Lưu trữ | 4:57 Chiều

Xin Cám Ơn Cuộc Ðời – Hoàng Thanh

22 Th11
Xin Cám Ơn Cuộc Ðời

Thứ Năm ngày mai sẽ là Lễ Tạ Ơn tại Mỹ. Trân trọng mời dọc bài viết dặc biệt cho mùa lễ tạ ơn nam nay của tác giả Hoàng Thanh. Cô tên thật Võ Ngọc Thanh, một duợc si thuộc lớp tuổi 30’., hiện là cư dân Westminster, Orange County. Bài viết về Lễ Tạ Ơn của cô mang tựa dề “Xin Cám Ơn Cuộc Ðời” kể lại câu chuyện xúc động, giản dị mà khác thuờng, bắt dầu từ cái bình thuờng nhất: “Chỉ với một nụ cuời…” Tựa đề mới đuợc dặt lại theo tinh thần bài viết.
***
 
Thế là một mùa Lễ Tạ Ơn nữa lại dến. Tôi vẫn còn nhớ, lần dầu tiên khi nghe nói về Lễ Tạ On, tôi thầm nghi, “Dân ngoại quốc sao mà… “quởn” quá, cứ bày dặt lễ này lễ nọ, màu mè, chắc cung chỉ dể có dịp bán thiệp, bán hàng dể nguời ta mua tặng nhau thôi, cung là một cách làm business dó mà…”
Năm dầu tiên dặt chân dến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghia gì với tôi cả, tôi chỉ vui vì ngày hôm dó đuợc nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần an uống với gia dình.
Mãi ba nam sau thì tôi mới thật sự hiểu duợc ý nghia của ngày Lễ Tạ Ơn.
Thời gian này tôi dang thực tập ở một Pharmacy dể lấy bằng Duợc Si. Tiệm thuốc này rất dông khách, cả ngày mọi nguời làm không nghỉ tay, diện thoại lúc nào cung reng liên tục, nên ai nấy cung dều cang thẳng, mệt mỏi, dễ dâm ra quạu quọ, và hầu nhu không ai có nổi một nụ cuời trên môi.
Tiệm thuốc có một bà khách quen, tên bà là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm dó bà dã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà lại dang diều trị ung thu ở giai doạn cuối. Cứ mỗi lần bà dến lấy thuốc (bà uống hon muời mấy món mỗi tháng, cho dủ loại bệnh), tôi dều nhìn bà ái ngại. Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thuờng ráng cuời vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ dẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và dứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi, còn bà tuy thoát chết nhung lại bị tật nguyền, rồi từ dó bà bị bệnh trầm cảm (depressed), không di làm được nữa, và từ 5 năm nay thì lại phát hiện ung thu. Mấy nguời làm chung trong tiệm cho biết là bà hiện sống một mình ở nhà duỡng lão.
Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm truớc ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà dến lấy thuốc. Bỗng dung bà cuời với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt bà mua cho tôi. Tôi cám ơn thì bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc liền di.
Tôi mở tấm thiệp và xúc dộng nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:
Dear Thanh,
My name is Josephine Smiley, but life does not “smile” to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say “Thank you”, Thanh.
Thank you, very much, for your smile…
Rồi bà ôm tôi và bà chảy nuớc mắt. Tôi cũng vậy, tôi đứng mà nghe mắt mình uớt, nghe cổ họng mình nghẹn… Tôi thật hoàn toàn không ngờ được rằng, chỉ với một nụ cuời, mà tôi dã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực dể sống còn.
Ðó là lần dầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghia cao quý của ngày lễ Thanksgiving.
Ngày Lễ Tạ ơn nam sau, tôi cung có ý ngóng trông bà dến lấy thuốc truớc khi dóng cửa tiệm. Thì bỗng dưng một cô gái trẻ dến tìm gặp tôi. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô dến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Thanksgiving. Và cô ta dã có hứa là sẽ làm tròn uớc nguyện sau cùng của bà. Tôi bật khóc, và nuớc mắt ràn rụa của tôi dã làm nhòe hẳn di những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn nghèo trên trang giấy:
My dear Thanh,
I am thinking of you until the last minute of my life.
I miss you, and I miss your smile…
I love you, my “daughter”.. .
Tôi còn nhớ tôi dã khóc sung cả mắt ngày hôm dó, không sao tiếp tục làm việc nổi, và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, nguời “Mẹ American” dã gọi tôi bằng tiếng “my daughter”…
 
Truớc mùa Lễ Tạ Ơn nam sau dó, tôi xin chuyển qua làm ở một pharmacy khác, bởi vì tôi biết, trái tim tôi quá yếu đuối, tôi sẽ không chịu nổi niềm nhớ thương quá lớn, dành cho bà, vào mỗi ngày lễ dặc biệt này, nếu tôi vẫn tiếp tục làm ở pharmacy dó.
Mãi cho dến giờ, tôi vẫn còn giữ hai tấm thiệp ngày nào của nguời bệnh nhân này. Và cũng từ dó, không hiểu sao, tôi yêu lắm ngày Lễ Thanksgiving, có lẽ bởi vì tôi dã “cảm” được ý nghia thật sự của ngày lễ dặc biệt này.
*
Thông thuờng thì ở Mỹ, Lễ Tạ Ơn là một dịp dể gia dình họp mặt. Mọi nguời đều mua một tấm thiệp, hay một món quà nào dó, đem tặng cho nguời mình thích, mình thương, hay mình từng chịu ơn. Theo phong tục bao dời nay, thì trong buổi họp mặt gia dình vào dịp lễ này, món an chính luôn là món gà tây (tuckey).
Từ mấy tuần truớc ngày Lễ TẠ ƠN, hầu nhu chợ nào cũng bày bán đầy những con gà tây, gà ta, còn sống có, thịt làm sẵn cũng có… Cứ mỗi mùa Lễ Tạ Ơn, có cả trăm triệu con gà bị giết chết, làm thịt cho mọi nguời ăn nhậu.
Nguời Việt mình thì hay chê thịt gà tây ăn lạt lẽo, nên thuờng làm món gà ta, “gà đi bộ.” Ngày xua tôi cũng hay ăn gà vào dịp lễ này với gia đình, nhưng từ ngày biết Ðạo, tôi không còn ăn thịt gà nữa. Từ vài tuần truớc ngày lễ, hễ tôi làm duợc việc gì tốt, dù rất nhỏ, là tôi lại hồi huớng công đức cho tất cả những con gà, tây hay ta, cùng tất cả những con vật nào đã, đang và sẽ bị giết trong dịp lễ này, cầu mong cho chúng thoát khỏi kiếp súc sanh và được dầu thai vào một kiếp sống mới, tốt dẹp và an lành hon.
Từ hơn 10 nam nay, cứ mỗi năm dến Lễ Tạ Ơn, tôi dều ráng sắp xếp công việc để có thể tham gia vào những buổi “Free meals” tổ chức bởi các Hội Từ Thiện, nhằm giúp bữa ăn cho những nguời không nhà. Có đến với những bữa cơm nhu thế này, tôi mới thấy thương cho những nguời dân Mỹ nghèo đói, Mỹ trắng có, Mỹ đen có, nguời da vàng cũng có, và có cả nguời Việt Nam mình nữa. Họ dứng xếp hàng cả tiếng đồng hồ, rất trật tự, trong gió lạnh mùa thu, nhiều nguời không có cả một chiếc áo ấm, răng đánh bò cạp…dể chờ dến phiên mình được lãnh một phần cơm và một chiếc mền, một cái túi ngủ qua dêm.
Ở nơi đâu trên trái dất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều nguời đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta…
Nếu nói về hai chữ “TẠ ƠN” với những nguời mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ cái list của chúng ta sẽ dài lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi dời này mà không từng mang ơn một hay nhiều nguời khác. Chúng ta được sinh ra làm nguời, đã là một ơn sủng của Thuợng Ðế. Như tôi đây, có đuợc ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, cũng lại là ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy…
Cám on quê hương tôi -Việt Nam, với 2 mùa mưa nắng, với những nguời dân bần cùng chịu khó. Quê hương tôi- nơi đã đón nhận tôi từ lúc sinh ra, để lại trong tim tôi biết bao nhiêu là kỷ niệm cả một thời thơ ấu. Quê huong tôi, là nỗi nhớ, niềm thuong của tôi, ngày lại ngày qua ở xứ lạ quê nguời…
Cám on Mẹ, dã sinh ra con và nuôi duỡng con cho dến ngày truởng thành. Cám on Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn dã làm lung Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn di, về những nỗi buồn lo mà Mẹ dã từng âm thầm chịu dựng suốt gần nửa thế kỷ qua…
Cám on Ba, dã nuôi nấng, dạy dỗ con nên nguời. Cám on Ba, về những nam tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài dằng dẵng chạy lo cho con từng miếng com manh áo, về những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lung áo Ba, dể kiếm từng dồng tiền nuôi con an học….
Cám on các Thầy Cô, dã dạy dỗ con nên nguời, dã truyền cho con biết bao kiến thức dêå con trở thành một nguời hữu dụng cho dất nuớc, xã hội…
Cám on các chị, các em tôi, dã xẻ chia với tôi những tháng ngày co cực nhất, những buổi dầu dặt chân trên xứ lạ quê nguời, dã chia vui, dộng viên những lúc tôi thành công, dã nâng dỡ, vực tôi dậy những khi tôi vấp ngã hay thất bại…
Cám on tất cả bạn bè tôi, dã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm – buồn vui- những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua duợc. Nếu không có các bạn, thì có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì dể mà luu luyến cả…
Cám on nhỏ bạn thân ngày xua, dã “nuôi”tôi cả mấy nam trời Ðại học, bằng những lon “gigo” com, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nho,û hay những ly trà dá ở can tin ngày nào.
Cám on các bệnh nhân của tôi, dã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, dã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái dau của bệnh tật…
Cám on các ông chủ, bà chủ của tôi, dã cho tôi biết giá trị của dồng tiền, dể tôi hiểu mình không nên phung phí, vì dồng tiền luong thiện bao giờ cung phải dánh dổi bằng công lao khó nhọc…
Cám on những nguời tình, cả những nguời từng bỏ ra di, dã giúp tôi biết duợc cảm nhận duợc thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là dau khổ, chia ly.
Cám on những dòng tho, dòng nhạc, dã giúp tôi tìm vui trong những phút giây tho thẩn nhất, dể quên di chút sầu muộn âu lo, dể thấy cuộc dời này vẫn còn có chút gì dó dể nhớ, dể thuong…
Cám on những thang trầm của cuộc sống, dã cho tôi nếm dủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay dắng của cuộc dời, dể nhận ra cuộc sống này là vô thuờng… dể từ dó bớt dần “cái tôi”- cái ngã mạn của ngày nào…
Xin cám on tất cả… những ai dã dến trong cuộc dời tôi, và cả những ai tôi chua từng quen biết. Bởi vì:
” Trăm năm  truớc thì ta chua gặp,
 Trăm năm  sau biết gặp lại không?
Cuộc dời sắc sắc không không
Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau…”
Và cứ thế mỗi nam, khi mùa Lễ Tạ On dến, tôi lại di mua những tấm thiệp, hay một chút quà dể tặng Mẹ, tặng Chị, tặng những nguời thân thuong, và những nguời dã từng giúp dỡ tôi. Cuộc sống này, dôi lúc chúng ta cung cần nên biểu lộ tình thuong yêu của mình, bằng một hành dộng gì dó cụ thể, dù chỉ là một lời nói “Con thuong Mẹ”, hay một tấm thiệp, một cành hồng. Tình thuong, là phải duợc cho di, và phải duợc dón nhận, bởi lỡ mai này, những nguời thuong của chúng ta không còn nữa, thì ngày Lễ Tạ On sẽ có còn ý nghia gì không?
Xin cho tôi duợc một lần, nói lời Tạ On: Cám on lắm, cuộc dời này…
 
Hoàng Thanh
 
Bài do Kim Hòa gởi đên Vô Ngã
kimh0009@yahoo.com

                                 

 

NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG CAY ĐẮNG: “HỘI NHÀ VĂN NHỔ LÚA TRỒNG ĐAY, ANH EM TẠP CHÍ TRẮNG TAY ĐỨNG ĐƯỜNG” – VC+

22 Th11

NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG CAY ĐẮNG: “HỘI NHÀ VĂN NHỔ LÚA TRỒNG ĐAY, ANH EM TẠP CHÍ TRẮNG TAY ĐỨNG ĐƯỜNG”

Việc để tờ Tạp chí Nhà văn ra nông nổi này là do lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, trách nhiệm trước hết là ông Chủ tịch Hội. Lãnh đạo đã có cái nhìn không đúng về tờ tạp chí  Nhà Văn, do không hiểu biết, do ý kiến chủ quan, do cái nhìn thiển cận, do thành kiến cá nhân, do yếu kém trong quản lý và do nhiều nguyên nhân khác.


Đôi lần dù chỉ là nhân viên quèn nhưng tôi vẫn nói thẳng với nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn VN đến làm việc với Tạp chí: – Bên Đảng có tờ Tạp chí Cộng sản và báo Nhân dân, bên Hội Nhà văn có tờ Tạp chí Nhà văn và báo Văn nghệ, xin Chủ tịch không nhất bên trọng, nhất bên khinh. Nhưng Hội Nhà văn vẫn nhất bên trọng, nhất bên khinh. Tờ báo Văn Nghệ mỗi tháng bù lỗ hơn 200 triệu đồng lại xin được xây nhà cho thuê 1,8 tỷ/ năm.

 
Hội Nhà văn bóp dái mình bằng cách khai tử Tạp chí Nhà văn?
Tạp chí Nhà văn tiền thân của nó là Tác phẩm mới xuất bản đầu quí II năm 1969 với 2 tháng 1 kỳ do nhà văn Nguyễn Đình Thi phụ trách. Nếu nhìn xa nữa thì tiền thân của nó là tờ Văn nghệ xuất bản trong kháng chiến chống Pháp.
Hồi ấy, Tác phẩm mới chưa có trang trách nhiệm như bây giờ nên không biết có còn ai làm nữa. Nhưng tập trung ở đây là các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tế Hanh….làm rạng rỡ cho Tạp chí.  Ai được đăng ở Tác phẩm mới là ước mơ. Nhiều nhà thơ, nhà văn được đăng ở đây sau này trở thành những người nổi tiếng như:  Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Vũ Quần Phương, Ý Nhi, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Lâm Thị Mỹ Dạ…Do biến thiên của lịch sử văn chương nước nhà, đáng ra nó phải là kế thừa tờ Văn nghệ Việt Nam xuất bản từ năm 1948 do Tố Hữu phụ trách mới đúng là tờ tạp chí của một Hội văn chương chuyên ngành.
Nhưng dù chỉ kể từ năm 1969 nó cũng đã 43 năm thâm niên xứng đáng nhận Huân chương Lao động hạng nhất. Một Hội chính trị nghề nghiệp hay một Bộ chuyên ngành dù không có báo tuần, nhưng tờ tạp chí chuyên môn bắt buộc phải có. Tôi làm trên một giáp bộ (trên 12 Bộ chính thống) nên tôi hiểu rõ điều này. Sau thập kỷ 90 mới có nhiều Bộ mở ra tờ báo tuần, còn trước đó hầu như chỉ tờ tạp chí.
Lãnh đạo các bộ đều cho rằng: Tờ tạp chí phải có, báo tuần có cũng được và không cũng được. Đó là một sự thật khoa học. Có bộ như Bộ Thuỷ sản (trước khi nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) không có báo tuần. Bộ Lao động – Thương binh Xã hội mãi đến năm 1993 mới có tuần báo Lao đông –Xã hội, bộ Công nghiệp năm 1998 mới có báo Công nghiệp, Tổng cục Du lich – cơ quan ngang bộ năm 1999 cũng mới có Tuần Du lịch, Tổng cục Hải năm 1993  có báo Hải Quan, Bộ Xây dựng năm 2003 mới có báo tuần Xây dựng….
Trong kháng chiến chống Pháp chỉ có tờ tạp chí Văn nghệ, không có báo tuần!
Hội Nhà văn Việt Nam trước chỉ ngang cấp Vụ. Một vài thập kỷ lại đây thì cấp trên đã nâng cấp Hội Nhà văn Việt Nam lên cấp Tổng cục hoặc tương đương với câp Bộ. 
Một điều hiển nhiên là tờ Tạp chí Nhà văn, tờ lý luận, sáng tác, phê bình, dịch thuật phải có. Tờ báo tuần Văn nghệ không có cũng không sao. Tờ tạp chí Nhà văn mang tính chất khoa học cao hơn. Chúng ta làm luận án phó tiến sỹ trước đây, nay là tiến sỹ về văn chương phải có công trình in trên Tạp chí Nhà văn mới được tính điểm, còn in trên báo Văn nghệ vạn bài cũng không được điểm nào. Các công trình chuyên ngành của  các bộ, ngành khác cũng vậy.
Tờ tạp chí Nhà văn – tờ lý luận, sáng tác, phê bình, dịch thuật có đẳng cấp như vậy vì sao khi các nhà văn tên tuổi lãnh đạo ra đi để nó hôm nay tàn tạ như vậy.
Hãy nhìn vào thực trạng:
– Số lượng in chỉ 2500 đến 3 000 bản, không phát hành được.
 – Hội Nhà văn mua bao cấp bằng tiền ngân sách chỉ 1 000 cuốn với giá hiện nay 35 000 đồng /cuốn. Tổng tiền 35 triệu.
 – Tiền in 15 000đồng/cuốn x 3 000 cuốn =  45 000 000 đồng.
Tạp chí Nhà văn phải chạy vạy 10 triệu đồng nữa mới đủ tiền nộp nhà in!
Chỉ được bao cấp mua 1 000 cuốn tạp chí, và cho 3 phòng làm việc không phải thuê nhà, ngoài ra không còn gì nữa. Tất tần tật từ lương cán bộ, tiền điện, tiền vi tính, tiền nối mạng, tiền ăn trưa, tiền đống góp từ thiện Tạp chí phải lo. Cán bộ chính thức, hợp đồng đều chỉ hưởng lương chính, có một ít phụ cấp không đáng kể.
Kiếm đâu ra tiền để nuôi 10 con người trong cơ quan? Dù nuôi bằng đồng lương dưới chết đói, nuôi vịt cầm xác!
Các nhiệm kỳ Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn nuôi được anh em trong hai thập kỷ như vậy cũng xứng đáng được phong thánh!
Tôi làm đây gần 10 năm từ năm 2003, 2 năm đầu làm không lương, chạy được quảng cáo thì ăn, chạy không được thì đói. Đến thời nhà thơ Nguyễn Trác làm Tổng biên tập đầu năm 2005 thì cũng mất nửa năm tôi mới có lương 400 000 đồng/ tháng vào cuối năm 2005. Mãi đến khi nhà thơ Nguyễn Trác về hưu vào tháng 3 năm 2011, tôi mới được tăng lên 800 000đồng /tháng.
Khi nhà văn Võ Thị Xuân Hà về làm Tổng biên tập tháng 4 năm 2011 tôi được hưởng lương 1 004 000 đồng/ tháng (một triệu bốn ngàn đồng). Và rồi  giữa năm 2012 được hưởng lương 1 300 000 đồng/ tháng.(một triệu ba trăm ngàn đồng).
Kak Mak đã nói: “ Ông chủ trả lương cho người lao động không đủ sống là vô nhân đạo, là tội ác.” (Tư bản luận).
Cơ quan nghèo như vậy làm sao trách được cấp trên.
Ở nước ta không ai sống được bằng lương kể cả Chủ tịch nước. Tất cả đều sống bằng lậu. Cán bộ cấp cao sống bằng bổng lộc và lậu. Cán bộ cấp thấp thì mánh mung, chạy vạy. Công chức một đất nước chỉ sống bằng lậu, bổng lộc là nguy hại đến nơi. Đó là điều cha ông cảnh báo từ lâu!
Việc để tờ Tạp chí Nhà văn ra nông nổi này là do lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, trách nhiệm trước hết là ông Chủ tịch Hội. Lãnh đạo đã có cái nhìn không đúng về tờ tạp chí  Nhà Văn, do không hiểu biết, do ý kiến chủ quan, do cái nhìn thiển cận, do thành kiến cá nhân, do yếu kém trong quản lý và do nhiều nguyên nhân khác.
Đôi lần dù chỉ là nhân viên quèn nhưng tôi vẫn nói thẳng với nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn VN đến làm việc với Tạp chí: – Bên Đảng có tờ Tạp chí Cộng sản và báo Nhân dân, bên Hội Nhà văn có tờ Tạp chí Nhà văn và báo Văn nghệ, xin Chủ tịch không nhất bên trọng, nhất bên khinh.
Nhưng Hội Nhà văn vẫn nhất bên trọng, nhất bên khinh. Tờ báo Văn Nghệ mỗi tháng bù lỗ hơn 200 triệu đồng lại xin được xây nhà cho thuê 1,8 tỷ / năm. Tờ báo Văn Nghệ đã bù lỗ rồi lại còn mở tiếp tờ Văn Nghệ Trẻ cũng bù lỗ như tờ Văn Nghệ già. Tờ Văn Học Nước Ngoài cũng bù lỗ, anh em cán bộ cũng sống lắt lay. Ngân sách trên cấp có ít ỏi năm 2006 lại mở ra tờ Tạp chí Thơ, Hội Nhà văn VN lại bù lỗ tiếp.
Hội Nhà văn VN được trở thành Hội chính trị xã hội nghề nghiệp, được hưởng tiền ngân sách – tức là tiền thuế dân đóng. Nhưng trên cấp không nhiều. UBTQ Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam được cấp 600 triệu đồng/ năm (năm 1996 – năm 2000), Hội Nhà Văn VN chắc cũng chừng ấy. Số tiền ấy không bằng quan lớn bỏ ra nuôi cô tình nhân thứ bảy của mình.
Trong bối cảnh ấy, Hội Nhà văn VN lại mở ra nhiều cơ quan cấp hai với hy vọng các cơ quan này đóng góp một phần kinh phí cho Trung ương Hội. Bởi vì khi làm đề án đơn vị nào cũng hứa đóng góp kinh phí. Nhưng than ôi, chẳng có đơn vị nào góp đóng được. Tất cả các cơ quan cấp 2 đều bấu víu vào Hội Nhà văn VN.
Báo Văn Nghệ mở ra Văn Nghệ Trẻ hy vọng Văn Nghệ Trẻ sẽ nuôi Văn Nghệ già. Không ngờ Văn Nghệ già phải nuôi Văn Nghệ Trẻ. Tạp chí Thơ, Tạp chí Văn Học Nước Ngoài, Hồn Việt, Văn Nghệ Miền Núi đều bám vào Trung ương Hội cả.
Trước thực trạng ấy biện pháp tối ưu là rút gọn giảm bớt các báo và tạp chí. Điều hiển nhiên ai cũng biết là Hội Nhà văn VN chỉ giữ lại tờ Tạp chí Nhà Văn và Báo Văn nghệ. Nhưng rồi nhiều lý do người ta dẹp bỏ Tạp chí Nhà văn, cho rằng nó là Tạp chí yếu kém, còn các tờ khác đều tốt hơn nó. Tạp chí Nhà văn thực sự cáo chung!
Thật ra tất cả các báo chí hưởng ngân sách và hưởng một phần ngân sách, không báo chí nào ra được thị trường và tự sống bằng bán báo, bán tạp chí như các tờ đang tồn tại trên thị trường.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật, người làm thơ nổi tiếng trong chống Mỹ nhưng khi làm Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam cũng không gượng nổi. Đôi lần ông nói: Thời tiết chính trị như thế này làm sao làm hay được, in thơ hay được!

*

Sáng nay, ngày 20 tháng 11 năm 2012, nhà văn Võ Thị Xuân Hà báo cáo trước cuộc cơ quan lần cuối thông báo sự giải thể của Tạp chí Nhà Văn. Mặc dù nhà văn Võ Thị Xuân Hà đấu tranh quyết liệt để giữ Tạp chí Nhà Văn, nhưng không được. Các cán bộ hợp đồng, chính thức tùy nghi di tản, ai dạt được ở đâu thì dạt. Nhưng biết dạt về đâu? Ngay tôi đủ năm đóng bảo hiểm, quá tuổi về hưu mà vẫn không làm được sổ hưu vì cơ quan nợ Bảo hiểm xã hội 70 triệu đồng không trả được. Không trả được thì cán bộ về hưu không làm được sổ hưu. Quá đau xót.
Đánh giá cho công bằng và khách quan, năm rưỡi qua Tổng biên tập Võ Thị Xuân Hà một mình chèo chống, giữ vững Tạp chí, nuôi quân, nuôi cán. Tạp chí phát triển tốt. Nhà văn Võ Thị Xuân Hà đã gây dựng nhiều mạng lưới phát hành, nhiều đơn vị ủng hộ tài trợ cả vật chất lẫn tinh thần lâu dài cho Tạp chí. Tạp chí đang đi lên, lúa sắp sửa làm đồng hứa hẹn mùa bội thu. Nhưng tiếc thay Hội Nhà văn lại nhổ lúa đi để trồng…đay!

Thực là :

Hội Nhà văn nhổ lúa trồng đay

Anh em Tạp chí trắng tay đứng đường!

 
Hà Nội, 20 tháng 11 năm 2012
 
Nhà thơ ĐỖ HOÀNG
(Tạp chí Nhà văn)
 

LIỆU MỸ CÓ THỂ ĐẨY LÙI ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á – BS

22 Th11

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Tư, ngày 21/11/2012

LIỆU MỸ CÓ TH ĐẨY LÙI ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUC ĐÔNG NAM Á

TTXVN (Niu Yoóc 19/11)

Phản ánh các vấn đề xung quanh chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama, “Tạp chí Chính trị Thế giới” của Mỹ ngày 15/11 nhận định các quan chức Mỹ không nói ra trực tiếp nhưng chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Đông Nam Á sau khi tái cử của Tổng thống Barack Obama chủ yếu nhằm mục đích đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Tổng thống Obama rời Oasinhtơn ngày 17/11 để đến thăm Thái Lan, sau đó tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tại Campuchia trước khi đặt chân đến Mianma. Như ông Michael Green, cựu quan chức phụ trách châu Á của Nhà Trắng nhận định, 3 nước mà Tổng thống Obama đến thăm đều nằm trong chiến lược trở lại châu Á nhằm ngăn chặn ảnh hưởng kinh tế và sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Ông khẳng định mỗi nước lại có một mối quan hệ phức tạp với Mỹ và với Trung Quốc. Thái Lan, mặc dù là đồng minh lâu đời nhất của Mỹ ớ châu Á, đã tiến gần hơn với Trung Quốc trong những năm gần đây. Sự thay đổi đặc biệt nhanh chóng sau một cuộc đảo chính quân sự chống Chính phủ Thái Lan năm 2006 buộc Mỹ phải xem xét lại các mối quan hệ quốc phòng và ngừng viện trợ cho Thái Lan hơn một năm. Một cuộc thăm dò của Mỹ được tiến hành sau 3 năm đảo chính cho thấy đa số các nhà lãnh đạo Thái Lan coi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất đối với khu vực. Phản ánh mâu thuẫn về tư tưởng đang tiếp tục của Thái Lan với Mỹ, gần đây Chính phủ Thái Lan quyết định không cho phép cơ quan hàng không vũ trụ NASA của Mỹ sử dụng căn cứ hải quân U-Tapao ở phía Đông. Nam Băng Cốc để phục vụ nghiên cứu khí quyển. Thái Lan lo ngại Mỹ có thể sử dụng căn cứ này để phục vụ chiến lược trở lại châu Á. Hành động đó cũng cho thấy Chính phủ Thái Lan thất vọng khi Mỹ không quan tâm đến các vấn đề không liên quan đến an ninh như an ninh lương thực, năng lượng và bảo vệ môi trường… trong quá trình phát triển các mối quan hệ với Thái Lan. Ông Kavi Chongkittavorn, biên tập viên báo “Dân tộc” của Thái Lan cho biết theo quan điểm của Thái Lan, Oasinhtơn chỉ quan tâm các lợi ích phù hợp với các yêu cầu an ninh của Mỹ. Thái Lan thường đáp ứng yêu cầu sử dụng các căn cứ không quân và các chương trình hợp tác bí mật khác nhằm phục vụ lợi ích chiến lược của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc giúp đỡ Thái Lan rất nhiều trên lĩnh vực này với quan điểm có đi có lại, hai bên cùng có lợi. Các quan chức Mỹ cũng biết ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Lan tăng mạnh sau cuộc đảo chính năm 2006, nhưng Mỹ cho rằng các cuộc đảo chính là không tốt, trong khi Trung Quốc coi vấn đề nhân quyền và tự do là các vấn đề nội bộ. Trung Quốc chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế, thương mại và đầu tư mà bỏ qua các vấn đề khác. Và đây là một trong những đặc điểm nổi lên ở cả ba nước mà Tổng thống Obama sẽ đến thăm.

Tại Mianma, các biện pháp cấm vận của Mỹ và phương Tây chống chính quyền quân sự trước đây của Mianma cho phép Trung Quốc trở thành đồng minh lớn nhất, đầu tư cơ sở hạ tầng, đập thủy điện và đường ống dẫn khí đốt để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng ở khu vực phía Nam Trung Quốc. Nhưng Tổng thống Thein Sein đã đánh tín hiệu rằng ông đang tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc của Trung Quốc bằng cách vào năm ngoái quyết định đình chỉ một dự án xây dựng con đập lớn để cung cấp điện cho Trung Quốc sau khi dân chúng và các tổ chức môi trường phản đối mạnh mẽ. Và khi Mỹ xóa bỏ gần như tất cả các biện pháp cấm vận Mianma nhằm ủng hộ các cải cách dân chủ cũng như các cải cách khác, các quan chức và các phương tiện truyền thông của Trung Quốc trở nên lo lắng trước ý đồ của Mỹ nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc tại Minama. Nhưng Tổng thống Thein Sein đã đến Trung Quốc trước khi bay sang Mỹ để thực hiện một chuyến công du mang tính bước ngoặt vào tháng 9/2012 nhằm khẳng định với các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Mianma rất chú trọng phát triển các mối quan hệ với Trung Quốc và chính sách coi Trung Quốc như một người bạn thật sự của Mianma vẫn không thay đổi. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không tỏ ra lúng túng khi Mỹ tăng cường quan hệ với giới lãnh đạo mới của Mianma. Cuối tuần qua, phát biểu trước các phóng viên báo chí, ông Tần Quang Vinh, bí thư tỉnh ủy Vân Nam, tỉnh có chung biên giới với Mianma, khẳng định Trung Quốc tin tưởng các nhà lãnh đạo Mianma sẽ hành động một cách khôn ngoan để lãnh đạo đất nước mở cửa. Các nhà lãnh đạo Minanma nên biết rằng Trung Quốc sẽ luôn là người bạn thật sự của Mianma. Cùng lúc đó, các tổ chức nhân quyền cho biết các công ty liên quan đến quân đội Mianma có quan hệ với Trung Quốc đang tiếp tục thu mua đất ở các khu vực nông thôn. Họ tỏ ra thất vọng bởi gần đây Chính quyền Tổng thống Thein Sein quyết định triển khai dự án khai thác mỏ đồng vốn gây nhiều tranh cãi được Trung Quốc cấp vốn ở khu vực Tây Bắc Mianma bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của dư luận trên cả nước, trong đó có các cuộc biểu tình của dân chúng địa phương phản đối chính quyền tịch thu đất cho dự án. Ủy ban Nhân quyền châu Á, đặt trụ sở tại Hồng Công, cho biết tổ chức này thu thập nhiều thông tin về các vụ tịch thu đất ở Mianma trong những năm gần đây và khẳng định hiện nay Mianma đang rơi vào tình trạng nguy hiểm do việc tịch thu đất tràn lan. Campuchia, đồng minh Đông Nam Á hàng đầu của Trung Ọnốc, có thể là vấn đề đau đầu lớn nhất của Tổng thống Obama. Quốc gia nghèo khổ này từng bị tố cáo vi phạm nhân quyền nghiêm trọng dưới chính quyền của Thủ tướng Hun Sen. Các tổ chức nhân quyền muốn Tổng thống Obama công khai yêu cầu ông Hun Sen tiến hành các cải cách trung thực để người dân Campuchia có thể được hưởng các quyền và tự do của nhân loại. Ông Matthew Goodman, cựu điều phối viên các hội nghị thượng đỉnh của Nhà Trắng, nhận định tại Hội nghị cấp cao Đông Á, Trung Quốc sẽ không từ bỏ ý đồ sử dụng con bài Campuchia để thao túng kết quả của hội nghị có lợi cho họ, bất chấp các nước khác muốn đưa các vấn đề liên quan đến Biển Đông, tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế và giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột… ra thảo luận tại hội nghị. Việt Nam và Philíppin đang trên tuyến đầu của cuộc đấu tranh với Trung Quốc về các tuyên bố lãnh thổ chồng lấn ở Biển Đông – nơi đang trở thành điểm nóng quân sự tiềm tàng nhất ở châu Á. Gần đây Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh hoạt động ở Biển Đông, trong đó có thành lập một đơn vị đồn trú quân sự mới để quản lý vùng biển rộng lớn và khẳng định quyền kiểm soát quần đảo tranh chấp và có khả năng chứa nhiều dầu lứa trong khu vực. Ở phía Bắc Biển Đông, Mỹ đang lo ngại nguy cơ dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang giữa Nhật Bản, đồng minh hàng đầu của Mỹ ở châu Á và Trung Quốc sau khi Tôkyô quốc hữu hóa quần đảo Senkaku mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của họ. Hiện nay hàng ngày Trung Quốc đưa các tàu hải giám đến gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng. Trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột quân sự, hiệp ước của Mỹ với Nhật Bản sẽ buộc Oasinhtơn phải đứng về phía Tôkyô. Ông Dan Blumenthal, cựu quan chức của Lầu Năm Góc và nhà phân tích thuộc tổ chức Heritage Foundation đặt trụ sở ở Oasinhtơn, cho rằng tranh chấp Trung Quốc-Nhật Bản có thể là cuộc thử nghiệm quan trọng nhất của Mỹ ở châu Á trong năm tới. Trong bối cảnh mối đe dọa của Trung Quốc, Mỹ khẳng định sẽ triển khai phần lớn các nguồn lực quân sự đến châu Á để thực hiện chiến lược trở lại khu vực được công bố năm 2011. Nhưng các nhà phân tích lo ngại các tác động tiêu cực từ việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ nếu Tổng thống Obama và Quốc hội không thống nhất một kế hoạch để tránh cái gọi là “vách đá tài chính” trong năm mới. Ông Amitav Acharya, chuyên gia quan hệ quốc tế của Đại học tổng hợp Mỹ tại Oasinhtơn, cho biết đa số các nước châu Á nhận thấy Mỹ không đủ khả năng kinh tế để thực hiện chiến lược trở lại châu Á. Ngân sách quốc phòng giảm mạnh đang phá hủy cách tiếp cận tái cân bằng. Quan trọng hơn, kế hoạch cắt giảm ngân sách mua sắm các máy bay chiến đấu F-35 và tàu ngầm tấn công lớn Virginia của Mỹ sẽ tác động lớn đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ trong khi Trung Quốc đang đẩy mạnh các khả năng tác chiến trên không và trên biển./.

Biển Đông: Chuẩn bị kĩ pháp lý để chắc thắng

22 Th11

Biển Đông: Chuẩn bị kĩ pháp lý để chắc thắng

 

Nhà nước đầu tư rất nhiều vào việc chuẩn bị tư liệu, đấu tranh. Có những việc cần phải nói, nhưng có những việc cần phải cân nhắc, để nói vào thời điểm thích hợp.

LTS: Tuanvietnam xin tiếp tục cuộc trao đổi của phóng viên Huỳnh Phan với nhà nghiên cứu Việt Long, một trong số ít học giả Việt Nam có các bài viết được xuất bản trên các tạp chí nghiên cứu quốc tế, nhân Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 4, khai mạc sáng 19.11.2012 tại TP HCM.

>>Nghiên cứu Biển Đông không như mong đợi, tại ai?/ Nghiên cứu Biển Đông: ‘Đóng cửa đọc cho nhau nghe’/ Nghiên cứu Biển Đông: Biết không được quyết

Củng cố chứng cứ pháp lý

Các nhà nghiên cứu Biển Đông mà tôi gặp như GS-TS Sử học Vũ Minh Giang, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia, đến những nhà nghiên cứu độc lập như Phạm Hoàng Quân, hay Hoàng Việt, đều cho rằng dường như thiếu một nhạc trưởng để phối hợp các nhánh nghiên cứu khác nhau, sao cho hiệu quả nhất. Ông có đồng ý với họ không?

Theo tôi, điều đó còn khiến chúng ta chưa phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhất. Chẳng hạn, theo quan điểm của tôi, về mặt lập trường nguyên tắc, chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nhưng nói đến lịch sử không đủ, mà phải là các bằng chứng pháp lý lịch sử.

Cần có sự phân biệt giữa chứng cứ lịch sử và chứng cứ pháp lý. Chứng cứ pháp lý phải xuất phát từ các hoạt động của nhà nước, tức là việc thực thị chủ quyền phải xuất phát từ nhà nước.

Chẳng hạn, Trung Quốc họ đưa ra các chứng tích về khảo cổ, như những đồng tiền cổ, (mà không chứng minh được nguồn gốc) rồi tuyên bố ầm ỹ lên rằng người Trung Quốc có mặt ở đó từ lâu. Nhưng ra tòa án, những chứng tích đó không có giá trị pháp lý, mà chỉ có hành động thực thi chủ quyền của một quốc gia mới có giá trị pháp lý.

Hay Trung Quốc họ nói rằng, ngay từ thời Hán Vũ Đế, ngư dân của họ đã đặt tên cho hai quần đảo trên Biển Đông. Nhưng đặt tên của ngư dân không phải là hành động thực thi chủ quyền. Bởi ai đi ngang quá đó cũng có quyền đặt tên, song đăng ký tên đó thế nào, công bố với quốc tế ra sao lại là chuyện của Nhà nước

Với Việt Nam, cuốn “Toàn tập Thiên nam Thư chí lộ Đồ thư” của Đỗ Bá, chẳng hạn, là một cuốn sách tốt. Nếu là vua sai cụ viết thì giá trị pháp lý khác hẳn so với quan tỉnh.

Hay, đối với Việt Nam, tuy đúng là đội Hoàng Sa, đội Trường Sa do Nhà nước lập ra, nhưng vẫn phải tìm những bằng chứng cụ thể hơn về phạm vi hoạt động của những đội này. Hoặc họ đã ra tới những hòn đảo đến tận Philippines chưa?

Nói chung, cần phải tiếp tục củng cố chứng cứ pháp lý để có cơ sở thuyết phục dư luận một cách chặt chẽ nhất, để không ai có thể đưa ra những ngờ vực, nghi ngại về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Ảnh: Lê Anh Dũng

 

Không phải cái gì cũng đưa lên mặt báoÔng có nhận xét gì về đội ngũ nghiên cứu Biển Đông hiện nay của Việt Nam?

Về nhà nước, chúng ta có Ban Biên giới, Học viện Ngoại giao. Về phi chính phủ, chúng ta có Quỹ Biển Đông gồm học giả Việt Kiều, nghiên cứu sinh và sinh viên học nước ngoài, cùng một số nhà nghiên cứu độc lập trong nước. Ở Pháp các bạn sinh viên vừa thành lập website Trí thức Biển Đông.

Theo quan điểm của tôi, tất cả các nhà nghiên cứu về Biển Đông đều có lòng yêu nước. Nhưng vấn đề này không chỉ đơn thuần là lịch sử, mà còn là pháp lý và chính trị – ngoại giao xen kẽ nhau.

Và chúng ta cũng phải ý thức được rằng tranh chấp đã trải qua bao thập kỷ nay, với nhiều biến đổi. Chính vì vậy phải quan tâm nhiều đến vấn đề pháp lý, trong khi các nhà nghiên cứu của ta thiên về lịch sử. Và như vậy rất cần có một nhạc trưởng, để thống nhất, phối hợp các hoạt động nghiên cứu của các học giả, không chỉ trong nước mà cả ngoài nước, vì mục tiêu chung bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.

Chẳng hạn, có một số người, cả trong và ngoài nước, phê phán chuyện Nhà nước nhượng bộ nọ kia, thậm chí là bán đất, bán nước. Một số học giả còn lớn tiếng phê phán những ý kiến mới, hoặc cho rằng mình yêu nước hơn người khác.

Bên Trung Quốc, chẳng hạn, họ nhìn vào chúng ta sẽ như thế nào? Và liệu có ai dám đảm bảo rằng sự chia rẽ đó sẽ không bị lợi dụng?

Ở Việt Nam, cũng như ở Trung Quốc, độc giả chuộng những bài thể hiện tinh thần yêu nước, mà ít chú ý đến chuyên môn luật biển. Tinh thần yêu nước, rất cần khuyến khích, nhưng về mặt chuyên môn, cũng cần phải cân nhắc nhiều.

Chẳng hạn có nhiều bài báo của Việt kiều bên ngoài lên án Chính phủ Việt Nam trình hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa lên Ủy ban Thềm lục địa của Liên hợp quốc, vào năm 2009, mà không nói đến Hoàng Sa  – Trường Sa, là từ bỏ chủ quyền, là bán nước. Họ cần phải đọc kỹ về hồ sơ trình đó, về luật biển, để hiểu được tính chất phức tap của vấn đề, và những bước đi cần cân nhắc.

Trong việc này, cần tin tưởng và ủng hộ Chính phủ. Không một con dân đất Việt nào lại cam tâm bán rẻ đất nước mình. Song phương thức đàm phán, đối phó, xử lý các tình huống thế nào cho có lợi nhất thì không phải cái gì cũng đòi hỏi đưa lên mặt báo.

Tôi nghĩ, trong trường hợp này, chúng ta nên học cách ứng xử của Đài Loan với Trung Quốc. Họ không bao giờ công kích nhau cả, thậm chí còn hỗ trợ nhau vì lợi ích chung của dân tộc Trung Hoa.

Hơn nữa, chúng ta cũng phải xác định rằng máu xương người Việt, không phân biệt chiến tuyến, đã đổ xuống để bảo vệ chủ quyền.  Cần góp sức với Nhà nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền.

Làm nhiều, nói ít

Tôi đồng ý với ông. Nhưng, mặt khác, dường như những cấp có thẩm quyền cũng chưa thông tin đầy đủ để dẫn tới những hiểu lầm như vậy?

Theo tôi, Nhà nước mình cũng đầu tư rất nhiều vào việc chuẩn bị tư liệu, đấu tranh. Có những việc cần phải nói, nhưng có những việc cần phải cân nhắc, để nói vào thời điểm thích hợp.

Nhưng tôi cũng đồng ý với anh rằng Nhà nước cũng phải định hướng để dư luận đỡ bức xúc. Công tác thông tin của chúng ta còn có những bất cập, cần khắc phục. Người dân hoàn toàn có quyền lo lắng về vận mệnh đất nước, lo lắng về chủ quyền bị xâm hại, đời sống bị đe dọa, vấn đề chiến tranh và hòa bình.

Theo tôi, Nhà nước phải tạo ra các diễn đàn cho người dân trao đổi, góp ý, phải tranh thủ được sự đồng lòng của người dân. Cái khó ở đây là phải giải quyết được tốt  quan hệ giữa bí mật quốc gia với quyền được cung cấp thông tin của người dân.  Đáng mừng là đã có những thay đổi nhận thức về chuyện này.

Chẳng hạn, theo tôi được biết, đã có đề nghị đưa chương trình dạy về biển vào trong các trường đại học, và quá trình này mới dần dần bắt đầu thôi. Nhưng cứ thử so sánh với hơn chục năm trước, bảo người ta quan tâm đến biến khó lắm, nhưng bây giờ hoàn toàn khác.

Hay về mặt pháp lý, Việt Nam cũng đi trước trong khu vực Đông Nam Á, khi từ năm 1977, chúng ta là nước đầu tiên đã tuyên bố về thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, phù hợp với nội dung đang bàn thảo tại Hội nghị của Liên hợp quốc về luật biển 1973-1982. Chúng ta đã giải quyết thành công rất nhiều tranh chấp biển với các nước láng giềng.

Tôi nghĩ, riêng liên quan đến biển đảo, vì lý do gì đó, chúng ta hơi quá “khiêm tốn”. Tức là “làm nhiều – nói ít”. (Cười lớn)

Xin hỏi ông câu cuối cùng. Theo ông, để ứng phó với những kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc, trên mặt trận thông tin đối ngoại, Việt Nam cần phải làm những gì?

Nhà nước cần hoàn thiện hơn định hướng công tác nghiên cứu, có chiến lược thông tin đối ngoại đầy đủ, đáp ứng được cả yêu cầu đối nội, và đối ngoại.  Nhà nước phải có sự khuyến khích, và phải có kế hoạch kỹ càng về mặt nhân sự. Chẳng hạn treo giải thưởng, lập quỹ cho các sinh viên giỏi, trong những chuyên ngành liên quan đến biển đảo.

Hay, có kế hoạch đưa người mình vào các cơ quan tài phán quốc tế, như tòa án luật biển quốc tế, tòa án công lý quốc tế. Trung Quốc thì đã có, thậm chí còn là chủ tịch nữa.

Tôi nghĩ mình phải chuẩn bị mọi thứ theo hướng lâu dài, từ chương trình học của học sinh phổ thông, đến công khai hóa thông tin, hay xã hội hóa việc nghiên cứu. Và, quan trọng nhất, phải sẵn sàng tranh luận, thậm chí đương đầu, với những gì gai góc nhất.

Xin cám ơn ông.

Huỳnh Phan 

 
 

Thế giới 24h: Đánh Iran quá tốn tiền

22 Th11

Thế giới 24h: Đánh Iran quá tốn tiền 

– Các nhà khoa học Mỹ cho rằng sẽ tốn rất nhiều tiền nếu Mỹ tấn công cơ sở hạt nhân của Iran; Nổ lớn ngay gần Bộ Quốc phòng của Israel… là các tin đáng chú ý trong ngày.

Nổi bật

Kinh tế thế giới sẽ thiệt hại nặng nếu Mỹ tấn công quân sự Iran ngăn chặn chương trình hạt nhân của nước này, theo báo cáo vừa được Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ (FAS) công bố.

Các chuyên gia FAS cho rằng, bản thân những lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ và các nước phương Tây đang áp đặt với Iran, cũng đã gây thiệt hại đáng kể cho kinh tế Iran và thế giới.

Còn nếu Mỹ không dừng ở đó mà còn đẩy thành cuộc tấn công quân sự thì thiệt hại sẽ rất lớn. Nền kinh tế thế giới có thể thiệt hại từ 64 đến 1.700 tỷ USD chỉ trong 3 tháng đầu tiên.

Tổng thống Iran thị sát một cơ sở hạt nhân. (Ảnh: AP)

Như vậy, với tính toán của Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, thì phương án ít tốn kém nhất để giải quyết chương trình hạt nhân Iran, là đưa các bên trở lại đàm phán để tìm ra giải pháp.

Trong khi đó, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng thừa nhận những biện pháp trừng phạt của quốc tế không có tác dụng và Iran vẫn làm giàu urani.

Ông nói, các thanh sát viên IAEA “không thấy tác động nào” từ các biện pháp trừng phạt và rằng Iran vẫn đang sản xuất urani được làm giàu 5 – 20% với tốc độ gần như không đổi.

Tehran luôn khẳng định, chương trình hạt nhân nước này đơn thuần vì mục đích hòa bình, nhưng nhiều nước phương Tây lo ngại đó là bình phong cho nỗ lực chế tạo vũ khí hạt nhân.

Theo các nhà quan sát quốc tế, cánh cửa cho giải pháp ngoại giao thông qua đàm phán đang hẹp dần, khi Israel ngày càng có các động thái dọa đánh bom cơ sở hạt nhân của Iran.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cũng cho rằng, một cuộc không kích phủ đầu của Israel nhằm vào Iran không thể diễn ra trước cuộc bầu cử của nước này vào ngày 22/1 năm sau.

Tin vắn

– Ít nhất 17 người bị thương, trong đó 3 người nguy kịch, khi một vụ nổ xe khách xảy ra hôm 21/11 gần Bộ Quốc phòng Israel ở Tel Aviv.

– Các quan chức y tế Hamas cho biết, một trẻ em đã thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào tòa nhà văn phòng của hãng tin AFP.

– Một máy bay vận tải quân sự của Yemen bị rơi gần thủ đô Sanaa của nước này hôm 21/11, làm 10 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

– Người đứng đầu cơ quan an ninh thành phố Benghazi, miền đông Libya đã bị ám sát tối 20/11, không lâu sau khi ông nhận nhiệm vụ mới.

– Phần tử Ajmal Kasab của tổ chức khủng bố Lashkar-e-Toiba gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Mumbai năm 2008 đã bị tử hình sáng qua.

– Nhóm phiến quân M23 ở Cộng hòa Dân chủ Congo tuyên bố đã kiểm soát thủ phủ Goma của tỉnh Bắc Kivu thuộc miền Đông nước này.

– Liên hợp quốc lên tiếng kêu gọi trừng phạt 2 thủ lĩnh của lực lượng nổi dậy đang chiếm đóng ở miền Đông của Cộng hòa Dân chủ Congo.

– Ai Cập đứng trước nguy cơ rơi vào tình trạng khủng hoảng thời hậu Mubarak sau khi có thêm 2 nhóm đại biểu rút khỏi Hội đồng lập hiến.

– Myanmar đã thông báo sẽ ký kết một hiệp định quốc tế, trong đó yêu cầu nước này công bố tất cả các cơ sở hạt nhân, thiết bị liên quan.

– Hãng tin Reuters dẫn lời một số nhân chứng cho biết, họ đã nghe thấy một tiếng nổ lớn tại khu ngoại giao ở thủ đô Kabul của Afghanistan.

– Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố quân đội Mỹ đã tiêu diệt được nhiều thủ lĩnh al-Qaeda, làm suy yếu các chi nhánh của tổ chức này.

– Ngày 21/11, Mông Cổ chính thức trở thành thành viên thứ 57 của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), đặt trụ sở tại Vienna, Áo.

Tin ảnh

Chiến dịch không kích Gaza của Israel đã bước sang ngày thứ 8. (Ảnh: THX)

Phát ngôn ấn tượng

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Đông Á, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã nhấn mạnh, nước này coi ASEAN là chiếc cầu nối với Đông Á.

Ngày này năm xưa

Tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Tiếng gọi nơi hoang dã”, Jack London, đã giã biệt thế giới vào ngày 22/11/1916.

Thanh Vân (tổng hợp)