Lưu trữ | 11:02 Chiều

THƯ NGỎ của GS Tương Lai gửi ông Nguyễn Phú Trọng – BS

2 Th3

THƯ NGỎ của GS Tương Lai gửi ông Nguyễn Phú Trọng

Posted by basamvietnam on 28/02/2013

“Anh Trọng ạ, nếu thật sự muốn chỉ ra sự suy thoái ấy thì phải tìm vào trong những kẻ vong ân bội nghĩa với đồng bào, đồng chí từng ngã xuống trong cuộc chiến tranh biên giới cách đây 34 năm! Vong ân bội nghĩa bằng sự câm lặng trong ngày 17 tháng 2 để khỏi phải phạm vào “điều cam kết” với những kẻ đã từng xua hơn nửa triệu quân xâm lược tràn vào các tỉnh biên giới năm 1979, tàn sát dân lành, tiêu hủy nhà cửa, đốt phá làng mạc, kể cả việc đặt bom phá khu di tích Păc bó.”

THƯ NGỎ gửi ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư BCHTƯĐCSVN

 Tương Lai

Kính thưa anh Nguyễn Phú Trọng,

Tôi dùng cách xưng hô này để tiện cho nội dung thư sẽ viết với tư cách của một người có hân hạnh được quen biết Anh. Đúng hơn là biết, chứ chưa dám nói là quen, vì tôi cũng chỉ gặp và nói chuyện với anh đôi ba lần kể từ dạo anh làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và có mặt trong buổi tôi báo cáo với Tổng bí thư Đỗ Mười và Bộ Chính trị về cuộc Khảo sát xã hội học về Cơ cấu xã hội và Phân tầng xã hội, một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Theo lời thuật lại của Chu Hảo, lúc ấy là Thứ trưởng Bộ KH và CN ngồi cạnh Anh, thì anh đã nhận xét về tôi “Tay này báo cáo với Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mà cứ nói khơi khơi như nói trước Hội đồng Khoa học của Viện không bằng !”.

 

Tiếp tục đọc

Đòn phản công vào ’tử huyệt’ của hải quân địch – ĐV

2 Th3

Đòn phản công vào ’tử huyệt’ của hải quân địch

(ĐVO) – Tấn công vào một mục tiêu nào mà sự chiến thắng sẽ làm rúng động toàn bộ chiến dịch hay ảnh hưởng sống còn đến kết quả chiến dịch… thì mục tiêu đó được coi là “tử huyệt”.

Thực tế trong chiến tranh, có những “tử huyệt” của địch, để phát hiện ra nó không phải dễ dàng, đơn giản, mà cần có những bộ óc sáng suốt của những vị tướng tài, của một bộ tham mưu tài giỏi đầy kinh nghiệm chiến trận mới “nhìn thấy” cái mà ngay địch cũng không thể “nhìn thấy”.

 

Vì loại “tử huyệt” này nó tồn tại lịch sử và khách quan, có khi ngay trước mắt nhưng chẳng ai “nhìn thấy” và cũng có khi chỉ chịu lộ ra trước những tác động, hoạt động quân sự của đôi bên như bày mưu, cài thế… mà thôi.

“Buôn Ma Thuột” trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 là “tử huyệt” thuộc kiểu loại đó.

Nhưng thực tế cũng có những “tử huyệt” thì dù có che giấu kiểu gì cũng không thể được vì nó tồn tại mang tính bắt buộc, tính nguyên tắc và tính khoa học, cho nên chẳng cần kinh nghiệm và nhãn quan quân sự vẫn rất dễ nhận biết và ai cũng “nhìn thấy”.

Tử huyệt loại này gọi là “bất khả kháng”.

Trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước thì “2 con đường mang tên Hồ Chí Minh” là “tử huyệt bất khả kháng” của chúng ta mà Mỹ-Ngụy nhận thấy, vì chúng ta không còn con đường nào khác. Nếu Mỹ ngăn chặn được sự vận chuyển, hoạt động của của chúng ta trên 2 con đường này thì coi như Mỹ đã thắng.

Vậy “tử huyệt bất khả kháng” của lực lượng hải quân tác chiến tầm xa (HQTX) khi đối đầu với lực lượng hải quân tác chiến tầm gần (HQTG) và lực lượng phòng thủ bờ biển là ở đâu?

Có thể nói, phương án tác chiến của HQTX mà các cường quốc biển thực hiện để tấn công từ hướng biển vào một quốc gia nào đó đều có hình thức chung, dù trên thế giới mới chỉ có Mỹ thực hiện, đó là: Bắt đầu bằng đòn tấn công của tên lửa tầm xa từ tàu ngầm, tàu mặt nước vào hệ thống phòng thủ biển, trung tâm quân sự, kinh tế quan trọng, hệ thống TTLL, Radar…

Tiếp theo máy bay từ tàu sân bay xuất kích tấn công để làm chủ vùng trời, truy tìm tiêu diệt tàu ngầm, tàu mặt nước đối phương. Cuối cùng là lực lượng lính thủy đánh bộ từ các tàu đổ bộ cỡ lớn LPD, LCAC…đổ bộ vào bờ.

Một chiến dịch tấn công của HQTX phát động bao gồm một loạt giai đoạn từ A đến Z và các đòn tấn công trên được coi là giai đoạn cuối cùng là Z. Nếu quốc gia nào chỉ “nhìn thấy” đòn cuối cùng, nghĩ nhiều về nó thì có khi hoảng loạn, thiếu tự tin, bi quan…dẫn đến tê liệt ý chí phản kháng. Vì, quả thật, đây là sức mạnh khủng khiếp mà sức chịu đựng thì khả năng có hạn.

Tuy nhiên, đòn cuối cùng này có thực hiện được trọn vẹn hay không, có phát huy toàn bộ sức mạnh hỏa lực hay không và trong một thời gian đã định hay không…thì còn phụ thuộc rất nhiều một loạt kế hoạch tác chiến khác như kỹ thuật, hậu cần, dịch vụ…mà thiếu nó lực lượng tuyến đầu dù có thực hiện phương châm tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” cũng không dám mạo hiểm triển khai tấn công.

Điều gì sẽ xảy ra nếu như không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà không có lực lượng tiếp tế khi hết tên lửa, hết dầu, hết nước ngọt hay hỏng hóc trong khi chưa đánh quỵ được đối phương?.

Rõ ràng, những sự phụ thuộc mang tính bắt buộc… này chính là “tử huyệt bất khả kháng” của địch. Nếu HQTG chủ động “tránh thế mạnh ban đầu của địch”, ưu tiên cho nhiệm vụ tác chiến tiêu diệt lực lượng hậu cần, kỹ thuật của địch chính là đòn đánh vào tử huyệt.

Còn nhớ trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ 3. Sử sách không ghi diễn biến cụ thể, chỉ biết là đối đầu với hơn 400 thuyền chiến của Ô Mã Nhi tại cửa biển Vân Đồn, “hải quân bờ” của Trần Khánh Dư-vị tướng đánh thủy giỏi nhất Đại Việt lúc bấy giờ, đại bại.

Trước khi tự trói chịu tội ông tướng nhà Trần phát hiện lẽo đẽo đằng sau có một đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ do không kịp theo đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi, vậy là gom góp “tàn quân” Trần Khánh Dư diệt gọn đoàn thuyền này.

   Không quân, hải quân lạc hậu của Việt Nam, tập kích có hiệu quả vào đội hình hàng dọc của Hạm đội 7 Hoa Kỳ trong trận hải chiến ngày 19/4/1972
Không quân, hải quân lạc hậu của Việt Nam, tập kích có hiệu quả vào đội hình hàng dọc của Hạm đội 7 Hoa Kỳ trong trận hải chiến ngày 19/4/1972

Lịch sử đã ghi nhận dù có hay chưa có 400 thuyền chiến của Ô Mã Nhi thì vua tôi nhà Trần cũng bị buộc phải rời Thăng Long để tránh sức mạnh của quân bộ Thoát Hoan, và do đó, điều Thoát Hoan cần nhất, mang tính sống còn là đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ chứ chưa phải là đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi.

Không có lương thực trong khi ở ngay nơi “vườn không nhà trống” thì có thêm 400 hay 1000 thuyền chiến của Ô Mã Nhi cũng bằng không mà còn nguy hiểm hơn.

Không rõ là do “vô tình hay hữu ý”, tướng Trần Khánh Dư đã chơi một đòn cực hiểm buộc Thoát Hoan chỉ có một mệnh lệnh rút quân là thượng sách, logic quân sự mà chẳng ai chê trách. Và, Ô Mã Nhi với 400 thuyền chiến trong trận “lượt về” trên sông Bạch Đằng kết quả thế nào ta đã rõ.

Như vậy, có thể nói, phát hiện và chọn mục tiêu có tính chất “tử huyệt” để tấn công của HQTG là cực kỳ quan trọng.

Nhưng, tấn công như thế nào để tiêu diệt nó mới là điều quyết định.

Đương nhiên là phải dùng lối đánh tập kích bất ngờ, nhưng tấn công vào thời điểm nào, ở đâu…thì còn tùy thuộc vào tuyến xuất phát tấn công của địch, đặc biệt vào địa hình khu vực xảy ra tác chiến, bởi lẽ điều này nó quyết định đội hình tấn công của HQTX.

Dứt khoát trong khu vực Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa, đội hình tham gia tác chiến của địch sẽ chỉ có thể là dài. Và, đây chính là “tử huyệt bất khả kháng” của đối phương.

Máy bay Argentina tấn công tàu chiến Anh
Máy bay Argentina tấn công tàu chiến Anh

Với một chiều dài bờ biển hơn 3000km và với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ như của Việt Nam ta, thì phối hợp lực lượng (nhanh, thấp, sâu, uy lực mạnh) tập kích từ nhiều hướng là đòn cực kỳ lợi hại, khó chống đỡ của địch, là đòn đánh sở trường của Hải quân Việt, sát tinh với đội hình dài.

Do sở trường, sở đoản của lực lượng HQTX và HQTG khác nhau và thực tế chiến tranh giữa 2 lực lượng này chỉ xảy ra giữa Mỹ với đối thủ quá yếu cho nên chưa có kiểm nghiệm, khẳng định được sự lợi hại của 2 lực lượng HQTX và HQTG đối đầu sẽ như thế nào.

Nhưng nếu như nói rằng lực lượng HQTX và HQTG đều giống nhau về vũ khí, còn phương tiện mang nó, HQTX hiện đại hơn, to lớn hơn thì không sai, để rồi, từ đó suy ra rằng, HQTX sẽ luôn luôn làm chủ khu vực tác chiến là quá vội vàng, chủ quan.

Có thể thấy, qua cuộc chiến Falklands/Malvinas giới quân sự đã quá rõ những “tử huyệt” của lực lượng hải quân khi tác chiến tầm xa cách căn cứ hàng ngàn hải lý mà lực lượng hỗ trợ thiếu trước hụt sau. Nếu lúc đó hải quân Argentina bản lĩnh hơn một chút, thêm một chút “sức rướn” là Hải quân Anh quốc bị ôm hận.
 
Dù không quân, hải quân của Argentina rất yếu, nhưng Hải quân Anh khi tác chiến tầm xa cũng bị trả giá tổn thất nặng nề.

Lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc của Việt Nam có một điều cứ giống như “lời nguyền” rằng: “Những lúc nào Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng, kỹ lưỡng thì quân phương Bắc tràn sang không sớm thì muộn đều bị “OUT”, cũng đáng để cho giới nghiên cứu suy nghĩ.

Việt Nam đã qua rồi thời kỳ luôn dùng chiến thuật để bù đắp sự thiếu hụt về công nghệ. Thế hệ tướng lĩnh, binh sỹ Việt Nam hôm nay sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu với kẻ thù bảo vệ Tổ quốc thuận lợi hơn nhiều lần so với cha anh. Đó là, có sự chuẩn bị bài bản, kỹ càng; không chênh lệch quá lớn về sự hiện đại (chất lượng) của vũ khí; những kinh nghiệm quý báu chỉ có từ máu xương mà thế hệ cha anh để lại từ 2 cuộc chiến tranh với Pháp, Mỹ.

Trên thế giới, ngoại trừ hải quân Mỹ thì chưa có một lực lượng hải quân của quốc gia nào có đủ khả năng đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho việc tác chiến tầm xa (cách căn cứ hàng ngàn hải lý).

Trung Quốc đang phấn đấu “Mỹ có cái gì thì Trung Quốc có cái đó”, nhưng xem ra thời gian không phải được tính bằng một con số. Trong khi đang loay hoay để thoát khỏi sự bao vây của Mỹ, Nhật, Úc…ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất, cho nên, Biển Đông là vị trí không gần cũng không xa với Hải quân Trung Quốc, là nơi họ dành mọi nỗ lực sức mạnh, ưu tiên lực lượng, để tiến ra TBD bằng hướng này.

Tiến ra phía Nam để có mặt ở TBD với Trung Quốc không quan trọng và rất dễ dàng, nhưng cách tiến ra như thế nào mới là quan trọng. Nếu vừa tiến vừa chiếm chắc sẽ không thành công vì, Nhật Bản tuy vậy nhưng chưa từng chống xâm lược, còn Việt Nam thì đã quá nhiều lần với mọi đối thủ.

Bởi vậy, con đường hòa bình – con đường không bao giờ có tử huyệt là con đường nhanh nhất để Trung Quốc tiến ra TBD.

Lê Ngọc Thống

Thời sự trong ngày: Cướp xe Mercedes

2 Th3
 

Thời sự trong ngày: Cướp xe Mercedes

 

 – Một loạt thứ trưởng nghỉ hưu; Người Việt ăn uống kiểu ‘trêu ngươi’ thần chết; Kết luận vụ hoa hậu bán cái ‘ngàn vàng’; Người được bạn nhờ hiếp vợ lên tiếng; Đánh cá, vớt được gỗ sưa hàng chục tỷ; Dùng ‘hàng nóng’ cướp xe Mercedes giữa đường… là những thông tin thời sự nổi bật trong ngày 1/3.

ĐÀI LOAN TẬP TRẬN TRÊN ĐẢO CỦA VIỆT NAM

Cuộc tập trận sẽ diễn ra trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình) từ 9-11/4. Động thái này càng làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Đọc tin tại đây.

MỘT LOẠT THỨ TRƯỞNG NGHỈ HƯU

Thủ tướng đã ký các quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ 1/3 đối với một số thứ trưởng thuộc các Bộ: NN&PTNT, Khoa học – Công nghệ, GTVT, Công Thương.

Đọc tiếp tại đây.

 

DÙNG ‘HÀNG NÓNG’ CƯỚP XE MERCEDES

Người đàn ông đi chiếc Mercedes đến địa bàn huyện Quế Võ – Bắc Ninh thì bị nhóm đối tượng dung vũ khí nóng để uy hiếp, cướp chiếc xe ô tô.

Xem tiếp tại đây.

NGƯỜI ĐƯỢC BẠN NHỜ HIẾP DÂM VỢ LÊN TIẾNG

 

“Em không ngờ câu chuyện lại đến mức như thế. Thật đáng thương cho H. Em rất ân hận, muốn nói lời xin lỗi và giải thích với cô ấy” – những tâm sự muộn màng Dương nói ra trong khó khăn.

>> Người được bạn nhờ hiếp dâm vợ lên tiếng
>> Nỗi niềm người mẹ có con “được” bạn nhờ hiếp vợ

 

 


 

KHI HOA HẬU BÁN CÁI “NGÀN VÀNG”…

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết đã có kết luận điều tra vụ án về đường dây môi giới hoa khôi, người mẫu bán dâm bị triệt phá từ đầu tháng 6-2012.

Xem chi tiết tại đây.

NGƯỜI VIỆT ĐANG ĂN UỐNG KIỂU “TRÊU NGƯƠI” THẦN CHẾT

Cách ăn uống vô độ, mất vệ sinh, không tự kiểm soát được… khiến các bệnh mãn tính nguy hiểm (ung thư, tiểu đường, các bệnh về tiêu hóa, nội tạng) đang gia tăng nhanh chóng.

Đọc tiếp tại đây.

ĐÁNH CÁ, VỚT ĐƯỢC LƯỢNG GỖ SƯA HÀNG CHỤC TỶ

Trong lúc đánh bắt cá ở khu vực sông Son, đoạn chảy qua địa phận xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, một số người dân đã vớt được một lượng lớn gỗ sưa trị giá hàng chục tỷ đồng.

Đọc tin tại đây.

MIỀN BẮC TRỞ RÉT TỪ 2/3

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam, từ ngày2/3, miền Bắc trở rét, kèm mưa phùn.

Xem tin tại đây.

CHUYÊN GIA KHÓI LỬA BỎ NGHỀ TRÁNH TỬ NGHIỆP

Trước đây Hãng phim truyện VN có hẳn một ban khói lửa nhưng nay hầu hết đều đã bỏ việc do công việc nguy hiểm, lương thấp, chỉ còn duy nhất 1 người trụ với nghề.

Đọc bài tại đây.

ĐƯỜNG DÂY MUA BÁN HÓA ĐƠN “ẢO” 3.000 TỶ ĐỒNG

Đường dây này đã sử dụng trên 11.500 tờ hóa đơn GTGT ghi khống nội dung chi, số tiền hơn 3.000 tỷ đồng, giúp cho nhiều công ty, doanh nghiệp trốn thuế Nhà nước.

Đọc tiếp tại đây.

ĐI BẮT CÁ, 2 VỢ CHỒNG CHẾT THẢM

2 vợ chồng anh Phương đang đánh bắt cá trên sông Trường Giang vào đêm 28/2 thì gặp gió lớn, chiếc ghe nhỏ bị lật, khiến cả 2 vợ chồng thiệt mạng, bỏ lại 3 đứa con nhỏ.

Đọc tin tại đây.

NGHỆ AN ĐANG ‘THẢ NỔI’ CHẤT LƯỢNG TRẺ 3 TUỔI?

Theo lộ trình, Nghệ An sẽ đạt chuẩn phổ cập Giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ em 5 tuổi vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT Nghệ An đang yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tốc độ về đích sớm trước một năm.

Xem thông tin tại đây.

NỔ Ở BẾN XE DO KHÁCH MANG CHẤT NỔ

Kết quả điều tra đã xác minh, người mang theo thuốc nổ là La Hoàng Sang (SN 1985, trú tại ấp 2, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM) đi cùng bạn gái là Thùy Trang, là 2 trong 3 nạn nhân.

Đọc chi tiết tại đây.


CÔ GÁI NHẢY HỒ TỰ TỬ

Thấy cô gái 20 tuổi bước đi thẫn thờ dọc bờ hồ Biển Hồ nhưng nhiều người không để ý. Khoảng chừng 20 phút sau, người dân phát hiện bọc ni lông cô gái cầm trên tay trước đó nằm trên bờ hồ nhưng người thì không thấy đâu.

Đọc tin tại đây.

NHÓM NAM SINH XÁCH DAO PHÓNG LỢN ‘DIỄU PHỐ’

Nhóm thanh niên di chuyển trên nhiều xe máy chạy với tốc độ cao trên đường Quán Thánh xách theo dao phóng lợn, khiến nhiều người đi đường khiếp vía…

Đọc tin tại đây.

ĐỌC CHẬM:

 

 

3 đứa trẻ bên quan tài cha mẹ

Nhập liệm xong, 2 cái quan tài được đưa về đặt ngay giữa sân, tiến hành phát tang. Khi 3 đứa trẻ chưa biết chuyện gì, người lớn đã cầm khăn trắng quấn lên đầu. Những vành khăn dài quá chân con trẻ.

 

 

KỲ QUẶC:

 

 

Cựu GĐ ‘chôm’ xe của phó bí thư huyện

Từng là GĐ doanh nghiệp xây dựng, nhưng do làm ăn thua lỗ, chán nản, đối tượng này sinh ra nghiện ngập, rồi trộm cắp tài sản. 

 

 

ẢNH TRONG NGÀY:

 


 

CLIP HOT:

 

 

Thiếu nữ “chôm” 2 hộp sữa nhanh như cắt

Hai hộp sữa trị giá khoảng 700 ngàn đồng “không cánh mà bay” tại cửa hàng tạp hóa Ngọc Yến, địa chỉ số 28, đường 30, phường 6, quận Gò Vấp (TP.HCM) sau khi một thiếu nữ bước vào.
 

Ông Phương còn 1 kho chất nổ nữa?

28/2, cơ quan công an TP.HCM tiếp tục tìm thấy nhiều đạo cụ tạo hiệu ứng cháy nổ tại một căn nhà khác do vợ chồng ông Lê Minh Phương thuê, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để làm rõ.

 


 

Đ.Tâm (tổng hợp)

 

 

Thái độ trước sự thật…

2 Th3

Thái độ trước sự thật…

Đời sống vốn phức tạp, vốn đầy sự biến thiên. Và vì thế, cũng vẫn luôn tồn tại cụm từ trong nhân gian: Đánh giá lại lịch sử; hoặc đánh giá lại một con người…

Có khi là sự đánh giá lại của hiện tại với quá khứ. Mà cũng có khi sẽ là sự đánh giá lại của tương lai, với hiện tại!

Giữa những ngày này, vấn đề góp ý cho Dự luật sửa đổi Hiến pháp còn đang gây ra những tranh luận, những í kiến bàn cãi đa chiều, có một vấn đề nổi lên trên báo chí trở nên hấp dẫn không kém. Đó là những ý kiến về Cuộc chiến biên giới 1979 cần được đưa vào sách giáo khoa mới đăng gần đây trên các báo, của các nhà giáo, nhà sử học…

Trước sự thật lịch sử

Trả lời phỏng vấn của báo Dân trí, GS.TS Đỗ Thanh Bình (Khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm HN) cho rằng: Cuộc chiến bảo vệ biên giới nay đã được hơn 30 năm, đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Vì đó là sự thật lịch sử. Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK…

Cũng theo ông Đỗ Thanh Bình, SGK Lịch sử hiện nay viết quá khiêm tốn về vấn đề này. Như sách “nâng cao” viết 13 dòng, SGK đại trà chỉ viết khoảng 10 dòng và chỉ nêu sự kiện chính…

Ngành GD luôn thận trọng và luôn đi sau. Thận trọng là đúng và muộn còn… hơn không. Vì viết SGK, nhất là về vấn đề lịch sử không chỉ cần tư liệu sự thật chính xác, mà còn đòi hỏi một phương pháp tư duy tôn trọng lịch sử, tôn trọng hiện thực khách quan.

Trong bài viết Lịch sử, sự thật và sử học, đăng trên Tạp chí Tổ Quốc (tháng 1/1988), GS Sử học Hà Văn Tấn đã viết về cái khó của người viết sử. Và nếu đối chiếu với những ý tưởng vừa được các nhà giáo, nhà sử học đề xuất mới đây, thấy rằng bài viết vẫn còn rất nóng hổi tính thời sự. Xin được trích dẫn:

… Biết sự thật không dễ, và dám nói lên sự thật nhiều khi càng khó hơn. Muốn viết sử phải biết phương pháp sử học và trước hết phải là người trung thực chứ không phải là tên cơ hội .

Các sách viết về phương pháp sử học, thường nói đến hai bước cơ bản trong công tác sử học: Bước thứ nhất là từ sử liệu, khôi phục sự kiện; bước thứ hai là giải thích và đánh giá sự kiện.

Ngay từ bước thứ nhất đã có những khả năng dẫn nhà sử học… xa rời sự thật. Đó là vì sử liệu thiếu, và phổ biến hơn vì sử liệu không được phê phán nghiêm túc. Nguời ta chia sử liệu ra làm hai loại: Sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp. Sử liệu trực tiếp xuất hiện cùng với sự kiện, chẳng hạn trống đồng Ngọc Lũ, khẩu pháo Điện Biên hay văn bản Hiệp nghị Paris… là sử liệu trực tiếp.

Sử liệu gián tiếp là sử liệu nói đến sự kiện này qua một thông tin gián tiếp, tức tác giả sử liệu. Loại sử liệu này cần được giám định cẩn thận vì thông tin nhận được đã qua trung gian người thông tin.

Hiện nay nhiều công trình nghiên cứu sử học của chúng ta đã sử dụng những nguồn sử liệu gián tiếp một cách thiếu thận trọng. Sử liệu gián tiếp bao gồm cả những lời kể về sau của những người đã chứng kiến sự kiện. Các nhà nghiên cứu lịch sử địa phương hay lịch sử hiện đại, lịch sử Đảng thường sử dụng nguồn tài liệu này.

Những lời kể như vậy thường được phân tích so sánh với các tư liệu khác, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng là cùng một sự kiện, có thể được trình bày rất khác nhau. Tình hình càng xảy ra là nếu người thông tin là người hiện có uy lực chi phối ở địa phương thì lịch sử sẽ được viết theo cách nhìn nhận của người đó.

 

Một hình ảnh nhắc nhớ về sự kiện chiến tranh biên giới năm 1979. Ảnh tư liệu

 

Bài viết là sự nghiên cứu kỹ lưỡng, quan sát và trải nghiệm sâu sắc hiện thực sử học nước Việt của một nhà khoa học tên tuổi.

Viết sử đã khó, viết SGK Lịch sử chắc chắn còn khó hơn gấp bội. Bởi đối tượng người đọc- học, là học sinh nhiều cấp độ tuổi. Sách giáo khoa nói chung, SGK Lịch sử nói riêng, cần phải bảo đảm ít nhất ba tiêu chí: Khách quan (trung thực, tôn trọng sự thật), khoa học (trình bầy logic, khúc triết) và giáo dục (sư phạm, dạy người).

Việc viết về cuộc chiến biên giới 1979, lại đặt trong bối cảnh thời cuộc- quan hệ đối ngoại giữa hai nước Việt- Trung đang nước sôi lửa bỏng, đang nhiều “biến động thăng trầm”. Nó vừa phản ánh đời sống một thời đại mà nước Việt đang phải trải qua, quá nhiều cam go, thậm chí tổn thương, bi tráng và đầy thách thức. Nhưng những nhà viết sử, nhà giáo, nhà sư phạm không thể lảng tránh, vì đó là sự thật lịch sử. Vì đó là cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc. Và vì đó là giáo dục

Sự thật lịch sử này nằm trong một bối cảnh chung lớn hơn: Ngày nay, chủ quyền và độc lập dân tộc các quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu. Nó là nỗi đau, là khí phách của mỗi dân tộc, mà nhìn vào đó, thế hệ trẻ cần luôn được “nạp năng lượng”- tinh thần yêu nước, ý chí cương cường bảo vệ chủ quyền, độc lập nước mình.

Nhìn ra xung quanh, có thể thấy rất rõ bối cảnh đặc biệt này đang thử thách sự can đảm và ý thức chủ quyền của mọi quốc gia.

Mới đây, ngày 26/2, Hãng Yonhap (Hàn Quốc) đưa tin, Bộ GD Hàn Quốc thông báo, bắt đầu học kỳ tới, vào tháng ba, mỗi năm học sinh nước này, sẽ học tối thiểu 10 giờ bắt buộc về quần đảo Dokdo/ Takeshima (quần đảo đang tranh chấp với Nhật).

Trước đó, Nhật Bản cũng đưa quần đảo này vào SGK Nhật Bản, để dạy cho trẻ em Nhật. Còn cuốn giáo trình dành cho giáo viên trung học, tháng 7/2008 đã xác nhận chủ quyền của Nhật Bản trên đảo Takeshima.

Ngay sau đó, phía Hàn Quốc đã có động thái phản đối buộc Chính phủ Nhật Bản phải bỏ nội dung khẳng định chủ quyền với đảo này. Đựơc biết, mới đây nhất, bộ SGK cấp THPT dùng cho năm học 2013 của Nhật Bản vẫn ghi rõ, đảo Dokdo (tức Takeshima) là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản.

 

Cuộc chiến bảo vệ biên giới nay đã được hơn 30 năm, đủ chín muồi để đưa vào SGK. Ảnh minh họa: Đào Ngọc Thạch/ Thanh Niên

 

Còn ở VN, việc đưa vào SGK cuộc chiến 1979 rất cần định lượng và định tính phù hợp cấp học. Chương trình, SGK của ngành GD nhiều năm nay, luôn bị hệ lụy của sự…quá tải. Ngành càng chủ trương giảm, chương trình, SGK càng…nặng. Còn môn Sử, rút cục chung số phận bẽ bàng với môn Văn- bị học sinh chán ghét một cách vô lý, thậm chí có hàng ngàn điểm 0.

Cho dù, có nhiều ý kiến của ngành mang tính ngụy biện, đổ lỗi khách quan, thì một sự thật… lịch sử khác không thể tránh né, hoặc chối cãi, là chương trình, SGK môn Sử viết khô khan, không hấp dẫn.

Lịch sử là hiện thực khách quan với tất cả cái hùng, cái bi, cái sai, cái đúng, cái hay cái dở của một dân tộc, một quốc gia trên hành trình vận động và phát triển, mang tính khoa học của quy luật thực tiễn. Lịch sử càng không phải là một môn giáo dục, tuyên truyền một chiều. Như một nhà giáo từng thốt lên chua xót: Dạy sử, không thể “nấu sỏi và nước lã thành súp” (Tuần Việt Nam, ngày 8/8/2011).

Điều này, đặt trong bối cảnh Internet với những thông tin cực nhanh, đa dạng đã chiếm lĩnh trận địa thông tin đời sống giới trẻ, thì rút cục vài bài học lịch sử mang tính “giáo huấn” của nhà trường sẽ luôn “yểu mệnh”, thiếu sức sống, không đủ sức cuốn hút tuổi trẻ.

Cuộc chiến 1979– cũng đang trở thành “cuộc chiến”… thử thách trí tuệ, phương pháp tư duy khoa học và bản lĩnh trung thực của ngành GD trong lĩnh vực viết SGK Lịch sử hiện đại, trước hết là chuẩn kiến thức của môn học này, trong toàn bộ chủ trương viết SGK mới cho sau năm 2015.

… Và trước “sự thật” cá nhân

Chưa cần nói đến thái độ con người trước những sự thật lịch sử lớn lao. Ngay thái độ của con người trước “sự thật” cá nhân, nhiều khi cũng đã là những thách thức cực đại về sự trung thực, sự sáng suốt của phẩm cách và trí não.

Đó là câu chuyện nổi lên gần đây, xung quanh vụ việc bắt ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải VN, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng CT Hàng hải VN (Vinalines), từng bỏ trốn vì những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, khi cơ quan chức năng có quyết định truy nã ông này, gây xôn xao dư luận khá lâu.

Trước sức ép và áp lực xã hội, cơ quan chức năng vào cuộc. Đến nay, lần lượt gần chục con người là “bạn bè” quen biết, cán bộ chức năng, đã lần lượt bị bắt vì liên quan đến việc tổ chức giúp ông Dương Chí Dũng bỏ trốn.

Đó là Trần Văn Dũng (tức Dũng “Bắc Kạn”, từng được coi là trùm giang hồ đất Cảng), Vũ Tiến Sơn, Vũ Văn Sáu, Phạm Đình Nghiên, Hà Trọng Tuấn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh và Đồng Xuân Phong (riêng ĐXP hiện đang bị truy nã).

 

Ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải VN

 

Nhưng “đỉnh cao” của đường dây giúp nhau …phạm tội này, là ông Dương Tự Trọng, em ruột Dương Chí Dũng, nguyên là Đại tá, Phó GĐ CA Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an).

Khi ông Dương Tự Trọng bị bắt, câu chuyện bi thảm về một gia đình từng được coi là “danh gia vọng tộc” của đất Cảng, mới được vén lên.

Bi thảm, vì Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng đều là con trai của ông Dương Khắc Thụ, nguyên Đại tá, GĐ CA Hải Phòng, thập niên 70-80. Giờ ông Dương Khắc Thụ đã 90 tuổi- cái tuổi gần đất xa trời, không còn đủ minh mẫn, và cả sức khỏe nữa- để có thể chịu đựng những “nhân- quả” quá lớn đổ sập xuống gia đình ông.

Khi mà ngoài hai con trai ruột, còn có con rể Nguyễn Bình Kiên, nguyên Đại tá, Phó GĐ CA Hải Phòng, người trước đó bị khai trừ Đảng. Còn hàng loạt những người thân tín của gia đình ông như Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh cũng lần lượt vào trại giam.

Bi thảm, vì Dương Tự Trọng vốn là một cán bộ rất có năng lực, từng là nỗi “kinh hoàng” của tội phạm đất Cảng. Lăn lộn nghiệp vụ, từng trải qua nhiều chức vụ quản lý từ cơ sở, lại có một lý lịch trích ngang quá “đẹp”, Dương Tự Trọng được đánh giá là có nhiều tố chất để thăng tiến hơn nữa.

Tiếc thay, không ai ngăn cản con đường thăng tiến này ngoài chính Dương Tự Trọng. Và biết đâu, oan nghiệt thay, còn có cả Dương Chí Dũng, người anh ruột. Nhưng đó vẫn còn là câu chuyện đang chờ kết luận điều tra của các cơ quan chức năng.

Và cho dù, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội,  trong trả lời phỏng vấn của báo chí, vẫn đặt ba câu hỏi nghi vấn lớn về những “lỗ hổng đầu mối chết người” trong vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn, người viết bài quan tâm hơn, đến chủ đề- thái độ trước “sự thật”.

Báo chí đã dùng chữ “lụy tình” để viết về Dương Tự Trọng. Con người này vốn rắn lòng trước những kẻ tội phạm cộm cán của đất Cảng, nhưng lại mềm lòng trước tội phạm là người ruột thịt, khiến vụ việc trở thành sai một ly, đi một dặm. Cái đi một dặm cay đắng, và khốc liệt quá!

Vì làm sao, Dương Tự Trọng, nguyên là một cán bộ CA dày dạn trong nghề, lại không hiểu một điều, hoạt động nghiệp vụ giỏi giang của cơ quan chức năng nhất định không sớm thì muộn, sẽ tìm ra thủ phạm. Cao nhân tất hữu cao nhân trị. Dương Tự Trọng thừa tình, mà bỗng thiếu trí, và thiếu cả tâm. Tiếc thay!

 

Ông Dương Tự Trọng, em ruột Dương Chí Dũng

 

Người viết chợt nhớ đến khá nhiều câu chuyện của các ông bố, bà mẹ ít được học, ít chữ nghĩa, trước tội ác của con cái. Sau những đau đớn, hoảng sợ, sau những dằn vặt khổ sở, cuối cùng họ đã động viên con cái thú tội trước bình minh. Điều đó, rất có thể là tình tiết giảm nhẹ tội lỗi của con em họ.

Ai dám bảo, họ không có trí, không có tâm? Cái chữ trí, chữ tâm ở đây không phụ thuộc vào bằng cấp đào tạo, không phụ thuộc vào vị thế, quyền uy xã hội. Cái chữ trí, chữ tâm đó cho thấy họ có cách nghĩ đúng, để dẫn đến hành động xử lý đúng, trước một sự thật- dù cay đắng thế nào, vì an ninh, trật tự cộng đồng và xã hội.

Thái độ con người trước sự thật lịch sử đầy bi phẫn, bi thương của một quốc gia, hay có khi chỉ là trước “sư thật” bi thảm, bi kịch của một cá nhân, một gia đình, đều cần đến sự trung thực. Đó mới là cái tầm của chữ trí, của cách tư duy. Và đó cũng là chữ dũng của một dân tộc, của một cá nhân.

Nhưng đời sống vốn phức tạp, vốn đầy sự biến thiên. Và vì thế, cũng vẫn luôn tồn tại cụm từ trong nhân gian: Đánh giá lại lịch sử; hoặc đánh giá lại một con người. Vì Hôm nay đúng, mai có thể sai rồi (mượn ý thơ Xuân Quỳnh)

Có khi là sự đánh giá lại của hiện tại với quá khứ. Mà cũng có khi sẽ là sự đánh giá lại của tương lai, với hiện tại!

Kỳ Duyên

——–

Tham khảo:

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cuoc-chien-bao-ve-bien-gioi-1979-da-du-do-chin-de-viet-ro-trong-sgk-698649.htm

http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/201302/Nhat-Han-dua-dao-tranh-chap-vao-sach-giao-khoa-2211310/

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/110107/nhung-nguoi-vuong-lao-ly-vi-duong-chi-dung.html

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/110041/bat-dai-ta-trong–em-trai-duong-chi-dung.html

http://dantri.com.vn/phap-luat/bi-kich-gia-dinh-mang-ten-duong-chi-dung-700054.htm