Lưu trữ | 9:01 Sáng

Năm nhà thơ xóm Điếm – VHNA

4 Th3

 

  •   Phan văn Toàn

 

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc Thơ Xóm Điếm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc Thơ Xóm Điếm

 

Làng Quỳnh Đôi có nhiều xóm.  Cùng với xóm Ao, xóm Đình, xóm Bà Cả, xóm Chợ Nồi, Bờ Rậm… còn có xóm Điếm. Gọi là xóm điếm vì xóm ở đầu làng, có cái điếm canh của làng.  Xóm Điếm là xóm quê của bà Chúa Thơ Nôm – nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Cái tên Xóm Điếm từ bao lâu nay đã cùng con em mình đi khắp bốn phương trời. Và, địa danh này mới đây đã đứng tên cho một tập thơ của năm người con xóm mình. Đó là Thơ Xóm Điếm của Dương Huy, Văn Như Cương, Hồ Phi Phục, Dương Danh Dũng, Lam Giang.

Trang 2 bìa sách ghi “Cách đây gần 3 thế kỷ, ông sinh đồ Hồ Phi Diễn từ đây khăn gói ra kinh thành Thăng Long dạy học, lấy vợ và sinh ra bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, còn bây giờ, không thể kể hết tên những tác giả thơ xóm Điếm”. Kỹ sư “3D” Dương Danh Dũng đã xuất bản 8 tập thơ, 3 giải thưởng thơ của tuần Báo Văn Nghệ và báo Người Hà Nội. Ông từng là Tổng giám đốc một đơn vị  giao thông lừng danh – Cienco4, nhưng tâm hồn lại rất thơ. Nhớ về Hồ Xuân Hương ông viết: “Vinh quy chỉ một tấm bia/Hồn thiêng nữ sĩ đã chia phương nào… Mấy đời thi sĩ Quỳnh Đôi/ Câu thơ đóng cọc giữa đời mà lay”, Trước khi trở thành kỹ sư cầu đường, ông đã từng là bộ đội Cụ Hồ, trải qua những năm tháng trận mạc, ra trận trong chiến dịch Mậu Thân đợt 3 năm 1968, “Sờ vết thương vừa kéo da non”, trước giờ tiến công đồn thù, quê hương hiện về trong ông: “Cứ mỗi lúc vào sâu trận đánh/ Lại mơ về mái lá vườn rau”. Nàng thôn nữ bên dậu mồng tơi ngày nào vẫn chờ đợi chàng: “Anh vẫn chưa về em đợi mãi/ Đồng trơ gốc rạ nhện giăng sương”.

  Cũng là người lính làm thơ, Lam Giang (Hồ Sỹ Thành) “ Đêm chợp mắt, nhập nhoàng đạn lửa/ Vẫn thương về ngọn cỏ mướt bờ ao” từ thành phố mang tên Bác xa cách đã xuất bản 18 tập thơ, truyện ký và tiểu thuyết, đoạt 2 giải thưởng thơ của Tuần báo Văn Nghệ 1975-1976. Ông khôn nguôi nhớ về làng “Xa quê ngày tháng tha hương/ Chiêm bao thức giấc còn vương hương Quỳnh (Hương Quỳnh). Khi đưa con gái về làng, bố phải “phiên dịch” hết làng ngoài, thôn trong. Làng Quỳnh như có phép màu với Lam Giang: “Với con đẹp nhất quê mình/ Có hòn lèn Bảng, có hình hòn Nghiên/ Đat văn hiến mãi lưu truyền/ Xuân Hương nữ sĩ tuổi tên lẫy lừng”.

   Trong mạch nhớ quê hương hà thơ Dương Huy, nguyên Quyền Chủ Tịch hội văn nghệ Nghệ An – Tổng biên tập Tạp chí Sông Lam (xuất bản 13 tác phẩm thơ thiếu nhi và châm biếm – 5 giải thưởng thơ) khi “bước chân líu ríu về làng/ Thêng thang đường nhựa, rơm vàng vấn vương” không quên chùa cổ Đồng Tương có nghĩa trang khói hương mờ mịt, nhớ về luỹ tre xưa và “Chợ nồi ăm ắp tiếng cười/ Bánh đa, bánh đúc, đâu rồi mẹ ta” (làng ơi có nhớ). Từ tình yêu quê hương, ông càng yêu trẻ thơ khi viết thơ cho thiếu nhi khá hóm hỉnh “Thêm râu bỗng phát phì/ Số 0 thành số 9/ Treo ngược lên mà đếm/ Số 9 rơi mất ba/ chơi chồng nự chồng hoa/ Số 0 thành số 8/ chống gậy đi thăm bạn/ Số 0 hoá số 10 (Số 0 tinh nghịch). Tâm hồn nhạy cảm, sự quan sát tinh tế, nhà thơ Duong Huy đã có hai bài thơ được chọn vào Sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiêu học “Chú ở bên Bác Hồ , sách lớp 3 và bài thơ “Thuyền ngủ bãi” sách lớp 1: Bác thuyền ngủ cũng lạ/ chẳng chịu trèo lên giường/ Úp mặt xuống cát vàng/ Nghiêng tai về phía biển”. Phó giáo sư Văn Như Cương, tiến sĩ toán học giảng dạy hơn 30 năm ở Đại học Sư phạm Vinh và Đại học Sư phạm Hà Nội từ 1957. Năm 1989 ông sáng lập trường Lương Thế Vinh, trường tư thục đầu tiên của cả nước, 55 năm gắn bó sự nghiệp trồng người thầy giáo già đặc biệt với bộ râu quai nón trăng như nước “Năm chục như ta cũng khối người/ Hơn nhau chỉ mỗi bộ râu thôi… thơ viết dăm bài vui với bạn/ Sách in mươi cuốn góp cho đời” luôn nhớ về quê hương. Những năm làm luận án tiến sĩ tại Mạc Tư Khoa, ông nhớ da diết làng Quỳnh với những câu thơ xúc động: “Bông như đâu đây hoa nhài thoang thoảng đưa hương/ Chắc quê ta mùa này hoa nở trắng…Ôi quê hương, ta sẽ về/ Vượt hố bom sâu, vượt cầu giặc phá” (Hoa nhài). Cũng xuất phát từ khoa học tự nhiên, kĩ sư Hồ Phi Phục đã xuất bản 4 tập thơ và có giải thưởng thơ của tuần báo Văn nghệ 1998-2000. Ông nhiều năm hoạt động trong ngành công nghiệp Hà Nội rồi chuyển về quê làm công tác đảng, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, nay ở “xóm thợ” Trường Thi-TP Vinh. Quỳnh Đôi vẫn canh cánh và nỗi niềm hoài cổ trong ông: “Luỹ tre làng/Đi biệt tăm/Mang theo khung cửi vày chày giã lụa/Mang theo chữ Nho/Của thầy đồ/Của ngàn người đậu đạt” (Tre làng). Một xóm chỉ có mấy chục nóc nhà cùng với cộng đồng các xóm trong xã đã làm nên tên tuổi của làng Quỳnh với những nhà thơ nổi tiếng Hoàng Trung Thông, các nhà thơ trào phúng Dương Quân (Dương Tự Cường), Sỹ Giang (Hồ Sỹ Giàng), Hồ Sỹ Khuê, Dương Huy…Phải chăng, phong cách nghệ thuật tài hoa, bản lĩnh, tính nhân văn của nữ nghệ sĩ Xuân Hương, là “bệ phóng” cho thế hệ thơ xóm điểm cảm thụ, vận dụng vào sáng tác của mình. Nói đến nhà thơ Dương Huy (Huỳnh Cương), trước hết là mảng thơ trào phúng. Ông đã từng đạt giải nhất cuộc thi “Thơ châm và tranh biếm hoạ” do tuần báo Văn nghệ-Hội Nhà văn tổ chức. Hãy đọc bài “Thủ trưởng hắt hơi” trong xóm điếm thơ: “Bỗng dưng thủ trưởng hắt hơi/Làm phòng hành chính rối bời cả lên/Y tá xóc xóc ống tiêm/Văn thư hốt hoảng đi tìm lá xông”. Chuyện móc ngoặc, tham nhũng tưởng chỉ có khi đương chức, đương quyền, vậy mà chốn lao tù vẫn xẩy ra: “Ngồi tù tưởng thế là xong/ Ai ngờ còn móc qua song cửa tù” (Móc). Một số bài thơ châm biếm ông sáng tác đã lâu vẫn mang tính thời sự “Lẳng lặng mà nghe họ sửa sai/ Sửa đi sửa lại sửa lai rai/ Người đã lên lương dăm bảy đợt/ Khuyết vẫn trơ trơ mọc rễ dài” (Lẳng lặng mà nghe).
Không đậm chất trào phúng như Dương Huy, thơ Lam Giang tự họa theo kiểu Bà chúa thơ Nôm “Đam mê nặng nợ giấy nghiên/ Làm thơ, làm lính đâu phiền lụy ai”. Hay khi nói về “Bạn bè một thuở”, ông viết “Kẻ khôn ngoan có chức quyền/ Người thì lam lũ đến nhìn không ra…Rong chơi cõi tạm xa gần/ Đời như một giấc mơ xuân hảo huyền”
Còn tiến sỹ toán học Văn Như Cương thì: “Văn Như Cương, Toán cũng Như Cương/ Một cuộc đời hai nửa vấn vương/ Toán, Văn nhiều lúc không đa dụng/ Nay quyết ra tay mở mái trường” (Mở trường Lương Thế Vinh). Ông hài hước “Sáu mươi chưa chịu về đâu nhé/ Khối cụ tám mươi vẫn cứ ngồi”(Tuổi sáu mươi). Thật trân trong khi đọc bài thơ “Nịnh vợ” của ông: “Tuổi già cứ đến không sao hết/ Bà vẫn như xưa trong mắt tôi”.
Ở một mạch thơ khác của Xóm Điếm-thơ, ta cảm nhận thơ giàu triết lý của kỹ sư Hồ Phi Phục. Thường từ một sự vật, hiện tượng, thơ ông gợi nhiều suy tư. Ông trăn trở về môi trường sống của Quỳnh Đôi bây giờ: “Bốn lũy tre làng/ Đi biệt tăm/ Giờ đang thưa thớt trở lại/ Làm sao xanh hơn” (Tre làng). Và: “Ngày lại qua ngày/ Ổ mối ruỗng chân đê/ Người đi không ngoái lại/ Sọt rác đầy thơ vô đề” (Ngày lại qua ngày). Đọc thơ ông khiến người ta cũng phải nâng tầm hiểu biết để tư duy: “Triết học là nơi ẩn náu tốt nhất/ cho những ý kiến thiểu số”.
Thơ Dương Danh Dũng thiên về trữ tình và nhiều khi trăn trở nỗi niềm thế sự: “Heo may – một thoáng da gà/ Giật mình mới biết là ta muộn màng”(Tháng mười). Hay: “Qua sông chẳng biết lụy đò/ Gặp ngay sóng lớn, gió to/ Lật thuyền”(Qua sông). Khép lại tập thơ 225 trang gồm 123 bài với nhiều thể loại của 5 nhà thơ Xóm Điếm ở làng Quỳnh Đôi khoa bảng xưa. Văn Như Cương hàm súc với thơ Đường luật, Dương Danh Dũng tài hoa với lục bát truyền thống, Lam Giang biểu đạt giản dị nhiều thể thơ, Dương Huy đặc sắc phong vị đồng dao, Hồ Phi Phục tìm tòi ở thơ tự do, thơ văn xuôi nhưng cả 5 tác giả đều đồng điệu trong chiều sâu văn hóa và gắn bó tha thiết với quê hương, xứ sở, cuộc đời. Bởi thế, Xóm Điếm-thơ còn lan tỏa!  

Chuyện kể năm 2000: Cuốn tiểu thuyết về thân phận con người trong cái ác CS – ĐCV

4 Th3

 

nam-2000

Say sưa phô trương sức mạnh bạo lực nhà nước, công an – tòa án – nhà tù, hơn nửa thế kỉ cầm quyền, nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam đã vô cùng cần mẫn và tùy tiện tống hàng ngàn người dân Việt Nam lương thiện của nhiều thế hệ nối tiếp nhau vào ngục tù.

Đầu tiên nhà nước độc tài man rợ đó tống vào tù những đại công thần đã mang cả cuộc đời chiến đấu hi sinh dựng lên nhà nước cộng sản: Tướng Đặng Kim Giang. Nhà cách mạng lứa tiền bối dựng lên đảng Cộng sản Việt Nam, dựng lên nhà nước cộng sản Việt Nam Vũ Đình Huỳnh. Nhà triết học cộng sản Hoàng Minh Chính. . . . Rồi lần lượt đến những trí thức, nhà văn, nhà báo con đẻ của chế độ cộng sản. Nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà báo Hoàng Thế Dũng, nhà báo Trần Thư, đạo diễn điện ảnh Huy Vân, nhà báo, nhà văn Bùi Ngọc Tấn. . . bỗng trở thành người tù không án ròng rã gần chục năm trời trong nhà tù cộng sản mà từ lúc bước chân vào ngục tối đến khi ra khỏi cổng nhà tù vẫn không biết bị tù về tội gì.

Tác giả Phạm Đình Trọng (bên trái) và nhà văn Bùi Ngọc Tấn

Qua đi thời hồng hoang không pháp luật, tù không án, tù theo lệnh tùy hứng của kẻ độc tài như từ trên trời rơi xuống, đến thời luật cộng sản, luật chỉ để bảo vệ sự thống trị của đảng cộng sản và chỉ để khoe mẽ, vênh váo làm sang với thế giới văn minh, còn bộ máy công quyền thì vẫn hành xử mông muội, ngồi xổm lên pháp luật, tùy tiện bắt người, đánh người, giết người và tùy tiện làm án.

Làm án theo lệnh của quyền lực độc tài từ bóng tối ban ra, làm án theo kịch bản của công an, theo lớp lang dàn dựng của cơ quan cảnh sát điều tra và quan tòa. Với cách làm án mờ ám, bất lương đó, bất kì người dân lương thiện, trung thực, khảng khái nào sống đúng Hiến pháp và pháp luật cũng đều có thể bị tù vì những tội danh vu vơ, mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước”, “lợi dụng các quyền tư do, dân chủ” hoặc đi tù mút mùa vì tội danh cụ thể: trốn thuế, nhưng mang rõ dấu ấn dàn dựng, áp đặt của cơ quan cảnh sát điều tra và tòa án tạo dựng lên tội.

Những tội danh vu vơ, những bản án được dàn đựng sống sượng đã tống vào tù ngục nhiều trí thức chân chính như bác sĩ Phạm Hồng Sơn, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, luật sư Lê Thị Công Nhân, nhà giáo Vũ Hùng, giáo sư Phạm Minh Hoàng, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Công Định, luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Phan Thanh Hải, . . . Biến nhiều công dân ưu tú có ý thức về quyền làm người, có lương tâm với cuộc đời, có trách nhiệm với vận mệnh đất nước thành những người tù lương tâm, người tù thời đại như trái tim yêu nước Vi Đức Hồi, nhà doanh nghiệp Trần Huỳnh Duy Thức, kĩ sư Nguyễn Tiến Trung, nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, những phụ nữ trung hậu Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Bùi Thị Minh Hằng, . . .

Muốn bắt ai cũng được, muốn bỏ tù ai cũng được. Cần có án thì tạo dựng ra án. Không có tội thì tạo dựng ra tội. Mọi tiếng nói khác biệt, mọi đòi hỏi tự do dân chủ, mọi đòi hỏi quyền làm người đều trở thành án hình sự, đều bị tống vào tù ngục. Với bộ máy công cụ bạo lực nhà nước khổng lồ không cần hành xử theo pháp luật, thẳng tay tiêu diệt mọi tiếng nói trung thực nhưng khác biệt chính kiến, đảng cộng sản và nhà nước độc tài của đảng tưởng rằng sẽ ngạo nghễ tồn tại đến vô cùng và những người lãnh đạo cộng sản “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” thì hả hê bắt dân tụng niệm: Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm.

Nhà tù cộng sản là nơi giam cầm khát vọng làm người của người dân Việt Nam, nơi giam cầm trí tuệ và khí phách Việt Nam cũng là nơi thể hiện đầy đủ bộ mặt man rợ, mất tính người nhất của nhà nước độc tài cộng sản. Nhà nước độc tài cộng sản càng tùy tiện tống nhiều trí tuệ và khí phách Việt Nam vào tù thì sự man rợ cộng sản càng được trí tuệ và khí phách Việt Nam khắc ghi vào lịch sử, khắc ghi vào thời gian.

Chín năm trong nhà tù cộng sản cho nhà văn Vũ Thư Hiên viết tự truyện Đêm Giữa Ban Ngày ghi lại sự tàn bạo, man rợ của thể chế cộng sản. Thể chế cộng sản là đêm đen lạc lõng giữa ánh sáng rực rỡ của văn minh loài người thời công nghiệp hóa, toàn cầu hóa.

Miệt mài chăm chỉ viết báo tô hồng thể chế cộng sản, tô hồng xã hội cộng sản, nhà báo Bùi Ngọc Tấn bỗng bị bắt rồi trở thành người tù không án trong nhà tù cộng sản. Năm năm trong nhà tù cộng sản cho nhà báo Bùi Ngọc Tấn thấy sự man rợ cộng sản đã khinh rẻ, đã đầy đọa, đã xỉ nhục con người như thế nào. Con mắt quan sát sắc xảo của nhà báo Bùi Ngọc Tấn và cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ của nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã biến hiện thực năm năm ngục tù cộng sản thành tiểu thuyết tư liệu lịch sử Chuyện Kể Năm 2000.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn và vợ

Năm 2000 chấm dứt một thế kỉ chủ nghĩa cộng sản đưa loài người vào chém giết, hận thù, máu và nước mắt. Chủ nghĩa cộng sản rồi sẽ qua đi như một cơn ác mộng của loài người. Nhưng sự khinh bỉ con người của cộng sản, máu và nước mắt cộng sản gây ra cho con người thì phải khắc vào thời gian, ghi lại cho mai sau sau để cảnh tỉnh loài người. Vì thế Chuyện Kể Năm 2000 cũng là Chuyện Kể Năm 3000, Chuyện Kể Năm 4000 . . .

Nhà văn Vũ Thư Hiên, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã phải để lại những năm tháng quí giá của cuộc đời trong ngục tù man rợ cộng sản để có Đêm Giữa Ban Ngày, Chuyện Kể Năm 2000. Những Vi Đức Hồi, Nguyễn Xuân Nghĩa, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân . . . những trí tuệ và tâm hồn đó đang sống, đang quan sát, đang ghi nhận, đang nhận mặt thể chế cộng sản và nhà tù cộng sản để rồi sẽ có thêm những Đêm Giữa Ban Ngày, Chuyện Kể Năm 2000 chân thực, sinh động về số phận bi thảm của con người trong thể chế cộng sản, trong ngục tù cộng sản.

Nhà nước độc tài cộng sản ỷ vào sức mạnh bạo lực nhà nước, vận hành tối đa công suất bộ máy công cụ bạo lực khổng lồ công an – tòa án – nhà tù càng hung hãn tù đày nhiều tâm hồn, trí tuệ Việt Nam thì sự tàn bạo, mất tính người của độc tài cộng sản càng được những tâm hồn trí tuệ Việt Nam trong lao tù cộng sản khắc ghi vào lịch sử, khắc ghi vào thời gian.

N hà văn Vũ Thư Hiên và nhà văn Bùi Ngọc Tấn trước tôi một thế hệ và hơn tôi một cuộc chiến tranh. Khi người lính Vệ quốc đoàn Vũ Thư Hiên và anh đội viên Thanh niên xung phong Bùi Ngọc Tấn đi vào cuộc chiến tranh chống Pháp thì tôi còn là đứa bé ê a đọc sách Tân Quốc Văn. Nhưng cuộc đời các anh và trang sách về cuộc đời ngục tù của các anh đã thức tỉnh tôi và thức tỉnh hàng triệu người Việt Nam về thể chế cộng sản. Không biết tự lúc nào anh Vũ Thư Hiên và anh Bùi Ngọc Tấn đã trở thành người anh thân thiết của tôi.

Dù cách xa hàng chục ngàn kilomet nhưng hằng ngày tôi vẫn gặp anh Vũ Thư Hiên trong thế giới phẳng tin học. Mới mấy tháng trước anh Bùi Ngọc Tấn và chị Nguyễn Thị Ngọc Bích, vợ anh Tấn vào Sài Gòn, tôi cùng anh chị đến nhà con gái anh Vũ Thư Hiên để được nói chuyện và nhìn thấy anh Hiên trên màn hình laptop. Mới mấy ngày trước, tôi lại được gặp anh Tấn, chị Bích ở Sài Gòn và anh Tấn đã tặng tôi bản in mới nhất tập tiểu thuyết của đời anh, tập tiểu thuyết về hiện thực cái ác cộng sản, về thân phận con người, về sự khinh bỉ, xỉ nhục, đày đọa, vật hóa con người của nhà nước cộng sản.

Chuyện Kể Năm 2000 được nhà xuất bản Thanh Niên ở Hà Nội phát hành đầu tiên tháng hai, năm 2000 liền bị cơ quan văn hóa của nhà nước độc tài cộng sản ra lệnh thu hồi và tiêu hủy. Một việc làm của quyền lực độc ác mà tối tăm. Độc ác và tối tăm như nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam giam cầm những tâm hồn, trí tuệ và khí phách Việt Nam. Làm sao có thể giam cầm được sự thật, giam cầm được lẽ phải. Làm sao có thể giam cầm được tâm hồn, trí tuệ và khí phách.

Thời tin học, không quyền lực nào thu hồi, tiêu hủy được thông tin đã được tin học hóa, sản phẩm của thế giới thật, thế giới vật thể đã trở thành sản phẩm của thế giới ảo, thế giới phi vật thể. Lệnh thu hồi tiêu hủy của nhà nước độc tài cộng sản với Chuyện Kể Năm 2000 là sự giới thiệu, sự quảng cáo, tôn vinh lớn nhất cho Chuyện Kể Năm 2000. Vì có lệnh thu hồi và tiêu hủy của nhà nước độc tài cộng sản mà Chuyện Kể Năm 2000 lại được xuất bản với số lượng lớn, phát hành rộng chưa từng có dưới nhiều hình thức. Chuyện Kể Năm 2000 tràn ngập trên các trang web. Chuyện Kể Năm 2000 được in đi in lại với số lượng lớn ở trong nước, ngoài nước.

Cuối năm 2013 lại có người ở phía Nam đứng ra tổ chức in Chuyện Kể Năm 2000. “Tập sách này được thực hiện bởi những người yêu quí Chuyện Kể Năm 2000 / Tháng 12 – 2013 / 100 bản. Không bán”. Anh chị Bùi Ngọc Tấn – Nguyễn Thị Ngọc Bích vào Sài Gòn nhận sách do người in ấn tặng để tặng lại những người đang đấu tranh giành lại những giá trị làm người đã bị nhà nước độc tài cộng sản tước đoạt.

© Phạm Đình Trọng

© Đàn Chim Việt

     

 

 

 

TOÀN VĂN BÀI BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO TRƯƠNG DUY NHẤT CỦA LS. TRẦN VŨ HẢI – Tễu

4 Th3

 

 
 
Nhà báo Trương Duy Nhất, chủ trang web truongduynhat.vn, bị Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) bắt ngày 26/5/2013 và đưa ra xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng số 374 Núi Thành, TP Đà Nẵng vào lúc 8h ngày 4/3/2014. 
 
Ông Trương Duy Nhất bị bắt vì bị quy tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” qui định tại điều 258 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 

Dưới đây là bài bào chữa cho bị cáo Trương Duy Nhất của Luật sư Trần Vũ Hải 
trong phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 4.3.2014 tại Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng  
.

 

 

 

 

 

 

 

 

KIEV, Ucraina qua nhật ký của một phụ nữ Việt – DT

4 Th3

 

Kiev, thủ đô xinh đẹp của Ucraina đắm chìm trong những diễn biến ngày càng phức tạp. Khởi đầu là những cuộc biểu tình kéo dài từ giữa năm 2013 cho đến tận đầu năm 2014.

Đầu Xuân Giáp Ngọ, chúng tôi chuẩn bị đi Lễ chùa đầu năm tại chùa Trúc Lâm – Kharkov. Đã dự định đặt xe để cả đoàn cùng đi nhưng lái xe cảnh báo tình hình bất ổn và cuối cùng một mình tôi lên đường.

Trời ấm áp hơn một chút sau đợt rét kéo dài bất thường. Xuống tới nơi, bạn bè đều thở phào vui mừng vì tôi đã may mắn đi Lễ chùa đúng ngày Hoàng đạo. Ngày 06 tháng Giêng, Lễ cầu an cho các gia đình tại khu C làng Thời Đại – Kharkov và bà con vùng ngoại ô Kiev diễn ra trang nghiêm và thành kính. Tất cả đều mong mỏi cho một thế giới an bình, gia đình hạnh phúc và một mùa xuân tươi sáng…

Lực lượng vũ trang phong tỏa sân bay quân sự Ukraine ở Belbek, gần thủ phủ Simferopol thuộc bán đảo Crimea ngày 2.3. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Lực lượng vũ trang phong tỏa sân bay quân sự Ukraine ở Belbek, gần thủ phủ Simferopol thuộc bán đảo Crimea ngày 2.3. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trở lại Kiev, ngày 13.02 tôi lại bay đi Matxcơva dự Đêm thơ Nguyên tiêu. Trước đó, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng cũng bày tỏ những lo ngại về tình hình bất ổn của Kiev. Tuy nhiên, vì ở ngoại ô nên tôi chưa cảm nhận được hết những biến động lớn đang âm thầm tiếp diễn.

Các nhà Việt Nam học, các bạn thơ người Nga tiếp đón tôi bằng những nụ cười cởi mở, bằng những ánh mắt chân tình và câu chào “Chị từ MAIĐAN đến phải không?”. Cảm giác ngột ngạt…

Đêm thơ Nguyên tiêu diễn ra trong bầu không khí thân tình, cởi mở và hình như mọi người nhìn tôi bằng ánh mắt thương cảm… hay tại mình nhạy cảm? Tôi trở lại Kiev với nhịp sống bình thường như mọi ngày, với bộn bề công việc và con cái, tạm quên đi ám ảnh MAIĐAN…

Ngày 18-19.02, thông tin dồn dập về sự căng thẳng bùng phát. Tôi liên tục chat với chị Điệp Anh – Trưởng thường trú VOV qua Facebook (Fb). Hai chị em trao đổi tình hình, dặn dò nhau phải cẩn thận. Ngày 19, chị Điệp Anh và các đồng nghiệp ở VTV sẽ xuống Kiev làm tin “chiến sự”.

Chỗ tôi thì người ta kêu gọi đi biểu tình, trong khi công an thành phố thì phong tỏa. Trong số những người thiệt mạng, nghe nói có 1 phóng viên của báo Vesti… Tôi cảm thấy lo lắng cho các anh chị. Vội cho chị số điện thoại để có gì chị còn liên hệ khi cần.

Ngày 20.02, Ngày Quốc tang ở Ucraina. Máu chảy, lửa cháy, loạn lạc… nguyện cầu cho những người đã ngã xuống! Chúng tôi phập phồng theo những biến động. Ngay tại nơi làm việc, người dân bản xứ liên tục truy cập mạng để theo dõi tình hình. Tim muốn nhảy ra khỏi lồng ngực khi thấy máu đổ, lửa cháy khắp nơi, súng nổ tại nơi bình yên nhất, đẹp nhất của thủ đô Kiev.

Ruột gan cồn cào vì 2 con ở 2 nơi không về được. Thông tin về việc báo động tình trạng khẩn cấp. Mọi người trong tư thế sẵn sàng cho điều tệ hại nhất xảy ra. Quầy rút tiền tự động đông như kiến. Trạm xăng xếp hàng dài. Siêu thị chật như nêm và lương thực, thực phẩm chẳng mấy chốc đã sạch bóng.

Thông tin về việc cắt mạng di động, mạng internet, truyền hình cho thấy tình hình đã vô cùng nguy ngập. Tôi như ngồi trên đống lửa, không thể nào chợp mắt, liên tục gọi cho các con dặn dò không được đi ra đường vào lúc này… Đã có trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình hình hỗn loạn xông vào tận các Ký túc xá sinh viên để đánh người. Thậm chí, có những nơi được trang bị vũ khí để chống lại lực lượng cảnh sát.

Tại khu vực Troeshina – nơi có đông người nước ngoài sinh sống và buôn bán đã có những dấu hiệu của bạo lực nhằm vào dân thường…

Tối 21.02, chị Điệp Anh gọi điện thông báo tình hình có vẻ yên sau khi 2 bên đã ký những thỏa thuận… Tuy nhiên, người dân và cả chúng tôi, những người Việt sống qua hơn ¼ thế kỷ trên nước bạn vẫn canh cánh nỗi âu lo về những diễn biến tiếp theo của HẬU MAIĐAN!

Ngày 22.02, chị Điệp Anh trở lại Matxcơva an toàn sau những giờ phút căng thẳng, dấn mình nơi nguy hiểm của “chảo lửa MAIĐAN”. Những việc làm của các anh, các chị đài phát thanh, đài truyền hình khiến tôi vô cùng cảm phục. Đúng là những con người quả cảm! Chị cùng các anh Duy Nghĩa, Chu Thái… lại tiếp tục bận rộn với những bài báo, phóng sự truyền hình về những gì đã xảy ra tại Kiev…

Báo Nguoixunghekiev.vn cũng liên tục đăng tải những thông tin từ VTV4, từ VOV.VN, Vietnamplus.vn!

Ngày 24.2, tiếp tục trao đổi với chị Điệp Anh, biết tình hình vẫn tiếp tục phức tạp… Qua những biến động đó, bà con thấy ấm lòng bởi sự sẻ chia, cảm thông từ quê hương qua mạng truyền thông. Bên cạnh đó là sự sẻ chia rất chân tình, rất xúc động và liên tục cập nhật của gia đình, bạn bè trên khắp thế giới qua mạng Fb!

Những ngày tiếp theo là sự hồi hộp về những diễn biến như trong dự đoán.

Tình hình ngày một xấu đi. Đồng tiền rớt giá. Bán đảo Crưm căng thẳng…

Tôi đã bàn tính với chồng chuyện trở về quê hương, chỉ e rằng không kịp thu xếp.

Ngày 01.03, ngày đầu tiên của mùa Xuân. Tình hình không có gì sáng sủa. Người dân vẫn phập phồng dõi theo diễn biến thời sự.

Ngày 02.03, sáng mở tin nhắn Fb, từ VN đã thông báo tình hình Ucraina tồi tệ hơn. Nghe Radio kêu gọi TỔNG ĐỘNG VIÊN – choáng váng. Nhiều phụ nữ khóc. Họ sợ chiến tranh. Sợ những người thân của mình phải ra trận và liệu có trở về??? Thực sự khủng hoảng tinh thần!..

Điện thoại, tin nhắn dồn dập về tinh hình Ucraina. Chưa bao giờ tôi cảm nhận được “mùi chiến tranh” cận kề đến thế.

Trong những cuộc trò chuyện của người Việt đều nhắc lại tình trạng của những ngày tháng lo âu khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra. Hơn hết là những trái tim quặn thắt lo cho các con. Lạy Trời, đừng xảy ra điều tồi tệ nhất, cầu cho thế giới yên bình!…

(Ucraina 02.03.2014, Đỗ Thị Hoa Lý)

Theo Quê Hương

Đất Quảng Trị tràn ngập người Trung Quốc – RFA

4 Th3

 

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-03-03

 

Email
Ý kiến của Bạn
// Chia sẻ

 

In trang này

TTVN03032014.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

tq-qt-1-030314.jpg

Một vùng đất tại Quảng Trị nơi người Trung Quốc đang san lấp mặt bằng.

RFA PHOTO

 

 

Thêm một lần nữa, ba chữ “người Trung Quốc” làm nhức nhối một vùng đất Việt Nam, đặc biệt là những vùng duyên hải Việt Nam đang bị thâu tóm, xâu xé và chảy máu bởi những kẻ bên ngoài đóng vai nhà đầu tư nhưng thực chất, bên trọng họ ẩn chứa những mối nguy cho dân tộc. Tỉnh Quảng Trị, cũng giống như những tỉnh nghèo khác, lại bị người Trung Quốc tràn ngập xứ đất này và cũng như nhiều nơi khác, họ lại đóng vai nhà đầu tư cùng hàng loạt hành tung bí ẩn, khó hiểu và ngạo mạn, bất chấp của họ.

Những vùng đất trong tầm ngắm của TQ

Nếu như những năm cuối của thập niên 2010, nhân dân đã bức xúc vì người Trung Quốc tràn lan ở những vùng miền núi trọng yếu, vùng chiến lực quân sự của Việt Nam như Tây Nguyên Trung phần Việt Nam, các nông trường dọc theo dãy Trường Sơn, các cửa khẩu phía Bắc và những tỉnh lị cận biên giới như Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang, Cà Mau… Thì hiện tại, mức độ tràn lan của họ kinh khủng gấp trăm lần trước đây.

Nếu như ở những nơi này, người Trung Quốc có được đặc quyền đặc lợi là tha hồ khai thác, được hoạt động bí mật, người Việt Nam không được vào khu vực hoạt động của họ và họ chỉ đóng một mức thuế tượng trưng… Thì hiện tại, mức độ tràn lan của người Trung Quốc trên đất Việt Nam đã đi vào chỗ không thể kiểm soát được nữa và nhân dân càng lúc càng thấy lo ngại cho sự tung hoành của họ. Mọi vùng đất duyên hải đều có mặt người Trung Quốc.

Một người dân ven biển Quảng Trị than thở: “Quá nguy hiểm chứ, bên phía cửa Việt, cửa Tùng, tức là nó lấy danh nghĩa đầu tư kinh tế. Vậy mà bên phía chính quyền nó làm lơ, không đấu tranh là chết luôn.”

Theo người này nói, thời gian gần đây, hầu như mọi mảnh vườn ở làng Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong đều lâm vào nạn xâm lăng một cách trắng trợn của người Tàu và nhà cầm quyền địa phương. Nghĩa là khi người Tàu đến đây, việc đầu tiên họ làm là tìm đến các cơ quan, các quan chức để bằng mọi giá liên kết, đút lót và mua chuộc bằng được các quan chức này. Để rồi sau đó là những hành động xâm lăng.

Hành động xâm lăng của người Tàu được thực hiện theo con đường đầu tư kinh tế trá hình. Người này khẳng định đó là xâm lăng và bán nước chứ không phải đầu tư gì cả. Vì một khi đầu tư kinh tế đích thực, biểu hiện đầu tiên của việc đầu tư phải là thiện chí, thuận mua vừa bán và không có những hành tung đen tối.

Đằng này, thay vì thỏa thuận với nhân dân để mua đất, người Tàu lại mua chuộc và biến quan chức địa phương thành tay sai của họ, các quan chức địa phương nghiễm nhiên trở thành con rối trong cuộn dây giật của người Tàu. Thay vì bảo vệ nhân dân và bảo vệ quyền lợi quốc gia, bảo vệ lợi ích quốc dân, các quan chức địa phương lại bằng mọi giá bảo vệ người Tàu, xem họ như những quan thầy và bất chấp nỗi tủi nhục, đau khổ của nhân dân, họ hết dùng thủ đoạn này chuyển sang thủ đoạn khác để biến đất canh tác, đất vườn của nhân dân thành công trình của người Tàu.

Những dự án “tắc kè đổi màu”

 

tq-qt-2-030314-250.jpg
Tỉnh Quảng Trị, miền trung Việt Nam. RFA PHOTO.

 

Một người dân khác ở Quảng Trị nói: “Tức là hồi giờ nó làm ở miền Bắc, giờ nó làm ở miền Trung. Nhưng cái đó cũng phụ thuộc bên mình mà. Thế chiến lược của thằng Trung Quốc là nó đánh giữa miền Trung để nó cắt đôi miền Nam và miền Bắc ra.”

Theo một người dân khác, chuyện thu hồi đất, phù phép diện tích đất của người dân trở thành nơi xây dựng cho người Trung Quốc có những bước đi và lộ trình của nó chứ không phải là ngẫu nhiên. Cũng như ở những tỉnh khác, dường như cơ quan cầm quyền địa phương đã có chung một công thức lấy đất của dân nhân danh công trình phúc lợi xã hội, dự án nhà nước. Và theo luật nhà đất cũng như luật dân sự hiện hành, việc thu hồi đất của nhân dân để xây dựng công trình nhà nước, công trình mang tính phúc lợi xã hội là hợp lý, mức đền bù theo giá nhà nước qui định.

Có thể là một nơi mỗi khác, thủ đoạn của quan chức địa phương sẽ dích dắc cho phù hợp vùng miền, nhưng việc đầu tiên bao giờ cũng là ra thông báo, sau đó họp dân một cách tượng trưng, đưa những tay chân vào phát biểu thể hiện sự nhất trí để lôi kéo nhân dân, sau đó đến lệnh thu hồi đền bù. Và tất cả chuỗi thông báo, lệnh thu hồi đền bù này đều nhân danh lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Chính vì sự nhân danh như thế, nhân dân khó bề chống đối hoặc không đồng ý.

Và khi đất đã bị thâu tóm về tay nhà cầm quyền, lúc đó dự án sẽ đổi màu như một con tắc kè, ban đầu nó mang màu xanh của niềm hy vọng nhân dân, sau đó nó chuyển dần sang màu tía rồi lộ nguyên màu đỏ của sức mạnh độc tài, thâu tóm và lừa bịp nhân dân. Thay vì xây dựng công trình phúc lợi cho xã hội, người ta bắt đầu bán cho Trung Quốc và người Trung Quốc lại xây dựng thành những mật khu mà người Việt Nam không thể nào biết được bên trong nó chứa những gì và nó có lợi ích hay độc hại, nguy hiểm cho an ninh quốc gia gì không. Nói chung là nhân dân mù tịt trước những mật khu của người Tàu ngay trên quê hương mình.

Một người dân khác nói thêm là mức độ nguy hiểm của các mật khu Trung Quốc mà trên danh nghĩa đó là những công trình kinh tế trọng điểm, những công trình đầu tư nước ngoài triệu đô tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế, nó mang lại một tai biến lớn cho dân tộc.

Sở dĩ gọi là tai biến bởi ông này quan niệm rằng não trạng của cả dân tộc cũng giống như bộ não của một con người, một khi nhồi nhét quá nhiều chất độc, hoặc là nó tạo khối u, hoặc là nó tắc nghẽn động mạch và một ngày nào đó, mạch máu bùng vỡ, làm cho não bộ bị tê liệt, nhẹ thì tàn tật suốt đời, nặng thì tử vong.

Tình trạng các công trình người Tàu xuất hiện ở các vùng duyên hải miền Trung là một tình trạng đầu độc đúng nghĩa. Hoặc là các thương nhân Tàu sẽ vung tiền, kéo hàng loạt thanh niên, đặc biệt là những cô gái mới lớn, con nhà nghèo rơi vào nghề bán dâm vì mê túi tiền của họ và bị họ gài bẫy để rồi hàng loạt cô gái phải sa chân vào con đường mại dâm.

Về phần nam thanh niên, bởi học hành dang dở, thất nghiệp kéo dài nên khi có một công việc nào nhanh hái ra tiền, họ sẽ bất chấp để kiếm tiền. Và chuyện kết bè kết nhóm, tổ chức băng đảng để buôn bán ma túy và chèo kéo những thanh niên đồng lứa vào đường dây, sau đó giới thiệu cho những ông trùm người Tàu để mở rộng thị trường ma túy đang là ung nhọt nhức nhối ở Quảng Trị.

Một lần nữa, người Trung Quốc lại thành công trong chiến dịch bành trướng của họ trên đất Quảng Trị.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Xã hội văn chương dân sự – BS

4 Th3
 

Posted by News on March 3rd, 2014

Nguyễn Đình Chính

Văn học Việt Nam mang tính đa nguyên nhưng vẫn định hướng  XHCN

Có một thực tế hiển nhiên hiện nay ở trong nước, các văn nghệ sĩ không chỉ sáng tác theo khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa nữa. Khuynh hướng này đã mất vị trí độc tôn mà nó chiếm lĩnh mấy chục năm nay. Trong hội họa, âm nhạc, văn học đã thản nhiên chấp nhận nhiều khuynh hướng sáng tạo khác mang đầy đủ màu sắc của một  của một xã hội văn chương dân sự.

 

Tự do sáng tạo được các cơ quan lãnh đạo không can thiệp trực tiếp, thô bạo. Nhưng cũng đừng mơ hồ là các cơ quan này buông lỏng vai trò lãnh đạo của mình. Cho đa nguyên nhưng có định hướng, có kiểm soát. Nhưng sự định hướng kiểm soát này mềm mại tinh vi ít lộ liễu hơn nhiều. Vì vậy những “thành tựu” của nó thu hoạch được cống hiến cho nền văn học nghệ thuật của dân tộc cũng chẳng na ná (ngang cùng đẳng cấp) như những “thành tựu” mà nền kinh tế thị trường nhưng phải có định hướng XHCN đã mang lại cho nền kinh tế nước nhà.  

Cần có một ghi chú nhỏ không nên quên là thường khi trả lời phỏng vấn trên các cơ quan truyền thông, báo chí công khai các yếu nhân của ban tuyên giáo trung ương Đảng vẫn nói rõ cần phải tạo điều kiện cho trí thức văn nghệ sĩ phát huy sáng tạo. Thậm chí họ còn nhấn mạnh tới một thuộc tính của trí thức là phản biện. Và Đảng tôn trọng cái quyền tối thiểu này của tri thức văn nghệ sĩ.

 Có thể vì thế mà trong nước hiện nay tồn tại 2 luồng văn chương thơ ca. Tất cả các tác phẩm lấy được giấy phép của nhà xuất bản để in và phát hành công khai đều năm trong luồng. Đặc điểm chung của loại trong luồng là sáng tác theo phương thức hiện thực XHCN. Dòng văn học này tự nguyện (không ai ép buộc cả) tuân theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản lấy chức năng rất ghê gớm là phục vụ nhân dân phục vụ tổ quốc làm tiêu chí cho ngòi bút. Dòng văn học này thống trị văn đàn VN (từ 1945  đến 1975 ở Miền Bắc, từ 1976 – 2010 ở cả nước) hơn nửa thế kỉ qua. Nó đã sản sinh ra nhiều nghệ sĩ cùng không ít tác tác phẩm có thể cũng lớn (ấy là theo sự phán quyết của các nhà lý luận phê bình hiện thực XHCN, chứ chưa phải là sự phán quyết của thời gian). Tuy nhiên  từ 1980 đến nay dòng văn học này đã có những biểu hiện lão hoá.  Nguyên nhân có thể là dòng văn học này đã công chức hoá, né tránh hiện thực đời sống và ngần ngại trước trách nhiệm của văn học đối với con người. Do vậy, nó đã rời xa tiêu chí ghê gớm ban đầu của nó. Đây cũng là một câu hỏi nghiêm túc dành cho tất cả các văn nghệ sĩ đang sáng tác theo phương thức hiện thức XHCN hiện nay.

Loại thứ hai là dòng văn học ngoài luồng. Đó là những tác phẩm không qua được mạng lưới kiểm duyệt của các nhà xuất bản. Vì vậy, nó chỉ được phổ biến và lưu truyền dưới dạng bản thảo, in lậu và trên internet. Phần lớn tác phẩm trong dòng văn học này đều không sáng tác theo phương pháp hiện thực XHCN. Số lượng các nhà văn, nhà thơ có tài năng và uy tín  tham gia dòng văn học này không nhiều. Trong khi đó lại có không ít những người tự xưng là nhà văn, nhà thơ, lấy văn chương làm phương tiện để hoạt động chính trị dưới tiêu chí đòi tự do, dân chủ, nhân quyền. Những hoạt động văn chương thực dụng chính trị ầm ĩ này không có tương lai. Tuy nhiên không thể phủ nhận trôi dạt trên dòng văn học ngoài luồng này đã xuất hiện một số nhà thơ nhà văn có tài năng đang có những tác phẩm rất hứa hẹn. Ở một khía cạnh nào đó nó lại là một cú hích vào đời sống dòng văn học trong luồng ầm ĩ nhưng khuôn sáo và tẻ nhạt .

Văn học sa lầy trong thị hiếu tầm thường của đám đông

Nhưng sự đa nguyên trong sáng tạo văn học này có tạo ra những tác phẩm lớn có tác dụng giải phóng tâm hồn con người, mang lại một luồng gió mới tự do dân chủ cho xã hội hay không hay không?

Câu trả lời là không.

Bởi vì cái nền văn học đa nguyên có định hướng XHCN này này đang bị sa lầy trong cái thị hiếu nghệ thuật thực dụng rất thô sơ, tầm thường của một xã hội đang chuyển động trong nền kinh tế thị trường tự do trong khuôn khổ định hướng XHCN.

Nếu bây giờ dạo qua các quầy sách ở Hà Nội hoặc Sài Gòn thì thấy ngay điều đó. Hàng ngàn các đầu sách bầy la liệt chen nhau chật cứng trên sạp.

Bìa ngoài xanh đỏ tím vàng lòe loẹt phần lớn là vẽ môi, lưng và những chỗ gợi cảm trên thân hình con gái.

Bên trong thì toàn chuyện ru ngủ những tình cảm tầm tầm, khuyến khích những dục vọng hàng chợ, đưa ra đáp số giải toả những bức xúc nửa vời về vài ba vướng mắc nhỏ mọn, nhạt nhẽo của đời sống.

Những tác phẩm đó đồng loạt bảo nhau chạy cho xa những mâu thuẫn to lớn, chủ yếu, cốt lõi trong xã hội hiện hữu đang làm dằn vặt, cào xé tình cảm, rung chuyển suy nghĩ và đảo lộn lòng tin của hàng triệu, hàng triệu người lao động trong xã hội.

Nhà văn tự nguyện thoả hiệp đánh mất mình

Trong bản chất sâu xa của mỗi một nhà văn ở VN đều mang đậm tính thực dụng chính trị cố hữu của người châu Á.

Mục đích cầm bút của họ không thuần khiết. Họ sẵn sàng tự nguyện hoặc thỏa hiệp có điều kiện để bẻ cong ngòi ngòi bút của mình phục vụ cho một cái gì đó sẽ mang lại lợi nhuận tiền bạc, tên tuổi, quyền lợi, địa vị, danh vọng rỗng tuếch cho chính họ.

Điều đó cũng có nghĩa là họ tự nguyện đánh mất mình, đánh mất cái con người nhà văn của họ.

Cách đây vài năm Dư luận xã hội choáng váng khi nhận ra điều này qua hồi kí “Đi tìm cái tôi đã mất” của Nguyễn Khải, một nhà văn nhận giải thưởng văn học nghệ thuật HCM cao quý, một nhà văn thông minh, tài ba nhất trong thế hệ (như suy tôn của ông Nguyên Ngọc, bạn văn đồng hành của ông Khải) mà còn như vậy thử hỏi các nhà văn khác thì như thế nào.

Tất nhiên, ông Nguyễn Khải chỉ đại diện cho chính bản thân ông chứ không thể đại diện cho tất cả các nhà văn cùng thế hệ với ông.

Hiện tượng bất thường của Nguyễn Khải, một nhà văn xung kích của nền văn học hiện thức XHCN, cũng khiến dư luận người đọc buộc phải hoài nghi cái gọi là nhân cách của những người cầm bút sớm nắng chiều mưa rất không ổn như thế.

Đã khó gột rửa lại mất phương hướng

Các nhà văn của các thế hệ lớp sau Nguyễn Khải (hiện nay đang là lực lượng chủ lực của nền văn học) không bắt buộc phải sáng tạo theo khuynh hướng hiện thực XHCN mà được hưởng luồng gió mới tự do chọn lựa các khuynh hướng sáng tạo.

Tuy vậy, rất nhiều người cũng vẫn mang trong mình cái bản chất thực dụng chính trị lủn mủn như các tiền bối của họ. Một thí dụ nóng hổi: Dư luận mấy tuần nay trong văn đàn đang rộ lên chê trách tính thực dụng chính trị này chung quanh giải thưởng tiểu thuyết của hội nhà văn VN trao giải cho tác phẩm được chọn.

Nhìn toàn cảnh cái bản chất thực dụng chính trị cố hữu của người châu Á rất khó gột rửa được trong từng nhà văn, hậu quả của nó dẫn đến hy vọng sẽ tạo ra được những tác phẩm lớn trong vài thập kỉ tới chỉ là một ảo giác hoang tưởng.

Nhưng có thể sẽ có những bất ngờ không thể tưởng tượng được như trong môn bóng đá. Sẽ có những tác phẩm lớn vụt hiện. Nhưng chắc chắn đó chỉ là số ít, là đơn lẻ nếu không muốn nói là đơn độc.

Không biết có phải đây đang là những ước muốn, bức xúc, băn khoăn và lo sợ của đông đảo người đọc, của những nhà văn và của cả các cơ quan lãnh đạo văn nghệ đang nóng lòng gửi hy vọng vào nền văn học nước nhà trong vài thập kỉ tới.

Những suy nghĩ mới

Đã thành một quy luật, các trào lưu tư tưởng triết học, khoa học và văn học nghệ thuật phải luôn luôn đổi mới sáng tạo để tồn tại. Sự đổi mới sáng tạo đó là ước muốn vươn tới một sự hoàn thiện tạo nên những những giá trị mới, khám phá những sự thật căn bản thăm dò phần thâm sâu và  tươi mát của cái hiện tại sống động. 

Cần phải hiểu rằng cái thế giới của sự đổi mới, sáng tạo đích thực lại luôn  nằm trong bản chất tươi mới của cái hiện thực sống động. Và cái thế giới đó chỉ có thể tìm thấy trong một tâm thức vi tế minh triết, khoan dung, yên tĩnh. Bởi vì mọi đổi mới, sáng tạo (nhất là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật) không chỉ có giá trị thỏa mãn khoái cảm, đam mê những hình dáng hay biểu tượng mới mà quan trọng hơn, nhất thiết còn phải có giá trị thức tỉnh để tìm hiểu, khám phá và nhận ra rồi dấn thân hết mình trên con đường truy tìm lẽ sống và hạnh phúc thực sự của con người. Đó là một xác quyết.

Phải có được sự thấu hiểu thật thâm sâu về bản chất tối hậu của cái thực tại sống động. Nếu không đạt tới một tầm vóc đó thì lao động sáng tạo của người tri thức, văn nghệ sĩ chỉ phí công vô ích và sẽ liên tục bị dằn vặt để sản sinh ra những gì mà thật sự đời sống không cần đến. Vì vậy, người trí thức, văn nghệ sĩ phải có một tầm nhìn sâu rộng, một trí tuệ minh triết và một thái độ khoan dung, tránh không bị cuốn vào cơn gió lốc tư tưởng Tây phương gần hai thế kỷ nay đang rơi vào tình trạng ảm đạm do bị sa vào cái bẫy của Chuẩn thức tư duy nhị nguyên phân biệt, nên đã mất dần khả năng tiếp cận được với cái hiện tại sống động đang diễn ra.

Bản thể cái tối hậu hiện thực sống động rất khó nắm bắt và vô cùng phức tạp. Nó tích hợp giữa trật tự và hỗn loạn, giữa xây dựng và phá hủy, giữa lạc hậu và tiến bộ. Khám phá nội tâm mình luôn là những trải nghiệm tươi mát, mới mẻ nhưng cũng đầy phiêu lưu và chướng ngại. Không phải chỉ dựa vào những kiến thức kinh điển có sẵn mà chúng ta phải kinh qua các bài học  trong giây phút hiện tại của đời sống hiện thực hàng ngày. Người trí thức, văn nghệ sĩ phải biết sử dụng mọi hoàn cảnh tốt xấu trong cuộc đời, đối mặt với bao nhiêu là tư tưởng xuất hiện trong trí óc đang trói buộc mình và phải tìm cách vượt lên tìm cho mình một ý nghĩa cho cuộc đời cũng như một sự cởi mở trong tâm hồn. Mỗi giây phút chuyển hóa tâm linh ấy, sẽ nâng đỡ người nghệ sĩ, trí thức dần tìm ra con đường đích thực hoạt động xã hội và nghệ thuật của mình.

Một chân lý đã được thời gian kiểm nghiệm là không thể làm việc tốt có hữu ích cho cộng đồng, cho xã hội nếu không tự cải tạo chính mình trước.

Mặc dù hiện nay lao động trí tuệ sáng tạo trong đó có văn học nghệ thuật đang được tung hoành trong một môi trường có nhiều tự do, cởi mở. Nhưng không ít những sáng tạo mới, đặc biệt là văn học nghệ thuật lại đang dần lộ nguyên hình là giả trá, dễ dãi và lòe mắt thiên hạ. Những tác phẩm đó chỉ mang đến những lạc thú quyến rũ nhất thời, sự thỏa thích nông cạn khiến người sinh đẻ ra nó và đám đông tiếp nhận nó dễ dàng sa ngã, rốt cuộc chỉ mang đến thất vọng và nỗi bất an sâu sắc.

Lao động trí tuệ sáng tạo sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật mới đích thực rất khắc nghiệt, liên tục từng phút, từng giây đòi hỏi người sáng tạo ra nó, đến đám đông tiếp xúc với nó, đều phải cố gắng chiến thắng bản thân, phải đương đầu với sự đau khổ của cái trí năng mù tối, của cái nhận thức sai lệch, phải khiêm nhường, can đảm học lại sự hiểu biết của mình, dồn hết cả tâm huyết tiến dần vào con đường minh triết nội tâm, xây dựng cho mình một Nhận thức luận mới để tiếp cận được cái bản chất tối hậu của thực tại sống động, từ đó vượt thoát khỏi cái bẫy của chuẩn thức tư duy nhị nguyên phân biệt đơn giản, hội đủ những nguyên nhânđiều kiện tiến lên trên con đường KHAI MỞ tư duy sáng tạo trong các hoạt động xã hội, khoa học và văn học nghệ thuật mới cho nước nhà.

    • infooption
    • Click here to enable the button
      Twitter Dummy Image
    • Click here to enable the button
      Facebook Dummy Image

When you activate these buttons by clicking on them, some of your personal data will be transferred to third parties and can be stored by them. More information here.

Tags: , ,

Tuyên bố Vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam – BS

4 Th3
 

Posted by News on March 4th, 2014

Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc.

 

Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình.

Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước tiên thuộc chính người cầm bút là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo.

Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.

Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn.

Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam, với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.

Hoạt động của Văn đoàn độc lập Việt Nam nhằm vào những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

–          Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước;

–          Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ;

–          Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.

Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.

Điều lệ và Chương trình hành động cụ thể của Văn đoàn sẽ được hình thành và công bố trong quá trình vận động. Mọi liên lạc xin gửi về email: nhavandoclap@gmail.com

 

 Hà Nội ngày 3 tháng 3 năm 2014

 TM Ban vận động

 

Nguyên Ngọc

 

BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĐĐLVN

 

  1. Nguyên Ngọc – nhà văn (Trưởng ban)
  2. Bùi Chát – nhà thơ
  3. Bùi Minh Quốc – nhà thơ
  4. Bùi Ngọc Tấn – nhà văn
  5. Chân Phương – nhà thơ, dịch giả (Hoa Kỳ)
  6. Châu Diên – nhà văn, dịch giả
  7. Dạ Ngân – nhà văn
  8. Dư Thị Hoàn – nhà thơ
  9. Dương Thuấn – nhà thơ
  10. Dương Tường – nhà thơ, dịch giả
  11. Đặng Tiến – nhà nghiên cứu phê bình (Pháp)
  12. Đặng Văn Sinh – nhà văn
  13. Đoàn Lê – nhà văn
  14. Đoàn Thị Tảo – nhà thơ
  15. Đỗ Lai Thúy – nhà nghiên cứu phê bình văn học
  16. Đỗ Trung Quân – nhà thơ
  17. Giáng Vân – nhà thơ
  18. Hà Sĩ Phu – nhà văn
  19. Hiền Phương – nhà văn
  20. Hoàng Dũng – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
  21. Hoàng Hưng – nhà thơ, dịch giả
  22. Hoàng Minh Tường – nhà văn
  23. Lê Hoài Nguyên – nhà thơ
  24. Lê Minh Hà – nhà văn (CHLB Đức)
  25. Lê Phú Khải – nhà văn
  26. Lưu Trọng Văn – nhà văn
  27. Mai Sơn – nhà văn, dịch giả
  28. Mai Thái Lĩnh – nhà nghiên cứu triết học, văn hóa
  29. Nam Dao – nhà văn (Canada)
  30. Ngô Thị Kim Cúc – nhà văn
  31. Nguyễn Bá Chung – nhà thơ (Hoa Kỳ)
  32. Nguyễn Duy – nhà thơ
  33. Nguyễn Đức Dương – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
  34. Nguyễn Đức Tùng – nhà thơ, nhà phê bình văn học (Canada)
  35. Nguyễn Huệ Chi – nhà nghiên cứu văn học
  36. Nguyễn Quang Lập – nhà văn
  37. Nguyễn Quang Thân – nhà văn
  38. Nguyễn Quốc Thái – nhà thơ
  39. Nguyễn Thị Hoàng Bắc – nhà thơ (Hoa Kỳ)
  40. Nguyễn Thị Thanh Bình – nhà văn (Hoa Kỳ)
  41. Phạm Đình Trọng – nhà văn
  42. Phạm Nguyên Trường – dịch giả
  43. Phạm Vĩnh Cư – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
  44. Phạm Xuân Nguyên – nhà phê bình văn học, dịch giả
  45. Phan Đắc Lữ – nhà thơ
  46. Phan Tấn Hải – nhà văn (Hoa Kỳ)
  47. Quốc Trọng – tác giả kịch bản điện ảnh
  48. Thùy Linh – nhà văn
  49. Tiêu Dao Bảo Cự – nhà văn
  50. Trang Hạ – nhà văn, dịch giả
  51. Trần Đồng Minh – nhà nghiên cứu văn học
  52. Trần Huy Quang – nhà văn
  53. Trần Kỳ Trung – nhà văn
  54. Trần Thùy Mai – nhà văn
  55. Trịnh Hoài Giang – nhà thơ
  56. Trương Anh Thụy – nhà văn (Hoa Kỳ)
  57. Võ Thị Hảo – nhà văn
  58. Vũ Biện Điền – nhà văn (Nhật Bản)
  59. Vũ Thế Khôi – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
  60. Vũ Thư Hiên – nhà văn (Pháp)
  61. Ý Nhi – nhà thơ

 

Proclamation

of the Committee to Promote the Founding of the

League of Independent Vietnamese Writers

 

After 1975, the end of a hundred-year history of war, our country was in need of a substantial cultural renaissance. Unluckily, this grave and urgent rebirth did not happen as expected. On the contrary, Vietnamese culture has evolved from bad to worse, and appears to be in danger of losing the most basic humanistic values. This shortcoming threatens the survival of our nation.

Vietnamese writers must admit that they are partly responsible for this state of affairs. Among literature’s many important functions is to awaken the conscience and to raise the morale of the nation. At this great turning point of history, Vietnamese literature is not realising its true role.

The weakness of Vietnamese literature is rooted in the indifference of its writers to their social responsibilities, their insensitivity concerning daily events, and, most importantly, their lack of independent thinking, which has also limited their creative capabilities.

In a society like ours, where basic freedoms have been severely limited, it is difficult for writers to speak clearly and forcefully about the conditions of life in society. This limitation blurs and confuses expression; ultimately, it extinguishes art entirely. The freedom to create and publish literary works is a life-or-death necessity, not only for writers as individuals but also for the health of Vietnamese literature. Without minimal rights to free expression, our literary lives will never be adequate.

Literary institutions ruled by bureaucracy and mendacity suffocate the literature they presume to support. They also suppress healthy communication between writers and their ability of offer mutual assistance, both in their private lives and their artistic production.

In response to this longstanding but urgent situation, we, the undersigned writers, resolve to organise a committee for the founding of an independent institution of Vietnamese writers, both inside and outside the country. To be called The League of Independent Vietnamese Writers, this new institution seeks to promote a true, humanistic, and democratic literature, modern and responsive to globalisation. As demanded by history, we must act as pioneers in the creation of a national cultural renaissance.

Activities of The League of Independent Vietnamese Writers will focus on following:

–          To improve solidarity and assistance among writers inside and outside the country;

–          To bring forth conditions for professional amelioration, to advance and promote individual creation, and to encourage innovation in creative writing as well as literary criticism and linguistic studies;

–          To defend all legitimate materialistic and spiritual interests of its members, especially the freedom to write and publish, as well as the promotions of easy and complete access to literature by the reading public.

–          The League of Independent Vietnamese Writers is an organisation belonging to civil society. Dedicated to professional solidarity, it is completely independent of any other organisations existing inside and outside the country.

The detailed statutes and programme of the League will be set up and made public in the process of establishing of the league. Our email is: nhavandoclap@gmail.com

 

 

Hà Nội, March 3rd, 2014

On behalf of the Promotion Committee

Nguyên Ngọc

 

The Committee to Promote

THE LEAGUE OF INDEPENDENT VIETNAMESE WRITERS

 

  1. Nguyên Ngọc – writer (Chief of the Committee)
  2. Bùi Chát – poet
  3. Bùi Minh Quốc – poet
  4. Bùi Ngọc Tấn – writer
  5. Chân Phương – poet, translator (USA)
  6. Châu Diên – writer, translator
  7. Dạ Ngân – writer
  8. Dư Thị Hoàn – poet
  9. Dương Thuấn – poet
  10. Dương Tường – poet, translator
  11. Đặng Tiến – literary critic and researcher (France)
  12. Đặng Văn Sinh – writer
  13. Đoàn Lê – writer
  14. Đoàn Thị Tảo – poet
  15. Đỗ Lai Thúy – literary critic and researcher
  16. Đỗ Trung Quân – poet
  17. Giáng Vân – poet
  18. Hà Sĩ Phu – writer
  19. Hiền Phương – writer
  20. Hoàng Dũng – linguist
  21. Hoàng Hưng – poet, translator
  22. Hoàng Minh Tường – writer
  23. Lê Hoài Nguyên – poet
  24. Lê Minh Hà – writer (Germany)
  25. Lê Phú Khải – writer
  26. Lưu Trọng Văn – writer
  27. Mai Sơn – writer, translator
  28. Mai Thái Lĩnh – philosophy and culture researcher
  29. Nam Dao – writer (Canada)
  30. Ngô Thị Kim Cúc – writer
  31. Nguyễn Bá Chung – poet (USA)
  32. Nguyễn Duy – poet
  33. Nguyễn Đức Dương – linguist
  34. Nguyễn Đức Tùng – poet, literary critic (Canada)
  35. Nguyễn Huệ Chi – literature researcher
  36. Nguyễn Quang Lập – writer
  37. Nguyễn Quang Thân – nhà văn
  38. Nguyễn Quốc Thái – poet
  39. Nguyễn Thị Hoàng Bắc – poet (USA)
  40. Nguyễn Thị Thanh Bình – writer (USA)
  41. Phạm Đình Trọng – writer
  42. Phạm Nguyên Trường – translator
  43. Phạm Vĩnh Cư – literature researcher, translator
  44. Phạm Xuân Nguyên – literary critic and translator
  45. Phan Đắc Lữ – poet
  46. Phan Tấn Hải – writer (Hoa Kỳ)
  47. Quốc Trọng – screenplay writer
  48. Thùy Linh – writer
  49. Tiêu Dao Bảo Cự – writer
  50. Trang Hạ – writer, translator
  51. Trần Đồng Minh – literature researcher
  52. Trần Huy Quang – writer
  53. Trần Kỳ Trung – writer
  54. Trần Thùy Mai – writer
  55. Trịnh Hoài Giang – poet
  56. Trương Anh Thụy – writer (USA)
  57. Võ Thị Hảo – writer
  58. Vũ Biện Điền – writer (Japan)
  59. Vũ Thế Khôi – literature researcher, translator
  60. Vũ Thư Hiên – writer (France)
  61. Ý Nhi – poet
 

Kiến nghị của Luật sư Trần Vũ Hải – BS

4 Th3

Posted by News on March 3rd, 2014

Tài liệu này do gia đình ông Trương Duy Nhất gửi đến và đề nghị đăng theo yêu cầu của ông muốn công bố các tài liệu công khai liên quan đến vụ án ngày 4/3/2014.

 

PTDC0028

PTDC0029

PTDC0030

PTDC0031

PTDC0032

 

 

 

 

 

“Ông lớn” nhà nước rất… vô kỷ luật?

4 Th3

 

Nhưng trên thực tế là hệ thống nhà nước buông, hoặc không thể giám sát nổi. Kết quả là các doanh nghiệp nhà nước rất vô kỷ luật.

 

Tuần Việt Nam tiếp tục cuộc trò chuyện với bà Phạm Chi Lan.

Không CPH chỉ có phá sản

Bà cảm nhận như thế nào về quyết tâm CPH lần này của Thủ tướng?

-Qua cuộc họp vừa rồi (18.2) của Thủ tướng, tôi thấy lần này Thủ tướng quyết tâm làm mạnh. Nhưng, cũng phải nói thêm, quyết tâm này cũng diễn ra đúng lúc kinh tế Việt Nam khó khăn, như ngân sách tiếp tục đà khó khăn cực kỳ từ năm ngoái. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mức độ thua lỗ, nợ nần, càng ngày càng lấn sâu hơn với những con số khủng hơn. Tức là tình thế đã bất khả kháng.

Chính cái tình thế bây giờ không thể làm khác được của nền kinh tế VN khiến tôi tin hơn rất nhiều vào quyết tâm của Thủ tướng.

Hơn nữa, tái cơ cấu DNNN là một phần trong ba mảng tái cơ cấu mà Thủ tướng hay nói nói là ngân hàng, doanh nghiệp và đầu tư công…

-Ba mảng cần tái cơ cấu này lại liên quan chặt chẽ đến nhau. Ngân hàng bị chết bây giờ cũng một phần do DNNN (70% nợ xấu của ngân hàng là do DNNN). Vậy nếu không trị đúng cái nguyên nhân gây ra đống nợ xấu đó thì làm sao tái cơ cấu được?

Đầu tư công kém hiệu quả như vậy cũng một phần rất lớn do những dự án đầu tư công do nhà nước bỏ tiền ra cho DNNN làm. Không cải cách lại DNNN thì không thể nào lành mạnh hóa và tăng hiệu quả được đầu tư công.

Trước khi cổ phần hóa, không nói đến kỷ luật thị trường, kỷ luật nhà nước có được tôn trọng không?

– Về danh nghĩa là có, nhưng trên thực tế là hệ thống nhà nước buông, hoặc không thể giám sát nổi DNNN. Kết quả là các DNNN rất vô kỷ luật. Chính vì vậy đến lúc DNNN đổ vỡ, chúng ta không biết tại ai, như Vinashin.

Nhà nước rót một số tiền khổng lồ vào đó mà không giám sát nổi, QH trách tại sao Kiểm toán Nhà nước không vào, hay Thanh tra Chính phủ vào đến mười mấy lần mà không phát hiện ra sai phạm. Bản thân điều này ẩn chứa một thông điệp kép: DNNN không chịu sự giám sát nghiêm túc của nhà nước, và bản thân nhà nước cho thấy sự bất lực trong giám sát của mình.

Về kỷ luật thị trường thì tất nhiên DNNN không phải tuân thủ, bởi họ đâu có hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Họ độc quyền, họ được bảo vệ và che chắn khỏi cạnh tranh cả với trong và ngoài nước.

Cải cách DN, hay CPH, sẽ buộc DN phải áp dụng hệ thống quản trị mới theo chuẩn quốc tế.

kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa
Các DNNN sẽ bị cưỡng chế cổ phần hóa

Những góp ý

Dự hội nghị ngày 18.2 vừa rồi bà thấy những vấn đề gì cần phải tiếp tục làm?

– Tôi nghĩ lần này sẽ phải nhấn mạnh thêm, rằng trong quá trình thực hiện phải xác định tiếp điều 1 trong Đề án Tổng thể về tái cơ cấu kinh tế, yêu cầu định hình lại về vị trí và vai trò của DNNN trong nền kinh tế. Tức là DNNN không thể coi là thứ gì đó siêu việt so với thị trường. DNNN phải được thu hẹp lại, tập trung vào những lĩnh vực nhà nước cần giữ thôi, như nghị quyết các đại hội vẫn nói là các lĩnh vực thiết yếu và an ninh quốc phòng.

Nhà nước cũng phải công bố công khai, đầy đủ và càng sớm càng tốt danh mục các DNNN sẽ CPH, cũng như tỷ lệ phần trăm sẽ được CPH. Có 3 loại được công bố là nhà nước sẽ giữ lại hơn 480 doanh nghiệp về lâu về dài, như Thủ tướng nói, số DN nhà nước giữ lại trên 50% cổ phần và số DN nhà nước giữ lại dưới 50% cổ phần. Tỷ lệ bán ra phải do Nhà nước qui định.

Còn về thẩm định trị giá của DNNN, theo tôi khi phân danh mục sẽ cổ phần hóa cho từng bộ ngành, địa phương thì cũng yêu cầu luôn đơn vị đó mời chuyên gia đưa ra thêm đánh giá.

Các chuyên gia độc lập xưa nay đã được sử dụng chưa?

– Tôi nghĩ là chưa.

Bà có nói đến cơn sốt CPH năm 2006 do thị trường chứng khoán liên tục tăng điểm. Vậy thị trường chứng khoán ở tình trạng cầm chừng hiện nay có ảnh hưởng nhiều đến quá trình CPH không?

-Có. Nếu CPH được tiến hành mạnh mẽ, thì thị trường chứng khoán lại thúc đẩy các DNNN có động lực về kinh tế để CPH và tham gia thị trường.

Việc cổ phần hóa lần này là “cưỡng bức từ trên xuống”, như lời của ông Trần Đình Thiên?

– Việc đặt ra 500 đơn vị sẽ CPH trong 2 năm là cưỡng bức. Và người ta sẽ áp dụng những chế tài điều chuyển công tác đối với lãnh đạo DNNN lần chần.

Theo tôi, lãnh đạo CP phải có một thông điệp, không chỉ cho lãnh đạo DNNN, mà với cả các bộ ngành, địa phương, rằng họ cũng phải chia sẻ trách nhiệm nếu DNNN không CPH được. Vì DNNN có thể nại ý kiến rằng họ đã xin chủ trương, hay định giá tài sản nhưng bộ này, hay cơ quan kia, chưa có ý kiến. Hoặc thực tế là có sự thông đồng với nhau để níu kéo CPH.

Rồi các ban Đảng, Quốc hội cũng phải lên tiếng.

Điểm gì trong kế hoạch đề ra cổ phần hóa 500 DNNN làm bà tin là nó sẽ thành công?

Tôi nghĩ bây giờ nó không còn ảo vọng về DNNN như trước được nữa, đặc biệt là tập đoàn. Thứ hai là nhà nước nếu không CPH thì chỉ có cách tuyên bố phá sản.

Tại Đại hội XI đầu năm 2011 đã đưa ra ý tưởng về tái cơ cấu, tức là thừa nhận sự bất ổn của mô hình đó rồi, nhưng quá trình thực hiện lại quá chậm, ba năm trời chưa làm được gì.

kinh tế, doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa
Bà Phạm Chi Lan. Ảnh Lê Anh Dũng

Kinh nghiệm nước ngoài

Bà có những kinh nghiệm của nước ngoài về CPH, tuy họ có thể gọi theo cách khác, hay không?

CPH của các nước gồm 2 vế, ngoài việc bán ra cổ phần, còn có việc tăng cường năng lực quả trị doanh nghiệp. Vì vậy trong quá trình CPH, hay CPH xong, phải áp đặt được ngay hệ thống quản trị tốt và mới, nếu không lãnh đạo doanh nghiệp CPH vẫn lại là DNNN với ông lãnh đạo vẫn được nhà nước phân công, lại còn nắm thêm cổ phần riêng nữa.

Thứ hai phải tạo thị trường ngay trong quá trình CPH. Chứ ở Việt Nam lâu nay bán cổ phần cho ai xã hội không biết.

Một ý khác là các cổ phần bán được nên thị trường hóa một cách chính thức nhanh chóng, tức là cổ phần mua xong có thể bán luôn, nhất là với cán bộ công nhân viên DNNN. Không bán được chính thức, nhiều khi vì tiền họ lại bán chui cho ông lãnh đạo DN, hoặc kẻ thu gom, họ vừa thiệt mà quá trình CPH biến thành tư hữu hóa.

DNNN và họ được cư xử như các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, bà nghĩ sao?

Tôi rất trông chờ vào điều mà tôi đề nghị từ lâu rồi, rằng muốn CPH nhanh phải thực hiện như sau:

Đầu tiên, lập danh mục rất rõ của Thủ tướng Chính phủ là đến 2010 tôi còn giữ một số lượng 1000 DNNN, trong đó có bao nhiêu giữa 100%, bao nhiêu giữ trên 50% và bao nhiêu dưới 50%; đến năm 2015 nhà nước chỉ có 500 DNNN, trong đó cũng phân chia theo tỷ lệ đó; và đến năm 2020 chỉ còn giữ 250 DNNN…

Đó là cái mốc bắt buộc cho tất cả các DNNN không nằm trong danh sách đó, và phải ra thị trường trong thời gian đó, và nhà nước không nuôi thêm bất cứ ngày nào, và từ đây đến đó nhà nước sẽ giảm dần trợ giúp mỗi năm là 20%, và sau 5 năm là hết trợ giúp. Như vậy, DNNN không thể kêu lên rằng nhà nước “đem con bỏ chợ” bất thình lình.

Với những DNNN còn lại, lãnh đạo chính phủ cũng nên tuyên bố là từ năm này trở đi sẽ áp dụng hệ thống mới về phân bổ nguồn lực, tất các dự án của doanh nghiệp đó phải được đưa ra cạnh tranh, bằng cách tạo ra một sân chơi theo kiểu bất kỳ một dự án nào thì đến vòng cuối cùng phải có ít nhất ba doanh nghiệp thuộc ba thành phần kinh tế khác nhau đấu thầu công khai và minh bạch.

Hay về vốn ngân hàng, cũng tuyên bố rõ ràng rằng từ năm này trở đi chính phủ sẽ bỏ hết bảo lãnh tín dụng cho các DNNN, các ngân hàng tự cho vay, và tự chịu trách nhiệm. Đã tuyên bố như vậy thì hết ngay cái chuyện cho vay ưu đãi một cách vô tổ chức.

QH góp sức vào bằng cách tuyên bố tất cả các dự án đầu tư công thì mọi giám định để phê chuẩn phải trên cơ sở tham vấn người dân địa phương, mời các chuyên gia tham vấn đối với một số dự án nhất định.

Điều này sẽ xóa đi tình trạng nhiều dự án đầu tư công là do DNNN “nhồi” vào, trong sự móc ngoặc với  địa phương. QH có thể khẳng định rằng họ chỉ rót ngân sách cho những dự án có tham vấn người dân và có thẩm định của các chuyên gia tư vấn, có đấu thầu đàng hoàng.

Huỳnh Phan

Bài cùng tác giả:

Thời sự trong ngày: Phát hiện chấn động vụ sập cầu treo

4 Th3

 

– Cúm gia cầm áp sát Hà Nội; Phát hiện chấn động tại hiện trường vụ sập cầu treo; Báo cáo TƯ về khối tài sản của ông Truyền; Nhân viên hành chính tiếp khách gần tỷ; Bắt thêm hung thủ chém dã man trung úy CSGT… là những thông tin thời sự nổi bật trong ngày 3/3.

PHÁT HIỆN CHẤN ĐỘNG TẠI HIỆN TRƯỜNG VỤ SẬP CẦU TREO

Trụ bê tông của cầu treo mới bị lật tại thôn Chu Va 6, xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu) được làm bằng gạch, chứ không được đúc bằng bê tông nguyên khối theo như thiết kế của cầu treo.

Xem tiếp tại đây.

CÚM GIA CẦM ÁP SÁT HÀ NỘI

Hai tỉnh sát Hà Nội là Hưng Yên và Hải Dương đã có những ổ dịch cúm gia cầm H5N1 đầu tiên. Dịch hiện đã lan rộng ra 21 tỉnh, thành trên cả nước với 60 ổ.

Đọc tin tại đây.

NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH CŨNG TIẾP KHÁCH TỚI GẦN TỶ!

thời sự trong ngày, cúm gia cầm, trúng số, đại gia, cầu treo, giang hồ, CSGT, Trần Văn Truyền, tiếp khách, xổ số
Trụ sở Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Hậu Giang ở TP.Cần Thơ.

‘Chỉ tính đơn giản trong 3 lần tiếp khách của ông Liêng Quang Tân – nhân viên Phòng TCHC Công ty XSKT Hậu Giang lên đến 900 triệu đồng. Ngay cả một Phó CVP UBND tỉnh cũng tạm ứng 600 triệu đồng để UBND tỉnh chi phí…’.

Xem tiếp tại đây.

BẾN TRE BÁO CÁO TƯ VỀ KHỐI TÀI SẢN CỦA ÔNG TRUYỀN

Tỉnh ủy Bến Tre đã gửi công văn đến Văn phòng TƯ Đảng báo cáo tình hình dư luận về khối tài sản của ông Trần Văn Truyền. Tỉnh xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương để ổn định dư luận ở địa phương.

Xem tiếp tại đây.

CUỘC TRUY BẮT NGHẸT THỞ NHÓM TỘI PHẠM KHÉT TIẾNG

Xẩm tối, hàng chục cán bộ chiến sỹ CA TP. Vinh (Nghệ An) được bố trí mật phục tại khu vực cầu Bến Thủy 2, găng lưới vây bắt hai đối tượng vận chuyển ma túy khét tiếng. Tuy nhiên, đối tượng đã liều lĩnh lao thẳng ô tô vào tổ công tác để phá vòng vây và trốn chạy.

Đọc bài tại đây.

VỤ ÁN ‘BẦU’ KIÊN: PHẢI RA CÁO TRẠNG MỚI VÌ MỘT SAI SÓT NHỎ

Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng số 10/VKSTC -V1, ngày 10/2/2014 để thay thế cáo trạng số 09 ngày 27/1/2014 đối với vụ án Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên).

Đọc chi tiết tại đây.

BẮT THÊM HUNG THỦ CHÉM DÃ MAN TRUNG ÚY CSGT

Lúc 10h30′ ngày 3/3, PC45 phối hợp cùng CA huyện An Dương (Hải Phòng) bắt giữ thêm 3 hung thủ tham gia chém trọng thương, cướp tài sản của Trung úy Vũ Thế Thắng, cán bộ Đội 1, Phòng CSGT – CATP Hải Phòng.

Xem tin tại đây.

LÍNH QUÂN HÀM XANH VÀ CHIẾN CÔNG Ở NHỮNG ‘ĐIỂM NÓNG’

Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, hải đảo, gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đặc biệt là phá nhiều chuyên án ma túy lớn, lực lượng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh xứng đáng với niềm tin yêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ủy thác.

Xem hình ảnh tại đây.

HỌC SINH VIỆT NAM ĐỨNG CUỐI BẢNG VỀ SỰ LINH HOẠT

Kết quả khảo sát PASEC 10, đồng thời những thống kê mới từ cuộc khảo sát PISA mà Bộ GD-ĐT mới đưa ra có tác dụng khẳng định những gì mà các chuyên gia giáo dục cảnh báo cũng như người dân lo ngại từ lâu.

Đọc tin tại đây.

HÀ NỘI MƯA PHÙN, NỒM ẨM ĐẾN BAO GIỜ?

Mưa phùn tiếp diễn và độ ẩm cao sẽ tiếp diễn tại Hà Nội cũng như các tỉnh Đông Bắc Bộ trong những ngày tới. Nhiệt độ tại khu vực này cũng tăng cao lên mức 23-25 độ.

Xem tại đây.

LẠI CHẶT TAY, CƯỚP TÀI SẢN GIỮA SÀI GÒN

Đang đi, chị Mạnh bất ngờ bị gã xe ôm dừng xe, rút dao, yêu cầu đưa tiền. Không được chấp thuận, gã này liền dùng dao chém vào tay nạn nhân rồi giật phăng túi xách, phóng đi.

Đọc tin tại đây.

CỨU SỐNG BÉ 10 THÁNG BỊ SỞI BIẾN CHỨNG HIẾM GẶP

Bé Kiều Chinh (10 tháng tuổi) bị suy hô hấp nặng sau 2 ngày ho, sốt, phát ban do sởi. Rất may bé đã được cứu sống, sức khỏe tiến triển tốt.

Đọc bài tại đây.

HAI NGƯỜI TRUNG QUỐC SÁT HẠI TRẺ EM KHÔNG PHẢI DO NỢ NẦN

thời sự trong ngày, cúm gia cầm, trúng số, đại gia, cầu treo, giang hồ, CSGT, Trần Văn Truyền, tiếp khách, xổ số
Một trong hai nghi can của vụ án

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, hung thủ người Trung Quốc sát hại em Tuyến không quen biết với ông Long Văn Linh (bố cháu Tuyến). Thế nên không có chuyện án mạng xảy ra do nợ nần tiền bạc.

Xem tiếp tại đây.

TRÙM MA TÚY ĐÂM THẲNG Ô TÔ VÀO THƯỢNG TÁ CÔNG AN

Bị vây bắt, Phan Công Cường đã lao thẳng ô tô vào lực lượng công an. Hậu quả khiến thượng tá Mai Chiến Thắng, Phó trưởng CA TP. Vinh (Nghệ An) cùng 2 cán bộ khác bị trọng thương.

Đọc tin tại đây.

XE TẢI TÔNG XE MÁY, 5 NGƯỜI TRONG 1 GIA ĐÌNH THƯƠNG VONG

Cả gia đình 5 người ngồi trên 1 chiếc xe máy đang lưu thông trên đường bất ngờ bị xe tải từ hẻm chạy ra tông vào làm 2 người tử vong, 3 người bị thương rất nặng.

Đọc tại đây.

NGHI VẤN NHÂN VIÊN THAY ĐỒNG HỒ ĐIỆN GÂY CHÁY NHÀ DÂN

Nguyên nhân dẫn đến vụ cháy rất có thể là do chập điện trong lúc hai nhân viên điện lực thay đồng hồ điện cho người dân.

Xem tin tại đây.

ĐỌC CHẬM

 

Pháp sư ‘ma làng’ và hàng loạt vụ dâm ô

Trong khi chính quyền địa phương đang tập trung tuyên truyền ngăn chặn vụ giết người do nghi kỵ cầm đồ thuốc độc tại huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi thì tại huyện Sơn Tây xuất hiện một “vị” pháp sư tự xưng là “ma làng”. 

Con trai Công tử Bạc Liêu: Chạy xe ôm, bán sách nuôi con gái bại liệt

“Ngoài việc làm hướng dẫn viên cho du khách đến tham quan khu di tích Công tử Bạc Liêu, tôi còn bán cuốn sách viết về cha mình Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm nghìn để nuôi gia đình”.

KỲ QUẶC

 

Đại gia xổ số phải đi ăn mày

Ngủ ngoài đường, ăn bánh mì bố thí… là những gì ông Bùi Hiền Hòa (45 tuổi – ngụ phường Nguyễn Văn Linh, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) phải trả giá cho những ngày ăn chơi.

ẢNH TRONG NGÀY

 

thời sự trong ngày, cúm gia cầm, trúng số, đại gia, cầu treo, giang hồ, CSGT, Trần Văn Truyền, tiếp khách, xổ số
Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng 4 sao tại Sài Gòn

CLIP HOT

 

Tập tiền 500.000 rơi giữa đường, dân ùa ra nhặt giúp

Người thanh niên bất cẩn làm rơi xấp tiền mệnh giá 500.000 đồng ra giữa đường nhưng không có ai hôi của.

M.Anh(tổng hợp)

Thế giới 24h: “Nga không muốn gây chiến với Ukraina”

4 Th3

Vô Ngã

 

– Một quan chức Nga khẳng định nước này không muốn gây chiến với Ukraina; Triều Tiên lại gây căng thẳng khi bắn 2 tên lửa tầm ngắn… là các tin nóng.

Nổi bật

Một quan chức ngoại giao Nga tuyên bố, nước này không hề muốn có chiến tranh với Ukraina, còn việc Thượng viện phê chuẩn can thiệp quân sự chỉ là nhằm chứng tỏ sự nghiêm túc trong ý định của Kremlin.

“Nga không hề muốn có chiến tranh với Ukraina. Tôi khẳng định không ai ở Nga muốn có chiến tranh với Ukraina cả”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin phát biểu trên một chương trình truyền hình.

Ukraina, Crưm, Nga, chiến tranh, quân sự
Lực lượng vũ trang phong tỏa sân bay quân sự Ukraina ở Belbek. (Ảnh: News)

“Chúng tôi phản đối việc sử dụng những ngôn từ như thế (chiến tranh) khi nói về mối quan hệ giữa…

Xem bài viết gốc 755 từ nữa

Thế giới 24h: “Nga không muốn gây chiến với Ukraina”

4 Th3

 

– Một quan chức Nga khẳng định nước này không muốn gây chiến với Ukraina; Triều Tiên lại gây căng thẳng khi bắn 2 tên lửa tầm ngắn… là các tin nóng.

Nổi bật

Một quan chức ngoại giao Nga tuyên bố, nước này không hề muốn có chiến tranh với Ukraina, còn việc Thượng viện phê chuẩn can thiệp quân sự chỉ là nhằm chứng tỏ sự nghiêm túc trong ý định của Kremlin.

“Nga không hề muốn có chiến tranh với Ukraina. Tôi khẳng định không ai ở Nga muốn có chiến tranh với Ukraina cả”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin phát biểu trên một chương trình truyền hình.

Ukraina, Crưm, Nga, chiến tranh, quân sự
Lực lượng vũ trang phong tỏa sân bay quân sự Ukraina ở Belbek. (Ảnh: News)

“Chúng tôi phản đối việc sử dụng những ngôn từ như thế (chiến tranh) khi nói về mối quan hệ giữa chúng tôi với Ukraina, quốc gia láng giềng gần gũi của chúng tôi”, vị Thứ trưởng ngoại giao Nga cho biết thêm.

Cũng theo lời ông Karasin, “chúng tôi cho rằng quyết định (cho phép triển khai quân đội Nga tại Ukraina) sẽ khiến cho nhiều người thức tỉnh, và cho thấy sự nghiêm túc, trong những ý định của Liên bang Nga”.

Bà Valentina Matviyenko, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga), cơ quan đã chấp thuận cho Tổng thống Nga Putin dùng hành động quân sự, cũng bác bỏ tin cho rằng, Nga tuyên chiến với Ukraina.

Trong khi đó, lực lượng biên phòng Ukraina ngày 3/3 ra tuyên bố cho biết, binh sỹ và các máy bay quân sự của Nga cùng ngày đã tiến vào khu tự trị Crưm của Ukraina, vi phạm các thỏa thuận giữa hai nước.

Theo tuyên bố, trong vòng 24 giờ qua 10 trực thăng chiến đấu và 8 máy bay vận tải quân sự Nga đã hạ cánh xuống Crưm, trong khi từ ngày 1/3, bốn tàu chiến Nga đã hiện diện tại cảng thành phố Sevastopol.

Hãng thông tấn Reuters thì cho biết rằng, các xe thiết giáp của Nga ngày 3/3 đã được điều đến một bến phà nằm trên eo biển Kerch, chia cắt miền đông bán đảo Crưm và phía Tây bán đảo Taman thuộc Nga.

Còn theo hãng tin AP các binh lính ủng hộ Nga ngày 3/3 đã kiểm soát bến phà thuộc thành phố Kerch của Ukraina, cách Nga khoảng 20km đường thủy. Đây là điểm khởi hành phổ biến của nhiều tàu tới Nga.

Tin vắn

– Ngày 3/3, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã lên tiếng kêu gọi nước Nga tránh những hành động có thể khiến cho tình hình khủng hoảng ở Ukraina xấu thêm.

– Một tàu ngầm hạt nhân tấn công của lực lượng hải quân Mỹ ngày 3/3 đã cập cảng Busan, miền nam Hàn Quốc, trong khuôn khổ đợt hoạt động ở tây Thái Bình Dương.

– Mạng tin Sky News cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói, quan điểm của ông về Ukraina trùng hợp với người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị.

– Russia Today dẫn thông tin từ biên phòng Nga cho biết, hai tháng đầu năm 2014 có khoảng 675.000 người Ukraina đã sang Nga tị nạn sau các biến động tại nước này.

– Cơ quan giám sát thông tin và truyền thông của Nga đã chặn 13 trang web có nội dung liên quan tới biểu tình ở Ukraina dẫn đến việc Tổng thống Yanukovych bị lật đổ.

– Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hôm 3/3 đã kêu gọi Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân nhằm đẩy nhanh tiến trình tái thống nhất với miền bắc.

– Tình hình trên bán đảo Triều Tiên ngày 3/3 tiếp tục căng thẳng sau khi Triều Tiên cùng ngày đã bắn 2 tên lửa tầm ngắn về phía vùng biển ngoài khơi phía đông nước này.

– Chính phủ lâm thời tại Kiev đã bổ nhiệm hai tỷ phú giàu nhất ở Ukraina làm lãnh đạo 2 thành phố công nghiệp lớn là Dnepropetrovsk và Donetsk ở miền đông nước này.

– Theo báo chí Hàn Quốc, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Triều Tiên Choe Ryong-hae, “cánh tay phải” của ông Kim Jong Un, có thể đang bị giam giữ.

– Chủ tịch Hội đồng Tối cao Crưm tuyên bố khu tự trị sẽ tự quyết định vận mệnh qua trưng cầu dân ý vào 25/5 tới và không chào đón sự hiện diện của quân đội NATO.

– Chính quyền Cộng hòa tự trị Crưm (ARC) thuộc Ukraina cho biết rằng, trong một ngày qua đã có hơn 3.000 binh sỹ Ukraina tuyên thệ trung thành với nhân dân Crưm.

Tin ảnh

Ukraina, Crưm, Nga, chiến tranh, quân sự
Ukraina khởi tố Tư lệnh hải quân Denis Berezovsky vì đã tự giao nộp căn cứ ở Crưm và thề trung thành với lãnh đạo thân Nga. (Ảnh: Reuters)

Phát ngôn

Ngoại trưởng Anh William Hague ngày 3/3 tuyên bố, tình hình bất ổn tại Ukraina là “cuộc khủng hoảng lớn nhất tại châu Âu trong thế kỷ 21”.

Kỷ niệm

Ngày 4/3/2012, cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 6 của nước Nga đã diễn ra và kết thúc với chiến thắng vang dội của ông Vladimir Putin.

Thanh Vân (tổng hợp)