Lưu trữ | Tháng Chín, 2015

TQ “nóng máu” vì ông Tập bị bà Hillary Clinton “mắng thẳng” – BS

29 Th9

Posted by adminbasam on 29/09/2015

Soha News/ TTT

28-9-2015

H1

Trung Quốc đã phản ứng sau khi bà Hillary Clinton chỉ trích việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì một hội nghị về quyền phụ nữ tại LHQ là hành động “không biết xấu hổ”.

Tối 27/9 (giờ địa phương), Hội nghị Lãnh đạo toàn cầu về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ đã được tổ chức do Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Moon và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì.

Theo trang Phượng Hoàng (Trung Quốc), ứng cử viên Tổng thống Mỹ, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã chỉ trích việc ông Tập tham gia chủ trì một hội nghị của LHQ về vấn đề quyền phụ nữ là “không biết xấu hổ”.

Những lời phê bình trên được bà Hillary đăng tải trên tài khoản Twitter của mình, với lý do được bà nêu ra là vấn đề phụ nữ ở Trung Quốc còn tồn tại nhiều tiêu cực và một số nhà hoạt động đã bị bắt giữ.

H1

Thời báo Hoàn Cầu đăng bài xã luận chỉ trích bà Hillary kèm hình ảnh dòng trạng thái của bà trên Twitter.

Ngay sau những tuyên bố của cựu Ngoại trưởng Mỹ, đại diện Trung Quốc đã phản ứng trong một cuộc họp báo rằng “chỉ có người dân, đặc biệt là phụ nữ Trung Quốc, mới có quyền lên tiếng đánh giá về sự nghiệp phụ nữ của Trung Quốc”.

Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế Bộ ngoại giao Trung Quốc Lý Quân Hoa tuyên bố:“Chúng tôi nhận thấy một số cá nhân, tập thể phát biểu quan điểm đối với sự nghiệp phụ nữ của Trung Quốc.

Một số ý kiến ‘ăn không nói có’, trong khi một số khác không hiểu rõ về những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực này ở Trung Quốc.

Ví dụ, [bà Hillary Clinton] vừa đề cập tới một số nhà hoạt động thúc đẩy nữ quyền bị nhà chức trách câu lưu.

Theo tôi được biết, những người này bị tạm giữ không phải vì thúc đẩy quyền phụ nữ, mà do hành động của họ vi phạm pháp luật Trung Quốc.”

H1

Trung Quốc ngay lập tức “phản pháo” bà Hillary Clinton trong một cuộc họp báo. Ảnh: Nam Đô.

Trong bài xã luận đăng trên Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) sáng nay (28/9), tờ này gay gắt gọi những lời phê bình của bà Hillary là “thô lỗ, vô cùng thất lễ”.

Thậm chí, Hoàn Cầu còn “lôi” cả ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump vào cuộc khi chỉ trích Hillary Clinton “từ bỏ tác phong đáng quý của một cựu Ngoại trưởng” để “học theo phong cách đao to búa lớn” của tỷ phú Trump.

Tại hội nghị trên, ông Tập tuyên bố Trung Quốc sẽ hỗ trợ thiết lập 100 dự án liên quan tới sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, đầu tư tài chính cho hơn 100 dự án khác để đưa các bé gái nghèo tới trường và đào tạo phụ nữ ở các nước đang phát triển.

___

VOA

29-9-2015

H1Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh LHQ ngày 26/9/2015.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới tăng cường nỗ lực cải thiện quyền của phụ nữ.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về bình đẳng giới, nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết góp 10 triệu đô la cho cơ quan Liên hiệp quốc chuyên trách nữ quyền trong khi các nhà hoạt động và các tổ chức bảo vệ nhân quyền mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc về việc cầm tù các nhà hoạt động nữ.

Ông Tập, người tổ chức cuộc họp, cũng cam kết sẽ xây 100 trung tâm y tế và 100 trường học cho trẻ em gái ở các nước đang phát triển trong 5 năm tới.

Nhưng sáng kiến của Tập đã gặp phải những lời khen chê cùng sự chỉ trích mạnh mẽ trên Twitter từ ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton.

Bà Clinton viết “Ông Tập chủ trì một cuộc họp về nữ quyền tại Liên hiệp quốc trong khi đang đàn áp những người bênh vực cho quyền phụ nữ hay sao? Thật là không biết xấu hổ.” Bà Clinton muốn nhắc tới vụ bắt giam 5 nhà hoạt động trẻ ở Trung Quốc bênh vực cho nữ quyền trước Ngày Quốc tế Phụ nữ.

Nhóm này bị bắt tại một số thành phố khi họ phát tờ rơi báo động về nạn quấy rối tình dục trên các phương tiện công cộng. Sau đó họ được phóng thích nhưng bị giám sát tư pháp.

Một loạt các nữ lãnh đạo thế giới đã phát biểu tại cuộc họp do Chủ tịch Trung Quốc chủ trì, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, và Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina.

Thủ tướng Đức dùng bài diễn văn của mình nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc bảo vệ phụ nữ trước nạn cưỡng hiếp, nộ lệ hóa, cùng các hành vi ngược đãi khác ở Syria, Iraq, Nigeria và các vùng xung đột khác trên toàn cầu.

“Con đĩ của nhân loại” đã ngự trị trái đất ra sao? – VHNA

29 Th9

  •   ĐỖ MINH TUẤN
  • Chủ nhật, 20 Tháng 9 2015 06:39
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
 

K.Marx nói “Đồng tiền là con đĩ của nhân loại”. Nhưng đây là một con đĩ có quyền lực ghê gớm nhất, có thể chi phối tất cả thế gian, từ giới trí thức, đến tôn giáo và khoa học, biến tất cả thành hàng hoá và kẻ làm thuê cho nó. Những thông tin về sự thao túng ngày càng tăng của nó trong các lãnh địa được coi là cao quý thiêng liêng nhất của nhân loại cho ta thấy đã đến lúc thế giới phải đoàn kết lại để chống lại “con đĩ siêu đẳng” này, không phải bằng bạo lực mà bằng nhân tính, bản lĩnh và trí tuệ, vì sự tồn vong của những giá trị mà nhân loại đã từng kiêu hãnh đưa tới cho hành tinh của cây xanh, khoa học, tình yêu và thi ca.

Trí thức với đồng tiền

Một học giả Nga đã nhận xét tinh tế rằng: có ba dấu hiệu của giới trí thức về mặt nguyên tắc phân biệt nó với các nhóm xã hội khác: thái độ đối với sự giàu có, với lịch sử và với nhà nước. Trong tất cả các trường hợp, ba thái độ này đều là hỗn hợp của sự khinh bỉ, nôn nóng và ganh tị. Theo ông, đây là điều đặc biệt tiêu biểu đối với giới trí thức Pháp và Nga, dù cho trong các nước Anglo-Saxon những tâm trạng tương tự ở thế kỷ vừa qua cũng tăng lên đáng kể.

Hình ảnh công tử Bạc Liêu đốt tiền làm đóm soi tìm đồng tiền rơi cho người đẹp và hình ảnh Serge Gainsbourg, một trí thức Pháp, đốt tờ 500 FR châm thuốc lá ngay trên truyền hình khá tiêu biểu cho thái độ coi khinh  tiền bạc đặc trưng cho trí thức này.

Những thái độ coi khinh tiền bạc của nhiều trí thức Pháp được bảo đảm bởi những huyền thoại về một nước Pháp văn hoá từng mang những chân lý có giá trị phổ quát toàn cầu. Nước Pháp từng được Clemenceau coi là người lính của Thượng đế trong quá khứ, người lính của văn minh trong hiện tại và người lính của lý tưởng trong tương lai. Ấy vậy mà cùng với sự phát triển của Tân lục địa, đồng tiền  đã làm lu mờ những huyền thoại của cựu lục địa và báo thù ngoạn mục với thái độ khinh miệt của trí thức nơi đây.

Từ chỗ là “con đĩ của nhân loại” (K.Marx) đồng tiền đã ngày  càng trở thành biểu tượng thiêng liêng mang ý nghĩa đời sống, mang tự hào dân tộc, mang sức mạnh tương lai. Từ chỗ coi khinh sự giàu có, các trí thức cựu lục địa đã bắt đầu quen với lý tưởng làm giàu, bắt đầu trang sức bằng các chỉ số phát triển kinh tế, bắt đầu bị cuốn theo ma lực của cuộc sống tiêu dùng và không ngại ngần làm thơ ca ngợi những con buôn và những tiện nghi.

Andre Gide, từ những năm 50 đã linh cảm thấy quyền lực tương lai của đồng tiền khi nhận xét rằng các xã hội tư bản quy mọi thứ về tiền, nhưng các xã hội khác rồi cũng thông qua quyền lực và  những con đường khác để đi đến đồng tiền. Ðồng tiền một khi đã lên ngôi lý tưởng, nó có thể mua được cả quyền lực, cả nhân cách, cả truyền thống, cả đức tin. Thậm chí, có  tỷ phú đã ngạo mạn tuyên bố: “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Đồng tiền mua được cả ghế Tổng thống. Năm 1996, bảy nhà tư bản lớn nhất nước Nga, cũng là bảy người nắm  quyền kiểm soát với truyền thông đại chúng lúc bấy giờ đã hợp tác với nhau để đảm bảo cho Tổng thống Enxin đắc cử thêm một nhiệm kỳ. Tổng thống và các đảng cầm quyền của nhiều  cường quốc khác cũng không tránh khỏi sự chi phối của đồng tiền thông qua các tập đoàn tài chính.

Trong khi không ít trí thức cựu lục địa đang hăm hở sám hối, đi tiên phong trong thời đại toàn cầu hoá, say sưa với những khái niệm kinh tế học thời thượng vừa mới nhập vội, xin lỗi và ve vãn đồng tiền, đưa nó lên ngôi chúa tể, biến nó thành thước đo hạnh phúc và tiến bộ của một dân tộc thì lại có những trí thức ở các xứ sở giàu có phê phán thói tâng bốc đồng tiền, đòi đặt đồng tiền về đúng vị trí của nó. Thậm chí, một huyền thoại trong thế giới tài chính là G.Soros (Mỹ) đã phản đối việc lấy  lấy tổng sản phẩm quốc dân (GNP) làm thước đo phát triển vì, theo ông, làm như vậy có khác gì chấp nhận đồng tiền như một giá trị đích thực, một giá trị tự thân. Ông cho rằng, trên thực tế thì GNP cao chưa phản ánh sự tiến bộ xã hội. Trong một nước bệnh Aids đang hoành hành thì GNP tăng lên vì người ta phải tốn nhiều chi phí xử lý căn bệnh thế kỷ này.Vì thế, vận dụng thước đo đồng tiền sẽ không thể biết thế giới đang tiến lên hay đang đi giật lùi.

Theo Soros, các giá trị đích thực không thể dùng đồng tiền để đo lường, phải có những thước đo tiến bộ khác phản ánh được những chỉ số vô hình như hạnh phúc và quyền tự chủ của công dân. Nét đặc sắc riêng của các giá trị đích thực là chúng tự bản thân đã chứa đựng các giá trị nội tại, bất luận chúng đã chiếm lĩnh được vị trí chủ đạo hay chưa. Các giá trị đích thực khác xa với các  giá trị thị trường ở chỗ tự thân nó đã có giá trị, có quyền lực, không cần phải cạnh tranh để tự khẳng định như giá trị thị trường. G. Soros- Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu-NXB Khoa học xã hội năm 1999, trang 429.

Thực tế phát triển cho thấy những điều Soros nói là rất sâu sắc. Sự bành trướng của kỹ nghệ trong phạm vi toàn cầu đã làm suy giảm những điều kiện nảy sinh và dung dưỡng trí thông minh, luân lý, tình thương và những phẩm chất cần cho cuộc sống cộng đồng- từ cộng đồng nhỏ là gia đình, đến các cộng đồng lớn hơn trong xã hội. Những không gian gia đình, cộng đồng truyền thống bị phá vỡ đã làm giảm chất  lượng sống của con người một cách sâu sắc.

Người ta đã thấy cuộc sống gia đình trong các xã hội phát triển kinh tế trở nên nghèo nàn, đơn điệu, trong đó những đứa trẻ không còn được hô hấp trong bầu dinh dưỡng tình cảm, tâm linh và trí tuệ như ngày xưa. Gia đình bị chia cắt, vỡ nát không gian tình cảm, cha mẹ bị ném tới cơ quan công xưởng, trẻ em trở thành những vị “thiền sư” luôn dán mắt vào Tivi hay computer để sống với thế giới ảo đầy bạo lực và hoang tưởng. Gia đình lại dạy chúng cách hành xử giản đơn kiểu duy lý thực dụng, mọi thứ có thể quy ra luật và tiền, mọi mục đích trở nên cụ thể ở tầm gần và mọi mâu thuẫn trong đời sống được giải quyết một cách giản đơn và thô bạo, thiếu một bàn tay khéo léo, bao dung và mềm mại của tình người và của thời gian.

Khi công nghệ và nhịp sống man rợ một cách lấp lánh này được du nhập vào thế giới thứ ba, nó mang theo cả những căn bệnh xã hội nói trên nhưng ở mức trầm trọng hơn, vì các xã hội nghèo không có hệ miễn dịch từ truyền thống pháp trị và kỹ trị. Tuy nhiên, khi đánh giá về phát triển, người ta thường quên đi những sự thụt lùi hay phá sản trong các lĩnh vực vô hình như văn hoá, tình cảm, ý nghĩa, tâm linh. Đó là nơi người trí thức nhạy cảm về ý nghĩa và giá trị.

 Nếu như những luận điểm này được phát ra từ một kẻ đạo văn hay một học giả khiêm tốn chỉ nói những điều đã tiêu hoá vào trong bụng mình, ghét thói  trích dẫn khoe khoang thì hẳn là kẻ phát ngôn sẽ bị nhiều người coi là bảo thủ và gàn dở. Người ta sẽ bĩu môi cho rằng trong khi cả thế giới đua nhau làm giàu, vinh quang nhờ cạnh tranh và buôn bán thì mình vẫn cứ khư khư ôm lấy những giá trị trừu tượng cổ hủ theo kiểu các hủ nho, các ẩn sĩ tự phong là “Vua không ngai”, các thi sĩ ước mơ “Một mái nhà tranh hai trái tim vàng”! Nhưng may thay, đó lại là những ý tưởng phát ra từ miệng trùm tài chính thế giới, một phù thuỷ trong vương quốc đồng tiền. Thông tin chính xác và cập nhật về suy tư của người trí thức đương đại, khiến ta  thấy tin hơn ở tổ tiên và những giá trị nhân văn đang bị nhiều người chối bỏ để chạy theo giá trị thị trường.

Tôn giáo với đồng tiền

Vào thế kỷ thứ 7, Vua Hồi giáo đầu tiên đã lập ra một hệ thống tiền tệ quốc tế, với đồng tiền đúc mà hình dạng và quan niệm rất gần với đồng tiền hiện đại. Những đồng Dinar vàng này đã được các xứ sở Trung Ðông rất ưa thích, đến nỗi những Vương quốc Kito giáo do các đạo quân Thập tự chinh thiết lập đã phải đúc ra những đồng tiền mô phỏng đồng Dinar để kiếm lời, bất chấp đó là những đồng tiền tôn vinh Thánh Allah. Sau khi bị Giáo hoàng phát hiện, những tín đồ Thiên chúa đúc tiền theo mẫu tiền Hồi giáo đã bị rút phép thông công, nhưng người ta vẫn phải đúc một đồng tiền mới của Thiên chúa giáo giống hệt đồng Dinar, chỉ thêm vào cây Thánh giá và dòng chữ Arập tôn vinh Thiên chúa.

Trong khi Thiên Chúa giáo và một số tôn giáo khác ngày càng thế tục hoá  thì Hồi giáo vẫn kiên trì với những nguyên tắc khắt khe. Chính vì thế, cái quan niệm cho rằng Hồi giáo xung khắc với lợi nhuận đã ngự trị trong một thời gian dài hạn chế sự tham gia của các tín đồ Hồi giáo vào các lĩnh vực kinh doanh. Những người trí thức có cái  nhìn cởi mở không thoả mãn với định kiến này đã cố truy tìm trong Kinh Coran những ý tưởng khuyến khích các tín đồ Hồi giáo kinh doanh. John Nabish, nhà tương lai học người Mỹ đã phát hiện ra rằng Muhammad từng nói: “Một thương gia chân thật và đáng tin cậy sẽ được tập hợp lại vào Ngày tận thế cùng với các nhà tiên tri, những người tử vì đạo và những người công chính”( Những xu hướng lớn của Châu Á làm thay đổi thế giới, NXB Trẻ, 1998) Người ta khẳng định rằng cả Kinh Coran và bản thân Muhammad tin vào một hệ thống dựa trên tiến thủ cá nhân và phần thưởng cá nhân. Trên thực tế, ngày càng có nhiều tín đồ Hồi giáo nắm quyền lãnh đạo các công ty lớn ở Châu Á, nhất là ở Malaysia và Indonesia, họ đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hoá Châu Á. Ở Malaysia, phái Hồi giáo Al alqum đã thu hút được hơn một triệu tín đồ và bành trướng thành một kiểu doanh nghiệp lớn, nhưng sau đó đã bị chính quyền đất nước này đình chỉ, buộc đóng cửa các cơ sở hoạt động tôn giáo và kinh doanh.

Trước sự thành công về kinh tế của các nước Châu Á, nhiều người cho rằng đó là do Khổng giáo với quan niệm coi trọng gia đình và cộng đồng đã tạo nên động lực cho sự phát triển thần kỳ. Nhưng có ý kiến lại cho rằng chính sự phát triển của kinh tế Ðông Á đã tạo ra danh tiếng cho Khổng giáo chứ bản thân Khổng giáo coi giàu có và điạ vị  chỉ là thứ phù vân. Max Weber và một số học giả bài bác Khổng giáo cho rằng tôn giáo này  không hợp với phương Tây, không thể thích hợp với kinh tế thị trường. Nhưng những người muốn tìm kiếm cơ sở phát triển kinh tế và hiện đại hoá trong Khổng giáo đã chủ trương sáng tạo ra một nền kinh tế thị trường kiểu luân lý phương Ðông. Các học giả cho rằng tuy có vẻ gò bó con người trong tôn ty trật tự, nhưng Khổng giáo luôn đòi trách nhiệm hai chiều. Khổng giáo không chỉ đơn thuần ủng hộ cho việc phục tùng chính quyền mà còn là trách nhiệm của chính quyền về cả đạo đức và nghĩa vụ. Khổng giáo xây dựng nên một xã hội rất trật tự từ dưới đáy lên hơn là từ trên đi xuống, nhấn mạnh đến các bổn phận đạo đức của cuộc sống gia đình như là một viên gạch cơ bản xây dựng  nên xã hội. Sự liên kết trong phạm vi  gia đình có vị trí quan trọng hơn các loại quan hệ cao hơn, kể cả các bổn phận với giới cầm quyền chính trị. Trên thực tế, chính những liên hệ gia đình dòng tộc là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho người Hoa hải ngoại trở thành những doanh nhân vĩ đại nhất thế giới, cuối thế kỷ 20 đã quản lý 541 tỷ đô-la, trở thành nền kinh tế lớn thứ ba của thế giới sau Hoa  kỳ và Nhật Bản. Bí quyết kinh doanh của người Hoa chung quy lại là con người và các mối tiếp xúc mang tính gia đình, tạo nên hàng chục ngàn mạng lưới giống như mạng Internet.

Xem ra, các tôn giáo dù nguyên gốc có vẻ xa lạ với kinh doanh và tiền bạc đến đâu cũng có thể được người thời nay lôi vào khai thác phục vụ cho công việc làm giàu. Thậm chí, ở quê hương Khổng tử  đã có tới 29 loại thức uống và 8 loại thức ăn mang tên Ngài. Những hậu duệ của Ngài còn tung ra một loại rượu mạnh mang tên Khổng tử dù Ngài không hề khuyến khích các đệ tử của mình uống rượu. Rượu Khổng tử bán rất chạy vì người ta đã dùng chính lời Khổng tử dạy về chia sẻ của cải làm khẩu hiệu tiếp thị: “Nếu con có một chai chai rượu, con cũng phải cho anh em mình một chai” (!). Thế mới hay, cơ chế thị trường có thể biến tên tuổi thánh nhân và tư tưởng của thánh nhân thành tem nhãn, bao bì và hàng hoá để bán chạy một mặt hàng đi ngược lại ý nguyện thánh nhân. Nếu tất cả các loại hàng hoá của con cháu Khổng tử đều mang tên Ngài thì e rằng sẽ đến ngày có cả nhà chứa Khổng tử, sòng bạc Khổng tử và băng đảng mafia Khổng tử.                             

Khoa học với đồng tiền

Khoa học với những phát minh sáng chế kỳ diệu của nó thực sự đã trở thành một hành trang đáng tự hào nhất của nhân loại khi bước vào thiên niên kỷ mới. Nhưng khoa học ở thế kỷ 21 không còn niềm kiêu hãnh của một sức mạnh tự do như khoa học các thế kỷ trước, vì khoa học giờ đây đã trở thành hàng hoá trên phạm vi toàn cầu, trở thành nô bộc của đồng tiền và đánh mất logic phát triển tự thân trong sứ mạng sinh lời cho các ông chủ mới vốn từ ống tay áo của khoa học kỹ thuật chui ra.

Khoa học đã từng nếm mùi nô lệ Nhà thờ từ thời Trung cổ. Phải mất bao nhiêu công sức đấu tranh, các trường Ðại học mới dược Giáo hoàng ban cho những đặc quyền tự do đầu tiên, phỏng theo các quyền tự do của tu sĩ. Trong nhiều thế kỷ, sự phát triển của khoa học được quyết định bởi lô gíc duy nhất: vì sự tiến bộ của tri thức chứ không lệ thuộc vào bất kỳ một lý do sinh lợi nào. Nhưng sự phát triển của công nghiệp với những thăng trầm của nó đã dần dần biến khoa học thành một  thứ hàng hoá, nhà khoa học thành kẻ làm thuê.

Từ đầu thập kỷ 80, trong tất cả các nước phát triển các trường Ðại học với cac trung tâm nghiên cứu lớn đã bắt đầu gắn chặt hoạt động nghiên cứu của mình với các ngành công nghiệp dưới những hình thức: đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cho công nghiệp, liên kết nghiên cứu các dự án dài hạn theo đơn đặt hàng của công nghiệp. Các nhà khoa học tìm thấy hứng thú mới trong mối duyên khoa học-công nghiệp, vì ở đó họ được bổ sung kinh phí, thiết bị và con người, họ được hưởng lợi từ các công trình nghiên cứu. Ngày càng nhiều các hãng của Mỹ, Nhật, Ðức, Pháp liên hệ hợp tác với các nhóm Ðại học ở nước ngoài. Từ năm 1987 đến 1989, riêng hãng dược phẩm Upjohu của Anh đã tung ra bảy dự án nghiên cứu của các trường Ðại học ở Anh, Ðức, Tây Ban Nha, Pháp và Thuỵ Ðiển làm các nước này lo lắng về sự thất thoát chất xám và bí mật quốc gia. Năm 1986, quỹ nghiên cứu của các trường Ðại học Mỹ đã được hưởng kinh phí từ các công ty nước ngoài là 76,2 triệu đô la. (Tạp chí  Người đưa tin UNESCO số 11, tháng 12-2001).

Ảnh hưởng của các công ty với các trường Ðại học và các trung tâm nghiên cứu ngày càng tăng dưới nhiều hình thức. Các khoa học cơ bản, nhất là các khoa học nhân văn bị bỏ rơi vì không sinh lời trực tiếp, các nhà khoa học bị định hướng vào các nhãn mác hàng hoá cụ thể mất đi quyền thể nghiệm và phiêu lưu, các phát minh không được công bố rộng rãi cho toàn nhân loại như xưa mà bị nhốt trong tủ kín của các ông bầu, các giảng đường, các cuộc hội thảo khoa học  và các phòng thí nghiệm tôn nghiêm, bị tập trung vào các hợp đồng thương mại thuân tuý và được trang hoàng bằng các logo và các biển quảng khổng lồ, sặc sỡ.

Tại Mỹ, đầu những năm 1990, Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã gây tai tiếng lớn khi cho phép các công ty chỉ cần chi trả 10.000-50.000USD là có thể tiếp cận và sử dụng mọi thành quả nghiên cứu  dù là bí mật của trường. Ðại học Toronto (Canada) đã ký với các Công ty những hợp đồng tài trợ  bí mật có trị giá lên tới 30 triệu đô la, đổi lại các công ty được quyền chi phối hướng nghiên cứu và khai thác các thành quả nghiên cứu của trường. Thậm chí, trường Ðại học California Berkely đã cho phép công ty này được quyền cấp bằng sáng chế cho một phần ba các công trình nghiên cứu và được quyền biên tập các công trình xem có nên cho công bố hay không! Hợp đồng này đã được coi là một vụ cướp bóc tài nguyên công cộng gây phản ứng mạnh mẽ chưa từng thấy. (Tạp chí  Người đưa tin UNESCO số 11, tháng 12-2001) Một trong những nguyên nhân của thảm trạng này là các nhà nước ngày nay đã cắt giảm nhiều ngân sách tài trợ cho các công trình nghiên cứu cơ bản khiến cho giới khoa học bị lệ thuộc vào túi tiền của các công ty. Ở một số nước, nhất là những nước kém phát triển, thì sự quan tâm tài trợ của nhà nước lại hay biến khoa học thành công cụ rửa tiền hay phương thức tham nhũng. Nhiều dự án gọi là công trình khoa học quốc  gia thực chất chỉ là một mớ kiến thức cũ rích, xào xáo để lấy tiền nhà nước chia nhau.

Sự phát triển của thị trường khoa học đã tạo nên hiện tượng Brain drain – sự thu hút trí thức từ các nước ngoại vi về các nước trung tâm. Ấn độ là nước có tỷ lệ kỷ lục về di cư của các nhà khoa học: Ðã có tới khoảng 50.000 người đến Mỹ và 10.000 người đến Anh và Canada. Do biết thu hút các trí thức từ các nước. Chỉ riêng năm 1973 nước Mỹ  đã tiết kiệm được 883 triệu đô-la chi phí giáo dục, còn các nước đang phát triển thì thiệt hại 320 triệu đô-la.

Sự di tản trí thức là một hiện tượng rất cũ, đã có từ khi Platon phục vu bạo chúa ở Syracure, Galilée đặt mình dưới sự bảo trợ của Viên, các anh em Casini được Lu-i XVI mời với giá rất cao để xây dựng Ðài Thiên văn Paris…Ðó là những lý do khiến nhiều nhà khoa học bớt áy náy về đạo đức khi đem tài năng của mình đến những nơi mà nó được thừa nhận, dù đó không phải là Tổ quốc mình (Thực trạng khoa học và kỹ thuật-NXB Khoa học xã hội, năm 1996)./.

 
 
 
 

NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG: Tin tuần từ 21/9-27/9 – NCBĐ

29 Th9

EmailInPDF.
Share

-(VNN 25/9) Trung Quốc mãi là số 2, đừng mơ vượt Mỹ: Nước này đang ở mức quá thấp so với các quốc gia phát triển khác khi chuẩn bị bước vào thời kỳ không còn đột phá trong tăng trưởng; (NLĐ 25/9) Trung Quốc lên tiếng vụ “cắt mặt” máy bay Mỹ

-(TP 25/9) Nhật lo biển Đông bị ‘chặn’, Ấn Độ tăng hợp tác với Mỹ: Theo Nikkei, khoảng 1/4 trong số 350 tàu đi qua eo biển Malacca mỗi ngày thuộc về các doanh nghiệp Nhật Bản; (Dantri 25/9) Thách thức lớn trong quan hệ Mỹ – Trung

-(TT 24/9) Ông Tập bác bỏ lo ngại về Biển Đông và đổ lỗi: Hôm 23/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Washington để hội kiến với Tổng thống Mỹ Barack Obama; (GD 24/9) “Nhật Bản có thể dùng vũ lực giải quyết tranh chấp biển Hoa Đông, Biển Đông

 -(TN 24/9) Tin tặc Trung Quốc dùng hình ảnh ngư dân Việt Nam để tấn công mạng: “Đạo diễn” vụ email này chính là Ge Xing, thành viên của một đơn vị trinh sát thuộc quân đội Trung Quốc; Đề nghị Tổng thư ký LHQ thúc đẩy giải quyết tranh chấp Biển Đông

-(Vnexpress 24/9) Trung Quốc phản bác chỉ trích của Australia về Biển Đông và cho rằng Canberra nên giữ thái độ khách quan trước vấn đề này; (Vnexperss 23/9) Ngư dân Philippines kiện Trung Quốc

-(Petrotimes 23/9) Báo Nga đưa tin sốc: Mỹ đã từ bỏ Biển Đông và những cảnh báo rầm rộ của giới chức Mỹ nhằm vào Trung Quốc gần đây chỉ là lời nói suông; (GD 23/9) Ông Tập Cận Bình nói gì về Biển Đông, Trường Sa?

-(Vnplus 23/9) Máy bay Trung Quốc và Mỹ “suýt va chạm” trên Biển Hoa Đông khi máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc đã cắt ngang đường bay của máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ; Phản đối Trung Quốc quy hoạch hai quần đảo của Việt Nam

-(VOV 23/9) Tổng thống Philippines đùa cợt yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông và ca ngợi việc Nhật Bản thông qua dự luật an ninh mới; (TN 22/9) Cố vấn an ninh Mỹ: Trung Quốc hãy ngưng gây hấn ở Biển Đông

-(BĐV 22/9) Rào cản nào chặn bước Mỹ ở tiền đồn Biển Đông? Cho tới cuối năm nay, Tòa án Tối cao Philippines mới cân nhắc liệu Hiệp ước Phòng thủ tăng cường có phù hợp với Hiến pháp hay không; (VNN 22/9)Việt Nam và ‘cách tiếp cận thông minh’ trên Biển Đông

-(GD 22/9) Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông đe dọa mục tiêu TPP: 3 đường băng quân sự trên 3000 mét đã được Bắc Kinh xây dựng để chiếm quyền kiểm soát trên không cũng như mặt biển; (TN 21/9) Tân thủ tướng Úc cảnh báo Trung Quốc ‘bành trướng’ ở Biển Đông

-(TN 21/9) Nhật Bản tăng cường khả năng răn đe khu vực bằng việc củng cố hơn nữa quan hệ đồng minh giữa nước này với Mỹ; (Vnplus 21/9) Mưu đồ của Trung Quốc khi xây đường băng ở Trường Sa

-(VNN 21/9) Mỹ sẵn sàng cho khả năng xung đột Biển Đông đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter; (Infonet 21/9) Philippines sẽ “mời” Mỹ trở lại khi Trung Quốc bành trướng?

-(TP 20/9) Mỹ, Philippines hoan nghênh luật quốc phòng mới của Nhật trong khi TQ cáo buộc luật mới này là đi ngược lại xu hướng gìn giữ hòa bình và hợp tác; (Petrotimes 20/9) Trung Quốc sẽ ‘vỡ mộng’?

-(DT 20/9) Lý do Trung Quốc liều mạng xây đảo ở Biển Đông: Trên thực tế Trung Quốc chưa có căn cứ quân 116013714.jpgsự nào để bảo vệ vành đai bao quanh nước này; (BĐV 20/9)Báo Mỹ nêu kịch bản xung đột Biển Đông Mỹ – Trung

Cạnh tranh là động lực để phát triển – fb, TQT

27 Th9

Thư anh Thức !

Xuyên Mộc, 30/8/2015

Cạnh tranh là động lực để phát triển

Bảo Trâm xinh đẹp của ba ơi!
Chúng ta tiếp tục thư 49B về công nghệ nha. Ba đang nói về cạnh tranh là động lực để công nghệ phát triển. Đứng trên quan điểm của cá nhân và doanh nghiệp thì chẳng mấy ai hoan nghênh cạnh tranh cả. Đó là bản chất tự nhiên của con người. Nhưng khi đứng trên quan điểm của người tiêu dùng bị các doanh nghiệp độc quyền tuyệt đối bắt chẹt, hoặc của người dân bị các chế độ độc tài/toàn trị tước mất cơ hội lựa chọn người cầm quyền/đại diện thì họ sẽ mong muốn cạnh tranh đến chừng nào.

Điều ba muốn nhấn mạnh là quan điểm của con người là không bao giờ nhất quán và thường thay đổi trước những hoàn cảnh khác nhau. Khả năng phát triển của xã hội chính là khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau đó của con người. Thư trước ta nói về một trạng thái cân bằng là “Độc quyền công nghệ”, nhưng nó không phải là trạng thái duy nhất vì không phải mọi người đều có khả năng trả giá cao cho những sản phẩm rất tốt nhờ công nghệ cao. Đa số người dùng trên thế giới đều không đủ sức để chạm đến chúng. Như vậy nếu lấy cái lợi của sự độc quyền công nghệ để nói cho trường hợp của những người dùng này thì thật vô nghĩa vì họ chỉ biết đến các sản phẩm của nó qua những quảng cáo là cùng. Đó chính là những sản phẩm trung bình sử dụng những công nghệ không còn độc quyền nên dễ dàng sao chép. Đây có thể là cách phát triển theo chiều ngang của toàn cầu hóa mà Peter Thiel nói trong quyển Zero to one như con kể cho ba. Nếu nói những sản phẩm này không mang được lợi ích gì cho người dùng thì có phần phiến diện. Ngay ở Mỹ và những nước phát triển, vẫn có nhiều người không sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm công nghệ cao. Họ có thể là những người không thiếu tiền nhưng cũng không có nhu cầu xài chúng, các sản phẩm trung bình đã đáp ứng cho họ rồi, hoặc là những người không đủ tiền chi trả cho chúng. Nhu cầu của con người đa dạng nên cách đáp ứng nhu cầu cũng phải đa dạng.

Chúng ta đã nói đến 2 tác động chính thúc đẩy công nghệ phát triển là khoa học và cạnh tranh. Mà cả hai yếu tố này đều đòi hỏi xã hội phải vận động tự do. Mà xã hội vận động tự do là đòi hỏi tiên quyết của Quy luật phát triển xã hội. Vì vậy mà phải “Thượng tôn QCN”, như ba đã viết trong đề tài Nhà nước pháp quyền, thì công nghệ mới có thể phát triển tốt được. Các nhà doanh nghiệp cho dù có không thích cạnh tranh thì cũng phải hiểu rằng: phải chấp nhận cạnh tranh để mình phát triển, và cách cạnh tranh hiệu quả nhất là bằng công nghệ. Nhưng muốn họ đạt được nhận thức này thì xã hội phải vận động tự do.

Lý do bởi vì con người luôn hành động theo hướng mà mình nghĩ có lợi nhất, nên cách dễ dàng và hiệu quả nhất là hối lộ để có được đặc quyền/độc quyền nhờ quyền lực. Nếu hầu hết thấy mình có thể làm điều này thì sẽ chẳng mấy ai muốn đầu tư vào công nghệ. Các nước tiến bộ luôn có luật cấm đưa hối lộ để giành hợp đồng ngay cả ở ngoài quốc gia của họ. Đây không chỉ vì vấn đề đạo đức, mà còn để các doanh nghiệp của họ phải cạnh tranh công bằng và sử dụng sức mạnh công nghệ.

Công nghệ mềm & công nghệ cứng là gì?
31/8/2015

Sẵn sàng cạnh tranh và phải biết tìm ra và sử dụng sức mạnh từ cạnh tranh là điều đầu tiên mà các doanh nghiệp công nghệ phải nằm lòng để có thể thành công. Điều thứ hai là phải tránh hiểu sai lầm rằng phát triển công nghệ chỉ là vấn đề kỹ thuật. Ba chia việc phát triển công nghệ thành hai mảng tương hỗ cho nhau là: công nghệ mềm và công nghệ cứng. Công nghệ mềm ở đây không phải là các kỹ thuật về phần mềm tin học mà tiếng Anh gọi là software-based technology.

Khái niệm công nghệ mềm mà ba muốn nói chính là khả năng tổ chức và quản lý (organization and management – O&M). Công nghệ mềm phải được làm tốt thì mới có được những con người và quy trình tố để làm ra được công nghệ cứng tốt.
Công nghệ cứng chính là khả năng kỹ thuật để làm ra sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó). Trong thời đại công nghệ thông tin này, các kỹ thuật ngày nay hầu hết đều bao gồm phần cứng và phần mềm. Xe hơi, TV, kính thiên văn, nhà máy phát điện, v.v… hiện đại đều có hàm lượng phần mềm nhiều hơn xưa và chính hàm lượng này đóng vai trò chủ yếu làm cho sản phẩm tối tân, tiện dụng. Nó chính là software-based technology. Các kỹ thuật phần cứng hiện nay vẫn phát triển nhưng chậm hơn nhiều so với kỹ thuật phần mềm. Sự đột phá của các công nghệ dựa trên phần cứng thường gắn liền với sự khám phá ra các quy luật tự nhiên liên quan.

Các sản phẩm công nghệ cao ngày nay đều là sự kết hợp hài hòa của cà phần cứng lẫn phần mềm. Ngay cả trong nông nghiệp, con có thể thấy là những nơi cho sản phẩm ngon, chất lượng đồng đều và năng suất vượt trội chính là những nơi phối hợp được giữa công nghệ sinh học (giống, phân, thuốc…- chính là phần cứng) và công nghệ tin học (hệ thống phần mềm tự động đo môi trường để tưới, bón, phun thuốc… một cách tối ưu). Dù con ăn một trái táo, một quả bưởi… được trồng bằng công nghệ cao, thấy rất ngon nhưng không thấy một đoạn code 011001… nào trong đó thì chúng vẫn được chăm sóc và làm cho ngon bởi những đoạn code như vậy.

Việc ba chia công nghệ mềm và công nghệ cứng cũng tương tự như trào lưu mềm và trào lưu cứng – hai trào lưu chính kết hợp nhau để tạo nên các dòng chảy của thời đại mà ba hay viết. Trào lưu mềm là những cuộc cách mạng khoa học xã hội để làm thay đổi nhận thức của con người về sự phát triển của xã hội một cách khoa học. Trào lưu cứng là những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để làm thay đổi năng lực sản xuất dựa trên khoa học và công nghệ. Những phong trào dân chủ hóa ở Châu Âu vào cuối thế kỷ 18 chính là trào lưu mềm đã thúc đẩy nên trào lưu cứng là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nổi tiếng đầu thế kỷ 19. Hai trào lưu này cùng nhau tạo nên Dòng chảy của thời đại kinh tế công nghiệp trên toàn cầu song hành với kỷ nguyên năng lượng hóa thạch. Người ta thường chỉ nhìn thấy bề nổi nên ca ngợi rất nhiều về Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và quên đi vai trò của phong trào dân chủ hóa đối với thành tựu phát triển của nhân loại từ thời đại kinh tế công nghiệp. Nhiều nước không thấy được vai trò quyết định của trào lưu mềm nên chỉ tập trung cho trào lưu cứng. Kết quả là không thành công.

Tình trạng tương tự như trên cũng xảy ra đối với doanh nghiệp. Các doanh nhân thường chỉ nhìn thấy sức mạnh bề nổi của công nghệ cứng vì bị choáng ngợp trước sự thành công của doanh nghiệp công nghệ bằng sản phẩm hoành tráng. Vì vậy họ không thấy được rằng muốn có được công nghệ cứng như vậy thì đầu tiên phải hoàn thiện được công nghệ mềm, tức là phải tổ chức quản lý sao cho những người làm việc và cả bộ máy doanh nghiệp phải có động lực hướng đến công nghệ và có khả năng để hoàn hảo được công nghệ cứng của mình.

Cho nên các nhà doanh nghiệp (entrepreneur)[i] nói riêng hay các doanh nhân (businessman) nói chung hoàn toàn có thể thành công bằng công nghệ mà không cần phải là dân chuyên về công nghệ/kỹ thuật. Hầu hết các CEO của các hãng công nghệ hàng đầu thế giới đều không phải là dân công nghệ và công việc chính của họ khi điều hành cũng không liên quan đến vấn đề kỹ thuật. Khả năng vượt trội của họ là công nghệ mềm vốn đòi hỏi phải giỏi kỹ năng mềm. Ba nghĩ con hiểu kỹ năng này nên không đi sâu về nó.

Điều ba muốn nhấn mạnh là ai có khả năng vượt trội về giao tiếp với con người thì sẽ rất giỏi về kỹ năng mềm. Giao tiếp ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng là sự hiểu biết về quy luật con người nói chung và về tính cách của những con người cụ thể để từ đó có được cách ứng xử tối ưu với họ.

Bác Hans của con là người rất siêu về giao tiếp với con người. Bác không cần phải hiểu ngôn ngữ của một người nào đó nhưng vẫn hiểu được thực sự họ đang nghĩ gì thông qua ánh mắt và những biểu hiện phi ngôn ngữ khác. Năm 1998 khi hai bác đi du lịch xuyên Việt[ii] với công ty mà tụi con có tham dự, trong một buổi ngồi quây quần cùng nhau và mọi người nói lên cảm nghĩ của mình về chuyến đi, các cô chú trong công ty nói trước bằng tiếng Việt rồi đến lượt bác Hans.
Bác không biết tiếng Việt nhưng bác đã lập lại gần đúng những gì các cô chú nói khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên. Sau này tham gia cùng bác tại nhiều buổi đàm phán quốc tế, ba phải luôn thán phục bác về những nhận định về mong muốn thực sự của phía bên kia, giúp mình có lợi thế lớn trong đàm phán. Con cố gắng xin học bác khả năng này nhe hôn! Đừng để thất truyền.

Công nghệ mềm

Khoa học xã hội rắc rối hơn khoa học kỹ thuật. Tương tự như vậy, công nghệ mềm phức tạp hơn công nghệ cứng do tính hỗn độn của cái trước mạnh hơn cái sau nhiều. Có rất nhiều nhà khoa học và nhà sáng chế công nghệ rất giỏi. luôn tự tin khi đối mặt với những thách thức hóc búa của thế giới tự nhiên hoặc máy móc thiết bị, nhưng lại rất rụt rè, vụn về, thậm chí là lỗ mãng trong việc ứng xử với các mối quan hệ trong xã hội, ngay cả trong môi trường làm việc với các đồng nghiệp. Những người như vậy không thể kết nối mọi người cùng làm việc để tạo ra sức mạnh chung được.

Việc kết nối những người như thế để làm việc chung là một thách thức rất lớn. Chính công nghệ mềm giúp vượt qua được những thách thức này nhờ vào những người có khả năng giao tiếp với con người và kỹ năng mềm nói chung. Những người giỏi về khả năng này cũng thường có tính nhạy bén trước nhu cầu của khách hàng tiềm năng (prospect) kéo theo là một tầm nhìn thị trường rộng lớn. Từ đó nảy sinh ra ý tưởng sản phẩm mà hiện tại chưa có. Nếu họ có thêm khả năng quản lý doanh nghiệp tốt nữa thì họ sẽ triển khai công nghệ mềm để dựng nên những đội ngũ (team) mạnh giúp họ hiện thực hóa ý tưởng bằng những công nghệ vượt trội. Thế là họ tạo ra được một thị trường mới bùng nổ những sản phẩm công nghệ mà lúc ấy chỉ có mình họ có. Dân tình lũ lượt sắp hàng để mua và tình trạng đó được nhiều người giải thích là “độc quyền công nghệ” hèhè. Nhà sáng lập kiêm CEO huyền thoại của Apple – Steve Jobs là một con người có những khả năng như trên.

Con cần lưu ý rằng các kiến thức con học được trong trường là rất giá trị và không thể thiếu nhưng chúng không tạo nên sự khác biệt lớn vì trên cả thế giới này có thể đến cả triệu người cũg có những kiến thức đó. Chúng thường được gọi chung là chuyên môn, bao gồm từ kỹ thuật đến tài chính, quản lý, kế toán, chính trị; kinh tế; ngoại giao; v.v… Cần phải hiểu được chuyên môn lĩnh vực mình làm nhưng muốn vượt trội lên được thì con phải tạo ra sự khác biệt nhờ vào kỹ năng mềm và đặc biệt là khả năng giao tiếp với con người. Điều này chỉ có thể dựa vào sự rèn luyện của bản thân mình là chính.

Ba nhìn thấy con gái của ba có được tiềm năng này và có thể tiến xa trở thành một người rất giỏi về công nghệ mềm. Khi đó con có thể điều hành tốt công việc trong bất kỳ lĩnh vực chuyên môn nào. Ba sử dụng từ công nghệ trong thuật ngữ “công nghệ mềm” để nhấn mạnh rằng nó cũng đòi hỏi khoa học và cần đến những sự thiết kế tinh vi không kém gì việc thiết kế công nghệ cứng hoặc các lĩnh vực chuyên môn nói chung.
Điều này cũng giống như ba so sánh việc thực hiện Nhà nước pháp quyền cũng tương tự như việc thiết kế một chiếc máy bay vậy.

Trình độ công nghệ mềm của mình còn kém hơn công nghệ cứng rất nhiều nhưng VN lại chưa chú trọng công nghệ mềm. Các nhà điều hành ở VN đa số là từ cha truyền con nối hoặc từ những mối quan hệ của quyền lực. Vì vậy chúng ta chưa có được những công nghệ mềm hiện đại để thúc đẩy ra được các công nghệ cứng tối tân, trong nhiều trường hợp còn trở thành các cổ chai bóp nghẹt sự phát triển của công nghệ. Nhưng vấn đề này sẽ tất yếu bị thay đổi khi xã hội vận động tự do.

Công nghệ cứng

Ba sẽ có một đề tài riêng nói về công nghệ mềm cho tụi con và các anh chị em. Phần còn lại của thư này ba sẽ đề cập đến những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghệ cứng. Thung lũng Silicon nói riêng hoặc nước Mỹ nói chung là môi trường tuyệt vời cho công nghệ phát triển. Thư con viết cho ba nói rằng số lượng công ty start-up (khởi nghiệp) rất nhiều dù tỷ lệ thành công rất thấp. Đây chính là giá trị vượt trội của Thung lũng này. Ở đây người ta có thể dễ dàng start-up, dễ dàng thất bại và cũng rất dễ dàng start up lại. Một người có khi làm đến 5,7 lần như vậy trước khi thành công.

Ở các nước khác, nhất là phương Đông, thất bại là một định kiến của xã hội làm cho người thất bại bị chê trách và mất uy tín. Nhưng ở Mỹ, được trải nghiệm thất bại là một tín nhiệm đáng giá. Người kinh doanh thất bại không phải đối mặt với những rủi ro pháp lý lẫn đạo lý miễn là đừng phạm luật hoặc cố tình lừa đảo khi kinh doanh. Những thành tựu công nghệ chỉ là số lượng chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với những ý tưởng thất bại. Càng khuyến khích nhiều ý tưởng thì càng hy vọng có nhiều thành tựu.

Start-up là cách thử nghiệm ý tưởng hiệu quả. Sự thành công về công nghệ ở Silicon Valley chính là nhờ nơi đây là chiếc vườn ươm (incubator) tuyệt vời cho start up. Có rất nhiều các quỹ cấp vốn mạo hiểm (Venture capitalist) sẵn sàng đầu tư cho các start-up từ vài chục ngàn đến vài triệu USD hoặc hơn nữa nếu những người sáng lập có được ý tưởng khả dĩ và thể hiện được mình cam kết nghiêm túc thực hiện ý tưởng đó. Như con cũng biết các venture capitalist đầu tư hang trăm dự án nhưng có khi chỉ thành công được vài cái.

Tuy nhiên mức độ thành công của những cái này lại rất lớn, dư sức cho họ bù đắp những tổn thất cho những các thất bại. Mô hình này rất hay: chính những ý tưởng thành công đã tài trợ cho những ý tưởng thất bại để tiếp tục nuôi dững những ý tưởng mới, và trong những cái mới này lại có những thành công. Một môi trường như vậy là thiên đường cho những người có tinh thần doanh nghiệp (entrepreneur ship) không phải chịu những rủi ro tài chính cho cá nhân vì dốc hết gia sản, thậm chí phải đổ nợ vì những khoản vay bảo đảm (buộc phải trả cho dù khởi nghiệp thất bại, không như nhận vốn đầu tư mạo hiểm: thất bại thì thôi, không phải trả).

Chúng ta thường nghe ca ngợi những tấm gương khởi nghiệp bị tán gia bại sản, gia đình tan nát nhiều lần để rồi cuối cùng thành công lừng lẫy. Đúng là tinh thần như vậy rất đáng ngưỡng mộ nhưng ba muốn con hiểu rằng đó không nên là một giá trị phổ biến mà một quốc gia cần theo đuổi Số lượng những thành công như thế vô cùng nhỏ và cũng không góp phần nhiều để thay đổi được cả dân tộc. Nếu có quá nhiều người phải chịu rủi ro nặng nề như vậy vì khởi nghiệp thì xã hội đã gặp phải nhiều vấn đề lắm rồi. Có rất ít người có thể đứng lên được từ những thảm họa như thế. Họ có thể nêu gương tốt về tinh thần nhưng không nên là phương pháp phổ biến.

Môi trường thuận lợi để phát triển
2/9/2015

Qua trên, con thấy rằng làm sao để giảm thiểu rủi ro cả về pháp lý, đạo lý, lẫn tài chính cho những người muốn khởi nghiệp chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển công nghệ. Cái venture capitalist ngày nay quan tâm chủ yếu đến các ý tưởng kinh doanh nhờ công nghệ vì lĩnh vực này mới đủ sức tạo ra lợi nhuận cực lớn để bù đắp những rủi ro cho thất bại.

Mỹ là nước đã làm tốt nhất thế giới để giảm thiểu rủi ro cho khởi nghiệp nên họ cũng là nơi dẫn đầu thế giới về công nghệ. Con đang ở ngay trung tâm của Silicon Valley nên thấy rõ điều này, và hãy cố gắng học hỏi những kinh nghiệm hay nhất cho sự nghiệp của mình. Nếu con muốn thử nghiệp và hướng về công nghệ thì hãy làm theo cách như trên, tức là phải thuyết phục được đầu tư của các VC (Venture Capitalist), đừng dùng tiền của mình hay vay mượn. Ngoài để giảm rủi ro, cách này còn hay ở chỗ: chính các VC là nơi giúp mình đóng góp ý tưởng kinh doanh của mình khả thi và khách quan hơn là bởi chủ quan của riêng mình. Đừng học theo ba về khởi nghiệp nhe hôn! (^-^). Thời của ba chưa có được một môi trường hạn chế rủi ro, mà rủi ro thì đầy ắp và rình rập khắp mọi nơi. Lúc đó ba chưa hề biết gì về VC, mà có biết thì cũng chẳng thể làm gì được vì nó hoàn toàn xa lạ với VN, chẳng có VC nào dám vào VN hoạt động cả.

Bây giờ thì khác rồi, đang có hàng chục VC lớn nhỏ đang hoạt động tích cực ở VN. Tuy nhiên rủi ro pháp lý và đạo lý ở VN vẫn còn khá lớn dù đang được cải thiện. Con cần lưu ý điều này và phải luôn đưa nó vào trong các tình toán quản lý rủi ro (risk management). Chấp nhận rủi ro là đòi hỏi quan trọng của tinh thần doanh nghiệp nhưng kèm theo đó là phải biết quản lý rủi ro. Chấp nhận mà không biết quản lý thì chỉ là sự liều lĩnh. Ngược lại, những người dám chấp nhận và biết quản lý rủi ro thì thường thành công rất lớn và được đánh giá là táo bạo. Một chương trình quản lý rủi ro tốt là phải tính toán được những tình huống xấu nhất có thể xảy ra và những phương án thực tế đủ sức khắc phục chúng. Nhưng khi tất cả mọi phương án khắc phục đừng thất bại thì phải bảo đảm rằng con vẫn an toàn cá nhân để có thể bắt đầu lại. Con gái của ba cần lưu ý điều này nha hôn! Phải cố tránh được các rủi ro pháp lý, đạo lý và tài chính.

Khi kinh doanh Bác Hans cũng đầy tràn kiến thức và kinh nghiệm về quản lý rủi ro, con ràng mà học nghen. Thăm ba hôm tháng 7, mẹ kể chuyện con viết thư về Start Up mà ánh mắt đầy tự hào và hạnh– phúc. Tuy nhiên, con đừng vội vàng, hãy quan sát và chuẩn bị thật kỹ trước khi start up. Làm thuê một thời gian ngắn để học kinh nghiệm, trong lúc đó start up để lấy thất bại nhằm tạo tín nhiệm, J rồi mới start-up chính thức – Có thể là một lựa chọn con nên cân nhắc. Con vẫn còn đủ thời gian mà.

5/9/2015
Mấy hôm nay ba nhớ con lắm. Chụp hình gửi cho ba nhe hôn. Ba nhìn tấm hình con la to ở Disney World mà cười hoài. Con động viên mẹ tăng thời gian nghỉ ngơi như ba viết trong thư 50B nha.
Hôn con.

[i] Đây chỉ là cách dùng từ phân biệt của ba thôi. VN mình chưa chú trọng phân biệt các khái niệm này nên chưa có những từ tương ứng phổ biến.
[ii] Tại chuyến đi này, lúc đó con mới 4 tuổi nhưng bác Renate nhìn vào bàn chân con đã nói rằng sau này con phải cao trên 1,7 m J
https://tranfami.wordpress.com/2015/09/27/nang-luong-xanh-p2-cong-nghe-mem-thu-50a/

 
 

 

 
 
 

Hãy thẳng thắn với ông Tập Cận Bình – BS

27 Th9

Posted by adminbasam on 26/09/2015

BBC

TS Vũ Cao Phan

26-9-2015

Lãnh đạo Việt Nam nên yêu cầu Trung Quốc đàm phán về Hoàng Sa nhân chuyến thăm dự kiến tới đây của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tới VN, theo tác giả.

Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang có chuyến thăm Hoa Kỳ, nơi mà ông đã được Tổng thống Barack Obama đón tiếp khá thẳng thắn.

Tổng thống Mỹ nói với ông Tập hôm 25/9: “Dù rằng hai quốc gia hợp tác với nhau, song tôi tin và biết rằng ông sẽ đồng ý việc chúng ta cần phải giải quyết các bất đồng giữa đôi bên một cách thẳng thắn” và một trong những bất đồng này được dư luận và các giới hiểu, đó chính là tham vọng và hành xử của Trung Quốc trong suốt thời gian qua cho tới hiện nay, gây quan ngại cho Hoa Kỳ và nhiều nước, trong đó có Việt Nam, trên Biển Đông.

Ông Tập Cận Bình lại sắp có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam, trong bức thư ngỏ với tư cách một kiến nghị gửi tới Ban lãnh đạo mà nhà nước Việt Nam, tôi muốn nhấn mạnh trước hết với các vị điểm sau.

Những dịp như chuyến thăm của ông Tập, nếu diễn ra theo dự kiến, là hiếm và tôi cho rằng đó là cơ hội rất tốt để lãnh đạo cấp cao hai bên có thể trao đổi thẳng thắn, đặt lên bàn những vấn đề vốn đã và vẫn đang là nguyên nhân tạo nên sự căng thẳng giữa hai nước. Khi Việt Nam là chủ nhà, nghị trình và nội dung làm việc chắc chắn sẽ có được sự chủ động, kể cả sự kiên trì cần thiết.

Tôi tin là Ban lãnh đạo nước nhà đã và đang có sự chuẩn bị. Là một công dân, xin được đề xuất với các ông một số ý kiến.

Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.

Ta nói, ta nghe?

Tranh chấp chủ quyền biển đảo có hai tư cách có ý nghĩa quyết định: một, đó là vấn đề khởi nguồn của mọi vấn đề; hai, và do đó nếu giải quyết được (cho dù ở một phạm vi hạn chế và dù chưa thật thỏa mãn cho tất cả các bên), nó sẽ quyết định đến sự yên tĩnh của Biển Đông. Tất cả các nước có tranh chấp trong khu vực đều coi trọng điều này, Trung Quốc càng như vậy.

Khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” thì có nghĩa ông ta bảo với thiên hạ rằng vấn đề chủ quyền đã xong, nó thuộc về Trung Quốc. Gần đây, phát biểu tại Diễn đàn hòa bình thế giới được tổ chức tại Đại học Thanh Hoa, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn đi xa hơn. Ông nói, Trung Quốc không thể nhân nhượng trong vấn đề chủ quyền, chỉ đơn giản là nếu làm khác thì “sẽ không còn mặt mũi nào nhìn ông bà tổ tiên” (!)

Không thể đấu lại Trung Quốc bằng cả mồm miệng lẫn tay chân, Philippines quyết định đưa vấn đề ra Tòa án trọng tài quốc tế. Còn Việt Nam? Nước Việt Nam giải quyết vấn đề chủ quyền bằng sự “đồng lòng một ý chí” hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng ta triển lãm các bản đồ lịch sử khẳng định chủ quyền, chúng ta đặt tên Hoàng Sa, trồng cây Trường Sa ở nơi này nơi khác, hát những bài hát về Biển Đông và: “Đời ta không xong thì đến đời con, đời con không xong thì đến đời cháu, đời cháu không…”, đại loại là như vậy.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tỏ ra thẳng thắn trong cuộc tiếp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình ở Nhà trắng hôm 25/9/2015. Photo: Getty

Tất cả những việc làm đó là cần thiết, nhưng thử ngẫm mà xem, chúng ta nói chúng ta nghe, chúng ta làm chúng ta biết như một sự an ủi, không đến được tai của thế giới, không tác động tích cực đến dư luận quốc tế. Nó cũng giống như một phép thắng lợi tinh thần.

Không thể không thấy Trung Quốc đã làm được rất nhiều về vấn đề chủ quyền, chẳng những chiếm đoạt nó bằng vũ lực (một việc không được Công ước Luật biển chấp nhận), mà còn ra sức tuyên truyền để quốc tế thấy rằng không hề có vấn đề tranh chấp ở Hoàng Sa, nơi thuộc về Trung Quốc đã cả vài ngàn năm rồi (!)

Những việc mà Trung Quốc làm ở Trường Sa hiện nay càng khiến cho vấn đề Hoàng Sa mờ đi. Có thể vấn đề này sẽ biến mất chăng, một khi các nước lớn ngoài khu vực – như Mỹ chẳng hạn – một mặt khẳng định họ đứng trung lập trong tranh chấp chủ quyền, mặt khác, sự quan tâm “chết người” của họ lại chỉ là ở chỗ quyền thông thương buôn bán, quyền hàng hải hàng không có được tự do hay bị cản trở mà thôi.

Mũi tên nhiều hướng

Và tôi muốn lưu ý việc Trung Quốc đang làm nóng lên ở Trường Sa có thể là một mũi tên bắn đi nhiều hướng. Nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện sách lược của họ, sách lược cho Hoàng Sa nói riêng và cho Biển Đông nói chung. Nhưng xin mở ngoặc trước hết về khái niệm ‘sách lược’ ở đây, sách lược là một khái niệm gốc Hán, không có từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ Ấn – Âu (Anh, Nga, Pháp, Đức…). Bởi vậy khi dịch khái niệm này người ta thường lúng túng, lúc thì dịch là Strategy (chiến lược), lúc thì dịch là tactics (chiến thuật).

Hiểu đúng nghĩa, đó là việc “căn cứ vào sự phát triển của tình hình (mang tính giai đoạn) mà đề ra phương thức hành động hoặc đấu tranh thích hợp”, theo Từ điển Hán ngữ hiện đại chẳng hạn. Còn Từ điển Hán – Anh, Hán – Nga, (do Trung Quốc xuất bản) thì họ dịch là tact (sự khôn ngoan, mưu lược) và các nước cộng sản châu Á bao gồm Việt Nam rất khoái sử dụng ‘sách lược’ (Chú thích cho độc giả bản đài – TG).

Trở lại với sách lược Biển Đông và biển đảo của Trung Quốc, họ cũng quan sát rất kỹ các động thái của Việt Nam trong vấn đề này. Tạp chí “Châu Á – Thái Bình Dương đương đại” của Trung Quốc trong tháng năm có bài “Tìm kiếm mô hình giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam” dẫn tuyên bố của các giới chức có thẩm quyền ở Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương – 981 năm 2014 (nhấn mạnh vị trí giàn khoan nằm trong thềm lục địa Việt Nam, mà bỏ qua khoảng cách gần hơn đến quần đảo Hoàng Sa) để cho rằng “Việt Nam đã tự loại mình khỏi việc đòi hỏi chủ quyền Hoàng Sa”.

Việc mất quyền kiểm soát thực tế quần đảo Hoàng Sa không chỉ là một tổn thất lớn của Việt Nam, cả về vật chất lẫn tâm lý. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay, điều không thể chấp nhận được hiện nay khiến nổi sóng dư luận là: Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống của ngư dân Việt, là nơi kiếm sống của rất nhiều hộ gia đình ngư dân dọc một dải Trung Trung Bộ.

Nhưng Trung Quốc, đặc biệt từ 2010 đã gây ra vô vàn thống khổ cho ngư dân vùng này. Những hành động cướp đoạt thành quả lao động, phá hỏng ngư cụ, đánh đập ngư dân, đánh đắm và bắt giữ thuyền bè… ngày càng gia tăng. Thậm chí tướng Hải quân Trung Quốc Doãn Trác còn tuyên bố cần phải mạnh tay hơn nữa với tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam. Sự hỗ trợ về mặt vật chất của nhà nước ta là có hạn, sự can thiệp của lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển nhiều khi là bất khả.

Tiêu chuẩn kép TQ

H1Du khách Trung Quốc trong một chuyến du lịch tới quần đảo Hoàng Sa gần đây. Photo: AP

Trung Quốc hay nói đến lịch sử. Nếu nói về điều đó thì Trung Quốc có lẽ phải thừa nhận rằng, công việc khai thác hải sản, khoáng vật của các đội ngư thuyền Việt Nam trong vùng biển này hầu như là duy nhất và không bị tranh chấp đã hàng ngàn năm nay. Việc mất quyền đánh cá, quyền khai thác hải sản trong một ngư trường vốn là của mình và không có sự tranh chấp nào cho đến khi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa là điều không thể chấp nhận.

Việt Nam cần phải có những hành động chính trị, pháp lý kiên quyết trong vấn đề Hoàng Sa. Điều chúng tôi muốn nói là Việt Nam phải yêu cầu Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán về vấn đề này.

Trên thực tế, Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu phía Trung Quốc cùng ngồi lại, nhưng luôn bị họ khước từ một cách quyết đoán với lý do: Quần đảo Hoàng Sa không có sự tranh chấp.

Sự từ chối có tính áp đặt của Trung Quốc cộng với những căng thẳng ở Trường Sa thu hút nhiều sự quan tâm hơn nên có thể đã là nguyên nhân khiến Việt Nam lâu nay ít đề cập đến vấn đề đàm phán về Hoàng Sa và đó lại là nguyên nhân khiến Trung Quốc cho rằng Việt Nam dường như từ bỏ yêu sách về quần đảo này (đã dẫn ở trên).

Chúng tôi cho rằng, để tiến tới cuộc đàm phán về Hoàng Sa, cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều cần thừa nhận sự tồn tại trên thực tế của vấn đề và vấn đề ấy là nghiêm trọng, không chỉ gây nên thống khổ cho ngư dân Việt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến mối bang giao giữa hai nước, mọi sự bỏ qua sẽ càng làm vấn đề trầm trọng thêm.

Việt Nam cũng rất cần đặt câu hỏi, vấn đề Hoàng Sa ở Biển Đông và vấn đề quần đảo Điếu Ngư ở Hoa Đông là hoàn toàn giống nhau ở hình thức tranh chấp, tại sao Trung Quốc lại đòi hỏi tiêu chuẩn kép, tùy thuộc sự có lợi cho họ? Chẳng lẽ nước lớn thì có quyền như vậy? Và nữa, Trung Quốc từ chối tham vấn đa phương, nhưng cũng lại từ chối đàm phán về Hoàng Sa, một vấn đề chỉ có sự tranh chấp giữa hai quốc gia? Thậm chí gần đây, Trung Quốc còn tự ý đưa các quần đảo ấy của Việt Nam vào quy hoạch biển của mình?

Kiến nghị, hiến kế

Vậy xin kiến nghị: chúng ta trước hết cần phải làm cho Trung Quốc thấy rõ một thực tế là những hành động của họ đã hoàn toàn không còn có cái gọi là “bạn bè tốt”, “láng giềng tốt”, “láng giềng hữu nghị” như những khẩu hiệu hai bên vẫn thường hô lên.

Sau đó cần phải kiên trì và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc ngồi vào đàm phán bằng cách, một mặt trong tất cả các cuộc tiếp xúc từ cấp cao đến cấp chuyên viên, trong tất cả các cơ hội làm việc từ quan hệ chính thức, quan hệ nhà nước đến quan hệ nhân dân, quan hệ học giả… vấn đề này phải được chủ động đề cập, cho dù có khiên cưỡng chăng nữa.

Mặt khác, kiên trì ba tháng hoặc sáu tháng một lần, Chính phủ (Bộ Ngoại giao) gửi công hàm đến phía Trung Quốc yêu cầu đàm phán về vấn đề Hoàng Sa. Công hàm này được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết được quyết tâm của chính phủ và quan trọng hơn, để dư luận quốc tế thấy được đây là vấn đề rõ ràng có sự tranh chấp giữa các bên liên quan.

H1Chưa rõ nguyên thủ nào trong ban lãnh đạo đảng, hay nhà nước Việt Nam sẽ có thể đề nghi Trung Quốc đàm phán về Hoàng Sa, dù công khai hay không. Photo: AFP

Việc đàm phán chắc chắn không dễ dàng dẫn đến kết quả mong muốn cho cả hai bên. Nhưng có đàm phán là có bình yên. Và theo tôi, nếu giành được sự hiểu biết lẫn nhau để tối thiểu ngư dân Việt Nam có quyền đánh cá trên vùng biển truyền thống của mình thì đó cũng đã là một thắng lợi.

Liên quan đến vấn đề này, tôi cũng xin có thêm một kiến nghị. Hai bên Việt Nam và Trung Quốc thường nhắc đến “Mười sáu chữ” và “Bốn tốt”. Tuy không được nêu ra như một quy tắc ứng xử thì nó cũng giống như một sự dẫn đường cho quan hệ giữa hai nước.

Rất nên có sự chỉ đạo từ cấp cao để những cấp làm việc (như Ủy ban Hợp tác Kinh tế giữa hai bên chẳng hạn) đưa vào xem xét, kiểm điểm việc thực hiện tinh thần này trong những phiên họp thường kỳ.

Tóm lại, ý kiến của tôi là cả hai vấn đề: đàm phán về quần đảo Hoàng Sa và xem xét, kiểm điểm thường kỳ về “ các chữ ”,“ các tốt ” nếu trước đây chúng ta chưa có điều kiện đề cập thì cuộc làm việc với ông Tập Cận Bình là một cơ hội tốt để có được sự thống nhất về nguyên tắc ở cấp chỉ đạo, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện.

Bài viết, dưới đạng thư ngỏ, kiến nghị, thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu chính trị và bang giao Trung – Việt, nguyên Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung, đang sống ở Hà Nội.

Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn – VNE

27 Th9
Chủ nhật, 27/9/2015 | 02:00 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người vợ vị tướng Lãnh Binh Thăng.

Chợ cầu Ông Lãnh (quận 1), Bà Hạt (quận 10), Bà Quẹo (quận Tân Bình), Bà Chiểu (Bình Thạnh), Bà Hom (Bình Tân) và Bà Điểm (huyện Hóc Môn)… là những địa danh nổi tiếng, có lịch sử hàng trăm năm gắn với nhiều thế hệ người Sài Gòn. Tuy ở những vị trí khác nhau, nhiều chợ đã đổi tên nhưng người bản địa ngày nay ai cũng rành rọt các địa danh này.

5-zpsad6dc58c.jpg

Chợ cầu ông Lãnh xưa. Ảnh: Panoramio.

Học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898), một trong 18 nhà bác học thế giới thế kỷ 19 cho rằng, Ông Lãnh là vị lãnh binh tên Nguyễn Ngọc Thăng (1798-1866), võ tướng nhà Nguyễn thời vua Tự Đức. Ông thuộc thế hệ tham gia chiến đấu chống Pháp đầu tiên của Nam Kỳ. Còn 5 người phụ nữ được đặt tên chợ ở Sài Gòn vốn là các bà vợ của ông. Những vị quan đa thê thời xưa thường áp dụng phương pháp kinh tế tự túc nên vị lãnh binh đã lập 5 chợ ở khu vực khác nhau, giao cho mỗi bà cai quản một cái. Việc này tránh các bà đụng mặt nhau, đồng thời chuyên tâm làm kinh tế.

Lãnh binh Thăng quê ở Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, từng tham gia các trận đánh ở đồn Cây Mai, đồn Thủ Thiêm và vùng phụ cận khi quân Pháp chiếm thành Gia Định. Ông nổi tiếng với chiến dịch Mù U gây tổn thất nặng cho địch. Về sau ông phối hợp với nghĩa quân Trương Định ở Gò Công tiếp tục chống Pháp.

Năm 1867, tướng Thăng tử trận ở Gò Công, được đưa về an táng tại quê nhà. Hiện, ông được thờ với vị Thành Hoàng và đức Trần Hưng Đạo ở đình Nhơn Hòa, đường Cô Giang (quận 1). Ngôi đình gần cây cầu và chợ mang tên ông. Ngoài ra, tên Lãnh Binh Thăng cũng được đặt cho một con đường tại quận 11.

cau-ong-Lanh-ok-9177-1442809816.jpg

Ảnh đầu tiên về cầu Ông Lãnh do Raymond Cauchetier chụp năm 1955. Ảnh bên phải chụp cầu khi kênh Tàu Hủ, Đại lộ Đông Tây chưa được xây dựng. Ảnh dưới là cầu Ông Lãnh hiện nay.

Về cây cầu mang tên Ông Lãnh, nhà bác học Trương Vĩnh Ký khẳng định “chiếc cầu gỗ do ông Lãnh binh ở gần đó cho bắc qua, chắc là ông Lãnh Binh Thăng này, chớ không phải ai khác”. Cây cầu này đầu tiên (nối đại lộ Đông Tây ngày nay) bắc qua một con rạch nhỏ. Khi rạch bị lấp, cây cầu mới nối bến Chương Dương (quận 1) và Bến Vân Đồn (quận 4).

Năm 1874, một ngôi chợ được xây ở khu vực này, mang tên chợ Cầu Ông Lãnh. Nơi đây tàu ghe tấp nập từ miền Tây theo sông Sài Gòn vào kênh Tàu Hủ buôn bán. Chợ được chia làm 3 khu vực: bán trái cây, bán cá và bán tạp hóa.

Năm 1971, chợ bị hỏa hoạn lớn thiêu rụi hoàn toàn, sau đó dần phát triển lại. 28 năm sau, chợ lại bị cháy lớn, thiêu rụi hơn 200 căn nhà. Từ đó, tiểu thương chuyển sang buôn bán nơi khác, chợ Cầu Ông Lãnh dần biến mất. Ngày nay, chợ Cầu Ông Lãnh vẫn còn buôn bán nhưng quy mô rất nhỏ nằm trên đường Nguyễn Thái Học (quận 1).

>>Ảnh: Trực thăng chữa cháy chợ cầu Ông Lãnh năm 1971

Trong các chợ do vợ của ông Lãnh quản lý, Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ lâu đời ở Sài Gòn. Sơ khai là chợ xổm, năm 1942, chợ được xây lên với diện tích gần 8.500 m2, nằm ở trung tâm quận Bình Thạnh. Năm 1987, chợ được nâng cấp, sửa chữa. Đến nay, chợ có khoảng 800 hộ, kinh doanh khoảng 40 mặt hàng.

Cố nhà văn Sơn Nam cho rằng, Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Đức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên. Bà Chiểu là “nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên”.

Chợ nổi tiếng thứ hai đồng thời gắn với nhiều địa danh ở Sài Gòn là Bà Điểm. Chợ thuộc xã Bà Điểm huyện Hóc Môn, nơi có 18 thôn vườn trầu nổi tiếng. Theo Trương Vĩnh Ký, chợ Bà Điểm bán nhiều mặt hàng nhưng nổi tiếng nhất là trầu cau có độ ngon nức tiếng được trồng ngay tại vùng.

Trong năm ngôi chợ, năm 1978, chợ Bà Quẹo được đổi tên thành Võ Thành Trang, nằm trên đường Trường Chinh thuộc phường 14 (quận Tân Bình). Tuy đổi tên nhưng phần lớn người dân vẫn gọi bằng cái tên dân dã “Bà Quẹo”. Đây vốn là chợ đầu mối thu mua nông sản từ Củ Chi, Hóc Môn, Long An…

cho-ba-chieu-ok.jpg

Chợ Bà Chiểu năm 1968 và hiện nay. Ảnh: Panoramio.

Tuy nhiên trong cuốn “Sài Gòn năm xưa”, học giả Vương Hồng Sển lại cho rằng nên thận trọng khi cho “Ông Lãnh” và “Bà Chiểu”, Bà Điểm”, “Bà Hom”, “Bà Hạt”, “Bà Quẹo” là vợ chồng.

Bởi theo ông, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Chiểu có thể là người đầu tiên buôn bán tại các chợ này, sau lấy tên đặt cho chợ. Giống như chợ Bà Hoa ở khu ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình), do người đàn bà tên Hoa đã hiến đất xây chợ và là người đầu tiên buôn bán nên người ta lấy tên bà đặt cho ngôi chợ.

Lý giải về Bà Hom, có sách chép rằng do Bàu Hom (bàu ngâm hom tre) nói chệch thành. Còn tên Bà Quẹo cũng đọc chệch từ Bờ Quẹo hoặc Bàu Quẹo vì khu này có một khúc quẹo rất rõ. Từ quẹo vốn cũng được đặt cho nhiều địa danh như Cống Quẹo ở xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) hay lộ Quẹo tại huyện Cần Giờ.

Ở Sài Gòn, còn nhiều tên người được gắn cho địa danh như ở quận Bình Thạnh có cầu, chợ và kênh mang tên Thị Nghè. Người này vốn tên Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định thành thông chí viết rằng, “do có chồng là thư ký mỗ, nên người đương thời gọi là Thị Nghè. Do bà khai hoang đất ở, bắc cầu để tiện việc đi lại, nên dân gọi là kênh, cầu Thị Nghè”.

Ngoài ra, thành phố còn nhiều tên gọi mang tên ông, bà khác như Ông Tố, Ông Bổn, Bà Lài, Bà Tàng, Bà Chiêm…

Sơn Hòa

Những lĩnh vực giậm chân tại chỗ sau cuộc gặp giữa ông Tập và Obama – VNE

27 Th9

Chuyến công du Mỹ của ông Tập đã không đạt được nhiều kết quả như kỳ vọng.
1-5968-1443236294.jpg

Ông Tập (trái) và ông Obama trong buổi họp báo chung tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

Hôm qua, sau 21 phát đại bác chào mừng, Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng, và hai nhà lãnh đạo đã cùng nhau thảo luận nhiều lĩnh vực. The Diplomat tổng kết lại những vấn đề đáng lưu ý từ cuộc gặp mà ông Tập đạt được trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ.

Vấn đề Biển Đông

Biển Đông là một chủ đề lớn trong chương trình nghị sự giữa nguyên thủ hai nước, tuy nhiên Mỹ – Trung đã không đạt được nhiều tiến bộ trong giải quyết những bất đồng liên quan đến các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này.

Trước cuộc gặp, ông Obama được kỳ vọng sẽ gây sức ép với ông Tập để Trung Quốc ngừng các hoạt động xây dựng phi pháp ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những hành động này đã khiến Mỹ và các đồng minh ngày càng bất an về ý đồ quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông, theo Wall Street Journal.

Thế nhưng trong cuộc họp báo sau hội nghị, ông Tập đã nhắc lại quan điểm cũ của Trung Quốc rằng họ “có chủ quyền” với những hòn đảo trên Biển Đông “từ thời xưa”. Trong khi đó, cụm từ Biển Đông còn không xuất hiện trong bản tóm tắt hội nghị của Nhà Trắng. Cả ông Obama cùng ông Tập đều chỉ nhắc lại những quan điểm của riêng mình về vấn đề này tại buổi họp báo chung.

Điểm đáng chú ý là ông Tập đã lần đầu tiên đưa ra lời cam kết công khai rằng Trung Quốc sẽ không “quân sự hóa” các đảo nhân tạo mà họ xây dựng trái phép trên Biển Đông. Một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ cho rằng đây là một điều mới, dù cam kết của ông Tập không khác mấy so với những tuyên bố của các quan chức ngoại giao Trung Quốc trước đây.

“Đây là một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên điều chưa rõ ràng là khái niệm ‘quân sự hóa’ mà ông Tập đưa ra ở đây là gì. Phải chăng đó là việc không triển khai chiến đấu cơ lên các đường băng, hoặc không bố trí lửa trên đảo nhân tạo”, ông Bonnie Glaser, chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói.

“Tuyên bố của ông Tập có thể giúp Mỹ và các bên khác có cái để nói khi đề cập đến các hành động của Trung Quốc trong khu vực. Nhưng để làm được việc đó hiệu quả cần phải có một định nghĩa rõ ràng, không quá rộng về quân sự hóa”, ông M. Taylor Fravel, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts, nhận định.

Vấn đề an ninh mạng

Trước chuyến thăm của ông Tập, chính quyền Mỹ đã gây sức ép rất lớn với Trung Quốc về vấn đề an ninh mạng, thậm chí còn đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp cấm vận chống lại hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc.

Sau cuộc gặp hôm qua, nhìn bề ngoài, có vẻ như ông Obama đã thu được những gì mình muốn. Theo Nhà Trắng, hai bên nhất trí “không thực hiện hoặc cố tình ủng hộ hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ qua mạng, trong đó có các bí mật kinh doanh và thông tin mật của doanh nghiệp, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các công ty hoặc lĩnh vực thương mại”.

Tuy nhiên, Wall Street Journal cho rằng tuyên bố này sẽ không giải quyết được vấn đề. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Tập đã khẳng định rằng chính phủ Trung Quốc không tham gia vào hoạt động gián điệp mạng, cũng không ủng hộ các công ty Trung Quốc dùng thủ đoạn này. Do vậy, thỏa thuận trên với Mỹ thực chất chỉ là cái gật đầu của Trung Quốc với những gì mà họ khăng khăng là không làm, và điều đó sẽ không làm các công ty Mỹ cảm thấy an toàn hơn.

Hiệp định đầu tư song phương

Khi chuyến công du tới Mỹ của ông Tập được loan báo, các chuyên gia phân tích cho rằng đây sẽ là bước ngoặt cho Hiệp định Đầu tư Song phương (BIT). Thế nhưng thực tế cho thấy họ đã quá lạc quan, khi hai bên vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển kể từ khi trao đổi danh sách những lĩnh vực không cho phép nước ngoài đầu tư. BIT thậm chí còn không được nhắc tới trong bản tóm tắt thông tin của Nhà Trắng.

Trong cuộc họp báo chung, ông Obama và ông Tập đều nói rằng họ đã nhất trí “tăng cường” (theo lời ông Obama) và “thúc đẩy mạnh mẽ” (theo lời ông Tập) quá trình đàm phán. Những lời lẽ mang tính ngoại giao này thể hiện một điều rằng BIT vẫn chưa diễn ra đúng như những gì hai bên mong đợi.

Quan hệ quân đội

Quan hệ giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc không nhận được nhiều chú ý trong cuộc họp báo chung, và nó cũng không được đề cập nhiều trong bản tóm tắt thông tin của Nhà Trắng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, Mỹ – Trung đã đạt được một số tiến triển nhất định.

Theo thông báo trước đó của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hai nước đã hoàn tất và ký kết một thỏa thuận để kiểm soát các vụ chạm mặt trên không của quân đội hai bên. Thỏa thuận này sẽ ngăn chặn những vụ đối đầu nguy hiểm trên không bằng cách đưa ra những quy định về ứng xử cho phi công quân sự hai nước.

2-5525-1443236294.jpg

Hai nước chưa đạt được nhiều đột phá trong một số lĩnh vực quan trọng. Ảnh:Washington Post

Ngoài ra, dưới sức ép của Mỹ, Trung Quốc cũng đã cam kết sẽ xem xét biện pháp xây dựng lòng tin tương tự nhằm định hướng hành vi cho lực lượng hải cảnh. Đây là điều rất quan trọng bởi hải cảnh là lực lượng hoạt động tích cực nhất của Trung Quốc ở Biển Đông, hơn cả hải quân. “Trong nhiều vụ chạm mặt trên biển, tàu hải quân của chúng tôi thường xuyên gặp tàu hải cảnh Trung Quốc, như thể họ đi cùng với tàu hải quân Trung Quốc vậy”, Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho hay.

Quan hệ song phương

Cả hai nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh rằng quan hệ Mỹ – Trung nhìn chung ổn định. Ông Obama tuyên bố rằng “sự hợp tác của chúng ta đang phát huy hiệu quả”, trong khi ông Tập nhấn mạnh việc xây dựng “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ là “một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc”.

Trước chuyến thăm này, ông Tập rất được kỳ vọng sẽ định hình được khái niệm về “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ, trong đó coi Trung Quốc như một cường quốc sánh ngang hàng, bình đẳng với Mỹ.

Tuy nhiên, các tuyên bố trong cuộc họp báo chung cho thấy Mỹ – Trung vẫn chưa thống nhất được khái niệm chung về mô hình này, và đây vẫn sẽ là mục tiêu cho nỗ lực ngoại giao trong thời gian tới của Bắc Kinh. Những tuyên bố mà hai nhà lãnh đạo đưa ra không có gì mới so với những gì mà hai nước đã thể hiện trước đây, chứng tỏ quan hệ hai nước vẫn đang bị bó hẹp trong mô hình hiện tại.

Tuy nhiên, cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo cũng đạt được kết quả lớn về biến đổi khí hậu. Trong tuyên bố chung, Trung Quốc thông báo rằng họ sẽ bắt đầu “hệ thống thương mại hóa khí thải quốc gia” vào năm 2017. Mỹ cũng sẽ thực hiện Kế hoạch Năng lượng Sạch, cam kết giảm 32% lượng phát thải CO2 từ các nhà máy phát điện vào năm 2030 so với mức năm 2005.

Những tuyên bố này được cho là sẽ nâng cao cơ hội thành công cho một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc tổ chức ở Paris vào tháng 12. Ông Obama cho rằng với việc Mỹ và Trung Quốc – hai nước phát khí thải nhiều nhất thế giới – nhất trí với nhau, thì các nước khác “không có lý do gì” để từ chối tham gia nỗ lực của họ.

Câu hỏi mà The Diplomat đặt ra là quan hệ Mỹ – Trung sẽ đi đến đâu khi cuộc gặp được kỳ vọng nhất giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất đã qua mà chưa đạt được nhiều tiến bộ đáng kể.

Trí Dũng

Người làm thơ chấn động một thời ở phủ Thủ tướng – Kim Dung

26 Th9

Tác giả: 

KD: Bạn bè iu quí gửi cho mình bài viết này. Bài viết về nhà thơ Việt Phương.

Trong bài có chi tiết nhắc tới cuốn Cửa mở của ông. Chợt nhớ một chuyện này: Ông từng kể cho mình nghe, khi cuốn Cửa mở “ầm ĩ” dư luận, TT Phạm Văn Đồng (khi đó), có trách ông: Sao anh không cho tôi đọc cuốn đó trước khi đem in?  Ông trả lời: Tôi nghĩ đó là chuyện riêng của mình.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng im lặng. Có lẽ ông cũng quá hiểu tâm trạng của người Thư ký tận tụy, nhưng cũng là một nhà thơ nổi tiếng, luôn gắn bó với ông trong mọi thăng trầm, khổ đau, biến cố của đất nước.

Và ông có nói một câu- có lẽ đó là tâm sự rất thật của ông với mình: Mình làm việc cho Thủ tướng, nhưng thơ vẫn là nỗi lòng riêng. Mình muốn cái riêng đó vẫn là cái riêng của chính mình, không bị “kiểm soát”. Rồi ông mỉm cười, hiền hậu, đôi mắt hóm hỉnh…

Nhưng hiện ông đang bị đau bệnh- nằm chữa trị ở BV Việt- Xô, sau khi ra cuốn thơ thứ 10- mang tên Gió. Một sức làm việc, sáng tạo, bền bỉ và đầy cảm hứng.

Cầu mong ông vượt qua được thử thách của sức khỏe, an lành may mắn, để trở về với cuộc đời ông luôn thiết tha, cảm nhận hạnh phúc cùng không ít vị cay đắng, vui buồn…

————

Nhà thơ Việt Phương đưa cho tôi bản thảo một bài thơ của ông, có chữ viết tay của nhà thơ Tố Hữu chữa hai câu thơ của ông: “Nhưng tôi không chịu” – Ông nói. Nhiều lần, ông đưa một số bài thơ mới làm cho các đồng chí Trường Chinh, Tố Hữu đọc. “Các anh ấy góp ý rất chân tình. Có lần Bác Hồ còn sửa thơ cho tôi” – Ông kể .

Trong lúc vợ ông đang lục tìm những tấm ảnh của các con lúc còn bé, nhà thơ Việt Phương đến giá sách lấy 3 tập thơ tặng tôi, trong đó có tập “Cửa mở” cũng do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2009. Tập thơ “Cửa mở” tái bản y nguyên bản in đầu tiên, nhà thơ Việt Phương cho biết. Hai tập thơ còn lại đều là những bài thơ mà nhà thơ Việt Phương sáng tác trong nhiều năm gần đây. Tập thơ “Nắng” và tập “Lan” (Lấy tên vợ ông làm tên tập thơ) đều in năm 2013, một sức làm việc đáng kính nể.

Chuyện ít biết về tác giả ‘Cửa mở’ gây chấn động một thời

DƯƠNG KỲ ANH

Hôm kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam tại Cung Văn hóa Hữu Nghị, tan buổi, tôi đứng chờ xe taxi để về nhà thì gặp nhà thơ Việt Phương. Ông bảo: “Dương Kỳ Anh ơi, lên đây cùng về với mình”. Buổi đầu, tôi cứ tưởng xe cơ quan đón ông, nhưng khi tôi lên xe ôtô mới biết đó là xe riêng của con trai ông. Thấy phong thái con trai ông lễ phép, thân tình và cởi mở, tự nhiên tôi muốn đến thăm gia đình ông, gia đình của một nhà thơ từng gây chấn động dư luận với tập thơ “Cửa mở”.

Nhà thơ Việt Phương họ Trần, Trần Việt Phương, tên thực của ông là Trần Quang Huy. Năm ông 17 tuổi, tham gia hoạt động bí mật chống thực dân Pháp, bị bắt, bị giam với một người bạn tù cũng xấp xỉ tuổi ông. Hai người ở hai xà lim nhưng cũng thường trao đổi với nhau. Lúc đó ông có bí danh là Việt Phương và người bạn tù lại lấy tên ông là Trần Quang Huy làm bí danh. Sau này, người bạn tù đó trở thành Bộ trưởng Trần Quang Huy (tên thực là Vũ Đắc Huề).

Việt Phương có hai người con trai là Trần Trung Thực sinh năm 1956 và Trần Quang Huy sinh năm 1960. Là ông lấy tên khai sinh của mình đặt tên cho con. Ông kể rằng, trong hộ khẩu của ông có hai tên Trần Quang Huy nên dạo còn bao cấp, mỗi lần đi mua gạo mua dầu… người ta vặn hỏi ông, ông nói vui rằng nhà tôi có Trần Quang Huy 3 lít dầu và Trần Quang Huy 1/5 lít dầu (người lớn được mua 3 lít, trẻ con 1/5 lít).

Nhà thơ Việt Phương sinh năm 1928, đậu tú tài thời Pháp thuộc. Ông là trợ lý của Thủ tướng Phạm Văn Đồng mấy chục năm. Đã ở tuổi 87 mà trông ông như mới ngoài 70. Ông kể nhiều chuyện vui và hài hước. Những chuyện về văn chương, gia đình, những chuyện ít ai biết về số phận những tập thơ của ông.

Vợ ông, bà Trần Tú Lan năm nay 81 tuổi, từng là cô giáo với nhiều học trò nổi tiếng như Dương Trung Quốc, Chu Hảo… Bà kể chuyện con trai đầu của ông bà là Trần Trung Thực nhiều lần được ăn cơm cùng Bác Hồ: “Có lần, Bác gắp cho cháu Thực một miếng táo, nó cứ nhìn miếng táo để trong bát… Chắc thấy lạ vì Bác Hồ thường ăn táo sau khi đã hấp chín… Bác cũng hay cho cháu Thực sách để đọc. Một lần cháu Thực cầm cuốn sách lên thưa với Bác là cuốn này cháu đã đọc rồi ạ. Bác bảo: Cháu thật thà thế là tốt. Rồi Bác đi tìm cuốn sách khác đưa cho Thực…”. Về sau Thực học chuyên toán, được giải nhì kỳ thi học sinh giỏi thành phố Hà Nội. Bây giờ Trần Trung Thực là Vụ trưởng, làm việc ở Bộ Công Thương sau nhiều năm làm tham tán công sứ ở cộng đồng châu Âu (tại Bỉ). Nhà thơ Việt Phương đã có ba cháu nội, cháu đích tôn của ông mang tên ông là Trần Việt Phương, năm nay 31 tuổi, tốt nghiệp thạc sỹ tại Anh quốc.

“Mở đài địch như mở toang cánh cửa”, “Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ/ Hình như đấy là niềm tin, ý chí và tự hào/ Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ/ Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao”, “Ta đã thấy những chỗ lõm lồi trên mặt trăng sao/ Những vệt bùn trên tận đỉnh chín tầng cao”… Những câu thơ từng gây chấn động dư luận một thời mà bây giờ tôi mới biết nó được trích từ bài thơ “Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi”, một trong những bài trong tập thơ “Cửa mở” của nhà thơ Việt Phương do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1970. Vào những năm 70 mà viết những câu thơ như thế, tôi khâm phục ông vô cùng. Thời đó tôi còn là sinh viên khoa văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chúng tôi chỉ đọc thầm cho nhau nghe, người này truyền qua người khác chứ thực tình tôi chưa nhìn thấy tập thơ “Cửa mở” bao giờ.

Tôi hỏi ông rằng, dạo đó người ta đồn thổi nhiều chuyện như ông bị cách chức, các con ông cũng bị “vạ lây”… có đúng không? Ông cười, lắc đầu “Không có chuyện đó đâu”. Ông nói, tập “Cửa mở” năm đó in 5.200 bản, chỉ trong vài tuần là hết: “Anh Huy Cận bảo tôi chỉ còn vài chục cuốn người ta giữ lại thôi”. Rất nhiều người khen, cũng nhiều người phê phán, có một nhà thơ là cán bộ cao cấp nói trong một cuộc họp: “Phủ Thủ tướng có một kẻ điên làm thơ”. Vợ ông, bà Trần tú Lan khẳng định “Các con chúng tôi không làm sao cả”. Rồi bà kể: “Tôi có đến gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thủ tướng tưởng tôi đến có chuyện gì đó liên quan tới các con vì ông biết tôi rất chăm con. Tôi nói: Thưa chú, cháu đến vì tập thơ “Cửa mở”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Phương có đem cho mình xem đâu”. Tôi bảo: Tập thơ “Cửa mở” hay đấy chứ ạ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng bảo tôi: “Thơ Phương thì Tú Lan khen hay là phải rồi”. 

Nhà thơ Việt Phương đưa cho tôi bản thảo một bài thơ của ông, có chữ viết tay của nhà thơ Tố Hữu chữa hai câu thơ của ông: “Nhưng tôi không chịu” – Ông nói. Nhiều lần, ông đưa một số bài thơ mới làm cho các đồng chí Trường Chinh, Tố Hữu đọc. “Các anh ấy góp ý rất chân tình. Có lần Bác Hồ còn sửa thơ cho tôi” – Ông kể .

Trong lúc vợ ông đang lục tìm những tấm ảnh của các con lúc còn bé, nhà thơ Việt Phương đến giá sách lấy 3 tập thơ tặng tôi, trong đó có tập “Cửa mở” cũng do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2009. Tập thơ “Cửa mở” tái bản y nguyên bản in đầu tiên, nhà thơ Việt Phương cho biết. Hai tập thơ còn lại đều là những bài thơ mà nhà thơ Việt Phương sáng tác trong nhiều năm gần đây. Tập thơ “Nắng” và tập “Lan” (Lấy tên vợ ông làm tên tập thơ) đều in năm 2013, một sức làm việc đáng kính nể.

“Đời đang đón đợi để đong đầy”, tôi đang đọc câu thơ của ông in ngoài bìa tập thơ “Nắng” thì có tiếng chuông điện thoại. Cậu con trai thứ hai Trần Quang Huy hiện đang là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng (MHB), người đã lái xe đón ông hôm tôi đi nhờ, gọi điện về nói sẽ đưa xe ôtô đến đón bố mẹ đi viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Phòng khách ở tầng một căn biệt thự bốn tầng trên đường Trần Quang Diệu bày nhiều thứ có vẻ như là đồ cổ mà theo nhà thơ Việt Phương là do cậu con trai thứ hai Trần Quang Huy mang về. Ông không dùng điện thoại di động, nên vừa tiếp khách, ông vừa xin lỗi để đi nghe điện thoại, chiếc điện thoại cố định đặt ở góc phòng.

Vợ ông, bà Trần Tú Lan kể rằng, chính bà đã bắt thăm và thật may mắn chọn được  mảnh đất để xây nhà ở vị trí này, một vị trí có thể nói là đắc địa vì có hai mặt đường lớn: “Hôm ấy, cơ quan tổ chức bắt thăm, có mấy chục người, mấy chục mẩu giấy gấp làm tư, tôi nhìn thấy một mẩu giấy như đang vẫy vẫy tôi, có lẽ do luồng gió từ quạt trần làm mẩu giấy lất phất như vậy. Tôi thấy lạ và hay hay nên nhặt lên, ai ngờ lại chọn được vị trí đẹp nhất”. Nhà thơ Việt Phương gật đầu xác nhận: “Đúng thế đấy… xây ngôi nhà này do một tay nhà tôi lo liệu”.

Ông cầm một tệp đĩa nhạc đưa cho tôi và nói: Lúc cháu Thực chưa đầy năm, ông thường để cháu nằm trên giường, bên cạnh là chiếc máy hát (máy quay đĩa) do Thủ tướng Phạm Văn Đồng tặng. Ông bật máy quay, cho con nằm nghe nhạc. Những bản nhạc du dương, êm dịu của Beethoven. Ông nói, ông rất thích nhạc sĩ thiên tài này. “Mỗi lần tôi bật máy nghe nhạc là cháu Thực và sau này là cháu Huy nằm yên trên giường nghe rất chăm chú. Có lẽ vì thế mà sau này, khi các con tôi trưởng thành, chúng cũng yêu thích âm nhạc như tôi. Tôi nghĩ, nghệ thuật giúp cho con người sống nhân văn hơn” – Ông bảo vậy.

Trò chuyện với ông, tôi không những biết nhiều cái lạ trong thơ mà còn thấy ông có nhiều cái lạ trong cuộc sống hằng ngày. Ông kể, lúc con ông bắt đầu tập nói, những buổi chiều tối, ông để con ngồi trên chiếc ghế mây buộc sau xe, lọc cọc đạp xe lên bờ đê sông Hồng. Để xe xuống vệ cỏ bờ đê, ông bế con trên tay nhìn Sông Hồng cuộn chảy rồi bắt đầu dậy con tập nói.

Ông chỉ đám mây bay là là trên mặt sông và nói “mây”, con ông cũng bập bẹ “mây”. Ông chỉ tay xuống mặt nước Sông Hồng nói “nước”, thằng bé cũng bập bẹ  “nước”. Cứ như vậy, ông chỉ lên bầu trời, chỉ dãy núi phía xa xa, chỉ đàn chim đang bay, chỉ con sóng đang lượn, bông hoa đang nở, cây lúa đang ngậm đòng… “Vợ chồng tôi muốn các con sau này lớn lên hiểu được mọi thứ trên đời cụ thể nhất, chân thật nhất” – Ông nói.

Làm trợ lý cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng mấy chục năm, nhà thơ Việt Phương đã đi nhiều nơi trên thế giới. Ấy vậy mà vợ ông bà Trần Tú Lan lại chưa bao giờ đi nước ngoài. Tôi ngạc nhiên thực sự, mới hỏi bà vì sao? Có phải vì bà sợ đi máy bay? Hay có lý do nào khác? Bà nói đã từng được cử đi học ở Nga, bà cũng rất thích đi nhưng lúc đó các con bà còn nhỏ, nên bà đã nhường suất đi học nước ngoài cho người khác. Ở đời, được cái này phải biết hy sinh cái khác… Ngay cả sau này, khi cháu Thực làm tham tán công sứ ở nhiều nước châu Âu, cháu cũng rất muốn mẹ đi một vài chuyến du lịch nước ngoài… Mình nuôi con, rồi nuôi cháu, phải hiểu được quy luật bù trừ.

Nếu mình cái gì cũng được hưởng thì sau này phần đâu cho con cháu?! Bây giờ, các con tôi, rồi các cháu được đi học nước ngoài, công tác ở nhiều nước, được đi đây đi đó là tôi mãn nguyện, là như tôi đã được đi nước ngoài rồi”. Tôi thấy bà rất vui khi nói điều này. Tôi bỗng nhớ hai câu thơ của nhà thơ Việt Phương mà tôi vừa đọc trong tập “Lan”:  “Một thời cửa mở cho tất cả; Từ trong đại họa hóa bình yên”. Thế đấy!

———–

http://lethieunhoncom.blogspot.com/2015/03/nguoi-lam-tho-chan-ong-mot-thoi-o-phu.html

NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG: Tin tuần từ 14/9-20/9 – NCBĐ

21 Th9

EmailInPDF.
Share:

-(VOV 18/9) Mỹ nên phớt lờ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách điều tàu Hải quân vào khu vực 12 hải lý ở các đảo Trung Quốc cải tạo trái phép; (Vnexpress 18/9) Đô đốc Mỹ đề xuất tuần tra gần đảo nhân tạo Trung Quốc trên Biển Đông

-(Vnexpress 17/9) Việt Nam lên án Thái Lan nổ súng làm một ngư dân thiệt mạng và yêu cầu điều tra làm rõ vụ việc; Thái Lan thừa nhận nổ súng bắn tàu cá Việt Nam

-(DT 17/9) Vì sao Trung Quốc sốt sắng hoàn tất đường băng thứ 3 ở Biển Đông? Biển Đông là cửa ngõ duy nhất để Trung Quốc tiến ra Tây Thái Bình Dương; (LĐ 17/9) Trung Quốc trắng trợn nói không từ bỏ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông

-(Vnepress 17/9) Mỹ lên án hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đang đi ngược lại các quy tắc quốc tế; Trung Quốc diễn tập tác chiến chống ngầm ở Biển Đông

-(TN 17/9) Trung Quốc bị tố âm mưu phá hoại bầu cử ở Philippines tuy nhiên Bắc Kinh đã phủ nhận; (GD 17/9)Trung Quốc đang tàn phá nhanh, quy mô lớn hệ sinh thái ở Biển Đông

-(TN 16/9) Nếu Biển Đông có chiến tranh, Trung Quốc sẽ thua trận: Nhận định của một học giả TQ trong hội thảo nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Phi – Trung; (Vnexpress 16/9) Trung Quốc bác cáo buộc phá hoại bầu cử của Philippines

-(Vnplus 16/9) Biểu tình đòi chấm dứt hiệp ước quốc phòng với Mỹ của Lực lượng sinh viên cánh tả Philippines;(GD 16/9) Một số bình luận đáng chú ý về diễn biến mới trên Biển Đông

-(Vnexpress 15/9) Việt – Nhật chia sẻ quan ngại về tình hình Biển Đông: Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Tokyo tiếp tục tăng cung cấp tàu đã qua sử dụng cho Việt Nam; (DT 15/9) Trung Quốc sẽ độc chiếm Biển Đông với 5 đường băng quân sự

-(GD 15/9) Malaysia âm thầm cùng Mỹ chống Trung Quốc bành trướng Biển Đông: Từ năm 2008 đến 2012, tàu TQ đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Malaysia 35 lần; (BĐV 15/9) Mỹ cảnh báo Trung Quốc xây đảo trái phép ở Biển Đông

-(Petrotimes 15/9) Trung Quốc sẽ độc chiếm Biển Đông với 5 đường băng quân sự: Tất cả các đường băng trên đều có độ dài trên 3.000m; (Vnexpress 14/9) Vấn đề Biển Đông đặt Mỹ vào thế khó trước chuyến thăm của ông Tập

-(DT 14/9) Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: Trung Quốc mất ánh hào quang? TQ đang bước vào xu thế “điều chỉnh” kinh tế sau quá nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng và cho vay không kiểm soát; (GD 14/9) “Trung Quốc không thừa nhận Ấn Độ Dương là sân sau chiến lược của Ấn Độ”

-(TN 13/9) Philippines sẽ sắm tàu ngầm Đức? Một sĩ quan hải quân nước này đã được cử sang Kiel, Đức để học về tàu ngầm; (GD 14/9) Tổng Bí thư: Việt Nam mong Nhật Bản đóng vai trò chủ động hơn nữa ở châu Á

-(TT 13/9) Trung Quốc tiếp tục lấn biển trái phép bất chấp cam kết của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại21209_10152750401965214_1151721649_n (1)(1).jpgmột hội nghị mới đây; (NLĐ 13/9)Ấn Độ phản đối hạn chế tự do trên biển Đông

-(Vnexpress 13/9) Mỹ – Trung bàn về an ninh mạng trước thềm chuyến thăm Washington của chủ tịch Trung Quốc cuối tháng này; (ANTĐ 13/9)Nhật – Mỹ phối hợp trên không gian, dưới đáy biển để theo dõi Trung Quốc

Chủ nghĩa phát triển và mũi đột phá cho Việt Nam – Vnn

21 Th9

– Qua những phân tích ở bài trước ta đã thấy tại sao Việt Nam phát triển còn chậm, hiệu suất thấp, và đã thấy những thách thức rất lớn mà hiện nay Việt Nam phải trực diện. Có lẽ rất nhiều người tiếc rằng tiềm năng của Việt Nam rất lớn mà không được phát huy.

>> Những thách thức hiện nay của Việt Nam

Một nước có quy mô dân số và lao động khá đông với cơ cấu thuận lợi (dân số vàng), và lại có sự thống nhất cao về văn hóa, ngôn ngữ trên thế giới không có nhiều. Vị trí địa lý với bờ biển dài nằm giữa vùng phát triển năng động châu Á, tiếp cận dễ dàng với tri thức khoa học và công nghệ là một thuận lợi khác.

Tài nguyên thiên nhiên không quan trọng bằng nguồn nhân lực, nhưng với nông thủy khoáng sản rất đa dạng nếu biết khai thác hợp lý và chế biến, chế tác thành sản phẩm công nghiệp cũng dễ hình thành một nền công nghiệp đa dạng và bền vững.

thi tuyển quan chức, chủ nghĩa phát triển, dân số vàng, cải cách tiền lương, tinh giản bộ máy, doanh nghiệp tư nhân, xuất khẩu lao động, Trần Văn Thọ, góp ý Đại hội Đảng 12, Đại hội Đảng 12, ODA, tốt nghiệp ODA
Phải có cơ chế tuyển chọn người tài ra làm việc nước. Ảnh: 6 ứng viên dự thi tuyển chức Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, tháng 8/2014

Ở đây chưa nói đến lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài với rất nhiều chuyên gia về mọi ngành khoa học, công nghệ và quản lý.

Để phát huy tiềm năng và đưa Việt Nam vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững, đối phó hữu hiệu với những thách thức hiện nay và tạo cho đất nước một vị thế xứng đáng tên vũ đài quốc tế, những người có trách nhiệm ở Việt Nam phải ưu tiên bắt tay vào những vấn đề gì? 

1. Trước hết lãnh đạo phải nhận thức sâu sắc và bức xúc thật sự trước 3 thách thức mà Việt Nam trực diện hiện nay và đánh giá đúng vị trí của Việt Nam trên vũ đài thế giới. Từ đó đưa ra tầm nhìn về hình ảnh quốc gia trong tương lai.

Phần trên tôi đã phân tích các thách thức. Ở đây nói thêm về vị trí của Việt Nam hiện nay trên vũ đài quốc tế, vị trí về quy mô kinh tế và các mặt về chất như uy tín, hình ảnh, thanh danh.

1a. Về quy mô và trình độ phát triển:

Trên thế giới, hiện nay Việt Nam xếp thứ 14 về quy mô dân số, nhưng GDP thì xếp thứ 57, còn GDP đầu người thì ở vị trí 116. Quy mô của GDP như vậy không thể có một ảnh hưởng nhất định đến kinh tế thế giới. GDP đầu người phản ảnh trình độ phát triển của Việt Nam còn rất thấp tuy vừa được xếp vào nhóm thu nhập trung bình (thấp).

So sánh với các nước chung quanh, quy mô kinh tế Việt Nam mới xấp xỉ bằng phân nửa Malaysia và Thái Lan, mặc dù dân số đông hơn nhiều. Theo dự báo của Ngân hàng phát triển Á châu (ADB), trong những nước có quy mô dân số tương đối lớn tại ASEAN, từ năm 2010 đến 2030 Việt Nam phát triển với tốc độ cao nhất (7%) nhưng đến năm 2030 GDP cũng chỉ bằng nửa Thái Lan và nhỏ hơn Malyasia nhiều. Nếu Việt Nam phát huy hết tiềm năng và phát triển 9-10% trong thời gian từ nay đến 2030 hay 2035 thì vị trí của Việt Nam sẽ khác hẳn.

Dĩ nhiên ở đây không có ý nói phải phát triển với tốc độ cao bằng bất cứ giá nào mà song song phải chú trọng về chất (bảo vệ môi trường, phân bổ nguồn lực hợp lý, tạo nhiều công ăn việc làm, tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng đến các nguồn vốn, dần dần chuyển sang giai đoạn tăng trưởng dựa trên cải tiến công nghệ, cải tiến quản lý). Trừ vấn đề bảo vệ môi trường, tất cả những mặt về chất lượng vừa nói không có tính cách kiềm hãm tốc độ phát triển. Đặc biệt chú trọng phát triển có hiệu suất sẽ làm tốc độ phát triển cao hơn với cùng một đơn vị về nguồn lực.

Phát triển nhanh còn là nhu cầu thiết thân để đối phó, tuy đã rất trễ, với thách thức chưa giàu đã già. Tạo các điều kiện để phát triển nhanh, như sẽ nói dưới đây, cũng tránh được nguy cơ sa vào bẫy thu nhập trung bình thấp.     

1b. Xuất khẩu lao động và hình ảnh của Việt Nam trên thế giới:

Lao động xuất khẩu phản ảnh trình độ, vị trí và uy tín của một nước trên vũ đài quốc tế. Một nước xuất khẩu nhiều lao động giản đơn hầu hết, nếu không nói là tất cả, là những nước nghèo, và do đó hình ảnh của những nước này không mấy sáng sủa. Có kế hoạch chấm dứt tình trạng này trong thời gian càng ngắn càng tốt là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước.

Không kể thời kỳ quan hệ mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 7 vạn, gần đây là 9 vạn, lao động được đưa đi ra nước ngoài. Báo chí đã phản ảnh tình trạng khó khăn, nhiều trường hợp rất bi thảm, của người lao động đang làm việc ở nước ngoài.

Hàn Quốc và Thái Lan cũng đã từng xuất khẩu lao động nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn và họ đã thành công trong việc chuyển dịch vị trí từ nước xuất sang nước nhập khẩu lao động. Ngược lại, Philippines là nước điển hình tiếp tục xuất khẩu lao động và cũng là nước điển hình trì trệ về kinh tế.

Do tích cực đầu tư sang Việt Nam, hiện nay (cuối năm 2014) số người Hàn Quốc sinh sống tại nước ta lên tới hơn 15 vạn. Ngược lại, tại Hàn Quốc có hơn 12 vạn người VN đang sinh sống, trong đó gần 26.000 người cư ngụ bất hợp pháp. Ngoài vài ngàn người là sinh viên du học, hầu hết người Việt tại Hàn Quốc là lao động giản đơn hoặc phụ nữ kết hôn với người bản xứ mà theo nhiều nguồn tin trong đó một số không nhỏ đi làm dâu xa vì lý do kinh tế.

Như vậy có sự tương phản trong quan hệ Việt Hàn: người Hàn Quốc đến Việt Nam là để làm chủ trong khi người Việt Nam đến Hàn Quốc là để làm thuê. Người Việt làm thuê cả ở xứ mình và xứ người. Trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị là sớm chấm dứt một tình trạng liên quan đến thể diện quốc gia này.

1c. Cần nhanh chóng hình thành doanh nghiệp tư nhân mạnh:

Một nước với số dân trên 90 triệu, có nền văn hóa lâu đời, mà lại phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài thì không thể hãnh diện với thế giới. Trong thời đại toàn cầu hóa, các nước tùy thuộc vào nhau, ngoại lực giúp các nước đi sau tiến triển nhanh nhưng nội lực (ở đây chủ yếu nói doanh nghiệp trong nước) vẫn quan trọng hơn, và nội lực mạnh mới sử dụng ngoại lực có hiệu quả.

Các nước Đông Á, điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, chủ nghĩa dân tộc của giới lãnh đạo đã giúp làm cho đội ngũ doanh nhân bản xứ ngày càng mạnh. Trên thực tế, chỉ khi doanh nghiệp bản xứ mạnh lên rồi họ mới kêu gọi đầu tư nước ngoài và FDI được đưa vào từng bước theo đà phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Theo tôi, Việt Nam hiện nay phải đặt ưu tiên việc hình thành và nuôi dưỡng doanh nghiệp tư nhân mạnh, có biện pháp cụ thể để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn, đất đai, thông tin và hoạt động trong môi trường kinh doanh thông thoáng, không bị nạn tham nhũng làm thui chột tinh thần doanh nghiệp. Doanh nghiệp quốc doanh sẽ tồn tại trong một số lãnh vực nhất định nhưng phải triệt để hoạt động theo cơ chế thị trường và trên hệ thống quản trị doanh nghiệp (corporate governance) hoàn chỉnh.

1d. Cần có kế hoạch tốt nghiệp ODA:

Ngoài ra nếu không có kế hoạch sớm chấm dứt nhận viện trợ nước ngoài (tức “tốt nghiệp” ODA) thì cũng không cải thiện được hình ảnh Việt Nam trên vũ đài thế giới.

Đồng vốn ODA chưa được xem xét trong tổng thể chung với vốn trong nước. ODA thực sự chỉ cần thiết khi trong nước khả năng tiết kiệm còn hạn chế, không đủ vốn để đầu tư. Nhưng ở Việt Nam, đã có điều tra cho thấy có sự thất thoát lớn trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công nên phí tổn xây dựng hạ tầng rất cao. Ngoài ra, ngân sách nhà nước chi tiêu cho nhiều dự án không cần thiết, không có hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả của đồng vốn ODA phải được xem xét trong tổng thể chung với vốn trong nước. Không thể một mặt lãng phí nguồn lực trong nước và mặt khác lệ thuộc nhiều vào vốn nước ngoài. Một điểm có liên quan đến vấn đề này là báo chí đã cho thấy nhiều lãnh đạo, quan chức ở trung ương và địa phương đang có cuộc sống rất xa hoa, không tương xứng với trình độ phát triển của đất nước, không phù hợp với chính sách tiếp nhận nhiều ODA từ nước ngoài.

 
 

Việt Nam cần đặt ra kế hoạch giảm ODA trong 10 năm tới, tiến tới “tốt nghiệp ODA” trong 15-20 năm tới. Không kể thời kỳ nhận viện trợ từ Liên xô cũ và các nước Đông Âu, Việt Nam cũng đã nhận ODA hơn 20 năm rồi, bây giờ là lúc cần nghĩ đến việc giảm và tốt nghiệp ODA trong một mốc thời gian không quá xa. Có như vậy đồng vốn trong nước và vốn ODA mới được quan tâm sử dụng có hiệu quả. Việc tùy thuộc lâu dài vào ODA phải được xem như là sự thất bại của chiến lược phát triển.

Tôi nghĩ trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là phải đưa ra tầm nhìn, dự phóng về một tương lai 15 hoặc 20 năm tới, trong đó có những cam kết cụ thể về việc đưa đất nước lên hàng thượng đẳng trong đó kinh tế có một vị trí quan trọng, chẳng hạn tương đương với vị trí của quy mô dân số, không còn lao động xuất khẩu, không còn nhận viện trợ và có một đội ngũ tư bản dân tộc vững mạnh. Như vậy mới đáp ứng được kỳ vọng của dân chúng.

Không nên tiếp tục đưa ra những mục tiêu trừu tượng, không thiết thực, hoặc những mục tiêu chung chung… Việt Nam đang cần những người lãnh đạo đề cao chủ nghĩa phát triển, thoát ra những trói buộc vào ý thức hệ lỗi thời, vào những giáo điều mà thực tế đã cho thấy không còn giá trị.

Năm 2015 là năm chẵn kỷ niệm nhiều sự kiện lịch sử. Nhiều người có trách nhiệm sẽ phát biểu về tương lai Việt Nam nhưng sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đề cập đến việc thay đổi hình ảnh của Việt Nam trên vũ đài quốc tế về trình độ phát triển, về người lao động xuất khẩu, về sự tùy thuộc tư bản và ODA nước ngoài.

2.  Những cải cách cấp bách để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh:

Để thực hiện mục tiêu dài hạn nói trên, trong vòng 2 hoặc 3 năm tới phải làm cuộc cách mạng về hành chánh mới tạo điều kiện cho các nguồn lực được sử dụng không lãng phí, có hiệu quả, và mới tạo môi trường cho doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, tránh được bẫy thu nhập trung bình thấp. Cụ thể:

2a. Tinh giản bộ máy nhà nước:

Cần công bố thống kê về số người ăn lương và làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước các cấp, kể cả bộ máy của Đảng và các đoàn thể. Đảng tự nhận là người lãnh đạo duy nhất của đất nước thì phải có nghĩa vụ cho dân biết thực trạng của bộ máy. Đảng phải được xem như là một bộ phận trong cả bộ máy nhà nước đang là đối tượng cải cách.

Từ việc nắm vững thực trạng mới đưa ra các lộ trình tinh giản bộ máy để dồn nguồn lực vào lãnh vực khác và để thuận tiện cho việc giải quyết vấn đề tiền lương như sẽ nói dưới đây. Việc cải cách này chắc chắn gặp khó khăn nhưng không thể không thực hiện nếu những người ở vai trò lãnh đạo muốn đất nước phát triển. Vì khó khăn mà lại tối quan trọng nên vấn đề này lớn ngang tầm với một cuộc cách mạng.  

2b. Trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo, của quan chức nhà nước phải được quy định cụ thể, quy chế đề bạt hay cách chức cũng phải rõ ràng và nhất là phải được đánh giá nghiêm túc định kỳ (chẳng hạn mỗi năm một lần).   

Thực tế ở Việt Nam hiện nay là việc đề bạt không theo những quy định rõ ràng và công khai, sau khi được đề bạt thì được giữ vị trí đó suốt trong thời gian dài, chỉ nghỉ khi hết tuổi. Nhiều bộ trưởng ở đến 2 nhiệm kỳ 10 năm trong khi chẳng có thành tích xứng đáng trong lãnh vực mình phụ trách. Điều này vừa làm mất động lực phấn đấu của chính người đó và mất cơ hội thăng tiến của những người có năng lực hơn.

Một điểm liên quan nữa là nhiều người ở cương vị lãnh đạo bộ ngành (bộ trưởng, thứ trưởng…) lại xen vào công việc ở lãnh vực khác. Điển hình là nhiều người xen vào công việc của giáo sư đại học (hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ hoặc ngồi hội đồng chấm luận án tiến sĩ). Hiện tượng rất phản khoa học này (bộ trưởng, thứ trưởng hoặc quan chức khác không thể có năng lực và thời gian cho công việc nghiên cứu và giáo dục ở đại học) không những gây tác hại cho giáo dục đào tạo mà còn tỏ ra thiếu nghiêm túc trong lãnh vực mình được giao phó. Ở hầu hết các nước khác, hành động như vậy bị phê phán nặng và thường bị cách chức ngay. Vấn đề này nhiều người, trong đó có tôi, đã nêu lên nhiều lần nhưng cho đến nay không có lãnh đạo cao cấp nào đưa ra cam kết chấn chỉnh.

Ngoài ra, như đã nói ở phần so sánh với Trung Quốc, tại Việt Nam, địa phương phát triển hay không không phải là điều kiện để lãnh đạo thăng tiến. Khoảng 10 năm gần đây trong phương châm luân chuyển cán bộ, nhiều cán bộ nguồn được gửi về địa phương để thêm kinh nghiệm thực tế và sau đó được gọi về trung ương giữ các chức vụ tương đương bộ trưởng hay thứ trưởng mà không xem xét người đó đã có thành tích như thế nào ở địa phương mình phụ trách.

2c. Cần làm ngay cuộc cách mạng về tiền lương:

Ở đây không cần bàn thêm về sự tác hại của vấn đề tiền lương hiện nay. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là lãnh đạo Việt Nam trong vòng 2-3 năm tới phải dứt khoát giải quyết vấn đề này. Nhà nước cần lập một ban nghiên cứu có sự tham gia của những chuyên gia độc lập, được cung cấp các thông tin cần thiết về thành phần ăn lương, về các mục chi tiêu ngân sách v.v… và đưa kết quả nghiên cứu cũng như khuyến nghị cải cách ra công chúng để người dân bàn bạc. Có thể xem xét các hướng giải quyết như sau:

Thứ nhất, đưa vào lương mọi thu nhập ngoài lương của quan chức, của các cấp lãnh đạo; triệt để bãi bỏ các loại phong bì vẫn đang rất phổ biến khi các lãnh đạo, quan chức đi họp, đi dự các lễ lạt.

Thứ hai, bỏ hoặc giảm những hình thức khen thưởng (các loại huân chương, các bằng khen thưởng…) đang phổ biến tràn lan, rất tốn kém. Một cơ quan nhà nước làm việc đúng bổn phận và hoàn thành công việc được giao tại các nước khác là chuyện đương nhiên, không phải khen thưởng. Nếu không làm đủ bổn phận thì bị khiển trách, những người có trách nhiệm bị giáng chức, hoặc bị chuyển sang công việc khác. Ở các nước khác không phải tốn các phí tổn khen thưởng tràn lan như ở Việt Nam.

Thứ ba, cho đến khi việc cải cách tiền lương thực hiện thành công, không cấp ngân sách cho những dự án chưa cần thiết, như việc xây các đài tưởng niệm, các cơ sở hành chính hoành tráng.  Ngay cả các dự án hạ tầng lớn cũng có thể trì hoãn một thời gian để dành ngân sách cho việc cải cách tiền lương.

2d. Tổ chức thi tuyển quan chức:

Trong việc kiện toàn bộ máy hành chính, một vấn đề lớn nữa là phải có cơ chế tuyển chọn người tài ra làm việc nước. Ở các nước khác, quan chức ở trung ương và ở địa phương đều phải qua thi tuyển công khai và công bằng. Nội dung thi tuyển nhằm bảo đảm trình độ văn hóa, sự hiểu biết luật pháp và nghiệp vụ chuyên môn.

Ba yếu tố này hình thành nhân cách và năng lực của quan chức, bảo đảm công việc hành chánh trôi chảy. Vượt qua các kỳ thi tuyển khó khăn làm cho quan chức cảm thấy có sứ mệnh trong việc xây dựng đất nước và hun đúc lòng tự trọng. Cùng với việc giải quyết vấn đề tiền lương nói ở trên, đây là những yếu tố làm cho nạn tham những khó có đất sống.

Nhiều sự kiện gần đây cho thấy trình độ và đạo đức của nhiều quan chức Việt Nam rất có vấn đề, không tương thích với một đất nước có bề dày văn hóa và đang cần phát triển nhanh. Cần chọn một ngày trong năm làm ngày tuyển chọn nhân tài ra làm việc nước để một mặt khích lệ tài năng trẻ nỗ lực học tập, chuẩn bị để có cơ hội tham gia việc nước, và mặt khác, dần dần hình thành một đội ngũ quan chức đảm trách được quá trình phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Đề cao chủ nghĩa phát triển  

Để vượt qua những thách thức hiện nay và để Việt Nam có một vị trí xứng đáng trên vũ đài thế giới, người  lãnh đạo phải có tinh thần yêu nước, có sứ mệnh và quyết tâm xây dựng dựng Việt Nam thành một quốc gia thượng đẳng. Nên chấm dứt những khẩu hiệu hay phương châm không đi vào lòng dân, thay vào đó đề cao chủ nghĩa phát triển.

Từ tinh thần đó mũi đột phá là cải cách bộ máy hành chính, cải cách việc tuyển chọn, đề bạt và đánh giá năng lực quan chức. Không giải quyết mũi đột phá này thì không thể thực hiện thành công các chiến lược, chính sách phát triển lâu dài.

GS Trần Văn Thọ(Đại học Waseda, Nhật Bản)

Đánh giá thành quả phát triển của Việt Nam từ sau Đổi mới
Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được
Hàn Quốc: Chọn người tài làm việc nước

Tinh thần hòa giải dân tộc – VHNA

17 Th9

  •   HỒ BẠCH THẢO
  • Thứ bảy, 12 Tháng 9 2015 08:27
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
 

Phải nói ngay rằng, trong hoàn cảnh kẻ thù  chờn vờn ngoài cửa ngõ, việc hoà giải dân tộc là điều bắt buộc; lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc chứng minh rõ điều đó.

Thời nước ta mới lấy lại được độc lập, Lê Hoàn, tức vua Lê Đại Hành, dành ngôi của nhà Đinh [980]. Vị vua mới này, có đủ bản lĩnh duy trì khối đoàn kết quốc gia, tạo sức mạnh chiến thắng quânTống trên đường xâm lăng. Thay vì thông lệ“ Một phenthay dổi sơn hà” thường có chủ trương “ Nhổ cỏ, phải nhổ cho hết rễ”; vua Lê Đại Hành đã giữ mạng sống vua cũ Đinh Toàn, phong chức Vệ vương. Đinh Toàn hợp tác với chính quyền mới; mãi đến năm 1001, trong một trận chống giặctử trận. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép “Giặc bày trận hai bên bờ sông chống lại, quan quân bị hãm giữa sông, vua cũ là Vệ vương Toàn trúng tên chết tại trận. Vua [Lê Đại Hành] kêu trời 3 tiếng, rồi thúc quân đánh, giặc tan vỡ.” (1)

Đến đời  nhà Trần có cuộc khủng hoảng rất lớn, tưởng chừng có thể làm lung lay cả triều đại . Bấy giờ Chiêu Thánh Hoàng hậu [tức Lý Chiêu Hòang], chánh cung của vua Trần Thái Tông không có con. Thái sư Trần Thủ Độ rắp mưu đem Công chúa Thuận Thiên họ Lý, [vợ của An Sinhvương Liễu, anh ruột nhà vua] lúc bấy giờ đang có thai ba tháng, làm vợ vua Trần Thái Tông, để mong có con nối dõi. Việc làm loạn luân này, khiến Liễu tức giận họp quân trên sông cái nỗi loạn. Đến hai tuần sau, Liễu tự lượng thế cô khó lòng chống được, ngầm đi thuyền độc mộc, giả làm người đánh cá đến chổ vua Thái Tông xin hàng:

“Lúc ấy vua đang ở trong thuyền, anh em nhìn nhau khóc. Trần Thủ Độ nghe tin, đến thẳng thuyền vua , rút gươm thét lớn:

-Giết thằng giặc Liễu.

Vua giấu Liễu trong thuyền, vội vàng bảo Thủ Độ:

-Phụng Càn Vương [tước hiệu cũ của Liễu thời triều Lý ]đến hàng đấy.

Rồi lấy thân mình che cho Liễu.”(2)

Nhà vua lại cử Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn con An sinh vương Liễu làm tổng chỉ huy quân đội; việc làm nàybiểu lộ tinh thần hoà giải vàtấm gương can đảm, dám dùng người giỏi. Hưng Đạo vương ,lập công đầu trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, cũng là nhân vật triệt để thực hiện tình đoàn kết. Sử chép An sinh vương Liễu vẫn ôm mối thù xưa, lúc sắp mất cầm tay Trần Quốc Tuấn giối giăng rằng:

“Con mà không vì cha lấy thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.”

Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

Lại có lần Quốc Tuấn đem chuyện ấy vờ hỏi Hưng nhượngvương Quốc Tảng. Quốc Tảng thưa:

-Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ.

Quốc Tuấn rút gươm kể tội:

-Tên lọan thần là đứa con bất hiếu mà ra.

Định giết Quốc Tảng. Con trưởng Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Rồi ông dặn Hưng Vũ Vương:

– Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng. (3)

Lúc này vua tôi, quân dân một lòng, nội bộ đoàn kết vững vàng; nên có thể đánh tan âm mưu chia rẽ của kẻ ngọai xâm, cầm đầu bởi vua Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt .

Dưới thời quân Minh cai trị, sau những cuộc phấn đấu của tôn thất nhà Trần như  Giản Định Đế, Trần Quí Khoách bị thất bại; con cháu nhà Trần gồm Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi, cháu ngoại Tư đồ Trần Nguyên Đán,lặn lội vào Thanh Hoá phò Lê Lợi. Những bậc đại trí như Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi thừa biết rằng một khi thành công, chưa hẳn nhà Lê đã dung tha cho con cháu nhà Trần cũ; nhưng vì đại nghĩa chống ngoại xâm, họ đã hợp tác nhiệt thành, dành lại độc lập cho nước nhà.

Thời Lê mạt, bậc khoa bảng nỗi tiếng Tiến sĩ Ngô Thời Nhậm hợp tác với  nhà Tây Sơn. Ông hiến kế tạm rút quân từ thành Thăng Long về Tam Điệp, như “ cho chúng tạm ngũ trọ một ít ngày”; để cuối cùng làm nên đại thắng, đánh tan đạo quân xâm lăng của Tôn Sĩ Nghị.

Ôn qua lịch sử từ các đời Tống, Trần, Lê, Nguyễn khẳng định tinh thần đoàn kết hoà giải, là yếu tố hàng đầu để giữ nước.

Tiếp đến câu hỏi quan trọng cần được đặt ra; nên làm gì để hoà giải:

Thứ nhất;  thiết tưởng cần có tinh thần rộng rãi, chấp nhận người khác có thể có cái nhìn khác mình; không nên chấp nhất hẹp hòi, kèn cựa nhau từng chi tiết vụn vặt. Ca dao cổ có câu:

Thương nhau cau sáu, bổ ba,

Ghét nhau cau sáu, bổ ra làm mười.

Các bạn trẻ ngày nay không biết ăn trầu, nên không biết đến sự trân trọng của miếng trầu ngày xưa.Tống Sử ghi lại phúc trình của viên Sứ thần Tống Cảo trình lên lên vua Tống Thái Tông về chuyến đi An Nam; dịp này Cảo được mời ăn trầu như sau “ [Lê] Hoàn gìm ngựa, cúi đầu, sau khi hỏi thăm sức khoẻ Thiên tử, buông cương cùng đi. Lúc bấy giờ đem trầu cau ra mời, nhai trên lưng ngựa; đó là phong tục hậu đãi tân khách.” (4)

Nay trở lại câu ca dao trên, ý nghĩa nằm trong bối cảnh thời xưa, hôn nhân quyết định bởi cha mẹ, tục ngữ có câu “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”; trai gái không thể biểu lộ một cách thẳng thắn “Anh yêu em, em yêu anh” như ngày nay. Bấy giờ người con gái tuy bị động, nhưng cũngkín đáo tìm cách biểu lộ tình cảm minh, qua việc têm trầu mời khách nhà trai. Trường hợp thương người con trai thì quả cau đáng bổ làm 6 miếng, thì bổ thành 3 miếng, khiến miếng cau to, xơi với trầu đặm đà hơn; nếu không bằng lòng thì tỏ thái độ khác, bằng cách bổ nhỏ trái cau thành 10 miếng. Vậy “cau sáu, bổ ba” biểu tượng sự cởi mở, hoà hợp.

Liên hệ thực tế, qua bài Tiếc Thương Trần Hạnh của anh Nguyễn Ngọc Giao đăng trên Diễn Đànngày 7/9/2015, nhắc đến cụ thân sinh anh Trần Hạnh là người tin Phật, có lẽ không muốn cho con cháu ôm lấy cái “nghiệp” quá khứ,để tư tưởng và hành động được tự do; nên đã nén lòng đốt chiếc áo vấy máu của ông nội anh Hạnh:

 “Mấy năm sau, ông qua Mỹ theo diện HO. Hạnh kể lại cái tết đầu tiên, họp mặt đầy đủ toàn thể gia đình ở California. Ông mang ra cái áo cũ, còn thấy vết máu. Đó là cái áo của cụ thân sinh bị chết tết Mậu Thân ở Huế, mà một người chú của Trần Hạnh đã gìn giữ cho con cháu dòng họ. Không một lời, ông đã đốt cái áo ấy, như người ta đốt vàng mã trong ngày tết gia đình sum họp tưởng nhớ tổ tiên.”

Sau đó trên Vietnam-issue, tôi tham gia, có bài viết của anh Hoàng Ngọc Tuấn, cũng là người bạn anh Hạnh, bảo rằng có một vài điểm anh Giao kể lại, anh Tuấn chưa được nghe, và thuật lại sự kiện trên như sau:

Mấy năm sau đó, khi gia đình đã đến định cư ở Mỹ, trong cái Tết sum họp đầu tiên ở California, cha của anh có kể cho tất cả các con một câu chuyện rằng, trước khi rời Việt Nam, ông đã thắp nhang khấn vái trước bàn thờ cha của ông và xin phép được đốt một di vật. Đó là chiếc áo vấy máu của cụ khi cụ bị  chết  trong Tết Mậu Thân mà gia đình còn giữ lại cho con cháu tưởng niệm. Ông đã khấn vái rằng nhờ phước đức tổ tiên mà bây giờ cả gia đình sắp qua Mỹ để sống một cuộc đời mới, nhưng vì quá xa xôi và chưa biết đến khi nào mới có thể trở về với quê cha đất tổ, nên ông xin đốt di vật này và cầu nguyện cho hương linh của cụ được mỉm cười nơi chín suối.”

Tôi thấy qua 2 bài, anh Giao và anh Tuấn thuật lại đại thể giống nhau; chẳng khác gì hai tấm ảnh chụp nghiêng từ hai bên trái, bên phải của một chân dung. Hai tấm hình tuy có chung mũi, nhưng lổ tai trái, phải khác nhau; chi tiết anh Giao có, chưa hẳn anh Tuấn đã có. Bởi vậy tôi tâm đắc bài của anh Hiệp, cũng trong Vietnam-issue, biểu lộ tinh thần thông cảm cởi mở, như sau:

(1) Anh H N Tuấn nói là anh “chưa bao giờ nghe Hạnh nói…” không có nghĩa là Trần Hạnh không nói câu nói của cha anh cho những người khác.

Anh H N Tuấn cũng sai khi nói là ai ở miền Nam trước 75 sẽ ngạc nhiên khi cha anh Hạnh dặn dò cố gắng học hành không nên tham gia chính trị.

Dặn dò này thật sự rất phổ thông cho những sv sắp sửa du học ở các nước phương Tây. Ngay cả tôi cũng được cha mẹ dặn dò như vậy. Vì ở miền Nam biết rằng một số sv du học đã tham gia phong trào phản chiến và gây khó khăn cho gia đình và chính phủ VNCH. Năm 1973, các sv du học ở Cộng hòa Liên bang Đức đã phản đối TT thiệu khi ông công du Âu châu với hệ quả là chinh phủ VNCH cấm không cho sv du học qua Đức nữa và không cho gia đình chuyển ngân cho sv

(2) Cũng vậy, Trần Hạnh “chưa bao giờ nói..” cho anh HN Tuấn, không có nghĩa là Trần Hạnh không nói cho Nguyễn Ngọc Giao vì tùy đối tượng anh Hạnh sẽ nói những gì cần trong bối cảnh khác nhau. Anh Giao thuộc phe phản chiến trước đây nên câu nói “Bỏ qua đi. Nếu bên mình thắng có lẽ đối xử với bên kia còn tệ hơn” thích hợp hơn khi anh Hạnh và gia đình qua Pháp gặp gia đình anh Giao chứ anh không nói cho anh HN Tuấn làm gì . Cho nên tôi nghĩ anh HN Tuấn có thể vội vã khi nói anh Giao là tưởng tượng đặt ra. A benefit of the doubt should be given here.

(3) Những lời kể về đốt chiếc áo máu của anh H N Tuấn và anh N N Giao thuật lại có chi tiết khác nhau nhưng làm sao không nghì có thể là do trí nhớ của mổi cá nhân hơi trệch. Tôi đã gặp và quen biết anh H N Tuấn và anh N N Giao và qua các cơ hôi nói chuyện và tiếp xúc tôi đề thấy cả hai đều là những người đàng hoàng, có integrity mặc dầu nhận định và chính kiến khác nhau.

Thứ hai; nên thành thật, bắt đầu từ những điểm đồng thuận, rồi từ từ khai triển ra những chỗ dị biệt. Có vài bạn cực đoan nói rằng không có gì đồng thuận với Cộng sản cả. Xin trả lời; ít ra chúng ta cũng đều ăn cơm, hãy nói về cơm trước, còn phở và hủ tíu tạm hoãn lại sau. Một khi đã thông cảm rồi, thì hiểu rằng cơm, bánh phở, bánh hủ tíu, cũng từ gạo mà ra! Về điểm này tôi có chút kinh nghiệm, xin được phép thuật lại:

Trước năm 2007, tôi gửi một số bài viết đăng trên báo Talawas của nhà văn Phạm Thị Hoài. Từ nhân duyên này, tôi được quen với anh D. tại Hà Nội. Anh là người rất thích  khảo cứu lịch sử, muốn giúp tôi in sách tại Hà Nội. Tôi gửi anh bản dịch những văn bản trongThanh Thực Lục, liên quan đến chiến tranh Thanh-Tây Sơn. Anh liên lạc với N. X. B. Hà Nội, thuộc Thành uỷ Hà Nội, để nhờ xuất bản. Khoảng năm 2008 tôi về Hà Nội, được ông Giám đốc N. X.B. Hà nội, Thạc sĩ Nguyễn Khắc Oánh mời đi ăn. Trong bữa tiệc tiệc, ngoài các anh làm việc cho N.X.B tôi quên tên, còn có nhà văn Đào Hùng con cụ Đào Duy Anh và anh D; bữa tiệc vui vẻ,  ông G.Đ hứa sẽ xuất bản sách.

Sau đó khoảng 1 năm, bộ Thanh Thực Lụcxuất bản tại Việt Nam, bộ này trước kia in tại Mỹ gọi là Cao Tông Thực Lục. Tiếp đó N.X.B. có dự định  xuất bản 1.329 văn bản Minh Thực Lục liên quan đến Việt Nam do tôi dịch và tái bản Thanh Thực Lục. Qua sự trung gian của anh D., tôi làm việc với một số chuyên viên sử học trong nước qua internet, nhưng không biết tên, biết mặt. Chúng tôi làm việc có hiệu quả, thỉnh thoảng có một vài bất đồng nhưng đã giải quyết được. Ví dụ văn bản về việc Trương Phụ được Minh Thái Tông thăng chức, tôi đã dịch, nhưng không được đưa vào; họ căn cứ vào tiêu chí chỉ in những văn bản liên quan đến Việt Nam thôi, nên tôi đành nhượng bộ. Có những đoạn bị sửa, tôi biện luận lại, thì được họ nhượng bộ.

Năm 2010 bộ Minh Thực Lục in xong và Thanh Thực Lục tái bản; tháng 11 tôi về nước, anh D. báo cho N.X.B biết. N.X.B. cho tổ chức lễ ra mắt sách tại hội trường thư viện Hà Nội. Trong buổi ra mắt sách, anh D. đảm trách điều hành, trên bàn thuyết trình ngoài ông G.Đ. Nguyễn Khắc Oánh, còn có các PGS. Tiến sĩ Nguyễn Minh Tường, PGS. Tiến sĩ Tạ Ngọc Liễn, nhà nghiên cứu Hán Nôm Phạm Hoàng Quân. Bây giờ tôi mới biết ba vị này đã từng làm việc với tôi trên internet, qua trung gian của anh D. Đến lượt trình bày, tôi chỉ nêu lên 2 ý của người xưa: Thứ nhất cụ Nguyễn Văn Tố từng có ý kiến rằng Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim tuy tạm đủ, tuy nhiên cần dịch tất cả các sử liệu nước ngoài, đặc biệt là Bắc sử, để bổ sung vào kho tàng lịch sử nước nhà. Thứ hai trong thư Phan Đình Phùng gửi Hoàng Cao Khải, nhận định lịch sử nước ta là chỗ dựa bất biến vững chắc nhất. Hội trường rất đông người, nhưng tôi chỉ nhớ một vài vị phát biểu ý kiến như: Dân biểu quốc hội Dương Trung Quốc, Cựu Lãnh sự VN tại Quảng Châu Dương Danh Di, PGS. Ngô Đức Thọ, PGS. Trần Thị Băng Thanh, nguyên Viện trưởng Hán Nôm Trần Nghĩa; nói chungkhông ai phản đối việc làm của tôi.

Phải nói rằng tôi rất muốn in sách lịch sử trong nước, vì một ám ảnh thời niên thiếu. Đó là thời Cải cách ruộng đất năm 1955; tôi sống tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh; thời đó xung quanh tôi, thanh thiếu niên nam nữ hát rầm ran bài hát sau đây:

Thằng phong kiến thường hay nói rằng,

Giàu nghèo hay đói no, đều do tại số,

Đừng nghe lời quân giantham,

Bần cố trung nông ta ơi!…..”

“Thằng phong kiến” tức các triều đại quân chủ nước ta từ họ Hồng Bàng cho đến nhà Nguyễn; theo tác giả bài hát này thì các triều đại này đều xấu. Cho dù tôi có viết cả trăm bài để cải chính vấn đề này cũng không tác dụng; nên chỉ lẳng lặng dịch nguyên văn các văn bản từ sử Trung Quốc về việc phấn đấu giữ nước của vua chúa nước ta thời xưa, chữ nào nghĩa nấy, có nguyên văn chữ Nho đính kèm, chắc có tác dụng hơn.

Đúng như tôi nghĩ, khoảng một năm sau một bạn trẻ trong nước gửi Email cho tôi, cho biết trong khi đọcMinh Thực Lục anh rất cảm động việc con gái vua Lê Lợi mới 9 tuổi, bị Nội quan Mã Kỳ đánh phá nhà, bắt đem về Trung Quốc. Nhưng sau khi thoả thuận với Vương Thông để quân Minh rút lui, đất nước được hoà bình; vua Lê Lợi vì việc nước, phải dằn lòng quên thù riêng, cấp thuyền cho Mã Kỳ trở vể Trung Quốc an toàn. Sau đó nhà vua tỏ ra mềm dẻo gửi thư sang Trung Quốc xin lại con (5), nhưng bị vua Tuyên Đức báo tin rằng con đã chết! (6)

Ngoài ra với những điều nhận xét sau đây, tôi cảm thấy không bị làm khó, trong việc in sách:

– Gần 3.000 trang sách trong bộ Minh Thực Lục, và 600 trang trong Thanh Thực Lục, hoàn toàn không có những từ liên quan đến hiện đại, như đảng Cộng sản v v…(7)

– Theo yêu cầu của tôi, tại trang đầu bộ Thanh Thực Lục có ghi hàng chữ sau đây “ Kính dâng hương linh Thân phụ và Thân mẫu, ông bà Hồ Lê Phồn”; mặc dù qua lý lịch ai cũng biết thân phụ và thân mẫu tôi là địa chủ, chết trong cải cách ruộng đất.

Chú thích:

1.   Đại Việt Sử Ký Tòan Thư, tập 1, trang 230.

2.  Đại Việt Sử Ký Tòan Thư, tập 2, trang 16.

3.   Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập 2, trang 80.

4. Tống Sử, quyển 488, Liệt Truyện thứ 247, Ngoại Quốc: Quyển thứ 4, Giao Chỉ.

5.Văn bản về tờ biểu của vua Lê Lợi gửi cho vua Tuyên Đức, có đoạn như sau : [805] Ngày 11 tháng 2 năm Tuyên Đức thứ 4  [ 15/3/1429]

……Nhân thần có chút tình riêng: thần trước đây bị quan quân xua đuổi, trong lúc thảng thốt để mất  con gái nhỏ mới 9 tuổi. Dò la được biết Nội quan Mã Kỳ mang về, tiến dâng làm quan nô tỳ. Thần tội to như gò núi đã được tha, nghĩ đến gia đình chỉ mong được đoàn tụ, xin sắc chỉ tha cho về để được vẹn tình cha con, Thần đáng ghi khắc vào tâm cốt, cảm ơn không bao giờ quên.”

( Minh Thực Lục v. 18, t. 1218-1219; Tuyên Tông q. 51, t. 3b-4a )

6. Văn bản vua Tuyên Đức trả lời có đoạn như sau:

[ 809 ] Ngày 28 tháng 3 năm Tuyên Đức thứ 4 [ 1/5/1429 ]

…Riêng dụ ngươi về việc ngươi tâu rằng có con 9 tuổi bị Mã Kỳ thu dưỡng đem về kinh sư, muốn được đoàn tụ. Nghe việc này động lòng trắc ẩn, Trẫm là cha mẹ của thiên hạ lai nỡ để cho một trẻ nhỏ không được gần người thân ư! Nên đã ra lệnh tìm hỏi ngay việc này. Nhưng con gái ngươi vì không hợp thủy thổ, nên bị bênh mất đã lâu. Tình thương yêu cha con người người giống nhau, nhưng phần số mỗi người thì đã định; bảo riêng để ngươi biết….( Minh Thực Lục v 18, tr. 1258-1260; Tuyên Tông q. 52, tr. 10b-11b ) 

7.Minh Thực Lục hiện có trong các thư viện Mỹ như: Library of Congress, ISBN:9786045500613; UC Berkeley Libraries, Call No. DS556.58.C5m56 2010 V.3.Thanh Thực Lục: Cornell University Library

Trung Quốc có thể “đi đêm” với Mỹ – VHNA

17 Th9
  •   QUỐC TRUNG
  • Thứ tư, 16 Tháng 9 2015 07:23
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
 

Nếu hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc là thừa nhận những hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Trực tiếp hay gián tiếp, vô tình hay cố ý cũng đều rơi vào bẫy của Trung Quốc. Cái bẫy ấy là, mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông.

Tờ Defense News ngày 25/8 cho hay, trong cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài 90 phút mới đây giữa Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi với Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ Đô đốc Jonathan Greenert, hai bên đã trao đổi về Quy tắc ứng xử của chiến hạm hai nước khi gặp nhau bất ngờ trên biển (CUES), một thỏa thuận giữa 21 quốc gia Thái Bình Dương do ông Lợi và ông Greenert cùng thiết lập năm ngoái. Đô đốc Greenert cho biết, ông đã đề xuất ý tưởng áp dụng Quy tắc CUES đối với lực lượng Cảnh sát biển với Đô đốc Ngô Thắng Lợi: “Chúng tôi đề xuất ý tưởng này với Trung Quốc, bởi vì sự tương tác diễn ra ở Biển Đông chủ yếu là với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc”. Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ cho biết, Tư lệnh Cảnh sát biển Hoa Kỳ, Đô đốc Paul Zukunft cũng đã từng sang Trung Quốc trình bày đề xuất này với đối phương.

Hợp tác là rơi vào bẫy

Ý tưởng này cũng được Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ ủng hộ và thảo luận về khả năng áp dụng CUES cho Cảnh sát biển Trung Quốc, một lực lượng chấp pháp của Chính phủ Trung Quốc, đang hoạt động phi pháp trong hầu hết Biển Đông theo đường yêu sách “lưỡi bò” phi lý của họ. Động thái này rất đáng lưu ý khi nó diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của ông Tập Cận Bình. Mới đây, Lầu Năm Góc lại vừa công bố tài liệu cho thấy Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp thêm 50% diện tích đảo nhân tạo ở Biển Đông chỉ trong tháng 6 vừa qua. Trao đổi với báo giới, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ bình luận: “Quả thật đây là một động thái hết sức đáng chú ý và rất khó hiểu”.

Khó hiểu đầu tiên, theo TS. Trục, Hoa Kỳ thừa biết rằng, về danh nghĩa pháp lý Cảnh sát biển là lực lượng chấp pháp của Chính phủ, làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình. Trong tình hình hiện nay để hợp thức hóa yêu sách “lưỡi bò” phi lý và đầy tham vọng của mình, Trung Quốc đã và đang đẩy lực lượng Cảnh sát biển cùng với đông đảo tàu cá trá hình ra làm “nhiệm vụ chấp pháp” trong vùng biển không thuộc các quyền hợp pháp của họ. Nếu thừa nhận những hoạt động phi pháp này, dù là trực tiếp hay gián tiếp, dù là vô tình hay cố ý, cũng đều rơi vào bẫy của Trung Quốc: Mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông.

Ngoài ra, nếu Mỹ -Trung bắt tay hợp tác với nhau ở Biển Đông thì họ sẽ hợp tác trong phạm vi nào? Trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam? Trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông hay trên toàn bộ Biển Đông với phạm vi đường lưỡi bò? Nếu hợp tác với cái cớ “tránh va chạm, đối đầu khi chạm trán bất ngờ” ở bất kỳ vùng biển nào Cảnh sát biển Trung Quốc xuất hiện thì dù vô tình hay hữu ý, động thái này khó tránh khỏi sự mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền phi lý cũng như phạm vi hoạt động sai trái của Trung Quốc. Hơn nữa, trên Biển Đông, Trung Quốc có lực lượng Cảnh sát biển hùng hậu nhất khu vực với 95 tàu lớn và 110 tàu nhỏ, vượt xa Nhật Bản với 53 tàu lớn và 25 tàu nhỏ cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác cộng lại. Phương thức hoạt động của Trung Quốc đã được chính các học giả nước này công khai đặt tên là chiến lược bắp cải, chiến lược cờ vây, hay chiến lược tằm ăn dâu.

Chiếm Biển Đông vào 2017?

Bắc Kinh đã thực hiện xong giai đoạn một trong chiến lược biến Biển Đông thành ao nhà. “Thái độ do dự của các nước liên can từ Hoa Kỳ, Úc cho đến các thành viên Đông Nam Á tạo cơ hội bằng vàng cho Tập Cận Bình tiến sang giai đoạn hai trong 2 năm tới”. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia quân sự được Fairfax Media, nguồn tin quốc phòng cao cấp của Úc, tổng hợp và phân tích. Với các đảo nhân tạo đã được thực hiện gần xong, Trung Quốc đã chiến thắng trận thứ nhất trong chiến lược khống chế Biển Đông. Ít ai có khả năng ngăn chận Trung Quốc chiến thắng luôn giai đoạn hai. Hoa Kỳ cũng như đồng minh Úc trong khu vực, tuy lên án Bắc Kinh có “hành động phi pháp” đe dọa an ninh hàng hải, hàng không, nhưng cho đến nay hai nước này vẫn do dự, ngập ngừng. Trên đây là những nhận định mới nhất của các nguồn tin quốc phòng cao cấp của Úc.

Giới chuyên gia quân sự Úc cho rằng vào năm 2017, khi các đảo nhân tạo trong vùng Hoàng Sa và Trường Sa hoàn tất với quân cảng, phi trường thì Trung Quốc sẽ đưa ra-đa, đại bác, máy bay chiến đấu ra tận nơi để mở rộng vùng can thiệp đến tận những nơi xa xôi nhất của Biển Đông. Tháng 5 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố: một là kêu gọi Trung Quốc phải chấm dứt đắp đảo lấn biển và hai là Mỹ không công nhận “không phận, hải phận” của các đảo nhân tạo này. Lập trường cứng rắn của bộ trưởng Mỹ đã được đồng nhiệm Úc Kevin Andrews ủng hộ mạnh mẽ. Hai chuyến bay được thực hiện sau đó bay ngang một số đảo đang được Trung Quốc bồi đắp. Một chuyến có phóng viên đài truyền hình CNN và một chuyến có tư lệnh hạm đội 7, đô đốc Scott Swift. Trên thực tế, theo kiểm chứng của Fairefax Media, hai chuyến bay này đều nằm ngoài khoảng cách 12 hải lý chứ không bay ngang như một số báo chí đã đưa tin.

Trong khi Hoa Kỳ và đồng minh Úc “vật lộn” với những không ảnh và bản đồ cũ, tranh luận đâu là những nơi đe dọa an ninh hàng không hàng hải, thì hàng ngày hạm đội tàu công binh của Trung Quốc gia cố, nới rộng một phi đạo thứ hai dài 3 km trên bãi đá Subi Reef cho những phi cơ vận tải lớn nhất của “Giải phóng quân” hạ cánh. Trong khi Mỹ và các đồng minh nói và làm không đi đôi với nhau thì Trung Quốc thừa sức và rộng thời gian để hoàn tất căn cứ quân sự tiền phương ở Biển Đông trước khi chủ tịch Tập Cận Bình sang gặp tổng thống Mỹ Barack Obama trong hai tuần tới đây (trung tuần tháng 9). Hình ảnh vệ tinh cho thấy 90% số tàu công binh hoạt động ở Trường Sa đã rút sau các hoạt động bồi đắp cấp tốc.

Câu hỏi đặt ra là vì sao từ nay đến ít nhất là cho hết năm 2017 là thời gian rất thuận lợi cho Trung Quốc hoàn tất kế hoạch chiếm Biển Đông, ít nhất vì hai lẽ. Lý do thứ nhất, Hoa Kỳ bước vào mùa tranh cử bầu cử tổng thống và phải chờ đến đầu năm 2017 mới có một chính phủ mới ở Washington. Lý do thứ hai, tình hình nội bộ các nước Đông Nam Á. Trong bối cảnh các thành viên không đoàn kết với nhau trước tham vọng của Trung Quốc, đặc biệt, năm 2017 là năm nước Lào, một đối tác đã bị Bắc Kinh gây ảnh hưởng, làm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội ASEAN. Tuy nhiên, cũng có một số viên chức Mỹ và Úc lại đưa ra kết luận trái ngược với quan ngại này là Trung Quốc chỉ thắng về chiến thuật, nhưng sẽ thua to về chiến lược. Tức là trước hiểm họa chung, các quốc gia trong vùng sẽ đoàn kết chặt chẽ với nhau và với Hoa Kỳ hơn./.

Obama sẽ nói thẳng với Tập Cận Bình về gián điệp mạng? – Vnn

17 Th9

Giới phân tích đưa ra 5 chủ đề hội đàm chính mà Tổng thống Mỹ Obama có thể nêu thẳng thắn và cứng rắn trên bàn hội đàm với Chủ tịch TQ Tập Cận Bình khi đến thăm Mỹ.

Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ: TQ mất ánh hào quang?

Gián điệp mạng

Mỹ cáo buộc các tin tặc TQ thường xuyên tấn công vào những trang mạng của Mỹ, từ các doanh nghiệp đến tổ chức phi chính phủ và chính phủ. Washington cho rằng, trong tháng 6 năm nay, tin tặc TQ đã tấn công vào hệ thống máy tính chính phủ Mỹ và có khả năng tiếp cận với thông tin cá nhân của 21 triệu nhân viên, cựu nhân viên liên bang.

Sau khi đăng các bài báo về quan chức cấp cao TQ, trang web tờ Thời báo New York cũng bị tấn công năm 2013. Phía TQ cũng cáo buộc các cơ quan an ninh Mỹ tài trợ cho hoạt động của tin tặc nhằm vào TQ. 

Năm 2014, TQ đã ngừng các hoạt động hợp tác an ninh mạng với Mỹ khi chính phủ Mỹ buộc tội 5 quan chức quân đội TQ ăn trộm những thông tin thương mại nhạy cảm bằng cách xâm nhập mạng. Bắc Kinh nói sẵn sàng khởi động đàm phán nhưng chờ động thái từ Mỹ. Cuộc gặp lần này là cơ hội để Obama ra quyết định.

TQ, Mỹ, Obama, Tập Cận Bình
Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh: IBT

Ăn cắp tài sản trí tuệ

Phim lậu, nhái thiết kế hàng hiệu thời trang từ quần áo, đến giày dép túi xách hoặc điện thoại di động… – tất cả đều có thể mua ở TQ. Đôi khi hàng hóa từ đó có thể ra thị trường thế giới lớn hơn. Các công ty của Mỹ tổn thất hàng tỉ USD mỗi năm vì nạn trộm cắp tài sản trí tuệ ở TQ. Theo báo cáo hồi tháng 5 của một ủy ban do các cựu quan chức Mỹ đứng đầu, vấn đề này gây tổn thất cho kinh tế Mỹ khoảng 300 tỉ USD/năm

Trong tháng 6, quan chức hải quan Trung, Mỹ đã ký thỏa thuận chống lại hành vi này. Tuy nhiên, Washington cho rằng cần tăng tốc tiến trình để kiểm soát chặt chẽ nạn trộm cắp tài sản trí tuệ ở TQ.

Khủng hoảng Ukraina

TQ ngày càng gần gũi Nga. Hai bên có nhiều lần cùng nhau phản đối phương Tây bằng cách dùng quyền phủ quyết ở HĐBA. Nhiều lần thăm viếng cấp cao cùng những thỏa thuận lớn Trung-Nga khiến thế giới còn đề cập tới một liên minh hai nước hình thành.

 
 

Mỹ cáo buộc Nga gây bất ổn tại Ukraina bằng cách xâm nhập vào miền đông nước này. Quan hệ Nga – – phương Tây căng thẳng không khác gì thời chiến tranh lạnh. TQ có thể là tiếng nói hữu ích mà theo Mỹ là thuyết phục Nga rút quân khỏi Ukraina và tháo gỡ khủng hoảng, khiến phương Tây rút bỏ cấm vận kinh tế, khôi phục quan hệ ngoại giao.

Hạt nhân Triều Tiên

TQ gần như là đồng minh duy nhất của Triều Tiên. Điều Mỹ lo ngại nhất là Triều Tiên đã phát triển các khả năng hạt nhân, và thử nghiệm vũ khí nguyên tử. Hàn Quốc – thường hứng chịu sự hăm dọa từ Bình Nhưỡng – lại là đồng minh thân cận của Mỹ.

Tuy nhiên, quan hệ Trung-Triều đã suy giảm kể từ khi ông Kim Jong-Il qua đời năm 2013 và con trai ông là Kim Jong-Un lên nắm quyền. TQ vẫn có quan hệ ngoại giao tốt với Triều Tiên – có đại sứ quán ở Bình Nhưỡng – cũng như quan hệ thương mại.

Ít nhất cả Mỹ và TQ đều có điểm chung là mong muốn một Triều Tiên phi hạt nhân. Vì lợi ích của người dân trên bán đảo Triều Tiên và vì sự ổn định địa chính trị nói chung, ông Obama cần thúc đẩy vấn đề này trong cuộc gặp với ông Tập.

Phá giá đồng nhân dân tệ

TQ đã mạnh tay phá giá đồng nhân dân tệ với nỗ lực cân bằng giữa bất ổn kinh tế – từ thị trường chứng khoán lao dốc tới xuất khẩu sụt giảm – tạo ra phản ứng dây chuyền với kinh tế toàn cầu. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đồng nhân dân tệ của TQ có thể trở thành đồng tiền dự trữ thế giới.

Cục Dự trữ Liên bang cho rằng, nếu thúc đẩy đồng đô la và thắt chặt các điều kiện tín dụng quá sớm sẽ làm tổn thương nền kinh tế khi họ đang cố gắng hạn chế nguồn cung tiền. Trong khi nếu để lỏng lẻo kiểm soát tạo ra sự bùng nổ tín dụng lại có những nguy cơ khác.

Ông Obama cần thẳng thắn trao đổi với ông Tập và quan chức TQ về lộ trình phát triển kinh tế nước này cũng như kế hoạch cho đồng nhân dân tệ bởi đây là yếu tố sống còn để Cục Dự trữ liên bang cân nhắc thời điểm nâng lãi suất, ‘hãm phanh’ quá trình mua trái phiếu.

TQ phần nào cũng có lợi bởi bất kỳ vấn đề bất ổn nào cũng có thể gây phản ứng dây chuyền với chính họ.

Thái An(Theo International Business Times)

Mỹ bắt tay Nhật theo dõi tàu ngầm TQ
Mỹ cấp 4 tàu tuần tra cho Philippines
5 “vũ khí bí mật” TQ dùng đối phó Mỹ
‘TQ không thắng nổi Mỹ trong trận chiến tàu sân bay’

Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được – Vnn

16 Th9

– Từ Nhật Bản, GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda gửi đến VietNamNet phân tích của ông về những thành quả cũng như tồn tại của nền kinh tế VN sau 30 năm đổi mới, những thách thức mà Việt Nam phải đối diện, đồng thời nêu ý tưởng cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. VietNamNet giới thiệu bài viết này như một góp ý cho dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12:

Đổi mới đã đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Nhưng so với tiềm năng, kể cả những thời cơ thuận lợi bị bỏ lỡ và so với kinh nghiệm của các nước Đông Á thì tốc độ phát triển của Việt Nam thấp và kém hiệu suất.

Các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã phát triển nhanh đưa nền kinh tế lên giai đoạn cao trong thời gian ngắn nhờ khát vọng của lãnh đạo, của quan chức muốn đưa đất nước theo kịp các nước tiên tiến, từ đó chủ nghĩa phát triển và tinh thần dân tộc được đề cao, người tài được trọng dụng, tinh thần doanh nghiệp (DN) được phát huy. DN tư nhân là động lực đưa nền kinh tế phát triển.

Hiện nay Việt Nam trực diện ba thách thức lớn. Thứ nhất là nguy cơ chưa giàu đã già. Cơ cấu dân số vàng sắp qua đi, giai đoạn lão hóa dân số sẽ đến gần kề mà thu nhập đầu người còn rất thấp. Thứ hai là nguy cơ có sự phân hóa nền kinh tế thành hai khu vực, FDI và tư bản trong nước. Thứ ba là nguy cơ mắc vào bẫy thu nhập trung bình thấp (bẫy thu nhập trung bình đến sớm khi thu nhập đầu người còn thấp).

Kết quả phân tích ở trên đã gợi nhiều ý khi bàn về phương châm, chiến lược, chính sách cần thiết trong tương lai trung và dài hạn của Việt Nam. Xuất phát quan trọng nhất, có tính cách quyết định là khát vọng, khí khái của những người lãnh đạo trong giai đoạn sắp tới.

Đánh giá thành quả phát triển của Việt Nam từ sau Đổi mới  

Nhật Bản: Quan chức năng lực, thanh liêm

Hai giai đoạn quan trọng đã làm thay đổi nước Nhật là thời kỳ Minh Trị duy tân (1868-1911) và thời kỳ phát triển cao độ còn gọi là thời đại phát triển thần kỳ (1955-1973). Hai thời kỳ có những đặc điểm chung là tố chất yêu nước và tinh thần trách nhiệm cao độ của lãnh đạo chính trị, và năng lực, đạo đức của quan chức nhà nước.

Cuối thập niên 1950, nhà chính trị Ikeda Hayato thai nghén một ý tưởng về việc đưa nước Nhật vào thời đại phát triển mới, đáp ứng nguyện vọng của đại đa số dân chúng. Trong lúc tìm kiếm ý tưởng, ông đọc được bài viết của Giáo sư kinh tế Nakayama Ichiro về khả năng tăng gấp đôi tiền lương thực chất tức mức sống của người dân trong vòng 10 năm. Ông lập nhóm nghiên cứu qui tụ các trí thức, các nhà kinh tế tâm huyết và có năng lực để bàn bạc, nghiên cứu việc triển khai ý tưởng đó. Chính Ikeda trực tiếp tham dự nhiều buổi họp thâu đêm của nhóm này.

Cuối cùng kết luận của nhóm là hiện nay tiết kiệm trong dân đang tăng, đất nước đang mở cửa hội nhập với thế giới nên công nghệ nước ngoài sẽ được du nhập dễ dàng; đó là hai tiền đề để đầu tư tích lũy tư bản. Đầu tư có hai hiệu quả là vừa tăng tổng cầu vừa tăng khả năng cung cấp (sản xuất) của nền kinh tế. Do đó kinh tế Nhật hy vọng sẽ bước vào thời đại bột phát mạnh mẽ.

Được nhóm chuyên viên, trí thức triển khai về mặt lý luận và các chính sách cụ thể, Ikeda tự tin và đã quyết định lấy Chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân làm cam kết chính trị trong cuộc tranh cử vào vị trí chủ tịch đảng. Ikeda thắng cử và trở thành thủ tướng vào tháng 7/1960.

chủ nghĩa phát triển, lợi thế so sánh, thu nhập quốc dân, quan chức, yêu nước, bẫy thu nhập trung bình thấp, chưa giàu đã già, dân số vàng, Đại hội Đảng 12, đổi mới, Trần Văn Thọ, bẫy nghèo, thu nhập trung bình thấp, Đông Á, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
Công nhân kiểm tra chất lượng xe tại nhà máy Toyota Miyata ở tỉnh Fukuoka, Nhật Bản.Ảnh: Bloomberg

Cốt lõi của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân (từ 1960 đến 1970) là toàn dụng lao động, làm cho dân chúng thấy cuộc sống được cải thiện rõ rệt, và đưa Nhật lên hàng các nước tiến tiến.

Phương châm cơ bản là tạo điều kiện để DN tư nhân tích cực đầu tư. Công việc của chính phủ chỉ là cố gắng tiết kiệm công quỹ để có thể giảm thuế nhằm kích thích đầu tư, đầu tư xây dựng hạ tầng, và bảo đảm an sinh xã hội. Phát triển là công nghiệp hóa, là phát triển ngành dịch vụ nên lao động phải chuyển dần từ nông nghiệp sang các khu vực phi nông. Do đó Ikeda đã nhấn mạnh phải ra sức giáo dục bậc cao đẳng và hướng nghiệp để quá trình chuyển dịch lao động không bị gián đoạn.

Ikeda đã thổi vào xã hội một không khí phấn chấn, tin tưởng vào tương lai. DN tích cực đầu tư, mọi người hăng hái làm việc. Kết quả là kinh tế đã phát triển nhanh, vượt xa kế hoạch rất nhiều. Bình quân kinh tế phát triển trên 10%, thay vì 7% như kế hoạch, chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân đạt được mục tiêu chỉ trong 7 năm, thay vì 10 năm như kế hoạch ban đầu.

Theo giá thực tế năm 2000, tổng thu nhập quốc dân trên đầu người của Nhật vào năm 1960 là 7.700 USD, đến năm 1970 tăng lên 16.600 USD. Mức chi tiêu của một gia đình giới lao động vào năm 1960 trung bình mỗi tháng là 32.000 yen, đến năm 1970 đã tăng lên 83.000 yen. Lương tháng của công nhân trong ngành công nghiệp đã tăng từ 23.000 yen năm 1960 lên 72.000 yen năm 1970.

Trừ đi độ trượt giá mỗi năm vài phần trăm, trên thực chất thu nhập của giới lao động đã tăng gấp đôi hoặc hơn. Ngoài ra, số lao động có việc làm tăng nhiều hơn so với kế hoạch và số giờ làm việc mỗi tháng của giới lao động giảm từ 203 giờ còn 187 giờ. Thập niên 1960 cũng là giai đoạn người Nhật chứng kiến nhà nhà có tủ lạnh, quạt máy, máy giặt, TV…

Tầm nhìn chiến lược về dân tộc

Tại sao kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân thành công ngoài dự kiến? Một là bản lĩnh, tầm nhìn chiến lược về dân tộc, về đất nước của lãnh đạo, từ đó có khả năng qui tụ người tài chung quanh mình trong việc hoạch định chiến lược, chính sách cụ thể. Hai là đội ngũ quan chức có năng lực và thanh liêm, đầy tinh thần trách nhiệm với đất nước. Do 2 yếu tố cơ bản này, ta thấy họ đã đưa ra nhiều chính sách rất thiết thực và thực hiện các chính sách rất có hiệu quả. Đơn cử vài thí dụ:

Thứ nhất, tạo sân chơi bình đẳng cho mọi DN, yểm trợ DN nhỏ và vừa bằng chính sách tín dụng, thủ tục hành chính đơn giản, hầu như không có tham nhũng nên đầu tư tăng rất nhanh.

 
 

Tỉ lệ đầu tư trên GDP tăng từ 20% năm 1955 lên 30% năm 1960 và 35% năm 1970. Trong tổng đầu tư có tới 75% là của DN tư nhân. Những công ty tư nhân nổi tiếng sau này như Honda, Sony, Toyota, v.v. đều lớn mạnh trong giai đoạn này. DN nhỏ và vừa vay vốn đầu tư dễ dàng, thậm chí những DN có số lao động dưới 20 người vẫn dựa chủ yếu vào vốn vay ở các ngân hàng và cơ quan tín dụng hiện đại.

Thứ hai, ngoại tệ được quản lý chặt chẽ và tiết kiệm tối đa, hạn chế việc đi du lịch nước ngoài và kiểm soát gắt gao việc quan chức dùng ngoại tệ đi tham quan nước ngoài.

Thay vào đó, ngoại tệ chủ yếu để nhập thiết bị, nguyên liệu và công nghệ cần thiết cho đầu tư. DN hăng hái cách tân công nghệ, sản xuất sản phẩm đã có với giá thành và phẩm chất tốt hơn hoặc sản xuất những sản phẩm mới, cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới.

Do cách tân công nghệ và do việc quản lý hành chánh, quản trị doanh DN có hiệu suất, nên  kinh tế phát triển rất có hiệu suất. Tuy đầu tư nhộn nhịp như vậy nhưng độ cống hiến của tư bản trong tăng trưởng chỉ có độ 25%, trong khi cống hiến của công nghệ, của quản lý tức năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) là 65%.

Ngoài ra còn nhiều chính sách khác về giáo dục, khoa học công nghệ, về đẩy mạnh xuất khẩu, về tổ chức thị trường… Nói chung lãnh đạo và quan chức khẩn trương triển khai thực hiện các chính sách để đạt mục tiêu của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân; và DN đã hưởng ứng tạo nên khí thế đầu tư mạnh mẽ.

Nói về tố chất của quan chức Nhật Bản, tôi muốn giới thiệu trí tuệ, hành động và tác phong của các quan chức Bộ Công Thương (MITI) vào giữa thập niên 1950 mà tôi gọi họ là những anh hùng trong thời đại phát triển.

Lúc đó một chiếc xe hơi nhập khẩu từ Mỹ vào giá rất đắt, tương đương 5 năm tiền lương của một quan chức trung cấp. Các quan chức ở Bộ Công Thương lúc đó mơ ước có ngày người dân bình thường cũng sẽ có xe hơi và cho rằng phải phát triển ngành xe hơi mới làm cho Nhật giàu mạnh.

Có nhiều ý kiến khác nhau về điểm này, kể cả một số lãnh đạo trong đảng cầm quyền sợ kế hoạch sản xuất xe hơi sẽ không thành công và có thể gây va chạm trong quan hệ Nhật-Mỹ. Nhưng các quan chức Bộ Công Thương đã tích cực vận động lãnh đạo chính phủ và DN để thực hiện cho được kế hoạch này vì tin sự quan trọng của ngành xe hơi đối với Nhật trong tương lai.

Nhưng ý chí là một chuyện còn khả năng có thực hiện được không và làm sao để thực hiện có hiệu quả là một chuyện khác. Lợi thế so sánh của Nhật lúc đó là các hàng công nghiệp dùng nhiều lao động giản đơn như vải vóc, giày dép… 

Đang phân vân về khả năng sản xuất của nước mình, các quan chức đọc được bài viết của giáo sư Shinohara Miyohei (1919-2013) bàn về lợi thế so sánh động (lợi thế so sánh trong tương lai) và các điều kiện để biến lợi thế so sánh động thành hiện thực. Họ vui mừng và liên lạc ngay với giáo sư Shinohara xin gặp để hỏi chi tiết hơn.

Trong hồi ký viết hồi tháng 6/2009, Shinohara kể như sau: “Hồi đó 4-5 quan chức Bộ Công Thương đến nhà tôi vào buổi tối. Chúng tôi trò chuyện mãi đến khuya vẫn còn muốn tiếp tục, cuối cùng gần 5 giờ sáng họ mới ra về”.

Còn rất nhiều câu chuyện tương tự về sự cầu thị, nhiệt tình lo việc nước của quan chức Nhật thời đó.  

Sau đó, Bộ Công Thương tự tin là Nhật có thể sản xuất xe hơi được và đã đặt ra các chính sách yểm trợ DN xúc tiến sản xuất. Những chiếc xe đầu tiên ra đời còn xấu về hình dáng nên một số người Mỹ trong ngành xe hơi có vẻ chế nhạo. Nhưng quan chức Bộ Công Thương kiên quyết với phương châm “Mỹ làm được thì Nhật cũng làm được”. Như ta đã biết, ngành xe hơi Nhật phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1960.

Có thể nói tinh thần dân tộc là động lực đưa đến hành động của quan chức nhà nước và kết quả là nền công nghiệp Nhật đã phát triển mạnh mẽ.

GS Trần Văn Thọ(Đại học Waseda, Nhật Bản)

Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ và trận đấu của hai ‘hổ’ – Tvn

16 Th9

Ông Tập Cận Bình vẫn cứ đi Mỹ với một tâm thế đàng hoàng để bàn “những lợi ích chung to lớn”, để rồi hai nước Trung, Mỹ lại giàn trận cho những cuộc đấu kinh tế mới, đấu cho đến khi một trong hai con hổ hoặc bị thương, hoặc kiệt sức.

Putin ‘nóng, lạnh’ với Tập Cận Bình, hòa dịu với phương Tây?
Tập Cận Bình sẽ trả lời Mỹ ra sao?
Mỹ – Trung có kình địch vì biển Đông?
‘Thủ phạm’ gây ngờ vực Mỹ – Trung

Kinh tế luôn là một đấu trường

Không phải có tiếng súng mới là chiến tranh. Trong kinh tế người ta đánh nhau cũng khốc liệt lắm.

Kinh tế thường được sử dụng như một phương tiện, phương tiện để phát triển quan hệ khi cần phát triển, phương tiện để phá bỏ quan hệ khi cần phá, phương tiện để nô dịch, để chèn ép, để bành trướng…

Thời đại hội nhập, những thuộc tính trên có thay đổi hay biến mất không? Xin thưa rằng không. Vì toàn cầu hóa kinh tế đang kết nối các nền kinh tế quốc gia lại với nhau, nhưng sự kết nối đó chưa đủ mạnh để triệt tiêu, hay bào mòn chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tham vọng bành trướng ở những nơi nó còn khu trú vững chắc, và do đó cuộc chiến trên mặt trận kinh tế còn phức tạp.

Quan hệ Trung – Mỹ có thể được coi là một ví dụ điển hình về quan hệ kinh tế thời hội nhập. Điển hình ở việc khai thác tối đa những lợi thế của toàn cầu hóa, và đây cũng là một cuộc đấu tranh khốc liệt và có bài bản. Điển hình ở chỗ quan hệ chính trị, kinh tế sẽ luôn ngày càng gay gắt, phức tạp, nhưng rồi bên nào có thần kinh vững hơn, giành phần thắng nhiều hơn trong kinh tế, sẽ là người chiến thắng.

Năm 1979, sau ba thập kỷ đánh nhau khốc liệt bằng loa phóng thanh, ba thập kỷ đàm phán kiên trì “giữa hai anh điếc” chỉ có người nói không có người nghe, Trung Quốc và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao và ký Hiệp định Thương mại song phương, dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc. Khi đó buôn bán 2 nước chỉ có 2,45 tỉ USD, và ở Trung Quốc nhiều vùng nông thôn người dân còn chết đói.

Hoa Kỳ tính chuyện thả cho Trung Quốc miếng mồi kinh tế (tức Tối huệ quốc) để lôi Trung Quốc về phía mình chống lại Liên Xô.

Có Tối huệ quốc, Trung Quốc khai thác triệt để thị trường Hoa Kỳ để phát triển kinh tế, và thị trường Hoa Kỳ trở thành bàn đạp để Trung Quốc thực hiện thành công Chương trình 4 Hiện đại hóa.

Tập Cận Bình, Trung Quốc, Mỹ, kinh tế, hội nhập, Hiệp định Thương mại , USD, sản phẩm công nghệ cao
Ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Mỹ. Ảnh: Reuters

Cuộc đấu trên sân toàn cầu hóa

 

Tháng 12/1999, tròn 20 năm sau, trong Hiệp định về những điều kiện để Trung Quốc gia nhập WTO, lợi dụng vị thế của mình, người Mỹ đã sửa bằng hết cái họ gọi là những “sai lầm ngu xuẩn” của năm 1979, bắt Trung Quốc phải mở cửa thị trường theo những tiêu chí của WTO, mở cửa những lĩnh vực kinh tế mà Hoa Kỳ có thế mạnh. Trung Quốc chấp nhận cuộc chơi. Cuộc đấu lại tiếp tục trên một sân chơi mới, sân chơi toàn cầu hóa.

Hôm nay, kim ngạch buôn bán 2 nước đã gần đạt 600 tỉ USD, xuất siêu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ vượt 300 tỉ USD. Hàng may mặc, giày dép, đồ chơi điện tử Trung Quốc đang tràn ngập phố phường làng xóm nước Mỹ. Đại bộ phận trong số 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất Hoa Kỳ cùng với hàng vạn chuyên gia Mỹ đang khai thác thị trường 1,3 tỉ dân và “đưa việc làm sang Trung Quốc”. Nhiều sản phẩm công nghệ cao của Hoa Kỳ, từ cái lớn như tổ máy phát điện đến cải nhỏ li ti như linh kiện, phụ kiện chiếc máy vi tính đang sản xuất, lắp ráp tại Trung Quốc rồi đưa về bán ở Mỹ, ở khắp thế giới, ở cả Việt Nam.

Bạn muốn sang tận Mỹ để mua một chiếc máy vi tính Mỹ xịn ư? Chắc chắn bạn sẽ xách về một chiếc máy “Made in China”, và hôm nay đó là Mỹ “xịn” đấy.

Người Mỹ không hề “cay mũi” khi nhập siêu từ Trung Quốc lên tới hàng trăm tỷ USD và có thể tăng hơn nữa, vì trong hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ có nhiều thứ của người Mỹ sản xuất và gia công tại Trung Quốc.

Trung Quốc đã lên hàng thứ hai trên bản đồ kinh tế thế giới và “giấc mơ Trung Hoa” đang thành hiện thực. Trung Quốc đang cạnh tranh ngang ngửa với Hoa Kỳ, đang giành giật với Hoa Kỳ từng mảnh kinh tế, từng mảng công nghệ, từng mẩu thị trường khắp mọi nơi, mọi lúc.

Lợi ích kinh tế cột chặt quan hệ Trung – Mỹ

Nền kinh tế hai quốc gia Trung – Mỹ đang kết nối với nhau ngày một chặt, đang phụ thuộc vào nhau, và Trung Quốc đang đòi Mỹ đối xử với mình theo kiểu “quan hệ nước lớn kiểu mới”. Đó là kết quả của sự vận động tự do của hàng hóa và đồng vốn trong thời đại hội nhập, và cũng là ý đồ chiến lược của hai quốc gia, đối tác.

Hôm nay giữa hai nước vẫn gay gắt căng thẳng, vẫn còn nhiều xung đột, xung đột về ý thức hệ, xung đột về chiến lược toàn cầu, nhưng vì lợi ích kinh tế quá lớn, gắn với nhau quá chặt chẽ, không một ai trong họ tính đến chuyện làm đổ vỡ quan hệ. Cho dù Biển Hoa Đông, Biển Đông đang nóng sục và có thể nóng hơn nữa, cho dù ở cả hai bên, đạn đã chất đầy kho, súng đã giương cao nòng và ông Tập Cận Bình vẫn cứ đi Mỹ với một tâm thế đàng hoàng để bàn “những lợi ích chung to lớn”, để rồi hai nước Trung, Mỹ lại giàn trận cho những cuộc đấu kinh tế mới, đấu cho đến khi một trong hai con hổ hoặc bị thương, hoặc kiệt sức.

Nguyễn Đình Lương (Nguyên trưởng đoàn đàm phán HĐTM Việt Nam – Hoa Kỳ)

Ý nghĩa bị mất của dân chủ

15 Th9

Posted by adminbasam on 15/09/2015

Book Hunt Club

Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Richard K. Sherwin, theo Project Syndicate

15-9-2015

H1Quyết định từ bỏ hòa bình và thịnh vượng để đến với chiến tranh đẫm máu và bất ổn có vẻ vô lý. Nhưng thế hệ trẻ, sinh ra và lớn lên trong các xã hội dân chủ, đang ngày càng tán dương cho lời kêu gọi của các nhóm ưa giết chóc như Nhà nước Hồi giáo (IS), rời bỏ quê hương và gia đình của mình để gia nhập cuộc thánh chiến ở những miền đất xa xôi. Tại sao dân chủ mất sự trung thành của những tâm hồn hiếu động đó và làm sao có thể lấy lại trái tim và khối óc của những người đang chìm đắm trong tư tưởng đó?

Triết gia Friedrich Nietzsche đã từng viết rằng con người thà trở về hư vô hơn là không có lý tưởng sống. Những sự thất vọng về cái chết, sự bất lực và vô vọng dễn đến khao khát sức mạnh – ngay cả khi sức mạnh đó được tìm thấy trong bạo lực, chết chóc và phá hủy.

Ngắn hạn, đó là vấn đề của ý nghĩa, đại diện của thứ thúc đẩy chúng ta, kết nối chúng ta với nhau và tạo hướng đi cho cuộc sống của chúng ta. Nếu thiếu nó – nếu nói các ý tưởng và cơ chế dân chủ đang thất bại trong việc cung cấp một cảm giác đủ để lan truyền trong cộng đồng và xây dựng mục đích sống – con người tìm kiếm một cảm giác có ý nghĩa khác, mà trong một số trường hợp họ đi sai lối.

Đây là thử thách văn hóa mà dân chủ phải đối mặt ngày nay và những người muốn duy trì tự do và hứa hẹn của xã hội dân chủ đang bỏ qua mối nguy hiểm này. Nó là một thách thức nên được nhìn nhận không chỉ bởi thứ nó nói về điều kiện sống trong các nước dân chủ tiên tiến trên thế giới mà còn vì bất cứ khủng hoảng nào cũng là một cơ hội – trong trường hợp này, để giành lại ý nghĩa nằm trong trái tim của dân chủ.

Sự hấp dẫn của các nhóm như Nhà nước Hồi giáo tới giới trẻ được nuôi dạy trong các xã hội dân chủ làm nổi bật những bất bình đẳng đang lớn lên trong các cơ hội về kinh tế và giáo dục, điều này đang nuôi dưỡng chủ nghĩa hoài nghi , sự buông xuôi và giận dữ giữa những người thấy mình bị tách rời khỏi tầng lớp tinh hoa xã hội. Cảm giác vô vọng và tuyệt vọng tại những tâm điểm như thế kích động chủ nghĩa cực đoan.

Lãnh đạo của các nước dân chủ tiên tiến – nói, 1% những người có thu nhập cao nhất – có thể khó mà hài lòng với những điều kiện của mình. Ngay cả những người viễn du thiển cận nhất, di chuyển giữa các thị trường hay nền văn hóa cũng phải quan tâm đến con cái của mình. Chúng đã hấp thụ văn hóa gì? Từ đâu chúng sẽ tìm ra cảm giác hy vọng cho tương lai?

Những người bảo vệ cho dân chủ giờ phải xác định không chỉ tìm cách tạo việc làm và đảm bảo giàu có cho người trẻ mà còn cần nuôi dưỡng tâm hồn của những thanh niên này. Nếu họ thất bại, như chúng ta thấy, những kẻ khác sẽ lấp đầy chỗ trống, có thể với một lời kêu gọi tạo nên sự hỗn loạn nhân danh của đấng thừa sai sắp đến.

Để thắng cuộc thi khó khăn này, các xã hội dân chủ phải nhìn xa hơn chiến thắng trên chiến trường và tập trung vào thắng lợi trong trái tim và khối óc thông qua sức mạnh của những ý tưởng và hứa hẹn ý nghĩa – như là Nhà nước Hồi giáo đã làm. Quan điểm mà các nước dân chủ cho rằng có thể chống lại như các lực lượng như thế, với nguồn lực tốt và bộ máy truyền thông có hiểu biết về ý thức hệ, chỉ với súng đạn là một thất bại chắc chắn. Đây là cuộc chiến của lý tưởng và nó chỉ có thể thắng bằng các ý tưởng truyền cảm hứng hy vọng, hành động và sự gắn kết của bản thân và cộng đồng.

Nỗ lực này nên bắt đầu với một sự thành lập ủy ban công khai quốc tế bao gồm các nhà khoa học chính trị, nhân chủng học, thần học, triết học, và các nghệ sĩ, trong số những người khác, từ khắp các phe phái chính trị, triệu tập từ các trường đại học và các tổ chức tương tự trên thế giới. Trong một thời gian nhất định, họ sẽ tạo một báo cáo bằng văn bản rõ ràng, dễ hiểu cho công chúng.
Bản báo cáo này nên giải quyết, kiên trì và thành thật, các câu hỏi chủ chốt về sức sống của dân chủ ngày nay. Điều gì nằm ở suối nguồn của cuộc sống dân chủ? Cách nào để nó thể hiện, thực hành, thiết lập và duy trì tốt nhất? Điều gì là thông điệp hy vọng tốt nhất của dân chủ và lời hứa tin cậy nhất về tương lai hưng thịnh? Những thứ gì là nguồn tinh thần, trí tuệ và văn hóa sâu sắc cho tự do, khoan dung và phồn thịnh?

Chúng ta sống trong một thời đại nguy hiểm. Với các ý tưởng dân chủ nằm dưới sự đe dọa trên khắp thế giới, bao gồm cả trong các nước dân chủ, các nền tảng tư tưởng và văn hóa chung của chúng không thể bị lấy đi. Ý nghĩa và sức sống của cuộc sống dân chủ không được phép phai nhạt.

Thách thức phía trước yêu cầu một sự phản hồi phối hợp từ những nhà tư tưởng sâu sắc nhất và những nghệ sỹ sáng tạo nhất của chúng ta. Đây là mục đích của chúng ta ngày nay; chúng ta phải cam kết với bản thân để nó mạnh mẽ như những kẻ thù của dân chủ theo đuổi các mục đích của họ.

Bài phát biểu của ông Nguyên Ngọc tại lễ khai giảng Trường Đại học Phan Châu Trinh

14 Th9

Posted by adminbasam on 14/09/2015

Tễu

Nguyên Ngọc

14-9-2015

H1

Hôm nay, mồng 9 tháng 9 năm 2015, kỷ niệm ngày sinh của nhà chí sĩ, nhà văn hóa và nhà giáo dục kiệt xuất Phan Châu Trinh, cũng là ngày truyền thống của trường ta, trường Đại Học Phan Châu Trinh làm lễ Khai giảng khóa K 15, khóa học 2015-2019.

Thay mặt lãnh đạo nhà trường, tôi xin chào mừng và chân thành cám ơn các vị đại biểu đã đến chia vui cùng thầy trò chúng tôi. Xin chào mừng tất cả các thầy cô, các cán bộ nhân viên, các sinh viên và cựu sinh viên của trường. Và đương nhiên, lời chào nồng nhiệt nhất hôm nay của tất cả chúng ta là dành cho các tân sinh viên, chào mừng các em nữ và nam từ khắp nơi, có em từ tận Thái Bình cuối Đồng bằng sông Hồng, có em từ tận Thành phố Hồ Chí Minh xa xôi, đã đến với không gian Phan Châu Trinh thân yêu của chúng ta. Tôi xin phép, và tôi tin chắc tất cả quý vị đều đồng ý cho phép tôi hôm nay dành diễn từ khai giảng này để chủ yếu nói với các tân sinh viên, những thành viên mới mẻ và trẻ trung của gia đình Phan Châu Trinh.

Các em thân yêu,

Như các em đều biết, trường của chúng ta có tên là trường Đại học Phan Châu Trinh. Và tôi xin nói: Những người sáng lập ngôi trường này đã chọn cái tên ấy với tất cả tâm huyết và với một ý tứ sâu xa. Bởi vì đấy là tên của một con người rất đặc biệt, cũng có thể nói rất kỳ lạ, hết sức độc đáo và là người sáng suốt nhất trong lịch sử cận đại và hiện đại của nước ta. Sự sáng suốt của ông còn soi đường cho chúng ta đến tận ngày nay.

Phan Châu Trinh sinh ra khi đất nước chìm đắm trong vòng nô lệ tối tăm và thảm khốc. Và khi ông bước vào đời, nghĩa là đến tuổi như tuổi các em hôm nay, thì tất cả các cuộc nổi dậy cứu nước của tất cả những người anh hùng dũng cảm và tài năng nhất để chống ngoại xâm giải phóng dân tộc bấy giờ đều thất bại đau đớn. Cha của Phan Châu Trinh là một vị tướng anh hùng đã chết trong một cuộc khởi nghĩa anh hùng, tuyệt vọng và thất bại cay đắng như thế … Trước tình hình bức thiết đó, nảy sinh câu hỏi nóng bỏng: Vì sao? Và làm thế nào? Tất cả bấy giờ đều chỉ có một câu trả lời: Phải anh hùng hơn nữa! Dám hy sinh nhiều hơn nữa ! Tất cả. Trừ một người. Người đó là Phan Châu Trinh. Ông nói: Không, không phải như vậy, không thể đi con đường ấy nữa. Ông là người duy nhất đi tìm và đã tìm thấy nguyên nhân mất nước, dân tộc bị đày đọa vào vòng nô lệ thảm khốc, không phải trong sự thiếu anh hùng của nhân dân, mà là ở trong văn hóa, trong sự lạc hậu nguy hiểm về văn hóa của đất nước, so với thế giới, một thế giới đã đổi khác về căn bản – ngày nay ta gọi là thế giới toàn cầu hóa – mà ông cũng là người duy nhất hồi bấy giờ nhận ra. Ông nói chính sự tăm tối và ngu dốt, sự lạc hậu quá xa so với thế giới hiện đại là nguyên nhân khiến Việt Nam mất nước. Ông khẳng định căn bệnh chết người của dân tộc là căn bệnh về văn hóa, ngu dốt và lạc hậu về văn hóa. Và để chữa trị một căn bệnh về văn hóa thì chỉ có một phương thuốc duy nhất, đó là Giáo dục. Phan Châu Trinh chủ trương một cuộc cải cách giáo dục căn bản, hiện đại, triệt để, toàn diện, rộng lớn, đưa Việt Nam thành một nước văn minh, tiên tiến, cùng nhân loại năm châu. Có như vậy thì nền độc lập đươc dành lại dù bằng cách nào mới là độc lập thật sự, độc lập mới bền vững, nhân dân mới thật sự có hạnh phúc …

Tiếc thay, những điều kiện éo le của lịch sử đã khiến cho chương trình vĩ đại của Phan Châu Trinh bị dở dang. Lịch sử đã đi theo con đường khác. Độc lập và thống nhất đã được dành lại. Nhưng, tôi nghĩ hôm nay chúng ta cần dũng cảm và thẳng thắn nói với nhau, chúng tôi có trách nhiệm thẳng thắn nói với các bạn trẻ sự thật này: nay chúng ta đã có độc lập rồi, nhưng căn bệnh chết người Phan Châu Trinh đã thấy và thống thiết muốn chạy chữa cho dân tộc hơn một trăm năm trước thì về cơ bản vẫn còn nguyên đấy. Vẫn là nguy hiểm chết người. Việt Nam vẫn là nước lạc hậu, đứng ở hàng cuối không chỉ của thế giới, mà ngay của khu vực, của châu Á và Đông Nam Á. Chúng ta phải dũng cảm và thẳng thắn nói với nhau sự thật ấy. Chính vì vậy mà ngôi trường này mang tên là trường Phan Châu Trinh. Ngôi trường này được thành lập, tất cả chúng ta có mặt ở đây, các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên của trường, và các em sinh viên trẻ trung, quan trọng và chủ yếu nhất là các em, chúng ta có mặt ở đây là để góp phần, dù là nhỏ nhoi, tiếp tục chương trình sống còn do nhà giáo dục vĩ đại Phan Châu Trinh khởi xướng và còn bị dở dang. Trường của chúng ta nhỏ, còn non trẻ và nghèo, sức của mỗi chúng ta hạn chế, nhưng chúng ta có một lý tưởng lớn, chúng ta, người dạy, người học, chúng ta biết chúng ta tham gia vào một chương trình to lớn và có ý nghĩa sinh tử đối với đất nước này, hôm nay và ngày mai.

Thưa quý vị,

Các em thân yêu,

Ở trên tôi có gọi Phan Châu Trinh là một nhà giáo dục lớn, có lẽ điều ấy hơi lạ, xưa nay người ta thường vẫn coi và vẫn gọi ông là một chí sĩ yêu nước, hoặc có nhiều hơn nữa, là một nhà văn hóa. Song như ta vừa thấy, một trong những đặc sắc nhất của Phan Châu Trinh là ở chỗ ông đồng nhất giáo dục với giải phóng, theo ông chỉ có giáo dục mới thật sự giải phóng được con người, thật sự giải phóng được dân tộc. Ông quan niệm giáo dục tức là giải phóng. Ở đây có một ý tứ rất thâm sâu, mà hôm nay tôi muốn được nói với các em vì trường chúng ta thiết tha đi theo quan niệm này, sẽ cố gắng tối đa thực hiện nó trong mọi hoạt động của mình, đến cả trong “khí quyển’’ của không gian Phan Châu Trinh mà thầy trò chúng ta cố gắng cùng nhau xây dựng nên, cùng sống và làm việc trong đó. Suốt 4 năm. Và rồi các em sẽ mang theo ra đời, suốt đời.

Nhà thơ lớn của nước Anh John Keats có một câu nói thâm thúy về giáo dục, Keats nói: ‘’Giáo dục không phải là chất cho đầy, mà là đốt lên ngọn lửa’’. Chất cho đầy (kiến thức) tức là rót từ bên ngoài vào, từ bên trên xuống, đổ cho đầy vào đầu con người được coi là một cái thùng ù lì, bị động. Đốt lên ngọn lửa là khêu cháy từ bên trong. Giáo dục khêu cháy từ bên trong, vì giáo dục bắt đầu bằng lòng tin rằng trong mỗi con người đều có, tiềm ẩn, mầm mống của một ngọn lửa, tức những năng lực có thể và cần được đánh thức dậy để phát triển. Giáo dục là giải phóng, là đánh thức. Đánh thức cái vốn đã có sẵn trong từng con người, từng người học, từng sinh viên. Hôm nay, trong ngày đầu tiên các em bước chân vào trường, tôi muốn nói với các em điều này: ở trường này có một phương châm, một niềm tin: không có sinh viên kém. Em nào cũng giỏi, tất cả, không trừ một ai, tạo hóa rất công bằng, mọi người đều giỏi, mỗi người giỏi một cái, một cách, người giỏi toán, người giỏi văn, người giỏi ngoại ngữ, người giỏi tin học, người giỏi nhạc, người giỏi đá bóng, người hát hay, người vẽ đẹp, người năng nổ trong giao tiếp, người thâm trầm trong suy nghĩ …, đều quý, xã hội đều cần vì xã hội có những nhu cầu hết sức đa dạng. Sở dĩ ta coi người này hay người kia là kém, dốt, vì ta thường có lối đòi hỏi chủ quan, vô lý và kỳ quặc, cứ một mực đòi mọi người đều phải giỏi cùng một thứ mà ta cũng rất chủ quan coi là quan trọng nhất, ai không giỏi theo đúng đòi hỏi chủ quan của ta thì ta cho là dốt, khinh miệt và đẩy qua một bên trên đường đi tới của cộng đồng. Nói cho đúng, đấy là một tội ác, bởi vì người bị ta chủ quan coi là dốt sẽ đinh ninh mình dốt thật, chẳng đáng gì trong xã hội, mất hết tự tin, tự coi thường, tự khinh bỉ chính mình, sẽ lủi thủi với cái dốt tưởng tượng, thành một ám ảnh tủi nhục suốt đời.

Ở trường này chúng ta nhất quyết không làm như vậy, không đi theo con đường phi nhân bản, phi giáo dục đó. Chúng ta chủ trương làm một kiểu giáo dục khác, một kiểu giáo dục hạnh phúc, giáo dục đem lại cho con người hạnh phúc, giáo dục khiến cho con người hạnh phúc hơn, giáo dục làm cho con người tự tin và tự hào về chính mình, tôi muốn đề nghị chúng ta gọi là ‘’kiểu giáo dục Phan Châu Trinh’’. Trong 4 năm tới, bắt đầu từ hôm nay, trường chúng ta, thầy trò chúng ta quyết cùng nhau làm cho kỳ được một trong những việc quan trọng nhất: bằng mọi cách (trong đó có một cách rất quan trọng là chương trình giáo dục khai phóng mà chốc nữa thầy Chu Hảo sẽ trao đổi cùng các em), giúp cho mỗi em tự hiểu mình, tự khám phá và phát hiện chính mình, biết cho ra, hiểu cho rõ mình giỏi cái gì, đặc sắc nhất cái gì, từng em. Theo tôi, đó là công việc quan trọng nhất của mỗi thầy cô giáo, nằm trong chiều sâu căn bản của thiên chức nhà giáo nơi mỗi thầy cô. Nhưng cũng đương nhiên, trước hết, chủ yếu, đó phải là nổ lực của các em, từng em, với sự giúp đỡ của các thầy cô, của các bạn, của toàn bộ môi trường giáo dục mà chúng ta phải cùng nhau tạo ra ở đây. Trước hết ở các em, từng em, tôi nhắc lại. Bởi vì phát triển bao giờ cũng là tự phát triển, như cái cây phải tự nó lớn lên, không ai có thể lớn lên thay nó được.

Và một quá trình như vậy chỉ có thể có kết quả khi nó là một sự hợp tác khắng khít, dân chủ, tự do và bình đẳng giữa chúng ta, người dạy và người học, thầy và trò.

Ở trường này có một nhận thức rõ ràng: sinh viên là công dân đi học. Sinh viên cần ứng xử như một công dân có trách nhiệm, và cần được tôn trọng như một công dân tự do. Chúng ta tôn trọng đúng mức lễ độ truyền thống và hiện đại giữa thầy và trò, người lớn tuổi hơn và người ít tuổi hơn, người đi trước và người đi sau, nhưng chúng ta bình đẵng trước chân lý cuộc sống và chân lý khoa học. Trường có quy định: trên lớp học, sinh viên sẽ không xưng con, xưng cháu, mà xưng tôi, một cách bình đẳng và tự tin, hoặc cũng có thể xưng em với giáo viên, các giáo viên xưng thầy, cô với các em. Để cùng nhau trao đổi, và thảo luận, tranh luận, vì lẽ phải chung, trong một ngôi trường thật sự văn minh.

Các em thân yêu,

Giáo dục là việc khó, mà cũng là việc thật đẹp, rất khó mà cũng lại đẹp nhất. Bởi, như đã nói, đây là việc đánh thức dậy những gì những gì hay nhất, đẹp nhất trong mỗi con người để con người ấy phát triển tự do và hạnh phúc. Khó và đẹp còn ở chỗ con người là vô cùng đa dạng, mỗi em là một thế giới. Mỗi em một khác, mỗi lớp, mỗi năm, mỗi khóa một khác. Vừa rất căn bản, vừa rất mới lạ, luôn mới lạ. Vừa chắc chắn trên những nền tảng chung cơ bản, vừa lại rất cá biệt, bao giờ cũng mới mẻ, cũng khác thường. Cho nên tôi luôn nghĩ, nói theo cách nào đó, thì về cơ bản giáo dục là việc một thầy một trò, một người cùng với một người khó nhọc và tha thiết đi tìm ra chính mình. Tôi luôn mong ước, và tôi nghĩ các thầy cô giáo cũng vậy, luôn muốn được đến tận từng em, hiểu được từng em, gần gũi và là bạn của từng em, để ta cùng làm cho thành công công việc khó khăn mà đẹp đẽ này. Sẽ rất hạnh phúc cho cả thầy và trò ta.

Vậy đó, các em thân yêu, hôm nay ta lên đường.

Một lần nữa, thay mặt nhà trường, thay mặt các em, tôi xin cám ơn các vị đại biểu đã đến cùng thầy trò chúng tôi trong ngày lên đường của chúng tôi hôm nay.

Còn với các em, ta hãy cùng chúc nhau một hành trình khai phá thật đẹp và thật thành công.

NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG: Tin tuần từ 7/9-13/9 – NCBĐ

14 Th9

Thứ hai, 07 Tháng 9 2015 09:06 dinh tuan anh

Share:

-(DT 11/9) Indonesia nâng cấp hệ thống phòng thủ trên không ở Biển Đông để chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra; (GD 11/9) Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo ở Biển Đông, chìa khóa nằm ở Tập Cận Bình

-(Vnplus 10/9) Việt Nam phản đối Trung Quốc phủ sóng 4G ở Hoàng Sa và khẳng định đây là hành động sai trái và hoàn toàn vô giá trị; (ANTĐ 10/9) Nhật Bản điều tàu quét mìn tới Philippines

-(Vnexpress 10/9) Tàu chiến Mỹ, Nhật tới Philippines: Ba tàu quét mìn Nhật có chuyến thăm Manila sau khi một tàu khu trục tên lửa dẫn đường Mỹ cập cảng Philippines; (GD 10/9) Trung Quốc muốn đẩy Mỹ khỏi Biển Đông để tự do triển khai tàu ngầm tên lửa

-(NLĐ 10/9) Mỹ, Nhật vận hành hệ thống theo dõi tàu ngầm Trung Quốc tại thềm Thái Bình Dương thuộc quần đảo Nansei, trong đó có đảo Okinawa; (Infonet 10/9) Lực lượng đặc biệt Philippines và Australia tổ chức tập trận kép

-(RFI 9/9) Philippines không nhắc đến xung đột Biển Đông tại APEC tổ chức vào trung tuần tháng 11 tới  tại Manila; (Infonet 10/9) Việt Nam – Philippines sẽ trở thành đối tác chiến lược vì vấn đề Biển Đông

-(ANTĐ 9/9) UAV CH-5 Trung Quốc hiện đại nhưng vẫn thua xa RQ-4 của Mỹ: CH-5 có khả năng thực hiện cả nhiệm vụ tấn công lẫn trinh sát; (Tintuc 9/9) TQ bác bỏ ý kiến của Philippines về lễ duyệt binh hôm 3/9 ở Bắc Kinh

-(Vnexpress 8/9) Indonesia chuẩn bị cho nguy cơ xung đột trên Biển Đông bằng việc xây thêm một cảng và mở rộng đường băng quân sự tại căn cứ không quân ở Natuna; (VNN 8/9) Mỹ cấp 4 tàu tuần tra cho Philippines 

-(Vnplus 7/9) Ba tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng lãnh hải Nhật Bản: Đây là lần xâm nhập thứ 24 theo kiểu như vậy của Trung Quốc trong năm nay; Đại diện 24 nước dự hội nghị lãnh đạo tình báo châu Á-TBD

-(TT 7/9) Malaysia bí mật đàm phán với Mỹ về kế hoạch đưa máy bay quân sự của Mỹ đến Malaysia để tuần tra trên Biển Đông; (VNN 7/9) Philippines: TQ phải từ bỏ ‘luận điệu dối trá’ về Biển Đông

-(KT 7/9) Tàu chiến Mỹ sẽ tiến sát “đảo nhân tạo” ở Biển Đông sau khi năm tàu quân sự Trung Quốc đi qua lãnh hải Mỹ ngoài khơi Alaska; (TP 7/9) Vào Bộ Ngoại giao Mỹ, hỏi về biển Đông

-(KT 6/9) Mỹ càng lùi, Trung Quốc càng lấn tới: Tự do đi lại trên Biển Đông “đầy bão tố” đòi hỏi chính sách đối ngoại Mỹ gắn liền với sức mạnh toàn diện, can dự sâu rộng và lâu dài; (BBC 6/9) TQ: Ấn Độ hành động ‘bất hợp pháp’ ở biển Đông

Cuộc chiến hao tốn chưa có tiền lệ của Trung Quốc

14 Th9


Sự sáng tạo vượt mọi khuôn khổ để giải cứu TTCK là chưa từng có tiền lệ đã làm hao tốn ngân khố Trung Quốc hàng trăm tỷ USD. Nhưng dường như càng chi nhiều tiền, Trung Quốc càng làm thế giới bất an. 

Trung Quốc mất 5.000 tỷ USD: Sau hoảng loạn là bế tắc?
Chiếc phao bất ổn và nỗi ám ảnh Trung Quốc
Khó nhất là bài toán kinh tế với Trung Quốc

Sáng tạo chưa có tiền lệ

Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) cho biết, dự trữ ngoại tệ của nước này giảm kỷ lục 93,9 tỷ USD trong tháng 8, xuống 3.560 tỷ USD. Nguyên nhân được cho là do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) bán ra đồng USD để hỗ trợ đồng nhân dân tệ (NDT) sau quyết định thả nổi có kiểm soát đưa ra vào ngày 11/8 khiến NDT giảm liền 4,6% trong 3 phiên.

So với con số dự trữ hàng ngàn tỷ USD, gần trăm tỷ hao hụt trong vòng một tháng không quá lớn. Tuy nhiên, đây cũng là điều khiến Trung Quốc và giới đầu tư thế giới lo lắng, bất an.

Tính từ đầu năm tới nay, dự trữ ngoại hối của TQ giảm 7 trong số 8 tháng và xa dần ngưỡng cao kỷ lục 3.990 tỷ USD ghi nhận hồi cuối tháng 6/2014.

Trung Quốc, đầu tư, chứng khoán, cổ phiếu, Bắc-Kinh, Tập-Cận-Bình, Trung-Quốc, Biển-Đông, chứng-khoán, Shanghai-Composite-Index, Hang-Seng, Nikkei, giải-cứu, xuất-khẩu, đầu-tư, tỷ-giá, nợ-nước-ngoài, chính-sách-tiền-tệ, nhân-dân-tệ

Không chỉ phải chống chọi với đà giảm giá theo quán tính của đồng NDT sau khi phá giá đồng tiền từ hôm 11/8, Trung Quốc dường như cũng chưa thoát khỏi cơn ác mộng hoảng loạn trên thị trường chứng khoán (TTCK).

Giảm tới 40%, bốc hơi khoảng 5.000 tỷ USD, TTCK vẫn đang chao đảo. Sau đợt nghỉ lễ hai ngày 3-4/9 để đảm bảo tổ chức thành công cuộc diễu binh kỷ niệm 70 chiến thắng Chiến tranh Thế giới II, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục giảm 2,5% khi mở cửa trở lại trong ngày đầu tuần và tính tới cuối phiên giao dịch sáng 8/9 giảm tiếp 1,4%.

Nhiều biện pháp hành chính đã được đưa ra để giải cứu chứng khoán, cùng với đó là bơm tiền hỗ trợ thị trường.

Trong hai tuần nửa cuối tháng 8, PBOC đã 5-6 lần, mỗi lần bơm hàng chục tỷ USD vào thị trường tiền tệ, thông qua hoạt động thanh khoản ngắn hạn nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong bối cảnh đồng NDT giảm giá so với USD.

Tổng cộng, sau 7 tuần tính tới 25/8, Trung Quốc đã dùng khoảng 200 tỷ USD để giải cứu chứng khoán, theo Financial Times. Trong khi đó,Business Insider cho hay cũng có khoảng 190 tỷ USD vốn ngoại rút khỏi thị trường này trong cùng thời gian trên.

Trung Quốc, đầu tư, chứng khoán, cổ phiếu, Bắc-Kinh, Tập-Cận-Bình, Trung-Quốc, Biển-Đông, chứng-khoán, Shanghai-Composite-Index, Hang-Seng, Nikkei, giải-cứu, xuất-khẩu, đầu-tư, tỷ-giá, nợ-nước-ngoài, chính-sách-tiền-tệ, nhân-dân-tệ

Trước đó, theo Bloomberg, Công ty Tài chính Chứng khoán Trung Quốc (CSF) được PBOC và các ngân hàng thương mại giao và cấp hạn mức tín dụng, tổng cộng 483 tỷ USD để sẵn sàng tung ra ứng cứu TTCK khi cần thiết.

 

Đến giờ, chưa có thống kê nào về việc Trung Quốc tung ra bao nhiêu tiền để hỗ trợ chứng khoán, nhưng con số này được cho là không nhỏ.

Tái cơ cấu kinh tế: Bế tắc?

Chứng khoán Trung Quốc vẫn đắt nhất trong tốp 10 thị trường lớn nhất thế giới. Dự trữ ngoại hối của nước này lớn nhưng PBOC không thể mãi bơm tiền ra đỡ giá đồng NDT cũng như TTCK. Một số chuyên gia trên Bloomberg cho rằng, nếu tiếp tục các động thái giải cứu như vừa qua, số tiền khả dụng trong kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ cạn kiệt vào 2018.

Vấn đề cốt yếu có thể giúp ổn định TTCK là sức khỏe của nền kinh tế lại đang nằm trong xu hướng tăng chậm lại và khó đoán định. Khó khăn lớn nhất là nước này dường như đang bế tắc trong nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng trưởng bền vững hơn.

Cụ thể, đó là những bế tắc trong việc chuyển đổi nền kinh tế tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang dịch vụ và tiêu dùng trong nước; sự mất cân đối trong tăng trưởng GDP. Việc quá đam mê những con số tăng trưởng cao đã khiến từ trung ương tới địa phương ồ ạt kích cầu đầu tư, tăng chi tiêu chính phủ vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường bến bãi, khu đô thị công nghiệp,… bất chấp nhiều “thành phố ma” và những con đường rộng lớn không biết cho ai dùng.

Trung Quốc, đầu tư, chứng khoán, cổ phiếu, Bắc-Kinh, Tập-Cận-Bình, Trung-Quốc, Biển-Đông, chứng-khoán, Shanghai-Composite-Index, Hang-Seng, Nikkei, giải-cứu, xuất-khẩu, đầu-tư, tỷ-giá, nợ-nước-ngoài, chính-sách-tiền-tệ, nhân-dân-tệ

Khối nợ nhiều ngàn tỷ USD của các địa phương và DN là gánh nặng khó giải với Trung Quốc. Do đó, bơm thổi TTCK nhờ vào dòng tiền cho vay là một giải pháp được cho là để thúc đẩy kinh tế. Giá cổ phiếu đã nhanh chóng tăng gấp 2,5 lần trong vòng một năm. 

Không có gì tăng mãi. Tăng nhiều ắt phải giảm. Sự nổ vỡ bong bóng chứng khoán Trung Quốc thực sự là một đòn giáng mạnh vào giới đầu tư. Niềm tin vào một sự hồi phục ngoạn mục của nền kinh tế dường như tiêu tan. Thậm chí, những số liệu về tăng trưởng GDP kém tích cực được đưa ra trong nửa đầu 2015 cũng bị nghi ngờ. Một số NĐT còn lo ngại, tăng trưởng không phải 7% như báo cáo mà có thể đã rơi xuống chỉ còn 2%.

Đó là hiện tại. Còn tương lai, tăng trưởng nhờ tiêu dùng và dịch vụ khó có thể thành hiện thực trong ngày một ngày hai, mà tính bằng nhiều năm. Đầu tư cũng không còn là cứu cánh bởi chính quyền địa phương thậm chí không biết rót tiền vào đâu khi mà có quá nhiều công trình không dùng đến và vay nợ đã tới mức báo động.

Sự bế tắc trong nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế còn ở chỗ: các động lực chính cho sự phát triển là lao động, dòng vốn và năng suất cũng đều rơi vào thế bí. Trên CNBC, Goldman Sachs dự báo, lao động Trung Quốc sẽ giảm do mô hình dân số. Vốn vào nền kinh tế cũng sẽ giảm do đã tăng quá nóng trước đó. Năng suất cũng sẽ tăng trưởng chậm lại. Tăng trưởng GDP do vậy sẽ giảm xuống còn 6,4%, 6,1% và 5,8% trong các năm 2016-2018.

Hiện tại, theo Bloomberg, chiếc phao tốt nhất là phá giá đồng NDT để thúc đẩy xuất khẩu, qua đó hỗ trợ tăng trưởng đã được sử dụng. Tuy nhiên, đổi lại là dòng vốn ngoại đang bị rút ra và niềm tin vào chính sách bị xói mòn. Hơn thế, sau chứng khoán, Trung Quốc dường như đang đối mặt với một nguy cơ đổ vỡ khác là bong bóng nợ. NDT giảm giá sẽ khiến khối nợ bằng USD, theo Nomura, vốn đã lên tới cả ngàn tỷ USD thêm phình to. Chi phí đi vay bằng ngoại tệ trở nên đắt đỏ.

M. Hà

Đại gia Sài Gòn treo cổ tự tử vì tín dụng đen
Bí mật ‘mỏ’ cá khổng lồ hàng trăm năm giữa Hà Nội
Bắt hai sếp thuộc Than – Khoáng sản ăn chia 100 tỷ
Lão nông Việt Nam chế robot khiến người Israel thán phục
Dừa xiêm ‘siêu rẻ’ tràn ngập vỉa hè Hà Nội
Mở mắt mất 200 ngàn, vàng về dưới 34 triệu
Sự thật kinh hoàng trong bát súp cua tẩm bổ
Tăng thuế gấp 3: Xăng giảm giá ít, ngân sách bội thu

Trần Ích Tắc: kẻ bán nước hay một gián điệp của nhà Trần?

13 Th9

 
http://www.facebook.com/plugins/like.php?href=http%3A%2F%2Fbookhunterclub.com%2Ftran-ich-tac-ke-ban-nuoc-hay-mot-gian-diep-cua-nha-tran%2F&layout=standard&share=true&show_faces=true&width=450&action=like&colorscheme=lightBook Hunter: Bài này là nghi vấn mà một thành viên trên diễn đàn Lịch Sử Việt Nam đặt ra. Xin đăng lại góc nhìn thú vị này trên Book Hunter để các bạn cùng thảo luận và suy ngẫm.

*

Mình có 1 vấn đề thấy thắc mắc lắm nên mới tạo topic này muốn cùng mọi người thảo luận, đây là ý cá nhân của mình không phải nghiên cứu gì đâu nhưng mình dựa theo tâm lý 1 con người mà cảm nhận thấy thế, mình thấy trong vụ phản quốc của Trần Ích Tắc có gì đó bất ổn nên nghi ngờ thật ra là phản hay là gián điệp thầm lặng đây.

Ông ấy rất tài giỏi, thì tất phải hiểu chuyện, ông còn từng mở trường đào tạo nhân tài để lại cho nhà Trần sử dụng và bao ăn ở nên không thế nói là chỉ nghĩ tới danh lợi bản thân được, ngôi báu truyền cho trưởng tử là tất nhiên có gì mà ganh tỵ, nếu là người bất tài hám vinh thì không nói nhưng ông rất có tài không lý nào không hiểu, càng không thể không hiểu đạo lý cõng rắn cắn gà nhà, nhất là dòng máu yêu nước của người việt rất cao lúc đó, và chính vì cái tài đó của ông mà mình có suy nghĩ khác,lịch sử cho ông là kẻ phản quốc nhưng không biết sự thật có đúng vậy không, mình cứ cảm thấy ông ấy có vẻ như hy sinh bản thân mang tiếng là phản quốc để làm gián điệp tay trong khiến nhà Nguyên tin tưởng, bởi vì làm tay trong cần người tài giỏi thông minh,quyết đoán, làm tay trong không phải chuyện dễ dàng.Để đạt được chiến thắng trong cuộc chiến không phải chỉ cần các chiến sĩ đánh trận là được mà còn cần tới các tay trong ,gián điệp, những người hy sinh bản thân mang tiếng phản quốc để hoàn thành sứ mệnh, những tay trong này sẽ hy sinh thầm lặng bị người phỉ nhổ chỉ cần làm việc có ích cho đất nước là họ mãn nguyện rồi, có không ít người đã hy sinh mình làm những việc đó mà cam tâm bị lịch sử phỉ nhổ thì sao, chính vì Trần Ích Tắc quá tài giỏi mà có thể ông được chọn cho nhiệm vụ này thì sao.

Về việc đi hàng của Trần Ích Tắc thì mình còn thấy là sau khi ông ấy đi hàng giặc thì giặc bắt đầu bị thua thảm hại, lần sau chuẩn bị tốt hơn nhưng thua thảm hơn lần trước, trong khi trước khi Ích Tắc đi hàng thì nhà Trần thua thảm hại đến nỗi An Tư bị hiến cho Thoát Hoan. Nhưng vấn đề mình thấy thêm ở đây chính là An Tư người con gái có công rất lớn nhưng bị lãng quên, theo mình thấy không phải nhà Trần quên mà là vì bảo vệ An Tư, cô ấy không chết mà sống ở đất bắc nên nếu nêu công là kết án tử cho cô ấy, thêm nữa là mình thấy An Tư cũng chính là 1 gián điệp của nhà Trần làm chậm bước tiến công của quân Nguyên, nhưng cô ấy thân gái 1 mình sẽ làm được gì đây, vì thế đây chính là nguyên nhân Trần Ích Tắc ra hàng nhầm hỗ trợ cho An Tư .Nước ta vốn yếu hơn nước Nguyên phải nói là kiến so với voi nên phải có gián điệp tham gia trực tiếp vào quân Nguyên mới được vì thế Trần Ích Tắc là người sáng giá nhất cho việc này, ông là người thông minh nhưng giỏi văn không giỏi võ, ông không thể giúp cho đất nước nếu đi đánh giặc trực tiếp nên phải dùng trí thông minh làm 1 chuyện có ích khác, với vị trí là Chiêu Quốc Vương thì thắng ngu cũng đoán được là nhà Nguyên sẽ chơi chiêu cũ với Trần Di Ái đưa ông lên làm An Nam Quốc Vương, với vị trí này ông đương nhiên ít nhiều sẽ được tham gia trực tiếp vào nội bộ giặc Nguyên và đưa thông tin về cho nhà Trần vì thế nhà Trần liên tiếp nhận tin giặc đi đâu về đâu mà chuẩn bị đón đánh, nhất là trận Bạch Đằng nó có lịch sử Ngô Quyền để lại thì không ai dạy đâm đầu vô đó nếu không có ai đó khích lệ ngầm và Trần Quốc Tuấn càng không dạy ngồi chuốt chông rồi đi cấm ở đó như thế mà không biết giặc sẽ chạy vô đó, việc dựng chông này vất vả chứ chả chơi, Trần Quốc Tuấn còn tự tin tuyên bố rằng năm nay đánh giặc nhàn khi quân Nguyên chuẩn bị tốt hơn để tấn công lần 3, ông ấy sao tự tin thế chứ. Có thêm 1 chuyện nhỏ là sứ thần nước ta có sỉ nhục Ích Tắc khi gặp ông ở bên đó nhưng ông chả nói gì mà còn tránh mặt nữa, người ta nói thẹn quá hoá giận nên nếu ông đã bỏ tất cả để phản quốc vì danh lợi mà gặp thế thì chả nổi khùng lên rồi dù sao cũng từng là hoàng tử mà với lại đâu gì khẳng định lúc đó quân Nguyên không đánh thêm lần 4 và thắng thì sao lúc đó ông sẽ là vua mà sao chấp nhận 1 sứ thần nó sỉ vả thế, dù không thắng cũng thể hiện thể diện chứ sao lại không nói gì và tránh mặt, đó không giống xấu hổ mà là muốn tránh đi thôi, ông không muốn xích mích với dân tộc mình, chỉ trời hiểu ông mà thôi như câu thơ của ông ấy.

Đối với kẻ phản bội quá rõ ràng như Trần Ích Tắc thì tại sao không xoá tên khỏi tông thất mà vẫn để là Ả Trần, nhà Trần vốn rất mạnh tay với kẻ thực sự phản bội như Trần Di Ái là giết không tha kia mà, tại sao có thể để ông ấy yên ổn sống bên TQ nhiều năm,chẳng lẽ ám sát cũng không làm được sao, tại sao con trai ông là Trần Hữu Lượng lại là đội quân chống Nguyên ,Minh lúc đó, tại sao Trần Hữu Lượng cầu sự giúp đỡ từ nhà Trần.
Mấy câu thơ khác thì không biết nhưng Trần Ích Tắc có câu này :

Bỏ nước ra đi nhớ tự ngày
Lòng trung canh cánh có trời hay.

Mình cứ thấy cái câu này là ông ấy vẫn nhớ quê hương nhưng lòng trung canh cánh có trời hay, ông không ngu ngốc để không hiểu phản quốc nghĩa là gì đó chứ sao còn than là lòng trung chỉ có trời hay, vì thế mình cứ thấy ông ấy có vẻ không ổn lắm, có thật ông phản quốc hay làm gian điệp đấy,nếu ông thật làm gián điệp thì đúng là chỉ có trời mới hay mà thôi và nếu làm rồi thì không có đường lui nữa,ông ở lại đó chắc cũng có mục đích gì nữa thì sao.

Còn chi tiết nhỏ nữa là nếu Trần Ích Tắc thật sự phản bội tại sao vua Trần Thái Tông lại tung ra tin đồn về việc mình nằm mơ cố ý muốn bào chữa cho Trần Ích Tắc: “Trước kia, khi Ích Tắc chưa sinh, Thái Tông mộng thấy thần nhân ba mắt từ trên trời xuống, nói với Thái Tông rằng, thần bị thượng đế quở trách, xin thác sinh làm con vua, sau lại sẽ về phương Bắc. Đến khi Ích Tắc sinh, giữa trán có cái vết lờ mờ như hình con mắt, hình dáng giống hệt người trong mơ”.Đã là kẻ phản bội không chửi thì thôi sao nhà Trần có vẻ nhiều lần bao che như vậy, vì thế mình mới giả thuyết về việc có thật ông ấy phản bội hay có mục đích khác phải làm, các bài thơ của ông luôn hiện rõ việc nhớ về đất nước của mình nhưng ở bên nhà Nguyên lại cố gắng xu nịnh họ, nếu với tính cách ỷ tài kiêu ngạo coi anh mình không ra gì,luôn nhòm ngó ngôi vua như sử miêu tả sẽ đủ nhẫn nhục làm được cái việc hèn kém đó sao, nhà Trần toàn là nhân sĩ yêu nước có tính cách như Trần Bình Trọng thà chết chứ không làm vương đất bắc hay Trần Quốc Toản còn trẻ mà thà chết cũng vẫn ra trận giết địch thì một người như Trần Ích Tắc tài giỏi lại không thấy được mình sẽ giúp nước như thế nào hay sao mà lạ nhất là ông nhận chức đại tướng quân nhưng mới thua có 1 trận đã phất cờ đầu hàng rồi,cứ thấy cái việc ông làm với cái tính cách mà lịch sử miêu tả về ông nó tỷ lệ nghịch nhau sao ấy.

Chi tiết quan trọng nữa là Ích Tắc là dòng thứ ko phải chính do Thuận Thiên Hoàng Hậu sinh ra, biết chắc là ngôi vua ko có cửa rồi thì ghen tỵ làm gì , nếu như có cửa thì Trần Thủ Độ đâu quậy um sùm vụ cướp vợ của Trần Liễu làm gì, đem đại đứa con thứ phi lên làm vua cho ko mang tiếng rồi, vụ đó um sùm ai cũng có cái gai thì 1 ng con thứ như Ích Tắc sao có cửa làm vua mà ganh tỵ cái gì, muốn ganh thì ít ra cũng có cái cửa chứ, như Quang Khải mà ganh thì có lý hơn ấy, chính vì vụ cướp vợ ấy mà phủ nhận vụ ganh tỵ rồi, với lại nói tới thông minh thì Ích Tắc chỉ là 1 trong những người thông minh thôi đâu phải xuất sắc lắm đâu mà tự cao, riêng vụ ngoại ngữ thôi là thua Nhật Duật rồi, với lại nếu thông minh và thêm quân đội hùng mạnh của Nguyên thì làm gì Nguyên thua thảm vậy, nhất là bại rất nặng tại bạch đằng trong khi nơi đó Ngô Quyền từng dùng rồi, nếu ko có nguồn tin sai hay có ng cố tình dụ vô đó thì đã ko thảm bại như vậy, vì quân ta yếu có gián điệp là điều tất nhiên, còn phải ở bên trong ngầm phá hoại nữa mới thắng được, mà những gián điệp này phải chịu ng ta coi thường nhưng họ cam tâm tình nguyện, có thể nhà Trần cảm thấy có lỗi nhưng ko thể làm khác hơn vì thế ko xóa tên khỏi họ hay đổi họ ông như những kẻ phản thật sự và để lại trong dân gian 1 giấc mộng ông là vị thần 3 mắt bị nạn nên ở lại phương nam khi lớn sẽ về bắc, nhà Trần rất nghiêm trong việc xử phạt nên ko thể nào bào chữa cho phản quốc thành vị thần được và việc đó ko cần thiết, bởi vì đưa ra 1 vị thần sẽ giảm nhẹ đến mức thấp nhất tội phản quốc này, còn chuyện giấc mơ vị thần 3 mắt đó chắc chắn là bịa của nhà Trần chứ làm sao mà mơ kiểu đó được, đã bịa còn đưa vô sử nữa là có dụng ý gì đây.

Điều cuối cùng mình muốn nói là sự thù ghét của người ra đi, của kẻ phản bội, ai cũng biết ngày xưa người của VN Cộng Hoà ra đi không vì họ phản quốc hay bị đuổi mà là tự họ chọn ra đi, ông nội mình từng là giám đốc IBM có máy bay đưa đi mà ông không đi vì ông nói đây là nội chiến VN với VN chứ không phải xâm lược, ông mình có thể đi nhưng lựa chọn ở lại đất nước, cho nên lúc đó không ai ép họ ra đi cả cũng không ai nói họ phản quốc và đất nước luôn chào đón họ trở về trong hoà bình nhưng ai cũng biết các thế lực phản động luôn tìm mọi cách sỉ nhục, chửi mắng VN Cộng Sản vậy thì cứ liên tưởng đến 1 người bị cả dân tộc mắng là phản quốc càng không chào đón Ích Tắc trở về nhưng ông không hề tỏ bất kỳ thái độ thù địch gì với nhà Trần cả, trong thơ của ông luôn chứa đựng sự nhớ quê hương chứ không có chửi ẩn chửi ngầm hay bêu xấu gì nhà Trần hết, vì nếu mà đi bêu xấu thì chắc nhà Trần không cần tới người ta đặt điều đâu, chuyện xấu cũng nhiều lắm rồi, gia tướng theo ông còn sưu tầm thơ của vua Trần nữa mà, thêm vụ Trần Hữu Lượng chống Nguyên nữa và gia tướng của ông có đề cập đến người con gái họ Trần sinh cho thái tử Thoát Hoan 2 người con chưa rõ phải An Tư không nhưng không phải thì viết làm gì, vậy là ông cũng luôn ở bên An Tư đấy thôi, vậy ông có thực sự là phản đồ của nước ta hay không khi nhà Trần luôn tránh đi việc xử nặng Ích Tắc và quên lãng An Tư.

Ghi chú thêm cái này vì cứ bị phàn nàn hoài, do bài này mình hứng lên thì viết thôi nên cũng không chú trọng lắm về cách viết ,và mình viết nó bằng điện thoại chứ không phải máy tính ,còn viết quá dài nữa nên rất khó mà quan sát toàn diện được nó, việc không xuống hàng thường là do mình rất khó xuống hàng,mỗi lần xuống hàng phải chuyển sang bàn phím qwerty rất tốn thời gian và làm mình quên đi đang định nói cái gì, giờ viết rồi mà dài quá nên lười sửa lại lắm mọi người thông cảm đi.

Purplerose2312

*

Chân dung Trần Ích Tắc trong lịch sử (theo Wikipedia):

Trần Ích Tắc (chữ Hán: 陳益稷, 1254-1329) là con của vua Trần Thái Tông, em vua Thánh Tông, chú của vua Nhân Tông nhà Trần nước Đại Việt, tước hiệu là Chiêu Quốc Vương (昭國王), phong tháng 5 năm 1267.

Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) có viết Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng [Trần Thái Tông], thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề gì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như bọn Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu v.v… gồm 20 người, đều được dùng cho đời…Đến 15 tuổi, thông minh hơn người, làu thông kinh sử và các thuật, vẫn còn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích. Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống nam. Đến nay [1285], người Nguyên vào cướp, Ích Tắc xin hàng để mong được làm vua.

Khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1285), ngày 15 tháng 3, Ích Tắc đem cả gia đình đi hàng giặc, được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt, vua nhà Nguyên, phong làm An Nam Quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước. Sau khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc ở lại Ngạc Châu (nay thuộc tỉnh Hồ Bắc), giữ chức quan Hồ Quảng bình chương chính sự, gia phong tới Ngân Thanh vinh lộc đại phu rồi Kim tử quang lộc đại phu, nghi đồng tam tư và chết ở Trung Quốc mùa hè năm Thiên Lịch thứ 2 (1329) đời Nguyên Văn Tông, thọ 76 tuổi. Năm Chí Thuận thứ nhất (1330) được nhà Nguyên truy tặng tước Trung Ý vương.

Vì sự phản bội này mà sau này nhà Trần đã loại Ích Tắc ra khỏi tông thất, cho đổi tên thành Ả Trần (妸陳). Việc này cũng được ghi lại trong ĐVSKTT: [1289], tháng 5, sau khi đánh thắng quân Nguyên lần thứ ba, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng [Trần Thánh Tông] sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy. Vì thế, những ghi chép đương thời đều gọi là Ả Trần….

 

http://www.facebook.com/plugins/like.php?href=http%3A%2F%2Fbookhunterclub.com%2Ftran-ich-tac-ke-ban-nuoc-hay-mot-gian-diep-cua-nha-tran%2F&layout=standard&share=true&show_faces=true&width=450&action=like&colorscheme=light

Thư 49E – Cẩn thận dòng chảy đen từ Trung Quốc ngăn chặn VN hòa mình vào dòng chảy thời đại – THDT

12 Th9

 

49E-wp-cover

Xuyên Mộc, 12/8/2015

Thưa ba kính thương,

Chúng ta đang đi chậm, nhưng đúng hướng

Con vừa đọc báo Nhân dân 11/8 đưa tin về phán quyết của TAND tỉnh Thái Bình yêu cầu bồi thường cho ông Lương Ngọc Phi gần 23 tỷ đồng vì trước đó đã bị kết án oán (1). Bài báo cho biết đây là vụ án oan đầu tiên được công khai xin lỗi theo Nghị quyết 388 về bồi thường oan sai. Bản tin không nói rõ nhưng con nghĩ đây chính là Nghị quyết về chống oan sai và bồi thường khi oan sai mà Quốc hội vừa thông qua ngày 26/6/2015. Con tin rằng Nghị quyết này sẽ còn tác động mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Quốc hội đang giám sát chặt.

Quốc hội khóa 13 có những bước đi đúng và chiến lược. Cuối năm nay sẽ thông qua các dự luật quan trọng, trong đó có BLHS, BLTTHS, BLDS, BLTTDS, Luật trưng cầu ý dân. Thời sự 19h trên VTV tối qua đưa tin là còn nhiều ý kiến khác nhau trong UBTVQH về phạm vi trưng cầu ý dân, nhưng con thấy ông Nguyễn Sinh Hùng tỏ ra rất quyết liệt bảo vệ các nguyên tắc dân chủ đúng đắn. Ông ấy phát biểu rằng: “Quốc hội thấy cần hoặc dứt khoát phải trưng cầu để dân quyết định các vấn đề quan trọng, bao gồm quốc phòng, an ninh, nguyên tắc dân chủ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hay Nhà nước pháp quyền, nền dân chủ nhân dân, các vấn đề kinh tế xã hội ảnh hưởng trên diện rộng, v.v…” Con thấy rõ nhiều xu hướng tích cực và mạnh mẽ đang thúc đẩy tới một Nhà nước pháp quyền thực chất, không chỉ qua lời nói mà cả ở sự chuyển động trong thực tế. Ngày 10/8 ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp bà Ruth (2) – Thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ và nói rằng: “VN đang đẩy mạnh tiến trình cải cách, tư pháp cũng như xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện ngày càng tốt hơn việc bảo vệ công lý và QCN. VN cũng đang đổi mới và hoàn thiện hệ thống tư pháp phù hợp với Hiến pháp, truyền thống lịch sử, văn hóa, tập quán, của dân tộc cũng như những giá trị phổ quát của nhân loại”. Ông này ngày càng có những nhận định đúng đắn và đáng giá. Như con viết cho các cháu trong thư 47A , nhận ra dòng lịch sử và văn hóa của dân tộc để thiết kế nhanh và đúng một Nhà nước pháp quyền là việc tối quan trọng hiện nay để đất nước vượt lên. Những người đứng đầu Quốc hội và Chính phủ đã có được những tầm nhìn như vậy thì sự vận động của nhân dân cho một Nhà nước pháp quyền sẽ được thúc đẩy, hỗ trợ rất mạnh mẽ và đúng hướng. Đương nhiên là sức cản phá xu hướng đúng đắn này vẫn còn lớn và có bàn tay của TQ phá hoại, nhưng con cũng thấy rõ là sức lực ấy đang đuối dần với tốc độ ngày càng nhanh hơn. Tới đây những kẻ ấy sẽ mất sạch sức lực vì không thể bơi ngược Dòng chảy đang chảy ngày càng xiết. Phải xuôi theo Dòng chảy hết, từ nay đến năm sau thôi ba à. Chính kẻ khổng lồ to xác TQ mà còn đang đuối thấy rõ, tuột tay khỏi sự chuyển mình của VN. Ngày 10/8 đối thoại chiến lược quốc phòng với VN, TQ đổ thừa cho các thế lực thù địch chia rẽ quan hệ 2 nước. Con nghe mà không nhịn được cười. Chẳng hóa ra họ tự nhận mình là thế lực thù địch à ? Đầu óc của mấy anh chàng to xác này quả là có vấn đề. Thời buổi này mà còn sử dụng kiểu lý luận cổ lổ, ngô nghê và đặc sệt như thế thì chỉ có thể ở lại hoang đảo mà thôi.

Một Trung Quốc đang suy thoái kinh tế mở ra cơ hội hay tăng thêm rủi ro. Phần thưởng chỉ giành cho kẻ thức thời

49E-yuan- dumpling

Hôm qua TQ bất ngờ phá giá NDT gần 2% so với USD. Với một nền kinh tế lớn thì con số 2% này là một cú sốc. Họ hy vọng sự phá giá này sẽ giúp lấy lại sự tăng trưởng xuất khẩu để chống lại xu thế sụt giảm tăng trưởng GDP đang ngày càng nghiêm trọng. Nhưng con đánh giá là họ mắc sai lầm, có thể là sẽ rất nghiêm trọng. Như con viết trong các thư trước, nguyên nhân gốc của sự mất động lực tăng trưởng của TQ là ở chỗ động lực cá nhân của người dân đang bị suy giảm nghiêm trọng vì những rủi ro pháp lý và tâm trạng bất an xã hội bị gây ra bởi những cuộc chiến chống tham nhũng và đấu đá quyền lực. Sẽ không có sự gia tăng sản xuất nói chung hoặc xuất khẩu nói riêng nào đáng kể khi mà người dân vẫn còn co cụm, không muốn mở rộng kinh doanh. Việc phá giá đồng nội tệ bằng biện pháp hành chính chỉ có thể tác động tăng xuất khẩu trong ngắn hạn vì giá của hàng hóa TQ sẽ rẻ xuống ngay lập tức do các tính toán toán học. Nhưng nếu người dân TQ vẫn không mặn mà mở rộng sản xuất thì giá xuất khẩu sẽ tăng trở lại vì lượng cung bị giới hạn. Mà một khi người dân vẫn chưa có niềm tin để đầu tư làm ăn thì họ sẽ không lưu trữ tài sản bằng NDT mà sẽ trú ẩn vào USD, vàng hoặc những ngoại tệ đảm bảo khác. Chứng khoán, trái phiếu TQ càng không phải là sự lựa chọn. Trong tình hình này nếu FED của Mỹ tăng lãi suất – một khả năng rất cao trong năm nay – thì tiền từ TQ sẽ bị hút về Mỹ, có thể sẽ ào ạt vì NDT đang trên đà mất giá. Cú sốc phá giá NDT hôm qua của TQ đã xác lập một kỳ vọng đối với người dân là đồng tiền này sẽ còn xuống giá nữa so với USD. Một vòng xoáy nguy hiểm rất dễ xảy ra khi người dân quyết định bán các loại tài sản doanh nghiệp như chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) để chuyển sang USD dưới dạng trái phiếu, cổ phiếu nước ngoài hoặc trực tiếp tích trữ bằng USD hay gửi vào các ngân hàng hưởng lãi. Vòng xoáy này không những có thể làm cạn dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng trung ương TQ mà còn làm lạm phát tăng nhanh chóng. Với một đất nước đông dân như TQ thì lạm phát cao là điều tồi tệ nhất. Hơn nữa, lâu nay Mỹ vẫn chỉ trích TQ thao túng tiền tệ làm cho NDT thấp bất thường để thúc đẩy thặng dư thương mại bất hợp lý. Lần này TQ lại tiếp tục hạ giá NDT, sẽ gây phản ứng mạnh từ Mỹ. Nhiều khả năng Mỹ sẽ tận dụng cơ hội này để giải quyết vấn đề thao túng tiền tệ của TQ luôn. Họ đang có lợi thế trước TQ trong cuộc chơi này. Con không nhìn thấy cơ hội nào của TQ trong nước cờ này. Họ sẽ phải trả một cái giá đắt trong vòng 2 đến 3 năm tới trừ khi họ nhận ra vấn đề thực sự và cải cách dựa trên QCN để lấy lại động lực tăng trưởng. Khả năng này lại gần như bằng không.

49E-china-products-export-to-vn

Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự phá giá NDT đối với VN sẽ rất lớn và ngay lập tức. Nếu VN không điều chỉnh tỷ giá thì hàng hóa TQ sẽ ồ ạt đổ vào VN chỉ trong vòng vài tháng, làm cho nhập siêu từ TQ đã trầm trọng lại càng nguy hiểm hơn, phá hỏng nỗ lực phục hồi sản xuất vốn đang rất chật vật của VN. Muốn chống đỡ mối nguy này thì VN phải phá giá nội tệ sâu hơn TQ, tức là phải trên nhiều mức 2%, thậm chí phải đến 3% vì sức cuốn của làn sóng tăng xuất khẩu từ TQ vào VN trong giai đoạn đầu ngắn hạn này sẽ rất ghê gớm. Ba có thể tưởng tượng nó như một cơn lũ cực kỳ lớn sẵn sàng san phẳng mọi rào cản theo quy luật bình thông nhau vậy. Nếu VN không đẩy giá trị USD lên cao so với VN ở mức đủ lớn thì dòng lũ này sẽ lao ào ạt vào vùng trũng đó. Nhưng một cú sốc tỷ giá với VN lúc này sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy cả kinh tế lẫn chính trị. Sức phục hồi sản xuất của VN hiện nay chưa đủ lớn để tận dụng cơ hội VND thấp để tăng xuất khẩu trong khi chi phí nhập khẩu thì đắt đỏ ngay lập tức, có thể phá vỡ khả năng đầu tư cho sản xuất và làm lạm phát tăng ngay.
USD tăng giá so với VND sẽ ngay lập tức làm tăng nợ công của VN trên sổ sách. Dù chỉ trên sổ sách nhưng điều này sẽ tạo nên một rủi ro chính trị đối với những đường lối đổi mới tiến bộ của VN hiện nay. Con không loại trừ một trong những mục đích mà TQ phá giá NDT là nhằm phá hoại kinh tế VN để tác động đến chính trị và từ đó cản phá sự cải cách đúng hướng của VN.

14/8

492-china-stock-market

Hai ngày qua, 12 và 13/8 TQ tiếp tục phá giá NDT thêm 1,6% và 1,1%. Ngày đầu tiên phá giá đạt 1,9% họ đã không nhận được phản ứng tích cực từ thị trường như họ mong đợi: thị trường chứng khoán không tăng mà còn giảm rất sâu. Điều này là một biểu hiện khá rõ việc con nói là người dân TQ không có động lực và niềm tin để đầu tư vào doanh nghiệp nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì thế mà họ đã chọn cách mà chính phủ TQ không hề mong muốn là rút vốn khỏi các giá trị bằng NDT. Có lẽ vì lý do này, cộng thêm sự cố chấp không chịu nhìn nhận thực thế nên họ lại tiếp tục phá giá vì cho rằng 1,9% chưa đủ để kích thích. Con vẫn giữ nhận định của mình là TQ sẽ thất bại ê chề vì sách lược này. Với doanh nghiệp TQ, không tham nhũng đồng nghĩa với không thể làm ăn. Đưa hối lộ là cách thức bôi trơn gần như là duy nhất ở nước này. Không có bôi trơn thì không cách gì kinh doanh được. Mà lúc này tham nhũng là một nguy cơ có thể bị chụp xuống đầu bất kỳ lúc nào. Nếu không có gì cấp bách, hầu hết sẽ chọn cách an toàn là thu hẹp và co cụm kinh doanh lại. Sáng nay nghe Truyền hình thông tấn nói là thị trường TQ đã “bình tĩnh” trở lại nhưng con vẫn nghi ngờ khả năng này kéo dài. Nếu tiền không chảy ngược vào thị trường chứng khoán trong một vài tuần tới thì hẳn là dòng vốn sẽ tuôn ào ạt ra khỏi TQ. Có thể các nhà đầu tư đang nghe ngóng động thái từ Mỹ. Con chưa nghe đưa tin nào về những phát biểu của giới chức Mỹ từ hôm TQ phá giá NDT đến giờ. Con không nghĩ là FED vì cú sốc này của NDT mà dừng kế hoạch nâng lãi suất USD như vài lời bình luận trên báo chí. Như con viết trong thư 39B, nếu USD tăng giá và FED nâng lãi suất thì dòng vốn thế giới sẽ hút về Mỹ và từ Mỹ sẽ đầu tư vào các nước TPP để làm hàng đưa về Mỹ và các nước khác tiêu thụ. FED và giới doanh nghiệp Mỹ nói chung sẽ không bỏ qua cơ hội này để tạo ra sự cân bằng thương mại với TQ vốn được tạo ra bằng sự thao túng không chính đáng. Lâu nay TQ vẫn nghĩ mình có thế vượt qua các quy luật của Tạo hóa. Nhưng đã đến lúc họ sẽ phải trả giá vì sự điều chỉnh của các quy luật này mà không có bất kỳ sức mạnh nào của con người ngăn cản nỗi. Khối dự trữ ngoại tệ vài ngàn tỷ USD chẳng qua có được vì “ngăn sông đắp đập” các dòng lưu chuyển tự nhiên mà thôi. Nó sẽ giựt xuống nhanh chóng theo quy luật bình thông nhau khi Chính phủ không còn đủ sức ngăn cản quy luật nữa. Thư 48C con nói rằng khối dự trữ ngoại tệ này sẽ thấm mệt nhưng không ngờ nó đã bị bay hơi đến 300 tỷ USD chỉ trong có một quý 4 năm ngoái như tin VTV đưa hôm 12/8. Từ đầu năm đến nay, thêm 2 quý nữa mà trong bối cảnh thị trường chứng khoán mất gần nửa giá trị và thêm cú sốc phá giá NDT mới đây nữa thì không hiểu là nó đã bốc hơi thêm bao nhiêu rồi. Các thư trước con đã viết là nền kinh tế TQ sẽ nổ tung và làm cả một hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội rơi tan xác như chiếc máy bay thiết kế tồi. Nhưng có lẽ điều này sẽ xảy ra còn sớm hơn con dự đoán. Điều đáng quan ngại cho họ là trong bộ máy chóp bu của TQ hiện giờ không có những người hiểu được đúng đắn các quy luật thị trường. Những người hiểu biết đã bị họ loại bỏ từ lâu. Còn những người chưa bị loại bỏ thì có khi đang đóng vai “Trần Bình” (một mưu sĩ của Hạng Vũ đã góp phần đưa Hạng Vũ đến thất bại trong thời Hán – Sở tranh hùng) đẩy Tập Cận Bình vào những chiến lược sai lầm nghiêm trọng. Không thể trông mong gì vào những thế hệ lãnh đạo được cơ cấu và dàn dựng lên bởi các thế hệ lãnh đạo trước như cách làm của TQ lâu nay. Các tay chóp bu BCT TQ vì muốn đảm bảo an toàn cho mình sau khi về hưu nên trong suốt thời gian nắm quyền, thường là 2 nhiệm kỳ – 10 năm, ra sức bảo dưỡng cho tay chân của mình thay thế mình. Vì vậy mà những con người được lựa chọn chỉ là những người có khả năng nổi bật là lấy lòng cấp trên và khả năng che giấu những thủ đoạn ấy. Cứ như thế, năng lực điều hành quốc gia của các thế hệ lãnh đạo TQ từ thời đổi mới tới giờ cứ kém dần, kém dần và tỷ lệ nghịch với khả năng sử dụng thủ đoạn tranh giành và triệt hạ nhau, loại bỏ luôn cả những người đã dựng mình lên. Cái hay là VN mình đang đi ngược lại dòng chảy đen này của TQ. Trong chương trình thời sự 19h trên VTV ngày 25/7/2015 có một phóng sự kêu gọi mọi người sử dụng quyền tự ứng cử và đề cử của mình trong các cuộc bầu cử nhân sự tại các đại hội đảng địa phương và tiến tới Đại hội XII. Phóng sự nhấn mạnh: cần đổi mới và thực hiện quyền và trách nhiệm của mình.

Con nhìn thấy rõ các lãnh đạo sáng suốt thời gian qua đã khéo léo né tránh được nhiều dòng lũ đen của TQ để đưa đất nước hội vào Dòng chảy xanh của Thời đại. Hiện nay VN đang phải đối phó vất vả với những dòng lũ từ vòng xoáy phá giá NDT của TQ. Dù vô tình hay cố ý hoặc cả hai thì cái vòng xoáy này vẫn sẽ tạo nên nhiều làn sóng tiêu cực tác động ngay đến chúng ta. Thật khó mà tin là Chóp bu TQ không tận dụng cơ hội này để làm bẩn dòng chảy của VN hội nhập với Dòng chảy của thời đại. Mà điều này thì chắc chắn không chỉ dừng lại ở tác động kinh tế. Phá đường lối đổi mới chính trị của VN là điều mà Tập Cận Bình muốn làm cho được. Liên tục thời gian qua ông ta thất bại nhiều lần bằng đủ chiêu trò. Lần này có lẽ TQ sẽ kích vào vấn đề nợ công của VN. Nhưng nếu chúng ta hiểu biết thì sẽ thấy con số nợ công nếu bị tăng lên vì điều chỉnh tỷ giá thì thực ra nó chẳng có ý nghĩa lớn. Đó hoàn toàn là con số trên sổ sách, chưa có tác động gì đến năng lực của quốc gia vì hầu hết nợ vay bằng USD và các ngoại tệ mạnh khác của VN có thời hạn vay vài chục năm. Tới lúc phải trả nợ thì cũng phải hơn 10 năm nữa, mà tỷ giá lúc đó sẽ là bao nhiêu thì hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng cải cách và năng lực đổi mới của chúng ta hiện nay. Nếu để một tỷ lệ nợ công trên GDP trên sổ sách lúc này mà trói chân tay chúng ta không đổi mới được thì thật là một sai lầm tai hại. Người dân mà tỉnh táo thì TQ có kích vào tỷ lệ này thì sẽ chẳng tạo nên được hiệu ứng gì để hạ uy tín của con đường đổi mới tiến bộ. Tuy nhiên hiện nay VN có rất nhiều việc phải làm, phải vạch ra được một lộ trình cải cách đồng bộ các mặt kinh tế, chính trị, xã hội để có thể hội nhập nhanh vào Dòng chảy nhưng không bị tạo ra những cú sốc. Đây là điều đòi hỏi tập hợp được trí tuệ nổi bật của toàn dân tộc cùng với sự thuyết phục sự ủng hộ của dân chúng. Việc này làm tốt thì sẽ tránh được những dòng lũ đen của TQ mà sắp tới đây sẽ rất nhiều và lớn do cái vòng xoáy toàn diện của họ tạo ra. Điều quan trọng hơn là việc ấy sẽ đặt đất nước vào một xuất phát điểm vượt lên trên rất xa trên Dòng chảy. Chỉ riêng vấn đề tỷ giá thôi đã có rất nhiều việc phải làm. Dứt khoát phải không theo cách làm như TQ lâu nay là neo vào USD. Phải có một lộ trình tiến đến thả nổi thật thông minh. Thả nổi tỷ giá thì mới hội nhập được với Dòng chảy của thời đại. Rõ ràng là làm giống TQ thì khi họ tạo ra cú sốc lớn thì chúng ta cực kỳ chật vật. Cần nhìn thấy là vấn đề nợ công tăng lên vì tỷ giá không phải là vấn đề nên không cần giữ hoặc nhắm vào cái đích này. Sức cạnh tranh của một nền kinh tế tự do tỷ giá mới là cái quyết định, làm cho GDP tăng nhanh chóng, bỏ xa mức tăng tỷ lệ nợ công trên GDP do tăng tỷ giá. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được điều này trong 10 năm tới mà không gây ra những cú sốc. Sự ủng hộ của người dân là rất quan trọng. Vì vậy mà cần phải có một kế hoạch rõ ràng, minh bạch và công khai để dân hiểu.

24/8

Vừa qua VN đã điều chỉnh tỷ giá kịp thời. Việc tiếp theo là cần thiết kế một lộ trình hội nhập tỷ giá tự do một cách nhanh chóng và ổn định. Nhưng con nghĩ một mình ngành ngân hàng không làm nổi việc này. Nó phải được đặt trong một lộ trình chung của một cuộc đổi mới toàn diện mọi lĩnh vực một cách đồng bộ. Muốn cuộc đổi mới này dẫn tới một cuộc chuyển mình vĩ đại thì phải có một Bản thiết kế vĩ đại (Con sử dụng tên một quyển sách của nhà bác học Stephen Hawking) . Còn với TQ thì con đang nhìn thấy ngày càng rõ hơn một sự sụp đổ vĩ đại . Suốt mấy tuần qua, mỗi ngày họ phải bơm gần 20 tỷ USD để chống đỡ cho các ngân hàng trước làn sóng rút tiền và bán tháo chứng khoán của người dân. Mục tiêu kích thích sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu của họ coi như thất bại rồi. Giờ phải lo chống đỡ với những vòng xoáy của quy luật. Nội bộ thì rối ren, xã hội thì bất an và mất niềm tin. Lại còn mất sức để phá VN nữa. Vất vả quá .

Nếu vì một lý do nào đó mà VN bị hút vào dòng chảy đen của TQ thì đó sẽ là thảm họa của đất nước. Thành tích tăng trưởng của TQ mấy thập niên qua làm nhiều người trên thế giới ngưỡng mộ con đường TQ. Nhưng có lẽ giờ những người ấy bắt đầu lung lay.  Nếu chưa thì cũng chẳng bao lâu nữa. Giống như LX đã từng gây ảo tưởng cho cả tỷ người trên thế giới vậy thôi. VN mình dứt khoát phải tránh khỏi dòng chảy đen của TQ để hội nhập tốt đẹp vào Dòng chảy xanh của thời đại. Con tin là như vậy. Ngày 20/8 ông Sang gặp ngành ngoại giao và nói rằng: “Ngoại giao phải định vị VN có lợi nhất trong cục diện khu vực và quốc tế.” Nhưng muốn làm được điều này thì không chỉ một ngành ngoại giao.

Thời sự 19h VTV vừa đưa tin thị trường chứng khoán TQ tiếp tục chao đảo bất chấp mọi nỗ lực trấn an và cứu nguy của Chính phủ. Họ vừa cho phép quỹ lương hưu được đầu tư vào chứng khoán thì người dân lại ồ ạt bán tháo chứng khoán, Shanghai Composite giảm hơn 8% chỉ 1 ngày hôm nay. Đã không có niềm tin rồi thì có làm gì thì cũng chẳng lấy lại được, trừ khi biết tôn trọng thực sự QCN. Còn nước Nga thì đang chết dần chết mòn vì giá dầu đã xuống dưới 40 USD/thùng. Lúc nãy Medvedev xuất hiện trên TV trấn an dân chúng nhưng chính ông ta cũng không giấu được nỗi bất an của mình lộ ra gương mặt. Dầu sẽ nhanh chóng lập đáy mới 35 USD/thùng và sẽ ở tình trạng đó hoặc thấp hơn rất lâu vì năm sau Iran sẽ tham gia thị trường và Mỹ gia tăng sản lượng dầu đá phiến. Obama sẽ tận dụng tình hình này để làm tê liệt sự can dự của TQ và Nga trên thế giới, nhất là Châu Á – TBD và đặc biệt là Đông Nam Á. Còn hơn một năm, không vướng bận gì với việc tranh cử. Tổng thống Obama sẽ dồn toàn lực để thúc đẩy cả Trào lưu mềm và Trào lưu cứng để Dòng chảy cuộn trào. Ba sẽ thấy Mỹ sẽ chặn đứng dòng chảy đen của Nga và TQ một cách ngoạn mục. Dòng chảy xanh sẽ cuốn phăng tất cả những gì cản trở.

Con không đọc và góp ý được cho dự thảo BLHS. Ba giúp con làm việc này nha. Điều con muốn nhấn mạnh là xây dựng luật cần hướng đến mục tiêu làm cho người dân tự tin hơn là làm họ sợ hãi. Chúng ta đừng mất niềm tin vào công lý. Có thể điều chúng ta nói bị bỏ qua nhưng lịch sử và tương lai sẽ ghi nhận nó.

Thương ba nhiều.

Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” – NCLS

9 Th9

  

 Nguyễn Trường Tộ

IMG_8091

Nguyễn Ngọc Lanh

Ba thế hệ trí thức với hoài bão nâng cao dân trí

Cụ Nguyễn Trường Tộ và “bộ ngũ” sống cách nhau tới hai thế hệ. Trong khoảng thời gian 50 hoặc 60 năm ấy, chen vào giữa họ, là thế hệ các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Không ai thật sự có quyền lực trong tay. Các cụ được trọng vọng là do những gì tích lũy trong óc. Có uy tín là nhờ thái độ đối với xã hội, nhân quần. Sản phẩm của mỗi người đều chỉ là những suy nghĩ, do tự mình thể hiện trên giấy – mà không thể nhờ vả làm giúp, hoặc sai bảo ai làm thay…

Tất cả các vị này đều sinh ra từ thế kỷ 19 – cách nay hàng trăm năm, nhưng các vị đều là trí thức đúng nghĩa – mặc dù đầu thế kỷ 20 mới có khái niệm “trí thức để có thể phân loại “người có học” khác trí thức ở chỗ nào. Đó là những người vừa “có học” lại vừa có tư duy phản biện xã hội. Chính do tư duy phản biện, họ bị chế độ thực dân và phong kiến – nói chung là những chế độ độc tài – kỳ thị, cảnh giác, kể cả lên án, thậm chí bị lên án từ nhiều phía. Nhưng tất cả đều bất khuất và sử dụng phương thức phù hợp để thể hiện lòng yêu nước và thực hiện hoài bão nâng cao dân trí. Thời nay, con cháu Phan Chu Trinh và “bộ ngũ” – thế hệ thữ năm – vẫn tiếp tục sự nghiệp cha ông.

Đại diện ba thế hệ trí thức với hoài bão nâng dân trí (thời kỳ giữ nước và mất nước)
Thế hệ Tên Năm sinh Biện pháp chính
1 Nguyễn Trường Tộ 1830-1871 Canh tân đất nước. Khuyên dùng chữ Nôm
2 Phan Bội Châu 1867-1940 Xây dựng lực lượng, kết hợp giác ngộ người dân
2 Phan Chu Trinh 18721926 Nâng cao dân trí
3a Nguyễn Văn VĩnhPhạm Duy Tốn

Nguyễn Văn Tố 

Phạm Quỳnh

1882-193618831924

18891947

18921945

Phổ biến chữ quốc ngữCải tiến ngôn ngữ Việt

Tiếp thu tinh hoa nhân loại

Nâng cao dân trí

3b Phan Khôi 1887-1959 Phản biện xã hội, nâng cao dân trí

Chuyển giao thế hệ. Dựa vào các tư liệu chính thức, có thể nói:

– Từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng, nền độc lập nước ta bị đe dọa nặng nề, nhưng vẫn còn cơ may cứu được – nếu kịp canh tân theo các kiến nghị của Nguyễn Trường Tộ. Nhiều ý kiến đồng tình với nhận định này. Thời cơ bị lỡ, triều đình chỉ còn cách dốc toàn lực chống ngoại xâm, nhưng thất bại có thể đoán trước. Trước sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản, tất cả các nước nông nghiệp lạc hậu – như nước ta (trừ Nhật, kịp canh tân) – đều rơi vào tay thực dân. Vậy, thử hỏi: Các cuộc khởi nghĩa riêng lẻ ở nước ta – rất trơ trọi – làm sao có thể thành công, cho dù rất anh hùng, dũng cảm?

– Khi thực dân Pháp đã đặt được nền móng cai trị vững vàng, đa bắt đầu thực thi các chương trình khai thác và xây dựng dài hạn, dẫu Phan Bội Châu – với tầm nhìn rộng hơn những người đi trước (Đông du, gây dựng lực lượng kết hợp giác ngộ người dân) – vẫn không thể thành công. Mọi người nhận ra: Con đường bạo động chỉ đưa đến thất bại. Do vậy, cùng thời với Phan Bội Châu, từ rất sớm, Phan Chu Trinh chủ trương đấu tranh ôn hòa, với phương châm và biện pháp: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Đến nay, được nhiều người coi là phù hợp.

– Thế hệ trí thức tiếp nối xứng đáng của cụ Phan Chu Trinh – ngoài các đồng chí từ Pháp về nước – thì điển hình là “bộ tứ” (Âu học) và Phan Khôi (Hán học âu hóa). Xếp họ thành “bộ ngũ” sợ rằng hơi bị khiên cưỡng.

Nguyễn Trường Tộ: Cách làm đúng, không gặp thời?

Từ điển mở wikipedia coi cụ Nguyễn Trường Tộ là danh sĩ, chí sĩ. Đó là sự tổng kết những gì cụ đã thực hiện – thành công và thất bại – trong cuộc đời ngắn ngủi của mình. Có lẽ chỉ hai việc là có kết quả thiết thực, tồn tại đến nay:

– Thiết kế và chỉ đạo xây một tu viện, do vậy được xem là “kiến trúc sư”. Wikipedia ghi như sau: Trong quãng thời gian năm 18621864, bằng sự hiểu biết của mình, ông đã thiết kế và chỉ đạo việc xây cất ở Sài Gòn tu viện Dòng Thánh Phaolô (nay ở số 4 đường Tôn Đức Thắng). Đây là một công trình kiến trúc theo kiểu châu Âu có quy mô và có giá trị bền vững cho đến tận ngày nay.

– Giúp việc đào kênh. Truyện “Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ” kể:

Năm Tự Đức 19, Bính Dần (1866), ngũ nguyệt (tháng 5), Bộ sai quan Tổng đốc Nghệ An là Hoàng Tá Viêm ra đào Kênh Sắt… Người viết thư cậy ông Tộ đi khám xem hình đất, thế đất, chỉ lối cho mà đào… Kênh hoàn thành, ông Tộ có làm bài thơ mừng Kênh Sắt .

– Còn việc dành cả đời để làm: đã thất bại. Đó là kiên trì dâng vua mấy chục “bản điều trần” đưa ra những kế sách chấn hưng đất nước, mong giữ được độc lập tự chủ, trong khi thực dân đã đi qua giai đoạn giao thương, thật sự chuyển sang giai đoạn vũ trang xâm lược (1858). Vậy có còn cơ hội canh tân hay không? Số bài viết về cụ Nguyễn dù đã rất nhiều, nhưng chuyện này vẫn phải bàn tiếp.  

Hoàn cảnh và thời thế

Nếu coi năm 1850 là trung điểm của thế kỷ 18, thì cụ Nguyễn Trường Tộ sinh trước đó 21 năm (1829-1830) và mất sau đó 21 năm (1871). Đây cũng là thời gian quân Pháp và Tây Ban Nha đánh Đà Nẵng nhưng không thành công (1858), chúng kéo vào Nam Bộ, chiếm của ta ba tỉnh miền Đông (1862). Ngay sau sự kiện này, ba bản điều trần quan trọng nhất của cụ Nguyễn đã được gửi lên vua (1863). Tiếp đó, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây (1867)… Cụ từ trần 2 năm trước khi Pháp kéo ra xâm chiếm Bắc Bộ (1873). Tóm lại, các kiến nghị canh tân của cụ được viết khi tiếng súng xâm lược đang lan rộng cả nước. Câu hỏi là trong hoàn cảnh như vậy, nếu triều đình thực hiện ngay tất cả mọi kiến nghị của Nguyễn Trường Tộ, liệu nước ta có thoát được ách thực dân?

Thực tế, triều đình chỉ lo thương lượng “chuộc” lại các tỉnh đã mất và khi nhận ra dã tâm xâm lược của thực dân, thì sự phòng thủ hoàn toàn thụ động và bất cập. Đã có lần vua Tự Đức tiếp kiến cụ, nhưng hầu hết các kiến nghị không được thực hiện, thậm chí không được phúc đáp. Duy có một kiến nghị tưởng sẽ thành hiện thực là mở trường kỹ thuật ở Huế khi cụ cùng giám mục Gauthier được triều đình cử đi Pháp mua sắm sách vở, tài liệu và mộ giảng viên. Rút cuộc cũng thất bại.  

Theo wikipedia, ngày 10 tháng 1 năm 1867, phái đoàn đáp tàu L’orne đi Pháp. Trong 8 tháng ở đây, họ đã mua sách vở, dụng cụ, máy móc…để lập trường học kỹ thuật ở Huế. Ngoài ra, Giám mục Gauthier cũng đã tới Bộ Ngoại giao Pháp, Bộ Hàng hải và Thuộc địa Pháp để xin tài trợ cho các chương trình của mình; đồng thời tiếp xúc với một số thương gia và kỹ nghệ gia người Pháp. Ngày 25 tháng 11 năm 1867, phái đoàn trở về Việt Nam. Ngày 29 tháng 2 năm 1868, phái đoàn về tới Huế. Cùng theo về còn có hai Linh mục, một giáo dân (bác sĩ Hemaiz5) và một người thợ máy (tất cả đều là người Pháp, và đều do Giám mục Gauthier vận động được). Sau khi xem xét các thứ mua về cho trường học và các thứ mà Bộ Hàng hải Pháp gửi tặng, vua Tự Đức cho phép Giám mục Sohier được xây trường học kỹ thuật trên mảnh đất đã đề nghị (nằm giữa nhà thờ Kim Long và Tòa Giám mục Huế). Theo tờ tấu của Viện Cơ mật đề ngày 4 tháng 3 năm 1868, thì sau đó các thành viên trong đoàn đều được nhà vua ban thưởng tiền và lụa…

Nhưng rồi trường vẫn không mở được. Tại sao? Có hai khả năng, chưa rõ cái nào là thực: 1) triều đình thủ cựu, hủ bại; 2) gác lại vì những việc khác khẩn cấp hơn.

Trình độ, tầm nhìn

– Từ nhỏ, học chữ Hán, tuy không đỗ đạt, không bằng cấp (có ý kiến cho rằng cụ thuộc gia đình nhiều đời theo đạo Thiên Chúa, do vậy bị cấm dự các khoa thi), nhưng cụ vẫn đủ trình độ dùng thứ chữ này viết rất nhiều bản Điều Trần lên triều đình đề nghị những cải cách mà cụ cho là cần thiết để canh tân đất nước.

– Được một giám mục dạy tiếng Pháp, được ra nước ngoài nhiều lần, cụ đủ trình độ phiên dịch cho những cuộc tthương lượng Việt-Pháp giữa các nhân vật cao cấp đại diện triều đình với các tướng lĩnh quân đội đại diện nước Pháp. Cụ cũng dịch các văn bản và sách chữ Hán sang chữ Pháp. Nhưng quan trọng hơn, cụ tự nâng tầm hiểu biết và tầm nhìn cao và rộng hơn hẳn các sĩ phu và vua quan trong nước. Điều kỳ lạ, cụ là người duy nhất ở nước ta nhìn ra xu thế của thời đại, trong đó văn minh công nghiệp sẽ chinh phục và thay thế nền văn minh nông nghiệp. Số bài viết về khát vọng canh tân đất nước và sự tiếc nuối do chưa gặp thời của nhân vật này quả là không thiếu.

Thời nay, ai cũng thấy một điều hiển nhiên; đó là… từ cách nay 150 năm, các nước tư bản chủ nghĩa đua nhau đi tìm thuộc địa với sức mạnh của công nghiệp, thì khó mà nước nông nghiệp nào chống lại được – nếu không kịp thời canh tân. Cuối cùng, thoát ách thực dân chỉ có Nhật. Sợi chỉ xuyên suốt là: Vứt bỏ chủ nghĩa Khổng-Mạnh (đã trở thành phản động), mở rộng cửa, mở rộng giao thương, đón nhận nền văn minh mới, đồng thời lấy đó làm phương tiện canh tân toàn diện đất nước. Tóm lại, chế độ phong kiến Nhật Bản diễn biến hòa bình một cách ngoạn mục sang chế độ tư bản. Cụ thể, đó là chế độ quân chủ có hiến pháp – mà sau này cụ Phạm Quỳnh ở nước ta theo đuổi.

Nguyễn Trường Tộ có thể so sánh với thủ tướng Okubo Toshimichi (1830-1878) – một trong ba người (tam kiệt) nhìn xa trông rộng ở Nhật, và sinh cùng thời với Nguyễn Trường Tộ. Điều khác nhau là khi Okubo Toshimichi đã là thủ tướng, có đủ quyền trong tay để thực hiện mọi dự định, thì cụ Tộ còn phải hồi hộp chờ triều đình phán xét những đề nghị – với văn phong thừa lễ độ – của mình.

Xin hãy xem, và sẽ kinh ngạc biết bao về bản “Thiên hạ phân hợp đại thế luận” năm 1863 (Luận về các thế lớn “hợp và chia” trong thiên hạ) – mà cụ gửi triều đình.

Trích: Thiênhạ phânhợp đạithế luận“.

Ngày nay các nước phương Tây đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu, không đâu là không bị chẹn họng bám lưng.

Nước Nga thì từ Tây Bắc đến Đông Nam gồm tất cả các nước Đại Uyển, Cốt Lợi Cán, Mông Cổ và các xứ ở Bắc Mãn Châu, không đâu là không chiếm đất và nô dịch dân những nơi đó.

Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời, mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Âu đều đặt chân đến, như tằm ăn, cá nuốt. Ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa. Ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại thì dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ

Song bản điều trần này và các bản khác đều không được phúc đáp.

Tóm tắt nội dung các bản điều trần (wikipedia)

Về chính trị:

Đầu tiên, trình bày Những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ (“Thiên hạ phân hợp đại thế luận”, 1863) để có chiến lược tổng thể thích hợp, đồng thời đề xuất “Kế ly gián giữa Anh và Pháp” (1866). Không hề ảo tưởng về dã tâm của thực dân Pháp, nhưng ông rất sáng suốt chủ trương tạm hòa hoãn với Pháp, gợi ý với nhà vua về lợi ích lớn của việc “Mở rộng quan hệ với Pháp và các nước khác” (1871)…

Về nội chính:

Ông đề nghị triều đình tinh giản bộ máy chính quyền để đỡ hao tốn công quỹ, xác định rõ chức năng công việc của từng loại quan lại để khỏi phải có rất nhiều người ăn lương mà không biết làm gì. Mặt khác, nên có chính sách đối với những nho sinh để họ không thể dựa vào chút chữ nghĩa, trốn tránh nghĩa vụ đối với nước nhà. Ngoài ra, muốn cho đội ngũ viên chức giữ được thanh liêm thì phải tạo điều kiện cho họ làm giàu chính đáng…

Về tài chính:

Ông đề nghị sắp đặt lại hệ thống thuế khóa cho thật công bằng hợp lý. Muốn thế phải đo đạc lại ruộng đất, kê khai nhân khẩu, tăng thuế người giàu và hàng xa xỉ ngoại nhập, đánh thuế thật nặng vào những tệ nạn như cờ bạc, rượu chè,…Ngoài ra, còn phải khuyến khích nhà giàu bỏ tiền ra cho vay, và vay tiền của nước ngoài…

Về kinh tế:

Ông đề nghị chấn hưng “nông, công, thương nghiệp” để làm cho dân giàu nước thịnh, bằng những hành động cụ thể như: tổ chức khai hoang, bảo vệ rừng, thành lập các đoàn tàu đem hàng nông sản đi bán, cử người thăm dò tài nguyên, khai thác mỏ, thành lập các cơ sở sản xuất công nghệ và đào tạo thợ kỹ thuật…Và để nền kinh tế cả nước có thể giao thông dễ dàng, thì phải chú ý đến việc làm mới và tu bổ đường bộ và đường thủy….

Về học thuật:

Ông đề nghị cải cách “việc học, việc thi” để chọn được nhân tài hữu ích. Không nên tiếp tục lối học “máy móc, tín điều” kiểu Trung Hoa. Đáng chú ý là việc ông đề nghị đem các môn khoa học vào trong chương trình học, nhất quyết phải dùng quốc văn (chữ Nôm) để dạy học và soạn sách, kể cả trong các giấy tờ hành chính…

Về ngoại giao:

Ông chủ trương quan hệ mềm mỏng với Pháp, và không chỉ có Pháp mà còn phải đặt ngoại giao với nhiều nước khác như AnhTây Ban Nha… Phải biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước này để có lợi cho mình. Phải đào tạo được các thông dịch viên giỏi công việc và tiếng nước ngoài…

Về võ bị:

Ông đề nghị cải tu võ bị nhằm tăng chất lượng của quân đội, như tổ chức lại đội ngũ, cho quân lính được học tập các binh pháp mới, mua sắm tàu thuyền và vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước…

Bên cạnh đó, ông còn đề nghị cải cách về các mặt khác như văn hóa, tôn giáo, bảo tồn di tích lịch sử, v.v…Tuy nhiên, phần lớn những đề nghị của ông đã không được triều đình nhà Nguyễn nghe theo do tầm nhìn hạn hẹp của họ và hạn chế của thời đại .

Thái độ người đương thời

– Người đủ quyền lực thực hiện các đề xuất của Nguyễn Trường Tộ là vua Tự Đức và triều đình thời đó. Thực tế, họ chẳng làm gì. Sự thất bại đã được Nguyễn Trường Tộ kết tinh trong hai câu thơ lúc cuối đời: “Nhất thất túc thành thiên cổ hận / Tái hồi đầu thị bách niên cơ” (Một bước lỡ, thành muôn kiếp hận / Ngoảnh đầu nhìn lại: đã trăm năm”. Dễ hiểu tâm trạng tác giả, nhưng chưa ai biết “một bước lỡ” (nhất thất túc) của cụ là gì, vào lúc nào, trong hoàn cảnh nào…

Vị giám mục suốt đời gắn bó với cụ còn cho rằng cụ chết vì bị đầu độc. Tuy nhiên, ông không đưa ra được chứng cứ.

– Chủ thuyết Nho giáo chiếm địa vị thống trị khi Gia Long chọn hoàng tử Đảm làm kế vị (vua Minh Mệnh) chính là lực cản lớn nhất để thực thi mọi canh tân. Đây là thứ chủ nghĩa biện minh cho sự cai trị của chế độ phong kiến; còn “canh tân” thực chất là đổi mới theo tư bản chủ nghĩa, mà khởi đầu là mở rộng giao thương – trong nước và ngoài nước – để giai cấp tư sản ra đời. Rất nhất quán, triều đình chủ trương “đóng cửa”. Tự Đức lại là vị vua rất uyên thâm Nho giáo, quanh vua, các vị trọng thần chủ yếu xuất thân khoa cử. Trong khi đó Nguyễn Trường Tộ là “vô danh”, lại là người theo công giáo, phải tự giới thiệu bản thân với triều đình – về quá trình thu nhận kiến thức thời đại – để mong được triều đình “lắng nghe” và hỏi han tới. Ngoài các định kiến, đây còn là lúc tiếng súng xâm lược đã nổ ran và lan tỏa. Các cuộc nổi loạn của nông dân chưa dẹp xong… Cùng thời gian này, vua Nhật đã giao chức cao cho các nhà cải cách; trong khi đất nước không bị đe dọa bởi xâm lược vũ trang.

Nói nước ta chưa có điều kiện và thời cơ để canh tân, thì đúng hơn là nói ta bỏ lỡ thời cơ, dù đã có bộ não của Nguyễn Trường Tộ.

Tình hình rối ren tới mức có những việc tưởng sẽ được thực hiện mười mươi, như mở một trường kỹ thuật – đã tốn tiền mua đủ sách, thiết bị, thầy, đất… kể cả ban thưởng cho những người có công – rốt cuộc, đành chịu phí tổn lớn mà vẫn phải phế bỏ chủ trương.

– Chuyện đề xuất dùng chữ Nôm thay chữ Hán. Chữ Nôm có ưu điểm là đọc lên người Việt hiểu ngay, nhưng để “đọc được” nó, phải tốn công học chữ Hán và tốn công “đoán” xem nên đọc thế nào. Mặc dù thời đó chữ quốc ngữ đã rất phổ dụng trong giáo hội, nhưng Nguyễn Trường Tộ chưa thể dại dột đề xuất dùng nó thay thế chữ Hán. Vì chắc chắn sẽ thất bại, thậm chí còn mắc tội. Tội này liên quan tới ý thức hệ: Không thể để thứ chữ của tà đạo thay thế chữ của “thánh hiền”. Thực tế, phải nửa thế kỷ  sau, và phải dùng quyền lực của chính phủ bảo hộ (trên quyền vua) mới phế bỏ được chữ Hán, thay bằng quốc ngữ. Ra quyết định “thay” là một chuyện, còn phổ cập nó, nâng cấp nó trong ngôn ngữ tiếng Việt là chuyện khác hẳn. Đó là công của “bộ tứ” học giả, trước hết là Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh.  

Thái độ hậu thế với Nguyễn Trường Tộ

Nói chung là khâm phục, tiếc nuối và thương cảm.

– Khâm phục. Biết ơn một danh sĩ có công trong quá khứ không có gì phải bàn. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cực đoan. Chẳng hạn, xuất phát từ chủ ý chống đạo Thiên Chúa (đây mà mâu thuẫn tôn giáo) người ta nhân thể hạ thấp Nguyễn Trường Tộ. Đừng tốn công tranh cãi và sa đà vào đây.

Đối lại, cũng có trường hợp đề cao quá mức cần thiết vị danh nhân này, với ý định kết tội thật nặng vua quan nhà Nguyễn – do vậy, cũng quá mức cần thiết.

– Tiếc nuối. Như trên đã nêu, hoàn cảnh nước ta thời Nguyễn Trường Tộ có nhiều khác biệt quan trọng với hoàn cảnh Nhật Bản lúc đó. Căn gốc sâu xa từ lịch sử đất nước chưa cho phép nước ta – cách nay 150 năm – tiếp nhận chủ nghĩa tư bản, mặc dù đã xuất hiện nhân vật Nguyễn Trường Tộ, nhưng lẻ loi, đơn độc, thiếu một cơ sở xã hội. Thời thế chưa cho phép xuất hiện anh hùng. Sự tiếc nuối cao độ trong các bài viết hiện nay liệu có phải do bực mình với tình trạng nhiều lần bỏ lỡ các cơ hội thời hiện đại?

– Thương cảm. Dẫu sao, khâm phục và tiếc nuối là tình cảm xuất hiện sau khi dùng lý trí phân tích vấn đề. Còn thương cảm là điều tự nhiên có trong trái tim con người khi thấy đống loại gặp thất bại oan ức. Ví dụ sau khi đọc 2 câu thơ của Nguyễn Trường Tộ?. Tuy nhiên…

Những người sống ở thời nay hãy tự thương cảm chính mình

– Ví dụ, một nửa nhân loại chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx, trong đó có nước ta. Không thể nói chuyện may-rủi ở đây. Sau khi Marx và Engels mất, cách mạng vô sản chia thành hai hướng phát triển: Hướng theo Lenin và hướng theo Kaustky, Berstein. Điều có thể tiếc nuối là cả hai hướng đều có mục tiêu XHCN, chọn hướng nào cũng là cách mạng; nhưng khác nhau là dùng bạo lực, hay đấu tranh ôn hòa. Liệu có đáng tiếc nuối khi đa số dân ta thời xưa nghĩ rằng muốn đuổi thực dân Pháp ắt phải dùng bạo lực? Chuyện này cần bàn vào lúc khác. 

Bài học

Vua Nhật được coi là Minh Trị mà tự mình chẳng cần làm gì nhiều, chỉ cần một quyết định duy nhất, nhưng sáng suốt: Vứt bỏ chủ nghĩa Khổng-Mạnh; dù nó biện minh cho ngôi báu. Các việc còn lại, đã có các nhà cải cách thực hiện. Cách mạng duy tân ở Nhật – thực chất là cách mạng tư sản – chậm hơn cách mạng Pháp cả trăm năm. Vậy mà nay Nhật có kém gì Pháp?

Bài học này tới nay có còn giá trị?

Thư gửi mẹ của một người tị nạn Syria trước khi chết chìm trên biển – Danviet.vn

7 Th9
 
 

“Cảm ơn biển cả đã chào đón chúng tôi mà không đòi hỏi visa… Cảm ơn loài cá sẽ ăn thịt cơ thể tôi mà không cần hỏi tôn giáo của tôi là gì, hay vị thế chính trị của tôi ra sao…”

 

Đó là một phần bức thư được tìm thấy trong ví của một trong hàng nghìn người Syria đã bị chìm trên biển Địa Trung Hải khi tìm cách sang châu Âu để thoát khỏi tình cảnh chiến tranh tại quê nhà. Nhưng sau cùng, tất cả các quốc gia đều từ chối họ và không đồng ý cấp visa cho họ.

Amr Kahhaleh đến từ Damascus, Syria may mắn hơn nhiều người đồng hương khi anh có điều kiện học tập và sinh sống tại Mỹ. Anh là cựu sinh viên chuyên ngành máy tính và điện tử tại Đại học California, San Diego. Hôm qua, Amr đã dịch một lá thư vĩnh biệt của một người tị nạn Syria xấu số không may đã qua đời trên biển sang tiếng Anh. 

Ban đầu anh chỉ chia sẻ lá thư đó cho một vài người bạn tại Mỹ nhưng sau đó các bạn anh đã thuyết phục Amr chia sẻ rộng rãi bức thư này. Chỉ sau một ngày, Amr vô cùng ngạc nhiên khi thấy trên trang Facebook cá nhân của mình đã có hơn 2.500 lượt chia sẻ và càng có nhiều người biết về những gì đang diễn ra đối với người tị nạn Syria hơn nữa.

thu gui me cua mot nguoi ti nan syria truoc khi chet chim tren bien - 1

Hình ảnh những người tị nạn Syria vượt hàng nghìn km đường biển để sang châu Âu. Nguồn: CNN

Amr viết: “Nâng cao nhận thức của con người có thể bước một bước tiến dài. Hãy tạo ra sự khác biệt và hãy nâng cao nhận thức trong cộng đồng của chúng ta. Hãy cố gắng giúp đỡ những người anh em của chúng ta, những người đang dần bị chìm giữa biển khơi”.

Dưới đây là bức thư của người tị nạn Syria xấu số mà Amr đã dịch sang tiếng Anh, Infonet chuyển dịch sang tiếng Việt:

“Mẹ yêu quý, con xin lỗi vì chiếc thuyền đã chìm và con không thể tới châu Âu được nữa. Con xin lỗi vì không thể gửi trả lại khoản tiền mà mẹ đã vay để đưa con lên thuyền. Đừng buồn mẹ nhé nếu họ nói không thể tìm thấy thi thể của con giữa đại dương rộng lớn, một chiếc quan tài không thể mang con trở về với mẹ, nó chỉ mang lại cho mẹ thêm nợ nần, các khoản chi phí tang lễ, chôn cất và vận chuyển mà thôi.

Con xin lỗi mẹ ơi, vì chiến tranh đã xảy ra và con xin lỗi vì con phải đi như bao đứa trẻ ấp ủ những giấc mơ khác. Dù ước mong của con không lớn lao, con chỉ ước có đủ tiền để mua một lọ thuốc chữa bệnh cho mẹ và một ít tiền để giúp mẹ chữa răng.

Mà mẹ à, răng của con giờ đã chuyển sang màu xanh rồi vì tảo biển đã bám đầy trên đó. Nhưng con tin rằng trông chúng còn ưa nhìn hơn hàm răng của những kẻ độc tài lãnh đạo đất nước mình ấy…

Mẹ ơi, con xin lỗi vì con đã tự xây cho mình một ngôi nhà tưởng tượng trong những giấc mơ, một túp lều gỗ ấm cúng như trên những bộ phim đó. Một túp lều nằm xa những thùng bom, máy bay và tất cả các phe phái xung quanh chúng ta.

thu gui me cua mot nguoi ti nan syria truoc khi chet chim tren bien - 2

Một tác phẩm trên bờ biển để tưởng nhớ cậu bé 3 tuổi người Syria đã chết trên biển và thi thể trôi dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Hình ảnh của cậu bé đã khiến cả thế giới chấn động. Nguồn: Arab News

Em trai yêu quý, anh xin lỗi vì không thể gửi trả lại em 50 USD như anh từng hứa là trả em hàng tháng để em có thể mua thứ gì đó đẹp cho riêng mình trước khi em tốt nghiệp.

Em gái à, anh cũng xin lỗi vì không thể gửi cho em một chiếc điện thoại di động thông minh, kết nối internet như những người bạn xung quanh em đều có.

Gửi tới ngôi nhà yêu quý của tôi, xin lỗi nhé vì từ giờ tôi không bao giờ có thể treo chiếc áo jacket của mình lên cánh cửa nhà được nữa.

Tới những người thợ lặn và đội cứu hộ, tôi xin lỗi vì tất cả những vất vả mà các bạn phải vượt qua để tìm xác của tôi và vì tôi cũng chẳng biết tên của vùng biển mà tôi nằm lại.

Gửi tới Liên Hiệp quốc và các cơ quan chính phủ, hãy thoải mái một chút và đảm bảo rằng tôi sẽ không còn là một gánh nặng với mọi người thêm nữa.

Cảm ơn biển cả đã chào đón chúng tôi mà không đòi hỏi visa… Cảm ơn loài cá sẽ ăn thịt cơ thể tôi mà không cần hỏi tôn giáo của tôi là gì, hay vị thế chính trị của tôi ra sao…

Cảm ơn tất cả các kênh truyền hình, các tờ tin tức, các phóng viên, những người sẽ giúp chia sẻ thông tin về chúng tôi một vài phút mỗi ngày để kiếm chút tiền nhuận bút khi câu chuyện của những người nhập cư như tôi vẫn đang nóng và thú vị.

Cuối cùng, tôi cảm ơn tất cả mọi người đã cảm thấy thương tiếc cho chúng tôi…

Và tôi xin lỗi vì tôi đã chết chìm…”

 
Theo Tuệ Minh (Infonet)

Nếu Mỹ không trở lại Biển Đông với sức mạnh, chớ ngạc nhiên với Trung Quốc

7 Th9

   

 

(Biển Đảo) – Hoa Kỳ đã quá nhút nhát trong việc đảm bảo những hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc đều phải trả giá.

 
 

Patrick M. Cronin, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Quốc phòng quốc gia, nguyên Trợ lý Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ ngày 5/9 bình luận trên The National Interes, nếu Mỹ không chuẩn bị sẵn sàng trở lại Biển Đông với sức mạnh và nguyên tắc thì đừng ngạc nhiên khi Trung Quốc có cơ hội tận dụng nhảy vào thế chỗ do khoảng trống quyền lực.

Hải quân Hoa Kỳ, hình minh họa. Ảnh: The National Interest.

Hải quân Hoa Kỳ, hình minh họa. Ảnh: The National Interest.

Trung Quốc thay đổi tối đa hiện trạng trước phiên tòa xử đường lưỡi bò

Biển Đông với căng thẳng và nguy cơ xung đột tiềm ẩn sẽ đòi hỏi một chính sách đối ngoại của Mỹ thực tế hơn với sức mạnh toàn diện, sự tham gia sâu sắc và các nguyên tắc lâu dài. Bởi lẽ Biển Đông đã là trung tâm sân khấu cạnh tranh hàng hải ở châu Á. Trung Quốc đang theo đuổi yêu sách chủ quyền – hàng hải (vô lý, phi pháp) của họ một cách từng bước nhưng “không thể lay chuyển”.

Ngay từ năm 2010 Trung Quốc độc đoán đã bóng gió rằng Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của họ làm dấy lên những mối lo ngại chính đáng về chủ quyền, hàng hải và an ninh của các nước Đông Nam Á ven Biển Đông. Với khoảng 90% khối lượng thương mại toàn cầu đi qua đường biển và hơn 1/3 trong số đó đi qua Biển Đông, vùng biển này đang trở thành trung tâm tích tụ quân sự của Trung Quốc.

Niềm tin mới của Trung Quốc về sự giàu có và quyền lực của họ kết hợp với một tư thế ngày càng hung hăng ở hải ngoại đã được thể hiện sống động trong hoạt động (lao vào) tranh chấp ở Biển Đông. Mặc dù Trung Quốc không phải bên duy nhất “thay đổi nguyên trạng” ở Biển Đông, nhưng rõ ràng hành động thay đổi nguyên trạng của Bắc Kinh có quy mô, tốc độ, diện tích và mức nghiêm trọng lớn nhất.

Bắc Kinh đang phải dùng đến thủ đoạn cưỡng chế để thay đổi các sự kiện ngoài thực địa để chiếm ưu thế thực tế. Họ trộn lẫn giữa áp lực quân sự với áp lực từ lực lượng thực thi pháp luật, có sự hỗ trợ mạnh mẽ trên các mặt kinh tế, thông tin, luật pháp và chiến tranh tâm lý. Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp 3000 mẫu Anh đảo nhân tạo ở Biển Đông, nhiều hơn 17 lần so với tổng diện tích cải tạo của tất cả các bên yêu sách còn lại suốt 40 năm qua, chiếm 95% diện tích bồi lấp nhân tạo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Trong quá trình bồi lấp vội vàng, cỗ máy nạo vét khổng lồ của Trung Quốc đã gây ra thiệt hại đáng kể cho hệ sinh thái biển mong manh. Đáng buồn hơn là mục đích hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp này là để chứng minh yêu cầu pháp lý mong manh (vô căn cứ), đó là đường lưỡi bò bao trùm hầu hết Biển Đông. Bắc Kinh chắc chắn muốn củng cố vị thế của mình trước năm tới, khi Tòa Trọng tài thường trực xét xử vụ kiện đường lưỡi bò do Philippines khởi xướng.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Washington Times.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Washington Times.

Chiến lược xoay trục của Tổng thống Obama vẫn “nửa vời”

Thông qua việc gia tăng các hoạt động bành trướng và thủ đoạn cắt lát xúc xích, Trung Quốc đang mở ra những vùng ảnh hưởng trên Biển Đông. Điều này gây ra sự lo lắng của các nước láng giềng. Đồng thời dư luận khu vực cũng hoài nghi khả năng Hoa Kỳ sẽ trở thành trung gian trung thực và đối trọng hiệu quả trước hoạt động bành trướng của Trung Quốc.

Một đường băng hơn 3000 mét trên đá Chữ Thập có thể trở thành bệ phóng cho bất kỳ máy bay quân sự nào của Trung Quốc. Gần đây Bắc Kinh đã tiến hành tập trận quy mô lớn trên Biển Đông với 100 tàu chiến và bắn 100 tên lửa. Hành vi phô diễn sức mạnh quân sự này có mục đích đe dọa láng giềng. Trước sự huênh hoang của Trung Quốc trên biển, các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á quan ngại họ bị “bỏ rơi” hơn là cạm bẫy.

Các nước này muốn Hoa Kỳ hiện diện khẳng định cam kết ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Không giống như Hoa Đông nơi Mỹ cam kết bảo vệ Senkaku nếu bị Trung Quốc tấn công, Biển Đông đã có nhiều cơ hội hơn cho chủ nghĩa phiêu lưu của giới lãnh đạo Trung Quốc. Tổ chức khu vực duy nhất – ASEAN có thể cung cấp sự hỗ trợ về chính trị và kinh tế hữu ích, nhưng sự đồng thuận lại quá mong manh mỗi khi đối mặt với các thách thức an ninh.

Trong khi chiến lược tái cân bằng sang châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Obama có ý nghĩa địa chiến lược ưu việt thì trên thực tế nó đang được triển khai một cách nửa vời do sự khan hiếm nguồn lực. Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn chưa hoàn thành. Những nỗ lực ngoại giao như yêu cầu lặp đi lặp lại của ASEAN về ngăn chặn hành vi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông hay kêu gọi đàm phán ký kết COC dận chân tại chỗ và ít cơ hội đạt được.

Ngay cả sức mạnh cốt lõi của Hoa Kỳ, sức mạnh quân sự vẫn được cảm nhận bởi nhiều đối tác như một tài sản hao mòn. Điệp khúc triển khai 60% tài sản quân sự hải quân Hoa Kỳ sang châu A – Thái Bình Dương vẫn lặp đi lặp lại do suy giảm kích thước các hạm đội, sự xói mòn ổn định của quyền lực biển của Hoa Kỳ mà không có bất kỳ con số chính xác nào về các tàu.

Một số người Mỹ thậm chí còn cô gắng coi thường vấn đề này bằng cách tuyên bố, Mỹ không nên đi đến chiến tranh ở một nhóm bãi đá xa xôi. Chắc chắn là không ai muốn chiến tranh, nhưng đe dọa ở Biển Đông ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định khu vực trong tương lai cũng như trật tự quốc tế, luật pháp trên biển.

Chiến hạm USS Fort Worth Hoa Kỳ tuần tra Biển Đông. Ảnh: Bloomberg.

Chiến hạm USS Fort Worth Hoa Kỳ tuần tra Biển Đông. Ảnh: Bloomberg.

Giải pháp nào cho chiến lược xoay trục của Mỹ, chống Trung Quốc bành trướng thôn tính Biển Đông?

Hoa Kỳ có thể bù đắp cho sự suy giảm kích thước các hạm đội thông qua sự hiện diện liên tục và cam kết hoạt động. Về lâu dài, Washington cần làm việc với các đối tác về cách thức chống lại sự cưỡng ép và khả năng chống truy cập ngày càng tăng của Trung Quốc. Để làm được điều này, những động thái quân sự sẽ cần phải được tích hợp trong một chiến lược kinh tế – chính trị lớn hơn.

Trung Quốc sẽ chẳng ấn tượng gì với những nước nói nhiều hơn làm. Trong khi đó Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa (bất hợp pháp) Biển Đông, các đồng minh và đối tác của Mỹ thì muốn biết rằng chính sách của Washington dựa trên nền tảng sức mạnh nào.

Singapore đã cung cấp chỗ đứng chân quan trọng cho hải quân Mỹ mà hiện tại bao gồm một số tàu Littoral Combat. Mỹ đang chờ Tòa án Tối cao Philippines kết luận Hiệp định Hợp tác quốc phòng Mỹ – Philippines mở rộng là phù hợp với hiến pháp.

Văn bản này được thông qua sẽ mở đường cho Thủy quân lục chiến, máy bay và tàu chiến Mỹ quay lại Philippines hỗ trợ đào tạo, xây dựng năng lực và khả năng phòng thủ trên biển. Truy cập các căn cứ và tham gia tích cực có thể bù đắp việc thiếu các căn cứ quân sự thường trú ở Biển Đông cũng như quy mô lực lượng. Đây là nguồn lực rất cần thiết với Hoa Kỳ ở Biển Đông.

Quốc hội Mỹ cũng đã giúp đỡ Nhà Trắng với năm tài khóa mới dành 425 triệu USD để phát triển năng lực tuần tra phòng thủ trên biển cho các nước ven Biển Đông. Đây là một bước đi đúng hướng nhằm ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu. Chia sẻ thông tin để tạo ra nhận thức chung về hàng hải và minh bạch hơn là ưu tiên quan trọng hàng đầu trong việc củng cố năng lực của khu vực chống các hành vi cưỡng chế.

Trong cuộc khủng hoảng Scarborough năm 2012 Hoa Kỳ đã quá nhút nhát trong việc đảm bảo những hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc đều phải trả giá. Tương tự như vậy, tháng 7 năm nay máy bay P-8 của hải quân Mỹ vẫn né tránh không bay vào phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên 7 bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988, 1995 đến nay).

Về mặt pháp lý quốc tế, các bãi đá mà Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp chỉ có tối đa 500 mét vùng an toàn, ngoài ra là không phận – vùng biển quốc tế mà tàu, máy bay các nước có quyền qua lại tự do không ai được ngăn cản. Hoa Kỳ cần khắc phục điều này càng sớm càng tốt, dù chắc chắn rằng Trung Quốc trang bị đầy đủ vũ khí cho các đảo nhân tạo.

Mục đích của các hoạt động tuần tra hàng hải, hàng không này của Mỹ không phải để khiêu khích Trung Quốc, mà là nhấn mạnh tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ không quan tâm đến chiến tranh mà quan tâm đến ổn định, luật pháp, trật tự và tự do. Nhưng nếu Mỹ không sẵn sàng quay lại Biển Đông với sức mạnh thì không nên ngạc nhiên khi Trung Quốc nhảy vào thế khoảng trống quyền lực. Chấp nhận một Trung Quốc trỗi dậy không nên bao gồm chấp nhận những nỗ lực đảo lộn trật tự khu vực thông qua ức hiếp nước nhỏ.

(Theo Giáo Dục)

VẾT NGÀY

7 Th9

VẾT NGÀY

Ngày mỗi ngày mỗi mới
người chở ngày trên mái tóc làn da

Tôi sờ da tôi
tôi nếm tóc tôi
cảm nhận vị ngày, đủ vị
đắng
chát
mặn
ngọt
chua
cay

Và có cả những mùi lạ hoắc
mốc thách
thum thủm
tanh tanh
chẳng giống chi chi trên trái đất này

Ngày miệt mài đi trên da trên tóc
vết chân ngày rần rần
nghe lạnh điếng những tim khô.

Ngày chở theo mình
những đạo hạnh
những hiền lương
thật
giả

Ngày chở theo cả ma-cô súng dao lựu đạn…
tải trên miệng người học đạo đức, giảng chuyện nhân văn

Ôi ! vết ngày
từ từ, từ từ
miết mài đi qua
vừa đi vừa cứa vào thịt da những thực vật, động vật hiện sinh.
và lần nữa giết cả những hình hài đã chết.

Những vết ngày
là lời thoại của phim truyện Hư Vinh.

NH

(ngày đầu tháng chín, hai lẻ mười lăm)

   

11921711_1652736901663980_8098304979254568512_n11923235_1652736874997316_2919076739760288652_n11933454_1652736974997306_5536217478958236588_n

NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG: Tin tuần từ 31/8-6/9 – NCBĐ

7 Th9

EmailInPDF.

-(BĐV 3/9) 5 tàu quân sự Trung Quốc xuất hiện gần bờ biển Mỹ: Lầu Năm Góc xác nhận đây là lần đầu phát hiện tàu hải quân Trung Quốc có mặt tại biển Bering; (VNN 3/9) Chủ tịch nước đề nghị TQ duy trì hòa bình Biển Đông

-(Vnexpress 3/9) Úc lên án hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông: Trung Quốc đã cải tạo quy mô gấp 17 lần trong 20 tháng so với các nước thực hiện trong 40 năm qua; Chuyên gia Trung Quốc: (GD 3/9) Mỹ can thiệp Biển Đông là không thể tránh khỏi

-(DT 1/9) Đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông: Đừng đe dọa suông, hãy hành động!: Bắc Kinh thực sự vô cùng quan tâm đến việc duy trì một hình ảnh Tích Cực trên thế giới; (Vnexpress 1/9) Đài Loan đoán Trung Quốc sẽ lập ADIZ ở Biển Đông

-(Vnplus 31/8) Malaysia tăng năng lực phòng thủ ở Sabah, Sarawak và Biển Đông: Bộ trưởng Quốc phòng nước này cho biết lực lượng vũ trang đang thực hiện 9 biện pháp nhằm tăng cường an ninh biển; (KT 31/8) Tàu CSB Việt Nam và Ấn Độ diễn tập trên Biển Đông

-(Vnexpress 31/8) Công nghiệp quốc phòng Nhật – người khổng lồ thức dậy: Theo số liệu của IHS Jane’s, Nhật Bản hiện có 3.000 doanh nghiệp tư nhân tham gia sản xuất trang thiết bị và linh kiện quân sự; (VOV 31/8) Việt Nam mong nhận được sự ủng hộ của Nhật Bản về vấn đề Biển Đông

-(Toquoc 31/8) Mỹ chập chững trong đối sách với Trung Quốc tại Biển Đông: Chiến lược an ninh biển châu Á-Thái Bình Dương của Bộ Quốc phòng Mỹ bên cạnh những mặt tích cực thì có những bước lùi, nhân nhượng chiến thuật Trung Quốc; (GD 31/8) Ts Trần Công Trục: Chuyện “đi đêm” trên Biển Đông

-(DT 30/8) Trung Quốc lùa tàu ngầm hạt nhân xuống Biển Đông? Trong đó nguy hiểm nhất là tàu ngầm hạt nhân Type 094 mới nhất của nước này; (TN 30/8) Trung Quốc ‘hạ nhiệt’ vấn đề Biển Đông vì khủng hoảng tài chính?

-(Infonet 30/8) Trung Quốc có sợ lời răn đe của Mỹ trên Biển Đông?: Nếu một cuộc xung đột bùng nổ trên Biển Đông, ngành công nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại nặng nề; (ANTĐ 30/8) Trung Quốc thử tên lửa ở biển Hoa Đông, phản đối tàu Izumo của Nhật

2(1).gif-(CAND 30/8) Ra mắt quỹ ‘Vì chủ quyền biển đảo Việt Nam’ của Hội người Việt Nam tại Hàn Quốc; (TT 30/8) Cảnh sát biển Việt Nam đủ năng lực thực hiện mọi nhiệm vụ

-(CAND 30/8) Thái Lan cam kết thúc đẩy sớm hoàn thành COC trong chuyến công du Philippines hồi cuối tuần qua của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha; (TP 30/8) Nhìn gần cuộc tập trận CARAT 2015 của Mỹ và Indonesia


Tin cũ hơn:

Khi tình bạn Putin và Tập Cận Bình bị thử thách – Vnn

7 Th9

Họ đã gặp nhau hơn chục lần, kề vai sát cánh trong những cuộc diễu binh quân sự lớn nhất tại Nga và tuần qua là ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, quan hệ giữa Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đang bị thử thách khi nền kinh tế hai nước có những bất ổn.

Hải quân Trung-Nga tập trận lớn chưa từng thấy
5 loại vũ khí khủng của Nga có thể đe dọa TQ

Hai thỏa thuận năng lượng bước ngoặt được ký kết năm ngoái để cung cấp khí tự nhiên từ Nga sang TQ tới nay có rất ít tiến triển. Chúng hầu như không được đề cập đến khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau hội đàm sau lễ diễu binh tại Quảng trường Thiên An Môn hôm thứ 5.

Thương mại song phương được dự đoán đạt hơn 100 tỉ USD năm nay nhưng thực tế mới chỉ tiến đến con số khoảng 30 tỉ trong 6 tháng đầu năm, phần lớn là vì TQ sụt giảm nhu cầu dầu của Nga.

Với việc thị trường chứng khoán TQ lao dốc, tăng trưởng kinh tế ở mức chậm nhất trong 1/4 thế kỷ, Bắc Kinh khó có thể cung cấp một đảm bảo vững chắc mà ông Putin kiếm tìm nhằm đối phó với sự trừng phạt kinh tế của phương Tây. Đó là chưa kể tới việc giá dầu giảm mạnh trên toàn cầu.

TQ, Nga, Putin, Tập Cận Bình, Mỹ
Tổng thống Putin ở thăm TQ từ 2-4/9 vừa qua. Ảnh: EPA

“Nga trông chờ vào sự tăng trưởng của TQ cũng như nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở nước này gồm dầu, khí, khoáng sản. Với Nga, TQ là một chọn lựa thay thế châu Âu”, Fiona Hill, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Viện Brookings ở Washington nhận định.

TQ có quá cần khí đốt từ Nga?

Một trong những trụ cột của mối quan hệ giữa ông Putin và ông Tập là thỏa thuận cung cấp khí tự nhiên kéo dài 30 năm cho TQ từ các mỏ khí ở Đông Siberia, trị giá 400 tỉ USD, với mẻ cung cấp đầu tiên dự kiến từ 2019 – 2021. Trong quá trình ký kết ở Thượng Hải, ông Putin đã mô tả hợp đồng này là một “sự kiện lịch sử” và bày tỏ sự tin tưởng rằng, Nga bất chấp áp lực từ cấm vận phương Tây vẫn có thể đa dạng hóa thị trường năng lượng.

Giá cả cụ thể trong hợp đồng chưa từng được chính thức công bố. Điều này khiến giáo sư Jonathan Stern – chủ tịch chương trình nghiên cứu khí tự nhiên tại Viện nghiên cứu năng lượng Oxford (Anh) nhận định có khả năng với sự lao dốc của giá năng lượng, thỏa thuận sẽ phải thương lượng lại.

Người TQ muốn khí tự nhiên cho khu vực lạnh lẽo Đông Bắc và người Nga đã bắt tay vào việc cung cấp, nhưng lại vấp phải ít nhiều khó khăn. Theo giáo sư Stern, một thỏa thuận khác, cũng là cung cấp khí tự nhiên từ Tây Siberia, được hai nhà lãnh đạo ký tắt hồi tháng 11 trước ở Bắc Kinh. Nhưng hợp đồng chính thức dự kiến ký kết ở Bắc Kinh trong chuyến thăm gần đây của ông Putin dường như đã chệch hướng.

“Đây là hợp đồng mà ông Putin có thể ký trong tuần này, nhưng lại không, một phần vì nhu cầu hiện tại của TQ thấp hơn nhiều với ước tính trước đây”, ông nói.

Phức tạp hơn là Nga không có khả năng chi trả cho việc xây dựng hệ thống ống dẫn khí sang TQ. Câu hỏi đặt ra là liệu TQ có cần khí của Nga đến mức sẵn sàng cung cấp nguồn tài chính cho việc xây dựng này ?- Edward C. Chow, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washingotn đặt giả thuyết.

Cũng nhìn về góc độ giá cả, Triệu Hoa Thành, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nga và Trung Á, Đại học Phúc Đán Thượng Hải cho hay, “chúng tôi phải tính toán lại toàn bộ và cố gắng giảm giá’. Các cuộc thương thảo đối mặt với rất nhiều khó khăn do sự lao dốc trong giá cả khí tự nhiên”.

 
 

Sự lạc quan về việc TQ giúp Nga thoát khỏi các vấn đề kinh tế đã dần phai mờ. Alexander Gabuev, nhà phân tích về quan hệ Nga-Trung tại Trung tâm Carnegie Moscow bi quan cho rằng, “hy vọng TQ cung cấp sẽ đảm bảo con đường sống cho Nga giữa lúc đối mặt với các biện pháp trừng phạt và giá dầu sụt giảm đã không còn”.

“Đây là mối quan hệ mang tính biểu tượng – với một nền tảng kinh tế nhỏ và bất ổn”, ông nói. “Giới tinh hoa Kremlin đã thất vọng vì không thể nhanh chóng hiện thực hóa những gì người Nga hy vọng”.

Vì mục tiêu 100 tỉ USD giao dịch thương mại hai bên là bất khả thi trong năm 2015 nên các quan chức Nga cho rằng, đích đến 200 tỉ USD vào năm 2020 có thể là quá lạc quan.

Giới hạn cho những lợi ích chiến lược

Nhưng các thỏa thuận năng lượng lớn không phải là “nạn nhân” duy nhất của việc kinh tế sụt giảm ở cả hai nước.

Một tuyến đường sắt tốc độ cao mà TQ tuyên bố sẽ xây dựng nối Moscow với Bắc Kinh đang đem lại sự hoài nghi lớn bởi TQ lại đang yêu cầu Nga chi trả cho dự án. Chặng đường đầu tiên nối Moscow với Kazan, dự kiến mở cửa trước World Cup tại Nga năm 2018. Nhưng tới nay, mọi việc vẫn chưa bắt đầu, và dường như không bắt đầu.

Tình bạn giữa ông Putin và ông Tập Cận Bình đang thu hút sự chú ý của cả thế giới. Mỗi người đều thích tạo dựng hình ảnh mạnh mẽ, quyền lực, và thậm chí là táo bạo mạo hiểm.

Ở những cuộc gặp toàn cầu, họ hầu như xuất hiện cùng nhau. Trong một cuộc gặp các nhà lãnh đạo châu Á tại Bali, Indonesia năm 2013, ông Tập còn tặng Tổng thống Nga chiếc bánh sinh nhật. Tại Bắc Kinh tháng 11 năm trước, Putin đã giảng giải với ông Tập những ưu điểm về chiếc điện thoại di động của Nga…

Cả hai nhà lãnh đạo kiêu hãnh rằng, họ đã nâng tầm quan hệ hai nước trở thành mối quan hệ chiến lược; Nga và TQ gần đây đã có những cuộc tập trận hải quân quy mô lớn ở Địa Trung Hải và biển Nhật Bản. Tại LHQ, họ cùng nhau phản đối các sáng kiến Mỹ đưa ra với Libya và Syria cũng như khá tương đồng nhìn nhận về Iran.

Nhưng ở đây vẫn có những giới hạn với các lợi ích chiến lược hai nước. TQ vẫn lo lắng các động thái của Nga tại Crưm, đặc biệt là ở Ukraina, nơi Bắc Kinh có nhiều đầu tư thương mại cũng như quân sự. Họ cũng lo ngại việc sáp nhập Crưm có thể là tiền lệ cho những vùng lãnh thổ của TQ như Tây Tạng, Tân Cương.

Tại Trung Á, hai nước có nhiều cạnh tranh hơn là hợp tác hữu nghị, nhất là khi TQ mua năng lượng từ các nước vốn nằm trong không gian chịu ảnh hưởng truyền thống của Nga.

Thái An (theo Nytimes)

Phép thử ‘liên minh mềm’ Nga – Trung
Nga giao VN 2 tiêm kích Su-30MK2 đầu tiên của 2015
Nga-Trung: Quan hệ chiến lược kiểu hai mặt một đồng xu

Philippines: Trung Quốc phải từ bỏ “luận điệu dối trá” về Biển Đông – RFI

6 Th9

mediaPeter Paul Galvez phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines – DR

Chỉ vài hôm sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng Bắc Kinh quyết tâm theo đuổi hòa bình và không hề có ý hướng « bá quyền », nhân một buổi lễ duyệt binh được cho là nhằm phô trương sức mạnh quân sự, Bộ Quốc phòng Philippines vào hôm nay, 06/09/2015, đã công khai lên tiếng cho rằng Bắc Kinh phải chứng minh bằng hành động cụ thể là họ mong muốn hòa bình ở Biển Đông, thay vì chỉ có những « luận điệu dối trá » về hòa bình.

Trong một bản tuyên bố được hãng tin Pháp AFP trích dẫn, ông Peter Paul Galvez, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines nói nguyên văn như sau : « Lãnh đạo Trung Quốc cần phải đi xa hơn là những luận điệu dối trá cho rằng họ mưu cầu hòa bình, trước khi mà các hành vi hung hăng của họ gây ra những tổn hại lớn hơn và không thể khắc phục được đối với khu vực » và cả bên ngoài khu vực. 

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines đã nêu bật các hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông khi xác định rằng : « Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc chứng tỏ sự thành thật của mình, bằng cách ít ra là đình chỉ các hoạt động xây dựng và quân sự hóa, và tránh việc hạn chế quyền tự do hàng không và hàng hải » tại vùng biển đang tranh chấp. 

Theo ông Peter Paul Galvez, Bộ Quốc phòng Philippines hoan nghênh tuyên bố mới đây của lãnh đạo Trung Quốc, cam kết theo đuổi con đường hòa bình, nhưng cũng tự hỏi là nếu như vậy thì tại sao Trung Quốc lại phô trương các loại vũ khí tấn công nhân buổi lễ duyệt binh ngày 03/09/2015 vừa qua. 

Trung Quốc tự nhận mình là sở hữu chủ của hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền của Philippines cũng như của Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan. 

Trong số các nước tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc, Philippines là quốc gia thường xuyên có những lời đả kích mạnh mẽ nhất nhắm vào các hành động hung hăng của Bắc Kinh, mà gần đây nhất là việc bồi đắp các đảo đá mà Trung Quốc từng đánh chiếm và lấn chiếm của Philippines và Việt Nam, biến các nơi này thành tiền đồn có thể dùng vào mục tiêu quân sự.

TƯỞNG NHỚ NGUYỄN HỮU ĐANG, KẺ SĨ BẮC HÀ – NCTG

4 Th9

 

Thứ tư – 21/02/2007 13:30


(NCTG) Trong những ngày giáp Tết Đinh Hợi năm nay, chúng ta lại đau buồn chia tay một nhà hoạt động văn hóa và cách mạng lớn của Việt Nam thế kỷ XX, thuộc hàng những kẻ sĩ Bắc Hà kiên cường và có khí phách nhất.

Trưởng ban Tổ chức Nguyễn Hữu Đang là người ngồi thứ ba từ trái sang. Ảnh chụp trong cuộc họp mặt những người tham gia tổ chức Lễ Độc lập (năm 2005)

Đó là Nguyễn Hữu Đang, thủ lĩnh tinh thần và trong thực tế của phong trào Nhân văn Giai phẩm, một con người mà theo nhận định của giới trí thức cấp tiến Hà Thành khi ông qua đời, nền dân chủ – tự do của nước Việt sau này sẽ phải ghi danh ông.

Nguyễn Hữu Đang sinh ngày 15-8-1913 trong một gia đình trí thức ở tỉnh Thái Bình. Từ thuở ấu thời, ông đã nổi tiếng là ham hiểu biết và học giỏi, yêu tự do và công bằng xã hội. Lòng mong mỏi cho quê hương được độc lập khiến ông, từ khi là học sinh, đã tham gia những hoạt động yêu nước. Cuối năm 1930, ông bị Pháp bắt giam, nhưng chỉ bị quản chế vì chưa đến tuổi thành niên nên không thể ghép án tù.

Lên Hà Nội học Cao đẳng Sư phạm, Nguyễn Hữu Đang được nâng cao tầm học vấn, trở thành một nhà hoạt động văn hóa lỗi lạc thời Mặt trận Bình dân: cùng một lúc, ông viết và biên tập cho nhiều báo, là một yếu nhân trong phong trào chống nạn thất học rồi tham gia sáng lập và chỉ đạo Hội Văn hóa Cứu quốc.

Ý thức được rằng một dân tộc chỉ có thể phú cường khi người dân có học thức, có hiểu biết, trong nhiều năm ròng, Nguyễn Hữu Đang bôn ba khắp Việt Nam trên cương vị lãnh đạo Hội Truyền bá Quốc ngữ và trở thành một diễn giả, một nhà hùng biện chuyên nghiệp và uyên thâm.

Nhớ về những ngày tháng hào hùng này của ông, nhà văn Phùng Quán trong một thiên ký sự động lòng về Nguyễn Hữu Đang, đã viết: “[Ông] hoạt động công khai, ăn vận sang trọng như một công tử loại một của Hà Nội, thắt cà vạt đỏ chói, đi khắp Trung Nam Bắc diễn thuyết, oai phong, hùng biện…

Sau mốc 19-8-1945, với uy tín và tài năng đang lên cao, đồng thời, có ảnh hưởng sâu sắc trong giới trí thức và các tầng lớp trên ở thành thị, Nguyễn Hữu Đang được cử làm trưởng ban tổ chức Ngày Độc lập mùng 2-9, rồi tiếp tục giữ những trọng trách trong Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như Thứ trưởng Bộ Thanh niên, Thứ trưởng Bộ Thông tin Tuyên truyền.

Trên cương vị Trưởng ban Thanh tra Bình dân Học vụ, Nguyễn Hữu Đang đã có vai trò lớn trong việc phổ cập tri thức, học vấn cho người dân thất học ở những vùng xa xôi.

*

Tuy nhiên, chắc hẳn bản thân Nguyễn Hữu Đang cũng không thể ngờ rằng, vai trò lịch sử của ông lại diễn ra vỏn vẹn trong vòng 2 năm, từ năm 1956 đến 1958, trên tư cách người thủ lĩnh nhóm Nhân văn Giai phẩm đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ và nhân phẩm trong sáng tạo, phản kháng sự đè nén, áp đặt của chính trị trong tư tưởng.

Có lẽ trong các yếu nhân của Nhân văn Giai phẩm, không ai ý thức được trọng lượng những gì mình làm, mình tranh đấu một cách sâu sắc và uyên bác như Nguyễn Hữu Đang; điều này được phản ánh trong một bản viết cho một nhà nghiên cứu ngoại quốc về phong trào Nhân văn Giai phẩm cuối năm 1998 tại Hà Nội, khi tác giả đã 86 tuổi:

Ý thức, tư tưởng chủ đạo của phong trào là chống lại sự biến chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ chế độ chuyên chính thông thường đã bắt đầu có xu hướng hướng cực quyền (còn gọi là toàn trị, tiếng Pháp là totalitarisme, tiếng Anh là totalitarianism) trong đó con người bị cưỡng bức toàn diện, triệt để nhiều khi tàn nhẫn đến vô nhân đạo, phi nhân văn, biến con người bị trị thành nô lệ của một tập đoàn thống trị ít người và duy ý chí tuy nhân danh cách mạng mà hành động, nhưng hiệu quả khách quan của hành động lại phản tiến hóa.

Với Nhân văn Giai phẩm, Nguyễn Hữu Đang thực sự là linh hồn. Chẳng những là một nhà tổ chức tài ba trong những công việc thu thập bài vở, ấn hành báo, chiêu tụ những người cùng một ý tưởng trong sáng là đòi hỏi những quyền tự do căn bản cho người sáng tác, Nguyễn Hữu Đang còn là tác giả của nhiều bài viết rất “nặng ký”, mang ý nghĩa sâu xa mà đến nay, khi đọc lại, chúng vẫn còn nguyên thời sự tính.

Chẳng hạn, bài phân tích về Hiến pháp Việt Nam đăng trên tờ “Nhân văn”, số 5, tháng 11-1956, Nguyễn Hữu Đang đòi hỏi nhà nước phải ban bố một Hiến pháp dân chủ, đảm bảo các quyền tự do cho người dân, và phải coi đó là “một nền tảng cho cái lâu đài pháp trị”.

Ông quả quyết: dù Hiến pháp sẽ được ban bố có nội dung thế nào đi nữa, thì phần bảo đảm tự do dân chủ của nó về căn bản vẫn phải có những quyền như tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra ngoài nước, và một khi tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam, nhà ở và thư từ của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật.

Ông khẳng định: một khi cách mạng càng đi lên thì càng phải tăng cường, mở rộng các quyền tự do dân chủ cho đông đảo các giai tầng nhân dân, chứ không phải ngày một bó hẹp, hạn chế nó, mang danh “chuyên chính vô sản”, như giữa thập niên 50 thế kỷ trước ở miền Bắc.

Liên hệ đến những cuộc nổi dậy của nhân dân Ba Lan và Hungary năm 1956, Nguyễn Hữu Đang đã chỉ ngay ra mấu chốt của vấn đề, là vì thiếu dân chủ, và lại quá chuyên chế đối với nhân dân.

Trong một bài báo khác đăng trên báo “Nhân văn” số 4, năm 1956, nhắc đến việc Liên Xô sau hơn 30 năm xây dựng cái gọi là CNXH và tuyên bố chuẩn bị bước vào kiến thiết CNCS, vẫn phải đặt vấn đề tôn trọng pháp luật, Nguyễn Hữu Đang liên hệ đến tình trạng vô pháp luật lan tràn.

Ông chỉ ra nguồn gốc của nó, là sự tùy tiện, là nếp cũ, là sự lạm quyền, độc đoán, là thứ “lập trường cách mạng” méo mó: “Trong Cải cách Ruộng đất, những việc bắt người, giam người, tra hỏi (dùng nhục hình dã man), xử tù, xử bắn, tịch thu tài sản, hết sức bừa bãi, bậy bạ, cũng như việc bao vây đến làm chết đói những thiếu nhi vô tội trong các gia đình địa chủ (hoặc chính là nông dân mà bị quy sai thành phần), không phải chỉ hoàn toàn do sự lãnh đạo kém cỏi mà còn do thiếu chế độ pháp trị hẳn hoi.

Rồi ông căm phẫn: “Do pháp trị thiếu sót mà Cải cách Ruộng đất hỏng to đến thế. Do pháp trị thiếu sót mà quân đội chưa có chế độ binh dịch hợp lý, công an hỏi giấy giá thú đôi vợ chồng ngồi ngắm cảnh trăng lên ở bờ hồ, hộ khẩu rình bên cửa sổ khiến người ta mất ăn, mất ngủ, cán bộ thuế tự tiện vào khám nhà người kinh doanh, ở khu phố có chuyện đuổi nhà lung tung hoặc ép buộc người ở rộng phải nhường lại một phần nhà cho cán bộ hay cơ quan ở.

Do pháp trị thiếu sót mà nhiều cơ quan bóc xem thư của nhân viên và một ngành rất quan trọng nọ đòi thông qua những bài báo nói đến mình, làm như một bộ phận của Nhà nước lại có quyền phục hồi chế độ kiểm duyệt mà chính Nhà nước đã bãi bỏ. Do pháp trị thiếu sót, người ta đã làm những việc vu cáo và đe doạ chính trị trắng trợn, ngăn cản việc mua đọc báo “Nhân văn”, hành hung báo “Trăm hoa” v.v…”.

Dễ hiểu là những bài viết đầy tâm huyết, nhưng mang tính học thuật và cấp tiến như vậy của Nguyễn Hữu Đang đã như những trái bom bên cạnh các sáng tác văn nghệ của phong trào Nhân văn Giai phẩm. Xét về mặt này, có lẽ chỉ có bài viết đòi dân chủ và pháp quyền của cụ Nguyễn Mạnh Tường, nổi danh với hai bằng TS Luật khoa và Văn chương tại Pháp, là có tầm ảnh hưởng tương tự.

Không phải ngẫu nhiên mà trong chiến dịch “đánh” Nhân văn Giai phẩm sau này, đại đa số những kẻ “bẻ cong ngòi bút” – trong đó có nhiều tên tuổi như Hoàng Trung Thông, Mạnh Phú Tư, Như Phong… -, mặc dù đã dùng những từ ngữ hết sức tồi tệ đối với Nguyễn Hữu Đang, nhưng vẫn phải thừa nhận ông là linh hồn, là ngọn cờ đầu của phong trào.

Ấy là chưa nói đến chuyện, trong hành động thực tiễn, Nguyễn Hữu Đang cũng đi rất xa: ngay trước khi bị bắt, ông đã đề nghị Quốc hội miền Bắc cho phép biểu tình theo đúng Hiến pháp, để bảo vệ những quyền tự do và dân chủ.

Sau khi Nhân văn Giai phẩm bị đàn áp, Nguyễn Hữu Đang bị bắt giam tháng 4-1958 và đến năm 1960, ông bị bản án tù giam 15 năm, nặng nhất trong số các thành viên của phong trào. Sau Hiệp định Paris, tháng 2-1973, ông được trả tự do, nhưng bị quản chế ở quê nhà Thái Bình.

Thời gian từ 1960 đến 1973, Nguyễn Hữu Đang bị giam ở Hà Giang, gần sát biên giới Trung Quốc, và ông là một trong vài người tù của miền Bắc không hề được biết đến cuộc chiến Việt Nam trong những năm đó!

*

Vụ án “Nhân văn”, kéo dài trong hơn 30 năm, là một trong những trang sử bi thảm của giới trí thức Việt Nam thế kỷ XX. Khởi đầu năm 1956 với những nỗ lực dân chủ hóa đời sống tinh thần, văn nghệ và xã hội của một nhóm văn nghệ sĩ nổi tiếng, vụ án Nhân văn đạt tới đỉnh điểm khi nhiều thành viên của phong trào bị khai trừ, cảnh cáo, bị bôi nhọ, lăng nhục bởi chính những bạn hữu, đồng nghiệp của họ, vào mùa hạ năm 1958.

Một năm sau, sinh mạng chính trị của những tên tuổi tiêu biểu của phong trào Nhân văn và của nền văn nghệ Việt Nam – trong đó, có Nguyễn Hữu Đang – coi như bị khai tử với những lời chỉ trích và nhục mạ tệ hại trong 370 trang sách “Bọn Nhân văn Giai phẩm trước tòa án dư luận”. Trong hơn ba thập niên tiếp tới, về căn bản, những “bị cáo không án” của vụ “Nhân văn Giai phẩm” đã bị cấm sáng tác, cấm xuất hiện và đăng tải dưới tên thật, đa phần sống cơ cực, nhọc nhằn bên lề xã hội và bên lề những sinh hoạt văn nghệ “chính mạch”.

Trên cương vị nhà tổ chức, linh hồn và thủ lĩnh chính trị của Nhân văn Giai phẩm, Nguyễn Hữu Đang chịu bản án tù nặng nhất – 15 năm vì tội danh “phá hoại chính trị” và bị đưa lên giam ở Hà Giang. Đánh giá vai trò của ông trong phong trào, Trần Dần khẳng định: “Nếu không có Đang, không ai có thể tập hợp anh em được. Sẽ không có tham luận với những đề nghị: gặp Trung ương, ra báo… mà cũng sẽ không có tờ Nhân Văn”. Hoàng Cầm, một yếu nhân khác của phong trào, cũng cho hay, Nguyễn Hữu Đang là “người sinh ra báo “Nhân văn”.

Trong vòng gần 20 năm kể từ khi được trả tự do năm 1973, Nguyễn Hữu Đang bị an trí ở Thái Bình và có lẽ chúng ta sẽ không thể biết về quãng đời gian nan cùng cực ấy của ông, nếu không có một thiên ký động lòng của Phùng Quán, người em kết nghĩa, thành viên trẻ nhất, thường được coi là “Triệu Tử Long của Nhân văn Giai phẩm”.

Bài ký kể về những kỷ niệm của hai người bạn vong niên, đặc biệt là về chuyến thăm Nguyễn Hữu Đang của Phùng Quán đầu thập niên 90, vào những ngày giáp Tết. Tại một vùng quê nghèo xác xơ ở miền Bắc, Phùng Quán đã gặp Nguyễn Hữu Đang, ông cụ ở độ tuổi gần 80, không vợ không con, sống độc thân trong một cái chái bếp rộng chỉ khoảng 5 mét vuông mà theo lời tả của Phùng Quán là:

“… chật kín những tư trang, đồ đạc. Mấy cây sào ngọn tre gác dọc ngang sát mái, treo vắt cả chục cái khăn mặt rách xơ như giẻ lau bát, áo may-ô thủng nát, quần lao động vá víu. Cạp quần đeo lủng lẳng một chùm lục lạc làm bằng vỏ hộp dầu cao Sao Vàng xuyên thủng, buộc dây thép, bên trong có hòn sỏi nhỏ. Đụng vào, chùm lục lạc rung lên leng keng, nghe rất vui tai.

[…] Chính giữa gian chái kê cái tủ gỗ tạp nhỏ, hai cánh mọt ruỗng không khép kín được, khóa một chiếc khóa lớn như khóa nhà kho. Trên nóc tủ, xếp một chồng mũ cối, mũ vải, mũ lá mà ở Hà Nội người ta thường quẳng vào các đống rác. Cạnh tủ là một cái giường cá nhân, bốn chân giường được thống cố thêm bốn chồng gạch. Trên giường một đống chăn bông trần rách thủng, và một xấp quần áo cũ làm gối….

Sát chân giường kê chiếc bàn xiêu vẹo chỉ có hai chân, hai chân kia được thay bằng hai sợi dây thép buộc treo vào tường […] Dưới gầm bàn là mấy chục đôi dép cao su hư nát, đứt quai, được bó thành từng bó, hai cái vại muối dưa rạn nứt, sứt miệng, một đống bản lề cửa, sắt vụn, đinh còng queo, mẩu dây thép han rỉ… Tất cả những đồ lề đó, phủ lên một lớp bụi tro…”

Nguyễn Hữu Đang đã sống âm thầm và đói khát như thế bao nhiêu năm, mỗi lần lặng lẽ đạp chiếc xe cà khổ trên đường vào buổi đêm, chùm lục lạc đeo vào cạp quần, vừa báo hiệu có người để thanh niên họ tránh xe, vừa để “nghe tiếng lục lạc loong coong ngang thắt lưng, tự nhiên cảm thấy đỡ cô độc”. Không có gì ăn, ông lượm lặt vỏ bao thuốc lá để đổi lấy cóc, nhái, rắn nước của lũ trẻ trong làng, và tự an ủi đó là thứ thịt “thừa chất đạm, mà là loại đạm cao cấp”, “ăn thịt cóc của tôi rồi sẽ thấy các thứ thịt khác đều nhạt hoét”.

Trong hoàn cảnh cực khổ đến tận cùng như vậy, Nguyễn Hữu Đang vẫn an nhiên tự tại, viết hồi ký và nghiên cứu, dịch sách lịch sử, vì ông nghĩ đó là những điều có ích cho đời sau. Mối lo duy nhất của ông chỉ là không biết chết ở đâu, như lời ông tâm sự: “Lúc sống thì tôi ở nhờ nhà ai chẳng được, ở đây cũng như ở trên Hà Nội… Nhưng lúc chết thì người thân mấy cũng làm phiền người ta. Có ai muốn một người không phải ruột ra máu mủ lại nằm chết trong nhà mình?

Ngay cả cái chái bếp này cũng vậy, tôi nằm chết sẽ làm phiền đến nhà trường, các thày các cô, các cháu học sinh… Bởi vậy mà hai năm nay tôi không muốn lên Hà Nội. Ở đây, tại quê hương bản quán, tôi đã chọn sẵn chỗ để nằm chết… (…) Đấy, dưới chân búi tre ấy có một chỗ trũng nhưng bằng phẳng, phủ đầy lá tre rụng, rất vừa người tôi… Tôi sẽ nằm đó chết để khỏi phải phiền ai… Tôi đã chọn con đường ngắn nhất để có thể bò kịp đến đó, trước khi nhắm mắt xuôi tay…”.

Là người phải tiết kiệm đến từng xu để lo chuyện hậu sự, ấy vậy mà khi biết một người bạn, người em tâm giao thời Nhân văn Giai phẩm là Phùng Cung cần tiền để in “Xem đêm”, tập thơ của cả đời người, Nguyễn Hữu Đang đã không ngần ngại trao tất cả số tiền mà ông đã dè sẻn dành dụm trong 20 năm, chỉ với một yêu cầu duy nhất là “tập thơ phải in thật đẹp, mà đẹp giản dị, thanh nhã, chứ không rườm rà, lòe loẹt như nhiều tập thơ đang bày bán”.

Cái nghẹn ngào của Phùng Quán khi viết những dòng sau đây, có lẽ cũng là niềm thương cảm đến thắt lòng của mọi người dân Việt ngày hôm nay, khi nghĩ đến hình bóng một trí thức dấn thân cho dân chủ hết sức can trường, một hào kiệt bậc nhất của một thời: “Không hiểu sao nghe anh nói tim tôi hồi hộp và cổ tôi như nghẹn ngào. Tôi được quen biết anh đã gần bốn mươi năm nhưng cho mãi tới hôm ấy tôi mới thật hiểu anh là người như thế nào.

Nguyễn Hữu Đang là người nếu chỉ dùng cho bản thân thì một trăm đồng ba quả khế chua để gội đầu (thay chanh mà anh sợ đắt) cũng tiếc tiền, bất đắc dĩ mới phải mua, nhưng đã là việc nghĩa hiệp thì sẵn sàng san sẻ đến đồng tiền cuối cùng”.

*

Năm 1989, Nguyễn Hữu Đang bắt đầu được “phục hồi” và từ năm 1990, ông được lương hưu trí, nhưng không theo mức mà lẽ ra một trí thức như ông phải được hưởng. Cho dù được về sống ở Hà Nội từ năm 1993 và vào thời gian cuối, đôi lúc, một vài tờ báo ở Việt Nam có nhắc đến cái tên Nguyễn Hữu Đang trên cương vị người tổ chức Lễ Độc lập năm 1945, nhưng sự tham gia của ông trong phong trào Nhân văn Giai phẩm vẫn nằm trong “vùng cấm”.

Khác với trường hợp một số cộng sự trong Nhân văn Giai phẩm như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán…, trong những năm cuối đời, Nguyễn Hữu Đang vẫn tiếp tục bị tước quyền phát biểu, quyền công khai lên tiếng với báo chí, công luận. Nhà phê bình văn học Thụy Khuê kể lại, lần cuối cùng bà về Hà Nội vào mùa thu năm 1997, Nguyễn Hữu Đang đến thăm hai lần, nhưng lần nào cũng do một nhân viên của Bộ Nội vụ đi kèm nên ông đã không nói được gì.

Là người nghiên cứu lâu năm về phong trào Nhân văn Giai phẩm và từng có những dịp tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp Nguyễn Hữu Đang, Thụy Khuê phải thốt lên căm phẫn khi thuật lại câu chuyện: “Những điều không thể hỏi ông qua điện thoại, đến khi gặp mặt cũng không hỏi được. Bao nhiêu chi tiết muốn ông soi tỏ về những hoạt động, những khúc mắc ngày xưa, về quãng đời tranh đấu truân chuyên, vẫn còn nguyên trong bóng tối. (…)

Khi trở về Paris, tôi đã cố gắng điện thoại cho ông nhiều lần để “thực hiện chương trình”, nhưng chỉ sau vài câu thăm hỏi là điện thoại lại bị cắt, mặc dù đề tài nói chuyện, như đã dự định, chỉ chuyên về văn hóa. Có lần phẫn uất quá, ông đã quát lên trong điện thoại: “Chúng ta chỉ nói với nhau những chuyện văn hóa văn nghệ, chứ có làm gì phản dân, hại nước đâu mà chúng nó cũng…”. Lời ông chưa dứt, tiếng điện thoại đã lại u u… Câu nói dở dang ấy đã gây chấn động trong tôi trong nhiều năm tháng”.

Nguyễn Hữu Đang ra đi ngày 8-2-2007, tính theo lịch Âm là trước Phùng Quán, người em kết nghĩa và thân yêu của ông, một ngày. Tang lễ được cử đúng vào ngày ông Công ông Táo lên trời, rất cảm động với sự hiện diện của bà Ngô Thị Kim Thoa (vợ Phùng Cung) và bà Vũ Bội Trâm (vợ Phùng Quán) chít khăn tang đứng cùng thân quyến bên linh cữu chịu tang.

Từ Đà Lạt, nhà thơ Bùi Minh Quốc đã nhờ bà Vũ Bội Trâm đặt viết trên lụa đôi câu đối viếng Nguyễn Hữu Đang: “Dâng Tổ Quốc kỳ đài Độc Lập, vun gốc Nhân Văn một đời trong trắng – Hiến Nhân Dân diệu lý Tự Do, đắp nền Pháp Trị muôn thuở sáng ngời”. TS Hà Sỹ Phu cũng có những lời vĩnh biệt ông hết sức cảm động: “Thê tử không màng, dựng một Kỳ đài cho thế kỷ! – Nhân văn là thế, khơi ngàn Ước vọng để mai sau!”.

Được biết, đã có rất nhiều vòng hoa trắng được mang đến viếng ông trong ngày đưa tang. Bởi lẽ, như lời cám ơn của gia đình: “Cụ Nguyễn Hữu Đang, thân nhân ruột thịt của chúng tôi có một cuộc sống không được bình thường như mọi người: Không vợ con. Không gia đình. Mọi hoạt động, mọi tâm nguyện đều hướng về phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội cho đến cuối đời. Không một đòi hỏi cá nhân ích kỷ.”

Một Hiệp sĩ hào hiệp, một nhà Văn hóa uyên thâm và trung thực, một Con người trong sáng và quả cảm đã ra đi như thế, để lại một di sản dân chủ mà chúng ta còn phải mất nhiều năm để thấu hiểu và đánh giá một cách đầy đủ…

Nguyễn Hoàng Linh

Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà – Zing.vn

1 Th9

Ông Đoàn Văn Vươn về đến nhà trong niềm vui và xúc động của bà con xã Vinh Quang, Tiên Lãng (Hải Phòng). Họ chuẩn bị pháo giấy và bắc rạp làm cơm chiêu đãi người nông dân.

Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Sau chặng đường hơn 80 km từ trại giam Hoàng Tiến (Chí Linh, Hải Dương) về tới quê nhà xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), ông Đoàn Văn Vươn cùng vợ con và những người bạn thân ghé đình Đông, nơi thờ tiến sĩ bộ hộ thượng thư Nhữ Văn Lan để báo cáo với tiên tổ.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
14h, người nông dân lại được đi trên mảnh vườn tại quê nhà. Ra đón từ đầu ngõ là những người bạn thân thiết cùng sinh hoạt trong Liên chi Hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng. Họ đã chờ ông từ tinh mơ.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Những quả pháo giấy liên tiếp bắn lên, chào mừng ông trở về.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Lần lượt từng người ôm ông chúc mừng.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Làng xóm tại xã Vinh Quang ai nấy đều mừng rỡ khi thấy ông vẫn khỏe mạnh như xưa. Trước đó, họ đã bắc rạp tại mảnh vườn ngay chân đê chuẩn bị tiệc chiêu đãi.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Trở về nhà sau nhiều năm đi xa, ông Vươn bước thẳng ra khu đầm mà bấy lâu nay ông vẫn đau đáu nỗi lo toan. Ông cho biết, trong những ngày tới khi ổn định mọi thứ sẽ tiếp tục công việc nuôi trồng thủy sản, gia cầm trên mảnh đất 40 ha này.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Nhìn người vợ hiền và đứa con út khỏe mạnh, ông Vươn cho biết không lâu nữa ông sẽ bắt tay vào những công việc còn đang thực hiện dang dở.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Phát biểu trong buổi lễ đón mình và người em ruột Đoàn Văn Quý, ông Vươn gửi lời cám ơn tới bà con làng xóm, bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ vợ con ông khi đang phải thụ án.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Nhiều người không giấu nổi giọt nước mắt xúc động khi nghe ông tâm sự về những tháng ngày sống trong trại giam.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
“Tình cảm mà mọi người dành cho tôi thật ý nghĩa và lớn lao. Tôi về sớm với cộng đồng thật là một niềm hạnh phúc, nhất là được tiếp tục phụng dưỡng người mẹ già mà bấy lâu anh em tôi luôn thấp thỏm, đợi chờ, lo lắng”, ông xúc động nói.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Sau nhiều giờ hội ngộ, nhiều người vẫn rưng rưng nước mắt vì vui sướng.

Ông Đoàn Văn Vươn mừng rỡ ngày ra tù

11h ngày 31/8, anh em ông Đoàn Văn Vươn – Đoàn Văn Quý được tự do sau 3 năm, 7 tháng, 21 ngày sống tại trại giam Hoàng Tiến (Chí Linh, Hải Dương).

Chủ tịch nước đã ký Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 18.298 phạm nhân đang chấp hành án tù. 

Ngoài ra, 225 người đang được hoãn chấp hành án và 16 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án cũng được hưởng đặc xá. Các Quyết định này có hiệu lực từ ngày 31/8.

Hai anh em ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý thụ án tại trại giam Hoàng Tiến (Chí Linh, Hải Dương). Tính đến ngày 31/8 ông đã ở trong trại 3 năm, 7 tháng và 21 ngày.

Trước đó, tháng 4/2013, Tòa án tối cao đã tuyên án 5 năm tù đối với ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý với tội danh Giết người.

Hoàng Anh

 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

  • Rất tốt! Thông tin nhanh, nội dung trung thực và khách quan.
  • Bình thường: Thông tin hữu ích, nội dung không lỗi.
  • Kém: Nội dung không có giá trị, nhiều lỗi
 
← Older Entries