Tag Archives: ÁC TRONG

Bàn qua về THIỆN, ÁC TRONG CHỦ NGHĨA MARX – Phần 4 – BVB

10 Th10

Bàn qua về THIỆN, ÁC TRONG CHỦ NGHĨA MARX – Phần 4

 
 
* TRẦN MẠNH HẢO 
(tiếp theo – Phần 4)
 
THIỆN & ÁC là phạm trù của thế giới tự nhiên và dĩ nhiên là của cả xã hội loài người
Văn minh Ấn Độ (gần như đồng thời với văn minh Lưỡng Hà, trước văn minh Ai Cập và Hi Lạp) đã theo đạo Bà La Môn với quan niệm Thượng Đế tam vị nhất thể gồm thần sáng tạo Brahma, thấn Ác Shiva và thần Thiện Vishnu. Như vậy, Thiện và Ác chính là hai mặt của sinh diệt có sẵn trong thế giới tự nhiên trước khi con người xuất hiện. Trong thần thoại và trong các tôn giáo của nhân loại từ bình minh của lịch sử đều có thần ác, thần thiện, ông Thiện và ông Ác…Chúa và Phật, Thánh Ala của tiên tri Mohamed, Lão tử và Khổng tử… đều dạy con người hướng thiện và đấu tranh loại trừ cái ác. 

Chỉ có học thuyết sinh vật học của Darwin và học tuyết cộng sản của Marx không có chỗ cho cái thiện cư trú, là hai học thuyết toàn ác, duy ác, tuyệt đối ác…

                              => Phần 1 ;   Phần 2  ; Phần 3  
 
Thiện Ác gần như là một bản năng tạo hóa ban cho muôn loài từ thực vật, động vật đến con người đều dùng chung quy luật tự nhiên này. Ngay ở trong các loài thực vật, động vật quy luật tiêu diệt nhau (cái ác) để tồn tại và quy luật khoan hòa, bao dung (cái thiện) để cộng sinh hòa trộn vào nhau để cùng sinh tồn là điều không còn phải bàn cãi. Trong rừng cây nhiệt đới năm, sáu tầng mọi loài cây đều tranh nhau vươn lên để độc chiếm ánh sáng mặt trời; tuy nhiên bằng cách nào đấy, chúng vẫn để những kẽ hở cho ánh sáng mặt trời lọt xuống tận các loài cỏ, loài tảo, nấm dưới mặt đất. Đấy phải chăng chính là biểu hiện của tính thiện trong thế giới tự nhiên? 
Có rất nhiều loài cây nhỏ ví như phong lan mọc ký sinh trên các thân cây cổ thụ và chúng biết sống thân thiện, hòa bình với nhau suốt đời, tuy nhiên cũng có loài cây mọc ký sinh như cây si, cây đa, cây đề đã tiêu diệt cây chúng sống nhờ (nhưng loài ký sinh duy ác này rất ít so với các loài ký sinh duy thiện). 
Loài vật, ngay cả các loài ăn thịt sống bên nhau như sư tử, cọp, gấu, chó sói… cũng ít muốn gây chiến tranh với đồng loại và các loài khác giống, trừ trường hợp chúng tranh mồi hay tranh chấp con cái, tranh nhau lãnh thổ…Hầu hết các loài ăn cỏ từ voi, hưu nai, trâu, bò, dê, ngựa… chọn lối sống hòa bình trên đồng cỏ, ít khi dùng bạo lực để tranh nhau nguồn sống. Các loài ăn thịt cũng biết cách ứng xử bao dung với loài ăn cỏ. Chúng chỉ bắt loài ăn cỏ để ăn đủ no chứ không bao giờ tàn sát hàng loạt loài thú ăn cỏ như con người tàn sát đồng loại để trả thù hay để thỏa mãn tính ác. Nhờ có loài ăn thịt sống chung mà loài ăn cỏ thoát chết hàng loạt vì nạn nhân mãn, sinh sản quá nhiều không đủ cỏ để ăn. Loài ăn thịt và loài ăn cỏ ngoài cách giết nhau để làm mồi mà ta gọi là ác, chúng còn biết sống cộng sinh, bao dung nhau, che chở nhau để cùng tồn tại. 
Có loài cá nhỏ chuyên môn sống trong miệng loài cá mập (sát thủ của biển) để sống bằng nghề xỉa răng cho loài cá dữ. Lại có những loài cá nhỏ sống quanh, sống trên lưng loài cá lớn để làm nghề dọn vệ sinh cho bọn ác ngư mà vẫn chung sống hòa bình với nhau từ đời này đến đời khác… 
Hãy nhìn đàn cá voi săn mồi bằng cách dồn các đàn cá nhỏ lại thành một vòng tròn đen đặc; nhưng chúng chỉ ăn đủ no và bao giờ cũng để lại một phần đàn cá nhỏ kia để loài này tồn tại và phát triển. 
Thiên nhiên đã tự cân bằng sinh thái, bảo đảm cho sự tồn tại của muôn loài bằng quy luật thiện ác, quy luật vừa hủy diệt vừa bao dung, vừa tàn phá vừa che chở để muôn loài cộng sinh và phát triển, tránh được sự tự hủy diệt của nạn nhân mãn. 
Rất tiếc, học thuyết tuyệt đối hóa cái ác trong các quy luật tàn bạo của hội chứng móng và vuốt (chữ của Darwin) trong đấu tranh sinh tồn mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, trong sự tàn nhẫn vô lương tâm của tự nhiên khi chọn lọc giống loài…của Darwin là một cái nhìn phiến diện, thiếu tính khoa học. 
Marx đã lấy học thuyết duy ác trong các quy luật tồn tại của thực vật và động vật trong tự nhiên của Darwin áp dụng vào thế giới con người để thành thuyết đấu tranh giai cấp là một sai lầm lớn nhất trong thế giới quan duy ác của ông, tạo ra các xã hội thống trị bằng cái toàn ác, không bao giờ quan tâm đến cái thiện là chủ nghĩa nhân văn đã làm nên nhân loại. 
Stephen William Hawking (là một nhà bác học lỗi lạc, nhà Vật lý người Anh sinh năm 1942. Trong nhiều thập kỉ, ông được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking hiện là giáo sư Lucasian, chức danh dành cho giáo sư toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac) trong bài: “Lược sử thời gian” viết rằng về già, Darwin đã sám hối vì nhận ra sai lầm của học thuyết vô thần tuyệt đối hóa cái ác trong chọn lọc tự nhiên, trong đấu tranh sinh tồn của sinh vật, như sau: 
“Về già Darwin lại viết: 
“Có một lý lẽ rất mạnh nữa khiến tôi tin ở Thượng đế, đó là lý lẽ lý trí chứ không phải lý lẽ cảm tính. Người ta rất khó, thậm chí hầu như không thể, quan niệm được rằng: cả cái vũ trụ mênh mông và kỳ diệu này, trong đó con người với khả năng nhìn lùi lại quá khứ và hướng về tương lai, lại có thể là kết quả của một sự ngẫu nhiên mù quáng hay một tất yếu. Sau khi suy nghĩ miên man như vậy, tôi tự cảm thấy phải tin rằng có một cội nguồn khởi thủy có trí thông minh tương tự như người, nghĩa là tôi tin có thượng đế. Trong thời gian viết bộ Nguồn gốc các chủng loại, tôi nhớ là tâm trạng của tôi là như vậy. Tuy nhiên qua nhiều diễn biến thăng trầm về sau, niềm tin của tôi không còn được như trước. Đến đây lại nảy sinh một mối hoài nghi: Tôi tự hỏi làm sao có thể tin được rằng linh hồn con người, thoạt đầu không khác gì linh hồn các loài vật hạ đẳng nhất, lại có thể suy luận tới những kết luận bao la như vậy?” 
Darwin không trả lời câu hỏi và kết luận như sau: 
“Tôi không có tham vọng rọi sáng những vấn đề trừu tượng đó. Chúng ta không thể biết nổi nguồn gốc của vạn vật và tôi đành cam nhân mình là người theo chủ trương lý trí hữu hạn”. 
Từ học thuyết đấu tranh giai cấp bằng tuyệt đối hóa sự giết chóc, Marx đã đưa giai cấp vô sản lên thành giai cấp lãnh đạo tuyệt đối bằng chuyên chế độc tài. Đây chính là vấn nạn khổ đau vô tận cho người dân phải sống trong địa ngục chuyên chế vô sản duy ác trong các chế độ cộng sản đã và đang bị cả loài người văn minh lên án… – (hết trích).
 
XÓA BỎ TƯ HỮU – MARX XÓA BỎ CHÍNH CON NGƯỜI 
Kết luận của Marx: “Lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp”, mà khái niệm “đấu tranh” của Marx đồng nghĩa với bạo lực, với cái ác, với sự giết người hàng loạt không hề biết thương xót; đây là một lý giải quá tầm bậy của ông. Lấy cái ác để giải thích sự phát triển của lịch sử nhân loại, Marx chính là một kẻ phi nhân. 
Marx thể hiện sự phi nhân khác của mình khi ông giải thích chính tư hữu (sở hữu) là nguyên nhân gây ra sự phân chia giai cấp trong xã hội, tức là nguyên nhân mọi đau khổ của con người. Trong tuyên ngôn của đảng cộng sản, Marx viết: 
“Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu. 
Nói tóm lại, ông buộc tội chúng tôi là muốn xoá bỏ sở hữu riêng của các ông. Quả thật, đó chính là điều chúng tôi muốn.” 
Khi nghiên cứu tác phẩm “Cộng Hòa” của Platon (như vừa dẫn), Marx thấy Platon nói rằng vì con người có ý thức về tư hữu, sở hữu nên mới sinh ra tranh giành cướp đoạt của nhau; rằng muốn xây dựng một chế độ cộng sản lý tưởng thì phải xóa bỏ tư hữu. Ý tưởng này của Platon đã được các tiền bối của phái chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Marx nhắc lại và đưa vào học thuyết giả tưởng của mình, nên Marx nhất quyết xóa bỏ tư hữu nơi con người nếu con người đó bị buộc phải vào sống trong thế giới cộng sản của ông. 
Vả, nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước Marx là Charles Fourier từng cho rằng trong xã hội mông muội của loài người (tức xã hội cộng sản nguyên thủy theo cách gọi của Marx) con người chưa từng biết tư hữu về tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất, nên Marx coi đây là một bằng chứng của chân lý. 
Marx lại nghiên cứu những bài báo của Lewis H. Morgan, nhà nhân chủng học người Mỹ sinh cùng năm với Marx (1818) và chết trước ông hai năm, từng viết rằng, trong xã hội cộng sản nguyên thủy con người chưa biết tư hữu. Từ đây, Marx tưởng mình đã đầy đủ dẫn chứng nhân chủng học khi ông lấy ý này của Morgan làm căn cứ khoa học của mình. Chúng ta hãy theo dấu Engels để biết Marx bị ảnh hưởng từ Morgan: 
“Dựa trên các kết quả và phát hiện của Lewis H. Morgan (Lewis Henry Morgan (21 tháng 11 1818 – ngày 17 tháng 12 năm 1881) là một nhà nhân chủng học người Mỹ tiên phong và lý thuyết xã hội đã làm việc như một luật sư đường sắt), Friedrich Engels đã phân tích lịch sử nhân loại trong những giai đoạn sớm nhất của nó, luận chứng quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình hình thành của xã hội có giai cấp, dựa trên chế độ tư hữu. Ông cũng vạch rõ những đặc trưng của xã hội đó, giải thích sự phát triển của các quan hệ gia đình trong các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau, chỉ ra nguồn gốc và bản chất của Nhà nước, chứng minh sự tất yếu diệt vong của Nhà nước và xã hội có giai cấp nói chung. 
Engels bắt đầu viết cuốn này từ cuối tháng Ba năm 1884, và tới hết tháng Năm năm đó thì hoàn tất. Khi đọc các bản thảo viết tay của Marx, Engels đã tìm thấy một bản tóm tắt cuốn “Xã hội Cổ đại” của L.H. Morgan, nhà khoa học tiến bộ người Mỹ, được Marx ghi trong các năm 1880-1881, có nhiều nhận xét phê phán và luận điểm của chính Marx. 
Sau khi đọc bản tóm tắt, Engels nhận thấy cuốn sách của Morgan đã xác minh quan điểm duy vật lịch sử và các quan điểm về xã hội nguyên thủy của Marx và mình đề xuất, và thấy cần viết một tác phẩm riêng, sử dụng các tài liệu và kết luận của Morgan và Marx.” 
Thưa rằng, kết luận của Morgan và Marx khi hai ông cho rằng con người mông muội ăn chung ở chung ngủ chung làm chung (cộng sản nguyên thủy) không biết tư hữu là một kết luận sai lầm đến mức ấu trĩ. 
Tư hữu, sở hữu là bản năng tạo hóa dành cho muôn loài từ cây cỏ, muông thú đến con người. Từ con kiến, con ong, đến con chim, con chuột, con cọp, con sư tử …đều biết sở hữu tổ của mình. Chúng có thể chiến đấu đến chết để bảo vệ tổ, bảo vệ con cái của mình, bảo vệ các con của mình. Ngay cả loài cây, tức là các loài thực vật… đều biết sở hữu vùng ánh sáng, tranh nhau vùng ánh sáng và dùng rễ để tranh nhau các chất màu trong đất. 
Bản năng tư hữu, sở hữu đã có trong cả thế giới khoáng vật, động thực vật, sao đến loài động vật cao cấp là con người dù con người trong thời mông muội (cộng sản nguyên thủy) lại quên đi một bản năng tồn tại là bản năng sở hữu, tư hữu như hai ông mạo danh khoa học kết luận là ông Morgan và Marx là sao? 
Hai đứa bé sinh đôi trong bụng mẹ chưa chào đời còn có bản năng sở hữu, tư hữu khi chúng đá nhau tranh giành không gian chật chội, xin trích: 
“Nếu như bạn không tin thì hãy đến với đoạn video thú vị dưới đây được các nhà nghiên cứu Anh quay lại được. Đáng chú ý của cặp song sinh này chiến đấu với nhau để có chỗ duỗi chân thoải mái trong bụng mẹ vốn đang chật chội. 
“Cuộc chiến” của cặp sinh đôi này xem ra bất phân thắng bại. 
Cảnh quay trong video cho thấy đôi chân của bào thai nhỏ hơn đang duỗi chân ra về phía bào thai to, như thể nó đang rất cố gắng để đẩy chân hoặc đá chân vào người anh chị em mình, mặc dù sự thật, diễn giải này không phải là chắc chắn đang xảy ra giữa các bào thai.
“Nếu bạn đang mang thai sinh đôi thì chúng không thể đứng yên một vị trí nhất định”, tiến sĩ Marjorie Greenfield, giám đốc bộ phận sản khoa nói chung và phụ khoa nói riêng tại Đại học Trung tâm y tế ở Cleveland (Luân Đôn, Anh) cho biết.
Greenfield, mẹ của cặp song sinh ban đầu còn tỏ ra do dự, không tin vào mắt mình khi tận mắt chứng kiến video cảnh hai đứa con của mình đá nhau. Greenfield nói rằng: “Hai đứa trẻ đã đá vào bụng tôi, chúng đang đấu đá nhau. Trải nghiệm thú vị này, chỉ bây giờ tôi mới có được”. 
Nếu con ong, con chim, con thú… không có bản năng tư hữu, sở hữu, khi đi kiếm ăn ở những vùng xa tổ của nó, xa hang của nó có khi cả trăm cây số, chắc là nó không thèm quay về, hoặc không còn thiết tha với cái tổ, với lũ con không thuộc sở hữu của nó, thì muôn loài chắc đã bị hủy diệt từ lâu?…
                (còn tiếp)  
 
—————-
 

7 nhận xét:

  1.  

    Qua cách đặt tựa, ta biết tác giả khẳng định sự “ác” ở đây.

    Trả lờiXóa

     
     
  2.  

    Báo tin cả nhà biết Hội nghịTW 8 ” thành công tốt đẹp”

    Trả lờiXóa

     
     
  3.  

    Thực tế đến nay ĐCS VN cũng chẳng theo một chủ nghĩa nào cả. “Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế”. vì thế mà đất nước hoang tàn, 4 triệu con người VN chủ yếu là thanh niên phải chết oan trong chiến tranh.
    Sang thế kỷ 21 gần hêt 3 nhiệm kỳ của đại hội Đảng nữa rồi mà VN vẫn chưa tự làm được cái kim khâu, viên bi xe đạp, lưỡi lam cạo râu là sao nhỉ?
    Công chức khối người mặc quần áo si đa, đi xe bãi. Hiện nay VN là bãi rác thải công nghiệp lớn nhất của nhân loại. Và phải chăng đó là công lao của Đảng?

    Trả lờiXóa

     
     
  4.  

    Ngày còn hợp tác xã trước 1990 làng quê tôi kiệt quệ,đói khổ chưa từng thấy đó là do cơ chế của Đảng gây nên.
    Xã hội VN hiện nay không tiền, không tình, không quỳ gối, không nịnh nọt thì nhiều người khó mà đỗ đạt, khó mà được đề bạt thăng cấp.
    ở VN Nữ có nhiều lợi thế trong quan hệ với lãnh đạo, họ ướt át với sếp rồi công việc có sai cũng chăng lo, rồi còn thăng tiến rất nhanh nữa.
    Nay VN nhiều nhà nghỉ quá! nhiều quan tham quá! Đã loạn từ lâu! Mẹ VN ơi! Mẹ VN ơi!
    Ngày còn hợp tác xã trước 1990 làng quê tôi kiệt quệ,đói khổ chưa từng thấy đó là do cơ chế của Đảng gây nên.

    Trả lờiXóa

     
     
  5.  

    Ngày còn hợp tác xã trước 1990 làng quê tôi kiệt quệ,đói khổ chưa từng thấy đó là do cơ chế của Đảng gây nên.
    Xã hội VN hiện nay không tiền, không tình, không quỳ gối, không nịnh nọt thì nhiều người khó mà đỗ đạt, khó mà được đề bạt thăng cấp.
    ở VN Nữ có nhiều lợi thế trong quan hệ với lãnh đạo, họ ướt át với sếp rồi công việc có sai cũng chăng lo, rồi còn thăng tiến rất nhanh nữa.
    Nay VN nhiều nhà nghỉ quá! nhiều quan tham quá! Đã loạn từ lâu! Mẹ VN ơi! Mẹ VN ơi!

    Trả lờiXóa

     
     
  6.  

    “Vì đất nước rơi vào thời BĨ, thời LOAN TRỊ. Cho nên:
    Quân tử sa cơ
    Tiểu nhân đắc chí
    Con đĩ làm Bà chủ
    Lưu manh hí hú với quan toà
    Người có Tâm có Tài bị dìm hại
    Kẻ tiêu nhân chễm chệ chức quyền
    Đòng tiền chen ngang đạo lý….”
    Tác giả viết ngắn gọn nhưng rất thực và sâu sắc, nó lên án mạnh mẽ một chế độ phản động thối nát đến cực độ đang ngự trị tại VN hiện nay

    Trả lờiXóa

     
     
  7.  

    Bác TMH nghiên cứu Đông Tây kim cổ thông tuệ thế mà không làm thay Hội đồng LL TW của bác Huynh

Bàn qua về THIỆN, ÁC TRONG CHỦ NGHĨA MARX – Phần 2 – BVB

8 Th10

Bàn qua về THIỆN, ÁC TRONG CHỦ NGHĨA MARX – Phần 2

 
 
* TRẦN MẠNH HẢO 
(tiếp theoPhần 2)
2 – TÁCH TÂM RA KHỎI VẬT, ÁP ĐẶT CHỦ QUAN CON NGƯỜI LÊN VẠN VẬT LÀ SỰ KHỐN CÙNG CỦA TRIẾT HỌC TỪ PROTAGORAS ĐẾN MARX: 
Triết học phương Tây từ Hi Lạp tới Marx mắc một căn bệnh trầm kha, đưa tới sự cáo chung của triết học, ấy là căn bệnh tách TÂM (duy tâm) ra khỏi VẬT (duy vật). Bệnh này đưa đến cuộc truy nguyên (tranh cãi) vô hồi kỳ trận trong triết học: TÂM có trước hay VẬT có trước, VẬT sinh TÂM hay TÂM sinh VẬT? Rằng trứng đẻ ra gà hay gà đẻ ra trứng?
Rằng con người sinh ra từ con khỉ (Darwin) hay có một Đấng toàn năng nào đó nặn ra con người từ đất sét như Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo đã tin tưởng? Cho đến nay, khoa học thực nghiệm phương Tây vẫn còn ngơ ngác hỏi: vũ trụ này, tồn tại này sinh ra do TẤT ĐỊNH (do Chúa, do Đấng Toàn Năng) hay do NGẪU NHIÊN (do vụ nổ lớn Big Bang) tạo ra? Cho đến nay, câu hỏi của người Sume mở đầu văn minh Lưỡng hà (mở đầu văn minh nhân loại?), sắc dân tìm ra chữ viết để viết trên gốm sớm nhất, rằng: con người từ đâu đến, đến đây làm gì và đi về đâu vẫn chưa được các nền văn minh hậu bối trả lời, kể cả Einstein hay đức Đạt Lai Lạt Ma…
             => Phần 1 

 
Chỉ biết rằng, cho tới hiện nay, khoa học thực nghiệm phương Tây đã dẫn dắt nhân loại qua những bước tiến khổng lồ về vật chất như tìm được bản đồ gen người, sinh sản vô tính, đưa người lên vũ trụ, dùng kính viễn vọng nhìn ra vũ trụ khôn cùng… Ngược đời thay, khoa học càng ngày càng tiến lên càng thấy mình gần với tôn giáo… Khoa học tò mò hé mắt qua kính viễn vọng thiên văn Hubble, hoặc kính viễn vọng khổng lồ Alma nhìn ra vũ trụ để thấy trái đất này, thái dương hệ này cũng chỉ là kiếp hạt bụi tí con con; hoặc bồi hồi tìm ra hạt Higgs (hạt của Chúa Trời)… chợt sợ hãi nếu đột nhiên mình lại tìm ra hạt của qủy sứ… Nhưng khoa học thực nghiệm chừng như đã bất lực, khi nó lơ mơ cảm thấy rằng hình như vũ trụ này đã được một lực lượng siêu nhiên nào đó lên chương trình từ A tới Z, đã mã hóa mọi hoạt động của con người và tự nhiên từ mở đầu đến kết thúc? 
                    >  Có gọi được ‘hồn’ hay không ?  
Công cuộc tách TÂM ra khỏi VẬT của nền triết học phương Tây ngót ba nghìn năm nay giờ đã đến lúc nhận lấy một hậu quả kinh hồn: toàn bộ nền văn minh vật chất đã dùng khoa học thực nghiệm đưa con người vượt lên phía trước với tốc độ siêu âm, bỏ lại nền văn minh tinh thần tiến như rùa bò vẫn còn cố níu lấy luân lý và đạo đức thế kỷ ánh sáng thứ 17, tiếc nuối thế kỷ thứ 18 của cách mạng Pháp và tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ hào sảng tính nhân văn? Trong con tàu vũ trụ trái đất bay đến tương lai, dường như tinh thần nhân loại đã bị văn minh vật chất bỏ lại ở rất xa trong quá khứ, có cơ hồn sẽ lìa khỏi xác, một nhân loại DUY VẬT không có DUY TÂM đi kèm, một nhân loại ác không có thiện đi kèm, phải chăng là dấu hiệu của ngày tận thế?
Nhân loại đang tới gần nguy cơ tự hủy diệt khi thân xác bỏ rơi linh hồn, khi khoa học bỏ rơi tôn giáo, khi cái ác bỏ rơi cái thiện, khi VẬT bỏ rơi TÂM, khi loài người sắp đánh mất tuổi thơ, đánh mất tôn giáo và Thượng Đế…? 
Tách TÂM ra khỏi VẬT (và ngược lại) thì TÂM ấy không còn là TÂM, VẬT ấy cũng không còn là VẬT nữa? Tách TÂM ra khỏi VẬT (và ngược lại) khác nào tách HỒN ra khỏi XÁC. Một cái xác không hồn, cái xác ấy là một vật chết, quyết không còn là con người nữa. Một cái hồn không có xác để cư trú, cái hồn ấy chỉ có thể là hư vô. 
Giả thuyết về sự tồn tại “linh hồn” của con người đã có từ thời xa xưa và hiện nay dường như đang trong quá trình được kiểm chứng bởi khoa học thực nghiệm. Qua một số tài liệu nước ngoài có thể nói rằng, những người cổ xưa cũng đã ghi chép rất tỉ mỉ các quan niệm về HỒN và XÁC.
Thực vậy, trước hết phải nói đến nhà triết học Platon, một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất, sống tại Aten từ năm 428 đến năm 343 trước Công nguyên. Platon cho rằng, thân thể vật lý của con người chỉ là cái vỏ bọc tạm thời của linh hồn. Các tác phẩm của ông chứa đầy những điều mô tả cái chết. Platon định nghĩa cái chết như là sự phân lập phần nội tâm của vật sống (tức là LINH HỒN) khỏi phần vật lý của nó (tức là THỂ XAC ). Ông cũng cho rằng, thời gian chỉ là một yếu tố của thế giới vật lý, còn các hiện tượng khác là vĩnh cửu.
Trên nhiều trang sách Platon bàn luận các vấn đề sau đây: linh hồn sau khi tách khỏi thể xác có thể gặp gỡ và trò chuyện với các linh hồn khác như thế nào, linh hồn chuyển từ cuộc sống vật lý sang giai đoạn tồn tại tiếp theo ra sao, cách “bảo trợ” của các linh hồn cũ đối với linh hồn mới. Platon còn cho rằng, thể xác là nhà tù của linh hồn và cái chết chính là cuộc giải phóng linh hồn khỏi nhà tù đó. Ông nhận xét: linh hồn sau khi tách khỏi thể xác có thể suy nghĩ và phân biệt các sự vật rõ ràng hơn trước đó; có một “tòa án” sẽ xét xử linh hồn sau khi chết, chỉ rõ và bắt linh hồn xem lại các sự việc tốt cũng như xấu mà nó đã làm trong cả cuộc đời. Platon đã đưa ra một số huyền thoại mà qua đó ông muốn mô tả cuộc sống của thế giới cõi Âm.
Các quan niệm về HỒN XÁC cũng được thể hiện rõ trong cuốn sách Tây Tạng dành cho người chết (gọi tắt là Sách Tây Tạng). Đó là một tài liệu nổi tiếng, được tạo thành nhờ công sức nghiên cứu của nhiều nhà hiền triết trong nhiều thế kỷ, được in vào thế kỷ VIII..
“TÂM và VẬT, HỒN và XÁC” là quá trình đồng thời, tuyệt nhiên không thể dùng phương pháp phân tích theo kiểu mổ xẻ: trước hết là TÂM hay trước hết là VẬT theo kiểu triết học phương Tây đã quan niệm và cãi nhau chí chết để cùng nhau treo cổ triết học vậy. 
Người phương Đông quan niệm TÂM với VẬT là một. Tôi đang bàn về Vật, cũng có nghĩa là tôi đang nói về Tâm đấy. Người phương Đông cho con người là tiểu vũ trụ nên tạo ra một tam vị nhất thể (tam tài) thống nhất THIÊN ĐỊA NHÂN. Người phương Đông coi con người là con đẻ của tự nhiên, từ tự nhiên mà sinh ra, rồi lại quay về với tự nhiên, không bao giờ coi mình cao hơn tự nhiên hay bá chủ tự nhiên như triết học phương tây quan niệm. 
Bằng một danh ngôn vĩ đại, triết gia Protagoras đã chỉ hướng cho nền văn minh phương tây tha hồ áp đặt chủ quan của con người lên toàn thể vũ trụ: “Con người là thước đo vạn vật”. Sao lại lấy cái giới hạn làm thước đo cái vô hạn? Con người là tùy thể của vũ trụ hay ngược lại? Con người sinh ra vũ trụ hay ngược lại mà lại lấy con người làm thước đo vũ trụ? 
Lấy VẬT phủ nhận TÂM, dùng vật chất phủ nhận mọi giá trị tinh thần con người, áp đặt chủ quan vô cùng duy tâm của mình lên mọi vật rồi gọi là duy vật chủ nghĩa, áp đặt rất nhiều điều phi lý, không tưởng của mình lên con người, lên xã hội và lịch sử con người rồi gọi là duy vật biện chứng, phủ nhận lịch sử nhân loại trước mình rồi gọi là duy vật lịch sử, Marx và Engels đã biến chủ nghĩa hoang tưởng của mình thành đoạn đầu đài để hành hình triết học, để đưa triết học phương tây vào huyệt mộ của bế tắc bằng vũ khí duy nhất là cái ác. 
 
<!–[if !supportLists]–>1. MARX TIẾP THU (LẤY) MỌI HỌC THUYẾT TRƯỚC MÌNH, TRỪ CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO 
Karl Marx tiếp thu (lấy) hơn 90 % học thuyết Hegel làm học thuyết của mình, trừ Thượng Đế và chủ nghĩa nhân đạo. (Nói đến Marx, cũng có nghĩa là nói đến Engels, vì hai ông là đồng tác giả của chủ nghĩa cộng sản bạo lực. Chúng tôi không bàn đến các đao phủ thủ của chủ nghĩa duy ác là Lenine, Stalin, Mao Trạch Đông và hàng tá các đao phủ thủ tí con con Âu Á cộng sản khác…) 
Ngay cả ba phạm trù nổi tiếng của Marx được cho là phương pháp luận khoa học như: lượng biến thành chất, sự phủ định của phủ định và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập thống nhất từng là những phát hiện của Héraclite và Hegel. 
Karl Marx đã xua đuổi chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi thuyết duy vật còn biết thương người của Feuerbach (Ludwig Andreas von Feuerbach (ngày 28 tháng 7 năm 1804 – ngày 13 tháng 9 năm 1872) là một nhà triết học Đức và nhà nhân chủng học) sau khi tiếp thu (lấy) 90% học thuyết duy vật của Feuerbach thể hiện trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức” của Marx. Marx đã kết hợp biện chứng Hegel với duy vật Feuerbach để tạo ra duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 
Marx quét sạch chủ nghĩa nhân văn (nhân đạo) ra khỏi học thuyết cộng sản trong tác phẩm “Cộng Hòa” của Platon (Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, “Vai Rộng”), khoảng 427-347 TCN, nhà  triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates (Σωκράτης) là thầy ông) để lấy nguyên mẫu mô hình xã hội cộng sản này của Platon, xin trích: 
“PLATON: Lí tưởng cộng sản lần đầu tiên được Platon định danh về mặt lí luận trong các trước tác của mình. Trong tác phẩm Cộng hoà, thông qua Socrates, Platon khẳng định rằng bất hoà và chiến tranh có nguồn gốc từ sở hữu: 
“Sự khác nhau như thế thường xảy ra do bất đồng về những từ như ‘của tôi’ và ‘không phải của tôi’, ‘của anh ta’ và ‘không phải của anh ta’… Chả lẽ việc xây dựng một nhà nước, nơi đa số người cùng sử dụng những từ như ‘của tôi’ và ‘không phải của’ đối với cùng một loại đồ vật không phải là cách làm tốt nhất hay sao?” 
Trong các phẩm Các qui luật, Platon còn dự báo một xã hội, nơi người ta không những sở hữu chung tất cả, kể cả vợ con mà còn: 
“riêng tư và tư hữu bị loại bỏ khỏi đời sống, những thứ về bản chất là riêng, thí dụ như mắt và tay cũng trở thành của chung và ở mức độ nào đó người ta cùng nhìn, cùng nghe và cùng hành động, tất cả mọi người cùng ca tụng hay cùng lên án, cùng vui cùng buồn vì cùng những lí do như nhau” 
Aristotle, học trò của Platon, lại ngờ rằng cái Utopia cộng sản đó sẽ không đem lại hoà bình vì một lí do đơn giản là khi cùng sở hữu thì người ta dễ sinh ra cãi cọ hơn là tư hữu. Hơn nữa, ông khẳng định rằng nguồn gốc của các tranh chấp không nằm ở sự tư hữu mà ở ước muốn được sở hữu: “không cần cào bằng sở hữu mà phải san bằng ước muốn của con người”. 
(Richard Pipes – Chủ nghĩa cộng sản)- Phạm Minh Ngọc dịch 
Marx cũng tiếp thu (lấy) ý tưởng về một xã hội tuyệt mỹ “ thiên đường cộng sản Thiên Chúa giáo” trong khái niệm Utopia của Thomas More (Sir Thomas More (/ m ɔr / 07 Tháng 2 1478 – 06 Tháng 7 năm 1535), được biết đến với Công giáo La Mã như Thánh Thomas More từ năm 1935) 
Thomas More đã sáng tác cuốn tiểu thuyết giả tưởng có tên Utopia, mô tả một xã hội thiên đường cộng sản hữu thần, ai không tin vào Chúa sẽ bị chém đầu.Trong “Utopia xã” với quyền sở hữu đất, sở hữu tư nhân không tồn tại, nam giới và phụ nữ được giáo dục như nhau, một xã hội làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, con người gần như đã biến thành các vị thánh. Marx đã lật ngược xã hội thiên đường cộng sản hữu thần của Thomas More để trở thành xã hội thiên đường cộng sản vô thần của mình, nơi tôn giáo bị triệt tiêu, cá nhân bị triệt tiêu, cái riêng bị triệt tiêu, gia đình bị triệt tiêu, nhà nước bị triệt tiêu, giai cấp bị triệt tiêu, kỷ luật và hiến pháp bị triệt tiêu, tòa án, quân đội, công an, nhà tù, hình phạt bị triệt tiêu, cái ác, cái giả, cái xấu bị triệt tiêu, biện chứng bị triệt tiêu, trần gian bị triệt tiêu … 
Cứ đà này, học thuyết Marx có thể sẽ tiến lên một bước là triệt tiêu con người vì Marx (lấy ý của Hegel) nói rằng lúc xã hội loài người phát triển đến mức tuyệt hảo là thiên đường cộng sản thì lịch sử nhân loại dừng lại, không còn sự tiến hóa nào hiện hữu nữa. Lịch sử theo ý Marx đến đây là điểm kết thúc, điểm chết. Mà lịch sử loài người biến mất thì con người sẽ cư trú trong hư vô hay trong cõi chết ư? Thật là hoang đường và phi lý (!) 
Marx tiếp thu (lấy) khái niệm đấu tranh giai cấp từ nhiều triết gia trước Marx làm của mình, trong đó có ba vị tiền bối được gọi là ba nhà của chủ nghĩa xã hội không tưởng lớn nhất: Saint Simon, Fourier, Owen rồi đuổi cổ chủ nghĩa nhân đạo ra khỏi khái niệm đấu tranh giai cấp ôn hòa (phi bạo lực) của ba ông thầy này. 
(còn tiếp)
 
————–
 

14 nhận xét:

// <![CDATA[
(function() {
var items = [{'id': '8738324203151186174', 'body': 'Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chỉ là kiến giải mang tính thế tục, hiện đại, của Thiên chúa giáo – đó là quan niệm lầm lẫn của nhiều người. Về thực chất, như V. Sovoliev đã chỉ rõ, nằm ở chỗ nếu Chúa Giêsu chỉ kêu gọi các đồ đệ của ông từ bỏ sở hữu của chính họ thì các nhà xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa lại muốn tước đoạt sở hữu của người khác (như đất dai là sở hữu toàn dân, cứ để chung chung như thế, dễ chiếm đoạt cho các nhân quyền chức).. Hơn nữa, Chúa Giêsu chưa bao giờ kêu gọi người ta phải sống trong nghèo đói, ông chỉ nói rằng người nghèo thì dễ được cứu chuộc hơn mà thôi. Câu nói nổi tiếng của Thánh Phao Lồ về tiền bạc cũng hay bị người ta trích dẫn sai: Ông không nói rằng “tiền là nguồn gốc của tội lỗi” mà cho rằng nguồn gốc của tội lỗi là “tình yêu đối với tiền bạc”, nói cách khác, nguồn gốc của tội lỗi là lòng tham. Thánh Augustine từng hỏi: “Vàng là vật không tốt sao?” và ông đã trả lời: “Không, vàng là tốt. Nhưng kẻ ác dùng vàng để làm điều ác, còn người thiện thì dùng vàng vào việc thiện và lo phòng bị cho đời sống”. ', 'timestamp': '1381148607739', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381148607739#c8738324203151186174&#039;, 'author': {'name': 'Trần Khôi', 'avatarUrl': 'http://img1.blogblog.com/img/blank.gif&#039;, 'profileUrl': ''}, 'displayTime': '19:23 Ngày 07 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-895294586'}, {'id': '4831715008925563916', 'body': 'Chuyện hôm qua nay chả biết đúng sai,mình nói với mình còn trật,còn sai.Nói cái chuyện xửa xưa cho vui chứ trúng cái gì.\74br /\76 Nếu nghiên cứu về lí thuyết của Mark theo sách đang lưu hành,thì Ai đã qua đệ nhất cấp,ban A của VNCH,năm thứ 3 các trường đai học kinh tế,kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa,nhưng mà học thiệt mới nên ngiên cứu.Không có kiến thức vững về khoa học tự nhiên đọc học thuyết của ông Mark thì lâm bệnh tâm thần.Thực tế tôi đã gặp nhiều.\74br /\76 Anh Hảo viết có công,sưu tầm cũng nhiều,nhưng đố anh biết ngày mai cái khu phố anh ra sao,giá gạo,thịt rau thế nào.Thịt,rau,gạo… ở chợ bán đó là hàng hóa đấy,Từ chiếc tàu ngầm đến sợi bông nhập khẩu là hàng hóa đấy,là một phần quan trọng bậc nhất của học thuyết Mark đấy.Đó ai mà biết nó vận động thế nào,ông Mark sống lại cũng thua.\74br /\76 Còn giá trị thặng dư ( M ),nhận thức và thực hiện như thế nào,làm gì để thực hiện….thua.\74br /\76 Đất nước VIệt Nam ngày nay phải làm gì,và phải làm như thế nào.Không ai biết cả,không ai làm cả,không biết làm gì.Thua.\74br /\76 Vật chất là gì,ý thức là gì…toàn nói lung tung.Vật chất làm gì có cái dụ đứng yên,ý thức có ngủ nó cũng \46quot; chạy như đua\46quot;.Vậy thì ai mà dại đến độ chạy ngược lại hàng trăm năm trước,nhưng nói dại thì cứ nói,thằng dại nào nghe chết chịu.\74br /\76 Vừa rồi nghe đâu Lã Bất VI bỏ tiền rướt học giã viết Là Thị Xuân Mai,trên cơ sở Lã thị xuân thu…viết sai sạch,sai đến mức \46#39;cây lúa sinh ra gạo trắng như ngọc \46quot;.Vậy mà tiền gì cũng nhận thừa.\74br /\76 Công Sơn xin tạm dừng,cảm ơn.', 'timestamp': '1381155533158', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381155533158#c4831715008925563916&#039;, 'author': {'name': 'Nặc danh', 'avatarUrl': 'http://img1.blogblog.com/img/blank.gif&#039;, 'profileUrl': ''}, 'displayTime': '21:18 Ngày 07 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-1999155843'}, {'id': '8932823036600885276', 'parentId': '8738324203151186174', 'body': 'Thánh Luca nói cực hay mang tính khẳng định ở thì tương lai, nhưng ít ai nghe theo:\74br /\76\46quot;Phúc thay cho kẻ nghèo, vì Vương Quốc Thiên Đàng là của họ.\46quot;', 'timestamp': '1381157317269', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381157317269#c8932823036600885276&#039;, 'author': {'name': 'Nặc danh', 'avatarUrl': 'http://img1.blogblog.com/img/blank.gif&#039;, 'profileUrl': ''}, 'displayTime': '21:48 Ngày 07 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-705343711'}, {'id': '1593474941295023120', 'body': 'Cũng có lúc con người ngừng suy nghĩ, tìm hiểu, dò hỏi hay nói cho đúng hơn, muốn ngừng dò hỏi để dò hỏi về giá trị của những lời dò hỏi của mình, giá trị hiểu biết của con người, biên giới của trí năng. Một Lão Tử đã phủ nhận khả năng quy định thế nào là Đạo. Một Kant phủ nhận giá trị của siêu hình học (mặc dầu đó cũng là một thái độ, một cố gắng siêu hình). Phủ nhận khả năng hiểu biết của con người trước những phạm vi ở bên ngoài, ở bên kia hiện tượng, phạm vi của ẩn tượng (noumène). Có những người đã muốn ý thức về ý thức của con người, để tìm một lối thoát dù đó là một luân lý thực hành của Kant, dù đó là một ngõ «vô vi» của Lão, một suy tư đơn độc của Kierkegaard. Cũng có những người đã bi quan đến nỗi biến trạng thái tâm hồn đó thành một chủ nghĩa. Đặt vấn đề? Vô ích! Tìm hiểu vô ích! Bởi vì sự thật ta sẽ không bao giờ đạt tới. Muốn đi tìm sự thật, ít ra ta cần phải phân biệt được cái đúng và cái sai. Làm thế nào phân biệt được sự chính xác vả sự sai lầm bởi vì muốn phân biệt ta cần phải có một mấu chốt nào để nhận rõ cái đúng là đúng, sai là sai. Ta biết lấy gì làm tiêu chuẩn cho sự thật?', 'timestamp': '1381160822175', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381160822175#c1593474941295023120&#039;, 'author': {'name': 'Lê Trung Nhân', 'avatarUrl': 'http://img1.blogblog.com/img/blank.gif&#039;, 'profileUrl': ''}, 'displayTime': '22:47 Ngày 07 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-895294586'}, {'id': '7013723352579050395', 'body': 'Ta sẽ nghĩ về những gì trong khi sinh sống? Về sự thật của vật giới? Nhưng nếu ta quan niệm rằng giác quan vốn lừa đảo vô cùng, làm ta lẫn lộn thực và hư, nóng lạnh, tất cả những gì ta biết được chỉ là những bóng giả tạo in trên vách đá của một hang kín, thì ta sẽ cho rằng cái có thật sẽ chỉ là tư tưởng, lý giới (monde des idées). Sự thật của vật giới bị phủ nhận tức thì nếu ta cho rằng bản thể là tư tưởng. Ta dò hỏi về vấn đề trí tuệ, linh hồn, sự hiện hữu của thượng đế? Tất cả mọi giải đáp về những vấn đề đó ít hay nhiều cũng trực thuộc vào quan niệm của ta về bản thể. Nếu cái có trước tiên, cái có thật nhất chỉ là vật chất thì trí tuệ ta sẽ chỉ là tổng hợp, là sự dao động tinh vi giữa trăm ngàn nguyên tử tạo nên khối óc, đường gân. Và sự tin tưởng ở thượng đế có thật sẽ bị gạt vào một «giai đoạn thần bí» nào đó như quan niệm của A. Comte. Trả lời rằng«cái có trước tiên», «bản thể của mọi sự vật» không phải là vật chất, ta sẽ tin ở linh hồn, ở thượng đế, và thế giới bên kia không phải là hư vô, ảo ảnh.\74br /\76Chính vì tùy theo quan niệm của một người về bản thể mà người ta liệt người đó vào lập trường duy vật, duy tâm hay một lập trường vượt ra ngoài sự chống chọi của chủ thể và khách thể (hiện hữu, nhân vị…)\74br /76', 'timestamp': '1381160980480', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381160980480#c7013723352579050395&#039;, 'author': {'name': 'Trọng Hoài Thu', 'avatarUrl': 'http://img1.blogblog.com/img/blank.gif&#039;, 'profileUrl': ''}, 'displayTime': '22:49 Ngày 07 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-895294586'}, {'id': '5133552722223622818', 'body': 'Vấn đề bản thể vì thế vẫn là vấn đề triết học then chốt. Những câu hỏi có tính cách thông thái «bản thể là gì»phản ảnh một trạng thái lo âu của tâm hồn, thiết yếu của đời sống.\74br /\76Câu hỏi đó có hiện ra dưới những hình thể đơn giản hơn «ta là gì?», ta không thể không suy nghĩ bởi vì mỗi giây, mỗi phút ta phải quyết định không ngừng «ta phải sống ra làm sao?»\74br /\76Cho nên những chủ nghĩa cực đoan trong lịch sử đều có một vài điểm giá trị, nhưng đã sai lầm khi độc đoán trong sự trả lời về vấn đề bản thể.\74br /76', 'timestamp': '1381161059866', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381161059866#c5133552722223622818&#039;, 'author': {'name': 'Trương Lực', 'avatarUrl': 'http://img1.blogblog.com/img/blank.gif&#039;, 'profileUrl': ''}, 'displayTime': '22:50 Ngày 07 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-895294586'}, {'id': '6411070177805540289', 'body': 'Sự thờ ơ đối với những nhiệm vụ cao nhất của siêu hình học chỉ có thể bắt rễ trên mảnh đất của chủ nghĩa duy vật dung tục theo một nguyên tắc nhất quán ghì chặt con người xuống mặt đất và làm tê liệt ý thức của linh hồn mà chỉ đối với nó những nhiệm vụ ấy có thể có ý nghĩa. Nhưng chủ nghĩa cá thể, như Hellenbach phát triển nó, ngược lại, cố gắng nhấc con người đứng dậy, kích thích ý thức cao nhất nơi nó, truyền cho nó niềm tin vào linh hồn không thuộc cõi trần của mình. Mà đã tin vào linh hồn ấy thì sẽ khó không tin vào cái mà bằng nó linh hồn sống, hoạt động và tồn tại.', 'timestamp': '1381161411111', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381161411111#c6411070177805540289&#039;, 'author': {'name': 'Thiều Thanh Cần', 'avatarUrl': 'http://img1.blogblog.com/img/blank.gif&#039;, 'profileUrl': ''}, 'displayTime': '22:56 Ngày 07 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-895294586'}, {'id': '6056865561725058181', 'parentId': '6411070177805540289', 'body': 'Hiểu ý nghĩa của thế giới – tức là trước hết hiểu được quan hệ tương hỗ nội tại và tất yếu giữa hai cực của hoạt động nhận thức chân chính – con người nhận thức và thế giới được nhận thức. Nhưng thay vì tìm ra cái tương quan ấy giữa hai cực tất yếu, cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm đều đánh mất chúng. Bởi vì trong chủ nghĩa duy vật con người cũng như giới tự nhiên bị phân hoá thành những bộ phận vô cùng nhỏ bé, mất đi toàn bộ thực tại sống động của mình, và chúng cũng mất đi y như thế trong chủ nghĩa duy tâm, tan biến trong phép biện chứng của những khái niệm trừu tượng. Kết quả cuối cùng của cả hai hệ quan điểm ấy là toàn bộ hiện thực của cả cái nhận thức và cái được nhận thức, thay vì được thấu hiểu, đơn thuần biến mất trong những khái niệm trừu tượng trống rỗng.', 'timestamp': '1381161619634', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381161619634#c6056865561725058181&#039;, 'author': {'name': 'Nặc danh', 'avatarUrl': 'http://img1.blogblog.com/img/blank.gif&#039;, 'profileUrl': ''}, 'displayTime': '23:00 Ngày 07 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-895294586'}, {'id': '715794850559828591', 'body': 'Nhân loại đã có cả những cánh rừng nguyên sinh triết học, nhưng ta, nay vẫn lương ba cọc ba đồng.Hu…Hu…', 'timestamp': '1381161970645', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381161970645#c715794850559828591&#039;, 'author': {'name': 'Mạc Văn Tính', 'avatarUrl': 'http://img1.blogblog.com/img/blank.gif&#039;, 'profileUrl': ''}, 'displayTime': '23:06 Ngày 07 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-895294586'}, {'id': '8393411475364117778', 'body': 'Lý luận thì xám xịt , cây đời không ra trái, héo quăn ', 'timestamp': '1381162641937', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381162641937#c8393411475364117778&#039;, 'author': {'name': 'Lại Văn Miên', 'avatarUrl': 'http://img1.blogblog.com/img/blank.gif&#039;, 'profileUrl': ''}, 'displayTime': '23:17 Ngày 07 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-895294586'}, {'id': '7242812152682064425', 'body': 'Duy tâm, duy vật, duy lý, duy nghiệm, duy danh… Duy nào mà không đưa đến duy ngã độc tôn?! Duy nào mà không phủ nhận cái không phải ta?! Duy nào không nhốt cái khác ta vào chung một giỏ \46quot;thế lực thù địch\46quot;?!\74br /\76Triết học phải chăng là \46quot;công cụ hỗ trợ\46quot; ghê gớm của những tên đồ tể?!', 'timestamp': '1381187528690', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381187528690#c7242812152682064425&#039;, 'author': {'name': 'ngulaonhan', 'avatarUrl': 'http://img2.blogblog.com/img/b16-rounded.gif&#039;, 'profileUrl': 'http://www.blogger.com/profile/02633944656949285116&#039;}, 'displayTime': '06:12 Ngày 08 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-222245047'}, {'id': '8782195169817931545', 'body': 'Ở Mỹ triết học là thứ tào lao. Lối sống Mỹ thực dụng, họ làm chứ không nói nhiều. Hy Lạp, nơi xuất hiện các triết gia lớn vật vã, nay đang lún vào nợ nần cũng vật vã không kém.\74br /\76Nói ít làm nhiều, là lối sống tích cực. Nhưng có vẻ triết học lại \46quot;hướng dẫn\46quot; con người làm những điều ngược lại?\74br /\76Hãy thử bước vào các công ty Mercedes, Sony, Microsoft, Boeing, Samsung, Airbus… và nói dài dòng về các lý thuyết của Hegel, Marx, Jean-Paul Sartre…? Họ sẽ trả lời rằng: \46quot;Ông có thể đi chỗ khác giùm?!\46quot;', 'timestamp': '1381190153028', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381190153028#c8782195169817931545&#039;, 'author': {'name': 'Nặc danh', 'avatarUrl': 'http://img1.blogblog.com/img/blank.gif&#039;, 'profileUrl': ''}, 'displayTime': '06:55 Ngày 08 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-2132951996'}, {'id': '8720438453952996942', 'body': 'Theo tư duy khách quan biện chứng của bắc Cả Trọng:\74br /\76Duy ý chí là bền vững nhất , an toàn nhất, đỡ mệt óc nhất trên đời.. Tiếp đến là duy trì \46quot;ổn định chính trị\46quot; bằng bộ máy đã cũ nát…he…he…', 'timestamp': '1381190572561', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381190572561#c8720438453952996942&#039;, 'author': {'name': 'Bình Phương', 'avatarUrl': 'http://img1.blogblog.com/img/blank.gif&#039;, 'profileUrl': ''}, 'displayTime': '07:02 Ngày 08 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-721965900'}, {'id': '9144141152785405932', 'body': 'Triết học, suy ra cho cùng, chỉ là khẳng định cái tôi. Sự hài hước còn hay và có ích hơn, luôn được con người cổ vũ vì nó mang tính tập thể.\74br /\76Nhân đây xin kể: Ở lớp 1, các trò cứ kêu nhặng xị, kể cả trong tiết có giáo viên dự giờ:\74br /\76- Thưa cô! Cho em đi đái (ỉa)!\74br /\76Vậy là cô dặn:\74br /\76- Các em muốn vậy, hãy nói \46quot;Cho em đi hát\46quot; là cô hiểu.\74br /\76Khuya hôm ấy, Tèo nói với ba:\74br /\76- Ba, cho con đi \46quot;hát\46quot;…\74br /\76- Khuya rồi, hát hò gì. Để mọi người còn ngủ.\74br /\76- Không, con phải đi \46quot;hát\46quot;, con chịu không nổi!\74br /\76- Được rồi, được rồi. Hát nhỏ thôi, vào tai ba đây này (!)', 'timestamp': '1381190753092', 'permalink': 'http://bongbvt.blogspot.com/2013/10/ban-qua-ve-thien-ac-trong-chu-nghia_7.html?showComment751381190753092#c9144141152785405932&#039;, 'author': {'name': 'Nặc danh', 'avatarUrl': 'http://img1.blogblog.com/img/blank.gif&#039;, 'profileUrl': ''}, 'displayTime': '07:05 Ngày 08 tháng 10 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-2132951996'}];
var msgs = {'loadMore': 'Tải thêm…', 'loading': 'Đang tải…', 'loaded': 'Không có trang nào khác!', 'addComment': 'Thêm nhận xét', 'reply': 'Trả lời', 'delete': 'Xóa'};
var config = {'blogId': '8684811555254451939', 'postId': '2167807751594842126', 'feed': 'http://bongbvt.blogspot.com/feeds/2167807751594842126/comments/default&#039;, 'authorName': 'Bùi Văn Bồng', 'authorUrl': 'http://www.blogger.com/profile/07723110774848345711&#039;, 'baseUri': 'http://www.blogger.com&#039;, 'maxThreadDepth': 2};

// 0) {
cursor = parseInt(items[items.length – 1].timestamp) + 1;
}

var bodyFromEntry = function(entry) {
if (entry.gd$extendedProperty) {
for (var k in entry.gd$extendedProperty) {
if (entry.gd$extendedProperty[k].name == 'blogger.contentRemoved') {
return '' + entry.content.$t + '';
}
}
}
return entry.content.$t;
}

var parse = function(data) {
cursor = null;
var comments = [];
if (data && data.feed && data.feed.entry) {
for (var i = 0, entry; entry = data.feed.entry[i]; i++) {
var comment = {};
// comment ID, parsed out of the original id format
var id = /blog-(\d+).post-(\d+)/.exec(entry.id.$t);
comment.id = id ? id[2] : null;
comment.body = bodyFromEntry(entry);
comment.timestamp = Date.parse(entry.published.$t) + '';
if (entry.author && entry.author.constructor === Array) {
var auth = entry.author[0];
if (auth) {
comment.author = {
name: (auth.name ? auth.name.$t : undefined),
profileUrl: (auth.uri ? auth.uri.$t : undefined),
avatarUrl: (auth.gd$image ? auth.gd$image.src : undefined)
};
}
}
if (entry.link) {
if (entry.link[2]) {
comment.link = comment.permalink = entry.link[2].href;
}
if (entry.link[3]) {
var pid = /.*comments\/default\/(\d+)\?.*/.exec(entry.link[3].href);
if (pid && pid[1]) {
comment.parentId = pid[1];
}
}
}
comment.deleteclass = 'item-control blog-admin';
if (entry.gd$extendedProperty) {
for (var k in entry.gd$extendedProperty) {
if (entry.gd$extendedProperty[k].name == 'blogger.itemClass') {
comment.deleteclass += ' ' + entry.gd$extendedProperty[k].value;
} else if (entry.gd$extendedProperty[k].name == 'blogger.displayTime') {
comment.displayTime = entry.gd$extendedProperty[k].value;
}
}
}
comments.push(comment);
}
}
return comments;
};

var paginator = function(callback) {
if (hasMore()) {
var url = config.feed + '?alt=json&v=2&orderby=published&reverse=false&max-results=50';
if (cursor) {
url += '&published-min=' + new Date(cursor).toISOString();
}
window.bloggercomments = function(data) {
var parsed = parse(data);
cursor = parsed.length

  1.  

    Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chỉ là kiến giải mang tính thế tục, hiện đại, của Thiên chúa giáo – đó là quan niệm lầm lẫn của nhiều người. Về thực chất, như V. Sovoliev đã chỉ rõ, nằm ở chỗ nếu Chúa Giêsu chỉ kêu gọi các đồ đệ của ông từ bỏ sở hữu của chính họ thì các nhà xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa lại muốn tước đoạt sở hữu của người khác (như đất dai là sở hữu toàn dân, cứ để chung chung như thế, dễ chiếm đoạt cho các nhân quyền chức).. Hơn nữa, Chúa Giêsu chưa bao giờ kêu gọi người ta phải sống trong nghèo đói, ông chỉ nói rằng người nghèo thì dễ được cứu chuộc hơn mà thôi. Câu nói nổi tiếng của Thánh Phao Lồ về tiền bạc cũng hay bị người ta trích dẫn sai: Ông không nói rằng “tiền là nguồn gốc của tội lỗi” mà cho rằng nguồn gốc của tội lỗi là “tình yêu đối với tiền bạc”, nói cách khác, nguồn gốc của tội lỗi là lòng tham. Thánh Augustine từng hỏi: “Vàng là vật không tốt sao?” và ông đã trả lời: “Không, vàng là tốt. Nhưng kẻ ác dùng vàng để làm điều ác, còn người thiện thì dùng vàng vào việc thiện và lo phòng bị cho đời sống”.

    Trả lờiXóa

  2.  

    Thánh Luca nói cực hay mang tính khẳng định ở thì tương lai, nhưng ít ai nghe theo:
    “Phúc thay cho kẻ nghèo, vì Vương Quốc Thiên Đàng là của họ.”

    Xóa

     
     
  3.  
     
     
  4.  

    Chuyện hôm qua nay chả biết đúng sai,mình nói với mình còn trật,còn sai.Nói cái chuyện xửa xưa cho vui chứ trúng cái gì.
    Nếu nghiên cứu về lí thuyết của Mark theo sách đang lưu hành,thì Ai đã qua đệ nhất cấp,ban A của VNCH,năm thứ 3 các trường đai học kinh tế,kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa,nhưng mà học thiệt mới nên ngiên cứu.Không có kiến thức vững về khoa học tự nhiên đọc học thuyết của ông Mark thì lâm bệnh tâm thần.Thực tế tôi đã gặp nhiều.
    Anh Hảo viết có công,sưu tầm cũng nhiều,nhưng đố anh biết ngày mai cái khu phố anh ra sao,giá gạo,thịt rau thế nào.Thịt,rau,gạo… ở chợ bán đó là hàng hóa đấy,Từ chiếc tàu ngầm đến sợi bông nhập khẩu là hàng hóa đấy,là một phần quan trọng bậc nhất của học thuyết Mark đấy.Đó ai mà biết nó vận động thế nào,ông Mark sống lại cũng thua.
    Còn giá trị thặng dư ( M ),nhận thức và thực hiện như thế nào,làm gì để thực hiện….thua.
    Đất nước VIệt Nam ngày nay phải làm gì,và phải làm như thế nào.Không ai biết cả,không ai làm cả,không biết làm gì.Thua.
    Vật chất là gì,ý thức là gì…toàn nói lung tung.Vật chất làm gì có cái dụ đứng yên,ý thức có ngủ nó cũng ” chạy như đua”.Vậy thì ai mà dại đến độ chạy ngược lại hàng trăm năm trước,nhưng nói dại thì cứ nói,thằng dại nào nghe chết chịu.
    Vừa rồi nghe đâu Lã Bất VI bỏ tiền rướt học giã viết LÃ Thị Xuân Mai,trên cơ sở Lã thị xuân thu…viết sai sạch,sai đến mức ‘cây lúa sinh ra gạo trắng như ngọc “.Vậy mà tiền gì cũng nhận thừa.
    Công Sơn xin tạm dừng,cảm ơn.

    Trả lờiXóa

     
     
  5.  

    Cũng có lúc con người ngừng suy nghĩ, tìm hiểu, dò hỏi hay nói cho đúng hơn, muốn ngừng dò hỏi để dò hỏi về giá trị của những lời dò hỏi của mình, giá trị hiểu biết của con người, biên giới của trí năng. Một Lão Tử đã phủ nhận khả năng quy định thế nào là Đạo. Một Kant phủ nhận giá trị của siêu hình học (mặc dầu đó cũng là một thái độ, một cố gắng siêu hình). Phủ nhận khả năng hiểu biết của con người trước những phạm vi ở bên ngoài, ở bên kia hiện tượng, phạm vi của ẩn tượng (noumène). Có những người đã muốn ý thức về ý thức của con người, để tìm một lối thoát dù đó là một luân lý thực hành của Kant, dù đó là một ngõ «vô vi» của Lão, một suy tư đơn độc của Kierkegaard. Cũng có những người đã bi quan đến nỗi biến trạng thái tâm hồn đó thành một chủ nghĩa. Đặt vấn đề? Vô ích! Tìm hiểu vô ích! Bởi vì sự thật ta sẽ không bao giờ đạt tới. Muốn đi tìm sự thật, ít ra ta cần phải phân biệt được cái đúng và cái sai. Làm thế nào phân biệt được sự chính xác vả sự sai lầm bởi vì muốn phân biệt ta cần phải có một mấu chốt nào để nhận rõ cái đúng là đúng, sai là sai. Ta biết lấy gì làm tiêu chuẩn cho sự thật?

    Trả lờiXóa

     
     
  6.  

    Ta sẽ nghĩ về những gì trong khi sinh sống? Về sự thật của vật giới? Nhưng nếu ta quan niệm rằng giác quan vốn lừa đảo vô cùng, làm ta lẫn lộn thực và hư, nóng lạnh, tất cả những gì ta biết được chỉ là những bóng giả tạo in trên vách đá của một hang kín, thì ta sẽ cho rằng cái có thật sẽ chỉ là tư tưởng, lý giới (monde des idées). Sự thật của vật giới bị phủ nhận tức thì nếu ta cho rằng bản thể là tư tưởng. Ta dò hỏi về vấn đề trí tuệ, linh hồn, sự hiện hữu của thượng đế? Tất cả mọi giải đáp về những vấn đề đó ít hay nhiều cũng trực thuộc vào quan niệm của ta về bản thể. Nếu cái có trước tiên, cái có thật nhất chỉ là vật chất thì trí tuệ ta sẽ chỉ là tổng hợp, là sự dao động tinh vi giữa trăm ngàn nguyên tử tạo nên khối óc, đường gân. Và sự tin tưởng ở thượng đế có thật sẽ bị gạt vào một «giai đoạn thần bí» nào đó như quan niệm của A. Comte. Trả lời rằng«cái có trước tiên», «bản thể của mọi sự vật» không phải là vật chất, ta sẽ tin ở linh hồn, ở thượng đế, và thế giới bên kia không phải là hư vô, ảo ảnh.
    Chính vì tùy theo quan niệm của một người về bản thể mà người ta liệt người đó vào lập trường duy vật, duy tâm hay một lập trường vượt ra ngoài sự chống chọi của chủ thể và khách thể (hiện hữu, nhân vị…)

    Trả lờiXóa

     
     
  7.  

    Vấn đề bản thể vì thế vẫn là vấn đề triết học then chốt. Những câu hỏi có tính cách thông thái «bản thể là gì»phản ảnh một trạng thái lo âu của tâm hồn, thiết yếu của đời sống.
    Câu hỏi đó có hiện ra dưới những hình thể đơn giản hơn «ta là gì?», ta không thể không suy nghĩ bởi vì mỗi giây, mỗi phút ta phải quyết định không ngừng «ta phải sống ra làm sao?»
    Cho nên những chủ nghĩa cực đoan trong lịch sử đều có một vài điểm giá trị, nhưng đã sai lầm khi độc đoán trong sự trả lời về vấn đề bản thể.

    Trả lờiXóa

     
     
  8.  

    Sự thờ ơ đối với những nhiệm vụ cao nhất của siêu hình học chỉ có thể bắt rễ trên mảnh đất của chủ nghĩa duy vật dung tục theo một nguyên tắc nhất quán ghì chặt con người xuống mặt đất và làm tê liệt ý thức của linh hồn mà chỉ đối với nó những nhiệm vụ ấy có thể có ý nghĩa. Nhưng chủ nghĩa cá thể, như Hellenbach phát triển nó, ngược lại, cố gắng nhấc con người đứng dậy, kích thích ý thức cao nhất nơi nó, truyền cho nó niềm tin vào linh hồn không thuộc cõi trần của mình. Mà đã tin vào linh hồn ấy thì sẽ khó không tin vào cái mà bằng nó linh hồn sống, hoạt động và tồn tại.

    Trả lờiXóa

  9.  

    Hiểu ý nghĩa của thế giới – tức là trước hết hiểu được quan hệ tương hỗ nội tại và tất yếu giữa hai cực của hoạt động nhận thức chân chính – con người nhận thức và thế giới được nhận thức. Nhưng thay vì tìm ra cái tương quan ấy giữa hai cực tất yếu, cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm đều đánh mất chúng. Bởi vì trong chủ nghĩa duy vật con người cũng như giới tự nhiên bị phân hoá thành những bộ phận vô cùng nhỏ bé, mất đi toàn bộ thực tại sống động của mình, và chúng cũng mất đi y như thế trong chủ nghĩa duy tâm, tan biến trong phép biện chứng của những khái niệm trừu tượng. Kết quả cuối cùng của cả hai hệ quan điểm ấy là toàn bộ hiện thực của cả cái nhận thức và cái được nhận thức, thay vì được thấu hiểu, đơn thuần biến mất trong những khái niệm trừu tượng trống rỗng.

    Xóa

     
     
  10.  
     
     
  11.  

    Nhân loại đã có cả những cánh rừng nguyên sinh triết học, nhưng ta, nay vẫn lương ba cọc ba đồng.Hu…Hu…

    Trả lờiXóa

     
     
  12.  

    Lý luận thì xám xịt , cây đời không ra trái, héo quăn

    Trả lờiXóa

     
     
  13.  

    Duy tâm, duy vật, duy lý, duy nghiệm, duy danh… Duy nào mà không đưa đến duy ngã độc tôn?! Duy nào mà không phủ nhận cái không phải ta?! Duy nào không nhốt cái khác ta vào chung một giỏ “thế lực thù địch”?!
    Triết học phải chăng là “công cụ hỗ trợ” ghê gớm của những tên đồ tể?!

    Trả lờiXóa

     
     
  14.  

    Ở Mỹ triết học là thứ tào lao. Lối sống Mỹ thực dụng, họ làm chứ không nói nhiều. Hy Lạp, nơi xuất hiện các triết gia lớn vật vã, nay đang lún vào nợ nần cũng vật vã không kém.
    Nói ít làm nhiều, là lối sống tích cực. Nhưng có vẻ triết học lại “hướng dẫn” con người làm những điều ngược lại?
    Hãy thử bước vào các công ty Mercedes, Sony, Microsoft, Boeing, Samsung, Airbus… và nói dài dòng về các lý thuyết của Hegel, Marx, Jean-Paul Sartre…? Họ sẽ trả lời rằng: “Ông có thể đi chỗ khác giùm?!”

    Trả lờiXóa

     
     
  15.  

    Theo tư duy khách quan biện chứng của bắc Cả Trọng:
    Duy ý chí là bền vững nhất , an toàn nhất, đỡ mệt óc nhất trên đời.. Tiếp đến là duy trì “ổn định chính trị” bằng bộ máy đã cũ nát…he…he…

    Trả lờiXóa

     
     
  16.  

    Triết học, suy ra cho cùng, chỉ là khẳng định cái tôi. Sự hài hước còn hay và có ích hơn, luôn được con người cổ vũ vì nó mang tính tập thể.
    Nhân đây xin kể: Ở lớp 1, các trò cứ kêu nhặng xị, kể cả trong tiết có giáo viên dự giờ:
    – Thưa cô! Cho em đi đái (ỉa)!
    Vậy là cô dặn:
    – Các em muốn vậy, hãy nói “Cho em đi hát” là cô hiểu.
    Khuya hôm ấy, Tèo nói với ba:
    – Ba, cho con đi “hát”…
    – Khuya rồi, hát hò gì. Để mọi người còn ngủ.
    – Không, con phải đi “hát”, con chịu không nổi!
    – Được rồi, được rồi. Hát nhỏ thôi, vào tai ba đây này (!)