Tag Archives: lá chắn
15 Th1

Thế giới 24h: Lá chắn chiến tranh

– CHDCND Triều Tiên tuyên bố tăng cường lực lượng phòng thủ; Nhật Bản triển khai thêm hai tàu tuần tra ở quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư… là những tin đáng chú ý trong ngày.

Nổi bật

Theo hãng thông tấn KCNA, Triều Tiên hôm qua (14/1) kêu gọi giải thể Bộ Chỉ huy Lực lượng giám sát Hiệp định Đình chiến trên bán đảo Triều Tiên của Liên hợp quốc (UNC) tại Hàn Quốc.

Văn bản của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho hay, việc Mỹ giải tán cơ quan trên hay không có thể xem là thước đo thiện chí của Washington trong việc duy trì chính sách thù địch với Triều Tiên.

Theo tài liệu nói trên của Bộ Ngoại giao Triều Tiên, Mỹ phản đối thay thế Hiệp định Đình chiến bằng một hiệp ước hòa bình lâu dài, vì cường quốc này muốn duy trì cơ chế đình chiến và UNC.

  Binh sỹ UNC tại căn cứ quân sự Mỹ ở Yongsan, Hàn Quốc. (Ảnh: Military)

 

Do vậy, Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố, nước này sẽ tiếp tục củng cố hệ thống ngăn chặn chống lại mọi hình thức chiến tranh cho tới khi nào phía Mỹ quyết định đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Văn kiện ngoại giao trên của Triều Tiên được phát đi vào hôm qua trong bối cảnh nhiều người lo ngại Bình Nhưỡng sẽ tiếp đà vụ phóng tên lửa hồi tháng 12/2012 bằng một cuộc thử hạt nhân.

Bình Nhưỡng không giải thích thêm về nội dung tuyên bố trên, nhưng luôn cho rằng nước này có quyền chế tạo và sản xuất vũ khí hạt nhân nhằm tự bảo vệ khỏi những mối đe dọa từ phía Mỹ.

Bình Nhưỡng đã tiến hành thử hạt nhân vào năm 2006, 2009, sau khi bị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án, áp đặt biện pháp trừng phạt vì những vụ phóng tên lửa mang vệ tinh tương tự.

Liên quan tới vấn đề thử hạt nhân, hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã kêu gọi các bên liên quan đưa ra nỗ lực cụ thể để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi khẳng định, hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên nằm trong lợi ích của tất cả các bên liên quan. Các bên nên tuân theo tuyên bố chung kí vào ngày 19/9/2005.

Tin vắn

– Manila đang có kế hoạch phát triển các căn cứ quân sự và một số cơ sở khác để hậu thuẫn cho việc triển khai lực lượng không, hải quân ở Biển Đông.

– Đài truyền hình NHK của Nhật Bản ngày 14/1 cho biết, chính phủ nước này sẽ triển khai thêm hai tàu tuần tra ở quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư.

– Một quan chức Ấn Độ khẳng định lập trường rõ ràng của New Delhi về Biển Đông và nhấn mạnh rằng, Ấn Độ có quyền tự do hàng hải ở khu vực này.

– Trung Quốc vừa phê duyệt đề án xây dựng sân bay quốc tế mới với kinh phí 11,2 tỷ USD tại Bắc Kinh, để giảm bớt tình trạng quá tải tại cơ sở hiện có.

– Quân đội Ấn Độ và Pakistan đã tiến hành họp khẩn tại Chakan da Bagh, thảo luận biện pháp nhằm giảm căng thẳng sau các vụ đụng độ qua biên giới.

– Hãng tin Yonhap cho hay, Hàn Quốc đã phát triển loại bom trang bị hệ thống định vị toàn cầu, có khả năng tấn công kẻ địch từ xa cả ngày lẫn đêm.

– Bộ trưởng Ngoại giao Pháp cho biết, việc nước này can thiệp quân sự trong chiến dịch tấn công lực lượng Hồi giáo nổi dậy ở Mali sẽ kéo dài vài tuần.

– Ít nhất 8 người di cư bất hợp pháp từ Indonesia sang Malaysia mất tích, sau khi chiếc thuyền của họ bị chìm trong vùng biển giữa hai nước sáng 14/1.

– Thủ tướng Israel đã lệnh cho lực lượng an ninh sơ tán những nhà hoạt động Palestine đang tụ tập, dựng lều trại tại khu vực tranh chấp gần Jerusalem.

– 9 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 từ căn cứ không quân Langley-Eustis đã đến căn cứ Kadena của lực lượng không quân Mỹ ở Okinawa, Nhật Bản.

Tin ảnh

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Bắc Kinh. (Ảnh: Getty)

 

 

 

Phát ngôn

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbel mới đây đã lên tiếng cho rằng hòa bình là điều cần thiết cho sự thịnh vượng của châu Á.

“Chúng tôi mong muốn, Trung Quốc và Nhật Bản nhận ra rằng Đông Bắc Á có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu”.

Do đó, quan hệ hai nước này xấu đi sẽ ảnh hưởng tới cả vấn đề an ninh trong khu vực lẫn sự thịnh vượng kinh tế, ông nhận xét.

Kỷ niệm

Tác giả vở kịch “Trưởng giả học làm sang”, nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp Molière (tên thật là Jean-Baptiste Poquelin), sinh ngày 15/1/1622, mất ngày 17/2/1673.

 

  • Thanh Vân (tổng hợp)

Tiết lộ kế hoạch Mỹ thiết lập lá chắn tên lửa ở châu Á – TPO

23 Th8

Tiết lộ kế hoạch Mỹ thiết lập lá chắn tên lửa ở châu Á

> Trung Quốc lo ngại hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ

> Nga cảnh báo Mỹ về nguy cơ tái diễn Chiến tranh Lạnh

TPO – Mỹ đang lên kế hoạch thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa mới tại châu Á nhằm ngăn chặn các mối đe dọa từ Triều Tiên và khả năng Trung Quốc phát triển tên lửa.

Mỹ thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa để ngăn chặn những đe dọa từ Triều Tiên và Trung Quốc
Mỹ thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa để ngăn chặn những đe dọa từ Triều Tiên và Trung Quốc.

Theo tờ Wall Street Journal, hệ thống lá chắn tên lửa mới của Mỹ tại châu Á sẽ bao gồm một hệ thống Radar mới đặt tại miền nam Nhật Bản và một vị trí khác ở khu vực Đông Nam Á.

Một quan chức giấu tên của Mỹ tiết lộ trên tờ báo Quốc phòng Mỹ Jane Defence Weekly rằng quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm một quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 vào ngày 24-7 vừa qua. Quả tên lửa mà quân đội Trung Quốc vừa thử nghiệm có khả năng chạm tới một số thành phố ở Mỹ.

Cũng theo Jane Defence Weekly, tên lửa DF-41 có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân riêng biệt với các mục tiêu tấn công khác nhau.

Lầu Năm Góc quan ngại khả năng Trung Quốc phát triển các loại tên lửa mới sẽ gây ảnh hưởng cho các hạm đội Mỹ tại khu vực châu Á, Thái Bình Dương.

Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ phát biểu trên tờ Wall Street Journal rằng hệ thống lá chắn tên lửa mới của Mỹ với radar tiên tiến có khả năng phát hiện “kẻ thù” chính xác. Cuộc thảo luận về việc đặt hệ thống này tại Nhật Bản đang được Mỹ và Nhật tiến hành.

Với “con mắt’ Radar mới này, Mỹ có thể an tâm hơn với việc tăng cường quân sự ở khu vực Thái Bình Dương. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Bản hiện đang từ chối bình luận về động thái mới này của Mỹ.

Quan chức giấu tên của Mỹ cũng cho biết, hiện Trung Quốc có hơn 1.000 tên lửa, trong khi đó Triều Tiên là “mối đe dọa trước mắt” mà quân đội Mỹ đang chú ý.

Nguyễn Thủy
Theo Telegraph

Trung Quốc: “Cần thận trọng trước lá chắn tên lửa Mỹ ở châu Á” – NLĐO

28 Th3

 

Thứ Tư, 28/03/2012 11:29

 – Sau khi Mỹ tiết lộ kế hoạch thiết lập các lá chắn tên lửa tại châu Á và Trung Đông, Trung Quốc ngày 27-3 đã lên tiếng kêu gọi các nước thận trọng.

Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nêu rõ Trung Quốc lưu ý đến những thông tin này. “Chúng tôi cho rằng mọi quốc gia cần xem xét các vấn đề chống tên lửa một cách thận trọng, với quan điểm duy trì ổn định chiến lược trên toàn cầu và tăng cường lòng tin lẫn nhau, cũng như đạt được sự ổn định an ninh quốc tế thông qua các biện pháp ngoại giao và chính trị” – ông Hồng Lỗi nói.
 

Binh sĩ trên tàu USS Higgins, một trong 18 tàu khu trục Mỹ có hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis. Ảnh: Reuters
 
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo do Cục Phòng thủ tên lửa của Lầu Năm Góc đồng tổ chức, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách vấn đề chiến lược toàn cầu Madelyn Creedon cho biết Mỹ đang xem xét xây dựng lá chắn chống tên lửa đạn đạo ở châu Á và Trung Đông nhằm đối phó với Iran và Triều Tiên, đồng thời bảo vệ Mỹ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa có thể xảy ra trong tương lai.
 
Bà Creedon cho hay Mỹ xúc tiến thiết lập các hệ thống phòng thủ mới, trong đó có bộ đôi đối thoại ba bên, gồm Mỹ – Nhật Bản – Úc và Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc. Theo trang Global Research, từ năm 2008 Mỹ đã cùng Nhật triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis (tàu khu trục Aegis trang bị tên lửa đánh chặn) mà hiện hải quân Hàn Quốc đang sử dụng. Hải quân hoàng gia Úc cũng đã chọn hệ thống Aegis cho chương trình quân sự Air warfare destroyer (tàu khu trục phòng không).
 
Còn tại Trung Đông, Washington sẽ “tăng cường phối hợp và chia sẻ thông tin” về phòng thủ tên lửa với các quốc gia Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), bao gồm Ả Rập Saudi, Kuwait, Bahrain, Qatar, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Oman.
 
Các quốc gia trong GCC hiện đều có quan hệ hợp tác quân sự song phương với Mỹ và đang phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa riêng. Washington đang thúc đẩy các nước vùng Vịnh lập hệ thống phòng thủ tên lửa chung để đối phó với tên lửa hành trình tầm thấp, bắn từ cự ly gần.
 
Vẫn theo bà Creedon, các lá chắn tên lửa ở châu Á và Trung sẽ theo mô hình mẫu lá chắn tên lửa mà Washington đang thiết lập tại châu Âu. Mô hình này gồm tên lửa đánh chặn ở Ba Lan và Romania, hệ thống radar ở Thổ Nhĩ Kỳ và triển khai tàu khu trục Aegis có trang bị tên lửa đánh chặn ở Tây Ban Nha.
 
Như vậy, sau hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu khiến Nga phản ứng dữ dội, các lá chắn mới tại châu Á chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc “không ngồi yên”.
 
Trước đây, vào tháng 10-2010, Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích “các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đang bao vây Trung Quốc”. Việc Mỹ bán cho Đài Loan một số lượng vũ khí trị giá 6,5 tỉ USD, trong đó có 200 tên lửa đánh chặn Patriot hiện đại, vào đầu năm 2010 là một phần trong chiến lược này.
Bằng Vy (Theo Tân Hoa Xã, Reuters, RT)