Có gì trong hầm dưới Hoàng thành Thăng Long? – DV

26 Th12

Có gì trong hầm dưới Hoàng thành Thăng Long?

Dân Việt – Sau gần 40 năm đóng cửa, đây là lần đầu tiên, hầm chỉ huy tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), đã mở cửa cho khách trong nước và quốc tế tham quan.

Căn hầm khi xưa có vai trò đặc biệt đối với người dân Hà Nội khi thực hiện nhiệm vụ báo động kịp thời máy bay địch.Căn hầm này được xây dựng ngay từ những ngày đầu Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất) cuối năm 1964, đầu năm 1965. Những trang thiết bị trong căn hầm đa phần đã hỏng hóc, hệ thống lọc gió, làm mát đã không còn hoạt động, đường điện bị cắt…

Các cán bộ của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long đã tìm hiểu, nghiên cứu những tư liệu cũ, gặp mặt cán bộ chiến sĩ năm xưa từng làm việc tại đây, dần dần làm sống lại căn hầm khi xưa với trọn vẹn tầm quan trọng lịch sử.

Cùng Dân Việt tìm hiểu về hoạt động chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu thời kỳ chống Mỹ:

Căn hầm do Trung đoàn 259 – Cục Công binh thiết kế và thi công. Với diện tích 64m2, được đúc bằng bê tông cốt thép nguyên khối, nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất dày 1,5m và chia làm ba lớp, giữa đổ cát dày nửa mét chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa không đối đất cũng như bom nguyên tử và vũ khí hoá học, vi trùng.
 Cửa hầm bằng thép tấm, 2 lớp, chống được sức ép nguyên tử và tia phóng xạ cũng như hơi độc.
 Phòng trực ban tác chiến rộng 34m2 là nơi làm việc liên tục suốt 24/24 giờ của kíp ban tác chiến do Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm 
Bàn chỉ huy cùng bản đồ chiến sự, bản đồ căn cứ không quân, hải quân và binh lực chủ yếu của Mỹ cùng đồng minh, bản đồ lực lượng phòng không – không quân bảo vệ miền Bắc trong phòng trực ban tác chiến
 Bảng trực chỉ huy
 Khách tham quan đang ngắm tiêu đồ được trưng bày ngay tại phòng trực ban tác chiến
Sau hai năm phục hồi, tu bổ các trang thiết bị phục vụ chỉ huy tác chiến được tái hiện tương đối trọn vẹn
Những chiếc điện thoại được các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu sử dụng để liên lạc và chỉ huy tác chiến từ năm 1967 đến năm 1975
Chiếc điện thoại số 1 được nối trực tuyến trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi, hỏi; theo dõi tình hình bảo vệ miền Bắc và chiến sự trên các chiến trường Đông Dương
Các cabin trực điện thoại liên lạc với các chiến trường phục vụ chỉ huy chiến đấu.
Các ổ điện trong căn phòng
 Bên cạnh phòng trực ban tác chiến là phòng giao ban tác chiến
 Phòng giao ban tác chiến rộng 20m2 là nơi làm việc của trực ban trưởng, có nhiệm vụ tổng hợp tình hình mới nhất của các Bộ, báo cáo tình hình với cấp trên, nhận mệnh lệnh và phát lệnh
 Các loại quân tư trang thời bấy giờ được trưng bày trong căn hầm
 
Sách, ảnh tư liệu về hoạt động chỉ huy tác chiến, hoạt động chiến đấu của quân dân Hà Nội
 Hệ thống thông hơi, lọc độc thông gió tự nhiên. Điều này bảo đảm kỹ thuật cho kíp trực ban khoảng 10 người sinh hoạt suốt ngày đêm
 Với hệ thống cửa tự động thoát hơi, căn hầm có thể điều hòa được nhiệt độ bằng hơi nước

Đàm Duy

Bình luận về bài viết này