Lưu trữ | VĂN RSS feed for this section

“Con đĩ của nhân loại” đã ngự trị trái đất ra sao? – VHNA

29 Th9

  •   ĐỖ MINH TUẤN
  • Chủ nhật, 20 Tháng 9 2015 06:39
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
 

K.Marx nói “Đồng tiền là con đĩ của nhân loại”. Nhưng đây là một con đĩ có quyền lực ghê gớm nhất, có thể chi phối tất cả thế gian, từ giới trí thức, đến tôn giáo và khoa học, biến tất cả thành hàng hoá và kẻ làm thuê cho nó. Những thông tin về sự thao túng ngày càng tăng của nó trong các lãnh địa được coi là cao quý thiêng liêng nhất của nhân loại cho ta thấy đã đến lúc thế giới phải đoàn kết lại để chống lại “con đĩ siêu đẳng” này, không phải bằng bạo lực mà bằng nhân tính, bản lĩnh và trí tuệ, vì sự tồn vong của những giá trị mà nhân loại đã từng kiêu hãnh đưa tới cho hành tinh của cây xanh, khoa học, tình yêu và thi ca.

Trí thức với đồng tiền

Một học giả Nga đã nhận xét tinh tế rằng: có ba dấu hiệu của giới trí thức về mặt nguyên tắc phân biệt nó với các nhóm xã hội khác: thái độ đối với sự giàu có, với lịch sử và với nhà nước. Trong tất cả các trường hợp, ba thái độ này đều là hỗn hợp của sự khinh bỉ, nôn nóng và ganh tị. Theo ông, đây là điều đặc biệt tiêu biểu đối với giới trí thức Pháp và Nga, dù cho trong các nước Anglo-Saxon những tâm trạng tương tự ở thế kỷ vừa qua cũng tăng lên đáng kể.

Hình ảnh công tử Bạc Liêu đốt tiền làm đóm soi tìm đồng tiền rơi cho người đẹp và hình ảnh Serge Gainsbourg, một trí thức Pháp, đốt tờ 500 FR châm thuốc lá ngay trên truyền hình khá tiêu biểu cho thái độ coi khinh  tiền bạc đặc trưng cho trí thức này.

Những thái độ coi khinh tiền bạc của nhiều trí thức Pháp được bảo đảm bởi những huyền thoại về một nước Pháp văn hoá từng mang những chân lý có giá trị phổ quát toàn cầu. Nước Pháp từng được Clemenceau coi là người lính của Thượng đế trong quá khứ, người lính của văn minh trong hiện tại và người lính của lý tưởng trong tương lai. Ấy vậy mà cùng với sự phát triển của Tân lục địa, đồng tiền  đã làm lu mờ những huyền thoại của cựu lục địa và báo thù ngoạn mục với thái độ khinh miệt của trí thức nơi đây.

Từ chỗ là “con đĩ của nhân loại” (K.Marx) đồng tiền đã ngày  càng trở thành biểu tượng thiêng liêng mang ý nghĩa đời sống, mang tự hào dân tộc, mang sức mạnh tương lai. Từ chỗ coi khinh sự giàu có, các trí thức cựu lục địa đã bắt đầu quen với lý tưởng làm giàu, bắt đầu trang sức bằng các chỉ số phát triển kinh tế, bắt đầu bị cuốn theo ma lực của cuộc sống tiêu dùng và không ngại ngần làm thơ ca ngợi những con buôn và những tiện nghi.

Andre Gide, từ những năm 50 đã linh cảm thấy quyền lực tương lai của đồng tiền khi nhận xét rằng các xã hội tư bản quy mọi thứ về tiền, nhưng các xã hội khác rồi cũng thông qua quyền lực và  những con đường khác để đi đến đồng tiền. Ðồng tiền một khi đã lên ngôi lý tưởng, nó có thể mua được cả quyền lực, cả nhân cách, cả truyền thống, cả đức tin. Thậm chí, có  tỷ phú đã ngạo mạn tuyên bố: “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Đồng tiền mua được cả ghế Tổng thống. Năm 1996, bảy nhà tư bản lớn nhất nước Nga, cũng là bảy người nắm  quyền kiểm soát với truyền thông đại chúng lúc bấy giờ đã hợp tác với nhau để đảm bảo cho Tổng thống Enxin đắc cử thêm một nhiệm kỳ. Tổng thống và các đảng cầm quyền của nhiều  cường quốc khác cũng không tránh khỏi sự chi phối của đồng tiền thông qua các tập đoàn tài chính.

Trong khi không ít trí thức cựu lục địa đang hăm hở sám hối, đi tiên phong trong thời đại toàn cầu hoá, say sưa với những khái niệm kinh tế học thời thượng vừa mới nhập vội, xin lỗi và ve vãn đồng tiền, đưa nó lên ngôi chúa tể, biến nó thành thước đo hạnh phúc và tiến bộ của một dân tộc thì lại có những trí thức ở các xứ sở giàu có phê phán thói tâng bốc đồng tiền, đòi đặt đồng tiền về đúng vị trí của nó. Thậm chí, một huyền thoại trong thế giới tài chính là G.Soros (Mỹ) đã phản đối việc lấy  lấy tổng sản phẩm quốc dân (GNP) làm thước đo phát triển vì, theo ông, làm như vậy có khác gì chấp nhận đồng tiền như một giá trị đích thực, một giá trị tự thân. Ông cho rằng, trên thực tế thì GNP cao chưa phản ánh sự tiến bộ xã hội. Trong một nước bệnh Aids đang hoành hành thì GNP tăng lên vì người ta phải tốn nhiều chi phí xử lý căn bệnh thế kỷ này.Vì thế, vận dụng thước đo đồng tiền sẽ không thể biết thế giới đang tiến lên hay đang đi giật lùi.

Theo Soros, các giá trị đích thực không thể dùng đồng tiền để đo lường, phải có những thước đo tiến bộ khác phản ánh được những chỉ số vô hình như hạnh phúc và quyền tự chủ của công dân. Nét đặc sắc riêng của các giá trị đích thực là chúng tự bản thân đã chứa đựng các giá trị nội tại, bất luận chúng đã chiếm lĩnh được vị trí chủ đạo hay chưa. Các giá trị đích thực khác xa với các  giá trị thị trường ở chỗ tự thân nó đã có giá trị, có quyền lực, không cần phải cạnh tranh để tự khẳng định như giá trị thị trường. G. Soros- Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu-NXB Khoa học xã hội năm 1999, trang 429.

Thực tế phát triển cho thấy những điều Soros nói là rất sâu sắc. Sự bành trướng của kỹ nghệ trong phạm vi toàn cầu đã làm suy giảm những điều kiện nảy sinh và dung dưỡng trí thông minh, luân lý, tình thương và những phẩm chất cần cho cuộc sống cộng đồng- từ cộng đồng nhỏ là gia đình, đến các cộng đồng lớn hơn trong xã hội. Những không gian gia đình, cộng đồng truyền thống bị phá vỡ đã làm giảm chất  lượng sống của con người một cách sâu sắc.

Người ta đã thấy cuộc sống gia đình trong các xã hội phát triển kinh tế trở nên nghèo nàn, đơn điệu, trong đó những đứa trẻ không còn được hô hấp trong bầu dinh dưỡng tình cảm, tâm linh và trí tuệ như ngày xưa. Gia đình bị chia cắt, vỡ nát không gian tình cảm, cha mẹ bị ném tới cơ quan công xưởng, trẻ em trở thành những vị “thiền sư” luôn dán mắt vào Tivi hay computer để sống với thế giới ảo đầy bạo lực và hoang tưởng. Gia đình lại dạy chúng cách hành xử giản đơn kiểu duy lý thực dụng, mọi thứ có thể quy ra luật và tiền, mọi mục đích trở nên cụ thể ở tầm gần và mọi mâu thuẫn trong đời sống được giải quyết một cách giản đơn và thô bạo, thiếu một bàn tay khéo léo, bao dung và mềm mại của tình người và của thời gian.

Khi công nghệ và nhịp sống man rợ một cách lấp lánh này được du nhập vào thế giới thứ ba, nó mang theo cả những căn bệnh xã hội nói trên nhưng ở mức trầm trọng hơn, vì các xã hội nghèo không có hệ miễn dịch từ truyền thống pháp trị và kỹ trị. Tuy nhiên, khi đánh giá về phát triển, người ta thường quên đi những sự thụt lùi hay phá sản trong các lĩnh vực vô hình như văn hoá, tình cảm, ý nghĩa, tâm linh. Đó là nơi người trí thức nhạy cảm về ý nghĩa và giá trị.

 Nếu như những luận điểm này được phát ra từ một kẻ đạo văn hay một học giả khiêm tốn chỉ nói những điều đã tiêu hoá vào trong bụng mình, ghét thói  trích dẫn khoe khoang thì hẳn là kẻ phát ngôn sẽ bị nhiều người coi là bảo thủ và gàn dở. Người ta sẽ bĩu môi cho rằng trong khi cả thế giới đua nhau làm giàu, vinh quang nhờ cạnh tranh và buôn bán thì mình vẫn cứ khư khư ôm lấy những giá trị trừu tượng cổ hủ theo kiểu các hủ nho, các ẩn sĩ tự phong là “Vua không ngai”, các thi sĩ ước mơ “Một mái nhà tranh hai trái tim vàng”! Nhưng may thay, đó lại là những ý tưởng phát ra từ miệng trùm tài chính thế giới, một phù thuỷ trong vương quốc đồng tiền. Thông tin chính xác và cập nhật về suy tư của người trí thức đương đại, khiến ta  thấy tin hơn ở tổ tiên và những giá trị nhân văn đang bị nhiều người chối bỏ để chạy theo giá trị thị trường.

Tôn giáo với đồng tiền

Vào thế kỷ thứ 7, Vua Hồi giáo đầu tiên đã lập ra một hệ thống tiền tệ quốc tế, với đồng tiền đúc mà hình dạng và quan niệm rất gần với đồng tiền hiện đại. Những đồng Dinar vàng này đã được các xứ sở Trung Ðông rất ưa thích, đến nỗi những Vương quốc Kito giáo do các đạo quân Thập tự chinh thiết lập đã phải đúc ra những đồng tiền mô phỏng đồng Dinar để kiếm lời, bất chấp đó là những đồng tiền tôn vinh Thánh Allah. Sau khi bị Giáo hoàng phát hiện, những tín đồ Thiên chúa đúc tiền theo mẫu tiền Hồi giáo đã bị rút phép thông công, nhưng người ta vẫn phải đúc một đồng tiền mới của Thiên chúa giáo giống hệt đồng Dinar, chỉ thêm vào cây Thánh giá và dòng chữ Arập tôn vinh Thiên chúa.

Trong khi Thiên Chúa giáo và một số tôn giáo khác ngày càng thế tục hoá  thì Hồi giáo vẫn kiên trì với những nguyên tắc khắt khe. Chính vì thế, cái quan niệm cho rằng Hồi giáo xung khắc với lợi nhuận đã ngự trị trong một thời gian dài hạn chế sự tham gia của các tín đồ Hồi giáo vào các lĩnh vực kinh doanh. Những người trí thức có cái  nhìn cởi mở không thoả mãn với định kiến này đã cố truy tìm trong Kinh Coran những ý tưởng khuyến khích các tín đồ Hồi giáo kinh doanh. John Nabish, nhà tương lai học người Mỹ đã phát hiện ra rằng Muhammad từng nói: “Một thương gia chân thật và đáng tin cậy sẽ được tập hợp lại vào Ngày tận thế cùng với các nhà tiên tri, những người tử vì đạo và những người công chính”( Những xu hướng lớn của Châu Á làm thay đổi thế giới, NXB Trẻ, 1998) Người ta khẳng định rằng cả Kinh Coran và bản thân Muhammad tin vào một hệ thống dựa trên tiến thủ cá nhân và phần thưởng cá nhân. Trên thực tế, ngày càng có nhiều tín đồ Hồi giáo nắm quyền lãnh đạo các công ty lớn ở Châu Á, nhất là ở Malaysia và Indonesia, họ đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hoá Châu Á. Ở Malaysia, phái Hồi giáo Al alqum đã thu hút được hơn một triệu tín đồ và bành trướng thành một kiểu doanh nghiệp lớn, nhưng sau đó đã bị chính quyền đất nước này đình chỉ, buộc đóng cửa các cơ sở hoạt động tôn giáo và kinh doanh.

Trước sự thành công về kinh tế của các nước Châu Á, nhiều người cho rằng đó là do Khổng giáo với quan niệm coi trọng gia đình và cộng đồng đã tạo nên động lực cho sự phát triển thần kỳ. Nhưng có ý kiến lại cho rằng chính sự phát triển của kinh tế Ðông Á đã tạo ra danh tiếng cho Khổng giáo chứ bản thân Khổng giáo coi giàu có và điạ vị  chỉ là thứ phù vân. Max Weber và một số học giả bài bác Khổng giáo cho rằng tôn giáo này  không hợp với phương Tây, không thể thích hợp với kinh tế thị trường. Nhưng những người muốn tìm kiếm cơ sở phát triển kinh tế và hiện đại hoá trong Khổng giáo đã chủ trương sáng tạo ra một nền kinh tế thị trường kiểu luân lý phương Ðông. Các học giả cho rằng tuy có vẻ gò bó con người trong tôn ty trật tự, nhưng Khổng giáo luôn đòi trách nhiệm hai chiều. Khổng giáo không chỉ đơn thuần ủng hộ cho việc phục tùng chính quyền mà còn là trách nhiệm của chính quyền về cả đạo đức và nghĩa vụ. Khổng giáo xây dựng nên một xã hội rất trật tự từ dưới đáy lên hơn là từ trên đi xuống, nhấn mạnh đến các bổn phận đạo đức của cuộc sống gia đình như là một viên gạch cơ bản xây dựng  nên xã hội. Sự liên kết trong phạm vi  gia đình có vị trí quan trọng hơn các loại quan hệ cao hơn, kể cả các bổn phận với giới cầm quyền chính trị. Trên thực tế, chính những liên hệ gia đình dòng tộc là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho người Hoa hải ngoại trở thành những doanh nhân vĩ đại nhất thế giới, cuối thế kỷ 20 đã quản lý 541 tỷ đô-la, trở thành nền kinh tế lớn thứ ba của thế giới sau Hoa  kỳ và Nhật Bản. Bí quyết kinh doanh của người Hoa chung quy lại là con người và các mối tiếp xúc mang tính gia đình, tạo nên hàng chục ngàn mạng lưới giống như mạng Internet.

Xem ra, các tôn giáo dù nguyên gốc có vẻ xa lạ với kinh doanh và tiền bạc đến đâu cũng có thể được người thời nay lôi vào khai thác phục vụ cho công việc làm giàu. Thậm chí, ở quê hương Khổng tử  đã có tới 29 loại thức uống và 8 loại thức ăn mang tên Ngài. Những hậu duệ của Ngài còn tung ra một loại rượu mạnh mang tên Khổng tử dù Ngài không hề khuyến khích các đệ tử của mình uống rượu. Rượu Khổng tử bán rất chạy vì người ta đã dùng chính lời Khổng tử dạy về chia sẻ của cải làm khẩu hiệu tiếp thị: “Nếu con có một chai chai rượu, con cũng phải cho anh em mình một chai” (!). Thế mới hay, cơ chế thị trường có thể biến tên tuổi thánh nhân và tư tưởng của thánh nhân thành tem nhãn, bao bì và hàng hoá để bán chạy một mặt hàng đi ngược lại ý nguyện thánh nhân. Nếu tất cả các loại hàng hoá của con cháu Khổng tử đều mang tên Ngài thì e rằng sẽ đến ngày có cả nhà chứa Khổng tử, sòng bạc Khổng tử và băng đảng mafia Khổng tử.                             

Khoa học với đồng tiền

Khoa học với những phát minh sáng chế kỳ diệu của nó thực sự đã trở thành một hành trang đáng tự hào nhất của nhân loại khi bước vào thiên niên kỷ mới. Nhưng khoa học ở thế kỷ 21 không còn niềm kiêu hãnh của một sức mạnh tự do như khoa học các thế kỷ trước, vì khoa học giờ đây đã trở thành hàng hoá trên phạm vi toàn cầu, trở thành nô bộc của đồng tiền và đánh mất logic phát triển tự thân trong sứ mạng sinh lời cho các ông chủ mới vốn từ ống tay áo của khoa học kỹ thuật chui ra.

Khoa học đã từng nếm mùi nô lệ Nhà thờ từ thời Trung cổ. Phải mất bao nhiêu công sức đấu tranh, các trường Ðại học mới dược Giáo hoàng ban cho những đặc quyền tự do đầu tiên, phỏng theo các quyền tự do của tu sĩ. Trong nhiều thế kỷ, sự phát triển của khoa học được quyết định bởi lô gíc duy nhất: vì sự tiến bộ của tri thức chứ không lệ thuộc vào bất kỳ một lý do sinh lợi nào. Nhưng sự phát triển của công nghiệp với những thăng trầm của nó đã dần dần biến khoa học thành một  thứ hàng hoá, nhà khoa học thành kẻ làm thuê.

Từ đầu thập kỷ 80, trong tất cả các nước phát triển các trường Ðại học với cac trung tâm nghiên cứu lớn đã bắt đầu gắn chặt hoạt động nghiên cứu của mình với các ngành công nghiệp dưới những hình thức: đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cho công nghiệp, liên kết nghiên cứu các dự án dài hạn theo đơn đặt hàng của công nghiệp. Các nhà khoa học tìm thấy hứng thú mới trong mối duyên khoa học-công nghiệp, vì ở đó họ được bổ sung kinh phí, thiết bị và con người, họ được hưởng lợi từ các công trình nghiên cứu. Ngày càng nhiều các hãng của Mỹ, Nhật, Ðức, Pháp liên hệ hợp tác với các nhóm Ðại học ở nước ngoài. Từ năm 1987 đến 1989, riêng hãng dược phẩm Upjohu của Anh đã tung ra bảy dự án nghiên cứu của các trường Ðại học ở Anh, Ðức, Tây Ban Nha, Pháp và Thuỵ Ðiển làm các nước này lo lắng về sự thất thoát chất xám và bí mật quốc gia. Năm 1986, quỹ nghiên cứu của các trường Ðại học Mỹ đã được hưởng kinh phí từ các công ty nước ngoài là 76,2 triệu đô la. (Tạp chí  Người đưa tin UNESCO số 11, tháng 12-2001).

Ảnh hưởng của các công ty với các trường Ðại học và các trung tâm nghiên cứu ngày càng tăng dưới nhiều hình thức. Các khoa học cơ bản, nhất là các khoa học nhân văn bị bỏ rơi vì không sinh lời trực tiếp, các nhà khoa học bị định hướng vào các nhãn mác hàng hoá cụ thể mất đi quyền thể nghiệm và phiêu lưu, các phát minh không được công bố rộng rãi cho toàn nhân loại như xưa mà bị nhốt trong tủ kín của các ông bầu, các giảng đường, các cuộc hội thảo khoa học  và các phòng thí nghiệm tôn nghiêm, bị tập trung vào các hợp đồng thương mại thuân tuý và được trang hoàng bằng các logo và các biển quảng khổng lồ, sặc sỡ.

Tại Mỹ, đầu những năm 1990, Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã gây tai tiếng lớn khi cho phép các công ty chỉ cần chi trả 10.000-50.000USD là có thể tiếp cận và sử dụng mọi thành quả nghiên cứu  dù là bí mật của trường. Ðại học Toronto (Canada) đã ký với các Công ty những hợp đồng tài trợ  bí mật có trị giá lên tới 30 triệu đô la, đổi lại các công ty được quyền chi phối hướng nghiên cứu và khai thác các thành quả nghiên cứu của trường. Thậm chí, trường Ðại học California Berkely đã cho phép công ty này được quyền cấp bằng sáng chế cho một phần ba các công trình nghiên cứu và được quyền biên tập các công trình xem có nên cho công bố hay không! Hợp đồng này đã được coi là một vụ cướp bóc tài nguyên công cộng gây phản ứng mạnh mẽ chưa từng thấy. (Tạp chí  Người đưa tin UNESCO số 11, tháng 12-2001) Một trong những nguyên nhân của thảm trạng này là các nhà nước ngày nay đã cắt giảm nhiều ngân sách tài trợ cho các công trình nghiên cứu cơ bản khiến cho giới khoa học bị lệ thuộc vào túi tiền của các công ty. Ở một số nước, nhất là những nước kém phát triển, thì sự quan tâm tài trợ của nhà nước lại hay biến khoa học thành công cụ rửa tiền hay phương thức tham nhũng. Nhiều dự án gọi là công trình khoa học quốc  gia thực chất chỉ là một mớ kiến thức cũ rích, xào xáo để lấy tiền nhà nước chia nhau.

Sự phát triển của thị trường khoa học đã tạo nên hiện tượng Brain drain – sự thu hút trí thức từ các nước ngoại vi về các nước trung tâm. Ấn độ là nước có tỷ lệ kỷ lục về di cư của các nhà khoa học: Ðã có tới khoảng 50.000 người đến Mỹ và 10.000 người đến Anh và Canada. Do biết thu hút các trí thức từ các nước. Chỉ riêng năm 1973 nước Mỹ  đã tiết kiệm được 883 triệu đô-la chi phí giáo dục, còn các nước đang phát triển thì thiệt hại 320 triệu đô-la.

Sự di tản trí thức là một hiện tượng rất cũ, đã có từ khi Platon phục vu bạo chúa ở Syracure, Galilée đặt mình dưới sự bảo trợ của Viên, các anh em Casini được Lu-i XVI mời với giá rất cao để xây dựng Ðài Thiên văn Paris…Ðó là những lý do khiến nhiều nhà khoa học bớt áy náy về đạo đức khi đem tài năng của mình đến những nơi mà nó được thừa nhận, dù đó không phải là Tổ quốc mình (Thực trạng khoa học và kỹ thuật-NXB Khoa học xã hội, năm 1996)./.

 
 
 
 

Tinh thần hòa giải dân tộc – VHNA

17 Th9

  •   HỒ BẠCH THẢO
  • Thứ bảy, 12 Tháng 9 2015 08:27
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
 

Phải nói ngay rằng, trong hoàn cảnh kẻ thù  chờn vờn ngoài cửa ngõ, việc hoà giải dân tộc là điều bắt buộc; lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc chứng minh rõ điều đó.

Thời nước ta mới lấy lại được độc lập, Lê Hoàn, tức vua Lê Đại Hành, dành ngôi của nhà Đinh [980]. Vị vua mới này, có đủ bản lĩnh duy trì khối đoàn kết quốc gia, tạo sức mạnh chiến thắng quânTống trên đường xâm lăng. Thay vì thông lệ“ Một phenthay dổi sơn hà” thường có chủ trương “ Nhổ cỏ, phải nhổ cho hết rễ”; vua Lê Đại Hành đã giữ mạng sống vua cũ Đinh Toàn, phong chức Vệ vương. Đinh Toàn hợp tác với chính quyền mới; mãi đến năm 1001, trong một trận chống giặctử trận. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép “Giặc bày trận hai bên bờ sông chống lại, quan quân bị hãm giữa sông, vua cũ là Vệ vương Toàn trúng tên chết tại trận. Vua [Lê Đại Hành] kêu trời 3 tiếng, rồi thúc quân đánh, giặc tan vỡ.” (1)

Đến đời  nhà Trần có cuộc khủng hoảng rất lớn, tưởng chừng có thể làm lung lay cả triều đại . Bấy giờ Chiêu Thánh Hoàng hậu [tức Lý Chiêu Hòang], chánh cung của vua Trần Thái Tông không có con. Thái sư Trần Thủ Độ rắp mưu đem Công chúa Thuận Thiên họ Lý, [vợ của An Sinhvương Liễu, anh ruột nhà vua] lúc bấy giờ đang có thai ba tháng, làm vợ vua Trần Thái Tông, để mong có con nối dõi. Việc làm loạn luân này, khiến Liễu tức giận họp quân trên sông cái nỗi loạn. Đến hai tuần sau, Liễu tự lượng thế cô khó lòng chống được, ngầm đi thuyền độc mộc, giả làm người đánh cá đến chổ vua Thái Tông xin hàng:

“Lúc ấy vua đang ở trong thuyền, anh em nhìn nhau khóc. Trần Thủ Độ nghe tin, đến thẳng thuyền vua , rút gươm thét lớn:

-Giết thằng giặc Liễu.

Vua giấu Liễu trong thuyền, vội vàng bảo Thủ Độ:

-Phụng Càn Vương [tước hiệu cũ của Liễu thời triều Lý ]đến hàng đấy.

Rồi lấy thân mình che cho Liễu.”(2)

Nhà vua lại cử Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn con An sinh vương Liễu làm tổng chỉ huy quân đội; việc làm nàybiểu lộ tinh thần hoà giải vàtấm gương can đảm, dám dùng người giỏi. Hưng Đạo vương ,lập công đầu trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, cũng là nhân vật triệt để thực hiện tình đoàn kết. Sử chép An sinh vương Liễu vẫn ôm mối thù xưa, lúc sắp mất cầm tay Trần Quốc Tuấn giối giăng rằng:

“Con mà không vì cha lấy thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.”

Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

Lại có lần Quốc Tuấn đem chuyện ấy vờ hỏi Hưng nhượngvương Quốc Tảng. Quốc Tảng thưa:

-Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ.

Quốc Tuấn rút gươm kể tội:

-Tên lọan thần là đứa con bất hiếu mà ra.

Định giết Quốc Tảng. Con trưởng Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Rồi ông dặn Hưng Vũ Vương:

– Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng. (3)

Lúc này vua tôi, quân dân một lòng, nội bộ đoàn kết vững vàng; nên có thể đánh tan âm mưu chia rẽ của kẻ ngọai xâm, cầm đầu bởi vua Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt .

Dưới thời quân Minh cai trị, sau những cuộc phấn đấu của tôn thất nhà Trần như  Giản Định Đế, Trần Quí Khoách bị thất bại; con cháu nhà Trần gồm Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi, cháu ngoại Tư đồ Trần Nguyên Đán,lặn lội vào Thanh Hoá phò Lê Lợi. Những bậc đại trí như Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi thừa biết rằng một khi thành công, chưa hẳn nhà Lê đã dung tha cho con cháu nhà Trần cũ; nhưng vì đại nghĩa chống ngoại xâm, họ đã hợp tác nhiệt thành, dành lại độc lập cho nước nhà.

Thời Lê mạt, bậc khoa bảng nỗi tiếng Tiến sĩ Ngô Thời Nhậm hợp tác với  nhà Tây Sơn. Ông hiến kế tạm rút quân từ thành Thăng Long về Tam Điệp, như “ cho chúng tạm ngũ trọ một ít ngày”; để cuối cùng làm nên đại thắng, đánh tan đạo quân xâm lăng của Tôn Sĩ Nghị.

Ôn qua lịch sử từ các đời Tống, Trần, Lê, Nguyễn khẳng định tinh thần đoàn kết hoà giải, là yếu tố hàng đầu để giữ nước.

Tiếp đến câu hỏi quan trọng cần được đặt ra; nên làm gì để hoà giải:

Thứ nhất;  thiết tưởng cần có tinh thần rộng rãi, chấp nhận người khác có thể có cái nhìn khác mình; không nên chấp nhất hẹp hòi, kèn cựa nhau từng chi tiết vụn vặt. Ca dao cổ có câu:

Thương nhau cau sáu, bổ ba,

Ghét nhau cau sáu, bổ ra làm mười.

Các bạn trẻ ngày nay không biết ăn trầu, nên không biết đến sự trân trọng của miếng trầu ngày xưa.Tống Sử ghi lại phúc trình của viên Sứ thần Tống Cảo trình lên lên vua Tống Thái Tông về chuyến đi An Nam; dịp này Cảo được mời ăn trầu như sau “ [Lê] Hoàn gìm ngựa, cúi đầu, sau khi hỏi thăm sức khoẻ Thiên tử, buông cương cùng đi. Lúc bấy giờ đem trầu cau ra mời, nhai trên lưng ngựa; đó là phong tục hậu đãi tân khách.” (4)

Nay trở lại câu ca dao trên, ý nghĩa nằm trong bối cảnh thời xưa, hôn nhân quyết định bởi cha mẹ, tục ngữ có câu “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”; trai gái không thể biểu lộ một cách thẳng thắn “Anh yêu em, em yêu anh” như ngày nay. Bấy giờ người con gái tuy bị động, nhưng cũngkín đáo tìm cách biểu lộ tình cảm minh, qua việc têm trầu mời khách nhà trai. Trường hợp thương người con trai thì quả cau đáng bổ làm 6 miếng, thì bổ thành 3 miếng, khiến miếng cau to, xơi với trầu đặm đà hơn; nếu không bằng lòng thì tỏ thái độ khác, bằng cách bổ nhỏ trái cau thành 10 miếng. Vậy “cau sáu, bổ ba” biểu tượng sự cởi mở, hoà hợp.

Liên hệ thực tế, qua bài Tiếc Thương Trần Hạnh của anh Nguyễn Ngọc Giao đăng trên Diễn Đànngày 7/9/2015, nhắc đến cụ thân sinh anh Trần Hạnh là người tin Phật, có lẽ không muốn cho con cháu ôm lấy cái “nghiệp” quá khứ,để tư tưởng và hành động được tự do; nên đã nén lòng đốt chiếc áo vấy máu của ông nội anh Hạnh:

 “Mấy năm sau, ông qua Mỹ theo diện HO. Hạnh kể lại cái tết đầu tiên, họp mặt đầy đủ toàn thể gia đình ở California. Ông mang ra cái áo cũ, còn thấy vết máu. Đó là cái áo của cụ thân sinh bị chết tết Mậu Thân ở Huế, mà một người chú của Trần Hạnh đã gìn giữ cho con cháu dòng họ. Không một lời, ông đã đốt cái áo ấy, như người ta đốt vàng mã trong ngày tết gia đình sum họp tưởng nhớ tổ tiên.”

Sau đó trên Vietnam-issue, tôi tham gia, có bài viết của anh Hoàng Ngọc Tuấn, cũng là người bạn anh Hạnh, bảo rằng có một vài điểm anh Giao kể lại, anh Tuấn chưa được nghe, và thuật lại sự kiện trên như sau:

Mấy năm sau đó, khi gia đình đã đến định cư ở Mỹ, trong cái Tết sum họp đầu tiên ở California, cha của anh có kể cho tất cả các con một câu chuyện rằng, trước khi rời Việt Nam, ông đã thắp nhang khấn vái trước bàn thờ cha của ông và xin phép được đốt một di vật. Đó là chiếc áo vấy máu của cụ khi cụ bị  chết  trong Tết Mậu Thân mà gia đình còn giữ lại cho con cháu tưởng niệm. Ông đã khấn vái rằng nhờ phước đức tổ tiên mà bây giờ cả gia đình sắp qua Mỹ để sống một cuộc đời mới, nhưng vì quá xa xôi và chưa biết đến khi nào mới có thể trở về với quê cha đất tổ, nên ông xin đốt di vật này và cầu nguyện cho hương linh của cụ được mỉm cười nơi chín suối.”

Tôi thấy qua 2 bài, anh Giao và anh Tuấn thuật lại đại thể giống nhau; chẳng khác gì hai tấm ảnh chụp nghiêng từ hai bên trái, bên phải của một chân dung. Hai tấm hình tuy có chung mũi, nhưng lổ tai trái, phải khác nhau; chi tiết anh Giao có, chưa hẳn anh Tuấn đã có. Bởi vậy tôi tâm đắc bài của anh Hiệp, cũng trong Vietnam-issue, biểu lộ tinh thần thông cảm cởi mở, như sau:

(1) Anh H N Tuấn nói là anh “chưa bao giờ nghe Hạnh nói…” không có nghĩa là Trần Hạnh không nói câu nói của cha anh cho những người khác.

Anh H N Tuấn cũng sai khi nói là ai ở miền Nam trước 75 sẽ ngạc nhiên khi cha anh Hạnh dặn dò cố gắng học hành không nên tham gia chính trị.

Dặn dò này thật sự rất phổ thông cho những sv sắp sửa du học ở các nước phương Tây. Ngay cả tôi cũng được cha mẹ dặn dò như vậy. Vì ở miền Nam biết rằng một số sv du học đã tham gia phong trào phản chiến và gây khó khăn cho gia đình và chính phủ VNCH. Năm 1973, các sv du học ở Cộng hòa Liên bang Đức đã phản đối TT thiệu khi ông công du Âu châu với hệ quả là chinh phủ VNCH cấm không cho sv du học qua Đức nữa và không cho gia đình chuyển ngân cho sv

(2) Cũng vậy, Trần Hạnh “chưa bao giờ nói..” cho anh HN Tuấn, không có nghĩa là Trần Hạnh không nói cho Nguyễn Ngọc Giao vì tùy đối tượng anh Hạnh sẽ nói những gì cần trong bối cảnh khác nhau. Anh Giao thuộc phe phản chiến trước đây nên câu nói “Bỏ qua đi. Nếu bên mình thắng có lẽ đối xử với bên kia còn tệ hơn” thích hợp hơn khi anh Hạnh và gia đình qua Pháp gặp gia đình anh Giao chứ anh không nói cho anh HN Tuấn làm gì . Cho nên tôi nghĩ anh HN Tuấn có thể vội vã khi nói anh Giao là tưởng tượng đặt ra. A benefit of the doubt should be given here.

(3) Những lời kể về đốt chiếc áo máu của anh H N Tuấn và anh N N Giao thuật lại có chi tiết khác nhau nhưng làm sao không nghì có thể là do trí nhớ của mổi cá nhân hơi trệch. Tôi đã gặp và quen biết anh H N Tuấn và anh N N Giao và qua các cơ hôi nói chuyện và tiếp xúc tôi đề thấy cả hai đều là những người đàng hoàng, có integrity mặc dầu nhận định và chính kiến khác nhau.

Thứ hai; nên thành thật, bắt đầu từ những điểm đồng thuận, rồi từ từ khai triển ra những chỗ dị biệt. Có vài bạn cực đoan nói rằng không có gì đồng thuận với Cộng sản cả. Xin trả lời; ít ra chúng ta cũng đều ăn cơm, hãy nói về cơm trước, còn phở và hủ tíu tạm hoãn lại sau. Một khi đã thông cảm rồi, thì hiểu rằng cơm, bánh phở, bánh hủ tíu, cũng từ gạo mà ra! Về điểm này tôi có chút kinh nghiệm, xin được phép thuật lại:

Trước năm 2007, tôi gửi một số bài viết đăng trên báo Talawas của nhà văn Phạm Thị Hoài. Từ nhân duyên này, tôi được quen với anh D. tại Hà Nội. Anh là người rất thích  khảo cứu lịch sử, muốn giúp tôi in sách tại Hà Nội. Tôi gửi anh bản dịch những văn bản trongThanh Thực Lục, liên quan đến chiến tranh Thanh-Tây Sơn. Anh liên lạc với N. X. B. Hà Nội, thuộc Thành uỷ Hà Nội, để nhờ xuất bản. Khoảng năm 2008 tôi về Hà Nội, được ông Giám đốc N. X.B. Hà nội, Thạc sĩ Nguyễn Khắc Oánh mời đi ăn. Trong bữa tiệc tiệc, ngoài các anh làm việc cho N.X.B tôi quên tên, còn có nhà văn Đào Hùng con cụ Đào Duy Anh và anh D; bữa tiệc vui vẻ,  ông G.Đ hứa sẽ xuất bản sách.

Sau đó khoảng 1 năm, bộ Thanh Thực Lụcxuất bản tại Việt Nam, bộ này trước kia in tại Mỹ gọi là Cao Tông Thực Lục. Tiếp đó N.X.B. có dự định  xuất bản 1.329 văn bản Minh Thực Lục liên quan đến Việt Nam do tôi dịch và tái bản Thanh Thực Lục. Qua sự trung gian của anh D., tôi làm việc với một số chuyên viên sử học trong nước qua internet, nhưng không biết tên, biết mặt. Chúng tôi làm việc có hiệu quả, thỉnh thoảng có một vài bất đồng nhưng đã giải quyết được. Ví dụ văn bản về việc Trương Phụ được Minh Thái Tông thăng chức, tôi đã dịch, nhưng không được đưa vào; họ căn cứ vào tiêu chí chỉ in những văn bản liên quan đến Việt Nam thôi, nên tôi đành nhượng bộ. Có những đoạn bị sửa, tôi biện luận lại, thì được họ nhượng bộ.

Năm 2010 bộ Minh Thực Lục in xong và Thanh Thực Lục tái bản; tháng 11 tôi về nước, anh D. báo cho N.X.B biết. N.X.B. cho tổ chức lễ ra mắt sách tại hội trường thư viện Hà Nội. Trong buổi ra mắt sách, anh D. đảm trách điều hành, trên bàn thuyết trình ngoài ông G.Đ. Nguyễn Khắc Oánh, còn có các PGS. Tiến sĩ Nguyễn Minh Tường, PGS. Tiến sĩ Tạ Ngọc Liễn, nhà nghiên cứu Hán Nôm Phạm Hoàng Quân. Bây giờ tôi mới biết ba vị này đã từng làm việc với tôi trên internet, qua trung gian của anh D. Đến lượt trình bày, tôi chỉ nêu lên 2 ý của người xưa: Thứ nhất cụ Nguyễn Văn Tố từng có ý kiến rằng Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim tuy tạm đủ, tuy nhiên cần dịch tất cả các sử liệu nước ngoài, đặc biệt là Bắc sử, để bổ sung vào kho tàng lịch sử nước nhà. Thứ hai trong thư Phan Đình Phùng gửi Hoàng Cao Khải, nhận định lịch sử nước ta là chỗ dựa bất biến vững chắc nhất. Hội trường rất đông người, nhưng tôi chỉ nhớ một vài vị phát biểu ý kiến như: Dân biểu quốc hội Dương Trung Quốc, Cựu Lãnh sự VN tại Quảng Châu Dương Danh Di, PGS. Ngô Đức Thọ, PGS. Trần Thị Băng Thanh, nguyên Viện trưởng Hán Nôm Trần Nghĩa; nói chungkhông ai phản đối việc làm của tôi.

Phải nói rằng tôi rất muốn in sách lịch sử trong nước, vì một ám ảnh thời niên thiếu. Đó là thời Cải cách ruộng đất năm 1955; tôi sống tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh; thời đó xung quanh tôi, thanh thiếu niên nam nữ hát rầm ran bài hát sau đây:

Thằng phong kiến thường hay nói rằng,

Giàu nghèo hay đói no, đều do tại số,

Đừng nghe lời quân giantham,

Bần cố trung nông ta ơi!…..”

“Thằng phong kiến” tức các triều đại quân chủ nước ta từ họ Hồng Bàng cho đến nhà Nguyễn; theo tác giả bài hát này thì các triều đại này đều xấu. Cho dù tôi có viết cả trăm bài để cải chính vấn đề này cũng không tác dụng; nên chỉ lẳng lặng dịch nguyên văn các văn bản từ sử Trung Quốc về việc phấn đấu giữ nước của vua chúa nước ta thời xưa, chữ nào nghĩa nấy, có nguyên văn chữ Nho đính kèm, chắc có tác dụng hơn.

Đúng như tôi nghĩ, khoảng một năm sau một bạn trẻ trong nước gửi Email cho tôi, cho biết trong khi đọcMinh Thực Lục anh rất cảm động việc con gái vua Lê Lợi mới 9 tuổi, bị Nội quan Mã Kỳ đánh phá nhà, bắt đem về Trung Quốc. Nhưng sau khi thoả thuận với Vương Thông để quân Minh rút lui, đất nước được hoà bình; vua Lê Lợi vì việc nước, phải dằn lòng quên thù riêng, cấp thuyền cho Mã Kỳ trở vể Trung Quốc an toàn. Sau đó nhà vua tỏ ra mềm dẻo gửi thư sang Trung Quốc xin lại con (5), nhưng bị vua Tuyên Đức báo tin rằng con đã chết! (6)

Ngoài ra với những điều nhận xét sau đây, tôi cảm thấy không bị làm khó, trong việc in sách:

– Gần 3.000 trang sách trong bộ Minh Thực Lục, và 600 trang trong Thanh Thực Lục, hoàn toàn không có những từ liên quan đến hiện đại, như đảng Cộng sản v v…(7)

– Theo yêu cầu của tôi, tại trang đầu bộ Thanh Thực Lục có ghi hàng chữ sau đây “ Kính dâng hương linh Thân phụ và Thân mẫu, ông bà Hồ Lê Phồn”; mặc dù qua lý lịch ai cũng biết thân phụ và thân mẫu tôi là địa chủ, chết trong cải cách ruộng đất.

Chú thích:

1.   Đại Việt Sử Ký Tòan Thư, tập 1, trang 230.

2.  Đại Việt Sử Ký Tòan Thư, tập 2, trang 16.

3.   Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập 2, trang 80.

4. Tống Sử, quyển 488, Liệt Truyện thứ 247, Ngoại Quốc: Quyển thứ 4, Giao Chỉ.

5.Văn bản về tờ biểu của vua Lê Lợi gửi cho vua Tuyên Đức, có đoạn như sau : [805] Ngày 11 tháng 2 năm Tuyên Đức thứ 4  [ 15/3/1429]

……Nhân thần có chút tình riêng: thần trước đây bị quan quân xua đuổi, trong lúc thảng thốt để mất  con gái nhỏ mới 9 tuổi. Dò la được biết Nội quan Mã Kỳ mang về, tiến dâng làm quan nô tỳ. Thần tội to như gò núi đã được tha, nghĩ đến gia đình chỉ mong được đoàn tụ, xin sắc chỉ tha cho về để được vẹn tình cha con, Thần đáng ghi khắc vào tâm cốt, cảm ơn không bao giờ quên.”

( Minh Thực Lục v. 18, t. 1218-1219; Tuyên Tông q. 51, t. 3b-4a )

6. Văn bản vua Tuyên Đức trả lời có đoạn như sau:

[ 809 ] Ngày 28 tháng 3 năm Tuyên Đức thứ 4 [ 1/5/1429 ]

…Riêng dụ ngươi về việc ngươi tâu rằng có con 9 tuổi bị Mã Kỳ thu dưỡng đem về kinh sư, muốn được đoàn tụ. Nghe việc này động lòng trắc ẩn, Trẫm là cha mẹ của thiên hạ lai nỡ để cho một trẻ nhỏ không được gần người thân ư! Nên đã ra lệnh tìm hỏi ngay việc này. Nhưng con gái ngươi vì không hợp thủy thổ, nên bị bênh mất đã lâu. Tình thương yêu cha con người người giống nhau, nhưng phần số mỗi người thì đã định; bảo riêng để ngươi biết….( Minh Thực Lục v 18, tr. 1258-1260; Tuyên Tông q. 52, tr. 10b-11b ) 

7.Minh Thực Lục hiện có trong các thư viện Mỹ như: Library of Congress, ISBN:9786045500613; UC Berkeley Libraries, Call No. DS556.58.C5m56 2010 V.3.Thanh Thực Lục: Cornell University Library

Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” – NCLS

9 Th9

  

 Nguyễn Trường Tộ

IMG_8091

Nguyễn Ngọc Lanh

Ba thế hệ trí thức với hoài bão nâng cao dân trí

Cụ Nguyễn Trường Tộ và “bộ ngũ” sống cách nhau tới hai thế hệ. Trong khoảng thời gian 50 hoặc 60 năm ấy, chen vào giữa họ, là thế hệ các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Không ai thật sự có quyền lực trong tay. Các cụ được trọng vọng là do những gì tích lũy trong óc. Có uy tín là nhờ thái độ đối với xã hội, nhân quần. Sản phẩm của mỗi người đều chỉ là những suy nghĩ, do tự mình thể hiện trên giấy – mà không thể nhờ vả làm giúp, hoặc sai bảo ai làm thay…

Tất cả các vị này đều sinh ra từ thế kỷ 19 – cách nay hàng trăm năm, nhưng các vị đều là trí thức đúng nghĩa – mặc dù đầu thế kỷ 20 mới có khái niệm “trí thức để có thể phân loại “người có học” khác trí thức ở chỗ nào. Đó là những người vừa “có học” lại vừa có tư duy phản biện xã hội. Chính do tư duy phản biện, họ bị chế độ thực dân và phong kiến – nói chung là những chế độ độc tài – kỳ thị, cảnh giác, kể cả lên án, thậm chí bị lên án từ nhiều phía. Nhưng tất cả đều bất khuất và sử dụng phương thức phù hợp để thể hiện lòng yêu nước và thực hiện hoài bão nâng cao dân trí. Thời nay, con cháu Phan Chu Trinh và “bộ ngũ” – thế hệ thữ năm – vẫn tiếp tục sự nghiệp cha ông.

Đại diện ba thế hệ trí thức với hoài bão nâng dân trí (thời kỳ giữ nước và mất nước)
Thế hệ Tên Năm sinh Biện pháp chính
1 Nguyễn Trường Tộ 1830-1871 Canh tân đất nước. Khuyên dùng chữ Nôm
2 Phan Bội Châu 1867-1940 Xây dựng lực lượng, kết hợp giác ngộ người dân
2 Phan Chu Trinh 18721926 Nâng cao dân trí
3a Nguyễn Văn VĩnhPhạm Duy Tốn

Nguyễn Văn Tố 

Phạm Quỳnh

1882-193618831924

18891947

18921945

Phổ biến chữ quốc ngữCải tiến ngôn ngữ Việt

Tiếp thu tinh hoa nhân loại

Nâng cao dân trí

3b Phan Khôi 1887-1959 Phản biện xã hội, nâng cao dân trí

Chuyển giao thế hệ. Dựa vào các tư liệu chính thức, có thể nói:

– Từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng, nền độc lập nước ta bị đe dọa nặng nề, nhưng vẫn còn cơ may cứu được – nếu kịp canh tân theo các kiến nghị của Nguyễn Trường Tộ. Nhiều ý kiến đồng tình với nhận định này. Thời cơ bị lỡ, triều đình chỉ còn cách dốc toàn lực chống ngoại xâm, nhưng thất bại có thể đoán trước. Trước sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản, tất cả các nước nông nghiệp lạc hậu – như nước ta (trừ Nhật, kịp canh tân) – đều rơi vào tay thực dân. Vậy, thử hỏi: Các cuộc khởi nghĩa riêng lẻ ở nước ta – rất trơ trọi – làm sao có thể thành công, cho dù rất anh hùng, dũng cảm?

– Khi thực dân Pháp đã đặt được nền móng cai trị vững vàng, đa bắt đầu thực thi các chương trình khai thác và xây dựng dài hạn, dẫu Phan Bội Châu – với tầm nhìn rộng hơn những người đi trước (Đông du, gây dựng lực lượng kết hợp giác ngộ người dân) – vẫn không thể thành công. Mọi người nhận ra: Con đường bạo động chỉ đưa đến thất bại. Do vậy, cùng thời với Phan Bội Châu, từ rất sớm, Phan Chu Trinh chủ trương đấu tranh ôn hòa, với phương châm và biện pháp: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Đến nay, được nhiều người coi là phù hợp.

– Thế hệ trí thức tiếp nối xứng đáng của cụ Phan Chu Trinh – ngoài các đồng chí từ Pháp về nước – thì điển hình là “bộ tứ” (Âu học) và Phan Khôi (Hán học âu hóa). Xếp họ thành “bộ ngũ” sợ rằng hơi bị khiên cưỡng.

Nguyễn Trường Tộ: Cách làm đúng, không gặp thời?

Từ điển mở wikipedia coi cụ Nguyễn Trường Tộ là danh sĩ, chí sĩ. Đó là sự tổng kết những gì cụ đã thực hiện – thành công và thất bại – trong cuộc đời ngắn ngủi của mình. Có lẽ chỉ hai việc là có kết quả thiết thực, tồn tại đến nay:

– Thiết kế và chỉ đạo xây một tu viện, do vậy được xem là “kiến trúc sư”. Wikipedia ghi như sau: Trong quãng thời gian năm 18621864, bằng sự hiểu biết của mình, ông đã thiết kế và chỉ đạo việc xây cất ở Sài Gòn tu viện Dòng Thánh Phaolô (nay ở số 4 đường Tôn Đức Thắng). Đây là một công trình kiến trúc theo kiểu châu Âu có quy mô và có giá trị bền vững cho đến tận ngày nay.

– Giúp việc đào kênh. Truyện “Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ” kể:

Năm Tự Đức 19, Bính Dần (1866), ngũ nguyệt (tháng 5), Bộ sai quan Tổng đốc Nghệ An là Hoàng Tá Viêm ra đào Kênh Sắt… Người viết thư cậy ông Tộ đi khám xem hình đất, thế đất, chỉ lối cho mà đào… Kênh hoàn thành, ông Tộ có làm bài thơ mừng Kênh Sắt .

– Còn việc dành cả đời để làm: đã thất bại. Đó là kiên trì dâng vua mấy chục “bản điều trần” đưa ra những kế sách chấn hưng đất nước, mong giữ được độc lập tự chủ, trong khi thực dân đã đi qua giai đoạn giao thương, thật sự chuyển sang giai đoạn vũ trang xâm lược (1858). Vậy có còn cơ hội canh tân hay không? Số bài viết về cụ Nguyễn dù đã rất nhiều, nhưng chuyện này vẫn phải bàn tiếp.  

Hoàn cảnh và thời thế

Nếu coi năm 1850 là trung điểm của thế kỷ 18, thì cụ Nguyễn Trường Tộ sinh trước đó 21 năm (1829-1830) và mất sau đó 21 năm (1871). Đây cũng là thời gian quân Pháp và Tây Ban Nha đánh Đà Nẵng nhưng không thành công (1858), chúng kéo vào Nam Bộ, chiếm của ta ba tỉnh miền Đông (1862). Ngay sau sự kiện này, ba bản điều trần quan trọng nhất của cụ Nguyễn đã được gửi lên vua (1863). Tiếp đó, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây (1867)… Cụ từ trần 2 năm trước khi Pháp kéo ra xâm chiếm Bắc Bộ (1873). Tóm lại, các kiến nghị canh tân của cụ được viết khi tiếng súng xâm lược đang lan rộng cả nước. Câu hỏi là trong hoàn cảnh như vậy, nếu triều đình thực hiện ngay tất cả mọi kiến nghị của Nguyễn Trường Tộ, liệu nước ta có thoát được ách thực dân?

Thực tế, triều đình chỉ lo thương lượng “chuộc” lại các tỉnh đã mất và khi nhận ra dã tâm xâm lược của thực dân, thì sự phòng thủ hoàn toàn thụ động và bất cập. Đã có lần vua Tự Đức tiếp kiến cụ, nhưng hầu hết các kiến nghị không được thực hiện, thậm chí không được phúc đáp. Duy có một kiến nghị tưởng sẽ thành hiện thực là mở trường kỹ thuật ở Huế khi cụ cùng giám mục Gauthier được triều đình cử đi Pháp mua sắm sách vở, tài liệu và mộ giảng viên. Rút cuộc cũng thất bại.  

Theo wikipedia, ngày 10 tháng 1 năm 1867, phái đoàn đáp tàu L’orne đi Pháp. Trong 8 tháng ở đây, họ đã mua sách vở, dụng cụ, máy móc…để lập trường học kỹ thuật ở Huế. Ngoài ra, Giám mục Gauthier cũng đã tới Bộ Ngoại giao Pháp, Bộ Hàng hải và Thuộc địa Pháp để xin tài trợ cho các chương trình của mình; đồng thời tiếp xúc với một số thương gia và kỹ nghệ gia người Pháp. Ngày 25 tháng 11 năm 1867, phái đoàn trở về Việt Nam. Ngày 29 tháng 2 năm 1868, phái đoàn về tới Huế. Cùng theo về còn có hai Linh mục, một giáo dân (bác sĩ Hemaiz5) và một người thợ máy (tất cả đều là người Pháp, và đều do Giám mục Gauthier vận động được). Sau khi xem xét các thứ mua về cho trường học và các thứ mà Bộ Hàng hải Pháp gửi tặng, vua Tự Đức cho phép Giám mục Sohier được xây trường học kỹ thuật trên mảnh đất đã đề nghị (nằm giữa nhà thờ Kim Long và Tòa Giám mục Huế). Theo tờ tấu của Viện Cơ mật đề ngày 4 tháng 3 năm 1868, thì sau đó các thành viên trong đoàn đều được nhà vua ban thưởng tiền và lụa…

Nhưng rồi trường vẫn không mở được. Tại sao? Có hai khả năng, chưa rõ cái nào là thực: 1) triều đình thủ cựu, hủ bại; 2) gác lại vì những việc khác khẩn cấp hơn.

Trình độ, tầm nhìn

– Từ nhỏ, học chữ Hán, tuy không đỗ đạt, không bằng cấp (có ý kiến cho rằng cụ thuộc gia đình nhiều đời theo đạo Thiên Chúa, do vậy bị cấm dự các khoa thi), nhưng cụ vẫn đủ trình độ dùng thứ chữ này viết rất nhiều bản Điều Trần lên triều đình đề nghị những cải cách mà cụ cho là cần thiết để canh tân đất nước.

– Được một giám mục dạy tiếng Pháp, được ra nước ngoài nhiều lần, cụ đủ trình độ phiên dịch cho những cuộc tthương lượng Việt-Pháp giữa các nhân vật cao cấp đại diện triều đình với các tướng lĩnh quân đội đại diện nước Pháp. Cụ cũng dịch các văn bản và sách chữ Hán sang chữ Pháp. Nhưng quan trọng hơn, cụ tự nâng tầm hiểu biết và tầm nhìn cao và rộng hơn hẳn các sĩ phu và vua quan trong nước. Điều kỳ lạ, cụ là người duy nhất ở nước ta nhìn ra xu thế của thời đại, trong đó văn minh công nghiệp sẽ chinh phục và thay thế nền văn minh nông nghiệp. Số bài viết về khát vọng canh tân đất nước và sự tiếc nuối do chưa gặp thời của nhân vật này quả là không thiếu.

Thời nay, ai cũng thấy một điều hiển nhiên; đó là… từ cách nay 150 năm, các nước tư bản chủ nghĩa đua nhau đi tìm thuộc địa với sức mạnh của công nghiệp, thì khó mà nước nông nghiệp nào chống lại được – nếu không kịp thời canh tân. Cuối cùng, thoát ách thực dân chỉ có Nhật. Sợi chỉ xuyên suốt là: Vứt bỏ chủ nghĩa Khổng-Mạnh (đã trở thành phản động), mở rộng cửa, mở rộng giao thương, đón nhận nền văn minh mới, đồng thời lấy đó làm phương tiện canh tân toàn diện đất nước. Tóm lại, chế độ phong kiến Nhật Bản diễn biến hòa bình một cách ngoạn mục sang chế độ tư bản. Cụ thể, đó là chế độ quân chủ có hiến pháp – mà sau này cụ Phạm Quỳnh ở nước ta theo đuổi.

Nguyễn Trường Tộ có thể so sánh với thủ tướng Okubo Toshimichi (1830-1878) – một trong ba người (tam kiệt) nhìn xa trông rộng ở Nhật, và sinh cùng thời với Nguyễn Trường Tộ. Điều khác nhau là khi Okubo Toshimichi đã là thủ tướng, có đủ quyền trong tay để thực hiện mọi dự định, thì cụ Tộ còn phải hồi hộp chờ triều đình phán xét những đề nghị – với văn phong thừa lễ độ – của mình.

Xin hãy xem, và sẽ kinh ngạc biết bao về bản “Thiên hạ phân hợp đại thế luận” năm 1863 (Luận về các thế lớn “hợp và chia” trong thiên hạ) – mà cụ gửi triều đình.

Trích: Thiênhạ phânhợp đạithế luận“.

Ngày nay các nước phương Tây đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu, không đâu là không bị chẹn họng bám lưng.

Nước Nga thì từ Tây Bắc đến Đông Nam gồm tất cả các nước Đại Uyển, Cốt Lợi Cán, Mông Cổ và các xứ ở Bắc Mãn Châu, không đâu là không chiếm đất và nô dịch dân những nơi đó.

Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời, mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Âu đều đặt chân đến, như tằm ăn, cá nuốt. Ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa. Ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại thì dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ

Song bản điều trần này và các bản khác đều không được phúc đáp.

Tóm tắt nội dung các bản điều trần (wikipedia)

Về chính trị:

Đầu tiên, trình bày Những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ (“Thiên hạ phân hợp đại thế luận”, 1863) để có chiến lược tổng thể thích hợp, đồng thời đề xuất “Kế ly gián giữa Anh và Pháp” (1866). Không hề ảo tưởng về dã tâm của thực dân Pháp, nhưng ông rất sáng suốt chủ trương tạm hòa hoãn với Pháp, gợi ý với nhà vua về lợi ích lớn của việc “Mở rộng quan hệ với Pháp và các nước khác” (1871)…

Về nội chính:

Ông đề nghị triều đình tinh giản bộ máy chính quyền để đỡ hao tốn công quỹ, xác định rõ chức năng công việc của từng loại quan lại để khỏi phải có rất nhiều người ăn lương mà không biết làm gì. Mặt khác, nên có chính sách đối với những nho sinh để họ không thể dựa vào chút chữ nghĩa, trốn tránh nghĩa vụ đối với nước nhà. Ngoài ra, muốn cho đội ngũ viên chức giữ được thanh liêm thì phải tạo điều kiện cho họ làm giàu chính đáng…

Về tài chính:

Ông đề nghị sắp đặt lại hệ thống thuế khóa cho thật công bằng hợp lý. Muốn thế phải đo đạc lại ruộng đất, kê khai nhân khẩu, tăng thuế người giàu và hàng xa xỉ ngoại nhập, đánh thuế thật nặng vào những tệ nạn như cờ bạc, rượu chè,…Ngoài ra, còn phải khuyến khích nhà giàu bỏ tiền ra cho vay, và vay tiền của nước ngoài…

Về kinh tế:

Ông đề nghị chấn hưng “nông, công, thương nghiệp” để làm cho dân giàu nước thịnh, bằng những hành động cụ thể như: tổ chức khai hoang, bảo vệ rừng, thành lập các đoàn tàu đem hàng nông sản đi bán, cử người thăm dò tài nguyên, khai thác mỏ, thành lập các cơ sở sản xuất công nghệ và đào tạo thợ kỹ thuật…Và để nền kinh tế cả nước có thể giao thông dễ dàng, thì phải chú ý đến việc làm mới và tu bổ đường bộ và đường thủy….

Về học thuật:

Ông đề nghị cải cách “việc học, việc thi” để chọn được nhân tài hữu ích. Không nên tiếp tục lối học “máy móc, tín điều” kiểu Trung Hoa. Đáng chú ý là việc ông đề nghị đem các môn khoa học vào trong chương trình học, nhất quyết phải dùng quốc văn (chữ Nôm) để dạy học và soạn sách, kể cả trong các giấy tờ hành chính…

Về ngoại giao:

Ông chủ trương quan hệ mềm mỏng với Pháp, và không chỉ có Pháp mà còn phải đặt ngoại giao với nhiều nước khác như AnhTây Ban Nha… Phải biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước này để có lợi cho mình. Phải đào tạo được các thông dịch viên giỏi công việc và tiếng nước ngoài…

Về võ bị:

Ông đề nghị cải tu võ bị nhằm tăng chất lượng của quân đội, như tổ chức lại đội ngũ, cho quân lính được học tập các binh pháp mới, mua sắm tàu thuyền và vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước…

Bên cạnh đó, ông còn đề nghị cải cách về các mặt khác như văn hóa, tôn giáo, bảo tồn di tích lịch sử, v.v…Tuy nhiên, phần lớn những đề nghị của ông đã không được triều đình nhà Nguyễn nghe theo do tầm nhìn hạn hẹp của họ và hạn chế của thời đại .

Thái độ người đương thời

– Người đủ quyền lực thực hiện các đề xuất của Nguyễn Trường Tộ là vua Tự Đức và triều đình thời đó. Thực tế, họ chẳng làm gì. Sự thất bại đã được Nguyễn Trường Tộ kết tinh trong hai câu thơ lúc cuối đời: “Nhất thất túc thành thiên cổ hận / Tái hồi đầu thị bách niên cơ” (Một bước lỡ, thành muôn kiếp hận / Ngoảnh đầu nhìn lại: đã trăm năm”. Dễ hiểu tâm trạng tác giả, nhưng chưa ai biết “một bước lỡ” (nhất thất túc) của cụ là gì, vào lúc nào, trong hoàn cảnh nào…

Vị giám mục suốt đời gắn bó với cụ còn cho rằng cụ chết vì bị đầu độc. Tuy nhiên, ông không đưa ra được chứng cứ.

– Chủ thuyết Nho giáo chiếm địa vị thống trị khi Gia Long chọn hoàng tử Đảm làm kế vị (vua Minh Mệnh) chính là lực cản lớn nhất để thực thi mọi canh tân. Đây là thứ chủ nghĩa biện minh cho sự cai trị của chế độ phong kiến; còn “canh tân” thực chất là đổi mới theo tư bản chủ nghĩa, mà khởi đầu là mở rộng giao thương – trong nước và ngoài nước – để giai cấp tư sản ra đời. Rất nhất quán, triều đình chủ trương “đóng cửa”. Tự Đức lại là vị vua rất uyên thâm Nho giáo, quanh vua, các vị trọng thần chủ yếu xuất thân khoa cử. Trong khi đó Nguyễn Trường Tộ là “vô danh”, lại là người theo công giáo, phải tự giới thiệu bản thân với triều đình – về quá trình thu nhận kiến thức thời đại – để mong được triều đình “lắng nghe” và hỏi han tới. Ngoài các định kiến, đây còn là lúc tiếng súng xâm lược đã nổ ran và lan tỏa. Các cuộc nổi loạn của nông dân chưa dẹp xong… Cùng thời gian này, vua Nhật đã giao chức cao cho các nhà cải cách; trong khi đất nước không bị đe dọa bởi xâm lược vũ trang.

Nói nước ta chưa có điều kiện và thời cơ để canh tân, thì đúng hơn là nói ta bỏ lỡ thời cơ, dù đã có bộ não của Nguyễn Trường Tộ.

Tình hình rối ren tới mức có những việc tưởng sẽ được thực hiện mười mươi, như mở một trường kỹ thuật – đã tốn tiền mua đủ sách, thiết bị, thầy, đất… kể cả ban thưởng cho những người có công – rốt cuộc, đành chịu phí tổn lớn mà vẫn phải phế bỏ chủ trương.

– Chuyện đề xuất dùng chữ Nôm thay chữ Hán. Chữ Nôm có ưu điểm là đọc lên người Việt hiểu ngay, nhưng để “đọc được” nó, phải tốn công học chữ Hán và tốn công “đoán” xem nên đọc thế nào. Mặc dù thời đó chữ quốc ngữ đã rất phổ dụng trong giáo hội, nhưng Nguyễn Trường Tộ chưa thể dại dột đề xuất dùng nó thay thế chữ Hán. Vì chắc chắn sẽ thất bại, thậm chí còn mắc tội. Tội này liên quan tới ý thức hệ: Không thể để thứ chữ của tà đạo thay thế chữ của “thánh hiền”. Thực tế, phải nửa thế kỷ  sau, và phải dùng quyền lực của chính phủ bảo hộ (trên quyền vua) mới phế bỏ được chữ Hán, thay bằng quốc ngữ. Ra quyết định “thay” là một chuyện, còn phổ cập nó, nâng cấp nó trong ngôn ngữ tiếng Việt là chuyện khác hẳn. Đó là công của “bộ tứ” học giả, trước hết là Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh.  

Thái độ hậu thế với Nguyễn Trường Tộ

Nói chung là khâm phục, tiếc nuối và thương cảm.

– Khâm phục. Biết ơn một danh sĩ có công trong quá khứ không có gì phải bàn. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến cực đoan. Chẳng hạn, xuất phát từ chủ ý chống đạo Thiên Chúa (đây mà mâu thuẫn tôn giáo) người ta nhân thể hạ thấp Nguyễn Trường Tộ. Đừng tốn công tranh cãi và sa đà vào đây.

Đối lại, cũng có trường hợp đề cao quá mức cần thiết vị danh nhân này, với ý định kết tội thật nặng vua quan nhà Nguyễn – do vậy, cũng quá mức cần thiết.

– Tiếc nuối. Như trên đã nêu, hoàn cảnh nước ta thời Nguyễn Trường Tộ có nhiều khác biệt quan trọng với hoàn cảnh Nhật Bản lúc đó. Căn gốc sâu xa từ lịch sử đất nước chưa cho phép nước ta – cách nay 150 năm – tiếp nhận chủ nghĩa tư bản, mặc dù đã xuất hiện nhân vật Nguyễn Trường Tộ, nhưng lẻ loi, đơn độc, thiếu một cơ sở xã hội. Thời thế chưa cho phép xuất hiện anh hùng. Sự tiếc nuối cao độ trong các bài viết hiện nay liệu có phải do bực mình với tình trạng nhiều lần bỏ lỡ các cơ hội thời hiện đại?

– Thương cảm. Dẫu sao, khâm phục và tiếc nuối là tình cảm xuất hiện sau khi dùng lý trí phân tích vấn đề. Còn thương cảm là điều tự nhiên có trong trái tim con người khi thấy đống loại gặp thất bại oan ức. Ví dụ sau khi đọc 2 câu thơ của Nguyễn Trường Tộ?. Tuy nhiên…

Những người sống ở thời nay hãy tự thương cảm chính mình

– Ví dụ, một nửa nhân loại chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx, trong đó có nước ta. Không thể nói chuyện may-rủi ở đây. Sau khi Marx và Engels mất, cách mạng vô sản chia thành hai hướng phát triển: Hướng theo Lenin và hướng theo Kaustky, Berstein. Điều có thể tiếc nuối là cả hai hướng đều có mục tiêu XHCN, chọn hướng nào cũng là cách mạng; nhưng khác nhau là dùng bạo lực, hay đấu tranh ôn hòa. Liệu có đáng tiếc nuối khi đa số dân ta thời xưa nghĩ rằng muốn đuổi thực dân Pháp ắt phải dùng bạo lực? Chuyện này cần bàn vào lúc khác. 

Bài học

Vua Nhật được coi là Minh Trị mà tự mình chẳng cần làm gì nhiều, chỉ cần một quyết định duy nhất, nhưng sáng suốt: Vứt bỏ chủ nghĩa Khổng-Mạnh; dù nó biện minh cho ngôi báu. Các việc còn lại, đã có các nhà cải cách thực hiện. Cách mạng duy tân ở Nhật – thực chất là cách mạng tư sản – chậm hơn cách mạng Pháp cả trăm năm. Vậy mà nay Nhật có kém gì Pháp?

Bài học này tới nay có còn giá trị?

GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN 2014: THÊM MỘT KỲ LÈO LÁ, XÚ UẾ – vannghecuocsong.com

3 Th2

Về giải thưởng Hội Nhà văn 2014: Thêm một kỳ giải thưởng lèo lá, xú uế của một cơ chế Hội Nhà văn mục rã, bè cánh, lợi ích nhóm, đưa thơ dở văn nhạt vào bất chấp dư luận, lấy tiền thuế nhân dân bố thí bạn bè. Sau bài Sóng gió giải thưởng trên báo Tiền phong http://www.tienphong.vn/van-nghe/song-gio-giai-thuong-814914.tpo , nhà triết học số 1 châu Á Nguyễn Hoàng Đức lên tiếng:

GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC MẶT TRẬN
ĐÃI NGỘ NHỮNG ĐẦU GẤU HẠ CÁNH AN TOÀN

Paul Nguyễn Hoàng Đức

Mỗi năm nhìn giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam lại liên tưởng tới hợp tác xã gia công. Thử nhìn, nước ta mỗi đầu sách in ra với 90 triệu dân số chỉ có quanh co khoảng 1000, nếu luộc hết cỡ khoảng dăm nghìn, trong khi đó mỗi đầu sách ở nước Nhật dân số cũng chỉ hơn ta gấp ba lần nhưng ra cả triệu bản, nghĩa là mỗi đầu sách được đón đọc gấp khoảng một nghìn lần nước ta.

Sức đọc phản ánh nền văn học, sức đọc văn học của ta chỉ ngang cấp xã ở Nhật, cho rộng dài đi thì dưới cấp huyện. Cường quốc là khái niệm nước lớn, nhưng người ta vẫn bảo: Nước Mỹ là cường quốc nhưng là tiểu quốc về bóng đá. Có người đã tự nhận nước ta là cường quốc về thơ, vậy thì nước ta còn là cường quốc về nông nghiệp, cường quốc về vứt rác bừa bãi, cường quốc về thiểu năng trí tuệ khi làm dường xong mới đào lên đặt cống.

Và nền văn học dưới cấp huyện trên cấp xã của chúng ta chỉ là một nền văn học nông dân, học, rồi đi bộ đội hay công nhân để được thoát ly, không phải đội mưa gió ngoài đồng, “ăn cơn chúa múa tối ngày”. Văn nghệ mới đầu mục đích chỉ là phong trào để kích thích động viên sản xuất và chiến đấu. Rồi tiếp diễn các anh chị công –nông – binh cứ à uôm viết tiến lên. Anh nào quá giỏi hay xuất sắc cũng thường chỉ được một bài. Rồi lại lao vào “học nhi ưu tắc sĩ” (học giỏi làm quan). Giải thưởng năm nay chủ yếu giải quyết chính sách hưu hạ cánh an toàn cho các bác cả đời đã thành bã văn thơ, không có khả năng đội trần hay đạp trần, mà chỉ có khả năng luồn cúi ngang lưng lãnh đạo. Hãy xem những giải:

“Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, các giải thưởng của Hội năm 2014 thuộc về: Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia), tiểu thuyết tư liệu của Trần Mai Hạnh; Trường ca ngắn, kịch thơ (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) của Nguyễn Thuỵ Kha; Trăm năm trong cõi… (Nhà xuất bản Văn học), lý luận phê bình của Phong Lê và Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình và hình tượng (Nhà xuất bản Văn học), lý luận phê bình của Nguyễn Đăng Điệp…”

Giải thơ năm ngoái thì trao cho đại ca Thanh Thảo với tập ấm ớ từ cái tên “Trường ca chân đất” văng cả cứt đái vào thơ, rồi Năm Trì gãi háng, rồi Phạm Đương, khi bị tố là đạo nguyên si cả tên đầu đề, Hội nhà văn cứ giả điếc trao bừa, coi như ta cứ trao bừa cho giải ăn cắp là ta không ăn cắp. Còn năm nay trao cho Thụy Kha cũng là một đầu gấu. Mọi người cứ nghiệm đi sang năm dù các đại ca này có ra những tập thơ hay hơn, cũng không đến lượt vì còn giành cho người khác xếp hàng.

Còn hãy nghe tài năng thơ xuất sắc của Nguyễn Thụy Kha một đại ca được mệnh danh là “con quạ của những xác chết” qua nhưng vần thơ được chắt lọc nhất:

“Tôi con dân chính gốc Hải Phòng/ Cả ấu thơ chưa hề đến biển. Năm ấy tôi mười ba tuổi/ Lần đầu tiên nghỉ hè cắm trại Đồ Sơn/ Lần đầu tiên chân chạm sóng đại dương/ (…) Năm ấy chúng tôi đâu biết có một chuyện bất ngờ đã từ đây sẽ xảy ra/ Chúng tôi thì lạc đường nhưng những người lính hải quân lại đang tìm đường mới/ Và cái vịnh khuất nẻo này sẽ là nơi xuất phát/ Của một đoàn tàu dũng cảm ra đi/ (… )/ Năm nay tôi sáu ba tuổi/ Lại trở về thung lũng xanh gặp tuổi mười ba/ Tần ngần nhớ ngày xưa bên mốc số không/ bên tượng đài thủy quân tàu không số/ Bất chợt thấy dâng lên quanh mình bao cực sóng/Thấy hồn mình cũng hóa thành cực sóng/ Để mãi mãi dạt dào sóng vọng Biển Đông/ Để Tổ quốc Việt Nam muon đời đứng vững/ Cong một đường thái cực thiêng liêng.”

Thơ văn là phải vướt qua thông tin cấp một mới là thơ văn, đằng này 99% những câu thơ trên là thông tin cấp một. Giờ tôi xin làm một khúc thơ vu vơ nhưng hay hơn:

Tôi là con gà gốc Đông Cảo, cả đời tôi chưa thấy hồ, ngày đó tôi 13 tháng tuổi, lần đầu tiên bị đem ra chợ Lồng, tôi đâu biết chuyện bất ngờ gì sẽ xảy ra, tôi được rao bán đúng lúc người ta tuyển quân băng dãy Trường Sơn… Một cụ bà vừa khóc vừa mua tôi, cụ đem về cúng cầu may cho con cụ qua khỏi cảnh chiến trường, cụ già lẩm cẩm chập chạp, tôi đạp tung lồng thoát khỏi… Ngày con cụ về đòi bắt tôi giết thịt ăn mừng/ nhưng cụ khóc lóc văn xin và bảo vía của tôi là gà thoát chết thì con mới thoát, mẹ nuôi nó thành gà già để kỷ niệm ngày con thoát trở về/ Sướng quá tôi đứng trên đỉnh lồng như đứng trên đầu trái đất gáy vang một khúc bất tử thiêng liêng!…

Thôi những thơ mậu dịch này, chỉ là chứng minh cho cơ chế cơ quan ăn tem phiếu nhạt hoét. Những cán bộ trong hệ mậu dịch hý hửng thấy mình lúc nào cũng là quả pháo hoa đứng xếp hàng trên đầu nòng súng. Họ đâu có biết viên đạn muốn bay cao thì phải được bắn đi từ đáy cò. Và thơ họ rút cục mãi mãi chỉ là pháo hoa rụng như bọt xà phòng ngay đầu cuống rơm.

Paul Đức 25/01/2014

Bài do Bảo Chân Trịnh <trinhbaochan@gmail.com>   gởi đến Vô Ngã

 

CẢ NĂM VĂN ĐÀN TẺ NHẠT, ĐỌC TRƯỜNG CA NGẮN & KỊCH THƠ CỦA NGUYỄN THỤY KHA, BỖNG CHỐC GẶT HÁI ĐƯỢC NHỮNG TRẬN CƯỜI

3 Th2

 

VŨ THỊ THƯ HUẾ

Vừa qua, dư luận về giải thưởng văn học 2014 đã đề cập đến THƠ DỞ, THƠ CHẠY GIẢI của NGUYỄN THỤY KHA qua các bài viết “Sóng gió giải thưởng” (báo Tiền Phong), GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC MẶT TRẬN ĐÃI NGỘ NHỮNG ĐẦU GẤU HẠ CÁNH AN TOÀN (Paul Nguyễn Hoàng Đức), THƠ ĐẠT GIẢI THƯỞNG CỦA NGUYỄN THỤY KHA QUÁ DỞ, QUÁ CŨ, QUÁ LỖI THỜI, HÔ KHẨU HIỆU SUÔNG! (Đỗ Hoàng) v.v… và hàng trăm lượt bạn đọc bình luận trên các trang mạng xã hội.  Có bạn bình luận: “Ngắn không thể gọi được trường ca- Mà “Trường ca ngắn của Thụy Kha- Chấp hành bỏ bớt đi chữ ngắn- Để cho thiên hạ đỡ kêu la”. Theo thông báo của BCH Hội nhà văn, đã bỏ đi chữ “ngắn” vì nghe đâu bị GS Văn Như Cương (fb kimcuong) diễu cợt Thụy Kha chưa rành tiếng Việt để đặt đề http://vanvn.net/…/5340-thong-bao-hoi-nghi-ban-chap…- TRƯỜNG CA – KỊCH THƠ của NGUYỄN THỤY KHA Hà Nội 16/1/2015 T/M BCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM CHỦ TỊCH Nhà thơ HỮU THỈNH (đã kí) Cái nhan đề thật đã bị Hội đồng GK bớt xén để thiên hạ khỏi chửi mắng, đúng là: Nhan đề trút hết cho người khác- Hồn ông giám khảo xác Thụy Kha. Ngay từ cái tựa đề đã sai, đã ngô ngọng Việt Hán để cho Ban Giám khảo lỡ chấm phải lấy khiên che đỡ bằng cách cắt đi một chữ ngắn! Lại còn “Kịch thơ” nữa, cái này đưa qua Hội Sân khấu chấm, cớ sao Hội Nhà văn nhầm lung tung vậy? Còn tự viết bài đưa lên báo là đang dựng “hợp xướng”. Hợp xướng thì để Hội Âm nhạc chấm, sao lại ghè Hội Nhà văn ra chịu là răng hè? Thực ra, các bản trường ca này quá xoàng, dưới mức dở, nghĩa là viết còn thua báo cáo thành tích của một bần cố nông để xin huy chương sau cải cách ruộng đất! Phải nói thẳng, cái mà Thụy Kha gọi Trường ca ngắn& Kịch thơ về mặt hình thức thể loại không danh chính ngôn thuận, về mặt nội dung nghệ thuật như một cơ thể vô hồn, đần độn, hoàn toàn vắng bóng của cảm xúc, của sáng tạo. Đến nỗi Họa sĩ Đỗ Mạnh Cương, bạn thân NTK còn nói: “Xin lỗi bạn Kha, sao dạo này thơ bạn nhạt vậy? Dù chơi với nhau tôi vẫn phải xin nói thật”. Nhà văn Ngô Minh cẩn thận nói chuyện bàn luận là ý kiến của từng người nhưng cũng thừa nhận: “Năm nào cũng thế, giải thưởng Hội Nhà văn  cũng gây ra những ý kiến trái chiều. Có người bảo đó là bình thường. Nhưng đọc ý kiến của một số tác giả thì thấy việc chấm giải thưởng thiếu cẩn thận, còn bị nhiều áp lực ngoài văn chương như vì bạn bè, ưu ái, không vì văn chương.”

Về Điện Biên, đã có bao bài thơ mang tính chất lịch sử của Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Trần Mạnh Hảo…rồi, anh không phát hiện gì thêm thì ngồi im, ai ngờ ngứa mồm bụt ra tràng giang đại hải những câu thơ buông tuồng cẩu thả:”Người Pháp đã làm gì ở Việt Nam một thế kỷ thực dân ?-Xây dựng cầu Đu-me ư ?-Mang ca khúc vào Hà Nội ư ?-kiến tạo Hà Nội thành thủ phủ liên bang Đông Dương ư ?-văn minh khai hoá”. Những câu hỏi quá vô bổ, quá lạc lõng, nó là của văn bản hành chính, không có tí thơ nào. Trần Mạnh Hảo lên Lai châu đã sống thực với không gian văn hóa tài hoa và bật lện sảng khoái: “Anh đã gặp những con người như lửa – Giấu khói lửa đi như thời bếp Hoàng CầmĐiện Biên của mọi người dành riêng em điệu múa-Những đời thường nhập lai hoá nhân dân-Lai Châu của lúa thơm sắn ngọt-Của tình em cho thị xã trăng rằm-Của ngọn gió kéo mặt trời qua dốc-Tiếng khèn Mèo làm suối cứ băn khoăn.” Vì Thụy Kha cố tình lội ngược dòng, bôi bẩn các thành tựu văn học bằng cách quăng thơ dở vào đất thiêng, bạn đọc có thể chất vấn: Sao Đảng Nhà nước dùng tiền thuế nhân dân đầu tư dạy Thụy Kha học thông tin, học hàm thụ âm nhạc, học viết văn Nguyễn Du là để cất tiếng nói nghệ thuật chinh phục bạn đọc, ai dè Thụy Kha không thuộc bài, tốn cơm, hư hỏng làm những bài thơ khẩu hiệu, cướp cơm chim của ngành thông tin cổ động, thiếu nhi hoạt náo! Sáu bảy mươi năm sau thời CM tháng 8, thời Điện Biên, Đảng Nhà nước phải xây dựng những nhà thơ có tài năng và tư cách, ai dè Thụy Kha lẻn chui vào nhóm lợi ích của khẩu phần tem phiếu giải thưởng, cố tình đi cửa trước cửa sau, vận động bạn bè đầu gấu vừa thủ thỉ vừa hăm dọa BGK, BCH để giật một cái giải thiếu đàng hoàng, không có lòng tự trọng! Chắc chắn đây là vết ô nhục của đời thơ Thụy Kha và phát súng kết liễu cái nhiệm kỳ Hội Nhà văn đầy tai tiếng! Một Bạn đọc nói:”Đỗ Hoàng nhận định chuẩn không cần chỉnh: “Nguyễn Thụy Kha còn viết cũ, dở, lỗi như một anh lính bị đạn vào sọ não: “Họ nói cười, họ hát vang vang-Những hành khúc ra trận“. Đúng là thơ học sinh lớp một thời chống Mỹ! Nguyễn Thụy Kha giáng cho các anh bộ đội một câu kinh hoàng: “Khát vọng trong trắng tâm hồn trong trắng và máu họ cũng trắng phải không- Họ thảnh thơi không hề biết sợ giữa trùng điệp đoàn quân”. Khổ quá, Kha ơi, ông viết vậy là trù ẻo quân đội trung dũng kiên cường đấy vì cho là bộ đội bị bệnh máu trắng (bạch cầu)! Ai quan tâm nghề y, đều hiểu bệnh máu trắng là ung thư của những tế bào máu. Mỗi năm, gần như 27,000 người lớn và hơn 2,000 trẻ con ở Hoa Kỳ biết bị bệnh bạch cầu. Để hiểu bệnh bạch cầu, thật có ích khi ta biết về những tế bào máu bình thường và cái gì xảy ra với chúng khi bệnh bạch cầu phát triển. Khi bệnh bạch cầu phát triển, cơ thể sản sinh một số lớn những tế bào máu bất thường. Trong đa số các kiểu bệnh ung thư máu, những tế bào dị thường là những bạch cầu. Trời đất! Thụy Kha cho những anh bộ đội trẻ măng ta bị tế bào bệnh bạch cầu, loại ung thư mà thông thường nhìn khác với tế bào máu bình thường và chúng không thực hiện đúng chức năng của chúng!.Đảng Nhà nước dốc lòng nuôi đội quân tinh nhuệ, ông bảo đồ ung thư! Thật không sự phỉ báng nào hơn!

Còn câu tiếp theo, ông viết cẩu thả đến mức không còn sự cẩu thả nào hơn:”Họ thảnh thơi không hề biết sợ giữa trùng điệp đoàn quân”. Trời ơi, đoàn quân nào đây, nghe ông tả theo văn mạch chắc là quân ta chứ không phải địch, can cớ chi những anh lính trẻ “không hề biết sợ” giữa đoàn quân ta! Ông và bạn bè là lính từ trường đại học ra, khi gặp địch không biết sợ mới anh hùng chứ! Hay ông ỷ lại ông có bằng kỹ sư thông tin (cái này NTK tự khai không ai kiểm tra biết thật giả ra răng), không biết sợ đội quân lớn tuổi hơn các ông nhưng ít có điều kiện học hành  hơn các ông. Vậy rõ các ông khinh đồng đội quá đáng nhé, họ là chỉ huy, dạn dày trận mạc hoặc là những chiến sĩ nhiều tuổi quân nên phải cực khổ, mang vác, còn các ông thì “thảnh thơi!” Không hiểu, hành quân giữa đoàn quân trùng điệp mà “không hề biết sợ” kỷ luật quân đội, “thảnh thơi” không mang ba lô súng ống, chỉ hái hoa bắt bướm chơi vì “khát vọng trong trắng” hay sao. Thơ Thụy Kha viết lan man, cẩu thả, vô cảm đến mức người đọc không ai hiểu cái “khát vọng trong trắng” là cái khát vọng gì, giống như tả gái dậy thì giữ mình vì sợ mẹ mìn bắt đưa vào nhà thổ! Các nhà thơ thế hệ cha anh Thụy Kha thời đó tả người lính: “Mấy chàng lính trẻ măng tơ- Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi” (Tố Hữu- Nước non ngàn dặm)hoặc cô thanh niên xung phong: “Có phải thịt da em mềm mại trắng trong- Đã hóa thành những làn mây trắng” (Lâm Thị Mỹ Dạ- Khoảng trời hố bom) sinh động, đẹp đẽ thế, bỗng nửa thế kỷ sau, anh nhà thơ bất tài Nguyễn Thụy Kha xóa sạch, thay thế bằng những hình tượng sáo rỗng, vô cảm, góp phần làm giảm sút niềm tin thế hệ sau vào chính cuộc chiến mà Thụy Kha tham gia nếu họ đọc” trường ca ngắn” Màu Quảng Trị của Thụy Kha!

Nguyễn Thụy Kha sính màu mè đến nỗi ông dụng công đặt các tít đề thơ mình chủ ý các màu”cát trắng””đất đỏ””cây xanh””lúa tím””lửa trắng””ớt xanh”rồi lại “mùa xuân trắng”,”thời máu xanh”! Ôi anh bộ đội đâu phải con tắc kè mà ông tả lộn xộn ” trắng vẫn đỏ” mới đấy lại biến thành “máu xanh”. Đọc đến đây, chúng tôi không nhịn cười được khi có ý nghĩ Thụy Kha mù màu, như kiểu xấu hay làm tốt dốt hay nói chữ, anh mù màu cũng bôi quệt xanh đỏ tím vàng linh tinh lang tang, không một biểu cảm! Khi Vũ Ngàn Chi thời ấy viết:” Đêm Quảng Trị dắt ta vào trận đánh- Thủ pháo rung rinh đầu kíp nụ xòe- Đêm kỳ diệu quen nhuộm màu đen nhánh- Đêm ngàn đời đất thánh vẫn trùm che- Sông Ba Lòng ơi!- Ta muốn áp tai nghe- Đôi bờ phì nhiêu phập phồng ngực thở- Ta cúi hôn từng cụm lá chua me- Chung thủy với cha ta mười năm gian khổ.-” lập tức hồn người hồn đất sâu nặng ngân vang, các chiến sĩ thời ấy chép tay, đọc thuộc, chỉ huy cũng xúc động khen ngợi, bài thơ có tác dụng tại chỗ và còn được nhắc đến lâu dài, thì can cớ chi Thụy Kha nửa thế kỷ sau hồi tưởng lại mà viết hời hợt, nông cạn quá. Đặt “Màu Quảng Trị” lổm ngổm câu chữ vô cảm của Thụy Kha bên cạnh õ”Đêm Quảng Trị” thắm  đượm của Vũ Ngàn Chi, thật giống như Thụy Kha hốt cát dơ rác bẩn vãi lên bàn thờ! Đặt tên tuổi và tác phẩm Trường ca ngắn & Kịch thơ của Nguyễn Thụy Kha bên cạnh Nguyễn Duy, Bằng Việt, Ý Nhi, Nguyễn Mỹ, Hoàng Nhuận Cầm, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng, Lê Thị Mây, Vũ Quần Phương, Y Phương, Phạm Tiến Duật…của thơ thời chống Mỹ cũng chẳng khác nào đặt em bé bị bệnh đao không trưởng thành nổi bên cạnh các đàn anh đàn chị khỏe khắn lộng lẫy từ thể chất tới tâm hồn!

40 năm sau giải phóng, Thụy Kha lần lượt nổ như những người mẫu chân dài não ngắn đi tìm lạc thú chốn showbiz thời nhiễu loạn lấy lộ hàng, tụt váy làm đình đám :“Cuộc chiến đã đi qua, gần bốn mươi năm, nhưng tôi vẫn muốn nói lại toàn bộ hành trình ấy để khép lại một cuộc chiến tranh với những quẫy động suốt thời gian dài. Để từ đây có thể hoàn toàn yên ổn, bớt day dứt hơn. Để bước sang một thời gian khác, làm những tập thơ khác có tính thời đại, mà chủ yếu là làm thơ tình, thơ tình của thế kỷ mới, và những vấn đề của thế kỷ mới”. Nghe giọng tự lobby chính mình mà vãi cả nón! Tôi đọc Bài “Vẫn là Nguyễn Thụy Kha của “thời máu xanh” trên báo Tin tức mà kinh hoàng, chỉ thấy lời tự xưng tụng của Thụy Kha với những chi tiết cuộc đời không ai kiểm chứng:”Có lần, khi cùng đồng đội đưa đường dây qua đường 9 ở vùng suối La La, bị máy bay trinh sát OV10 đuổi. Ngay sau đó B52 đến rải thảm. Một cuộc chạy đua để giành lấy sự sống, anh đã thoát chết trong gang tấc“. Tôi nhớ anh Hề xóm Hói, bị thần kinh nhưng anh kể các chặng đường gia nhập các trận đánh, vồ trực thăng chết hụt ra sao, bà con chợ Hói nghe mùi mẫn. Nhưng ai cũng biết, đó là các trận đánh bố anh ta tham gia, ông ta đã rót vào tai con những năm tuổi nhỏ, anh Hề còn nhớ mà nhả ra, như vệt sáng trí lực hiếm hoi trong cái cõi u minh tâm thần của anh ta. Chứ anh bị thần kinh, học lớp một bỏ dở chừng, đi lang thang, không hề chết hụt chết hiếc gì cả. Năm nay khoảng bốn chục tuổi, lang thanh xin ăn, lâu lâu no đủ cất lời kể chuyện trận mạc.

Thụy Kha mang đầu óc vĩ cuồng, tự trang điểm bằng những lời lẽ đao to búa lớn: “Tổng kết” bằng thơ cả một thời kỳ lịch sử, cũng là một lần nữa nhìn lại một thời kỳ lịch sử của dân tộc, mà ở đó sự hy sinh của nhiều thế cha anh đã góp phần tạo nên một dân tộc anh hùng và mỗi con người trong dòng sông lịch sử ấy đã hoàn thành sứ mệnh của họ”. Than ôi, đọc Lòng chảo của Thụy Kha, thế hệ sau thêm mất cảm tình với Điện Biên Phủ, đọc kịch thơ “Tình làng” là câu chuyện về thời kỳ Đồng Khởi khiến thế hệ sau giảm tự hào với Đồng Khởi đọc Trường ca “Cực sóng” là câu chuyện về những chuyến tàu không số khiến thế hệ sau tan tành những tưởng tượng đẹp đẽ của hào quang tàu không số, đọc “Biến tấu Souliko” thế hệ sau bớt đi lòng kính trọng vị nữ anh hùng và cuốn nhật ký đã góp phần thắp lửa tình yêu quê hương đất nước Đặng Thùy Trâm. Vì sao vậy? Vì nó chỉ là bản báo công vô hồn, lổm ngổm câu chữ, hình tượng xây dựng cẩu thả, màu mét bôi trét vung vãi một cách tùy tiện như trưởng giả học làm sang! Lấy một ví dụ, khi Đỗ Hoàng viết 40 năm trước về cái chết trong chiến tranh: “Anh đi trên trái đất cô đơn- Gió bấc lạnh thổi tung làn ngực nở.- Các em nằm- Một hành tinh vứt bỏ- Vó ngựa trường chinh lãnh đạm dẫm qua- Anh không thể nào viết nỗi lời thơ-Khóc em để loài người nguyền rủa! Trong vô biên- Mạng em thua hạt cỏ” xúc động quá, còn Thụy Kha tả Đặng Thùy Trâm, người đọc tưởng vẽ một ma nơ canh, thừa những câu chữ dềnh dàng vô hồn và thiếu sự chân thực và xúc động. Lại còn thông tin dây dợ nhập nhằng về Souliko như một cách khoe chữ diêm dúa! Tại sao hàng kho kỳ hương nước thơm bát nhã của nghệ thuật Việt chất đầy, Thụy Kha không biết (chắc sau mù màu Thụy Kha them bệnh mù mùi và bệnh điếc) lại vơ y phục và kèn trống Liên Xô làm vật tùy táng cho một nữ liệt sĩ Việt Nam!

Trường ca ngắn & Kịch thơ Nguyễn Thụy Kha bị nhiều nhà văn, nhà thơ chửi rát mặt vì theo một UV BCH người trong cuộc, nó có 2/15 phiếu vẫn được giải thưởng. Nó có tác dụng lớn là gây cho đồng nghiệp những trận cười khi bình tán loại thơ theo Thụy Kha có đầy đủ tính Đảng, tính nhân dân, tính giai cấp, tính chiến đấu chỉ thiếu mỗi tính văn học. Thực ra nó là thơ mà thiếu mỗi tính thơ! Nó là bản báo cáo sơ sài, cẩu thả của một anh đầu gấu, tính mượn công lao của cha anh và đồng đội hy sinh xương máu để trang trí sự nghiệp văn chương nhưng vì bất tài vô dụng nên bị lĩnh những cái nhìn khinh bạc và tràng cười diễu cợt của giới nhà văn!

Tóm lại: “Dốt hay nói chữ”. Điều này rất đúng với Nguyễn Thụy Kha”.Bạn Lâm Thu Hiền bình :”Khi một giải thưởng danh giá được trao cho một tác phẩm văn học, thơ ca… có giá trị, người nhận nó chắc hẳn sẽ rất vinh dự và hạnh phúc. Trái lại, nếu nó được trao cho một tác phẩm mà khiến nhiều người không tâm phục khẩu phục thì người nhận cũng chẳng vẻ vang, hãnh diện gì. Thậm chí, cái giải thưởng ấy còn làm người nhận bẽ bàng (cố đấm để …ăn xôi) giống như khi bậc phụ huynh cầm tấm giấy khen của con trên tay mà trong bụng vẫn ngậm ngùi biết rằng con mình ‘với chưa tới’, được cái giấy khen hoặc là do mình trong Ban phụ huynh hoặc là do mình chăm sóc cô giáo của con quá “chu đáo”. Xét đến cùng, thì CÁI ĐƯỢC/SỰ ĐƯỢC ấy cũng là chỉ cái “quá khẩu thành tàn”.

Ban đầu, Nguyễn Thụy Kha cũng bước vào làng thơ vớt chút ít tài năng thiên bẩm. Nhưng rồi cuộc sống 40 năm thời bình với những ảo vọng ngông cuồng trỗi dậy trồi ra ngoài kẽ hở của cơ chế, Nguyễn Thụy Kha đã tha hóa thực sự thành “ếch ngồi đáy giếng xem trời bằng vung” cấu kết đổi trắng thay đen, cướp giật đánh quả, dối trá man rợ. Ông ta không thật với lòng mình làm sao viết nổi một câu thơ hay. Trước đây vài năm, Thụy Kha dựng chuyện cùng Khúc Ngọc Chân toan tính ăn cướp ca khúc bất hủ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI của nhạc sĩ Anh Bằng. Ông Phạm Trần ở hải ngoại đã vạch mặt Nguyễn Thụy Thụy Kha:”Với những gì chúng ta đọc được quanh “vụ án Nỗi Lòng Người Đi” của Nhạc sỹ Anh Bằng cho thấy đã có những thay đổi nguy hiểm trong tâm tư của cả giới làm văn nghệ ở Việt Nam trong thời  đại “gian dối đã  ngự trị trên, không những con người mà cả nền tảng văn hoá truyền thống lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của dân tộc làm kim chỉ nam cho đời sống hàng ngày.””Một nền văn hoá loạn xạ như thế  phải là mối lo nhức nhối của mọi người, vì như Giáo sư Hòang Tụy đã báo động: “Giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối.”

Thật không ê chề nào hơn. Nguyễn Thụy Kha tự mình bôi bẩn cái thể chế mà ông ta tôn thờ bằng sự bất tài vô tướng của mình,cấu kết đổi trắng thay đen, cướp giật đánh quả, dối trá man rợ của ông ta. Cuộc chạy giải thưởng Hội Nhà văn với  sự liên kết hù dọa BGK để tặng cho tập Trường ca ngắn &Kịch thơ dưới mức dở, loạn hình thức thể loại, không quang minh chính đại, , chỉ tự tố cái tư cách thảm thương là một góc  trong hệ thống “chân dung đạo đức Nguyễn Thụy Kha”. Nếu có thực “các thế lực thù địch phản động ở hải ngoại” – như các cơ quan chức năng Việt Nam thường lên án- họ sẽ không bỏ nhỡ cơ hội gửi đô la về nuôi nấng Nguyễn Thụy Kha ăn no tắm mát sáng tác chuyên đề tài cách mạng kháng chiến! Bởi không gì bôi gio trát trấu, phủ nhận thành tựu cách mạng và thành tựu văn nghệ kháng chiến hiệu quả bằng thơ dở của Thụy Kha! Nó khiến nhân dân trong nước và kiều bào, nhất là các thế hệ đi sau, lỡ đọc phải càng giảm sút lòng tin vào thời đại đã qua, cái thời đại mà hệ thống tuyên truyền cực mạnh dày công trang điểm! Cư dân mạng đã giật tít “Chúc mừng Hội Nhà văn đã làm được công việc to tát là đã ngăn chặn được những tác phẩm hay không cho vào giải thưởng!”. Qua chuyện Trường ca ngắn & Kịch thơ của Nguyễn Thụy Kha chạy lọt giải thưởng cánh hẩu, văn giới Việt Nam như buồn ngủ gặp chiếu manh, cả năm tẻ nhạt bỗng chốc gặt hái được những trận cười!

VTTH

 

Reply   Forward    
 

Click here to Reply or Forward

XIN CHÚC MỪNG HỘI NHÀ VĂN ĐÃ LÀM ĐƯỢC CÔNG VIỆC RẤT TO LÀ ĐÃ LOẠI ĐƯỢC NHỮNG TÁC PHẨM HAY RA NGOÀI GIẢI THƯỞNG

3 Th2

 

Giải thưởng Hội Nhà văn một nhiệm kỳ nay, năm nào cũng vậy, bao nhiêu điều tiếng thị phi. Mà dư luận xã hội càng ngẫm càng có lý, mặt khác dư luận ngay từ chính nội bộ Ban Chấp hành và các hội đồng Thơ, Văn xuôi, Lý luận phê bình mà ra. Trong đó vẫn còn số ít những người có lương tâm nhưng bị các “đại ca đầu gấu” lấn lướt! Cứ tính lại 5 năm giải thưởng một nhiệm kỳ, mỗi năm số tác phẩm có tín hiệu của tài năng, sáng tạo đều bị lần lượt BCH tìm đủ cách êm dịu để loại ra. Mới tinh đây, mùa giải cuối cùng của nhiệm kỳ VIII cũng không nằm ngoài quy luật tráo trở, đổi trắng thay đen, ném đá giấu tay của tập thể lãnh đạo Hội Nhà văn bởi sự lèo lá, giả dối, không minh bạch. Chúng tôi đi tìm thông tin trên các mạng xã hội, thấy bài này trên FB Lê Anh Hoài với nhiều lời bình tán xôm tụ, mà thao tôi, câu bình xuất sắc là của FB Maria De la Tao “Xin các pác đừng ném đá hội nhà văn nhá vì hội nhà văn đã làm được một việc rất to là đã loại được những tác phẩm văn chương hay ra khỏi giải thưởng. Một tràng vỗ tay.”Khi nhiều FB chán nản đòi giải tán Hội thì FB Pham Tam Hieu BÀN: “Xời ơi. Vướn đề là còn ối người cao tuổi muốn được tặng phiếu Bé Ngoan”.Sang FB Paul Nguyễn Hoàng Đức, có status GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC MẶT TRẬN
ĐÃI NGỘ NHỮNG ĐẦU GẤU HẠ CÁNH AN TOÀN là một bài viết mạnh mẽ như sóng thần.Hàng trăm FB đã vào bình luận trong đó FB Lâm Thu Hiền nói: “Khi một giải thưởng danh giá được trao cho một tác phẩm văn học, thơ ca… có giá trị, người nhận nó chắc hẳn sẽ rất vinh dự và hạnh phúc. Trái lại, nếu nó được trao cho một tác phẩm mà khiến nhiều người không tâm phục khẩu phục thì người nhận cũng chẳng vẻ vang, hãnh diện gì. Thậm trí, cái giải thưởng ấy còn làm người nhận bẽ bàng (cố đấm để …ăn xôi) giống như khi bậc phụ huynh cầm tấm giấy khen của con trên tay mà trong bụng vẫn ngậm ngùi biết rằng con mình ‘với chưa tới’, được cái giấy khen hoặc là do mình trong Ban phụ huynh hoặc là do mình chăm sóc cô giáo của con quá “chu đáo”. Xét đến cùng, thì CÁI ĐƯỢC/SỰ ĐƯỢC ấy cũng là chỉ cái “quá khẩu thành tàn”.Bên cạnh FB Sao Mai cũng có ý kiến rất hay :”Sao Mai Nguyễn Thụy Kha …thơ gì mà thô lậu và ngớ ngẩn đến tức cười tội nghiệp . Cho ông ta nhận giải khác nào làm nhục ng ta .”FB Lâm Thu Hiền rất trình độ, hệ thống lại các vấn đề :”Văn thơ là thứ cao quý và tao nhã mà những kẻ cầm cân nảy mực về văn hóa cư xử (tôi chưa tìm ra từ thích đáng) như trong bài viết này và nhiều bài nữa (*) mà tôi đã đọc thì thật là xấu hổ…. ………………………………………………………………………………………………………………(*):
– Tại sao thơ dở, văn nhạt lên ngôi? (Nguyễn Hoàng Đức) – nguồn: Vandanviet.net 25/8/2013
– Sáng tác thơ, làm thơ, sinh hoạt thơ (Nguyễn Hoàng Đức) – nguồn: Bà đầm xoè 17/4/2014
– Thơ dở, văn dở… đang đắt giá (Trần Mạnh Hảo) – nguồn: Nguyễn Tường Thuỵ’s blog 01/8/2013
– “Những lớp sóng ngôn từ” hay những lớp sóng giải thưởng đánh chìm thơ? (Trần Mạnh Hảo) – nguồn: trannhuong.com 04/01/2014
– Trao giải thưởng văn học cho tác phẩm dở là một tội ác (Trần Mạnh Hảo) – nguồn: Bùi Văn Bồng’s blog 14/01/2014
– Từ “hiện tượng” thơ Hoàng Quang Thuận (Nguyễn Hoài Nhơn) – nguồn: trang Trung tâm phát triển Văn hoá-Nghệ thuật 06/10/2012
– Dương Kỳ Anh phù thuỷ bốc thơm thơ Hoàng Quang Thuận- ô danh muôn đời (Đỗ Hoàng) theo vannghecuocsong.com. – nguồn: Bà đầm xoè 19/9/2013
– Nhà văn Y Ban từ chối giải thưởng Hội nhà văn 2012 (Yến Anh) – nguồn: Người lao động Online 19/01/2013
& một số bài nữa mà tôi đọc rải rác trên báo giấy nhưng tôi không nhớ tiêu đề bài báo và tên người viết.”

Những bài viết mở màn trên đã nhận sự chia sẻ tích cực của các websites, blog văn chương trong và ngoài nước. Sự việc chắc chắn không dừng lại o9wr đây mà sẽ còn những đàm tiếu bi hài bất tận về cái sự, nói như ngôn ngữ nhà thơ Trần Mạnh Hảo trong một bài phê bình trước đây là bệnh mù thơ của Hội Nhà văn đã hết thuốc chữa, Hội Nhà văn hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài!

GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC MẶT TRẬN
ĐÃI NGỘ NHỮNG ĐẦU GẤU HẠ CÁNH AN TOÀN

Paul Nguyễn Hoàng Đức

Mỗi năm nhìn giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam lại liên tưởng tới hợp tác xã gia công. Thử nhìn, nước ta mỗi đầu sách in ra với 90 triệu dân số chỉ có quanh co khoảng 1000, nếu luộc hết cỡ khoảng dăm nghìn, trong khi đó mỗi đầu sách ở nước Nhật dân số cũng chỉ hơn ta gấp ba lần nhưng ra cả triệu bản, nghĩa là mỗi đầu sách được đón đọc gấp khoảng một nghìn lần nước ta.

Sức đọc phản ánh nền văn học, sức đọc văn học của ta chỉ ngang cấp xã ở Nhật, cho rộng dài đi thì dưới cấp huyện. Cường quốc là khái niệm nước lớn, nhưng người ta vẫn bảo: Nước Mỹ là cường quốc nhưng là tiểu quốc về bóng đá. Có người đã tự nhận nước ta là cường quốc về thơ, vậy thì nước ta còn là cường quốc về nông nghiệp, cường quốc về vứt rác bừa bãi, cường quốc về thiểu năng trí tuệ khi làm dường xong mới đào lên đặt cống.

Và nền văn học dưới cấp huyện trên cấp xã của chúng ta chỉ là một nền văn học nông dân, học, rồi đi bộ đội hay công nhân để được thoát ly, không phải đội mưa gió ngoài đồng, “ăn cơn chúa múa tối ngày”. Văn nghệ mới đầu mục đích chỉ là phong trào để kích thích động viên sản xuất và chiến đấu. Rồi tiếp diễn các anh chị công –nông – binh cứ à uôm viết tiến lên. Anh nào quá giỏi hay xuất sắc cũng thường chỉ được một bài. Rồi lại lao vào “học nhi ưu tắc sĩ” (học giỏi làm quan). Giải thưởng năm nay chủ yếu giải quyết chính sách hưu hạ cánh an toàn cho các bác cả đời đã thành bã văn thơ, không có khả năng đội trần hay đạp trần, mà chỉ có khả năng luồn cúi ngang lưng lãnh đạo. Hãy xem những giải:

“Theo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, các giải thưởng của Hội năm 2014 thuộc về: Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia), tiểu thuyết tư liệu của Trần Mai Hạnh; Trường ca ngắn, kịch thơ (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) của Nguyễn Thuỵ Kha; Trăm năm trong cõi… (Nhà xuất bản Văn học), lý luận phê bình của Phong Lê và Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình và hình tượng (Nhà xuất bản Văn học), lý luận phê bình của Nguyễn Đăng Điệp…”

Giải thơ năm ngoái thì trao cho đại ca Thanh Thảo với tập ấm ớ từ cái tên “Trường ca chân đất” văng cả cứt đái vào thơ, rồi Năm Trì gãi háng, rồi Phạm Đương, khi bị tố là đạo nguyên si cả tên đầu đề, Hội nhà văn cứ giả điếc trao bừa, coi như ta cứ trao bừa cho giải ăn cắp là ta không ăn cắp. Còn năm nay trao cho Thụy Kha cũng là một đầu gấu. Mọi người cứ nghiệm đi sang năm dù các đại ca này có ra những tập thơ hay hơn, cũng không đến lượt vì còn giành cho người khác xếp hàng.

Còn hãy nghe tài năng thơ xuất sắc của Nguyễn Thụy Kha một đại ca được mệnh danh là “con quạ của những xác chết” qua nhưng vần thơ được chắt lọc nhất:

“Tôi con dân chính gốc Hải Phòng/ Cả ấu thơ chưa hề đến biển. Năm ấy tôi mười ba tuổi/ Lần đầu tiên nghỉ hè cắm trại Đồ Sơn/ Lần đầu tiên chân chạm sóng đại dương/ (…) Năm ấy chúng tôi đâu biết có một chuyện bất ngờ đã từ đây sẽ xảy ra/ Chúng tôi thì lạc đường nhưng những người lính hải quân lại đang tìm đường mới/ Và cái vịnh khuất nẻo này sẽ là nơi xuất phát/ Của một đoàn tàu dũng cảm ra đi/ (… )/ Năm nay tôi sáu ba tuổi/ Lại trở về thung lũng xanh gặp tuổi mười ba/ Tần ngần nhớ ngày xưa bên mốc số không/ bên tượng đài thủy quân tàu không số/ Bất chợt thấy dâng lên quanh mình bao cực sóng/Thấy hồn mình cũng hóa thành cực sóng/ Để mãi mãi dạt dào sóng vọng Biển Đông/ Để Tổ quốc Việt Nam muon đời đứng vững/ Cong một đường thái cực thiêng liêng.”

Thơ văn là phải vướt qua thông tin cấp một mới là thơ văn, đằng này 99% những câu thơ trên là thông tin cấp một. Giờ tôi xin làm một khúc thơ vu vơ nhưng hay hơn:

Tôi là con gà gốc Đông Cảo, cả đời tôi chưa thấy hồ, ngày đó tôi 13 tháng tuổi, lần đầu tiên bị đem ra chợ Lồng, tôi đâu biết chuyện bất ngờ gì sẽ xảy ra, tôi được rao bán đúng lúc người ta tuyển quân băng dãy Trường Sơn… Một cụ bà vừa khóc vừa mua tôi, cụ đem về cúng cầu may cho con cụ qua khỏi cảnh chiến trường, cụ già lẩm cẩm chập chạp, tôi đạp tung lồng thoát khỏi… Ngày con cụ về đòi bắt tôi giết thịt ăn mừng/ nhưng cụ khóc lóc văn xin và bảo vía của tôi là gà thoát chết thì con mới thoát, mẹ nuôi nó thành gà già để kỷ niệm ngày con thoát trở về/ Sướng quá tôi đứng trên đỉnh lồng như đứng trên đầu trái đất gáy vang một khúc bất tử thiêng liêng!…

Thôi những thơ mậu dịch này, chỉ là chứng minh cho cơ chế cơ quan ăn tem phiếu nhạt hoét. Những cán bộ trong hệ mậu dịch hý hửng thấy mình lúc nào cũng là quả pháo hoa đứng xếp hàng trên đầu nòng súng. Họ đâu có biết viên đạn muốn bay cao thì phải được bắn đi từ đáy cò. Và thơ họ rút cục mãi mãi chỉ là pháo hoa rụng như bọt xà phòng ngay đầu cuống rơm.

Paul Đức 25/01/2014

Mời quý vị đọc status này vốn là bài trên Báo Tiền phong:

HỠI ƠI, GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ DZĂN

Gần như hằng năm, cứ vào dịp này thì y như rằng sóng gió dư luận về Hội Nhà văn Việt Nam (NVVN) lại nổi lên.
Chuyện xét kết nạp hội viên mới thì đã lình xình rồi với những dư luận “không làm đơn cũng được kết nạp” (thực ra chuyện này là thị phi), rồi lại chuyện vài kẻ không được xét lên mạng tuyên bố tôi thân lắm với Chủ tịch, Phó chủ tịch, họ mời tôi vào, nhưng nay thế này tôi không thèm vào nữa…? Không hiểu có phải vì thế, mà báo Văn Nghệ, rồi website Hội NVVN mãi mới đăng danh sách các tân hội viên, trong khi các báo lại đăng trước đến cả tháng?

Chuyện thứ hai là kết quả giải thưởng văn chương.

Đầu tiên là một chuyện lặp đi lặp lại nhiều lần rồi. Từ việc tập “Trường ca ngắn – kịch thơ” (NXB Hội Nhà văn) của Nguyễn Thụy Kha đoạt giải thưởng ở thể loại thơ. Vấn đề là khi tập thơ này qua Hội đồng Thơ, nó chỉ được 2 phiếu trên 9 thành viên Hội đồng!

Nhân đó, một số vị lại rêu rao lên ở chốn nọ chốn kia rằng, Ban Chấp hành Hội không coi Hội đồng chuyên môn là gì. Có vị lại mạnh mồm tuyên bố có khi cần phải rút lui khỏi hội đồng (kiểu như nhà văn Y Ban đã từng rút lui khỏi Hội đồng văn xuôi năm 2013, nhưng với lý do khác).

Đàm tiếu cũng không tha giải thưởng ở thể loại văn xuôi – tác phẩm “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”?(NXB Chính trị Quốc gia) của tác giả Trần Mai Hạnh. Đây là một cuốn sách tập hợp lại những tư liệu, hồi ức của nhà báo Trần Mai Hạnh. Và chính Trần Mai Hạnh cho biết, cuốn sách được viết dưới hình thức biên bản. Vấn đề là ở đó. Nhiều người tỏ ra không phục với câu hỏi: Đây là giải thưởng văn chương cơ mà, đâu phải là giải báo chí? Trần Mai Hạnh đã vượt qua cả những ứng viên nặng ký năm nay – Hồ Anh Thái và Nguyễn Bình Phương. Một tờ báo giật tít có vẻ thảng thốt: Nhà báo đoạt giải thưởng văn chương. Chính Hội Nhà văn cũng có vẻ bối rối khi không thể nói rõ được cuốn sách này thuộc thể loại nào trong văn xuôi.

Ở thể loại lý luận phê bình văn học, tập “Trăm năm trong cõi”?(NXB Văn học) của tác giả Phong Lê và tập “Thơ Việt Nam hiện đại – tiến trình và hiện tượng”?(NXB Văn học) của tác giả Nguyễn Ðăng Ðiệp đoạt giải thưởng. Tập của Phong Lê cũng bị nhiều ý kiến phàn nàn. Rằng đây là một tuyển những bài tham luận nhân những dịp kỷ niệm và bài báo của ông, thì có đáng? Cuốn sách này đề cập đến những tác giả đã thành danh từ rất lâu (mà Phong Lê gọi là “Thế hệ Vàng”), những Tản Đà, Ngô Tất Tố, Hoàng Ngọc Phách… Tố Hữu, Chế Lan Viên, Tô Hoài… Vàng thì đã hẳn, nhưng còn tính phát hiện, chưa nói tính dự báo?

Cũng biết chuyện văn chương nghệ thuật là khó định giá. Cũng biết cạnh đỉnh vinh quang bao giờ cũng đầy rẫy thị phi. Nhưng xem ra, nhiều ý kiến của giới chuyên môn là có cơ sở. Trước hiện tượng này, liệu Hội đồng xét giải của Hội NVVN có động tâm?

Nguồn:
http://www.tienphong.vn/van…/song-gio-giai-thuong-814914.tpo

Bài do:

nam bộ hai's profile photo
hainambo40@gmail.com     gởi đến Vô Ngã

Thế giới thi ca tư tưởng Bùi Giáng – VHNA

17 Th1

 

 

 

Thế giới thi ca tư tưởng Bùi Giáng

 

Viện Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam trước năm 1975 là một trung tâm văn hóa Phật giáo nổi tiếng lừng lẫy. Nơi đây đã quy tụ biết bao hào kiệt trượng phu, biết bao tao nhân mặc khách, biết bao giáo sư, triết gia, văn nghệ sĩ cự phách thượng đẳng. Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị xưa nay chưa từng thấy xuất hiện trên bầu trời văn nghệ Việt Nam và thế giới.

Tạp chí Tư Tưởng do viện trưởng Thích Minh Châu làm chủ nhiệm là cơ quan luận thuyết là tiếng nói của viện Đại học Vạn Hạnh, thường xuyên đăng tải bài viết của các bậc cao thủ này. Những tác phẩm thi ca, tư tưởng, triết lý, đạo lý của họ vô cùng thâm thúy, có giá trị mãi cho đến ngày hôm nay.

Lúc bấy giờ có nhà xuất bản An Tiêm do Thanh Tuệ làm giám đốc, vì một cơ duyên hy hữu nào đó đã dốc toàn tâm toàn lực ra để lo cho công việc in ấn riêng biệt những tác phẩm thơ văn, biên khảo, dịch thuật của Bùi Giáng. Sức sáng tạo của thi sĩ vào thời gian này, từ năm 1960 đến năm 1975 rất mãnh liệt, như ngọn lửa thiêng sáng bừng rực rỡ khắp trời đất u huyền, khiến cho nhà xuất bản An Tiêm in ấn không kịp :

Tưng bừng xuất bản An Tiêm

Ấn hành cổ lục chung niềm cảo thơm

Mưa nguồn tuôn ngát xanh rờn

Ngàn thu rớt hột cô đơn cuối bờ

Đó là một điều không ai hiểu nổi vì suốt ngày thâu đêm, người ta chỉ thấy một Bùi Giáng lang thang rong chơi, nhảy múa ngoài đường. Thường ngâm thơ uống rượu lu bù với mọi giới bình dân đây đó, bạ đâu ngủ đấy ngay ngoài vỉa hè xó chợ, góc quán hiên chùa, rong rêu lêu lổng khắp đầu phường cuối phố, ngao du trào lộng giữa ta bà, quá độ nồng say như Tản Đà, Lý Bạch nhưng vẫn thung dung :

Uống xong ly rượu cuối cùng

Bỗng nhiên chợt nhớ  đã từng đầu tiên

Uống như uống nước ngọc tuyền

Từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau

Uống  xong ly rượu cùng nhau

Hẹn rằng mai sẽ quên nhau muôn đời

Em còn ở lại vui chơi

Suốt năm suốt tháng suốt nơi lan tràn

Riêng anh về suốt suối vàng

Trùng phùng Lý Bạch nghênh ngang Tản Đà

Thi sĩ sống không nhà cửa, không vợ con, không tài sản, không sự nghiệp, không danh lợi, không là gì cả ngoài một bầu rượu túi thơ và một bộ quần áo xốc xếch cũ mèm, rách nát tả tơi, trông giống như một Tế Điên, một Hàn San, Thập Đắc, một gã ăn mày quái dị lạ lùng. Thế mà sức sáng tạo, sáng tác quá đỗi rạt rào như thác đổ trào tuôn, thật là vô tiền khoáng hậu. Nhà thơ viết như thần nhập, như nhảy tung vào cõi mật ngôn ẩn ngữ, làm khơi mở mối giềng xiết bao rực cháy, gây nên một nguồn cảm hứng tưng bừng, dậy sóng phiêu bồng cho biết bao kẻ đồng điệu, đồng cảm vút hồn bay chuếnh choáng, ngất ngây trong cơn say sưa túy lúy.

Thi sĩ Bùi Giáng sinh năm 1926 tại Quảng Nam, quả nhiên là một hiện tượng kỳ lạ mà cho đến ngày nay, chưa một ai có thể hiểu thấu đáo về thế giới tâm hồn hoằng đại, cõi tư tưởng hoằng viễn thâm hậu và cõi thi ca  bát ngát vô song  đó. Có người hỏi tiểu sử thì Bùi Giáng cười đáp : “Thi sĩ sinh ra như mọi người giữa cỏ cây gay cấn ly kỳ và sẽ chết đi giữa cỏ cây ly kỳ gay cấn… Thuở nhỏ bỏ học về nhà quê, làm thơ tặng chuồn chuồn và châu chấu.”  Hỏi về sự sáng tác phi thường thì lai  rai nói : “Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội, thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ nhưng thơ là gì, thì đó là điều ta không biết.”

Tuyệt mù những ngày quá mộng thời còn thanh xuân lang thang ở Huế, Quế Sơn, Hội An, Vĩnh Điện, Đà Nẵng… Đến năm 1952, lúc mới 24 tuổi, thi sĩ lên đường phiêu lưu vào Sài Gòn, bắt đầu cuộc lữ phiêu bồng khốc liệt. Từ đó cho đến nay, suốt mấy chục năm trời viễn du biền biệt, chưa một lần quy hồi cố quận nhưng lòng thì vẫn nhung nhớ triền miên :

Điện Bàn Đại Lộc Duy Xuyên

Xiết bao tình nghĩa thần tiên mộng đầu

Vĩnh Trinh Lệ Trạch Thanh Châu

Thi Lai Hà Mật nhìn đâu dáng người

Người đầu tiên đã mỉm cười

Nhìn tôi tưởng thấy niềm vui vô cùng

Tôi ngồi tưởng nhớ mông lung

Tưởng từ chín suối tới bao dung Bầu Trời

Thi sĩ khơi vơi ngồi nhớ quê như thế. Quê hương cố xứ bên dòng sông Thu Bồn ở Duy Xuyên Quảng Nam. Về sở học của nhà thơ, quả thật là thông đạt quảng bác vô cùng, làu thông nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hán. Không biết thi nhân tự học từ lúc nào mà trở thành một bậc thượng trí, hầu như vô sư tự ngộ, chỉ do đọc sách  mà phát minh tâm địa như trường hợp thiền sư Huyền Giác đọc kinh Duy Ma Cật mà hoát nhiên triệt ngộ chân lý diệu thường. Từ đó, trọn suốt cuộc đời thi sĩ cứ phiêu nhiên trên con đường thênh thang sáng tạo, bước đi thi ca tỏa rợp trời thơ đất mộng bồng bềnh, bát ngát phiêu diêu.

Nhiều người cho rằng Bùi Giáng là một gã cuồng sĩ điên rồ hay một đại thi hào, một Bồ tát nghệ sĩ gì gì đó cũng được, chỉ là những danh từ, khái niệm mà thôi. Điều cần thiết phải làm là chúng ta hãy đi vào bên trong tâm hồn phong phú, thể hiện qua tác phẩm, may ra có khám phá được điều gì mới mẻ trong cõi tư tưởng của nhà thơ tài hoa này hay không ?

Tư tưởng trong thơ Bùi Giáng là gì ? Nhưng tư tưởng là chi ? Theo Tuệ Sỹ thì : “Tư tưởng là Con Đường, là Đạo, là Tiếng Gọi mời ta lên đường. Chính bằng và trên Con Đường ấy, chúng ta mới có thể bắt gặp được bóng dáng của con người.”*

Vâng, tư tưởng là con đường mời gọi chúng ta hành động và do vậy, do bởi hành vi tư tưởng cho nên hành động mới mang một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ mới lạ. Tư tưởng thi ca Bùi Giáng khởi phát rạt rào từ suối nguồn sâu thẳm tâm linh, từ cõi ban sơ tịch mịch khôn dò. Đó là cõi bờ âm thanh vi diệu ngữ của trời trăng mây nước, chim bướm cỏ hoa và ánh sáng rạng rỡ huyền hòa, là bước đi đã đạt tới cảnh giới thượng thừa thi sĩ, chỉ có thể cảm nhận chứ không thể suy nghĩ luận bàn.

Đi vào cõi thơ Bùi Giáng, chúng ta cần phải buông xuống cái biên kiến, chấp thủ và chỉ khi nào cái bản ngã hạn hẹp của mình được chuyển hóa thì lúc ấy chúng ta mới lãnh hội, tương ứng với ngôn ngữ chân thực nghĩa tân kỳ của thi ca, của một cái gì vốn dĩ vô ngôn mà phải nói đột xuất bất ngờ :

Ấy là nhạc ? Ấy là thơ ?

Ấy là rượu đế một giờ bỗng dưng ?

Ấy điên đảo ? Ấy điệp trùng ?

Ấy từ vô tận lừng khừng mà ra

Thưa em ngôn ngữ thật là

Cái gì như thể ngọc ngà thiên hương

Thưởng thức thơ Bùi Giáng, nên thưởng thức như Phạm Công Thiện nói : Đọc thơ cũng giống như đọc kinh. Phải thọ, trì, đọc, tụng. Đọc không phải để hiểu mà để biết. Biết cái thâm mật của một giây phút thoáng qua nhanh chóng hơn ánh sáng và biết cái thâm mật của tam thiên đại thiên thế giới, của vô số hằng hà tỉ tỉ thiên hà trong lòng ta và ngoài kia không gian phiêu dật, mà lòng ta là tất cà không gian phiêu dật.

Tại sao Nguyễn Du thường sử dụng chữ biết trong thơ và ít khi dùng chữ hiểu ? Đây là một sự việc quảng mật cần nên biết trong tương lai của văn hóa Việt Nam. Thơ là cái gì mà chỉ nên biết chứ không thể hiểu, may ra thì chúng ta có thể biết được cái thâm mật, cái quảng mật và cái thâm quảng mật, có thể biết được sơ sơ qua loa, chứ không thể nào hiểu được. Đó là diệu nghĩa vô lượng của tam mật, tam muội trong thơ văn của những thiên tài vĩ đại trên thế giới.”**

Bùi Giáng đương nhiên là một thi sĩ thiên tài, siêu quần bạt tụy rồi. Tư tưởng nhà thơ bao trùm khắp thiên hạ và thấu đạt hết ý nghĩa sâu xa thâm trầm của đạo học Đông phương cũng như triết lý Tây phương. Hầu hết các bậc đạo sư, thiền sư, văn nghệ sĩ phương Đông như Đức Phật, Duy Ma Cật, Long Thọ, Mã Minh, Thế Thân,  Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Năng, Huyền Giác, Lâm Tế, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Lý Bạch, Tô Đông Pha, Tô Mạn Thù, Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Tản Đà  đến các triết gia, văn hào, thi sĩ vĩ đại của phương Tây như Martin Heidegger, Nietzsche, Holderlin, Wart Whitman, Shakespeare, Gerard Nerval, Kierkegaard, Malraux, Karl Jaspers, Albert Camus, Saint Exepery, Andre Gide, Apollinaire, Emily Dickinson, Paul Eluard, Dylan Thomas, Saint John Perse, Rimbaud, Rainer Maria Rilke… đều được thi nhân nói đến một cách rốt ráo cặn kẽ, tận sâu vào mạch ngầm tư tưởng uyên nguyên, uyên áo vô cùng.

Chúng ta hãy nghe Bùi Giáng phát biểu về thi ca : “Thơ là cái gì không thể bàn tới, không thể dịch, diễn được. Người ta có thể diễn tả một trận mưa bằng lời thơ, thì có lẽ muốn diễn tả một bài thơ, người ta chỉ có thể phát động một trận mưa rào hoặc một cơn gió thu, mà muốn thực hiện điều đó, thì ngoài việc làm thơ ra, con người không còn phép gì khác. Thế có nghĩa là muốn bàn tới thơ, diễn dịch thơ, người ta chỉ có thể phải làm một bài thơ khác.

Người xưa am hiểu sự đó, nên họ chỉ vịnh thơ, chớ không bao giờ điên rồ gì mà luận bàn về thơ. Người đời nay trái lại, họ buộc phải luận thơ có mạch lạc, luận lý, không được bốc đồng vịnh lăng nhăng. Cái chỗ ngu si đó là điều bất khả tư nghì vậy.”Cho nên, ở đây người viết không dám luận bàn về thơ Bùi Giáng mà giản dị chỉ là cảm nhận một phần nào hương vị suối nguồn thi ca lai láng dạt dào, quá sức dữ dội của thi nhân mà thôi.

Vào miền cõi thơ Bùi Giáng là tha hồ tự do lang thang tang bồng, rong rêu phiêu lãng ngàn phương mọi chốn, trên rừng dưới biển đầy kỳ hoa dị thảo, dạo chơi giữa ngã ba, ngã bốn những con đường sương mù, mây trắng rồi bất ngờ mở ra một phương trời xanh biếc Nguyên Xuân, đồng thanh tương ứng, tương giao theo điệu chào sơ ngộ xưa sau :

Hỏi rằng : Người ở quê đâu

Thưa rằng : Tôi ở rất lâu quê nhà

Hỏi rằng : Từ bước chân ra

Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài

Thưa rằng : Nói nữa là sai

Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào

Hỏi rằng : Đất trích chiêm bao

Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau

Thưa rằng : Ly biệt mai sau

Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân

Nguyên Xuân là mùa xuân rực rỡ sơ nguyên trong lòng người, là Diệu Tâm trầm ẩn nhiệm mầu của chúng ta. Từ cõi quê lòng thanh tịnh đó, thi sĩ bước ra hòa điệu cùng cát bụi phù hoa phố thị, ngao du ngày tháng ta bà qua biết bao heo hút dặm dài, giáp mặt với sơn cùng thủy tận của mộng đời hư huyễn phù du. Nhà thơ chứng kiến cõi người ta cứ lo tranh đấu, tranh cãi đúng sai, phải trái, hơn thua giành giật nhau mãi, ai ai cũng phát huy cái bản ngã to bự của mình bằng cách chạy theo danh lợi, địa vị, dấy khởi hoài tham lam, sân hận, si mê…  để vô tình quên đi mất cái bản tâm thực tánh, cái mặt mũi xưa nay, cái cõi miền Tâm Xuân thuần nhiên huyền diệu giữa lòng mình, cho nên thi nhân chạnh lòng trắc ẩn, thương xót cho những cảnh đời quá nhiều thống khổ điêu linh, bởi con người cứ mãi đắm chìm trong vọng tưởng, vô minh, hiểu lầm ngộ nhận :

Trần gian thơ mộng xiết bao

Mà buồn vô tận ai nào biết ai

Chưa yêu dấu đã lạc loài

Chát chua ngộ nhận tự ngoài vào trong

 

Tháng giêng đau khổ mặt trời

Đông sầu lạnh giá đêm dài nửa năm

Về Bắc ngất tạnh mù tăm

Về Nam chỉ thấy thẳm thăm mịt mù

 

Đau thương từ bấy đến giờ

Ai người đã tỉnh đã mơ một lần

Ấy đau thương ấy tử phần

Không cho phép cánh đại bàng viễn du

Kể từ vô tận mùa thu

Vô biên khốn khổ tội tù một thân

Kể xa xôi kể gũi gần

Không từ đâu có dặm phần chia ly

Ôi từ vô thủy ra đi

Đến vô biên xứ từ quy xa vời

Trần gian đáng lẽ tuyệt vời

Về sau chẳng rõ muôn đời đảo điên

Niềm đau nỗi khổ ưu phiền

Nối đuôi tiếp tới triền miên từng giờ

Khi biết rõ từng giờ từng phút buồn thảm, u sầu cứ triền miên vây khổn chốn phù sinh đầy trầm mê, phiền não, khổ lụy như thế, thi sĩ phát đại bi tâm, nguyện yêu thương hết cả trần gian, yêu muôn loài vạn vật, cả thập loại chúng sinh giữa ba đời sáu cõi luân hồi, qua lại đến đi :

Tôi tự nguyện sẽ một lòng chung thủy

Qua những lần buồn tủi giữa đảo điên

Thân xương máu đã đành là ủy mị

Thì xin em cùng lên thác xuống ghềnh

 

Em đứng mũi anh chịu sào có vững

Bàn tay bưng đĩa muối có chấm gừng

Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn

Hết tâm hồn và hết cả da xương

 

Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi

Trần gian ôi cánh bướm cánh chuồn chuồn

Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại

Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn

 

Còn ở lại một ngày còn yêu mãi

Còn một đêm còn thở dưới trăng sao

Thì cánh mộng còn tung lên không ngại

Níu trời xanh tay vói kiễng chân cao

‘‘Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn’’huống chi là con người phải không ? Tình yêu tình thương ấy tràn ngập khắp các tác phẩm thơ văn Bùi Giáng, dòng dòng long lanh lấp lánh như  mưa nguồn tuôn đổ, như thác lũ trường giang chảy hoài miên man ngàn trùng đại hải :

Anh đã định chẳng bao giờ sẽ nói

Rằng tình yêu là chóp đỉnh phượng thờ

Vì anh biết gào kêu thân thiết gọi

Khó lọt vào tim máu của em thơ

 

Anh đã định sẽ yêu đời suốt kiếp

Suốt thiên thu từ vạn thuở phiêu bồng

Rồi anh chợt thấy mình luôn liên tiếp

Nửa điên cuồng nửa rồ dại lông bông

 

Và từng phút từng giây chồng chất ngất

Một trăm năm đứt ruột nát gan vàng

Một vĩnh viễn đoạn trường chìm ngây ngất

Dưới trầm luân từ thực thể muôn vàn

Từ thực thể muôn vàn trầm luân kiếp nhân sinh đó, cũng như  Nguyễn Du, nhà thơ tự nguyện gánh vác lên vai vô số khổ lụy đoạn trường của Thúy Kiều hay như sư cô Tam Hợp âm thầm nhiếp dẫn từ bi cứu nhân độ thế. Chính vì dâu bể vô thường trong cõi đời máu lệ điêu linh mà Diệu Pháp Liên Hoa Kinh đi về thể hiện tinh thần ‘‘khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến’’ chỉ ra Phật nhãn, cái thấy biết tuyệt vời tối thượng :

Từ bi ? Vô tận đoạn trường

Đạo cô Tam Hợp ? Hoa Hương Bốn Mùa

Trăm năm dâu bể thiệt thua

Cũng là Diệu Pháp thượng thừa Liên Hoa

Từ cõi Diệu Pháp vô vi bất khả tư nghì ấy bước ra, nên hành động của thi sĩ không giống như cõi hệ lụy ta bà đầy đa đoan chấp ngã của chúng ta, thành thử nhà thơ tự nhận mình là thằng điên, thằng khùng, ngây ngô khờ dại cho khỏe nhẹ để khỏi còn ai thắc mắc phân vân :

Thần Tiên Thánh Phật uy quyền

Giúp đời vô tận thằng điên quý gì ?

Điên từ muôn một liên miên

Mà ra vạn thuở nối liền Liên Hoa

Ấy từ Diệu Pháp mà ra

Đất đồng mộc mạc nở hoa lẫy lừng

Đó là thể điệu cuồng điên uyên mặc thượng thừa của thần tiên du hý, dậy lừng cung bậc Lăng Nghiêm trầm hùng cùng tuyệt :

Tam bành tứ trướng cuồng điên

Thần thông du hý thiên tiên dự phần

Lăng Nghiêm tam muội dậy lừng

Vượt non băng núi qua trùng điệp truông

 

Ấy từ bất khả nghị bàn

Từ vô tận xứ mà Nghiêm Hoa rằng

Hoặc từ vô tận hằng hằng 

Từ đâu tới một Nghiêm Lăng khôn lường ?

Lăng Nghiêm Kinh khai thị cái tâm chơn, tâm vọng của con người vốn bất nhị viên dung. Một khi thấu thị kỳ cùng điều đó, thi sĩ bất thần nhập diệu vào cảnh giới huy hoàng hoan hỷ địa, hồn phách bay bổng một niềm vui sướng lâng lâng :

Thượng thừa thể lệ trăm năm

Thần tiên du hý đánh chìm tài hoa

Cái tài hoa trác việt, độc đáo của mình, đáng lẽ nên tự hào, hãnh diện nhưng thi sĩ tự mình làm cho chìm khuất, tiềm ẩn đi, chứ không huênh hoang phách lối, khoe khoang, kiêu ngạo phô bày ra như kẻ phàm phu tục tử thường tình. Đó là nhân cách cao thượng của bậc đại trượng phu, của những tâm hồn thượng đẳng hoằng đại. Tự mình vượt lên trên vòng đối đãi thị phi phải trái, thoát ra ngoài mọi sinh hoạt quy ước của xã hội, để sống tự do tự tại theo ý mình, thay vì làm một bậc thượng sĩ cao nhân xuất chúng thì ngược lại, thi nhân thực hiện một bước nhảy trọng đại, ngoạn mục phi thường lả tự nguyện làm người điên khùng, khờ dại lãng trí, tự mình trách móc, mắng nhiếc mình theo cách điệu thể thái tùy nghi :

Bỏ đi dẹp mặt mày đi

Làm thằng thi sĩ như mi dơ tuồng

Mi say rượu mi điên cuồng

Mi không ý thức vui buồn thế gian

 

Lão già say rượu nói nhăng

Làm thơ lẩm cẩm gia tăng tâm tình

Máu tim chia sẻ tâm tình

Nửa dâng Thần Rượu nửa trình Nàng Thơ

 

Suốt ngày suốt tháng suốt năm

Nó be bét rượu muôn năm đế nồng

Thượng thừa kỳ vĩ vân mông

Sịch mành tỉnh mộng đêm mồng một giêng

 

Đền bù xiết kể bao lăm

Đáp đền muôn một trăm năm dại khờ

Khờ như dại dại như thơ

Dại không biết thẹn trơ trơ điên cuồng

Nói thì nói khề khà theo kiểu tự chế giễu, bỡn cợt khôi hài như thế, nhưng trái tim thi sĩ luôn luôn rực hồng ngọn lửa tình yêu thương vô lượng vô biên đối với cuộc đời đang sống trong túy sinh mộng tử này. Nhà thơ đau nỗi đau của con người, sầu nỗi sầu thiên cổ của kiếp nhân sinh tàn úa phai nhàu :

Nỗi buồn khôn tả từ đâu

Đi về phảng phất nỗi sầu thiên thu

Giữa đêm chén tạc chén thù

Một mình độc ẩm sương mù dưới trăng

Nỗi thương nỗi nhớ hằng hằng

Nhớ thương vô cớ cầm bằng như không

Ừ thì như không như có, như mộng như thực, như tỉnh như say… hết thảy đều là một chứ chẳng khác gì nhau như Tâm Kinh đã nói “sắc tức thị không, không tức thị sắc” đó mà :

Giật mình tôi chợt nhớ ra

Rằng đây đất của chúng ta chúng người

Mở môi em mỉm miệng cười

Tình yêu từ đó vẹn mười muôn năm

 

Yêu em yêu mãi tấm lòng

Yêu em quá độ long đong suốt đời

Nhớ em nhớ suốt mây trời

Suốt trăng vĩnh viễn suốt nơi nào là

Tình yêu đó lai láng như trường giang đại hải mênh mông, cứ tự nhiên trôi chảy, thường hướng đến những tầng lớp nghèo khổ trong xã hội như anh đạp xích lô, cô quét rác hay cô mua bán ve chai. Niềm thương cảm của thi sĩ có cái gì đó thật khác thường kỳ lạ :

Kính thưa đồng chí đại ca

Xích lô vô lượng kể đà bao phen

Từng phen lay lất ưu phiền

Niềm vui vô tận thường hằng đeo đai

 

Các em quét rác mỗi ngày

Mỗi năm mỗi tháng kéo dài muôn năm

 

Dzeee chai bán ! Bán dzeee chai

Tiếng rao mộng ảo dẻo dai dị thường

Tiếng rao huyền diệu phố phường

Tôi đi khắp chốn tình trường nhớ nhung

Tiếng rao lanh lảnh nghìn trùng

Nghìn nhung nhớ một tao phùng nết na

Người đi tôi ở lại nhà

Chiêm bao mộng tưởng vẫn là dzeee chaiii

 

Ve chai giày dép cũ càng

Em mua giúp hết dịu dàng em mua

Tơ trời thêu dệt bốn mùa

Đổi thay thời tiết nắng mưa luống từng

Dạn dày cho rõ phong sương

Âm thầm ý nghĩa muôn phương mây vàng

Từ cô thôn nữ ở đồng quê chân lấm tay bùn đến cô em mọi nhỏ ở trên rừng truông rú thẳm hoang lương, thi nhân cũng chia sẻ tỏ bày rất đỗi ân cần trìu mến :

Cày sâu cuốc bẫm cấy bền

Tháng ngày thanh thản êm đềm buồn vui

Thương em ngày tháng ngậm ngùi

Nhớ em ngày tháng sụt sùi giữa đêm

 

Thương em như thương một nường

Thiên thu là gái bình thường nhà quê

Em từ thôn nữ năm kia

Về đây phút chốc sẻ chia tấm lòng

 

Kể từ vô tận tiêu tao

Yêu em mọi nhỏ chốn nào đầu non

Thấy em như thấy vuông tròn

Thành thân thiên hạ biển non dịu dàng

Yêu em như nước lan tràn

Nhớ em như nhớ những tràng giang xa

Nguồn thơ xanh ngát lại mênh mang chảy tràn qua cổng chùa tu viện, vào thăm viếng thùy mị ni cô. Trước những vẻ đẹp hiền lành thanh thản đoan trang, chàng thi sĩ lóng cóng theo cách điệu bông đùa cà rỡn quý ni cô thuần hậu, thuần phác thảnh thơi, nhẹ nhõm trong tâm hồn :

Ngoài trời trận gió trở cơn

Rượu trong đáy cốc đầu hôm đi đời

Trở cơn trận gió ngoài trời

Tôn tiền hoàn xướng tuyệt vời ni cô

 

Than dài trận trận mù sương

Mười ra em mọi một nường ni cô

Gọi tôi bằng bác xô bồ

Bảo tôi đừng gọi ni cô là nuồng

 

Đi tu em nhớ một lời

Đừng bao giờ trở lại đời làm giai nhân

Đừng đẹp đẽ đến vô ngần

Chỉ cần chút đỉnh đẹp tần ngần tu ( đi )

Còn gì đẹp hơn là buông bỏ hết những phiền não, vọng mê để lên đường xuất gia, đi tu một trận ly kỳ, hy hữu giữa ảo mộng tồn sinh ? ‘Tu là cội phúc tình là dây oan’’ Nguyễn Du đã nói như thế, còn Bùi Giáng thì :

Tu là cội phúc phôi pha

Tình là oan nghiệt chiết ma đoạn trường

Đó là thứ tình dính mắc ràng buộc, chiếm hữu nên luôn luôn giận hờn ghen ghét, gây nên bao tan nát đoạn trường. Vượt qua thứ tình yêu nô lệ đó là tự do cất bước thong dong với chiếc áo nâu sồng mộc mạc, thoát khỏi mọi nỗi khổ niềm đau :

Nâu sồng đã bén muối dưa

Còn tình đâu nữa dây dưa tâm tình ?

Sự đời tắt lửa tồn sinh

Hồng quần quên mất rằng mình đã quên

 

Chép tờ địa lý đầy vai

Hùng tâm thánh nữ thiên tài ni cô

Định thần mừng rỡ bước vô

Song trùng chúc phúc hai cô một lần

 

Ni cô ? Thánh mẫu nhu mì

Thành thân vô tận thuận tùy đầu tiên

Ni cô ? Thục nữ thuyền quyên

Tìm đâu thấy được Nguyên Tuyền Ni Cô ?

Đặc biệt Bùi Giáng dành một tình yêu thương thanh thoát đối với sư cô Trí Hải ở Đại học Vạn Hạnh, người đã dịch Câu chuyện dòng sông của Herman Hesse. Thi sĩ cũng thường gọi sư cô là mẫu thân Phùng Khánh một cách tân kỳ sáng tạo :

Lúc về thờ phượng ni cô

Mẫu thân Phùng Khánh điểm tô đạo trời

Thần lên tiếng thánh đổi lời

Niềm riêng Vạn Hạnh mọc mời cô đơn

 

Con về giũ áo đười ươi

Nực cười Trí Hải ngậm ngùi mẫu thân

Đẻ con một trận vô ngần

Mẹ còn đẻ nữa một lần nửa thôi

Mẫu thân Phùng Khánh tuyệt vời

Chiều xuân thơ mộng dưới trời bước đi

 

Kể từ con lạc ra khơi

Mẫu thân Phùng Khánh vội dời chân đi

Một vùng cỏ mọc xanh rì

Hai vùng sóng lục nhu mì mở ra

Con về trong cõi người ta

Nghe tin sét đánh mẹ đà đi tu

 

U hoài đầu mộng hôm qua

Mẫu thân Phùng Khánh thật là u u

Chân đi từng bước hư phù

Mộng đi từng bước tuyệt trù ống chân

Mẹ về đứng giữa đầu sân

Cuối cùng mẹ bước vô ngần mẹ đi

 

Mẹ còn nhớ nữa con chăng

Mẫu thân Phùng Khánh con hằng chẳng quên

Tuy đòi phen chết nếp nền

Cung vang lừng bậc điệu đền bù xoang

Mẹ về ngõ vắng vườn hoang

Thừa Thiên sông lạnh kéo sang khu rừng

 

Mẹ về đẫm lệ trời xa

Gót đi cuối phố mưa sa đầu đường

Ôi Phùng Khánh mộng mười phương

Này mai này mốt mùi hương cuối cùng

Tà xiêm dấu trải mông lung

Một trường mê hoặc đóng khung cung hành

Con về vội vã chép nhanh

Mù sương nhị bội vây quanh thân hình

Nâu sồng kết tụ kệ kinh

Mai vàng trầm thống nín thinh đêm nào

Có người thắc mắc hỏi : ‘‘Cớ sao Phùng Khánh nhỏ tuổi hơn mà đại ca gọi là mẫu thân ?’’ Thi sĩ trả lời : ‘‘Bởi vì Phùng Khánh là mẹ Việt Nam, tôi là con dân Việt Nam thì tất nhiên Phùng Khánh là mẹ của tôi vậy. Nếu tôi không nhận Phùng Khánh là mẹ thì hóa ra tôi là người Lào, người Cao Miên hay con dân Âu Mỹ ư ? Huống nữa Phùng Khánh là bà mẹ loài người, vậy Phùng Khánh là mẹ của tôi rồi. Nếu tôi không phải con của Phùng Khánh thì hóa ra tôi chẳng phải con người mà là con vật hay sao ?’’

Ngoài Phùng Khánh ra, kỳ nữ Kim Cương cũng là một nàng thơ được thi sĩ đem lòng chiếu cố quý mến vô lường :

Kính thưa công chúa Kim Cương

Trẫm từ vô tận ven đường ngồi đây

Tờ thư rất mực mỏng dày

Làm sao định nghĩa đêm ngày yêu nhau ?

 

Em vui nước ngọt tuôn dòng

Em buồn toàn diện đèo bòng buồn theo

Em vui tinh thể bọt bèo

Em buồn toàn diện thu vèo sang đông

Ngổn ngang gò đống chất chồng

Em về vĩnh viễn đêm mồng một giêng

Em đi thanh thản ngọc tuyền

Anh ngồi nốc rượu nốc phiền thiên thu

Kim Cương nương tử tuyệt trù

Thơ thần chất vấn dặm cù tình điên

Với một suối nguồn thương yêu vô điều kiện, yêu thương vô phân biệt, nhà thơ  cũng rộn ràng trang trải cùng các cô gái đứng đường, xem các cô kỹ nữ như là tiên nương, thánh nữ giáng trần và tâm sự cùng các cô chan chứa nỗi niềm :

Bất ngờ tôi bắt gặp em

Vu vơ đi đứng một đêm giữa đường

Đến gần bất chợt tình thương

Bất ngờ tâm sự phi thường gần xa

Em từ viễn ngạn tuôn ra

Mười hằng hồng lệ chín sa dòng dòng

Tôi từ lịch kiếp long đong

Em từ lận đận tấm lòng bao lâu

Chúng ta từ cõi lao đao

Quen nhau từ những kiếp nào xưa xa

 

Tâm hồn của gái giang hồ

Các em vô tận kể từ đâu ra ?

Anh nay tuổi quá cỡ già

Thương em như nhớ gian nhà lưu ly

Các em dù tuổi tên gì

Cũng từng đã thốt lời gì anh nghe

Ngày nay đứng phố ngồi hè

Nhớ em mộng tưởng muôn bề rã tan

Cậy em lời cậy muôn vàn

Mình em riêng một đá vàng thiên thu

 

Tình yêu vô tận tự lòng

Tình không yêu cũng tùy tòng vô biên

Lỡ làng chút phận thuyền quyên

Chưa là thánh nữ cũng tiên nương rồi

Chỉ có cái nhìn vô phân biệt trí mới thấy được như thế. Dễ có mấy ai trên đời này xem các kỹ nữ lầu xanh là tiên nương thánh nữ ? Chỉ duy nhất thi sĩ Bùi Giáng mới có cái nhãn quan đại từ đại bi, đại hỷ đại xả như thế và từ cái nhìn thấu thị nhân sinh đó, thi sĩ ngợi ca, tán thán hết lời và gọi chung tất cả thục nữ mười phương là nàng thơ, nàng tiên diễm tuyệt vô ngần. Các nàng thơ, tiên nữ cứ đi về kề cận gần gũi, thân thiết miên man, bàng bạc ở khắp mọi nơi khắp chốn, từ phồn hoa đô hội đến lâm tuyền huyễn ngạn, ngoài bến gió bờ sương ngút ngàn quyến rũ mộng mị chiêm bao, dạt dào xao xuyến, xiết bao tâm tình du dương tha thiết :

Các em vô tận thuyền quyên

Từ thiên cổ tới đầu tiên bây giờ

Các em không thể nào ngờ

Rằng đầu tiên đã bài thơ luống từng

 

Em từ trái đất tuôn ra

Em đi xinh đẹp tiên nga dậy thì

Gặp em toàn thể nhu mì

Non sông đất nước thuộc tùy tình em

 

Thương em hơn cả phượng thờ

Ông trời ông Phật mút mùa thần tiên

Yêu em từ cái diện tiền

Của em số dzách thuyền quyên ấy là

Em từ một thuở tuôn ra

Một hơi hô hấp thiết tha dịu dàng

Từ đầu truông tới cuối ngàn

Cỏ cây nhớ mãi muôn vàn tình yêu

Thương em mỗi lúc mỗi nhiều

Yêu em mỗi lúc mỗi trìu mến em

Đường đi lát đá êm đềm

Cậy em thủng thẳng dịu mềm em đi

Mai sau còn một tí gì

Ấy là khu vực nhu mì của em

Cái gì vô tận của em

Ấy là cái ấy của em lạ lùng

Dị thường vô tận hoành tung

Tình yêu tim máu thủy chung tót vời

Anh từ vô tận viễn khơi

Gặp em như gặp đất trời vô biên

 

Chợt nhìn ta thấy em xinh

Buột mồm ta viết bình minh đờn bà

Bài thơ từ đó tuôn ra

Khôn lường vô tận ấy là em ôi

 

Riêng em có lẽ thật là

Thiên thu một thuở muôn nhà một nơi

Cùng em vô tận rong chơi

Khắp trùng dương dội sóng đời đời dâng

Ngân nga vang vọng sóng đời từ cuộc lữ đến cuộc chơi, từ cuộc tình đến cuộc mộng rồi từ cuộc mộng đến cuộc thơ, mở ra tưng bừng những làn gió hương màu phất phới, những phảng phất rung động trầm sâu mầu nhiệm bồi hồi :

Lối đi bình lặng nhiệm mầu

Lối về phấp phới hương màu đầu tiên

Lối đi nhìn ngửa ngó nghiêng

Lối về phảng phất nợ duyên khôn bì

Chập chùng những cuộc đi cuộc về trên con đường mây trắng phiêu du, lãng đãng phiêu bồng. Không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu nên thi nhân dấn mình nhập cuộc vào tồn lưu trôi chảy và đột ngột, thốt nhiên bỗng thấy trần gian đẹp đẽ vô cùng. Đẹp kinh hồn đến độ choáng váng mặt mày, ngập tràn cơn say chuếnh choáng, ngây ngất yêu đời vô tận nên nghêu ngao dạo khúc hát xênh xang.

Trạng thái xuất thần nhập diệu ấy càng ngày càng đến thường xuyên hơn trong cuộc sống thường nhật, nên thi sĩ phiêu hốt, phiêu diêu trong cảnh giới tiêu dao vô ngại đó nhiều đến nỗi phải khiêu vũ nhảy múa như một hoàng đế tự vất bỏ ngai vàng điện ngọc, đi vi hành làm kẻ vô danh tiểu tốt, tha hồ đùa chơi tiếu ngạo, ngâm nga la hét giữa phố thị ồn ào, tấp nập người qua kẻ lại, khiến thiên hạ cứ tưởng là nhà thơ điên. Kỳ thực đó là những phút giây bay bổng, khinh an, hoan lạc, nhập vào hoan hỷ địa xuất cốt diệu thường, cực lạc vô song :

Ông vua kỳ vĩ thập thành

Vì vui quá độ nên thành ra điên

Bây giờ tôi dại tôi điên

Chắp tay quỳ lạy khắp miền nhân gian

Chao ơi ! Thái độ ‘‘Chắp tay quỳ lạy khắp miền nhân gian’’ đó, chẳng khác chi hạnh nguyện của  Bồ tát Thường Bất Khinh, luôn luôn kính trọng hết thảy mọi người dù ngu trí, lớn nhỏ, giàu nghèo một cách trân quý lạ thường. Dường như nhờ đọc sách, kinh điển Phật giáo Đại thừa mà thi nhân bất ngờ trực ngộ, thấy ra tận tường cái bản tâm thanh tịnh chói sáng vạn hữu an lành :

Thượng thừa hồi phục tâm thanh

Thốt nhiên đốn ngộ ngọn ngành cảo thơm

 

Bước vào nào thấy chút chi

Bước ra bỗng thấy cái mì nhu em

Toàn nhiên đại ngộ hoát nhiên

Hoát nhiên đốn ngộ thần tiên thượng thừa

Giữa đỉnh cao và hố thẳm, giữa vô hình và hữu hình, giữa phù du và vĩnh cửu với điệu cười sinh tử như không, thi sĩ thấy ra cảnh giới Hoa Nghiêm trùng trùng duyên khởi nên hòa chung cung bậc đất trời rộng mở, thở cùng không khí phóng khoáng, hý lộng giữa đôi bờ mộng thực, tỉnh điên một cách khoan thai thoải mái :

Cái điên cái tỉnh ở đời

Nào ai dám chắc thế thời ra sao ?

Kéo dài rất mực chiêm bao

Cuộc chơi kỳ vĩ tiêu tao điên cuồng

Cuồng điên là gì, thế nào là điên cuồng ? Vì sao các thiên tài trên thế giới thường hay bị điên ? Có lẽ điên là một cảnh giới dị thường mà người tỉnh táo không bao giờ hiểu được như có lần thi sĩ tự lý giải lai rai : ‘‘Nó điên ? Vâng, nhưng điên một cách dzui dzẻ, bạ đâu gọi đó là mẫu thân bát ngát của con. Người ta bảo rằng nó không điên, có kẻ nói rằng nó giả vờ điên. Muốn biết nó điên hay không điên hoặc giả vờ điên thì trước hết phải đáp vào câu hỏi : Sao gọi là điên ? Nhưng mà, nhưng mà đó là một câu hỏi chưa hề có lời giải đáp dưới gầm trời suốt xưa nay vậy.’’

Vậy thì coi như bất khả tư nghì, không thể nghĩ bàn chi được nữa cả, chúng ta cứ tiếp tục đọc thơ chơi, phiêu hốt theo ngôn ngữ thượng thừa :

Nỗi buồn nỗi khổ đời xưa

Nỗi sung sướng đến móc mưa bất ngờ

Đời nay đất đá cằn khô

Đời xưa đất đá đều đờ đẫn điên

Điên duỗi dọc điên ngửa nghiêng

Điên là hạnh phúc thần tiên ở đời

 

Cuộc chơi kỳ vĩ thập thành

Các em kỳ bí hơn anh quá nhiều

Tử sinh giữa cuộc dấn liều

Tử sinh liều giữa diễm kiều cuộc chơi

Chuyện sinh tử đối với phần đông phàm phu tục tử chúng ta là rất đỗi trầm trọng, kinh hoàng khủng khiếp, nhưng với thi sĩ thì thấy nhẹ như lông hồng, cho nên  cứ tiếp tục cuộc rỡn đùa chơi, vì đã thấu triệt được lẽ bất sinh bất diệt, chết rồi cũng chẳng mất đi đâu mà chuyển qua hình thức khác, chuyển biến theo luân hồi giữa ba đời sáu cõi, tái sinh theo nghiệp báo của riêng mình đấy thôi :

Em về choáng váng tê mê

Em về từ tử diệt về tái sinh ?

Em về vô tận bình minh

Từ em tử diệt tái sinh mừng chào

Chào mừng cuộc sống vô lượng vô biên giữa biển đời trùng trùng sóng phong quang Bát Nhã, sóng lai láng tràn vào từng trang cổ lục cảo thơm, giúp cho người ta thấy lại vẽ đẹp huy hoàng tráng lệ của trí tuệ muôn đời tung bay phất phới :

Thình lình vô tận biển khơi

Sóng triều Bát Nhã đẩy chơi vào bờ

Thượng thừa trí tuệ thẩn thơ

Chép tờ cổ lục cho tờ cảo thơm

Trí tuệ Bát Nhã ấy chẳng ở đâu xa mà nó ở ngay giữa tâm hồn chúng ta đây thôi. Em hãy quay nhìn lại chính mình thì sẽ thấy ngay lập tức cái lòng trong trẻo nguyên sơ hiển hiện ra khắp muôn chiều diệu dụng :

Em đi vô tận trùng trùng

Em về vô lượng tự lòng mà ra

Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng nói  ‘‘Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra’’ giống như Hoa Nghiêm Kinh ‘‘Tất cả do tâm tạo.’’ Thì ra, cả sơn hà đại điạ, cả ba nghìn thế giới này cũng đều do tâm mình tạo ra mà thôi. Người thi sĩ hốt nhiên ‘‘ồ lên một tiếng’’ và mỉm cười rỗng rang sảng khoái :

Cõi bờ con mắt Hoa Nghiêm

Tường vôi lá cỏ lim dim vô cùng

Cảnh giới Hoa Nghiêm đang thị hiện diễn bày chung quanh khắp mặt đất trần gian cát bụi, từ vô lượng kiếp đến một phút giây của từng sát na vĩnh cửu. Một hôm lang thang lêu lổng, bỗng thi sĩ kỳ ngộ trùng phùng đức Thế Tôn bên vĩa hè phố chợ,  khiến chàng rúng động cả thần hồn, vội quỳ xuống đãnh lễ thành tâm :

Thập thành đãnh lễ bước chân

Như Lai hộ niệm phù vân điệu chào

Quan Âm Bồ tát chốn nào

Cũng cho nghĩ nghị lối vào Trung Niên

Ôi Bồ tát hỡi Nhu Lai

Lời thơ đãnh lễ lai rai vài hàng

Ngàn thu rớt hột xuống trang

Lá hoa cồn dậy muôn vàn bữa qua

Trung Niên thi sĩ bàng hoàng, choáng ngợp trước ánh hào quang tuệ giác siêu việt, trực kiến vô ngần Chân Không Diệu Hữu, không biết nói gì hơn là làm thơ tán thán ca hát chan hòa :

Ca về tuế nguyệt thiên thâu

Về ca khoảnh khắc sơ đầu sát na

Chân Không Diệu Hữu là ca

Không chân hữu diệu lưu sa hằng hằng

Đứng đi ngồi ngả ba đàng

Thượng thừa cung bậc muộn màng cứ ca

Chân Không mà Diệu Hữu nên mới có chuyện nói đi nói lại, nói mãi suốt từ thiên cổ xưa nay. Nói từ ngày Đức Phật chứng đạo dưới gốc cây Bồ đề đến bây giờ cũng bấy nhiêu chuyện mà thiên kinh vạn quyển, trùng trùng vô tận vẫn nói không hết lời. Cho nên thi nhân cũng hòa theo chiếu cố, ngưỡng mộ trước phong cách trầm hùng bất động vô nhiễm của Như Lai :

Phật ngồi dưới gốc Bồ đề

Tiên nương dừng bước tóc thề chấm vai

Thưa rằng Phật thật là tài

Thấy mà như chẳng từ ngoài vào trong

“Thấy mà như chẳng từ ngoài vào trong.”Chỉ cần một câu thơ đó thôi, Bùi Giáng đã lột tả hết được tinh túy của đạo lý Đông Phương  suốt từ mấy ngàn năm rồi, Khổng Tử, Long Thọ hay Cưu Ma La Thập thì cũng muốn nói quanh nói quẩn cái vô sở trụ, vô sở chấp ấy mà thôi :

Lời thô tục ? Ý u tồn ?

Ý nào u tục thô ngôn là lời ?

Giả danh chân đế cũng rồi

Giả danh tục đế đún đẩy lời cũng qua ?

Trăm năm trong cõi người ta

Lọ là Long Thọ lọ là Khổng Khâu ?

Vàng beo lục gấu trắng trâu

Đìu hiu trăng mọc nhịp cầu phù du

 

Bão giông hằng thể bi thanh

Liên Hoa Diệu Pháp lịch hành Thệ Đa

Thập thành sử hiện ra hoa

Thập Ma La Thập lời Hoa Nghiêm rằng

Rằng thì là…như thế. Như thế là như thế nào ? Chúng ta hãy nghe Bùi Giáng khề khà đối thoại thong dong :

 “- Đọc thơ văn mày viết ra, tao thấy rằng thỉnh thoảng mày nói lên đúng cái tư tưởng ẩn mật trong kinh Hoa Nghiêm, mặc dù mày viết theo cái điệu riêng biệt của mày. Thế nên tao càng ngạc nhiên thấy rằng thường thường mày cứ luẩn quẩn đọc những sách nhảm nhí lăng nhăng. Tao muốn hỏi mày tại sao mà như thế ? Mày quên mất cõi tư tưởng lớn hay sao ?

– Tao cũng chẳng rõ tại sao, nhưng mày thử giải nghĩa tao nghe thế nào là cõi tư tưởng lớn. Lớn là lớn bằng mặt trời hay mặt trăng hoặc to bự như vũ trụ ?

– Cứ tạm cho là to bự như vũ trụ.

– Thế thì tao thử hỏi lại mày : Có khi nào mày nhìn thấy vũ trụ to bự nằm ở ngay trong một giọt sương ?

– Có

– Trong một lá cỏ ?

– Có

– Trong một lổ chân lông ?

– Có

– Thế thì bây giờ mày đã nhận thấy rằng câu hỏi của mày nêu ra ở trên kia đích thực là lệch lạc ?

– Có lẽ ”

Thế đó, cảnh giới Hoa Nghiêm là vậy, thấy tất cả vũ trụ mười phương, muôn loài vạn vật, thánh phàm, thế gian và xuất thế gian đều nằm gọn trong tâm của chúng ta đây mà thôi. Tâm như hư không, vốn là rỗng lặng thanh tịnh, chẳng có hình dáng, không sinh không diệt, nhưng vô cùng diệu dụng rất sinh động, tuy bất biến mà tùy duyên. Cái tâm sinh động ấy ứng vào lòng thi sĩ Bùi Giáng nên hồn thơ xuất thần bay bổng lồng lộng giữa trời đất phong quang bát ngát mông mênh. Bên ngoài thì nhảy múa hát ca nhưng bên trong vẫn tịch nhiên niệm Phật như thường :

Huyền hoa đứng ở giữa đường

Người đi rốt cuộc phi thường vẫn đi

Nam mô Đà Phật A Di

Lan mùa nam diện lai quy phục hồi

Con đường hân hoan sáng tạo bước đi đã quá đổi dập dìu, phiêu lãng hoan say, khiến cho thánh thần cũng lắc đầu chịu thua, chỉ có những bậc Bồ tát mới độ lượng mỉm cười tương ứng cùng thi sĩ sâu xa :

Bây giờ huyền diệu sát na

Bước về gọi mộng sơn hà Trung Niên

Là thằng thi sĩ diện tiền

Làm thơ lố bịch thánh hiền chịu thua

Chỉ duy Bồ tát vui đùa

Niêm hoa vi tiếu là vừa lòng thôi

Bồ tát là người có tâm hồn rộng mở, bao dung, chấp nhận tất cả thuận nghịch tỉnh táo hay điên rồ của thế gian, luôn ban vui cứu khổ cho con người, như Tuệ Sỹ phát biểu : ‘‘Không tận hữu vi, Bồ tát chấp nhận sự tồn tại của dị biệt giữa các loại chúng sinh mà kiến thiết quốc độ thanh tịnh. Không trụ vô vi, Bồ tát nhận thức tính bình đẳng như hư không trong tất cả các loại chúng sinh, nên mọi giá trị cá biệt đều được kính trong  như là giá trị phổ quát. Không tận hữu vi, nên Bồ tát xây dựng quốc độ thanh tịnh không bằng hận thù tranh chấp. Không trụ vô vi, nên Bồ tát xây dựng quốc độ thanh tịnh bằng tình yêu và sự kính trọng giữa các loại chúng sinh.’’***  Thế là, người thi sĩ tuy điên cuồng nhưng vẫn được các vị Bồ tát chiếu cố, vì thế cứ tha hồ rong chơi, tiếu ngạo giang hồ và chuếnh choáng làm thơ tình yêu, ca ngợi tình thương vô lượng như muốn nhắn gởi điều chi bí mật cho người em chí cốt diệu thường :

Gởi em chút đỉnh mùi hương

Tình yêu xa vắng như dường như không

Gởi em mật pháp phiêu bồng

Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng quy lai

Sau bao nhiêu trận trận tang bồng, phiêu dật, nhà thơ đã truyền âm nhập mật pháp môn gì đó ? Chỉ có nàng thơ mới có thể nghe và hiểu ra mật pháp đó mà thôi. Chúng ta đừng có tò mò mà luận bàn đủ thứ. Thi sĩ hẹn hò nàng thơ cùng gặp nhau ở phương trời cố quận cuối nẻo nào heo hút tận chân mây :

Mây theo gió thổi về mau

Bây giờ tiễn biệt mai sau trùng phùng

Cùng em cố quận sẽ cùng

Xiết bao tâm sự điệp trùng tái sinh

Bởi vì cũng từ nàng thơ huyền mộng, từ ngày em xuất hiện trên mặt đất sa mạc hoang vu này đã khiến cho thi sĩ bừng ngộ ra một điều chi kỳ bí lặng im :

Em từ thiếu nữ bước ra

Thành thân thục nữ tên là thuyền quyên

Mang thêm mỹ nữ chênh vênh

Em làm đắm đuối dưới trên bao người

Mỹ nhân cách điệu tuyệt vời

Giai nhân từ đó cũng vời tuyệt hơn

 

Em muôn vạn xứ êm đềm

Cho em rất mực muôn nghìn mà ra

Anh từ đó ngộ thiết tha

Em là vô tận em là em ơi !

Nàng thơ thỏ thẻ hỏi chàng thi sĩ đã ngộ điều chi ly kỳ gay cấn như rứa thì chàng nhẹ lắc đầu chỉ đáp :

Anh chỉ biết mỗi một điều là như thế

Như thế nào anh nói rõ em nghe ?

Là thế đó muôn đời là như thế

Nói làm gì em nghe nữa làm chi !

Phải chăng đó là thể lệ vô ngôn, vì ngôn từ bất lực không thể diễn tả được cái trực ngộ kia ? Thôi đành lặng lẽ lắng nghe điều huyền diệu đang dần dần lan tỏa quanh gót ngọc em về dưới nắng sớm chiều mưa :

Em đi bất chợt thượng thừa

Thoảng trong phút chốc còn lưa muôn đời

Em từ viễn tượng xa xôi

Về từ thiên thượng tuyệt vời tố nga

Tình yêu có lẽ chăng là

Tình thương vô tận tặng quà vô tâm

Té ra là như rứa, tất cả muôn sự muôn việc triền miên xảy ra từ xưa đến nay cũng chỉ là vô tâm, vô niệm như không, chẳng là gì gì hết cả :

Như không là ấy ruột rà

Như không vô tận từ ta tặng người

Tặng người em gái quê, gái phố, gái núi, gái rừng, gái biển, gái thuyền quyên thục nữ mười phương một bài thơ tình thương yêu bất tuyệt vĩnh hằng :

Tặng em thể điệu toàn thân

Kết chùm nguyệt rộng đôi vần thi ca

Tặng em thỉnh thoảng mà ra

Thiên thu tặng vật đóa hoa tình đầu

 

Chiều nay bỗng thấy tình thương

Chảy tràn ngập khắp du dương cõi bờ

Chân tình anh hỏi nàng thơ

Chẳng thà như rứa chớ bơ vơ – ồ !

 

Hình thành tinh thể bài thơ

Vô cùng kiều diễm một giờ mà ra

Muôn trùng vĩnh biệt thiết tha

Một giờ như thể muôn hoa một mùa

Một mùa chi mà lạ rứa ? Thưa rằng không biết nữa. Chỉ hay rằng, đặc biệt, nhà thơ Bùi Giáng có một niềm tương ứng đậm đà, thâm sâu đến độ tâm đắc cùng lục bát Nguyễn Du qua tác phẩm Truyện Kiều. Hình ảnh thi hào Tố Như luôn luôn xuất hiện, đi về trên khắp hàng ngàn trang thơ văn dặt dìu lãng đãng :

Sáng nay chim hót thật nhiều

Tưởng nghìn tiếng nói tình yêu đất trời

Chiều nay có lẽ lá rơi

Mưa rừng đổ xuống khắp nơi ào ào

Mai kia sẽ nhớ ngày nào

Ngày nay ấy mộng rì rào máu tim

Thượng thừa tiếng hót của chim

Của gà gáy sáng từ khuya tới giờ

Làm đi làm lại bài thơ

Kể từ tao ngộ bất ngờ Nguyễn Du

 

Tôi từ muôn kiếp phôi pha

Gặp em ngàn thuở mà ra một thời

Một lần vô hạn em ơi

Gặp từ vô tận đất trời Nguyễn Du

 

Chào em thiên nữ vong hồn

Thiên thu đã tới mang dồn dập hoa

Tán hoa thiên nữ ấy là

Thúy Kiều vô tận tên là Nguyễn Du

 

Thúy Kiều một thuở mà ra

Muôn thu vạn thuở nõn nà hiện thân

Kiều ôi có lẽ một lần

Hồng Sơn thiên lý tử phần tái sinh

 

Một vùng cỏ mọc nước ngâm

Nghìn năm nhớ mãi cung cầm Nguyễn Du

Các con không gặp Nguyễn Du

Chính ông cũng chẳng gặp Du bao giờ

Nhưng bài thơ ấy còn trơ

Bên nguồn vĩnh phúc bất ngờ tỏa ra

Những là ánh sáng chói lòa

Việt Nam văn hiến băng qua dặm nghìn

Đã hơn bốn nghìn năm văn hiến trôi qua, thi sĩ đi về cố xứ và âm thầm nhập diệu vào cõi miền vĩnh cửu uyên tư :

Về bên cố quận tuyệt trù

Vượt biên giới nhập thiên thu vô lường

Thiên thu vĩnh cửu nằm ngay trong giây phút bây giờ và ở đây. Không còn biên giới phân biệt nhị nguyên đúng sai, phải trái, hết rồi những có không, mộng thực giữa chốn tồn sinh. Người thi sĩ hồn nhiên như trẻ thơ, thở nhẹ nhàng từng điệu thở hài nhi nhẹ vời với tiếng cười nhẹ nhõm reo vui :

Chưa biết nói đã biết cười

Cười như thượng thặng vẹn mười Như Lai

Hồn như Di Lặc dẻo dai

Cười không biết chán chường ai ai người

Quả nhiên nó đúng là người

Mà sao nó khác hẳn người chúng ta

Quả nhiên nó rất là già

Mà sao nó bảo nó là trẻ thơ

Trẻ thơ nào có bao giờ

Biết làm thơ để phượng thờ tình yêu ?

Bùi Giáng là thế, vẫn tà tà cách điệu tiếu lâm, riễu cợt hài hước cho “vui thôi mà” chớ có chi đâu mà trầm trọng, nặng nề phê phán đúng sai, trúng trật, dở hay phải không ? Thì ra là vậy, trên con đường miên man sáng tạo, trên ngõ về vô sở trú phong quang, thi sĩ thung dung trỗi nhịp cung đàn hoan ca, hòa âm cùng cung bậc Bất nhị như thị như nhiên. Với tinh thần vô sở cầu, vô sở chấp, vô sở đắc, lặng lẽ buông bỏ, cho và cho hết những gì mà thiên hạ đang đấu tranh, giành giật chiếm hữu lẫn nhau, thi nhân tự nguyện sống nghèo nàn hàn sĩ, làm kẻ ăn mày, một tên cuồng sĩ lang thang suốt đời hát bản độc hành ca qua ngày tháng ngao du làm rớt hột phiêu bồng giữa mênh mông thông lộ vô cùng bất tận,  ngờm ngợp gió ngàn trăng.

Văn hào Mỹ vĩ đại Henry Miller nói : “Từ chút ít sách vở tôi đã đọc, tôi nghiệm ra rằng, những người lặn lội sâu nhất trong cuộc đời, những người nhồi nặn cuộc đời, những người chính là cuộc đời đều ăn ít, ngủ ít, sở hữu ít hay không có gì cả. Họ không có bất kỳ một ảo tưởng nào về bổn phận, hoặc nối dõi tông đường hay duy trì quốc gia. Họ chỉ quan tâm tới chân lý và chân lý mà thôi. Họ chỉ chấp nhận một hình thức hoạt động là sáng tạo. Không một người nào có thể chỉ huy công việc họ, bởi vì họ tự nguyện cho tất cả. Họ cho không, bởi vì đó là cách duy nhất để cho.”****

Nhận định trên của Henry Miller rất đúng với trường hợp Bùi Giáng biết bao. Một thi nhân đã tận hiến cho cuộc sống bằng tất cả tinh thành chân thiết nhất, bằng con đường nghệ thuật thi ca.

Nhà thơ Bùi Giáng đã sống trọn vẹn một cuộc đời hạnh phúc viên mãn theo ý nghĩa đạo Phật. Suốt bình sinh cuộc sống, thi sĩ là hình ảnh quá cùng đẹp trong cái nhìn của thiên hạ mọi người, nhất là giới tăng sĩ Phật giáo và giới văn nghệ sĩ, ai ai cũng nhìn ông với niềm ưu ái, quý mến đầy ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ sự tự do tự tại, thung dung thoát tục, không dính bụi trần mà “hòa cùng ánh sáng, trộn cùng cát bụi” của thi nhân.  Bồng tênh tiêu sái, rong chơi suốt một đời thơ giữa phố thị phù hoa như một hài nhi tóc bạc thơ ngây, nhảy múa hồn nhiên hát ca vi vu vi vút.

Cuộc đời Bùi Giáng vô cùng thi vị, một cuộc đời hoàn toàn sống vì nghệ thuật, dâng hiến tất cả cho nghệ thuật thuần túy, chỉ biết sống hết mình cho thi ca và đệ nhất hy hữu nàng thơ tuyệt cùng chơn mỹ :

Em đi hồn nhớ nhung gì

Anh ngồi nhớ cái nhu mì lẻ loi

Trời cho rất mực rạch ròi

Vào trong thục nữ ra ngoài thuyền quyên

Của em toàn thể uy quyền

Của em toàn diện thần tiên dịu dàng

Tư tưởng trong thơ Bùi Giáng mang một ý nghĩa bùng vỡ khai phóng, đầy ắp hào quang sáng tạo. Tư tưởng nhập cuộc chịu chơi vào cõi tồn lưu mà vẫn thanh thản thong dong, không dính mắc, không ràng buộc, không chấp chặt của thi nhân thật chẳng khác gì thái độ vô tâm, vô niệm, vô sự của những bậc thiền sư. Nhà thơ thõng tay vào chợ, tung hoành ngang dọc, nhảy múa quay cuồng đủ thể điệu quàng xiên mà vẫn sáng suốt thông tuệ như như.

Tư tưởng phá chấp triệt để của Thiền tông được thi nhân thể hiện suốt bình sinh cuộc sống bằng chính bản thân mình, như ngụ ngầm khai thị một điều gì vi diệu mà mỗi một người trong chúng ta phải tự lãnh hội, tự thấu hiểu ra mà thôi.

Sở dĩ con người đau khổ là vì cố chấp, chấp ngã, chấp pháp, chấp đủ thử lu bù nên cứ mãi khổ đau trầm thống triền miên. Muốn thoát khỏi vòng trầm luân khổ não đó, chỉ còn một cách là hãy trở về lại chính mình, nhận biết cái bản tâm nguyên sơ, sống với thực tại đang là ngay trong từng hơi thở luôn luôn mới lạ và mới lạ.

Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách nhận xét về thi sĩ : “Bùi Giáng cũng như một người điên, cỡ Tế Điên. Cũng như Tế Điên, hình như ông đến cõi đời này để dạo chơi, để đùa rỡn và cũng để giáo hóa cho con người thấy tất cả đều chỉ là trò ảo giác của sắc thân, của chữ nghĩa, của tư tưởng, chúng đều là chuyện đáng để đùa rỡn.”***** Rỡn đùa điên khùng chơi theo thể điệu Tiếu ngạo giang hồ Kim Dung tung chưởng vô chiêu, hay khùng điên nhảy múa ca hát, tràn đầy yêu thương tuyệt mỹ như nghệ sĩ Nijinsky : “Tôi là Thượng đế trong con người. Tôi cảm những gì Christ đã cảm. Tôi giống như đức Phật, tôi là đức Như Lai Phật giáo và là tất cả mọi Thượng đế thiên hình vạn trạng. Tôi quen biết tất cả những vị đó và đã gặp gỡ tất cả những vị đó. Tôi giả vờ làm thằng điên một cách cố ý  vì những mục đích riêng tư của tôi. Tôi biết rằng, nếu mọi người nghĩ rằng tôi là một thằng điên vô tội thì họ sẽ không sợ tôi. Tôi không thích thiên hạ nghĩ rằng tôi là một thằng điên nguy hiểm. Tôi là một thằng điên yêu thương nhân loại. Cơn bệnh điên của tôi là tình thương của tôi đối với nhân loại.”**

Thật vậy, quả nhiên đúng là như thế, phải không hỡi đại thi sĩ Bùi Giáng ? Cơn bệnh điên của thi sĩ là vì quá thương yêu nhân loại đó thôi. Yêu thương quá độ mà thành ra điên, mà bày ra đủ trò khiêu vũ ngôn ngữ, hý lộng ngữ ngôn một cách thượng thừa như đùa như rỡn trào tuôn. Ừ thì như thị, như thế, như thế, cứ mở ra những cuộc rỡn đùa chơi hay đại hòa điệu chơi giữa cõi người ta, vì tất cả mọi sự trên thế gian này đều chỉ là trò chơi, trò đùa huyễn mộng. Sống là chơi, chết là chơi, điên rồ là chơi, tỉnh táo là chơi, uống rượu khề khà là chơi, mê gái là chơi, làm thơ làm thẩn là chơi, làm văn nghệ là chơi, làm cuồng sĩ túy lúy ca là chơi, làm thiền sư tự do tự tại là chơi, làm bất cứ việc gì cũng là trò chơi, trò đùa du hý tam muội mà thôi :

Mỗi người có một cách chơi

Em vui với gió tôi ngồi nhìn trăng

Em đi năm tháng thường hằng

Tôi nằm nhớ mãi hàm răng em cười

 

Mở tờ giấy mới ra chơi

Hình như giấy cũng vui cười với em

Bài thơ do đó lem nhem

Lúc vui lúc khổ như em đó mà

Còn tôi vui khổ thật là

Đảo điên rất mực tiên nga giật mình

Trăm năm khó đổi tính tình

Cũng không có thể làm thinh muôn đời

Thôi thì cứ nói cho vui

Nghìn năm chỉ có một đời muôn năm

Làm sao quên được giọng cười ‘‘vui thôi mà’’ của thi nhân ? Giọng cười ấy vẫn còn đồng vọng khắp nơi trên mặt đất. Bất cứ ở đâu, nếu ai còn cảm được thi ca và phiêu lãng đều nói về Bùi Giáng với niềm rỡn tếu, bông đùa một cách vui vẻ thân mật, gần gũi như là anh em chí cốt ruột rà vậy. Đa số mọi người đều thấy đấy là một Bồ tát nghệ sĩ đi về mặt đất trần gian chuyển hóa con người ta nên buông xả cái tâm chấp thủ, dính mắc vào danh lợi, để sống thanh thản an nhiên với niềm tự do tự tại vô ngại. Bồ tát nghệ sĩ là người không những tự giải thoát chính mình ra khỏi mọi mắc dính buộc ràng mà còn khôn khéo tìm cách khơi mở tuệ giác nơi những kẻ khác bằng phương tiện nghệ thuật, ngay giữa bây giờ và chính ở đây thôi.

Ngày tháng vẫn luân lưu trôi chảy mãi, nói về Bùi Giáng thì bất tuyệt và giọng cười vô sự cũng mở ra bất tuyệt như Ma Ha Ca Diếp niêm hoa vi tiếu trên đỉnh Linh Sơn rờn mây trắng từ nghìn xưa cho mãi đến bây giờ :

Niêm hoa vi tiếu luống từng

Xuân phong bài động thơ mừng vụt dâng

Người thi sĩ thượng thừa đã về đã tới nơi chốn quê nhà, đã qui hồi cố quận, nằm ngắm trăng đón gió cùng mây về hòa điệu khúc cung cầm vô thủy vô chung :

Tâm tình mấy nẻo mông lung

Ta nằm cố quận muôn trùng người đi

Kỳ tuyệt cõi thi ca Bùi Giáng, thấm nhuần sâu sắc tư tưởng sự sự vô ngại, lý sự viên dung của pháp giới Hoa Nghiêm. Tư tưởng đó được thi sĩ tiêu dung, tiêu hóa và sáng tạo thành một nguồn thơ độc đáo vô song. Hồn thơ như ngọn lửa thiêng ngời tỏa ánh hào quang, cháy bừng lên rực rỡ huy hoàng làm ấm áp khắp mặt đất trần gian, chan chứa nồng nàn trong cõi người ta tha thiết thiên thu.

Giữa thiên thu vạn đại, ngưới viết xin kính tặng thi sĩ vài bài thơ để nhớ mãi những ngày tháng ở phố thị Sài Gòn cùng thi sĩ ngao du đủ thể điệu phiêu bồng :

 

SAY THƠ

 

Nhập cuộc chơi sớm chiều lêu lổng

Không dừng chân trú lại nơi đâu

Sinh nhằm quẻ Lữ trong Kinh Dịch

Nên rong rêu như bèo nổi qua cầu

 

Cầu sinh tử cứ trôi và chảy

Suối hồ sông biển cả mênh mông

Rạt rào vô hạn cùng Bùi Giáng

Giữa phù hoa nhảy múa phiêu bồng

 

Sài Gòn trút cơn mưa nguồn xuống

Gội cho đời bớt sa mạc khô khan

Trung Niên Thi Sĩ hề nâng cốc

Rượu thi ca tư tưởng uống tràn

 

Quán vĩa hè dăm ba cuồng sĩ

Túy lúy ca hòa cát bụi này

Ngày tháng ngao dumù lảo đảo

Phố phường say trời đất cũng say

 

THI SĨ BÙI GIÁNG

 

Không chỗ trú chẳng bến bờ

Vẫn bầu rượu với túi thơ dặm dài

Ngút mùa cuồng sĩ lai rai

Nghêu ngao vô sự hát bài Hoa Nghiêm

Có gì đâu phải đi tìm

Ba nghìn thế giới trong tim của mình

Tà tà giữa cuộc phiêu linh

Một hôm bất chợt thấy hình bóng xưa

Nên về cà rỡn bông đùa

Múa ca diệu dụng cùng mưa nắng cười

Miền hoan hỷ địa rong chơi

Khơi nguồn sáng tạo mở trời đất ra

…………………..

* Tạp chí Tư Tưởng số 5. Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn 1969

** Phạm Công Thiện. Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử, Trần Thi xuất bản, Hoa Kỳ 2009

*** Tuệ Sỹ. Huyền thoại Duy Ma Cật. Phương Đông xuất bản,  2007

**** Nguyễn Hữu Hiệu. Con đường sáng tạo. Hồng Hà xuất bản, Sài Gòn 1973

***** Nguyễn Tường Bách. Mùi hương trầm. Trẻ xuất bản, 2001

 Thơ văn Bùi Giáng ( chữ nghiêng ) trích trong các tác phẩm : Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Sa mạc phát tiết, Sa mạc trường ca, Rong rêu, Như sương, Đêm ngắm trăng, Mùa màng tháng tư, Ký ức, Trúc mai, Mười hai con mắt, Rớt hột phiêu bồng, Bèo mây bờ bến. Thơ vô tận vui, Tuyết băng vô tận xứ, Thúy Vân, Mùa xuân trong thi ca, Tư tưởng hiện đại, Lời cố quận, Lễ hội tháng ba, Ngày tháng ngao du.

 

 

Nguyễn Huy Thiệp và bước ngoặt của văn học Việt nam sau 1975 – VHNA

16 Th1

 

 

 

“Trong văn học, ý nghĩa vừa bền bỉ tự bộc lộ, vừa khăng khăng một mực lẩn tránh, tức là, nó chẳng phải là gì khác, mà là một ngôn ngữ, một hệ thống kí hiệu, bản chất của nó không nằm ở thông tin được nó hàm chứa, mà nằm ở bản thân tính “hệ thống”. Bởi thế nhà phê bình không cần tái tạo thông tin của tác phẩm, mà chỉ cần tái tạo hệ thống của nó, hệt như nhà ngôn ngữ không cần nghiên cứu việc giải mã ý nghĩa của câu, mà phải xác lập cấu trúc hình thức đảm bảo cho nó truyền đạt cái ý nghĩa ấy”.

                                         R. Barthes– Phê bình là gì? 

 

 

1. Dẫn nhập

1.1.Mọi bước ngoặt của lịch sử văn học đều là bước ngoặt của ngôn ngữ nghệ thuật.Xin nói ngay, tư liệu khảo sát ở tiểu luận này được giới hạn trong phạm vi văn học Việt Nam giai đoạn 1975 – 1991. Khảo sát phạm vi tư liệu ấy, trong ý thức phân kì lịch sử của tôi, có hai cột mốc quan trọng được đánh dấu bằng sáng tác của hai nhà văn họ Nguyễn: Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Minh Châu là người mở đường cho tiến trình đổi mới văn học Việt nam sau 1975. Nguyễn Huy Thiệp là tác giả đầu tiên tạo ra bước ngoặt quan trọng nhất của tiến trình đổi mới ấy.

Vậy bản chất của bước ngoặt đổi mới này là gì? Văn học là một nghệ thuật. Nghệ thuật là hình thức diễn ngôn, là phương tiện giao tiếp có chức năng truyền đạt, lưu giữ và sáng tạo thông tin của cá nhân và xã hội. Nhìn từ góc độ như thế, nghệ thuật là một ngôn ngữ. Cho nên, mọi sự đổi mới văn học theo đúng nghĩa của nó đều dẫn tới sự cách tân ngôn ngữ nghệ thuật. Chỉ khi nào tạo ra được bước ngoặt của ngôn ngữ nghệ thuật thì mới có khả năng đưa lịch sử văn học chuyển qua một bước ngoặt mới.

Tôi cho rằng, trong lịch sử văn học Việt Nam sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu là tác giả đầu tiên có ý thức rõ nhất về nhu cầu đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật. Xin nhớ lại truyện Bức tranh ra đời vào năm 1975 của ông. Nhân vật người kể chuyện ở đây là một hoạ sĩ. Độc giả từng quen thuộc với nền văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa sẽ thấy qua lời kể của nhân vật kể chuyện lộ ra mấy điểm đáng lưu ý về bức tranh mà anh ta vừa vẽ xong. Thứ nhất: đây không phải là bức tranh hoành tráng theo kiểu tạc tượng đài các anh hùng thời đại, mà là bức vẽ về thế giới nội tâm đầy bí ẩn của “tôi”, là “khuôn mặt bên trong của chính mình”, “thoạt nhìn xấu xí lạ lùng”. Thứ hai: tác giả tranh không nhập vai người chiến thắng để hát ca, không nhân danh kẻ sở đắc chân lí để thuyết giảng, dạy bảo, mà trò chuyện với cử toạ bằng mặt nạ ngôn ngữ của một tội đồ sám hối, “tự phán xét” bản thân. Thứ ba: nó bỏ “thuốc nước”, thứ “nghệ thuật chấm phá của thần bút”, và “sơn mài” với “không khí lấp lánh hư ảo” để đến với “sơn dầu” cho phù hợp với nội dung biểu đạt[1]. Ba điểm ấy hợp lại với nhau ngầm bảo người đọc, rằng quá trình đổi mới văn nghệ là quá trình giải quy phạm, chuyển đổi hệ hình diễn ngôn. Nó báo hiệu bước ngoặt diễn ra trong văn học sau 1975 sẽ là bước ngoặt của ngôn ngữ nghệ thuật.

Bức tranhcủa Nguyễn Minh Châu được mở đầu bằng đoạn văn thế này: “Tôi là một hoạ sĩ. Tôi không phải là một người viết văn. Tôi phải tự giới thiệu như vậy ngay từ đầu không hề có ý muốn mong chờ hay cầu khẩn nơi bạn đọc một thái độ rộng lượng. Ngay từ đầu, tôi phải nói như vậy để tự dặn mình, tự ra lệnh cho mình, tôi viết truyện này ra đây là viết cho tôi, cho một bức tranh tôi vừa vẽ xong. Thứ nữa, tôi viết cho một người thứ hai. Viết cho tôi hoặc cho một người thứ hai, một người thợ cắt tóc, thì những điều tôi sắp viết ra đây cũng chỉ là những lời tự thú”[2]. Có thể thấy, đây là đoạn văn rào đón. Nó chứng tỏ, người mở đường cho sự đổi mới văn nghệ giữ thái độ hết sức dè dặt. Vì dè dặt, sáng tác của Nguyễn Minh Châu không thể chọc thủng mạng lưới huý kị dày đặc của hệ hình diễn ngôn đã trở thành khuôn vàng thước ngọc kiểu cũ[3]. Khát vọng đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu tuy da diết, nhưng sự đổi mới trong sáng tác của ông không thể thực hiện triệt để. Xuất hiện vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỉ trước, khi xã hội chưa được phép “cởi trói”, văn xuôi Nguyễn Minh Châu trở thành nhịp cầu nối hai thời đại văn học.

Từ năm 1986, xu hướng đổi mới trong văn nghệ Việt Nam chuyển qua giai đoạn cao trào, diễn ra hết sức sôi nổi. Thoạt đầu là những tuyên ngôn lí thuyết rầm rộ. Báo chí cả nước luận bàn về văn học với hiện thực, nghệ thuật và chính trị. Nguyễn Minh Châu kêu gọi: Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ[4]. Kế đến, hàng loạt phóng sự, bút kí làm xôn xao dư luận với những Tiếng đất của Hoàng Hữu Cát,Người đàn bà quỳ của Xuân Ba, Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc,Lời khai của bị can của Trần Huy Quang … Rồi kịch Lưu Quang Vũ kéo khán giả nườm nượp đến nhà hát, làm thành hiện tượng chấn động. Bộ phận sáng tác tạo nên diện mạo vừa đa dạng, vừa độc đáo của văn học thời đổi mới là truyện ngắn và tiểu thuyết với hàng loạt tên tuổi: Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Lập, Nhật Tuấn, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Ngô Ngọc Bội, Lê Thị Minh Khuê…

Tuy nhiên, trên cái nền của văn học thời này, theo cách đọc của tôi, có lẽ chỉ riêng Nguyễn Huy Thiệp có được những tác phẩm vươn tới sự hoàn thiện nghệ thuật, xứng đáng được gọi là những kiệt tác. Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Khải từng bảo, như tôi được nghe nhiều bạn văn kể lại, ông sẵn sàng đem cả đời văn của mình để đổi lấy một Tướng về hưu. Quan trọng hơn, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp thực sự tẩy sạch hệ thống huý kị và trật tự diễn ngôn kiểu cũ để tạo ra một hình thức diễn ngôn kiểu mới. Cho nên, đọc tác phẩm của ông ta bắt gặp một ngôn ngữ nghệ thuật đầy tính cách tân chứa đựng năng lượng biểu đạt lớn lao đáng kinh ngạc. Tôi gọi sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là bước ngoặt của tiến trình đổi mới văn học sau 1975 với ý nghĩa như vậy.

1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống phái sinh được sử dụng trong giao tiếp thẩm mĩ. Tiểu luận này đặt nhiệm vụ phân tích sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp để làm rõ bước ngoặt lịch sử của văn học Việt Nam sau 1975 như là bước ngoặt của ngôn ngữ nghệ thuật.

Vậy ngôn ngữ nghệ thuật là gì? Có ba điểm cần lưu ý khi khi xác định khái niệm này.

Thứ nhất: hiểu theo nghĩa rộng, mọi hệ thống kí hiệu được sử dụng trong giao tiếp đều là ngôn ngữ. Có ngôn ngữ máy và ngôn ngữ loài vật. Có ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo. Có  ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ điệu bộ. Có ngôn ngữ khoa học và ngôn ngữ nghệ thuật; trong nghệ thuật lại có ngôn ngữ hội hoạ, ngôn ngữ kiến trúc, ngôn ngữ vũ đạo, ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ nhà hát, ngôn ngữ điện ảnh, ngôn ngữ văn học. Giữa chúng có một điểm thống nhất: dù ngôn ngữ gì, chúng vẫn là những cấu trúc biểu nghĩa.

Thứ hai: văn học nghệ thuật “nói” bằng một ngôn ngữ đặc biệt. Loại ngôn ngữ đặc biệt này được kiến tạo chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên như một hệ thống phái sinh. Diễn đạt theo R. Barthes, nó là hệ thống kí hiệu của tư tưởng, có khả năng sinh ra tư tưởng. Xin dẫn một thí dụ dễ hiểu. Sông Đông êm đềm của M. Solokhov viết bằng tiếng Nga. Rừng thẳm tuyết dày của Khúc Ba viết bằng tiếng Hoa. Gió Lộng của Tố Hữu viết bằng tiếng Việt. Tất cả những tác phẩm ấy đều thuộc phạm trù văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Ta nhận ra điều đó vì văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nói bằng ngôn ngữ riêng, ngôn ngữ của tư tưởng nghệ thuật. Nó được kiến tạo trên nền tảng của tiếng tiếng Nga, tiếng Hoa, tiếng Việt, hay tiếng Đức, tiếng Pháp…  Nhưng tiếng Việt, tiếng Hoa, tiếng Nga, tiếng Đức, hay tiếng Pháp tự chúng không phải là ngôn ngữ nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cho nên không được đồng nhất ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ gốc, ngôn ngữ tự nhiên như nhiều người vẫn thường nhầm lẫn.

Thứ ba:là hệ thống phái sinh, ngôn ngữ nghệ thuật là một trật tự đẳng cấp phức tạp của nhiều ngôn ngữ có quan hệ tương tác, nhưng hoàn toàn khác nhau. Từ trong bản chất, văn bản nghệ thuật là hiện tượng đa ngữ. Là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, những ngôn ngữ ấy mang tính đơn nhất, tồn tại trong văn bản như những “tử ngữ”. Tiếp xúc với văn bản, muốn đọc, độc giả phải mầy mò, tìm kiếm, làm sống dậy cái ngôn ngữ giống như đã “hoá thạch” kia. Cho nên, một văn bản nghệ thuật bao giờ cũng tồn tại nhiều cách đọc, cách đọc nào cũng chỉ là sự thử nghiệm tiềm ẩn nhiều bất cập và sai lầm.

Năm 2001 Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và biên soạn cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin ấn hành). Đọc cuốn sách, thấy hoá ra, trong quá trình tìm kiếm, giới phê bình không chỉ phân tích ngữ nghĩa, mà còn tranh luận gay gắt về cách đọc sáng tác của nhà văn. Quả là có rất nhiều cách đọc văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp. Nhiều đặc điểm ngôn ngữ trong sáng tác của ông đã được giới phê bình phát hiện nhờ có những cách đọc tinh tế. Cũng có nhiều cách đọc nhầm lẫn. Không ít người đọc văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp bằng cách đọc truyền thuyết, huyền thoại, cổ tích, hay cách đọc lịch sử học trong các giáo khoa thư. Lại có người đọc sáng tác của ông bằng ngôn ngữ chính trị, ngôn ngữ ngoài văn bản. Ta hiểu vì sao những cuộc tranh luận về sáng tác của ông không chỉ sôi nổi, mà còn gay gắt, thậm chí có cả xu hướng quy chụp đầy ác ý.

Tiểu luận này không thể đọc Nguyễn Huy Thiệp bằng tất cả các mã nghệ thuật mà tôi giả định là ông đã sử dụng trong sáng tác. Cho nên, tôi chỉ dừng lại ở một loại ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với việc khiến cho sáng tác của ông trở thành bước ngoặt của văn học Việt Nam sau 1975: ngôn ngữ không gian.

 

2. Từ không gian nhà binh đến không gian sinh hoạt.

Bước ngoặt của loại hình ngôn ngữ trong văn học sau 1975

Chắn chắn, không gian là loại ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật. Có hai lí do cơ bản khiến không gian được nghệ thuật sử dụng như một ngôn ngữ biểu đạt. Lí do thứ nhất liên quan tới đặc điểm tri nhận của con người. Nhiều tài liệu khoa học đã chứng minh, ngay những khái niệm trừu tượng nhất, con người vẫn quen hình dung chúng như các đối tượng thị giác. Cho nên, nhận thức thị giác là một trong những phương thức quan trọng giúp con người chiếm lĩnh vạn vật. Chiếm lĩnh bằng thị giác có nghĩa là nắm bắt đối tượng qua màu sắc, đường nét, qua kích cỡ của nó trong không gian, lấy cấu trúc không gian làm phép tắc biểu đạt. Lí do thứ hai liên quan tới đặc trưng của văn bản nghệ thuật. Mỗi văn bản nghệ thuật là một không gian được phân giới theo những kiểu nào đó, một không gian thu nhỏ, hữu hạn, phản ánh bên trong một đối tượng vô hạn là thế giới bên ngoài văn bản. Nhà hát và các nghệ thuật tạo hình được gọi là nghệ thuật không gian vì đó là những bộ môn nghệ thuật sử dụng không gian như ngôn ngữ chính yếu. Cứ vào nhà hát, nhìn lên sân khấu, thấy xung quanh bao nhiêu phông màn, cánh gà, phía trước lại có hàng đèn chia tách sàn diễn với khu vực khán giả, ta sẽ nhận ra ngay, văn bản nghệ thuật thuật là một không gian được giới hạn theo những phép tắc nghiêm nhặt. Những phép tắc nghiêm nhặt này làm thành ngôn ngữ riêng của nhà hát. Phải có ngôn ngữ riêng như vậy, sân khấu mới biến thành vũ trụ thu nhỏ đầy tính ước lệ, cho phép con người “cởi trần tư tưởng” để tự nói to lên trước bàn dân thiên hạ những suy ngẫm thầm kín của mình. Trong sáng tác văn học, do không gian thường có tên gọi, nhiều khi tên gọi gắn với những địa danh mà độc giả quá quen thuộc, nên người ta dễ dàng đồng nhất nó với không gian địa lí. Thực ra, ngay cả ở đây, không gian cũng được mô hình hoá để trở thành một hệ thống kí hiệu giống như trong các loại hình nghệ thuật không gian.

Có hai cơ sở giúp tôi chọn tổ chức không gian như một ngôn ngữ để đọc sáng tác của Nguyên Huy Thiệp.

Thứ nhất, chỉ đơn giản là một giả định. Nguyễn Huy Thiệp là nghệ sĩ tài hoa của đồ hoạ gốm sứ, một loại nghệ thuật đầy tính cách điệu, xa lạ với mọi xu hướng tả chân. Ông viết kịch bản, dựng nhiều vở diễn sân khấu và điện ảnh. Hoạt động nghệ thuật của nguyễn Huy Thiệp cho phép tôi giả định về vị trí của ngôn ngữ không gian trong tư duy văn xuôi của ông.

Thứ hai, từ thực tế khảo sát. Qua khảo sát, tôi thấy, với Nguyễn Huy Thiệp, phạm trù không gian hình như quan trọng hơn phạm trù thời gian. Cách phân đoạn truyện ngắn, tiểu thuyết và cách dựng cảnh trong kịch của của ông dường như chẳng mấy khác nhau. Mỗi chương, mỗi đoạn trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp thường giống như mộtcảnh, hay mộtlớp diễn. Thành thử, gần như truyện nào của ông cũng có sẵn phần cốt lõi để chuyển thành kịch bản. Ở một số trường hợp, khi Nguyễn Huy Thiệp đem truyện ngắn chuyển thể thành kịch bản, tôi thấy ông chẳng phải thay đổi trật tự lớp lang của nó. Ví như truyện Không có vua được chia thành “7 cảnh”: Gia cảnh – Buổi sáng – Ngày giỗ – Buổi chiều – Ngày Tết – Buổi tối – Ngày thường[5]. Bảy cảnh ấy được chuyển thành “7 hồi” của kịch bản Quỷ ở với người[6]. Nhưng chuyện về mối quan hệ giữa đồ hoạ, sân khấu và văn xuôi của Nguyễn Huy Thiệp không phải là chủ đề của tiểu luận này, nên đành để vào một dịp khác mới có thể nói kĩ hơn.

Chủ đề cần nói ở đây là sự khác biệt gay gắt giữa hai mô hình không gian trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và trong văn học trước 1975. Văn học trước 1975 lấy không gian “nhà binh” làm ngôn ngữ chính yếu. Ngôn ngữ chính yếu trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là không gian sinh hoạt thường nhật.

Ta biết, quảng tính là phẩm tính cơ bản của không gian. Trong văn học, phẩm tính này được mô hình hoá bằng nhiều phương thức khác nhau. Gọi tên là một cách mô hình hoá của nó. Mỗi loại hình ngôn ngữ không gian bao giờ cũng có một cách gọi tên rất riêng.  Chức năng của nó là tạo ra bức tranh thế giới bằng ngôn từ, gây ấn tượng về sự liền mạch của không gian. Ta nhận ra trong văn học trước 1975, không gian nhà binh trở thành ngôn ngữ, vì ở đây kho từ vựng nhà binh và lớp thuật ngữ quân sự được sử dụng để miêu tả vạn vật, biến toàn bộ thế giới đa dạng thành một “continuum” của những sự vật cùng loại.

2.1. Không gian nhà binh như một loại hình ngôn ngữ trong văn học trước 1975.Trước hết, có thể thấy, hơn ba mươi năm văn học, ở giai đoạn 1945 – 1975, “mặt trận” là từ chủ chốt được sử dụng để mô hình hoá không gian. Mọi không gian sinh tồn của con người đều gọi là “mặt trận”. Nguyễn Đình Thi viết Mặt trận trên cao (1967). “Trên cao” là “mặt trận”. Đọc Đất quê ta mênh mông của Dương Hương Ly, thấy“Hầm mẹ giăng như lũy như thành”. Trong Ngày và đêm của Bùi Công Minh, có“Bục giảng dưới hầm sâu…”. “Lòng đất” là “mặt trận”. Trên mặt đất, toàn bộ đời sống là một “trường tranh đấu”. Từ “ruộng rẫy” đến nhà máy, từ rừng núi đến thành thị, đâu đâu cũng là “mặt trận”. Không gian “mặt trận” bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động xã hội: quân sự và chính trị, ngoại giao và kinh tế, ngay cả “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận”[7].

Trong mô tả nghệ thuật, không gian luôn gắn chặt với thời gian. M. Bakhtin đưa ra khái niệm “không – thời gian” (“chronotope”) có lẽ là với ý như vậy. Cho nên, một khi đã mô hình hoá không gian bằng ngôn ngữ nhà binh, người nói tất cũng sẽ dùng ngôn ngữ ấy mô hình hoá thời gian. Không gian là “mặt trận”, thì thời gian sẽ được tính bằng “chiến dịch”. “Anh đang mùa hành quân. Pháo lăn dài chiến dịch” (Ngày và đêm.- Bùi Công Minh). Ở đây, “chiến dịch”, “mùa hành quân” có ý nói thời gian trong một năm. “Chiến dịch” lại đồng nghĩa với “phong trào”: “Đảng ta con của phong trào” (thơ Tố Hữu). Cho nên, “phong trào”, “chiến dịch” còn là mốc giới thời gian lịch sử: sử Đảng và sử nước. Tố Hữu thường bắt đầu câu chuyện lịch sử từ“Trống Xô-viết Nghệ An vang động[8]. Trong nhiều bài thơ viết theo lối diễn ca của ông, sau “Trống Xô – viết Nghệ An”, thường có một loạt “phong trào” được liệt kê tuần tự, làm thành cái sườn của câu chuyện lịch sử: “Khắp năm châu, trận tuyến bình dân” – “Bắc Sơn phất ngọn cờ đầu”’ – “Nam Kỳ khởi nghĩa bắc cầu tiến lên” – “Mùa thu cách mạng thành công” – “Chín năm kháng chiến thánh thần” – “Chín năm làm một Điện Biên” – “Đường thống nhất chân ta bước gấp” –“Dân có ruộng dập dìu hợp tác” …. (tr. 243 – 252). Quy luật vận động lịch sử được nhà thơ đúc kết thành công thức: “Phong trào tạm lắng, phong trào lại lên”(tr. 245).Công thức ấy trở thành điển phạm của lối kết cấu diễn ngôn “tiền công hậu bổ”, được tuân thủ triệt để trong toàn bộ sáng tác văn học trước 1975.

Trong không gian “mặt trận” và thời gian “chiến dịch”, mọi người đều chung một danh xưng: “chiến sĩ”. Các lão nông như ông Đẩu và ông Hoạch trong Con trâu (1952) của Nguyễn Văn Bổng là “chiến sĩ”. Trai gái như Mị và A Phủ trong Vợ chồng A Phủ (1952) của tô Hoài đều là du kích. Trong Vùng mỏ (1952) của Võ Huy Tâm, thợ thuyền như Tuấn và Bảo là “chiến sĩ”. Nghệ sĩ là “chiến sĩ” trên “mặt trận văn hoá nghệ thuật”. “Bục giảng dưới hầm sâu”, giáo viên là “chiến sĩ” trên mặt trận giáo dục. Trong thơ Tố Hữu, Bà má Hậu giang, mẹ Tơm, mẹ Suốt là “chiến sĩ”, bé Lượm là “chú đồng chí nhỏ…Sợ chi hiểm nghèo”. Chào xuân 67, Tố Hữu hân hoan:

31 triệu nhân dân                                                      

Tất cả hành quân

Tất cả thành chiến sĩ[9].

Cuối cùng, vạn vậtsinh tồn trong không gian “mặt trận” đều được gọi là“vũ khí”. Ở đây, mọi công cụ đều biến thành khí cụ. Búa liềm là “vũ khí”. Bút mực là “vũ khí”. “Cuốc cày” cũng là “vũ khí” để “hậu phương thi đua với tiền phương”. Con ong, tổ kiến, hòn đá, cái cây là “vũ khí”. Trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, dân làng Kông Hoa dùng đá làm “bẫy” tiêu diệt quân thù. Mỗi khi nói tới tre, hình như nhà văn nào cũng nghĩ ngay nóchínhlà vũ khí. Nhiều thế hệ học trò từng  học thuộc hai bài Tre Việt Nam: một bài là thơ Nguyễn Duy, một bài là tuỳ bút của Thép Mới. Trong thơ Nguyễn Duy, tre “nên luỹ nên thành”. Trong tuỳ bút của Thép Mới, “rặng tre xanh là chiến luỹ bảo vệ làng mạc, xóm thôn”, cây tre “làm gậy, vót chông”, “gậy tre, chông tre kiên cường chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác…”.Hệt như luỹ tre ở miền Bắc, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, cũng “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…”. Thú vị nhất là khi chưa thành vũ khí, cỏ cây đã mang dáng hình khí cụ. Tre của Nguyễn Duy “Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”. Trong truyện ngắn của Nguyễn trung Thành, những cây xà nu con mới mọc lên, “ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên trời”. Tôi cho rằng, trong văn học trước 1975, thơ Tố Hữu là nơi thể hiện rõ nhất không gian nhà binh như một thứ ngôn ngữ. Ông có nhiều câu thơ mang sức nặng khái quát về kho vũ khí vô tận của “31 triệu nhân dân …thành chiến sĩ”. Trong thơ ông, “lưỡi lê, lưỡi mác”, “tên lửa, tên tre”, “và thuyền, và xe”, “với cách mạng đều là vũ khí”. Rừng cây là “vũ khí”. Núi đá là “vũ khí”. Cả “đất trời” là “chiến khu”:

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây, núi đá ta cùng đánh Tây

Núi dăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng[10].

Khái quát lại, có thể nói, trong văn học trước 1975, nằm ở vị trí trung tâm của bức tranh thế giới bằng ngôn từ là bốn từ định danh: “mặt trận” – “chiến dịch” – “chiến sĩ” – “vũ khí”. Những từ ấy đã mô hình hoá không gian trong sáng tác nghệ thuật, biến không gian thành một hệ thống kí hiệu, một cấu trúc biểu nghĩa mà tôi gọi là ngôn ngữ nhà binh.

2.2. Không gian sinh hoạt như một loại hình ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.Có một ngôn ngữ không gian hoàn toàn khác trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Chẳng phải âm vang của ngôn ngữ nhà binh không còn dội vàotrangvăn của ông. Để dễ hình dung, xin trích hai đoạn đối thoại trong Tướng về hưu:

Đoạn thứ nhất: “Cha tôi cho mỗi người trong nhà bốn mét vải lính. Ông Cơ và cô Lài cũng thế. Tôi cười: “Cha bình quân!”. Cha tôi bảo: “Đấy là lẽ sống”. Vợ tôi bảo: “Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại”. Mọi người cười ồ (tr. 21.- Những chữ in đậm do tôi nhấn mạnh.- LN).

Đoạn thứ hai: “Trước khi lên xe, cha tôi lấy trong ba lô ra quyển vở học sinh. Ông đưa cho tôi. Ông bảo: “Trong này cha có ghi chép ít điều, con đọc thử xem”. Cái Mi, cái Vi chào ông. Cái Mi hỏi: “Ông đi ra trận hả ông?”. Cha tôi bảo: “Ừ”. Cái Vi hỏi: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm có phải không ông?”. Cha tôi chửi: “Mẹ mày! Láo!” (tr. 35. Những chữ in đậm do tôi nhấn mạnh.- LN).

Hai đoạn trích mô tả cực kì sinh động xung đột ngôn ngữ. Những chữ tôi cố ý nhấn mạnh cho thấy, đây là xung đột giữa ngôn ngữ nhà binh và ngôn ngữ dân sự, ngôn ngữ sinh hoạt thường nhật. Đằng sau xung đột ngôn ngữ là xung đột thời đại, xung đột thế hệ. Ngôn ngữ nhà binh là ngôn ngữ của cha ông, thuộc về thời đại trước. Ngôn ngữ sinh hoạt dân sự là ngôn ngữ của cháu con, hậu bối. Mô tả xung đột ấy, ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp không che giấu “tính xu hướng”. Ở đây, ngôn ngữ nhà binh vang lên giữa những tiếng nói xô bồ, mất hết quyền uy, trở thành “quá khứ giễu nhại”; ưu thế nghiêng hẳn về phía ngôn ngữ sinh hoạt, về phía “cái đương đại đang tiếp diễn” (chữ của M. Bakhtin). Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là cuộc chia tay nhẹ nhàng, nhưng dứt khoát, không chút lưu luyến với ngôn ngữ nhà binh.

Những chuyện được kể lại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp thường diễn ra ở làng, ngoài phố, trên rừng, hay trong bản. Ngay cả những truyện viết về vua quan, thủ lĩnh nghĩa quân, hay các nhân vật lịch sử cũng không phải là ngoại lệ.  “Rừng”, “bản”, “làng”, “phố” là không gian của sinh hoạt thường nhật. “Topos” chủ yếu được sử dụng trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp để mô hình hoá cái không gian sinh hoạt ấy là “nhà”. Xin lưu ý, nó rất khác với “nhà” trong văn học trước 1975. Trước 1975, “nhà” là “hậu phương” nối liền với “tiền tuyến”. Nó là “nhà” “mẹ chiến sĩ”: “Buồng mẹ – buồng tim – giấu chúng con” (Mẹ Tơm.- Tố Hữu). Nó còn là nơi bàn chuyện đánh giặc, bàn việc nước, việc quân, như “nhà” má Sáu, chị Sứ trong Hòn Đất của Anh Đức.

“Nhà” của Nguyễn Huy Thiệp là “nhà” theo ý nghĩa thông thường. Nó là nơi người ta sinh ra và dành để lúc già,“cáo chết ba năm quay đầu về núi”. Mười hai tuổi, ông Thuấn bỏ nhà ra đi, suốt đời “gắn với súng đạn, chiến tranh”, bảy mươi tuổi, “việc lớn … làm xong”, ông lại “về nhà”. Nó là nơi “chôn nhau cắt rốn”, hiện thân của quê hương bản quán, được bao bọc trong không khí, hơi hướm của “làng”, của “bản”, hay của “phố”. “Nhà” là “gia sản”, con cháu nối đời “ăn” thừa tự. Phạm Ngọc Liên xây “nhà”, con cháu “ăn” thừa tự có tới năm đời: Phạm Ngọc Liên – Phạm Ngọc Gia – Phạm Ngọc Chiểu – Phạm Ngọc Phong –  Phạm Ngọc Tâm. Nó là nơi sớm tối đi về, là hiện thân của “gia cảnh”. Bậc “đại phú” như Tạ Ngọc Liên có cả một “dinh cơ đồ sộ, giữa là nhà thờ ba gian, chạm trổ long, li, qui, phượng. Nhà tiền tế năm gian, cửa bức bàn, cột tròn, gỗ xoan rừng. Hai gian nhà ngang hai bên, sân gạch Bát Tràng, bình phong, bể nước…” (tr. 366). Dinh cơ ấy kiên cố, vững chãi, hàng trăm năm sau, “nó vẫn cứ trơ trơ trước mọi biến động cuộc đời, thời gian có làm cho nó cũ kĩ, mục nát, hư hỏng đi một vài bộ phận nhưng về cơ bản không thay đổi” (tr.403). Thăm “cơ ngơi” của tướng Thuấn, ông Chưởng trầm trồ: “Cơ ngơi của anh ác thật. Vườn cây, ao cá, chuồng lợn, chuồng gà, biệt thự. Thế là vững tâm” (tr. 32). Nhưng “nhà” cũng có thể chỉ là con thuyền, giống như con thuyền của chị Thắm trong Chảy đi sông ơi. Trong Những bài học nông thôn, “nhà” Lâm đơn sơ, tuyềnh toàng, “Nhà lợp rạ, tường đất, ba gian hai chái. Đồ đạc trong nhà chẳng có gì: giữa nhà kê một hòm gian đựng thóc, hai bên bốn cái giường tre, quần áo vắt trên sào buộc dọc tường” (tr. 169). Nhà lão Kiền trongKhông có vua “ngoảnh ra mặt phố”, cũng tuyềnh toàng đơn sơ như thế.

Dẫu đơn sơ tuềnh toàng, hay kiên cố đồ sộ, “nhà” bao giờ cũng là  nơi sinh hoạt gia đình, nơi họp mặt với xóm làng, họ mạc mỗi dịp có chuyện buồn vui. Trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, sinh hoạt gia đình họ mạc mà ta thường thấy nhiều nhất là ăn uống, tiệc tùng. Có nhiều loại tiệc. Mừng đoàn tụ là một loại tiệc: Tướng Thuấn về hưu, con trai ông cho “mổ lợn”, “mời họ hàng làng nước đến để chia vui” (Tướng về hưu). Khao vọng là một loại tiệc khác:“Năm Mậu Tí (1888), Chiểu đỗ tú tài, Ông Gia làm cỗ khao cả làng. Cỗ to lắm, bảy bát, bảy đĩa” (Giọt máu). Hôm lên đường đi “kéo cưa lừa xẻ”, chị Bường làm cơm, “thức ăn chẳng có gì”, nhưng đó cũng là “tiệc khao” dành cho hiệp thợ (Những người thợ xẻ). Rôm rả nhất là tiệc sinh nhật, ví như sinh nhật Sinh trong Không có vua, hay sinh nhật Thoa trong Huyền thoại phố phường. “Tết”, “giỗ” cũng là tiệc.

Thời gian sinh hoạt trong “nhà” bao giờ cũng theo lịch biểu riêng. Có cơ sở để nhận xét, rằng trong sáng tác của nguyễn Huy Thiệp, cấu hình không – thời gian (chronotope) được kiến tạo từ góc nhìn nông lịch. Diễn đạt theo cách của chính nhà văn, thì đó là góc nhìn “thương nhớ đồng quꔓnhững bài học nông thôn”. Từ góc nhìn ấy, đơn vị cơ sở của lịch biểu sẽ là “buổi”. Ngày chia thành ba buổi: sáng, chiều, tối. “Buổi sáng”: mỗi người mỗi việc, mỗi người mỗi ngả. “Buổi chiều”: việc hết, ai nấy lục tục về nhà. “Buổi tối”: lễ lạt, đình đám, tiệc nọ tiệc kia. Chuyện thường nhật ở nhà lão Kiền (Không có vua) diễn ra theo lịch biểu như thế.  Trong Con gái Thuỷ Thần, một ngày của Chương cũng “đầy ắp những công việc” của “buổi sáng”, “buổi trưa” và “buổi tối”: “buổi sáng”: đi cày, “buổi chiều”: đào đá ong, “buổi tối”: lột giang đan mũ. Theo lịch biểu nông lịch, nếu “ngày” chia thành ba “buổi”, thì mỗi “năm” có ba loại ngày đáng ghi nhớ: “Tết”, “Giỗ”“ngày thường”. Ở đây, “ngày” và “buổi” tuy tên gọi khác nhau, nhưng đó là những đơn vị đồng hình, đẳng cấu.  “Ngày Tết” là điểm khởi đầu, giống như “buổi sáng”. “Ngày Giỗ” bận rộn, náo nhiệt, giống như  “buổi tối”. “Ngày thường” vô sự, cũng giống như “buổi chiều” chẳng có chuyện gì. Hiểu như thế, ta sẽ nhận ra nhịp điệu hình tượng và lối kết cấu độc đáo của truyện Không có vua. Tác phẩm chia thành bảy phần: Gia cảnh – Buổi sáng – Ngày giỗ – Buổi chiều – Ngày Tết – Buổi tối – Ngày thường. Đây là lối kết cấu theo nhịp điệu vòng quay của đồng hồ, mỗi ngày chiếc kim của nó lặp lại đúng hai vòng, mà “Gia cảnh” nằm ở trên cùng, vị trí của số “không”. Trong phạm vi hiểu biết của mình, tôi chỉ bắt gặp tác phẩm duy nhất  là truyện Giáo chủ của A. Chekhov cũng có lối kết cấu theo hai vòng quay lặp lại của kim đồng hồ như vậy. Dĩ nhiên, đồng hồ của Chekhov vận hành theo lịch biểu Kitô giáo. Đồng hồ của Nguyễn Huy Thiệp được chế theo kiểu của nông lịch.

Nguyễn Huy Thiệp có một loạt truyện ngắn viết về các nhân vật và sự kiện lịch sử, ví như Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Mưa Nhã Nam, Nguyễn thị Lộ, Thương cả cho đời bạc… Ở những truyện như thế, nhiều trường hợp, nhà văn sử dụng cách tính thời gian biên niên. Chẳng hạn, “Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh chiếm Thăng Long, lên ngôi vua, đặt tên hiệu là Gia Long” (tr. 210). “Năm kỉ Dậu (1789), Quang Trung Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt xong Mãn thanh, tìm cách an dân” (tr. 224). Hoặc: “Năm Tân Dậu (1801), vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh chiếm Phú Xuân, Nguyễn Quang Toản chạy ra Bắc, triều đình Tây Sơn sụp đổ” (tr. 229). Nhưng nếu để ý sẽ thấy, nguyên tắc biên niên còn được nhà văn sử dụng để mô tả những nhân vật hư cấu. Ví như: “Phăng từ nhỏ đã thích phiêu lưu. Y từng tham gia cách mạng 1789 với Xanh Giuýt. Năm 1794, cách mạng Pháp thất bại, Phăng trốn ra nước ngoài. Năm 1797, Phăng theo chân một tàu buôn trôi dạt tới Hội An” (tr. 210). Hoặc:“Năm Mậu Tí (1888), Chiểu đỗ tú tài” (tr. 371). Đặc biệt, có những chuyện rất vu vơ, phi sử kí, cũng được kể theo thời gian biên niên. Chẳng hạn: “Đồ Ngoạn mắt toét, thi hương năm Mậu Thìn (1868), là người thật thà, nhà nghèo lắm” (tr. 368). Hoặc: “Cuối tháng Ba, Sinh tắt kinh, thèm ăn của chua, thỉnh thoảng nôn oẹ…”, “Tháng Năm xảy ra việc lão Kiền ốm, đầu tiên tưởng nhẹ, ai ngờ cứ nặng dần” (tr. 74). Rõ ràng ở đây, giống như ngôn ngữ nhà binh, nguyên tắc biên niên đã trở thành đối tượng giễu nhại. Nó không phải là nguyên tắc mã hoá thời gian của sử kí. Đó chỉ là thủ pháp phong cách hoá của diễn ngôn giai thoại mà tôi sẽ trình bày ở phần tiếp theo.

Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp mô tả một thế giới nhân vật cực kì đông đúc. Họ thuộc nhiều thành phần xã hội, làm đủ thứ nghề nghiệp. Xưa, có vua quan, tráng sĩ, thủ lĩnh nghĩa quân. Nay, có tướng lĩnh, bác sĩ, kĩ sư, có giáo viên, sinh viên, học sinh; có rất nhiều nhà báo, nhà văn; có sư sãi, nông dân, lái buôn, người mổ lợn, thợ cắt tóc, thợ vá xe, người đưa đò, lại có cả tướng cướp và cánh “kéo cưa lừa xẻ”… Thế nhưng nghề nghiệp, chức tước,  địa vị không làm nên danh xưng, tên gọi của con người. Trong Tướng về hưu có một đoạn đối thoại rất hay giữa ông Bổng với chị dâu, vợ tướng Thuấn. Ông Bổng hỏi: “Chị ơi, chị có nhận ra em không?” Mẹ tôi bảo: “Có”. Lại hỏi: “Thế em là ai?” Mẹ tôi bảo: “Là người”. Ông Bổng khóc oà lên: “Thế là chị thương em nhất. Cả làng cả họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người” (tr. 28). Chị Thục trong Những người thợ xẻ bảo: “…Vô sự với tạo hoá, trung thực đến đáy, dù có sống giữa bùn, chẳng sợ không xứng là người” (tr. 166). Lão Kiền trong Không có vua lại nói: “Làm người nhục lắm” (tr. 67). Trong Thương nhớ đồng quê, mẹ Nhâm suốt đời không đi đâu, chỉ quẩn quanh ở nhà. Theo bà, “Ở đâu chẳng thế, chỗ nào cũng toàn là người”. Nhưng chú Phụng cho rằng: “Trong thiên hạ không phải chỉ có người đâu, có các thánh nhân, có yêu quái”( tr. 254). Qua bấy nhiêu đoạn trích cũng đủ thấy, “quỉ” hay “người”, “thánh nhân” hay “chó lợn”, đó mới thực sự là những danh xưng mà Nguyễn Huy Thiệp tìm kiếm để gọi tên nhân vật của mình. Thế giới nhân vật trong sáng tác của ông là một nhân loại “nửa quỉ” “nửa người”. Không phải ngẫu nhiên khi chuyển thể truyện ngắn sang kịch bản, Nguyễn Huy Thiệp đã đổi nhan đề Không có vua thành “Quỉ ở với người”. “Người – quỷ” là vai văn học, là tên gọi duy nhất dành cho tất cả các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.

Vậy là, nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp không “chiến đấu” ngoài “mặt trận” mà sinh hoạt chủ yếu ở trong “nhà”. Mọi hoạt động ở đây không kéo dài thành “chiến dịch”, mà gói gọn trong “ngày”, theo “buổi”. Ngày ngày,sáng – chiều – tối, cái nhân loại “người – quỉ” diễn trò trong ngôi “nhà” giống như vũ trụ riêng của mình. Có thể nói, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đã mô hình hoá không gian sinh hoạt, biến nó thành một cấu trúc biểu nghĩa, làm nên bước ngoặt của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học việt nam sau 1975.

 

3. Từ không gian huyền thoại đến không gian truyện kể.

Bước ngoặt của hệ hình ngôn ngữ

Không gian nhà binh trong văn học trước 1975 và không gian sinh hoạt thường nhật trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là hai “loại”, mà còn thuộc hai “hệ” khác nhau: loại trước thuộc hệ hình huyền thoại, loại sau thuộc hệ hình truyện kể. Là những ngôn ngữ khác nhau, các hệ hình không gian này có “ngữ pháp” riêng. Có thể dựa vào bốn đặc điểm khu biệt để nhận ra sự khác nhau giữa hai hệ hình ấy.

3.1. Mở rộng – đóng kín. Huyền thoại là mô hình vũ trụ. Dựa vào mô hình vũ trụ, không gian nhà binh trong văn học trước 1975 là không gian“mở”. Nó thuộc loại không gian“đường – bãi”: “bãi chiến trường”, “đường cách mạng”. “Đường cách mạng” là “đường thiên lí”(chữ của Tố Hữu). “Bãi chiến trường” là“đất quê ta mênh mông”(thơ Dương hương Ly). Nó trải dài, mở rộng vô giới hạn:             

Trên đầu ta, trời rộng vô cùng.

 Và trước mắt, đất dài vô tận

                                       (Tố Hữu, tr. 283)

Ngay một nông trường cà phê cũng trùm ôm vũ trụ:  

Nông trường ta rộng mênh mông

Trăng lên, trăng lặn vẫn không ra ngoài

                                           (Nông trường cà phê.- Tế Hanh)

Không gian truyện kể là không gian tuyến tính. Trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, nó là không gian“đóng”. Cũng có thể gọi nó là không gian“điểm”.  Mọi đơn vị không gian trong sáng tác của ông, từ vi mô tới vĩ mô, đều đóng kín, khép chặt.  “Nhà” được đóng kín bằng hàng rào. Nhà Lâm (Những bài học nông thôn) đã “ở cuối xóm, sâu trong ngõ nhỏ”, lại có “hàng rào trồng cây cúc tần”. Nhà Phạm Ngọc Liên (Giọt máu) được rào kín bằng tường bao: “… tường cao ba mét xung quanh, trên cắm mảnh sành, mảnh thuỷ tinh. Vữa là vôi cát trộn mật, đặc quánh”. Ở qui mô lớn hơn, những rặng núi, dòng sông, cánh đồng… làm thành hàng rào bọc kín mít làng mạc, thôn xóm.  Đây là ngôi làng của Nhâm trong Thương nhớ đồng quê: “Đi trên đường Năm nhìn về làng tôi chỉ thấy một vệt xanh nhỏ trên đồng vàng. Xa mờ là vòng cung Đông Sơn, trông thì gần, nhưng từ làng tôi đến đấy phải năm mươi cây số” (tr. 253). Trong Những ngọn gió Hua Tát, bản “Hua Tát ở trong thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc”. Hua Tát có thể ra ngoài bằng nhiều lối, nhưng “lối đi chính” cũng chỉ “vừa một con trâu. Hai bên lối đi này đầy những cây mè loi, tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ cây dây leo không biết tên gọi là gì” (tr. 297).

3.2. Phân tầng – xoá bỏ tôn ti. Từ trong bản chất, huyền thoại thuộc thiết chế trung tâm. Nó có chức năng đưa thế giới hỗn độn vào khuôn phép trật tự. Trước 1975, văn học tạo ra một hệ thống tôn ti để đưa không gian vô hạn vào trật tự, khuôn phép. Ở đây thế giới được chia thành tầng bậc theo trật tự thấp – cao, trên – dưới. “Thấp”, “cao”, “trên”, “dưới” không hẳn là phạm trù định giới, mà chủ yếu là phạm trù định giá.  Chúng xác định vị thế, đánh giá phẩm chất, nói lên tương quan giữa “ta” với “địch”, giữa “xưa” và “nay”. “Ta” – đứng trên đầu “thù”:

Sức ta là sức thanh niên

Thế ta là thế dứng trên đầu thù

         (Tố Hữu.- Tr. 202)

“Thù”: là xác chết dưới chân ta:

Anh tên gì hỡi Anh yêu quí

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân anh dẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị sáng trong

(Dáng đứng Việt Nam.- Lê Anh Xuân)

Lãnh tụ ta: vòi vọi trêncao, dưới thấp: đế quốc đê hèn:

Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút,

Trán mênh mông, thanh thản một vùng trời

Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người

                                                              (Tố Hữu.- tr. 170)

Xưa: các vị La Hán “ngồi” dưới vực thẳm:

Các vị ngồi đây trong lặng yên

Mà nghe giông bão nổ trăm miền

Như từ vực thẳm đời nhân loại

Bóng tối đùn ra trân gió đen

(Các vị La Hán chủa Tây Phương.- Huy Cận)

Nay: miền Bắc –“thiên đường của các con tôi”, Liên Xô – “thiên thần bay giữa giăng sao” và nhà thơ reo vui: “Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng” (Tố Hữu.- tr. 259).

Không gian “khép kín”, “đóng chặt” trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là không gian phi tầng bậc. Nền tảng của truyện kể là sự kiện. Sự kiện là cái ngẫu nhiên. Sáng tác của nguyễn Huy Thiệp đầy ắp những chuyện trớ trêu, nực cười. TrongChảy đi sông ơi, chị Thắm chở đò ngang, cứu được nhiều người thoát chết đuối, cuối cùng, chị lại chết đuối mà không ai cứu. Trong Tướng về hưu, cả đời vào sinh ra tử, xông pha nơi mũi tên, hòn đạn, tướng Thuấn lành lặn trở về. Đến khi về thăm đơn vị một bận “dối già”, chỉ lên “trận giả” luyện binh, thế mà ông “chết thật”. Những chuyện trớ trêu, ngẫu nhiên như thế là những biến cố không thể đảo ngược. Cho nên, lấy sự kiện làm nền móng, truyện kể đặt toàn bộ thế giới vào “toạ độ” của cái “đương đại đang tiếp diễn” đầy những phù vân, dang dở. Nhờ thế, lần đầu tiên trong văn học sau 1975, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp xoá sạch không gian “tôn ti”. Ở đây mọi trật tự “thấp – cao”, “trên – dưới” đều bị lật ngược, đảo lộn.

Trong Chảy đi sông ơi, đám dân chài như quỉ ác tác quái trong đêm, lại có “con chuột to bằng bắp chân” từ quán trùm Thịnh “phóng thẳng ra ngoài cứ cười hềnh hệch” giữa ban ngày. Trong Con gái thuỷ thần, có đôi “giao long” “quấn nhau” trong “nia rách” và Mẹ Cả chỉ là “khúc gỗ mục chẳng hình thù gì”. Trong Muối của rừng, con người phải tồng ngồng giữa thiên nhiên như con vật, tư cách không bằng mấy con khỉ. Trật tự “sáu cõi” bị đảo lộn, ranh giới giữa người và vật, giữa quỉ với người thế là bị xoá bỏ.

Trong Không có vua, giữa ông Kiền vá xe, anh Cấn cắt tóc, Khiêm nhân viên lò mổ, Tốn dị dạng với Đoài công chức ngành giáo dục, Khảm sinh viên, chẳng thấy ai danh giá hơn ai. Lại có chuyện bố chồng nhìn trộm con dâu tắm, em thề độc sẽ “ngủ” bằng được với chị dâu, con cái họp nhau lại để “biểu quyết”: “Ai đồng ý bố chết giơ tay. Ở nơi người hoá thành ma quỉ, “quỉ ở với người”, dĩ nhiên, trong nhà sẽ chẳng còn thế thứ; nghề nghiệp, địa vị xã  hội cũng không phân chia thành “quí – tiện”. Ngay cả “văn chương” cũng thế. “Có thứ văn chương trốn đời, trốn việc”. “Có thứ văn chương làm loạn”. Lại có “văn chương hành nghề kiếm sống”, văn chương “vừa phải” thiên hạ đua nhau “học để làm quan” giống như mua “thịt dọi” ngoài chợ. “Thơ chỉ là thứ du dương bất lực”, “danh hiệu nhà thơ là thứ danh hiệu lỡm người bạc phúc” (Giọt máu), chẳng báu bở gì.

Hầu như tác phẩm nào của Nguyễn Huy Thiệp cũng ít nhiều đề cập tới chủ đề luân lí. Vàng lửaChút thoáng Xuân Hương có lẽ là những truyện ngắn bàn luận tập trung nhất về hàng loạt mối quan hệ cực kì phức tạp giữa “thiện” và “ác”, giữa “tục” với “thanh”, “vinh” và “nhục”… Trong Chút thoáng Xuân Hương, tri huyện Thặng trị nước theo kiểu bá đạo mà dân không loạn, ông Phủ Vĩnh Tường lấy vương đạo trị dân, đến khi chết chẳng thấy họ hàng quyến thuộc ở đâu. Vua Gia Long và Nguyễn Du trong Vàng lửa cũng là cặp đối lập như vậy. Nguyễn Du “yêu nhân dân mình”, “ông không đứng cao hơn họ, không hưởng thụ cao hơn họ”, nhưng“lòng tốt của ông là thứ lòng tốt nhỏ, không cứu được ai” (tr. 212, 213). Nguyễn Du“hơn những người khác ở nhân cách nhưng nhân cách ấy có giá trị gì khi cuộc đời thực của ông xúi xó, túng kiết?” (tr. 211-212). “Lòng tốt” và “nhân cách” của Nguyễn Du là “lòng tốt” của văn nhân. Vua Gia Long thì khác, ông hiểu “đời sống cộng sinh” là một “sàn diễn”. Nhà vua“đóng trò rất giỏi trong triều đình”(tr. 210). Ông“dám bỡn cợt với tạo hoá, dám mang cả dân tộc mình ra lường gạt, phục vụ cho chính bản thân mình. Ông làm cho lịch sử sinh động hẳn lên. Đấy là lòng tốt của nhà chính trị” (tr. 213). Trong Chút thoáng xuân Hương, Ấm Huy nhận ra sự bất lực của ông Phủ Vĩnh tường và thấy tri huyện Thặng “đúng một cách khốn kiếp”. Trong Vàng lửa, Phăng gọi vua Gia Long và Nguyễn Du là “những khối nguyên liệu vô giá, những vật quốc bảo” (tr. 212). Quả là không có ranh giới phân chia “văn nghệ” với “chính trị”. “Thiện” và “ác”, “vinh” với “nhục”, “tục” và “thanh” không phải là các cực đối lập, càng không phải là những giá trị có thể xếp đặt theo tôn ti, hay trật tự “thấp – cao” nào đó. Gia Long có lí khi nói với Phăng: “Vinh Quang nào chẳng xây trên điếm nhục?”(tr. 211),“Sẽ đến lúc nền chính trị thế giới giống như món nộm suồng sã, khái niệm thanh khiết ở đây vô nghĩa”(214). Chị Hiên trongNhững bài học nông thôn cũng có lí khi bảo: “Lấy chồng phải anh nghèo, bất tài mà lại cao thượng thì hãi lắm. Nó làm tan nát đời người đàn bà như bỡn” (tr. 178).

Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp còn đảo ngược tôn ti, trật tự của không gian nhận thức. Trong Bài học tiếng Việt, văn sĩ Vũ quả quyết: “Không phải “ý thức” như người ta vẫn nghĩ, mà “trực giác mới là “trung tâm thần kinh”: Người ta đã “lịch sự”, đã “chính trị”, đã đạo đức giả, đã cố ý lờ đi cái ấy: con người tự nhiên, kẻ thành thật nhất, trung hậu nhất, ngang bướng và ương ngạnh. Vũ trân trọng gọi con người tự nhiên ấy là “ông lớn”. “Ông lớn”  còn có ông nhỏ gọi là “ông b…”. Hãy lắng nghe ông ta! Đấy là bậc thầy của trực giác. Ông ta có luật chơi riêng chi phối tính cách con người, thậm chí số phận con người. Ông ta mới là trung tâm thần kinh, mới là trí tuệ. Hoàn toàn không phải là đầu óc, mà là đầu b… Người ta đã tôn vinh một nguỵ quân tử đẹp mã mà quên đi vị quân tử thực: bái vật tổ đại phu, nhà chiến lược” (tr. 692-693).

Việc xoá bỏ hệ thống tôn ti và trật tự tầng bậc của không gian giá trị là cơ để sáng tác của Nguyễn Huy thiệp tẩy sạch mạng lưới huý kị trong diễn ngôn văn học trước 1975.

3.3. Nguyên khối – phân mảnh. Tư duy huyền thoại dựa vào quy luật tuần hoàn của tự nhiên. Nó tạo ra bức tranh thế giới như một tiến trình phi xung đột. Được kiến tạo theo nguyên tắc huyền thoại, không gian nhà binh trong văn học trước 1975 dù mở rộng đến đâu vẫn là một chỉnh thể nguyên khối. Ở đây, không có chỗ đứng cho “chúng nó”: “Trời không của chúng bay. Đạn ta rào lưới sắt. Đất không của chúng bay. Đai thép ta thắt chặt” (Tố Hữu, tr. 175). Toàn bộ không gian ấy là của “chúng ta”: “Trời xanh đây là của chúng ta. Núi rừng đây là của chúng ta” (Đất nước.- Nguyễn Đình Thi), “Của ta trời đất đêm ngày. Núi kia, đồi nọ, song này của ta” (Tố Hữu, tr. 175). Mà “ta” hay “chúng ta”, trong đó đều có “ta” với “mình”, không gian nhà binh được đồng nhất với không gian của tình yêu đối lứa: “Ta với mình, mình với ta. Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”. Nó còn được đồng nhất với không gian “lễ hội, và không gian “dòng tộc”. Đời sống của ta là “bài ca”, là “bản nhạc”, “Xuân … mới đến dăm năm. Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội” (Tố Hữu. 261). “Trái đất quay… quanh Liên Xô đoàn tụ loài người”, Triều Tiên với Việt Nam là“hai an em. Sinh đôi cùng một mẹ”. Nước ta là của chúng ta: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc. Thịt với xương tim óc dính liền”. Kiến tạo trật tự tôn ti, xác lập tầng bậc “cao – thấp”, không gian nhà binh trong văn học trước 1975 lại xoá bỏ ý niệm “gần – xa”: “Bên ni biên giới là mình. Bên kia biên giới cũng tình quê hương” (Tố Hữu, tr. 213), hoặc“Con đi xa cũng như gần” (Tố Hữu, tr. 153). Cho nên, ở phương diện này, là một ngôn ngữ, nó tạo ra trường nghĩa riêng. Mọi cung bậc tình cảm của con người được biểu đạt qua cấu trúc không gian ấy đều không vượt ra ngoài khuôn khổ của ba dạng cơ bản: thiêng liêng cao cả, thân thiết ấm áp vàhớn hở tươi vui.

Như đã nói, trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, tôn ti “trên – dưới”, tầng bậc “thấp – cao” của không gian sinh hoạt bị xoá bỏ. Nhưng bản thân sự đóng kín ở tất cả các cấp độ không gian lại tạo ra một bức tranh thế giới rã rời, phân mảnh. Hàng loạt truyện ngắn khác của Nguyễn Huy Thiệp cho thấy, hoá ra “nhà ta” không hề chung “một nóc”, trên đầu ta, đâu chỉ có “một trời”. Không phải ngẫu nhiên, vừa tiến sâu vào vùng núi thuộc đất đội Bình Minh, men theo những dãy núi đá vôi trập trùng cao ngất, Ngọc (Những người thợ xẻ) thấy mình“vừa bé nhỏ, vừa cô đơn, lại liều lĩnh, mà bất lực, thậm chí vô nghĩa nữa” (tr. 138-139). Miền xuôi và miền ngược, thành thị và nông thôn là những không gian hoàn toàn khác nhau. Từ bên trong, cả nông thôn lẫn thành thị cũng đang phân rã thành những mảnh nhỏ. Ở phố, nhà này liền kề nhà kia, ngày Tết vẫn qua lại chúc tụng (Không có vua), mà hoá ra chẳng ai biết ai. Gia đình, nền tảng của đời sống gia trưởng, thực sự là nơi đang tan ra thảm hại nhất. Các thành viên trong gia đình tướng Thuấn (Tướng về hưu), hay gia đình ông Kiền (Không có vua) được nối kết với nhau bằng sợi dây mong manh, lúc nào cũng có thể đứt tung, vô phương cứu vãn. Trạng thái phân mảnh, tan rã của không gian sinh tồn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp được thể hiện qua kết cấu truyện kể, ở lối hành văn, qua việc mô tả đối thoại và nhiều thủ pháp nghệ thuật khác. Có một thủ pháp, thấy Nguyễn Huy Thiệp hay dùng, ấy là “lạ hoá”. Ví như, ông thường miêu tả nông thôn qua con mắt thành thị, hoặc miêu tả thành thị bằng cái nhìn của người nông thôn. Kí ức của chị Hiên về Hà Nội(Những bài học nông thôn) chỉ ghi lại mỗi hình ảnh “ông đeo kính, để râu con kiến”. Trong ấn tượng của chị, “bọn thành phố toàn quân mất dạy”, “người Hà Nội ai trông cũng ác” (tr. 176). Thành thị và nông  là hai không gian sinh tồn, hai hệ thống chuẩn mực hoàn toàn khác nhau.

Nhìn chung, Nguyễn Huy Thiệp không xây dựng truyện kể theo mạch của một hành động xuyên suốt. Truyện của ông thường là sự nối kết một chuỗi hoạt cảnh với vô khối “chuyện vặt” mà nếu bỏ đi vài đoạn, độc giả nghiệp dư rất khó nhận ra sự thiếu vắng của nó. Truyện nào của Nguyễn Huy Thiệp cũng có nhiều lời thoại. “Nói” trở thành “hànht động” chính của các nhân vật trong sáng tác của ông. Nhưng những lời thoại ấy không mấy khi có chủ đề chung để gắn kết với nhau thành đối thoại. Đã thế, lời thoại thường đặt lẫn vào mạch của trần thuật. Cả lời trần thuật gián tiếp, lẫn lời thoại trực tiếp đều dùng đoản ngữ, với những câu rất ngắn, thiên về thông tin khách quan, tiết chế tối đa sự định giá và biểu cảm. Lối tổ chức truyện kể, cách mô tả đối thoại và kiểu hành văn như vậy tạo ra một thế giới ngổn ngang sự kiện, “chỗ nào cũng toàn là người”, người và những sự vật vụn vặt tan rã thành muôn mảnh chẳng có gì gắn kết với nhau[11].

Không gian sinh hoạt trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp xoá bỏ tôn ti và trật tự “cao – thấp”. Nhưng cấu trúc phân mảnh lại giúp nó nới lỏng giới hạn “gần – xa”. Chương trong Con gái thuỷ thần bỏ mẹ, bỏ em, “nhằm hướng mặt trời mọc” tìm đường “đi ra biển”. Có một điệp khúc được điệp đi điệp lại:“Trước mặt tôi, dòng sông thao thiết chảy. Sông chảy ra biển. Biển rộng vô cùng. Tôi chưa biết biển, mà tôi đã sống một nửa cuộc đời rồi đấy…”. “Xa” trước hết có nghĩa là “xa xôi”, “xa vời”, “vô vọng”. Già nửa truyện ngắn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp kể về những cuộc lên đường, những chuyến ra đi. Chuyến đi nào, bất luận là của ai, vua chúa, tướng ta, hay cả một dòng họ, cũng là hành trình xa xôi, vô nghĩa, vô vọng. “Xa” còn có nghĩa là “xa lạ”, “xa cách”.  “Tôi thấy cô đơn quá. Các con tôi cũng cô đơn. Cả đám đánh bạc, cả cha tôi nữa”. Đó là tiếng nói nội tâm đầy xót xa của nhân vật “tôi” trong Tướng về hưu. Ở bản thảo đầu tiên của tác phẩm này, Nguyễn Huy Thiệp còn gửi vào dòng suy ngẫm của nhân vật nhận xét thế này: “Cha tôi bảo: Sao tôi cứ như lạc loài? Tôi nghĩ: Sao tôi cứ như lạc loài?” (tr. 708). “Lạc loài”, “cô đơn” là sự cảm nhận thám thía về sự “xa cách”, “xa lạ” giữa con người với con người trong thế giới đóng kín, phân mảnh.

Có thể thấy, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là sự cộng hưởng của hai khu vực giao tiếp lời nói. Một mặt, nhờ xoá bỏ tôn ti và trật tự “cao – thấp”, không gian sinh hoạt ở đây trở thành ngôn ngữ của khu vực giao tiếp “suồng sã”. Mặt khác, cấu trúc phân mảnh, khép kín lại biến không gian ấy thành ngôn ngữ của những tiếng nói đơn độc, xa lạ, mình nói, mình nghe, những  tiếng nói, ngay cả khi nó bỡn cợt, cũng gợi dậy ở người đọc một nỗi buồn nhẹ nhàng, mà mênh mang, sâu sắc.

3.4. Khởi nguyên – mạt thế.Tư duy huyền thoại dựa vào qui luật tuần hoàn của tự nhiên đã khuôn mô hình không gian trong văn học trước 1975 vào phạm vi của cái khởi nguyên. Sự sống được nói tới trong văn học bao giờ cũng bắt đầu từ “Ngày ấy”, “Từ ấy”dừng lại“Hôm nay”, “Thu nay”, “Xuân nay. “Hôm nay” là “buổi”“dựng xây đời” (thơ Chế Lan Viên), là“Đời vui đó, hôm nay mở cửa” (Tố Hữu). “Thu nay” là“Tháng Tám mùa thu xanh thẳm” (Tố Hữu), là “Mùa thu … khác rồi” (thơ Nguyễn Đình Thi). “Xuân nay” là “đỉnh cao muôn trượng” (Tố Hữu) với chiến thắng huy hoàng, bình minh rạng rỡ, mặt trời chói lọi. “Hôm nay ôn lại quãng đường dài”, nhìn về phía trước cái “ngày ấy”, “từ ấy”, chỉ thấy“địa ngục”, “gió đen”,“trời đất tối tăm”, thấy“nghìn đêm thăm thẳm sương dày” (Tố Hữu), thấy “Cha ông xưa đấm nát tay trước cửa cuộc đời. Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá”(thơ Chế Lan Viên). Nó là vũ trụ hỗn độn, phi thời gian, phi tồn tại. Nhìn về sau này, tương lai chỉ là sự nối dài của “đỉnh cao muôn trượng” kia. Đời “từ nay” thế là có hướng đi: “Gió lộng đường khơi rộng đất trời” (Tố Hữu), “Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh” (thơ Hồ Chí Minh), chúng ta, những “người lính đi đầu”, “tất cả dưới cờ”, chỉ việc “hát lên và bước”,“tiến lên phía trước”(Tố Hữu.- tr. 262).

Khác với huyền thoại, nền tảng của truyện kể là sự kiện. Tình huống làm nẩy sinh sự kiện là xung đột. Dựa vào xung đột để kiến tạo bức tranh thế giới, mô hình không gian trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp được khuôn vào cái khu vực của thời mạt. Cái khung của không gian thời mạt được định vị ở một số điểm chủ chốt như sau:

“Động loạn” là triệu chứng rõ nhất của thời mạt. Đọc chùm cổ tích Những ngọn gió Hua Tát, chỗ nào cũng thấy có “động rừng”. Trong Tướng về hưu có cô Thuỷ là con dâu ông Thuấn. Nghe nói bố chồng ngỏ ý muốn giúp ông Cơ và cô Lài dọn đỡ việc nhà, Thuỷ liền phản đối: “Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng. Cha là chỉ huy. Cha mà làm lính thì dễ loạn cờ (chữ in đậm, do tôi nhấn mạnh.- L.N). Nhưng đã “về hưu” thì tướng còn “chỉ huy” ai? Bởi vậy, “loạn cờ” vẫn là hồn cốt của thiên truyện. Sau Tướng về hưu, Nguyễn Huy Thiệp viết Không có vua. “Không có vua”, dĩ nhiên, “cờ” càng “loạn”! Cho nên “động loạn” là chủ đề xuyên suốt gần như toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, từ truyện lịch sử như Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, cho tới truyện phong hoá, thế sự, như Tướng về hưu, Không có vua, Những người thợ xẻ, Huyền thoại phố phường, Giọt máu, Tội ác và trừng phạt…

 Không gian tâm linh bị bóp nghẹt là biểu hiện khác của thời mạt. Trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, không gian tâm linh này thường được mã hoá bằng truyền thuyết, huyền thoại bao bọc trong lớp sương khói âm u của làng bản, thôn xóm ngày xưa cùng những kỉ niệm thời thơ trẻ của con người, ví như chuyện con trâu đen trong Chảy đi sống ơi, hoặc Mẹ Cả trong Con gái Thuỷ Thần. Đôi khi, nó có thể được gợi ra qua những chi tiết kì ảo, hay chỉ đơn giản bằng một bức tranh. Bức tranh ba ông Phúc, Lộc, Thọ của nhà Lâm trong Những bài học nông thôn là chi tiết rất đắt: “Trang trí duy nhất trong nhà là bức tranh lụa cổ vẽ hình ba ông Phúc, Lộc, Thọ với dăm đứa trẻ dâng đào. Tranh lồng trong khung kính chăng đầy mạng nhện. Lâu ngày mặt kính mờ đi, trên mặt kính đầy vết cứt ruồi (tr. 169 – 170). Tôi cố in đậm mấy chữ “đầy mạng nhện”, “kính mờ đi”, “đầy vết cứt ruồi” để không cần bình luận cũng đủ thấy, ở đây, không gian tâm linh hoàn toàn trở thành góc khuất bị bỏ quên giữa không gian sinh hoạt thường nhật của con người. Trong Con gái thuỷ thần, chi tiết kể về hai loại giấc mơ của Chương cũng thuộc thứ “thần cú”, “nhãn tự” “biết nói” như vậy. Đây là giấc mơ của Chương về Mẹ Cả: “Một ngày đầy ắp công việc. Giấc ngủ kéo đến. Hình ảnh Mẹ Cả chen vào giấc ngủ ở một khe hở nào đó rất nhỏ, không phải thường xuyên, tôi không chắc một năm đã được một lần(tr. 96.- Những chữ in đậm do tôi nhấn mạnh – LN). Còn đây là những giấc mơ thường nhật của Chương: “Có lần mơ thấy đi cày, cày hết chân ruộng Gò mả nguỵ thì đến thị xã, cứ cày mãi, dân thị xã phải sắt nhau chạy. Có lần mơ thấy đào đá ong, xắn phải ngón chân cái, một lúc sau ngón chân lại tự mọc ra, lại xắn phải lần nữa, cứ thế vài chục lần, lần nào cũng đau lắm. Lại có lần mơ thấy lột giang, dao cứa đứt cả năm ngón tay, khi ăn cơm phải vục mặt xuống như chó. Đại để giấc mơ của tô là thế, toàn những việc làm hàng ngày, chẳng ra gì”(tr.96). Quả là thế ưu thắng tuyệt đối nghiêng hẳn về không gian sinh hoạt thường nhật. Nó bóp nghẹt không gian tâm linh, chen cả vào giấc mơ, đẩy không gian tâm linh ra khỏi thế giới tinh thần của nhân vật.

Bản chất thời mạt thể hiện đầy đủ nhất ở hành động “sống”. Đọc sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, người ta thấy rõ, ở đây,“sống” đồng nghĩa với tha hoá. Trong Con gái thuỷ thần, Chương nhận xét: “Thời tôi đang sống là thời khó khăn gian khổ (…). Người ta rối rít tìm kiếm việc làm, kiếm tìm hi vọng” (tr. 123). “Mọi người rối rít cuống cuồng để tìm miếng ăn” (tr. 110). Cái “hi vọng” mà người ta “rối rít”, “cuống cuồng” tìm kiếm cũng chỉ là “miếng ăn”. Cho nên, sự tha hoá diễn ra ở ngay hành động “tìm miếng ăn” này. Mọi công việc thổ mộc, từ cày bừa, gặt hái, đào đất nung gạch (Con giá thuỷ thần, Những bài học nông thôn) cho tới đẵn cây, xẻ gỗ (Những người thợ xẻ), đều là lao động khổ sai, nặng nhọc, nhàm chán. Tha hoá giết chết nhân tính. Gần như tác phẩm nào của Nguyễn Huy Thiệp cũng trình ra một thế giới, nơi bản năng và dục tính hoành hành, con người hiện lên như một bầy ma quỉ. Tha hoá huỷ hoại cả nhân hình. Đây là chân dung ngoại hình của ông Giám đốc nông trường Bình Minh: “Chúng tôi gặp ông Thuyết ở đầu ngõ. Tôi rùng mình vì trông thấy khuôn mặt ông ta: mặt đen mà tái như da bìu dái, lông mày rậm, răng vẩu mà vàng như răng chó” (tr. 141). Nhưng đó không phải là ngoại lệ. Trong sự hình dung và quan sát của Chương (Con gái thuỷ thần), không một ai, kể cả bản thân mình, có gương mặt bình thường của con người: “…Cứ nhắm mắt lại là thấy toàn mặt quen, tựa như mặt bà hai Khởi vừa tròn vừa to, mũi trông như vỏ cam sần, hoặc như mặt chị Vĩnh, dài, mà tai tái như dái trâu, như mặt cô Hỷ, đỏ như tôm luộc, mặt anh Dư bạnh ra như mặt ngựa. Chẳng có khuôn mặt nào đáng là mặt người. Mặt nào trông cũng thú vật, đầy nhục cảm, không đểu cáng, dối trá thì cũng nhăn nhúm đau khổ. Tôi tìm một mảnh gương vỡ soi thử mặt mình. Mảnh gương bé quá, không rõ hết mặt. Chỉ thấy trong gương một đôi mắt đờ dại nhìn mình như tượng gỗ trên chùa” (tr. 98.- Những chữ in đậm do tôi nhấn mạnh – LN).

Thật ra, tác phẩm nào của Nguyễn Huy Thiệp cũng thấp thoáng có chữ “tâm”. Ông có hẳn một tác phẩm đặt tên là “Phẩm tiết” và một tác phẩm khác lấy tiêu đề là “Tâm hồn mẹ”. Phẩm tiết kết truyện bằng chi tiết kì ảo: Vinh Hoa bỏ Gia Long mà đi, “Nhà vua sai tìm Vinh Hoa khắp nơi nhưng không thấy. Ít lâu sau, ở vùng huyện lị Đà Bắc (thuộc phủ Hưng Hoá), người ta vớt được xác một phụ nữ quí tộc, trên tay có bế một đứa bé con còn sống” (tr. 232). Ở phần kết Tướng về hưu, cũng có chi tiết: ông “tướng chết”, anh con trai “mới hiểu khóc như cha chết là khóc thế nào” và nhận ra “hình như đấy là cái khóc lớn nhất đời một con người” (tr. 37. Chữ in đậm do tôi nhấn mạnh.- LN). Cảm động nhất là cái chết của lão Kiền ở cuối truyện Không có vua: “Lão Kiền lúc đầu vật vã, rồi nằm yên (…) Đến bốn giờ sáng hôm sau, lão Kiền tắt thở, trên môi thấp thoáng nụ cười, trông rất hiền lành, trung hậu (tr. 76-77). Tôi gọi đó là những cái “chết – phục sinh”. Con người không chết và cái “tâm” của nó không thể huỷ diệt. Nhưng sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp không phải là bản tráng ca về những cái “chết hoá thành bất tử”, “chết như sống, anh hùng, vĩ đại”. Trong Tướng về hưu có đoạn đối thoại thế này:“Kim Chi khóc: “Anh ơi đàn bà chúng em nhục lắm (…). Tôi bảo: “Thế các người tưởng làm đàn ông thì không nhục à?”. Cha tôi bảo: “Đàn ông thằng nào có cái tâm thì nhục. Tâm càng lớn, càng nhục”(tr. 33). Trong Không có vua, Sinh nức nở: “Trời ơi… Sao cái thân tôi nhục nhã thế này” (tr. 68). Ngay cả Lão Kiền cũng phải thốt lên: “Làm người nhục lắm”. Gần như trang văn nào của Nguyễn Huy Thiệp cũng vừa nực cười, vừa đầy day dứt thế sự, tái tê cảm giác chua xót về “nỗi nhục làm người” như vậy. Mỗi tác phẩm của ông vì thế là vở diễn đầy bi hài về sự tha hoá không thể cứu vãn của đời sống ở thời mạt thế.

Cuối cùng, hướng vận động của truyện kể là nhân tố không thể bỏ qua khi bàn về khung không gian thời mạt trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Huy Thiệp có đến già nửa số truyện ngắn dành để kể về những người đàn ông với những cuộc lên đường, những chuyến ra đi. Chương trong Con gái thuỷ thần bỏ mẹ, bỏ em, “nhằm hướng mặt trời mọc” mà tìm đường “đi ra biển”. Trong Tướng về hưu, năm 12 tuổi, ông Thuấn “trốn nhà ra đi”. Sau gần 60 năm trận mạc, 70 tuổi, ông về nhà, nhưng chẳng bao lâu lại vội vã lên đường. Trong Những người thợ xẻ, Bường hăng hái dẫn một đám họ hàng thân tộc, có cả đứa con trai mới 14 tuổi, lên tận Tây Bắc “kéo cưa lừa xẻ”. Trong Giọt máu cóông làm nghề mổ lợn là Phạm Ngọc Gia dẫn cháu là Phạm Ngọc Chiểu sang tận Kẻ Lủ đến nhà ông Bình Chi theo thầy học chữ, những mong “cờ tiến sĩ về tay”, khiến “thiên hạ phải học cái đức họ Phạm nhà này”. Nguyễn Huy Thiệp có đến mấy truyện kể về những tay thợ săn: Muối của rừng, Trái tim hổ, Con thú lớn nhất, Sói trả thù... Thợ săn vác súng lên rừng, tay nào cũng chỉ chăm chắm hạ gục được “con thú lớn nhất”. Trong Kiếm sắc, Đặng Phú Lân “tìm đường vào Gia Định theo Nguyễn Ánh”, chọn minh chúa để thờ. Truyện Vàng lửa kể việc: “năm 1814, người ta phát hiện ra một nơi có vàng. Phăng xin vua Gia Long cho một số người châu Âu cùng mình đi tìm kiếm”. Truyện Phẩm tiết kể “Năm Kỷ Dậu (1789) Quang Trung Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc”. Vừa gặp Vinh Hoa, vua Quang Trung hỏi nhỏ: “Vận Tây Sơn được mấy đời”. Truyện lại kể “Năm Tân Dậu (1801), vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh chiếm Phú Xuân”. “Vào thành an dân”, cái mà Ánh quan tâm là “kiểm kê kho đụn”, “tìm kiếm phi tần”. Mỗi người đều nhắm một mục đích riêng khi lên đường: kẻ vì danh lợi, kẻ vì quyền lực, ai cũng ham hố, hăm hở.  Nhưng thảm bại ê chề là kết cụcchungdành cho những chuyến lên đường, những cuộc ra đi đầy hăm hở, ham hố ấy. Đoạn đầu truyện Phẩm tiết vừa nói “Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt Mãn Thanh”, cách chỉ vài trang lại thấy nói “Nguyễn Phúc Ánh chiếm Phú Xuân, Nguyễn Quang Toản chạy ra Bắc, triều đình Tây Sơn sụp đổ”. Quang Trung kiêu hùng là thế mà vẫn không tránh được cái kết cục: “Khi Ánh chiếm Thăng Long, thống nhất giang sơn, Ánh trả thù Tây Sơn rất thảm khốc” (Kiếm sắc). Hai trong số ba đoạn kết của Vàng lửa dành cho Phăng và những kẻ tìm vàng một số phận cực kì bi thảm.

Truyện kể của nguyễn Huy Thiệp không chỉ dừng lại ở kết cục thảm bại, mà còn vận động theo hướng tìm “thiện” gặp “ác”, cầu “thanh” gặp “tục”. TrongChảy đi sông ơi, chị Thắm chở đò ngang cứu được không biết bao nhiêu người thoát khỏi chết đuối, thế mà cuối cùng chị lại chết đuối mà không ai cứu. Trong Kiếm sắc, Lân mang thanh kiếm gia truyền tận tuỵ thờ Ánh, Ánh lại sai đao phủ dùng ngay kiếm ấy để chém đầu Lân. Trong Con thú lớn nhất, vác súng lên rừng bắn con thú lớn nhất, súng của tay thợ săn lại nã vào đầu vợ hắn và đầu của hắn. Giọt máu mở ra bằng việc Chiểu đi học chữ, thi đỗ, làm quan, Phong bỏ nghề mổ lợn gia truyền ra Hà Nội làm báo. Truyện khép lại bằng kết cục nhà họ Phạm gần như tuyệt tự.  Trong Con gái thuỷ thần, trên hành trình tìm Mẹ Cả, Chương chỉ gặp toàn những chuyện bạc ác đểu cáng, chuyện dối trá nguỵ tạo, chuyện phàm tục dơ dáng. Mạch vận động này của truyện kể gợi dậy ở người đọc cảm giác sâu sắc về sự vô nghĩa của tấn trò đời. Trong Con gái thuỷ thần, nhân vật Chương của Nguyễn Huy Thiệp “chợt nhận ra con người phải lùi rất xa mới gạn lọc được đôi chút dấu vết giá trị văn minh…”(tr.129-130). Chương thấy “chỉ có nỗi buồn là vĩnh cửu”, “hàng trăm, hàng vạn thế hệ nối nhau (…) như hàng tỉ những con phù du, con vờ chết đi chẳng để lại một dấu vết gì” (tr.130). Sống có nghĩa là nhập vào dòng chảy vĩnh hằng dẫn tới cõi tận thế hư vô. Ta hiểu vì sao, nhiều tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được  kết thúc bằng cái chết, hay cảnh bia mộ, nghĩa địa. Kể chuyện Thế tổ Nguyễn Ánh, Nguyễn Huy Thiệp không quên nhà Nguyễn là triều đại “để lại nhiều lăng” (Vàng lửa). Hay trong Giọt máu, câu chuyện về dòng họ Phạm trải mấy đời trên dưới một trăm năm, thế mà cuối cùng chỉ còn lại ngôi mộ hoang phế, “vào mùa nước,… Hà Bá với các quân tướng ba ba, thuồng luồng vẫn lên tụ họp đánh chén, đom đóm thắp đèn sáng rực thâu đêm, ếch kêu ồm ộp lẫn trong trong tiếng nhạc nghe như tiếng người nức nở” (tr.400).

 

4. Mấy lời kết luận

4.1. Trong sáng tác văn học, không gian được mô hình hoá để tạo thành các cấu trúc biểu nghĩa. Nghĩa là ở đây, nó cũng được sử dụng như một ngôn ngữ, giống như ngôn ngữ của các nghệ thuật tạo hình. Nghiên cứu văn học có thể dựa vào ngôn ngữ không gian để phân biệt các phong cách nghệ thuật và phân kì lịch sử tiến trình văn học.

4.2. Sau 1975, sáng tác của nguyễn Huy Thiệp thực sự tạo thành bước ngoặt quan trọng. Có hai cơ sở cho phép ta nói về bước ngoặt này. Thứ nhất, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra một loại hình ngôn ngữ không gian kiểu mới. Văn học trước 1975 lấy không gian nhà binh để kiến tạo bức tranh thế giới. Mô hình không gian nhà binh trở thành ngôn ngữ của văn học trước 1975. Nguyễn Huy Thiệp lấy không gian sinh hoạt để kiến tạo bức tranh thế giới. Mô hình không gian sinh hoạt trở thành ngôn ngữ trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Chẳng những thế, sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp còn đổi mới hệ hình ngôn ngữ không gian. Văn học trước 1975 kiến tạo ngôn ngữ không gian theo hệ hình huyền thoại. Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp kiến tạo ngôn ngữ không gian theo hệ hình truyện kể.Tạo ra mô hình không gian khép kín, phân mảnh, xoá bỏ trật tự tôn ti, lấy “mạt thế” làm “khung”, hệ hình ngôn ngữ sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp tiến sát tới chỗ giáp ranh giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại.

4.3. Có thể quan sát bước ngoặt của văn học sau 1975 qua nhiều ngôn ngữ khác, ví như hình tượng, hay ngôn ngữ thể loại. Nhưng đó sẽ là câu chuyện của những công trình tiếp theo.

                                                                                  


[1]Xem: Nguyễn Minh Châu.- Tuyển tập.- Nxb Văn học. H., 1994. Tr. 353 – 354.

[2]Tài liệu đã dẫn.- Tr. 353.

[3]Sau này, thái độ dè dặt, cái “hèn” của nghệ sĩ và hệ quả của nó được Nguyễn Minh Châu mổ xẻ trong bài báo nổi tiếng: Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ (Văn nghệ, Hà Nội, số 49 & 50 (5-12-1987).

[4]Tài liệu đã dẫn.

[5]Xem: Nguyễn Huy Thiệp.- Không có vua// Nguyễn Huy Thiệp.- Truyện ngắn. Nxb Trẻ. 2003. Tr. 53 – 78. Mọi trích dẫn truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở phần tiếp theo đều được rút từ nguồn này. Để bạn đọc tiện theo dõi, sau mỗi trích dẫn, chúng tôi sẽ ghi chú số trang và để trong ngoặc đơn.

[6]Xem: Nguyễn Huy Thiệp.- Quỷ ở với người// Nguyễn Huy Thiệp.- Tuyển tập kịch. Nxb Trẻ. 2003. Tr. 5 – 102. Mọi trích dẫn kịch Nguyễn Huy Thiệp ở phần tiếp theo về đều được rút từ nguồn này. Để bạn đọc tiện theo dõi, sau mỗi trích dẫn, chúng tôi sẽ ghi chú số trang và để trong ngoặc đơn.

[7]Hồ Chí Minh.– Toàn tập.- Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, T.6, tr.368.

[8]Tố Hữu.- Thơ.- Nxb Hội Nhà văn, 2007. Tr. 245. Mọi trích dẫn thơ Tố Hữu ở phần tiếp theo đều được rút từ nguồn này. Để bạn đọc tiện theo dõi, sau mỗi trích dẫn, chúng tôi sẽ ghi chú nhan đề tác phẩm, số trang và để trong ngoặc đơn.

[9]Tố Hữu.- Thơ.- Nxb Hội Nhà văn, 2007. Tr. 225. (Vào năm 1967, dân số miền Bắc Việt Nam mới chỉ có 31 triệu.- LN).

[10]Tài liệu đã dẫn.- Tr. 183.

[11]Về cấu trúc phân mảnh của lời thoại và lời trần thuật trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, xin xem: Trần Đạo.- “Tướng về hưu”, một tác phẩm có tính nghệ thuật//Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và biên soạn), Nxb Văn hoá thông tin, H., 2001, tr. 41-51; Nguyễn Thị Hương.- Lời thoại trong truyện ngắn “Tướng về hưu”// Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và biên soạn), Nxb Văn hoá thông tin, H., 2001,  tr. 52-58.

NGUYỄN QUANG LẬP VIẾT VỀ PHẠM NGỌC TIẾN – BS

22 Th12

 

Posted by adminbasam on 21/12/2014

Trần Kỳ Trung

20-12-2014

H1

Ngoài viết tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản điện ảnh, truyền hình, kịch bản sân khấu… nhà văn Nguyễn Quang Lập còn viết chân dung bằng giọng văn hóm hỉnh, lạ  về những người bạn văn thân thiết với tiếng cười không lẫn vào đâu được. Hỏi một nhà văn tôi quen biết, được nhà văn Nguyễn Quang Lập “vẽ” chân dung, có đúng thế không? Người đó cười ngất, không phải thế đâu, nhưng đúng chất của tôi, đọc lên thấy mình ” đẹp” hơn ngoài đời.

Tôi nghĩ, nhà văn đó không nói dối, bởi đọc văn của Nguyễn Quang Lập, dù đó là “vẽ” chân dung của một người bạn thân ta cũng thấy đầy ắp tình người, thương nhau, hết lòng vì nhau, sống không giả dối, trong và sáng đến tận cùng trong từng con chữ…

Mời các bạn đọc lại một chân dung nhà văn mà nhà văn Nguyễn Quang Lập đã tả…

Hôm nay nhận được cái message yêu cầu accept của thằng Phạm Ngọc Tiến, nó bảo mày xếp cho tao ngồi trên đầu thằng Nguyên nhé! Mình cười phì, nó cứ tưởng mình có thể sắp xếp được friends list, nhắn lại: ngu ơi, yahoo 360 không sắp được thứ tự friends list đâu. Nó nhắn: ok chấp nhận ngu lâu. Bỗng nhiên muốn viết về nó.

Thằng này có cái mạng không nổi tiếng, văn chương phim ảnh giải nọ giải kia thế mà ít ai nhắc đến nó. Văn có Họ đã trở thành đàn ông, Tàn đen đốm đỏ, Đợi mặt trời… Phim có Chuyện làng Nhô, Đường đời…thế mà lớp trẻ ít ai chịu nhớ tên nó.

Mình giới thiệu nó với tụi học trò, toàn cử nhân, thạc sĩ văn khoa cả,thế mà nghe tên Phạm Ngọc Tiến cứ ngơ ngơ như bò đội nón. Một đứa đập tay kêu a cái chú đầu trọc phải không? Chán mớ đời.

Chẳng bù cho mình, cái mạng nổi tiếng, động cái gì là thiên hạ bàn tán ầm ầm. Ra Hà Nội mua cái Charly cho vợ cũng nổi tiếng, bị một thằng mất dạy đập cho sưng mặt cũng nổi tiếng. Nhiều khi đến nhục.

Thằng Tiến nói tao còn nhục hơn mày. Mình bảo sao, nó bảo viết văn làm phim không ai biết, đến khi bị tiểu đường phát là cả nước ai ai cũng nhắc, đàn bà con gái biến sạch, nhục thế không biết.

Triển lãm tranh thằng Lê Thiết Cương, nó ôm vai Phú Quang giới thiệu với mấy em chân dài, nói ông này là chủ tịch Hội đái đường Việt Nam, tôi là phó chủ tịch. Phú Quang ngượng, nói ông này nói gì thế. Nó nói tôi nhờ đái ra đường mà nổi tiếng, ông phải cho tôi PR chứ.

Hồi còn trẻ nó say sưa tối ngày, sà vào mâm ruợu nào không say không bỏ cuộc. Nhiều khi nghĩ mãi không ra, không biết thằng này viết láchkhi nào mà sách vở, phim trú ra ầm ầm.

Có hôm 8 giờ tối mình gọi về nhà nó, gặp vợ nó, nói cho anh gặp Tiến cái. Vợ nó nói dỗi: Nhà em sao về sớm thế anh. Mình kể cho nó nghe, nó cười hẻ hề , nói dỗi hờn là trách nhiệm và nghĩa vụ của đàn bà, mày lo cái gì.

Nói thế chứ yêu vợ con đến chết. Mình nhớ hôm đầu tiên nó đưa đến nhà nó, đến cổng nó bảo mày đứng đợi tao ở đây, tao ra chợ kiếm đồ mồi, cấm không được vào nhà nghe chưa. Mình hỏi sao, nói nói mày vào chẳng may vợ tao yêu mày phát, có phải chết tao không. Mình cười, nói nàỳ, tao kể cho vợ mày nghe chưa. Nó chắp tay vái, nói Lão Phật gia tao đó, mày nói tối nay nó vặt hết lông tao.

Buổi tối ra phố mua sữa cho con Ngọc, mua xong thì gặp bạn, uống đến say tít, vùng đứng dậy nói chết chết tao phải về cho con Ngọc uống sữa. Loạng choạng phi xe ra, ngã, tài liệu, tiền bạc rơi tứ tung không nhặt, nó cứ loạng quạng mò mẫm, nói hộp sữa con tao đâu, hộp sữa con tao đâu.

Được giải A giải thưởng Hội nhà văn cuốn Họ đã trở thành đàn ông, hồi đó được 3 triệu, mừng lắm, ôm tiền khư khư, cười khè khè, nói bố mày phải đem về cho vợ đổi cái xe, chúng mày đừng có gạ bố mày uống nghe chưa.

Nói thế nhưng vẫn kéo nhau vào quán, uống say, cái tính hễ say đem tiền ra phát chẩn, chạy hết nhà này sang nhà khác, gặp con nít cứ dúi tiền ào ào, nói bác được giải thưởng bác cho, giải Hội nhà văn to lắm, lo gì, lấy đi lấy đi. Sáng mai tỉnh dậy sờ túi chẳng còn đồng nào, mặt đực như ngỗng ỉa, nói thôi bỏ mẹ rồi, vợ mình hết đường đổi xe.

Nó đóng cửa cày một tháng, quyết làm cho được cái phim Chuyện làng Nhô, lấy tiền đổi xe cho vợ. Ai gọi nhậu thì mắng bố mày đang ân hận đây, đừng có rủ rê, yên cho bố mày tạ tội Lão phật gia.

Từ ngày bị tiểu đường nó hết uống, nhà nó thằng em chết vì tiểu đường, nó sợ là phải. Nó ngồi với bạn cứ ngơ ngơ, nói cười nhạt nhạt, tội tội làm sao a.

Trước đây ngày nào cũng gặp nó, bây giờ cả quí không thấy mặt, phần thì tiểu đường kiêng khem không nhậu nhẹt gì, phần thì mua cái xe ô tô, bận rộn đưa đón vợ con suốt ngày. Ngồi chưa nóng chỗ đã đứng dậy, nói chết chết tao đi đón vợ đây, chết chết tao đi đón con bé đây.

Thằng Việt Hà nói ngu, đã làm văn nô bây giờ còn làm gia nô, có khổ không? Nó cười, nói đúng đúng từ ngày cưới vợ, viết văn đời tao từ ngu trở lên. Ngu nhất là lỡ yêu chúng mày.

Anh Đỉnh nói thằng Tiến nói thế thôi, không có bạn nó chết bất đắc kì tử. Nó nghe nói thế lại quăng cặp ngồi thừ.

Đôi khi điên lên, cầm li bia hùng hổ nói uống phát chết thì thôi, gặp bạn bè không uống còn ra cái đéo gì. Bảo Ninh lườm, nói thôi đi ông ơi, ông chết không ai nuôi vợ con ông đâu. Nó lại đặt cái li xuống, nói ừ nhỉ. Rồi mặt đực ra, cười cái xoẹt, mắt ươn ướt nước.

Mọi người uống bia, nó uống nước suối, nói cười như không, nhưng nhìn kĩ thì biết cái vẻ đắng cay của người lâm nạn. Mọi người an ủi, nó xua tay cườì hề hề, nói nhờ tiểu đường mà tao được vợ con phong cho người cha ưu tú, người chồng nhân dân. Nghe cái giọng nó như sắp khóc.

Mọi người nhìn nó bùi ngùi, nó trợn mắt quát nhìn cái gì, tao đang ngồi nhớ thời huy hoàng say của tao.

Thời huy hoàng say của nó thì nhiều chuyện lắm. Nhớ nhất hôm buổi sáng nhận giải A Hội nhà văn Hà Nội cuốn Tàn đen đốm đỏ, buổi chiều nhận giải A Nhà xuất bản Kim Đồng cuốn Đợi mặt trời, uống say nhừ tử, loạng quạng đi về, dúi tiền cho vợ rồi vào nhà tắm. Tắm xong, quên mặc áo quần, cứ thế trần truồng đi ra.

Gặp lúc hai cô bạn vợ đến chơi đang ngồi phòng khách, vợ nó đang làm gì dưới bếp. Hai cô nhìn thấy nó thế thì mặt đỏ tía tai nhưng không dám nói. Nó cứ như không rót nước pha trà mời, hai cô nói thôi thôi anh vào nhà đi, mặc tụi em. Nó nói không được, vợ vắng thì chồng phải tiếp chứ, cứ thế nói nói cười cười đi đi lại lại.

 

Vợ nó ra, hét lên trời ơi quần áo anh đâu. Nó nhìn xuống sững người, nói sao thế này nhỉ? Xưa nay ngoài em ra, có đứa nào dám cởi quần anh…     

 

Nobel Văn học 2014 : Patrick Modiano, ký ức của nhân loại – RFI

11 Th12

 

Phát ngày Thứ tư, ngày 10 tháng mười hai năm 2014
Nobel Văn học 2014 : Patrick Modiano, ký ức của nhân loại
 

Patrick Modiano họp báo tại Viện Hàn lâm Thụy Điển. Ngày 08/12/2014 – © Reuters

Patrick Modiano là nhà văn thứ 15 của Pháp được Ủy ban Nobel vinh danh. Nước Pháp trong thời kỳ bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, thân phận của những người Do Thái bị gắn ngôi sao sáu cánh màu vàng trên ngực áo, là những chủ đề nhà văn Patrick Modiano liên tục khai thác.

Thế nhưng, nước Pháp trong dòng văn của Modiano có thể là bất kỳ một quốc gia nào từng bị xâm lược và mất tự do. Nghịch cảnh của những người Do Thái trong Đệ Nhị Thế Chiến cũng là hình ảnh và thân phận của bất kỳ một ai từng trải qua những mất mát, đau thương, trước những cái chết của người thân và đồng loại.

Sau những tên tuổi như Mistral, Bergson, Gide, Mauriac, Camus … hay Cao Hành Kiện, Le Clézio, đến lượt Patrick Modiano và người đồng hương là giáo sư kinh tế Jean Tirole đến Stockholm nhận giải thưởng từ tay nhà vua Thụy Điển Carl Gustaf XVI. Theo thông lệ, tất cả các giải Nobel đều được trao tặng cho các khôi nguyên đúng vào ngày 10 tháng 12 hàng năm, tức vào ngày giỗ của nhà phát minh ra thuốc nổ Alfred Nobel. 

Sáng tác giỏi nhưng lại kém tài ăn nói 

Trước hết đây là một sự bất ngờ, là điều tôi không chờ đợi. Tôi hoàn toàn không nghĩ là mình sẽ được nhận vinh dự đó …”. Phát biểu hôm 09/10/2014 ngay sau khi được Hàn lâm viện Thụy Điển liên lạc và thông báo kết quả bình chọn của Ủy ban Nobel, tác giả Patrick Modiano với phong cách quen thuộc, đã cho biết cảm nghĩ của ông như trên. 

Sau gần một nửa thế kỷ đứng vững trên văn đàn Pháp và đã rất nhiều lần trả lời phỏng vấn báo chí, Modiano luôn là một người kém tài ăn nói. Với sự xúc động, và khi các ống kính của các đài truyền hình trên thế giới đều hướng cả về ông, nhược điểm đó lại càng tăng lên gấp bội. 

Trong cuộc họp báo ở nhà xuất bản Gallimard, quận 7 Paris, vài giờ sau khi nhận được tin vui, Patrick Modiano bình tĩnh lại hơn và cho biết cảm nghĩ của mình :

“Thật là xúc động khi ban giám khảo trao cho tôi giải Nobel. Nhưng điều tôi muốn biết – vì tôi chưa có thời gian để tìm hiểu- là động cơ nào đã khiến Hàn lâm viện Thụy Điển quan tâm đến sách của tôi. Bởi vì khi viết ra một cuốn sách, tôi không thể biết được tác động của nó đối với người đọc. Tôi muốn biết về nhữnglý do đã khiến Ủy ban Nobel dành cho tôi vinh dự này”. 

Thể nào tác giả của những quyển sách Dora Bruder, Rue des boutiques obscures – Phố những cửa hiệu u tối, L’Horizon – Chân trời, L’Herbe de nuit – Cỏ đêm, Voyage de noce – Tuần trăng mật … và gần đây nhất là Pour que tu ne te perdes pas dans le quartier – Để bạn không lạc lối trong phố – cũng sẽ tìm ra câu trả lời. 

Thông thường, ban giám khảo của Hàn lâm viện Thụy Điển luôn dành nhiều ưu ái cho các nhà văn dấn thân, những người cầm bút để bảo vệ công lý. Đó là trường hợp của nữ văn sĩ người Mỹ Toni Morrison, Nobel Văn học năm 1993 ; của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ, Orhan Pamuk (2006) hay của tác giả người Pháp, Jean Marie Gustave Le Clézio (2008). 

Ủy ban Nobel đôi khi cũng dùng giải thưởng cao quý này như một lá bùa hộ mạng để bảo vệ một số nhà văn bị đe dọa trên chính quê hương họ, như là điều từng xảy tới với tác giả của Bác sĩ Jivago, Boris Pasternak năm 1958. 

Khi công bố bảng vàng hôm 09/10/2014 Ủy ban Nobel đã giải thích : vinh danh tác giả người Pháp Patrick Modiano vì “nghệ thuật viết ký ức qua đó ông đã gợi lại số phận khó nắm bắt nhất của con người và bộc lộ được thế giới của thời nước Pháp bị Đức quốc xã chiếm đóng“. Viện Hàn lâm Thụy Điển đã không ngần ngại mệnh danh Modiano là “Marcel Proust trong thời đại của chúng ta”

REUTERS/Charles Platiau

Kinh nghiệm bản thân, chất liệu sáng tác  

Patrick Modiano sinh năm 1945 tại Boulogne- Billancourt, ngoại thành Paris, chỉ ba tháng sau khi Đệ Nhị Thế Chiến vừa kết thúc. Dấu ấn của chiến tranh và thời kỳ bị Đức quốc xã chiếm đóng còn đậm nét. Năm 1968 khi đó mới 23 tuổi, Modiano cho ra mắt công chúng tiểu thuyết đầu tay La Place de L’Étoile – Quảng trường Ngôi sao, một địa danh nổi tiếng của thủ đô Paris, nhưng đó cũng là ngôi sao màu vàng trên ngực áo những người Do Thái. 

La Place de l’Étoile là viên gạch đầu tiên của một sự nghiệp cầm bút bền bỉ với rất nhiều giải thưởng quan trọng, như là giải Fénéon cho cuốn tiểu thuyết đầu tay; Giải thưởng lớn của Hàn lâm viện Pháp; Giải thưởng Goncourt năm 1978 cho cuốn Rue des Boutiques obscures – Phố những cửa hiệu u tối ; Giải thưởng văn học Jean Monnet và gần đây nhất là giải Nobel Văn học 2014. 

Khoảng 30 cuốn tiểu thuyết cùng tác giả đã nối đuôi nhau ra đời. Mỗi tác phẩm là một chương trong bản trường ca, về ký ức, về sự lãng quên, về tâm trạng mặc cảm tội lỗi, về một thành phố Paris thời kỳ bị chiếm đóng, về những thân phận trong thời chiến, về những cái chết của đồng loại, về những mất mát mà không gì bù đắp nổi, về tuổi thơ bị đánh mất. 

Patrick Modiano đã lấy những kinh nghiệm trong cuộc đời mình làm nguồn sáng tác bất tận. Sinh ra trong một gia đình, bố là người Do Thái, mẹ là một nghệ sĩ người Bỉ luôn bận rộn với các vòng lưu diễn. Patrick gần như một đứa con trẻ mồ côi : thi thoảng mới trông thấy bóng mẹ, một người “đàn bà xinh đẹp có trái tim khô cằn, mà ngay cả con chó kiểng của bà ta đã phải lao ra cửa sổ tự sát” – Un Pedigree (2005) . 

Còn thân phụ của giải Nobel Văn học 2014 là một người khéo xoay xở, sống bằng đủ mọi thứ nghề, từ cờ gian bạc lận, đến buôn lậu. Cuộc đời của thân phụ Patrick Modiano là một chuỗi dài bí hiểm đối với tác giả, là những “mảng tối” mà Modiano không thể giải mã hết nhưng ông đã tạo dựng nên những nhân vật lấy nguồn cảm hứng từ người cha. Tác giả từng tâm sự : ông viết để thử tìm cách giải đáp câu hỏi, vì sao người ta có thể phản bội đồng loại, cấu kết với kẻ thù. Những hành vi mờ ám của người cha, ám ảnh Patrick Modiano trong suốt sự nghiệp sáng tác của ông. 

Trong tác phẩm đầu tay, La Place de l’Étoile, Modiano đã tạo ra nhân vật chính Raphaël Schlemilovitch, một người Pháp, gốc Do Thái với nhiều bộ mặt khác nhau. Hắn đã đi đêm với kẻ thù, làm tay sai cho Đức quốc xã, làm giàu trên sự đau khổ của chính những người Do Thái. 

Về cái chết đột ngột của người em trai, Rudy, thua mình có hai tuổi, người bạn đồng hành duy nhất của tuổi thơ, Patrick Modiano cũng đã dành rất nhiều tác phẩm để nói về sự mất mát quá to lớn đó. Rudy chết đi khi Patrick Modiano vừa mới lên 10. Sau này khi đã thành danh, tác giả nhìn nhận : trong cuộc đời ông, chỉ có cậu em xấu số Rudy, người vợ và hai cô con gái của ông là thực. Cha mẹ ông là những “nhân vật chỉ có trong tiểu thuyết“. 

Duyên nợ với văn chương  

Nhưng trong cái rủi bao giờ cũng có một chút may. Từ năm 15 tuổi, Patrick Modiano đã may mắn được một nhà văn nổi tiếng của Pháp đỡ đầu : Raymond Queneau. Thuở đó, mẹ của Modano là bạn thân với vợ của nhà văn Queneau. Queneau dậy kèm thêm toán cho Patrick Modiano và thường đón cậu thanh niên mới lớn này về nhà vào những ngày cuối tuần. Queneau khi đó là một trong những cột trụ của nhà xuất bản Gallimard và đã thành danh với những tác phẩm như Pierrot mon ami, Loin de Rueil

Raymond Queneau thường xuyên đưa người bạn trẻ của mình đến trụ sở nhà xuất bản ở quận 7 Paris. Cho đến một hôm, Patrick Modiano đút bản thảo đầu tay của mình vào hộp thơ của Queneau với hàng chữ ngắn gọn nhờ ông đọc lại. Thế rồi, như chính Patrick Modiano đã kể lại : vào một buổi chiều tháng 6 năm 1967, Modiano hay tin Gallimard đồng ý xuất bản Quảng trường Ngôi sao. Trong quyển Un Pedigree, ông viết « Tối hôm đó, lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy nhẹ nhàng. Mối đe dọa đè nặng lên đôi vai trong ngần ấy năm trời (…) bỗng chốc tan biến trong không khí của Paris. Thuyền tôi ra khơi trước khi bến mục ». 

Ngày 12/09/1970 Patrick Modiano nhờ Raymond Queneau làm nhân chứng cho hôn lễ của mình. Bên nhà gái, nhân chứng của cô dâu Dominique Zehrfuss không ai khác ngoài André Malraux, tác giả của “Thân phận con người” – La Condition Humaine. Sau này đôi vợ chồng Modiano –Zehrfuss kể lại : trong ngày cưới họ đã say sưa theo dõi Malraux và Queneau cãi nhau về danh họa Jean Dubuffet. 

Nhà văn P. Modiano họp báo tại nhà xuất bản Gallimard ngày 09/10/2014REUTERS/Charles Platiau

Hành trình đi tìm bản sắc 

Phải nói là nhờ sự dẫn dắt của Raymond Queneau mà cuốn sách đầu tay của Patrick Modiano đã dễ dàng được lọt vào mắt xanh của hội đồng duyệt bản thảo. La Place de l’Étoile được ra mắt công chúng vào năm 1968.

Giới thiệu cuốn sách đầu tay của Patrick Modiano, nhà xuất bản Gallimard trích đoạn văn sau đây : « Vào tháng 6 năm 1942 một sĩ quan Đức tiến về phía một thanh niên vào hỏi : xin lỗi ông, quảng trường Ngôi sao nằm ở chỗ nào ? Anh thanh niên chỉ tay lên ngực trái ». Một cách ngắn ngủi, và khúc chiết, người kể chuyện trong La Place de l’Étoile đã đưa độc giả vào thế giới của Modiano : nơi vết thương của quá khứ không bao giờ lành. 

Không sống trong chiến tranh hay thời kỳ Paris bị Đức quốc xã chiếm đóng, nhưng đấy lại là cột sống của toàn bộ sự nghiệp văn chương của Modiano. Ký ức tập thể, nỗi ám ảnh cá nhân, những nhân chứng bất đắc dĩ, những vụ thủ tiêu, mất tích, thái độ bí hiểm của những tên mật vụ Pháp làm tay sai cho Đức quốc xã … đã được tác giả « tiểu thuyết hóa ». Modiano gần như đã biến mình thành một nhà khảo cổ, chắp nhặt từng thông tin, từng mảnh giấy khai sinh, khai tử, từ những bức ảnh đã hoen ố vì thời gian để hiểu được những gì mình đang sống hôm nay. 

Nhưng điều thú vị là nhà văn Patrick Modiano đưa độc giả của mình đi từ khám phá này tới khám phá khác. Trong Rue des boutiques obscures, người dẫn chuyện tên là Guy Roland, một nhà thám tử mất trí nhớ. Khi có cơ hội Guy mở cuộc điều tra về chính thân thế mình với hy vọng trả lời được câu hỏi : Tôi là ai ?

Lần ngược thời gian để trở về với quá khứ, Guy khám phá anh là một người Hy Lạp gốc Do Thái, từng là một nhân viên ngoại giao của được Cộng hòa Dominica, sống tại Paris. Khi Pháp bị Đức quốc xã chiếm đóng, anh từng tìm đường trốn sang Thụy Sĩ … Trong hành trình đi chính mình đó, những bóng ma trong quá khứ đã hiện về. Modiano đưa độc giả đến tận vùng Polynésie xa xôi, trước khi trở về với Megève hay Roma nhưng đó là thành phố Roma của năm 1930, đúng ngay căn hộ số 2, Phố những cửa hiệu u tối – nơi tập trung của người Do Thái giữa lòng thủ đô La Mã. 

Patrick Modiano không chỉ là một nhà văn, ông còn soạn lời cho khoảng 20 bản nhạc và đã từng tham gia vào khoảng một chục bộ phim. Năm 1974, ông cộng tác với đạo diễn Louis Malle, viết kịch bản cho bộ phim Lacombe Lucien, kể lại câu chuyện của một anh nông dân do tình cờ đứng về phía địch.

Trong một chương trình truyền hình năm 1970, tức là sau khi Patrick Modiano cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết đầu tiên, La Place de l’ÉtoileLa Ronde de Nuit, họa sĩ Patrick Masery, một người bạn của Patrick Modiano đã nhận xét về giải thưởng Nobel văn học thứ 15 của nước Pháp : 

« Tôi nghĩ mô –típ mà Modiano thích nhất là soi rọi nội tâm của các nhân vật ở vào một thời khắc quyết định, khi mà con người đang đứng trước một sự lựa chọn. Đó là một khoảnh khắc mà người ta còn do dự một chút, trước khi chọn cho mình một hướng đi để rồi họ đứng về bên “chính” hay bên “tà” …

Đó là một khoảnh khắc cũng giống như một trái chín trên cành, rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời cho đến giây phút chót, trước khi hóa thân thành quả táo thối. Chính giây phút chót đó giữa sự sống và cái chết, là điều mà Patrick Modiano quan tâm. Đó cũng chính điều mới trong văn học và là nét riêng biệt trong dòng sáng tác, là dấu ấn riêng của nhà văn Modiano ».


Cùng chủ đề

 

Những chủ đề kiêng kỵ ở châu Á – BBC

23 Th11

 

  • 21 tháng 11 2014

Ảnh: Thinkstock

Từ rất lâu, đại văn hào Shakespeare đã viết rằng thận trọng thì quan trọng hơn là dũng cảm một cách hồ đồ. Ở châu Á, thận trọng cũng được coi là cách sống thích hợp hơn cả.

Có thể hiệu quả ở phương Tây, nhưng cách nói thẳng thừng lại rất dễ gây hiểu lầm ở phương Đông.

Nói ra những điều mình nghĩ có thể giúp quan hệ đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn ở New York hay Newcastle nhưng lại làm sứt mẻ tình cảm nếu ở Nam Kinh.

“Tự do ngôn luận” theo cách hiểu ở Hyde Park, London lại có thể bị coi là nói năng linh tinh trong phòng họp ở Bắc Kinh.

Dù là chuyện gì đi nữa – chính trị, tôn giáo, văn hóa – thì vẫn có những chủ đề nhạy cảm. Thế cho nên tốt nhất là người nước ngoài không nên hỏi quá nhiều nếu muốn giữ quan hệ tốt.

Thế nhưng làm sao để tránh được những chủ đề nhạy cảm này thì còn khó hơn.

Làm sao để lấy lòng người châu Á? Có cách gì để tránh bị lỡ lời, vạ miệng? Làm thế nào để không động chạm đến những điều cần kiêng kỵ?

Dưới đây là 10 lời khuyên chung nhằm giữ cho những cuộc trò chuyện của bạn không làm mối quan hệ Đông – Tây bị rối tung lên. Tất nhiên việc áp dụng cụ thể còn tùy thuộc vào từng quốc gia nơi bạn đến.

1) Nên góp ý khéo

Nếu bạn muốn góp ý về những thứ chưa hay trong công việc của đồng nghiệp người châu Á, hãy luôn kèm vào đó những ý tích cực.

“Ở Nhật Bản tôi từng chứng kiến mối quan hệ quan trọng của một người Mỹ với một quan chức Nhật bị tổn thương vì anh người Mỹ nói trước nhiều người rằng: “Ông chẳng hiểu chính ông đang nói cái gì,” Mark Michelson, Chủ tịch Diễn đàn CEO châu Á ở Hong Kong nói.

“Dù là văn hóa nào đi nữa thì bạn cũng không nên làm người khác mất mặt; bạn nên góp ý với tinh thần xây dựng. Ở châu Á, việc lên giọng hay xỉa tay vào mặt người khác sẽ gây hậu quả rất tai hại.”

2) Đừng nhắc tới Thượng đế hay Chúa Trời một cách bừa bãi

Đừng chỉ trích Thượng đế của người khác.

“Ở Ấn Độ, có ba cấp độ mộ đạo khác nhau: mộ đạo, rất mộ đạo và cực kỳ mộ đạo,” nhà phê bình ẩm thực Marryam Reshi nói.

Ở nhiều vùng Hồi giáo, ví dụ như một số nơi ở Malaysia, nhiều lãnh tụ tôn giáo cho rằng loài chó rất bẩn thỉu và tiếp xúc với chó có thể bị coi là có tội. Một nhà tài trợ cho sáng kiến gần đây theo đó khuyến khích người Hồi giáo ở Malaysia hãy “vuốt ve chó” đã bị dọa giết.

3) Tránh xa chủ đề nóng

Ngôi chùa Tây Tạng. Ảnh: Think Stock

Dù là người phiên dịch cho bạn trông có trẻ trung đến mấy đi nữa, hay vị lãnh đạo cơ quan nào đó ở Trung Quốc trông rất ngầu, “những nhận xét về ba địa danh” Tây Tạng, Đài Loan và Thiên An Môn – vẫn có thể bị hiểu lầm là can thiệp của nước ngoài vào chuyện nội bộ của Trung Quốc, theo Mike Chinoy, một nhà nghiên cứu ở Viện Mỹ – Trung.

Thêm vào đó, “đừng khen Nhật Bản khi bạn đang ở Hàn Quốc, hay khen Trung Quốc khi đang trên đất Nhật,” Micha Peled viết. Ông là đạo diễn của phim China Blue và nhiều bộ phim tài liệu khác.

“Ở Philippines, đừng đùa cợt về đồ ăn của Đức Giáo hoàng” trong lúc với người Nam Hàn, “nhắc đến Bắc Hàn cũng không được khuyến khích,” Nicholas Tse, giám đốc khách sạn Seoul JW Marriott viết trong một email.

4) Đừng bình luận về chính sách chính trị

“Có lẽ tốt nhất là không nên nhắc tới hình phạt bằng roi ở Singapore,” Mitchell Farkas, giám đốc công ty FarFilms có trụ sở ở Trung Quốc nói.

“Một người Mỹ từng bình luận phản đối Bumiputra (Malaysia – chính sách phát triển các dân tộc bản xứ) được nêu trong Hiến pháp Malaysia và quên mất rằng hệ thống của Hoa Kỳ đối với người da đỏ bản địa cũng tương tự,” A Najib Ariffin, giám đốc một viện nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ ở Kuala Lumpur nói. “Điều này khiến chủ nhà giận dữ, và họ câu trả lời đơn giản của họ là không làm ăn tiếp với anh ta nữa.”

Một email khác của nhà làm phim Micha Peled, viết: “Ở Ấn Độ, đừng nói với họ rằng hệ thống phân biệt đẳng cấp của họ là lạc hậu hoặc hỏi vì sao họ không làm hòa với Pakistan.”

5) Đừng nói lời bất kính

Phụ nữ Thái Lan với mũ mang hình vua. Ảnh: Chumsak Kanoknan/Getty Images

Ở Thái Lan, đừng bao giờ đưa ra bình luận nào có thể gây hiểu nhầm là mang ý tiêu cực về quốc vương hay các vị hoàng thân quốc thích. Hãy luôn luôn bày tỏ lòng kính trọng. “Nếu bị hỏi bất ngờ, cứ nói là ông là người tuyệt vời,” Peter Muennig, phó giáo sư ở trường Y tế Cộng đồng Mailman của Đại học Columbia khuyên.

Tất cả những gì được cho là xúc phạm và làm chủ nhà phật lòng đều có thể khiến bạn phải vào tù ở Thái Lan.

6) Đừng bình luận về vẻ bề ngoài

Gu thẩm mỹ về thế nào là đẹp có thể khác nhau đến không ngờ. “Đừng bao giờ nhận xét về tóc của một doanh nhân Nhật Bản,” nhà chủng tộc học Meyumi Ono nói.

“Đừng đùa về chuyện bị hói, phải dùng tóc giả, hay kiểu chải ngược mấy sợi tóc mỏng ra đằng trước – mà người Nhật gọi là ‘mã vạch’. Và cũng đừng bình luận về mùi cơ thể của người ta.”

7) Đừng khen bừa

Điều khiến Tse, người gốc Trung Quốc lớn lên ở Anh, khó chịu nhất là khi mọi người khen: “Bạn nói tiếng Anh giỏi quá!”. Người châu Á ngồi đối diện với bạn có thể được sinh ra ở Hoa Kỳ hay Anh Quốc hoặc đã nhiều năm đi học ở các nước này.

“Suy đoán là cả một vấn đề lớn,” Michelson ở Diễn đàn CEO châu Á nói. “Đừng cố khái quát hóa khi nói chuyện với người châu Á.”

8) Hãy để ý tới cử chỉ, hành động

Đừng gắp miếng đồ ăn cuối cùng trên đĩa. Ảnh: Thinkstock

Khi chúc tụng nhau, dù bạn có nói những lời hoa mỹ đến mấy mà không để ý cử chỉ thì cũng bằng không.

“Nhớ là khi chạm ly, bạn phải giữ sao cho chiếc ly của mình thấp hơn ly của người lớn tuổi hơn hay cấp trên,” nhà chủng tộc học Ono nhắc.

Điều này đặc biệt đúng ở Trung Quốc. Quan trọng không kém là “chớ bao giờ từ chối các món đặc sản,” Ono nói thêm.

Thế nhưng bạn vẫn phải tỏ ra chừng mực khi ăn uống, theo ông Chinoy từ Viện nghiên cứu Mỹ-Trung, người đã có nhiều năm kinh nghiệm ăn tiệc.

“Không nên gắp miếng thức ăn cuối cùng trên đĩa – người chủ xị sẽ rủa thầm vì như vậy tức là họ sẽ phải gọi thêm đồ ăn.”

Cũng đừng cắm đũa thẳng đứng vào bát cơm. Ở Hàn Quốc và nhiều nơi khác, điều này trông giống như đang thắp nhang “bát cơm quả trứng” cho người vừa quá cố vậy. Nhưng húp canh soàn soạt thì lại được coi là khen đồ ăn ngon, ông Michelson chỉ ra.

9) ‘Vâng’ không có nghĩa là đồng ý

Đây là một trong những vấn đề lớn nhất khiến hai bên có thể hiểu nhầm nhau.

“Tôi từng được nghe chuyện một nhà quản lý bị mất việc chỉ vì anh ta nghĩ công ty đối tác ở Hàn Quốc đã nói “vâng” về vụ bán 51% cổ phần – trong khi từ ‘vâng’ đó chỉ có nghĩa là họ đã nắm được vấn đề,” Chinoy kể.

“Ở Trung Quốc, khi từ ‘không’ được nói ra quá nhanh, có nghĩa là họ muốn bạn nằn nì thêm nữa, dù là chính thức hay không chính thức.”

Thế nhưng ở Nhật Bản, Thái Lan và phần lớn các nước châu Á khác, người ta không bao giờ thốt ra từ ‘không’.

Thay vì đó, họ tìm các lý do khác nhau để tránh né, trì hoãn và điều đó được coi là cách làm lịch sự hơn.

Đôi khi vấn đề chỉ đơn giản là có được một câu trả lời cụ thể.

10) Khi nào cần im lặng

Ở Hong Kong, nơi những cuộc chuyện trò qua điện thoại nghe như hét vào tai nhau, vấn đề chính là làm sao bạn có thể hét át đi được tiếng nói chuyện của người khác.

Nhưng ở Nhật, “mọi cuộc trò chuyện qua điện thoại bị coi là xâm phạm một cách bất lịch sự không gian công cộng,” Ono nói. Với những cuộc hội thoại công việc, im lặng thường là cách tốt hơn cả.

“Người phương Tây luôn nghĩ rằng họ phải trò chuyện để lấp cái khoảng trống im lặng khó chịu ấy, Michelson nói, nhưng “cuối cùng thì những điều không được nói ra lại có giá trị hơn những gì đã được nói ra”.

Bản gốc tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Capital.

Tin liên quan

  • Tám bảo tàng mới có kiến trúc độc đáo
    19 tháng 11 2014
  • Cách chế kim cương từ bơ đậu phộng
    18 tháng 11 2014
  • Sao vai ác lại là người Nga?
    17 tháng 11 2014
  • Denny sẽ ‘cải đạo’ tình yêu xe đạp?
    16 tháng 11 2014

 

Nghề thầy, suy đồi hôm nay chỉ là nối tiếp tình trạng yếu kém hôm qua – Vương Trí Nhàn

20 Th11

 

Những kẻ loàng xoàng

    Một người bạn tôi có đứa con học năm cuối cùng ở một trường đại học. Sức học trung bình, may nhờ có ông bố nên xin được thực tập ở một cơ quan nọ, vậy mà cũng lắm tiếng ỉ eo lắm. Nhưng anh bạn tôi đã xì ra một lối thoát:

— Ấy thế mà cậu cả nhà mình lại đang được mời ở lại trường giảng dạy đấy.  Nếu lo cho nó đủ khoản tiền người ta đòi thì mình cũng đến cho nó đi dạy thôi.

— Đâu bây giờ chả cần tiền, nhưng tôi chỉ lạ sao anh bảo nó sức học loàng xoàng cơ mà?

— Bao nhiêu đứa giỏi đã đi ra làm việc ở Bộ nọ ngành kia cả, số thật giỏi lại còn được tuyển dụng vào các xí nghiệp nước ngoài nữa. Đời nào bọn đó chịu ở lại trường. Đến lượt con mình có gì là lạ. Ông chẳng hay nhắc lại cái câu của Xuân Diệu “thời nay là thời lý tưởng của bọn mediocre [tầm thường] là gì?   

   Tôi nghĩ lại, chuyện rành rành thế còn đi hỏi, không ngờ mình lẩn thẩn quá.

 Di lụy của lịch sử

  Không phải đến ngày hôm nay, mới có tình trạng bao nhiêu những kém cỏi trong giới trí thức dồn cả cho ngành giáo dục.

  Thời trung đại, cả nước chỉ lo học để đi thi, ai thi giỏi đều ra làm quan. Chỉ có những người lạc đệ (thi trượt) mới quay về làm nghề gõ đầu trẻ.

   Tình trạng này được kể lại rõ ràng trong tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố. Nhân vật thầy giáo  Khắc Mẫn chỉ làm trò cười cho các bạn trẻ hơn như Vân Hạc. Anh ta đã dốt, lại hay khoe khoang chữ nghĩa, có lá thư cho đồng môn cũng viết bằng những ngôn ngữ sáo mòn.

   Vậy mà anh ta vẫn nhấp nhổm đi thi thi tiếp, may ra có thể thoát được bọn trẻ ”nửa người nửa ngợm nửa đười ươi.”

[Nhà trống ba gian , một thầy một cô, một chó cái

Học trò dăm đứa, nửa người nửa ngợm nửa đười ươi

– tương truyền đây là toàn văn hai vế câu đối dán trong nhà Cao Bá Quát]

 

    Đến cái thời của bọn tôi, ở trường cấp III Chu Văn An những năm 50-60 của thế kỷ XX.

    Cuối năm lớp 10 (tương đương lớp 12 bây giờ), chi đoàn của lớp 10 C tập trung lo vận động một số anh em giỏi giang hãy tự nguyện thi vào Đại học sư phạm. Tại sao ư, đơn giản lắm, bao nhiêu nhân tài trong lớp đều chăm chăm nộp đơn vào các trường khá như Bách khoa, như Y Dược cả (“nhất Y nhì Dược tạm được Bách khoa Sư phạm thông qua Nông lâm xếp xó”).

    Các trường sang trọng không dành cho những anh kém. Điểm vào Y dược Bách khoa cao hơn hẳn điểm vào sư phạm. Mà cũng phải thôi, sau khi ra trường, lương ở các ngành đó bao giờ cũng cao hơn lương dân sư phạm, chưa kể sinh viên sau khi ra trường lại thường được về các thành phố lớn.Vậy phải vận động người ta đi làm thầy. Số người gọi là sinh ra đã cảm thấy yêu “nghề trồng người” từ thời bao cấp cũng đã hiếm lắm. Không kể đám lửa rơm xốc nổi, cái số chân thành tự tin, trăm người mới có một vài. Mà sau thời gian chịu trận, bám trụ đến cùng sống với nghề nghiệp bằng nguyên vẹn tình yêu như thuở ban đầu, số đó càng hiếm.

 

   Tôi năm đó đăng ký thi vào khoa Văn Đại học Tổng hợp, thi trượt, phải chuyển vào Đại học sư phạm Vinh. Ngày nhập trường, ngồi trên chiếc xe chở khách Hà Nội – Nghệ An  qua các bến phà Kiểu, phà Gián Khuất, phà Hàm Rồng…, 300 km mất cả một ngày đường, đã khóc hết nước mắt.

   Một anh bạn từ Quảng Bình thi vào trường Vinh từ đầu an ủi:

— May mà còn có chỗ này chui vào để được cái tiếng học Đại học, chứ nếu không bọn đui què mẻ sứt chúng mình về đi cày hết cả à?  

Đòn phản công của các thầy các cô

   Thời ấy sự coi thường của xã hội đối với nghề gõ đầu trẻ được các đồng nghiệp sư phạm của tôi đáp trả lại một cách bình tĩnh. Ra trường, biết thân biết phận, nhiều người trong họ sẵn sàng về những tỉnh lẻ, những miền quê heo hút, sống lam lũ bên cạnh những cán bộ công nhân viên lớp dưới và những người nông dân nghèo khó.

    Nhiều người phải có các nghề tay trái cùng làm với vợ con để kiếm sống.

    Đến mức có giáo viên đã định nghĩa một cách chua chát, người thầy cấp I là người nông dân có thêm nghề phụ là nghề dạy học.    

 

   Từ chỗ bị coi thường, rồi giáo giới rồi cũng đã có sự khôn ngoan cần thiết để tồn tại.  

   Thời chiến đi qua. Mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả những người lính đi chiến trường về, bắt đầu lo cho con cái, bởi lẽ họ bắt đầu hiểu rằng trong làm ăn kinh tế, phải có kiến thức. Họ cũng sớm hiểu tình trạng bị bạc đãi của các thầy các cô. 

   Thay cho sự quan tâm của nhà nước, họ tự động làm cái việc chữa cháy theo cách riêng của họ.

   Vốn chẳng có hiểu biết gì về giáo dục,  họ hồn nhiên cho rằng tốt nhất nên theo thuyết gà đẻ trứng vàng. Chỉ cần đút tiền cho các giáo viên, là con em họ sẽ học khá học giỏi một lượt.

  Các thầy cô giáo đáp laị ngay, cái gì chứ điểm số các môn học và việc lên lớp thì hoàn toàn trong tay họ, làm gì mà chả được.

   Khoảng mươi lăm năm trước, khi đứa con nhỏ của tôi còn học cấp I, việc mỗi đầu học kỳ đến gặp cô biếu xén tí chút là việc các phụ huynh học sinh đều tự nguyện làm, và chúng tôi thường sung sướng sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình, như các phụ huynh khác. Ngày nay, tình trạng trên tiếp tục, tinh vi hơn cũng có, mà trần trụi hơn cũng có. Một số bạn tôi có con học ở mấy trường Đại học tỉnh còn bảo rằng có tình trạng giáo viên yêu cầu sinh viên phải nộp tiền hàng tháng, nếu không thì sẽ không có điểm. Tôi chẳng hiểu nếp tẻ gì, song tin là có thật. Trong mọi lầm lạc hôm nay, mỗi con người đều thường tìm được cái lý riêng của mình.

   Tôi nhớ những năm trước 1975, các gia đình Hà Nội trong khi tính toán gả chồng cho con gái, thường bảo nhau, cốt nhất là được các cán bộ thương nghiệp, hoặc ngành thuế. Chứ thầy giáo ấy ư, đã có thời người ta xâu chuỗi nhà văn nhà báo nhà giáo nhà nghèo.

   Thời ấy các ông chồng biết tính toán nếu có bằng lòng lấy vợ giáo viên chỉ vì biết nghề đó lương thấp nhưng nhàn, lại có thời giờ dạy dỗ con cái.

    Nay thì đã khác. Thỉnh thoảng cũng thấy nói lương giáo viên không đủ sống, nhưng  xét đại trà, là khác. Biết với nhau thôi chẳng ai buồn cãi lại vì cũng như câu chuyện ông vua cởi truồng, ai tự vạch áo cho người xem lưng làm gì. Ở cái nước này nghề gì chẳng đang kém đi, nghề nào chẳng ăn, cứ gì nghề giáo. Nhất là, cũng như bên y tế, lạy trời nghề làm thầy thời nay không lo kinh tế lạm phát hay giá cả leo thang gì cả. Nước đến đâu bèo đến đấy. Thời nào người ta chẳng phải chữa bệnh. Quát giá khám bệnh cao mấy chẳng được. Thời nào chẳng phải cho con đi học. Lấy lý do nuôi con ăn học, phụ huynh càng quyết tâm ăn cắp tham nhũng.

    Trên đây là chuyện xảy ra đối với đội ngũ đông đảo là giáo viên loàng xoàng, nơi chỉ có cái lợi chi phối.

   Còn đối với loại giáo viên có máu mặt ở các trường điểm trường chọn và giới giảng dạy Đại học ,tình hình bề ngoài có khác, nhưng xét ở xu thế suy thoái của nghề thì cũng chẳng khác.

   Trong xã hội chiến tranh hôm qua, kiến thức bị coi thường bị khinh bỉ (Thà một cây chông trừ giặc Mỹ — Hơn ngàn trang sách luận văn chương – Tố Hữu). Nay đi đâu cũng đòi bằng cấp, đến cả các ông bộ trưởng thứ trưởng tiền của và uy quyền đầy mình cũng còn hét các trường Đại học thuộc bộ khoác thêm cho mình cái học hàm giáo sư, cái học vị tiến sĩ. Mà muốn thế thì các ông phải nâng giá cho đội ngũ dạy Đại học.

    Cái cách tự lo của các giáo viên cấp thấp xem ra hơi xoàng. Các thầy cấp cao có cách đáp ứng riêng. Giáo dục phải trở lại truyền thống tôn sư trọng đạo. Giáo dục làm nên tương lai. Các anh có muốn có một tương lai tốt đẹp không mà lại coi thường chúng tôi. Trong khi  vẫn kỳ cạch làm ăn theo kiểu cũ, trong các bậc thày này sẵn có một niềm tin rằng xã hội chẳng tìm đâu ra lớp người hơn họ. Họ phải làm thầy trên đủ mọi phương diện tiếng tăm và đãi ngộ.

    Trong số các đàn anh của tôi có những người chỉ mới lập thân sau các vụ thanh trừng Đại học 1957-58, cả đời không đọc được sách báo nước ngoài, lọ mọ dựa vao một số sách giáo khoa Liên xô mà những năm trước, lớp anh em đi học nước ngoài giới thiệu. Thế mà sau mấy chục năm kẽo kẹt vận dụng vào tình hình trong nước, cuối cùng đã bao nhiêu sách in, đã thành trí thức đầu ngành, đã đào tạo được bao nhiêu tiến sĩ.

   Thực ra tôi biết nhiều vị đàn anh này cũng là những người rất thông minh. Giá kể ở một môi trường có những đòi hỏi cao hơn, họ có thể tiến rất xa. Ở ta, người ta yêu cầu họ có thế và họ chỉ có cái lỗi là thiếu sự đòi hỏi cao với mình, không dám đi ngược lại hoàn cảnh.

   Có phải chỉ riêng văn sử thế đâu, nghe như bên kinh tế thương mại, tình hình cũng chẳng khác.

 Đôi điều nói lại

  Cái đặc điểm của giáo dục ta là ở chỗ chính người trong nghề tự đặt ra tiêu chuẩn cho mọi công việc của mình, chất lượng đào tạo có ngày một kém cỏi thì họ cũng tha hồ cãi lại.

   Trong các nền giáo dục khác, tôi thường thấy có vai trò thanh tra giáo dục. Ở ta thì chả ngành nào có thanh tra theo đúng nghĩa của nghề này cả, giáo dục cũng vậy.

   Xét rộng ra thì thấy trong sự suy thoái của nghề thầy ngày nay tôi biết có sự đóng góp quyết định của bộ phận những quan chức các cấp trong nghề giáo dục, bao gồm từ những người định ra các chương trình các thang điểm, các môn thi, người biên soạn sách giáo khoa… cho tới các nhân viên các sở các phòng và hàng ngũ các hiệu trưởng cùng là nhân viên hành chính trong trường.

   Người giáo viên nhận tiền của học sinh có phải ăn một mình đâu. Dưới nhiều hình thức khác nhau, họ phải trích nộp cho các nhân viên bộ máy hành chính trong nghề. Cũng như người bác sĩ nhận tiền của bệnh nhân phải cống nộp cho người phụ trách bệnh viện và các khoản chi cho hoạt động chung trong viện. Điều oan uổng cho giới giáo viên là cho đến nay chỉ họ bị chường mặt ra còn các nhân viên guồng máy quản lý và đào tạo họ vẫn chưa bao giờ được sự soi rọi của dư luận.

    Bởi những lẽ đó chúng ta hiểu tại sao tình trạng bê bết trong giáo dục hiện nay lại kéo dài . Nó không chỉ có lợi cho đội ngũ giáo viên đương nhiệm. Cả hệ thống quan chức trong nghề cũng chỉ mong rằng mọi thứ cứ giữ nguyên tình trạng như cũ. Trong các tài liệu chính thức, nền giáo dục lan ra theo chiều rộng hiện nay vẫn luôn luôn được coi là thành tựu của đất nước.

Người biết từ chối

    Muốn tìm cho bài viết này một hơi hướng vui vui, tôi chợt nhớ lại về một pho truyện cười khá phổ biến ở ta là Trạng Lợn. Khác với Trạng Quỳnh gian xảo và khinh rẻ mọi người, Trạng Lợn hiền lành, đôi khi khờ khạo, phất lên được là do gặp may, kể cả có một gia đình hạnh phúc và  bà vợ đến cuối đời vẫn không biết rõ thực chất cuả chồng mình.

   Cuối truyện, khi Trạng trở về với gia đình, bà vợ ấy– vốn là con gái một quan chức, trong truyện gọi là Phu nhân Phấn Khanh – bảo bây giờ Trạng phải ở nhà dạy con để lo người kế nghiệp.

    Trạng trả lời đại ý mình biết gì đâu, thôi phu nhân cứ làm như khi Trạng vắng nhà, và bỏ đi chu du các vùng lạ.

    Đọc đoạn này, lâu nay tôi chỉ nghĩ ra Trạng cũng hiểu thành đạt do gặp may chứ mình chẳng tài cán gì. Một cách nghĩ xa lạ với nhiều người Việt hiện nay, dù họ cũng phất lên theo kiểu trạng.

    Nhân ngày 20-11 năm nay, tôi nghĩ thêm, hóa ra trong xã hội Việt Nam trung đại cũng đã có người biết rằng việc giáo dục là việc trọng đại, không phải bất cứ ai cũng làm được. Tương lai chỉ được làm ra một cách nghiêm túc chứ không thể là chuyện ăn may. Và người ta có thể bịp thiên hạ trong nhiều việc khác, nhưng không thể bịp trong việc giáo dục lớp trẻ.      Trong trường hợp không biết làm thầy và quản lý giáo dục, thì từ chối đi là lương thiện nhất.

    Nghĩ xong cũng biết ý nghĩ của mình lạc lõng, nó quá cổ lỗ đối với con người hôm nay. Song đã chót nghĩ xin cứ chép ra đây.

 

 

 

CÁI MÁNG LỢN VĂN HỌC BAO CẤP SINH RA NHỮNG BÁO CHÍ VĂN NGHỆ ỤT ỊT

2 Th11

Trong khi những nhà văn mậu dịch loay hoay tranh giành văng chí mạng cái bầu sữa ngân sách (tiền thuế dân được Nhà nước dùng nuôi các Hội Văn nghệ)  câu hỏi “nhà văn là ai” thực khó trả lời. Nói đúng ra, nó dễ trả lời nhưng khó nói, ai nói ai giữa trùng vây các  nhà văn- cán bộ lũ lĩ đàn đúm tự sướng, tự xây dựng bè phái cánh hẩu, tự bò xuống liếm láp các khẩu phần bao cấp cả vật chất lẫn tư tưởng, rồi đòi đi dự Nobel như Hoàng Quang Thuận vừa đạo văn vừa nhập đồng dỏm; như Thanh Thảo Chủ tịch Hội Văn Nghệ Quảng Ngãi “tự khoanh vùng trong lãnh địa nước đái chó”, gãi háng và đi chạy giải bằng thơ nước cống; như Phạm Đương viết báo cấu kết với lãnh đạo và hù dọa các doanh nghiệp kiếm tiền rồi thổi ống đu đủ cho Thanh Thảo để kiếm “cái giải kèm trẻ em” quá thối nát bằng thứ thơ lủng ca lủng củng đạo văn từ cái nhan đề; như Vũ Khiêu “giáng bút Bình Đà” xuyên tạc lịch sử cội nguồn dân tộc, mặc đồ Mãn Thanh làm lễ mừng thọ; như Lê Xuân Đức đạo văn Tàu kiếm giải Việt v.v…Những nhà thơ có tài nhưng sáng tạo vượt khuôn như Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Hoàng Đức, Nhật Tuấn, Đỗ Hoàng…thì một là bị trù dập, hai là bị loại khỏi cuộc chơi hú hí của đám mậu dịch tiểu nông. Khi nhà văn Nguyên Ngọc từ chối “tài trợ sáng tác” 30 triệu và từ chối luôn cái giải HCM thì đủ biết ông đã thấu hiểu bản chất cái nền văn nghệ bao cấp như thế nào. Các nhà văn- cán bộ, nhà văn có chức vụ ô nhục đã đành, có nhiều anh chị bay nhảy tự do ngoài biên chế cũng lao vào như con thiêu thân, ôm chân hút chút mỡ thừa máu cặn không lấy gì làm sạch sẽ của nhà văn-cán bộ, rồi tiếp tục ra vênh vang trước nhân dân, thật không thể có cách giải thích nào khác hơn là “Tự bản chất, một thứ văn hoá như thế rất xa lạ với văn hoá văn học”. Chúng tôi là những người yêu văn chương ở nước Việt hiện tại nhưng xin lỗi, mỗi khi sờ tới các tạp chí in vài trăm bản phát không không ai đọc hoặc trút bớt cho các doanh nghiệp phát không cho công nhân lót đít ngồi, đôi lúc ngó qua những bài tâng bốc tự sướng háo danh trong ấy phải tốn xà phòng rửa tay rửa mặt…Không phải nước Việt Nam thiếu tài năng, nhưng những ytài năng le lói đã bị trộn chung trong cái máng lợn bao cấp ấy thì các báo tạp chí văn nghệ địa phương không sinh ra những tiếng ụt ịt mới là lạ…Mời các độc giả đọc một góc nhìn tương đối gần với bản chất:

Nhà văn…không là ai?

 
 
Nguyễn Hưng Quốc/VOA
Liên quan đến chuyện “viết cho ai?”, tôi nghĩ, có một vấn đề khác cũng cần được đặt ra: Nhà văn là ai?
Câu trả lời chắc chắn không đơn giản. Khái niệm nhà văn thay đổi theo thời gian: ngày xưa, ở Việt Nam, bất kể ở những tài năng lớn hay nhỏ, tư cách nhà văn đều bị chìm khuất, thật mờ nhạt, đằng sau tư cách của những ông quan, ông đồ, ông cử hay ông tú.

  Khái niệm nhà văn cũng thay đổi theo thể loại: trong ý nghĩa này, nhà văn chỉ là tên gọi chung cho nhiều loại người khác nhau, từ một nhà thơ đến một nhà tiểu thuyết, một nhà tuỳ bút, một nhà viết kịch hoặc một nhà phê bình và lý luận văn học. Khái niệm nhà văn còn thay đổi theo phương pháp sáng tác người ta sử dụng: một nhà cổ điển, một nhà lãng mạn, một nhà hiện thực, một nhà siêu thực, một nhà hiện đại chủ nghĩa hoặc một nhà hậu hiện đại chủ nghĩa… Khái niệm nhà văn cũng thay đổi theo những mục tiêu mà người ta, qua động tác viết, nhắm tới: có người viết để độc giả tiêu khiển, có người viết để tuyên truyền cho một quan điểm và để kích động tâm lý của quần chúng, có người viết để thoả mãn lòng say mê đối với chữ nghĩa, cũng có người viết để chỉ gửi lòng mình vào thiên cổ, với hy vọng, may ra…
Lặn sâu vào những sự đa dạng và phức tạp ấy để tìm hiểu vấn đề “nhà văn là ai?” hẳn là một điều vô cùng thú vị. Tuy nhiên, trong bài này, tôi chọn một góc độ khác không kém thú vị nhưng lại thực tế hơn: nhà văn không là ai?
Cái không là cái vô hạn. Ở đây, tôi chỉ dừng lại ở một số nét chính.
Như, nhà văn không phải là nhà báo, chẳng hạn.
Về phương diện lý thuyết, sự phân biệt giữa nhà văn và nhà báo thật vô cùng đơn giản. Nhà báo trước hết là tình nhân của các vấn đề thời sự, trong khi nhà văn, trước hết, là tình nhân của nghệ thuật. Nhà báo đuổi theo các sự kiện, trong khi nhà văn đuổi theo cái đẹp. Với nhà báo, chữ nghĩa là phương tiện; với nhà văn, chữ nghĩa là cứu cánh. Tiêu chuẩn để đánh giá các nhà báo là tính chính xác và tính kịp thời, trong khi tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá một nhà văn là sự nhạy cảm và sự độc đáo. Đại khái thế.
Sự khác biệt khá rõ ràng. Ít ai có thể lẫn lộn được. Có điều, ở Việt Nam thì khác. Ranh giới giữa nhà văn và nhà báo, cho đến nay, vẫn rất nhập nhằng.
Đầu tiên là nhập nhằng về phương diện sinh hoạt: cả nhà văn lẫn nhà báo đều sử dụng một sân chơi chung: các tờ báo. Hầu hết các nhà văn chuyên nghiệp đều ít nhiều là các nhà báo chuyên nghiệp. Nguồn thu nhập chính của họ không đến từ sách mà là từ báo. Đăng trên báo thì gọi là bài báo; in lại dưới hình thức sách thì thành ra chương sách. Tính chất thông tin và giải trí vốn là đặc trưng của báo chí dần dần trở thành đặc trưng nổi bật của vô số các tác phẩm được gọi là văn học, đặc biệt dưới nhãn phê bình và tiểu luận.
Hậu quả của điều này là sự nhập nhằng trong phong cách viết lách của nhà văn và của nhà báo: khi viết báo, người ta vẫn thích chút văn vẻ sang cả của văn chương, và khi làm văn chương thật, người ta lại không dứt bỏ được thói vội vàng đến cẩu thả của những người đưa tin.
Từ hai sự nhập nhằng trên dẫn đến sự nhập nhằng khác, nhập nhằng trong danh xưng: không hiếm người làm báo, hoàn toàn làm báo, thích mạo nhận là nhà văn và hay lẩn quẩn vào sân chơi văn chương để giành ghế của người này và đòi cụng ly với người khác. Tính chất xô bồ và nhếch nhác trong sinh hoạt văn học Việt Nam lâu nay, trong cũng như ngoài nước, theo tôi, phần lớn xuất phát từ đám người mạo danh ấy.
Trong ba sự nhập nhằng trên, sự nhập nhằng đầu tiên hầu như không thể giải quyết được trong tình hình kinh tế và xã hội hiện nay khi số người đọc sách quá ít và, hơn nữa, quá thấp; sự nhập nhằng thứ ba rất khó giải quyết một phần vì không thể có cá nhân hay tổ chức nào đủ quyền lực để ngăn chận tình trạng mạo danh; phần khác, quan trọng hơn, vì chính giới nhà văn cũng chưa đủ sức để tạo hẳn cho mình một diện mạo và một thế giá riêng, nhờ đó, có thể tự phân biệt mình và những kẻ ăn theo. Nói cách khác, nguyên nhân chính của tình trạng xô bồ và nhếch nhác trong sinh hoạt văn học Việt Nam lâu nay không phải chỉ do sự hiện diện của những kẻ mạo danh mà còn vì, nếu không muốn nói chủ yếu là vì sự bất tài của những kẻ được xem là nhà văn.
Chỉ có sự nhập nhằng thứ hai là có thể giải quyết được. Chỉ cần chút nỗ lực và nhất là, chút tự giác. Nỗ lực giữ ngòi bút của mình không bị trượt vào sự dễ dãi, không bị cuốn theo thói quen, và nhất là, không bị biến thành thứ phương tiện chỉ xài một lần rồi bị vứt bỏ; nỗ lực biến mỗi bài viết thành một công trình kiến trúc hoàn chỉnh bằng ngôn ngữ. Nhưng muốn thế, người ta cần phải, trước hết, tự giác về những đặc điểm và những chuẩn mực của văn chương để có thể, ít nhất, biết được khi nào mình còn ở trong lãnh thổ của văn chương và khi nào thì không; khi nào mình đang làm văn chương và khi nào mình chỉ thải ra chữ.
Cái ý thức tự giác ấy thật ra là một tài năng: đó là sự nhạy cảm về độ, về ngưỡng, về giới hạn, về sợi chỉ mong manh căng qua ranh giới giữa cái đẹp và cái đèm đẹp. Cái ý thức tự giác ấy cũng là một biểu hiện của văn hoá: đó chính là ý thức về giá trị và kỷ luật, ở đây chủ yếu là giá trị văn chương và kỷ luật của nghề làm văn chương. Hai khía cạnh này có quan hệ chặt chẽ với nhau: ý niệm về độ hay ngưỡng bao giờ cũng gắn liền với ý niệm về giá trị và kỷ luật. Bởi vậy, tôi cho điều quan trọng nhất trong việc tách nhà văn ra khỏi nhà báo là các nhà văn, chính các nhà văn,  phải xây dựng và phải tôn trọng bảng giá trị và kỷ luật của văn chương: họ có thể sống như một nhà báo và viết như một nhà báo, nhưng khi đã có ý định làm văn chương thì phải quyết tâm làm văn chương thực sự, phải chấp hành những kỷ luật của văn chương và phải nhắm tới những giá trị văn chương chứ không phải bất cứ một thứ giá trị gì khác; nghĩa là, nói cách khác, phải tích cực đẩy mạnh quá trình chuyên nghiệp hoá văn học.
Biện pháp này, nghĩ cho cùng, cũng có thể áp dụng cho sự nhầm lẫn giữa tư cách nhà văn và tư cách cán bộ.
Đúng ra, đó không phải là một sự nhầm lẫn. Đó là một sự cố tình đồng nhất tư cách nhà văn và tư cách cán bộ để tạo thành một thứ nhà-văn-cán-bộ như cái điều vẫn phổ biến tại Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Sự đồng nhất này nằm trong âm mưu hành chính hoá và chính trị hoá văn học, biến văn học thành một bộ phận trong guồng máy nhà nước, ở đó, mỗi người cầm bút là một viên chức được trả lương và phải có nhiệm vụ chấp hành mọi mệnh lệnh từ giới lãnh đạo.
Khi văn hoá văn học bị khống chế bởi văn hoá hành chính, những cái được xem là giá trị không phải là tinh thần sáng tạo mà là sự vâng phục; không phải sự độc đáo mà là sự bình thường; không phải cá tính mà là ý thức tập thể; không phải cái riêng mà là cái chung. Từ văn hoá hành chính, nhà văn xem việc thực hiện trách nhiệm đối với tổ chức quan trọng hơn trách nhiệm đối với văn học, xem cái đẹp không bằng cái có ích, xem việc trung thành đối với các quan điểm và chính sách của đảng là một yêu cầu đạo đức cũng như xem tính hiệu quả trong việc phục vụ cho các quan điểm và các chính sách ấy là thước đo tài năng.
Điều đáng lưu ý là khi văn hoá văn học bị khống chế bởi văn hoá hành chính, không phải chỉ có nhà-văn-cán-bộ mà còn có cả những độc-giả-cán-bộ.
Độc-giả-cán-bộ ở đây không phải là những cán bộ đóng vai độc giả mà là những độc giả đóng vai cán bộ, đọc trong tinh thần của một cán bộ, dù độc giả ấy, trên thực tế, không phải là cán bộ và cũng không phải là người ăn lương của nhà nước, thậm chí, có khi đã di tản hẳn ra nước ngoài.
Đọc trong tinh thần cán bộ là đọc với tâm thế tự nguyện chấp hành kỷ luật và với ý thức bảo vệ những tôn ti trật tự đang có. Một độc-giả-cán-bộ đánh giá tác phẩm trước hết dựa theo cái tên của tác giả: nếu đó là tác phẩm của một người thuộc giới lãnh đạo, họ sẽ đọc với thái độ cung kính của một thuộc hạ; nếu đó là tác phẩm của một người được xã hội xếp vào bậc thầy, họ sẽ đọc với thái độ ngoan ngoãn của một tên học trò; nếu đó là tác phẩm của một người không có chức vị gì đáng kể, họ sẽ đọc với thái độ phê phán có khi khắc nghiệt, có khi suồng sã của một kẻ bề trên hoặc ngang hàng; nếu đó là tác phẩm của một người bị xem là thù nghịch, họ sẽ đọc với thái độ hoàn toàn phủ định và đầy ác ý.
Hơn nữa, khi đọc, điều một độc-giả-cán-bộ cần tìm kiếm nhất bao giờ cũng sự tái khẳng định những điều vốn đã được xem là chân lý bất biến. Họ không bao giờ cảm thấy chán khi đọc đi đọc lại những trích dẫn trùng lặp từ các tác phẩm được gọi là kinh điển hoặc từ các loại sách báo phổ thông. Ngược lại, điều làm họ dị ứng nhất chính là những cái mới lạ: trong tâm lý của một cán bộ, cái mới lạ bao giờ cũng hàm chứa một nguy cơ gây đảo lộn cái trật tự hiện có và cũng chính là cái trật tự họ muốn bảo vệ.
Xuất phát từ văn hoá chính trị, sáng tác là để tập hợp lực lượng, hay nói như ai đó, một cách “gọi đàn”. Điều người cầm bút quan tâm nhất là được đồng tình, đồng ý và được chấp nhận. Muốn thế, người ta thường tránh xa mọi sự thách đố. Người ta phải tự mài mòn cá tính của mình, tự bóp chết những giấc mơ tìm tòi và thử nghiệm. Văn hoá chính trị bao giờ cũng là văn hoá của đại chúng: nó đề cao những cái chung chung và những cái tầm tầm. Nó xem phản ứng của quần chúng như một thứ nhiệt kế văn học: tác phẩm được quần chúng hiểu, thích và nhớ là thành công; ngược lại, là thất bại, hoặc thất bại về nghệ thuật (chưa đủ trình độ để chinh phục người đọc), hoặc thất bại về đạo đức (cố tình làm ra vẻ cao vĩ để dối gạt hay hù doạ quần chúng).
Tự bản chất, một thứ văn hoá như thế rất xa lạ với văn hoá văn học.
Khác với các lãnh vực khác, văn học là thế giới của sự riêng tây. Văn học không làm người ta tụ lại với nhau mà làm cho mỗi người tách ra một cõi riêng. Từ cả việc viết lẫn việc đọc, người ta đều một mình. Chức năng cao cả nhất của văn học, theo tôi, là nuôi dưỡng cái “một mình” ấy: một mình mình đối diện với chính mình; một mình mình lắng nghe những tiếng thì thầm của ngôn ngữ; một mình mình đi vào thế giới mênh mông vô cùng vô tận của sự sáng tạo. Trong những cuộc hành trình một mình đi vào cõi riêng tây như thế, chỉ có những khám phá mới mẻ hoặc những cách thể hiện mới mẻ mới thực sự có ích: chúng làm cuộc hành trình đẹp hơn và làm cõi riêng giàu có hơn.
Chính vì vậy, với tư cách là một công việc sáng tạo, mọi cái viết chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó thách đố lại với thói quen và định kiến, khi nó gây hấn với mọi lối mòn và mọi quy ước. Một nhà văn lớn là người, bằng tác phẩm của mình, góp phần mở ra những biên giới mới hoặc đưa ra định nghĩa mới cho các khái niệm văn học hoặc thể loại văn học. Cũng chính vì vậy, văn học có thể đi liền với cách mạng nhưng lại rất khó song hành với chính trị: khi các lực lượng cách mạng đã giành được chính quyền thì cũng là lúc văn học bị lâm nguy.
Nói tóm lại, trong phạm vi bài này, tôi chưa dám khẳng định nhà văn là ai, nhưng tôi biết chắc một điều: dù là ai đi nữa thì nhà văn, ít nhất là lúc cầm bút làm văn chương, nhất định không phải là một nhà báo, kẻ chỉ xem chữ nghĩa như một phương tiện để rượt đuổi theo các sự kiện không ngừng diễn ra và không ngừng bị vùi lấp. Nhà văn cũng nhất thiết không phải là một cán bộ, kẻ chỉ biết phục tùng; một nhà chính trị, kẻ chơi trò mị dân, chỉ thích đầu tư trên cái vốn chung và cũ của tập thể; một nhân viên xã hội, kẻ đầy tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và vì tinh thần trách nhiệm ấy, sẵn sàng hy sinh cả nghệ thuật.

Bài do nam bộ hai <hainambo40@gmail.com>  gởi đến Vô Ngã

 

Bài văn tả thầy giáo cũ đạt điểm 10 – Vnn

21 Th10

 

Vũ Phương Thảo là học sinh vừa đoạt giải A “Cây bút tuổi hồng 2013 – 2014” của báo Thiếu niên Tiền phong, em hiện là học sinh trường THPT Định Hóa, Thái Nguyên.

Ban đầu, thầy giáo của em, nhà thơ Phạm Vũ đã gửi bài văn đến Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên nhờ đăng tải. Không lâu sau đó, bài văn nhận được nhiều lượt chia sẻ, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng mạng. Đặc biệt, lối viết mạch lạc, chân thực của Vũ Phương Thảo đã lấy được cảm xúc cũng như nước mắt của người đọc.

Dưới đây là nội dung bài văn:

“Những ngày mùa hạ rả rích, khi ôm sách và lắng nghe vài giai điệu phát ra từ cái radio cũ mèm, tự dưng tôi nghe thấy mấy lời da diết vang lên:

“Người thầy… vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa/Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy…”.  Tiếng Cẩm Ly tha thiết, chiều mùa hạ như đang rơi xuống, vỡ tan và xoáy vào lòng những kí ức tươi đẹp. Đột nhiên, có cảm giác như đang lạc vào một thế giới nào đó, một thế giới không phải của mình, thế giới của quá khứ.

Và tự nhiên, tôi nghĩ, dường như mình đang được xem lại cuộc đời bốn năm trước, qua vài cảnh quay được trích ra từ cái máy quay có lẽ là đời từ những năm 1980.

Máy quay có lẽ đã cũ lắm rồi, cảnh được cảnh mất, nhưng cũng đủ để tôi thấy tôi – mười một tuổi – đứng trong sân trường cấp II lộng gió, và bóng một người thấp bé lặng lẽ đạp chiếc xe khung, đi trong nắng vàng. Bất chợt, người ấy quay lại. Ánh mắt hiền từ được máy quay ghi lại rõ ràng không sai. Tim tự dưng thấy hẫng một nhịp.

Kia rồi! Thầy tôi…

Người đàn ông đi trong nắng vàng hôm ấy là người tôi kính trọng nhất trên đời. Có lẽ biết thế nên mọi cảnh quay về người ấy đều rõ nét và chân thực đến kì lạ. Tôi nhìn rõ cái bóng liêu xiêu, đổ dài trên con đường dài dằng dặc, cùng với cây thước kẻ nửa mét kẹp trong chiếc cặp da sờn cũ, hộp phấn bằng thép chỉ chực rơi ra, cùng mái tóc đã bạc lắm rồi. Bỗng nhiên, tôi thấy nước mắt đang dâng lên, đầy tràn hai khóe mắt.

Nhiều người vẫn miêu tả: Các thầy cao to, vạm vỡ, có đôi mắt sáng quắc uy nghiêm. Nhưng không! Thầy tôi thấp lắm, nếu so với chuẩn 1,8 m, chỉ chừng 1,6 m, tóc bạc trắng và lúc nào cũng lọc cọc đi trên chiếc xe khung han rỉ. Mắt thầy sáng, nhưng sáng bởi ánh sáng dịu hiền, ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm. Mọi thứ thuộc về thầy cũ kĩ đến mức hoài cổ. Chúng tôi, thời những năm lớp 6, đã từng trêu thầy nhiều lần vì điều ấy. Tôi vẫn nhớ thầy chỉ cười hiền và bảo, thầy già rồi, có cần gì hiện đại.

Máy quay chuyển cảnh. Từng hình ảnh nhảy nhót. Cứ như bị lỗi, những hình ảnh ấy cứ nháy đi nháy lại, nhưng lại rõ đến từng chi tiết.

Mùa đông lạnh thê lương. Khi mà gió vuốt những ngón tay trên mái nhà, tôi nhìn thấy thầy đạp xe đến trường. Những vòng quay xe đạp cứ thế quay đều, quay đều. Pê đan cũ lắm rồi, xích kêu lạch cạch tựa như đang đòi nghỉ ngơi. Thầy vẫn cần mẫn đạp xe, cần mẫn xách chiếc cặp sờn cũ đến lớp. Thảng qua, tôi thấy thầy khẽ run. Không chỉ mùa đông ấy, mà còn nhiều mùa đông sau này nữa. Tôi vẫn luôn nhìn thấy hình ảnh đó. Luôn nhớ mình đứng trên tầng 2, vẫy tay “Em chào thầy” mà láo xược chế thành “Em thầy!”, và thầy, trên chiếc xe đạp cũ đi ngược gió, vẫy tay cười lại.

Hiền như tiên.

Tự dưng, cảnh quay tiếp theo hiện ra. Tôi thấy…

Đêm tối. Trong một căn bếp lụp xụp, có mỗi một bóng đèn mù mịt. Bảng đen viết đầy những công thức loằng ngoằng. Có hai đứa học sinh ngồi quây quần cắt cái bánh trung thu nhân thập cẩm, và một người tóc bạc phơ ngồi cạnh, mỉm cười nhấm nháp ngụm trà nóng trong đêm thu mong manh.

Thầy ơi, thầy không ăn thập cẩm à, thế phải làm sao bây giờ. Tiếng đứa con gái cất lên lo lắng. Thằng con trai ngồi cạnh im lặng ăn miếng bánh nướng thơm lừng, còn người đó chỉ cười, bảo, ừ, hai đứa cứ ăn đi, còn lại để vào tủ lạnh, lúc nào cô về thì cô ăn.

Tôi nhận ra, đấy chính là mình, với Âu Sơn, và thầy.

Tôi thấy mình lúng túng, rồi cũng ngồi xuống, cầm con dao cắt bánh ra thành nhiều miếng nho nhỏ. Sau nhiều lần từ chối, cuối cùng thầy cũng ăn, và hai đứa học sinh cười thành tiếng. Căn bếp lụp xụp như sáng thêm. Sáng thêm. Mãi đến sau này tôi mới biết thầy không ăn được thịt mỡ, cứ đến cổ họng lại bị nôn ra, thế mà hôm ấy thầy vẫn ăn miếng bánh Trung thu, có lẽ chỉ để chúng tôi vui lòng.

Đột nhiên muốn khóc. Thầy của tôi, vĩ đại như thế đấy.

Có lẽ nhiều người không hiểu nổi từ vĩ đại. Tại sao lại vĩ đại? Tôi không thể diễn tả được cảm xúc của tôi khi nghe việc thầy không ăn được thịt mỡ, rồi liên tưởng đến miếng bánh trung thu ngày hôm ấy. Chỉ để chúng tôi vui, thầy đã ăn hết miếng bánh mà có thể làm thầy khó chịu suốt những ngày sau đó. Ai đó từng nói, tấm lòng người thầy vĩ đại lắm, và cũng trong sáng lắm, y như pha lê không bao giờ bị vấy bẩn. Đúng, đúng lắm.

Những tháng ngày đó, bất kể nắng hay mưa, bất kể nóng nực hay lạnh giá, thầy, vẫn cặm cụi đi trên chiếc xe đạp cũ xỉn, dạy chúng tôi học. Tôi nhớ những ngày tháng 1, năm tôi lớp 7. Lúc ấy gió trời còn mạnh, và nắng thì hong hanh lắm. Tôi, với ba thằng con trai khác, ngồi trong lớp nghe thầy giảng Toán. Sơn đùa, bảo thầy sao không làm hiệu trưởng mà lại chấp nhận làm giáo viên quèn. Ôi, làm hiệu trưởng thì không quát được giáo viên đâu, còn làm giáo viên, học sinh không nghe thì tống nó ra khỏi lớp. Thầy bảo, như thế. Chúng tôi cứ cười mãi về câu nói ấy. Đến tận hai năm sau, tôi mới biết, thầy chấp nhận làm giáo viên là để dìu dắt thêm nhiều lớp học trò trước khi bước vào tuổi già.

Sau này mới biết, tình cảm thầy dành cho học sinh chúng tôi còn nhiều hơn gấp tỉ tỉ lần những thứ công danh lợi lộc tầm thường.

Năm lớp bảy, có thầy, có những kì vọng và quyết tâm từ biết bao ngày trước, tôi đạt giải Nhất toán. Biết tin, thầy chỉ cười thật tươi. Nhưng trong mắt tôi, đó là nụ cười ấm áp nhất tôi từng biết. Nụ cười ấy khiến bao mệt mỏi, khó nhọc trở về số 0. Nụ cười khiến cho tất cả học sinh an lòng. Năm ấy, có lẽ là năm tôi hạnh phúc nhất.

Không biết đã đi qua bao nhiêu ngày nắng, mưa? Chỉ biết, thầy đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt hai năm rưỡi. Hai năm rưỡi lọc cọc đạp chiếc xe cũ ấy, hai năm rưỡi dạy dỗ lũ học sinh lớp A nghịch như quỷ. Thầy chẳng hề than vãn lấy một lời.

Các em là lứa học sinh cuối cùng của thầy, chỉ mong dạy được thật tốt, không muốn ai bị chửi mắng cả. Thầy trả lời cho câu hỏi của tôi về việc, tại sao chúng em mất trật tự mà thầy không nhắc.

Lúc ấy, tôi không hiểu. Sau này ngẫm nghĩ lại mới ngộ ra. Hóa ra, chúng tôi chính là những kẻ vô ơn bậc nhất, không hiểu nổi tâm ý của thầy giấu trong từng con chữ.

Mười ba tuổi, chỉ biết nghịch ngợm, vô ưu vô lo. Đâu biết người thầy vẫn cặm cụi chiến đấu với tuổi già và sức khỏe, ngày ngày lên lớp dạy dỗ cho những học sinh cuối cùng trong cuộc đời dạy học của mình.

Hết học kì I năm tôi lớp 8, thầy có quyết định nghỉ hưu.

Quyết định không hề vội vã, nhưng lại gây bất ngờ trong tập thể lớp. Tất cả xôn xao, và dường như có gì đó nghẹn ở trong tim, rất lạ. Dù biết, nhưng cuối cùng vẫn đến lúc phải chia tay rồi.

Ngày chia tay, tôi tặng thầy một bó hoa kẹo mút. Chính tay dính từng bông hoa, chính tay ghim từng bó mút. Có lẽ đó là bó hoa xấu nhất tôi từng làm, nhưng cũng là bó hoa mang nhiều tình cảm nhất. Cũng là bó hoa đầu tiên tôi tặng cho sự chia ly.

Thầy nghỉ rồi…

Giáo viên mới dạy thay. Bài giảng sôi động, súc tích vô cùng. Nhưng thỉnh thoảng đột nhiên ngẩn ngơ. Vẫn ngỡ thầy còn ở đây, ngay trên bục giảng, viết những con số vốn bị chê “xấu mèm” nhưng thật rất rõ ràng. Ngỡ rằng thầy vẫn sẽ đi cùng chúng tôi qua những năm tháng còn lại. Không, không còn nữa rồi!

Đó là những tháng ngày khó khăn nhất. Không có thầy ở bên cạnh dạy dỗ, không có ai cười hiền từ động viên trong những ngày khó khăn. Năm đó, tôi tụt hạng, chỉ đạt giải Ba. Đề rất dễ. Thế mà, điểm cũng chỉ đạt “nhì non”. Lúc ấy, tôi mới biết hóa ra thầy ảnh hưởng đến tôi nhiều như thế.

Lên lớp 9, ông nội dẫn tôi xuống nhà thầy. Từ đó, tôi chính thức học thêm với thầy. Chính thức bắt đầu một năm học tuy vất vả nhưng tràn đầy niềm vui. Ngôi nhà mà chúng tôi học, cũng chính là ngôi nhà thầy đã sống suốt mấy chục năm qua. Cả một đời người vất vả chỉ có một khoảnh sân nho nhỏ để phơi nắng, một căn bếp tối, lụp xụp, cái nhà xây lợp lá cọ mát rượi trong những ngày nóng bức, và cả một cây trứng cá lúc nào cũng bị lũ học sinh nhăm nhe chọc quả. Thầy bảo, như thế đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đôi khi tôi nghĩ thầy sống sao mà giản đơn quá. Thầy chỉ cười. Không, thế đã là quá đủ rồi. Tôi không biết đủ là gì, không biết tại sao thầy có thể hài lòng. Sau đó nhiều tháng, tôi mới được nghe thầy kể về biết bao ngày khó khăn thầy đã trải qua. Đấy là những năm tháng vất vả đến bần hàn. Thầy là sinh viên nghèo, không có đủ đồ ăn nên ốm nhom ốm nhách. Trải qua một thời khó nhọc, con người luôn có khuynh hướng hài lòng với hiện tại, dù cho hiện tại ấy chỉ hơn thời khó khăn ngày xưa một chút xíu. Chính thế, thầy sống giản dị, tiết kiệm vô cùng. Từ lúc học thêm chỗ thầy, nghe thầy nói về những điều thầy đã trải qua, bất giác tôi cũng sống tiết kiệm đi nhiều lần. Không còn phung phí tiền bạc và đồ dùng như trước đây nữa.

Người ta bị ảnh hưởng bởi những người mà được coi là quan trọng. Tôi nghĩ, tôi cũng vậy.

Đôi khi tôi nghĩ, có phải thầy đã ảnh hưởng đến tôi theo một cách đặc biệt nào đó? Nghĩ nhiều lần, rồi mới phát hiện ra, thầy chính là một hình tượng mà tôi luôn khát khao muốn vươn tới, một tượng đài vĩ đại, một người mà tôi luôn mong mỏi đạt được thành công như vậy. Không chỉ là một người thầy, thầy còn là người cha, người anh, người bạn luôn lắng nghe, luôn cho những lời khuyên bổ ích nhất khi tôi cần. Thầy không chỉ dạy tôi môn Toán, thầy còn dạy tôi cách làm người, cách sống và phấn đấu để càng ngày càng tốt đẹp hơn.

Máy quay dường như đang chậm lại, từng cảnh từng nét hiện lên rõ ràng. Tôi thấy thầy đang lụi hụi trồng rau, chăm sóc con chó lông trắng đen già khụ, thấy cả chúng tôi ngày đó, trong những ngày vất vả nhưng yên bình. Tôi nghĩ, có lẽ đó là những ngày hạnh phúc và vui vẻ nhất tôi từng có. Sau này, khi bước đi trên đường đời chông gai, có thể sẽ chẳng còn ai chỉ bảo, dạy dỗ tôi tận tình như thầy đã từng, có thể sẽ chẳng có ai lo tôi liệu có ngủ đủ giấc, liệu có stress khi nhồi nhét quá nhiều. Nhưng, cố nhân từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi.

Khi viết những dòng này, tôi đã là học sinh cấp III. Không chỉ hôm nay, mà còn cả ngày mai, ngày kia, nhiều ngày sau nữa, nhất định tôi sẽ tiếp tục cố gắng. Để mỗi khi gặp ai, trò chuyện cùng ai, có thể tự hào nói, tôi, là học sinh của thầy Nguyễn Văn Tâm. Có những lúc nhớ thầy, phóng vụt xe đi, tìm về ngôi nhà nhỏ cuối phố cũ với cây trứng cá xum xuê, ngồi nghe thầy nói về những điều thầy tâm đắc, về những điều thầy mong mỏi và răn dạy tôi cho đến mãi sau này. Tìm về nơi duy nhất khiến tâm hồn thanh thản, khiến cho mọi thứ phức tạp của cuộc đời trở nên dễ dàng và trong sáng hơn.

Vẫn là những ngày mùa hạ đã cũ, tôi cảm giác như mình đang xốc ba lô lên vai, đạp cái xe đạp của mình, lao đi trong nắng vàng.

Đến nơi tràn đầy kiến thức mà tôi hằng yêu kính”.

Bình luận

PGS.TS Ngô Văn Giá, Trưởng khoa Viết văn – Báo chí (ĐH Văn hóa Hà Nội): “Bài văn rất xúc động và đã vượt ra khỏi biên giới học đường để đến với tất cả. Có người trò nhân ái và tử tế như thế này, buộc những người thầy cũng phải sống tốt hơn lên. Năm học tới, nếu học sinh này thi vào Khoa Viết văn – Báo chí, chúng tôi sẵn sàng “giang hai tay” nồng nhiệt đón em!”

Nhà văn, nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến: Đây là bài văn hay, chân thực và xúc động. Sở dĩ, bài văn được cho là khác biệt với văn học nhà trường vì người viết đã dũng cảm phá bỏ lỗi kết cấu cũ thay vào đó là cách xây dựng như một cuốn phim quay chậm mở ra những kỷ niệm về tình thầy trò dưới mái trường nghèo khó.

(Theo Giadinh.net)

 

Trường hợp Võ Phiến hay câu chuyện Tái ông thất mã – BS

29 Th9

 

Posted by adminbasam on 28/09/2014

Da Màu

Phùng Nguyễn

27-09-2014

H1Bài viết “Trường Hợp Võ Phiến” của Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai của nhà văn Võ Phiến mang hơi hướm của một bản cáo trạng trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào những năm 50 của thế kỷ trước. Khi cú sốc gây ra bởi sự vô luân cao độ của hành động đấu tố văn học này lắng dần, còn lại trong lòng người đọc, đặc biệt những người quan tâm đến Văn Học Miền Nam giai đoạn 54-75, là nỗi chua xót của người bị tình phụ, và đồng thời là nỗi lo âu về những tác phẩm với cái hình thù méo mó, dị dạng của một trong những ngòi bút hàng đầu của nền văn học bị trù dập này sẽ được trưng bày trong các hiệu sách quốc nội.

Bài viết của Thu Tứ nhất định sẽ được đọc và phân tích ở nhiều khía cạnh, và chắc chắn những sai lầm nghiêm trọng của nó sẽ được phơi bày. Không chỉ bài viết mà cả con người và những sinh hoạt của Thu Tứ cũng sẽ được tìm hiểu để làm sáng tỏ cái động cơ thật sự đàng sau việc phổ biến “Trường hợp Võ Phiến.” Ở một số diễn đàn xã hội trên liên mạng, đã thấy xuất hiện một số giả thuyết về khả năng Thu Tứ bị quyến dụ hoặc áp lực để viết bài tố thân phụ, và có người đi xa hơn, đặt nghi vấn liệu Thu Tứ có phải là tác giả thật sự của bài viết hay không. Hy vọng tất cả những nghi vấn trên sẽ được giải đáp trong một tương lai gần. Vào lúc này, điều mà người viết bài này muốn làm là đóng góp một số nhận định về những hậu quả có thể của sự kiện bất hạnh này.

Người viết chia sẻ những cảm xúc và nỗi lo âu của thân hữu nhắc đến ở trên, nhưng trong cùng một lúc, không hoàn toàn bi quan. Như chuyện Tái ông thất mã, bất kể những tổn thất, cuối cùng, không chừng một điều may mắn sẽ đến với Võ Phiến như là một nhà văn, một người làm văn học tên tuối và cho chính cái nền văn học mà ông đã một đời gắn bó. Và, cũng như chuyện Tái ông thất mã, cái “may mắn” này có thể là cái “xui xẻo” cho không phải Võ Phiến mà cho cái Thu Tứ đã, một cách hiểm độc, gọi là “một tổ chức phi chính quyền trong nước.”

Tại sao là điều may mắn cho nhà văn Võ Phiến? Hãy nghĩ đến điều gì sẽ xảy ra cho toàn bộ công trình văn học của Võ Phiến nếu Thu Tứ không lên tiếng công khai hóa tư thế chính trị và kế hoạch “biên tập” của mình không chỉ với hai cuốn sách đã xuất bản mà với cả phần còn lại mà ông được thân phụ giao phó. Những tác phẩm méo mó, què quặt vì nỗ lực “lọc bỏ phần chính trị” của Thu Tứ sẽ được Nhã Nam (hay một “nhà” nào khác) ấn hành và phát tán trên cả nước, sẽ xâm nhập các thư viện, sẽ được người đọc quốc nội đón nhận với niềm tin là mình đang thưởng thức con người thật và tác phẩm thật của Võ Phiến. Và cảm nhận của độc giả từ cái “quái thai” văn học này nhất định sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cảm nhận chung của họ về không những Võ Phiến mà cả nền Văn Học Miền Nam 54-75 và có lẽ cả Văn Học Hải ngoại mà Võ Phiến là một trong những nhà khai phá. Sau khi “Trường hợp Võ Phiến” được công bố trên blog cá nhân của Thu Tứ (gocnhin.net) và sau đó một cách trang trọng trên tuần báo lề phải Văn Học TPHCM số 320, những hậu quả nghiêm trọng từ kế hoạch “biên tập” của Thu Tứ có nhiều khả năng sẽ không xảy ra bởi vì những diễn biến tiếp theo có thể khiến cho kế hoạch “biên tập” càn rỡ của Thu Tứ không còn thực hiện được nữa.

Nhà văn Lê Tất Điều, một trong những (nếu không phải là) người thân thiết nhất của gia đình nhà văn Võ Phiến vừa tung ra phần 1 bài phản biện “Những Sai Lầm Trong Bài ‘Trường Hợp Võ Phiến’ của Thu Tứ,” chỉ ra những sai lầm cơ bản và ấu trĩ của bài viết. Ở phần cuối bài, Lê Tất Điều quyết liệt yêu cầu gia đình nhà văn Võ Phiến làm thủ tục truất quyền “thừa hưởng và quản thủ tài sản văn chương Võ Phiến” mà Thu Tứ đã được giao phó trước đây. Đây là một đề nghị sáng suốt và kịp thời để ngăn chặn Thu Tứ gây thêm nhiều tổn thất cho công trình văn học đồ sộ của nhà văn Võ Phiến. Theo một nguồn tin thân cận với gia đinh Võ Phiến, Thu Tứ đã chính thức bị truất quyền thừa kế di sản văn chương của thân phụ mình. Đây là một tin mừng cho người đọc và là một cảnh báo nghiêm túc cho các nhà xuất bản trong nước muốn tiếp tục cộng tác với Thu Tứ để ấn hành các tác phẩm “đã lọc bỏ phần chính trị của Võ Phiến.”

Như vậy, trong khi Võ Phiến và gia đình vô cùng bất hạnh phải chịu đựng những đau thương gây ra bởi đứa con phản nghịch, công trình văn học của Võ Phiến đã thoát khỏi cái nguy cơ bị hủy diệt bởi Thu Tứ. Trong tương lai, nếu có được cơ hội đến với bạn đọc quốc nội, tác phẩm của Võ Phiến chắc chắn sẽ không phải là tập hợp những thi thể bị cắt đục manh mún dưới búa rìu “biên tập” của Thu Tứ mà là những ấn bản trung thực đến từ tim óc của ông.

Thật ra không phải chờ đến tương lai. Những cơ hội tiếp cận tác phẩm Võ Phiến đã xuất hiện trên liên mạng khá lâu. Trước hết, bạn đọc trong nước có thể thưởng thức những tác phẩm toàn vẹn, không cắt xén của Võ Phiến ở một số các trang mạng Hải ngoại. Trong số đó, từ tháng 1/2005, với sự cho phép của Võ Phiến, trang Tiền Vệ đã lưu trữ toàn bộ tập biên khảo Văn Học Miền Nam: Tổng Quan. Nhiều bài tiểu luận và sáng tác khác của Võ Phiến cũng đã được trang Tiền Vệ đăng tải từ năm 2003. Người đọc cũng có thể tìm thấy trọn bộ Văn Học Miền Nam: Tổng Quan được đăng lại trên mạng Viet Messenger (theo bản lưu trữ trên Tiền Vệ). Gần đây nhất, bạn đọc trong nước được giới thiệu một Võ Phiến “thật” trên vanviet.info, trang mạng chính thức của văn đoàn Độc lập, gồm các phần 1, 2, và 3 của Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (đăng lại nguyên văn từ bản lưu trữ trên Tiền Vệ). Văn đoàn Độc lập chính là cái mà Thu Tứ, một cách hiểm độc, gọi là một “tổ chức phi chính quyền trong nước” trong bài viết “Trường hợp Võ Phiến.” Không khó khăn gì để bạn đọc nhận ra văn đoàn này là mục tiêu bắn phá của Thu Tứ,

Theo Thu Tứ, cái “tổ chức phi chính quyền” này đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm chứa “nội dung chính trị sai lầm” của Võ Phiến. Với tình hình trong nước, “tổ chức” là một cụm từ nguy hiểm. “Phi chính quyền,” nghĩa là không thuộc về hay không được chính quyền thừa nhận, cũng nguy hiểm không kém, nếu không phải hơn. Văn đoàn Độc Lập là một nhóm sinh hoạt văn học độc lập, không/chưa có giấy phép sinh hoạt của nhà cầm quyền, và như là một hệ quả, thành viên của nhóm đã và đang chịu đựng một số hiểm nghèo trong đời sống. Trường hợp nhà đạo diễn Đỗ Minh Tuấn* là một bằng chứng không thể chối cãi về những sách nhiễu và áp lực mà ông phải chịu đựng và cuối cùng đành bỏ cuộc chơi, xin rút tên khỏi danh sách hội viên!

Bằng cách cáo buộc văn đoàn Độc lập đang chuẩn bị phổ biến những tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm, Thu Tứ đã cố tình mượn tay nhà cầm quyền mà đại diện là ban tuyên giáo để triệt hạ tổ chức này. Tại sao? Tại vì nếu đúng như Thu Tứ cáo buộc, trang mạng vanviet.info của văn đoàn Độc lập sẽ lần lượt giới thiệu với bạn đọc trong nước các tác phẩm của Võ Phiến ở dạng trung thực nhất của chúng. Không thể làm khác được vì phương châm của văn đoàn Độc lập là “Vì một nền văn học đích thực,” và một nền văn học đích thực thì không thể chấp nhận các sản phẩm giả tạo, bị làm méo mó, biến dạng để phục vụ nhu cầu khuynh đảo văn học của bất cứ thế lực thống trị nào. Việc giới thiệu diện mạo văn chương chân chính của Võ Phiến với độc giả trong nước của văn đoàn Độc lập đi ngược lại và làm phương hại đến kế hoạch càn rỡ “biên tập,” “lọc bỏ phần chính trị” trong tác phẩm để “đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước” của Thu Tứ. Và để thực hiện thành công kế hoạch “biên tập” này, Thu Tứ đã không ngần ngại bóp méo công trình văn học của thân phụ, mưu hại những kẻ làm ngược ý, và hủy diệt nhân phẩm của chính mình!

Như đề cập ở trên, văn đoàn Độc lập đã được nhà nước chiếu cố ngay cả trước khi “Trường hợp Võ Phiến” xuất hiện. Cùng với hội Nhà Báo Độc Lập và nhiều nhóm hoạt động dân sự khác, họ là những hạt sạn bướng bỉnh trong chiếc giày của giới thống trị. Nếu văn đoàn này còn được hoạt động công khai, đó là vì “người ta” chưa có cơ hội. Và bất kể những gì sẽ xảy đến cho chính mình, Thu Tứ đã dâng cho “người ta” một cơ hội tốt. Người viết cho rằng nhà cầm quyền trong nước sẽ không bỏ qua cơ hội liệng bỏ hạt sạn bướng bỉnh này.

Cho đến thời điểm này, chính quyền, hoặc tuyên giáo cho nó tiện, một cách ngẫu nhiên hay không, đã ở vào một vị trí rất tốt, vị trí ngư ông đắc lợi. Trước hết, nếu tin Thu Tứ bị truất quyền thừa kế di sản văn học của Võ Phiến là chính xác, việc in ấn tác phẩm của Võ Phiến theo hệ thống nhà nước sẽ ngưng lại vô hạn định. Võ Phiến, biên tập hay không biên tập, vẫn là cái tên không dễ mến đối với quan chức văn hóa và tuyên giáo. Bây giờ thì không phải lo đến nữa, ít nhất trong một thời gian. Như vậy, có thêm thì giờ để đối phó với cái “tổ chức phi chính quyền” trong nước này.

Không phải tình cờ mà “Trường Hợp Võ Phiến” được đăng lại một cách trang trọng trên tuần báo Văn Nghệ TP HCM. Deja-vu, phải không? Chính tờ báo lề phải nặng ký này đã bắt đầu loạt bài đánh phá thạc sĩ Đỗ Thị Thoan tức Nhã Thuyên và giáo sư hướng dẫn của cô trong vụ án được biết đến dưới cái tên “Luận văn Nhã Thuyên” cách đây không lâu. Cho đến thời điểm này, không hoặc chưa có bằng chứng nào về khả năng có bàn tay của tuyên giáo trong sự kiện “Trường Hợp Võ Phiến,” nhưng điều này cũng không ngăn cản tuyên giáo nắm bắt cơ hội tuyệt diệu này để mở đầu một chiến dịch đánh phá cái “tổ chức phi chính quyền trong nước” với chiến thuật đã áp dụng cho “luận văn Nhã Thuyên.”

Cái chiến dịch tạm gọi là “Trường Hợp Võ Phiến,” nếu được phát động, có nhiều phần sẽ bắt đầu với một bài đả kích Võ Phiến và cả cái tổ chức phi chính quyền kia trên một tờ báo lề phải nặng ký. Vô cùng tuyệt diệu nếu người khai pháo lại là con ruột của nhà văn chống Cộng nổi tiếng này. Không phải điều này đã xảy ra hay sao? Bởi vì đã có “luận văn Nhã Thuyên” như là một tiền lệ, có lẽ không cần thiết phải suy đoán về những chuyển động kế tiếp của nhà cầm quyền.

Xin dành lời cuối cho những ai quan tâm đến Văn Học Miền Nam 54-75. Hãy cùng nhau tạo điều kiện cho bạn đọc trong nước có cơ hội tiếp cận với diện mạo chân chính của nền văn học đã, đang, và tiếp tục bị trù dập này. Với cái “tổ chức phi chính quyền,” những lời chúc tốt đẹp và một ước mong. Vì một nền văn nghệ đích thực, xin hãy đứng vững.

Phùng Nguyễn

09.27.2014

Mời xem lại: Con trai nhà văn Võ Phiến “đấu tố” cha? (VNTB/ Ba Sàm). KIỀU PHONG – NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ (1) (DĐTK/ Ba Sàm).

 

Trở lại với các danh nhân lịch sử để hiểu các VIP hiện thời – BS

29 Th9

 

Posted by adminbasam on 28/09/2014

Vương Trí Nhàn

28-09-2014

Do những cấm kỵ không được viết về các danh nhân hiện đại, giới sử học của ta cũng lảng tránh luôn không viết về các danh nhân trong quá khứ .

 Những trang sử học không có con người — Sử Việt Nam được lưu hành chính thức hiện nay có ba chỗ dở khiến nó không còn là sử nữa. Ba chỗ dở đó là:

1/ Chỉ viết về lịch sử tồn tại của dân tộc mà không biết tới lịch sử phát triển. Quá chú trọng việc viết về chống ngoại xâm mà không viết về các cuộc đấu tranh nội bộ. Quá chú trọng quân sự mà không có sự nghiên cứu đầy đủ về kinh tế.  Chỉ viết về mặt sáng của lịch sử không viết về chỗ tối.

2/ Không có ngôn ngữ của sử học. Tức không có cảm giác về thời gian trong quá khứ

3/Không có nhân vật lịch sử

Dưới đây chỉ xin nói về điểm thứ ba.

Nhiều lần đi lại trên đường phố Sài Gòn, tôi gặp những cái tên phố rất lạ, một người  như tôi tra vấn trí nhớ mãi cũng không thể biết đó là ai.

Nhưng nghĩ kỹ, tự nhiên thấy vui, không trách mình nữa. Đó là khi nhớ ra rằng cả với nhân vật đã quen, được coi là những nhân vật lớn nhất trong lịch sử, — và thường dùng để làm tên gọi những đại lộ, những con phố chủ yếu của các thành phố lớn nhỏ — , chúng ta cũng chả biết gì về họ cả.

May mà những năm ngoài năm mươi tuổi, tự nhiên trong tôi nổi hứng là đi tìm lại các bộ sử  cổ nhất của nước mình. Ngoài Đại Việt sử ký toàn thư,  đọc thêm Việt sử thông giám cương mục, Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký tục biên, Lê Quý kỷ sự… Và đọc thêm sách một số nhà sử học nước ngoài viết về VN. Khi bắt đầu có ý niệm về các nhân vật lịch sử được viết trong những bộ sử ấy, tôi mới có điều kiện để nghĩ về các nhân vật lịch sử đương đại. Trên đường tìm hiểu thêm cái thời mà mình đang sống, tôi cảm thấy có thêm sự hào hứng và những kích thích để suy nghĩ.

 Sự đa dạng của thế giới danh nhân –Nếu muốn kể ra một sử học hoàn hảo tôi vẫn muốn gọi ra sử học Trung quốc.

Các nhà sử học xứ này rất thông thạo về các danh nhân của họ. Sự ham mê viết về danh nhân kéo dài từ thời Tư Mã Thiên đến ngày nay. Tới thế kỷ XX, loại sử này càng phổ biến, một số đã được dịch ra tiếng Việt.

Trong số ví dụ dễ kiếm, tôi muốn kể  tới cuốn 100 danh nhân có ảnh hưởng đến lịch sử Trung quốc (bản dịch ra tiếng Việt của Nguyễn Văn Dương 2002) . Sách này phân loại nhân vật lịch sử như sau.
Chương I, dành cho các nhân vật ngoại hạng, như Khổng Tử, Lão Tử, Tần Thủy Hoàng, Mao Trạch Đông.

Cũng được coi là ngoại hạng, có Từ Quang Khải, chỉ làm quan tới Thượng thư bộ Lễ, song lại chuyên về nghiên cứu khoa học. Ở một nước có tinh thần dân tộc rất cao, đóng góp chính của ông lại là thúc đẩy sự hấp thu nền văn hóa phương Tây.

Chương II, các vị đế vương các lãnh tụ vĩ đại, trong đó xếp cả Lưu Bang, Hán Cao Tổ, Võ Tắc Thiên, sau đó là Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch.

Chương III, các nhà tư tưởng v.v…

Chương IV , các nhà văn nhà thơ.

Đọc qua cả sách, tôi nhận ra một điểm. Dù phân chia thế nào thì có một nguyên tắc chung chi phối bộ mặt các danh nhân – tôi tin là không chỉ đúng Trung quốc với danh nhân Trung quốc mà còn đúng với danh nhân VN. Họ là những nhân cách đa dạng phức tạp nhiều chiều cạnh; ở họ mặt tối lẫn với mặt sáng, cái độ người ở họ được cô kết hơn hẳn đám chúng sinh mặt trắng chúng ta.

Hãy viết cả về các bạo chúa , nhưng là viết với quan niệm hiện đại–Tiếp tục câu chuyện về cuốn 100 danh nhân có ảnh hưởng đến lịch sử Trung quốc.

So với các sách khác, sách này có thêm có phần phụ lục về 10 đại hôn quân bạo chúa và bề tôi gian nịnh, bao gồm vua Trụ, Tùy Dạng Đế, Từ Hy thái hậu, Tần Cối, Đổng Trác và Viên Thế Khải…

Cùng cách làm vậy, trong ngăn lịch sử đương đại ở các hiệu sách Trung quốc, người ta đã bầy những cuốn viết về mấy người tạm gọi là bạo chúa đương đại  như Khang Sinh truyện, Giang Thanh truyện…

Tôi thấy có lẽ phải đi sâu thế mới gọi là làm sử.

Bởi viết lịch sử không chỉ có nghĩa là tìm ra những tấm gương để người đời noi theo. Lịch sử còn hấp dẫn và cần thiết cho người ta qua việc miêu tả những nhân vật đã có ảnh hưởng tới sự vận động của xã hội dân tộc thời đại cả theo chiều thuận lẫn theo chiều nghịch.

Tôi ước ao có người nào đó khi viết quá khứ nước Việt sẽ đi vào cuộc đời cả những bạo chúa và bề tôi gian nịnh. Qua các nhân vật này tôi sẽ hiểu thêm về những mặt tối những khía cạnh tiêu cực, những phần gọi là ma quỷ trong tính cách người Việt.

Một anh bạn trẻ hàng xóm vừa tặng tôi cuốn Tào Tháo-Thánh nhân đê tiện của Vương Hiểu Lỗi Trung quốc, công ty alphabooks xuất bản. Nhìn qua bìa 4, thấy trích một câu của Mao Trạch Đông “Tôi thích thơ của Tào Tháo, khí phách hùng vĩ, khẳng khái mà cô tịch, là nam tử hán đại trượng phu, văn chương xuất chúng” đã thấy lạ. Lật lại bìa 1, đọc đầu đề cuốn sách càng nghĩ càng sốc. Đã thánh nhân sao lại còn đê tiện đươc? Rồi nhớ lại cuốn  Hậu hắc học của Lý Tôn Ngô, trong đó khái quát gần như không có ngoại lệ rằng danh nhân Trung quốc đều hoặc là mặt dày hoặc là tim đen. Chẳng nhẽ các danh nhân Việt Nam thuộc một loại siêu phàm khác? Hay các nhà sử học Việt Nam lâu nay chỉ cho chúng ta biết những hình nộm? Và quan niệm về con người ở xã hội Việt Nam tới hôm nay nhìn chung là quá cổ lỗ? 

—–

Lãnh tụ CS không bao giờ trở thành Thần Thánh…

Mai Tú Ân

28-09-2014

H1Chỉ ít ngày sau khi Triển lãm ảnh Cải Cách Ruộng Đất khiến dư luận rúng động vì ghê sợ khi vết thương lòng lại bị xới lên, thì cuốn Đèn Cù của Trần Đĩnh lại đưa người đọc trở về những ngày kinh khiếp đó, và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã hiện ra trần trụi đến đau lòng…Để rồi trong dịp lễ giỗ đầu cúa Đại Tướng Võ Nguyên Giáp thì chúng ta lại ngơ ngẩn trước bức thư kiến nghị của bà vợ cố TBT Lê Duẩn…đòi lột hết chức tước, dẹp hết các danh hiệu…vì hèn nhát, vì bất tài, cướp công và thậm chí làm gián điệp cho nước ngoài…Bức thư kiến nghị đã đưa người anh hùng dân tộc của chúng ta xuống tận bùn đen…với những sự thật không thể không tin được…

Từ một nhà văn viết tiểu sử cho các lãnh tụ CS, cho đến vị phu nhân của vị TBT quyền lực một thời Lê Duẩn, những người ở trong cuộc, gần với giới Cửu Trùng, thậm chí ở ngay trong Cửu Trùng mới có được những thông tin như thế…Và khiến cho người đọc không thể không tin khi nhận được những thông tin như thế…

Nhưng tại sao vậy, tại sao liên tiếp và liên tiếp…cú sau mạnh và hiểm hơn cú trước, độc địa hơn và lột trần hơn cứ tiếp nối giáng vào hình tượng lãnh tụ, hình tượng anh hùng mà một thời chúng ta tin và yêu như thần thánh…

Đây không phải là thế lực phá hoại nào từ bên ngoài, không phải kẻ thù nào “chuyển lửa về quê hương” cả…Mà chỉ là ở trong phá ra, lửa ở trong bùng phát…Như một ung nhọt đã đến ngày bục vỡ, tràn máu mủ…

Hoặc như một củ hành tự bóc vỏ, mỗi ngày một lớp cứ rơi rụng, rơi rụng cho đến lớp cuối cùng…hoặc như lớp sơn son thếp vàng rẻ tiền sơn phết lên bức tượng cứ tự bong tróc, bong tróc cho tới lớp cuối cùng…Để rồi đến lúc này thì chúng ta mới giật mình khi nhìn thấy tất cả trần trụi, trần trụi vừa đau lòng, vừa bi hài…

Nhìn ra bên ngoài thì các tượng đài lãnh tụ CS TG cứ lần lượt biến mất, các thành phố, trường học, địa danh cũng không kèn không trống dẹp dần tên lãnh tụ CS…Các học thuyết CS lừng lẫy một thời cùng với các lãnh tụ CS khét tiếng đang dần dần đi vào cái đích cuối cùng : Cõi Hư Không…

Cát bụi lại trở về với cát bụi

Hư không lại trở về với Hư Không..

Chắc hẳn những người nào còn cố tin vào chủ thuyết một thời đáng tin thì giờ đây hoang mang, không hiểu, không biết tin vào ai, tin vào điều gì lúc này ? Chỉ biết chắc rằng mặc dù những người CS dự đoán rằng chủ thuyết CS của họ sẽ kéo dài ngàn đời thì giờ đây sẽ không kéo dài quá một đời người. Cũng như những lãnh tụ CS mà họ cố phong lên bậc thần thánh sẽ không bao giờ trở thành Thần Thánh…

Nguồn: Mai Tú Ân

 

 

Con trai nhà văn Võ Phiến “đấu tố” cha? – BS

26 Th9

 

 

Posted by adminbasam on 25/09/2014

H1Đôi lời: Một bài viết đăng trên báo Văn nghệ – Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP HCM có tựa đề “Trường hợp Võ Phiến”, của tác giả Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn).  Tác giả viết: “Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!

Đọc xong bài viết, có thể nói hình ảnh con cái đấu tố cha mẹ thời “Cải cách Ruộng đất” tái hiện. Nhà báo Huỳnh Duy Lộc bình luận: “Nhưng đọc xong, người đọc không khỏi có suy nghĩ: Việc con đấu tố cha mẹ đâu chỉ diễn ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc cách đây hơn 60 năm, mà còn có thể tái diễn vào đầu thế kỷ 21 dưới những hình thái có vẻ trí thức hơn”.

Bài viết này có phải của ông Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Võ Phiến, hay của ai đó đặt những con chữ vào miệng ông? Có lẽ chỉ có ông Đoàn Thế Phúc và nhà văn Võ Phiến có câu trả lời.

——

Trường hợp Võ Phiến

Thu Tứ

25-09-2014

Chúng tôi vô cùng bất đắc dĩ mới lên tiếng

Chẳng ai muốn đi chỉ ra cái sai của người đẻ ra mình!

Chúng tôi làm việc này vì vừa được biết một tổ chức phi chính quyền trong nước đang có kế hoạch tích cực phổ biến những tác phẩm Võ Phiến chứa nội dung chính trị sai lầm. E rằng việc làm của họ có thể khiến một số người đọc hoang mang, hại đoàn kết dân tộc, chúng tôi quyết định tự mình phản bác nội dung này.

Chúng tôi cảm thấy có một chút trách nhiệm về việc làm nói trên của tổ chức phi chính quyền kia. Số là, trong hai năm qua, do nhà nước Việt Nam nới lỏng qui định về xuất bản, nhà xuất bản Nhã Nam ở Hà Nội có in lại hai tác phẩm của nhà văn Võ Phiến là Quê hương tôiTạp văn. Cả hai tác phẩm này đều do chúng tôi chọn lựa và biên tập, theo sự ủy quyền từ lâu của thân phụ. Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vửa giá trị nhất vừa hoặc không chứa hoặc chứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nội dung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏ hết. Mục đích của việc chọn và bỏ như thế là đưa những thành tựu văn học đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến với người đọc mà không gây hại cho nước. Chúng tôi đã tưởng mình thế là chu đáo với nhà với nước! Hóa ra, việc hai tác phẩm Quê hương tôiTạp văn được người đọc quốc nội đón nhận khá tốt lại chính là cái nền rất tiện lợi cho tổ chức kia toan đặt lên đấy thứ nội dung hoàn toàn bất ổn trong tác phẩm Võ Phiến!

Chuyện đang xẩy ra còn làm chúng tôi sốt ruột về tương lai. Sẽ hết nhóm nọ đến phe kia những lúc nào đó đem vận dụng văn nghiệp Võ Phiến cách có hại cho nước. Phải làm cho thật rõ về cái phần nội dung chính trị sai lầm trong văn nghiệp ấy ngay bây giờ.

H2Chúng tôi hiểu nhà văn Võ Phiến hơn bất cứ ai

Chúng tôi lại còn một lý do nữa khiến việc lên tiếng càng không thể tránh được.

Do quan hệ đặc biệt và do đã ở gần nhà văn Võ Phiến trong không biết bao nhiêu năm, chúng tôi được nghe tận tai những phát biểu của ông về tình hình đất nước mà chắc chắn chưa ai từng nghe. Ngoài ra, do yêu thích văn học, chúng tôi đã đọc tất cả tác phẩm Võ Phiến rất kỹ. Hơn nữa, chúng tôi còn đọc để soát lại trước khi đưa in đa số tác phẩm Võ Phiến tái bản hoặc xuất bản ở nước ngoài. Kết quả của không biết bao nhiêu lượt nghe những lời phát biểu thoải mái và đọc rất kỹ tác phẩm là: không ai có thể biết lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của nhà văn Võ Phiến rõ bằng chúng tôi.

Cái biết ấy trong tình hình cái lập trường bất ổn và cái cách nhìn cũng bất ổn đang được một số người tìm cách tái phổ biến, nó trở thành một sức nặng bắt chúng tôi phải bất chấp quan hệ tối thân thiết mà lên tiếng chỉ sai.

Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng

Trước khi về thăm quê hương lần đầu tiên năm 1991 chúng tôi đã tuyệt đối tin những nghĩ ngợi của thân phụ mình về chuyện đất nước thời đánh Pháp và đánh Mỹ.

Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)

Với lối tham quan như vừa nói, chúng tôi nhanh chóng trở nên rất đỗi hoang mang! Chúng tôi thấy người Việt Nam ngoài Bắc vui vẻ, bình thản, vừa giữ được phần lớn nền nếp cũ, lại vừa có thêm cái phong cách “cách mạng”, mọi người bình đẳng, cũng rất hay. Bấy giờ miền Bắc cũng như cả nước, đang có một số hiện tượng xã hội tiêu cực do kinh tế trì trệ kéo dài, vật chất rất thiếu thốn, nhưng nhìn chung người tuy nghèo mà văn hóa tinh thần rất đáng hãnh diện. Đâu là cái ảnh hưởng cực xấu của chủ nghĩa cộng sản đối với văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, mà mình đã đọc thấy trong tác phẩm của người đẻ ra mình?! Than ôi, hóa ra chỉ là kết quả của những kinh nghiệm rất giới hạn cả về không gian lẫn thời gian cộng với những câu chuyện kể của một ít bạn bè người Trung cùng hoàn cảnh, một số đồng nghiệp người Bắc di cư, vài cán bộ cộng sản “hồi chánh”, thêm vài tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm”, tất cả được một trí tưởng tượng hết sức phong phú và một tâm lý đặc biệt bi quan suy diễn nên!

Ngoài cái biết trực tiếp như vừa nói, chúng tôi còn nhờ thói quen hay đọc sách báo mà biết thêm được vô số chuyện lạ đối với mình. Từ văn hóa, chúng tôi tìm hiểu sang lịch sử, mới biết đến hay biết rõ nhiều chuyện đất nước rất to, như Tuyên Ngôn Độc Lập, Hà Nội Kháng Chiến Sáu Mươi Ngày Đêm, chiến dịch Biên Giới, chiến dịch Điện Biên Phủ, mà cho đến lúc ấy hoặc chưa nghe bao giờ hoặc chỉ nghe hết sức loáng thoáng với lời bình phẩm hạ giá kèm theo. Những “voi” sự kiện theo nhau lù lù bước ra từ quá khứ khiến chúng tôi hết sức bỡ ngỡ!

Vì đã bị “tuyên truyền” rất kỹ, cũng phải đến hơn mười năm sau lần về nước đầu tiên, sau khi nghĩ đi nghĩ lại không biết bao nhiêu lần, chúng tôi mới thấy được thật rõ ràng lịch sử dân tộc trong khoảng 1945-1975 thực ra là như thế nào.

Nhà văn Võ Phiến trong những tư cách khác

Nhà văn Võ Phiến là một người đứng đắn, không bao giờ làm việc gì trái lương tâm để thủ lợi. Một người không bao giờ cậy thế bắt nạt, lấn lướt ai. Một người khiêm tốn, không bao giờ khoe khoang. Một người ăn nói luôn ôn tồn, thái độ luôn hòa nhã.

Nhà văn Võ Phiến là một thành viên tận tụy của gia đình, gia tộc.

Nhà văn Võ Phiến đóng góp rất đáng kể vào văn học Việt Nam trong thế kỷ 20.

Một lập trường chính trị hoàn toàn bất ổn

Nhà văn Võ Phiến viết nhiều thể loại. Lập trường chống cộng của ông được đưa ra rải rác khắp nơi trong nhiều loại tác phẩm khác nhau, khi là hẳn một bài tạp luận hay tạp bút, khi là lời nhân vật trong truyện ngắn hay truyện dài, khi là những đoạn trong một tác phẩm phê bình hay nhận định văn học v.v.

Lập trường chống cộng của nhà văn Võ Phiến liên hệ đến ba vấn đề: giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, chọn lựa ý thức hệ.

Về giải phóng dân tộc, nhà văn Võ Phiến khẳng định không có nhu cầu!!!

Ông cho rằng sớm muộn Pháp cũng trả độc lập cho ta, viện dẫn những chuyện xảy ra trên thế giới.

Đúng là đế quốc Anh đã tự giải tán trong hòa bình. Nhưng Pháp không phải là Anh. Pháp cương quyết tiếp tục giữ thuộc địa và cướp lại những thuộc địa tạm mất trong Thế chiến thứ Hai. Song song với hành động tái xâm lược ở Việt Nam, tháng 8-1945 quân đội Pháp thảm sát hàng chục ngàn người dân nổi dậy ở thành phố Sérif, An-giê-ri, và từ tháng 3-1947 đến tháng 12-1948 đàn áp kháng chiến ở Madagascar, giết có thể đến hơn 100.000 người! Ngay cả sau khi thua to ở Điện Biên Phủ, phải chấp nhận rút khỏi Việt Nam, Pháp vẫn cố giữ An-giê-ri để rất nhiều máu phải đổ nữa rồi mới chịu thôi làm đế quốc.

Nhà văn Võ Phiến nhắc những miền đất ở châu Phi được Pháp trả lại độc lập dễ dàng: thì những nơi ấy chính đã may mắn được hưởng thành quả rực rỡ của kháng chiến Việt Nam và kháng chiến An-giê-ri đấy chứ! Mà thực ra cũng không phải may mắn: ai cũng biết những “nước” Phi châu mới kia chỉ có cái vỏ độc lập chứ ruột thì vẫn nằm trong tay Pháp. Từ ngày “độc lập” năm 1960, các nước ấy đã bị Pháp ngang nhiên can thiệp quân sự hơn 30 lần! Vai trò áp đảo của Pháp trong vùng rõ ràng tới nỗi từ lâu đã sinh ra cái từ Francafrique: Phi nhưng mà “Phi Pháp”!

Dân tộc Việt Nam với ít nhất hai mươi mấy thế kỷ văn hiến, dân tộc Việt Nam mà chính toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã nhận xét là nhất ở Đông Nam Á, phải qua đến Nhật mới gặp được trình độ tương đương (1), dân tộc ấy lại nên như những giống người còn bán khai ở châu Phi ngồi chờ giặc thua to ở nơi khác, ban phát cho một thứ gọi-là-độc-lập hay sao?!!

Sau Thế chiến thứ Hai, không phải đế quốc nào cũng chọn buông thuộc địa. Chính dân tộc Việt Nam anh hùng đã dẫn đầu những dân tộc bị trị trong việc bắt đế quốc Pháp phải buông thuộc địa.

Hễ có kẻ đè đầu cưỡi cổ, thì khi có cơ hội ta phải vùng lên đánh hất nó xuống, chứ lẽ nào cứ ngồi yên đợi nó chán cưỡi chán đè!!!

Lý luận “không cần kháng chiến” hoàn toàn không có giá trị. Nó gốc ở cái ý muốn bào chữa cho những người không tham gia kháng chiến và cái ý muốn phủ nhận công lao to lớn của đảng cộng sản Việt Nam và ở một tâm lý tự ti về văn hóa dân tộc mà chúng tôi sẽ trình bày sau.

Về thống nhất đất nước, nhà văn Võ Phiến đặt việc chống cộng lên trên việc thống nhất đất nước.

Sau khi thua ở Điện Biên Phủ, đế quốc Pháp phải chấp nhận rời khỏi nước ta. Cuộc kháng chiến gian khổ, oai hùng do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã thành công! Nhưng một số người Việt Nam – những người đã không tham gia kháng chiến hoặc theo giặc đàn áp kháng chiến (!!!) – không chịu để toàn dân đi bầu tự chọn chính quyền mà dựa vào thế lực siêu cường Mỹ dựng lên một “nước” trên một nửa nước!!!

Tổ tiên ta bao nhiêu công phu, xương máu, qua bao nhiêu đời mới mở được chừng này đất, để bây giờ đất chia hai sao? Dân tộc Việt Nam mấy ngàn năm trải bao lượt thử thách vẫn là một để bây giờ thôi là một sao?

Hễ có cơ hội, phải cố hết sức thống nhất đất nước.

Cơ hội đã có: từ năm 1960 chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu lung lay, khởi đầu do một số đảng phái bất mãn về chính sách, sau đó do đông đảo Phật tử đấu tranh chống thiên vị tôn giáo. Năm 1963 chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Tiếp theo là đảo chính liên miên. Nhân tình hình thuận lợi, quân kháng chiến Miền Nam và quân đội Miền Bắc tiến công mạnh mẽ. Đâu muốn chết đến người Mỹ, nhưng thấy “tiền đồn” Việt Nam Cộng Hòa quá nguy ngập, nhà nước Mỹ đành gấp rút cho hơn nửa triệu lính đổ bộ. Chính quyền Sài Gòn trở nên tạm ổn định, nhưng biển Mỹ kim tiền viện trợ lại nhanh chóng gây ra nạn quan chức tham nhũng hết sức trầm trọng. Tổn thất sinh mạng binh lính Mỹ, ảnh hưởng tai hại đến kinh tế Mỹ, sự kiên cường của kháng chiến Miền Nam và quân dân Miền Bắc, cùng với sự bất lực của chính quyền Sài Gòn, khiến nội bộ Mỹ trở nên chia rẽ trầm trọng, dẫn đến quyết định rút hết quân ra. Chỉ hai năm sau khi lính Mỹ rút, nước Việt Nam thống nhất. Tổn thất hơn 210.000 lính chết và bị thương, thả xuống ba lần rưỡi lượng chất nổ đã thả trong Thế chiến thứ Hai (!!!), tiêu mất gần một ngàn tỉ đô-la (tính theo giá đô-la năm 2011), mà siêu cường Mỹ rút cuộc vẫn thất bại trong ý đồ chia hai nước ta.(2) Mỹ thảm bại, chắc chắn có một phần do đã ủng hộ một chính quyền không được lòng dân.

Bất chấp cơ hội thống nhất đất nước đã tới, nhà văn Võ Phiến vẫn tiếp tục ủng hộ sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn. Đó là một lập trường đi ngược lại với lý tưởng dân tộc.

Về chọn lựa ý thức hệ, nhà văn Võ Phiến tuyệt đối bác bỏ chọn lựa chủ nghĩa cộng sản.

Chọn lựa một chủ nghĩa, phải trên cơ sở nhu cầu đất nước và phải căn cứ vào kết quả cụ thể.

Xét nhu cầu thì:

Thời Pháp thuộc có nhu cầu hết sức lớn là đánh đuổi giặc Pháp. Đến cuối thập kỷ 1910, nỗ lực cứu nước của các nhà nho đã coi như hoàn toàn thất bại. Công cuộc giành lại độc lập đòi hỏi một đường hướng mới. Vừa đúng lúc ấy bên Tây phương nẩy ra một thứ chủ nghĩa nhiệt liệt bênh vực những người bị áp bức, với những phương cách rất cụ thể để tổ chức họ thành lực lượng đấu tranh lợi hại. Quốc gia tiên phong ứng dụng chủ nghĩa ấy là Liên Xô, một cường quốc. Ở Việt Nam đang có vô số người bị áp bức, nếu chọn chủ nghĩa cộng sản thì trước mắt có phương tiện để tổ chức họ thành đoàn thể chặt chẽ, thêm về lâu dài có thể có được nguồn ngoại viện cần thiết cho kháng chiến: tại sao lại không?

Thời Pháp thuộc còn có nhu cầu khác cũng rất quan trọng là cải cách xã hội để san bằng những chênh lệch quá độ nẩy sinh như một kết quả của tình trạng đất nước bị ngoại nhân cai trị lâu ngày.(3) Chủ nghĩa cộng sản có vẻ là một phương tiện tốt để thực hiện việc cải cách này, tại sao lại không chọn?

Xét kết quả thì:

Đối với hai đại sự là giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, chủ nghĩa cộng sản rõ ràng là chọn lựa đúng. Nhờ đông đảo nhân dân đoàn kết chặt chẽ với tinh thần hy sinh cao độ và nhờ có ngoại viện cần thiết, mà cả hai đại sự đã thành công tốt đẹp.

Đối với việc cải cách xã hội, tuy trong một thời gian đã xảy ra sai lầm khiến một số người bị xử oan, nhưng mục đích san bằng bất công có đạt được. Nhân đây cũng nên nói về ý nghĩa của việc “sửa sai”. Nó chính là một ví dụ về khả năng Việt hóa món nhập ngoại của dân tộc Việt Nam. Ngay từ năm 1924 Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định cần xem xét lại chủ nghĩa cộng sản trên cơ sở lịch sử phương Đông.(4) Tiếc một phần do hoàn cảnh chiến tranh, trong cải cách ruộng đất việc xem xét lại đã không được tiến hành kịp thời. Nhìn chung, ở Miền Bắc văn hóa dân tộc đã làm mềm hẳn chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy, với kết quả là một xã hội về cơ bản vừa giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp vừa có một cái không khí bình đẳng hơn trước cũng tốt đẹp.

Nghĩa là, ít nhất trong khung thời gian liên hệ, việc chọn chủ nghĩa cộng sản không có gì sai.

Tóm tắt về lập trường chính trị của nhà văn Võ Phiến

Trong khi những người cộng sản Việt Nam lập hết công giải phóng dân tộc đến công thống nhất đất nước, cùng lúc dần dần cải cách ý thức hệ cộng sản cho hợp với văn hóa truyền thống và điều kiện xứ sở, thì nhà văn Võ Phiến hững hờ với giải phóng, thờ ơ với thống nhất, đem toàn lực tiến công cái bản gốc của ý thức hệ ấy!

Ông bảo chủ nghĩa cộng sản là xấu. Trông vào kết quả trên nhiều mặt, rõ ràng nó chẳng xấu cho đất nước quê hương một chút nào!

Một cách nhìn lịch sử cũng hoàn toàn bất ổn

Ngoài lập trường chống cộng, tác phẩm Võ Phiến còn chứa một cái nhìn về lịch sử dân tộc trong thế kỷ 20.

Ở đây có lẽ nên nhắc ngay đến cái khuynh hướng phân tích tâm lý nhân vật “chẻ sợi tóc làm tư” nổi tiếng của nhà văn Võ Phiến. Thực ra không chỉ khi viết truyện mà cả trong đời sống ông cũng thế, cũng thích chẻ cái mình nhìn ra cho thật nhỏ. Và ông đặc biệt ưa chú mục vào những cái xấu hoặc bất thường (tuy bản thân không hề xấu hoặc bất thường).

Mỗi người chỉ có đúng một cách nhìn. Tất nhiên nhà văn Võ Phiến đã nhìn lịch sử dân tộc bằng chính cách vừa nói trên.

Kết quả là, đọc ông ta gần như toàn gặp những người dân không biết yêu nước là gì (thỉnh thoảng có gặp thì nhân vật yêu nước hiếm hoi ấy lộ vẻ lạc lõng rõ rệt); không thấy thực dân khai thác tài nguyên bóc lột lao động đâu cả, chỉ thấy cán bộ cộng sản hủ hóa; không thấy giặc Pháp tàn bạo với người Việt Nam đâu cả, chỉ thấy có dân bị đấu tố oan; không thấy đông đảo nhân dân nô nức ủng hộ chiến sĩ, hàng hàng lớp lớp chiến sĩ hăng say đánh giặc ngoại xâm, lập chiến công oai hùng đâu cả, chỉ thấy nhiều người bị làm khổ và nhiều kẻ liều chết ngớ ngẩn!!! Không có những việc tốt nhà nước cộng sản đã làm cho dân nghèo nào hết, chỉ có những xáo trộn xã hội hoàn toàn vô ích!!!…

Dân tộc Việt Nam đâu phải như vậy. Sự thực về cuộc cai trị của đế quốc Pháp, về kháng chiến Việt Nam, về những việc làm của đảng cộng sản Việt Nam, đâu phải như vậy.

Sở dĩ nhà văn Võ Phiến thấy vậy, ấy bởi ông đã chăm chú nhìn những thành phần thiểu số, những chuyện lẻ tẻ, nhất thời. Chỉ có một việc cải cách ruộng đất thực hiện quá tay là đã xảy ra ở khá nhiều nơi và kéo dài khá lâu. Nhưng “sai” ấy đã được “sửa”.

Cái nhìn Võ Phiến ngoài tính rất đỗi cục bộ và tập trung vào cái xấu hoặc bất thường, còn một đặc tính nữa là hay khuếch đại.

Nhìn chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to… Có là Tây Thi thì cũng không thể còn đẹp nổi dưới cái nhìn như thế! Thực ra đâu còn khuôn mặt nào nữa mà đẹp với xấu! Một công cuộc vĩ đại đầy ý nghĩa tốt đẹp cũng chẳng khác gì. Nhìn nó như nhà văn Võ Phiến nhìn thì thấy thật rõ những tiêu cực rời rạc bé nhỏ, mà không sao thấy được cái toàn thể tích cực liền lạc lớn lao.

Cách nhìn là quan trọng nhất. Nhưng nhìn đâu cũng có đóng góp vào cái thấy của người nhìn.

Có thể đặt vấn đề, hay là quê hương nhỏ của nhà văn Võ Phiến là huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định nó đã “ngoại lệ” khiến ông đâm ra dễ nghĩ lệch về chuyện đất nước? Quả thực, ở Phù Mỹ thời Pháp thuộc gần như không thấy bóng giặc Pháp mà chênh lệch giàu nghèo cũng không đáng kể. Nhưng ngay ở Phù Mỹ, chắc chắn cũng đã có rất nhiều người yêu nước, chẳng qua nhà văn không chú ý đến họ. Hơn nữa, dù chỉ nhìn tình hình Phù Mỹ mà thôi khó thấy được đại cục nước Việt Nam, thì thiết tưởng một người lên tiếng về đại cục như nhà văn Võ Phiến có trách nhiệm phải nhìn cho thật rộng, nhìn khắp cả nước, chứ đâu được nhận định về toàn quốc trên cơ sở tình hình ở chỉ địa phương mình!

Cuối cùng, về “cách nhìn Võ Phiến”, có lẽ cũng nên nêu lên rằng nó lẽ tự nhiên dẫn tới tâm lý bi quan, là một nét nổi tiếng của văn chương Võ Phiến. Bi quan trong văn thì không sao cả. Nhưng trong cuộc đấu tranh để sinh tồn của cả một dân tộc, thì hết sức tai hại.

Tại sao nhà văn Võ Phiến chống cộng

Nhà văn Võ Phiến lớn lên ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Cái lối giặc Pháp cai trị nước ta mỗi nơi một khác đã làm cho giặc gần như vô hình đối với người thanh niên mà sau này sẽ là nhà văn Võ Phiến. Bởi về kinh tế Phù Mỹ không có gì hấp dẫn, nơi ấy giặc chỉ hiện diện nhỏ xíu, cho có mà thôi. Đã ít lại “hiền”, chẳng làm gì ai, giặc cơ hồ như không phải giặc! Không gian chính trị như thế bất lợi cho lòng yêu nước. (Tuy vì việc học người thanh niên có xa quê một thời gian, nhưng Phù Mỹ là môi trường chủ yếu. Hơn nữa, ngay tại những nơi ở trọ ông cũng không có dịp thấy giặc nhiều và dữ. Người ấy đã chỉ lo học, không tham gia bất cứ tổ chức cách mạng nào.)

Ở Phù Mỹ, không gian văn hóa cũng không lợi cho lòng yêu nước. Như chính nhà văn Võ Phiến hơn một lần viết ra, nơi vùng quê ấy hết sức hiếm những cái nó có giá trị khiến người dân địa phương dễ dàng cảm thấy hãnh diện về đường tinh thần. Không kiến trúc truyền thống ấn tượng như mái đình mái đền mái chùa cong vút, không sinh hoạt truyền thống tưng bừng như lễ hội, hát quan họ hát chèo, rất ít làng nghề với những sản phẩm mỹ thuật tinh tế, cũng không nhà nho tài tử thơ phú tài hoa… Chỉ có bài chòi vài ngày dịp Tết và hát bộ rất thi thoảng.

Người thanh niên Võ Phiến có trình độ học vấn tương đối cao. Như một kết quả của chương trình giáo dục thuộc địa, thanh niên ấy mang nặng ấn tượng tốt đẹp về văn hóa Tây phương.

Người thanh niên Võ Phiến có đầu óc thực tế, chú ý nhiều đến điều kiện vật chất, mà văn hóa Tây phương thì từ khi sáng kiến ra phương pháp khoa học đã tỏ ra rất xuất sắc về cải tiến điều kiện vật chất.(5) Thanh niên ấy ưa phân tích tâm lý, mà văn học Tây phương thì sở trường phân tích tâm lý… Không phải không đáng kể đâu. Những chỗ hợp với Tây do bản tính ấy đã kết hợp với kết quả của chương trình giáo dục thuộc địa tạo nên một lòng đặc biệt nể mến Tây có ảnh hưởng nhất định đến thái độ riêng về chuyện chung.

Người thanh niên Võ Phiến hay nghĩ ngợi, với cái nhìn “tập trung vào chỗ xấu, chẻ nhỏ, phóng to”, hay hoài nghi, hay lo (rất) xa và đặc biệt nặng lòng với gia đình gia tộc.

Người thanh niên Võ Phiến tuy vậy có theo kháng chiến một thời gian, nhưng rồi một phần do bị chấn động tâm lý nặng bởi những quá độ trong cải cách ruộng đất, đã bỏ kháng chiến; được ít lâu, gia nhập một đảng phái chống cộng ở địa phương, hình như chủ yếu do một người bà con thân lôi kéo, chẳng bao lâu bị những người cộng sản bắt, nhận một án tù nhẹ vì đã không phải là một thành viên tích cực của tổ chức kia, trong khi người bà con thân bị án tử hình…

Không gian chính trị, không gian văn hóa, hoàn cảnh giáo dục, đặc tính cá nhân, tất cả đã cùng nhau khiến một thanh niên theo kháng chiến không mấy hăng say. Sau đó, một số biến cố chung, riêng đẩy thanh niên ấy về phía những người chống cộng.

Tại sao nhà văn Võ Phiến nổi tiếng chống cộng

Viết văn chống cộng thì lắm cây bút từ Miền Bắc di cư vào chịu khó viết. Nhưng tác phẩm của họ điển hình lớn lời mà thiếu chi tiết cụ thể, rỗng lý luận. Tác phẩm chống cộng của nhà văn Võ Phiến ngược lại: lời nhỏ kể lể tỉ mỉ, đay nghiến, với lý luận (sai) kèm theo.

Chính quyền Sài Gòn để ý và đánh giá cao lối viết ấy. Năm 1960, truyện vừa Mưa đêm cuối năm của nhà văn Võ Phiến được giải thưởng “Văn học Toàn quốc”. Như Nhất Linh nhận xét trong Viết và đọc tiểu thuyết, lời văn trong tác phẩm giật giải văn chương ấy hãy còn thô vụng.(6) Nó được chọn rõ ràng vì nội dung chính trị phù hợp với nhu cầu tuyên truyền của những người đang cai trị Miền Nam.

Sau Mưa đêm cuối năm, được chính quyền Sài Gòn khuyến khích và được “đồng chí” tán thưởng, nhà văn Võ Phiến tiếp tục cho ra đời những tác phẩm có nội dung tương tự, viết chống cộng mỗi lúc một thêm “tinh vi”. Thực ra tác phẩm Võ Phiến trở nên “vi” (tỉ mỉ) hơn nữa, chứ không phải “tinh” (thấy đúng bản chất) hơn chút nào, vì nhìn cục bộ thì không thể thấy toàn thể. Cái tiếng “chống giỏi” của nhà văn nhanh chóng lan rộng trong cái tiểu xã hội phức tạp của những người chống cộng mà có lẽ đại đa số không thực sự chia xẻ nội dung cụ thể của tác phẩm Võ Phiến, chưa nói nhiều người hình như không hề cầm tới sách! Nhà văn Mai Thảo có lần đọc, thấy “nhiều sắc thái địa phương”. Nhà văn Vũ Khắc Khoan cũng thử đọc, rồi phàn nàn về những nhân vật “tù lù mù”. Chi tiết khó “chia”, mà lý luận hẳn họ càng thấy khó “sẻ”, vì vốn dĩ chính bản thân họ có hay lý luận rắc rối gì đâu. Đại khái, mỗi người chống cộng vì một số lý do riêng, rồi hễ cứ nghe ai “chống giỏi” là rủ nhau hoan hô, không cần biết người kia cụ thể chống thế nào!

Cái lối được trầm trồ mà không được đọc rồi cũng xảy ra cho nhà văn Võ Phiến ở ngoài Bắc. Một số người “Nhân Văn Giai Phẩm” nghe tiếng chống cộng của ông, sinh ngay cảm tình, tuy hầu hết những người ấy chắc chắn rút cuộc chưa bao giờ đọc được một chữ văn Võ Phiến! Thực ra giữa họ và nhà văn Võ Phiến có chỗ khác nhau rất căn bản: họ đều đồng lòng kháng chiến đánh đuổi giặc Pháp, lấy việc ấy làm quan trọng hơn cả, trong khi nhà văn Võ Phiến thì không. Nông nỗi của họ xảy ra là do họ nghĩ giải phóng dân tộc xong rồi, Đảng không nên lãnh đạo văn hóa nữa, mà nên để “trăm hoa đua nở”. Nhưng việc nước đã xong đâu! Còn phải thống nhất đất nước. Với sự can thiệp của siêu cường Mỹ, công việc sẽ vô cùng khó khăn. Cần phải duy trì ý chí chính trị và tinh thần kỷ luật ở mức cao nhất. Tự do văn hóa sẽ ảnh hưởng xấu đến nỗ lực duy trì này, do đó Đảng không thể chấp nhận được. Nhìn cách khác, tình hình đất nước bấy giờ chưa thích hợp với một cải cách chủ nghĩa lớn như vậy.

Vào cái khoảng thời gian Liên Xô vừa sụp, cái tiếng chống cộng của nhà văn Võ Phiến còn khiến một số nhà văn Việt Nam ở trong nước tìm cách bắt liên lạc với ông, hẳn vì họ nghĩ nhà nước cộng sản Việt Nam cũng sắp sụp! Có người nhân dịp đi công tác qua Mỹ, đã tỏ tình thân ái bằng cách tặng nhà văn Võ Phiến một chiếc đồng hồ đeo tay dùng lâu năm. Người ấy từng tự nói nhờ Đảng mà tôi mới được thế này. Ấy thế mà khi tưởng Đảng sắp đổ, ông vội vã đi ôm chầm lấy kẻ thù của Đảng! Ngán cho “nhân tình thế thái”. Thân phụ chúng tôi có kể rằng, qua trò chuyện, thấy nhà văn kia dường như chưa hề đọc một tác phẩm nào của mình!

Ra hải ngoại, tiếng tăm của nhà văn Võ Phiến lớn hơn khi ông còn ở Sài Gòn. Vì hai lý do. Thứ nhất, lẽ tự nhiên trong cái cộng đồng của những người bỏ nước, ai chống chính quyền của nước đã bỏ thì được hoan nghênh, chống càng mạnh càng được hoan nghênh. Thứ hai, việc nhà văn Võ Phiến bắt đầu viết và viết trong một thời gian dài tác phẩm Văn học Miền Nam khiến rất nhiều văn nhân hải ngoại đua nhau ca ngợi ông trong thời gian dài. Sau khi toàn bộ tác phẩm ấy được trình làng, có khá nhiều phản ứng bất lợi từ chính những người đã từng trông ngóng nó ra đời. Họ không bằng lòng về một số nhận định văn học của tác giả. Chúng tôi cho rằng về nhận định văn học, Văn học Miền Nam chứa nhiều ý kiến giá trị. Nhưng cũng như đa số tác phẩm Võ Phiến, đáng tiếc, nó cùng lúc chứa những phát biểu hoàn toàn sai lầm về lịch sử đất nước trong thế kỷ 20.

Một lòng yêu nước tự ti

Không biết bằng Paul Doumer

Khi còn ở quê, do kiến thức rất giới hạn, người thanh niên Võ Phiến đinh ninh Việt chỉ là học trò của Tàu. Sau khi vào Sài Gòn năm 1960, kiến thức của nhà văn trẻ Võ Phiến tăng lên rất đáng kể. Ông dần dần biết ta có những nét riêng…

Đọc Quê hương tôiTạp văn, mọi người khen tác giả uyên bác, biết nhiều về văn hóa Việt Nam.

Thực ra ngay trong Quê hương tôi vốn cũng vẫn còn có chỗ tác giả lặp lại cái thành kiến sai lầm cũ kỹ rằng ta chỉ là học trò của Tàu, song song với một số phát biểu xác đáng về tiếng Việt, về ẩm thực Việt Nam, về áo dài…, nhưng chúng tôi đã biên tập bỏ đi. Tác phẩm vẫn còn chứa vài ý được diễn rất kín đáo mà nếu đọc thật kỹ độc giả có thể cảm thấy đằng sau những dòng chữ là chờn vờn một tâm lý tự ti về văn hóa dân tộc.

Làm sao mà nhà văn Võ Phiến lại tự ti thế?

Xin hãy để ý “quê hương tôi” chỉ là một nửa của đất nước thôi! Trong khi nói cho thành thật, thì những thành tích cao nhất của văn hóa Việt Nam trong chiều dài lịch sử dĩ nhiên đã được lập trên nửa khác, ngoài Bắc, nơi đất gốc của dân tộc. So “cao” về văn hóa với ai, phải căn cứ vào thành tích ở Bắc bộ. Thế mà kiến thức của nhà văn Võ Phiến về văn hóa Việt Nam ở Bắc bộ đã không bao giờ đạt độ rộng và sâu cần thiết. Ngoại trừ văn học, ông biết rất ít! Chính do cái biết thiếu ngặt nghèo ấy, mà ông không được thoải mái khi so sánh văn hóa ta với văn hóa người.

Kể ra, trên nửa phía nam của đất nước, nếu nhìn toàn thể những biểu lộ nơi con người thì có lẽ cũng vẫn thấy được đúng trình độ dân tộc. Nhà văn Võ Phiến không thấy đúng, hẳn bởi cái cách nhìn cục bộ và cái khuynh hướng nhấn mạnh tiến bộ vật chất…

Hết sức đáng tiếc, rút cuộc nhà văn Võ Phiến không biết trình độ tiến hóa của dân tộc Việt Nam bằng Paul Doumer đã biết hơn hai mươi năm trước ngày ông chào đời!

Vì không biết nên mới “Á Phi”

Không phải tình cờ mà khi bàn chuyện đất nước, nhà văn Võ Phiến hay nhắc tới Phi châu. Ông ngỡ ta chắc không hơn Phi bán khai bao nhiêu, trong khi thực ra giữa ta với họ có cái khoảng cách hai mươi mấy thế kỷ văn hiến!!!

Chỉ tính từ sau Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam cũng đã lập quốc hàng ngàn năm. Trong khi ở phần lớn Phi châu, gọi “nước” nọ “nước” kia là mới gọi thôi, các biên giới nước cơ bản chỉ là biên giới thuộc địa do các đế quốc Âu châu vẽ ra! Ta với Phi chỉ giống nhau ở chỗ cùng bị Tây chiếm, chứ về trình độ tiến hóa thì khác hẳn nhau, nhập ta vào với Phi thành “Á Phi nhược tiểu” là nhập thế nào!!! Vấn đề của ta là giành lại độc lập, tổ chức lại xã hội để cạnh tranh về vật chất với Tây phương. Vấn đề của Phi châu là tiến hóa! Pháp gọi Á Phi là đế quốc gọi chung thuộc địa, không thèm phân biệt. Còn ta phải biết cái “giá ngọc” của ta chứ! Nhà văn Võ Phiến phần không biết đúng trình độ dân tộc Việt Nam, phần không rõ tình hình ở Phi châu, phần bị ảnh hưởng lời giặc Pháp, mà đã nhầm lẫn rất to.

Học sau cũng được chứ

Nói rằng nhà văn Võ Phiến không yêu nước thì không đúng. Nhưng ông yêu nước tự ti, yêu mà không hăng hái đứng lên vì nước, vì quá nể cái kẻ đang chiếm nước!

Lòng yêu nước tự ti của ông, chúng tôi còn nhớ ngày niên thiếu ở Sài Gòn có lần trong một bữa cơm gia đình đã được nghe nó hiện ra thành một câu bình phẩm về chuyện giặc Pháp cai trị nước ta. Câu ấy “kinh khủng” tới nỗi chúng tôi thấy không nên viết ra đây.

Nhà văn Võ Phiến như thế là không giống các nhà nho Việt Nam xưa kia. Tuy rất quý Khổng Tử, nhưng cứ hễ con cháu Mã Viện xâm phạm bờ cõi là nho Việt hăng hái tham gia kháng chiến ngay, đánh cho kỳ giặc phải rút sạch về mới thôi.

Học giả Đào Duy Anh khi nghiên cứu truyền thống trí thức yêu nước trong văn hóa Việt Nam đã nhận xét rằng đến thời đánh Pháp truyền thống ấy vẫn còn. Đa số trí thức Tây học đã theo kháng chiến, nhiều người bỏ sự nghiệp thành công tột bực mà theo.

Tàu Tây có gì hay thì ta chọn học sau cũng được, đâu cần phải để cho nó kéo vào hay tiếp tục cưỡi trên cổ ta mà dạy!

Hai phát biểu riêng tư ý nghĩa

Để kết thúc những điều muốn nói về lập trường chính trị và cách nhìn lịch sử của nhà văn Võ Phiến, chúng tôi xin kể hai phát biểu của ông trong chỗ riêng tư.

Một hôm, về cuối thập kỷ 1990, đang trò chuyện với chúng tôi về tài hành quân thần tốc của vua Quang Trung (một đề tài ưa thích do hãnh diện địa phương), ông chợt lạc đề, trầm trồ việc những người cộng sản đã đánh bại liên tiếp hai giặc thật lớn! Ông buông ra chỉ đúng một câu rồi thôi, quay về với chuyện quân Tây Sơn như không hề đã nói gì lạ cả.

Một hôm khác, có lẽ khoảng năm 2004, 2005, cũng trong một dịp trò chuyện lan man, ông bỗng thốt lên rằng may quá, vào đúng lúc cần thì dân tộc có một người lãnh đạo hết sức giỏi là Hồ Chí Minh! Lần ấy, ông có nói thêm một chút, nhắc Hồ Chủ tịch là con một nhà nho.

Như vậy… Tiếc thay, mọi việc đã lỡ làng từ rất lâu.

Về phía chúng tôi, hai phát biểu bất ngờ nói trên của nhà văn Võ Phiến làm chúng tôi thấy nhẹ lòng đáng kể mỗi khi nghĩ về thân phụ mình như một người dân của tổ quốc Việt Nam.

Lời tổng kết về văn nghiệp Võ Phiến

Văn nghiệp Võ Phiến vừa tích cực vừa tiêu cực.

Tích cực, đáng lưu truyền, là phần văn học. Tiêu cực, đáng bỏ đi, là phần chính trị.

Về văn học, ấy là một tấm gương sáng về cố gắng học hỏi, trau giồi, cần lao đứng đắn, tự phát huy tối đa năng khiếu bẩm sinh.

Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!

Sai lầm chính trị đã đưa tác phẩm Võ Phiến ra khỏi lòng dân tộc. Đất nước đã độc lập, thống nhất lâu rồi. Nay đến lúc, nhân danh bảo tồn những giá trị văn hóa Việt Nam, đưa tác phẩm Võ Phiến trở về, sau khi lọc bỏ nội dung chính trị.

Nhà nước Việt Nam đã sáng suốt khi quyết định cho tái bản sách Võ Phiến trong nước. Đáng tiếc, một thiểu số đang lợi dụng tình hình quốc tế mà âm mưu tái phổ biến cả những nội dung chính trị sai lầm. Việc tái phổ biến này vừa có thể gây mất đoàn kết, hại cho nước, vừa xúc phạm sự thực lịch sử.


Tháng Tám, năm 2014

_______
(1) “… phải sang đến tận Nhật Bản người ta mới thấy được một giống dân tương xứng (…) Cả hai giống người Việt và Nhật (…) đều thông minh, chăm chỉ và can đảm (…) Người Việt (…) vượt xa các dân khác (ở Ðông Nam Á)” (P. Doumer, L”Indochine francaise (hồi ký), nxb. Vuibert et Nouy, Paris, 1905, dẫn theo Phạm Cao Dương, Lịch sử dân tộc Việt Nam, nxb. Truyền Thống Việt, California, 1987). Năm 1905 Nhật đang lừng lẫy, Việt đang nhục nhã: “Khen cho con mắt tinh đời, anh hùng đoán giữa trần ai mới già”! P. Doumer thật là đại tri kỷ của dân tộc ta. Nhưng nhận định chính xác của Doumer rồi nằm sâu chôn chặt trong hồi ký, không được mấy người biết. Mà dù nhiều người Pháp có biết, thì chắc chắn cũng không vì thế mà họ tự ý trả lại độc lập cho ta. Cưỡi cổ giống dân ưu tú như thế, càng sướng chứ sao!

(2) Số liệu theo trang thevietnamwar.info và trang en.wikipedia.org.

(3) Chúng tôi chia xẻ ý kiến của học giả Nguyễn Hiến Lê rằng “thời trước nước mình không có giai cấp đấu tranh” (Hồi ký NHL, nxb. Văn Học, VN, 1992, tr. 98-99). Nhưng tuy không có vấn đề giai cấp như một kết quả của cấu trúc xã hội truyền thống, trong thời Pháp thuộc đã xảy ra chênh lệch giàu nghèo quá độ, vì lúc bấy giờ quan điển hình không còn là cha mẹ dân, không lo cho dân nữa, mà vừa ngay ngáy lo phục vụ giặc cho thật kỹ vừa ngày đêm tận tụy bóc lột dân! Dưới quan, bọn hào lý cũng bận bịu “hai lo”: một phục vụ quan, hai bóc lột dân! Và vì trên quan dưới hào đều không vì dân, nên các địa chủ cũng tha hồ bóc lột!

(4) “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu, mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại (…) Mác cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: chế độ nô lệ, chế độ nông nô, chế độ tư bản (…) Chúng ta phải coi chừng! Các dân tộc Viễn Đông có trải qua hai giai đoạn (đầu) này không? (…) (Phải) xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông” (Nguyễn Ái Quốc, bài viết năm 1924, in lại trong Hồ Chí Minh toàn tập, 1995, tập I, tr. 464-469, dẫn theo Phan Ngọc, Bản sắc văn hóa Việt Nam, nxb. Văn Hóa – Thông Tin, Hà Nội, 1998, tr. 451-452).

(5) Trong văn chương Võ Phiến ta thấy có khuynh hướng nhìn ra ngoài cuộc sống, hướng về vũ trụ thay vì nhân sinh. Nhưng lúc nào nhìn “ra” thì nhìn, còn cứ hễ quay đầu lại nhìn cuộc sống thì Võ Phiến thực tế chứ không lý tưởng.

(6) Sau khi đọc lời phê bình thẳng thắn của Nhất Linh, Võ Phiến đã cố cải tiến phần lời và đã đạt kết quả rất tốt. Lời văn truyện ông trở nên sáng nhẹ hơn trước nhiều, trong khi lời tùy bút, tạp văn tuy không bao giờ đẹp được như văn Nguyễn Tuân nhưng nhiều khi gợi cảm, có sức lôi cuốn người đọc. Nhân thể, xin nhắc người đọc bây giờ rằng nhà văn Võ Phiến đã có nhiều dịp sửa văn bản của những tác phẩm ban đầu, nên nếu căn cứ vào sách được tái bản thì sẽ khó hiểu tại sao Nhất Linh lại phê bình như vừa nói.

Nguồn: Góc nhìn

 

GIÁO SƯ ĐẦU NGÀNH VĂN HỌC NGUYỄN LỘC RẤT NHIỀU NĂM TỪNG HƯỚNG DẪN NHIỀU LUẬN VĂN TIẾN SĨ VÀ CAO HỌC ĐÃ VIẾT RẤT TẦM BẬY VỀ NGUYỄN KHUYẾN TRONG SÁCH GIÁO KHOA VĂN TRUNG HỌC VÀ CÁC GIÁO TRÌNH ĐẠI HỌC – FB.TMH

16 Th9

Tran Manh Hao

 LỜI NGƯỜI VIẾT : Hơn 20 năm từ 1980 đến 2005, chúng tôi đã bỏ công sức viết khoảng 300 bài phê bình sách giáo khoa văn trung học, phê bình các giáo trình đại học dạy trên đại học và phê bình các tài liệu hướng dẫn luận văn tiến sĩ của các bộ môn : triết học, văn học, mỹ học, sử học, ngôn ngữ học, văn hóa học, nhân chủng học…của các giáo sư, các giáo sư tiến sĩ đầu ngành …Chúng tôi gọi hầu hết các giáo sư đầu ngành bộ môn xã hội nước ta …này là các nhà sai học. Họ viết sách giáo khoa, viết giáo trình đại học, sách hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ phải nói là rất tào lao, rất bậy bạ…Chúng tôi đã cho xuất bản các bài phê bình này của mình trong các cuốn sách sau : Thơ phản thơ, Phê bình phản phê bình, Hầu chuyện các giáo sư, Văn học phê bình nhận diện, Văn học phê bình tranh luận…Nay, chúng tôi sẽ lần lượt đưa các bài phê bình này lên FB hầu các bạn.

T.M.H.

Là người Việt Nam từng được cắp sách đến trường, chắc ai trong chúng ta thảy đều yêu thích và thuộc ba bài thơ : “Thu vịnh”, “Thu điếu” và “Thu ẩm” của thi hào Nguyễn Khuyến ? Sách giáo khoa văn học lớp 11 tập 1 do Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn cho học sinh các tỉnh miền Nam, cụ thể phần thơ Nguyễn Khuyến do Phó Giáo sư Nguyễn Lộc viết, được nhà xuất bản Giáo dục tái bản lần thứ ba năm1993, đến nay 1998 đã được tái bản tới bảy, tám lần đều có dạy ba bài thơ viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến. Ngoài sách giáo khoa Văn học dành cho học sinh, nhóm biên soạn trên còn biên soạn thêm một sách giáo khoa Văn học dành cho giáo viên đi kèm, cốt ý chỉ giáo, hướng dẫn giáo viên cách hiểu và cách giảng dạy các bài thơ văn. Rất tiếc, bên cạnh những chỉ dẫn, những gợi ý khá đúng đắn cho giáo viên và học sinh hiểu và cảm được ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, còn một số điều bất cập mà người soạn sách mắc phải. Để giáo viên và học sinh hiểu đúng ba bài thơ trên của Nguyễn Khuyến, chúng tôi xin góp ý với người soạn sách và nhà xuất bản Giáo dục đôi điều sau đây.

Giải thích câu thơ ” Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái ” trong bài “Thu vịnh”, PGS Nguyễn Lộc viết trong phần chú thích trang 52, sách Văn học lớp 11, tập 1 dành cho học sinh các tỉnh miền Nam như sau :” Hoa năm ngoái : hoa đã nở từ năm trước khô đi và còn lại đến bây giờ. Đây là cảnh tả thực “.

Người soạn sách đã hiểu sai câu thơ này của Nguyễn Khuyến nên cũng bắt giáo viên và học sinh dạy và học sai câu thơ. ” Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái “, Nguyễn Khuyến muốn nhắc lại ý của câu thơ Sầm Tham ” Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa ” ( Xuân nay lại nở hoa năm ngoái) và cũng nhắc lại ý câu thơ của Thôi Hộ :” Đào hoa y cựu tiếu đông phong” mà Nguyễn Du đã chuyển thành Việt ngữ tuyệt vời như sau :” Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông”. Mùà thu, Nguyễn Khuyến nhìn những bông hoa trước giậu vừa nở, tưởng hoa năm ngoái lại về, sao lại giải thích sai câu thơ cho giáo viên dạy và học trò học rằng :” hoa đã nở từ năm trước khô đi và còn lại tới bây giờ “. Phàm những hoa nở trong mùa thu, khi tàn sẽ bị những trận gió mùa đông bấc dữ dội quật nát tan, chứ làm sao còn được “ép khô ” mà đứng giữa trời như Nguyễn Lộc viết. Hoá ra Nguyễn Khuyến vịnh hoa khô chứ không phải hoa thật ư ? Vả lại, ý niện “năm ngoái” Nguyễn Khuyến dùng đây chỉ thời gian ước lệ, thuở nước chưa mất, hồn nước xưa còn hiện về trong hồn hoa.

Trong sách Văn học lớp 11, tập 1, dành cho giáo viên, xuất bản năm 1991 vẫn dùng cho niên học 1998-1999 này, PGS Nguyễn Lộc giải thích câu thơ thứ 3 trong bài “Thu vịnh ” như sau :” Nước biếc trông như tầng khói phủ “, thì không phải là khói đang phủ dần mặt nước, mà nó đã phủ rồi” ( tr. 50). Quả là tác giả sách giáo khoa chưa hiểu đúng câu thơ trên của Nguyễn Khuyến. Nước ao hồ mùa thu trong câu thơ kia xanh quá trông giống như khói, chứ không phải ao hồ đã bốc khói như sách giáo khoa giải thích. ” Nước biếc TRÔNG NHƯ tầng khói phủ “. Nguyễn Khuyến dùng chữ TRÔNG NHƯ, tức là không phải như thế, trông như khói nhưng không phải khói. Giống như ta ví von rằng cô X. trông như vợ tôi, tức là cô X. không phải vợ tôi và ngược lại. Hoặc hoa phượng trông như lửa cháy thì sao hoa phượng có thể biến thành lửa cháy được ? Vậy nên khi sách giáo khoa bảo rằng ” Không phải là khói đang phủ dần mặt nước mà nó đã phủ rồi” là sai với tinh thần câu thơ của Nguyễn Khuyến.

Cũng cần phải nói thêm ở trang 53 sách Văn học giáo viên, tác giả còn trích sai câu thơ này như sau :” Mặt nước trông như tầng khói phủ ”
Khi giải thích hai câu cuối cùng của bài “Thu ẩm”, trong sách Văn học dành cho giáo viên trang 52, PGS Nguyễn Lộc viết :”” Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy / Độ năm ba chén đã say nhè “. Câu 7 không có một động từ nào. Câu 8 thì có động từ say, nhưng ở đây là say nhè. Say nhè là say nói lè nhè chứ không phải say mặt đỏ bừng bừng đi quệnh quạng, lảo đảo rồi ngã dúi ngã dụi giống như trong câu thơ của Tản Đà :”Đất say đất cũng lăn quay / Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười ?”.

Người viết sách giáo khoa này không chỉ hiểu sai câu thơ của Tản Đà, mà hiểu rất sai bài thơ ” Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến khi ông giải thích hai câu cuối cùng của bài thơ như trên. Qua câu 7 của bài thơ, Nguyễn Khuyến đã cho người đọc hiểu rằng ông là người uống rượu kiểu tiên tửu, tâm tữu chứ không phải tục tửu kiểu Lưu Linh ; rằng ông mang tiếng hay rượu nhưng khả năng uống rượu lại rất hạn chế, chẳng qua mượn rượu làm cái cớ, làm chất xúc tác thôi, chứ rượu và say không phải mục đích của mình :” Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy “. Tiếp theo là câu 8 :” Độ năm ba chén đã say nhè “. Câu thơ này là một vế chưa nói hết của câu thứ 7 ; rằng tôi chỉ uống độ năm ba chén thôi là đã có thể say rồi đó nha, đó nhe, hoặc là uống độ năm ba chén là say nhè đấy ! ” Độ năm ba chén đã say nhè” là một cách nói ví phỏng về sự uống rượu của mình chứ không phải tác giả bảo mình đã uống tới “năm ba chén đã say nhè ” như sách giáo khoa giải thích.

Ta cần chú ý từ “Độ” ở đây có ý phỏng chừng chứ không phải có ý khảng định rằng mình đã xới tới “năm ba chén”. Mà ngay cả ” năm ba chén ” ở đây cũng chỉ là con số áng chừng, không cụ thể. Kết hợp câu 7 lại với câu 8 của bài “Thu ẩm” cho chúng ta một cách hiểu biểu trưng, rất quy ước chứ không hề cụ thể như sách giáo khoa giải thích ; rằng có thể nhà thơ mới chỉ nhấm nháp chút rượu lấy hứng thôi, chứ thực ra chưa uống tới ” năm ba chén” đâu. Nếu cứ hiểu ép, hiểu lấy được, bất chấp bút pháp ước lệ của nhà thơ mà cho rằng ông đã uống tới “năm ba chén ” để đến mức ” say nhè” thì cái sự ” nhè ” ở đây hoàn toàn không phải sự “say nhè ” mà sách giáo khoa phân tích rằng ” say nhè là say nói lè nhè”, say kiểu Chí Phèo uống rượu. Hiểu như thế quả tình đã giết chết tinh thần ung dung tự tại, tinh thần tiên phong đạo cốt của bậc túc nho Nguyễn Khuyến đang mượn ly rượu nhỏ mà uống cả hồn mùa thu tĩnh lặng, tuyệt vời trong chiếc ao con.

Cần phải biết rằng trong thơ luật Đường mà Nguyễn Khuyến sử dụng ở đây với tinh thần ” thi tại ngôn ngoại”, rằng nói vậy nhưng không phải vậy đâu. Người soạn sách giáo khoa đã bị chữ “say nhè” úm, thành ra không còn tỉnh táo, mới bảo lão ẩm trong bài thơ đã say đến mức nói lè nhè thì còn gì là mùa thu Nguyễn Khuyến nữa.

Hãy đọc kỹ bài “Thu ẩm” xem, Nguyễn Khuyến đâu có nói lè nhè mà ông rất tỉnh táo, thông qua ngôn ngữ thơ hết sức chính xác và tinh tế, nhà thơ đã mang toàn bộ hồn vía của mùa thu vào giấu trong ly rượu nhỏ, để biến ao thu thành nỗi say người. Vả lại, một người đã say nhè, say nói lè nhè như sách giáo khoa hiểu, không bao giờ tự nhận mình say. Cho nên chỉ có người tỉnh táo mới bảo rằng tôi mang tiếng uống rượu hay, nhưng tửu lượng rất kém, uống độ “năm ba chén đã say nhè” đấy bạn ạ. Nghĩa là trong bài thơ ” Thu ẩm”, Nguyễn Khuyến chưa hề uống tới ” năm ba chén” và chưa hề ” say nói lè nhè ” như sách giáo khoa áp đặt.

Trong câu hỏi hướng dẫn học tập trang 53, sách Văn học cho học sinh, tác giả đã hướng dẫn sai tinh thần bài “Thu ẩm” như sau :”Đọc bài thơ có ấn tượng nhà thơ nhìn cảnh vật qua cảm giác chếnh choáng của người say. Em có cảm thấy như thế không ? Do những yếu tố nào mà có cảm giác ấy ?”. Tác giả phần sách giáo khoa này đã hướng dẫn chưa đúng tinh thần bài thơ ” Thu ẩm ” trong sách Văn học dành cho giáo viên ở trang 54 như sau :”Đặc biệt trong bài “Thu ẩm” thì cách cảm nhận thiên nhiên rõ ràng là của một người say, của một ông già say. Cố nhiên ở đây say mà vẫn tỉnh nên nhà thơ mới quan sát được, mới làm thơ được. Nhưng chính qua cái nhìn của một người say nên mọi cái trong bài thơ dường như cũng chếnh choáng, cũng nhòe nhoẹt, nghiêng ngả.” Cả bài “Thu ẩm” dù tìm đến nổ mắt cũng chẳng thấy chỗ nào, cảnh nào ” chếnh choáng, nhòe nhoẹt, nghiêng ngả” như sách giáo khoa áp đặt. Đến đây, tác giả sách giáo khoa này có thể sẽ dùng câu thơ thứ 6 trong bài :” Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” để biện bác rằng nhà thơ không say rượu sao mắt lại, “đỏ hoe”?

Nếu Nguyễn Khuyến chỉ cốt khoe sự mắt ” đỏ hoe” của mình là vì say rượu thì bài thơ thường quá, xoàng quá, cần gì phải dạy trong nhà trường. Cái sự ” Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” có thể có một chút nguyên nhân do hơi rượu, nhưng ai bảo nguyên nhân chính của sự mắt “đỏ hoe” kia nơi nhà thơ không phải là do lòng cảm động, xúc động trước vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc giấu trong hồn thu quanh nhà tạo nên ? Mà giang sơn ấy nay đã mất rồi, đã không còn hồn nước cũ nữa nên ông phải từ quan về ở ẩn, đau đớn mà lặng thinh ngồi cô đơn một mình ngắm mùa thu, hồn thu, như ngắm hồn nước cũ. Tâm trạïng ấy nhà thơ đã thể hiện trong toàn bộ thơ văn của mình mà cụ thể nhất nơi bài thơ “Cuốc kêu cảm hứng “. Một trí thức lớn, một tâm hồn thơ lớn, một nhân cách lớn như Nguyễn Khuyến, ai bảo ông không có thể ứa nước mắt, “đỏ hoe ” con mắt vì những điều hệ trọng, thiêng liêng này chứ không hẳn chỉ vì một ly rượu nhạt ?

Chính vì chưa hiểu được tâm thức nơi hồn thơ Nguyễn Khuyến khi ông viết ba bài thơ tuyệt tác về mùa thu mà PGS Nguyễn Lộc ở trang 54 sách Văn học dành cho giáo viên như đã dẫn mới viết như sau :” Trong hai bài “Thu vịnh ” và “Thu điếu” là cách cảm nhận thiên nhiên tinh tế của một người nhàn nhã, lòng thư thái.” Không, cái nhàn nhã, cái thư thái chỉ là hiện tượng, chỉ là bề mặt của hai bài thơ trên chứ bản chất của hồn thơ Nguyễn Khuyến chừng như không một chút thư nhàn. Tức cảnh, sinh tình, mượn cảnh vật, mượn mùa thu, ao thu để nói lên tâm trạng u uẩn, u hoài, u tịch, cô đơn, thương nước nhớ nước cũ đã mất về tay giặc chính là chiều sâu tâm thức của hồn thơ Nguyễn Khuyến. Hồn thơ ấy núp vào mùa thu mà bàng bạc cảm thương một nỗi quan hoài, một niềm canh cánh khôn khuây về nước cũ, vua cũ không còn thực quyền trên đất nước mình nữa.

Nhà thơ ngồi vịnh cảnh mùa thu mà hồn vía hầu như toàn hướng về “hoa năm ngoái”, “ngỗng nước nào”, vừa cất bút lên đã thẹn vời ông Đào Tiềm đời Tấn. Nỗi thẹn, nỗi xưa, nỗi buồn thu man mác mà sâu thăm thẳm hơn cả trời đất kia chính là tấm lòng thương nước, nhớ nước đến tím ruột bầm gan nơi nhà thơ, sao sách giáo khoa dám bảo ông vịnh cảnh thu với lòng thư thái, nhàn nhã được ?

Việc sách giáo khoa giảng giải chưa đúng tinh thần ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, thành ra giáo viên cứ thế mà giảng sai, học sinh cứ thế mà học sai suốt cả chục năm, suốt cả hàng bảy tám lần tái bản, thử hỏi có phải là việc quá ư hệ trọng hay chỉ là việc bình thường ? Chúng tôi muốn thông qua bài báo này để đánh động dư luận toàn xã hội hãy chú ý đến con em mình hơn nữa; bằng cách chú ý đến những gì các em đang học trong nhà trường từ mẫu giáo đến đại học, ít nhất cũng cần kiểm tra lại sách giáo khoa, để xem trường hợp dạy sai thơ Nguyễn Khuyến như trên chắc chưa phải là trường hợp duy nhất .,.

Sài Gòn ngày 7-10-1998

T.M.H. Xem thêm

Ảnh của Tran Manh Hao.
Ảnh của Tran Manh Hao.

  •  
    Bạn, Hoàng Thảo, Samson Tran, Nguyen Vy Le173 người khác thích điều này.
  •  
  • Xóa
    Pham Dung Nha Van Thầy Nguyễn Lộc dạy em… Thầy dạy Kiều… Sau này, có điều kiện đọc và tiếp xúc với những người nghiên cứu Kiều em thấy thầy không sâu. Và cả nhiều thầy – vốn là tượng đài của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nữa. Nhiều thầy thật sự chỉ có…”chữ, chữ, toàn là chữ” mà rõ rệt nhất là giáo sư Vũ Khiêu (không phải thầy em) mà báo lề trái viết về giáo sư gần đây…
  • Xóa
    Hồ Lê Bảo Anh Trần Mạnh Hảo là người có trách nhiệm đối với nước nhà. Rất tiếc trong cơ chế hiện tại những góp ý chân thành của anh chưa chắc những người có trách nhiệm tiếp thu, có khi như nước chảy đầu vịt!
  • Xóa
    Lê Nhật Minh Tựa như câu “tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương” mà có cô giáo dạy học sinh là bát canh xương gà vậy.
    Nhà cháu xin được share bài của bác 😀
  • Xóa
    Casy Map những thân cổ thụ mọc lên hùng dũng che mất ánh sáng mặt trời , nhưng thân thì mục ruổng , rổng tuếch , rất tiếc cho đất nước là những thân cây như thế mọc đầy lấy mất ánh sáng và cả dưởng khí của hàng ngàn , vạn cây non , những cổ thụ có tên VK ( vụ kỷ sư sửa truyện Kiều ) nay bác Hảo định danh thêm được cái cây to có tên Nguyễn Lộc …
  • Nguyên Hải
     

    Viết bình luận…

 

HẦU HẾT BỘ MÔN VĂN HỌC ĐƯỢC GIẢNG DẠY TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG VÀ TRÊN BẬC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HÔM NAY LÀ PHI VĂN HỌC, KHÔNG CHỈ VÌ NÓ BỊ CHÍNH TRỊ HÓA MÀ CÒN VÌ NÓ ĐƯỢC SOẠN RA VỚI MỘT HỆ THỐNG GIÁO SƯ VÀ GIÁO SƯ TIẾN SĨ DỐT ĐẶC. TRONG MỘT THẾ CHẾ VẪN TRUNG THÀNH VỚI KHẨU HIỆU DIỆT TRÍ THỨC :” TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO ĐÀO TẬN GỐC TRỐC TẬN RỄ”, THÌ NỀN GIÁO DỤC COI NHƯ TIÊU. Chúng tôi sẽ lần lượt chứng minh nhận định trên bằng các bài phê bình toàn bộ hệ thống giáo sư, giáo sư tiến tiến sĩ văn học dỏm :

CÓ PHẢI BÀI THƠ “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” – “ TIẾNG NÓI TRỮ TÌNH THÀNH CHUỖI
PHÁT NGÔN THÁC LOẠN” ?

Trần Mạnh Hảo

Chỉ hơn một tuần sau khi hai bài báo của chúng tôi phê bình Tiến sĩ Chu Văn Sơn “điên hoá” thơ Hàn Mặc Tử : ““ ĐÂY THÔN VĨ DẠ” CŨNG LÀ THƠ ĐIÊN” đăng trên báo “Văn Nghệ” ( số 49, ngày 4-12-2004) và bài : “ THƠ ĐIÊN HÀN MẶC TỬ-THI HỌC CỦA CÁI TỘT CÙNG –HAY LÀ CÁI TỘT CÙNG CỦA SỰ TUỲ TIỆN” đăng trên “Thế Giới Mới ( số 614, ngày 4-12-2004, ( cả hai bài này đã được in trên trang Web eVan) đã nhận được nhiều điện thoại, e-mail của bạn bè trong và ngoài nước ( và cả nhiều bạn bè chưa biết mặt) đặt vấn đề hồ nghi cứ liệu của bài viết này nơi chúng tôi; rằng chuyện như bịa, hơn bịa, làm gì có sự thật rùng rợn như thế, làm sao một vị tiến sỹ đang dạy đại học, lại được Đài Truyền Hình Việt Nam mời giảng thơ văn thường xuyên trên truyền hình như TS. Chu Văn Sơn, lại có thể viết lên những dòng kinh hãi thế về Hàn Mặc Tử, đến độ bảo bài thơ trong sáng nhất, dễ hiểu nhất, hay nhất : “ Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ điên, rồi còn vô nghĩa hoá toàn bộ thơ Hàn ? Đ iều kinh ngạc hơn nữa là khi báo Văn Nghệ ( số 47, ngày 20-11-2004) lại cho đăng bài của Văn Giá ca ngợi hết lời những ‘phát minh’ trên của TS. Chu Văn Sơn. Bạn bè còn bảo : nếu sự thực xảy ra đúng như TMH viết thì việc dạy văn trong nhà trường đang có vấn đề, đang “ loạn chuẩn”.

Vâng, chúng tôi đã viết gần 300 bài báo từ năm 1980 đến nay, để báo động về sự “loạn-dạy văn” nơi trường học phổ thông cũng như trên bậc đại học, dù đã được Bộ GD&ĐT tiếp thu, cho sửa lại, viết lại SGK Văn trung học chỉnh lý hợp nhất năm 2000, nhưng nay đâu lại hoàn đó. Vì chính những người viết sai nhiều nhất trong các SGK Văn, nay vẫn tiếp tục đang làm chủ biên các bộ sách cải cách sắp ra. Đến khi sách cải cách ra, bị phê bình, Bộ lại bắt thay SGK, họ lại được tiếp tục soạn lại, lợi lộc thu về ào ào, chỉ khổ nhà nước và nhân dân mà thôi.

Lần này, chúng tôi muốn độc giả tiếp tục biết thêm về sự bình giảng bài thơ : “ Đây thôn Vĩ Dạ” rất chi là kinh hãi của ông Lã Nguyên ( tức PGS.TS La Khắc Hoà – người đã và đang tham gia viết sách giáo khoa văn trung học). CÓ PHẢI CẢNH TRONG “ ĐÂY THÔN VĨ DẠ” LÀ “NHỮNG HÌNH HÀI MÉO MÓ, DỊ DẠNG, GIỐNG NHƯ BÓNG DÁNG CỦA YÊU MA” NÊN “ TIẾNG NÓI TRỮ TÌNH THÀNH PHÁT NGÔN THÁC LOẠN” ?

Nếu với một cái “tít” như trên, bạn đọc chắc chắn sẽ kinh ngạc hỏi, rằng ai đã nói về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử với những lời lẽ khiếp đảm thế ? Hay là “tay Hảo “ này bịa ra cái kết luận rùng rợn kia làm đầu đề để câu khách rẻ tiền, rồi sau lại đổ cho ma nói?

Thưa, nói đâu dẫn chứng đó, có ngay tên tác giả của những kết luận trên chính là GS TS Lã Nguyên, viết nơi phần kết, trong bài ông bình giảng mẫu bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” dùng cho học sinh trung học cả nước “học tủ”, để thi tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng, in trong cuốn “GIẢNG VĂN CHỌN LỌC VĂN HỌC VIỆT NAM- VĂN HỌC HIỆN ĐẠI”( NXB Đại học Quốc gia Hà Nội-2001), như sau : “Thể hiện khát vọng về sự đồng điệu, Hàn Mặc Tử đã tạo ra một công trình nghệ thuật đạt tới sự hài hòa lý tưởng : “Đây thôn Vĩ Dạ”, là tốc ký tâm trạng, nhưng nhạc thơ chưa vượt trước lời thơ, phá vỡ logic ngữ nghĩa thông thường, khiến tiếng nói trữ tình thành chuỗi phát ngôn thác loạn. Vì thế lời thơ trong sáng, tao nhã mà vẫn giản dị. Lấy tình làm điểm tựa để vẽ cảnh, nhưng tình chưa tràn ra ngoài cảnh, biến cảnh thành những hình hài méo mó, dị dạng, giống như bóng dáng của yêu ma. Được tắm đẫm trong cảm hứng lãng mạn, cuộc sống trần thế trong “Đây thôn Vĩ Dạ” hiện lên lung linh, kỳ diệu mà không kỳ bí. Kinh nghiệm của cái tôi cá nhân Hàn Mặc Tử chưa vượt vòng kiểm soát của kinh nghiệm cá nhân ta. Với “Đây thôn Vĩ Dạ”, Hàn Mặc Tử vẫn đứng vững giữa mảnh đất của thi ca lãng mạn, chưa bước qua địa hạt của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực. Cho nên, diễn đạt theo cách của Hoài Thanh, bài thơ” Vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế “ “.( hết trích)

Ai trong chúng ta cũng đều biết, và hầu như thuộc bài thơ vỏn vẹn có 12 câu “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử. Đây là bài thơ tức cảnh sinh tình, mượn tình ngụ cảnh trong sáng nhất của tác giả. Bài thơ mượn nỗi vui buồn, hư ảo, mê đắm của cảnh vật thiên nhiên tuyệt vời Vĩ Dạ mà kín đáo bày tỏ mối tình chớm nở với “em áo trắng” xa xăm nào đó trong rạo rực, đợi chờ, e ấp, bâng khuâng… Bài thơ phảng phất vẻ đẹp của một tâm hồn đang yêu vốn từng cô đơn, bơ vơ; nay thấy thấp thoáng trong sương khói bóng hình thôn nữ áo trắng như nắng, như trăng mờ ảo, quyến rũ khách liêu trai, gợi mối tình nhân ảnh. Dường như Hàn Mặc Tử đã thông qua Vĩ Dạ, mượn cả đất trời mê hoặc kia mà tỏ tình cùng nàng tiên nữ áo trắng khói sương?

Dù có lặn sâu xuống chín tầng câu chữ bài thơ, cũng tuyệt nhiên không tìm ra “tiếng nói trữ tình”này một chút gì cái gọi là “ chuỗi phát ngôn thác loạn” như ông Lã Nguyên viết trên. Tìm trong bài thơ đến mòn con mắt cũng chẳng thấy một chút cảnh nào là “ những hình hài méo mó, dị dạng giống như bóng dáng của yêu ma” như Lã Nguyên đã thấy. Hay là khi giảng bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, Lã Nguyên đã bị thơ hay cướp mất hồn, mê đi mà bình nhầm sang một số bài thơ có mầm mống điên loạn khác của Hàn Mặc Tử chăng ? Theo mạch văn bình giảng “Đây thôn Vĩ Dạ” mà xét, ta thấy Lã Nguyên chưa mê mà vẫn tỉnh, vẫn bám sát từng câu thơ trong bài, như khi ông viết sau :”…Khổ đầu “Đây thôn Vĩ Dạ” đã thổi ra khí lạnh của chút thoáng buồn man mác, bâng khuâng. Đến khổ thơ thứ hai, chút thoáng bâng khuâng, man mác buồn ấy hóa thành đám mây đen phủ kín tâm hồn thi nhân: “Gió theo lối gió mây đường mây/ Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”. Đó là một thế giới rất khác. Có gió, mây nhưng mây gió phân lìa, chia ly. Có sông nước, nhưng “dòng nước buồn thiu”. Có hoa, lá nhưng chỉ là hoa bắp, một thứ hoa màu xám, vô duyên, nhè nhẹ lay động…”

Lã Nguyên mới bình 6 câu thơ đầu của bài thơ, đã thấy ông chưa hiểu nổi ngay nghĩa đen của chúng. Ta hãy cùng đọc khổ thơ đầu :” Sao anh không về chơi thôn Vĩ / Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên / Vườn ai mướt quá xanh như ngọc / Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Nghĩa đen nổi trên mặt phẳng từng câu thơ trên là một niềm náo nức “về chơi”, một ban mai tươi vui “nắng mới lên”, màu sắc cỏ cây nồng nàn, hoan hỉ “ xanh như ngọc”, một nét đẹp chân quê giản mộc” Lá trúc che ngang mặt chữ điền”…Khổ thơ cả nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng toàn là niềm vui, háo hức, non tươi, phản chiếu một tâm hồn mở toang cửa cô đơn ra đón nhận cuộc đời. Thế mà lạ thay, Lã Nguyên dựa vào ngữ nghĩa nào để nhìn thấy luồng “khí lạnh thổi ra chút thoáng buồn man mác, bâng khuâng” từ khổ thơ đầu này ?

Có lẽ do Lã Nguyên đã “thổi khí lạnh” của sự không hiểu được thơ nơi mình ra làm ám khí, ám hết vòm trời hồn thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, nên mới thấy “đám mây đen phủ kín tâm hồn thi nhân “ trong hai câu :” Gió theo lối gió mây đường mây / Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”? Cả hai câu thơ đều ở thể ”động”; nghĩa đen của chúng : tả trời quang mây, gió nhẹ, hoặc gió đã, đang đi theo lối riêng từ lúc nào, và mây cũng khuất vào chốn riêng tư đâu đó; nghĩa bóng có thể hiểu rằng “anh” với “em” vốn từ hai chân trời khác nhau đến đây, rồi lại đi mỗi người mỗi ngả; nhưng mây gió dẫu chia lìa đấy mà cũng xum họp đấy, tan hợp, hợp tan chỉ ngay trong phút chốc mà thôi ? Câu thơ tiếp theo tả cảnh “dòng nước buồn thiu” làm “phông” cho cảnh “ hoa bắp lay”dìu dịu đẹp; một vẻ tươi xinh man mác, vời vợi, chẳng hề có chút âm u, tà khí của nỗi buồn bã nào cả. Nếu cứ để nguyên hai câu thơ đầu của khổ thơ thứ hai trên ra mà cảm nhận, tuyệt nhiên cũng không thể kết luận một cách khiêng cưỡng, áp đặt như Lã Nguyên rằng, có ”đám mây đen phủ kín tâm hồn thi nhân” được. Huống hồ, muốn hiểu được nghĩa đen và nghĩa bóng của chúng, phải đặt chúng trong sự toàn vẹn của cả bốn câu thơ. Hãy đọc hai câu thơ cuối của khổ thứ hai :” Thuyền ai đậu bến sông trăng đó / Có chở trăng về kịp tối nay”, ta thấy cả một đất trời lộng lẫy dát bằng vàng trăng thì ít, mà dát bằng niềm vui, niềm hi vọng thì nhiều. Hai câu thơ vui như tâm trạng của kẻ vớ được vàng, rộn rã, tưng bừng cả một thế giới chớm yêu, chớm nỗi hồi hộp, mong chờ, sao lại viết hết sức sai lạc như Lã Nguyên là những câu thơ trên đã “phủ kín đám mây đen lên tâm hồn nhà thơ”, khi trong tâm hồn đó vừa mở ra cả một thế giới đầy nắng, đầy trăng, đầy sương khói xa mờ ?

Trong đoạn bình giảng trên, tác giả còn mắc một lỗi khác là dám nói xấu hoa bắp ( tức hoa ngô) rằng, mày là thứ hoa “màu xám, vô duyên”. Thưa, hoa ngô đích thị màu trắng chứ không phải xám như ông Lã Nguyên viết. Có thể vì ông dứt khoát muốn bức thuỷ mặc đầy nắng, đầy trăng của Hàn Mặc Tử phải ám khí, phải tối đen mà “xám hóa” cho hoa ngô đang dâng một trời phấn trắng chăng ? Thứ nữa,” hoa bắp lay” rất sống động, rất gợi cảm, hoàn toàn không “vô duyên” như Lã Nguyên viết; nhất là cảnh “hoa bắp lay” ngay giữa hồn bức tranh sông nước nhà thơ vừa họa nên, khiến nó càng thêm gợi cảm, duyên dáng. Những phần tiếp theo của “Đây thôn Vĩ Dạ” vẫn được ông Lã Nguyên “giải mã” bằng cách “thổi ra khí lạnh” của mình làm tối sầm cả ánh nắng, ánh trăng, làm đen ngòm cả “áo trắng” của “em thơ” Hàn Mặc Tử.

Như trên đã trích dẫn và phân tích, trong trường hợp “Đây thôn Vĩ Dạ”, Lã Nguyên không chỉ thiếu tài thẩm thơ, mà ông còn mắc nhiều lỗi về phương pháp luận.

Lã Nguyên đã lấy nội hàm của chủ nghĩa lãng mạn ( romantisme) để giải mã “Đây thôn Vĩ Dạ” là một sai lầm về điểm nhìn, như ông viết :”Với đây thôn Vĩ Dạ” Hàn Mặc Tử vẫn đứng giữa mảnh đất của thi ca lãng mạn, chưa bước qua địa hạt của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực “. Phong trào Thơ Mới 1932-1945 đã từng được gọi một cách chưa chính xác là “thơ lãng mạn”. Dù trào lưu thơ này từng bị ảnh hưởng thơ lãng mạn, thơ tượng trưng Pháp nhưng tựu trung, vẫn lấy chất trữ tình truyền thống làm nền tảng, kể cả bài thơ chúng ta đang nhắc đến. Vì thơ là món ông Lã Nguyên “xa lạ”, nên mới “dũng cảm” viết như sau, dù ông đã cẩn thận đặt thêm chút nghi vấn vào kết luận của mình bằng chữ “hình như “ :”Đây thôn Vĩ Dạ” hình như không có chút bóng dáng nào của Đường thi, Tống thi”. Thưa rằng, nhịp thơ bảy chữ bài thơ này vẫn còn thấp thoáng nhịp đi của thất ngôn Đường thi, còn ảnh hưởng thi pháp ước lệ thơ Đường, Tống như :”xanh như ngọc”, “lá trúc”, “nhân ảnh”, cảnh “thuyền trăng” “sông trăng” đều đã từng được trôi qua thơ Đỗ Mục, Trương Kế, Nguyễn Trãi, rồi ghé đậu vào đêm trăng Vĩ Dạ của Hàn…

Lã Nguyên còn một nhầm lẫn về điểm nhìn khác : việc ông so sánh giữa “thơ cổ điển” và “thơ lãng mạn” xét theo mô hình của chủ nghĩa lãng mạn phương Tây, áp dụng vào giải mã thơ Trung Quốc và thơ Việt Nam đều sai lạc. Ví dụ như khi ông viết :” Ý là điểm tựa, là hạt nhân cấu trúc của thơ cổ điển”…” Thơ lãng mạn không dựa vào ý, mà lấy tình làm điểm tựa cấu trúc”.

Chúng tôi xin mượn lời Bạch Cư Dị và Lê Quý Đôn để bác lại điều ông Lã Nguyên “phán “ về thơ cổ điển trên. Bạch tiên sinh viết :” Thơ tình là gốc, ý là ngọn, lời là hoa, nghĩa là quả”. Lê tiên sinh viết :” Ta thường làm thơ có ba điều chính :một là tình, hai là cảnh, ba là sự”.

Chính vì dùng hệ quy chiếu của chủ nghĩa lãng mạn, thậm chí còn dùng cả thước đo của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực áp đặt lên “Đây thôn Vĩ Dạ” theo phép “cắt chân cho vừa giày”, càng giải mã, Lã Nguyên càng sai lạc với tinh thần bài thơ. Đến nỗi, thay vì làm sáng bừng hồn thơ Hàn Mặc Tử, ông lại chỉ bôi đen lên bức tranh đầy nắng, đầy trăng, đầy khói sương này toàn bộ nhọ nồi và muội đèn của sự ngộ nhận.

Ví như khi ông Nguyên viết :” Bởi vì, thoắt cái, một cõi nhân gian ăm ắp sự sống, mướt mát sắc màu, rưng rưng một vẻ e ấp trinh nguyên, đã nhường chỗ cho vũ trụ lạc điệu, hiu hắt, vô sắc, vô hương. Mọi chi tiết phong cảnh hóa thành nét vẽ của một tâm trạng u tối, cô đơn”…” của một cõi lòng nguội lạnh giá băng”.

Cùng là ánh nắng thực, ánh trăng thực được tả trong thơ, lúc ông Nguyên bảo “Nắng là ánh sáng của cõi thực”, lúc lại bảo “ Trăng là ánh sáng của cõi mộng” là sao ? Ngay cả chuyện đương nhiên của “Đây thôn Vĩ Dạ” là toàn bộ nghĩa đen và cả một phần nghĩa bóng của bài thơ cũng bị ông Lã Nguyên phủ nhận sạch trơn, thì còn gì là Hàn Mặc Tử nữa hả trời, như chính ông viết :”Nhiều người giảng bình khổ thơ của Hàn Mặc Tử đã lầm tưởng đây là bức tranh tả thực vẻ đẹp thơ mộng của Vĩ Dạ, vùng nông thôn ngoại thành xứ Huế “?

Muốn đi sâu tìm hiểu bài thơ ở những chiều kích khác, không gian khác ngoài mặt phẳng thơ, việc trước tiên là cần phải thừa nhận rằng, đây chính là bức thủy mặc bằng thơ Hàn Mặc Tử vẽ thôn Vĩ Dạ. Giật bức tranh của chính nhà thơ ném xuống sông cho chìm nghỉm, rồi hè nhau lặn xuống mò, đó phải chăng là cách “giải mã” thơ của ông Lã Nguyên ?

“Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp bằng thơ của Hàn Mặc Tử. Bài thơ – tiếng nói trữ tình đã bị ông Lã Nguyên bôi bẩn bằng cách vu cho nó là “chuỗi phát ngôn thác loạn”. Cảnh vật tươi đẹp rưng rưng vui buồn, mơ mộng của bài thơ đã bị ông Lã Nguyên cho là “những hình hài méo mó, dị dạng giống như bóng dáng của yêu ma”. Tâm hồn yêu đời, mở toang cửa ra đón tình yêu của nhà thơ cũng bị ông Lã Nguyên dùng “bệnh mù thơ” của mình “thổi ra khí lạnh”mà “phủ đám mây đen “ tang tóc lên toàn bộ thế giới “Đây thôn Vĩ Dạ”. Chao ôi, ông Lã Nguyên lấy ở đâu ra nhiều bóng tối thế để phủ lên cả vòm trời Vĩ Dạ đang tươi non mối tình đầu giữa trời và đất, giữa ánh nắng và ánh trăng, giữa sương khói và nhân ảnh, giữa áo trắng hữu hạn và cái nhìn vô cùng, giữa mây và gió, giữa “anh” và “em” ? Than ôi, giá mà Hàn Mặc Tử sống lại, đọc được bài bình thơ “mẫu mực” này, chắc chắn ông sẽ sợ hãi mà co cẳng chạy thẳng vào hư vô; để thoát khỏi nguy cơ bị ông Lã Nguyên ném nhà thơ vào một “vũ trụ lạc điệu, hiu hắt, vô sắc, vô hương” đầy bóng tối và yêu ma, thác loạn mà ông vừa dựng lên để giết chết “Đây thôn Vĩ Dạ” !Than ôi, dạy văn như thế này là giết văn; quả là việc giảng dạy môn văn trong trường học đang bị “loạn chuẩn”.

Đến bao giờ con em dân Việt ta mới thoát khỏi lối dạy văn đểu này, thoát khỏi đám giáo sư tiến sĩ dốt đặc cán mai đã đang và sẽ làm hủy hoại tâm hồn Việt ? Vì văn chương nói cho cùng chính là tâm hồn dân tộc được cụ thể hóa bằng ngôn ngữ và hình tượng vậy .,.
T.M.H. Xem thêm

 

 

NHỚ LẠI VỀ MÌNH – BS

31 Th8

 

Posted by adminbasam on 30/08/2014

Phạm Quế Dương

30-08-3014

H1Sách “ĐÊM DÀY LẤP LÁNH” vừa ấn hành ở Mỹ của Nguyễn Thanh Giang là một công trình đồ sộ. Sách viết về 60 nhân vật lịch sử đã có cống hiến lớn cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh, Trần Độ, Trần Dần … đến Trần Huỳnh Duy Thức, Vi Đức Hồi, Phạm Thanh Nghiên, Điếu Cày, Đỗ thị Minh Hạnh … Không chỉ kể về khối lượng, với 548 trang in khổ A4, tương đương hơn một nghìn trang in khổ thông thường, sách là một biên niên sử mang hơi hướng sử thi vì được viết không chỉ bằng trí tuệ thật uyên thâm và uyên bác mà còn bằng một tấm lòng ưu ái rất đáng trân trọng.

Về mặt trí tuệ, nhiều bài trong “Đêm Dày Lấp Lánh” có giá trị như một bản tóm tắt luận án tiến sỹ với ngồn ngộn tư liệu và những phát hiện mới làm người đọc ngạc nhiên.

Nghiên cứu về Nguyễn Trãi, tác giả đã phát hiện và chứng minh được rằng chính Nguyễn Trãi đã đưa ra một định nghĩa về “dân tộc” sớm hơn, đầy đủ hơn Stalin. Cho đến năm 1913, người ta mới đọc được một định nghĩa được xem là có giá trị đầu tiên trong lịch sử nhân loại của Stalin về dân tộc. Song định nghĩa dân tộc của Stalin chỉ nêu lên bốn yếu tố: kinh tế, ngôn ngữ, lãnh thổ, tâm lý. Trước đó, Nguyễn Trãi còn nói đến yếu tố thứ năm: nhân dân.

Ông kết thúc bài viết bằng một nhận thức về tầm nhân loại của tư tưởng Nguyễn Trãi:

Các học giả thường nói tới bốn thế hệ nhân quyền :

– thế hệ của những quyền tự do chính trị;

– thế hệ của những quyền lợi kinh tế xã hội;

– thế hệ của các quyền lợi cộng đồng;

– thế hệ của những quyền lợi nhân lọai.

Từ “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” đến “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, từ “yêu nuôi muôn dân, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu” đến “Hòa bình là gốc của nhạc”, “Dập tắt chiến tranh cho muôn đời”, phải chăng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã xuyên suốt bốn thế hệ nhân quyền “.

Các học giả Việt Nam từ xưa đến nay khi nghiên cứu về xã hội Truyện Kiều hoặc chỉ nhìn qua lăng kính định mệnh, hoặc lên án đồng tiền….Nguyễn Thanh Giang, dưới con mắt của nhà dân chủ, đã nhìn ra nguyên nhân tàn hại đời Kiều là do pháp luật không được thượng tôn. Ông dẫn ra đến hơn 30 câu Kiều có chữ “oan” và chữ “oán”.

Bài viết này không dám đảm đương nhiệm vụ giới thiệu cuốn “Đêm dày lấp lánh”. Việc này phải dành cho các học giả xứng tầm. Chỉ xin được “tát nước theo mưa” để tâm sự đôi điều.

Trước hết phải cảm ơn Nguyễn Thanh Giang đã vì quá thương yêu mà đưa tôi vào danh sách những danh nhân trong lịch sử đấu tranh vì tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Phải chăng đây là một-cuốn-sách-bia.

Ngoại tám mươi, nhiều khi lẩn thẩn buồn nghĩ về cái tuổi già vô tích sự, đọc Nguyễn Thanh Giang tự nhiên thấy được an ủi rất nhiều. NTG không chỉ nhắc lại những ngày hào hùng đánh Pháp ở đồn Tu Vũ, đánh Tàu ở Biên giới phía Bắc mà còn dẫn ra những câu mình đã từng nói, từng viết mà không còn nhớ: “Góp ý với đại hôi IX đảng Cộng sản Việt Nam, trong bài “Phải cải cách chính trị cùng với cải cách kinh tế” ông (tức là tôi) viết: “…Tình hình đất nước ta ngày càng tụt hậu xa so với thế giới về kinh tế, ngay cả những nước gần cận trong khu vực. Nạn tham nhũng tràn lan không bài thuốc chũa trị, từ người lái xe ôm đến bà bán nước vùng quê đều rõ, sao những người lãnh đạo đảng CSVN không thấy mà lúc nào cũng chỉ muốn người ta tung hô Đảng sáng suốt, Đảng quang vinh, đời đời nhớ ơn Đảng … Muốn cứu vãn tình thế không thể chỉ đổi mới bằng cải cách kinh tế mà phải nhanh chóng triệt để cải cách, đổi mới chính trị. Phải nói thẳng là cải cách-đổi mới chính trị, không thể nói là cải cách-đổi mới hành chính, một kiểu nói lừa dối lương tâm … Người đứng đầu Đảng và Nhà nước (Chủ tịch nước hay Tổng thống) phải là một. Đảng cử ra ba bốn người rồi để dân trực tiếp bỏ phiếu. Không thể như hiện nay, Đảng cử ra Tổng Bí thư thì tự nhiên dân phải nhận là Vua của mình rồi. Sự thật đó là Vua của ĐCSVN chứ có phải của dân đâu…. Phải thật sự bầu cử tự do. Người dân được tự do ứng cử, xoá bỏ việc mọi danh sách phải thông qua Mặt trận Tổ quốc. Đó là một việc làm lùa bịp, trấn áp trắng trợn người tài một cách bẩn thỉu, đáng khinh mà những người cầm đầu Mặt trận Tổ quốc đã có lúc tự nhận mình chỉ là “ cây cảnh” … Quân đội, công an là công cụ vũ trang của Nhà nước, không phải của riêng Đảng. Trả lại câu nói của Bác Hồ :” Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân”. Tự sửa câu nói lịch sử của Bác Hồ là bất hiếu, bất trung … ĐCSVN phải xin lỗi vụ Nhân văn-Giai phẩm, vụ Xét lại, vụ Kim Ngọc, vụ án Trường Xuân. Các vụ này xử lý oan bao nhiêu hiền tài của đất nước…”.

Mấy bạn cựu chiến binh cổ lai hy đọc những đoạn ấy ngỏ lời khích lệ tôi: “Cách đây hơn chục năm mà đã dám viết được như thế thì NTG xếp ông vào hàng “Chiến sỹ dân chủ” không sai đâu”.

Thật ra, NTG không chỉ biểu dương mà đã từng thẳng thắn phê phán tôi. Thấy tôi bị bắt, bị đưa ra tòa xử tội và bị tống vào tù, như là vừa thương vừa giận NTG đã trách móc tôi ăn nói bỗ bã đốp chát quá với tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tịch nước Lê Đức Anh. Xin lỗi NTG, cho đến bây giờ tôi vẫn không ân hận, sám hối gì. Với cái tội đưa Trung Quốc vào khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nói Nông Đếch Mạnh như tôi còn quá nhẹ. Bỏ vợ ốm chết để hú hý với người tình của con thì thật là Nông-Đức-nông-tài. Thời Mạnh làm Tổng bí thư đã dấy lên phong trào học tập đạo đức Hồ Chí Minh. Hẳn là ông ta thấm nhuần đạo đức Hồ Chí Minh sâu sắc lắm nên mới như thế.

Về ông Lê Đức Anh thì xin kể thêm câu chuyện sau:

Hồi làm Tổng biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự tôi thường tiếp xúc trực tiếp để lấy tài liệu viết về các vị tướng như Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Trà ….Thấy vậy, cậu Ngọc – thư ký riêng của Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh – bốn lần mời tôi đến gặp Đại tướng nhưng tôi đều tìm cớ đánh lảng. Lúc ấy Lê Đức Anh có tiếng xấu về vụ thảm sát tướng Nguyễn Bình và vụ Năm Châu Sáu Sứ, bây giờ lại lộ thêm vụ Thỏa ước Thành Đô 1990 thì tôi khẳng định rằng nặng lời như vậy vẫn còn quá nhẹ.

Sau khi Đại tướng Văn Tiến Dũng thôi chức Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng (1986), Tết tôi theo một số tướng lĩnh đến nhà riêng chúc Tết. Các tướng lĩnh chúc tết Đại tướng, nhưng tôi thì ngồi yên. Khi phu nhân Đại tướng bước vào tôi mới đứng dậy: “Cháu xin chúc Tết cô khỏe mạnh, bình an, mọi sự may mắn”. Phu nhân của Đại tướng là bà Tám Kỳ. Bà hỏi: “Anh là ai?”. “Cháu là Phạm Quế Dương là cháu của ông Sung” (Ông Sung là bác của bà Tám Kỳ). Bà cười rất vui: “Thế à”. Quay lại, tôi mới chúc tết Đại tướng Văn Tiến Dũng. Khi ra về, vài vị tướng hỏi tôi khi Đại tướng còn đương chức sao không đến thăm và chúc tết Đại tướng. Tôi trả lời: “Em không đến, vì sợ người ta cho là có ý đồ cậy cục”.

Không biết Nguyễn Thanh Giang lấy tài liệu từ đâu mà đã viết như sau:

Bà Đỗ thị Cư – nguyên phó giám đốc Lâm trường Yên Bái, đảng uỷ viên đảng bộ Bộ Lâm nghiệp– đã viết về chồng mình- đại tá Phạm Quế Dương- như sau: “ Gia đình tôi tự hào có người chồng chung thuỷ, người cha mẫu mực, người ông hiền hoà. Đối với họ tộc giữ được nếp gia phong, kính trên nhường dưới. Đối với bạn bè chân thành cởi mở. Đối với cấp dưới khoan dung độ lượng. Không ỷ quyền nạt nộ kẻ dưới. Biết thương yêu đồng đội lúc khó khăn. Không phân biệt kẻ sang người hèn. Đối với cấp trên, anh Dương có cá tính đặc biệt, không cơ hội, khom lưng, nịnh hót, cầu lợi cá nhân, chỉ phục tùng người thực sự có tài và rất tôn trọng người tài. Nếu như ai đó bất tài, thất đức thì dù ở cấp cao đến mấy cũng không thần phục được anh Dương. Chính vì thế mà anh luôn bị thiệt thòi và gặp rất nhiều gian truân trong suốt quá trình công tác của mình …Anh là người dám nói trước những điều nhiều người biết nhưng không dám nói, dám làm những việc nhiều người thấy cần phải làm nhưng không dám làm …”.

Rất cảm ơn Nguyễn Thanh Giang đã gợi lại cái quá khứ không đến nỗi đáng chê trách để tôi được an ủi phần nào trong những ngày cuối đời buồn tủi. Hy vọng rằng con cháu của 60 vị được tôn vinh trong cuốn “Đêm dày lấp lánh” cũng sẽ được tự hào về cha ông mình mà noi gương sáng dấn thân mạnh mẽ cho tiến trình dân chủ hóa nước nhà.

Hà Nội 30 tháng 8 năm 2014

Phạm Quế Dương

Khu Tập thể 37 Lý Nam Đế – Hà Nội

ĐT: 04 . 63700002.

 

Mối đe dọa kinh hoàng của thế kỉ 21

25 Th8

 

“Sự xâm phạm là một tội ác của thế kỉ mới. Trong thế kỉ 20, người ta ăn cắp tiền của bạn. Giờ thì thứ bị đánh cắp là sự riêng tư của bạn, bí mật của bạn, những mộng tưởng của bạn.”

Đó là một hội thoại quan trọng trong tác phẩm mới nhất ra mắt tại Việt Nam của Jeffery Deaver – một trong những tác giả trinh thám ăn khách nhất thế giới. Jeffery Deaver từng được độc giả Việt Nam biết đến với cả truyện và phim chuyển thể từ tác phẩm của ông, trong đó có A Maiden’s Grave, The Bone Collector (đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề Kẻ tầm xương), The Cold Moon (Trăng lạnh), The Devil’s Teardrop… Ông cũng đoạt giải Grand Prix của Nhật Bản và ba lần chiến thắng giải thưởng Ellery Queen Reader’s Award cho hạng mục truyện ngắn, và một số giải thưởng khác tại Anh.

Jeffery Deaver, Tiểu thuyết trinh thám, Sát nhân mạng, Kẻ tầm xương 

Jeffery Deaver – một trong những tác giả trinh thám ăn khách nhất thế giới.

“Sát nhân mạng” (The Blue Nowhere) được ông viết từ năm 2001, thời điểm mà mạng internet bùng nổ mạnh mẽ và cũng là thời điểm vàng của các hacker khi giao dịch và đối thoại mạng phát triển như vũ bão. Trong tác phẩm này, hai kẻ hacker – một mũ đen, một mũ trắng – đối đầu nhau trong những cuộc săn lùng, truy đuổi và lật mặt lẫn nhau mà cảnh sát phải đứng ngoài vì không hiểu hết thế giới xa lạ của những dòng code trên mạng.

Cả Gillette và Phate đều là những thiên tài trong lĩnh vực của mình – phần cứng và phần mềm máy tính. Cả hai đều có thể tự tạo ra một máy tính, một moderm hay cả một hệ thống máy chủ từ những linh kiện nhặt nhạnh được từ thuở ấu thơ. Cả đều thông minh bậc nhất và gần như không có đối thủ trong lĩnh vực hack và cracking (bẻ khóa).

Gillette là một hacker mũ trắng, chưa bao giờ làm bất cứ điều gì gây hại. Anh tuân thủ nguyên tắc đạo đức của một hacker – “nhìn thì được nhưng chạm vào thì không”. Nhưng Phate thì không như vậy.

Jeffery Deaver, Tiểu thuyết trinh thám, Sát nhân mạng, Kẻ tầm xương 

Ảnh 2: “Sát nhân mạng” (The Blue Nowhere) ra mắt bản tiếng Việt tháng 8/2014

Cả Gillette và Phate vốn đều có một tuổi thơ không hạnh phúc, nhưng trong khi Gillette gia nhập thế giới máy tính chỉ vì óc tò mò và sự cô đơn, thì Phate còn thêm cho mình sự thù hận và thích thú khi sở hữu khả năng vượt trội hơn người. Gia đình Phate giàu có hơn gia đình Gillette rất nhiều lần, và cha mẹ hắn sẵn lòng chi tiền để tránh bị con cái làm phiền. Đứa trẻ Phate ngày một phát triển theo chiều hướng xấu đí. Tự cô lập, trở nên hằn học và dễ nổi nóng mỗi khi không được vào mạng.

Bị từ chối trong thế giới thực, Phate trở thành ông vua không ngai của thế giới mạng. Từ những trò hack đơn giản, hắn bắt đầu viết ra những phần mềm gây hại, trong đó đỉnh điểm là Trapdoor – một chương trình thông minh có khả năng ẩn mình và chiếm quyền tận gốc mọi máy chủ. Phate bị ám ảnh bởi một trò chơi mà hắn tham gia khi còn trẻ tuổi – một game nhập vai và được yêu cầu giết càng nhiều người càng tốt trong vòng một tuần lễ. Phate trở thành một kẻ bẻ khóa, giả trang và giết người hàng loạt.

“Social engineer” là một cụm từ được tác giả Jeffery Deaver thường xuyên sử dụng trong tác phẩm này. Nó có nghĩa là sự giả trang, làm cho bản thân mình trở thành một người khác. Một trong những lý do khiến những người cô lập trong xã hội thích thú với thế giới mạng, đó là ở trên mạng họ có thể tự do là bất cứ ai. Có thể ngụy trang và giả trang con người thật của mình, có thể tự tô vẽ cho mình vô số những điều thú vị. Tên tội phạm Phate không những là bậc thầy ngụy trang trên mạng mà còn vươn ra xa hơn – giả trang ngoài đời thực. Hắn là một kẻ đa nhân cách, bởi có một bài học từ thời thơ bé của Phate – chỉ có đóng giả làm người khác hắn mới được xã hội chấp nhận mình.

“Sát nhân mạng” là một cuốn tiểu thuyết thông minh và đáng đọc của Jeffery Deaver, trong đó phản ánh một thế giới của những người đam mê mạng máy tính, được mô tả với những thói quen đặc trưng như: ít giao tiếp trực tiếp, cú đêm, hay bị bệnh trào ngược dạ dày do thường xuyên sử dụng các đồ uống kích thích như cà phê hay soda, giờ vàng online của họ là 3 giờ sáng, bị ám ảnh bởi những dòng code và thường có thể trạng gày gò, còng lưng do suốt ngày chúi đầu vào máy tính.

Điểm đáng tiếc của bản tiếng Việt đó là “Sát nhân mạng” chỉ mới được ra mắt tại Việt Nam vào tháng 8/2014, trong khi Jeffery Deaver đã viết cuốn tiểu thuyết này từ năm 2001. Kể từ đó, kỹ thuật hack và trao đổi thông tin trên mạng đã có sự biến đổi rất nhiều. Giá như có thể thấy tác giả tư duy về những hình thức mới của mạng internet. Dù vậy, những tình huống và bối cảnh mà cuốn tiểu thuyết tạo ra rất sống động và đáng để suy ngẫm về sự lấn sân của Thế giới mạng vào Thế giới thực ngày nay.

“Một khi đã lên mạng, không ai được an toàn. Dù tốt hay xấu, giờ đây máy tính đã phản ảnh giọng nói, tinh thần, tình cảm và mục đích của con người. Dù tốt hay xấu, chúng còn phản ánh lương tâm và cả sự lương tâm của con người. Ranh giới giữa Thế giới thực và Thế giới máy tính ngày càng trở nên mờ nhạt.”

Nhưng như lời một cảnh sát già trong đội truy lùng Phate: “Cuộc sống nằm ở đây này! Là máu, là thịt… những con người… gia đình cậu, con cái cậu… Đó mới là cuộc sống thực”. Ông cũng là người đã mất đứa con trai độc nhất của mình vì cậu bé quá đam mê mạng internet.

Hồ Hương Giang

 

Phạm Xuân Nguyên: “Việt Nam thiếu tác phẩm lớn vì thiếu tư duy lớn” – RFI

14 Th8

 

Bìa sách " Nổi Buồn Chiến Tranh" của Bảo Ninh, một trong những tác phẩm gây tiếng vang lớn ở Việt Nam đầu thập niên 1990.

Bìa sách ” Nổi Buồn Chiến Tranh” của Bảo Ninh, một trong những tác phẩm gây tiếng vang lớn ở Việt Nam đầu thập niên 1990.
Thanh Phương

Vì sao văn học Việt Nam vẫn không có những tác phẩm lớn? Đó là câu hỏi đã nhiều lần được đưa ra thảo luận trong những năm gần đây. Chưa nói đến những tác phẩm có tác động mạnh đến thế giới hoặc được thế giới biết đến nhiều, trong những năm gần đây nền văn học Việt Nam có phần nào im ắng, không còn xuất hiện nhiều những hiện tượng như Nguyễn Ngọc Tư với “Cánh đồng bất tận” hay trước đó là Nguyễn Huy Thiệp với “Tướng về hưu” hay Bảo Ninh với “Nổi buồn chiến tranh”, trong khi sách dịch các tác phẩm của thế giới thì tràn ngập thị trường Việt Nam.

Như vậy, có thể lý giải như thế nào cho tình trạng này? Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ qua điện thoại từ Hà Nội, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, tác giả cuốn tiểu luận phê bình “ Nhà văn như Thị Nở”, được xuất bản cách đây vài tháng, cho rằng cái chính đó là thế hệ nhà văn hiện nay còn thiếu tính chuyên nghiệp và quan trọng hơn là thiếu những tư duy lớn, lý do về hạn chế tự do sáng tác ở Việt Nam chỉ là một phần nguyên nhân thôi. Sau đây mới quý vị nghe phần phỏng vấn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.

RFI : Thưa nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, cách đây vài tháng ông có cho ra mắt độc giả cuốn tiểu luận phê bình đầu tiên của ông, tựa đề « Nhà văn như Thị Nở », điểm lại các tác phẩm văn học từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay. Trước khi nói về tình trạng của văn học Việt Nam hiện nay, ông có đánh giá như thế nào về những chuyển biến của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay ?

Phạm Xuân Nguyên : Trong thế kỷ 20, nền văn học Việt Nam chuyển từ quỹ đạo của nền văn học Trung đại sang văn học Hiện đại. Chúng ta biết rằng chữ quốc ngữ được dùng để viết văn chương theo kiểu Tây là từ cuối thế kỷ 19 cho đến 30 năm đầu thế kỷ 20. Đó là giai đoạn giao thời, giai đoạn chuyển tiếp, khi nền văn học Việt Nam đi từ giai đoạn Trung đại của hệ thống văn học phương Đông, đến khi phương Tây vào, chủ yếu là Pháp, đem theo những hệ thống, thể loại, quan điểm văn học mới. Từ đó mới tạo ra ví dụ như thơ mới, mà các nhà phê bình gọi là cuộc « cách mạng trong thơ ca ».

Rồi đến nhóm « Tự lực Văn đoàn », với những tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam,v.v…. Rồi một loạt những bùng nổ văn học mà chúng ta vẫn quen gọi là giai đoạn văn học 1932-1945. Có thể nói đó là sự hình thành nền văn học Việt Nam theo trào lưu của thế giới, theo các quan niệm, loại hình, thể loại văn học của thế giới. Từ đó cho đến hiện nay, văn học Việt Nam cũng vận động theo sự vận động của văn học thế giới, mặc dù do những hoàn cảnh lịch sử, như cách mạng, chiến tranh, thường bị gián đoạn, bị lệch pha so với thế giới.

Cho đến bây giờ, thời kỳ của thế giới phẳng, trong nước mở cửa ra nước ngoài và thời đại của tin học, tuy có vẻ cập nhật hơn, nhưng thật ra bao giờ văn học Việt Nam cũng đi sau văn học thế giới. Tuy vậy, nó cũng phát triển đồng hành với thế giới. Về mặt trào lưu, lý thuyết, văn học Việt Nam thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21 cũng là nằm trong quỹ đạo đấy, mà trong nước, giới phê bình vẫn gọi là quá trình « hiện đại hóa văn học dân tộc ». Hiện đại hóa ở đây có nghĩa là đưa văn học dân tộc, văn học trong nước đi ra với văn học thế giới và bắt kịp văn học thế giới.

RFI : Thưa ông Phạm Xuân Nguyên, đầu thế kỷ 20, với nhóm Tự lực Văn đoàn, chúng ta có những tên tuổi lớn như là Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, hay Nguyễn Công Hoan. Gầy đây chúng ta có những nhà văn có những tác phẩm lớn như Nguyễn Huy Thiệp chẳng hạn. Gần hơn nữa, chúng ta có những nhà văn trẻ như là Nguyễn Ngọc Tư. Nhưng trong những năm gần đây, người ta có cảm tưởng là không còn có những tác phẩm gây tiếng vang lớn, những tác phẩm chất lượng cao như những năm trước. Theo ông, lý do vì sao ?

Phạm Xuân Nguyên : Câu hỏi đặt ra là vì sao chúng ta chưa có những tác phẩm lớn, chưa có những tác phẩm đạt tầm nhân loại, đi ra thế giới được ? Hay như vừa rồi, người ta cũng đã đặt câu hỏi là Việt Nam đã có những đóng góp gì mang tầm cở thế giới, ví dụ như những phát minh khoa học, tư tưởng triết học, tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm văn học lớn, để trở thành giá trị của nhân loại ?

Nhìn lại thì ta thấy là sự đóng góp của Việt Nam cho thế giới còn rất ít. Nói riêng về văn học, câu hỏi lớn vẫn là : hình như chúng ta không có tác giả lớn, hình như chúng ta không có tác phẩm lớn ? Dường như vẫn có sự bất cân xứng giữa cái mà văn học thế giới đưa vào Việt Nam với cái mà văn học Việt Nam đưa ra thế giới.

Có thể nói là chúng ta dịch được rất nhiều, nhất là hiện nay. Các tác phẩm lớn, các tác giả lớn của thế giới vào Việt Nam rất dễ dàng và nhanh chóng. Đọc xong rồi thì mọi người giật mình tự hỏi rằng thế thì văn học Việt Nam được thế giới biết đến như thế nào ?

Về những tác giả Việt Nam được biết đến nhiều nhất hiện giờ thì có lẽ phải kể đến Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh. Các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được dịch ra hầu hết các thứ tiếng chính của thế giới. Rồi nhà văn Bảo Ninh với cuốn tiểu thuyết cho đến bây giờ vẫn là duy nhất của ông, « Nổi buồn chiến tranh », cũng được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và cũng được đánh giá rất cao.

Thế thì câu hỏi đặt ra : Vì sao Việt Nam chưa có tác phẩm lớn ? Những câu trả lời đã được đưa ra. Ví dụ như hình như chúng ta vẫn cứ quẩn quanh ở những vấn đề của Việt Nam, mà chúng ta chưa chạm tới cái phần nhân loại trong Việt Nam, của Việt Nam, bởi vì suy cho cùng, văn học rất mang tính dân tộc, rất mang tính địa phương, nhưng dù là người Nga, hay Pháp, hay Mỹ thì cũng là con người trên hành tinh này, với những vui buồn, sướng khổ, những đau đớn, những hạnh phúc, những suy tư và cảm nhận đều là của con người.

Thế thì tại sao những tác phẩm lớn của thế giới có thể lay động được người đọc, dù là ở nơi nào trên hành tinh này, kể cả ở Việt Nam ? Còn tại sao ở Việt Nam, văn học có vẻ vẫn còn mang tính cục bộ, địa phương, ít mang tính nhân loại ? Có phải do nhà văn Việt Nam kém tài không ? Hay là do hoàn cảnh phát triển của văn học Việt Nam không được tự do, cởi mở ?

Có một thời thì đúng là có những hạn chế tự do sáng tạo. Bây giờ có cởi mở hơn, nhưng vẫn có những hạn chế. Còn về phía chủ thể của người cầm bút, phải chăng là do họ thiếu tính chuyên nghiệp, tức là thiếu suy nghĩ về những chủ đề đề tài lớn, quan trọng, và đầu tư lao động nghệ thuật để thể hiện những chủ đề, đề tài đó ? Hiện nay rất ít nhà văn suy tư trên những chủ đề lớn, vấn đề lớn, những đề tài mà dù câu chuyện trong tác phẩm rất nhỏ, nhưng khi viết ra vẫn lay động được người đọc.

Câu hỏi khác nữa : Phải chăng các nhà văn hiện nay xa rời đời sống của dân tộc, của nhân dân ? Có phải là họ chỉ quẩn quanh trong những vấn đề của cá nhân, vụn vặt, mà không dám phản ánh, suy tư về những vấn đề lớn ? Cũng có một phần lý do là đấy. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, một gương mặt cũng nổi bật của thế hệ sau 75, bây giờ là phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cũng nói là hình như các nhà văn Việt Nam hiện nay không sống với đời sống bây giờ.

RFI : Có thể là họ tránh đụng chạm đến những chủ đề bị coi là nhạy cảm ?

Phạm Xuân Nguyên : Vâng. Nếu có cái sự tránh né đó thì đấy cũng là bản lĩnh của nhà văn và cũng là khuyết điểm của nhà văn. Anh tránh né có thể là vì anh sợ đụng chạm, sợ liên lụy, sợ rầy rà. Nhưng mặt khác cũng là do anh không đủ sức, không đủ tầm để xử lý đề tài đó.
Ví dụ rất ít những tác phẩm đặt ra những vấn đề lớn của dân tộc Việt Nam, tất nhiên không phải đặt ra một cách trừu tượng, mà thông qua một thế hệ, một gia đình…Nhà văn trong nước hay hải ngoại cũng thế thôi. Có lần trao đổi với nhà văn hải ngoại ở Cali nhân dịp đi sang Mỹ tháng 5 vừa qua, tôi có nói rằng : Nếu nói là trong nước ít tự do sáng tạo hơn, còn bị những rào cản, kiểm duyệt, thế thì các nhà văn hải ngoại, sống ở các xứ sở tự do, không bị những cái đó, thực tế cũng không có những tác phẩm lớn.

Phải chăng người Việt mình không tư duy lớn được ? Vấn đề này phải được đặt rộng hơn nữa : Chúng ta không có một truyền thống triết học, truyền thống tư tưởng, truyền thống văn học đạt đến những tầm kích nhân loại, nói những vấn đề của dân tộc, buộc người trong nước đọc nó mà phải sởn da gà lên, phải rùng mình để cùng nghĩ về dân tộc, về đồng loại, và từ đó đi ra thế giới.

RFI : Thưa ông, trước khi nói đến những tác phẩm có tác động lớn đến thế giới, thì chúng ta phải có những tác phẩm có tác động lớn đối với dư luận trong nước. Vấn đề là trong thời gian gần đây rất khó tìm ra những « hiện tượng văn học » như những năm trước. Vì sao ? Phải chăng là do nhà văn bây giờ lo kiếm cơm hơn là sáng tác về đề tài có thể gây phản ứng, gây tranh luận ?

Phạm Xuân Nguyên : Chúng ta vẫn có một đời sống văn học. Sách vẫn in ra nhiều. Các nhà văn vẫn viết. Nhưng khó tìm một tác phẩm, tác giả gây được những tác động lớn đến dư luận xã hội. Ví dụ như Nguyễn Huy Thiệp, khi xuất hiện với những truyện ngắn của anh như “Tướng về hưu”, “Không có vua”, “Muối của rừng”, rồi những chuyện về lịch sử như “ Kiếm sắt”, “Vàng lửa”, “Phẩm tiết”, ông đã gây ra một biến động xã hội rất lớn. Ai cũng đọc, ai cũng bình luận, đưa đến thay đổi về cách đọc, cách đánh giá.

Năm 1988, cách đây hơn 25 năm, tập truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp “Tướng Về Hưu” đã gây tiếng vang lớn, vì nhà văn đó hình như không phải là làm văn chương nữa, mà đã trở thành như một diễn đàn của xã hội, như là tiếng nói của xã hội, phản ánh một thực tại, lý giải một thực tại và cách phản ánh, lý giải ấy khác với văn chương trước đó, khiến người ta phải giật mình, phải đi ra khỏi thói quen, lối mòn, phải nhìn lại thực tại sau khi đọc tác phẩm của nhà văn bằng một con mắt khác.

Hồi đó chưa ai biết Nguyễn Huy Thiệp là ai cả, thế mà một nhà văn tầm cở như Nguyễn Khải, sau khi đọc “Tướng về hưu” còn hoảng sợ nói rằng: “ Tôi cầm bút cả đời, nhưng may ra tôi viết được một phần ba truyện như vậy”. Nguyễn Huy Thiệp chưa biết là ai, nhưng đã động tay vào cái lâu đài văn học của chúng ta, tức là đưa đến một cách nhìn khác.

Bảo Ninh cũng vậy. Người ta vẫn viết về chiến tranh, nhưng hình như tất cả vẫn viết theo một lối viết chung. Những tác phẩm khác đều miêu tả chiến tranh khốc liệt, gian nan, kinh khủng, nhưng rồi cũng ngợi ca chiến thắng. Còn ở đây tác giả đã đặt ngay cái tên “Nổi buồn chiến tranh”. Sau khi đã vòng vo đổi tên thành “Thân phận tình yêu”, cuối cùng tác phẩm này cũng trở về với cái tên cúng cơm là “ Nổi buồn chiến tranh”. Một nhà văn lúc đó chưa có tên tuổi gì, nhưng đã viết về cuộc chiến từ nổi buồn, hoàn toàn khác trước.

Chúng ta nói đến hai tác giả ấy để nói rằng một tác giả lớn, một tác phẩm lớn là khi tác phẩm của họ có khi còn vượt ra khỏi văn chương. Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh bằng các tác phẩm của họ đã lay động được tâm thức của xã hội, lay động được cảm xúc của xã hội.

Sau những cách viết như thế thì người ta sẽ không viết như củ được nữa. Sau “Nổi buồn chiến tranh”, người ta không thể viết về chiến tranh như cũ được nữa và sau khi có Nguyễn Huy Thiệp rồi thì người ta đã viết khác. Các nhà văn này đi vào văn học bằng một cái nhìn mới, viết đúng với cảm nhận của họ.

Cũng như Nguyễn Ngọc Tư là một ca rất lạ. Cô không sống ở những trung tâm văn hóa, không sống ở thủ đô, mà ở một miền tận cùng đất nước. Truyện của cô cũng hoàn toàn là những câu chuyện lấy cảnh, vật và người của miền quê đồng bằng sông nước Cửu Long ra tận Cà Mau, nhưng tài năng của cô và cách viết của cô khiến người ta đọc vào mà không thấy đó là chuyện của vùng miền Nam bộ, mà là chuyện của thân phận, của con người, đặc biệt là chuyện “Cánh đồng bất tận”. Nhà văn nào cũng muốn tác phẩm mình viết ra đều là tác phẩm hay, nổi bật, một mặt đó là tài năng, nhưng một mặt nữa hình như là nền văn hóa, nền tư tưởng của cộng đồng để làm bệ đở cho nhà văn còn thấp.

RFI: Như vậy phải chăng một phần lỗi là do nền giáo dục Việt Nam không phải là một nền giáo dục cởi mở, giảng dạy cho học sinh những trào lưu tư tưởng, những triết lý khác nhau của thế giới, để thế hệ bây giờ có những suy nghĩ sâu xa hơn?

Phạm Xuân Nguyên: Cũng có một phần lỗi của giáo dục, nhưng nhìn rộng ra thì đúng là dân tộc ta không quen tư duy, hiểu theo nghĩa tư duy theo lý thuyết, tư duy theo hệ thống, tư duy bằng những phạm trù trừu tượng. Tư duy về những vấn đề bản thể luận, nhận thức luận cũng rất ít.

Và cũng do đó, các nhà văn của chúng ta viết được một tác phẩm đầu nhờ năng khiếu, nhờ khả năng ban đầu, rồi sau đó thì cạn vốn, không viết được nữa và cùn mòn rất nhanh. Đặc biệt là các nhà văn của chúng ta cũng lười, ít đọc lý thuyết, học hỏi kinh nghiệm viết của nước ngoài. Nhìn về mặt bút pháp, nghệ thuật, văn chương Việt Nam cũng còn nghèo nàn lắm, đơn điệu lắm. Rất ít những người tìm tòi, thử nghiệm. Đấy là nguyên nhân.

Còn nói về lỗi vủa giáo dục thì cũng đúng. Cái cách dạy văn trong nhà trường, cũng như cách phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường cũng không tạo ra được một lớp độc giả to lớn trong văn học, bởi vì không chỉ nhà văn tạo ra độc giả, mà độc giả cũng tạo ra nhà văn, vì nó có một sự quan hệ qua lại nào đó. Điều này có thể lý giải phần nào vì sao chúng ta chưa có những tác phẩm lớn, tác phẩm hay, tức là những tác phẩm đánh động được tâm thức của cộng đồng, đọc xong có thể thay đổi tâm thức, nhận thức và buộc người đọc khi đọc xong phải nhìn lại thực tại, cuộc sống bằng một con mắt khác.

RFI: Chúng ta không còn gặp lại những hiện tượng như “Cánh đồng bất tận”, phải chăng bởi vì Nguyễn Ngọc Tư và những tác giả trước đó như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh đã gặp nhiều rắc rối khi cho ra những tác phẩm gây tiếng vang như vậy?

Phạm Xuân Nguyên: Thật ra điều này không phải là nguyên nhân chính. Nói các nhà văn sợ rắc rối, sợ liên lụy, sợ vượt rào nên không viết ra là làm sang cho họ. Thật ra thì các nhà văn của chúng ta lười lắm. Chưa thấy ai tập trung, đi sâu vào một đề tài nào đó và tìm tòi cách thể hiện nó. Các nhà văn của chúng ta vẫn cứ sản xuất đều đều và bằng lòng với những tác phẩm chỉ kể ra một câu chuyện và kết thúc trong khuôn khổ cái câu chuyện ấy mà thôi. Nếu anh suy nghĩ mãi về một đề tài, thì anh sẽ tìm được ví dụ như một thứ thơ, một cốt truyện và từ đó đi sâu, tìm cách thể hiện cốt truyện đó như thế nào cho nó thật là ám ảnh, thật ra day dứt.

Đọc lại Nguyễn Huy Thiệp ta sẽ thấy là mỗi truyện ngắn của ông ấy đều có một tư tưởng. Có thể nói là các nhà văn của chúng ta hiện nay không có một tư tưởng. Nếu nhà văn có tư tưởng thì đọc vào sẽ thấy khác ngay. Có thể đề tài đó được người ta khai thác chán rồi, nhưng nhà văn vẫn có thể có một cách nhìn khác, có cách thể hiện khác và đọc xong thì người ta phải giật mình.

Hoàn cảnh xã hội, môi trường sáng tác chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là chủ thể của nhà văn, bởi vì nhà văn luôn luôn tự do đối với chính mình, không một gông cùm nào, một rào cản, một chế độ kiểm duyệt nào có thể bẻ gẫy được nhà văn, nếu nhà văn không tư bẻ gẫy mình. Cái chính là ở nhà văn, ở cái lao động sáng tạo, lao động văn học của nhà văn là phải nghiêm túc, chuyên nghiệp, chứ không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh được.

Những nhà văn lớn trên thế giới cũng là bài học đấy thôi. Nếu lấy một ví dụ rất gần Việt Nam, ta có thể chọn nhà văn đoạt giải Nobel Văn học 2012 là Mạc Ngôn. Mạc Ngôn cũng viết trong hoàn cảnh như các nhà văn Việt Nam, thậm chí ông còn bị kỷ luật. Thế nhưng ông đã tạo ra một vùng quê Cao Mật của ông trong tiểu thuyết. Rồi ông viết toàn bộ tác phẩm của ông, xoáy sâu vào đời sống của nông dân Trung Quốc và từ đó xâu chuỗi lại, tạo dựng lại để buộc người ta phải nhìn lại cái hiện thực xã hội Trung Quốc qua những biến thiên cách mạng, biến động xã hội.

Còn các nhà văn của chúng ta, có người viết được ít cuốn rồi thôi, buông lơi. Ít có nhà văn nào tập trung đi xuyên suốt một chủ đề nào đó. Tính chuyên nghiệp của nhà văn là ở chỗ đó. Viết thường xuyên, viết đều đặn, những phải là có hệ thống, xuyên suốt một chủ đề. Không thể hôm nay viết về nông thôn, ngày mai thích thì lại nhảy sang thành thị, đang viết chiến tranh thì lại viết sang những thứ khác, mà không có một sợi dây liên tục, không tập trung vào một chủ đề, đề tài xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp của mình, rồi bằng khả năng văn học, đóng góp cho xã hội một cách nhìn, cách nhận thức. Cho nên vấn đề chính vẫn là từ chủ thể nhà văn.

RFI: Xin cám ơn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.

 

 
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

 
01/08/2014
 
 

TỪ KHÓA : Việt Namnhà vănVăn họcTạp chí

 

Văn hóa nhà văn và phát triển văn học – VHNA

6 Th8

 

 

&quot;Khi em ngẩng đầu lên'  - tranh của Nguyễn Thị Hiền, thể hiện các bút tích của Lưu Quang Vũ “Khi em ngẩng đầu lên’ – tranh của Nguyễn Thị Hiền, thể hiện các bút tích của Lưu Quang Vũ

 

Phát triển văn học cần hội đủ điều kiện, nhưng có lẽ tiên quyết là văn hóa nhà văn. Vì sao? Nhà văn là người sáng tạo ra giá trị của tác phẩm nghệ thuật (ngôn từ). Anh ta là “người cha tinh thần” của nó. Vậy nếu người cha đó ốm yếu, sao tránh khỏi sinh ra đứa con “sài đẹn”. Một nền văn học lớn phải tựa vững chắc trên một nền văn hóa lớn, một nhà văn lớn phải có “chân đế văn hóa” vững như bàn thạch. Lịch sử văn học thế giới và Việt Nam, từ cổ chí kim, đều đủ cơ sở để  chúng ta tin rằng nền tảng triết học – tư tưởng – văn hóa là gốc rễ của cái cây văn học.

I.Phẩm tính văn hóa của nhà văn

1.Sáng tạo giá trị mới: Văn học công khai Việt Nam giai đoạn 1930-1945 sở dĩ đạt tới những đỉnh cao huy hoàng của nó (Thơ mới, sáng tác của Tự lực văn đoàn, của các nhà hiện thực chủ nghĩa), chính vì đã tạo nên được giá trị mới so với quá khứ (gần và xa). Nói khái quát thì, giá trị mới mà văn học phát hiện chính là con người cá nhân, giá trị của cá nhân, của cái tôi tự do sáng tạo. Những dấu hiệu mới đã được gieo mầm từ Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách, nảy nở từ Tình già (1932) của Phan Khôi, được tổng kết trong những công trình thế kỉ Thi nhân Việt Nam (1941) của Hoài Thanh – Hoài Chân, Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan. Những đỉnh cao Thơ mới (như người ta vẫn mặc định Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên). Những nhà hiện thực xuất sắc như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài,…có thể coi là những người khai mở khám phá các giá trị mới của văn học trong quá trình hiện đại hóa – khúc xạ trong gía trị nhân văn cao cả của nghệ thuật ngôn từ : “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trang lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” như văn tài Nam Cao đã viết trong Trăng sáng năm 1943.

Văn học thời kì cách mạng và chiến tranh (1945-1975), tuy như một vài người đã cố phủ nhận (cho là văn học phải đạo, văn học quan phương, văn học cán bộ, văn học của một nửa sự thật là giả dối,…), thì vẫn cứ khách quan giá trị của nó, như câu thơ Tố Hữu “Chúng muốn đốt ta thành tro bụi/ Ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm/ Chúng muốn ta bán mình ô nhục/ Ta làm sen thơm ngát giữa đồng”. Giá trị làm người tự do, đồng nghĩa với giá trị thẩm mĩ, được văn học thời cách mạng và chiến tranh phát hiện và ca ngợi, theo cách diễn đạt của Nguyễn Minh Châu là tìm ra “những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người” thời đại. Nếu có sự đề cao giá trị tình cảm cộng đồng, dân tộc thì cũng là tất yếu. Trong chiến tranh giải phóng, độc lập và tự do đồng nghĩa với giá trị lớn sống còn của cả dân tộc và mỗi cá nhân.

Văn học hậu chiến (sau 1975), đặc biệt sau đổi mới, qua một khoảng hạn ngắn bùng nổ, gàn đây có vẻ như lúng túng khi đi tìm giá trị mới. Có thể rơi vào một cực đoan khác khi cho rằng do bị cấm kị nên văn học cách mạng 1945-1975 đã tước đoạt vị thế cá nhân, nay cần trả lại tên cho nó. Vì thế có tình trạng rơi vào tuyệt đối hóa cá nhân (để đối lập với cái ta, cái tâm thức cộng đồng thời chiến), có vẻ như cần thiết phải đề cao bản cái bản năng (để đối lập với cái lí trí trước đây trong chiến tranh), có vẻ như cần thiết phải “lộn ngược” hiện thực – tức phải viết về cái ác, cái xấu (để đối lập với cái cao cả, anh hùng trong chiến tranh), có vẻ như cần quan tâm đến cái đời thường (để đối lập với cái lí tưởng trước đây). Có thể vì không xác định được một cách căn bản giá trị mới, nên đã có trường hợp 24 năm sau một tác phẩm thành công vang dội, có nhà văn dường như gác bút. Lại có nhà văn sau vài ba tác phẩm thành công làm choáng ngợp độc giả, coi việc mình “nói ngược”, nói “trắng phớ, huỵch toẹt” đã là một phép lợi thế, ỷ lại vào đó không rốt ráo phát hiện đích thực các giá trị mới của đời sống nên đã chuyển hướng viết kiếm tiền (anh ta thú nhận thẳng thắn như thế). Thật  ra thì giá trị của cá nhân không bao giờ tách rời khỏi giá trị cộng đồng dân tộc. Một bài học nhỡn tiền là với số đông hơn 4 triệu người Việt Nam định cư ở (hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ) nước ngoài, thì vấn đề quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng lại được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Những tác phẩm văn học của người Việt Nam định cư ở nước ngoài sáng tác cho chúng ta thấy rõ ràng hơn thực tế đó. Tương tự cái ác cái – xấu không bao giờ tự biến mất, nó cứ tồn tại song song với cái tốt – cái đẹp. Nhưng không có nghĩa là “ngày cái ác lên ngôi” trong đời sống  cũng như trong văn học hiện nay. Văn học, trong một mức độ nào đó, có thể hỗ trợ cho công cuộc truy đuổi và xóa bỏ cái xấu, cái ác các, giữ gìn và vun trồng cái thiện, cái đẹp.

Sự lúng túng trong việc tìm tòi giá trị mới, thể hiện khá rõ với thế hệ các cây bút thế hệ 7x, 8x và cả 9x. Dường như hành động viết với họ, trong đa số trường hợp, chỉ để giải phóng ẩn ức, và đặc biệt là: viết, trước hết và sau hết chỉ cho mình!? Nếu chỉ đào bới cái tôi nhỏ bé, liệu người viết có thể thực hiện đúng thiên chức của hành động viết, theo cách diễn đạt của J.P.Sartre: “Nhưng hành động viết bao hàm hành động đọc như tương liên biện chứng của nó và hai hành vi có liên quan chặt chẽ với nhau đó cần có hai tác nhân khác nhau. Chính sự hợp lực của tác giả và độc giả sẽ làm nảy sinh ra vật thể cụ thể và tưởng tượng, là cái công trình trí tuệ. Chỉ có nghệ thuật cho người khác và bởi người khác” (J.P. Sa rtre: Văn học là gì?, Nxb Hội Nhà văn, 1999, tr.58). Không có gì lạ khi sex, hay đồng tính, hay một cái gì đó tương tự (“điếm trai” hay loạn luân, chẳng hạn) lại khiến các cây bút trẻ choáng ngợp, bị dẫn dụ và cố gắng truyền cái đam mê đó sang độc giả. Điều gì khiến cho văn trẻ nói chung như một “cánh đồng bất tận” mà mùa màng thì dễ dàng thất bát? Vấn đề giá trị sống, thiết nghĩ, đang đặt ra quan thiết với các nhà văn trẻ. Dường như tinh thần hiện sinh đang chi phối tâm thức người cầm bút trẻ, thêm vào đó ý thức về thực dụng trong lối sống cũng tạo nên những áp lực thường trực khiến họ đây đó ngả sang hướng đề cao giá trị của sự hưởng thụ, tiện lợi và tiêu dùng vật chất. Đây đó giá trị của Chân – Thiện – Mỹ có vẻ như bị khuất lấp.

                                                                        *

Trong sự viết, thường chúng ta thấy sáng tạo giá trị mới nhiều khi là tiếp thu các giá trị truyền thống một cách thông minh theo tinh thần tiếp biến văn hóa. Trong sự khước từ các giá trị chân chính thì khước từ giá trị truyền thống là nguyên nhân chính khiến cho người viết rơi vào tình trạng bị đốn lìa khỏi cội rễ. Mỹ học Folklore,cũng như lý thuyết văn học nói chung, đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết, bền chặt giữa văn học viết và văn học dân gian. Nói cách khác Folklore là suối nguồn của văn học viết. Chúng tôi chia sẻ với nhà nghiên cứu văn hóa Trần Quốc Vượng khi ông viết : “Mất dân gian là mất hồn dân tộc” vì “Văn hóa dân gian bao giờ cũng là nền tảng của văn hóa dân tộc” (Trần Quốc Vượng: Văn hóa Vịêt Nam, tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn học, 2003, tr.183). Một câu thành ngữ “Đầu năm buôn muối cuối năm buôn vôi” cũng đủ gợi ra một cái “tứ” để nhà văn viết được một truyện ngắn (và có nhà văn đã làm được thành công theo cách đó). Dường như các nhà văn bây giờ (nhất là lớp trẻ) không mấy mặn mà với ca dao, tục ngữ, dân ca, truyện cổ tích, truyện tiếu lâm hay truyền thuyết và thần thoại. Nhà văn Nguyễn Tuân đã chỉ ra rằng nếu muốn học kĩ thuật viết truyện ngắn thì nên học trong tiếu lâm: “Đứng về nghề nghiệp mà bàn tới Tiếu Lâm thì đó là một số kinh nghiệm thành công về kĩ thuật và nghệ thuật dựng truyện ngắn rất kiệm lời, và ý ở ngoài lời thì rất nhiều” (Nguyễn Tuân: Bàn về văn học nghệ thuật, Nxb Hội nhà văn, 1999, tr.599). Những nhà thơ viết lục bát “thành thần”, như Nguyễn Bính chẳng hạn, chắc chắn là nhờ học trong nguồn suối bất tận ca dao (vì lục bát là một thể chủ lực của ca dao). Giá trị truyền thống còn nằm trong các giá trị cổ điển của dân tộc/ nhân loại. Lớp người cầm bút trẻ rất sao nhãng (một cách có ý thức) việc này. Dường như với họ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… là quá xa vời và đôi khi là “vô bổ” với việc viết của họ. Vì thế mà Bai-rơn, Pu-skin, hay thơ Đường (với Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Lý Bạch), cũng xa xôi nốt.

Nói về căn bệnh  khước từ truyền thống của hậu thế, có lần nhà thơ Xuân Diệu đã chia sẻ: “Không khéo văn thơ của một tác giả hiện đại lại thua chiếc ao thu của Nguyễn Khuyến” (Dẫn theo Hà Minh Đức: Tài năng và danh phận, Nxb chính trị quốc gai, 2014, tr.121).

2. Ứng xử với tiếng Việt: Ứng xửlà một phạm trù quan trọng của văn hóa nói chung. Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc nhấn mạnh: “Định nghĩa về văn hóa mà tôi đưa ra, nhấn mạnh về “ứng xử và quan hệ” con người phù hợp với bối cảnh cộng đồng” (Hữu Ngọc: Lãng du trong văn hóa Việt Nam, Nxb Thanh niên, 2007, tr.670). Ứng xử của nhà nghệ sĩ ngôn từ với tiếng mẹ để – tiếng Việt – theo chúng tôi là một biểu hiện/ thước đo quan trọng của văn hóa nhà văn.

Nhân dịp kỉ niệm 60 năm Thơ mới, nhà thơ Huy Cận, một trong những chủ soái của phong trào này, đã tri ân : “Thơ mới tạo ra ngôn từ mới dễ biểu hiện cảm xúc mới. Tiếng Việt trẻ lại với thơ. Sự đóng góp của Thơ mới về ngôn ngữ là rất lớn. Có thể nói dòng Thơ mới như “dòng nước nặng” làm ra năng lượng mới cho mỗi từ, mỗi câu. Tiếng Việt nhờ Nguyễn Du đã đẹp hơn, trong trẻo, mượt mà hơn. Tiếng Việt đến Thơ mới đã đổi thịt thay da một lần nữa bởi vì các nhà Thơ mới đã yêu tiếng mẹ đẻ một cách tha thiết, ra sức bảo vệ tiếng nói của cha ông bằng những sáng tạo máu thịt của hồn mình” (Nhiều tác giả: Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, 1993, tr.12).

Nhà văn suy cho cùng là một thợ cả (cao hơn là nghệ nhân) ngôn từ. Nhà văn Nguyễn Tuân trong bài Tán về ngôn ngữ (nói “tán” nhưng thực ra rất nghiêm túc, cầu thị) đã kì khu phân tích chữnghĩa của tiếng Việt, đã viết rất hay về hiện tượng “díu ba” và “díu tư” (thực chất là những nhóm trạng từ 3 tiếng và 4 tiếng). Ông đưa ra những ví dụ rất hay như “quay cu lơ” (“díu ba”), có đến 54 trường hợp tiêu biểu tương tự. Tiếp đến ông chứng minh là nếu nó thuộc “díu ba” thì phải viết cho đủ, mới có nghĩa hay: chẳng hạn có người cho rằng chỉ cần viết “ngang phè” là đủ. Nhưng Nguyễn Tuân cho rằng phải viết “díu ba” thì mới thấm thía, vì : “Riêng chỗ tôi biết ngang phè khác với ngang phè phè. Thên một “điệp” âm “điệp” tự nữa, cái ý ngang đó nó có nặng nhẹ có khác đi. Và tôi cho đó là cái kì diệu của tiếng mình”. Một nơi khác, cũng chính Nguyễn Tuân phát hiện ra những từ mở ra bằng phụ âm  kép “KHỜ” (97 từ loại này), ông kết luận: “phụ âm KH hay nhấn vào phía tiêu cực của những biểu hiện sự sống”, chẳng hạn: khắm khú, khắt khe, khụng khiệng,… (Nguyễn Tuân: Bàn về nghệ thuật, Nxb Hội Nhà văn, 1999, tr.654-662).

Nhà văn Nguyễn Minh Châu – “người mở đường tinh anh” của phong trào đổi mới văn học Việt Nam sau năm 1975 – đã viết một tiểu luận văn học đáng chú ý, nhan đề Chăm sóc câu văn. Trong tiểu luận này ông đã cảnh báo về sự lười biếng của không ít nhà văn ta hiện nay trong lao động câu chữ, ông kêu gọi đồng nghiệp: “Hãy niềm nở nhưng hãy cũng cảnh giác với những chữ và những cách dặt câu lúc nào cũng đứng chực sẵn, lấp ló ngay đầu ngòi bút. Lâu nay xuất hiện một thứ văn thường được gọi là trần trụi bề bộn chất sống. Thật đáng hoan nghênh lắm thay. Nhưng trần trụi hay bề bộn thì cũng cần có nghệ thuật riêng của nó, và quy luật trật tự của nó, chứ không phải là sựu lủng củng và ất chấp nghệ thuật (…). Một thứ văn mộc mạc, giản dị là rất đáng khuyến khích nhưng thiết tưởng nó phải là thứ giản dị của văn học. Bên trong cái giản dị vẫn toát lên chất văn học. Cầm từng chữ thông thường và cách cấu trúc câu thông thường ấy lên tay vẫn ngửi thấy mùi hương thâm trầm của chất văn học, chứ không phải là chất mộc mạc, giản dị của cách nói năng thông thường hàng ngày, hay một bản báo cáo”. Theo Nguyễn Minh Châu, chữ không đơn thuần là hình thức. Ông khẳng định bằng kinh nghiệm sáng tác vất vả, gian nan của mình : ‘Mỗi chữ là một hạt của nội dung”; và hơn thế, chăm sóc câu chữ là nhà văn đã: “Biểu lộ lòng tự trọng nghề nghiệp, cùng cái ý hướng luôn luôn hướng tới sự hoàn thiện của người nghệ sĩ” (Nguyễn Minh Châu: Trang giấy trước đèn, Phê bình – Tiểu luận, Nxb KHXH, 1994, tr.262, 265).

Nhà văn ta bây giờ viết nhưng mấy ai yêu và hiểu tiếng Việt như Nguyễn Tuân? Đang có một xu hướng “bỗ bã hóa “ ngôn từ văn chương, không chỉ trong văn xuôi, mà cả trong thơ. Cũng chẳng cần nêu ví dụ cụ thể thì cũng đã thấy đáng báo động khi tiếng Việt đang bị “xẻ thịt” bởi các nhà văn (nhất là các nhà trẻ). Một xu hướng khá rõ là ngôn ngữ thông tấn báo chí, ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ đời thường đang tràn vào tác phẩm như thác lũ, khó bề ngăn nổi. Cái thanh cao, tao nhã của ngôn từ văn chương đang biến mất. Viết không còn là hành động tìm kiếm sáng tạo ngôn từ nữa, mà là sự phô diễn của con chữ. Chữ nhiều mà nghĩa ít là vì vậy, thậm chí chỉ còn là xác chữ, mà hồn chữ không thấy đâu. Chưa kể đến một lối viết “lai căng” khá phổ biến theo tinh thần “nhập ngoại” (văn thơ Việt nhiều khi như là văn dịch). Không ít nhà văn trẻ cho rằng tiếng Việt của ta nghèo nàn, không đủ sức phô diễn tư trưởng, tình cảm. Có lẽ họ không đọc (hoặc đọc rất ít, đọc với tư cách học trò đi thi) Truyện Kiều, ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ Việt. Họ thường viết với tâm thế “cứ thế bước ào vào văn chương”, và văn chương chỉ là “trò chơi vô tăm tích”. Những hành xử với văn chương theo hướng ấy tất sẽ dẫn đến hệ lụy coi thường ngôn từ (vốn là “hiện thực trực tiếp của tư tưởng”).

Nhà văn nhiều khi không ý thức được dù chỉ một chữ mà câu văn/câu thơ hàm nghĩa khác hẳn. Chẳng hạn trong bài thơ Bác ơi, nhà thơ Tố Hữu viết: “Trái bưởi kia vàng ngọt với ai/ Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài/ Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm/ Quanh mặt hồ in mây trắng bay”. Có người tỏ vẻ “lo lắng” hộ tác giả: viết như thế có nghĩa là sau khi Bác mất, chẳng còn ai đáng để tin tưởng, ký thác và chia sẻ nữa! Ít ra thì còn nhiều thứ quan trọng khác chứ. Nhưng chữ ai trong trường hợp này, như chúng ta biết, hợp với tiếng khóc, vì nhan đề bài thơ là Bác ơi (tiếng khóc của những người con, cháu trước sự ra đi của người thân ruột thịt). Ai đã một lần có mặt trong một lễ tiễn đưa người chết về cõi vĩnh hằng sẽ rất thấm thía chữ ai trong tiếng kóc xé ruột xé gan của người thân mất người thân.

Đã nhiều năm nay cả xã hội đang cố gắng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cố gắng làm giàu có nó để trở thành một lợi khí với mỗi người trong hoạt động giao tiếp, sáng tác. Nếu ai đó nghĩ tiếng Việt nghèo nàn thì hãy đọc lại những câu ca dao kiểu: “Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”, sẽ thấy phải chăng mình vong bản?!

3. Bản sắc/ bản lĩnh  nhà văn – vấn đề cá tính sáng tạo: Bản sắc/ bản lĩnh của nhà văn không phải là cái gì khác người, dị biệt và bảo thủ, mà chính là cá tính sáng tạo. Nhà văn có dám cả đời hi sinh, chỉ đi săn tìm cái thật cái đẹp như Nguyễn Tuân (để có khi mang tiếng là “nghệ thuật vị nghệ thuật”, hay là “duy mỹ”)? Nhà văn có đủ xác tín như Thạc Lam đã tuyên ngôn: “Chỉ có những tác phẩm nào có nghệ thuật chắc chắc chắn, trong đó nhà văn biết đi qua những phong trào nhất thời, để suy xét đến những tính tình bất diệt của loài người, chỉ những tác phẩm đó mới vững bền mãi mãi” (Thạch Lam – văn và đời, Nxb Hà Nội, 1999, tr.577). Trong ý kiến của nhà văn Thạc Lam, chúng ta thấy ngụ ý của ông nói về mối quan hệ giữa cái thời sự và cái vĩnh hằng của nghệ thuật. Nhưng thi hào Đức Gơt thì lại cho rằng “Thơ nào cũng là thơ thời sự” (ý này nhà thơ Tố Hữu rất tâm đắc).

Nhà thơ Xuân Diệu là một nghệ sĩ ngôn từ rất giàu bản sắc, bản lĩnh. Trong một lần tao ngộ văn thơ vào năm 1972, hai nhà thơ “đỉnh” của Thơ mới đã đối thoại với nhau. Chế Lan Viên nói : “Thơ Xuân Diệu vận động nhưng đi ngang chứ không tiến về phía trước”. Xuân Diệu đối rằng: “Đi ngang là trấn giữ để đi về trước”. Chế Lan Viên nói : “Thơ Xuân Diệu hay lặp lại về ý tứ và vần điệu”. Xuân Diệu đối lại: “Có lặp lại mới nhấn mạnh được ý tứ và có nhạc điệu như hôn nhau, càng hôn càng hứng thú”. Xuân Diệu cũng nhiều lần nhấn mạnh đến bản lĩnh của con người, bản lĩnh của nhà thơ. Ông nói: “Mình phải hiểu mình là ai? Không nhờ cậy, không ỷ lại. Nhà thơ phải tự mình có sức suy nghĩ riêng. Ý thức về tôn giáo là ý thức về sự ban ơn và chịu ơn. Đó là công việc của tôn giáo. Trong sáng tạo nghệ thuật có thể có sự hỗ trợ của nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là nội lực, sức sáng tạo của chủ thể” (Dẫn theo Hà Minh Đức: Tài năng và danh phận, Nxb Chính trị quốc gia, 2014, tr.130-131).

Sự đánh mất bản sắc/ bản lĩnh trong sáng tạo văn học hiện nay diễn ra theo các hướng chính sau: bị “hội chứng” bởi một nhà văn thành danh nào đó, học đòi/ nhập cảng một lối viết của một khuyunh hướng, trào lưu nào đó đã cũ rích trên thế giới (hậu hiện đại chẳng hạn), hoặc giả cố gồng mình lên về những chuyện rất “bắt mắt” hiện nay như sex, đồng tính, loạn luân,…Và cuối cùng là chạy theo thị trường, thậm chí đôi khi ai đó đã “bán mình cho quỷ dữ” chẳng hạn.

Cá tính sáng tạo là một phẩm chất đặc biệt quan trọng quyết định sự thành công trong quá tình sáng tác của người nghệ sĩ ngôn từ. Cá tính sáng tạo in dấu trong phong cách riêng của nhà văn tạo nên sự phong phú của bức tranh văn học khi tồn tại cạnh nhau. Hãy tưởng tượng văn học như một vườn hoa nhiều hương sắc, thì mỗi nhà văn là một loài hoa. Lao động nghệ thuật có đặc thù của tính cá nhân cao độ, sáng tác trong im lặng, cô đơn tuyệt đối nên càng có nhiều dấu ấn cá nhân. Có người ví von nhà văn khi viết là đối diện với “pháp trường trắng” (trang giấy). Tác phẩm văn học thành công chính là sự “trình làng” một kiểu cảm xúc mới , rất riêng của người nghệ sĩ ngôn từ  trước cuộc đời và con người. (như Xuân Diệu thể hiện cái trạng thái cảm xúc về sự trôi qua không bao giờ trở lại của thời gian, nên phải gấp gáp sống, dâng hiến và đón nhận: “Mau lên chứ vội vàng lên với chứ/ Em, em ơi tình non đã già rồi”). Sự xuất hiện của Trần Đăng Khoa chẳng hạn, chính là sự xuất hiện một lối cảm xúc đời sống theo năng lực của linh giác: “Ngoài thềm rơi cái lá đa/ Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” (Đêm Côn Sơn). Đó là một dạng thần thức của ngòi bút thơ Trần Đăng Khoa.

Thời đại của internet có sự sản xuất văn học mạng, có kiểu văn viết trên blog, có kiểu làm thơ trên facebook (có người một năm viết mấy trăm bài thơ trên phương tiện này). Nhưng nên nhớ là mỗi người có “vân tay” riêng của mình thì văn thơ cũng có “vân chữ” riêng của nó. Cá tính của mỗi nhà văn là từ con tim, khối óc, hoặc giả là “đốt cháy trái tim đến thành trí tuệ”, hoặc giả là “đốt cháy trí tuệ đến thành trái tim” đều là những nẻo lối khác nhau vào văn học.

Cá tính sáng tao và sự phát triển văn học luôn luôn là hai mặt của một vấn đề, cái này soi sáng, tôn tạo và khai mở cái kia. Nói hình tượng là chúng “thông linh” nhau. Một nền văn học phát triển là phải dựa trên những cá tính, và những cá tính khác nhau là bằng chứng cho một nền văn học phát triển phong phú, giàu có.  

4. Sự uyên bác của nhà văn: Phẩm tính văn hóa của một nhà văn còn nhờ vào sự uyên bác của anh ta. Chính nhờ phẩm tính này mà nhà văn như con chim đại bàng có sải cánh dũng mãnh, bay cao và bay xa trên bầu trời lồng lộng, tầm mắt của chim phóng ra thật rộng lớn. Một nhà văn kém hiểu biết khác nào tình cảnh của “ếch ngồi đáy giếng”. Đôi khi rơi vào trạng huống bi hài của “người mù xem voi”.

Nhà thơ Xuân Diệu sinh thời có viết bài Sự uyên bác với việc làm thơ (với ý định đọc trước Hội nghị toàn quốc những người viết văn trẻ năm 1985, nhưng không kịp). Ông vào bài viết của mình bằng cách nhắc đến các nhà cổ điển Việt Nam: “ Tôi nghĩ rằng trước kia Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đã rất uyên bác, học rộng, đọc nhiều ở thời đại mình, cộng với một trái tim lớn lao, thì mới có được cái thơ sâu sắc nhân tình, đượm thấm trí tuệ như vậy – nhất là ở thời đại chúng ta, còn 15 năm nữa thì sang thế kỉ XXI – cả trái đất giao lưu của nhân loại mà chỉ tự hay tự đẹp lấy một mình dân tộc mình, phải kết hợp cái thật sâu của một dân tộc với cái rộng của nhân loại” (Xuân Diệu tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.203). Ông hoàng của thơ tình yêu đã sống và viết như thế, có khi ông nói vui rằng bản thân mình là cả một viện hàn lâm. Đọc Các nhà thơ cổ điển Việt Nam của ông với hơn 800 trang viết về các nhà thơ lớn của dân tộc từ Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương đến Nguyễn Đình Chiểu, Đào Tấn, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Á Nam Trần Tuấn Khải. Riêng về đại thi hào Nguyễn Du, Xuân Diệu vung bút viết hơn 200 trang. Đó là những con số biết nói, là dấu chỉ cho thấy sự uyên bác của người làm thơ Xuân Diệu. Bây giờ có ai phá được kỉ lục ấy, (chưa kể hàng loạt tiểu luận – phê bình thơ khác)? Ông cũng thành thật chia sẻ: “ Tháng 10 năm 1981, khi nói chuyện ở Đại học Soocbon Pari: “Đề tài tình yêu trong sáng tác của Xuân Diệu”, bài thơ tình mà tôi dẫn đầu tiên là bài Yêu là chết ở trong lòng một ít, vì trong bài thơ ấy tôi đã vay mượn của ba thi sĩ Pháp; tôi muốn thính giả người Pháp thấy một thi sĩ Việt Nam chân thực đền ơn trả nghĩa và cũng uyên bác kim với cổ, Đông với Tây” (Sđd, tr.217). Có thể nói thế hệ nhà thơ vàng như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,… đều là những “người làm vườn vĩnh cửu”. Sự uyên bác và một trái tim lớn làm nên nhà thơ lớn, đó là điều Xuân Diệu tâm đắc và đã làm được trong nghiệp văn của mình.

Nhà văn Phan Thị Vàng Anh (con gái nhà thơ Chế Lan Viên – Vũ Thị Thường), trong một tác phẩm có tính chất tự truyện, nhan đề Cha tôi đã viết về “sự học không có nấc thang cuối cùng” của người cha đáng kính: “Một ngày của cha tôi bắt đầu vào lúc bốn giờ. Cha tôi dậy sớm để nấu cơm, nấu nước, rồi sắp vào một cái khay con, một đôi đũa, một cái bát,…Xong hết mới gọi tôi dậy ăn. Cha  đã để sẵn nước sôi trong nhà tắm, dắt sẵn xe đạp ra ngoài sân,…Làm xong hết những việc ấy, cha tôi đi học bài. Cha học cho đến lúc mẹ dậy. Học thơ, thơ từ cổ chí kim, của bất cứ ai, miễn đáng gọi là thơ; học kịch, học văn, học văn chương, học cả những gì  dường như văn chương không bao giờ thèm đụng đến. Cho đến lúc gần bảy mươi, cha tôi vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa (…). Cha dạy chúng tôi: “Phải học, học không phải để vui, mà để không ai giết được mình” (Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học 2002, tr. 13-15).

Trên đây chỉ là hai dẫn chứng sinh động và gần gũi nhất với chúng ta. Trong chiều dài lịch sử của một dân tộc hiếu học, biết bao nhiêu tấm gương của những nhà khoa học, nghệ sĩ ngày đêm tu luyện chữ nghĩa, làm giàu kiến thức để nâng tầm vóc của mình lên ngang kịp yêu cầu của thời đại. Con đường tự học không mệt mỏi mới có thể giúp một cá nhân vươn lên chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Tự học chính là tự đào tạo, đó là cách thức duy nhất để không ai có thể “giết mình” như cách nói của người cha với con gái trong truyện ngắn xuất sắc vừa nhắc trên của nhà văn Phan Thị Vàng Anh. Nhà văn của chúng ta hiện nay (nhất là nhà văn trẻ) chỉ cậy vào cái vốn học vấn qua trường lớp, có bao nhiêu dùng bấy nhiêu, ít chịu khó tự bồi dưỡng, nâng cao liên tục. Thành thử đôi khi họ sử dụng vốn liếng của mình giống như tình trạng “miếng da lừa” của văn hào O. Banzac. Họ cứ viết ra một cái gì đó thì đầu óc cứ vơi cạn dần, đến hết.

II. BÀI HỌC LÍ LUẬN – THỰC TIỄN

Việt Nam đang hội nhập khu vực và quốc tế. Trình độ phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa – văn học còn thấp so với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm” của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng với văn hóa – văn học lại không thể “đi tắt đón đầu” như trong một số lĩnh vực khác (như thông tin – truyền thông chẳng hạn). Đã là chậm nhưng chậm còn hơn không, phải đầu tư đặc biệt cho văn hóa – văn học, ở cấp độ quốc gia, và có tính chiến lược. Văn hóa – văn học không thể “ăn xổi” như cách dân gian vẫn nói, cần phải có cương lĩnh, đường hướng phát triển cho dài lâu.

Nhưng sáng tạo văn học lại mang đặc thù cá nhân, lại cần phát huy bởi cá tính người nghệ sĩ. Vì thế việc nâng cao phẩm chất văn hóa của nhà văn, đương nhiên trước hết là ở sự nỗ lực vươn lên của mỗi người. Nhưng hoạt động của một cá thể cần có điều kiện, đó là cái nền móng văn hóa chung của đất nước đang phấn đấu theo tinh thần đậm đà bẳn sắc dân tộc và giàu có tinh thần nhân văn. Cuối cùng là một thiết chế văn hóa đủ mạnh, đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của những cá tính sáng tạo nghệ thuật.

Đã có tiếng kêu cơ chế thị trường làm phương hại đến sự phát triển văn hóa/ văn học. Thực ra vấn đề không nằm chủ yếu ở đó. Nó nằm ở tầm thấp văn hóa của nghệ sĩ/ nhà văn, đó mới là nguyên nhân chính trì níu phát triển văn hóa/ văn học. Vì thế mới cần khẳng định và gải bài toán: Văn hóa nghệ sĩ/ nhà văn quyết định sự phát triển văn hóa/ văn học./.      

           

  

 

 

 

 

 

HRW thúc Úc ép VN cải thiện nhân quyền – BBC

27 Th7

 

Cập nhật: 10:36 GMT – thứ bảy, 26 tháng 7, 2014

Blogger Nguyễn Hữu Vinh, chủ blog Anh Ba Sam, bị bắt hồi tháng Năm năm nay.

Tổ chức Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) thúc giục Australia gây sức ép với chính phủ Việt Nam trong phiên đối thoại nhân quyền song phương được lên lịch ngày 28/07/2014.

Thông cáo ra ngày 24/07 của HRW kêu gọi Australia gây sức ép Hà Nội để thực hiện điều họ gọi là ‘những bước cải thiện cụ thể bao gồm các hành động như khẩn trương phóng thích toàn bộ tù nhân chính trị và chấm dứt hạn chế các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tự do tôn giáo.’’

 

Trong phúc trình HRW gửi tới Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị Australia cần thúc ép chính phủ Việt Nam đạt được những tiến bộ trong ba lĩnh vực chính được quan tâm nhiều nhất, là tù nhân chính trị, cản trở quyền tự do tôn giáo và cưỡng ép lao động trong các trung tâm cai nghiện ma túy.

HRW mô tả hiện có khoảng 150 đến 200 nhà hoạt động và bloggers đang phải ngồi tù ở Việt Nam “chỉ vì đã thực hành các quyền cơ bản của mình.”

Bà Elaine Pearson, Giám đốc phụ trách Australia của HRW được dẫn lời nói “Qua cuộc đối thoại này, hai bên nên cùng xác lập rõ ràng những mốc cụ thể cần cải thiện trong các lĩnh vực chính như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do lập hội.”

Trong nửa đầu năm 2014, nhà chức trách Việt Nam thả một số tù nhân chính trị Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lư Văn Bảy, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tiến Trung và Vi Đức Hồi nhưng có thêm ít nhất 14 nhà hoạt động hoặc phê phán chính quyền bị kết án tù, trong đó có các blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, thông cáo cho hay.

”Thiên lệch”

Một trong các blogger có nhiều độc giả là Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm) bị bắt giữ hồi đầu tháng Năm cùng “trợ lý’’ và bị truy tố tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.”

Trả lời BBC hôm 22/7, Luật sư Hà Huy Sơn, bào chữa cho blogger Nguyễn Hữu Vinh nói thông tin về việc ông sắp được trả tự do là “chưa có cơ sở”.

Vào ngày 20/06/2014, Việt Nam tuyên bố chấp nhận 182 trong tổng số 227 khuyến nghị về nhân quyền trong đó Hà Nội bác bỏ những đề nghị cụ thể về thả tù nhân và bỏ án tử hình.

Đại diện của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, Đại sứ Nguyễn Trung Thành nói Việt Nam chấp nhận 182 đề nghị và ghi nhận 45 ý kiến nhưng không đồng ý làm theo những ý kiến đó.

Ông Thành cũng chỉ trích những ý kiến “thiên lệch” và “vô văn cứ” của một số đại diện các tổ chức dân sự và nhân quyền tại phiên họp hôm 20/6, và nói những người này không hiểu rõ tình hình Việt Nam và thậm chí “có dụng ý xấu”.

Hồi tháng Hai năm nay, 227 khuyến nghị của các nước đã được đưa ra tại phiên Kiểm định Định kỳ Phổ quát về nhân quyền diễn ra bốn năm một lần ở trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Thụy Sĩ.

Trong thông cáo của mình, HRW mô tả “Hành động bác bỏ các khuyến nghị trọng yếu về nhân quyền của Việt Nam trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát mới đây trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva” thể hiện điều họ gọi là “sự thiếu thiện chí cải thiện thành tích nhân quyền của mình.”

“Việt Nam cũng cần chấm dứt việc lạm dụng trong các trung tâm cai nghiện ma túy, nơi những người bị cho là có sử dụng thuốc gây nghiện bị quản chế tới nhiều năm mà không qua một quy trình pháp lý thích hợp, bị buộc lao động cưỡng ép mà không được trả lương hoặc được trả mức lương rất thấp, và bị các cán bộ trung tâm tra tấn và ngược đãi”, thông cáo nói thêm.

Thêm về tin này

 

 

Phát biểu lặng người của Ngoại trưởng Hà Lan – Vnn

25 Th7

 

Giữa những lời trách cứ và đổ lỗi theo kiểu khẩu chiến chiến tranh Lạnh giữa Nga và phương Tây xung quanh thảm kịch máy bay MH17, ngày 21/7, Ngoại trưởng Hà Lan đã có bài phát biểu tại Hội đồng Bảo an LHQ khiến toàn bộ đại biểu lặng người.

VN đề nghị điều tra minh bạch vụ máy bay MH17
Tại Hà Nội, Bill Clinton nói về thảm nạn MH17
Hà Lan, Ukraine, máy bay, MH17
Ngoại trưởng Hà Lan phát biểu tại Hội đồng Bảo an LHQ. Ảnh: AP

Ngừng lại nhiều lần để kiềm chế cảm xúc, ông Frans Timmermans nói tại khán phòng về cú sốc khi ông chứng kiến cảnh người ta đối đãi với các thi thể nạn nhân, kiểu đưa tin xâu xé của truyền thông và sự rối ren chi tiết vụ thảm nạn.“Chúng ta ở đây để nói về một thảm kịch, về việc một máy bay dân sự bị bắn hạ và cái chết của 298 người vô tội”, ông nói. “Phụ nữ, nam giới và rất nhiều trẻ em đã mất đi cuộc sống khi họ đang trên đường tới các nơi nghỉ dưỡng, trở về nhà, về với người thân yêu hay thực hiện những bổn phận quốc tế, như hội nghị HIV/AIDS rất quan trọng tại Australia.

“Từ thứ năm tuần trước, tôi đã nghĩ, nghĩ không dứt về sự khủng khiếp tới mức nào, về khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời của họ, khi họ biết máy bay đang lao xuống đất. Họ có được nắm tay những người thân yêu, họ có được ôm con trẻ thật chặt trong lòng?”, giọng Ngoại trưởng Hà Lan chùng xuống. “Liệu họ có được trao gửi ánh mắt yêu thương vào thời khắc cuối, hay đơn giản nói một lời từ biệt? Chúng ta sẽ không bao giờ biết được.

Sự ra đi của gần 200 đồng bào để lại vết thương lớn trong trái tim của dân tộc Hà Lan, gây ra nỗi đau, sự giận dữ và tuyệt vọng. Nỗi đau vì mất người thân yêu, giận dữ vì việc bắn hạ máy bay dân sự và tuyệt vọng, là sau khi chứng kiến quá trình chậm chạp đến đau đớn của việc bảo vệ hiện trường cũng như tìm kiếm thu thập thi thể các nạn nhân”.

Một đoàn tàu mang 282 thi thể nạn nhân đã tới thành phố Kharkiv của Ukraina sau khi quân nổi dậy cuối cùng đã nhất trí chuyển giao các thi thể nạn nhân. “Việc đối xử tôn trọng và trao trả các thi thể nạn nhân không chậm trễ là vấn đề nhân đạo”, ông Timmermans nói.

“Trong ít ngày qua, chúng tôi đã nhận được các thông tin hỗn loạn về những thi thể bị di chuyển, tài sản của họ bị đánh cắp. Chỉ trong một phút, tôi muốn nói rằng, tôi phát biểu ở đây không phải với tư cách đại diện của một quốc gia, mà với vị trí của người chồng, người vợ, người cha, người mẹ. Thử hình dung đầu tiên bạn nghe tin chồng mình thiệt mạng, rồi hai ba ngày sau bạn thấy hình ảnh ai đó lấy chiếc nhẫn cưới từ tay ông ấy.

“Cho tới lúc chết, tôi vẫn sẽ không hiểu tại sao các nhân viên cứu hộ lại phải mất thời gian lâu đến thế mới được phép thực hiện công việc khó khăn của mình. Vì các thi thể bị lợi dụng cho một trò chơi chính trị chăng? Nếu ai đó nói về trò chơi chính trị, thì đây, nó là trò chơi ấy, trò chơi với xác người và thật đáng khinh.

“Tôi hy vọng thế giới sẽ không phải chứng kiến những cảnh này lần nữa. Những hình ảnh đồ chơi của trẻ em bị quăng quật, hành lý bị mở tung, và các tấm hộ chiếu, hộ chiếu của trẻ em bị đưa lên truyền hình. Họ đang biến lòng thương đau của chúng tôi thành nỗi tức giận của một quốc gia. Chúng tôi yêu cầu được tiếp cận không hạn chế với hiện trường vụ máy bay rơi, chúng tôi yêu cầu được đối xử một cách tôn trọng, với các nạn nhân và người thân của họ. Họ xứng đáng được trở về nhà”, Ngoại trưởng Hà Lan thúc giục.

Và, với số phiếu thuận 15/15, chiều 21/7 (sáng 22/7 theo giờ Hà Nội), Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết do Australia soạn thảo và được Việt Nam cùng các quốc gia có công dân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay MH17 đồng bảo trợ, yêu cầu dừng tất cả các hoạt động quân sự tại khu vực máy bay rơi để phục vụ điều tra.

Bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất, nghị quyết đã lên án vụ tai nạn máy bay Malaysia rơi tại Ukraine, khiến 298 người thiệt mạng, nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện một cuộc điều tra quốc tế độc lập, toàn diện về vụ việc trên, trong đó Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) sẽ đóng vai trò chủ chốt. Hội đồng Bảo an cũng yêu cầu các nhóm vũ trang đang kiểm soát khu vực máy bay rơi và khu vực xung quanh ngừng ngay lập tức các hoạt động làm xáo trộn hiện trường, gây khó khăn cho công tác điều tra.

Thái An(theo Huffingtonpost)

Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/chinh-tri

 
 
 
Ý kiến bạn đọc (7)

nguoi qua duong12 giờ trước

Giả dối, chính OSCE yêu cầu giữ nguyên hiện trường, lúc thì bảo giao chỉ 200 thi thể, giờ lại bảo 282. Hà lan nên cảm ơn quân ly khai mới đúng, không có họ thì ai nhặt xác.

 

Người Buôn Mê11 giờ trước

Lời phát biểu của Ngoại trưởng Hà Lan hôm 21/7 tôi cũng lặng người, nhưng đến hôm nay tôi không cảm thấy thế nữa vì ông phát biểu dự trên các thông tin sai lệch của báo chí PT nhắm đổ tội cho tự vệ Donbass. Xin hãy lịch sự như đại diện Malai khi cám ơn lãnh đạo tự vệ khi họ hợp tác trong thu gom đầy đủ thi thể và hộp đen… Xem thêm

 

Thảo Dân13 giờ trước

Bạn Huy Hùng đừng nói thế! Mỗi quốc gia có một trách nhiệm và một bổn phận riêng sau sự cố này, Malaysia với tư cách là chủ nhà của hãng hàng không vận chuyển số hành khách này, Hà Lan là nước có số nạn nhân thiệt mạng nhiều nhất. Tiếng nói của Hà Lan đã mang đến một Nghị quyết lên án mạnh mẽ hành động dã man của kẻ giết người, yêu cầu điều tra toàn diện để trừng phạt cái ác, để Ko tái diễn những trường hợp tương tự trong tương lai và xoa dịu phần nào nỗi đau của những gia đình nạn nhân. Mọi cố gắng để giải quyết sự cố đều đáng trân trọng! Xem thêm

 

Trần Hoàng Hà15 giờ trước

Đau thương.

 

Huy Hùng14 giờ trước

Nói thật là Hà Lan cứ mạnh mồm những cái đâu đâu ấy. Hãy học cách Malaysia đang làm. Họ làm tất cả những gì hợp lý nhất để giải quyết vấn đề mà các nước lớn không làm được. Thật đáng khâm phục và tôn trọng.

 

Vô đề11 giờ trước

@Huy Hùng: Bạn Huy Hùng không theo dõi tin tức kĩ rồi. Hà Lan là nước đóng vai trò chủ chốt đợt cứu hộ lần này đấy.

Phu13 giờ trước

@Huy Hùng: Ha Lan dang la nuoc chiu nhieu mat mat trong vu tai nan may bay nay day. Ho ko co quyen chi trich hay phe phan ah…. Nguoi ta dang phat bieu tren cuong vi cua mot nguoi chong, vo, cha, con…. chu ho ko dua vao cuong vi lanh dao hay dai dien mot dat nuoc de noi …. Hay hoc Malaysia ah??? trong khi Malaysia con dang giau diem bao nhieu thu ve chuyen bay mat tich MH 370 va noi quanh co ve vi tri may bay roi, thong tin mu mo…. Xem thêm

 

Nhân cách người cầm bút của Tô Hoài – BS

19 Th7

Posted by adminbasam on 18/07/2014

Hà Văn Thùy

H1Nghe nhiều người khen cuốn Ba người khác của nhà văn Tô Hoài, tôi cố tìm đọc. Đọc xong thì hoang mang…

Nói cho ngay, đấy là cuốn sách viết khéo với nhiều cảnh đời sống động và được “lên hương” bằng yếu tố gợi dục đậm đà. Quả là cái khéo của bà hàng xén chợ phiên biết bày bán bắt mắt những món hàng xanh xanh đỏ đỏ …

Từng đọc Don Quichotte, từng đọc Tội ác và trừng phạt, Chiến tranh và Hòa bình, Vụ án, Trăm năm cô đơn rồi Số đỏ, Nỗi buồn chiến tranh, Hồ Quý Ly… người đọc khó lòng chấp nhận Ba người khác là tiểu thuyết! Nếu không phải lập lờ đánh lận con đen thì điều này chứng tỏ nhà văn lớn của chúng ta thiếu kiến thức sơ đẳng về thể loại văn chương. 

Tiểu thuyết (novel) là truyện kể nhưng không phải mọi truyện kể đều là tiểu thuyết. Phẩm chất chân chính của tiểu thuyết là hư cấu (fiction), là tưởng tượng, là sự khát quát. Do thiếu hư cấu tưởng tượng mà cuốn truyện trở nên manh mún, vụn vặt thậm chí nhảm nhí trước hiện thực lớn lao của cuộc Cải cách ruộng đất long trời lở đất. Do thiếu tính khái quát nên hiện thực dù sống động trong cuốn sách cũng chỉ là một nửa sự thực, làm cho thực tế đất nước bị bóp méo, xuyên tạc đến thảm hại. Thực chất cuốn sách chỉ là một thứ tự truyện (non-fiction) trá hình…

Không, Cải cách không đơn giản như vậy. Không phải bỗng dưng mà “ba thằng lăng nhăng” làm đảo lộn được xã hội. Nó có nguyên nhân sâu xa từ những cuộc chỉnh quân chỉnh cán, từ phát đạn bắn vào Người Mẹ Việt Nam yêu nước là bà Nguyễn Thị Năm. Nông thôn Việt Nam cũng không hèn hạ khiếp nhược như vậy. Nếu không phải là sự cố đẫm máu Ba làng An thì cũng có hàng nghìn “địa chủ” “phản động” viết thư tuyệt mệnh gửi cho Đảng, cho Bác “xin cứu con, cứu các đồng chí, cứu đất nước” và có hàng nghìn người trước khi chết thảm miệng còn hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm! Đảng Lao động Việt Nam muôn năm!”

Hậu Cải cách cũng không như tác giả mô tả. Dù cho ông cam đoan là sự thực thì cái sự thực được mô tả một cách tự nhiên chủ nghĩa hóa ra lại quá chừng dối trá! Hàng nghìn “ông đội” trung kiên sau Cải cách được đề bạt. Hàng nghìn cốt cán bần cố nông do tố điêu được kết nạp Đảng, khi sửa sai bị nông dân săn đuổi, đã được điều lên huyện lên tỉnh, được chuyển vùng. Họ trở thành nòng cốt trong đội ngũ cán bộ, là những chủ thể của hợp tác hóa, rồi cải tạo công thương nghiệp tư bản sau này. Cái tàn hại của Cải cách ruộng đất không phải là cơn bão đổ nhà gẫy cây mà là di hại lâu dài trong suốt hành trình của đất nước từ những cốt cán đó!

Nếu văn là người thì phải hiểu thế nào đây về tư cách công dân, tư cách nhà văn của Tô Hoài? Những người chính trực đi cùng cách mạng nửa thế kỷ nay thường nói: mình là nạn nhân mà cũng là tội phạm của hiện tình đất nước. Nguyễn Minh Châu sám hối bằng “Lời ai điếu…” Chế Lan Viên sám hối trong Di cảo thơ… Nhưng với Tô Hoài thì không thế. Ông không hề là nạn nhân vì trong những năm tháng hiểm nghèo nhất cho hàng triệu người thì ông là đội phó cải cách, trên cả trời, có toàn quyền luận tội, kết án, đêm ôm gái quê.

Sau Cải cách, khi văn học cách mạng là thống soái, ông có Vợ chồng A Phủ, Truyện Tây Bắc để hóa thân thành một trong vài ba người vai vế nhất của Hội Nhà văn Việt Nam, cái hội sang trọng và hưởng nhiều ơn mưa móc. Miệng thế gian có cả câu vè về ông: “Đảng đoàn là đảng đoàn Hoài, chỉ đi nước ngoài thực tế thì không!”. Vì những cống hiến đó, ông “ẵm” Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, giải văn chương Giao Chỉ danh giá bậc nhất và nghe đâu ông còn được bằng khen về công trạng bảo vệ Đảng! Khi đất nước đổi mới, ông có Cát bụi chân ai, Chiều chiều rồi bây giờ là Ba người khác… Trước vấn nạn của dân tộc, ông xoa hai bàn tay như người vô can, “hò lơ hò lờ”, tưng tửng kể chuyện đời xưa, chuyện của người khác! Một tuần chay nữa ông có nước mắt: được suy tôn là người can đảm, dám nói sự thật!

Dù có thực lòng nghĩ thế thì tôi cũng buộc phải nghi ngờ mình, bởi lẽ nhiều nhà văn uy tín và không ít người tử tế ngợi ca tác phẩm của ông.

Vì sao, tôi tự hỏi?

Một dịp may khiến tôi giác ngộ. Đấy là Tết Đinh Hợi, tôi đến thăm người bạn thân, là nhà văn “có môn bài”. Câu chuyện của chúng tôi tâm đắc êm xuôi xướng tùy trong mọi đề tài cho tới khi đụng vào Ba người khác. Tôi vừa hé lộ suy nghĩ của mình thì bị dằn mặt:

“Tôi kính phục Tô Hoài.” Bạn ngắt lời tôi khá thô bạo. Sau Dế mèn phiêu lưu ký thì đây là tác phẩm quan trọng nhất của ông ta.

Thấy bạn “lên cơn”, tôi đấu dịu:

“Nhưng đấy đâu phải là tiểu thuyết!”

“Vậy ông bảo phải thế nào mới là tiểu thuyết?” Bạn tôi vặc lại. Mỗi nhà văn là người tạo ra phong cách! Mà cần gì phải là tiểu thuyết hay không tiểu thuyết? Miễn dám nói những điều người khác không dám nói là quý rồi. Ông xem, cuộc cải cách như vậy mà mới chỉ có Sắp cưới của Vũ Bão gãi gãi bên ngoài như gãi ghẻ. Đến bây giờ Tô Hoài dám nói lên tất cả! Đảng căm Tô Hoài lắm mà chưa tìm cách nào trị được! Ông cứ viết đi. Tô Hoài đang chờ được “đánh” đó! Bất kỳ kẻ nào đụng đến Tô Hoài cũng là nịnh Đảng, là chống lại tâm linh, nguyện vọng của nhân dân…

Nghe giọng nói mang vẻ gây hấn dữ dằn chưa từng thấy nơi người bạn thân thường ngày vốn hiền lành, tôi lặng im ngơ ngác. Chợt tôi nhận ra…. Bạn tôi như lò lửa ngùn ngụt hận thù, là nỗi uất ức như chiếc lò so bật tung lên thỏa thuê sau bao năm tháng bị kìm nén!

Tôi hiểu bạn, hiểu nỗi đau nỗi hận vẫn âm thầm chứa chất trong lòng người.

Cuộc Cải cách ruộng đất là vết dao phản trắc đâm sâu vào lòng dân tộc. Do chưa được sửa sai thỏa đáng mà sau năm mươi năm vẫn còn nung mủ và rỉ máu! Công việc bây giờ là phải lý giải một cách thuyết phục nguyên nhân của biến cố bi thảm này để tránh lặp lại trong tương lai và hơn hết là hóa giải nỗi thù hận chưa nguôi. Nhà văn đảng viên phải thay mặt Đảng của mình nhỏ những giọt nước mắt sám hối trước dân tộc! Trong hoàn cảnh đảo điên của xã hội hiện tại, có lẽ hơn cả tài năng, chính nhân cách nhà văn làm nên phẩm giá của văn chương!

Ba người khác của Tô Hoài không phải là như vậy!

Có thể như bạn tôi nói: Ba người khác là tác phẩm quan trọng nhất của nhà văn Tô Hoài. Nếu vậy thì cái quan trọng chính là ở chỗ nó chôn vùi nhà văn cả về văn chương cả về nhân cách?

Khai bút Xuân Đinh Hợi

H1

Chút Tình Riêng Về Miền Sơn Cước – GNA

24 Th6

 

Một Chút Tình Riêng Về Miền Sơn Cước

Mynhasoncuoc1_d19b2

Tưởng N Tiến – 21/6/2014  Theo Blog STTD – TNT

Chẳng hiểu em nói cái gì 

nhìn môi một cụm xuân thì cũng thương
em xinh như đóa hướng dương
mọc hoang theo lối về buôn bản nghèo

‘H ‘ Na Cô Gái Tây Nguyên’ 

Tác giả những câu thơ vừa dẫn, thi sĩ Phan Ni Tấn, là một người vô cùng may mắn. Vô số kẻ đã đến miền sơn cước nhưng có lẽ chỉ riêng mình thằng chả là có mối duyên tình với nàng sơn nữ (”xinh như một đóa hướng dương”) dù rằng hai bên  – hoàn toàn và tuyệt đối – bất đồng ngôn ngữ.

Tôi biết một nhân vật khác, cũng lặn lội lên đến cao nguyên, và đến nơi rất sớm nhưng không có cái diễm phúc tương tự. Ðó là nhạc sĩ Văn Trí, người viết bản Hoài thu – vào năm 1951.

Ðà Lạt (ở thời điểm này) theo như lời mô tả của tác giả là một nơi “núi rừng thâm xuyên,” với những “bầy nai ngơ ngác, lá vàng rơi đầy miên man,” và… chấm hết! Tuyệt nhiên, không hề thấy bóng dáng bất cứ một cô sơn nữ nào (hết trơn hết trọi) kể cả những cô mà nhan sắc chỉ ở mức trung bình – hoặc dưới trung bình chút xíu – cũng không.

Tôi ra đời sau tác phẩm Hoài thu, và dưới một ngôi sao (vô cùng) xấu. Dù sinh trưởng ở miền sơn cước, tôi chưa bao giờ có hân hạnh được trao (và nhận) những lời yêu thương đến cô gái H’ Na – như Phan Ni Tấn. Tương tư suông, nghĩa là yêu đơn phương, cũng miễn có luôn.

Tôi cũng không được cái vinh dự nhìn thấy nét man dại, trinh nguyên của một vùng đất mới như ông Văn Trí. Sự hoang dã của cao nguyên Lâm Viên, đối với những kẻ sinh sau đẻ muộn như tôi (có chăng) chỉ là dư âm – qua những câu chuyện kể, đại khái như:

“Hồi đó, ở Ðà Lạt, cọp thiếu mẹ gì. Nhiều bữa, con nít đang lơn tơn đến trường bỗng thấy mấy ông cọp bự nằm chơi phơi nắng. Vậy là đám lật đật nín thở, nhè nhẹ quay lưng, và chầm chậm… đi về.”

Khoẻ!

Sự gần gũi (giữa cọp và người) như thế – tiếc thay – không kéo dài luôn, và cũng không kéo dài lâu. Trong những tháng ngày thơ ấu, mỗi sáng đi học, tôi đều cầu nguyện và van xin (Phật, Chúa,Thánh, Thần…) để được nhìn thấy vài ông cọp bự – cũng đang ngồi chơi phơi nắng, giữa đường – như “những ngày xưa thân ái” đó.

Dù tôi hết sức chí tình, sự khẩn cầu này – than ơi – chưa bao giờ ứng nghiệm. Lòng tin của tôi vào các đấng thiêng liêng giảm sút (không ngừng) kể từ thưở ấy.

Khi tôi được “bế” lên Ðà Lạt, vào giữa thập niên 1950, thành phố này đã bị đô thị hóa.Voi, cọp, heo, beo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, chồn… không còn chung sống với người. Người Thượng (nói chung) và những cô sơn nữ (nói riêng) cũng không mấy khi xuất hiện trên đường phố. Họ ở cách xa, nơi những bản làng heo hút.

Văn hóa miền núi, tất nhiên, có nhiều nét dị biệt với miền xuôi; do đó, khi giao tiếp (đôi lúc) giữa người Thượng và người Kinh đã có những hiểu lầm – vô cùng đáng tiếc!

Thuở ấu thơ, tôi đã có lần chứng kiến cảnh một chàng thanh niên từ miền sơn cước xuống chợ miền xuôi, và bị “tiếng sét ái tình” với một cô gái bán hàng. Chàng đứng ngẩn ngơ, chân không thể bước. Trước tình huống đó, có người buột miệng nói đùa:

– Người Kinh không có “bắt chồng” như người Thượng đâu. Muốn “bắt vợ” thì tuần trăng sau phải mang hai con trâu tới đây mới được.

Chàng trai miền núi mừng rỡ gật đầu, hăm hở quay về. Không hiểu phải qua bao nhiêu đường đất, và gặp bao nhiêu khó khăn ở thôn bản của mình nhưng đúng hẹn chàng trở lại. Nhác trông thấy người xưa – dắt theo hai con trâu, như giao ước – cô gái vội vàng bỏ trốn!

Chờ hoài không thấy cố nhân, chàng thẫn thờ (mãi) rồi lặng lẽ dắt trâu đi. Một chuyện tình buồn thảm thiết như thế mà khi kể xong vẫn có người cười. Nói thiệt: sao tôi cười… không nổi! Cách đùa cợt đó, ngay từ khi còn bé, tôi đã cảm thấy có cái gì rất là không ổn. Sau này, lúc đã cắp sách đến trường, cũng đã có lần tôi suýt khóc khi đọc một câu thơ trào phúng :

Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe!

Tú Xương sinh năm 1870 và mất năm 1907. Câu thơ (thượng dẫn) có thể được viết từ cuối thế kỷ XIX. Vào thời điểm này, khi mà mọi phương tiện truyền thông và giao thông đều vô cùng giới hạn nên cách nhìn lệch lạc của thi sĩ về một người đồng bào miền núi – tôi cố nghĩ – có thể thông cảm được.

Đến đầu thế kỷ XXI, theo bài viết về “Mọi” của Duy Ngọc (đọc được trêntalawas, vào hôm 13/07/2009) thì tình cảm của người Việt đối với “những đồng bào thuộc sắc tộc ít người’ (hoàn toàn) không có gì thay đổi: “Thử lên Tây Nguyên sống vài tháng sẽ thấy cái nhìn kỳ thị như thế trong rất nhiều người Kinh đối với các cộng đồng người dân tộc thiểu số vẫn còn nặng nề như thế nào.”

Khỏi phải “thử lên Tây Nguyên sống vài tháng” làm chi, cho má nó khi. Cứ ngồi nhà google vài chữ – “thằng mọi, thằng mán, thằng mường” – là sẽ tìm được vô số định kiến vô cùng đáng tiếc. Tự thâm tâm, có lẽ, những người thuộc dân tộc Kinh ở Việt Nam chưa bao giờ coi đồng bào Thượng là đồng bào (thiệt).

Bà Tòng Thị Phóng (khi còn là Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương) cũng đã lớn tiếng kêu gọi:

“Quan tâm đặc biệt đến vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến trước đây; tăng cường cơ sở khám bệnh, cán bộ y tế cho các xã, thôn ấp, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ đồng bào dân tộc thiểu số; khuyến khích trồng và sử dụng các loại thuốc dân gian; từng bước ngăn chận tình trạng suy giảm dân số, suy giảm đời sống của một số dân tộc thiểu số.”

Bà Phóng (cũng) nói cho nó đã miệng vậy thôi chớ sáu năm sau, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì “các sắc dân thiểu số ở Việt Nam có tỉ lệ người nghèo cao hơn 5 lần tỉ lệ của người Kinh.”

Và người Kinh, ở miền xuôi, không ít kẻ đang sống (và chết) dở. Nói chi đến những sắc dân ở những miền núi xa xôi. Cạch đây chưa lâu báo Tiền Phong(buồn bã) loan tin: “THPT Đinh Tiên Hoàng nằm sâu trong hẻm núi xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây, nơi phần lớn là người dân tộc K’dong sinh sống, cách thành phố Quảng Ngãi hơn 100 km, không có học sinh nào đậu tốt nghiệp trong kỳ thi vừa qua.”

Nguyên do, theo lời của thầy hiêu trưởng Nguyễn Hải Thịnh: “Đây là hệ quả tất yếu của một hệ thống đào tạo có chất lượng thấp.” Nói cách khác là “gạo nào cơm nấy,” thế thôi.

Còn ông Phạm Tấn Hoàng, chủ tịch UBND huyện, cho biết thêm: “Sơn Tây có 6/6 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, tỉ lệ nghèo đói còn 78% trên tổng số 3.706 hộ. Do địa bàn cách trở giao thông, điều kiện kinh tế học sinh khó khăn, nơi ăn ở cho học sinh chưa có nên các em không an tâm học tập.”

An tâm gì nổi, hả Trời! Đời sống có những ưu tiên sắp sẵn: ăn – mặc, ăn – học. Cơm áo lo chưa xong, nói chi đến học – mấy cha?

Theo tường trình của Ủy ban Dân tộc thì ”người như PuPéo, Rơ-măm, Brâu chỉ  còn lại… vài trăm!” Nhà văn Nguyên Ngọc, trong bài “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên” (đọc được ở diendan.org, ngày 20 tháng 8 năm 2008) cho biết thêm: “Người Châu ở trong thung lũng Mường Hon của núi Ngok Linh, chỉ có khoảng 80…”

Ngoài bờ biển phía Đông ra, phần biên giới còn lại của Việt Nam đều là nơi cư ngụ của những dân tộc thiểu số tự ngàn xưa. Với cuộc sống đơn giản và hài hoà với thiên nhiên, họ đã giữ cho môi trường sinh thái được quân bằng và tạo một “vòng đai xanh” cho cả nước.  Cũng chính họ là những tuyến đầu, và là vòng đai an ninh cho tố quốc. Cớ sao toàn Đảng (cũng như toàn dân) tỏ thái độ khinh thị, và cương quyết tìm mọi cách đẩy họ đến bước đường cùng như thế?

“Khi bọn bành trướng Bắc Kinh tràn sang hồi năm 1979, một bộ phận không nhỏ dân tộc thiểu số, sống ở vùng biên giới, đã đồng loạt ngả theo, làm tay sai cho ngoại bang. Ðó chính là hậu quả của chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” (Lý Hồng Xuân. Nhận diện chân dung nhà văn. Văn Nghệ: California 2000,177).

“Bọn bành trướng Bắc Kinh” (xem chừng) đang sắp sửa muốn tràn sang lần nữa, và “những chính sách sai lầm trong lãnh vực sắc tộc” thì mỗi lúc lại càng tệ hại hơn!

Tưởng Năng Tiến

Chờn chợn văn bia thời…@

3 Th5

Văn nhân ở nước ta thời buổi này, đếm trên đầu ngón tay, chỉ thấy can trường khí phách như Chế Lan Viên với Di cảo, Nguyễn Khải với Đi tìm cái tôi đã mất, Tô Hoài với Chiều chiều, Cát bụi chân ai, Nguyên Ngọc với bản lĩnh khai trí…Tất nhiên, nhiều những người tài năng và tâm đắc với văn hóa Việt mà chúng tôi chưa kể hết.

Còn cỡ Vũ Khiêu chỉ là loại “Tuổi tác càng già càng phốp pháp- Ruột gan không có có gai chông”.Kính xin các vị tôi vừa mạn phép đưa ra (trong đó có hai vị quá cố Chế Lan Viên và Nguyễn Khải) lượng thứ, vì nhắc tên các vị sau đó nói tới ông Vũ Khiêu, dù là lý do gì đi nữa, cũng e xúc phạm các vị.

 

Xuân Ba

Thứ ba ngày 29 tháng 4 năm 2014 5:16 AM

 
 
1.  
Công trình tưởng niệm Hang Tám Cô trên đường 20 Quyết Thắng có một tấm bia lớn.
Lần đó ghé thăm thắp hương, tôi kính cẩn ngước lên những dòng quốc ngữ chĩnh chện  trên bia:
“Đường 20 một miếu khang trang,
“Đỉnh Quyết thắng trăm cờ khánh tiết.
Tưởng niệm những anh hùng xót thương bao nghĩa liệt.
Tuổi chẳng thọ nhưng huân công mãi mãi trường tồn.”
Trong số khách tham quan, có tiếng suýt xoa tấm tắc rằng lời văn bia nghe hoành tráng quá. Tôi cúi và lại gần hơn để dòm. Tác giả văn bia là Anh hùng Lao động thời Đổi mới GS Vũ Khiêu phụng soạn!
Anh bạn đồng nghiệp khoe thêm rằng GS là người nổi tiếng từng soạn nhiều văn bia ở các công trình tưởng niệm này khác…Nhưng giọng hơi ồn ào của mấy anh lính trẻ đã làm tôi cụt hứng. Họ nói ngay với cái bác vừa xuýt xoa kia rằng, các bác biết khối đá khốn kiếp chặn cái hang này khiến các chị ấy phải chết tức tưởi. Theo cháu thì bia kia chỉ ghi vắn tắt mấy dòng mà ai cũng nhớ cũng thuộc được Mẹ ơi, Bầm ơi (vì có người hy sinh quê ở miền trung du Phú Thọ mà) “Các anh ơi cứu chúng em với! Không thở được…”
 
…  Lúc rời khu tưởng niệm, không khí trên xe chợt ắng lặng. Ông bạn đồng hành (hàm Tiến sĩ) thở dài buông câu nói chữ vị phi toàn phi (chưa hẳn đã hoàn toàn sai)  rằng mấy cậu lính ấy nói nghe cũng có lý. Thay vì những lời to tát hoành tráng kia lời mộc mạc đơn sơ nh­ưng sẽ nhói lòng bao thế hệ mai sau bằng ngay chính tiếng kêu tuyệt vọng của các cô trong những ngày bi thư­ơng hấp hối ấy.
 
2
Nếu du khách lâu lâu chưa về cố đô Hoa Lư đến trước Đền vua Đinh Vua Lê sẽ thấy khang khác bởi những khoảnh ruộng võng vãnh nước vào cữ thanh minh này chẳng còn xanh rờn sắc lúa xuân. Những khoảnh ruộng nay đó biến mất và thay bằng một khoảng đất bằng và chễm chệ trong ấy là một nhà mái cong che tấm bia to tướng…
Những khoảng ruộng trước vốn được ăn thông với con sông nhỏ Sào Khê. Sào Khê lại nhập với sông Hoàng Long. Hồi xa x­a có lẽ thuyền ngự của các vua đã từng soi bóng và áp sát bậc thềm rồng. Có cái tên Hoàng Long là thế!
 Khoảng đất nện rộng thênh có thời dùng làm sân vận động. Dân ở đây gọi là “bãi hội”.
Bãi hội là nơi tổ chức những cuộc mít tinh làm bãi đậu xe. Nhà bia khá đồ sộ có những 16 chiếc cột bê tông phi 40 giả gỗ. Tấm bia đá cũng sừng sững trên khắc công tích của tiền nhân và việc dời đô.
Mải cúi ngó lướt nội dung cho đến dòng cuối Anh hùng lao động GS Vũ Khiêu phụng soạn tôi không để ý đến ông bạn Như Phong cùng đi đang thao thao với mấy ông đứng tuổi chắc quê ở đây? Nhà báo, nhà văn Như Phong (chắc từng  thạo thủy thổ vùng này) nói chả nên làm cái việc lấp ruộng trước Đền Vua Đinh vua Lê để làm bãi hội mà khơi một cái hồ thông với Sào Khê với sông Hoàngg Long. Có được một con hồ vừa giữ hay mô phỏng thế phong thủy hậu sơn tiền thủy thuở trước của hai ngôi Đền thiêng. Rồi du khách đến đây sẽ được ghé thuyền lên Đền như ngày xưa các vua và cả Lý Công Uẩn đã từng ghé! Hồ sẽ thả sen, súng cây trồng xung quanh thì tuyệt!
Không biết Như Phong nói trúng trúng trật trật đến đâu nhưng mấy cụ có vẻ hưởng ứng lắm. Một cụ nói ngay những việc ấy trên quyết cả, địa phương không được biết, được quyết đâu các ông ạ! Một cụ khác thở dài chép miệng rằng, nếu cái nhà bia kia chỉ chép cái việc ghi dấu tích Lý Công Uẩn dời đô cùng việc Ninh Bình đi lên công nghiệp và hiện đại hóa thì cơ man nào là vách đá dưới chân Mã Yên sơn ngay trước đền Vua Đinh kia, Ninh Bình thiếu chi thợ đục đá tài hoa, bạt ra một khoảng đá khắc chữ quốc ngữ hay chữ nho thì tùy!
Một ông trong đoàn nhanh nhẩu rằng “cụ dạy chí phải”! Nếu làm được vậy thì tấm bia rất tự nhiên kia gần như thiên tạo sẽ cực ăn với cảnh quan nơi thắng tích này chứ nhà bia sừng sững thế kia ngó hơi bị chuế!
Tôi nghe vậy thì chỉ biết vậy! 
.
3. 
 Núi Dũng Quyết, Nghệ An từng được coi là huyệt đạo của Trời Nam. Huyệt đạo ấy từng bị Cao Biền trấn yểm (?) nơi mà sau này La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp bày cho Nguyễn Huệ Quang Trung xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô. Đền thờ vua Quang Trung nằm trên đỉnh núi thứ hai, thuộc chi Phượng Dực, trên độ cao 97m so với mực nước biển, được khởi công xây dựng từ ngày 15/8/2005, đến ngày 7/5/2008 làm lễ khánh thành và mở hội phục vụ khách tham quan, là công trình kỉ niệm 220 năm Phượng Hoàng Trung đô.
.
Trên Đền có tấm bia đá ghi sáu câu thơ lục bát của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hoàng đế Quang Trung được trích trong Diễn ca Lịch sử nước ta Bác viết năm 1941.
                        Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu
Ông đà chí cả mưu cao
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng
Cho nên Tàu dẫu làm hung
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà…
Nghe đâu có vài vị mũ cao áo dài cộng với mấy lần có du khách đến viếng Đền có sắc mắc: Tại sao lại gọi Hoàng đế Quang Trung là “kẻ’’?! Với lại mấy câu này hơi bị nôm na thế nào (?).
.
Cũng là để chiều lòng du khách nên có người (chưa rõ là có sự chỉ đạo của Ban quản lý di tích hay không?) đã làm thêm một phiên bản mới với nội dung khác chồng lên để  xem coi  phản ứng của du khách (!?). Thời điểm ấy, đền lại đặt một tấm bia mới, nội dung ca ngợi công đức Quang Trung. Nội dung chắc các bạn cũng đoán ra ai là tác giả? Lại do Anh hùng lao động thời Đổi mới GS Vũ Khiêu phụng soạn.
Việc thử nghiệm phản ứng của du khách ấy đã bị làn sóng phản đối dữ dội khắp trong Nam ngoài Bắc (nhất là dân Bloggers). Dư luận xôn xao rằng Nghệ An cả gan xóa thơ Bác Hồ!
Việc thử nghiệm phiên bản nói trên, sau một thời gian ngắn, may thay đã kịp chấm dứt.
Thời điểm ấy, tôi có việc đến chỗ nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, chủ tịch Hội văn bút Hà Thành. Nhân ông vừa có chuyến đi vô Vinh, trao đổi lại cái ý thanh minh ấy của người nhà Đền thì bất đồ ông Nguyên đỏ bừng mặt. Chất giọng ông oang oang rằng, trong 208 câu của bản diễn ca Lịch sử nước ta,  Bác Hồ ba lần dùng chữ “kẻ”. Đầu tiên là với ông vua sáng lập nhà Lý: “Công Uẩn là kẻ phi thường”. Y như câu cho Nguyễn Huệ. Ông Hồ chỉ dùng chữ “phi thường” cho hai nhân vật lịch sử này vì quả là họ phi thường thật: Lý Công Uẩn là người có nhãn quan chính trị lớn nên đã dời đô từ rừng núi về đồng bằng, mở đầu thời đại phát triển độc lập của quốc gia Đại Việt; Nguyễn Huệ là người có thiên tài quân sự đột biến trong lịch sử Việt Nam, đánh nhanh thắng nhanh, thần tốc, táo bạo. Nói vậy để thấy ông Hồ dùng chữ “kẻ” ở đây không hề là khinh xuất. Trước khi nói về Nguyễn Huệ, từ “kẻ” lại được ông Hồ dùng để chỉ cả ba anh em nhà Tây Sơn: “Nguyễn Nam, Trịnh Bắc đánh nhau / Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng / Dân gian có kẻ anh hùng / Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn”. Chữ “kẻ”, như thế, dưới ngòi bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh không hề là xách mé, tầm thường, mang nghĩa coi nhẹ nhân vật. Ngược lại, nó chỉ người đáng trọng, đáng kính. Như trong tên gọi “ kẻ sĩ”. Như trong tục ngữ ai cũng biết: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Bác viết Diễn ca  thời điểm dân ta hơn 80% mù chữ, thất học. Bác muốn tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho dân đã chọn cái cách sao cho họ dễ nhớ, dễ thuộc. Đặc biệt khi nơi đầu tiên tuyên truyền cho dân lại ở vùng rừng núi. Bác đã trình bày những điều cao xa, sâu sắc bằng những ngôn từ giản dị, bằng lối nói khẩu ngữ để nhân dân thấy gần gũi, dễ hiểu mà đoạn trích về người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trên đây là một thí dụ! 
.
Nghe chất giọng sang sảng cố hữu của nhà bình văn, tôi chưa biết nói sao cả!Vớt vát thêm câu chuyện đã đến hồi nhạt với lại cũng hơi căng rằng ông có nhận xét gì về nội dung bài văn bia mới không? Phần đang hứng phần nữa cũng muốn tăng thêm khí thế cho nhà phê bình cùng đám bạn đi theo mặt mày hơi bị ủ dột tôi vớ lấy một bản in văn bia cố cất cao chất giọng thuốc lá đá thuốc lào:
Khuyến nông, trọng sĩ, phát triển công thương – Rèn tướng luyện quân, tăng cường võ bị/ Kinh bang tế thế, định bốn phương một hướng đi lên /An quốc hộ dân, lưu vạn dại trăm bài học quý /Một thời ngang dọc dưới trời Nam – Bao bận đi về trên đất Nghệ/ Quê xưa họ cũ uống nước nhớ nguồn – Người giỏi đất thiêng sâu tình nghĩa nặng/ Mậu Thân (1788) vừa hạ chiếu dựng Trung Đô/ Nhâm Tý (1792) đã băng hà rời cõi thế…
Mới đến chừng ấy, chưa kịp để người đọc có tý đắc ý nào, Phạm Xuân Nguyên đã  phũ phàng ngăn lại, đai ra cái chất giọng Nghệ rằng, tôi không làm cái việc so sánh. Trên bia cũ, bài thơ của Bác chỉ có sáu câu lục bát với 42 chữ. Bài văn bia của Anh hùng lao động GS Vũ Khiêu có 320 chữ (gớm cho cái gã đầu bạc họ Phạm này, làm sao mà gã nhớ lẹ thế?) hay dở chi thì thiên hạ còn có dịp bàn. Nhưng thiển ý của tôi là kẻ thức giả khi cho chữ để người ta khắc bia thì phải biết nó được bày được trưng ở đâu?  Đặt ở nơi hoàn toàn mới hay lấy mới thay cũ? Lưu danh cùng hậu thế trên đá trên đồng thì là việc phải vô cùng cẩn trọng! Tôi xen ngang nói rằng địa phương đã tổ chức một cuộc thi hoành tráng để chọn lời văn bia thì nhà phê bình văn học cộc lốc rằng tôi không biết!
Các cụ mình có câu khôn văn tế dại văn bia. Văn tế tế xong, thường được đốt đi. Hay dở gì chỉ có quỷ thần chứng giám. Còn văn bia với nhiệm vụ nhọc nhằn hơn  với chức năng lưu danh cho hậu thế (phương danh lẫn xú danh – tiếng thơm cùng điều dở) cứ trưng chình ình ra hết đời này đến đời nọ trước sự soi chiếu của bàn dân thiên hạ lại càng cẩn trọng bội phần. Xưa đã thế và nay lại càng hơn thế!
Nhọc nhằn và cũng cẩn trọng thay việc văn bia thời @.
Chép lại 3 chuyện trên đây mà cứ thấy chờn chợn…
X.B
Chú tích riêng của người gửi email:
(Nếu các bác các cô nào nhận email này thấy không hợp, chúng cháu thành thật xin lỗi, xin vui lòng delete.TBC) 
Bài do Bảo Chân Trịnh gởi đến Vô Ngã

Vài ý kiến trao đổi về câu đối của Gs, anh hùng Vũ Khiêu

3 Th5

 

Lê Kim Giao

Thứ ba ngày 29 tháng 4 năm 2014 1:33 PM

 

 

Đang nghe chuyện sửa 1000 câu Kiều của một ông KS Đỗ Minh Xuân nào đó , được cụ Vũ Khiêu trân trọng giới thiệu … làm cả văn đàn nổi cơn thịnh nộ

Nay lại nghe anh Trần Nhương cho biết ở An toàn khu Tỉn Keo, Thái Nguyên, tại khu tưởng niệm Bác Hồ có treo đôi câu đối của cụ Vũ Khiêu đã viết về cụ Hồ, nay ở Đồng Nai (xin đọc link này: http://www.baodongnai.com.vn/vanhoa/201207/anh-hung-lao-dong-Giao-su-Vu-Khieu-Toa-sang-mot-nhan-cach-lon-2168839/) cũng nơi tưởng niệm cụ Hồ, lại sao y bản chính đôi câu đối rất dở, sai phạm về luật đối, kém cỏi về tính Hợp Lý ( logic)

Hình như các nơi cần câu đối văn bia thì người ta luôn nghĩ mời cụ anh hùng lao động này , nhưng thực tế luôn luôn gây nhiều ngán ngẩm vì trình độ của cụ đã xuống sức !

Hình như Cụ nghĩ rằng : Bất kể phi logic, bất kể ai khen chê, Cứ khen thật lực vào là được …Cụ Vũ Khiêu đã viết :

THU HẾT TINH HOA KIM CỔ LẠI

XÂY CAO VĂN HIẾN NƯỚC NON NÀY

Ai đọc cũng cảm thấy ngượng ngùng , vì làm gì có ai:

Thu hết tinh hoa kim cổ lại ???

Ngay các vĩ nhân thế giới cũng không thể có ai như thế cả …

Khen quá có khác gì chê đâu ??

 

Ngoài ra tác giả này không biết thế nào là Hán, là Nôm , đối lẫn lộn lung tung ??

KIM CỔ hoàn toàn là chữ HÁN

NƯỚC NON hoàn toàn là chữ NÔM
Kim cổ lại mà đối Nước non này sao gọi là chỉnh nhỉ, thưa Cụ ?

Sao mà đối như vậy được !

Nếu có thể sửa lại ( điều này cũng không nên vì sau đó tên tác giả là ai ??) thì chí ít có thể tham khảo câu sau :

GÓP TỎ TINH HOA TRỜI ĐẤT VIỆT

XÂY CAO VĂN HIẾN NƯỚC NON HỒNG

May ra còn thấy chút khiêm tốn , tri túc, giản dị bên trong .

Nhân đây tôi xin cung cấp thêm bằng chứng về sự chưa đủ tài của Gs họ Vũ:

NHẬT KÝ LEKIMGIAO Số 54. CÂU ĐỐI HỎNG Ở ĐỀN PẮC BÓ

25 tháng 9 2013 lúc 8:39

Thực ra tôi rất ngại khi viết chữ nào có đụng đến các danh nhân đương thời vì dễ bị nghi ngờ là nịnh bợ, cầu lợi !!

Tuy nhiên để bảo vệ sự cao quý, trong sáng của văn chương thì tôi không ngại ngần

 

SAU ĐÂY LÀ THƯ TÔI GỬI ĐỀN PẮC BÓ

 

Kính gửi

Ban Quản Lý Đền chủ tịch Hồ Chí Minh

Pắc Bó – CAO BẰNG

 

Thưa Qúy Ban

 

Tôi là Lê Kim Giao, sinh năm 1943 , hiện là hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội.

Vừa qua tôi cùng Đoàn Du Lịch Hội Nhà Văn Hà Nội có đến tham quan nơi Đền Cụ Hồ ở Pắc Bó .

Khi đọc đôi câu đối rất lớn ở ngay Ban thờ thì chúng tôi hơi ngạc nhiên.

 

Tôi không biết chắc tên tác giả , chỉ đoán là của cụ VŨ KHIÊU , anh hùng Lao động viết , vì:

Hướng dẫn viên có nói đây là công trình THIẾT KẾ của cụ Vũ Khiêu

Cụ viết :

LÃNH TỤ TRỞ VỀ, NHẬT NGUYỆT BỪNG LÊN TRỜI PẮC BÓ

ANH HÙNG TỤ LẠI TINH HOA RỰC SÁNG ĐẤT CAO BẰNG

 

Việc ai viết, thực ra cũng không nên quá coi trọng, mà nên xem kỹ giá trị văn học .

Tôi nhận thấy những ý sau :

1. Trong có 2 dòng mà dùng hai chữ tụ một cách vô ý thức ( không phải cách chơi chữ, điệp ngữ …) ,đó là điều tối kỵ trong các câu đối văn bia

2. Chữ trở về là thuần Nôm

3. Chữ tụ lại thì tụ là Hán , không thể đối nhau được

4. Hai chữ Nhật Nguyệt là chỉ 2 từ ( mặt Trời , mặt Trăng ) (danh từ)

5. Hai chữ Tinh hoa chỉ dùng như một từ kép , chỉ 1 đặc tính (tính từ)

6. Ngoài ra chữ nhật nguyệt dùng khen Cụ Hồ nên suy nghĩ thêm , nên biết

chữ tri túc ( biết sự vừa đủ ) , nói cả tính khiêm tốn mới là văn hay.

Ai đã làm thơ Đường thất ngôn bát cú , viết câu đối hẳn biết điều này , lại ở nơi thiêng, nếu có sai rất nên sửa nhanh .

Nếu một anh hùng lao động mà lao động thế này thì quả thật khó khen quá .

Nếu có thể được, Lê Kim Giao tôi xin sửa :

LÃNH TỤ TRỞ VỀ, TRÍ TUỆ BỪNG LÊN TRỜI PẮC BÓ

ANH HÙNG TÌM ĐẾN TINH HOA RỰC SÁNG ĐẤT CAO BẰNG

 

LÊ KIM GIAO

Nhà nghiên cứu Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội

 

Tác giả THẦN LUẬT THƠ ĐƯỜNG

DỊU DÀNG – THƠ

THI KỲ SONG TUYỆT

Mail:giaolekim@yahoo.com.vn

Web: lekimgiao.nghesi.vn

ĐT 09022 80977

ĐC : 17T1-P602 Trung Hòa HN

 

Một điều rất lạ là dù tôi gửi thư này từ 1-11-2012 mà đến nay vẫn không có một dòng hồi âm ??

 

Những người có trách nhiệm nay đang ở đâu ??

 

Có ai có trách nhiệm BẢO VỆ VĂN HÓA không???

 

Mong sự góp tiếng của các quý bạn văn.

—————————–

 

Bài do Nam Bộ Hai gởi đến Vô Ngã

Hai chuyện cười … cấp quốc gia – VHNA

18 Th4
 

Thực ra không phải chuyện cười. Nhưng nghe thủng câu chuyện,  ngẫm nghĩ, cũng phải bật cười!

Thứ nhất là chuyện Việt nam đăng cai Asiad.

Asiad là ngày Hội Thể thao của các nước Châu Á. Mục đích ý nghĩa cao đẹp của Thế vận hội, cũng như Á vận hội, là để cổ vũ, động viên phong trào rèn luyện thể dục, thể thao , nâng cao sức khỏe của con người. Tuy vậy, để tổ chức được một kỳ Hôi thể thao Châu lục là hết sức tốn kém. Lịch sử Á vận hội từ khi ra đời đến nay , đã có 3 Quốc gia được lựa chọn đăng cai, đó là Hàn quốc, Pakistan, Singapo, sau đó, đã xin rút lui, bỏ cuộc, vì tài chính khó khăn. Và, tất cả  các nước chủ nhà đã tổ chức, sau khi kết thúc ngày Hội, đều lâm vào tình trạng nợ nần. Gương nhã tiền,  Hy lạp, một phần quan trọng vì hăng hái đầu tư “khủng”vào Thế Vận hội  Athens 2004 mà đã đứng bên bờ vực vỡ nợ phá sản. Hay như hiện nay, nước Brazin giàu có, nền kinh tế mới nổi, đứng thứ 8 thế giới, cũng đang khốn đốn về tài chính cho World cup 2014, Olimpic 2016 và đang đối mặt với làn sóng biểu tình rông lớn của dân nghèo phản đối đăng cai sự kiện thể thao này.

Việt nam ta, Bộ VH-TT-DL đang hăng hái, hồ hởi, chạy đôn, chạy đáo để  đăng cai Asiad 18.

Qua thời kỳ Đổi mới, nước ta nay đã khá hơn, bớt nghèo một tý, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Dù vậy, dân ta vẫn còn nghèo. Hàng năm, cứ đến mùa giáp hạt, Chính phủ vẫn phải cứu đói cho dân hàng chục tỉnh, rồi cứu trợ thiên tai bão lụt liên miên, rồi cấp phát gạo cho dân ăn Tết… Trong khi, vẫn cần rất nhiều tiền, để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển Đất nước, Chính phủ phải vay nợ, kêu goi vốn ODA, chắt chiu từng đồng tiền bát gạo. Bởi vậy, dư luận xã hội phản đối VN đăng cai Asiad 18. Những tiếng nói bày tỏ nguyện vọng của nhân dân đã được đăng tải trên hầu hết các báo lớn trong cả nước. Một cuộc thăm dò dư luân của Báo Tuổi trẻ , tính đến ngày 31/3/2014 cho thấy,  trong tổng số 13.661 phiếu thăm dò, có đến 11.523 ý kiến( 85%) phản đối, 1.917 ý kiến đồng ý., 221 ý kiến khác. Tiếng nói phản đối của nhân dân  đã đến các Nhà lãnh đạo Nhà nước, đến cả Quốc hội. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: Phải tính đến cả phương án rút đăng cai Asiad 18. Bộ trưởng Bộ KHĐT nói: Nên dừng đăng cai Asiad 18. Ông Hà Quang Dự, nguyên Chủ tịchUỷ ban Olimpic VN nói: Trong tình hình kinh tế hiện nay, chưa phải là thời điểm VN đăng cai Asiad 18…

Thế là đã rõ. Không thể hiểu nổi, ông  Bô trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Anh Tuấn, do động cơ nào mà khăng khăng đòi tổ chức cho kỳ được Asiad 18?  Lúc đầu, ông bảo tổ chức Asiad  để nâng cao vị thế VN trên trường quốc tế. Vị thế của nước VN ta trên trường Quốc tế hiện nay, cao đến mức độ nào, chắc ông rõ hơn nhân dân. Chờ chi đến Asiad 18.  Sau đó, ông lại bảo, về kinh phí, chỉ cần 150 triệu USD, số còn lại, ông  không xin ngân sách Trung ương, mà lấy từ ngân sách địa phương, của  các thành phố vệ tinh cùng tham gia tổ chưc Asiad, như Hà nội, Hải phòng , Nam định, TP HCM…Sao Ông lại không chịu hiểu rằng: Ngân sách địa phương là của ai? Ngân sách Trung ương hay của địa phương  thì cũng là tiền thuế của dân đóng góp.

Nghe thủng câu chuyện, liên tưởng đến chuyên ngụ ngôn “Anh nhà nghèo muốn chơi trội !”, tôi bật cười.

Thứ hai là chuyện Bauxit Tây nguyên:

Cách đây khoảng dăm năm, từ khi khởi đầu, Vụ Bauxit Tây nguyên được xã hội tranh luận hết sức sôi nổi, thậm chí gay gắt. .Nói chung, dư luận xã hội, nhất là ý kiến các Nhà Khoa học, đều cho rằng, Việt Nam ta phát triển các dự án Bauxit ở Tây nguyên  là “ Lợi bất cập hại”  về tất cả mọi phương diện: Kinh tế, chính trị, quốc phòng, môi trường , an sinh xã hội…( Trong đó có ý kiến phản đối của Cố Đại tướng Võ Nguyên  Giap)..

Dẫu vậy, bất chấp công luận, các dự án vẫn triển khai.. Sau mấy năm tiến hành, với những vật nài xin ưu đãi nhiều thứ, kể cả vốn đầu tư, thuế tài nguyên môi trường,..Đến nay,  Tập đoàn Công nghiệp Than,Khoáng sản Việt Nam(TKV).đã phải công khai thừa nhận: Dự án Tân rai năm 2013 lỗ hơn 258 tỷ đồng, dự án Nhân cơ dự kiến năm 2015 sẽ lỗ hơn 671 tỷ đồng. Cả hai dự án, từ nay cho đén năm2020 sẽ lỗ hàng ngàn tỷ đồng.. Thực tế lỗ lãi., thất bại của dự án Bauxit Tây nguyên là điều đã được cảnh báo trước. Đáng tiếc là, Nhà Chủ đề tài Tập Đoàn TKV đã không lắng nghe , tiếp thu  ý kiến của công luận xã hội,  nhất là ý kiến can ngăn của các Nhà Khoa học( như đã nói ở phần đầu bài viêt). .Và, cũng thật bất ngờ, gần đây, trên Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 19/3/2014, ngay trang mặt đầu tiên, xuất hiện một bài báo rất giật gân, với cái tít in rất to, đậm nét chữ: “ Đòi ưu đãi  cho dự án Bauxit” .Bài báo viết tiếp: Bộ Công thương ,đưa ra hàng loạt đề nghị táo bạo, đòi ưu đãi đặc biệt  cho hai dự án: Giảm đầu tư hồ chứa bùn đỏ, giảm phí môi trường, thuế tài nguyên,  bỏ thuế VAT( đưa về 0%), chỉ thuê đất có thời hạn của dân, thay vì đền bù. Lại càng bất ngờ hơn,là lần này, không phải là Ông Chủ TKV kêu xin, mà là “người bạn đồng hành”- Bộ Công thương  kêu xin hộ!…

Chuyên buồn như vây, với tôi không có gì đáng buồn, mà là “bật cười”.

Ai đời! Đã làm ăn kinh doanh thì “Lời ăn lỗ chịu”. Thời buổi kinh tế khó khăn, mỗi năm, cả nước ta, có hàng  ngàn xí nghiệp vừa và nhỏ, làm ăn thua lỗ, phải tuyên bố phá sản, giải thể. Họ kêu cứu ai? Ai cứu? Đằng này: “Con đã bảo mẹ rằng đừng…”. Ai cũng can ngăn, họ cứ làm. Rồi bây giờ, sắp…chết, họ lại van xin ưu đãi cứu vớt. Phải chăng, họ là Doanh nghiệp Nhà nước, lâu nay  được ưu ái, bao cấp đủ điều nên tiếp tục xin.  Lời thì các Ông Doanh nghiệp và Nhóm lợi ích hưởng. Lỗ thì Nhà  nước, nghĩa là toàn dân- những người đóng thuế chịu. Các Ông có mất gì đâu!…

Đúng là hai chuyện cười  ra nước mắt cấp quốc gia!          

Phải chăng đã đến lúc chúng ta đã có thể khẳng định được nguồn gốc dân tộc Việt Nam? – VHNA

7 Th4

PHẦN DẪN NHẬP

Gần đây cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm hiểu nguồn gốc dân tộc. Một trong những thành tích về vấn đề này cần được lưu ý là quyển Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam của Nguyễn Khắc Ngữ do Nhóm Nghiên Cứu Sử Ðịa Việt Nam xuất bản tại Montréal (Canada) năm 1985. Nói là đáng lưu ý bởi quyển sách nhỏ này (172 trang) trình bầy những dữ kiện và áp dụng một lối lý luận rất khoa học. Theo Nguyễn Khắc Ngữ thì : “đại để có thể chia các giả thuyết (nguồn gốc dân tộc Việt Nam) thành bốn loại tiêu biểu:

– Giả thuyết con Rồng cháu Tiên

– Giả thuyết Bách Việt

– Các giả thuyết của các tác giả miền Nam

– Các giả thuyết của các tác giả miền Bắc”.

Phân chia như vậy e rằng vừa thiếu lại vừa dư. Quá thiếu vì nếu cứ ý kiến của một tác giả được kể như một “giả thuyết” thì bảng liệt kê trên còn thiếu nhiều giả thuyết chưa kể ra. Quá dư vì những giả thuyết mà Nguyễn Khắc Ngữ gọi là giả thuyết Bách Việt, giả thuyết của các tác giả miền Nam, miền Bắc … thực ra chỉ là con đẻ của một trong hai thuyết :

– Thuyết thứ nhất dựa vào văn bản (những bộ sử hay truyện của người xưa viết ra để lại) chủ trương người Việt có nguồn gốc từ phương Bắc đi xuống. Các tác giả có công xây dựng nên thuyết này đầu tiên phải kể đến những học giả người Pháp như Edouard Chavannes, Léonard Aurousseau. Nhiều học giả nổi tiếng người Việt đã phụ họa thêm vào thuyết này như Ðào Duy Anh, Trần Trọng Kim … Có điều lạ cần nhấn mạnh là những học giả người Pháp tuy có gốc thực dân, dựa vào những sách của các tác giả Trung Hoa cũng thực dân không kém như Tư Mã Thiên, Hoài Nam Tử … đã giả thuyết rằng người từ phương Bắc đây, vốn thuộc đại tộc Bách Việt, vì sự bành trướng của nòi Hoa Hán dưới thời Tần nên phải di cư xuống Bắc Việt để cùng với dân bản xứ đã có sẵn ở đó từ trước (Madrolle CL. Les populations de LIndochine, Paris 1918) lập nên nước Văn Lang.

Những tác giả vốn là người Việt nói về nguồn gốc dân mình lại không bằng những ông Tây kể trên. Nhiều người còn nghi ngờ cái nguồn gốc Bách Việt của mình, cuối cùng (đã phải là cuối cùng chưa?) còn sản sinh ra một đứa con hoang cho rằng dân Việt Nam chỉ là một bộ phận của người Trung Hoa hết đợt nọ đến đợt kia sang thực dân ở đây, khi hoàn cảnh thuận lợi đã lập ra nước riêng có tên là Việt Nam (Nguyễn Phương, GS Ðại Học Văn Khoa – Việt Nam thời khai sinh – Viện Ðại Học Huế 1965).

Mới xem giả thuyết này có vẻ không sai vì quả đã có một cuộc di cư của người từ phía nam sông Dương Tử, vùng nay thuộc các tỉnh Triết Giang, Phúc Kiến, Quý Châu, Quảng Ðông, Quảng Tây đi xuống phía Nam từ khi nhà Tần thống nhất đại lục, lập ra một chính quyền trung ương dưới sự thống trị của nòi Hoa Hán (chỉ mấy trăm năm trước Công Nguyên). Tuy nhiên thuyết đó không giải thích được những điểm căn bản về sự xuất hiện của loài người đã sinh sống và đạt được một nền văn minh khá cao tại miền đất này cả chục ngàn năm, trước khi có người từ Phương bắc di cư tới. Thuyết này càng không thể hiểu được tại sao có sự xâm lấn ồ ạt của người phương Bắc đến một địa phương đã có người sinh sống trong một xã hội có tổ chức quy củ lại xẩy ra một cách êm thắm như vậy ? Ngay cả khi vua Thục chiếm Văn Lang của vua Hùng lập ra nhà nước Âu Lạc cũng tương đối êm thắm chưa kể vua Thục cũng được dân địa phương lập đền thờ như đã thờ vua Hùng. Lại nữa, khi nhà Hán đã xâm chiếm Giao Châu, chia thành quận huyện để cai trị cả mấy trăm năm, vậy mà khi Hai Bà Trưng nổi binh đánh Hán vào năm Canh Tý (năm 40 sau Công Nguyên), sử chép rằng : “Hô một tiếng mà các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Nam đều hưởng ứng. Việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay” (Lê Văn Hưu – Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư – trg 146). Dân ở Cửu Chân, Nhật Nam là dân ở vùng Bắc và Bắc Trung Việt ngày nay, chắc chắn là tổ tiên người Việt nổi lên hưởng ứng Hai Bà Trưng, lãnh tụ của mình là chuyện dĩ nhiên rồi. Nhưng còn dân Nam Hải, Hợp Phố và 65 thành thuộc Lĩnh Nam tức dân các tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây, đảo Hải Nam, có thể một phần các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây, Phúc Kiến, cả Triết Giang nữa thuộc Trung Quốc ngày nay. Vậy họ là dân nào? Chả lẽ họ là dân Hán mà lại theo lãnh tụ người Việt nổi lên đánh đuổi quan quân nhà Hán giành độc lập cho người Việt sao ? Phải chăng người phương Bắc đó với người địa phương nay thuộc Bắc phần và Bắc Trung phần Việt Nam chẳng qua cũng cùng một đại tộc ? Và sự di cư từ miền Bắc về miền Nam do sự dồn ép của Hoa tộc một phần, nhưng trước đó là do sự nước biển đã lui dần trả lại các đồng bằng sông Hồng, sông Mã màu mỡ, là phần khác, phần chính, khiến luồng người từ miền Bắc di về miền Nam cũng chỉ là sự qui cố hương của giống người trước kia đã từ miền Nam bành trướng lên miền Bắc ?

– Thuyết thứ hai dựa vào những xương sọ, đúng hơn, vào tỷ lệ tộc người căn cứ vào các sọ này đã tìm được ở phần đất nay là Bắc và Bắc Trung phần Việt Nam. Tổng số xương sọ được dùng làm đối tượng nghiên cứu còn giữ lại được cho đến nay là 70 cái, chia làm hai bảng : Bảng thứ nhất gồm 38 sọ được coi là thuộc thời đại Ðồ Ðá Mới, phần lớn do các học giả người Pháp tìm ra (29/38) và cho rằng họ thuộc các chủng tộc Malanesian, Indonesian, Australoid hay Nam Á. Bảng thứ hai gồm 32 sọ, phần lớn, ngược lại, do các học giả Việt Nam tìm thấy (22/27) trong những năm gần đây sau khi Cộng sản cho lập Viện Khảo Cổ (từ 1960). Những sọ này được coi là thuộc thời đại Ðồng-Sắt nghĩa là vào khoảng 1000 năm trước Công Nguyên đến vài ba trăm năm sau Công Nguyên, đa số thuộc chủng tộc Mongoloid. Hai bảng xương sọ này đã là nguyên nhân sinh ra những giả thuyết về nguồn gốc người Việt khác với những giả thuyết dựa vào văn bản kể trên. Tuy nhiên kết luận của các tác giả này cũng có những khác biệt đáng kể : có người cho nguồn gốc người Việt như vậy là quá trình Mongoloid hóa các sắc dân Hắc chủng (Trần Quốc Vượng & Hà Văn Tấn – Sơ yếu khảo cổ học nguyên thủy Việt Nam – Hà Nội 1963). Có người cho đành là đã có sự Mongoloid hóa hình thành nguồn gốc người Việt nhưng sự da vàng hóa này không nhất thiết được hiểu là Hán hóa mà là Mường hóa, Tày Thái hóa (Phạm Huy Thông, KCH 1&2 – 1983). Có người đi xa hơn cho nguồn gốc dân tộc Việt Nam là sự hòa đồng của các dân có nguồn gốc bản địa (Nguyễn Ðình Khoa – Các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam – Hà Nội 1976). Riêng Nguyễn Khắc Ngữ, tuy không khác các tác giả trên bao nhiêu, nhưng ông hiểu Mongoloid là giống Mông Cổ (Mongol) ở phía Bắc nước Trung Hoa, nên kết luận của ông đương nhiên phải cho nguồn gốc người Việt trước hết là các giống Malanesian, Indonesian, Australoid từ các hải đảo Thái Bình Dương vào. Dần dần những sắc dân này bị Mongoloid hóa mà ông khẳng định là Hán hóa từ phương Bắc xuống, hình thành nên tổ tiên người Việt (trang 88, sđd).

Trước khi minh định cho thực rõ người Mongoloid từ đâu mà sinh ra ? (Ðiểm này sẽ được trình bày trong phần sau), ta cần xác định lại từ Mongoloid trong khảo cổ học không có nghĩa là người Mông Cổ của nước Mongol, cũng như Malanesian không có nghĩa là người Mã Lai, Indonesian không hẳn phải là người Nam Dương. Giản dị là khi có những tộc người này nhân loại chưa có quy chế quốc gia, tất nhiên cũng chưa có các nước Mongol, Indonesia, Malaysia … Gia dĩ, khởi thủy nhân loại chỉ coi như gồm ba đại tộc : Mongoloid là đại tộc da vàng ở Á Châu gồm hai loại : Bắc Mongoloid ở từ Ngoại Mông về phía Bắc và Nam Mongoloid ở toàn cõi đại lục Á Châu; Europoid, đại chủng da trắng ở Âu Châu; và Négro – Australoid, đại chủng da đen ở Phi Châu và các đảo Nam Thái Bình Dương.

Việc tìm thấy sọ loại Mongoloid thời Ðồ Ðồng có ít hơn thời Ðồ Ðá là do một lý do khác sẽ được làm sáng tỏ trong phần dưới đây chứ không phải vì lý do người Mongoloid đã từ phương Bắc di cư đến như trước kia đã hiểu. Hãy lấy một thí dụ : chỉ có một địa điểm Hang Nậm Tum thuộc tỉnh Sơn La vùng Tây Bắc, trong thời tiền sử người ta đã thấy có hai lớp người đến cư trú để lại nhiều công cụ, nhiều ngôi mộ, nhiều di tích khiến người ta biết được hai lớp người tại đây cách nhau khá xa : lớp đầu thuộc văn hóa Sơn Vi (Hòa Bình I, khoảng hơn 20.000 năm trước Công Nguyên), lớp sau thuộc hậu kỳ đá mới bắt đầu thời kỳ kim khí (khoảng từ 1000 năm trước Công Nguyên trở lại). Giữa hai lớp này có một khoảng cách chứng tỏ không có con người sinh sống tại đây đến mười mấy ngàn năm (Võ Quý, KCH 1&2 – 1990, trang 25).

Chỉ tiếc những xương cốt để lại toàn là những mảnh sọ, những răng nanh, xương cẳng tay, ngón tay không nguyên vẹn khiến người ta khó đoán biết chủ nhân hang động này trước kia thuộc chủng tộc nào?

Việc có hai lớp người cư ngụ tại Hang Nậm Tum thuộc hai thời kỳ khác nhau cách quãng nhiều ngàn năm tương ứng với thời kỳ biển tiến (giả thiết có sự di cư của đoàn người từ Nam lên Bắc), và biển lui (tương ứng với sự bành trướng của Hán tộc ở phương Bắc đưa đến việc di cư ngược lại của đoàn người từ Bắc xuống Nam) là giả thiết cần được suy nghĩ và nghiên cứu. Người viết sẽ trở lại vấn đề này ở phần dưới đây.

Hai giả thuyết kể trên, dù là thuyết dựa vào văn bản, hay thuyết dựa vào các xương sọ đào được mà người ta gọi là thuyết nhân chủng đều dựa vào một tiền đề căn bản. Ðó là : văn minh dân tộc Hoa Hán có trước tộc Việt; đất nước và con người Trung Hoa cũng đã có trước và từ khởi thủy đã không khác mấy với ngày nay (!).

Cái tiền đề này không biết tự bao giờ đã coi như là một chân lý bất biến mà hễ ai nói khác đi thì bị coi là dốt, là nói mò hay nói láo (!). Nay nếu cái “tiền đề” này được chứng minh là không đủ, không đúng, là sai sự thực, trái ngược cả sự thực thì tất cả những giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam kể trên, dù xây dựng trên thuyết dựa vào văn bản hay trên thuyết dựa vào sọ người cổ, đều là chuyện lâu đài xây trên bãi cát, đều trở thành sai vậy!

Việc chứng minh cái tiền đề này là không đúng, trái với sự thực chính là mục đích của người viết tham luận này.

Căn cứ vào kết quả của Hội nghị Berkeley 1978 nghiên cứu về nguồn gốc văn minh Trung Hoa, căn cứ vào những phát minh khoa học mới nhất về khảo cổ học, nhân chủng học, di truyền học (DNA), ngôn ngữ học, cả những sưu tầm về phong tục tập quán ở phần đất nay thuộc hai quốc gia khác nhau, người viết chứng minh được rằng : khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ học, huyết thống di truyền học, cả về phong tục tập quán, đều chứng tỏ Ðại Tộc Bách Việt đã có trước, cũng đã cư ngụ tại phần đất nay là đất nước Trung Hoa, ít nhất từ phía nam sông Hoàng, trước Hán tộc. Và văn minh Bách Việt, căn bản là văn minh định cư trồng lúa nước, cũng đã có trước văn minh Hoa Hán, thuộc văn minh săn bắn và trồng lúa tắc, lúa khô. Tộc Hoa Hán khởi thủy lập quốc từ đời Thương, khoảng 1600 năm trước Công Nguyên, chỉ là một tộc ít người chiếm một vị trí nhỏ tương ứng với các tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây và một phần Hoa Nam ngày nay, nhưng nhờ có tài thiện chiến, tâm lý thực dụng và văn minh vật chất, học được do tiếp xúc với văn minh Lưỡng Hà đã nhanh chóng bành trướng ra khắp đại lục và đã đồng hóa được đa số tộc Bách Việt, thâu hóa được văn minh của họ, hòa đồng với nhiều văn minh khác xây dựng nên một nước Trung Hoa vĩ đại và đa tạp như ngày nay.

Sự chứng minh này không phải để so bì hơn kém, càng không có ý chia rẽ chủng tộc mà chỉ muốn nói lên cái gốc tích thực sự, cái dòng dõi chân chính của dân tộc mình, đồng thời chuẩn bị tài liệu cho một hội nghị quốc tế về nguồn gốc văn minh Việt Nam có thể được triệu tập trong tương lai.

Ai trong chúng ta cũng biết, muốn tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Việt Nam, không thể không nói tới nguồn gốc con người. Phần viết dưới đây chủ yếu căn cứ vào những khám phá mới nhất của di truyền học DNA để tìm hiểu về nguồn gốc người Hoa và loài người nói chung, rồi từ đó suy ra nguồn gốc người Việt chúng ta.

KHÁM PHÁ MỚI VỀ NGUỒN GỐC NGƯỜI Á ÐÔNG QUA DI TRUYỀN HỌC CỦA NHÀ BÁC HỌC J.Y. CHU

Chỉ mới chưa đầy hai năm tính đến nay, một khám phá mới của nhà bác học J.Y. Chu cùng 13 đồng nghiệp khác tại các trường đại học và viện nghiên cứu lớn nhất ở Trung Hoa đã công bố một nghiên cứu thành công về Di truyền học DNA mang tên Genetic Relationship of Population in China, đăng trong Tạp chí Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia của Hoa Kỳ (The Nation Academy of Sciences – USA – Vol.95, issue 20, 1763-1768, 29 tháng 7, 1998).

Báo cáo này khẳng định nguồn gốc của người Trung Hoa, và nói chung, người Ðông Á là do giống người ở Ðông Nam Á di lên. Những người này có gốc gác từ Phi Châu đã di đến Ðông Nam Á qua ngả Nam Á từ nhiều năm trước. Riêng ở phía Bắc Trung Hoa ngày nay, những người này vào khoảng cả chục ngàn năm sau lại lai giống với người cũng từ Phi Châu di qua theo đợt sau nhưng đi theo ngả Âu Châu và Trung Á mà người ta đồ chừng nhiều lắm là khoảng 15.000 năm trở lại đây, sau đợt tan băng hà cuối cùng. Sự phát minh này đã được những nhà sinh học và nhân chủng học hàng đầu của nhân loại phụ họa và bổ túc (Cavalli – Sforza L. Alberto Piazza, 1998, Li Yin 1999) khiến nguồn gốc nhân loại Ðông Phương, trong đó có Trung Hoa và Việt Nam có thể coi như đã được khẳng định.

Xin Quí vị độc giả đọc trong số này bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Ðức Hiệp tường trình báo cáo khoa học của GS. Chu. Ở đây, chúng tôi chỉ xin Quí vị cùng chúng tôi lược qua lý thuyết về sự thay đổi cấu trúc di truyền DNA; rồi kiểm chứng lại phát minh của ông Chu bằng khảo cổ học và cổ nhân chủng học đã từng được công bố; từ đó có thể chiếu rọi vào các thuyết nói về nguồn gốc dân tộc Việt Nam ngõ hầu có thể chấm dứt mọi tranh cãi về vấn đề tối quan trọng có thể dùng làm căn bản cho mọi hoạt động văn hóa của chúng ta sau này.

VÀI NÉT VỀ THUYẾT THAY ÐỔI CẤU TRÚC DI TRUYỀN DNA

Các nhà khoa học đều đồng ý đây là thuyết quan trọng nhất có thể thay đổi bộ mặt nhân loại kể từ đầu thiên niên kỷ thứ ba này. Người ta đã nói đến thuyết này từ lâu nhưng việc chứng minh được về phương diện khoa học của thuyết này mới được thực hiện trong những ngày rất gần đây.

Xin hãy lấy ngày 22-2-2000, ngày mở đầu Hội nghị về Kỹ thuật Vi-Kính trong Sinh học (Optics Within Life Sciences) tổ chức ngay tại bãi biển Coogee, thành phố Sydney (Úc Ðại Lợi) làm khởi điểm thảo luận. Trong hội nghị này, nhà nữ bác học S. Kornilova, Trưởng đoàn nước Ukraine, trước kia thuộc Liên Bang Sô-viết, đã báo cáo về ảnh hưởng của phóng xạ nguyên tử đối với sinh vật tại Chernobyl nơi trước kia là địa điểm một lò nguyên tử của Nga đã bị dò làm phóng xạ thoát ra ngoài. Phóng xạ này khiến các nhiễm sắc thể vỡ ra nhiều mảnh vụn nhẹ cỡ 5.105 Dalta. Những mảnh vụn DNA này thường ở tình trạng thối rữa mang nhiều di tố 6-C gấp nhiều lần hơn bình thường, đồng thời các khoáng chất (sắt, đồng, măng gan, kẽm, chì …) lại tăng lên rất nhiều. Cái đáng sợ nhất là tình trạng này đã tăng lên theo tuổi tác các sinh vật (trong đó có người) đồng thời di truyền cho thế hệ sau với mức tăng trưởng cao hơn gấp bội. Các sinh vật nói chung và con người nói riêng mai hậu tại vùng này sẽ biến thể như thế nào còn là điều người ta phải theo dõi thêm mới khẳng định được! Phải chăng rồi sẽ có những loại người khổng lồ như khủng long hay dị dạng như người hành tinh ? (Tất nhiên theo giả tưởng của khoa học).

Ðiều quan trọng hơn nữa là người ta đã chứng minh được bằng khoa học chứ không phải chỉ bằng lý luận và linh cảm như trước kia, rằng ngoài phóng xạ nguyên tử, cấu trúc di truyền cũng có thể thay đổi theo luật tự nhiên mà trước kia được hình dung qua cụm từ đột biến di truyền. Sự đột biến di truyền này khoa học ngày nay gọi là SPONTANEOUS POINT OF MUTATION, có thể xẩy ra vì nhiều nguyên do mà 4 nguyên do sau đây cần được lưu ý :

1.- Ðột biến di truyền do độc chất đưa đến ung thư (carcinogens) như chất formaldehyde gây ra.

2.- Ðột biến di truyền vì nhiễm khuẩn.

3.- Ðột biến di truyền do tia cực tím của mặt trời.

4.- Ðột biến di truyền do sơ xuất của bộ máy tuần hoàn trong quá trình phân sinh tự tạo thường xảy ra ở hai vùng có di tố purine và pyridine. (GS. Võ Thanh Liêm, Ðại Học Monash, Báo Việt Luận, số 1460 ngày 11-3-2000).

Xin nói ngay, những hiểu biết trên, nhân loại cũng chỉ mới khám phá ra trong những năm gần đây. Muốn hiểu rõ hơn, đúng ra cần phải phân biệt khái niệm về di truyền với kỹ thuật di truyền (genetic engineering hay gene technology).

Về khái niệm di truyền, từ năm 1665 Robert Hooke là người đầu tiên đã dùng từ tế bào (cells) để diển tả cấu trúc của đối tượng ông quan sát dưới kính hiển vi thô sơ của ông. Năm 1943 cụm từ DNA (DEOXYRIBO NUCLEIC ACID) đã được dùng lần đầu để chứng minh có sự di truyền trong loài vi khuẩn, nhưng đến năm 1951 Rosalind Frannklin mới cung cấp được dữ kiện về sự cấu trúc của DNA. Khởi điểm của kỹ thuật di truyền có thể kể từ năm 1953 khi James Weston và Francis Crick mới đặt thành định đề cấu trúc di truyền DNA trong 23 cặp vòng xoắn nhiễm thể chromosomes – cấu trúc của con người hiện đại. Phải bước vào thập niên 80, kỹ thuật di truyền mới bắt đầu phát triển với kỹ nghệ sản xuất insulin (1980), với giải thưởng Nobel Hòa Bình trao cho Barbara Mc Clintock về công trình khảo cứu tính di động của genes, (1983) tiếp theo là nhiều thành tựu của thay đổi cấu trúc di truyền từng bước đạt được do tiến bộ của kỹ thuật di truyền thay DNA bằng cách chuyển đổi genes. Nhưng việc làm chủ được kỹ thuật di truyền đủ để con người có thể đoạt quyền tạo hóa trong việc tạo ra muôn loài, tăng khả năng phát hiện được nguồn gốc loài người, thì, như trên đã nói, nhân loại mới đạt được trong những năm rất gần đây mà thôi.

Một câu hỏi cần làm cho rõ nghĩa là : vậy kỹ thuật di truyền (genetic engineering) là gì ? Xin đọc định nghĩa sau đây của một cơ quan giáo dục và di truyền Úc : “Những tế bào của mọi động vật cũng như thực vật đều chứa yếu tố DNA, ví như một bảng thiết kế cho cuộc sống được lưu truyền từ đời nọ qua đời kia. DNA tạo nên gene và chính các genes đã mang tín hiệu làm cho muôn loài từ thực vật, động vật đến con người có được cái sắc thái đặc biệt như mắt xanh, da nâu … DNA có thể bị thay đổi bằng cách chuyển đổi các genes giữa muôn loài khác biệt nhau. Thí dụ : ta có thể cấy một gene từ loài cá sống ở biển Bắc Atlantic vào một cây dâu khiến cây dâu này có thể sống trong băng lạnh.

Thay đổi những genes đặc biệt với mục đích thay đổi một loại động vật hay thực vật nào đó theo phương cách đặc biệt thì được gọi là kỹ thuật di truyền vậy”

(“The cells of all plants and animals contain DNA; its like a blueprint for life, which is passed from generation to generation DNA is made up of genes, and its the genes that carry the information which make plants, animals and humans have specific charcteristics such as green eyes or brown skin … DNA can be changes by transferring genes between and within defferent living things – you might, for example, try putting a gene from a fish that lives in the vary cold seas of the North Atlanitc into a strawberry, so it can survive a frost.

Changing specific genes in order to change a plant or animal in a particular way is known as genetic engineering or genetic modification” – Choice Magazine, Feb. 1997, published by Australian Consumers Association)

Trong kỹ thuật di truyền niên đại đáng ghi nhớ là năm 1997 khi nhà bác học IAN WILMUT tại Viện Roslin Institute ở Tô Cách Lan đã chế ra “con cừu DOLLY” bằng phương pháp phân sinh tế bào (clone).

Rồi tháng 1 năm nay 2000, Ðại học Texas (USA) đã chế tạo thành công một cấu trúc DNA hoàn toàn nhân tạo.

Chính những khám phá kể trên đã phá vỡ được điểm bế tắc mà kể từ Darwin (The descent of Man – London 1874), ông tổ của thuyết TIẾN HÓA chỉ có thể lý luận được bằng lý thuyết chứ chưa chứng minh được bằng khoa học về câu hỏi : làm thế nào mà người vượn (Homo-Erectus) lại có thể biến thành người hiện đại (Homo-Sapiens) như chúng ta ngày nay ? Ðiểm này sẽ được trình bày trong những dòng sau khi ta bàn đến:

SƠ LƯỢC VỀ THUYẾT TIẾN HÓA VÀ NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI

Thuyết này chủ trương con người cũng như muôn loài trên trái đất đều từ một đơn bào phát sinh cách nay khoảng 1 tỷ rưỡi năm biến đổi sinh thành. Riêng ông tổ trực tiếp của loài người đều được các nhà nhân chủng cho là từ một giống người vượn đi thẳng bằng hai chân tên khoa học là Homo-Erectus biến hóa dần mà ra. Như ta đã biết (Ts TƯ TƯỞNG số 4 – Văn Hóa Ðông Sơn, trang 15) dấu vết người vượn hay còn gọi là Linh Trưởng cho đến nay tìm được, xưa nhất là ở Ðông Phi Châu. Người ta chia làm ba loại :

– cổ nhất thường được gọi là người Viễn Cổ (Proteo-anthropus) từ 1 triệu năm trở về trước (dấu chân người vượn homonid có thể cách đây đến 3 triệu rưỡi năm!).

– cổ thứ nhì thường được gọi là người Thái Cổ (Arche-anthropus) có từ 100.000 năm đến 1 triệu năm.

– cổ thứ ba được gọi là người Thượng Cổ (Paleo-anthropus) từ khoảng 40.000 năm đến hơn 100.000 năm trở về trước.

– sau hết là người Hiện Ðại (Neo-anthropus) là mẫu hình nhân loại ngày nay tên khoa học là Homo- Sapiens-Sapien xuất hiện cùng một loạt ở nhiều nơi mà khảo cổ tìm thấy xương cốt cách đây trên dưới 40.000 năm. Hai trung tâm tìm thấy người Hiện Ðại đầu tiên là Ðông Nam Á (Hang Nia) và Tây Á.

Một câu hỏi cần đặt ra là : có phải người Vượn Homo-Erectus từ hơn hai triệu năm trước đã tuần tự tiến hóa để trở thành người hiện đại như ngày nay không ?

Các nhà nhân chủng học hình như đã không có cùng một câu trả lời cho vấn đề này.

Người đồng ý với thuyết chủ trương từ người Vượn Phi Châu (Autralopithecus) đã chuyển thành người Hiện Ðại chỉ theo một tiến trình Sapiens hóa duy nhất là nhà sinh học nổi tiếng Weidenreich F. [On the Earliest representatives of modern mankind recovered on the soil of East Asia (Peking, Not.Hist. Bul. XIII, 1939) – A skill of Sinanthropus pekinensi (A comparative study on a primitive minid skill – Palacotologia Simica – No. 10, 1943) – The Kellor Skull : Anr. jown. of Physic Anthropology 3, 1, 1945]

Nhưng phần lớn những nhà nhân chủng khác đều cho rằng tiến trình này chỉ bắt đầu từ người Thượng Cổ (Paleo-Anthropus) mà bỏ đi hai loại Thái Cổ và Viễn Cổ, với lý do hai loại người Vượn quá xưa này có bộ óc quá nhỏ (dung tích não dưới 1000 cm3) không thể cùng một chủng loại với loài người được (não phải từ 1000 cm3 đến 2000 cm3) [Dobzhansky T. (Mankind Evolution – New Haven – London, Yale Uni. Press. 1962); Coon C.S. (The Origins of Races 1963)]. Nói một cách khác, ông tổ trực tiếp của người Hiện Ðại là người Thượng Cổ rõ hơn chỉ từ người Thượng Cổ (Paleo-anthropus) mà ra.

Ngay cả với loại người vượn Homo Erectus thượng cổ này (Paleo-Anthropus) không phải tất cả đều tiến hóa thành người Hiện Ðại. Có những loại như người Neanderthal rất phổ thông ở Âu Châu (đến nay tìm thấy được hàng trăm di tích có xương cốt loại người này) đã phát triển cách đây 150.000 năm rồi bỗng tự tiêu diệt cách đây khoảng 50.000 năm, như nhiều loài động vật khác thời đó. Giống người này có bộ óc khá phát triển (1550 cm3 so với người hiện đại bộ não trung bình là 1400 cm3). (Boule M & Vallois H. – Les hommes sossiles – Paris 1952) và như vậy người Neanderthal không phải là tổ tiên của người Châu Âu ngày nay. Di truyền học DNA xác nhận kết luận của khảo cổ học kể trên là đúng. (Krings M. & al Neanderthal DNA Sequences and the Origins of modern humans – Cell. Vol. 90. pp. 7719-7724, 1997).

Xem chừng chỉ có một loài linh trưởng qua được cái cầu thay đổi cấu trúc di truyền mà trước kia được gọi là đột biến di truyền và bước nhẩy biện chứng. Muốn hiểu tại sao thì trước hết ta phải trả lời được hai câu hỏi căn bản nữa là :

1 – cấu trúc di truyền của người vượn và người hiện đại khác nhau như thế nào ?

2 – Nếu loài người đã sinh ra từ một nguồn duy nhất mà nhân chủng học ngày nay thường gọi là từ một “bà Mẹ Phi Châu”, thì tại sao con người lại kẻ da trắng tóc hoe như người Âu Châu ? Kẻ da vàng tóc đen như người Á Châu ? Kẻ da đen tóc xoắn như đa số người Phi Châu và Hải đảo Thái Bình Dương ?

Về câuhỏi thứ nhất:

Người ta biết được rằng con người hiện đại như chúng ta ngày nay có 23 cặp vòng xoắn nhiễm thể (chromosomes) trong khi người vượn có những 24 cặp, trong đó chỉ có 5 cặp là giống người hiện đại. Do đó, trước kia, bằng lý luận và bằng linh cảm các nhà nhân chủng học đã đoán biết được người vượn đã tiến hóa để trở thành người hiện đại phải vượt được cái cầu thay đổi cấu trúc di truyền. Nhưng thời đó khoa di truyền học chưa tiến bộ nên người ta chỉ có thể lý luận có tính cách triết học là sự thay đổi này phải có nhờ bước nhẩy biện chứng : Các học giả thời ấy giả thiết khi những biến chuyển nhỏ về lượng tích lũy đến một mức nào đó có thể gây những biến đổi về chất. Trả lời như vậy là chưa thỏa đáng, không thể làm vừa ý những người đắm mình trong tinh thần khoa học, thường được mệnh danh là khoa học chính xác trước đây.

Ngày nay nhờ tiến bộ của khoa di truyền như trên đã nói, người ta hiểu, ngoài thay đổi vì phóng xạ, có thể có thay đổi cấu trúc di truyền DNA theo luật tự nhiên vì những nguyên do khoa học, như trên đã trình bày.

Vậy thì, trong các loại người vượn, đã có một loại, ở Phi Châu, hội đủ được những yếu tố khoa học để thay đổi được cấu trúc di truyền của luật Spontaneous Point of Mutation này, chuyển được DNA (translocation) của loài Homo-Erectus thành DNA của loài Homo-Sapiens mà thành người hiện đại. Việc này xẩy ra chỉ mới khoảng 100.000 năm cách ngày nay (tối đa là 200.000 năm). Vậy di truyền học DNA đã chứng minh thuyết các nhà nhân chủng học chủ trương chỉ riêng người vượn Thượng Cổ (Paleo-Anthropus) đã chuyển hóa thành người Hiện Ðại là đúng.

Về câu hỏi thứ hai:

Con người Homo-Erectus từ Phi Châu dần dà đã phân bố đi các nơi theo nhiều đợt qua nhiều giai đoạn khác nhau : đợt qua Á Châu trở thành người da vàng tên khoa học là Mongoloid, đợt qua Âu Châu trở thành người da trắng Europoid và đợt xuống Nam Phi Châu và qua hải đảo trở thành người Negro-Australoid. Những người này có vóc dáng mầu da, ánh mắt, râu tóc … khác nhau. Tại sao ?

Trước kia, câu trả lời của các nhà nhân chủng học là : vì ảnh hưởng của môi trường sinh sống (môi sinh). Ðiều này có thể hiểu theo hai nghĩa :

– nghĩa thứ nhất : môi sinh được coi là yếu tố ngoại tại,

– nghĩa thứ hai : môi sinh khi thâm nhập vào cơ thể con người dần dần đã biến thành yếu tố nội tại của con người đó.

Theo nghĩa thứ nhất: con người được dinh dưỡng tốt, có khí hậu tốt thì có thể cao lên, to ra; sống tại nới quá nóng hay quá nhiều ánh sáng mặt trời thì da có thể đen hơn; sống ở nơi môi sinh khác hẳn như người Mongoloid qua eo Bering sang Mỹ Châu, da đỏ hơn, to lớn hơn … Nhưng sự thay đổi hình dáng vì môi sinh như vậy cũng chỉ có thể đến một chừng mực nào đó. Không thể cùng một nguồn gốc hay cùng một mẹ mà kẻ da trắng mũi lõ, người da vàng mũi tẹt, người lại da đen tóc xoăn quắn. Dùng môi sinh theo nghĩa này để giải thích hiện tượng con người cùng một gốc mà vì ảnh hưởng của môi sinh đã biến thành người da trắng (Europoid) ở Âu Châu, da vàng (Mongoloid) ở Á Châu hay da đen (Negro-Australoid) ở Hải Ðảo Thái Bình Dương và các vùng khác ở Phi Châu thì có vẻ không ổn vì không đúng với khoa học và thực tế.

Nhưng nếu hiểu theo nghĩa thứ hai, vấn đề lại khác : môi trường đặc biệt có thể đưa vào cơ thể con người những yếu tố đặc biệt (như các vi khuẩn, tia cực tím do ánh sáng mặt trời, các chất độc, các khoáng sản đặc biệt … ) khiến con người khi hội đủ yếu tố có thể có sự đột biến di truyền tự nhiên mà khoa học ngày nay gọi là spontaneous point of mutation. Trong trường hợp đó nhiễm sắc thể DNA trong gene sẽ làm con người thay đổi đi về hình dáng, màu da, râu tóc, sức khỏe, tật bệnh, cả về thông minh và có thể về tác phong thiên hướng của con người như nghiện rượu, đa sát … nữa. Cái nhiễm sắc thể DNA này, một khi đã lập thành sẽ tồn tại vĩnh viễn trong con người và di truyền mãi mãi cho các thế hệ về sau.

“Genes contain the information necessary for our bodies to grow, develop and formation. Genes are made of the chemical DNA (Deoxyribosenucleic acid) which is the basic material of heridity. Genes provide the information for the cells in the form of a chemically codes “message”, knows as the genetic code”. (Fact Sheet No14 – NSW Genetic Educ. prog.)

và :

” – all yours DNA is in nearly every cell in your body.

– it influences things that make up personal identify ; height, build, shin colour, intelligence and possibly propensity for some behaviours such as alcholism.

– your genetic make up stays with you all your life it cannot be changed” (Information paper No 5 – Sept 1996 – Privacy Commissioner Human Rights Australia)

Chính vì sự bất lực của khoa học trước kia không giải thích nổi các hiện tượng như cách giải thích của di truyền học DNA vừa kể trên nên thuyết tiến hóa từ một trung tâm duy nhất không đủ sức thuyết phục, nên nhiều tác giả, kể cả người viết những dòng này trước kia, đã phải tạm quay ra thuyết nhiều trung tâm, dựa vào thuyết Tiến hóa Ðộc lập Ða địa phương (Multiregional Evolution) để giải thích về sự xuất hiện của người hiện đại. Xin đừng vội dùng thuyết lai giống để giải thích hiện tượng này vì khởi thủy đã có giống da trắng, da vàng, da đen khác nhau đâu mà lai.

Tóm lại : tuy trước kia đã có rất nhiều lý thuyết có sức thuyết phục cao, nhưng trước khi có sự khám phá về thay đổi cấu trúc di truyền DNA mà, như trên đã nói, mới chỉ phát minh ít năm gần đây, mọi cuộc bàn cãi về nguồn gốc con người nói chung, về nguồn gốc một chủng tộc nào đó như chủng tộc Hoa, chủng tộc Việt nói riêng, chỉ có giá trị thuần lý thuyết.

Trong những bài viết trước đây, chúng tôi đã chứng minh bằng những chứng tích do khảo cổ học cung cấp, là con người đã từ phương Nam (Văn Hóa Hòa Bình) di lên phương Bắc và là căn cốt thành lập nên nước Trung Hoa, kể cả các nước Nhật Bản, Triều Tiên. Tuy nhiên, lúc đó chưa có được các bằng chứng về di truyền học nên người viết còn bi lấn cấn về bảng xương sọ có tính Hắc chủng mà các học giả Pháp gọi là người Malanesian, Indonesian, Nam Á, Australoid, và được tất cả các tác giả người Việt gần đây tuân theo như một chứng tích đầy quyền uy của khoa học. Tất cả những lấn cấn này, nay nhờ di truyền học đã được sáng tỏ. Và chúng ta thấy đã đến lúc cần phải duyệt xét lại tất cả các thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam từ trước đến nay cho phù hợp với tiến triển của khoa học ngày nay.

ÐÓNG GÓP CỦA GS. CHU & ÐỒNG NGHIỆP VÀO NGUỒN GỐC NGƯỜI ÐÔNG Á QUA THUYẾT DI TRUYỀN

Như trên đã nói, xin Quý vị độc giả đọc chi tiết về báo cáo khoa học của GS. Chu và các đồng nghiệp trong số này. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh vào ba điểm căn cốt như sau :

Ðiểm thứ nhất :

Công trình khảo cứu của GS.Chu phủ nhận người Trung Hoa đã tự sinh ra và phát triển độc lập trên đất Trung Hoa như nhiều nhà khảo cổ trước đây đã chủ trương đồng thời khẳng định gốc gác của người Trung Hoa từ Ðông Nam Á di lên.

[Trích Báo cáo GS. Chu :

“Nervetheless, genetic evidence does not support an independence origin of Homo-Sapiens in China. The phylogeny also suggested that it is more likely that ancestor of the populations currently residing in East China entered from Southeast Asia”].

Ðiểm thứ hai :

Người từ Ðông Nam Á di lên đó cũng không hẳn tự phát sinh ở Ðông Nam Á mà họ đã đến từ Phi Châu qua ngả Nam Á.

[Trích Báo cáo GS. Chu :

“In both phylogenies with different loci and populations from East Asia always derived from a single lineage, indicating the single origin of those populations … It is now propably safe to conclude that modern humans originating in Africa constitute the majority of the current gene pool in East Asia”].

Ðiểm thứ ba :

Và, sau khi phối kiểm với kết quả của khảo cổ học như việc đo đạc xương cốt sọ mặt … GS. Chu kết luận riêng người phương Bắc Trung Hoa sau khi đã từ Ðông Nam Á di lên sau lại lai giống với người từ Trung Á và Âu Châu di cư đến. (Có lẽ đây là tổ tiên của người Hoa Hán lập nên nhà Thương – Người viết ghi thêm).

[Trích Báo cáo GS. Chu :

“The northern populations were under strong genetic influences from ALTAIC populaitons from the North. But it is unclear how Altaic populations migrated to Northeast Asia. It is possible that ancestral Altaic pop. arrived there from middle Asia, or alternatively they may have originated from East Asia”.

và :

“Therefore, it is likely that ancestors of Altaic speaking people originated from an East Asia population that was originally derived from South Asia, although the current Altaic-speaking populations undeniably admixed with later arrivers from mid-Asia and Europe”].

Như thế là đủ rõ.

Trong những bài viết trước, chúng tôi đã chứng minh người thuộc Văn hóa Hòa Bình Từ Ðông Nam Á mà điểm chính có thể từ Bắc Việt Nam đã di cư lên góp phần thành lập nước Trung Hoa. (TƯ TƯỞNG số 2 – Nguồn gốc dân tộc Việt Nam; số 3 – Biển tiến và Sự thuần hóa cây lúa nước; số 4 – Văn hóa Ðông Sơn). Nay thì di truyền học đã chứng minh không phải người Ðông Nam Á chỉ góp phần mà thực ra đã đóng vai trò chính, đã là tuyệt đại bộ phận của nhân chủng lập nên nước Trung Hoa. Ngay cả những người ở phía Bắc Trung Hoa cũng chỉ là người lai giữa giống từ Ðông Nam Á di lên với giống từ phương Tây (ngưới Âu?) di lại. Và việc đó cũng chỉ diễn ra nhiều lắm từ 15.000 năm trở lại đây mà thôi.

Sự khám phá của Gs. Chu và các đồng nghiệp đã được các học giả khắp nơi hưởng ứng. Nhiều học giả đã bổ khuyết thuyết của Ông Chu bằng những tham luận giá trị. Xin kể ra đây ba khuynh hướng đáng lưu ý nhất :

Khuynh hướng 1 :Trước hết, phải kể đến nhà di truyền học rất nổi danh vì đã đóng góp cho nhân loại nhiều công trình nghiên cứu giá trị là GS. Cavalli-Sforza. Ông đã chứng minh từ năm 1997 trước khi có sự công bố công trình nghiên cứu của GS. Chu là người từ Châu Phi đã đến Ðông Nam Á qua ngả Nam Á, rồi từ Ðông Nam Á họ đã chia hai ngả : một ra các hải đảo thuộc Châu Ðại Dương để trở thành những người mà sau này các nhà nhân chủng học gọi bằng nhiều tên như Malanesian, Indonesian, Australoid; và một ngược phía bắc lên Ðông Á rồi vượt eo Bering sang Mỹ Châu. (Cavalli-Sforza – genes, people & languages – Proc. Natl. Acad. Sci. – USA, Vol. 194 pp. 7719-7724, 1997). Câu hỏi cần được đặt ra là : Tại sao cũng từ Ðông Nam Á ra đi mà người ra hải dảo thì da sậm, tóc xoăn; trong khi người ngược phía Bắc lại thuộc da vàng, tóc đen? Cần phải có sự nghiên cứu về di truyền học và có thêm tài liệu khảo cổ để trả lời câu hỏi này cho xác đáng. Trong hoàn cảnh tài liệu hiện có, chỉ có thể giả thiết, người từ Phi Châu đến Ðông Nam Á rồi tiện đường (lúc này nước biển thấp nên có nhiều cầu nổi nối liền Ðông Nam Á đến hải đảo) ra hải đảo Thái Bình Dương trước. Trong khi trụ lại Ðông Nam Á, họ đã hội đủ các yếu tố khoa học để có được một sự thay đổi cấu trúc di truyền lần hai, biến từ giống da đen sang giống da vàng trước khi họ tiến lên phía Bắc. (Xin đọc lại đoạn trên về sự thay đổi di truyền DNA là nguyên nhân thay đổi vóc dáng, mầu da, mầu mắt, mầu tóc …). Vậy phải chăng người Hắc chủng từ Phi Châu đến Ðông Nam Á rồi nhờ hội đủ yếu tố khoa học, đủ cơ duyên, đã biến đổi thành người da vàng mà sau này nhân chủng học gọi bằng tên Mongoloid. Từ đó họ đã tỏa lên phía bắc vượt sang Châu Mỹ tạo thành người Da Ðỏ. Một nhánh khác của Hắc chủng khi đến Âu Châu đợt sau đã nhờ thay đổi cấu trúc di truyền DNA mà thành Bạch chủng, sau này gọi là Europoid. Ðại chủng Vàng Mongoloid ở Á Châu, và Ðen Negro-Australoid ở Phi Châu và các hải đảo Thái Bình Dương, và Trắng (Europoid) ở Âu Châu nay lan sang nhiều nơi khác như Bắc Mỹ, Úc Châu … là ba đại chủng chính của nhân loại ngày nay.

Khuynh hướng 2 :Ðến năm 1999, một học giả khác người Trung Hoa, GS. Li Yin, đứng đầu một nhóm khoa học gia về di truyền học (Ðại học Stanford) đã nghiên cứu cùng một vấn đề trên. Báo cáo của ông củng cố thuyết của ông Cavalli-Sforza mà còn chi tiết thêm thuyết con người có gốc duy nhất từ Phi Châu đã di cư đi các nơi khác qua ba đợt như sau :

Ðợt 1 : Từ Phi Châu đến Nam Á rồi xuống Châu Ðại Dương.

Ðợt 2 :Từ Phi Châu đến Ðông Nam Á qua ngả Nam Á; rồi từ Ðông Nam Á chia hai ngả, một đến các hải đảo Thái Bình Dương, một ngược lên phía bắc đến Ðông Á và Bắc Mỹ.

Ðợt 3 : Từ Phi Châu đến Tây và Trung Á rồi từ đó chia hai : một nhóm đi lên Âu Châu rồi qua Bắc Mỹ; một nhóm đi qua Nam Á và vào Bán đảo Ấn Ðộ. Kết quả về di truyền của GS. LiYin về sự di cư của người Phi Châu thực ra cũng không khác nhiều với thuyết di cư do các nhà nhân chủng học mà tiêu biểu là Charles Higham đã vẽ ra bản đồ từ năm 1996 (Li Yin & N. – Distribution of halotypes from a chrosmosomes 21 Region-distinguishes multiple prehistoric human migrations – Proc. of Natl. Acad. Sci. – USA, Vol. 96 pp. 3796-3800, 1999).

Khuynh hướng 3 :Một tác giả nổi tiếng khác ủng hộ và làm sáng tỏ thêm kết quả nghiên cứu của GS. Chu là GS. Alberto Piazza ở Ðại học Torino, Ý Ðại Lợi, ông nhắc lại ba mô hình được các học giả trước đây đưa ra về nguồn gốc người Trung Hoa là :

Mô hình 1 : Chủ trương nguồn gốc người Trung Hoa ở Hoa Nam là từ Hoa Bắc di xuống rồi hợp chủng với những người Australoid đã có sẵn ở đó.

Mô hình 2 : Chủ trương ngược lại cho người Hoa Nam đã di cư lên Bắc và người phía Bắc Trung Hoa chỉ là hậu duệ của người Phương Nam di cư lên.

Mô hình 3 : Chủ trương hai giống người ở Hoa Bắc và Hoa Nam tiến hóa và phát triển độc lập với nhau qua ba trung tâm chính Yang-Shao, Ching Lien Khang và Ta-Pen-Keng.

Ông kết luận : mô hình thứ hai (Bắc là hậu duệ của Nam Trung Hoa), người phương Bắc có sau và do từ người phương Nam di cư lên sinh ra, phù hợp với các dự kiện về di truyền học theo khảo cứu của GS. Chu và đồng nghiệp hơn. Những sự nghiên cứu khác dù về di truyền (Cavalli-Sforza), hay về khảo cổ như nghiên cứu về răng (Turnen C. G.); về sọ ( Hanihara T.) của người cổ ở Trung Hoa cũng hậu thuẫn cho mô hình hai này. (Alberto-Piazza – Human Evolution : Towards a genetic history of China – Proc. of Natl. Acad. Sci. – USA, Vol 395, No 6707, 1998).

Trước khi kết luận bài viết này, chúng tôi có ý định lược duyệt các thuyết đã có về Nguồn gốc Dân tộc Việt Nam và trình bày những ưu khuyết điểm của chúng trước khi đưa ra kết luận chung cuộc cho vấn đề. Nhưng viết đến đây tôi thấy việc làm này cũng không cần thiết nữa. Chung qui thì những thuyết về nguồn gốc dân tộc ta từ trước đến nay, dù do người ngoại quốc viết, dù do người Việt Nam viết cũng chỉ qui về hai mô hình như đã trình bày ở phần mở bài : mô hình 1 căn cứ vào văn bản chủ trương người Việt là hậu duệ của những người từ phương Bắc di cư xuống; mô hình 2 căn cứ vào bảng tỷ lệ xương sọ thời Ðồ Ðá Mới do người Pháp thành lập trước kia và mới được bổ túc vào thập niên 60, chủ trương người Việt là hậu duệ những người thuộc Hắc Chủng từ Hải đảo Thái Bình Dương di vào sau phối hợp với những người Mongoloid từ phương Bắc di cư xuống mà thành. Tất cả những khảo cứu về di truyền học DNA , như vừa trình bày ở trên, đều khẳng định cả hai mô hình trên là sai, là ngược lại với sự thực. Người viết, bằng vào những kết quả mới nhất của khảo cổ học về thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng, về sự thuần hóa lúa nước … cũng đã chứng minh những thuyết ấy là sai sự thực (Tập San TƯ TƯỞNG số 1, 2, 3 và 4). Những chứng minh này hổ trợ cho các kết luận về di truyền học như vừa kể. Chúng tôi sẽ trình bày các sưu khảo khác về đồ gốm, về ngôn ngữ, văn tự, về các phong tục tập quán, nói chung về văn hóa, tất cả đều chứng minh tộc Bách Việt đã có trước và di cư lên phía Bắc để lập ra nhiều nước khác nhau trước khi thống nhất dưới bạo lực của nhà Tần thành nước Trung Hoa như ngày nay. Văn hóa Việt cũng đã có trước rồi sau này tiến hóa thành văn hóa Hoa ăn khớp nhịp nhàng với kết luận của các khảo cứu về di truyền học vừa được công bố trong vài năm gần đây.

Thuyết của GS. Nguyễn Khắc Ngữ cũng như các GS. Ðại Học Hà Nội về người Hắc chủng ở hải đảo vào lai giống với người Mongoloid là tổ tiên của người Việt ngày nay và thuyết của các học giả Pháp và các học giả người Việt lớp cũ từ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư đến Ðào Duy Anh, Trần Trọng Kim … nói về nguồn gốc người Việt là hậu duệ của người từ phương Bắc xuống phải được đảo ngược lại mới đúng với sự thực.

Người viết xin kết luận bài này với lòng mong ước những nhà di truyền học Việt Nam, trước hết xin bổ khuyết cho phần viết của chúng tôi liên quan đến di truyền học DNA trong những dòng viết ở trên để những tài liệu này được hoàn chỉnh hơn. Thứ nữa, nếu có thể được, xin sớm thực hiện một cuộc khảo cứu về di truyền học DNA cho người Việt Nam, như trường hợp GS. Chu và đồng nghiệp của ông vừa thực hiện đối với người Trung Hoa ngỏ hầu có thể khẳng định và làm rõ rệt thêm rằng người Hòa Bình, đã di cư từ Châu Phi đến, nhưng đã trụ ở Ðông Nam Á và nhờ đó đã có một sự chuyển hóa di truyền lần thứ hai tại đây nhờ những thay đổi về DNA trong nhiễm sắc thể khiến từ người da đen gốc Châu Phi dã chuyển hóa thành da vàng Châu Á trước khi di cư lên phía Bắc. Nhờ vậy Ðông Nam Á (trong đó có Việt Nam) trở thành cái nôi người da vàng cổ nhất của nhân loại tại phần đất không những ở Ðông Nam Á mà ở cả toàn cõi Châu Á vậy.

 (Viết tại Sydney, Nam Bán Cầu, nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng Ba năm Canh Thìn, 14/4/2000)

Nguồn: minhtrietviet.net/Tập san Tư Tưởng (Australia), số 7

 

← Older Entries