Tag Archives: phát lộ

Phát lộ chưa từng thấy tại Hoàng Thành Thăng Long

28 Th12

Phát lộ chưa từng thấy tại Hoàng Thành Thăng Long

– “Đường nước bằng gạch “khổng lồ” chưa bao giờ thấy trong bất cứ di tích khảo cổ nào ở Việt Nam kể cả khu vực Hoàng thành Thăng Long”, báo cáo sơ bộ của Viện bảo tồn di tích về các hố thăm dò khảo cổ học mới gần đây tại khu vực Hoàng Thành Thăng Long nhận định.

2012: Di sản băm nát, bảo tàng nghìn tỉ
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thành di sản UNESCO
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xứng đáng là di sản UNESCO
Cao ốc “bức tử” di sản văn hóa

Trong cuộc hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên năm 2012 sáng 26/12, Viện Khảo cổ học đã bất ngờ tiết lộ một dấu tích kiến trúc thời Lý đích thực ở khu vực bắc Đoan Mô. Đó là đường nước lớn xây hoàn toàn bằng gạch vuông, gạch bìa có hai hàng gỗ đóng sát hai bên phục vụ chống lún với các dấu hiệu kiến trúc thời Lý hứa hẹn một công trình kiến trúc rất hoành tráng chưa từng có tại Việt Nam.
 
Đường cống thoát nước khổng lồ thời Lý – phát hiện mới tại Hoàng Thành Thăng Long.

Công trình này được phát lộ và có kích thước lớn chạy dọc suốt theo hướng Bắc – Nam, lại có nhánh chạy về phía Tây đổ nước vào đường nước lớn thời Lý phía dưới nên việc tìm cách khai quật để lý giải quy mô, chức năng của di tích gặp khá nhiều khó khăn.

Một số nhà khoa học đã đưa ra một số giả thiết về chức năng của di tích:

– Đường nước lớn có quan hệ chặt chẽ với móng sành (móng tường) nhằm phục vụ cho việc thoát nước của một khu vực quan trọng thuộc Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long thời Lý.

– Dấu tích tâm linh có quan hệ chặt chẽ đến khoa học phong thủy của khu vực trung tâm Hoàng cung thời Lý.

– Một loại dấu tích có chức năng đặc biệt nào đó có quan hệ trực tiếp tới các vua Lý mà hiện nay chưa thể lý giải ngay được.

– Giả thiết cuối cùng cho rằng đây không phải đường nước vì kích thước lớn quá mà có thể là dấu tích móng nền kiến trúc lớn của khu vực trung tâm thời Lý.

 

Cống dài chạy suốt theo hướng Bắc – Nam trong Thành với quy mô rất lớn.

Cho dù còn rất nhiều giả thiết được đưa ra để lý giải phát hiện khảo cổ bất ngờ này tại Hoàng Thành Thăng Long thì những dấu tích, hiện vật trong quá trình khai quật đã cho thấy đây là một công trình kiến trúc có giá trị lớn.

Miệng cống có một viên gạch hoa thời Trần rất đẹp mang phong cách nghệ thuật điển hình của thời Trần. Phía trên đường mòn sành thời Lý có dấu tích dải trang trí “hoa Chanh” thời Trần.

Tuy nhiên sau khi được các nhà khảo cổ học gấp rút chỉnh lý, định vị, toàn bộ phát lộ này sẽ được phủ giấy Mec Nhật Bản rồi lấp lại toàn bộ nhằm bảo vệ toàn vẹn di tích. Song hiện nay đã có rất nhiều nhà khoa học đưa ý kiến là không nên. GS Phan Huy Lê cho rằng: “Phải mở cửa cho người dân được chiêm ngưỡng vì di sản không phải của các nhà khoa học, nhà quản lý mà là của cộng đồng”.

Tuy nhiên, do thời tiết mưa ẩm tại miền Bắc nên nhiều nhà khoa học cho rằng cần phải xử lý gấp rút công trình hoặc phải có kế hoạch bảo quản nền gạch trước khi bị rêu mốc xâm lấn và mất đi giá trị hiện vật.

Hình ảnh PV Vietnamnet ghi lại được tại khu vực khảo cổ mới phát hiện này tại Hoàng Thành Thăng Long

Phần khai quật khảo cổ rộng lớn nhưng vẫn chỉ là một điểm trong công trình kiến trúc này.
 

 

 
 
Các cọc gỗ được đóng ở hai bên thành cống.
Phần nền cống được ốp bằng gạch vuông, hai bên được xây bằng gạch bìa có cọc gỗ đóng chống lún.

 

Cửa cống thoát nước thời Trần
Miệng cống có một viên gạch hoa lót đáy cống thời Trần với hoa văn đặc trưng hết sức đẹp mắt
 
 

 

Một mảnh gốm hoa văn phát lộ trong quá trình khai quật.
Các tầng địa chất lộ nhiều di vật bằng sành, gốm.

 Hoàng Nguyên

 

Phát lộ công trình kiến trúc cổ thời Lý – Trần – Dân Trí

22 Th3
(Dân trí) – Trong quá trình phục hồi một giếng cổ tại khu vực xã Xuân Giang – Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Ban Quản lý di tích Nguyễn Du đã phát hiện những dấu tích của một công trình kiến trúc cổ thời Lý – Trần.
Theo Ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du, thuộc Sở VHTT&DL Hà Tĩnh, địa điểm phát lộ công trình kiến trúc cổ nói trên nằm cách đền thờ Tam Tòa (thờ Hoàng tử Lý Nhật Quang) 100m về phía tây thuộc địa bàn xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân.
Khu vực công trình kiến trúc cổ được phát hiện

Những dấu tích của một công trình kiến trúc cổ phát lộ ban đầu mới khoảng 30m2, trong đó dấu vết lộ rõ là nền móng hình chữ nhật được tạo ghép bởi các nguyên vật liệu đá cuội và nhiều loại gạch bằng đất nung kích cỡ và màu sắc khác nhau, như gạch hình vuông, hình chữ nhật, màu đỏ, màu xám. Đặc biệt, trong số các loại gạch được tìm thấy có những viên gạch có kiểu dáng rất lạ, được trang trí họa tiết hoa văn hình sóng nước.

Trong số các vật liệu được phát hiện tại nền móng công trình kiến trúc cổ, phát lộ một viên đá hình chữ nhật có kích thước dài 0.40m, rộng 030m, dày 10cm, một cạnh phiến đá được tạo lõm hình vuông.

Trao đổi với Dân trí, ông Hồ Bách Khoa, quyền Trưởng Ban Quản lý di tích Nguyễn Du cho biết: “Bước đầu qua nghiên cứu, chúng tôi nhận định dấu tích phát lộ trên có khả năng là nền móng của một công trình kiến trúc cổ thời Lý – Trần, mang ý nghĩa tâm linh tín ngưỡng nằm trong quần thể các di tích đền Huyện và các vùng phụ cận”.

Cũng theo ông Khoa, Trung tâm văn hóa tín ngưỡng thời Lý – Trần của vùng đất Nghi Xuân – Hà Tĩnh còn nhiều điều bí ẩn cần được tiếp tục khảo sát nghiên cứu.
Cận cảnh dấu tích công trình cổ thời Lý – Trần vừa được phát hiện:
Nền móng hình chữ nhật được tạo ghép bởi các nguyên vật liệu đá cuội và nhiều loại gạch bằng đất nung kích cỡ và màu sắc khác nhau
Gạch hình vuông, hình chữ nhật, màu đỏ, màu xám…
họa tiết khá lạ
Một cạnh phiến đá được tạo lõm hình vuông.
Bách Khoa – Văn Dũng