Tag Archives: Thăng Long

Số phận ‘bộ ba’ phim kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long

10 Th8

 

Số phận ‘bộ ba’ phim kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long

Thể thao và Văn hóa

(Thethaovanhoa.vn) – Mới đây UBND TP Hà Nội đã tuyên bố sẽ tặng bộ phim truyền hình 30 tập Thái sư Trần Thủ Độ cho Đài Truyền hình Việt Nam và không đòi hỏi bất kỳ khoản kinh phí nào về bản quyền. Như vậy sau 3 năm, bộ phim truyền hình 30 tập được làm bằng khoản kinh phí khổng lồ 57 tỷ đồng vẫn đang trên con đường tìm cơ hội đến với khán giả.

Bộ phim nói trên là 1 trong 3 “siêu phẩm” sản xuất nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Nói siêu phẩm vì kinh phí đầu tư toàn cỡ 50 tỷ đến 100 tỷ. Ba bộ phim được sinh ra với sứ mệnh đặc biệt, kỉ niệm thời khắc trọng đại của dân tộc, nhưng không phim nào kịp tiến độ. Mãi đến tháng 4/2011 Huyền sử thiên đô mới lên sóng, còn đến bây giờ khán giả cũng chưa biết biết mặt mũi 2 siêu phẩm còn lại ra làm sao. Số phận của 3 bộ phim này cho tới nay vẫn còn dang dở.

1. Thái sư Trần Thủ Độ là dự án UBND TP Hà Nội đặt Hãng phim Truyện I làm nhân dịp kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long với kinh phí đầu tư hơn 57 tỷ đồng cho 30 tập phim. Nhưng phim không công chiếu trong dịp Đại lễ vì một lý do nhạy cảm – trong lịch sử Trần Thủ Độ là người tiêu diệt nhà Lý.


Phim Thái sư Trần Thủ Độ

Phim này đã từng dự thi giải Cánh diều 2011, nhưng bị loại ra vì chưa được hội đồng nào duyệt. Sau đó phim đã được hội đồng duyệt phim của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thông qua. Đủ giấy phép thông hành, phim tiến thẳng vào Cánh diều 2012 và đã đoạt 3 giải: Cánh diều vàng cho Phim truyền hình xuất sắc nhất, Biên kịch phim truyền hình xuất sắc nhất và Đạo diễn phim truyền hình xuất sắc nhất.

Được giải ở Cánh diều coi như đã được thêm một vòng kiểm định, nhưng con đường đến với khán giả vẫn còn rất gian nan. Mới đây UBND TP Hà Nội đã tuyên bố tặng bộ phim Thái sư Trần Thủ Độ cho Đài Truyền hình Việt Nam mà không đòi hỏi bất cứ điều kiện nào. Điều đó đồng nghĩa đài chiếu, đài thu quảng cáo. Còn nhà sản xuất là thành phố Hà Nội sẽ không thu được đồng nào để bù lại chi phí sản xuất.

2.Huyền sử thiên đô làm sau Thái sư Trần Thủ Độ nhưng lại tìm được cơ hội ra mắt khán giả trước. Huyền sử thiên đô đã rất may mắn xin tận dụng được bối cảnh và phục trang của Thái sư Trần Thủ Độ, tiếc là bộ phim đã không thể ra đúng dịp 1.000 năm Thăng Long nên mất nhiều cơ hội kêu gọi tài trợ.

Khi phát sóng 20 tập đầu tiên phim nhận được phản hồi tốt từ khán giả. Sau một thời gian gián đoạn 22 tập tiếp theo cũng được chiếu tiếp. Nhưng hiệu quả quảng cáo trên đài qua thấp, yêu cầu mỗi tập phải thu được 1 tỷ 300 triệu đồng tiền quảng cáo đã không đạt được. Nhà sản xuất là Công ty Sao Thế giới đã bỏ ra 60 tỷ cho 42 tập đầu nhưng bị lỗ nặng, vì thế mấy chục tập phim còn lại vẫn bị treo đến bây giờ.

Hỏi đơn vị làm bộ phim này là Hãng phim Truyện I, Giám đốc hãng là đạo diễn Đặng Tất Bình cho biết: “Tình hình vẫn thế, kinh tế khó khăn, bên nhà sản xuất chưa kêu gọi được tiền. Kịch bản văn học bây giờ vẫn còn tới 40 tập đấy. Hi vọng 1 – 2 năm nữa có người đầu tư thì làm tiếp”.

3. Còn đường tới với khán giả của bộ phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long (kinh phí đầu tư 100 tỷ!) coi như đã bị “đứt” từ giữa năm 2011 khi Đài Truyền hình Việt Nam quyết định không chiếu bộ phim này. Nhưng các khâu quan trọng như biên kịch, đạo diễn, quay phim, phục trang, bối cảnh… đều do người Trung Quốc đảm nhiệm, nên sản phẩm chẳng khác gì phim lịch sử Trung Quốc.

Đây là một bộ phim mà Hội đồng Duyệt phim Quốc gia đánh giá là không thể sửa. Dư luận thì bức xúc vì sao một bộ phim lịch sử Việt Nam lại có thể được thực hiện một cách dễ dãi như vậy. Không một đài địa phương nào muốn nhận bộ phim này về chiếu.

4. Ở Việt Nam, việc làm phim nhân kỉ niệm một ngày lễ lớn nào đó từ lâu đã trở thành truyền thống. Dòng phim này vẫn được người trong nghề gọi là phim “cúng cụ”. Dù làm phim làm chỉ để kỉ niệm nhưng đây cũng là cơ hội để người làm nghề thử sức với các đề tài lớn của dân tộc. Một đạo diễn gạo cội cho biết khi làm dòng phim này ông luôn tâm niệm: Dù làm phim “cúng cụ” thì cũng phải làm tử tế để cho con cháu sau này còn “ăn” được.

Dịp Đại lễ đáng lẽ phải là cơ hội để cùng chung sức, chung tay làm những sản phẩm xứng tầm. Làm xong phải có kế hoạch để đưa sản phẩm văn hóa nghệ thuật đến với công chúng. Nhưng kết cục phim được đánh giá là tốt thì không có tiền để làm tiếp. Một bộ phim vẫn chưa tìm được đầu ra, dù Đại lễ đã qua 3 năm. Một bộ phim chất lượng tồi, mà giờ mỗi khi nhắc đến nhiều người lại thấy ái ngại với tiền nhân.

Linh Lan
Thể thao & Văn hóa

Phát lộ chưa từng thấy tại Hoàng Thành Thăng Long

28 Th12

Phát lộ chưa từng thấy tại Hoàng Thành Thăng Long

– “Đường nước bằng gạch “khổng lồ” chưa bao giờ thấy trong bất cứ di tích khảo cổ nào ở Việt Nam kể cả khu vực Hoàng thành Thăng Long”, báo cáo sơ bộ của Viện bảo tồn di tích về các hố thăm dò khảo cổ học mới gần đây tại khu vực Hoàng Thành Thăng Long nhận định.

2012: Di sản băm nát, bảo tàng nghìn tỉ
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thành di sản UNESCO
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương xứng đáng là di sản UNESCO
Cao ốc “bức tử” di sản văn hóa

Trong cuộc hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên năm 2012 sáng 26/12, Viện Khảo cổ học đã bất ngờ tiết lộ một dấu tích kiến trúc thời Lý đích thực ở khu vực bắc Đoan Mô. Đó là đường nước lớn xây hoàn toàn bằng gạch vuông, gạch bìa có hai hàng gỗ đóng sát hai bên phục vụ chống lún với các dấu hiệu kiến trúc thời Lý hứa hẹn một công trình kiến trúc rất hoành tráng chưa từng có tại Việt Nam.
 
Đường cống thoát nước khổng lồ thời Lý – phát hiện mới tại Hoàng Thành Thăng Long.

Công trình này được phát lộ và có kích thước lớn chạy dọc suốt theo hướng Bắc – Nam, lại có nhánh chạy về phía Tây đổ nước vào đường nước lớn thời Lý phía dưới nên việc tìm cách khai quật để lý giải quy mô, chức năng của di tích gặp khá nhiều khó khăn.

Một số nhà khoa học đã đưa ra một số giả thiết về chức năng của di tích:

– Đường nước lớn có quan hệ chặt chẽ với móng sành (móng tường) nhằm phục vụ cho việc thoát nước của một khu vực quan trọng thuộc Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long thời Lý.

– Dấu tích tâm linh có quan hệ chặt chẽ đến khoa học phong thủy của khu vực trung tâm Hoàng cung thời Lý.

– Một loại dấu tích có chức năng đặc biệt nào đó có quan hệ trực tiếp tới các vua Lý mà hiện nay chưa thể lý giải ngay được.

– Giả thiết cuối cùng cho rằng đây không phải đường nước vì kích thước lớn quá mà có thể là dấu tích móng nền kiến trúc lớn của khu vực trung tâm thời Lý.

 

Cống dài chạy suốt theo hướng Bắc – Nam trong Thành với quy mô rất lớn.

Cho dù còn rất nhiều giả thiết được đưa ra để lý giải phát hiện khảo cổ bất ngờ này tại Hoàng Thành Thăng Long thì những dấu tích, hiện vật trong quá trình khai quật đã cho thấy đây là một công trình kiến trúc có giá trị lớn.

Miệng cống có một viên gạch hoa thời Trần rất đẹp mang phong cách nghệ thuật điển hình của thời Trần. Phía trên đường mòn sành thời Lý có dấu tích dải trang trí “hoa Chanh” thời Trần.

Tuy nhiên sau khi được các nhà khảo cổ học gấp rút chỉnh lý, định vị, toàn bộ phát lộ này sẽ được phủ giấy Mec Nhật Bản rồi lấp lại toàn bộ nhằm bảo vệ toàn vẹn di tích. Song hiện nay đã có rất nhiều nhà khoa học đưa ý kiến là không nên. GS Phan Huy Lê cho rằng: “Phải mở cửa cho người dân được chiêm ngưỡng vì di sản không phải của các nhà khoa học, nhà quản lý mà là của cộng đồng”.

Tuy nhiên, do thời tiết mưa ẩm tại miền Bắc nên nhiều nhà khoa học cho rằng cần phải xử lý gấp rút công trình hoặc phải có kế hoạch bảo quản nền gạch trước khi bị rêu mốc xâm lấn và mất đi giá trị hiện vật.

Hình ảnh PV Vietnamnet ghi lại được tại khu vực khảo cổ mới phát hiện này tại Hoàng Thành Thăng Long

Phần khai quật khảo cổ rộng lớn nhưng vẫn chỉ là một điểm trong công trình kiến trúc này.
 

 

 
 
Các cọc gỗ được đóng ở hai bên thành cống.
Phần nền cống được ốp bằng gạch vuông, hai bên được xây bằng gạch bìa có cọc gỗ đóng chống lún.

 

Cửa cống thoát nước thời Trần
Miệng cống có một viên gạch hoa lót đáy cống thời Trần với hoa văn đặc trưng hết sức đẹp mắt
 
 

 

Một mảnh gốm hoa văn phát lộ trong quá trình khai quật.
Các tầng địa chất lộ nhiều di vật bằng sành, gốm.

 Hoàng Nguyên

 

Có gì trong hầm dưới Hoàng thành Thăng Long? – DV

26 Th12

Có gì trong hầm dưới Hoàng thành Thăng Long?

Dân Việt – Sau gần 40 năm đóng cửa, đây là lần đầu tiên, hầm chỉ huy tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), đã mở cửa cho khách trong nước và quốc tế tham quan.

Căn hầm khi xưa có vai trò đặc biệt đối với người dân Hà Nội khi thực hiện nhiệm vụ báo động kịp thời máy bay địch.Căn hầm này được xây dựng ngay từ những ngày đầu Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất) cuối năm 1964, đầu năm 1965. Những trang thiết bị trong căn hầm đa phần đã hỏng hóc, hệ thống lọc gió, làm mát đã không còn hoạt động, đường điện bị cắt…

Các cán bộ của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long đã tìm hiểu, nghiên cứu những tư liệu cũ, gặp mặt cán bộ chiến sĩ năm xưa từng làm việc tại đây, dần dần làm sống lại căn hầm khi xưa với trọn vẹn tầm quan trọng lịch sử.

Cùng Dân Việt tìm hiểu về hoạt động chỉ huy tác chiến của Bộ Tổng tham mưu thời kỳ chống Mỹ:

Căn hầm do Trung đoàn 259 – Cục Công binh thiết kế và thi công. Với diện tích 64m2, được đúc bằng bê tông cốt thép nguyên khối, nóc hầm nhô lên khỏi mặt đất dày 1,5m và chia làm ba lớp, giữa đổ cát dày nửa mét chống được sức công phá của bom tấn và tên lửa không đối đất cũng như bom nguyên tử và vũ khí hoá học, vi trùng.
 Cửa hầm bằng thép tấm, 2 lớp, chống được sức ép nguyên tử và tia phóng xạ cũng như hơi độc.
 Phòng trực ban tác chiến rộng 34m2 là nơi làm việc liên tục suốt 24/24 giờ của kíp ban tác chiến do Cục Tác chiến – Bộ Tổng Tham mưu đảm nhiệm 
Bàn chỉ huy cùng bản đồ chiến sự, bản đồ căn cứ không quân, hải quân và binh lực chủ yếu của Mỹ cùng đồng minh, bản đồ lực lượng phòng không – không quân bảo vệ miền Bắc trong phòng trực ban tác chiến
 Bảng trực chỉ huy
 Khách tham quan đang ngắm tiêu đồ được trưng bày ngay tại phòng trực ban tác chiến
Sau hai năm phục hồi, tu bổ các trang thiết bị phục vụ chỉ huy tác chiến được tái hiện tương đối trọn vẹn
Những chiếc điện thoại được các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu sử dụng để liên lạc và chỉ huy tác chiến từ năm 1967 đến năm 1975
Chiếc điện thoại số 1 được nối trực tuyến trả lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người gọi, hỏi; theo dõi tình hình bảo vệ miền Bắc và chiến sự trên các chiến trường Đông Dương
Các cabin trực điện thoại liên lạc với các chiến trường phục vụ chỉ huy chiến đấu.
Các ổ điện trong căn phòng
 Bên cạnh phòng trực ban tác chiến là phòng giao ban tác chiến
 Phòng giao ban tác chiến rộng 20m2 là nơi làm việc của trực ban trưởng, có nhiệm vụ tổng hợp tình hình mới nhất của các Bộ, báo cáo tình hình với cấp trên, nhận mệnh lệnh và phát lệnh
 Các loại quân tư trang thời bấy giờ được trưng bày trong căn hầm
 
Sách, ảnh tư liệu về hoạt động chỉ huy tác chiến, hoạt động chiến đấu của quân dân Hà Nội
 Hệ thống thông hơi, lọc độc thông gió tự nhiên. Điều này bảo đảm kỹ thuật cho kíp trực ban khoảng 10 người sinh hoạt suốt ngày đêm
 Với hệ thống cửa tự động thoát hơi, căn hầm có thể điều hòa được nhiệt độ bằng hơi nước

Đàm Duy

– nguyentrongtao

23 Th3

PHẠM LƯU VŨ: Bài “Thăng Long Lược phong thủy kí” của Phạm Lưu Vũ tôi đăng trên báo Người Hà Nội từ 2005 và có mặt trên nhiều trang web từ 2005 đến nay (vào Google “sợt” nhóm từ “Thăng Long lược phong thủy kí” được kết quả 8.560 lần xuất hiện). Cách đây mấy tháng, tôi tình cờ đọc cuốn tạp chí Văn Việt (do Quỹ Hỗ trợ sáng tạp VH-NT Hà Nội phát hành) số 32, ra tháng 11/2011, thấy cái tiêu đề một bài viết rất ghê, của một “tác giả” có chức danh cũng rất ghê: “BÀN VỀ LONG MẠCH THĂNG LONG VÀ ĐỊA LINH BA ĐÌNH KỲ BÍ” CỦA BÙI THÀNH PHẦN (Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển Nguồn Nhân lực – Nhân tài Việt Nam). Tò mò xem thử, tôi mới rợn người trước một lối “xào” văn, “đạo” văn rất trắng trợn và hết sức thô thiển của vị “tác giả” nọ. Thậm chí trong bài tôi có dẫn sách “Địa giải Huyền thư” là một tên sách do tôi… tự nghĩ ra, ông ta cũng bê nguyên xi vào “bài viết” của mình để mà tán bậy tán bạ bằng một giọng văn rất “chợ quê” mà không biết rằng… làm gì có cuốn sách đó trên đời này. Với tư cách là “người bị hại” (bị ăn cắp), tôi đã gọi điện cho ông Bằng Việt (Chủ tịch Hội VHNT Hà Nội)  phàn nàn về việc đó. Ông Bằng hứa sẽ xem xét, song từ đó đến nay vẫn là một sự “im lặng đáng sợ”. Xét thấy không thể để việc ăn cắp văn cứ nhơn nhơn lộng hành, nay tôi xin nhờ một số trang web đăng lại toàn văn bài “Thăng Long Lược phong thủy kí” của tôi và “tác phẩm” của ông “tác giả” họ Bùi kia để mọi người xem xét giùm. Xin lỗi nếu làm mất thì giờ của chủ trang cũng như của bạn đọc và xin được chân thành cảm ơn.

BÀI TẠP BÚT “THĂNG LONG LƯỢC PHONG THỦY KÝ” CỦA PHẠM LƯU VŨ

Gọi là long mạch được chia ra thân (can long), cành (chi long), nhánh (cước long), ngoặt (bàng long)… Lớn thì gọi là đại can long, đại chi long, nhỏ thì gọi là tiểu can long, tiểu chi long… Long mạch được tạo nên do sự vận hành của Âm Dương, Thiên Địa, Ngũ hành, Can Chi, bát Quái… con người chỉ có thể vận dụng, không can thiệp vào được, cho dù có sử dụng hàng vạn tấn TNT hay thậm chí bom nguyên tử… Đó chính là một bộ nhớ vĩ đại, ghi chép những chu kì lặp lại của Không – Thời gian trong tổng thể cái gọi là quá khứ, vị lai… của vũ trụ. Sách “Địa giải Huyền thư” nêu rằng nằm trên đại can long thì có thể hình thành kinh sư (nơi đóng đô), chi long có thể lập nên thành, phủ, đô thị (tỉnh), cước long có thể lập nên trấn, xứ (huyện, xã)… Có long mạch, lại phải có ít nhất một đại can long hình thế khúc chiết, vững vàng thì mới được coi là đất đế vương. Đó là một trong những yếu tố tiên quyết để có thể lập quốc, hình thành một quốc gia. Trung Quốc rộng lớn có ba đại can long, hình thành bởi ba con sông là Trường Giang, Hoàng Hà và Áp Lục Giang. Nước ta cũng có một số đại can long. Trong đó sông Hồng chính là một trong những ranh giới giữa hai đại can long nước Việt từ xưa tới nay vậy.

Khoa học về long mạch xem xét sự vận hành của khí tương quan với địa hình, phương vị, các chòm sao… nên xem Trời là tĩnh mà Đất thì động. Đó là một kiệt tác quan sát của người xưa. Chỉ riêng một môn này thôi, cũng đủ thấy trí tuệ phương Đông xưa vĩ đại đến nhường nào. Long mạch tạo nên sự vận hành của “khí”. Có chỗ bế (tắc), chỗ khai (mở), có nơi phát tán, có nơi ngưng tụ, có khi hung, khi cát… biến ảo tuỳ thời. Tất cả đều không thể xem thường. Đời Nguyên có Liêu Kim Tinh vốn là người nghèo rách, tầm thường. Nhờ học được sách phong thuỷ của Ngô Cảnh Loan đời Tống mà tìm được một nơi đắc địa, có thể phất lên nhanh chóng. Song chỗ đất ấy nếu ở quá hai mươi năm mà không tu tạo thì sẽ bị tuyệt tự. Liêu Công bèn dọn nhà đến đó ở. Quả nhiên vài năm sau trở thành một phú hộ giàu có nhất vùng, tiếng tăm vang dội thiên hạ. Bấy giờ, trong nước có họ Trương là một bậc quyền thế nghe tiếng liền đón Liêu về để nhờ xem đất. Trong vòng hơn chục năm, Liêu tìm cho họ Trương được bẩy mươi tư chỗ đất có kết huyệt tốt. Vậy mà họ Trương vẫn chưa thỏa lòng tham. Đến khi thấy thời hạn hai mươi năm gần hết, Liêu ngỏ ý xin về để tu tạo mồ mả thì họ Trương cố giữ lại thêm mấy năm nữa. Kết quả khi Liêu trở về nhà thì con cháu đã bị nạn chết sạch, chỉ còn bà vợ già và đứa cháu ngoại. Liêu Công từ đó đau buồn, sinh bệnh rồi mấy năm sau cũng mất nốt. Chuyện từ xưa mà buồn đến tận bây giờ.

Cách đây xấp xỉ một nghìn năm, Lý Công Uẩn, ông vua khai sáng triều Lý đã nhìn thấy ở thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (Cao Biền) nằm trên đại can long sông Hồng là một nơi có long mạch lý tưởng: “Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” (Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn). Càng đắc địa hơn vì trước khi chảy đến đất này, sông Hồng đã bao lần ngoằn ngoèo, uốn khúc để thải bớt khí hung. Đến đây vừa đủ để lập nên một vùng cát địa, có long mạch đạt tầm cỡ thượng đô kinh sư. Thế mà trước khi chảy ra với biển, dòng sông vẫn còn muốn ngoái lại, lưu luyến như tiếc nuối điều gì… Rồi cũng từ đại can long Hồng Hà vĩ đại ấy, tỏa ra các chi long, cước long… vây bọc, tạo nên bức gấm thêu giữa một vùng trời nước.

Cũng cần phải nói rằng Thăng Long (thành Đại La cũ) là một vùng đất ngưỡng diện (ngửa mặt lên trời), sách xưa gọi là thế Dương lai Âm thụ (khí dương phủ xuống, khí âm ngẩng lên đón). Đất này nhược (mềm mỏng), khí ngưng kết ở bên trên mà tiêu tán ở bên dưới. Địa huyệt kết ở nơi cao nhất, chính là khu vực có tên gọi núi Nùng ngày trước. Long mạch này không nộn (non), song cũng chưa phải lão (già), tuy “cát” đấy nhưng chưa hẳn đã hết khí “hung”. Thăng Long ngược lại với nơi Lý Công Uẩn lên ngôi là kinh đô Hoa Lư trước đó. Nơi ấy có long mạch gọi là thế Âm lai Dương thụ. Đó là thế đất cường (cương mãnh), khí tiêu tán ở bên trên mà ngưng tụ ở bên dưới. Thiên huyệt kết ở chỗ thấp nhất. Long mạch Hoa Lư lợi cho phòng thủ, chiến tranh, có thể lập nghiệp đấy nhưng phúc trạch không dài. Hai triều vua trước (Đinh, Tiền Lê), mặc dù triều nào cũng có võ công hiển hách. Nhưng không triều nào dài quá ba chục năm. Đó chính là một trong những lý do chủ yếu để Lý Thái Tổ, vị vua có tầm nhìn xa trông rộng phải tìm đến Thăng Long? Và long mạch của chốn này quả đã không phụ lòng vị vua ấy khi mà nhà Lý dời đô thì lập tức tồn tại hơn hai trăm năm. Không những thế, các triều đại sau (Trần, Hậu Lê…), vẫn đóng đô trên đất ấy cũng được hưởng phúc, kéo dài không kém. Tuy nhiên, khác với Hoa Lư, Thăng Long là nơi trống trải bốn mặt, giặc có thể xâm lấn bất cứ chỗ nào. Lịch sử từng chứng kiến Thăng Long bao lần bị tàn phá, vua quan phải bồng bế nhau chạy ra ngoài. Kể cả người Chiêm Thành, bao nhiêu đời bị coi là nhược tiểu, vậy mà cũng mấy phen đem quân ra cướp phá tận Kinh sư.

Long mạch để phúc trạch cho con người không phải là không có điều kiện, càng không phải thiên thu. Câu chuyện của Liêu Công trên đây là một ví dụ. Phải là người có đức mới ở được chốn đất thiêng. Đức càng kiên cố thì vận càng dài, đến khi nào đức cạn thì vận cũng tuyệt theo. Thăng Long chính là một nơi như thế. Hình như có một “giới hạn” đã định sẵn cho những “nhà” nào ngự trên long mạch ấy. Xin mạn phép có một cuộc đại thể đối với những triều đại từng định đô ở chốn này như sau:

Hoàng Đế Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Việc đầu tiên, đáng lẽ phải lập tông miếu, xã tắc… thì Ngài lại cho dựng tám ngôi chùa tại phủ Thiên Đức (trước là châu Cổ Pháp thuộc Bắc Ninh) – quê Ngài. Các nhà chép sử đời sau sở dĩ đem điều đó ra trách Ngài vì hình như không hiểu được thâm ý của Ngài. Tại sao Ngài lại dựng đúng tám ngôi chùa? Có phải Ngài muốn chuẩn bị sẵn chốn về cho vong linh mình và con cháu sau này? Nghĩa là Ngài đã biết trước và hiểu rõ những bí mật về long mạch của đất Kinh Sư mới mà Ngài vừa chọn? Lại còn bài “sấm”(*) dán trên cột của một trong tám ngôi chùa vừa mới dựng ấy, câu đầu tiên là: “Nhất bát công đức thủy” (một bát nước công đức), chữ ”bát” vừa có nghĩa là cái bát đựng, vừa ngụ ý tới con số tám. Câu cuối cùng: “Một ảnh nhật đăng san” (bao giờ mặt trời gác núi thì chấm dứt – chữ (Một) = mai một, chấm dứt). Phải hơn hai trăm năm sau, khi mà vận nhà Lý chấm dứt vào đúng đời thứ tám của vua Lý Huệ Tông, người ta mới giải được bài “sấm” đó. Bởi vua Lý Huệ Tông tên húy là “Sảm”, chữ “Sảm” có cấu tạo trên là chữ nhật (mặt trời), dưới là chữ san (núi). Quả là “mặt trời gác núi”. Con số tám huyền bí ấy về sau như là cái giới hạn khó vượt qua đối với tất cả những chủ nhân của long mạch ấy. Nhà Lý do Lý Công Uẩn lập nên ngự trên đất Thăng Long hơn hai trăm năm (1010-1225). Tính từ Ngài (Lý Thái Tổ) đến Lý Huệ Tông, vừa đúng tám đời thì đức suy, cũng là lúc vận tuyệt, vạ từ trong nhà sinh ra, cơ nghiệp lọt hết vào tay người khác.

Nhà Trần giành cơ nghiệp từ tay nhà Lý, tồn tại được hơn một trăm bẩy mươi năm (1226-1399). Làm chủ Thăng Long bao gồm mười hai vị vua. Nhưng nếu tính từ đời thứ nhất là Thái Tông (Trần Cảnh) đến đời cuối cùng là Thiếu Đế (Trần An), thì thực chất cũng vừa đúng tám đời. Bởi có tới bốn vị vua là Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông và Duệ Tông đều cùng đời thứ sáu (cùng là con Trần Minh Tông), hai vị: Phế Đế (con Duệ Tông) và Thuận Tông (con Nghệ Tông) là con chú con bác, đều cùng đời thứ bẩy. Cuối cùng, Thiếu Đế (con Thuận Tông) là đời thứ tám. Để cho rõ, xin hình dung theo sơ đồ sau:

Đời thứ nhất:…………………………………..Trần Thái Tông

Đời thứ hai:…………………………………….Trần Thánh Tông

Đời thứ ba:……………………………………..Trần Nhân Tông

Đời thứ tư:………………………………………Trần Anh Tông

Đời thứ năm:…………………………………..Trần Minh Tông

Đời thứ sáu:…Trần Hiến Tông – Trần Dụ Tông – Trần Nghệ Tông – Trần Duệ Tông

Đời thứ bẩy:………………………….Phế Đế  – Trần Thuận Tông

Đời thứ tám:……………………………………Thiếu Đế.

Nếu tính theo đời vua thì từ Trần Thái Tông đến Trần Nghệ Tông – đúng vị vua thứ tám thì hết phúc, bấy giờ đức đã nghiêng ngả lắm rồi. Mấy đời sau thực chất chỉ còn hư danh, bởi thời vận đã đến hồi kết thúc, cơ đồ xuống dốc không phanh. Rốt cuộc vạ cũng từ trong nhà sinh ra, con cháu bị giết, cơ nghiệp về tay kẻ ngoại thích là Hồ Quý Ly.

Hai vị vua thời Hậu Trần (Giản Định Đế và Trùng Quang Đế) chẳng qua chỉ là vớt vát, vả lại cũng đã lưu lạc ra khỏi kinh thành, không còn liên quan đến long mạch Thăng Long nữa rồi.

Hồ Quý Ly cướp được ngôi nhà Trần nhưng phúc ngắn, đức mỏng, chỉ giữ được trong khoảng tám năm (1400-1407), cuối cùng cả hai cha con lẫn triều thần đều bị quân Minh bắt. (Mà dẫu có tồn tại thì triều đại này chắc cũng quyết dời đô về Thanh Hoá, chứ cũng chả dám “ngự” mãi trên cái long mạch ghê gớm ấy đâu.)

Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, lập nên triều đại Hậu Lê (Lê sơ). Triều Lê sơ làm chủ nhân của Thăng Long chín mươi chín năm (1428-1527), bao gồm mười vị vua. Song tính theo đời thì chỉ có bẩy đời. Đó là một triều đại hiển hách nhưng đầu voi đuôi chuột (các vua càng về sau càng ngắn ngủi, chết non, chính sự càng ngày càng nát). Trong đó có ba vị là Túc Tông, Uy Mục Đế, Tương Dực Đế cùng đời thứ sáu, hai vị cuối cùng là Chiêu Tông và Cung Hoàng cùng đời thứ bẩy. Cả hai vị này (Chiêu Tông và Cung Hoàng) đều bị giết bởi Mạc Đăng Dung. Tại sao trước đó, Lý Công Uẩn (triều Lý), Trần Cảnh (triều Trần) và con cháu của hai vị ấy đều được ngự trên đất này tám đời, mà đến lượt Lê Lợi (triều Lê Sơ) thì con cháu chỉ được hưởng mệnh đế vương đến đời thử bẩy? Giật mình nhớ lại lời nguyền trước khi bị giết ở ải Cổ Lộng của Trần Cảo, vị vua do chính Lê Lợi lập nên và có thuyết nói rằng cũng do chính Lê Lợi sai người giết. Có phải con cháu Lê Lợi đã phải trả nợ bớt một đời (đế vương) cho Trần Cảo?

Lại nghe một cuốn gia phả có đưa ra một giả thuyết khác. Rằng Lê Lợi và con cháu không phải đã trả nợ cho Trần Cảo, mà là trả cho Lê Lai, người đã liều mình cứu Chúa (là Lê Lợi). Lê Lai về sau bị giết tại chân thành Đông Quan (Thăng Long), đơn giản vì (Lê Lợi) không thể (và không muốn) thực hiện lời hứa chia đôi thiên hạ ngày trước(?). Gia phả ấy còn chép rằng khi giết Lê Lai, chính Lê Lợi đã tự làm giảm mất một đời (là đế vương) của con cháu mình. Nếu vậy thì đời còn thiếu kia của triều Lê Sơ trên long mạch Thăng Long, phải chăng đã được tính vào Lê Lai, kẻ bị giết oan vì (trót) có công lớn (là cứu Chúa) ấy? Tính vào chỗ nào? Lê Lợi có thể quên, các nhà chép sử (thời Lê) có thể quên. Nhưng nhân dân thì không quên điều ấy. Dân gian có câu: “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” nói về ngày giỗ của hai vị. Dù thế nào đi nữa, thì nếu không có Lê Lai, sẽ không có Lê Lợi. Cho nên Lê Lai phải được hưởng cúng trước, giỗ trước, tương đương với việc xem Lê Lai là… đời trước của Lê Lợi. Nghĩa là long mạch đã tính cho triều Lê Sơ phải bắt đầu từ Lê Lai (rồi mới đến Lê Lợi…). Thế là trước sau vẫn đủ… tám đời. Nếu quả như vậy thì cái long mạch kia xem ra vừa nghiêm khắc, lại vừa… công bằng. Từ đó cũng xin tạm đưa ra sơ đồ sau đối với triều Lê sơ:

Đời thứ nhất:…………………………………..Trần Cảo (hoặc Lê Lai)??

Đời thứ hai:……………………………………..Lê Thái Tổ

Đời thứ ba:………………………………………Lê Thái Tông

Đời thứ tư:……………………………………….Lê Nhân Tông

Đời thứ năm:……………………………………Lê Thánh Tông

Đời thứ sáu:…………………………………….Lê Hiến Tông

Đời thứ bẩy:………………..Lê Túc Tông – Uy Mục Đế – Tương Dực Đế

Đời thứ tám:……………………….Lê Chiêu Tông  – Cung Hoàng Đế

Người viết sở dĩ không tính triều Lê Trung Hưng sau này vào đây bởi các vị vua triều Lê Trung Hưng ngự ở Thăng Long thực chất không phải con cháu của chính Lê Lợi, vả lại cũng đã xiêu giạt rất lâu mới trở lại kinh thành, mà thực ra có trở lại thì cũng chỉ làm hư vị (như sau đây sẽ nói) mà thôi.

Mạc Đăng Dung tàn sát con cháu Lê Lợi, cướp cơ nghiệp nhà Lê, lập ra nhà Mạc, chiếm giữ Thăng Long sáu mươi lăm năm (1527-1592), trải năm đời. Nhưng long mạch ghê gớm này không phải nơi mà đức của họ Mạc có thể giữ được lâu dài. Mạc Đăng Dung về xây kinh đô ở Cổ Trai (gọi là Dương Kinh thuộc Hải Dương), tiếng là để làm thanh viện cho Thăng Long, song thực chất là ngại chính cái long mạch ở đó. Mà chẳng riêng gì Mạc Đăng Dung. Đời sau cũng có khối anh hùng từng ngại cái long mạch đó mà cũng phải tìm nơi khác để lập đô (kể cả Quang Trung Nguyễn Huệ cũng đã phải nghe theo lời khuyên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một vị đại nho tinh thông lý số, phong thủy của đời bấy giờ mà sai xây Phượng Hoàng Trung Đô ở Nghệ an, với ý định dời đô về đấy). Bản thân con cháu Mạc Đăng Dung, trừ thời Mạc Đăng Doanh huy hoàng nhưng ngắn ngủi (trong khoảng mười năm), còn lại luôn luôn phải chạy giạt ra ngoài, thậm chí nhiều phen phải dựng hành cung ở ngoại thành, không dám vào ở trong nội cung. Triều Mạc rốt cuộc còn xa mới đạt tới cái giới hạn tám đời mà cách đó hơn năm trăm năm, Lý Thái Tổ trước khi dời đô đã xem xét long mạch mà tiên định trước.

Triều Lê Trung Hưng (Lê mạt) kế tiếp nhà Mạc. Song thực ra chỉ có hư vị, Thăng Long nằm trong tay chủ nhân đích thực là các Chúa Trịnh. Nhà Chúa kể từ khi Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm nổi lên đã có lời “sấm”: “phi bá, phi đế, quyền khuynh thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ”. Lại đúng tám đời thì nhà Chúa phúc hết, vận tan…

Lịch sử đã đành không thiếu gì những sự trùng hợp lý thú. Song tác động ghê gớm của long mạch là một điều hoàn toàn có thật, từ xưa tới nay, không ai có thể xem thường. Đó chính là mối quan hệ nhân quả giữa quá khứ – hiện tại và tương lai… điều mà chính khoa học đang cố chứng minh và ngày càng tiến gần tới… cổ xưa. Kiến thức về long mạch của người xưa quả đã từng đạt tới những đỉnh cao kì vĩ. Tiếc rằng vì nhiều lí do, kiến thức ấy ngày nay hầu như đã bị thất truyền. Tuy nhiên, những tri thức của tiền nhân dù phong phú, kì bí đến mấy, thì tất cả đều được xây dựng trên một nền tảng là đạo lý làm người. Chỉ hy vọng rằng cái nền tảng ấy đừng bao giờ đổ nát, thì sự thất truyền chẳng qua chỉ là vận hạn, tạm thời. Nếu được như thế thì sẽ đến lúc, những tri thức ấy sẽ trở lại, sẽ tồn tại cùng với muôn đời con cháu chúng ta sau này.

Viết tại Tân Uyên –  Bình Dương 11/2005

Chỉnh lý, bổ sung tháng 7/2006

(*) Chú thích: Toàn văn bài “sấm” ấy như sau:

nhất bát công đức thuỷ

            tuỳ duyên hoá thế gian

            quang quang trùng chiếu chúc

            một ảnh nhật đăng san

Sử chép rằng khi quần thần lột bài “sấm” đó dâng lên, Vua Lý Thái Tổ xem xong gạt đi, cho là chuyện quỷ thần nhảm nhí, không đáng tin. Người viết ngờ rằng bài “sấm” này có “tác giả” hẳn hoi. Biết đâu lại do chính vị đại cao tăng đắc đạo lừng lẫy thời bấy giờ là Sư Vạn Hạnh, người đóng vai trò chủ yếu trong việc kiến lập nên vương triều Lý, sau khi xem xét long mạch Thăng Long đã ngầm làm ra. Và với trí tuệ anh minh của mình, không phải Lý Thái Tổ không tin, chỉ vì… “thiên cơ bất khả lậu” đó thôi.

 

BÀI “BÀN VỀ LONG MẠCH THĂNG LONG VÀ ĐỊA LINH BA ĐÌNH KỲ BÍ” CỦA BÙI THÀNH PHẦN (Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển Nguồn Nhân lực – Nhân tài Việt Nam)

Long mạch là khái niệm nói về hình thể sông – núi có mang Địa khí mạch. Địa Khí này có thể tác động đến môi trường xung quanh.

Long mạch được tạo nên bởi sự vận hành của Thiên – Địa, Âm Dương, Ngũ hành, Bát quái, Thiên can – Địa chi… Con người chỉ có thể vận dụng chứ không có thể can thiệp thay đổi được nó. Đây là một “Bộ nhớ thần kỳ” của vũ trụ (Không gian – Thời gian) trong quá khứ – hiện tại – vị lai.

Long mạch có thể đi cao như những dãy núi, dãy đồi và cũng có thể đi trên những thửa ruộng, cánh đồng hoặc như những con sông, dòng suối…

Nó có thể xác định được qua hình dạng của những dải núi dãy đồi, dải đất, con sông, dòng suối… với dáng vẻ giống như con Rồng đang trườn bò, bay lượn hoặc nằm dấu mình, hoặc uốn khúc nhấp nhô lúc hiện, lúc ẩn…

Long mạch có hai loại: “Sơn mạch”, “Thủy mạch”.

Long mạch lại được chia ra thành: Thân long (Can long), Cành long (Chi long), Nhánh long (Cước long), Ngoặt long (Bàng long).

Sách “Địa giải Huyền thư” nói rằng:

– Nếu cuộc đất nào năm trên Đại Can long thì có thể hình thành nên Kinh sư (nơi đóng Đô) của một Đất Nước.

– Nếu cuộc đất nào nằm trên Chi long có thể lập nên Thành phố, Đô thị của một cấp Tỉnh.

– Nếu cuộc đất nằm vào Cước long thì có thể là Thị trấn, Xứ của một cấp Phủ, Huyện.

– Nếu cuộc đất ở bên Bàng long thì có thể là nơi đóng trụ sở của một cấp Tổng, Xã.

Đối với một quốc gia, nếu đã có Long mạch rồi nhưng vẫn còn đòi hỏi phải có ít nhất một Đại Can long với hình thể khúc chiết, vững vàng thì mới được coi là đất “Đế Vương”. Đây là điều kiện, là yếu tố tiên quyết để có thể lập nên Kinh sư của một quốc gia.

Ví dụ: Nước Trung Hoa rộng lớn cũng có nhiều Đại Can long như các sông Hoàng Hà, Trường Giang, Áp Lục Giang,…

Còn đất nước Việt Nam ta cũng có một số Đại Can long, như Sông Hồng là một trong số đó và đã tồn tại hàng nghìn năm nay.

Khoa học về Long mạch có nhiệm vụ xem xét sự vận hành của “Tượng Khí” có liên quan đến Địa hình, Địa mạo, Phương vị và vị trí của các chòm sao đóng trên bầu trời…

Nếu coi trời là “tĩnh” và đất là “động”, thì Long mạch được tạo nên bởi sự vận hành của “Khí”.

Khí cũng có chỗ khai (mở), chỗ bế (tắc). Có nơi phát tán, có nơi ngưng tụ và lại có Khí cát (tốt), Khí hung (xấu)… biến ảo tùy thời. Như cũng ở trên mảnh đất này theo thế đất, hướng nhà… có thể thời kỳ đầu phát đạt nhưng sau lụi tàn dần (nghĩa là tiền cát – hậu hung). Ngược lại, có nơi mới đầu gặp nhiều hung họa, nhưng sau đó lại dần dần thịnh vượng lên (nghĩa là tiền hung – hậu cát)…. Cho nên các nhà phong thủy phải biết rõ điều này. Tuy nhiên thời gian nào cát, đến lúc nào hung… thì còn nhiều bí hiểm không thể biết chính xác được!

Xin phân tích Long mạch Thăng Long với Địa linh Hoàng Thành tại mảnh đất Ba Đình như sau:

Cuối năm 1009 tại Hoa Lư (Ninh Bình) Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế tức vua Lý Thái Tổ vị vua sáng lập ra Vương triều Lý (1009 – 1225).

Thuở ấy, Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới triều Đinh (968 – 979) và Tiền Lê (980 – 1009). Đây là một vùng núi sông hiểm trở thích hợp cho việc phòng thủ và tiến công quân sự của một nhà nước độc lập non trẻ mà luôn luôn phải đối phó với nhiều mối đe dọa của thù trong giặc ngoài.

Với địa thế lợi hại của Hoa Lư nhà Đinh đã đánh bại và dẹp yên được 11 sứ quân cát cứ khác để lập nên nghiệp Đế, khôi phục và củng cố nền thống nhất quốc gia. Cũng tại Hoa Lư, Triều Tiền Lê đã đập tan nạn xâm lược của nhà Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập, mở đầu kỷ nguyên Đại Việt bách chiến bách thắng quân phong kiến xâm lược phương Bắc.

Trong vòng 41 năm (968 – 1009) Kinh đô Hoa Lư đã xứng đáng với vị trí lịch sử mà Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành lựa chọn.

Bước sang thời kỳ mới, thời kỳ phục hưng toàn diện, xây dựng đất nước trên một quy mô lớn và trước yêu cầu của lịch sử thì vị trí, địa thế của Hoa Lư không còn đáp ứng được vai trò là Kinh đô của nước nhà.

Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) đã nhận thức sâu sắc điều này – Và Ngài cũng nhìn thấy ở thành Đại La, Đô cũ của Đại Vương Cao Biền(*) nằm trên Đại Can long là ngôi Địa linh có thể dựng Kinh đô được đến hàng vạn năm sau. Vì thế đầu năm 1010 chính Lý Công Uẩn đã tự tay viết Chiếu dời Đô về nơi có Long mạch lý tưởng ấy. Ngài vạch rõ: Thành Đại La “Ở trung tâm bờ cõi đất nước, được cái thế Rồng cuộn, Hổ ngồi vị trí ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc; tiện hình thế núi, sông sau trước… xem khắp nước Việt ta, chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi Đô thành bậc nhất của Đế vương”.

Từ đây thành Đại La được đổi thành Thăng Long và giữ vai trò kinh đô – Trung tâm chính trị – Hành chính Quốc gia ngàn năm văn hiến.

Sau khi dời Đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho xây dựng nhiều công trình quan trọng – đặc biệt như khu Cung điện của nhà Vua và Triều đình gọi là Đại nội. Bao quanh Đại nội và một vòng thành bảo vệ nghiêm ngặt được gọi là Cấm thành. Phía ngoài có vòng thành thứ hai gọi là Hoàng thành hay còn gọi là thành Long Phượng, hay Thăng Long thành, gọi tắt là Long Thành. Đây là khu vực Thành – Chính trị hay còn gọi là Thành thị Quân vương giữ vai trò là cơ quan đầu não của Nhà nước Trung ương tập quyền, trung tâm Chính trị của cả nước.

Sau nhà Lý, tiếp đến nhà Trần, nhà Lê (Lê Sơ) – và kể cả nhà Nguyễn sau này… mỗi lần đổi thay triều đại, Thành đều có được sửa sang, tu bổ… nhưng vị trí thì không có gì thay đổi.

Như vậy khi Hoàng Thành – Kinh đô của đất nước suốt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX đều được đặt trên khu vực đất thuộc Quận Ba Đình ngày nay. Tại đây và các vùng lân cận đã diễn ra không biết bao nhiêu sự kiện có liên quan đến vận mệnh của dân tộc và đất nước. Nơi đây đã trải qua những tháng – năm vinh quang hào hùng cũng như những thời khói lửa lầm than, theo những bước thăng trầm của lịch sử suốt một thời: Thăng Long – Đông Kinh – Hà Nội.

Xin điểm lại một vài sự kiện đặc biệt đã diễn ra trên mảnh đất linh thiêng này:

Thăng Long là một vùng đất “ngưỡng diện” (mặt ngửa lên trời) – sách Địa lý – Phong thủy gọi là “dương lai, âm thụ” – nghĩa là khí dương phủ xuống, khí âm ngẩng lên đón. Đất này mềm mỏng, khí ngưng kết ở bên trên, tiêu tán ở bên dưới. Địa huyệt ở nơi cao nhất – đấy là núi Nùng – núi này còn có tên gọi là Long Đỗ. Long Đỗ được phiên từ chữ nho mà ra, nếu dịch sát nghĩa là “bụng Rồng” chứ không phải là “rốn Rồng” – cụm từ “rốn Rồng” theo chữ nho là “Long Tê”. Tất nhiên cả khu đất rộng lớn là “bụng Rồng” ấy cũng có nơi hội tụ vượng khí lớn nhất, tốt nhất của cả đất nước sẽ là rốn Rồng – có lẽ vì cái lý ấy mà người ta đồng nhất bụng Rồng (Long Đỗ) với rốn Rồng (Long Tê) chăng?

Vùng đất Hoàng thành Thăng Long ngược lại với Kinh đô Hoa Lư nơi mà Lý Công Uẩn lên ngôi trước đó: Hoa Lư có cái thế “âm lai, dương thụ”, là mảnh đất cương mãnh, khí tiêu tán ở bên trên và ngương tụ ở phía dưới. Huyệt vị ngưng kết ở nơi thấp nhất. Hoa Lư có lợi cho phòng thủ và tiến công trong hoạt động quân sự. Mảnh đất thiêng này có thể tạo lập nghiệp Đế vương, nhưng phúc trạch không dài. Ba triều Vua trước (Ngô – Đinh – Tiền Lê) đều là những nhà có võ công hiển hách nhưng không nhà nào kéo dài được quá ba mươi năm.

Có lẽ điều này là nguyên nhân khiến Lý Thái Tổ – một vị Vua có tầm nhìn xa trông rộng đã quyết định dời Đô về Thăng Long – và Hoàng Thành được định ngay trên bụng con Rồng (Long Đỗ)? Đúng vậy, nơi đây đã không phụ lòng vị Vua anh minh ấy – Triều Lý tồn tại được 216 năm. Không những thế các triều đại nối tiếp với những vị Quân vương chính trực anh minh của triều Trần, triều Lê ngự trên mảnh đất này cũng được hưởng phúc trạch kéo dài.

Địa Linh – Long mạch để lại phúc con người cũng có những điều kiện và không dành riêng cho một ai mãi mãi. Ở trên mảnh đất ấy phải là người có đức. Đức càng dày, càng kiên cố thì vận phúc càng kéo dài, chỉ đến khi nào đức cạn hết thì vận phúc cũng tuyệt theo.

Mảnh đất Hoàng Thành ngày xưa – Ba Đình hiện nay chính là như thế – Nghĩa là nó cũng có một “mức hạn quy định” nào đó cho những “Nhà nào” ngự trên mảnh đất này.

Xin dẫn dụ ra đây mấy triều đại đã từng ngự trên mảnh đất Hoàng Thành – Ba Đình như sau:

1. Thời nhà Lý (1900 – 1225):

Hoàng đế Lý Thái Tổ dời Đô từ Hoa Lư về Thăng Long thì cùng một lúc Ngài cho kiến thiết cung điện để làm nơi làm việc, nơi ở của Vua, Quan quý tộc và xây dựng Thành lũy bảo vệ. Đồng thời Ngài cũng cho người về quê xây tám ngôi chùa tại phủ Thiên Đức (Châu Cổ Pháp Bắc Giang – nay là huyện Từ Sơn – Bắc Ninh).

Có phải Ngài đã biết rõ bí mật của mảnh đất kinh sư này chỉ có thể để cho Ngài và con cháu của Ngài làm Vua trọn vẹn ở nơi đây tám đời mà thôi, vì vậy Ngài cần chuẩn bị sẵn chốn ra về cho vong linh mình và con cháu? Quả thật, nhà Lý do Ngài sáng lập cho đến khi kết thúc trọn vẹn vừa đủ tám đời và làm chủ đất Đại Việt là 216 năm – có một năm cuối của Lý Chiêu Hoàng.

Ngay cuối triều Lý, vua Lý Huệ Tông ở đời thứ tám, về cuối đời rượu chè say sưa tối ngày, không quan tâm gì đến triều chính, tuy không có giặc ngoài, nhưng trên mảnh đất Kinh kỳ cũng phải chịu bao phen binh đao do tranh giành quyền lực của các phe phái, nên từ năm 1216 – 1220 Vua phải bỏ dời Hoàng thành để ra Tây phù Liệt (Thanh Trì) xây Điện tạm – và Hoàng thành bị gọi là Cựu kinh (Kinh đô cũ) – từ đây bắt đầu báo hiệu cái “đức của nhà Lý” đã cạn và vận phúc sẽ tuyệt trong nay mai!

Quả thực nhà Lý chỉ làm chủ Thăng Long được trọn vẹn tám đời – và con “số tám” này gần như là “con số định mệnh” của Thăng Long – một cái giới hạn mà không có một nhà nào trụ ở đây có thể vượt qua!

2. Nhà Trần (1225 – 1400)

Vua Lý Huệ Tông, vị Vua thứ tám đời nhà Lý về cuối chỉ đam mê tửu sắc, bỏ bê công việc Triều chính và vô trách nhiệm trong việc truyền ngôi cho người con giá thứ hai là Chiêu Thánh lúc đó 8 tuổi lên làm Vua – tức Lý Chiêu Hoàng – nào năm 1225, rồi đi tu ở chùa Chân Giáo – mọi quyền hành lúc này đều nằm trong tay Thái Sư Trần Thủ Độ. Nhân cơ hội “Trời cho”, dưới sự chèo lái tài ba, khôn ngoan dày dạn kinh nghiệm của một nhà chính trị, Trần Thủ Độ nhanh chóng tạo nên mối duyên tình giữa Lý Chiêu Hoàng với Trần Cảnh (cháu của ông) thành vợ chồng và lập tức sau đó Lý Chiêu Hoàng lại truyền ngôi cho chồng vào ngay năm 1225 định mệnh ấy.

Như vậy nhà Trần đã giành được cơ nghiệp từ tay nhà Lý một cách hòa bình, hợp pháp.

Nhà Trần tồn tại được trên đất Hoàng Thành 174 năm cũng với tám đời và 12 vị Vua, cụ thể:

– Đời thứ nhất: Trần Thái Tông – Trần Cảnh (1225 – 1258).

– Đời thứ hai: Trần Thánh Tông (1258 – 1278).

– Đời thứ ba: Trần Nhân Tông (1278 – 1293).

– Đời thứ tư: Trần Anh Tông (1293 – 1314).

– Đời thứ năm: Trần Minh Tông (1314 – 1329).

– Đời thứ sáu: Trần Hiến Tông (1329 – 1341).

Trần Dụ Tông     (1341 – 1369)

Trần Nghệ Tông (1369 – 1372)

Trần Duệ Tông (1307 – 1374)

Tất cả 4 vị vua đời thứ 6 này đều là con của vua Trần Minh Tông.

– Đời thứ bảy:       – Trần Phế Đế (1377 – 1388)

– Trần Thuận Tông (1388 – 1398).

Hai vị Vua đời thứ bảy này là con chú con bác.

– Đời thứ Tám: Trần Thiếu Đế (1398 – 1400)

Nhà Trần cũng ngự được tám đời ở trên đất Hoàng thành. Nhưng đến đời thứ sáu thì cái đức của nhà Trần bắt đầu cạn (từ Trần Nghệ Tông), Phúc Trạch ngày một mỏng dần và thời vận đã đến kỳ kết thúc. Mấy đời sau Vua tôi còn đấy nhưng thực ra chỉ là “hư vị” nên phải dời xa Hoàng thành Thăng Long – mảnh đất thiêng – để cho cơ đồ xuống dốc không phanh – con cháu bị triệt hạ một cách tàn khốc và hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần bị giết chết, cuối cùng toàn bộ cơ đồ nhà Trần rơi vào tay Hồ Quý Ly.

3. Thời nhà Hồ (1400 – 1407).

Hồ Quý Ly cướp được ngôi nhà Trần và cũng thực hiện được một số cải cách mang tính tích cực, quyết đoán với một bản lĩnh phi thường. Nhưng nhìn tổng thể thì những việc làm ấy chỉ có lợi cho họ Hồ nhiều, còn lợi ích Quốc gia dân tộc chẳng là bao.

Đối với Kinh thành Thăng Long, họ Hồ cũng rất kỵ nơi mảnh đất thiêng này và có một số việc làm xem ra mạo phạm, như:

Cho xây Kinh Đô mới ở An Tôn, Vĩnh Lộc Thanh Hóa, lấy tên là Tây Đô, sau đó ép Vua Thuận Tông phải dời Kinh thành Thăng Long vào Tây Đô. Rồi đổi tên Thăng Long thành tên Đông Đô – đây thực chất là Hồ Quý Ly đã hạ bệ Thăng Long – không để Thăng Long là Kinh đô trung tâm của đất nước nữa. Không những thế, sau khi lên làm Vua, ông còn đổi cả tên nước từ Đại Việt thành nước Đại Ngu.

Chính vì đức ngắn, phận mỏng, xử sự với Kinh thành quá tệ bạc… nên nhà Hồ chỉ tồn tại được 7 năm với hai đời vua là: Hồ Quý Ly( 1400 – 1401), Hồ Hán Thương (1401 – 1407).

Nhân đây tác giả có đôi điều bình luận về danh tự Đông Đô, như sau:

Ngày nay nhiều người ngộ nhận rằng Đông Đô là một cái tên được sinh ra từ những chiến công hiển hách, chói sáng của dân tộc! Vì thế họ ca ngợi và xếp ngang với Thăng Long – Hà Nội. Họ không biết thời gian tồn tại của Đông Đô rất ngắn trong lịch sử và cũng không có một chiến công nào trong thời kỳ đó. Không những thế Hồ Quý Ly đoạt quyền một cách tàn bạo, làm nhiều điều tàn ác, rũ bỏ Kinh thành – vùng đất thiêng liêng – làm dân chúng oán hận và không được lòng dân. Do vậy, khi giặc Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly không thể tập hợp được lực lượng toàn dân đánh giặc. Ngay như Hồ Quý Ly giao nhiệm vụ cho người con trưởng là Hồ Nguyên Trừng xây thành, đắp lũy đánh giặc, Hồ Nguyên Trừng đã phải thưa: “Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không mà thôi!”.

Chính vì vậy, chỉ một thời gian ngắn, nhanh chóng cha con Hồ Quý Ly đều bị quân Minh bắt sống (tháng 6 – 1907), nhà Hồ sụp đổ hoàn toàn và để nhà Minh biến nước ta thành Quận, Huyện của họ suốt 20 năm – Ngay như cái tên Đông Đô cũng bị đổi thành Đô Quan và là sào huyệt cai trị của quân giặc xâm lược – xem ra như thế thì Đông Đô đâu xứng đáng để mà ngợi ca.

4. Triều Đại Lê Sơ (1428 – 1527)

Ông tổ dựng nghiệp của triều đại Lê Sơ là Lê Lợi. Lê Lợi chính thức lên ngôi Vua tại Điện Kính Thiên – thuộc thành Đông Đô. Ngài đặt lại tên nước là Đại Việt (1428) – sau đó hai năm thành Đông Đô được đổi thành Đông KinhĐông Kinh là kinh đô chính thức của Triều đại Lê Sơ (97 năm)– cũng như còn được kéo dài nhiều năm sau này nữa.

Triều đại nhà Lê võ công thật hiển hách. Nhưng các đời Vua về sau xử lý công việc có nhiều sai lầm. Triều chính ngày một thối nát, giết hại trung thần, phạm nhiều tội ác… nên có nhiều vị Vua ở ngôi ngắn, chết non chết yểu – Đặc biệt vào đời vua thứ bảy có hai vị là Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng đều bị Mạc Đăng Dung giết chết – cơ nghiệp nhà Lê mất vào tay Mạc Đăng Dung năm 1527.

Như thế là Triều Lê Sơ tồn tại được 99 năm với bảy đời và 10 vị Vua.

Có câu hỏi đặt ra: Tại sao Triều Lý, Triều Trần đều ngự được ở Hoàng thành Thăng Long đến tám đời, mà Triều Lê Sơ chỉ được bảy đời?

Theo như người đời kể lại rằng:

Vào năm 1419 giặc Minh vây chặt nghĩa quân Lam Sơn ở núi Chí Linh. Lê Lợi và các tướng sỹ vô cùng khốn đốn, có nguy cơ bị tiêu diệt. Lúc đó Lê Lai xin đóng giả “Bình định vương Lê Lợi” xông ra mở đường cứu chúa Lê Lợi. Lê Lợi đã hứa nếu thành công, sau này hoàn thành đại nghiệp ông sẽ chia đôi giang sơn cho Lê Lai? Nhưng rồi vào một ngày của năm 1427 Lê Lai đã bị chính Lê Lợi giết chết và bị tịch thu toàn bộ gia sản, với lý do: “Vì Lai cậy có công đánh giặc, nói ra những lời ngạo mạn?!” (Đại Việt Sử ký toàn thư tập 2, trang 47).

Người đời còn cho rằng Lê Lợi giết chết Lê Lai và ông đã tự triết giảm đi một đời Đế Vương của con cháu mình để trả lại cho Lê Lai.

Trong dân gian còn có câu vè: “Hăm mốt Lê Lai, Hăm hai Lê Lợi” là nói về những ngày giỗ của hai Vị và cho rằng: Lê Lai phải được hưởng ngày cúng giỗ trước Lê Lợi – bởi vì nếu không có Lê Lai thì sẽ không có Lê Lợi (Lê Lợi mất vào ngày 22 tháng 8 năm Quý Sửu – 1433).

Nếu với cái lý trên đây thì Triều đại Lê Sơ vẫn đủ Tám đời được ngự trên mảnh đất Hoàng  thành và Thăng Long cũng thật nghiêm khắc, nhưng cũng thật công bằng làm sao!

Xin giới thiệu sơ đồ Triều Lê Sơ như sau:

– Đời thứ nhất        : Lê Lai (     – 1427)

– Đời thứ hai           : Lê Thái Tổ – Lê Lợi (1428 – 1433)

– Đời thứ ba            : Lê Thái Tông (1433 – 1442)

– Đời thứ tư            : Lê Nhân Tông (1442 – 1459)

– Đời thứ năm         : Lê Thánh Tông (1459 – 1497)

– Đời thứ sáu          : Lê Hiến Tông (1497 – 1504)

– Đời thứ bảy          : Lê Túc Tông (1504 – làm vua được 6 tháng)

Lê Uy Mục (1504 – 1509)

Lê Tương Dực (1509 – 1516)

Ba vị vua này là anh em con chú con bác.

– Đời thứ tám         : Lê Chiêu Tông (1516 – 1522)

Lê Chiêu Hoàng (1522 – 1527).

Hai vị vua này là anh em ruột.

Triều Lê Sơ kết thúc vào năm 1527. Tuy nhiên Triều Lê còn nối tiếp đến thời Lê Trung Hưng, nhưng không được tính cho Triều Lê Sơ, bởi các vị này không phải là con cháu đích tôn của Lê Lợi và cũng là hư vị, phải sống phiêu bạt, không ở Kinh thành Thăng Long.

5. Triều Mạc và các Triều đại sau.

– Triều Mạc (1527 – 1529):

Mạc Đăng Dung quê Cổ Trai, Nghi Dương, Hải Dương là cháu đời thứ bảy của cụ Mạc Đĩnh Chi.

Khi cướp được cơ nghiệp nhà Lê, lập ra nhà Mạc chiếm giữ Thăng Long được hơn 60 năm (1527 – 1592). Nhưng miền địa linh ghê gớm Hoàng thành không phải là đắc địa để có thể dung nạp và ban phúc trạch lâu dài cho nhà Mạc.

Nhận rõ điều này, nên Mạc Đăng Dung đã về quê ở Cổ Trai, xây dựng Kinh đô (gọi là Dương Kinh) – lấy danh nghĩa là “Thanh viện cho Thăng Long” nhưng thực chất Mạc Đăng Dung rất sợ cái  “Long mạch Hoàng thành”.

Với hơn 60 năm ngồi trên ngai vàng mà cha con Mạc Đăng Dung phải có trên 50 năm phiêu bạt ra khỏi Hoàng thành Thăng Long. Vì vậy nói về giới hạn cư ngụ tại đây thì cha con Mạc Đăng Dung còn xa mới đạt được cái giới hạn “tám đời” và hàng trăm năm tồn tại như nhà Lý, nhà Trần đã có.

Triều Hậu Lê (Lê Trung Hưng) – hay còn gọi là thời kỳ Nam – Bắc Triều (1533 – 1584).

Sau năm năm, kể từ ngày bị nhà Mạc cướp ngôi, đến năm Quý Tị (1533) nhà Lê lại được dựng lên với một vị Vua lúc đó vẫn còn đang ở trên đất nước Lào – đó là Lê Trang Tông – các nhà sử học gọi thời này là Lê Trung Hưng (Hậu Lê) để phân biệt với thời Lê Sơ trước đó.

Nhà Hậu Lê tồn tại song song cùng nhà Mạc (1533 – 1592), nhà Trịnh – nhà Nguyễn (1592 – 1789). Đây là giai đoạn của cuộc nội chiếnNam- Bắc Triều và Trịnh – Nguyễn phân tranh… gây nên bao cảnh lầm than đau thương khôn cùng cho nhân dân.

Ở thời kỳ này Thăng Long thực chất nằm trong tay Chúa Trịnh và trong dân gian cũng có lời sấm truyền nói về gia tộc nhà chúa như sau: “Phi Đế, phi Bá quyền khuynh thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ!”.

Đúng như lời sấm truyền, quyền hành của gia tộc Trịnh bắt đầu từ Thái vương Trịnh Kiểm đến đời Trịnh Sâm vừa được tám đời thì nhà Chúa xảy ra biến loạn và phúc hết vận cũng bị tuyệt theo – Chúa vẫn là Chúa không phải là vua khi nào.

– Chẳng riêng gì họ Mạc, họ Trịnh, các đời sau cũng có những anh hùng – hào kiệt của đất nước nổi lên nhưng họ cũng rất ngại gần mảnh đất “Địa linh Hoàng thành – Ba Đình” này. Họ cũng dựng được lên nghiệp Đế Vương nhưng kinh đô thì được dựng ở những nơi khác, như:

+Nhà Tây Sơn (1778 – 1802): kéo dài 24 năm, lập đô ở Phú Xuân (Huế) sau chuyển về Phượng Hoàng Trung đô (thành phố Vinh – Nghệ An).

+ Nhà Nguyễn (1802 – 1945): Nhà Nguyễn có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, thống nhất được đất nước từ Lạng Sơn đến Hà Tiên, phúc phận cũng được hưởng tới 143 năm. Nhưng nhà Nguyễn vẫn không dám quay về Kinh đô Thăng Long mà định Đô tại Phú Xuân (Huế). Không những thế họ còn tìm mọi cách làm cho mảnh đất Thăng Long này “bớt thiêng” đi, cụ thể:

Tháng 7 – 1802 Nguyễn Ánh (có sự hỗ trợ của Pháp) diệt xong nhà Tây Sơn, lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

Với Kinh thành được nhà Lê đặt tên là Đông Kinh đã kéo dài được hơn 100 năm, nhưng cho đến thời Lê – Mạc, tiếp theo là thời Trịnh – Nguyễn thì Đông Kinh lại thường được nhắc đến với cái tên Thăng Long.

Lo sợ lòng dân vẫn yêu quý Thăng Long và không phục nhà Nguyễn, Nguyễn Ánh đã đổi Đông Kinh – Thăng Long thành “Bắc Thành”. Tuy vậy Thăng Long lại càng được nhắc nhở thường xuyên hơn. Đến năm 1806, Nhà Nguyễn đổi tên Bắc Thành trở lại “Thăng Long” nhưng chữ “Long” bây giờ mang nghĩa là “thịnh vượng” chứ không mang nghĩa “Rồng” như thời nhà Lý đã đặt.

Vào cuối năm 1802, Gia Long cử một đoàn sứ thần do Lê Quang Định làm Chánh sứ sang nhà Thanh xin phong Vương và đổi tên Đại Việt thành “Nam Việt”. Nhà Thanh cho rằng tên Nam Việt sẽ lẫn với tên của Triệu Đà, nên đổi thành “ViệtNam”.

Đến năm 1831 con trai của Gia Long là Minh Mạng cải tổ bộ máy hành chính đất nước, trong đó ông đã hạ “Trấn thành Thăng Long” xuống thành “Lỵ sở của tỉnh Hà Nội” với quy mô cũng bị thu hẹp lại. Và Hà Nội tồn tại từ đó cho đến nay với bao thăng – trầm của lịch sử dân tộc.

Cũng chính cách hành xử trên đây của nhà Nguyễn, nên nhà Nguyễn cũng nhận lấy hậu quả nặng nề. Con cháu thì nhiều vợ, đông con, mà vẫn tuyệt tự. Để rồi nhà Nguyễn sụp đổ hoàn toàn và phải chạy ra nước ngoài nương thân, bỏ xác…, ví như: Vua Minh Mạng có tới hơn 400 vợ, 142 con, để rồi đến vua Triệu Trị cũng có tới 103 vợ mà không con, phải nuôi 3 người con nuôi làm Hoàng tử; Sau nữa đến vua Khải Định (không phải là cháu đích tôn của Minh Mạng) cũng có 12 vợ mà vẫn vô sinh.

Đông cung Thái Tử Vĩnh Thụy (tức Bảo Đại) vị Vua cuối cùng của nhà Nguyễn, cũng là vị Vua cuối cùng của thời đại phong kiến Việt Nam – không phải là con của Vua Khải Định – rồi cũng bỏ đất nước đi và chết ở đất Pháp vào ngày 31 – 7 – 1997 (ngoại ô Paris).

6. Thời đại Hồ Chí Minh.

Nhận rõ vị trí và tầm quan trọng Kinh thành Thăng Long – mảnh đất Địa Linh – sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Bác Hồ đã lập tức chọn ngay vườn hoa Ba Đình để ra mắt Chính Phủ nước Việt Nam mới. Chiều ngày 2 – 9 – 1945 hàng triệu người đã tụ hội về Ba Đình dự mít tinh thực hiện “Lời thề Độc Lập” – mở ra kỷ nguyên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc của cả nước.

Chính tại mảnh đất Ba Đình lại mở đầu cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược để rồi kết thúc bằng chiến thắng lịch sử “Điện Biên chấn động địa cầu”.

Ba Đình cũng là nơi phát đi lời hiệu triệu của Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”… để rồi Thăng Long – Hà Nội lại đi đầu trong cuộc kháng chiến “chống Mỹ cứu nước” góp phần cùng nhân dân cả nước “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà.

Bước vào thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Để kế tục truyền thống lịch sử, ngay trên mảnh đất Ba Đình , ngày 20 tháng 6 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 108/1998/QĐ-TTg: “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020”. Nghị quyết ghi rõ sẽ xây dựng và phát triển một số trung tâm công cộng của Thủ đô, trong đó Ba Đình là: “Trung tâm hành chính – chính trị Quốc gia”- còn khu vực hồ Hoàn Kiếm là “Trung tâm hành chính – chính trị” của Thủ đô Hà Nội.

Đây là một quyết định đúng đắn đã kế thừa truyền thống của Hoàng thành Thăng Long – Ba Đình lịch sử – anh hùng của Thủ đô anh hùng, Thủ đô vì hòa bình.

Những lời cuối của bài viết

Dẫu rằng lịch sử không thiếu gì những điều trùng lặp ngẫu nhiên vô cùng kỳ lạ và đặc biệt lý thú… song những điều cụ thể đã được kể ra trên mảnh đất thiêng Ba Đình này là có thật – và được lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể lại là tất nhiên, vì vậy chẳng nên coi thường!

Lịch sử diễn ra trên mảnh đất Ba Đình, một ngàn năm qua cho thấy:

Chỉ đến khi nào đất nước ở vào thời vận suy vi, hoặc chính thể đã đến thời suy mạt thì vị trí “Trung tâm chính trị – hành chính của đất nước” mới không xứng đáng để tồn tại trên mảnh đất này, còn nếu chính thể vẫn tốt đẹp thì không dễ gì đổi dời – bởi vì ở đó là sự kết tụ “hồn thiêng sông núi” trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Chúng ta cũng biết rằng chẳng có gì là mãi mãi – mảnh đất Ba Đình lịch sử và anh hùng cũng vậy – nhưng nếu biết tôn trọng lịch sử, rút ra bài học của lịch sử và xử lý vấn đề trước – sau cho đúng đắn thì đó là nền tảng, là đạo lý làm người trước vận mệnh của Quốc gia – dân tộc!

(*): Sách Phong thủy – Địa lý có ghi:

Năm 700, Việt Nam còn bị đô hộ của nhà Đường ở phương Bắc. Lúc đó Đường Trung Tông đổi tên nước là “An Nam đô hộ phủ” và cử Cao Biển sang cai trị. Cao Biển là nhà Địa lý – phong thủy nổi tiếng của Nhà Đường lúc bấy giờ – trước khi sang Việt Nam Vua Đường gọi Cao Biển đến và dặn dò: “Trẫm nghe An Nam có nhiều quý Địa kết phát tới Thiên tử, sản sinh ra nhiều nhân tài, anh kiệt nên luôn luôn chống đối. Qua đó khanh nên tường suy phong thủy kiểm lãm sơn xuyên và làm tờ biểu tấu kèm lời diễn các cuộc đất bên An Nam gửi về cho Trẫm xem. Mặt khác khanh phải đem tài kinh luân, đoạt thần công, cải Thiên mệnh, trấn áp các kiểu đất lớn, đó là nhổ cỏ thì nhổ cả gốc để tránh hậu họa sau này”.

Khi Cao Biền sang nước ta, ông đã thực hiện lời dặn dò đó của Vua Đường.

Cao Biền đã tìm ra 27 cuộc đất kết phát lớn có thể tới ngôi Đế vương và hàng ngàn ngôi đất nhỏ có thể kết phát ra các anh tài thông minh tuấn kiệt, tiến sỹ, thần đồng, anh hùng, hào kiệt không sao kể cho hết – “Thật là Địa linh phát nhân kiệt đáng để nước Tàu nể sợ”.

Một mặt Cao Biền làm biểu tấu về nước cho vua Đường, một mặt ông ta tìm cách yến trấn Long mạch…

Trong đó Cao Biền đặc biệt chú ý đến ngôi đất ở thành Đại La (tức Hoàng Thành Thăng Long sau này) có thể sẽ là Kinh đô cho các vị Đế vương kéo dài tới mười vạn năm – nên tìm cách trừ khử.

Vị thần cai quản thành Đại La (thành Thăng Long) là thần sông Tô Lịch, được Cao Biền mời về bàn cách dựng đàn tế, cầu mời Thần đến, rồi dùng gươm có máu gà chém cho mất thiêng và yểm bùa trên dòng sông Tô…

Thần sông Tô Lịch về nhưng không để cho Cao Biền thực hiện dã tâm trừ khử mà Ngài hóa thành con ngựa trắng phi thẳng lên trời. Sau này các vị vua nước ta nhớ ơn Thần sông Tô Lịch đã giữ được kinh thành nên lập đền thờ Ngài và gọi tên là “Đền Bạch mã” – nay ở số nhà 74 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm. Sông Tô Lịch do thần Bạch Mã cai quản được dẫn mạch từ núi Tản Viên – còn gọi là núi Ba Vì – Thần Tản Viên cũng được Cao Biền mời về để trừ khử, nhưng thần Tản Viên biết nên không xuất hiện và âm mưa thâm độc của Cao Biền cũng không thành công?!

Filed under: Bài của bạn, Báo chí, Làng văn Thẻ: | ,

5 phản hồi

  1. Lê lang thang, on 22.03.2012 at 20:47 said:

    Khá khen cho ô.Bùi Thành Phần tài ăn cắp Đã nhanh tay tắt mắt Văn người làm của mình Ông Vũ bịa linh tinh Cứ tưởng là sách quý Nghĩ cũng vui đấy nhỉ Thời này kẻ lưu manh Cũng trở thành Văn sĩ Ối khỉ ơi là khỉ!!!!!!!!!

  2. muoivan, on 22.03.2012 at 22:00 said:

    Thời đại Hồ Chí Minh: Đời thứ 1: Hồ Chí Minh Đời thứ 2: Lê Duẩn Đời thứ 3: Trường Chinh Đời thứ 4: Nguyễn Văn Linh Đời thứ 5: Đỗ Mười Đời thứ 6: Lê Khả Phiêu Đời thứ 7: Nông Đức Manh Đời thứ 8: Nguyễn Phú Trọng Và rồi sao nữa đây?!

  3. Trần Á Đông, on 22.03.2012 at 22:42 said:

    Ông Phần ơi hỡi ông Phần Ông đem chức tước ông mần nhục ông Nhân tài – nhân lực – núi sông Dại gì mà chọn mặt ông gửi vàng Một phường trộm cắp nghênh ngang Ghế cao bổng lộc sỗ sàng tót lên Một phường liếm ghế như điên Đã dơ mặt thớt lại chèn mặt mo Cháy nhà lộ mặt chuột to Đầu người thua cả đầu bò, Phần ơi...

“Rắn Thần” quẫy đạp, hàng loạt người chết? – ANTĐ

14 Th3

– Không hiểu có phải do “quả báo” hay không mà hầu hết những gia đình tham gia phá núi Dưỡng Chân, chỗ hình đuôi con rùa đều gặp họa sát thân.

Những cái chết đau lòng
Ông trưởng làng Mỹ Cụ (Chính Mỹ, Thủy Nguyên, Hải Phòng) Trần Văn Ngoang cũng xác nhận việc những gia đình sống ở phía Tây núi Rùa, được đồn đại là đuôi con rùa đều gặp cảnh chết chóc lạ lùng. Mấy thanh niên chết trẻ, mấy người vợ bỏ chồng về với đất lại là cháu ông.
Ông Ngoang vạch cỏ dẫn tôi lên đỉnh núi Rùa, rồi vòng về hướng Tây. Phía đuôi con rùa này đã bị đào nham nhở, vẫn còn đất đỏ lộ ra, vết máy xúc cào. Nhiều chỗ vách núi dựng đứng cao tới 20m, sâu hoắm.

“Rắn Thần” quẫy đạp, hàng loạt người chết? (kỳ 5)
Vết tích móc núi lấy đất ở phía Tây núi Dưỡng Chân, nơi được đồn là đuôi rùa.

Dọc vách núi ấy, vô số đường hầm xây bằng gạch lộ ra. Có đường hầm bị máy xúc múc đi gần hết, có đường hầm mới bắt đầu lộ ra. Thậm chí, tôi đang đi với ông Ngoang ở sát vách núi, chân dẫm lên lớp đất đỏ, bỗng sụt một cái, lộ ra một ngôi mộ gạch.
Theo ông Ngoang, tất cả những gia đình phá núi lấy đất đều đã trúng mộ gạch và thu được ít nhiều đồ cổ. Sau khi lấy đồ cổ, họ cho máy xúc múc hết cả gạch chở đi làm nguyên liệu san lấp mặt bằng.

“Rắn Thần” quẫy đạp, hàng loạt người chết? (kỳ 5)
Ông M. dùng cả gạch lấy từ mộ Hán để chêm dây phơi.

Ngay sườn núi sát khu vườn nhà ông M. cũng lộ ra mấy dấu tích hầm mộ. Khắp vườn nhà ông vương vãi gạch từ mộ Hán. Thậm chí, ông buộc dây phơi quần áo cũng chêm bằng viên gạch cổ cho chắc chắn. Tôi đang chụp ảnh, nhòm ngó những vách mộ, thì một người đàn bà có khuôn mặt buồn rười rượi đi tới chào ông Ngoang và tôi. Hóa ra là bà Nguyễn Thị T., là vợ ông M.
Bà T. mời tôi và ông Ngoang vào nhà uống nước. Ngôi nhà trống hoác, chỉ có mấy bao thóc vứt chềnh ềnh giữa nhà. Bàn thờ ở góc nhà, khung ảnh chàng trai khôi ngô tuấn tú được phủ bởi tấm vải voan mỏng màu hồng.

“Rắn Thần” quẫy đạp, hàng loạt người chết? (kỳ 5)
Đau lòng trước cái chết của con nên có thời gian bà T. phát điên.

Bà T. kể với giọng buồn: “Đấy là cháu K. nhà tôi. Cháu mất 3 năm trước, lúc 26 tuổi. Cháu học giỏi lắm, nhưng nhà nghèo, nên không đi thi đại học được. Năm 18 tuổi, cháu nó to khỏe, nhanh nhẹn, chịu khó, nên được nhận làm công nhân ở nhà máy Lilama. Cả nhà trông mong vào cháu. Vậy mà…”.
Theo bà T., tối hôm đó, K. từ nhà máy về chơi, nên gọi hai cậu bạn cùng xóm đến nhà ăn uống vui vẻ. Lâu ngày không gặp nhau, nên trò chuyện khuya lắm. Tối ấy, hai cậu bạn ngủ luôn lại nhà. Sớm hôm sau, hai cậu bạn dậy ra về, nhưng K. vẫn ngủ. Ông Lê Văn M. thấy con ngủ muộn thì vào gọi. Nhưng gọi mãi không thấy K. thưa. Ông M. sờ vào người con thì con trai ông đã lạnh ngắt từ bao giờ.

“Rắn Thần” quẫy đạp, hàng loạt người chết? (kỳ 5)
Di ảnh con trai bà T.

Điều khủng khiếp tiếp tục xảy đến với gia đình, là đúng 49 ngày sau cái chết của K., gia đình lại đón nhận cái chết lạ lùng của anh L., 40 tuổi, cách nhà K. mấy mảnh vườn, là anh em con bá con dì với K.
Hôm trước, mọi người còn thấy anh L. đi lại ngoài đường, bơi bì bõm dưới sông. Thế nhưng, sớm hôm sau, bà D., là chị gái bà T., gọi mãi không thấy con dậy. Anh L. đã chết tự bao giờ, thân thể lạnh ngắt.
Rồi tiếp sau đó thời gian, anh N., cũng là người trong họ, khi bế con về ông ngoại chơi, chả hiểu sao đứa bé đang rất khỏe mạnh, bỗng chết ngay trên tay bố.
Làm tang ma cho con, cho cháu một thời gian, thì đến vợ ông M., tức bà T. phát điên. Việc bà T. phát điên do chính lời bà kể. Không hiểu do quá đau buồn vì cái chết của con, hay do “Thần Rùa, Thần Rắn” quở trách, mà bà lại lâm vào hoàn cảnh như vậy.
Bà T dẫn chúng tôi ra bụi tre trên sườn núi sau nhà bà với dáng vẻ rón rén sợ sệt. Đứng trên bụi tre bà chỉ mấy nóc nhà nằm ngay sát đuôi rùa, từng phá núi đào đất đi bán. Dọc ven quả núi bị đào nham nhở, đứt long mạch đó là nơi trú ngụ của đại gia đình anh em, bố con ông Tr., R., S., X., N., Th., rồi các gia đình các anh T., N., xa hơn chút, phía sườn Bắc là nhà ông L.… Những gia đình này đều có người chết bất đắc kỳ tử.

“Rắn Thần” quẫy đạp, hàng loạt người chết? (kỳ 5)
Ông Ngoang chỉ dấu tích mộ Hán lộ ra do các gia đình đào đất núi Dưỡng Chân.

Khởi đầu cho sự thương tâm là gia đình ông Trần Văn R.. Ông R. đẻ được hai cậu con trai, thì một bị tật nguyền, khoèo tay, khoèo chân.
Nhà nghèo, nên khi có doanh nghiệp mua đất, ông R. bán tích cực nhất. Cách đây 6-7 năm gì đó, cậu con đòi lấy vợ bên xã Kỳ Sơn. Ông R. tổ chức cưới xin cho con đàng hoàng, chỉ thiếu có nhạc sống xập xình.
Đêm trước ngày cưới, cậu con trai đòi thuê dàn nhạc, bố bảo thôi, vì nhà nghèo, cưới xin tiết kiệm, nhạc nhẽo làm gì. Giận bố, tủi hổ với bạn bè, S. tu nguyên chai thuốc sâu và chết ngay tại chỗ.
Rạp đã mắc, cỗ bàn đã chuẩn bị xong xuôi, và mấy chục mâm cỗ cưới biến thành cỗ đám ma đầy nước mắt. Chuyện này, ông trưởng làng Mỹ Cụ, ông Trần Văn Ngoang vẫn còn nhớ như in và nhắc lại ông vẫn rất buồn, bởi S. là cháu ông.
Chồng đào núi, vợ chết
Tiếp theo, bi kịch lan tới nhà ông chú của S., là anh Trần Văn X. Theo người dân trong xóm thì anh X. cũng đào núi hăng hái nhất, đục đuôi cụ rùa đến sát đỉnh, xúc đi hàng ngàn xe đất đá.
Anh X. đã đào tung mấy hầm gạch trong lòng núi, nhưng chẳng rõ có thu được nhiều của quý không. Ông Thớ kể rằng, ông từng xem máy xúc múc hết cả mộ gạch. Mỗi mộ gạch phải chở mấy xe tải mới hết.

“Rắn Thần” quẫy đạp, hàng loạt người chết? (kỳ 5)
Mộ Hán lộ ra khỏi vách núi.

Anh X. đào núi được 3 năm thì vợ anh qua đời. Lý do vợ anh qua đời là vì con chó hàng xóm cắn. Mà con chó có to lớn, dữ dằn gì cho cam, nó bé tý bằng cái hoa chuối. Con chó đớp một cái vào chân, chỉ xước nhẹ, nên chị vợ chả để ý. Thời gian sau, chị kêu mệt, rồi qua đời khi mới 37 tuổi, để lại 2 đứa con cho anh X. nuôi.
Hàng xóm sát vách nhà anh X. là anh Trần Văn T. cũng gặp cảnh trớ trêu giống hệt anh X. Anh T. cũng tích cực đào đất đá ở núi Dưỡng Chân bán, một là kiếm tiền, hai là mở rộng vườn tược.
Đào đất được 2 năm, thì cô con gái mới chập chững biết đi của anh mắc bệnh lạ, cứ rụng tóc sạch sẽ, rồi bé bỏ bố mẹ về với tổ tiên.
Cái chết con gái không làm vợ chồng anh T. sợ hãi “Thần Rùa”. Chỉ đến khi vợ anh, chị Nguyễn Thị Ng., đột nhiên kêu mệt, nằm nghỉ trên giường vài hôm, rồi tắt thở không rõ nguyên nhân, mới khiến anh T. hoảng hồn, tin vào lời đồn bị “Thần Rùa” quở phạt.
Chị Ng. hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc bất cứ căn bệnh gì. Chị mất đột ngột khi mới 30 tuổi. Sau cái chết của vợ và con, anh T. không dám đụng vào núi Rùa nữa, làm lễ cúng bái ghê lắm.

“Rắn Thần” quẫy đạp, hàng loạt người chết? (kỳ 5)
Ngôi mộ Hán này đã bị một gia đình múc gần hết, chỉ còn một chút vách mộ bám trong núi.

Cũng là hàng xóm với anh X., anh T., và cũng rơi vào thảm cảnh giống hệt là anh N. Anh N. cũng cho máy xúc vào vườn nhà mình đục núi múc đất bán. Thật thương tâm, vợ anh, chị Kh., cũng chết bất đắc kỳ tử khi mới 35 tuổi.
Chẳng ai rõ chị Kh. mắc bệnh gì. Chị Kh. là phụ nữ rất khỏe mạnh, xốc vác, làm lụng mọi việc từ trong nhà đến đồng áng, nên cái chết của chị gây sốc cho cả xóm. Người thì bảo “Thần Rùa” gọi đi, người thì bảo con rắn quẫy đuôi nên chết.
Sau vụ chết chóc hàng loạt xảy đến với tất cả những gia đình tham gia đào núi, những gia đình này đã tổ chức đi xem bói. Ông thầy bói tên Duy ở Trại Sơn cách làng 10km bảo quả núi này hình quy ẩn xà, tức con rắn quấn chặt con rùa. Do đó, việc các gia đình phá tung phần đất hình con rắn đã giết con rắn, làm động long mạch, nên không tránh được tai kiếp(?!).

GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn Hóa Việt Nam: “Không nên kết luận một cách dễ dãi”.

Quan điểm về long mạch và chuyện trấn yểm để quyết định đời sống của một cộng đồng dân cư là có tồn tại. Trong dân gian cũng truyền tụng rất nhiều các câu chuyện về trấn yểm từ thời An Dương Vương xây thành cổ loa hay việc trấn yểm phía Tây thành Thăng Long…
Ngay cả trong cuộc sống hiện đại, rất nhiều người vẫn tin vào việc trấn yểm để xua đuổi tà khí mang lại điều tốt đẹp cho gia chủ, chính vì lẽ đó, “thầy phong thủy” và các “dịch vụ phong thủy” mỗi ngày thêm nở rộ.
Bản thân tôi đã từng chứng kiến không ít chuyện trấn yểm khi xây dựng chùa chiền, nhà cửa… Tuy nhiên, việc đúng – sai hoặc có – không chuyện trấn yểm hay long mạch có linh nghiệm không, ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của nhân dân, đến giờ phút này chưa một ai có đủ tri thức hoặc thẩm quyền để khẳng định.
Nhưng có một sự thật cần thừa nhận là đời sống tâm linh trong nhân dân đang trỗi dậy mạnh mẽ và cần được tôn trọng. Người dân có quyền bày tỏ niềm tin của mình trước những vấn đề mang tính tâm linh, tín ngưỡng; nhưng đối với các ngành khoa học thì chuyện “thánh vật” cần được tiếp tục nghiên cứu và thận trọng khi đưa ra những kết luận.
Tôi thấy xung quanh chuyện này có nhiều dư luận trái chiều. Nhiều người mặc dù không nói là không có trấn yểm nhưng cách nói và hướng nhìn nhận sự việc thực chất là phủ định. Tôi nghĩ không nên vội vã và dễ dãi như thế.

Còn tiếp…

 

Theo VTC