Lưu trữ | 8:22 Sáng

CÁI GỌI LÀ “ĐẠO ĐỨC” CỦA TÁC GIẢ BẠCH DƯƠNG LÀ THỨ ĐẠO ĐỨC GÌ? – BVB

15 Th6

CÁI GỌI LÀ “ĐẠO ĐỨC” CỦA TÁC GIẢ BẠCH DƯƠNG LÀ THỨ ĐẠO ĐỨC GÌ?

* BÙI VĂN BỒNG
 
            Nhân vụ việc, cũng coi là ‘sự kiẹn’ chủ blog Phạm Viết Đào mới bị bắt, tôi đã tìm hiểu sự tình có liên quan trên mạng, và bắt gặp bài trên trang nguyentandung.org  có bài Vì sao ông Phạm Viết Đào bị bắt?  của tác giả Đại Lâm, và tôi đã post bai đó lên trang blog của tôi để rộng đường dư luận. Theo đó, trên list LINK tại bài này, tôi thấy đi kèm đường dẫn LINK bài:  Phạm Viết Đào là ai ?  của tác gỉa Bạch Dương.
Sau khi dẫn liệu giới thiệu với bạn đọc về những nội dung kèm lời bình, phân tích về ông Phạm Viết Đào là ai, tác giả bài viết có đoạn cuối bài như sau: “Không riêng gì Đào mà hiện nay còn có rất nhiều chủ trang blog đình đám xuất thân là nhà báo, nhà văn như: Nguyễn Xuân DiệnBùi Văn BồngHuỳnh Ngọc ChênhNguyễn Quang Lập,Trương Duy Nhất… họ vốn là những người giỏi chữ nghĩa, có quan hệ rộng trong quá trình hoạt động báo chí, có điều kiện theo dõi những thay đổi, chuyển mình của đất nước nhưng tất cả đều có chung một tư tưởng thích lên giọng “dạy đời” người khác. Và thường nhân danh sự thật, nhân danh tự do, dân chủ để tung hoành đủ thứ vấn đề của đất nước và cá nhân các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Tiếc thay cho những tài hoa nay đã tự biến mình thành những tai họa của đất nước. Đến đây tôi lại chợt nhớ đến câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có tài mà không có đức thì cũng chỉ là người vô dụng”. Mong rằng cái kết đắt giá này sẽ giúp Đào sớm tỉnh mộng để không hoài phí tài năng của mình”.
Trước hết, tôi xin nói rõ để tác giả Bạch Dương biết rằng: Vì có độ dày cuộc đời làm báo, vì (như tác giả nêu) “có điều kiện theo dõi những thay đổi, chuyển mình của đất nước”. Điều đó, tác giả đã đúng. Ai hiểu được từng chặng đường thay đổi, chuyển mình, phát triển, hiểu thấu những thăng trầm, những cuộc chiến hy sinh biết bao máu xương của nhiều thế hệ của  của đất nước đều thấy đau lòng trước hiện trạng đảng cộng sản Việt Nam bị mất uy tín lớn trong nhân dân hiện nay, chế độ tốt đẹp XHCN mấy thập kỷ qua được báo chí ca ngợi, lòng dân hy vọng, tin tưởng, tác động, nay bị “bộ phận lớn” (NQTW4 nêu là “bộ phận không nhỏ”) cán bộ đảng viên có chức có quyền, suy thoái, biến chất, trở cờ, tham nhũng, gây hậu họa lớn cho đất nươc, gây mắt niềm tin trong nhân dân, đẩy cuộc sống người dân khó thoát khỏi loanh quanh kiếp nghèo, kìm hãm bước phát triển đầy kỳ vọng trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Chính Đảng, Nhà nước đã có những chỉ thị và phát động phong trào “toàn dân tham gia chỉnh đốn đảng, tham gia giúp đảng phê bình và tự phê bình” để  giúp vào cuộc chỉnh đốn đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ Nhà nước trong sạch, vững mạnh, có đức có tài, thực sự vì dân vì nước, vì chế độ xã hội mang bản chất “của dân do dân, vì dân”.
 Chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nói chung các vị trong Bộ Chính trị, Ban Bs thư, lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh thành, cơ quan, đơn vị ở đâu cũng hô hào, kêu gọi mọi cán bộ đảng viên cùng toàn dân mạnh dạn phê bình, nói thẳng nói thật, thẳng thắn đấu tranh với những hiện tượng, những cá nhân tiêu cực, tham nhũng tha hóa, suy thoái, biến chất.
Bản thân tôi đã 40 năm tuổi đảng, trên 30 năm trong nghề báo càng thấu hiểu điều đó. Khi vào đảng, tôi đã thề suốt đời đi theo đảng, trung thành với mục đích, lý tưởng của đảng, nay thấy những cán bộ đương chức đương quyền ‘khoác áo đảng’, ‘mang danh cộng sản’ gây những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng lớn, thành nhiều nhòm, tâọp đoàn, hệ tống lợi ích, bị hư hỏng cả về đạo đức, lối sống, xa rời mục tiêu, lý tưởng, không học tập và không làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng người đã cống hiến suốt đời như chúng tôi thật đau lòng.
Những nỗi đau đời, trăn trở, suy tư, chiêm nghiệm ấy, tôi đã viết nhiều bài (cả khi đương chức) nhưng không được đăng, hoặc nếu có đưng thì bị vo tròn, nắn vuông, cắt cụt chăng ra làm sao. Phần lớn những bài viết về tiêu cực, tham nhũng, phê phán lãnh đạo này, chức danh kia đều không được đăng.
Khi đương chức, muốn lập trang blog, trang mạng cá nhân, hoặc viết bài cho trang mạng “lề trái” nào đó (cho du bài viết thẳng thắn, xây dựng đề xuất có lý có tình) đềucùng bị cấm đoán triệt để.
Khi đã nghỉ hưu, viết các loại bài như trên cũng không được đăng. Vì thế, công nghệ thông tin hiện đại, thời bùng nổ thông tin toàn cầu có mạng Internet, có các trang cá nhân, blog. Hiện nay, tính ra trên cả nước có hàng chục triệu cư dân mạng có trang cá nhân tại các kênh chủ, mạng dẫn truyền như: Facebook, Google, Yahoo, Netlog, 360, 180 (độ), Blog tiếng Viẹt, Yume, vv. Tại sao khi chúng tôi lập trang cá nhân để góp tiếng nói cùng cộng đồng mạng nhằm phê phán cái xấu, khen cái tốt, đưa thông tin nhằm góp phần “xây dựng chế độ xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như Nghị quyết Đảng nêu, lại bị coi là “lợi dụng các quyền dân chủ chống dảng, chống chế độ, chống nhà nước”!? Quan điểm của chúng tôi là chống sai trái, chống cái xấu, kết hợp ‘xây’ và ‘chống’ để giữ uy tín cho đảng, nhà nước, kéo lòng dân hiểu thấu để gần hơn với đảng, nhà nước. Đồng thời, muốn vậy phải mạnh dạn, kiên quyết phê phán những cá nhân có chức có quyền suy thoái, biến chất, tham nhũng hại nước hại dân chỉ vì lòng tham cá nhân chủ nghĩa mà quên nghĩa đồng chí đồng bào, quên trách nhiệm với quốc gia, dân tộc. Chẳng lẽ phê phán, kể cả rất mạnh mẽ, thẳng thừng với những cái xấu, những tồn tại nguy hại ấy là “mất đạo đức”, là đồng nghĩa với nói xấu đảng, nhà nước, là bôi bác chế độ? Chính những hành động, lối sống của họ làm hại đảng, bôi bác hế độ hay những người viết bài phê phán họ?
Thế mà, trong bài viết nói về nhà văn Phạm Viết Đào, tác giả Bạch Dương lại nèo thêm nhiều người khác một cách vô lối, đưa trích dẫn câu nói của Bác Hồ, rồi mượn đó để thóa mạ chúng tôi (trong đó có tôi) là “có tài mà không có đức”. Đó là sự vu không liều lĩnh, tùy tện và trắng trợn. Đó là lợi dụng quyền tự do báo chí xúc phạm, vu khống, bôi nhọ danh dự người khác. Tác giả Bạch Dương cứ đọc hết, đọc cho kỹ trang blog của tôi xem xấu xa ở chỗ nào, động cơ không lành mạnh ở chỗ nào, và nhất là không ‘đạo đức’ ở chỗ nào? Thế nào là “dạy đời”? Những kẻ tham lam, mất hết đạo đức cách mạng, thiếu hân đức ấy không thể xưng là đại điện đảng, đại diện nhà nước, chế độ được! Những kẻ đó phải được dạy là phải rồi, sao lại nói các trang blog ‘dạy đời’? Vậy, thử hỏi làm như vậy, ném lên những câu chữ như vậy, tác giả Bạch dương có đạo đức không? Và cái đạo đức mà tác giả nêu trong bài, áp đặt cho người khác như thế là thứ đạo đức gì? Bác Hồ cũng nói: “Nhà báo trước khi viết bài phải tự đặt cho mình câu hỏi: Viết cho ai, viết để làm gì?…”; “Suy nghĩ trước khi nói, cẩn thận khi cầm bút”, và “chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói”. Thử hỏi tác giả Bạch Dương: “Bọn sâu mọt suy thoái, biến chất, khoác áo đảng, mệnh danh cách mạng làm hại nước hại dân là thứ đạo đức gì? Những kẻ xu nịnh, cơ hội ‘đi theo voi ăn bã mía’ là thứ đạo đức gì?”.Tác giả Bạch dương cần suy nghĩ nghiêm túc, còn viết báo còn phải lo tu tính, tu đạo, tích đức và tu nghiệp, sao cho xứng đáng là nhà báo cách mạng, nhà báo của đảng. 
Để kết bài ‘phản biện ngắn’ và cũng như thư ngỏ gửi tác giả Bạch Dương, tôi trích lời Bác Hồ (đoạn này nhà báo Hà Đăng đã trích dẫn trong bài “Bác Hồ nói về tình chiến đấu của báo chí”), như sau: “Bác Hồ chỉ rõ: Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân – tức là phục tùng chân lý”. Đoạn này, tác giả Bạch dương nên đọc nhiều lần để có định hướng và nhận thức đúng! Ít nhất là có được văn hóa nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp, ứng xử. Tôi không biết Bạch Dương là bút danh của ai, trẻ hay già, ông hay bà? Nhưng nếu già mà viết báo kiểu đó thì tốt nhất nên bỏ bút đi cho thiên hạ được nhờ; còn nếu tác giả còn trẻ người non dạ, cần học đạo đức cho sâu, học nghề cho chín, cái gì không biết phải khiêm tốn hỏi bậc cao niên có kinh nghiệm trong nghề báo. Nhân 21-6 sắp tới, cũng coi như đồng nghiệp, chào!
BVB
 
—————–
 

28 nhận xét:

  1.  

    Nhà nước làm việc có nguyên tắc dù hợp với tâm tư nhiều người hay ít là do nhận thức, tình cảm ( công luận chung). Việc báo chí cung cấp thông tin trung thực rộng rãi cho toàn xã hội là cần thiết. Trong cuộc sống , trong mọi công việc của một tập thể hay một người đều không thể tránh khỏi có đúng có sai.Không biết tác giả BD nhân vụ bắt nhà văn Phạm Viết Đào lại lôi nhiều người vào lúc này là có ý không hay ho gì, những bạn đọc trí thức hoặc người bình thường họ sẽ nhận ra ý tứ đó, Phải chăng BD ” mượn gió bẻ măng ” nếu thế thì không trong sáng gì , tư cách như thế thì quá
    kém.Tôi tin cái cách mà BD sử dụng không xúi bẩy được ai đâu.

    Trả lờiXóa

     
     
  2.  

    Thử hỏi, tác giả Bạch Dương có bài nào phê phán, phản biện, nói thẳng nói thật vì dân, vì nước, vì công lý, dân chủ hay chưa? Hay chỉ là kẻ bồi bút. Thời gay gắt, khốc liệt này, những nhà báo, nhà văn ,trí thức dám nói thẳng, nói thật để xây dựng xã hội tốt dẹp hơn như bác Đại tá Bùi Văn Bồng và các vị mà Bạch Dương nêu là hiếm đấy! Bạch Dương đừng có cái lối viết hồ đồ, quy chụp và xúc phạm người hác như thé!

    Trả lờiXóa

     
     
  3.  

    Bạch Dương là biểu tượng môi sinh và phong cảnh nước Nga. Còn Bạch Dương trong bài này là Hắc…Dương (gì đó, một chữ vần V khó nói ra). Cái lối vơ đũa cả nắm mà cũng đòi viết báo à?

    Trả lờiXóa

     
     
  4.  

    Bác Bồng ơi nói làm làm gì với bọn bồi bút(DLV) này cho đau đầu nói với họ chẳng khác đàn gảy tay trâu.

    Trả lờiXóa

     
     
  5.  

    Ôi, Bạch Dương kia đấy – Lại xuất hiện một thằng bồi bút tệ hại hết chỗ nói.

    Trả lờiXóa

     
     
  6.  

    Gâu gâu, ẳng ẳng, chỗ nào có tiếng nói thật nói thẳng, tao lại lùng tìm Đâu Đâu, ẳng ẳng!

    Trả lờiXóa

     
     
  7.  

    Cái hổ lốn Bạch Dương này mà cũng đòi lên mặt dạy đời. Đi mua da chai kiếm sống đi con, đừng có xúc phạm các đại quý nhân trong làng báo thời @, thời cần dân chủ!

    Trả lờiXóa

     
     
  8.  

    Chắc là người theo chủ nghĩa của Stalin nên mới lấy bút danh Bạch Dương? lại thêm một ông viết báo kiểu:”Bẩm quan, con vịt nó có 2 chân ạ”.
    Hoan hô bác Bồng đã “phản pháo” mãnh liệt vào đầu đám nịnh thần!

    Trả lờiXóa

     
     
  9.  

    Ai vì dân, ai vì nước thì chúng ta thấy rõ.Cái thứ bợ đỡ, xu nịnh … giờ thành ý thức hệ. Tôi là người thầy, tôi thấy trẻ em bị tẩy não, bắt phải hát, phải đọc thơ … ca ngợi khi còn học mầm non. Và nữa, học mầm non, các em đã thấy rằng bạn nào được quan tâm hơn bạn nào nếu bố mẹ có quà, phong bì. Nên người dân việt không những bị tẩy não mà còn bị bôi đen, cái xấu bây giờ thành ý thức hệ, có khi còn đi vào gen di truyền.
    Tôi nói với một lớp học trò (lớp 7): Các em phải cố mà học sau này còn xây dựng quê hương. Một em nói: Nhưng mà mấy anh chị trong làng em học xong mà không có tiền xin việc thầy ạ! Một số anh chị nhà giàu, có quan hệ, học dốt, học trường vớ vẩn vẫn làm cán bộ huyện, cán bộ xã. Đúng là thầy cũng chịu, để được dạy các em, bố thầy cũng phải vay ngân hàng. Chẳng lẽ tôi nói với các em: Bố các em cũng có thể vay ngân hàng. Mà vay ngân hàng bây giờ cũng phải có phong bì cho tín dụng. Buồn!

    Trả lờiXóa

     
     
  10.  

    Ối cả nhà ơi, thỉnh thoảng click nhầm và trang nguyentandung thì cái tên Bạch Dương và Lâm Trực nó lồ lộ ở đó với những bài viết thúc đầy NTD ra lệng bắt từng người. Trước khi TDN bị bắt cũng một loạt bài của con chó Bạch Dương và Lâm Trực trên trang nguyentandung cùng với hình ảnh của TDN bị gạch chéo đỏ, nghĩa là xóa sổ. Sau khi TDN, thì nó nhắc đến tên PVĐ, và NXD. Nhưng đúng là hôm nay đọc trên một số trang của bọn bồi bút này thì thấy có cả tên của Bác. Thằng bồi bút Đức Thọ nào đó nó còn lên danh sách lần lượt từng blogger kìa. Thực ra NTD có lê máy chém được cũng là do bọn bồi bút và dư luận viên này nữa. Nên mọi người lưu ý và cần phải lật mặt lũ này, để sau này nhând ând đòi nợ và tìm cống cho chúng.

    Trả lờiXóa

     
     
  11.  

    Nghe hung tin Nhà báo Tự do Phạm Viết Đào vừa bị bắt
    *************************************************

    Hôm nay ghé qua thăm

    Trang nhà cũng chẳng thấy !

    Chủ gia trang đâu rồi ?

    Đoán cùng đi với Nhất

    Chuyện chẳng lành rồi đây !

    Chủ trang nhà Bác Đào

    Viết toàn chuyện Tâm linh

    Putin với Người Tình

    Vợ cũ vào tu viện

    Viết bài thật hiền khô

    Ấy cũng vi phạm Luật !

    Chúng điên cuồng lê cùm

    Đi khắp nẽo Việt Nam

    Chắc em trai Bác Đào

    Là liệt sĩ chống Tàu

    Khựa bựa coi cái gai

    Từ lâu trong mắt Chệt

    Vịt gian nay kiếm cớ

    Bắt bác Đào tâng công

    Với Hoàng đế đỏ Khựa

    Anh Tư sâu sang Tàu

    Có quà từ nước Vệ

    Lão TẬP chắc vỗ đầu

    Anh Tư Bốn lù sâu .. ..

    Lần tới Huỳnh Ngọc Chênh ?

    Rồi đến Nguyễn Xuân Diện !

    Đại tá Bùi Văn Bồng ?

    Đến Bọ Nguyễn Quang Lập !

    Trương Duy Nhất…đã xong !

    Chúng lê cùm khắp nẽo

    Mẹ Việt Nam buồn theo

    Nghe hung tin chiều nay

    Chúng bắt khẩn cấp anh

    Thêm một Người tù đày !

    Bao Tù nhân Lương tâm

    Đẩy vào trong ngục tối

    Cỗ máy cuồng điên rồi

    Chắc gần tàn đến nơi

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Paris, Chiều 13/06/2013

    Trả lờiXóa

     
     
  12.  

    Viết về blog Phạm Viết Đào, nhưng cuối bài lại nèo váo mấy blog mà bạn dọc yêu mến, chững chạc, phê bình mà rất xây dựng. Ông/bà Bạch Dương làm báo kiểu bới móc, xúi dục, kích động , chỉ điểm như thế là thất đức, không có lương tâm nghề nghiệp, không đúng với báo chí cách mạng VN.

    Trả lờiXóa

     
     
  13.  

    Bạch Dương làm việc cho ai, Bạch Dương theo chủ nghĩa nào đó là quyền của BD! Nếu BD là nhà báo, BD có những bài viết sự thật về Tiên Lãng, Văn Giang về Hoàng Sa, Trường Sa, biển Đông vv…hay cũng chỉ là tàu của nước “LẠ”? viết để kiếm cơm thì dễ, nhưng viết để được kính trọng thì không phải ai cũng làm được! Hãy viết sự thật để trong suốt cuộc đời không dằn vặt, đau khổ, ân hận vì sai lầm! Có những nhà văn, nhà thơ, nhà báo được đúc tượng đồng, bia đá, nhưng có những bài văn, bài thơ, bài báo chỉ để làm đóm châm thốc lào! Chỉ có sự thật mới được mọi người tôn trọng!

    Trả lờiXóa

     
     
  14.  

    Càng kính trọng những nhà văn , nhà báo chân chính chừng nào thì chúng tôi càng khinh bỉ cái lũ bồi bút hèn hạ, bất chính ,mất dạy bấy nhiêu , những kẻ tự cho là chính nghĩa được chính quyền bảo kê xử dụng , luôn to mồm quy chụp người này người nọ chống CQ , thế nhưng không bao giờ lũ này dám dùng tên thật để viết bài như các ông BVB ,HNC, NQL v.v…, tại sao ? Có lẽ bọn này vẫn còn một chút chất Việt tộc nên phải giấu diếm tên cha mẹ đẻ như ” mèo giấu ….” chứ không thì cả dòng họ tổ tiên khó lòng yên thân vì phải thường xuyên được nghe lời thiên hạ phỉ nhổ .

    Trả lờiXóa

     
     
  15.  

    Thế tại sao ‘bồi bút’ Bạch Dương không kể ra những trang chỉ thẳng mặt, nêu đích danh, đưa cả hình biếm họa mạt sát, phê gay gắt các vị lânh đạo đảng, nhà nước, chính phủ như: Tư sang nham hiểm, Quan làm báo, dân làm báo, vua làm báo, Đảng làm báo, Tư Sang, anh lái đò, vv Lại đi kể ra những trang mà chủ blog xưng danh tính, rõ họ tên đàng hoàng, điện thoại, địa chỉ rõ ràng? Ai núp bóng? Ai gian manh phá ngang làm đe dọa nguy cơ tồn vong của đảng và chế độ?

    Trả lờiXóa

     
     
  16.  

    NGUOI QUAN TU PHAI BIET GAN NGUOI HIEN , TRANH XA TIEU NHAN. VUA SANG SUOT PHAI BIET NGHE NHUNG LOI NOI PHAI, GAN HIEN THAN, TRANH XA DAM XU NINH, CHI BIET CHUC CHO VUOT DUOI CHU, DE NHAN ON MUA MOC. LOI NOI PHAI AI NGHE CUNG THAU TIM GAN.CHI KE NHUNG NGUOI MU QUANG MOI THICH NGHE LOI XU NINH, DOI TRA.DO LA HON QUAN VO DAO. DO VAY LANH DAO HOM NAY CUNG PHAI NHAN THAY CAI Y NGHIA LON LAO CUA NHAN DAN DONG GOP CHO MINH, KHONG CAM ON HET LONG THI THOI, SAO LAI NGHE LOI DAM XU NINH, CHI LO LOI LOC, NOI LOI TRAI TAI, MA LAM DIEU VO DAO.DOC CAC TIN TREN CAC BAI VIET, TRONG TIM OC NHAN DAN AI CUNG HIEU DUOC DAU LA DUNG DAU LA SAI, KHONG THE LOAN BUT, CHE MAT NHAN DAN DUOC DAU.NAN DAN COI KHINH VA THUONG HAI CHO NHUNG BOI BUT. DA CAM BUT VIET LACH THI PHAI BIET DAM MAY THANG GIAN BUT CHANG TA, CHU DUNG LAM CAC CON CONG AN COM CHUA, MUA TOI NGAY.

    Trả lờiXóa

     
     
  17.  

    Xin hãy cảnh giác ! Đừng xem thường tay Bạch Dương nầy, không tầm thường đâu ! Sau Phạm Viết Đào không chừng là Anh Diện, bác Bồng, anh Chênh, bọ Lập …. đấy. Chơi sau lưng hoặc chơi lén đỡ không kịp đất !

    Trả lờiXóa

     
     
  18.  

    Nếu thực sự TT Nguyễn Tấn Dũng có 1 trang WEB và thâu nhận 1 đám lâu la bồi bút để đả phá các Blogger lề trái, NTD quả là 1 tên lưu manh đang tự bôi bẩn chính mình. Trong cương vị TT, NTD phải có lòng tự trọng, phải ra kẻ anh hùng dù người khác không phục. Qua vụ Cù Huy Hà Vũ, Trương Duy Nhất, hay Phạm Viết Đào….Điều đó đã nói lên tính gian manh, xảo quyệt của 1 kẻ HÈN. Hãy vào trang WEB của NTD, ta có thể nhìn thấy đám bồi bút đang phục vụ dưới trướng của kẻ tham sống sợ chết, 1 kẻ bán nước cầu vinh, 1 kẻ chấp nhận làm tay sai cho tầu cộng. NTD đã tạo cho hắn 1 nỗi oan khiên với dân tộc VN. Nếu 1 mai NTD thất thế hoặc chết đi. Hắn có nghĩ rằng những kẻ bồi bút cho hắn sẽ là những kẻ đào xác hắn lên và băm hắn ra hàng trăm mảnh?

    Trả lờiXóa

     
     
  19.  

    Kẻ gian trá bao giờ cũng sợ sự thật
    Kẻ đạo đức giả bao giờ cũng sợ người đạo đứa thật
    Kẻ bán nước bao giờ cũng sợ người yêu nước
    Cụ Hồ nói :”Khó trăm lần đân liệu cũng xong”
    Nhưng ngày nay học tập và làm theo lời Bác “Để Đảng và Nhà nước lo”
    Đã không làm theo lời Bác lại còn dẫn lời Bác ra dạy đời, tự Đang và nhà nước đã làm mất thiêng lá bùa hộ mênh của mình.

    Trả lờiXóa

     
     
  20.  

    Ta đọc bào này của BD rồi, nhưng nó chỉ ở trình “dư luận viên”, thiết nghĩ BVB ko nên chú ý làm chi.

    Trả lờiXóa

     
     
  21.  

    RElated:
    from viet-studies
    Gần đây, sự phát triển của đội ngũ “dư luận viên”, cũng như sự phát triển của “cẩu tặc”, là một dấu hiệu cho thấy kinh tế Việt Nam đang bị suy thoái trầm trọng: Vì quá nghèo, không có việc lương thiện để làm, nhiều người phải làm những việc táng tận lương lâm (mà chính họ cũng lấy làm nhục nhã) để kiếm sống. ◄

    Trả lờiXóa

     
     
  22.  

    Các anh là những đốm sáng trong đêm đen! mà đêm đen chỉ là nơi trú ngụ của loài rắn rết, hổ báo. Chúng tôi, hàng triệu người dân hàng ngày vẫn đang theo dõi tin tức, Cái quan trọng là chúng tôi thấu hiểu cái xã hội đã đầy rẫy bất công, tham nhũng, tham tàn và đã hư hỏng toàn bộ hệ thống không còn cứu vãn được nữa; Chính chúng tôi đang trong bộ máy chết tiệt đó. Và những người viết được, nói được nguyện vọng, suy nghĩ của hàng triệu người như chúng tôi là những người như các anh; Cảm ơn Bùi Văn Bồng.

    Trả lờiXóa

     
     
  23.  

    Bạch Dương là một trong số 9000 dư luận viên, được Chính phủ (đúng ra là đồng chi 3X) trả lương mỗi tháng 3 triệu đồng để làm dư luận viên chống lưng cho những việc làm và tội trang của chúnh phủ và 3X.
    Hắn ta nói về câu của Bác Hồ mà không biết ngượng:”Có tài mà không có đức thì cũng chỉ là người vô dụng”, đây là câu của Bác Hồ dạy cán bộ CS, và đạo đức ở đây là đạo đức phụng vụ nhân dân, phụng sự Tổ Quốc VN. Tụi 3X và bè lũ thử hỏi hiện nay còn có được đạo đức này không? Chúng đã hiện nguyên hình một lũ CS lưu manh, làm hư hỏng cả một thế hệ, làm tan nát cả một dân tộc và làm cho một đất nước đi đến đường cùng.

    Trả lờiXóa

     
     
  24.  

    Tại sao những bloger bị nêu tên lại không kiện tên dlv này tội phỉ báng và làm nhục người khác. Hay là dlv lề đảng nên các anh sợ. Vậy thì hèn lắm.

    Trả lờiXóa

     
     
  25.  

    Thằng Bạch Dương này bậy bạ hết chỗ nói, đúng là một bọn theo voi hít bã mía, theo đóm ăn tàn, những cư dân mạng chân chính hãy đồng loạt ném đá cho vỡ mặt bọn chuyên sun xoe nịnh hót, bợ đỡ đít quan trên để mưu cầu danh lợi. Chúc bác Bồng sức khỏe và có nhiều bài vạch mặt bọn quan tham làm thiệt hại cho dân.

    Trả lờiXóa

     
     
  26.  

    Bác BVB đã “nện” cho tên bồi bút Bạch Dương một trận nên thân. Sắp tới ngày 21/6, tức ngày báo chí VN, , tôi mong có nhiều bài bút chiến để tấn công vào bọn bồi bút hơn nữa.

    Trả lờiXóa

     
     
  27.  

    Bạn Bạch Dương viết bài đăng trên trang Web của Thủ tướng, lại dạy máy nhà văn, nhà báo lão thành là “có tài mà không có đức”, chắc oai lắm. Vậy xin ngài BD cho biết quý danh thật và tấm chân dung cùng địa chỉ, số điện thoại, email thật cho toàn giới bloger được chiêm ngưỡng và gửi lời tán dương nhân ngày Nhà báo sắp tới. Người có “đạo đức” như vậy phải xuất hiện công khai, đàng hoàng cho bàn dân thiên hạ biết, ít ra cũng như Phạm Viết Đào, Bùi Văn Bồng… chứ ai lại chui rúc vào xó tôi!
    MVT

    Trả lời

Vụ bắt ông Phạm Viết Đào: Nguồn tin mới là vấn đề chính? – RFI

15 Th6

Vụ bắt ông Phạm Viết Đào: Nguồn tin mới là vấn đề chính?

Nhà báo Phạm Chí Dũng (@anhbasam)

Nhà báo Phạm Chí Dũng (@anhbasam)
 

Như tin chúng tôi đã loan ở phần trên, blogger nổi tiếng Phạm Viết Đào đã bị bắt hôm qua 13/06/2013 vì tội danh ” lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 Luật hình sự Việt Nam. Trước đó, một blogger tên tuổi khác làTrương Duy Nhất cũng đã bị bắt ngày 26/05 với tội danh tương tự.

 

 

 
Ông Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn

 
14/06/2013
 
 

Với việc bắt giữ nhà văn kiêm blogger Phạm Viết Đào, như vậy là đã có thêm một nhà văn nữa bị bắt trong vòng một năm. Người trước đây là nhà văn Phạm Chí Dũng, bị bắt vào tháng 7/2012 với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền.

Trả lời RFI Việt ngữ tối qua, ngay sau khi thông tin ông Phạm Viết Đào bị bắt được đăng tải, nhà văn kiêm nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã trao đổi với chúng tôi về một số nhận định ban đầu.

RFI : Xin chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Thưa anh, anh có nhận xét như thế nào về tin blogger Phạm Viết Đào bị bắt ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Như vậy là trong vòng nửa tháng trời đã có hai vụ bắt giữ liên tiếp đối với giới blogger, liên quan tới cùng một điều 258, và cũng liên quan tới những vấn đề có những thông tin nội bộ trên blog. Nửa tháng trước, việc này xảy ra đối với trường hợp của blogger Trương Duy Nhất. Và đến bây giờ thì vụ bắt giữ mới nhất xảy ra đối với ông Phạm Viết Đào, một blogger và cũng đồng thời là một nhà văn.

Theo tôi thì hai vụ này có những điểm tương đồng nhất định, không chỉ về điều 258. Với blog của nhà văn Phạm Viết Đào, tôi để ý tới những thông tin nội bộ, đặc biệt được đưa lên blog này trong thời gian gần đây. Và có lẽ là tôi cũng giống như nhiều người khác, thường đặt câu hỏi là tại sao những blogger này lại có được những thông tin quá đặc biệt như vậy.

Một điểm tương tự nữa của vụ bắt giữ ông Trương Duy Nhất và ông Phạm Viết Đào là ngay sau khi có thông tin ông Phạm Viết Đào bị bắt, thì blog của ông cũng đã bị khóa. Tôi có thử mở, nhưng không được, trên mạng đòi hỏi phải có mật khẩu.

Có một chi tiết đáng chú ý nữa là việc bắt ông Phạm Viết Đào lại diễn ra ngay sau khi Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, với kết quả là khá nhiều quan chức chính phủ bị tỉ lệ phiếu cao liên quan tới loại phiếu « tín nhiệm thấp ». Và đồng thời việc bắt giữ ông Phạm Viết Đào vẫn diễn ra trong bối cảnh quốc tế đang gây áp lực nhân quyền liên tục với Nhà nước Việt Nam, liên quan tới hàng loạt nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt giữ, và cũng liên quan tới bầu không khí « tuyệt thực cùng Cù Huy Hà Vũ ».

RFI : Như vậy theo anh vấn đề chính là việc các blog này đưa ra những thông tin trong nội bộ mà ít người có được ?

Có một chi tiết cũng nên tham khảo mà tôi muốn nêu ra – có lẽ chỉ để tham khảo thôi. Có một blog được dư luận gần đây khá quan tâm vì đưa ra những thông tin cũng không kém phần nội bộ – tên là « Tư Sang nham hiểm ». Trước đây vào ngày 04/05/2013 trên blog này có bài « Toàn bộ hệ thống bảo vệ pháp luật và chính quyền đã chết lâm sàng ? », và trong bài này có điểm về blogger Phạm Viết Đào, trong đó có một đoạn đánh giá về ông Phạm Viết Đào như thế này : « Tiết lộ bí mật Nhà nước bằng cách công bố các công văn mật, lan truyền các tin đồn sai sự thật, xuyên tạc tình hình nội bộ Đảng ».

Sau khi việc này xảy ra, thì tôi mới nhớ lại là trước đây blog Phạm Viết Đào cũng có đưa một số tin tức, phải nói là đọc khá thú vị, vì rất nội bộ. Rất may là tôi còn lưu lại được một đoạn của blog Phạm Viết Đào. Có một người nào đó tên là Hai Xe Ôm – chắc chắn là một bút danh – vào ngày 16/04/2013, tức là trước Hội nghị trung ương 7, có đưa một cái tin là « Tin cung đình lọt ra vỉa hè », trong đó có những nội dung đáng chú ý như thế này :

Thứ nhất là các cấp thượng đỉnh đã có những thay đổi trong quan hệ Đông-Tây, nếu tinh ý quan sát những động thái gần đây trên báo chí về vấn đề hiến pháp, về chủ quyền biển đảo. Thứ hai là Hội nghị kiểm điểm BCT giữa nhiệm kỳ vẫn tiếp tục triển khai. Thứ ba là sắp tới sẽ bổ sung thêm 3 đồng chí vào BCT để đủ 17 vị đó là: NBT, NXL và NTKN.
Thứ tư là Hai Xe Ôm có đề nghị kiểm chứng một nguồn tin do một blogger cung cấp: Có hai vụ hối lộ lớn tại Tập đoàn dầu khí bị lập biên bản, một vụ 600.000 USD và 1 vụ 200.000 USD. Thông tin này đã bị dập đi: không khẳng định và cũng không phủ định, và yêu cầu Hai Xe Ôm không bắt đối tác trả lời, kiểm chứng thông tin này.

Nhưng có lẽ thông tin quan trọng nhất trong lời bình của Hai Xe Ôm trong blog Phạm Viết Đào, theo tôi là nội dung « Đã lấy phiếu tín nhiệm để giới thiệu nhân sự BCT nhiệm kỳ Đại hội XII tới. Theo nguồn tin này thì đồng chí 4S cao phiếu nhất, đồng chí X. thấp nhất ».

Tóm lại là những thông tin tôi muốn nêu về việc bắt giữ nhà văn và cũng là blogger Phạm Viết Đào đặt ra cho dư luận một số ẩn ý, hàm ý và những câu hỏi, cũng giống như đối với trường hợp bắt giữ blogger Trương Duy Nhất.

Vấn đề còn lại với tôi, và vẫn là câu hỏi thường trực trong tôi, là đối với những người như Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, thì cái gì là chính ? Cái gì là chính liên quan tới vụ bắt giữ đối với họ ? Phải chăng từ những blog này đã có những tin tức rất nội bộ, và nếu đúng đó là những tin nội bộ và những tin tối mật, thì nguồn tin ở đâu ?

Nguồn tin có thể mới là vấn đề chính. Và nếu như dư luận có thể đánh giá được vấn đề nguồn tin từ đâu ra, thì dư luận cũng có thể dự báo được những động thái liên quan tới việc chỉ đạo bắt giữ những blogger này.

RFI : Giới blogger có xôn xao nhiều sau khi hai blogger có tiếng đều bị bắt ?

Việc này chắc chắn là các blogger không những xôn xao mà còn xáo động. Chắc chắn là như vậy. Tôi có trao đổi với vài blogger, họ rất chú ý việc này, cũng như đã từng rất chú ý vụ Trương Duy Nhất. Và không thể nói là họ không có phần lo lắng.

RFI : Xin chân thành cám ơn nhà văn, nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng dành thì giờ tham gia chương trình của RFI Việt ngữ.

Tướng Vĩnh gửi thư về TS Cù Huy Hà Vũ – BBC

15 Th6

Tướng Vĩnh gửi thư về TS Cù Huy Hà Vũ

 
Ông Nguyễn Trọng VĩnhÔng Nguyễn Trọng Vĩnh từng làm đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, vừa gửi thư lên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về vụ tuyệt thực của TS Cù Huy Hà Vũ.

Ông Vĩnh là một trong các vị công thần gần đây đã đóng góp nhiều ý kiến cho quá trình phát triển dân chủ và xã hội ở trong nước.

 

Trong khi đó tin mới nhất mà chúng tôi nhận được cho hay vợ ông Vũ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, đã được phép vào thăm ông không theo định kỳ vào thứ Bảy 15/6.

Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ bắt đầu tuyệt thực trong trại giam từ ngày 27/5 để phản đối việc ông bị vi phạm quyền lợi.

Thư của ông Nguyễn Trọng Vĩnh viết hôm 13/6 mà BBC được tiếp cận viết ông Cù Huy Hà Vũ đã bị giám thị ở trại giam K5, Thanh Hóa, “đối xử tai ác, bất chấp pháp luật” và vì “quá uất ức” ông đã quyết định tuyệt thực.

Ông nhắc lại trường hợp bản thân ông và bạn tù cũng đã tuyệt thực khi bị thực dân Pháp giam ở Đăk Tô, Kontum.

“Sau 7 ngày mệt lả thì Công sứ Trung Kỳ điện cho Công sứ Kontum đáp ứng những yêu sách của chúng tôi.”

Tuyệt thực dài ngày

Thư viết tiếp: “Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực đến nay đã 18 ngày thì rất nguy kịch, cách cái chết không còn xa mấy”.

“Tôi nghĩ là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước không nỡ làm ngơ trước cái chết vô lý của một con người, bất kể đó là ai.”

Tướng Vĩnh đề nghị hai vị lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam cho kiểm tra và chỉ thị cho giám thị trại giam đối xử bình thường với ông Cù Huy Hà Vũ, cho phép vợ con ông thăm nom cung cấp dinh dưỡng cho ông.

“Tôi nghĩ là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước không nỡ làm ngơ trước cái chết vô lý của một con người, bất kể đó là ai.”

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

“Tốt hơn thế, kính đề nghị Tổng Bí thư và Chủ tịch nước… thể hiện truyền thống nhân đạo của tiền nhân xuống lệnh tha trước thời hạn tù nhân Cù Huy Hà Vũ…”

Ông Vĩnh cảnh báo nếu ông Cù Huy Hà Vũ thiệt mạng vì tuyệt thực thì điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu cho uy tín của Việt Nam trước dư luận quốc tế.

Ngày càng nhiều người Việt ở cả trong nước và nước ngoài tuyên bố cùng tuyệt thực để ủng hộ ông Cù Huy Hà Vũ.

Hôm thứ Tư 12/6, trong một cuộc nói chuyện điện thoại với bà Lê Hiền Đức, một người đấu tranh ở Hà Nội, Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp nói sẽ chịu trách nhiệm về tính mạng của ông Vũ.

Ông Oánh, người phụ trách quản lý các trại giam, nói với bà Đức rằng ông Cù Huy Hà Vũ “sẽ không chết, trong tù đường sữa rất nhiều”.

Tuy nhiên bà Dương Hà, vợ ông Vũ, nói dù gia đình gửi nhiều đồ ăn ông vẫn quyết tâm không sử dụng.

VN bắt liên tiếp để đổi chiều quan hệ? – BBC

15 Th6

VN bắt liên tiếp để đổi chiều quan hệ?

Hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt cách nhau một tháng

 

Đánh giá các vụ bắt blogger tại Việt Nam, có ý kiến rằng phái ‘thân Mỹ’ trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam đã bị qua mặt bởi phe phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.

 

Bình về vụ bắt blogger mới nhất xảy ra tại Hà Nội hôm 13/6/2013, nhà quan sát tình hình Việt Nam từ Úc, Giáo sư Carl Thayer nói các vụ ngăn chặn ý kiến phê phán tham nhũng, kêu gọi dân chủ này cần được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung.

Blogger Phạm Viết Đào bị bắt hôm qua, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự trong vụ việc xảy ra chưa đầy một tháng sau khi công an Việt Nam bắt ông Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng.

Nay, trả lời BBC, ông Carl Thayer giải thích bối cảnh chính trị của các vụ này:

“Người ta chỉ có thể kết luận là trước chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam muốn bày tỏ hình ảnh rằng họ cứng rắn chống lại ‘âm mưu’ của các nhân vật vận động cho Diễn biến Hòa bình và cố gắng làm cho quan hệ của họ với Trung Quốc qua ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chung của hai bên thêm mặn nồng,”

“Điều đang xảy ra là trong Đảng sau đợt phê và tự phê, và cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội vừa qua đưa tới chỗ các bộ trưởng cảm thấy họ đang “lâm chiến”, theo Giáo sư Carl Thayer.

“Họ bị phê phán theo cách họ không làm sao kiểm soát được và tìm cách đe dọa những người khác thông qua việc trấn áp các blogger nhưng cách làm này không hiệu quả vì sự phê phán trên mạng đã lan quá rộng.”

Cùng lúc, ông cũng cho rằng phái muốn hướng về phía Hoa Kỳ nay “đã bị qua mặt” (overtaken) và thế chủ động nay thuộc về phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.

Theo ông Thayer, các vụ bắt blogger này cần được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung và Hoa Kỳ.

Riêng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Thayer bình luận:

“Tôi đã từng nói một cách mỉa mai rằng lời hứa duy nhất Thủ tướng Dũng đã thực hiện được chính là chuyện trấn áp blogger.”

“Các đối thủ của ông Dũng cũng đồng ý với ông rằng để nhiều blogger phê phán tham nhũng, phê phán sự bất lực trong quản trị của chính phủ và kêu gọi hãy đứng lên đối mặt với Trung Quốc theo cách các blogger muốn, sẽ chỉ khiến chính quyền rơi vào vị thế khó khăn.”

Bực giận lan rộng

Từ Hà Nội, hôm 14/6/2013, hãng tin AP của Hoa Kỳ bình luận:

“Vụ bắt ông Phạm Viết Đào, 61 tuổi, cho thấy mức độ lo ngại trong Đảng Cộng sản về mối đe dọa từ các cuộc vận động trên mạng Internet. Cho tới vài năm trước, Đảng có toàn quyền kiểm soát thông tin trong nước. Nay, nhiều blog, trang Facebook tự lập ra đã đăng tải tin tức chua cay về sự kém cỏi, về đấu đá nội bộ, và các tin bài này đã đến với hàng triệu người, khiến sự bực giận lan ra trước vị thế nắm quyền lâu của Đảng.

Chỉ trong năm 2013, theo AP, có 46 cây bút hoặc nhà hoạt động dân chủ bị bắt, xử tù hoặc giam cầm, nhiều hơn cả số người bị bắt vì vi phạm luật an ninh quốc gia trong cả năm 2012.

AP cũng nói dù các chính phủ nước ngoài, gồm cả Hoa Kỳ đã phê phán những vụ trấn áp, kêu gọi thả các nhà vận động nhưng cũng không có phương tiện để gây áp lực với chính quyền Việt Nam.

Giáo sư Thayer cũng nói về làn sóng bắt bớ này:

“Chính quyền Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ trong việc trấn áp các cây viết trên mạng. Chỉ trong năm qua đã có 46 người bị bắt, bất chấp kêu gọi từ Hoa Kỳ và EU là Hà Nội cần cải thiện tình hình.”

Cùng thời gian, cộng đồng mạng tại Việt Nam cũng có một số bình luận đáng chú ý về vụ bắt các ông Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất.

Trung Quốc có nhiều ví dụ dùng bộ máy an ninh ngăn chặn vận động đòi dân quyền

Bài ký tên Bấm Đàm Mai Đạo đăng trên trang blog Nguyễn Tường Thuỵ hôm nay 14/6 nêu ra sự khác biệt, theo nhận định riêng của tác giả về hai người:

“Trong khi ông Nhất bị dư luận nghi ngờ là liên quan trực tiếp với ai đó, khi biết trước tin với xác suất đúng 100% so với tin chính thức về ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ thất cử trong kỳ bầu vào Bộ Chính Trị, thì ông Phạm Viết Đào được coi là không hề dính líu trực tiếp về nhân vật cấp cao nào…”

Bài viết cho rằng ông Phạm Viết Đào, cựu thanh tra Bộ Văn Hóa, “cũng như không làm việc cho bất cứ ai với những bài viết trên trang nhà qua phong cách nhàn nhã như giọt café tí tách để bàn chuyện ‘văn chương thế sự’ như ông tự nhận khi tạo trang blog cá nhân”.

“Ông Phạm Viết Đào, người đã làm việc nhiều năm với nhiều vị trí khác nhau trong guồng máy chính quyền nhưng vẫn thuộc về lãnh vực tinh thần – thứ mà bản thân ông cũng như tất cả người cộng sản hiểu rõ – khó quản lý nhất và hầu như chưa bao giờ “quản” được. Có lẽ ông Đào cũng không lạ lẫm gì với ‘phong thái’ ‘bắt người định tội’ của chính thể này.

Còn trên trang blog Tễu của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, người từng tham gia các cuộc vận động chống Trung Quốc tại Việt Nam thì thông báo tối 13/6 giờ Việt Nam rằng trang blog http://phamvietdao4.blogspot.com/ không còn truy cập được nữa.

Vào ngày 9/7 tới, dự kiến tòa án ở Hà Nội sẽ đưa luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân sẽ ra tòa vì tội Trốn thuế vào, sau hơn sáu tháng tạm giam.

Còn cây bút, Bấm Hồ Hải thì viết trên Facebook hôm 14/6 về hai ông Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào rằng “nếu viết để chửi cụ thể bất kỳ một lãnh đạo nào ở nước Việt khi luật pháp còn mơ hồ, thì chuyện bị bắt theo điều luật 258 là chuyện rất bình thường”.

“Và thậm chí với 3 điều luật 79, 88 và 258 mơ hồ chính quyền có thể bắt hết tất cả dân Việt bất kỳ lúc nào muốn bắt, mà không cần viết gì cả.”

Xoa dịu quan hệ nhưng không đổi mục tiêu – BBC

15 Th6

Xoa dịu quan hệ nhưng không đổi mục tiêu

Hai ông Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang khi ông Tập tới thăm Việt Nam trong cương vị Phó Chủ tịch nước

Hai lãnh đạo từng gặp nhau khi ông Tập thăm VN trong cương vị Phó Chủ tịch nước

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang sang Trung Quốc tới đây, có nhà quan sát nói vấn đề nổi bật là lãnh hải và lập trường ‘không thay đổi’ về biển đảo của Trung Quốc.

Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ sang thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 19-21 tháng 6 theo lời mời của Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình.

 

“Đây là chuyến đi thăm cấp nhà nước bình thường, tuy nhiên trong bối cảnh quan hệ Việt Trung hiện nay thì nó cũng mang một ý nghĩa nào đó khi các nhà lãnh đạo cao cấp hai nước gặp nhau,” ông Dương Danh Dy nói với BBC Việt Ngữ hôm 14/6/2013.

Khi được hỏi cuộc gặp có thể dẫn tới một vài ký kết nào đó nhưng liệu những ký kết này có ý nghĩa gì hay tác động như thế nào tới quan hệ giữa hai nước hay không, ông Dương Danh Dy cho rằng vấn đề khúc mắc cơ bản và lớn nhất giữa hai nước là chuyện lãnh hải, biển đảo.

Ông nói cụ thể là việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và hiện đang nhăm nhe chiếm nốt quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

TQ mời Chủ tịch Sang chỉ để xoa dịu VN?

Mời Chủ tịch Trương Tấn Sang có thể là cách Trung Quốc nhằm xoa dịu Việt Nam về lãnh hải, theo nhà quan sát Dương Danh Dy.

Nghemp3

Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

“Quan điểm của Việt Nam thì đã rõ rồi nhưng theo tôi thì ý đồ của Trung Quốc muốn chiếm 80% các quần đảo là không có gì thay đổi cho nên tất cả những chuyện giải quyết về biên phòng, đi lại thăm viếng nhau chỉ có thể làm dịu bớt căng thẳng, giảm nguy cơ xảy ra xung đột.

“Mấu chốt cuối cùng vẫn là vấn đề chủ quyền lãnh thổ của hai bên ở Biển Đông. Căn cứ vào thái độ lập trường của Trung Quốc hiện này thì không thể nào giải quyết được và những biện pháp như thăm viếng chỉ có tính cách làm dịu bớt căng thẳng,” ông Danh Dy nói.

‘Quan hệ hòa hiếu’

Mới đây, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, diễn đàn hàng năm về an ninh châu Á, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhắc tới các quốc gia có hành động tại khu vực biển đảo có tranh chấp và cũng đặt hy vọng và niềm tin vào hai cường quốc là Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Theo ông Danh Dy, chuyến viếng thăm này của Chủ tịch Sang là cơ hội cho cả Việt Nam và Trung Quốc cố gắng không để lộ ra với bên ngoài những bất đồng sâu sắc hay căng thẳng và sẽ đạt được kết quả tốt.

Ông Danh Dy cũng tin rằng Việt Nam và Trung Quốc “đủ sáng suốt, bình tĩnh và kiềm chế để thỏa thuận được với nhau một số vấn đề và để chứng minh cho thế giới rằng hai bên vẫn tiếp tục hòa hiếu nhưng bất đồng then chốt giữa hai nước như hiện nay thì không thể giải quyết trong chuyến viếng thăm này được”.

Sau khi lên cầm quyền chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình, đã có những hoạt động ngoại giao đáng kể như tới thăm Nga, một số nước châu Mỹ Latinh và nay sắp đón tiếp đoàn Việt Nam sang thăm, ông Dy nhận định.

“Đây là một thủ đoạn quen dùng của ban lãnh đạo Trung Quốc, luôn luôn lợi dụng mâu thuẫn và dùng mọi cách, dưới nhiều hình thức, với nhiều ý đồ đan xen vào nhau. Theo tôi chính sách bành trướng bá quyền nước lớn của Trung Quốc vẫn không thay đổi.”

Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự VN tại Quảng Châu

“Tất cả những động thái đó là nhằm cho thế giới thấy rằng Trung Quốc cũng muốn tìm cách giải quyết vấn đề bằng thương lượng hòa bình mặc dù trên thực tế vẫn có những động thái căng thẳng với Nhật Bản ở Senkaku/Điếu Ngư và với Philippines ở vùng biển Trường Sa.

“Đây là một thủ đoạn quen dùng của ban lãnh đạo Trung Quốc, luôn luôn lợi dụng mâu thuẫn và dùng mọi cách, dưới nhiều hình thức, với nhiều ý đồ đan xen vào nhau. Nếu chỉ nhìn từng sự kiện riêng rẽ thì sẽ không thấy hết những ẩn ý sâu sa nhất của Trung Quốc. Theo tôi chính sách bành trướng bá quyền nước lớn của Trung Quốc vẫn không thay đổi.”

Tuần đầu tháng 6, Việt Nam và Trung Quốc tổ chức đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ tư, trong đó Việt Nam đề xuất Thỏa thuận không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển giữa hải quân hai nước.

Tuy nhiên, đáp lại đề xuất của phía Việt Nam, phía Trung Quốc nói họ ‘sẽ nghiên cứu’.

Ông Tập Cận Bình trên cương vị Chủ tịch nước, chứ không phải trên cương vị Tổng Bí thư Đảng, đã mời Chủ tịch Trương Tấn Sang, chứ không phải trên cương vị Tổng Bí thư và mới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có lẽ là do nội dung cuộc họp chủ yếu là các vấn đề nhà nước, theo nhà quan sát từ Hà Nội.

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên của ông Trương Tấn Sang trên cương vị chủ tịch nước và cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao cấp Việt Nam từ khi ông Tập Cận Bình lên chính thức làm Chủ tịch nước.

Nga cảnh báo Mỹ lặp lại “kịch bản Iraq” ở Syria – TT

15 Th6

Nga cảnh báo Mỹ lặp lại “kịch bản Iraq” ở Syria

15/06/2013 05:34 (GMT + 7)
 

//

 
TT – Reuters ngày 14-6 dẫn lời cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao của tổng thống Nga Yuri Ushakov nêu rõ thông tin về việc Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học mà Mỹ đưa ra là sai, đồng thời tuyên bố việc Mỹ hậu thuẫn quân sự cho phe nổi dậy ở Syria sẽ làm hủy hoại các nỗ lực chung trong việc tổ chức một hội nghị hòa bình.

Quân nổi dậy Syria ở thành phố Aleppo – Ảnh: Reuters

 

RIA Novosti cũng dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Chính sách đối ngoại Hạ viện Nga Alexei Pushkov viết trên trang mạng xã hội Twitter của mình nhấn mạnh: “Thông tin về việc chính quyền Tổng thống al-Assad sử dụng vũ khí hóa học là bịa đặt, tương tự như sự dối trá về vũ khí hủy diệt hàng loạt của ông Saddam Hussein ở Iraq”. Ông Pushkov cảnh báo Tổng thống Barack Obama đang lặp lại cách làm y như của tổng thống George W.Bush trước đây là sử dụng thông tin này để hợp thức hóa sự can thiệp của Mỹ vào Syria.

Trước đó, Nhà Trắng lên án Chính phủ Syria đã vượt qua “lằn ranh đỏ” khi lên án Tổng thống Assad của Syria là đã sử dụng vũ khí hóa học, bao gồm cả khí độc sarin. Khoảng 100-150 người đã bị chết trong các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học của quân chính phủ Syria, theo thông báo của phó cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Ben Rhodesa. “Tổng thống Obama đã nói việc sử dụng vũ khí hóa học, hay chuyển giao số vũ khí hóa học cho các nhóm khủng bố, là lằn ranh đỏ đối với Mỹ – ông Ben nêu rõ – Tổng thống cũng đã khẳng định việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ làm thay đổi sự tính toán của ông ấy và điều đó đã xảy ra”.

Nhà Trắng tuyên bố sẽ “hỗ trợ quân sự trực tiếp” cho quân nổi dậy, nhưng không nêu rõ cụ thể là gì. Một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ gói hỗ trợ này bao gồm cả vũ khí chống tăng và máy bay. Mỹ vẫn chưa có quyết định về một vùng cấm bay. Tuy nhiên, trước mắt Mỹ sẽ để lại Jordan các máy bay chiến đấu F-16 và hệ thống tên lửa Patriot cũng như khoảng 2.400 thủy quân lục chiến cùng các tàu đổ bộ sau khi cuộc tập trận chung tại đây kết thúc vào cuối tháng.

Thông báo trước Thượng viện vài phút trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh: “Không còn là lúc đưa ra những biện pháp yếu ớt. Đã đến lúc phải hành động một cách kiên quyết”.

VIỆT PHƯƠNG