Lưu trữ | 3:50 Chiều

Thư cảm ơn của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ – BS

21 Th6

Thư cảm ơn của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ

Posted by basamnews on June 21st, 2013

“Sáng 15/6/2013 khi được Đài Truyền hình Việt Nam và một số báo chí khác của Việt Nam hỏi về tình hình tuyệt thực của tôi ngay tại buồng giam tôi, anh Nguyễn Đình Dặm, người bị giam cùng phòng với tôi đã chỉ vào ảnh của các cháu nội của anh Dặm treo tại buồng giam và nói:

.45-281x300.jpgchhv

‘Tôi lấy tính mạng của vợ tôi, của các con tôi và của các cháu tôi ra thề rằng anh Cù Huy Hà Vũ đã không ăn bất cứ miếng nào, không dùng bất kỳ chất dinh dưỡng, chất đạm và thuốc bổ nào ngoài thuốc điều trị bệnh tim và cao huyết áp trong cuộc tuyệt thực hiện nay của anh Cù Huy Hà Vũ. Ngoài ra, nếu tôi nói dối, tôi sẵn sàng chấp nhận bản án 7 năm tù mà tôi đang chấp hành tăng gấp đôi’ “.

Cù Huy Hà Vũ

BoxitVietnam

Sáng nay 21/6/2013, bà Nguyễn Thị Dương Hà đã gặp được (*) chồng mình, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, tại Trại giam số 5, Thanh Hóa. Bà Dương Hà cho biết do Trại giam số 5 Bộ Công an cuối cùng đã phải ra văn bản giải quyết đơn của anh nên từ 9 giờ sáng hôm nay anh đã kết thúc tuyệt thực. Từ nhà tù, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ gửi thư cảm ơn đến tất cả mọi người đã ủng hộ cuộc đấu tranh của anh.

Bauxite Việt Nam

 

Tôi là TS Luật Cù Huy Hà Vũ

Thường trú tại 24 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội,

Bị Toà án Tối cao nước CHXHCN Việt Nam kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế kể từ ngày 05/11/2010 vì “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự. Tôi luôn khẳng định tôi hoàn toàn vô tội vì tôi luôn đấu tranh vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam, vì độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bị giam tại B11, phân trại K3, Trại giam số 5-Bộ Công an, nhờ vợ tôi là Nguyễn Thị Dương Hà, kính báo với toàn thể mọi người như sau.

Ngày 27/5/2013, tôi bắt đầu tuyệt thực để phản đối Giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an, Lường Văn Tuyến đã bất chấp Hiến pháp, Luật Tố cáo và Luật Thi hành án hình sự cố ý không giải quyết Đơn tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ Trại giam số 5 cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ mặc dù trong văn bản Yêu cầu giải quyết Đơn Tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ Trại giam số 5 cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ mà tôi đã gửi Giám thi Lường Văn Tuyến ngày 12/5/2013 tôi đã cảnh báo là tôi sẽ tuyệt thực nếu không giải quyết Đơn Tố cáo của tôi. Sáng 15/6/2013 khi được Đài Truyền hình Việt Nam và một số báo chí khác của Việt Nam hỏi về tình hình tuyệt thực của tôi ngay tại buồng giam tôi, anh Nguyễn Đình Dặm, người bị giam cùng phòng với tôi đã chỉ vào ảnh của các cháu nội của anh Dặm treo tại buồng giam và nói: “Tôi lấy tính mạng của vợ tôi, của các con tôi và của các cháu tôi ra thề rằng anh Cù Huy Hà Vũ đã không ăn bất cứ miếng nào, không dùng bất kỳ chất dinh dưỡng, chất đạm và thuốc bổ nào ngoài thuốc điều trị bệnh tim và cao huyết áp trong cuộc tuyệt thực hiện nay của anh Cù Huy Hà Vũ. Ngoài ra, nếu tôi nói dối, tôi sẵn sàng chấp nhận bản án 7 năm tù mà tôi đang chấp hành tăng gấp đôi”.

Việc Giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an Lường Văn Tuyến cuối cùng đã phải ra văn bản giải quyết đơn của tôi sau khi tôi tuyệt thực 25 ngày là thắng lợi của Công lý, là thắng lợi bước đầu của việc đấu tranh của tôi và của toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền và đó cũng là Thắng lợi của toàn thể người Viêt Nam trong và ngoài nước, của chính phủ Hoa Kỳ, chính phủ của 27 nước thuộc liên minh Châu Âu, chính phủ Australia, chính phủ Canada, chính phủ Neuziland và chính phủ các nước khác và của các tổ chức Quốc tế và mọi cá nhân đã ủng hộ tôi quyết liệt, của những người đã tuyệt thực để đồng hành với tôi trong cuộc đấu tranh chính nghĩa này của tôi và của toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc tuyệt thực vừa qua của tôi tại Trại giam số 5 Bộ Công an nói riêng.

Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của tôi đến toàn thể nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đến tất cả các Chính phủ, các tổ chức quốc tế và cá nhân trên thế giới đã ủng hộ tôi quyết liệt và đến những người đã tuyệt thực để đoàn kết với tôi trong cuộc tuyệt thực vừa qua của tôi và tôi hoàn toàn tin tưởng rằng tôi, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ quyết liệt và chí tình ấy trong cuộc đấu tranh của tôi và toàn thể nhân dân Việt Nam vì Công lý, Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam vì cuộc đấu tranh này còn phải tiếp tục cho đến thắng lợi cuối cùng./.

—-

Hình 1: Cù Huy Hà Vũ; Hình 2: Nguyễn Đình Dặm, do Cù Huy Hà Vũ thực hiện (trích trong blog Mượn dấu thời gian, do độc giả-chủ blog gửi tới khi bài vừa lên trang).

(*) Thực ra, bà Dương Hà đã gặp TS Cù Huy Hà Vũ từ sáng qua 20/6/2013 và cùng thương thảo với đại diện Trại 5 cả ngày. Cuộc gặp sáng nay là buổi thứ 3.

  • infooption
  • Click here to enable the button
    Twitter Dummy Image
  • Click here to enable the button
    Facebook Dummy Image
  • When you activate these buttons by clicking on them, some of your personal data will be transferred to third parties and can be stored by them. More information  here.

    Permanently enable data transfer for: Twitter
    TwitterFacebook
    Facebook

Tags: , , , This entry was posted on Friday, June 21st, 2013 at 13:47 and is filed under Dân chủ/Nhân Quyền. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

26 Responses to “1855. Thư cảm ơn của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ”

 
  1. Hà Liễu says:

    Tôi đòi hỏi Nguyên bắc Son, Bộ truơng VHTT , Trần bình Minh- Tổng GD Đài VTV- những kẻ phải chịu trách nhiệm về việc dùng tiền thuế của dân VN, lại đi lừa đảo toàn dân VN và thế giới vụ TS Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực là bịa đặt…. Hai vị phải có một lời xin lỗi . Đòi hỏi này có hiệu lực cho đến ngày các vị đi gặp Hồ đức Việt.   Cảm ơn anh tù nhân có nhân tính Nguyễn đình Dặm.   Cảm ơn và chúc mừng Cù huy hà Vũ , những lão thành CS lương thiện, những trí thức dấn thân, những người yêu nước…và tất cả những người đã quan tâm và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa này.

  2. Thanh Tùng says:

    Liên Khúc Ca Sĩ Giang Tử – V2 – HNC http://www.youtube.com/watch?v=NwHIGeDTv_U

  3. Vu Phan says:

    Nghe CHHV dừng tuyệt thực mà tôi nhẹ nhõm cả người. Thật là một tin vui cho ngày hôm nay.

    Nói ra có lẽ thừa nhưng tôi nghĩ là gia đình CHHV nên nghiên cứu khởi kiện VTV, ANTV, và các cơ quan báo chí khác về việc tung tin sai sự thật, xúc phạm danh dự của công dân, v.v. Sự việc có thể không đến đâu, nhưng sẽ tạo tiền lệ tốt cho công cuộc đấu tranh pháp quyền.

  4. Hải Yến says:

    Mặc dù các trang báo theo chỉ đạo của ông Nguyễn Bắc Sơn hùng hổ theo đàn đánh hội đồng TS. CHHV, các trang blogs lề phải cùng các DLV của Đảng cố gắng bóp méo sự thật đời tư của TS. CHHV trong sự việc tuyệt thực này của TS. CHHV. Chúng còn cấu xé anh Hoàng Ngoạc Diêu khi anh đã thẳng thắn và công tâm vạch mặt sự lắp ghép của clip để tạo tt giả của ANVT và VIV1. Nhưng tôi vẫn tin cho dù có mộ rừng công cụ, một trời tt thì sự thật cũng ko thể bị triệt tiêu. Lòng tin của chúng ta cũng cần có sự kiên nhẫn trước một cái xã hội mà chính Đảng CS lại đang cố dùng mọi thủ đoạn để bịt mắt nhân dân, để bạo hành với TS. CHHV cũng như rất nhiều nhà đâu tranh dân chủ khác. Cảm ơn LS. Dương Hà rất sang suốt trong bối cảnh này đã đi thăm lại TS Vũ để vạch mặt sự trơ trẽn và đớn hèn của truyền thông VN và giải tỏa những bức xúc của tất cả những người đã và đang ủng hộ TS. CHHV và cuộc đấu tranh vì dân chủ. Cảm ơn anh bạn tù của TS.CHHV, Nguyễn Đình Dặm, anh là một tù nhân, đang bị quản lý bởi chế độ nhà tù khắc nghiệt của Đảng CSVN, nhưng anh vẫn thẳng thắn bảo vệ cái đúng và sự thật. Đó là cái nhân trong mõi con người. Xin cảm ơn trang Basam đã chia sẻ tt.

  5. Duy Châu says:

    Thêm một bằng chứng về sự lừa dối nhân dân của đài truyền hình VN Tổng giám đốc VTV Trần Bình Minh và bộ trưởng 4T Nguyễn Bắc Son chính là những tên tội đồ, cần phải bị trừng trị

  6. dan đen says:

    chúc mừng chiến thắng bước đầu của ts Vũ.đả đảo bọn bành trướng cướp nước và lũ việt gian bán nước.

  7. tu do hay la chet says:

    Chúc mừng anh Vũ đã chiến thắng ,kính chúc Anh khỏe không chùn bước trước bọn chó đẻ , nhân dân VN sẽ phá ãn cho anh

  8. Củ Su says:

    Cứ tưởng chơi theo kiểu win win, nào ngờ Cù Huy Hà Vũ ôm trọn giải. Đảng và Nhà nước lại trơ mắt ếch  xem Tiến sĩ Vũ cảm ơn toàn thể thế giới  vì cuộc tranh đấu chí tình!  Món quà tặng đám nhà báo tuyên truyền ngược, đá thủng lưới nhà nhân ngày nhà báo !

  9. BX Saigon says:

    Cái tát vào bộ mặt mốc của Trần Bình Minh, và bộ mặt mo của báo quốc doanh nhân ngày 21/6.

    • Thăng says:

      Chả ăn thua gì đâu bác BX Saigon à . Mặt chúng dầy lắm , lì lợm lắm đó ; Chúng chả biết xấu hổ là gì đâu !; Vả lại cái nghề của họ là đổi trắng thay đen , đánh lừa dư luận , có phải không bác ?

  10. binhloanvien says:

    Mọi chuyện đã kết thúc có hậu. Đó là thắng lợi bước đầu của một người tù trước cả một hệ thống khổng lồ đầy quyền lực: chính quyền, công an, báo chí quốc doanh.

  11. TungDao says:

    Ngoài các hình ảnh của báo Tuổi trẻ và một số báo khác được phép của Ông Vũ cho chụp thì các hình ảnh về Ông Vũ tại trại giam số 5 Thanh Hoá của các báo khác được chụp lén là vô giá trị vì vi phạm pháp luật theo Luật dân sự, Luật hình sự và Luật thi hành án hình sự. Việc kênh ANTV và VTV đã quay lén hình ảnh của Ông Vũ tại trại giam với nội dung được bóp méo, cố ý báo méo sự thật với các ý đồ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của Ông Vũ để sử dụng vaò mục đích chính trị của đài VTV, VTC  và lợi ích chính trị của Bộ CA cũng vi phạm pháp luật. Kình đề nghị các độc giả ABS am hiểu pháp luật cần có bài phân tích về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan trên. Kính.

    BS: Hay!

    • binhloanvien says:

      Chắc phải có một vụ kiện, tuy nhiên cần phải có biện pháp đề phòng hành động hủy tang chứng của VTV, ANTV.

      Không biết đến bao giờ giải tán được VTV như Hy Lạp làm với Đài truyền hình quốc gia?!

  12. Nhi Mai says:

    Chúc mừng chiến thắng của TS. Cù Huy Hà Vũ. Một lần nữa VTV lại tỏ ra là Đài truyền hình chuyên đưa tin bịa đặt, vu khống trắng trợn. Như vậy là được cả 3 bên: Gia đình TS. Vũ, Nhà nước Cộng sản VN, nhân dân toàn thế giới yêu mên anh.

  13. montaukmosquito says:

    Em đề nghị anh Ba đừng bàn tới chuyện TS Cù Huy Hà Vũ có tuyệt thực hay không ? Mặc kệ miệng lưỡi của bọn Bụi đời Ba Đình, aka dư lợn viên .

    Em biết, anh biết, rất nhiều người biết và tin vào TS Vũ, chúng ta cần tập trung vào ý nghĩa của các quyết định của TS Vũ hơn là bào chữa trước luận điệu bôi nhọ của bọn còn Đảng còn tiền còn sổ hiêu đó .

    • Người Việt Xa Quê says:

      Việc bôi nhọ nhằm hạ uy tín của một biểu tượng nổi tiếng mà bác coi là nhẹ? Nó ảnh hưởng tới cả một tập thể những người đấu tranh Dân Chủ dấy bác  Muỗi ạ.

  14. Yêu nước says:

    Anh Dặm phát biểu chí tình, chí lý, nói lên sự thật, thậm chí đã thề trước vợ, con về việc tuyệt thực của TS CHHV như vậy mà trên VTV1 đã cắt xén hết, chỉ “cho” anh “ca ngợi” bữa ăn trong tù “đầy đủ thịt cá, ăn không hết”, không hề có câu nào nói về TS Vũ! Thế mới biết, sự dối trá, đểu cáng của truyền thông lề phải trắng trợn tới mức nào, dẫu biết rằng, lâu nay không còn ai tin nữa. Hoan hô và ủng hộ TS CHHV. Hoan hô anh Dặm, đã không sợ gông cùm, nói lên sự thật.

  15. MCC says:

    Xin chúc mừng anh – TS CHHV. Chính nghĩa luôn luôn chiến thắng.

  16. Người Việt Xa Quê says:

    Rất vui mừng khi đọc những lời của Ông Cù Huy Hà Vũ gửi ra từ trong tù, và đặc biệt là kết quả của 25 ngày tuyệt thực. Kết quả này nó to lớn đối với xã hội hơn là với cá nhân ông Vũ. Mong ông mau bình phục, hàng triệu người đang hướng về ông.

  17. TỄU says:

    CHÚC MỪNG TS CÙ HUY HÀ VŨ!

  18. CunPapa says:

    Nhận được tin mừng quá, quan trọng nhất là TS. Vũ được an toàn. Chúc anh cùng gia đình sớm vượt qua giai đoạn khó khăn để sánh bước cùng nhân dân trên con đường đấu tranh còn nhiều gian khổ nhưng nhất định sẽ thành công.

  19. KTS Trần Thanh Vân says:

    Tôi thực sự thấy nhẹ người.

    • Nguyễn Hữu Quý says:

      Vâng, em cũng vậy và em tin rằng nhiều người cũng có tâm trạng như chị. Nhưng quan trọng nhất trong sự kiện này có lẽ là sự giải thoát về những nghi vấn mà nhiều người ủng hộ TS Cù Huy Hà Vũ đã phân tâm trong vài ngày vừa qua. Toàn bộ thông tin trong bài viết này là câu trả lời rằng: Công lý đã chiến thắng! TS Cù Huy Hà Vũ vẫn là người anh hùng trong mắt những người đã đồng hành cùng với anh trong mấy năm qua.

      • Ha Le says:

        Và cái bác Nguyễn Đình Dặm cũng là một anh hùng nữa, bác Quý ơi! Hu hu, hối hận quá vì bữa trước nghĩ xấu về bác ấy!  :(

        • Nguyễn Hữu Quý says:

          Vâng đúng vậy bác Ha Le à! Tôi tiếc cho VTV, với tư cách là truyền thông Nhà nước, thà không đưa tin còn hơn là phải bịa đặt để rồi đến bây giờ không biết nói như thế nào trước Nhân Dân, đặc biệt là giới Blogger. Riêng về phân vân của bác Ha Le, tôi nghĩ có thể thông cảm được, vì bác Ha Le là người cả tin, sự cả tin – vốn biểu hiện chỉ dành cho những người trung thực. Tôi san sẻ suy tư này với bác, và hãy yên tâm đi nhé!

CÂY CẢNH VÀ LÒNG NGƯỜI CHƠI CẢNH – Trần Mỹ Giống

21 Th6

CÂY CẢNH VÀ LÒNG NGƯỜI CHƠI CẢNH

Truyện ngắn Lưu Tuấn Hùng

Gà đã gáy sáng, xóm bên sông người ta đã lục tục trở dậy nhóm bếp, nổi lửa, hâm nước hãm trà và nấu một chút gì ăn sáng để yên lòng bước vào chợ cây cảnh trong thành phố. Vào những ngày mưa xuân đã ngại bay, sương xuân lãng đãng trên đường quê, đó đây người từ các xóm, họ gò lưng guồng xe đạp chở những chậu cây cảnh, hướng về phía thành phố. Trên đường xa lộ, xe máy, ô tô tải nhỏ cũng nườm nượp chở những chậu cây cảnh và hoa, tăng một chút ga, lấy sức mạnh để vượt dốc vào cầu Đò Quan. Mùa này cầu Đò Quan đẹp một như một dây phong lan đu đưa qua dòng sông Đào nối liền đôi bờ đang vào xuân. Chợ cây cảnh trong thành phố vào giờ này khách đến cũng đã đông. Các nhà cây thế, cây cảnh, các nhà trồng hoa, họ đã tề tựu một cuộc bài trí về hoa và cây cảnh trong chợ. Những dãy cây cảnh nối nhau đủ các loại cây sanh, cây si, cây lộc vừng và đa, mỗi loại cây chủ vườn đã dầy công qua bao tháng năm uốn thế theo những bài bản mà các vị tiền bối của nghề chơi cảnh ở đất này đã để lại cho con cháu một di sản phi vật thể được truyền tay, truyền khẩu mà gìn giữ, phát triển nghề chơi cây cảnh hào hoa như hôm nay. Cạnh đó là các chủ trang trại phong lan cũng căng dây thép ngang chợ, treo những giò phong lan nhìn đến sướng mắt. Nào Phi Điệp, Phượng Vũ và nhiều loại hoa Châu Âu du nhập qua con đường Đà Lạt – đất hoa nổi tiếng miền Trung và từ đấy hoa Châu Âu bắt đầu vào tới những thành phố vùng châu thổ sông Hồng. Thôi thì đủ loại: hoa “đừng quên nhé”, hoa păng-xê, hoa Lit và nhiều loại hoa của Châu Âu đã về miền quê mới ở vùng châu thổ sông Hồng.

Ở dẫy cây cảnh, các nghệ nhân đã bài trí ra một cuộc đón khách theo kiểu dân giã, vừa mộc mạc, vừa thanh lịch mà quyến rũ. Có những nghệ nhân họ bầy chõng tre hun khói trông đẹp như sừng, trên chõng bầy la liệt những ấm chén, hộp trà, hộp thuốc lào. Xung quanh chõng, tiến chủ móc những cái điếu cầy loại ống tre già có khảm hoa văn rồng phượng, có loại điếu Anh-nốc-xi-đáp sáng loáng để tỏ vẻ thuốc lào cũng đã tiến về phía hiện đại không kém gì những loại pip của các đại gia tư bản ở Châu Âu, Châu Mỹ. Cạnh đó chủ nhân đặt một bếp than tổ ong và bắt đầu hãm nước sốt, pha ấm trà đầu tiên để gọi khách. Phía trong chợ người ta lại có những dãy hàng đáp ứng những nhu cầu của các vị thực khách. Nào quán bún riêu, quán chân giò bò heo, phở bò Giao Cù, bánh cuốn chả làng Kênh, xôi lạp sườn kiểu Trung Hoa. Những hương vị ấy bốc lên lan toả trong chợ xuân, liệu có khách nào có thể kìm nổi những thèm muốn của mình khi trong lòng còn đang chưa có chút gì điểm tâm.

Chợ cây cảnh họp lúc nào cũng không hay, người ta chỉ biết khách đến, họ vây quanh những chậu cây cảnh, ngắm nhìn rồi gật gù như tán thưởng những cành mà họ đang vừa ý. Có những khách ngồi vào những chiếc ghế đẩu quanh chõng tre của nghệ nhân và họ bắt đầu mở chuyện. Tuy chẳng ai quen ai bao giờ nhưng những người đã vào tới chợ cây cảnh này họ đều là những người sẵn lòng thổ lộ những tâm tình, thậm chí những đời tư buồn vui và những nỗi chua chát như để san sẻ nỗi lòng mình cho người cùng cảnh ngộ ở đó đây. Khách bắt đầu nâng chén trà, có vị ngửa cổ rít một hơi thuốc lào dài, điếu rít lên giòn tan, cứ thế họ vui dưới trời xuân lạnh giá, lãng đãng một vài hạt mưa nhẹ như bụi xuân phủ trên mái tóc, trên vai áo. Liệu trên thế giới này có một quốc gia nào lại có được những phiên chợ xuân lãng mạn, đầy tình người, chan chứa giữa cây cảnh và quê hương như ở đất nước trên vùng châu thổ sông Hồng này không? Các vị khách đưa mắt ngắm những cây thế xung quanh, người ta thán phục tài hoa của nhà trồng vườn và khen ngợi những cái nết của cây cảnh như đã hoà với lòng người. Những cây cảnh ấy được tạo dáng từ cây si, cây sanh, cây lộc vừng, cây ruối, cây tùng, cây trắc bách diệp và những cây thân dẻo có sức chịu đựng kham khổ, chịu khô hạn, chịu đói dinh dưỡng. Cây cảnh đứng nép bên thềm kiên nhẫn chờ đợi tiến chủ đi công tác về để được hưởng một vài giọt nước tưới tắm sau những ngày khát khao. Chỉ một mảnh đất nho nhỏ bằng vài ba bàn tay đổ vào chậu cảnh và qua vài năm uốn thế đã có khách về đặt đôi ba triệu để giữ phần. Cây thế ở Nam Điền, Nam Xá, Nam Phong, Nam Vân, Nam Toàn và nhiều nơi khác đã đem về chợ xuân này, họ trưng bày những tài hoa uốn thế của các nhà trồng vườn. Chủ vườn ngồi ở ghế giữa đối diện với chõng, vẻ oai vệ. Ông mỉm cười, trình diễn một bộ hàm răng lủng củng và đã pha sắc nâu kềnh kệch. Thoáng trông thì mộc mạc như vậy, nhưng chủ vườn là người có duyên và khéo tán, có sức lôi cuốn khách ngồi nghe như không biết chán. Có lẽ đó cũng là một nghề của các nhà trồng cây cảnh ở đất này. Chủ vườn cho biết các cây thế bao gồm thế trực, thế huynh đệ, thế bạn hữu, thế trạng nguyên, thế phụ tử, thế bạt phong hồi đầu, thế huyền, và vài chục cây thế khác nhau. Ông nói rằng mỗi cây thế hợp với lòng người, lúc thăng, khi trầm, khi làm ăn khấm khá như diều gặp gió, khi lao đao như gặp bão táp mưa sa vùi dập. Có vị khách thích cây thế trực có dáng vươn thẳng lên trời cao thể hiện lòng người ngay thẳng, cương trực, sống trên đường đời không quay quắt và thể hiện lẽ sống của người Việt, có vị khách móc túi đặt một số tiền để giữ phần.

Một ông trạc tuổi lục tuần, râu tua tủa, đôi mắt quắc thước, nhìn ông cũng đủ biết cuộc đời ông phong trần như thế nào, ông chỉ vào chậu cảnh thế bạt phong hồi đầu. Ông thổ lộ tâm tình, khi ông rời quân ngũ trở về và nhập cuộc làm ăn thời mới. Ông cũng vay vốn, cũng tập hợp bạn hữu làm một đội thợ xây và cũng xông vào các cuộc đấu thầu để kiếm sống, nhưng rồi những cánh thầu cự phách vốn lớn, máy móc nhiều lại làm ăn mánh lới có dư, họ hất ông một cú ngã sõng xoài trên thương trường, vốn liếng bay sạch, máy móc cũng vứt xó, đồng đội bỏ ông mà ly tán mỗi người một phương để mưu sinh. Ông trở lại với người vợ nghèo đang ngồi trầm tĩnh lau nước mắt bên bếp lửa hồng ngày đông giá lạnh. Thế rồi ông bạn ấy gắng gượng vươn lên, bổ đi các nơi học hỏi kiếm sống. Sau mươi năm xa quê, tung hoành ở những nơi đô thị hào hoa. Đùng một cái ông trở về trên chiếc ô tô du lịch sang trọng cỡ tỷ bạc, và ông tài trợ cho quê nhà cỡ trăm triệu để xây dựng nhà trẻ cho làng mình, ông lại thăm hỏi những bà con nghèo và có chi chút trợ giúp cho mỗi người. Trong một cuộc lễ nghi đón tiếp, UBND xã giới thiệu ông là một Tổng giám đốc Công ty xây dựng nổi tiếng ở miền Trung… vị khách này cũng ơn nhờ cuộc đời đã dạy cho ông những bài học quý báu, biết kiên cường vượt khó, không chịu khuất phục những xấu xa và vươn lên ngang tầm thương trường. Nhà xây dựng ấy đã đặt tiền mua chậu cảnh bạt phong hồi đầu. Cây cảnh này vươn ngang lên trời cao rồi đột nhiên quay ngọn lại như đang bay trong gió, thể hiện sự bền gan vững chí để vươn lên đỉnh cao của cuộc sống.

Góp vào niềm vui chợ xuân lại một ông nữa cũng thổ lộ tâm tình, ông có thằng con trai út quý nó như vàng. Hàng xóm ai đụng đến thằng ấy, ông quắc mắt vung tay “xung thiên chi nộ”, đe doạ trừng trị hàng xóm để bảo vệ cậu ấm của mình. Nhưng rồi đùng một cái nó mắc nghiện, chữa chạy tứ phương cũng không khỏi. Ông lôi nó đi theo ông làm ăn ở một nơi xa lánh những tệ nạn xã hội. Sau bao năm xa quê, bố con ông trở về và làm ăn mở một xưởng nhỏ sửa chữa nông cụ ở đầu làng. Tuy cái doanh nghiệp búa đe của ông cũng chẳng to tát gì, người rửa chấu liềm, người mài lưỡi dao, sửa cái cầy, cái cuốc. Cái gốc đa ở đầu làng mà bố con ông mở xưởng rèn trở nên đông đúc. Bà con đi qua ai cũng ghé vào chào hỏi thân thiện. Bố con ông kiếm đủ sống còn dư dật chi phí và góp vào cho vợ ông chút tiền tậu đôi bò lai sing để nuôi bò sinh sản. Cái mừng nhất là thằng con ông đã trút bỏ những lỗi lầm nghiện hút, trở thành một tay búa đe thực thụ. Ông nói: “Đời tôi tưởng như đã gục xuống đất đen may mà  bố con tôi đã ngóc đầu dậy tìm đến cuộc sống mới. Tôi phải sắm cây thế huyền là cây thế giống đời tôi và con tôi để kỷ niệm và đánh dấu bước làm ăn chính trực của bố con tôi…”.

Một ông khác bốc lên bơm một chuyện không kém phần sôi nổi: Tôi thích cây huynh đệ hơn vì hai cây mọc ngang nhau, không xoè tán lấn át cuộc sống của nhau, không vươn canh đè nén lẫn nhau, thể hiện nghĩa tình huynh đệ trong sáng. Trong đời tư của ông cũng đã có lần thằng em ruột ông nó phỗng mất miếng đất của bố ông để lại cho ông. Sau bao năm kiện cáo chẳng nước gì, ông đành chịu ở túp lều và chịu khó làm ăn cấy hái, chăn nuôi. Rồi ông nghe người ta chỉ bảo nuôi nhím, nuôi rắn, nuôi cá sấu. Thế rồi ông vớ những mẻ thu hoạch cũng nặng tay và ông xây dựng được ngôi nhà hai tầng có vườn tược hẳn hoi. Còn thằng em ông, hai vợ chồng thi nhau phá tán, nó bán nhà để trả nợ mà không xong. Cuối cùng nó lại thay tôi chui vào một cái lều khốn khổ để trú ngụ qua ngày mưa gió. Thôi thì dù sao cái thằng khốn ấy cũng là em mình, tôi cho nó một mảnh đất nhỏ để dựng túp lều ở. Bà con ai cũng quý tình anh em của tôi đẹp như chậu cây cảnh huynh đệ…

Còn biết bao nhiêu cây thế nữa, cây thế phụ tử, cây thế hoành dành cho những người làm ăn rộng rãi biết nhìn rộng trông xa, cây thế trực hợp với lòng người ăn ở ngay thẳng, không quay quắt. Có nhiều vị khách thích cây long giáng, cây thế phi long và các vị khách xung quanh cái chõng tre, mỗi người thích một dáng cây hợp với cuộc đời và lòng mình. Phiên chợ xuân trong thành phố đâu phải chỉ là nơi bán cây cảnh, nó trở thành một câu lạc bộ để con người quần tụ bên nhau tâm sự nỗi niềm trầm bổng và chia sẻ cho nhau nỗi buồn vui. Và có lẽ họ còn học ở nhau những điều tốt đẹp đầy lòng nhân ái mà cuộc sống ngày nay đang đánh mất quá nhiều.

Khách đang vui chuyện, một bà vào tiếp nước vào ấm đun chè cho chủ nhân. Đó là phu nhân của nhà trồng cây cảnh đang tiếp chúng tôi ở phiên chợ xuân này. Bà góp chuyện, giọng vui vui, và pha trộn một chút đay nghiến ông chồng và cũng là một cái giọng như là nhắc nhở sự cảnh tỉnh cho những ai đã nặng lòng về hoa cây cảnh.

Phu nhân chủ vườn nói:

– Trời ơi! các ông xem từ khi nhà tôi trồng cây cảnh và hoa lá, bán được tiền tôi đã mừng nhưng các ông sinh vật cảnh lại sinh ra thói ngâm thơ ngày đêm. – Bà cho biết thêm, nhiều đêm chồng bà và các ông trồng cây cảnh rước các đào nương trong xóm về tụ họp để đờn ca tài tử và ngâm thơ vịnh cảnh. Các ông nghệ nhân cây cảnh sinh thói ăn diện, quần áo tây, cổ thắt ca vát, đội mũ phớt, giầy da bóng loáng như bôi mỡ, rủ nhau lên phố ngắm “hoa tươi sống”. Bà thay mặt chồng rót nước mời khách và nói tiếp: – Đấy các ông xem, vài ông trồng cây cảnh và hoa lá no cơm ấm cật lại dậm dật lên phố đánh đường tìm hoa. Còn mẹ con tôi chui vào bếp nấu cám lợn, ủ phân, cuốc vườn để cho các ông chơi hoa.

Phút cuối cùng ở dãy bầy các chậu cây cảnh, vị phu nhân của nghệ nhân trồng cây cảnh, đã tiết lộ thêm một ý sâu sa mà không mấy ai biết được: “Ai bảo nghề trồng hoa là sướng !”.

Lưu Tuấn Hùng

Điệp viên hoàn hảo Phạm Xuân Ẩn: Nghề báo và nghề tình báo – DV

21 Th6

Điệp viên hoàn hảo Phạm Xuân Ẩn: Nghề báo và nghề tình báo

Mối quan hệ giữa nghề báo và nghề tình báo, “rất mâu thuẫn nhau” như tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn từng nói. Tuy vậy chúng lại thống nhất với nhau ở điểm cùng đi săn tìm thông tin và ông Ẩn đã kết hợp hai nghề ấy một cách hoàn hảo.

Nhà báo tầm cỡ

Phạm Xuân Ẩn (ngoài cùng bên trái) trong thời gian làm báo Times, Mỹ.

Trong kế hoạch cài cắm một điệp viên tình báo chiến lược, năm 1957, Phạm Xuân Ẩn được tổ chức cho sang Mỹ học về báo chí trong 2 năm. Tháng 10.1959, ông về nước. Do có mối quan hệ với Trần Kim Tuyến – trùm mật vụ của chính quyền Diệm, nên ông được biệt phái sang Việt tấn xã (hãng thông tấn của chính quyền Sài Gòn) phụ trách các phóng viên nước ngoài làm việc tại đây. Từ đó cho đến khi chiến tranh kết thúc, Phạm Xuân Ẩn tích cực hoạt động tình báo cho Cách mạng trong vai trò một phóng viên của ReutersTime tại Việt Nam…

Trong những năm 1960, Ẩn là một nhà báo cỡ bự ở Sài Gòn. Ít ai có thu nhập đến 750 USD một tháng như ông. Mặt khác, tầm cỡ của ông còn thể hiện ở những mối quan hệ rộng lớn từ Phủ Tổng thống đến Bộ Tổng tham mưu chính quyền Sài Gòn. Nhiều nhân vật chóp bu trong chính quyền Sài Gòn như Trần Kim Tuyến, Đỗ Mậu, Đỗ Cao Trí, Tôn Thất Đính, ông đều quan hệ thân tình đến mức có thể lại nhà chơi bất kỳ lúc nào.

Trong cuốn sách Phạm Xuân Ẩn – tên người như cuộc đời, ông Ẩn có kể rằng một lần ông đến nhà Trần Kim Tuyến chơi gặp nhiều vị Bộ trưởng mang quà đến biếu xén. Nhìn thấy nhiều hoa thủy tiên, ông bảo: “Ở đây nhiều quá mà nhà tôi không có”. Miệng nói tay ông vơ một nắm. Một ông Bộ trưởng nhìn thấy không vừa ý hỏi vợ Tuyến: “Đứa nào mà hỗn vậy?” nhưng bà vợ Tuyến cười xuề xòa bảo ” À anh Ẩn làm báo quen đấy mà”.

Những người cung cấp tin tức cho Phạm Xuân Ẩn rất yên tâm vì ông luôn trung thành với nguyên tắc báo chí là bảo vệ nguồn tin đến cùng. Trong dịp đưa tin về sự kiện đại sứ Mỹ Nolting khánh thành đường băng Tân Sơn Nhất, trong tay Ẩn đã có bản phô tô bài diễn văn của Nolting và ông đã phát bài diễn văn cho Reuters.

Bất ngờ là khi đọc, Nolting lại tự ý cắt bỏ một số câu chữ. Khi nghe VOA phát lại tin lấy từ Reuters, Nolting thấy những câu chữ đó vẫn còn. Ông ta vô cùng tức giận cho là Reuters có nội gián trong Tòa Đại sứ và yêu cầu phải điều tra cho ra kẻ đó.

Sau khi nhân viên an ninh của Sài Gòn không thuyết phục được Ẩn nói ra, George Philip (tùy viên báo chí của Đại sứ và là bạn Ẩn) đến gặp Ẩn. Bị từ chối nói ra người cung cấp tin, Philip cố gắng tìm manh mối bằng cách chỉ hỏi người cung cấp tin là da trắng, da đen hay da vàng.

Bất ngờ, ông Ẩn nói: “Mày biết người Mỹ dạy tao làm báo rất kỹ, thà mất việc chứ không nói ra nguồn tin”. Nỗ lực điều tra kẻ “nội gián” của Nolting thất bại nhưng nhờ đó, uy tín của Phạm Xuân Ẩn với các nguồn tin lại càng lên cao. Những người quen biết ông càng tin tưởng vào một nhà báo chân chính, trung thực nên không ngại cung cấp tin tức cho ông sau này.

Morley Safer (chủ biên Chương trình 60 phút của Đài CBS) trong cuốn sách Hồi tưởng: Khi trở lại thăm Việt Nam đã viết về Phạm Xuân Ẩn: “Ở tòa báo Time, anh được coi là người khôn khéo. Ẩn luôn luôn được giao nhiệm vụ thuyết trình cho nhóm phóng viên mới tới. Và cũng chính anh ta là người gỡ mối cho những vấn đề chính trị rối mù của chính giới Việt Nam lúc đó.

Anh là người cởi mở, dấn thân và có óc hài hước, luôn được niềm nở tiếp đón trong các giới quân sự và ngoại giao Việt – Mỹ và cũng là một trong số ít ký giả Việt được cho phép tham dự các buổi thuyết trình hạn chế của phái bộ Mỹ”.

Làm tình báo bằng kỹ năng báo chí

Khi Morley Safer hỏi rằng: “Họ (tức những người chỉ huy của Ẩn) đã trông cậy ở anh điều gì?”. Phạm Xuân Ẩn nói: “Cũng là những điều mà tòa báo Time muốn tôi viết. Cấp trên của tôi muốn được biết về các căn cứ, tiềm năng của các đơn vị, các cấp chỉ huy, biết ai tham nhũng và những ai có thể tranh thủ được. Họ muốn biết mọi chuyện về chính trị, cũng những thứ mà các anh làm báo trước đây muốn được biết”.

Mối quan hệ giữa nghề báo và nghề tình báo, như ông nói rất mâu thuẫn nhau. Một đằng biết tin tức gì thì viết toạc ra cho cả thế giới biết còn một đằng biết được tin gì thì đánh giá, phân tích rồi phải giấu nhẹm đi không để người khác biết là mình biết. Tuy vậy chúng lại thống nhất với nhau ở điểm cùng đi săn tìm thông tin và Phạm Xuân Ẩn đã kết hợp hai nghề ấy một cách hoàn hảo.

Những nguồn tin của ông thường ở các giới: báo chí, tình báo, an ninh đối phương… họ cũng rất cần tin tức. Để lấy được tin tức từ họ cũng cần phải có qua có lại, ông nói: “Thức ăn của họ là thông tin, tư liệu… Như chim phải cho ăn hoài nó mới hót. Người kinh tế cần tin kinh tế. Tin công khai thôi. Chơi thị trường chứng khoán có lúc họ không biết nên hay không nên bán ra. Họ tìm đến hỏi mình vì mình biết phân tích các dấu hiệu thời cuộc có thể ảnh hưởng.

Thí dụ năm 1973 thị trường chứng khoán Mỹ xuống dữ. Mỹ lạm phát nặng. Khi họ hỏi ý kiến, tôi cũng xin chút thời gian ngắn tham khảo và đưa nhận xét để họ tự quyết định. Chẳng hạn như lạm phát đấy nhưng chưa đến nỗi. Vẫn có khả năng lên…Ngay cả giới tướng lĩnh quân sự cũng làm ăn nên họ quan tâm”.

Ngược lại, họ sẽ giúp ông những tin tức ông cần về hoạt động quân sự, các kế hoạch… mà họ nghĩ ông cần để phân tích thời cuộc phục vụ cho viết báo. Cũng có khi qua những thông tin mà họ nói khi nhờ ông tư vấn này nọ lại tiết lộ những sự việc khác. Đó là đặc điểm chỉ có ở một nhà báo giỏi hoạt động tình báo như Phạm Xuân Ẩn.

Quan sát, phán đoán là những kỹ năng quan trọng của một nhà báo. Phạm Xuân Ẩn tỏ ra rất có năng lực quan sát và nhạy cảm trong phán đoán. Khi đại sứ Nolting sắp bị triệu hồi về nước, chính quyền Diệm cố gắng giữ kín, Tòa Đại sứ cũng bưng bít thông tin. Vào một tối ngồi ở tiệm ăn Pháp có tên La Cigale, ông bắt gặp viên bí thư của Nolting dẫn theo một cô bồ người Việt vào quán.

Một nhân viên an ninh của Tòa Đại sứ nhìn thấy hỏi anh ta: “Sao bữa nay ăn mặc lôi thôi lại còn dẫn theo cả đào?”. Người bí thư trả lời: “Tuần tới tao về nước, phải cho tao xả hơi chứ”. Dựa vào đó cộng với những thông tin đã nghe từ trước, Phạm Xuân Ẩn kết luận tuần tới Nolting về nước.

Tin của ông đăng lên Reuters đã khiến Tòa Đại sứ Mỹ một lần nữa điên đầu. Dù ông không nói ra nhưng biết đâu những tin tức ấy kèm theo đánh giá phân tích của ông đã chuyển về chiến khu để giúp cấp trên nắm rõ tình hình chính trường Sài Gòn cũng như quan hệ Việt Mỹ thời đó.

Phạm Xuân Ẩn không viết hồi ký để nói chi tiết về đời hoạt động của mình. Tuy nhiên, với vài mẩu chuyện trên, ta cũng phần nào hiểu được bí quyết giúp ông thành công chính là sự hóa thân vào nghề báo một cách thực sự. Như ông đúc kết: “Bình phong để hoạt động không phải là cái vỏ, không phải là sự đội lốt trá hình, đó không là sự ngụy trang bên ngoài. Phải thật sự sống bằng nghề đó một cách trong sạch – sống mãn đời nghề đó mới mong tiếp cận được mọi điều”.

Theo Kiến thức

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHỌN CON ĐƯỜNG NHƯ VẬY? – (Đặng Ngữ/ Thùy Linh)/BS

21 Th6

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHỌN CON ĐƯỜNG NHƯ VẬY?

 

By: Blog Đặng Ngữ
 
Nếu thật lòng bầu bí thương nhau, xem nhau như anh em trong một nhà thì chúng ta phải xem tổ tiên của người Khơ-me cũng nhưtổ tiên của người Kinh. Nghĩa là, văn hóa, văn minh của người Khơ-me phảiđược xem là văn hóa, văn minh của người Việt Nam. Chúng ta nhất thiết phải xây dựng lại tinh thần Việt, tương lai chung của một nước Việt Nam bằng việcđối xử công bằng, tôn trọng, kính ngưỡng những giá trị lịch sử mới hòng thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ. 
 
Nếu thật lòng bầu bí thương nhau, xem nhau như anh em trong một nhà thì chúng ta phải xem tổ tiên của người Chăm cũng nhưtổ tiên của người Kinh. Nghĩa là, chúng ta phải kính trọng thủy tổ của người Chăm như cái cách chúng ta kính trọng Hùng Vương-thủy tổ của người Kinh vậy. Nên nhớ, chính sự pha trộn giữa ngôn ngữ của các cư dân thuộc nền văn minh sông Hồng và văn minh Chăm đã cho ta hệ thống ngôn ngữ mà chúng ta hiện đang sửdụng: chữ quốc ngữ . Muốn thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ, cần phải truy nguyên và xiển dương những giá trị gốc như vậy.
 
Muốn thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ, chúng ta cần phải quay về với những giá trị gốc, không nhất thiết phải hoành tráng, to lớn, đồ sộ…của văn minh phương Bắc mà quay về với những thứ nho nhỏ, be bé, xinh xinh…nhưng chứa đựng trong đó tư duy của chính chúng ta, những người phương Nam bất khuất. 
 
Trong các loại bệnh, bệnh về não vốn khó thăm khám, chẩn đoán, kê toa và được liệt vào loại bệnh nguy hiểm nhất. Người có bệnh não thường không biết mình mắc bệnh nên không đề phòng. Trường hợp phát hiện ra bệnh thì ngoài việc tìm ra đơn thuốc phù hợp, con bệnh phải kiên trì và đủ dũng cảm mới mong khỏi bệnh. Thường nghe nói “bệnh từ tâm mà ra” bởi não bộ con người ta điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người, tâm có ổn thì thân mới khỏe, tâm không ổn thì cơ thể sinh lắm chứng bệnh tật. Một dân tộc có thể tồn tại bên cạnh Trung Hoa mấy ngàn năm nay mà không bị đồng hóa, không bị thôn tính ắt hẳn không phải một dân tộc tồi. Hẳn bên trong dân tộc ấy phải có cái gì đặc biệt, rất đặc biệt. Điều đấy chúng ta không thể phủ nhận.
 
Câu hỏi đặt ra là: tại sao chúng ta có thể tồn tại mà không thể văn minh, hùng cường được? Ở vào những khúc quanh lịch sử, dân tộc ta luôn có những lựa chọn không thể hiểu nổi, hết lần này đến lần khác. Có người bảo rằng chúng ta không may. Có người bảo rằng số phận dân tộc mình phải chịu cảnh như vậy. Cá nhân tôi, tôi không chịu cách lý giải đấy. Vậy thì dođiều gì làm cho chúng ta ra nông nổi như thế này? Hay chăng dân tộc chúng ta dung chứa một khuyết tật gì đấy, một khuyết tật tập thể trong cách suy nghĩ,một khuyết tật truyền thừa từ tổ tiên trong cấu trúc tư duy của người Việt? Nếu thừa nhận cái khuyết tật trong tâm lý dân tộc đấy thì chúng ta phải phá bỏ tất cả sao? Vậy thì chúng ta còn gì? Theo tôi, phải phá bỏ để xây dựng lại còn hơn tiếp tục dung chứa những khuyết tật đó, cái thứ độc hại trong tư duy đã làm cho chúng ta tồn tại nhưng tồn tại chẳng khác chi đời sống thực vật.

Đời sống nhân loại từ thời cổ đại cho đến nay vốn được xây dựng xoay quanh các trục sau đây: kinh tế, chính trị và văn hóa. Nếu suy nghĩ cho thật kỹ, đời sống văn hóa chính là thượng tầng kiến trúc mà kinh tế & chính trị là hạ tầng của xã hội nhân loại, cũng như của mỗi dân tộc. Không cần thảo luận gì nhiều, hẳn nhiên, chúng ta đánh giá nền văn minh của một dân tộc dựa trên nền thượng tầng kiến trúc của dân tộc ấy bao gồm: tôn giáo, tư tưởng và nghệ thuật.
 
Liệt kê ra từng phân ngành riêng biệt thì gồm 03 phân ngành nhưng cái gốc của cả tôn giáo và nghệ thuật đều nằm ở nơi tư tưởng. Nói cho ngay, tư tưởng-cái gốc của cảkinh tế và chính trị bởi kinh tế hay chính trị thì cũng bắt nguồn từ những cái lý tất nhiên của nó, nghĩa là, phải có những tư tưởng ấy thì mới có những nền tảng kinh tế và chính trị ấy. Muốn tìm hiểu cho thấu đáo nguyên nhân tại sao Nhật Bản có thể duy tân tự cườngđể văn minh, hùng mạnh mà không phải Trung Hoa hay Việt Nam (theo rất nhiều người vẫn quan niệm, cả ba nước này được xem như “đồng chủng đồng văn” và chịuảnh hưởng nhiều tư tưởng Khổng Mạnh và triết lý Phật Giáo), chúng ta phải đi tìm cái gốc của vấn đề: cách suy nghĩ của người Nhật Bản, tư tưởng Nhật Bản. Tôi dám chắc rằng, cái tư tưởng Nhật Bản ấy, nó phải có điều gì riêng có, rấtđặc sắc và vượt trên hẳn tư tưởng Trung Hoa và Việt Nam cùng thời. Cái tư tưởngấy thể hiện tinh thần quốc gia Nhật Bản. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà giai cấp cầm quyền khôn ngoan sáng suốt chọn lựa duy tân tự cường thay đổi vận mệnh quốc gia. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà tầng lớp trí thức tinh hoa sốt sắng làm người hướng đạo tiên phong cho công cuộc cải cách. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà quần chúng nhân dân lập chí hăm hở tấn hóa tự cường. Chẳng giống nơi giới cầm quyền của Trung Hoa và Việt Nam: đầu óc ngu dại, cứ ngồi lì trên ngôi cao, lấy quyền cao và sức mạnh bạo lực để đè ép, cản trở ý muốn duy tân tự cường của quốc gia nên công cuộc duy tân không sao thực hiện nổi. Lại thêm đám trí thức hủ nho, thủ cựu cứ tưởng mình khôn lắm rồi, mạnh lắm rồi chẳng thèm đổi mới. Cái mâu thuẫn ấy cứ mỗi ngày một dâng lên tạo thành cách mạng đổ máu tàn bạo mà vẫn không đi đến đích văn minh được. Rốt cuộc vẫn nằm trong cái vòng yếu hèn, phụ thuộc mà mất nước. Bài học lịch sử ấy dường như đang lặp lại với Việt Nam. Nhật Bản duy tân tự cường thành công bởi họ có quần chúng nhân dân rất có chí, trí thức thì thức thời và chính quyền rất sáng suốt.
 
Nói chuyện vui, tôi vốn kỹ sư điện tử, thật lòng chẳng biết gì về kiến trúc với lại mỹ thuật. Mấy năm trước làm thuê cho tụi ngoại quốc nên thỉnh thoảng có qua lại Thượng Hải, Thâm Quyến, Hồng Kông, Ma Cau…rồi học được cái nghề: “architectural lighting solution” chuyên thiết kế, cung cấp các giải pháp chiếu sáng cho các tòa nhà. Có người hỏi tôi, sao lại đâm đầu vào cái chuyên ngành gì mà hẹp vậy. Tôi trả lời, cái gì Hồng Kông, Thượng Hải, Ma Cau, Thâm Quyến có thì Hà Nội, Sài Gòn vài năm sau sẽ có, giống y hệt, không chạy thoát được. Ô hay, sao tôi lại dám qủa quyết như thế nhỉ ? Ngẫm mà xem, cái suy nghĩ này không chỉ mình tôi. Rất nhiều người đã nghĩ như vậy và đã làm như vậy. Thể loại nào bán chạy nhất trên thị trường sách mấy năm nay? Xin thưa, sách dịch các truyện ngắn, tiểu thuyết ngôn tình của các tác giả đô thị Trung Quốc. Lối viết của các nhà văn trẻ ăn khách chúng ta cứ giống giống như các nhà văn trẻ ăn khách bên Tàu. Tôi không cho rằng họ đạo văn hay thuổng ý của đồng nghiệp bên Tàu. Nhưng từlối hành văn cho đến cách dùng chữ, rồi ý tứ, rồi cốt truyện…tất thảy đều na ná như văn học Tàu. Cái gì dân Tàu làm giả, làm dối được thì người Việt cũng làmđược dù cái sự giả, sự dối không bằng với người Tàu. Người Tàu phun hóa chất vào trái cây thì người mình chơi phóc môn vào bánh phở. Người Tàu lấy thịt thối làm nhân bánh bao thì ta lấy thịt thối làm cơm hộp. Người Tàu phá hủy môi sinh thì người ta xem nhẹ sinh thái. Có thể liệt kê rất, rất nhiều những sự giống nhau đến kỳ quặc như vậy. Tự hỏi, người Tàu truyền bá mấy cái trò đấy cho người mình ư? Không thể kết luận như vậy được. Hay người mình cử người sang Tàu học hỏi mà mang về nước hại lẫn nhau? Lại càng không thể. Tại sao người mình lại có những thói quen, hành động giống người Tàu đến vậy? Nếu đồng ý với nhau rằng, tư duy thể hiện thành hành động thì hóa ra người mình có cách suy nghĩ giống người Tàu sao? Cũng có thể lắm chứ.
 
Bây giờ, quay trở lại với câu hỏi đặt ra từ đầu, tại sao chúng ta lại chọn conđường như vậy? Tôi cho rằng, chúng ta không chủ động trong việc chọn lựa. Chúng ta đã chọn lựa như cái cách mà người Tàu đã chọn lựa. Cứ vào những khúc quanh của lịch sử, khi đòi hỏi phải chọn lựa thì lại thấy những người lèo lái vận mệnh quốc gia ngoái cổ sang phương Bắc để xem bên đấy làm như thế nào. Cứ nhưthể dưới vòm trời này không đâu hơn Trung Hoa. Cứ như thể trên bề mặt đất này không nơi nào văn minh cho bằng nền văn minh của người Hán. Đến ngay cả một tác phẩm vĩ đại của nền văn học Việt như Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng phải dựa vào nguyên tác của một tay vô danh bên Tàu có tên gọi Thanh Tâm Tài Nhân. Phải chăng cụ Nguyễn Du nhà ta không có khả năng sáng tác từ một nguyên bản do chính cụ tạo nên ? Nói như thế tức coi thường bậc danh nhân của nhà mình rồi. Có thểNguyễn Du không ý thức việc này. Nhưng Freud và Carl Jung có thể lý giải: bởi cấu trúc tư duy của Nguyễn Du, cái văn hóa Hán nó truyền thừa từ tổ tiên đã ăn sâu vào tận vô thức của đại thi hàoi. Nguyễn Du đã như vậy, các sĩ phu khác của chúng ta cũng không khá hơn. Thứ Nho giáo của chúng ta là thứ Nho giáo cặn bã, không được tinh lọc với tên gọi Việt nho. Sĩ phu chúng ta muôn đời thờ hai chữ“trung quân” mà không biết đến quần chúng nhân dân cái chi cả. Vua cho ăn thìăn, vua bảo nói thì nói, vua bảo viết thì viết. Cho nên, cái sử của nước ta chỉthuần túy thứ sử của nhà cầm quyền đánh nhau mà chả thấy hình bóng quần chúng nhân dân đâu cả. Lịch sử đâu phải một dòng sông đầy máu và chiến sĩ trận vong. Hai bên bờ lịch sử phải có kẻ cày ruộng, người dệt vải, học trò đi học…nữa chứ.Rõ ràng, cách viết sử của mình cũng thuần một thứ copy cách viết lịch sử của người Hán.
 
Có người thắc mắc, sao người Việt chúng ta không thể lập thuyết? Lập thuyết để làm gì khi Khổng Tử vẫn còn ngồi bệ vệ trên cao kia, nơi phát khởi nguyên khí quốc gia. Lập thuyết để làm gì khi ngày ngày sĩ tử nước ta vẫn vái lạy con người xa lạ đến từ Trung Nguyên kia. Những người suy nghĩ giống nhau thì hành động giống nhau, những nền văn hóa giống nhau thì chọn lựa cũng giống nhau. Một người am hiểu văn hóa, chính trị như ông Nguyễn Xuân Tụ có ý gì khi lấy cái “nick name” Hà Sĩ Phu? Sĩ phu Bắc Hà ư? Cái “nick name” đầy Nho nghĩaấy gợi nên nhiều suy nghĩ về việc chúng ta bị Hán hóa từ trong cấu trúc tư duy. Nó làm chúng ta nhớ đến một vị quân vương chăng? Cho nên, cá nhân tôi cho rằng ngày nào mà người phương Bắc chưa thay đổi mô hình chính trị hay chủ thuyết của họ thì ngày đó nước mình vẫn chưa có hi vọng thay đổi gì lớn. Chúng ta không chống Tàu, chúng ta không kỳ thị Tàu nhưng ngày nào mà chúng ta chưa nhận thứcđúng vấn đề để thay đổi từ trong cái cách mà chúng ta tư duy thì: đừng có mơ.
Tôi nói sai chăng?
Tự đáy lòng mình, với tư cách một con dân đất Việt, tôi sẽ reo mừng nếu tôi nói sai các bạn ạ.
 
 

8 nhận xét:

  1. Đất nước ta từ xưa đến nay đều có truyền thống lá lành đùm là rách, bầu bí thương nhau mà, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta, chính vì như vậy thì đất nước ta, mọi người đều sống bình đẳng, yêu thương lẫn nhau, không phân biệt dân tộc, không phân biệt lịch sử.

    Trả lờiXóa

     
     
  2. Hôm nay đọc được một câu trong một comment trên Ba Sàm, đại ý: “Người Tàu chinh phục thiên hạ thành công vì họ biết đánh vào lòng tham của con người”.
    Quả thật đúng như vậy. Người Tàu là sự giao phối giữa 2 chủng tộc Hung Nô ở phía Bắc và Bách Việt ở phía Nam, và xuất hiện vào khoảng 2.700 năm trước Công nguyên. Dân tộc này sinh ra những con người vĩ đại và tàn bạo, cho nên lãnh thổ Trung Hoa không ngừng lớn mạnh đến ngày nay.
    Rất hiếm có tác giả đề cập đến đề tài như tác giả bài này, kể cả những người làm trong lĩnh vực văn hóa (chắc là họ cũng quen với việc ăn theo nói leo…?!). Mấy chục năm qua, trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của nước nhà chỉ tập trung ca ngợi Đảng, lãnh tụ…, tức vẫn tệ nạn sùng bái cá nhân, hoặc sùng bái Đảng, nhân tố mang lại cuộc sống cho muôn dân.
    Người Tàu sau một thời gian dài “bế quan tỏa cảng”, xem mình là nhất thiên hạ, không cần phải học ai, bị thôn tính và có phần nhục nhã v.v.., thì nay họ đã thức tỉnh và đang “phục hưng Trung Hoa” như khẩu hiệu của triều đại Tập Cận Bình, trong khi đó, lãnh đạo VN cũng chưa thoát ra khỏi tư duy của phường “giá áo túi cơm” thì chưa thể có thay đổi về nhận thức trong thời gian tới được.
    Chừng nào có một xã hội dân chủ, tiếng nói của mọi người được lắng nghe (ở cá cơ quan truyền thông, được bàn luận tại Quốc hội…), thì mới hy vọng thay đổi được.
    Người Việt đối xử rất không công bằng với các dân tộc thiểu số khác, đặc biệt là Chăm, Khmer và một số dân tộc khác ở Tây Nguyên (chiếm đất, đồng hóa…). Rất có thể, người Việt sẽ nhận được Nhân-quả nhãn tiền. Suy cho cùng nó xuất phát từ văn hóa và tầm nhìn của tầng lớp lãnh đạo mấy chục năm nay.

    Trả lờiXóa

     
     
  3. TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHỌN CON ĐƯỜNG NHƯ VẬY?
    Câu hỏi đặt ra là: tại sao chúng ta có thể tồn tại mà không thể văn minh, hùng cường được?
    2 câu hỏi trên có câu trả lời rất đơn giản, vì chúng ta chọn sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh .
    “Tôi cho rằng, chúng ta không chủ động trong việc chọn lựa. Chúng ta đã chọn lựa như cái cách mà người Tàu đã chọn lựa. Cứ vào những khúc quanh của lịch sử, khi đòi hỏi phải chọn lựa thì lại thấy những người lèo lái vận mệnh quốc gia ngoái cổ sang phương Bắc để xem bên đấy làm như thế nào.”
    Sai, lịch sử hiện đại đã cho ta ít nhất 2 lần với những chọn lựa khá hơn -đúng, không hoàn hảo, nhưng ít nhất có được nền móng- là chính phủ Trần Trọng Kim và chính phủ miền Nam . Nhưng chúng ta đã cố hết sức, hy sinh cả máu xương, tàn phá đất nước để loại bỏ những lựa chọn tốt hơn . Tại sao, coi lại câu trả lời trên .

    Trả lờiXóa

     
     
  4. Bài viết hay tuyệt.Thật đáng buồn là lập luận của tác giả quá…đúng. Cách nghĩ tạo ra cách làm,cách sống,cách xử lí vđề đang nảy sinh.Nhưng theo tôi tác giả chỉ nhìn lsử TrQ ,VN,Nhật nên hơi bó hẹp.TrQ và VN đang ở tư duy phong kiến vua chúa nên khi kết hợp với CNCS nó biến tướng sang Vua chúa tập thể toàn trị.Còn Nhật do ở giữa biển buột phải đóng tàu giao thương để tồn tại và phát triển nên Vua Nhật đã hướng quan lại ,trí thức sang châu Âu để học về công nghiệp,sau đó nhờ người Đức làm luật pháp để cai trị có khoa học.Ta xem thêm về Bắc Triều và Hàn quốc sẽ thấy rất rõ:Bắc Triều phụ thuộc TrQ XHCN nên con vua thì lại làm vua,nhưng Hàn quốc theo Mĩ,theo TBCN nên dù có lúc độc tài,kinh tế tư nhân vẫn phát triển buộc tư tưởng phải dân chủ mới có thể phát triển hơn nữa.Còn châu Âu thì sao? Lúc đang phong kiến cũng  đánh nhau chiếm đất lộn bậy.Sau CM công nghiệp thì cần nguyên liệu,nhân công rẻ nên đi chiếm thuộc địa khắp thế giới(Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh).Rồi Đức mạnh lên đòi chia lại đất đai nên Đại chiến 1,Đại chiến 2 xảy ra.Sau thất bại Đức Ý Nhật tan hoang nhưng vẫn là các nước TBCN nên kinh tế hồi phục nhanh,Còn Liên xô và Đông Âu dù tên XHCN nhưng chỉlà các nước tiền công nghiệp nên kinh tế ì ạch.Nói hơi dài một chút nhưng túm lại là:kinh tế tư nhân phát triển sẽ đẻ ra các tư tưởng vĩ đại.Vì vậy tôi không tin TrQ có thể chinh phục thế giới như Mĩ vì kinh tế tư nhân của họ sẽ phá nát chính quyền XHCN của họ trước khi đủ sức mạnh kinh tế.Nhưng tôi tin TrQ sẽ thành phát xít( như Đức) đòi chiếm biển Đông để lấy dầu,cá,đường hàng hải cho 1,4 Tỷ người.Còn VN ???

    Trả lờiXóa

  5. Còn VN??
    Vẫn đi theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản (nào cũng được) Quang Vinh, và vẫn kiên trì con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, con đường mà Bác Hồ đã tọng vào miệng bắt dân tộc nuốt .

    Xóa

     
     
  6.  
  7. Đôi Điều Tản Mạn
    * Tôi thấy bất ngờ đến thú vị từ topic trước khi thấy Trang chủ trở lại „nếp nhà“ là hồi đáp bạn đọc trước khi qua chuyên mục mới. Tôi đã quan sát „phong thái“ đặc thù các Trang nhà „thân hữu“ như NTT, NXD và ABS; Nhưng vẫn muốn giữ để … chiêm nghiệm tiếp. – Hihi…
    * Tôi còn suy nghĩ nhưng cũng không muốn trao đổi thêm về „Trường hợp THDT“: Tôi trân trọng những gương hy sinh vì Cộng đồng và Lý tưởng. (Hai bài sau có chép lưu làm tài liệu: https://danluan.org/tin-tuc/20130619/tran-van-huynh-neu-co-quay-nguoc-dong-thoi-gian-toi-van-se-ung-ho-thuc-bang-het-khahttps://danluan.org/tin-tuc/20130619/le-thang-long-dieu-chung-ta-can-la-su-that).
    * Tôi trân quý tấm gương Cù Huy Hà Vũ. Nhân đọc về „lập thuyết“ nơi bài chủ, xin post lại 1 ý kiến và một bài của CHHV về „Chủ nghĩa Nhất thể Việt – Vietnamunism“ (http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-war-a-perspective-from-hanoi-4-29-10-92469969/862106.html). Ý kiến nhỏ là (rút gọn; Tôi cũng chưa muốn viết tiếp về đề tài „gan ruột“ này, vì chính Trang nhà thân hữu của CHHV là BauxiteVN.Info cũng muốn dừng đưa tin): Nhớ Cù Huy Hà Vũ! (08:06, 2013-06-13) … Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) gặp gia đình Cù Huy Hà Vũ nhiều và có viết nhiều về Vũ và Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà. Tôi nhớ trong một bài, NBG viết đại ý: Gió hỏi: Tại sao anh Vũ làm những việc đó (kiện những sai trái luật pháp của quan chức)? Vũ nói: Tao có cái UY của tao! … Những điều về truyền thống của gia tộc và quê hương Hà Vũ tất nhiên cũng là cơ sở tạo cho Hà Vũ cái „Uy“ trong hành động của mình; Nhưng tôi nghĩ quan trọng, quyết định là cái TÂM đặt trên nền tảng Văn hóa và Đạo lý. Cần giải thích thêm; Từ chuỗi luận (đã trình bày đôi lần): Đạo Lý => Đạo Đức => Đạo Luật trong đó Đạo lý và Đạo đức như nền tảng (gốc) Văn hóa của cộng đồng thể hiện thành Đạo Luật của một thể chế thì ta biết cái Văn Hóa có cái UY lớn chừng nào mà Cù Huy Hà Vũ dựa vào để hành xử trong lĩnh vực chuyên môn “luật pháp” của anh! …
    * Nhân loại, nói cho cùng thì cũng là “một cộng đồng”: Việc giao lưu, học hỏi nhau là tự nhiên và tất yếu. Việt với Tàu cũng không ngoại lệ. Người Tàu biết học lóm” (“Bắt chước” – Nắm BẮT cái cách thức làm (CHƯỚC) của người khác). Nổi tiếng đến mức Huấn luyện viên bóng đá Jürgen Klopp đã nhận xét (phê phán) đối thủ: Der FCB kupfere von anderen ab – wie die Chinesen. (Câu lạc bộ Bayern “đúc khuôn / bắt chước” người khác như những chú Ba Tàu. http://www.focus.de/sport/fussball/bvb-trainer-vergleicht-fcb-mit-china-klopp-ueber-bayern-wie-chinesen-in-der-industrie_aid_929945.html; dịch thoáng.) Triết lý Việt rất hay: “Ở đời, muôn sự là chung, Hơn nhau ở chữ ANH, HÙNG mà thôi!” “ANH (minh)” là có tri thức để HIỂU; “HÙNG” là có DŨNG và LỰC để LÀM. Còn “Trâu chậm uống nước đục” và “Theo voi ăn bã mía” thì cụ thể và … dễ hiểu hơn.
    Cảm ơn Trang chủ và Tác giả; Thân chúc quý vị An Lạc, Kính Quý.

    Trả lờiXóa

     
     
  8. Một bài viết hay, mới mà không lạ.Chủ đề “Tại sao chúng ta chọn đường này ?” một câu hỏi lớn đòi hỏi nhiều người phải chiêm nghiệm và phải trả lời. Nếu ta chúng ta chọn con đường này mà đến nay sau hơn tám mươi năm Đảng ra đời-Tổ chức được coi là người chèo lái cho cả dân tộc, và gần bảy mươi năm lập quốc – thời kỳ được xem là đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập và hơn ba mươi năm đất nước thống nhất – được xem là thời kỳ tự cường thế mà đất nước vẫn không thoát ra được nghèo nàn và lạc hậu, vẫn đang nằn trong tốp 4 nước chậm phát triển của khu vực Đông Nam á, xếp hạng dưới trung bình của hơn 181 nước và khu vực trên thế giới. Dẫu biết, một đất nước trãi qua ba cuộc chiến tranh thì để hóa rồng đâu phải dể, nhưng nhìn lại bối cảnh với các mốc định biên bằng các bước ngoặt lịch sử 1930;1945,1975 khi dân tộc vượt qua các biến cố lớn để đi lên mà không thể bứt phá được, tất cả đều do chúng ta quá nặng nề với nền với tư tưởng Khổng giáo. Dẫu biết, lịch sử Việt Nam với gần một nghìn năm Bắc thuộc thì không để dàng gì gột bỏ được tư tưởng này, nhưng bình tâm nhìn lại một đất nước mà Tư duy lệ thuộc vào nước khác thì con người thường thụ động, u mê. Tại sao chúng ta không rủ bỏ được cái đuôi ve vẫy luôn cầm lái, chỉ đạo tư tưởng mà tự đi bằng cái đầu của chính mình, cái đầu vốn có của dân tộc Việt với nền văn minh lúa nước trên đất Giao Chỉ ngày xưa kết hợp với văn minh Chăm Trung Bộ và Khơ Me Nam Bộ để tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc thuần Việt-Chăm-Khơ Me trên vùng châu thổ Sông Hồng và hạ nguồn Mê Công. Đó là nền văn hóa lấy Phật giáo làm nền tảng đạo đức với những luân thường đạo lý thuần khiết đã được khắc sâu trong tâm khảm hàng triệu triệu con người Việt Nam từ xưa đến nay. Phải xây dựng tư tưởng phật giáo Việt Nam từ Tư duy của các thời Lý – Trần, tại sao những Vị vua anh minh của chúng ta với tư tưởng độc lập, tự cường lại không được tôn vinh, xây dựng thành tư tưởng cốt lõi cho muôn dân học tập noi theo mà phải đi vay mượn những tư tưởng tận đâu đâu mà cho đến  nay những nhà lý luận uyên thâm nhất của nước nhà cũng không giãi mã được tư tưởng ấy đúng hay sai? bới nó được bắt nguồn từ những ý tưởng siêu thực,không tưởng. Để xây dựng cuộc sống phồn vinh hạnh phúc cho con người há cớ gì chúng ta phải mất quá nhiều công sức, trí tuệ, tiền của đi tìm những mô hình siêu thực để chứng minh nó là bất biến là hình mẫu độc nhất vô nhị.Trong khi cả thế giới này con người đang chuẩn bị đưa nhau đi tìm nơi ở trên các hành tinh khác để tránh những hiểm họa mà con người có thể không lường trước được của tạo hóa.Muộn quá rồi chúng ta không sớm xây dựng cho mình một mô hình mới của riêng ta thì muôn lần có tội với con cháu mai sau.Hãy đi bằng con đường chính cha ông ta đã từng vạch ra cách đây hàng nghìn năm và nguồn mạch ấy đang âm ỉ chảy trong huyết quản của mỗi con người dân Việt. Hãy nhớ rằng trên thế giới này cái gì tồn tại lâu nhất sẽ trở thành quy luật và cái gì được nhiều người chấp nhận sẽ là quy luật phổ quát. Cái gì bị đào thải ắt không có chổ đứng theo thời gian.       

    Trả lờiXóa

     
     
  9. Chúng ta là một dân tộc giàu sức sống nhưng dễ bị lừa mị nên đã đi nhầm đường. Chúng ta rất anh dũng chống ngoại xâm nhưng chúng rất hèn kém trong khi làm kinh tế. Chúng ta chỉ suy nghĩ một chiều nên thường hay bị phỉnh phờ theo một chủ thuyết nào đó không phù hợp. vì vậy chúng ta không tìm ra lối thoát cái cảnh nghèo nàn, lạc hậu và thường bị các cường quốc khác xâu xé. Cũng vì thế mà chúng ta không có chủ thuyết riêng của người Việt, chúng ta vay mượn các học thuyết ở các chân trời xa lạ và tự hủy diệt lẫn nhau. Chừng nào chưa nhận ra khiếm khuyết của mình, dân tộc này còn đau khổ !

    Trả lờiXóa

     
     
 

 

– Video: Lực lượng cảnh sát cơ động đổ bộ vào khu đất Trịnh Nguyễn chiều ngày 18-6-2013 – BS

21 Th6

– Video: Lực lượng cảnh sát cơ động đổ bộ vào khu đất Trịnh Nguyễn chiều ngày 18-6-2013 (FB Trương Văn Dũng). Bà con sợ bị công an đàn áp nên phải đồng thanh la lên nhắc nhở: “Công an bảo vệ dân! Bộ đội bảo vệ dân!“. Một bà cụ bức bách: Thà rằng cho dân 1 quả bom cho chết mẹ hết đi!

View on YouTube

Nhà báo, nhà văn, nhà thơ, họa sỹ Trần Nhương: Giới trẻ phải có bản lĩnh trước những thông tin trái chiều – Trần Nhương

21 Th6

Nhà báo, nhà văn, nhà thơ, họa sỹ Trần Nhương: Giới trẻ phải có bản lĩnh trước những thông tin trái chiều

         Hà Vân(thực hiện)   

Thứ năm  ngày 20 tháng 6 năm 2013 9:17 AM

TNc: Bài đã in trên báo Nhà báo và công luận của Hội Nhà báo VN, nhân ngày Nhà báo VN xin được đưa lại.
(NBCL)- Luôn coi mình là kẻ…đi ngang sườn đồi trong suốt cuộc đời làm văn, làm báo, làm thơ, vẽ tranh…Trần Nhương lặng lẽ làm việc như thể không có tuổi già. Chia sẻ xung quanh chuyện văn, chuyện báo hôm nay với Nhà báo và Công luận, ông đặt ra những cái nhìn không thật mới nhưng hẳn là phải ngẫm ngợi nhiều.
70 tuổi tôi vẫn là một nhà báo trẻ

Chúc mừng ông vừa nhận thẻ nhà báo. 70 tuổi, 28 năm là lính, mấy chục năm làm báo mà năm nay mới… được cấp thẻ lần đầu tiên. Cái sự nghiệp làm báo của ông có vẻ thăng trầm?

Nói là thăng trầm thì cũng không hẳn, tôi làm văn mãi rồi cuối cùng vẫn chạy về với báo…như “duyên phận” thôi. Đặt bút viết báo từ những năm 1970, ngay từ những ngày mặc quân phục nhưng tôi viết vì tôi mê, viết tự do, viết nghiệp dư không tham gia chính thức vào một cơ quan nào. Thế nên, 70 tuổi tôi vẫn là nhà báo trẻ. Kể cũng là chuyện “xưa nay hiếm” nhưng với tôi là một nét phác họa đặc biệt của cuộc đời làm nghề. Cầm thẻ nhà báo, “người già” vẫn thấy lòng xôn xao, đôi mắt rưng rưng…lạ!

Cuộc đời có vẻ ưu ái với “người già”, …thứ gì ông cũng “chấm mút” một tý, tý văn, tý thơ, tý báo, tý họa…rồi còn tham gia Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ …Có người nói, Trần Nhương càng già, càng lao động nghệ thuật khỏe?

Âu cũng là cái nghiệp bám vào thân. Cũng phải ơn trời đất cho mình những thứ…tí ti ấy. Có người bảo tôi làm thế hẳn cuộc sống bộn bề, tất bật lắm, có người thì cứ nghĩ Trần Nhương vật lộn với cơm áo gạo tiền nên phải ham hố thế. Nhưng không phải vậy, tôi vốn là một người tham lam, thích nhiều thứ mà đã thích là mê mẩn. Con người khi đã mê cái gì thì cứ gọi là…lao như con thiêu thân ấy, nhiều lúc cứ muốn chẻ mình ra để làm việc.

Các cụ xưa bảo:1 nghề thì sống, 9 nghề thì…?

Thì tôi vẫn cứ…9 nghề nhưng vẫn… sống vui, sống khỏe đấy thôi. Chỉ có điều tôi có cách đi riêng của mình, đó là cách tôi… lẫn vào mọi người. Cái gì cũng làm đấy nhưng mỗi thứ một tý…đủ mặn mà để người khác biết đến tên mình nhưng đủ bằng lòng để không cho mình cái quyền ảo tưởng và kiêu ngạo. Tôi luôn nghĩ mình chỉ là người đi ngang sườn đồi…không quá “nhạt nhòa” le te dưới chân đồi, nhưng cũng không đủ “thăng hoa” tới đỉnh.

Giới trẻ phải có bản lĩnh

Xưa, ông viết văn, viết thơ dường như chẳng mấy ấn tượng, nhưng rồi “lang thang” với cái nghiệp viết báo chuyên nghiệp, làm trang website, tôi thấy ông đang bắt đầu leo lên…đỉnh đồi?

Tôi vẫn chỉ ở lưng chừng thôi, thích lặng lẽ làm những gì mình thích. Năm 2006, tôi bắt đầu làm web Trannhuong.com để tạo ra một sân chơi, một nơi giao lưu với đồng nghiệp. Tôi coi đây như một hợp tác xã mà những bạn văn, bạn báo đã làm nên tên tuổi của nó. Tôi chỉ là một ông chủ nhiệm vui tính và thân thiện. Những ngày đầu mở trang web cũng khó khăn, tưởng như sẽ đổ vỡ và cũng hoang mang không biết lấy gì nuôi nó. Nhưng cũng là cái duyên chào hàng…bạn bè đến chung vui tạo nên một… “công ty cổ phần” phi lợi nhuận. Lượng bạn đọc hiện nay đã lên đến gần 6 triệu lượt truy cập và quảng giao rộng rãi nhiều nước trên thế giới. Đúng là trong nó cũng có hồn cốt.

Đầu hai thứ tóc mà sử dụng internet rất tốt, tôi thấy cũng là hiếm có trong giới văn, giới báo không chỉ trước kia mà kể cả bây giờ?

Đúng là các bác nhà văn, nhà báo thời đại như tôi rất ngại gõ máy tính. Một phần là bởi tâm lý, lạch cạch bàn phím mất tập trung, không chạy kịp với xúc cảm. Cũng một phần bởi, nhiều người nói cầm cây bút mà viết sẽ có hồn hơn so với ngồi trước màn hình. Nhưng cứ đọc những bài viết “bầu bạn góp cổ phần” trên trang web của tôi thì thấy, rõ ràng có nhiều tác phẩm “gõ lạch cạch” mà vẫn ghi dấu ấn mạnh mẽ đó thôi. Tôi là anh nhà văn, nhà báo thế hệ trước, nhưng thích cập nhật những thứ mới mẻ… Gõ máy tính, truy cập internet thực sự thú vị và nhiều lợi ích.

Tôi thấy bây giờ blog, trang web đang rất thịnh mà thành thực nhiều người nói, họ “khoái” đọc blog, website. Ông đúng là kẻ… thức thời?

Nói thật là tôi cũng thấy được những điều hay của blog, trang web cá nhân vì thế mà tôi đã tìm đến nó. Như bạn nói, người ta, đặc biệt là bạn trẻ coi blog như những người bạn thân thiết. Coi blog là một kho thông tin. Bây giờ những thông tin trên blog, trang web… tạo ra sự đa dạng, nhiều chiều, thậm chí có những điều được viết trên đó còn hấp dẫn hơn những trang báo. Nó như kiểu một người con gái với nét duyên riêng. Một cô gái phấn son đầy mình chưa chắc đã đẹp bằng một cô thôn nữ, chân quê.

Nhưng có ý kiến cho rằng, chúng ta đang rơi vào giai đoạn…loạn blog. Và nhiều thông tin trên đó đôi khi phiến diện, thậm chí thiếu lành mạnh, gây tác động không tốt tới giới trẻ?

Cuộc sống luôn luôn có nhiều mặt, đó là sự phong phú. Trời đất có đêm có ngày, con người có xấu có tốt và thông tin thì cũng không thể…tròn trĩnh được trước những thị hiếu đa dạng của con người. Tôi cũng biết ý kiến đó và tất nhiên họ có cơ sở để nói điều này. Và để giải quyết được vấn đề này, tôi nghĩ “cội rễ” phải là sự giáo dục cho giới trẻ. Thông tin quá nhiều, quan trọng người đọc phải biết sàng lọc và thu nạp một cách có ý thức. Giới trẻ phải có bản lĩnh trước những thông tin trái chiều trong đời sống hàng ngày.

Đừng chia lề trái, lề phải

Vừa chủ bút trannhuong.com với nhiều bài khá “gai góc”, ông còn làm báo Người Cao tuổi với sự hiền lành, chỉn chu… Đâu là ông?

Nói như nhà văn Nguyễn Quang Lập thì trannhuong.com đang nhúng tay vào sự thật. Với trang web, những tác phẩm lên tiếng bảo vệ sự thật, nói thật, nói thẳng ngày càng nhiều. Còn tất nhiên bên báo Người Cao tuổi tôi cũng làm việc trên tinh thần, tôn chỉ của tờ báo. Người Cao tuổi cũng không thiếu những bài đấu tranh, mạnh mẽ là đằng khác ấy chứ… Tôi thì hài hòa cả hai bên…chứ không nghiêng ngả và nặng nề quá về mặt nào. Có phản biện, có lên tiếng trước điều sai trái nhưng gay gắt quá thì không nên.

Có người bảo, người thì “lề trái”, “lề phải” còn Trần Nhương thì cứ giữa đường mà đi?

Tôi không đồng tình cái cách mà người ta chia lề trái phải trong nghề viết. Việc phân chia như thế chỉ có ở Việt Nam. Trong chính nội bộ người làm báo mà chia ra hai cực, tạo ra những mâu thuẫn. Giống như một gia đình mà có những phe phái riêng, đối lập nhau…thì gia đình đó làm sao có thể hạnh phúc, lớn mạnh. Chúng ta chẳng phải là đang hạ thấp chúng ta sao? Theo tôi không có lề nào hết, nhà báo cần cùng với nhân dân, đi chung một con đường thúc đẩy đất nước phát triển. Nhà báo đừng nghĩ mình đang ở lề bên nào, đừng tạo ra những cái khuôn, bó chính lương tâm nghề nghiệp và ngòi bút của mình. Tôi cảm giác, chính cái sự phân chia ấy, làm cho người làm báo không bộc lộ được hết bản ngã của mình.

Nhà báo Việt Nam không bộc lộ hết bản ngã của mình là sao thưa ông?

Chúng ta viết cái gì cũng phải “ngó trước, ngó sau” rồi lo lắng cái chuyện đi đúng lề hay không…Như thế chẳng phải ngòi bút của mình đã có phần…gượng gạo? Tôi ghi nhận, trong làng báo có nhiều người đáng trọng, xứng đáng là cây đa, cây đề trong nghề. Nhưng phần lớn, chúng ta chưa tạo ra được phong cách riêng, chưa làm việc hết mình, đấu tranh hết mình cho sự thật. Có những người làm việc kiểu như một dàn đồng ca, chưa tạo ra những solo thực sự, có những cây bút… thiếu chính kiến.

Tôi thấy ông có vẻ gay gắt rồi?

À không, bạn trẻ! Tôi nói thế không phải tôi đứng ở cái lề trái hay phải, mà người nào đó tự quy ước, quy chụp. Chúng ta vẫn viết, vẫn góp ý những điều hay lẽ phải…vẫn lên tiếng chống tham nhũng, chống tiêu cực nhưng nhất định là phải trên tinh thần xây dựng…“Bản ngã” của người cầm bút không có nghĩa là anh cứ phải lao vào những sự vụ gì ghê gớm, rồi coi người dân như kẻ thù, xóc mách, vùi dập và dồn người khác đến chân tường. Người làm báo cần có sự cân bằng và phải coi công việc của mình là sự nghiệp đồng hành với nhân dân. Tôi vẫn phản đối việc chia lề trong nghề viết.

Vâng, cám ơn ông!

Hà Vân(thực hiện)

TQ chia để trị khi xích lại với VN? – BBC

21 Th6

TQ chia để trị khi xích lại với VN?

Media Player

Nhà nghiên cứu bang giao Việt – Trung từ trong nước nói về trọng tâm giải quyết xung đột biển đảo trong chuyến thăm TQ của ông Trương Tấn Sang.

Nghemp3

Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Có hay không việc Trung Quốc đang vận dụng chính sách ‘chia để trị’ với các quốc gia có tranh chấp biển đảo trên Biển Đông, khi tạm thời hòa hoãn với Việt Nam?

Bình luận với BBC hôm 20/6/2013 về chuyến thăm Trung Quốc đang diễn ra của Chủ tịch Trương Tấn Sang, nhà nghiên cứu luật biển và luật quốc tế Hoàng Việt từ Đại học Luật TP Hồ Chí Minh bình luận liệu Trung Quốc có đang tìm cách tận dụng sự ‘ủng hộ’ của Việt Nam để giải quyết xung đột về biển đảo với Philippines và Nhật Bản trong hai vụ tranh chấp riêng rẽ.

Nhà nghiên cứu không loại trừ việc Trung Quốc có một ‘kịch bản bỏ túi’ với một chính sách thống nhất trong giới lãnh đạo qua các nhiệm kỳ để mở rộng cương thổ của họ trên Biển Đông nói riêng và các vùng biển kế cận Trung Quốc nói chung.

Nội dung bàn thảo giữa Chủ tịch nước Việt Nam và Chủ tịch nước TQ – RFA

21 Th6

Nội dung bàn thảo giữa Chủ tịch nước Việt Nam và Chủ tịch nước TQ

RFA-20-06-2013

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một buổi lễ tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 năm 2013
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một buổi lễ tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19 tháng 6 năm 2013

             AFP   

 

Chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn Sang đã bắt đầu gặp và nói chuyện với các lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày hôm qua để bàn thảo về các vấn đề thúc đẩy hợp tác kinh tế và điều tiết tranh chấp trên biển Đông.

Cũng vào ngày hôm qua, lãnh đạo hai nước đã đồng ý thiết lập một đường dây nóng để giải quyết các vấn đề về đánh bắt cá tại vùng nước đang tranh chấp, theo đó cả hai phía phải thông báo cho nhau về bất cứ các trường hợp bắt giữ hay tai nạn nào liên quan đến các ngư dân và tàu cá hai nước trong vòng 48 tiếng.

Hiện Trung Quốc là nước đòi chủ quyền đến 80% vùng nước thuộc biển Đông bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nơi Việt Nam cũng đòi chủ quyền. Hồi tháng trước Việt Nam đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc phá hỏng một tàu cá Việt Nam, đe dọa tính mạng của 15 thuyền viên khi tàu này đang đánh bắt cá tại vùng nước thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cũng liên quan đến chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Trung Quốc, tờ China Daily cho hay thỏa thuận thiết lập đường dây nóng giữa hai nước được ký kết giữa giới chức Nông Nghiệp của hai quốc gia tại Bắc Kinh.

Trong cuộc gặp với ông Trương Tấn Sang tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh lập trường của Trung Quốc là mọi vấn đề về lãnh hải phải được giải quyết qua đối thoại song phương.

Tân Hoa xã trích lời ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc và Việt Nam nên đưa ra các quyết định để thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp chính trị ở biển Đông phù hợp với trách nhiệm với lịch sử và người dân. Ông nhấn mạnh hai nước nên tiến hành từ tình hữu nghị và phát triển của hai quốc gia.

Chủ tịch Trương Tấn Sang nói Việt Nam sẵn sàng tiếp cận vấn đề qua các đàm phán hữu nghị.