Lưu trữ | 11:06 Sáng

Bài thơ Vấn thoại của Hồ Chí Minh và vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn – trandinhsu

8 Th12

Bài thơ Vấn thoại của Hồ Chí Minh

và vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn

 

Trần Đình Sử

Gần đây vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang phải ngồi tù 10 năm mà ông không hề có tội giết người đã chấn động dư luận xã hội. Mặc dù ông Chấn và gia đình đã kêu oan nhiều lần mà vẫn bị y án. Mãi đến khi người nhà ông Chấn điều tra, động viên người phạm tội ra đầu thú, thì ông Chấn mới được trả tự do. Từ vụ án đó, tôi bổng nhớ tới một bài thơ độc đáo của ông Hồ Chí Minh. Trong tập Nhật kí trong tù ông Hồ Chí Minh có bài thơ “Vấn thoại”rất đặc biệt, nó khác hẳn mọi bài thơ trong tập. Nếu các bài thơ khác hoặc kêu oan, hoặc tố cáo, hoặc phản ánh sinh hoạt trong tù, hoặc thể hiện ý chí gang thép, hoặc nỗi nhớ đồng chí trong nước, hoặc lấy lòng bọn quan coi tù… thì bài thơ này đứng riêng ra,  nó nói một vấn đề triết học xã hội, một chân lí phổ biến. Nó không còn là thơ trữ tình, mà là một bài thơ triết học duy nhất trong sự nghiệp thi ca của ông. Nguyên văn chữ Hán của bài thơ được phiên âm Hán Việt như sau:

Xã hội đích lưỡng cực,

Pháp quan dữ phạm nhân;

Quan viết: Nhĩ hữu tội,

 Phạm viết: Ngô lương dân;

Quan viết: Nhĩ thuyết giả,

Phạm viết: Ngã ngôn chân;

Pháp quan tính bản thiện,

Giả trang ác ngân ngân;

Yếu nhập nhân ư tội,

Khước giả ý ân cần ;

Giá lưỡng cực chi gian,

Lập trước công lý thần.

(Tài liệu đã dẫn, tr. 320)

Nhan đề bài thơ hiện có nhiều cách dịch. Báo Nhân Dân ra ngày 13 tháng 5 năm 1978 dịch là “Hỏi tội” thực ra là không đúng, Vấn thoại không phải là hỏi tội, mà dịch là “hỏi chuyện” thì chẳng liên can gì tới nội dung bài thơ. Bản dịch do Nxb Giáo dục cung cấp năm 1993 trong sách Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù, dịch là “Lời hỏi” (tr. 321), đã sát hơn nhiều, nhưng chưa rõ tinh thần. Theo tôi có thể dịch là “Đặt câu hỏi” hay “Nêu vấn đề” sẽ làm rõ vấn đề hơn.

Bản dịch nghĩa bài thơ của nxb Giáo dục, tr. 321 như sau:

Hai cực của xã hội,

Quan tòa và phạm nhân,

Quan bảo: anh có tội;

Phạm nhân thưa: tôi dân lành;

Quan bảo : anh nói dối;

Phạm nhân thưa: tôi nói thật;

Quan tòa tính vốn thiện,

Lại hầm hầm giả làm bộ ác;

Muốn khép người vào tội;

Lại ra vẻ ân cần.

Giữa hai cực này,

Có thần công lý đứng.

Bài này đã được ông Hoàng Ngọc Hiến bình luận trước tiên trong sách Văn học học văn, in năm 1990, tr. 74 – 77. Ông Hoàng Ngọc Hiến cho rằng bài thơ phản ánh tòa án Tưởng Giới Thạch, thể hiện tình trạng tha hóa của quan tòa, do người vốn hiền lành, mà vì vai trò quan tòa là buộc phải khép người phạm nhân vào tội. Do ông dựa vào bản dịch sai của báo Nhân Dân ở câu cuối: “Giữa hai thái cực này, Đã dựng lên thần công lý rõ ràng.” Ông đã bình: “Thần công lý dựng lên rõ ràng giữa hai thái cực, có nghĩa là người xét xử không phải là người đại diện cho công lí. Thần công lí sẽ phán xét lại  người xét xử và người bị xét xử. Người lương dân sẽ được minh oan. Viên quan tòa sẽ bị lên án. Trao cho chúng ta mô hình công lí, tác giả chuẩn bị cho chúng ta một tâm thế, một quan điểm để phán xét lại tất cả những vụ xét xử bất công.” (Tài liệu đã dẫn, tr. 76). Phải công nhận rằng Hoàng Ngọc Hiến phân tích rất sắc sảo, phân biệt người quan tòa và vai trò của hắn là khép tội, hắn sẽ bị thần công lí xét hỏi. Tác giả cũng nhận thấy tay quan tòa khó hiểu. Nó vốn thiện sao lại làm bộ ác? Đã lương thiện sao lại giả ý ân cần để khép phạm nhân vào tội?

Theo tôi, bài thơ nêu vấn đề công lí trong xã hội lưỡng cực, một vấn đề rộng hơn nhiều. Quan tòa và phạm nhân là biểu tượng cho lưỡng cực xã hội. Quan tòa là biểu tượng của quyền lực, còn phạm nhân là biểu tượng người bị trị. Chính ông Hồ Chí Minh đã dùng chữ “xã hội dích lưỡng cực” cơ mà, đâu phải là lưỡng cực của tòa án? Ông Hoàng Ngọc Hiến đã vô tình hiểu hẹp ý nghĩa của bài thơ đi. Đây đâu phải chuyện quan tòa và phạm nhân trên phiên tòa xử án, mà là mô hình xã hội lưỡng cực. Quả vậy, nếu ta xem kĩ việc xử án ở trong bài thơ thì sẽ thấy hoàn toàn không giống với việc xử án trên thực tế tí nào.  Mà việc xử án đâu có chuyện giản đơn chỉ có quan tòa và phạm nhân kẻ nói qua, người nói lại như là hai gã cãi nhau tay đôi như vậy! Phải có nhân chứng, vật chứng, có luật sư bào chữa cho bị can. Sau đó mới đến phần luận tội rồi tòa mới tuyên. Trong xã hội lưỡng cực, người dân chỉ có quyền kêu oan, còn kết tội thì chỉ chức năng trời sinh của  quan tòa. Quan tòa vốn lương thiện, cớ sao ông ta giả bộ hầm hầm làm ác? Đó là vì vai trò của hắn ta là chỉ muốn buộc tội cho bị can, khép tội người lương dân. Hắn làm bộ ác, đánh đập dã man để dọa dẫm, ép cung, nhằm hoàn thành nhiệm vụ. Trường hợp thứ hai, muốn bắt phạm nhân nhận tội, thì lại giả bộ ân cần, quan tâm hoàn cảnh, số phận, gia đình, tương lai, con cái nạn nhân, rồi hắn mớm cung để đưa họ vào tròng tội lỗi lao lí. Dù làm bộ ác hay làm bộ ân cần quan tâm thì mục đích chỉ là một: khép người bị can vào tội…Điều lạ lùng là quan tòa trong bài thơ không bao giờ nghĩ đến trường hợp bị can vô tội. Họ không có khái niệm bị can vô tội.  Ai mới đọc qua bài thơ này, có thể nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh uyên bác thế, mà ở đây có vẻ như đã dùng từ sai, không chính xác. Nếu người chưa thành án, thì chỉ là bị can, chưa có tội, thì đâu phải là phạm nhân. Chữ “phạm” ở trong bài thơ rõ ràng chứng tỏ ông cụ đã đồng nhất bị can với phạm nhân làm một là không đúng. Nhưng mặt khác, ông Hồ Chí Minh lại quả là rất thâm thúy, bởi vì trong xã hội phân lưỡng cực, mọi bị can đều đã là phạm nhân, cho nên đâu cần phân biệt làm gì cho mất thì giờ. Đây là điều cực kì sâu sắc. Bởi chính đây mới là sự bất công phổ biến, tất yếu của mọi xã hội lưỡng cực. Khi mọi bị can đều là phạm nhân thì cần gì phải xử án nữa, đâu cần công lí nữa? Vậy công lí đứng ở đâu?

Theo tôi, bản dịch trên báo Nhân Dân mà ông Hoàng Ngọc Hiến sử dụng là không chính xác: “Giữa hai thái cực ấy, Đã dựng lên thần công lí rõ ràng”, bởi trong nguyên văn không hề có chữ “rõ ràng” nào hết. Đó là người dịch tùy tiện thêm vào. Nguyên văn chỉ là: “Giữa hai cực ấy, Có thần công lí đứng”. Nhưng nói vậy thì ông Hồ Chí Minh có vẻ lại rơi vào mâu thuẫn. Bởi xã hội đã phân thành lưỡng cực thì thần công lí đâu có chỗ đứng. Theo tôi hiểu, trong bài thơ này, thần công lí vắng mặt, chứ không phải  là “thần công lí đã dựng lên rõ ràng”. Ông Hồ Chí Minh đã nêu ra một vị trí khuyết. Nếu đã có thần công lí đứng rõ ràng rồi thì xã hội đâu còn là lưỡng cực, mà đã là tam cực rồi, mà như thế thì việc xử án đã công minh. Cái bất hạnh của người dân là chỉ được ở trong xã hội lưỡng cực, mà đã là lưỡng cực thì không có chỗ cho thần công lí đứng. Ông Hoàng Ngọc Hiến nhầm lẫn sâu sắc ở chỗ này. Ông Hồ Chí Minh chỗ này lại cũng sâu sắc thâm thúy. Bởi “Thần công lí” chỉ là cái sương khói vô hình, nó đâu có thực thể, đâu có quyền lực. Ông thần có đứng ở đấy nữa thì cũng chẳng có tác dụng gì. Đó chỉ là hư vị để an ủi tinh thần và che mắt thế gian. Đúng hơn nó là một ước mơ. Ông Hồ đang ước mơ có một thần công lí ở đây. Nhưng vấn đề không phải  là thần. Phải là một cơ quan với con người thực thể có quyền lực xã hội thì nó mới giải quyết được công lí. Mà trong xã hội lưỡng cực nó lại vắng mặt. Thần công lí phải có vị trí xứng đáng trong cơ cấu xã hội. Ta phải hỏi tại sao ông Hồ phải ở tù oan tại Quảng Tây hơn một năm, trong khi đó tại tòa án Hương Cảng, ông được tha. Ta phải hỏi tại sao ông Phan Bội Châu lại được ân xá dưới tòa án của Pháp, chứ không phải của tòa án Nam triều. Công lí nằm trong cơ cấu xã hội, chứ không ở thần phật nào hết. Không có tổ chức xã hội tương ứng thì không có công lí.

Bài thơ dĩ nhiên là phản ánh suy tư của ông Hồ Chí Minh về thân phận lao tù, bị bắt oan ở phố Túc Vinh của mình với tư cách là người bị bắt, bị can, bị nghi là Hán gian mà chưa tìm được thần công lí. Nhưng cái lớn của ông trong bài này là đã vượt lên trường hợp riêng của mình để nghĩ đến tính phi lí của xã hội lưỡng cực. Bài thơ nêu một chân lí bất hủ về mọi xã hội lưỡng cực. Rất tiếc về sau ông cũng bị dư luận quy cho là người xây dựng và duy trì xã hội theo mô hình lưỡng cực mà có lúc ông đã có lúc rơi vào.

Đọc bài thơ Vấn thoại sâu sắc của Hồ Chí Minh ta hiểu rõ ông Nguyễn Thanh Chấn là nạn nhân của xã hội lưỡng cực, nhưng “thần công lí” của ông chẳng ai khác hơn là người vợ tao khang đã 10 năm ròng rả, không quản khó khăn, gian khổ, tìm được một cách hy hữu kẻ giết người đích thực để làm cơ sở kết thúc vụ án oan cho chồng. Nó chỉ là một may mắn hết sức ngẫu nhiên trong một xã hội lưỡng cực.

Hà Nội, 6-12-2013

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tham nhũng đã thành đường dây có tổ chức – TN

8 Th12
06/12/2013 18:29

(TNO) Đó là khẳng định của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về nạn tham nhũng khi tiếp xúc với hơn 100 cử tri quận Tây Hồ (Hà Nội) báo cáo kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13, diễn ra vào chiều nay (6.12).

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
   Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri Quận Tây Hồ ngày 6.12 – 
 Ảnh: Ngọc Thắng

“Xử” tham nhũng còn né tránh, hời hợt

Cử tri Nguyễn Hồng Toán cho rằng kỳ họp Quốc hội vừa qua có nhiều đại biểu dám nói thẳng và quyết liệt, tuy nhiên nhiều người chưa thể hiện chính kiến, trách nhiệm với cử tri. Đơn cử, tại phiên chất vấn, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình trả lời vấn đề án oan sai khá hời hợt, dù đây là vấn đề liên quan thiết thực sinh mạng người dân, người dân vô cùng bức xúc.

Cho rằng công cuộc chống tham nhũng đạt được nhiều kết quả, nhưng cử tri Toán khẳng định việc này làm “chưa được tốt lắm”, còn tình trạng né tránh, cán bộ sai phạm bị xử lý quá nhẹ, mới chỉ ở mức khiển trách, cảnh cáo, phê bình. “Như vậy thì hời hợt quá, trong khi trách nhiệm trước dân cao lắm, nếu cán bộ nào không làm được thì nghỉ đi”, cử tri Toán bày tỏ.

Cử tri Nguyễn Bốn Bảy cũng báo cáo Tổng bí thư, hiện nay người dân rất lo lắng bởi xử lý tham nhũng làm quá lâu và trách nhiệm chưa thấy rõ. “Nếu tham nhũng 1 tỉ đồng, đề nghị tử hình. Tất cả các cơ quan phải vào cuộc, kể cả người về hưu cũng phải kê khai tài sản, không để anh hạ cánh an toàn rồi anh đi chơi, xây nhà rất ghê gớm. Tiền đó ở đâu ra?”, cử tri Bảy đặt câu hỏi.

“Lúc đầu nói to bằng con voi, sau này xử bé”

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết về vấn đề tham nhũng, lần nào tiếp xúc cử tri cũng kiến nghị, Đảng và Nhà nước vẫn đang làm hết lòng, hết sức với quyết tâm cao bằng nhiều biện pháp từ xây dựng luật, cơ chế chính sách, quy định các điều Đảng viên không làm đến quy tránh nhiệm người đứng đầu…

“Chúng ta đã đẩy lùi được một bước nhưng rõ ràng tham nhũng còn nhức nhối. Nhức nhối có hai cực, một cực là tham nhũng lớn phát hiện chậm, kéo dài, lúc đầu nói to bằng con voi cuối cùng xử bé. Một cực khác phần lớn diễn ra ở bên dưới cơ sở như các cụ, các bác ví giống ngứa ghẻ rất khó chịu. Bởi cứ ra đến xã phường là thấy có chuyện đòi hỏi bôi trơn, đòi hỏi lót tay nếu không thì không được việc. Có khi gợi ý trắng trợn, khó chịu ở chỗ đó”, Tổng bí thư thẳng thắn nhìn nhận.

Theo quy luật của thực tiễn, Tổng bí thư cho rằng, khi còn quyền lực, còn Nhà nước thì ở đâu và thời nào cũng sẽ còn tham nhũng, chỉ có điều nó ít hay nhiều và trắng trợn hay ngấm ngầm. “Nhưng tham nhũng nguy hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa. Chúng tôi hay nói đó là lợi ích nhóm, cấu kết với nhau nên phải có cơ chế trị tận gốc, việc này rất khó chứ không phải dễ”, Tổng bí thư chia sẻ. 

Tổng bí thư thừa nhận lâu nay người dân chưa hài lòng do xét xử không nghiêm, làm chậm. Tuy nhiên, vừa rồi Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương đã quyết liệt nhập cuộc. Điển hình, là trong khi Quốc hội họp đã xử 2 vụ án, và lần đầu tiên đã thực thi án tử hình. Trong năm nay, Ban chỉ đạo cũng đưa thêm 8 vụ án lớn nghiêm trọng. “Sắp tới các bác chờ thêm, sẽ xử mấy vụ nữa như vụ án lớn bầu Kiên, Dương Chí Dũng”, Tổng bí thư thông tin thêm cho cử tri.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cũng thành lập 7 đoàn đi kiểm tra tại 11 địa phương, 4 cơ quan trung ương, kể cả các đơn vị làm nhiệm vụ chống tham nhũng như tòa án, kiểm sát, thanh tra, công an. Theo Tổng bí thư, sang năm Ban chỉ đạo sẽ đưa vào xử lý 10 vụ, đồng thời giao cho Ban Nội chính xử khoảng 14-15 vụ khác, đều là những vụ án lớn, trọng điểm.

 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đau lòng khi thấy người dân xếp hàng khiếu kiện

“Xếp hàng dài khiếu kiện là vấn đề rất bức xúc khi hằng ngày chúng ta phải nhìn thấy những cảnh đáng buồn và đau lòng như thế. Người đi khiếu kiện chắc chắn không thích thú gì, phải thế nào họ mới đi, phải có nỗi niềm, oan ức gì hoặc có những việc làm không đúng của chính quyền, bà con kêu mãi không được, phải đi khiếu kiện. Chúng tôi lắm lúc rất buồn mà không biết giải quyết thế nào. Sáng ra đã có bà con đến rồi, đi đường có bà con đón, đến cơ quan bà con đến trước. Đó là thực tế khách quan không thể lảng trách, vừa qua Đảng, Nhà nước tìm mọi cách nhưng phải sửa từ gốc. Tuy nhiên, người dân cũng phải bình tĩnh, tỉnh táo lý trí vì không loại trừ có những trường hợp đi khiếu kiện thuê. Đấu tranh đòi nhiều hơn, dù quyền lợi đầy đủ rồi”.

 

 Anh Vũ

>> Tham nhũng làm suy yếu tăng trưởng
>> Án nặng cho các quan tham nhũng ở Công ty Vifon
>> Bắt tạm giam cán bộ tham nhũng
>> Hai án tử hình trong ‘đại án’ tham nhũng ALCII
>> Vụ tham nhũng tại ALCII: Tòa tuyên hai án tử hình

Người dân kể lại giây phút trật tự đô thị đánh người – Zing

8 Th12

“Chính mắt tôi nhìn thấy bảo vệ dân phố và trật tự đô thị còng tay, bặm môi lên tấn, bóp cổ, đánh vào mặt vào người anh Tình.”, anh Khang người chứng kiến sự việc kể lại.

“Khoảng 17h ngày 6/12 tổ công tác (bảo vệ dân phố và trật tự đô thị) của UBND P.25, Q. Bình Thạnh đi dẹp lòng lề đường. Trong lúc người dân nhanh chân bỏ chạy, thì tổ công tác này đã “tóm” được chiếc xe ba gác chở hàng của anh Tình. Anh này van xin, vì sức khỏe yếu, bệnh tật chỉ có chiếc xe để mưu sinh chở hàng buôn bán nuôi con. Những người thi hành công vụ lấy còng số 8 còng tay rồi đánh đập cho đến khi anh này nằm bất tỉnh.” chị Phương – người chứng kiến kể lại.
“ Đồng ý là người dân lấn chiếm lòng đường buôn bán nhưng nếu chính quyền quy hoạch chợ cho người dân vào buôn bán thì họ đã không phải đứng vất vưởng như vậy”, anh Nguyễn Hoàng Nam người chứng kiến búc xúc. Anh này cho biết, anh mới từ TP. Đà Nẵng bay vào TP.HCM công tác. “Vào thời điểm anh Tình bị đánh là lúc tôi đang ngồi trên taxi trở về nhà người thân”.
“Khi đang bán hàng ở chợ Văn Thánh cũ, tôi tận mắt chứng kiến cảnh tổ lực lượng trên dùng tay bóp cổ, đánh hội đồng anh Tình, nhưng không dám can ngăn”, anh Trịnh Văn Đông (quê Hải Dương) kể lại.
“Nghe tin anh Tình bị đánh tôi chạy tới nơi thì thấy anh này đã ngất xỉu, nằm chèo kheo ở góc đường hai tay bị còng ra phía sau”, anh Dũng bức xúc nói.
Từ một đoạn clip mà người dân cung cấp, khi anh Tình bị đánh ngất xỉu nằm bất tình, người dân đã gọi xe taxi đưa anh Tình đi cấp cứu. Tuy nhiên, một người đàn ông mặc thường phục đẩy người dân này ra và nói “anh lấy tư cách gì để đưa đi cấp cứu? lấy gì để chứng minh là người nhà?” rồi sau đó, người đàn ông mặc thường phục này cầm chìa khóa cúi xuống mở chìa còng số trong tay anh Tình ra. Thấy anh Tình nằm bất tỉnh quá lâu, người dân đổ xô tới gây áp lực thì những người này mới đưa anh Tình tới bệnh viện Nhân dân Gia Định để cấp cứu. Sáng 7/12, phóng viên quay lại hiện trường nơi anh Tình bị lực lượng bảo vệ dân phố và trật tự đô thị đánh ngất xỉu thì rất nhiều người dân quan tâm đến thông tin về anh Tình.
 

 

Đến trưa cùng ngày anh Tình đã lật áo cho phóng viên xem những vết bầm trên cơ thể khi anh bị hành hung. Trên cổ người đàn ông còn hằn nguyên những vết bị bóp cổ, bóp hầu. Hiện anh này vẫn chưa hết hoảng sợ để kể lại sự việc với phóng viên.
 
 
Nhiều người dân ký đơn xác nhận chứng kiến anh Tình bị tổ công tác của UBND P.25, Q.Bình Thạnh đánh.
 

Khánh Trung

 

;

Người dân kể lại giây phút trật tự đô thị đánh người

 

trật tự đô thị đánh người hàng rong người dân chứng kiến

 

Đọc tiếp

Điều chưa biết về cảnh sát nữ Việt Nam đầu tiên tại Hàn Quốc

Dân dựng rạp ngăn QL 1A vì xe tải đâm chết người bỏ trốn HOT

Êkip Như chưa hề có cuộc chia ly xin lỗi khán giả

Liên quan

Đọc nhiều
 

‘Bỏ Đảng là một cú sốc rất lớn’ – BBC

8 Th12
Cập nhật: 20:32 GMT – thứ sáu, 6 tháng 12, 2013
Blogger Nguyễn Lân ThắngÔng Nguyễn Lân Thắng cho rằng cần cảm thông với những người đang ‘lưỡng lự’

Bỏ Đảng đồng nghĩa với thừa nhận sai lầm hay tiếp tục ở lại đang là một cuộc đấu tranh tư tưởng và nội tâm rất lớn trong nhiều gia đình của các Đảng viên, trong đó có ‘gia đình tôi’, theo chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, thành viên Mạng lưới những người viết blog Việt Nam.

Theo ông Lân Thắng, người sinh trưởng trong một gia đình trí thức có nhiều người gắn bó và đóng góp với Đảng Cộng sản ở Việt Nam, những người còn chưa thể công khai tuyên bố ly khai đảng cộng sản cần nhận được sự cảm thông của cộng đồng và xã hội.

 

Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 06/12/2013 từ Hà Nội nhân sự kiện một quan chức cao cấp của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, luật gia Lê Hiếu Đằng và Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà nghiên cứu kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, vừa ly khai Đảng, ông Lân Thắng nói:

“Tôi nghĩ rằng sự đấu tranh tâm lý để có một quyết định ra khỏi Đảng đó là một quyết định rất lớn,” blogger này phân tích.

“Thế nhưng bây giờ nếu họ tuyên bố một cách công khai, chính thức việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là xấu hổ. Bởi vì họ phải thừa nhận những sai lầm của mình”

Ông Lân Thắng dẫn lại quan niệm của một quan chức trong ngạch giảng dạy và tuyên huấn quân sự của Đảng, Đại tá, Phó Giáo sư Trần Đăng Thanh, cho rằng các đảng viên cần trung thành với đảng vì lý do ‘bảo vệ sổ hưu’ như một lực cản.

Nhưng theo nhà hoạt động sinh năm 1975, còn có một lực cản rất lớn khác làm những ai đang cân nhắc bỏ Đảng phải tính tới.

“Theo như cách hiểu của ông Trần Đăng Thanh, cũng một phần tâm lý là bảo vệ sổ hưu, ông nói.

“Nhưng mà tôi nghĩ một phần sâu thẳm hơn ở sâu thẳm những người đảng viên kỳ cựu là họ rất khó vượt qua mình.”

“Bởi vì cả cuộc đời của họ, họ hy sinh cho lý tưởng cộng sản, họ hy sinh thực sự cả sinh mạng của mình cho Đảng cộng sản.”

Mặc cảm ‘xấu hổ’

Theo ông Thắng, một hậu duệ của gia đình Nguyễn Lân, những Đảng viên này đang chịu một mặc cảm tâm lý ‘xấu hổ’ khi nhìn lại quá khứ hợp tác và phục vụ cho Đảng.

Blogger Nguyễn Lân ThắngÔng Thắng rút ra các nhận xét từ quan sát chính gia đình ông và nhiều gia đình trí thức, đảng viên khác

Blogger nói thêm: “Thế nhưng bây giờ nếu họ tuyên bố một cách công khai, chính thức việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là xấu hổ,

“Bởi vì họ phải thừa nhận những sai lầm của mình, vì vậy tôi nghĩ việc đánh giá người ta có dám tuyên bố ly khai ra khỏi Đảng một cách công khai hay không thì mình cần phải có một cái nhìn khách quan và nhân văn.”

Theo ông Thắng cộng đồng và xã hội cần phải có sự ‘thông cảm chứ không nên chỉ trích những người Đảng viên mà người ta chưa dám ra’.

Ông giải thích thêm về nguyên nhân tâm lý ở những trường hợp này:

“Bởi vì có những người ngoài chuyện cá nhân, họ còn vướng víu rất nhiều vào vấn đề con cái họ còn ở trong hệ thống nhà nước,

“Và cái việc bố mẹ mà làm thì họ rất sợ ảnh hưởng đến công việc của con cái.”

Khi được hỏi căn cứ vào đâu mà blogger đi đến nhận định quan sát này, ông Thắng cho hay đây là trải nghiệm ngay chính từ những trăn trở bản thân và từ trong gia đình của ông.

‘Đảng tổn thất lớn về mặt chính danh’

Blogger Nguyễn Lân Thắng nói Luật gia Lê Hiếu Đằng và TS Phạm Chí Dũng bỏ Đảng CSVN là một ‘tổn thất rất lớn’ về mặt chính danh của Đảng và tiên đoán một phong trào ly khai sắp ‘ồ ạt’ diễn ra.

Nghemp3

Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Ông nói: “Tôi rút ra được điều đó từ quan sát từ chính gia đình tôi, cũng như là từ những gia đình xung quanh mà tôi biết, những gia đình trí thức, cũng như những gia đình có Đảng viên có cống hiến cho Cách mạng.”

Ông Thắng sinh trưởng trong gia đình tộc họ ‘Nguyễn Lân’, với ông nội của ông là một giáo sư, học giả thuộc thế hệ ‘tiền bối’ trong lĩnh vực văn hóa, cổ học.

Ông có cha mẹ và nhiều người chú, bác, anh chị em họ hàng v.v… là các nhà khoa học có tiếng trong cả nước, có người là quan chức quan trọng, có người là Đại biểu Quốc hội.

Mâu thuẫn ‘lý tưởng’

Ông giải thích với BBC về quyết định không lựa chọn con đường phục vụ Đảng và nhà nước như một số thành viên khác trong gia đình.

“Thực ra có thể con đường đi của tôi khác với những người ở trong gia đình, thế nhưng tôi không bao giờ có ý oán trách gì, bởi vì mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi người có một sự lựa chọn cá nhân, và mình cũng phải thông cảm với điều đó.”

Gia đình Giáo sư Nguyễn LânÔng Nguyễn Lân Thắng sinh ra trong một gia đình có nhiều người đỗ đạt và phục vụ cho Đảng và chính quyền

Nhà hoạt động vì nhân quyền nói khi đi theo con đường đã chọn, ông luôn sẵn sàng cho ‘mọi điều có thể xảy ra’.

“Hiện tại tôi không nghĩ một điều gì quá hai tháng, bởi vì tình hình ở Việt Nam rất là bất ổn và mình vẫn chưa biết chắc được như thế nào,” ông Thắng nói.

“Thế nhưng những công việc mà tôi làm nó cũng xuất phát từ tiếng gọi của lương tâm và tôi cứ làm thôi, còn sự bất trắc có thể đến với tôi bất kỳ lúc nào. Và tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón những điều xấu nhất có thể xảy ra.”

Nhà hoạt động trên mạng xã hội cũng chia sẻ rằng sự khác biệt giữa ông và nhiều thành viên khác trong gia đình về chính kiến và sự nghiệp là một ‘mâu thuẫn về mặt lý tưởng.

“Tôi nghĩ đây không phải là một mâu thuẫn trực tiếp, mà đây là một mâu thuẫn về mặt lý tưởng, thực ra ở trong gia đình tôi, tất cả mọi người cũng vẫn rất tôn trọng tôi, những công việc mà tôi làm,

“Có thể có những người cũng không đồng ý đâu, nhưng họ không bao giờ có một chỉ trích trực tiếp những vấn đề của tôi.”

‘Tổn thất to lớn’

“Chưa ai biết điều gì xảy ra ở phía trước với bối cảnh của Việt Nam như hiện nay, tình hình sẽ còn thay đổi rất mạnh và rất nhiều. Và mọi việc sẽ không chỉ dừng lại ở đây”

Nhận định với BBC hôm thứ Sáu về tác động của việc hai ông Lê Hiếu Đằng và Phạm Chí Dũng rời bỏ Đảng, ông Thắng nói.

“Tôi nghĩ Đảng chưa bao giờ ở tình thế hiểm nghèo như thế này bởi những người trí thức tương đối có tiếng tăm, tương đối có uy tín ở trong xã hội, mà bây giờ họ tuyên bố ly khai khỏi Đảng, một cách chính thức,

“Đây là một tổn thất vô cùng lớn về mặt tính chính danh của Đảng, lúc này uy tín của Đảng không còn gì nữa, thực sự không còn gì nữa.”

Blogger cũng tiên đoán về một phong trào ly khai Đảng ở Việt Nam có thể xảy ra trong thời gian tới đây:

“Hành động của ông Lê Hiếu Đằng và ông Phạm Chí Dũng có thể cũng dẫn đến một phong trào ly khai khỏi Đảng một cách ồ ạt, diễn ra với một số lượng lớn, và lúc đó sự cầm quyền của Đảng sẽ bị lung lay một cách rất dữ dội.”

‘Chưa ai biết điều gì xảy ra ở phía trước với bối cảnh của Việt Nam như hiện nay, tình hình sẽ còn thay đổi rất mạnh và rất nhiều. Và mọi việc sẽ không chỉ dừng lại ở đây,” ông nhấn mạnh.

Té ra Việt Nam ngày nay trong việc tôn trọng quyền học tập của con người, không khá hơn chế độ Apartheid và cũng không bằng chế độ mà người ta vẫn thường cho là ngụy quyền! – GS Nguyễn Đăng Hưng

8 Th12
 
 
Saturday, December 07th, 2013 | Author:

SỰ TÔN TRỌNG QUYỀN HỌC TẬP CỦA CON NGƯỜI

GS Nguyễn Đăng Hưng

Tại Nam Phi dưới chế độ kỳ thị chủng tộc Apartheid Nelson Madela (vừa qua đời) đã phải trả giá 27 tù tội vì dấn thân đấu tranh cho dân chủ và công bằng. Trong nhà tù, ông đã được phép đi học hàm thụ và ông đã tốt nghiệp cử nhân luật  đại học London.

Tại Việt Nam, trong những năm 60, ông Lê Hiếu Đằng (vừa chính thức tuyên bố từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam sau 40 năm tuổi đảng) đã từng bị chính quyền Sài Gòn kết án tử hình vắng mặt, cũng được chế độ Việt Nam Cộng hòa cho đi thi tú tài khi đang ở tù.

Tại Việt Nam hiện nay, dưới chế độ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, sinh viên Nguyễn Phương Uyên vừa bị ông hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp thực phẩm ký quyết định đuổi không cho tiếp tục học chỉ vì bị án treo!

Té ra Việt Nam ngày nay trong việc tôn trọng quyền học tập của con người, không khá hơn chế độ Apartheid và cũng không bằng chế độ mà người ta vẫn thường cho là ngụy quyền!

 

 

Thú thật hôm nay tôi buồn vô cùng và và để giải sầu tôi quyết định đăng lại sau đây bài thơ:

 

EM HAI MƯƠI TUỔI

(Thơ viết tặng Phương Uyên sau phiên tòa lịch sử tháng tám 2013)

 

Em hai mươi tuổi nào ngờ

Em thành thần thoại giữa bờ tương lai

Em cười áo trắng mảnh mai

Em mang thế hệ trên vai nhẹ nhàng

Cái thời tà chánh ngổn ngang

Cái thời biển đảo bạn vàng lấn xâm

Cái thời như dại như câm

Cái thời ô nhục óai oăm làm người!

 

Em hai mươi tuổi một lời

Em như nói hết lẽ đời ngàn xưa

Lời em là nắng là mưa

Là sớm là tối là trưa vĩnh hằng

«Tôi tin ở lẽ công bằng

Tôi chỉ chống cái nhố nhăng cường quyền»

Đỏ tươi màu máu còn nguyên

« Giặc Tàu phải cút » lời nguyền sắt son

 

Lời em là của nước non

Lời em là lẽ sống còn hôm nay

Ơi người con gái thơ ngây

Nghìn năm lịch sử còn đây rạng ngời…

2/9/2013

 
 
You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. Both comments and pings are currently closed.

Comments are closed.

Căng thẳng trên Biển Hoa Đông: Mỹ muốn Trung Quốc lập “đường dây nóng” – RFI

8 Th12
Senkaku trên bản đồ với nhiều cách gọi theo tiếng Nhật, Trung Quốc và Đài Loan (© wikipedia)

Senkaku trên bản đồ với nhiều cách gọi theo tiếng Nhật, Trung Quốc và Đài Loan (© wikipedia)

Hôm qua 06/12/2013, Hoa Kỳ đã đề nghị Trung Quốc thiết lập một « đường dây nóng » với Hàn Quốc và Nhật Bản, trong bối cảnh căng thẳng do « vùng nhận dạng phòng không » mà Bắc Kinh đơn phương quy định tại Biển Hoa Đông.

 

Hôm 23/11/2013, Trung Quốc đã tự ý đặt ra một « vùng nhận dạng phòng không » bao trùm lên phần lớn Biển Hoa Đông. Vùng này cũng bao phủ cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện đang do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền.

Washington, Tokyo và Seoul đã lần lượt gởi các chiến đấu cơ lên vùng này, cũng như các thông điệp cho biết không chấp nhận các quy định mới của Bắc Kinh.

Bà Marie Harf, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố : « Trung Quốc cần phải làm việc với các nước khác như Nhật Bản và Hàn Quốc để vận dụng những biện pháp nhằm tái lập lòng tin, trong đó có các kênh thông tin khẩn cấp để đối phó với các hiểm nguy từ thông báo mới đây của Bắc Kinh ».

Trong số những nguy cơ do « vùng nhận dạng phòng không » Trung Quốc gây ra, bà Marie Harf nêu lên sự kiện vùng này trải rộng lên những không phận đang do các quốc gia khác quản lý. Như vậy Bắc Kinh cũng đã tạo nên « một tình trạng trong đó hai chính quyền khác nhau đều có thể ra lệnh cho các phi cơ dân sự, có nguy cơ gây ra sự hỗn độn ».

Bà Marie Harf khẳng định : « Điều này tạo ra sự bất ổn trầm trọng, dẫn đến việc các nước láng giềng của Trung Quốc phải sử dụng đến những biện pháp để đối phó ».

Về phía Phó tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến công du châu Á, sau khi đến thăm Tokyo và Seoul, hôm thứ Năm 5/12 tại Bắc Kinh ông cũng đã nhấn mạnh, vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc lập ra đã gây ra « quan ngại thực sự ». Ông Biden cho rằng hòa bình và ổn định trong khu vực cũng là lợi ích của Trung Quốc.

Hợp tác hữu nghị…như thế này sao? – Trần Kinh Nghị

8 Th12
Theo một số nguồn tin, trong đó có báo Tuổi trẻ, Tiền Phong, đã đưa tin về vụ việc  tàu cá mang số hiệu Qng – 92046 của thuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm khi đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa hôm 1/12 gặp trục trặc do lưới cá bị dính vào chân vịt khiến ngư dân Nguyễn Văn Xiện đã bị chân vịt cứa vào cổ bị mất nhiều máu và bất tỉnh. Ông Lâm sau đó đã liên lạc và được Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (có trụ sở tại Đà Nẵng) hướng dẫn cho tàu chạy vào đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa để cấp cứu.
 
Tuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm và  thiết bị Trung Quốc đập phá
 

Đài BBC ngày 5/12 cho hay đã liên hệ với  Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Ngãi và được cơ quan này xác nhận có việc  ông Lâm báo cáo về việc bị phía Trung Quốc đập phá thiết bị trên tàu và đang “làm việc với chủ thuyền để xác minh thêm”. Cơ quan này xác nhận tàu của ông Lâm đã bị “một số thiệt hại” khi về đến Quảng Ngãi ngày 3/12, đồng thời cũng cho biết ngoài trường hợp ông Xiện ra, không có thuyền viên nào khác trên tàu bị thương. 

 
Cũng theo đài BBC, Thuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm cho biết, khi vừa cập đảo Phú Lâm lúc 3 giờ sáng ngày 2/12, tàu của ông đã bị phía Trung Quốc khống chế và phá hủy các máy móc vô tuyến với lý do “đây là căn cứ quân sự Trung Quốc”. Sau khi đập phá xong số máy móc với tổng trị giá hơn 70 triệu đồng, phía Trung Quốc mới bắt đầu chữa trị vết thương cho ông Xiện.(Chi tiết này chưa được nói đến trên tin của báo Tiền Phong và  Tuổi Trẻ).
Được biết ông Xiện hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, trong khi biên phòng tỉnh Quảng Ngãi nói với BBC tình trạng sức khỏe của ông này đã “tạm ổn”.
 
Đảo Phú Lâm hiện đang là nơi Trung Quốc đặt trụ sở hành chính của thành phố Tam Sa và trụ sở Bộ chỉ huy lực lượng quân đồn trú của nước này tại quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Các hành động trên đã bị Việt Nam phản đối. Trên đảo này Trung Quốc mới xây  một sân bay có thể đón các máy bay thương mại cỡ lớn, ngoài khả năng đón và đồn trú các máy bay quân sự.
phulam1-1356504705_500x0.jpgĐảo Phú Lâm cũng chính là  nơi Trung Quốc đặt trụ sở hành chính của cái gọi là “thành phố Tam Sa” đang gây rất nhiều tranh cãi. Trong mấy năm qua đã có nhiều vụ ngư dân Việt Nam bị tấn công khi đang hoạt động đánh bắt trên biển, chủ yếu ở vùng biển Hoàng Sa. Ngày 9/7, hai tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã bị tàu hải giám Trung Quốc tấn công và thu giữ tài sản khi đang đánh bắt gần khu vực đảo Phú Lâm. Trước đó, vào đầu tháng 6, một tàu cá của ngư dân tỉnh Thanh Hóa cũng bị một ‘tàu lạ’ khác đâm chìm, khiến một người thiệt mạng. Vào cuối tháng 5, một tàu cá khác của ngư dân Quảng Ngãi bị một tàu hải giám của Trung Quốc mang số hiệu 246 đâm vỡ. Hồi cuối tháng 3, một tàu của Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đuổi và nổ súng bắn cháy cabin gần đảo Hoàng Sa. Năm ngoái, 21 ngư dân từ huyện đảo Lý Sơn c đã bị Trung Quốc bắt giữ và đánh đập khi đang đánh bắt trong khu vực quần đảo Hoàng Sa./.

Thư mời tham gia các hoạt động chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền và ra mắt Mạng Lưới Blogger Việt Nam – BS

8 Th12

Posted by basamnews on December 7th, 2013

1

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền, 10/12, Mạng Lưới Blogger Việt Nam (MLBVN) sẽ tổ chức những sinh hoạt quảng bá, phát huy và vinh danh các giá trị của Nhân Quyền. 

 

Mục đích của các hoạt động này nhằm thúc đẩy việc tìm hiểu và thực thi các quyền cơ bản của con người đã được công nhận trên toàn thế giới. Trong bối cảnh Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, việc tìm hiểu, bảo vệ và phát huy các giá trị nhân quyền càng phải được tôn trọng và cổ vũ. 

Do đó, vào ngày chủ nhật, 8 tháng 12 năm 2013, để chào mừng và hướng tới ngày Quốc tế Nhân quyền, MLBVN sẽ tổ chức các hoạt động tại hai đầu cầu chính là Hà Nội và Sài Gòn:


– Hà Nội: Bắt đầu lúc 15 giờ, tại Công viên Thống Nhất (cổng đường Trần Nhân Tông). – Sài Gòn: Bắt đầu lúc 17 giờ, tại mũi tàu công viên 23/9 (đối diện vòng xoay Quách Thị Trang)

2
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bản đồ khu vực gặp gỡ tại Hà Nội
 
 
3
Bản đồ khu vực gặp gỡ tại Sài Gòn
 
MLBVN thân kính mời các bạn trẻ, các cô chú, các bác cùng đến giao lưu, trao đổi về Nhân Quyền, quảng bá tài liệu về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, thả bong bóng – thắp nến vinh danh những giá trị Nhân Quyền mà Nhà nước Việt Nam đã cam kết với cộng đồng thế giới. Vào tối Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013 nhân dịp chính thức ra mắt, Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ tổ chức các buổi gặp gỡ để cùng nhau trao đổi về con đường trước mặt, những hành động tích cực nhằm cải thiện và phát triển Nhân Quyền tại Việt Nam. Chi tiết về các buổi sinh hoạt này sẽ được thông báo sau.
 
Mạng Lưới Blogger Việt Nam
tuyenbo258.blogspot.com
tuyenbo258@gmail.com

Thế giới 24h: Putin – Medvedev vẫn “rất ổn”

8 Th12

– Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev khẳng định quan hệ với Tổng thống Putin vẫn ổn; Nam Phi chuẩn bị cho tang lễ ông Nelson Mandela… là những tin nóng.

Nổi bật

Tân Hoa xã ngày 7/12 dẫn phát biểu của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, ông không mâu thuẫn với Tổng thống Putin và quan hệ giữa hai ông hiện vẫn đang “rất ổn”.

Trước đó, một số cơ quan truyền thông địa phương đã loan tin cho biết, mối quan hệ vốn rất khăng khít giữa 2 nhà lãnh đạo hàng đầu của nước Nga có thể đang trở nên xấu đi.

Nga, Putin, Medvedev, Tổng thống, Thủ tướng

Quan hệ giữa bộ đôi quyền lực nhất nước Nga vẫn khăng khít. (Ảnh: News)

Theo các nguồn tin này, mâu thuẫn giữa hai nhà lãnh đạo xuất phát từ việc ông Putin ủng hộ chuyển quyền điều tra tội phạm thuế từ cơ quan thuế sang ủy ban điều tra liên bang.

Trong khi đó, hồi năm 2011, khi còn đương chức tổng thống, ông Medvedev đã quy định chỉ những cơ quan thuế mới có quyền yêu cầu mở các vụ án hình sự về tội phạm thuế.

Cũng trong phát biểu mới nhất, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng ông sẽ tiếp tục giữ chức vụ người đứng đầu chính phủ nước này cho tới khi nào “còn khả năng”.

Ông cho biết ông có “công việc đầy thú vị” và yêu thích công việc đó. “Công việc của tôi rất quan trọng, rất phức tạp dù không dễ được lòng dư luận”, Thủ tướng Nga nói thêm.

Tin vắn

– Lầu Năm Góc đã phê duyệt kế hoạch bán hơn 15.000 tên lửa chống tăng do tập đoàn Raytheon chế tạo cho Ảrập Xêút, theo 2 hợp đồng riêng rẽ trị giá gần 1,1 tỷ USD.

– Theo đài Tiếng nói nước Nga đêm 7/12, Bộ Quốc phòng Indonesia sẽ cử một phái đoàn đặc biệt đến Nga, để nghiên cứu khả năng mua vài chiếc tàu ngầm của nước này.

– Ngày 7/12, các chiến binh thuộc Mặt trận Hồi giáo, lực lượng phiến quân Hồi giáo lớn nhất tại Syria, đã giành quyền kiểm soát các kho vũ khí của Quân đội Syria Tự do.

– Phòng Nghiên cứu và thí nghiệm của lực lượng hải quân Mỹ (NRL) đã thông báo rằng, họ đã phóng thành công máy bay không người lái XFC từ tàu ngầm, tại Bahamas.

– Ủy ban An ninh quốc gia Thái Lan trong ngày hôm qua (7/12) cho biết sẽ huy động quân đội yểm trợ cảnh sát giữ gìn an ninh trật tự ở tòa nhà chính phủ và dinh thủ tướng.

– Washington tiếp tục không công nhận sự tồn tại của vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ECSADIZ) và kêu gọi Trung Quốc không đẩy mạnh kế hoạch này.

– Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera đã kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án bất cứ động thái thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) nào, trên biển Đông.

– Mỹ hối thúc Trung Quốc lập đường dây nóng với Nhật Bản và Hàn Quốc, để giải quyết căng thẳng về tuyên bố vùng nhận dạng phòng không tại Hoa Đông của Bắc Kinh.

– Các thanh sát viên thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã tới Tehran, bắt đầu thăm nhà máy hạt nhân nước nặng Arak, theo lời mời của quốc gia này.

– Ngày 7/12, Triều Tiên thông báo đã thả công dân Mỹ Merrill Edward Newman, cựu chiến binh trong Chiến tranh Triều Tiên, bị giam giữ ở nước này từ tháng 10 vừa qua.

– Nam Phi khẩn trương chuẩn bị quốc tang cố Tổng thống Nelson Mandela với sự hiện diện của các nguyên thủ, đại diện hoàng gia và cả những ngôi sao đình đám quốc tế.

– Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã nhắc lại mối lo ngại rằng, vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc mới tuyên bố, đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Tin ảnh

Nga, Putin, Medvedev, Tổng thống, Thủ tướng

Biểu tình tại thủ đô Kiev của Ukraine. (Ảnh: Reuters)

Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Nghị viện châu Âu nói, Liên minh châu Âu sẽ cấm nhập cảnh một số quan chức Ukraine, nếu nước này không trừng phạt những ai đánh sinh viên hôm 30/11.

Phát ngôn

Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 7/12 đã lên tiếng thừa nhận rằng, tình hình bế tắc chính trị ở nước này sẽ không dễ dàng kết thúc.

Sự kiện

Ngày 8/12/1987, Hiệp ước loại bỏ tên lửa hạt nhân tầm trung giữa Mỹ và Liên Xô được ký kết tại thủ đô Washington.

Thanh Vân (tổng hợp)