Lưu trữ | 7:50 Sáng

Tính mệnh TS Vũ đang lâm nguy! – Bauxite

12 Th6

Tính mệnh TS Vũ đang lâm nguy!

 

 

Bauxite Việt Nam

Tóm lược diễn biến:

Công dân Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ luật, sinh 1957, ngụ tại Hà Nội.

– Ngày 5/11/2010, khi đang trọ tại khách sạn Mạch Lâm, Q6, TP HCM,  ông Vũ bị công an TP HCM bất ngờ kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính để tạm giữ hành chính với nhiều lý do không rõ ràng.

  – Một ngày sau,  6/11/2010, Cơ quan an ninh điều tra  Bộ Công an Việt Nam cho biết TS Vũ bị bắt và tạm giam vì một tội danh khác rất xa với biên bản vi phạm hành chính được lập hôm trước, đó là tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo điều 88 – Bộ luật hình sự và đã được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phê duyệt. Cùng ngày, tư gia của TS Vũ tại Hà Nội bị khám xét.

–  Sau hơn 4 tháng tạm giam tại Hà Nội, ngày 4/4/2011 phiên sơ thẩm tòa TP Hà Nội tuyên ông Vũ tội tuyên truyền chống nhà nước với mức 7 năm tù, 3 năm quản chế.

– Gần 4 tháng sau,  ngày 2 tháng 8 năm 2011 tại phiên phúc thẩm, tòa tối cao tuyên y án với chứng cứ được ghi trong bản cáo trạng là 10 bài viết trên mạng gồm:

1. “Phải đa đảng mới chống được lạm quyền

2. “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30 tháng 4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ”.

3. “TS Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp”.

4. “Kiến nghị trả tự do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam cộng hòa, lấy “ Việt Nam” làm quốc hiệu để hòa giải dân tộc”.

5. Bài phóng viên Trâm Oanh phỏng vấn Cù Huy Hà Vũ

6. “Tam quyền nhất lập” đồng lòng hại dân

7. Vụ “Bà Trần Khải Thanh Thủy “cố ý gây thương tích” và dấu hiệu “bẫy người khác phạm tội

8. “Đường sắt cao tốc Bắc Nam – Dự án tham nhũng”

9. “Bàn về Đảng cầm quyền”

10. “ Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình” do tác giả Nguyễn Thanh Ty viết, TS Vũ lưu giữ trong máy tính.

– Mặc dù TS Vũ liên tục kháng cáo và không chấp nhận bản án mà tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên, chính quyền vẫn giam giữ ông tại trại K5 Thanh Hóa ngay sau phiên xử phúc thẩm 2/8/2011.

– Trong quá trình bị giam giữ tại trại  K5 Thanh Hóa, TS Vũ đã nhiều lần khiếu nại và làm đơn tố cáo  về những điều mà theo ông, quản lý trại đã xử lý có tính chất ác ý và bất chấp pháp luật  đối với mình như:

1.Không cho gửi thư cho gia đình

2. Không cho nhận một số đồ vật thiết yếu không thuộc danh mục cấm.

3. Không cho gặp vợ không quá 24 giờ ở phòng riêng

4. Không cung cấp 10 đầu tài liệu mà Tòa án đã dùng làm chứng cứ kết tội TS Vũ để ông kháng cáo lên giám đốc thẩm

5.Không trả lời  ĐƠN TỐ CÁO tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ Trại giam số 5 Bộ Công an “cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ”. Trong khi theo luật định, chậm nhất 90 ngày, nhưng đã hơn 180 ngày vẫn chưa giải quyết.

Do bức xúc về việc xử lý có tính chất ác ý và bất chấp pháp luật của Giám thị trại K5 Thanh Hóa, nhất là hành vi có tính chất cố ý giết người của cán bộ trại Lê Văn Chiến,  nên ngày 27/5/2013, TS Vũ đã bắt đầu tuyệt thực để phản đối Giám thị trại giam Lường Văn Tuyến xâm phạm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của ông như 5 điểm đã nêu.

– Tính đến hôm nay, 12/6/2013, TS Vũ vẫn tiếp tục tuyệt thực. Và như thế cuộc tuyệt thực đã bước qua ngày thứ 17 nhưng  vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại trong khi Giám thị trại K5 Thanh Hóa lẫn lãnh đạo của họ vẫn dửng dưng.

Tính mạng của TS Cù Huy Hà Vũ đang lâm nguy!

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và nhiều thanh niên, công dân yêu nước, kể cả không ít người Việt ở nước ngoài, đã kêu gọi tuyệt thực và bắt đầu tuyệt thực, để bày tỏ sự sẻ chia của mình trước hành vi dũng cảm của Cù Huy Hà Vũ.

Vậy những người còn lại chúng ta, hãy làm ngay một điều gì nhằm đánh động đến bộ máy chức năng đang hoàn toàn vô cảm, mất hết nhân tính, nhằm cứu nguy cho tính mạng người con khảng khái kiên cường của Tổ quốc.

BVN

 
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 00:45
 

Giới Bloggers nhận định về bài phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng – RFA

12 Th6

Giới Bloggers nhận định về bài phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-06-11

 

Email
Ý kiến của Bạn
// Chia sẻ
In trang này

000_Del6221418-305.jpg

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La tại Singapore hôm 31/5/2013

AFP photo

 

Bài phát biểu khai mạc Hội nghị Shangri-La ở Singapore vừa rồi của Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, tiếp tục gây nhiều tranh cãi, nhất là trong giới bloggers.

Bài diễn văn nhún nhường

Theo blogger Bùi Tín thì đây là một bài diễn văn “cực kỳ nhún nhường với kẻ xâm lược”; theo blogger Nguyễn Hưng Quốc: nó thiếu sáng kiến, sáo rỗng, không khác gì mấy với những bài luân lý giáo khoa thư; theo blogger Đinh Tấn Lực: nó chuyển tải một thông điệp làm nức lòng đám bạn 4 tốt, 16 chữ vàng ở Trung Nam Hải…

Qua bài “ ‘Đâu đó’là nơi nào”, blogger Bùi Tín sau khi “đọc kỹ bài phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng” thì có thể thấy Bộ Chính Trị đảng CSVN không những “bỏ ngoài tai” những khuyến cáo thức thời của nhiều trí thức yêu nước, mà Hà Nội còn bỏ qua cơ hội hiếm có cho VN, đồng thời “phơi bày” trước thế giới lập trường “cực kỳ bạc nhược”.

Nhà báo Bùi Tín nhận thấy, khi đề cập đến tình hình đang diễn ra phức tạp ở vùng biển Đông, diễn giả Nguyễn Tấn Dũng chỉ dám “nói bóng gió”, “nói xa xôi, ám chỉ kín đáo, ai muốn hiểu ra sao thì hiểu”, rằng:

Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.”

Thủ tướng Việt Nam cũng không mảy may đề cập đến khả năng đưa vấn đề Trung Quốc cậy thế nước lớn xâm lấn chủ quyền lãnh hải của Việt Nam ra trước Liên Hiệp Quốc.
-Nhà báo Bùi Tín

Nhà báo Bùi Tín nêu lên câu hỏi rằng “Đâu đó” là nơi nào ? Và ông lưu ý:

Không có một chữ nào về Trường Sa, Hoàng Sa, không một lời nào về bản đồ lưỡi bò, không một câu nào về những hành động cụ thể của phía Trung Quốc ngăn cản, bắt bớ, đánh đập, giết hại ngư dân ta trong vùng bỉển của ta. Cũng không có một lời nào nêu đích danh nhà cầm quyền Trung Quốc, tàu hải giám Trung Quốc…. Thủ tướng Việt Nam cũng không mảy may đề cập đến khả năng đưa vấn đề Trung Quốc cậy thế nước lớn xâm lấn chủ quyền lãnh hải của Việt Nam ra trước Liên Hiệp Quốc, trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển, như Philippines đã làm.

Blogger Bùi Tín cũng nhận thấy “một sơ hở chiến lược” một cách thiếu khôn ngoan của ông Nguyễn Tấn Dũng khi cam kết rằng: “VN sẽ không là đồng minh quân sự của nước nào, không để nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ VN và sẽ không liên minh với nước này để chống nước khác”. Lời phát biểu như vậy, theo nhà báo Bùi Tín, chẳng khác nào “ tự mình trói mình trước nguy cơ ngoại xâm nghiêm trọng có thật”.

Nhà báo Bùi Tín cũng không quên đề cập tới việc ông Nguyễn Tấn Dũng nhắc đi nhắc lại “niềm tin chiến lược” mà “không đả động gì tới mưu đồ và hành động xâm lược của TQ trong khu vực”, và rồi nêu lên câu hỏi rằng “ Làm sao có thể gửi niềm tin chiến lược ở những kẻ nuôi ‘giấc mộng Trung Quốc’ do chính Tập Cận Bình, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước đề xướng, trong đó có giấc mơ bành trướng xuống phương Nam, ngang ngược coi cả vùng biển Đông rộng lớn là vùng quyền lợi then chốt của họ?”

Qua bài “Xây dựng lòng tin chiến lược”, blogger Nguyễn Hưng Quốc cũng nhắc tới việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tin, rằng:

“Nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ ‘mất lòng tin là mất tất cả’. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.

 

hires_130601-D-BW835-127c-305.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Chuck Hagel phát biểu tại Đối thoại an ninh Shangri-La lần thứ 12 tổ chức tại Singapore hôm 31-05-2013.

 

Và ông Dũng, do đó, khẳng định “cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hoà bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta”.

Nhưng, GS Nguyễn Hưng Quốc nêu lên câu hỏi rằng “ Làm thế nào để xây dựng lòng tin chiến lược ?” GS Nguyễn Hưng Quốc nhân tiện lưu ý rằng trong những năm gần đây, trên thế giới này, “người nói nhiều nhất đến chuyện xây dựng lòng tin chiến lược giữa các nước, oái oăm thay, lại là giới lãnh đạo TQ: Khi Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hồi tháng 3 này đã nhấn mạnh đến  “lòng tin chiến lược”; khi chủ tịch họ Tập tiếp phái đoàn quân sự cao cấp của Hoa Kỳ tại Bắc Kinh hồi tháng Tư vừa rồi cũng nói về “lòng tin chiến lược”, khi ông Tập Cận Bình lúc còn là Phó Chủ tịch nước, tới thăm Hoa Kỳ hồi tháng 2 năm ngoái, cũng nói đến “lòng tin chiến lược; đó là chưa kể Bộ Ngoại Giáo TQ cũng từng nhấn mạnh “phải xây dựng lòng tin chiến lược” với New Đề Li…

GS Nguyễn Hưng Quốc lưu ý:

Khi lặp lại những vấn đề giới lãnh đạo Trung Quốc đã nói đi nói lại trên khắp các diễn đàn quốc tế, Nguyễn Tấn Dũng không những bộc lộ việc thiếu sáng kiến mà còn, nguy hiểm hơn, ông vấp phải một khuyết điểm: nói những điều sáo rỗng khi không mang lại cho khái niệm lòng tin chiến lược một nội dung cụ thể nào trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông cả…Làm như vậy, ông đánh mất một cơ hội để đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyết các tranh chấp trong khu vực, lại là khu vực gần gũi với Việt Nam nhất.
Và GS Nguyễn Hưng Quốc cũng không quên khẳng định rằng “không phải ngẫu nhiên khi bàn đến bài nói chuyện về lòng tin chiến lược của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhiều nhà báo và blogger Việt Nam liên hệ ngay đến các vụ đàn áp hoặc tuyên truyền giả dối của chính quyền Việt Nam ở trong nước: Trên diễn đàn quốc tế, Thủ tướng kêu gọi tôn trọng các giá trị và chuẩn mực chung mà mọi người trong ‘thời đại văn minh’ đều tôn trọng thì ở trong nước, chính phủ của ông lại bắt bớ, đánh đập, bắt bỏ tù vô số người dân vô tội chỉ vì họ lên tiếng chống lại Trung Quốc hoặc đòi hỏi những quyền làm người căn bản nhất”.

Cử tọa “hoang mang”

Nguyễn Tấn Dũng không những bộc lộ việc thiếu sáng kiến mà còn, nguy hiểm hơn, ông vấp phải một khuyết điểm…: nói những điều sáo rỗng.
-GS Nguyễn Hưng Quốc

Qua bài “ Chiến lược cống Hán tạo lòng tin”, blogger Đinh Tấn Lực nhận xét rằng “ sẽ không sai trật là bao khi bảo rằng trọng tâm bài đọc này nhắm vào ảnh hưởng của ‘nước lớn’ và kêu gọi xây dựng ‘lòng tin chiến lược’ bằng những động thái ‘chiến lược’ ”.

Blogger Đinh Tấn Lực nhắc đến đoạn văn đầu tiên của “bài đọc” của ông Nguyễn Tấn Dũng rằng “Mất lòng tin là mất tất cả”, và “Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược”, khiến cử tọa Shangri-La ở Singapore “hoang mang” không rõ Thủ tướng Dũng “thuổng nhẹ” ý tưởng của ông Tập Cận Bình hay Thủ tướng Dũng “nhấn mạnh giúp ý tưởng” của lãnh đạo Trung Nam Hải ? Rồi blogger Đinh Tấn Lực nhận thấy rằng, “ Hoá ra, trọng tâm của bài đọc (của ông Nguyễn Tấn Dũng), triết lý “Lòng Tin Chiến Lược” này chẳng phải để nói với các nước trên cương vị một thủ tướng của VN, mà chính thực là nói giùm cho TQ với tất cả các nước còn lại một lý thuyết mới mà Tập Cận Bình đã đề nghị với chính quyền Mỹ ngay trước khi lên ngai hoàng đế thiên triều”.

 

hires_130531-D-BW835-305.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) và Phó Tổng tham mưu Quân đội TQ tướng Qi Jianguo tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ngày 31 tháng 5 năm 2013.

 

“Bài đọc” ấy của ông Nguyễn Tấn Dũng, vẫn theo blogger Đinh Tấn Lực, “không hề nêu tên, nêu tội của đối tượng”, chỉ nói “đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền” – nghĩa là chỉ nói “chung chung, xa xa, mơ mơ, hồ hồ”…chứ còn cụ thể, chi tiết ra, là “ nó hà hiếp bắt giam ngư dân ta, cướp tàu, cướp cá, đòi tiền chuộc tàu/chuộc người/chuộc lưới… hay đâm chìm tàu cá của ta, cấm biển ta… thì kể từ Hội nghị Thành Đô, có người nào dám kể tí gì về sự hà hiếp/không chế/áp đảo của Bắc kinh ngay trên dàn lãnh đạo ở Ba Đình này không, nói gì là với ngư dân ta trên biển của VN?”

Và tác giả thắc mắc không rõ công luận khắp nơi sẽ phải kết luận thế nào về sự né tránh một cách sợ hãi không cần che giấu đó của một người “đang đứng trên đỉnh chóp quyền lực chính trị của VN?”.

Bài diễn văn tại hội nghị Shangri-La của TT Nguyễn Tấn Dũng, theo nhận xét của nhiều bloggers, được “phơi bày ra trước cả khu vực Đông Nam Á”  – mà nếu nói theo lời blogger Đinh Tấn Lực, “Hoá ra chữ ‘Nhẫn’ thư pháp rồng bay phượng múa kia đã được mang từ Ba Đình đại sảnh ra trưng ngoài nhà lồng chợ Đông Nam Á – trong bối cảnh phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giáo TQ khẳng định tàu chiến phương Bắc vẫn tuần tra biển Đông – nghĩa là bao trùm cả lãnh hải của VN; giữa lúc ngư dân Việt bị “tàu lạ” tiếp tục bắn giết; giữa lúc hoạ sĩ, nhà văn Rose Tang người gốc TQ tự hỏi “ vì sao chính quyền Việt Nam huy động công an đánh đập, bắt giam hàng chục người biểu tình…phản đối việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền đảo với Việt Nam trên Biển Đông. Không lẽ các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Hà Nội không học được gì từ ông anh lớn của họ ở Bắc Kinh?”; giữa lúc tiếp diễn hành động phối hợp giữa công an và xã hội đen – mà Thiền Sư Nhất Hạnh từng lưu ý “họ tuy hai mà là một” – đối với người dân Việt biểu tình yêu nước, khiến blogger Thanh Sơn “cảm biếm” rằng:

“Năm ngoái ông đạp mặt mày

Năm nay ông đánh thẳng tay/Sợ gì?

Chống Trung Quốc?/Giỏi chống đi!

Chống Bạn ‘4 tốt’ khác gì chống ông!…

Tạp chí Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang mong gặp lại tất cả quý vị vào tuần sau.

Nghị sĩ Philippines tới LSQ phản đối Trung Quốc bành trướng Biển Đông – GDVN

12 Th6

Nghị sĩ Philippines tới LSQ phản đối Trung Quốc bành trướng Biển Đông

Thứ ba 11/06/2013 19:00
(GDVN) – “Nếu cá thực sự có thể nói chuyện chúng sẽ thể hiện sự phẫn nộ đối với các hoạt động đánh bắt trộm tàn bạo của chính phủ Trung Quốc trên Biển Tây Philippines (tức Biển Đông). Trung Quốc đang đe dọa độc quyền đánh bắt cá và khai thác năng lượng tại vùng biển này với nỗ lực xưng hùng xưng bá trong khu vực”
Những người biểu tình Philippines đeo “mặt nạ cá” biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc phản đối nước này bành trướng trên Biển Đông

Tờ Philstar ngày 11/6 đưa tin, một Nghị sĩ Philippines chiều nay 11/6 đã dẫn đầu một đoàn biểu tình tới trước lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Makati kêu gọi giới chức Trung Quốc dừng các hoạt động đánh bắt trộm cá trên Biển Đông mà họ gọi là Biển Tây Philippines, nơi Manila cũng tuyên bố chủ quyền.

Những người biểu tình Philippines đeo mặt nạ hình cá nhiều màu sắc và mang theo lá cờ Philippines khổ lớn do Nghị sĩ Walden Bello dẫn đầu được truyền thông nước này miêu tả như một cuộc “biểu tình của cá”.

“Nếu cá thực sự có thể nói chuyện chúng sẽ thể hiện sự phẫn nộ đối với các hoạt động đánh bắt trộm tàn bạo của chính phủ Trung Quốc trên Biển Tây Philippines (tức Biển Đông). Trung Quốc đang đe dọa độc quyền đánh bắt cá và khai thác năng lượng tại vùng biển này với nỗ lực xưng hùng xưng bá trong khu vực”, Bello nói.

“Động thái này của phía Trung Quốc không chỉ phá hủy nghiêm trọng hệ sinh thái trong khu vực (Biển Đông), đồng thời còn xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của các nước láng giềng (ven Biển Đông)”, vị Nghị sĩ này nói thêm.

Trong quá trình biểu tình, những người dân Philippines cũng kêu gọi chính phủ nước này phát triển và thực hiện một chính sách quốc phòng toàn diện để bảo vệ vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông trước thực tế “nước ngoài đang bành trướng”.

“Chúng ta không thể cho phép chủ quyền của Philippines bị suy yếu do sự xâm lược của chính phủ Trung Quốc. Chính phủ Philippines cần hành động ngay lập tức trong việc đề ra chính sách quốc phòng toàn diện, đảm bảo các đảo trong Biển Tây Philippines không bị đánh chiếm”, Nghị sĩ Bello kêu gọi.

Chính sách quốc phòng toàn diện theo Nghị sĩ này bao gồm hiện đại hóa – chuyên nghiệp hóa hải quân và lực lượng dân sự (Cảnh sát biển) một cách mạnh mẽ để khẳng định và bảo vệ vùng biển họ tuyên bố chủ quyền, cải thiện cơ sở hạ tầng trên các đảo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) hiện do Philippines kiểm soát và tuần tra chung với các nước ASEAN ở Biển Đông.

Nghị sĩ này cảnh báo rằng chính phủ Philippines nên thận trọng trong việc dựa vào siêu cường khác như Mỹ để làm thất bại các “âm mưu xâm lược” của Trung Quốc ở Biển Đông bởi việc dựa vào siêu cường khác để đối phó với Trung Quốc có thể làm trầm trọng thêm tình hình.

Cách tiếp cận thận trọng hơn trong xử lý tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, theo Bello là củng cố và thúc đẩy các mối quan hệ mạnh mẽ hơn với các nước láng giềng trong khu vực, đặc biệt là các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông để cùng hợp tác chống lại các thách thức từ Trung Quốc.

Sau hoạt động biếu tình diễn ra ngắn gọn, những người biểu tình Philippines đã giải tán một cách ôn hòa.

 
Hồng Thủy (Nguồn: Philstar)

Đưa tù nhân ra Trường Sa là sản phẩm của trí tưởng tượng kỳ lạ! – GDVN

12 Th6

Đưa tù nhân ra Trường Sa là sản phẩm của trí tưởng tượng kỳ lạ!

Thứ ba 11/06/2013 13:00
 
(GDVN) – Ý kiến xây nhà tù hay đưa tù nhân Philippines ra Trường Sa là một sản phẩm của trí tưởng tượng kỳ lạ, một ý tưởng kém thông minh và không có nghiên cứu.
Venancio Tesoro, giám thị thuộc Cục Quản lý trại giam Philippines

Eugenio Bito-onon, “Thị trưởng nhóm đảo Kalayaan” do Philippines lập ra để quản lý hành chính 7 điểm đảo, bãi ngầm, rặng san hô nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện do phía Philippines kiểm soát (trái phép) đã bật cười khi nghe nhắc tới đề xuất đưa tù nhân Philippines ra 7 điểm đảo này ở Trường Sa.

Ông cho rằng ý kiến xây nhà tù hay đưa tù nhân Philippines ra Trường Sa là một sản phẩm của trí tưởng tượng kỳ lạ, một ý tưởng kém thông minh và không có nghiên cứu.

Trước đó hôm 2/6 Venancio Tesoro, một giám thị thuộc Cục Quản lý trại giam Philippines viết trên blog cá nhân của mình đề nghị chính phủ Philippines cho xây nhà tù hoặc đưa tù nhân Philippines ra 7 điểm đảo, bãi đá, bãi ngầm, rặng san hô mà nước này đang kiểm soát ở quần đảo Trường Sa.

“Sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước sẽ được đảm bảo từ việc sử dụng các hòn đảo Philippines đang kiểm soát để khẳng định quyền sở hữu. Việc các cơ quan hình sự Philippines hiện diện tại đây sẽ không gây ra những thách thức quân sự nào đối với các bên tranh chấp”, Tesoro nhận định.

Tuy nhiên, Phó phát ngôn viên Phủ Tổng thống nước này, bà Abigail Valte cho biết chính phủ Philippines không nhận được đề nghị chính thức nào như vậy từ Cục Quản lý trại giam (BuCor).

Hiện tại truyền thông Philippines cho rằng Manila đang kiểm soát tổng cộng 7 điểm đảo, bãi đá, bãi ngầm và rặng san hô ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong khi báo chí  Trung Quốc cho rằng Philippines đang kiểm soát 8 điểm và đặt trung tâm trên đảo Thị Tứ.

Manila và Bắc Kinh lại rơi vào trạng thái căng thẳng từ đầu tháng 5 sau khi Trung Quốc phái tàu xâm nhập và hiện diện bất hợp pháp tại Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) hiện do Philippines kiểm soát.

 
Hồng Thủy (Nguồn: Business Mirror)