Lưu trữ | 8:07 Chiều

Đại sứ Pháp: Nước Pháp là cường quốc Thái Bình Dương – TN

18 Th6

Đại sứ Pháp: Nước Pháp là cường quốc Thái Bình Dương

18/06/2013 19:15

(TNO) Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của hai chiếm hạm Tonnerre và George Leygues, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noel Poirier vào hôm nay, 18.6, đã tuyên bố nước Pháp là một cường quốc Thái Bình Dương và có sự hiện diện thường xuyên tại đây.

>> Bất ngờ với những bóng hồng trên chiến hạm Georges Leygues >> Cận cảnh chiến hạm Pháp Georges Leygues >> Tiếp cận chiến hạm “khủng” Tonnerre của Hải quân Pháp >> Chiến hạm Pháp Georges Leygues cập cảng Sài Gòn

“Nước Pháp chúng tôi là một cường quốc trong khu vực Thái Bình Dương, chúng tôi có các vùng lãnh thổ chủ quyền trong khu vực Thái Bình Dương và có sự hiện diện quân sự thường xuyên tai đây và cả Ấn Độ Dương”, đại sứ Poirier phát biểu trong cuộc họp báo trên tàu hộ tống chống ngầm George Leygues vào chiều nay, 18.6, bổ sung rằng nước Pháp sở hữu các lực lượng có thể triển khai tại những nơi rất xa.

 daisuPhap2Từ trái sang phải: Đại sứ Pháp Jean-Noel Poirier, thuyền trưởng tàu Tonnerre – đại tá Jean-Francois Querat, thuyền trưởng tàu George Leygues – trung tá Romuald Bomont – Ảnh: Sơn Duân

Trả lời câu hỏi của phóng viên Thanh Niên Online về lập trường của nước Pháp trước những diễn biến phức tạp tại biển Đông trong năm 2013, năm đánh dấu nhiều hoạt động trao đổi hải quân giữa Việt Nam và Pháp, đại sứ Poirier nói: “Đối với tình hình an ninh biển Đông thì lập trường của Pháp rất rõ ràng. Chúng tôi ủng hộ những biện pháp giải quyết thông qua thương lượng hòa bình và hợp tác quốc tế và không sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột”.

Đại sứ Poirier cũng hy vọng trong thời gian tới có thể phát triển hơn nữa quan hệ chiến lược giữa Việt Nam và Pháp.

“Hoạt động giữa hai bên nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Pháp. Đây là sự phát triển mối quan hệ mang tính chiến lược giữa Việt Nam và Pháp”, đại sứ Poirier phát biểu.

Trước đó, ông Poirier nói rằng năm 2013 là một năm rất đặc biệt trong hoạt động trao đổi hải quân giữa hai nước Việt Nam và Pháp khi có đến ba tàu hải quân Pháp ghé thăm Việt Nam. Mới đây, tàu tuần tra L’Adroit của hải quân Pháp cũng đã ghé thăm TP. Hải Phòng từ ngày 27.5 đến 1.6.

Trong khi đó, đại tá Jean-Francois Querat, thuyền trưởng tàu Tonnerre, chiến hạm hiện đại từng tham gia thiết lập vùng cấm bay tại Libya năm 2011, cho biết hải quân Pháp lẫn tàu Tonnerre hiện chưa có bất kỳ kế hoạch nào liên quan đến việc thiết lập vùng cấm bay tại Syria, trước những đồn đoán về việc này trong những ngày qua.

Là chiến hạm lớn thứ hai của hải quân Pháp nên tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre không thể cập cảng Sai Gòn do quá khổ và đã có chuyến cập cảng kỹ thuật tại Vũng Tàu.

 tauPhapMột nữ sĩ quan Pháp trên tàu Georges Leygues giới thiệu với các phóng viên phòng điều khiển – Ảnh: Sơn Duân

Ghé thăm Việt Nam từ ngày 18 đến 21.6, các chuyến cập cảng của hai tàu Tonnerre và Georges Leygues nằm trong khuôn khổ chương trình huấn luyện tác chiến của khóa huấn luyện thực hành Jeanne d’Arc 2013, vốn kéo dài từ tháng 3 đến cuối tháng 7 năm tới với các hải trình qua Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương cũng như biển Đông. 

Chuyến thăm còn có ý nghĩa hơn nữa khi diễn ra trong khuôn khổ năm Pháp – Việt Nam được tổ chức nhân dịp 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

“Đây cũng là dịp để khẳng định lại mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự”, theo thông cáo của tòa đại sứ Pháp tại Việt Nam.

123 sĩ quan học viên của Trường huấn luyện thực hành học viên sĩ quan Hải quân (GAEOM), thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, ngoài các quốc gia châu Âu còn có học viên các nước Togo, Ả Rập Xê Út, Indonesia và cả Brazil cũng gửi học viên tham gia khóa huấn luyện Jeanne d’Arc 2013.

Vào đầu năm 2014, và vẫn trong khuôn khổ năm Pháp – Việt Nam, một sĩ quan học viên hải quân Việt Nam sẽ tham giá khóa huấn luyện này, tạo nên sự phong phú về sự tham gia của học viên các nước trên tàu cũng như tăng cường mối quan hệ hợp tác Pháp – Việt.

Tàu Tonnerre và tàu Georges Leygues

Là chiến hạm ưu tú của hải quân quốc gia Pháp, tàu BPC Tonnerre được thiết kế và đóng bởi hãng DCNS là một tàu chiến hiện đại và rất đa năng với các nhiệm vụ đổ bộ bằng đường hàng không, chuyên chở xe quân sự và binh lính, trong khuôn khổ chương trình đổ bộ lực lượng thủy quân lục chiến cũng như là một hệ thống chiến đấu được điều khiển bởi một trung tâm chỉ huy và thông tin được xếp hiện đại nhất trên thế giới. Hơn nữa, để đáp ứng nhiệm vụ cơ bản của một sở chỉ huy “nổi”, con tàu này có diện tích 850 m2 được mô-đun hóa.

 Tonnerre1Tàu Tonnerre tại Vũng Tàu – Ảnh: Nguyễn Long

Khu vực y tế được thiết kế rất cẩn thận và tàu Tonnerre sở hữu  một bệnh viện hiện đại bao gồm khoảng 20 khu vực chức năng trong đó có hai phòng mổ, một phòng chẩn đoán hình ảnh và 69 giường bệnh, cho phép điều tra thương binh trong chiến đấu, hỗ trợ và di tản kiều dân trong trường hợp thiên tai hoặc xung đột.

Do quá khổ (dài 199 m, rộng 32 m), tàu BPC Tonnerre sẽ không thể cập cảng TP.HCM. Mọi hoạt động chính thức chính do vậy sẽ được tổ chức trên tàu George Leygues neo tại cảng TP.HCM.

 GeorgesLeygues1Tàu Georges Leygues tại cảng Sài Gòn – Ảnh: Độc Lập

Tàu hộ tống Georges Leygues làm nhiệm vụ chống ngầm song từ năm 1999 tàu đã tham gia các hoạt động huấn luyện các sĩ quan học viên. Được trang bị hiện đại và mang tính đại diện cho các loại tàu chiến đang phục vụ trong hải quân quốc gia Pháp, tàu Georges Leygues có một phòng hội thảo, một phòng tin học và 5 vị trí cho phép tiếp nhận 36 học viên.

Sơn Duân

Ngày càng nhiều học giả Trung Quốc bác bỏ “đường lưỡi bò” – InfoNET

18 Th6

Ngày càng nhiều học giả Trung Quốc bác bỏ “đường lưỡi bò”

Thứ ba 18/06/2013 07:00

Rất nhiều học giả và trí thức có ý thức và hiểu biết của Trung Quốc một lần nữa lên tiếng phản đối những yêu sách vô lý của chính phủ nước này liên quan đến “đường chín đoạn” trên Biển Đông.

 

Gần đây, vào ngày 30/4/2013, một học giả Trung Quốc có bút danh Li Wa Dang đã đăng tải trên Sina – diễn đàn mạng lớn nhất Trung Quốc bài viết của mình mang tên “Đường chín đoạn, giữ hay bỏ”. Bài viết đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ và đồng cảm của người đọc, được nhiều trang web trích dẫn lại.Học giả Li Linh Hua đã trích lại lời của học giả Li Wa Dang đã nói trên trang của mình: “Việc nước ta (Trung Quốc) đơn phương lập đường chín đoạn chồng chéo trên các vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của các nước láng giềng ở Biển Đông, gây ra một loạt các sự khác biệt và mâu thuẫn, trái với tinh thần của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982”. Ngoài ra, ông còn tỏ rõ quan điểm cá nhân và cho rằng: “Nhà nước (Trung Quốc) nên xem xét nghiêm túc các kiến nghị của học giả Li, bãi bỏ “các đường thể hiện lịch sử truyền thống” để có thể mở đường cho việc giải quyết gốc rễ của vấn đề Biển Đông”.  

“Đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tưởng tượng ra và vẽ nó trên Biển Đông.

Theo học giả Li Wa Dang, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông bắt nguồn từ “đường chín đoạn”. Điều này sẽ phải được giải quyết trước nhất và quan trọng nhất trong quá trình tìm kiếm hòa bình trên Biển Đông. Sau đó, học giả Li Wa Dang đã phân tích về đường chín đoạn.  

Học giả Li cho rằng bản đồ “đường chín đoạn” là không có căn cứ. Vào thời điểm đó, tất cả các bên ở Biển Đông đã có lý do rõ rang của họ liên quan đến các quần đảo trên biển, chỉ có “đường chín đoạn” là vô căn cứ và vô lý.

 

“Đường chín đoạn” khởi nguồn từ năm 1936, khi một viên chức Trung Quốc có tên là Bai Meichu đã tự động vẽ “một bản đồ mới của Trung Quốc” có các vạch nối gồm 11 đoạn. Học giả Li đã khẳng định đường vẽ này được rút ra từ một ý tưởng rất chủ quan. Đến năm 1953, “đường 11 đoạn” đã được rút lại còn “đường chín đoạn”. Tuy nhiên, không ai có thể xác định được ý nghĩa của “đường chín đoạn” và Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ giải thích về nó. Người ta nói rằng một quan chức của Bộ Nội vụ Trung Quốc đã cố tình vẽ bằng được “đường chín đoạn” bằng mọi cách.Tiếp đó, theo ý kiến ​​của học giả Li Wa Dang, đường chín đoạn không phải là lãnh hải của Trung Quốc và nó không hợp pháp. Trung Quốc đã luôn luôn nói về nó, nhưng không bao giờ đề cập đến ý nghĩa của nó. Trớ trêu thay, “đường chín đoạn” được vẽ trên bản đồ của Trung Quốc trong hơn 60 năm, nhưng các chuyên gia Trung Quốc vẫn lập luận và tranh luận liên tục về nó. Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa thể hiện quan điểm và thái độ của mình. Không có bất kỳ tài liệu liên quan đến tuyên bố hoặc giải thích của các “đường chín đoạn”.

Theo các nghiên cứu, các “đường chín đoạn” đã được sửa đổi trên bản đồ của Trung Quốc khá thường xuyên. Trong quá khứ đã có một phiên bản 11 điểm. Khi Trung Quốc và Việt Nam có Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ, hai chấm được xóa và bây giờ nó chỉ còn có 9 điểm. Điều này cho thấy “đường chín đoạn” không có cơ sở pháp lý rõ ràng.

Xét về khía cạnh pháp lý của “đường chín đoạn”, các đoạn này không phải là lãnh hải của Trung Quốc. Theo Luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ban hành vào năm 1992, nó quy định rằng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý từ đường cơ sở. Trong năm 1996, trong bản khai báo các đường cơ sở của lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đường cơ sở của lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974 và hiện nay gọi là Tam Sa) cũng đã được cung cấp. Vì vậy, các vùng biển bên ngoài 12 hải lý từ đường cơ sở của lãnh hải không thuộc về lãnh hải của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc lại tuyên bố lãnh hải đối với các vùng biển nằm trong “đường chín đoạn”.

Điều này đã chứng minh rằng “đường chín đoạn” không phải là lãnh hải của Trung Quốc! Rất nhiều chuyên gia Trung Quốc về luật hàng hải cho rằng “đường chín đoạn” không phải là đường lãnh hải hoặc không phải là các đường mô tả lãnh thổ của Trung Quốc. Do đó, cần bãi bỏ các đường này mà không gây ra bất kỳ trở ngại pháp luật quốc tế nào. Những gì là cần thiết phải làm là bãi bỏ các đường chín đoạn trên bản đồ hoặc thậm chí sửa đổi bản đồ. 

Minh Anh

Bàn về điều 258 của Bộ luật hình sự hiện hành – Bauxite

18 Th6

Bàn về điều 258 của Bộ luật hình sự hiện hành

Hà Huy Sơn

Thời gian gần đây đã có một số người bị cơ quan điều tra bắt, khởi tố theo điều 258 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trước đây hai năm, tôi có làm người bào chữa cho một thân chủ ở Cần Thơ đã bị kết án vì điều 258. Nhận thấy điều 258 có một số điểm hạn chế, tôi đã có ý định kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội để yêu cầu giải thích điều luật này. Vì trước đó tôi đã có một số kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều luật nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm nên tôi xin bày tỏ ở bài viết này với những người quan tâm.

Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân

 1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Thứ nhất: Điều 258 quy định không rõ ràng, nó dễ bị áp dụng sai do vô ý và lạm dụng do cố ý. Nội dung không thể hiểu bằng một cách duy nhất, rõ ràng theo định lượng, mà việc hiểu điều luật này chủ yếu là do cảm tính vì nó không có khuôn khổ giằng buộc.

Thứ hai: Việc áp dụng điều 258 trong thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng thường vi phạm nguyên tắc bắt buộc của Bộ luật tố tụng hình sự là phải chứng minh hậu quả do tội phạm gây ra cho đối tượng bị hại là nhà nước, tổ chức, công dân. Chính vì nội dung không rõ ràng của điều luật nên các cơ quan điều tra có tài thánh cũng không định lượng được thiệt hại do tội phạm gây ra và rồi đến Viện Kiểm sát và Tòa án cũng phải lờ đi vi phạm nghiêm trọng đó của cơ quan điều tra.

Thứ ba: Cho đến nay nhiều quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 nhưng đến nay đã hơn hai mươi năm chưa được luật hóa. Điều đó có nghĩa nhiều quyền tự do dân chủ của công dân chưa có quy định như thế nào là cấm vậy thì làm sao nói là lợi dụng? Trong khi nguyên tắc chung của pháp luật là: “Công dân được làm những gì nhà nước không cấm, nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Thực trạng này thì ai là người đang vi phạm pháp chế của một nhà nước pháp quyền?

Thứ tư: Về nội dung ngữ nghĩa của điều luật “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thể hiện sự mâu thuẫn. Đã là quyền của công dân thì đương nhiên công dân được phép được sử dụng trong mọi giới hạn không gian, thời gian của pháp luật và nhà nước có nghĩa vụ phải đảm bảo các quyền ấy. Là quyền thì không thể là tội, là tội thì không thể là quyền. Không thể vừa là quyền lại vừa là tội. Đây chính là sự lập lờ, không rõ của điều 258. Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo pháp luật quy định có chức năng giải thích luật phải có văn bản hướng dẫn điều 258.

Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng: Để hiện đại hóa đất nước, vấn đề trước cả văn hóa truyền thống, giáo dục, y tế… là việc xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự. Cần xây dựng một văn hóa pháp luật, tôn trọng chính các nguyên tắc pháp luật chung do chính nhà nước đặt ra.

Hà Nội, ngày 17/06/2013

H. H. S.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

KIẾN NGHỊ CỦA LS. TRẦN VŨ HẢI VỀ TRƯỜNG HỢP CỦA ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ – BS

18 Th6

Posted by basamnews on June 17th, 2013

CỘNG  HÒA  Xà HỘI  CHỦ  NGHĨA  VIỆT  NAM
Độc lập  –  Tự do  –  Hạnh phúc
 
.
Hà Nội, ngày 17/6/2013
 
 

KIẾN NGHỊ CỦA LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI VỀ TRƯỜNG HỢP CỦA ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ

 
Kính gửi: – Bộ trưởng Bộ Công an
.
– Các cơ quan chức năng  
.
Đồng kính gửi: Các cơ quan báo chí truyền thông
.
Theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Cù Huy Hà Vũ và của chính ông Cù Huy Hà Vũ, tôi – luật sư Trần Vũ Hải nhận trợ giúp pháp lý cho gia đình ông bà Hà, Vũ.Cá nhân tôi đã tham gia bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm xét xử ông Cù Huy Hà Vũ vào năm 2011. Sau khi bà Dương Hà thông báo cho biết ông Vũ tiếp tục yêu cầu tôi làm luật sư cho ông trong việc khiếu nại bản án phúc thẩm đối với ông theo thủ tục Giám đốc thẩm, ngày 14/6/2013, tôi và bà Nguyễn Thị Dương Hà đã trực tiếp đến Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (TC8) yêu cầu TC8 tạo điều kiện cho tôi gặp ông Cù Huy Hà Vũ tại Trại giam số 5 – Bộ Công an để gặp và làm việc theo quy định của Luật thi hành án Hình sự (có đơn đính kèm- TL1). Đáng tiếc TC 8 đã không cấp giấy để tôi được gặp ông Cù Huy Hà Vũ, thực hiện nghĩa vụ của luật sư theo quy định của pháp luật mà không nêu bất cứ lý do nào.Theo yêu cầu của bà Nguyễn Thị Dương Hà, tôi đã nghiên cứu về những việc liên quan đến ông Cù Huy Hà Vũ trong thời gian gần đây, kể cả các thông tin đã được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt về việc tuyệt thực của ông Cù Huy Hà Vũ. Sau khi nghiên cứu những thông tin và tài liệu liên quan, tôi xin trình bày và có kiến nghị như sau:.

Gia đình Cù Huy Hà Vũ lại kêu cứu. Báo chí chính thức tiếp tục phản bác thông tin về vụ tuyệt thực – RFI

18 Th6

Gia đình Cù Huy Hà Vũ lại kêu cứu. Báo chí chính thức tiếp tục phản bác thông tin về vụ tuyệt thực

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp từ trong xe, ngày 24/02/2012.

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp từ trong xe, ngày 24/02/2012.

REUTERS/Stringer

Trong lá thư đề ngày hôm nay, 17/06/2013, gởi các lãnh đạo Việt Nam, người dân Việt Nam và các tổ chức trong và ngoài nước, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của ông Cù Huy Hà Vũ, hiện đang tuyệt thực trong tù, đã một lần nữa kêu cứu khẩn cấp về tình trạng của chồng bà. Trong lá thư, bà Dương Hà nhắc lại rằng kể từ khi tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ bắt đầu tuyệt thực ngày 27/05, bà đã luôn tố cáo, kêu cứu tình trạng nguy hiểm của chồng bà, nhưng đến nay vẫn chưa được cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền nào trả lời.

 

Luật sư Dương Hà cũng đã bày tỏ sự « thất vọng và bất bình » về bài phóng sự chiếu trên kênh truyền hình ANTV ngày 15/06, cũng như về Ban giám thị Trại giam số 5 Bộ Công an và đặc biệt là về việc mà bà xem là « sự bao che tội phạm của Bộ Công an ».

Luật sư Dương Hà nhắc lại là bà luôn đề nghị lãnh đạo Bộ Công an và các giám thị trại tù trả lời Đơn tố cáo của ông Cù Huy Hà Vũ, để chồng bà dừng tuyệt thực. Bà Duơng Hà khẳng định ông Cù Huy Hà Vũ bị béo phì, nên dù sụt ký nhiều do tuyệt thực, nhìn bề ngoài khó nhận biết được. Bà lo ngại là vốn đang bị bệnh tim và huyết áp, ông Cù Huy Hà Vũ khó trụ được lâu và sẽ bị chết oan trong tù.

Trong khi đó, báo chí chính thức của Việt Nam tiếp tục đăng tải các hình ảnh và thông tin nhằm chứng minh rằng ông Cù Huy Hà Vũ không hề tuyệt thực. Sau các kênh truyền hình ANTV và VTV, hôm nay đến lượt tờ Tuổi Trẻ đăng tải một phóng sự với phần phỏng vấn Cù Huy Hà Vũ mà báo này khẳng định được thực hiện chiều hôm qua, 16/06.

Phóng sự của Tuổi Trẻ mô tả phòng giam ông Vũ « có tivi, quạt máy, giá sách với nhiều loại sách văn học, pháp luật…; có hệ thống vệ sinh khép kín, nước sạch sinh hoạt; có bếp nấu riêng. Trước phòng giam có một sân nhỏ trồng nhiều cây cảnh ». 

Theo phóng viên báo Tuổi Trẻ, ông Vũ tuyên bố : “Từ ngày 27/05 đến nay, tôi không ăn suất ăn của trại để phản đối việc cán bộ trại giam số 5 không giải quyết đơn tố cáo của tôi về cán bộ trực trại Lê Văn Chiến nhiều lần mở cửa phòng giam vào buổi sáng một cách đột ngột, để gió lạnh tràn vào, có ý giết chết tôi”. 

Tờ Tuổi Trẻ cũng trích lời đại tá Lê Duy Sáu, phó giám thị trại giam số 5, khẳng định, từ ngày ông Vũ không ăn cơm của trại cấp đến nay, gia đình đã đến thăm ông Vũ ba lần, mỗi lần đều mang đồ ăn, đồ uống tiếp tế cho ông. 

Thế nhưng, có một câu hỏi mà không thấy phóng viên báo Tuổi Trẻ đặt ra với tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, đó là, nếu không ăn cơm của trại, thì ông có ăn thức ăn do gia đình tiếp tế hay không, tức là ông có tuyệt thực hoàn toàn, như khẳng định của vợ ông là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà hay không ? 

Mặt khác, đang có nhiều nghi vấn chung quanh các hình ảnh được phát trên đài truyền hình Nhà nước cuối tuần qua, nhất là về thời điểm quay những hình ảnh đó. Theo truyền hình Nhà nước, những hình ảnh về Cù Huy Hà Vũ được quay ngày 15/06, nhưng một số nguồn tin cho rằng những hình ảnh này đã được quay từ cách đây một năm rưỡi. Trong phóng sự truyền hình, có một nhân vật được quay từ sau lưng, nói chuyện với bác sĩ trại giam và được giới thiệu là ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng có nghi vấn đây không phải là ông Vũ thật, mà là một người giả mạo. Nói chung, phóng sự nói trên bị nghi là một phóng sự giả tạo và lắp ghép.

 

Tàu ngầm Trung Quốc hoàn tất khảo sát đáy Biển Ðông – VOA

18 Th6

Tàu ngầm Trung Quốc hoàn tất khảo sát đáy Biển Ðông

 
 
CỠ CHỮ +

17.06.2013

Sáng thứ hai, tàu ngầm Giao Long đã thực hiện công tác lặn cho hải trình thực nghiệm ứng dụng đầu tiên trong vùng Biển Ðông.

Tàu Giao Long đã lập kỷ lục lặn mới sau khi đạt độ sâu 7062 mét ở Hố Mariana trong Thái Bình Dương vào tháng 6 năm 2012.

Hải trình này nằm trong một sứ mạng đang diễn tiến.

Tàu Giao Long được hạ thủy từ chiếc tàu khảo cứu hải dương Hướng Dương Hồng 09 và bắt đầu công tác lặn vào khoảng 10 giờ sáng, trở lại tàu vào khoảng 4 giờ 30 chiều.

Chiếc tàu ngầm và 3 người trong đoàn thủy thủ đã lặn xuống một độ sâu khoảng 1.400 mét.

Ông Lưu Phong, chỉ huy trưởng hải trình, nói rằng thành công của chuyến lặn này xác nhận tầu ngầm có khả năng hoạt động đáng tin cậy.

Chiếc tàu ngầm rời thành phố Giang Âm ở đông bộ Trung Quốc hôm thứ Hai để bắt đầu một sứ mạng trong 113 ngày bao gồm các cuộc thử nghiệm nhằm mục đích trắc nghiệm hệ thống định vị, cũng như các cuộc thăm dò sinh học và lấy mẫu địa chất sẽ thực hiện trong Thái Bình Dương.

Sứ mạng hiện thời đánh dấu khởi đầu của một thời gian thử nghiệm trong 5 năm cho tàu Giao Long trước khi đi vào hoạt động thường xuyên.

 
 
 

Trung Quốc mưu toan “xét lại” UNCLOS – KT

18 Th6

Trung Quốc mưu toan “xét lại” UNCLOS

 
 

(Kienthuc.net.vn) – Nhiều nước láng giềng lo ngại về thái độ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc về các vấn đề chủ quyền và lãnh thổ trong 5 năm qua.

 

 
 

 Tàu chiến Trung Quốc “diễu binh” ở Pakistan.

Hành động của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Thậm chí, Trung Quốc đã không ngần ngại cảnh báo tàu hải quân và tàu khảo sát Ấn Độ đang ở trong lãnh hải Việt Nam.

Theo báo Nhật Asahi Shimbun số ra ngày 12/6, phản ánh thái độ cứng rắn về các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng thuật ngữ “lợi ích cốt lõi” tại hội nghị thượng đỉnh California với Tổng thống Obama, khi đề cập đến tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền của quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư). Trung Quốc đã gọi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “lợi ích cốt lõi” lần đầu tiên hồi tháng 4/2013, trong một cuộc họp báo thường lệ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Trước đó, hồi tháng 1/2013, Cục Khảo sát, bản đồ và thông tin địa lý (NASMG) của Trung Quốc thông báo rằng cơ quan báo chí của Sinomaps đã xuất bản bản đồ mới của Trung Quốc, trong đó bao gồm hơn 130 hòn đảo lớn nhỏ ở Biển Đông. Đáng chú ý là hầu hết các hòn đảo này đều không có trên bản đồ Trung Quốc chính thức trước đó. Bản đồ mới của Trung Quốc cũng bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Bản đồ mới của Trung Quốc cũng bao gồm toàn bộ bang Arunachal Pradesh và một bộ phận lớn của bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Hộ chiếu mới của Trung Quốc cũng chứa các bản đồ tương tự.
Đại tá  không quân diều hâu về hưu Dai Xu –  một nhà bình luận thường xuyên trên các kênh truyền hình Trung Quốc và là tác giả của một cuốn sách mà Chủ tịch Tập Cận Bình thường trích dẫn – nói với các phương tiện truyền thông trong nước rằng Trung Quốc cần “thực hiện hành động quân sự cụ thể”. Về hành động xâm chiếm biển đảo, Dai Xu nói: “ Đầu tiên là cảnh báo và thứ nhì là trục xuất. Và nếu điều đó không hữu hiệu, các tàu xâm phạm sẽ bị bao vây và đánh chìm”.
Chính sách biển mới của Trung Quốc chuyển dịch theo hướng quyết đoán gia tăng. Điều đó ngụ ý rằng với sức mạnh quân sự tăng lên và lợi ích kinh tế-chiến lược mở rộng, Trung Quốc sẽ sao chép hành vi của Mỹ. Trung Quốc sẽ không ngần ngại tiến hành các cuộc điều tra và thu thập thông tin tình báo ở bên vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước khác. Hành động này của Trung Quốc ban đầu sẽ ảnh hưởng đến Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Khi hải quân Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động toàn cầu, chính sách này sẽ tác động trực tiếp các nước như Ấn Độ.
Ni Lexiong, giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách Quốc phòng và sức mạnh biển tại Đại học Luật và Khoa học chính trị ở Thượng Hải, khẳng định rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã “thay đổi khái niệm về hoạt động hàng hải, sau sự phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp hàng hải và sức mạnh của Hải quân Trung Quốc trong thập kỷ qua”. Điều này cũng cho thấy Trung Quốc đang mưu toan “xét lại” Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà nước này đã ký kết.


ĐANG ĐỌC NHIỀU:

 

 

Lê Chân (theo DNA India)

Cận cảnh Trung Quốc ngang ngược thôn tính Đá Vành Khăn của Việt Nam – Soha

18 Th6

Cận cảnh Trung Quốc ngang ngược thôn tính Đá Vành Khăn của Việt Nam

Cận cảnh Trung Quốc ngang ngược thôn tính Đá Vành Khăn của Việt Nam

(Soha.vn) – Kể từ sau khi xâm phạm Đá Vành Khăn (thuộc Trường Sa, Việt Nam) năm 1995, Trung Quốc đã liên tục xây dựng trái phép các công trình nhằm thực hiện âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà.

Cận cảnh Trung Quốc ngang ngược thôn tính Đá Vành Khăn của Việt Nam

7 101227

(Soha.vn) – Kể từ sau khi xâm phạm Đá Vành Khăn (thuộc Trường Sa, Việt Nam) năm 1995, Trung Quốc đã liên tục xây dựng trái phép các công trình nhằm thực hiện âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà.//

 


Lấy lí do tạo điều kiện cho ngư dân trú ẩn trên biển Đông, Trung Quốc
đã xây dựng trái phép nhà nổi trên Đá Vành Khăn tháng 5/1995.

Lấy lí do tạo điều kiện cho ngư dân trú ẩn trên biển Đông, Trung Quốc đã xây dựng trái phép nhà nổi trên Đá Vành Khăn tháng 5/1995.

 

 


 Nhà nổi mà Trung Quốc nói là dùng để trồng rau trên Đá Vành Khăn - Ảnh chụp tháng 10/1998.

Nhà nổi xây dựng trái phép mà Trung Quốc nói là dùng để trồng rau trên Đá Vành Khăn – Ảnh chụp tháng 10/1998.

 

 

Cận cảnh quá trình Trung Quốc từng bước thôn tính Đá Vành Khăn của Việt Nam
 

 

 


 Một cụm công trình khác được xây dựng trái phép tại Đá Vành Khăn 11/1998. Mặc dù ngày càng mở rộng một cách trắng trợn các công trình quân sự tại Đá Vành Khăn, song Trung Quốc vẫn liên tục khẳng định những công trình này chỉ là nơi trú ẩn cho ngư dân.

Một cụm công trình khác được xây dựng trái phép tại Đá Vành Khăn 11/1998. Mặc dù ngày càng mở rộng một cách trắng trợn các công trình quân sự tại Đá Vành Khăn, song Trung Quốc vẫn liên tục rêu rao luận điệu rằng những công trình này chỉ là nơi trú ẩn cho ngư dân.

 

 

Cận cảnh quá trình Trung Quốc từng bước thôn tính Đá Vành Khăn của Việt Nam
 

 

 


Nhà nổi trái phép của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn ngày càng được xây dựng kiên cố.

Nhà nổi trái phép của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn ngày càng được xây dựng kiên cố.

 

 


Công sự trái phép của Trung Quốc.

Hệ thống công sự mà Trung Quốc xây dựng trái phép quanh Đá Vành Khăn là một minh chứng cho thấy dã tâm thôn tính của họ.

 

 


Ngọn hải đăng mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Vành Khăn.

Ngọn hải đăng mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Vành Khăn.

 

 


Một tòa nhà 3 tầng kiên cố.

Không chỉ xây dựng trái phép những công trình quy mô kiên cố, Trung Quốc còn ngang ngược cho cắm cờ trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng và không thể tách rời của Việt Nam.

 

 


Năm 2007, Trung Quốc xây dựng trái phép đài tưởng niệm 6 công nhân thiệt mạng trong vụ bão Hagibis ập vào Đá Vành Khăn.

Năm 2007, Trung Quốc xây dựng trái phép đài tưởng niệm cho 6 công nhân thiệt mạng khi trận bão Hagibis ập vào Đá Vành Khăn.

 

 

Cận cảnh quá trình Trung Quốc từng bước thôn tính Đá Vành Khăn của Việt Nam
 

 

 


Trung Quốc lắp đặt trái phép trạm phong điện, hệ thống radar trên nhà nổi Đá Vành Khăn.

Trung Quốc lắp đặt trái phép trạm phong điện, hệ thống radar trên nhà nổi Đá Vành Khăn.

 

 


Trung Quốc đã xây dựng trái phép hệ thống hồ nuôi cá lồng...

Trung Quốc đã xây dựng trái phép hệ thống hồ nuôi cá lồng…

 

 


... và vườn cây trên nhà nổi ở Đá Vành Khăn, nhằm thôn tính khu vực này.

… và vườn cây trên nhà nổi ở Đá Vành Khăn, nhằm thôn tính khu vực này.