Lưu trữ | 8:50 Sáng

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Đừng chờ đợi những anh hùng dân chủ – DĐXHDS

5 Th12

Trần Quang Thành

Sau một thời gian dài tốn bao công sức, tiền của để soạn thảo, cũng như hơn 9 tháng diễn trò TTHIEPhề  lấy ý kiến toàn dân, rốt cuộc đến ngày 28/11 vừa qua ở Việt Nam một bản hiến pháp mới áp đặt vừa ra đời gây nhiều tranh cãi trong dư luận ngưởi Việt ở  trong và ngoài nước.

Từ Paris, thủ đô nước Pháp, luật sư Trần Thanh Hệp, Chủ tịch Trung tâm nhân quyền Việt Nam đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về bản  hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2013.

//

 

Nhà báo Trần Quang Thành (TQT): Kính chào luật sư Trần Thanh Hiệp!

Luật sư Trần Thanh Hiệp (TTH): Vâng, kính chào nhà báo!

TQT: Thưa luật sư, quốc hội Việt Nam đã thông qua bản Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013, luật sư đánh giá thế nào về sự thông qua nay?

TTH: Vâng, thì cũng như tất cả mọi người, tôi cũng đọc thấy tin rằng quốc hội khóa 13 tại kỳ họp thứ 6 ngày 28/11/2013 đã thông qua dự thảo Hiến pháp do Đảng đưa ra. Tôi thấy rằng cần phải rõ ràng ngay từ đầu, theo tôi không thể nói là quốc hội đã thông qua bởi vì cái thủ tục thông qua ý nó không phải là thủ tục thông qua của mọi quốc hội bình thường, của quốc hội dân chủ trên thế giới này. Tại sao như vậy? Chúng ta biết rằng ĐCS không có phải có cái sinh hoạt bình thường dân chủ mà ĐCS chỉ có sinh hoạt dân chủ giả hiệu để mà che đậy tính chất độc tài đảng trị bởi vì thế cho nên ĐCS đã bao vây chặt chẽ việc dân chúng bày tỏ ý kiến đối với dự thảo do đảng đưa ra. Chúng ta biết rằng ĐCS giữ độc quyền về dư luận, báo chí, tất cả các cơ quan truyền thông đều phải ở “lề phải”, tức là dưới cái sự kiểm soát của đảng, rồi thì cái việc người dân phát biểu ý kiến cũng không được tự do, in ra xong rồi đem cho dân, bắt dân có ý kiến bằng cách viết vào tức là gián tiếp hăm dọa người dân: nếu mà anh chống đối thì chúng tôi biết ai chống đối, ai ủng hộ cho nên dân cũng phải giả đò viết hoặc là chung chung hoặc là tán thành. Cái sự bao vây đó thậm chí phát biểu của các dân biểu cũng không để cho được tự do thảo luận mà chỉ có bấm nút thôi. Vậy thì cái đó không phải là thông qua, theo tôi phải nói là đảng đã áp đặt một bản Hiến pháp do đảng đặt ra thì tất nhiên khi đã áp đặt cái bản Hiến pháp do đảng đặt ra tức là một văn bản mà trong đó đảng đã tìm cách tước đoạt hết mọi quyền của dân nhưng vẫn trình bày dưới hình thức là quốc hội đã thông qua Hiến pháp và coi Hiến pháp đó như là của dân.

TQT: Thưa luật sư Trần Thanh Hiệp, Hiến pháp mà quốc hội Việt Nam vừa thông qua dưới sự chỉ đạo gắt gao và triệt để của ĐCSVN, phải chăng là biểu thị cái thế mạnh của đảng đang lên hay là biểu thị một cái thế như thế nào, bình luận thế nào thưa luật sư?

TTH: Theo tôi nghĩ thì ta không nên nói rằng ĐCSVN có thế mạnh đang lên, bởi vì ĐCSVN hiện nay bây giờ không có cái địa vị trước lịch sử như ngày trước, tạm coi là tranh đấu đòi độc lập dân chủ mưu cầu hạnh phúc cho dân, mà ĐCSVN suốt từ khi cầm quyền cho đến bây giờ đã để lộ bộ mặt thực của mình đó là một đảng có thể nói là phản dân tộc, phản con người rồi thì đứng ngoài lề thế giới nhưng vẫn tìm cách để hội nhập vào thế giới văn minh đó là lý do tại sao đảng mỗi ngày một xuống. Chính đảng viên cũng nói chứ đừng nói nhân dân, đảng không còn là của nhân dân nữa, bây giờ đảng chỉ còn bám trụ vào cái quyền của mình là vì đảng có công an, có nhà tù, có tòa án và nhất là có luật pháp do mình đặt ra để mà đàn áp tất cả những cái xu hướng nào không theo đường lối của đảng. Tại sao mà mình lại cứ nghĩ rằng đảng cộng sản vẫn còn giữ được cái thế chủ động ngày xưa, không có, vì ĐCS rõ ràng là trên bình diện quốc tế từ đầu thập niên 90 đã sang Thành Đô để khấu đầu trước Bắc Kinh rồi sau đó lại phải có liên hệ với cái gọi là kẻ thù cũ của mình là nước Mỹ để nhờ có đó mới có được cái nguồn đầu tư của nước ngoài vào trong nước. Vậy thì cái sức mạnh kinh tế của đảng bây giờ là do các nguồn đầu tư ở hải ngoại vào và phụ thuộc vào những thế lực tài chánh quốc tế. Rồi còn về nhân dân thì không có tự nguyện của nhân dân để cùng với đảng quản trị đất nước, đảng chỉ đàn áp và bắt ép nhân dân như chúng ta thấy vừa rồi đây là cái hành vi gọi là bắt ép dân, cưỡng bức dân, áp đặt chế độ độc tài rất là rõ rệt qua cái việc mà gọi là thông qua Hiến pháp nhưng kỳ thực là áp đặt một bản Hiến pháp mà bản Hiến pháp đó không phải là những cái điều khoản bảo đảm cho nhân quyền, dân quyền mà là chính sách cai trị của đảng tức là một văn bản thể chế hóa đường lối cai trị độc tài của đảng. Chúng ta nói rằng, chúng ta nhận thấy mà cũng không cần phải chứng minh nữa là ĐCS đã bị bắt quả tang trên hành vi phạm pháp về đủ mọi mặt là tiếm đoạt của dân nhất là đại diện của dân và thay mặt dân để thì hành tất cả mọi biện pháp kể cả chuyện hưởng dụng những tài sản và tài nguyên của đất nước.

TQT: Với cái bản Hiến pháp mới này trong thời gian sắp tới đây triển vọng phong trào dân chủ tự do ở Việt Nam ta sẽ phát triển mạnh lên hay sẽ bị những cái khống chế này nó đè nén ạ?

TTH: Trên nguyên tắc nếu bây giờ ta cứ lý luận trên giấy tờ không thôi ý thì dân chả có cái quyền gì cả nhưng mà như các cụ ngày xưa của ta đã nói “tức nước thì phải vỡ bờ”, ĐCS quá quắt lắm bởi vì rằng cái Hiến pháp gọi là sửa đổi này đã tạo nên tình trạng mới như thế nào, theo tôi là không có tình trạng mới, vẫn có tình trạng cũ nhưng mà được trình bày qua những ngôn từ mới dù ngôn từ mới có nói cách nào đi chăng nữa thì bản Hiến pháp này vẫn đem lại cho ĐCS cái địa vị độc quyền, cầm quyền trên đất nước, cai trị trên đất nước, cái đó gọi là độc quyền lãnh đạo, cả đất nước, cả xã hội kể cả con người. Trên giấy tờ thì có thể là dân chủ tuyệt vời nhưng về mặt thực tế thì tôi thấy không phải như vậy. Là bởi vì rằng chưa bao giờ cái sự chống đối mà gọi là hiển lộ như bây giờ, người dân gọi là từ bất cứ tầng lớp nào cũng bày tỏ thái độ là không chấp nhận đường lối cai trị độc đảng ấy của ĐCS nữa và họ đã tranh đấu đòi và không những tranh đấu đòi mà công khai. Trước tiên là chúng ta phải nói có một số trí thức trở lại với thái độ của người trí thức đúng theo danh từ của mình, không còn là công cụ của đảng như thời XHCN hay là mỹ từ dân chủ XHCN nữa. Những người trí thức bây giờ họ đã lấy lại cái quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu. Chúng ta thấy có một cái ví dụ cụ thể mà cái ví dụ đó vừa mới diễn ra chỉ cách đây có hơn 2 tháng đó là cách đây Diễn đàn xã hội dân sự, trong Diễn đàn xã hội dân sự chẳng những trí thức, tầng lớp nào cũng có những người đã trình bày ra đợi làm cho nó rõ sự thật là hiện nay không có dân chủ. Tất cả các quyền, dân quyền, nhân quyền bị tước đoạt hết nhưng mà chúng ta còn nhận thấy rằng bên cạnh cái đó nếu mà chúng ta mà vào đọc cái Diễn đàn xã hội dân sự thì chúng ta thấy phần quan trọng là phần phản hồi ý của người dân, mỗi một bài viết ra thì có rất nhiều những phản hồi. Trong tất cả hàng trăm tiếng nói phản hồi thì chỉ có 3 tiếng nói là đi ngược đường và bênh vực đó là tiếng nói của báo Nhân dân, đó là tiếng nói của QĐND và đó là tiếng nói của An ninh thế giới, An ninh thành phố hay cái gì đó đại khái như vậy. Ba tiếng nói của đảng chứ ngoài ra không ai nói điều gì mà có thể nói là ủng hộ đảng, chưa kể rằng nếu đọc kỹ từng cái lời của từng người dân một thì chúng ta thấy rằng dân chúng bây giờ thi đua để mà chỉ trích chính phủ, tìm ra những cái lỗi chính phủ và như tôi đã nói rằng chính quyền đã bị bắt quả tang trong cái hành vi gọi là áp đặt dân chủ của mình, trong cái hành vi đi ngược lại quyền lợi của dân chủ mà tịch thu tất cả mọi quyền để mà hành động thì cái cuộc tranh đấu đó không thể nào mà dừng lại ở cái bản bị ngăn chặn khi mà ĐCS vẫn coi thường dân chúng gọi là áp đặt, gọi là thông qua cái dự thảo Hiến pháp để thành cái Hiến pháp mới năm 2013.

Nếu một mặt ta có thể nói rằng ĐCS đã coi thường dân thì chúng ta cũng phải nói ngay rằng hiện thời ĐCS, chính ĐCS, tất mọi người cũng đã nhìn thấy dân bắt đầu coi thường đảng. Vậy thì trong tương lai tôi nghĩ rằng cái cuộc tranh đấu dân chủ không có thể bị dập tắt được bởi vì có mấy yếu tố. Yếu tố đảng thì đảng hết rồi, trong lòng dân hết rồi, Trần Độ đã nói từ lâu rồi đảng không phải là của dân nữa thế thì đảng như thế là không bắt rễ được trong dân chúng nữa bây giờ chỉ còn bám trụ vào quyền của mình bằng vũ lực, tức là dùng công cụ đàn áp là công an, nhà tù, tòa án, luật pháp.

Về phía dân, nói về dư luận thì không có một chút nào chỗ đứng nào cho đảng từ trong tim của mình cũng như trong đầu óc, cũng như trong cửa miệng đời sống hàng ngày. Nhưng mà dân đã đi đến một cái kết luận và trí thức cũng đi đến kết luận là thông qua cái bản dự thảo Hiến pháp để đưa ra bản Hiến pháp mới năm 2013 là có tội với dân, là có tội trước lịch sử.

Như vậy nói có tội với lịch sử nghĩa là thế nào, nghĩa là chờ đợi ĐCS đang ở thời kỳ chờ đợi, mặc dù rằng có vẻ mạnh so với dân là mạnh, thế nhưng mà so với quốc tế thì không có cái gì có sức mạnh nào hết cả. Chỉ có cái sức mạnh trong nước đàn áp dân thôi. Thế thì khi đã nói rằng có tội trước lịch sử tức là phải chờ đợi tòa xét xử của tòa án lịch sử. Tòa án lịch sử, ai triệu tập, để chúng ta biết rồi, dân chúng sẽ triệu tập, tòa án lịch sử tùy hoàn cảnh. Hiện nay ở Việt Nam dân chúng chưa lập được tòa án lịch sử mà đang ở thời kỳ gọi là thiết lập hồ sơ thu thập và lên án tức là lập một bản cáo trạng về tội ác của ĐCS mà tôi thấy rằng đã có những cái tiền lệ trước mắt từ mấy năm nay rồi. Ở Bắc Phi và Trung Đông cho thấy rằng nếu dân chúng cứ bị đàn áp và cái sự tình trạng bất công nó kéo dài hoài, mãi thì tất yếu sẽ phải có ngày dân phải đứng lên và thời điểm đó lịch sử sẽ họp tòa án và sẽ xét xử.

 Tôi còn muốn thêm một nhận định sau cùng nữa là thái độ quốc tế. Chúng ta thấy rằng quốc tế qua những biến cố ở dải Bắc Phi, Trung Đông đã cho thấy rằng quốc tế không còn ủng hộ những lực lượng độc tài chống dân chủ bởi vì rằng thiên niên kỷ thứ ba này là thiên niên kỷ của dân chủ thì ĐCS vẫn có chỗ đứng bình thường ở trong xã hội thì phải từ bỏ con đường độc đảng, trả lại quyền hiến định cho nhân dân. Nếu không làm được cái điều đó thì nhân dân sẽ đòi và nhất định rằng 90 triệu không thể nào thua 4 -5 triệu đảng viên ĐCS được. Nếu quốc tế mà thấy những điều gì diễn ra tại Việt Nam đi đúng theo chiều hướng gọi là xu thế của lịch sử thì quốc tế sẽ ủng hộ như đã từng ủng hộ Ai Cập, như đã từng ủng hộ Lybia, như đang ủng hộ Syria thì đó là cái điều mà theo tôi nó làm cho tôi một phần lớn đặt hy vọng vào tương lai dân chủ.

Nhưng tôi muốn nhấn mạnh ở một điểm tương lai dân chủ của Việt Nam ra sao thì chính người Việt Nam phải bỏ công ra mà xây dựng chứ đừng trông đợi ở bất cứ ở một nước nào khác họ sẽ xây dựng dân chủ giùm mình. Nếu nhân dân quyết tâm xây dựng dân chủ thì quốc tế họ sẽ ủng hộ, trường hợp mà nhân dân hững hờ thì quốc tế họ cũng lại để cho người cộng sản tiếp tục cầm quyền cai trị theo đường lối đảng trị mà thôi. Cho nên tương lai dân chủ sẽ sáng ngời, mùa xuân dân chủ sẽ đến nếu người Việt Nam có nhiều con én mang mùa xuân đến tức là người Việt Nam dám có phần tranh đấu để mà đòi dân chủ và nhất là để mà chấm dứt cái nạn độc tài trên đất nước của mình, không nước nào ở ngoài sẽ lo giùm mình điều đó, nếu tự nhân dân không đứng ra mà đảm nhận cái trách nhiệm đó trước lịch sử. Hiện thời thì có rất nhiều triệu chứng cho thấy rằng nhân dân đang bắt đầu xắn tay áo lên để mà xây dựng dân chủ ở Việt Nam.

TQT: Chúng ta và toàn thế giới đang hướng tới kỷ niệm 65 năm tuyên bố nhân quyền, Việt Nam cũng vừa mới được gia nhập vào cái 14 nước trong ủy ban nhân quyền trong danh sách ủy ban nhân quyền của LHQ, luật sư nghĩ thế nào về cái bước phát triển sắp tới của cuộc đấu tranh đòi nhân quyền cho Việt Nam?

TTH: Trước tiên bộ máy tuyên truyền ĐCS huênh hoang rằng cái việc ĐCS được chấp nhận làm thành viên của hội đồng nhân quyền thế giới là một thắng lợi coi như là ghê gớm của chế độ nhưng mà thực ra thì ai cũng biết rằng là cái cuộc đó, trên thế giới thì cái việc lựa chọn đại diện của các vùng mà tham gia hội đồng nhân quyền là đã định sẵn vùng nào được mấy đại biểu, vùng nào được mấy đại biểu, tất yếu là phải chọn thôi. Mà chọn, mà nếu không có ai ra tranh cử thì đương nhiên những ai có tư cách người ở trong vùng đó được cử thì ĐCS cũng được chấp nhận làm cái việc làm thành viên của hội đồng nhân quyền. Đó không phải là thành tích gì ghê gớm cả. Bởi vì rằng một khi LHQ vẫn còn nhận cộng hòa XHCNVN là thành viên của LHQ thì trong hội đồng nhân quyền nếu có đại diện của thành viên đó thì cũng là chuyện bình thường chứ không phải là thắng lợi gì ghê gớm như ĐCS muốn làm cho dân phải khiếp sợ sức mạnh của mình trên quốc tế chưa kể rằng là về mặt thực tế vào hội đồng nhân quyền tức là cũng đi vào cái định chế mà trong đó anh phải biết cách ứng xử cho nó ra hồn, tức là phải tôn trọng luật pháp chứ đâu có phải anh vào đó anh tự do anh hoành hành, anh muốn làm gì thì làm, giày xéo lên nhân quyền đâu có được. Cho nên đối với tôi đã có một tiền lệ ví dụ cá nhân tôi, đây là kinh nghiệm cá nhân. Ngày trước khi tôi còn ở trong văn bút quốc tế thì tôi thấy có một lần tôi đã ủng hộ chính Trung cộng gia nhập làm thành viên của văn bút quốc tế, thì khi vào đó, Trung cộng phải coi tất cả những cái qui phạm về tinh thần cũng như là về các quyền của người cầm bút, không thể nào coi thường, giày xéo lên nó như ở trong nước của mình. Rồi khi mà mình vào như vậy thì chỉ 3 năm sau thì Trung cộng lại tìm cách ra khỏi văn bút chứ không dám ở nữa. Thì bây giờ đại diện của Việt Nam nằm ở trong thành viên hội đồng nhân quyền là phải tôn trọng và chúng ta đã có một chỉ dấu mới là đại diện của LHQ về văn hóa, về quyền văn hóa tại Việt Nam đã làm phúc trình, đã bày tỏ đã khuyến cáo những cái điều mà ĐCS tôi nghĩ rằng không thể nào mà coi thường, tức là ĐCS vì là thành viên của hội đồng nhân quyền nên đã phải bắt đầu đi vào con đường mà thế giới đang đi tức là con đường của tôn trọng nhân quyền và dân quyền.

Cho tới nay thì đối với người Việt Nam chúng ta nên đặt vấn đề nhân quyền là những vi phạm nhân quyền do ĐCS độc quyền cai trị đã phạm rất nhiều tội ác và phải chấm dứt cái đó. Chúng ta ưu tiên phải đặt vấn đề nhân quyền ở đó, chúng ta phải lo rằng báo cho thế giới biết, phải trình bày cho thế giới biết, lập cho thế giới biết một hồ sơ vi phạm nhân quyền rất là có hệ thống và gọi là thường trực tại Việt Nam để dư luận quốc tế hợp với lại dư luận trong nước, ngoài nước của người Việt Nam đòi hỏi rằng đảng cầm quyền trong cái khuôn khổ của hội đồng nhân quyền phải tìm cách để thực hiện nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta đòi chấm dứt những hành vi vi phạm nhân quyền có hệ thống và thường trực tại Việt Nam thì tất nhiên chúng ta đã có nhiều những kết quả cụ thể thì trong vòng có vài ba năm nay thôi chúng ta thấy ở Việt Nam dân chúng đã xuất hiện dưới hình thức rất là mạnh khỏe cũng như là đứa trẻ mà chập chững đi thì bây giờ chúng ta thấy nó cũng bắt đầu đã lớn lên và nó đi. Mình phải tự tin vào tương lai của đất nước. Nhưng tin thì tin thôi chứ không phải ngồi không mà cầu thượng đế, cầu phật tổ, cầu bất cứ ai, lực lượng thần quyền nào ở ngoài mà chính mình phải tranh đấu. Vậy thì cái sự tin tưởng, cái sự lạc quan của tôi là có điều kiện người dân mình phải có tranh đấu, và nếu tranh đấu thì cơ hội tranh đấu đã đến rồi chứ không phải bị đóng kín như cái thời gian mà cách đây mấy thập niên. Hiện nay bây giờ cái cơ hội đó đang mở ra, chúng ta phải nhân dịp đó mà bung ra mà tranh đấu để cái hàng ngũ tranh đấu cho dân chủ ngày một mở rộng, ngày một bình thường. Chúng ta đừng có chờ đợi những anh hùng dân chủ, chúng ta chỉ nên chờ đợi có những người dân bình thường tranh đấu đòi quyền nhân quyền, dân quyền cho mình một cách bình thường mà thôi.

TQT: Xin cảm ơn luật sư Trần Thanh Hiệp. Chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hội luận vào những dịp khác. Xin cảm ơn luật sư!

Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo vào thế kỷ 19 – (TTXVN)

5 Th12

Quốc Việt (Vietnam+) lúc : 04/12/13 11:19

 
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Quốc Việt/Vietnam+)

Ngày 4/12 tại thành phố Huế, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức hội thảo khoa học “Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc vào thế kỷ XIX.”

Hội thảo có sự tham gia của nhiều nhà khoa học đến từ Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Hà Nội và các Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Phó giáo sư-tiến sỹ Đỗ Bang, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết biển đảo giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, nhất là chủ quyền đối với các quần đảo trên biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc…

Các vua triều Nguyễn bấy giờ đã xác lập và khẳng định chủ quyền đối với biển đảo Tổ quốc bằng việc huy động một lực lượng lớn bao gồm quan chức của các cơ quan Trung ương Nội các, Bộ Công, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Giám thành Khâm thiên giám, thủy sư… phối hợp với quan chức địa phương và ngư dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định hàng năm thực thi công vụ Hoàng Sa như vẽ bản đồ, kiểm kê tài nguyên trên đảo, đo đạc hải trình, cắm cọc tiêu, trồng cây, dựng miếu, cắm bia chủ quyền, xây dựng hệ thống kho tàng, đồn lũy, đặt trạm thu thuế, quan trắc thiên văn và dự báo thời tiết.

Có thể nói, triều Nguyễn là triều đại đã vẽ nên một hình thể lãnh thổ đất nước thống nhất từ đất liền đến biển đảo để có một nước Việt Nam hoàn chỉnh hiện nay.

Sau khi dẫn sử liệu đề cập đến ngôi chùa có tên Hoàng Sa tự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa là do cai đội Phạm Văn Nguyên, cùng lính và phu dân hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi chuyên chở vật liệu từ đất liền ra xây dựng, giáo sư-tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: “Có thể nói đến thời Nguyễn, chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thiết lập và thực thi một cách đầy đủ và toàn vẹn, không có sự tranh chấp nào. Chính vì vậy, khi đánh chiếm được Việt Nam, Pháp đã mặc nhiên đặt quyền quản lý của chính quyền đô hộ lên hai quần đảo. Người Pháp đã cho xây dựng các đài khí tượng, trạm quan trắc và cắt đặt lính đồn trú trên các đảo.”

Đánh giá về vị trí chiến lược của biển đảo dưới triều Nguyễn, phó giáo sư-tiến sỹ Lưu Trang, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm-Đại học Đà Nẵng nhấn mạnh trong suốt quá trình tồn tại, các vị vua triều Nguyễn đều nhận thức biển đảo có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn vong của triều đại, với an ninh quốc gia, dân tộc. Nó được xem là nhân tố, là cơ sở để phòng thủ, bảo vệ quốc gia từ xa trước sự dòm ngó của bên ngoài, nhất là các nước phương Tây. Đó cũng chính là một trong những yếu tố tác động đến ý thức hướng biển và chủ trương tăng cường phòng thủ biển đảo của triều Nguyễn.

Dịp này, Quỹ Sử học Việt Nam cũng đã trao 6 suất học bổng, mỗi suất trị giá 4 triệu đồng cho các sinh viên là thủ khoa và sinh viên nghèo vượt khó học giỏi thuộc các Khoa lịch sử của Đại học Khoa học Huế và Đại học Sư phạm Huế./.

Bắc Kinh đang làm gì đấy? – Jonathan London

5 Th12
 

Trong bối cảnh sự căng thẳng trong vùng đang nổi lên, xin trân trọng chia sẻ một bài đáng đọc của GSTS Mark Beeson do tôi đã dịch (dù thừa nhận chưa chuẩn 100%).

Trung Quốc đang làm gì? Đối với những người làm và quan sát chính trị chẳng có một câu hỏi nào quan trọng hơn điều này. Sự khủng hoảng trên Biển Hoa Đông làm câu hỏi này càng thêm rõ ràng hơn nữa, đặc biệt trong lúc những căng thẳng đang nổi lên sau ngày 23/11. Khi Trung Quốc (TQ) tuyên bố Thiết lập một vùng phòng không (VPK) bao gồm những khu vực đang tranh chấp với các nước láng giềng và đòi hỏi bất kỳ máy bay bay qua vùng này nộp kế hoạch bay với Bắc Kinh.

Hoa Kỳ đã cho ngay hai máy bay B52 bay qua khu này mà không báo trước (dù có nói đã có kế hoạch cho chuyến đi này từ lâu) cả Nhật và Hàn Quốc cũng đã phản đối vùng phòng không này.

Để làm sáng tỏ những ý định của TQ quả là khó. Chưa rõ cái vùng phòng không (VPK) là một phần của chiến lược đã được vạch ra kỹ và có được sự ủng hộ một cách rộng rãi (trong bộ máy), hay chỉ là một sáng kiến xuất phát từ quân sự ngày càng có ảnh hướng của TQ. Quá trình vạch ra chính sách ngoại giao của TQ đã từ lâu nổi tiếng là không rõ ràng, nhưng nó sẽ có ích để biết liệu những hành động gần đây của TQ có sự ủng hộ nhiệt tình của Chủ tịch Tập Cận Bình, là một ví dụ.

Nhưng, bất chấp chính sách này bắt nguồn từ đâu, tác giả của nó được coi là rất  khiêu khích. Vì thế, có lẽ rủi ro tính trước có thể đặt giả thuyết là được thiết kế để kiểm tra những phản ứng. Trung Quốc chỉ đơn giản là có một đời hỏi như thế? Và nếu không, nó sẽ gây ra một phản ứng như thế nào?

Điều quan trọng là Hoa Kỳ sẽ làm gì? Nhìn vào ngắn hạn, VPK của TQ có vẻ là một sai lầm lớn trong phán đoán. Toàn khu vực đang bất ổn, về phía Hoa Kỳ đang tìm cách để lập lại sự ổn định và chiến lược chắc chắn. Trong những điều kiện như thế này Hoa Kỳ ít có lựa chọn nào ngoài việc gửi một thông điệp sẽ không thể bị đe dọa bởi TQ và sẽ tôn trọng những trách nhiệm đối với liên minh Nhật Bản.

Ở TQ có một số nhà chiến lược rất thông minh và chắc họ đã đoán được phản ứng này của Hoa Kỳ từ trước. Nếu không (tức là nếu TQ có hành vi không được lên kế hoạch kỹ từ trước) thì nó hàm ý một mức độ liều lĩnh táo bạo mà thực sự là đáng sợ, đặc biệt vì môi trường trong khu vực đã quá căng thẳng và vì sự vắng mặt của những cơ chế quản lý khủng hoảng hiệu quả. Nhưng, cách hiểu hào phóng này – mà giả sử VPK là một phần của một kế hoạch lâu dài được thiết kế để đẩy mạnh những quyền lực của TQ – có làm cho chúng ta thoải mái một chút nào không?

Nếu đúng, nó bao hàm một số trong những nhà chiến lược và nhà vạch ra chính sách ở TQ có ảnh hưởng nhất đã bắt tay trên một chiến dịch mà nó sẽ không chỉ mở rộng lãnh thổ, mà là một cách cố ý thử nghiệm sự quyết tâm và chung thủy của (Hoa Kỳ), đối thủ cạnh tranh duy nhất.

Đối với một số nhà quan sát, đặc biệt ở Mỹ, khả năng này sẽ chỉ xác nhận sự mong đợi đã có từ lâu và những lo sợ sâu sắc. Sự gia tăng sức mạnh kinh tế (của TQ), nhiều người tin, chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột vì những “thế lực” tăng lên tìm cách thách thức hiện trạng.

Tuy nhiên, cũng có một cách hiểu lịch sử trước đây lạc quan hơn và có vẻ đặc biệt chính đáng. Bất chấp sự căng thẳng hiện nay, rất quan trọng để nhớ đã không có một xung đột nào lớn ở Đông Á từ chiến tranh biên giới ngắn ngủi của TQ và Việt Nam vào những năm 1970s. Chiến tranh giữa các nước ở Đông Á đã không thời trang nữa, cũng như đại đa số trong các khu vực trên thể giới. Sự phát triển kinh tế chưa từng có của vùng Đông Á đã là lý do chính cho niềm vui này. Các nước thực sự có quá nhiều thứ để mất và quá ít cái để đạt được qua xung đột lãnh thổ bành trướng kiểu cũ. (Dù không phải nếu những biên giới là không rõ, tranh chấp, và ở biên đảo)

Câu hỏi lớn nhất đối với TQ là về mức độ của những tác động “thái bình hóa” của sự gia tăng trong mức sống và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Có phải là những lợi ích của thương mại toàn cầu sẽ có ảnh hưởng hơn so với sự mong muốn để điều chỉnh những xúc phạm lịch sử?

Đối với quan hệ của TQ với Nhật Bản, chúng tôi có lý do để lo. Dù có những mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế thật đáng kể, nhưng quan hệ song phương này đã rõ ràng không hoàn toàn thay đổi. Ngược lại, bất chấp việc cả hai nước có những lý do lớn để làm cho quan hệ kinh tế của họ ổn định, một làn sóng chủ nghĩa dân tộc ở hai quốc gia đang đe dọa nó. Đó là lý do tại sao những chính sách đối ngoại thực nghiệm hóa là rất nguy hiểm.

Không chỉ là những sự kiện gần đây có gây thiệt hại khổng lồ đối với danh tiếng của TQ là một cốt lỗi ngày càng cần thiết của sự phát triển kinh tế vùng, mà có nguy cơ gây ra một xung đột thực tế. Chắc chắn, thậm chí những nhà vạch ra chính sách diều hâu của TQ phải có những dự phòng về điều này. Dù nhỏ, nếu bất kỳ xung đột có xảy ra sẽ có những hậu quả khổng lồ, không thể kiểm soát được, và không thể biết trước được. Thậm chí có một xung đột có thể tình cờ được xử lý nhanh chóng, thì những thiệt hại thứ hai về tài sản sẽ gây ra một nền kinh tế toàn câu đang suy yếu và mờ nhạt sẽ rất lớn. Và TQ cũng sẽ  chịu ảnh hưởng xấu tương đuơng như các nước khác.

Nguy cơ lớn, tất nhiên, là những tình cảm chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tăng thêm sự mong muốn để điều chỉnh những xúc phạm lịch sử sẽ vượt qua tầm kiểm soát. Tất cả chúng ta phải hy vọng nếu những chính sách mới của TQ đã là được thiết kế kỹ do những nhà chiến lược của nó họ đã suy ngẫm về khả năng rằng sự “blowback” (gần như là “tự vã vào mặt mình”) cũng có thể có.

Mark Beeson là một giáo sư về Chính Trị Quốc Tế tại TĐH Murdoch, Úc (và người quen của tôi)

Xin biết ý kiến của các bạn!

Chân thành, JL

TUYÊN BỐ từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của ông LÊ HIẾU ĐẰNG – BS

5 Th12

Posted by basamnews on December 5th, 2013

       TUYÊN BỐ

Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì: ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc. Đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.

Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.

            Ngày 04.12.2013

        Lê hiếu Đằng

                (chữ ký)

Thế giới 24h: Trung Quốc đưa quân ra nước ngoài

5 Th12

Thế giới 24h: Trung Quốc đưa quân ra nước ngoài

Trung Quốc lần đầu triển khai quân đội tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài; Cuộc chiến vùng phòng không trên biển Hoa Đông tiếp tục nóng bỏng… là các tin nóng.

Nổi bật

Tân Hoa xã ngày 4/12 cho biết, một ngày trước, Trung Quốc đã điều 135 sỹ quan, binh sỹ của quân đội nước này tới Mali, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong thời gian 8 tháng.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai lực lượng quân đội của mình, nhằm tham gia thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài. Lực lượng này bao gồm cả công binh, nhân viên y tế với vệ binh.

Trung Quốc, Mali, gìn giữ hòa bình, Liên hợp quốc, Hoa Đông, Nhật Bản, Mỹ
Binh sỹ Trung Quốc chuẩn bị lên đường sang Mali. (Ảnh: Chinanews)

Nhóm xuất phát hôm 3/12 là đội tiền trạm trong tổng cộng 395 sỹ quan và binh lính tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình mà Trung Quốc điều động tới Mali theo như đề nghị trước đó của Liên hợp quốc.

Lực lượng này sẽ đảm trách các nhiệm vụ bao gồm sửa chữa cầu đường, đường băng sân bay, cơ sở hạ tầng các căn cứ, bảo vệ an ninh trụ sở các phái bộ cũng như điều trị y tế, phòng chống dịch bệnh.

Trước đó, Trung Quốc đã tiến hành vận chuyển hơn 1.700 tấn thiết bị, nhu yếu phẩm bằng đường biển đến khu vực thực thi các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Mali, hãng thông tấn nước này cho biết thêm.

Hồi tháng 7 Trung Quốc đã thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình gồm 395 quân tới Mali. Số sỹ quan, binh lính này đến từ Bộ Tư lệnh quân khu Thẩm Dương và bệnh viện 211 của quân đội Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng tại Mali đã nổ ra ngay sau một cuộc đảo chính quân sự hồi tháng 3/2012, mở đường cho những tay súng Hồi giáo cực đoan và lực lượng người Tuareg chiếm giữ những tỉnh miền bắc.

Chính phủ quốc gia Tây Phi này đã phải kêu gọi Pháp hỗ trợ nhằm đẩy lùi các nhóm cực đoan ở đây. Hiện Pháp có 3.200 binh sỹ ở Mali, nhưng dự kiến giảm xuống còn 1.000 vào cuối tháng 1 năm tới.

Theo kế hoạch, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc sẽ thay thế lực lượng binh sỹ Pháp tại Mali. Dự kiến sẽ có 12.640 binh sỹ và cảnh sát gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc có mặt tại nước này.

Mali cũng đã có những bước đi đầu tiên nhằm khôi phục đất nước với cuộc bầu cử quốc hội hôm 24/11. Tuy nhiên, do không đảng nào giành được đa số ghế nên nước này sẽ bầu cử vòng 2 vào 15/12.

Tin vắn

– Bộ trưởng Nội vụ Afghanistan ngày 4/12 cho biết, lực lượng an ninh nước này đã tiêu diệt được 27 đối tượng Taliban trong cuộc truy quét bắt đầu kể từ sáng 3/12.

– Với 183 phiếu thuận/ 222 phiếu bầu, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Didier Burkhalter đã được bầu chọn trở thành tổng thống của quốc gia này trong năm tới.

– Ngày 4/12, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Bình Nhưỡng đang tái cơ cấu quyền lực sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-Un cách chức Jang Song Thaek.

– Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov kêu gọi phe đối lập chấm dứt làm leo thang căng thẳng trong đợt khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất nước này từ một thập niên qua.

– Theo tờ Kanwa Defense Review, 24 máy bay tiêm kích, ném bom đã được triển khai tại căn cứ không quân ở Duy Phường, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc.

– Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đồng ý bổ nhiệm bà Christine Fox làm quyền Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, thay thế ông Ash Carter sẽ từ nhiệm vào hôm 4/12.

– Ngày 4/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã tới Brussels (Bỉ) tham dự cuộc họp Hội đồng Nga – NATO, nhằm thảo luận các dự án hợp tác song phương mới.

– Khoảng 1.000 người, gồm nhân viên và khách hàng đang mua sắm tại trung tâm thương mại Babylon đã hỗn loạn tìm cách chạy ra khỏi đây khi có tin dọa đánh bom.

– Người biểu tình Thái Lan cùng nhau dọn sạch đường phố, vỉa hè trên đại lộ Ratchadamnoen, con đường lịch sử tại Bangkok, chuẩn bị mừng sinh nhật quốc vương.

– Trung Quốc lại ngang ngược khẳng định nước này sở hữu hàng ngàn xác tàu đắm dưới đáy biển Đông, nhằm tìm kiếm bằng chứng củng cố yêu sách đường “lưỡi bò”.

– Một nguồn tin chính phủ Nhật Bản ngày 4/12 cho biết nước này và Mỹ đang lên kế hoạch tiến hành tập trận chung sử dụng phi cơ vận tải hạng nặng MV-22 Osprey.

– Phó tổng thống Mỹ Joe Biden rời Tokyo tới Bắc Kinh, tiếp tục chuyến thăm ba nước Đông Á trong bối cảnh căng thẳng ở biển Hoa Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

– Các chuyên gia Pháp đã lên tiếng bác bỏ giả thuyết cho rằng, cái chết của cố Tổng thống Palestine Yasser Arafat là do bị đầu độc, theo tờ Telegraph của Anh quốc.

Tin ảnh

Trung Quốc, Mali, gìn giữ hòa bình, Liên hợp quốc, Hoa Đông, Nhật Bản, Mỹ
Hỗn loạn tại khu thương mại Babylon ở Nga sau khi có tin đe dọa đánh bom. (Ảnh: RIA)

Phát ngôn

Theo phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney, việc Trung Quốc lập vùng phòng không là đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng Hoa Đông và cần phải chấm dứt hành động này.

Sự kiện

Nhà soạn nhạc thiên tài người Áo, Wolfgang Amadeus Mozart, đã qua đời vào ngày 5/12/1791 khi mới 35 tuổi.

Thanh Vân(tổng hợp)