CẢ NĂM VĂN ĐÀN TẺ NHẠT, ĐỌC TRƯỜNG CA NGẮN & KỊCH THƠ CỦA NGUYỄN THỤY KHA, BỖNG CHỐC GẶT HÁI ĐƯỢC NHỮNG TRẬN CƯỜI

3 Th2

 

VŨ THỊ THƯ HUẾ

Vừa qua, dư luận về giải thưởng văn học 2014 đã đề cập đến THƠ DỞ, THƠ CHẠY GIẢI của NGUYỄN THỤY KHA qua các bài viết “Sóng gió giải thưởng” (báo Tiền Phong), GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC MẶT TRẬN ĐÃI NGỘ NHỮNG ĐẦU GẤU HẠ CÁNH AN TOÀN (Paul Nguyễn Hoàng Đức), THƠ ĐẠT GIẢI THƯỞNG CỦA NGUYỄN THỤY KHA QUÁ DỞ, QUÁ CŨ, QUÁ LỖI THỜI, HÔ KHẨU HIỆU SUÔNG! (Đỗ Hoàng) v.v… và hàng trăm lượt bạn đọc bình luận trên các trang mạng xã hội.  Có bạn bình luận: “Ngắn không thể gọi được trường ca- Mà “Trường ca ngắn của Thụy Kha- Chấp hành bỏ bớt đi chữ ngắn- Để cho thiên hạ đỡ kêu la”. Theo thông báo của BCH Hội nhà văn, đã bỏ đi chữ “ngắn” vì nghe đâu bị GS Văn Như Cương (fb kimcuong) diễu cợt Thụy Kha chưa rành tiếng Việt để đặt đề http://vanvn.net/…/5340-thong-bao-hoi-nghi-ban-chap…- TRƯỜNG CA – KỊCH THƠ của NGUYỄN THỤY KHA Hà Nội 16/1/2015 T/M BCH HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM CHỦ TỊCH Nhà thơ HỮU THỈNH (đã kí) Cái nhan đề thật đã bị Hội đồng GK bớt xén để thiên hạ khỏi chửi mắng, đúng là: Nhan đề trút hết cho người khác- Hồn ông giám khảo xác Thụy Kha. Ngay từ cái tựa đề đã sai, đã ngô ngọng Việt Hán để cho Ban Giám khảo lỡ chấm phải lấy khiên che đỡ bằng cách cắt đi một chữ ngắn! Lại còn “Kịch thơ” nữa, cái này đưa qua Hội Sân khấu chấm, cớ sao Hội Nhà văn nhầm lung tung vậy? Còn tự viết bài đưa lên báo là đang dựng “hợp xướng”. Hợp xướng thì để Hội Âm nhạc chấm, sao lại ghè Hội Nhà văn ra chịu là răng hè? Thực ra, các bản trường ca này quá xoàng, dưới mức dở, nghĩa là viết còn thua báo cáo thành tích của một bần cố nông để xin huy chương sau cải cách ruộng đất! Phải nói thẳng, cái mà Thụy Kha gọi Trường ca ngắn& Kịch thơ về mặt hình thức thể loại không danh chính ngôn thuận, về mặt nội dung nghệ thuật như một cơ thể vô hồn, đần độn, hoàn toàn vắng bóng của cảm xúc, của sáng tạo. Đến nỗi Họa sĩ Đỗ Mạnh Cương, bạn thân NTK còn nói: “Xin lỗi bạn Kha, sao dạo này thơ bạn nhạt vậy? Dù chơi với nhau tôi vẫn phải xin nói thật”. Nhà văn Ngô Minh cẩn thận nói chuyện bàn luận là ý kiến của từng người nhưng cũng thừa nhận: “Năm nào cũng thế, giải thưởng Hội Nhà văn  cũng gây ra những ý kiến trái chiều. Có người bảo đó là bình thường. Nhưng đọc ý kiến của một số tác giả thì thấy việc chấm giải thưởng thiếu cẩn thận, còn bị nhiều áp lực ngoài văn chương như vì bạn bè, ưu ái, không vì văn chương.”

Về Điện Biên, đã có bao bài thơ mang tính chất lịch sử của Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Trần Mạnh Hảo…rồi, anh không phát hiện gì thêm thì ngồi im, ai ngờ ngứa mồm bụt ra tràng giang đại hải những câu thơ buông tuồng cẩu thả:”Người Pháp đã làm gì ở Việt Nam một thế kỷ thực dân ?-Xây dựng cầu Đu-me ư ?-Mang ca khúc vào Hà Nội ư ?-kiến tạo Hà Nội thành thủ phủ liên bang Đông Dương ư ?-văn minh khai hoá”. Những câu hỏi quá vô bổ, quá lạc lõng, nó là của văn bản hành chính, không có tí thơ nào. Trần Mạnh Hảo lên Lai châu đã sống thực với không gian văn hóa tài hoa và bật lện sảng khoái: “Anh đã gặp những con người như lửa – Giấu khói lửa đi như thời bếp Hoàng CầmĐiện Biên của mọi người dành riêng em điệu múa-Những đời thường nhập lai hoá nhân dân-Lai Châu của lúa thơm sắn ngọt-Của tình em cho thị xã trăng rằm-Của ngọn gió kéo mặt trời qua dốc-Tiếng khèn Mèo làm suối cứ băn khoăn.” Vì Thụy Kha cố tình lội ngược dòng, bôi bẩn các thành tựu văn học bằng cách quăng thơ dở vào đất thiêng, bạn đọc có thể chất vấn: Sao Đảng Nhà nước dùng tiền thuế nhân dân đầu tư dạy Thụy Kha học thông tin, học hàm thụ âm nhạc, học viết văn Nguyễn Du là để cất tiếng nói nghệ thuật chinh phục bạn đọc, ai dè Thụy Kha không thuộc bài, tốn cơm, hư hỏng làm những bài thơ khẩu hiệu, cướp cơm chim của ngành thông tin cổ động, thiếu nhi hoạt náo! Sáu bảy mươi năm sau thời CM tháng 8, thời Điện Biên, Đảng Nhà nước phải xây dựng những nhà thơ có tài năng và tư cách, ai dè Thụy Kha lẻn chui vào nhóm lợi ích của khẩu phần tem phiếu giải thưởng, cố tình đi cửa trước cửa sau, vận động bạn bè đầu gấu vừa thủ thỉ vừa hăm dọa BGK, BCH để giật một cái giải thiếu đàng hoàng, không có lòng tự trọng! Chắc chắn đây là vết ô nhục của đời thơ Thụy Kha và phát súng kết liễu cái nhiệm kỳ Hội Nhà văn đầy tai tiếng! Một Bạn đọc nói:”Đỗ Hoàng nhận định chuẩn không cần chỉnh: “Nguyễn Thụy Kha còn viết cũ, dở, lỗi như một anh lính bị đạn vào sọ não: “Họ nói cười, họ hát vang vang-Những hành khúc ra trận“. Đúng là thơ học sinh lớp một thời chống Mỹ! Nguyễn Thụy Kha giáng cho các anh bộ đội một câu kinh hoàng: “Khát vọng trong trắng tâm hồn trong trắng và máu họ cũng trắng phải không- Họ thảnh thơi không hề biết sợ giữa trùng điệp đoàn quân”. Khổ quá, Kha ơi, ông viết vậy là trù ẻo quân đội trung dũng kiên cường đấy vì cho là bộ đội bị bệnh máu trắng (bạch cầu)! Ai quan tâm nghề y, đều hiểu bệnh máu trắng là ung thư của những tế bào máu. Mỗi năm, gần như 27,000 người lớn và hơn 2,000 trẻ con ở Hoa Kỳ biết bị bệnh bạch cầu. Để hiểu bệnh bạch cầu, thật có ích khi ta biết về những tế bào máu bình thường và cái gì xảy ra với chúng khi bệnh bạch cầu phát triển. Khi bệnh bạch cầu phát triển, cơ thể sản sinh một số lớn những tế bào máu bất thường. Trong đa số các kiểu bệnh ung thư máu, những tế bào dị thường là những bạch cầu. Trời đất! Thụy Kha cho những anh bộ đội trẻ măng ta bị tế bào bệnh bạch cầu, loại ung thư mà thông thường nhìn khác với tế bào máu bình thường và chúng không thực hiện đúng chức năng của chúng!.Đảng Nhà nước dốc lòng nuôi đội quân tinh nhuệ, ông bảo đồ ung thư! Thật không sự phỉ báng nào hơn!

Còn câu tiếp theo, ông viết cẩu thả đến mức không còn sự cẩu thả nào hơn:”Họ thảnh thơi không hề biết sợ giữa trùng điệp đoàn quân”. Trời ơi, đoàn quân nào đây, nghe ông tả theo văn mạch chắc là quân ta chứ không phải địch, can cớ chi những anh lính trẻ “không hề biết sợ” giữa đoàn quân ta! Ông và bạn bè là lính từ trường đại học ra, khi gặp địch không biết sợ mới anh hùng chứ! Hay ông ỷ lại ông có bằng kỹ sư thông tin (cái này NTK tự khai không ai kiểm tra biết thật giả ra răng), không biết sợ đội quân lớn tuổi hơn các ông nhưng ít có điều kiện học hành  hơn các ông. Vậy rõ các ông khinh đồng đội quá đáng nhé, họ là chỉ huy, dạn dày trận mạc hoặc là những chiến sĩ nhiều tuổi quân nên phải cực khổ, mang vác, còn các ông thì “thảnh thơi!” Không hiểu, hành quân giữa đoàn quân trùng điệp mà “không hề biết sợ” kỷ luật quân đội, “thảnh thơi” không mang ba lô súng ống, chỉ hái hoa bắt bướm chơi vì “khát vọng trong trắng” hay sao. Thơ Thụy Kha viết lan man, cẩu thả, vô cảm đến mức người đọc không ai hiểu cái “khát vọng trong trắng” là cái khát vọng gì, giống như tả gái dậy thì giữ mình vì sợ mẹ mìn bắt đưa vào nhà thổ! Các nhà thơ thế hệ cha anh Thụy Kha thời đó tả người lính: “Mấy chàng lính trẻ măng tơ- Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi” (Tố Hữu- Nước non ngàn dặm)hoặc cô thanh niên xung phong: “Có phải thịt da em mềm mại trắng trong- Đã hóa thành những làn mây trắng” (Lâm Thị Mỹ Dạ- Khoảng trời hố bom) sinh động, đẹp đẽ thế, bỗng nửa thế kỷ sau, anh nhà thơ bất tài Nguyễn Thụy Kha xóa sạch, thay thế bằng những hình tượng sáo rỗng, vô cảm, góp phần làm giảm sút niềm tin thế hệ sau vào chính cuộc chiến mà Thụy Kha tham gia nếu họ đọc” trường ca ngắn” Màu Quảng Trị của Thụy Kha!

Nguyễn Thụy Kha sính màu mè đến nỗi ông dụng công đặt các tít đề thơ mình chủ ý các màu”cát trắng””đất đỏ””cây xanh””lúa tím””lửa trắng””ớt xanh”rồi lại “mùa xuân trắng”,”thời máu xanh”! Ôi anh bộ đội đâu phải con tắc kè mà ông tả lộn xộn ” trắng vẫn đỏ” mới đấy lại biến thành “máu xanh”. Đọc đến đây, chúng tôi không nhịn cười được khi có ý nghĩ Thụy Kha mù màu, như kiểu xấu hay làm tốt dốt hay nói chữ, anh mù màu cũng bôi quệt xanh đỏ tím vàng linh tinh lang tang, không một biểu cảm! Khi Vũ Ngàn Chi thời ấy viết:” Đêm Quảng Trị dắt ta vào trận đánh- Thủ pháo rung rinh đầu kíp nụ xòe- Đêm kỳ diệu quen nhuộm màu đen nhánh- Đêm ngàn đời đất thánh vẫn trùm che- Sông Ba Lòng ơi!- Ta muốn áp tai nghe- Đôi bờ phì nhiêu phập phồng ngực thở- Ta cúi hôn từng cụm lá chua me- Chung thủy với cha ta mười năm gian khổ.-” lập tức hồn người hồn đất sâu nặng ngân vang, các chiến sĩ thời ấy chép tay, đọc thuộc, chỉ huy cũng xúc động khen ngợi, bài thơ có tác dụng tại chỗ và còn được nhắc đến lâu dài, thì can cớ chi Thụy Kha nửa thế kỷ sau hồi tưởng lại mà viết hời hợt, nông cạn quá. Đặt “Màu Quảng Trị” lổm ngổm câu chữ vô cảm của Thụy Kha bên cạnh õ”Đêm Quảng Trị” thắm  đượm của Vũ Ngàn Chi, thật giống như Thụy Kha hốt cát dơ rác bẩn vãi lên bàn thờ! Đặt tên tuổi và tác phẩm Trường ca ngắn & Kịch thơ của Nguyễn Thụy Kha bên cạnh Nguyễn Duy, Bằng Việt, Ý Nhi, Nguyễn Mỹ, Hoàng Nhuận Cầm, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hữu Thỉnh, Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng, Lê Thị Mây, Vũ Quần Phương, Y Phương, Phạm Tiến Duật…của thơ thời chống Mỹ cũng chẳng khác nào đặt em bé bị bệnh đao không trưởng thành nổi bên cạnh các đàn anh đàn chị khỏe khắn lộng lẫy từ thể chất tới tâm hồn!

40 năm sau giải phóng, Thụy Kha lần lượt nổ như những người mẫu chân dài não ngắn đi tìm lạc thú chốn showbiz thời nhiễu loạn lấy lộ hàng, tụt váy làm đình đám :“Cuộc chiến đã đi qua, gần bốn mươi năm, nhưng tôi vẫn muốn nói lại toàn bộ hành trình ấy để khép lại một cuộc chiến tranh với những quẫy động suốt thời gian dài. Để từ đây có thể hoàn toàn yên ổn, bớt day dứt hơn. Để bước sang một thời gian khác, làm những tập thơ khác có tính thời đại, mà chủ yếu là làm thơ tình, thơ tình của thế kỷ mới, và những vấn đề của thế kỷ mới”. Nghe giọng tự lobby chính mình mà vãi cả nón! Tôi đọc Bài “Vẫn là Nguyễn Thụy Kha của “thời máu xanh” trên báo Tin tức mà kinh hoàng, chỉ thấy lời tự xưng tụng của Thụy Kha với những chi tiết cuộc đời không ai kiểm chứng:”Có lần, khi cùng đồng đội đưa đường dây qua đường 9 ở vùng suối La La, bị máy bay trinh sát OV10 đuổi. Ngay sau đó B52 đến rải thảm. Một cuộc chạy đua để giành lấy sự sống, anh đã thoát chết trong gang tấc“. Tôi nhớ anh Hề xóm Hói, bị thần kinh nhưng anh kể các chặng đường gia nhập các trận đánh, vồ trực thăng chết hụt ra sao, bà con chợ Hói nghe mùi mẫn. Nhưng ai cũng biết, đó là các trận đánh bố anh ta tham gia, ông ta đã rót vào tai con những năm tuổi nhỏ, anh Hề còn nhớ mà nhả ra, như vệt sáng trí lực hiếm hoi trong cái cõi u minh tâm thần của anh ta. Chứ anh bị thần kinh, học lớp một bỏ dở chừng, đi lang thang, không hề chết hụt chết hiếc gì cả. Năm nay khoảng bốn chục tuổi, lang thanh xin ăn, lâu lâu no đủ cất lời kể chuyện trận mạc.

Thụy Kha mang đầu óc vĩ cuồng, tự trang điểm bằng những lời lẽ đao to búa lớn: “Tổng kết” bằng thơ cả một thời kỳ lịch sử, cũng là một lần nữa nhìn lại một thời kỳ lịch sử của dân tộc, mà ở đó sự hy sinh của nhiều thế cha anh đã góp phần tạo nên một dân tộc anh hùng và mỗi con người trong dòng sông lịch sử ấy đã hoàn thành sứ mệnh của họ”. Than ôi, đọc Lòng chảo của Thụy Kha, thế hệ sau thêm mất cảm tình với Điện Biên Phủ, đọc kịch thơ “Tình làng” là câu chuyện về thời kỳ Đồng Khởi khiến thế hệ sau giảm tự hào với Đồng Khởi đọc Trường ca “Cực sóng” là câu chuyện về những chuyến tàu không số khiến thế hệ sau tan tành những tưởng tượng đẹp đẽ của hào quang tàu không số, đọc “Biến tấu Souliko” thế hệ sau bớt đi lòng kính trọng vị nữ anh hùng và cuốn nhật ký đã góp phần thắp lửa tình yêu quê hương đất nước Đặng Thùy Trâm. Vì sao vậy? Vì nó chỉ là bản báo công vô hồn, lổm ngổm câu chữ, hình tượng xây dựng cẩu thả, màu mét bôi trét vung vãi một cách tùy tiện như trưởng giả học làm sang! Lấy một ví dụ, khi Đỗ Hoàng viết 40 năm trước về cái chết trong chiến tranh: “Anh đi trên trái đất cô đơn- Gió bấc lạnh thổi tung làn ngực nở.- Các em nằm- Một hành tinh vứt bỏ- Vó ngựa trường chinh lãnh đạm dẫm qua- Anh không thể nào viết nỗi lời thơ-Khóc em để loài người nguyền rủa! Trong vô biên- Mạng em thua hạt cỏ” xúc động quá, còn Thụy Kha tả Đặng Thùy Trâm, người đọc tưởng vẽ một ma nơ canh, thừa những câu chữ dềnh dàng vô hồn và thiếu sự chân thực và xúc động. Lại còn thông tin dây dợ nhập nhằng về Souliko như một cách khoe chữ diêm dúa! Tại sao hàng kho kỳ hương nước thơm bát nhã của nghệ thuật Việt chất đầy, Thụy Kha không biết (chắc sau mù màu Thụy Kha them bệnh mù mùi và bệnh điếc) lại vơ y phục và kèn trống Liên Xô làm vật tùy táng cho một nữ liệt sĩ Việt Nam!

Trường ca ngắn & Kịch thơ Nguyễn Thụy Kha bị nhiều nhà văn, nhà thơ chửi rát mặt vì theo một UV BCH người trong cuộc, nó có 2/15 phiếu vẫn được giải thưởng. Nó có tác dụng lớn là gây cho đồng nghiệp những trận cười khi bình tán loại thơ theo Thụy Kha có đầy đủ tính Đảng, tính nhân dân, tính giai cấp, tính chiến đấu chỉ thiếu mỗi tính văn học. Thực ra nó là thơ mà thiếu mỗi tính thơ! Nó là bản báo cáo sơ sài, cẩu thả của một anh đầu gấu, tính mượn công lao của cha anh và đồng đội hy sinh xương máu để trang trí sự nghiệp văn chương nhưng vì bất tài vô dụng nên bị lĩnh những cái nhìn khinh bạc và tràng cười diễu cợt của giới nhà văn!

Tóm lại: “Dốt hay nói chữ”. Điều này rất đúng với Nguyễn Thụy Kha”.Bạn Lâm Thu Hiền bình :”Khi một giải thưởng danh giá được trao cho một tác phẩm văn học, thơ ca… có giá trị, người nhận nó chắc hẳn sẽ rất vinh dự và hạnh phúc. Trái lại, nếu nó được trao cho một tác phẩm mà khiến nhiều người không tâm phục khẩu phục thì người nhận cũng chẳng vẻ vang, hãnh diện gì. Thậm chí, cái giải thưởng ấy còn làm người nhận bẽ bàng (cố đấm để …ăn xôi) giống như khi bậc phụ huynh cầm tấm giấy khen của con trên tay mà trong bụng vẫn ngậm ngùi biết rằng con mình ‘với chưa tới’, được cái giấy khen hoặc là do mình trong Ban phụ huynh hoặc là do mình chăm sóc cô giáo của con quá “chu đáo”. Xét đến cùng, thì CÁI ĐƯỢC/SỰ ĐƯỢC ấy cũng là chỉ cái “quá khẩu thành tàn”.

Ban đầu, Nguyễn Thụy Kha cũng bước vào làng thơ vớt chút ít tài năng thiên bẩm. Nhưng rồi cuộc sống 40 năm thời bình với những ảo vọng ngông cuồng trỗi dậy trồi ra ngoài kẽ hở của cơ chế, Nguyễn Thụy Kha đã tha hóa thực sự thành “ếch ngồi đáy giếng xem trời bằng vung” cấu kết đổi trắng thay đen, cướp giật đánh quả, dối trá man rợ. Ông ta không thật với lòng mình làm sao viết nổi một câu thơ hay. Trước đây vài năm, Thụy Kha dựng chuyện cùng Khúc Ngọc Chân toan tính ăn cướp ca khúc bất hủ NỖI LÒNG NGƯỜI ĐI của nhạc sĩ Anh Bằng. Ông Phạm Trần ở hải ngoại đã vạch mặt Nguyễn Thụy Thụy Kha:”Với những gì chúng ta đọc được quanh “vụ án Nỗi Lòng Người Đi” của Nhạc sỹ Anh Bằng cho thấy đã có những thay đổi nguy hiểm trong tâm tư của cả giới làm văn nghệ ở Việt Nam trong thời  đại “gian dối đã  ngự trị trên, không những con người mà cả nền tảng văn hoá truyền thống lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của dân tộc làm kim chỉ nam cho đời sống hàng ngày.””Một nền văn hoá loạn xạ như thế  phải là mối lo nhức nhối của mọi người, vì như Giáo sư Hòang Tụy đã báo động: “Giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối.”

Thật không ê chề nào hơn. Nguyễn Thụy Kha tự mình bôi bẩn cái thể chế mà ông ta tôn thờ bằng sự bất tài vô tướng của mình,cấu kết đổi trắng thay đen, cướp giật đánh quả, dối trá man rợ của ông ta. Cuộc chạy giải thưởng Hội Nhà văn với  sự liên kết hù dọa BGK để tặng cho tập Trường ca ngắn &Kịch thơ dưới mức dở, loạn hình thức thể loại, không quang minh chính đại, , chỉ tự tố cái tư cách thảm thương là một góc  trong hệ thống “chân dung đạo đức Nguyễn Thụy Kha”. Nếu có thực “các thế lực thù địch phản động ở hải ngoại” – như các cơ quan chức năng Việt Nam thường lên án- họ sẽ không bỏ nhỡ cơ hội gửi đô la về nuôi nấng Nguyễn Thụy Kha ăn no tắm mát sáng tác chuyên đề tài cách mạng kháng chiến! Bởi không gì bôi gio trát trấu, phủ nhận thành tựu cách mạng và thành tựu văn nghệ kháng chiến hiệu quả bằng thơ dở của Thụy Kha! Nó khiến nhân dân trong nước và kiều bào, nhất là các thế hệ đi sau, lỡ đọc phải càng giảm sút lòng tin vào thời đại đã qua, cái thời đại mà hệ thống tuyên truyền cực mạnh dày công trang điểm! Cư dân mạng đã giật tít “Chúc mừng Hội Nhà văn đã làm được công việc to tát là đã ngăn chặn được những tác phẩm hay không cho vào giải thưởng!”. Qua chuyện Trường ca ngắn & Kịch thơ của Nguyễn Thụy Kha chạy lọt giải thưởng cánh hẩu, văn giới Việt Nam như buồn ngủ gặp chiếu manh, cả năm tẻ nhạt bỗng chốc gặt hái được những trận cười!

VTTH

 

Reply   Forward    
 

Click here to Reply or Forward

3 bình luận to “CẢ NĂM VĂN ĐÀN TẺ NHẠT, ĐỌC TRƯỜNG CA NGẮN & KỊCH THƠ CỦA NGUYỄN THỤY KHA, BỖNG CHỐC GẶT HÁI ĐƯỢC NHỮNG TRẬN CƯỜI”

Trackbacks/Pingbacks

  1. VĂN HÓA THỜI ĐẠI LOẠN: ĐẦU NĂM CHẾT SẶC VÌ CƯỜI:… | Bà Đầm Xòe - 28/02/2015

    […] chiếu manh, cả năm tẻ nhạt bỗng chốc gặt hái được những trận cười!”. (https://vonga1153.wordpress.com/2015/02/03/ca-nam-van-dan-te-nhat-doc-truong-ca-ngan-kich-tho-cua-ng….) Đầu năm nghe các cây bút lẫy lừng bình luận về giải thưởng quốc doanh, […]

  2. Thử lý giải hiện tượng GS. Vũ Khiêu bị dân mạng “ném đá” vì ôm hôn hoa hậu… | Nhận thức là một quá trình... - 28/02/2015

    […] “Thật không ê chề nào hơn. Nguyễn Thụy Kha tự mình bôi bẩn cái thể chế mà ông ta tôn thờ bằng sự bất tài vô tướng của mình,cấu kết đổi trắng thay đen, cướp giật đánh quả, dối trá man rợ của ông ta. Cuộc chạy giải thưởng Hội Nhà văn với  sự liên kết hù dọa BGK để tặng cho tập Trường ca ngắn &Kịch thơ dưới mức dở, loạn hình thức thể loại, không quang minh chính đại, , chỉ tự tố cái tư cách thảm thương là một góc  trong hệ thống “chân dung đạo đức Nguyễn Thụy Kha”. Nếu có thực “các thế lực thù địch phản động ở hải ngoại” – như các cơ quan chức năng Việt Nam thường lên án- họ sẽ không bỏ nhỡ cơ hội gửi đô la về nuôi nấng Nguyễn Thụy Kha ăn no tắm mát sáng tác chuyên đề tài cách mạng kháng chiến! Bởi không gì bôi gio trát trấu, phủ nhận thành tựu cách mạng và thành tựu văn nghệ kháng chiến hiệu quả bằng thơ dở của Thụy Kha! Nó khiến nhân dân trong nước và kiều bào, nhất là các thế hệ đi sau, lỡ đọc phải càng giảm sút lòng tin vào thời đại đã qua, cái thời đại mà hệ thống tuyên truyền cực mạnh dày công trang điểm! Cư dân mạng đã giật tít “Chúc mừng Hội Nhà văn đã làm được công việc to tát là đã ngăn chặn được những tác phẩm hay không cho vào giải thưởng!”. Qua chuyện Trường ca ngắn & Kịch thơ của Nguyễn Thụy Kha chạy lọt giải thưởng cánh hẩu, văn giới Việt Nam như buồn ngủ gặp chiếu manh, cả năm tẻ nhạt bỗng chốc gặt hái được những trận cười!”. (https://vonga1153.wordpress.com/2015/02/03/ca-nam-van-dan-te-nhat-doc-truong-ca-ngan-kich-tho-cua-ng….) […]

  3. VĂN HÓA THỜI ĐẠI LOẠN: ĐẦU NĂM CHẾT SẶC VÌ CƯỜI:… | Vô Ngã - 09/03/2015

    […] chiếu manh, cả năm tẻ nhạt bỗng chốc gặt hái được những trận cười!”. (https://vonga1153.wordpress.com/2015/02/03/ca-nam-van-dan-te-nhat-doc-truong-ca-ngan-kich-tho-cua-ng….) Đầu năm nghe các cây bút lẫy lừng bình luận về giải thưởng quốc doanh, […]

Bình luận về bài viết này