Tag Archives: nguyenhai

Thế giới 24h: Diễn biến nóng liên Triều – Vnn

7 Th2

Hàn Quốc xem xét dỡ bỏ Lệnh trừng phạt 24/5 với Triều Tiên; Tiếp tục tin nóng về vụ máy bay TransAsia… là những tin đáng chú ý.

Nổi bật

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 6/2 dẫn lời Bộ trưởng Thống nhất nước này, ông Ryoo Kihl-jae tiết lộ, Seoul sẵn sàng dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên. Phát biểu tại một diễn đàn ở thủ đô Seoul, Bộ trưởng Ryoo Kihl-jae cho biết rằng, chính phủ Hàn Quốc “đã hoàn tất những nghiên cứu có liên quan” đến nội dung trên.

“Một khi các cuộc đàm phán diễn ra giữa hai miền nam và bắc, tôi tin đó sẽ là cơ hội để dỡ bỏ Lệnh trừng phạt 24/5”, ông nói. Lệnh trừng phạt 24/5 được Hàn Quốc áp dụng sau vụ chìm tàu chiến Cheonan hồi năm 2010, làm 46 thủy thủ thiệt mạng. Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng đứng đằng sau vụ này, nhưng Bình Nhưỡng luôn phủ nhận có liên quan.

Hàn Quốc, Triều Tiên, trừng phạt, kinh tế, Cheonan, thế giới, 24 giờ
Bộ trưởng Ryoo Kihl-jae. (Ảnh: Yonhap)

Theo lệnh này, Seoul đã ngừng tất cả hợp tác kinh tế liên Triều, ngoại trừ hoạt động ở Khu công nghiệp chung Kaesong. Hàn Quốc muốn Triều Tiên phải nhận trách nhiệm đối với vụ tàu Cheonan, trong khi Bình Nhưỡng kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt, coi đó là điều kiện để tổ chức các cuộc đoàn tụ cho những gia đình ly tán trong chiến tranh 1950-1953.

Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae cũng thừa nhận rằng, chính phủ nước này đang phải chịu áp lực ngày càng tăng về việc bãi bỏ Lệnh trừng phạt kinh tế 24/5 đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Hãng thông tấn Hàn Quốc bình luận, phát biểu trên của Bộ trưởng Thống nhất Ryoo Kihl-jae được cho là dấu hiệu cho thấy trong thời gian sắp tới, chính phủ của Tổng thống Park Geun-hye sẽ linh hoạt hơn so với chính phủ tiền nhiệm của ông Lee Myung-bak, trong việc áp đặt những lệnh trừng phạt đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Tin vắn

– Các nhân chứng cho biết ngày 6/2, nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram đã lần đầu tiên tấn công vào lãnh thổ Niger, ngay ở thị trấn Bosso, sát với biên giới Nigeria.

– Hôm 6/2, các nhà lãnh đạo của hai quốc gia Pháp, Đức đến thủ đô Moscow, nhằm tiến hành hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin xoay quanh tình hình Ukraina.

– Ngày 6/2, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ một cậu bé 9 tuổi bị tình nghi là thủ phạm gây ra vụ cháy một ngày trước tại một trung tâm mua sắm khiến 17 người thiệt mạng.

– Quan chức Mỹ cho biết, nước này đã triển khai binh sĩ, khí tài nhằm phục vụ hoạt động giải cứu binh sĩ liên minh chống Nhà nước Hồi giáo (IS), một khi họ bị IS bắt giữ.

– Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết, tối 5/2, một người dùng dao tấn công làm 8 người bị thương ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, miền nam Trung Quốc.

– Lực lượng tìm kiếm và cứu hộ của Đài Loan (Trung Quốc) trong ngày 6/2 đã trục vớt được thêm 4 thi thể nạn nhân vụ máy bay TransAsia, nâng số người chết lên 35.

– Ngày 6/2, nhà chức trách Đài Loan (Trung Quốc) tuyên bố cấm hãng hàng không TransAsia xin bay tuyến đường mới sau vụ máy bay rơi xuống sông khiến 35 người chết.

 

– Trung Quốc và Thái Lan đã nhất trí thúc đẩy quan hệ quân sự trong 5 năm tới, từ việc tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, cho tới phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

– Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết chiều 6/2, hai tàu tuần duyên Trung Quốc đã đi vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

– Báo Telegraph dẫn thông tin từ tình báo Hàn Quốc nói, Triều Tiên đã tiến hành ít nhất 10 cuộc diễn tập chiến tranh hóa học và sinh học quy mô lớn trong năm qua.

– Các máy bay chiến đấu của Jordan đã tiến hành hàng chục vụ không kích mới nhằm vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), không chỉ ở Syria mà cả Iraq.

– Cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói, nhiều khả năng Nga sẽ can thiệp vào các nước Baltic như là phép thử với cam kết phòng thủ tập thể của NATO.

Tin ảnh

Hàn Quốc, Triều Tiên, trừng phạt, kinh tế, Cheonan, thế giới, 24 giờ
Tờ Sky News Arabic ngày 6/2 cho biết, 35 phiến quân IS đã bị tiêu diệt trong chiến dịch không kích trả thù của Jordan. (Ảnh: AP)

Phát ngôn

Các nhà lãnh đạo Malaysia và Indonesia hôm 6/2 đã cam kết tiếp tục những nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp kéo dài về hải giới, theo mạng tin Channel News Asia.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tiết lộ về các kế hoạch trên tại một cuộc họp báo chung được tổ chức sau cuộc hội đàm.

“Chúng tôi cam kết sẽ thiết lập một cơ chế bổ sung nhằm giải quyết những vấn đề (về lãnh thổ) còn tồn đọng”, Thủ tướng Malaysia Najib Razak tuyên bố tại họp báo.

Kỷ niệm

Ngày 7/2/1991, ông Jean-Bertrand Aristide đã trở thành tổng thống đầu tiên được bầu lên một cách dân chủ ở nước Cộng hòa Haiti.

Ngày 29/2/2004, ông Aristide đã chạy khỏi Haiti, do phải đương đầu với cuộc nổi loạn dài 3 tuần lễ và áp lực quốc tế ngày một tăng.

  • Thanh Vân

Lạnh Tây, nóng Đông: Putin sợ ‘đứt tay’

16 Th10

 

– Xích lại gần với Trung Quốc là một trong số các giải pháp của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm chống trả lại lệnh cấm vận của phương Tây. Tuy nhiên, việc này cũng đang làm đau đầu nhiều nhà lãnh đạo nước Nga.

Lạnh lùng với đồng tiền phương Tây

Ngày 13/10, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chứng kiến lễ ký kết 38 thỏa thuận, trong đó có một thỏa thuận về việc mở một hạn mức hoán đổi đồng NDT và đồng Ruble trị giá khoảng 24,5 tỷ USD nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương, tránh phụ thuộc vào đồng USD.

Ngân hàng Trương ương Nga cho biết, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ có hiệu lực trong 3 năm và có thể kéo dài tùy, thuộc vào hai bên.

Theo Bussiness Insider, thỏa thuận này cho phép hai nước sử dụng đồng tiền của nhau mà không phải mua trên các thị trường tiền tệ. Nó sẽ giúp Nga tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc, cũng như đẩy mạnh hợp tác với châu Á nhằm giảm ảnh hưởng của các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Nga, Mỹ, EU, Vladimir-Putin, Ukraine, Crimea, Obama, xuống-nước, Trung-Quốc, kinh-tế, trừng-phạt, cấm-vận, nhập-khẩu, nông-nghiệp, châu-Âu, nguồn-vốn, tài-chính, ngân-hàng

Xích lại gần với Trung Quốc là một trong số các giải pháp của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm chống trả lại lệnh cấm vận của phương Tây

Hàng loạt thỏa thuận, từ năng lượng đến tài chính, đã được ký kết trong chuyến thăm Nga kéo dài 3 ngày của Thủ tướng Lý Khắc Cường, trong khuôn khổ thăm châu Âu một tuần của nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Nó như một minh chứng cho lời khẳng định của Tổng thống Nga Putin, rằng “Trung Quốc là đồng minh tự nhiên của Nga” và như Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đánh giá “quan hệ giữa Nga và Trung Quốc như những đối tác chiến lược đang ở trình độ rất cao”.Có thể thấy, với những gì diễn ra trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Trung Quốc vừa qua, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã lên cao hơn bao giờ hết, hướng tới “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” như lời phát biểu của ông Lý Khắc Cường.

Những thông tin trên RIA Novosti cũng cho thấy, Trung Quốc đang muốn thiết lập khu vực phát triển kinh tế chung giữa châu Âu và châu Á, trong đó Nga là một đối tác quan trọng.

Quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc tăng vọt gần đây, vượt qua cả quan hệ thương mại Nga – Đức và được dự báo còn tăng trưởng do các lệnh trừng phạt lẫn nhau giữa Nga và phương Tây.

Trong lĩnh vực đầu tư và vốn, Trung Quốc cũng là đối tượng số 1 của Nga. Trước đó, hồi tháng 5, Nga và Trung Quốc cũng đã ký hợp tác chiến lược với thỏa thuận cung cấp khí trị giá 400 tỷ USD trong vòng 30 năm. 

Nga, Mỹ, EU, Vladimir-Putin, Ukraine, Crimea, Obama, xuống-nước, Trung-Quốc, kinh-tế, trừng-phạt, cấm-vận, nhập-khẩu, nông-nghiệp, châu-Âu, nguồn-vốn, tài-chính, ngân-hàng

Hàng loạt thỏa thuận đã được ký kết trong chuyến thăm Nga kéo dài 3 ngày của Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Không chỉ kinh tế, mối quan hệ Nga – Trung ngày càng sâu sắc trong cả lĩnh vực quân sự. Theo Bloomberg, Tổng thống Vladimir Putin có thể tiến tới đáp ứng một trong hai điều mà Trung Quốc mong muốn nhất hiện nay là: nắm bắt công nghệ vũ khí tiên tiến.

Giải bài toán “chơi dao”

Quan hệ Nga – Trung đang lên một tầm cao mới trong bối cảnh ông Putin muốn thoát khỏi sự phụ thuộc vào thương mại và đầu tư của phương Tây, trong khi Trung Quốc thì muốn có thêm nhiều năng lượng, vũ khí và cũng muốn vượt ra khỏi cái bóng quá lớn của nước Mỹ.

Với Trung Quốc, đẩy mạnh hợp tác với Nga có lẽ là cần thiết. Trung Quốc vừa soán ngôi vị của Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP). Quốc gia đông dân nhất thế giới này cũng sắp trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Việc hợp tác mua dầu khí từ Nga có thể là lựa chọn số 1 trong bối cảnh vận tải dầu trên Biển Đông và vận chuyển khí qua Myanmar có nhiều bất cập.

Hợp tác với Nga còn giúp Trung Quốc thâm nhập vào thị trường rộng lớn này cũng như có cơ hội thâu tóm các DN trong lĩnh vực năng lượng và học hỏi được công nghệ vũ khí tiên tiến.

Ở chiều ngược lại, Nga cũng giảm thiểu được suy thoái kinh tế trước hàng loạt các lệnh cấm vận của Mỹ và EU. Nền kinh tế Nga cần tiền từ bán dầu khí và cần hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. 

Nga, Mỹ, EU, Vladimir-Putin, Ukraine, Crimea, Obama, xuống-nước, Trung-Quốc, kinh-tế, trừng-phạt, cấm-vận, nhập-khẩu, nông-nghiệp, châu-Âu, nguồn-vốn, tài-chính, ngân-hàng
Việc xích lại gần với Trung Quốc cũng đang làm đau đầu nhiều nhà lãnh đạo nước Nga.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều nhà phân tích Nga lo ngại là: Hợp tác đồng nghĩa với việc tăng sức mạnh cho Trung Quốc – nước láng giềng có nền kinh tế gấp 4 lần, có dân số gấp 10 lần Nga và có đường biên giới rất dài với Nga.

Một nhà phân tích chính trị độc lập tại Moscow trên Bloomberg cho rằng, đến thời điểm này, ông Putin đã quay mặt với Tây và hướng sang Đông. Trong khi đó, Trung Quốc đang tìm cách tối đa hóa lợi ích từ chính sách mới của Nga.

Chuyến viếng thăm Nga của ông Lý Khắc Cường cho thấy, Trung Quốc không phí thời gian để ngay lập tức tấn công vào thị trường nợ của Nga sau khi Mỹ và châu Âu đóng cánh cửa này đối với Kremlin.

Tầm quan trọng của Trung Quốc với Nga, trong bối cảnh hiện tại, theo Bloomberg, là yếu tố có thể khiến ông Putin đáp ứng cả các yêu cầu về công nghệ vũ khí tiên tiến của Trung Quốc. Cũng theo nguồn tin này, Nga đang chuẩn bị ký các hợp đồng bán các hệ thống tên lửa S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 cho cường quốc hạt nhân Trung Quốc vào quý I năm sau.

Sự hợp tác trên nhiều phương diện giữa Nga và Trung khiến không ít nước lo ngại nhưng mang lại lợi ích cho cả hai cường quốc. Nhưng, sự lớn mạnh về bất cứ phương diện nào của Trung Quốc cũng chính là điều khiến các nhà lãnh đạo Nga đau đầu. Mặc dù vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, xích gần lại với Trung Quốc là lựa chọn tất yếu, không thể tránh của nước Nga.

Văn Minh

Debug: ADS tracking link http://vietnamnet.vn/kinh-te