Lưu trữ | XÃ HỘI & THỜI SỰ RSS feed for this section

NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG: Tin tuần từ 12/12-18/12 – NCBĐ

19 Th12

Thứ ba, 13 Tháng 12 2016 02:00 dinh tuan anh

Share:

-(Laodong 13/12) Ấn Độ, Indonesia yêu cầu Trung Quốc tuân thủ UNCLOS về Biển Đông sau cuộc họp giữa Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, và Tổng thống Indonesia, Joko Widodo; (Giaoduc 13/12) Ông Duterte thăm Campuchia, sẽ bàn chuyện Biển Đông với Thủ tướng Hun Sen

-(RFI 12/12) Chuyên gia Pháp: Mỹ sắp mất quyền kiểm soát Thái Bình Dương trong khi Nga đang thể hiện ý chí lấy lại vị trí cường quốc thế giới mà Liên Xô từng có trước đây; (Nhandan 12/12) Tiếp tục khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

 

-(Laodong 12/12) Máy bay ném bom Trung Quốc lượn trên biển Đông để gửi thông điệp cho Trump? Hành động này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn; (Giaoduc 12/12) Trung – Mỹ đang tìm cách thỏa hiệp sau hậu trường về Biển Đông?

-(Nguoilaodong 12/12) Việt Nam phản đối Trung Quốc gây phức tạp tình hình sau khi Hải quân Trung Quốc kỉ niệm cái gọi là “70 năm thu hồi Hoàng Sa, Trường Sa”; (Laodong 11/12) Trung Quốc lại ngang nhiên đưa du thuyền đến Biển Đông

 

 

KHÔNG THỂ LÀ EMAIL CUỐI CÙNG

10 Th12

 

KHÔNG THỂ LÀ EMAIL CUỐI CÙNG

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

Ở Hà Nội tôi có hai người anh thân yêu: anh Phạm Quế Dương và anh Nguyễn Thanh Giang. Anh Phạm Quế Dương là một nhân cách văn hóa mặc áo lính. Trước khi nghỉ hưu anh là Tổng biên tập tạp chí Lịch sử Quân sự. Anh Nguyễn Thanh Giang là nhà khoa học địa chất và là một nhà tư tưởng, nhà lí luận chính trị sắc sảo.

Những năm 80 thế kỉ trước, nhà anh Phạm Quế Dương và nơi tôi làm việc cùng trên phố nhà binh Lý Nam Đế và chỉ cách nhau vài khối nhà. Ngày đó, anh Phạm Quế Dương thường xuyên tìm đến tôi để đưa tận tay tôi những bản photo những bài viết chọc thủng sự tuyên truyền dối trá cộng sản và sự bưng bít sự thật. Loại bài đó ngày nay dễ dàng tìm thấy trên những trang web Basam, Boxitvn, Danlambao, Danchimviet . . . nhưng ngày đó internet còn quá hiếm hoi, những trang báo mạng chưa có và những bài viết như vậy cũng vô cùng hiếm.

Những năm 80 thế kỉ trước, anh Phạm Quế Dương đã mang đến cho tôi ánh sáng dân chủ xé toang bóng tối độc tài như những năm 30 những người cộng sản mang đốm lửa cách mạng vô sản đến với những người nông dân đói khổ. Chỉ khác là ngày nay trong tăm tối độc tài, chúng tôi khao khát tự do dân chủ và anh Phạm Quế Dương đã mang đến ánh sáng dân chủ còn những nông dân đói khổ hơn nửa thế kỉ trước chỉ có khao khát tột cùng là cơm áo thì những người cộng sản chỉ mang đến cái bánh vẽ “người cày có ruộng” và mang đến cái có thật là hận thù và máu lửa đấu tranh giai cấp rồi đẩy những người nông dân đói khổ thiếu học, thiếu hiểu biết vào cuộc thanh toán giai cấp vô nghĩa, mất tính người nhưng đẫm máu và kéo dài triền miên không có điểm dừng.

Qua anh Phạm Quế Dương tôi biết anh Nguyễn Thanh Giang và mhững bài viết đầu tiên của tôi về dân chủ đều do anh Nguyễn Thanh Giang đặt hàng viết cho tập san Tổ Quốc. Năm 2007, ra Hà Nội để tham gia đoàn nhà văn Việt Nam sang hội thảo văn chương ở Konkata, Ấn Độ, tôi đến thăm anh Giang liền được anh Giang đặt tôi viết bài về chuyến đi này.

Từ Ấn Độ về, tôi gửi email ngay cho anh Nguyễn Thanh Giang bài viết Nghĩ Suy Từ Ấn Độ. Cũng bị mất độc lập bởi sự xâm lược của nước Anh, đất nước Ấn Độ lại bị chia rẽ sâu săc bởi tôn giáo và đẳng cấp xã hội, nhưng với tư tưởng bất bạo động, chọn con đường đấu tranh chính trị và đấu tranh nghị trường, Mahatma Gandhi đã giành được độc lập thực sự cho Ấn Độ từ năm 1947. Độc lập thực sự và bền vững đến hôm nay đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc nguyên tử.

Cùng hoàn cảnh lịch sử đó, những người cộng sản Việt Nam chọn con đường bạo lực đã đẩy đất nước Việt Nam vào những cuộc chiến tranh đẫm máu, triền miên suốt ba mươi năm. Gần chục triệu người Việt bị nướng trong lò lửa chiến tranh đó. Cả dãy Trường Sơn hùng vĩ bị đốt cháy và băm nát để chỉ giành được nền độc lập hình thức, mong manh và bị trói buộc vào hệ tư tưởng cộng sản khát máu, không bị trói buộc vào nước Nga Xô viết cũng bị trói buộc vào nước Tàu Cộng Đại Hán. Tôn sùng bạo lực. Nhà nước thành độc tài. Người dân thành nô lệ. Người trung thực thành thù địch. Xã hội tối tăm và tụt lại sau ngày càng xa với thời đại.

So sánh nền độc lập của Ấn Độ và Việt Nam, Nghĩ Suy Từ Ấn Độ đi đến cái kết: Điều nguy hại hơn cả là suốt hơn nửa thế kỉ giành và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng vô sản, nhà nước cộng sản Việt Nam đã coi chính quyền tồn tại bằng bạo lực như một lẽ đương nhiên, như là điều bình thường. Một xã hội dân sự yên hàn nhưng chính quyền vẫn chuyên chính với dân, vẫn dùng bạo lực trả lời những ý kiến khác biệt thì không thể bình thường. Xài bạo lực quá lâu đã trở thành nghiện, khi ấy bạo lực đã trở thành ma túy của nhà cầm quyền! Quá nghiền, quá ỷ vào bạo lực, làm sao có thể nói đến dân chủ! Đó là một hệ lụy đau đớn do con đường bạo lực cách mạng vô sản mà những người cộng sản Việt Nam rước về cho đân tộc Việt Nam khốn khổ.

Anh Giang email cho tôi khen bài viết và anh cho biết bài viết được nhiều người đọc. Từ ngày đó, email không chỉ là đường dây thông tin mà còn là đường dây tình cảm của anh Giang và tôi. Anh Giang và tôi có bài viết mới đều gửi email cho nhau.

Tối 23.11.2016, tôi gửi cho anh Giang bài viết về ông thầy ở trường đại học Viết Văn Nguyễn Du của tôi. Một ông thầy dạy ngữ văn ở nhiều trường đại học mà khi nghe ông tỉnh ủy viên, trưởng ban tuyên huấn tỉnh ủy than rằng làm tuyên huấn của tỉnh nhưng ông phải chịu thiệt thòi chưa được học lí luận bài bản ở trường đảng Nguyễn Ái Quốc thì ông thầy văn chương liền bất ngờ bật ra câu nói như đã nung nấu từ lâu: Anh không được đi học là may. Học cái sai thì càng học càng ngu. Đất nước mình khốn khổ như hiện nay là vì cái ngu đó.

Gửi bài cho anh Giang tối hôm trước ngay hôm sau, 24.11.2016, tôi nhận được email trả lời của anh Giang

Anh Trọng ơi
Nhận được thư này rất mừng. Đang định gọi điện thoại kiểm tra sức khỏe của anh xem thế nào mà đã vài tuần nay không thấy bài của anh
Anh vẫn khỏe. Thế là mừng rồi
NTG

Nhớ lời anh Giang hẹn, khi nào tôi ra Hà Nội, tôi và anh sẽ tổ chức chuyến đi chơi đâu đó, rất cần gặp anh Giang ở skype để bàn về chuyến đi, tôi liền reply thư anh Giang: Lúc nào có thể được, anh cho em gặp anh ở skype, có việc em muốn nói với anh.

Mọi lần, thư của tôi đều được anh Giang trả lời tức thì. Lần này, ba ngày sau vẫn không có thư trả lời, tôi liền phôn và nhắn tin điện thoại cho anh. Chuông điện thoại đổ dồn mà không có người nhận cuộc gọi. Tin nhắn không hồi âm. Tôi đang nghĩ đến những tình huống bất thường có thể xảy ra thì tối 4.12.2016, nhận được email của anh Lê Anh Hùng:

THÔNG BÁO
TS Nguyễn Thanh Giang, một nhà đấu tranh dân chủ kỳ cựu, thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, đã bị tai biến mạch máu não từ 10 hôm nay. Hiện ông đang nằm điều trị tại phòng 208, khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Mặc dù năm nay đã 80 tuổi, nhưng ông vẫn luôn đau đáu dõi theo tình hình đất nước, vẫn đều đặn đăng các bài viết chính luận trên các trang mạng trong và ngoài nước, vẫn thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ những người bất đồng chính kiến, những anh em đấu tranh dân chủ trẻ tuổi cũng như bà con dân oan.
Xin thông báo để các thành viên trong Hội được biết. Mong mọi người quan tâm, chia sẻ và cùng cầu nguyện cho ông.

Ý định có từ trước về chuyến đi Hà Nội của tôi liền được thực hiện ngay. Ra Hà Nội tối hôm trước, sáng hôm sau tôi đón xe bus đến bệnh viện Hữu Nghị, vào phòng 208 khoa thần kinh thăm anh Giang thì người cùng phòng nói ông Giang đã chuyển viện về Thái Hà từ chiều hôm trước. Đón xe bus trở về và sau nhiều cuộc điện thoại tôi mới biết nơi người bệnh Nguyễn Thanh Giang chuyển đến là bệnh viện châm cứu trung ương đường Thái Thịnh, quận Đống Đa.

Tôi đến bệnh viện châm cứu. Anh Giang đang ngồi trên xe lăn hướng ra cửa phòng nhưng khi tôi đến trước anh, nét mặt anh vẫn vô cảm. Đứa cháu ngoại và người giúp việc đỡ anh lên giường. Mắt anh hé mở khi tôi cúi xuống sát anh. Dường như lúc này anh mới nhận ra tôi, anh nấc lên, mắt đỏ hoe rưng rưng.

Ngồi lặng bên anh, tôi lại nhớ đến cái email anh lo cho sức khỏe tôi. Nhẩm tính thời gian, tôi biết rằng anh gửi email đó vào buổi sáng thì chỉ hai, ba giờ sau cơn xuất huyết não ập đến anh trong giấc ngủ trưa. Anh Giang ơi, cái email anh gửi cho em sáng 24.11.2016 lại là cái email cuối cùng giữa em và anh ư? Không. Anh phải khỏe lại để những email mong chờ giữa em và anh còn tiếp tục mãi.

Chút riêng tư. Ở trên tôi phải nhắc đến chuyến xe bus đưa tôi đến và đi từ bệnh viện Hữu Nghị vì trên chuyến xe đó tôi trở thành nạn nhân của thời đại rực rỡ mà ông Nguyễn Phú Trọng hãnh diện ca ngợi như là thành quả rực rỡ do đảng của ông tạo ra, thời đại tham nhũng, trộm cắp, cướp của giết người ngang nhiên hoành hành. Trên chuyến xe bus đi từ đầu phố Trần Hưng Đạo về phía Nam Hà Nôi tôi bị những người hùng của thời đại rực rỡ móc túi lấy hết giấy tùy thân và tiền bạc. Tiền mất thôi quên đi cho nhẹ lòng. Chỉ mong được nhận lại những giấy tờ cần thiết, vì sẽ rất mệt mỏi khi phải đi làm lại những giấy tờ đó.

 

“NHÌN TỔNG QUÁT ĐẤT NƯỚC CÓ BAO GIỜ ĐƯỢC NHƯ THẾ NÀY KHÔNG?” – FB- Cương Biên

29 Th11
Cương Biên
Hôm qua lúc 12:16 ·

Báo Điện tử Dân Việt

·

“NHÌN TỔNG QUÁT ĐẤT NƯỚC CÓ BAO GIỜ ĐƯỢC NHƯ THẾ NÀY KHÔNG?”

Nhớ lời cô giảng năm xưa:

“- Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!

Xem thêm

Đêm rét buốt kèm gió lạnh khiến nhiệt độ ở Hà Nội có lúc xuống 14 độ C, những người vô gia cư ngủ chập chờn trên vỉa hè sau một ngày mưu sinh vất vả.
 
 

MỘT BÀI KIỂM TRA, MÔN TẬP LÀM VĂN – fb Hieu Phung

28 Th11

 

Đây là bài kiểm tra môn tập làm văn, lấy chủ đề ” Em hãy miêu tả cảnh sinh hoạt trong gia đình em vào một buổi tối ” của một bé trai 8 tuổi, đang học cấp 1 tạitrường X – TPHCM.

Cô giáo chấm cho em 4,5 điểm cùng lời phê bình bên dưới ..
” Gia đình con có năm người, ông nội con năm nay bao nhiêu tuổi con cũng không biết, con chỉ biết ông nội là người về hiu thôi, ba con làm việc hải quan ở ngoài sân bay Tân Sơn Nhất, mẹ con làm việc bán hàng chênh mạng inh tơ nét, anh hai của con tên Trung , ảnh học lớp năm.

Chiều nào đi làm về ba cũng đem một bịch đựng tùm lum đồ ở chỗ sân bay về cho mẹ con bán, lúc đó mẹ con mừng lắm đổ ra coi, con thấy có dầu thơm, đồng hồ, son phấn nữa, có bữa con thấy có điện thoai ai phon nữa .

Con thấy mẹ thì mừng nhưng ông nội ghét lắm, lúc ăn cơm nào ông nội cũng la ba con là thằng Hải mày đừng có lấy đồ của người ta nữa được không, thất đức lắm nha mày, ba con cãi lại ông , Kệ bọn tui đi tụi việt kiểu nó giầu lắm nghe ông nội và ba cãi lộn hoài con buồn lắm,

ăn xong học bài con với anh hai ngủ chung chênh lầu, ông nội ngủ dưới đất, tối qua nhà con cúp điện con không thấy đường đi tô lét con vô phòng ba mẹ tìm đèn cầy, con thấy ba mẹ cởi chuồng ôm nhau, thấy con mẹ mắc cỡ lấy mềm chùm lại, sáng ba con dặn vô phòng phải gõ cửa nha con, con nói tại thấy cửa phòng mở nên con vô đại, con xin lỗi ba mẹ nha.

Ăn xong mẹ chở hai anh em con đi học là hết sinh hoạt của nhà con. Ước mơ của con là ba đừng lấy đồ của mấy người việt kiều nữa để khỏi cãi lộn với ông nội con và con muốn nhà con đừng bị cúp điện nữa để con khỏi vô phòng ba mẹ tìm đèn cầy nữa .”

Không có văn bản thay thế tự động nào.

Tòa quốc tế xử Philippines thắng kiện Trung Quốc – NĐT

13 Th11

10/11/2015 – 16:50 PM

Thắng lợi ban đầu của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc mở ra hướng mới trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Ngày 29.10.2015, Tòa Trọng tài Thường trực quốc tế (PCA) đóng tại Hague, Hà Lan (PCA) đưa ra phán quyết đầu tiên về vụ Philippines kiện Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền trái phép ở Biển Đông.

Phán quyết của PCA nêu rõ, cả Philippines và Trung Quốc đều là các bên tham gia Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và vì thế phải có trách nhiệm giải quyết tranh chấp theo quy định của UNCLOS.

PCA lắng nghe luận điểm của Philippines trong phiên điều trần hồi tháng 7. Ảnh: Rappler

Phán quyết của PCA nói rằng vụ việc được tiến hành theo đúng Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, và PCA có thẩm quyền xét xử vấn đề. Quyết định của Trung Quốc không tham gia vụ kiện sẽ không làm thay đổi quyền phán quyết của PCA và việc Philippines quyết định đơn phương tiến hành vụ kiện không hề vi phạm tiến trình giải quyết tranh chấp theo UNCLOS.

Thắng lợi của luật pháp quốc tế

Theo AFP, ngay sau khi có phán quyết của PCA, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ tại Washington đã lên tiếng hoan nghênh phán quyết của tòa án là “một thắng lợi của luật pháp quốc tế”.

AFP dẫn lời quan chức quốc phòng cấp cao nói: “Chúng tôi rất hoan nghênh phán quyết của tòa. Điều này chứng tỏ luật pháp quốc tế có vai trò trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông”.

“Điều này chứng tỏ rằng những tuyên bố chủ quyền không nhất thiết là không thể tranh cãi và việc ra phán quyết về vấn đề chủ quyền theo luật pháp và thông lệ quốc tế là con đường có thể giúp quản lý và giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột. Chúng tôi rất hoan nghênh các hoạt động của tòa”.

Trả lời phỏng vấn của VOV, Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Trưởng Ban Quốc tế, Học viện Ngoại giao của Việt Nam, cho rằng, bà cũng như nhiều chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế khác, coi phán quyết của PCA là thắng lợi lớn của Philippines. Không những thế, thắng lợi này còn giúp cho các nước có tranh chấp thấy lạc quan, rằng từ nay có thể sử dụng Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và đưa ra Tòa Trọng tài Quốc tế để giải quyết các khác biệt về tranh chấp lãnh thổ.

Bà Phạm Lan Dung trích dẫn UNCLOS rằng, Luật này yêu cầu các nước phải tôn trọng các biện pháp hòa bình, Không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong khi giải quyết các tranh chấp, Phải dùng các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Bà Phạm Lan Dung nói:  “Việc Tòa Trọng tài Quốc tế có thể xét xử vụ kiện chính là biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp”.

Khi vấn đề thẩm quyền của PCA được giải quyết, vụ kiện có thể chuyển hướng sang các thủ tục tiếp theo, bao gồm: thu thập, đánh giá về tính pháp lý trong các luận điểm về chủ quyền của Philippines ở Biển Đông.

Chặng đường phía trước còn dài

Tạp chí The Diplomat phân tích, Philippines mong muốn PCA xem xét và phán quyết về 4 vấn đề, trong đó vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất là yêu sách của Trung Quốc về cái gọi là “Đường 9 đoạn” (hay còn gọi là Đường lưỡi bò) ở Biển Đông. Theo đó, Manila lập luận rằng “Đường 9 đoạn” là một yêu sách “không thể chấp nhận được” và không phù hợp với quyền lợi của các quốc gia ven biển chiểu theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Trung Quốc, Philippines cùng nhiều nước khác đã ký kết năm 1982. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không đưa ra được những chứng cứ pháp lý về phạm vi của “Đường 9 đoạn”.

Thứ hai, Philippines cho rằng việc Trung Quốc chiếm đóng, bồi đắp nhiều đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là bất hợp pháp. Manila đưa ra lập luận này vì cho rằng Bắc Kinh có “những yêu sách về sở hữu hoặc chủ quyền không chính đáng đối với các khu vực hoàn toàn ngập nước, hoặc quyền lịch sử không chính đáng đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, bao gồm cả quyền kiểm soát hàng hải”.

Thứ ba, đề nghị tòa án sẽ xem xét và đánh giá tính pháp lý đối với cáo buộc của Philippines rằng Trung Quốc đang khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines theo UNCLOS.

Người Philippines biểu tình thổi còi bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Makati, Manila, ngày 10.7.2015 (Reuters)

Thứ tư, Philippines cáo buộc Trung Quốc đã can thiệp vào quyền tự do đi lại của Manila trong chính Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc đảo này.

Trong một bài viết của mình, Tạp chí Wall Street Journal dẫn lời Luật sư trưởng người Mỹ, ông Paul Reichler, phụ trách hồ sơ vụ kiện của Philippines, lập luận rằng cái gọi là “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc, mà theo đó Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với gần như tất cả Biển Đông, không có căn cứ theo luật quốc tế quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

PCA cũng đã yêu cầu Manila làm rõ một số luận điểm và sẽ xem xét các vấn đề còn lại trong giai đoạn đánh giá tính pháp lý của các lập luận này.

Sau khi vấn đề về thẩm quyền của PCA đã được giải quyết, vụ kiện có thể tiến triển đến giai đoạn đánh giá tính pháp lý về các luận điểm Philippines đưa ra về vấn đề Biển Đông. PCA dự kiến sẽ đưa ra phán quyết sơ bộ vào năm 2016.

Theo VOV

» Ông Trần Công Trục: ‘Trung Quốc vận động thất bại trong vụ kiện đường lưỡi bò’

» Vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ – phép thử luật pháp quốc tế của Philippines

» Tòa quốc tế đồng ý xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về ‘đường lưỡi bò’

» Trung Quốc ráo riết vận động hành lang vụ kiện ‘đường lưỡi bò’

» Tòa mở vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ cho Việt Nam tham dự

» Trung Quốc sẽ phớt lờ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế

» Trung Quốc thêm chiêu ‘nham hiểm’ tuyên truyền đường lưỡi bò

» Google xóa tên Trung Quốc khỏi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

» Google xóa tên gọi TQ với bãi cạn Scarborough

» Ông Trần Công Trục: ‘Tàu tuần tra Mỹ không phải bảo bối ở Biển Đông’

» ‘Hải đăng Trung Quốc vừa hoàn thành là bẫy pháp lý’

Mỹ-TRUNG VÀ CHIếC BẫY THUCYDIDES – FB Manh Kim

27 Th10

Mỹ-TRUNG VÀ CHIếC BẫY  THUCYDIDES

Việc Mỹ đưa tàu chiến tiếp cận sâu vào khu vực các đảo biển Đông mà Trung Quốc cho rằng thuộc “chủ quyền” mình đã dẫn đến câu hỏi rằng, liệu có khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa hai bên? Thật ra căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung không chỉ là biển Đông và tự do hàng hải. Mà nó nằm trong lý thuyết chiến tranh mà sử gia Thucydides từng đúc kết trước Công nguyên.

Lịch sử chỉ ra rằng…

Như Graham Allison, giám đốc Trung tâm Belfer về khoa học và các vấn đề quốc tế thuộc Trường Harvard Kennedy, viết trên The Atlantic (24-9-2015), 12 trong 16 trường hợp trong 500 năm qua, trong đó một sức mạnh đang lên đối đầu một sức mạnh đang trị vì, đều có kết quả dẫn đến chiến tranh thảm khốc. Điều này đã được sử gia Thucydides thống kê một cách khoa học hàng ngàn năm trước đó. Dựa vào dữ liệu cụ thể trong quan hệ hai nước Mỹ-Trung hiện nay, đặc biệt kinh tế, khó hình dung chiến tranh xảy ra giữa Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, mậu dịch Mỹ-Trung đạt khoảng 600 tỉ USD/năm. Các công ty Trung Quốc đầu tư vào Mỹ gần 12 tỉ USD năm 2014, so với không đến 700 triệu USD trước đó 5 năm. Hơn 80.000 người Mỹ hiện làm việc cho công ty Trung Quốc so với không đến 15.000 người cách đây 5 năm. Công ty Trung Quốc hiện có mặt tại 340 trong 435 khu vực bầu cử dân biểu tại Mỹ… Tuy nhiên, căn cứ vào sử liệu, việc xảy ra xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Mỹ không phải không có khả năng.

Cách đây hơn 2.400 năm, sử gia thành Athens Thucydides nhận xét: “Nếu sự trỗi dậy của Athens và nỗi sợ này lan truyền ở Sparta thì việc dẫn đến chiến tranh là không thể tránh khỏi”. Thucydides đã chỉ ra những động lực chủ yếu: một bên thể hiện ham muốn khẳng định sức mạnh và luôn cảm thấy tầm vóc quan trọng trong vị thế mới của mình; trong khi bên kia là nỗi sợ bị giành mất quyền lực và sự quyết tâm bảo vệ vị trí đang có.

Trong trường hợp Thucydides ghi nhận vào thế kỷ thứ năm TCN, Athens, trong nửa thế kỷ, bắt đầu trỗi dậy dữ dội với sự bùng nổ triết học, sử học, kiến trúc, mô hình chính trị dân chủ và sức mạnh hải quân. Điều đó khiến Sparta, trong suốt cả thế kỷ là sức mạnh vô địch trên bán đảo Peloponnese, cảm thấy bất an. Thucydides cũng nói đến chiến lược xây dựng đồng minh của hai bên vào thời điểm đó. Cuối cùng, khi xung đột xảy ra giữa đồng minh hai bên (Corinth và Corcyra), Sparta cảm thấy cần thiết phải bảo vệ Corinth; khiến Athens cũng xuất binh che chở đồng minh mình. Thế là cuộc chiến Peloponnese nổ ra. Khi nó kết thúc vào 30 năm sau, Sparta chiến thắng. Cả hai bên đều tổn thất nặng nề…

Lịch sử luôn cho thấy một khi lợi ích chính trị bị đe dọa thật sự, người ta vẫn có thể hy sinh quyền lợi kinh tế và sẵn sàng dùng nắm đấm phân biệt hơn thua. Trước Thế chiến thứ nhất, Anh và Đức là hai đối tác thương mại chính của nhau. Tuy nhiên, điều đó vẫn khiến giới chính trị chóp bu London xem sức mạnh đang lên của Đức là mối đe dọa cho vị trí đế quốc thực dân của họ cũng như sự ổn định chính trị châu Âu nói riêng về lâu dài. Và dù quan hệ mậu dịch gắn kết với Anh vẫn tăng đều, Đức vẫn đi đến kết luận rằng Anh đang tìm cách khống chế, cố tình ngăn cản và “trù dập” sự lớn mạnh của họ.

Ngày 6-5-1910, Vua vương quốc Anh Edward VII từ trần. Dự đám tang ông, có người kế nhiệm, Vua George V; Hoàng đế Đức Wilhelm; cùng cựu Tổng thống Theodore Roosevelt đại diện nước Mỹ. Trong buổi gặp, Roosevelt hỏi Wilhelm rằng liệu ông có thể xem xét việc ngưng chạy đua vũ trang hải quân giữa Đức với Anh không. Ông hoàng Đức trả lời, Đức không thể dừng kế hoạch hiện đại hóa hải quân nhưng chuyện chiến tranh giữa Đức và Anh, ông khẳng định, là phi thực tế; vì “tôi đã được nuôi dạy chủ yếu ở Anh; tôi cảm thấy một phần trong mình là người Anh. Ngoài nước Đức, tôi quan tâm đến Anh hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Tôi yêu nước Anh!”. Dù vậy, cuối cùng, bất chấp quyền lợi kinh tế song phương, bất chấp quan hệ huyết thống, chính trị hai nước xấu dần và chiến tranh xảy ra.

Chiếc bẫy Thucydides thế kỷ 21

Lịch sử đang lập lại, dưới dạng thức mới, thể hiện trong mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc, khi mà Trung Quốc không chỉ ngoi lên như một cường quốc kinh tế mà còn là một sức mạnh quân sự đe dọa quyền lợi Mỹ – như dự báo của Tổng thống Theodore Roosevelt (nhiệm kỳ 1901-1909) cách đây hơn 100 năm, khi cho rằng: “Lịch sử tương lai của chúng ta sẽ được quyết định bởi vị trí của chúng ta ở Thái Bình Dương đối mặt với Trung Quốc hơn là vị trí của chúng ta ở Đại Tây Dương trực diện với châu Âu”.

Vấn đề của thế giới ngày nay, quan sát kỹ sẽ thấy, không phải là lực lượng khủng bố ISIS; không phải các cuộc tranh giành thể hiện vị thế chính trị tại những nước như Ukraine hay Syria mà là thách thức địa chính trị, như một kết quả tất yếu của sự trỗi dậy Trung Quốc, trở thành mối đe dọa lớn nhất vai trò Hoa Kỳ kể từ sau Thế chiến thứ hai. Ông Lý Quang Diệu từng nhận xét: “Kích cỡ sự xoán chỗ yếu tố cân bằng thế giới của Trung Quốc trở nên dữ dội đến mức thế giới buộc phải tìm kiếm một sự cân bằng mới”. Sự cân bằng mới này không chỉ nằm ở hồ sơ đối ngoại mà còn quân sự.

Nếu cần phải giải quyết mâu thuẫn bằng quân sự, ít nhất là giao tranh cục bộ ở diện hẹp, thì năm nay là thời điểm “thích hợp” đối với cả hai bên. Với Trung Quốc, nội loạn xã hội và những cơn sóng ngầm tranh quyền phe nhóm tại Trung Nam Hải đang căng thẳng hơn bao giờ hết; trong khi đó, mùa bầu cử tổng thống Mỹ là thời gian tốt nhất để Trung Quốc càn quét biển Đông nếu Obama không tận dụng thời gian còn lại của nhiệm kỳ để khẳng định bằng hành động cụ thể về cái gọi quyền tự do hàng hải mà lâu nay ông chỉ nói bằng mồm.

………

Khu trục hạm tên lửa hành trình USS Lassen (DDG 82) đã vào phạm vi 12 hải lý các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây thuộc Trường Sa vào hôm nay, 27-10-2015 (Reuters)

NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG: Tin tuần từ 19/10-25/10 – NCBĐ

27 Th10

Thứ hai, 19 Tháng 10 2015 09:39 dinh tuan anh

Share:

-(Tuoitre 22/10) Trung Quốc đe dọa “đáp trả” nếu Mỹ tuần tra biển Đông: Phản ứng gay gắt của Tân Hoa Xã cho thấy sự lo ngại của chính quyền Trung Quốc với quyết tâm tuần tra của Mỹ; (Dantri 22/10) Vũ lực không phải là giải pháp cho vấn đề Biển Đông

-(Thanhnien 22/10) Biển Đông trong quan hệ Mỹ, Anh, Trung Quốc: Mỹ coi Biển Đông là một trong những vấn đề quan trọng còn Anh gần như chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế thương mại với TQ; (BĐV 22/10) Trung Quốc nói ngang ngược về hải đăng

-(Giaoduc 22/10) Mỹ triển khai tàu khu trục mạnh nhất can dự Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc: Tàu khu trục tên lửa USS Benfold Mỹ đã chính thức được triển khai ở căn cứ Yokosuka Nhật Bản; (Vnplus 21/10) Trung Quốc-ASEAN tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

-(Nlđ 21/10) Ngoại trưởng Philippines và Việt Nam cùng lên tiếng về Biển Đông: “Chúng ta có lợi ích chung về việc giải quyết những tranh chấp trên biển dựa trên luật pháp quốc tế;” (Zing 21/10) Trung Quốc xây thêm 2 hải đăng trái phép trên Biển Đông

-(Tienphong 21/10) Mỹ cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang ở biển Đông, đe dọa ổn định khu vực, nền kinh tế toàn cầu và liên quan tới Mỹ; (Giaoduc 21/10) Trung Quốc bành trướng Biển Đông còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với khủng bố

-(Dantri 20/10) Cựu ngoại trưởng Úc kêu gọi điều tàu tuần tra Biển Đông: Hiện có 3 tàu của Hải quân hoàng gia Úc đang hoạt động trong khu vực Biển Đông; (BĐV 20/10) Khả năng công-thủ toàn diện của chiến hạm Mỹ đến Biển Đông

-(Vnexpress 20/10) Đề xuất tập trận chung ở Biển Đông của Trung Quốc gây ngờ vực khi Mỹ đang lên kế hoạch điều chiến hạm để thách thức yêu sách chủ quyền của nước này; (Vietnamnet 29/10) Bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông nhiều thách thức

-(Tuoitre 20/10) Ông Tập phát biểu gây hấn về biển Đông khi thăm Anh: “Các đảo và đá trên Biển Đông là lãnh thổ Cha ông đã để lại chúng cho chúng tôi;” (Thanhnien 20/10) Mỹ sẽ ‘sập bẫy’ Trung Quốc ở Biển Đông?

-(Vnexpress 19/10) Philippines chỉ trích Trung Quốc xây hải đăng ở Biển Đông và cho rằng đây là phương tiện để Bắc Kinh hiện thực hóa yêu sách chủ quyền; (Giaoduc 20/10) Tại sao Trung Quốc lại mời Hun Sen nói về Biển Đông tại “Hương Sơn luận kiếm”?

-(Vnexpress 19/10) Trần Công Trục: ‘Tàu tuần tra Mỹ không phải bảo bối ở Biển Đông’ và khó giúp thay đổi căn bản tình hình ở đây; (Tienphong 19/10) Bắc Kinh sẽ tìm cách từ từ ‘nuốt’ biển Đông

-(Tuoitre 19/10) Báo Trung Quốc kêu gọi đối đầu với Mỹ trên biển Đông trước thực tế hải quân Mỹ đang chuẩn bị hành động; Mỹ sẽ sớm điều tàu tới Biển Đông

-(Vnexpress 18/10) Malaysia tố Trung Quốc khiêu khích ở Biển Đông tại một diễn đàn an ninh mới được tổ chức tại Bắc Kinh; Toan tính của Trung Quốc khi xây hải đăng phi pháp ở Trường Sa

-(Giaoduc 18/10) Tập Cận Bình: Biển Đông của tổ tiên để lại, dùng “gia phả tự chế” đòi chủ quyền, không thể chỉ dựa vào vũ lực; (Vnplus 18/10) Mỹ thông báo sẽ sớm điều tàu hải quân tới Biển Đông

Trung Quốc cùng Đài Loan lập mưu hợp thức hóa đường lưỡi bò

12 Th10

 

(Quốc tế) – Trước nguy cơ đường lưỡi bò sẽ bị Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế The Hague, Hà Lan xem là bất hợp pháp, Trung Quốc cùng Đài Loan lập mưu hợp thức hóa đường lưỡi bò bằng một cuộc hội thảo kín về Biển Đông tại Đài Bắc vào ngày 7-8.10 giữa các học giả Trung Quốc và Đài Loan.

 
 

Trung Quoc cung Dai Loan lap muu hop thuc hoa duong luoi bo

Đảo Ba Bình đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép

Tờ Want China Times của Đài Loan ngày 11.10 đưa tin, các học giả Trung Quốc đã sang Đài Loan để tìm cách hợp tác với các học giả đảo này trong việc “giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông”. Nhóm học giả Trung Quốc đã tham gia một hội thảo kín về Biển Đông tại Đài Bắc vào ngày 7- 8.10 bàn về vụ kiện đường lưỡi bò do Philippines khởi xướng.

Mưu hợp tác nhằm hợp tác hợp thức hóa đường lưỡi bò

Sáng kiến cùng nhau hợp tác bàn thảo về Biển Đông của các học giả Trung Quốc và Đài Loan được đưa ra khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague, Hà Lan dự kiến sẽ đưa ra phán quyết đầu tiên của mình trong vụ kiện của Philippines chống lại các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông trong vài tuần tới.

Phán quyết của tòa án Hague có thể là một đòn giáng mạnh vào yêu sách chủ quyền vô lý và phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tòa Trọng tài Thường trực sẽ ra phán quyết về tính hợp pháp của đường chín đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà cả Philippines và Trung Quốc là thành viên đã phê chuẩn.

Hội thảo kín tại Đài Bắc có sự tham dự của một số học giả hai bờ eo biển Đài Loan và một số quốc gia khác nhằm tìm cách hợp tác giữa Bắc Kinh và Đài Bắc để đối phó với phán quyết của Tòa có thể bất lợi cho yêu sách của cả Trung Quốc lẫn Đài Loan ở Biển Đông.

Đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền “lịch sử” phi lý và phi pháp đối với gần như toàn bộ Biển Đông và một số thực thể ở Biển Đông mà họ gọi là đảo.

Nhưng nếu tòa thấy rằng ngay cả đảo Ba Bình, một thực thể tự nhiên lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp cũng không đủ điều kiện để có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của đảo tự nhiên theo UNCLOS, thì phán quyết của tòa có thể phá vỡ cả yêu sách chủ quyền của cả Đài Bắc lẫn Bắc Kinh. Điều này khiến Trung Quốc cùng Đài Loan phải lập mưu hợp thức hóa đường lưỡi bò nhằm bảo vệ lập trường lãnh thổ phi lý của chính mình.

Tung tiền mời học giả, mưu dùng tiền đè bẹp công lý

Để kế hoạch bành trướng chiếm trọn biển Đông của mình thành công, Trung Quốc không từ một thủ đoạn nào, từ việc “giả lơ” không đáp ứngi yêu cầu của Tòa án Hague đến tăng tốc xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép…

Bắc Kinh còn có kế hoạch tung tiền mời các học giả Đài Loan và một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác nghiên cứu yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông. Chính phủ Trung Quốc đã bơm rất nhiều tiền cho đại học Nam Kinh để nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến Biển Đông.

Với quỹ mới được rót, đại học Nam Kinh đã thành lập Trung tâm nghiên cứu Biển Đông mới. Chu Phong, một giáo sư từ đại học Bắc Kinh được nhắm trao cho vị trí Giám đốc Trung tâm này, Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông của tỉnh Hải Nam đã được bổ nhiệm là Phó giám đốc Trung tâm.

Đường lưỡi bò phi lý được hình thành như thế nào

Đường chữ U, còn được gọi là đường 9 đoạn hay “lưỡi bò” là đường ranh giới được Trung Quốc đơn phương đưa ra để đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở vùng Biển Đông.

Tấm bản đồ với các ranh giới trên biển đã được chính quyền Quốc Dân Đảng cầm quyền tại Trung Quốc vẽ ra từ trước khi họ phải chạy tới đảo Đài Loan vào năm 1949, nhưng hầu như không được nhắc đến trong một thời gian dài. Thế nhưng, vào tháng 5.2009, trong một văn kiện chuyển cho Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã đơn phương sử dụng tấm bản đồ này để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

Từ đó đến nay, tấm bản đồ hình lưỡi bò đã bị hầu hết giới nghiên cứu trên thế giới khẳng định không có cơ sở pháp lý, không phù hợp với UNCLOS mà chính Trung Quốc đã ký kết. Trước những lời phê phán kể trên, phía Trung Quốc đã không có lời giải thích thỏa đáng, mà chỉ viện dẫn “chủ quyền lịch sử” để bảo vệ quan điểm của mình.

(Theo Một Thế Giới)

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi vềbanbientap@nguyentandung.org

Mỹ sẽ đối đầu Trung Quốc ở Biển Đông – TN

6 Th10

 
Mỹ sắp điều tàu chiến và máy bay vào phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa.
 Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ tham gia tập trận tại Biển Đông vào tháng 5.2015 - Ảnh: AFPTàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ tham gia tập trận tại Biển Đông vào tháng 5.2015 – Ảnh: AFP
Tờ Foreign Policy hôm 3.10 dẫn nguồn tin độc quyền tiết lộ quyết định trên, được Nhà Trắng đưa ra sau khi không thể thuyết phục được Bắc Kinh ngưng các hành động phi pháp ở Biển Đông trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Quyền tự do hàng hải
Các quan chức Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cho hay thời điểm và kế hoạch tuần tra chi tiết theo các nguyên tắc tự do hàng hải vẫn đang được tính toán. “Vấn đề không còn là có hay không mà là bao giờ”, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói về việc điều tàu áp sát các tiền đồn quân sự mà Trung Quốc đang xây dựng.
Động thái trên chắc chắn sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chức Mỹ đã kết luận rằng nếu không điều tàu chiến và máy bay áp sát các đảo nhân tạo, Washington sẽ bị xem là ngầm chấp nhận những yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh.
Chính quyền Mỹ lâu nay nhấn mạnh nước này không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Tuy nhiên, Washington luôn bày tỏ lo ngại trước những thủ đoạn đe dọa láng giềng của Bắc Kinh cũng như nỗ lực quân sự hóa các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của VN. Theo giới chức Mỹ, Trung Quốc đã xây dựng 3 đường băng trên các tiền đồn quân sự ở Biển Đông, lắp  đặt các hệ thống radar và thiết bị liên lạc, nạo vét các cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu chiến lớn.
Theo Foreign Policy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã yêu cầu các chỉ huy quân sự vạch phương án đối phó các hoạt động của Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh tăng tốc bồi đắp ở quy mô chưa từng thấy vào đầu năm nay. Dẫu vậy, Washington đã chần chừ triển khai tàu hải quân vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo này vì muốn để cho các nhà ngoại giao có thêm thời gian thương thuyết về một thỏa thuận “đóng băng” hoạt động bồi đắp và quân sự hóa ở khu vực.
Những lời kêu gọi về một giải pháp ngoại giao của Mỹ thời gian qua không mang lại kết quả cụ thể. Do đó, chính quyền Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực cho rằng đã đến lúc cần phải hành động để làm rõ quan điểm của Washington.
Trong bài phát biểu tại khóa họp thường niên của Đại hội đồng LHQ mới đây, Tổng thống Obama tuyên bố: “Tại Biển Đông, Mỹ không có yêu sách lãnh thổ. Chúng tôi không phán xét các yêu sách. Nhưng như mọi quốc gia tề tựu ở đây, chúng tôi có lợi ích trong việc duy trì các nguyên tắc căn bản của quyền tự do hàng hải và tự do giao thương, và trong việc giải quyết các tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, chứ không phải luật lệ của vũ lực.
Theo ông Scott Harold, Phó giám đốc Trung tâm chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức nghiên cứu Rand Corp., việc đưa tàu và máy bay vào gần các tiền đồn nhân tạo sẽ nhấn mạnh lập trường của Washington là không công nhận các yêu sách phi lý của Trung Quốc cũng như những phương pháp hung hăng nhằm áp đặt chúng. “Hiện có lo ngại là nếu bạn không giữ vững lập trường của mình, người Trung Quốc sẽ xem điều đó như là bằng chứng rằng bạn không sẵn lòng bảo vệ những điều mà bạn tuyên bố là nguyên tắc của mình”, ông Harold nói.
Nguy cơ đối đầu
Theo nhận xét của một số chuyên gia về tình hình khu vực, kế hoạch nói trên của Bộ Quốc phòng Mỹ là dấu hiệu cho thấy cuộc hội đàm giữa ông Tập và ông Obama không diễn ra suôn sẻ như những gì báo giới Trung Quốc tường thuật. Vào tháng trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này “cực kỳ lo ngại” trước phát biểu của Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, rằng Washington nên điều tàu chiến và máy bay vào bên trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo.
Tờ Foreign Policy nhận định việc Mỹ đẩy mạnh thách thức Trung Quốc có thể sẽ làm gia tăng nguy cơ đối đầu hoặc va chạm giữa tàu bè và máy bay hai nước. Chỉ ít ngày trước khi ông Tập Cận Bình đến Washington, một chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay cắt mặt máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ ở Hoàng Hải. Vào tháng 8.2014, một chiếc tiêm kích J-11 của Trung Quốc cũng bay cách máy bay tuần tra P-8 Poseidon chưa đầy 6 m trong một vụ khiêu khích bị Lầu Năm Góc lên án là liều lĩnh.
Ngoài phản ứng tiềm tàng từ hải quân Trung Quốc, tàu chiến Mỹ thực hiện hoạt động tự do hàng hải còn phải đương đầu với lực lượng tàu cá dày đặc mà Trung Quốc triển khai như là lực lượng dân quân trên biển để thúc đẩy các yêu sách chủ quyền. Tàu cá Trung Quốc từng đóng vai trò quan trọng trong nhiều vụ khiêu khích tại Biển Đông vài năm qua. Năm 2012, hàng chục tàu cá Trung Quốc đã tham gia vào cuộc đối đầu với Philippines ở bãi cạn Scarborough tranh chấp giữa hai nước. Năm 2009, một nhóm tàu cá Trung Quốc cũng áp sát và quấy rối tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable của Mỹ trong nhiều ngày tại khu vực.
Washington sẽ đáp trả quyết liệt
Trả lời phỏng vấn Thanh Niên vào ngày 3.10, chuyên gia Swee Lean Collin Koh, Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (Singapore), đã đưa ra một số nhận định về các động thái của Mỹ liên quan đến Biển Đông.
Ông nhận xét thế nào về cuộc gặp của các ngoại trưởng Mỹ, Nhật, Ấn Độ vào ngày 29.9 bàn về Biển Đông, và việc Lầu Năm Góc có thể đẩy mạnh hoạt động hải quân ở sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang không ngừng xây dựng trên Biển Đông?
Tôi nghĩ rằng thời điểm diễn ra cuộc gặp 3 bên Mỹ, Nhật, Ấn Độ mang ý nghĩa nhiều hơn. Hải quân Mỹ sẽ đáp trả quyết liệt hơn. Tuy nhiên, vai trò của Nhật và Ấn Độ sẽ bị hạn chế bởi hai nước này khó đủ khả năng điều động hải quân hiện diện thường xuyên ở Biển Đông, dù họ đã thực hiện một số cuộc viếng thăm các cảng trong khu vực. Không những vậy, ngay cả khi Nhật Bản và Ấn Độ đủ sức hiện diện thường xuyên, thì sự hiện diện lâu dài của Mỹ ở khu vực vẫn là quan trọng nhất.
Các cuộc đối thoại 3 bên nhằm gửi đi một thông điệp chính trị cho Bắc Kinh rằng có thể trong tương lai, Washington, Tokyo cùng New Delhi sẽ hình thành một nền tảng mạnh mẽ hơn để hiện diện quân sự tại Biển Đông.
Theo ông, Mỹ sẽ phản ứng mạnh hơn trong thời gian tới?
Quan chức nước này khẳng định sẽ làm nhưng vẫn phải chờ xem. Washington vẫn phải cân nhắc nguy cơ đụng độ quân sự với Bắc Kinh khi hải quân Mỹ xuất hiện thường xuyên hơn ở Biển Đông. Washington không muốn trở thành phía nổ súng trước. Tất nhiên, ngược lại thì Bắc Kinh cũng chả muốn “khai hỏa” trước.
Ngô Minh Trí
(thực hiện)

Công Chính

>> Mỹ tiếp tục đưa ra tuyên bố cứng rắn về Biển Đông
>> Mỹ, Nhật, Ấn họp tay ba bàn về Biển Đông
>> Bất chấp dư luận, Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các đảo ở Biển Đông

‘Tôi bàng hoàng tự hỏi: Chẳng lẽ đây là người VN ta?’ – TVN

5 Th10

 – “Cái mà chúng ta chưa làm được lớn nhất, đáng lo nhất trong thời gian vừa qua không phải là ở kinh tế, mà ở việc xây dựng con người!”

LTS: TS.Lê Kiên Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn, chia sẻ cùng Tuần Việt Nam những trăn trở của ông về vấn đề con người trong dự thảo báo cáo chính trị của BCH TW khóa XI cho Đại hội khóa XII.

Lê Kiên Thành, Lê Duẩn, Đại Hội Đảng, con người, người Việt, XHCN, đảng viên
TS. Lê Kiên Thành. Ảnh: Minh Trí/ Một thế giới

Nhà báo Duy Chiến: Thưa ông, xuất thân từ gia đình truyền thống, với tư cách là một đảng viên, một doanh nhân, chắc ông đã nghiên cứu dự thảo báo cáo chính trị của BCH TƯ Đảng  Đại hội 12. Điều ông quan tâm nhất trong báo cáo này là gì?Cái chưa làm được lớn nhất là xây dựng con người

TS. Lê Kiên Thành:  Báo cáo chính trị là sự tổng kết, đánh giá kết quả những gì chúng ta đã làm trong 5 năm qua một cách toàn diện, cả được và chưa được. Những năm vừa qua, nhìn nhận và quan sát sự vận hành của xã hội ta, cái tôi quan tâm nhất, đó là con người. Trong Chương 7 “Phát triển văn hóa và xây dựng con người”của báo cáo có 6 nhiệm vụ trọng tâm thì nhiệm vụ cuối cùng cũng nói tới phát huy nhân tố con người.

Và đây là phần tôi quan tâm, lo lắng, ưu tư nhất trong tình hình xã hội của chúng ta giai đoạn hiện nay. Bởi vì, suy cho cùng thì “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, thành hay bại, cũng do yếu tố nhân tố con người quyết định. Chúng ta phải hiểu rằng rất nhiều điều chúng ta chưa làm được là do chúng ta chưa xây dựng được con người cần thiết. 

Phần ghi nhận và đánh giá về con người và văn hóa trong dự thảo đã đề cập, ông thấy chưa đầy đủ và chưa thỏa đáng như thế nào?

TS Lê Kiên Thành: Nhìn vào xã hội chúng ta đang sống trong những năm vừa qua, với cách đánh giá và xác định nhiệm vụ “xây dựng con người” ở vị trí cuối cùng trong 6 nhiệm vụ quan trọng này, theo tôi, dự thảo đã đặt ở vị trí không thỏa đáng.

Trong khi đó, cái mà chúng ta chưa làm được lớn nhất, đáng lo nhất trong thời gian vừa qua không phải là ở kinh tế, mà ở việc xây dựng con người! Tôi xin nói thẳng đó là sự thất bại, chứ không phải sự sự xuống cấp, suy đồi, như trong dự thảo!

Có lẽ chưa bao giờ hình ảnh dân tộc ta đang bị xuống cấp vô cùng trầm trọng như hiện nay. Theo dõi truyền thông có thể thấy trong không ít vụ án kẻ sát nhân xuống tay với nạn nhân quá dễ dàng, đơn giản.  Một con người chưa bao giờ phạm tội ác có thể giết một lúc 4 người, có cả trẻ em, mà không có mảy may gợi nên chút sợ hãi. Hay cháu giết bà nội, con có thể giết cha…

Điều đó nói lên cái gì? Đó là, chúng ta đang hủy hoại tài nguyên lớn nhất, sức mạnh lớn nhất, quyết định nhất là con người! Đáng lo nhất là trong dự thảo báo cáo chính trị không có một hướng nào để giải quyết.

Hồi xưa Bác Hồ có nói: “Muốn xây dựng CNXH thì phải có con người XHCN”. Tuy nhiên, tôi có cảm giác như chúng ta chưa tự tin vào chính mình, chưa dám đặt ra định hướng cho dù CNXH còn lâu mới đến. Chúng ta đang xây dựng con người mà chính cái xã hội đó chưa hình thành, chưa tồn tại, vậy chúng ta có thể làm được điều đó không?

Được chứ! Cho dù CNXH chưa đến, nhưng chúng ta vẫn hình dung được những tố chất của những con người của xã hội mới đó. Muốn như thế thì những con người đó phải bảo tồn cho được những tố chất truyền thống của dân tộc đã từng tôi luyện qua bao nhiêu năm, đồng thời con người đó phải biết hấp thụ những tinh hoa của thời đó. Đó là con người gì? Trong dự thảo hoàn toàn còn thiếu định hướng đó. Chừng nào ta chưa nói được điều đó thì tất cả những mâu thuẫn xã hội hiện nay chưa giải quyết được!

Tóm lại, rõ ràng con người và những vấn đề về con người phải được đặt lên hàng đầu, chứ không phải vào vị trí cuối cùng như trong dự thảo!

Những phẩm chất cao đẹp, nhân văn đã đi đâu?

Thưa ông, con người và tài nguyên con người, sức mạnh lớn nhất của Việt Nam chúng ta theo quan điểm của ông, họ như thế nào? Ông có thể phác họa vài nét về hình hài con người đó?

 

TS Lê Kiên Thành: Có thời điểm người nước ngoài nhận định về xã hội ta là “Ra ngõ gặp anh hùng”. Đó là sự thật và không phải ta tự nói về ta. Nhà báo nổi tiếng Úc Uyn-phret Bơc-sét nhìn thấy hình ảnh cô du kích áp giải phi công Mỹ đã thốt lên: “Súng thì dài hơn người, chiến công thì nhiều hơn tuổi”! Con người VN có thời điểm lịch sử bừng sáng đến như vậy, nhờ vậy đã giải quyết được những vấn đề rất lớn mà lịch sử đặt ra cho dân tộc VN vào thế hệ đó.

Đó không phải là những con người duy ý chí, không thật. Họ hoàn toàn thật, sống vì gia đình con cái chứ không phải quên hết tất cả. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng chúng ta có thể hoạch định chiến lược vừa giữ gìn vừa xây dựng được lớp con người mới VN. Cái mới này phải hoàn toàn mang tính chất của người VN cũ là yêu thương dân tộc, hàng xóm, con người và say mê lao động, có trách nhiệm với đất nước.

Lê Kiên Thành, Lê Duẩn, Đại Hội Đảng, con người, người Việt, XHCN, đảng viên
Sức mạnh lớn nhất, quyết định nhất là con người. Ảnh minh họa

Vào những năm 1970 – 1971, tôi đã từng chứng kiến cuộc giải tù bình Mỹ từ Hỏa Lò ra sân vận động Hàng Đẫy làm cuộc mít tinh. Hai bên đường nhân dân đứng rất đông. Khi đoàn tù bình đi qua không một tiếng chửi bới, không có gạch đá ném. Người ta nhìn đám tù binh đi trong im lặng. Thỉnh thoảng có người hét to: “Đả đảo đế quốc Mỹ” một cách rất tự phát.Quay lại tính nhân văn của dân tộc, tôi cứ băn khoăn mãi. Hôm trước mở báo ra tôi cứ bị ám ảnh hình ảnh hai ông già đi ăn trộm gà bị bắt, bị đánh hộc máu mồm ra, rồi bắt ngậm con gà chết. Tôi cứ bàng hoàng, tự hỏi: “Chẳng lẽ đây là người VN chúng ta?”

Sau nghĩ lại tôi thấy tự hào về dân tộc mình: Chúng nó đã giết bao nhiêu người, trong đó có nhiều người thân của những người đang đứng hai bên đường. Vậy mà chỉ nhìn chúng đi qua, vừa khinh rẻ, coi thường, nhưng vừa rộng lượng. Con người VN lúc ấy rất đàng hoàng, văn minh, nhân ái, rộng lượng, và chính trên tư thế ấy chúng ta mới thắng Mỹ được.

Thế thì những con người ấy giờ đâu rồi? Những phẩm chất cao đẹp, nhân văn với cả kẻ thù của mình giờ đã đi đâu? Chúng ta chưa làm được nhiều về vật chất thì chúng ta phải giữ được những phẩm giá tuyệt vời như thế. Và không chỉ giữ được mà còn phải nhân ra.

Đảng ta đang khẳng định sự lãnh đạo của mình thì Đảng phải xông vào việc đó, chứ không thể chỉ có vài ý kiến nhạt nhòa như trong dự thảo. Đó là tôi chưa nói về những tiêu chí liên quan đến con người cũng rất quan trọng.

Đó là tiêu chí gì, thưa ông?

TS Lê Kiên Thành: Đó là tiêu chí thất nghiệp và chỉ tiêu giải quyết công ăn việc làm cho con người.

Việc con người có việc làm ảnh hưởng sâu rộng đến con người, không chỉ đến đời sống mà ảnh hưởng tới toàn thể con người, kể cả đạo đức, tinh thần, văn hóa và quyền con người. Con người có quyền rất lớn là quyền được lao động để mà sinh sống. Cho nên đối với các đảng cầm quyền, một trong những mục tiêu của họ là sẽ đưa chỉ số thất nghiệp từ bao nhiêu xuống bao nhiêu.

Thất nghiệp nói lên cái gì?  Đó không chỉ là nhu cầu sống mà còn là an ninh xã hội. Vừa rồi tất cả các chuyện xảy ra tôi cho rằng phần lớn chúng ta chưa đáp ứng được quyền của con người, tức quyền có công ăn việc làm. Từ đó gây ra chuyện xuống cấp về con người.

Sự xuống cấp của quan chức là ở góc độ khác. Bởi họ được tiếp cận với quá nhiều quyền lợi mà không giữ bản thân. Còn xuống cấp trong xã hội nói chung vì quá nghèo khổ, không có công ăn việc làm.

Hiện nay tỷ lê thất nghiệp của VN là bao nhiêu? Chúng ta chưa có con số chính xác và chính thức, nhưng cá nhân tôi nghĩ, thất nghiệp không dưới 15 – 17%. Và chưa bao giờ tỷ lệ thất nghiệp và chỉ tiêu giải quyết công ăn việc làm được đưa báo cáo của Chính phủ hay báo cáo chính trị của Đảng như thế này. Từ cái không đúng cơ bản này sinh ra vô vàn những vấn đề khác.

Thực ra những cái đó nếu Đảng lãnh đạo được thì vai trò của Đảng mới thể hiện rõ. Từ trước đến nay chúng ta tác động rất mạnh vào con người để huy động sức người, sức của cho cuộc chiến tranh mà sự chênh lệch vật chất rất lớn giữa một bên là nước Mỹ một bên là VN. Cái gì để đẩy sức mạnh vật chất lên ngang tầm để thắng Mỹ?

Người ta đã tổng kết muôn đời rồi, không thể dùng tinh thần thắng vật chất được mà phải vật chất thắng vật chất. Vậy cái gì ở VN trong thời điểm đó đẩy cái vật chất bé nhỏ này thành vật chất lớn để chọi lại vật chất khổng lồ kia? Tinh thần chỉ nằm một phần trong khái niệm đó thôi. Để làm được điều đó thì phải cho tất cả quyện lại với nhau tạo ra lượng vật chất thật để chống chọi.

Trong công cuộc xã hội mới này nếu chúng ta làm được như vậy thì cũng có thể từ thu nhập thấp đẩy chất lượng cuộc sống lên tầm cao như chất lượng cuộc sống của những nước có thu nhập cao. Khi chúng ta đổi mới, thì việc đụng đến con người mới XHCN là tránh né, ngại đề cập, xem nó như cổ hủ, lỗi thời. Nếu chúng ta xây dựng được con người XHCN trong nền kinh tế thị trường này thì đó mới là định hướng thật, là sự khẳng định có định hướng XHCN.

Con người XHCN làm chủ kinh tế thị trường, tại sao không? Đó mới là sự khác biệt của chúng ta thật sự. Chính phủ lo về phát triển kinh tế, còn Đảng phải lo về con người, xây dựng con người. Nắm được con người là nắm được cốt lõi của vấn đề, nắm được tất cả và chi phối được điều chúng ta muốn khẳng định là định hướng XHCN. Không thể khác được!

(Còn nữa)

Duy Chiến

TS. Lê Kiên Thành sinh năm 1955, là con trai của cố TBT Lê Duẩn.Ông tham gia quân đội rất sớm, từ năm 1972, vào Đảng năm 1976. Từ năm 1990, ông đã nghỉ công tác tại cơ quan nhà nước để tham gia làm kinh tế tư nhân. Ông từng là Chủ tịch HĐQT ngân hàng Techcombank. Hiện nay ông Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng và phát triển đô thị, Tổng giám đốc công ty Thiên Minh…. 

Nơi bom hạt nhân nổ nhiều nhất hành tinh – VNE

1 Th10

Gần một nghìn vụ thử hạt nhân đã được tiến hành tại cơ sở ở Nevada, Mỹ, để lại nỗi ám ảnh cho các binh sĩ chứng kiến ở cự ly gần và người dân ở khu vực lân cận.
Nevada-Test-Site-craters-7351-1443558962

Cơ sở Thử nghiệm Nevada. Ảnh: Wiki

Theo Guardian, Mỹ từng tiến hành thử hạt nhân tại Thái Bình Dương, ở khu vực có cái tên lôi cuốn là đảo san hô vòng Bikini, cách đại lục Mỹ khoảng 7.400 km và cách đảo Hawaii hơn 3.800 km. Tuy nhiên, khi các thử nghiệm này trở nên quá tốn kém, chính quyền Washington năm 1950 bắt đầu tìm kiếm một địa điểm an toàn để thử nghiệm hạt nhân ngay trên đất Mỹ.

Video: Mỹ thử nghiệm hạt nhân tại Thái Bình Dương

Và một vùng sa mạc có diện tích 3.500 km2, thuộc hạt Nye, cách Las Vegas khoảng 105 km về phía tây bắc, được chọn trở thành Cơ sở Thử nghiệm Nevada (Nevada Test Site), nay có tên là Cơ sở An ninh Quốc gia Nevada.

testsite_1443553276.png

Vị trí của cơ sở thử nghiệm hạt nhân. Đồ họa: The Guardian

Cơ sở được thiết lập năm 1951, vài năm sau khi Thế chiến II kết thúc, xuất phát từ lo ngại rằng Liên Xô sẽ tấn công hạt nhân. Vào thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ cần một nơi thuận tiện để thiết kế và xây dựng kho vũ khí hạt nhân.

Kể từ năm 1951, và trong suốt 4 thập kỷ sau đó, chính phủ Mỹ đã tiến hành gần 1.000 vụ thử hạt nhân tại đây, khiến nơi này được gán biệt danh “vùng đất bị ném bom nhiều nhất thế giới”. Đây chính là nơi Mỹ mài dũa, tăng sức hủy diệt cho những vũ khí hạt nhân thô sơ mà họ đã thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945.

Khoảng 100 thử nghiệm được thực hiện trên mặt đất, tạo ra những đám mây hình nấm đặc trưng, đã trở thành biểu tượng của những vụ nổ bom hạt nhân.

Đến nay, chính quyền Mỹ vẫn tiến hành các công việc bí mật tại nơi này. Chỉ một nhóm nhỏ du khách, được kiểm tra chặt chẽ, mới được tham quan nơi này. Họ không được phép quay phim, chụp ảnh hay nhặt đá ở đây về làm kỷ niệm.

Mỗi đợt thử nghiệm hạt nhân tại đây đều được lập kế hoạch kỹ lưỡng. Các nhà khoa học và kỹ sư muốn tìm hiểu và xác định rõ đặc điểm hoạt động của bom theo những thiết kế khác nhau, cho mỗi loại vũ khí quân đội yêu cầu.

Trong một cuốn sách nhỏ, phát hành năm 1955, về ảnh hưởng của thử nghiệm bom nguyên tử tại Cơ sở Thử nghiệm Nevada, Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Mỹ đã trấn an các cư dân quanh đó rằng mức phóng xạ tại đây “chỉ cao hơn chút ít mức thông thường mà các bạn gặp phải hàng ngày, tại bất kỳ nơi cư trú nào”.

Chính quyền Mỹ đã rất lo lắng về nguy cơ hứng chịu một vụ tấn công hạt nhân trực tiếp. Và để giúp người dân sẵn sàng ứng phó, một số cuộc thử nghiệm được tiến hành để xem những vụ nổ cực lớn sẽ ảnh hưởng ra sao tới con người và nhà cửa trong phạm vi nổ.

Thị trấn Sống sót

Năm 1955, trong khuôn khổ chiến dịch Teapot, Cơ quan Phòng thủ Dân sự Liên bang đã thực hiện vụ thử nghiệm Apple-2, được thiết kế để kiểm tra xem những tòa nhà khác nhau, tại các khoảng cách khác nhau, sẽ ra sao trong một vụ nổ hạt nhân. Nhiều nhà và trạm điện thế đã được dựng lên gần tâm vụ nổ. Khu vực này được đặt biệt danh Survival Town (Thị trấn Sống sót).

Ma-nơ-canh mô phỏng các gia đình được đưa vào trong những ngôi nhà. Các vật dụng sinh hoạt hàng ngày cùng nhiều loại thực phẩm đóng hộp, đóng gói cũng được đưa tới.

Vào thời điểm đó, Cơ quan Phòng thủ Dân sự Liên bang cho sản xuất những đoạn phim giáo dục, nhằm hướng dẫn người Mỹ về những biện pháp cần thực hiện tại nhà, trong trường hợp bị tấn công nguyên tử.

Video: Sức công phá ghê gớm của các vụ thử hạt nhân

Cự ly gần

Giai đoạn 1951 – 1957, quân đội Mỹ thực hiện hàng loạt cuộc diễn tập với tên gọi Desert Rock, nhằm huấn luyện binh sĩ và tăng cường hiểu biết về các chiến dịch quân sự trên chiến trường hạt nhân. Các bài huấn luyện bao gồm những đợt bay chiến thuật và thử nghiệm để xác định sức tàn phá của vũ khí hạt nhân.

Binh sĩ Mỹ được chứng kiến các vụ thử ở cự ly gần. Các sĩ quan muốn biết binh lính phản ứng ra sao khi xảy ra những vụ nổ cực lớn trên chiến trường. Họ phải nấp trong những giao thông hào cách nơi xảy ra vụ nổ vài km.

“Tôi cảm thấy như thế giới đến ngày tận thế”, Lamond, Davis, cựu binh từng chứng kiến vụ thử nghiệm ở cự ly gần kể lại. “Tôi có thể nhìn thấy đám mây hình nấm ngay trên đầu. Tôi vẫn nhớ cả hai tai và hai lỗ mũi đều chảy máu. Tất cả mọi người đều khiếp đảm. Không phải chỉ mỗi tôi, tất cả đều cảm thấy như vậy”.

“Sau vụ thử nghiệm, sẽ có người dùng chổi quét bụi trên người chúng tôi, vì người chúng tôi phủ đầy chất phóng xạ. Họ biết những chất đó độc hại nên muốn giảm hậu quả đến mức thấp nhất có thể”, ông nói thêm.

Video: Lính Mỹ chứng kiến thử hạt nhân ở cự ly gần

“Xuôi chiều gió”

Nhưng không chỉ có các nhà khoa học và quân đội mới quan tâm tới những đám mây hình nấm trên sa mạc Nevada. Năm 1952, khi máy quay phim được phép vào cơ sở này để tường thuật trực tiếp một vụ nổ, các cuộc thử hạt nhân đã tạo “cơn sốt” trong công chúng.

Las Vegas, cách đó khoảng 100 km, trở thành điểm đến của nhiều du khách từ khắp nước Mỹ. Họ tới đây để xem những vụ nổ hạt nhân trước bình minh từ tầng thượng khách sạn hoặc trên ô tô. Nhiều hãng còn tranh thủ cơ hội này để tạo ra những quảng cáo ăn theo.

Video: Cơn sốt hạt nhân tại Las Vegas 

blast_1443554754_1443554775.jpg

Bức ảnh nổi tiếng trên tạp chí Life ghi lại một đám mây nấm trên bầu trời Las Vegas. Ảnh: Life

Tuy vậy, không phải ai cũng hứng thú với các vụ nổ hạt nhân. Tại những thành phố gần đó như St. George, bang Utah, nằm xuôi theo chiều gió từ Cơ sở Thử nghiệm Nevada, người dân địa phương thấy chương trình hạt nhân đem đến nhiều rắc rối.

Sau nhiều thập kỷ đấu tranh của nhóm được gọi là “những người ở xuôi chiều gió”, quốc hội Mỹ năm 1990 thông qua đạo luật Bồi thường Phơi nhiễm Phóng xạ, để chi trả cho những người khiếu nại rằng họ bị ảnh hưởng bởi phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân tại Nevada.

Claudia Peterson, một người dân ở St. George, nói rằng “khi còn nhỏ, vào mùa cừu sinh sản mạnh, tôi từng nghĩ rằng việc hàng đống cừu hai đầu, hoặc không có chân, hoặc cừu non chết là điều bình thường”.

“Nhiều người bắt đầu bị ốm và bệnh tật. Tôi có một vài bạn cùng lớp qua đời vì mắc bệnh máu trắng và ung thư”, bà nói thêm. Claudia tin rằng phóng xạ đã ám ảnh gia đình bà nhiều năm sau đó. Con gái ba tuổi và chị của bà đều mất vì ung thư.

Đến nay, hai tỷ USD đã được chi để bồi thường cho 32.000 người khiếu nại. Số tiền bồi thường chỉ được chi cho một số ít với một loạt điều kiện nhất định.

Các vụ thử hạt nhân trên mặt đất sau đó bị dừng. Hiện Mỹ không còn tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại địa điểm này, tuy nhiên, vẫn còn những vụ thử nghiệm khác để kiểm tra khả năng của kho vũ khí hạt nhân cũ.

Với nhiều người Mỹ, Cơ sở Thử nghiệm Nevada là một nơi mang tầm quan trọng lịch sử có một không hai đối với an ninh quốc gia. Họ coi đó là chiến trường mà Mỹ đã chiến đấu và chiến thắng Chiến tranh Lạnh.

“Rất nhiều sự tự do mà chúng ta được hưởng ngày nay là nhờ chúng ta là đất nước có vũ khí hạt nhân”, Chuck Costa, cựu binh từng làm việc tại cơ sở nói.

Các thiết bị hạt nhân được thử nghiệm tại đây đã vĩnh viễn thay đổi loài người. Những vũ khí hạt nhân hiện đại nhất, ra đời từ sa mạc này, có sức công phá gấp hàng nghìn lần thiết bị được thả xuống Hiroshima và Nagasaki.

Sự nguy hiểm của các công nghệ được thử nghiệm tại Nevada là điều rõ ràng với tất cả các bên. Nhưng những người từng làm việc tại đây cảm thấy họ đã tham gia vào một nhiệm vụ không thể tránh khỏi, trước mối đe dọa từ Liên Xô. Di sản để lại của nơi này sẽ luôn là điều gây tranh cãi.

Hoàng Nguyên – Phương Vũ

Hãy thẳng thắn với ông Tập Cận Bình – BS

27 Th9

Posted by adminbasam on 26/09/2015

BBC

TS Vũ Cao Phan

26-9-2015

Lãnh đạo Việt Nam nên yêu cầu Trung Quốc đàm phán về Hoàng Sa nhân chuyến thăm dự kiến tới đây của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tới VN, theo tác giả.

Ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang có chuyến thăm Hoa Kỳ, nơi mà ông đã được Tổng thống Barack Obama đón tiếp khá thẳng thắn.

Tổng thống Mỹ nói với ông Tập hôm 25/9: “Dù rằng hai quốc gia hợp tác với nhau, song tôi tin và biết rằng ông sẽ đồng ý việc chúng ta cần phải giải quyết các bất đồng giữa đôi bên một cách thẳng thắn” và một trong những bất đồng này được dư luận và các giới hiểu, đó chính là tham vọng và hành xử của Trung Quốc trong suốt thời gian qua cho tới hiện nay, gây quan ngại cho Hoa Kỳ và nhiều nước, trong đó có Việt Nam, trên Biển Đông.

Ông Tập Cận Bình lại sắp có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam, trong bức thư ngỏ với tư cách một kiến nghị gửi tới Ban lãnh đạo mà nhà nước Việt Nam, tôi muốn nhấn mạnh trước hết với các vị điểm sau.

Những dịp như chuyến thăm của ông Tập, nếu diễn ra theo dự kiến, là hiếm và tôi cho rằng đó là cơ hội rất tốt để lãnh đạo cấp cao hai bên có thể trao đổi thẳng thắn, đặt lên bàn những vấn đề vốn đã và vẫn đang là nguyên nhân tạo nên sự căng thẳng giữa hai nước. Khi Việt Nam là chủ nhà, nghị trình và nội dung làm việc chắc chắn sẽ có được sự chủ động, kể cả sự kiên trì cần thiết.

Tôi tin là Ban lãnh đạo nước nhà đã và đang có sự chuẩn bị. Là một công dân, xin được đề xuất với các ông một số ý kiến.

Trước hết, vấn đề đàm phán về quần đảo Hoàng Sa. Như chúng ta đều biết, trên Biển Đông hiện nay có bốn vấn đề nổi cộm: tranh chấp chủ quyền biển, đảo; an ninh khu vực; tự do thông thương hàng hải, hàng không quốc tế và vấn đề bảo vệ tài nguyên biển. Ba vấn đề sau thu hút dư luận quốc tế, nhất là khi gần đây Trung Quốc mở rộng và xây cất ồ ạt trên các đá (rock) và các rạn san hô (coral reef), làm mờ đi một vấn đề thiết thân đến chúng ta: tranh chấp chủ quyền biển, đảo.

Ta nói, ta nghe?

Tranh chấp chủ quyền biển đảo có hai tư cách có ý nghĩa quyết định: một, đó là vấn đề khởi nguồn của mọi vấn đề; hai, và do đó nếu giải quyết được (cho dù ở một phạm vi hạn chế và dù chưa thật thỏa mãn cho tất cả các bên), nó sẽ quyết định đến sự yên tĩnh của Biển Đông. Tất cả các nước có tranh chấp trong khu vực đều coi trọng điều này, Trung Quốc càng như vậy.

Khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” thì có nghĩa ông ta bảo với thiên hạ rằng vấn đề chủ quyền đã xong, nó thuộc về Trung Quốc. Gần đây, phát biểu tại Diễn đàn hòa bình thế giới được tổ chức tại Đại học Thanh Hoa, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị còn đi xa hơn. Ông nói, Trung Quốc không thể nhân nhượng trong vấn đề chủ quyền, chỉ đơn giản là nếu làm khác thì “sẽ không còn mặt mũi nào nhìn ông bà tổ tiên” (!)

Không thể đấu lại Trung Quốc bằng cả mồm miệng lẫn tay chân, Philippines quyết định đưa vấn đề ra Tòa án trọng tài quốc tế. Còn Việt Nam? Nước Việt Nam giải quyết vấn đề chủ quyền bằng sự “đồng lòng một ý chí” hướng về Biển Đông, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng ta triển lãm các bản đồ lịch sử khẳng định chủ quyền, chúng ta đặt tên Hoàng Sa, trồng cây Trường Sa ở nơi này nơi khác, hát những bài hát về Biển Đông và: “Đời ta không xong thì đến đời con, đời con không xong thì đến đời cháu, đời cháu không…”, đại loại là như vậy.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tỏ ra thẳng thắn trong cuộc tiếp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình ở Nhà trắng hôm 25/9/2015. Photo: Getty

Tất cả những việc làm đó là cần thiết, nhưng thử ngẫm mà xem, chúng ta nói chúng ta nghe, chúng ta làm chúng ta biết như một sự an ủi, không đến được tai của thế giới, không tác động tích cực đến dư luận quốc tế. Nó cũng giống như một phép thắng lợi tinh thần.

Không thể không thấy Trung Quốc đã làm được rất nhiều về vấn đề chủ quyền, chẳng những chiếm đoạt nó bằng vũ lực (một việc không được Công ước Luật biển chấp nhận), mà còn ra sức tuyên truyền để quốc tế thấy rằng không hề có vấn đề tranh chấp ở Hoàng Sa, nơi thuộc về Trung Quốc đã cả vài ngàn năm rồi (!)

Những việc mà Trung Quốc làm ở Trường Sa hiện nay càng khiến cho vấn đề Hoàng Sa mờ đi. Có thể vấn đề này sẽ biến mất chăng, một khi các nước lớn ngoài khu vực – như Mỹ chẳng hạn – một mặt khẳng định họ đứng trung lập trong tranh chấp chủ quyền, mặt khác, sự quan tâm “chết người” của họ lại chỉ là ở chỗ quyền thông thương buôn bán, quyền hàng hải hàng không có được tự do hay bị cản trở mà thôi.

Mũi tên nhiều hướng

Và tôi muốn lưu ý việc Trung Quốc đang làm nóng lên ở Trường Sa có thể là một mũi tên bắn đi nhiều hướng. Nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện sách lược của họ, sách lược cho Hoàng Sa nói riêng và cho Biển Đông nói chung. Nhưng xin mở ngoặc trước hết về khái niệm ‘sách lược’ ở đây, sách lược là một khái niệm gốc Hán, không có từ đồng nghĩa trong các ngôn ngữ Ấn – Âu (Anh, Nga, Pháp, Đức…). Bởi vậy khi dịch khái niệm này người ta thường lúng túng, lúc thì dịch là Strategy (chiến lược), lúc thì dịch là tactics (chiến thuật).

Hiểu đúng nghĩa, đó là việc “căn cứ vào sự phát triển của tình hình (mang tính giai đoạn) mà đề ra phương thức hành động hoặc đấu tranh thích hợp”, theo Từ điển Hán ngữ hiện đại chẳng hạn. Còn Từ điển Hán – Anh, Hán – Nga, (do Trung Quốc xuất bản) thì họ dịch là tact (sự khôn ngoan, mưu lược) và các nước cộng sản châu Á bao gồm Việt Nam rất khoái sử dụng ‘sách lược’ (Chú thích cho độc giả bản đài – TG).

Trở lại với sách lược Biển Đông và biển đảo của Trung Quốc, họ cũng quan sát rất kỹ các động thái của Việt Nam trong vấn đề này. Tạp chí “Châu Á – Thái Bình Dương đương đại” của Trung Quốc trong tháng năm có bài “Tìm kiếm mô hình giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam” dẫn tuyên bố của các giới chức có thẩm quyền ở Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương – 981 năm 2014 (nhấn mạnh vị trí giàn khoan nằm trong thềm lục địa Việt Nam, mà bỏ qua khoảng cách gần hơn đến quần đảo Hoàng Sa) để cho rằng “Việt Nam đã tự loại mình khỏi việc đòi hỏi chủ quyền Hoàng Sa”.

Việc mất quyền kiểm soát thực tế quần đảo Hoàng Sa không chỉ là một tổn thất lớn của Việt Nam, cả về vật chất lẫn tâm lý. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay, điều không thể chấp nhận được hiện nay khiến nổi sóng dư luận là: Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống của ngư dân Việt, là nơi kiếm sống của rất nhiều hộ gia đình ngư dân dọc một dải Trung Trung Bộ.

Nhưng Trung Quốc, đặc biệt từ 2010 đã gây ra vô vàn thống khổ cho ngư dân vùng này. Những hành động cướp đoạt thành quả lao động, phá hỏng ngư cụ, đánh đập ngư dân, đánh đắm và bắt giữ thuyền bè… ngày càng gia tăng. Thậm chí tướng Hải quân Trung Quốc Doãn Trác còn tuyên bố cần phải mạnh tay hơn nữa với tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam. Sự hỗ trợ về mặt vật chất của nhà nước ta là có hạn, sự can thiệp của lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển nhiều khi là bất khả.

Tiêu chuẩn kép TQ

H1Du khách Trung Quốc trong một chuyến du lịch tới quần đảo Hoàng Sa gần đây. Photo: AP

Trung Quốc hay nói đến lịch sử. Nếu nói về điều đó thì Trung Quốc có lẽ phải thừa nhận rằng, công việc khai thác hải sản, khoáng vật của các đội ngư thuyền Việt Nam trong vùng biển này hầu như là duy nhất và không bị tranh chấp đã hàng ngàn năm nay. Việc mất quyền đánh cá, quyền khai thác hải sản trong một ngư trường vốn là của mình và không có sự tranh chấp nào cho đến khi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa là điều không thể chấp nhận.

Việt Nam cần phải có những hành động chính trị, pháp lý kiên quyết trong vấn đề Hoàng Sa. Điều chúng tôi muốn nói là Việt Nam phải yêu cầu Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán về vấn đề này.

Trên thực tế, Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu phía Trung Quốc cùng ngồi lại, nhưng luôn bị họ khước từ một cách quyết đoán với lý do: Quần đảo Hoàng Sa không có sự tranh chấp.

Sự từ chối có tính áp đặt của Trung Quốc cộng với những căng thẳng ở Trường Sa thu hút nhiều sự quan tâm hơn nên có thể đã là nguyên nhân khiến Việt Nam lâu nay ít đề cập đến vấn đề đàm phán về Hoàng Sa và đó lại là nguyên nhân khiến Trung Quốc cho rằng Việt Nam dường như từ bỏ yêu sách về quần đảo này (đã dẫn ở trên).

Chúng tôi cho rằng, để tiến tới cuộc đàm phán về Hoàng Sa, cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đều cần thừa nhận sự tồn tại trên thực tế của vấn đề và vấn đề ấy là nghiêm trọng, không chỉ gây nên thống khổ cho ngư dân Việt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến mối bang giao giữa hai nước, mọi sự bỏ qua sẽ càng làm vấn đề trầm trọng thêm.

Việt Nam cũng rất cần đặt câu hỏi, vấn đề Hoàng Sa ở Biển Đông và vấn đề quần đảo Điếu Ngư ở Hoa Đông là hoàn toàn giống nhau ở hình thức tranh chấp, tại sao Trung Quốc lại đòi hỏi tiêu chuẩn kép, tùy thuộc sự có lợi cho họ? Chẳng lẽ nước lớn thì có quyền như vậy? Và nữa, Trung Quốc từ chối tham vấn đa phương, nhưng cũng lại từ chối đàm phán về Hoàng Sa, một vấn đề chỉ có sự tranh chấp giữa hai quốc gia? Thậm chí gần đây, Trung Quốc còn tự ý đưa các quần đảo ấy của Việt Nam vào quy hoạch biển của mình?

Kiến nghị, hiến kế

Vậy xin kiến nghị: chúng ta trước hết cần phải làm cho Trung Quốc thấy rõ một thực tế là những hành động của họ đã hoàn toàn không còn có cái gọi là “bạn bè tốt”, “láng giềng tốt”, “láng giềng hữu nghị” như những khẩu hiệu hai bên vẫn thường hô lên.

Sau đó cần phải kiên trì và kiên quyết yêu cầu Trung Quốc ngồi vào đàm phán bằng cách, một mặt trong tất cả các cuộc tiếp xúc từ cấp cao đến cấp chuyên viên, trong tất cả các cơ hội làm việc từ quan hệ chính thức, quan hệ nhà nước đến quan hệ nhân dân, quan hệ học giả… vấn đề này phải được chủ động đề cập, cho dù có khiên cưỡng chăng nữa.

Mặt khác, kiên trì ba tháng hoặc sáu tháng một lần, Chính phủ (Bộ Ngoại giao) gửi công hàm đến phía Trung Quốc yêu cầu đàm phán về vấn đề Hoàng Sa. Công hàm này được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết được quyết tâm của chính phủ và quan trọng hơn, để dư luận quốc tế thấy được đây là vấn đề rõ ràng có sự tranh chấp giữa các bên liên quan.

H1Chưa rõ nguyên thủ nào trong ban lãnh đạo đảng, hay nhà nước Việt Nam sẽ có thể đề nghi Trung Quốc đàm phán về Hoàng Sa, dù công khai hay không. Photo: AFP

Việc đàm phán chắc chắn không dễ dàng dẫn đến kết quả mong muốn cho cả hai bên. Nhưng có đàm phán là có bình yên. Và theo tôi, nếu giành được sự hiểu biết lẫn nhau để tối thiểu ngư dân Việt Nam có quyền đánh cá trên vùng biển truyền thống của mình thì đó cũng đã là một thắng lợi.

Liên quan đến vấn đề này, tôi cũng xin có thêm một kiến nghị. Hai bên Việt Nam và Trung Quốc thường nhắc đến “Mười sáu chữ” và “Bốn tốt”. Tuy không được nêu ra như một quy tắc ứng xử thì nó cũng giống như một sự dẫn đường cho quan hệ giữa hai nước.

Rất nên có sự chỉ đạo từ cấp cao để những cấp làm việc (như Ủy ban Hợp tác Kinh tế giữa hai bên chẳng hạn) đưa vào xem xét, kiểm điểm việc thực hiện tinh thần này trong những phiên họp thường kỳ.

Tóm lại, ý kiến của tôi là cả hai vấn đề: đàm phán về quần đảo Hoàng Sa và xem xét, kiểm điểm thường kỳ về “ các chữ ”,“ các tốt ” nếu trước đây chúng ta chưa có điều kiện đề cập thì cuộc làm việc với ông Tập Cận Bình là một cơ hội tốt để có được sự thống nhất về nguyên tắc ở cấp chỉ đạo, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện.

Bài viết, dưới đạng thư ngỏ, kiến nghị, thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu chính trị và bang giao Trung – Việt, nguyên Tổng thư ký, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung, đang sống ở Hà Nội.

Những lĩnh vực giậm chân tại chỗ sau cuộc gặp giữa ông Tập và Obama – VNE

27 Th9

Chuyến công du Mỹ của ông Tập đã không đạt được nhiều kết quả như kỳ vọng.
1-5968-1443236294.jpg

Ông Tập (trái) và ông Obama trong buổi họp báo chung tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

Hôm qua, sau 21 phát đại bác chào mừng, Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng, và hai nhà lãnh đạo đã cùng nhau thảo luận nhiều lĩnh vực. The Diplomat tổng kết lại những vấn đề đáng lưu ý từ cuộc gặp mà ông Tập đạt được trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Mỹ.

Vấn đề Biển Đông

Biển Đông là một chủ đề lớn trong chương trình nghị sự giữa nguyên thủ hai nước, tuy nhiên Mỹ – Trung đã không đạt được nhiều tiến bộ trong giải quyết những bất đồng liên quan đến các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển chiến lược này.

Trước cuộc gặp, ông Obama được kỳ vọng sẽ gây sức ép với ông Tập để Trung Quốc ngừng các hoạt động xây dựng phi pháp ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những hành động này đã khiến Mỹ và các đồng minh ngày càng bất an về ý đồ quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông, theo Wall Street Journal.

Thế nhưng trong cuộc họp báo sau hội nghị, ông Tập đã nhắc lại quan điểm cũ của Trung Quốc rằng họ “có chủ quyền” với những hòn đảo trên Biển Đông “từ thời xưa”. Trong khi đó, cụm từ Biển Đông còn không xuất hiện trong bản tóm tắt hội nghị của Nhà Trắng. Cả ông Obama cùng ông Tập đều chỉ nhắc lại những quan điểm của riêng mình về vấn đề này tại buổi họp báo chung.

Điểm đáng chú ý là ông Tập đã lần đầu tiên đưa ra lời cam kết công khai rằng Trung Quốc sẽ không “quân sự hóa” các đảo nhân tạo mà họ xây dựng trái phép trên Biển Đông. Một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ cho rằng đây là một điều mới, dù cam kết của ông Tập không khác mấy so với những tuyên bố của các quan chức ngoại giao Trung Quốc trước đây.

“Đây là một ngôn ngữ mới. Tuy nhiên điều chưa rõ ràng là khái niệm ‘quân sự hóa’ mà ông Tập đưa ra ở đây là gì. Phải chăng đó là việc không triển khai chiến đấu cơ lên các đường băng, hoặc không bố trí lửa trên đảo nhân tạo”, ông Bonnie Glaser, chuyên gia về quân đội Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói.

“Tuyên bố của ông Tập có thể giúp Mỹ và các bên khác có cái để nói khi đề cập đến các hành động của Trung Quốc trong khu vực. Nhưng để làm được việc đó hiệu quả cần phải có một định nghĩa rõ ràng, không quá rộng về quân sự hóa”, ông M. Taylor Fravel, chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts, nhận định.

Vấn đề an ninh mạng

Trước chuyến thăm của ông Tập, chính quyền Mỹ đã gây sức ép rất lớn với Trung Quốc về vấn đề an ninh mạng, thậm chí còn đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp cấm vận chống lại hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc.

Sau cuộc gặp hôm qua, nhìn bề ngoài, có vẻ như ông Obama đã thu được những gì mình muốn. Theo Nhà Trắng, hai bên nhất trí “không thực hiện hoặc cố tình ủng hộ hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ qua mạng, trong đó có các bí mật kinh doanh và thông tin mật của doanh nghiệp, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các công ty hoặc lĩnh vực thương mại”.

Tuy nhiên, Wall Street Journal cho rằng tuyên bố này sẽ không giải quyết được vấn đề. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Tập đã khẳng định rằng chính phủ Trung Quốc không tham gia vào hoạt động gián điệp mạng, cũng không ủng hộ các công ty Trung Quốc dùng thủ đoạn này. Do vậy, thỏa thuận trên với Mỹ thực chất chỉ là cái gật đầu của Trung Quốc với những gì mà họ khăng khăng là không làm, và điều đó sẽ không làm các công ty Mỹ cảm thấy an toàn hơn.

Hiệp định đầu tư song phương

Khi chuyến công du tới Mỹ của ông Tập được loan báo, các chuyên gia phân tích cho rằng đây sẽ là bước ngoặt cho Hiệp định Đầu tư Song phương (BIT). Thế nhưng thực tế cho thấy họ đã quá lạc quan, khi hai bên vẫn chưa đạt được nhiều tiến triển kể từ khi trao đổi danh sách những lĩnh vực không cho phép nước ngoài đầu tư. BIT thậm chí còn không được nhắc tới trong bản tóm tắt thông tin của Nhà Trắng.

Trong cuộc họp báo chung, ông Obama và ông Tập đều nói rằng họ đã nhất trí “tăng cường” (theo lời ông Obama) và “thúc đẩy mạnh mẽ” (theo lời ông Tập) quá trình đàm phán. Những lời lẽ mang tính ngoại giao này thể hiện một điều rằng BIT vẫn chưa diễn ra đúng như những gì hai bên mong đợi.

Quan hệ quân đội

Quan hệ giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc không nhận được nhiều chú ý trong cuộc họp báo chung, và nó cũng không được đề cập nhiều trong bản tóm tắt thông tin của Nhà Trắng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, Mỹ – Trung đã đạt được một số tiến triển nhất định.

Theo thông báo trước đó của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hai nước đã hoàn tất và ký kết một thỏa thuận để kiểm soát các vụ chạm mặt trên không của quân đội hai bên. Thỏa thuận này sẽ ngăn chặn những vụ đối đầu nguy hiểm trên không bằng cách đưa ra những quy định về ứng xử cho phi công quân sự hai nước.

2-5525-1443236294.jpg

Hai nước chưa đạt được nhiều đột phá trong một số lĩnh vực quan trọng. Ảnh:Washington Post

Ngoài ra, dưới sức ép của Mỹ, Trung Quốc cũng đã cam kết sẽ xem xét biện pháp xây dựng lòng tin tương tự nhằm định hướng hành vi cho lực lượng hải cảnh. Đây là điều rất quan trọng bởi hải cảnh là lực lượng hoạt động tích cực nhất của Trung Quốc ở Biển Đông, hơn cả hải quân. “Trong nhiều vụ chạm mặt trên biển, tàu hải quân của chúng tôi thường xuyên gặp tàu hải cảnh Trung Quốc, như thể họ đi cùng với tàu hải quân Trung Quốc vậy”, Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho hay.

Quan hệ song phương

Cả hai nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh rằng quan hệ Mỹ – Trung nhìn chung ổn định. Ông Obama tuyên bố rằng “sự hợp tác của chúng ta đang phát huy hiệu quả”, trong khi ông Tập nhấn mạnh việc xây dựng “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ là “một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc”.

Trước chuyến thăm này, ông Tập rất được kỳ vọng sẽ định hình được khái niệm về “mô hình quan hệ nước lớn kiểu mới” với Mỹ, trong đó coi Trung Quốc như một cường quốc sánh ngang hàng, bình đẳng với Mỹ.

Tuy nhiên, các tuyên bố trong cuộc họp báo chung cho thấy Mỹ – Trung vẫn chưa thống nhất được khái niệm chung về mô hình này, và đây vẫn sẽ là mục tiêu cho nỗ lực ngoại giao trong thời gian tới của Bắc Kinh. Những tuyên bố mà hai nhà lãnh đạo đưa ra không có gì mới so với những gì mà hai nước đã thể hiện trước đây, chứng tỏ quan hệ hai nước vẫn đang bị bó hẹp trong mô hình hiện tại.

Tuy nhiên, cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo cũng đạt được kết quả lớn về biến đổi khí hậu. Trong tuyên bố chung, Trung Quốc thông báo rằng họ sẽ bắt đầu “hệ thống thương mại hóa khí thải quốc gia” vào năm 2017. Mỹ cũng sẽ thực hiện Kế hoạch Năng lượng Sạch, cam kết giảm 32% lượng phát thải CO2 từ các nhà máy phát điện vào năm 2030 so với mức năm 2005.

Những tuyên bố này được cho là sẽ nâng cao cơ hội thành công cho một thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu do Liên Hợp Quốc tổ chức ở Paris vào tháng 12. Ông Obama cho rằng với việc Mỹ và Trung Quốc – hai nước phát khí thải nhiều nhất thế giới – nhất trí với nhau, thì các nước khác “không có lý do gì” để từ chối tham gia nỗ lực của họ.

Câu hỏi mà The Diplomat đặt ra là quan hệ Mỹ – Trung sẽ đi đến đâu khi cuộc gặp được kỳ vọng nhất giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất đã qua mà chưa đạt được nhiều tiến bộ đáng kể.

Trí Dũng

Chủ nghĩa phát triển và mũi đột phá cho Việt Nam – Vnn

21 Th9

– Qua những phân tích ở bài trước ta đã thấy tại sao Việt Nam phát triển còn chậm, hiệu suất thấp, và đã thấy những thách thức rất lớn mà hiện nay Việt Nam phải trực diện. Có lẽ rất nhiều người tiếc rằng tiềm năng của Việt Nam rất lớn mà không được phát huy.

>> Những thách thức hiện nay của Việt Nam

Một nước có quy mô dân số và lao động khá đông với cơ cấu thuận lợi (dân số vàng), và lại có sự thống nhất cao về văn hóa, ngôn ngữ trên thế giới không có nhiều. Vị trí địa lý với bờ biển dài nằm giữa vùng phát triển năng động châu Á, tiếp cận dễ dàng với tri thức khoa học và công nghệ là một thuận lợi khác.

Tài nguyên thiên nhiên không quan trọng bằng nguồn nhân lực, nhưng với nông thủy khoáng sản rất đa dạng nếu biết khai thác hợp lý và chế biến, chế tác thành sản phẩm công nghiệp cũng dễ hình thành một nền công nghiệp đa dạng và bền vững.

thi tuyển quan chức, chủ nghĩa phát triển, dân số vàng, cải cách tiền lương, tinh giản bộ máy, doanh nghiệp tư nhân, xuất khẩu lao động, Trần Văn Thọ, góp ý Đại hội Đảng 12, Đại hội Đảng 12, ODA, tốt nghiệp ODA
Phải có cơ chế tuyển chọn người tài ra làm việc nước. Ảnh: 6 ứng viên dự thi tuyển chức Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, tháng 8/2014

Ở đây chưa nói đến lực lượng người Việt Nam ở nước ngoài với rất nhiều chuyên gia về mọi ngành khoa học, công nghệ và quản lý.

Để phát huy tiềm năng và đưa Việt Nam vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững, đối phó hữu hiệu với những thách thức hiện nay và tạo cho đất nước một vị thế xứng đáng tên vũ đài quốc tế, những người có trách nhiệm ở Việt Nam phải ưu tiên bắt tay vào những vấn đề gì? 

1. Trước hết lãnh đạo phải nhận thức sâu sắc và bức xúc thật sự trước 3 thách thức mà Việt Nam trực diện hiện nay và đánh giá đúng vị trí của Việt Nam trên vũ đài thế giới. Từ đó đưa ra tầm nhìn về hình ảnh quốc gia trong tương lai.

Phần trên tôi đã phân tích các thách thức. Ở đây nói thêm về vị trí của Việt Nam hiện nay trên vũ đài quốc tế, vị trí về quy mô kinh tế và các mặt về chất như uy tín, hình ảnh, thanh danh.

1a. Về quy mô và trình độ phát triển:

Trên thế giới, hiện nay Việt Nam xếp thứ 14 về quy mô dân số, nhưng GDP thì xếp thứ 57, còn GDP đầu người thì ở vị trí 116. Quy mô của GDP như vậy không thể có một ảnh hưởng nhất định đến kinh tế thế giới. GDP đầu người phản ảnh trình độ phát triển của Việt Nam còn rất thấp tuy vừa được xếp vào nhóm thu nhập trung bình (thấp).

So sánh với các nước chung quanh, quy mô kinh tế Việt Nam mới xấp xỉ bằng phân nửa Malaysia và Thái Lan, mặc dù dân số đông hơn nhiều. Theo dự báo của Ngân hàng phát triển Á châu (ADB), trong những nước có quy mô dân số tương đối lớn tại ASEAN, từ năm 2010 đến 2030 Việt Nam phát triển với tốc độ cao nhất (7%) nhưng đến năm 2030 GDP cũng chỉ bằng nửa Thái Lan và nhỏ hơn Malyasia nhiều. Nếu Việt Nam phát huy hết tiềm năng và phát triển 9-10% trong thời gian từ nay đến 2030 hay 2035 thì vị trí của Việt Nam sẽ khác hẳn.

Dĩ nhiên ở đây không có ý nói phải phát triển với tốc độ cao bằng bất cứ giá nào mà song song phải chú trọng về chất (bảo vệ môi trường, phân bổ nguồn lực hợp lý, tạo nhiều công ăn việc làm, tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng đến các nguồn vốn, dần dần chuyển sang giai đoạn tăng trưởng dựa trên cải tiến công nghệ, cải tiến quản lý). Trừ vấn đề bảo vệ môi trường, tất cả những mặt về chất lượng vừa nói không có tính cách kiềm hãm tốc độ phát triển. Đặc biệt chú trọng phát triển có hiệu suất sẽ làm tốc độ phát triển cao hơn với cùng một đơn vị về nguồn lực.

Phát triển nhanh còn là nhu cầu thiết thân để đối phó, tuy đã rất trễ, với thách thức chưa giàu đã già. Tạo các điều kiện để phát triển nhanh, như sẽ nói dưới đây, cũng tránh được nguy cơ sa vào bẫy thu nhập trung bình thấp.     

1b. Xuất khẩu lao động và hình ảnh của Việt Nam trên thế giới:

Lao động xuất khẩu phản ảnh trình độ, vị trí và uy tín của một nước trên vũ đài quốc tế. Một nước xuất khẩu nhiều lao động giản đơn hầu hết, nếu không nói là tất cả, là những nước nghèo, và do đó hình ảnh của những nước này không mấy sáng sủa. Có kế hoạch chấm dứt tình trạng này trong thời gian càng ngắn càng tốt là trách nhiệm của những người lãnh đạo đất nước.

Không kể thời kỳ quan hệ mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 7 vạn, gần đây là 9 vạn, lao động được đưa đi ra nước ngoài. Báo chí đã phản ảnh tình trạng khó khăn, nhiều trường hợp rất bi thảm, của người lao động đang làm việc ở nước ngoài.

Hàn Quốc và Thái Lan cũng đã từng xuất khẩu lao động nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn và họ đã thành công trong việc chuyển dịch vị trí từ nước xuất sang nước nhập khẩu lao động. Ngược lại, Philippines là nước điển hình tiếp tục xuất khẩu lao động và cũng là nước điển hình trì trệ về kinh tế.

Do tích cực đầu tư sang Việt Nam, hiện nay (cuối năm 2014) số người Hàn Quốc sinh sống tại nước ta lên tới hơn 15 vạn. Ngược lại, tại Hàn Quốc có hơn 12 vạn người VN đang sinh sống, trong đó gần 26.000 người cư ngụ bất hợp pháp. Ngoài vài ngàn người là sinh viên du học, hầu hết người Việt tại Hàn Quốc là lao động giản đơn hoặc phụ nữ kết hôn với người bản xứ mà theo nhiều nguồn tin trong đó một số không nhỏ đi làm dâu xa vì lý do kinh tế.

Như vậy có sự tương phản trong quan hệ Việt Hàn: người Hàn Quốc đến Việt Nam là để làm chủ trong khi người Việt Nam đến Hàn Quốc là để làm thuê. Người Việt làm thuê cả ở xứ mình và xứ người. Trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị là sớm chấm dứt một tình trạng liên quan đến thể diện quốc gia này.

1c. Cần nhanh chóng hình thành doanh nghiệp tư nhân mạnh:

Một nước với số dân trên 90 triệu, có nền văn hóa lâu đời, mà lại phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài thì không thể hãnh diện với thế giới. Trong thời đại toàn cầu hóa, các nước tùy thuộc vào nhau, ngoại lực giúp các nước đi sau tiến triển nhanh nhưng nội lực (ở đây chủ yếu nói doanh nghiệp trong nước) vẫn quan trọng hơn, và nội lực mạnh mới sử dụng ngoại lực có hiệu quả.

Các nước Đông Á, điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, chủ nghĩa dân tộc của giới lãnh đạo đã giúp làm cho đội ngũ doanh nhân bản xứ ngày càng mạnh. Trên thực tế, chỉ khi doanh nghiệp bản xứ mạnh lên rồi họ mới kêu gọi đầu tư nước ngoài và FDI được đưa vào từng bước theo đà phát triển của doanh nghiệp trong nước.

Theo tôi, Việt Nam hiện nay phải đặt ưu tiên việc hình thành và nuôi dưỡng doanh nghiệp tư nhân mạnh, có biện pháp cụ thể để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận vốn, đất đai, thông tin và hoạt động trong môi trường kinh doanh thông thoáng, không bị nạn tham nhũng làm thui chột tinh thần doanh nghiệp. Doanh nghiệp quốc doanh sẽ tồn tại trong một số lãnh vực nhất định nhưng phải triệt để hoạt động theo cơ chế thị trường và trên hệ thống quản trị doanh nghiệp (corporate governance) hoàn chỉnh.

1d. Cần có kế hoạch tốt nghiệp ODA:

Ngoài ra nếu không có kế hoạch sớm chấm dứt nhận viện trợ nước ngoài (tức “tốt nghiệp” ODA) thì cũng không cải thiện được hình ảnh Việt Nam trên vũ đài thế giới.

Đồng vốn ODA chưa được xem xét trong tổng thể chung với vốn trong nước. ODA thực sự chỉ cần thiết khi trong nước khả năng tiết kiệm còn hạn chế, không đủ vốn để đầu tư. Nhưng ở Việt Nam, đã có điều tra cho thấy có sự thất thoát lớn trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công nên phí tổn xây dựng hạ tầng rất cao. Ngoài ra, ngân sách nhà nước chi tiêu cho nhiều dự án không cần thiết, không có hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả của đồng vốn ODA phải được xem xét trong tổng thể chung với vốn trong nước. Không thể một mặt lãng phí nguồn lực trong nước và mặt khác lệ thuộc nhiều vào vốn nước ngoài. Một điểm có liên quan đến vấn đề này là báo chí đã cho thấy nhiều lãnh đạo, quan chức ở trung ương và địa phương đang có cuộc sống rất xa hoa, không tương xứng với trình độ phát triển của đất nước, không phù hợp với chính sách tiếp nhận nhiều ODA từ nước ngoài.

 
 

Việt Nam cần đặt ra kế hoạch giảm ODA trong 10 năm tới, tiến tới “tốt nghiệp ODA” trong 15-20 năm tới. Không kể thời kỳ nhận viện trợ từ Liên xô cũ và các nước Đông Âu, Việt Nam cũng đã nhận ODA hơn 20 năm rồi, bây giờ là lúc cần nghĩ đến việc giảm và tốt nghiệp ODA trong một mốc thời gian không quá xa. Có như vậy đồng vốn trong nước và vốn ODA mới được quan tâm sử dụng có hiệu quả. Việc tùy thuộc lâu dài vào ODA phải được xem như là sự thất bại của chiến lược phát triển.

Tôi nghĩ trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là phải đưa ra tầm nhìn, dự phóng về một tương lai 15 hoặc 20 năm tới, trong đó có những cam kết cụ thể về việc đưa đất nước lên hàng thượng đẳng trong đó kinh tế có một vị trí quan trọng, chẳng hạn tương đương với vị trí của quy mô dân số, không còn lao động xuất khẩu, không còn nhận viện trợ và có một đội ngũ tư bản dân tộc vững mạnh. Như vậy mới đáp ứng được kỳ vọng của dân chúng.

Không nên tiếp tục đưa ra những mục tiêu trừu tượng, không thiết thực, hoặc những mục tiêu chung chung… Việt Nam đang cần những người lãnh đạo đề cao chủ nghĩa phát triển, thoát ra những trói buộc vào ý thức hệ lỗi thời, vào những giáo điều mà thực tế đã cho thấy không còn giá trị.

Năm 2015 là năm chẵn kỷ niệm nhiều sự kiện lịch sử. Nhiều người có trách nhiệm sẽ phát biểu về tương lai Việt Nam nhưng sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đề cập đến việc thay đổi hình ảnh của Việt Nam trên vũ đài quốc tế về trình độ phát triển, về người lao động xuất khẩu, về sự tùy thuộc tư bản và ODA nước ngoài.

2.  Những cải cách cấp bách để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh:

Để thực hiện mục tiêu dài hạn nói trên, trong vòng 2 hoặc 3 năm tới phải làm cuộc cách mạng về hành chánh mới tạo điều kiện cho các nguồn lực được sử dụng không lãng phí, có hiệu quả, và mới tạo môi trường cho doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, tránh được bẫy thu nhập trung bình thấp. Cụ thể:

2a. Tinh giản bộ máy nhà nước:

Cần công bố thống kê về số người ăn lương và làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước các cấp, kể cả bộ máy của Đảng và các đoàn thể. Đảng tự nhận là người lãnh đạo duy nhất của đất nước thì phải có nghĩa vụ cho dân biết thực trạng của bộ máy. Đảng phải được xem như là một bộ phận trong cả bộ máy nhà nước đang là đối tượng cải cách.

Từ việc nắm vững thực trạng mới đưa ra các lộ trình tinh giản bộ máy để dồn nguồn lực vào lãnh vực khác và để thuận tiện cho việc giải quyết vấn đề tiền lương như sẽ nói dưới đây. Việc cải cách này chắc chắn gặp khó khăn nhưng không thể không thực hiện nếu những người ở vai trò lãnh đạo muốn đất nước phát triển. Vì khó khăn mà lại tối quan trọng nên vấn đề này lớn ngang tầm với một cuộc cách mạng.  

2b. Trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo, của quan chức nhà nước phải được quy định cụ thể, quy chế đề bạt hay cách chức cũng phải rõ ràng và nhất là phải được đánh giá nghiêm túc định kỳ (chẳng hạn mỗi năm một lần).   

Thực tế ở Việt Nam hiện nay là việc đề bạt không theo những quy định rõ ràng và công khai, sau khi được đề bạt thì được giữ vị trí đó suốt trong thời gian dài, chỉ nghỉ khi hết tuổi. Nhiều bộ trưởng ở đến 2 nhiệm kỳ 10 năm trong khi chẳng có thành tích xứng đáng trong lãnh vực mình phụ trách. Điều này vừa làm mất động lực phấn đấu của chính người đó và mất cơ hội thăng tiến của những người có năng lực hơn.

Một điểm liên quan nữa là nhiều người ở cương vị lãnh đạo bộ ngành (bộ trưởng, thứ trưởng…) lại xen vào công việc ở lãnh vực khác. Điển hình là nhiều người xen vào công việc của giáo sư đại học (hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ hoặc ngồi hội đồng chấm luận án tiến sĩ). Hiện tượng rất phản khoa học này (bộ trưởng, thứ trưởng hoặc quan chức khác không thể có năng lực và thời gian cho công việc nghiên cứu và giáo dục ở đại học) không những gây tác hại cho giáo dục đào tạo mà còn tỏ ra thiếu nghiêm túc trong lãnh vực mình được giao phó. Ở hầu hết các nước khác, hành động như vậy bị phê phán nặng và thường bị cách chức ngay. Vấn đề này nhiều người, trong đó có tôi, đã nêu lên nhiều lần nhưng cho đến nay không có lãnh đạo cao cấp nào đưa ra cam kết chấn chỉnh.

Ngoài ra, như đã nói ở phần so sánh với Trung Quốc, tại Việt Nam, địa phương phát triển hay không không phải là điều kiện để lãnh đạo thăng tiến. Khoảng 10 năm gần đây trong phương châm luân chuyển cán bộ, nhiều cán bộ nguồn được gửi về địa phương để thêm kinh nghiệm thực tế và sau đó được gọi về trung ương giữ các chức vụ tương đương bộ trưởng hay thứ trưởng mà không xem xét người đó đã có thành tích như thế nào ở địa phương mình phụ trách.

2c. Cần làm ngay cuộc cách mạng về tiền lương:

Ở đây không cần bàn thêm về sự tác hại của vấn đề tiền lương hiện nay. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh là lãnh đạo Việt Nam trong vòng 2-3 năm tới phải dứt khoát giải quyết vấn đề này. Nhà nước cần lập một ban nghiên cứu có sự tham gia của những chuyên gia độc lập, được cung cấp các thông tin cần thiết về thành phần ăn lương, về các mục chi tiêu ngân sách v.v… và đưa kết quả nghiên cứu cũng như khuyến nghị cải cách ra công chúng để người dân bàn bạc. Có thể xem xét các hướng giải quyết như sau:

Thứ nhất, đưa vào lương mọi thu nhập ngoài lương của quan chức, của các cấp lãnh đạo; triệt để bãi bỏ các loại phong bì vẫn đang rất phổ biến khi các lãnh đạo, quan chức đi họp, đi dự các lễ lạt.

Thứ hai, bỏ hoặc giảm những hình thức khen thưởng (các loại huân chương, các bằng khen thưởng…) đang phổ biến tràn lan, rất tốn kém. Một cơ quan nhà nước làm việc đúng bổn phận và hoàn thành công việc được giao tại các nước khác là chuyện đương nhiên, không phải khen thưởng. Nếu không làm đủ bổn phận thì bị khiển trách, những người có trách nhiệm bị giáng chức, hoặc bị chuyển sang công việc khác. Ở các nước khác không phải tốn các phí tổn khen thưởng tràn lan như ở Việt Nam.

Thứ ba, cho đến khi việc cải cách tiền lương thực hiện thành công, không cấp ngân sách cho những dự án chưa cần thiết, như việc xây các đài tưởng niệm, các cơ sở hành chính hoành tráng.  Ngay cả các dự án hạ tầng lớn cũng có thể trì hoãn một thời gian để dành ngân sách cho việc cải cách tiền lương.

2d. Tổ chức thi tuyển quan chức:

Trong việc kiện toàn bộ máy hành chính, một vấn đề lớn nữa là phải có cơ chế tuyển chọn người tài ra làm việc nước. Ở các nước khác, quan chức ở trung ương và ở địa phương đều phải qua thi tuyển công khai và công bằng. Nội dung thi tuyển nhằm bảo đảm trình độ văn hóa, sự hiểu biết luật pháp và nghiệp vụ chuyên môn.

Ba yếu tố này hình thành nhân cách và năng lực của quan chức, bảo đảm công việc hành chánh trôi chảy. Vượt qua các kỳ thi tuyển khó khăn làm cho quan chức cảm thấy có sứ mệnh trong việc xây dựng đất nước và hun đúc lòng tự trọng. Cùng với việc giải quyết vấn đề tiền lương nói ở trên, đây là những yếu tố làm cho nạn tham những khó có đất sống.

Nhiều sự kiện gần đây cho thấy trình độ và đạo đức của nhiều quan chức Việt Nam rất có vấn đề, không tương thích với một đất nước có bề dày văn hóa và đang cần phát triển nhanh. Cần chọn một ngày trong năm làm ngày tuyển chọn nhân tài ra làm việc nước để một mặt khích lệ tài năng trẻ nỗ lực học tập, chuẩn bị để có cơ hội tham gia việc nước, và mặt khác, dần dần hình thành một đội ngũ quan chức đảm trách được quá trình phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Đề cao chủ nghĩa phát triển  

Để vượt qua những thách thức hiện nay và để Việt Nam có một vị trí xứng đáng trên vũ đài thế giới, người  lãnh đạo phải có tinh thần yêu nước, có sứ mệnh và quyết tâm xây dựng dựng Việt Nam thành một quốc gia thượng đẳng. Nên chấm dứt những khẩu hiệu hay phương châm không đi vào lòng dân, thay vào đó đề cao chủ nghĩa phát triển.

Từ tinh thần đó mũi đột phá là cải cách bộ máy hành chính, cải cách việc tuyển chọn, đề bạt và đánh giá năng lực quan chức. Không giải quyết mũi đột phá này thì không thể thực hiện thành công các chiến lược, chính sách phát triển lâu dài.

GS Trần Văn Thọ(Đại học Waseda, Nhật Bản)

Ông Tập Cận Bình thăm Mỹ và trận đấu của hai ‘hổ’ – Tvn

16 Th9

Ông Tập Cận Bình vẫn cứ đi Mỹ với một tâm thế đàng hoàng để bàn “những lợi ích chung to lớn”, để rồi hai nước Trung, Mỹ lại giàn trận cho những cuộc đấu kinh tế mới, đấu cho đến khi một trong hai con hổ hoặc bị thương, hoặc kiệt sức.

Kinh tế luôn là một đấu trường

Không phải có tiếng súng mới là chiến tranh. Trong kinh tế người ta đánh nhau cũng khốc liệt lắm.

Kinh tế thường được sử dụng như một phương tiện, phương tiện để phát triển quan hệ khi cần phát triển, phương tiện để phá bỏ quan hệ khi cần phá, phương tiện để nô dịch, để chèn ép, để bành trướng…

Thời đại hội nhập, những thuộc tính trên có thay đổi hay biến mất không? Xin thưa rằng không. Vì toàn cầu hóa kinh tế đang kết nối các nền kinh tế quốc gia lại với nhau, nhưng sự kết nối đó chưa đủ mạnh để triệt tiêu, hay bào mòn chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và tham vọng bành trướng ở những nơi nó còn khu trú vững chắc, và do đó cuộc chiến trên mặt trận kinh tế còn phức tạp.

Quan hệ Trung – Mỹ có thể được coi là một ví dụ điển hình về quan hệ kinh tế thời hội nhập. Điển hình ở việc khai thác tối đa những lợi thế của toàn cầu hóa, và đây cũng là một cuộc đấu tranh khốc liệt và có bài bản. Điển hình ở chỗ quan hệ chính trị, kinh tế sẽ luôn ngày càng gay gắt, phức tạp, nhưng rồi bên nào có thần kinh vững hơn, giành phần thắng nhiều hơn trong kinh tế, sẽ là người chiến thắng.

Năm 1979, sau ba thập kỷ đánh nhau khốc liệt bằng loa phóng thanh, ba thập kỷ đàm phán kiên trì “giữa hai anh điếc” chỉ có người nói không có người nghe, Trung Quốc và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao và ký Hiệp định Thương mại song phương, dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc. Khi đó buôn bán 2 nước chỉ có 2,45 tỉ USD, và ở Trung Quốc nhiều vùng nông thôn người dân còn chết đói.

Hoa Kỳ tính chuyện thả cho Trung Quốc miếng mồi kinh tế (tức Tối huệ quốc) để lôi Trung Quốc về phía mình chống lại Liên Xô.

Có Tối huệ quốc, Trung Quốc khai thác triệt để thị trường Hoa Kỳ để phát triển kinh tế, và thị trường Hoa Kỳ trở thành bàn đạp để Trung Quốc thực hiện thành công Chương trình 4 Hiện đại hóa.

Tập Cận Bình, Trung Quốc, Mỹ, kinh tế, hội nhập, Hiệp định Thương mại , USD, sản phẩm công nghệ cao
Ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Mỹ. Ảnh: Reuters

Cuộc đấu trên sân toàn cầu hóa

 

Tháng 12/1999, tròn 20 năm sau, trong Hiệp định về những điều kiện để Trung Quốc gia nhập WTO, lợi dụng vị thế của mình, người Mỹ đã sửa bằng hết cái họ gọi là những “sai lầm ngu xuẩn” của năm 1979, bắt Trung Quốc phải mở cửa thị trường theo những tiêu chí của WTO, mở cửa những lĩnh vực kinh tế mà Hoa Kỳ có thế mạnh. Trung Quốc chấp nhận cuộc chơi. Cuộc đấu lại tiếp tục trên một sân chơi mới, sân chơi toàn cầu hóa.

Hôm nay, kim ngạch buôn bán 2 nước đã gần đạt 600 tỉ USD, xuất siêu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ vượt 300 tỉ USD. Hàng may mặc, giày dép, đồ chơi điện tử Trung Quốc đang tràn ngập phố phường làng xóm nước Mỹ. Đại bộ phận trong số 500 tập đoàn kinh tế lớn nhất Hoa Kỳ cùng với hàng vạn chuyên gia Mỹ đang khai thác thị trường 1,3 tỉ dân và “đưa việc làm sang Trung Quốc”. Nhiều sản phẩm công nghệ cao của Hoa Kỳ, từ cái lớn như tổ máy phát điện đến cải nhỏ li ti như linh kiện, phụ kiện chiếc máy vi tính đang sản xuất, lắp ráp tại Trung Quốc rồi đưa về bán ở Mỹ, ở khắp thế giới, ở cả Việt Nam.

Bạn muốn sang tận Mỹ để mua một chiếc máy vi tính Mỹ xịn ư? Chắc chắn bạn sẽ xách về một chiếc máy “Made in China”, và hôm nay đó là Mỹ “xịn” đấy.

Người Mỹ không hề “cay mũi” khi nhập siêu từ Trung Quốc lên tới hàng trăm tỷ USD và có thể tăng hơn nữa, vì trong hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ có nhiều thứ của người Mỹ sản xuất và gia công tại Trung Quốc.

Trung Quốc đã lên hàng thứ hai trên bản đồ kinh tế thế giới và “giấc mơ Trung Hoa” đang thành hiện thực. Trung Quốc đang cạnh tranh ngang ngửa với Hoa Kỳ, đang giành giật với Hoa Kỳ từng mảnh kinh tế, từng mảng công nghệ, từng mẩu thị trường khắp mọi nơi, mọi lúc.

Lợi ích kinh tế cột chặt quan hệ Trung – Mỹ

Nền kinh tế hai quốc gia Trung – Mỹ đang kết nối với nhau ngày một chặt, đang phụ thuộc vào nhau, và Trung Quốc đang đòi Mỹ đối xử với mình theo kiểu “quan hệ nước lớn kiểu mới”. Đó là kết quả của sự vận động tự do của hàng hóa và đồng vốn trong thời đại hội nhập, và cũng là ý đồ chiến lược của hai quốc gia, đối tác.

Hôm nay giữa hai nước vẫn gay gắt căng thẳng, vẫn còn nhiều xung đột, xung đột về ý thức hệ, xung đột về chiến lược toàn cầu, nhưng vì lợi ích kinh tế quá lớn, gắn với nhau quá chặt chẽ, không một ai trong họ tính đến chuyện làm đổ vỡ quan hệ. Cho dù Biển Hoa Đông, Biển Đông đang nóng sục và có thể nóng hơn nữa, cho dù ở cả hai bên, đạn đã chất đầy kho, súng đã giương cao nòng và ông Tập Cận Bình vẫn cứ đi Mỹ với một tâm thế đàng hoàng để bàn “những lợi ích chung to lớn”, để rồi hai nước Trung, Mỹ lại giàn trận cho những cuộc đấu kinh tế mới, đấu cho đến khi một trong hai con hổ hoặc bị thương, hoặc kiệt sức.

Nguyễn Đình Lương (Nguyên trưởng đoàn đàm phán HĐTM Việt Nam – Hoa Kỳ)

Ý nghĩa bị mất của dân chủ

15 Th9

Posted by adminbasam on 15/09/2015

Book Hunt Club

Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Richard K. Sherwin, theo Project Syndicate

15-9-2015

H1Quyết định từ bỏ hòa bình và thịnh vượng để đến với chiến tranh đẫm máu và bất ổn có vẻ vô lý. Nhưng thế hệ trẻ, sinh ra và lớn lên trong các xã hội dân chủ, đang ngày càng tán dương cho lời kêu gọi của các nhóm ưa giết chóc như Nhà nước Hồi giáo (IS), rời bỏ quê hương và gia đình của mình để gia nhập cuộc thánh chiến ở những miền đất xa xôi. Tại sao dân chủ mất sự trung thành của những tâm hồn hiếu động đó và làm sao có thể lấy lại trái tim và khối óc của những người đang chìm đắm trong tư tưởng đó?

Triết gia Friedrich Nietzsche đã từng viết rằng con người thà trở về hư vô hơn là không có lý tưởng sống. Những sự thất vọng về cái chết, sự bất lực và vô vọng dễn đến khao khát sức mạnh – ngay cả khi sức mạnh đó được tìm thấy trong bạo lực, chết chóc và phá hủy.

Ngắn hạn, đó là vấn đề của ý nghĩa, đại diện của thứ thúc đẩy chúng ta, kết nối chúng ta với nhau và tạo hướng đi cho cuộc sống của chúng ta. Nếu thiếu nó – nếu nói các ý tưởng và cơ chế dân chủ đang thất bại trong việc cung cấp một cảm giác đủ để lan truyền trong cộng đồng và xây dựng mục đích sống – con người tìm kiếm một cảm giác có ý nghĩa khác, mà trong một số trường hợp họ đi sai lối.

Đây là thử thách văn hóa mà dân chủ phải đối mặt ngày nay và những người muốn duy trì tự do và hứa hẹn của xã hội dân chủ đang bỏ qua mối nguy hiểm này. Nó là một thách thức nên được nhìn nhận không chỉ bởi thứ nó nói về điều kiện sống trong các nước dân chủ tiên tiến trên thế giới mà còn vì bất cứ khủng hoảng nào cũng là một cơ hội – trong trường hợp này, để giành lại ý nghĩa nằm trong trái tim của dân chủ.

Sự hấp dẫn của các nhóm như Nhà nước Hồi giáo tới giới trẻ được nuôi dạy trong các xã hội dân chủ làm nổi bật những bất bình đẳng đang lớn lên trong các cơ hội về kinh tế và giáo dục, điều này đang nuôi dưỡng chủ nghĩa hoài nghi , sự buông xuôi và giận dữ giữa những người thấy mình bị tách rời khỏi tầng lớp tinh hoa xã hội. Cảm giác vô vọng và tuyệt vọng tại những tâm điểm như thế kích động chủ nghĩa cực đoan.

Lãnh đạo của các nước dân chủ tiên tiến – nói, 1% những người có thu nhập cao nhất – có thể khó mà hài lòng với những điều kiện của mình. Ngay cả những người viễn du thiển cận nhất, di chuyển giữa các thị trường hay nền văn hóa cũng phải quan tâm đến con cái của mình. Chúng đã hấp thụ văn hóa gì? Từ đâu chúng sẽ tìm ra cảm giác hy vọng cho tương lai?

Những người bảo vệ cho dân chủ giờ phải xác định không chỉ tìm cách tạo việc làm và đảm bảo giàu có cho người trẻ mà còn cần nuôi dưỡng tâm hồn của những thanh niên này. Nếu họ thất bại, như chúng ta thấy, những kẻ khác sẽ lấp đầy chỗ trống, có thể với một lời kêu gọi tạo nên sự hỗn loạn nhân danh của đấng thừa sai sắp đến.

Để thắng cuộc thi khó khăn này, các xã hội dân chủ phải nhìn xa hơn chiến thắng trên chiến trường và tập trung vào thắng lợi trong trái tim và khối óc thông qua sức mạnh của những ý tưởng và hứa hẹn ý nghĩa – như là Nhà nước Hồi giáo đã làm. Quan điểm mà các nước dân chủ cho rằng có thể chống lại như các lực lượng như thế, với nguồn lực tốt và bộ máy truyền thông có hiểu biết về ý thức hệ, chỉ với súng đạn là một thất bại chắc chắn. Đây là cuộc chiến của lý tưởng và nó chỉ có thể thắng bằng các ý tưởng truyền cảm hứng hy vọng, hành động và sự gắn kết của bản thân và cộng đồng.

Nỗ lực này nên bắt đầu với một sự thành lập ủy ban công khai quốc tế bao gồm các nhà khoa học chính trị, nhân chủng học, thần học, triết học, và các nghệ sĩ, trong số những người khác, từ khắp các phe phái chính trị, triệu tập từ các trường đại học và các tổ chức tương tự trên thế giới. Trong một thời gian nhất định, họ sẽ tạo một báo cáo bằng văn bản rõ ràng, dễ hiểu cho công chúng.
Bản báo cáo này nên giải quyết, kiên trì và thành thật, các câu hỏi chủ chốt về sức sống của dân chủ ngày nay. Điều gì nằm ở suối nguồn của cuộc sống dân chủ? Cách nào để nó thể hiện, thực hành, thiết lập và duy trì tốt nhất? Điều gì là thông điệp hy vọng tốt nhất của dân chủ và lời hứa tin cậy nhất về tương lai hưng thịnh? Những thứ gì là nguồn tinh thần, trí tuệ và văn hóa sâu sắc cho tự do, khoan dung và phồn thịnh?

Chúng ta sống trong một thời đại nguy hiểm. Với các ý tưởng dân chủ nằm dưới sự đe dọa trên khắp thế giới, bao gồm cả trong các nước dân chủ, các nền tảng tư tưởng và văn hóa chung của chúng không thể bị lấy đi. Ý nghĩa và sức sống của cuộc sống dân chủ không được phép phai nhạt.

Thách thức phía trước yêu cầu một sự phản hồi phối hợp từ những nhà tư tưởng sâu sắc nhất và những nghệ sỹ sáng tạo nhất của chúng ta. Đây là mục đích của chúng ta ngày nay; chúng ta phải cam kết với bản thân để nó mạnh mẽ như những kẻ thù của dân chủ theo đuổi các mục đích của họ.

NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG: Tin tuần từ 7/9-13/9 – NCBĐ

14 Th9

Thứ hai, 07 Tháng 9 2015 09:06 dinh tuan anh

Share:

-(DT 11/9) Indonesia nâng cấp hệ thống phòng thủ trên không ở Biển Đông để chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra; (GD 11/9) Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo ở Biển Đông, chìa khóa nằm ở Tập Cận Bình

-(Vnplus 10/9) Việt Nam phản đối Trung Quốc phủ sóng 4G ở Hoàng Sa và khẳng định đây là hành động sai trái và hoàn toàn vô giá trị; (ANTĐ 10/9) Nhật Bản điều tàu quét mìn tới Philippines

-(Vnexpress 10/9) Tàu chiến Mỹ, Nhật tới Philippines: Ba tàu quét mìn Nhật có chuyến thăm Manila sau khi một tàu khu trục tên lửa dẫn đường Mỹ cập cảng Philippines; (GD 10/9) Trung Quốc muốn đẩy Mỹ khỏi Biển Đông để tự do triển khai tàu ngầm tên lửa

-(NLĐ 10/9) Mỹ, Nhật vận hành hệ thống theo dõi tàu ngầm Trung Quốc tại thềm Thái Bình Dương thuộc quần đảo Nansei, trong đó có đảo Okinawa; (Infonet 10/9) Lực lượng đặc biệt Philippines và Australia tổ chức tập trận kép

-(RFI 9/9) Philippines không nhắc đến xung đột Biển Đông tại APEC tổ chức vào trung tuần tháng 11 tới  tại Manila; (Infonet 10/9) Việt Nam – Philippines sẽ trở thành đối tác chiến lược vì vấn đề Biển Đông

-(ANTĐ 9/9) UAV CH-5 Trung Quốc hiện đại nhưng vẫn thua xa RQ-4 của Mỹ: CH-5 có khả năng thực hiện cả nhiệm vụ tấn công lẫn trinh sát; (Tintuc 9/9) TQ bác bỏ ý kiến của Philippines về lễ duyệt binh hôm 3/9 ở Bắc Kinh

-(Vnexpress 8/9) Indonesia chuẩn bị cho nguy cơ xung đột trên Biển Đông bằng việc xây thêm một cảng và mở rộng đường băng quân sự tại căn cứ không quân ở Natuna; (VNN 8/9) Mỹ cấp 4 tàu tuần tra cho Philippines 

-(Vnplus 7/9) Ba tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng lãnh hải Nhật Bản: Đây là lần xâm nhập thứ 24 theo kiểu như vậy của Trung Quốc trong năm nay; Đại diện 24 nước dự hội nghị lãnh đạo tình báo châu Á-TBD

-(TT 7/9) Malaysia bí mật đàm phán với Mỹ về kế hoạch đưa máy bay quân sự của Mỹ đến Malaysia để tuần tra trên Biển Đông; (VNN 7/9) Philippines: TQ phải từ bỏ ‘luận điệu dối trá’ về Biển Đông

-(KT 7/9) Tàu chiến Mỹ sẽ tiến sát “đảo nhân tạo” ở Biển Đông sau khi năm tàu quân sự Trung Quốc đi qua lãnh hải Mỹ ngoài khơi Alaska; (TP 7/9) Vào Bộ Ngoại giao Mỹ, hỏi về biển Đông

-(KT 6/9) Mỹ càng lùi, Trung Quốc càng lấn tới: Tự do đi lại trên Biển Đông “đầy bão tố” đòi hỏi chính sách đối ngoại Mỹ gắn liền với sức mạnh toàn diện, can dự sâu rộng và lâu dài; (BBC 6/9) TQ: Ấn Độ hành động ‘bất hợp pháp’ ở biển Đông

Cuộc chiến hao tốn chưa có tiền lệ của Trung Quốc

14 Th9


Sự sáng tạo vượt mọi khuôn khổ để giải cứu TTCK là chưa từng có tiền lệ đã làm hao tốn ngân khố Trung Quốc hàng trăm tỷ USD. Nhưng dường như càng chi nhiều tiền, Trung Quốc càng làm thế giới bất an. 

Sáng tạo chưa có tiền lệ

Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) cho biết, dự trữ ngoại tệ của nước này giảm kỷ lục 93,9 tỷ USD trong tháng 8, xuống 3.560 tỷ USD. Nguyên nhân được cho là do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) bán ra đồng USD để hỗ trợ đồng nhân dân tệ (NDT) sau quyết định thả nổi có kiểm soát đưa ra vào ngày 11/8 khiến NDT giảm liền 4,6% trong 3 phiên.

So với con số dự trữ hàng ngàn tỷ USD, gần trăm tỷ hao hụt trong vòng một tháng không quá lớn. Tuy nhiên, đây cũng là điều khiến Trung Quốc và giới đầu tư thế giới lo lắng, bất an.

Tính từ đầu năm tới nay, dự trữ ngoại hối của TQ giảm 7 trong số 8 tháng và xa dần ngưỡng cao kỷ lục 3.990 tỷ USD ghi nhận hồi cuối tháng 6/2014.

Trung Quốc, đầu tư, chứng khoán, cổ phiếu, Bắc-Kinh, Tập-Cận-Bình, Trung-Quốc, Biển-Đông, chứng-khoán, Shanghai-Composite-Index, Hang-Seng, Nikkei, giải-cứu, xuất-khẩu, đầu-tư, tỷ-giá, nợ-nước-ngoài, chính-sách-tiền-tệ, nhân-dân-tệ

Không chỉ phải chống chọi với đà giảm giá theo quán tính của đồng NDT sau khi phá giá đồng tiền từ hôm 11/8, Trung Quốc dường như cũng chưa thoát khỏi cơn ác mộng hoảng loạn trên thị trường chứng khoán (TTCK).

Giảm tới 40%, bốc hơi khoảng 5.000 tỷ USD, TTCK vẫn đang chao đảo. Sau đợt nghỉ lễ hai ngày 3-4/9 để đảm bảo tổ chức thành công cuộc diễu binh kỷ niệm 70 chiến thắng Chiến tranh Thế giới II, chỉ số Shanghai Composite tiếp tục giảm 2,5% khi mở cửa trở lại trong ngày đầu tuần và tính tới cuối phiên giao dịch sáng 8/9 giảm tiếp 1,4%.

Nhiều biện pháp hành chính đã được đưa ra để giải cứu chứng khoán, cùng với đó là bơm tiền hỗ trợ thị trường.

Trong hai tuần nửa cuối tháng 8, PBOC đã 5-6 lần, mỗi lần bơm hàng chục tỷ USD vào thị trường tiền tệ, thông qua hoạt động thanh khoản ngắn hạn nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong bối cảnh đồng NDT giảm giá so với USD.

Tổng cộng, sau 7 tuần tính tới 25/8, Trung Quốc đã dùng khoảng 200 tỷ USD để giải cứu chứng khoán, theo Financial Times. Trong khi đó,Business Insider cho hay cũng có khoảng 190 tỷ USD vốn ngoại rút khỏi thị trường này trong cùng thời gian trên.

Trung Quốc, đầu tư, chứng khoán, cổ phiếu, Bắc-Kinh, Tập-Cận-Bình, Trung-Quốc, Biển-Đông, chứng-khoán, Shanghai-Composite-Index, Hang-Seng, Nikkei, giải-cứu, xuất-khẩu, đầu-tư, tỷ-giá, nợ-nước-ngoài, chính-sách-tiền-tệ, nhân-dân-tệ

Trước đó, theo Bloomberg, Công ty Tài chính Chứng khoán Trung Quốc (CSF) được PBOC và các ngân hàng thương mại giao và cấp hạn mức tín dụng, tổng cộng 483 tỷ USD để sẵn sàng tung ra ứng cứu TTCK khi cần thiết.

 

Đến giờ, chưa có thống kê nào về việc Trung Quốc tung ra bao nhiêu tiền để hỗ trợ chứng khoán, nhưng con số này được cho là không nhỏ.

Tái cơ cấu kinh tế: Bế tắc?

Chứng khoán Trung Quốc vẫn đắt nhất trong tốp 10 thị trường lớn nhất thế giới. Dự trữ ngoại hối của nước này lớn nhưng PBOC không thể mãi bơm tiền ra đỡ giá đồng NDT cũng như TTCK. Một số chuyên gia trên Bloomberg cho rằng, nếu tiếp tục các động thái giải cứu như vừa qua, số tiền khả dụng trong kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sẽ cạn kiệt vào 2018.

Vấn đề cốt yếu có thể giúp ổn định TTCK là sức khỏe của nền kinh tế lại đang nằm trong xu hướng tăng chậm lại và khó đoán định. Khó khăn lớn nhất là nước này dường như đang bế tắc trong nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng trưởng bền vững hơn.

Cụ thể, đó là những bế tắc trong việc chuyển đổi nền kinh tế tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang dịch vụ và tiêu dùng trong nước; sự mất cân đối trong tăng trưởng GDP. Việc quá đam mê những con số tăng trưởng cao đã khiến từ trung ương tới địa phương ồ ạt kích cầu đầu tư, tăng chi tiêu chính phủ vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường bến bãi, khu đô thị công nghiệp,… bất chấp nhiều “thành phố ma” và những con đường rộng lớn không biết cho ai dùng.

Trung Quốc, đầu tư, chứng khoán, cổ phiếu, Bắc-Kinh, Tập-Cận-Bình, Trung-Quốc, Biển-Đông, chứng-khoán, Shanghai-Composite-Index, Hang-Seng, Nikkei, giải-cứu, xuất-khẩu, đầu-tư, tỷ-giá, nợ-nước-ngoài, chính-sách-tiền-tệ, nhân-dân-tệ

Khối nợ nhiều ngàn tỷ USD của các địa phương và DN là gánh nặng khó giải với Trung Quốc. Do đó, bơm thổi TTCK nhờ vào dòng tiền cho vay là một giải pháp được cho là để thúc đẩy kinh tế. Giá cổ phiếu đã nhanh chóng tăng gấp 2,5 lần trong vòng một năm. 

Không có gì tăng mãi. Tăng nhiều ắt phải giảm. Sự nổ vỡ bong bóng chứng khoán Trung Quốc thực sự là một đòn giáng mạnh vào giới đầu tư. Niềm tin vào một sự hồi phục ngoạn mục của nền kinh tế dường như tiêu tan. Thậm chí, những số liệu về tăng trưởng GDP kém tích cực được đưa ra trong nửa đầu 2015 cũng bị nghi ngờ. Một số NĐT còn lo ngại, tăng trưởng không phải 7% như báo cáo mà có thể đã rơi xuống chỉ còn 2%.

Đó là hiện tại. Còn tương lai, tăng trưởng nhờ tiêu dùng và dịch vụ khó có thể thành hiện thực trong ngày một ngày hai, mà tính bằng nhiều năm. Đầu tư cũng không còn là cứu cánh bởi chính quyền địa phương thậm chí không biết rót tiền vào đâu khi mà có quá nhiều công trình không dùng đến và vay nợ đã tới mức báo động.

Sự bế tắc trong nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế còn ở chỗ: các động lực chính cho sự phát triển là lao động, dòng vốn và năng suất cũng đều rơi vào thế bí. Trên CNBC, Goldman Sachs dự báo, lao động Trung Quốc sẽ giảm do mô hình dân số. Vốn vào nền kinh tế cũng sẽ giảm do đã tăng quá nóng trước đó. Năng suất cũng sẽ tăng trưởng chậm lại. Tăng trưởng GDP do vậy sẽ giảm xuống còn 6,4%, 6,1% và 5,8% trong các năm 2016-2018.

Hiện tại, theo Bloomberg, chiếc phao tốt nhất là phá giá đồng NDT để thúc đẩy xuất khẩu, qua đó hỗ trợ tăng trưởng đã được sử dụng. Tuy nhiên, đổi lại là dòng vốn ngoại đang bị rút ra và niềm tin vào chính sách bị xói mòn. Hơn thế, sau chứng khoán, Trung Quốc dường như đang đối mặt với một nguy cơ đổ vỡ khác là bong bóng nợ. NDT giảm giá sẽ khiến khối nợ bằng USD, theo Nomura, vốn đã lên tới cả ngàn tỷ USD thêm phình to. Chi phí đi vay bằng ngoại tệ trở nên đắt đỏ.

M. Hà

Nếu Mỹ không trở lại Biển Đông với sức mạnh, chớ ngạc nhiên với Trung Quốc

7 Th9

   

 

(Biển Đảo) – Hoa Kỳ đã quá nhút nhát trong việc đảm bảo những hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc đều phải trả giá.

 
 

Patrick M. Cronin, nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc gia tại Đại học Quốc phòng quốc gia, nguyên Trợ lý Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ ngày 5/9 bình luận trên The National Interes, nếu Mỹ không chuẩn bị sẵn sàng trở lại Biển Đông với sức mạnh và nguyên tắc thì đừng ngạc nhiên khi Trung Quốc có cơ hội tận dụng nhảy vào thế chỗ do khoảng trống quyền lực.

Hải quân Hoa Kỳ, hình minh họa. Ảnh: The National Interest.

Hải quân Hoa Kỳ, hình minh họa. Ảnh: The National Interest.

Trung Quốc thay đổi tối đa hiện trạng trước phiên tòa xử đường lưỡi bò

Biển Đông với căng thẳng và nguy cơ xung đột tiềm ẩn sẽ đòi hỏi một chính sách đối ngoại của Mỹ thực tế hơn với sức mạnh toàn diện, sự tham gia sâu sắc và các nguyên tắc lâu dài. Bởi lẽ Biển Đông đã là trung tâm sân khấu cạnh tranh hàng hải ở châu Á. Trung Quốc đang theo đuổi yêu sách chủ quyền – hàng hải (vô lý, phi pháp) của họ một cách từng bước nhưng “không thể lay chuyển”.

Ngay từ năm 2010 Trung Quốc độc đoán đã bóng gió rằng Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của họ làm dấy lên những mối lo ngại chính đáng về chủ quyền, hàng hải và an ninh của các nước Đông Nam Á ven Biển Đông. Với khoảng 90% khối lượng thương mại toàn cầu đi qua đường biển và hơn 1/3 trong số đó đi qua Biển Đông, vùng biển này đang trở thành trung tâm tích tụ quân sự của Trung Quốc.

Niềm tin mới của Trung Quốc về sự giàu có và quyền lực của họ kết hợp với một tư thế ngày càng hung hăng ở hải ngoại đã được thể hiện sống động trong hoạt động (lao vào) tranh chấp ở Biển Đông. Mặc dù Trung Quốc không phải bên duy nhất “thay đổi nguyên trạng” ở Biển Đông, nhưng rõ ràng hành động thay đổi nguyên trạng của Bắc Kinh có quy mô, tốc độ, diện tích và mức nghiêm trọng lớn nhất.

Bắc Kinh đang phải dùng đến thủ đoạn cưỡng chế để thay đổi các sự kiện ngoài thực địa để chiếm ưu thế thực tế. Họ trộn lẫn giữa áp lực quân sự với áp lực từ lực lượng thực thi pháp luật, có sự hỗ trợ mạnh mẽ trên các mặt kinh tế, thông tin, luật pháp và chiến tranh tâm lý. Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp 3000 mẫu Anh đảo nhân tạo ở Biển Đông, nhiều hơn 17 lần so với tổng diện tích cải tạo của tất cả các bên yêu sách còn lại suốt 40 năm qua, chiếm 95% diện tích bồi lấp nhân tạo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Trong quá trình bồi lấp vội vàng, cỗ máy nạo vét khổng lồ của Trung Quốc đã gây ra thiệt hại đáng kể cho hệ sinh thái biển mong manh. Đáng buồn hơn là mục đích hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp này là để chứng minh yêu cầu pháp lý mong manh (vô căn cứ), đó là đường lưỡi bò bao trùm hầu hết Biển Đông. Bắc Kinh chắc chắn muốn củng cố vị thế của mình trước năm tới, khi Tòa Trọng tài thường trực xét xử vụ kiện đường lưỡi bò do Philippines khởi xướng.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Washington Times.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Washington Times.

Chiến lược xoay trục của Tổng thống Obama vẫn “nửa vời”

Thông qua việc gia tăng các hoạt động bành trướng và thủ đoạn cắt lát xúc xích, Trung Quốc đang mở ra những vùng ảnh hưởng trên Biển Đông. Điều này gây ra sự lo lắng của các nước láng giềng. Đồng thời dư luận khu vực cũng hoài nghi khả năng Hoa Kỳ sẽ trở thành trung gian trung thực và đối trọng hiệu quả trước hoạt động bành trướng của Trung Quốc.

Một đường băng hơn 3000 mét trên đá Chữ Thập có thể trở thành bệ phóng cho bất kỳ máy bay quân sự nào của Trung Quốc. Gần đây Bắc Kinh đã tiến hành tập trận quy mô lớn trên Biển Đông với 100 tàu chiến và bắn 100 tên lửa. Hành vi phô diễn sức mạnh quân sự này có mục đích đe dọa láng giềng. Trước sự huênh hoang của Trung Quốc trên biển, các đồng minh và đối tác của Mỹ ở châu Á quan ngại họ bị “bỏ rơi” hơn là cạm bẫy.

Các nước này muốn Hoa Kỳ hiện diện khẳng định cam kết ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Không giống như Hoa Đông nơi Mỹ cam kết bảo vệ Senkaku nếu bị Trung Quốc tấn công, Biển Đông đã có nhiều cơ hội hơn cho chủ nghĩa phiêu lưu của giới lãnh đạo Trung Quốc. Tổ chức khu vực duy nhất – ASEAN có thể cung cấp sự hỗ trợ về chính trị và kinh tế hữu ích, nhưng sự đồng thuận lại quá mong manh mỗi khi đối mặt với các thách thức an ninh.

Trong khi chiến lược tái cân bằng sang châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Obama có ý nghĩa địa chiến lược ưu việt thì trên thực tế nó đang được triển khai một cách nửa vời do sự khan hiếm nguồn lực. Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn chưa hoàn thành. Những nỗ lực ngoại giao như yêu cầu lặp đi lặp lại của ASEAN về ngăn chặn hành vi bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông hay kêu gọi đàm phán ký kết COC dận chân tại chỗ và ít cơ hội đạt được.

Ngay cả sức mạnh cốt lõi của Hoa Kỳ, sức mạnh quân sự vẫn được cảm nhận bởi nhiều đối tác như một tài sản hao mòn. Điệp khúc triển khai 60% tài sản quân sự hải quân Hoa Kỳ sang châu A – Thái Bình Dương vẫn lặp đi lặp lại do suy giảm kích thước các hạm đội, sự xói mòn ổn định của quyền lực biển của Hoa Kỳ mà không có bất kỳ con số chính xác nào về các tàu.

Một số người Mỹ thậm chí còn cô gắng coi thường vấn đề này bằng cách tuyên bố, Mỹ không nên đi đến chiến tranh ở một nhóm bãi đá xa xôi. Chắc chắn là không ai muốn chiến tranh, nhưng đe dọa ở Biển Đông ảnh hưởng nhiều đến sự ổn định khu vực trong tương lai cũng như trật tự quốc tế, luật pháp trên biển.

Chiến hạm USS Fort Worth Hoa Kỳ tuần tra Biển Đông. Ảnh: Bloomberg.

Chiến hạm USS Fort Worth Hoa Kỳ tuần tra Biển Đông. Ảnh: Bloomberg.

Giải pháp nào cho chiến lược xoay trục của Mỹ, chống Trung Quốc bành trướng thôn tính Biển Đông?

Hoa Kỳ có thể bù đắp cho sự suy giảm kích thước các hạm đội thông qua sự hiện diện liên tục và cam kết hoạt động. Về lâu dài, Washington cần làm việc với các đối tác về cách thức chống lại sự cưỡng ép và khả năng chống truy cập ngày càng tăng của Trung Quốc. Để làm được điều này, những động thái quân sự sẽ cần phải được tích hợp trong một chiến lược kinh tế – chính trị lớn hơn.

Trung Quốc sẽ chẳng ấn tượng gì với những nước nói nhiều hơn làm. Trong khi đó Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa (bất hợp pháp) Biển Đông, các đồng minh và đối tác của Mỹ thì muốn biết rằng chính sách của Washington dựa trên nền tảng sức mạnh nào.

Singapore đã cung cấp chỗ đứng chân quan trọng cho hải quân Mỹ mà hiện tại bao gồm một số tàu Littoral Combat. Mỹ đang chờ Tòa án Tối cao Philippines kết luận Hiệp định Hợp tác quốc phòng Mỹ – Philippines mở rộng là phù hợp với hiến pháp.

Văn bản này được thông qua sẽ mở đường cho Thủy quân lục chiến, máy bay và tàu chiến Mỹ quay lại Philippines hỗ trợ đào tạo, xây dựng năng lực và khả năng phòng thủ trên biển. Truy cập các căn cứ và tham gia tích cực có thể bù đắp việc thiếu các căn cứ quân sự thường trú ở Biển Đông cũng như quy mô lực lượng. Đây là nguồn lực rất cần thiết với Hoa Kỳ ở Biển Đông.

Quốc hội Mỹ cũng đã giúp đỡ Nhà Trắng với năm tài khóa mới dành 425 triệu USD để phát triển năng lực tuần tra phòng thủ trên biển cho các nước ven Biển Đông. Đây là một bước đi đúng hướng nhằm ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu. Chia sẻ thông tin để tạo ra nhận thức chung về hàng hải và minh bạch hơn là ưu tiên quan trọng hàng đầu trong việc củng cố năng lực của khu vực chống các hành vi cưỡng chế.

Trong cuộc khủng hoảng Scarborough năm 2012 Hoa Kỳ đã quá nhút nhát trong việc đảm bảo những hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc đều phải trả giá. Tương tự như vậy, tháng 7 năm nay máy bay P-8 của hải quân Mỹ vẫn né tránh không bay vào phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên 7 bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988, 1995 đến nay).

Về mặt pháp lý quốc tế, các bãi đá mà Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp chỉ có tối đa 500 mét vùng an toàn, ngoài ra là không phận – vùng biển quốc tế mà tàu, máy bay các nước có quyền qua lại tự do không ai được ngăn cản. Hoa Kỳ cần khắc phục điều này càng sớm càng tốt, dù chắc chắn rằng Trung Quốc trang bị đầy đủ vũ khí cho các đảo nhân tạo.

Mục đích của các hoạt động tuần tra hàng hải, hàng không này của Mỹ không phải để khiêu khích Trung Quốc, mà là nhấn mạnh tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ không quan tâm đến chiến tranh mà quan tâm đến ổn định, luật pháp, trật tự và tự do. Nhưng nếu Mỹ không sẵn sàng quay lại Biển Đông với sức mạnh thì không nên ngạc nhiên khi Trung Quốc nhảy vào thế khoảng trống quyền lực. Chấp nhận một Trung Quốc trỗi dậy không nên bao gồm chấp nhận những nỗ lực đảo lộn trật tự khu vực thông qua ức hiếp nước nhỏ.

(Theo Giáo Dục)

Khi tình bạn Putin và Tập Cận Bình bị thử thách – Vnn

7 Th9

Họ đã gặp nhau hơn chục lần, kề vai sát cánh trong những cuộc diễu binh quân sự lớn nhất tại Nga và tuần qua là ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, quan hệ giữa Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đang bị thử thách khi nền kinh tế hai nước có những bất ổn.

Hai thỏa thuận năng lượng bước ngoặt được ký kết năm ngoái để cung cấp khí tự nhiên từ Nga sang TQ tới nay có rất ít tiến triển. Chúng hầu như không được đề cập đến khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau hội đàm sau lễ diễu binh tại Quảng trường Thiên An Môn hôm thứ 5.

Thương mại song phương được dự đoán đạt hơn 100 tỉ USD năm nay nhưng thực tế mới chỉ tiến đến con số khoảng 30 tỉ trong 6 tháng đầu năm, phần lớn là vì TQ sụt giảm nhu cầu dầu của Nga.

Với việc thị trường chứng khoán TQ lao dốc, tăng trưởng kinh tế ở mức chậm nhất trong 1/4 thế kỷ, Bắc Kinh khó có thể cung cấp một đảm bảo vững chắc mà ông Putin kiếm tìm nhằm đối phó với sự trừng phạt kinh tế của phương Tây. Đó là chưa kể tới việc giá dầu giảm mạnh trên toàn cầu.

TQ, Nga, Putin, Tập Cận Bình, Mỹ
Tổng thống Putin ở thăm TQ từ 2-4/9 vừa qua. Ảnh: EPA

“Nga trông chờ vào sự tăng trưởng của TQ cũng như nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở nước này gồm dầu, khí, khoáng sản. Với Nga, TQ là một chọn lựa thay thế châu Âu”, Fiona Hill, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Viện Brookings ở Washington nhận định.

TQ có quá cần khí đốt từ Nga?

Một trong những trụ cột của mối quan hệ giữa ông Putin và ông Tập là thỏa thuận cung cấp khí tự nhiên kéo dài 30 năm cho TQ từ các mỏ khí ở Đông Siberia, trị giá 400 tỉ USD, với mẻ cung cấp đầu tiên dự kiến từ 2019 – 2021. Trong quá trình ký kết ở Thượng Hải, ông Putin đã mô tả hợp đồng này là một “sự kiện lịch sử” và bày tỏ sự tin tưởng rằng, Nga bất chấp áp lực từ cấm vận phương Tây vẫn có thể đa dạng hóa thị trường năng lượng.

Giá cả cụ thể trong hợp đồng chưa từng được chính thức công bố. Điều này khiến giáo sư Jonathan Stern – chủ tịch chương trình nghiên cứu khí tự nhiên tại Viện nghiên cứu năng lượng Oxford (Anh) nhận định có khả năng với sự lao dốc của giá năng lượng, thỏa thuận sẽ phải thương lượng lại.

Người TQ muốn khí tự nhiên cho khu vực lạnh lẽo Đông Bắc và người Nga đã bắt tay vào việc cung cấp, nhưng lại vấp phải ít nhiều khó khăn. Theo giáo sư Stern, một thỏa thuận khác, cũng là cung cấp khí tự nhiên từ Tây Siberia, được hai nhà lãnh đạo ký tắt hồi tháng 11 trước ở Bắc Kinh. Nhưng hợp đồng chính thức dự kiến ký kết ở Bắc Kinh trong chuyến thăm gần đây của ông Putin dường như đã chệch hướng.

“Đây là hợp đồng mà ông Putin có thể ký trong tuần này, nhưng lại không, một phần vì nhu cầu hiện tại của TQ thấp hơn nhiều với ước tính trước đây”, ông nói.

Phức tạp hơn là Nga không có khả năng chi trả cho việc xây dựng hệ thống ống dẫn khí sang TQ. Câu hỏi đặt ra là liệu TQ có cần khí của Nga đến mức sẵn sàng cung cấp nguồn tài chính cho việc xây dựng này ?- Edward C. Chow, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washingotn đặt giả thuyết.

Cũng nhìn về góc độ giá cả, Triệu Hoa Thành, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nga và Trung Á, Đại học Phúc Đán Thượng Hải cho hay, “chúng tôi phải tính toán lại toàn bộ và cố gắng giảm giá’. Các cuộc thương thảo đối mặt với rất nhiều khó khăn do sự lao dốc trong giá cả khí tự nhiên”.

 
 

Sự lạc quan về việc TQ giúp Nga thoát khỏi các vấn đề kinh tế đã dần phai mờ. Alexander Gabuev, nhà phân tích về quan hệ Nga-Trung tại Trung tâm Carnegie Moscow bi quan cho rằng, “hy vọng TQ cung cấp sẽ đảm bảo con đường sống cho Nga giữa lúc đối mặt với các biện pháp trừng phạt và giá dầu sụt giảm đã không còn”.

“Đây là mối quan hệ mang tính biểu tượng – với một nền tảng kinh tế nhỏ và bất ổn”, ông nói. “Giới tinh hoa Kremlin đã thất vọng vì không thể nhanh chóng hiện thực hóa những gì người Nga hy vọng”.

Vì mục tiêu 100 tỉ USD giao dịch thương mại hai bên là bất khả thi trong năm 2015 nên các quan chức Nga cho rằng, đích đến 200 tỉ USD vào năm 2020 có thể là quá lạc quan.

Giới hạn cho những lợi ích chiến lược

Nhưng các thỏa thuận năng lượng lớn không phải là “nạn nhân” duy nhất của việc kinh tế sụt giảm ở cả hai nước.

Một tuyến đường sắt tốc độ cao mà TQ tuyên bố sẽ xây dựng nối Moscow với Bắc Kinh đang đem lại sự hoài nghi lớn bởi TQ lại đang yêu cầu Nga chi trả cho dự án. Chặng đường đầu tiên nối Moscow với Kazan, dự kiến mở cửa trước World Cup tại Nga năm 2018. Nhưng tới nay, mọi việc vẫn chưa bắt đầu, và dường như không bắt đầu.

Tình bạn giữa ông Putin và ông Tập Cận Bình đang thu hút sự chú ý của cả thế giới. Mỗi người đều thích tạo dựng hình ảnh mạnh mẽ, quyền lực, và thậm chí là táo bạo mạo hiểm.

Ở những cuộc gặp toàn cầu, họ hầu như xuất hiện cùng nhau. Trong một cuộc gặp các nhà lãnh đạo châu Á tại Bali, Indonesia năm 2013, ông Tập còn tặng Tổng thống Nga chiếc bánh sinh nhật. Tại Bắc Kinh tháng 11 năm trước, Putin đã giảng giải với ông Tập những ưu điểm về chiếc điện thoại di động của Nga…

Cả hai nhà lãnh đạo kiêu hãnh rằng, họ đã nâng tầm quan hệ hai nước trở thành mối quan hệ chiến lược; Nga và TQ gần đây đã có những cuộc tập trận hải quân quy mô lớn ở Địa Trung Hải và biển Nhật Bản. Tại LHQ, họ cùng nhau phản đối các sáng kiến Mỹ đưa ra với Libya và Syria cũng như khá tương đồng nhìn nhận về Iran.

Nhưng ở đây vẫn có những giới hạn với các lợi ích chiến lược hai nước. TQ vẫn lo lắng các động thái của Nga tại Crưm, đặc biệt là ở Ukraina, nơi Bắc Kinh có nhiều đầu tư thương mại cũng như quân sự. Họ cũng lo ngại việc sáp nhập Crưm có thể là tiền lệ cho những vùng lãnh thổ của TQ như Tây Tạng, Tân Cương.

Tại Trung Á, hai nước có nhiều cạnh tranh hơn là hợp tác hữu nghị, nhất là khi TQ mua năng lượng từ các nước vốn nằm trong không gian chịu ảnh hưởng truyền thống của Nga.

Thái An (theo Nytimes)

Philippines: Trung Quốc phải từ bỏ “luận điệu dối trá” về Biển Đông – RFI

6 Th9

mediaPeter Paul Galvez phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines – DR

Chỉ vài hôm sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng Bắc Kinh quyết tâm theo đuổi hòa bình và không hề có ý hướng « bá quyền », nhân một buổi lễ duyệt binh được cho là nhằm phô trương sức mạnh quân sự, Bộ Quốc phòng Philippines vào hôm nay, 06/09/2015, đã công khai lên tiếng cho rằng Bắc Kinh phải chứng minh bằng hành động cụ thể là họ mong muốn hòa bình ở Biển Đông, thay vì chỉ có những « luận điệu dối trá » về hòa bình.

Trong một bản tuyên bố được hãng tin Pháp AFP trích dẫn, ông Peter Paul Galvez, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines nói nguyên văn như sau : « Lãnh đạo Trung Quốc cần phải đi xa hơn là những luận điệu dối trá cho rằng họ mưu cầu hòa bình, trước khi mà các hành vi hung hăng của họ gây ra những tổn hại lớn hơn và không thể khắc phục được đối với khu vực » và cả bên ngoài khu vực. 

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines đã nêu bật các hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông khi xác định rằng : « Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc chứng tỏ sự thành thật của mình, bằng cách ít ra là đình chỉ các hoạt động xây dựng và quân sự hóa, và tránh việc hạn chế quyền tự do hàng không và hàng hải » tại vùng biển đang tranh chấp. 

Theo ông Peter Paul Galvez, Bộ Quốc phòng Philippines hoan nghênh tuyên bố mới đây của lãnh đạo Trung Quốc, cam kết theo đuổi con đường hòa bình, nhưng cũng tự hỏi là nếu như vậy thì tại sao Trung Quốc lại phô trương các loại vũ khí tấn công nhân buổi lễ duyệt binh ngày 03/09/2015 vừa qua. 

Trung Quốc tự nhận mình là sở hữu chủ của hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền của Philippines cũng như của Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan. 

Trong số các nước tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc, Philippines là quốc gia thường xuyên có những lời đả kích mạnh mẽ nhất nhắm vào các hành động hung hăng của Bắc Kinh, mà gần đây nhất là việc bồi đắp các đảo đá mà Trung Quốc từng đánh chiếm và lấn chiếm của Philippines và Việt Nam, biến các nơi này thành tiền đồn có thể dùng vào mục tiêu quân sự.

Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà – Zing.vn

1 Th9

Ông Đoàn Văn Vươn về đến nhà trong niềm vui và xúc động của bà con xã Vinh Quang, Tiên Lãng (Hải Phòng). Họ chuẩn bị pháo giấy và bắc rạp làm cơm chiêu đãi người nông dân.

Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Sau chặng đường hơn 80 km từ trại giam Hoàng Tiến (Chí Linh, Hải Dương) về tới quê nhà xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng), ông Đoàn Văn Vươn cùng vợ con và những người bạn thân ghé đình Đông, nơi thờ tiến sĩ bộ hộ thượng thư Nhữ Văn Lan để báo cáo với tiên tổ.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
14h, người nông dân lại được đi trên mảnh vườn tại quê nhà. Ra đón từ đầu ngõ là những người bạn thân thiết cùng sinh hoạt trong Liên chi Hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng. Họ đã chờ ông từ tinh mơ.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Những quả pháo giấy liên tiếp bắn lên, chào mừng ông trở về.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Lần lượt từng người ôm ông chúc mừng.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Làng xóm tại xã Vinh Quang ai nấy đều mừng rỡ khi thấy ông vẫn khỏe mạnh như xưa. Trước đó, họ đã bắc rạp tại mảnh vườn ngay chân đê chuẩn bị tiệc chiêu đãi.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Trở về nhà sau nhiều năm đi xa, ông Vươn bước thẳng ra khu đầm mà bấy lâu nay ông vẫn đau đáu nỗi lo toan. Ông cho biết, trong những ngày tới khi ổn định mọi thứ sẽ tiếp tục công việc nuôi trồng thủy sản, gia cầm trên mảnh đất 40 ha này.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Nhìn người vợ hiền và đứa con út khỏe mạnh, ông Vươn cho biết không lâu nữa ông sẽ bắt tay vào những công việc còn đang thực hiện dang dở.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Phát biểu trong buổi lễ đón mình và người em ruột Đoàn Văn Quý, ông Vươn gửi lời cám ơn tới bà con làng xóm, bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ vợ con ông khi đang phải thụ án.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Nhiều người không giấu nổi giọt nước mắt xúc động khi nghe ông tâm sự về những tháng ngày sống trong trại giam.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
“Tình cảm mà mọi người dành cho tôi thật ý nghĩa và lớn lao. Tôi về sớm với cộng đồng thật là một niềm hạnh phúc, nhất là được tiếp tục phụng dưỡng người mẹ già mà bấy lâu anh em tôi luôn thấp thỏm, đợi chờ, lo lắng”, ông xúc động nói.
Ông Đoàn Văn Vươn được chào đón ở quê nhà
Sau nhiều giờ hội ngộ, nhiều người vẫn rưng rưng nước mắt vì vui sướng.

Ông Đoàn Văn Vươn mừng rỡ ngày ra tù

11h ngày 31/8, anh em ông Đoàn Văn Vươn – Đoàn Văn Quý được tự do sau 3 năm, 7 tháng, 21 ngày sống tại trại giam Hoàng Tiến (Chí Linh, Hải Dương).

Chủ tịch nước đã ký Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 18.298 phạm nhân đang chấp hành án tù. 

Ngoài ra, 225 người đang được hoãn chấp hành án và 16 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án cũng được hưởng đặc xá. Các Quyết định này có hiệu lực từ ngày 31/8.

Hai anh em ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý thụ án tại trại giam Hoàng Tiến (Chí Linh, Hải Dương). Tính đến ngày 31/8 ông đã ở trong trại 3 năm, 7 tháng và 21 ngày.

Trước đó, tháng 4/2013, Tòa án tối cao đã tuyên án 5 năm tù đối với ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý với tội danh Giết người.

Hoàng Anh

 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

  • Rất tốt! Thông tin nhanh, nội dung trung thực và khách quan.
  • Bình thường: Thông tin hữu ích, nội dung không lỗi.
  • Kém: Nội dung không có giá trị, nhiều lỗi
 

Một từ xuyên suốt mọi thành bại của nước Việt – Tvn

1 Th9

Một từ xuyên suốt mọi thành bại của nước Việt

“Có thể tóm lại trong một từ “DÂN”. Dân tin, dân theo thì thành công; dân không tin, dân không theo thì thất bại”.LTS:Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9, Tuần Việt Nam gặp gỡ và phỏng vấn GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định tư liệu triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”.  

Độc lập, chủ quyền, Trường Sa, Hoàng Sa, Giàn khoan 981, biển Đông, kháng chiến, pháp quyền, lịch sử, sách giáo khoa

 GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc. Ảnh: Đoàn Bảo Châu

Cách kỷ niệm ý nghĩa nhất 

Xin bắt đầu bằng một câu hỏi ngược dòng lịch sử. Như nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra, đất nước ta mang một vận mệnh khắc nghiệt khi luôn phải gồng mình chống lại các thế lực ngoại xâm mạnh hơn nhiều lần để có thể tồn tại, độc lập. Vậy theo ông, đâu là yếu tố tiên quyết, xuyên suốt làm nên những chiến thắng của dân tộc? 

Có thể tóm lại trong một từ “DÂN”. Dân tin, dân theo thì thành công; dân không tin, dân không theo thì thất bại. Bài học của tất cả các cuộc chống ngoại xâm thất bại trong lịch sử Việt Nam là ở chỗ người tổ chức kháng chiến đã không huy động được sự đóng góp của dân.  

Hồ Quý Ly là một người anh hùng, tài ba, lỗi lạc, nhà cải cách lớn.Nguyễn Trãi từng nói về ông “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật/ Anh hùng di hận kỷ thiên niên”. Song cũng chính Nguyễn Trãi đã chỉ ra cái yếu cốt tủy của nhà Hồ là “chính sự phiền hà, để trong nước lòng dân oán hận”. Khi đứng trước cuộc chiến tranh xâm lược đại quy mô của quân Minh mà quân đội nhà Hồ “trăm vạn người trăm vạn lòng” thì dù có trăm tay nghìn mắt, dù có tả xung hữu đột trên các phòng tuyến kiên cố, Hồ Quý Ly cũng không còn cách có thể nào ngăn cản nổi các cuộc tấn công ào ạt của quân Minh. Thất bại của cuộc kháng chiến của nhà Hồ là điều không tránh khỏi.  

Mọi chiến thắng huy hoàng của Việt Nam trước giặc ngoại xâm hung ác đều là cuộc chiến tranh nhân dân. Chiến tranh nhân dân là tinh hoa của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Vì sao? Vì các cuộc chiến tranh của chúng ta tổ chức đều là chiến tranh vệ quốc, mà kẻ thù xâm lược nước ta thường đều là các đại đế chế hùng mạnh nhất thế giới đương thời, chúng ta luôn phải “lấy yếu thắng mạnh”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy đại nghĩa thắng hung tàn/ lấy chí nhân thay cường bạo”, trong điều kiện như thế, người lãnh đạo kháng chiến không thể không đặt cược thành công ở sự đóng góp của toàn dân.  

Giữ nước chính là giữ dân vậy. Muốn giữ dân, một chính quyền phải thực sự vì dân. 

Là người nghiên cứu sử, lại từng sống qua các cuộc chiến tranh của dân tộc, ông cảm nhận ra sao về những bước đi suốt 70 năm qua của đất nước?

Đây là dịp để nhìn nhận lại chặng đường 70 năm, những gì làm được, những gì chưa làm xong, để có thể tính tiếp con đường phát triển trong tương lai. Theo tôi, đó là cách kỷ niệm ý nghĩa nhất. 

Có thể nói Cách mạng tháng Tám là một bước thay đổi hoàn toàn, từ chế độ phong kiến thực dân chuyển sang chế độ dân chủ nhân dân. Sau Cách mạng tháng Tám, chỉ một thời gian rất ngắn, trong hoàn cảnh tròng trành giữa bão tố, chúng ta đã tập trung để xây dựng một nhà nước mới, thể chế mới trở thành nền tảng ban đầu cho toàn bộ quá trình phát triển cho đến ngày nay.   

Tiếp đến là thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp, 20 năm kháng chiến chống Mỹ… đều là những trang sử rất hào hùng.

Rồi thời kỳ phe XHCN đi vào khủng hoảng, tan rã, chúng ta ở vào một hoàn cảnh còn khó hơn các nước, vì vừa từ chiến tranh đi ra. Trong điều kiện thiếu thốn những cái sơ đẳng, đói đến “vàng mắt”, chúng ta đã tiến hành Đổi mới, và cuộc sống hồi sinh nhanh chóng. Với nông nghiệp, chỉ mấy năm sau chúng ta đủ ăn, tiếp đến có dư để xuất khẩu, thậm chí xuất khẩu gạo đứng thứ nhất, thứ nhì thế giới. 

Nhìn cả lại cả một quá trình một cách tổng thể như vậy, rõ ràng chúng ta đã có những bước tiến mà trước đây chưa bao giờ nghĩ tới.  

Độc lập, chủ quyền, Trường Sa, Hoàng Sa, Giàn khoan 981, biển Đông, kháng chiến, pháp quyền, lịch sử, sách giáo khoa
Một Nhà nước đặt yêu cầu phát triển lên hàng đầu không thể không đề cao vai trò của pháp luật, thượng tôn pháp luật. Ảnh minh họa

Đạo đức lớn nhất là chấp hành nghiêm luật pháp

Những thành quả đó là không thể phủ nhận. Song, mặt khác, Việt Nam độc lập đã 70 năm, hòa bình đã 40 năm, cùng một quãng thời gian như vậy, thế giới đã có những bước tiến dài. Đổi mới tạo ra bước ngoặt kỳ diệu, nhưng sau đó dường như chúng ta lại bỏ lỡ không ít cơ hội để phát huy hết tiềm năng những thành quả. Theo ông đâu là nguyên nhân căn cốt?

Chúng ta thường ca ngợi Việt Nam là một xã hội rất hài hòa giữa lý và tình. Trong xã hội truyền thống, điều này hay thật, quý thật. Nhưng bước sang xã hội hiện đại, tôi e rằng đó chính là vật cản lớn nhất của chúng ta trên con đường phát triển. 

Một Nhà nước do dân, vì dân, đặt yêu cầu phát triển lên hàng đầu không thể không đề cao vai trò của pháp luật, thượng tôn pháp luật. Nghĩa là tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và đó mới là dân chủ, bình đẳng, chứ không thể vì tôi là con “ông to”, cái gì tôi cũng phải được ưu tiên.  

Chúng ta đề ra khẩu hiệu “sống và làm việc theo pháp luật” nhưng theo quan sát của tôi, không nhiều người thực hiện được, ai cũng muốn tìm ra sự hợp lý, ưu tiên cho mình, cho quyền lợi cá nhân, phe nhóm của mình.  

Thí dụ, chỉ từ chuyện nhỏ như tham gia giao thông, ai cũng muốn vượt, muốn chen ngang thì có nghĩa là chúng ta đang tự ngáng cản mình, đang tự kéo chúng ta lại. 

Cả hệ thống phải hiệu quả hóa từ khâu làm luật cho đến thi hành pháp luật, từ cấp cao nhất cho đến từng người dân thường, làm thế nào để mọi người thực sự nghiêm chỉnh chấp hành theo luật pháp và pháp luật của Nhà nước. 

Một xã hội “pháp trị” liệu có mâu thuẫn với một xã hội “đức trị”?

Tôi đi một số nước, quan sát chỉ vài hành động nhỏ cũng thấy sự chấp hành pháp luật ra sao. Chẳng hạn người hút thuốc lá mà không đúng vị trí quy định, lại vứt tàn thuốc bừa bãi thì sẽ bị phạt nặng. Nhưng cái phạt đó không đau bằng những người chứng kiến sẽ nhìn anh ta bằng con mắt khinh thường, xem anh ta như là cá thể lạc lõng trong thế giới văn minh. Nếu biết được điều ấy thì người hút thuốc lá sai quy định kia sẽ không bao giờ tái phạm nữa.  

 

Tôi không bàn về các thuật ngữ “pháp trị” hay “đức trị” phương Đông và phương Tây đời xưa, mà chỉ muốn nói quan niệm thông thường hiện nay thôi. Ta vẫn gọi “đức” là đạo đức, là tư cách, phẩm chất con người; có trường hợp cụ thể dễ hình dung, nhưng phần nhiều là trừu tượng. Nhiều khi người ta đánh giá con người có đạo đức chỉ căn cứ vào thái độ ứng xử hài hòa, nói năng lễ phép, mà lại dễ dàng bỏ qua những tiêu chí rất cơ bản về phẩm chất, lối sống, hiệu quả công việc.  

Chúng ta vẫn nhìn nhận đạo đức theo lối tư duy của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, tính thời gian theo nhịp điệu mùa vụ, mà quên rằng trong xã hội hiện đại đòi hỏi tính chuẩn xác rất cao, nên chuẩn giờ phải trở thành một trong những tiêu chí hàng đầu của đạo đức con người.  

Vậy thì quan niệm đạo đức không phải là cái nhất thành bất biến mà cũng biến đổi trong không gian và thời gian. Tôi nghĩ, đạo đức lớn nhất ở những trường hợp tôi dẫn ra chính là chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước và quy định của xã hội. Trong xã hội hiện đại xem ra giữa “pháp trị” và “đức trị” càng xích lại gần nhau hơn và nhiều khi đã hòa đồng cùng nhau. 

Trước sau luôn tin ở lớp trẻ

Tôi được biết tháng 5 vừa rồi ông đã lần đầu tiên đặt chân đến Trường Sa, đánh dấu hơn 20 năm chính thức tham gia công cuộc sưu tập tư liệu chủ quyền đất nước. Đâu là điều ông tâm niệm suốt hành trình dài đó?

Tôi được phân công làm Chủ nhiệm đề tài Lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1994 và vì là nhà Sử học nên trước sau tôi chỉ chăm chú tìm kiếm các tư liệu lịch sử. Hơn 20 năm qua, tôi đã tranh thủ khảo sát hầu khắp các địa phương trong nước, nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm lưu trữ, thư viện của nhiều nước trên thế giới có các nguồn tư liệu liên quan đến chủ đề này.  

Tuy nhiên mãi đến tháng 5 vừa rồi tôi mới có cơ hội được đi ra Trường Sa. Thời gian chỉ có hơn chục ngày, chưa thể đi hết được các đảo, đá, bãi cạn, nhưng tôi đã thực học được nhiều hơn, biết được rõ ràng, cụ thể hơn so với tất cả những gì tôi đã tích lũy suốt hơn 20 năm nghiên cứu. 

Điều tôi luôn trăn trở là chúng ta có chủ quyền thật sự, trọn vẹn, trong hòa bình, hoàn toàn không có tranh chấp, tranh biện ít nhất từ đầu thế kỷ XVII cho đến đầu thế kỷ XX, nghĩa là chúng ta đã khai chiếm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa theo đúng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của luật pháp quốc tế, thế mà dân ta còn biết chưa nhiều. 

Độc lập, chủ quyền, Trường Sa, Hoàng Sa, Giàn khoan 981, biển Đông, kháng chiến, pháp quyền, lịch sử, sách giáo khoa
Chủ quyền đất nước luôn thiêng liêng trong tâm khảm của mỗi người dân Việt. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tôi cũng chưa hiểu vì sao sách giáo khoa lịch sử phổ thông của ta chưa thấy có mục nào viết về những trang sử bi hùng này ở Hoàng Sa, Trường Sa. Tôi đau xót thấy môn Sử đang bị đẩy vào ngõ cụt và có nguy cơ không còn tồn tại trong chương trình giáo dục phổ thông (vì chắc chắn sẽ không còn học sinh chọn học môn này) và không khỏi ngậm ngùi nghĩ đến máu xương của lớp lớp các thế hệ cha anh đã tan trong sóng biển.  

Trung Quốc mãi đến năm 1909, lợi dụng khi nước ta đang bị Pháp đô hộ, đã đưa người ra Hoàng Sa tuyên bố chủ quyền, rồi nhiều thập kỷ sau đó đã dựng lên cả một “Văn hiến các đảo Nam Hải”, ngang nhiên coi Biển Đông là lợi ích cốt lõi; khăng khăng tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam) là chủ quyền bất khả tranh cãi của họ. Chỗ nào họ cũng tuyên truyền, giáo dục, ở đâu họ cũng giới thiệu, giảng giải. Tôi hết sức ngạc nhiên là họ đào đâu ra lắm “hiện vật” minh chứng chủ quyền của họ đã được xác lập từ thời Hán (???) để trưng bày ở khắp các bảo tàng, các cuộc triển lãm trên toàn Trung Quốc.  

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản cho phát triển bền vững đất nước, trong đó lịch sử Việt Nam là cơ sở rất quan trọng của nguồn lực con người Việt Nam. Mong các nhà chiến lược giáo dục quan tâm trả lại vị trí vốn có của ngành Sử trong hệ thống giáo dục phổ thông và đưa lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào chương trình sách giáo khoa Lịch sử. Được như vậy thì chắc chắn cả tiền nhân, hậu thế và cả người đời nay đều ghi nhận.  

Năm 2014, sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng thế nào đến công tác sưu tập, công bố tư liệu chủ quyền cũng như một số vấn đề về quan điểm khác?

Tôi cho rằng đó là một sự kiện mang tính chất thúc đẩy rất quan trọng để chúng ta nhìn nhận, phát biểu vấn đề chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa một cách bài bản, đầy đủ, rõ ràng và chuẩn xác.  

Tôi cũng rất ủng hộ cách làm của Bộ Thông tin Truyền thông, trên cơ sở tư liệu đã chuẩn bị, tổ chức các triển lãm giới thiệu bài bản tư liệu, cơ sở lịch sử và pháp lý của chủ quyền VN tại gần 40 điểm ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều tỉnh, thành phố và các huyện đảo như Cô Tô (Quảng Ninh), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu) và Phú Quốc (Kiên Giang). Điều này đã nâng cao căn bản nhận thức về chủ quyền cũng như trách nhiệm của người VN đối với nghĩa vụ bảo vệ toàn vẹn từng tấc đất của Tổ quốc. 

Rồi cả những câu chuyện về quan điểm chính trị, như có người chưa rõ chức năng đại diện cho Việt Nam của Chính phủ Quốc gia VN (chính phủ của Bảo Đại) trong Hội nghị San Francisco (năm 1951), hoặc có người muốn có sự đánh giá về sự hy sinh của những người lính VNCH trong trận chiến Hoàng Sa 1974. Theo tôi, lúc nào chúng ta cũng phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên cao nhất. Chính phủ Quốc gia Việt Nam khi ấy đứng về mặt chính trị giữa các đảng phái trong nước thì đối lập với chính phủ Việt Minh, nhưng lại được thừa nhận trên trường quốc tế, và khi họ đi dự hội nghị Quốc tế San Francisco là đại diện cho Việt Nam. Và tất cả hành động hi sinh vì sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, đất nước đều thiêng liêng, đều phải được trân trọng. Tổ quốc đời đời ghi công tất cả các trường hợp chiến đấu, hy sinh vì sự toàn vẹn của quốc gia lãnh thổ, không phân biệt thời kỳ nào hay thuộc thể chế chính trị nào.  

Nhiều người cho rằng giới trẻ ngày nay sinh ra khi đất nước đã hòa bình nên tình yêu, cảm nhận của họ đối với đất nước, chủ quyền sẽ nhạt nhòa hơn so với những thế hệ đi trước. Là một người thầy, tiếp xúc nhiều với giới trẻ, ông có bi quan như vậy?

Hoàn cảnh mỗi thời mỗi khác. Chúng tôi trưởng thành trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ, khi đó yêu cầu tìm hiểu lịch sử về công cuộc chống ngoại xâm, chủ quyền quốc gia lãnh thổ luôn luôn thôi thúc mỗi người, mà nếu như bàng quan đứng ngoài thì cũng giống như kẻ có tội vậy.  

Hiện nay, chẳng hạn, khi cần tìm hiểu chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa, các em có thể tìm ở bất cứ nơi đâu, chỉ gõ máy tính là có thể có hàng nghìn trang (nếu như trước đây chúng tôi phải đến thư viện, tìm khắp nơi, thậm chí mất hàng tháng trời chưa chắc đã được vài trang). Như vậy, khó có thể so sánh rằng vì thế hệ trước dành nhiều thời gian hơn thì yêu Hoàng Sa, Trường Sa hơn, còn thế hệ hiện nay sử dụng ít thời gian hơn thì yêu Hoàng Sa, Trường Sa không bằng. Chúng ta phải căn cứ vào hiệu quả công việc, đánh giá thực tế hành động thể hiện nhận thức vấn đề chủ quyền…  

Tôi có cảm giác có một thời ta ít tuyên truyền, giới thiệu thì cũng có nhiều người không mấy quan tâm, nhưng sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa và khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cả xã hội quan tâm sôi sục, trong đó đặc biệt là lớp trẻ. Họ có sự hiểu biết sâu sắc không chỉ lịch sử chủ quyền của Việt Nam, mà cả luật pháp quốc tế. Họ đã sáng tạo ra nhiều hình thức đấu tranh linh hoạt, độc đáo, hiệu quả, thể hiện tầm cao trí tuệ và bản lĩnh tuyệt vời của tuổi trẻ Việt Nam. 

Tôi trước sau vẫn rất tin ở lớp trẻ. Qua những sự kiện có tính chất kiểm nghiệm, chúng ta càng thấy rõ hơn ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia lãnh thổ và nhất là tài thông minh, trí sáng tạo được thể hiện ở các hình thức đấu tranh phong phú và hiệu quả, mà tuổi trẻ chúng tôi trước đây chắc chắn chưa làm được như vậy.          

Mỹ Hòa

 

NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG: Tin tuần từ 24/8-30/8 – NCBĐ

31 Th8

Tin tuần từ 24/8-30/8

Thứ hai, 24 Tháng 8 2015 11:31 dinh tuan anh

Share:

-(DT 28/8) Mỹ “dàn trận” quyết đấu Trung Quốc trên biển Đông: Mỹ cần có lực lượng không quân và hải quân mạnh, có thể vượt qua hệ thống A2/AD của TQ, can thiệp dứt khoát trong bất kỳ trường hợp nào; (VOA 28/8)Philippines từ chối lời mời dự lễ duyệt binh ở Trung Quốc

-(TT 27/8) Philippines nhờ Mỹ giúp theo dõi tình hình Biển Đông và bảo vệ tàu dân sự Philippines tiếp tế cho binh lính nước này đồn trú ở Bãi Cỏ Mây; (ANTĐ 27/8) Australia lo ngại nguy cơ bất ổn từ “điểm nóng” Biển Đông

-(Vnexpress 27/8) Trung Quốc tập trận lớn trên biển Hoa Đông: Đây là cuộc tập trận bắn đạn thật lần thứ ba trong vòng hai tháng gần đây của nước này; (Vnmedia 27/8) Lời hứa của Mỹ khiến Trung Quốc ớn lạnh

-(Vnexpress 26/8) Trung Quốc thử thiết bị lặn sâu không người lái ở Biển Đông: AUV do TQ nghiên cứu chế tạo có thể lặn liên tiếp 31 giờ đồng hồ, xuống độ sâu 4.446 m; (TP 26/8) Trung Quốc lại đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra biển Đông

-(Infonet 26/8) Đã đến lúc Mỹ buộc TQ nhìn nhận Biển Đông như một thách thức về luật pháp và ngoại giao, chứ không chỉ đơn thuần là một đấu trường quân sự; (LĐ 26/8) Mỹ cần tuyên bố đòi hỏi đường 9 đoạn của Trung Quốc là bất hợp pháp

-(GD 26/8) Nhật Bản tăng thêm 12 tàu tuần tra để xua đuổi tàu cá Trung Quốc: Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, có khoảng 1.000 tàu cá Trung Quốc hoạt động lâu dài ở xung quanh nhóm đảo Senkaku; (Vnplus 26/8) Mỹ sẽ tăng cường tập trận ngăn Trung Quốc bối lấn ở Biển Đông

-(VOV 25/8) Biển Đông và Trung Quốc ở đâu trong Chiến lược an ninh mới của Mỹ?: Hải quân TQ hiện sở hữu số lượng tàu lớn nhất tại châu Á với hơn 300 tàu chiến, tàu ngầm, tàu đổ bộ và tàu tuần tra; (Infonet 25/8) Sức mạnh hải quân Đài Loan nhằm đến Biển Đông

-(DT 24/8) Phương án mới chống Mỹ của Trung Quốc: Lực lượng A2/AD trên biển của Trung Quốc có thể được phát triển có cấp độ tương tự Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh; (GD 24/8)Đường ống khổng lồ Trung Quốc bất ngờ xuất hiện ở bờ biển Philippines

(TN 24/8) Malaysia sẽ đặt tên cho các đảo của nước này ở Biển Đông: Khoảng 535 đảo đang trong tình trạng không rõ ràng, nhiều khu vực đảo không có cột mốc đánh dấu khiến nước này lo ngại sẽ bị xâm phạm; (VOA 24/8)Philippines định mở ‘Khu du lịch sinh thái’ ở biển Đông

-(Vnexpress 24/8) Hải Dương 981 khoan giếng dầu áp suất cao đầu tiên ở Biển Đông: Giếng dầu Lăng Thủy 25-1S-1 cách thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam khoảng 140 hải lý; (CA 24/8) Việt Nam yêu cầu Đài Loan chấm dứt xây hải đăng ở Trường Sa

-(GD 24/8) Trung Quốc sẽ coi thường Mỹ, tiếp tục bành trướng ở Biển Đông?: Washington có thể ủng hộ các nước Đông Nam Á thành lập liên minh, xây dựng Bộ quy tắc ứng xử mà không có sự tham gia của Bắc Kinh; Diễn đàn Đông Á-Mỹ Latinh; (ĐĐK  24/8)Ủng hộ UNCLOS ở Biển Đông

-(LĐ 23/8) Trung Quốc phát hiện thiết bị do thám bí mật của nước ngoài trên Biển Đông: Thiết bị này dài chừng 1m, trông giống một quả ngư lôi; (VOV 23/8) Mỹ tố Trung Quốc tăng tốc xây đường băng trên đảo nhân tạo ở Trường Sa

-(BĐV 23/8) Trung Quốc đo sức mạnh tàu tuần tra Nhật tặng Việt Nam: Đây là tàu tiên tiến nhất mà Việt Nam có được cho đến nay; (GD 23/8) Nga đơn phương muốn tập trận chung ở Biển Đông

Đất nước muốn phát triển, con người phải được tự do – Tvn

31 Th8

Để đất nước phát triển, con người cần không gian tự do sáng tạo. Do đó, trong một xã hội dân chủ, về nguyên tắc không gian tự do cần tương đối rộng và ngược lại những hạn chế quyền tự do phải tương đối hẹp.

Tránh nguy cơ “khóa” các quyền hiến định

Hiến pháp của thời kỳ đổi mới

Những vấn đề để ngỏ trong Dự thảo Hiến pháp

Quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập 1945…

Ngay trong những ngày đầu của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập, cụ thể ngày 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Hồ Chí Minh cũng đã thể hiện rõ tư tưởng bảo đảm quyền tự do của nhân dân trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. Ngay từ những câu đầu tiên, Người đã trích dẫn những “lời bất hủ” (nguyên văn chữ dùng của Bác) trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ do Thomas Jefferson soạn thảo: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc“.

Người còn nhắc lại Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 như một sự lên án đanh thép tội ác của thực dân Pháp đã “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta… tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào… thi hành những luật pháp dã man”.

Tại sao Người lại nhấn mạnh trong Tuyên ngôn độc lập một tư tưởng từ tuyên ngôn độc lập và dân quyền của các quốc gia tư bản? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời ngay trong Tuyên ngôn độc lập 1945: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Hồ Chí Minh đã phân biệt rạch ròi giữa chế độ chính trị của một quốc gia và chân lý, giá trị phổ quát của nhân loại.

Thật vậy, các quốc gia dù khác nhau về chế độ chính trị đều phải hướng tới mục tiêu bảo vệ các quyền và tự do căn bản và đem lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân.

Ba năm sau Tuyên ngôn độc lập của VNDCCH và cũng là ba năm sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc, thông qua bản Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người 1948 (Universal Declaration of Human Rights), cũng đã nhấn mạnh ngay từ đầu: “Sự công nhận nhân phẩm của mọi người trên toàn thế giới và các quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ chính là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới”.

Trải qua bao xương máu của nhân loại, đặc biệt từ đau thương của Chiến tranh thế giới thứ hai, Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người đúc kết: “Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được coi là ước vọng cao nhất của con người”.

Đến Hiến pháp 1946…

Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam đã khẳng định ngay trong lời nói đầu ba nguyên tắc căn bản của Hiến pháp là: “Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo; Đảm bảo các quyền tự do dân chủ; Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”. Suy cho cùng, đây cũng chính là nguyên tắc “nhà nước của dân, do dân, vì dân” do Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đúc kết (“Government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the Earth”).

Lời nói đầu Hiến pháp 1946 cũng nhắc nhở chúng ta rằng “chủ quyền cho đất nước” và “tự do cho nhân dân” luôn song hành. Điều đó thể hiện triết lý sứ mệnh của một nhà nước có chủ quyền không gì khác nhằm “đảm bảo các quyền tự do dân chủ” cho nhân dân. Tiếp đó, Chương II đã long trọng tuyên bố sự công nhận và cam kết bảo đảm các quyền con người phổ quát. Nhìn một cách tổng thể, Hiến pháp 1946 đã thể hiện những tư tưởng chính trị-pháp lý tiến bộ và hoàn toàn có thể là điểm sáng so với các hiến pháp cùng thời trên thế giới.

Hiến pháp, quyền con người, nhân quyền, độc lập, quốc khánh
Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Ảnh: An Đăng – TTXVN

…và Hiến pháp 2013

Hiến pháp hiện hành tiếp tục khẳng định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” (khoản 1 Điều 2) và “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” (Điều 3).

 

Như vậy, Hiến pháp 2013 đã thể hiện triết lý quyền con người không phải do nhà nước ban phát mà các quyền do “tạo hóa” sinh ra gắn với mỗi người. Theo đó, quyền con người phải được Nhà nước “công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm”.

Trong số các quyền con người được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ, chỉ có một số ít quyền tuyệt đối, tức không bị giới hạn trong bất kỳ trường hợp nào. Quyền được tôn trọng về nhân phẩm, trong đó bao gồm quyền không bị làm nô lệ, quyền không bị tra tấn và đối xử một cách tàn ác, được phần đông thừa nhận mang tính tuyệt đối, không thể bị hạn chế.

Ngoài những quyền tuyệt đối, các quyền còn lại đều có thể bị giới hạn ở những mức độ khác nhau. Sự giới hạn quyền là hiện tượng bình thường và phổ biến ở mọi quốc gia.

Tuy vậy, việc hạn chế này không được tùy tiện và phải tuân theo những nguyên tắc. Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người 1948, văn bản được coi là kết tinh của tinh hoa và chuẩn mực toàn cầu, đã quy định nguyên tắc giới hạn quyền con người này tại Điều 29: “Trong việc thực thi các quyền và tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ”.

Tiếp thu tư tưởng này, Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2, Điều 14). Đây là bước tiến lớn trong tư duy lập hiến ở Việt Nam.

Nguyên tắc này đảm bảo một không gian hợp lý để công dân “tự do” thực hiện quyền của mình, miễn là không lấn vào những phần bị nhà nước “hạn chế”. Thời đại ngày nay, mọi quốc gia giống nhau ở chỗ đều công nhận các quyền và tự do cơ bản, chỉ khác nhau ở phạm vi các quyền bị giới hạn và phương pháp đặt ra vùng bị giới hạn đó.

Nhằm thực hiện khoản 2 Điều 14 Hiến pháp một cách đúng đắn, trước hết, việc nhà nước giới hạn các quyền công dân phải được quy định bằng pháp luật rõ ràng và minh bạch và có lý do chính đáng – tức nhằm bảo vệ quyền của người khác và lợi ích chung của xã hội. Đối với những quyền mà việc thực hiện nó không làm ảnh hưởng đến người khác và lợi ích chung của xã hội, các nhà nước không có lý do chính đáng để hạn chế. Chẳng hạn, nhà nước không cần can thiệp vào những việc như người dân treo tranh gì trong nhà, nhưng có quyền hạn chế số tầng của ngôi nhà nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị hay an toàn xây dựng.

Thứ hai, việc hạn chế quyền phải phù hợp với mục tiêu. Chẳng hạn, nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhà nước có thể phạt tiền người vi phạm luật chứ không thể cấm người dân sở hữu xe. Ngoài ra, việc hạn chế quyền cần vừa đủ nhằm đạt được mục tiêu. Ví dụ, nhằm răn đe người vượt đèn đỏ, việc phạt tiền nghiêm khắc là đủ mà không cần phải phạt tù; nhưng đối với người uống rượu lái xe, phạt tù ngắn hạn là phù hợp.

Thứ ba, lợi ích của việc hạn chế quyền phải lớn hơn thiệt hại do việc hạn chế đó gây ra. Có thể lấy bài học về quyền tự do kinh doanh làm thí dụ. Thời bao cấp, quyền tự do kinh doanh bị hạn chế khá lớn, đã kìm hãm nền kinh tế. Theo đó người dân chỉ có thể tham gia kinh doanh tập thể của nhà nước mà không thể thành lập doanh nghiệp tư nhân. Điều này chứng minh việc hạn chế quyền không hợp lý, trái với quy luật phát triển sẽ không đem lại lợi ích mong đợi.

Kể từ đổi mới kinh tế, người dân được mở doanh nghiệp tư. Về tổng thể, khi tự do của người dân được giải phóng, của cải xã hội được tạo ra nhiều hơn và có chất lượng tốt hơn thời tập trung quan liêu bao cấp.

Tóm lại, mỗi nhà nước muốn hạn chế quyền công dân cần tính đến tính chính đáng, tính phù hợp và tính ích lợi xã hội. Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp phải là kim chỉ nam cho việc xây dựng các luật liên quan mật thiết đến quyền và tự do cá nhân như Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tiếp cận thông tin, Luật lập hội, Luật biểu tình, Luật tôn giáo.

Quyền con người và nhà nước kiến tạo phát triển

Để phát triển, quốc gia cần phải phát huy tiềm lực con người. Muốn vậy, con người cần không gian tự do sáng tạo. Do đó, trong một xã hội dân chủ, về nguyên tắc không gian tự do cần tương đối rộng và ngược lại những hạn chế quyền tự do phải tương đối hẹp.

Tất nhiên, mối tương quan giữa tự do-hạn chế này khác nhau giữa các quốc gia và cũng khác nhau giữa các quyền. Nền pháp quyền hiện đại luôn đòi hỏi một “chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” (Lời nói đầu Hiến pháp 1946 nêu trên) phải viện dẫn lý do chính đáng và tính toán những lợi ích xã hội khi muốn hạn chế tự do của người dân. Thực hiện đúng đắn Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp là một chỉ số của nhà nước kiến tạo phát triển.

Bùi Tiến Đạt

(Giảng viên Khoa Luật-ĐHQGHN, NCS Đại học Macquarie, Australia)

‘Trận chiến’ mới của nước Việt và thời ra ngõ gặp… Giáo sư – Tvn

29 Th8

‘Trận chiến’ mới của nước Việt và thời ra ngõ gặp… Giáo sư

Thời thế nước Việt đang rất cần những người lãnh đạo, biết tạo nên… thời thế.

Chỉ còn vài ngày nữa, đất nước sẽ diễn ra một sự kiện lớn- kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9, ngày mà cách đây đúng 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đo bằng tầm tư duy thời đại

70 năm với đời người đã là thuộc hàng xưa nay hiếm.

Nhưng 70 năm với một đất nước vẫn là quá non trẻ, nhất là đất nước ấy mới chập chững đi trên con đường phát triển của nền kinh tế thị trường được gần 30 năm. Và đang trên hành trình hội nhập thế giới hiện đại. So với nhiều nước trên thế giới có hàng mấy trăm năm buôn có bạnbán có phường, dày dạn kinh nghiệm, thì một đất nước nền hòa bình non trẻ, kinh tế thị trường còn non trẻ hơn, chỉ có vũ khí thô sơ dám đánh thắng những đế quốc, và đang mày mò làm ăn, qủa thực, đó là sự đáng trân trọng.

Nhưng không ai có thể sống mãi bằng quá khứ.

Quá khứ, đại học, nước Việt, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, trường ĐH, khoa học chân đất

70 năm với một đất nước vẫn là quá non trẻ, nhất là đất nước ấy mới chập chững đi trên con đường phát triển của nền kinh tế thị trường được gần 30 năm. Ảnh minh họa

Trong nền văn học Việt Nam, có một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng- “Ăn mày dĩ vãng” của một nhà văn, cũng là một người lính đặc công- Chu Lai. Câu chuyện của người lính và thông điệp trong tác phẩm xuất bản năm 1991, gần ¼ thế kỷ, có gì đó rất gần gũi với số phận và vị thế của “người lính nông dân”- dân tộc VN hôm nay, rằng không thể gặm nhấm mãi bằng quá khứ chiến tranh, dù hào hùng đến đâu, để mang “hành trang” đó bước vào thời hòa bình. Khi mà trận chiến thị trường vốn khắc nghiệt không kém chiến trường, đòi hỏi trí tuệ, học vấn và sự hiểu biết “luật chơi”.

Người viết bài tâm đắc với những chia sẻ của GS Vũ Minh Giang, tại cuộc tọa đàm trực tuyến của Tuần Việt Nam (ngày 24/8), nhan đề “Gặm nhấm quá khứ không phải con đường trị quốc” khi ông cho rằng,thời buổi bây giờ chỉ khoe khoang thành tích trong quá khứ thì sẽ ngủ quên trong hào quang quá khứ và sẽ bị tụt hậu ngày càng xa so với thế giới. “Ăn mày dĩ vãng” không phải là con đường đưa đất nước đi lên và  chắc chắn đó không phải là điều chúng ta mong đợi.

Đặc biệt, ông dẫn chứng về những đánh giá của giới sử học Pháp trong một hội nghị quốc tế, khi họ cho rằng con đường cải cách là cách đi thông minh và cần tới tầm nhìn của giới lãnh đạo, biết mình lạc hậu để cải đổi.

Và nếu với cái nhìn soi chiếu như vậy, đổi mới ở VN, theo Gs Vũ Minh Giang, là một cuộc cải cách sâu sắc.

Nhưng trước yêu cầu hội nhập quốc tế, của ASEAN, và của TPP trong tương lai không xa, thì với người viết bài này, những thành tựu của đổi mới 30 năm qua, cho dù có rất nhiều sự thay đổi về diện mạo lẫn chất lượng vật chất cuộc sống, đâu đâu cũng thấy xây cho nhà cao, caomãi, thì thành tựu đó cũng đang dần trở thành… quá khứ.  

 Nước Việt vẫn đang đứng trước những thách thức không nhỏ.

Mặc dù, tại cuộc họp đánh giá về những biến động của kinh tế thế giới gần đây tác động đến nền kinh tế VN, người đứng đầu CP nhận định, chưa có dấu hiệu gì lớn làm đảo lộn kinh tế vĩ mô, buộc VN phải điều chỉnh mục tiêu. Dù vậy, những diễn biến hết sức khó lường của kinh tế khu vực và thế giới nếu không nắm chắc, ứng phó không tốt, không chủ động thì VN không tận dụng được những cơ hội mới. (VietNamNet, ngày 25/8)

Sứ mệnh hội nhập hiện đại đòi hỏi chiến lược của đất nước không chỉ đo bằng các chỉ số, mà đo bằng tầm tư duy của … thời đại.

Liệu nước Việt có thể dấn thân vào TPP nay mai với một vị thế tự tin, khi mà hành trang còn “trĩu nặng” những âu lo của sự phát triển kinh tế- XH, khi phải so bề cao thấp với những láng giềng châu Á và khu vực?

Khi mà chỉ còn ít tháng nữa, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)- khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN sẽ thành lập, nước Việt đứng ở đâu trong cộng đồng này? Mà theo một báo cáo vừa được cơ quan thống kê ASEAN công bố, giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước ASEAN năm 2014 đạt 2,57 nghìn tỷ USD, tăng trưởng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng của VN năm 2014 đạt 6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của ASEAN, nhưng lại…  thấp hơn so với mức bình quân 6,6% của nhóm các nước CLMV (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và VN) (theo NĐH- Tạp chí điện tử Nhịp sống số, ngày 24/8).

Nhưng TPP không phải là ASEAN, nên những thách thức của sự hội nhập hẳn còn cam go hơn nữa, tựa như trong truyền thuyết Sơn tinh- Thủy tinh, phải có voi chín ngà, gà chín cựa ngựa chín hồng mao. Nghĩa là sự cố gắng đều phải vượt bậc, thể hiện cả tài trí lẫn năng lực hành động hơn người.

Theo các chuyên gia kinh tế, và nhất là theo luật sư Eric C. Emerson (Hãng luật Steptoe & Johnson), có ba thách thức với nước Việt khi tham gia TPP.

Quá khứ, đại học, nước Việt, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, trường ĐH, khoa học chân đất

Nước Việt sẽ… trèo qua ba ngọn núi này như thế nào đây để phát triển với những giá trị văn minh, văn hóa của thời đại?. Ảnh minh họa: Zing.vn

Thứ nhất là lĩnh vực pháp lý. Do hệ thống các quy định của VN nhìn chung còn kém phát triển. Thứ hai, các ngành công nghiệp địa phương của VN cần cam kết giảm thuế, tăng sự cạnh tranh nhập khẩu. Thứ ba, kinh tế VN sẽ phải đối mặt với đòi hỏi từ các nước TPP về việc mở rộng cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài ở những lĩnh vực như viễn thông và dịch vụ tài chính. Thỏa mãn những yêu cầu này sẽ là thách thức về mặt kinh doanh và chính sách công.

Nước Việt sẽ… trèo qua ba ngọn núi này như thế nào đây để phát triển với những giá trị văn minh, văn hóa của thời đại?

Chợt nhớ nhận định của GS Trần Ngọc Vương tại tọa đàm trực tuyến của Tuần Việt Nam, khi ông cho rằng có hai điều quyết định:

Đó là tầm nhìn của lãnh đạo. Nhìn lại lịch sử VN và thế giới sẽ thấy, các giai đoạn quan trọng, nếu không có vĩ nhân ra tay thì hiệu quả sẽ rất thấp.

Đó là người lãnh đạo phải đại diện cho lương tri cộng đồng. Trí tuệ và cái tầm của giới lãnh đạo chính là điều mà nhân dân, đất nước này luôn quan tâm tìm kiếm và tha thiết mong xuất hiện. Nếu không có những yếu tố đó, mọi sự đổi mới đều bị kìm hãm, bị đánh lạc và bị chuyển sang một quỹ đạo khác.

Cả hai điều đều quá lớn, và cũng rất cao…

 

“Hiếu”đại học để làm gì?

Giữa bối cảnh đó, cả XH như vừa …. “lên đồng” trước một sự kiện lớn của ngành GD- kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia (kết hợp tuyển sinh ĐH)- kỳ thi đầu tiên theo chủ trương “2 trong 1”, cũng là kỳ thi mà lần đầu tiên báo chí, các trang mạng XH phải dùng những cụm từ rất ấn tượng “chứng khoán tuyển sinh”, “vỡ trận” mới miêu tả được hết cái sự nóng bỏng của không khí thi cử.

Người viết không bàn về kỳ thi này, dù đây là chủ trương đúng của ngành GD, nhưng sự “vỡ trận” lại rơi vào thiết kế kỹ thuật- điểm yếu nhất- gót chân Asin ở bất kỳ kỳ thi nào.

Cũng không bàn về cái sự “quan liêu bao cấp” của quản lý GD nhà nước trong công tác tuyển sinh- lẽ ra phải là việc của các trường ĐH hoàn toàn có khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm XH. Khiến cho không ít câu hỏi nghi vấn đặt ra- liệu có vấn đề nhóm lợi ích ở đây?

Quá khứ, đại học, nước Việt, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, trường ĐH, khoa học chân đất
Nhiều sinh viên du học sang các nước phải “bị” đào tạo lại, gây ra sự lãng phí tiền bạc không ít. Ảnh minh họa: Thetreeacademy.edu.vn

Cũng không bàn về cái sự “vỡ trận” bởi những bất cập của hệ thống IT của ngành GD ở những giây phút đầu, do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng chỉ “tin cậy” Viettel. Do lợi ích? Hay do Cục Công nghệ Thông tin không đủ… trọng lượng với chính Bộ GD nhiều năm nay?

Mà chỉ xin bàn về chuyện “hiếu” ĐH của người Việt.

Từ xa xưa, người dân Việt vốn có truyền thống hiếu học và rất trọng thi cử. Cái sự hiếu học đó từng đi vào văn học dân gian: Sáng trăng sáng cả vườn chè/ Một gian nhà nhỏ đi về có nhau/ Vì tằm tôi phải chạy dâu/ Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay/ Chồng tôi thi đỗ khoa này/ Bõ công kinh sử từ ngày lấy tôi… …Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa/ Anh chưa thi đỗ thì chưa động phòng/ Một quan là sáu trăm đồng/ Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi/ Chồng tôi cỡi ngựa vinh quy/ Hai bên có lính hầu đi dẹp đường/ Tôi ra đón tận gốc bàng/ Chồng tôi xuống ngựa cả làng ra xem/ Đêm nay mới thật là đêm…

Nhưng ở thời kim tiền này, cái sự hiếu học ấy phải nâng cấp theo thời đại- “hiếu” ĐH. Ngày xưa, giáo dục tinh hoa, cử nhân, trạng nguyên là của hiếm. Chứ ngày nay, thời giáo dục đại chúng, cử nhân, TS, ThS, GS cứ … ra ngõ là gặp. Nếu biết rằng, cả nước có tới 24.300 TS, 101.000 ThS. Nếu biết rằng, theo TS Nguyễn Khắc Hùng (Học viện HCQG) ở hàm Thứ trưởng trở lên, số quan chức có trình độ TS ở VN cao gấp 05 lần Nhật Bản, một quốc gia phát triển. Nếu biết rằng, có dạo, Thủ đô HN có dự kiến “phổ cập” TS cho các cán bộ quan chức diện Thành ủy quản lý…v.v..

Có điều, hiện tượng “hiếu” ĐH thái quá đó, liệu có góp phần không nhỏ vào sự … thất nghiệp hay không? Bởi theo VnExpress, ngày 20/7, thống kê của Viện Khoa học lao động và Xã hội cho biết, trong 03 tháng đầu năm, cả nước có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 114.000 người so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động trình độ ĐH, sau ĐH thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 người; tăng khoảng 16.000 so với cùng kỳ năm 2014. Lao động tốt nghiệp CĐ thất nghiệp tăng từ 79.000 người lên hơn 100.000; lao động không có bằng cấp từ gần 630.000 lên 726.000. Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất lại nằm ở … nhóm có trình độ CĐ chuyên nghiệp và CĐ nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%. Nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ tỷ lệ này chỉ ở mức 1,97%.

Quá khứ, đại học, nước Việt, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, trường ĐH, khoa học chân đất
Ảnh: VietNamNet

Nhưng những điều sau đây rất đáng nghĩ. Bởi chất lượng và hiệu quả đào tạo chưa tương thích với nhu cầu phát triển kinh tế- XH. Cho dù không thể phủ nhận sự đóng góp của GD về nguồn nhân lực cho thị trường lao động suốt 70 năm qua.

Đó là nổi bật nhất có 03 điểm bất cập:

1)- Mặc dù có tới hơn 400 trường ĐH, CĐ cả nước, cho đến nay bằng cấp của VN vẫn chưa được các trường ĐH trên thế giới công nhận. Nhiều sinh viên du học sang các nước phải “bị” đào tạo lại, gây ra sự lãng phí tiền bạc không ít.

2)- Số lượng GS, TS của VN khá đông, nhưng năng suất khoa học khá thấp. Theo số liệu của GS Nguyễn Văn Tuấn từ năm 2014,  cho thấy  năm 2013 số phó GS VN cao hơn Thái Lan gấp 1.6 lần, số GS VN cao hơn Thái Lan 2.2 lần. Nhưng từ năm 2009-2013, VN công bố được có 7.227 bài báo, còn Thái Lan công bố được 27.200 bài. Như vậy, số bài báo khoa học của VN chỉ bằng 26% của Thái Lan! Tính trung bình, mỗi GS Thái Lan công bố 1.68 bài báo khoa học trong 05 năm, còn VN thì 0.32 bài, một khác biệt tới 5.2 lần.

3)- Số lượng GS, TS nhiều như thế, nhưng hầu hết các phát minh, sáng chế lại thuộc sở hữu của các nhà “khoa học chân đất”. Có cảm giác các GS, TS đang mũ ni che tai trước thời cuộc? Còn các nhà khoa học chân đất lại thà đốt lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối. Mà cuộc gặp mặt của người đứng đầu CP mới đây với 63 nhà “khoa học chân đất” với những chế tạo, sáng chế cho mình và cho cộng đồng, như một minh chứng, vừa vui vừa buồn, vừa cười, vừa muốn… mếu.

Như công trình nghiên cứu bào chế thuốc mỡ sinh cơ chữa bỏng và vết thương lâu liền; máy vò chè cải tiến; hệ thống chưng cất tinh dầu quế bằng hơi nước; máy ép sợi bán tự động; lò sấy buồng đốt hình trụ bằng thép. Thậm chí có cả sáng chế máy đánh bắt ngao, mà tác giả là một cô nữ sinh- Trần Thị Lan Anh, lớp 11A6, Trường THPT Tây Tiền Hải (Tiền Hải, Thái Bình).

Vậy “hiếu” ĐH như vậy để làm gì?

Tại tọa đàm trực tuyến nói trên, GS Vũ Minh Giang chia sẻ một điều ông tâm đắc, và điều đó, cũng đang…. chia sẻ với thực trang “hiếu” ĐH ở nước Việt. Đó là khi năm 2009, ông có cơ may được diện kiến Thủ tướng Lý Quang Diệu khi ông Lý Quang Diệu đến thăm VN. Điều khiến ông suy nghĩ rất nhiều, là khi vị Thủ tướng đất nước nhỏ bé mà hùng cường này cho rằng, VN có hai nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là nhân lực và cơ hội. Nhưng thật đáng tiếc, VN lại là nước lãng phí hai nguồn tài nguyên này vào bậc nhất thế giới. Lãng phí tiền bạc cũng xót xa, nhưng lãng phí cơ hội thì một đi không trở lại, còn lãng phí nguồn lực con người thì không bao giờ bứt phá vươn lên được.

Người Việt trẻ “hiếu” ĐH bởi tin rằng cơ hội tìm việc làm sẽ dễ hơn. Tin rằng bằng cấp càng cao, càng dễ thăng quan tiến chức. “Hiếu” ĐH và cao hơn ĐH còn là để… làm quan

Các trường ĐH cũng “hiếu” ĐH, mở rộng ngành nghề tràn lan bất chấp nhu cầu XH có thực ra sao, còn bởi chính … nồi cơm của các trường.

Quản lý GD cấp nhà nước cũng cần “hiếu” ĐH để thực hiện mục tiêu chính trị của họ về số sinh viên/đầu dân, bất cần biết XH cần những gì.

Cả XH “hiếu” ĐH nhưng đều nhằm mục tiêu chính mình, mà không phải mục tiêu cho một XH phát triển ra sao. Sự lãng phí nằm ngay trong cái tưởng là nhu cầu phát triển.

70 năm thành lập nước, 30 năm đổi mới. Và chỉ còn không đầy 05 năm nữa, VN phải cơ bản trở thành nước CNH, HĐH- những con số hối thúc bước chân của nước Việt phải vừa vững chãi vừa gấp gáp.

Thời thế nước Việt đang rất cần những người lãnh đạo biết tạo nên… thời thế

Kỳ Duyên 

MƯỜI ĐIỀU BI AI

28 Th8
Nguyen Vy Le đã chia sẻ ảnh của Lê Vi.
6 phút ·

 
 
 
Ảnh của Lê Vi.

MƯỜI ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM – PHAN CHU TRINH:
1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.
8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.
9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…

VN xử lý thế nào với ‘tam giác’ Mỹ-Nga-Trung? – TVN

28 Th8

“Bây giờ ta phải xử lý quan hệ với Mỹ và Trung Quốc khi hai nước này đang cạnh tranh chiến lược gay gắt ở châu Á-Thái Bình Dương. Ta phải phát huy các đòn bẩy chính trị, an ninh, ngoại giao sao cho tối ưu hóa lợi ích quốc gia…. Vẫn cần thúc đẩy để Nga phát huy vai trò tích cực ở Đông Nam Á và với ASEAN, hạn chế việc Trung Quốc lôi kéo Nga ủng hộ các việc làm ở Biển Đông”.

LTS: Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9 và cũng là bảy thập kỷ ngoại giao Việt Nam, Tuần Việt Nam phỏng vấn Đại sứ Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quốc tế xung quanh những vấn đề ngoại giao của Việt Nam. Xin giới thiệu phần 2 bài viết. 

>> Xem lại Bài 1: Bài học từ việc Việt Nam ‘chọn bạn’ cực đoan

Ngoại giao, Cách mạng tháng 8, Quốc khánh, Nguyễn Ngọc Trường, Biển Đông, Mỹ, Nga, Trung Quốc, ASEAN
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường

Từ “ý thức hệ” chuyến sang “lợi ích”

Trong bối cảnh bị bao vấy cấm vận những năm 1980-90, đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam được hình thành và triển khai như thế nào?

Những chủ trương lớn về đối ngoại thời kỳ đổi mới của Việt Nam bắt đầu hình thành từ Đại hội VI (1986), và Nghị quyết 13 (1988) của Bộ Chính trị là cơ sở để phát triển và nâng cao đường lối đối ngoại của ta thành đường lối độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ như ngày nay.

Trên cơ sở những thành tựu đổi mới, Đại hội VII của Đảng (1991) đã tiến thêm một bước là “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.

Sự hoàn thiện đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa thể hiện trong nghị quyết của Đại hội X (2006). Vừa rồi với việc ta ký kết FTA với EU và căn bản hoàn thành thương lượng TPP với Mỹ, chủ trương đối ngoại đã vượt lên một tầm cao mới.

Từ sau năm 1990, Việt Nam trong chính sách ngoại giao mới đã bắt đầu chơi với các đối thủ hoặc cựu thù như ASEAN và Mỹ. Việt Nam cũng bình thường hóa quan hệ với nước vừa là bạn vừa là kẻ thù với mình là Trung Quốc. Tức là ngoại giao Việt Nam dường như đã thoát khỏi ý thức hệ. Ông có thể giải thích cụ thế hơn về thay đổi này được không?

Gia nhập ASEAN, là thành viên tích cực của đại gia đình Đông Nam Á, là một bước tiến vượt bậc của ngoại giao Việt Nam thời kỳ hiện đại. Nó mở ra một trang mới để Việt Nam thiết kế một nền hòa bình ổn định và tăng tư thế Việt Nam trên trường quốc tế và trong quan hệ với các nước lớn.

Lord Palmerston, Thủ tướng nước Anh cuối thế kỷ 19, từng nói: Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có những lợi ích vĩnh viễn. Năm 1986, ông Goocbachev phát biểu tại Nghị viện Anh, nhắc lại câu nói đó. Lúc đó tôi làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô, rất ngạc nhiên, và thực tế cho thấy, chính sách đối ngoại của Liên Xô đã bắt đầu quá trình phi ý thức hệ.

Nước nào cũng lấy lợi ích quốc gia làm trọng. Nhưng nhiều khi các nước lớn dùng ý thức hệ như một thủ đoạn chính trị và ngọn cờ tập hợp lực lượng mà thôi.

Ngoại giao ta theo phương châm ngoại giao Hồ Chí Minh “Làm bạn với các nước dân chủ, không gây thù oán với một ai”.

Giai đoạn đặc thù

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam vừa có hòa bình, nhưng vừa có nguy cơ xung đột ở biển đảo. Ngoại giao Việt Nam phải làm những gì?

Đây là một giai đoạn tương đối đặc thù. Phải nói rằng vấn đề Biển Đông không phải là toàn bộ chính sách đối ngoại của Việt Nam, mà là một phần quan trọng liên quan đến việc giữ vững và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tính theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cũng như Luật Biển của Việt Nam, nước ta có 1 triệu km2, và Việt Nam phải thâm canh trên từng km2 ấy, vì vậy phải bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển của mình trên Biển Đông.

Trong quan hệ với Trung Quốc, phương châm của ta là vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Biển Đông là câu chuyện lâu dài. Ta cần xử lý nó một cách bình tĩnh, kiên trì và có nguyên tắc. Không để đối phương dùng vấn đề Biển Đông làm rối loạn chiến lược phát triển và bàn cờ ngoại giao của ta.

Trong chuyện Biển Đông liệu Việt Nam có thể huy động sự ủng hộ của quốc tế giống như trong kháng chiến chống Mỹ được không?

Vấn đề Biển Đông đã quốc tế hóa. Đây là vấn đề vừa liên quan đến các bên trong khu vực Biển Đông, vừa liên quan đến các nước ngoài khu vực. Vừa là vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta, vừa liên quan đến tự do hàng hải, an ninh và an toàn các con đường biển quốc tế. Vừa liên quan chủ quyền quốc gia của các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia, vừa liên quan đến luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Luật biển 1982.

Cơ sở để tập hợp lực lượng quốc tế, tranh thủ dư luận quốc tế hiện nay là nêu cao ngọn cờ tôn trọng luật pháp quốc tế. Mâu thuẫn chủ yếu hiện nay trong vấn đề Biển Đông là giữa một bên là Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông với các bên khác giữ nguyên trạng và ổn định tình hình Biển Đông. Mỹ và Nhật Bản hiện tại đã xác định tự do hàng hải, an ninh và an toàn của các con đường biển ngang qua Biển Đông thuộc “lợi ích quốc gia” của các nước này.

Liên minh châu Âu (EU) chẳng hạn, họ ủng hộ việc giải quyết vấn đề Biển Đông về mặt nguyên tắc, tức là bảo đảm tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình… Đối với Nhật Bản, Hoa Đông và Biển Đông liên quan đến nhau, vì qua Biển Đông có con đường hàng hải đến Hoa Đông tới Nhật Bản. Còn đối với Mỹ, nếu để Trung Quốc kiểm soát Biển Đông thì Mỹ sẽ bị đẩy ra khỏi Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Ngoại giao, Cách mạng tháng 8, Quốc khánh, Nguyễn Ngọc Trường, Biển Đông, Mỹ, Nga, Trung Quốc, ASEAN
“Vấn đề Biển Đông đã quốc tế hóa. Đây là vấn đề vừa liên quan đến các bên trong khu vực Biển Đông, vừa liên quan đến các nước ngoài khu vực”. Ảnh: Lê Anh Dũng

Câu chuyện Nga, Trung và Mỹ trước những năm 1990 và bây giờ khác nhau như thế nào đối với Việt Nam?

 

Trước đây khi còn Liên Xô, nước Mỹ nghiêng về phía Trung Quốc, chơi con bài Trung Quốc để chống chọi với Liên Xô. Trung Quốc cũng dùng Mỹ để đối trọng và kiềm chế Liên Xô và qua đó tranh thủ sự hỗ trợ của phương Tây triển khai bốn hiện đại hóa. Nhật Bản đổ nhiều tiền của ODA vào Trung Quốc. Từ năm 1972 đến 1975 thì “tam giác” này có liên quan trực tiếp Việt Nam.

Sau này chỉ liên quan gián tiếp. Khi Liên Xô tan rã vào cuối năm 1991, nước Nga không còn đóng vai trò đáng kể cả. Cuộc chơi hiện nay là cuộc chơi giữa Mỹ và Trung Quốc, Nga đóng vai trò là đối tác chiến lược với Trung Quốc.

Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, có thể nói Mỹ – Trung – Nga, nhưng bây giờ chỉ có thể nói Mỹ – Trung, và nếu cần có thể thêm Nhật Bản nữa.

Đối với Việt Nam, Nga không có quyền lợi sát sườn ở khu vực này. Và sự quan tâm của Nga với khu vực này cũng yếu đi.

Bây giờ ta phải xử lý quan hệ với Mỹ và Trung Quốc khi hai nước này đang cạnh tranh chiến lược gay gắt ở châu Á-Thái Bình Dương. Ta phải phát huy các đòn bẩy chính trị, an ninh, ngoại giao sao cho tối ưu hóa lợi ích quốc gia. Nga vẫn là đối tác chiến lược của ta về kinh tế; vẫn cần thúc đẩy để Nga phát huy vai trò tích cực ở Đông Nam Á và với ASEAN, hạn chế việc Trung Quốc lôi kéo Nga ủng hộ các việc làm ở Biển Đông dù dưới hình thức cùng Trung Quốc kiềm chế Mỹ ở khu vực này.

“Dĩ bất biến ứng vạn biến”

Trong ngoại giao người ta hay nhắc đến câu nói của Hồ Chí Minh dặn dò cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi sang Pháp là “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Nguyên tắc đó còn có giá trị trong ngoại giao hiện nay nữa  hay không?

Câu nói đó là một phương châm xử thế thuộc triết lý phương Đông, các nhà Nho học Việt Nam rất hiểu điều này. Ở thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp năm 1946, để cụ Huỳnh Thúc Kháng làm quyền Chủ tịch nước, tính bất biến là giữ vững độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng – đó là nguyên tắc tối cao, từ đó mà linh hoạt về sách lược, thiên biến vạn hóa trong xử lý các mối quan hệ đối ngoại.

Ngày nay nó vẫn là một trong các phương châm xử thế quan trọng đối với hoạt động đối ngoại nhưng với các nội hàm mới.   

Ai là người có ảnh hưởng lớn nhất đến ngoại giao Việt Nam?

Hồ Chí Minh! Ngoại giao Việt Nam trong 70 năm qua là ngoại giao trong thời đại Hồ Chí Minh.

Bên cạnh, ngoại giao hiện đại của Việt Nam còn có rất nhiều nhân vật xuất sắc: Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Thị Bình và một số vị khác.

Một nhà ngoại giao có tài mà tôi đặc biệt muốn nhắc tới là ông Nguyễn Cơ Thạch. Ông có đóng góp nổi bật trên hai lĩnh vực: Thúc đẩy nghiên cứu chiến lược và xây dựng ngành ngoại giao.

Ông nghĩ gì về ngoại giao Việt Nam giai đoạn tiếp theo? Điều gì đáng lưu ý nhất?

Tôi thấy có ba điểm đáng lưu ý:

Một là, ngoại giao của nước ta đang vận hành thuận theo xu hướng thời đại và phù hợp với lợi ích quốc gia. Nền ngoại giao Việt Nam đã trưởng thành, phát triển toàn diện, chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiều nhà quan sát ngoại giao đều thừa nhận và khâm phục bản lĩnh của ngoại giao Việt Nam.

Hai là, các nhà ngoại giao ta hiên nay được đào tạo tốt, mạnh về chuyên môn, nhưng còn yếu về tư duy chiến lược.  Một nhà ngoại giao giỏi là có trình độ chuyên môn cao, thành thạo về nghiệp vụ, nhưng còn cần có tư duy chiến lược.

Ba là, nước Việt Nam ta có vị trí địa-chiến lược rất độc đáo, vì vậy mà 70 năm qua, đất nước ta chịu nhiều chiến tranh, xung đột và cọ xát chiến lược giữa các nước lớn.

Nếu nói ngắn gọn về một nhu cầu bức thiết nhất của ngoại giao Việt Nam giai đoạn tới, thì gọn mấy chữ: nâng cao năng lực nghiên cứu chiến lược và dự báo chiến lược!

Xin cám ơn ông.

Hoàng Ngọc

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (18/08/2015)

26 Th8

Nguyễn Thế Phương

Maginot là một phòng tuyến kiên cố của người Pháp được xây dựng trong những năm 1930 nhằm chống lại nguy cơ tấn công từ phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai. Công trình được mệnh danh là đỉnh cao của nghệ thuật phòng thủ thế giới thời bấy giờ. Thế nhưng Maginot đã nhanh chóng trở nên “vô dụng” khi quân Đức đi vòng qua nước Bỉ trung lập để tránh phòng tuyến của người Pháp. Kết quả là nước Pháp bị bất ngờ và thủ đô Paris bị phát xít Đức chiếm ngay sau đó. Thất bại đó, một phần xuất phát từ chính sự tự tin của người Pháp vào sức mạnh phòng thủ không gì phá nổi của Maginot.
Đánh giá về chiến lược phòng thủ của Trung Quốc, hai tác giả Robbie Gramer và Rachel Rizzo nhận định vành đai phòng thủ ven biển và ngoài khơi mà Bắc Kinh đang cố gắng xây dựng chẳng khác gì phòng tuyến Maginot năm xưa. Bài học về Maginot vẫn còn nguyên giá trị đến thế kỷ 21 và nó đang ứng nghiệm đúng với Trung Quốc. Robbie Gramer hiện là Phó giám đốc Sáng kiến An ninh Xuyên Đại Tây Dương thuộc Hội đồng Đại Tây Dương. Rachel Rizzo là trợ lý chương trình Sáng kiến Chiến lược thuộc Hội đồng Đại Tây Dương.
Chiến lược Chống xâm nhập/Chống tiếp cận (A2/AD) của Trung Quốc nhằm buộc quân đội Hoa Kỳ phải hoạt động ở khoảng cách càng xa Trung Quốc đại lục càng tốt. Trong đó, tên lửa phòng thủ bờ biển được xem là thành tố quan trọng trong tổng thế chiến lược A2/AD. Kết hợp với máy bay và radar, các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ tạo thành một mạng lưới phòng không, chống đổ bộ, bảo vệ các căn cứ hải quân Trung Quốc. Thêm vào đó, việc Bắc Kinh xây dựng các đảo nhân tạo trên biển Đông khiến Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc có thể mở rộng không gian cho chiến lược A2/AD. Điều đó đồng nghĩa với việc Washington sẽ bị đẩy ra xa Trung Quốc đại lục hơn trước. Nhưng nếu như vậy, Bắc Kinh sẽ phải củng cố lực lượng, tập trung những công nghệ phòng thủ tiên tiến và lệ thuộc vào những hòn đảo cố định này. Điều này giống như cách mà người Pháp đã làm với Maginot: trang bị những vũ khí phòng thủ tốt nhất cho một phòng tuyến kiên cố và ngồi chờ.
Tất nhiên, Hoa Kỳ không muốn xảy ra chiến tranh với Trung Quốc. Và trong giai đoạn còn chưa xảy ra xung đột, các chiến lược quân sự của Washington dường như được thiết kế nhằm chọc thủng “vành đai Maginot” của Bắc Kinh. Cho đến thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ vẫn chọn biện pháp “cứng” là đối đầu trực tiếp với các hệ thống phòng thủ của Trung Quốc. Washington không chọn cách “đi đường vòng” nhằm tránh những thế mạnh của đối phương như người Đức đã từng làm với Pháp. Ví dụ, nếu Trung Quốc sở hữu một loại tên lửa chống hạm mới, Hoa Kỳ sẽ trang bị cho các tàu chiến hệ thống tác chiến và gây nhiễu điện tử hiện đại hơn.
Câu hỏi đặt ra là, trong trường hợp xảy ra xung đột, Hoa Kỳ cần làm gì để giành được ưu thế quân sự trước phòng tuyến Maginot của Trung Quốc? Đặt trong bối cảnh hiện tại, nhiều khả năng xung đột giữa Bắc Kinh và Washington sẽ là cuộc chiến giành quyền kiểm soát mặt biển và bầu trời hơn là chiếm lãnh thổ đối phương. Có ít nhất 3 cách giúp Hoa Kỳ có được lợi thế quân sự trước Trung Quốc nếu xảy ra xung đột:
• Thứ nhất: Biến phòng tuyến Maginot của Trung Quốc trở nên vô dụng bằng cách sử dụng chiến thuật bầy đàn máy bay không người lái (UAV). Việc triển khai một số lượng lớn UAV sẽ khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong việc xác định mục tiêu thật sự cần tấn công. Thêm vào đó, chiến thuật bầy đàn UAV lại tỏ ra hiệu quả và tiết kiệm hơn so với việc triển khai đến chiến trường một phi đội chiến đấu cơ đắt đỏ.
• Thứ hai: Đi vòng tuyến phòng thủ ven biển bằng máy bay ném bom chiến lược. Trong thời gian sắp tới, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ dự định sẽ chế tạo máy bay ném bom chiến lược tầm xa thế hệ mới (LRS-B). Cùng với lực lượng LRS-B sẵn có, các LRS-B thế hệ mới của Hoa Kỳ có thể tiến vào nội địa Trung Quốc từ phía tây sau khi xuất phát từ căn cứ không quân Diego Garcia trên Ấn Độ Dương. Lực lượng phòng thủ bờ biển Trung Quốc khi đó sẽ buộc phải dãn đội hình và rút sâu vào trong nội địa để bảo vệ những nơi trọng yếu.
• Thứ ba: Cắt đứt nguồn cung năng lượng, phòng tuyến của Trung Quốc sẽ nhanh chóng trở nên vô dụng.
Tuy nhiên, về lâu dài, Hoa Kỳ cần buộc Trung Quốc phải chạy theo để bắt kịp và đối phó với sự phát triển quân sự của mình hơn là chạy theo đối phó Trung Quốc như hiện tại.
Trước khi Trung Quốc đưa ra ý tưởng về Con đường Tơ lụa trên biển và tiến hành cải tạo đất trên biển Đông, Bắc Kinh đã xây dựng một lực lượng tàu nạo vét hùng hậu. Đội tàu này, không chỉ phục vụ cho mục đích dân sự mà có thể dùng cho quân sự.
Minh chứng hùng hồn nhất là công tác cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên biển Đông có sự đóng góp rất lớn của các tàu nạo vét. Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 vừa qua tại Kuala Lumpur (Malaysia) đã ra tuyên bố quan ngại sâu sắc trước các động thái cải tạo đảo của Trung Quốc trên Biển Đông. Mặc dù Bắc Kinh không phải là quốc gia duy nhất tiến hành cải tạo đất ở Trường Sa, xong tiến độ thực hiện của họ khiến các quốc gia khác lo ngại.
Trong khi Việt Nam chỉ cải tạo được diện tích khoảng 121 nghìn mét vuông tại một địa điểm trong 5 năm; Malaysia cải tạo cùng diện tích trong thời gian 30 năm; Đài Loan là khoảng 20 nghìn mét vuông trong 2 năm thì Trung Quốc cải tạo hơn 12 triệu mét vuông chỉ trong vòng 18 tháng. Con số này phần nào nói lên năng lực của đội tàu nạo vét mà Bắc Kinh đang sở hữu.
Thế nhưng, cách đây 15 năm, đội tàu nạo vét hùng hậu như vậy chưa từng tồn tại ở Trung Quốc. Năm 2001, Bắc Kinh bắt đầu nỗ lực mở rộng và cải thiện đội tàu nạo vét yếu kém xuất phát từ 2 lý do chính. Thứ nhất: yêu cầu về đường thủy và cảng biển nước sâu phục vụ cho nhu cầu nội địa ngày càng tăng. Thứ hai, Trung Quốc muốn đảm bảo một vị trí trong thị trường tàu nạo vét toàn cầu vốn đang tăng trưởng nhanh chóng. Nhờ vào nỗ lực này, số lượng và năng lực của các tàu nạo vét Trung Quốc được nâng cao. Năm 2001, đội tàu của Bắc Kinh chỉ nạo vét được 300 triệu mét khối nhưng đến năm 2009, con số này tăng lên hơn 1 tỷ mét khối mỗi năm. Trung Quốc trở thành quốc gia có năng lực nạo vét lớn nhất thế giới.
Để làm được điều đó, Bắc Kinh không phải đơn giản là tăng số lượng tàu nạo vét lên để tăng năng suất mà bằng cách chế tạo các tàu hút bùn và nạo vét có kích thước lớn hơn, phức tạp hơn. Giai đoạn 2005 – 2012, Trung Quốc chế tạo 20 tàu hút bùn, công suất mỗi tàu từ 9000 mét khối trở lên. Riêng về đội tàu cuốc, giai đoạn 2004 – 2011, Bắc Kinh chế tạo và đưa vào sử dụng 44 tàu cuốc cỡ lớn, trong đó có Thiên Kinh, tàu cuốc tự hành lớn thứ 3 thế giới.
Như vậy, chỉ trong vòng một thập kỷ, Trung Quốc đã tạo ra một hạm đội tàu có thể thay đổi cả tính chất địa lý để phục vụ cho các mục tiêu chiến lược của mình. Cùng với ý tưởng về con đường tơ lụa và các chính sách ngoại giao kinh tế đi kèm, đội tàu nạo vét này có thể giúp Trung Quốc khai thông đường dẫn, mở rộng cảng biển không chỉ cho mục đích thương mại mà còn có thể sử dụng cho quân sự khi cần thiết.
Shang-su Wu tới từ Chương trình Nghiên cứu Quân sự, Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (RSIS) của Đại học Công nghệ Nanyang đã có một so sánh khá thú vị. Ông so sánh chiến tranh rô-bốt tương lai với bộ phim hoạt hình Pokemon, khi các “huấn luyện viên” né tránh nguy hiểm bằng cách sử dụng các “Pocket Monsters” của mình trong thi đấu. Trong chiến tranh tương lai, rô-bốt hay các loại thiết bị không người lái sẽ đảm nhiệm vai trò chính yếu thay thế con người, và con người sẽ giữ vai trò điều khiển ở tuyến sau, tương tự như các trận đấu Pokemon. Điều này sẽ có tác động rất lớn tới các chiến lược và học thuyết tác chiến trong tương lai. Một yếu tố so sánh khác chính là vai trò áp đảo của rô-bốt trên chiến trường có thể khiến cho năng lực thật sự của binh lính bị xói mòn.
Theo Wu, từ quan điểm đối phương, có hai cách đối phó chính với “chiến tranh kiểu Pokemon” như đã đề cập. Cách thứ nhất là tác chiến phi đối xứng. Đối thủ sẽ sớm nhận ra rằng các chiến thuật kiểu truyền thống như phục kích sẽ không mang lại bất cứ lợi ích về chính trị nào (vì đối thủ chỉ là rô-bốt). Khi đó, đối phương sẽ chuyển sang các chiến thuật khủng bố, ám sát và các phương pháp khác nhắm vào thường dân hay các nhân viên quân sự ở tuyến sau. Cách thứ hai là đối đầu trực diện, thay dùng rô-bốt “đấu” rô-bốt, thì mục tiêu cấn công của đối thủ chính là người điều khiến ở tuyến sau thông qua các loại vũ khí tấn công chính xác tầm xa. Bên cạnh đó là trực tiếp vô hiệu hoá rô-bốt thông qua các loại vũ khí điện tử, tấn công mạng hay các loại vũ khí chống rô-bốt đặc thù.
Một số tin vắn đáng chú ý
Hoa Kỳ triển khai 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 đến căn cứ không quân trên đảo Guam nhằm thực hiện các bài tập làm quen với môi trường Thái Bình Dương. Những máy bay này được điều từ căn cứ không quân Whiteman, Missouri sang căn cứ Andersen trên đảo Guam. Trước đó, Hoa Kỳ cũng đã triển khai các máy bay ném bom chiến lược khác ở Andersen như B-1, B-52. Đây là lần đầu tiên “con cưng” B-2 tái triển khai ở Guam kể từ năm 2010. Máy bay ném bom B-2 có thiết kế khí động học đặc biệt, tính tàng hình cao. Đặc biệt, B-2 có thể bay liên tục 6.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu. Được biết, căn cứ Adersen chỉ cách phía Đông Trung Quốc khoảng 2.900km.
Hoa Kỳ tăng tần suất hoạt động của máy bay không người lái thêm 50% mỗi ngày. Quyết định này xuất phát từ yêu cầu ngày càng tăng về sự cần thiết phải gia tăng các hoạt động giám sát và tình báo trong 4 năm tới. Một nguồn tin bí mật từ Lầu Nam Góc cho hay, cơ quan này có kế hoạch tăng tần suất bay mỗi ngày của máy bay không người lái từ 61 chuyến mỗi ngày như hiện tại lên 90 chuyến/ngày vào năm 2019. Nguồn tin này còn tiết lộ kế hoạch tăng tần suất bay có sự tham gia của Lục quân, Bộ Chỉ huy lực lượng Đặc biệt và một nhà thầu quốc phòng được chính phủ thuê. Cụ thể, Không quân Hoa Kỳ vẫn triển khai 60 lượt bay/ngày, Lục quân 16 chuyến/ngày, Bộ chỉ huy lực lượng đặc biệt là 4 chuyến/ngày và nhà thầu quốc phòng được thuê là 10 chuyến.
N.T.P.
Nguồn:
http://nghiencuuquocte.net/…/chuyen-dong-quoc-phong-chau-a…/

NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG: Tin tuần từ 17/8-23/8 – NCBĐ

23 Th8

EmailInPDF.
Share:

-(DT 20/8) Philippines đáp trả việc Trung Quốc gia tăng quân sự trên Biển Đông: Ngày 17/8, Philippines tuyên bố tăng 25% ngân sách quốc phòng trong năm tới; (LĐ 20/8) Hải quân Nga-Trung rầm rộ tập trận chung lớn chưa từng thấy

-(DT 19/8) 6 cách “hạ đo ván” Trung Quốc trên Biển Đông: Nếu Trung Quốc muốn thay đổi trật tự quốc tế ở châu Á bằng mọi giá để hiện thực hóa tham vọng, tại sao Mỹ phải tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc?; (VNN 19/8) Mỹ tăng mạnh bay tuần thám Biển Đông

-(ANTĐ 19/8) Không quân Philippines tiếp nhận 10 trực thăng quân sự mới theo chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang trị giá 4103,77 triệu USD; (Vnplus 19/8) Indonesia đánh chìm 34 tàu cá nước ngoài vì đánh bắt trái phép

-(Dantri 18/8) Trung Quốc đang tìm mọi cách để né tránh UNCLOS và sẵn sàng thực hiện kế hoạch B với tên gọi “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử”; (GD 18/8) UAV Mỹ tiếp tục mở rộng hoạt động, coi Biển Đông là khu vực mục tiêu

-(BĐV 17/8) Trung Quốc gia cố hải quân hướng Biển Đông nhằm đe dọa các nước và ngăn chặn Mỹ; (VOA 17/8)Philippines ‘không nao núng’ ở Biển Đông bất chấp đe dọa của TQ

-(VOV 17/8) Đổ đá, cải tạo Biển Đông: Trung Quốc đang đuối lý và cũng biết rõ yêu sách này trái với sự phát triển toàn diện của luật biển quốc tế hiện đại; (Vnexpress 17/8) Đài Loan xây hải đăng phi pháp ở đảo Ba Bình

124-Tuan-tra-tren-bien-truong-sa.jpg-(ANTĐ 16/8) Trung Quốc phát triển tên lửa có khả năng tấn công mọi nơi trên thế giới? Tên lửa DF-5B mới chạy bằng nhiên liệu lỏng có tầm bắn khoảng 13.000 đến 15.000km; (Vnplus 16/8) Malaysia tiếp tục phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập biển Sarawak

-(DT 16/8) Tranh chấp Biển Đông: Ốc sên nghênh chiến lưỡi bò: Ai sẽ giành chiến thắng?; (TT 16/8) Hội trại khẳng định chủ quyền Biển Đông

-(DT 16/8) Hợp tác chống cướp biển và khủng bố ở Đông Nam Á: Nếu mô hình tuần tra chung trên Biển Đông được ra đời sẽ đảm bảo an toàn hàng hải; sau đó là nâng cao năng lực biển và tăng cường hợp tác ASEAN; (BĐV 16/8) Thêm khẳng định Su-35 sẽ xuất hiện ở Biển Đông