Lưu trữ | 7:03 Chiều

Vô cảm quan chức và cái chết vì nghèo – BS

11 Th6

Vô cảm quan chức và cái chết vì nghèo

Posted by basamnews on June 11th, 2013

BBC tiếng Việt

Phạm Chí Dũng

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

Cập nhật: 06:18 GMT – thứ ba, 11 tháng 6, 2013

1Từ mấy năm qua, xã hội Việt Nam như bị tê liệt trong cơn động kinh khốn quẫn của cái chết người nghèo. Chưa bao giờ từ khi đất nước được thống nhất cho đến nay, mật độ tự tử vì cùng khổ dân sinh lại dày đặc như hiện thời.

Tháng 6/2013. Giữa lúc Thủ đô đang ngột ngạt trong cơn bức bối thời tiết chực chờ sấm nổ, người Hà Nội lại sôi lên bởi một câu chuyện thương tâm đột ngột xảy ra: một người mẹ cùng đứa con trai treo cổ chết trong nhà. Nguyên do ban đầu: quẫn bách về tiền bạc.

Sự việc quá đau lòng trên xảy đến ở xóm Chùa, huyện Từ Liêm vào ngày 7/6/2013.

Trong cái khó ló cái khôn – như một câu tục ngữ của người Việt. Nhưng có lẽ ý nghĩa ấy chỉ ứng với hoàn cảnh con người vẫn giữ được ý chí vươn lên. Còn trong tâm thế cộng hưởng cả bức bách vật chất lẫn bế tắc tư tưởng, không động lực nào còn có thể níu kéo người ta ở lại với kiếp khổ trần gian.

 

Vụ quyên sinh trên lại xảy ra trùng với thời gian diễn ra kỳ họp của Quốc hội Việt Nam.

Tương phản thói đời

Trước kỳ họp trên một tuần, trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa đã thản nhiên: “Theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo”.

Như thường lệ, phát ngôn của giới chức chính quyền không được kèm dẫn bởi bất kỳ dẫn chứng của một chuyên gia nào.

Nửa tháng sau phát ngôn của thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa, cấp trưởng của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là bà Phạm Thị Hải Chuyền lại thuyết trình trước các đại biểu Quốc hội: Với lý do phần lớn doanh nghiệp giải thể có quy mô nhỏ, việc các cơ sở này đóng cửa ít ảnh hưởng tới thất nghiệp chung, khi các dự án mới đều thu hút một lượng lớn lao động.

Cũng không có bất kỳ thuyết minh nào về số doanh nghiệp mới đã thu hút được bao nhiêu lao động, trong khi đại biểu nhân dân Phạm Thị Hải Chuyền đã không hoặc không muốn làm rõ tác động “ít ảnh hưởng đến thất nghiệp” bằng hoạt động số liệu đậm nét cảm tính của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Thời gian luôn lao đi, và lời hứa hẹn “sẽ giải quyết việc làm ổn thỏa” của những người phụ trách Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng vì thế luôn gắn liền với gia tốc suy thoái về chất lượng sống và cả với nhiều vụ tự tử của người dân.2

“Cuộc sống không lối thoát, đi đến con đường chết… Mấy năm mẹ nuôi các con đi học, mẹ đi van xin cho gia đình mình được sổ nghèo và cực nghèo mà không được… Xin các cấp chính quyền ấp 5, vì hoàn cảnh gia đình quá khổ không lối thoát, mong các ông giúp cho chồng con tôi được sổ nghèo để sống ngày tháng còn lại trên đời” – những giọt nước mắt nuốt vào đáy tim trong lá thư tuyệt mệnh của một người phụ nữ 48 tuổi có cái tên thật đẹp – Nguyễn Thị Mỹ Nhân – ở ấp 5, xã An Xuyên, TP. Cà Mau.

Lá thư tuyệt mệnh trên không đề ngày tháng, được người phẫn uất viết liền một mạch không dấu chấm câu vào những ngày cuối tháng Tư năm 2013, sát thời điểm kỷ niệm 38 ngày thống nhất đất nước.

Những cái chết của người nghèo, chua chát thay, lại thường chẳng mấy khác biệt về cách thức tự gây đau đớn thêm một lần nữa.

Tương tự trường hợp hai mẹ con ở Hà Nội, chị Nhân đã treo cổ tại nhà riêng, bỏ lại chồng và ba đứa con đang tuổi đến trường. Cái chết thương tâm của người phụ nữ tuyệt vọng này đã khiến rất đông người dân xung quanh phải giật mình thảng thốt.

Theo lời kể của người chồng, chị Nhân bị bệnh viêm dây thần kinh số 7, giật méo miệng, lại thêm bệnh suy thận, suy tim, mỗi ngày tiền thuốc hết 140.000 đồng. Cái nghèo, cái khổ đeo đuổi – cay đắng thay – đó là khi mà con người ta đi đến quyết định rằng cái chết sẽ tiết kiệm được phần nào khoản tiền thuốc thang, chồng con sẽ không phải chịu gánh nặng.

“Thấy học phí nhiều quá, vợ tôi mới ra ấp và xã xin cấp sổ hộ nghèo để con vay tiền đóng học phí. Trước đó, khi làm giấy xác nhận gia đình khó khăn, Ngân hàng chính sách xã hội không cho vay. Còn vợ tôi xin sổ hộ nghèo không phải vì muốn được hưởng trợ cấp mà muốn được vay tiền cho con đi học, nhưng mấy anh chính quyền địa phương chỉ hứa chứ không giải quyết cấp sổ hộ nghèo” – chồng người quá cố ôm ngực, nói không thành tiếng.

Số 0 kiên định

Bất chấp nhiều cuộc đời người nghèo bị hủy hoại, những người sống vẫn ung dung thói đời quan chức.

Cho đến tận lúc này, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần đầu tiên phải chính thức thừa nhận con số doanh nghiệp phá sản và giải thể đã lên đến hàng trăm ngàn kéo theo nạn thất nghiệp rộng khắp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vẫn sắt son với tỷ lệ thất nghiệp được tân trang ở mức 1,99%.

Với con số quá tốt đẹp như thế, thảm họa đã trở nên thành tích, khi tỷ lệ thất nghiệp được đánh giá “liên tục giảm trong những năm gần đây, với năm 2011 là 2,22% và năm 2010 là 2,8%”.3

Thế nhưng trong thực tế “thụt lùi sâu sắc” về tỷ lệ thất nghiệp như vậy, đã không có nổi một kiểm chứng đáng tin cậy nào về lòng tin gia tăng của người dân và người nghèo đối với Đảng và Cách mạng.

Cũng chẳng có lấy một sắc thái cách mạng nào đối với người nghèo và những người bị nạn thất nghiệp kinh niên đàn áp.

Trong khi giới phản biện độc lập, báo chí phải cố kìm nén phẫn nộ của mình trước thái độ vô cảm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và chính quyền một số địa phương, bản thân một quan chức có vai vế cũng phải thừa nhận “Tỷ lệ thất nghiệp thêm vào một số 0 vẫn đúng”.

Số 0 đó lại có thể ứng nghiệm với tình trạng thảm thương của Tây Ban Nha hay Hy Lạp, với tỷ lệ thất nghiệp lên đến 26-27%.

Nhưng ở Việt Nam, những con số vẫn luôn “đá” nhau một cách khó tưởng tượng, đồng thời lại có vẻ hết sức bài bản.

Luôn kiên định giữ vững quan điểm “Quan tâm, hỗ trợ người nghèo là mục tiêu của Đảng và Nhà nước”, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền còn thuyết minh thêm về công tác an sinh xã hội với những số liệu dường như rất sâu sát: tỷ lệ hộ nghèo cả nước ước cuối năm 2012 còn 10%, giảm 1,76% so với cuối năm 2011.

Trong khi giới quan chức vẫn điềm nhiên với bình luận về tỷ lệ nghèo “năm sau thấp hơn năm trước” và còn vận dụng đến mức tối đa lời khen ngợi đầy tính ngoại giao của một vài tổ chức lao động quốc tế, báo chí và dư luận trong nước lại không muốn và cũng không thể chôn vùi bức tranh thảm thiết những cái chết tức tưởi xảy đến liên tục với người nghèo.

Tận cùng là cái chết

Tự tử vì nghèo đã trở thành một hiện tượng mãn tính trong xã hội được mô tả là chịu ăn chơi bậc nhất thế giới.

4Một bà mẹ xấu số nguyện dùng tiền phúng viếng của mình để trả nợ và nộp học phí cho con… Hai cô gái đang tuổi xuân xanh rủ nhau uống thuốc diệt cỏ tự vẫn vì không có tiền nộp phạt vi phạm giao thông… Một chàng trai vừa bước vào tuổi trưởng thành dùng dây cáp internet treo cổ tự tử vì mắc bệnh nan y không có tiền chữa trị… Còn rất, rất nhiều những vụ tương tự mà nguyên nhân chỉ bắt nguồn từ hai chữ “quá khổ”.

Báo chí và người dân hẳn cũng chưa quên câu chuyện của chị Lê Thị Ngọc N. cũng xảy ra tại TP. Cà Mau cách đây không quá lâu. Trước khi chết, N. đã từng thổ lộ muốn tìm đến cái chết vì nghèo khổ quá. Dù gia đình khuyên bảo nhưng người phụ nữ ấy vẫn khăng khăng: “Thà chết đi, các con được đưa vào cô nhi viện còn hơn, chứ sống mà nhìn con bữa đói bữa no chịu không đặng!”.

Người dân cũng mô tả một cảnh tượng đau đớn khác – cảnh đầu bạc khóc đầu xanh của vợ chồng ông bà Trần Ngọc Quang ngụ ở xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa – Phú Yên. Vào năm 2012, vợ chồng người con trai của ông Quang cùng đứa con mới 5 tuổi đã ôm nhau trầm mình dưới sông. Nguyên nhân cũng chỉ bắt nguồn từ quá nghèo khổ.

Nhưng còn giới chức chính quyền từ cấp trung ương đến các địa phương thì sao?

Nếu không thể hồi âm về thói vô cảm, họ vẫn còn một chỗ để dàn hòa trách nhiệm: cơ chế.

Bởi khi giới có trách nhiệm như thể câm lặng, những người chẳng có chức vụ gì lại buộc phản lên tiếng.

Theo ông Lê Minh Tiến, giảng viên xã hội học Đại học Mở TP.HCM, trong giai đoạn 2011-2015, chuẩn nghèo ở nông thôn là dưới 400.000 đồng/người/tháng và ở đô thị là 500.000 đồng/người/tháng. Rõ ràng việc xác định ngưỡng nghèo tại Việt Nam thấp hơn so với chuẩn nghèo do Ngân hàng Thế giới ấn định (60 USD/người/tháng, tương đương 1,2 triệu đồng/người/tháng).

Với chuẩn nghèo quá thấp như vậy nên những người được xác định là vượt nghèo (chẳng hạn như có thu nhập 1 triệu đồng/người/tháng) thật ra vẫn còn thuộc diện nghèo theo chuẩn thế giới.

Hơn nữa, với tình hình lạm phát như hiện nay thì việc xác định chuẩn nghèo cho cả giai đoạn 2011-2015 là chưa hợp lý. Lẽ ra phải điều chỉnh theo mức trượt giá hằng năm mới đúng… Có như thế mới không còn xảy ra những chuyện đau lòng như trường hợp chị Mỹ Nhân “chết để con được học”.

‘Còn Đảng còn mình’

Nhìn về bên kia thế giới và đỡ tồi tệ hơn rất nhiều, ở nước Mỹ đã chưa có ai phải “chết để con được học”.

Martin Wolf – một cây bình luận sắc sảo của tờ Financial Times – đã nêu ra nhận xét: đúng là ngân sách nước Mỹ có vấn đề trong dài hạn, nhưng chủ yếu là do chi phí y tế tuy thiếu hiệu quả nhưng tăng quá nhanh.5

Y tế và an sinh xã hội, cho dù bị lên án là những mầm mống gây ra khủng hoảng ngân sách nước Mỹ, nhưng rõ ràng đã làm cho phần lớn người dân Mỹ an tâm hơn khi bước chân vào bệnh viện. Cho dù họ bị thất nghiệp. Cho dù Hợp chúng quốc Hoa Kỳ mới lọt lòng chưa đầy 300 năm…

Còn ở đất nước “bốn ngàn năm văn hiến” thì sao?

Lại nhớ đến tâm tưởng trong một cuốn tiểu thuyết về “những người đã chết và những kẻ đang sống”…

Còn bao nhiêu cái chết nữa chưa thành hình nhưng đã nằm lòng bản chất bị định đoạt? Còn bao nhiêu kẻ đang sống thờ ơ, vô trách nhiệm và lợi dụng đồng loại nhưng được ngụy trang bởi cái áo “còn Đảng còn mình”?

Gần đây, Nông nghiệp Việt Nam – một tờ báo chuyên về nông thôn và đời sống người dân, đã làm một loạt phóng sự về “Mối lo làng quê” và “Vỡ làng”. Không thiếu cảnh đau thương, tang thương đã dội lên từ con suối, cây tre, cánh cò và đồng ruộng hoang hóa lòng người như thế.

Những giọt nước mắt bất lực của độc giả cũng bởi thế đã tràn chảy trên trang báo.

“Bi kịch không được nghèo!” – như một lời trần thuật của báo chí Việt Nam – vào lúc thời kỳ “quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội” đã kéo dài mòn mỏi hơn nửa thế kỷ qua.

Chẳng lẽ cần phải nói toạc ra: Đảng và Nhà nước đừng để người dân nào phải tự tử vì cùng khổ!

Bài phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, một nhà báo tự do ở TP HCM.

 

Nguồn: BBC tiếng Việt

Phản đối Trung Quốc phát hành tem vi phạm chủ quyền Việt Nam – TT

11 Th6

Phản đối Trung Quốc phát hành tem vi phạm chủ quyền Việt Nam

11/06/2013 06:40 (GMT + 7)
  
TT – Tối 10-6, ông Hoàng Anh Thi – chủ nhiệm Câu lạc bộ Việt Stamp (Hội Tem TP.HCM) – cho biết cùng ngày câu lạc bộ đã có văn bản gửi Bộ Thông tin và truyền thông, Hội Tem VN chính thức có ý kiến phản đối Bưu chính Trung Quốc về hành động phát hành tem bưu chính vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

“Đây không phải là lần đầu tiên Bưu chính Trung Quốc vi phạm vì năm 2004 họ đã phát hành bộ tem “Phong cảnh biên giới Trung Quốc” trong đó có một mẫu tem thể hiện quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam” – văn bản kiến nghị nêu rõ.

Theo văn bản trên, nhân ngày du lịch quốc gia, Bưu chính Trung Quốc phát hành bộ tem phổ thông sáu mẫu mang tên “Mỹ lệ Trung Quốc” (Trung Quốc xinh đẹp) giới thiệu một số thắng cảnh. Ngoài năm thắng cảnh nằm trên lãnh thổ Trung Quốc còn có một thắng cảnh nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là mẫu tem thứ tư có giá mặt 1,2 nhân dân tệ mang tên “Tam Sa thất liên dữ” (tạm dịch: nhóm 7 đảo nhỏ liền nhau ở Tam Sa) thể hiện hình ảnh bảy đảo thuộc nhóm An Vĩnh ở phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ngoài ra, Bưu chính Trung Quốc còn phát hành một phong bì ngày đầu tiên (FDC) và một bưu ảnh mang hình ảnh nhóm đảo này.

Tại văn bản trên, Câu lạc bộ Việt Stamp còn đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông xem xét, quyết định phát hành một bộ tem bưu chính (tem phổ thông) về chủ quyền biển đảo Việt Nam nhằm góp phần tuyên truyền, giáo dục tình yêu nước, yêu biển đảo với đông đảo công chúng, đồng thời khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam với thế giới thông qua tem bưu chính.

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu 10 – TT

11 Th6

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu 10

11/06/2013 17:06 (GMT + 7)
  
TTO –  Lúc 17g38 (giờ địa phương, 16g38 giờ Việt Nam) hôm nay 11-6, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ Thần Châu 10, thực hiện sứ mệnh tàu không gian có người lái lần thứ 5 của Trung Quốc.

//

>> Trung Quốc sẽ phóng tàu vũ trụ lớn hơn
>> Tàu Thần Châu 9 trở về Trái đất 

 

 

Tàu Thần Châu 10 được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc ở tây bắc Trung Quốc vào lúc 17g38 (giờ địa phương, 16g38 giờ Việt Nam). Các phi hành gia gồm Nhiếp Hải Thắng, Trương Hiểu Quang cùng cô Vương Á Bình.

Cô Vương là phi hành gia nữ thứ hai trong các chuyến tàu vũ trụ không người lái của Trung Quốc và là phi hành gia đầu tiên thuộc thế hệ 8X. Trưởng thành tại tỉnh Sơn Đông, cô Vương (năm nay 33 tuổi) được chọn trở thành phi hành gia vào năm 2010.

Trưởng đoàn là ông Nhiếp Hải Thắng, 48 tuổi. Đây là chuyến bay vào không gian thứ hai của ông. Nhiệm vụ đầu tiên của ông vào năm 2008 là trong chuyến tàu Thần Châu 6.

Ông Trương Hiểu Quang (47 tuổi) từng là một phi công cao cấp trong lực lượng không quân. Ông được chọn trở thành phi hành gia vào năm 1998. Tuy nhiên chuyến đi hôm nay là lần đầu tiên ông Trương bay vào vũ trụ.

 

Tàu vũ trụ Thần Châu 10 sẽ hoạt động trong không gian 15 ngày – khoảng thời gian lâu nhất từ trước đến nay đối với các sứ mệnh vũ trụ của Trung Quốc. Sau khi vào vũ trụ, tàu sẽ ghép nối với module Thiên Cung 1 và các phi hành gia thực hiện những khảo sát được giao.

Bên cạnh đó, các phi hành gia cũng có bài thuyết giảng dành cho sinh viên từ vũ trụ. Cô Vương là người dẫn dắt buổi học này. “Chúng tôi mong muốn mang chương trình không gian đến gần hơn với thế hệ trẻ, cải thiện sự hiểu biết của họ và lĩnh vực này, đồng thời lôi kéo sự quan tâm của họ đối với công việc của chúng tôi” – cô Vương nói.

 

Cùng ngày, Trung Quốc cũng đưa tàu sân bay đầu tiên vào tiến hành thí nghiệm khoa học và huấn luyện trên biển.

Công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp

11 Th6

Công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp

Thanh Niên OnlineThanh Niên Online – 2 giờ 54 phút trước

 
(TNO) Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh chủ chốt do Quốc hội (QH) bầu hoặc phê chuẩn vừa được công bố sáng nay 11.6. Theo kết quả, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân có số phiếu tín nhiệm cao đạt tỷ lệ cao nhất với 372 phiếu, người có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp cao nhất là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình với 209 phiếu.

>> Thống đốc Nguyễn Văn Bình có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp cao nhất
>> Bộ trưởng Thăng: ‘Tất cả đúng hết mà tai nạn vẫn xảy ra’
>> Học giả Hàn Quốc ca ngợi phát biểu của Thủ tướng
>> Thanh tra xây dựng xé áo, tấn công CSGT

Hình thức công bố là tỷ lệ phiếu cụ thể ở 3 mức tín nhiệm của từng chức danh, gồm tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Theo đó, tổng số ĐBQH 498 người, do vậy tất cả các số liệu so sánh là so với tổng số ĐBQH. Cụ thể:

 

Danh sách 47 vị được lấy phiếu tín nhiệm Tín nhiệm cao Tín nhiệm Tín nhiệm thấp
1. Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước  330  133  28
2. Nguyễn Thị Doan – Phó chủ tịch nước  263  215  13
3. Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội  328  139  25
4. Uông Chu Lưu – Phó chủ tịch Quốc hội  323  155  13
5. Nguyễn Thị Kim Ngân – Phó chủ tịch Quốc hội  372  104  14
6. Tòng Thị Phóng – Phó chủ tịch Quốc hội  322  145  24
7. Huỳnh Ngọc Sơn – Phó chủ tịch Quốc hội  252  217  22
8. Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường  234  235  22
9. Nguyễn Văn Giàu – Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế  273  204  15
10. Trần Văn Hằng – Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại  253  229  9
11. Phùng Quốc Hiển – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách  291  189  11
12. Nguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp  210  253  28
13. Nguyễn Kim Khoa – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh  267  215  9
14. Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật  294  180  18
15. Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội  335  151  6
16. Nguyễn Thị Nương – Trưởng ban Công tác đại biểu  292  183  17
17. Nguyễn Hạnh Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội  286  194  12
18. Ksor Phước – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc  260  204  28
19. Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng  241  232  19
20. Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ  210  122  160
21. Hoàng Trung Hải – Phó thủ tướng Chính phủ  186  261  44
22. Nguyễn Thiện Nhân – Phó thủ tướng Chính phủ  196  230  65
23. Vũ Văn Ninh – Phó thủ tướng Chính phủ  167  264  59
24. Nguyễn Xuân Phúc – Phó thủ tướng Chính phủ  248  207  35
25. Hoàng Tuấn Anh – Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch  90  288  116
26. Nguyễn Thái Bình – Bộ trưởng Bộ Nội vụ  125  274  92
27. Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước  88  194  209
28. Phạm Thị Hải Chuyền – Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội  105  276  111
29. Hà Hùng Cường – Bộ trưởng Bộ Tư pháp  176  280  36
30. Trịnh Đình Dũng – Bộ trưởng Bộ Xây dựng  131  261  100
31. Vũ Đức Đam – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ  215  245  29
32. Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Bộ Công Thương  112  251  128
33. Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo  86  229  177
34. Phạm Bình Minh – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao  238  233   21
35. Cao Đức Phát – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  184  249  58
36. Giàng Seo Phử – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc  158  270  63
37. Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an  273  183  24
38. Nguyễn Minh Quang – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường  83  294 104
39. Nguyễn Quân – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ  123  304  43
40. Nguyễn Bắc Son – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông  271  281  77
41. Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng  323  144  13
42. Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải  186  198  99
43. Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế  108  228  146
44. Huỳnh Phong Tranh – Tổng thanh tra Chính phủ  164  241  87
45. Bùi Quang Vinh – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư  231  205  46
46. Trương Hòa Bình – Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao  195  260  34
47. Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng Viện Kiểm soát nhân dân Tối cao  198  269  23

Cách đây ít phút, QH vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do QH bầu hoặc phê chuẩn, trong đó nêu rõ tỷ lệ mức độ tín nhiệm của từng người.

Có 477 tham gia biểu quyết, 471 tán thành, chiếm 94,58% tổng số ĐBQH.

Phát biểu kết thúc nội dung lấy phiếu tín nhiệm, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: QH đã hoàn thành trọng trách nhân dân cả nước giao cho chúng ta, tin tưởng qua lần này chúng ta sẽ rút kinh nghiệm không chỉ làm tốt ở QH những năm sau mà còn rút kinh nghiệm chung cho việc lấy phiếu tín nhiệm ở cấp HĐND theo hướng thận trọng, khách quan, chính xác.

Theo lịch làm việc, chiều nay sau khi thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2014 tại hội trường, QH sẽ họp kín nghe báo cáo về tình hình, diễn biến mới về biển Đông.

>> Bôxit và giải trình từ thực tế
>> Điểm sáng “10 phút tiếp dân”
>> Không thể kiểm tra hết 500 cây xăng được!

 

Gần 30 năm nhìn lại nền kinh tế thị trường Việt Nam – ĐV

11 Th6

Gần 30 năm nhìn lại nền kinh tế thị trường Việt Nam

(ĐVO) – Gặp chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhân chuyến công tác ra Hà Nội của ông, thấy ngưỡng mộ sức làm việc của vị chuyên gia tuổi đã ngoài 80. Chuyến công tác lần này của ông nhằm thẩm định và xúc tiến gói hỗ trợ tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo cơ hội giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động thuộc lĩnh vực này.

Ông bảo rằng, ngày xưa, những tư vấn chính sách của ông thường được lãnh đạo xem xét, đánh giá và triển khai nhanh hơn. Ông luôn nghĩ và làm việc theo đúng nghĩa là người cố vấn khách quan, trung thực, không vụ lợi về bất cứ vấn đề gì, miễn điều đó có thể giúp được đồng bào, đất nước. 

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

Ông Bùi Kiến Thành: – “Đầu những năm 1980, tôi được đại diện Nhà nước Việt Nam do ông Phạm Hùng, lúc đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Bộ Công an, gửi qua Paris (Pháp) hỏi ý kiến về tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn: cả nước thiếu ăn; vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long không sản xuất đủ để tự nuôi mình; các nhà máy từ Bắc chí Nam không có nguyên liệu để hoạt động; hàng tiêu dùng đã khan hiếm lại bị ngăn sông cấm chợ, mọi thứ đều phải được phân phối qua các hợp tác xã; cọng rau, con gà cũng không được mua bán tự do, vì hoạt động trao đổi hàng hóa là phạm luật của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa với chính sách kinh tế kế hoạch tập trung.

Sau bao nhiêu lần trao đổi, với nhiều văn bản phải viết ra và ký tên để các anh mang về báo cáo với cấp trên (vì trong những ý kiến đưa ra có nhiều phạm trù “kiêng kị” nên các anh không thể báo cáo miệng với lãnh đạo mà cần có chứ ký của tôi để làm bằng chứng rằng các đề xuất là “nhìn từ kinh nghiệm thế giới”, và nhất là từ nền kinh tế “tư bản” Mỹ), chúng tôi đã đi đến đồng thuận là nền kinh tế Việt Nam phải được xây dựng trên nền tảng “dân giàu”, vì trong lịch sử nhân loại từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay, không hề có một đất nước nào hùng mạnh được xây dựng trên nền tảng một đám dân nghèo.
 
“Dân giàu” là mục đích tất nhiên của mọi thể chế, nhưng trong những năm 70-80 của thế kỷ trước, “giàu” là kẻ thù của “vô sản”; vì thế một cán bộ lão thành không thể phát ngôn cho một chính sách cổ vũ cho người dân được “làm giàu”. 
 
Tuy vậy lãnh đạo Thành Phố Hồ Chí Minh đã âm thầm “phá rào” và tiến hành thí điểm các phương án cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh được chủ động giải quyết nguồn nguyên liệu thay vì phải chờ đợi Trung ương rót xuống, các nhà máy đã nhanh chóng hoạt động trở lại.

Ngành sắt thép thì đi thu mua sắt phế liệu, ngành nhựa thì đi đào bới các hố bao bì nhựa cũ v.v… giám đốc các nhà máy đã năng động áp dụng những đổi thay trong cơ chế quản lý kinh tế, phát huy trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo điều hành.

Các lý thuyết kinh tế như là “ưu thế tương đối” đã được áp dụng qua cách bố trí nhân sự “đúng người, đúng việc”, không còn bắt anh thợ may đi đóng giày và anh thợ giày đi may áo. Năng suất được tăng lên, sản phẩm đạt được chất lượng cao hơn.

Hàng hóa trở nên dồi dào. Bước tiếp theo là cho phép các doanh nghiệp được “trao đổi” hàng lấy nguyên liệu hay lấy sản phẩm của các doanh nghiệp khác.

Thị trường bắt đầu hình thành. Nền kinh tế thị trường Việt Nam bắt đầu từ đó. Từng bước, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh đã triển khai các phương pháp kinh doanh mới và xoá bỏ các rào cản của nền kinh tế kế hoạch tập trung, giải tỏa ngăn sông cấm chợ.

 
Rút kinh nghiệm thành quả ban đầu của TP. Hồ Chí Minh, năm 1983 lãnh đạo Đảng và Nhà nước họp bàn tại Đà Lạt về khả năng áp dụng cho cả nước (Hội nghị Đà Lạt, ngày 12-19 tháng 7, 1983). Đây là những bước đột phá đầu tiên nhằm xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Cuối cùng thì chính sách “Đổi Mới” đã được Đại hội VI thông qua với những từ ngữ khiến cho nhiều người bỡ ngỡ.  Kinh tế Việt Nam là “nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
 
PV:- Thưa ông, từ 1985 – 2013, hai mươi tám năm đã trôi qua, xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam đã đi đến đâu?
 
Ông Bùi Kiến Thành: –Trong tinh thần phấn khởi của một cuộc “Đổi mới” đầy triển vọng, người dân cũng như mọi người thương yêu Việt Nam đặt rất nhiều hy vọng vào một thời đại mới của một dân tộc thông minh, kiên cường, sáng tạo.

Nhiều người nghĩ rằng đây là một cuộc “cách mạng” giải phóng sức sáng tạo của tất cả các thành phần xã hội, trả lại quyền tự do kinh doanh cho toàn dân, tạo điều kiện để mọi lực lượng tham gia hoạt động kinh tế, xóa bỏ quan liêu bao cấp, chuyển đổi cơ chế kế hoạch tập trung qua cơ chế thị trường, xóa bỏ chế độ “chuyên chính vô sản”, đặt nền tảng phát triển xã hội dựa trên tích lũy tài sản tư nhân, lấy phương án thị trường cạnh tranh để hội nhập quốc tế, kèm theo là những mục đích kinh tế, chính trị, xã hội cốt lõi mà nền kinh tế phải đạt được, nhằm phục vụ con người thay vì nô lệ hóa con người.

 
Sau một thời gian dò dẫm, các tiệm mua bán đã mở cửa trở lại. Luật Doanh nghiệp ra đời, các công ty tư nhân xuất hiện, hoạt động nội thương, ngoại thương không còn phải thông qua “ủy thác” với các doanh nghiệp nhà nước.
 
Với Luật Đầu tư Nước ngoài, Việt Nam mở cửa thu hút vốn đầu tư, công nghệ, khoa học quản lý từ các “chế độ cừu địch” nay trở thành “đối tác hợp tác”.
 
Rồi các ngân hàng thương mại cổ phần, thị trường chứng khoán, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lần lượt  xuất hiện, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn phát triển.
 
Tuy vậy việc thực thi chính sách “Đổi mới” và tốc độ phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam suốt gần 30 năm qua chưa đạt được kết quả như mong đợi. Kinh tế Việt Nam vẩn chưa thật sự thoát khỏi khu vực các nước “thu nhập trung bình thấp”. Doanh nghiệp tư nhân còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
 
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẩn là thành phần “chủ đạo”, chiếm gần 50% tín dụng ngân hàng, hiệu suất thấp, lãng phí cao, nợ xấu, nợ khó đòi chồng chất. Nhiều dự án tái cấu trúc đã được Chính phủ đề xuất, nhưng vẩn chưa qua khỏi giai đoạn văn bản trình Quốc hội.
 
 Xây dựng kinh tế thị trường đòi hỏi một sư cam kết với các giá trị cốt lỏi của tự do kinh doanh, và những quy luật của thị trường. Không riêng gì ở Việt Nam, mà trên tòan thế giới, nơi nào tự do kinh doanh được tôn trọng và bảo vệ, lợi ích nhóm, độc quyền, đặc lợi được đẩy lùi, hệ thống quản lý nhà nước thông thoáng thì nền kinh tế thị trường mới phát triển.
Xây dựng kinh tế thị trường đòi hỏi một sự cam kết với các giá trị cốt lõi của tự do kinh doanh, và những quy luật của thị trường. Không riêng gì ở Việt Nam, mà trên toàn thế giới, nơi nào tự do kinh doanh được tôn trọng và bảo vệ, lợi ích nhóm, độc quyền, đặc lợi được đẩy lùi, hệ thống quản lý Nhà nước thông thoáng thì nền kinh tế thị trường mới phát triển.

PV: –Vậy những gì đã ngăn chặn bước tiến của Việt Nam?

Ông Bùi Kiến Thành: – Việc thực thi chính sách “Đổi mới” và tốc độ phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam chưa đạt được kết quả như mong muốn, cốt lõi là do thiếu sự nhất quán trong tư duy và một hệ thống quản lý Nhà nước phù hợp.
 
Sau khi ký Hiệp định Thương mại song phương với Việt Nam, nhà nước Mỹ đã gửi một phái bộ chuyên gia (Star Program) để giúp Việt Nam soạn thảo các văn bản pháp luật cần thiết cho phát triển kinh tế thị trường và quan hệ thương mại với Mỹ. 
 
Sau khi ký Hiệp định WTO với Việt Nam, cộng đồng quốc tế cũng đã hỗ trợ Việt Nam sửa đổi gần 100 bộ luật để phát huy hội nhập.
 
Hệ thống văn bản pháp luật đã được hiện đại hóa, nhưng guồng máy thực hiện vẫn là của thế kỷ trước, chẳng những chưa được nâng cao về năng lực và ý thức, mà còn nặng nợ với các giáo điều lạc hậu, lại thêm tha hóa, quan liêu, tiêu cực mà Nghị quyết Trung ương IV cũng chưa làm lay chuyển được.
 
Xuyên suốt gần 30 năm “Đổi mới” Ngân hàng Thế giới đã viện trợ cho Việt Nam nhiều tỷ USD để đào tạo, nâng cao năng lực điều hành (Capacity Building) trong nhiều lĩnh vực từ quản lý công (Public Administration) đến điều hành ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, nhưng nền kinh tế Việt Nam đang lao vào tình trạng bất ổn, nợ xấu tràn lan, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, mà điểm xuất phát lại là từ hoạt động của hệ thống ngân hàng, phạm luật, phạm quy, mà các cơ quan quản lý Nhà nước không đủ kiến thức, năng lực để điều chỉnh.
 
Xây dựng kinh tế thị trường đòi hỏi một sự cam kết với các giá trị cốt lõi của tự do kinh doanh, và những quy luật của thị trường. Không riêng gì ở Việt Nam, mà trên toàn thế giới, nơi nào tự do kinh doanh được tôn trọng và bảo vệ, lợi ích nhóm, độc quyền, đặc lợi được đẩy lùi, hệ thống quản lý Nhà nước thông thoáng thì nền kinh tế thị trường mới phát triển. 
 
PV:- Đại Hàn, Singapore, Đài Loan cũng trong khoảng thời gian như Việt Nam, từ một nền kinh tế “mới nổi” đã bắt kịp các nước phát triển về công nghệ, và thu nhập cá nhân. Vậy các nơi đó đã làm được những gì mà Việt Nam nên nghiên cứu để rút kinh nghiệm, thưa ông?
 
Ông Bùi Kiến Thành:- Từ một chế độ độc tài quân phiệt, Đại Hàn đã nhanh chóng xây dựng một chế độ Nhà nước pháp quyền, kèm theo một chính sách phát triển kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát huy mọi nguồn lực để tăng năng lực cạnh tranh và xâm nhập quốc tế.
 
Qua phương thức nhà nước cho vay 100% vốn phát triển cho những doanh nghiệp có dự án khả thi; và tài trợ gần như toàn bộ các chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, các doanh nghiệp Đại Hàn đã tiến lên và chiếm vị trí hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khoa hoc, sản xuất kinh doanh, vượt qua cả các nước phát triển. Sản phẩm của LG, SAMSUNG đã chiếm ngôi đầu bảng trong ngành điện máy, điện tử, và  tin học.
 
Singapore đã thoát ra khỏi tình trạng một quốc gia nghèo nàn lạc hậu, bằng một quyết sách bài trừ tiêu cực, xây dựng một Nhà nước thông thoáng, đáp ứng được sự mong đợi của các tập đoàn kinh doanh trên toàn thế giới.
 
Đài Loan đã vươn lên để trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu trong khu vực Đông Á, qua những cải cách triệt để về thể chế cũng như về phương thức kinh doanh, chấp nhận và phát huy quy luật của kinh tế thị trường.
 
Nhìn xa hơn một chút nữa, các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức đã xử lý việc tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước như thế nào để thực hiện cuộc đột phá kinh tế trong những thập kỷ qua? Dưới sự lãnh đạo của Thủ Tướng Thatcher, tất cả các doanh nghiệp nhà nước Anh đã được nhanh chóng tư nhân hóa (Privatize), từ điện lực, dầu khí, vận tải, viễn thông, không chừa một lĩnh vực nào. Chính phủ không giữ lại một tỷ lệ chi phối nào, mà đã giải phóng cho các doanh nghiệp được tự do tìm đường phát triển.
 
Và nước Mỹ đã làm thế nào để đối mặt với những thách thức từ ngày lập quốc và đang tiếp tục diễn ra liên tục qua nhiều giai đoạn lịch sử?  Bắt đầu bằng một Hiến pháp xây dựng trên quyền tự do của người dân, Nhà nước và nhân đân Mỹ đã linh hoạt giải quyết các biến động qua sự đồng thuận, các bên đồng có lợi.
 
Rất nhiều lần trong lịch sử nước Mỹ tình hình kinh tế đòi hỏi phải có một ban lãnh đạo quản lý nhà nước mới,  nhưng việc chuyển giao quyền lực đã được thực hiện trong trật tự và yên bình. 
 
Từ năm 1919 đến năm 1945, tình hình đã được cải thiện, với sự tăng trưởng kinh tế trung bình kéo dài 35 tháng và sự trì trệ kinh tế trung bình kéo dài 18 tháng. Và từ năm 1945 đến năm 1991, mọi việc còn tốt hơn, với sự tăng trưởng kinh tế trung bình kéo dài 50 tháng và sự trì trệ kinh tế trung bình chỉ kéo dài 11 tháng.
 
Ngoài việc tin rằng thị trường tự do làm gia tăng hiệu quả kinh tế, việc tự do kinh doanh còn được coi  là cách thức nâng cao các giá trị chính trị của người dân. 
 
Trong những năm đầu thế kỷ XX, khi các tập đoàn kinh tế, ví dụ như công ty dầu khí ESSO của nhà tỷ phú Rockefeller, trở thành những tổ chức độc quyền, Chính phủ Theodore Roosevelt đã ra quyết định giải tán và chia ra thành nhiều công ty độc lập và cấm không được liên kết để lũng đoạn thị trường.

Trong những năm gần đây, khi các tập đoàn viển thông tập trung quá nhiều quyền kiểm soát thị trường, Nhà nước Mỹ đã áp dụng Luật cấm độc quyền để chẻ nhỏ công ty BELL TELEPHONE thành ra  nhiều đơn vị. Hiến Pháp Mỹ, cũng như hệ thống luật pháp Mỹ rất kiên quyết bảo vệ quyền bình đẳng của toàn dân. 

 
Tất cả người Mỹ, từ Tổng Thống đền thường dân đều phải nghiêm túc tuân thủ pháp luật và đều bình đẳng như nhau trước pháp luật.
 
Trong tất cả các hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp Mỹ, cũng như giữa doanh nghiệp Mỹ và các đối tác nước ngoài, đều có tham chiếu và trích dẩn điều khoản của Luật Phòng chống tham nhũng về cấm đưa hay nhận hối lộ. Nếu vi phạm, bên đưa cũng như bên nhận đều bi truy tố hình sự.
 
Năm 1983 một sự kiện tiêu biểu đã xảy ra là lãnh đạo công ty công nghiệp hàng không Lockeed và nguyên Thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka đã bị xử lý và lĩnh án tù vì đã đưa và nhận hối lộ trong một thương vụ mua bán máy bay.
 
PV: – Nhìn rõ vấn đề của Việt Nam, tư vấn khách quan, trung thực nhưng thực tiễn lại chậm thực hiện, ông nghĩ sao ?
 
Ông Bùi Kiến Thành: (Cười) Tôi luôn tư vấn hoàn toàn khách quan và trung thực, không vụ lợi về bất cứ vấn đề gì khi được hỏi ý kiến. Còn việc nghe thế nào, làm theo đến đâu, đó là ý chí và trách nhiệm của những người lãnh đạo.
 
Họ mới là người chịu trách nhiệm về những quyết định của mình với nhân dân, và với lịch sử. Phần tôi, tôi đã cố gắng làm tốt nhất những gì có thể.
 
Nguyễn Nguyễn (Thực hiện)
;
.

//

.

Trưởng thôn hò dân làng đánh côn đồ như… đánh giặc – PLVN

11 Th6

Trưởng thôn hò dân làng đánh côn đồ như… đánh giặc

Cập nhật 07/06/2013 11:30 (GMT+7)

Trưa 11/5/2013, thấy đám côn đồ xông vào hành hung người dân hai thôn Đồng Tâm và Đồng Quân (xã Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình), trưởng thôn Đồng Quân nhanh chóng gọi loa phóng thanh kêu cứu.

Hàng trăm người dân nghe báo động lập tức đổ ra giáng trả những kẻ dám làm loạn xóm núi. Lúc vào thì hùng hổ, lúc ra phải bằng xe cứu thương, có lẽ đám côn đồ sẽ phải sợ đến già tinh thần đoàn kết của người dân hai thôn.

Nhóm côn đồ bảo kê cho doanh nghiệp chiếm đất?

Để hiểu sự việc, cần nói sơ qua về bãi đất xảy ra tranh chấp. Theo đó, công ty Cổ phần du lịch Cúc Phương (sau đây gọi tắt là công ty) đã được tỉnh cấp 15 ha đất để xây dựng Khu du lịch Thung Phương (đã xây tường rào kiên cố bao bọc).

Hiện trường nơi nhóm côn đồ bị cả làng đánh bò lê bò càng
Hiện trường nơi nhóm côn đồ bị cả làng đánh

Khoảng 3 năm trước, không biết vin vào cớ nào, công ty cho rằng đã thầu thêm 25 ha đất thuộc địa bàn hai thôn Đồng Tâm và Đồng Quân. Với ý đồ xây dựng trang trại, làm đường bao quanh núi rồi mở một con đường mới nối ra đường lớn, thời gian gần đây, đơn vị này cho xe cơ giới đến múc đất, giải phóng mặt bằng.

Tuy nhiên, 25 ha đất này là bãi chăn thả gia súc lâu đời của dân hai thôn. Người dân không đồng ý nên hai bên liên tục xảy ra tranh chấp. Cứ mỗi lần “xe múc” đến, bà con lại kéo ra ngăn cản, không cho vào xúc đất.

Ngày xảy ra vụ việc, nhiều nhân chứng cho biết bọn côn đồ đã có mặt từ trưa. Chúng đi bằng xe taxi, được một người trong công ty dẫn đi “khao quân” tại một quán ăn trong khu vực.

Bà chủ quán nhớ lại: “Khi bưng bê phục vụ, thấy bọn họ cười nói rôm rả, bảo nhau ăn uống no say để “chết cũng thành con ma no”. Tưởng chỉ là chuyện đùa, ai ngờ họ đang lấy khí thế để lát sau vào hành hung người dân”.

Đánh chén xong, chúng tiếp tục đi taxi tới cổng công ty, thủ hung khí vào trong người rồi đi bộ ra nấp sẵn ở bãi đất tranh chấp.

Khoảng 13h30 ngày 11/5, người dân hai thôn lùa đàn gia súc lên bãi đất chăn thả. Đúng lúc này, công ty lại cho “xe múc” vào xúc đất. Như thường lệ, một số người chăn bò vội chạy ùa ra ngăn cản. Họ không biết đã lọt vào bẫy của đám côn đồ.

Vừa chạy đến gần chiếc “xe múc”, họ đã nhìn thấy sáu thanh niên lù lù xuất hiện phía sau những tảng đá lớn. Cả nhóm đều xăm trổ đầy người, đầu trọc lốc, tay lăm lăm dao, kiếm, gậy gộc. Không nói không rằng, chúng lao vào hành hung những người chăn bò. Mọi người sợ hãi, bỏ chạy tán loạn.

Một người chạy chậm bị đuổi kịp liền quỳ xuống van xin, nhưng đám côn đồ vẫn vác gậy quật túi bụi. Đau quá, nạn nhân gắng sức vùng dậy, bỏ chạy vào làng kêu cứu.

Gọi loa phóng thanh dẹp loạn côn đồ

Thấy có côn đồ đuổi đánh người dân, một người nhanh trí đã dùng điện thoại gọi cho ông trưởng thôn Đồng Quân. Phản xạ nhanh không kém, ông trưởng thôn vội chạy sang nhà phó thôn, nơi đặt chiếc loa phóng thanh. Tiếng loa như tiếng báo động thời chiến tranh, xé nát cả buổi trưa không yên bình.

“Thông báo với toàn thể nhân dân. Hiện nay đang có một đám người lạ mặt, đầu trọc, xăm trổ đầy mình, có hành vi côn đồ, dùng kiếm, dùng dùi cui, đuổi đánh, dọa đâm, chém, giết dân lành. Mọi người, ai có cuốc, xẻng, gậy gộc ra ứng cứu. “Giặc” đang càn quấy dân làng, mọi người tập trung mau để đánh “giặc”. Loa, loa, loa”, nguyên văn lời thông báo của vị trưởng thôn.  

Tiếng loa vừa dứt, người dân hai thôn từ người già, thanh niên cho đến phụ nữ, lập tức túa ra đầy đường. Dân hai đầu dồn lại đánh trả đám côn đồ. Bị yếu thế, những kẻ phá “xóm núi” liền gọi nhau rút về công ty. Hàng trăm người dân vẫn đuổi theo.

Đám côn đồ nấp vào trong tường bao kiên cố của công ty, liên tục dùng đất đá ném ra. Cho rằng nơi này bất khả xâm phạm, nhóm côn đồ leo lên mái nhà, phanh ngực, lột quần, ngang nhiên thách thức. Hành vi láo lếu khiến cơn giận của người dân càng bùng phát. Hàng trăm người cùng lúc ùa vào trong tường bao. Nhóm côn đồ bị một trận đòn thừa sống thiếu chết.

Sự việc có thể còn nghiêm trọng hơn nếu đại diện chính quyền địa phương, lực lượng công an xã, công an huyện Nho Quan không kịp thời có mặt. Người dân được thuyết phục đã chấp nhận dừng tay.

Nhóm côn đồ lúc trước còn hung hăng, giờ đã nằm bẹp mỗi tên một chỗ, trong  đó có hai tên bị thương khá nặng. Tuy thế, trong hơi thở yếu ớt, chúng vẫn mạnh miệng dọa sẽ còn quay lại trả thù. Sau đó, nhóm côn đồ được đưa lên xe thùng của công an, đi cấp cứu.

Người dân xóm núi “đại thắng”

Dù “đại thắng”, người dân hai thôn vẫn vô cùng bức xúc trước thái độ của công ty. Vì tranh chấp đất đai, các đối tượng này đã bất chấp pháp luật, manh động gọi côn đồ về hành hung người lương thiện?. Ông trưởng thôn Đồng Quân cho biết cư trú trên địa bàn chủ yếu là người dân tộc Mường, được di dời từ rừng quốc gia Cúc Phương ra sống ở bãi đất này từ năm 1988.

Biên bản cuộc họp ghi nhận sự kiện dân xóm núi “đại thắng”
Biên bản cuộc họp ghi nhận sự kiện người dân xóm núi “đại thắng”.

Đã hơn 25 năm, mảnh đất là nguồn sống của người dân, thông qua chăn nuôi gia súc, trồng ngô, trồng đậu. Khoảng gần chục năm trước, công ty bắt đầu về xây dựng trên khoảng 15 ha bãi đất. Lúc đó, công ty xây dựng khu sinh thái, có giấy tờ, quyết định từ tỉnh, huyện, được sự đồng thuận của đa số người dân nên không gặp sự phản đối nào.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, công ty có những động thái định chiếm nốt 25ha đất còn lại.

Theo một số người dân, ông Lê Quốc Thịnh, Giám đốc công ty luôn nại ra rằng 25ha đất này đã được công ty thầu lại, có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận như 15 ha xây khu sinh thái trước đó. Tuy nhiên, người dân hai thôn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào của chính quyền về việc này.

“Mà cho dù có thông báo thỏa thuận từ chính quyền về việc sang nhượng đất, chúng tôi cũng không bao giờ đồng ý. Vì 25 ha đất này là nguồn mưu sinh của người dân, bán nốt thì biết làm gì để sống”, một người địa phương cho biết.

Đồng quan điểm đó, ông trưởng thôn cũng khẳng định không hề nhận được thông báo nào từ chính quyền về việc cho công ty thầu thêm 25ha đất.

“Việc tranh chấp chưa ngã ngũ thì công ty đã liên tục điều “xe múc” vào đào đất. Người dân ngăn cản là đương nhiên. Vì thế mà cho côn đồ đến hành hung dân lành là điều không thể chấp nhận được”, ông trưởng thôn bức xúc.

Được biết sau khi sự việc xảy ra, ngày 19/5, đã có cuộc họp giữa đại diện chính quyền xã và người dân hai thôn với Giám đốc công ty, nhằm giải quyết hậu quả. Tại buổi họp, đối tượng này đã nhận lỗi quản lý nhân viên không chặt, để xảy ra việc đáng tiếc, chịu trách nhiệm trước mọi tổn thất gây ra cho người dân.

Người này cũng hứa sẽ dừng mọi hoạt động làm ảnh hưởng tới 25ha đất tranh chấp, thậm chí chấp nhận không “xin” thêm mét đất nào trên địa bàn xã Cúc Phương nữa.

Nhằm thu thập thông tin nhiều chiều, phóng viên Xa lộ Pháp luật đã tìm đến công ty nêu trên tìm hiểu sự việc. Tuy nhiên từ sau sự việc, công ty đóng cửa, ngừng hoạt động. Được biết ông giám đốc cũng không có mặt tại địa phương.

Thông tin từ công an huyện Nho Quan, nhóm côn đồ bị người dân hai thôn giáng trả đều bị thương. Có hai đối tượng bị thương khá nặng, phải đi cấp cứu tại Hà Nội, hiện đã ra viện. Cơ quan điều tra đang thu thập chứng cứ, điều tra mở rộng vụ việc.

Theo Xa lộ pháp luật

TBT ĐINH ĐỨC LẬP ĐÃ RA TAY VỚI NHÀ BÁO NGUYỄN MẠNH THẮNG – Tễu

11 Th6
 
TBT ĐINH ĐỨC LẬP ĐÃ RA TAY VỚI NHÀ BÁO NGUYỄN MẠNH THẮNG
 
 
 
Ai ngăn được sự trả thù khốc liệt người tố cáo
ở báo Đại Đoàn Kết?
 
Việc chống tiêu cực ở báo Đại Đoàn Kết của các nhà báo Kim Ngân, Mạnh Thắng và Hữu Nguyên ngày một gian nan. Chính vì không được Đảng ủy Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ban Thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam bảo vệ (dù các nhà báo đã nhiều lần làm đơn đề nghị bảo vệ) nên mức độ trả thù, trù dập người tố cáo ngày một gia tăng. Ngày 3/6/2013, Tổng biên tập Đinh Đức Lập và Phó tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh đã ra Quyết định số 42 buộc thôi việc đối với nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng.Khi những đơn tố cáo của nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng chưa được lãnh đạo Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Đảng ủy Khối các cơ quan trung ương và các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết dứt điểm; và khi  đơn tố cáo ông Vũ Trọng Kim – Ủy viên Trung ương Đảng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam chưa được Ủy Ban Kiểm tra trung ương, Ban Nội chính trung ương giải quyết thì hành vi trả thù, trù dập bằng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng của Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết đã vi phạm nghiêm trọng vào điều 8 Luật tố cáo và Quy định 94 của Bộ Chính trị.

Nếu như từ tháng 5/2012 nhà báo Mạnh Thắng có đơn tố cáo thì ngay 2 tháng sau, ngày 23/7/2012 ông bị Tổng biên tập Đinh Đức Lập trả thù, trù dập chuyển công tác, cắt lương vô cớ dù không bị kỷ luật gì. Điều này vi phạm nghiêm trọng điều 8 và điều 37 của Luật tố cáo (được bảo vệ vị trí công tác). Đến khi Đảng đoàn MTTQ Việt Nam có kết luận thì cũng không trả lời các nhà báo bằng văn bản (vi phạm điều 26 luật tố cáo), không thực hiện kỷ luật những người có sai phạm liên quan với Tổng biên tập Đinh Đức Lập như: Trưởng ban chuyên đề Nguyễn Thị Cẩm Thúy gian lận bằng cấp, Phó tổng biên tập Nguyễn Quốc Khánh (lừa dối Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy, đồng lõa với Bí thư Đinh Đức Lập thực hiện hành vi mê tín dị đoan), Phó Ban Tuyên truyền phát hành quảng cáo Đinh Quang Sơn, thủ quỹ Lê Thị Kim Dung (thụt két quỹ dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên báo Đại Đoàn Kết), nhân viên Ban trị sự Ma Thị Vân (đóng dấu xác nhận giả chức vụ cho Trưởng Ban tuyên truyền quảng cáo phát hành Nguyễn Xuân Huy là Phó Tổng biên tập). Trái lại, Ban biên tập còn đang toan tính sẽ dựng thêm một số tay chân làm lãnh đạo. Điều này càng khẳng định thêm quyền lợi của nhóm lợi ích tiêu cực tại báo Đại Đoàn Kết. 

Quyết định kỷ luật số 42-QĐ/BBT.ĐĐK ký ngày 3/6/2013 của Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết (Tổng biên tập Đinh Đức Lập ký). Nội dung thi hành kỷ luật nhà báo Mạnh Thắng với hình thức: Buộc thôi việc vì các cáo buộc: “Thiếu ý thức xây dựng cơ quan, tố cáo nhiều lần, nhiều nơi, nhiều cấp với nhiều nội dung sai, không đúng và không có cơ sở. -Không chấp hành phân công công tác của Ban Biên tập, tự ý bỏ việc. – Tuyên truyền các vấn đề nội bộ gây ảnh hưởng tới uy tín của báo” mà chỉ “Căn cứ vào biên bản họp và kiến nghị của Hội đồng kỷ luật”. Thế nhưng, nội dung biên bản họp và kiến nghị của Hội đồng kỷ luật viết cái gì nhà báo Mạnh Thắng không được biết, được ký (dù đã đề nghị).
.

 
 

 

 

 

Nguyên Bí thư chi bộ Tổng biên tập Đinh Đức Lập đã bị kỷ luật cả về mặt Đảng và chính quyền. Tức là những nội dung tố cáo của nhà báo Mạnh Thắng đúng. Tại sao thay vì được tuyên dương, ông Thắng lại bị trả thù?.Nhà báo Mạnh Thắng cho biết: Ngày 30/5/2013, tại buổi họp với Hội đồng kỷ luật báo Đại Đoàn Kết, tôi đã phản đối các cáo buộc này. Bởi lẽ, Luật tố cáo không có điều nào quy định: Tố cáo lãnh đạo cơ quan đồng nghĩa với thiếu ý thức xây dựng cơ quan hay tuyên truyền các vấn đề nội bộ; không được tố cáo nhiều lần, nhiều nơi, nhiều cấp. Chính vì những đơn tố cáo của tôi gửi Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã quá thời hạn giải quyết theo luật định nên tôi có quyền gửi lên cấp có thẩm quyền cao hơn.   

Nhà báo Mạnh Thắng cho biết: Ngày 7/6/2013, Khi đưa cho tôi bản Quyết định kỷ luật, Tổng biên tập Đinh Đức Lập còn thách thức: “thích thì đi kiện đi”.

Rồi ông Lập buộc ông Thắng ra khỏi phòng họp toàn thể cơ quan sau đó để ông và ông Khánh tự do thông báo Quyết định mà ông Thắng không có quyền trao đổi gì. 

Được biết, sau nhà báo Mạnh Thắng, nhà báo Kim Ngân và Hữu Nguyên cũng đang bị yêu cầu viết kiểm điểm để chịu chung hình thức kỷ luật buộc thôi việc. 

Không có lẽ không ai, không tổ chức nào có thể ngăn được bàn tay trả thù, trù dập người tố cáo ngày một khốc liệt ở báo Đại Đoàn Kết ư?. 

 P. V

 

 
 
  1. Tập 2 là thế nào đây?
    Như vậy là đắng sau TBT Lập có một thế lực kinh khủng nào đó chống lưng. Vụ bán trụ sở tại ĐN với một cái giá như thế, mà cơ quan chủ quản của Báo ĐĐK vẫn chấp thuận,đồng ý,bao che, chứng tỏ : Đạn bọc đường đã xuyên thủng mọi thứ . Vũ Trọng Kim, Huỳnh Đảm …cũng là con người mà !
    Hỡi ôi, ĐĐK nhanh chóng trở thành Mất ĐĐK.

    Trả lờiXóa

  2.  

    “ĐẠI MẤT ĐOÀN KẾT” từ tòa soạn báo ĐĐK tới TRUNG ƯƠNG MTTQ VIỆT NAM và còn ở những cấp nào nữa?
    DÂN VIỆT CÓ CÒN NIỀM TIN??????

    Xóa

     
     
  3.  
     
     
  4.  

    “Tuyên truyền các vấn đề nội bộ gây ảnh hưởng tới uy tín của báo”.
    Cái thằng “mắm thối” Đinh Đức Lập này đem bao nhiêu thối nát từ MTTQVN về báo mà còn lo ảnh hưởng đến úy tín. Có Uy Tín đâu mà lo ảnh hưởng?

    Trả lờiXóa

     
     
  5.  

    Đuổi chỗ này thì xin chỗ khác lo gì. Nhưng dù sao vẫn rất mong các đồng chí tố cáo hãy theo đuổi sự việc đến cùng. Không thể để cho những bọn tham ô, tham nhũng như Vũ Trọng Kim, Đinh Đức Lập… muốn làm gì thì làm.

    Chúc các đồng nghiệp Chân cứng đá mềm.

    Trả lờiXóa

     
     
  6.  

    Đúng là đói ăn vụng túng làm liều. Đinh Đức Lập chắc là biết không còn Trụ lại được bao lâu nên cứ chơi kiểu làm liều, đuổi hết những người tố cáo để sự việc đã rồi. Nhưng với chứng cứ tố cáo mà nhà Tễu công bố bấy lâu nay, tôi tin người tố cáo có lý. Và lẽ đương nhiên ông Vũ Trọng Kim có thể đỡ được vì ông Đảm quá nhu nhược. Nhưng khi đồng chí Thiện Nhân về lãnh đạo MTTQ sau kỳ quốc hội này thì chắc chắn ê kíp đểu của Vũ Trọng Kim cũng sẽ phải nhận những BÀI HỌC đắt giá vì bao che cho tội lỗi..

    Trả lờiXóa

     
     
  7.  

    Chỉ những người sợ mất việc làm mới không dám lên tiếng đấu tranh với tiêu cực. Còn những người có khả năng, vứt đâu họ cũng có thể sống nên dẫu biết không dễ có người bảo vệ công lý, lẽ phải… nhưng Chúng ta vẫn phải đấu tranh để con cháu nhìn vào không cảm thấy hổ thẹn. Giữa thời buổi này tìm người ngay thì khó chứ ngó đâu chẳng có kẻ nịnh nọt, luồn cúi. Hãy chờ xem thằng Lập này còn diễn được bao nhiêu Tuồng nữa?

    Trả lờiXóa

     
     
  8.  

    Ơ sao người bị tố cáo là Đinh Đức Lập bị cả kỷ luật Đảng và Chính quyền mà vẫn ký quyết định buộc người tố cáo thôi việc là sao?

    Trả lờiXóa

  9.  

    CHẮC KỶ LUẬT TAY LẬP CHỈ LÀ HÌNH THỨC (KHIỂN TRÁCH, CẢNH CÁO HAY “CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ”) NÊN VẪN LÀ TBT VÀ VẪN CÓ QUYỀN KÝ QĐ “BUỘC THÔI VIỆC” NHÀ BÁO NGUYỄN MẠNH THẮNG.

    BÓ TAY!

    Xóa

     
     
  10.  
     
     
  11.  
    Nguyễn Xuân Hướng10:49 Ngày 10 tháng 6 năm 2013

    Những người sai phạm không bị xử lý vì nằm trong ê kíp. Còn những người tố cáo lại dám đi ngược với con đường mà lãnh đạo đã lựa chọn nên bị đuổi là đúng rùi. Nào bà con ta hãy cùng vỗ tay hoan hô chế độ với những ông vua con như Đinh Đức Lập đang lên như diều gặp gió.

    Trả lờiXóa

     
     
  12.  

    Lạ nhỉ cái tờ báo DDK từ ngày Đinh Đức Lập về làm TBT có ngày nào có uy tín đâu mà suốt ngày lo mất thế

    Trả lờiXóa

     
     
  13.  

    “Ăn có nhai làm có nghĩ”.Làm lãnh đạo sao cứ cậy quyền ký bừa, rồi có ngày hối không kịp

    Trả lờiXóa

     
     
  14.  

    Với quyền hạn không còn bao lâu, chắc Đinh Đức Lập cố gắng mau mau đuổi hết những người không cùng “chí hướng”, rồi nhận tiếp người mới vào kiếm thêm ít tiền đút lót đây mà. Đúng là đồ ăn bẩn

    Trả lờiXóa

     
     
  15.  
    Đông nghiệp ủng hộ NMT11:25 Ngày 10 tháng 6 năm 2013

    Sáng nay trời mưa, lười chẳng buồn đến báo. Đang nằm ngủ nướng thì nhận được điện thoại của một cô bạn đồng nghiệp ở VTC bảo vào Tễu xem thông tin về thằng Tổng Lập của mày đi. Sao lại có loại người khốn nạn đến thế.

    Câu này mình đã nghe quá nhiều người nói nhưng biết làm sao được. Đành bảo tớ là ông Huỳnh Đảm thì cho thầy cho Kim Lập về vườn từ lâu rồi. Nhưng rất tiếc tớ chỉ là thằng phóng viên quèn, nên chỉ biết gọi điện chia sẻ với A. Thắng như nhiều người trong và ngoài báo.
    Đúng hôm A. Thắng nhận quyết định thôi việc, bọn mình cùng ngồi nhậu với A. Thắng và vợ con anh ấy, thấy gia đình anh vẫn vui như tết, dường như cái quyết định đuổi việc chẳng ảnh hưởng gì đến họ. Mình chợt nhận ra A. Thắng vẫn là người may mắn hơn ông Lập nhiều vì không những được gia đình ủng hộ mà còn được cả cộng đồng mạng như Tễu, NGuyễn Thông, Tintuchangngayonline, Phamvietdao, culangcat… ủng hộ thì việc đấu tranh chống tiêu cực là điều tất yếu vì anh vốn là người quá ngay thẳng,không hèn nhát như một số người (trong đó có lẽ có cả mình. Hu…. Hu.)

    Trả lờiXóa

     
     
  16.  

    “Nguyên Bí thư chi bộ Tổng biên tập Đinh Đức Lập đã bị kỷ luật cả về mặt Đảng và chính quyền. Tức là những nội dung tố cáo của nhà báo Mạnh Thắng đúng. Tại sao thay vì được tuyên dương, ông Thắng lại bị trả thù?.”

    Câu này chuẩn không cần chỉnh. Nhưng cấp lãnh đạo nào có thể trả lời cho người tố cáo khi mà ông Vũ Trọng Kim quyết bao che cho những hành vi tham ô, tham nhũng, mê tín dị đoan của đệ tử Đinh Đức Lập đến cùng.

    Trả lờiXóa

     
     
  17.  

    Ông lập này cho sống cùng nhà với ông Hồ Anh Tài, Tổng Biên Tập Báo Đại biểu nhân dân là tốt nhất. Ông Tài cao tay hơn ông Lập là không viết ra giấy kỷ luật, nhưng miệt thị phóng viên rồi phóng viên tự chuồn chuồn. Ngày xưa ở Tòa soạn báo Đại biểu nhân dân chúng tôi thường gọi Hồ Anh Tài là Hồ Độc Tài. Trong làng báo cũng có những con sâu, bọ như thế này lên làm Tổng biên tập mới đúng là Tài.

    Trả lờiXóa

     
     
  18.  

    Phủ bênh Phủ, huyện bênh huyện, UBMTTQ cũng có tốt gì đâu mà cứ kêu nài mãi thế ! Xử lý anh Lập thì anh Lập khui ra cả đống mắm thúi luôn hay sao ?

    Trả lờiXóa

     
     
  19.  

    Nhà báo Hữu Nguyên đã DŨNG CẢM thì nay CỨ CHỐNG LẠI, KHÔNG THỰC HIỆN cái quyết định vô nhân tính của tay Lập, hãy theo đuổi đến cùng xem nó tới đâu, còn gì để mất mà phải nhượng bộ, sợ hãi gì LŨ SÂU MỌT.

    Công lý, lẽ phải sẽ đứng về phía Hữu Nguyên.

    Chúc thành công !

    Trả lờiXóa

  20.  

    ông Trần Đắc Kiên báo GDXH cũng bị kỷ luật thôi việc đấy thôi. tội nói thật về lãnh đạo 😀

    Xóa

     
     
  21.  
     
     
  22.  

    Ông Vũ Trọng Kim trơ trẽn thật. Bênh gì thì bênh chứ thối hoắc thế này mà còn bao che. Nhục cho mặt trận quá

    Trả lờiXóa

     
     
  23.  

    Ghê tởm quá !

    Trả lờiXóa

     
     
  24.  

    Nói như Nghĩa Trọng và Nặc Danh là chuẩn luôn. Ở cái thời kinh tế thị trường này, đồng tiền hơn đồng chí, chúng nó rất sợ những người ngay thẳng lại có trình độ chuyên môn vững vàng. Mình đã dám đấu tranh tức là đã chuẩn bị cho mình một con đường không gì để mất, nên sẽ bị bọn lợi ích nhóm tiu tời bời. Lấy ví dụ từ tôi mà ra, suốt 5 năm trời chúng tôi sống không bằng chết vì dám đấu tranh với thằng tổng biên tập, sau khi hắn được bổ nhiệm chức tbt về tòa soạn được chưa đầy 1 năm thì 6 Đảng viên, cán bộ chủ chốt phải xin đi nơi khác hoặc ốm dài hạn rồi nghỉ hưu…vì sao??? thế mà lãnh đạo cơ quan lại bao che không giám sát các hành vi đó vì hàng tháng nhận tiền phong bì từ tòa soạn này, nguồn tiền hối lộ lấy từ 20 phần trăm ăn chặn của người lao động. tbt có cơ hội thay một loạt các vị trí chủ chốt bằng tay chân của hắn, nên các cuộc họp chi bộ, chính quyền cần có các lá phiếu nhất trí thì lực lượng lợi ích nhóm này hậu thuận ngay lập tức. cơ quan nhà nước mà tuyển trái phép vào 16 người không qua Tổ chức, đằng sau sự tuyển dụng đó là gì???nếu không phải là TIỀN??? điều đáng nói là 16 người tuyển vào thì có 2-3 người không chịu được thằng TBT này nên chuồn trước, còn lại thì trình độ quá ếch nên 11 người khi có đợt tuyển chính thức thì nộp hồ sơ thi chỉ có 2 người đạt, nhưng bọn không đạt vẫn ngon lành tại vị. Kết nạp Đảng viên mà cũng lấy tiền quỹ phúc lợi của tòa soạn ra chi 1,9 triệu đồng, chẳng biết chi vào việc gì, sai nguyên tắc thế, nhưng vì thẳng Tổng giám đốc TTXVN lại bảo kê cho thằng TBT nên bọn nó cứ ok, còn người đấu tranh như chúng tôi thì sống không bằng chết….đồng nghiệp xa lánh, quyền lợi bị cắt xén…không bao giờ đạt được cái gì trong khi chuyên môn và tư cách đạo đức của mình thì nó không thể làm gì được, nhưng sự đời cuối cùng cả hai thằng này thân bại danh liệt, mua danh ba vạn bán danh ba đồng…Các bạn, các đồng nghiệp hãy cùng ủng hộ cho các nhà báo, cán bộ đã dũng cảm, hy sinh quền lợi đấu tranh bảo vệ lẽ phải, gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các ban ngành đoàn thể, chính phủ….đừng để sự việc rơi vào “sự im lặng đáng sợ”, đừng để những người tốt phải cô đơn trong cuộc sống….

    Trả lờiXóa

     
     
  25.  

    Mến gửi đồng nghiệp Mạnh Thắng!
    Cách nay vài năm (2008) mình có “cứu” một anh là Phó phòng Hành chính của một sở, tên S. Hoàn cảnh của anh này cũng như Mạnh Thắng bây giờ: tố cáo GĐ tham nhũng và bị ghép tội rồi ra QĐ sa thải trái luật. Anh S đã bị sa thải trái luật 5 năm và đã kiện tụng bằng ấy thời gian. Tòa xử đi xử lại: từ sơ thẩm lên phúc thẩm và GĐ thẩm, rồi quay lại sơ thẩm, nhưng lần phúc thẩm cuối cùng thì anh S đã thắng.
    Sau khi anh S thấy đuối sức, có người giới thiệu S về Sài Gòn gặp mình, và mình đã về tận nơi xác minh, điều tra và lên 2 kỳ báo (trước khi mình tham gia vụ này, anh S cho mình biết có một số nhà báo của những tở LỚN đã đến điều tra, sau khi gặp GĐ rồi về không thấy đăng bài). Sau khi báo phát hành, Tòa an và VKS Tối cao đã xác minh và trao đổi sau đó ra QĐ kháng nghị theo thủ tục GĐ thẩm. Cuối cùng, sau 5 năm bị sa thải trái luật, Tòa án đã hủy QĐ sa thải trái luật, buộc người ra QĐ sa thải anh phải nhận anh S trở lại làm việc. Và dĩ nhiên là anh được nhận đủ lương trong 5 năm không được làm việc.
    HÃY CHIẾN ĐẤU ĐẾN CÙNG NGHE, MẠNH THẮNG.
    NẾU BẠN CẦN TÌM HIỂU TRƯỜNG HỢP ANH S ĐỂ THAM KHẢO, HÃY ĐĂNG Đ/C EMAIL CỦA BẠN, MÌNH SẼ CHO SỐ ĐT CỦA ANH S ĐỂ BẠN LIÊN LẠC TRỰC TIẾP.
    HÃY CHIẾN ĐẤU ĐẾN CÙNG. CỤ THỂ CÔNG VIỆC CỦA BẠN BÂY GIỜ LÀ CHUẬN BỊ CHỨNG CỨ KIỆN ĐINH ĐỨC LẬP RA TÒA LAO ĐỘNG.
    CHÚC BẠN THÀNH CÔNG.

    Trả lờiXóa

  26.  

    Nhưng Vũ Trọng Kim đã bao che và tác động đến một số cơ quan báo chí, kể cả Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin để báo chí không lên tiếng.

    Xóa

     
     
  27.  
     
     
  28.  

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đã có những thông tin về những Bê bối của Đinh Đức Lập từ Trung ương Đoàn tới báo Đại Đoàn Kết

    http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90inh_%C4%90%E1%BB%A9c_L%E1%BA%ADp

    còn “thành tích” từ Bí thư Quảng Trị tới MTTQVN của người đỡ Đinh Đức Lập là Vũ Trọng Kim vẫn đang được Wikipedia cập nhật chờ sắp tới sẽ công bố tới toàn thể độc giả trong và ngoài nước. Ai có thông tin thêm xin gửi tới Wikipedia

    Trả lờiXóa

     
     
  29.  

    Không chỉ đuổi việc 3 người tố cáo đâu. Theo kế hoạch từ nay đến hết tháng 6, Đinh Đức Lập còn lên kế hoạch trả thù các đảng viên bỏ phiếu yêu cầu kỷ luật ông ta và một số người không ủng hộ ủng ông ta nữa.

    Trả lờiXóa

     
     
  30.  

    “Nghị quyết TƯ 4 về xây dựng Đảng trước mắt chủ yếu là để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn, nếu ai không chịu nhận khuyết điểm, không chịu sửa thì mới kỷ luật, xử lý.”
    Đó là câu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời phỏng vấn của TTXVN nhân dịp Xuân Quý Tỵ 2013.
    Được biết trong đợt kiểm điểm vừa qua ở MTTQVN, ông Vũ Trọng Kim cũng như Đinh Đức Lập không chịu nhận khuyết điểm: dung túng cấp dưới làm liều, đốt vàng mã tại nơi công sở, bán tài sản công…. Vậy thì ai sẽ kỷ luật họ đây khi mà một tay ông Kim đang che cả BẦU TRỜI MẶT TRẬN?. Chưa kể mấy ngày nay Đinh Đức Lập lại lộ thêm vụ tày trời để ông cháu ruột Đinh Quang Sơn rút két của cơ quan hàng tỷ đồng mấy năm nay, đến giờ mới lộ ra. Toàn những tội sống trên mồ hôi nước mắt của người khác mà ANH KIM vẫn xử cho VÔ Tội thì tội gì không làm bậy…

    Trả lờiXóa

     
     
  31.  

    Cơ quan MTTQVN các cấp đều là chỗ các quan chức đảng và nhà nước vì nhiều lý do khác nhau bị/được điều kéo nhau về “ngồi chơi xơi nước’. Vì thế không có chi lạ ngay cơ quan Báo ĐĐK của MTTQVN mà lại bị mất đoàn kết nghiêm trọng như vậy.

    Trả lờiXóa

     
     
  32.  

    Thưa các bác ,
    1/Sở dĩ ông Đ.Đ.Lập tác oai tác quái như vậy là có bao che hay bảo kê cũa ông Vũ trọng Kim . Ông này là UVTW Đãng CSVN , Phó CT kiêm TTK cũa MTTQVN .
    2/Nếu nhìn sơ qua thì ta chĩ nghĩ MTTQVN là một tổ chức hữu danh vô thực nhưng xem kỹ , trong phần vai trò cũa MT có đoạn :
    “Trong các cuộc bầu cử quốc hội tại Việt Nam, các ứng cử viên đều phải được Mặt trận Tổ quốc PHÊ CHUẨN để đưa vào danh sách ứng cử viên. . .. .
    Nghĩa là : Muốn ứng cử vào QH , các ứng viên phải được sự PHÊ CHUẨN cũa MT . Như vậy , không ít các ứng viên có “vấn đề” đã chạy chọt với ông Kim .
    3/Ngoài ra , do quen biết hay do vai trò cũa MT (mà ông đang nắm quyền) , ông có thể tác động đến một số vị có quyền lực trong Đãng (vì họ đã từng nhờ ông mà vào được QH , v.v…) . Do đó những người khác muốn CHẠY QUYỀN , CHẠY CHỨC , CHẠY DỰ ÁN , v.v… có thể đút lót cho ông để nhờ ông NÓI HỘ hay làm TRUNG GIAN để tác động các ông trên . Mổi áp-phe như vậy , ông đều được HOA HỒNG hay LẠI QUẢ .
    4/Và nếu ko có những ĐÚT LÓT này , thì làm sao ông Kim đã có những KỲ TÍCH sau đây trong một thời gian ngắn , như theo còm :
    “Chống tham nhũng16:18 Ngày 10 tháng 6 năm 2013 :
    Có ai biết nhà mới của ô Vũ Trọng Kim ở Hồ Tây chưa. Hoành tráng CHẴNG KÉM bất kỳ ngôi biệt thự đắt tiền nào ở Hà Nội đâu. Mọi người thử nghĩ xem, mới ra Hà Nội chưa lâu nhưng Vũ Trọng Kim đã có biệt thự ở Hoàng Cầu cho con trai, nhà riêng ở Hồ Tây… Thử hỏi lương của lãnh đạo MTTQ VN cao cỡ nào mà kiếm nhà tiền tỷ dễ thế? . ”
    5/Để kết luận : Ngày nào , mà nguyên tắc NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN chưa được tôn trọng thì những ông VUA KHÔNG NGAI như ông KIM sẽ còn tác oai tác quái . Vì ở nhà nước này , từ người dân đến NGUYÊN THỦ quốc gia đều BÌNH ĐẲNG trước Pháp luật , nghĩa là KHÔNG AI ĐỨNG TRÊN PHÁP LUẬT như ông Kim , ông Lập hay cấp trên cũa hai ông này đã và đang làm .
    NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN chĩ có được khi nào VN áp dụng thể chế TAM QUYỀN PHÂN LẬP ĐÍCH THỰC .
    Khi nào đất nước ta chưa có thể chế như vậy , thì các bác vẫn phải tiếp tục viết thư hay gỏ còm để góp ý , để tố cáo , để phê phán , v.v… – nhưng đó chĩ là TIẾNG KÊU TRONG SA MẠC mà thôi !
    Vì SẼ KHÔNG AI LẮNG NGHE Ý KIẾN CŨA CÁC BÁC – NHƯ “HỌ” ĐÃ VÀ ĐANG LÀM !
    =====

Tin nóng – BS

11 Th6

NÓNG như lửa … rơm! 9h40′:  Đang công bố kết quả bỏ phiếu tín nhiệm 47 lãnh đạo cao cấp (TN). “Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước, tín nhiệm cao 330, tín nhiệm 133, tín nhiệm thấp 28 … Ông Nguyễn Sinh Hùng, tín nhiệm cao 328, tín nhiệm 139 , tín nhiệm thấp 25 … Ông Nguyễn Tấn Dũng, tín nhiệm cao 210, tín nhiệm 122, tín nhiệm thấp 160 …”

4 người có số phiếu “tín nhiệm cao” cao nhất:

1. Nguyễn Thị Kim Ngân – Phó chủ tịch Quốc hội 372 104 14

2. Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội 335 151 6

3. Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 332 144 13

4. Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước 330 133 28

—–

4 người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất:

1. Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 88 194 209

2. Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 86 229 177

3. Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ 210 122 160

4. Nguyễn Thị Kim Tiến – Bộ trưởng Bộ Y tế 108 228 146

—–

4 người có số phiếu “tín nhiệm cao” thấp nhất:

1. Phạm Vũ Luận – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 86 229 177

2. Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 88 194 209

3. Hoàng Tuấn Anh – Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch 90 288 116

4. Phạm Thị Hải Chuyền – Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 105 276 111

TS Cù Huy Hà Vũ và tù – nhân quyền – Bauxite

11 Th6

TS Cù Huy Hà Vũ và tù – nhân quyền

Nguyễn Tường Tâm (Luật gia)

Ngày 27/5/2013, TS Cù Huy Hà Vũ đã tuyệt thực để phản đối việc “Giám thị Lường Văn Tuyến xâm phạm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tôi như không trả lời Đơn tố cáo, không cho gặp vợ không quá 24 giờ ở phòng riêng, không cho gửi thư cho gia đình, không cho nhận một số đồ vật thiết yếu không thuộc danh mục cấm, 10 đầu tài liệu mà Tòa án đã dùng làm chứng cứ kết tội tôi để tôi kháng cáo”. Giám thị Lường Văn Tuyến là trại trưởng trại giam số 5 của Bộ Công An.  Qua 5 đòi hỏi của người tù Cù Huy Hà Vũ, người ta thấy 5 đòi hỏi đó có vẻ không có gì là quan trọng nếu nhìn như những đòi hỏi cá nhân. Nếu quả thực đó là “quyền” của mọi tù nhân đang bị giam giữ thì người Giám thị trưởng có thể thi hành ngay và phải thi hành ngay. Tại sao vài vấn đề nhỏ như thế mà trại giam và Bộ Công an để xảy ra chuyện lớn? Rõ ràng đây có chủ trương gây khó dễ cho đời sống của tù nhân Cù Huy Hà Vũ. Một khi Bộ Công an có chủ trương gây khó dễ cho tù nhân CHHV, thì số phận của các tù nhân khác cũng tương tự, hay còn tệ hơn nữa. Như vậy vấn đề TS CHHV nêu lên không còn là nhỏ nữa, không còn mang tính cách cá nhân nữa, mà là một vấn đề rất lớn, có tính cách toàn quốc, liên hệ tới phúc lợi và quyền của cả trăm ngàn tù nhân khác.

Nhìn dưới góc độ toàn quốc như vậy mới thấy TS CHHV, ngay trong gông cùm vẫn nghĩ tới tranh đấu cho quyền cơ bản của những người thấp cổ bé miệng nhất trong xã hội: những tù nhân. Cho dù đó là những tù nhân lương tâm hay tù nhân hình sự, hoặc tù nhân trọng án, thì họ vẫn còn một số quyền tối thiểu mà luật pháp quy định. Và những quyền đó phải được chính quyền tôn trọng. Không ai có thể tước đoạt quyền sống cơ bản của những người tù.

Chưa kể theo nhiều tin tức của gia đình các tù nhân đi thăm nuôi về kể lại, nhiều tù nhân khác chẳng những bị sách nhiễu mà còn bị trại cho côn đồ đánh đập trong tù. Có thể nói tất cả những tù nhân lương tâm đều bị Bộ Công an dùng luật rừng hành hạ, trả thù. Tình trạng đó phải chấm dứt. Phải có người trong cảnh ngộ lên tiếng. Những người tù khác không dám lên tiếng vì sợ bị trả thù. TS CHHV một lần nữa, dù trong ngục tù, vẫn tỏ rõ tư cách của một người trí thức dũng cảm.

Ông xứng đáng được nhân dân ngưỡng mộ. Hành động tranh đấu quyết liệt của ông, hành động tuyệt thực của ông, nâng cao kiến thức pháp lý và lòng dũng cảm của các tù nhân khác để họ biết và dám lên tiếng đòi hỏi quyền sống tối thiểu của họ. Hành động tranh đấu, tuyệt thực của luật gia CHHV cũng nâng cao kiến thức pháp lý cho người dân, để họ hỗ trợ cho những đòi hỏi của các tù nhân khác.

TS CHHV chưa bao giờ tranh đấu cho quyền lợi bản thân. Ông luôn luôn nghĩ tới quyền và quyền lợi của toàn dân. Khi ông nạp đơn tranh cử chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa, không phải vì ông ham chức quyền, một điều ông đã từ bỏ để đi vào con đường tranh đấu cho một nền dân chủ pháp trị, không còn sự độc tài đàn áp của Cộng sản. Ông tranh cử là để nâng cao trình độ pháp lý của người dân, để họ hiểu rằng, tất cả mọi người đều có quyền tranh cử vào mọi chức vụ dân cử, mà không một quy định nào có thể gạt bỏ một trong các quyền cơ bản đó của mọi công dân.

TS CHHV thừa hiểu biết để thấy rằng viên giám thị trại giam Lường Văn Tuyến chỉ là một con chốt trong một hệ thống cai trị vô luật lệ, không đáng để ông đánh đổi thân xác. Ông tuyệt thực tranh đấu đây là tranh đấu đòi cải thiện toàn bộ chế độ lao tù. Đó là nét đẹp của người trí thức CHHV.

Nay cuộc tuyệt thực của TS CHHV đã được toàn dân chú ý và biểu đồng tình; đã được nhiều chính phủ các nước dân chủ văn minh chú ý và hỗ trợ, trong đó có Hoa Kỳ. Mục tiêu nâng cao ý thức về quyền của các tù nhân coi như đã đạt được. Mục đích đánh động lương tâm của các chính phủ và nhân dân các nước dân chủ văn minh đã đạt được, và họ đang áp lực nhà cầm quyền Cộng Sản phải cải tổ chế độ lao tù, phải trả tự do cho những người bất đồng chính kiến ôn hòa. Đã tới lúc TS CHHV ngưng tuyệt thực. TS CHHV cần phải sống để tiếp tục hướng dẫn phong trào tranh đấu cho những quyền cơ bản của người dân, xây dựng một nhà nước pháp quyền, một chế độ đa nguyên, đa đảng, một chế độ thực sự hòa hợp hòa giải. TS CÙ HUY HÀ VŨ NÊN NGỪNG NGAY CUỘC TUYỆT THỰC ĐỂ BẢO TỐN SỨC KHỎE CHO CÁC CUỘC TRANH ĐẤU TRONG TƯƠNG LAI.

N.T.T.

Nhiều lời kêu gọi tuyệt thực để ủng hộ Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ – VOA

11 Th6

Nhiều lời kêu gọi tuyệt thực để ủng hộ Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ


Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cầm bức tranh tự hoạ của TS Vũ 1 ngày trước khi ông tuyệt thực.

Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cầm bức tranh tự hoạ của TS Vũ 1 ngày trước khi ông tuyệt thực.

 

Cập nhật: 10.06.2013 16:07

Một nhà hoạt động từng bị tù vì cổ xúy dân chủ tại Việt Nam tuyên bố cùng tuyệt thực với nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ, người đang thọ án 7 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn từng lãnh án 5 năm tù giam vào năm 2003 về tội “gián điệp” sau khi ông phổ biến lên mạng các bài viết về dân chủ bao gồm dịch một bài viết “Thế nào là dân chủ” từ trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Chúng ta – những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù – cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn.

Bác sĩ Sơn cho biết ông sẽ tuyệt thực trong 7 ngày kể từ 10/6 hôm nay nhằm bày tỏ sự khâm phục, chia sẻ tinh thần đấu tranh với tiến sĩ luật Hà Vũ và với những ai đang phải gánh chịu “sự sách nhiễu, bách hại của cường quyền tại Việt Nam.”

Quyết định của bác sĩ Sơn tiếp sau thông tin từ người nhà tiến sĩ Hà Vũ loan báo ông Vũ đã tuyệt thực trong trại giam từ hôm 27/5 để phản đối những hành vi ngược đãi và sự phớt lờ của nhà cầm quyền Việt Nam trước những đơn thư khiếu nại của ông.

Bác sĩ PHạm Hồng Sơn nói: “Chúng ta – những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù – cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa.”

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, bác sĩ Sơn bày tỏ lý do ông chọn phương pháp đồng tuyệt thực, dù có thể còn nhiều cách bày tỏ khác hiệu quả hơn.

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: “Tôi chọn phương pháp này vì đối với tôi hiện nay đó là phương pháp phù hợp nhất. Tôi thấy những phương pháp như viết đơn kiến nghị, thỉnh nguyện thư, hay gọi điện cho các vị trong chính quyền cho đến nay đều không có hiệu quả. Trong những tình huống gay cấn nhất, nếu chúng ta còn những biện pháp nào khả dĩ trong khả năng, chúng ta nên làm. Biện pháp tuyệt thực đối với tôi phù hợp nhất và có thể cũng có một kết quả nào đó để chia sẻ hay để làm cho dư luận lưu tâm đến anh Cù Huy Hà Vũ, một trường hợp rất đặc biệt. Nếu trường hợp của anh Vũ mà không được công luận quan tâm đúng mức, những trường hợp khác sẽ rất khó. Trường hợp của anh Vũ hội đủ những yếu tố, đặc tính, mà đối với xã hội Việt Nam hiện nay, có thể nói là rất đặc biệt.” 
 

Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Luật sư Lê Quốc Quân, và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn (phải) trong một cuộc gặp với giới chức chính trị Tòa đại sứ Hoa Kỳ Michael Orona.Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Luật sư Lê Quốc Quân, và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn (phải) trong một cuộc gặp với giới chức chính trị Tòa đại sứ Hoa Kỳ Michael Orona.
x
Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Luật sư Lê Quốc Quân, và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn (phải) trong một cuộc gặp với giới chức chính trị Tòa đại sứ Hoa Kỳ Michael Orona.

Luật sư Nguyễn Văn Ðài, Luật sư Lê Quốc Quân, và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn (phải) trong một cuộc gặp với giới chức chính trị Tòa đại sứ Hoa Kỳ Michael Orona.

VOA: Sự “đặc biệt” theo ý ông vừa nói, nên được hiểu như thế nào?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Nổi rõ nhất chúng ta thấy tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ sinh trưởng trong một gia đình có thể gọi là công thần đối với chế độ chính trị độc tài hiện nay. Anh đã làm việc rất lâu cho cơ quan chính thống của nhà nước. Về mặt quan hệ, anh có quan hệ rất nhiều với những người gần gũi đảng cộng sản. Một tiếng nói phản kháng xuất thân từ một nguồn gốc như thế hiện nay ở Việt Nam là rất hiếm. Anh ấy là một tiếng nói thẳng thắn, triệt để phản kháng những vấn đề gốc về hệ thống chính trị và xiển dương các nhu cầu đòi hỏi về dân chủ. Có thể nói anh ấy là tiếng nói triệt để mạnh mẽ nhất trong số những người xuất thân từ dòng dõi gia đình gắn bó với đảng cộng sản từ rất lâu và rất sâu.

VOA: Việc tuyệt thực dường như là một phương pháp hơn là một giải pháp, bác sĩ có nghĩ thế không? Ông mong đợi việc này sẽ mang lại hiệu quả, tác động thế nào hơn so với các phương pháp khác như thỉnh nguyện thư hay kêu gọi?

Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Thỉnh nguyện thư là một phương pháp rất bình thường và đã được thực hiện từ rất lâu rồi, nhưng vẫn trên nền tảng là chúng ta xướng lên tiếng nói rồi chờ đợi, thụ động thôi. Còn tuyệt thực, theo tôi, cũng chỉ là một phương pháp để đấu tranh, chứ tôi cũng không cho là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong tình trạng nguy kịch hiện nay của tiến sĩ luật Hà Vũ, phương pháp tuyệt thực này có mức tầm tương xứng đối với hành động dũng cảm của anh Vũ trong tù. Là người đã trải nghiệm qua những năm tháng tù đày, tôi thấy nếu nhiều người cùng đóng góp được một tiếng nói triệt để, quyết liệt hơn thì sẽ có hiệu quả tốt hơn. Chúng ta, những người khát khao tự do muốn bảo vệ những người đấu tranh trực diện với chính thể độc tài, cần phải suy nghĩ nhiều hơn để tìm ra những phương pháp đấu tranh hiệu quả hơn đối với sự ngang ngược, ngoan cố của nhà cầm quyền trước những đòi hỏi phải thay đổi chính trị và đáp ứng các quyền cơ bản của người dân, nói chung, và người tù chính trị, nói riêng.

Nhiều lời kêu gọi tuyệt thực để ủng hộ Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ
// //

//

Cùng với tuyên bố đồng tuyệt thực của bác sĩ Phạm Hồng Sơn trong nước, giới tranh đấu ở hải ngoại cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam cũng đang phát động một cuộc tuyệt thực tập thể trước đại sứ quán Việt Nam ở San Francisco, tiểu bang California (Hoa Kỳ), vào sáng ngày 14/6 tới đây để hỗ trợ tinh thần và bày tỏ tình liên đới với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
 

Tôi thấy rất lo lắng và cũng không biết là việc tuyệt thực của tiến sĩ Vũ sẽ đi đến đâu. Đến giờ phút này chưa thấy một hiệu quả gì cả. Hiện tại bây giờ có thể nói tôi đang tuyệt vọng trong vấn đề này…
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà.

Nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt Đỗ Thành Công từng tuyệt thực nhiều ngày khi bị Hà Nội giam cầm hồi năm 2006 với cáo buộc “xâm hại an ninh quốc gia” vì các hoạt động cổ xúy đa đảng tại Việt Nam. Ông kêu gọi những người yêu chuộng dân chủ hãy đồng hành với luật sư Hà Vũ bằng cách tuyệt thực trước các cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước.

Ông Thành nói không ai muốn liều mạng hay muốn chết, nhưng trong hoàn cảnh cô đơn, phẫn nộ thì phải chọn cách đấu tranh bằng chính mạng sống của mình là giải pháp cuối cùng.
 
Một nhà tranh đấu dân chủ khác ở Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, từng tuyệt thực phản đối sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội trong thời gian bị Việt Nam giam cầm 9 tháng hồi năm ngoái với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cũng quyết định tuyệt thực 3 ngày trước Tòa Bạch Ốc bắt đầu từ 3 giờ chiều ngày 10/6 để ủng hộ tiến sĩ Hà Vũ và kêu gọi Hoa Kỳ lưu ý đến thực trạng nhân quyền Việt Nam.
 
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân nói với VOA Việt ngữ:

“Nhân cơ hội có mặt tại Washington DC, được tin bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã đồng hành cùng mối quan tâm với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, tôi cũng muốn được góp sức nhỏ của mình, nán lại đây tuyệt thực 3 hôm để cùng đồng hành với các nhà đấu tranh trong nước. Tôi ước vọng mỗi người hãy đặt mối quan tâm của mình vào vấn đề này bằng một hành động cụ thể. Tôi kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ, đất nước đã cho tôi biết thế nào là nhân quyền-tự do-dân chủ, hãy đòi hỏi cụ thể đối với Việt Nam, có bất cứ hợp tác gì phải đặt trên nền tảng nhân quyền để cứu những người như tiến sĩ Vũ và rất nhiều người yêu nước hiện nay.”

Đến ngày 10/6, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vẫn đang tiếp tục tuyệt thực trong tình trạng sức khỏe yếu, theo thông tin từ người thân.

Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Vũ, bày tỏ cảm kích trước những chia sẻ, đồng cảm từ người ủng hộ trong và ngoài nước đối với chồng bà và cho biết là đã 15 ngày qua kể từ khi ông Vũ tuyệt thực, vẫn chưa có một tín hiệu phản hồi khả quan nào từ phía chính quyền.

Luật sư Dương Hà:

“Tôi thấy rất lo lắng và cũng không biết là việc tuyệt thực của tiến sĩ Vũ sẽ đi đến đâu. Đến giờ phút này thì tôi chưa thấy một hiệu quả gì cả. Hiện tại bây giờ có thể nói tôi đang tuyệt vọng trong vấn đề này, rất lo lắng cho tình trạng của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Cá nhân tôi cũng đã đơn thư đến các cơ quan công quyền rồi, đã kêu cứu và làm tất cả mọi việc rồi. Tôi chỉ có một nguyện vọng rất nhỏ. Đó là mong họ đáp ứng những nguyện vọng rất chính đáng và hợp pháp của chồng tôi. Chúng tôi không hề xin một điều gì ưu đãi hay cá biệt, đặc biệt cho chồng tôi cả. Chỉ là yêu cầu họ trả lời đơn thư tố cáo theo đúng pháp luật và đáp ứng các quyền được hưởng của người tù Cù Huy Hà Vũ theo đúng pháp luật hiện hành thế thôi.”

Luật sư Dương Hà nói chồng bà tuyệt thực để khẳng định lập trường kiên định và đấu tranh chống lại những hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm quyền con người, cho dù đó là một người tù.

Ông Hà Vũ tuyệt thực ‘đã hơn hai tuần’ – BBC

11 Th6

Ông Hà Vũ tuyệt thực ‘đã hơn hai tuần’

Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ (trái)

Ông Cù Huy Hà Vũ (trái) đang tuyệt thực suốt nửa tháng, theo gia đình ông

Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, tù nhân chính trị đang thụ án 7 năm tù giam do bị khép vào điều 88 của Bộ luật hình sự của Việt Nam, đang có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng trong khi tuyệt thực hoàn toàn liên tục suốt nửa tháng ở trong tù, theo xác nhận của người nhà ông.

Hôm 10/6, bà Nguyễn Thị Dương Hà, luật sư đồng thời là vợ của ông Hà Vũ nói với BBC ông Hà Vũ từ chối ăn uống để phản đổi trại giam số 5 ở tỉnh Thanh Hóa vi phạm nhiều quyền chính đáng của ông, trong lúc sức khỏe có dấu hiệu suy kiệt khi ông chỉ uống nước mà từ chối ăn uống bất cứ thứ gì khác.

 

Cùng ngày, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, cựu tù nhân chính trị, tuyên bố ông Bấm tuyệt thực tại gia để ủng hộ, chia sẻ với ý chí và hoàn cảnh của ông Hà Vũ, và dự đoán chính quyền chắc chắn phải có những động thái sớm để đáp ứng trước vụ tuyệt thực của tiến sỹ luật học.

Hôm thứ Hai, bà Dương Hà nói với BBC: “Tính đến hôm nay đã là 15 ngày rồi, chồng tôi, tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ vẫn đang tuyệt thực ở nhà tù, trại giam số 5, Thanh Hóa, để phản đối giám thị Lường Văn Tuyến không trả lời những đơn thư tố cáo cũng như tất cả những yêu cầu rất con người, rất đúng pháp luật của tiến sỹ.”

Luật sư Dương Hà cho hay bà đã bị Tổng cục VIII của Bộ Công an, cơ quan chuyên theo dõi về thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, từ chối yêu cầu được thăm viếng với tư cách luật sư của chính chồng bà. Bà nói:

“Rất tiếc hôm nay tôi vào xin giấy để vào thăm tiến sỹ luật ở trong trại giam hiện đang tuyệt thực thì Tổng cục VIII họ không cấp giấy cho. Và họ nói là nên vào với tư cách gia đình, và với tư cách gia đình, thì 1/6 tôi cũng đã vào mất rồi, cho nên lúc này tôi không còn phương cách nào để vào,

Niềm vui duy nhất của gia đình TS Hà Vũ

Luật sư Dương Hà nói việc nhiều người tuyệt thực ‘đồng hành’ với chồng bà, TS Cù Huy Hà Vũ, người đang tuyệt thực trong tù, là nguồn động viên với gia đình.

Nghemp3

Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

“Nhưng tôi biết rất chắc chắn qua một nguồn tin đáng tin cậy là anh ấy vẫn đang tuyệt thực, bởi vì là hiện tại anh ấy vẫn chưa được đáp ứng bất kể một cái gì”

Về tình hình sức khỏe của ông Hà Vũ, bà Dương Hà cho biết:

“Hiện tại tôi biết là anh ấy đã giảm 6 kg rồi, sức khỏe rất là yếu vì anh ấy tuyệt đối không ăn một cái gì, trừ uống nước, ngay cả sữa cũng không uống, dứt khoát không ăn một cái gì để phản đối.”

‘Chính quyền phải đắn đo’

“Nếu áp lực chúng ta đủ mạnh, công luận chúng ta đủ quan tâm, thì tôi nghĩ chúng ta có thể đạt những kết quả khả quan, nhất là bảo đảm được tính mạng cho anh Cù Huy Hà Vũ, ít nhất là anh không bị tuyệt thực quá lâu, dẫn đến suy kiệt”

Bác sỹ Phạm Hồng Sơn

Hôm 10/6, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, đánh giá về “ngưỡng” phản ứng mà chính quyền sẽ phải xử lý, đáp ứng trong trường hợp ông Hà Vũ, một tù nhân lương tâm đặc biệt theo ông Sơn, tuyệt thực.

Ông nói: “Theo kinh nghiệm của tôi, tôi đánh giá rằng sự vụ của anh Cù Huy Hà Vũ, có thể nói hiện nay là một trong số ít những người tù nhân chính trị mà chính quyền hiện nay quan tâm nhất và họ cũng phải lưu ý nhất…

“Anh ấy là một nhân vật mà chính quyền hiện nay phải đắn đo và phải tính toán từng hành vi, hành động, trong việc xử sự với anh Cù Huy Hà Vũ, nhất là bảo đảm tính mạng cho anh ấy chứ không phải là bất chấp tất cả như chúng ta thường cảm nhận thấy,

“Vì theo tôi, chính quyền độc tài dù có ngang ngược đến mấy, họ vẫn không phải là những người mất hết trí khôn, họ luôn luôn có những tính toán làm sao có lợi nhất.”

Bác sỹ Sơn nhắc lại việc chính quyền từng giảm án hoặc trao trả tự do trước thời hạn cho các tù nhân chính trị và liên hệ với trường hợp của ông Hà Vũ:

“Chúng ta từng thấy rằng họ đã từng chấp nhận giảm án rất nhiều cho các tù nhân chính trị hoặc thả những tù nhân chính trị trước thời hạn, thì chúng ta cũng biết, đối với anh Cù Huy Hà Vũ, theo cảm nhận của tôi, chính quyền không phải là bất chấp tất cả đâu.

Tôi tuyệt thực ủng hộ TS Cù Huy Hà Vũ

Bác sỹ Phạm Hồng Sơn giải thích việc tuyệt thực vì TS Hà Vũ và dự đoán chính quyền phải đáp ứng vụ tuyệt thực của ông Hà Vũ ra sao.

Nghemp3

Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

“Họ cũng đều tính toán để sao họ có lợi nhất, nếu áp lực chúng ta đủ mạnh, công luận chúng ta đủ quan tâm, thì tôi nghĩ chúng ta có thể đạt những kết quả khả quan, nhất là bảo đảm được tính mạng cho anh Cù Huy Hà Vũ, ít nhất là anh không bị tuyệt thực quá lâu, dẫn đến suy kiệt,

“Có những trường hợp suy kiệt mà y tế không cấp cứu kịp thì điều đó là điều đáng tiếc, tôi nghĩ thế,” nhà hoạt động vì dân chủ đang tuyệt thực tại gia nói.

Hôm thứ Hai trên Bấm trang blog “Như cây tre Việt Nam” của mình, bác sỹ Sơn tuyên bố ông hưởng ứng lời kêu gọi của nhiều người khác và tuyệt thực nhằm chia sẻ và đoàn kết với tiến sỹ Hà Vũ.

Ông viết trên blog: “Chúng ta – những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù – cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa. Cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy ông Vũ đã dừng tuyệt thực.

“Vì những lẽ trên, tôi quyết định tự nguyện tuyệt thực 07 ngày đêm kể từ ngày 10/06/2013 đến ngày 17/06/2013 tại nhà riêng để bày tỏ sự khâm phục và chia sẻ tinh thần đấu tranh và những rủi ro mà Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang đối mặt.

“Đồng thời sự tuyệt thực này cũng là một bày tỏ đồng cảm, chia sẻ với tất cả những người đã và đang chịu sự sách nhiễu, bách hại của cường quyền tại Việt Nam.”

Về phần mình, vợ của Tiến sỹ Hà Vũ, luật sư Dương Hà cho BBC hay cảm nghĩ của bà và gia đình ông Hà Vũ khi biết tin nhiều người tuyệt thực vì chồng bà.

“Thực ra cũng an ủi được chúng tôi rất nhiều trong việc có nhiều người đã đồng hành với chồng tôi, hiện tại đó là niềm vui duy nhất đối với gia đình tôi trong lúc bối rối như thế này,” bà nói với BBC.

NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO HAI NHÀ LÃNH ĐẠO TRUNG-MỸ TẠI CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH SUNNYLANDS – BS

11 Th6

NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO HAI NHÀ LÃNH ĐẠO TRUNG-MỸ TẠI CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH SUNNYLANDS

Posted by basamnews on June 11th, 2013

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Bảy, ngày 8/6/2013

TTXVN (Niu Yoóc 6/6)

Đề cập đến những thách thức và hy vọng ở Mỹ và Trung Quốc trước khi hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung Quốc có cuộc gặp thượng đỉnh ngày 7-8/6 ở dinh thự Sunny lands, tạp chí “The National Interest” của Mỹ ngày 6/6 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không phải là các nhân vật đầu tiên dừng chân tại dinh thự tư nhân Sunnylands sang trọng ở thành phố nghỉ dưỡng Rancho Mirage phía Nam bang California để trò chuyện riêng tư mà một số chính khách và những người nổi tiếng khác như Nữ hoàng Elizabeth, Bob Hope và Frank Sinatra từng có mặt ở đó. Nhưng các cuộc đàm phán ngày 7-8/6 giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc, đại diện cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ là sự kiện quan trọng nhất từ trước đến nay được tổ chức tại dinh thự Sunnylands để giúp 2 nhà lãnh đạo – hiện đang vật lộn với những khó khăn và đạt được những thành công khác nhau – có cơ hội hiểu biết về chính phủ hai nước cũng như hình thành các chính sách chỉ đạo các mối quan hệ bất chấp các khó khăn ở mỗi nước.

 

Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung lần này dự kiến được tổ chức như một “cuộc gặp đơn giản” bỏ qua các nghi thức ngoại giao và Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố họ gặp nhau tại một “thời điểm quan trọng” của mối quan hệ và kết quả có thể lớn hơn một thông cáo chung nhạt nhẽo bình thường và tạo ra các đường lối chỉ đạo vững chắc hơn cho các mối quan hệ của hai nước trong tương lai. Mục đích của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Trung ngày 7-8/6 không nhằm đàm phán các thỏa thuận cụ thể về các vấn đề chiến thuật mà đạt được sự hiểu biết chung về việc hai chính phủ có ý định đối xử với nhau thế nào trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh chiến lược. Một số nhà phân tích lo ngại hai nhà lãnh đạo đã và đang hướng tới một kỷ nguyên gia tăng căng thẳng hoặc thậm chí đối đầu. Cuộc gặp Sunny lands sẽ làm sống lại các vấn đề nhưng không sa lầy vào chi tiết. Như Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cho biết cuộc gặp “sẽ không có một danh sách dài các hoạt động” nhưng hai bên “xác định hai nhà lãnh đạo sẽ hợp tác với nhau để xây dựng một kiểu quan hệ mới”. Hai nhà lãnh đạo đứng đầu hai chế độ chính trị sẽ chia sẻ việc mất lòng tin lẫn nhau, nhưng cũng ngày càng nhận thấy họ cần nhau vì những lý do riêng của mỗi người. Khi các cuộc đàm phán đang đến gần, ai cũng biết nhũng khó khăn mà Tổng thống Obama đang đối mặt như: một Quốc hội Mỹ hành động khác thường, trong đó các thành viên Cộng hòa tại Hạ viện kiên quyết ngăn chặn gần như tất cả những gì Tổng thống Obama đề xuất; vụ bê bối tại Sở Thuế Vụ, các cuộc tấn công rõ ràng quyền tự do báo chí và một nền kinh tế tăng trưởng ì ạch… Ngoài ra, hiện ông Obama cũng đang vấp phải không ít khó khăn trên mặt trận đối ngoại: tình trạng bạo lực ở Xyri và khắp Trung Đông xuất hiện nổi bật trên các phương tiện truyền thông khiến nhiều người Mỹ đổ lỗi cho ông không hành động nhiều hơn để ổn định tình hình, trong khi nhiều người khác lại lo ngại ông Obama sẽ nỗ lực quá mức. Nếu Trung Quốc giúp đỡ Tổng thống Obama thay đổi tình hình có lợi cho ông thì đó là điều rất quý. Tuy nhiên rất ít người, nhất là công chúng Mỹ, biết rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thậm chí đang đứng trước những thách thức lớn hơn mặc dù các thách thức đó không phải các vấn đề mang tính chất chính trị như kiểu dân chủ.

Là người đúng đầu một nhà nước độc đảng, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình không hề có bất cứ đối thủ cạnh tranh nào trong Quốc hội dám công khai gây khó khăn hoặc chống lại ông, bởi vì ông Tập Cận Bình vừa giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản vừa là Chủ tịch nước. Nhưng những sức ép trong nước đang hạn chế ông Tập thực hiện các sáng kiến táo bạo, mặc dù các sáng kiến đó cũng kích thích nhu cầu thể hiện thành tích của ông. Sự hoài nghi ngày càng tăng của công chúng về nạn tham nhũng trong Đảng Cộng sản và những hành động phi pháp khác buộc ông Tập Cận Bình phải quan tâm và nỗ lực tạo ra những gì được ông gọi là “kiểu quan hệ cường quốc mới” để có thể mang lại uy tín lớn cho ông ở Trung Quốc. Có lẽ thách thức lớn nhất của Tập Cận Bình là tình trạng bất bình ngày càng tăng của dân chúng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc – vấn đề mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo sợ cuối cùng có thể dẫn đến nguy cơ mất ổn định xã hội và không thể kiểm soát chính trị. Chủ nghĩa bình quân của di sản Mao Trạch Đông bị từ bỏ đã lâu – hiện nay cháu gái của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông là một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc – và hệ thống lãnh đạo đang bị suy yếu vì nạn tham nhũng, chủ nghĩa bè phái và gia đình trị. Các quan chức cấp cao trong Đảng và Chính quyền thường thông đồng với bạn bè và người thân hiện đang kiểm soát các công ty trực thuộc nhà nước hoặc tư nhân. Ví dụ, họ thường ra quyết định thu hồi các khu chung cư, nhà ở hoặc đất nông nghiệp để phục vụ mục đích phát triển thương mại mà không phải bồi thường hoặc bồi thường rất ít cho những người bị tịch thu nhà cửa, cho phép các công ty xây dựng tuyển dụng công nhân tạm thời, hoặc giao các hợp đồng béo bở cho các đồng minh để được hưởng tiền hoa hồng. Điều này giúp tạo ra hai trăm nghìn cuộc biểu tình của dân chúng mỗi năm ở các địa phương trên cả nước. Cuối tháng trước, công ty tư vấn có tên “Kiểm soát Rủi ro” thông báo các du khách kinh doanh phải cẩn thận hơn khi đến thăm Quảng Châu, thành phố lớn nhất ở miền Nam Trung Quốc, sau khi dân chúng ở một khu vực ngoại ô biểu tình và xung đột với cảnh sát để phản đối các kế hoạch của chính phủ phá hủy nhà cửa của họ, tố cáo các quan chức thông đồng với nhà thầu trả tiền bồi thường không thích hợp cho người dân bị mất nhà hoặc đất nông nghiệp. Nói chung, dân chúng nhận thức được tất cả các vấn đề này là nhờ các phương tiện truyền thông xã hội và Internet, do đó người dân ngày càng tỏ ra khó chịu. Các công dân không có kênh chính trị hiệu quả để tìm kiếm bồi thường đã tổ chức biểu tình và bị cảnh sát bắt giữ đưa vào các trại cải tạo lao động hoặc bỏ tù trái phép mà không xét xử. Tất nhiên, Chính quyền Bắc Kinh cũng nhận thấy đó là mối nguy hiểm tiềm tàng. Chủ tịch Tập Cận Bình và nhiều quan chức khác từng lên tiếng cảnh báo tình trạng bất bình của dân chúng có thể làm xói mòn uy tín chính trị của Đảng và Chính quyền.

Thực tế nhiều người Trung Quốc nhận thấy vấn đề không khí, nước uống và thực phẩm không an toàn đang làm tăng thêm tình trạng bất mãn trong dân chúng. Những thập kỷ gần đây, Chính quyền Bắc Kinh cố gắng xoa dịu sự bất mãn của dân chúng bằng cách tăng thu nhập cho người lao động. Nhưng nhiều người nghi ngờ hành động đó khó có thể kéo dài. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm dưới 8% và những lời hứa trước đây của Chính phủ nhằm mở rộng khu vực tiêu dùng của nền kinh tế đến nay không thành công. Thực tế năm ngoái, tỷ trọng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế tăng nhẹ trong khi khu vực tiêu dùng lại giảm trong những tháng đầu năm 2013 – ngược lại chính sách đã tuyên bố. Các số liệu thống kê khác nhau cho thấy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đang tiếp tục giảm. Các quan hệ kinh tế đã phát triển và cân bằng hơn giữa hai nền kinh tế: GDP của Trung Quốc đạt 8.300 tỷ USD và GDP của Mỹ đạt 15.700 tỷ USD, sẽ giúp ích hai quốc gia nhung vẫn còn nhiều trở ngại lớn. Trung Quốc muốn tiếp tục thâm nhập các thị trường Mỹ, nhưng các giới chức Nhà Trắng và Quốc hội đòi hỏi tiếp tục hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc, chẳng hạn các tấm pin năng lượng mặt trời. Trung Quốc cũng muốn mua các công nghệ của Mỹ hiện đang bị Oasinhtơn hạn chế do một số công nghệ có thể ứng dụng trong quân sự. Bắc Kinh cũng mong muốn Oasinhtơn và các nước khác tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc, nhưng các công ty Mỹ cho biết các quan chức có đầu óc bảo thủ của Trung Quốc đang sử dụng sân chơi chống lại họ. Đặc biệt Mỹ phàn nàn nhiều năm qua rằng Trung Quốc gây tổn thất cho các công ty Mỹ hàng tỷ USD bởi vì Bắc Kinh không ngăn chặn nạn ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ. Bắc Kinh cam kết sẽ thẳng tay trừng trị hành động này kể cả một số bộ của Chính phủ tiếp tục sử dụng phần mềm lậu. Các nhà xuất khẩu Mỹ cũng phàn nàn về các quy định kinh doanh của Trung Quốc, chẳng hạn các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đôi khi loại bỏ hàng hóa của các công ty nước ngoài nhưng các quy định tương tự đó lại được áp dụng bừa bãi và có lợi cho các công ty Trung Quốc. Đây không phải là ý đồ mà do cơ chế thực hiện chính sách yếu kém của chính phủ trung ương và các nhà chức trách địa phương thường bỏ qua các nghị định của Chính phủ. Ngoài ra, các công ty Mỹ còn phải đối phó với quan chức tham nhũng. Oasinhtơn cũng muốn Bắc Kinh nhanh chóng có một đồng tiền chuyển đổi, tăng nhập khẩu và mở cửa các thị trường dịch vụ tài chính, mặc dù một số vấn đề này có thể đang diễn ra. Thủ tướng Lý Khắc Cường, người giám sát nền kinh tế, gần đây trích dẫn các số liệu thống kê hiện nay cho biết: “Chúng ta cần dựa vào cơ chế thị trường” và “xóa bỏ những quy định không càn thiết”.- Ông cũng bác bỏ các gói kích thích kinh tế mới tốn kém. Ông nói: “Thị trường là người tạo ra của cải xã hội. Đó là nguồn phát triển kinh tế trong nước, mặc dù đầu tư nước ngoài nhiều hơn cũng quan trọng”. Nếu Chủ tịch Tập Cận Bình thuyết phục Tổng thống Obama rằng quan điểm sẽ hình thành chính sách trong tương lai, hai bên có thể giải quyết những khác biệt kinh tế.

Nhưng việc tìm kiếm nền tảng chung về các vấn đề an ninh sẽ khó khăn hơn và có thể cản trở sự đồng thuận về các mối quan hệ tổng thể. Một chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa mạnh mẽ sẽ gây khó khăn cho các quốc gia châu Á khác, Mỹ và đôi khi cho bản thân ông Tập Cận Bình. Lịch sử thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 của Trung Quốc có những thất bại và bị cô lập bởi các cường quốc bên ngoài. Mặc dù trước kia tự coi mình là trung tâm của nền văn minh nhân loại, nhưng Trung Quốc trở thành một quốc gia yếu kém và bị bóc lột. Sau đó, đặc biệt khi tư tưởng Mao Trạch Đông phát triển, Trung Quốc gặp khó khăn trong việc điều chỉnh các mối quan hệ bình thường với nước khác. Đôi khi chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa giúp thúc đẩy chủ nghĩa Xôvanh nước lớn được các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khuyến khích hoặc hạn chế vì những lý do chính trị. Các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc thường nhận thấy chủ nghĩa dân tộc có lợi cho việc tập hợp sự ủng hộ nhưng cũng lo sợ không kiểm soát được chủ nghĩa dân tộc thái quá. Hiện nay chủ nghĩa dân tộc hồi sinh thúc đẩy Bắc Kinh khẳng định chủ quyền các đảo không người do Nhật Bản quản lý từ năm 1895, và đưa ra các tuyên bố vô lý gần như toàn bộ Biển Đông. Hậu quả là, Trung Quốc đang theo đuổi chính sách bên miệng hố chiến tranh, kéo theo việc tăng cường các loại tàu chiến và máy bay của Trung Quốc, đồng thời Nhật Bản, Philíppin và Việt Nam cũng đẩy mạnh hiện đại hóa vũ khí trang bị, từ đó gây nên nỗi lo ngại khắp châu Á về ý đồ của Trung Quốc. Dư luận lo ngại một cuộc xung đột không mong muốn có thể xảy ra nếu một bên nào đó có hành động quyết đoán quá mức. Vì vậy, hầu hết các chính phủ khu vực hoan nghênh chính sách “trở lại” hoặc “tái cân bằng” hiện nay của Mỹ đối với châu Á. Họ muốn Mỹ tiếp tục hiện diện để chống lại khả năng Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự ngày càng tăng. Nhưng điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng bất lợi cho các mối quan hệ Trung-Mỹ. Bắc Kinh cho rằng mục đích thực sự của Mỹ là phủ nhận vai trò toàn cầu thích hợp của Trung Quốc và ngăn chặn Trung Quốc như Mỹ tìm cách ngăn chặn Liên Xô trong những thập kỷ của cuộc Chiến tranh Lạnh. Ngược lại, các quan chức Mỹ cho rằng một Trung Quốc đang lên không thể bị ngăn chặn, nhưng Trung Quốc cần tham gia quản lý toàn cầu đầy đủ hơn và chịu trách nhiệm lớn hơn với hành động của mình. Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama sẽ thảo luận tất cả các vấn đề này. Bên cạnh đó, vấn đề Bắc Triều Tiên và an ninh mạng là các cuộc thử nghiệm trước mắt của hai nhà lãnh đạo. Hai bên đều mong muốn một bán đảo Triều Tiên hòa bình và phi hạt nhân nhưng trong con mắt người Mỹ, Trung Quốc hành động quá ít để kiềm chế người hàng xóm và đôi khi là đồng minh. Gần đây ông Tập Cận Bình cảnh báo Bắc Triều Tiên chấm dứt những hành động gây rắc rối và Trung Quốc đang tăng cường các biện pháp trừng phạt thương mại của Liên hợp quốc chống Bình Nhưỡng mà trước đây Bắc Kinh chỉ ủng hộ bằng lời nói chứ không hành động. Tất nhiên không ai có thể biết rõ Trung Quốc sẽ hành động đến đâu với Bắc Triều Tiên. Nhưng nếu ông Obama kết luận ông Tập Cận Bình không sẵn sàng làm tất cả những gì có thể, cuộc gặp Sunnylands có thể trở nên căng thẳng hơn dự kiến, về vấn đề an ninh mạng, có thể nói tất cả các nước lớn đều có một số hoạt động gián điệp điện tử ở nước khác, nhưng Mỹ tin rằng Trung Quốc đã biến vấn đề đánh cắp các bí mật thương mại cũng như an ninh thành chính sách của nhà nước để giúp các công ty Trung Quốc đánh bại các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Trung Quốc phủ nhận các cáo buộc đó và tuyên bố đã sẵn sàng đàm phán với Mỹ về vấn đề an ninh mạng. Không có các thỏa thuận rộng rãi về quy định không gian mạng, tiến bộ hơn nữa về quan hệ kinh tế Mỹ-Trung có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính quyền Obama cho rằng thịnh vượng trong tương lai của Mỹ phụ thuộc các mối quan hệ chặt chẽ với châu Á, đặc biệt với Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh nhận thấy cần tiếp tục thâm nhập thị trường Mỹ và mong muốn thu hút hơn nữa- các nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm của Mỹ và các nước. Nhưng để thành công, hai chính phủ phải khắc phục những khác biệt về an ninh và đạt được sự hiểu biết rõ ràng hơn nữa về việc làm thế nào để chung sống với nhau. Cuộc gặp Sunnylands có thể gây tiếng vang trên thế giới nếu hai nhà lãnh đạo đạt được những kết quả như mong đợi./.