Lưu trữ | 3:17 Chiều

Hạ nghị sĩ Mỹ phản đối “Dự luật nhân quyền Việt Nam” – TT

29 Th6

Hạ nghị sĩ Mỹ phản đối “Dự luật nhân quyền Việt Nam”

29/06/2013 11:14 (GMT + 7)
 

//

 
Hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega ngày 27-6 đã bày tỏ sự thất vọng trước việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua cái gọi là “Dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2013” hay còn gọi là dự luật H.R 1897.

Hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega – Nguồn: AP

 

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông cáo báo chí của hạ nghị sĩ Faleomavaega bày tỏ sự thất vọng cả về cách thức dự luật được thông qua ở Ủy ban Đối ngoại hạ viện cũng như động cơ của dự luật này.

Thông cáo cho rằng “Dự luật được ghép cùng với ba dự thảo nghị quyết khác nên đã không có một cuộc bỏ phiếu riêng rẽ nào được thực hiện. Cả bốn dự luật và dự thảo nghị quyết được tất cả nhất trí thông qua nhưng không có ghi nhận kiểm phiếu”.

Hạ nghị sĩ Faleomavaega còn cho rằng dự luật này không thể hiện truyền thống nước Mỹ cũng như không phản ánh đúng tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Thông cáo trích lời hạ nghị sĩ Faleomavaega tuyên bố: “Thật đáng tiếc là những nội dung trong bản Dự luật nhân quyền Việt Nam 2013 đã không phản ánh chính xác bức tranh Việt Nam”.

Thông cáo báo chí của hạ nghị sĩ cấp cao thuộc Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương viết: “Các nhà lãnh đạo của Việt Nam cam kết một cách đầy đủ trong việc thúc đẩy mối quan hệ Mỹ – Việt Nam và thúc đẩy nhân quyền. Việt Nam tham gia hầu hết các hiệp định về nhân quyền quốc tế. Việt Nam tham gia đàm phán về nhân quyền với Liên minh châu Âu, Úc, Na Uy, Thụy Sĩ và Mỹ. Việt Nam đang cải thiện tình hình nhân quyền bằng việc củng cố hệ thống luật pháp, các quyền về văn hóa xã hội, kinh tế. Việt Nam như tôi biết chào đón sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế trong việc thực thi các chính sách nhân quyền”.

Hạ nghị sĩ Faleomavaega còn cho rằng dự luật nhân quyền sai trái này chịu sự tác động mạnh mẽ bởi cộng đồng người Việt ở Mỹ. Ông nói trong thông cáo: “Là một cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam, tôi chia sẻ với cộng đồng người Việt ở Mỹ. Nhưng đưa ra những thông tin không chính xác và chống lại Chính phủ Việt Nam không phải là hành động đúng đắn. Nước Mỹ có một lịch sử đáng tự hào trong việc gác lại quá khứ để nối lại và xây dựng quan hệ. Với trường hợp của Việt Nam, hãy để quá khứ là quá khứ, để quá trình hàn gắn được bắt đầu”.

Cũng trong thông cáo này, hạ nghị sĩ Faleomavaega đánh giá cao một dự luật khác, mang mã số H.R 2519, của nghị sĩ Barbara Lee. Dự luật này quy định về sự trợ giúp cho các nạn nhân chất độc da cam.

Ông khẳng định “Tôi tin rằng nước Mỹ cần phải chịu trách nhiệm trong việc tẩy rửa 11 triệu gallon chất độc da cam đã rải xuống Việt Nam trước đây”, đồng thời nhấn mạnh “bất cứ nghị sĩ nào nếu thực sự quan tâm về nhân quyền cũng đồng ý rằng đây chính là vấn đề nhân quyền cần phải được giải quyết”.

Dự luật nhân quyền Việt Nam 2013 yêu cầu Chính phủ Mỹ không cung cấp viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam dựa trên các báo cáo một chiều về tình hình nhân quyền Việt Nam, và kêu gọi đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC). Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên một số nghị sĩ Mỹ cố gắng tạo ra một đạo luật nhân quyền Việt Nam. Các năm trước, những dự luật tương tự như thế này chỉ được thông qua ở Hạ viện nhưng đều bị ngăn cản ở Thượng viện.

Theo TTXVN

Ông Hai Ngọ – lực hút nhân tâm của trí thức Sài Gòn

29 Th6

Ông Hai Ngọ – lực hút nhân tâm của trí thức Sài Gòn

Tuổi Trẻ

 

TTCT – Sự ra đi của viện sĩ, tiến sĩ Dương Quang Trung để lại niềm tiếc thương sâu sắc cho nhiều người, gợi nhớ những ký ức sâu nặng về ông – một trí thức, một nhân cách lớn…

Viện sĩ, tiến sĩ Dương Quang Trung – Ảnh: Kim Sơn

Sáng 23-6, PGS.TS.BS Võ Văn Thành gọi điện cho tôi báo tin dữ: “Chú Tư Trung (bác sĩ Dương Quang Trung) mất rồi”. Tôi choáng váng, bàng hoàng. Cảm xúc mất mát dâng tràn, cùng lúc bao kỷ niệm về những tháng ngày gặp gỡ, làm việc cùng chú ùa về.

Tên chú gắn liền với hình ảnh một trí thức được đào tạo tại Pháp, người có kiến thức uyên bác mà khiêm nhường, bao dung và đức độ, cả đời tâm huyết, hết lòng với việc thu hút nhân tâm về cùng một mối: cùng chăm lo cho sức khỏe của dân, phát triển nền y học nước nhà, cụ thể là mảnh đất Sài Gòn – TP.HCM, nơi ông đảm nhận chức vụ phó giám đốc rồi giám đốc Sở Y tế từ sau ngày giải phóng.

Trong giai đoạn đất nước bị cấm vận, thiếu thốn mọi bề, nhiều bác sĩ ở Sài Gòn lần lượt từ bỏ quê hướng xứ sở ra nước ngoài sinh sống, chính ông cùng với chú Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) nhiều đêm trăn trở, họp bàn tìm mọi cách giữ chân nhiều bác sĩ ở lại. BS Võ Văn Thành, một chuyên gia đầu ngành về xương khớp, kể lại chuyện cũ: 25 năm về trước – trước ca mổ cặp song sinh dính liền Việt – Đức, khi có dịp ngồi cùng xe với ông đi công tác, ông hỏi thăm gia đình riêng bác sĩ Thành rồi bằng ánh mắt nghiêm nghị, ông bảo sẽ cho bác sĩ Thành đi tu nghiệp tại Pháp. Nhưng như nhiều trường hợp khác, ai cũng lo ngại bác sĩ có dịp đi rồi sẽ không về. Bác sĩ Thành hứa với ông: “Anh cho em đi chính thức, đàng hoàng, em sẽ trở về đàng hoàng”.

Lúc ấy, ông nhắc lại lời chú Sáu Dân: “Cho đi mười, bốn người trở về xây dựng đất nước cũng được”. Và sau đó không chỉ bác sĩ Võ Văn Thành, rất nhiều thầy thuốc khác, đặc biệt là lớp trẻ như êkip bác sĩ mổ tim được ông gửi sang Pháp học hai năm, đều đã trở về và trở thành những phẫu thuật viên tim tài hoa, đến nay đã thực hiện hơn 20.000 ca mổ. Ông là vậy. Một nhân cách đường hoàng, tấm lòng bao la rộng mở và đầy thuyết phục khiến những người trí thức Sài Gòn không phụ lòng ông.

Nhiều lần làm việc với ông, khi nói về những trăn trở khi tình hình y đức ngày càng xuống cấp, ông bảo đó là điều khiến ông thắt lòng nhất. Bởi “nghề y để cứu người chứ không phải để làm giàu. Nếu ai ham làm giàu thì đừng chọn nghề y”. Tôi lo lắng chuyện y đức càng ngày cứ như tuột dốc không phanh, làm cách nào để cứu người bệnh trong thời buổi kim tiền là trên hết, thì nghe ông nói: Hãy lấy nhân đức thắng bạo tàn. Hãy trồng hoa và nhổ cỏ dại từ từ…

Khi chuẩn bị in quyển sách Những thiên thần áo trắng, tôi có đến gặp ông xin ý kiến bởi băn khoăn giữa hai bài từng viết về ông, một bài là “Có một viện sĩ hàn lâm phẫu thuật Pháp mang tên Hai Ngọ” và bài kia là “Xin nguyện một đời làm bóng râm cho lớp bác sĩ trẻ”, hỏi ông thích bài nào. Ông nói thích bài trước với cái tên “Hai Ngọ” vì với ông, những ngày sống với đồng đội trong chiến khu, giữa rừng già là những ngày đẹp nhất và cũng là những ngày tháng đau đớn không thể nào quên khi ông phải ôm từng thi thể đồng đội quàn trong bao nilông đi chôn cất… “So với những hi sinh ấy thì khó khăn hôm nay có nghĩa gì, việc mình làm cũng rất nhỏ nhoi” – ông trầm ngâm khi hồi tưởng.

Ông cho rằng việc mình làm “rất nhỏ nhoi”, nhưng thật khó tưởng tượng sự phát triển của ngành y tế thành phố nếu thiếu ông. Và cũng thật may mắn khi có được ông để nhiều cơ ngơi y tế được ông tâm huyết gầy dựng và phát triển các chuyên khoa, như các Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Trung tâm Tai mũi họng, Trung tâm Mắt, Trung tâm Răng hàm mặt (nay đều là các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành), rồi Viện Tim, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế (nay là Đại học Phạm Ngọc Thạch)… Dù đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn miệt mài làm việc như con tằm nhả tơ, không hề nghỉ ngơi. Không nghỉ đến tận phút cuối cùng, bởi vẫn còn nhiều công trình dang dở dù ông đã ở tuổi 85.

Người thầy thuốc uyên bác mà bình dị ấy, người là lực hút nhân tâm của trí thức từ nhiều nguồn và giữ chân họ ở lại, sống chết với nghề và tận tụy cống hiến hết lòng cho người bệnh… đã thật sự để lại một giá trị chân lý sống quý giá cho cõi nhân gian này.

KIM SƠN

Gia phong xứ Nghệ – ĐBND

29 Th6

Gia phong xứ Nghệ

08:44 | 28/06/2013
 
Có những dòng tộc xứ Nghệ được người đời nhìn vào một cách ngưỡng mộ và đem lại sự hãnh diện không chỉ cho con cháu mà còn cho tất cả đồng hương, như họ Nguyễn Tiên Điền ở Nghi Xuân, họ Nguyễn Trường Lưu ở Can Lộc, họ Cao Xuân ở Diễn Châu… Ở đó nói chuyện gia phong thật dễ. Nhưng gia phong có lẽ cần được nhìn rộng hơn như một nếp sống chung cho nhiều dòng họ, càng rộng hơn, cho cả một vùng…

Xin cho phép tôi đi vào ký ức bản thân với một ít rào đón. Bởi bản thân tôi không có gì đặc biệt và dòng họ nhà tôi cũng không có gì đặc biệt; chỉ có điều tôi là người Hà Tĩnh, trong tên gọi chung Nghệ Tĩnh, và gọi tắt là xứ Nghệ, nên có lẽ cũng được cảm nhiễm chút ít “gia phong xứ Nghệ” chăng, nếu như gia phong cho một vùng là có?

Ông bà nội tôi có 10 người con. Nhưng chỉ 2 người được học hành. Một là người bác trai thứ 3, có vốn chữ Hán nhất định và có tài xem tướng số. Nghe nói bác đã có vài lần trẩy Kinh xem số cho Bảo Đại. Những người được bác xem số đều rất đúng. Tôi và hai người anh họ cùng tuổi, con của các bác đều có lá số từ bé, và sự tiên đoán tương lai của cả ba xem ra rất nghiệm. Còn chính bác, bác biết trước mệnh của mình: chết đường (tức là chết xa nhà) ở tuổi 58.

Sau bác trai thứ 3, chỉ bố tôi – con út – thứ 10, là được học hành, một ít chữ Hán và nhỉnh hơn là chữ Pháp, rồi được bổ làm hương sư ở Thanh Hóa. Chỉ là hương sư thôi, thế mà ông cũng lần lượt đưa được dăm cháu trai con các ông anh đi cùng, cho theo học, mỗi đứa một hai năm ở xứ Thanh. Có học nên ông rất chăm mượn sách cho con đọc, rất chăm cho sự học của con. Chăm một cách tự nhiên, chứ không gò bó, không đe nẹt, roi vọt theo lối nhà Nho. Còn việc cày cấy, chợ búa, ăn mặc, sinh hoạt trăm sự đều để mẹ lo; mẹ – con một nhà Nho có nhiều học trò trong vùng, thế mà lại rất biết chịu khó, chịu khổ để nuôi chồng, nuôi con. Còn bố tôi dẫu chỉ là hương sư, mà vẫn không động đến bất cứ công việc lao động chân tay nào. Trong con mắt của người làng, ông như thuộc tầng lớp khác.

Từ khi lên Cấp 2, học trường huyện, tôi phải đi – về hàng ngày hàng chục cây số vào ban đêm. Lên Cấp 3, vào trường tỉnh, phải ở trọ, mỗi tuần đi bộ 5 – 6 chục cây số về nhà để mang theo gạo muối. Ngày ra Hà Nội ứng thí Đại học, bố tôi đưa tiễn con hơn 10 cây số đến bến ca nô Đức Thọ để ra Vinh. Từ đây, tôi xa gia đình, một mình xoay trở, giải quyết mọi việc trên đường ghé Vinh, rồi ra Hà Nội; ở Hà Nội tự lo chuyện thi cử, rồi chờ đợi cho đến khi biết trúng tuyển và nhận giấy nhập học…

Mãi cho đến sau này tôi mới giật mình với cái lá số được bác tôi xem. Và rùng mình bởi cái sự kiện, nếu trong những ngày Cải cách ruộng đất, nhà tôi, nếu đúng là “phú nông”, “giàu có” hơn một chút – tức là có gạo thóc dự trữ, có án thư câu đối, có mâm thau nồi đồng, chứ chưa nói đến nhà ngói cây mít, tủ chè, sập gụ…; và bố tôi không bằng mọi giá đưa tôi từ Hương Sơn vào Cẩm Xuyên – nơi ông dạy học, để trốn những cuộc đấu tố mà tôi đã phải dự một phần thì đã chắc gì tôi có thể dễ dàng rời quê mà đi như vậy.

Và nếu tôi không rời quê, thì chắc chắn số phận tôi bây giờ đã khác.

Không biết có dấu hiệu gì đó thuộc “gia phong” chăng, nằm trong cái vốn học vấn thấp thoáng mà cả một đại gia đình 10 người con, trong đó 8 người phải nhường nhịn cho 2 người được hưởng? Nằm ở cái ham không làm giàu theo lối chạy theo phẩm hàm, hoặc theo lối trọc phú, mà là ham chăm lo cho sự học? Và cái điều tâm niệm của bố là phải trang bị và tranh thủ mọi điều kiện cho con rời quê; một tâm niệm ông nén kín trong lòng, nhưng tôi biết là ông rất nung nấu, và kiên quyết thực hiện cho bằng được. Bắt đầu từ tôi, rồi đến các em tôi.

Như vậy là chỉ qua một chút bản thân mà tôi chợt hiểu thân phận, hành trình và hành trang của những ông “đồ Nghệ” trong lịch sử; hiểu câu thơ của Xuân Diệu: Cha đàng ngoài mẹ ở đàng trong/ Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ; hiểu vì sao những ông đồ Nghệ có mặt ở khắp nơi.

Trở lại chuyện lần đầu tiên tôi xa nhà. Tiếc là cái lúc quyết định “số phận” tôi – lúc nhận giấy gọi vào Đại học – tôi không được chứng kiến niềm vui của bố khi biết tôi không phải lộn trở về làng. Nhưng tôi hiểu là ông hồi hộp lắm, và niềm vui trong ông là tràn ngập qua những lá thư ông viết rất đều và rất dài hàng tháng cho tôi, và sau này, cho các cháu nội của ông ở Hà Nội. Chăm lo cho sự học của con và tạo một khởi động quyết liệt cho đứa con đầu, đó là công của người cha. Rồi sau đó như một cuộc chạy tiếp sức, người anh sẽ thay mặt cha mà lo cho đàn em, lần lượt đứa nọ đến đứa kia. Tôi muốn nhìn hiện tượng đó như một thứ gia phong xứ Nghệ, một truyền thống có phần nổi đậm hơn nhiều nơi. Truyền thống đó, cách chăm lo đó, tôi thấy có ở nhiều bậc đàn anh và bè bạn đồng nghiệp cùng quê xứ Nghệ. Qua tôi, tôi hiểu họ; và qua họ tôi cũng có dịp hiểu tôi hơn…

Người Nghệ xa quê, nhưng vẫn không lỏng lẻo chút nào mối liên hệ gia đình, gia tộc, dòng họ, bởi sự “dắt díu” nhau như trên. Thú biết bao, trong văn chương, đến Nguyễn Minh Châu bỗng có một vài truyện phảng phất nét sống này của người xứ Nghệ như Giao thừa, Khách ở quê ra… Một khám phá rất tự nhiên; và nếu là người Nghệ Tĩnh đọc Nguyễn Minh Châu thì có thể sẽ còn tủm tỉm cười một mình. Ở đâu cũng thế, Hà Nội hoặc Sài Gòn, các hộ dân xứ Nghệ nào cũng đông khách, gồm chú bác, o (cô) dì, cậu mự (mợ), anh em, con cháu từ gần đến xa, cả những người “đồng hương”. Cứ nhìn cái thông báo mời dự họp “đồng hương” gồm cả tỉnh, huyện và xã vào dịp đầu năm thì rõ điều này. Mà “đồng hương” xứ Nghệ thì đâu mà không có, và cũng dễ nhận dạng lắm: nói to, cười to, âm giọng rất nặng; chỉ vài người đủ náo động cả xóm…

Nhất thiết phải rời quê – lập nghiệp ở nơi khác, và mang theo tất cả nếp sống quen thuộc của đất quê. Tất nhiên đây chỉ là ước ao, là mong mỏi; còn việc có thực hiện được hay không lại cần rất nhiều điều kiện mà không phải ai cũng có, khiến cho đã gọi là người xứ Nghệ thì tuyệt đại đa số phải sống trên… đất Nghệ. Nhưng rời quê rồi mà lòng không lúc nào không nguôi nhớ đất quê. Đó cũng là một nét tâm lý của người Nghệ. Mỗi năm vào dịp giỗ chạp, Tết nhất, cái gia đình “tha hương” gồm cả bố mẹ, anh em, con cháu lại dắt díu nhau về quê, khiến cho các chuyến tàu về Vinh gần như đông chật và mất trật tự hơn cả. Về quê như là cái đích kết thúc của một năm, dẫu vất vả đường sá, tàu xe; bất chấp nguy hiểm của chiến tranh. Nỗi niềm quê hương quả chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tài khoản tình cảm của người xứ Nghệ. Khiến cho, với tôi, những Câu hò trên đất Nghệ An, Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ… mỗi lần nghe cứ như có một lưu luyến, một ngân nga riêng.

Thơ Huy Cận trong Lửa thiêng trước Cách mạng có nhiều bài hay. Một trong những bài thường ít được tuyển, và do đó cũng ít được biết, nhưng lại in rất sâu trong bộ nhớ của tôi, đó là bài Em về nhà, bởi trong đó có hình ảnh Em:

Thôi, sáng hung rồi; em hãy đi
Tự nhiên em nhé; chớ buồn chi
Suốt ngày nhắc nhở em từng phút
Anh đoán thuyền em đến bến gì?

Em – như biết bao người thương của tôi ở tuổi ấu thơ. Và cũng biết bao là bến trên dọc dài Ngàn Sâu, Ngàn Phố trước khi hội vào Sông La ở ngã ba Linh Cảm. Và nhất là 4 câu thơ gợi nhớ bến Tam Sa. Đứng ở bên này Linh Cảm nhìn sang bên kia sông thì phía trái xa mờ nơi chân núi Mồng Ác là xã Ân Phú (trước thuộc huyện Đức Thọ, nay thuộc huyện Vũ Quang), quê của Huy Cận. Còn trước mặt, gần hơn, xoãi theo chân núi Mồng Gà là xã Đôn Mỹ, rồi Mỹ Long, nay là xã Sơn Trà (huyện Hương Sơn) – quê nghèo của tôi:

Tới ngã ba sông, nước bốn bề
Nửa chiều gà lạ gáy bên đê
Làng xa lặng lẽ theo tre trúc
Bến cũ thuyền em sắp ghé về.

Những lần về quê, tôi thường cùng vợ con dừng lại bên này Linh Cảm, dầm chân rất lâu vào dòng nước mát sông La, nhìn toàn cảnh quan ngã ba sông, trước khi qua đò, rồi đi nốt chặng đường đồng để vào tận cái xóm nép sâu chân núi, có cái tên lạ – xóm Ri.

*
*    *

Xứ Nghệ “non xanh nước biếc như tranh họa đồ” – đó là chuyện trong thơ. Còn tôi, tôi cảm nhận đến tận da thịt sự khắc nghiệt của thời tiết, và cái nghèo, thiếu của đời sống. Do vậy mà sự cần kiệm, sức chịu đựng và tính lo xa gần như thành tính cách của con người và nếp nhà dân xứ Nghệ. Có thể gọi đó là một nét của gia phong chăng?

Đọc Hàn nho phong vị phú của Nguyễn Công Trứ, tôi thấy sau cái trào lộng của ông đồ trẻ đang miệt mài kinh sử là cái thực đến trần trụi, xót đắng trong cảnh nghèo của người xứ Nghệ – một cái nghèo như là gia truyền, và lưu niên trong lịch sử. “Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch…”. “ấm trà góp lá bàng lá vối pha mùi chát chát chua chua. Miếng trầu têm vỏ mận vỏ già buồn miệng nhai nhai nhổ nhổ…”. Cái nghèo của nhà Nho Uy Viễn, huyện Nghi Xuân dường như cứ thế đi suốt đến thế hệ tôi, trong khoảng cách hơn 100 năm…

Nghèo, thiếu nên phải cần kiệm, lo xa. Chuyện cá gỗ là chuyện của người xứ Nghệ trong lịch sử như đã được Trương Vĩnh Ký ghi lại dưới tên truyện Cá rô cây, in trong Chuyện khôi hài năm 1882. Theo thời gian, còn có thêm những chuyện khác của thời hiện đại. Người Nam bộ kiếm được 8 đồng thì tiêu xoẳn cả, thậm chí còn vay thêm để tiêu. Còn người xứ Nghệ thì không những không tiêu mà còn phải kiếm thêm 2 đồng cho chẵn 10 đồng để bỏ ống. Cần kiệm đến thế mà cũng rất ít người biết thế nào là giàu, làm gì có chuyện “công tử Bạc Liêu” ở đây! Phải lo xa bởi cuộc sống quá nghèo thiếu và bởi những bất trắc, hiểm họa luôn rình rập. Những bất trắc và hiểm họa, không chỉ đến từ thiên nhiên, ở xứ Nghệ dường như nhiều và gay gắt hơn mọi nơi.

Trở lên tôi nói những chuyện hôm nay nghe cứ như là chuyện đời xưa. Bởi đó là những gì đã thành nếp – nếp sống, nếp nghĩ trong từng người, từng nhà từ xửa xưa cho đến thời của ông bà, rồi bố mẹ tôi và tôi. Những nếp sống, nếp nghĩ mà tôi ghi tản mạn theo lối hồi ức, kỷ niệm, chứ không có chủ ý đúc kết thành lý luận rồi sẽ nhạt dần chính trong đám con cháu xa gần của tôi hôm nay, dẫu khi ghi sinh quán, chính quán trên giấy khai sinh chúng vẫn là người của quê cha, quê ông: Hương Sơn – Hà Tĩnh.

Gs Phong Lê

THOÁT TRUNG LUẬN – BS Hồ Hải

29 Th6

THOÁT TRUNG LUẬN

 
Bài đọc liên quan:
 
Nhìn lại lịch sử cận đại của thế giới và Việt Nam, cũng như khu vực Đông Nam châu Á, địa chính trị, và cơ hội chúng ta thấy gì? Hãy điểm nó lại một cách khách quan để nhìn nước Việt đến vài thế kỷ tới xem sao? Đó là mục đích của bái viết này.
 
Địa chính trị và lịch sử
 
Các quốc gia Đông Nam Á khác, như Nam Dương(Indonesia) và Mã Lai Á nhờ địa lý tách ra khỏi bán đảo Đông Dương, nên bị thực dân Âu châu nhảy vào sớm hơn, từ đầu thế kỷ XVI. Cụ thể là Mã Lai Á thì Hà Lan bước chân vào năm 1511. Nam Dương cũng được Bồ Đào Nha đặt chân đầu tiên vào năm 1512. 
 
Miến Điện, một quốc gia có đường biên giới với Trung Hoa, nhưng gần với Ấn Độ và tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cũng phải đến đầu thế kỷ XIX mới bị người Anh xâm chiếm ra khỏi sự quan tâm của Trung Hoa.
 
Ngay cả Ấn Độ có cùng đường biên giới hiểm trở với Trung Hoa, mà Ấn Độ là một nước lớn, nhưng cũng mãi đến khi Trung Hoa suy yếu vào cuối đời nhà Thanh thì các cường quốc châu Âu gồm: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp mới có thể xâu xé Ấn Độ vào cuối thế kỷ XVIII.
 
Cũng có địa chính trị cùng đường biên giới với Trung Hoa là bán đảo Đông Dương, nên cũng chịu dưới sự quan tâm đặc biệt của Trung Hoa từ ngàn năm trước.
 
Lịch sử Việt Nam đúng chỉ có khoảng 2.600 trăm năm, trong đó hơn ngàn năm bị đô hộ giặc Trung Hoa. Trong những khoảng trống không bị đô hộ đó, Việt Nam chưa bao giờ độc lập với Trung Hoa, mà phải quan hệ kiểu thiên triều và chư hầu, theo dạng triều cống và lãnh ấn chỉ chủ dụ từ Trung Hoa. 
 
Chỉ có một giai đoạn duy nhất từ giữa thế kỷ thứ XIX, khi cuối triều nhà Thanh suy yếu, Trung Hoa bị chia năm xẻ bảy bỡi các cường quốc châu Âu: Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh Quốc và kể cả Nhật Bản, lúc ấy Việt Nam mới bị sự dòm ngó của Pháp và xâm lược Đông Dương.
 
Khi Trung Hoa có nền Cộng Hòa xuất hiện do Tôn Trung Sơn lãnh đạo vào năm 1912, cũng là lúc suy thoái kinh tế toàn cầu 1929 – 1933 ập đến. Ba thập kỷ người Trung Hoa có nhiều nội loạn, vả lại chịu dưới sự xâm lược của người Nhật. Nên Trung Hoa không đủ sức dòm ngó đến Đông Dương và Miến Điện.
 
Sau chiến tranh thế giới II, người Pháp thất trận, Trung Hoa thành lập 1949, cũng là lúc họ bắt đầu quan tâm đến Đông Dương. Dù họ còn rất yếu do nhiều lý do khách quan và chủ quan của cách cai trị của Mao, nhưng Trung Hoa đủ mạnh để tranh đoạt bá vương và cùng với Hoa Kỳ để đi đến Thông Cáo Thượng Hải 1972 ăn chia Đông Dương và khu vực, cũng như toàn cầu.
 
Sau 30/4/1975, có một giai đoạn ngắn đến 1990, Việt Nam không bang giao với Trung Hoa nhờ vào sức mạnh của Liên Xô. Nhưng khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thì Hội Nghị Thành Đô lại làm cho Việt Nam trở lại thời kỳ bằng mặt, nhưng không bằng lòng với Trung Hoa. Hiện nay thì ai cũng thấy rõ ràng chính sách ngoại giao đa phương – dĩ bất biến ứng vạn biến của Tôn Tử – đang là cách mà nước Việt đang đương đầu với Trung Hoa.
 
Cơ hội
 
Qua những điều đã điểm ra ở trên, cho ta thấy các nước nhỏ quanh Trung Hoa có cùng biên giới rộng lớn với họ đều được họ xem là vùng đệm và chư hầu trong quan hệ ngoại giao.
 
Điều đáng lo lắng nhất với các quốc gia cùng biên giới với Trung Hoa là, không bao giờ Trung Hoa muốn các quốc gia này hùng mạnh để dễ bề thao túng và cai trị. Hãy điểm lại mà xem, Việt, Miên, Lào, Bắc Hàn, Mông Cổ, Bắc Hàn, Hồi Quốc Pakistan. 
 
Và kể cả Miến Điện, một quốc gia hùng cường vào 2 thập niên 1960s và 1970s nhưng cũng bị Trung Hoa chi phối làm cho kiệt quệ, và chỉ mới đổi mới xoay chuyển chính trị bằng cách chuyển dời, xây dựng thủ đô mới để tránh những bí mật quốc gia bị tiết lộ với Trung Hoa mới từ chối được cái dự án 2,5 tỷ đô la làm đường ống dẫn dầu từ Yangon đến Vân Nam, và thay đổi thể chế chính trị triệt để tách khỏi Trung Hoa như hôm nay. Một sự thay đổi Miến Điện mà thế giới kinh ngạc, nhưng là bài học Thoát Trung Luận cho Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.
 
Báo cáo kinh tế thế giới của Ngân Hàng Thế Giới vào ngày 13/6/2013 cho thấy nợ tư trong nước của Trung Hoa cao nhất thế giới, lên đến 160% GDP. Việt Nam cũng không khá hơn với 110% GDP của nợ tư trong nước. Nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước đang dự đoán một Trung Hoa hạ cánh nặng nề, và một tia hy vọng sáng sủa cho các quốc gia quanh khu vực có thể làm cuộc Thoát Trung Luận với Trung Hoa mà, lâu nay theo kiểu ngoại giao họ luôn tự cho mình là thiên triều.
 
Sự suy yếu của Trung Hoa trong những năm tới là có thực, không mơ hồ, do nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Hoa gây ra không chỉ ở Trung Hoa mà ngay cả ở Việt Nam sau khi sao chép 23 năm qua. Dù khó khăn, nhưng đó là cơ hội cho Việt Nam rất lớn để làm cuộc Thoát Trung Luận.
 
Bài học và phương án Thoát Trung Luận
 
Từ thế kỷ XIX ở Nhật Bản, có ông thầy giáo Fukuzawa Yukichi đã viết và đưa ra chiến lược Thoát Á Luận. Các vị minh quân của nước Nhật đã đi theo và họ đã thành công như hôm nay, một phần nhờ địa chính trị. Nhưng có một quốc gia khác có địa chính trị giống Việt Nam – Miến Điện – họ đã và đang làm cuộc Thoát Trung Luận đến nay rất tốt.
 
Có thông tin cho rằng sở dĩ Miến Điện thoát được Trung Hoa là nhờ họ dời trung tâm hành chính quốc gia từ thủ đô cũ là thành phố Yangon đến Naypyidaw là do những trung tâm hành chính quốc gia Miến Điện dưới thời Thein Shwe là do Trung Hoa viện trợ và xây cất. Họ phải dời đô vào nơi an toàn, để bảo mật quốc gia, sau đó mới tính chuyện chuyển đổi thể chế chính trị, thì mới an toàn cho đất nước họ và Thoát Trung Luận mới thành công. 
 
Liệu rằng, những cơ sở hành chính quốc gia Việt được Trung Hoa giúp xây dựng thời chiến tranh có đảm bảo bí mật quốc gia?
 
Năm 2010, ở Việt Nam rộ lên việc di dời trung tâm hành chính quốc gia ra khỏi Ba Đình, nhưng một số thành phần ưu tú và trí thức Việt Nam lại cho là sai lầm. Rồi mọi chuyện rơi vào quên lãng.
 
Hôm nay, tình hình nước Việt như ngàn cân treo sợi tóc – kinh tế xem như đang trên đà sụp đổ hoàn toàn, chính trị rối ren vì nạn bè phái tranh ngôi đoạt vị – mà chuyện quốc sự quan trọng nhất là làm sao Thoát Trung Luận, thì đất nước mới mong thái bình, dân tộc mới mong thịnh vượng và độc lập tự chủ.
 
Trong lúc kinh tế khó khăn, chuyện xây dựng trung tâm hành chính quốc gia mới là điều nên làm, để vực nền kinh tế và tạo công ăn việc làm cho xã hội. Một công đôi việc vừa vực nền kinh tế quốc gia, vừa giúp cho tiến trình Thoát Trung Luận đẹp cả đôi bề.
 
Lý thuyết nhị nguyên luận trong triết học đã được người Mỹ áp dụng trong việc tạo ra hình thái chính trị xã hội cho một hời kỳ mới mà họ gọi là trật tự mới cho những thời đại tiếp theo rất thành công. Âm dương, nước lửa, trời đất, phá và xây, v.v… Cộng hòa và Dân chủ là 2 trường phái để xây dựng Hoa Kỳ ngày nay theo Nhị Nguyên Luận rất triết học và rất thành công. 
 
Người dân Việt hiếu hòa, không ai muốn và cũng chưa có lực lượng nào đủ sức để giành quyền lãnh đạo với đảng cầm quyền hiện nay. Đừng nên xem dân mình là thù địch vì quyền lợi cá nhân. Đã đến lúc cần phải tách đôi đảng cộng sản ra làm 2 đảng và cần một hành động cụ thể như Miến Điện để làm cuộc Thoát Trung Luận hoàn hảo, khi cơ hội bắt đầu hé mở ở chân trời – đó là một Trung Hoa đang và sẽ suy yếu. Thiên thời, nhân hòa lòng dân muốn và chỉ còn việc tạo ra địa lợi để biết chớp lấy thời cơ. Nếu không, 300 năm hay 1.000 năm nữa quan hệ Trung – Việt vẫn theo kiểu mà ngàn năm trước không thay đổi.
 
Asia Clinic, 18h38′ ngày thứ Sáu, 28/6/2013
 

11 nhận xét:

// <![CDATA[
(function() {
var items = [{'id': '6406657687522924887', 'body': 'Nếu có thể thì nên là đảng Sài Gòn và đảng Hà Nội. Nếu đất nước có 2 thủ đô thay phiên nhau luôn thì càng tốt. Vì theo phong thủy thì Hà Nội đang gặp thời thịnh thế khoản 30 năm tới. Còn Sài Gòn sẽ có một đợt thịnh thế lâu dài (cả trăm năm) sau 30 năm nữa. Trung Quốc đang ở thời mạc vận (vận 8)đã 10 năm nay và sẽ còn tiếp tục cả trăm năm nữa. Dân Trung Quốc còn phải thống khổ một thời gian rất dài. Sau khi ra khỏi thời mạc vận thì dân số Trung Quốc chỉ còn trên dưới 300 triệu người, không còn khả năng đe dọa thế giới nữa 🙂 Sài Gòn từng là cái nôi của đế quốc Phù Nam, lúc thịnh thời đã thôn tính cả DNA. Nếu giờ có thêm Hà Nội (tốt về núi) hợp tung nữa thì đất nước sẽ nhanh chóng hùng cường.', 'timestamp': '1372425116252', 'permalink': 'http://bshohai.blogspot.com/2013/06/thoat-trung-luan.html?showComment751372425116252#c6406657687522924887&#039;, 'author': {'name': 'littlefrog', 'avatarUrl': 'http://img2.blogblog.com/img/b16-rounded.gif&#039;, 'profileUrl': 'http://www.blogger.com/profile/11126866422842749853&#039;}, 'displayTime': '20:11 Ngày 28 tháng 6 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-2008782783'}, {'id': '3593732880997234471', 'body': 'Sài Gòn và Hà Nội rất tương hổ nhau. 1 bên tốt về núi nên con người có tinh thần gan dạ, quật cường, trong thời thịnh thế đá đánh bại rất nhiều đế quốc hùng mạnh. Sài Gòn thì tốt về sông nên giàu có, trù phú, con người hiều lành, lương thiện, thông thoán, dễ tiếp thu những thứ mới. Lúc Hà Nội mạnh thì là lúc Sài Gòn yếu. Lúc Hà Nội yếu thì Hà Nội mạnh (theo phong thủy). Nếu có 2 thủ đô nữa thì có lợi cho đất nước biết bao.', 'timestamp': '1372425799484', 'permalink': 'http://bshohai.blogspot.com/2013/06/thoat-trung-luan.html?showComment751372425799484#c3593732880997234471&#039;, 'author': {'name': 'littlefrog', 'avatarUrl': 'http://img2.blogblog.com/img/b16-rounded.gif&#039;, 'profileUrl': 'http://www.blogger.com/profile/11126866422842749853&#039;}, 'displayTime': '20:23 Ngày 28 tháng 6 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-2008782783'}, {'id': '135135418600044257', 'body': 'Bản chất chế độ của ta là Oligarchy ( vua tập thể ), họ cầm quyền bằng cách:\74br /\76\74br /\76Nghèo để trị ( không cho thành phần trung lưu mạnh lên, còn tầng lớp giàu nhất là Đảng ).\74br /\76Chia để trị ( tầng lớp, tôn giáo, tạo nghi kị- mâu thuẫn giữa người và người ).\74br /\76Ngu để trị ( giáo dục ngu dân, chặn thông tin ).\74br /\76\74br /\76Bên cạnh đó: Tiêu diệt thành phần có tư duy độc lập – dùng những người không có nhân phẩm làm tay sai.\74br /\76 Làm cho dân khí bị suy đồi ( cố tình cho dân quen với bất công ).\74br /\76 Đánh tráo khái niệm làm lệch dân chí.\74br /\76 Cài gián điệp, chỉ điểm vào mọi ngõ ngách có nguy cơ.\74br /\76 Hay gây xung đột với làng giềng nếu mạnh ( hoặc dùng xung đột định hướng nếu yếu )\74br /\76\74br /\76Chế độ này xem nhân dân là kẻ thù và ngoại ban giúp họ cầm quyền là bạn. Chế độ này chỉ có thể sụp khi: \74br /\76\74br /\76Xung đột giữa nội bộ cầm quyền ( như kiểu Hồ Diệu Bang và Đặng Tiểu Bình )\74br /\76Xung đột giữa nhân dân và Đảng. \74br /\76Bị ngoại quốc tiêu diệt.\74br /\76\74br /\76Mao Trạch Đông đã sáng tạo ra mô hình 2 cái phàm để hạn chế xung đột nội bộ, cho nên uỷ viên BCT luôn biết đồng thuận giữ quyền lợi chung. Xung đột giữa dân và đảng khó xảy ra vì văn hoá Việt phù hợp với Đảng. Việt Nam lại kế sát TQ là nước cũng có nền chính trị Oligarchy. Các lãnh đạo có tinh thần dân tộc rất thấp và tư lợi rất cao do hậu quả của lịch sử để lại.\74br /\76\74br /\76Tình hình hiện nay nếu Việt muốn thoát Trung thì:\74br /\76\74br /761/ Trung Hoa phải sụp.\74br /762/ Lãnh đạo TQ cho phép Việt Nam cải cách chính trị trước để họ cải cách theo.\74br /\76\74br /\76Khi đó thì nhóm lợi ích ( nhóm cải cách ) trong Đảng ta sẽ chiến thắng nhóm bảo thủ do nhóm bảo thủ đi ngược với thời đại. Đảng ta sẽ tách làm hai nhưng phải cần 20-40 năm để bộ máy chính trị mới ổn định.', 'timestamp': '1372428731934', 'permalink': 'http://bshohai.blogspot.com/2013/06/thoat-trung-luan.html?showComment751372428731934#c135135418600044257&#039;, 'author': {'name': 'Cường Ngô Chí', 'avatarUrl': 'http://img2.blogblog.com/img/b16-rounded.gif&#039;, 'profileUrl': 'http://www.blogger.com/profile/17012778356952075702&#039;}, 'displayTime': '21:12 Ngày 28 tháng 6 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-1600798492'}, {'id': '1451132940937002243', 'parentId': '135135418600044257', 'body': 'Chế độ Việt Nam hiện tại là chế độ cực kì vững chắc vì lãnh đạo biết tiếp thu thuật cai trị từ thời cổ đại cho đến hiện đại, kết hợp với kho tàng kinh nghiệm vô giá của cộng sản quốc tế, Nga Xô và Trung Cộng. Bên cạnh đó, họ biết sáng tạo thêm cho phù hợp với Việt Nam từng giai đoạn, từng hoàn cảnh, từng vùng. Hiện nay họ chỉ hơi lúng túng vì khó làm nghèo để trị, đồng thời có một bộ phận trong Đảng đang phá cái thế ngu để trị. Nói chung về lĩnh vực độc tài, khủng bố thì tụi Nam Mỹ, Trung Đông, Phi Châu chỉ đáng đệ tử của Cộng Sản nói chung và Đảng ta nói riêng thôi. \74br /\76\74br /\76P/S: Nói vậy để cho mọi người hết ảo tưởng là lãnh đạo ngu dốt.', 'timestamp': '1372430881208', 'permalink': 'http://bshohai.blogspot.com/2013/06/thoat-trung-luan.html?showComment751372430881208#c1451132940937002243&#039;, 'author': {'name': 'Cường Ngô Chí', 'avatarUrl': 'http://img2.blogblog.com/img/b16-rounded.gif&#039;, 'profileUrl': 'http://www.blogger.com/profile/17012778356952075702&#039;}, 'displayTime': '21:48 Ngày 28 tháng 6 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-1600798492'}, {'id': '3776672344684635036', 'body': 'Dear All,\74br /\76Vì nợ xấu của Trung Hoa ngất trời, và vì Bloomberg đăng bài về tài sản của Tập, nên ngay từ tháng 7/2012 \74b\76\74a href\75\42http://bloombergvn.com/chi-tiet-tin/vi-sao-bloomberg-bi-chan-o-trung-quoc-1113.aspx\42 rel\75\42nofollow\42\76Trung Hoa đã chặn Bloomberg\74/a\76\74/b\76. Và từ tháng 5/2013 thì Bloomberg đã thông báo \74b\76\74a href\75\42http://www.bloomberg.com/news/2013-05-21/block-says-china-banks-bad-loans-spread-beyond-government-debt.html\42 rel\75\42nofollow\42\76Block Says China Banks’ Bad Loans Spread Beyond Government Debt\74/a\76\74/b\76. Một trận động đất lớn sẽ còn kinh hoàng hơn thời 2008 Mỹ bị suy thoái kinh tế nữa đấy các bạn. \74br /\76\74br /\76Nhưng đây là cơ hội cuối cùng cho Việt Nam thời đại này. Nếu không thì kiếp này tớ không nhìn thấy Việt Nam tươi sáng được.\74br /\76\74br /\76Good night,', 'timestamp': '1372432839061', 'permalink': 'http://bshohai.blogspot.com/2013/06/thoat-trung-luan.html?showComment751372432839061#c3776672344684635036&#039;, 'author': {'name': 'Hồ Hải', 'avatarUrl': '//lh5.googleusercontent.com/-7eGTx5rIxRQ/AAAAAAAAAAI/AAAAAAAAEyA/kWTeGhYuqnE/s512-c/photo.jpg', 'profileUrl': 'http://www.blogger.com/profile/13200149306030584627&#039;}, 'displayTime': '22:20 Ngày 28 tháng 6 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-393649834'}, {'id': '7515310480462040530', 'body': 'Xăng dầu thế giới không tăng giá vẫn 97usd/thùng như mấy tuần nay, thậm chí có lúc giảm về 93usd/thùng, nhưng chúng đang quá túng tiền đành phải xén lông cù bằng cách \74b\76\74a href\75\42http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/thi-truong/xang-tiep-tuc-tang-gia-gan-400-dong-mot-lit-2840144.html\42 rel\75\42nofollow\42\76Tăng giá xăng dầu thêm 400 đổng mỗi lít\74/a\76\74/b\76. Hehehe, tuyệt.', 'timestamp': '1372434474834', 'permalink': 'http://bshohai.blogspot.com/2013/06/thoat-trung-luan.html?showComment751372434474834#c7515310480462040530&#039;, 'author': {'name': 'Hồ Hải', 'avatarUrl': '//lh5.googleusercontent.com/-7eGTx5rIxRQ/AAAAAAAAAAI/AAAAAAAAEyA/kWTeGhYuqnE/s512-c/photo.jpg', 'profileUrl': 'http://www.blogger.com/profile/13200149306030584627&#039;}, 'displayTime': '22:47 Ngày 28 tháng 6 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-393649834'}, {'id': '7719582866574730450', 'parentId': '6406657687522924887', 'body': 'ha ha comment hay vote cho ban phiếu tính nhiệm cao.', 'timestamp': '1372434691416', 'permalink': 'http://bshohai.blogspot.com/2013/06/thoat-trung-luan.html?showComment751372434691416#c7719582866574730450&#039;, 'author': {'name': 'Thành Lợi', 'avatarUrl': 'http://img2.blogblog.com/img/b16-rounded.gif&#039;, 'profileUrl': 'http://www.blogger.com/profile/10322403724515857546&#039;}, 'displayTime': '22:51 Ngày 28 tháng 6 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-624749006'}, {'id': '7129198851467922374', 'parentId': '3593732880997234471', 'body': 'giống bình nhưỡng và seoul. Tui cũng thích dzậy lắm đa.\74br /\76Chứ một thằng làm ra của cải vật chất để nuôi một thằng nghèo (mà còn đểu) sao nuôi nổi.', 'timestamp': '1372435232889', 'permalink': 'http://bshohai.blogspot.com/2013/06/thoat-trung-luan.html?showComment751372435232889#c7129198851467922374&#039;, 'author': {'name': 'Thành Lợi', 'avatarUrl': 'http://img2.blogblog.com/img/b16-rounded.gif&#039;, 'profileUrl': 'http://www.blogger.com/profile/10322403724515857546&#039;}, 'displayTime': '23:00 Ngày 28 tháng 6 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-624749006'}, {'id': '5057570480786130924', 'parentId': '3593732880997234471', 'body': 'Tốt nhứt là cho nó ra riêng luôn. Giống như người miền tây có chồng hay có vợ rồi cho ra riêng. tự lập khỏi phải nuôi.', 'timestamp': '1372435414301', 'permalink': 'http://bshohai.blogspot.com/2013/06/thoat-trung-luan.html?showComment751372435414301#c5057570480786130924&#039;, 'author': {'name': 'Thành Lợi', 'avatarUrl': 'http://img2.blogblog.com/img/b16-rounded.gif&#039;, 'profileUrl': 'http://www.blogger.com/profile/10322403724515857546&#039;}, 'displayTime': '23:03 Ngày 28 tháng 6 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-624749006'}, {'id': '3463501254348310610', 'parentId': '3593732880997234471', 'body': 'Thằng nào có khả năng thì thằng đó cầm đầu, thay đổi thằng kém khả năng. Nhưng trên thế giới không thấy có nước nào như vậy. Không biết có vấn đề gì không ?', 'timestamp': '1372437658030', 'permalink': 'http://bshohai.blogspot.com/2013/06/thoat-trung-luan.html?showComment751372437658030#c3463501254348310610&#039;, 'author': {'name': 'littlefrog', 'avatarUrl': 'http://img2.blogblog.com/img/b16-rounded.gif&#039;, 'profileUrl': 'http://www.blogger.com/profile/11126866422842749853&#039;}, 'displayTime': '23:40 Ngày 28 tháng 6 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-2008782783'}, {'id': '5191396421862682294', 'parentId': '7515310480462040530', 'body': 'Anh em tụi nó đang hấp hối bác ạ.', 'timestamp': '1372444422131', 'permalink': 'http://bshohai.blogspot.com/2013/06/thoat-trung-luan.html?showComment751372444422131#c5191396421862682294&#039;, 'author': {'name': 'littlefrog', 'avatarUrl': 'http://img2.blogblog.com/img/b16-rounded.gif&#039;, 'profileUrl': 'http://www.blogger.com/profile/11126866422842749853&#039;}, 'displayTime': '01:33 Ngày 29 tháng 6 năm 2013', 'deleteclass': 'item-control blog-admin pid-2008782783'}];
var msgs = {'loadMore': 'Tải thêm…', 'loading': 'Đang tải…', 'loaded': 'Không có trang nào khác!', 'addComment': 'Thêm nhận xét', 'reply': 'Trả lời', 'delete': 'Xóa'};
var config = {'blogId': '3415649745085421823', 'postId': '9038969077624525886', 'feed': 'http://bshohai.blogspot.com/feeds/9038969077624525886/comments/default&#039;, 'authorName': 'Hồ Hải', 'authorUrl': 'http://www.blogger.com/profile/13200149306030584627&#039;, 'baseUri': 'http://www.blogger.com&#039;, 'maxThreadDepth': 2};

// 0) {
cursor = parseInt(items[items.length – 1].timestamp) + 1;
}

var bodyFromEntry = function(entry) {
if (entry.gd$extendedProperty) {
for (var k in entry.gd$extendedProperty) {
if (entry.gd$extendedProperty[k].name == ‘blogger.contentRemoved’) {
return ” + entry.content.$t + ”;
}
}
}
return entry.content.$t;
}

var parse = function(data) {
cursor = null;
var comments = [];
if (data && data.feed && data.feed.entry) {
for (var i = 0, entry; entry = data.feed.entry[i]; i++) {
var comment = {};
// comment ID, parsed out of the original id format
var id = /blog-(\d+).post-(\d+)/.exec(entry.id.$t);
comment.id = id ? id[2] : null;
comment.body = bodyFromEntry(entry);
comment.timestamp = Date.parse(entry.published.$t) + ”;
if (entry.author && entry.author.constructor === Array) {
var auth = entry.author[0];
if (auth) {
comment.author = {
name: (auth.name ? auth.name.$t : undefined),
profileUrl: (auth.uri ? auth.uri.$t : undefined),
avatarUrl: (auth.gd$image ? auth.gd$image.src : undefined)
};
}
}
if (entry.link) {
if (entry.link[2]) {
comment.link = comment.permalink = entry.link[2].href;
}
if (entry.link[3]) {
var pid = /.*comments\/default\/(\d+)\?.*/.exec(entry.link[3].href);
if (pid && pid[1]) {
comment.parentId = pid[1];
}
}
}
comment.deleteclass = ‘item-control blog-admin’;
if (entry.gd$extendedProperty) {
for (var k in entry.gd$extendedProperty) {
if (entry.gd$extendedProperty[k].name == ‘blogger.itemClass’) {
comment.deleteclass += ‘ ‘ + entry.gd$extendedProperty[k].value;
} else if (entry.gd$extendedProperty[k].name == ‘blogger.displayTime’) {
comment.displayTime = entry.gd$extendedProperty[k].value;
}
}
}
comments.push(comment);
}
}
return comments;
};

var paginator = function(callback) {
if (hasMore()) {
var url = config.feed + ‘?alt=json&v=2&orderby=published&reverse=false&max-results=50’;
if (cursor) {
url += ‘&published-min=’ + new Date(cursor).toISOString();
}
window.bloggercomments = function(data) {
var parsed = parse(data);
cursor = parsed.length

  1. Nếu có thể thì nên là đảng Sài Gòn và đảng Hà Nội. Nếu đất nước có 2 thủ đô thay phiên nhau luôn thì càng tốt. Vì theo phong thủy thì Hà Nội đang gặp thời thịnh thế khoản 30 năm tới. Còn Sài Gòn sẽ có một đợt thịnh thế lâu dài (cả trăm năm) sau 30 năm nữa. Trung Quốc đang ở thời mạc vận (vận 8)đã 10 năm nay và sẽ còn tiếp tục cả trăm năm nữa. Dân Trung Quốc còn phải thống khổ một thời gian rất dài. Sau khi ra khỏi thời mạc vận thì dân số Trung Quốc chỉ còn trên dưới 300 triệu người, không còn khả năng đe dọa thế giới nữa 🙂 Sài Gòn từng là cái nôi của đế quốc Phù Nam, lúc thịnh thời đã thôn tính cả DNA. Nếu giờ có thêm Hà Nội (tốt về núi) hợp tung nữa thì đất nước sẽ nhanh chóng hùng cường.

    Trả lờiXóa

  2. ha ha comment hay vote cho ban phiếu tính nhiệm cao.

    Xóa

     
     
  3.  
     
     
  4. Sài Gòn và Hà Nội rất tương hổ nhau. 1 bên tốt về núi nên con người có tinh thần gan dạ, quật cường, trong thời thịnh thế đá đánh bại rất nhiều đế quốc hùng mạnh. Sài Gòn thì tốt về sông nên giàu có, trù phú, con người hiều lành, lương thiện, thông thoán, dễ tiếp thu những thứ mới. Lúc Hà Nội mạnh thì là lúc Sài Gòn yếu. Lúc Hà Nội yếu thì Hà Nội mạnh (theo phong thủy). Nếu có 2 thủ đô nữa thì có lợi cho đất nước biết bao.

    Trả lờiXóa

  5. giống bình nhưỡng và seoul. Tui cũng thích dzậy lắm đa.
    Chứ một thằng làm ra của cải vật chất để nuôi một thằng nghèo (mà còn đểu) sao nuôi nổi.

    Xóa

     
     
  6. Tốt nhứt là cho nó ra riêng luôn. Giống như người miền tây có chồng hay có vợ rồi cho ra riêng. tự lập khỏi phải nuôi.

    Xóa

     
     
  7. Thằng nào có khả năng thì thằng đó cầm đầu, thay đổi thằng kém khả năng. Nhưng trên thế giới không thấy có nước nào như vậy. Không biết có vấn đề gì không ?

    Xóa

     
     
  8.  
     
     
  9. Bản chất chế độ của ta là Oligarchy ( vua tập thể ), họ cầm quyền bằng cách:

    Nghèo để trị ( không cho thành phần trung lưu mạnh lên, còn tầng lớp giàu nhất là Đảng ).
    Chia để trị ( tầng lớp, tôn giáo, tạo nghi kị- mâu thuẫn giữa người và người ).
    Ngu để trị ( giáo dục ngu dân, chặn thông tin ).

    Bên cạnh đó: Tiêu diệt thành phần có tư duy độc lập – dùng những người không có nhân phẩm làm tay sai.
    Làm cho dân khí bị suy đồi ( cố tình cho dân quen với bất công ).
    Đánh tráo khái niệm làm lệch dân chí.
    Cài gián điệp, chỉ điểm vào mọi ngõ ngách có nguy cơ.
    Hay gây xung đột với làng giềng nếu mạnh ( hoặc dùng xung đột định hướng nếu yếu )

    Chế độ này xem nhân dân là kẻ thù và ngoại ban giúp họ cầm quyền là bạn. Chế độ này chỉ có thể sụp khi:

    Xung đột giữa nội bộ cầm quyền ( như kiểu Hồ Diệu Bang và Đặng Tiểu Bình )
    Xung đột giữa nhân dân và Đảng.
    Bị ngoại quốc tiêu diệt.

    Mao Trạch Đông đã sáng tạo ra mô hình 2 cái phàm để hạn chế xung đột nội bộ, cho nên uỷ viên BCT luôn biết đồng thuận giữ quyền lợi chung. Xung đột giữa dân và đảng khó xảy ra vì văn hoá Việt phù hợp với Đảng. Việt Nam lại kế sát TQ là nước cũng có nền chính trị Oligarchy. Các lãnh đạo có tinh thần dân tộc rất thấp và tư lợi rất cao do hậu quả của lịch sử để lại.

    Tình hình hiện nay nếu Việt muốn thoát Trung thì:

    1/ Trung Hoa phải sụp.
    2/ Lãnh đạo TQ cho phép Việt Nam cải cách chính trị trước để họ cải cách theo.

    Khi đó thì nhóm lợi ích ( nhóm cải cách ) trong Đảng ta sẽ chiến thắng nhóm bảo thủ do nhóm bảo thủ đi ngược với thời đại. Đảng ta sẽ tách làm hai nhưng phải cần 20-40 năm để bộ máy chính trị mới ổn định.

    Trả lờiXóa

  10. Chế độ Việt Nam hiện tại là chế độ cực kì vững chắc vì lãnh đạo biết tiếp thu thuật cai trị từ thời cổ đại cho đến hiện đại, kết hợp với kho tàng kinh nghiệm vô giá của cộng sản quốc tế, Nga Xô và Trung Cộng. Bên cạnh đó, họ biết sáng tạo thêm cho phù hợp với Việt Nam từng giai đoạn, từng hoàn cảnh, từng vùng. Hiện nay họ chỉ hơi lúng túng vì khó làm nghèo để trị, đồng thời có một bộ phận trong Đảng đang phá cái thế ngu để trị. Nói chung về lĩnh vực độc tài, khủng bố thì tụi Nam Mỹ, Trung Đông, Phi Châu chỉ đáng đệ tử của Cộng Sản nói chung và Đảng ta nói riêng thôi.

    P/S: Nói vậy để cho mọi người hết ảo tưởng là lãnh đạo ngu dốt.

    Xóa

     
     
  11.  
     
     
  12. Dear All,
    Vì nợ xấu của Trung Hoa ngất trời, và vì Bloomberg đăng bài về tài sản của Tập, nên ngay từ tháng 7/2012 Trung Hoa đã chặn Bloomberg. Và từ tháng 5/2013 thì Bloomberg đã thông báo Block Says China Banks’ Bad Loans Spread Beyond Government Debt. Một trận động đất lớn sẽ còn kinh hoàng hơn thời 2008 Mỹ bị suy thoái kinh tế nữa đấy các bạn.

    Nhưng đây là cơ hội cuối cùng cho Việt Nam thời đại này. Nếu không thì kiếp này tớ không nhìn thấy Việt Nam tươi sáng được.

    Good night,

    Trả lờiXóa

     
     
  13. Xăng dầu thế giới không tăng giá vẫn 97usd/thùng như mấy tuần nay, thậm chí có lúc giảm về 93usd/thùng, nhưng chúng đang quá túng tiền đành phải xén lông cù bằng cách Tăng giá xăng dầu thêm 400 đổng mỗi lít. Hehehe, tuyệt.

    Trả lờiXóa

  14. Anh em tụi nó đang hấp hối bác ạ.

    Xóa

     
     
  15.  
     
     

Luật sư Hà Huy Sơn yêu cầu hủy bản án đối với Nguyễn Phương Uyên – RFI

29 Th6

Luật sư Hà Huy Sơn yêu cầu hủy bản án đối với Nguyễn Phương Uyên

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên (nguồn http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com)

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên (nguồn http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com)

Trong một bức thư đề ngày 25/06/2013, gởi Chánh tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh Tòa án Nhân dân Tối cao, luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/05/2013, yêu cầu hủy án sơ thẩm và đình chỉ vụ án đối với sinh viên này, vì theo luật sư Sơn, thân chủ của ông không phạm tội.

 

Trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/05/2013, Tòa án Nhân dân tỉnh Long An đã kết án sinh viên Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù và Đinh Nguyên Kha 10 năm tù với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước »

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên cùng với Đinh Nguyên Kha đã kháng cáo bản án sơ thẩm. Trong bức thư nói trên, luật sư Hà Huy Sơn cho biết ông đồng ý với việc kháng cáo của Nguyễn Phương Uyên và cho rằng bản án sơ thẩm ngày 16/05/2013 có « những vi phạm nghiêm trọng về pháp luật ».

Cụ thể, theo luật sư Hà Huy Sơn, không có một chứng cứ nào được đưa ra xem xét để buộc tội Nguyễn Phương Uyên có hành vi chống Nhà nước. Việc cô sinh viên này phản đối Trung Quốc xâm lược Việt Nam và phản đối những cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm ề thực trạng của đất nước là quyền của công dân đuợc quy định trong Hiến pháp.

Cũng theo luật sư Sơn, cả Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đều không có động cơ, mục đích chống Nhà nước nên không thể gọi là « đồng phạm ». Mặt khác việc rải truyền đơn là xẩy ra tại Sài Gòn, cho nên không thuộc « thẩm quyền điều tra » và « thẩm quyền theo lãnh thổ » của Tòa án Long An, chiếu theo Bộ luật tố tụng hình sự.

Cho nên, luật sư Hà Huy Sơn đề nghị Tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án Nhân dân tối cao hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án đối với Nguyễn Phương Uyên.

‘Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền’ – VOA

29 Th6

‘Muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Hà Nội cần cải thiện nhân quyền’

 
Ông Yun nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phi sát thương.

Ông Yun nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phi sát thương.

 

28.06.2013

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun một lần nữa nhấn mạnh như vậy trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho ban Việt Ngữ – Đài VOA.

Các giới chức quân sự cấp cao của chính quyền Hà Nội từng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm này, nhưng phía Mỹ lại đặt điều kiện về nhân quyền.

Trả lời VOA, ông Jun nói phía Mỹ sẽ xem xét tới vấn đề vũ khí sát thương, nhưng ông nhắc lại rằng việc này dính líu tới vấn đề nhân quyền.

Ông nói: “Chúng tôi muốn chứng kiến một sự cải thiện lớn đối với vấn đề nhân quyền trước khi chúng tôi chuyển sang thương thảo những việc khác”.

Việc Hoa Kỳ cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nằm trong lệnh cấm vận vũ khí năm 1984 của Washington.
 

Phía Mỹ đã nói rõ với các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự của Việt Nam rằng cần có sự cải thiện rõ ràng và lâu bền về tình hình nhân quyền ở nước này thì Mỹ mới cân nhắc dỡ bỏ những hạn chế còn lại về việc xuất khẩu các thiết bị quốc phòng, trong đó có vũ khí sát thương.
Ông Joseph Yun nói.

Hồi đầu tháng này, tại một buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về mối quan hệ Việt – Mỹ, ông Yun nói rằng người dân Mỹ sẽ không ủng hộ việc nâng cấp nhanh chóng quan hệ song phương, nếu chưa có sự cải thiện về nhân quyền ở Việt Nam.

Ông nói: “Trong khi chúng ta tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ gần gũi hơn về mặt an ninh, hiện vẫn còn các giới hạn về mối quan hệ quân sự liên quan tới vấn đề nhân quyền. Phía Mỹ đã nói rõ với các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự của Việt Nam rằng cần có sự cải thiện rõ ràng và lâu bền về tình hình nhân quyền ở nước này thì Mỹ mới cân nhắc dỡ bỏ những hạn chế còn lại về việc xuất khẩu các thiết bị quốc phòng, trong đó có vũ khí sát thương”.

Tuy nhiên, ông Yun nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trong lĩnh vực phi sát thương nhằm duy trì hòa bình và ổn định tại Đông Nam Á.

Ông cũng cho hay, Hoa Kỳ hoan nghênh kế hoạch của Việt Nam về việc lần đầu tiên triển khai binh sĩ ra nước ngoài tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc vào năm 2014.

Theo nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ, Hoa Kỳ giúp huấn luyện quân sự cho giới chức Việt Nam tham gia nhiệm vụ vừa kể.

Trong bối cảnh Bắc Kinh mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền ở biển Đông, Việt Nam đã chi hàng tỷ đôla để mua sắm các thiết bị quân sự tối tân.

Khi được hỏi liệu có phải sự trỗi dậy của Trung Quốc đã khiến Hà Nội và Washington xích lại gần nhau hơn, ông Yun nói rằng có nhiều lý do dẫn tới sự hợp tác giữa hai nước.

Ông Yun nói: “Hai bên giao thương với nhau nhiều. Chúng tôi cùng làm việc về các vấn đề liên quan tới khu vực Đông Nam Á, vấn đề an ninh biển, các vấn đề phát triển hay vấn đề hạ nguồn sông Mekong. Có nhiều lý do để giải thích vì sao chúng tôi hợp tác với Việt Nam”.

Ông Yun nói thêm rằng nhân quyền luôn là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ Việt – Mỹ. Ông cho hay Washington muốn thấy Việt Nam có được tiến bộ về quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do tôn giáo và mọi quyền tự do khác.

Mới đây, trong vòng chưa đầy một tháng, Việt Nam tống giam 3 blogger, nâng con số người bị bắt giữ vì chỉ trích chính sách của nhà nước trong năm qua lên tới hàng chục người.  
 

Dĩ nhiên chúng tôi rất quan ngại bất cứ khi nào quyền tự do ngôn luận bị chà đạp, dù là ở trên không gian mạng, trong lĩnh vực báo in hay các phương tiện phát thanh, truyền hình.
Ông Joseph Yun nói.

​Các tổ chức nhân quyền coi đó là hành động bịt miệng những tiếng nói bất đồng. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói với VOA Việt Ngữ rằng ông quan ngại về việc này.

Ông nói: “Dĩ nhiên chúng tôi rất quan ngại bất cứ khi nào quyền tự do ngôn luận bị chà đạp, dù là ở trên không gian mạng, trong lĩnh vực báo in hay các phương tiện phát thanh, truyền hình. Vâng, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi quan ngại và muốn thấy có tự do ngôn luận”.

Trước câu hỏi Việt Nam thường lên án các nước chỉ trích Hà Nội về nhân quyền là can thiệp vào chuyện nội bộ, ông Yun nói rằng nhân quyền là quyền cơ bản của con người trên thế giới, và điều đó đã được nêu rõ trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.

Nhà ngoại giao Mỹ nói thêm rằng nhân quyền là một trong những cột trụ trong chính sách đối ngoại của Mỹ không những đối với Việt Nam mà còn đối với các nước khác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ông cho biết rằng Tuyên ngôn đó là tiêu chuẩn mà Mỹ tuân thủ và nó áp dụng đối với tất cả mọi người.

Trong tháng Năm và tháng Sáu, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Joseph Yun đã tham dự các buổi điều trần liên quan tới Việt Nam tại Hạ viện Mỹ.

Phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, ông Yun từng nói rằng ‘còn nhiều việc cần phải làm ở Việt Nam nhằm bảo đảm rằng tất cả mọi công dân được hưởng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí’.

Một số nhận định về cuộc hội đàm Tập Cận Bình – Trương Tấn Sang – Bauxite

29 Th6

Một số nhận định về cuộc hội đàm Tập Cận Bình – Trương Tấn Sang

Lê Xuân Khoa

Trong bài trước, GS. Lê Xuân Khoa đã phân tích bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở hội nghị Shangri-La trên quan điểm cân nhắc lợi ích lâu dài của Việt Nam. Lần này, cũng với tinh thần ấy, ông lại gửi tới BVN bài phân tích của ông về chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận lời mời sang gặp gỡ người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình và bàn bạc, ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước. Với nguyên tắc tôn trọng quan điểm riêng của người viết miễn không phương hại đến nhân cách của đối tượng mình đang đề cập, BVN xin trân trọng đăng lên để bạn đọc xa gần tham khảo.

Bauxite Việt Nam

Mười chín ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc bài diễn văn Shangri-La xoay chuyển chính sách ngoại giao Việt Nam sang phía Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Bắc Kinh hội đàm với Chủ tịch nước Tập Cận Bình về hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia. Ngay sau đó, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác, gồm có:

  1. Chương trình hành động giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc.
  2. Thoả thuận hợp tác biên phòng giữa hai Bộ Quốc phòng.
  3. Thoả thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.
  4. Hiệp định khung giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi (cho Dự án hệ thống thông tin đường sắt) trị giá 320 triệu Nhân dân tệ.
  5. Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hoá tại hai nước.
  6. Điều lệ công tác của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.
  7. Thoả thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu.
  8. Kế hoạch hợp tác giữa giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2013-2017.
  9. Hiệp định vay cụ thể tín dụng người mua ưu đãi cho Dự án Nhà máy Đạm than Ninh Bình trị giá 45 triệu đôla Mỹ.
  10. Thoả thuận sửa đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc liên quan tới Thoả thuận thăm dò chung trong khu vực thoả thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ. 

Chuyến đi được kết thúc bằng một bản tuyên bố chung 8 điểm dài khoảng 5.000 chữ. Điểm số 1 nói về mục đích cuộc hội đàm thượng đỉnh song phương là “làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung” đã được thảo luận và ký kết từ trước. Điểm 2 xác nhận “tiếp tục kiên trì phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt” trong quan hệ phát triển lâu dài giữa hai nước.

Dựa trên cơ sở của hai điểm 1 và 2, điểm số 3 quan trọng nhất vì nó tóm lược 13 lĩnh vực hợp tác giữa các bộ, ngành của Chính phủ được ấn định trong “Chương trình hành động triển khai Quan hệđối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc”. Chương trình này được “khẩn trương bàn bạc” (bản tin TTXVN) trong phiên họp lần thứ 6 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương tại Bắc Kinh ngày 11.5.2013, và bản dự thảo chương trình được chính thức ký kết thành Văn kiện số 1 trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đây là văn kiện cơ bản thể hiện “tiếp tục phát triển hợp tác theo chiều sâu” nhằm “đẩy quan hệ Việt-Trung lên tầm cao mới” là mục tiêu chính của cuộc hội đàm giữa lãnh đạo của hai nước. Chín văn kiện còn lại là những thể hiện chi tiết về hợp tác giữa các bộ, ngành trên mọi lĩnh vực.

Cuộc hội đàm Tập Cận Bình – Trương Tấn Sang có một số sự kiện cần được xem xét kỹ:

  1. Mục tiêu “tiếp tục phát triển hợp tác theo chiều sâu” và “đẩy quan hệ Việt-Trung lên tầm cao mới” đều được Chủ tịch nhà nước Việt Nam và Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội nhấn mạnh trong hai cuộc phỏng vấn riêng biệt của báo chí Trung Quốc (với Chủ tịch Trương Tấn Sang) và báo chí Việt Nam (với Đại sứ Khổng Huyễn Hựu) ngay trước chuyến đi Trung Quốc của nhà lãnh đạo Việt Nam. Rõ ràng đây là một sự đáp trả mạnh mẽ đối với bước ngoặt về đối ngoại của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài diễn văn Shangri-La ngày 31.5. Các văn kiện được chuẩn bị từ trước ngày họp của Đối thoại Shangri-La đều là kết quả đúc kết mau chóng từ những thoả thuận đã có trong những phiên họp của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương và Hội thảo lý luận giữa hai đảng trong nhiều năm qua. Văn kiện số 1 được “khẩn trương bàn bạc” trong phiên họp của Ủy ban Chỉ đạo ngày 11.5 cho thấy Bắc Kinh đã được báo cáo mật về sự xoay trục sang Hoa Kỳ của ông Nguyễn Tấn Dũng nên họ quyết định phải sớm có hành động đối phó bằng cách liên kết với phe chống Nguyễn Tấn Dũng ở trong nước. 
  2. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được biết là người chống chính sách bá quyền của Bắc Kinh. Khi nhậm chức vào tháng Bảy 2011, ông Sang đã tuyên bố trước Quốc hội là ông quyết tâm bảo vệ độc lập và toàn vẹn chủ quyền của đất nước. Chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của ông là đi Ấn Độ vào tháng Mười 2011 trong khi Tổng Bí thư lên đường sang Trung Quốc. Mới hai tháng trước, ông Sang ra thăm ngư dân đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, giúp đỡ nạn nhân bị tàu Trung Quốc tấn công và khuyến khích ngư dân “yên tâm bám biển, đoàn kết tương trợ nhau để tránh thiên tai, địch hoạ”. Cho đến nay, hai năm sau ngày nhậm chức, ông mới có chuyến công du đầu tiên sang Trung Quốc. Sự kiện này có thể được hiểu là Tập Cận Bình, muốn ngăn chặn Nguyễn Tấn Dũng chuyển hướng đối ngoại sang phía Mỹ, cần phải trấn an Trương Tấn Sang và ủng hộ ông ta trong cuộc tranh giành quyền lực với Nguyễn Tấn Dũng. Tập Cận Bình không mời Nguyễn Phú Trọng vì ông này thân Trung Quốc quá lộ liễu và vì, trong trường hợp này, quan hệ Việt-Trung nên được giải quyết giữa hai Chủ tịch nước. Trong khi đó, dù không ưa Trung Quốc, Trương Tấn Sang vẫn cần phải dựa vào cường quốc này để bảo vệ Đảng và chế độ. Do đó, hai bên đã cố gắng giảm bớt căng thẳng, gia tăng hợp tác với kết quả là đôi bên cùng có lợi.
  3. Một kịch bản khác là, trước nguy cơ Đảng suy sụp vì xung đột nội bộ và trước xu hướng chung của quốc tế là phải kiềm chế chính sách bành trướng ngang ngược của Trung Quốc, lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam có thể đã đạt được đồng thuận giữa các bên là cân bằng lại chính sách ngoại giao để không còn nghiêng về Trung Quốc. Bởi thế, trong khi tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác với Bắc Kinh, Hà Nội cũng gia tăng hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ và môt số cường quốc khác. Chính sách đu dây này không có vấn đề gì đối với Hoa Kỳ vì nước này không có tham vọng xâm phạm chủ quyền lãnh thổ hay lãnh hải của một nước nào trong khu vực, nhưng Trung Quốc từ mấy ngàn năm nay không bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính và Hán hoá Việt Nam. Vì vậy chính sách cân bằng đối ngoại của Việt Nam rất khó tồn tại lâu dài trước mối đe dọa thường trực của Trung Quốc, nếu không có sự đảm bảo của quốc tế hay của một đối tác hợp tác chiến lược quốc phòng như trường hợp Hoa Kỳ đối với Nhật bản hay Đài Loan. Ngoài ra, kịch bản đồng thuận này của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chỉ là một giả định, chưa có gì là chắc chắn.

Trở lại quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sau cuộc hội đàm Tập Cận Bình – Trương Tấn Sang,

sự phát triển hợp tác theo chiều sâu và đẩy lên một tầng cao mới được thể hiện trong bản Tuyên bố chung với 10 Văn kiện cụ thể của “Chương trình hành động triển khai Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc”.

Ngoài việc phân tích những yếu tố chính trị đưa đến cuộc hội đàm Bình – Sang, cần xem xét kỹ lưỡng 10 văn kiện đã ký để nhận ra những điểm lợi hại cho Việt Nam trên từng lãnh vực hợp tác. Vì chưa được đọc các văn kiện và vì giới hạn của một bài báo, tác giả chỉ có thể đưa ra một số nhận định tổng quát về cơ sở và kết quả của cuộc hội đàm thượng đỉnh song phương này:

    1. Cuộc hội đàm được diễn ra trên cơ sở của phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt là một cơ sở quá cũ đã được chứng tỏ là Việt Nam bị Trung Quốc lường gạt bằng những lời hoa mỹ. Thực tế là Trung Quốc đã sử dụng “sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền” đúng như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ám chỉ trong bài diễn văn Shangri-La. Lẽ ra, mục đích cuộc hội đàm phải là cải thiện quan hệ hợp tác giữa hai nước bằng những cam kết ngưng tất cả mọi hành động áp đặt, đối xử bất bình đẳng, không tôn trọng nhân đạo và luật lệ quốc tế. Bản Tuyên bố không nhắc gì đến Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) là một thiếu sót do cố ý, rất hại cho Việt Nam và các nước ASEAN. 
    2. Một số thoả thuận có tính tích cực như thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển, hợp tác kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu, cho vay tín dụng người mua ưu đãi cho dự án nhà máy Đạm than Ninh Bình. Vấn đề là việc thi hành có được đảm bảo về hiệu quả hay không. 
    3. Thoả thuận có thể gây tranh cãi là mở rộng khu vực thăm dò chung về dầu khí trên Vịnh Bắc Bộ. Cần xem xét lợi hại thế nào cho Việt Nam. 
    4. Văn kiện số 4 nói về tín dụng ưu đãi cho Dự án hệ thống thông tin đường sắt. Thật ra thì đây là Dự án giao thông đường bộ cao tốc Bằng Tường – Lạng Sơn – Hà Nội. Đường cao tốc nối liền Bằng Tường (tỉnh Quảng Tây) với Hà Nội có lợi ích kinh tế nhưng cũng có thể nguy hiểm cho Việt Nam nếu chẳng may xảy ra xung đột quân sự giữa hai nước. 
    5. Văn kiện số 5 về giao lưu văn hoá Việt – Trung, với nhữngTrung tâm văn hoá nước này ở nước kia, có thể là con dao hai lưỡi nếu được Trung Quốc sử dụng như một phương tiện đồng hoá dân tộc Việt. 

Tóm lại, kết quả cuộc hội đàm Tập Cận Bình – Trương Tấn Sang có bề ngoài làm giảm căng thẳng và gia tằng hợp tác giữa hai nước, nhưng vẫn ngầm chứa ý đồ của Trung Quốc lấn chiếm Việt Nam. Trong khi đó, lãnh đạo Việt Nam cứ lúng túng giữa một bên là ý muốn bảo vệ đảng và chế độ và một bên là lòng bất mãn của nhân dân yêu nước và khát khao dân chủ đang lên cao.

Lãnh đạo cộng sản Việt Nam cần nhận biết rằng, thay vì theo sau Trung Quốc, nếu họ chọn con đường dân chủ hoá trước Trung Quốc thì, với sự ủng hộ của nhân dân và thế giới dân chủ, họ sẽ thành công trong sứ mệnh bảo vệ và phát triển đất nước. Hãy hoà giải với những người bất đồng chính kiến, hãy lắng nghe và hợp tác với trí thức. Trung Quốc, nếu cũng tự thay đổi chế độ từ độc tài sang dân chủ, sẽ không bị cô lập và được thế giới đón nhận như một siêu cường. Khi đó họ cũng sẽ được sự kính trọng và ủng hộ của các nước Á châu. Biển Đông sẽ êm lặng. Thế giới sẽ hoà bình. Đây là cái message cần được gửi đến lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc.

California, 26 tháng 6/ 2013

L.X.K.

Lập trường TQ tại Biển Đông ‘là không đổi’ – BBC

29 Th6

Lập trường TQ tại Biển Đông ‘là không đổi’

Ngoại trưởng TQ nói Bắc Kinh đủ kiên nhẫn để giải quyết tranh chấp qua đối thoại.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng việc đối đầu liên quan tới tranh chấp tại Biển Đông không thể dẫn đến việc giải quyết được các vấn đề này và kêu gọi tất cả các bên liên quan để giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng.

“Lập trường rõ ràng và nhất quán của Trung Quốc về quần đảo Nam Sa (Trung Sa và Trường Sa theo cách gọi của Việt Nam) sẽ không thay đổi và sẽ không có khả năng thay đổi”,

 

Ông Vương Nghị được Tân Hoa Xã dẫn lời nói bên lề Diễn đàn Hòa Bình Thế giới lần thứ hai được tổ chức tại Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết các tranh chấp tại Biển Đông gần đây không do điều mà ông gọi là Trung Quốc bắt đầu trước.

“Tuy nhiên, một số quốc gia đã đưa tàu chiến và xây dựng nhà xưởng bất hợp pháp trên các bãi cạn trong chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, và đưa các tranh chấp song phương ra hội đồng trọng tài của Liên Hợp Quốc, làm phức tạp thêm tình hình.

“Để đối phó với các hành động khiêu khích như vậy, là hành động đi ngược lại nguyên tắc nói trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Trung Quốc có mọi lý do để đưa ra những phản ứng cần thiết” ông Vương nói.

‘Sẵn sàng thảo luận’

“Một số quốc gia đã đưa tàu chiến và xây dựng nhà xưởng bất hợp pháp trên các bãi cạn trong chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, và đưa các tranh chấp song phương ra hội đồng trọng tài của Liên Hợp Quốc, làm phức tạp thêm tình hình”

Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc

Tân Hoa Xã cho biết ông Vương Nghị tuyên bố rằng Trung Quốc có đủ kiên nhẫn để giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại trực tiếp và vấn ý với các bên có liên quan theo quy định của DOC.

“Chúng tôi đề xuất gác bỏ những bất đồng và tìm kiếm cách cùng phát triển trước khi tranh chấp có thể được giải quyết được hoàn toàn”, Ngoại trưởng Vương Nghị nói.

Ông cũng được thông tấn nhà nước Trung Quốc dẫn lời nói điều ông gọi là “Trung Quốc đã luôn luôn sẵn sàng thảo luận liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông(COC)”

“Trung Quốc và các thành viên ASEAN đã nhất trí thông qua COC trên cơ sở của một sự đồng thuận của tất cả các bên có liên quan.

“Đây là một cam kết mà Trung Quốc đã đưa ra với mười nước thành viên ASEAN và giữ lời hứa này”,

“Điều quan trọng là tất cả các bên kiềm chế để tuân thủ tinh thần của Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”, ông Vương Nghị được Tân Hoa Xã dẫn lời.

Vào tuần này Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói Việt Nam sẽ không dùng vũ lực mà hy vọng đàm phán để tìm ra giải pháp cho các tranh chấp ở Biển Đông.

Đại tướng Phùng Quang Thanh được truyền thông trong nước dẫn lời khẳng định Việt Nam sẽ dùng đàm phán, thương lượng để tìm “giải pháp thỏa đáng” cho tranh chấp Biển Đông.

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục “kiên trì đàm phán”

“Hai nước sẽ kiên trì thông qua đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời phối hợp quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh,” Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói với truyền thông trong nước.

Vấn đề Biển Đông sẽ vẫn bao trùm Diễn đàn khu vực ASEAN – RFI

29 Th6

Vấn đề Biển Đông sẽ vẫn bao trùm Diễn đàn khu vực ASEAN

Văn phòng Thủ tướng Brunei, nơi dự trù diễn ra hội nghị các Ngoại trưởng Asean (REUTERS /Bazuki Muhammad)

Văn phòng Thủ tướng Brunei, nơi dự trù diễn ra hội nghị các Ngoại trưởng Asean (REUTERS /Bazuki Muhammad)

Diễn đàn khu vực ASEAN ( ARF ) sẽ diễn ra ngày 02/07/2013 tại Brunei và chủ đề bao trùm diễn đàn năm nay sẽ vẫn là các tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt là tại Biển Đông.

 

Muời nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sẽ họp cấp Ngoại trưởng ngày Chủ nhật tới, 30/06. Sang ngày thứ hai, 01/07 cuộc họp sẽ mở rộng với sự tham gia của đại diện các nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, trước cuộc họp thượng đỉnh Đông Á quy tụ tổng cộng 26 quốc gia và Liên hiệp châu Âu.

Tại các cuộc họp của ASEAN vào năm ngoái ở Phnom Penh, khối này đã bị chia rẽ nặng nề, không có được một lập trường thống nhất trước việc Trung Quốc xác quyết ngày càng mạnh mẽ chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Nhưng năm nay, theo lời Ngoại truởng Indonesia Marty Natalegawa, ASEAN có vẻ đoàn kết nhất trí hơn và tại hội nghị Burnei, họ sẽ thúc giục Trung Quốc cấp tốc đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhằm làm giảm căng thẳng. Ông Natalegawa tuyên bố với AFP : « Chúng ta cần phải chấm dứt tình trạng nước này trắc nghiệm quyết tâm của nước kia. Đây là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm và rất dễ dẫn đến những tính toán sai lầm ».

Cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn tuyên bố họ không đứng về phe nào trong các tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á. Nhưng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự trù sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại cuộc họp ở Brunei và hành động này chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua đã tuyên bố với hãng tin AFP : « Chúng tôi hy vọng là các ngoại trưởng tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN sẽ thảo luận về các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và củng cố các nguyên tắc của khu vực, bao gồm việc tôn trọng lẫn nhau, kềm chế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, theo đúng công pháp quốc tế. Chúng tôi khuyến khích tất cả các bên xử lý những bất đồng một cách ôn hòa và nhanh chóng đạt tiến bộ trong việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử ».

Nhưng theo các chuyên gia, cuộc họp ở Brunei cũng sẽ khó mà đạt một thỏa thuận về Biển Đông. Cho tới nay, Trung Quốc vẫn cưỡng lại mọi nỗ lực của ASEAN nhằm đạt đến một bộ quy tắc ứng xử có tính chất cưỡng chế thi hành trên Biển Đông. Hãng tin AFP hôm nay trích lời chuyên gia về an ninh khu vực Ian Storey nói rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục chống lại mọi hành động làm suy yếu những đòi hỏi chủ quyền của họ. Theo ông Storey, đàm phán về bộ quy tắc ứng xử sẽ kéo dài nhiều năm và trong thời gian từ đây đến đó, căng thẳng sẽ không giảm, thậm chí có thể tăng lên ».

Về phần giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách kéo dài thời gian gây đủ ảnh hưởng lên ASEAN để khối này thuyết phục Philippines rút đơn kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên hiệp quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh đang gia tăng tuần tra trên vùng Biển Đông. Nói cách khác, theo lời giáo sư Thayer, Trung Quốc nói sẳn sàng thảo luận, nhưng lại sử dụng chính sách « ngoại giao pháo hạm » để gây áp lực lên các nước Đông Nam Á.
 

Thế giới 24h: Tân Cương vẫn chưa yên

29 Th6

Thế giới 24h: Tân Cương vẫn chưa yên

– Chỉ hai ngày sau vụ việc làm 35 người thiệt mạng, một vụ bạo lực mới lại nổ ra ở Tân Cương; Sức khỏe của ông Mandela đã có sự cải thiện… là những tin đáng chú ý.

Nổi bật

Theo Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), trong ngày hôm qua (28/6), một vụ bạo lực mới đã lại xảy ra ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của nước này.

Vụ việc lần này xảy ra tại thành phố Hotan. “Vào buổi chiều theo giờ địa phương, một vụ tấn công bạo lực đã xảy ra tại thành phố Hotan”, truyền trình Trung Quốc loan tin.

Tân Cương, Trung Quốc, bất ổn, bạo loạn, thương vong
Quân đội Trung Quốc tuần tra ở Tân Cương. (Ảnh: News)

Đài CCTV cho biết thêm, vụ tấn công bạo lực đã được giải quyết và số người thương vong đang được xác minh. Hãng truyền hình không cung cấp thêm chi tiết về sự việc.

Vụ trên xảy ra chỉ hai ngày sau một sự việc nghiêm trọng khác làm 35 người thiệt mạng. Hôm qua, phía Trung Quốc đã gọi cuộc bạo loạn hôm 26/6 là “tấn công khủng bố”.

“Chúng tôi coi vụ việc này là hành động tấn công khủng bố bạo lực”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho hay trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh.

Trước đó, vào hôm 26/6, một nhóm người đã mang dao tấn công những đồn cảnh sát tại thị trấn Lukqun, thuộc thành phố Turpan. Những người này còn đốt nhiều xe ôtô.

Đụng độ giữa nhóm người và lực lượng an ninh xảy ra làm 35 người chết, trong đó có 11 kẻ nổi loạn. Ngoài ra 21 cảnh sát và dân thường bị thương, 4 kẻ khủng bố bị bắt.

Những vụ bạo lực thường xuyên nổ ra tại Tân Cương, nơi chứng kiến nhiều vụ xung đột xảy ra liên miên giữa cộng đồng người dân tộc Duy Ngô Nhĩ và những người Hán.

Tháng 4 vừa qua tại khu vực này cũng xảy ra bạo loạn khiến 21 người thiệt mạng. Năm 2009, 200 người đã chết khi bạo lực sắc tộc đẫm máu nổ ra ở khu vực Tân Cương.

Tin vắn

– Vợ cũ cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, bà Winnie Madikizela, ngày 28/6 cho biết tình hình sức khỏe của ông Mandela đã cải thiện trong mấy ngày qua.

– Sáng hôm qua (28/6), một vụ đánh bom đã xảy ra tại huyện Nathawee, tỉnh Songkhla, miền nam Thái Lan đã khiến 3 người thiệt mạng và 12 người khác bị thương.

– Một quan chức Nga nói Mỹ cố tình đặt nước này vào “thế khó” vì không thông báo về việc thu hồi hộ chiếu của Edward Snowden trước khi anh này bay đến Nga.

– Nga đã phủ nhận thông tin nói rằng nước này đóng cửa Sứ quán Nga tại thủ đô Damascus và rút nhân viên khỏi một căn cứ hải quân ở thành phố Tartus của Syria.

– Iran hôm 28/6 tuyên bố rằng sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình làm giàu urani, động thái báo hiệu không có sự thay đổi trong chính sách hạt nhân tại quốc gia này.

– Binh sĩ Mỹ đào tạo các đối tác Philippines cách dùng máy bay do thám không người lái, trong bối cảnh Manila tìm cách tăng cường quan hệ quân sự với Washington.

– Chính phủ Nhật Bản tối 28/6 chính thức dỡ lệnh của Lực lượng phòng vệ (SDF) sẵn sàng bắn hạ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên bất kể khi nào chúng rời bệ phóng.

– Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tuyên bố nới lỏng một số biện pháp trừng phạt đối với Iraq, vốn bị áp đặt kể từ sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh vào năm 1990.

Tin ảnh

Tân Cương, Trung Quốc, bất ổn, bạo loạn, thương vong
Cuộc sống khốn khó của người tỵ nạn Afghanistan ở Pakistan. (Ảnh: News)

Phát ngôn

Phát biểu ở Senegal hôm 27/6, Tổng thống Mỹ Obama khẳng định ông không muốn làm hỏng quan hệ với Moscow và Bắc Kinh chỉ vì “kẻ đốt đền” Edward Snowden.

Kỷ niệm

Vào ngày 29/6/1927, những quan sát thiên văn đầu tiên đã tiến hành trên máy bay hai động cơ của hãng nay British Airway.

Các nhà thiên văn học đã chụp ảnh nhật thực toàn phần phía trên màn sương mù ở thủ đô London của Anh quốc.

Thanh Vân (tổng hợp)