Lưu trữ | 7:16 Sáng

Nhân quyền: Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam trong 5 ngày – RFI

23 Th10

 

mediaTrợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách nhân quyền Tom Malinowski – AFP /M. Turkia
 

Washington vừa cử nhân vật phụ trách nhân quyền tại Bộ Ngoại giao đến thăm Việt Nam trong năm ngày, kể từ hôm nay, 22/10/2014. Mục tiêu là nhằm thúc đẩy Hà Nội cải thiện thêm vấn đề nhân quyền, một trong những ưu tiên mà Mỹ đặt ra khi quyết định giảm nhẹ cấm vận vũ khí cho Việt Nam.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động sẽ công du Việt Nam từ ngày 22/10 đến 26/10. Ông sẽ tiếp xúc với cả các cấp chính quyền lẫn đại diện của xã hội dân sự tại Việt Nam.

Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rõ : Ông Malinowski sẽ đề cập đến tầm quan trọng của việc Việt Nam chứng minh các tiến bộ về mặt nhân quyền để thúc đẩy thêm quan hề song phương Mỹ Việt, “bao gồm cả trợ giúp về mặt an ninh lẫn hợp tác kinh tế”.

Tiếp nối tiến trình đối thoại đang diễn ra trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Toàn diện Mỹ-Viêt đã được hai nước thiết lập, Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski sẽ khuyến khích Việt Nam phê chuẩn Công ước chống Tra tấn và Công ước về Quyền của những người bị khuyết tật càng sớm càng tốt.

Washington cũng yêu cầu Việt Nam thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình về mặt nhân quyền theo đúng các chuẩn mực quốc tế, trong đó có các quy định được ghi trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.

Giới phân tích đặc biệt ghi nhận sự kiện người đặc trách nhân quyền tại Bộ Ngoại giao Mỹ thăm Việt Nam trong năm ngày, một khoảng thời gian tương đối dài, chứng tỏ mối quan tâm của Washington đối với hồ sơ này, nhất là sau khi Washington đã nêu bật các “bước tiến” của Hà Nội trong lãnh vực này để đáp ứng yêu cầu của Việt Nam trong địa hạt cấm vận vũ khí.

Về phía Việt Nam, sự kiện chính quyền trả tự do cho ông Điếu Cày vào hôm qua, được cho là không xa lạ gì với quyết định giảm nhẹ cấm vận vũ khí của Mỹ, cũng như với chuyến công du Việt Nam của ông Tom Malinowski khởi sự vào hôm nay.

Sau Việt Nam, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách nhân quyền sẽ đến Seoul, Hàn Quốc hai ngày 27-28/10. Tại đấy ông cũng gặp giới chức chính quyền và đại diện của xã hội dân sự.

Ngoài ra, ông Tom Malinowski cũng sẽ tiếp xúc với những người tỵ nạn Bắc Triều Tiên, cũng như những nhà hoạt động trong lãnh vực dân chủ, nhân quyền, nhằm tiếp tục các nỗ lực của quốc tế để cải thiện tình trạng nhân quyền ở Bắc Triều Tiên.

 

 

 

Tàu cá Việt Nam bị tàu “lạ” đập phá ở Hoàng Sa – DT

23 Th10

 

(Dân trí) – Ngư dân Lý Sơn đang khai thác rau chân vịt gần đảo Bom Bay (thuộc vùng biển Hoàng Sa), bất ngờ bị một tàu “lạ” tấn công, chặt phá dây neo, đập kính cabin và đổ toàn bộ rau châu vịt xuống biển.

Xác nhận với PV Dân trí, chiều tối ngày 22/10, bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Sau khi cập cảng Lý Sơn, tàu cá QNg 96017-TS đã kịp thời trình báo sự việc. Hiện địa phương đang chỉ đạo lực lượng biên phòng xác minh, thẩm tra thiệt hại và báo cáo cho huyện”.

 

Phần kính cabin bị đập bể hoàn toàn.

Trước đó, vào ngày 27/9, tàu cá QNg 96017-TS do ngư dân Nguyễn Ngọc Khánh (ngụ xã An Vĩnh, Lý Sơn) làm thuyền trưởng cùng 6 ngư dân ra vùng biển Hoàng Sa hành nghề. Đến khoảng 12h00 ngày 14/10, trong lúc đang khai thác rau chân vịt gần khu vực đảo Bom Bay, bất ngờ xuất hiện một tàu “lạ” có số hiệu 46106 tiến đến tấn công.

Hơn 400m dây hơi bị chặt đứt.

“Thấy chúng tiến đến bất thường, tôi linh tính đều chẳng lành, rồi cho tàu nổ máy chạy ra khỏi đó. Sau đó, bọn chúng dùng ca nô cùng 6 người rượt đuổi theo, áp sát mạn tàu và nhảy lên tàu dùng hung khí uy hiếp. Trước khi bỏ đi, bọn chúng chặt phá dụng cụ hành nghề và trút toàn bộ rau chân vịt xuống biển”, thuyền trưởng Nguyễn Ngọc Khánh bức xúc kể lại.

Theo thống kê của tàu QNg 96017-TS, tổng thiệt hại khoảng 80 triệu đồng vì bị tàu “lạ” chặt phá 400m dây hơi, đập bể toàn bộ phần kính cabin, đâm thủng 1 thuyền thúng, lấy 1 mỏ neo cùng đòn dây neo và đổ 2 tấn rau chân vịt đã phơi khô xuống biển.

Hồng Long

 

Hà Nội mở tới đâu, Hoa Kỳ mở tới đó? – BBC

23 Th10

 

  • 22 tháng 10 2014

Blogger Nguyễn Văn Hải được đón tiếp nồng nhiệt tại Los Angeles

Chính quyền gấp rút đưa blogger Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, xuất cảnh để cách ly với giới hoạt động trong nước, theo ý kiến một nhà quan sát.

Nhận định trên được nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, đưa ra trong buổi phỏng vấn với BBC ngày 22/10.

Ông Dũng cũng cho rằng việc ông Hải được trả tự do mở ra hy vọng cho nhiều tù nhân chính trị khác đang còn bị giam giữ tại Việt Nam.

BBC: Ông có bất ngờ trước tin ông Nguyễn Văn Hải được trả tự do không, thưa ông?

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Thực ra thì tôi không bất ngờ. Từ sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 và sau tháng 7 năm 2014 thì mọi chuyện đã xoay chuyển khá nhiều.

Sau chuyến thăm Hà Nội của thượng nghị sỹ John McCain và Chủ tịch Hội đồng liên quân Hoa Kỳ Dempsey thì mọi chuyện đã không còn trong bóng tối nữa.

Từ tháng 8 tôi đã nghe tin Nguyễn Văn Hải được đặc xá và vấn đề chỉ là thời gian thôi.

Vấn đề bất ngờ ở đây là cách người ta đối xử với ông Hải như ông Cù Huy Hà Vũ, từ nhà giam đưa ra thẳng sân bay mà không được gặp người nhà, cách đối xử như vậy không tốt một chút nào.

BBC: Theo ông thì vì sao chính quyền Việt Nam lại phải gấp rút đưa ông Hải và ông Vũ ra sân bay sau khi trả tự do cho họ như vậy?

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Người ta lo ngại dự luận và ảnh hưởng của những người như vậy đối với giới dân chủ, giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Thực ra mọi chuyện sẽ không đến mức phải quá lo lắng đối với nhà nước Việt Nam vì hiện nay thực lực của giới dân chủ và những người mang trường phái thoát Trung, mang quan điểm bất đồng với nhà nước chưa phát tán quá mạnh.

Nhưng với một nhà nước thiếu tính chính danh, thiếu thực lực thì họ luôn sợ cái mà họ cho là thế lực thù địch từ trong ra ngoài, vì vậy cách tốt nhất của họ là tống ra nước ngoài không để khuếch trương lực lượng.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Tôi nghĩ ra nước ngoài là cách tốt nhất để họ gây ảnh hưởng.

Ở Việt Nam để làm việc này rất khó khăn. Tôi nghĩ ông Vũ và ông Hải đi Mỹ hoặc Canada thì họ vẫn có thể xây dựng ảnh hưởng truyền thông để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh trong nước.

BBC: Bên cạnh những người được trả tự do gần đây thì cũng đã có thêm những nhân vật khác bị bắt giữ như bà Bùi Thị Minh Hằng hay như ông Nguyễn Hữu Vinh. Phải chăng chính sách ngoại giao nhân quyền của Hoa Kỳ cần có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với hành động từ phía Hà Nội?

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Một số viên chức chính trị Mỹ cũng có hỏi tôi câu này. Về mặt khách quan thì mọi chuyện đang chậm rãi và có lẽ là không thể nhanh hơn được vì tất cả tùy thuộc vào Hà Nội.

Hoa Kỳ thực ra đã chìa tay ra cho Hà Nội từ tháng 6 năm 2014 khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng tiếc là Hà Nội đã hành xử quá chậm và cuối cùng là họ chậm trễ luôn cả TPP. Mà khi đã chậm trong quá khứ thì khó mà nhanh trong tương lai.

Giữa tháng 11 thì Hoa Kỳ sẽ trải qua bầu cử giữa nhiệm kỳ và chỉ sau đó quốc hội mới bắt đầu lắng nghe, xem xét những trình bày của chính phủ về việc đàm phán TPP và liệu có thể kết thúc một cách cơ bản đàm phán về TPP trong năm nay hay không.

Quả bóng hiện nay không trong chân chính phủ mà là trong chân quốc hội Hoa Kỳ.

Vấn đề thứ hai là về phía người Mỹ thì có lẽ họ đã rút kinh nghiệm phải nói là chua chát giai đoạn từ năm 2007-2008, khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và được dỡ bỏ khỏi danh sách cấm vận của các nước quan tâm đặc biệt đến vấn đề tự do tôn giáo.

Nhưng sau khi vào được WTO rồi thì họ quay trở lại đàn áp giới bất đồng chính kiến và hoạt động dân chủ.

Thế nên tôi nghĩ là Hoa Kỳ sẽ không ưu tiên đẩy mạnh những biện pháp mà họ cho là để hàn gắn mối quan hệ Việt – Mỹ mà họ sẽ lặng lẽ, chậm rãi và theo nguyên tắc thì Hà Nội mở tới đâu, Hoa Kỳ mới mở tới đó.

Máy của bạn không hỗ trợ nghe âm thanh

null

BBC: Vậy có phải ông đang cho rằng do nhu cầu từ phía Hà Nội muốn Hoa Kỳ tiếp tục nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí và thúc đẩy tiến trình đàm phán TPP, sẽ có nhiều tù nhân chính trị tiếp tục được trả tự do trong thời gian tới?

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Chắc chắn là như vậy.

Hiện nay nếu nói là về lợi thế so sánh thì nhà nước Việt Nam có gì? Họ không còn thứ tài nguyên gì đáng kể ngoài cái gọi là tài nguyên nhân quyền.

Còn vài trăm con người còn nằm trong chốn tù đày, đó là món lợi đặc sản và có thể đem ra trao đổi với nước ngoài.

Muốn nhận được TPP hoặc vũ khí sát thương thì nhà nước chỉ còn cách đem các tù nhân đó ra trao đổi.

Tương tự như trường hợp của Miến Điện cách đây 3 năm. Đến cuối năm 2012, hàng loạt tù nhân Miến Điện, kể cả những người có mức án lên tới 105 năm cũng được ra tù.

Ông Hải, tù nhân chính trị quan trọng nhất tại Việt Nam, mà còn được ra tù thì tất cả những tù nhân khác đều có hy vọng cả.

Tin liên quan

  • Điếu Cày phát biểu ở Los Angeles
    22 tháng 10 2014
  • Mỹ hoan nghênh trả tự do cho Điếu Cày
    22 tháng 10 2014
  • Điếu Cày ‘bị ép làm đơn xin ra tù’
    30 tháng 8 2014
  • Điếu Cày được trao giải Tự do Báo chí
    27 tháng 10 một 2013

 

PHẠM ĐÌNH TRỌNG: BIA SÁCH – ĐÊM DÀY LẤP LÁNH – BS

23 Th10

 

Posted by adminbasam on 21/10/2014

PHẠM ĐÌNH TRỌNG

21-10-2014

Đêm Dày Lấp Lánh là tập sách thứ chín của nhà khoa học tự nhiên, tiến sĩ địa vật lí Nguyễn Thanh Giang.

Sau những năm tháng hăm hở lặn lội lên rừng xuống biển, sờ tay bắt mạch nhịp đập, lắng nghe hơi thở của đất, dò tìm mạch vỉa địa tầng, thế đất, tiến sĩ địa vật lí Nguyễn Thanh Giang có tập sách khoa học Từ Trường Trái Đất.

Sau những khoảnh khắc bâng khuâng cùng gió núi mưa ngàn, buồn vui cùng những mảnh đời, phận người, trên đường đi tìm ngôn ngữ, xác minh lí lịch của đất lại phát hiện ra những mẩu quặng trong lòng người. Viết về những khoảnh khắc buồn vui, viết về những mẩu quặng âm thầm sâu kín trong lòng người, nhà khoa học địa chất Nguyễn Thanh Giang đã có tập thơ Những Mẩu Quặng Dọc Đường.

Tri thức và sự mẫn cảm của nhà khoa học cho cái tầm. Hồn Việt của một nhân cách văn hóa cho cái thế. Có được cái tầm và cái thế không thể thiếu của người viết chính luận, hơn 20 năm qua tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đã có những bài chính luận kịp thời, thấu đáo và mạnh mẽ về những vấn đề đặt ra của thời cuộc, của đất nước. Những bài chính luận mang tư thế của nhân dân, của lịch sử Việt Nam, có tầm vóc của thời đại đó đã được tập hợp trong những tập sách ghi dấu ấn của một thời khắc khoải nhất trong lịch sử Việt Nam, thời người dân Việt Nam đau khổ, tay trắng và trần trụi giữa bạo lực chuyên chính vẫn bền bỉ đấu tranh thoát khỏi ách nô dịch cộng sản, giành lại những giá trị làm Người: Khát Vọng Ngàn Đời. Suy Tư Và Ước Vọng. Nhân Quyền Và Dân Chủ Ở Việt Nam. Giữa Đông Và Tây. Sứ Mệnh Công Dân . . .

Chính luận Nguyễn Thanh Giang tạo nên vóc dáng nhà chính trị Nguyễn Thanh Giang mà những nhà chính trị chuyên nghiệp, những chính khách cộng sản đang nắm vận mệnh đất nước Việt Nam hôm nay cũng không có được. Vừa được Quốc hội theo lệnh đảng cộng sản bầu làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng liền đi China trình báo với Thiên triều cương vị mới của mình. Trong khi ở Bắc Kinh, chính khách Nguyễn Phú Trọng với tầm vóc của nhà chính trị nhỏ nhoi đã không ngần ngại bộc lộ tấm lòng bề tôi khi hí hửng khoe với thiên triều rằng chuyến xuất ngoại đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam là đến ngay chầu thiên triều China. Thì ở Hà Nội những người Việt Nam có lòng tự trọng đọc tin về ứng xử đó của chính khách Nguyễn Phú Trọng đều ngao ngán lắc đầu rồi cúi mặt xuống ê chề. Còn nhà chính luận Nguyễn Thanh Giang thì có ngay bài viết phê phán tầm vóc bé nhỏ thảm hại của nhà chính trị Nguyễn Phú Trọng. Cái sự khoe lòng dạ bề tôi của ông Chủ tịch Quốc hội nhà nước cộng sản Việt Nam với thiên triều China cũng giống như đứa bé đi mẫu giáo được phiếu bé ngoan tối về nhà hí hửng khoe với mẹ! Đứa bé khoe phiếu bé ngoan với mẹ đáng yêu bao nhiêu thì đường đường phương diện quốc gia lại đi khoe cái phận bề tôi càng đáng tủi nhục, đáng quở trách bấy nhiêu. Và nhà chính trị có tầm vóc lớn Nguyễn Thanh Giang đã phải quở trách cái hình hài bé mọn của nhà chính trị tầm thường Nguyễn Phú Trọng.

Tôi có ông bạn nhà báo chuyên viết phóng sự, kí sự có chút tiếng tăm. Ngòi bút phóng sự, kí sự viết cho báo chí lề đảng khi về hưu liền làm thơ và viết chính luận cho các trang mạng lề dân. Viết phóng sự, kí sự ông kể về những con người, những sự việc của cuộc sống đang diễn ra. Viết chính luận ông thay những con người, những sự việc bình thường của cuộc đời bằng những người nổi tiếng từ quá khứ đến đương đại, từ Khổng Khâu đến Nguyễn Khắc Viện. Cuộc sống cho ông những trang phóng sự sinh động, tươi tắn. Về hưu, không còn tiếp cận được với cuộc sống sinh động, tươi tắn đó ông phải mượn hồn mượn cốt, mượn ý mượn lời của những Khổng Khâu, Nguyễn Khắc Viện, ông phải tựa lưng vào Khổng Khâu, vịn tay vào Nguyễn Khắc Viện để đứng được ở trang chính luận. Tôi phải có chút liên tưởng dông dài này để thấy rõ và ghi nhận sự bình dị, tự nhiên của chính luận Nguyễn Thanh Giang.

Không lên gân lí luận, không hôn mê những thuật ngữ mòn cũ khô xác như những tu sĩ tôn giáo Mác xít Lê nin nít, những giáo sư tiến sĩ ở viện kinh sách giáo điều nọ, ở hội đồng lí luận xơ cứng, sáo rỗng kia, không mượn hồn vía những tên tuổi để phô trương, làm dáng, chính luận Nguyễn Thanh Giang là tư thế công dân làm chủ đất nước, là sự nhạy cảm nghệ sĩ trước mọi biến động của đất nước, của thời cuộc, là vốn sống, vốn văn hóa dày dặn có sẵn trong người nên khi viết ra thật nhẹ nhàng, tự nhiên như không. Chính luận Nguyễn Thanh Giang dung dị như cuộc sống đời thường mà vẫn lấp lánh như tia nắng chiếu làm nổi rõ những hạt bụi trong không khí, làm lấp lánh những hạt sương mai và làm cho màu xanh của cỏ cây như bừng sáng lên.

Khẳng định được mình, viết được tên mình trong lịch sử khoa học địa chất Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang cũng khẳng định được mình, viết được tên mình trong dòng văn chương chính luận Việt Nam. Nhạy bén phát hiện vấn đề, lập luận chặt chẽ, tinh tế, mạnh mẽ, câu văn mang hồn cảm xúc, những trang chính luận Nguyễn Thanh Giang thực sự là văn chương. Chính luận như một mạch vỉa tầng tầng lớp lớp trầm tích trong Nguyễn Thanh Giang. Chỉ một thể loại chính luận đã tạo lên nhà văn Nguyễn Thanh Giang có phong cách, có giọng điệu, có cá tính sáng tạo riêng, có sức vóc chững chạc và tưởng Nguyễn Thanh Giang sẽ dừng lại với chính luận. Nhưng cùng với một địa tầng chính luận dầy dặn Nguyễn Thanh Giang còn có một mạch ngầm lặng lẽ, trong trẻo: kí sự chân dung chính trị. Và tập sách thứ chín của tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang là tập chân dung chính trị Đêm Dày Lấp Lánh.

Đại tá từng nhiều năm là Tổng biên tập tạp chí Lịch Sử Quân Sự Phạm Quế Dương coi Đêm Dày Lấp Lánh là bia sách. Bia sách khắc ghi 65 gương mặt nhân văn, 65 tấm lòng yêu thương con người, 65 nhà hoạt động chính trị vì những giá trị làm người. Vì yêu thương con người, vì những giá trị làm người mà những con người đó dấn thân vào cuộc đấu tranh với bạo quyền độc tài đòi dân chủ, giành lại quyền con người.

Trong đêm dày trung cổ chỉ có cá nhân của những kẻ có quyền và có của, những lãnh chúa, chủ đất, còn lại chỉ là đám đông, là bày đàn, không có cá nhân. Con người đám đông chỉ là vật sở hữu, là công cụ bạo lực của lãnh chúa và công cụ lao động của chủ đất, như con ngựa chiến, như chiếc xe song mã, như cái cuốc, cái cày. Cá nhân không được nhìn nhận, tất nhiên quyền của những cá nhân, quyền con người cũng không được nhìn nhận.

Chỉ đến khi loài người bước vào thời văn minh công nghiệp mở đầu bằng cách mạng dân chủ tư sản Pháp với bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789, xác nhận quyền con người, quyền công dân, cũng là xác nhận nền dân chủ tư sản, xác nhận sự có mặt của những cá nhân trong xã hội, trong cuộc đời, loài người mới từ đêm dày trung cổ bước ra ánh sáng công nghiệp, ánh sáng văn minh. Con người mới từ bày đàn tách ra thành những cá nhân với cái “Tôi” lừng lững. Tôi là một cá thể riêng biệt và duy nhất. Tôi cần được thể hiện sự có mặt của tôi trong cuộc đời và xã hội cần phải nhìn nhận sự có mặt đó. Tôi có quyền sống. Tôi có quyền tự do đi lại trên đất nước tôi. Tôi có quyền nói chính kiến của tôi và tôi cũng có quyền im lặng. Tôi có quyền làm chủ cuộc sống của tôi và làm chủ đất nước của tôi vì thế tôi phải có quyền ứng cử và bầu cử người quản lí lãnh đạo đất nước. Tôi có quyền được biết những gì liên quan đến vận mệnh đất nước tôi . . . Mác: “Đến chủ nghĩa tư bản, con người mới có ý thức về mình” Và “Ý thức về cá nhân là đóng góp vĩ đại của chủ nghĩa tư bản đối với lịch sử”.

Nhưng thật oái oăm, con người thông minh, uyên bác nhận rõ vai trò lịch sử của ý thức cá nhân, nhận ra bước tiến vĩ đại của sự kiện con người được giải phóng khỏi bầy đàn để ra đời cái “Tôi” cá thể, lại là người có luận điểm sai lầm, lú lẫn và vô cùng tệ hại: đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy xã hội phát triển!

Từ luận điểm lầm lẫn đó, Mác đưa ra học thuyết đấu tranh giai cấp: Đảng cộng sản của giai cấp công nhân dùng bạo lực chuyên chính vô sản tiêu diệt mọi mầm mống của giai cấp tư bản bóc lột. Học thuyết đấu tranh giai cấp đã đưa đảng cộng sản lên vị trí của lãnh chúa thời trung cổ và tạo điều kiện cho người đứng đầu đảng cộng sản trở thành bạo chúa. Bạo chúa Stalin. Bạo chúa Mao Trạch Đông. Bạo chúa Pôn pốt. Bạo chúa Ceausescu . . . Chỉ trong đêm dày trung cổ mới có lãnh chúa và bạo chúa. Đêm dày trung cổ đó tưởng đã bị ánh sáng văn minh công nghiệp vĩnh viễn xua tan lại được học thuyết đấu tranh giai cấp sắt máu của ông Mác cho sống lại quyết liệt và dai dẳng.

Học thuyết đấu tranh giai cấp đẩy người dân lại trở về bầy đàn, không còn cái “Tôi” cá thể, không còn những quyền con người, tuy những quyền đó vẫn được ghi đầy đủ trong Hiến pháp nhà nước cộng sản nhưng khi bạo chúa đang ngự trị và đảng lãnh chúa đang nắm quyền sinh quyền sát thần dân thì quyền của người dân chỉ có trên giấy, chỉ là bánh vẽ. Mọi việc đã có đảng và nhà nước lo. Người dân không phải là công dân mà chỉ là thần dân, chỉ là công cụ lao động và công cụ bạo lực của đảng lãnh chúa.

Theo Mác, đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy xã hội phát triển nhưng học thuyết đấu tranh giai cấp của ông đã kéo lùi tiến trình lịch sử lại vài trăm năm, đẩy loài người vào những cuộc chiến tranh liên miên đẫm máu giữa các dân tộc và thảm sát, diệt chủng ngập xương ngay trong lòng từng dân tộc. Khi loài người bước vào thời ánh sáng công nghiệp, con người vươn vai đứng dậy làm chủ cuộc đời, làm chủ xã hội, quyền con người được pháp luật bảo đảm và được nhà nước pháp quyền tư bản nghiêm túc, tự giác thực hiện, mọi nhu cầu của con người được thỏa mãn ngày càng cao thì người dân các nước cộng sản thống trị lại phải sống trong đêm dày trung cổ tăm tối, ngột ngạt không còn cái “Tôi” thiêng liêng. Những quyền cơ bản của con người cũng không được nhà nước cộng sản đếm xỉa đến! Sự mất mát và nỗi đau này của người dân Việt Nam trong nhà nước độc tài cộng sản tôi đã lí giải kĩ hơn trong bài Bi Kịch Việt Nam mấy năm trước.

Cai trị đất nước bằng lừa dối và bạo lực. Thoải mái lấy tiền thuế của dân xây dựng một hệ thống tuyên giáo đông đúc được vận hành hết công suất để bưng bít sự thật, ngăn chặn ánh sáng của những giá trị nhân văn. Bộ máy công cụ đàn áp phình lớn đến cực đại. Đơn vị dân cư nhỏ nhất là thôn ấp cũng có ban an ninh. Nhưng cướp của giết người là chuyện thường ngày. Lưu manh lừa đảo hoành hành như ở nơi không có pháp luật. Những việc phạm pháp ngang nhiên diễn ra nhưng người dân làm điều pháp luật cho phép là biểu tình chống Tàu xâm lược thì hàng chục công an đến chặn cửa không cho người dân được sử dụng quyền công dân hợp pháp đi biểu tình.

Đội ngũ nhân viên nhà nước mang tên “an ninh” hưởng lương từ tiền thuế của dân đông đúc hùng hậu đến mức chỉ một người dân có tiếng nói đòi tự do dân chủ lập tức có cả chục nhân viên an ninh đến phong tỏa nhà người dân đó trong nhiều ngày, không cho người dân ra khỏi nhà. Đội ngũ nhân viên an ninh đông đúc này chỉ để tước đoạt cái “Tôi” của người dân. Quyền con người của người dân không được bộ máy an ninh đông đúc và hung hãn nhìn nhận. Đến mạng sống của người dân cũng bị coi thường. Công an vô cớ đánh chết dân diễn ra khắp nơi. Quan tài người dân bị công an đánh chết tức tưởi liên tục diễu đi trên khắp không gian đất nước, diễu đi trong suốt thời gian nhà nước cộng sản độc tài thống trị. Người dân Việt Nam đang phải sống trong một đêm tối bịt bùng ngu dân và bạo lực.

Nhưng trong đêm dày tăm tối và bầy đàn vẫn lấp lánh những vì sao, vẫn lóe lên những điểm sáng của những trí tuệ và khí phách đã hiên ngang nói lên cái “Tôi” đòi những giá trị làm người cho người dân, đòi tự do dân chủ cho đất nước, chấp nhận mọi bạo lực đàn áp của nhà nước độc tài. Sách bia Đêm Dày Lấp Lánh khắc ghi sáu mươi nhăm trí tuệ và khí phách đó. Trong đó có bốn tên tuổi là những nhà khoa bảng sống trong xã hội phong kiến, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Trường Tộ và trong chế độ thực dân, Phan Châu Trinh, những tấm lòng vì dân vì nước vẫn còn khắc khoải đến hôm nay. Còn lại sáu mươi mốt tên tuổi là những con người đương đại đang sống trong nhà tù lớn, nhà tù tinh thần và nhiều người trong số đó còn bị đày ải, hủy hoại thân thể ở nơi tăm tối nhất là những nhà tù nhỏ, nhà tù thân xác để khí phách họ càng bừng sáng lên.

Cùng với những trang chính luận điềm tĩnh, dung di mà thấu đáo, Đêm Dày Lấp Lánh là nhân cách, là tầm vóc con Người, là tấm lòng, là tình yêu của tiến sĩ Nguyễn Thnh Giang với nhân dân, đất nước, là một mẩu quặng tài năng và tâm hồn Nguyễn Thanh Giang.

Tuy nhiên, tôi còn chút băn khoăn. Mác còn có nhận định sai lầm nữa khi coi tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân mà Mác không biết rằng chính học thuyết đấu tranh giai cấp đầy hấp dẫn với lớp người nghèo khổ nhưng vô cùng lầm lẫn, độc hại của ông mới là thứ thuốc phiện liều cao, là heroin, ma túy đá đã đẩy một phần loài người vào cơn hoang tưởng, sôi sục hận thù giai cấp, điên loạn chém giết thanh toán giai cấp. Coi giai cấp vô sản không có của cải vật chất và không có của cải tri thức là ưu tú, đưa giai cấp vô sản “ưu tú” đó lên thống trị thế giới bằng cách tiêu diệt các giai cấp khác. Như thời Đức quốc xã tự coi chủng tộc Aryan là ưu tú, đưa chủng tộc ưu tú Aryan lên thống trị thế giới bằng cách tiêu diệt các chủng tộc khác. Dưới con mắt hoang tưởng say ma túy đó, mọi giá trị bị đảo lộn. Sự trung thực và tình thương yêu con người bị hủy hoại và loại bỏ khỏi bảng giá trị xã hội. Xã hội chỉ còn giả dối và bạo lực.

Thời xã hội còn yên ả, nền nếp, chưa có cơn điên loạn của bạo lực đấu tranh giai cấp làm đảo lộn các giá trị, con người hầu như đều sống thật, sống đúng mình và cuộc sống cũng đơn giản, rõ ràng. Vậy mà các cụ nhà ta vẫn phải thận trọng, kĩ càng khi nhìn nhận, đánh giá về con người. Cái quan luận định, chỉ khi đậy nắp áo quan lại cho một con người mới có thể luận định được về người đó.

Đêm Dày Lấp Lánh là đêm dày cộng sản đang trong cơn say ma túy đấu trarnh giai cấp. Trong cơn say đó, rất nhiều giá trị giả đã được tạo ra. Những người cộng sản cũng là bậc thầy trong việc cài cắm đặc tình, cài cắm nội gián vào hàng ngũ đối thủ, giả thật càng khó phân định.

Khi kẻ cướp đất, cướp biển, cướp đảo của ta, bắn giết nhân dân ta, kẻ dùng đủ trò bẩn thỉu, đê tiện đánh phá hiểm độc nền kinh tế đất nước ta vẫn được coi là đồng chí bốn tốt, nhà nước cộng sản Việt Nam không coi kẻ đó là kẻ thù, là đối thủ; Khi kẻ đã trắng trợn bộc lộ mưu đồ thôn tính đất nước nước ta, đô hộ dân ta vẫn được coi là láng giềng hữu nghị, không được nhà nước cộng sản Việt Nam coi là đối thủ thì đối thủ thực sự của nhà nước cộng sản Việt Nam hôm nay chính là người dân yêu nước đang quyết đứng lên chống xâm lược giữ nước, là người dân đã thức tỉnh về cái Tôi thiêng liêng của mình đang đấu tranh đòi dân chủ, đòi quyền làm người, đối thủ thực sự của nhà nước cộng sản Việt Nam hôm nay là những nhà dân chủ đi đầu trong cuộc đấu tranh đó, những ngôi sao lấp lánh trong đêm dày cộng sản.

Đã là đối thủ của nhà nước có biệt tài tạo những giá trị giả, có biệt tài cái cắm đặc tình thì làm sao trong hàng ngũ nhân dân yêu nước, trong những người đi đầu đấu tranh cho dân chủ không có những đặc tình, nội gián siêu hạng của an ninh nhà nước cộng sản! Và tôi chỉ còn biết cầu mong trong những ngôi sao của Đêm Dày Lấp Lánh, không có những “ngôi sao” đặc tình.

 

 

Tù chính trị Việt Nam: Ở tù hay lưu vong? – BS

23 Th10

 

 

Posted by adminbasam on 22/10/2014

BBC

Bùi Văn Phú

22-10-2014

H1Ông Nguyễn Văn Hải, tức nhà báo Điếu Cày, vừa được đưa thẳng từ nhà tù ở Việt Nam sang Hoa Kỳ. Không có thân nhân đi cùng và gia đình cũng không được thông báo cho đến khi ông đã ra khỏi quê hương.

Sự kiện ông được thả là kết quả của những vận động từ cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, và các tổ chức nhân quyền quốc tế với chính phủ Mỹ nhằm đem lại ảnh hưởng tích cực trong khi hai nước đang có những bước tiến để nâng quan hệ lên tầm mức cao hơn.

Trường hợp ông Hải bị án tù 12 năm với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” đã được chính giới Mỹ quan tâm từ nhiều năm qua. Tổng thống Barack Obama phát biểu trong ngày Tự do Báo chí Thế giới 2012 đã nhắc đến Điếu Cày như một thí dụ về sự thiếu tự do báo chí ở nhiều nơi trên thế giới.

Ông Hải cũng đã được Hội Bảo vệ Ký giả (Committee to Protect Journalists) và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải tự do báo chí.

‘Khích lệ’

Trước những yêu cầu của Washington, Hà Nội thả Điếu Cày, như một tín hiệu tích cực để đáp lại việc Hoa Kỳ nới lỏng chính sách cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, để dễ dàng hơn cho Hà Nội trong việc thương thảo gia nhập TPP và xa hơn là để tạo cơ hội thuận tiện cho Tổng thống Barack Obama ghé thăm Việt Nam trước khi hết nhiệm kỳ.

Việc Việt Nam thả tù nhân lương tâm là điều khích lệ cho những ai đang dấn thân tranh đấu cho quê hương vì họ biết rằng thế giới không quên những khao khát tự do, dân chủ của dân Việt.

Nhưng để có nhân quyền, tự do dân chủ thì con đường vẫn còn dài và gian nan.

Từ bao năm qua, trước công luận và những yêu cầu của thế giới, Hà Nội luôn nói rằng họ không giam tù chính trị, mà chỉ bỏ tù những ai phạm luật.

H1Những tù nhân chính trị ở Việt Nam, các tổ chức bảo vệ nhân quyền gọi là “tù nhân lương tâm”, đã vi phạm những điều luật nào?

Tòa án tại quốc gia này thường dùng các điều 79, 88 và 258 để kết án những ai phát biểu quan điểm bất đồng với nhà nước. Họ bị kêu án với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân hay lợi dụng tự do dân chủ để phá hoại tình đoàn kết dân tộc.

Thực tế họ đã làm gì phạm luật? Điếu Cày xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Basam Nguyễn Hữu Vinh làm blog tổng hợp tin tức. Tạ Phong Tần, Phan Thanh Nghiên, Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Bùi Thị Minh Hằng phản đối Trung Quốc hung hăng trên biển.

Trần Khải Thanh Thủy, Lê Quốc Quân bênh vực dân oan, nêu lên những tệ nạn xã hội. Những chức sắc tôn giáo Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Công Chính đòi tự do tôn giáo.

Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Hồng Sơn, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức lên tiếng kêu gọi cải cách chính trị. Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương cổ vũ thành lập công đoàn độc lập.

Nhờ can thiệp của quốc tế nhiều người đã được thả. Riêng Tạ Phong Tần, Bùi Minh Hằng, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý vẫn còn bị giam giữ.

‘Còn vài chục tù nhân lương tâm’

Theo các tổ chức nhân quyền hiện còn vài chục tù nhân lương tâm ở Việt Nam.

Đối với người trong nước Hà Nội sẵn sàng bỏ tù, sách nhiễu, cấm cản di chuyển. Với người Việt hải ngoại, Hà Nội phản bác lại việc tranh đấu cho một nước Việt Nam tự do dân chủ bằng cách nối kết những hoạt động này với biểu tượng cờ vàng.

Truyền thông trong nước cũng thường đưa ra lập luận rằng người hải ngoại tranh đấu chỉ vì muốn khôi phục lại chế độ Việt Nam Cộng hòa đã chết từ lâu.

Trong thập niên 1980 và đầu 90 những người lên tiếng cho tự do, nhân quyền tại Việt Nam là nhiều người đã có những gắn bó với sinh hoạt tại miền Nam trong hai mươi năm, như Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Văn Huy, Chân Tín, Đoàn Thanh Liêm, Nguyễn Đan Quế.

Sau có những tiếng nói từ miền Bắc của Trần Xuân Bách, Phan Đình Diệu, Trần Độ, Dương Thu Hương; hay từ những người miền Nam từng theo cộng sản như Nguyễn Hộ, Hà Sĩ Phu, Bảo Cự, Tạ Bá Tòng, Lữ Phương.

Khoảng mười năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ từ mọi miền đất nước đã dấn thân tranh đấu: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Huỳnh Thục Vy, Đinh Nguyên Kha, Phan Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương.

Họ không có liên hệ đến quá khứ chiến tranh mà lớn lên trong một đất nước thống nhất. Sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, dù thông tin bưng bít, dù bị tuyên truyền, nhưng họ đã nhìn ra những sai lầm trong chính sách, những bức xúc trong xã hội và có những trăn trở về sự độc lập, vẹn toàn lãnh thổ.

Họ nhận ra rằng quyền căn bản của dân ghi trong Hiến pháp đang bị chà đạp. Họ nhìn thấy nguy cơ đất nước bị Trung Quốc xâm chiếm ngày một lớn. Họ đã lên tiếng. Họ muốn bày tỏ lòng yêu nước.

Và nhiều người đã phải vào tù. Nếu chưa bị bắt thì bị quấy nhiễu trong công việc, gia đình bị bao vây nhiều phía, từ đi lại đến đời sống kinh tế. Nhiều người khác bị buộc phải sống lưu vong.

Trong thập niên 1990, những người tù như Đoàn Viết Hoạt, Đoàn Thanh Liêm bị trục xuất khỏi Việt Nam trong khi đang thi hành bản án do nhà nước áp đặp lên.

Mấy tháng trước Cù Huy Hà Vũ đã bị trục xuất sang Hoa Kỳ. Hôm qua, Hà Nội lại đưa Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thẳng từ nhà tù ra sân bay để đi Mỹ.

Xã hội Việt Nam ngày nay có tiến bộ và cởi mở hơn so với những năm ngay sau chiến tranh, nhưng cách đối xử của chính quyền cộng sản Việt Nam với những người bất đồng chính kiến, với tù nhân lương tâm vẫn không thay đổi.

Điều 4 Hiến Pháp Việt Nam nay không phù hợp xu thế thời đại. Các điều 79, 88, 258 luật hình sự là phản tiến bộ.

Qua các vụ xử tù nhân lương tâm, những ép buộc người bất đồng chính kiến phải lựa chọn ở tù hay lưu vong, như sự kiện Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, lãnh đạo Hà Nội khó có được một cái nhìn thiện cảm của thế giới.

Bài viết phản ánh quan điểm và cách hành văn của tác giả là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.

 

Thế giới 24h: Phiến quân IS 17 tuổi dọa Obama – Vnn

23 Th10

 

Báo động từ việc nhiều thiếu niên vượt biên sang Syria để gia nhập IS thánh chiến; Quân ly khai đông Ukraina có thêm vũ khí… là những tin nóng 24 giờ qua.

Nổi bật

Một thiếu niên người Úc đã tung ra một đoạn video trên mạng và thề sẽ chiến đấu cho Nhà Nước Hồi Giáo (IS) tự xưng cho đến khi thành lập được một ca-líp (Quốc gia Hồi Giáo) ở Mỹ và Anh.

IS, Hồi giáo, cực đoan, Obama, chiến binh, thế giới, 24h
Một cảnh từ clip của chiến binh 17 tuổi.

Theo RT dẫn nội dung đoạn video, thiếu niên người Úc tên Abdullah Elmir đứng trước hàng chục tay súng IS, vung vũ khí và cảnh báo Anh, Mỹ rằng các chiến binh thánh chiến sẽ không bao giờ đầu hàng.

“Hỡi các nhà lãnh đạo phương Tây, Obama (Tổng thống Mỹ) và Abbot (Thủ tướng Úc), ta tuyên bố rằng: với những vũ khí này, binh sĩ này, chúng ta sẽ không ngừng chiến đấu, chúng ta sẽ không buông súng cho tới khi nào chúng ta tới đất của các người”, tới khi chúng ta lấy đầu từng kẻ bạo chúa, và cho tới chừng nào lá cờ đen bay trên từng mảnh đất một”.

“Cho tới khi chúng ta đặt lá cờ đen trên nóc Cung điện Buckingham, trên nóc Nhà Trắng, chúng ta sẽ chiến đấu không ngừng nghỉ”, Elmir nói.

Elmir mới 17 tuổi. Elmir nói dối bố mẹ là đi câu cá, sau đó rời Úc đến Thổ Nhĩ Kỳ cùng một người bạn khác cũng mới chỉ 16 tuổi. Elmir tiếp tục vượt biên sang Syria và tham gia chiến đấu cho lực lượng IS.

Tờ Daily Telegraph dẫn lời một thành viên gia đình của Elmir nói rằng, có thể cậu thiếu niên đã bị “tẩy não”. Người này nói thêm “Tôi không hiểu làm sao bọn chúng (IS) có thể tuyển mộ những đứa trẻ như thế này. Bọn trẻ không thể chiến đấu. Chúng cần được giáo dục đầy đủ và xây dựng đất nước này”.

Elmir không phải trường hợp duy nhất vượt biên để gia nhập IS. Trước đó, ba cô gái tuổi vị thành niên ở Denver, Mỹ, cũng đã lấy trộm của bố mẹ 2.000 USD để trốn sang Đức hôm thứ 6 vừa qua.

Các nhà chức trách cho rằng, những cô gái này đã cố gắng gia nhập Nhà Nước Hồi giáo tại Syria. Người phát ngôn của FBI cho biết, họ đã bị bắt giữ tại sân bay Frankfurt cuối tuần rồi và được đưa trở về Mỹ để đoàn tụ với cha mẹ.

Tin vắn

– Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Quân sự Ukraina Dmytro Tymchuk cáo buộc, lực lượng ly khai ở miền Đông nước này đang tiếp tục nhận được nguồn tiếp viện vũ khí, trang thiết bị quân sự và nhân lực khủng từ Nga.

– Hàn Quốc vừa tháo dỡ một tháp được trang trí như cây thông Noel khổng lồ tại biên giới với Triều Tiên. Bình Nhưỡng luôn chỉ trích Seoul vì đã trang hoàng cây thông ở gần biên giới với Triều Tiên.

– Khoảng 200 người biểu tình đã diễu hành đến tư dinh của Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh để đòi bầu cử dân chủ hơn và lặp lại yêu cầu ông này từ chức.

– Trung tâm Hiến pháp Mỹ đã tặng Huy chương tự do Philadelphia cho chủ nhân trẻ tuổi nhất của giải Nobel Hòa bình Malala Yousafzai (17 tuổi).

– Lầu Năm Góc thông báo rằng, chi phí cho cuộc chiến chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo đã lên tới con số hàng tỷ USD.

– Cơ quan tình báo Ukraina (SBU) đã bắt giữ một công dân Nga, vì nghi ngờ người này liên quan tới vụ mưu sát ứng viên Quốc hội Vladimir Borisenko.

– Một máy bay phản lực của không quân Indonesia đã chặn một máy bay hạng nhẹ của Australia và buộc máy bay này phải hạ cánh sau khi đi vào không phận Indonesia mà chưa được phép.

– Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia tuyên bố, ông có niềm tin tới 99,9% rằng chiếc máy bay số hiệu MH370 mất tích sẽ được tìm thấy dưới Ấn Độ Dương.

– Ngân hàng Trung ương Nga thông báo về việc điều hành thị trường ngoại hối trong điều kiện bị phương Tây trừng phạt.

– Báo Nga đưa tin quan chức Ba Lan Radoslaw Sikorski đã phải đưa ra lời xin lỗi sau khi cáo buộc Tổng thống Nga Putin đã từng đề nghị cùng Ba Lan “chia chác” Ukraina.

– Chính quyền Trung Quốc đã điều động 100.000 binh sĩ tới khu tự trị của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, phía Tây Bắc Trung Quốc, nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực vượt khỏi tầm kiểm soát.

– Người đứng đầu khu vực Luhansk, đông Ukraina, đã yêu cầu quốc hội Ukraina mở rộng về mặt pháp luật đối với tình trạng tự trị cho các khu vực khác ngoài tầm kiểm soát của Kiev.

Tin ảnh

IS, Hồi giáo, cực đoan, Obama, chiến binh, thế giới, 24h
Lực lượng cứu hỏa đã được triệu tập tới khu vực Mong Kok, Hong Kong, sau khi một người đàn ông tìm cách phóng hỏa tại một trạm tiếp tế của người biểu tình. (Ảnh: Scmp)

Nhân chứng cho biết, người đàn ông trạc ngoài 49 tuổi này đã ném ba lọ thủy tinh chất gây cháy nổ vào người biểu tình đứng gần trạm tiếp tế. Sau đó, người này tìm cách phóng hỏa bằng bật lửa, nhưng không thành công. Nhóm người biểu tình đã khống chế người đàn ông này cho tới khi cảnh sát tới.

Phát ngôn

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gọi cuộc khủng hoảng Ukraina là hậu quả của việc phương Tây muốn dịch chuyển các đường phân chia ở châu Âu về phía Đông.

Ông Lavrov đưa ra phát biểu trên tại cuộc họp với Viện Xã hội Thanh niên Liên bang Nga ở thủ đô Moscow. Ông nhấn mạnh, Nga kiên quyết bảo vệ những lợi ích quốc gia của mình và hành xử theo cách mà Moscow cho là đúng đắn và công bằng trên cơ sở luật pháp quốc tế. Theo ông Lavrov, đó là con đường tốt nhất để đảm bảo lợi ích quốc gia của Liên bang Nga.

Ngoại trưởng Lavrov cũng bày tỏ hy vọng các đối tác phương Tây sẽ sớm nhận ra rằng, thế giới hiện đại chỉ có thể là một thế giới đa cực. Ông nói: “Họ càng hiểu ra điều này sớm chừng nào thì sẽ tốt chừng ấy cho công cuộc phát triển toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế”.

Sự kiện

23/10/1868 – Thiên hoàng Nhật Bản cải niên hiệu sang Minh Trị. Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này.

23/10/1944 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Hải chiến lớn nhất trong lịch sử diễn ra tại vịnh Leyte, Philippines.

23/10/2002 – Phiến quân Chechnya chiếm giữ một nhà hát tại thủ đô Moscow của Nga, bắt gần 700 khán giả và diễn viên làm con tin.

Lê Thu