Tag Archives: :Hạm đội

Vì sao hạm đội tàu ngầm Trung Quốc thèm muốn Biển Đông – (Tin Nóng)

3 Th11

Vì sao hạm đội tàu ngầm Trung Quốc thèm muốn Biển Đông

03/11/2013 17:22

 
 
Chia sẻ:

//

(Tin Nóng) Dù vừa khoa trương lần đầu về hạm đội tàu ngầm hùng hậu, nhưng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc chỉ có thể vùng vẫy ở Biển Đông để thực hiện chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất”, vì hạm đội ở Bắc Hải và Đông Hải bị Nhật, Đài Loan và Mỹ khóa chặt, theo tạp chí phân tích quốc phòng Stratfor (Mỹ) ngày 31.10.

 


Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc rầm rộ tập luyện trên biển, hình ảnh lần đầu tiên được đăng trên truyền thông Trung Quốc – Ảnh: Xinhua

Tham vọng răn đe từ biển

Trong những ngày cuối tháng 10.2013, Tân Hoa Xã và báo đài Trung Quốc lần đầu tiên đăng ảnh và video clip về hạm đội tàu ngầm hùng hậu, cả tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân lẫn tàu ngầm điện – diesel.

Vào năm 2012, Bộ Quốc phòng Mỹ có báo cáo ghi nhận về sự tiến bộ quân sự của Trung Quốc, kể cả việc dự báo nước này sẽ có tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm mới vào năm 2014.

Tuy vậy, những hạn chế về công nghệ và địa lý vẫn còn với Trung Quốc. Hiện tại Trung Quốc phải lệ thuộc vào các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân bố trí trên đất liền để đối phó Phương Tây.

Tham vọng của Trung Quốc xây dựng bộ ba vũ khí chiến lược (tên lửa đạn đạo hạt nhân, máy bay ném bom hạt nhân, tàu ngầm phóng tên lửa hạt nhân), đặc biệt là tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân, gắn với mong muốn gia tăng khả năng răn đe đối với các cường quốc hạt nhân khác, đặc biệt là Mỹ, Nga và Ấn Độ.

Duy trì được lực lượng hạt nhân trên biển sẽ gia tăng khả năng của Trung Quốc trong việc giáng trả đối với đòn tấn công hạt nhân đầu tiên (hoặc thứ hai). Khả năng răn đe từ biển cũng là vấn đề uy tín đối với Bắc Kinh vì chỉ có một vài nước mới có thể làm như vậy.


Tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ (092) – Ảnh: AFP

Hạn chế công nghệ

Trung Quốc đã có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược trên biển, nhưng vẫn còn đứng sau nhiều cường quốc, đặc biệt là Mỹ.

Loại tên lửa đạn đạo hạt nhân phóng từ tàu ngầm JL-1A của Trung Quốc có tầm bắn 2.500 km được xem là vũ khí chính của các tàu ngầm hạt nhân. Trong khi đó các tên lửa đạn đạo của tàu ngầm Mỹ có tầm bắn xa gấp hơn 4 lần. Trung Quốc gần đây đang phát triển tên lửa loại JL-2 mang đầu đạn hạt nhân phóng từ tàu ngầm được cho có tầm bắn 7.000 – 8.000 km, nhưng người ta nghi ngờ chúng chỉ có thể đi vào hoạt động hạn chế từ năm 2014.

Công nghệ tàu ngầm của Trung Quốc cũng là vấn đề khi còn đi sau các nước. Bên cạnh tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ (Type 092) được sử dụng rộng rãi, Trung Quốc đang phát triển tàu ngầm lớp Tấn (Type 094) và đã có khoảng 3-4 chiếc đi vào hoạt động kể từ khi chiếc đầu tiên hạ thủy năm 2004. Tấn thực ra chỉ là tàu ngầm lớp Hạ được cải tiến nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là thiếu công nghệ giúp tàu chạy êm, điều quan trọng giúp tăng khả năng sống sót của tàu ngầm.

Và thậm chí theo một báo cáo của Tình báo Hải quân Mỹ, tàu ngầm lớp Tấn còn dễ bị phát hiện hơn tàu ngầm lớp Delta III của Liên Xô hồi những năm 1970.


Chiếc máy bay chống ngầm P-3C đầu tiên của Đài Loan, tại buổi lễ đón nhận ngày 31.10. Đài Loan đã đặt mua 12 chiếc máy bay này từ Mỹ, trị giá gần 2 tỉ USD – Ảnh: CAN

Hạn chế về địa lý

Dù đã có nhiều cải thiện về công nghệ, các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc vẫn cần vượt qua một cách an toàn “chuỗi đảo thứ nhất” để tiến ra vùng biển Philippines (Thái Bình Dương) để thực sự trở thành lực lượng răn đe hạt nhân trên biển tầm cỡ toàn cầu. Ngay cả khi Trung Quốc có được tên lửa JL-2 cho các tàu ngầm hạt nhân của họ, tàu ngầm Trung Quốc đang hoạt động trên biển Hoa Đông hay trong chuỗi đảo thứ nhất cũng khó mà tiếp cận được các mục tiêu ở lục địa Mỹ hay Tây Âu.

Tuyến đường gần nhất để tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương là qua eo biển Luzon, nằm giữa Philippines và đảo Đài Loan, và eo biển đó dẫn ra biển Philippines.

Eo biển này được xem là cửa ngõ ra Thái Bình Dương an toàn hơn vùng biển giữa Đài Loan và Nhật Bản, vì Philippines không có lực lượng chống ngầm, còn khả năng chống tàu ngầm của Đài Loan thì có hạn, nhất là so với Nhật. Hơn nữa, quân đội Mỹ không có mặt tại Đài Loan hay Philippines như họ có tại Nhật hay Hàn Quốc.

Tuy nhiên băng qua eo biển Luzon cũng không thực sự an toàn tuyệt đối cho tàu ngầm Trung Quốc, đặc biệt là khi xảy ra xung đột với Mỹ. Thứ nhất, Đài Loan đang gia tăng khả năng chống ngầm. Vào tháng 8.2015 Đài Loan sẽ nhận đủ 12 chiếc máy bay chống tàu ngầm P-3C Orion, đủ sức giám sát eo biển Luzon.

Và do tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc rất ồn ào khi chạy, các tàu ngầm tấn công của Mỹ tuần tiễu ở eo biển Luzon sẽ dễ dàng phát hiện.

Biển Đông: Khu vực an toàn của tàu ngầm Trung Quốc

Những hạn chế về mặt địa lý như vậy là lý do chính khiến Hải quân Trung Quốc chọn chiến lược xây pháo đài ở quanh Biển Đông.

Lâu nay Hải quân Trung Quốc bố trí các tàu ngầm hạt nhân tại Hạm đội Bắc Hải và Nam Hải. Hạm đội Bắc Hải có các tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ và gần đây là lớp Tấn, hạm đội Nam Hải cũng có tàu lớp Tấn. Việc xây căn cứ tàu ngầm ở Tam Á trên đảo Hải Nam đồng nghĩa việc giúp mở rộng hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc ở Biển Đông.


Một chiến hạm thuộc Hạm đội Đông Hải tập bắn đạn thật trong cuộc huấn luyện ngày 29.9 trên biển Đông Hải – Ảnh: Reuters


Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (094) được cho là bản cải tiến của lớp Hạ nhưng vẫn còn chạy rất ồn, thậm chí dễ bị phát hiện hơn tàu lớp Delta III của Liên Xô hồi những năm 1970 – Ảnh: Xinhua

Hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc trên Biển Đông có nhiều thuận lợi. Thứ nhất, không như ở biển Đông Hải hay Hoàng Hải, Biển Đông là khá xa so với khả năng tác chiến của lực lượng chống ngầm của Hàn Quốc, Nhật Bản và cả của lực lượng Mỹ đồn trú ở hai nước đó.

Biển Đông còn cung cấp không gian hoạt động cơ động hơn cho tàu ngầm Trung Quốc so với vùng biển hẹp ở phía đông Trung Quốc.

Cuối cùng, khác với biển Đông Hải, Biển Đông cung cấp nhiều lối tiến ra các đại dương hơn. Hay nói cách khác, trong khi Biển Đông có thể cung cấp khu vực hoạt động một cách an toàn hợp lý cho hải quân Trung Quốc, vùng biển này cũng cung cấp tiềm năng đáng kể cho các hoạt động đột phá trong tương lai của hải quân Trung Quốc, cho dù phải đi qua eo biển Luzon hoặc lối khác như biển Sulu hoặc eo biển Karimata.

Hoạt động từ biển Đông Hải, Biển Đông hay Hoàng Hải, tàu ngầm Trung Quốc sẽ sớm có khả năng răn đe hạt nhân trên biển đáng tin cậy chống lại Nga và Ấn Độ. Nhưng hạm đội tàu ngầm Trung Quốc vẫn cần tiến ra các vùng biển mở ngoài chuỗi đảo thứ nhất để duy trì sức mạnh răn đe trên biển đối với Tây Âu và Mỹ.

Cho đến khi Trung Quốc xây dựng được một hạm đội tàu ngầm hạt nhân (với thủy thủ đoàn được đào tạo tốt và hậu cần tốt) đủ êm ái để thường xuyên ra vào biển Philippines, hoặc có tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm đủ sức bắn đến các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ, Trung Quốc vẫn phải dựa vào lực lượng hạt nhân đặt trên đất liền như là vũ khí răn đe chính để chống lại Mỹ.

Anh Sơn

>> Trung Quốc cần ít nhất 20 tàu ngầm hạt nhân
>> Nga bàn giao tàu ngầm Hà Nội ngày 7.11
>> Hạ viện Mỹ: Thế giới phải phản đối Trung Quốc độc chiếm biển Đông
>> “Chủ quyền lịch sử”: Điểm yếu của Trung Quốc về Biển Đông
>> Thượng viện Mỹ ra nghị quyết lên án Trung Quốc về Biển Đông
>> Philippines tố Trung Quốc gia tăng quân sự hóa Biển Đông
>> Ấn Độ thuê thêm tàu ngầm hạt nhân của Nga
>> Nhật Bản tăng cường sức mạnh tàu ngầm

Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tuần tra, tập trận trái phép ở Trường Sa – GDVN

14 Th5

Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tuần tra, tập trận trái phép ở Trường Sa

 
(GDVN) – Hôm qua 12/5 một biên đội tàu chiến thuộc biên chế hạm đội Nam Hải, Trung Quốc đã tiến hành cái gọi là tuần tra và tập trận trái phép trong khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt và chiếm đóng trái phép một số điểm đảo, bãi đá – PV).
Tàu hộ vệ Giang Môn mang tên lửa thuộc biên chế hạm đội Nam Hải, Trung Quốc đang tập trận và tuần tra trái phép ngoài khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

Tờ China News ngày 13/5 đưa tin, hôm qua 12/5 một biên đội tàu chiến thuộc biên chế hạm đội Nam Hải, Trung Quốc đã tiến hành cái gọi là tuần tra và tập trận trái phép trong khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt và chiếm đóng trái phép một số điểm đảo, bãi đá – PV).

Hoạt động phi pháp trên của các tàu chiến hạm đội Nam Hải, Trung Quốc ở Trường Sa được tờ China News mô tả là hoạt động “thường niên”, “tuần tra sẵn sàng chiến đấu”. Ngoài ra, các tàu chiến Trung Quốc còn tiến hành tập trận tấn công tên lửa hạm đối ngầm, diễn tập bắn đạn thật các loại pháo chủ lực trên chiến hạm, hiệp đồng thao diễn cùng lực lượng Hải giám, Ngư chính đang hoạt động trái phép ở Trường Sa.

Trong ngày hôm qua 12/5, tàu hộ vệ Giang Môn mang tên lửa diễn tập tấn công tàu ngầm, sau đó tiến hành cái gọi là “tuần tra” trên một số vùng biển thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.

Đáng chú ý, trong thời gian diễn ra hoạt động (phi pháp) của đội tàu chiến hạm đội Nam Hải ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 32 tàu cá Trung Quốc cũng đã xâm nhập vùng lãnh hải chủ quyền của Việt Nam ở khu vực Trường Sa để đánh bắt trái phép trong khoảng thời gian 40 ngày.


 
Hồng Thủy (Nguồn: China News)

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ thăm VN – Bee

14 Th7

Đô đốc Cecil D. Haney, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ có chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ chiều nay 13/7.

Chiều  13/7, tại Hải Phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng  kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam tiếp ngài Đô đốc Cecil D.  Haney, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ đến chào xã giao nhân chuyến  thăm Việt Nam.

Chào mừng ngài Đô đốc Cecil D. Haney sang thăm Việt Nam, Đô đốc Nguyễn  Văn Hiến điểm lại một số nội dung về quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong  thời gian gần đây, trong đó có quan hệ quốc phòng giữa hai nước đang  phát triển, phù hợp với sự phát triển của quan hệ chung giữa hai nước.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đánh giá cao kết quả hoạt động của các tàu Hải  quân Mỹ và Hải quân Việt Nam từ khi hai bên thiết lập cơ chế Trao đổi  Hải quân song phương hàng năm, tổ chức các cuộc trao đổi chuyên môn nhân  dịp các chuyến thăm của tàu Hải quân Mỹ đến Việt Nam, cũng như việc Mỹ  mời Hải quân Việt Nam tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế và mới nhất  là mời quan sát diễn tập quân y tại Hawaii, Mỹ.

 

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến mong rằng trên cương vị của mình, ngài Đô đốc  Cecil D. Haney sẽ góp phần tích cực vào tăng cường thúc đẩy quan hệ giữa  hải quân hai nước, quan hệ quốc phòng hai nước ngày càng đi vào chiều  sâu, hiệu quả thiết thực; tăng cường quan hệ hợp tác vì hòa bình, hữu  nghị, tôn trọng lẫn nhau giữa hai nước, đồng thời đóng góp tích cực vào  hòa bình, ổn định của khu vực trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.  Ngài Đô đốc Cecil D. Haney cảm ơn Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã dành thời  gian tiếp.

 

Trong thời gian ở thăm Việt Nam, ngài Đô đốc Cecil D. Haney đến chào xã  giao lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An; thăm thực  tế dự án nhân đạo Đối tác Thái Bình Dương do Hải quân Thái Bình Dương Mỹ  tài trợ tại tỉnh Nghệ An và tham quan Thủ đô Hà Nội.
(TTXVN)

Biển Đông:Hạm đội Nam Hải áp sát Philippines mang theo 48 quả tên lửa? – GDVN

14 Th5

 

(GDVN) – Website có lượng truy cập lớn thứ 2 Trung Quốc khi dẫn lại nguồn tin các tờ báo lớn nói trên thường xuyên giật tít gây sốc dư luận, khiến độc giả phải giật mình. Khi website đài tiếng nói Trung Quốc so sánh hải quân Trung Quốc – Philippines, QQ đưa lại với tít: “Hạm đội Nam Hải tiến sát Philippines mang theo 48 quả tên lửa!”
Căng thẳng trên bãi Scarborough vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt trên lĩnh vực báo chí truyền thông. Bắc Kinh một mặt thao thao bất tuyệt phải giải quyết tranh chấp thông qua giải pháp ngoại giao hòa bình, mặt khác lại liên tục cho các kênh truyền thông, báo chí nhà nước đăng tải những nội dung mang tính khiêu khích đối với Philippines.
Trong một loạt bài báo của CCTV, Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo, Giải phóng quân cho đến Pháp chế… ngày hôm qua và hôm nay, có rất nhiều nội dung mang tính khiêu khích, kích động  Philippines với những lời lẽ mang nặng tính răn đe, kẻ cả.
>>Biển Đông: Căng thẳng hiện tại và dự đoán tương lai >> Những hình ảnh mới nhất tại Biển Đông
Hải quân Trung Quốc (ảnh minh họa)

Thậm chí hãng tin QQ, website có lượng truy cập lớn thứ 2 Trung Quốc khi dẫn lại nguồn tin các tờ báo lớn nói trên thường xuyên giật tít gây sốc dư luận, khiến độc giả phải giật mình. Khi website đài tiếng nói Trung Quốc so sánh hải quân Trung Quốc – Philippines, QQ đưa lại với tít: “Hạm đội Nam Hải tiến sát Philippines mang theo 48 quả tên lửa!”
Tờ Giải phóng quân và Bắc Kinh buổi chiều đều đưa ra những so sánh tương quan thực lực quân sự giữa Trung Quốc với Philippines và họ bình luận, Manila mà đối đầu với Trung Quốc chẳng khác nào lấy trứng chọi đá.

Nói đến sức mạnh quân sự, người ta nhắc đến đầu tiên chính là hệ thống vũ khí, đặc biệt là vũ khí chiến lược của một quốc gia. Trong khi Philippines sở hữu 41 chiếc xe tăng chủ chiến thì con số này ở phía Trung Quốc là 7500 chiếc, Philippines có 559 xe thiết giáp thì Trung Quốc nắm trong tay 7700 chiếc.
Nhắc đến sức mạnh hải quân, trong khi Bắc Kinh đang có 63 chiếc tàu ngầm đang hoạt động trong biên chế thì Philippines hiện không có chiếc nào. Hệ thống hỏa tiễn, tên lửa đa nòng Trung Quốc có 2600 dàn, Philippines không có. Hiện tại quân đội Trung Quốc đang có 25000 khẩu trọng pháo, Philippines có 309 khẩu.
>> Biển Đông: Căng thẳng hiện tại và dự đoán tương lai
Giới truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh thêm, dù không đối đầu với Bắc Kinh thì thực lực quân sự của Manila cũng thuộc hàng lạc hậu trong khối ASEAN, nên ngoài khả năng Philippines “phán đoán nhầm sức mạnh của Trung Quốc” thì còn một nguyên nhân nữa, đó là có sự hỗ trợ từ Mỹ nên “Manila mới dám khiêu khích Trung Quốc”.
Mổ xẻ về sức mạnh quân sự của Philippines, giới phân tích, bình luận quân sự Trung Quốc cho rằng cái mà Manila đang bám vào là hiệp ước đảm bảo an ninh Mỹ – Philippines cũng sẽ không giúp ích gì nhiều cho Philippines.
Hạm đội Nam Hải tập trận khép gọng kìm uy hiếp Philippines

Nguyên nhân được giới phân tích Trung Quốc đưa ra là rất ít khả năng Mỹ sẽ lựa chọn Trung Quốc hay đứng hẳn về phía Philippines nếu xung đột xảy ra mà thay vào đó, Washington lựa chọn giải pháp viện trợ quân sự cho Manila thay vì đối đầu với Bắc Kinh.

Hiện tại, với tình hình nền kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái, ngân sách quốc phòng không “dồi dào” như trước cộng với “trình độ hạn chế” của quân đội Philippines (theo Quân giải phóng – PV) trong lĩnh vực tiếp nhận viện trợ quân sự, Philippines chỉ có thể nhận được hàng “second hand” mà Mỹ thải ra mà thôi, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc nhận định.
>> Biển Đông: Căng thẳng hiện tại và dự đoán tương lai >> Những hình ảnh mới nhất tại Biển Đông
Hồng Thủy