Tag Archives: Thái Lan

Thế giới 24h: Cựu Thủ tướng Thái Lan bị bắt

24 Th5

 

– Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra bị bắt giữ; Philippines và Indonesia ký thỏa thuận phân định biên giới trên biển… là các tin nóng.

TIN LIÊN QUAN

 

Nổi bật

Theo hãng tin BBC, chính phủ quân sự Thái Lan hôm 23/5 đã tiến hành bắt giữ cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra và một vài thành viên trong gia đình bà, cùng với một số chính khách.

Trước đó quân đội Thái Lan đã ra lệnh cho bà Yingluck, một số thành viên nhà Shinawatra và các chính trị gia chính phủ bị lật đổ tới trình diện ở câu lạc bộ lục quân ở thủ đô Bangkok.

Thái Lan, thủ tướng, đảo chính, Yingluck Shinawatra
Bà Yingluck Shinawatra, cựu Thủ tướng Thái Lan. (Ảnh: Reuters)

Bà Yingluck bị giam ở câu lạc bộ này trong nhiều giờ rồi được đưa đến một điểm bí mật. Reuters dẫn lời một sỹ quan quân đội cấp cao cho hay, chị gái và anh rể bà Yingluck cũng bị bắt.

“Chúng tôi đã bắt giữ bà Yingluck, chị gái và anh rể của bà”, viên sỹ quan cao cấp trên cho hay. Hai người thân này của bà Yingluck đều từng nắm giữ những chức vụ chính trị hàng đầu.

Sau khi tuyên bố đảo chính, Chính phủ quân sự Thái Lan đã triệu tập hơn 100 nhân vật cấp cao trình diện, bao gồm toàn bộ thành viên trong chính phủ bị lật đổ và cả các thủ lĩnh đối lập.

Quân đội Thái Lan giải thích rằng việc triệu tập này là để bảo vệ tính mạng người dân, ngăn chặn xung đột leo thang và đưa tình hình đất nước Thái Lan sớm trở lại trạng thái bình thường.

Cũng trong ngày 23/5, quân đội Thái Lan đã ra tuyên bố cấm 155 người trong đó có nhiều quan chức trong nội các của chính phủ cũ xuất cảnh, trừ phi được sự cho phép của quân đội.

Tin vắn

– Một ủy ban của Hội đồng Bảo an đã liệt nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram vào danh sách các tổ chức có quan hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda.

– Theo đại diện tự vệ Slavyansk, chiều 23/5, quân đội và an ninh Ukraina tiếp tục pháo kích vào thành phố, gây nhiều hư hại về nhà cửa cho người dân địa phương.

– Ít nhất 5 người thiệt mạng trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraina, giữa lực lượng dân quân ủng hộ Nga và binh lính Ukraina, gần thành phố Donetsk hôm 23/5.

– Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin cho biết, Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng một cây cầu lớn bắc qua dòng sông Tumen đến CHDCND Triều Tiên.

– Tổng thống Philippines và Indonesia chứng kiến lễ ký thỏa thuận giải quyết tranh chấp đường biên giới biển sau nỗ lực đàm phán giữa hai nước trong suốt 20 năm.

– Triều Tiên bác bỏ cáo buộc của Hàn Quốc cho rằng, quân đội Triều Tiên đã nã pháo gần tàu Hàn Quốc tại khu vực ranh giới trên biển ở Hoàng Hải hôm 22/5.

– Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết sẽ tôn trọng kết quả cuộc bầu cử tổng thống Ukraina ngày 25/5 tới. Tuy nhiên ông cảnh báo Ukraina đã rơi vào nội chiến.

– Theo hãng thông tấn Kyodo, các nhân viên cảnh sát Trung Quốc ngày 23/5 đã lần đầu tiên mang theo súng tuần tra các ga tàu điện ngầm chính ở thủ đô Bắc Kinh.

– Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear, đã hối thúc Việt Nam và Trung Quốc kiềm chế để không xảy ra một cuộc xung đột lớn.

– Với 303 phiếu ủng hộ trên 121 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 23/5 đã thông qua bản dự luật cải cách hoạt động do thám của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA).

Tin ảnh

Thái Lan, thủ tướng, đảo chính, Yingluck Shinawatra
Người dân Bangkok biểu tình phản đối cuộc đảo chính. (Ảnh: Reuters)

Phát ngôn

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 22/5 tuyên bố sẽ ủng hộ việc Việt Nam dùng biện pháp pháp lý với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp, sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 ở biển Đông.

“Mỹ ủng hộ việc sử dụng ngoại giao cùng những biện pháp hòa bình khác để quản lý và giải quyết các bất đồng, trong đó có việc tận dụng trọng tài hoặc các cơ chế pháp lý quốc tế khác”, phát ngôn viên Nhà Trắng Patrick Ventrell nói.

Sự kiện

William Ginber (24/5/1540 – 30/11/1603) là nhà khoa học lỗi lạc của Anh quốc. Ông là người có những công trình nghiên cứu mở đầu về hiện tượng từ tính.

Lê Minh

 

NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ở THÁI LAN – BS

20 Th2
 

Posted by News on February 19th, 2014

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)

Thứ Hai, ngày 17/02/2014

(Mạng “Nghiên cứu các vấn đề quốc tế”, Trung Quốc, ngày 8/2)

Cuộc khủng hoảng chính trị mới ở Thái Lan đã kéo dài được 3 tháng. Từ ngày 13/1, phe đối lập đã cố gắng ép Chính quyền Yingluck Shinawatra phải từ chức với phương thức chiếm lĩnh Bangkok, ép chính phủ ngừng hoạt động, đồng thời gây trở ngại cho công tác bầu cử ở bên ngoài chính phủ. “Phe Áo đỏ” ủng hộ chính phủ cũng tiến hành biểu tình nhiều nơi ở Bangkok. Đến ngày 27/1, phía quân đội vẫn luôn giữ thái độ trung lập. Cục diện chính trị rối loạn ở Thái Lan kéo dài đến hiện nay, Thaksin mặc dù đóng vai trò vô cùng then chốt nhưng đây tuyệt đối không phải là “cá nhân đã thay đổi lịch sử”.

 

Nếu phân tích sâu hơn, mâu thuẫn giữa phe “chống đối Thaksin” và “ủng hộ Thaksin” chỉ là hiện tượng bên ngoài. Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan có nguyên nhân căn bản sâu sắc và đặc biệt của nó.

Thứ nhất, sự đối lập căn bản về lợi ích giai cấp. “Phe chống đối Thaksin” là tầng lớp tinh hoa mà chủ yếu là chính khách địa phương, doanh nghiệp và các nhóm chính trị, quan chức và một bộ phận giai cấp trung lưu thành phố, họ là lực lượng trụ cột của cấu trúc chính trị tinh hoa truyền thống Thái Lan; phe “ủng hộ Thaksin” là tầng lớp bình dân chủ yếu là nông dân ở phía Đông Bắc, họ theo đuổi cấu trúc chính trị “mô hình toàn dân” cân bằng và công bằng hơn. “Phe chống đối Thaksin” là những người được lợi từ thể chế chính trị tinh hoa truyền thống của Thái Lan trong khi “phe ủng hộ Thaksin” lại coi chính sách mà Thaksin thực hiện trong thời gian cầm quyền là đại diện cho lợi ích của họ.

Mặc dù từ những năm 1960 đến nay kinh tế Thái Lan phát triển rất nhanh, được coi là một trong “4 con rồng nhỏ” Đông Á, đứng vào hàng các nước có mức thu nhập trung bình, hơn nữa tỉ lệ đói nghèo giảm đi đáng kể, nhưng dưới thể chế chính trị tinh hoa truyền thống, Thái Lan đã thực hiện chính sách kinh tế “coi trọng thành thị, xem nhẹ nông thôn” trong thời gian dài, tầng lóp nông dân không được chia sẻ lợi tức phát triển về kinh tế-xã hội của đất nước, dẫn tới khoảng cách giàu nghèo ở trong nước, ở thành thị và các khu vực ngày càng cách xa, hệ số Gini nằm trong khoảng 0,5 gần 20, 30 năm nay. Đồng thời về chính trị, tầng lớp nông dân cũng bị vứt bỏ ngoài thể chế chính trị tinh hoa thời gian dài, vừa không có bất cứ quyền phát ngôn nào về chính trị, vừa không có ý thức và đòi hỏi chính trị rõ ràng, tầng lớp nông dân chiếm gần 70% dân số Thái Lan trở thành “đa số thầm lặng”.

Do vậy, Thaksin đã đưa ra “chính sách dân túy” với mục đích thực sự cải thiện mức sống của tầng lớp nông dân, đồng thời nâng cao có hiệu quả năng lực sản xuất của họ, mục đích cuối cùng là phá vỡ hiện trạng kinh tế tự nhiên của nông thôn Thái Lan, mở ra kinh tế thị trường ở nông thôn, để người nông dân hội nhập rộng rãi hơn vào tiến trình đô thị hóa, xóa bỏ về căn bản khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, làm dịu mâu thuẫn trong nước do phân phối lợi ích mất cân bằng gây ra.

Chính sách của Thaksin đã nhận được sự ủng hộ tích cực và bảo vệ kiên quyết của nông dân, làm cho Thaksin và tập đoàn tài chính mới do ông ta làm đại diện giành được nguồn lực chính trị vô tận. Năm 2005, đảng Người Thái yêu người Thái do Thaksin lãnh đạo có 14.080.000 đảng viên, chiếm hơn 1/5 dân số Thái Lan. Sau hai lần thắng cử vào năm 2001 và 2005, đảng Người Thái yêu người Thái trở thành chính đảng một mình thành lập nội các đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, tỉ lệ số ghế quốc hội lên tới 75,4%. Đồng thời, chính sách của Thaksin cũng đã dẫn tới sự thay đổi về chất trong cơ cấu quyền lực chính trị của Thái Lan, tầng lớp bình dân do nông dân làm chủ lần đầu tiên được coi là lực lượng chính trị độc lập thực sự bước lên sân khấu chính trị.

Sự đòi hỏi lợi ích kinh tế của tầng lớp bình dân và sự trỗi dậy của các lực lượng chính trị chắc chắn sẽ mang lại sức ép to lớn cho lợi ích chính trị và kinh tế đã có của tầng lớp tinh hoa. Đồng thời, giá thành cải cách của Thaksin trên thực tế cũng chủ yếu được đẩy sang cho tầng lớp tinh hoa, vì vậy họ càng hết sức bất mãn.

Thứ hai, sự bất cân bằng về cấu trúc lực lượng chính trị. Để ngăn chặn tình trạng tranh giành quyền lợi chính trị của tập đoàn quân sự và tình trạng lạm quyền của các chính khách địa phương, Thái Lan đã ban hành “Hiến pháp năm 1997”, quy định Quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện, được bầu cử trực tiếp. Việc cải cách chế độ, đặc biệt là cải cách chế độ bầu cử như vậy rất có lợi cho sự phát triển của các đảng lớn, do đó đã phá vỡ cấu trúc quyền lực của chính trị tinh hoa truyền thống, tạo cơ hội trỗi dậy về chính trị cho tập đoàn tài chính mới do Thaksin đứng đầu.

Tập đoàn này trước tiên đã thực hiện trỗi dậy về kinh tế vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, chủ yếu dựa vào vốn hoặc các ngành nghề mới nổi. Vì vậy, tuy họ có mối liên hệ chằng chịt với tầng lớp tinh hoa chính trị truyền thống nhưng có sự khác biệt rõ rệt về phạm vi ngành nghề, kênh góp vốn và quan điểm kinh doanh, lợi ích kinh tế làm cho tập đoàn này rất cần một thị trượng thống nhất trên cả nước nhằm xóa bỏ ngăn cách giữa thành thị và nông thôn, vì vậy tư duy chính trị của tập đoàn này có lực ly tâm xa rời truyền thống.

Nhờ sự ủng hộ về tiền vốn dồi dào, số lượng lớn phiếu bầu của nông dân do “chính sách dân túy mang lại, chế độ của “Hiến pháp năm 1997” có lợi, cộng với kinh tế Thái Lan xuống dốc sau cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á năm 1997, sự mong đợi vai trò lãnh đạo của người hùng về kinh tế như Thaksin, tập đoàn Thaksin gặp được thiên thời địa lợi, lực lượng nhanh chóng mở rộng. Tập đoàn Thaksin không những trở thành chính đảng “một đảng cầm quyền” đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, mà còn tìm cách lợi dụng sức mạnh nguồn vốn dồi dào của mình tiến hành thâm nhập vào các cơ quan độc lập khác, mở rộng quyền lực của nội các và thủ tướng, cộng với phong cách cầm quyền theo kiểu người hùng và phương thức cải cách cấp tiến của Thaksin, đã phá vỡ hoàn toàn cấu trúc quyền lực của chính trị tinh hoa truyền thống. Do đó năm 2006, lực lượng “chống đối Thaksin” đã liên kết với nhau phát động đảo chính lật đổ Thaksin, và trong 8 năm sau đó dùng mọi cách dốc toàn lực chèn ép tập đoàn Thaksin ngóc đầu dậy.

Tuy nhiên, do ý thức tham gia chính trị của nông dân lên cao và sự nổi lên như là lực lượng chính trị độc lập của họ, Thái Lan chắc chắn không thể trở lại sự cân bằng dưới cấu trúc chính trị tinh hoa truyền thống.

Thứ ba, sự khiếm khuyết của thể chế chính trị dân chủ. Sở dĩ các phe phái có thể giữ được cân bằng dưới nền chính trị tinh hoa truyền thống là nhờ vai trò điều tiết của các nhân tố chính trị và xã hội truyền thống như chế độ bảo hộ theo chiều dọc, quan hệ chính trị-thương mại cũng như lời kêu gọi của Nhà Vua là tối cao. Tuy nhiên, sau khi các tập đoàn chính trị và lực lượng chính trị mới trỗi dậy như tập đoàn tài chính mới và nông dân, thể chế chính trị hiện hành của Thái Lan lại không có cơ chế và khả năng tiến hành phối hợp giữa họ với các lực lượng truyền thống. Nói cách khác, thể chế chính trị dân chủ hiện nay của Thái Lan thiếu sự đảm bảo chế độ mạnh mẽ ở phương diện phối hợp đòi hỏi lợi ích và chủ trương chính trị của các phe phái, lực lượng phối hợp duy nhất có thể dựa vào chính là quyền uy của Nhà Vua. Do đó, trong tình hình mong muốn lợi ích đối lập nhau về căn bản, giữa nhà cầm quyền và phe đối lập là một “trò chơi được mất ngang nhau” hoàn toàn, không thể tiến hành hiệp thương, càng không thể thỏa hiệp và nhượng bộ lẫn nhau thông qua kênh thể chế chính trị dân chủ. Phương thức duy nhất để họ thực hiện mong muốn chỉ là các biện pháp ngoài thể chế như biểu tình trên đường phố hoặc đảo chính quân sự.

Vì vậy, xét từ góc độ lịch sử, những rối ren chính trị lặp đi lặp lại theo chu kỳ ở Thái Lan mấy năm gần đây là giai đoạn buộc phải trải qua trong quá trình hiện đại hóa chính trị ở nước này. Tuy nhiên, những tổn thất chính trị và kinh tế do tình trạng rối ren mang lại không những quá lớn, mà còn ảnh hưởng tới sự ổn định và phồn vinh của khu vực, khiến cho Thái Lan có thể để lỡ cơ hội tốt phát triển nhanh./.

 

Thế giới 24h: Thái Lan đã hết chịu nổi?

22 Th1

– Thái Lan quyết định áp dụng tình trạng khẩn cấp đối với Bangkok và một số tỉnh lân cận; Xung đột tại Ukraine tiếp tục diễn biến căng thẳng… là những tin nóng.

Nổi bật

Tối qua (ngày 21/1), Chính phủ Thái Lan đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp, bắt đầu từ ngày 22/1, ở toàn bộ thủ đô Bangkok, và một số tỉnh ngoại vi như Samutprakan, Nonthaburi và Pathumthani.

Theo thông báo từ phía Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan tạm quyền Surapong Tovichakchaikul, việc áp dụng sắc lệnh tình trạng khẩn cấp nói trên sẽ có hiệu lực trong vòng 60 ngày.

Thái Lan, biểu tình, chính phủ, khẩn cấp, sắc lệnh, giới hạn
Biểu tình tại Thái Lan vẫn căng thẳng. (Ảnh: News)

Căn cứ vào sắc lệnh khẩn cấp, những cơ quan an ninh sẽ có quyền ban bố lệnh giới nghiêm, bắt giữ những nghi can không cần trát tòa, kiểm duyệt truyền thông, cấm tụ tập chính trị (biểu tình) hơn 5 người..

Phó Thủ tướng Surapong Tovichakchaikul khẳng định, việc ban bố tình trạng khẩn cấp là điều cần thiết, nhằm đối phó với phong trào chiếm đóng Bangkok, do lực lượng biểu tình của phe đối lập tiến hành.

“Chính phủ tạm quyền đã quyết định áp đặt sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp nhằm giám sát tình hình và thực thi luật pháp”, ông Surapong Tovichakchaikul đã nhấn mạnh trong khi thông báo sắc lệnh nói trên.

Dù vậy, thủ tướng Yingluck Shinawatra tuyên bố chính phủ không có ý định đối đầu với lực lượng biểu tình. “Chúng tôi sẽ đàm phán hòa bình với người biểu tình theo các tiêu chuẩn quốc tế”, bà khẳng định.

Trong lúc đó, biểu tình ở Bangkok vẫn tiếp diễn. Hôm qua thủ lĩnh Suthep Thaugsuban đã trực tiếp xuống đường để thuyết phục người dân thủ đô ủng hộ, cho việc lật đổ cái mà ông gọi là “chế độ Thaksin”.

Ông Suthep đã tuyên bố rằng, người biểu tình sẽ giành chiến thắng trước khi cuộc bầu cử ngày 2/2 diễn ra, bởi phần lớn các cơ quan chính quyền ở miền Nam đã bị người biểu tình phong tỏa và chiếm giữ.

Tin vắn

– Theo hãng tin Reuters, Liên minh châu Âu chấp nhận gửi 400 – 600 binh sĩ đến Cộng hòa Trung Phi để hỗ trợ nước này chấm dứt tình trạng bạo lực đang ngày càng nghiêm trọng.

– Ngay sau khi Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon rút lời mời Iran dự Hội nghị Geneva 2 tại Thụy Sĩ bàn về vấn đề Syria, phe đối lập Syria đã xác nhận sẽ tham dự hội nghị.

– Theo các hãng tin nước ngoài ngày 21/1, Bộ Nông nghiệp Philippines đã quyết định ban hành lệnh cấm nhập khẩu gia cầm, và các sản phẩm liên quan tới gia cầm của Trung Quốc.

– Ngày 21/1, xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động tại thủ đô Kiev của Ukraine, kéo dài sang ngày thứ ba, bất chấp việc luật cấm biểu tình bắt đầu có hiệu lực.

– Chính phủ Mỹ ngày 21/1 đã đề nghị CHDCND Triều Tiên cho phép Đặc sứ Robert King đến quốc gia này, nhằm thương thảo việc phóng thích nhà truyền giáo Mỹ Kenneth Bae.

– Ngày 21/1, Pakistan đã điều phản lực và trực thăng chiến đấu tấn công các điểm tình nghi là căn cứ của phiến quân Taliban ở khu vực tây bắc, tiêu diệt ít nhất 25 phần tử tình nghi.

– Truyền hình nhà nước Syria đưa tin, ngày 21/1, một máy bay chở một phái đoàn tới Thụy Sỹ dự hội nghị về Syria đã “không được tiếp nhiên liệu”, khi đáp xuống sân bay ở Athens.

– Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng, quốc gia này không chấp nhập có sự xuất hiện của những cường quốc hạt nhân mới.

– Tổng cộng 46 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cảnh báo công dân nước mình không đi du lịch tới Thái Lan trong bối cảnh các vụ biểu tình chống chính phủ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

– Ngày 21/1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Nga và Nhật sẽ sớm bắt đầu đàm phán để đi đến một hiệp ước hòa bình. Tổng thống Nga Putin cũng đã nhận lời thăm Nhật.

– Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra vừa treo thưởng số tiền lên tới 10 triệu baht (304.640 USD) cho người nào bắt được nghi phạm ném lựu đạn vào đám đông biểu tình.

– Ngày 21/1, New Delhi (Ấn Độ) đã bị tê liệt khi Thủ hiến bang Delhi Arvind Kejriwal và những người ủng hộ đảng AAP phong tỏa các ngả đường, phản đối chính phủ trung ương.

Tin ảnh

Thái Lan, biểu tình, chính phủ, khẩn cấp, sắc lệnh, giới hạn
Bão tuyết tại New York, Mỹ. (Ảnh: THX)

Phát ngôn

Ngoại trường Nga Sergei Lavrov nói rằng, tình hình xung quanh Triều Tiên không thể là cái cớ để Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực.

Kỷ niệm

Ngày 22/1/2007, ít nhất 88 người thiệt mạng khi hai chiếc xe chở bom phát nổ ở chợ Bab Al-Sharqi, trung tâm thủ đô Baghdad của Iraq.

Thanh Vân (tổng hợp)

Thế giới 24h: Hỗn loạn ở Thái Lan

16 Th1
– Người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan tiếp tục chiến dịch đóng cửa Bangkok; Đánh bom đẫm máu hàng loạt ở Iraq… là những tin nóng trong ngày.

Nổi bật

Sau cuộc họp với các đảng phái hôm 15/1, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố, cuộc bầu cử dự kiến diễn ra trong chưa đầy ba tuần tới không bị trì hoãn, bất chấp áp lực mạnh từ phe đối lập.

Theo bà Yingluck, phần lớn đại diện các đảng phái tham dự cuộc đối thoại này đều đã bác bỏ đề xuất hoãn bầu cử của Ủy ban Bầu cử. Do đó, Chính phủ và Ủy ban Bầu cử không có quyền trì hoãn bầu cử.

Thái Lan, Bangkok, biểu tình, chính phủ, Yingluck Shinawatra, Abhisit Vejjajiva

Bạo động đã xảy ra trong biểu tình ở Thái Lan. (Ảnh: Guardian)

Trong khi đó, bạo lực đã gia tăng đến mức đáng lo ngại trong ngày thứ ba của làn sóng biểu tình nhằm “đóng cửa thủ đô Bangkok”, khi một loạt những vụ nổ súng và đánh bom đã xuất hiện ở một số khu vực.

Rạng sáng ngày 15/1, tư dinh cựu Thủ tướng Thái Lan kiêm lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập Abhisit Vejjajiva đã bị ném chất gây cháy nổ, làm hư hỏng một vài tài sản, nhưng không gây thương vong về người.

Tờ Bangkok Post dẫn nguồn tin từ lực lượng cảnh sát Thái Lan cho biết, vụ nổ làm hư hại mái nhà và phá vỡ nhiều cửa sổ. Khi vụ nổ xảy ra, ông Abhisit và những thành viên gia đình ông đều không có ở nhà.

Trong khi đó tại cầu Hua Chang gần trung tâm mua sắm MBK, một trong những điểm nóng, tập trung chính của lực lượng biểu tình chống chính phủ đã xảy ra nổ súng khiến ít nhất 2 người biểu tình bị thương.

Cũng trong ngày thứ ba của cuộc biểu tình “đóng cửa Bangkok”, một chiếc xe buýt vốn dùng để chở người biểu tình chống chính phủ từ tỉnh Phatthalung lên Bangkok đã bị đốt cháy nhưng không ai bị thương.

Tuy nhiên hàng ngàn người biểu tình vẫn tuần hành. Lãnh đạo phe biểu tình tiếp tục kêu gọi người dân đóng cửa các trụ sở chính quyền, cắt điện nước tư dinh bà Yingluck và nội các của bà trong 2-3 ngày tới.

Tin vắn

– Mặc dù Ai Cập đã điều hàng trăm binh sỹ, cảnh sát bảo vệ an ninh ngày đầu tiên trưng cầu dân ý Hiến pháp mới, nhưng vẫn có bạo động làm ít nhất 11 người chết, 28 người bị thương.

– Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục sa thải và cách chức hàng loạt cảnh sát tại nhiều tỉnh, thành phố, trong nỗ lực đẩy mạnh thanh lọc lực lượng an ninh, sau khi xảy ra cuộc điều tra bê bối tham nhũng.

– Qin Guogang, hiệu phó trường đảng ở tỉnh Thiểm Tây, vừa bị đình chỉ chờ điều tra, sau khi các bức ảnh một nam giới khỏa thân giống ông Qin xuất hiện trên mạng, Tân Hoa xã cho hay.

– Sáng 15/1, lực lượng chống khủng bố Nga đã tiêu diệt hai đối tượng khủng bố và thu giữ nhiều vũ khí trong chiến dịch đặc biệt được triển khai tại Khasavyurt, CH Dagestan thuộc Nga.

– Phần cổng chính nhà thờ ở làng Deir Istiya, khu vực Bờ Tây đã bị đốt cháy sáng 15/1. Cư dân Palestine cho rằng, vụ tấn công do những người định cư Do Thái sinh sống gần đó gây ra.

– Một tàu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã đâm chìm một tàu đánh cá ở ngoài khơi tỉnh Hiroshima, khiến 2 người đang trong tình trạng nguy kịch, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay.

– Tại Hội nghị tài trợ quốc tế cho Syria lần thứ hai diễn ra ở Kuwait ngày 15/1, các nhà tài trợ đã cam kết viện trợ nhân đạo gần 1,3 tỷ USD cho các nạn nhân của cuộc nội chiến tại Syria.

– Kenya mở phiên tòa xét xử bốn bị cáo bị buộc tội trợ giúp cho các tay súng của phiến quân Shebab tấn công trung tâm mua sắm Westgate tại thủ đô Nairobi, giết chết ít nhất 67 người.

– Bộ trưởng Quốc phòng Moshe Yaalon của Israel đã lên tiếng xin lỗi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, sau khi cáo buộc ông Kerry có một “sự ám ảnh” về tiến trình hòa bình ở Trung Đông.

– Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, nước này đang phát triển công nghệ hạt nhân, vì mục đích hòa bình và không tìm cách chế tạo các vũ khí hạt nhân, theo Press TV ngày 15/1.

– Hàng loạt vụ đánh bom đã làm rung chuyển thủ đô Baghdad và khu vực phía Bắc thủ đô của Iraq trong ngày 15/1, khiến cho ít nhất 39 người thiệt mạng và làm hơn 70 người bị thương.

– Ngày 15/1, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã kêu gọi đảng đối lập chấm dứt tẩy chay quốc hội, đồng thời nhấn mạnh, cánh cửa vẫn để ngỏ cho những cuộc đối thoại với phe đối lập.

Tin ảnh

Thái Lan, Bangkok, biểu tình, chính phủ, Yingluck Shinawatra, Abhisit Vejjajiva

Người dân Australia vật vã trong nắng nóng. (Ảnh: News)

Phát ngôn

Hôm 14/1, các Hạ nghị sỹ Mỹ phụ trách vấn đề châu Á và hàng hải đã tổ chức một phiên điều trần về phản ứng của Mỹ đối với những động thái gần đây ở Đông Á của Trung Quốc.

Nghị sĩ đảng Dân chủ Ami Bera của bang California cho rằng, “những động thái dọa nạt và khiêu khích của Trung Quốc nhằm đòi chủ quyền biển đảo là không thể chấp nhận được”.

Sự kiện

Ngày 16/1/2006, bà Ellen Johnson Sirleaf nhậm chức Tổng thống Liberia. Bà trở thành nữ nguyên thủ đầu tiên được chọn qua bầu cử dân chủ ở châu Phi.

Thanh Vân(tổng hợp)

Thư ngỏ về việc đại học Thái Lan trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng – RFA

27 Th6

Thư ngỏ về việc đại học Thái Lan trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng     

2013-06-25T112918Z_1013038772_GM1E96P1HV401_RTRMADP_2_THAILANDThủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đón tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bangkok ngày 25/6/2013.

REUTERS/Chaiwat Subprasom

Một số nhà hoạt động ở khu vực và quốc tế đã ký tên vào một bức thư ngỏ phản đối việc Đại học Thammasat của Thái Lan, hôm nay 26/06/2013, trao bằng Tiến sĩ danh dự cho tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hiện đang viếng thăm Thái Lan.

 

Trong bức thư ngỏ đề ngày 24/06, gởi Phân Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Thammasat, cũng như gởi cho các trường đại học khác của Thái Lan và các tổ chức, cơ quan báo chí của Thái Lan, đại diện của các trang mạng của người Việt, của các tổ chức nhân quyền khu vực và quốc tế, như trang mạng Danlambao, tổ chức Các nhà Bảo vệ Nhân quyền của Philippines, hội Finnish Asiatic Society của Phần Lan… bày tỏ mối quan ngại của họ về việc Phân viện Khoa học Chính trị, Đại học Thammasat hôm nay trao bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Phú Trọng và yêu cầu xét lại quyết định này.

Lý do là vì, theo bức thư ngỏ, Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng đã « trì hoãn mọi cải cách chính trị và gia tăng đàn áp mỗi khi cảm thấy có những khát vọng về dân chủ và tự do của người dân trong thời đại toàn cầu hóa ».

Bức thư ngỏ nhắc lại tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp vào tháng 2 vừa qua, lên án những người đòi đa nguyên đa đảng, đòi phi chính trị hóa quân đội, tham gia biểu tình, khiến kiện là « suy thoái đạo đức ».

Kể từ sau tuyên bố đó của tổng bí thư đảng, chính quyền Việt Nam đag gia tăng đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ, như vụ xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào tháng 5 về tội « tuyên truyền chống Nhà nước », hay vụ xử luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 09/07 tới.

Bức thư ngỏ đặt câu hỏi, làm sao một người như ông Nguyễn Phú Trọng có thể được tôn vinh bởi một trong những trường đại học lâu đời nhất ở Thái Lan, một trường « vẫn  giáo dục và cổ vũ sinh viên sống theo triết lý của giá trị dân chủ và công bằng xã hộì » ?

Những người ký tên vào thư ngỏ quan ngại rằng việc Đại học Thammasat trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng có thể bị hiểu lầm là ủng hộ cho những kẻ cầm quyền độc tài và chuyên đàn áp.

Mỹ-Thái Lan tái khẳng định quan hệ quân sự – VOA

16 Th11

Mỹ-Thái Lan tái khẳng định quan hệ quân sự

 

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Sukampol Suwannathat bắt tay sau khi ký thỏa thuận, 15/11/12

Ron Corben

15.11.2012

BANGKOK — Hoa Kỳ và Thái Lan tái khẳng định các quan hệ quân sự lâu năm với nhau bằng một thỏa thuận ký tại Bangkok trong chặng dừng chân của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta trong chuyến công du Châu Á của ông. Thỏa thuận mới có mục đích tăng cường vai trò của quân đội Thái Lan trong nền an ninh khu vực và an ninh hàng hải.

Hàng quân danh dự nghênh đón Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta hôm thứ Năm tới Bộ Quốc phòng Thái Lan, giữa lúc 2 nước tái khẳng định một thỏa thuận quân sự đã ký 50 năm về trước, từ thời chiến tranh Việt Nam.

Nói chuyện với các nhà báo, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Sukampol Suwannathat nói rằng tuyên bố chung mà hai bên đã thỏa thuận là một sự tái khẳng định các quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác quân sự Thái-Mỹ. Ông Sukampol nói thỏa thuận không đưa ra bất kỳ sáng kiến mới hoặc thêm bất cứ đặc quyền nào giữa hai nước.
 
Tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Leon Panetta nói rằng thỏa thuận đó nhằm mục đích đối phó với những thách thức do các thảm họa thiên nhiên hay nhân tạo gây ra, cũng như các mối đe dọa xuyên quốc gia, và có liên quan tới các vấn đề an ninh hàng hải mà thế giới đã chứng kiến trong những năm gần đây. Bộ trưởng Leon Panetta phát biểu:

 “Hôm nay Bộ trưởng Sukampol và tôi đã đưa liên minh song phương đi vào thế kỷ 21 bằng cách cổ vũ một viễn kiến chung sẽ giúp lót đường cho các quan hệ quân sự chặt chẽ hơn nữa giữa lúc chúng ta phải thích nghi với các mối đe dọa và thách thức chung, mà chúng ta sẽ cùng nhau đối phó trong khu vực này và trong tương lai.”
 
Thỏa thuận bao gồm các lĩnh vực an ninh tại Đông Nam Á, hỗ trợ sự ổn định của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, củng cố tư thế sẵn sàng của các chiến dịch quân sự phối hợp, đồng thời tăng cường các quan hệ quốc phòng song phương.

Ông Panetta cho biết là thỏa thuận này cũng nhằm mục đích tăng cường vai trò của quân đội Thái Lan trong việc duy trì an ninh khu vực. Bộ trưởng Leon Panetta nói:

“Khi chúng tôi tập trung vào các lĩnh vực hợp tác, tôi muốn chuyển đi một thông điệp, rằng Hoa Kỳ vẫn cam kết sẽ giúp quân đội Thái Lan phát triển hơn nữa các khả năng vốn đã gây nhiều ấn tượng, để lực lượng này có thể nhận lãnh nhiều trách nhiệm lớn hơn nữa về an ninh trong khu vực này, đặc biệt liên quan tới an ninh hàng hải và cứu trợ nhân đạo cũng như trong các hoạt động gìn giữ hòa bình.”
 
Thỏa thuận quân sự năm 1962 đã được soạn thảo khi xảy ra chiến tranh và bất ổn chính trị ở Đông Nam Á, và được coi là để cản trở sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản. Thái Lan đã đóng một vai trò thiết yếu trong những năm chiến tranh Việt Nam, nhiều căn cứ không quân Thái Lan đã được sử dụng để phát động các cuộc không kích của Mỹ.
 
Hai nước tái khẳng định liên minh quân sự giữa lúc Hoa Kỳ một lần nữa lại hướng sự tập trung về châu Á trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong các quan hệ kinh doanh và quân sự với Thái Lan.

Ông Panitan Wattanayagorn, một nhà khoa học chính trị thuộc Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, nói rằng giữ một thế cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ là một thách thức đối với Thái Lan. Ông Panitan giải thích:

“Đây là một thách thức khá khó khăn đối với Thái Lan, làm thế nào bảo đảm nước này không ngả quá sâu vào quỹ đạo của Mỹ, trong khi cùng lúc tiếp tục dự phần trong nhiều hoạt động hơn với Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh, trong nhiều năm sắp tới. Thái Lan vẫn phải duy trì những hoạt động đó hầu bảo đảm Trung Quốc không cảm thấy bị bỏ rơi. “
 
Ông Panitan nói nhìn tổng quát, thì hiệp ước đổi mới quan hệ với Hoa Kỳ khá “tích cực” đối với Thái Lan. Trung Quốc cũng được mời để cùng các lực lượng Hoa Kỳ và Thái Lan, tham gia các cuộc diễn tập quân sự thường niên được đặt tên là Cobra Gold tại Thái Lan.
 
Các nhà phân tích nói việc tái khẳng định hiệp ước Mỹ-Thái Lan cũng phản ánh những thực tế và thách thức mà Thái Lan có phần chắc sẽ phải đối mặt trong ngắn hạn, với một nền kinh tế công nghiệp hóa và đô thị cao độ, khác xa với xã hội nông nghiệp của nửa thế kỷ trước.

Thư của nông dân Việt Nam gởi Bà Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. – Bauxite

28 Th8

Thư của nông dân Việt Nam gởi Bà Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.

Hoàng Kim

( Kính nhờ Bauxite Việt Nam dịch và gửi giúp)

* “Là người Việt Nam lại yêu mến và kính trọng Bà Thủ tướng Thái Lan, mà không hề kính trọng và yêu mến Thủ tướng nước mình là một điều bất hạnh. Đau xót hơn nữa là bất hạnh này không phải của riêng tôi, mà của tất cả nông dân ViệtNam”.

Hoàng Kim

* Tác giả gửi bức thư này tới trang Bauxite Việt Nam với lời đề nghị dịch sang tiếng Thái Lan hoặc tiếng Anh. Trong khi chưa thể thực hiện việc dịch, chúng tôi xin đăng bản tiếng Việt để mong nhận được sự tri âm của bạn đọc xa gần đối với những lời “nhỏ máu” từ một nông dân chân chất của đồng bằng sông Cửu Long, nơi vựa lúa nuôi sống cả nước ta và làm giàu cho những nhóm lợi ích đang chễm chệ trên lưng họ.

Bauxite Việt Nam 

Kính thưa Bà Thủ tướngYingluck Shinawatra.

Là nông dân Việt Nam, nhưng nhìn thấy tấm lòng của Bà đối với nông dân Thái Lan tôi cảm thấy kính trọng và yêu mến Bà, tôi thường ao ước phải chi Bà là Thủ tướng Việt Nam thì nông dân Việt Nam đỡ khổ biết bao. Ước là ước vậy thôi, chứ người vừa có tài và vừa tận tâm với nông dân như Bà, nông dân ViệtNamchúng tôi có đốt hết đuốc tìm cũng không có.

Bà hiểu rõ: Muốn nâng cao đời sống cho nông dân phải tăng thu nhập cho nông dân, muốn tăng thu nhập cho nông dân phải tăng giá mua lúa. Chứ chẳng thể nâng cao đời sống của nông dân bằng mô hình nông thôn mới, hoặc chỉ có nghị quyết về tam nông.

Vì vậy, Bà đã nâng giá thu mua lúa của nông dân Thái Lan từ khoảng 10.000 bath lên 15.000 / bath / kg, tức lên khoảng 500 đô la Mỹ / tấn, chứ không làm như Chính phủ Việt Nam là cho tay chân bộ hạ Hiệp hội Lương thực Việt Nam mua lúa của nông dân để đầu cơ (gọi là tạm trữ) có 4.500 đồng / kg, tức khoảng 225 đô la Mỹ / tấn, rồi lại mỵ nông dân rằng sẽ ra quy chế mua lúa tạm trữ để hỗ trợ cho nông dân.

Bà đã thể hiện đúng tư cách Thủ tướng của nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới, là ấn định giá bán gạo cho thị trường, ai chấp nhận giá Bà ấn định thì mua không thì thôi, chứ không để những nước nhập khẩu gạo ép giá. Còn ở nước xuất khẩu gạo số 2 thế giới là ViệtNamngười ta bán gạo như bán vé số kiến thiết, tức phải đi năn nỉ mời từng khách hàng, cho nên bị khách hàng ép giá tận đáy mới chịu mua.

Bà nghĩ: Tổ chức Các quốc gia xuất khẩu dầu lửa (OPEC) có hơn 10 thành viên, khai thác khoảng 40% sản lượng dầu của thế giới, nhưng lại quyết định giá dầu trên thế giới, vì vậy, 2 nước Thái Lan và Việt Nam xuất khẩu khoảng 17 triệu tấn gạo hàng năm, chiếm khoảng 45-50% lượng gạo trên thị trường thế giới nên nếu hợp tác với nhau thì Thái Lan và Việt Nam có thể quyết định giá bán gạo trên thị trường thế giới.

Thế nhưng, trong nhiều năm nay, Bà thấy rất kỳ lạ: Nỗ lực của Thái Lan muốn thành lập liên minh xuất khẩu gạo với ViệtNam– để ấn định giá bán gạo cao có lợi cho nông dân hai nước –  lại luôn bị phía ViệtNamtừ chối.

Vì thế, năm 2011 và 2012 Bà đơn phương làm gương đi trước, bằng cách quyết giữ giá gạo 5% tấm ở mức cao trên 500 đô la Mỹ / tấn, và đưa ra giá mua lúa cho nông dân Thái Lan khoảng 500 đô la Mỹ / tấn.

Với sự đơn phương ấn định giá bán gạo xuất khẩu trên 500 đô la Mỹ / tấn, Bà đã gởi thông điệp rõ ràng cho Chính phủ Việt Nam trong việc ấn định giá bán lúa gạo cao, Bà tin chắc rằng ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ lo cho nông dân Việt Nam bằng cách bán gạo giá cao tiệm cận với giá gạo của Thái Lan.

 

Thế nhưng, Bà đã lầm: Chính phủ ViệtNam vẫn bán gạo xuất khẩu với giá dưới 400 đô la Mỹ / tấn.

 

Bà đã lầm: Vì ViệtNamchẳng hề trang bị đủ kho chứa lúa gạo, không có kho nên phải bán sang tay, tức là bán theo kiểu chụp giựt lấy lời đầu tấn, mặc kệ giá gạo xuất khẩu thấp nông dân thiệt. Chắc Bà không biết, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh làm 4 triệu tấn kho từ năm 2008 đến nay kho vẫn chưa có.

 

Bà đã lầm: Vì nghĩ rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lo cho nông dân ViệtNamnhư Bà lo cho nông dân Thái Lan, thực ra Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chi lo chống lạm phát, tức lo cho uy tín của Chính phủ của ông ta mà thôi.

 

Các chuyên gia hàng đầu của Chính phủ Việt Nam đưa ra cái gọi là “rổ hàng hóa” gì đó khẳng định: mọi mặt hàng nhu yếu như: xăng dầu, điện nước, phân bón, thuốc trừ sâu,… cứ tăng thoải mái không làm tăng lạm phát bao nhiêu, nhưng giá lương thực tăng sẽ làm tăng lạm phát một cách phi mã.

 

Một nước xuất khẩu 7 triệu tấn gạo một năm, lúa gạo thừa bán chẳng ai mua, mà tăng giá lúa gạo là tăng lạm phát phi mã, thiệt không thể hiểu nổi, các ông chuyên gia này chẳng phân biệt được việc tăng giá lương thực ở một nước xuất khẩu gạo, với việc tăng giá lương thực ở một nước nhập khẩu gạo (?!)

 

Ứng dụng lý thuyết kinh tế của các chuyên gia chắc tốt nghiệp hệ tại chức hoặc chuyên tu này vào thực tế, năm 2008 khi giá gạo thế giới tăng cao, giá bán gạo của Việt Nam lên đến 935 đô la Mỹ / tấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vội vã ký lệnh ngừng bán gạo để chống lạm phát. Để rồi… Sau đó… gạo không bán giá 935 đô la Mỹ / tấn mà được bán với giá dưới 400 đô la Mỹ / tấn mà không có người mua, nông dân mất trên 535 đô la Mỹ / tấn gạo (xin được giải thích cho Bà biết, ở Việt Nam có câu “dốt chuyên tu, ngu tại chức”).

 

Vậy là, từ năm 2008 đến giờ, nông dân Việt Nam phải đem cả xương và da của mình ra để đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam và cho nhân dân thế giới (thịt đã bị Hiệp hội Lương thực Việt Nam bóc lột hết rồi).

 

Xin Bà làm ơn giải thích cho ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rõ: Bà làm cách nào mà tăng giá mua lúa cho nông dân Thái Lan lên đến 500 đô la Mỹ / tấn mà không sợ tăng lạm phát, để ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đừng khống chế giá lúa của nông dân Việt Nam chúng tôi nữa.

Ở Thái Lan, nếu Bà gây thiệt hại cho nông dân cỡ đó chắc Bà phải mất chức, còn ở Việt Nam ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm cho nông dân mất 535 đô la Mỹ / tấn gạo nhưng chỉ cần phân trần với Quốc hội là xong, chẳng hề nói lời xin lỗi nông dân là những người bị ông ấy làm mất cả đống tiền.

Ở Thái Lan, nếu Bà không thực hiện lời hứa nâng giá mua lúa cao cho nông dân khi Bà ra tranh cử – những nông dân đã bỏ phiếu cho Bà – thì Hội Nông dân sẽ tập trung nông dân để kéo biểu tình phản đối yêu cầu Bà thực hiện lời hứa.

Ở ViệtNam, Ngày 23-12-2009 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị quyết số 63/NQ-CP “Về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”. Trong đó, để khuyến khích nông dân giữ đất lúa, Nghị quyết quy định: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người sản xuất lúa gạo, đảm bảo người sản xuất lúa gạo có lãi trên 30% so với giá thành sản xuất”.

Thế nhưng, năm 2010, khi giá lúa không đảm bảo cho nông dân lời 30% như Nghị quyết,  thì không hề có một hành động nào để thực hiện Nghị quyết số 63/ NQ-CP, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thản nhiên cho phép Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký Quyết định số 993/ QĐ-TTg “Về mua tạm trữ lúa, gạo hè thu năm 2010”. Quyết định này giao VFA mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu, bắt đầu thực hiện ngày 15-7-2010, nhưng không đưa ra giá thành sản xuất lúa, cũng như không ấn định giá thu mua lúa cho VFA, mà lại quy định: “Các doanh nghiệp thực hiện mua lúa, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh”.

Các doanh nghiệp mua “lúa, gạo tạm trữ theo cơ chế thị trường” nghĩa là họ muốn mua lúa giá bao nhiêu thì mua. Vì cơ chế thị trường lúa gạo là cơ chế mà trong đó Hiệp hội Lương thực ViệtNamđộc quyền lúa gạo của nông dân.

Khi giá lúa thấp hơn 30% so với giá thành Chính phủ không hề nâng giá mua lúa cho nông dân theo Nghị quyết, nhưng khi giá lúa gạo thế giới tăng cao giả sử nông dân lời trên 100% thì Chính phủ lại mặc nhận cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam mua lúa cho nông dân lời 30%, 70% còn lại Hiệp hội có quyền hợp pháp tước đoạt của nông dân.

Ở Thái Lan, hứa cuội kiểu đó, chắc chẳng yên thân với nông dân Thái Lan, còn ở Việt Nam, nông dân Việt Nam chẳng có cách nào có ý kiến trực tiếp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chứ đừng nói là gây áp lực, vì Hội Nông dân Việt Nam đâu phải của nông dân mà do các ông cán bộ của Chính phủ.

Đến đây, chắc Bà Thủ Tướng đã thấy rõ, điểm đặc thù – đặc biệt lạ – của Chính phủ Việt Nam là khống chế giá lúa gạo trong nước để chống lạm phát, và để khống chế giá lúa gạo trong nước, Chính phủ Việt Nam phải tìm mọi cách bán gạo xuất khẩu giá rẻ ra thị trường thế giới.

Thấy rõ bản chất khống chế giá lúa gạo của Chính phủ Việt Nam, Bà Thủ Tướng sẽ hiểu: vì sao nhiều năm nay Chính phủ Việt Nam không chấp nhận hợp tác với Chính phủ Thái Lan trong việc thành lập liên minh xuất khẩu gạo để ấn định giá gạo cao, và cũng giải thích vì sao trong năm 2012 này mặc dù Thái Lan cương Quyết bán gạo trên 500 đô la Mỹ / tấn, Việt Nam lại bán gạo cùng loại với giá từ 350 – 400 đô la Mỹ / tấn.

Tôi xin chia buồn và xin lỗi Bà vì Chính phủ nước tôi đã dùng 7 triệu tấn gạo mồ hôi nước mắt của nông dân chúng tôi, bán phá giá ra thị trường thế giới, gây khó khăn cho kế hoạch mua lúa giá cao cho nông dân Thái Lan của Bà.

Với tâm tình yêu mến và kính trọng Bà, với mong ước chính sách mua lúa cho nông dân giá cao của Bà được thành công – để làm sáng mắt Chính phủ ViệtNam– tôi xin được mạn phép hiến kế cho Bà.

Do bản chất của Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là khống chế giá lúa trong nước và cả giá gạo trên thị trường thế giới nên Bà cần làm hai việc sau:

1/ Tranh thủ dư luận: Bà nên đưa vấn đề thành lập liên minh xuất khẩu gạo nhằm ấn định giá bán gạo cao, để mua lúa giá cao cho nông dân hai nước trong các cuộc hội đàm trực tiếp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ở cả cấp Bộ trưởng Bộ Thương mại. Đồng thời cho các chuyên gia phân tích trên báo chí Thái Lan về những thuận lợi to lớn của liên minh trong việc xuất khẩu gạo của 2 nước. Dịch ra tiếng Việt Nam và gởi cho các báo Việt Nam đăng lại cho người Việt Nam đọc (có thể gởi cho Bauxite Việt Nam). Tôi nghĩ, chắc ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ không đồng ý lập liên minh, nhưng, biết đâu, có thể, trong Đảng Cộng sản Việt Nam còn có người có tài và có tấm lòng yêu mến nông dân như Bà, họ sẽ ủng hộ chính sách vì nông dân của Bà. Và một điều lợi nữa là nông dân chúng tôi hiểu rõ bản chất khống chế giá lúa gạo của Chính phủ, để, có thể, một ngày nào đó, chúng tôi đoàn kết lại gây áp lực lên Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, buộc ông ta phải thực hiện chính sách tốt đẹp của Bà.

2/ Mua gạo của Việt Nam để xuất khẩu: Chính phủ ViệtNam chỉ thích bán gạo xuất khẩu giá rẻ, vì vậy trước mắt Bà hãy cho thương nhân Thái Lan tìm mọi cách mua gạo ViệtNam rồi xuất qua các nước. Mua gạo của Việt Nam giá khoảng 350 – 400 đô la Mỹ / tấn, sau đó dán nhãn Thái Lan bán trên 500 đô la Mỹ / tấn, với 7 triệu tấn Bà sẽ lời tối thiểu 700 triệu đô la Mỹ, và điều lợi to lớn hơn là không bị 7 triệu tấn gạo của Việt Nam bán phá giá ra thị trường thế giới. Còn căn cơ lâu dài, Bà nên cho thương nhân Thái Lan vào Việt Nam thành lập công ty xuất khẩu gạo, nông dân chúng tôi đã quá chán ghét cách mua lúa tạm trữ với giá ăn cướp của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nên nếu công ty Thái Lan mua lúa bằng giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam chúng tôi cũng bán cho công ty Thái Lan, nhưng tôi biết giá lúa mà các công ty Thái Lan đưa ra sẽ cao hơn giá tạm trữ ăn cướp của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Kính thưa Bà Thủ Tướng, một lần nữa, tôi kính chúc chính sách nâng cao giá mua lúa cho nông dân Thái Lan của Bà thành công tốt đẹp, nhưng nếu chính sách mua lúa giá cao cho nông dân của Bà thất bại, bà đừng tự trách mình, vì lý do thất bại là do lượng gạo khoảng 7 triệu tấn mà Chính phủ Việt Nam bán phá giá ra thị trường gạo thế giới. Cho nên, sau này, Bà nên thận trọng đối với các chính sách liên quan đến nước khác, vì không phải chính phủ nào cũng lo cho nông dân như Chính phủ của Bà, không phải Thủ tướng nào cũng quan tâm bán lúa giá cao cho nông dân như Bà.

Tôi cố gắng để dành tiền sang thăm Thái Lan, để thấy tận mắt chính sách tốt đẹp của Bà và cũng để biết cảm xúc của nông dân khi an tâm sản xuất vì Chính phủ đã đặt mua lúa giá cao, ở Việt Nam đến kỳ thu hoạch là tim nông dân thót lên thót xuống vì giá hạ từng ngày.

Cuối cùng, xin Bà nhận nơi đây lòng biết ơn của tôi trong tư cách là một nông dân – dù bất hạnh thay – tôi không được diễm phúc làm nông dân của Bà.

MỘT NÔNG DÂN YÊU MẾN VÀ KÍNH TRỌNG BÀ!

 

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Thái Lan sẽ giúp tìm giải pháp hòa bình cho Biển Đông? – BS

7 Th7
Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2012-07-06

Vào khi sắp nhận lãnh vai trò điều hợp giữa Trung Quốc với ASEAN, Thái Lan tuyên bố sẽ giúp Trung Quốc tìm kiếm một giài pháp ổn thỏa và hòa hoãn cho vấn đề tranh chấp với các nước trên biển Đông.

Photo: Báo Tin tuc TQ online(www.news.cn)

Phái đoàn Thái Lan họp với ngoại trưởng Trung Quốc ở Bắc Kinh. July 2012

 

Với tựa đề Vùng Đảo Trường Sa, bản tin trên tờ Bangkok Post số ra hôm nay loan báo Bangkok, trong tư cách quốc gia điều hợp giữa ASEAN với Trung Quốc, sẽ cố tìm một giải pháp hòa bình cho vấn để biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam còn gọi là biển Đông.

Biển Đông sẽ là trọng tâm trong các cuộc họp

Trích dẫn lời ngoại trưởng Thái Lan, ông  Surapong Tovichakchakul , bản tin nói  tại cuộc găp tuần này ở Bắc Kinh, ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì  đã bày tỏ quan ngại với ngoại trưởng Thái về sự mâu thuẩn  đang xảy ra giữa Trung Quốc với  bốn nước thành viên ASEAN là Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia liên quan đến khu vực tranh chấp Trường Sa.

Thái Lan sẽ nhận lãnh trách nhiệm điều  hợp giữa ASEAN với Trung Quốc sau khi Việt Nam kết thúc vai trò luân phiên này trong ba năm vào ngày 31 tới đây.

Lên tiếng với báo chí ở Bangkok hôm thứ Năm,  ngoại trưởng Surapong Tovichakchaikul  khẳng định lập trường của Bangkok là  hòa bình và ổn định  trên vùng biển Nam Trung Hoa, rằng  các nước liên hệ đến cuộc tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa nên tìm cách  giải quyết vấn đề bằng thương thảo.

Thái Lan cũng rất hoan nghinh và sẵn sàng đứng ra tổ chức các vòng họp cấp cao về bản phác thảo Qui Luật Hành Xử trên biển Đông, gọi tắt là COC. Trong vai trò nước điều hợp giữa Trung Quốc và ASEAN nhận lãnh từ tay Việt Nam, Thái Lan hướng đến một phương cách làm việc trong tình thần xây dựng không có tranh chấp…

Ông nói  ông đã trả lời ngoại trưởng Trung Quốc rằng trong tư cách  quốc gia điều hợp giữa ASEAN và Trung Quốc thì Bangkok sẽ cố hết sức, sẳn sàng thảo luận với từng nước trong vòng tranh chấp, tìm hiểu nhu cầu cũng như quan điểm của từng nước hầu dẫn tới biện pháp khả dĩ cho cuộc tranh chấp dằng dai này.

Tại buổi họp báo hôm thứ Ba ở Bangkok, khi được hỏi về tình hình biển Đông, tổng giám đốc văn phòng ASEAN, ông Arthayudh Sisramoot, cho biết thực tế ASEAN chưa hề có cuộc thảo luận liên hệ và đến đầu đến đũa với Trung Quốc mà lý do là vì thời gian không cho phép. Cũng như ngoại trưởng Thái Lan, ông đã nhấn mạnh:

Là quốc gia điều hợp thì Thái Lan sẵn sàng hỗ trợ sẵn sàng ngồi xuống thảo luận với đại diện từng quốc gia một.

Bên cạnh đó, Thái Lan cũng rất hoan nghinh và sẵn sàng đứng ra tổ chức các vòng họp cấp cao về bản phác thảo Qui Luật Hành Xử trên biển Đông, gọi tắt là COC. Trong vai trò nước điều hợp giữa Trung Quốc và ASEAN nhận lãnh từ tay Việt Nam, Thái Lan hướng đến một phương cách làm việc trong tình thần xây dựng không có tranh chấp  .

Điểm chính mà Thái Lan muốn nhắm tới là hữu nghị và tương kính lẫn nhau giữa các bên tranh chấp, sự xây dựng và hòa khí tạo được giữa ASEAN với Trung Quốc sẽ là cơ hội cho Thái Lan cũng như các nước học hỏi và phát triển chủ trương hòa bình ổn định trong lúc vẫn bảo vệ được chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.

…bản tin về Trường Sa với lời lẽ khá rắn rỏi, cũng là lần đầu tiên từ giới chức cấp cao Thái Lan, thể hiện tầm quan trọng của vòng họp cấp ngoại trưởng ASEAN ở Campuchia suốt tuần tới, qua đó tình hỉnh biển Nam Trung Hoa được coi là vấn đề bao trùm

Theo các nhà phân tích, bản tin về Trường Sa với lời lẽ khá rắn rỏi, cũng là lần đầu tiên từ giới chức cấp cao Thái Lan, thể hiện tầm quan trọng của vòng họp cấp ngoại trưởng ASEAN ở Campuchia suốt tuần tới,  qua đó tình hỉnh biển Nam Trung Hoa được coi là vấn đề bao trùm.

Đây cũng là những vòng họp mà mục đích được nói là khuyến khích Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Hàn, tham gia hợp tác nhiều hơn nữa tại vào các diễn đàn cấp ngoại trưởng có tên ASEAN Connectivity +3, tạm dịch là Kết Nối ASEAN+3.

Ngay từ đầu tháng, Thái Lan đã tổ chức những cuộc họp làm việc chi tiết về  Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng ASEAN lần thứ 45 ở Campuchia, gọi tắt là AMM, trong đó có Diễn Đàn Cấp Vùng ASEAN lần thứ 19, tức ARF, qui tụ  ngoại trưởng mười nước thành viên ASEAN cùng mười bảy quốc gia đối tác như Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Mông Cổ, New Zealand,  Nam Hàn, Pakistan, Liên Bang Nga, Sri Lanka vân vân…

Thanh Trúc tường trình từ Thái Lan.

VỀ NHỮNG ĐỘNG THÁI NHẰM CỦNG CỐ LIÊN MINH MỸ – THÁI LAN – BS

27 Th6

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

VỀ NHỮNG ĐỘNG THÁI NHẰM CỦNG CỐ LIÊN MINH MỸ – THÁI LAN

Tài liệu Tham khảo đặc biệt

Thứ năm, ngày 21/6/2012

TTXVN (Băngcốc 18/6)

Sau chuyến thăm Thái Lan gần đây của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey, và tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta về việc trọng tâm của Mỹ chuyển sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Đối thoại an ninh Shangri-La ở Xinhgapo, Thái Lan và Mỹ đang có nhiều động thái nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai bên.

Tại cuộc hội thảo quốc tế do Học viện nghiên cứu quốc phòng quốc gia của Mỹ và trường Đại học Thammasat của Thái Lan đồng tổ chức, các nhà hoạch định chính sách của hai nước đã cho thấy cả Thái Lan và Mỹ đang muốn điều chỉnh và làm mới lại các chiến lược chung của hai bên nhằm khôi phục lại liên minh giữa hai nước khi trọng tâm của Oasinhtơn đang hướng nhiều hơn về khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

 

Theo tờ “Bưu điện Băngcốc” số cuối tuần trước, phía Mỹ đã ủy nhiệm cho giáo sư Catharin Dalpino, nguyên là một nhà ngoại giao và hiện là Trưởng khoa Quan hệ quốc tế trường Simmon, thăm dò các khả năng làm thế nào để hiện đại hóa và củng cố quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Thái Lan.

Bà Dalpino đã trình bày các ý tưởng của mình tại hội thảo trên rằng hai bên cần tăng cường trao đổi các chuyến thăm cấp cao, thiết lập đối thoại song phương về sự tác động của việc Trung Quốc trỗi dậy, phát triển sân bay quân sự U-tapao thành trung tâm khu vực về cứu trợ thảm họa và nhân đạo, mở rộng thành viên tham gia cuộc tập trận quân sự chung hàng năm mang tên Hổ mang vàng và tự do hóa hơn nữa quan hệ thương mại song phương cũng như khu vực.

Bà Dalpino cũng cho biết giữa lúc sự cân bằng chiến lược trở lại của Mỹ được mở rộng hơn đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và sự thay đổi nhanh chóng của môi trường an ninh khu vực châu Á, việc làm mới liên minh Mỹ-Thái sẽ là nhân tố then chốt trong việc Mỹ can dự vào khu vực này.

Liên minh Mỹ – Thái, được coi là mối quan hệ chiến lược lâu năm nhất của Mỹ tại châu Á, tỏ ra rất chậm chạp trong việc thích ứng với các thách thức của thế kỷ 21. Nhưng hai bên sẽ có cơ hội mở ra một kỷ nguyên hợp tác mới sau khi cùng cam kết làm hồi sinh liên minh này.

Bước chuyển tiếp của liên minh này từ khuôn khổ Chiến tranh Lạnh trong kỷ nguyên Chiến tranh Việt Nam sang giai đoạn uyển chuyển hơn đã vấp phải khó khăn trong những năm gần đây do sự thiếu quan tâm từ cả hai phía, do quan điểm khác biệt trong nhận thức về mối đe dọa và do mục tiêu mở rộng quan hệ chính trị, kinh tế và an ninh của hai nước trong khu vực này.

Cuộc chiến tại Ápganixtan và Irắc đã đưa quan hệ hợp tác an ninh Mỹ – Thái vượt khỏi khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong khi việc gia tăng các mối đe dọa an ninh phi truyền thống sau Chiến tranh Lạnh – gồm cả chủ nghĩa khủng bố – lại mở rộng cơ sở của liên minh này. Chủ nghĩa khu vực của châu Á, đặc biệt là của ASEAN, cho phép liên minh này hướng vào khu vực nhiều hơn, vì vậy, cần có thêm đối thoại thường xuyên giữa cả hai bên nhằm đẩy mạnh tiến trình củng cố liên minh.

Quan hệ liên minh với Thái Lan rất khác so với các đối tác khác của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia hay Philippin vì nó không xuất phát từ một thỏa thuận yêu cầu cập nhật và chính thức hóa và khi Thái Lan không còn có yếu tố căn bản của Chiến tranh Lạnh trong thời gian liên minh được kiêm nghiệm, liên minh Thái – Mỹ đã trở nên mang tính toàn cầu và chuyển sang các lĩnh vực liên quan tới an ninh phi truyền thông.

Cuộc tập trận Hổ mang vàng là một cánh cửa ngoại giao đưa các quan sát viên khu vưc vào tiến trình này, trong đó không thực hiện các mục tiêu của hiệp ước nhưng lại thực hiện các hoạt động trợ giúp nhân đạo.

Ngoài ra, làm cách nào tốt nhất để nối Hổ mang vàng với các cơ chế khu vực khác như Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cộng các đối tác đối thoại còn là một vấn đề để ngỏ cần phải thăm dò.

Khi gợi ý cả hai bên cần tăng cường các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, bà Dalpino cho rằng không thể tưởng tượng rằng Tống thống Mỹ Barack Obama, được mời tới Hội nghị thượng đỉnh Phnôm Pênh vào tháng 11, lại không đi thăm Thái Lan.

Vụ trưởng Vụ Mỹ và Thái Bình Dương của Thái Lan, Chirachai Pankrasin, cho biết Băngcốc hoan nghênh sự trở lại cân bằng của Mỹ vì tin rằng nó sẽ đóng góp cho sự ổn định của khu vực. Năm tới, hai nước sẽ kỷ niệm 180 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương và chào đón việc đẩy mạnh thương mại cũng như đầu tư vào Thái Lan cung khu vực ASEAN. Vị trí chiến lược của Thái Lan, với sự phát triển cảng biển nước sâu Dawei (ở Mianma) được gắn với bờ biển phía Đông (tại Thái Lan), sẽ tạo ra một sự kết nối tốt cho toàn khu vực ASEAN.

Ông Kavi Chongkittavorn, một chuyên gia tại Học viện an ninh và nghiên cứu quốc tế, nhận xét Thái Lan nên phác thảo một ranh giới rõ ràng trong liên minh với Mỹ tương tự như cách mà Ôxtrâylia đã làm. Việc sử dụng sân bay hải quân U-tapao phải được giám sát một cách rõ ràng. Nếu đúng nó được sử dụng cho các mục đích nhân đạo thì rất tốt.

Tướng Surasit Thanadtang, Giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lược, cho biết Thái Lan muốn nhìn thấy Mỹ mở rộng vai trò đa phương của họ, đặc biệt là tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các diễn đàn cứu trợ thảm họa và nhân đạo.

Ông Daniel Unger của trường đại học Northern Illinois thì nói Mỹ đang bị các nhóm quan chức cao cấp mới nổi tại Thái Lan coi là thiếu nhiệt tình. Hai bên cần thăm dò các cách thức mà cả Mỹ và Thái Lan có thể phối hợp hiệu quả như chống chủ nghĩa khủng bố và các vấn đề an ninh phi truyền thống.

Tuy nhiên, Thái Lan có thể chưa phải là đối tác có ảnh hưởng của Mỹ về địa chính trị sau Ápganixtan và sau Irắc so với Ấn Độ, Việt Nam hay Xinhgapo. ông Unger tỏ ra nghi ngờ về việc làm thế nào Thái Lan có thể tái lập được vai trò lãnh đạo trong ASEAN, trừ phi họ có một tầm nhìn được chia sẻ về những gì cần thiết cho vấn đề chính trị nội bộ.

Theo ông Chulacheep Chinwanno của trường Thammasat, Thái Lan nên tiếp tục nuôi dưỡng quan hệ hợp tác quốc phòng song phương với cả Trung Quốc và Mỹ, trong khi vẫn tiếp tục các cơ chế khu vực như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và Diễn đàn khu vực ASEAN.

***

Vị trí chiến lược của Thái Lan tại Đông Nam Á đang khiến họ trở nên cần thiết đối với Mỹ khi người Mỹ muốn giành được quyền kiểm soát căn cứ không quân và căn cứ hải quân tại U-tapao trên Vịnh Thái Lan.

Với chính sách kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ rất cần củng cố mối quan hệ quân sự của họ với Thái Lan cũng như các đồng minh khác trong khu vực. Rõ ràng Chính phủ của bà Yingluck Shinawatra đã ưng thuận theo yêu cầu của Mỹ muốn được sử dụng căn cứ U-tapao để đổi lại sự ủng hộ về chính trị.

Tại khu vực này, Xinhgapo đóng vai trò như một tiền đồn quân sự nếu không muốn nói là trung tâm đầu não cho các lực lượng của Mỹ. Philippin thực hiện vai trò của một “đứa trẻ ngỗ ngược” nhằm chọc giận Trung Quốc. Việt Nam, mặc dù có lịch sử về cuộc Chiến tranh Việt Nam, vẫn bắt tay với Mỹ trong liên minh chiến lược này nhằm chống lại Trung Quốc. Inđônêxia, nhận thức được sức mạnh khu vực của mình, đang cố gắng chơi hai con bài cùng một thời điểm. Ôxtrâylia đã gia tăng đáng kể mối quan hệ quân sự của họ với Mỹ. Ở Bắc Á, nhờ sự hiện diện của những căn cứ quân sự Mỹ trên đất nước của mình, Nhật Bản và Hàn Quốc tự đặt vào một vị trí phải đối đầu với Trung Quốc mà không có bất kỳ khoảng không nào cho ngoại giao mềm dẻo.

Bộ trưởng Quốc phòne Mỹ Leon Panetta đã nói rõ ràng rằng Mỹ đang chuyển phần lớn khả năng hải quân của mình sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các quan chức Mỹ sử dụng từ “can dự” để phản ánh sự chuyển đổi này trong các chính sách an ninh và quân sự của Mỹ tại châu Á và Thái Bình Dương, hiện đang nổi lên như một khu vực năng động nhất thế giới, với sự bùng nổ của các nền kinh tế trong khu vực và nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ.

Nhưng mục tiêu cơ bản nhất vẫn là kiềm chế Trung Quốc, nơi đang tạo ra thách thức như một siêu cường mới trước một nước Mỹ đang vỡ nợ về tài chính.

Theo tờ “Bưu điện Băngcốc”, liên quan tới quan hệ an ninh của Thái Lan với Mỹ, có hai diễn biến chính:

Đầu tiên, NASA muốn sử dụng U-tapao như một căn cứ không quân để từ đó sẽ tiến hành nghiên cứu điều kiện thời tiết tại Đông Nam Á. Đề xuất này chỉ vừa mới được tiết lộ vào đầu tuần trước. Nó được biết như là một chiến dịch khoa học hàng không phức tạp và tham vọng nhất của NASA trong năm nay, mang tên Nghiên cứu tổng họp điều kiện khí hậu, mây mưa ở khu vực Đông Nam Á (SEAC4RS).

Với sự hỗ trợ của Tổ chức khoa học quốc gia và Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân, chiến dịch trên sẽ tập hợp dữ liệu và kết quả quan trắc từ các vệ tinh, các máy bay nghiên cứu và một loạt địa điểm trên mặt đất và trên biển của NASA. Dự kiến chiến dịch sẽ được bắt đầu từ đầu tháng 8/2012.

Thứ hai, là đề xuất thiết lập trung tâm hoạt động cứu trợ nhân đạo tại U-tapao. Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, khi thăm Thái Lan mới đây đã xác nhận rằng Mỹ muốn hợp tác với Thái Lan về việc sử dụng U-tapao như một Trung tâm cứu trợ thảm họa nhân đạo. Ông đã từ chối xác nhận việc Mỹ muốn sử dụng U-tapao như một căn cứ quân sự toàn diện, nhưng không loại trừ khả năng về lâu dài nó sẽ được phát triển theo hướng đó. Theo tướng Dempsey, dự án của NASA và Trung tâm cứu trợ thảm họa nhân đạo là hai đề xuất hoàn toàn riêng rẽ.

Tiến sĩ Panithan Watanayangkorn, một chuyên gia về các vấn đề an ninh của Thái Lan, cảnh báo rằng dự án của NASA nhằm nghiên cứu các điều kiện thời tiết có thể gồm cả các vệ tinh do thám hỗ trợ cho các máy bay không người lái. Lực lượng quân sự Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái ngày càng nhiều tại Nam Á và Trung Đông. Vì thế U-tapao có thể được sử dụng như một trạm mặt đất để kết nối với các vệ tinh Mỹ, giúp dẫn đường cho các máy bay không người lái tấn công.

Trung Quốc đã kín đáo bày tỏ mối lo ngại về ý định của Mỹ nhằm sử dụng căn cứ U-tapao. Nếu Thái Lan chấp nhận đề nghị của Mỹ, mối quan hệ giữa hai nước có thể sẽ không thuận lợi. Trong trường hợp có xung đột quân sự Mỹ – Trung, Thái Lan chắc chắn sẽ trở thành kẻ thù của Trung Quốc. Theo đuổi một chính sách chống Trung Quốc sẽ đi ngược lại với các lợi ích của Thái Lan.

Tờ “Dân tộc” ngày 16/6 bình luận rằng đề nghị sử dụng U-tapao như một trung tâm khí tượng học của NASA và một trung tâm cứu trợ tham họa nhân đạo đang thu hút mối quan tâm của công luận và báo chí quốc tế. Chính phủ Thái Lan nên bảo đảm rằng tiến trình thông qua đề nghị này được thực hiện theo đúng trình tự và một quyết định khi được đưa ra là phục vụ các lợi ích của Thái Lan.

Đề nghị trên xuất hiện ngay sau khi Mỹ tiết lộ chi tiết các kế hoạch nhằm xây dựng và tăng cường sự hiện diện quân sự của họ tại Đông Nam Á trong một phần của cái gọi là “tái cân bằng quân sự của Mỹ tại châu Á”.

Trường hợp đề nghị của Mỹ được thông qua, nhân viên và các thiết bị quân sự Mỹ sẽ được đưa trở lại U-tapao lần đầu tiên kể từ sau khi Mỹ rút khỏi cuộc Chiến tranh Việt Nam hơn ba thập kỷ trước đây.

Trên thực tế, công chúng vẫn biết rằng Mỹ là một đồng minh lâu nay của Thái Lan. Người dân vẫn nhớ rõ cảnh tượng nhân viên quân sự Mỹ cung cấp cứu trợ nhân đạo cho các nạn nhân trong trận lụt lịch sử tại Thái Lan vào năm ngoái.

Chính phủ của đảng Vì nước Thái sẽ không khó khăn trong việc thúc đẩy một thỏa thuận nếu đề nghị của Mỹ được đưa ra thảo luận tại Quốc hội, nơi đảng Vì nước Thái chiếm đa số. Nhưng việc tranh luận là điều cần thiêt vì không chỉ cho người Thái biết chính xác mục tiêu sử dụng, mà còn bảo đảm với một số nước láng giềng ASEAN và Trung Quốc, những mức cảm thấy không thoải mái về việc Mỹ tăng cường sự hiện diện của họ tại khu vực này./.

Tỷ phú Thái Lan viết sách về Việt Nam – TT&VH

13 Th4

(TT&VH) – Để trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất Thái Lan, Vikrom đã phải nhiều lần “liều sống, liều chết” để cho ra đời những dự án kinh doanh đột phá. Dù có lúc chỉ còn vẻn vẹn 25 xu, Vikrom vẫn không ngừng khao khát trở thành một ông chủ.

Sau thành công ấn tượng của cuốn tự truyện đầu tiên xuất bản tại Việt Nam mang tựa Tay không gây dựng cơ đồ vào tháng 12/2009 – Vikrom Kromadit – một trong 40 người giàu nhất Thái Lan theo Forbes 2008 – đã trở lại với bạn đọc Việt Nam với cuốn tự truyện thứ hai: Nghiệt ngã và thành công (tựa tiếng Anh: Be A Better Man, Vũ Tiến Phúc dịch từ tiếng Thái, First News – Trí Việt và NXB Trẻ xuất bản). Tối qua, ông đã có buổi giao lưu và giới thiệu cuốn sách mới này tại ĐH Quốc gia Hà Nội.

Từ một cậu bé quê mùa, con một người trồng mía ở tỉnh lẻ ở Kanchanaburi, Vikrom Kromadit đã trở thành một doanh nhân nổi tiếng thành đạt. Ngay từ thuở nhỏ, niềm khao khát trở thành ông chủ đã ngấm sâu trong máu thịt.

Bìa cuốn sách – Nguồn: Dangcongsan.vn

Vikrom kể: “Cuộc đời tôi chỉ thực sự sang trang khi bố tôi đồng ý cho tôi đi du học Đài Loan với mục đích sau này trở về xây dựng kinh tế gia đình. Nhưng rồi có một số bất hòa với cha, tôi không nhận được chu cấp mà phải tự mình xoay xở. Lúc đó, tôi để ý thấy mỗi khóa sinh viên ra trường bỏ lại rất nhiều xe đạp cũ, ý định kinh doanh trong tôi chợt lóe lên, tôi đề xuất với nhà trường mua lại “đống sắt vụn” rồi tân trang, bán tiếp cho những sinh viên khóa mới. Thậm chí, tôi mua lại trang sức từ Thái Lan và bán cho các bạn cùng học để kiếm chênh lệch”.

Trở về Thái Lan, Vikrom bắt tay vào việc đầu tư kinh doanh nông sản và khoảng sản. Đầu tiên ông thiết lập các mối quan hệ, xây dựng logo công ty, in danh thiếp. Lúc này, Vikrom vừa là ông chủ, vừa là đầu bếp và nhân viên giao hàng. Công việc kinh doanh không thuận lợi như ông tưởng. Có lúc trong túi ông chỉ còn vẻn vẹn 25 xu. Vikrom xúc động: “Thú thật tôi cũng chẳng khác gì với phần lớn nam nữ thanh niên bấy giờ nhưng tôi có ước mơ, có hoài bão và muốn xây dựng cho mình một tương lai tốt đẹp…”.

Sau đó, nhờ biết tính toán, đầu tư đúng hướng, ông đã trở thành một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Thái Lan, chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn Amata lừng danh Đông Nam Á ngày nay.

Chia sẻ về bí quyết của mình, nhà tỷ phú Thái Lan cho biết: “Kỳ thực, nếu chỉ phục vụ cho nhu cầu cá nhân, tôi sử dụng không quá 10% số tiền và tài sản kiếm được… Tôi tin rằng nếu biết thực hành tiết kiệm, hi sinh cái riêng vì cái chung để đoàn kết thịnh vượng đặc biệt là thấm nhuần phương châm “tri túc bất nhục” phải biết thế nào đủ, đừng quá tham lam để tủi nhục về sau”.

Trong buổi giao lưu và ra mắt sách, Vikrom cũng bật mí ông sẽ viết sách về Việt Nam và cho ra đời nó trong một thời gian sớm nhất. Nhà tỷ phú Thái Lan coi đây là món quà tri ân dành tặng cho đất nước mà ông dành rất nhiều tình cảm.

Hà Trang

Tỷ phú Thái muốn đầu tư 20 tỷ đôla vào Việt Nam – VNE

30 Th3

 

Người sáng lập Tập đoàn Amata Corp của Thái Lan xác nhận đang theo đuổi dự án phát triển khu đô thị công nghiệp mới tại Long Thành, Đồng Nai với diện tích 1.300 ha.

> GDP Đồng Nai quý I tăng gấp 3 lần cả nước
> INAX xây nhà máy hơn 410 triệu USD tại Đồng Nai

Ông Vikrom Kromadit – người sáng lập Tập đoàn phát triển hạ tầng khu công nghiệp Amata Corp của Thái Lan cho biết sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam sau khi đã thành công với dự án Khu công nghiệp Amata ở Đồng Nai. Vị này cũng xác nhận Amata đang theo đuổi dự án phát triển khu đô thị công nghiệp mới tại Long Thành, tỉnh Đồng Nai với quy mô lớn. Tuy nhiên ông chưa tiết lộ thông tin chi tiết về dự án.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần Amata Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Phiên cho biết dự án khu đô thị công nghiệp mới dự kiến sẽ được chính quyền tỉnh Đồng Nai xác định địa điểm thực hiện vào tháng tới với diện tích 1.300 ha. Từ đó công ty sẽ có phương án về thiết kế quy hoạch, phát triển dự án để xin cấp phép đầu tư.

Ông Phiên cũng nói thêm dự án có tổng vốn đầu tư 20 tỷ đôla Mỹ, trong đó vốn cho phát triển hạ tầng khoảng 500 triệu đôla. Và đến giữa năm 2013 Amata mới bắt đầu thực hiện dự án. Theo ông Phiên khu đô thị công nghiệp mới này sẽ hiện đại hơn cả dự án hiện hữu bên Thái Lan.

Ngoài ra, hiện Amata Việt Nam cũng đang phát triển khu thương mại tại khu công nghiệp Amata hiện hữu ở thành phố Biên Hòa. Dự án được xây dựng trên khu đất rộng gần 20 ha, khi hoàn chỉnh sẽ cần tổng vốn đầu tư 2 tỉ đôla, bao gồm khu thương mại, khu dân cư, khách sạn, trường học quốc tế, bệnh viên, khu giải trí, dịch vụ … Theo ông Phiên, khu thương mại này ra đời nhằm cung cấp những dịch vụ cần thiết cho hơn 25.000 người đang làm việc tại khu công nghiệp Amata.

Công ty cổ phần Amata Việt Nam là một liên doanh giữa Công ty Phát triển khu công nghiệp Biên Hòa và Bangpakong Industrial Park 2 Company (Thái Lan). Amata đã đầu tư 60 triệu đôla Mỹ vào Việt Nam.

(Theo TBKTSG)

Thái Lan, Hoa Kỳ và Singapore tập trận – VOA

20 Th3

Phi công Mỹ tham gia cuộc tập trận "Cope Tiger" tại Thái Lan

        Hình: REUTERS
Phi công Mỹ tham gia cuộc tập trận “Cope Tiger” tại Thái Lan

Không lực Thái Lan, Hoa Kỳ và Singapore đang thử nghiệm tình trạng sẵn sàng và khả năng hợp tác hành động trong một cuộc diễn tập quân sự quy mô diễn ra tại Căn cứ Không quân Korat Hoàng gia Thái Lan.
Người chỉ huy cuộc tập trận, Đại tá Marc Caudill thuộc quân đội Mỹ giải thích rằng trong cuộc tập trận kéo dài hai tuần lễ, đặt tên là Cope Tiger 12, một lực lượng hỗn hợp gồm hơn 1,600 quân nhân và nhân viên dân sự sẽ học cách đáp ứng trước một loạt cuộc khủng hoảng, từ khủng hoảng có tính cách nhân đạo, thiên tai cho tới các mối đe dọa an ninh có thể xảy ra trong khu vực.
Ngoài các phi vụ trong cuộc diễn tập, các phi công đến từ 3 quốc gia còn đến thăm các trường học gần đó để củng cố quan hệ với các cộng đồng người Thái ở địa phương.
Họ tham gia các hoạt động thể thao, tổ chức các cuộc thảo luận bằng tiếng Anh và các hoạt động trao đổi văn hóa với các trường trung học địa phương.
Cuộc diễn tập hàng năm sẽ kết thúc vào ngày 23 tháng Ba.

Tin liên hệ