Lưu trữ | 7:50 Chiều

NÓI KHOÁC, CHÉM GIÓ, XUẤT BẢN MỒM

9 Th6

NÓI KHOÁC, CHÉM GIÓ, XUẤT BẢN MỒM

Nguyễn Hoàng Đức

2 Nước Việt Nam rõ ràng là ngèo đói lạc hậu mức đội sổ thế giới. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân chính là chúng ta làm thì cực dở, nói thì rõ “hay”. Nói hay ư, chữ “hay” không đúng lắm, vì ngôn ngữ là trí tuệ, mà người Việt trí tuệ cũng như dân trí còn rất thấp, công nghệ chưa làm được một cái kim, trí tuệ mới ở mức văn vần ngâm nga lèo tèo mấy vần thơ cảm tính nên không thể cho là “nói hay” được. Nói cụ thể hơn là khoác lác, nói phét, hay như nhân gian nói là “ăn tục nói phét”.

Nói khoác có đáng yêu không? Dân tộc nào mà chẳng có nói khoác?! Triết gia Aristote nói rằng “Tuổi trẻ thường hay nói dối, vì đó là cách tốt nhất để hy vọng”.

 

Chà chà, Mọi hy vọng ở đời nói chung là đẹp. Một người nghèo hy vọng mình giầu. Một sinh viên y khoa hy vọng mình làm bác sĩ. Một tu sinh mong mình thành thầy tu. Một học trò thanh học mong mình là ca sĩ. Ở nhiều nước châu Âu, người ta còn có thói quen giới thiệu nâng cấp người khác lên. Chẳng hạn một hạ sĩ thì người ta sẵn sàng nói “anh ấy là sĩ quan”, hoặc một người xinh nhất xóm người ta sẵn sàng nói xinh nhất làng. Sự nói vống đó giống như sự bao dung hào hiệp với người khác.

Ở đời, tuổi trẻ thường hay nói dối, bởi vì tuổi trẻ chưa làm được gì nhiều từ học hành đến công trạng, tiền bạc hay vinh quang, vì vậy người ta thường nói quá lên cái mình có thành cái “mình sẽ có”, thậm chí người ta còn nói tăng số tuổi của mình. Nhưng về già là lúc con người đã đạt được một số thành tựu nào đó, hoặc chín chắn hơn khi nhận ra mình, người ta càng phải ít nói khoác đi. Nhưng trái lại, có không ít người Việt càng già càng bất lực thì càng nói phét. Lúc trẻ còn hy vọng vào mình thì nói phét quả trứng thành con bò, nhưng về già khi chứng trắng tay càng cao thì không ngại nói phét quả trứng nhà mình to hơn dãy núi.

Trên cả sự mặc cảm về chứng bất lực do từ nhỏ ham vui, hát hò, thơ thẩn, trắng tay nên phải nói phét, người Việt nói phét giỏi vì còn khao khát nói phét. Người Việt có câu “Mồm miệng đỡ chân tay”. Nghĩa là, họ chủ trương muốn thoát khỏi lao động nặng nhọc của người làm nông nghiệp thì nên biết nói khoác, từ đó có thể đem lưỡi thay thế tay chân, khỏi phải làm việc mệt nhọc. Trong các làng quê người ta thường xuýt xoa nể phục cha con nhà nào đi làm Mc cho các đám cưới. Cha con Mc vừa xuất hiện đã thấy bà con kiêng nể như thể: đẳng cấp chân tay phải ngước nhìn đẳng cấp của lưỡi. Rồi Mc mở màn “Yêu nhau đứng ở đằng xa/ Con mắt liếc lại bằng ba đứng gần”, lời trôi ra trơn như bôi mỡ. khiến bà con vụng về ấp úng trong ngôn ngữ phải kính nể. Từ niềm tự hào “đỡ tay chân” này, mà không ít người Việt đã thi đua càng nói phét càng tốt mong đến ngày chiếc lưỡi của ta tuyệt đối thay thế tay chân vất vả của ta.

Triết gia Socrate và Platon có nói một phương ngôn giản dị và hay bậc nhất: “Là kim cương nó không bao giờ phải khoe mình là kim cương cả”. Tại sao người ta nói khoác? Nói khoác có nghĩa là “có ít xít ra nhiều”. Người ta là tre nứa thì mới phải nói khoác mình là gỗ đá, là gỗ đá thì nói khoác mình là sắt thép, từ sắt thép mới khoe mình là vàng bạc, từ vàng bạc mới phô mình là kim cương. Nhưng là kim cương người ta chẳng phải khoe mình là gì cả.

Càng thiếu tự tin về mình người ta càng hay khoác lác để che dấu. Có khi rơm rác nhảy một phát khoe mình là vàng bạc. Có khi trong ngày đôi lúc nói khoác, người ta đã nói khoác thường trực cứ mở miệng ra là nói khoác. Nhưng kỳ thực sự khoác lác bôi trơn đó có khác gì mấy anh Mc ở nhà quê chỉ mong đĩa xôi miếng thịt nơi đám cưới hò hát cưới đùa nhí nhảnh.

Chứng nói khoác hay nói phét là chứng nông nhàn và đặc biệt là đặc sản của lớp người văn hóa âm lịch, hay văn hóa Tầu. Những nhà cải cách Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Tôn Trung Sơn cho rằng: chỉ có thể là người trí thức trong thời đại mới khi phải mang tâm cảm tiến bộ. Như vậy, đám hủ nho có học biết bao bồ chữ cũng chẳng thể nào trở thành tri thức. Và trong đám bốc phét một tấc tới trời, rồi hứa hão, thất hứa hầu hết là đức sống của đám hủ nho. Chẳng hạn, có một nhà thơ chăn nuôi khoe: “Tôi học võ khi nằm trên giường, tưởng tượng  người ta đánh, tôi né rồi phản đòn. Võ của tôi là Vô chiêu”. Ý anh ta muốn nói: vô chiêu của mình giống “lấy bất biến ứng vạn biến” sẽ chiến thắng tất cả hữu chiêu khác. Có không ít anh âm lịch còn tuyên bố: tôi ngồi đây nhưng sẽ đánh ngã anh dù cách hàng chục mét. Khi được mời thử đi. Thì anh ta lại ba hoa bốc phét về việc mình không thèm làm.

Một anh khác khoe khoang về chim Bằng tức con chim của thần thoại Trung Quốc đầu chạm đỉnh trời đuôi chạm đáy đất. Tôi hỏi “anh đã nhìn thấy chim Bằng bao giờ chưa?” Không cần nghĩ lâu. Anh trả lời:

  “Tôi không nhìn thấy chim Bằng, nhưng bay cùng với chim Bằng”.

 Trong một lần nói chuyện với một nhóm các nhà thơ tôi hiểu họ khá kỹ. Tôi nói “cả đời tôi nói dối không bằng các anh nói dối trong một ngày”.

 Một người có vẻ muốn bật lại lò so: “Anh nói vậy là nói ai?”

 Tôi trả lời: “Tùy các anh!” tôi nói vậy hàm nghĩa, nếu anh nào thấy tôi nói sai, tôi sẽ chứng minh liền. Tất cả họ đều im lặng. Sự im lặng đó ít ra tiệm cận sự đồng ý.

 Tất nhiên nhiều người không chỉ nói khoác xuông mà còn dùng trí tuệ và nguyên lý để nói khoác. Nhà thơ kia bảo, Lão Tử nói “Trời không làm gì mà làm tất cả”. Ý anh ta muốn biện hộ cho chứng lười nhác vô tích sự của mình.

 Tôi liền bảo: Anh chỉ là con người nhỏ bé sao lại dám nghĩ mình là trời để mà học theo trời? Vả lại căn cứ vào đâu mà anh nói “trời không làm gì cả”, chẳng nhẽ Trời không tham gia vào quá trình tạo thiên lập địa ư? Anh ta liền im lặng.

 Giờ nói chuyện xuất bản mồm. Khi thấy mọi người bảo cả đời chẳng thấy anh làm gì cho ra tấm món ngoài một hai tập thơ mỏng như tờ rơi mấy chữ lèo tèo? Thế là một thời gian dài tưởng đã cao tuổi anh sẽ chán chứng bốc phét, nào ngờ anh ta lại bốc phét cách liều mình như chẳng có. Anh bảo, ‘tôi đang viết một cuốn sách mới, mà khi viết xong, sách của cả thế giới này phải đốt hết đi!” Nhưng than ôi, bạn bè chờ mãi, 3 năm, rồi 5 năm cuốn sách đó vẫn viết chưa xong, mà chắc chắn nó không thể được viết xong, cũng như không thể dám viết xong.

 Một lần khác khi nói về thơ của mình, anh chàng nói “Tôi nói thật, thơ của tôi mỗi câu, mỗi bài là của các Đấng”, ý anh nói, thơ tôi đã được “nhập đồng” của các thần các thánh, thì đừng có ai dám bàn chuyện khen chê. Chắc anh ta không biết chuyện, khi I-rắc chống lại liên quân 28 nước đã tổ chức cầu nguyện để cho Đấng Ala của họ sẽ giúp họ đánh thắng. Họ đâu có hiểu một việc đơn giản: Thánh thần là công lý.

 Triết gia Nietzsche nói “chúng ta không nên đón nhận mà phải sáng tạo, chúng ta không nghèo khổ đến mức phải ăn xin sự bố thí của thần thánh”. Sáng tạo là Nhân tạo đó là định nghĩa phổ biến trên thế giới. Sáng tạo mà đòi trở thành manh áo đồng cốt ăn mày thần thánh thì còn gì để nói?! Khi nghe thế, tôi thở dài và hoàn toàn thất vọng về tư cách ăn mày thần thánh của anh ta.

 Người Việt nghèo đói khổ sở, giáo dục xuống cấp, dốt nát tràn lan, thơ phú nghệ thuật lèo tèo được chăng hay chớ vì chúng ta ít sống vụ thực như ngô ra ngô khoai ra khoai, rơm ra rơm, ngọc ra ngọc, vàng thau lẫn lộn, mấy bài thơ đồng cốt ăn trộm cũng muốn xí xộ ở tầm Nobel, mấy anh thơ còi không có mỹ học cũng học đòi hậu hiện đại rồi mơ tưởng mình là vĩ đại. Vĩ đại ư? Nhân vật không có, kịch tính không có, mấy ballad vớ vẩn làm sao hóa trường ca được mà đòi xây mộng đóng cầu thang lên thiên giới?

 Muốn có một đất nước hùng cường, một nền văn hóa cao cả xin người Việt chúng ta hãy chú tâm sống thực, làm tốt hơn là ba hoa phét lác. Sách đã xuất bản mà chỉ có bé và vừa hy vọng gì vào sách xuất bản mồm? Tiền mặt chưa đủ mua bánh mì để cứu tế đói nghèo. Tiền mồm thì làm được cái gì? Hay lại mong ước thành quả như Mc đám cưới nhà quê xin ít xôi thịt sống cầm chừng?

 NHĐ 08/06/2013

 Bảo Chân Trịnh trinhbaochan@gmail.com  gởi đến Vô Ngã

Share this:

  •  
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Từ khóa: trí tuệ
Khoailang – 09/06/2013 17:00
Tin các báo chính trị xã hội: “Nhà vệ sinh trường học 29 m2 giá 600 triệu đồng
Ngày 5/6, trong buổi giám sát tại THCS Long Hiệp (huyện Minh Long), nhiều đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ngãi bất ngờ khi nghe báo cáo về công trình xây dựng nhà vệ sinh 29 m2 nhưng ngốn kinh phí 600 triệu đồng.Ngôi trường của huyện miền núi nằm ngay trung tâm trị trấn huyện Minh Long với hơn 170 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Cách dãy phòng học không xa là công trình nhà vệ sinh được đưa vào hoạt động từ tháng 1/2013. Nhà vệ sinh rộng 29 m2 này chia làm hai bên dành cho nam và nữ. Bên phòng nữ có 3 bệ tiểu nhưng không có cửa, phòng vệ sinh nam có bốn bệ tiểu, một hố xí và bồn rửa tay… Các vật dụng thuộc loại bình thường””

Tin văn nghệ: Tập trường ca Chân đất nhạt như nước hến, thi pháp cứt và nghệ thuật năm Trì gãi háng hắc lào của Thanh Thảo và tập thơ hôi thối như nước cống đạo văn Giờ thứ 25 của Phạm Đương chạy được Giải HNV 40 triệu, tỉnh Quảng Ngãi cho thêm 40 triệu, các cơ quan bị hai nhà báo TT,PĐ gạ gẫm cho thêm vô thiên lủng, dân Quảng Ngãi ai làm doanh nghiệp không chung chi TT,PĐ là ăn đòn hội chợ của báo chí.So ra hố xí 29mét vuông sáu trăm triệu vẫn rẻ hơn 2 tập thơ xú uế của Thanh Thảo Phạm Đương!

Laodongmientrung – 09/06/2013 16:46
Thơ Thanh Thảo Trường ca chân đất nói phét tục tĩu, chém gió con cặc bác Năm Trì dài 3 thước, chạy giải thưởng “HNV nuôi ong tay áo”:
-bác Năm Trì dân Quảng Ngãi ?

-con kẹeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeec!

thôi đích bác là dân Quảng Ngãi

con kẹc dài ba thước

những lúc hầm bác vung như cán cuốc

những khi vui bác quấn quanh lưng”
Kinh hãi văn hóa Việt Nam bị thày trò Thanh Thảo Phạm Đương tầm cỡ thổi kèn đám cưới đám ma, cũng lũng đoạn thành xú uế!
Trách HNV đã thông đồng trao giải đạo văn Giờ thứ 25 và xú uế Trường ca chân đất!
Bác Đức nói: “Trong các làng quê người ta thường xuýt xoa nể phục cha con nhà nào đi làm Mc cho các đám cưới”.Nhưng trong làng văn, người ta chửi rủa thày trò nhà Thanh Thảo Phạm Đương làm MC quá thô lỗ, rẻ rách.
Phục các anh tài Nguyễn Hoàng Đức, Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng, Nguyễn Tường Thụy, Chu Lai, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Trọng Tạo, Cảnh Nam…lên tiếng chỉ ra bầy sâu bọ làng văn!

Đánh giá ủy viên BCT quá cố Hồ Đức Việt – BBC

9 Th6

Đánh giá ủy viên BCT quá cố Hồ Đức Việt

Quốc Phương

BBC Việt ngữ

 

Ông Hồ Đức ViệtCòn khác biệt trong đánh giá về năng lực thực sự của ông Hồ Đức Việt

Một tuần sau khi ông Hồ Đức Việt (1947-2013), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam qua đời, nhiều ý kiến tiếp tục nhìn lại con người cũng như những thăng trầm trong sự nghiệp chính trị của ông.

Hôm 6/6/2013, tờ báo mạng Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông dẫn lời của Giáo sư Bấm Nguyễn Minh Thuyết nhận xét về phẩm chất của vị nguyên Truởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

 

“Anh Việt có tầm nhìn xa. Có lẽ tư duy của một tiến sĩ Toán học và kinh nghiệm thực tiễn của nhiều năm hoạt động chính trị đã tạo nên ở anh khả năng khái quát vấn đề nhanh và lối diễn đạt hàm súc,” cựu Đại biểu Quốc hội nói về thủ trưởng cũ của ông ở Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

“Hồ Đức Việt là một người hiểu biết rộng. Trong thời gian làm việc, có nhiều dịp trao đổi, rồi cùng anh dự hội nghị, hội thảo, thẩm tra luật, thực hiện các đợt giám sát về công nghệ cao, sở hữu trí tuệ, thủy điện, khoáng sản, trồng rừng…, tôi thấy lĩnh vực nào anh cũng hiểu biết rất sâu và chắc chắn,” Giáo sư Thuyết nói tiếp.

Giáo sư Thuyết đánh giá cao ông Việt về khả năng chủ trì, lãnh đạo với tư cách chính trị gia xuất thân từ một nhà khoa học có học vị tiến sỹ ngành toán – lý.

“Đặc biệt, những ai từng tham dự các hội nghị, hội thảo do anh Việt chủ trì đều thích cách tổng kết hội nghị của anh.

“Anh tóm lược vấn đề rất sắc sảo, chuẩn xác và bao giờ cũng nêu lên những việc cần làm, kèm theo phân công cụ thể.”

Giáo sư Thuyết cũng đưa ra nhận xét quan trọng về năng lực và phong cách lãnh đạo của ông Việt:

“Quan sát cách làm việc của anh Việt, tôi cứ nghĩ khi người ta được giao một cương vị đúng tầm thì sẽ có phong cách làm việc mới mẻ và khoáng đạt.”

Tuy nhiên, trong trao đổi với BBC hôm 07/6, nhận xét về nhân cách và con đường chính trị của ông Việt, Tiến sỹ Bấm Lê Đăng Doanh nói:

“Anh Việt có tầm nhìn xa. Có lẽ tư duy của một tiến sĩ Toán học và kinh nghiệm thực tiễn của nhiều năm hoạt động chính trị đã tạo nên ở anh khả năng khái quát vấn đề nhanh và lối diễn đạt hàm súc”

GS Nguyễn Minh Thuyết nói với tờ InfoNet

“Ông Hồ Đức Việt có một quá trình rất thuận lợi, trong hoạt động công tác của mình, mà không phải người nào cũng có được những điều kiện thuận lợi như vậy.

“Ông ấy được cử làm Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên, Sinh viên, rồi đi làm bên Quốc Hội, làm Bí thư (Tỉnh ủy) Quảng Ninh, Bí thư Thái Nguyên và sau đó làm Tổ chức, Cán bộ

“Tôi không thấy ông ấy có một thể hiện nổi bật nào trong hoạt động của mình, để thể hiện là ông có một đường hướng rõ ràng, một quyết sách đổi mới rõ rệt

“Và những điều mà chúng ta đã biết là đến Đại hội (Đảng lần thứ) XI, phương án tổ chức cán bộ của ông ấy đã không được Đại hội chấp nhận và (Ban Chấp hành) Trung ương Đảng chấp nhận,

“Và việc bầu ông ấy, thì ông ấy cũng không được bầu lại.”

‘Bị ngựa hất xuống’

Sau khi ông Hồ Đức Việt qua đời, trên blog của mình, nhà văn Bấm Nguyễn Trọng Tạo hé mở một số chi tiết đằng sau việc nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã bị mất chức ra sao.

Ông viết:

“Sự ra đi đột ngột của ông Hồ Đức Việt khiến nhiều người luyến tiếc vì một câu chuyện không êm chèo mát mái xảy ra trong phiên họp TW 15 – phiên họp cuối cùng trước đại hội đảng XI, khiến ông đang là một nhân vật đầy kỳ vọng, có truyền thống, có học thức bị bật khỏi guồng máy lãnh đạo của đảng.

Ông Hồ Tùng MậuÔng Hồ Đức Việt là cháu nội của ông Hồ Tùng Mậu, một lãnh tụ thời kỳ sơ khai của Đảng Cộng sản VN

“Tôi được ông Hồ Đức Việt kể lại thì sau hội nghị TW 14, ông Việt lên báo cáo sớm về kết quả giới thiệu nhân sự vào TW với cấp trên, liền có câu hỏi về một nhân sự mà ông Việt trả lời là “phiếu bị thấp”.

“Thái độ phẫn nộ [sau câu trả lời đó] khiến ông Việt vô cùng bất ngờ. Và hội nghị 15 đã diễn ra, mang hậu quả lớn cho ông Việt.

“Tôi không thạo chuyện thâm cung, nhưng những chuyện như thế, nghĩ rằng khối người đều biết. Nghe câu chuyện đó tôi buồn mất mấy ngày, nhưng cũng chỉ an ủi ông Việt được vài lời, đại ý là “cái nước mình nó thế”.

Và nhà văn, nhạc sỹ kiêm blogger này bình luận: “Nhắc lại chuyện cũ để lần nữa chia sẻ với ông Hồ Đức Việt về chốn quan trường sau khi ông nhắm mắt, khép lại thế giới tục trần mà ai cũng phải trải qua.”

Hôm thứ Sáu, 07/6, blogger Phạm Viết Đào bình luận với BBC:

“Tôi theo dõi mấy kỳ Đại hội Đảng thì tôi thấy là bốn ông vào vị trí tứ trụ thường là mục tiêu của các đối thủ khác, thì cái đó là chuyện muôn thuở của chính trị thôi.

“Không ông Việt thì ông khác trước ông ấy cũng bị như vậy thôi. Có những ông sau đó bị cấp cứu, đi bệnh viện về những cuộc đấu đá, như là ông Đào Duy Tùng, theo thông tin mà tôi biết được, sau cuộc ông trượt Tổng Bí thư thì ông ấy cũng đột quỵ luôn.

“Hồ Đức Việt là người đưa ra sáng kiến bầu trực tiếp một số chức danh của đảng ở một số địa phương, đấy là một bước tập dượt dân chủ, tôi nghĩ việc ấy là việc đáng hoan nghênh, nhưng nó không được hưởng ứng của tất cả các cấp khác”

Blogger Phạm Viết Đào

“Chuyện ấy, chuyện chính trường là chuyện muôn thuở. Một là anh phải giữ cương, anh cưỡi được ngựa, không thì ngựa nó hất anh xuống. Chuyện ấy là chuyện bình thường thôi.

“Tức là anh Việt bị ngựa hất xuống, tức là anh ấy không đủ chưởng lực, độ gân guốc với con ngựa bất kham ấy, anh phải ngã ngựa thôi.”

‘Khiêm tốn, chưa thuyết phục’

Mặt khác, blogger này cho rằng ông Việt có thể đã bị thất thế do để xuất một chủ trương mới mà không được chấp nhận.

Ông Đào nói:

“Hồ Đức Việt là người đưa ra sáng kiến bầu trực tiếp một số chức danh của Đảng ở một số địa phương, đấy là một bước tập dượt dân chủ, tôi nghĩ việc ấy là việc đáng hoan nghênh, nhưng nó không được hưởng ứng của tất cả các cấp khác,

“Ông Việt đưa ra cái này không được hưởng ứng bởi vì nó đụng chạm tới quyền lợi của một số đông ở trong Đảng, và họ vẫn muốn rằng đảng phải là những người nắm quyền lực, và họ muốn có những vị thế này, vị thế kia, không muốn sự dân chủ diện rộng như là sáng kiến của Hồ Đức Việt.”

Hôm 05/6, trên truyền thông mạng xã hội xuất hiện Bấm một ý kiến gợi ý rằng có thể ông Việt bị thất bại trước một khuynh hướng được cho là bảo thủ hơn, và ý kiến này con so ông Việt với một người có khuynh hướng cải cách của Đảng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách, người cũng đã bị ‘thất sủng’.

Ý kiến này còn đưa ra một suy luận mang tính giả thuyết về dự định của ông Hồ Đức Việt:

“Trên cương vị Trưởng ban Tổ chức Trung ương, ông cho phép một Đảng bộ tỉnh làm thí điểm đại hội Đảng: Bầu cử cấp ủy trực tiếp theo mô hình các nước, các đảng phái chính trị ở các nước dân chủ phát triển. Việc làm của ông nhằm ngầm nói với dư luận:

“Những điều mà ông Tổng Bí thư đã làm là ông cố gắng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, khôi phục lại vị thế của Đảng, và muốn cải cách bằng những công cụ phê bình và tự phê bình, và cho tới nay, những kết quả ông làm được còn khiêm tốn và chưa thuyết phục được quần chúng”

TS Lê Đăng Doanh

“Nếu được làm Tổng Bí thư, ông sẽ cho thực hiện nền dân chủ toàn diện, phổ quát mà lâu nay còn thiếu vắng trong Đảng , chưa hề có trong xã hội dân sự Việt Nam.”

Nhiều nhà quan sát nhận thấy tại Đại hội Đảng lần thứ XI, ứng cử viên cho ghế Tổng Bí thư của Đảng, ông Hồ Đức Việt đã không chỉ không thành công trong bước đường quan lộ này, mà sau đó ông còn không tiếp tục được giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nhận xét:

“Tôi thấy là ông ấy còn tương đối trẻ và chính ra việc ông ấy phải nghỉ hoàn toàn như vậy là một điều rất không bình thường. Bởi vì một người ở vị trí của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương như vậy thì hoàn toàn có thể tiếp tục hoạt động được ở Quốc hội hay là ở Mặt trận Tổ quốc hay ở một chức vụ gì đó.

“Việc ông ấy nghỉ hưu hoàn toàn như vậy cũng là một việc không hoàn toàn bình thường. Và từ điều không bình thường ấy, có thể có người này, người kia có những sự suy luận khác nhau…”

Nhân dịp này, Tiến sỹ Doanh cũng bình luận về người đã được bầu vào ghế lãnh đạo Đảng và là đương kim Tổng Bí thư Đảng Cộng sản hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng.

Nhìn lại những gì mà ông Trọng đã làm hoặc chưa làm được cho tới nay từ góc nhìn của mình, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói:

“Những điều mà ông Tổng Bí thư đã làm là ông cố gắng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, khôi phục lại vị thế của Đảng, và muốn cải cách bằng những công cụ phê bình và tự phê bình, và cho tới nay, những kết quả ông làm được còn khiêm tốn và chưa thuyết phục được quần chúng.”

Trả lời câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng đã đang để lại dấu ấn gì về tầm tư tưởng, Tiến sỹ Doanh quy về lĩnh vực kinh tế và cho hay:

“Tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay rất khó khăn, nhưng tôi chưa thấy ông Tổng bí thư có quyết sách gì, hoặc là có định hướng gì rõ rệt để giải quyết những khó khăn này của nền kinh tế cả.

Tôi rất mong là ông sẽ có những quyết sách như vậy trong thời gian sắp tới đây,” ông nói với BBC.

Thượng đỉnh Mỹ-Trung kết thúc lạc quan – BBC

9 Th6

Thượng đỉnh Mỹ-Trung kết thúc lạc quan

 
Cuộc gặp này là để hai nhà lãnh đạo hiểu rõ về nhau

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cuộc họp thượng đỉnh hai ngày mà giới chức Mỹ nhận xét là “đặc biệt, tích cực và mang tính xây dựng.”

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, ông Tom Donilon, nói ông Obama đã cảnh báo ông Tập rằng các cuộc tấn công mạng có thể là yếu tố “cản trở” mối quan hệ Mỹ-Trung.

 

Ông cũng cho biết hai nước đã nhất trí rằng Bắc Hàn cần phi hạt nhân hóa.

Hai nhà lãnh đạo cũng bàn đến những vấn đề kinh tế và môi trường trong cuộc gặp ở California.

Cuộc gặp kéo dài gần sáu tiếng hồi vào thứ Sáu ngày 7/6 và hai ông tiếp tục nói chuyện thêm ba tiếng nữa vào sáng thứ Bảy ngày 8/6 ở khu nghỉ dưỡng Sunnylands, California.

Mỹ ‘hài lòng’

Trong khoảnh khắc xuất hiện ngắn ngủi khi hai ông cùng đi dạo hôm 8/6, ông Obama đã mô tả kết quả đối thoại là “rất tốt”.

Sau khi cuộc họp kết thúc, Donilon nói với báo chí rằng ông Obama đã nêu với chủ tịch Trung Quốc những vấn đề Hoa Kỳ đang phải đối mặt do xâm nhập mạng cũng như ăn cắp sở hữu trí tuệ.

Mặc dù không nói rõ nhưng ông cho biết Tổng thống Obama đã nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ tin chắc rằng trước các cuộc tấn công bắt nguồn từ bên trong lãnh thổ Trung Quốc.

Trước đó, Dương Khiết Trì, cố vấn ngoại giao của ông Tập, nói với báo giới rằng Trung Quốc mong muốn hợp tác hơn là tranh cãi với Hoa Kỳ về vấn đề an ninh mạng.

“Không nên để an ninh mạng là cội nguồn gây ra nghi ngờ và va chạm giữa hai bên mà nên là điểm sáng mới trong sự hợp tác của chúng ta.”

Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc

“Không nên để an ninh mạng là cội nguồn gây ra nghi ngờ và va chạm giữa hai bên mà nên là điểm sáng mới trong sự hợp tác của chúng ta,” ông nói.

Về vấn đề Bắc Hàn, ông Donilon nói hai nhà lãnh đạo đã có “sự gần gũi về quan điểm”.

“Hai nước đồng ý rằng Bắc Hàn cần giải giáp hạt nhân, rằng cả hai đều không chấp nhận Bắc Hàn là một quốc gia có vũ khí hạt nhân, và hai nước sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau để tăng cường sự hợp tác và đối thoại để hướng đến việc phi hạt nhân hóa,” ông nói.

Ngay sau khi cuộc gặp thượng đỉnh kết thúc, Nhà Trắng đã ra thông cáo nói hai bên đã lần đầu tiên thống nhất sẽ cùng nhau làm giảm hydrofluorocarbons, một chất gây hiệ́u ứng nhà kính rất mạnh.

Biên tập viên Bắc Mỹ của BBC Mark Mardell nhận định rằng Nhà Trắng tỏ ra hài lòng với kế́t quả cuộc họp.

Đây là lần gặp mặt đầu tiên của hai ông kể từ khi ông Tập trở thành chủ tịch nước hồi tháng Ba. Đây là dịp để hai ông hiểu lẫn nhau.

Vào thứ Sáu, tờ Guardian đã đăng tải cái mà họ gọi là sắc lệnh của tổng thống Mỹ yêu cầu các quan chức an ninh quốc gia và tình báo đưa ra danh sách các mục tiêu tiềm năng ở nước ngoài để tấn công mạng.

Nhà Trắng chưa có bình luận gì về thông tin trên.

Khó khăn của Hoa Kỳ

An ninh mạng hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc

Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn đang thâm hụt thương mại rất lớn với Trung Quốc lên tới 315 tỷ đô la trong năm ngoái, cao nhất từ trước đến nay.

Tuần trước, hãng Shuanghui của Trung Quốc đã đồng ý mua lại Smithfield, công ty sản xuất thịt lợn của Mỹ, với giá 4,7 tỷ đôla. Đây là vụ thâu tóm công ty Mỹ lớn nhất của một công ty Trung Quốc.

Vụ mua bán này cũng cho thấy sức mạnh ngày càng tăng của các công ty Trung Quốc và ý đồ muốn nắm các nguồn lực thế giới của họ.

Các nhà sản xuất của Mỹ muốn Trung Quốc phải nâng giá đồng nhân dân tệ của họ để làm hàng hóa của họ đắt hơn trên thị trường thế giới. Điều này sẽ làm cho xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm.

Bắc Kinh đã có phản ứng bằng việc nới lỏng dần hạn chế các giao dịch bằng đồng nhân dân tệ.

Sở hữu trí tuệ cũng là một vấn đề mà các công ty Mỹ rất quan tâm.

Một báo cáo hồi tháng trước của Ủy ban về Tình trạng đánh cắp Sở hữu Trí tuệ của Mỹ cho thấy Hoa Kỳ tổn thất 300 tỷ đô la một năm vì tình trạng ăn cắp bản quyền.

Khoảng từ 50 cho đ́ến 80% các vụ đánh cắp này là từ Trung Quốc.

Trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh, Nhà Trắng đã thông báo rằng vấn đề an ninh mạng sẽ được nêu ra, trong bối cảnh Mỹ ngày càng quan ngại về các vụ xâm nhập mạng từ Trung Quốc trong những tháng qua.

TQ xem trục xoay của Hoa Kỳ tại châu Á là một mối đe dọa – VOA

9 Th6

TQ xem trục xoay của Hoa Kỳ tại châu Á là một mối đe dọa


Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương

 
 Tin liên hệ
 
 
CỠ CHỮ +

08.06.2013

WASHINGTON — Tại hội nghị thượng đỉnh không chính thức giữa Tổng thống Obama và người tương nhiệm Tập Cận Bình tại California, cả hai bên đều cố tránh những tranh chấp có thể làm tổn thương mối quan hệ giữa hai cường quốc đang tồn tại và mới trỗi dậy. Theo tường trình của Thông tín viên Đài VOA Natalie Liu, mối quan tâm chính của Trung Quốc là sự chú trọng mới trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ về vùng châu Á-Thái Bình Dương—thường được gọi là “trục xoay”—nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc vào tháng Ba năm nay. Đây là chuyến thăm nước Mỹ đầu tiên của ông trong tư cách nguyên thủ quốc gia.

Dù Washington có một danh sách riêng các vấn đề thảo luận với ông Tập Cận Bình, nhưng đứng đầu nghị trình của Bắc Kinh là trục xoay của Hoa Kỳ tại châu Á, được Bắc Kinh xem như là một nỗ lực nhằm ngăn không cho Trung Quốc trở thành một siêu cường.

Các giới chức cao cấp Hoa Kỳ đã nỗ lực trấn an Trung Quốc là trục này không nhằm bao vây Trung Quốc như Bắc Kinh lo ngại. Ông Michael Pillsbury thuộc viện Hudson cũng đồng thời là cố vấn cho Ngũ Giác Đài nói:

“Trong 8 bài diễn văn quan trọng hiện nay, mọi người đều nói trục xoay này không nhằm vào Trung Quốc. Vấn đề duy nhất là, theo như thuật quản lý nhà nước cổ của Trung Quốc, thì người Trung Quốc xem đây như là một cường quốc hàng đầu đang nỗ lực trấn an một cường quốc đang trỗi dậy, nhưng ‘chúng tôi, người Trung Quốc, không đến nỗi ngu ngốc tin như vậy’ – nhưng tôi nghĩ là họ nên tin điều này.”

Những nhà phân tích khác không đồng ý với khuynh hướng này, cho rằng việc thường xuyên phủ nhận không phải là phương cách tốt nhất đối phó với Trung Quốc. Bà Kelley Currie, một thành viên của Dự án 2049, một viện nghiên cứu tại Washington chú trọng đến an ninh Đông Á nói:

“Khi chúng ta phủ nhận tất cả không liên hệ đến Trung Quốc thì càng làm cho nước này thêm nghi ngờ. Do đó tôi nghĩ chúng ta nên thành thật… vâng, một phần của trục xoay này là về bao vây và không ổn định mà những đồng minh trong vùng của chúng ta và những bạn bè của chúng ta cảm thấy đối với thái độ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.”

Ông Ngụy Kinh Sinh là một nhà bất đồng chính kiến hàng đầu sống lưu vong. Ông nói chừng nào Trung Quốc vẫn còn dưới sự cai trị độc đảng, thì Hoa Kỳ không nên kỳ vọng một mối quan hệ hợp tác chân thật với Trung Quốc:

“Hệ thống chính trị và xã hội Hoa Kỳ rất hấp dẫn đối với người dân thường Trung Quốc, và điều này chính phủ Trung Quốc cảm thấy là một mối đe dọa căn bản cho sự sống còn của chính phủ.”

Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc đã tiến hành do thám trên mạng chống lại Hoa Kỳ và nhiều nỗ lực này được giám sát trực tiếp từ một khu phức hợp tại Thượng Hải do một đơn vị đặc biệt của quân đội Trung Quốc thực hiện.

Những hoạt động như vậy làm cho hình ảnh của Trung Quốc tại Quốc hội Hoa Kỳ bị tổn thương. Dân biểu Cộng hòa Frank Wolf nói:

“Tôi nghĩ có nhiều điều tiêu cực đối với Trung Quốc, đặc biệt vì không gian ảo. Trung Quốc đã đánh cắp sở hữu trí tuệ của chúng ta.”

Washington cũng đã yêu cầu Trung Quốc dùng ảnh hưởng của mình để làm thay đổi thái độ khiêu khích mới đây của Bắc Triều Tiên. Ngay trước hội nghị thượng đỉnh, miền Bắc nói muốn thảo luận với Nam Triều Tiên. Các nhà phân tích tại Bắc Kinh gọi đây là một “món quà” cho Tổng thống Obama và nói thêm là đáp ứng của Washington có thể cho thấy Hoa Kỳ xem mối quan hệ với cường quốc mới như thế nào mà ông Tập Cận Bình muốn được trông thấy.

 
 

Mỹ né tránh xung đột biển đảo ở châu Á ? – KT

9 Th6

Mỹ né tránh xung đột biển đảo ở châu Á ?

 
 

(Kienthuc.net.vn) – Hoàng loạt các sự kiện gần đây cho thấy Mỹ đang cố né tránh các vụ xung đột biển đảo ở châu Á,  bất chấp các ẩn họa từ đó.

 

 
 

Chính quyền Obama có vẻ không muốn bị lôi kéo vào các tranh chấp biển đảo nguy hiểm ở châu Á.

Đối với hầu hết người Mỹ, tuyên bố chủ quyền chống chéo và mâu thuẫn của các nước châu Á ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đã chen vào những mối bận tâm và quan ngại về an ninh quốc gia có vẻ nghiêm trọng hơn ở Syria, Afghanistan và một vài khu vực khác. Nhưng nhiều sự kiện gần đây chứng tỏ, Washington có vẻ đang cố né tránh các tranh chấp biển đảo ở Châu Á bất chấp những ẩn họa từ đó.

Một minh chứng, ngày 9/5, một tàu Cảnh sát biển Philippines nã súng vào tàu đánh cá Đài Loan bị cáo buộc đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, khiến một ngư dân hòn đảo thiệt mạng. Sự cố đã khiến quan hệ Đài Loan-Philippines rạn nứt trầm trọng. Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu mạnh mẽ cáo buộc “đó là vụ giết người máu lạnh” và tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Philippines, bỏ ngoài tai lời xin lỗi từ phía Manila. Chưa hết, Đài Bắc còn gấp rút triển khai tàu hải quân ra khơi bảo vệ ngư dân đánh bắt tại các vùng biển xa.
Sau sự cố trên biển với Philippines hôm 9/5, Hải quân Đài Loan tích cực tuần tra trên biển hơn.

Mỹ, đồng minh thân cận của cả Manila lẫn Đài Bắc, gần như không có phản ứng đáng kể nào. Trước sức ép từ nhiều phía, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ đơn thuần “hy vọng Philippines tích cực điều tra” sự việc. Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Manila cũng chỉ nhẹ nhàng bày tỏ: “Chúng tôi chắc chắn, sự cố sẽ được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán… Chúng tôi hoan nghênh các bên sẽ hợp tác để giải quyết những chuyện này như các nền dân chủ vẫn làm”.

Không chỉ giữ khoảng cách an toàn đối với tranh chấp giữa Manila và Đài Bắc, Mỹ cũng tỏ ra “hờ hững” với xung đột nghiêm trọng hơn gấp bội giữa đồng minh ruột Nhật Bản và Trung Quốc liên quan các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Một câu hỏi được đặt ra là, Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu một ngư dân Trung Quốc bị Hải quân Nhật Bản vô tình hoặc cố ý bắn chết? Hoặc chuyện gì sẽ xảy ra nếu tàu tuần tra Trung Quốc ở Biển Hoa Đông bắn chết một sĩ quan Cảnh sát biển Nhật Bản?
Hay thậm chí, một kịch bản tệ hơn nữa: nếu Trung-Nhật xảy ra xung đột, chẳng hạn, bắt nguồn từ một cuộc đụng độ chết người giữa chiến đấu cơ F-15 Nhật bản và máy bay tuần tra Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, liệu Mỹ sẽ phản ứng thế nào?
 2 tàu Hải quân Nhật Bản kẹp chặt một tàu hải giám Trung Quốc (giữa) trên Biển Hoa Đông.

Trong thực tế, Mỹ đóng vai trò là “lực lượng đảm bảo” trong chính sách cứng rắn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi nhà lãnh đạo này tranh thủ tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để củng cố vị thế trên sân khấu chính trị và đẩy tình cảm dân tộc chủ nghĩa trong nước dâng cao.

Chuẩn bị cho kịch bản đụng độ với tàu hoặc máy bay Trung Quốc tại Senkaku/Điếu Ngư, ông Abe tuyên bố rõ ràng rằng Nhật sẽ phản ứng mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là Tokyo sẽ dùng vũ lực để trả đũa trước, rồi mới chất vấn sau hòng thể hiện quyết tâm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình.
Trong trường hợp đó, các lực lượng Mỹ có khả năng bị kéo vào cuộc và hỗ trợ Nhật Bản, theo cam kết bảo vệ lẫn nhau trong Hiệp ước phòng thủ Mỹ-Nhật cho dù Washington nhắc đi nhắc lại lập trường đứng ngoài tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh. Nếu kịch bản này xảy ra, đó sẽ là một thảm họa.
Còn nhớ, một tình huống tương tự đã xảy ra vào năm 2004 khi Đài Loan – Trung Quốc suýt đánh nhau dẫn đến việc Mỹ có thể bị lôi vào cuộc bởi Hiệp ước an ninh ký với Đài Bắc. Tuy nhiên, chính quyền Bush đã khôn ngoan, cảnh báo đồng minh ruột kìm chế các hành vi hung hăng, khiêu khích và nhờ vậy, tránh được một cuộc xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc.
Đã có rất nhiều đề xuất từ các chuyên gia chính sách, ở cả Mỹ lẫn châu Á nhằm xoa dịu, giảm nhẹ và cuối cùng là chấm dứt tranh chấp biển đảo ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Chẳng hạn, tại Biển Hoa Đông, chuyên gia Viện Brookings, Richard Bush nhấn mạnh, sự cần thiết và các giải pháp hữu hiệu để tránh các kịch bản tồi tệ xuất phát từ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa 2 cường quốc Trung-Nhật. Trong khi, tại Biển Đông, chuyên viên cao cấp Viện Nautilus, Mark Valencia mạnh mẽ ủng hộ thiết lập bộ quy tắc ứng xử cho các bên tranh chấp để giảm nguy cơ xung đột bắt nguồn từ những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong khu vực.
Chuyên viên cao cấp Donald Gross ở Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược từng làm việc ở Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi các bên liên quan đến tranh chấp biển đảo ở châu Á gửi đơn yêu cầu Tòa án Quốc tế về Luật biển phân xử và giải quyết các vấn đề của họ. Hiện mới chỉ có Philippines theo đuổi cách tiếp cận như trên.
Và một sự thật đáng buồn là, đề xuất của giới chuyên gia và học giả dù hay và hợp lý đến mấy cũng chưa được áp dụng vào thực tế. Trong khi đó, mối đe dọa xung đột vũ trang nghiêm trọng có nguồn gốc từ các tranh chấp biển đảo ở châu Á vẫn không ngừng gia tăng.
Theo ông Donald Gross, với địa vị thống trị khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ cần phải tỏ ra tích cực và nỗ lực hơn nữa để thúc giục các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình sao cho xứng với quyền lực chính trị, ngoại giao và quân sự của cường quốc số 1 thế giới. Hơn nữa, đây cũng chính là một cách hữu ích để Mỹ củng cố và tăng cường vị thế của mình trong khu vực.


TIN LIÊN QUAN


ĐANG ĐỌC NHIỀU

 Bạch Dương

Kết thúc Hội thảo quốc tế về Biển Đông ở Mỹ: Trung Quốc ‘phải theo luật quốc tế’ – (Petrotimes)

9 Th6
 Kết thúc Hội thảo quốc tế về Biển Đông ở Mỹ:

Trung Quốc ‘phải theo luật quốc tế’

07:00 | 09/06/2013

(Petrotimes) – Ngày cuối cùng của hội thảo “Kiềm chế căng thẳng tại Biển Đông” diễn ra với tranh luận liên quan đến vấn đề pháp lý và luật quốc tế. Cuộc tranh luận diễn ra gay gắt, và một lần nữa, quan điểm của Trung Quốc bị cô lập hoàn toàn, từ phía cử tọa cũng như các chuyên viên từ các quốc gia khác.

Diễn giả tham gia buổi hội thảo này gồm Tiến sĩ Xinjun Zhang (Khoa Luật, Ðại Học Thanh Hoa, Trung Quốc), ông Henry Bensurto (Bộ Ngoại giao Philippines), ông Peter Dutton (Giáo sư Học Viện Hải Chiến Mỹ) và Tiến sĩ Trần Trường Thủy (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao, đại diện Việt Nam).

Ngày thứ 2 của buổi hội thảo về khía cạnh pháp lý của tranh chấp Biển Ðông, được CSIS tổ chức tại Washington, DC, ngày 6/6

Mở đầu bài nói chuyện của mình, Tiến sĩ Zhang đi thẳng vào vấn đề Philippines mang tranh chấp biển với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Ông Zhang giải thích, Trung Quốc không tham gia vụ kiện của Philippines vì Bắc Kinh “không tranh luận về chủ quyền tại Biển Ðông”, và cũng vì công ước biển UNCLOS không có thẩm quyền phân xử về chủ quyền trên biển.

Ðại diện Philippines đáp lời, phía của họ không đặt vấn đề chủ quyền trong vụ kiện này, mà đặt vấn đề “quyền lợi hàng hải”.

Ðiều đáng để ý là tất cả các diễn giả tham gia hội thảo, ngoại trừ Trung Quốc, đều mở đầu bài nói chuyện của mình bằng đề tài “Nguyên tắc của luật pháp”.

Ông Bensurto nêu “nguyên tắc luật pháp”, trong một sự ám chỉ Trung Quốc: “Luật pháp là nền tảng giải quyết mọi mâu thuẫn”, “không có một xã hội nào lại không có luật pháp”, và “luật pháp quốc tế là ngôn ngữ chung của mọi phía tranh chấp”.

Trong phần trình bày của mình, Tiến sĩ Trần Trường Thủy nhắc đến “lợi ích dài hạn của việc tuân thủ luật pháp”, đồng thời khẳng định: “Luật quốc tế không phải là cái ‘thực đơn’ để các phía chọn món ăn phù hợp cho mình”.

Trong tất cả các phần tham luận, ngoại trừ đại diện Philippines đi thẳng vào các yếu tố kỹ thuật của vụ kiện Trung Quốc, phần phát biểu của Giáo sư Dutton được xem là thẳng thắn nhất, trực diện với Trung Quốc. “Ðiều khó khăn là thiết lập tiêu chuẩn hành xử”- Giáo sư Dutton phát biểu. Ông nói, cách hành xử của nhiều quốc gia trong vùng, theo công ước UNCLOS, đã và đang tạo nên tiêu chuẩn hành xử tại khu vực tranh chấp trên Biển Ðông. Tuy nhiên, Trung Quốc là một trong các quốc gia không tuân theo tiêu chuẩn này. “Một trong các quan ngại là Trung Quốc dựa trên đường lưỡi bò chứ không theo tiêu chuẩn của UNCLOS”.

Ông Dutton cho rằng, Philippines là ví dụ rõ ràng của việc dựa trên tiêu chuẩn UNCLOS nhằm nâng cao lợi thế khi đòi hỏi giải quyết các tranh chấp về biển. “Kể từ mùa Xuân 2009, chính phủ Philippines dồn mọi nỗ lực trong việc ban hành luật quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn UNCLOS. Bằng cách này, Philippines đi trước các láng giềng vốn mạnh hơn mình”- theo Giáo sư Dutton.

Trong xu hướng này, luật quốc tế đang dần có khả năng định hướng thái độ ứng xử của các quốc gia tranh chấp tại Biển Ðông. “Và điều này ảnh hưởng tích cực lên sự ổn định toàn cầu”- Giáo sư Dutton phân tích.

Tuy nhiên, vẫn còn những quốc gia chọn hành xử “không theo tiêu chuẩn UNCLOS”. Và quyết định không theo tiêu chuẩn luật quốc tế xuất hiện khi các tiêu chuẩn này không thuận lợi cho quyền lợi của họ, hoặc họ có sức mạnh hơn các quốc gia khác. “Nói cách khác, có một sự liên hệ giữa sức mạnh và luật”. Lời kết luận của Giáo sư Dutton ám chỉ rõ ràng thái độ của Bắc Kinh.

Các đàm phán tại khu vực tranh chấp ở Biển Ðông từ hai thập niên qua không đưa đến kết quả nào. Giới quan sát cho rằng, lý do là vì “Trung Quốc luôn đòi hỏi nhiều hơn những gì các quốc gia khác sẵn sàng thỏa thuận”.

Theo ông Dutton, các đồng nghiệp Philippines cho ông biết, Trung Quốc thậm chí đòi quốc gia này “thừa nhận chủ quyền của Bắc Kinh trước, rồi mới chịu nói chuyện”.

Theo chiến thuật ấy, Trung Quốc ngày càng nỗ lực chia rẽ khối ASEAN để tránh phải thương thảo đa phương.

Vẫn theo Giáo sư Dutton, “cho đến thời điểm này, Trung Quốc luôn từ chối đưa các tranh tụng ra tòa án quốc tế. Có thể, họ biết luật quốc tế bất lợi cho các đòi hỏi của họ, nhất là đòi hỏi về chủ quyền tại vùng biển nằm bên trong đường lưỡi bò”.

Cho đến nay, Trung Quốc chọn chiến thuật tránh né đưa các vấn đề tranh chấp biển theo hướng luật quốc tế hoặc dùng các cơ chế của luật quốc tế để giúp giải quyết tranh chấp với các quốc gia láng giềng. Theo ông Dutton, “chiến thuật của Bắc Kinh là dùng sức mạnh, thậm chí vũ lực, chứ không dùng luật”.

Chọn phương cách tránh né tòa án, theo Giáo sư Dutton, Trung Quốc “gặp rủi ro, là có thể bị mất mặt khi cộng đồng quốc tế phán quyết bất lợi trong các tranh chấp về biển”.

Hầu như mọi tranh luận về các tranh chấp tại Biển Ðông đều dẫn đến câu hỏi: Vai trò của nước Mỹ.

Giáo sư Dutton cho rằng, để đạt được mục đích kiềm chế căng thẳng tại khu vực Biển Ðông, Washington cần theo đuổi một số chiến lược. Trước hết, Mỹ phải hiện diện mạnh mẽ tại Ðông Nam Á. Tiếp theo, Mỹ cần bỏ các mâu thuẫn sang một bên khi giải quyết tranh chấp, đồng thời cần để cho các quốc gia trong khu vực xây dựng lực lượng tuần duyên cần thiết để đối mặt với các áp lực của Trung Quốc trên biển.

Ngoài ra, Mỹ cũng cần đẩy mạnh sự áp dụng các tiêu chuẩn của luật quốc tế; khuyến khích các quốc gia tranh chấp dùng giải pháp ngoại giao để đi đến đồng thuận. “Nếu nói về khía cạnh chủ quyền”, theo Giáo sư Dutton, “Mỹ cần phải đứng ở vị trí trung lập”.

Nhưng đối với “đường lưỡi bò”, Mỹ cần có thái độ dứt khoát: “Thẳng thắn đối mặt với Trung Quốc nếu nước này dùng đường lưỡi bò làm biên giới biển chính thức”. “Không phải lịch sử, không phải quyền lực, mà phải là luật quốc tế!”- ông Dutton khẳng định.

S.Phương (Tổng hợp)

THỨ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM PHỦ NHẬN LIÊN KẾT VỚI MỸ CHỐNG TRUNG QUỐC: NƯỚC NHỎ TÌM LIÊN MINH ĐỂ CHỐNG NƯỚC KHÁC LÀ TỰ SÁT – BS

9 Th6
 

 THỨ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM PHỦ NHẬN LIÊN KẾT VỚI MỸ CHỐNG TRUNG QUỐC: NƯỚC NHỎ TÌM LIÊN MINH ĐỂ CHỐNG NƯỚC KHÁC LÀ TỰ SÁT

Trang mạng quân sự của Trung Quốc military.china.com

6. 6. 2013

 Người dịch:  XYZ

 1

Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh

 

Việt Nam với Trung Quốc núi sông nối liền, song gần đây vấn đề Nam Hải[i] đã dẫn đến tình trạng căng thẳng giữa hai nước. Theo một số nhà phân tích, Việt Nam đang tìm cách hợp tác với Mỹ chống lại Trung Quốc. Ngày 6.6, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đang ở thăm Trung Quốc đã nhận lời phỏng vấn của trang Hoàn cầu (www.huanqiu.com),  ông nêu rõ, Việt Nam sẽ không liên minh với nước khác để đánh lại nước thứ ba, nước nhỏ mà tìm liên minh để chống nước khác thì chắc chắn là tự sát.

Nguyễn Chí Vịnh nói, Việt Nam theo đuổi nguyên tắc tự chủ độc lập, đồng thời tuân thủ nguyên tắc bảo vệ tổ quốc, không liên minh với nước khác để chống lại nước thứ ba. Ông nói, Việt Nam thực hiện sự hợp tác hữu nghị với nước khác, chưa từng làm tổn thương nước khác, cả khi Mỹ quay trở lại Châu Á – Thái Bình Dương  cũng vậy. Ông nói, những người am hiểu về quân sự đều rõ rằng, với một nước nhỏ, nếu liên minh với nước khác để chống lại nước thứ ba chính là tự sát.

Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ, muốn đánh giá được tác động của việc Mỹ quay trở lại Châu Á – Thái Bình Dương có thể phải mất 1 ngày. Phía Việt Nam cho rằng, nếu như Mỹ quay trở lại Châu Á – Thái Bình Dương mà đem lại hòa bình cho khu vực, đồng thời triển khai các hoạt động dựa trên luật quốc tế, thì Việt Nam không có lý do gì để phản đối.

Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam:  Trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu

2

Việt Nam ra sức tăng cường xây dựng hải quân, mua vũ khí tấn công

(Tin huanqiu.com, các PV Châu Húc, Chu Hiểu Lỗi)   Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc lần lữa không giải quyết nổi, luận điệu hợp tác với nước khác để cân bằng với Trung Quốc của Việt Nam lại rất mập mờ, Mỹ, Ấn Độ và ASEAN, rút cuộc ai là đối tác số 1? Ngày 6.6, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã trả lời phỏng vấn báo chí, ông nêu rõ, trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu.

 Nguyễn Chí Vịnh nói, Việt Nam hợp tác quân sự với cả Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ và ASEAN, thậm chí ngay cả Cuba xa xôi cũng là “người bạn thân thiết” của Việt Nam, song trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu. Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ, Việt Nam và Trung Quốc là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, về mặt quốc phòng cũng vậy.

Ông cho biết, quan hệ hợp tác trong mấy năm gần đây của hải quân Trung-Việt cũng đã có được sự phát triển vượt bậc, hai nước đã triển khai sự hợp tác toàn diện, thiết thực. Trong cuộc đối thoại, Nguyễn Chí Vịnh cho biết, ông vừa mới có cuộc trao đổi tại Bắc Kinh với Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Thích Kiến Quốc, đã đi đến nhất trí lập đường dây nóng giữa Bộ quốc phòng hai nước. Tới đây, các sĩ quan tư lệnh hải quân hai nước Trung-Việt sẽ tiến hành hợp tác thông qua đường dây nóng này.

 Còn về các tầng cấp hành động thực tế, Nguyễn Chí Vịnh nói, hai nước đã triển khai các hoạt động giao lưu quân sự ở nhiều tầng cấp, chẳng hạn như hợp tác về các mặt công tác đảng, chính trị, hải quân, biên phòng, đào tạo và giao lưu thanh niên giữa quân đội hai nước. Ông còn bày tỏ, Việt Nam quyết định tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế, đã đề nghị Trung Quốc trợ giúp Việt Nam tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình này.     

 

Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam nói quân đội hai nước Trung-Việt cần tạo một môi trường hòa bình cho cục diện trên biển  

3

Máy bay chiến đấu Nga của không quân Việt Nam

(Tin huanqiu.com, các PV Châu Húc, Chu Hiểu Lỗi)   Mấy ngày nay, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đang ở thăm Trung Quốc. Ngày 6.6, Nguyễn Chí Vịnh đã tổ chức một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, trả lời các câu hỏi của phóng viên về quan hệ Trung-Việt và những vấn đề khác. Trong số hơn 10 câu hỏi các phóng viên đưa ra, không thiếu những câu hỏi hóc búa như Việt Nam có lo ngại Trung Quốc sẽ mạnh lên hay không, Việt Nam tăng cường quân sự, tăng cường mua vũ khí liệu có đi ngược lại với đề nghị “không sử dụng vũ lực trước” hay không, …  Về vấn đề này, Nguyễn Chí Vịnh đã trả lời từng câu một, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam mong muốn Trung Quốc phát triển , nhưng cũng kêu gọi quân đội Việt-Trung cần tạomột môi trường hòa bình cho cục diện trên biển

Nguyễn Chí Vịnh nói, ông không hề lo lắng Trung Quốc sẽ mạnh lên, bởi vì sự phát triển của Trung Quốc cũng là sự phát triển của thế giới, Việt Nam ủng hộ sự phát triển của Trung Quốc. Ông nói, thế giới hiện nay đang dồn sự chú ý vào hai nước xã hội chủ nghĩa, những người yêu chuộng hòa bình mong muốn hai nước hợp tác hữu nghị, song cũng có rất nhiều người muốn nhìn thấy hai nước không tôn trọng lẫn nhau. Ông cho rằng, hai nước Trung-Việt cần chứng minh cho thế giới thấy rằng, hai nước có thể chung sống hòa bình, giải quyết ổn thỏa những bất đồng.  

Về vai trò của quân đội trong tranh chấp trên biển giữa hai nước, Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ, quân đội cả hai nước Trung-Việt đều cần tạo một môi trường hòa bình cho cục diện trên biển, bởi vì hòa bình và ổn định khu vực mới là vấn đề mà hai nước có thể cùng ngồi lại bàn bạc, giải quyết phần gốc của vấn đề

Hai nước Trung-Việt vào tháng 9 năm ngoái đã tổ chức trao đổi quốc phòng, còn năm nay thì sớm hơn 6 tháng. Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ, điều này cũng thể hiện cả hai bên đều rất trọng thị sự hợp tác quốc phòng, đồng thời dám đối mặt với những bất đồng, giữa hai nước Trung-Việt, hợp tác vẫn là chủ đạo.   

4

Căn cứ hải quân của Việt Nam

5

Tàu hộ tống hiện đại Việt Nam mua về  

6

Việt Nammuốn xưng bá ở Nam Hải

7

Trên hòn đảo Việt Nam xâm chiếm có phủ lá quốc kỳ khổng lồ

8

Việt Nam nổ ra biểu tình chống Trung Quốc

 


[i]   Tức Biển Đông.

Bản điều trần của ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, về quan hệ Việt – Mỹ – BS

9 Th6

 Bản điều trần của ông Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, về quan hệ Việt – Mỹ

Ngày 5/6/2013 – Văn bản trình bày của Daniel Baer, Phó Trợ lý Ngoại trưởng, Vụ Dân chủ, Nhân quyền và Lao động. Tại Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương, Ủy ban Đối ngoại. Washington, DC.


View on YouTube

1

Thưa ngài Chủ tịch và các thành viên Uỷ ban, cảm ơn quý vị đã tổ chức buổi điều trần ngày hôm nay. Chúng tôi đánh giá cao mối quan ngại của quý vị về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và chúng tôi vẫn đang đang hối thúc chính phủ về những cải cách cần thiết.

Gần đây, Bộ Ngoại giao đã gửi đến Quốc hội cả bản Báo cáo Quốc gia về Thực thi Nhân quyền và bản Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế. Hai bản báo cáo này đều do vụ của tôi chuẩn bị với sự hợp tác của các đồng nghiệp trên khắp thế giới; chúng sẽ cung cấp một bức tranh chi tiết về những dữ kiện giúp lý giải mối quan ngại của chúng ta về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Tôi xin giới thiệu hai bản báo cáo này tới quý vị.

Tháng Tư vừa qua, tôi dẫn đầu một phái đoàn đến Việt Nam, đoàn bao gồm các đại đại diện đến từ Nhà Trắng và Bộ An ninh Nội địa để tham gia cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt. Chúng tôi đã nhấn mạnh với phía Việt Nam rằng năm 2013 là một cơ hội cho chính phủ Việt Nam lựa chọn cải thiện thành tích nhân quyền, chúng tôi cũng đã trình bày chi tiết về một số những lĩnh vực cấp bách mà họ cần bắt tay vào.

Chúng tôi đánh giá cao những bước đi tích cực như việc phóng thích (kèm theo một số hạn chế) nhà hoạt động Lê Công Định, tạo thuận lợi cho cuộc viếng thăm của một tổ chức nhân quyền quốc tế, và sự gia tăng khiếm tốn trong việc đăng ký hoạt động tôn giáo ở Tây Nguyên. Chúng tôi hoan nghênh các cuộc thảo luận giữa chính quyền và Vatican, đồng thời hoan nghênh những chuyển biến tích cực và triển vọng về nhân quyền của những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (LGBT). Chúng tôi vẫn đang quan sát, với sự quan tâm đặc biệt, làn sóng ý kiến đóng góp về bản dự thảo Hiến pháp và cảm thấy được khích lệ bởi quyết định kéo dài thời gian góp ý của chính quyền. Bây giờ là lúc giới chức cầm quyền cần thể hiện trách nhiệm, xem xét nghiêm túc những ý kiến đóng góp này và đưa những mối quan tâm của công dân vào trong nội dung bản Hiến pháp sửa đổi.

Song các bước đi này vẫn chưa đủ để đảo ngược xu hướng nhiều năm thụt lùi. Và những bước tiến tích cực và biệt lập này cũng chưa hình thành nên một mô hình nhất quán. Ngày càng nhiều blogger bị sách nhiễu và bỏ tù vì những phát ngôn ôn hoà trên mạng Internet và các nhà hoạt động thường xuyên sống trong tình trạng bất trắc – các nhà hoạt động như Nguyễn Văn Đài  Phạm Hồng Sơn, những người đã bị nhà chức trách ngăn gặp tôi tại Hà Nội.

Tình hình nhân quyền phản ánh tình trạng thiếu công bằng có tính hệ thống, tác động đến mọi mặt của mối quan hệ. Tôi xin phác hoạ một số những quan ngại của chúng tôi.

Nhiều trong số hơn 120 tù nhân chính trị Việt Nam đang bị tù đày chỉ vì họ thực hành quyền sự do ngôn luận của mình. Ông Cù Huy Hà Vũ, mà vợ của ông tôi đã gặp ở Hà Nội, đã công khai phê phán nạn tham nhũng gắn với hoạt động khai thác bau-xit và bị kết án 7 năm tù. Bà Tạ Phong Tần đang ngồi tù vì viết bài trên mạng về sự suy đồi của công an. Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, người từng thể hiện quan điểm trên mạng một cách ôn hoà và phản đối chính sách của nhà nước với Trung Quốc, hiện đang thụ án 12 năm tù giam. Chính quyền coi những người này là mối đe doạ, một mối quan ngại về an ninh quốc gia – một lời cáo buộc thiếu cơ sở khi quý vị ngồi trao đổi với những cá nhân như Cha Lý, người mà tôi đã có dịp được gặp trong nhà lao. Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã bị bắt tháng 2 năm 2010 khi phát tán tờ rơi kêu gọi các quyền dự do dân chủ. Nhóm công tác Liên hợp quốc về Giam giữ Tùy tiện đã khuyến nghị việc phóng thích họ.

Sự phát triển của một đất nước hiện đại, thành công và công bằng đòi hỏi sự tự do thông tin – sự trao đổi ý kiến và sáng kiến. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tìm cách kiểm soát thông tin, ngay cả khi sự kiểm soát đó ngày càng vuột ra khỏi tay họ. Chúng tôi rất quan tâm đến các 2chính sách ngăn chặn, hacking và theo dõi internet của Việt Nam, cũng như việc giam giữ blogger của họ. Dự thảo quy định về quản lý nội dung internet lại tìm cách hạn chế thêm dòng thông tin trên mạng.

Tuy nhiên, mức độ thâm nhập internet ở Việt Nam đang ngày càng phát triển, và đất nước này đã chứng kiến hiện tượng bùng nổ của những blog vẫn đang thu hút đông đảo người Việt Nam có đầu óc cải cách – bao gồm Dân Luận và Thông Tấn Xã Vàng Anh. Những website mang tư tưởng cải cách khác như Anh Ba Sàm là đối tượng bị hack và làm cho tê liệt.

Một điệp khúc mà tôi thường nghe mỗi khi tôi thăm Việt Nam đó là sự cần thiết phải thực thi tốt hơn những quy định pháp luật đã ban hành. Theo hiến pháp, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và những quyền con người khác. Nhưng chúng ta đều biết, chẳng hạn, rất nhiều tín hữu Công giáo, Phật giáo và các nhóm khác phải đối mặt với tình trạng bị sách nhiễu và bị yêu cầu đăng ký hoạt động nhưng rồi lại không cho đăng ký. Nghị định 92 mới có hiệu lực từ tháng Giêng có thể được thực thi theo cách còn hạn chế thêm, thay vì thúc đẩy, quyền tự do tôn giáo như quy định trong hiến pháp.

Luật pháp Việt Nam đảm bảo quyền tiếp cận luật sư và đảm bảo địa vị của luật sư bào chữa ngang với công tố viên. Tuy nhiên trong thực tế, điều này lại diễn ra hoàn toàn khác. Tôi thường xuyên được nghe từ các luật sư của tù nhân chính trị là họ không được phép tiếp cận hồ sơ vụ án, họ bị bố trí chỗ bất công ở tòa án, họ không được phép sử dụng máy tính, cũng như không được dành thời gian bào chữa cho thân chủ.

Và một vài số quy định pháp luật rõ ràng là cần phải thay đổi – những điều luật đi ngược lại chuẩn mực nhân quyền quốc tế như Điều 79 và Điều 88, vốn được sử dụng để giam giữ các nhà hoạt động chính trị chỉ trích chính quyền.

Trước khi kết thúc, tôi xin lưu ý rằng hơn 18 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tiến triển – thông qua hoạt động thương mại, du lịch và giao lưu văn hóa. Những người sống bên hai bờ Thái Bình Dương đều được hưởng lợi, đặc biệt là những người Việt Nam sống ở Việt Nam, nơi mức sống đã tăng lên khi người dân có điều kiện hơn và được giáo dục tốt hơn. Khi chúng ta nói về nhân quyền, tất cả chúng ta cần nhớ rằng những quan ngại của chúng ta chính là âm hưởng của những quan ngại mà hàng triệu người dân sống trong lòng Việt Nam đang nói lên và bàn luận. Họ hiểu điều đó. Họ hiểu hệ thống hiện hành không làm được gì. Họ nhận ra rằng, cho dù đã trở thành một đất nước sung túc hơn, song nếu thiếu tiến bộ về nhân quyền, Việt Nam cũng chỉ đạt đến một giới hạn nhất định.

Chúng tôi muốn tăng cường sức mạnh cho họ, và chúng tôi muốn làm việc chặt chẽ hơn với các thành viên của Uỷ ban để thúc ép Việt Nam cải thiện việc bảo vệ nhân quyền.

Một lần nữa, cảm ơn quý vị đã tổ chức buổi điều trần ngày hôm nay. Tôi trông đợi được làm việc cùng quý vị, và rất mong nhận được câu hỏi từ quý vị.

 

Bản dịch của Nguyễn Thanh Thủy (Defend the Defenders)

Nguồn: Defend the Defenders

NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG: Tin tuần từ 3/6-9/6 – NCBĐ

9 Th6

Tin tuần từ 3/6-9/6

 dinh tuan anh

-(TN 7/6) Tàu quân sự Mỹ đến Philippines: Tờ Inquirer hôm qua đưa tin tàu tiếp liệu cho tàu ngầm USS Frank Cable và tàu ngầm USS Asheville của hải quân Mỹ đang lần lượt đến vịnh Subic của Philippines vào ngày 7 – 8.6; Bí ẩn kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc

-(GD 7/6) Trung Quốc đã xây dựng công trình quân sự ngoài bãi cạn Scarborough: Chỉ cần một vài tuần nữa là các cấu trúc công sự mới của Bắc Kinh sẽ nổi lên trên bãi cạn Scarborough của Philippines với lá cờ 5 sao Trung Quốc; Nhật Bản học chiến thuật đổ bộ thẳng đứng của Mỹ để giữ đảo Senkaku

-(Petrotimes 7/6) ASEAN – Trung Quốc: Thảo luận thực hiện DOC, thúc đẩy COC: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 6/6 cho biết, phiên họp lần thứ 8 của Nhóm Công tác chung của ASEAN và Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông đã diễn ra tại Bangkok ngày 29/5; (GD 7/6) Chuyên gia HQ Mỹ: UNCLOS không hỗ trợ yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông

-(TP 6/6) Báo Nhật: Hiểm họa lớn nhất là Trung Quốc: Từ nhiều góc độ khác nhau, tờ Sankei Shimbun kết luận nguy cơ xâm hại lớn nhất chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia Nhật Bản là Trung Quốc; (GD 6/6) Trung Quốc chặn đường tiếp viện Philippines ra Bãi Cỏ Mây bằng mọi giá

-(VOV 6/6) GS C.Thayer đánh giá cao thông điệp của Thủ tướng Việt Nam: GS Carl Thayer: Đó là một bài phát biểu rất hay, đầy sức mạnh; Mỹ khẳng định quan điểm trong vấn đề Biển Đông

-(RFI 6/6) Biển Đông:Mỹ hy vọng Bắc Kinh và Asean đạt tiến bộ: Theo Quyền phó trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á Joe Yun,  có thể là trong năm nayTrung Quốc và các nước Đông Nam Á sẽ loan báo chính thức mở đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC; Chủ quyền biển đảo : Giới chế tạo vũ khí hưởng lợi

-(VNN 6/6) Tranh chấp biển đảo và ba kịch bản nóng: Về cơ bản, có 3 kịch bản chính về tranh chấp biển đảo tại châu Á có thể diễn ra là: đối đầu, hợp tác và hòa hoãn; Trả lời cho câu hỏi mang tính nền tảng

-(Toquoc 6/6) Trọng tâm cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Trung: Cuộc gặp Tập Cận Bình- Obama trọng tâm là định vị quan hệ kiểu mới giữa hai cường quốc; (QDND 6/6) Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh chào xã giao Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn

-(Vnexpress 6/6) Mỹ phản đối dùng vũ lực kiểm soát Biển Đông: Washington phản đối bất kỳ quốc gia nào chiếm quyền kiểm soát những khu vực tranh chấp ở Biển Đông bằng vũ lực, đồng thời hối thúc việc ban hành một bộ quy tắc ứng xử giữa các bên liên quan; (Vnmedia 6/6) Vòng kim cô” bao quanh Trung Quốc thêm chặt

-(Petrotimes 6/6) Malaysia “ngả” về Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông?: Quan điểm “gác tranh chấp, cùng khai thác” một lần nữa được nhắc tới, nhưng không phải từ Trung Quốc mà là từ Malaysia – một trong 4 nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông; (KT 6/6) “Viên kim cương” Nhật chống Trung Quốc bá quyền

-(TP 6/6) ‘Trung Quốc sẽ thảm bại nếu đánh chiếm đảo’: Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ thất bại thê thảm nếu sử dụng xung đột vũ trang để chiếm đảo; Trung Quốc ngày càng cô đơn, lắm kẻ thù

-(TN 6/6) Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Mỹ: Ngày 5.6, Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức Hội thảo “Quản lý căng thẳng tại biển Đông”. Lúc 9 giờ tối qua (giờ Việt Nam), hội thảo chính thức khai mạc tại hội trường của CSIS ở Washington DC; Máy bay trinh sát Mỹ theo dõi tàu chiến Đài Loan ở Trường Sa

-(KT 5/6) Tàu ngầm Kilo Hà Nội hoàn thành thử nghiệm: Itar-Tass đưa tin, nhà máy đóng tàu Admiratly Verfi kết thúc thử nghiệm tàu ngầm phi hạt nhân đầu tiên HQ-182 Hà Nội cho Hải quân Nhân dân Việt Nam; Trung Quốc đòi Nhật “tạm gác” tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư

-(GD 5/6) TQ không muốn đàm phán, dùng vũ lực chứng minh “chủ quyền” Biển Đông: Trung Quốc không có ý định giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình và rằng dù có những cam kết Trung Quốc đã tham gia và đã ký cũng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ làm những gì họ nói; Mỹ, Nhật Bản đã chuẩn bị sẵn “quà tặng” cho ông Tập Cận Bình

-(Vnplus 5/6) Việt-Trung xây dựng lòng tin chiến lược quốc phòng: Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 4 đã diễn ra chiều 5/6, tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc); “ASEAN, Trung Quốc nên đàm phán về Biển Đông”

-(GD 5/6) Trung Quốc lặng lẽ điều thêm 1 tàu Hải giám tới rình rập ở Bãi Cỏ Mây: Philippines xem dự hiện diện bất hợp pháp của các tàu Hải giám Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây là dấu hiệu Bắc Kinh đang theo đuổi mục tiêu chiếm đóng bất hợp pháp tại đây; “Phát biểu của Thích Kiến Quốc ở đối thoại Shangri-la thật sáo rỗng!”

-(DT 5/6) Trung Quốc bí mật xây căn cứ tàu sân bay thứ 2: Hải quân Trung Quốc đang bí mật xây dựng căn cứ thứ 2 cho một tàu quân sự lớn sau khi triển khai tàu sân bay đầu tiên, Liêu Ninh, tới Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông hồi năm ngoái; (GD 5/6) Canada: Tranh chấp Biển Đông nên giải quyết thông qua trọng tài LHQ

-(VNN 5/6) Việt-Trung đối thoại chiến lược quốc phòng: Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt-Trung lần thứ tư diễn ra sáng nay 5/6 tại Bắc Kinh; (Infonet 5/6) Trung Quốc phản đối Nhật – Mỹ tập trận đánh chiếm đảo

-(TN 5/6) Thêm tàu hải giám Trung Quốc đến bãi Cỏ Mây ở Trường Sa: Một tàu hải giám khác của Trung Quốc đã đến tiếp viện cho hai tàu cùng loại đang có mặt tại bãi Cỏ Mây thuộc vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam; (Antd 5/6)Nhật quyết “qua mặt” Trung Quốc về lực lượng đổ bộ trên biển

-(GD 5/6) Tàu khu trục Đài Loan giáp mặt máy bay chống ngầm P-3C Mỹ ở Trường Sa: Đài Loan phát hiện máy bay chống ngầm P-3C của Mỹ cách 5 hải lý về phía mũi tàu ở vị trí cách đảo Ba Bình khoảng 89 hải lý; (Pltp 5/6) “Quan hệ siêu cường kiểu mới” của Trung Quốc

-(TN 5/6) Nhật – Mỹ tập trận chiếm đảo: Các lực lượng Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức cuộc tập trận chung tại California với nội dung diễn tập giành lại những hòn đảo xa xôi lọt vào tay quốc gia đối địch; Malaysia ngả về Trung Quốc kêu gọi hợp tác ở biển Đông

-(TN 4/6) Nhật bác tin đạt thỏa thuận với Trung Quốc: Hãng tin Kyodo cho biết chính phủ Nhật Bản ngày 4.6 bác bỏ tin cho rằng Tokyo đã đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư; (Toquoc 4/6) Tàu quân sự Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế Mỹ

-(VOV 4/6) Chuyên gia Nga đề cao bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam: Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Nga cho rằng, bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam thu hút sự chú ý rất cao; (GD 4/6) Hậu Shangri-la: Canada quan tâm đến những gây hấn của TQ ở Biển Đông

-(TN 4/6) Tuần duyên Philippines “dùng súng M14” bắn ngư dân Đài Loan: Ngày 3.6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho hay tuần này sẽ nhận được báo cáo của Cục Điều tra quốc gia Philippines về kết quả điều tra vụ tuần duyên nước này bắn chết một ngư dân Đài Loan; Trung Quốc bị cáo buộc tuần tra trong EEZ Mỹ

-(TP 4/6) Thái Lan – Biển Đông: Nhiệm vụ ‘bất khả thi’: Tuy không trực tiếp tham gia tranh chấp trên biển Đông nhưng Thái Lan, cũng như nhiều bên khác, không thể đứng ngoài vấn đề hệ trọng này; ‘Rồng’ Trung Hoa đấu ‘Samurai’ Nhật Bản: Ai thắng? (P1)

-(TP 4/6) Không chiến ở Điếu Ngư/Senkaku: Nhật sẽ đại thắng: Tạp chí Nghiên cứu quân sự Nhật Bản vừa có bài viết về tình huống cuộc “không chiến đảo Điếu Ngư/Senkaku” có thể xảy ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc; ‘Rồng’ Trung Hoa đấu ‘Samurai’ Nhật Bản (P2)

-(TN 4/6) Ấn Độ chi 12 tỉ USD lập quân đoàn răn đe Trung Quốc: Bộ Tài chính Ấn Độ đã chuẩn chi về nguyên tắc 650 tỉ rupee (12 tỉ USD) để xây dựng một quân đoàn tấn công sơn cước gồm khoảng 90.000 quân triển khai dọc biên giới tranh chấp với Trung Quốc; Đề nghị đưa Trường Sa và Hoàng Sa vào Hiến pháp

-(GD 4/6) Philippines trục xuất khách du lịch Trung Quốc trịch thượng: Chưa dừng lại ở đây, người đàn ông Trung Quốc hung hăng này còn đập thẳng chiếc khăn nóng vào mặt tiếp viên Philippines, sau đó thay vì xin lỗi, ông ta tiếp tục thái độ hết sức thô lỗ và trịch thượng; Thích Kiến Quốc: Gần 30 năm quân đội Trung Quốc chưa đánh nhau!?

-(TT 4/6) Hạm đội hải quân Ấn Độ thăm Đà Nẵng: Sáng 4-6, bốn tàu hải quân thuộc hạm đội Miền Đông Ấn Độ cùng hơn 1.200 sĩ quan, thủy thủ đã cập cảng Tiên Sa, bắt đấu chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng kéo dài đến ngày 8-6; (Infonet 4/6) Báo Mỹ: Trung Quốc và cuộc chiến ‘ăn cướp’ lãnh thổ lớn nhất kể từ Thế chiến II

-(Petrotimes 4/6) Thông điệp tầm chiến lược từ bài phát biểu của Thủ tướng ở Shangri-La: Bài phát biểu của Thủ tướng đã chuyển thông điệp quan trọng xuyên suốt là xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng của Châu Á-Thái Bình Dương; (VNN 4/6) Sự mất lòng tin giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và Mỹ

-(Toquoc 3/6) Tác động chiến lược của cuộc xung đột Biển Đông (I): Động thái của Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây bộc lộ chiến lược của Trung Quốc muốn tiếp tục cuộc leo thang lấn chiếm Biển Đông; (DT 3/6) Philippines không xét xử vụ ngư dân Đài Loan bị bắn chết

-(TN 5/6) Thiếu tướng hải quân Lê Kế Lâm: Đừng để Trung Quốc lấn tới: Liên quan đến các vụ tàu Trung Quốc liên tục tấn công, ngăn cản, uy hiếp tàu cá và ngư dân Việt Nam thời gian gần đây, Thanh Niên Online vừa có cuộc phỏng vấn thiếu tướng hải quân Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội biển TP.HCM; Philippines đòi xây nhà tù ở Trường Sa

-(Petrotimes 3/6) Hy vọng Trung Quốc nói đi đôi với làm: Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết, ông hi vọng Bắc Kinh sẽ chuyển những ngôn từ trong bài phát biểu thành hành động tại Biển Đông; Vì sao Trung Quốc “đấu dịu” tại Shangri-La?

-(TT 3/6) Thiên hạ thái bình nổi không?: Bài diễn văn ngày 2-6 của Thích Kiến Quốc, tham mưu phó quân đội Trung Quốc, mở đầu bằng quả quyết: “Sự phát triển và thịnh vượng của Trung Quốc chính là phước phần cho châu Á – Thái Bình Dương chứ không phải là một thách thức hay đe dọa gì cả; (TN 3/6) Mỹ, Nhật ‘chơi cờ’ gì ở Biển Đông?

-(TN 3/6) Nhật muốn Pháp ngừng bán thiết bị trực thăng cho Trung Quốc: Nhật Bản ngày 2.6 đã đề nghị Pháp không bán công nghệ hỗ trợ máy bay trực thăng hạ cánh trên tàu cho Trung Quốc giữa lúc cuộc tranh chấp trên biển giữa Tokyo và Bắc Kinh vẫn đang tiếp diễn, theo hãng tin Kyodo News; Tàu cá Bình Định cùng 7 ngư dân mắc cạn tại Trường Sa

-(GD 3/6) Ấn Độ – Nhật Bản liên thủ phân tán lực lượng Trung Quốc: Đã đến lúc các quốc gia phải phối hợp hành động để ngăn chặn những hoạt động leo thang tương tự từ phía Bắc Kinh; SV Hàn Quốc: Đường lưỡi bò TQ vẽ ra ở Biển Đông thật hoang đường!

-(KT 3/6) Trung Quốc tăng số lượng đầu đạn hạt nhân: Theo SIPRI, Trung Quốc đã tăng 10 đầu đạn hạt nhân so với năm 2012, nâng tổng số kho vũ khí nguy hiểm này lên con số 250; (Ld 3/6) “Siêu tàu sân bay” Nimitz làm gì ở biển Đông?

-(Vnplus 3/6) Pháp xác định châu Á-TBD “là khu vực chiến lược”: Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đưa ra ngày 2/6 trong khuôn khổ diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 tại Singapore; (TN 3/6) Những nghi ngại về Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La

-(TN 3/6) Thái Lan không thể ngồi yên về biển Đông: Tuy không trực tiếp tham gia tranh chấp trên biển Đông nhưng Thái Lan, cũng như nhiều bên khác, không thể đứng ngoài vấn đề hệ trọng này; (Vnmedia 3/6) Mỹ dùng lá chắn tên lửa bảo vệ châu Á?

 

-(Pltp 3/6) Đối thoại Shangri-La: Đối thoại và ngoại giao ngăn ngừa: Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đưa ra đề nghị: Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN có thể ký cam kết không sử dụng vũ lực trước; Nhật sẽ giúp Đông Nam Á củng cố quốc phòng

-(Sgtt 3/6) Từ thầm lặng đến đấu khẩu công khai: Sự tự tin của Việt Nam về một chiến lược cân bằng sức mạnh có thể làm hình mẫu cho các quốc gia tầm trung ở châu Á; (GD 3/6) Trung Quốc muốn đánh lạc hướng dư luận về Biển Đông tại Shangri-la 12

-(Infonet 3/6) Dấu ấn Việt Nam bao trùm Đối thoại Shangri-La 12: “Tuy ngắn gọn nhưng rất dễ hiểu…bài phát biểu đã đánh giá một cách kịp thời, đúng đắn và công bằng các giải pháp cho các vấn đề của thế giới cũng như của khu vực, dựa trên các chuẩn mực luật pháp quốc tế”; Tác dụng phụ của việc Trung Quốc coi Biển Đông là “ao nhà”

-(TN 3/6) Thông tin sai trong một báo cáo của Đà Nẵng: Ngày 29.5, Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng đã tổ chức công bố “Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng đến năm 2015”; Xây dựng lòng tin chiến lược là hành động!

-(TT 2/6) Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: “Hành xử vô nhân đạo với ngư dân là không thể chấp nhận được”: Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng VN có bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 2-6, nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy hợp tác quốc phòng để đối phó với những thách thức chung, từ đó duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực; Ngư dân phải là một lực lượng trên biển

-(VOV 2/6) Diễn đàn Shangri-La: Mỹ- Trung “gườm” nhau: Mỹ khẳng định cam kết hợp tác với các đồng minh tại Hội nghị Shangri-La, Nga và phương Tây mâu thuẫn trong vấn đề Syria; Trung Quốc phủ nhận tranh chấp đảo Okinawa?

-(Toquoc 2/6) Mỹ quyết tâm “xoay trục” châu Á: Mỹ chính thức cảnh báo Trung Quốc về các hoạt động gián điệp mạng và khẳng định tiếp tục thực hiện chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á; (VNN 2/6) Biển Đông và Hoa Đông – đồng bệnh tương lân

-(Nld 2/6) Tàu Trung Quốc “mon men” gần đảo tranh chấp với Nhật: Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật bản (JCG) cho biết 3 tàu hải giám và một tàu ngư chính Trung Quốc đã đi vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông ngày 2-6; (GD 2/6) Tranh chấp Biển Đông để đời sau giải quyết – kế hoãn binh xảo quyệt


Chuyên gia Nga bàn chuyện ứng xử biển Đông

9 Th6

Chuyên gia Nga bàn chuyện ứng xử biển Đông

Nhằm mang đến cái nhìn đa chiều về tình hình biển Đông hiện nay, chúng tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn ông Yakov Berger, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Viễn Đông-Viện Hàn Lâm khoa học Nga .

Thưa ông Yakov Berger, xin ông vui lòng cho biết một số đánh giá về hành động của Trung Quốc trên biển Đông thời gian gần đây?

Ông Yakov Berger: Việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động trên biển, gây xung đột cùng lúc với Nhật Bản ở phía Bắc và một số nước Đông Nam Á ở phía Nam, ngoài yếu tố lợi ích kinh tế, giành giật nguồn tài nguyên, còn có nguyên nhân sâu xa mà giới học giả Trung Quốc thời gian gần đây mới nêu lên là “Trung Quốc đang thiếu không gian sống”.

Tư tưởng này xuất hiện khi Trung Quốc sau hơn 30 năm cải cách thành công đã trở thành quốc gia thực sự hùng mạnh, muốn có một không gian lớn hơn để tự do hành động. Bên cạnh đó trong thành phần giới lãnh đạo Trung Quốc giao thời giữa thế hệ thứ tư và thứ năm đang có xu hướng thắng thế, muốn công khai “phân chia lại thế giới” với Mỹ, trong đó Thái Bình Dương được coi là một mặt trận quan trọng.

Chuyên gia Nga, biển Đông, Philipines, Trung Quốc
Ông Yakov Berger

Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác, chẳng hạn nếu xét trong chiều dài lịch sử Trung Quốc thì giai đoạn hiện nay có thể được xem là chu kỳ chủ nghĩa bành trướng đang lên cao trào. Cũng có thể Trung Quốc cho rằng trong bối cảnh các chứng cứ pháp lý và lịch sử chưa rõ ràng thì việc kiểm soát thực tế trên thực địa sẽ mang lại lợi thế lớn trong quá trình giải quyết.

Ông đánh giá thế nào về hành động của các bên liên quan?

– Ông Yakov Berger: đối với Philipines, mặc dù được Mỹ hậu thuẫn, đã có thời điểm Philipines được coi là “tiền đồn” chống Trung Quốc ở Đông Nam Á, nguy cơ xung đột vũ trang trên biển với Trung Quốc gần như hiện hữu, song cùng với thời gian và việc Mỹ điều chỉnh chính sách đối với châu Á, chiến thuật của Philipines đã có sự thay đổi nhất định.

Việc Philipines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế là hành động thể hiện ý chí quyết tâm song có thành công hay không còn phục thuộc vào phán quyết của tòa quốc tế. Liên hợp quốc cũng sẽ phải cân nhắc bởi sau khi đứng ra xét xử vụ này thì có thể sẽ phải gánh trách nhiệm xử cả các xung đột lãnh thổ khác. Nếu không làm tốt, vai trò của Liên hợp quốc sẽ bị lung lay.

Quốc tế hóa vấn đề biển Đông là biện pháp tốt nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, kêu gọi các nước lớn có tác động vào quá trình giải quyết tranh chấp song không phải là nhân tố tiên quyết để xử lý vấn đề. Bằng chứng là vấn đề hạt nhân Iran, Bắc Triều Tiên từ nhiều năm nay đã được ít nhất 6 bên kiên trì xử lý song vẫn không thành công. Khủng hoảng ở Trung Đông, Bắc Phi gần đây cũng được cả thế giới quan tâm nhưng chưa nhân tố nào ngăn chặn được bất ổn. Vì vậy, vấn đề biển Đông trước hết trông đợi ở giải quyết nội bộ giữa các nước liên quan.

Đối với Trung Quốc, củng cố sức mạnh quân sự là cách thức Trung Quốc gây sức ép trong đàm phán và là yếu tổ đảm bảo các thỏa thuận (nếu có) được thực thi bởi nếu không có sức mạnh quân sự đi kèm thì bất kỳ thỏa thuận nào cũng có thể bị đơn phương phá hủy. Bản thân khái niệm “lợi ích” là một phạm trù rộng và không có giới hạn cụ thể như đường biên giới lãnh thổ. Kể cả khi không xác lập được được chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc vẫn có thể tuyên bố lợi ích. Nhật Bản đã tỉnh táo trong vấn đề này khi ngay từ đầu cương quyết tuyên bố không có tranh chấp với Trung Quốc ở đảo Senkaku, đồng nghĩa với việc không có đàm phán mà chỉ có hành động bảo vệ chủ quyền.

Việc Trung Quốc in bản đồ mới dưới nhiều hình thức, đưa Trường Sa, Hoàng Sa vào hộ chiếu và thành lập cái được gọi là “Tam Sa” chủ yếu mang tính cổ vũ tinh thần trong nước, sẽ khó được quốc tế công nhận rộng rãi vì các nước rất cẩn trọng với vấn đề chủ quyền, phải xem lại quan hệ chính trị với các bên liên quan và tính tới các lợi ích an ninh, hòa bình lớn hơn ở châu Á-TBD. Hơn nữa, bản thân nội bộ Trung quốc hiện nay cũng chưa có sự nhất quán về vấn đề biển Đông.

Vậy theo ông, hướng giải quyết vấn đề là gì?

– Ông Berger: Hành động của các bên liên quan thời gian gần đây chủ yếu mới xoay quanh cuộc chiến thông tin và tìm kiếm đấu pháp, sẽ không giải quyết được vấn đề chừng nào chưa ngồi vào bàn đàm phán. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp trên bộ (Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với tất cả các quốc gia giáp biên) có thể thấy chính sách của Trung Quốc có điểm chung là cứng rắn ngay từ đầu song càng về sau càng mềm mỏng.

Điển hình là trong tranh chấp lãnh thổ với Liên Xô, Trung Quốc từng tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Tajikistan nhưng sau đó chịu chấp nhận thỏa hiệp. Giải quyết tranh chấp trên biển có nhiều điểm giống trên bộ, đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên trì. Vấn đề trên bộ giữa Trung Quốc với các quốc gia giáp biên đã phải giải quyết qua hàng thế kỷ.

Tranh chấp ở Biển Đông vì thế cũng không thể giải quyết trong thời gian ngắn. Điều tối quan trọng hiện nay là giữ nguyên hiện trạng, tránh xung đột vũ trang, chờ đợi thời cơ, điều kiện mới. Vấn đề biển đông nên được xem xét trong viễn cảnh 10-20 năm, khi điều kiện quốc tế, khu vực có thay đổi, các thế hệ cầm quyền tiếp theo ở Trung Quốc và các nước liên quan chắc chắn sẽ có nhận thức và cách tiếp cận xây dựng hơn.

Cường Nguyễn (thực hiện) 

Yếu tố Trung Quốc trong các cuộc xâm lược Việt Nam của các nước Phương Tây – VHNA

9 Th6

Yếu tố Trung Quốc trong các cuộc xâm lược Việt Nam của các nước Phương Tây

  •   Phạm Xanh

Việt Nam và Trung Quốc như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã chỉ ra: “ Cõi bờ sông núi đã riêng/ Phong tục Bắc Nam cũng khác. Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều xưng đế một phương”(1).

 Hơn thế nữa, cho đến trước cuộc xâm lăng của thực dân Pháp giữa thế kỷ XIX, hai nước gắn chặt với nhau trên nhiều phương diện từ thiên nhiên “ núi liền núi, sông liền sông”, hành chính qua địa giới các tỉnh giáp nhau ở biên giới, tương đồng về văn hóa và đặc biệt Việt Nam là một nước phiên thuộc, triều cống đối với các vương triều Trung Hoa. Hiểu được điều đó, các nước thực dân, đế quốc phương Tây, từ giữa thế kỷ XIX đến tk XX, khi xâm lược nước ta đều tính đến và sử dụng yếu tố Trung Quốc trong trò chơi chính trị với Việt Nam. Bằng sử liệu thu thập được, bài viết này cố gắng làm rõ việc các nước thực dân phương Tây đã sử dụng yếu tố Trung Quốc như thế nào trong các cuộc xâm lược Việt Nam của họ.

1. Dưới thời nhà Thanh.

Thực dân Pháp, sau khi thiết lập sự chiếm đóng vững chắc trên toàn bộ xứ Nam Kỳ lục tỉnh, năm 1873 đã tiến hành cuộc Viễn Chinh Bắc Kỳ lần thứ nhất với hai mục đích: 1) Buộc triều đình Huế ký một hiệp ước mới công nhận sự thống trị của chúng trên đất Nam Kỳ ( Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 mới công nhận sự chiếm đóng của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và quần đảo Côn Lôn); 2) Thăm dò sự phản ứng của nhà Thanh, Trung Quốc. Trong một lá thư đề ngày 8-9-1873 gửi từ Hồng Công, Francis Garnier đã cho biết “ người Anh xúi dục Trung Hoa chinh phục xứ Bắc Kỳ…Tôi đã trình bày với Đô đốc (Đuyprê) rằng nếu như chính quyền Annam biến đi trên đất Bắc Kỳ thì đồng thời ảnh hưởng của chúng ta trên vùng đất này cũng sẽ chấm hết; rằng nếu chúng ta làm cho quyền hành của triều đình Huế được tôn trọng thì chúng ta sẽ được đứng trên một địa bàn ngoại giao bất khả xâm phạm; rằng nếu chúng ta tiến hành một cuộc viễn chinh không có lý do gì thì có thể chúng ta sẽ gặp phải cuộc cuộc can thiệp bắt ngờ và sẽ vấp phải những khó khăn hết sức nghiêm trọng mà ông không thể lường được vì quân đội Trung Hoa được trang bị những loại súng trường bắn nhanh và súng liên thanh do ông Duypuy bán cho họ…” (2).

Với cuộc Viễn chinh Bắc Kỳ lần thứ nhất, thực dân Pháp đã đạt được cả hai mục đích đó một cách trọn vẹn. Ở đích thứ nhất, thực dân Pháp đã buộc triều đính Huế ký Hiệp ước Giáp Tuất 1874 , theo đó, thực dân Pháp, ngoài việc triều đình Huế công nhận sự thống trị của người Pháp trên toàn bộ vùng Lục tỉnh Nam Kỳ ( Điều 5), còn tại Điều 2 và Điều 3, Pháp đã gạt bỏ sự lệ thuộc của triều đình Huế vào nhà Thanh bằng việc thừa nhận “ chủ quyền của vua Annam và nền độc lập đầy đủ của ông đối với tất cả mọi cường quốc bên ngoài, bất kể là nước nào…và đổi lại nhà vua Annam cam kết thi hành chính sách ngoại giao của mình theo đúng chính sách của nước Pháp và không thay đổi gì trong quan hệ ngoại giao hiện nay của mình ” (3). Tại 3 điều khoản quan trọng đó trong Hiệp ước Giáp Tuất, Pháp đã tách Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Trung Hoa. Ở đích thứ hai, thực dân Pháp đã một phần yên lòng và vững tâm hơn bởi sự phản ứng yếu ớt của nhà Thanh trước hành động của họ ở vùng đất phiên thuộc Bắc Kỳ. Người Pháp sợ nhất là nhà Thanh đưa quân vào Bắc Kỳ đánh nhau trực tiếp với họ. Điều đó đã không xảy ra, nếu có chỉ là những đội quân thổ phỉ cờ Vàng, cờ Đen từ bên kia biên giới tràn qua kết hợp với quân đội triều đình đánh Pháp (trường hợp sự liên kết giữa quân triều đình của Hoàng Kế Viêm và quân cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đã tạo nên chiến thắng Cầu Giấy I).

Và như vậy, qua Hiệp ước Giáp Tuất, lần đầu tiên ta thấy người Pháp đã tính đến yếu tố Trung Hoa trong cuộc xâm lược Việt Nam của họ. Từ đây, yếu tố Trung Quốc luôn hiện hữu trong những bước đi thôn tính nước ta của Pháp. Nói một cách khác, con bài chính trị Việt Nam được đem ra mặc cả, mua bán trong những toan tính lợi ích chính trị, kinh tế của hai bên.

Sau Hiệp ước đó, dù hiểu hay không, vua Tự Đức vẫn tiếp tục ngoại giao truyền thống ( di sản tổ tông) là triều cống nhà Thanh. Đó là năm 1877, sứ bộ lần đó đã yêu cầu và được nhà Thanh chấp nhận gửi một đạo quân sang Bắc Kỳ để dẹp nhóm nổi loạn Lý Dương Tài. Lập tức Bộ trưởng Hải quân Pháp liền ra lệnh cho Thống đốc Sài Gòn phải lưu ý đến triều đình Huế: “ Sự can thiệp của Trung Hoa, mà Huế đã yêu cầu, là một vi phạm nghiêm trọng vào những quyền lợi mà Hiệp định 1874  đã dành cho chúng ta, và làm như thế là họ đã vi phạm cam kết với chúng ta” (4). Tuy nhiên, cả Trung Hoa lẫn Pháp, đang vướng vào những việc lớn hơn, nên chuyện đó cũng qua đi cho đến ngày 10-11-1880, Tăng Kỳ Trạch tái khẳng định với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp là Trung Hoa vẫn nắm giữ tôn quyền đối với nước Đại Nam thì cuộc tranh cãi bùng phát, trở nên sôi nổi và cuối cùng là hành động.

Như chúng ta biết, sau khi Lý Dương Tài chết năm 1879, quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc làm chủ miền thượng du Bắc Kỳ và kiểm soát thương mại trên sông Hồng, tuyến thương mại huyết mạch nối Vân Nam với Hồng Công. Tháng 10-1881, hai người Pháp là Courtin và Villeroi bị thương do quân Cờ Đen. Dựa vào Điều 11 trong Hiệp ước 1874, người Pháp đòi triều đình Huế phải dẹp bỏ quân Cờ Đen. Dĩ nhiên triều đình Huế không chấp nhận. Đó là cớ nhỏ. Cớ chính ẩn sau đó là mỏ than Hồng Gai với trữ lượng lớn mà Pháp rất cần, sắp rơi vào tay người Hoa (đứng đằng sau là người Anh). Vì hai lý do đó mà có cuộc viễn chinh Bắc Kỳ năm 1882 do Đại tá hải quân Henri Rivière chỉ huy (5). Sau khi Hà Nội thất thủ năm 1882, triều đình Huế yêu cầu nhà Thanh viện trợ 2 vạn quân sĩ. Thấy rõ âm mưu của Pháp muốn nuốt Bắc Kỳ và như thế sẽ uy hiếp trầm trọng vùng biên giới Nam Trung Hoa nên vua Thanh đã phúc đáp bằng mấy chữ: “ Khả, sĩ bắc phong tái biện”, dịch ra tiếng Việt là: “ Rất tốt! Chúng tôi sẽ thi hành biện pháp ngay khi gió Bắc thổi tới”(6). Từ mùa Thu năm 1882, triều đình nhà Thanh cho quân xâm nhập Bắc Kỳ, đóng rải rác trên một tuyến kéo dài từ Cao Bằng, Lạng Sơn xuống Thái Nguyên, Tuyên Quang. Hưng Hóa đến tận Bắc Ninh. Sự lo sợ nhà Thanh đưa quân vào tham chiến trên đất Bắc Kỳ từ cuộc viễn chinh Bắc Kỳ lần thứ nhất đến đây đã hiện hữu. Vì thế mới có cuộc đàm phán giữa đại diện triều đình nhà Thanh và nước Pháp, lúc ở Pari, khi ở Thiên Tân, và cuối cùng, năm 1885, một Hiệp ước được ký kết giữa đại diện Chính phủ Pháp là Thủ tướng Freycinet và đại diện của Trung Hoa là Tổng lý Nha môn (tương đương Thủ tướng) Lý Hồng Chương tại Thiên Tân, Trung Quốc, mà trong lịch sử gọi là Hiệp ước Thiên Tân năm 1885, kết thúc cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam của Nhà Thanh và Pháp. Lần đầu tiên Việt Nam như một món hàng được chia chác của cả hai phía ký trong hiệp ước. Trung Quốc cam kết “… giải tán các toán thổ phỉ tìm cách lập lại tổ chức trên lãnh thổ mình để gây rối trong dân chúng đang được nước Pháp bảo hộ và tôn trọng các lời cam kết liên quan đến an ninh biên giới, Trung Quốc cũng không phái quân đội của mình vào lãnh thổ Bắc Kỳ”(Điều khoản 1) và “ Trung Quốc quyết định không làm gì có hại đến công việc bình định của Pháp và cam kết tôn trọng hiện nay và trong tương lai những hiệp ước, hiệp định và thỏa ước đã ký hay sẽ ký trong tương lai giữa Pháp và An Nam” (Điều khoản 2). Đổi lại, Trung Quốc được Pháp cam kết: “ Từ khi hiệp ước này được ký, lực lượng Pháp sẽ rút khỏi Ka Lung (Ka Long, con sông làm ranh giới giữa Móng Cái, Việt Nam và Đông Hưng, Trung Quốc) và chấm dứt đi lại ngoài khơi. Trong thời gian 1 tháng sau khi ký kết hiệp ước này, quân đội Pháp sẽ hoàn toàn rút khỏi đảo Đài Loan và đảo Lôi Châu” ( Điều khoản 9).

Rồi từ đây, thực thi  Điều khoản 3 trong Hiệp ước Thiên Tân 1885, hai phía đi đến ký kết Công ước Pháp- Thanh 1887 nhằm phân chia biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Theo công ước đó Pháp cắt ¾ đất tổng Tụ Long, thuộc tỉnh Hà Giang, có diện tích 750km2 sáp nhập vào tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; cắt 9 xã rưỡi thuộc tổng Kiến Duyên và Bát Tràng thuộc tỉnh Quảng Yên cho tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Vì thế mà trong cuộc trò chuyện với Đô đốc Pháp Rieunier, Lý Hồng Chương đã nói: “ Nước Pháp đã đạt được nhiều quyền lợi khi chiếm được Bắc Kỳ, một nước chư hầu của Trung Hoa 600 năm nay, việc này là nhờ trung gian của tôi. Nó đã gây cho tôi nhiều phiền phức, tôi nghĩ rằng một sự đề bồi dưới dạng nhường vài vùng đất nhỏ trên vùng biên giới là cân thiết”.

Như vây, yếu tố Trung Quốc đã can dự vào cuộc xân lược Việt Nam cuối thế Kỷ XIX. Đổi lấy quyền Thiên triều đối với nước phiên thuộc Việt Nam, nhà Thanh đã được Pháp rút quân khỏi Ca Long (7) và đảo Đài Loan và bán đảo Lôi Châu và tiếp đó là ¾ tổng Tụ Long và trên 9 xã  của tỉnh Quảng Yên.

2. Dưới thời Trung Hoa Dân Quốc.

Sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, theo thoả ước Pôxđam, ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở vào, quân Anh và từ vĩ tuyến 16 trở ra, quân đội của Trung Hoa Dân Quốc vào tước khi giới quân Nhật. Núp  sau bóng quân Anh và được Hoa Kỳ ngầm ủng hộ, thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Ngày 23-9-1945, chúng gây hấn tại Sài Gòn, tiếp đó toàn Nam Bộ và nống ra Nam Trung Bộ. Sau khi thôn tính một số vùng ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp muốn chiếm nốt phần còn lại của nước ta, nhưng phải vượt qua hai lực cản lớn nhất đối với chúng: Chính phủ Hồ Chí Minh được nhân dân cả nước ủng hộ và quân đội của Tưởng Giới Thạch đang làm nhiệm vụ theo phe Đồng Minh phân công. Đương nhiên người Pháp phải tính toán để loại dần hai vật cản mới có thể đưa quân ra Bắc được. Trước hết, Pháp lựa chọn thương lượng thẳng với Trung Hoa Dân Quốc. Và thế là Việt Nam trở thành một món hàng mặc cả giữa chính quyền Pari và chính quyền Trùng Khánh. Sau nhiều lần thương thảo, ngày 28-2-1946, tại Trung Khánh, Ngoại trưởng Trung Hoa là Vương Thế Kiệt và Đại sứ Pháp tại Trung Hoa là Jacques Meyrier ký kết Hiệp ước Pháp-Hoa mà trong lịch sử thường gọi là Hiệp ước Trùng Khánh. Theo hiệp ước đó, Trung Hoa rút quân khỏi Việt Nam từ ngày 1 đến 15 tháng 3 và chấm dứt là ngày 31- 3-1946. Đổi lại, Pháp trả và nhường cho Trung Hoa nhiều quyền lợi kinh tế ở Trung Hoa và ở Việt Nam như trả lại nhượng địa (Quảng Châu Loan) và tô giới (Sa Điện, Quảng Châu) và cho thuê lại đoạn đường sắt Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ) đến Hồ Kiều, Lào Cai (Việt Nam), nhượng cho Trung Hoa Dân Quốc một đặc khu ở cảng Hải Phòng, hàng hóa của Trung Hoa Dân Quốc vận chuyển quá cảnh qua miền Bắc sẽ được miễn thuế.

Trong những nhượng bộ của Pháp cho chính phủ Trùng Khánh, những nhượng bộ liên quan mật thiết với nước ta là quan trọng nhất. Chúng ta điều biết, sau khi phát xít Nhật nhảy vào Trung Quốc, lần lượt đánh chiến các tỉnh duyên hải Trung Hoa, cắt đứt mọi sự liên hệ với Trùng Khánh, đặc biệt hàng hóa viện trợ quân sự của các nước Đồng Minh, chủ yếu là của Hoa Kỳ, cho Chinh quyền Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh. Từ đó, thông qua cảng Hải Phòng và tuyến đường sắt Việt – Điền là tuyến huyết mạch chu chuyển xăng dầu, xe tăng, đại bác và các trang thiết bị quân sự của các nước Đồng Minh, đặc biệt là Hoa Kỳ, viện trợ cho chính quyền Trùng Khánh.

3. Dưới thời Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trong cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp. Sau khi đánh đuổi quân đội Tưởng ra khỏi đại lục, 1-10-1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Mao Trạch Đông làm chủ tịch được thành lập. Ngày 18-1-1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đây, hai nước Việt Nam, Trung Hoa không chỉ “núi liền núi, sông liền sông”, mà hơn nữa cùng chung một loại hình nhà nước (đất nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo), cùng chung một ý thức hệ (lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng), và đặc biệt sự giúp đỡ về người và của cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta bắt đầu từ chiến dịch Biên giới năm 1950. Trên thực tế, sau thắng lợi chiến dịch Biên Giới với đường biên trên 750 km được giải phóng, cuộc phá vây của ta mới toàn thắng. Từ đây, nước ta nối liền với hệ thống xã hội chủ nghia do Liên Xô đứng đầu và nhận được sự giúp đỡ của tất cả các nước trong hệ thống. Do đó, cuộc kháng chiến của nhân dân ta thu được những thắng lợi rực rỡ, dẫn đến chiến cuộc đông xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1953, sau khi Stalin mất, một bầu không khí hòa hoãn với Mỹ đang ngự trị trên chính trường thế giới.Đó cũng là những năm tháng Trung Quốc thể hiện sức mạnh của mình trong cuộc kháng Mỹ viện Triều dẫn tới giải pháp đình chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên tại Bàn Môn Điếm năm 1953. Trong thời chiến tranh lạnh, hai lò lữa chiến tranh ở châu Á đã được dập tắt một. Ngày 24-8-1953, Chu Ân Lai đã tuyên bố: “ Cuộc đình chiến ở Triều tiên làm mẫu mực cho những cuộc xung đột khác”. Lời tuyên bố của Chu như là sự ám chỉ cho một giải pháp để dập tắt lò lửa chiến tranh thứ hai ở châu Á là cuộc chiến tranh Đông Dương. Hơn ai hết Trung Quốc mong muốn dập tắt các cuộc chiến tranh ngay sát biên giới với mình để tránh những mất mát khi phải tham chiến như ở Triều Tiên, để tập trung sức lực cho kế hoạch 5 năm (1953-1957) và đằng sau đó là để thể hiện vai trò của một thế lực chính trị đang lên ở Châu Á và trên thế giới. Trung Quốc rất muốn giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương theo chiều hướng ngăn không để Hoa Kỳ có cơ hội can thiệp trực tiếp vào Đông Dương như đã từng diễn ra ở Triều Tiên. Đó là mục tiêu hàng đầu của phái đoàn Trung Quốc do Chu Ân Lai dẫn đầu đã mang tới và chi phối toàn bộ hoạt động của họ tại Hội nghị Giơnevơ. Chấm dứt chiến tranh bằng giải pháp chia cắt Việt Nam theo đường vĩ tuyến là phương sách phù hợp nhất với hoàn cảnh thực tiễn của Trung Quốc và tình hình thế giới. Chu Ân Lai lần đầu bày tỏ giải pháp này trong cuộc gặp gỡ giữa 3 trưởng phái đoàn Liên Xô (Ngoại trưởng Molotop), Trung Quốc (Chu Ân Lại) và Việt Nam (Phạm Văn Đồng) tai Matxcova trước khi tới Gionevo và đặc biệt trong các cuộc gặp riêng với các phái đoàn Anh, Pháp vào các ngày16/17-6-1954. Ngày 24-6-1954, tại Oasinhtơn, diễn ra cuộc gặp gỡ cấp cao bàn về chấm dứt chiến tranh Đông Dương giữa Tổng Thông và Ngoại trưởng hai nước Anh, Mỹ. Tại đây, hai bên đã đưa ra 7 điều kiện về một thỏa thuận đình chiến ở Đông Dương, trong đó nhấn mạnh điều kiện giành cho phương Tây phần lãnh thổ phía nam và một vùng khác lõm sâu ở đồng bằng Bắc Bộ. Như vậy, tất cả các bên đã đồng thuận theo giải pháp chia cắt Việt Nam theo vĩ tuyến. Vấn đề còn lại là lấy vĩ tuyến nào? Có thể nói đây là vấn đề được tranh luận nhiều nhất giữa hai phe. Khi Điện Biên Phủ chưa phân thắng bại thì Trung Quốc lựa chọn vĩ tuyến thứ 16. Ngày 8-5 tin thắng trận Điện Biên của ta đến với Phạm Văn Đồng. Trưởng phái đoàn ta có thái độ cứng rắn hơn và mạnh dạn đưa ra ý tưởng vạch giới tuyến quân sự tại vĩ tuyến 13. Phia Pháp lấy vĩ tuyến 19 (Bắc Đồng Hới). Trước sự cứng rắn của phái đoàn Việt Nam, ngày 24-6 phía Pháp đưa ra đề nghị lấy vĩ tuyến thứ 18 với lý do họ cần thông thương qua Lào ( qua quốc lộ 9). Việt Nam không nhượng bộ. Hội nghị bế tắc, tạm dừng. Vì thế mới có cuộc gặp gỡ tại Oa sinh tơn giữa Anh và Hoa Kỳ ngày 29-6 đã đi tới 7 điểm, trong có lấy vĩ tuyến 17. Và có cuộc gặp gỡ tại Liễu Châu, Trung Quốc giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lại từ ngày 3 đến 5-7-1954 bàn về những giải pháp kết thúc chiến tranh. Theo Hồ Chí Minh, nếu so sánh lực lượng trên thực tế chiến trường thì Việt Nam không được vĩ tuyến 15 thì chí ít phải giành được vĩ ruyến 16 như trước đây Đồng Minh đã chọn làm ranh giới tạm thời để giải giáp quân đội Nhật ở hai miền Nam-Bắc Đông Dương. Ngay trong ngày kết thúc cuộc gặp gỡ Liễu Châu, Hồ Chí Minh đã gửi điện chỉ thị những vấn đề then chốt cho Phạm Văn Đồng.  Sau này trong một lần nói chuyện với cán bộ ngoại giao, Người nhắc lại sự kiện đó: “ Lúc đó, trong nước ta thắng, bên ngoài nước cũng thắng, nó ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng cũng có cái khó là ở chỗ Mỹ muốn nhảy vào thay thế Pháp và không muốn ta nhận vĩ tuyến 17. Tình hình lúc đó chỉ có là hòa hay đánh. Nếu ta không chịu hòa, thì sẽ phải đánh. Ta tranh đấu mãi, từ Vĩ tuyến 15, đến Vĩ tuyến 16, rồi đến Vĩ tuyến 17. Đến đây ta không nhựơng nữa, nó phải chịu” (8).

Hội nghị Giơnevơ là cơ hội quan trọng để đưa Trung Quốc thành một thế lực chính trị tại châu Á mà không một nước nào có thể bỏ qua. Theo Francois Joyaux, Trung Quốc không quan tâm đến lợi ích của những người cộng sản và những người theo dân tộc chủ nghĩa tại 3 nước Đông Dương. Trung Quốc thỏa hiệp với các nước phương Tây trong giải pháp phân chia lãnh thổ đối với lực lượng bản xứ chống Pháp tại các nước này (9). Mục tiêu cao nhất của Trung Quốc là mong muốn các bên ký kết một hiệp định về Đông Dương để tránh mọi sự can thiệp của Mỹ, lấy Vĩ tuyến 17 làm ranh giới phân chia Việt Nam ra làm hai: một Bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc theo chế độ xã hội chủ nghĩa, như một lá chắn, một Nam Việt Nam thuộc quyền kiểm soát của Pháp ngăn không để Mỹ vào.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thất bại nặng nề trước đòn tiến công và nổi dậy của các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam trong Tết Mậu Thân, ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đọc diễn văn về việc ném bom hạn chế miền Bắc Việt Nam và đề nghị nói chuyện với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau nhiều cuộc tiếp xúc bí mật của phía Mỹ, Chính phủ ta tuyên bố “sẽ cử đại diện tiếp xúc với đại diện Mỹ”. Hai bên tranh luận kéo dài gần một tháng về địa điểm hòa đàm, cuối cùng thỏa thuận lấy thành phố Paris làm nơi đàm phán.

Ngày 13-5-1968, cuộc đàm phán giữa phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Xuân Thủy dẫn đầu và phái đoàn Hoa Kỳ do Averell Harriman lãnh đạo, chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Kléber, thành phố Paris. Trong quá trình đàm phán hòa bình Việt Nam – Hoa Kỳ tại Paris, từ tháng 4-1971, bắt đầu xuất hiện yếu tố Trung Quốc bằng sự kiện Thủ tướng Chu Ân Lai chủ động mời Tổng thống Mỹ Richard Nixon sang thăm Bắc Kinh. Chúng ta đã từng biết trước sự kiện này, năm 1965, trước khi đổ quân vào miền Nam và mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, Hoa Kỳ đã tiến hành thăm dò phản ứng của Trung Quốc. Tháng 1-1965, trong cuộc phỏng vấn của nhà báo Mỹ Etga Xnô, Mao Trạch Đông đã không úp mở tuyên bố: “ Quân đội Trung Quốc sẽ không vượt biên giới của mình để đánh nhau. Đó là điều rõ ràng. Chỉ khi nào Mỹ tiến công (vào đất Trung Quốc), người Trung Quốc mới chiến đấu” (10). Điều đó có thể suy ra: Ngươi (Mỹ) không đụng đến ta ( Trung Quốc), thì ta không đụng đến ngươi.

Tuyên bố của Mao làm yên lòng để Mỹ đổ quân vào miền Nam và mở rộng đánh phá miền Bắc. Dẫu vậy, Mỹ không thể ngăn chặn sự tiếp viện người và của cho chiến trường miền Nam và thắng lợi trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 và đặc biệt trong Tết Mâu Thân. Cùng với sự thất bại trên chiến trường Việt Nam và phong trào phản chiến ở hậu phương  nước Mỹ, Hoa Kỳ nhận thấy không thể thắng ta về quân sự nên đi tìm giải pháp hòa đàm như trên đã nói.

Từ tháng 5-1968 đến tháng 2-1970, hội nghị Paris chỉ là diễn đàn để hai bên lên án lẫn nhau và định hướng dư luận thế giới. Từ ngày 21-2-1970, khi có nhừng cuộc gặp gỡ riêng giữa Lê Đức Thọ và Kissinger, cuộc hòa đàm Paris mới đi vào thực chất. Và cũng bắt đầu từ đây, Hoa Kỳ nghĩ tới việc lợi dụng yếu tố Trung Hoa giúp họ giành thế thượng phong trong cuộc hòa đàm với Việt Nam. Và Trung Quốc cũng đã sớm nhận ra nên cũng đã sử dụng Việt Nam trong sự đổi chác lợi ich của mình với Hoa Kỳ, bất chấp sự tổn thất của “người đồng chí, người anh em” đã từng cùng chung lưng đấu cật thời hàn vi.

Chúng ta đều nhớ, một chương mới trong quan hệ Trung-Mỹ được mở ra bằng việc Trung Quốc công bố trên Đài phát thanh Bắc Kinh ngày 26-11-1968 bản Tuyên bố về mong muốn nối lại cuộc đàm phán với MỸ ở cấp đại sứ ở Vacsava (Ba Lan). Đối với Oashinhtơn, đó là tín hiệu không thể bỏ qua, vì thế lập tức họ tìm mọi cách làm thỏa mãn mong muốn của Bắc Kinh. Người đóng vai trò tích cực đó là Kissinger, cố vấn an ninh của Tổng thống R.Nixon.

Ngày 1-2-1969, Kissinger bước vào Nhà trắng và cùng với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Richardson nghiên cứu và vạch ra một lộ trình thích hợp để đưa quan hệ Mỹ-Trung đạt được những thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên. Đúng 20 ngày sau khi giữ cương vị mới, trong cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 21-2-1969, Kissinger đã đưa ra một ý tưởng chủ đạo là “ mọi xem xét tình hình quốc tế phải đánh giá vai trò của một nước có 700 triệu dân…” (11). Tiếp đó, ông vạch kế hoạch cho chuyến thăm Pháp của Tổng thống R. Nixon để từ đây R. Nixon nói với Tổng thống Pháp De Gaulle cũng là thông báo gián tiếp với Bắc Kinh rằng: Bất kể khó khăn như thế nào, Hoa Kỳ cũng quyết tâm mở cuộc đối thọa với Trung Quốc và nếu yêu cầu của Oasinhton được Bắc Kinh chấp nhận thì Hoa Kỳ sẽ ủng hộ Trung Quốc vào Liên Hợp Quốc , bỏ cấm vận kinh tế, rút quân Mỹ ra khỏi Đài Loan…

Do lợi ích quốc gia bức thiết, cuối tháng 12-1969, Đại biện lâm thời Trung Quốc Lei Yang đã chủ động gặp Đại sứ Mỹ Walter J. Stoessel ở Vacsava đề nghị mở lại đàm phán cấp đại sứ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ từ tháng 1-1970. Sau nhiều lần gặp gỡ trực tiếp, trao đổi công hàm, thư từ về các vấn đền liên quan, mùa Xuân 1971, Trung Quốc chính thức đặt vấn đề mời phái viên cấp cao chính quyền Hoa Kỳ sang trực tiếp đàm phán. Và theo đề xuất từ Bắc Kinh, Kissinger đã được Tổng thống Nixon cử sang Bắc Kinh đảm nhiệm trọng trách này. Các vấn đề, đặc biệt  cuộc chiến tranh ở Việt Nam, được đặt ra như một điều kiện để đàn phám.

Để đẩy nhanh cuộc đàm phán, nữa cuối năm 1971, Nhà trắng quyết định nới rộng một số quyền lợi trên trường quốc tế cho Trung Quốc như giảm cấm vận và bao vây kinh tế (đã áp dụng từ năm 1950), cấp thị thực nhập cảnh cho công dân Trung Quốc muốn đến Hoa Kỳ tham quan hay làm ăn, cho phép Trung Quốc dùng đôla để nhập hàng hóa…Đổi lại, Trung Quốc chính thức mời Tổng thống Hoa Kỳ R. Nixon sang thăm Bắc Kinh. Trong cuộc làm việc với cố vấn Kissinger nhằm chuẩn bị những nội dung các văn bản đưa ra trong cuộc hội đàm của hai nguyên thủ quốc gia hai nước bao gồm chính sách với Đài Loan, việc đưa Trung Quốc vào Liên Hợp Quốc, việc rút quân Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam, Thủ tướng Chu Ân Lai hé lộ cho Kissinger hiểu về trở ngại lớn nhất trên con đường cải thiện quan hệ Trung-Mỹ là “ Việt Nam chứ không phải là Đài Loan”. Còn Kissinger yêu cầu Trung Quốc bằng cách nào đó không để Hà Nội có khả năng chiếm toàn bộ Nam Việt Nam và bán đảo Đông Dương, tức là phải làm ngưng trệ Việt Nam (12). Vậy là, hai bên đã lật bài ngữa trong trò chơi chính trị Việt Nam.

Nhằm đẩy nhanh tiến trình đàm phán, ngày 2-8-1971, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Roger đã công khai tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ hoàn toafnurng hộ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào Liên Hợp Quốc. Trong cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc ngày 25-10-1971 Trung Quốc được chính thức công nhận là thành viên và đồng thời trở thành một trong năm nước là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an đầy quyền lực của tổ chức quan trọng hàng đầu thế giới này. Chưa đầy một tháng sau, ngày 30-11-1971, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo trên các phương tiện thông tin về cuộc viếng thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng thống Hoa Kỳ R. Nixon từ ngày 22 đến 28-2-1972 theo lời mời của Chính phủ Trung Quốc.

Vào thời điểm Tổng thống Hoa Kỳ R. Nixon sang thăm Trung Quốc, quân và dân miền Nam mở cuộc tiến công chiến lược xuân-hè 1972. Mặc dù chịu nhiều áp lực từ bên ngoài, đặc biệt là viện trợ quân sự, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn trên cả hai bình diện quân sự và chính trị, làm áp lực cho cuộc đàm phán giữa ta và Hoa Kỳ ở điểm nút tại Hội nghị Paris.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của R. Nixon, sau nhiều cuộc đàm phán, lúc công khai, lúc bí mật, cuối cùng hai bên đã ra Thông cáo chung Thượng Hải. Thông cáo đề cập nhiều vấn đề bận tâm của hai bên, nhưng một vấn đề như là điều kiện đòi hỏi hai bên phải thực hiện ngay là: “Nếu Trung Quốc muốn Hoa Kỳ rút quân khỏi Đài Loan thì Trung Quốc phải ép Hà Nội đi vào một phải pháp thỏa hiệp để tạo điều kiện cho Hoa Kỳ thực hiện việc rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam trong danh dự” (13)

Trong bữa tiệc chiêu đãi trọng thể tại Đại lễ đường Thiên An Môn, Tổng thống Hoa Kỳ R. Nixon đã đề cập tới ý nghĩa của cuộc viếng thăm Trung Quốc năm 1972: “Đây là một tuần lễ làm thay đổi thế giới… Chúng ta đã tạo dựng một chiếc cầu vượt qua 16 nghìn dặm và 22 năm thù địch, ngăn cách chúng ta trong quá khứ. Đêm nay, hai nước chúng ta đã nắm tương lai của thế giới trong lòng bàn tay” (14). Và trong cuộc họp báo quốc tế về chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Hoa Kỳ, Kissinger đã khẳng định: “ Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon không những đã mở ra một quá trình lịch sử, mà còn đem lại cho mọi người một sự lựa chọn đối với tương lai”.

Một lần nữa yếu tố Trung Quốc được Hoa Kỳ khai thác triệt để ở điểm nút cuộc hòa đàm Paris. Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều có những kiểu khác nhau để gây sức ép lên cuộc đàm phán theo kịch bản của họ.Nếu như phía Trung Quốc gây khó dễ cho Việt Nam bằng những thủ tục quá cảnh các thiết bị quân sự của các nước anh em giúp ta, thì phía Hoa Kỳ gây sức ép lên chúng ta bằng một chuỗi các sự kiện, bắt đầu từ tháng 4-1972, quyết định ném bom trở lại và thả thủy lôi phong tỏa các cảng biển, đặc biệt là cảng Hai Phòng, tăng cường lực lượng và phương tiện chiến tranh, liên tiếp mở những cuộc hành quân quy mô lớn trên chiến trường miền Nam, đồng thời tuyên bố hủy bỏ kế hoạch ký tắt Hiệp định Paris dự định vào tháng 10-1972. Phải khẳng định một lần nữa là sự bội ước của Hoa Kỳ chính là họ kỳ vọng vào sức mạnh của siêu pháo đài bay B.52 buộc ta trở lại Hội nghị Paris trên thế thượng phong.

Cuối cùng, những kẻ chơi con bài Việt Nam đều bị thất bại, bởi một lẽ, nước Việt Nam vào thời điểm đó không còn như nước Việt Nam dại khờ trong một thế giới ranh mãnh năm 1954 nữa.

Rốt cuộc lại, trong các lần xâm lược Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến thế Kỷ XX, các nước phương Tây đều khai thác và sử dụng yếu tố Trung Quốc. Với sự thỏa hiệp giữa các nước phương Tây và Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, hai phía ít nhiều đều có lợi. Chỉ một mình dân tộc Việt Nam chúng ta đã phải trả giá bằng sự mất mát, đau thương. Và giờ đây, trong cuộc khủng hoảng biển Đông, liệu chúng ta có thể thoát khỏi số phận nghiệt ngã của một nước nhỏ trong sự cạnh tranh của các cường quốc? Đến nay, hình như bài toán chưa có lời giải thỏa đáng. Chúng ta cùng nhau suy nghĩ để tìm ra lời giải thỏa đáng nhất của bài toán đố hóc búa này.

………………

Chú thích:

1. Dẫn theo: Phan Huy Lê (Chủ biên). Lịch sử Việt Nam, tập II, Nxb Giáo dục Việt Nam. HN, 2012, tr. 117.

2. Dẫn theo: Đinh Xuân Lâm (chủ biên). Hà Nội trong cuộc vận động giải phóng dân tộc cuối tk XIX đầu tk XX. Nxb Hà Nội, 2010, tr.228.

3. Hà Nội trong cuộc vận động…Sdd, tr. 229.

4. Dẫn theo: Yoshiharu Tsuboi. Nước Đị Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885. Nxb Tri thức, 2011, tr,363.

5. Sau khi chiếm Hà Nội tháng 4-1882, Đại tá Henri Riviere cho quân đánh chiếm Hồng Gai ngày 17-3-1883.

6. Yoshiharu Tsuboi. Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885. Sdd, tr. 369.

7. Ca Long là con sông làm phân giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, một ben là huyện Móng Cái (Việt Nam) và bên kia là huyện Đông Hưng ( Trung Quốc)

8. Bác Hồ nói chuyện với cán bộ ngoại giao tháng Giêng 1964. Trong Bác Hồ và hoạt động ngoại giao. Nxb chính trị quốc gia. HN, 2008. tr.56.

9. Francois Joyaux. Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Nxb Thông tin lý luận. Hà Nội, 1981, tr. 299.

10. E. Xnô. Cuộc cách mạng lâu dài. Nxb Hotxingxon, London, 1973, tr. 216.

11. Viện quan hệ quốc tế. Thông tin quan hệ quốc tế, số 6, thasng4/1979, tr. 82.

12. Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt –Trung. Nxb Đà Nẵng, 1996, tr. 77.

13. Marvin Kalb-Bernard Kalb. Đột phá khẩu Trung Quốc. Hội nghị cấp cao năm 1972. Viện Thông tin, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, 1978, tr, 69.

14. Marvin Kalb-Bernard Kalb. Sdd, tr, 93.

Trung Quốc “quậy” Mỹ và EU – VHNA

9 Th6

Trung Quốc “quậy” Mỹ và EU

  •   Hoàng Dũng Nhân
 

Trung Quốc “quậy” Mỹ và EU

 

Tập Chủ tịch và Lý Thủ tướng kẻ tới Hoa Kỳ người sang châu Âu, nhưng lộ trình nào cũng ẩn ý chia rẽ sân sau các nước sở tại.

Ngày 7 và 8/6, Chủ tịch nước/Tổng Bí thư đảng, kiêm Chủ tịch Quân uỷ trung ương Tập Cận Bình sẽ gặp gỡ/hội đàm với Tổng thống/Tổng Tư lệnh Barack Obama tại khu nghỉ dưỡng biệt lập Sunnylands, nằm trong sa mạc của tiểu bang California, cách xa các trung tâm truyền thông và báo giới thủ đô. Trong khi đó, chuyến công du Liên minh châu Âu (EU), mà điểm dừng đầu tiên là Berlin của Thủ tướng Lý Khắc Cường đã thực hiện ý đồ mượn tay người Đức và gây sức ép với một số nước nhỏ khác để làm lung lay EU. Châu Âu bị chia rẽ sẽ mất thế trước một Bắc Kinh chỉ coi trọng duy nhất vấn đề cân bằng quyền lực.

Đẩy sớm lên hai tháng

Trung Quốc chấp nhận đề xuất họp cấp cao không chính thức sau khi ông Tập kết thúc chuyến công du tới Trinidad và Tobago, Costa Rica và Mexico (từ 31/5 tới 6/6) là những nước được coi là “sân sau của Mỹ”. Theo một quan chức dấu tên từ Washington, “cấp cao tới không phải là một hội nghị ngoại giao kinh điển, với những bộ vest đen, cà vạt và hàng chục quan chức ngồi quanh bàn rồi đọc những bài phát biểu đã được chuẩn bị sẵn”. Vị quan chức này nhấn mạnh, đây cũng không phải là một cuộc gặp khẩn cấp, nhưng do có rất nhiều vấn đề “đang trôi dạt” cần được thảo luận, nên lãnh đạo hai nước quyết định “bắt đầu càng sớm càng tốt”.

Trong khi Washington triển khai chính sách “tái cân bằng” ở châu Á thì Bắc Kinh lại gia tăng ảnh hưởng tại Mỹ Latinh, vốn được coi là “sân sau” của Mỹ. Điều đáng lưu ý là chuyến công du Trung Mỹ của Tập Chủ tịch chỉ diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Obama đón Tổng thống Thein Sein, lãnh đạo một quốc gia mà Trung Quốc từng có ảnh hưởng sâu rộng. Đến nay, các nền kinh tế Mỹ Latinh tiếp nhận 13% tổng vốn FDI của Trung Quốc, khoảng 31 tỷ USD. Điều này cho thấy Trung Quốc đang “xoay trục” sang Trung Mỹ. Những năm tới, khu vực này có thể thành “bàn đạp ngoài lãnh thổ” của Trung Quốc. Nhờ đó mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể tăng xuất khẩu không chỉ vào Mỹ Latinh mà còn sang cả Mỹ lẫn châu Âu.

Cấp cao Trung-Mỹ được cả hai bên chủ động đẩy sớm lên so với kế hoạch ban đầu là tháng 9. Trong buổi tiếp Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Thomas Donilon hồi cuối tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng hai cường quốc cần sớm thiết lập quan hệ theo “một phương thức mới”. Ông Tập cũng khẳng định trong cuộc gặp ông Obama tới đây, hai bên sẽ tập trung thảo luận các vấn đề chiến lược quan trọng. Dư luận đang dấy lên hai quan ngại. Một là Trung Quốc và Mỹ đang tìm cách bàn bạc để cùng nhau thống trị thế giới. Hai là nếu Mỹ chỉ quan tâm đến tự do hàng hải thì ông Tập không cần phải trả giá cao để Mỹ kiên định lập trường gọi là không đứng bên nào trong các cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Và thế là Trung Quốc có thể thắng lớn rồi.

Báo Le Monde cho rằng Berlin vì quyền lợi kinh tế riêng đã phản bội châu Âu

Rút thảm dưới chân EU

Trung Quốc áp dụng sách cũ “phóng tài hoá thu nhân tâm” đối với Đức, vì Đức như “cục gạch nêm” của cái vòm kinh tế EU, nếu gỡ được “cục gạch nêm” này thì EU không chao đảo cũng lung lay. Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì ký kết với Đức 17 thỏa thuận, trị giá gần 5 tỷ euro. Nước cờ của Bắc Kinh khiến bà Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố “sẽ làm tất cả để tìm ra một giải pháp thông qua thương lượng, chứ không để rơi vào tình trạng đối đầu” khi họp báo chung với ông Lý. Còn bộ trưởng Kinh tế Đức Philipp Rosler thì nhấn mạnh lập trường của Đức là từ chối các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc do Ủy ban châu Âu đề nghị.

Thành công của Lý Thủ tướng là đã phá được kế hoạch trừng phạt Bắc Kinh bán phá giá, tạo cạnh tranh bất bình đẳng khiến EU thất nghiệp trầm kha. EU hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Trung Quốc, còn Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của EU (sau Mỹ). Trước khi ông Lý đến đây, Liên minh châu Âu đã quyết định các biện pháp trừng phạt như tăng thuế pin mặt trời của Trung Quốc lên 47% chẳng hạn. Nhưng Trung Quốc đã nắm được Đức là nước quan hệ kinh tế/thương mại với Bắc Kinh nhiều nhất. Giao dịch thương mại Đức-Trung chiếm 1/3 trên tổng kim ngạch giao thương của EU với Trung Quốc. Trong 27 nước mà Liên Âu đề nghị thông qua chính sách đánh thuế 47% lên mặt hàng tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc và điều tra Trung Quốc bán phá giá trang thiết bị viễn thông của quốc gia này, Đức là nước vì quyền lợi của mình tỏ ra miển cưỡng và chống đối.

Biến thương trường thành chiến trường, trong thời gian Lý Thủ tướng “tay trong tay” với Đức, Trung Quốc đã liên tiếp tấn công mạnh vào các ngành kỹ nghệ của EU, mở cuộc điều tra điều kiện sản xuất thép ống của Pháp hay tố giác Pháp bán phá giá một số chất dẫn xuất từ hóa chất chlore. Báo chi Pháp từ hữu, trung, tả đều la làng: Đức vì quyền lợi của mình mà hy sinh danh dự lẫn trách nhiệm và quyên lợi của Liên hiệp châu Âu. Nhật báo Le Monde nói, Berlin vì quyền lợi kinh tế riêng đã phản bội châu Âu.

Tác giả gửi cho VHNA