Lưu trữ | 10:57 Sáng

XIN ĐƯỢC TRANH LUẬN CÔNG KHAI SÒNG PHẲNG VỀ TÍNH ĐÚNG SAI CỦA CN MARX LENIN – BS

4 Th10

 

Posted by adminbasam on 04/10/2014

Phản hồi cho bài viết “TẢN MẠN VỀ DÂN CHỦ” [1] của tác giả Nguyễn Thế Duyên.

Trường Sơn

03-10-2014

Trước hết, đây là một bài viết của một tác giả tự xưng “Tôi! Tác giả của bài viết này không phải là đảng viên cộng sản và chưa bao giờ nắm giữ một chức vụ gì dù là nhỏ nhất của chế độ” đang sống tại Hà Nội. Trong một hoàn cảnh hết sức nhạy cảm, tác giả có thể không công khai tên thật và địa chỉ. Tuy nhiên độ tin cậy cũng còn tùy thuộc vào nhận định của độc giả. Cứ tạm xem những thông tin trên là tin cậy để chúng ta sòng phẳng tranh luận.

Tôi, tác giả bài viết phản hồi này từng là một đảng viên đảng cộng sản, đại gia đình tôi có nhiều đảng viên, nhiều liệt sỹ từ thời chống Pháp và Mỹ, nhiều vô số kể huân/huy chương kháng chiến, nhiều người từng nắm chức vụ của chính quyền và cao nhất là chức Phó chủ tịch tỉnh của một tỉnh tại Miền Trung. Nghe có vẻ hơi buồn cười. Tuy nhiên tôi cũng xin nói thêm với tác giả Nguyễn Thế Duyên rằng, nhận thức là một quá trình, không ai hiểu cộng sản hơn những người cộng sản và tù nhân Vi Đức Hồi từng là giám đốc trường Đảng của tỉnh Lạng Sơn tức là người đã từng đọc/hiểu/giảng bài cho hàng nghìn người về triết học Marx, về CNXH, về nhà nước CS Việt Nam; và cũng chính là người bị chính quyền CSVN kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” với một bản án 5 năm tù [2].

Tôi sẽ bàn về những vấn đề tôi cho là mâu thuẫn và sai lệch trong bài viết của tác giả Nguyễn Thế Duyên.

Thứ nhất:

Tác giả nêu ra một ví dụ về việc xây/sửa nhà của gia đình mình để dẫn chứng cho dân chủ. Trong quản trị kinh doanh có một môn học là lập chiến lược quản trị kinh doanh, nó buộc người quản trị phải đưa ra khả năng có thể để thực thi một kế hoạch. Anh không thể muốn và xây căn nhà 300 triệu đồng trong khi anh chỉ có thể có hoặc vay mượn thêm là 100 triệu. Chỉ có kẻ ngu dốt mới xây dựng một kế hoạch như thế. Kế hoạch quản trị càng hợp lý càng khả thi, tức là cùng một số tiền như nhau nhưng nếu tôi cần xây một căn nhà rộng rãi nhiều phòng ngủ cho một gia đình lớn thì tôi sẽ ưu tiên tiêu chí này hơn là tiêu chí trang trí nội thất sao cho căn nhà đẹp và lộng lẫy, chứ không phải bàn về hai mức kinh phí khác nhau để thực hiện một công việc. Kết quả là tác giả Duyên cũng phải chờ hai con của ông ta đem thêm tiền về mới xây được căn nhà. Tôi cho đây là một ví dụ sai lệch về bản chất của vấn đề dân chủ.

Thứ hai:

Trích: “Một chính sách đúng, Thậm chí là rất hay nữa, cũng không thể thay đổi được xã hội nếu như cái tiềm lực tài chính của đảng ấy quá nhỏ bé. Các cụ nhà ta có một câu rất hay để nói rõ điều này “Buôn tài không bằng dài vốn”.

Theo tác giả Thế Duyên thế nào là một chính sách đúng? Một chính sách đúng đắn phải được xây dựng dựa vào những điều có thật. Một chính sách đúng không bao giờ viễn vông Đã không có vốn hay vốn quá bé mà lại tính chuyện đao to búa lớn, dự tính kết quả tận trên trời thì đó có là một chính sách đúng nữa không? Điều này tác giả nêu ra ví dụ và chính tác giả phơi bày suy diễn sai lệch của mình.

Liên hệ với Việt Nam: một quốc gia nghèo, vừa thoát khỏi chiến tranh, dân số hơn 80% là nông dân và hàng xuất khẩu chủ đạo cũng là hàng nông lâm thủy hải sản. Vậy mà có kẻ đã ngu dốt và ấu trĩ tới mức quyết xây dựng VN tới năm 2020 thành nước công nghiệp, rồi dùng một lô “quả đấm thép” để đất nước thất thoát hàng chục tỉ đô la, quyết chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp bằng cách quy hoạch đất đai lung tung, dân chưa kịp được đào tạo nghề nghiệp đã mất đất. Thử hỏi, chính sách đó là đúng hay sai? Hãy nhìn sang Thái Lan mà xem, họ cũng là một nước nông nghiệp và họ phát triển theo hướng nông nghiệp tiên tiến. Hàng nông nghiệp của Thái Lan luôn có giá cao ngất ngưỡng, chen chân vào tất cả những thị trường khó tính nhất như Mỹ, Nhật, liên minh châu Âu. Gạo của Thái Lan luôn đắt hơn hai lần gạo của Việt Nam, trái cây của họ có những thứ đã bị VN lên tiếng là chôm giống của VN đem về lai tạo, cấy mô như Sầu Riêng, bưởi Năm Roi,…thế mà chúng ta không thể cạnh tranh lại họ. Thậm chí ngay cả những thứ cây trái ở VN mà gần như trời cho như chuối, vứt đâu sống đó chúng ta cũng không qua mặt được Thái Lan. Hoa tươi và cây cảnh của Thái Lan thì vừa đẹp, vừa bền. Trước năm 1975 Thái Lan hơn gì chúng ta? Bây giờ thu nhập của VN tụt hậu so với Thái Lan là 95 năm [3] .

Theo ông Nguyễn Thế Duyên “chiến lược phát triển VN thành một nước công nghiệp tới năm 2020” là đúng đắn hay không đúng đắn? Ai phải chịu trách nhiệm về quyết định sai trái này?

Thứ ba

tác giả Nguyễn Thế Duyên trích dẫn lời của Linh Mục Nguyễn Văn Lý rằng “Nhưng tôi nghĩ quan trọng là phải nghiêm túc suy nghĩ, công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx – Lenin, có đường hướng sát thực tế để người ta nhìn vào mà hy vọng rằng con đường ấy, tổ chức ấy sẽ làm cho Việt Nam ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines.” Và cho đó là nhận thức đúng đắn.

Với tôi, tôi tôn trọng quan điểm của mỗi người nhưng tôi không cho rằng lãnh đạo phong trao dân chủ phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn. Người Việt có câu “thời thế sinh anh hùng”, cuộc biểu tình đang diễn ra tại Hồng Kông với một lãnh tụ sinh viên tuổi 17 non nớt nhưng bản lĩnh đã là một minh chứng hùng hồn cho câu trả lời. Hãy cứ hành động đi trong khả năng của mình có thể, đừng quá trông đợi vào lãnh tụ vì không ai dám nhận mình là người tài đức vẹn toàn cả. Ông Hồ Chí Minh cũng đâu phải là một người tài đức vẹn toàn nhưng ông ta vẫn thành công trong việc tuyên truyền cho chủ nghĩa CS phát triển tại VN trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt là người dân quá khát khao tự do, thoát khỏi chế độ Thực Dân Pháp. CNTB không có một học thuyết nào hết, nó được hình thành và phát triển từ thực tiễn, từ sự phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại và nó vẫn đang thể hiện những ưu điểm của nó dù vẫn còn tồn tại khuyết điểm. Vì vậy đừng hy vọng “phải có một chủ thuyết nào khác thay thế CN Marx-Lenin thì mới mong con đường dân chủ cho VN” là một sự hoang tưởng. Đừng mơ ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines mà hãy được như họ thôi, hoặc thậm chí cởi mở như Myamar kia cũng đáng quý lắm rồi ông Thế Duyên ạ.

Thứ tư

Trích “Hiện nay chưa thể có một đảng nào đủ mạnh để có thể đòi chia sẻ quyền lãnh đạo với đảng cộng sản. Biết là không thể được nhưng chúng ta vẫn cứ lao đầu vào cái điều kị nhất của chế độ độc đảng để rồi bị bắt bớ, bị tù đầy trong khi lực lượng dân chủ còn đang rất yếu ớt, đầy nghi kị và chia rẽ liệu đấy có phải là một điều khôn ngoan?

Sao ông Nguyễn Thế Duyên không hỏi những người cộng sản trong những ngày mới được thành lập, tại sao họ vẫn lao vào cái điều cấm kị chấp nhận cả những cái chết thảm khốc khi họ tin vào lý tưởng cộng sản? Tự do dân chủ chưa bao giờ được cho không biếu không, chúng ta phải tranh đấu mà giành lấy. Khi người dân nhận ra những chân l thông qua những nhân vật tranh đấu, chấp nhận hy sinh thiệt thòi của bản thân thì nó sẽ làm nhân dân mở mắt, sự hy sinh của những nhà dân chủ không hẳn là vô nghĩa. Đừng đòi hỏi một đám cháy lớn khi không được bắt đầu từ một ngọn lửa nhỏ.

Tác giả lấy dẫn chứng về cái quyền im lặng và nhấn mạnh “Tất nhiên đây là một quyền rất chính đáng không ai có thể phủ nhận” thế tại sao quốc hội không thông qua? Hay nói rõ hơn, nếu quyền im lặng là quyền con người thì không một luật phát nào được đặt cao hơn nó, đương nhiên nó tồn tại không cần phải xin phép ai. Vậy có phải chính quyền CSVN đang vi phạm quyền con người khi tự cho mình có quyền hạn chế nó? Rồi Tác giả đưa ra một lý do hết sức buồn cười “Thử hỏi chúng ta đào đâu ra luật sư để thực thi cái “Quyền im lặng” này?”. Đã là quyền thì chính những kẻ thực thi pháp luật như công an, toà án, viện kiểm sát phải thực thi trước tiên không cần sự có mặt luật sư.

Thứ năm

Khi quan điểm “quân đội chỉ trung thành với nhân dân và tổ quốc”, tác giả Thế Duyên cho rằng : “Điều đòi hỏi này là vô ích nhưng nó lại dính đến điều đại kị của chế độ nên chế độ sẽ lập tức phản ứng thế là vô hình dung cái đòi hỏi vô nghĩa ấy lại biến thành một vật cản trở tiến trình dân chủ”. Đây là một quan điểm vô cùng phản động.

Quân đội là do nhân dân mà ra, tiền thuế cuả nhân dân đóng góp để nuôi quân đội hoạt động, không trung thành với nhân dân thì trung thành với ai? Nếu theo quan điểm của tác giả Thế Duyên, tại Mỹ có hai đảng chính thay nhau lãnh đạo nhân dân Mỹ là đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa, vậy quân đội của họ phải trung thành với đảng nào? Giả sử nếu chế độ công sản này tại VN sụp đổ, một chế độ khác lên thay thì lúc đó quân đội sẽ phải trung thành với ai? Chỉ có dân tộc mới là trường tồn. Đòi hỏi quân đội phải trung thành với Đảng cộng sản VN là một sự tước đoạt, cướp công lao của nhân dân. Nếu bắt quân đội phải trung thành với đảng thì không được bắt dân đi nghĩa vụ, chỉ tuyển những kẻ là đảng viên thôi, không được mượn máu của dân để bảo vệ đảng, không được dùng tiền thuế của dân nuôi quân đội nữa.

Thứ sáu

Trích: “các vị đòi những người cộng sản từ bỏ chủ nghĩa Mác. Thật hết sức vô lý” và được tác giả Thế Duyên diễn giải như sau

Thứ nhất—Các vị hiểu gì về chủ nghĩa Mác? Tôi đã đọc những bài kêu gào của các vị nhưng chưa thấy một vị nào chỉ ra nổi chủ nghĩa Mác sai ở đâu. Các vị chỉ lấy duy nhất sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa làm bằng chứng cho sự sai lầm của chủ nghĩa Mác. Điều đó là hết sức phiến diện”.

Tôi mạn phép hỏi ông bà Thế Duyên hiểu gì về chủ nghĩa Marx? Ông/bà đọc được bao nhiêu quyển sách về Marx và những quyển sách chỉ trích chủ nghĩa Marx? Xin đọc lại bài viết tôi đã đăng vào ngày 17/09/2014 [] để xem ông/bà có nhận thức được sự đúng sai hay không. Nếu chủ nghĩa Marx đúng đắn tại sao nó lại sụp đổ? Hãy nằm lòng trong đầu thực tiễn là thước đo của mọi chân lý.

‘Tác giả Thế Duyên viện dẫn tới nực cười “Mác sai hay các học trò của Mác sai?”. Nếu học trò của Marx sai thì phải kéo cổ cái lũ học trò ngu si dốt nát này xuống, tại sao chúng nó sai mà vẫn đòi lãnh đạo nhân dân trải qua biết bao đau thương chết chóc, nợ nần?

Trích “Thứ hai: Các vị khoác cho mình cái áo “Dân chủ” nhưng khi các vị đòi những người cộng sản phải từ bỏ chủ nghĩa Mác là lúc các vị trở thành những người phản dân chủ”.

Không ai đòi những người cộng sản từ bỏ lý tưởng hay tà giáo của họ cả, một thứ giả thuyết mà Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tại thành phố Strasburg (Pháp), Hội đồng châu Âu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe) một cơ quan dân cử của 46 quốc gia Châu Âu, đã có cuộc họp thường niên (bốn lần trong một năm) bỏ phiếu và thông qua (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) Nghị quyết 1481 (2006) với các điều khoản (14 điều) lên án chủ nghĩa cộng sản và coi chủ nghĩa này đã phạm tội ác chống lại loài người [5].

Trong đó điều 2 của nghị quyết 1481 chỉ rất rõ: “…Những chế độ độc tài toàn trị cộng sản gồm khối Liên xô, Đông Âu trong thế kỷ 20 và một số chế độ cộng sản hiện vẫn còn cầm quyền ở 4 nước trên thế giới (TQ, VN, Cuba, Bắc Hàn), đều là những quốc gia vi phạm nhân quyền. Những vi phạm này tuy khác nhau về cấp độ văn hoá, về ranh giới quốc gia, cũng như tùy giai đoạn lịch sử nhưng đều có chung những cuộc giết người tập thể, ám sát, thủ tiêu cá nhân không cần xét xử, biến đất nước thành trại tập trung với sự đầy đọa con người về thể xác cũng như tinh thần: tra tấn, nô lệ hoá, lao động khổ sai, tù đầy, khủng bố tập thể, ngược đãi, ám sát vì lý do chủng tộc, tôn giáo, chính kiến; vi phạm quyền tự do tư tưởng, xúc phạm lương tâm con người, cấm tự do báo chí, tự do chính trị, độc tôn, độc quyền, độc đảng…”

Các vị tôn thờ chủ nghĩa cộng sản do ông Marx xướng lập là quyền của các vị nhưng nó không phải là niềm tin của dân tộc, không phải là lựa chọn của người dân chúng tôi nên đừng áp đặt và bắt cả một dân tộc này phải đi theo học thuyết hoang tưởng đó. Người dân VN không mấy người theo học thuyết Marx và CNCS, có những người không biết gì về CN Marx. Hãy làm một cuộc trưng cầu dân ý xem rồi hãy tuyên bố, ông bà Thế Duyên ạ.

Đọc toàn bài của tác giả Nguyễn Thế Duyên, nó phơi bày nhiều quan điểm lệch lạc, biện dẫn vô lý để đưa ra một nhận định hay một kết luận cá nhân của ông/bà Duyên. Tôi tin rằng, tác giả này nếu không phải là một cây bút chuyên về mảng tuyên truyền cho CNCS và học thuyết Marx (phải khoác một chiếc áo khóac, đeo một chiếc mặt nạ khác) thì chắc chắn phải là một người chưa đọc kỹ về Marx, chưa từng đọc những quyển sách chỉ trích gay gắt chủ nghĩa Marx đã từng được xuất bản và được đông đảo người dân khắp năm châu đón đọc.

Trộm nghĩ, việc phân tích, phơi bày, tranh luận rộng rãi tính đúng sai của học thuyết Marx sẽ là tiền đề cho việc lấy ý kiến của dân chúng VN rằng chúng ta sẽ trưng cầu dân ý xem “ai tin tưởng chủ nghĩa Marx là đúng đắn” hay “Dân tộc VN có nên xóa bỏ chủ nghĩa Marx hay không” là vô cùng cần thiết. Vì vậy, tôi xin mượn diễn đàn Anhbasam để xin tranh luận song phẳng với tác giả Nguyễn Thế Duyên và mong đơị một sự quan tâm theo dõi sát sao của qúy vị đọc giả. Đồng thời, mỗi người chúng ta hãy phổ biến rộng rãi cuộc tranh luận này thông qua các trang mạng xã hội nhằm lôi kéo sự quan tâm của dư luận.

Mong một bài viết tiếp theo của tác giả Nguyễn Thế Duyên

TS

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. http://anhbasam.wordpress.com/2014/10/03/3022-nguyen-the-duyen-tan-man-ve-dan-chu/
  2. http://en.wikipedia.org/wiki/Vi_Đức_Hồi
  3. http://nld.com.vn/cong-doan/giat-minh-voi-thu-nhap-cua-nguoi-viet-nam-so-voi-khu-vuc-2012033107222749.htm
  4. http://anhbasam.wordpress.com/2014/09/17/2970-viet-ve-mot-con-ga-mai-de-pgs-ts-nguyen-manh-huong/
  5. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nghị_quyết_1481_của_Hội_đồng_châu_Âu

 

Hồng Kông : Người biểu tình đụng độ « quần chúng tự phát » – BS

4 Th10

 

mediaNgười biểu tình dân chủ ngăn cản những người phản đối tiến gần lều của họ trên một con đường chính của khu mua sắm Mongkok, Hồng Kông, 03/10/2014.REUTERS/Bobby Yip
 

Căng thẳng lên đến cực độ tối nay 03/10/2014 tại Hồng Kông, khi xảy ra những cuộc xung đột dữ dội giữa những người biểu tình đòi dân chủ với hàng trăm người bực tức trước phong trào phản kháng. Các lãnh tụ sinh viên loan báo sẽ không tham gia đối thoại với chính quyền, cho rằng cảnh sát đã để cho côn đồ tấn công người biểu tình.

Tại Vượng Giác (Mong Kok), khu thương mại rất đông dân của quận Cửu Long (Kowloon), hàng trăm người đã tấn công những người biểu tình, cố dỡ bỏ các rào chắn và thường là thành công. Đám người « phản biểu tình » hô to : « Hãy trả lại khu Vượng Giác cho chúng tôi ! Người Hồng Kông cần phải kiếm ăn », « Trở về nhà đi ! ».

Hai phe trao đổi những cú đánh và lời thóa mạ, trong khi cảnh sát cố gắng tách họ ra và mở một lối cho các xe cứu thương. Trước mắt, chưa biết được có ai bị thương trong các vụ xô xát này hay không. Một số người biểu tình lên án phe phản đối đã thuê mướn côn đồ để gây rối và bêu xấu phong trào đòi dân chủ – vốn đã huy động được hàng chục ngàn người xuống đường từ hôm Chủ nhật, gây xáo trộn các hoạt động trong thành phố.

Tại Vịnh Đồng La (Causeway Bay), thiên đường mua sắm và là địa điểm tập hợp thứ hai của phong trào dân chủ, đụng độ cũng xảy ra giữa khoảng 25 người biểu tình với chừng 50 người khác. Một người gào lên : « Đó không phải là dân chủ, người ta cần phải nuôi con ». Một số người qua đường vỗ tay khi các rào chắn được dỡ bỏ.

Còn tại khu vực có trụ sở các Bộ, những vụ xung đột lại diễn ra giữa người biểu tình với cảnh sát. Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh tố cáo tình hình « gần như hỗn loạn ».

Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) hôm nay loan báo « không có cách nào khác là hủy bỏ việc tham gia đối thoại ». HKFS cho biết lý do là « Chính quyền và cảnh sát đã nhắm mắt làm ngơ khi bọn côn đồ hung bạo tấn công vào người biểu tình ôn hòa ».

« Cuộc cách mạng những chiếc dù » đã gây tiếng vang rộng rãi trên thế giới, nhiều cuộc biểu tình ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông đã được tổ chức tại nhiều quốc gia. Nhưng dưới áp lực mạnh mẽ của truyền thông và ngoại giao, Trung Quốc đã cảnh báo Hoa Kỳ « không nên xen vào chuyện nội bộ » của mình, trong khi Liên hiệp châu Âu bày tỏ « sự quan ngại ».

 

Nhiều Sách Tự Lực Văn Đoàn Bị CSVN Cắt, Sửa Khi In Lại; Viện Việt Học Ra Mắt Kỷ Yếu Tự Lực Văn Đoàn, Hôi Thảo… – BS

4 Th10

Nhiều Sách Tự Lực Văn Đoàn Bị CSVN Cắt, Sửa Khi In Lại; Viện Việt Học Ra Mắt Kỷ Yếu Tự Lực Văn Đoàn, Hôi Thảo…

03/10/201400:04:00(Xem: 432)
 
 

Đối với những người quan tâm về văn học Việt Nam, buổi Thuyết trình và Ra mắt Kỷ yếu Tự Lực Văn Đoàn đã để lại nhiều thông tin rất đáng quan tâm.

Trong khi Giáo sư Nguyễn Văn Sâm nêu ra một bước ngoặt và là những bước nhảy vọt lớn của Nhất Linh sau hai tác phẩm đầu tay là Nho Phong và Người Quay Tơ, nhà văn Phạm Phú Minh đưa ra những chứng cớ vể hiện tượng nhà nước CSVN khi in lại Tự Lực Văn Đoàn đã cắt xén và sửa đổi nhiều tác phẩm — điển hình, cuốn Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng khi được CSVN in lại đã cắt bỏ phần gặp nhau ở Chùa Long Giáng; cũng như nghiên cứu của học giả Nhật Bản về TLVĐ và khám phá của sinh viên tiến sĩ Tanaka Aki rằng cuốn “Đời Mưa Gió” của Khái Hưng và Nhất Linh trong bản do Hội Nhà Văn xuất bản năm 2010 so với ấn bản do NXB Đời Nay in trước 1975 đã có nhiều khác biệt — điều mà nhà văn họ Phạm nói là CSVN có tội phá hoại văn hóa khi bóp méo văn bản cổ.

Buổi Triển lãm và Thuyết trình về Tự Lực Văn Đoàn hôm Chủ Nhật 28 tháng Chín năm 2014 tại Viện Việt Học đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và nghệ sĩ, trong đó có GS Trần Ngọc Ninh, GS Lê Xuân Khoa, GS Lê Văn Khoa, Bùi Bỉnh Bân, Võ Thắng Tiết, hai nhà thơ Thái Tú Hạp – Ái Cầm, nhạc sĩ Trần Chí Phúc…

Cô Nguyễn Kim Ngân, viên chức Viện Việt Học, đã giải thích về diễn tiến về bước đường dò tìm tài liệu về báo Phong Hóa, báo Ngày Nay, tác phẩm Tự Lực Văn Đoàn, dữ kiện về áo dài Le Mur Nguyễn Cát Tường… trong đó có nỗ lực nhiều người, không những từ hậu duệ TLVĐ, mà còn từ học giả Việt Nam và Nhật Bản, cũng như từ nỗ lực của GS Phạm Lệ Hương liên lạc với nhiều thư viện quốc tế để xin các vi phim những tác phẩm TLVĐ.

Diễn giả Nguyễn Trọng Hiền, con trai của họa sĩ Nguyễn Cát Tường, kể rằng chặng đường tìm hiểu của ông y hệt chuyện thần thoại, như có các cụ phù hộ — và đã kể lại một cách linh động với các slide phim và hình minh họa.

Khi bố bị bắt cóc, ông mới 3 tuổi, nên chẳng có ký ức gì. Cơ duyên là năm 2000, khi ghé Little Saigon, ông thấy cuốn Các Họa Sĩ Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, và thấy hình bố ông (tức họa sĩ Cát Tường) trong này.

Ông Hiền nói, trường mỹ thuật lúc đó may mắn có Hiệu Trưởng, tuy là người Pháp, nhưng biết cái nhìn cấp tiến, thí dụ, thay vì dạy vẽ phụ nữ khỏa thân như truyền thống Châu Âu, đã yêu cầu học trò tập vẽ phụ nữ VN cấy lúa, gánh lúa…

Ông Hiền nói, trong 4 tấm tranh sơn dầu của sinh viên mỹ thuật được đưa vào bảo tàng có một tấm của Nguyễn Cát Tường. Nguyễn Trọng Hiền về VN nhiều lần để tìm tài liệu về bố, tới tận nhà may có tên Cát Tường ở Hà Nội năm 2006, nhưng chủ tiệm may đã nói thật rằng không phaỉ thân tộc với cụ Cát Tường, về quê Sơn Tây gặp nhiều họ hàng, gặp người mẫu đầu tiên nà cụ bà Nguyễn Thị Hậu, liên hệ được với chị Phạm Thảo Nguyên (con dâu Thế Lữ) để cùng tìm các số báo cũ, may mắn gặp Thành Tôn giúp về kỹ thuật số hóa (Digitization) để lưu trữ văn bản và hình ảnh vào máy tính và Internet, và rồi năm 2013 đã góp sức thực hiện cuộc triển lãm và hội thảo về TLVĐ ở báo Người Việt, cũng như cuộc trình diễn áo dài Le Mur ở Viện Việt Học, trong đó người đầu tiên mặc áo dài Le Mur ở hải ngoại là MC Kim Ngân của Viện Việt Học. Đặc biệt, một chi tiết được Nguyễn Trọng Hiền giải thích là ông đã chọn các người mẫu cho áo dài Le Mur năm 2013 là các chị cựu học sinh Trưng Vương, vì trường Trung Học Trưng Vương (Hà Nội) là nơi bà Hiệu Trưởng Thục Oanh đầu tiên bắt buộc học sinh phaỉ mặc áo dài Cát Tường.

blank

Hình ảnh trong buổi hội thảo, ra mắt kỷ yếu Tự Lực Văn Đoàn.

Buổi nói chuyện trở nên trầm lắng và ưu tư hơn, khi Phạm Phú Minh nói về nỗ lực khôi phục văn học TLVĐ không đơn giản chỉ vì để giúp người nghiên cứu văn học sử sau này, mà còn để giữ trung thực các văn bản TLVĐ đã và đang bị các nhà xuất bản CSVN hiện nay cắt xén tự tiện.

Ông nói, do vậy, nhìn từ khía cạnh văn học, hành động các nhà xuất bản hải ngoaị như Xuân Thu, Đaị Nam in lại tác phẩm cũ, cho dù có thể vi phạm tác quyền và có khi trả tiền tác quyền không hợp lý vẫn là một công lớn vì gìn giữ văn học trước 1975 nguyên bản, không sửa đổi.

Nhà văn Phạm Phú Minh nói, đã có nhiều người khám phá ra chuyện ccá nhà xuất bản CSVN in lại và cắt xén văn bản các tác phẩm văn học trước 1975, dù là tác phẩm thuần túy văn học, không liên hệ chính trị.

Như trường hợp nhà văn Ngự Thuyết khi nghiên cứu về Khái Hưng đã thấy các bản in ở VN gần đây có nhiều sai lạc, nên cuối cùng phải mua bản in ở Tự Lực ở hải ngoại.

Nhiều sách khac cũng bị cắt xén, như “Tuấn Chàng Trai Nước Việt” của Nguyễn Vỹ, hay như “Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê.”

Nhà văn họ Phạm cũng nói, cắt xén thậm chí thô bạo tới mức, khi một nhà xuất bản trong nước xin in lại bài của nhà phê bình văn học Thụy Khuê phỏng vấn Hoàng Xuân Hãn, và họ nói rõ là xin cắt một số đoạn. Thụy Khuê đồng ý, với điều kiện các chỗ cắt xén phải để ba chấm trong ngoặc, và nhớ phaỉ ghi nguồn bài phỏng vấn từ Hợp Lưu.

blank

Hình ảnh trong buổi hội thảo, ra mắt kỷ yếu Tự Lực Văn Đoàn.

Nhà xuất bản trong nước hứa là sẽ làm y thế, nhưng rồi họ chẳng để dấu ba chấm, và chẳng ghi nguồn… và lại thêm thắt những lời ca ngợi ông Hồ, mà nguyên thủy cụ Hoàng Xuân Hãn không hê nói.

Cắt thô bạo tới mức học giả quốc tế cũng thấy. Nhà văn họ Phạm kể về trường hợp nhà nghiên cứu Nhật Bản Tanaka Aki, học ở Đaị Học Ngoaị Ngữ Tokyo và được GS Kawaguchi hướng dẫn nghiên cứu về Tự Lực Văn Đoàn. Khi cô Aki dịch tác phẩm “Đời Mưa Gió” của Khái Hưng và Nhất Linh, mới khám phả ra nhiều dị biệt trong ấn bản cô mua ở TPHCM do Hội Nhà Văn xuất bản năm 2010 so với ấn bản do NXB Đời Nay in tại Sài Gòn trước 1975 mà Thầy Kawaguchi có trong tay.

Tiếp theo, GS Nguyễn Văn Sâm nói về hai tác phẩm Nho Phong (NP) và Đời Quay Tơ (NQT), 2 tác phẩm đầu tay của Nhất Linh, người mà GS Sâm nói là thán phục từ tài năng tới nhân cách, từ lựa chọn đi Pháp du học cho tới việc lập văn đoàn, từ hoạt động đảng phái cho tới việc bỏ ngang hội nghị 1946 với Pháp trong cương vị Ngoại Trưởng trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, cho tới lựa chọn cuối đời là tự sát để phản đối việc chính phủ Ngô Đình Diệm đàn áp Phật Giáo.

GS Sâm nói, người ta thấy 2 cuốn NP và NQT có văn phong rất khác với văn phong Nhtấ Linh sau naỳ ở Đoạn Tuyệt hay nhiều cuốn khác. Hai cuốn NP và NQT xuất bản năm Nhất Linh rất trẻ, 20 tuổi (1926) và 21 tuổi (1927), và sau đó Nhất Linh sang Pháp du học, từ đó văn phong biến đổi. Đặc biệt, cuốn NP là cuốn duy nhất ký tên Nguyễn Tường Tam, có thể lúc đó chưa quyết định sẽ đi theo con đường sáng tác, và trong này yếu tố làm văn chương ít hơn yếu tố bày tỏ tư tưởng.

GS Nguyễn Văn Sâm nói, sách này in năm 1926 trong khi lúc đó VN đã có Hồ Biểu Chánh viết cuốn U Tình Lục (ký tên thiệt là Hồ Văn Trung), theo thể truyện thơ lục bát. Cả Nho Phong và U Tình Lục đều nói về đời một người con gái, vì tình yêu mà gian nan: Nguyễn Tường Tam viết bằng vănx uối, ít tìnht iết; Hồ Văn Trung viết văn vần, nhiều chi tiết nhỏ nhặt.

Nhưng nhìn laị, lựa chọn viết văn xuôi của Nguyễn Tường Tam là lựa chọn sáng suốt, rất quan trọng đối với sự nghiệp nhà văn của ông và tạo đà lớn mạnh cho văn học VN thế hệ 1913-1932.

Viết văn xuôi sau 1920 không phải phát kiến của Nguyễn Tường Tam, nhưng giả sử nếu NTT viết truyện dài bằng thơ như cụ Phan Chu Tring viết Giai Nhân Kỳ Ngộ Diễn Ca (1915-1917) thì sau này chắc chắn không có phong trào đổi mới văn chương và đổi mới sáng tác của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, và văn học VN sẽ thiệt thòi rất nhiều.

blank

Hình ảnh trong buổi hội thảo, ra mắt kỷ yếu Tự Lực Văn Đoàn.

GS Nguyễn Văn Sâm nói, tuy NQT chỉ in sau NP một năm, nhưng văn phong đã rất mới, đổi nhiều.

Nho Phong là văn ước lệ, kiểu “dáng liễu thanh tân… man mác trong lòng… nết thu ngại ngùng… làn thu ba như nhuộm vẻ sầu… cảnh song trăng quanh quẽ…”

Nhưng Người Quay Tơ là bước tiến vĩ đại của Nguyễn Tường Tam để chuyển snag thành Nhất Linh, và là chuyên sang văn học chủ đề, văn phong trực tiếp hơn…

GS Nguyễn Văn Sâm so sánh Nhất Linh với Hồ Biểu Chánh, nói rằng HBC viết “Ai Làm Được” có văn phong mới hơn “Nho Phong” nhưng HBC không tạo ra được một nhóm nhà văn cùng sống chết cho lý tưởng cứu nước và đổi mới văn học, và làm được như thế lại là công trình lớn của Nhất Linh.

Tiếp theo, nhà văn Đỗ Quý Toàn (Ngô Nhân Dụng) nói về Sách Hồng của TLVĐ — trong đó có nhiều sách cho thiếu nhi nhưng đầy cuốn hút với thế hệ lão niên như ông — như Ông Đồ Bể (của Khái Hưng), Hạt Ngọc (của Thạch Lam).

Trong khi GS Đỗ Quý Toàn nói, GS Phạm Lệ Hương chiếu slide show hình bìa các tác phẩm Sách Hồng.

Phần thảo luận điều hợp bởi cô Lâm Dung.

GS Trần Ngọc Ninh kể những kỷ niệm về thập niên 1940s, khi GS còn là sinh viên y khoa Hà Nội. Năm 1944, GS Ninh là sinh viên năm thứ 2 hay thứ 3 Trường Thuốc, làm báo Văn Học, có viết một truyện cho trẻ con, tưạ đề “Cuộc Phiêu Lưu của Thằng Tý, con Tẹo,” cho nhân vật phiêu lưu trong cơ thể người.

Một hôm, một người gầy cao tới tìm tác giả bài này, tự giới thiệu là Khái Hưng, nói rằng mỗi lần Khái Hưng viết truyện trẻ em là phải đưa cháu Thiết đọc trước, thấy ưng bụng mới đăng. Khái Hưng chuyển lời “cháu Thiết” tới tác giả Trần Ngọc Ninh rằng, cách nào để nhân vật thoát ra thân thể người…

Sau đó là phần Ra mắt Kỷ yếu Tự Lực Văn Đoàn và bộ 3 đĩa DVD. Giá bán: Kỷ yếu + bộ DVD giá $30.

Tất cả bộ báo đã sô hóa của Tự Lực Văn Đoàn đã và đang đưa lên mạng của Viện Việt Học để độc giả toàn cầu đọc tự do và miễn phí– http://www.viethoc.com/ — và đây là văn bản gốc, không hề bị cắt xén hay sửa đổi.

 

Ngoại Trưởng TQ Vương Nghị Tới Hoa Thịnh Đốn Gặp John Kerry: Vì Lợi Ích Chung 2 Nước Lớn, Mỹ-Trung Tránh Xung Đột – VB

4 Th10

Ngoại Trưởng TQ Vương Nghị Tới Hoa Thịnh Đốn Gặp John Kerry: Vì Lợi Ích Chung 2 Nước Lớn, Mỹ-Trung Tránh Xung Đột

03/10/201400:00:00(Xem: 495)
 
 

WASHINGTON – Trong cuộc gặp gỡ ngoại trưởng John Kerry tại thủ đô Hoa Kỳ, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định: lợi ích chung lớn hơn các bất đồng trong quan hệ song phương, 2 bên cần củng cố tin cậy về chiến luợc và làm giảm các phán đoán sai lạc – ngoại trưởng Vương lưu ý: có nhiều lãnh vực trong đó Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể và nên hợp tác với nhau.

Ngoại trưởng Trung Quốc diễn giải: là xứ sở phát triển nhất thế giới và đất nước đang phát triển lớn nhất thế giới, 2 bên cần xây dựng loại hình quan hệ nước lớn với tinh thần tránh xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Ông Vương so sánh mối quan hệ Hoa-Mỹ như là thuyền buồm lớn không luôn luôn thuận buồm xuôi gió, đòi hỏi 2 bên giữ con thuyền tiến đúng hướng cùng lúc lách tránh đá và đá ngầm – ông Vương cho biết Trung Quốc đặt tầm quan trọng vào chuyến đi của TT Obama tới Bắc Kinh dự hội nghị APEC trong tháng tới. Ông Vương gợi ý tăng tốc thương lượng về đầu tư và về chính sách chiếu khán để tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia tăng các trao đổi nhân sự và đầu tư.

Về hợp tác quân sự, phiá Trung Quốc đề nghị củng cố và phát triển xung lực của quan hệ quân sự, cố gắng thiết lập cơ chế liên lạc về các hoạt động quân sự quan trọng, cũng như luật ứng xử về an ninh quân sự trên biển và không gian. Ngại trưởng Vương xác nhận Bắc Kinh hậu thuẫn các nỗ lực quốc tế chống khủng bố và sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ về mặt này.

Về phần mình, ngoại trưởng John Kerry chúc mừng ngày Quốc Khánh của Trung Quốc và khẳng định chủ trương cùng với Trung Quốc thiết lập mối quan hệ nước lớn, mở rộng hợp tác vì quyền lợi chung, dàn xếp hiệu quả các bất đồng – ông Kerry xác quyết: Hoa Kỳ không kềm chế Trung Quốc, và rằng chiến luợc chuyển trục hướng sang Thái Bình Dương không nhằm chống lại Trung Quốc.

 
 

 

ĐẠI BIỂU ĐỖ VĂN ĐƯƠNG SAI RỒI – BS

4 Th10

 

Posted by adminbasam on 03/10/2014

LS Ngô Ngọc Trai

03-10-2014

H1Hôm vừa rồi Đài truyền hình Việt Nam phát sóng chương trình có nội dung trả lời phỏng vấn của Đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương, Ủy viên thường trực Ủy ban tư pháp của Quốc hội về quyền im lặng trong tố tụng hình sự. Ông Đương đã phát biểu rằng quyền im lặng không phải là quyền con người.

Bằng những lời lẽ hùng hồn ông Đương cũng lập luận rằng: Số vụ bức cung nhục hình chỉ là cá biệt ít ỏi. Việc quy định quyền im lặng của bị can sẽ cản trở hoạt động điều tra trong việc truy tìm xử lý tội phạm. Rằng cần cân bằng hài hòa giữa nhu cầu điều tra xử lý tội phạm với việc bảo vệ các quyền công dân, thái quá về bên nào cũng gây hại cho bên còn lại.

Sai thứ nhất

Ông Đương cho rằng quyền im lặng không phải là quyền con người. Thế là sai, bởi lẽ quyền im lặng thực chất chính là một dạng thể hiện của quyền tự do ngôn luận, mà quyền tự do ngôn luận là quyền con người, do vậy quyền im lặng chính là quyền con người.

Hiến pháp sửa đổi năm 2013, tại Điều 25 quy định Công dân có quyền tự do ngôn luận và việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Như thế có thể hiểu rằng việc quy định quyền im lặng trong tố tụng hình sự thực chất là sự diễn giải, luật hóa quyền tự do ngôn luận của công dân theo hiến pháp.

Ngược lại, nếu bị can không được quyền im lặng, tức là để ngỏ khả năng bị can phải khai báo trái ý muốn, cũng tức là chấp nhận việc bị can có thể bị xâm hại về sức khỏe, danh sự và nhân phẩm. Như thế sẽ trái với quy định của Hiến pháp được thể hiện tại Điều 20 rằng: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh sự và nhân phẩm.

Cho nên nếu ông Đương và những người khác coi trọng những điều đã ghi trong Hiến pháp, thì phải luật hóa và truyền tải nội dung tinh thần của hiến pháp vào đời sống. Theo đó luật tố tụng hình sự phải quy định về quyền im lặng.

Sai thứ hai

Đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương cho rằng, quy định bị can được quyền im lặng sẽ gây khó khăn cho việc điều tra xử lý tội phạm. Ông cho rằng cần cân nhắc quy định hợp lý giữa việc điều tra xử lý tội phạm với việc bảo vệ các quyền công dân, thái quá về bên nào cũng gây hại cho bên còn lại.

Đây thực chất là quan điểm đánh đổi hy sinh mục tiêu cho phương tiện.

Vì quyền công dân là mục tiêu còn việc xử lý tội phạm là phương tiện.

Nếu không quy định quyền im lặng chắc chắn sẽ xảy ra bức cung, việc ép buộc người ta khai báo sẽ xâm hại tới quyền được bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe công dân. Vậy hy sinh quyền công dân ngay trước mắt để xử lý tội phạm cũng nhằm bảo vệ quyền công dân khác, thế thì việc điều tra xử lý tội phạm đã hoàn toàn mất đi ý nghĩa và là đánh đổi mục đích cho phương tiện.

Đại thể có thể hiểu ý của ông Đương là trong xã hội có nhiều tội phạm nguy hiểm như cướp giết hiếp, nếu “nhẹ nhàng” với “bọn nó” thì làm sao truy bắt được đồng bọn, để chúng nó ngoài xã hội sẽ gây nguy hiểm cho những người khác.

Xem ra quan điểm của ông Đương vẫn có chỗ đứng trong xã hội và đặc biệt thể hiện quan điểm của cơ quan điều tra.

Tức là cần chấp nhận đôi khi phải “rắn” với tội phạm nguy hiểm, và đó chẳng qua cũng là việc chặng đặng đừng và chỉ nhằm tốt cho đời sống xã hội.

Nghĩa là thôi thì phải du di một tý quyền công dân, hy sinh một lợi ích nhỏ cá nhân để bảo vệ một lợi ích khác lớn hơn là an toàn xã hội.

Tức là chấp nhận một giải pháp khiếm khuyết để đạt mục đích.

Nhưng nhiều khi giải pháp đưa ra bị hạn chế là bởi nguyên do năng lực.

Thực tế vẫn có cách khiến bị can tự nguyện khai báo để bắt được kẻ đồng phạm trong khi vẫn tôn trọng các nguyên lý căn bản của tố tụng hình sự là bảo vệ các quyền công dân.

Hãy để luật sư giúp đỡ trong việc đó bằng cách giải thích cho bị can rằng nếu anh hợp tác với cơ quan điều tra để truy bắt đồng phạm, thì đó là lập công và có thể được giảm án.

Nếu bị can hiểu điều đó là chắc chắn, hắn không bị đánh lừa bởi đó có sự bảo đảm bằng người luật sư, khi đó lời khai sẽ là tự nguyện, và quyền im lặng vẫn được tôn trọng và mục đích vẫn đạt được.

Đó chỉ là một chi tiết nhỏ cho thấy nhiều vấn đề vướng mắc khiến người ta loay hoay chẳng qua là do yếu kém trình độ hoặc là sự giả bộ để níu giữ thực trạng nhằm bảo vệ cho quyền lợi ích kỷ.

Hóa giải những trở ngại còn lại

Nếu không quy định quyền im lặng thì chẳng có gì thay đổi cả. Trước nay đã có quy định rất rõ là nghiêm cấm mọi hình thức truy bức nhục hình rồi, nhưng thực tế truy bức nhục hình vẫn diễn ra.

Và đừng nói việc truy bức nhục hình chỉ là cá biệt ít ỏi. Tình trạng nhục hình thì không có cơ sở khẳng định nhưng tình trạng bức cung thì có thể nói là xảy ra ở hầu như 100% các vụ án.

Bức cung không tệ như nhục hình nhưng nó góp phần làm mất niềm tin của người dân vào nền tư pháp, gây chán ghét và làm xã hội suy đồi bởi tính phổ biết rộng khắp về số lượng của nó.

Vậy nếu muốn thay đổi thực tế hiện tại thì phải quy định khác đi so với trước.

Hiện nay Đảng và Nhà nước đang có chủ trương cải cách tư pháp, tức là trong nhận thức đã thấy rằng hệ thống tư pháp như hiện tại là không ổn, cần thay đổi.

Đó là một động lực để đưa đến thay đổi một vấn đề cụ thể chi tiết là quyền im lặng trong tổng thể hệ thống tư pháp nước nhà.

Đối với giới tư pháp thì đây không phải là thời điểm thích hợp thì còn là khi nào?

Đối với Đảng và Nhà nước thì đây là một cách để thổi sinh khí khơi gợi sức sống niềm tin cho chương trình cải cách tư pháp.

Nhưng vẫn có ý kiến rằng với số lượng luật sư ít ỏi như hiện nay làm sao đảm bảo được mọi hoạt động lấy lời khai đều phải có luật sư bào chữa? Mà không lấy lời khai được thì làm sao giải quyết được vụ án, thế thì để án tồn đọng ùn ứ à?

Ở đây có một vài nhầm lẫn cần làm rõ.

Nếu bị can được quyền giữ im lặng và không khai báo, thì số lượng buổi làm việc lấy lời khai sẽ giảm tụt xuống rất lớn so với hiện nay.

Lâu nay cơ quan điều tra mất nhiều thì giờ với việc lấy lời khai, có những vụ án ma túy chỉ cùng một bị can mà có tới vài chục lần lấy lời khai. Nếu có quy định về quyền im lặng thì bản thân cơ quan điều tra sẽ phải đánh giá lại xem hoạt động lấy lời khai có phải là hoạt động điều tra trọng yếu giúp giải quyết án hay không.

Theo đó, khi quy định về quyền im lặng thì cơ quan điều tra sẽ phải thay đổi trọng tâm hoạt động điều tra, họ sẽ phải nâng cao trình độ để nhờ vào năng lực con người và các trang thiết bị máy móc hiện đại để có các hướng điều tra khác, giúp phát hiện và lần theo dấu vết tội phạm.

Khi quy định về quyền im lặng thì cũng phải thay đổi nhận thức về chứng cứ.

Lâu nay người ta vẫn cho rằng cái tờ giấy ghi lời khai của một người chính là chứng cứ, quan điểm này cần phải thay đổi.

Cái biên bản ghi lời khai đó chỉ là một dạng vật chất chứa đựng ngôn ngữ, giúp ta hiểu được quan điểm ý kiến của một người về vụ án. Nó không phải là cái đã tồn tại khi vụ án xảy ra và nó không chứa đựng dấu vết của tội phạm nên không giúp ta thấy được tội phạm đã diễn ra thế nào.

Cái giúp ta thấy được điều đó chỉ có thể là nhân chứng và vật chứng của vụ án. Nhân chứng là người đã chứng kiến và bản thân họ với cả thể xác và tinh thần mới là chứng cứ, đừng hiểu rằng cái biên bản ghi lời khai của họ là chứng cứ.

Lâu nay luật quy định và giới tư pháp đều nhận thức rằng biên bản ghi lời khai là chứng cứ, do vậy đó là nguyên nhân khiến người ta xoáy vào việc lấy lời khai và cho đó là trọng tâm của hoạt động điều tra tội phạm, trọng tâm của hoạt động giải quyết án.

Và đó là nguyên nhân dẫn đến bức cung nhục hình.

Ảnh: Đại biểu QH Đỗ Văn Đương. Nguồn ảnh: báo Dân Trí

 

‘Dư địa quan hệ Việt – Mỹ còn nhiều’

4 Th10

 

Tuyên bố gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho VN phản ánh mức độ quan hệ Việt – Mỹ diễn tiến tích cực. Nhưng việc dỡ bỏ một phần chứ không phải toàn bộ cho thấy ẩn ý hai bên cần đẩy mạnh giao lưu trao đổi, thúc đẩy sự tin tưởng, quan hệ lên một bước cao hơn.

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao đánh giá những diễn biến tích cực trong quan hệ song phương Việt – Mỹ nhìn từ hàng loạt hoạt động trao đổi trên các lĩnh vực

Mỹ, vũ khí, quốc phòng, DOC, Biển Đông, TPP
 Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Trần Việt Thái

“Quan hệ hai nước Việt – Mỹ thời gian qua có mấy điểm đáng chú ý, nhất là việc giao lưu và trao đổi đoàn diễn ra sôi động trong bối cảnh hai nước chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ (1995-2015). Có thể nhắc đến gần đây nhất là đoàn thăm chính thức Mỹ của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và chuyến thăm chính thức Mỹ của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vừa diễn ra ngày hôm qua. Phía Mỹ gần đây có một số đoàn thăm VN, đó là đoàn TNS John McCain, một số đoàn TNS khác, đoàn của chính quyền cũng như Quốc hội Mỹ.

Quan hệ Việt-Mỹ có tiến triển tích cực trên các lĩnh vực như quan hệ thương mại, kinh tế, đầu tư tăng khá nhanh. Về an ninh quốc phòng, hai bên đã thiết lập kênh đối thoại ngày càng thẳng thắn, cởi mở. Và như trong chuyến thăm chính thức Mỹ của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, phía Mỹ tuyên bố dỡ một phần lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sát thương cho VN.

Tuyên bố này phản ánh mức độ quan hệ diễn tiến tích cực. Nhưng việc dỡ bỏ một phần chứ không phải toàn bộ cho thấy ẩn ý hai bên cần đẩy mạnh giao lưu trao đổi, thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ lên một bước cao hơn.

Quyết định mới nhất của phía Mỹ liên quan quan hệ song phương là dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho VN phản ánh sự tiến bộ trong quan hệ song phương giữa hai nước như ông đề cập. Theo quan sát của ông, liệu quyết định này có nằm trong một phần chiến lược xoay trục của Mỹ không?

Rõ ràng VN chiếm một vị trí chiến lược ở Đông Nam Á và châu Á-TBD. Kể từ 2009, Mỹ có bước chuyển cơ bản về chính sách đối với châu Á-TBD. Tôi nghĩ rằng, khi thúc đẩy quan hệ với VN, họ cũng tính toán trong tổng thể chiến lược của họ đối với khu vực.

Hai bên có nhiều điểm tương đồng. Ví dụ như trong vấn đề Biển Đông, quan điểm của Mỹ có nhiều điểm thuận lợi cho VN. Ví dụ như Mỹ ủng hộ việc sử dụng luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Hoặc là trong lĩnh vực kinh tế thương mại thúc đẩy quan hệ với VN, một nền kinh tế nổi lên trong khu vực có lợi cho các DN Mỹ.

Nhân tố cân bằng quan trọng

2015 là một mốc quan trọng trong quan hệ song phương VN và Mỹ – kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Dư địa nào để hai nước có thể tiến tới những bước tiến tương tự như vừa đạt được không?

Tôi cho rằng, dư địa quan hệ giữa VN và Mỹ còn nhiều. Vừa qua hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác toàn diện. Đây là một bước phát triển tích cực. Trước hết hai nước phải triển khai tốt thỏa thuận này, đi vào thực chất thỏa thuận làm sao biến quan hệ hữu nghị và hợp tác thành những dự án có lợi cho cả hai bên.

Mỹ, vũ khí, quốc phòng, DOC, Biển Đông, TPP
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: Vietnam+

Như về kinh tế, thương mại, kể từ khi hai nước ký BTA, Mỹ trở thành thị trường lớn của VN. Trong công nghệ cao, khoa học công nghệ, giáo dục, các lĩnh vực khác của Mỹ đều có tiềm năng to lớn. Nếu VN biết tận dụng tốt những ưu thế này của Mỹ sẽ rất có lợi cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Mọi động thái của Mỹ ở khu vực này đều được các nước theo dõi kỹ và là một nhân tố cân bằng quan trọng.

Nếu VN khai thác được khía cạnh chiến lược này sẽ tạo thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của mình, trên cả ba mặt bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh, khai thác điều kiện thuận lợi phát triển, và phát huy ảnh hưởng vị thế của VN ra bên ngoài.

VN và Mỹ đang tiến tới hoàn tất thông qua TPP cho thấy sự tương thuộc kinh tế ngày càng lớn trong quan hệ song phương. Liệu đây có thể là tiền đề tin cậy, tạo thuận lợi cho xây dựng sự tin cậy lớn hơn trong quan hệ chính trị giữa hai nước?

Đúng vậy. Hiệp định thương mại song phương (BTA) đã đưa quan hệ song phương bước một bước tiến dài với mức tăng trưởng thương mại nhảy vọt. Nếu TPP được hoàn tất và thông qua sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả hai nước. TPP sẽ tiếp tục góp phần củng cố cơ sở lợi ích chung về kinh tế thư\ơng mại mà hai nước đã có kể từ khi bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại ngày càng sâu sắc sẽ là tiền đề quan trọng để thúc đẩy quan hệ trên các lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, đàm phán TPP đang có những khó khăn nhất định, nhất là từ phía Mỹ với bầu cử nội bộ sắp cận kề. Nếu trong năm nay không có đột phá nào, lùi lại sang năm tới tiến trình đàm phán sẽ càng khó khăn hơn do nội bộ Mỹ phải tập trung vào kỳ bầu cử sắp tới, có thể khiến quá trình đi đến hoàn tất TPP lùi lại một vài năm.

Việc Mỹ mời Nhật Bản tham gia đàm phán TPP ở giai đoạn quan trọng này cũng làm phức tạp thêm quá trình đàm phán. Nhưng tôi tin lãnh đạo các nước sẽ có những quyết định chính trị để không bỏ lỡ cơ hội.

Gần đây, Mỹ đưa ra ý tưởng “Đông kết” trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Theo quan sát của ông, đề xuất này phản ánh ý đồ của Mỹ như thế nào, quan điểm của VN ra sao?

Nếu nói ý đồ của Mỹ thì hơi nặng. Thực tế ý tưởng Đông kết được Mỹ coi là đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực. Nhìn kỹ lại bản chất của ý tưởng Đông kết này không khác lắm so với nội hàm điều 5 của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Điều 5 quy định rõ các bên liên quan không được đưa người, vật liệu, mở rộng lấn chiếm các đá, đảo, các bãi ngầm không người ở ở Trường Sa, không làm phức thêm tình hình.

Nói cách khác, DOC là cam kết duy trì nguyên trạng, cam kết giải quyết tranh chấp thông qua giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.

Điểm tế nhị ở chỗ, ý tưởng Đông kết là của Mỹ. Một số nước cảm thấy không thoải mái với việc Mỹ can dự vào công việc của khu vực.

Trong khi đó, vừa qua trong các hội nghị của ASEAN, đề xuất của VN về việc thực thi nghiêm chỉnh, đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC, trong đó nhấn mạnh điều 5, thưc chất bao gồm nội hàm của ý tưởng mà Mỹ đưa ra. Đề xuất này được các nước ASEAN và cả TQ ủng hộ vì là cách tiếp cận mềm mỏng và hợp lý.

Xuân Linh