Tag Archives: phát biểu

11 bài phát biểu trong lịch sử làm thay đổi thế giới – Vnn

3 Th1

 

Tờ Time bình chọn 11 bài phát biểu của những nhà lãnh đạo đại tài trong hai thế kỷ 19 và 20 đã làm thay đổi thế giới.

bài phát biểu, thế kỷ 19, thế kỷ 20, thay đổi thế giới, nhà lãnh đạo

Tiến sĩ Martin Luther King với bài phát biểu “Tôi có một giấc mơ” ở thủ đô Washington ngày 28 tháng 8 năm 1963.

Sự giả dối của chế độ nô lệ

Tác giả: Frederick Douglass

Thời gian: ngày 04 tháng 7 năm 1852.

Vào ngày Quốc Khánh của nước Mỹ, Frederick Douglass đã có một bài phát biểu ngắn tố cáo xã hội nước Mỹ. Trong bài phát biểu, ông lên án việc làm thế nào mọi người lại có thể tự hào về sự tự do và ăn mừng vì quyền bình đẳng trong khi hàng triệu người ngoài kia vẫn phải sống trong kiếp nô lệ. Frederick Douglass thẳng thắn gọi mỗi người Mỹ mà đang vui mừng kia là những kẻ đạo đức giả và thậm chí mỉa mai cả ngày đánh dấu nền độc lập của quốc gia này.

Trích dẫn: “Đối với một nô lệ người Mỹ, ngày 4/7 là ngày gì?” Tôi trả lời: “Là ngày mà anh ta phát hiện ra rằng, anh ta sẽ mãi là một nạn nhân của sự bất công và tàn ác, rõ ràng hơn tất cả các ngày còn lại trong năm.”

Diễn văn Gettysburg

Tác giả: Tổng thống Abraham Lincoln

Thời gian: ngày 19 tháng 11 năm 1863

Bài diễn văn được Tổng thống Lincoln viết và phát biểu trong thời Nội chiến Mỹ, và trở thành một trong những bài diễn văn bằng tiếng Anh hay nhất trong suốt bề dày lịch sử nhân loại. Lincoln khẳng định cuộc Nội chiến là một sự đấu tranh không chỉ cho Liên bang mà để “sản sinh một nền tự do mới”, sẽ mang đến cho mọi công dân một sự bình đẳng thực sự. Bài diễn văn không đề cập đến chế độ nô lệ, các phe phái trong cuộc Nội chiến mà thay vào đó, ông nhấn mạnh định nghĩa của chính phủ Mỹ là “một chính phủ của dân, do dân và vì dân”.

Trích dẫn: “Tám mươi bảy năm trước, ông cha ta đã tạo dựng trên lục địa này một quốc gia mới, được thai nghén trong Tự do, được cung hiến cho niềm xác tín rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng.”

Quyền bầu cử của nữ giới

Tác giả: Susan B. Anthony

Thời gian: Năm 1873

Bà Susan B. Anthony đã bị phạt vì tội đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 1872. Chính vì thế, bà đã đứng lên vận động đấu tranh cho quyền bầu cử của nữ giới. Bà cũng cho rằng sẽ không có hy vọng cho tiến bộ xã hội tại Mỹ chừng nào phụ nữ chưa được trao đầy đủ các quyền như nam giới. Các quyền đó phải bao gồm cả quyền đi bỏ phiếu bầu cử. Và cuối cùng, Tu chính hiến pháp số 19 đã được thông qua ngày 20 tháng 08 năm 1920, công bố quyền bầu cử không được từ chối bất kỳ ai chỉ vì giới tính.

Trích dẫn: “Toàn dân là chúng ta, chứ không phải là những công dân da trắng, cũng không phải những công dân nam giới. Chúng ta là toàn dân, là người gây dựng nên đất nước này,bảo vệ đất nước này, phụ nữ cũng bình đẳng như nam giới.”

Diễn văn “Mười bốn Điểm”

Tác giả: Tổng thống Woodrow Wilson

Thời gian: ngày 08 tháng 1 năm 1918

Bài phát biểu của Tổng thống Wilson tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ tham gia vào Thế chiến I là do các nguyên nhân về đạo đức. Trong bài phát biểu, ông đã đề xuất 14 điểm tập trung vào các nguyên tắc theo hơi hướng tự do chủ nghĩa. Các đề xuất của ông sau đó đã trở thành nền tảng cho chính sách đối ngoại của nước Mỹ.

Trích dẫn: “Mọi dân tộc trên thế giới thực tế đều là các đối tác phục vụ lợi ích này, và về phần mình chúng ta hiểu rõ ràng rằng nếu không tạo ra được công lý cho người khác thì sẽ không thể có được công lý cho chính mình.”

Diễn văn nhậm chức lần thứ nhất

Tác giả: Tổng thống Franklin Delano Roosevelt

Thời gian: ngày 04 tháng 3 năm 1933

Khi một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất lịch sử nước Mỹ đang làm tê liệt nền kinh tế của quốc gia này, Franklin Delano Roosevelt cho biết ông đang có ý định giải quyết cuộc khủng hoảng này. Ông đã thông báo ý định của mình với chính quyền và sử dụng các quyền hạn của chính phủ liên bang để giải quyết khủng hoảng. Trong bài phát biểu, Roosevelt tuyên bố bắt đầu cuộc chiến tranh chống lại Đại khủng hoảng.

Trích dẫn: “Điều duy nhất mà chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi.”

Chúng ta sẽ chiến đấu trên biển

 
 

Tác giả: Winston Churchill

Thời gian: ngày 04 tháng 6 năm 1940

Bài phát biểu đã truyền cảm hứng cho những người Anh và gây ấn tượng với người Mỹ bởi quyết tâm đối mặt với sự xâm lăng của nước Đức của Chính phủ Anh. Bài phát biểu được đưa ra sau khi quân đôi Anh đã lật ngược tình thế một cách đáng kinh ngạc khi rút khỏi Dunkrik thành công.

Trích dẫn: “Chúng ta sẽ đi tới kết thúc. Chúng ta sẽ chiến đấu ở Pháp, chiến đấu trên những bãi biển và đại dương bao la…Chúng ta sẽ chiến đấu để bảo vệ hòn đảo của chúng ta, bằng bất cứ giá nào, chúng ta sẽ chiến đấu trên các đường phố, trên các ngọn đồi, chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng. Dù đói rét, dù không có lòng tin, dù sắp mất hết tất cả, chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng.”

Hẹn hò với định mệnh

Tác giả: Jawaharlal Nehru

Thời gian: ngày 14 tháng 8 năm 1947

Trong Tuyên ngôn Độc lập của Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, ông đã ca ngợi tư tự do, nền độc lập của Ấn Độ sau hơn một thế kỷ bền bỉ chống lại ách thống trị của người Anh. Bên cạnh đó, ông cũng nhắc nhở mọi người phải tỉnh vì trước mắt còn nhiều khó khăn như nguy cơ xung đột sắc tộc hay phân chia quyền lợi của các tiểu quốc.

Trích dẫn: “Một thời điểm đang đến, chỉ đến rất hiếm hoi trong lịch sử, khi chúng ta bước ra khỏi cái cũ để đến với cái mới, khi một thời đại kết thúc, và khi linh hồn của một quốc gia, từ lâu đã bị đàn áp, tìm được tiếng nói.”

“Chúng tôi chọn đi tới mặt trăng”

Tác giả: Tổng thống John F. Kennedy

Thời gian: ngày 12 tháng 9 năm 1962

“Chúng tôi chọn đi tới mặt trăng” là minh chứng thuyết phục nhất của Tổng thống John F. Kennedy về tầm quan trọng của việc khám phá chinh phục không gian và tài trợ cho Đề án Apollo. Ông Kennedy khẳng định rằng Hoa Kỳ cần phải có những nhà lãnh đạo trong việc thăm dò không gian, và đánh dấu bước tiến quan trọng đầu tiên của lĩnh vực này khi được Tổng thống quan tâm đến.

Trích dẫn: “Chúng ta chọn đi lên Mặt Trăng và tiến hành những chương trình khác không phải vì đây là những việc dễ làm, nhưng bởi vì đây là những sứ mạng khó khăn…”

Tôi có một giấc mơ

Tác giả: Martin Luther King, JR.

Thời gian: ngày 28 tháng 8 năm 1963

Trong bài diễn văn, Luther King đã nói lên ước mơ cháy bỏng của mình cho một tương lai của nước Mỹ, tương lai mà ở đó, người da đen và người da trắng được đối xử bình đẳng, chung sống hoà thuận. Cuộc tuần hành, cùng với bài diễn văn lay động này đã gây áp lực lên chính quyền Tổng thống Kennedy, thúc đẩy việc thông qua đạo luật dân quyền tại Quốc hội Mỹ.

Trích dẫn: “Tôi có một giấc mơ sẽ có một ngày mọi thung lũng sẽ được nâng cao, và mọi đồi núi sẽ bị hạ thấp, chỗ lồi lõm sẽ được ban bằng, và chỗ quanh co sẽ thành ngay thẳng, và “sự vinh hiển của Thiên Chúa sẽ hiển lộ để mọi loài xác thịt cùng nhau chiêm ngưỡng.”

Tôi sẵn sàng để chết đi

Tác giả: Nelson Mandela

Thời gian: ngày 20 tháng 4 năm 1964

Lời phát biểu này là của Nelson Mandela, cựu Tổng thống Nam Phi, nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc trong phiên tòa tại tòa án Rivonia năm 1964, khi ông đối mặt với một án tử hình vì âm mưu lật đổ chính quyền.

Trích dẫn: “Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi yêu mến lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó mọi người dân sống với nhau hòa thuận, có những cơ hội bình đẳng. Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng sẽ sống vì nó và đạt được nó. Nhưng nếu cần, tôi cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó.”

Hãy phá đổ bức tường này

Tác giả: Tổng thống Hoa Kỳ, Ronald Reagan

Thời gian: ngày 12 tháng 6 năm 1987

Trong bài diễn văn đọc tại Cổng Brandenburg cạnh Bức tường Berlin, Reagan đã thách thức Gorbachyov (lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô) hãy phá bỏ bức tường để biểu hiện sự ước muốn của Gorbachyov trong việc làm gia tăng sự tự do trong khối Xô Viết. Bài phát biểu của ông được xem là một bước ngoặt lớn trong cuộc Chiến tranh Lạnh.

Trích dẫn: “Ông Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này!”

  • Thu Phương(Theo Rachel Rolnick/ Time)

Vài suy nghĩ nhân phát biểu của Tổng Bí Thư – BS

3 Th7

 

Posted by adminbasam on 02/07/2014

Trần Kinh Nghị

02-07-2014

H3Hôm qua 1/7 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chọn buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ để nói lên quan điểm của người đứng đầu cao nhất của đất nước về một chủ đề hệ trọng nhất của đất nước-đó là quan hệ Viêt-Trung và chủ quyền biển đảo. Vậy là sau một thời gian im lặng bác Tổng đã lên tiếng. Nội dung chi tiết xin mời đọc tại đây.

Công bằng mà nói, những lời của bác Tổng là thực lòng và do đó có lẽ đã phần nào góp phần xua tan bớt nỗi băn khoăn trăn trở cùng sự hoài nghi trong dư luận thời gian qua. Có lẽ sẽ bớt đi phần nào những dị nghị trong dân chúng rằng ông kia bà nọ bán nước, cầu vinh… Nhưng qua đó cũng cho thấy sự lúng túng bế tắc cùng cực về cả chiến lược lẫn sách lược trong đối sách của Việt Nam trước những bước đi quả quyết đến mức trắng trợn và ngang ngược của TQ.

Trong phát biểu Tổng Bí thư có đoạn nói: “Biển Đông là vấn đề lớn, quan trọng, hệ trọng, nhạy cảm, được toàn dân và nhiều nước trên thế giới quan tâm, cũng là vấn đề liên quan đến sự ổn định, phát triển của đất nước sắp tới, cũng như việc giải quyết quan hệ với TQ, “người bạn láng giềng lớn, muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu”.

Tiếp đó lại có đoạn “Trong lịch sử đã nhiều lần, ta luôn phải tìm cách chung sống hòa bình, thân thiện, hợp tác, phát triển, đồng thời giữ được độc lập, chủ quyền”, và không quên nhấn mạnh “Đây là việc khó”.

Xem ra những gì vị lãnh đạo tối cao của đất nước vừa nói đều đã được nói trước nay, không có gì mới, trong khi tình hình TQ lấn chiếm biển đảo thì hoàn toàn mới và đang ngày càng diễn biến rất khẩn trương và phức tạp. Đã có quá đủ bằng chứng để cho thấy TQ đã dứt khoát vứt bỏ quan hệ hữu nghị láng giềng, anh em và ý thức hệ… nhằm đạt mục tiêu độc chiếm biển Đông mà trong đó VN là đối tượng chính và trước tiên. Vậy mà người đứng đầu VN vẫn gọi TQ “bạn láng giềng lớn”… “muốn hay không cũng phải ăn đời ở kiếp với nhau, có ai chọn được láng giềng đâu”.

Nếu là nhà ở thì có thể bán nhà dời đến chỗ khác sống, nhưng với đất nước thì chỉ có cách giữ nước hoặc bán nước ,và do đó nói là không thể chọn láng giềng là đúng. Nhưng chọn bạn thì ai cấm? Vậy mà VN tự cấm mình khi các vị lãnh đạo thay nhau nhau tuyên bố với thế giới “VN không liên minh với ai…”. Làm sao phải “chưa khảo mà xưng” như vậy nhỉ, nếu không phải là do sợ bóng sợ gió? Đó là bài bản gì nếu không phải là kế sách của kẻ bạc nhược?

Cũng đừng đổ cho lịch sử bằng cách cố tình hiểu sai lịch sử. Quên rồi sao Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đã từng mang quân đánh sang Quảng Đông-Quảng Tây nhằm bảo vệ kinh thành Thăng Long. Cũng đừng quên khí phách của “Hịch tướng sĩ”. Thử hỏi suốt 70 năm qua Lãnh đạo VN có mấy ai kế thừa được quá khứ như thế hay chỉ toàn núp bóng tiền nhân để biện minh cho sự đớn hèn và sai lầm của mình? Xin hỏi các vị nào hay đề cao cái gọi là “mềm dẻo, khôn khéo”: Tại sao VN chỉ mất đất, mất biển đảo sau mỗi lần nhún nhượng trước TQ? Đó là Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1956 đã đặt VN vào thế khó đòi lại chủ quyền Hoàng Sa; đó là “giải pháp đỏ” Thành Đô 1989 dẫn đến những thua thiệt khi phân định lại biên giới Việt-Trung; đó là chủ trương “không được nổ súng” để mất bãi Gạc Ma và 6 vị trí khác tại Trường Sa năm 1988. Với đà này làm sao có thể tin VN sẽ ngăn chặn quân xâm lược TQ chỉ bằng sự khôn khéo mềm dẻo với kẻ thù!

Khi đề cập đến chủ trương phân hóa nội bộ giữa nhân dân, chính quyền và các thế lực hiếu chiến TQ… chẳng lẽ bác Tổng không thấy rằng trường hợp TQ khác xa với trường hợp “đế quốc Mỹ” ở chỗ tất cả đều theo sự chỉ đạo của Đảng CS Trung Quốc(?). Một kết quả thăm dò dư luận của TQ gần đây cho thấy “không dưới 80% người dân cùng hô một tiếng “Đánh Việt Nam!”. Vậy đâu dễ gì phân hóa được họ.

Tổng Bí thư cũng có đề cập lướt qua về việc chọn bạn/thù với câu (có vẻ như không coi đây là vấn đề quan trọng): “Thời buổi này, ai cũng phải nghĩ đến lợi ích quốc gia dân tộc mình, nên tạo sự ủng hộ của quốc tế cũng cần thực chất, thực lòng”. Đúng vậy. Nhưng xin đừng vì thế mà chần chừ không dám chọn bạn xa để đối phó với kẻ thù gần. Thử hỏi, cả hai cựu thù Pháp, Mỹ có ai đã lấy được tấc đất nào của VN.., hay chỉ có “bạn gần” TQ liên tục gậm nhấm lãnh thổ biển đảo của VN? Với tham vọng bá chủ của TQ hiện nay thì nguy cơ càng lớn hơn nhiều.

Qua phát biểu công khai dù hiếm hoi của người đứng đầu đất nước lần này cho thấy thêm dấu hiệu để lý giải một vài động thái gần đây. Việc ông Phạm Bình Minh với tư cách Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao hoãn chuyến thăm Mỹ theo lời mời của người đồng cấp Mỹ trước đó để tiếp khách “bạn láng giềng” thì có thể hiểu được. Nhưng sẽ là một sai lầm lớn nếu tới đây ông Minh sẽ không đi thăm Mỹ. Việc VN trì hoãn phát đơn kiện TQ cho thấy thái độ bị động và lo ngại không cần thiết mà do đó tự tước mất một thế mạnh hiếm hoi của mình. Những động thái trên đây không có gì khác là sự báo hiệu về tình trạng lúng túng bị động bế tắc của giới lãnh đạo đất nước trước mưu đồ thâm hiểm của Bắc Kinh.

Muộn còn hơn không, xin chân thành khuyên Tổng Bí thư cùng Bộ CT hãy nhìn vấn đề một cách thực tế linh hoạt trên cơ sở cầu thị lắng nghe lòng dân và ý kiến của bạn bè quốc tế để kịp thời thay đổi chính mình may ra vẫn còn cơ hội để cứu nước./.  

CẬP NHẬT NHỮNG PHÁT BIỂU ĐI VÀO LỊCH SỬ – BS HỒ HẢI

25 Th11

CẬP NHẬT NHỮNG PHÁT BIỂU ĐI VÀO LỊCH SỬ

 
Tổng bí thư đảng cộng sản ở Việt Nam phát biểu hôm 23/10/2013 trước toàn thể đại biểu Quốc Hội về vấn đề sửa đổi hiến pháp: “…Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa…”. Thưa ông đảng trưởng, thế thì đất nước dân tộc ta đang đi đâu? Có phải đi lang thang, tức là đi đó, đi đây mà không có mục đích, thưa ông?
“Tại sao chúng ta đầu tư lôm côm, lãng phí thế này? Rất đơn giản, bởi vì lâu nay các cơ quan dân cử không thể kiểm soát được đầu tư” – Đại biểu Trần Du Lịch đã nói như vậy tại buổi thảo luận về dự án Luật Đầu tư công. Thưa ông đại biểu, dân đen chúng tôi có được cử bất kỳ cán bộ nào của đảng cầm quyền đâu, mà ông nói thế thì tội cho dân đen chúng tôi quá.

Trả lời câu hỏi của một đại biểu “Bao giờ thì trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam có thể nằm trong top đầu các nước ASEAN”, Bộ trưởng Nguyễn Quân nói: “Với tiềm lực khoa học công nghệ Việt Nam hiện nay, có thể tự tin nói rằng trong một số ngành khoa học công nghệ liên quan đến nông nghiệp như nghiên cứu giống lúa thì chúng ta đã có thể vượt nhiều nước trong khu vực, trong đó có cả Thái Lan”. Thưa ông bộ trưởng, thế tại sao xếp hạng trí tuệ toàn cầu của Việt Nam so với toàn cầu lại báo động đỏ, và so với Thái Lan thì ta đứng thứ 57 còn ta đứng thứ 76 là sao? Nông dân thì chế tạo được máy móc phục vụ nông nghiệp, còn nhà khoa học thì không có gì để giúp cho lúa gạo nông dân bán được giá, mà để cai đầu dài của đảng ăn chia làm nông dân thua lỗ, phải bỏ ruộng đi kiếm ăn xứ khác là sao?

Trước câu hỏi của hàng loạt đại biểu liên quan đến thông tin “30% công chức không làm được việc”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nói đó chỉ là “dư luận”. Trong khi đó, chính ông Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Xuân Phúc đã công nhận từ đầu năm 2013 là: “30% công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Sao lại có chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược vậy các quan phụ mẫu?
Bà bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến xin nhân dân bao dung với ngành Y vì 4 lý do, trong đó có do “những mặt trái của cơ chế thị trường dẫn đến quan điểm bất chấp tất cả để kiếm được nhiều tiền”. Vì cơ chế thị trường hay vì cơ chế chính trị tạo điều kiện để con người tha hóa và tham nhũng thưa bà? Cái nguyên nhân sao bà không dám nói, mà bà đi nói ra cái hậu quả của vấn đề nhức nhối của chế độ hiện tại ở Việt Nam? Triết học duy vật biện chứng về cặp phạm trù nhân quả ngày xưa bà được học không đúng rồi, thưa bà.
 
“Tăng giá cước 3G là việc làm bình thường trong cơ chế thị trường nhằm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh cũng như để tăng đóng góp cho Nhà nước”, đó là ý kiến của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son trước nhiều chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Thưa ông bộ trưởng 4T, có phải ý ông nói rằng, chúng ta đang độc quyền, nên chúng ta muốn tăng thì tăng lo gì dân không xài? Tôi chưa thấy ở đâu trên thế giới, và thời đại nào, cũng như sách giáo khoa kinh tế học nào dạy rằng để cạnh tranh trên thị trường thì tăng giá hàng hóa, mà chỉ có hạ giá thành hàng hóa và tăng chất lượng sản phẩm mà thôi, thưa ông?(Còn tiếp tục cập nhật đến hết kỳ họp quốc hội dài nhất lịch sử nước Việt)

 
Tư Gia, 22h09′ ngày thứ Tư, 20/11/2013

Giới Bloggers nhận định về bài phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng – RFA

12 Th6

Giới Bloggers nhận định về bài phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-06-11

 

Email
Ý kiến của Bạn
// Chia sẻ
In trang này

000_Del6221418-305.jpg

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La tại Singapore hôm 31/5/2013

AFP photo

 

Bài phát biểu khai mạc Hội nghị Shangri-La ở Singapore vừa rồi của Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, tiếp tục gây nhiều tranh cãi, nhất là trong giới bloggers.

Bài diễn văn nhún nhường

Theo blogger Bùi Tín thì đây là một bài diễn văn “cực kỳ nhún nhường với kẻ xâm lược”; theo blogger Nguyễn Hưng Quốc: nó thiếu sáng kiến, sáo rỗng, không khác gì mấy với những bài luân lý giáo khoa thư; theo blogger Đinh Tấn Lực: nó chuyển tải một thông điệp làm nức lòng đám bạn 4 tốt, 16 chữ vàng ở Trung Nam Hải…

Qua bài “ ‘Đâu đó’là nơi nào”, blogger Bùi Tín sau khi “đọc kỹ bài phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng” thì có thể thấy Bộ Chính Trị đảng CSVN không những “bỏ ngoài tai” những khuyến cáo thức thời của nhiều trí thức yêu nước, mà Hà Nội còn bỏ qua cơ hội hiếm có cho VN, đồng thời “phơi bày” trước thế giới lập trường “cực kỳ bạc nhược”.

Nhà báo Bùi Tín nhận thấy, khi đề cập đến tình hình đang diễn ra phức tạp ở vùng biển Đông, diễn giả Nguyễn Tấn Dũng chỉ dám “nói bóng gió”, “nói xa xôi, ám chỉ kín đáo, ai muốn hiểu ra sao thì hiểu”, rằng:

Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.”

Thủ tướng Việt Nam cũng không mảy may đề cập đến khả năng đưa vấn đề Trung Quốc cậy thế nước lớn xâm lấn chủ quyền lãnh hải của Việt Nam ra trước Liên Hiệp Quốc.
-Nhà báo Bùi Tín

Nhà báo Bùi Tín nêu lên câu hỏi rằng “Đâu đó” là nơi nào ? Và ông lưu ý:

Không có một chữ nào về Trường Sa, Hoàng Sa, không một lời nào về bản đồ lưỡi bò, không một câu nào về những hành động cụ thể của phía Trung Quốc ngăn cản, bắt bớ, đánh đập, giết hại ngư dân ta trong vùng bỉển của ta. Cũng không có một lời nào nêu đích danh nhà cầm quyền Trung Quốc, tàu hải giám Trung Quốc…. Thủ tướng Việt Nam cũng không mảy may đề cập đến khả năng đưa vấn đề Trung Quốc cậy thế nước lớn xâm lấn chủ quyền lãnh hải của Việt Nam ra trước Liên Hiệp Quốc, trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển, như Philippines đã làm.

Blogger Bùi Tín cũng nhận thấy “một sơ hở chiến lược” một cách thiếu khôn ngoan của ông Nguyễn Tấn Dũng khi cam kết rằng: “VN sẽ không là đồng minh quân sự của nước nào, không để nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ VN và sẽ không liên minh với nước này để chống nước khác”. Lời phát biểu như vậy, theo nhà báo Bùi Tín, chẳng khác nào “ tự mình trói mình trước nguy cơ ngoại xâm nghiêm trọng có thật”.

Nhà báo Bùi Tín cũng không quên đề cập tới việc ông Nguyễn Tấn Dũng nhắc đi nhắc lại “niềm tin chiến lược” mà “không đả động gì tới mưu đồ và hành động xâm lược của TQ trong khu vực”, và rồi nêu lên câu hỏi rằng “ Làm sao có thể gửi niềm tin chiến lược ở những kẻ nuôi ‘giấc mộng Trung Quốc’ do chính Tập Cận Bình, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước đề xướng, trong đó có giấc mơ bành trướng xuống phương Nam, ngang ngược coi cả vùng biển Đông rộng lớn là vùng quyền lợi then chốt của họ?”

Qua bài “Xây dựng lòng tin chiến lược”, blogger Nguyễn Hưng Quốc cũng nhắc tới việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tin, rằng:

“Nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ ‘mất lòng tin là mất tất cả’. Lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành.

 

hires_130601-D-BW835-127c-305.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Chuck Hagel phát biểu tại Đối thoại an ninh Shangri-La lần thứ 12 tổ chức tại Singapore hôm 31-05-2013.

 

Và ông Dũng, do đó, khẳng định “cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hoà bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta”.

Nhưng, GS Nguyễn Hưng Quốc nêu lên câu hỏi rằng “ Làm thế nào để xây dựng lòng tin chiến lược ?” GS Nguyễn Hưng Quốc nhân tiện lưu ý rằng trong những năm gần đây, trên thế giới này, “người nói nhiều nhất đến chuyện xây dựng lòng tin chiến lược giữa các nước, oái oăm thay, lại là giới lãnh đạo TQ: Khi Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hồi tháng 3 này đã nhấn mạnh đến  “lòng tin chiến lược”; khi chủ tịch họ Tập tiếp phái đoàn quân sự cao cấp của Hoa Kỳ tại Bắc Kinh hồi tháng Tư vừa rồi cũng nói về “lòng tin chiến lược”, khi ông Tập Cận Bình lúc còn là Phó Chủ tịch nước, tới thăm Hoa Kỳ hồi tháng 2 năm ngoái, cũng nói đến “lòng tin chiến lược; đó là chưa kể Bộ Ngoại Giáo TQ cũng từng nhấn mạnh “phải xây dựng lòng tin chiến lược” với New Đề Li…

GS Nguyễn Hưng Quốc lưu ý:

Khi lặp lại những vấn đề giới lãnh đạo Trung Quốc đã nói đi nói lại trên khắp các diễn đàn quốc tế, Nguyễn Tấn Dũng không những bộc lộ việc thiếu sáng kiến mà còn, nguy hiểm hơn, ông vấp phải một khuyết điểm: nói những điều sáo rỗng khi không mang lại cho khái niệm lòng tin chiến lược một nội dung cụ thể nào trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông cả…Làm như vậy, ông đánh mất một cơ hội để đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyết các tranh chấp trong khu vực, lại là khu vực gần gũi với Việt Nam nhất.
Và GS Nguyễn Hưng Quốc cũng không quên khẳng định rằng “không phải ngẫu nhiên khi bàn đến bài nói chuyện về lòng tin chiến lược của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhiều nhà báo và blogger Việt Nam liên hệ ngay đến các vụ đàn áp hoặc tuyên truyền giả dối của chính quyền Việt Nam ở trong nước: Trên diễn đàn quốc tế, Thủ tướng kêu gọi tôn trọng các giá trị và chuẩn mực chung mà mọi người trong ‘thời đại văn minh’ đều tôn trọng thì ở trong nước, chính phủ của ông lại bắt bớ, đánh đập, bắt bỏ tù vô số người dân vô tội chỉ vì họ lên tiếng chống lại Trung Quốc hoặc đòi hỏi những quyền làm người căn bản nhất”.

Cử tọa “hoang mang”

Nguyễn Tấn Dũng không những bộc lộ việc thiếu sáng kiến mà còn, nguy hiểm hơn, ông vấp phải một khuyết điểm…: nói những điều sáo rỗng.
-GS Nguyễn Hưng Quốc

Qua bài “ Chiến lược cống Hán tạo lòng tin”, blogger Đinh Tấn Lực nhận xét rằng “ sẽ không sai trật là bao khi bảo rằng trọng tâm bài đọc này nhắm vào ảnh hưởng của ‘nước lớn’ và kêu gọi xây dựng ‘lòng tin chiến lược’ bằng những động thái ‘chiến lược’ ”.

Blogger Đinh Tấn Lực nhắc đến đoạn văn đầu tiên của “bài đọc” của ông Nguyễn Tấn Dũng rằng “Mất lòng tin là mất tất cả”, và “Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược”, khiến cử tọa Shangri-La ở Singapore “hoang mang” không rõ Thủ tướng Dũng “thuổng nhẹ” ý tưởng của ông Tập Cận Bình hay Thủ tướng Dũng “nhấn mạnh giúp ý tưởng” của lãnh đạo Trung Nam Hải ? Rồi blogger Đinh Tấn Lực nhận thấy rằng, “ Hoá ra, trọng tâm của bài đọc (của ông Nguyễn Tấn Dũng), triết lý “Lòng Tin Chiến Lược” này chẳng phải để nói với các nước trên cương vị một thủ tướng của VN, mà chính thực là nói giùm cho TQ với tất cả các nước còn lại một lý thuyết mới mà Tập Cận Bình đã đề nghị với chính quyền Mỹ ngay trước khi lên ngai hoàng đế thiên triều”.

 

hires_130531-D-BW835-305.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) và Phó Tổng tham mưu Quân đội TQ tướng Qi Jianguo tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ngày 31 tháng 5 năm 2013.

 

“Bài đọc” ấy của ông Nguyễn Tấn Dũng, vẫn theo blogger Đinh Tấn Lực, “không hề nêu tên, nêu tội của đối tượng”, chỉ nói “đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền” – nghĩa là chỉ nói “chung chung, xa xa, mơ mơ, hồ hồ”…chứ còn cụ thể, chi tiết ra, là “ nó hà hiếp bắt giam ngư dân ta, cướp tàu, cướp cá, đòi tiền chuộc tàu/chuộc người/chuộc lưới… hay đâm chìm tàu cá của ta, cấm biển ta… thì kể từ Hội nghị Thành Đô, có người nào dám kể tí gì về sự hà hiếp/không chế/áp đảo của Bắc kinh ngay trên dàn lãnh đạo ở Ba Đình này không, nói gì là với ngư dân ta trên biển của VN?”

Và tác giả thắc mắc không rõ công luận khắp nơi sẽ phải kết luận thế nào về sự né tránh một cách sợ hãi không cần che giấu đó của một người “đang đứng trên đỉnh chóp quyền lực chính trị của VN?”.

Bài diễn văn tại hội nghị Shangri-La của TT Nguyễn Tấn Dũng, theo nhận xét của nhiều bloggers, được “phơi bày ra trước cả khu vực Đông Nam Á”  – mà nếu nói theo lời blogger Đinh Tấn Lực, “Hoá ra chữ ‘Nhẫn’ thư pháp rồng bay phượng múa kia đã được mang từ Ba Đình đại sảnh ra trưng ngoài nhà lồng chợ Đông Nam Á – trong bối cảnh phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giáo TQ khẳng định tàu chiến phương Bắc vẫn tuần tra biển Đông – nghĩa là bao trùm cả lãnh hải của VN; giữa lúc ngư dân Việt bị “tàu lạ” tiếp tục bắn giết; giữa lúc hoạ sĩ, nhà văn Rose Tang người gốc TQ tự hỏi “ vì sao chính quyền Việt Nam huy động công an đánh đập, bắt giam hàng chục người biểu tình…phản đối việc Trung Quốc tranh chấp chủ quyền đảo với Việt Nam trên Biển Đông. Không lẽ các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở Hà Nội không học được gì từ ông anh lớn của họ ở Bắc Kinh?”; giữa lúc tiếp diễn hành động phối hợp giữa công an và xã hội đen – mà Thiền Sư Nhất Hạnh từng lưu ý “họ tuy hai mà là một” – đối với người dân Việt biểu tình yêu nước, khiến blogger Thanh Sơn “cảm biếm” rằng:

“Năm ngoái ông đạp mặt mày

Năm nay ông đánh thẳng tay/Sợ gì?

Chống Trung Quốc?/Giỏi chống đi!

Chống Bạn ‘4 tốt’ khác gì chống ông!…

Tạp chí Điểm Blog xin tạm dừng ở đây. Thanh Quang mong gặp lại tất cả quý vị vào tuần sau.

Về bài phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng – RFA

5 Th6

Về bài phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-06-04

Email
Ý kiến của Bạn
// Chia sẻ
In trang này

06042013-shangrila-maclam.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

000_Del6221418-305.jpg

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La tại Singapore hôm 31/5/2013

AFP photo

 

 

Bài phát biểu khai mạc Shangri-La của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được báo chí khu vực đánh giá là đã nêu bật được Trung Quốc đang có những biểu hiện nguy hiểm tại Biển Đông. Tuy nhiên sau đó Việt Nam đã không có gì thay đổi khi vẫn tiếp tục đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc. Mặc Lâm phỏng vấn TS. Jonathan Daniel London, người có nghiên cứu và làm việc tại Việt Nam trong thời gian khá lâu để biết thêm nhận định của một chuyên gia chính trị-xã hội học về đề tài này.

Mặc Lâm: Thưa TS vừa rồi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu trong Đối thoại an ninh Shangi-La được báo chí khu vực xem là thay đổi lớn của Việt Nam có liên quan đến vai trò của Trung Quốc. Theo ông thì động thái này nói lên điều gì?

TS. Jonathan London: Trước hết mình có thể khẳng định là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là khác biệt. Nội dung của nó nói rất rõ và mạnh. Theo tôi quan hệ đối ngoại của Việt nam sau sự kiện này sẽ rất tốt. Đặc biệt trong tương lai nếu Việt Nam muốn bảo vệ quyền lợi quốc gia của mình thì phải nỗ lực hơn nữa trong các phát biểu. Chẳng hạn lãnh đạo Việt Nam có thể phát biểu bằng tiếng Anh. Muốn đẩy mạnh vị trí của mình trước quốc tế thì phải nỗ lực trong các phát biểu hiệu quả hơn. Ông Nguyễn Tấn Dũng là một nhân vật chính trị khá phức tạp ở Việt Nam nhưng về phát biểu thì khá tốt.

Mặc Lâm: Có dư luận cho rằng sở dĩ ông Nguyễn Tấn Dũng mạnh dạn phát biểu như vậy vì phe của ông ta đã thắng thế và những e ngại trước đây đã được tháo bỏ sau khi hai nhân vật thuộc phe ông Dũng là bà Nguyễn thị Kim Ngân và ông Nguyễn Thiện Nhân vào Bộ chính trị. TS có nhận xét gì về nguồn dư luận này?

Nói tóm lại tôi nghĩ là cách phát biểu của ông Dũng có lợi cho nền chính trị và ngoại giao của Việt Nam.
-TS. Jonathan London

TS. Jonathan London: Theo tôi rất khó để đánh giá các phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng có phản ảnh liên quan đến việc bổ nhiệm bà Ngân và ông Nhân vào Bộ Chính trị Việt Nam hay không. Tôi nghĩ cho đến bây giờ thì ông Dũng đang có một vị trí rất phức tạp trong nền chính trị của Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam hiện nay vẫn chưa thoát khỏi cách suy nghĩ lạc hậu về nhiều mặt. Có thể nói bà Ngân và ông Nhân là một yếu tố mới trong Bộ Chính trị Việt Nam. Hai người này có kinh nghiệm về những vấn đề quốc tế và có thể nói họ giỏi hơn giới lãnh đạo cũ về quan hệ đối ngoại.

Tóm lại những phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng có phản ảnh gì trong nội bộ của Bộ Chính trị thì rất khó để đánh giá. Ít nhất chỉ có thể đánh giá là ông ta có tự tin hơn một chút.

Mặc Lâm: Theo sự nhận xét của dư luận thì mặc dù ông Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra những chính sách sai lầm về kinh tế nhưng hình như ông ta là nguời cấp tiến và đang cố chứng tỏ mình muốn thoát ra khỏi sự kềm chế của Trung Quốc. TS là nguời có thời gian dài làm việc và nghiên cứu tại Việt Nam ông nghĩ sao về nguồn dư luận này?

TS. Jonathan London: Thật ra tôi chưa thiên về ý kiến cá nhân của ông Nguyễn Tấn Dũng nên chưa thể đánh giá. Như anh biết, về vấn đề kinh tế thì ông Dũng đã có những sai lầm rất nghiêm trọng. Ông không có khả năng lãnh đạo Việt Nam một cách tài giỏi về các hồ sơ kinh tế. Nếu cho rằng Nguyễn Tấn Dũng sẵn sàng đối phó với Trung Quốc một cách tự tin thì vẫn chưa đánh giá được. Dựa trên nội dung phát biểu tại Singapore cho thấy ông Dũng cũng đã nói khá thẳng thắn và trực tiếp về vấn đề này. Tôi nghĩ phát biểu này là một bước đi đáng kể trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

Ông Nguyễn Tấn Dũng đã có thời gian để trao đổi trực tiếp với Bộ trưởng quốc phòng mới của Mỹ cũng là một khả năng đáng kể. Nói tóm lại tôi nghĩ là cách phát biểu của ông Dũng có lợi cho nền chính trị và ngoại giao của Việt Nam.

Chính sách với TQ

 

image-250.jpg
Trung Tướng Thích Kiến Quốc, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore vào ngày 02 tháng 6 năm 2013. AFP photo

 

Mặc Lâm: Vừa qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lại tiếp tục bị đàn áp thô bạo khi ông Dũng quay về Việt Nam. Phải chăng kịch bản mà ông Dũng yêu cầu quốc hội thảo luận luật biểu tình vào năm 2011 đã được lập lại?

TS. Jonathan London: Sự kiện vừa qua rất đáng buồn. Một lần nữa người dân Việt Nam đã biểu tình đưa quan điểm của mình đối với hành vi phi lý của Trung Quốc. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng cho Việt Nam mà những người đi biểu tình phải đối phó với hành vi thô bạo của công an thì tôi thấy rất buồn. Tôi thật sự hy vọng trong thời gian tới  Việt Nam sẽ phê duyệt luật biểu tình. Thật ra tôi đã đề cập đến vấn đề cải cách chính trị ở Việt Nam rất nhiều và không chỉ riêng tôi mà nhiều người, bất cứ ai muốn đòi hỏi cải cách chính trị một cách sâu rộng ở Việt Nam,  đều thấy vấn đề biểu tình cần thiết phải có.

Nếu muốn có một nền chính trị văn minh thì phải cố gắng tạo một không gian cho dân Việt Nam để họ thể hiện quan điểm của họ một cách chính đáng và văn minh mới được. Chuyện vừa qua hy vọng là lần cuối cùng mà người dân Việt Nam bị bắt giữ, đàn áp và đánh đập vì họ chỉ muốn thể hiện quan điểm, chính kiến của mình. Tôi hy vọng như thế.

Tôi nghĩ Việt Nam nếu “chưa thấy” thì “nên thấy” giữ chính sách mềm mỏng với Trung Quốc thì sẽ mất sự chú ý của quốc tế về nhiều vấn đề khác nhau.
-TS. Jonathan London

Mặc Lâm: Là người bên ngoài nhưng có quan sát cụ thể tình hình Việt Nam trong nhiều năm qua, theo TS chính sách mềm mỏng với Trung Quốc của Việt Nam có mang lại kết quả nào không nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục lấy sức mạnh kinh tế và quân sự uy hiếp Việt Nam?

TS. Jonathan London: Chính sách mềm mỏng của Việt Nam đối với Trung Quốc là một vần đề lịch sử rất phức tạp, đặc biệt hiện nay khi Trung Quốc mạnh lên. Tôi nghĩ Việt Nam nếu “chưa thấy” thì “nên thấy” giữ chính sách mềm mỏng với Trung Quốc thì sẽ mất sự chú ý của quốc tế về nhiều vấn đề khác nhau.

Nếu nhìn Việt Nam, dù biết đây là một nước đang phát triển nhanh và đã có một lịch sử khó khăn nhưng thật sự rất ít người quan tâm đến Việt Nam. Nếu Việt Nam muốn có một thế mạnh đối với Trung Quốc thì phải cố gắng giải quyết những vấn đề bất cập về chính trị, nhân quyền và các thứ khác trong nội bộ của nền kinh tế chính trị của mình. Tôi nghĩ nếu Việt Nam có những tiến bộ bức phá thì quốc tế sẽ ủng hộ và giúp Việt Nam rất nhiều.

Tóm lại chính sách mềm mỏng đối với Trung Quốc chắc chắn không phải là một điều hứa hẹn.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangri-La, Singapore – BS

5 Th6

Bộ Quốc phòng Mỹ

Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tại Đối thoại Shangri-La, Singapore

Người dịch: Dương Lệ Chi

02-06-2012

Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta: Cảm ơn John rất nhiều cho lời giới thiệu tốt đẹp đó.

Thưa quý vị, thật là một vinh dự cho tôi khi lần đầu tiên có được cơ hội tham dự hội nghị Shangri-La. Tôi muốn khen ngợi Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc (IISS) tế về việc thúc đẩy cuộc đối thoại rất quan trọng này, cuộc thảo luận quan trọng này đang diễn ra ở đây vào cuối tuần này.

Được biết, tôi là Bộ trưởng Quốc phòng thứ ba của Mỹ có mặt tại diễn đàn này, trải qua các chính phủ từ cả hai đảng phái chính trị ở Mỹ. Tôi tin rằng, đó là một minh chứng cho tầm quan trọng của Hoa Kỳ ở những nơi năng động trong khu vực và quan trọng trên thế giới.

Trên tinh thần đó, tôi đã đến Singapore, ngay ngày đầu của một cuộc hành trình dài tám ngày đi khắp châu Á, cũng sẽ đưa tôi đến thăm Việt Nam và Ấn Độ.

Mục đích của chuyến đi này và mục đích của bài phát biểu của tôi hôm nay là để giải thích một chiến lược quốc phòng mới mà Hoa Kỳ đã đưa ra và lý do tại sao Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò đối tác sâu rộng hơn và lâu dài hơn trong việc thúc đẩy an ninh và thịnh vượng ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, và làm thế nào quân đội Mỹ hỗ trợ mục tiêu đó bằng cách tái cân bằng trong khu vực này.

Kể từ khi Hoa Kỳ phát triển về phía Tây từ thế kỷ 19, chúng tôi đã là một quốc gia Thái Bình Dương. Tôi sinh ra và lớn lên tại một thị trấn ven biển ở California, thị trấn Monterey, và cả đời tôi đã trông ra biển Thái Bình Dương. Như một cộng đồng đánh cá, như là một hải cảng, đại dương là huyết mạch của nền kinh tế của chúng tôi. Và một số kỷ niệm đầu tiên của tôi khi còn là một đứa trẻ trong chiến tranh thế giới thứ II đó là xem quân đội Mỹ đi qua cộng đồng của tôi, được huấn luyện tại căn cứ quân sự Fort Ord, và họ đang trên đường đối mặt với trận chiến ở Thái Bình Dương.

Tôi nhớ sự sợ hãi đã ôm chặt cộng đồng của chúng tôi trong chiến tranh thế giới thứ II, và sau đó, chiến tranh lại bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên. Mặc dù khoảng cách địa lý ngăn cách chúng ta, nhưng tôi luôn hiểu rằng số phận của nước Mỹ đã kết nối với khu vực này mà không có gì lay chuyển được.

Thực tế này đã dẫn dắt sự hiện diện quân sự và quan hệ đối tác của Mỹ trong khu vực này hơn sáu thập kỷ qua – một tư thế phòng thủ, cùng với quan hệ thương mại của chúng tôi, cùng với mối quan hệ ngoại giao của chúng tôi, cùng với sự hỗ trợ nước ngoài của chúng tôi, đã giúp mở ra một kỷ nguyên chưa từng có về an ninh và thịnh vượng trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20.

Trong thế kỷ này, thế kỷ 21, Hoa Kỳ nhận ra rằng sự thịnh vượng và an ninh của chúng tôi phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cuối cùng, khu vực này là quê hương của một số nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, chỉ đề cập đến một vài nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, và Indonesia. Đồng thời, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có dân số lớn nhất thế giới, và có các quân đội lớn nhất thế giới. Chi tiêu quốc phòng ở châu Á theo dự đoán của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), vượt qua châu Âu trong năm nay, và rõ ràng là nó sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Với xu hướng này, Tổng thống Obama đã tuyên bố rằng, Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò lớn hơn trong khu vực này trong những thập kỷ tới. Nỗ lực đó sẽ sử dụng sức mạnh trong toàn bộ chính phủ Hoa Kỳ. Chúng tôi đảm nhận vai trò này không phải với tư cách là một nước xa xôi, mà là một phần trong gia đình của các quốc gia Thái Bình Dương. Mục tiêu của chúng tôi là làm việc chặt chẽ với tất cả các nước trong khu vực này, nhằm đương đầu với những thách thức chung và thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và an ninh cho tất cả các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đồng sự và cũng là người bạn tốt của tôi, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã phác thảo kế hoạch tái tập trung của chúng tôi vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh tới phần quan trọng là: ngoại giao, thương mại, và phát triển, những phần này sẽ nằm trong cam kết của chúng tôi.

Điều này cũng đúng với chính sách quốc phòng. Chúng tôi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ, nhằm tăng cường khả năng của các nước ở Thái Bình Dương để phòng thủ và bảo đảm an ninh cho chính họ. Tất cả các mạng lưới dịch vụ của quân đội Mỹ đang tập trung vào việc thực hiện hướng dẫn của tổng thống, để làm cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu. Trước khi đưa ra chi tiết những nỗ lực cụ thể, hãy để tôi cung cấp một số bối cảnh về chiến lược quốc phòng rộng lớn hơn của chúng tôi trong thế kỷ 21.

Hoa Kỳ hiện đang trong một bước ngoặt chiến lược sau một thập niên chiến tranh. Chúng tôi đã làm suy yếu đáng kể lãnh đạo al-Qaeda và khả năng tấn công các nước khác của họ. Chúng tôi đã gửi một thông điệp rất rõ ràng rằng, không nước nào có thể trốn thoát sau khi tấn công Hoa Kỳ. Nhiệm vụ quân sự của chúng tôi ở Iraq đã kết thúc và thiết lập – thiết lập một nước Iraq có thể tự giữ gìn an ninh và tự cầm quyền.

Ở Afghanistan, nơi một số nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang đóng vai trò quan trọng trong liên minh quốc tế, chúng tôi đã bắt đầu quá trình chuyển đổi cho Afghanistan dẫn đầu về an ninh và để Afghanistan có thể tự giữ gìn an ninh và cầm quyền. Cuộc họp gần đây ở Chicago, NATO và hơn 50 nước đối tác đã đến với nhau để hỗ trợ kế hoạch của tướng Allen để hoàn thành mục tiêu này. Bên cạnh đó, chúng tôi đã thành công trong nỗ lực tham gia với NATO trở lại Libya, đến với người dân Libya.

Nhưng ngay cả khi chúng tôi có thể rút khỏi các cuộc chiến này với một kết thúc đầy hy vọng, chúng tôi hiện đang phải đối mặt với một loạt những thách thức phức tạp trên toàn cầu. Từ chủ nghĩa khủng bố  –  Chủ nghĩa khủng bố vẫn còn là mối đe dọa cho thế giới – từ chủ nghĩa khủng bố cho tới hành vi gây mất ổn định của Iran và Bắc Triều Tiên, từ phổ biến vũ khí hạt nhân cho tới mối đe dọa mới về tấn công trên mạng, từ tình trạng hỗn loạn tiếp tục ở Trung Đông cho tới tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này.

Cùng lúc, Hoa Kỳ, cũng như nhiều nước khác, đang đương đầu với khoản nợ và thâm hụt lớn, đòi hỏi Bộ Quốc phòng phải cắt giảm các ngân sách gần 500 tỉ đô la, cụ thể là 487 tỉ đô la đã bị Quốc hội ra lệnh cắt giảm theo Đạo luật Kiểm soát Ngân sách trong thập kỷ tới.

Nhưng thực tế với ngân khố mới này, những thách thức mà nhiều nước đối đầu trong những ngày này, đã cho chúng tôi cơ hội để thiết kế một chiến lược quốc phòng mới cho thế kỷ 21 mà chúng tôi phải đương đầu với mối đe dọa mà chúng tôi đối mặt, lẫn việc duy trì quân đội mạnh nhất thế giới.

Chiến lược này, với quân đội Hoa Kỳ rõ ràng là nó sẽ nhỏ hơn, nó sẽ gọn nhẹ hơn, nhưng nó sẽ nhanh nhẹn và linh hoạt, triển khai nhanh chóng, và sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến trong tương lai. Tương tự, chắc chắn là trong khi quân đội Mỹ sẽ vẫn là một lực lượng toàn cầu để giữ an ninh và ổn định, sẽ cần thiết để chúng tôi tái cân bằng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ duy trì sự hiện diện của chúng tôi trên toàn thế giới. Chúng tôi sẽ làm điều đó với việc triển khai luân chuyển một cách sáng tạo, nhấn mạnh việc tạo ra các mối quan hệ đối tác mới và các liên minh mới. Chúng tôi cũng sẽ đầu tư, đầu tư vào không gian mạng, đầu tư vào không gian, đầu tư vào các hệ thống không được nêu tên, đầu tư vào các hoạt động của các lực lượng đặc biệt. Chúng tôi sẽ đầu tư vào công nghệ mới nhất, và chúng tôi sẽ đầu tư vào khả năng huy động nhanh chóng, nếu cần.

Chúng tôi đã thực hiện các sự lựa chọn và chúng tôi đã thiết lập những ưu tiên, và chúng tôi đã lựa chọn đúng đắn để làm cho khu vực này trở thành khu vực ưu tiên.

Phương pháp tiếp cận của chúng tôi nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đó là cam kết vững chắc đối với những điểm cơ bản của các nguyên tắc chung –  các nguyên tắc thúc đẩy luật lệ quốc tế và thúc đẩy hòa bình và an ninh trong khu vực, tăng cường và mở rộng các quan hệ đối tác song phương và đa phương, tăng cường và thích ứng với sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ trong khu vực này, và để thực hiện đầu tư mới cho khả năng cần thiết, nhằm phô trương sức mạnh và hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương.

Hãy để tôi thảo luận về các nguyên tắc chung này. Trước tiên là nguyên tắc chia sẻ mà chúng tôi tuân thủ theo là các nguyên tắc quốc tế và trật tự.

Để tôi nhấn mạnh rằng, đây không phải là một nguyên tắc mới, cam kết vững chắc của chúng tôi là thiết lập các quy tắc mà tất cả các nước tuân theo, đó là nguyên tắc mà chúng tôi tin rằng sẽ giúp hỗ trợ hòa bình và thịnh vượng trong khu vực này.

Chúng ta đang nói về điều gì đây? Những quy định này bao gồm nguyên tắc mở rộng và tự do thương mại, một trật tự quốc tế công bằng, nhấn mạnh đến quyền lợi và trách nhiệm của tất cả các nước và trung thành với các quy định của pháp luật; mở rộng việc truy cập vào tất cả các lĩnh vực trên biển, trên không, ngoài không gian, không gian mạng; và giải quyết các tranh chấp mà không phải ép buộc hoặc sử dụng vũ lực.

Ủng hộ tầm nhìn này liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp càng nhanh càng tốt, với các nỗ lực ngoại giao. Ủng hộ những nguyên tắc này là nhiệm vụ thiết yếu của quân đội Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong hơn 60 năm qua và nó sẽ là nhiệm vụ quan trọng hơn trong tương lai. Hy vọng của tôi phù hợp với những quy tắc và trật tự quốc tế, đó là cần thiết để Hoa Kỳ sẽ tham gia cùng với hơn 160 nước khác, trong việc phê chuẩn Công ước [Liên Hiệp Quốc về] Luật Biển trong năm nay.

Nguyên tắc thứ hai là một trong những mối quan hệ đối tác. Yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận này là nỗ lực của chúng tôi để hiện đại hóa và tăng cường các quan hệ liên minh và quan hệ đối tác của chúng tôi trong khu vực này. Hoa Kỳ có các liên minh hiệp ước quan trọng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Philippines và Thái Lan. Chúng tôi cũng có các đối tác quan trọng ở Ấn Độ, Singapore, Indonesia, và các nước khác. Và chúng tôi đang làm việc tích cực để phát triển và xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc.

Khi chúng tôi mở rộng quan hệ đối tác, khi chúng tôi củng cố liên minh, liên minh Mỹ – Nhật Bản sẽ vẫn là một trong những nền tảng cho an ninh và thịnh vượng trong khu vực trong thế kỷ 21. Vì lý do đó, quân đội hai nước chúng tôi được tăng cường khả năng huấn luyện và hoạt động cùng nhau, và hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải, tình báo, giám sát, và do thám. Chúng tôi cũng đang cùng nhau phát triển khả năng công nghệ cao, gồm lá chắn phòng thủ tên lửa thế hệ kế tiếp, và khám phá các lĩnh vực hợp tác mới ngoài không gian và trong không gian mạng.

Trong vài tháng qua, chúng tôi đã tăng cường liên minh và mở rộng hơn các mục tiêu chiến lược của chúng tôi trong khu vực với một kế hoạch đã được sửa đổi, nhằm di dời lực lượng Thủy uân Lục chiến từ Okinawa đến đảo Guam. Kế hoạch này sẽ làm cho sự hiện diện của Mỹ ở Okinawa bền vững hơn về mặt chính trị, và nó sẽ giúp đảo Guam phát triển hơn nữa, như một trung tâm chiến lược của quân đội Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, cải thiện khả năng của chúng tôi nhằm đáp ứng một loạt các dự phòng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Một trụ cột khác về an ninh châu Á-Thái Bình Dương của chúng tôi là liên minh của Mỹ với Cộng hòa Triều Tiên (ND: Hàn Quốc). Trong suốt một năm của quá trình chuyển đổi và hành động khiêu khích trên bán đảo Triều Tiên, liên minh này thì không thể thiếu, và tôi đã làm cho nó trở thành nước ưu tiên để nâng cao [mối quan hệ liên minh] trong tương lai. Cuối cùng thì, ngay cả khi Hoa Kỳ giảm bớt tổng số lực lượng lục quân trong những năm tới, trong khi chuyển tiếp trong giai đoạn năm năm, chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện đáng kể của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc.

Chúng tôi cũng đang thúc đẩy việc chia sẻ các thông tin và thông tin tình báo của chúng tôi với Hàn Quốc, đứng vững để chống lại các hành động khiêu khích thù địch từ Bắc Triều Tiên trong khi chuyển đổi liên minh với khả năng mới nhằm đáp ứng những thách thức toàn cầu.

Nguyên tắc cùng chia sẻ thứ ba là sự hiện diện. Trong khi tăng cường các liên minh truyền thống trong khu vực Đông Bắc Á và duy trì sự hiện diện của chúng tôi ở đó, như một phần của nỗ lực tái cân bằng này, chúng tôi cũng tăng cường sự hiện diện trong khu vực Đông Nam Á và cả trong khu vực Ấn Độ Dương.

Một thành phần quan trọng của nỗ lực đó, là thỏa thuận đã được công bố vào mùa thu năm ngoái về sự hiện diện luân chuyển Thủy quân Lục chiến và triển khai máy bay ở miền bắc nước Úc.

Nhóm Thủy quân lục chiến đầu tiên đã đến vào tháng 4, và Lực lượng đặc nhiệm Không-Bộ binh Thủy quân Lục chiến này sẽ có khả năng triển khai nhanh chóng trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương, qua đó cho phép chúng tôi làm việc hiệu quả hơn với các đối tác ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, và giải quyết những thách thức chung như thiên tai và an ninh hàng hải.

Những người lính Thủy quân Lục chiến này sẽ tiến hành hu ấn và các diễn tập trong khu vực và với Úc, củng cố một trong những liên minh quan trọng nhất của chúng tôi và xây dựng kinh nghiệm hoạt động một thập kỷ ở Afghanistan. Nói tới điều này, tôi hoan nghênh và khen ngợi tuyên bố của Úc rằng cuối năm nay họ sẽ phụ trách lãnh đạo Combined Team ở tỉnh Uruzgan, và sẽ dẫn đầu các nỗ lực an ninh của chúng ta ở đó cho đến năm 2014.

Chúng tôi cũng đang tiếp tục hợp tác hoạt động chặt chẽ hơn với Thái Lan, đồng minh lâu năm của chúng tôi. Người Thái tổ chức [tập trận] COBRA GOLD hàng năm, một cuộc tập trận quân sự đa phương mang tầm cỡ quốc tế, và năm nay chúng tôi sẽ tăng cường hợp tác chiến lược nhằm đáp ứng các thách thức trong khu vực mà chúng ta chia sẻ.

Chúng tôi cũng đang tiếp sức cho đồng minh của chúng tôi là Philippines. Tháng trước, tại Washington, lần đầu tiên tôi cùng Ngoại trưởng Clinton tham dự buổi họp “2 +2″ với những người đồng nhiệm Philippines. Cùng làm việc với nhau, lực lượng của chúng ta sẽ thành công trong việc chống lại các nhóm khủng bố. Chúng tôi cũng đang cùng nhau theo đuổi các khả năng cải tiến mà hai bên cùng có lợi, và làm việc để cải thiện sự hiện diện trên biển của Philippines. Tham mưu trưởng Liên quân [Martin] Dempsey sẽ từ đây đi đến Philippines để đẩy mạnh sự tham gia quân đội của chúng tôi.

Một sự hiện diện hữu hình khác của chúng tôi về cam kết tái cân bằng là phát triển quan hệ phòng thủ với Singapore. Khả năng của chúng tôi hoạt động với các lực lượng của Singapore và các nước khác trong khu vực sẽ gia tăng đáng kể trong những năm tới khi chúng ta thực thi việc triển khai các tàu chiến đấu ven biển tới Singapore.

Khi chúng ta đưa các liên minh và các quan hệ đối tác hiện có đi tới các hướng mới, nỗ lực tái cân bằng này cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao các quan hệ đối tác với Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và New Zealand.

Trong những ngày sắp tới, tôi sẽ đi đến Việt Nam để thúc đẩy hợp tác phòng thủ song phương, hoàn thiện bản ghi nhớ toàn diện mà hai nước chúng tôi đã ký hồi năm ngoái. (adding to )

Từ Việt Nam, tôi sẽ đi tới Ấn Độ để khẳng định sự quan tâm của chúng tôi trong việc xây dựng mối quan hệ an ninh mạnh mẽ với một đất nước mà tôi tin rằng sẽ đóng vai trò quyết định trong việc định hình an ninh và thịnh vượng trong thế kỷ 21.

Khi Hoa Kỳ tăng cường các quan hệ đối tác trong khu vực, chúng tôi cũng sẽ tìm cách gia tăng mối quan hệ rất quan trọng với Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng Trung Quốc là chìa khóa để có thể phát triển hòa bình, thịnh vượng, và an toàn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21. Và tôi đang mong sẽ sớm đến nước này theo lời mời của chính phủ Trung Quốc. Hai nước chúng tôi nhận ra rằng, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trên thế giới. Chúng tôi ở Hoa Kỳ đã thấy rõ những thách thức, không có sự nhầm lẫn về nó, nhưng chúng tôi cũng tìm cách nắm bắt những cơ hội, có thể đến từ sự hợp tác chặt chẽ hơn và một mối quan hệ gần gũi hơn.

Cá nhân tôi cam kết xây dựng mối quan hệ lành mạnh, ổn định, đáng tin cậy, và tiếp tục mối quan hệ quân sự với quân sự giữa Mỹ với Trung Quốc. Tôi đã có cơ hội đón tiếp Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt tại Lầu Năm Góc trong nỗ lực theo đuổi mục tiêu đó. Mục đích của chúng tôi là tiếp tục cải thiện sự tin tưởng chiến lược mà chúng ta phải có giữa hai nước, và để thảo luận về các phương pháp tiếp cận chung nhằm đối phó với các thách thức an ninh mà hai nước cùng đương đầu.

Chúng tôi đang làm việc với Trung Quốc để thực hiện một kế hoạch tham gia quân sự mạnh mẽ giữa hai nước trong những tháng còn lại của năm nay, và chúng tôi cũng sẽ tìm cách tăng cường quan hệ đối tác trong việc hỗ trợ nhân đạo, chống buôn lậu ma túy, và những nỗ lực chống phổ biến [vũ khí hạt nhân]. Chúng tôi cũng đã đồng ý về sự cần thiết trong việc giải quyết hành vi có trách nhiệm trên không gian mạng và ở ngoài không gian. Chúng tôi phải thiết lập và củng cố các nguyên tắc thống nhất về hành vi có trách nhiệm trong các lĩnh vực quan trọng này.

Tôi biết nhiều nước trong khu vực và trên toàn thế giới đang theo dõi rất kỹ mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Một số nước xem việc Hoa Kỳ tăng cường [hoạt động] ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như là một số thách thức đối với Trung Quốc. Tôi hoàn toàn bác bỏ quan điểm đó. Nỗ lực của chúng tôi nhằm đổi mới và tăng cường sự tham gia của chúng tôi ở châu Á là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển và tăng trưởng của Trung Quốc. Thật vậy, sự tham gia của Mỹ trong khu vực này ngày càng gia tăng, sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc khi Trung Quốc thúc đẩy an ninh và thịnh vượng chung trong tương lai.

Trong bối cảnh đó, chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực mà cả Trung Quốc lẫn Đài Loan, cả hai đang cố gắng để cải thiện quan hệ eo biển trong những năm gần đây. Chúng tôi có lợi ích lâu dài đối với hòa bình và ổn định qua eo biển Đài Loan. Hoa Kỳ vẫn nhất định tuân theo chính sách một nước Trung Quốc, dựa trên ba Thông cáo và Đạo luật Quan hệ Đài Loan (*).

Trung Quốc cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy an ninh và thịnh vượng bằng cách tôn trọng trật tự dựa trên luật lệ đã phục vụ khu vực này trong sáu thập kỷ qua. Hoa Kỳ hoan nghênh sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc hùng mạnh và thịnh vượng, và sự thành công của Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu.

Một bước tích cực khác để thúc đẩy hơn nữa trật tự dựa trên luật lệ này, đó là kiến trúc an ninh khu vực của châu Á sâu rộng hơn mà Hoa Kỳ hỗ trợ mạnh mẽ. Tháng 10 năm ngoái, tôi có cơ hội là bộ trưởng quốc phòng Mỹ đầu tiên họp mặt riêng tư với tất cả các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Bali. Chúng tôi hoan nghênh Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM +), đưa ra kế hoạch hành động thực sự cho hợp tác quân sự đa phương, và tôi mạnh mẽ ủng hộ quyết định của ASEAN tổ chức các cuộc thảo luận ADMM + thường xuyên hơn ở cấp bộ trưởng. Chúng tôi nghĩ rằng, đây là một bước quan trọng cho sự ổn định, phối hợp thật sự, trao đổi thông tin, và hỗ trợ giữa các quốc gia này.

Hoa Kỳ tin rằng, rất quan trọng để các tổ chức trong khu vực phát triển các quy tắc đã thoả thuận với nhau về lộ trình bảo vệ quyền lợi của tất cả các nước, tự do đi vào và mở rộng lối đi vào các vùng biển. Chúng tôi hỗ trợ nỗ lực của các nước ASEAN và Trung Quốc để phát triển quy tắc ứng xử ràng buộc, quy tắc này sẽ tạo ra một khuôn khổ dựa trên luật lệ để điều chỉnh các ứng xử của các bên ở biển Đông, gồm việc ngăn ngừa và xử lý các tranh chấp.

Xin lưu ý rằng, chúng tôi đang chú ý rất kỹ đến tình hình ở bãi cạn Scarborough trong khu vực biển Đông. Quan điểm của Mỹ thì rõ ràng và nhất quán: chúng tôi kêu gọi kiềm chế và giải quyết bằng con đường ngoại giao, chúng tôi phản đối hành động khiêu khích, chúng tôi phản đối sự ép buộc, và chúng tôi phản đối sử dụng vũ lực. Chúng tôi không đứng về bên nào trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhưng chúng tôi muốn việc tranh chấp này được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi đã nói rõ quan điểm của chúng tôi với Philippines, một đồng minh hiệp ước thân cận, và chúng tôi cũng đã nói rõ những quan điểm này với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực.

Là một cường quốc Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia về tự do đi lại, phát triển kinh tế và thương mại không bị cản trở, và tôn trọng các quy định của pháp luật. Các đồng minh của chúng tôi, quan hệ đối tác của chúng tôi, và sự hiện diện lâu dài của chúng tôi trong khu vực này, tất cả đều nhằm mục đích hỗ trợ cho các mục tiêu quan trọng.

Đối với những nước lo ngại về khả năng của Mỹ trong việc duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương do các áp lực tài chính mà chúng tôi phải đối mặt, hãy để tôi nói rõ. Bộ Quốc phòng có kế hoạch ngân sách 5 năm và kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện chiến lược này, tôi chỉ phác thảo để quý vị hiểu rõ mục tiêu lâu dài của chúng tôi ở khu vực này, và [để thấy rằng] chúng tôi vẫn hội đủ trách nhiệm về tài chính.

Nguyên tắc cuối cùng – nguyên tắc chia sẻ mà tất cả chúng ta đều có, đó là thể hiện khả năng chiến đấu.

Ngân sách là vấn đề đầu tiên trong một loạt các khoản đầu tư mà chúng tôi sẽ phải duy trì và các quyết định chiến lược nhằm tăng cường khả năng quân sự của chúng tôi ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tôi khuyến khích quý vị xem khả năng công nghệ cải tiến của chúng tôi, cũng như các con số gia tăng trong việc đánh giá đầy đủ về sự hiện diện an ninh cũng như cam kết an ninh của chúng tôi.

Chẳng hạn như trong 5 năm tới, chúng tôi sẽ loại bỏ các tàu hải quân cũ, nhưng chúng tôi sẽ thay thế bằng 40 tàu khác, có khả năng và công nghệ tiên tiến hơn. Trong vài năm tới, chúng tôi sẽ gia tăng số lượng và quy mô các cuộc tập của chúng tôi ở Thái Bình Dương. Chúng tôi cũng sẽ gia tăng các chuyến viếng thăm hải cảng và mở rộng các chuyến thăm đó tới những nơi xa xôi hơn, bao gồm cả khu vực Ấn Độ Dương quan trọng.

Và đến năm 2020, Hải quân [Hoa Kỳ] sẽ tái bố trí lực lượng hiện tại khoảng 50% ở Thái Bình Dương và 50 Đại Tây Dương thành 60% ở Thái Bình Dương và 40% ở Đại Tây Dương. Điều đó có nghĩa là, sẽ có sáu tàu sân bay trong khu vực này, cùng với đa số các tuần dương hạm, khu trục hạm, tàu chiến đấu ven biển và tàu ngầm.

Lực lượng ứng chiến tiền phương của chúng tôi là vấn đề cốt lõi trong các cam kết của chúng tôi đối với khu vực này và chúng tôi sẽ, như tôi đã nói, cho phép các lực lượng của chúng tôi sử dụng công nghệ tiên tiến hơn. Các lực lượng này cũng được hỗ trợ bởi khả năng phô trương sức mạnh quân sự nhanh chóng, nếu cần, để đáp ứng các cam kết an ninh của chúng tôi.

Vì vậy, chúng tôi đang đầu tư đặc biệt vào các loại năng lực tiềm tàng – chẳng hạn như máy bay chiến đấu tiên tiến thế hệ thứ năm, tàu ngầm loại Virginia nâng cao, chiến tranh điện tử mới, các khả năng thông tin liên lạc, và vũ khí được cải tiến chính xác – sẽ cung cấp cho các lực lượng của chúng tôi được tự do tập trận trong những khu vực mà việc lui tới chúng tôi, cũng như sự tự do hành động có thể bị đe dọa.

Chúng tôi nhận thấy, có những thách thức hoạt động ở các nơi có khoảng cách bao la trong khu vực Thái Bình Dương. Đó là lý do vì sao chúng tôi đang đầu tư loại máy bay mới để tiếp nhiên liệu trên không, máy bay ném bom mới, [máy bay] tuần tra hàng hải tiên tiến và máy bay tác chiến chống tàu ngầm.

Phối hợp các loại đầu tư này với các khả năng quân sự, chúng tôi đang phát triển khái niệm hoạt động mới, sẽ cho phép chúng tôi tận dụng tốt hơn các thế mạnh độc đáo của những loại vũ khí này, và đáp ứng kịp thời các thách thức đặc biệt về hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong tháng 1, Bộ [Quốc phòng] đã phát hành Mô hình Tiếp cận Hoạt động Chung (JOAC), cùng với các nỗ lực liên quan đến mô hình này như, Tác chiến Trên Không và Trên Biển, đang giúp Bộ [Quốc phòng] đáp ứng những thách thức của công nghệ đột phá và công nghệ mới, và các loại vũ khí có thể không cho phép lực lượng của chúng tôi đi vào các tuyến đường biển quan trọng, cũng như các tuyến đường giao thông quan trọng.

Sẽ phải mất nhiều năm để các mô hình này và nhiều thứ đầu tư mà tôi vừa nói chi tiết [có hiệu lực], nhưng chúng tôi đang thực hiện việc đầu tư vào những thứ đó, để các loại đầu tư và các mô hình này được [mọi người] nhận thức rõ. Không nên lầm lẫn – một cách kiên định, có cân nhắc, và kiên định, quân đội Mỹ đang tái cân bằng và đang đưa khả năng phát triển nâng cao vào trong khu vực quan trọng này.

Đầu tuần này, tôi có cơ hội phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp ở Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Và ở đó tôi được hân hạnh trao bằng tốt nghiệp cho một sinh viên nước ngoài đầu tiên, tốt nghiệp với tấm bằng danh dự hàng đầu, chuẩn úy hải quân trẻ từ Singapore: Sam Tan Wei Chen.

Tôi đã nói nói lớp chuẩn úy hải quân tốt nghiệp này, rằng mục đích của thế hệ của họ là đáp ứng những thách thức và nắm bắt các cơ hội đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bằng cách làm việc phối hợp với tất cả các yếu tố sức mạnh của Mỹ, tôi thực sự tin rằng những người thanh niên và thiếu nữ trẻ này sẽ có cơ hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm một thế kỷ hòa bình và thịnh vượng cho Hoa Kỳ cũng như cho tất cả các nước trong khu vực này.

Trong dòng lịch sử, Hoa Kỳ đã chiến đấu trong các cuộc chiến, chúng tôi đã đổ máu, chúng tôi đã triển khai lực lượng nhiều lần để bảo vệ lợi ích sống còn của chúng ta ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta nợ tất cả những người đã chiến đấu và hy sinh để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả các nước trong khu vực này.

Từ lâu, Hoa Kỳ đã tham gia rất nhiều vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trải qua các giai đoạn chiến tranh, các giai đoạn hòa bình, dưới sự lãnh đạo của các chính phủ đến từ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, trải qua sự thù hận và trải qua các mối quan hệ thân thiện ở Washington, trải qua thặng dư [ngân sách] và trải qua thâm thủng [ngân sách], chúng tôi đã có mặt ở đây vào lúc đó, chúng tôi đang ở đây bây giờ, và chúng tôi sẽ ở lại đây trong tương lai.

Xin cám ơn.

(Vỗ tay)

———-

(*) Lưu ý của BTV: Vấn đề rắc rối ở chỗ, Mỹ ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc (One-China policy), nhưng không nói rõ là một nước TQ sẽ do chính phủ nào lãnh đạo, chính phủ Đài Loan hay Hoa Lục. Trong các văn kiện ký kết giữa Mỹ với Trung Quốc hoặc Mỹ với Đài Loan, đã cũng không nói rõ điều này.

Nguồn: U.S. Department of Defense

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

(Còn tiếp – Mời đón đọc phần sau, phần đặt câu hỏi của các ký giả và viên chức các nước).

Trung Quốc phản pháo phát biểu của ngoại trưởng Mỹ – VNE/BS

30 Th5

Bắc Kinh lên tiếng đáp trả phát biểu mới đây của bà Hillary Clinton có liên quan tới tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. > Clinton: ‘Trung Quốc đang vượt quá giới hạn’

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi. Ảnh: Kyodo/AP

“Chúng tôi đã biết các thông tin liên quan và bày tỏ sự quan ngại về điều này. Theo những gì chúng tôi biết, về vấn đề Biển Đông, các nước thành viên ASEAN không tham gia tranh chấp và các nước ngoài khu vực này đều không liên quan tới các tranh chấp chủ quyền”, báo Philippines Star dẫn lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Phát biểu này được đăng trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines.

Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc cũng cho hay Bắc Kinh theo đuổi việc giải quyết tranh chấp thông quan thương lượng với các nước liên quan trực tiếp.

Phát biểu của ông Hồng là phản ứng đầu tiên của Trung Quốc đối với phát biểu gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Clinton. Trong một phiên điều trần tại Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại của Thượng viện Mỹ hôm 23/5, bà Clinton cho rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông vượt quá sự cho phép của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Tại phiên điều trần kể trên, ngoại trưởng Clinton cùng các tướng lĩnh quân sự Mỹ đã có lời đề nghị mạnh mẽ về việc Mỹ nên tham gia vào UNCLOS 1982. Bà Clinton cho rằng việc Mỹ không phê chuẩn công ước này làm suy yếu sự ủng hộ của Washington đối với các đồng minh trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

Đối với vấn đề ở Biển Đông, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã khẳng định từ năm 2010 rằng dù không phải là một nước có liên quan tới tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này, nhưng Mỹ vẫn có lợi ích đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, cũng như tự do hàng hải tại các vùng nước vốn nằm trên tuyến đường biển trọng yếu của thương mại toàn cầu.

Trung Quốc thì muốn giới hạn việc giải quyết tranh chấp Biển Đông trong phạm vi các nước có tuyên bố chủ quyền liên quan. Trong khi đó Mỹ luôn kêu gọi một giải pháp đa phương đối với các tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông.

Trong một diễn biến khác, Bắc Kinh hôm qua tuyên bố hoanh nghênh đại sứ mới được chỉ định của Philippines, bà Sonia Brady và mong nhà ngoại giao này sớm sớm nhận nhiệm vụ.

“Chúng tôi hoanh nghênh chính phủ Philippines cử đại sứ tới Bắc Kinh càng sớm càng tốt, và chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp cải thiện những trao đổi giữa hai nước thông qua các kênh ngoại giao”, Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nói trong một cuộc họp báo thường kỳ.

Trung Quốc và Philippines có căng thẳng ngoại giao vì tranh chấp chủ quyền tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham từ đầu tháng trước. Không bên nào có dấu hiệu nhượng bộ, trong khi căng thẳng liên tục gia tăng với các diễn biến khác nhau.

Phan Lê