Lưu trữ | Tháng Năm, 2013

.Mỹ sẽ không “phớt lờ” tranh chấp trên Biển Đông – Infonet

31 Th5

 

Mỹ sẽ không “phớt lờ” tranh chấp trên Biển Đông

Thứ sáu 31/05/2013 16:23

Trong khi Trung Quốc ngày càng tỏ ra “hung hăng” trên Biển Đông, đặc biệt là hành động “nhăm nhe” chiếm Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam), Mỹ vừa gửi một thông điệp rằng nước này sẽ không “ngó lơ” các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phục vụ cho quân đội Mỹ ở Đông Nam Á cách đây 40 năm, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là một người lính ở phía bên kia chiến tuyến.

Hơn 4 thập kỷ sau đó, Thủ tướng Dũng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ cùng phát biểu tại cuộc họp của các quan chức quốc phòng cấp cao tại Singapore vào cuối tuần này để đảm bảo rằng Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện quân sự mạnh mẽ ở khu vực để làm đối trọng với một Trung Quốc ngày càng tỏ ra “hung hăng” hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (phải) sẽ tới dự sự kiện Đối thoại Shangri-La tại Singapore trong các ngày 31/5-2/6.

Trên chuyến bay tới Singapore, ông Hagel nói với các phóng viên rằng nước Mỹ đang “trên con đường” thúc đẩy mối quan hệ an ninh với châu Á. “Chúng tôi đã thực thi thêm nhiều sáng kiến quan hệ song phương mới với các đối tác của mình”, ông Hagel cho biết.

Ông Hagel phải cân bằng giữa nhiệm vụ phải trấn an các đồng minh của Mỹ đang lo ngại về tham vọng chủ quyền của Trung Quốc với nhiệm vụ phải hợp tác với chính quyền của ông Tập Cận Bình nhằm dừng chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Các cuộc tranh chấp tài nguyên hải sản và dầu khí ở vùng biển ngoài khơi Trung Quốc có thể làm gián đoạn các hoạt động giao thương giữa các cường quốc châu Á, khu vực hiện đang là “đầu máy” tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định mặc dù nước này sẽ cắt giảm ngân sách nhưng điều đó sẽ không ảnh hưởng tới chiến lược lấy châu Á làm “trọng tâm”. Mỹ sẽ chi tiền cho các vũ khí đặt ở Nhật Bản và Hàn Quốc đồng thời thực hiện điều động luân phiên lính thủy đánh bộ tới Australia và củng cố năng lực hải quân của Philippines.

Năng lực của Mỹ ở châu Á bi nghi ngờ

Theo nhà nghiên cứu Termsak Chalermpalanupap của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore,“mối lo ngại chính của các quốc gia trong khu vực là liệu Mỹ có thể duy trì được sự tái cân bằng” ở châu Á hay không. Ông cho rằng “miễn là Mỹ giúp duy trì vai trò của luật pháp” thì sự tập trung lớn hơn của Mỹ vào khu vực này sẽ được hoan nghênh.

Nhà Trắng cũng nhấn mạnh sẽ hợp tác với Trung Quốc bất kể hai nước bất đồng về mức độ ứng phó với các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, chương trình vũ khí của Iran và cuộc nội chiến ở Syria. Chính quyền Mỹ cũng liên tục cáo buộc Trung Quốc đã chỉ đạo các vụ tấn công mạng nhằm lấy trộm bí mật quân sự và bí mật thương mại của Mỹ.

Tổng thống Obama “cam kết mạnh mẽ xây dựng một mối quan hệ với sự hợp tác ở cấp cao hơn và sự tin cậy lẫn nhau lớn hơn, đồng thời giải quyết bất kì sự khác biệt hay bất đồng nào giữa hai bên”, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Tom Donilon nói với ông Tập tại Bắc Kinh hôm 27/5.

Ông Hagel cho biết ở Singapore, ông sẽ thảo luận về sự cần thiết phải có các biện pháp an ninh mạng tốt hơn và có kế hoạch hội đàm với các quan chức Trung Quốc ở cấp thấp hơn. Ông không trực tiếp cáo buộc Trung Quốc dùng gián điệp mạng mà chỉ nói rằng: “rất khó chứng minh rằng các vụ tấn công được chỉ đạo bởi một thể chế cụ thể nào nhưng chúng tôi biết chúng bắt nguồn từ đâu”, ông Hagel nói.

Hôm 21/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Mỹ không có bằng chứng cụ thể rằng Trung Quốc đứng đằng sau các cuộc tấn công mạng và kêu gọi hai nước duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Trong cuộc gặp gỡ diễn ra vào ngày 27/5, ông Tập đã nói với ông Donilon rằng mối quan hệ Mỹ – Trung đang ở “thời điểm quan trọng để tiến tới thành công và mở ra những lĩnh vực mới cho tương lai”.

Ông Hagel cho biết ông đã mời người đồng nhiệm Trung Quốc tới  thăm Washington vào tháng 8 tới.

Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu của Quân đội giải phóng nhân dân, sẽ dẫn đầu phải đoàn của Trung Quốc tham gia Đối thoại Shangri-La do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Singapore chủ trì.

Trung Quốc: Tuyên bố chủ quyền của các nước Đông Nam Á về Biển Đông là “vô lí”?

Theo giáo sư Ni Lexiong, chuyên gia về các vấn đề quân sự và ngoại giao quốc tế của Đại học khoa học chính trị và Luật Thượng Hải, tuyên bố chủ quyền của các nước láng giềng Trung Quốc về Biển Đông là “vô lí” bởi lẽ các nước này muốn tiếp cận nguồn tài nguyên dầu mỏ của vùng biển này.

“Nếu Trung Quốc không lấy lại lãnh thổ của mình thì sức ép trong nước sẽ rất mạnh mẽ”, chuyên gia Ni nói.

Tại diễn đàn ở Singapore, ông Hagel sẽ chứng minh rằng chiến lược lấy châu Á làm “trọng tâm” của Mỹ sẽ được duy trì. Năm nay, Lầu Năm Góc đã cắt giảm khoảng 37 tỷ USD và dự kiến sẽ cắt giảm 500 tỷ USD cho 9 năm tiếp theo – hậu quả của chế độ cắt ngân sách tự động để giảm thâm hụt.

 

Theo Đại tá James Barker của quân đội Mỹ, vào tháng tới, lần đầu tiên Tư lệnh Thái Bình Dương sẽ tập trận chung với Indonesia và Mỹ cũng sẽ đầu tư lâu dài cho các cuộc tập trận chung với Malaysia.

Mặc dù Mỹ sẽ tăng cường tập trận chung với các nước đồng minh nhưng không phải tất cả các cuộc tập trận đó sẽ “đều có qui mô lớn”.

“Trong một số trường hợp, chúng tôi sẽ phải giảm bớt số binh sĩ tham gia vào các cuộc tập trận”, ông Barker nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có mối liên hệ sâu sắc với châu Á. Cha ông đã từng chiến đấu ở Thái Bnfh Dương trong Chiến tranh thế giới lần II. Là cựu binh đầu tiên trở thành lãnh đạo Lầu Năm Góc, ông Hagel đã từng tham chiến ở Việt Nam vào cuối những năm 1960 và về nước với sự hoài nghi về sức mạnh quân sự của nước Mỹ.

“Có một điều duy nhất mà chúng ta có thể đoán được về chiến tranh là chúng không thể dự đoán trước được”, ông Hagel nói tại Học viện quân sự Mỹ hôm 25/5.

Các cuộc đối đầu vì tài nguyên

Ông Hagel có 3 năm kinh nghiệm làm trong Hội đồng quản trị của Tập đoàn Chevron trước khi làm việc tại Lầu Năm Góc nên có thể kinh nghiệm đó sẽ giúp ông trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Bên cạnh các ngư dân thì các công ty dầu khí cũng đứng ở tuyến đầu của các cuộc đối đầu trên vùng biển này.

Kể từ năm 2010 khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó ông Robert Gates cảnh báo về nạn hăm dọa trên Biển Đông, Trung Quốc đã cắt cáp tàu khảo sát của Việt Nam, đuổi một tàu khai thác dầu khí gần Philippines và xây giàn khoan nước sâu trên vùng biển này. Năm ngoái, Tập đoàn dầu khí quốc gia ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) đã mời thầu khai thác các lô dầu khí mà Việt Nam đã dành cho các công ty như Tập đoàn Exxon Mobil và OAO Gazprom.

Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc trong cuộc đối đầu hải quân về bãi cạn Scarborough hồi tháng 4/2012.

Hồi tháng 3, các tàu hải quân của Trung Quốc đã tới bãi ngầm James ngoài khơi Malaysia ở gần nơi các công ty dầu khí như Royal Dutch Shell Plc (RDSA) và Petroliam Nasional Bhd đang tiến hành khai thác. Tháng trước, Trung Quốc còn cấp phép cho các chuyến du lịch ra Hoàng Sa, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

 

Thông điệp rõ ràng từ Philippines

Tháng trước, Philippines đã phản đối Trung Quốc khi nước này điều tàu hải quân hộ tống một tàu đánh cá ở bãi cạn mà Manila đang kiểm soát sau khi Philippines để quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough rơi vào tay Trung Quốc hồi năm ngoái. Tuần trước, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cam kết sẽ tăng chi tiêu để hiện đại hóa quân sự và cho biết con tàu tuần duyên thứ hai do Mỹ bán lại cho Philippines sẽ cập cảng nước này vào tháng Tám tới.

“Thông điệp của chúng tôi gửi tới thế giới là rất rõ ràng. Cái gì của chúng tôi sẽ luôn là của chúng tôi và chúng tôi có thể tự vệ và chiến đấu chống lại các mối đe dọa”, ông Aquino nói với Hải quân Philippines tại thành phố Cavite. Trong khi đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dung cũng tìm cách củng cố năng lực quốc phòng của nước mình. Trong chuyến thăm Nga vừa qua, ông đã gặp gỡ các thủy thủ Việt Nam đang được huấn luyện để vận hành một tàu ngầm lớp Kilo, một trong số 6 chiếc mà Việt Nam định mua từ Nga.

Theo Richard Bush, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á của Học viện Brookings ở Washington,kế hoạch gặp gỡ Thủ tướng Việt Nam tại Singapore của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel có thể nhằm gửi một thông điệp tích cực tới khu vực này. Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó Leon Panetta đã tới thăm Việt Nam.

“Ông ấy (Chuck Hagel) đã đúng khi khơi dậy năng lực và sự sẵn lòng của những kẻ thù cũ trong khu vực nhằm tiến tới hòa giải. Các đối thủ cũ của Mỹ ở châu Á cũng nên làm theo như vậy”, ông Richard Bush nói.

Tùng Lâm

Nền kinh tế đang suy kiệt

31 Th5

Nền kinh tế đang suy kiệt

– Việt Nam dường như đang lựa chọn cho mình một con đường đi nhỏ bé, gập ghềnh, chậm chạp… để tránh con đường lớn bằng phẳng nhưng phải vượt đèo cao.

 

Đây là nhận xét về hướng đi của nền kinh tế Việt Nam hiện tại và trong tương lai trong Báo cáo kinh tế thường niên 2013 của nhóm soạn thảo thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội.

Thất bại về chính sách

Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2013 mang tên “Trên đường gập ghềnh tới tương lai” cho rằng, những vấn đề trọng tâm của chính sách năm 2012 chưa đạt như kỳ vọng, có thể nói, đây là năm không thành công về thực thi những ý tưởng chính sách đã đề ra trong năm 2011 và trước đó. Tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hầu như không đạt được bước tiến nào đáng kể.

Các đề án quan trọng như tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, xử lý nợ xấu đã không được thông qua. Các biện pháp tài khóa chưa đạt được hiệu quả vì do dự trong quyết định chính sách. Điều này làm mất đi cơ hội quý báu và năm 2013 đang phải trả giá. Có lẽ hết 2013 kinh tế vẫn chưa đạt được những hiệu quả tích cực.

cải cách kinh tế, chính sách, nợ xấu, tồn kho, suy giảm.
  Sức mua thấp khiến hàng hóa tồn kho nhiều, DN hết sức khó khăn

Lạm phát tương đối thấp, nhưng nguy cơ về giảm phát đang hiển hiện. Toàn bộ nền kinh tế đang ở trạng thái suy kiệt, khi cả đầu tư và tiêu dùng cá nhân tiếp tục bị thu hẹp. Trên thị trường các điểm nghẽn như nợ xấu, hàng tồn kho chưa được khai thông, khu vực bất động sản đông cứng và suy giảm, môi trường kinh doanh suy yếu buộc hàng vạn DN rời bỏ thị trường, cuốn đi thành quả của nhiều năm cải cách.

Các giải pháp chính sách không đủ mạnh, môi trường truyền dẫn chính sách kém hiệu quả làm biến dạng mục tiêu mong muốn là những nhân tố cản trở sự hồi phục, vì vậy tăng trưởng GDP khó đạt mức đề ra 5,5% mà sẽ thấp hơn.

Các vấn đề dễ xảy ra, đó là lãi suất thực âm do ngân hàng dư thừa vốn không cho vay được khiến cho lãi suất huy động hạ và thấp hơn lạm phát làm cho người gửi tiền gặp khó khăn, trong khi các kênh đầu tư khác không hiệu quả và tác động lên tỷ giá ngoại tệ.

Nhiều chương trình cải cách được đặt ra nhưng thời gian cứ trôi và có nhiều lý do để ngày càng hoài nghi về khả năng đất nước có thể thực hiện những ý tưởng cải cách cấp bách đã đặt ra.

Có thể nói cho đến nay chúng ta vẫn chưa đưa ra mục tiêu thực sự về kinh tế Việt Nam, cái gì là chủ đạo, hình dung về tương lai không rõ ràng, dẫn đến các kế hoạch cũng không rõ ràng và phương pháp thực hiện không hiệu quả.

cải cách kinh tế, chính sách, nợ xấu, tồn kho, suy giảm. 

Những lo ngại

Sự phát triển của Trung Quốc đang đòi hỏi một nguồn lực đầu vào khổng lồ mà riêng Trung Quốc không thể cung cấp được. Do vậy đang tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu, nhiên liệu. Điều này gián tiếp làm thay đổi khuynh hướng sản xuất của nhiều nước, khiến một số nước bị hấp dẫn bởi xuất khẩu tài nguyên, hàng hóa thô, sơ chế sang Trung Quốc. Nguồn lực sẽ bị rút khỏi khu vực sản xuất công nghiệp khiến đất nước mất dần khả năng cạnh tranh trong dài hạn. Các quốc gia giàu tài nguyên sẽ bị phân ly khỏi quỹ đạo công nghiệp hóa truyền thống và dần lệ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên. Sự gần gũi về địa lý, giàu tài nguyên và trình độ sản xuất thấp hơn có thể khiến Việt Nam dần bị hút vào vòng xoáy này.

Ngoài ra, xuất siêu tăng mạnh là một nỗi lo mới, do cơ cấu xuất khẩu không đổi, chủ yếu là nhóm có giá trị thấp, dính vào nấc thang công nghệ thấp. Trong khi đó lại không có khả năng thoát bẫy công nghệ vì tốc độ bứt phá của nền kinh tế thấp.

Theo tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, cần phải xem xét nhiều vấn đề cho tương lai, nếu không khi giải quyết nợ xấu, tiền tệ xong quay lại thì công nghiệp Việt Nam chẳng còn gì. Các lĩnh vực sản xuất như chế biến thức ăn gia súc, hóa mỹ phẩm… đang bị các DN có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) thôn tính, nguy cơ bị xóa sổ trên bản đồ công nghiệp Việt Nam.

Phá băng tín dụng, làm cách nào là điều rất đáng xem xét. Tại Mỹ phải mất 5 năm và tốn kém nhiều tiền của, tại Nhật mất 15 năm với lãi suất 0%, còn Việt Nam quan niệm hết sức ngây thơ, chỉ cần hạ lãi suất là có thể phá băng tín dụng, mang đến những sai lầm trong cách thức giải quyết vấn đề.

Theo ông Nghĩa, Việt Nam gia nhập WTO, lạm phát cao hơn, tăng trưởng thấp hơn, có thể thấy đó là hiệu quả của sự “phởn phơ”. Thấy FDI vào nhiều, giàu lên quá dễ nên phởn phơ trong xây dựng, ban hành chính sách; tất cả mục tiêu đề ra nằm trên hội chứng phởn phơ. Đây là kiểu tư duy trưởng giả, mới nổi, ảo tưởng đang gây ra rất nhiều tác hại.

Cuối cùng, báo cáo viết: Việt Nam cần nghiêm túc xem xét lại mô hình kinh tế và sớm định hướng một mô hình mới. Nếu tiếp tục né tránh nhận thức một cách dứt khoát và rõ ràng về mô hình mới cho phát triển kinh tế cùng những thể chế hỗ trợ phù hợp, thì cuộc cải cách sẽ không có mục tiêu thực sự và sẽ bỏ lỡ cơ hội đi tới tương lai trên con đường bằng phẳng.

Trần Thủy

Shangri-La nóng chuyện đối đầu chiến lược Mỹ-Trung – Vnn

31 Th5

Shangri-La nóng chuyện đối đầu chiến lược Mỹ-Trung

Một ngày tháng 5 tại Singapore, con tàu chiến mới nhất của Mỹ – USS Freedom – hiện diện ở căn cứ hải quân Changi và bộ trưởng quốc phòng từ khắp nơi trong khu vực tập trung tại khách sạn Shangri-La.

 


 

Trung Quốc, Mỹ, Shangri-La, quốc phòng, tàu chiến
Tàu USS Freedom – con tàu mang tính biểu tượng cho trục xoay của Washington hướng tới châu Á. Ảnh: straitstimes

Diễn đàn an ninh thường niên duy nhất của khu vực – Đối thoại Shangri-La do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức bắt đầu. Sự kiện diễn ra sau một năm không chỉ chứng kiến những căng thẳng hàng hải gia tăng, mà còn xuất hiện rất nhiều câu hỏi không có lời đáp về tương lai một số mối quan hệ chủ chốt trong khu vực. Nhất là chuyện đối đầu chiến lược giữa Mỹ và một Trung Quốc trỗi dậy.

Tổng giám đốc và giám đốc điều hành IISS, John Chipman nói rằng, những căng thẳng đã trở nên quá thường xuyên. “Mỗi năm dường như lại sản sinh ra rất nhiều căng thẳng nghiêm trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong 4 hoặc 5 năm qua, chúng ta đã phải đối mặt với các vụ thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên. Tranh cãi ở Biển Đông, Hoa Đông năm nay đặc biệt lên cao”.

Vì thế, Đối thoại Shangri-La cung cấp một cơ hội”, ông lập luận, “để bấm nút dừng trong khoảnh khắc và tất cả bộ trưởng quốc phòng khu vực, những ai có liên quan tới an ninh châu Á – Thái Bình Dương thảo luận về các vấn đề, cũng như cách thức có thể bắt tay giải quyết chúng một cách hiệu quả. Chúng tôi bắt đầu cuộc đối thoại này vào năm 2002, vì không có nơi nào để các bộ trưởng quốc phòng châu Á – Thái Bình Dương có thể gặp nhau”.

Theo ông, Đối thoại Shangri-La “luôn rộng mở không gian để đảm bảo các quốc gia có liên quan tới an ninh khu vực có thể gặp nhau ít nhất mỗi năm một lần”.

Căng thẳng hàng hải, tranh chấp các vùng biển ở châu Á và sự bất an trước thái độ quả quyết, thậm chí gây hấn, của Trung Quốc sẽ là các phần thảo luận.

Trong khuôn khổ cuộc Đối thoại sẽ diễn ra các cuộc gặp bộ trưởng song phương.

Tân lãnh đạo Lầu Năm Góc Chuck Hagel – người đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực củng hộ thành lập Đối thoại từ 10 năm trước – sẽ có các cuộc gặp ba bên với người đồng cấp Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như song phương với bộ trưởng quốc phòng Australia và Nhật.

Ông Hagel cũng sẽ thăm tàu USS Freedom – con tàu mang tính biểu tượng cho trục xoay của Washington hay còn gọi là sự tái cân bằng lực lượng hướng về châu Á sau hơn một thập niên tập trung vào các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan.

Con tàu này sẽ có mặt tại Singapore trong khoảng 10 tháng. Đây là loại tàu nhỏ, linh hoạt, đa chức năng từ tác chiến bề nổi tới tác chiến chống ngầm. Con tàu có khả năng hoạt động gần bờ nên còn có tên là tàu tuần duyên. Washington có ý định để tàu hoạt động cùng với các tàu của đồng minh trong khu vực.

Những phát ngôn viên của Mỹ khẳng định rằng, chiến lược tái cân bằng hướng về châu Á có cả khía cạnh ngoại giao và kinh tế chứ không đơn thuần là mục đích quân sự. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại chú ý tới phương diện quân sự của chiến lược. “Trục xoay” của Mỹ bị khá nhiều nhà phân tích Trung Quốc coi là nỗ lực kiềm chế sức mạnh trỗi dậy từ nước này.

Khi ông Tập Cận Bình tới California tuần tới tham dự hội nghị thượng đỉnh với người đồng cấp Mỹ, ông sẽ tìm kiếm mối quan hệ chiến lược mới với Washington. Trung Quốc cũng sẽ cử đại diện tham dự Đối thoại Shangri-La, không phải là bộ trưởng quốc phòng mà là phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Thích Kiến Quốc.

Trong khi nhấn mạnh mong muốn hợp tác hơn nữa với Bắc Kinh, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nhà Trắng sẵn sàng từ bỏ vị thế là người chơi quân sự chủ chốt ở châu Á – Thái Bình Dương. Giới phân tích lo ngại rằng, sự hoài nghi lẫn nhau tồn tại giữa Trung Quốc, Mỹ sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng ở một khu vực vốn đã giống như vạc dầu sôi.

Thái An(theo BBC)

Hiến pháp: Năm nội dung cần được giải trình thêm

31 Th5

Hiến pháp: Năm nội dung cần được giải trình thêm

 

Đã có nhiều ý kiến đã được tiếp thu, có những điều khoản được đề nghị với hai, ba phương án, nhưng nhìn chung Dự thảo Hiến pháp phiên bản ngày 17.5.2013 chưa đáp ứng được mong đợi.

Ngày 21.5.2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã trình bày trước Quốc hội Báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân, và bản dự thảo mới.

Đã có nhiều ý kiến đã được tiếp thu, có những điều khoản được đề nghị với hai, ba phương án, nhưng nhìn chung Dự thảo Hiến pháp phiên bản ngày 17.5.2013 chưa đáp ứng được mong đợi. Một số nội dung quan trọng, cho dù không thuộc diện “nhạy cảm”, vẫn được giữ như trong phiên bản tháng 12.2012 và cần được giải trình thêm. Xin dẫn ra đây năm vấn đề.

1. Nhiều góp ý, phân tích rất sắc sảo bởi những người trong cuộc có trọng trách, về Chương IX, Chính quyền địa phương, cho rằng khó chấp nhận cách viết trong phiên bản 12.2012, lẫn hai phương án đề ra trong phiên bản 05.2013, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều “cải tiến” chưa được tổng kết một cách nghiêm túc (như việc bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện chẳng hạn).

Cán bộ ở cơ sở thường nói với nhau: ở trên giống như ông Trời, tỉnh như mái nhà, huyện như các máng xối và xã là các cái lu hứng tất cả những quy định của cấp trên. Nhận xét này rất sát thực tế cần được ghi nhận để nhìn ra các hệ lụy tiềm tàng nếu những quy định về chính quyền địa phương (Chương IX) mờ mờ ảo ảo như trong dự thảo.

2. UBDTSĐHP bổ sung vào Điều 2 khoản 3, cụm từ kiểm soát: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Rất nhiều ý kiến xác đáng cho rằng không thể có chuyện kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước khi mà Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, và nêu câu hỏi không rõ Quốc hội chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước nào trong dự thảo Hiến pháp?

Chúng ta hãy chờ nghe giải trình của UBDTSĐHP.

Sẽ toàn diện và tốt hơn nhiều nếu Đảng quyết trên cơ sở ý kiến ban đầu của mình và sau khi lắng nghe kết quả bàn bạc giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

3. Nhiều ý kiến cũng yêu cầu Dự thảo cần quy định rõ trong Hiến pháp việc giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước và Đảng (Điều 4) sẽ được thực hiện bằng cơ chế nào.

Việc lấy phiếu tín nhiệm 49 vị được Quốc hội bầu và phê chuẩn là một bước tiến trong tiến trình dân chủ hóa đời sống chính trị và xã hội nước ta mà đáng lý ra đã phải được thực hiện từ nhiều năm rồi theo quy định của Điều 84 khoản 7 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001).

Mặc dù biết rằng đối tượng lấy phiếu tín nhiệm được xác định như thế, nhưng vẫn có một cái gì đó làm cho cử tri cảm nhận như một điều chưa được trọn vẹn. Có lẽ vì người có trách nhiệm cao nhất trong trọng trách lãnh đạo Nhà nước và xã hội lại đứng ngoài sự kiện.

Tại sao dự thảo Hiến pháp không quy định một điều khoản theo đó Quốc hội thể hiện mức độ tín nhiệm đối với vị này bằng lá phiếu của đại biểu Quốc hội, như là một phương thức thể hiện sự giám sát của nhân dân đối với Đảng? Thiết nghĩ UBDTSĐHP nên xem xét kiến nghị này.

4. Vị trí và vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội và một Quốc hội có thực chất tương xứng với chức năng và nhiệm vụ đã được góp ý khá nhiều. Không thể nói “cơ bản ý kiến nhân dân tán thành với quy định về Quốc hội như Dự thảo đã công bố” để không giải trình đầy đủ về hai vấn đề trên.

Từ chỗ là cơ quan thường trực của Quốc hội giữa hai kỳ họp của Quốc hội hiện nay, theo thiết kế của UBDTSĐHP 1992, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ trở thành một cơ quan thường trực của Quốc hội, với rất nhiều quyền hạn hiến định, kể cả lãnh đạo Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thường trực của Quốc hội.

Không thể viện dẫn lý do “trong điều kiện Quốc hội không hoạt động thường xuyên” để rồi trao một số thẩm quyền của Quốc hội cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, bởi lẽ viện dẫn này có nguy cơ dẫn đến tiếm quyền và truất quyền.

Một hai chục người trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể thay thế 500 đại biểu Quốc hội mà cử tri bầu ra và yêu cầu họ làm việc thực chất, có trí tuệ và trách nhiệm.

5. Về Chương X, tại nhiều diễn dàn, nhiều ý kiến đã được phát biểu không thể rõ ràng hơn: hoặc là thành lập Hội đồng Hiến pháp đúng nghĩa để bảo đảm sự tôn trọng Hiến pháp bởi mọi tổ chức và cá nhân, hoặc là không thành lập chứ không thể lập lờ lập ra “cái gọi là Hội đồng Hiến pháp” như UBDTSĐHP đề xuất.

Tương tự, Hội đồng bầu cử quốc gia ở các nước được thành lập là vì ở đó có nhiều đảng phái chính trị tham gia bầu cử. Ở Việt Nam, trong chế độ chính trị được quy định tại Chương I, lập ra Hội đồng bầu cử quốc gia có thực sự cần thiết không, ngoài một thông điệp nào đó, nếu có, cần nói rõ.

  • GS-TSKH Nguyễn Ngọc Trân 

“Điếu Hà Tây Tỉnh” của Phạm Việt Long là một áng Thiên cổ hùng văn – Trần Mỹ Giống

31 Th5

“Điếu Hà Tây Tỉnh” của Phạm Việt Long là một áng Thiên cổ hùng văn

Phạm Duy Trưởng


.

Văn tế là bài văn được đọc trong khi cúng tế với nội dung nói về tính nết, công đức, sự nghiệp, và kỷ niệm của tiền nhân hay người thân mới qua đời để tỏ tấm lòng ngưỡng mộ và thương tiếc của người sống đối với người chết. Nhưng văn tế cũng dùng để châm biếm (Văn tế An Nam tạp chí của Tú Mỡ), để tế sống (Văn tế sống vợ của Trần Tế Xương), để tống tiễn quỷ thần, như Nguyễn Thuyên đời Trần làm bài văn tế Đuổi cá sấu về biển Đông.
Về hình thức, văn tế có thể là văn vần, văn xuôi, văn biền ngẫu… Trong thể văn cũ, văn tế thường được cổ nhân chia làm bốn phần: 1-Lung khởi (Mở đầu – Những câu nói về hoàn cảnh sáng tác của bài văn thường bắt đầu bằng mấy chữ “Than ôi”, “Than rằng”, “Thương ôi”…); 2-Thích thực (kể thành tích của chủ thể); 3-Ai vãn (Kẻ đứng tế hay viết bài văn tế tỏ lòng thương tiếc, kính trọng, ngưỡng mộ chủ thể); 4-Kết (nhằm truy điệu vong hồn, bày tỏ lòng tiếc thương và lời cầu nguyện, lời mời của người đứng tế đối với chủ thể)

Tỉnh Hà Tây có những bước thăng trầm sau:

Được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1965 theo Quyết định số 103-NQ-TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 4 năm 1965 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975 hợp nhất với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1978 hai thị xã Sơn Tây và Hà Đông, 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức của tỉnh Hà Sơn Bình cùng một số xã của các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín được chuyển về Hà Nội. Tuy nhiên thị xã Hà Đông vẫn tạm thời là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập và 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức cùng 2 thị xã Sơn Tây và Hà Đông được trả về cho Hà Tây, tổng cộng có 2 thị xã và 12 huyện. Khi đó tỉnh có diện tích là 2.169 km², với dân số 2.086.926 người.
Tháng 12 năm 2006 Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây với diện tích tự nhiên là 4.791,7ha, 228.715 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính gồm bảy phường và tám xã.
Tháng 8 năm 2007 Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành phố Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 9 xã.
Từ 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ diện tích, dân số của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội.
Nhân sự kiện này ông Phạm Việt Long làm bài “Văn tế tỉnh Hà Tây” theo thể văn Biền ngẫu (Biền là cặp ngựa đi sóng đôi). “Biền ngẫu” là lối đặt câu như những cặp ngựa song song, nghĩa là gồm những câu dài ngắn như nhau, nhịp điệu tương đồng, ý nghĩa đối nhau từng cặp.
Bài văn tế này gồm hơn bốn mươi cặp “Biền ngẫu”, nhiều cặp có thể còn chưa được chuẩn, còn chưa được chỉnh. Những câu “gối hạc” còn chưa thật sự đắt so với nhiều bài văn tế cổ. Song toàn bộ bài văn này vẫn là một áng Thiên cổ hùng văn, có giá trị về mặt nghệ thuật. Đọc xong, thấy vô cùng xúc động vì tình cảm của tác giả đối với quê hương Xứ Đoài.
Xin chân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

VĂN TẾ TỈNH HÀ TÂY
(Điếu Hà Tây Tỉnh)

Hỡi ôi!
Thế cục xoay vần, càn khôn dời đổi, bước thịnh suy hồ dễ mấy ai hay.
Mở cửa bốn phương Nam, Bắc, Đông, Tây, luồng gió mới thổi qua miền quê lụa.

Đã từng trải bao nhiêu sóng gió, tưởng vĩnh hằng trụ mãi với thời gian.
Ai ngờ đâu bèo dạt mây tan, một quyết định tiễn về miền ký ức.

Nhớ linh xưa!

Sừng sững Ba Vì trấn biên cương phía bắc, Thành Tản Viên uy ngự chốn linh thiêng.
Một dẻo Tây Nam, mây núi nước miên miên, Hương Tích động mở một trời phật pháp.

Dòng Đà Giang độc lưu lên phía Bắc, sông Tích Hiền tuôn chảy xuống phía Nam.
Sông Đáy trong kết bạn với Nhuệ Giang, ôm ấp trọn cả bình nguyên trù phú.

Suối Yến Mơ ngọt ngào quyến rũ, nụ cười ai ngây ngất nón Ba Tầm.
Tiếng ai ca vắt vẻo giữa rừng xuân, trái mơ vàng mọng căng niềm mơ ước.

Chùa Tây Phương giữa một miền non nước, bao năm rồi La Hán vẫn lặng im.
Đất Bối Khê cung kính vị thánh hiền, nhận liền anh chùa Trăm Gian linh ứng.

Trúc Lâm môn bàn tay ai gây dựng. Vũ Khắc Trường ngồi đó với thời gian.
Vũ Khắc Minh kế tục hóa kim cương, chùa Đậu lành trở thành miền cổ tích.

Đền Đồng Quan thênh thang và cô tịch, khói hương say phơ phất bóng cửa trùng.
Tiếng đàn bay giữa Đại Lộ mênh mông, nhịp phách tiền nâng hồn người lên cõi.

Dòng Nhĩ Hà xôn xao sóng dội, phù sa hồng kết thành bãi Tự Nhiên.
Có ai người dội gáo nước thiêng, thăng hoa hết tình yêu và số phận.

Thấy đâu đây túp lều tranh yên ấm, trái tim vàng Chử Đồng Tử, Tiên Dung.
Sáo diều ai tha thiết giữa tầng không, hay khúc hát quần tiên ngày khánh hội.

Đất Đường Lâm bàn tay nào đắp đổi, đá ong xây ngôi vị của hai Vua.
Dòng sữa nào nuôi dưỡng từ ngàn xưa, Phủ Thường Tín sinh sáu ba Tiễn Sĩ.

Núi sông hùng vĩ, đất anh linh vạn thủa vẫn anh linh.
Thiên địa tịch minh, đời khang thái muôn năm còn khang thái.

Lụa Hàng Vân bàn tay ai kết sợi, áng tơ mềm vấn vít đất Hà Đông.
Gạo tám thơm dâng ngan ngát hương nồng, ai là người ươm gieo miền Chợ Cháy.

Vành nón xinh nghiêng nụ cười con gái, ai là người cặm cụi giữa làng Chuông.
Bàn tay ai đơm kết sợi chỉ hồng, thu muôn sắc về khung thêu Quất Động.

Cả vũ trụ bao la thơ mộng, tranh sơn mài Duyên Thái gói vào trong.
Muôn thần linh Nam, Bắc, Tây, Đông, thợ Sơn Đồng gọi về từ gỗ đá.

Ai hữu duyên xin về miền Trạch Xá, tà áo dài bay hương sắc Việt Nam.
Đất Phú Vinh chau chuốt mỗi sợi nan, kết mây tre thành diệu huyền vĩnh Cửu.

Mộc Chàng Sơn mang phụng long hoa điểu, châu tuần về tô điểm cõi linh thiêng.
Tiếng thoi ai rắc ngọc đất quê hiền, khách tha hồ nhặt gom từ Phùng Xá.

Con ốc nào mang trời mây biển cả, thổi hồn vào đó khảm Làng Chuyên.
Bàn tay nào nơi Thượng Hiệp bình yên, điểm linh nhãn cho muôn loài muông thú.

Giang sơn quyến rũ
Nhân vật tài hoa.

Muôn năm rồi theo bước ông cha, vì Thủ Đô đem thân làm cửa ngõ.
Tấm lòng son trời cao còn soi tỏ, gậy Trường Sơn in dấu đất quê hương.

Chiến tranh ư, trai tráng khắp làng thôn. Nắm tay nhau hát bài ca vệ quốc.
Bỏ lại sau mái tranh nghèo xơ xác, nguyện đem về cho Tổ Quốc vinh quang.

Hồn bay theo cánh gió đại ngàn, xá chi thân vùi sâu ba thước đất.
Tấm bia lạnh nơi nấm mồ đóng chặt, lại mở ra cả chân lý tự do.

Hòa bình ư, lại khúc hát đưa đò, lái thuyền đời vào giữa dòng đổi mới.
Đất cha ông đã bao đời đắp đổi, nay hiến dâng cho sự nghiệp sang trang.

Dù chẳng còn đâu nữa lũy tre làng, dù sáo diều không còn nơi ca hát.
Dù thôn hương chẳng còn đường gạch lát, dù chơi vơi giữa thế giới thương trường.

Chỉ một tấm lòng chan chứa yêu thương
Luôn đầy ắp dù đầy vơi cuộc sống.

Than ôi!

Núi cao trời xanh kia vẫn rộng, mà địa đồ rơi mất chữ Hà Tây.
Đông còn đây, Đoài vẫn còn đây, mà ngơ ngác giữa phố phường Hà Nội

Cô gái quê dịu hiền nơi bến đợi, đã sang sông xao xuyến một chuyến đò.
Niềm vui kia chẳng khỏa hết âu lo, phận làm dâu mấy người hay họa phúc.

Chốn quan trường bị một phen chen chúc, còn công đường hay kê ghế ngồi chơi.
Chốn dân thôn nghe ngóng khắp mọi nơi, còn ruộng đất hay hóa thành vô sản.

Đã chao đảo mấy phen hợp tán, liệu bền không khi biến ngõ thành nhà.
Hạnh phúc chăng khi thuyền mới ghé qua, phận làm hai đã bá truyền đại chúng.

Ai bảo rằng cứ nhà cao cửa rộng, hạnh phúc hơn trong một mái tranh nghèo.
Ai bảo rằng kẻ cả chẳng gieo neo, khi chứng kiến nhà giàu kia cũng khóc.
Nhưng thôi thôi!

Chân đã bước có nề chi khó nhọc, ai bảo rằng phận dưới chẳng có công.
Hồi môn kia cả mảnh đất danh hương, ai dám nói Thủ Đô không nhờ cậy.

Sông hồng dữ có hiền hòa sông Đáy, Ba Vì thiêng nâng đỡ núi Nùng linh.
Chùa một cột như một đóa hoa sen, được hái về từ Phật Đài Hương Tích.

Dáng ai đi trong ngàn năm thanh lịch, tà áo nào không phải lụa Hà Đông.
Nhà ai cao ngất ngưởng giữa không trung, móng nào xây trên đất miền Hòa Lạc.

Khách viễn du không chồn chân ngơ ngác, giữa bốn bề mái ngói xô nghiêng.
Tới Thủ Đô có thủy bộ đôi bên, dắt hồn người vào bao miền hương sắc.

Đáo giang tùy khúc, luôn nhớ câu hữu xạ tự nhiên hương.
Nhất phẩm thiên lương, từng ghi dạ phúc đức tòng tại mẫu.

Đem thân về cùng Thủ Đô yêu dấu, cũng tự hào hộ đối môn đăng.
Bỏ lại sau lưng một quá khứ mênh mông, tránh sao khỏi chút niềm day dứt.

Hà Tây ơi!

Đưa người về một miền ký ức, Quốc Hương còn “bóng chiếc thoi đưa”
Hay đời thường sớm nắng chiều mưa, chỉ “sông Tích, sông Đà giăng lụa”.

Nguyễn Khắc Hiếu còn ngồi đâu đó, gan Tản Đà sông núi hóa thành tên.
Ức trai xưa vẫn còn đó uy nghiêm, tâm vẫn sáng như sao Khuê buổi sớm.

Cánh hạc trắng bay về miền quên lãng, có ai người thổi đến một áng mây.
Chẳng thấy ai nâng chén rượu đưa cay, chỉ sương lạnh ướt đầm trên lọn cỏ

Tiễn người đi thắp hương lòng cháy đỏ, cho tình đời bát ngát một trời thương.
Cho lời ca tràn khắp nẻo văn chương, lập tượng đài trong chập chùng bể nhớ.

Dù ở đâu giữa đất trời muôn thủa
Xin Người về chứng giám Hà Tây ơi!

Thượng hưởng !

Tháng 9 Mậu Tý
(Nhân dịp nhập Hà Tây về Hà Nội)
Phạm Việt Long

Cảm nhận:

 

1. Cảm nhận từ: 17a4 [Blogger] Email 30.05.13@13:25
// Quá hay! Đúng là một áng Thiên cổ hùng văn
Link cố địnhLink cố định Phản hồi

 

2. Cảm nhận từ: nontan [Blogger] Email 30.05.13@21:05
// Cảm ơn anh Trần cho đọc bài văn tế có một không hai này! Nhớ hồi 2008, một chị ở Hà Đông trả lời phỏng vấn của phóng viên truyền hình rằng “Hà Tây hay Hà Nội không quan trọng, quan trọng là đời sống nhân dân như thế nào thôi!”
Link cố địnhLink cố định Phản hồi

 

3. Cảm nhận từ: Người cùng tỉnh [Bạn đọc] Email 31.05.13@07:12
// Bài văn tế sông Hà Tây thật là tuyệt mỹ của Pham
VIỆT LONG Cảm ơn bác Trần và Phạm duy Trưởng Đã cho bạn đọc thưởng lãm ,Có thể sánh ngang với VŨ KHIÊU Viết về Đền HÙNG năm xưa. Rồi sẽ có ngày lại tách ra cho mà xem ,vì Hà Nội không kham nỏi Đọc bài này tôi tháy các vị lãnh đạo nhà ta có hiểu …gì không

Sau Trương Duy Nhất sẽ là ai? – RFA

31 Th5

Sau Trương Duy Nhất sẽ là ai?

Thu, 05/30/2013 – 08:13 — songchi

Song Chi.

Trước khi blogger Trương Duy Nhất bị bắt, ông từng lặp đi lặp lại nhiều lần trong các bài viết, các comment trả lời độc giả hoặc chứng tỏ qua bài viết, thái độ sống rằng blog của Trương Duy Nhất không thuộc về lề trái, Trương Duy Nhất không phải là nhà đấu tranh dân chủ, không cổ xúy cho việc lật đổ chế độ. Rằng Trương Duy Nhất mổ xẻ cái sai cái xấu của hệ thống, của các nhân vật cao cấp trong bộ máy đảng, nhà nước cũng ngang bằng với việc sẵn sàng chửi thẳng những kẻ chống cộng cực đoan và dân chủ giả hiệu. Rằng Trương Duy Nhất không thuộc về bất cứ một tổ chức đảng phái chính trị nào, không tham gia bất cứ hoạt động nào dù chỉ là ký tên, kiến nghị gì đó, rằng những bài viết chỉ là trình bày “một góc nhìn khác” nhằm có ý xây dựng làm cho cái hệ thống chính trị này, xã hội này tốt đẹp hơn v.v…

Nói theo định nghĩa của nhà văn Phạm Thị Hoài thì Trương Duy Nhất thuộc về tầng lớp “đối lập trung thành”.

Và khi khẳng định như vậy, Trương Duy Nhất có lẽ đã nghĩ rằng mình sẽ an toàn, bởi không phạm vào những điều tối kỵ đối với nhà nước cộng sản VN. Đó là: một, đứng trong một tổ chức, bất kể tổ chức đó chỉ là một nhúm người với những phương thức đấu tranh cực kỳ ôn hòa bằng ngòi bút chẳng hạn. Hai, có dính dáng đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại, có trả lời báo đài nước ngoài, viết bài (có nhận tiền) của báo đài bên ngoài. Ba, có tư tưởng muốn thay đổi mô hình thể chế chính trị, đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp hay những cái đại loại như vậy.

Nhiều năm nay quả thật blogger Trương Duy Nhất đã an toàn trong cái cõi “Một góc nhìn khác”, một mình một ngựa với lối viết thẳng thừng, sắc bén, từng đụng chạm tới rất nhiều người thuộc cả lề trái lẫn lề phái, thuộc phe này lẫn phe kia trong bộ máy cao cấp của đảng, nhà nước. Lối viết đó khiến một số người không ưa Trương Duy Nhất, thậm chí cho Trương Duy Nhất hoặc là công an, hoặc do công an gài vào, hoặc có ai đó chống lưng nên mới viết mạnh bạo thế.

Cũng có người suy đoán sự an toàn của Trương Duy Nhất chủ yếu nhờ vào mối quan hệ với ông Nguyễn Bá Thanh khi ông Thanh còn làm Bí thư thành ủy Đà Nẵng. Khi ông Thanh phải ra Hà Nội, lại rớt không vào được Bộ Chính trị, thì sự an toàn của Trương Duy Nhất cũng không còn nữa và đây là lúc mà những ai trong số 14, 16 vị trong Bộ chính trị từng/đang cảm thấy bị chạm nọc bởi những bài viết của Trương Duy Nhất, sẽ ra tay khóa ngòi bút Trương Duy Nhất lại.

Dù điều đó có đúng hay không thì việc nhà báo, blogger Trương Duy Nhất bị bắt cũng cho thấy một thực tế, đối với nhà nước cộng sản VN thì chẳng cá nhân nào có thể an toàn một khi đã lên tiếng chỉ ra những điều không đẹp của chế độ, và không được thuận tai những người đang cầm quyền.

Là con người, có cái đầu biết phân tích đúng sai, có trái tim biết đau đớn nặng lòng với hiện tình của đất nước, dân tộc, chúng ta sẽ chỉ có thể an toàn nếu hoàn toàn giả câm giả điếc, chỉ cắm đầu đi kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình và đừng quan tâm đến bất cứ gì hết. Còn một khi đã lên tiếng một cách trung thực, dù có là đối lập trung thành hay người bất đồng chính kiến hay nhà hoạt động dân chủ, sớm muộn anh cũng sẽ bị bắt.

Và điều thứ hai, đó là đừng ảo tưởng nghĩ rằng có thể dùng thiện chí vạch ra những cái sai cái dở của nhà cầm quyền để mong họ sửa đổi. Nhìn vào bao nhiêu ví dụ từ trước đến nay mà gần đây nhất là việc góp ý sửa đổi Hiến pháp rồi cuối cùng không sửa gì cả, ngay cả tên nước, đế thấy hy vọng đó là hão huyền.

Bằng tất cả những hành động trước sau như một suốt hơn 6 thập kỷ cầm quyền, nhà nước cộng sản VN đã khẳng định lập trường sẽ bảo thủ đến cùng để giữ lấy chế độ, không thay đổi dù cho khát vọng của nhân dân và sức ép của quốc tế có như thế nào đi nữa, và sẽ tiếp tục đàn áp, bắt bớ, dập tắt mọi tiếng nói trái chiều cho dù ôn hòa nhất.

Nghĩa là nhà nước này thuộc loại không thể đối thoại được. Đừng hy vọng đối thoại, góp ý với họ nữa.

Thay vào đó, tất cả những ai đã, đang và sẽ lên tiếng, hãy chuẩn bị cho mình một ngày nào đó, sớm hay muộn, cũng sẽ tiếp bước nhau đi vào nhà tù nhỏ hoặc bị vô hiệu hóa, cách này cách khác.

Dù sao, có một điều an ủi cho tất cả những ai “sớm hay muộn gì cũng sẽ bị bắt” đó là ngày càng có nhiều người bị bắt thì mọi người càng bớt sợ hãi việc bị bắt, ngày càng có nhiều người chia sẻ, ủng hộ người bị bắt. Khác với trước đây chỉ chừng dăm mười năm thôi, người bị bắt trong những vụ việc có yếu tố chính trị thường vô cùng cô đơn, ngay cả với chính người thân trong gia đình, không ai thông cảm mà còn oán trách vì đã làm cho họ bị liên lụy…

Song, đã đến lúc 90 triệu con dân người Việt cần suy nghĩ thật nghiêm túc trước một thực tế vì sao nhà nước này vẫn có thể tiếp tục bắt bớ, đàn áp, bịt miệng nhân dân, tiếp tục chà đạp lên luật pháp, coi thường dư luận trong và ngoài nước, không những thế, ngày càng có xu hướng nghiêm trọng hơn, với những vụ việc phi lý hơn, những bản án dã man hơn?

Câu trả lời mà chắc mỗi người cũng tự thấy, là vì sức ép từ người dân chưa đủ mạnh. Mọi sự phản đối bằng bài viết, bằng những kiến nghị, thư ngỏ…không làm cho nhà nước này trầy xước mảy may. Nên những cá nhân thuộc về thiểu số dũng cảm lên tiếng đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục phải trả giá giữa đám đông vẫn im lặng.

Sau blogger Trương Duy Nhất sẽ là ai và những ai?

Biển của mình sao phải sợ Trung Quốc – RFA

31 Th5

Biển của mình sao phải sợ Trung Quốc

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-05-30

 

Email
Ý kiến của Bạn
// Chia sẻ
In trang này

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với ngư dân Quảng Nam trong chuyến thăm chiều 14-4.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện với ngư dân Quảng Nam trong chuyến thăm chiều 14-4, ông noí: “Biển của ta, ta cứ đánh bắt”, và hứa sẽ có biện pháp bảo vệ ngư dân…

Photo:TTO/infonet

 

Trong những ngày qua, Trung Quốc xúc tiến hành động xâm lấn lãnh hải của Việt Nam mà nạn nhân trực tiếp ngay trong lúc này không ai khác hơn là ngư dân Việt. Trong khi đó, giới cầm quyền Việt Nam đã bảo vệ ngư dân ra sao, và ứng phó với hành động ngày càng ngang nhiên và mạnh mẽ này của phương Bắc như thế nào.

Ngư dân được bảo vệ bằng những lời hứa suông

Cũng như từng bị “tàu lạ” trước đây bắn giết, đâm tàu, bắt đòi tiền chuộc, đánh đập ngư dân Việt Nam…, hôm 20 tháng Ba vừa rồi, chiếc tàu đánh cá QNg 96382 của ngư dân Lý Sơn bị tàu võ trang Trung Quốc bắn cháy cabin ngay trong vùng thuộc chủ quyền lãnh hải Việt Nam, như thuyền trưởng Phạm Quang Thạnh kể lại:

Nó dùng súng bắn thẳng vào tàu chúng tôi. Tôi nghe 4 tiếng nổ thì phát hiện tàu bị cháy cabin. Lúc đó tôi hô hào tất cả anh em thuyền viên múc nước dưới biển đưa lên để tôi dập tắt ngọn lửa khi 4 bình ga đang nằm ở vị trí đống lửa mà tôi sợ các bình ga phát nổ thì chắc chắn trong tàu không còn ai sống sót.

Thì khoảng 1 tháng sau, tức hôm 14 tháng Tư rồi, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới thăm và hỏi ngư dân ở Tam Quang, Quảng Nam rằng “ Bây giờ đánh bắt gặp khó khăn gì không”, cũng như ông khuyên ngư dân Quảng Ngãi “ Biển của ta, ta cứ đánh bắt”, và hứa sẽ có biện pháp bảo vệ ngư dân.

Một tháng sau khi lãnh đạo nước hỏi ngư dân “ đánh bắt gặp khó khăn gì không ?” và hứa sẽ “có biện pháp bảo vệ họ”, thì hôm 20/5 này, tàu cá số hiệu QNg 90917 TS của Quảng Ngãi với 15 ngư phủ đang hoạt động tại nơi hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế VN lại bị “tàu lạ” đâm thẳng, gây hư hại trầm trọng

Nhưng, cũng gần một tháng sau khi lãnh đạo nước hỏi ngư dân “ đánh bắt gặp khó khăn gì không ?” và hứa sẽ “có biện pháp bảo vệ họ”, thì hôm 20 tháng 5 này, tàu cá số hiệu QNg 90917 TS của Quảng Ngãi với 15 ngư phủ đang hoạt động tại nơi hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam lại bị “tàu lạ” đâm thẳng, gây hư hại trầm trọng ở mạn tàu, đe doạ tính mạng của ngư phủ trên tàu, khiến Bộ Ngoại giao Việt Nam lại lên tiếng phản đối, lại cáo giác phía Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải Việt Nam, đi ngược lại thoả thuận Việt-Trung.v.v…giữa lúc Bắc Kinh cho xuất bến ngư cảng Bạch Mã Tỉnh ở đảo Hải Nam đội tàu đánh cá Đam Châu gồm 32 chiếc hiện đại, trọng tải từ 100 tấn trở lên, xuống khai thác triệt để ngư trường Trường Sa của Việt Nam trong khoảng 40 ngày, trong khi Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ ngày 16 tháng 5 cho đến đầu tháng 8 này mà chủ yếu là nhắm vào ngư dân Việt Nam.

 

Mạn tàu cá số hiệu QNg 90917TS của tỉnh Quảng Ngãi bị vỡ toác sau khi bị tàu Trung Quốc đâm ngày 20/5/2013.
Mạn tàu cá số hiệu QNg 90917TS của tỉnh Quảng Ngãi bị vỡ toác sau khi bị tàu Trung Quốc đâm ngày 20/5/2013.

 

Lên tiếng mới đây với báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc nhận xét rằng Bắc Kinh đang đi một nước cờ mới “vô cùng bài bản và nguy hiểm bằng việc tiến xuống quần đảo Trường Sa”. Và ông nhấn mạnh:

Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở đây, rất có khả năng trong thời gian tới, Bắc Kinh có thể sẽ phái lính cải trang thành ngư dân xâm nhập, đổ bộ và chiếm đóng thậm chí là xây dựng nhà dàn, công sự trái phép trên các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà hiện nay ta chưa kịp triển khai quân chốt giữ.

Trước tình hình đó, blogger Hữu Nguyên báo động về nguy cơ ông “bạn vàng quyết tận diệt ngư dân của đồng chí” đàn em phương Nam, lưu ý rằng mức độ trấn áp mà phương Bắc nhắm vào ngư dân Việt Nam ngày càng thường xuyên, hung hăng hơn để sẽ mau chóng tiến đến cái ngày mà Trung Quốc mong muốn “sạch bóng ngư dân Việt Nam trên Biển Đông”.

Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở đây, rất có khả năng trong thời gian tới Bắc Kinh có thể sẽ phái lính cải trang thành ngư dân xâm nhập, đổ bộ và chiếm đóng thậm chí là xây dựng nhà dàn, công sự trái phép trên các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam

ông Dương Danh Dy

Nhắc đến “tình đồng chí”, hai tác giả Dương Danh Huy và Lê Trung Tĩnh qua Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông cũng đã đề cập đến “Tinh thần đồng chí” Việt-Trung và Biển Đông, lưu ý rằng “ Việt Nam nên nhìn nhận thực tế là Trung Quốc đã, đang và sẽ luôn luôn đặt tham vọng chiếm đoạt tất cả Hoàng Sa, Trường Sa và 80% Biển Đông lên trên bất cứ tinh thần đồng chí, anh em nào. Tinh thần đồng chí, anh em đó đã không, không, và sẽ không bao giờ là bùa hộ mạng cho chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và phần Biển Đông của mình. Tệ hơn, việc tin tuởng hoặc thể hiện như tin tưởng vào tinh thần đồng chí, anh em này sẽ làm Việt Nam càng cô độc hơn trên thế giới”.

Bảo vệ ngư dân bằng cách bỏ tù người biểu tình phản đối TQ?

Hồi trung tuần tháng này, nhà văn Ngô Minh cho biết mấy hôm nay ông “vô cùng bức xúc” khi 32 tàu cá Trung Quốc đã kéo xuống vùng biển phía Tây-Nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam vốn hoàn toàn nằm trong thềm lục địa của Việt Nam. Ấy thế mà, theo lời nhà văn Ngô Minh, “Trung ương đã để mặc lãnh hải cho bọn Trung Quốc muốn làm gì thì làm”. Nhà văn Ngô Minh lưu ý rằng “ Trong lịch sử Việt Nam, nước ta bị giặc Tàu đô hộ ngàn năm, nhưng từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn, không có triều đại nào đi theo Tàu, bán đất nước” cho phương Bắc, ngoại trừ Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc vốn bị lịch sử lên án ngàn đời. Nhưng, nhà văn Ngô Minh bày tỏ phản ứng:

Đau đớn thay, từ giữa thế kỷ 20 đến nay, nước ta dưới thời CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN, với khẩu hiệu “Bốn phương vô sản đều là anh em”, ngây thơ “đi theo” Trung Quốc đã bị mất đất, mất người nhiều lần. Chúng lấn chiếm biên giới, lấy mất Mục Nam Quan, lấy mất 2/3 Thác Bản Dốc. Theo nhà báo Huy Đức trong tác phẩm ”Bên thắng cuộc”, thì Trung Quốc đã dùng mọi thủ đoạn để lấn chiếm 50.000 mét vuông Việt Nam dọc biên giới. Năm 1974, giặc Tàu chiếm Quần đảo Hoàng Sa, 1988, chúng đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam

Nói với họ rằng “nếu các ông sống hữu hảo, đừng xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì nhân dân Việt Nam sẽ không biểu tình chống Trung Quốc”…“ sao không nói với họ như thế, lại đi đàn áp nhân dân mình? Nước có chủ quyền gì mà lạ thế !

nhà văn Ngô Minh

Và nhà văn Ngô Minh nêu lên câu hỏi rằng “Nước Việt Nam là nước độc lập có chủ quyền, nếu Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông hay biên giới, nhân dân Việt Nam biểu tình phản đối sao lại bắt tù nhân dân ?” . Ông đề nghị phải ngay lập tức triệu đại sứ Trung Quốc tới, trao công hàm, nói với họ rằng “nếu các ông sống hữu hảo, đừng xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì nhân dân Việt Nam sẽ không biểu tình chống Trung Quốc”. Và tác giả thắc mắc “ sao không nói với họ như thế, lại đi đàn áp nhân dân mình ? Nước có chủ quyền gì mà lạ thế !”.

Nhắc đến chuyện giới cầm quyền “sao lại bắt tù nhân dân?”, nhà thơ Khuất Đẩu không quên dòng chữ “Tàu khựa cút khỏi biển Đông” mà tù nhân lương tâm, yêu nước Nguyễn Phương Uyên viết lên bằng máu, để rồi nhà thơ Khuất Đẩu cảm tác, trong đó, có những vầng thơ:

Khi em trích máu viết:

“Tàu khựa cút khỏi biển Đông!”

thì cũng như những chiến binh thề chống quân Nguyên

xăm trên cánh tay mình: “Sát Thát”

Nhân danh ai mà bỏ tù em?

nhân danh ai mà quản chế em?

chẳng lẽ nhân danh một dân tộc

Bạch Đằng giang còn đỏ máu quân thù?

Qua mạng ASITIMES tiếng Anh, một độc giả thắc mắc đại ý rằng “Sang một ngày mới thì lại có thêm một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tấn công. Vậy hải quân của Việt Nam làm gì ? Chẳng thấy họ làm gì cả. Các tướng lãnh hàng đầu thì ăn nhậu, tiệc tùng với ông chủ Trung Quốc tại Hà Nội trong khi công an bắt giam thêm những người phản đối Trung Quốc xâm chiếm lãnh hải Việt Nam. Điều này có nghĩa là gì ?”. Và độc giả này tự trả lời rằng điều đó có nghĩa “ Việt Nam đang bị Trung Quốc điều khiển”.

Xem báu vật phòng không S300 của Nga diệt mục tiêu – Vnn

31 Th5

Xem báu vật phòng không S300 của Nga diệt mục tiêu

 

S300 là hệ thống tên lửa phòng không di động vô cùng tinh vi của Nga, có thể tiêu diệt các tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương.

TIN BÀI KHÁC:

Xem quân đội Nga tập bắn đạn thật với S300 ở Ashuluk:

Là tên lửa đất đối không thuộc hàng mạnh nhất trên thị trường hiện nay, S300 được đánh giá là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo từ tầm xa 150km và ở độ cao 27km.Ban đầu, S300 được thiết kế để bảo vệ các cơ sở công nghiệp, các khu hành chính, căn cứ quân sự và kiểm soát không lưu trước các chiến đấu cơ kẻ thù.

Ban đầu, S300 được thiết kế để bảo vệ các cơ sở công nghiệp, các khu hành chính, căn cứ quân sự và kiểm soát không lưu trước các chiến đấu cơ kẻ thù.

Hệ thống S300 tân tiến hiện nay cùng lúc có thể lần theo 100 mục tiêu, với thời gian triển khai là 5 phút.

Thanh Hảo(Tổng hợp)

Đối thoại Shangri-La và vai trò của ngoại giao quốc phòng

31 Th5

Đối thoại Shangri-La và vai trò của ngoại giao quốc phòng

 

 
Ngoại giao quốc phòng, mà tiêu biểu là hình mẫu Đối thoại Shangri-La, hứa hẹn sẽ là cơ chế đa phương về an ninh và quốc phòng có đầy đủ khả năng trong việc định hình nền tảng an ninh của khu vực trong thời gian tới.Môi trường an ninh Châu Á – Thái Bình Dương đang đứng trước nhiều diễn biến phức tạp, với sự tăng lên cả về mật độ lẫn mức độ các điểm nóng đe dọa leo thang thành xung đột. Giải quyết những nguy cơ này đòi hỏi các quốc gia thành viên trong khu vực phải tăng cường hợp tác và đối thoại toàn diện, trên nhiều kênh ngoại giao, nhiều cấp độ và nhiều phương diện khác nhau. Ngoại giao quốc phòng, mà tiêu biểu là hình mẫu Đối thoại Shangri-La, hứa hẹn sẽ là cơ chế đa phương về an ninh và quốc phòng có đầy đủ khả năng trong việc định hình nền tảng an ninh của khu vực trong thời gian tới.

Hiện nay, các vấn đề an ninh khu vực đều có liên quan tới lợi ích của nhiều quốc gia hay nhóm quốc gia. Không những thế, những tác động dự đoán của các vấn đề này sẽ không chỉ dừng lại ở những quốc gia có liên quan trực tiếp, mà còn lan rộng đến các quốc gia khác cả trong và ngoài khu vực. Đơn cử là các vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Những điểm nóng về an ninh này một mặt đe dọa trực tiếp đến an ninh của các quốc gia có tranh chấp, mặt khác tác động không nhỏ đến vấn đề an ninh hàng hải và lợi ích của các quốc gia không liên quan tới tranh chấp.

Tương tự, sự trỗi dậy của Trung Quốc với quá trình phát triển mạnh mẽ về quốc phòng khiến các nước láng giềng quan ngại, nghi ngờ về các động thái quân sự của cường quốc này.

Đối thoại Shangri-La, ngoại giao quốc phòng, Biển Đông, Biển Hoa Đông, Thái Bình Dương
Ảnh: Erin A. Kirk-Cuomo

Vì thế, để tìm kiếm giải pháp thiết thực cho các điểm nóng an ninh, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cần tạo lập thêm các cơ chế ngoại giao quốc phòng đa phương và bình đẳng. Đa phần các cơ chế đa phương cũ vẫn chưa đạt được những hệ quả như mong đợi. Kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khu vực này đã xuất hiện một diễn đàn an ninh tiêu biểu như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) – một “diễn đàn kênh 1” hay Hội đồng Hợp tác An ninh Châu Á – Thái Bình Dương (CSCAP) – một “diễn đàn kênh 2” bao gồm giới học giả và các nhà phân tích có uy tín.

Thế nhưng, ARF với ASEAN là trọng tâm và thành phần tham gia chỉ là các Bộ trưởng ngoại giao của các nước trong khu vực, còn các chuyên gia của CSCAP thì không có tác động nhiều đến quyết sách quốc gia, những vấn đề về an ninh vẫn chưa được đạt được hiệu quả trao đổi do chưa “đúng người – đúng bệnh”.

Vẫn còn một cơ chế ngoại giao quốc phòng khác hiện nay đang thu hút được nhiều sự quan tâm của khu vực: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mở rộng của ASEAN (ADMM +). Thế nhưng, cơ chế ngoại giao kênh 1 này mặc dù có sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng, tuy nhiên vẫn chưa chứng tỏ được năng lực trong việc tìm kiếm các giải pháp thiết thực cho an ninh khu vực. Với hạt nhân là một ASEAN không có sự đoàn kết và thống nhất về quan điểm, cơ chế này dễ dàng chịu tác động chia rẽ từ nhân tố Trung Quốc.

Có thể nhận ra được “bài toán” tạo dựng một mô hình ngoại giao quốc phòng đa phương hiệu quả cần đảm bảo được 2 yếu tố: tính chính danh (sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng) và tính đa phương (không chịu sự chi phối của một quốc gia). Mô hình Đối thoại Shangri-La có lẽ về lý thuyết đảm bảo được cả 2 yếu tố trên khi vừa có sự tham gia của các quan chức và các chuyên quốc phòng của các nước, vừa đảm bảo có sự hiện diện của nhiều đối trọng quyền lực trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, … và đặc biệt là Hoa Kỳ.

Chính vì thế, cơ chế ngoại giao quốc phòng này không đơn thuần tạo điều kiện để các vấn đề an ninh khu vực được bàn luận đa phương; mà còn tạo điều kiện cho các quốc gia tự tổ chức các buổi gặp gỡ, tạo dựng các cam kết an ninh quốc phòng cho riêng mình. Cho đến sau năm 2011, khi nước Mỹ tuyên bố chiến lược xoay trục hướng về Châu Á, các nội dung nghị sự nổi bật được đề cập là tự do hàng hải ở biển Đông, các tranh chấp lãnh thổ tại khu vực và đặc biệt là cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ luôn luôn hiện diện tại Shangri-la suốt tứ năm 2004 đến nay, trong khi những người đồng cấp bên phía Trung Quốc không muốn tham gia Hội nghị do cơ chế đa phương của nó ảnh hưởng tới một số lợi ích về quốc phòng và an ninh của Bắc Kinh.

Các Bộ trưởng Quốc phòng của Trung Quốc quan tâm nhiều hơn tới Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) hay ARF khi họ có thể đối thoại song phương với từng nước có liên quan. Thế nhưng, liệu chăng “ngày hội” Shangri-La có thật sự là viên gạch nền tảng cho việc thể chế hóa an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương? Điều đó còn tùy vào ai là “nhân vật chính” của ngày hội, là an ninh chung của khu vực, là Trung Quốc, hay là Hoa Kỳ?

Vũ Thành Công – Lê Thành (Irys) 

 

Đối thoại Shangri-La được coi là một trong những diễn đàn an ninh lớn và quan trọng nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiện nay. Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 5/6 tập trung vào những vấn đề an ninh nóng bỏng nhất hiện nay. Năm nay, điều được đặc biệt chú ý chính là việc tham gia và đọc Diễn văn chính thức (Keynote speech) của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Theo giáo sư Carl Thayer, việc đọc diễn văn mở màn là một trách nhiệm vô cùng nặng nề khi phải trình bày rõ ràng về các chính sách đối ngoại, an ninh và phòng thủ của Việt Nam, tuy nhiên điều này cũng mở ra một cơ hội hiếm có để Thủ tướng Việt Nam có thể đóng vai trò then chốt trong việc định hình các cuộc thảo luận sau đó nếu ông đưa ra được một bài diễn văn mở màn thật hay vào buổi tối khai mạc hội nghị. Từ đó gia tăng uy tín và vị thế của Việt Nam như một quốc gia nỗ lực đóng góp vào an ninh chung của khu vực.

Hơn nữa, sự tham gia của Thủ tướng Việt Nam, thay vì bộ trưởng hoặc thứ trưởng như hàng năm được Tiến sỹ John Chipman, Tổng giám đốc và CEO của IISS (đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La) nhìn nhận như một nhân tố quan trọng, có thể tạo ra sức nặng đáng kể trong các buổi thảo luận cốt lõi về các vấn đề an ninh khu vực.

Một con đường cải tổ – BS

30 Th5

Một con đường cải tổ

30-05-2013

Lời dẫn

Ba tháng qua tôi đã có thời gian để suy xét lại về những điều tôi đã cho là đúng và cả những điều tôi đã cho là sai trước đó. Cũng trong ba tháng qua tôi có điều kiện quan sát gần hơn, tiếp cận gần hơn, có điều kiện để biết nhiều hơn, hiểu rõ hơn về các xu hướng vận động của nền kinh tế – chính trị nước nhà. Đó là khoảng thời gian quý báu với riêng tôi. Có thể coi đề xuất, chương trình, ý kiến… gọi là gì cũng được mang tên “MỘT CON ĐƯỜNG CẢI TỔ” ở dưới là kết quả của 3 tháng vừa rồi. Bài viết này xuất phát từ ý thức dân tộc, ý thức về trách nhiệm của một cá nhân, một công dân với vận mệnh dân tộc.

 

Tôi đã cố gắng giữ cho mình nguyên tắc, đứng ngoài mọi phe nhóm, mọi tổ chức chính trị, trong hay ngoài nước, trong hay ngoài Đảng Cộng sản để giữ cho mình một sự độc lập nhất định về tư tưởng. Hay nói cách khác, tôi chọn cho mình một con đường tri thức độc lập. Đó là tôn chỉ tôi đã theo và sẽ theo. Bài viết này, vì thế tôi mong mọi người được đọc với một tinh thần khách quan như vậy.

Tiếp tục đọc

Có cần phải làm càn trên biển?

30 Th5

Có cần phải làm càn trên biển?

Tuổi Trẻ

 
TT – Việc một tàu cá của ngư dân Việt Nam mới bị tàu Trung Quốc dùng sức mạnh bức hiếp trong vùng biển lịch sử và ngư trường đánh cá truyền thống của các ngư dân Việt Nam không là một điều gì mới mẻ hay lẻ tẻ.

Học viên Học viện Quân sự Philippines tham gia tập trận đổ bộ tại thành phố Cavite, phía nam Manila ngày 29-5 – Ảnh: Reuters

“Chúng ta đang tiếp tục thực thi Luật biển Việt Nam năm 2012. Đối với việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông thì lập trường của Chính phủ là rất rõ ràng, đó là giải quyết thông qua hòa bình, đối thoại, tôn trọng Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982… Ngư dân của ta đánh cá trên vùng biển của chúng ta thì đó là quyền của ngư dân, Nhà nước sẽ tiếp tục bảo vệ ngư dân đánh cá trên vùng biển của chúng ta một cách hợp pháp”

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao PHẠM BÌNH MINH

Trước đó, một tàu cá khác của ngư dân Việt Nam từng bị tàu Trung Quốc nã súng bắn.

Những vụ cậy đông hiếp yếu như thế không chỉ nhằm vào Việt Nam mà còn với Philippines. Mới hôm 29-5, ba tàu Trung Quốc, trong đó có một tuần dương hạm, đã kéo đến khu vực mà từ năm 1999, trước tình hình “bị dòm ngó”, thủy quân lục chiến Philippines đã đồn trú trên một xác tàu chìm ủi bãi để bảo vệ dải đá này.

Không chỉ làm càn ở biển Đông, tàu bè Trung Quốc cũng gia tăng quấy rối ở khu vực Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài). Ngày 26-5, ba tàu của Trung Quốc đã đột nhập vào trong phạm vi 12 hải lý của quần đảo Senkaku, tức vào trong hải phận của Nhật, từ 10g-15g14 rồi bỏ đi. Rình rình vô rồi ra như kẻ trộm, chớ không dám tự ý “lưu cư” như ở trong biển Đông do lẽ hải quân Nhật, cho dù có bị giải giới và rút gọn thành lực lượng phòng vệ trên biển, vẫn còn thừa sức “ăn thua đủ” với hải quân mới nổi lên của Trung Quốc, theo phân tích của các website phân tích quân sự quốc tế.

Cảnh “rình rình, mò vô rồi rút ra” ở Senkaku không khác gì trước kia, khi hạm đội 7 Mỹ còn tràn ngập biển Đông. Lúc đó đố thấy bóng dáng tàu hải quân Trung Quốc, huống hồ là tàu cá héo lánh đến Hoàng Sa hay Trường Sa!

Thậm chí vào năm 1956, trước tin từ Bộ ngoại giao Saigon ngày 10-6 cho biết tàu Trung Quốc đổ bộ người lên đảo Robert (đảo Hữu Nhật trong quần đảo Hoàng Sa), ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Dulles đã chỉ thị cho các cộng sự của mình xem xét khả năng viện dẫn hiệp định kết thúc chiến tranh với Nhật Bản, theo đó Hoa Kỳ có trách nhiệm “kế thừa” đối với tất cả các lãnh thổ Nhật chiếm đóng trước kia. Kết thúc cuộc họp, trợ lý phụ tá ngoại trưởng Jones Jones gửi ngay bức điện số Deptel 4011 cho Tòa đại sứ Mỹ tại Saigon, nội dung như sau: “Các cấp cao nhất của chính phủ đang xem xét khả năng tiến hành các chiến dịch quân sự nhằm quét sạch bọn ChiCom (Trung Cộng, cách gọi lúc đó) ra khỏi khu vực… Mọi quyết định tự hậu sẽ tùy thuộc nơi kết quả thám thính”. Hôm sau, thứ hai 11-6, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tiếp bức điện Deptel 4021 cho Tòa đại sứ Mỹ tại Saigon và bức điện số 766 gửi Tòa đại sứ Mỹ tại Đài Bắc chỉ thị: “1. Các lực lượng khả dụng của Mỹ trong khu vực sẽ đơn phương hành động buộc ChiCom rút lui sau khi đã cảnh cáo; 2. Cố đạt đến một thỏa thuận hành động hỗn hợp lực lượng giữa Trung Hoa dân quốc và Saigon. Quân lực Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ khi cần thiết”. Nội vụ cuối cùng xếp lại sau khi kết quả thám thính của hạm đội 7 trong hai ngày 12-6 và 13-6 cho thấy không có bất cứ sự đổ bộ quân sự lấn chiếm nào.

Hi vọng rằng người phát ngôn Hồng Lỗi cũng như báo chí Trung Quốc sẽ có đủ thời giờ nghiền ngẫm tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ (FRUS, 1955-1957 – Volume III, China, Document 186) để nhận chân rằng Trung Quốc đã chẳng từng có chỗ ở Hoàng Sa hay Trường Sa, và thực tế trớ trêu là Đài Loan tháng 6-1956 ấy cũng như ngày nay không hề cùng một “khối” với một Trung Quốc mà họ gọi là “ChiComs”, để cứ khăng khăng rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc hoặc cứ không ngừng kích động Đài Loan “xử” Philippines.

Khi nói đấy là “vùng biển lịch sử” thì cũng cần giở lại lịch sử để nhớ rằng đường lưỡi bò mà bây giờ Trung Quốc mới lớn tiếng nhận vơ chẳng qua chỉ là copy từ tấm bản đồ Nanhai zhudao weizhi tu của chính quyền Tưởng Giới Thạch vội vàng công bố tháng 2-1948 khi thấy có khoảng trống quyền lực trên biển Đông sau khi quân Nhật bại trận bị giải giới rút đi, còn quân Pháp (chủ cũ) chưa kịp trở lại.

Trong bối cảnh lý lẽ không thực chất đó, cậy sức làm càn, từ ở biển Đông đến Senkaku, cũng là dễ hiểu!

>> Ấn Độ vật vã trong nắng nóng, 524 người chết
>> Xung đột tôn giáo tại Myanmar, một người chết
>> 4.000 tay súng Hezbollah chiến đấu ở Syria

DANH ĐỨC

 

// //

 

BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ VÀ TẤM LÒNG TRƯƠNG HÁN SIÊU VỚI ĐẠI VIỆT – VC+

30 Th5

BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ VÀ TẤM LÒNG TRƯƠNG HÁN SIÊU VỚI ĐẠI VIỆT

 
1. “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu là một trong những bài phú chữ Hán nổi tiếng bậc nhất từ thời Trần còn lại đến nay. Có nhiều vấn đề cần giải mã tác phẩm xuất sắc này, một trong những vấn đề cốt tử làm nên sức sống lâu dài của nó, có lẽ chính là nỗi lòng của Trương Thăng Phủ với những vấn đề liên quan đến vận mệnh của vương triều Trần, sâu xa hơn là vận mệnh của nhân dân, dân tộc, của non sông đất nước Đại Việt muôn quí ngàn yêu.
 

Có thể coi bài phú như một lời cảnh báo, một thông điệp về nguy cơ sụp đổ không thể tránh khỏi của nhà Trần bằng lối phúng dụ quen thuộc, bằng phong cách ôn nhu đôn hậu, thâm trầm kín đáo của một bậc thầy vua đối với Trần Dụ Tông. Bài viết này mong muốn làm sáng tỏ  điều đó.

2. Tác giả bài phú là một bậc túc nho, một trong những nhân vật chính trị, văn hóa lớn đương thời. Trương Hán Siêu (?- 1354), tự Thăng Phủ, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên, nay thuộc phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình. Thời trẻ làm môn khách của Trần Hưng Đạo, lập được nhiều công trạng trong hai lần chống Nguyên-Mông, được Hưng Đạo Vương tiến cử lên triều đình. Năm 1308 thời Trần Anh Tông, được bổ chức Hàn lâm học sĩ, sau được thăng chức Hành khiển. Năm 1339 giữ chức Môn hạ hữu tư lang trung. Năm Thiệu Phong thứ nhất đời Trần Dụ Tông (1341) theo lệnh vua, ông cùng Nguyễn Trung Ngạn soạn hai bộ Hình thư và Hoàng triều đại điển, xây dựng các căn cứ pháp chế cho việc cai trị. Năm 1342 bị giáng làm Tả tư lang trung kiêm Kinh lược sứ Lạng Giang. Năm 1345 thăng Tả gián nghị đại phu. Năm 1351 thăng Tham tri chính sự (như chức Thượng thư). Năm 1353 được giao cầm quân đánh dẹp phía nam và trấn thủ Hóa Châu (vùng Huế ngày nay). Năm 1354 xin trở về triều, được chuẩn y, chưa về thì mất. Được truy phong Thái Bảo. Tuy không đỗ đạt cao, nhưng ông là một học giả uyên thâm, có tư tưởng tôn Nho và bài trừ những yếu tố tha hóa của Phật giáo đương thời, đề cao ý thức quốc gia, được các vua Trần tôn quí như bậc thầy. Khi ông mất, vua bãi triều 3 ngày để tỏ lòng thương tiếc. Cùng vớiChu An, ông được tòng tự tại Văn Miếu với các tiên hiền của đạo Nho. Tác phẩm viết bằng chữ Hán còn lại: Bạch Đằng giang phú, Cúc hoa bác vịnh(thơ 7 bài còn 4) Dục Thúy sơn, Hóa Châu tác, Quá Tống đô (thơ), Khai Nghiêm tự bi kí, Dục Thúy Sơn Linh Tế tháp kí (bi minh kí).

3. Đối tượng hướng tới của bài phú chủ yếu chính là Trần Dụ Tông (1335 – 1363). Vua tên húy là Hạo, con thứ 10 của Thái Thượng hoàng Trần Minh Tông, lên ngôi năm 6 tuổi với niên hiệu Thiệu Phong (1341), ở ngôi 28 năm, hưởng thọ 34 tuổi. Dưới sự cai trị của Dụ Tông, niên hiệu Thiệu Phong, chính sự tốt đẹp, từ niên hiệu Đại Trị về sau, chơi bời quá độ, cơ nghiệp nhà Trần suy yếu từ đó (Đại Việt sử kí toàn thư).

4. Là người từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, từng chứng hiến thời kì cực thịnh, huy hoàng của vương Trần, nhưng đến thời Dụ tông thời thế đã khác. Đến nay ta không có cứ liệu chính xác về thời điểm ra đời của Bạch Đằng giang phú, nhưng có thể suy đoán rằng tác phẩm ,có lẽ ra đời vào những năm tháng mà cơ nghiệp nhà Trần đã suy vi, hoặc chí ít thì những dấu hiệu suy vi đã hiện rõ. Bài phú viết về một địa danh lịch sử nổi tiếng của dân tộc: dòng sông Bạch Đằng, niềm tự hào của người Đại Việt trong sự nghiệp bảo vệ độc lập tự chủ trước các thế lực xâm lược từ phương Bắc tới, địa danh mà hàng  trăm năm sau, triều đình phong kiến phương Bắc đầy tự mãn nước lớn vẫn còn vô cùng căm tức, nể sợ và kính trọng trước vế đối đầy khẳng khái của Giang Văn Minh khi đi sứ (vế ra của người phương Bắc:Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (Cột đồng  (Mã Viện chôn để yểm bùa ở nước ta từ thời Hán) đến nay rêu đã xanh; vế đối của Giang kẻ sĩ: Đằng giang tự cổ huyết do hồng (Sông Bạch Đằng tự xưa máu vẫn còn đỏ)). Nhưng đó là câu chuyện sau này. Đề tài của bài phú là vịnh cảnh, vịnh sử. Với người xưa, đề vịnh thường để bộc lộ tâm sự trước thời cuộc, tức viết về cái xưa cũ mà không làm cho nó chết thêm một lần nữa, mà từ những vấn đề của quá khứ mà thanh nghị những vấn đề của hiện tại. Giả Nghị viết quá Tần luận, Tư Mã Thiên viết Sử kí… cũng trên tinh thần ấy. Đó chính là tinh thần dĩ cổ vi kim, từ những sự kiện, những bài học lịch sử mà bổ khuyết những khiếm khuyết, sai lầm của hiện tại. Có lẽ trên tinh thần ấy mà Trương Thái Phó đã viết bài phú theo lối cổ thể pha Sở từ  này. Lòng tự hào trước chiến công lừng lẫy của cha ông, đặc biệt là chiến thắng Mông – Nguyên đời Trần là điều không thể bác bỏ. Tuy nhiên nỗi lòng của tác giả bài phú không chỉ có vậy, cái chính là suy tư trước thời cuộc. Không ngẫu nhiên chút nào khi tác giả viết :

Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá. 
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”.

 Dường như có tâm sự, uẩn khúc của thời đại vắng những minh quân thánh đế, vắng anh hùng gửi gắm trong đó… Rồi quan Thái Phó lại viết:

Lâm giang lưu hề vẫn thế, 
Hoài cổ nhân hề hậu nhan”.

 Bản dịch của Bùi Văn Nguyên (có dựa theo bản dịch của Nguyễn Hữu Tiến và của Nguyễn Đổng Chi): Đến chơi sông chừ ủ mặt – Nhớ người xưa chừ lệ chan, là cách dịch thoát ý. Trong nguyên tác hai chữ vẫn thế có nghĩa là rơi nước mắt, hai chữ hậu nhan có nghĩa là mặt dầy, tức xấu hổ (với người xưa). Khách rơi lệ và xấu hổ với cổ nhân, tức thẹn hổ với hai vị thánh quân Trần Thánh Tông (Thái Thượng hoàng) và Trần Nhân Tông (Quan gia), hổ thẹn với Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn…, với quân dân Đại Việt làm nên chiến thắng Bạch Đằng. Vì sao hổ thẹn ? Vì thấy nay không bằng xưa, vì con cháu không nối gót, không theo kịp cha ông, vì cha làm thầy con đốt sách. Dường như có gì đó hối tiếc xót xa, như nay ta thường nói bao giờ cho đến ngày xưa. Truy tìm nguyên ủy của thắng lợi, tác giả bài phú  đưa ra kết luận:

Tín thiên tạm chi thiết hiểm, 
Lại nhân kiệt dĩ điện an”. 
(Đúng là trời đã bày đặt cho địa thế hiểm trở,
Mà cũng nhờ người hào hiệt giữu nền hòa bình.)

Nguyễn Sưởng, một nhà thơ đời Trần cũng có hai câu thơ:

Thùy tri vạn cổ Trùng Hưng nghiệp, 
Bán tại quan hà, bán tại nhân” 
(Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết,
Nửa do sông núi, nửa do người)

Đó là vấn đề mà  người xưa khái quát thành mệnh đề địa linh nhân kiệt. Giả Nghị (200 – 168 TCN) thời Tây Hán, khi luận về lỗi lầm khiến nhà Tần sụp đổ (Quá Tần luận) đưa ra luận điểm: Tại đức bất tại hiểm. Nhà Tần có thành cao hào sâu, có thế đất hiểm, nhưng vì thực hiện đường lối cai trị tàn bạo chôn Nho đốt sách, mất lòng dân nên sự nghiệp tiêu tan. Đức ở đây là nói tới đức của người cầm quyền, của nhà vua kẻ chăn dắt bách tính trăm họ. Đến cuối bài phú, Trương Hán Siêu đã nhắc lại lời nhận xét cảnh báo của Giả Nghị với các vua Hán, cũng là lời cảnh báo Dụ Tông bằng câu:

Tín tri: Bất tại quan hà chi hiểm hề, 
Duy tại ý đức chi mạc kinh”. 
(Mới biết: Chiến thắng không vì sự hiểm yếu của sông núi và cửa ải,
Không gì sánh được với người có đức lớn.)

Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”.

 Hãy xem Trần Dụ Tông là ông vua thế nào? Trong phần viết về Dụ Tông Đại Việt sử kí toàn thư cho biết:

“Bấy giờ Trâu Canh thấy vua (Trần Dụ Tông) bị liệt dương dâng thuốc nói rằng: giết đứa bé con trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo, thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh, quả nhiên công hiệu. 
Canh từ đấy được yêu quí hơn, được ngày đêm làm ở trong hậu cung hầu hạ thuốc thang.Canh liền thông dâm với cung nữ. Việc phát giác Thượng hoàng (Minh Tông) định bắt Canh chết, nhưng vì có công chữa khỏi bệnh cho vua nên được tha. 
Canh là con Trâu Tôn người phương Bắc, khoảng Thiệu Phong (1341 – 1358) (có lẽ chép nhầm vì khi Dụ Tông lên ngôi thì làm gì còn giặc Nguyên, phải là niên hiệuThiệu Bảo (1279 -12850 mới đúng), người Nguyên vào cướp nước, Tôn làm thầy thuốc đi theo quân Nguyên, đến khi quân Nguyên thua, thì bị bắt. Tôn ở nước ta, chữa thuốc cho các vương hầu thời đó, phần nhiều thấy công hiệu. Người trong nước nhiều lần cho Tôn ruộng, nô, thành ra giàu có. Canh nối nghiệp cha, trở thành danh y, nhưng không có hạnh kiểm nên đến nỗi thế. Đến sau lại được phục chức. (ĐVSKTT, trang250)”

 Trên phương diện nhân tính, đạo đức, việc chữa bệnh của Dụ Tông theo chỉ dẫn của Trâu Canh là một việc làm cực tàn độc, không khác gì cách lấy tim trẻ em làm thang thuốc mà Ngô Thừa Ân ghi lại trong Tây du kí. Lạ thay, một việc tưởng chỉ có trong tiểu thuyết hoang đường bảy phần hư ba phần thựcbên nước Tàu cổ xưa, lại là việc có thực được quốc sử ghi lại bằng giấy trắng mực đen ở xứ ta; tệ hai hơn Dụ Tông còn làm cái việc thương luân bại lí (thông dâm với chị ruột mình). Quả là cách hành xử của giống chó lợn đúng như lời luận bàn của nhà viết sử Ngô Sĩ Liên về cách hành xử trong đời tư của Trần Thủ Độ, khi vương triều Trần mới khởi nghiệp. Việc dùng Trâu Canh làm quan ngự y, tha tội chết rồi sau phục chức cho y lại chứng tỏ Dụ Tông vì u mê mà bất chấp pháp luật, điển lệ nhà nước. Những việc làm của ông ta khiến Thái Thượng hoàng Minh Tông hết sức bất bình và dường như có cả sự bất lực của ông mà sử quan kín đáo bộc lộ qua cách chép sử của mình. Ngô Sĩ Liên viết như sau:

Khi se mình, triều đình muốn lập đàn chay cầu đảo, Minh Tông biết chuyện, gọi Hữu tướng quốc phủ vào chỗ nằm để hỏi. Vua (Dụ Tông) sợ lập tức bảo phủ là Phạm Ứng Mộng xuống nghị xin lấy mình chết thay. Phủ đem câu ấy tâu lên, Minh Tông nói: 
– Ứng Mộng tự nhận làm địa vị Chu Công thì cứ lấy thân mình mà chết thay cho cha hắn, còn đàn chay thì không được làm. 
Bấy giờ Hiến Từ thái hậu phóng sinh các giống súc vật để cầu cho Minh Tông khỏe lại. Minh Tông bảo bà: “Thân ta không lấy con lợn, con dê mà đổi được” 
Khi bệnh trầm trọng, cho gọi quan thầy thuốc là bọn Trâu Canh,Vương Định, Phạm Thế Thường vào xem mạch. Canh nói:”Mạch phiền muộn”. Minh Tông ứng khẩu một bài thơ nhỏ đọc cho bọn Canh nghe:
“Chẩn mạch hưu luân phiền muộn đa, 

Trâu Công lương tễ yếu điều hòa. 
Nhược ngôn phiền muộn vô hưu yết, 
Chỉ khủng tá phiêu phiền muộn đa. 
(Xem mạch khó bàn chuyện muộn phiền, 
Ông Trâu thuốc tốt cắt cho yên. 
Nếu còn nói mãi phiền cùng muộn, 
Chỉ sợ càng tăng phiền muộn lên.) 
Vì Trâu Canh ra vào cung cấm, hay dùng những câu kì lạ, những quỉ kế để huyễn hoặc Dụ Hoàng. Minh Tông ghét hắn nên mượn bài thơ để châm biếm. Đến khi dâng thuốc lên thì Ngài nói: 
-“ Người ta ở đời, bao nhiêu khổ não. Ngày nay thoát được khổ não này, thì ngày khác lại phải chịu khổ não khác”. Rồi không chịu uống thuốc. 
Khi bệnh nguy kịch, sai thị thần là Nguyễn Dân Vọng đem bản thảo tập thơ ngự chế đốt đi. Dân Vọng còn do dự, thì Minh Tông nói: 
-“Vật đáng tiếc còn không tiếc được, tiếc gì thứ ấy.” 
Các hoàng tử đứng hầu bên cạnh, Ngài nhân thể nói với họ: 
“Các con cứ xem việc làm của người xưa, việc nào hay thì theo, việc nào dở thì tránh, cần gì phải dạy cha.” 
Ngài từng nói: 
“Người làm vua dùng người, không phải là có tình riêng với người đó, mà chỉ nghĩ là người đó hiền thôi. Bởi vì người đó theo tấm lòng của ta, giữ chức vụ cho ta, làm việc cho ta, chịu nhọc cho ta, cho nên ta coi họ là hiền mà dùng họ. Nếu ta quả là hiền, thì những người được ta dùng cũng hiền, như Nghiêu Thuấn đối với Tắc Khiết, Quì Long vậy. Nếu ta không hiền, thì những kẻ ta dùng cũng không hiền, như Kiệt, Trụ đối với Phi Liêm, Ác Lại vậy. Đó chính là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, cùng loại thì hợp nhau. Kiệt, Trụ đâu phải có tình riêng gì với bầy tôi của hắn? Bảo hắn ngu dốt thì được, chứ bảo hắn có tình riêng thì không phải”.(ĐVSKTT, trang 254)”

 Từ khi Dụ Tông lên ngôi, Đại Việt sử kí toàn thư rất nhiều lần ghi những sự kiện như hạn hán, mất mùa, lụt lội, sao chổi xuất hiện, đàn bà biến thành đàn ông, trộm cướp, giặc giã nổi lên … Đặc biệt sau sự kiện chữa bệnh, những điềm gở xuất hiện với tần số càng nhiều. Theo quan niệm văn hóa tâm linh thời trung đại, đây là dấu hiệu chỉ báo về sự nổi giận của Trời đối với Dụ Tông một ông vua hôn ám, không làm tròn bổn phận với Trời, với trăm họ muôn dân. Mác từng nhận định: Lịch sử có những giai đoạn làm nhục những khái niệm do nó đề ra. Dụ Tông phải chăng là sự sỉ nhục quan niệm về một minh quân, thánh đế, là sự sỉ nhục, bôi nhọ thanh danh của những Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông…? Cũng Đại Việt sử kí toàn thư cho biết: Khi biết mình không còn sống được bao lâu nữa, Dụ Tông càng lao vào ăn chơi hưởng lạc…Lời nguyền độc của ông vua cuối cùng của nhà Lí, dường như đến Dụ Tông đã dần trở thành hiện thực, một hiện thực không ai mong muốn.Trương Hán Siêu tôn vinh Trùng Hưng nhị thánh, tôn vinh Trần Hưng Đạo (Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng, Bởi đại vương coi thế giặc nhàn) để kín đáo cảnh tỉnh Dụ Tông hãy sửa đức, hãy tu tỉnh quay về với con đường tu trí lực của một đấng minh quân. Đó chính là tấm lòng của một đại thần, trung thần, một kẻ sĩ quân tử hết lòng vì vương triều Trần, cũng chính là vì dân vì nước.Tiếc thay, Dụ Tông đã không tỉnh ngộ để đến nỗi yểu thọ, đưa vương Triều Trần dần đến chỗ diệt vong. Có điều dường như ông ta cũng ít nhiều nhận ra tài năng, tấc lòng của Trương Han Siêu, nên đã cho nghỉ chầu ba ngày để tang khi Trương Hán Siêu qua đời; khi ông còn sống tôn trọng gọi là thầy chứ không gọi tên, rồi tin tưởng giao cho tác giả Bạch Đằng giang phú cùng Nguyễn Trung Ngạn biên soạn Hình thư và Hoàng triều đại điển; rồi cho được tòng tự tại Văn Miếu, gia phong thêm tước vị sau khi ông mất. Nhưng giữa tri và hành trong thực tiễn còn những hãn trở khách quan và chủ quan không thể vượt qua. Sử cũ cũng có những đánh giá không công bằng về tư cách Trương Hán Siêu, mà tôi cho rằng ngoài nguyên nhân nhân vô thập toàn, còn có cả tâm lí trâu buộc ghét trâu ăn,hơn người khó hợp… Chỉ riêng những tâm huyết mà ông gửi gắm trong Bạch Đằng giang phúđã đủ chiêu tuyết cho ông, một tấm lòng trung quân ái quốc hiếm có của một kẻ sĩ cương trực thẳng thắn. Trong thơ chữ Hán của mình, ông đã bộc lộ rất rõ tâm sự ưu thời mẫn thế, nỗi buồn của một lương đống triều đình trước chính sự đương thời, và cả sự bất lực tới mức siêu thoát muốn treo ấn từ quan để độc thiện kì thân theo Đào Tiềm thuở xưa (Sơn sắc thanh y y – Du nhân hồ bất qui – Trung lưu quang tháp ảnh – Thượng giới khải nham phi – Phù thế như kim biệt  – Nhàn danh ngộ tạc phi – Ngũ Hồ thiên địa khoát – Hảo phóng cựu ngụ ki ?. Dịch thơ: Sắc núi còn xanh ngắt – Lâu rồi người vẫn đi – Long sông in bóng tháp – Tầng thẳm cửa thôi che – Từ cách xa đời tục mới hay điều thị phi – Ngũ Hồ trời đất rộng – Bến cũ khi nào về – Dục Thuý Sơn. Trương Hán Siêu, Băng Thanh dịch, Thơ văn Lí Trần, NXB KHXH, Hà Nội, năm 1989)). Không ngẫu nhiên chút nào khi hàng  trăm năm sau, Nguyễn Trãi đề vịnh Dục Thúy Sơn còn nhắc đến Trương Thiếu Bảo: Hữu hoài Trương Thiếu Bảo – Bi khắc tiển hoa ban, nghĩa là Nhớ hoài Trương Thiếu Bảo – Bia khắc dấu rêu hoen.(Khương Hữu Dụng dịch, Thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 1980). Những trí tuệ lớn. những nhân cách lớn thường gặp nhau chính là thế này đây.

5. Những suy tư về thời cuộc, về chính sự, về sự an nguy của vận mệnh của vương triều Trần, cũng là vận mệnh dân tộc, đất nước, nhân dân, ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, có những suy tư của ông trong bài phú này, đến nay cũng cần bàn lại cho thấu đáo. Việc so sánh trận Bạch Đằng với trận Hợp Phì và trận Xích Bích trong lịch sử Trung Hoa cổ đại với đương thời không gì có phải bàn cãi. Có điều, ngày nay phải thấy rằng  những trận đánh mà cổ sử nước Tàu  hay dẫn như những mẫu mực về mưu lược của cha ông họ, thực chất chỉ là những trận huyết chiến đẫm máu của gà cùng một mẹ đá nhau; đó là cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt của người Hoa Hạ mà thôi. Còn trận Bạch Đằng là chiến thắng chống ngoại xâm, bảo về đất nước,  khác nhau về bản chất, về thang bậc giá trị so với trận Hợp Phì và Xích Bích. Cũng trên tinh thần ấy, việc so sánh Trần Hưng Đạo với Khương Tử Nha thời Ân và Hàn Tín thời Tây Hán là không cùng hệ giá trị. Hai nhân vật lịch sử nổi tiếng của Trung hoa cổ đại, thực chất cũng chỉ là những nhà mưu lược tài ba lỗi lạc của một dòng họ, trong cuộc chiến tranh giành quyền lực và quyền lợi của những tập đoàn phong kiến trong nội bộ người Hoa Hạ mà thôi; còn Hưng Đạo Đai Vương là anh hùng giải phóng dân tộc trong chiến thắng thần thánh trước kẻ thù xâm lược Mông – Nguyên hùng mạnh nhất thời đại; đó là Đức Thánh Trần trong tâm thức, tâm linh Việt; đó là một trong những vị thánh bất tử của Tín Ngưỡng, của Tôn Giáo của Đạo có tên là yêu nước thương nòi Việt Nam ( Tụng kinh  Độcc Lập, xây chùa Tự Do – Thơ văn yêu nước của phong trào Duy Tân). Do tâm nguyện cảnh tỉnh đấng chí tôn đương thời mà cuối bài phú, Trương Hán Siêu viết:

Những người bất nghĩa tiêu vong 
Nghìn thu chỉ có anh hùng  lưu danh”.

 Phải chăng chỉ những anh hùng mới lưu danh, còn phường bất nhân bất nghĩa tham tàn hại dân, ngu muội tiêu vong không để lại dấu vết ? Thực ra cả anh hùng và phường bất nghĩa đều lưu danh, nhưng đó là hai thanh bậc khác nhau của danh, một bên là danh thơm, một bên là danh thối. Nếu chỉ có anh hùng lưu danh, thì phường bất nghĩa sẽ tha hồ làm bậy, vì chúng không bị đóng đinh vào lịch sử để đời đời bị nguyền rủa, để con cháu chúng nhục nhã muôn đời; nói như Trần Quốc Tuấn trong Hịch hướng sĩ là: Xú danh nan tẩy, ác thụy trường tồn. Lịch sử ghi danh Đinh Tiên Hoàng đế, Thái Tổ,Thái Tông,Thánh Tông, Nhân Tông… của nhà Lí, Nhà Trần, nhà Hậu Lê… nhưng cũng không quên Lê Ngọa Triều, Lê Chiêu Thống… Ở Hà Nội, ngày nay vẫn còn tên phố Cấm Chỉ, và dân gian vẫn truyền câu ví Nợ như Chúa Chổm để nói về tư cách, nhân cách hèn hạ, thấp kém của một hôn quân bạo chúa thời Hậu Lê. Lịch sử, tấm lòng, kí ức nhân dân rất công tâm công bằng và sòng phẳng.

6. Ngay từ trước công nguyên, Khuất Nguyên, một thi nhân nước Sở từng viết trong Li Tao:

Xưa nay những bậc thánh hiền 
Thương dân mới được cầm quyền trị dân”.

 Trương Hán Siêu, với tầm và bản lĩnh văn hóa của một đại thần, nho thần, trung thần, không sợ cả sự nguy hiểm của những án văn tự, trong chế độ phong kiến mang đặc thù phương Đông, đã dũng cảm mà nói lên sự thật, cảnh tỉnh vua Trần Dụ Tông. Thật đáng kính trọng.Thật đáng tiếc thay! Tấc lòng của ông rơi vào tình trạng im lặng đáng sợ. Và vương triều Trần đã phải chịu kết cục bi thảm. Nhưng tấc lòng cụ Trương  với dân với nước  thì vẫn còn mãi mãi.

Vân Giang, mồng Tám tết Năm Con Mèo 2011.

BÙI NGỌC MINH
 
白藤江賦 Bạch Đằng giang phú Phú sông Bạch Đằng (Người dịch: Nguyễn Hữu Tiến, Bùi Văn Nguyên)
客有:
掛汗漫之風帆,
拾浩蕩之海月。
朝嘎舷兮沅湘,
暮幽探兮禹穴。
九江五湖,
三吳百粵。
人跡所至,
靡不經閱。
胸吞雲夢者數百而,
四方壯志猶闕如也。
乃舉楫兮中流,
縱子長之遠遊。
涉大灘口,
溯東潮頭。
抵白藤江,
是泛是浮。
接鯨波於無際,
蘸繇尾之相繆。
水天一色,
風景三秋。
渚获岸蘆,
瑟瑟颼颼。
折戟沉江,
枯骨盈丘。
慘然不樂,
佇立凝眸。
念豪傑之已往,
嘆蹤跡之空留。
江邊父老,
謂我何求。
或扶黎杖,
或棹孤舟。
揖余而言曰:
此重興二聖擒烏馬兒之戰地,
與昔時吳氏破劉弘操之故洲也。
當期:
舳艫千里,
旌旗旖旎。
貔貅六軍,
兵刃蜂起。
雌雄未決,
南北對壘。
日月昏兮無光,
天地凜兮將毀。
彼:
必烈之勢強,
劉龔之計詭。
自謂投鞭,
可掃南紀。
既而:
皇天助順,
凶徒披靡。
孟德赤壁之師談笑飛灰,
符堅合淝之陣須臾送死。
至今江流,
終不雪恥。
再造之功,
千古稱美。
雖然:
自有宇宙,
故有江山。
信天塹之設險,
賴人傑以奠安。
孟津之會鷹揚箬呂,
濰水之戰國士如韓。
惟此江之大捷,
猶大王之賊閒。
英風可想,
口碑不刊。
懷古人兮隕涕,
臨江流兮厚顏。
行且歌曰:
大江兮滾滾,
洪濤巨浪兮朝宗無盡。
仁人兮聞名,
匪人兮俱泯。
客從而賡歌曰:
二聖兮並明,
就此江兮洗甲兵。
胡塵不敢動兮,千古昇平。
信知:不在關河之險兮,
惟在懿德之莫京。

SAO LẠI KHÔNG CÔNG KHAI ĐƯỢC ? – BVB

30 Th5

SAO LẠI KHÔNG CÔNG KHAI ĐƯỢC ?

 
 
 
* NGUYỄN TRỌNG VĨNH 
          Khi có chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh mà Quốc hội bầu, nhân dân nghĩ rằng đây là một chủ trương mới, tiến bộ.

Hóa ra không phải, vì khi thực hiện lại không công khai cho dân biết.

           Từ trước đến nay, chỉ vấn đề gì liên quan đến an ninh, quốc phòng mới phải biểu quyết bí mật, còn đây chỉ là vấn đề nhân sự, nhát là tại Kỳ họp Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhấ đại diện cho nhân dân, thì việc gì phải giấu dân, lý do gì mà không dám công khai?

 
              Trước đây mấy tháng, Thủ tướng quyết định cho mấy vị Thứ trưởng nghỉ hưu trong đó có Thư trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Hưởng, cũng đăng báo.
               Mới đây, miễn nhiệm Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng đăng báo.
               Tại sao nay bỏ phiếu tín nhiệm các vị do Quốc hội bầu lại phải bí mật? Ở các nước như Nga, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức v.v… các tổ chức lấy ý kiến nhân dân về tín nhiệm đối với Tổng thống, Thủ tướng, kết quả đều được công bố công khai. Việc đó rất bình thường. Có vấn đề gì không quang minh chính đại chăng?
             Thế hóa ra Quốc hội không phải là của Dân, mà là của Đảng, tất bỏ phiếu theo ý Đảng, có gì phải lo. (85% Đại biểu Quốc hội là Đảng viên, đa số là các Bộ trưởng, Chủ tịch, Bí thư tỉnh, Thành ủy). Hơn nữa đa số Trung ương Ủy viên đã bỏ phiếu không kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vẫn để ông làm Thủ tướng và ông cũng không từ chức, thì làm sao ông Dũng bị thiểu số được.
Thiết nghĩ, nên truyền hình công khai ngày bỏ phiếu tín nhiệm cho mọi người biết để dân khỏi thắc mắc.
N.T.V
 
———————
(Tác giả gửi bản thảo đến BVB)
 

6 nhận xét:

  1.  
     
     
  2.  

    Thưa Bác Nguyễn Trọng Vĩnh câu trả lời này quá dễ cháu nghĩ 90% người dân trả lời được : quốc hội là của đảng đương nhiên sẽ bảo vệ quyền lợi cho đảng mà đảng hiện nay thì tham nhũng,mục ruỗng ,thối nát mà nguyên nhân cơ bản là đất nước không có dân chủ (luật pháp không nghiêm minh ) nên mọi việc bất minh bất chính sẽ đươc quốc hội che dấu để dễ bề thao túng đục khoét ngân quỹ của nhà nước mà thôi ! Chỉ có điều Dân biết mà không làm gì được đau xót quá Bác ạ ! bây giờ cho ĐBQH cho ra ngoài Hoàng sa thì may ra các ông ấy mới thay đổi được !!!

    Trả lờiXóa

     
     
  3.  

    Thưa Bác Nguyễn Trọng Vĩnh câu trả lời này quá dễ cháu nghĩ 90% người dân trả lời được : quốc hội là của đảng đương nhiên sẽ bảo vệ quyền lợi cho đảng mà đảng hiện nay thì tham nhũng,mục ruỗng ,thối nát mà nguyên nhân cơ bản là đất nước không có dân chủ (luật pháp không nghiêm minh ) nên mọi việc bất minh bất chính sẽ đươc quốc hội che dấu để dễ bề thao túng đục khoét ngân quỹ của nhà nước mà thôi ! Chỉ có điều Dân biết mà không làm gì được đau xót quá Bác ạ ! bây giờ cho ĐBQH cho ra ngoài Hoàng sa thì may ra các ông ấy mới thay đổi được !!!

    Trả lờiXóa

     
     
  4.  

    3 triệu đảng viên làm việc không minh bạch trước 80 triệu người dân dẫn đến hiện thực ngày hôm nay đã là không biết xấu hổ rồi. Bỏ phiếu tín nhiệm không dám công khai nữa thì đảm lượng của một đảng tự xưng là tiên phong nên đánh giá là thế nào đây ?

    Trả lờiXóa

     
     
  5.  

    Đáng ra khi một người lãnh đạo thấy mình có số phiếu thín nhiệm thấp , mà có người khác có phiếu tín nhiệm cao , thì phải mừng mới đúng !
    Bởi ! Như vậy đội ngũ kế thừa sẵn sàng thay thế mình khi hữu sự !

    Trả lờiXóa

     
     
  6.  

    Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh ơi, thế mới gọi là… “quốc hôi”, cụ ạ. Nhân tiện, với tư cách một công dân yêu nước, tôi đề nghị kỳ họp lần này “quốc hôi” nên phế truất ông Hoàng Hữu Phước khỏi danh sách ủy viên “quốc hôi” Việt Nam.

    Trả lời

Sinh viên Luật kiện Đòan thanh niên cộng sản – RFA

30 Th5

Sinh viên Luật kiện Đòan thanh niên cộng sản

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-05-29

 

Email
Ý kiến của Bạn
// Chia sẻ
In trang này

05292013-law-stu-su-comm-ya.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Trường Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh nơi thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Nhân Quyền

Trường Đại Học Luật TP Hồ Chí Minh nơi thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Nhân Quyền

Photo courtesy Đại học luật TP.HCM

 

Nghe bài này

Đòan thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở trường đại học luật TP HCM vừa bị nhóm, ba sinh viên của trường này kiện lên tòa án nhân dân quân tư TP HCM.

Đòan thanh niên cộng sản học luật mà không hiểu luật?

Nhóm sinh viên truờng Đại học luật TP HCM gồm các snh viên Nguyễn Trang Nhung, Phạm Lê Vương Các, và Bùi Quang Viễn vừa chính thức đưa đơn khởi kiện Đòan thanh niên cộng sản trường đại học luật TP HCM về việc bị đơn vị này đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín của nhóm sinh viên.  Sinh viên Nguyễn Trang Nhung cho biết tiến trình của vụ việc như sau,

“ Nhóm khởi xướng blog Công lý cho Đòan Văn Vươn gồm Tôi, Phạm Lê Vương Các và Bùi Quang Viễn mong muốn qua blog này nhắc nhở Tòa án nhân dân TP Hải Phòng xử công minh, đúng luật. Sau đó, vào ngày 9/4 trên website của Đòan trường có đăng bài nói rằng chúng tôi khởi xướng việc đó nhằm  mục đích là đánh bóng cá nhân, rằng chúng tôi bị ảnh hưởng của những tư tưởng sai lệch và phiến diện.

Họ còn cho rằng chúng tôi có hạn chế về tư duy pháp lý và công bố điểm của các bạn tôi như là một bằng chứng. Chúng tôi đã yêu cầu họ xin lỗi và tranh luận nhưng không có hồi âm. Chúng tôi có nói tới khả năng chúng tôi sẽ kiện đòan trường về xâm phạm quyền được bảo vệ nhân phẩm danh dự và uy tín”

Nhung cho biết là từ khi có yêu cầu của nhóm sinh viên, đòan thanh niên đã im lặng không có phản hồi nào. Yêu cầu của nhóm sinh viên này đối với bên bị đơn là đòan thanh niên cộng sản trường đại học luật phải gỡ bỏ bài viết xúc phạm nhóm sinh viên và phải chính thức xin lỗi.

Đòan trường có đăng bài nói rằng chúng tôi khởi xướng việc đó nhằm mục đích là đánh bóng cá nhân, rằng chúng tôi bị ảnh hưởng những tư tưởng sai lệch và phiến diện. Họ còn cho rằng chúng tôi có hạn chế về tư duy pháp lý…Chúng tôi đã yêu cầu họ xin lỗi và tranh luận nhưng không có hồi âm

Nguyễn Trang Nhung

Từ khi nhóm sinh viên của Trang Nhung khởi xướng blog Công lý cho Đòan Văn Vươn, Phòng công tác chính trị và Phòng đào tạo của Trường đại học Luật TP HCM đã yêu cầu các sinh viên này đến để giải trình, nhưng các sinh viên này đã từ chối, với lý do là không có qui định nào trong công tác sinh viên ở trường đại học này bắt buộc phải giải trình một sự việc như vậy. Đó là về phía những nhà quản lý của Trường, còn về phía các giáo viên thì Nhung cho biết là vẫn bình thường, và các bạn cũng không gặp áp lực gì về phía cơ quan an ninh của chính quyền Việt nam.

Khi chúng tôi đặt vấn đề với Luật sư Hà Huy Sơn là liệu vụ kiến này có được thụ lý hay không, Luật sư cho biết,

“Tôi nghĩ là cũng có thể họ sẽ viện dẫn những lý do gì đó để không thụ lý vụ án tòa hành chính như đã xảy ra trước đây, ví dụ như vụ các nhân sĩ trí thức kiện đài truyền hình Hà Nội vì đã bôi nhọ họ khi họ biểu tình chống Trung quốc xâm lược chẳng hạn.”

Theo Luật sư Hà Huy Sơn, theo đơn kịên của nhóm sinh viên, thì đây là một vụ kiện dân sự vì đòan thanh niên không phải là cơ quan hành chính và các lý do khởi kiện do nguyên đơn đưa ra là xâm phạm đời tư và làm mất danh dự và uy tín.

Nhóm sinh viên trường Luật kiện đòan thanh niên cộng sản…không phải để tranh biện thắng thua mà để thượng tôn luật pháp, nhất là tại một môi trường giáo dục luật pháp như trong trường đại học Luật

Trang Nhung

Sinh viên Trang Nhung cho biết là khi phát đơn kiện như thế, nhóm cũng mong rằng vụ kiện được thụ lý, và cũng sẳn sàng đón nhận khả năng là phía tòa án sẽ viện dẫn lý do gì đó mà từ chối.

Đòan thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được mệnh danh là đội hậu bị của đảng cộng sản Việt Nam. Ở các quốc gia cộng sản khác cũng có hình thức tổ chức như vậy. Trước đây việc gia nhập đòan thanh niên cộng sản là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ dự thi vào Đại học.

Trong một lần trả lời phỏng vấn của Gia Minh, RFA, ông Đặng Văn Việt, một sĩ quan kỳ cựu trong chiến tranh chống Pháp và đồng thời là cựu huynh trưởng hướng đạo Việt Nam tại miền bắc có nói rằng theo chính sách của đảng cộng sản thì Đòan thanh niên cộng sản thay thế đảng và nhà nước để quản lý tất cả thanh niên trong xã hội.

Trong thời gian gần đây một số vị trí của đòan thanh niên cộng sản từ cấp trung ương đến địa phương đã được giao cho con các ông Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng chính phủ, Lê Thanh Hải Bí thư thành ủy TP HCM.

Nay nhóm sinh viên trường Luật kiện đòan thanh niên cộng sản tại trường của họ, với mong muốn, như sinh viên Trang Nhung phát biểu, không phải để tranh biện thắng thua mà để thượng tôn luật pháp, nhất là tại một môi trường giáo dục luật pháp như trong trường đại học Luật.

Bộ Ngoại Giao Đức và Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất

30 Th5

Bộ Ngoại Giao Đức và Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất

Chia sẻ bài viết này//

Kính gửi để thông tin và phổ biến!

Trần Việt
Diễn Đàn Việt Nam 21
Forum Vietnam 21
www.vietnam21.info

Bộ ngoại giao / Đặc ủy nhân quyền CHLB Đức lên án chính quyền Hà Nội về việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất

Berlin – Thông cáo báo chí của bộ ngoại giao CHLB Đức đưa ra ngày hôm nay đã lên tiếng kết án chính quyền Hà Nội về việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất. Toàn văn bản thông cáo báo chí như sau:

Đặc ủy nhân quyền của chính phủ liên bang Markus Loening tuyên bố hôm nay (29.05) về việc bắt giữ các blogger và về tự do hội họp tại Việt Nam:

“Tôi lên án vụ bắt giữ blogger Việt Nam Trương Duy Nhất chỉ vì những phát biểu phê phán của ông về chính phủ và Đảng Cộng sản. Đây không phải là trường hợp cá biệt. Thật không may, nhiều người Việt Nam bị bách hại vì họ bày tỏ quan điểm của họ. Tôi đòi hỏi kêu gọi việc trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và chấm dứt ngay các thủ tục tố tụng đối với Trương Duy Nhất.

Tự do hội họp ở Việt Nam vẫn còn tồi tệ. Gần đây, buổi “dã ngoại nhân quyền” trong ôn hòa tại một số thành phố Việt Nam đã bị ngăn chặn và giải tán một cách tàn nhẫn. Trước đó, lời kêu gọi phân phát Tuyên bố về quyền con người cũng như thảo luận về nhân quyền tại các buổi dã ngoại đã được phổ biến trên mạng Internet.

Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc và qua đó đã cam kết tôn trọng tự do ngôn luận và hội họp. Những cam kết này phải được thực thi” .

Bối cảnh:

Trong nhiều tháng nay, các nhà hoạt động nhân quyền đã tố cáo những chiến dịch chống lại người bất đồng chính kiến ​​tại Việt Nam. Trên danh sách “kẻ thù của Internet” cũng như bảng xếp hạng “tự do báo chí” của tổ chức Phóng viên không biên giới, đất nước này xếp hạng 172 trên 179 nước.

* * * 

Bộ ngoại giao Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất

Trong một tuyên bố chính thức ngày 27 tháng 5 vừa qua, bộ ngoại giao Pháp lên án việc bắt giam blogger Trương Duy Nhất, bản tuyên bố viết: “Pháp lên án mạnh mẽ vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất ngày 26 tháng 5 tại Đà Nẵng với lý do “lạm dụng pháp luật hoặc tự do làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước”.

Bản tuyên bố còn nhắc đến bản án nặng nề cho Phương Uyên và Nguyên Kha: “Vụ bắt giữ xảy ra sau khi một loạt án tù cho những người bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam kể từ mùa thu năm 2012 chính là vi phạm nhân quyền. Pháp đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt sau khi hai người trẻ Việt Nam Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị kết án tù nặng nề vào ngày 16 tháng 5. Pháp đặc biệt chú ý tới vấn đề này, đó là chủ đề của một cuộc đối thoại giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam”.

Sau cùng bộ ngoại giao Pháp nhấn mạnh “Pháp khẳng định cam kết của mình cho tự do ngôn luận và ý kiến, kể cả Internet trên toàn thế giới. Nước Pháp cũng nhắc lại rằng những quyền và tự do được bảo đảm bởi Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên và kêu gọi chính quyền Việt Nam tuân thủ tôn trọng”.

[deustch] – [français] – [english]

Admin gửi hôm Thứ Năm, 30/05/2013
 
Bạn đánh giá bài viết này thế nào?

Roh Moo-hyun

Giữ gìn “nỏ thần” đất Việt

Tôi hoan nghênh một nửa TT Dũng và cực lực phản đối nửa kia !

Khai sáng dân trí – lối thoát cho phong trào dân chủ Việt Nam ?

Bắc Kinh học làm siêu cường

TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì tại Đối thoại Shangri-La? – RFA

30 Th5

TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì tại Đối thoại Shangri-La?

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-05-29

 

Email
Ý kiến của Bạn
// Chia sẻ
In trang này

vvh052913.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

000_DV1462982-305.jpg

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại thượng đỉnh ASEAN ở Bandar Seri Begawan, Brunei hôm 25 tháng 4 năm 2013.

AFP PHOTO / ROSLAN Rahman

 

Nghe cuộc phỏng vấn này
Tải xuống – download

Từ ngày 31 tháng 5 đến 2 tháng 6, tại Singapore sẽ diễn ra Đối thoại Shangri-La thường niên, quy tụ các quan chức cấp cao của nhiều nước.

Trong diễn đàn lần này, lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam sẽ có bài diễn văn quan trọng tại. Các chủ đề chính được bàn thảo trong diễn đàn lần này là gì?  Thủ tướng Việt Nam muốn đề cập đến những vấn đề gì trong diễn văn của mình?

Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc, người sẽ tham dự diễn đàn lần này, để biết thêm chi tiết.

Chủ đề của Đối thoại Shangri-La

Trước hết nói về các chủ đề quan trọng được bàn thảo tại diễn đàn lần này, Giáo sư Carl Thayer cho biết:

“Trước hết phải hiểu về cơ cấu của đối thoại, nó được chia thành các phiên toàn thể, đồng thời lại được chia thành các phần nhỏ. Có 6 phiên toàn thể nơi các bộ trưởng quốc phòng sẽ phát biểu.

Tất nhiên họ cũng phải xem xét tính nhạy cảm của các nước.

Đối thoại sẽ bắt đầu với phát biểu của Mỹ về an ninh khu vực. Đây sẽ là chủ đề chính liên quan đến việc Mỹ cân bằng lại chiến lược, liệu điều này có thể thực hiện được, ảnh hưởng của Mỹ đang lên hay xuống, việc Mỹ quân sự hóa khu vực có phải là để kiềm chế Trung Quốc.

Và phần 4 được mang tựa rất ngoại giao là vai trò của Trung Quốc trong an ninh toàn cầu, nhưng thực tế sự căng thẳng sẽ vượt qua cả khu vực và Trung  Quốc sẽ tìm cách tránh phần này.

Trung Quốc đang phải đối mặt với những cường quốc trên thế giới và họ phải tìm cách làm nhẹ những chỉ trích. Phần cuối của hội nghị sẽ là hợp tác quân sự trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

 

Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc
Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc. RFA

 

Có rất nhiều vấn đề được bàn thảo ở hội nghị lần này nhưng theo tôi quan hệ Mỹ – Trung sẽ là chủ đề chính và nó có liên quan đến một loạt các chủ đề chính khác như làm thế nào để bảo vệ quyền lợi quốc gia và tránh các xung đột, chiến lược hiện đại hóa quân sự.

Tiếp theo là vấn đề an ninh hàng hải, tranh chấp biển Đông. Những vấn đề này sẽ được bàn thảo nhưng sẽ không phải trực tiếp”.

Thủ tướng VN sẽ nói gì?

Việt Hà: Thưa ông, đây là lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam sẽ có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị. Báo chí Việt Nam đưa tin ông sẽ đề cập đến các vấn đề an ninh hàng hải, trong đó có biển Đông. Việt Nam từ nhiều năm nay đã có những tranh chấp với Trung Quốc tại biển Đông, tại sao Thủ tướng Việt Nam lại chọn có bài phát biểu vào năm nay?

GS Carl Thayer: Chúng ta cũng nên nhớ là Bộ trưởng Quốc phòng VN Phùng Quang Thanh đã từng phát biểu ở phiên toàn thể của đối thoại Shangri La, nhưng đúng là Thủ tướng Việt Nam chưa từng tham gia.

Lần này ông tham gia vì ông được mời và ông sẽ có bài phát biểu quan trọng sau bài nói của nước chủ nhà Singapore vào đêm trước khi hội nghị bắt đầu.

Tại sao ông có bài phát biểu lần này? Đó là Việt Nam đang ở trung tâm của vấn đề và cũng giống nhiều nước khác đang có tranh chấp với Trung Quốc, họ không có đủ khả năng về quân sự để đối đầu với Trung Quốc dù họ đang hiện đại hóa và vì vậy Việt Nam phải sử dụng các biện pháp ngoại giao và những cách tiếp cận khác.

Việc Thủ tướng có bài phát biểu là một cơ hội cho Việt Nam.

Tôi nghĩ điều quan trọng phải nói tới đó là đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp, một thủ tướng sẽ đề cập đến chính sách ngoại giao, an ninh quốc gia và vấn đề chính sách quốc phòng.

Các Bộ trưởng quốc phòng trước kia chỉ nói về vấn đề quốc phòng, còn ngoại trưởng các nước thì nói về chính sách ngoại giao.

Hy vọng là nếu mọi việc trôi chảy thì ông Thủ tướng sẽ nói được toàn bộ ba vấn đề.

Ông sẽ thuyết trình bằng tiếng Việt nhưng ông sẽ giới thiệu đến những người dự nước ngoài một cái nhìn tổng thể về Việt Nam, nó sẽ không chỉ bao gồm vấn đề với Trung Quốc và biển Đông mà còn mang tính toàn cầu và vai trò của Việt Nam.

Vấn đề Biển Đông

Việt Hà: Theo ông thì liệu các nước, nhất là Philippines, sẽ lên tiếng với Trung Quốc về vấn đề biển Đông như các năm trước không và điều này có tạo khó khăn gì cho Trung Quốc?

GS Carl Thayer: Tất cả những vấn đề gọi là đa phương là điều mà Trung Quốc không muốn vì họ luôn muốn giải quyết các vấn đề song phương với từng nước.

Và đó là lý do vì sao người tổ chức hội nghị phải chọn từ ngữ rất cẩn thận để Trung Quốc không vào tình huống khó và phải tự bảo vệ mình.

Philippines đã luôn mạnh tiếng tại diễn đàn này hơn so với Việt Nam.

Theo tôi đó là vì họ thông thạo tiếng Anh và mặt khác thì văn hóa người Việt cũng không thích đối đầu, mặc dù ông Phùng Quang Thanh trước kia cũng đã nói rất thẳng thắn tại diễn đàn Shangri La.

Việt Hà: Thường trước và sau khi diễn đàn Shangri La được tổ chức, chúng ta vẫn thấy có những sự kiện xảy ra tại các vùng đang xảy ra tranh chấp trong khu vực, điển hình là tại biển Đông, ảnh hưởng đến an ninh khu vực, người ta có thể đặt câu hỏi là liệu diễn đàn này có thể giúp gì trong việc giải quyết những xung đột và tranh chấp đang diễn ra trong khu vực?

GS Carl Thayer: Diễn đàn đạt hai mức bao gồm cả chính thức tức là nói về các chương trình nghị sự  đã được đưa ra mà không đưa ra kết luận.

Diễn đàn đã qua 12 kỳ tức là đã phát triển, và nó đã lớn đến mức đẩy giới học giả ra phía lề như những thính giả dự hội nghị và các quan chức chính phủ, cố vấn an ninh…

Nhân dịp diễn đàn Shangri La, các bộ trưởng các nước cũng có những cuộc gặp xung quanh hội nghị, trước, và sau hội nghị.

Diễn đàn sẽ là nơi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đăng đàn, nhưng quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc sẽ ngồi ở phía dưới để đưa ra các câu hỏi khó, nhưng không phải là Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc. Họ không gửi Bộ trưởng quốc phòng tới diễn đàn lần này.

Cho nên diễn đàn đã lên hai mức chứ không chỉ là một diễn đàn  đơn thuần. Điều mới là cuộc gặp các Bộ trưởng quốc phòng  của các nước ASEAN + sẽ diễn ra lần thứ hai tại Brunei vào năm nay.

Có những câu hỏi đưa ra là diễn đàn Shangri La đã làm gì để đưa các bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN lại với nhau một cách không chính thức và cuộc gặp ở mức 1 của các Bộ trưởng quốc phòng sẽ diễn ra thế nào.

Cuộc gặp các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN + sẽ diễn ra lần hai, và được tổ chức cứ 3 năm một lần. Trong khi Shangri La gặp nhau mỗi năm và là một thảo luận không chính thức.

Tất nhiên các báo cáo sẽ được viết ra rất cẩn thận và được lọc lựa để đề cập đến các vấn đề nhưng không để giải quyết một vấn đề nào.

Nhưng diễn đàn này quan trọng vì có các thông tin mới, cách nhìn mới, và các nước có cơ hội để biết được những chỉ trích với chính sách của mình là gì và tìm cách bảo vệ lập trường của mình.

Nói ví dụ như trường hợp của Bộ trưởng Quốc phòng Hao Kỳ Leon Panetta trước đây đã lên tiếng về quyền lợi của Mỹ tại biển Đông.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.

Luật sư TRẦN LÂM – BS/Phạm Hồng Sơn

30 Th5

Luật sư TRẦN LÂM                                                            

 
Phạm Đình Trọng
 
Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra khi anh thanh niên Trịnh Đình Tráng, sau này là luật sư Trần Lâm, vừa tròn hai mươi tuổi và anh đã mang cả tri thức và nhiệt huyết của tuổi hai mươi được học hành chu đáo đi với cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc. Với vốn tri thức khá cao còn hiếm hoi lúc đó, với lí tưởng cách mạng thuở ban đầu tinh khôi, trong sáng, với nỗ lực học hỏi, rèn luyện của bản thân, anh trở thành nhà lí luận cách mạng cộng sản, đảm nhiệm nhiều trọng trách của đảng Cộng sản: Trưởng ban Tuyên huấn tỉnh ủy, Hiệu trưởng trường đảng tỉnh.
 
 
Luật sư Trần Lâm năm 2008
Photo:PHS

Trên con đường gập ghềnh gian nan của cuộc cách mạng nhiều cam go, trắc trở giành chính quyền và cuộc chiến tranh khốc liệt giữ chính quyền, nhà cách mạng Trịnh Đình Tráng của đảng Cộng sản Việt Nam trở thành luật sư Trần Lâm đảm trách Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao của Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Nhưng cũng với vốn tri thức, với lí tưởng cách mạng trong sáng tinh khôi, với sự mẫn cảm của một lương tâm và với kiến thức pháp luật của nhân loại đã tích lũy được, luật sư Trần Lâm đã là một trong số rất ít những người Cộng sản ở cấp cao có đủ trí tuệ và lương tâm để đau xót nhận ra rằng người dân Việt Nam đã phải đổ máu hi sinh nhiều thế hệ trong cuộc chiến đấu lâu dài giành độc lập lại phải đón nhận một thể chế mang danh dân chủ nhưng thực chất lại là một thể chế đảng trị, chuyên chính khắc nghiệt với dân, một dân tộc đã thoát khỏi thân phận nô lệ, lại bị cai trị bởi một Nhà nước mang danh của dân, do dân, vì dân nhưng thực tế lại là một Nhà nước độc tài, chỉ có dân chủ hình thức, còn thực chất dân không có cả những quyền dân chủ cơ bản, tối thiểu mà ở thân phận nô lệ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp người dân còn được hưởng.

 
Điềm tĩnh, ôn hòa và khúc triết, luật sư Trần Lâm đã bền bỉ lên tiếng chỉ ra sự khốn cùng của xã hội thiếu dân chủ. Trong bài Sự Thay Đổi Đã Đến Gần, trí tuệ và lương tâm Trần Lâm viết:
 
“Nguyên nhân sự sa sút quá đáng của văn hóa, tư tưởng có phải là kết quả sự lãnh đạo của Đảng: Mọi việc phải theo ý lãnh đạo, một hình thức toàn trị về tinh thần, tư tưởng. Nó thui chột mọi sáng tạo cá nhân. Trước đây còn lờ mờ, nay đã lộ rõ.”
 
Chỉ ra nguyên nhân sâu xa của sự khốn cùng, lương tâm, trí tuệ Trần Lâm còn chỉ ra hiện trạng khốn cùng diễn ra hàng ngày trong xã hội Việt Nam hôm nay:
 
“Gần đây việc dùng bạo lực tràn lan: bắt bớ, giam cầm, xét xử các nhà dân chủ, với các tội gán ghép; xô xát, đàn áp giáo dân, phật tử, tu sĩ; bịt miệng, mạt sát các trí thức, bắt bớ, xét xử các nhà báo… Có nghĩa là đánh tất cả. Không hiểu nhà nước, Đảng dựa vào ai để tồn tại? Hay là như người ta nói: khi sắp tan rã thường một chính quyền tăng cường đàn áp?
 
Dựa vào công an để tồn tại? Không được, vì một khi trong Bộ chính trị đang có sự chia rẽ thì Công an nghe ai? Công an thi hành các mệnh lệnh đơn lẻ thì được, nhưng đại cục, lúc có biến động lớn thì không thể tin được. Nhân dân biểu tình, ngực đeo biển “Tôi là nhân dân”, tay họ cầm hoa… Liệu những người cầm súng có chúc mũi xuống đất như ta đã thấy khi bức tường Berlin bị rỡ bỏ không?
 
Dựa vào Trung Quốc để tồn tại? Tôi chưa hiểu dựa như thế nào, không biết kịch bản Trung Quốc cứu sự đổ vỡ của Đảng và chính quyền Việt Nam ra sao. Tôi chỉ thấy con đường duy nhất: tồn tại trong thân phận tôi đòi cho Trung Quốc. Không thể nói là tồn tại mà phải nói là đã bán đứt linh hồn cho quỷ sứ.”
 
Lương tâm và trí tuệ Trần Lâm cảnh báo những kẻ đã và đang rắp tâm bán linh hồn cho quỷ:
 
“Xét trong phạm vi thế giới, cái hoạ Trung Quốc coi như cái hoạ toàn cầu, thiên hạ đã dứt khoát như thế.
 
Xét trong phạm vi trong nước, nếu một lòng để Trung Quốc sai khiến thì coi như mất nước; mất một lúc cả độc lập, tự do, hạnh phúc. Có nghĩa là ta một lúc gạt bỏ lịch sử 4000 năm. Hậu quả là sẽ có biến động, bạo động, ly khai, nổi loạn ở trong nước… Đó là chắc chắn. Không cần biện luận. Đừng hòng có ai sống yên thân.”
 
Lương tâm và trí tuệ Trần Lâm chỉ ra rằng chỉ có những kẻ vì quyền lợi ích kỉ mà tước đoạt dân chủ của nhân dân để mặc sức tham nhũng và dấm dúi bán linh hồn cho quỷ. Chỉ có dân chủ mới phát huy và tập hợp được sức mạnh dân tộc để giữ nước trước sự mưu đồ bành trướng không cần giấu diếm của Trung Quốc. Lương tâm và trí tuệ Trần Lâm tin tưởng:
 
“Dân chủ hoá lúc này là có thể. Người Việt Nam không bao giờ chịu làm nô lệ. Dân chủ hoá, chỉ có các quan tham phản đối vì lo sợ mất tài sản, lo bị trả thù… Một khi lòng yêu nước trỗi dậy họ chấp nhận dân chủ hoá, thế là 100% dân Việt Nam một lòng giữ nước.
 
Can đảm chấp nhận dân chủ hoá là con đường duy nhất. Có bàn cãi chăng chỉ là ở điểm: chuyển đổi như thế nào.”
 
Với lương tâm và trí tuệ đó, luật sư Trần Lâm đã dõng dạc lên tiếng bảo vệ những chiến sĩ dân chủ dũng cảm như luật sư Lê Thị Công Nhân, luật sư Nguyễn Văn Đài…trong những phiên tòa phản dân chủ, chống nhân dân của Nhà nước chuyên chính đảng trị. Với lương tâm và trí tuệ đó, luật sư Trần Lâm đã thay mặt nhân dân Việt Nam đang bền bỉ đấu tranh giành dân chủ thống thiết đọc lời đưa tiễn người chiến sĩ đi đầu trong cuộc đấu tranh cho dân chủ của nhân dân Việt Nam, cụ Hoàng Minh Chính.
 
Mùa hè nóng bỏng năm nay, một chiều cuối tháng năm nắng lửa và gió lào đốt cháy dải đất miền Trung, tôi tìm đến bệnh viện Phục hồi chức năng ở đường Trường Sa thành phố Đà Nẵng thăm luật sư Trần Lâm. Vững vàng đi qua mọi biến động, mọi trắc trở của cách mạng, vững vàng đi qua mọi bom đạn khốc liệt của chiến tranh, vững vàng đi qua mọi cạm bẫy, cám dỗ, mọi đe dọa, mọi giả dối, lừa mị của thể chế chính trị không còn vì dân nhưng cái tuổi xấp xỉ chín mươi và căn bệnh tim mạch đã đánh gục cơ thể cao gần một mét tám mươi của luật sư Trần Lâm.
 
Tôi biết và gặp luật sư Trần Lâm khi cụ đã ở tuổi ngoài tám mươi. Cụ không biết sử dụng internet nhưng đọc những bài viết của tôi được in ra từ trên các trang mạng internet, cụ coi tôi như người bạn trẻ chia sẻ được với cụ nỗi niềm đầy vơi. Con gái người anh trai mà cụ nuôi từ tấm bé nay làm ăn khá giả dành cho cụ ở căn hộ rộng trên tầng mười tòa nhà cao tầng khu đô thị Văn Quán gần Hà Đông. Cụ gọi điện bảo tôi khi nào tôi về Hà Nội cứ đến ở với cụ. Cụ hẹn tôi bố trí đi Hải Phòng với cụ, cụ sẽ đưa tôi đến nghỉ trong ngôi nhà ở bãi biển đẹp Đồ Sơn, Hải Phòng, ngôi nhà cụ mua đã lâu nhưng thường xuyên khóa cửa và nhờ hàng xóm là nhà văn Đoàn Lê trông nom. Cụ hẹn tôi nhiều lần, đến lúc cụ bán ngôi nhà ở Đồ Sơn, tôi vẫn chưa có dịp đi Hải Phòng với cụ. Nhưng cuối năm 2011, tôi đã được đi với cụ về quê Nho Quan, Ninh Bình của cụ. Cụ dẫn tôi về mảnh đất rộng có vườn, có ruộng, có ao cụ mới mua và mới xây ngôi nhà nhỏ. Cụ dẫn tôi đến ngôi nhà cũ gần thị trấn Nho Quan nơi đặt bàn thờ những người thân yêu của cụ đã khuất. Ở quê mấy ngày cụ lại ngồi xe ôm ra thị trấn Nho Quan đón xe đò về Hà Nội. Cụ hẹn mùa hè năm 2012 sẽ đón tôi đến tắm biển Đà Nẵng rồi cụ đi ô tô vào Đà Nẵng với con gái.
 
Mùa hè năm 2012, tôi liên tục nhận được phone của cụ hỏi khi nào đi Đà Nẵng. Cụ bảo tôi chỉ cần lo vé máy bay Sài Gòn – Đà Nẵng còn việc ăn, ở, vé máy bay trở về Sài Gòn, tôi không phải lo. Cụ dặn đến sân bay Đà Nẵng thì phone cho cụ, cụ sẽ cho ô tô ra đón. Cụ thông báo con gái cụ đã xây xong khách sạn và cô con gái giỏi giang đó đã mua cho cụ căn hộ, cụ dành cho tôi một phòng trong căn hộ đó. Nhưng mùa hè cụ Trần Lâm chờ đón tôi thì tôi lại chần chừ chưa đến Đà Nẵng được với cụ. Mùa hè qua đi, tôi phone cho cụ thì không thể liên lac với cụ được nữa. Lần nào gọi cũng “hướng cuộc gọi tạm thời gián đoạn”. Gọi đi nhiều hướng khác hỏi về cụ tôi mới được biết cụ bị đột quị.
 
Phải đến thăm cụ Trần Lâm! Tôi tự hứa với lòng mình nhưng mãi tháng năm nóng bỏng năm 2013 này tôi mới đến được với cụ thì cụ không còn nói được nữa, cụ không còn tự ngồi dậy được nữa. Cục máu đông chèn nghẽn mạch máu làm cho một bên chân cụ phải tháo khớp đến đầu gối. Tôi xưng tên và gọi mãi, cụ mới cố hé mắt nhưng đôi mắt đục mờ không định được hướng nhìn rồi mi mắt già nua lại sập ngay xuống và nước mắt ứa ra.
 
Dù bị Nhà nước Đảng trị trấn áp tàn bạo nhưng lực lượng dân chủ đang phát triển mạnh mẽ và đang trẻ hóa đầy sức sống. Những luật sư, bác sĩ, kĩ sư, nhà báo… tuổi ba mươi, bốn mươi, những sinh viên, học sinh tuổi hai mươi đã trùng trùng có mặt trong đội ngũ nhân dân đấu tranh đòi dân chủ. Đó là điều mà những người đi trước như luật sư Trần Lâm gửi gắm, trông đợi. Nhìn cụ Trần Lâm, tôi nhớ đến các bậc tiền bối khả kính Trần Độ, Nguyễn Hộ, Hoàng Minh Chính,… Cuộc đấu tranh cho dân chủ hóa đất nước mà các cụ đi đầu và dấn thân đã có lớp lớp những người trẻ bước tiếp. Xin các cụ cứ thanh thản.○

LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC – XVN

30 Th5

LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC

 

TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH

  

PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN

VÀ XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG 

 

NGÀY CHỦ NHẬT 02.06.2013

 

Một mùa hè nóng bỏng đã đến. Nhà cầm quyền Trung Quốc lại quen thói, ra tuyên bố cấm đánh bắt cá ở Biển Đông – trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

 

Tiếp theo tuyên bố ngang ngược đó, Trung Cộng điều hàng chục tàu cá có sự yểm trợ của tàu chiến để đánh bắt trộm trên Biển Đông.

 

Trung Cộng đã ra tay đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, bắt giữ và áp giải tàu thuyền của ta đang đánh bắt trên ngư trường quen thuộc Hoàng Sa.

 

Hành động đó của nhà cầm quyền bành trướng Trung Cộng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.

 

Đồng bào hãy xuống đường, đem theo khẩu hiệu biểu ngữ hòa cùng dòng người hô vang khẩu hiệu Đả đảo Bành trướng Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

 
Thời gian: 08h30 ngày Chủ Nhật 02.06.2013
 
Địa điểm tập trung:
 
Tại Hà Nội: Khu vực HỒ GƯƠM
Tại TP Hồ Chí Minh: CÔNG VIÊN 30/4
 
TỔ QUỐC VIỆT NAM ANH HÙNG MUÔN NĂM!
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TOÀN VẸN LÃNH THỔ MUÔN NĂM!
 
  

31 nhận xét:

  1. Biểu tình ở Việt Nam thì được cái tác dụng gì, chỉ làm mất trật tự công cộng, gây bất an trong lòng dân là nhanh. Nhà nước đã mệt đầu trước kẻ thù bên ngoài lại còn phải dẹp loạn trong nước nữa thì chỉ thêm rắc rối. Bài ca biểu tình gây rối loạn chính trị-xã hội chỉ có bọn phản động mới làm thôi. Quần chúng nhân dân không nên bị kích động mà bị dụ dỗ vào mưu kế của bọn chúng.

    Trả lờiXóa

  2.  

    “bông hồng thời gian”…
    Là Tàu Chệt à? Về Tàu mà lu loa nhá

    Xóa

     
     
  3.  
     
     
  4.  

    Tiên sư bố thằng Bông hồng thời gian, ăn cứt cho Tàu khựa.

    Xóa

     
     
  5.  

    Thằng khốn nạn…Thật hổ thẹn cho tổ tiên để đất nước có những con lợn như mày

    Xóa

     
     
  6.  

    Ở xã hội dân chủ để bày tỏ ý nguyện và thái độ của mình thì người ta biểu tình, biểu tình càng đông càng chứng minh đa số đồng ý, khi đa số đồng ý thì những dân biểu, những người phục vụ cho dân sẽ đưa vào nghị trình và dự thảo và ban hành luật

    Xóa

     
     
  7.  

    Bông hồng chó má. Thằng phản dân tộc

    Xóa

     
     
  8.  

    Mẹ mày đi liếm đít cho giặc đi. Chính quyền VIỆT NAM chưa thời nào lại nhu nhược như bây giờ. Càng nhu nhược thì giặc sẽ càng lấn tới, một bè lũ bán nước, hại dân.

    Xóa

     
     
  9.  

    “Bong hong thoi gian”đúng nó là BLV,vô liêm sỉ!

    Xóa

     
     
  10.  

    tên bông hông tg là blv chó đẻ

    Xóa

     
     
  11.  
    Ngoại giao – hòa bình07:26 Ngày 30 tháng 5 năm 2013

    Nhân dân VN biểu tình chống TQ xâm lược!
    đây chính là hưởng ứng chủ trương của đảng và nhà nước là
    ĐẤU TRANH BẰNG NGOẠI GIAO (biểu tình là kênh ngoại giao Nhân Dân)
    và tất cả các biện pháp hòa bình (BIỂU TÌNH ÔN HÒA là biện pháp hòa bình nhất!)
    Nhân dân phải hiểu ý đảng ta về ý Ngoại Giao và Hòa Bình!
    Biểu tình ôn hòa là HỘI ĐỦ 2 YẾU TỐ ấy!

    Xóa

     
     
  12.  

    Bông hồng thối

    Xóa

     
     
  13.  
     
     
  14.  

    Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa

     
     
  15.  

    Là một người con Việt Nam, khi nghe tin chủ quyền lãnh thổ của đất nước mình bị bọn giặc ngoại xâm xâm phạm thì không một ai là không bức xúc cả. Thế nhưng vấn đề là ở chỗ, chúng ta cần suy xét xem, nếu như người dân đi biểu tình như thế sẽ có lợi gì đây? Liệu rằng đất nước Trung Quốc kia có khiếp sợ trước những băng rôn khẩu hiệu của người dân hay không? Hãy cân nhắc cho thật kỹ nhé các bạn.

    Trả lờiXóa

  16.  

    Thế tao hỏi mày, bao nhiêu dân tộc trên thế giới tiến bộ đi biểu tình thì sao? Biểu tình là ý nguyện của nhân dân tiến bộ, là quyền của nhân dân trong hiến pháp. Mày đừng có nói cái giọng vớ vẩn ra đây. Mày hãy nghĩ cho kỹ về cãi xã hội thối nát này rồi nói. Haizzzzzzzz thất vọng kinh với mày, hay mày câm, điếc mà không biết. Câm điếc luôn cả ngòi bút….

    Xóa

     
     
  17.  
     
     
  18.  

    Rất lợi bạn ơi, trước mắt những hình ảnh biểu tình sẽ xuất hiện tất cả trên thế giới. Sẽ có dấu hỏi tại sao dân VN đi biểu tình chống Tàu.

    Trả lờiXóa

     
     
  19.  

    100% ủng hộ toàn dân trong nước XUỐNG ĐƯỜNG đả đảo csVN và csbatàu để dành lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ VN.

    Trả lờiXóa

     
     
  20.  

    Chuyện biểu tình vẫn là vấn đề muôn thuở. Thật khó lòng có thể phân biệt được đâu là đám đông biểu tình chính đáng với đám đông muốn lợi dụng vấn đề biểu tình chống Tàu để lái nó sang mục đích khác không thể hiện lòng yêu nước! Hơn thế nữa, chưa kể đến việc đông người tụ tập trước mắt đã làm cho giao thông đường phố tắc nghẽn rồi.

    Trả lờiXóa

  21.  

    Giao thông tắc nghẽn cho nhà bác với việc đồng bào bị TQ tấn công và xâm chiếm biển đảo cái nào quan trọng hơn. Về mà bù khú với vợ đi nhé.

    Xóa

     
     
  22.  
     
     
  23.  

    Xin quý vị biểu tình viên và đồng bào lưu ý:
    Hoàng Công Khôi Bí thư quận ủy Hoàn Kiếm sẽ chỉ đạo ra tay tàn bạo đấy!
    Nó đang dính phốt.
    Xem Hoàng Công Khôi ở đây
    http://phongchongthamnhungvietnam2012.blogspot.com/2013/05/hoang-cong-khoi-bi-thu-quan-uy-quan.html

    Trả lờiXóa

     
     
  24.  

    Có bàn tay bao che của Bí thư Khôi
    Án mạng tại quận HK, xả súng giết người giữa trung tâm thủ đô kẻ ác vẫn nhởn nhơ.
    http://vietnamnet.vn/tinnhanh/201009/Nghi-an-am-sat-bang-sung-giua-trung-tam-thu-do-934883/
    Tham nhũng công sản
    http://phongchongthamnhungvietnam2012.blogspot.com/2013/05/hoang-cong-khoi-bi-thu-quan-uy-quan.html
    Băng nhóm làm chữ ký giả
    http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=8&ID=9685
    Che dấu nhân thân xấu
    http://dantri.com.vn/ban-doc/de-nghi-xu-ly-dau-hieu-sai-pham-cua-pho-chu-tich-phuong-trang-tien-736196.htm
    Lộng quyền
    http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=8&ID=9680
    Khai man lý lịch
    http://nguoicaotuoi.org.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=7&ID=9663
    Lừa cả Thủ tướng
    http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Yeu-cau-Quan-Hoan-Kiem-giai-quyet-dut-diem-kien-nghi-ve-biet-thu-11A-Tong-Dan/20123/131521.vgp
    Vi phạm luật KNTC
    http://www.thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/55453/temidclicked/2/seo/Vi-pham-phap-luat-ve-giai-quyet-KNTC/Default.aspx
    Vợ bí thư quận ủy HK lộng quyền
    http://www.thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/48150/temidclicked/1065/seo/Ky-II-Cap-phep-kinh-doanh-tren-loi-di/Default.aspx

    Trả lờiXóa

     
     
  25.  

    Sao có người lại sợ biểu tình thế nhỉ ,nhất là nhà nước csvn, ở đâu trên thế giới cũng có biểu tình ..đây là chuyện bình thường hàng ngày để phát biểu chính kiến của mình ., người ta có biểu tình đòi lật đổ mình đâu mà run sợ quá vậy .. biểu tình phản đối quân xâm lược mà .. nói kiểu nào lý do nào đều không chính đáng . Cứ quy kết chụp mũ là phản động , nào là mất trật tự công cộng .. hèn đến thế là cùng .. nếu cho là biểu tình mà khiến TQ phát động chiến tranh thì càng ấu trỉ hơn .. trong lịch sử thế giới có cuộc chiến tranh nào xãy ra do dân chúng biểu tình gây bức xúc nước gây chiến không ?? đọc cái post của bông hồng thời gian mà muốn xách đầu ra tán vài cái cho tỉnh ..”Nhà nước đã mệt đầu trước kẻ thù bên ngoài lại còn phải dẹp loạn trong nước nữa thì chỉ thêm rắc rối” nhà nước có làm con mẹ gì đâu với kẻ thù biểu sao dân không biểu tình

    Trả lờiXóa

     
     
  26.  

    Xuống đường là thực hiện quyền bảo vệ tổ quốc

    Trả lờiXóa

     
     
  27.  

    Xuống đường để thể hiện lòng yêu nước.
    Xuống đường để nhà nước thấy được lòng dân.
    Xuống đường để thực thi quyền lợi nhân dân đã được ghi trong hiến pháp.

    Trả lờiXóa

     
     
  28.  

    danoan được ngày lên đồng bắt đầu chuẩn bị hô vang khẩu hiệu yêu nước, bảo vệ chủ quyền. lâu nay im hơi lặng tiếng giờ mới thấy xuất đầu, lộ diện mà bắt đầu tỏ ra nguy hiểm rồi. cái kiểu xuống đường đấu tranh chỉ bằng miệng không thôi mà giành được chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì bấy lâu nay đất nước cũng không cần đến quân đội. cũng chẳng cần đến chiến tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập chủ quyền. chỉ có lời nói, và 3 cái hành động ngớ ngấn biểu tình đó mà đuổi được TQ thì tuyệt vời quá. yêu nước không nhất thiết phải xuống đường biểu tình để người ra mới biết được tinh thần yêu nước. dùng hành động và suy nghĩ lên 1 chút đi. từ những hoạt động bình thường trước đã. hàng bẩn của Tàu khựa vẫn đang lộng hành thị trường Việt sao người dân vẫn mua về dùng. và còn bao nhiêu hoạt động nhỏ khác nữa. lên bắt đầu từ những việc làm đơn giản đó trước đã

    Trả lờiXóa

     
     
  29.  

    những hành động của TQ trong thời gian qua trên biển Đông là không thể chấp nhận được, vi phạm những công ước quốc tế, luật biển. xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ của đất nước. trong nước xuất hiên những làn sóng phản đối TQ là điều tất yếu. người TQ mưu mô xảo quyệt. thủ đoạn thì khỏi cần nhắc, bản chất người Tàu khựa mà, trong những hành động bàng trướng của TQ ở biển đông xâm phạm chủ quyền của Việt Nam chúng còn có những âm mưa, tính toán để lợi dụng tinh thần yêu nước của người dân. chuyện không phải đùa bấy lâu nay TQ vẫn luôn có những hành động hủy hoại nước ta. thực phẩm bẩn, hàng giá rẻ độc hai chúng tung ra thị trường việt người dân vẫn đang tiêu dùng hàng hóa của chúng đó. thủ đoạn thâm độc.

    Trả lờiXóa

     
     
  30.  

    loại ngu mới không đi biểu tình chống giặc .

    Trả lờiXóa

     
     
  31.  

    toi ung ho cuoc bieu tinh nay .

    Trả lờiXóa

     
     
  32.  

    Ủng hộ. cả nhà tôi sẽ đi cho khí thế

    Trả lờiXóa

     
     
  33.  

    Biểu biểu cái nồn,lũ con bò.địt mẹ lo cho thân các cô,lo cho gia đình các cô trước đi đã.ở đó mà biểu tình. Biểu cái mả cha các con bò í. Địt mẹ các cô ngu hơn ông bò ông trâu nên mới đi biểu tình.
    Cái con mặt nồn bò kêu gọi biểu tình nài đang ở hải ngoại 100%. Đủ má bọn nài, chỉ giỏi nói cái mồm
    Đủ má, các con bò bị bắt thì tàn đời nhé. Đéo phải các con bò không mà bạn bè gia đình các con bò cũng bị liên luỵ. Địt mẹ biểu cái mả cha các con bò ý.

    Trả lờiXóa

     
     
  34.  

    Biểu biểu cái nồn,lũ con bò.địt mẹ lo cho thân các cô,lo cho gia đình các cô trước đi đã.ở đó mà biểu tình. Biểu cái mả cha các con bò í. Địt mẹ các cô ngu hơn ông bò ông trâu nên mới đi biểu tình.
    Cái con mặt nồn bò kêu gọi biểu tình nài đang ở hải ngoại 100%. Đủ má bọn nài, chỉ giỏi nói cái mồm
    Đủ má, các con bò bị bắt thì tàn đời nhé. Đéo phải các con bò không mà bạn bè gia đình các con bò cũng bị liên luỵ. Địt mẹ biểu cái mả cha các con bò ý.

    Trả lờiXóa

     
     
 

 

 

//

 

Các liên kết với bài này

Học giả khuyên Trung Quốc về Biển Đông: Cần cứ đánh, khỏi đàm – VOA

30 Th5

Học giả khuyên Trung Quốc về Biển Đông: Cần cứ đánh, khỏi đàm

 
Học giả Trung Quốc cho rằng sức mạnh hàng hải của Bắc Kinh hiện nay đủ mạnh để bảo vệ lợi ích và quyền lợi quốc gia.

Học giả Trung Quốc cho rằng sức mạnh hàng hải của Bắc Kinh hiện nay đủ mạnh để bảo vệ lợi ích và quyền lợi quốc gia.

 
Tin liên hệ
 
Một học giả Trung Quốc bày tỏ quan điểm rằng Bắc Kinh nên tấn công khi cần thiết để giải quyết các tranh chấp lãnh hải trên Biển Nam Trung Hoa, Việt Nam gọi là Biển Đông, mà các nước khác đang chiếm bất hợp pháp.

Thông tấn xã Đài Loan CNA hôm 28 tháng 5 trích lời Giáo sư Hàn Húc Đông của đại học Quốc phòng Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn mới đây với một đài phát thanh ở Thượng Hải nói rằng rất khó giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực thông qua quyền lực mềm, như “vận động ngoại giao,” mà thay vào đó Bắc Kinh nên “tấn công bất cứ lúc nào cần thiết đối với bất kỳ nỗ lực nào của các  nước khác nhằm kiểm soát các đảo nhỏ trên Biển Đông.”

Ngoại giao chỉ phát huy tác dụng khi có quân đội đứng sau,” học giả quốc phòng này nói, và đặt câu hỏi tại sao Bắc Kinh lại không có ngay hành động quân sự khi mà bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Giáo sư Hàn Húc Đông phân tích rằng sức mạnh hàng hải của Trung Quốc hiện nay đủ mạnh để bảo vệ lợi ích và quyền lợi quốc gia, và Bắc Kinh nên kết hợp ngoại giao với sức mạnh quân sự để đạt mục tiêu của mình.

Phát biểu của Giáo sư Hàn đưa ra giữa lúc đang có những căng thẳng mới trong tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Hôm 27 tháng 5, Hà Nội trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc phản đối việc tàu Trung Quốc ngăn cản và đâm tàu cá của Việt Nam đang hoạt động trong khu vực “hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, làm vỡ tàu và đe dọa tính mạng ngư dân.”

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức phủ nhận tố giác đó.  Tân Hoa xã hôm qua, 28 tháng 5, đưa tin rằng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: “Cáo buộc của Việt Nam là hoàn toàn sai sự thật”.

Phát ngôn viên Hồng Lỗi cáo buộc tàu cá Việt Nam “đã xâm nhập bất hợp pháp quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.”

Ông Hồng Lỗi khẳng định nhà chức trách Trung Quốc “có quyền thực hiện các biện pháp tư pháp,” và yêu cầu phía Việt Nam “quản lý ngư dân, ngừng đánh bắt cá trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa,” mà Việt Nam gọi là quần đảo Hoàng Sa.

Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi Cỏ Mây cũng thu hút sự chú ý của quốc tế trong tuần qua khi Manila tố cáo Bắc Kinh đã phái tàu hải quân đến quanh khu vực bãi cạn này một cách “bất hợp pháp và khiêu khích.”

Ngay sau đó, Philippines cũng phái tàu chiến đến bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Những tuyên bố chủ quyền chống chéo nhau và những tranh chấp căng thẳng kéo dài và không tìm thấy giải pháp này có lẽ là những mấu chốt để Giáo sư Hán Húc Ðông khuyên Trung Quốc, quốc gia đang nhanh chóng phát triển sức mạnh quân sự trong khu vực, ‘cần cứ đánh, khỏi đàm’.
 
Nguồn: CNA,  GDVN

 
 

Bảo vệ ngư dân bằng mọi biện pháp

30 Th5

Bảo vệ ngư dân bằng mọi biện pháp

– Chia sẻ với báo chí bên hành lang QH chiều nay (29/5), Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ dùng tất cả các biện pháp để bảo vệ ngư dân.

 

– Sau khi tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam rất nghiêm trọng trên Biển Đông vừa rồi, Bộ Ngoại giao đã trao công hàm phản đối, song phía Trung Quốc lại có những luận điệu phủ nhận và vu cáo ngược lại Việt Nam. Vậy tiếp theo ta sẽ có những động thái gì để giải quyết sự việc này?

Ta phải tiếp tục đấu tranh ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rất rõ vùng đánh cá xảy ra va chạm nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, việc tàu Trung Quốc cản trở việc đánh cá của ngư dân ta là vi phạm các nguyên tắc.

– Thưa Bộ trưởng, từ sau khi ta thông qua luật Biển năm ngoái, các va chạm trên biển với phía Trung Quốc ngày càng nhiều, ngày càng nghiêm trọng và thái độ của phía Trung Quốc cũng ngày càng ngang ngược, tuy nhiên phản ứng của ta vẫn còn hạn chế?

Nguyên tắc của ta là bảo vệ ngư dân. Những hành vi cản trở ngư dân như vậy là rất nghiêm trọng, khi sự việc xảy ra thì ta phản đối. Còn trên ngư trường, nếu có những vi phạm vào vùng biển của ta thì các lực lượng chức năng sẽ có trách nhiệm bảo vệ.

bộ trưởng ngoại giao, Phạm Bình Minh, ngư dân, luật biển, chủ quyền, Trường Sa, Biển Đông
Bộ trưởng Phạm Bình Minh: Ta dùng biện pháp ngoại giao và tất cả các biện pháp hòa bình có thể… Ảnh: Lê Anh Dũng

 

– Báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu QH tại thảo luận tổ về kinh tế – xã hội vừa rồi có rất nhiều quan ngại về tình hình Biển Đông, yêu cầu Chính phủ có thái độ quyết đoán hơn, có biện pháp mạnh mẽ hơn. Quan điểm của ông?

Đúng là gần đây tình hình Biển Đông có những căng thẳng gia tăng. Vấn đề Biển Đông cũng luôn được báo cáo ở các kỳ họp QH. Các ĐB lo tất cả các vấn đề của đất nước, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Chúng ta đã thông qua luật Biển năm 2012 và đang tiếp tục thực thi luật Biển. Đối với các tranh chấp trên Biển Đông, lập trường của Chính phủ rất rõ ràng là giải quyết thông qua hòa bình, đối thoại, tôn trọng Công ước luật Biển của LHQ (UNCLOS 1982).

Đó là các chính sách ngoại giao, còn ngư dân có quyền đánh cá trên các vùng biển của ta, ta tiếp tục bảo vệ ngư dân đánh cá một cách hợp pháp bằng tất cả các biện pháp.

Đấu tranh ngoại giao là biện pháp trong thời bình và luôn là biện pháp được tất cả các nước sử dụng. Các sự việc tranh chấp trên biển không chỉ có ngư dân Việt Nam mà còn ngư dân các nước khác trong khu vực. Ta dùng biện pháp ngoại giao và tất cả các biện pháp hòa bình có thể.

– Có ý kiến ĐB cho rằng trong báo cáo kinh tế – xã hội của Chính phủ, phần tình hình Biển Đông còn mờ nhạt, chưa đủ thông tin như cử tri trông đợi?

Chính phủ đã được yêu cầu báo cáo bổ sung, tùy thuộc sắp xếp của QH sẽ có trong chương trình kỳ họp.

– Thưa ông, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự và phát biểu tại Đối thoại Shangri La tại Singapore từ 31/5 đến 1/6 sẽ chuyển tải thông điệp gì của Việt Nam?

Việt Nam đã tham gia diễn đàn cấp bộ trưởng này từ nhiều năm, nhưng năm nay, Thủ tướng tham dự và phát biểu với tư cách diễn giả chính là cấp cao nhất.

Chủ đề của Đối thoại Shangri-La là hòa bình, an ninh trong khu vực, bài phát biểu tại phiên khai mạc của Thủ tướng sẽ xoay quanh chủ đề này, và liên quan đến đường lối, chính sách của Việt Nam.

Các bên tham gia sẽ bàn tất cả các vấn đề liên quan, chắc sẽ có vấn đề Biển Đông. Cũng sẽ có một số cuộc gặp song phương đang được sắp xếp.

Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia tất cả các diễn đàn khu vực với quan điểm chủ động, tích cực.

Chung Hoàngghi

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mang ‘trục xoay’ tới châu Á – Vnn

30 Th5

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mang ‘trục xoay’ tới châu Á

Ông chủ Lầu Năm Góc Chuck Hagel sẽ trấn an các đồng minh trong chuyến công du châu Á tuần này rằng, Mỹ sẽ theo đuổi tới cùng lời hứa thay đổi chiến lược hướng tới khu vực Thái Bình Dương.

 

 

Trung Quốc, Mỹ, châu Á, chiến lược
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Ảnh: politico

Trong chuyến công du đầu tiên tới Thái Bình Dương kể từ khi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hồi tháng 2, ông Hagel dự kiến sẽ thảo luận về sự “tái cân bằng” của Washington hướng tới châu Á cũng như căng thẳng gần đây trên bán đảo Triều Tiên với những người đồng nhiệm tại một hội nghị ở Singapore.

“Trọng tâm là làm đến cùng chiến lược trục xoay trong suốt năm nay”, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết. “Năm ngoái, chúng tôi đã chia sẻ với khu vực về chiến lược mới. Năm nay thực sự là thời gian thể hiện chiến lược ấy – việc tái cân bằng – được tiến hành thế nào”, vị quan chức nói với báo giới.

Tổng thống Mỹ Barack Obama năm ngoái đã công bố chiến lược an ninh mới, nhấn mạnh sự thay đổi nguồn lực Mỹ hướng tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương giữa bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy.

Tuy nhiên, áp lực cắt giảm ngân sách tại Washington dẫn tới việc Lầu Năm Góc cũng phải thu hẹp chi tiêu đã làm gia tăng những lo ngại ở châu Á rằng, lời hứa tái cân bằng của Mỹ có thể bị chệch hướng.

Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore từ 31/5 đến 1/6, một hội nghị thượng đỉnh thường niên do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế tại London tổ chức, ông Hagel sẽ gặp gỡ rất nhiều bộ trưởng quốc phòng đến từ trong khu vực, và có bài phát biểu về chính sách hôm thứ bảy.

Ở Đối thoại năm ngoái, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã tuyên bố, phần lớn hạm đội hải quân Mỹ sẽ chuyển dần về khu vực Thái Bình Dương như một phần chiến lược trục xoay châu Á.

Ông Hagel dự kiến có các cuộc hội đàm song phương với những người đồng cấp Phillipines, Hàn Quốc, New Zealand, Singapore, Indonesia, Malaysia. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng sẽ hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Lãnh đạo Lầu Năm Góc cũng sẽ có cuộc gặp ba bên với các bộ trưởng từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ông dự kiến sẽ thăm USS Freedom, con tàu đầu tiên trong loạt tàu tuần duyên mới mà Mỹ triển khai tới Singapore như một phần chiến lược của Mỹ tập trung vào châu Á.

Thái An (theo channelnewsasia)

Đồ chơi Trung Quốc gây vô sinh, ung thư… – BLĐ

29 Th5

Đồ chơi Trung Quốc gây vô sinh, ung thư…

Các loại đồ chơi, nhất là đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc chứa nhiều chất độc hại có thể hủy hoại sức khỏe trẻ em vẫn được bày bán công khai khắp cả nước

Hiện nay, đồ chơi trẻ em nhập ngoại chiếm khoảng 90% thị trường và hầu hết có xuất xứ từ Trung Quốc. Gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện các loại đồ chơi này đa phần có chứa các chất độc hại đối với sức khỏe con người.

Vô cùng độc hại

Tại các chợ và các cửa hàng đồ chơi ở TPHCM, mỗi tháng nhập đến hàng trăm tấn đồ chơi trẻ em, như ô tô, tàu thủy, máy bay bằng nhựa, các bộ xếp hình, súng nước, các con thú bằng nhựa… xuất xứ từ Trung Quốc. Các loại đồ chơi này trông rất bắt mắt, nhiều kiểu dáng, giá rẻ nên các tiểu thương nhập về ồ ạt. Ngoài việc bán tại chỗ, chúng được bỏ mối sỉ cho các đầu nậu ở các tỉnh, thành phía Nam.
 
Người tiêu dùng khó có thể lường hết được các chất độc hại có trong đồ chơi trẻ em.
Ảnh: CHÁNH TRUNG
Có một thị trường đồ chơi khác mà hiện các cơ quan chức năng chưa thể kiểm tra đến là thị trường đồ chơi trên mạng. Chỉ cần mở máy tính sẽ dễ dàng truy cập vào hàng trăm trang web kinh doanh các loại đồ chơi trẻ em mà không ai có thể kiểm tra được tính an toàn của chúng.
 
Người tiêu dùng khó có thể lường hết được các chất độc hại có trong đồ chơi trẻ em

Các nhà khoa học trong và ngoài nước gần đây đã cảnh báo hàng loạt sản phẩm đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc chứa nhiều hóa chất độc hại. Cụ thể, lồng đèn Trung Quốc vừa được Viện Hóa học Việt Nam kiểm nghiệm có chứa chất cadimi có thể gây ung thư; nhiều loại keo để thổi thành bong bóng rất độc hại, gây chóng mặt, nhức đầu; các loại bóng bay có chứa lưu huỳnh có thể gây ung thư khi ngậm…

Đặc biệt, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã phát hiện nồng độ chất dẻo phthalate rất cao trong nhiều loại thú nhún bày bán ở  Hà Nội và TPHCM. Viện Hóa học Việt Nam đã cảnh báo phthalate là chất có thể phá hủy hệ thống hormone của cơ thể, gây ung thư, hủy hoại thận. Khi bị nhiễm chất này lâu dài, các bé gái có nguy cơ dậy thì sớm, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh…

Thanh tra toàn quốc 

Ngày 24-5, Chi cục QLTT tỉnh Thừa Thiên  – Huế đã bắt giữ một lô hàng gồm 500 cây súng đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc nghi chứa chất cực độc, đang chuẩn bị chuyển đi phía Nam tiêu thụ. Các sản phẩm này được làm bằng nhựa tái chế APS và nhựa PE. Theo một số kết quả giám định gần đây của Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ Hóa học, hầu hết đồ chơi của Trung Quốc làm bằng loại nhựa trên có chứa một chất kim loại độc hại, có thể gây ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt…

Ông Hoàng Dũng (ngụ quận 2 –  TPHCM) sau khi đọc những thông tin về sự độc hại của các sản phẩm trên đã bức xúc: “Những món đồ chơi này thật khó lường, giờ không biết kiếm đâu ra đồ chơi an toàn cho con, cháu. Những sản phẩm độc hại này cần phải sớm được loại trừ để bảo đảm an toàn cho trẻ em”.

Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em (QCVN 3:2009), tổ chức, cá nhân sản xuất đồ chơi trẻ em trong nước, tổ chức, cá nhân nhập khẩu đồ chơi trẻ em phải thực hiện việc chứng nhận, công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng. Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường phải được kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Thế nhưng bằng nhiều cách, đồ chơi trẻ em độc hại vẫn ồ ạt đưa vào thị trường, bày bán công khai.

Trước thực trạng trên, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng và sở hữu công nghiệp đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và buôn bán đồ chơi trẻ em. Đợt thanh tra sẽ tiến hành trên toàn quốc trong 2 tháng 8 và tháng 9-2013. Hiện Bộ KH-CN đã gửi kế hoạch thanh tra đến Sở KH-CN của 63 tỉnh, thành chuẩn bị kế hoạch thanh tra.
 

Vi phạm tràn lan

Ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra Bộ KH-CN, cho biết qua kết quả kiểm tra ở các tỉnh, TP trong năm 2012 thì tại 460 cơ sở kinh doanh, buôn bán đồ chơi trẻ em với 26.686 mẫu đồ chơi được kiểm tra, phát hiện 10.366 mẫu vi phạm, 10.428 mẫu không có dấu hợp quy, 13.722 mẫu không có chứng nhận hợp quy.

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

NHẠC: SẼ MÃI LÀ EM – Thơ Song Phượng

29 Th5

NHẠC:  SẼ MÃI LÀ EM

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=9hPsNh-z354#t=0s

TRẦN ĐĂNG KHOA phác thảo Thơ Việt Nam Hiện Đại – Lê Thiếu Nhơn

29 Th5

TRẦN ĐĂNG KHOA phác thảo Thơ Việt Nam Hiện Đại

 
 
 
Đất nước tôi liên miên trải qua các cuộc chiến tranh, nên các nhà thơ, đặc biệt là các nhà thơ hiện đại đã chọn cho mình một con đường chính chủ đạo là lấy thơ làm phương tiện phục vụ đất nước, phục vụ cuộc kháng chiến của toàn dân. Dường như đây là tâm thức của toàn bộ dân tộc chúng tôi thời bấy giờ. Nên rất khó có thể nảy sinh những con đường khác. Một số tác giả cũng cố cưỡng lại nhưng nhanh chóng thành lạc lõng nên cuối cùng họ cũng lại hoà theo cái dòng chảy cuồn cuộn ấy. Tuy vậy trong nền thơ chúng tôi bấy giờ, cũng có những cánh cửa sổ trổ ra hướng khác, như một số tác phẩm của các thi sĩ sống trong các vùng đô thị Miền Nam trước đây, hay phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932-1945, mà ai cũng nhận ra những ảnh hưởng rất tốt đẹp của nền thơ ca vĩ đại của Pháp.
 
 
 
VÀI NÉT VỀ THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
 
( Phát biểu tại Diễn đàn thơ quốc tế diễn ra ở Pháp từ 22-5 đến 2-6-2013)
TRẦN ĐĂNG KHOA
 
Trước hết, tôi xin cám ơn các quý ông, quý bà và các bạn đã dành cho tôi ít phút nói về thơ Việt Nam tại diễn đàn này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn ông Francis Combes và Hiệp hội thơ vùng Val de Marne đã tạo điều kiện cho tôi có dịp được đến thăm nước Pháp, một đất nước tuơi đẹp và văn minh, mà ở thời đại nào cũng có những con người khổng lồ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong văn chương và nghệ thuật.
Ở đất nước chúng tôi, những ai từng ham mê văn chương, nghệ thuật, từ trẻ đến già, không ai không biết tên tuổi và tác phẩm của các nhà văn Vichto Huygô, Ônôrê đơ Bandắc, Guyđơ Môpatsăng, Anphôngxơ Đôđê, Stangđan, Guytxta Flôbe. Alechxangdr Đuyma… các nhà thơ Rimbo, Verlen, Apoline, Lui Aragông… và còn rất nhiều, rất nhiều các nhà văn nhà thơ khác từ lâu đã trở nên thân thiết với mọi tầng lớp độc giả nước tôi.
Tôi đến với thơ ca từ những năm 60, 70 của thế kỉ trước, khi còn là một cậu bé 8 tuổi đang học lớp 2 trường làng. Lúc bấy giờ bom đạn mù mịt, đất nước tôi đang ở trong giai đoạn căng thẳng nhất của lịch sử hiện đại, bọn trẻ chúng tôi ăn đói, mặc rét, sống ngày nào biết ngày ấy, vì cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào. Bởi thế, không phải chỉ người già, mà ngay cả trẻ con cũng chẳng đứa nào dám nghĩ mình có thể sống được đến ngày không còn bom đạn, được chạy nhảy vui chơi trên mặt đất, được đi thung thăng dưới ánh nắng mặt trời. Và cũng từ những năm gian nan vất vả ấy, tôi bắt đầu làm thơ. Và tôi cũng không ngờ những bài thơ thuở thơ ấu của mình từ một làng quê bé nhỏ hẻo lánh lại được bạn đọc của nước tôi đón nhận nồng nhiệt và được dịch ra trên 40 thứ tiếng trên thế giới. Và nước đầu tiên dịch thơ tôi, may mắn thay lại là nước Pháp, đất nước mà tôi coi là kinh đô của nền văn chương thế giới. Bắt đầu là chùm thơ in trên báo “Nhân đạo” năm 1968, do nhà thơ nhà báo Mađơlen Riphô dịch, giới thiệu và sau đó là tập thơ “Tiếng hát kế tục”, mà tôi có tới 35 bài. Cũng năm đó, hãng Truyền hình pháp đã làm một cuốn phim tài liệu dài 30 phút về tôi. Bộ phim mang tên “Thế giới nhỏ của Khoa” (Le petit monde de Khoa) do đạo diễn GERARD GUILLAUME trực tiếp viết kịch bản và lời bình. Bộ phim này đã được phát trên các kênh truyền hình Pháp và Châu Âu theo lời giới thiệu của nhà thơ Xuân Diệu, vào thời điểm giao thừa ngày 1-1-1969. Sau 40 năm, cuốn phim tài liệu đó mới xuất hiện trên kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam VOV và thành một hiện tượng có sức ám ảnh rất mạnh đối với khán giả, đặc biệt là những người dân ở quê tôi. Nhiều người xem đã khóc vì bất ngờ gặp lại người thân của mình. Hầu hết các nhân vật của phim đã chết. Trong đó, có nhiều liệt sĩ mà bây giờ vẫn chưa tìm được hài cốt. Bộ phim đã hóa thành một viện bảo tàng, lưu giữ những vẻ đẹp sống động của con người và cảnh sắc một làng quê Bắc bộ, mà giờ đây không còn nữa.
Từ diễn đàn này, cho phép tôi được cám ơn Đạo diễn Giê ra guy ôm, nhà thơ Frangxoa Cozơ, nhà thơ, nhà báo Mađơlen Rifô, nhà thơ Clôt đơ Pari, nhà thơ Michelle Sullivan …và nhiều nhà thơ khác, đã đưa thơ tôi đến với bạn đọc Pháp. Tôi cũng cám ơn họa sĩ Đô mi ni cơ Đơ mit xcô gần đây cũng đã biến thơ tôi thành những bức tranh góp mặt trong triển lãm nghệ thuật ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Paris
Tôi xin lỗi là đã lạm dụng sự ưu ái của các quý vị, đã lan man quá dài những chuyện ngoài lề. Bây giờ, tôi xin đi vào chuyện chính. Tôi xin góp đôi lời giới thiệu một cách tổng quát về thơ ca hiện đại Việt Nam, theo sự cảm nhận của riêng tôi. Đây là một đề tài rất cụ thể nhưng cũng vô cùng phức tạp. Và ở đất nước tôi, trong suốt mấy thập kỷ qua đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận thậm chí rất gay gắt và dường như chẳng bao giờ có tiếng nói cuối cùng ở mảng đề tài này.
Thưa các quý vị!
Như trên tôi đã nói, đất nước tôi liên miên trải qua các cuộc chiến tranh, nên các nhà thơ, đặc biệt là các nhà thơ hiện đại đã chọn cho mình một con đường chính chủ đạo là lấy thơ làm phương tiện phục vụ đất nước, phục vụ cuộc kháng chiến của toàn dân. Dường như đây là tâm thức của toàn bộ dân tộc chúng tôi thời bấy giờ. Nên rất khó có thể nảy sinh những con đường khác. Một số tác giả cũng cố cưỡng lại nhưng nhanh chóng thành lạc lõng nên cuối cùng họ cũng lại hoà theo cái dòng chảy cuồn cuộn ấy. Tuy vậy trong nền thơ chúng tôi bấy giờ, cũng có những cánh cửa sổ trổ ra hướng khác, như một số tác phẩm của các thi sĩ sống trong các vùng đô thị Miền Nam trước đây, hay phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932-1945, mà ai cũng nhận ra những ảnh hưởng rất tốt đẹp của nền thơ ca vĩ đại của Pháp.
Phong trào Thơ Mới rất rực rỡ này có nhiều thành tựu đặc sắc, trong đó có không ít tác giả, tác phẩm có sức sống vĩnh cửu với thời gian. Nhưng đó vẫn không phải là âm hưởng chủ đạo của cả nền thơ trong những năm chiến tranh. Bởi chính những nhà thơ mới ấy sau này cũng lại tự chuyển hướng, để hoà chung vào dòng chảy cuồn cuộn của toàn dân tộc. Tất nhiên, đối với thơ ca, hay văn học nói chung, một phong trào rầm rộ với số lượng tác phẩm đồ sộ cũng sẽ chẳng nói lên được điều gì cả, nếu như tác phẩm không hay. Chúng tôi cũng rất hiểu thế nào là nghệ thuật đích thực, nhưng cao hơn nghệ thuật lúc bấy giờ lại là sự sống còn của Tổ quốc. Nhân dân khi ấy rất cần sự động viên, an ủi, kể cả sự cổ động. Có một nhà thơ rất nổi tiếng của chúng tôi là ông Chính Hữu đã nói thẳng ra trong một bài thơ rằng:
Tôi viết bài thơ
Ghép bằng khẩu hiệu

Tất nhiên đó là những khẩu hiệu viết bằng tâm hồn, chứ không phải lý trí. Cũng không phải chỉ có Chính Hữu, rất nhiều nhà thơ khác nữa cũng rất sung sướng làm cái công việc đi ghép khẩu hiệu như thế. Bởi người dân lúc bấy giờ cần khẩu hiệu hơn là những nỗi niềm vân vi mây gió. Có khi chỉ vịn vào một khẩu hiệu là đã có được một niềm tin, một sức mạnh có thể vượt qua gian lao, vượt qua cả cái chết. Chúng tôi phải hy sinh rất nhiều để có được những tác phẩm thực sự có ích như thế đối với nhân dân. Chúng tôi cũng lấy sự có ích, sự trung thành với Tổ Quốc và nhân dân trong việc phục vụ những nhiệm vụ trước mắt làm thước đo đánh giá mọi tác phẩm ở trong thời điểm cụ thể ấy. Trong số những sáng tác ấy, cũng có không ít tác giả, tác phẩm vượt qua các sự kiện báo chí để có sức sống lâu bền. Một nhà thơ rất lớn của chúng tôi là ông Chế Lan Viên, người đã từng nhiều lần sang Pháp và có nhiều thơ được dịch sang tiếng Pháp, đã viết:
Những năm đất nước có chung tâm hồn, có chung gương mặt
Nụ cười tiễn đưa con ngàn bà mẹ in nhau.
..

Một đất nước có chung tâm hồn là cái bên trong, chung gương mặt là cái bên ngoài, lại chung cả những nỗi niềm riêng tư là nụ cười tiễn đưa con ra trận, thì thơ ca tất sẽ rất giống nhau. Điều ấy cũng dễ hiểu. Bởi vậy, Tế Hanh, một nhà thơ cũng rất nổi tiếng của chúng tôi, một người rất thực thà, đã viết một câu thơ, như là một phát hiện về một điều hiển nhiên mà ai cũng thấy:
Đọc câu thơ đồng chí ngỡ thơ mình
Ấy là nói một cách tổng quát. Còn cụ thể trong từng trường hợp, ở những nhà thơ lớn có cá tính sáng tạo đặc sắc thì vẫn có những giọng điệu hoàn toàn khác nhau, nhưng âm hưởng vẫn rất gần nhau. Và như thế, có thể nói, trong những năm chiến tranh, dường như chúng tôi chỉ có một dòng thơ chính. Và đó cũng là dòng văn học lớn của nhân loại: Dòng văn học yêu nước, bảo vệ Tổ Quốc, và chống lại các thế lực xâm lăng. Đây là mặt mạnh của chúng tôi và đồng thời cũng là mặt có phần nào hạn chế của chúng tôi khi hội nhập toàn cầu. Đặc điểm này kéo dài cho đến tận năm 1975.
Sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986, thơ ca của chúng tôi đã có những bước phát triển mới rất đa dạng về giọng điệu cũng như phong cách. Bây giờ, ở đất nước tôi có bao nhiêu nhà thơ thì có từng đấy cách quan niệm về thơ. Không ai giống ai. Nội dung thơ cũng thay đổi. Có điều trước đây hay được quan tâm, bây giờ thấy nhạt. Có những vấn đề trước đây e ngại bây giờ lại được khám phá. Nghệ thuật thơ cũng thay đổi rất nhiều. Có thơ truyền thống. Có thơ hiện đại. Rồi thơ hậu hiện đại. Thơ không vần trước đây xuất hiện dè dặt, bây giờ ra đời ào ạt và trở thành tiếng nói chủ đạo. Có nhà thơ còn quan niệm thơ hay phải là thơ không thể hiểu được. Càng bí hiểm càng tốt. Không ít bài thơ cứ như những câu đố không có lời giải. Hỏi, tác giả cũng không biết gì hơn. Ông bảo, nếu ông biết bài thơ nói gì thì ông đã nói toẹt ra rồi, còn làm thơ làm gì nữa. Ngược lại, có nhà thơ lại tìm đến sự giản dị, khai thác những số phận riêng của mỗi con người. Có bài thơ như truyện ngắn, hoặc như cả một cuốn tiểu thuyết, có cốt truyện, có nhân vật, có mở, có thắt. Nếu nhà tiểu thuyết có thể triển khai thành một cuốn sách dày đến mấy trăm trang, thì nhà thơ chỉ viết hơn chục câu thơ, vỏn vẻn chừng vài chục chữ. Vậy mà bài thơ vẫn không bị văn xuôi hoá, vẫn tự sống được. Cốt truyện, nhân vật chỉ là cái cớ để thi sĩ bộc lộ tài thơ của mình. Cũng có nhà thơ không quan tâm lắm đến cấu tứ, ngôn ngữ. Ông chỉ muốn bài thơ mang đến cho bạn đọc một ấn tượng gì đó. Và chỉ thế là được rồi. Rồi thơ tượng trưng, thơ siêu thực, thơ ấn tượng, thơ vị lai… Nói như một nhà thơ và nhà nghiên cứu thì tất cả các trường phái và phương pháp của thơ ca thế giới trong suốt một thế kỷ qua đều chen chúc thử nghiệm và gây ảnh hưởng ở Việt Nam trong một quãng thời gian rất ngắn. Và thơ xuất hiện rất nhiều. Tính trung bình mỗi ngày, tôi nhận được từ hai đến ba tập thơ của các tác giả gửi tặng. Rồi thơ trên truyền hình. Thơ trên đài phát thanh. Thơ trong câu lạc bộ hưu trí, câu lạc bộ của các nhà khoa học, của các tầng lớp học sinh, sinh viên. Rồi thơ trên các báo. Nước chúng tôi có đến trên 800 tờ báo. Hầu như tờ báo nào cũng dành riêng một ít trang để đăng thơ, kể cả những tờ báo chuyên ngành, rất xa với văn học. Ở Quảng Ninh, một tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, nơi có Vịnh Hạ Long rất nổi tiếng được UNESCO hai lần công nhận là di sản thế giới, còn có một ngày hội dành riêng cho Thơ và các nhà thơ. Đó là ngày 29 tháng Ba hàng năm, từ năm 1988. Ngày đó, thơ ngự trị trên mọi phương tiện truyền thông và trên khắp mọi địa bàn trong tỉnh. Ngày thơ ấy, 15 năm sau, từ năm 2003, đã được nhân rộng ra thành một lễ hội thi ca của cả nước. Đó là ngày Rằm tháng Giêng hàng năm. Việc xuất bản thơ ở đất nước chúng tôi bây giờ cũng rất dễ dàng. Tác giả chỉ cần bỏ ra vài triệu đồng tiền Việt Nam, khoảng 200-300 Euro là đã có thể có được một tập thơ với gần 1000 bản in rồi. Ấy là chưa kể hàng loạt các trang Blog, có thể xem như những tờ báo tư nhân, có thể công bố thơ trên đó. Nhiều tác giả còn tự dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, in song ngữ. Và như thế, chỉ một bước, tác giả đã đến thẳng với bạn đọc thế giới. Trước đây, nhà thơ Trần Dần của chúng tôi có câu thơ rất đau xót:
Tôi khóc những những chân trời không có người bay
Lại khóc những người bay không có chân trời…

Bây giờ thì ở đâu cũng là “chân trời” cả. Chân trời ở ngay dưới chân mình. Chỉ có điều, mình có đủ sức để mà bay hay không?
Việc đánh giá thơ ở đất nước tôi bây giờ cũng rất khó. Hầu như không tìm được tiếng nói chung. Nhiều cuộc tranh luận gay gắt dẫn đến cãi vã cũng thường bắt đầu từ thơ. Đó là sự va đập giữa các khuynh hướng nhằm muốn tự khẳng định, gây ảnh hưởng trước công chúng, có khi gay gắt dẫn đến triệt tiêu nhau. Tất cả các cuộc tranh luận này rốt cuộc dường như vẫn bỏ ngỏ, không có kết luận và cũng không có tiếng nói cuối cùng.
Trong cái sự ồn ào có tính báo chí đó, cũng có không ít các nhà thơ của chúng tôi chỉ im lặng sáng tạo và quan tâm đến những vấn đề lớn hơn, là giữ gìn bản sắc dân tộc và tìm cách hoà nhập với thế giới rộng lớn. Đây là một vấn đề cấp bách, mang tính toàn cầu.
Nhưng làm thế nào để đến được với thế giới rộng lớn? Đó lại là một câu hỏi không dễ trả lời. Qua những nhà thơ lớn thế giới, chúng ta thấy những tác phẩm còn lại được với thời gian, thành di sản văn hoá của nhân loại, đều rất giản dị, trong sáng, mang những buồn vui, khát vọng của nhân dân và của nhân loại. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, R. Tagore, A. Puskin, V. Huygô, A. Rimbo, Pon Veclen, Apoliner, Sile, Gớt, Henrich Hainơ, Béctôn Brếch… đều là những nhà thơ như thế. Đọc những bậc thiên tài ấy, tôi đều thấy họ học nhiều, đọc nhiều, biết nhiều, đi cũng nhiều và đặc biệt là nghĩ rất nhiều. Giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là cứ đóng cửa, thở mỗi bầu khí quyển của riêng mình, mà là mở rộng mọi cánh cửa để đi ra với thế giới rộng lớn. Và rồi bằng con mắt của thế giới rộng lớn có tầm vóc nhân loại ấy mà nhìn lại cảnh sắc thiên nhiên và con người của quê hương mình, đất nước mình.
Chỉ có như thế, những tác phẩm cụ thể viết về những con người cụ thể, những cảnh sắc cụ thể của quê hương mình mới vượt qua được biên giới riêng của mỗi quốc gia, thậm chí mọi biên giới của thời gian mà đến được với toàn nhân loại…
 
Paris 25-5-2013

Ông Dương Danh Dy phân tích các ‘tử huyệt’ của hải quân TQ ở Biển Đông – GDVN

29 Th5

Ông Dương Danh Dy phân tích các ‘tử huyệt’ của hải quân TQ ở Biển Đông

(GDVN) – Theo NNC Dương Danh Dy, về tiềm lực quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là rất mạnh nhưng họ cũng có nhiều “gót chân Asin”.

Như Báo Giáo dục Việt Nam đã liên tục phản ánh, từ nửa đầu năm 2013, Trung Quốc đã đột ngột tăng cường sự hiện diện quân sự cũng như những hoạt động tập trận trái phép tại Biển Đông – Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Động thái này của Bắc Kinh không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông mà còn đe dọa nghiêm trọng an ninh khu vực, khiến cộng đồng ASEAN, đặc biệt là các quốc gia ven Biển Đông rất quan ngại.

TRUNG QUỐC LEO THANG GÂY CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG

Gần đây nhất, ngày 24/5 vừa qua Trung Quốc đã kết thúc cuộc tập trận đối kháng bắn đạn thật của cả 3 hạm đội  Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải ở Biển Đông với 5 binh chủng chủ lực tham gia, một động thái chưa từng có.

Trước những hoạt động quân sự dồn dập của Trung Quốc trên Biển Đông, PV Báo Giáo dục Việt Nam đã có buổi trao đổi ngắn với nhà nghiên cứu Dương Danh Dy,  xung quanh động thái này cũng như nhận định của ông về điểm mạnh và điểm yếu của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.

NNC Dương Danh Dy, nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc

PV: Theo ông tại sao Trung Quốc lại chọn “đột phá khẩu” xuống phía Nam và nhằm vào Biển Đông thay vì chọn hướng vươn ra Tây Thái Bình Dương từ Biển Hoa Đông?

 

NNC Dương Danh Dy: Có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng  cá nhân tôi cho rằng Trung Quốc chọn Biển Đông mà không phải Hoa Đông làm đột phá khẩu để bành trướng sức mạnh quân sự trên biển là vì mấy lý  do sau:

Thứ nhất, Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quốc tế quan trọng và tấp nập hàng đầu thế giới hiện nay, là huyết mạch của nền kinh tế Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc – Đài Loan, ai kiểm soát được tuyến hàng hải này có thể kiểm soát cả khu vực. Về điều này xin phép không nói nhiều vì nhiều học giả trong và ngoài nước đã phân tích sâu và kỹ.

Thứ hai, mặc dù cả hai vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, đều bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý và phi pháp, đồng thời đang tranh chấp với láng giềng, nhưng ở Hoa Đông là Nhật Bản, một cường quốc số 2 châu Á, không dễ để Trung Quốc bắt nạt.

Trong khi đó tại Biển Đông, tranh chấp ở quần đảo Trường Sa rất phức tạp với 5 nước 6 bên, về thực lực phải nói thẳng rằng các nước này không mạnh bằng Trung Quốc, kể cả về quân sự, kinh tế. Trung Quốc có thể và đang thông qua việc chia rẽ nội khối ASEAN hòng làm mưa làm gió ở Biển Đông, điều này với họ dễ hơn nhiều khi họ đương đầu với Nhật Bản ở Hoa Đông.

Thứ ba, nếu chọn Hoa Đông làm đột phá khẩu thì Trung Quốc không chỉ phải đối phó với Nhật Bản mà sau lưng Nhật Bản là siêu cưòng Mỹ.

Chỉ riêng “vòng vây thứ nhất” Mỹ thiết lập bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines, Trung Quốc đã không dễ vượt qua. Mặt khác, Tây Thái Bình Dương là địa bàn hoạt động chiến lược truyền thống của hải quân Mỹ, Washington không dễ gì và cũng không thể  nhường Bắc Kinh ở đây. Có lẽ  vì vậy mà Trung Quốc chọn Biển Đông để bành trướng trước.

PV: Theo nhận định của ông thì hải quân Trung Quốc ở Biển Đông rất mạnh, vậy có điểm yếu nào không thưa ông, và những điểm yếu đó nếu có là gì?NNC Dương Danh Dy: Về tiềm lực quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông tôi cho là rất mạnh nhưng họ cũng có nhiều “gót chân Asin”.

Đầu tiên, dễ dàng thấy rằng điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc về mặt quân sự ở Biển Đông chính là vị trí và khoảng cách địa lý. Trong tác chiến trên biển hiện đại thường phải kết hợp cả hải quân với không quân, nhưng một khi nổ ra xung đột tại Trường Sa, chiến đấu cơ Trung Quốc bay từ đất liền của họ ở đảo Hải Nam ra được tới vùng biển Trường Sa rồi bay về là hết dầu, không còn thời gian tác chiến.

Chính vì vậy, theo dõi trên báo chí Trung Quốc tôi thấy Bắc Kinh đang loay hoay tìm cách khắc phục “tử huyệt” này bằng cách đóng tàu sân bay và huấn luyện tiếp dầu trên không cho chiến đấu cơ. Cả 2 việc này Trung Quốc đã và đang làm, việc đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào hoạt động còn phải cần thời gian, không phải cứ muốn là được. Còn hoạt động huấn luyện cơ động tác chiến đường dài cũng như tiếp dầu cho chiến đấu cơ thì hiện chưa có thông tin nào cho thấy là Trung Quốc đã làm xong .

Thứ hai, điểm yếu nổi bật của Trung Quốc ở Biển Đông chính là tính phi nghĩa trong các hoạt động quân sự của họ, Bắc Kinh không chỉ tuyên bố và khẳng định cái gọi là “chủ quyền” với hầu hết diện tích Biển Đông nên việc Trung Quốc chủ động gây căng thẳng hoặc tìm cách khiêu khích xung đột quân sự sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, các nước trong khu vực…

Chúng ta đều biết quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam cách đảo Hải Nam, Trung Quốc rất xa, nhưng vì tham vọng bành trướng lãnh hải cũng như sức mạnh quân sự trên biển xuống hướng Nam, Bắc Kinh cố sống cố chết để tuyên bố cái gọi là chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông thông qua đường lưỡi bò phi pháp do họ tự nhào nặn. Điều này dù họ có cố tình lấp liếm bằng lý do gì cũng không thể che dấu được.

Mặt khác, như nhiều lần tôi đã nói, Biển Đông là một trong những tuyến hàng hải quốc tế quan trọng hàng đầu của thế giới hiện nay, nơi các cường quốc lớn trong khu vực tuyên bố có lợi ích, lợi ích cốt lõi hoặc mối quan tâm đặc biệt. Tôi cho rằng Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ.. sẽ nhảy vào cuộc bằng cách này hay cách khác chứ họ  không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm.

Thứ ba, tàu của Trung Quốc  sẽ là miếng mồi ngon cho tên lửa và không quân của các nước có liên quan. Nhiều nguời còn nhớ, trong cuộc chiến tại quần đảo Falkland năm 1982 giữa Arhentina và Anh, chỉ cần một quả tên lửa đất đối hạm, Arhentina đã bắn chìm một thiết giáp hạm 10000 tấn tối tân của Anh.

Thứ tư, điểm yếu của quân đội Trung Quốc nói chung và hải quân nói riêng chính là tinh thần người lính. Lính Trung Quốc hiện nay thường được gọi là ‘lính con một”. Hơn 30 năm nay Trung Quốc thực hiện chế độ sinh đẻ có kế hoạch, mỗi cặp vợ chồng  chỉ được đẻ 1 con.

Lứa tuổi trên 18- 20,  tuổi đi lính nghĩa vụ của Trung Quốc hiện nay thuộc loại “con độc nhất”. Không nói cũng rõ, những cậu con một này đã được “6 người lớn chăm sóc, nâng niu” từ lúc mới lọt lòng cho tới khi đến tuổi trưỏng thành. (6 ngưòi là hai bố mẹ, hai ông bà nội, hai ông bà ngoại) cậu nào, dù ở thành phố hay nông thôn, là con nhà giàu hay còn nghèo cũng đều được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chiều chuộng đủ đường.

Đến tuổi nhập ngũ, tinh thần  phấn đấu, chịu đựng gian khổ của những “cậu ấm độc nhất” đó nói chung rất kém. Và điều quan trọng nữa là cuộc xung đột ở Biển Đông – Trường Sa nếu có xảy ra thì là hoạt động quân sự phi nghĩa của Trung Quốc, nhất định sẽ bị dư luận tiến bộ trong nước và trên thế giới lên án, ngoài ra những thanh niên Trung Quốc bây giờ có cơ hội tiếp xúc với nhiều luồng thông tin trong và ngoài nước hơn các thế hệ trước, nên họ không dễ bị lừa bịp, o ép.

PV: Xin chân thành cảm ơn ông!

 
Viết Cường

Nếu chủ nghĩa Cuồng Hán lại thủ đắc vũ khí sinh học? – Bauxite

29 Th5

Nếu chủ nghĩa Cuồng Hán lại thủ đắc vũ khí sinh học?

TS Sinh học Hà Sĩ Phu

Nhân loại chưa quên thảm hoạ “diệt chủng” do virus H1N1 gây ra đại dịch ở Tây Ban Nha vào năm 1918, giết chết khoảng 50 triệu người trên thế giới chỉ trong vòng một năm. Virus nguy hiểm vì dễ dàng biến chủng thành các dạng mới chưa có khả năng chữa trị và vì có cấu trúc còn ở dưới mức tế bào (mới chỉ là các phân tử protein) nên sinh sản vô cùng nhanh. Cách đây 10 năm, H5N1 cũng đã một phen làm cả thế giới hoảng hồn. Có nhà khoa học ước tính nếu tỉ lệ tử vong dao động 0,1-20%, và nếu một đại dịch xảy ra làm ảnh hưởng đến 500 triệu người thì số tử vong có thể dao động trong khoảng nửa triệu đến 100 triệu người.

Bởi tầm “nguy hiểm hơn nguyên tử” như vậy nên những nghiên cứu liên quan đến chúng, dù  với động cơ được biết rõ là nhân đạo vẫn cần được đặt dưới sự giám sát tuyệt đối nghiêm ngặt. Chỉ riêng việc xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm H5N1, vì lý do an toàn sinh học, các xét nghiệm đều phải được tiến hành trong các phòng thí nghiệm với độ an toàn cấp 3 (xem ở đây).

Mới đây Trung tâm y khoa Erasmus ở Rotterdam (Hà Lan) đã thành công trong việc tạo các đột biến cực độc từ H5N1 để tìm cách ngăn ngừa đại dịch, nhưng lập tức bị các cơ quan Y tế thế giới cực lực phản đối, không cho đó là một ý tưởng hay, cấm không được công bố “bởi lo ngại phần tử xấu sẽ lợi dụng nó để trở thành bom sinh học”.

Trong bối cảnh như vậy thì được tin “Tuần vừa qua, một nhóm nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu thú y quốc gia China tuyên bố rằng họ đã ”thành công tạo ra một chủng Virus mới bằng cách phối sinh hai Virus H5N1 và H1N1 (!!!)”.

GS Y học Nguyễn Văn Tuấn đã nhận xét rất đúng “việc sản sinh ra một chủng virút mới từ hai virút có tiềm năng nguy hiểm là một điều rất khó hiểu”. Nhưng vấn đề đã được nâng cấp nghiêm trọng về tầm lo ngại chính bởi tiềm năng “bom sinh học” mạnh hơn nguyên tử này lại nằm trong tay chủ nghĩa Cộng sản Đại Hán!

Giới cầm quyền ngông cuồng Trung Quốc với mục đích đầu độc cả nhân loại để độc chiếm địa cầu, từ những thứ đồ chơi trẻ em, độc chất trong thực phẩm, chất độc trong vật liệu xây dựng, hàng ngàn thứ không kể xiết… không phải chỉ vì mục đích kinh tế, đang đặt hàng tỷ người trước nguy cơ “chết dưới tay Trung Quốc”, thử hỏi nếu có thứ vũ khí sinh học lợi hại trong tay họ còn thương gì ai mà không đem nó thành vũ khí để nô dịch và giết bớt nhân loại? Nếu thu thập hết thông tin về những đồ giả, đồ rởm, đồ nguy hiểm mà Trung Quốc đã phát tán khắp nước ta và khắp thế giới thì nếu có gọi họ là bọn “Cuồng Hán” độc địa chắc cũng không ngoa?

Về chủ trương vĩ mô, thiết nghĩ làm “bạn vàng 4 tốt” với một kẻ tội đồ của nhân loại như vậy phỏng có vinh dự chăng, hay chính mình đang và sẽ trở thành vật hy sinh đầu tiên cho những thứ vũ khí độc địa ấy?

Trước mắt, có lẽ với lương tâm nghề nghiệp của những cán bộ khoa học chúng ta, tổ chức Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nên có những bài viết và có một văn bản lên tiếng chung cảnh báo trước cái  “thành tựu” khoa học bất chấp đạo đức và nhân văn mà thế giới rất phản đối này, mà chưa biết chừng chính Việt Nam mình sẽ là nạn nhân?

H.S.P.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

********

MỘT LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÔ TRÁCH NHIỆM?

20/05/2013 13:28 (GMT + 7)

Nguyễn Văn Tuấn (Úc)

TTCT – Giới khoa học quốc tế kinh ngạc và lo ngại về một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc (TQ) trong việc tạo ra một chủng virút mới từ hai virút cúm gia cầm H5N1 và H1N1.

Bà Trần Hóa Lan – Ảnh: National Avian Influenza Reference Laboratory, Harbin

Trung Quốc đang đối phó với cúm H7N9 – Ảnh: STR/AFP/Getty Images

Nghiên cứu này là một trường hợp tiêu biểu về một nền khoa học lệch định hướng đạo đức.

Tuần vừa qua, một nhóm nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu thú y quốc gia China tuyên bố họ đã thành công trong việc tạo ra một chủng virút mới bằng cách phối sinh hai virút H5N1 và H1N1. Tại sao họ tạo ra một chủng virút mới? Giáo sư Trần Hóa Lan, chủ trì công trình nghiên cứu, giải thích nhóm nghiên cứu muốn hiểu biết thêm về hai loại virút H5N1 và H1N1, qua đó phát triển văcxin phòng chống cúm gia cầm.

Nhưng vấn đề khó hiểu là thế nào là “hiểu biết thêm” bằng cách tạo ra một chủng virút mới. Thật ra giới khoa học quốc tế nghi ngờ mục tiêu cũng như lời giải thích của nhóm nghiên cứu.

Nghiên cứu thiếu suy nghĩ chín chắn

Công trình tạo ra chủng virút mới của TQ có thể đó là một thành tựu về kỹ thuật, nhưng không đạt tiêu chuẩn về đạo đức và trách nhiệm xã hội vì nhưng thành tựu đó chẳng đem lại phúc lợi gì cho xã hội hay giúp giảm sự đe dọa của một đại dịch.

Trước hết, cần phải đặt vấn đề trong bối cảnh chung và vài dòng về virút cúm gia cầm. Các virút cúm được chia thành ba nhóm chính: A, B và C. Các virút thuộc nhóm B và C thường tìm thấy ở người nhưng chúng không có tác hại lớn.

Ngoại trừ gây ra vài rối loạn cấp tính đường hô hấp, chúng không có khả năng gây tử vong cho bệnh nhân. Nhưng các virút thuộc nhóm A là đáng quan tâm hơn hết, bởi vì chúng có thể đột biến nhanh chóng thành những virút mà hệ thống miễn nhiễm của con người không nhận ra được (và không có khả năng phòng chống chúng).

Virút cúm thuộc nhóm A có cấu trúc gồm hai nhóm protein: hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA). HA có 15 chi với mã danh H1 đến H15. NA có chín chi với mã danh N1 đến N9. Virút H1N1 và H5N1 là một trong những chi virút này. Virút thuộc chi H1, H2 và H3 đã được biết có lan truyền trong con người từ 100 năm qua. Chẳng hạn như virút H1N1 không phải là virút mới vì chúng có mặt trong heo từ rất lâu trên khắp thế giới. Nhưng virút H5 thì vẫn còn là một “kẻ thù” xa lạ đối với hệ thống miễn nhiễm của con người.

Virút H5N1 và H1N1 hiện đang được thế giới quan tâm vì khả năng gây đại dịch của chúng. Cách đây gần 10 năm (2004), một đợt dịch cúm H5N1 làm hoang mang thế giới vì người ta nghĩ nó có thể trở thành đại dịch (nhưng điều đó không xảy ra). Tuy nhiên, virút H5N1 có thể biến hóa thành virút khác cùng nhóm, nhưng khả năng biến hóa đó chúng ta vẫn chưa biết ra sao.

Virút H1N1 là nguyên nhân gây ra nạn đại dịch ở Tây Ban Nha vào năm 1918, giết chết khoảng 50 triệu người trên thế giới chỉ trong vòng một năm. Năm 2009, dịch cúm H1N1 (còn gọi là cúm heo vì virút này lan truyền trong heo) xuất hiện và trong vòng không đầy ba tháng, cúm này đã lan sang 74 nước trên thế giới với hơn 30.000 ca bệnh và 200 ca tử vong. Do đó, có thể nói rằng thế giới chúng ta vẫn sống trong tình trạng bất an vì những virút nguy hiểm này vẫn có thể gây ra dịch bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.

Vì thế, việc sản sinh một chủng virút mới từ hai virút có tiềm năng nguy hiểm là một điều rất khó hiểu. Thật ra các nhà khoa học TQ không phải là nhóm đầu tiên nghĩ ra nghiên cứu này. Một nhóm nghiên cứu Hà Lan cũng từng làm thí nghiệm (và đã công bố) trên virút H5N1, nhưng họ dừng lại không làm phối sinh với H1N1 vì chưa đảm bảo an toàn. Giáo sư Simon Wain-Hobson cho rằng thành tựu của nhóm nghiên cứu TQ có thể đáng khen về mặt kỹ thuật, nhưng ông cho rằng họ chưa suy nghĩ chín chắn việc họ làm.

Ngay sau khi bài báo khoa học được công bố, các nhà vi sinh học danh tiếng trên thế giới đã lên án việc làm này của nhóm nghiên cứu TQ. Cựu chủ tịch Viện Hàn lâm Anh (Lord May of Oxford) cho rằng công trình nghiên cứu của TQ chẳng giúp chúng ta hiểu biết thêm về virút cúm gia cầm và chẳng giúp ích gì trong việc phòng chống virút nguy hiểm này.

Chẳng những không giúp ích gì, các nhà khoa học còn cảnh báo nếu chủng virút mới mà họ tạo ra trong phòng thí nghiệm bị “tháo” ra ngoài thì một đại dịch mới sẽ xảy ra và trở thành một đại họa cho thế giới. Có nhà khoa học ước tính nếu tỉ lệ tử vong dao động 0,1-20%, và nếu một đại dịch xảy ra làm ảnh hưởng đến 500 triệu người thì số tử vong có thể dao động trong khoảng nửa triệu đến 100 triệu người.

Richard Ebright, nhà vi sinh học danh tiếng của Mỹ, không đánh giá cao công trình của TQ. Ông cho rằng công trình này chẳng có thông tin gì mới để đặt thế giới vào một sự hiểm nguy như thế.

Một nền khoa học thiếu đạo đức

Thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến nhiều hành động mang tính vô trách nhiệm của TQ. Không nói đến những động thái quân sự hung hãn nhằm gây hấn với các nước láng giềng, TQ còn tung ra thị trường thế giới nhiều sản phẩm độc hại. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) từng chỉ ra rằng các hàng thủy sản từ TQ thường bị nhiễm nhiều loại hóa chất gây nguy hại sức khỏe, kể cả gây ung thư, cho người tiêu dùng về lâu dài như kháng sinh nitrofuran, chất malachite xanh, thuốc nhuộm và kháng sinh fluoroquinolones.

Rau quả được tẩm hóa chất, dùng hóa chất ướp thi thể để làm tươi hoa quả, gạo được chế biến từ cao su, thịt chuột “hô biến” thành thịt cừu… Danh sách những hàng hóa độc hại từ TQ có lẽ chưa chấm dứt. Người ta có lý do để dè dặt hơn với những sản phẩm và hàng hóa của TQ.

Cách đây vài năm, một cuốn sách có tựa đề Chết dưới tay TQ (Death by China) của giáo sư Peter Navarro và Greg Autry (Mỹ) gây chấn động thế giới.

Hai tác giả đã chỉ ra hàng loạt sản phẩm nguy hiểm do TQ sản xuất và bán ra thị trường thế giới. Từ đồ chơi cho trẻ em, vòng tay, dây chuyền, dược phẩm giả tạo, thuốc nhái, điện thoại bốc cháy, trái cây hàm chứa vi khuẩn nguy hiểm… tất cả trở thành những công cụ giết người một cách chậm chạp. Một chuyên gia bình luận thời sự nhận xét rằng hiện TQ đang đầu độc thế giới bằng những sản phẩm độc hại và gây ô nhiễm.

Đó là sản phẩm của một nền kinh doanh vô đạo đức, khi một số không nhỏ doanh nhân TQ muốn giàu lên nhanh chóng đã làm bất cứ việc gì, bất chấp các quy ước đạo đức xã hội và đạo đức kinh doanh. Kinh doanh mà không dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và không xem trọng trách nhiệm xã hội là loại kinh doanh nguy hiểm.

Tương tự, trong khoa học, tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm cũng là một tiêu chí quan trọng. Một công trình nghiên cứu cho dù mang tính khả thi cao và có ý tưởng tốt, nhưng làm phương hại đến cộng đồng và xã hội vẫn không được đánh giá là đạt chuẩn mực. Chính vì bản chất đạo đức của khoa học, nhà khoa học còn phải có trách nhiệm với xã hội, vì nhà khoa học cũng chỉ là một thành viên trong xã hội, không thể nào đứng ngoài hay đứng cao hơn xã hội.

Công trình tạo ra chủng virút mới của TQ có thể đó là một thành tựu về kỹ thuật, nhưng không đạt tiêu chuẩn về đạo đức và trách nhiệm xã hội vì thành tựu đó chẳng đem lại phúc lợi gì cho xã hội hay giúp giảm sự đe dọa của một đại dịch.

Đây không phải là lần đầu tiên người ta đặt câu hỏi về đạo đức của các công trình nghiên cứu khoa học từ TQ. Không ít công trình nghiên cứu này không được các tập san khoa học quốc tế công bố vì có vấn đề về y đức. Trong quá khứ đã có những nghiên cứu y khoa vi phạm y đức nghiêm trọng và bị rút lại, không cho công bố trên các tập san khoa học quốc tế.

Năm 2009, một nhóm nhà khoa học TQ giải mã gen trái dưa leo, một năm sau họ có dự án giải mã gen liên quan đến trí thông minh. Những dự án về ứng dụng tế bào gốc để điều trị chấn thương, dị tật bẩm sinh, bệnh mãn tính… đều bị giới khoa học quốc tế nghi ngờ vì vấn đề y đức. TQ còn là nơi sản sinh rất nhiều “phát minh” chẳng khác gì kiểu Sơn Đông mãi võ làm trò cười cho ngay cả người dân TQ.

N.V.T.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-de-Su-kien/548906/mot-loai-nghien-cuu-khoa-hoc-vo-trach-nhiem.html#ad-image-1

Triều Tiên bất ngờ kêu gọi ký hiệp định hòa bình – Vnn

29 Th5

Triều Tiên bất ngờ kêu gọi ký hiệp định hòa bình

Triều Tiên hôm nay đã kêu gọi thay thế lệnh ngừng bắn cũ ký sau cuộc chiến tranh Liên Triều bằng một hiệp định hòa bình chính thức để củng cố ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

TIN BÀI LIÊN QUAN

 

Triều Tiên, tấn công, gây hấn, hạt nhân, tên lửa, chiến tranh, căng thẳng leo thang, bán đảo Triều Tiên

Trong bài báo trên tờ Lao động Tân Văn – cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK), Bình Nhưỡng tuyên bố: “Hiện đang có một nhu cầu thúc bách là cần thay thế thỏa thuận ngừng bắn vốn là di tích của chiến tranh bằng một Hiệp định ngừng bắn lâu dài”.

Bài báo nói rằng một lệnh ngừng bắn không đảm bảo ‘hòa bình hoàn toàn’ và động thái của Washington nhằm kiên trì với thỏa thuận này cho thấy mục đích của họ nhằm đàn áp Triều Tiên bằng vũ lực. 

“Nếu như hiệp định hòa bình được xây dựng từ trước thì cuộc đối đầu hiện nay về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên sẽ không trở thành vấn đề” – bài báo viết.

Tờ báo này nói thêm rằng cuộc tập trận Giải pháp Then chốt và Đại bàng non giữa Mỹ và Hàn Quốc hồi tháng Ba và tháng Tư cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng lệnh ngừng  bắn. Bài báo lập luận rằng quyết định của Bình Nhưỡng vô hiệu hóa lệnh ngừng bắn này là phản ứng nhằm thẳng vào các ‘khiêu khích’ này.

Lệnh ngừng bắn này được duy trì 60 năm sau cuộc chiến tranh Liên Triều 1950-1953 cho tới khi Tư lệnh Tối cao của Quân đội nhân dân Triều Tiên đã tuyên bố vô hiệu hóa thỏa thuận ngày 5/3 vừa qua.

Lê Thu (theo Yonhap)

Hỡi Anh Đi Đường Cái Quan – Alan Phan

29 Th5

Hỡi Anh Đi Đường Cái Quan

 

Tác giả: Thái Công Tụng

Con đường cái quan, chạy dài từ Bắc vô Nam, xuyên qua các đồng bằng duyên hải miền Trung, xuyên đèo, qua suối, với câu hát trữ tình và trêu ghẹo:

Hỡi anh đi đường cái quan

Dừng chân đứng lại  em than đôi lời

Đi đâu vội lắm ai ơi

Công việc đã có chị tôi ở nhà

Miền Trung gồm những đồng bằng từ Thanh Hoá vào đến Bình Thuận, có nhiều dòng sông chảy qua. Các dòng sông miền Trung cũng rất đa dạng:

. khi ngắn vì phát xuất từ sườn Đông dãy Trường Sơn vốn  không xa bờ biển

. khi dài vì phát nguyên từ đất Ai Lao ( hay có chảy qua đất Lào) và vì  chảy qua các vùng có chế độ mưa khác nhau nên sự phân phối dòng chảy trong năm cũng khác biệt.

Cũng cùng một dòng sông nhưng có thể có nhiều tên khác nhau, tùy theo khúc sông.

Nhiều dòng sông có tính cách lịch sử như sông Danh, sông Bến Hải vì chứng kiến sự phân chia đất nước. Có dòng sông chảy qua vùng có đá vôi ở thượng nguồn như sông Danh, sông Nhật Lệ, có sông chảy qua lưu vực đá phún xuất như sông Ba v.v .

Sông ngòi có khi  hiền hoà trôi, đem phù sa về đồng bằng, tạo nên xóm làng trù phú yên vui nhưng có lúc giận dữ với nước lụt trôi về với dòng chảy mạnh cuốn trôi ra biển người và tài sản.

1. Những dòng sông chính tại các đồng bằng duyên hải miền Trung dọc con đường cái quan

1. Đồng bằng Thanh Hoá

Nhiều dòng sông chính ở đồng bằng này có duyên nợ với đất Lào vì sông Mã bắt nguồn từ tỉnh Lai Châu, xuôi về tỉnh Sơn La nhưng sau đó chảy sang Sầm Nưa đất Lào trên một đoạn đường dài hơn 50 km, trở lại vào đất Thanh Hoá, hội lưu với sông Chu rồi ra biển ở cửa Lạch Trào.

Sông Mã dài 512km, và có một lưu vực rộng 28 400km2. Một phần của trung lưu nàm trên đất Lào .Phía thượng lưu sông Mã có nhiều thác lón nhỏ cũng như những vực là những vũng nước sâu trong lòng sông.  Sông Mã chảy qua nhiều khu vực có nhiều chế độ mưa khác nhau  nên sự phân phối dòng chảy trong năm cũng khá phức tạp : nhiều thác, nhiều vực, và còn có đặc điểm là thường đổi dòng, đổi lạch, nhất là các đoạn phía trên có bãi cát ngầm thường di chuyển vị trí do sự thay đổi của dòng chảỵ. Nhờ Sông Mã nên sự trao đổi hàng hoá giữa miền xuôi và miền ngược rất dễ dàng và phương tiện chính là đò . Dọc sông Mã có sông nhánh như sông Lèn ở bên trái, sông Lò và sông Lường ở bên phải

Sông Chu, dài khoảng 300km, bắt nguồn từ đất Sầm Nưa trên Lào, chảy vào địa phận tỉnh Thanh Hoá ở huyện Thường Xuân và đổ vào sông Mã ở phía bắc thành phố.

Sông Mã cũng dễ lụt như sông Hồng nên cũng có hệ thống đê điều nhằm hạn chế lũ lụt

Đồng bằng này lại có đập Bái Thượng  nên nước trong các kênh mương được dẫn vào ruộng lúa. Ngoài hai sông chính là Sông Mã và sông Chu, còn có những sông nhỏ khác như sông Yên chảy qua các huyện Nông Cống, Quảng Xương và Tĩnh Gia rồi đổ ra cửa Lạch Ghép.

 2. đồng bằng Nghệ An

– sông Cả dài 600km, bắt nguồn từ cao nguyên XiêngKhouang trên Lào, chảy theo hướng TB – ĐN qua nhiều huyện của Nghệ An rồi đổ ra biển ở Cửa Hội. Đoạn hạ lưu có tên sông Lam. Một trong các chi lưu của sông Lam là sông Nghèn chảy theo hướng TB- ĐN trong các huyện Đức Thọ, Can Lộc và Thạch Hà và đổ ra Biển Đông ở Cửa Sót chỉ cách thị xã Hà Tĩnh khoảng 10km phía Bắc. Diện tích lưu vực khoảng 27 200 km2, một phần lưu vực nằm trên đất Lào, chiếm khoảng 35% diện tích.

Sau khi sông Cả chạy qua Con Cuông, thì tiếp nhận nước từ bờ trái là sông Hiếu. Sông này bắt nguồn từ dãy núi Phu Hoat.  Đập Đô Lương trên Sông Cả tưới được nhiều ruộng ở các vùng Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu .

Từ Đô Lương trở đi, sông Cả đi vào đồng bằng, lòng sông nhiều uốn khúc.

Cách cửa sông 30 km, gần Bến Thủy, sông Cả lại nhận thêm nước từ hai sông là Ngàn Sâu và Ngàn Phố.

Lưu vực sông Cả có diện tích  27 224 km2, trong đó 9 470 km2 thuộc vùng núi Ai Lao (Xieng Khoang và Sầm Nứa)

-Sông Cấm là con sông nhỏ chảy theo hướng N- B, qua chân núi Cấm ỏ huyện Nghi Lộc rồi ra biển ở Cửa Lò.

Đồng bằng Nghệ An gồm các phù sa cận đại lẫn các giải cát duyên hải  như ở Diễn Châu, ở Cửa Lò và Nghi Lộc gần Vinh.. Đặc biệt tại Quỳnh Lưu có nhiều gia đình nuôi hươu lấy lộc nhung bán.

3. đồng bằng Hà Tĩnh

có giãy núi Trường Sơn chạy gần biển, đặc biệt có rặng núi Hồng Lĩnh (tên khác: Ngàn Hống) với 99 ngọn núi hình răng cưa sừng sững chọc trời, nhưng cũng có vài thung lủng rộng ở phiá trong như tại huyện Hương Khê giáp Lào. Câu ca dao:

Bao giờ Ngàn Hống hết cây

Sông Lam hết nước họ này hết quan

để nói về dòng họ gia đình khoa bảng cụ Nguyễn Du.

Có hai dòng sông quan trọng :

– Ngàn Sâu chảy qua thung lũng Hương Khê, chảy theo hướng N- B

-Ngàn Phố  là sông bắt nguồn từ vùng biên giới Việt Lào thuộc huyện Hương Sơn. Trên thượng nguồn sông này có đập chắn ngang tạo ra hồ nhân tạo, hồ Kẻ Gỗ.

Hai sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố gặp nhau ở Linh Cảm rồi chảy vào Sông Lam để ra biển ở Cửa Hội. Tại đồng bằng này, các suối ở phía thượng nguồn có phương ngữ là ‘rào’ như ca dao sau đây :

 Đến đây lạ bến lạ rào,

Hõi con chim hồng nhạn, ở phương nào tới đây

Kèo mai, nhớ núi chim bay

Ai nhớ chim muốn hỏi, biết thư bày ra sao ?

4. đồng bằng Quảng Bình

-Sông Gianh, có tên khác là Rào Nậy, Linh Giang dài 155 km, bắt nguồn từ rặng núi đá vôi Giăng Màn (có hình thù kéo dài liên tục nên có tên Giăng Màn) ở biên giới Việt Lào, chảy theo hướng TB – ĐN qua các huyện Tuyên Hoá, Quảng Trạch rồi đổ ra biển ở cửa cùng tên.

-Sông Nhật Lệ, còn có tên khác là Đại Giang chảy trong huyện Bố Trạch và Quảng Ninh rồi đổ ra cửa cùng tên ở cách Đồng Hới khoảng 3 km về phía ĐB.

Tiếng hát ngư ông giữa dòng Nhật Lệ

Tiếng kêu đàn nhạn trên áng Hoành Sơn

Khúc thượng nguồn của sông Nhật Lệ, trong huyện Bố Trạch có tên là sông Sa Lung. Có phụ lưu lớn bên phía phải (hữu ngạn) là sông Trạm ( Kiến Giang). Bền bờ sông Nhật Lệ có di tích lũy Thầy, do Đào Duy Từ xây dựng năm 1631.

Trong đồng bằng, có một phá lớn gọi là phá Hạc Hải, nhiều thủy sản, nằm cách Đồng Hới khoảng 27km về phía Nam.

5. đồng bằng Quảng Trị

-Sông Bến Hải chỉ dài khoảng 60 km, chảy ra Biển Đông ở Cửa Tùng, có cầu Hiền Lương là nơi phân chia hai miền Nam Bắc, nằm ở vĩ tuyến 17, theo hiệp định Geneve 1954

-Sông Thạch Hãn bắt đầu từ sườn Đông dãy Truờng Sơn chảy về biển qua các địa danh Cà Lu, Ba Lòng, thành phố Quảng Trị rồi  hợp với sông  Cam Lộ. Sông này chảy qua vùng đất huyện Cam Lộ,  chảy qua thị xã Đông Hà , đổ vào sông Thạch Hãn, rồi đổ ra Cửa Việt.

Cách thị xã Quảng Trị 4km phía Bắc có địa danh Ái Tử được nhắc nhở qua ca dao :

Mẹ thương con, qua cầu Ái Tử

            Vợ trông chồng đứng núi Vọng Phu

            Một mai bóng xế trăng lu

            Con ve kêu mùa Hạ, biết mấy Thu cho gặp chàng

6. đồng bằng Thừa Thiên

Từ ngoài vào, phải kể:

-Sông Ô Lâu ở địa phận huyện Quảng Điền .

-Sông Bồ là phụ lưu bên trái của sông Hương, bắt nguồn từ vùng núi A Lưới, chảy theo hướng TB – ĐN rồi đổ vào sông Hương ở huyện Phú Vang.

-Sông Hương bắt đầu từ vùng núi huyện Nam Đông, chảy qua huyện Hương Thủy và thành phố Huế, rồi đổ ra phía N phá Tam Giang. Do hai nhánh Tả trạch và Hữu trạch hợp lại ở Ngã Ba Tuần trước khi vào đồng bằng .

Cả ba con sông trên đều chảy vào phá Tam Giang là một phá rất  dài vì chiều dài là 30 km và rộng từ 1 đến 6 km. Ở phía Nam, phá ăn thông với các đầm: Thanh Lam, Hà Trung, Thủy Tú, Cầu Hai và trước trận lụt lịch sử  1999, có hai cửa ăn thông ra Biển Đông là Thuận An và Tư Hiền.

– Hai con sông Nong và Truồi phát xuất từ núi Truồi và đổ vào đầm Cầu Hai.

Đầm Cầu Hai, toả rộng dưới chân núi Bạch Mã (1444m) ngắn và rộng, thông thương với đầm (‘phá’) Tam Giang và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. Nhìn vào bản đồ, phá Tam Giang tương tự như một dòng sông, còn đầm Cầu Hai giống như một cái hồ lớn. Các đầm phá Cầu Hai, Tam Giang này, qua các trận lũ lụt cuối năm 1999, đã có thêm nhiều cửa biển nữa. Riêng phá Tam Giang-Cầu Hai này đã chiếm 1/3 diện tích toàn tỉnh Thừa Thiên và 30% dân số Thừa Thiên sống quanh vùng phá-đầm này. Phá Tam Giang đã trở thành bất hủ với câu ca dao:

Nhớ em anh cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang

7. đồng bằng Quảng Nam

.-Sông Hàn (tên khác : sông Cẩm Lệ, sông Hà Thân ..tùy theo từng khúc khi chảy qua các địa phương khác nhau) chảy qua thành phố Đà Nẳng rồi đổ ra Vủng Hàn.

-Đứng bên đất Hàn,

Ngó qua Hà Thanh, xanh như tàu lá

Đứng bên Hà Thanh

Ngó qua bên Hàn, phố xá nghênh ngang

 

-Em đứng nơi cửa sông Hàn

Ngó sang bãi biển Tiên Sa

Ngũ Hành Sơn ở trên

Mủi Sơn Trà ngoài khơi

Nghe chuông chùa Non Nưóc

Em nhớ mấy lời thề ước

Anh làm sao cho duyên nợ đuợc vuông tròn

Kèo lòng người xứ Quảng mỏi mòn đợi trông

.-Sông Thu Bồn dài 205 km và lưu vực rộng 10 496 km2. Sông Thu Bồn còn có một phụ lưu khác, gọi là sông Cái (tên khác: sông Chợ Củi), cũng bắt nguồn vùng biên giới Việt-Lào, nối với sông Thu Bồn ở huyện Đại Lộc. Sông Cái lại có một phụ lưu bên phải ở khúc thượng nguồn tên là Sông Bung,  chảy theo hướng TN- ĐB trong huyện Giằng

Sông Thu nước chảy đôi dòng,

Đèn khêu hai ngọn anh trông ngọn nào ?

Muốn tắm mát lên ngọn sông đào,

Muốn ăn sim chín thì vào rừng xanh

Một phụ lưu lớn phía phải sông Thu Bồn có tên là sông Tranh, bắt nguồn từ miền núi huyện Trà Mi, chảy từ Nam lên phía Bắc qua các huyện Hiệp Đức, vùng mỏ than An Hoà Nông Sơn.

Sông Thu Bồn chảy  qua Hội An để đổ ra Cửa Đại (Đại Chiêm). Hội An trước kia nằm sát biển, nay đã lùi sâu vào trong đất liền. Nhờ một nông nghiệp phong phú ở đồng bằng Quảng Nam nên vào thế kỷ 17, qua cảng Hội An, các thương gia người Hoa, người Nhật đã mua và xuất cảng nhiều sản phẩm như tơ lụa, đường, quế, tiêu v.v.

Nối sông Tam Kỳ với sông Thu Bồn là một sông nhỏ ( ‘Trường giang’), chảy song song với bờ biển và đây là tàn tích của một phá nưóc mặn xưa kia càng ngày bị bồi lấp, nằm dọc bờ biển tỉnh Quảng Nam.

8.  đồng bằng Quảng Ngãi

-Sông Trà Bồng chảy trong huyện cùng tên, qua thị trấn Châu Ổ, huyện lị huyện Bình Sơn rồi đổ ra cửa Sa Kì ở vũng Dung Quất:

Đi ngang lên mũi Sa Kỳ

Ngó ra lao Ré, xiết chi nỗi sầu

Lao Ré trong ca dao là Cù Lao Ré, còn gọi là đảo Lý Sơn ỏ ven bờ biển Quảng Ngãi

-Sông Trà Khúc ( còn có tên khác là sông Thạch Nham) dài 120 km, phát nguyên vùng núi phía TN tỉnh Quảng Ngãi và Cao Nguyên, chảy theo hướng TN – ĐB qua thị xã Quảng Ngãi và đổ ra biển ở cửa Cổ Lủy. Trên sông này có đập thủy nông Thạch Nham xây vào thời đệ nhất Cọng Hoà năm 1959

Ai về Thiên Ấn sông Trà

Có thương thì hãy ghé nhà thăm em

-Sông Vệ bắt nguồn ở phía TN huyện Ba Tơ, chảy theo hướng TN- ĐB qua các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa trong tỉnh Quảng Ngãi, rồi đổ ra cửa Cổ Lủy ở phía Đ thị xã Quảng Ngãi.

-sông Trà Cầu là một sông nhỏ, bắt nguồn từ vùng Ba Tơ, chảy qua huyện Đức Phổ rồi ra cửa biển cùng tên .

9. đồng bằng Bình Định  có nhiều đồng bằng nhỏ (Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát) với tổng diện tích chừng 1 550 km2, nhưng chỉ có đồng bằng Qui Nhơn là rộng nhất vì chiếm đến 500km2;

Từ ngoài vào, phải kể :

–  Sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi

 Nước Ba Tơ chảy vô Bình Định

Nhắn bạn chung tình tránh nịnh, chớ theo

và chảy từ Bắc xuống Nam qua các huyện An Lão, Hoài Ân tỉnh Bình Định và hợp với sông Lại (Lại Giang) ở gần thị trấn huyện lị huyện Hoài Nhơn trước khi đổ ra biển

Nước Lại Giang mênh mang mùa nắng

Dòng sông Côn lai láng mùa mưa

Đã cam tháng đợi năm chờ

Duyên em đục chịu, trông nhờ quản bao

-sông Trúc chỉ là một sông nhỏ chảy từ đầm Trà Ổ ra biển ở huyện Phù Mỹ.

-Sông Côn  dài hơn sông trên, phát nguyên từ khối núi Ngọc Rô ở huyện Kon Plong tỉnh Kontum, đoạn thượng lưu là sông Dak Cron Bung, đoạn trung lưu,  chảy vào huyện Tây Sơn có tên sông Hà Giao, đoạn hạ lưu chia ra nhiều chi lưu, đổ ra vịnh Quy Nhơn.

Vài ca dao có địa danh thuộc Bình Định như sau:

-Anh về Đập Đá , Gò Găng

Để em kéo vải sáng trăng một mình

-Tam Quan đất tốt trồng dừa

Nam thanh nữ tú cho vừa ý anh

10. đồng bằng Tuy Hoà do Sông Ba bồi đắp. Đây là một con sông lớn và dài gần 400km, bắt nguồn từ cao nguyên Kontum, chảy qua các tỉnh Pleiku và Phú Yên rồi ra biển ỏ Tuy Hoà . Đoạn hạ lưu, từ chỗ hợp lưu với sông Hinh ỏ Củng Sơn, chảy ra biển, gọi là sông Đà Rằng, có đập Đồng Cam . Lưu vực rất rộng ( 13800km2); với một lưu vực rộng lớn như thế cọng thêm hệ thống dẫn nước của đập Đồng Cam tưới các cánh đồng phù sa phì nhiêu, tạo một nền nông nghiệp phát đạt.:

Tiếng đồn Bình Định tốt nhà

             Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hoà tốt trâu

Bên phải sông Ba có một  nhánh gọi là sông Hinh hợp với sông Ba ở Củng Sơn, huyện lỵ của huyện Sơn Hoà. Trên sông có trạm thủy điện Sông Hinh, công suất 66 MW

Trong đồng bằng Phú Yên cũng có một đầm lớn rộng 1500ha, có sò huyết, tục gọi đầm Ô Loan.

11. đồng bằng Khánh Hoà hay Nha Trang chỉ gồm hai đồng bằng chính là đồng bằng Ninh Hoà (100km2) và đồng bằng Nha Trang (135 km2), ngoài ra toàn các đồng bằng nho nhỏ. Giữa mũi Đèo Cả đến mũi Dinh (Padaran), bờ biển có nhiều bãi rất đẹp như bãi biển Đại Lãnh phía bắc Ninh Hoà và nhiều hòn đảo nhỏ ngày nay đã dính liền vào bờ biển bởi những giải duyên hải từ Bắc đến Nam.

Sông Cái chảy qua thành phố Nha Trang :

-Anh muốn tìm nguồn nước trong

Nên đi ngược dòng sông Cái

Hay vì bị bùa ngải

Nên anh phải bỏ bãi, lên nguồn?

Thuyền anh dù thuận gió đi luôn

Đến đầu Thác Ngựa cũng phải cuốn buồm trở lui

(Thác Ngựa là một trong các thác nguy hiểm ở thượng nguồn sông Nha Trang)

 

Thơm Vạn Giã thơm đà qúa ngọt

Mía Phú Ân cái đọt cũng ngon

Hỡi người chưa vợ chưa con

Vào đây chung gánh nước non với mình

Quản bao lên thác xuống ghềnh

Mía ngon, thơm ngọt đượm tình quê hương

Phải chi Sông Cái có cầu

Thiếp qua, thiếp giải cơn sầu chàng nghe

Ai làm chén nọ xa ve

Mùa xuân thiếp đợi, mùa hè chàng trông

Biết là có đặng hay không                

Đó chờ, đây đợi uổng công hai đàng

12. đồng bằng Ninh Thuận. Vùng này có tiếng nắng thừa mưa thiếu, khô hạn . Sông Phan Rang, còn gọi sông Cái có đập Nha Trinh , ngày nay nhờ nước xả của đập thủy điện Danhim trên Dalat, nên lượng nước sử dụng cho sự tưới ruộng được  nhiều hơn. Phía Đông Bắc thị xã Phan Rang, có đầm Nại rộng 700 ha .

Tại đồng bằng Phan Rang, mùa nắng hiện tượng bốc hơi xảy ra rất mạnh, do sự mao dẫn, các mầu bọt trắng đục đùn lên mặt đất. Đó là đất cà giang, nhiều cacbonat natri, dân địa phương thiếu xabông dùng chất đó kỳ cọ khi tắm

13. đồng bằng Bình Thuận

Từ mũi Dinh đến Phan Thiết, giãy núi Trường Sơn ở xa bỡ biển hơn, do đó các đồng bằng rộng  hơn nhưng lại khô hạn: vũ lượng hàng năm nhỏ hơn 600mm và số ngày mưa ít hơn 80. Nhờ khô hạn, sự bốc hơi nước mạnh nên có nhiều ruộng muối như ở Cà Ná.

Nếu kể bắt đầu từ ngoài vào, ta có sông Lòng Sông, chảy qua huyện Tuy Phong,rồi đến sông Lủy  với sông Mao, một sông nhánh bên trái của sông Lủy, đổ ra cửa Phan Rí..

Sông Mường Mán chảy qua Phan Thiết

Quần đảo Phú Qúy ngoài khơi Bình Thuận

14. Lưu vực và ảnh hưởng rừng trên  lưu vực

Lưu vực sông là vùng lãnh thổ mà sông nhận được nưóc nuôi dưỡng. Các dòng sông miền Trung có lưu vực nhỏ, chỉ trừ sông Mã, sông Cả , sông Thu Bồn và sông Ba . Trong thủy lợi, diện tích lưu vực sông được tính từ nguồn đến vị trí công trình tính toán

Rừng có ảnh hưởng đến các yếu tố thủy văn trong lưu vực: rừng hạn chế dòng chảy mặt, chuyển nước mặt thành nước ngầm, nhờ vậy có tác dụng điều tiết nguồn nước sông suối Rừng bảo vệ đất trên các triền lưu vực, giúp chống  xói mòn. Những lưu vực có rừng che phủ thì độ ẩm không khí tăng cao, làm tăng lượng nước rơi địa hình. Chính nhờ các khả năng điều tiết to lớn như vậy của rừng  nên sự phá rừng bừa bãi trên lưu vực đã dẫn đến những kết qủa tai hại như lũ lụt xảy ra, hạn hạn tiếp diễn, xói mòn triền dốc, đem theo cả sỏi đá lẫn cát bùn làm nhiều hồ chứa nước dễ bị bít và cạn, phải nạo vét định kỳ

Để dễ bề so sánh, sông Hồng dài 1126 km và có lưu vực toàn thể là 168 700 km2 trong đó chiều dài chảy trong nước là 556 km và lưu vực trong nước là 86 500 km2; sông Mekong có lưu vực toàn thể rất rộng: 795 000km2, trong đó chỉ có 71 000km2 là nằm trong nước.

15. Công dụng của các dòng sông

Trong các tài nguyên thiên nhiên, sông ngòi là một tài nguyên vô giá vì đảm nhận nhiều chức năng, cung cấp cho con người những dịch vụ tối cần cho cuộc sống.

Sông ngòi giữ nhiều chức năng quan trọng như:

.cung cấp nước sinh hoạt

.nước dùng trong các kỹ nghệ: mía đường, xi măng, giấy

.đem từng lớp lớp phù sa về giúp cho nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi

.nuôi trồng thủy sản ở mọi môi trường: thủy sản nước ngọt,  thủy sản nước lợ và nước mặn

. vận tải ghe thuyền chuyên chở phẩm vật từ miền xuôi lên miền ngược và đem sản phẩm miền núi xuống đồng bằng:

Ai về nhắn với họ nguồn

Mít non chở xuống, cá chuồn chở lên

. hồ chứa nước tại các vùng  cao vừa sản xuất điện năng, vừa công dụng tưới nước và điều hoà dòng chảy

16. Sông nước trong văn học dân gian

Sông ngòi luôn luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ, văn, nhạc. Những bài thơ Đường của Lý Bạch, của Thôi Hiệu, bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị, bản nhạc Dòng Sông Xanh đều lấy sông làm nguồn cảm hứng. Riêng văn học dân gian cũng có nhiều điệu hò trên sông nước. Vì sự vận chuyển hàng hoá bằng ghe thuyền đòi hỏi chèo chống khó nhọc nên để bớt vất vả khi chèo đò, nhiều loại hò ra đời với nội dung rất phong phú,  phản ánh phong cảnh thiên nhiên, mối tình trai gái v.v. Cùng với mái chèo cất nhịp, những lời ca giàu tính chất trữ tình giúp cả khách lẫn trai chèo quên đi những nhọc nhằn, nỗi lạnh lẽo tịch mịch của đêm truờng. Văn học dân gian được  phong phú thêm với những hò Huế, hò Quảng, hò sông Mã v.v.

Dòng sông ở Huế với  nhiều điệu hò: mái nhì, mái đẩy, dô hậy, đẩy nôốc là những thể hò dân gian trên sông nước. Tiếng hò của mối tình ngang trái:

Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngược

Nước chảy ngược, con cá vượt lội ngang

Thuyền em xuống bến Thuận An

Thuyền anh lại trẩy lên ngàn anh ơi !

Câu hò mái nhì gợi nhiều rung cảm do tình yêu đôi lứa:

Nước đầu cầu, khúc sâu khúc cạn

Chèo qua Ngọc Trản, đến mạn Kim Long

Sương sa gió thổi lạnh lùng

Sóng xao trăng lặn, gợi lòng nhớ thương

Tình yêu chân thật, tình yêu không son phấn là những đề tài trong các câu hò dân gian:

Thiên sanh nhân, hà nhân vô lộc

Địa sanh thảo, hà thảo vô căn

Một mình em ngồi dựa lòng thuyền, dưới nưóc trên trăng

Biết cùng ai trao duyên gửi phận, cho được bằng thế gian

 

Hò khoan có cả hò trên vạn, hò dưới nước. Hò khoan cũng được gọi với nhiều tên như hò đối đáp, hò chào mừng. Nhiều loại hò có tính cách chơi chữ dân gian và lối chơi chữ của nhà nho rất thông dụng:

Cá có đâu mà anh ngồi câu đó

Biết có không mà công khó anh ơi ..

Hoặc:

Gái Xuân em đi chợ Hạ

Mua con cá Thu về chợ hãy đang Đông

Ai nói với anh em đã có chồng

Tức mình em đổ cá xuống sông em về

Hoặc:

Người Kim mã cưõi con Ngựa vàng,

Đất Phù Long rồng nổi, thời chàng đói chi

Người con trai cũng đối lại:

Người Thanh Thủy gặp khách Nước Trong,

           Hoành Sơn ngang núi, đã thoả lòng em chưa ?

Hò có nhiều loại tùy động tác như hò rời bến, hò đò xuôi, hò mắc cạn v.v.Nhạc điệu tùy lúc. Hò đò xuôi khi  thuận buồm xuôi gió với nhạc điệu dài đều; hò mắc cạn thì khi dứt một câu hò thì trai đò phải đồng lên tiếng ‘vác’ đồng thời đem hết sức  vác thuyền và cứ dứt một câu hò, thuyền nhích được một đoạn

Những câu hò, câu hát cũng dùng sông để ví von, so sánh:

-Bao giờ cho sóng bỏ gành

Cù lao bỏ biển, anh mới đành bỏ em .

 

-Cây đa cũ, bến dò xưa,

Người thương có nghĩa, nắng mưa ta vẫn chờ

 

-Nào khi mô, em nói với anh :

Sông cạn, mà tình không cạn,

Vàng mòn, mà nghĩa chẳng mòn

Nay chừ nước lại xa non,

Đêm năm canh tơ tưởng, héo hon ruột tằm

Muời hai bến nước là duyên

Em cũng muốn bến hiền thuyền đậu

Nhưng em trách cho hai bên phụ mẫu

Làm cho hai đứa không nên thất nên gia

Xa cách này bởi tại mẹ cha

Làm cho nên nỗi bướm hoa lìa cành

Các bài viết liên quan:

  1. Mổ xẻ đường đi của dòng tiền đầu tư
  2. Đại gia và…quan chức
  3. Chuyện Ngày Xưa Khi Liên Xô Còn Là Thiên Đường
  4. Trung Quốc: Các quan chức đua nhau bán nhà tháo chạy
  5. Những sinh viên Việt Nam trở thành triệu phú khi đang ngồi giảng đường

<!–

–>

Comments

  1. JackZhang says:

    Đồng bằng còn nhiều không? Bài viết của Thái Công chỉ còn lại trong câu dân ca Mẹ ru và ngày nay tắt dần:

    Cả nước mấy năm từ “đổi mới” đã ồ ạt “Bán đất” là cuộc tỉ thí vói tương lai khủng khiếp nhất. Tỉnh nào cũng có vài ba Khu công nghiệp, nhưng chẳng làm ra sản phẩm xuất khẩu nào có thương hiệu cả vì máy móc lạc hậu, bán trong nước cũng chẳng ai mua . Tỉnh nào cũng có vài ba sân golf. Rồi dự án mở rộng đô thị lên gấp đôi gấp ba, dự án khu biệt thự,… đang làm cho đất nông nghiệp, đất trồng lúa trong cả nước, đất trồng cây ăn trái ở Nam Bộ đang thu hẹp với tốc độ chóng mặt. mỗi năm có từ 73.000- 120.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi, bị chuyển đổi. Mở rộng đô thị thì đất ruộng thành đất thành phố, bán với giá cao hơn. Đua nhau mà ăn chia, lấn chiếm, đẩy nông dân ra khởi mảnh đất ngàn đời sinh sống của họ. Thế là khẩu hiệu của “dân cày có ruộng” thành ký ức lịch sử…

    Vì mục tiêu tăng GDP, tăng thu ngân sách, các tỉnh đang thi nhau bán đất nông nghiệp một cách vô tội vạ. Mất đất, chỉ nông dân và nhà nước là thua thiệt. Ruộng mình đó, đất mình đó, bỗng nhiên bị mất trắng tay. Tiền đền bù giá bèo không đủ mua đất mới để xây nhà, nói chi đến làm ăn sinh sống. Hết bán rừng, than, ti-tan, đá, người ta con bán cả bô-xit Tây Nguyên, thứ mà cách đây mấy chục năm luôn có danh từ “bảo tồn di sản” họ sợ làm hư hỏng môi trường và văn hóa Tây Nguyên. Nhưng bây giờ thì bất cần tương lai Tây Nguyên, bất cần hàng ngàn trí thức tâm huyết với đất nước kịch liệt phản đối, họ vẫn khai thác Các nhà chiến lược quân sự thường nói: ”Ai làm chủ Tây Nguyên sẽ làm chủ Đông Dương”. Chao ôi, từ việc bán tài nguyên đến “bán nước” chỉ còn một khoảng cách mong manh như sợi chỉ…

    Nước là loại tài nguyên quý giá cho đồng bằng châu thổ cũng đang bị xâm hại nghiêm trọng. Hiện nay tất cả các con sông đều “đang chết dần” vì ô nhiễm do chất thải công nghiệp chưa qua xử lý đều thải trực tiếp ra sông. Mạch nước ngầm đang xuống thấp chưa từng có do khai vô tội vạ. Rồi “phong trào” phát triển thuỷ điện tùm lum làm cho mực nước ở đồng bằng giảm xuống. Đến cả sông Hồng cũng cạn trơ đi bộ qua được. Có tỉnh làm đến hàng chục nhà máy thuỷ điện. Được điện thì mất lúa vì đất đai khô cằn không có nước tưới, bị sa mạc hoá không trồng lúa, trồng màu được. Muốn phát điện thì mực nước tích ở hồ phải cao hơn mực nước chết…

    Kỳ này các bác nông dân Việt nam khỏi làm ruộng đi đánh Golf cả ngày..quả là DÂN ta văn minh nhất hành tinh.

  2. Nghiêm ánh says:

    Bài này dài quá cháu chưa đọc hết nhưng mở đầu cháu đã thấy vui muốn nhắn ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI tại HN

    Con đường cái quan, chạy dài từ Bắc vô Nam, xuyên qua các đồng bằng duyên hải miền Trung, xuyên đèo, qua suối, với câu hát trữ tình và trêu ghẹo:
    ” Hỡi anh đi đường cái quan
    Dừng chân đứng lại em than đôi lời
    Đi đâu vội lắm ai ơi
    Công việc đã có chị tôi ở nhà “

  3. Hoàng cương says:

    Các dòng sông tạo thế đan xen thêu dệt , không gian hài hòa ,phong cảnh núi non cao vừa tầm không làm khó cho tầm vóc các dân tộc sinh sống .
    Đất nước thanh bình nền thơ ca , ẩm thực rực rỡ ..

    một con thuyền nhỏ thấp thoáng với cánh tay răng lưới trên sông lúc bình minh lên

    em thôn nữ bơi thuyền thước tha , gái tắm dưới ánh trăng thanh , cánh cò chao nghiêng thả diều trên đồng cỏ … Nguồn cảm hứng được cộng hưởng thi ca nhạc họa dậy sóng ,lan tỏa khắp mọi nơi không phân biệt giới tính. …
    Sự ghen tỵ của trung hoa làm cho người Việt điêu đứng trong tòa thiên nhiên lộng lẫy .không được yên thân sinh sống ,nội tâm bị dồn nén trai lỳ … nên đất nước mới ra nông nỗi này .

 

Leave Reply

Cấp phép xây dựng tạm cho 4 loại đất “bị vướng – TN

29 Th5

Cấp phép xây dựng tạm cho 4 loại đất “bị vướng

(TNO) Ngày 28.5, lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết sẽ cấp giấy phép xây dựng tạm cho bốn loại đất “bị vướng” khi xin giấy phép xây dựng hiện nay.

Ngày 28.5, sau khi nghe Sở Xây dựng báo cáo quy định chi tiết một số nội dung cấp phép xây dựng trên địa bàn TP, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP, cho biết TP sẽ cấp phép xây dựng tạm cho 4 loại đất đang vướng trong việc xin phép xây dựng hiện nay, gồm: nhà đất bị “dính” quy hoạch, đất lộ giới, đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư và đất nông nghiệp tách thửa.

Cụ thể, trong thời gian tới, đối với đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư, TP sẽ cho người dân chuyển mục đích lên đất ở, cấp giấy chứng nhận. Nếu người dân không có khả năng đóng tiền sử dụng đất, TP sẽ cho ghi nợ. Khi đó các quận, huyện căn cứ cấp phép xây dựng cho người dân.

Đối với nhà đất của người dân đang sử dụng nhưng bị “dính” quy hoạch, TP sẽ xem xét cấp phép xây dựng tạm.

 
Khu Bình Quới – Thanh Đa, P.28 (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) bị “treo” suốt 20 năm qua. Ảnh: Diệp Đức Minh

Để tránh tình trạng chính sách này bị lợi dụng để đầu cơ, mua gom đất, phân lô bán nền trục lợi, TP sẽ quy định chỉ cấp phép cho người dân có nhu cầu, đất không tranh chấp và sử dụng ổn định.

Chính quyền địa phương chỉ cần xác minh nguồn gốc đất là được. Những trường hợp mua bán hoặc từ nơi khác đến cũng sẽ không được cấp phép xây dựng.

Trong giấy phép xây dựng cũng quy định rõ, nếu trong 5 năm TP thực hiện quy hoạch, người dân sẽ không được đền bù. Sau thời gian 5 năm, các hộ dân sẽ được đền bù bình thường.

Theo ông Tín, nếu làm được điều này người dân sẽ làm được nhà, ổn định cuộc sống, đồng thời ngăn chặn được giới đầu cơ lợi dụng chính sách để trục lợi.

Trường hợp người dân có đất nông nghiệp muốn tách để chia cho con cái cũng sẽ được chấp nhận. Ngoài ra, TP cũng sẽ cấp phép xây dựng cho các trường hợp này.

Đối với nhà ở riêng lẻ có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong phạm vi quy hoạch lộ giới mở rộng của các tuyến đường, hẻm hiện hữu trong đô thị đã được phê duyệt và công bố, nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện theo quy hoạch, thì cũng được xét cấp giấy phép xây dựng tạm.

 

“Người dân bức xúc quá rồi. Điển hình như khu Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), 30 năm nay người dân không xây, sửa nhà được gì hết mà dự án thì cứ ngâm hoài chưa làm. Phải trả lại quyền lợi cho người dân. Cơ chế cấp phép như trên tôi đã báo cáo với Thường vụ Thành ủy và đã được chấp thuận. Bây giờ Sở Xây dựng nhanh chóng soạn thảo quyết định đưa tôi ký. Nếu có vấn đề gì tôi chịu trách nhiệm hết”, ông Nguyễn Hữu Tín cương quyết.

 

Đình Sơn

>> Đất quy hoạch “treo” có được bồi thường thiệt hại?
>> Một năm nữa mới rà soát xong quy hoạch “treo”
>> Bức xúc những khu quy hoạch “treo” cả một thế hệ
>> Chỉ mới ghi nhận được 29 khu vực quy hoạch “treo”
>> Đề nghị đặt kỳ hạn cho quy hoạch “treo”
>> Kẹt cứng trong quy hoạch treo – Kỳ 3: Người dân có thể kiện
>> Kẹt cứng trong quy hoạch treo – Kỳ 2: Xóa quy hoạch, dân vẫn khổ
>> Kẹt cứng trong quy hoạch treo
>> Đề nghị xóa bỏ một số tuyến đường “quy hoạch treo”
>> Ô nhiễm, quy hoạch “treo” tại TP.HCM: Hỏi nhiều, trả lời ít

Tin tặc Trung Quốc đánh cắp tài liệu vũ khí tối mật của Mỹ – RFI

29 Th5

Tin tặc Trung Quốc đánh cắp tài liệu vũ khí tối mật của Mỹ

Ảnh minh họa vũ khí tối tân của Mỹ.

Ảnh minh họa vũ khí tối tân của Mỹ.

U.S. Navy photo

Theo một báo cáo mật vừa được gởi lên bộ Quốc phòng, hiết kế của hơn 40 hệ thống vũ khí của Mỹ, trong đó có một số thuộc loại tối tân và nhạy cảm nhất đã bị tin tặc Trung Quốc tham khảo. Theo nhật báo Washington Post ngày 28/05/2013, trong số các tài liệu bị tiết lộ, có sơ đồ các hệ thống phòng thủ tên lửa, chiến đấu cơ và chiến hạm.

 

Bản báo cáo do Uỷ ban Khoa học Quốc phòng Mỹ, một cơ quan tham vấn có uy tín thực hiện cho Lầu năm Góc cùng một số quan chức cao cấp trong chính quyền và trong ngành công nghiệp quốc phòng.

Trong số các hệ thống vũ khí mà thông tin bị tin tặc đánh cắp, có loại tên lửa Patriot tiên tiến (PAC-3), hệ thống bắn hạ tên lửa đạn đạo tên là THAAD của Lục quân Mỹ và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis của Hải quân Hoa Kỳ. Các phương tiện này chính là xương sống của màng lưới lá chắn chống tên lửa của Mỹ tại các khu vực Châu Á, Châu Âu và Vịnh Ba Tư.

Ngoài ra còn có các loại chiến đấu cơ hay chiến hạm thiết yếu như máy bay chiến đấu F/A-18, trực thăng Black Hawk và máy bay vận tải quân sự V-22 Osprey có khả năng cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng và loại chiến hạm mới LCS, tức là loại tàu cận chiến ở vùng duyên hải, mà 4 chiếc sẽ được triển khai tại Singapore.

Trong danh sách rất dài của các bí mật bị tiết lộ, có cả loại chiến đấu cơ F-35, được coi là phương tiện vũ khí đắt đỏ nhất mà Hoa Kỳ từng chế tạo, với chi phí có thể lên đến 1,4 tỷ đô la.

Báo cáo không nói rõ khi nào và bằng cách nào mà các hệ thống này bị thâm nhập, và các tác giả cũng không trực tiếp vạch mặt Trung Quốc là thủ phạm đánh cắp thông tin.

Tuy nhiên giới chức cao cấp trong ngành quốc phòng và công nghiệp vũ khí Mỹ đã không ngần ngại tố cáo Bắc Kinh. Theo tờ Washington Post, các giới chức này khẳng định rằng các vụ tin tặc này nằm trong khuôn khổ một chiến dịch gián điệp rộng hơn của Trung Quốc, nhắm vào các nhà thầu cung cấp quốc phòng và các tổ chức chính phủ Mỹ.

Các thông tin đánh cắp được không chỉ giúp Trung Quốc phát triển các hệ thống vũ khí riêng, mà còn giúp họ chiếm lợi thế trong trường hợp nổ ra xung đột quân sự với Mỹ.