Tag Archives: trên biển’

‘Việt-Trung tránh va chạm vũ trang trên biển’

21 Th10

 

 – Quân đội Việt – Trung thống nhất mọi tranh chấp giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Quân đội hai bên cùng phải kiểm soát được tình hình trên biển, hết sức tránh việc sử dụng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực, tránh không để xảy ra xung đột và va chạm vũ trang trên biển – Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết.

Bên hành lang QH sáng 20/10, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh trao đổi với báo chí về kết quả chuyến thăm hữu nghị chính thức TQ từ ngày 16-19/10 vừa qua. Ông cho hay, phía TQ đón tiếp đoàn đại biểu quân sự cấp cao do ông làm trưởng đoàn “rất nhiệt tình, trọng thị, chu đáo và rất hữu nghị”.

“Mục đích của chuyến đi là hai bên bàn bạc với nhau để tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa quân đội của hai nước cũng như Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước” – ông cho biết.

Phùng Quang Thanh, Biển Đông, DOC, TQ
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Quân đội Việt-Trung thống nhất không dùng vũ lực và để xảy ra va chạm vũ trang ở trên biển. Ảnh: Phạm Hải

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đề cập nội dung tranh chấp trên biển giữa hai nước đã được quân đội hai nước trao đổi thẳng thắn.

“Chúng tôi thống nhất với nhau là tranh chấp thì phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình còn quân đội thì phải kiểm soát được tình hình trên biển, hết sức tránh việc sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực, tránh không để xảy ra xung đột và va chạm vũ trang trên biển. Hai bên thống nhất với nhau ký Bản ghi nhớ về kỹ thuật để thiết lập đường dây liên lạc thường xuyên trực tiếp giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng để khi có tình huống, va chạm, vụ việc xảy ra trên biển thì có thể gọi để trao đổi với nhau, kiểm soát những diễn biến trên biển, tránh xung đột”.

Bộ trưởng cũng cho hay, hai bên thống nhất với nhau là phải kiểm soát tốt biên giới để xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển lâu dài, tạo điều kiện tối đa cho nhân dân hai nước đi lại, giao thương, làm ăn hợp pháp.
“Tôi cũng đề nghị phía TQ sớm dỡ bỏ cảnh báo về du lịch để nhân dân hai nước đi lại giao lưu. Hoạt động du lịch phát triển thì hoạt động hàng không cũng phát triển, như thế mới tăng cường hữu nghị và tăng cường sự tin cậy giữa hai bên”.
Thưa Bộ trưởng, trong chuyến thăm, ông có trao đổi thẳng thắn việc TQ đốc thúc nhiều hoạt động xây dựng trên khu vực quần đảo Trường Sa của VN cũng như chuyện giàn khoan đã xảy ra ít tháng trước?
Chúng tôi có trao đổi phải giữ nguyên hiện trạng trên Biển Đông, phải thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, không mở rộng tranh chấp. Phía bạn ghi nhận ý kiến của phía VN.
Nhiều chuyên gia lo ngại hướng xây dựng của TQ là để hình thành một căn cứ quân sự tấn công. Điều đó đe dọa an ninh hàng hải trong khu vực. Cảnh báo đó có đáng suy nghĩ, lo ngại?
Đó là lo ngại của các nhà nghiên cứu. Quan trọng phải thống nhất giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, tránh dùng vũ lực.
Ghi nhận nào quan trọng nhất trong cuộc trao đổi của Bộ trưởng với phía TQ trong chuyến thăm này?
Quan trọng nhất là thỏa thuận hai  bên phải hợp tác theo tinh thần hữu nghị của lãnh đạo 2 Đảng, Nhà nước, giữ gìn môi trường ổn định, hòa bình và kiểm soát hoạt động của lực lượng vũ trang của hai nước trên biển. Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực và để xảy ra xung đột vũ trang ở trên biển.

L.Thư (ghi)

 

Mỹ-Nhật sẽ giúp ASEAN tăng cường khả năng giám sát trên biển – RFI

20 Th4
Cùng với Mỹ, Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra và huấn luyện các lực lượng tuần duyên của ASEAN - REUTERS /Kyodo

Cùng với Mỹ, Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra và huấn luyện các lực lượng tuần duyên của ASEAN – REUTERS /Kyodo
Thanh Phương

Theo báo chí Nhật, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ cùng giúp các nước Đông Nam Á tăng cường khả năng giám sát vùng biển, vào lúc mà căng thẳng trong khu vực gia tăng do tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

 

Tờ nhật báo Yomiuri Shimbun số ra hôm nay, 19/04/2014, cho biết là Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thảo luận về vấn đề này với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhân chuyến viếng thăm Nhật Bản vào tuần tới. Một thoả thuận dự kiến sẽ được loan báo trong bản tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo sau cuộc họp thượng đỉnh. 

Theo thỏa thuận nói trên, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ cung cấp các tàu tuần tra cho những nước thành viên ASEAN, đồng thời sẽ huấn luyện các lực lượng tuần duyên của ASEAN, cũng như giúp các nước Đông Nam Á phát triển một hệ thống chia sẻ thông tin về các nhóm hải tặc và những tàu khả nghi trong khu vực. 

Tờ Yomiuri cho biết sáng kiến Mỹ-Nhật là nhằm giúp các nước ASEAN thi hành những biện pháp hiệu quả để chống cướp biển và đối phó với thiên tai, mà còn giúp tăng cường khả năng phòng thủ trước những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Tờ báo trích dẫn một quan chức chính phủ Tokyo tuyên bố rằng tăng cường khả năng giám sát trên biển của các nước ASEAN cũng sẽ có lợi cho Nhật Bản và Hoa Kỳ.

 
tags: ASEANBiển ĐôngChâu ÁHoa KỳNhật Bản

Nguy cơ chiến tranh Trung–Nhật trên biển Hoa Đông ? – RFI

10 Th12
Máy bay Lực lượng Phòng thủ Nhật Bản tuần tra không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông, 13/10/2011

Máy bay Lực lượng Phòng thủ Nhật Bản tuần tra không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông, 13/10/2011

REUTERS

Vào lúc cả báo giới Pháp tập trung chú ý đến Nam Phi, nơi Nelson Mandela, người hùng của chủ nghĩa chống apartheid vừa qua đời, Le Figaro hôm nay 09/12/2013 không quên nhìn về phía Đông Á, và nêu lên câu hỏi về “nguy cơ thật sự của một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật Bản“.

 

Tác giả bài báo, thông tín viên Le Figaro tại Bắc Kinh, phân tích bối cảnh Bắc kinh đưa ra thông báo thiết lập vùng nhận dạng phòng không bao trùm bầu trời Senkaku/Điếu Ngư gây căng thẳng và lo ngại trong khu vực.

Bài báo trên Le Figaro mở đầu với ghi nhận : Có một hương vị chiến tranh lạnh trên biển Hoa Đông, các bên đều đẩy các con chốt của mình với nào là tuần tra trên biển, lập vùng nhận dạng phòng không, tăng sự khẳng định chủ quyền trên một vài bãi đá mà vùng nước chung quanh giàu về hải sản, cá, và tiềm năng dầu hỏa.

Bài báo cho là cũng như vào thời kỳ mà các khối đối chọi với nhau, thì việc tranh chấp lãnh thổ còn có một mục tiêu rộng lớn hơn nữa, đó là xem ai có thể mở rộng ảnh hưởng trên một vùng to lớn, nơi mà sự thịnh vượng kinh tế sẽ được định đoạt trong những thập niên tới đây.

Đối với Trung Quốc, cường quốc kinh tế đang lên, đang phát triển tiềm năng quân sự, thì còn có vấn đề tự hào dân tộc. Bài báo nhắc lại lãnh thổ Trung Quốc cũng đã bị gặm nhắm trong thời kỳ Chiến tranh Nha phiến thế kỷ thứ XIX, rồi trong các cuộc chiến nửa đầu thế kỷ XX.

Và hiện nay, Le Figaro nhận thấy là với chính sách xoay trục của Tổng thống Mỹ Obama, Bắc Kinh cảm thấy bị cạnh tranh công khai ở vùng ảnh hưởng tự nhiên của mình. Việc tuyên bố vùng phòng không ở biển Hoa Đông chỉ là giai đoạn mới trong cuộc đọ sức ngấm ngầm này. Các đồng minh của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Philippines nằm trên tuyến đầu trước các tham vọng của Bắc Kinh.

Theo tác giả bài báo, yếu tố dẫn đến thái độ “tiến công” của Trung Quốc hiện nay, ở biển Hoa Đông, thách thức trật tự quốc tế, gây nên sự bất an trong vùng, là do mối hiềm khích nghiêm trọng lâu đời đối với Nhật Bản, qua những sự cố lịch sử, mà Trung Quốc muốn giờ đây giải quyết. Và Bắc Kinh – thấy là những đòi hỏi chủ quyền bị xem thường – đang tìm cách lật ngược thế cờ. Bên kia thì Nhật Bản, với chính quyền Abe đang tìm cách sửa lại Hiến pháp chủ hòa, cũng là một động cơ thôi thúc Bắc Kinh.

Ít cơ may để tìm ra giải pháp hòa bình

Bài báo cũng nhắc lại là ông Tập Cận Bình nắm quyền trong lúc hai bên tranh chấp căng thẳng trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ông đã nhiều lần tỏ sự bực tức đối với Tokyo. Tập trung quyền hạn trong tay, ông đã ra lệnh biến Trung Quốc thành một “cường quốc hải quân hùng mạnh” và chính ông đã đích thân cho phép việc thành lập vùng phòng không.

Nhưng câu hỏi đặt ra là Trung Quốc có khả năng giám sát, kiểm soát vùng phòng không đó hay không. Tác giả bài báo cho là Trung Quốc chưa đủ máy bay và radar để theo dõi, để buộc tôn trọng một cách thường xuyên vùng mới thiết lập, nhưng những khi can thiệp được, thì cũng đã làm nhiệt độ trong vùng tăng vọt lên.

Trong tình hình như hiện nay thì có nguy cơ đối đầu quân sự hay không ? Bài báo trích dẫn chuyên gia, đánh giá tình hình nguy hiểm, có ít cơ may để tìm ra giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ hiện thời, tranh chấp do lịch sử gây ra.

Cả hai bên Nhật -Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng sâu đậm những thế lực dân tộc chủ nghĩa. Cả hai bên không sẳn sàng nhượng bộ trên bất kỳ điều gì liên quan đến các đảo. Không kể vị trí chiến lược của nó, đây còn là một vấn đề tự hào dân tộc. Tình hình căng thẳng đến nỗi mà các nhà quan sát e ngại chiến tranh có thể bùng lên do một sự “đánh giá sai lầm”.

Hoa Kỳ trong trường hợp này có thể can thiệp đến đâu để bảo vệ đồng minh Nhật Bản ? Theo bài báo, Hoa Kỳ đang bị đau đầu. Phải bảo vệ đồng minh, nhưng cũng không muốn quá làm phật ý Trung Quốc.

Dân Nam Phi “vui vẻ” vĩnh biệt Nelson Mandela

Nếu như hai tờ Les Echos mở đầu bản tin với thời sự Pháp – Les Echos chú ý đến ngân sách 10 thành phố lớn, nhân dịp bầu cử hội đồng thành phố sắp tới và Le Figaro nêu bật nổi bất bình trước vấn đề thuế, nay lan rộng đến các ngành nghề tự do – thì phải nói là đa số báo Pháp hôm nay, 09/12/2013 đều dành tít đầu và nhiều trang báo dài cho sự kiện cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vừa từ trần, một người mà báo Pháp đánh giá là “xứng đáng với huyền thoại“, được cả hành tinh mến mộ.

Đối với Nam Phi, Libération trong hàng tựa nhìn thấy “một đất nước mồ côi”, L’Humanité nói đến “Nam Phi ghi ơn“, trong lúc La Croix xúc động trước “lòng thành, thái độ tôn sùng của cả một dân tộc”. Cả nước Nam Phi đang mặc niệm trước tang lễ của người cha đất nước đa sắc màu.

Nhưng điều mà La Croix cũng như một số đồng nghiệp chú ý trước tiên là người Nam Phi tưởng niệm người quá cố trong một không khí “vui vẻ”. Các tờ báo mô tả cảnh người dân tập hợp ngày đêm trước nhà ông Mandela, ca hát, nhảy múa, cầu nguyện. Họ giải thích là “thay vì khóc lóc, chúng tôi vinh danh, ca ngợi cuộc sống của người”.

Báo Les Echos cũng nêu bật tính chất này trong hàng tưa : “Để tang vui vẻ cho Mandela ở Nam Phi”. Tờ báo cũng thuật lại cảnh người Nam Phi ca hát, nhảy múa vinh danh ông Mandela, đó là cách họ tưởng nhớ đến người đã mang lại tự do cho họ. Les Echos ghi nhận hình ảnh : Nam Phi treo cờ rũ, nhưng dân chúng thì nhảy múa, như để xua đi nỗi buồn trong lúc tưởng niệm người quá cố.

Một thanh niên giải thích “đấy là truyền thống, chúng tôi buồn nhưng có một phần vui trong chúng tôi khi vinh danh ông, một anh hùng đã cho phép tôi được đi học, được sinh ra là một người tự do“’.

Thái Lan : Nữ Thủ tướng cao tay ấn ?

Nhìn về Châu Á hôm nay, 2 báo Libération và l’Humanité theo dõi tình hình Thái Lan sau quyết định của Thủ tướng Thái giải tán Quốc hội và cho bầu lại trước nhiệm kỳ, một quyết đinh được đánh giá là khôn khéo.

L’Humanité nhận định trong hàng tựa là “phe Áo Vàng chơi ván bài được ăn cả ngã về không ở Bangkok”. Cuộc tâp hợp biểu tình hôm nay là một bài trắc nghiêm đối với phe đối lập.

Đặc phái viên của l’Humanité tai Bangkok phân tích là nhân những ngày lắng dịu ở Bangkok vào cuối tuần, chính quyền thủ tướng Yingluck có vẽ đã nắm lại được tình hình. Khi thông báo giải tán và bầu lại Quốc hội, Thủ tướng đã đẩy quá bóng sang sân của phe Áo Vàng đối lập, mà trong mắt l’Humanité, tập hợp tầng lớp trung lưu bảo thủ, và những người bảo hoàng hơn Vua.

Tờ báo nhắc lại lời của Thủ tướng Yingluck : “Nếu những người biểu tình hay một đảng phái quan trọng không chấp nhận việc này hay không chấp nhận kết quả bầu cử, thì điều đó chỉ làm cho cuộc tranh chấp kéo dài”. L’Humanité cho đấy quả là khôn khéo nhất là sau phát biểu của nhà vua kêu gọi bảo vệ sự ổn định.

Tờ báo còn thấy việc giải tán Quốc hội cũng làm thất bại mưu đồ của các dân biểu đảng Dân chủ, đã tuyên bố hôm qua rằng họ từ nhiệm vì Quốc hội không còn tính chính đáng. Trước mắt, lãnh đạo phong trào đấu tranh Suthep Thaugsuban, ngày càng bị cô lập, đang cố gỡ gạc, tổ chức cuộc biểu tình mà l’Humanité gọi là “của cơ may cuối cùng” trước trụ sở chính quyền.

Đối với Thủ tướng Yingluck, tờ báo cho là bà đã biết bà có một hậu thuẫn của dân chúng lớn hơn nhiều so với đảng Dân chủ, và việc giải tán để bầu lại Quốc hội, trên nguyên tắc, không nguy hiểm chút nào đối với bà.

Libération nói đến “tình hình lộn xộn ở Bangkok” có nhận định dè dặt hơn, đánh giá là Thủ tướng Yingluck cố gắng trong nỗ lực cuối cùng hầu chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị, nhưng tờ báo chưa thấy lối thoát, đối lập dứt khóat muốn loại bỏ hệ thống Thaksin.

Pháp : Người tiêu dùng không còn vô tư nữa !

Trên bình diện xã hội, trước các ngày lễ Giáng sinh và cuối năm, dịp mua sắm, tặng quà, báo La Croix hôm nay có một bài phân tích với hàng tựa gây chú ý : “Người tiêu dùng đã đánh mất sự hồn nhiên, vô tư“.

Bài báo của Bernard Perret, một nhà kinh tế khuyến khích thay đổi cách mua sắm, bắt đầu với nhận xét : Ngày lễ đến gần và chúng ta từ mấy ngày qua đã đi tìm những món quà hữu ích hay thú vị, những trò chơi giải trí. Như mỗi năm, cho dù có khủng hoảng, người ta vẫn xô đẩy nhau để tìm được món quà hiếm, lạ mà người được tặng thích thú giữ lại, không đem bán ngay trên mạng.

Thời điểm này thật lý thú, vui vẻ, và cũng là thời điểm mạnh của đời sống kinh tế mà nếu chúng ta không tham gia thì quả là không phải công dân tốt, phải tham gia cho tăng trưởng, để chống thất nghiệp.

Chúng ta có thể đánh cuộc là các nhà kinh tế sẽ theo dõi rất sát hành vi của chúng ta, vui mừng khi mọi việc ổn thỏa, khi chúng ta mua sắm linh đình, dấu hiệu kinh tế sáng sủa lên.

Có điều tác giả bài báo nhận thấy là không còn có sự hứng thú thật tình.

Do khủng hoảng, có người trong chúng ta nghĩ đến những gia đình không có khả năng làm con em họ vui mừng. Và nếu lễ tiêu thụ này mất đi phần nào sự huyền diệu của nó, đó cũng là vì chúng ta khó làm ngơ được trước mặt đen tối của hàng hóa : Những món hàng chúng ta mua sắm như đồ chơi, quần áo, được sản xuất với giá rẻ ở Châu Á, Châu Phi, và thường khi do trẻ êm làm ra.

Dĩ nhiên là chúng ta đóng góp vào công cuộc phát triển, nhưng với cái giá như thế nào ? Mặt khác cũng khó quên tác hại môi sinh. Đứng trên bình diện này thí các món quà cuối năm không có gì là “gương mẫu” cả.

Khí thải Co2 từ các máy vi tính, điên thoại smartphone, những trò chơi điện tử quan trọng không kém khí thải do chuyên chở hàng không, đó là chưa kể những thùng các-tông, bao bì phải giải quyết.

Hiện nay, hiện tượng tiêu thụ có trách nhiệm đã có bước tiến, nhưng không nên ảo tưởng : Sự tiêu thụ có trách nhiệm này một phần là xu hướng tìm những mặt hàng bền, dễ sửa chữa …

Tuy nhiên, tác giả cũng có phần nào lạc quan cho là thú mua sắm, sự ham muốn, cám dỗ của những sản phẩm cầu kỳ, mà ai cũng mong đợi phép lạ, có lẽ là thuộc vào quá khứ. Bây giờ phải chế ra những cách tặng quà mới. Nếu suy nghĩ kỹ thì có không ít phương cách.

Hải quân Việt-Trung tuần tra liên hợp trên biển – Vnn

23 Th6

Hải quân Việt-Trung tuần tra liên hợp trên biển

Được sự đồng ý của Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng, chiều 22/6, tại Đà Nẵng, tàu HQ 011 và HQ 012 cùng hơn 200 sỹ quan và thủy thủ đoàn đã xuất phát tham gia tuần tra liên hợp lần thứ 15 với Hải quân Trung Quốc và thăm TP Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

hải quân, Trung Quốc, vịnh Bắc Bộ

Hải quân Nhân dân Việt Nam tuần tra trên biển. Ảnh: TTXVN

Trong quá trình tuần tra, hai tàu HQ 01 và HQ 012 cùng các tàu Hải quân Trung Quốc sẽ luyện tập chung tìm kiếm cứu nạn và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động này.
Ngoài thực hiện nhiệm vụ tuần tra liên hợp với tàu Hải quân Trung Quốc, tàu HQ 011 và HQ 012 còn tham gia các hoạt động chào xã giao lãnh đạo chính quyền thành phố Trạm Giang, Bộ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải; tham quan tàu tuần tra liên hợp của Hạm đội Nam Hải và trao đổi kinh nghiệm hoạt động tuần tra trên biển; giao hữu thể thao và giao lưu văn nghệ với các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải; tham quan một số danh lam, thắng cảnh ở thành phố Trạm Giang.
Chuyến tuần tra chung với Hải quân Trung Quốc của tàu HQ 011 và HQ 012 nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa quân đội và hải quân hai nước Việt Nam – Trung Quốc; đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp hoạtđộng trong thực hiện thỏa thuận về quy chế tuần tra liên hợp với Hải quân Trung Quốc, góp phần duy trì trật tự, an ninh trên Vịnh Bắc Bộ và trên các vùng biển của Việt Nam, từ đó tạo nên bầu không khí thân thiện, làm giảm thiểu các nguy cơva chạm và xung đột trên biển.

Theo TTXVN

Có cần phải làm càn trên biển?

30 Th5

Có cần phải làm càn trên biển?

Tuổi Trẻ

 
TT – Việc một tàu cá của ngư dân Việt Nam mới bị tàu Trung Quốc dùng sức mạnh bức hiếp trong vùng biển lịch sử và ngư trường đánh cá truyền thống của các ngư dân Việt Nam không là một điều gì mới mẻ hay lẻ tẻ.

Học viên Học viện Quân sự Philippines tham gia tập trận đổ bộ tại thành phố Cavite, phía nam Manila ngày 29-5 – Ảnh: Reuters

“Chúng ta đang tiếp tục thực thi Luật biển Việt Nam năm 2012. Đối với việc giải quyết các tranh chấp trên biển Đông thì lập trường của Chính phủ là rất rõ ràng, đó là giải quyết thông qua hòa bình, đối thoại, tôn trọng Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982… Ngư dân của ta đánh cá trên vùng biển của chúng ta thì đó là quyền của ngư dân, Nhà nước sẽ tiếp tục bảo vệ ngư dân đánh cá trên vùng biển của chúng ta một cách hợp pháp”

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao PHẠM BÌNH MINH

Trước đó, một tàu cá khác của ngư dân Việt Nam từng bị tàu Trung Quốc nã súng bắn.

Những vụ cậy đông hiếp yếu như thế không chỉ nhằm vào Việt Nam mà còn với Philippines. Mới hôm 29-5, ba tàu Trung Quốc, trong đó có một tuần dương hạm, đã kéo đến khu vực mà từ năm 1999, trước tình hình “bị dòm ngó”, thủy quân lục chiến Philippines đã đồn trú trên một xác tàu chìm ủi bãi để bảo vệ dải đá này.

Không chỉ làm càn ở biển Đông, tàu bè Trung Quốc cũng gia tăng quấy rối ở khu vực Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài). Ngày 26-5, ba tàu của Trung Quốc đã đột nhập vào trong phạm vi 12 hải lý của quần đảo Senkaku, tức vào trong hải phận của Nhật, từ 10g-15g14 rồi bỏ đi. Rình rình vô rồi ra như kẻ trộm, chớ không dám tự ý “lưu cư” như ở trong biển Đông do lẽ hải quân Nhật, cho dù có bị giải giới và rút gọn thành lực lượng phòng vệ trên biển, vẫn còn thừa sức “ăn thua đủ” với hải quân mới nổi lên của Trung Quốc, theo phân tích của các website phân tích quân sự quốc tế.

Cảnh “rình rình, mò vô rồi rút ra” ở Senkaku không khác gì trước kia, khi hạm đội 7 Mỹ còn tràn ngập biển Đông. Lúc đó đố thấy bóng dáng tàu hải quân Trung Quốc, huống hồ là tàu cá héo lánh đến Hoàng Sa hay Trường Sa!

Thậm chí vào năm 1956, trước tin từ Bộ ngoại giao Saigon ngày 10-6 cho biết tàu Trung Quốc đổ bộ người lên đảo Robert (đảo Hữu Nhật trong quần đảo Hoàng Sa), ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Dulles đã chỉ thị cho các cộng sự của mình xem xét khả năng viện dẫn hiệp định kết thúc chiến tranh với Nhật Bản, theo đó Hoa Kỳ có trách nhiệm “kế thừa” đối với tất cả các lãnh thổ Nhật chiếm đóng trước kia. Kết thúc cuộc họp, trợ lý phụ tá ngoại trưởng Jones Jones gửi ngay bức điện số Deptel 4011 cho Tòa đại sứ Mỹ tại Saigon, nội dung như sau: “Các cấp cao nhất của chính phủ đang xem xét khả năng tiến hành các chiến dịch quân sự nhằm quét sạch bọn ChiCom (Trung Cộng, cách gọi lúc đó) ra khỏi khu vực… Mọi quyết định tự hậu sẽ tùy thuộc nơi kết quả thám thính”. Hôm sau, thứ hai 11-6, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tiếp bức điện Deptel 4021 cho Tòa đại sứ Mỹ tại Saigon và bức điện số 766 gửi Tòa đại sứ Mỹ tại Đài Bắc chỉ thị: “1. Các lực lượng khả dụng của Mỹ trong khu vực sẽ đơn phương hành động buộc ChiCom rút lui sau khi đã cảnh cáo; 2. Cố đạt đến một thỏa thuận hành động hỗn hợp lực lượng giữa Trung Hoa dân quốc và Saigon. Quân lực Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ khi cần thiết”. Nội vụ cuối cùng xếp lại sau khi kết quả thám thính của hạm đội 7 trong hai ngày 12-6 và 13-6 cho thấy không có bất cứ sự đổ bộ quân sự lấn chiếm nào.

Hi vọng rằng người phát ngôn Hồng Lỗi cũng như báo chí Trung Quốc sẽ có đủ thời giờ nghiền ngẫm tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ (FRUS, 1955-1957 – Volume III, China, Document 186) để nhận chân rằng Trung Quốc đã chẳng từng có chỗ ở Hoàng Sa hay Trường Sa, và thực tế trớ trêu là Đài Loan tháng 6-1956 ấy cũng như ngày nay không hề cùng một “khối” với một Trung Quốc mà họ gọi là “ChiComs”, để cứ khăng khăng rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc hoặc cứ không ngừng kích động Đài Loan “xử” Philippines.

Khi nói đấy là “vùng biển lịch sử” thì cũng cần giở lại lịch sử để nhớ rằng đường lưỡi bò mà bây giờ Trung Quốc mới lớn tiếng nhận vơ chẳng qua chỉ là copy từ tấm bản đồ Nanhai zhudao weizhi tu của chính quyền Tưởng Giới Thạch vội vàng công bố tháng 2-1948 khi thấy có khoảng trống quyền lực trên biển Đông sau khi quân Nhật bại trận bị giải giới rút đi, còn quân Pháp (chủ cũ) chưa kịp trở lại.

Trong bối cảnh lý lẽ không thực chất đó, cậy sức làm càn, từ ở biển Đông đến Senkaku, cũng là dễ hiểu!

>> Ấn Độ vật vã trong nắng nóng, 524 người chết
>> Xung đột tôn giáo tại Myanmar, một người chết
>> 4.000 tay súng Hezbollah chiến đấu ở Syria

DANH ĐỨC

 

// //

 

‘Chủ bài’ mới trong chiến tranh trên biển của Mỹ – Vnn

4 Th1

‘Chủ bài’ mới trong chiến tranh trên biển của Mỹ 

Trang Wired đưa tin về loại thiết bị không người lái sử dụng trong chiến tranh chống tàu ngầm (ACTUV), một loại tàu rô-bốt được trang bị để theo dấu các tàu ngầm của đối phương trong một hành trình dài.

Một loại tàu do thám trên mặt nước của Mỹ
Đây được coi là loại vũ khí giúp Mỹ phá tan chiến lược chống thâm nhập trên biển mà một số quốc gia đang vận dụng.

 

Nhà thầu trong lĩnh vực quốc phòng của Mỹ là Tập đoàn Quốc tế ứng dụng khoa học (SAIC) đang phát triển loại thiết bị không người lái trên mặt nước trong một hợp đồng trị giá 58 triệu USD với Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tân tiến (DARPA). DARPA là cơ quan thuộc chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm theo đuổi các công nghệ mới và đặc biệt.

Nếu thiết bị này được hiện thực hóa thành công như thiết kế, tàu rô-bốt này sẽ củng cố khả năng duy trì liên lạc với các tàu ngầm, thậm chí là các tàu ngầm chạy bằng diesel-điện hầu như không phát ra tiếng động dưới mặt nước.

Khi kết nối và được chiếc máy bay chống tàu ngầm của Mỹ là P-8 Poisedon điều khiển, ACTUV có thể bám trụ và theo sát mục tiêu trong vòng 90 ngày. 

Trang tin Wired cho biết SAIC đang thiết kế sao cho thiết bị không người lái của họ sẽ theo dấu mục tiêu là thuyền đối phương về tận cảng chính. Trở ngại chính là chiếc thuyền này sẽ không có người lái, do đó, nó sẽ không thể tiếp tục hoạt động do thám mà không có sự trợ giúp từ các thiết bị trên biển hoặc trên không khác.

Các đội tàu không người lái cỡ nhỏ, giá thành thấp có khả năng săn các tàu ngầm trong cự ly đáng kể, và không làm mất liên lạc. Điều này sẽ giúp vô hiệu hóa các phương tiện dưới biển theo kiểu phòng thủ chống thâm nhập (mà Iran và Trung Quốc áp dụng).

 

Hải quân Mỹ đang vận hành tàu không người lái
Các phương tiện này cũng sẽ khiến logic phòng thủ chống thâm nhập trở thành ‘gậy ông đập lưng ông’. Chống thâm nhập được nhiều người gọi là ‘các chiến lược cạnh tranh’. Những người áp dụng chiến lược cạnh tranh chọn các loại khí tài và phương thức không tốn kém.

 

Mục tiêu của họ là khiến đối phương chiến lược phải đáp trả bằng một phương thức vô cùng tốn kém (đối phương có thể gần như ‘sạt nghiệp’ cho các biện pháp phản công). Sau cùng, khi đối phương không thể nào trụ nổi, họ sẽ buộc phải đa dạng hóa nguồn lực so với các ưu tiên cấp bách.

ACTUV là một phần trong ‘cuộc chiến tương tác’ – thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc tận dụng ưu thế về trí tuệ và vật chất mà trong đó đối thủ có những kế sách chiếm ưu thế chiến lược. Có rất nhiều cách khác để giành phần thắng chứ không chỉ là việc hạ gục đối phương ngay lập tức (chẳng hạn như buộc ai đó không thể thắng, hoặc ở cái giá tương xứng)

Nếu như Hải quân Mỹ có thể ‘phủ đầu’ các hạm đội tàu chạy bằng điện – diesel để tìm cách thâm nhập vào vùng biển ở châu Á, họ sẽ có được các bước tiến dài theo đúng hướng mà Washington muốn.

Và nếu như Mỹ có thể thể hiện tiềm lực đó một cách thuyết phục trong thời bình, họ có thể không cần phải chiến đấu để có thể thâm nhập vào các khu vực trọng yếu.

 

  • Lê Thu (theo Diplomat)

 

Ấn Độ sắp giao chiến với Trung Quốc trên biển? – TVN

19 Th12

Ấn Độ sắp giao chiến với Trung Quốc trên biển?

Tác giả: Sam Nguyễn theo Foreign Policy
 

Liệu sức mạnh hải quân đang lên của New Delhi có thể thay đổi cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương?

Có phải Hải quân Ấn Độ sắp giao chiến với Trung Quốc trên biển? Trong những năm qua, khi người Trung Quốc hiện đại hóa hạm đội hải quân của họ, các chiến lược gia Ấn Độ đã quan ngại về những gì có thể đóng vai trò quan trọng đối với các lợi ích kinh tế và chính trị của nước họ. Một cuốn sách mới đây của C. Raja Mohan, một trong các nhà tư duy chiến lược có ảnh hưởng nhất ở Ấn Độ, khám phá viễn cảnh về sự cạnh tranh Trung – Ấn trải rộng từ dãy Himalaya tới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nguy cơ gây ra một cuộc chiến giành ảnh hưởng trên biển trong khu vực giữa Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Vì vậy, càng thú vị hơn khi tại một cuộc họp báo ngày 3/12, đô đốc cấp cao của Ấn Độ dường như gợi ý rằng lực lượng hải quân của ông sẽ bảo vệ các nỗ lực thăm dò dầu khí Việt – Ấn ở Biển Đông trước sự hiếu chiến của Trung Quốc. Một công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ, ONGC, đã tham gia vào các cuộc thăm dò nước sâu với Việt Nam ở Biển Đông từ năm 2006, bất chấp phản đối của Trung Quốc.

Tuy nhiên, tính xác thực của tuyên bố mà Đô đốc D.K Joshi đưa ra không gây nhiều ấn tượng. Thay vì phát tín hiệu về một sự triển khai thì ông chỉ đơn thuần củng cố lập trường lâu nay của Ấn Độ rằng việc Trung Quốc hiện đại hóa hải quân đã khiến Ấn Độ lo ngại, và giống như các cường quốc hải quân khác, Ấn Độ đang chuẩn bị cho các viễn cảnh trong trường hợp tồi tệ nhất. Đó thậm chí không phải là một tín hiệu sẵn sàng hành động, chứ đừng nói đến cảnh cáo.

Dù sao, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ hiện diện hải quân thường xuyên ở Thái Bình Dương hơn so với nhiều người vẫn nghĩ, do sự phát triển nhanh chóng của kinh tế cùng sự cải tiến công nghệ quân sự và tăng cao các lợi ích năng lượng của nước này. Hải quân Ấn Độ, về lịch sử, là nhỏ nhất và ít nguồn lực nhất trong ba bộ phận thuộc quân đội Ấn Độ trước những lo lắng về an ninh ở trong nước và những tranh chấp biên giới bộ chưa được giải quyết với Pakistan và Trung Quốc. Lực lượng này chỉ có khoảng 60.000 quân nhân tại ngũ và một ngân sách hàng năm khoảng 7 tỷ USD, gần bằng một phần tư sức mạnh và nguồn lực của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Các năng lực tầm xa của họ khởi nguồn từ một tàu sân bay đơn lẻ, một tàu vận tải đổ bộ cũ, 14 tàu ngầm chạy bằng diesel do Nga hoặc Đức thiết kế, và khoảng 20 tàu khu trục.

Tuy nhiên, sức mạnh là tương đối, và đội tàu có vẻ nhỏ này ngày nay đang đóng góp sự hiện diện hải quân lớn nhất ở Ấn Độ Dương sau Hải quân Mỹ. Ngoại trừ Mỹ và Trung Quốc, chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc và có lẽ là đảo Đài Loan mới có được những năng lực có thể sánh được cho khu vực này. Nhưng hải quân Ấn Độ vượt trội hải quân của những nước dính líu đến tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông. Sự hiện diện tạm thời của thậm chí một đội tàu chiến nhỏ của Ấn Độ ở Thái Bình Dương cũng có thể tạo ra một sự khác biệt đầy ý nghĩa cho cán cân quyền lực của khu vực.

Các lợi ích, các nguồn lực và các khả năng công nghệ ngày càng lớn của Ấn Độ nhiều khả năng sẽ dẫn nước này tới hoạt động hải quân tăng cường ở phía đông Eo biển Malacca, điểm nối then chốt của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mà qua đó, 40% tổng mậu dịch của thế giới và phần lớn lượng nhập khẩu dầu lửa của Đông Á đi qua.

Ấn Độ đang tiến hành các cuộc thử nghiệm trên biển cho một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tự thiết kế, loại tàu mà sẽ gia tăng đáng kể phạm vi sẵn sàng hành động của hải quân nước này. Trong hai năm tới, Ấn Độ sẽ biên chế một tàu sân bay thứ hai và các tàu ngầm hiện đại của Pháp vào phục vụ tại ngũ, nhằm nâng cấp hạm đội đang cũ dần của nước này. Ngân sách quốc phòng dành cho Hải quân tăng nhanh chóng, từ chưa đầy 15% chi tiêu quân sự hàng năm của Ấn Độ năm 2000 lên 19% trong năm 2012, nhanh hơn tổng chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ. Và thỏa thuận năm 2009 nhằm mua máy bay P-8 từ Mỹ, loại có thể ngăn chặn các tàu và lần theo dấu vết các tàu ngầm, cho thấy tham vọng về công nghệ của Ấn Độ ở các vùng biển khơi.

Có lẽ, quan trọng hơn cả là Ấn Độ có khả năng hợp tác với các lực lượng hải quân khác trong khu vực. Khởi đầu bằng những cuộc tập trận cơ bản hồi đầu thập niên 2000, sự hợp tác của Hải quân Ấn Độ với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã phát triển thành các cuộc tập trận phức tạp. Năm 2004, Ấn Độ thử nghiệm khả năng phản ứng của nước này trước các cuộc khủng hoảng khu vực với sự phối hợp của Mỹ, Nhật Bản và Australia bằng cách thực hiện các hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Đông Nam Á tiếp sau trận sóng thần hủy diệt ở Ấn Độ Dương. Và một loạt các cuộc tập trận hải quân Malabar giữa Ấn Độ và Mỹ, với sự tham gia của Nhật Bản, Australia và Singapore, đã nâng cao năng lực của Hải quân Ấn Độ nhằm hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác ở cách xa các bờ biển nước này.

Điều này ngược lại với Trung Quốc: ngoài những tranh cãi với các nước Đông Nam Á, và với Nhật Bản về các đảo tranh chấp mà chỉ càng tạo thêm nghi ngờ về các ý đồ quân sự của Trung Quốc – Bắc Kinh còn nhanh chóng cắt đứt các quan hệ quân sự, chẳng hạn như đã làm sau khi Washington bán vũ khí cho Đài Loan năm 2010. 

Không một việc nào trong những gì kể trên có nghĩa là Ấn Độ đang định chọn một cuộc chiến với Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt khi New Delhi không có các lợi ích lãnh thổ ở đó. Các khía cạnh khác của quan hệ Trung – Ấn, chẳng hạn như các cuộc hội đàm mong manh về khu vực Himalaya tranh chấp, thương mại song phương hơn 70 tỷ USD và đang ngày càng lớn mạnh, còn quan trọng hơn nhiều với New Delhi. Tuy vậy, từ bỏ các tuyên bố trước áp lực từ Trung Quốc lại có thể khiến chính phủ Ấn Độ bẽ mặt, cả ở trong và ngoài nước. Khi đương đầu với áp lực từ Bắc Kinh – như trong chuyến thăm năm 2009 của Dalai Lama tới thị trấn Tawang ở vùng biên giới tranh chấp, hoặc các thời điểm khi Trung Quốc từ chối cấp visa cho một số hộ chiếu Ấn Độ – phản ứng của New Delhi nhìn chung là giữ vững lập trường.

Rõ ràng Ấn Độ cần phải làm một công việc tốt hơn nhằm kiểm soát thông điệp của mình. Cố vấn an ninh quốc gia nước này, Shivshankar Menon, người đã tới Bắc Kinh để đàm phán về biên giới khi Joshi đưa ra thông điệp của mình, hồi đáp rằng truyền thông Ấn Độ đã “bịa” chuyện. Về phần mình, Trung Quốc cần phải nhìn nhận rằng sự quyết đoán hung hăng của nước này về lãnh hải đã buộc Ấn Độ phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các láng giềng Đông Nam Á. Việc Trung Quốc hồi tháng 11 cấp hộ chiếu có hình bản đồ thể hiện tất cả các tuyên bố lãnh hải của nước này là một hành động rất khó coi, gây phẫn nộ  đồng thời nhiều quốc gia khu vực. Trung Quốc chỉ có thể tự trách chính mình nếu các nước tìm kiếm động cơ chung lớn hơn với nhau, hoặc với các cường quốc hải quân khác.

Các năng lực hải quân đang lớn mạnh của Ấn Độ và các ràng buộc thương mại ngày càng sâu sắc của nước này ở Vành đai Thái Bình Dương có nghĩa là giờ đây nước này có đủ năng lực cung cấp an ninh trong khu vực để đảm bảo cho các hải trình an toàn và thông suốt. Với nhiều nước đã đầu tư vào khu vực, đặc biệt là Mỹ, đó là một điều đáng hoan nghênh. Cả với Trung Quốc, điều này cũng đặt ra cơ hội khác cho cải thiện sự hợp tác với New Delhi nhưng đòi hỏi nước này phải thừa nhận Ấn Độ có khả năng đóng vai trò của một cường quốc Thái Bình Dương.

ASEAN, TQ và nguy cơ đối đầu trên biển – Vnn

14 Th12

ASEAN, TQ và nguy cơ đối đầu trên biển

 

Diễn biến gần đây khiến nhiều nước trong khu vực ngày một quan ngại về khả năng đối đầu Trung – Mỹ có thể tràn tới Biển Đông. 

 

 

Năm 2011, khi Indonesia làm chủ tịch ASEAN, triển vọng quản lý các vấn đề ở Biển Đông rất hứa hẹn. Sau gần một thập niên kể từ khi Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được nhất trí vào năm 2002, Trung Quốc đã đồng thuận về các chỉ dẫn thực thi DOC vào tháng 7/2011.

Đã có nhiều kỳ vọng rằng, ASEAN và Trung Quốc sẽ tiến thêm một bước gần hơn tới việc đạt được thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc (COC) ở Biển Đông nhằm tạo ra khuôn khổ cho việc hợp tác chung – cơ chế để ngăn chặn các xung đột và quản lý khủng hoảng.

 

Căng thẳng khu vực gia tăng khi TQ ngày một quả quyết trong yêu sách chủ quyền trên biển. Ảnh: THX

 

Tuy nhiên, kỳ vọng đã giảm dần khi hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11 vừa qua ở Phnom Penh không dẫn đến sự nhất trí giữa Trung Quốc và ASEAN về thời điểm chính thức tiến hành các cuộc đàm phán COC.

Tại hội nghị, Trung Quốc tiếp tục khăng khăng rằng, các cuộc đàm phán về COC chỉ có thể diễn ra “khi thời điểm chín muồi”. Thực tế là, không có sự tiến triển đáng kể về COC một lần nữa làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng quốc tế về hòa bình và ổn định khu vực.

Lo lắng ấy không phải là vô căn cứ. Các diễn biến gần đây ở Biển Đông chỉ ra nguy cơ ngày càng lớn của những hiểu lầm, tính sai có thể làm gia tăng khả năng phát sinh nhiều căng thẳng mới giữa các bên tuyên bố chủ quyền cũng như các bên liên quan khác trong khu vực.

Những gì đã xảy ra chỉ trong ít tuần sau hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11 thực sự đáng lo ngại.

Đầu tiên, Trung Quốc phát hành hộ chiếu mới bao gồm bản đồ có in hình đường 9 đoạn thể hiện yêu sách chủ quyền của họ với hầu hết Biển Đông. Động thái này lập tức dẫn tới phản ứng mạnh mẽ của không chỉ các nước khác có chủ quyền trong vùng biển như Việt Nam, Philippines mà còn từ cả Indonesia.

Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa mô tả, động thái này “là không trung thực, giống như phép thử để xem phản ứng của láng giềng”. Trong khi bản đồ trên hộ chiếu mới không có hiệu lực pháp luật, thì nó đã làm phức tạp thêm những căng thẳng vốn có trong mối quan hệ của Trung Quốc với các nước tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông.

Thứ hai, cũng có những phản ứng mạnh mẽ khi tỉnh Hải Nam, Trung Quốc tuyên bố quy định mới, cho phép các đơn vị cảnh sát được tiếp cận, kiểm tra các tàu mà họ gọi là “xâm nhập trái phép” vào vùng biển thuộc thẩm quyền của Hải Nam. Trong khi Trung Quốc rõ ràng có quyền làm như vậy trong phạm vi lãnh hải và vùng biển của mình, thì đáng nói là quy định mới đề cập rất mơ hồ về “vùng biển thuộc thẩm quyền của Hải Nam” và khiến các nước khác phản đối.

Thứ ba, đầu tháng 12, Việt Nam đã cáo buộc các tàu cá Trung Quốc cản trở, làm đứt cáp tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Một vụ việc gần tương tự từng xảy ra năm trước.

Thứ tư, Ấn Độ – nước có Tập đoàn dầu khí (ONGC) đã ký thỏa thuận thăm dò dầu khí với Petro Việt Nam ở Biển Đông – đã bắt đầu đưa ra lập trường quả quyết hơn. Phụ trách lực lượng Hải quân Ấn Độ DK Joshi tuyên bố, nước này sẵn sàng điều động tàu chiến để bảo vệ các lợi ích của mình ở Biển Đông.

Những diễn biến trên xảy ra giữa bối cảnh khu vực đã có sẵn những căng thẳng chiến lược. Nó khiến nhiều nước trong khu vực ngày một quan ngại về một khả năng đối đầu Trung – Mỹ có thể tràn tới Biển Đông.

Các nước ASEAN cũng đang ngày càng lo lắng về một sự đoàn kết thống nhất giữa các thành viên bị phá vỡ trong vấn đề Biển Đông, đặc biệt khi đối mặt với sự quả quyết ngày một lớn của Trung Quốc. Mối quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc có thể trở thành một nhân tố khác.

Khi căng thẳng leo thang và nguy cơ hiểu lầm, tính sai phát triển, yêu cầu cấp bách về một cơ chế ngăn chặn xung đột và quản lý khủng hoảng càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mặc dù không đạt được tiến bộ trong các cuộc hội đàm về COC thì Trung Quốc và ASEAN cần phải nỗ lực gấp đôi trong năm 2013 để tìm ra sự thỏa hiệp mới tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán COC tiến triển. Nếu không, chúng ta sẽ thấy trước nguy cơ đối đầu trên biển – và chắc chắn đó không phải là kịch bản tất cả mong muốn.

Thái An (theo Jakarta Post)

 

.

 

Xung đột trên biển: Mọi đặt cược đều rủi ro

29 Th9

Xung đột trên biển: Mọi đặt cược đều rủi ro

Tác giả: Đình Ngân theo atimes
 
 
 Những căng thẳng lịch sử và địa chính trị kéo dài giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh một nhóm đảo trên biển Hoa Đông đang bước vào giai đoạn nguy hiểm. Cuộc đấu tranh đòi chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/ Senkakư đang tăng nhiệt ở một thời điểm đầy nhạy cảm với cả hai nước.

Trong khi Nhật Bản sắp bước vào một cuộc bầu cử quan trọng, thì những cuộc biểu tình quy mô lớn chống Nhật cũng diễn ra ở hàng chục thành phố Trung Quốc. Có nơi, sự phẫn nộ được trút xuống các sản phẩm và nhãn hiệu Nhật Bản. Người biểu tình đã lật ngược chiếc xe mang thương hiệu Nhật Bản, phóng hỏa các tòa nhà và đập vỡ các hàng hóa điện tử do Nhật Bản sản xuất. Tâm lý chung tại Trung Quốc hiện nay là muốn chiến tranh.

Mặc dù tranh chấp lịch sử có nguồn gốc từ ít nhất vài thập niên, nhưng những động thái gần đây của cả hai nước đã làm gia tăng đáng kể xích mích giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới. Đụng độ quân sự là một khả năng rất thực tế. Nguy cơ xung đột vũ trang có thể càng tăng thêm do những lo ngại về tình hình kinh tế cũng như những bất ổn chính trị ở cả hai nước.

Những ngày gần đây chứng kiến sự leo thang mạnh mẽ trong tranh chấp biển đảo. Nội các Nhật Bản đã thông qua kế hoạch mua lại ba trong số năm đảo tranh chấp từ các chủ sở hữu tư nhân người Nhật. Chính phủ Trung Quốc gần như ngay lập tức lên án động thái này. Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã lên tiếng hứa sẽ “nhất định không nhượng bộ” trong vấn đề chủ quyền đối với các đảo này. [1]

Đáng chú ý hơn, chính phủ Trung Quốc còn khẳng định cho những lời lẽ của mình bằng sức mạnh quân sự. Bộ Quốc phòng Trung Quốc sẽ “được phép áp dụng các biện pháp cần thiết” [2] để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo. Trung Quốc đã điều sáu tàu tuần tra biển đến khu vực tranh chấp để “thực thi pháp luật”. Chính phủ Nhật Bản sau đó triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tokyo và lên án việc triển khai lực lượng bán quân sự này là hành động “chưa từng có” trong cuộc tranh chấp đã kéo dài mấy thập niên.

Du Chí Dung (Yu Zhirong) một quan chức cấp cao trong Cơ quan Quản lý Hải dương quốc gia Trung Quốc, cũng góp chung vào không khí căng thẳng trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây, “Chúng ta phải xua các tàu cảnh sát biển Nhật Bản khỏi vùng lãnh hải Trung Quốc. Chúng ta không sợ phải tiến hành một cuộc xung đột nhỏ”. [3] Trong khi giới lãnh đảo ở cả hai nước không ngại một cuộc đối đầu nhỏ mang nhiều ý nghĩa biểu tượng, nhưng hậu quả của một động thái như vậy có thể cảm nhận thấy ở khắp thế giới. Không ai có thể đảm bảo rằng bất kỳ xung đột nào trên biển Hoa Đông sẽ chỉ là “xung đột nhỏ”. Mối quan hệ an ninh gần gũi của Nhật Bản với Mỹ sẽ có khả năng kéo Mỹ vào bất cứ cuộc đụng độ nào.

Nước Mỹ đã và đang theo dõi chặt chẽ tình hình tại biển Hoa Đông. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke mới đây đã nhấn mạnh Mỹ trung lập trong các tranh chấp hiện nay. Về cuộc giằng co giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, Locke khẳng định: “Chúng tôi hoàn toàn không có quan điểm ai đúng ai sai, và chúng tôi tin rằng cả hai bên sẽ nỗ lực giải quyết”. [4]

Những bình luận này được truyền thông Trung Quốc diễn giải là một thay đổi quan trọng trong chính sách của Mỹ. Cho đến nay, chính phủ Trung Quốc vẫn luôn nhấn mạnh giải quyết nhiều cuộc tranh chấp lãnh thổ thông qua cơ chế đàm phán song phương, bởi họ hiểu rằng họ có lợi thế địa chính trị trong giải quyết các bất đồng trên cơ sở tay đôi.

Ngược lại, Washington một mực lên tiếng ủng hộ cơ chế đa phương, nơi lợi thế của Trung Quốc sẽ giảm đi đáng kể. Dù có dụng ý gì hay không, nhưng rõ ràng việc Locke kêu gọi “hai bên” hợp tác giải quyết tranh chấp lãnh thổ có thể được Trung Quốc ghi nhận là chiến thắng ngoại giao.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng có một phát biểu quan trọng khi bàn về cuộc khủng hoảng đang leo thang này tại Tokyo: “Tôi lo ngại rằng khi các nước có những hành động khiêu khích ở dạng này hay dạng khác đối với những hòn đảo, thì rất có thể nhận định sai lầm từ bất cứ bên nào cũng có thể dẫn tới bạo lực, và cũng như xung đột. Và cuộc xung đột đó tiềm tàng khả năng lan rộng”. [5]

Quả thực, nguy cơ xung đột lan rộng là điều rất đáng lo cho Mỹ. Nguồn lực của Mỹ đang dàn trải khá mỏng. Mỹ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa lối thoát về đoạn băng kích động đạo Hồi, chưa kể đến cuộc chiến đang diễn ra ở Afghanistan và các chiến dịch quân sự tại Somalia, Yemen, và Pakistan. Một số thành phần diều hâu trong giới lãnh đạo Trung Quốc có thể muốn tận dụng cuộc đối đầu hiện nay để thử thách cam kết an ninh của Mỹ đối với Nhật Bản và rộng hơn là cuộc “xoay trục” chiến lược của Mỹ về châu Á.

Một làn sóng chủ nghĩa dân tộc đang cuốn khắp lãnh thổ Trung Quốc khi Bắc Kinh có những bước đi cụ thể thách thức quyền kiểm soát của Nhật Bản đối với các đảo. Sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định mua lại các hòn đảo, Đài Loan đã rút phái viên tại Tokyo về để phản đối. Ngoại trưởng Đài Loan Timothy Yang gay gắt lên án chính sách của Nhật Bản và nói rằng: “Chúng tôi kiên quyết yêu cầu chính phủ Nhật Bản rút lại quyết định này. Hành động đơn phương và trái pháp luật của Nhật Bản không thể làm thay đổi thực tế rằng Đài Loan đang sở hữu quần đảo Điếu Ngư”. [6]

Ngoài những phản đối bằng lời lẽ ngoại giao mạnh mẽ của Đài Loan, còn có sự phẫn nộ của dân chúng nhằm vào Nhật Bản trên khắp Trung Quốc. Các nhà hoạt động Trung Quốc từ Hồng Kông đã đổ bộ lên các hòn đảo tranh chấp. Những lời kêu gọi tảy chay hàng hóa Nhật Bản đang nhận được sự ủng hộ lớn của người dân Trung Quốc. Đáng ngại hơn, các cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản gần đây tại một vài thành phố Trung Quốc đã bùng phát thành hỗn loạn. Hình ảnh những chiếc xe hơi Nhật đang cháy (và chủ những chiếc xe ăn mặc sang trọng rơi nước mắt) đã lan rộng khắp các trang truyền thông xã hội Trung Quốc, còn nhanh hơn cả chính bản thân các cuộc nổi dậy. Quốc kỳ Trung Quốc được dịp treo khắp các cửa hàng trên cả nước, cùng với những khẩu hiệu phản đối Nhật Bản. Chính phủ Nhật đã ban hành một cảnh báo an toàn đối với công dân Nhật tại Trung Quốc sau một vài trường hợp tấn công hay quấy rối “nghiêm trọng”. [7]

Làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng hiện nay là việc đại sứ Nhật Bản mới được bổ nhiệm tại Trung Quốc vừa qua đời ở Bắc Kinh hôm 16/8. Ông Shinichi Nishimiya được bổ nhiệm giữ chức vụ này chỉ trước đó một tuần. Giới chức loại bỏ khả năng liên quan giữa cái chết đột ngột của ông Nishimiya với các cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản ngày càng mang tính bạo lực, nhưng sự ra đi của ông có thể càng làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn đang rất căng thẳng.

Cuộc khủng hoảng trên biển Hoa Đông sẽ có ảnh hưởng lớn về kinh tế bên cạnh những tác động địa chính trị. Quan hệ thương mại song phương giữa Nhật Bản với Trung Quốc đạt kim nganh trên 340 tỷ USD. Khi những lời kêu gọi tảy chay “hàng hóa của kẻ thù” nhiều lên ở cả hai phía, ảnh hưởng của cuộc đối đầu đang diễn ra này có thể cảm nhận được ở túi tiền của doanh nghiệp của cả hai nước. Vậy tại sao hai bên lại đang liều lĩnh leo thang căng thẳng ở thời điểm hiện nay?

Cả Bắc Kinh và Tokyo đang cưỡi trên lưng con hổ gầm thét của chủ nghĩa dân tộc. Nhật Bản đang đứng trước những chia rẽ chính trị nghiêm trọng trong nội bộ, tranh cãi về điện hạt nhân, và một nền kinh tế èo uột. Quyết định quốc hữu hóa các đảo của Thủ tướng Yoshihiko Noda đưa ra sau khi Thị trưởng Tokyo Shintara Ishiara không chỉ kêu gọi mua lại các đảo mà còn phát triển các hòn đảo ấy. Có vẻ Thủ tướng Nhật Bản sẽ không phát triển thêm các đảo, tức là ông lựa chọn đi giữa việc gây phẫn nộ cho những người chủ nghĩa dân tộc ở cả Nhật Bản và Trung Quốc. Nhưng chiến lược này có vẻ là một tính toán sai lầm nghiêm trọng.

Vài thập niên trở lại đây, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng tránh đối đầu quân sự. Đảng Cộng sản Trung Quốc thay vào đó củng cố quyền lãnh đạo của mình bằng cách tạo ra tăng trưởng kinh tế. Tranh chấp với bên ngoài được đặt ngoài lề khi chính phủ tập trung vào mục tiêu duy nhất là gia tăng thịnh vượng vật chất. Từ đó tạo nền tảng để các nhà lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi chiến lược dài hạn là củng cố quyền lực quốc tế của mình. Một cuộc khủng hoảng lớn, như vụ NATO đánh bom vào đại sứ quán Trung Quốc tại Serbia, không dẫn tới sự đáp trả kéo dài hay quan trọng nào, mặc dù dân chúng rất phẫn nộ.

Nhưng mọi chuyện có vẻ đang thay đổi. Những chia rẽ trong giới lãnh đạo đang nổi lên sau khi Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cách chức. Ngoài ra, sự vắng mặt khá lâu của Tập Cận Bình trước công chúng thời gian gần đây làm dấy lên những đồn đoán về một cuộc đối đầu căng thẳng trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Sau cuộc đấu đá quyền lực gay gắt tại Trung Quốc, nhóm cầm quyền sẽ muốn củng cố sự ủng hộ trong nước bằng cách khơi mào một cuộc xung đột vũ trang với các kẻ thù trước đây.

Bên cạnh những bất ổn chính trị là những dấu hiệu đáng lo ngại về sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc. Tin tức xấu liên tục xuất hiện trong những tháng gần đây, với các chỉ số kinh tế chính cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại đáng kể. Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới đây đã cố gắng trấn an Trung Quốc (và thế giới) bằng cách giải quyết những khó khăn kinh tế: “Tôi không đồng  tình với nhận định cho rằng sau 30 năm tăng trưởng cao của Trung Quốc đã chấm dứt. Chúng tôi có thể còn duy trì được dài lâu”. [9] Ông Ôn Gia Bảo tiếp tục công bố mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay. Trong hầu hết các nền kinh tế lớn, đây là một mức tăng trưởng quá ấn tượng, nhưng với Trung Quốc, nó cho thấy đây là mức tăng thấp nhất trong 22 năm qua.

Bằng việc mua lại các đảo ở thời điểm hiện nay, Thủ tướng Minister Noda đã buộc chính phủ Trung Quốc phải phản ứng bằng cách tăng các rủi ro ngoại giao, kinh tế và quân sự của cuộc xung đột. Do Trung Quốc coi việc quốc hữu hóa lãnh thổ tranh chấp của Tokyo là một động thái đơn phương làm thay đổi nguyên trạng, và do đó là một sự khiêu khích. Trung Quốc chắc chắn sẽ không phiêu lưu quân sự chừng nào kinh tees còn tăng trưởng nhanh và giới lãnh đạo Trung Quốc còn đồng lòng. Nhưng trước khả năng khủng hoảng có thể xẩy ra trong nền kinh tế Trung Quốc, hay tình hình bất ổn chính trị hiện nay, mọi sự đặt cược đều rất rủi ro.

Brendan P O’Reilly

—-

Notes:
1. Sino-Japanese clash, Deccan Herald, Sep 13, 2012.
2. China sends six ships to disputed islands, Al Jazeera, Sep 14, 2012.
3. China willing to risk ‘conflict’ as it claims waters around Senkakus, The Asashi Shimbun, Sep 15, 2012.
4. Locke urges bilateral talks to resolve issues, China Daily, Sep 15, 2012.
5. US defense chief Panetta warns on Asia territory rows, BBC News, Sep 16, 2012.
6. Taiwan recalls envoy over island dispute, Straits Times, Sep 11, 2012.
7. Japan warns citizens in China after assaults, Japan Today, Sep 14, 2012.
8. Japan’s new envoy to China dead: officials, Times of India, Sep 16, 2012.
9. China’s economy to continue ‘fast and stable’ growth, says Premier Wen Jiabao, Telegraph, Sep 11, 2012

Thế giới 24h: Công khai tham vọng siêu cường trên biển – VNN

26 Th9

Thế giới 24h: Công khai tham vọng siêu cường trên biển

 

Bắc Kinh công khai thể hiện tham vọng trở thành siêu cường trên biển, ra Sách Trắng về quần đảo tranh chấp, biểu tình tại Thái Lan… là thông tin nóng nhất những giờ qua.

Tin nổi bật

Trung Quốc đã chính thức đưa hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ vào hoạt động trong bối cảnh tranh chấp với Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư dâng cao.

 

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc
Chuẩn Đô đốc Hải quân Trung Quốc Yang Yi nói rằng: “Trung Quốc không nên chỉ dựa vào sức mạnh trên đất liền mà còn phải vào sức mạnh trên biển” nếu muốn đạt các mục tiêu lớn.

 

“Trong khi đối mặt với hàng loạt thách thức an ninh bên ngoài, phát triển tàu sân bay đã là khát vọng chúng và mong ước chung của cả dân tộc”, ông Yang bình luận.

Con tàu này trước kia hay gọi là “Số 16”, giờ được đặt là Liêu Ninh, theo tên của một thành phố ở đông bắc Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng con tàu này sẽ “tăng cường sức mạnh tác chiến toàn diện của hải quân Trung Quốc” và giúp Bắc Kinh “bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh và phát triển các lợi ích hữu hiệu”.

“Gia nhập các nước sở hữu sân bay sẽ là điều đặc biệt quan trọng, nâng được khả năng chiến đấu nói chung của hải quân lên mức hiện đại”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.

Tàu “sẽ bảo vệ hiệu quả các lợi ích về toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, phát triển của chúng ta và thúc đẩy hòa bình và phát triển nói chung của thế giới”.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết tàu sẽ gia tăng khả năng bảo vệ của Trung Quốc và “hợp tác trên các vùng biển động khi đối phó vơi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống”.

Năm ngoái, Bắc Kinh nói rằng con tàu này có mục đích sử dụng để nghiên cứu và huấn luyện là chính khi trấn an Mỹ và các nước láng giềng.

Trước đây một vị tướng về hưu của Trung Quốc gợi ý đặt tên tàu là Điếu Ngư, theo quần đảo tranh chấp với Nhật hiện nay, quần đảo Nhật gọi là Senkaku.

Như vậy, Trung Quốc trở thành thành viên thường trực cuối cùng của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc sở hữu tàu sân bay.

Tin vắn

– Trung Quốc đã công bố Sách Trắng có tiêu đề “Điếu Ngư – Vùng lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc” khẳng định chủ quyền với đảo Điếu Ngư.

– Tổng thống Ai Cập phản đối can thiệp quân sự của nước ngoài vào cuộc xung đột Syria, song cho rằng Tổng thống al-Assad phải ra đi.

– Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Australia đã nhất trí tăng cường quan hệ quốc phòng, đẩy mạnh hợp tác trong các hoạt động chung.

– Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp Meimarakis đã tạm từ nhiệm vì những bê bối liên quan vụ điều tra tham nhũng nhằm vào 32 nghị sĩ nước này.

– Nhật Bản và Trung Quốc nhất trí tiếp tục duy trì liên lạc trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng leo thang trong quan hệ song phương.

– Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã hội đàm với những người đồng cấp của Indonesia, Lào và Myanmar.

– Hàn Quốc từ chối cho phép tàu chiến Nhật Bản ghé thăm cảng Busan trong thời gian diễn ra cuộc tập trận chung đa quốc gia.

– Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Nhật Bản đã hội đàm tại Bắc Kinh nhằm tìm cách xoa dịu căng thẳng liên quan tới quần đảo tranh chấp.

– Tai nạn hầm mỏ đã xảy ra tại một mỏ than ở thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc khiến ít nhất 20 người chết.

Thông tin trong ảnh

Xung đột đã xảy ra giữa khoảng 100 người biểu tình áo đỏ và khoảng 500 người biểu tình áo vàng tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.

Phát ngôn ấn tượng

“Trung Quốc cần phát triển thông qua các khoản đầu tư nước ngoài mà nước này thu hút được… Tôi hy vọng Trung Quốc nhận thức được rằng bất kỳ hành động nào gây cản trở đầu tư nước ngoài cũng là làm hại chính nước này. Gây tổn hại mối quan hệ bằng những hành vi như thế thì không chỉ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của hai nước mà còn cả kinh tế toàn cầu”.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đưa ra lời cảnh báo quan hệ kinh tế Trung – Nhật có thể bị tổn hại vì tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trên tờ Wall Street Journal.

Ngày này năm xưa

26/9//1907 – Newfoundland và New Zealand trở thành nước tự trị của Đế quốc Anh.

26/9/1983 – Trung tá Xô Viết Stanislav Yevgrafovich Petrov tránh được chiến tranh nguyên tử khắp thế giới bằng cách chứng minh báo động giả mặc dù hệ thống cảnh báo trước cho rằng Hoa Kỳ đang tấn công.

 

  • Lê Thu (tổng hợp)

 

Chủ nghĩa dân tộc trên biển ở châu Á – BS

12 Th9

Project Syndicate

Chủ nghĩa dân tộc trên biển ở châu Á

Tác giả: Joseph S. Nye

Người dịch: Huỳnh Phan

Joseph S. Nye, cựu trợ lý Bộ trưởng quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, là Giáo sư Đại học tại trường Đại học Harvard và là một học giả hàng đầu thế giới …

CAMBRIDGE – Chiến tranh sẽ nổ ra ở các vùng biển Đông Á chăng? Sau khi các nhóm dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc và Nhật Bản tranh đua tổ chức đổ bộ lên các khối đất đá cằn cỗi mà Trung Quốc nói đến như là quần đảo Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là quần đảo Senkaku (Tiêm Các), những người biểu tình giận dữ ở thành phố Thành Đô phía tây nam Trung Quốc hô vang, “Chúng ta phải giết sạch bọn Nhật”.

Tương tự như vậy, một cuộc giằng co giữa các tàu Trung Quốc và Philippines trên bãi cạn Scarborough ở biển Đông đã dẫn đến các cuộc biểu tình ở Manila. Và bước tiến trong hợp tác hoạch định từ lâu giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã bị trúng ngư lôi khi Tổng thống Hàn Quốc đến thăm hòn đảo cằn cỗi mà Hàn Quốc gọi là Dokdo (Độc đảo), Nhật Bản gọi là Takeshima (Trúc đảo), và Hoa Kỳ gọi Liancourt Rocks.

Ta không nên quá hoang mang. Mỹ đã tuyên bố rằng quần đảo Senkaku (do quận Okinawa cai quản khi nó được giao lại Nhật Bản vào năm 1972) nằm trong vòng bảo vệ theo hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật. Trong khi đó, bế tắc trên bãi cạn Scarborough đã dịu lại, và dù Nhật Bản triệu đại sứ ở Hàn Quốc về qua sự cố Dokdo, không chắc hai nước sẽ đi đến đánh nhau.

Nhưng cũng rất nên nhắc lại rằng Trung Quốc đã sử dụng vũ lực gây chết người để đẩy Việt Nam khỏi quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và [ở Trường Sa] năm 1988. Và Trung Quốc đã khuyến dụ Campuchia, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay chặn thông cáo chung cuối cùng lại do có kêu gọi bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông – lần đầu tiên trong lịch sử 40 năm của hiệp hội gồm 10 thành viên này không đưa ra được bản thông cáo chung.

Sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Đông Á là đáng lo ngại và có thể hiểu được. Ở châu Âu, dù Hy Lạp có thể phàn nàn về các điều kiện ủng hộ Đức đề ra đối với việc tài trợ khẩn cấp, giai đoạn kể từ chiến tranh thế giới thứ II đã chứng kiến một bước tiến lớn lao trong việc đan kết các nước lại với nhau. Không có điều tương tự xảy ra ở châu Á, và các mắc mứu xuất hiện vào thập niên 1930 và 1940 vẫn còn nguyên, một vấn đề đã bị sách giáo khoa và các chính sách thiên lệch của chính phủ làm trầm trọng thêm.

Đảng Cộng sản Trung Quốc không còn thật là cộng sản nữa. Thay vào đó, cơ sở tính hợp pháp của đảng dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và chủ nghĩa dân tộc đại Hán. Những ký ức về cuộc chiến tranh Trung-Nhật 1894-1895 và sự xâm lược của Nhật Bản trong thập niên 1930 là hữu ích về mặt chính trị và nằm khớp trong một chủ đề lớn hơn về việc Trung Quốc bị các lực lượng đế quốc hiếp đáp.

Một số nhà phân tích quốc phòng Mỹ xem chiến lược biển của Trung Quốc là hung hăng rõ rệt. Họ trỏ vào chi tiêu quốc phòng tăng lên và việc phát triển công nghệ tên lửa và tàu ngầm được thiết kế làm rào cản trên biển kéo dài từ bờ biển của Trung Quốc đến “chuỗi đảo đầu tiên” trong đó có Đài Loan và Nhật Bản.

Tuy nhiên, những người khác lại nhìn thấy một chiến lược của Trung Quốc đang bối rối, mâu thuẫn, và bị tê liệt bởi các lợi ích quan liêu cạnh tranh nhau. Họ chỉ vào những kết quả tiêu cực của các chính sách quyết đoán nhiều hơn của Trung Quốc kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Quả thật, các chính sách của Trung Quốc đã phá hỏng các mối quan hệ của họ với hầu hết các nước láng giềng.

Xem sự cố Senkaku hồi năm 2010, sau khi Nhật Bản bắt giữ các thủy thủ của một tàu đánh cá Trung Quốc đã đâm vào một tàu tuần duyên Nhật Bản, Trung Quốc leo thang trả thù về kinh tế. Kết quả, như một trong những nhà phân tích Nhật Bản nêu, là “Trung Quốc ghi được một bàn”, đảo ngược tức thì những gì đang là một xu hướng thuận lợi thuộc Đảng Dân chủ cầm quyền Nhật Bản trong quan hệ song phương. Tổng quát hơn, trong khi Trung Quốc chi hàng tỉ nhân dân tệ trong các nỗ lực để tăng sức mạnh mềm tại châu Á, hành vi của họ ở biển Đông lại mâu thuẫn với thông điệp của chính họ đưa ra.

Tôi đã hỏi bạn bè và các quan chức Trung Quốc tại sao Trung Quốc lại theo đuổi một chiến lược phản tác dụng như thế. Câu trả lời đầu tiên và chính thức là Trung Quốc thừa kế yêu sách lãnh thổ từ lịch sử, bao gồm một bản đồ từ thời kỳ Quốc Dân đảng, bản đồ đó phác hoạ một “đường chín đoạn” hầu như bao trọn hết biển Đông. Ngày nay, với công nghệ dưới nước cũng như các nguồn lợi thủy sản có thể khai thác được nhiều hơn trong khu vực, khó có thể từ bỏ di sản này. Trong năm 2009-2010, một số cán bộ cấp trung và các nhà bình luận thậm chí còn nói tới biển Đông như là một “lợi ích cốt lõi” chủ quyền, giống như Đài Loan hay Tây Tạng.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chưa bao giờ rõ ràng về vị trí chính xác của “đường chín đoạn”, về việc liệu các yêu sách của họ chỉ nói tới một số vùng đất, đảo, đá (land features) hay cũng nói tới thềm lục địa mở rộng và biển. Khi được hỏi tại sao họ không làm rõ yêu sách của mình, người đối thoại Trung Quốc đôi khi nói rằng nếu làm như vậy sẽ đòi hỏi nhiều thỏa hiệp chính trị khó khăn và quan liêu, các thoả hiệp này sẽ kích động chủ nghĩa dân tộc trong nước.

Ngoài ra, đôi khi họ nói rằng họ không muốn bỏ đi một con bài mặc cả quá sớm. Vào năm 1995, và một lần nữa vào năm 2010, Mỹ tuyên bố rằng vùng biển trên biển Đông phải được cai quản bằng Công ước LHQ 1982 về Luật Biển (trớ trêu là Hoa Kỳ chưa phê chuẩn công ước này), nhưng Hoa Kỳ sẽ không đứng về phe nào đối với các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Thay vào đó, Mỹ kêu gọi các tuyên bố tranh chấp nên giải quyết thông qua thương lượng.

Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã đồng ý về một bộ quy tắc ứng xử không ràng buộc về mặt pháp lý để quản lý các tranh chấp như thế, nhưng với tư cách là một cường quốc lớn, Trung Quốc tin rằng họ sẽ được lợi trong các thương lượng song phương hơn là thỏa thuận đa phương với các nước nhỏ. Đằng sau sức ép của của Trung Quốc lên Campuchia để ngăn chặn thông cáo cuối cùng của ASEAN lại trong mùa hè này chính là niềm tin đó.

Nhưng đây là một chiến lược sai lầm. Là một cường quốc lớn nên Trung Quốc sẽ có trọng lượng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và họ có thể làm giảm thiệt hại do tự họ gây ra qua việc đồng ý với một bộ quy tắc ứng xử.

Đối với quần đảo Tiêm Các/ Điếu Ngư, đề nghị tốt nhất đến từ báo The Economist. Trung Quốc nên ngưng phái các tàu của chính phủ đi vào vùng biển Nhật Bản, và sử dụng một đường dây nóng với Nhật Bản để kềm chế khủng hoảng do các “cao bồi” dân tộc chủ nghĩa gây ra. Đồng thời, hai nước cần phục hồi thỏa thuận khung năm 2008 về hợp tác phát triển các mỏ khí tranh chấp ở biển Hoa Đông, còn chính quyền trung ương Nhật Bản nên mua những đảo cằn cỗi này từ chủ sở hữu tư nhân và tuyên bố chúng là khu bảo tồn biển quốc tế.

Đã tới lúc tất cả các nước ở Đông Á ghi nhớ lời khuyên nổi tiếng của Winston Churchill: “Đánh nhau bằng mồm luôn tốt hơn đánh nhau bằng vũ khí” (Thương thảo thì luôn tốt hơn là đánh nhau).

Nguồn: Project Syndicate

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

Bản tiếng Việt © Huỳnh Phan

‘TQ sử dụng dân quân gây hấn trên biển’ – VNN

22 Th8

‘TQ sử dụng dân quân gây hấn trên biển’

Theo Kyodo, quân đội Trung Quốc đã sử dụng dân quân để tiến hành các cuộc tấn công mạng và hoạt động gây hấn trên biển.

Điều này được ghi trong một tài liệu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mà Kyodo thấy được ngày 21/8, đã bất ngờ hé lộ các hoạt động từ trước đến nay không được đề cập của dân quân Trung Quốc, với khoảng 8 triệu người trên toàn quốc.


Tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông

Tài liệu trên cho thấy dân quân Trung Quốc có thể đã tham gia các cuộc tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ cũng như doanh nghiệp Nhật Bản trong những năm qua.

Dân quân Trung Quốc có các đơn vị đặc biệt phụ trách công nghệ máy tính và các đơn vị hoạt động theo lệnh của quân đội.

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc vẫn một mực bác bỏ cáo buộc nước này dính líu tới các cuộc tấn công mạng.

Tài liệu của PLA, hướng dẫn luyện tập chiến thuật dành cho dân quân, cũng ám chỉ rằng dân quân Trung Quốc đã giả làm ngư dân trong các vụ gây hấn trên biển.

Theo tài liệu này, Bộ Tổng tham mưu PLA chịu trách nhiệm huy động các dân quân.

Cũng theo tài liệu, có các đơn vị dân quân nằm trong số ngư dân ở các khu vực duyên hải và vũ khí sẽ do Hải quân cung cấp. Các đơn vị này có thể nhận lệnh của quân đội để tham gia các hoạt động tấn công kẻ thù.

Tài liệu còn nói dân quân Trung Quốc có các lực lượng đặc biệt đảm trách về vũ khí sinh học và hóa học cũng như gây nhiễu hệ thống thông tin của kẻ thù.

Theo Vietnam+