Tag Archives: ấn độ

Phát biểu của Ấn Độ không ‘vừa lòng’ TQ

30 Th10

 

“Ấn Độ cũng mong muốn gây ảnh hưởng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, như một phần của chiến lược đối trọng với TQ” GS. Srikanth Kondapalli, Đại học Jawaharlal Nehru. LTS: Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Ấn Độ (27-29/10/2014), Tuần Việt Nam có bài phỏng vấn GS. Srikanth Kondapalli, một chuyên gia về Trung Quốc, thuộc Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ), xung quanh chính sách mới của Tân Thủ tướng Ấn Độ Modi, vai trò của Ấn Độ trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, cũng như những lĩnh vực mà Việt Nam và Ấn Độ cần đẩy mạnh hợp tác.

>>Ấn Độ lường trước ‘kịch bản xấu’ về TQ

>> Lo TQ lấn sân, Ấn Độ chuyển sang ‘hai gọng kìm’

Ấn Độ, Việt Nam, dầu khí, biển Đông, giàn khoan, Tập Cận Bình
GS. Srikanth Kondapalli.Ảnh: Chinagate.cn

Từ “Nhìn hướng Đông” sang “Hành động hướng Đông”

Những động thái gần đây của tân Thủ tướng Modi đang làm dư luận thế giới quan tâm đặc biệt. Bây giờ liệu có quá sớm để nói về một chủ thuyết, hay đại chiến lược, của Thủ tướng Modi  hay không? Nếu có thì trong chủ thuyết hay đại chiến lược đó bao gồm những trụ cột nào?

Chúng tôi, ở tại Ấn Độ, chưa bao giờ được nghe thấy về một đại chiến lược của Ấn Độ, hay dự thảo một đại chiến lược như vậy. Những gì chúng tôi có thể tiếp cận là những tuyên bố, những mục tiêu và những lợi ích được được tuyên bố trong thời gian gần đây. Cơ sở của điều này tất nhiên là chính phủ mới, lần đầu tiên kể từ những năm 1980, đã có được đa số tuyệt đối trong Quốc hội.

Chính phủ mới có nhiệm vụ “đổi mới’, tức là phải tăng cường các cải cách về kinh tế. Để làm được điều này, chính phủ cần có các khoản đầu tư, công nghệ, khai thác thị trường, xuất khẩu và trên hết là sự ổn định với các nước láng giềng. Các chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tới Tokyo và Washington có thể được trông đợi trong văn cảnh này. Và lời mời của ông tới lãnh đạo các quốc gia Nam Á tới dự lễ nhậm chức của ông vào tháng 5/2014, cũng như chuyến thăm của ông tới Bhutan và Nepal, hoặc chuyến thăm Bangladesh và Myanmar của Ngoại trưởng Sushma Swaraj, được coi là sự tăng cường chính sách thân thiện láng giềng của chính phủ mới.

Trụ cột thứ hai trong chính sách của chính phủ mới là bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, và kể từ khi có chuyến thăm Dehli của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng Chín, các tư liệu liên quan đến những vụ vi phạm biên giới lãnh thổ đã được đề cập đến một cách công khai.

Khu vực Đông Nam Á nằm ở đâu trong chủ thuyết của Thủ tướng Modi, xét cả về kinh tế, lẫn chính trị, lẫn an ninh chiến lược?

Thật thú vị là “Chính sách Nhìn Hướng Đông” (Look East Policy) đã được công bố năm 1991, và được theo đuổi bởi các nội các của Ấn Độ một cách liên tục, nay đã chuyển sang “Chính sách Hành động Hướng Đông” (Act East Policy) của Thủ tướng Modi. Đó chính là chủ đề của tuyên bố chung giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Obama khi Thủ tướng Modi sang thăm Mỹ.

Chính sách Nhìn Hướng Đông” năm 1991 được củng cố bởi hàng loạt các sáng kiến đa phương như đạt được đối thoại toàn diện với ASEAN (năm 1995), tham gia Diễn đàn An ninh ASEAN (ARF, năm 1996), và ký kết hiệp định về khu vực thương mại tư do (khởi đầu năm 2003 và ký kết năm 2010). Vai trò của Ấn Độ trong khu vực này được tiếp tục tăng cường với việc tham gia Cấp cao Đông Á năm 2005, cũng như các quan hệ đối tác chiến lược và tập trận hải quân đa phương trong khu vực.

Năm 2001, vai trò của Ấn Độ trong khu vực đã được định dạng lại hướng tới những sự tham gia tích cực hơn suốt từ Vịnh Ba tư tới Eo Malacca, do đầu tư của Ấn Độ vào khu vực năng lượng ở Sakhalin và sự gia tăng của thương mại và đầu tư của Ấn Độ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và ASEAN, sự phụ thuộc lẫn nhau trong khu vực về dòng năng lượng chuyển từ Ấn Độ Dương…

Vì Nam Á và Đông Á chiếm hơn 55% thương mại của Ấn Độ, và vì Ấn Độ đã ký kết các hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Nhật Bản và Hàn Quốc và đang đàm phán hiệp định khu vực thương mại tư do với Đài Loan, cũng như  hiệp định thương mại ưu đãi với Trung Quốc, nên Ấn Độ ưu tiên đẩy mạnh thương mại, đầu tư và thị trường. Chẳng hạn, Singapore hiện nay là một trong các nhà đầu tư chính vào Ấn Độ. Tính đến 2012, Ấn Độ có hơn 80 tỷ USD thương mại song phương với khu vực này (tăng từ mức dưới 3 tỷ USD năm 1993), và hy vọng rằng con số này sẽ tăng lên 100 tỷ đô la vào năm 2015. Tuyến đường sắt kết nối giữa Ấn Độ – Myanmar – Thái Lan đang được hoạch định.

Ngoài góc độ kinh tế, Chính sách Nhìn Hướng Đông cũng có ba chiều về an ninh, gồm có cân bằng với Trung Quốc ở Myanmar, đầu tư vào các mỏ dầu ở Việt Nam, và chủ thuyết về biển của Hải quân Ấn Độ  năm 2007 – xếp Biển Đông và Vịnh Ba tư ở tầm quan trọng thứ hai sau Ấn Độ Dương.  Với việc Trung Quốc có kế hoạch lập các cảng lưỡng dụng ở Habantota, Gwadhar…, Ấn Độ cũng mong muốn gây ảnh hưởng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, như một phần của chiến lược đối trọng.

Ấn Độ, Việt Nam, dầu khí, biển Đông, giàn khoan, Tập Cận Bình
Một dàn khoan Ấn Độ liên doanh với Việt Nam trên Biển Đông. Ảnh: India TV/ Infonet

Chiến lược đối trọng?

Lợi ích của Ấn Độ tại Biển Đông là gì? Theo góc nhìn của các chuyên gia và nhà chiến lược Ấn Độ, thì có Ấn Độ có thể đóng vai trò gì ở đây? Ấn Độ có một chiến lược chính thức hay một quan điểm chính thức về biển Đông hay không?

Lợi ích của Ấn Độ tại Biển Đông trước hết liên quan đến năng lượng và giữ cho đường hàng hải được yên bình, bởi thương mại giữa Ấn Độ và hàng loạt các nước trong khu vực đang “đâm chồi”. Chẳng hạn, hai công ty của Ấn Độ là công ty quốc doanh ONGC Videsh (OVL) và công ty tư nhân Essar đã triển khai giàn khoan ở các lô dầu tại Việt Nam. Nhưng từ tháng Sáu năm 2006 khu vực khoan dầu của OVL bị Trung Quốc coi là có tranh chấp, Essar khoan dầu ở vùng an toàn hơn ở Biển Đông.

OVL gặp phải sự ngăn cản khi họ khoan phải đá cứng ở lô 127, trong khi  lô 128 thì có tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thứ nhất, Trung Quốc được cho là đã có biện pháp áp đặt ngoại giao khi ngăn cản tàu hải quân Ấn Độ INS Airawat tiến vào khu vực này vào tháng 7/2011. Thứ hai, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh yêu cầu tất cả các công ty khoan dầu nước ngoài phải rút khỏi các hoạt động khoan dầu trong khu vực. Thứ ba, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-la đã phát biểu gắn kết sự việc với căng thẳng gia tăng trong khu vực

 

Cuối cùng, đến tháng 5/2012, chính phủ Ấn Độ tuyên bố tạm rút khỏi lô 128. Nhưng đến tháng Chín cùng năm họ đã thay đổi quyết định và tái khoan dầu ở lô trên trước đề nghị của Việt Nam.

Quan điểm của Ấn Độ trong các cuộc gặp tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN đã không làm vừa lòng Trung Quốc. Ấn Độ đã tuyên bố rằng, nước này không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, luật pháp của Liên hiệp quốc phải được tôn trọng và tự do hàng hải phải được tuân theo. Tóm lại, sự việc này đã gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa Ấn – Trung, khi Ấn Độ giữ lập trường rằng việc khoan dầu thuần túy là thương mại, còn Trung Quốc lại nghi ngờ về mối quan hệ giữa Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam.

Ông có nghĩ rằng việc cải thiện mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, đặc biệt là sau chuyến thăm được chào đón của Chủ tịch Tập Cận Bình, sẽ là rào cản cho việc Ấn Độ tiếp tục thể hiện vai trò của mình với Biển Đông?

Chủ tịch Tập Cận Bình đi thăm Ấn Độ vào tháng Chín năm nay. Các thỏa thuận về kinh tế, thương mại, cũng như các lĩnh vực khác, đã được ký kết trong chuyến thăm.

Tuy nhiên, tranh chấp lãnh thổ và động thái TQ đóng quân ở Chumar phía Tây đã làm thất vọng sự chờ đợi của cả hai phía. Ấn Độ không chấp nhận ý tưởng về Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc, cũng như Trung Quốc không đồng ý đầu tư vào Ấn Độ 100 tỷ đô la, như tuyên bố trước đó. Biển Đông đã không được đề cập trong tuyên bố chung giữa hai nguyên thủ.

Ông đánh giá thế nào về quan hệ hợp tác Ấn-Việt? Và những lĩnh vực nào mà cả hai bên cần tiếp tục nhấn mạnh và triển khai?

Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống, kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Ấn Độ vào những năm 1950, cũng như sự đáp lễ của Thủ tướng Nehru. Biểu tượng này được củng cố bởi các động thái tiếp theo giữa hai nước.

Trong khi thương mại và đầu tư còn ở mức khá thấp, nhưng cả hai lĩnh vực này mới đây đã được hai phía nhấn mạnh cần phát triển. Vấn đề hợp tác trên biển đã được đưa lên các diễn đàn gần đây với việc Việt Nam chào mời các lô dầu với Ấn Độ, cũng như sự mở ra các điều kiện thuận lợi ở Hải Phòng và Nahthrong.

Người ta chờ đợi rằng chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam sẽ củng cố hơn nữa các mối quan hệ về kinh tế, quân sự và hàng hải giữa hai nước.

Xin cảm ơn ông.

Huỳnh Phan (thực hiện)

Trao đổi với Tuần Việt Nam, TS. Srinivasan Sitaraman, Khoa Chính trị, Chương trình Nghiên cứu Châu Á, Đại học Clark (Hoa Kỳ), cho biết:

Các nhà lập kế hoạch an ninh Ấn Độ cảm thấy lo lắng bởi sự bao vây của “chiến lược chuỗi ngọc trai”, khi tiểu lục địa Ấn Độ bị vây quanh bởi một loạt các căn cứ quân sự và hải quân ở các nước Đông Nam Á thân Trung Quốc. Thêm vào đó, nỗi lo lắng liên tục gia tăng rằng sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh ở Tây Tạng sẽ cho phép Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có cú đánh bất ngờ thọc sâu vào Đông Bắc Ấn Độ – đặc biệt là Arunachal Pradesh nơi mà Trung Quốc có yêu sách chủ quyền rất gay gắt. Các cuộc xâm nhập lặp đi lặp lại vào khu vực Ladakh thuộc Kashmir đã dẫn tới các cuộc đấu khẩu thường xuyên về biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Sự gia tăng căng thẳng về quân sự và lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã đẩy Ấn Độ phải dựa ngày càng mạnh mẽ hơn vào các nước láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là những nước có mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông.

Thêm vào đó, Ấn Độ đang tìm cách xích gần lại với Nhật Bản về mặt hợp tác hạt nhân, kinh tế và quốc phòng. Đặc biệt là Ấn Độ đã từng bước thay đổi quan điểm trong việc tìm kiếm mối quan hệ đồng minh với Mỹ về thương mại và an ninh. Điều này được thể hiện rõ trong chuyến thăm quan trọng của Thủ tướng Modi tới Nhật Bản và Mỹ, ngay sau khi giành chiến thắng trong tranh cử.

Thủ tướng Modi cũng đã cử ngoại trưởng và sau đó là Tổng thống Ấn Độ tới Việt Nam nhằm đảm bảo cho mối quan hệ quốc phòng và kinh tế. Ngoại trưởng Sushma Swaraj cũng đã thăm Myanmar và Singapore, như một phần trong nỗ lực hướng Đông của chính phủ mới được bầu của Đảng Nhân dân Ấn Độ.

Những cuộc tập trận hải quân chung giữa Ấn Độ với Việt Nam và Philippines là dấu hiệu cho thấy sự tương đồng về mặt lợi ích của Ấn Độ với những quốc gia nhỏ hơn ở Đông Nam Á. Các động thái của Ấn Độ trong việc tìm kiếm sự liên minh mạnh mẽ hơn với các nước láng giềng phía đông không chỉ là đối trọng với hành vi xâm lược của Trung Quốc đối với vùng Hymalaya tranh chấp, mà còn là đối trọng với Pakistan, quốc gia có mối quan hệ ngày càng phát triển với Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ đang tìm cách chiếm lợi thế trong việc nước Mỹ đã tan ảo mộng về Pakistan, và Ấn Độ đang tiến gần hơn về phía Mỹ.

Các động thái trên không chỉ phản ánh động lực liên quan đến vấn đề lãnh thổ mà Ấn Độ và hàng loạt quốc gia Đông Nam Á phải đối chọi với Trung Quốc, mà còn thể hiện nỗi lo ngại mới đối với sự nổi lên của Bắc Kinh, trong vai trò một trung tâm quan trọng của quyền lực toàn cầu, và đang đối chọi với Washington và Moscow, nếu như không nói là làm lu mờ đi quyền lực của hai trung tâm này.

 

Ấn Độ lường trước ‘kịch bản xấu’ về TQ

27 Th10

 

Hợp tác với các nước nhằm khắc chế sức ảnh hưởng tiêu cực từ Trung Quốc dường như là giải pháp đang được Ấn Độ tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt.

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài tiếp theo trong mạch bài Quan hệ hợp tác Việt – Ấn, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Bài 2 tập trung vào quan hệ hợp tác 2 nước trong lĩnh vực kinh tế.

Tờ New Indian Express ngày 11/10/2014 đưa nhận định chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng sẽ tập trung thiết lập mối liên kết với Ấn Độ, cũng như với nguồn cung cấp nguyên liệu dệt may nhằm mở rộng thị trường trong bối cảnh quan hệ kinh tế Việt – Trung đang có những ràng buộc rất lớn.

Có thể nói, trong guồng máy hội nhập mạnh mẽ từ sau khi gia nhập WTO, VN rất cần đến “sức cạnh tranh”. Động lực của một nền kinh tế có đủ sức cạnh tranh xuất phát từ nguồn lực đầu vào dồi dào, nhiều chọn lựa với chi phí thấp; thị trường rộng và “dễ tính”…

Hội tụ những yếu tố nêu trên, cùng với lịch sử “hàng xóm” lâu năm, Trung Quốc tỏ ra ưu thế so với các nước khác để trở thành đối tác quan trọng có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với VN.

Tuy nhiên, không phải từ sau khi Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trái phép, người Việt mới nhận ra nền kinh tế quốc gia đang có những ràng buộc quá mức với Trung Quốc. Trong bối cảnh TQ luôn tìm mọi cách “gặm nhấm” biển Đông, khiến quan hệ song phương trở nên căng thẳng, thì sự ràng buộc quá lớn với một “gã khổng lồ kinh tế” như Trung Quốc đối với VN đang ngày càng bộc lộ nhiều bất cập.

Việc VN bắt đầu hướng tới đàm phán với nhiều thị trường mới như châu Âu (Hiệp định Mậu dịch Tự do VN – EU), Mỹ và các nước châu Á Thái Bình Dương (Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP)… là hướng đi tất yếu. Trong xu thế đó, Ấn Độ cũng được đánh giá là một đối tác quan trọng với những bước độ phá trong quan hệ hai nước trong suốt thời gian qua.

Narenda Modi, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hợp tác kinh tế, dệt may, nông sản
Ngày 15/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp thân mật Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee tại Văn phòng Thủ tướng – Ảnh: Việt Dũng/ TTO

Cú hích thứ nhất:”Hai dòng cải cách” gặp nhau

Đầu tháng 10 vừa qua, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi – người vừa nhậm chức tháng 5-2014 – triển khai một chính sách phát triển kinh tế toàn diện nhằm mang lại diện mạo mới cho nền kinh tế nước này.

Giới quan sát tỏ ra hào hứng trước một “Modinomics” – xuất hiện khi Ấn Độ đã và đang gặp khó khăn trong suốt một thập kỷ qua với mức tăng trưởng GDP thấp, chỉ đạt 4,5%; chỉ số PMI (quản lý mua hàng) khu vực chế tạo, sản xuất luôn thấp; còn lạm phát lại rất cao.

Còn tại Đông Nam Á, VN cũng đang ra sức cải cách nền kinh tế trước áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hội nhập các khu vực mậu dịch tự do. Trong thông điệp đầu năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Nghị quyết về phát triển kinh tế – xã hội năm 2014: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2013.

Điều đáng lưu ý là hai luồng cải cách kinh tế Việt-Ấn đều gặp nhau ở những điểm quan trọng: ưu tiên phát triển những lĩnh vực chủ chốt như nông nghiệp chất lượng cao (lúa gạo, sữa, chăn nuôi, điều…), năng lượng tái tạo; cải cách hệ thống hạ tầng; nâng cao chất lượng hệ thống thuế, khuyến khích đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh việc thông qua các dự án đầu tư trọng yếu, cải cách quốc doanh nhằm thu hút đầu tư tư nhân…

Cả VN lẫn Ấn Độ đều đối diện với vấn đề lưỡng nan giữa tăng trưởng và lạm phát, do vậy đều mong muốn tạo môi trường cho tăng trưởng kinh tế “cất cánh”, nhưng không phải đánh đổi giữa lạm phát và tăng trưởng.

Việc quan hệ Việt – Ấn được thắt chặt sẽ tạo ra không gian chung để cả hai hợp tác đi đến nhiều sáng tạo đột phá; chia sẻ tri thức, kinh nghiệm vào những vấn đề cốt yếu của phát triển chất lượng và năng suất hàng hóa. Quan trọng nhất là câu hỏi làm thế nào tận dụng lợi thế so sánh nhằm tạo ra thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng cả cả hai quốc gia.

Cú hích thứ hai

Trước thái độ hung hãn mang tính phổ biến của Trung Quốc, thì ngay cả Ấn Độ cũng gặp rắc rối với tham vọng bá quyền của chính quyền Bắc Kinh.

Cuối tháng 9 vừa qua, hãng Reuters đưa tin hàng trăm binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đã vào vị trí trên một cao nguyên Himalaya, khiến một tham mưu trưởng hàng đầu của Ấn Độ phải hoãn chuyến công du nước ngoài để ở lại giám sát tình hình. Quân đội ở New Delhi và Kashmir hôm 23/9 cho biết binh lính Trung Quốc đã lập một khu trại ở sâu 3km trong lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền, tại vùng Chumar của cao nguyên Ladakh trước đó một tuần. Những động thái này ảnh hướng xấu đến quan hệ hai nước.

Hơn ai hết, New Delhi cũng đã nghĩ đến kịch bản xấu, khi Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ tư tưởng “Trung Hoa – Trung tâm của thế giới”. Trong bối cảnh đó, hợp tác với các nước nhằm khắc chế sức ảnh hưởng tiêu cực từ Trung Quốc dường như là giải pháp đang được Ấn Độ tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt. Đẩy mạnh hợp tác với VN hẳn không nằm ngoài xu hướng này.

Năm 2014 chứng kiến hàng loạt các cuộc gặp gỡ song phương Việt – Ấn trên nhiều mặt trận hướng đến hợp tác phát triển kinh tế.

Giữa tháng 9/2014, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee. Tại cuộc gặp, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường quan hệ chính trị – ngoại giao, hợp tác, ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, Phong trào Không Liên kết, Cấp cao Đông Á. Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào VN, trong đó có lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất điện năng; triển khai và sớm hiện thực hóa đường bay thẳng giữa hai nước để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch.

Tất cả những đề xuất trên đều được Tổng thống Ấn Độ tiếp nhận cởi mở bằng tuyên bố New Delhi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với VN trong các lĩnh vực như thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất điện, công nghệ thông tin, chế biến nông sản, dược phẩm, dệt may, du lịch.

Cụ thể hóa bằng mục tiêu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất tăng cường kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Ấn từ mức 8 tỷ USD hiện nay lên 15 tỷ USD trước năm 2020. Tổng thống Pranab Mukherjee cũng khẳng định Ấn Độ chào đón các doanh nghiệp VN sang đầu tư và tin tưởng mục tiêu kim ngạch song phương 15 tỷ USD đặt ra là hoàn toàn hiện thực.

Cú hích thứ ba: tương đồng “dòng chảy” hàng hóa

Việt Nam và Ấn Độ, bên cạnh những tương đồng về cải cách kinh tế và tư duy hợp tác cùng phát triển, còn có chung những dòng sản phẩm chủ đạo như nông nghiệp (đặc biệt là lúa gạo, chăn nuôi, sữa), hay dệt may.

Điển hình ở thị trường dệt may, Ấn Độ là nhà sản xuất dệt may lớn trên thế giới. Nước này có thế mạnh về các mặt hàng bông sợi và dệt, cung ứng cho thế giới trên 25% mặt hàng vải cotton và nguyên phụ liệu. Trong khi đó, thương mại song phương ngành dệt may, Ấn Độ mới chỉ cung cấp khoảng 3% nguyên liệu đầu vào cho VN, dù VN rất thiếu nguồn nguyên liệu trong những năm gần đây và chủ yếu phải nhập khẩu từ Trung Quốc. “Miếng bánh lớn” 14 tỷ USD mà VN phải chi cho nhập khẩu nguyên liệu dệt may mỗi năm chắc chắn là điều mà Ấn Độ rất muốn hướng tới.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, quan hệ Việt – Ấn cũng liên tục được chú trọng thắt chặt. Từ năm 2012, Việt – Ấn đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác nông nghiệp. Hai bên sẽ cùng nhau triển khai hợp tác nông nghiệp theo các giai đoạn ngắn, trung và dài hạn trong các lĩnh vực: khoa học công nghệ trong chăn nuôi, nghiên cứu phát triển giống lúa mới, nuôi thủy sản, đào tạo chuyên gia nông nghiệp, v.v… Nhiều DN Ấn Độ vào VN đã thành công trong việc đầu tư ngành chế biến nông sản như chè, đường, cao su.

Sau chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ đến VN hồi tháng 9 vừa qua, 7 thỏa thuận hợp tác Việt – Ấn đã được ký kết, trong đó nông nghiệp chiếm phần quan trọng.

Hiện tại, cả hai nước đều đang mong đợi nhiều cú hích mới sau chuyến đi tháng 10 này của Thủ Tướng.

Hoài Thương

 

Thế giới 24h: Trung Quốc canh cánh lo Ấn Độ

16 Th10

 

– Trung Quốc lo ngại việc Ấn Độ xây dựng đường dọc biên giới; Chiến đấu cơ Nhật liên tục xuất kích… là những tin nóng trong ngày.

TIN LIÊN QUAN

Nổi bật

Theo hãng tin Reuters, hôm 15/10, Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ lo ngại đối với những kế hoạch của Ấn Độ liên quan tới việc xây dựng một con đường dài vài nghìn kilomet dọc khu vực biên giới phía đông xa xôi của nước này. Trung Quốc hy vọng rằng, Ấn Độ sẽ không “làm phức tạp thêm” bất đồng kéo dài dai dẳng lâu nay.

Hồi tháng 9, Ấn Độ đã quyết định nới lỏng các hạn chế về việc xây dựng đường sá và các cơ sở quân sự dọc biên giới tranh chấp với Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng, đây là động thái của chính phủ mới nhằm nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về ưu thế mạng lưới giao thông, và lập trường lãnh thổ cứng rắn hơn từ Bắc Kinh.

Trung Quốc, Ấn Độ, biên giới, tranh chấp, bất đồng, căng thẳng
Biên giới Trung – Ấn. (Ảnh: India Express)

Bộ trưởng Bộ Môi trường Ấn Độ Prakash Javadekar thời điểm đó nói rằng, ông đã nới lỏng các quy định về môi trường trong phạm vi 100km vùng biên giới tranh chấp ở bang Arunachal Pradesh, để thúc đẩy tốc độ xây dựng khoảng 6.000km đường giao thông. “Đây là sự chuẩn bị về mặt quốc phòng”, ông Javadekar nói.

Đáng chú ý là việc cho phép xây dựng các đơn vị quân đội, kho vũ khí, trường học và bệnh viện ở khu vực dân cư thưa thớt được thông báo ngay trước lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị thăm Ấn Độ trong hai ngày 17-18/9, trong một nỗ lực xoa dịu tình trạng không tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc-Ấn Độ.

Theo báo India Today, hôm 14/10, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ Kiren Rijiju đã cho biết rằng, cơ quan này có kế hoạch xây dựng một con đường kéo dài khoảng 2.000km dọc theo đường biên giới quốc tế, giữa vùng Mago-Thingbu ở quận Tawang và khu vực Vijaynagar ở quận Changlang thuộc bang Arunachai Pradesh.

Trả lời câu hỏi về kế hoạch xây dựng tuyến đường trên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói, Bắc Kinh hy vọng Ấn Độ sẽ không thực hiện bất cứ hành động nào có khả năng làm phức tạp thêm tình hình. “Vấn đề biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ là di sản của quá khứ thuộc địa”, ông Hồng Lỗi nói.

Tin vắn

– Các chiến đấu cơ của Nhật Bản đã xuất kích 533 lần để ngăn chặn máy bay nước ngoài trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 9 năm nay, cao hơn so với 225 lần so với cùng kỳ năm trước.

– Lực lượng phòng chống khủng bố của Malaysia đã tiến hành bắt giữ hơn mười người bị tình nghi tuyển quân cho tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) và đang có ý định sang Syria.

– Báo Mỹ ngày 15/10 đưa tin cho biết, trong giai đoạn từ 2004 tới 2011, quân đội Mỹ đã phát hiện khoảng 5.000 vũ khí hóa học ở Iraq song Lầu Năm Góc đã không cho công chúng biết.

– Cuộc họp quân sự cấp cao Liên Triều đầu tiên trong 7 năm qua đã kết thúc, song không đạt được thỏa thuận nào do hai bên vẫn chưa thu hẹp bất đồng sau 2 cuộc đọ súng hồi tuần trước.

– Các cố vấn quân sự Mỹ ngày 15/10 đã đến Iraq để huấn luyện lực lượng an ninh nước sở tại trong bối cảnh lực lượng này tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cuộc chiến chống IS.

– Ngày 15/10, hàng trăm nghìn viên chức trên khắp nước Anh, gồm nhân viên bảo tàng, tòa án, trung tâm việc làm, trung tâm sát hạch lái xe, cảng biển… đã bắt đầu đình công kéo dài 24h.

– Bà Nicola Sturgeon đã được xác nhận là ứng cử viên duy nhất thay thế ông Alex Salmond làm thủ lĩnh Đảng Dân tộc Scotland (SNP), và sẽ trở thành nữ thủ hiến đầu tiên của Scotland.

– Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk, Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov cùng các bộ trưởng khác đã đến tỉnh Kharkov để kiểm tra tiến độ dự án bức tường trên biên giới với nước Nga.

– Thiếu tướng Ahmad Yussef al-Mulla của Kuwait nói, các nước Arập ở vùng Vịnh dự định lập lực lượng hải quân chung, trong nỗ lực bảo vệ vùng biển chung với quốc gia láng giềng Iran.

– Theo Văn phòng báo chí Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 15/10 tổ chức họp kín, thông qua video, với các nguyên thủ của Anh, Pháp, Đức và Italy về tình hình Ukraina.

– Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ thông báo ngày 15/10, một trận động đất mạnh 6 độ Richter đã làm rung chuyển khu vực miền tây Iran. Hiện chưa có báo cáo chi tiết về những thiệt hại.

– Trận bão tuyết quét qua vùng núi Himalaya thuộc miền Trung Nepal đã làm 17 người chết, cùng hơn 100 người khác bị thương. Trong số các nạn nhân thiệt mạng có 1 người Việt Nam.

– Theo hãng tin BBC ngày 15/10, cảnh sát Hồng Kông được cho đã đánh một người biểu tình bị còng tay, trong lúc giằng co nhằm giành lại một con đường gần trụ sở đặc khu hành chính.

Tin ảnh

Trung Quốc, Ấn Độ, biên giới, tranh chấp, bất đồng, căng thẳng
Cảnh sát Hong Kong thông báo có ít nhất 6 sĩ quan dính líu đến cáo buộc đánh đập người biểu tình. (Ảnh: Time)

Phát ngôn

Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko hôm 15/10 tuyên bố rằng, nước này “nên đề ra các thay đổi trong học thuyết quân sự ngay lập tức”.

Kỷ niệm

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) được thành lập vào ngày 16/10/1945.

Thanh Vân

 

Ấn Độ -Việt Nam mở rộng hợp tác dầu khí ở Biển Đông – RFI

17 Th9

 

mediaTổng thống Ấn Độ công du Việt Nam. Ảnh ngày 15/09/2014.Reuters
 

Nhân ngày thứ hai trong chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee,ngày 15/09/2014, hai nước đã ký kết 7 thỏa thuận quan trọng. Trong đó có thỏa thuận về hợp tác dầu khí song phương tại vùng Biển Đông, và việc cung cấp 100 triệu đô la tín dụng để Việt Nam mua thiết bị quốc phòng của Ấn Độ.

Trong bản Thông cáo chung công bố sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Ấn Độ và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, hai bên cùng kêu gọi các nước tôn trọng quyền tự do lưu thông trên Biển Đông. Thông điệp này được cho là nhắm vào Trung Quốc.

Một cách cụ thể, tập đoàn dầu khí quốc gia hải ngoại của Ấn Độ là ONGC Videsh Limited (OVL) đã ký với Petro Việt Nam một ý định thư nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên trong lãnh vực thăm dò và khai thác dầu khí.

OVL đã từng tham gia thăm dò hai lô dầu khí 127 và 128 tại Biển Đông, trong một khu vực bị Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền Trung Quốc. Hiện nay, tập đoàn này được triển hạn khai thác một lô, nhưng thỏa thuận vừa ký kết sẽ mở rộng địa bàn hoạt động của OVL.

Phát biểu với nhật báo Mỹ Wall Street Journal, ông Đỗ Văn Hậu, lãnh đạo Petro Việt Nam xác nhận rằng « ONGC đã tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam từ nhiều năm nay, thỏa thuận ký hôm nay sẽ mở đường cho việc hợp tác song phương tại những lô khác ngoài khơi Việt Nam. »

Ngoài ý định thư về hợp tác dầu khí, được báo chí Ấn Độ đánh giá là mang giá trị « chiến lược quan trọng », hai bên cũng ký Bản ghi nhớ về Hạn mức tín dụng trị giá 100 triệu đô la, để Hà Nội mua trang thiết bị trong lãnh vực quốc phòng.

Hồ sơ Biển Đông tất nhiên đã được hai bên thảo luận. Bản Thông cáo chung Việt-Ấn vào hôm nay đã kêu gọi tôn trọng « tự do » hàng hải ở Biển Đông, một nhận xét rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc.

Điều 13 Bản Thông cáo chung ghi rõ :

« Hai bên nhất trí tự do hàng hải ở Biển Đông không thể bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được thế giới công nhận bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Hai bên hoan nghênh cam kết chung của các bên liên quan tuân thủ và thực hiện DOC và hợp tác tiến tới thông qua COC trên cơ sở đồng thuận. Hai bên kêu gọi hợp tác đảm bảo an ninh các tuyến đường biển, an ninh biển, chống cướp biển và tiến hành các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn. »
 

 

Trung Quốc nhanh chóng tiếp xúc với Tân thủ tướng Ấn Độ – RFI

9 Th6

Trung Quốc nhanh chóng tiếp xúc với Tân thủ tướng Ấn Độ

Ngoại trưởng Ấn tiếp đồng nhiệm Trung Quốc tại New Delhi. Ảnh ngày 08/06/2014.

Ngoại trưởng Ấn tiếp đồng nhiệm Trung Quốc tại New Delhi. Ảnh ngày 08/06/2014.

Reuters
Tú Anh

Một phái đoàn Trung quốc do Ngoại trưởng Vương nghị dẫn đầu đã tới New Delhi hôm nay 08/06/2014 để « thắt chặt quan hệ với nước bạn và xem xét khả năng tăng cường hợp tác ». Hồ sơ thương mại, biên giới và Tây Tạng là những chủ đề chính trong cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa đại diện Bắc Kinh và Tân thủ tướng Ấn Độ.

 

Ngoại trưởng Vương Nghị, với tư cách là đặc sứ của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giải thích với báo chí Ấn Độ là Bắc Kinh muốn « củng cố quan hệ thân hữu với Ấn Độ cũng như sẵn sàng hợp tác với nước bạn ».

Chuyến viếng thăm New Delhi của phái đoàn Trung Quốc vài ngày sau khi tân thủ tướng Ấn Narendra Modi, một nhân vật nặng tinh thần quốc gia dân tộc, lên cầm quyền.

Nhiệm vụ của Ngoại trưởng Trung Quốc khi tiếp xúc với chính quyền mới tại Ấn là chuẩn bị cho chủ tịch Tập Cận Bình sang thăm trong năm nay.

Cho dù trao đổi kinh tế song phương khá cao với 70 tỷ đôla hàng năm, quan hệ giữa hai láng giềng khổng lồ châu Á vẫn còn đầy xung khắc.

Tân thủ tướng Ấn Độ muốn Trung Quốc phải mở rộng thị trường cho hàng hóa Ân Độ để quân bình cán cân nhập siêu của Ấn đã lên đến 40 tỷ đô la, tăng gấp 40 lần so với năm 2002.

Ấn Độ cũng không chấp nhận chính sách biên giới của láng giềng Trung Quốc. Trong lúc tranh cử Quốc hội liên bang đưa đến chiến thắng vừa qua,Narendra Modi tố cáo Trung Quốc theo chủ nghĩa bá quyền.

Thủ tướng chính phủ Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay, bản doanh đặt ở Dharamsala, vừa mở chiến dich mới vận đông quốc tế tranh đấu cho Tây Tạng được tự trị. Ông Lobsang Sangay hy vọng Tân thủ tướng Ấn sẽ nêu vấn đề Tây Tạng với Ngoại trưởng Trung Quốc.

AFP cho biết nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc và đốt cờ đỏ 5 sao đã diễn ra tại New Delhi.

Thế giới 24h: Ấn Độ tăng quân giáp Trung Quốc

2 Th6

 

– Ấn Độ tăng cường trấn giữ biên giới giáp Trung Quốc, biểu tình trấn áp tại Thổ Nhĩ Kỳ, đông Ukraina lại đổ máu… là những tin nóng 24 giờ qua.

Tin nổi bật

Thời báo Ấn Độ cho biết Ấn Độ đã điều động tăng quân ở biên giới giáp Trung Quốc đề phòng gây hấn, trong bối cảnh Ấn Độ đang chuyển giao quyền lực giữa hai chính phủ.

thế giới 24h, Ấn Độ, Shangri-La, Slavyansk

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang có kế hoạch tăng số lượng quân đội bảo vệ biên giới và có lộ trình để cải thiện cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới để phù hợp với sức mạnh của Trung Quốc.

Hôm 30/5, tân Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Rajnath Singh đã gặp Cục trưởng tình báo để thảo luận về các phương thức đảm bảo an ninh cho Ấn Độ, đặc biệt là ở biên giới giáp Trung Quốc.

Giám đốc nội vụ tỉnh Arunachal Pradesh là ông Kiren Rijiju hôm cho biết thêm là hiện giờ Ấn Độ vẫn chưa triển khai đủ các lực lượng chuyên để bảo vệ biên giới Ấn – Trung, cũng như thiếu các khí tài, vũ khí tương xứng với tiềm lực của Trung Quốc ở biên giới.

Trong khi đó, Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với vùng đất Arunachal Pradesh hiện đang do Ấn Độ kiểm soát.

Năm 1962, Trung Quốc và Ấn Độ đã giao tranh do tranh chấp lãnh thổ vùng Kasmir. Năm 2013, tình hình căng thẳng tại biên giới Ấn Độ và Trung Quốc căng thẳng trở lại khi binh sĩ Trung Quốc tiến sâu quá đường kiểm soát thực tế ở biên giới hai nước.

Động thái cảnh giác của Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang bị nhiều quốc gia lên tiếng chỉ trích vì các hành động gây hấn trên biển, đặc biệt là những vùng biển có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Tin vắn

Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã gửi thông điệp cảm ơn tới những người ủng hộ bà. Đây là thông điệp đầu tiên của bà Yingluck gửi đến người dân kể từ sau cuộc đảo chính ngày 22/5.

Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc thường xuyên thách thức máy bay Mỹ bằng cách bay sát một cách bất thường.

Trung Quốc đã bắt giữ ông Bào Đồng – cựu trợ lý chính của cố Tổng Bí thư Triệu Tử Dương, người phải từ chức do cách thức xử lý trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, dẫn tới cuộc trấn áp đẫm máu các nhà hoạt động tại Quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh hồi tháng 6/1989.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã hối thúc cộng đồng quốc tế không công nhận chính phủ đoàn kết của Palestine, theo kế hoạch sẽ được công bố vào ngày 2/6 tới.

Đồng rúp của Nga đã trở thành đồng tiền chính thức duy nhất tại Crưm sau khi cộng hòa tự trị này sáp nhập vào Nga.

Ít nhất hai người đã thiệt mạng và hơn 300 người đã phải nhập viện do nắng nóng tại Nhật Bản những ngày này.

Cảnh sát Brazil đã tiến hành diễn tập tại một nhà ga ở thành phố Rio de Janero, nhằm đối phó với nguy cơ an ninh có thể xảy ra trong thời gian diễn ra World Cup.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tới cứ không quân Bagram của Mỹ nằm ở phía bắc thủ đô Kabul, Afghanistan trong chuyến thăm không báo trước.

Tổng tư lệnh Không quân Nga Viktor Bondarevv cho biết, việc thử nghiệm máy bay ném bom chiến lược tầm xa PAK-DA sẽ được hoàn tất và đưa vào biên chế trong năm 2023.

Đại diện dân quân tự vệ ở Slavyansk, đông Ukraina, cho biết đã có 2 người thiệt mạng trong các vụ bắn phá dữ dội vào thành phố này. Chiều 1/6, quanh thành phố xuất hiện khoảng 10 máy bay trực thăng, chủ yếu là MI-8 nổ súng tấn công lực lượng nổi dậy.

Thông tin trong ảnh

thế giới 24h, Ấn Độ, Shangri-La, Slavyansk

Ngày 31/5, đụng độ đã xảy ra giữa cảnh sát và những người biểu tình kỷ niệm một năm các cuộc biểu tình chống chính phủ vào năm ngoái ở thủ đô Ankara và thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ. Hơn 100 người biểu tình bị bắt và hàng chục người bị thương khi cảnh sát dùng hơi cay và vòi rồng giải tán đám đông.

Phát ngôn ấn tượng

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Ng Eng Hen tuyên bố châu Á rất thiếu một cơ chế tập thể giống như châu Âu sau hai cuộc chiến tranh thế giới, để ngăn ngừa xung đột bùng nổ thành chiến tranh.

“Không giống như châu Âu, ở đây không có cơ chế đa phương cảnh báo bùng nổ xung đột khu vực. Cho đến nay, sức mạnh duy nhất kiềm chế các nước là lợi ích mà bản thân mỗi nước có được từ phát triển kinh tế” – Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen phát biểu.

Sự kiện

2/6/1953 – Elizabeth II tiến hành nghi lễ đăng cơ làm Nữ vương, đây là sự kiện quốc tế lớn đầu tiên được phát trên truyền hình Anh.

2/6/1979 – Giáo hoàng Jean Paul II bắt đầu chuyến công du đầu tiên của ông đến quê hương Ba Lan, trở thành Giáo hoàng đầu tiên thăm một nước cộng sản.

Lê Thu(tổng hợp)

Vì sao Ấn Độ can dự vào Biển Đông? – VnMedia

16 Th8

 

Vì sao Ấn Độ can dự vào Biển Đông?

Cập nhật lúc 20h52″ , ngày 15/08/2013  

(VnMedia) – Tuần này, Ấn Độ vừa trình làng chiếc tàu sân bay tự chế đầu tiên mang tên INS Vikrant. Sự kiện “đầy tự hào” đối với Ấn Độ này diễn ra chỉ vài ngày sau khi lò phản ứng của chiếc tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên INS Arihant của nước này chính thức đi vào giai đoạn hoạt động ổn định. Hai bước đột phá trên cho thấy tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng của Hải quân Ấn Độ. Sự can dự có tính chiến lược của Ấn Độ vào Châu Á đang ngày càng được quyết định bởi vai trò hàng hải và sức mạnh hải quân của nước này.
 

Ảnh minh họa

 Hải quân Ấn Độ.


“Hàng hải Châu Á” đang nổi lên là một khu vực địa chính trị quan trọng khi các quốc gia Châu Á ngày một phát triển và ngày một dựa vào thương mại trên biển. Ấn Độ không phải là trường hợp ngoại lệ khi có đến 95% tổng giao dịch hàng hóa thương mại và 75% giá trị trao đổi thương mại bên ngoài của nước này được thực hiện thông qua đường biển. Ngoài ra, hơn 70% nguồn nhập khẩu dầu mỏ vào Ấn Độ đi qua đường biển. Để bảo vệ các lợi ích hàng hải ngày càng quan trọng trên, chính phủ Ấn Độ đã đặt ra tham vọng lớn trong việc thiết lập một Lực lượng Hải quân mạnh cả về khả năng vươn xa, vươn rộng lẫn tính bền vững. Ấn Độ là nước có lực lượng hải quân lớn thứ 5 thế giới và đang ấp ủ kế hoạch xây dựng một lực lượng hải quân sở hữu tới hơn 160 tàu, trong đó có 3 tàu sân bay, vào năm 2022.
 
Tuy nhiên, tham vọng hàng hải của Ấn Độ đang bị thách thức bởi thực tế rằng vị thế trên biển của nước này thường bị tranh chấp, ví dụ như ở Biển Đông.  Mặc dù gần 55% hoạt động giao dịch thương mại của Ấn Độ đi qua Eo biển Malacca nhưng một số nước vẫn tiếp tục phản đối việc cường quốc Châu Á này đóng một vai trò nổi bật ở Biển Đông. Trong số đó nổi lên là Trung Quốc. Bắc Kinh đã tỏ ra khó chịu trước sự hiện diện ngày càng tăng của Hải quân Ấn Độ ở trong khu vực. Điều này có thể được thấy rõ trong bản báo cáo được đưa ra hồi tháng 7 năm 2011, trong đó nói về việc tàu của Hải quân Ấn Độ từng nhận được thông điệp qua hệ thống điện đàm từ Hải quân Trung Quốc yêu cầu họ phải rời các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc còn phản đối cả việc Ấn Độ trúng thầu khai thác một lô dầu khí vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam ở Biển Đông. 
 
Ấn Độ coi trọng lợi ích ở Biển Đông
 
Bất chấp thực tế rằng Ấn Độ không chia sẻ một đường biên giới biển tiếp giáp với Biển Đông nhưng các lợi ích hàng hải của nước này trong khu vực đã được thiết lập rất chắc. Dù không công khai tuyên bố như Mỹ rằng các cuộc tranh chấp hàng hải ở Biển Đông có liên quan đến “lợi ích quốc gia” nhưng New Delhi cũng lên tiếng ủng hộ lập trường của Mỹ trong việc kêu gọi tìm kiếm một giải pháp hòa bình ở Biển Đông đồng thời bảo vệ và thúc đẩy tự do hàng hải ở khu vực biển chiến lược này. Ấn Độ cũng đã thắt chặt mối quan hệ hàng hải với nhiều quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
 
Từ lần đầu tiên triển khai trên Biển Đông năm 2000, Hải quân Ấn Độ cũng bắt đầu tham gia vào nhiều chiến dịch hàng hải nổi bật ở khu vực, trong đó có các hoạt động cứu trợ thảm họa và nhân đạo, những cuộc tập trận chung và các chuyến ghé thăm cảng các nước. Trong số này có vai trò nổi bật của Ấn Độ trong chiến dịch cứu trợ sau khi xảy ra thảm họa sóng thần khủng khiếp ở Châu Á năm 2004 và cơn bão kinh hoàng ở Myanmar năm 2008. Hải quân Ấn Độ đã hộ tống các tàu của Hải quân Mỹ đi qua Eo biển Malacca như một phần của Chiến dịch Bảo vệ Tự do năm 2002.
 
Hỗ trợ cho các lợi ích hàng hải ngày càng tăng của Ấn Độ ở Biển Đông là Bộ Chỉ huy Andaman và Nam Nicobar được thành lập ở ngay cửa ngõ của Eo biển Malacca năm 2001.
 
Vì sao Ấn Độ lại quan tâm đến Biển Đông như vậy. Ngoài việc tiếp cận các nguồn năng lượng ở ngoài khơi và đảm bảo các tuyến đường hàng hải an toàn, tự do cho tàu thuyền của Ấn Độ qua Eo biển Malacca, cường quốc Châu Á còn có những lợi ích lớn hơn ở Biển Đông. Đó là đảm bảo rằng, lập trường ngày càng cứng rắn của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp hàng hải ở Biển Đông không tái diễn ở Ấn Độ Dương. Những sự kiện diễn ra gần đây ở Biển Đông có thể báo hiệu cho hành vi tiềm năng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương trong tương lai, đặc biệt nếu Trung Quốc nâng việc bảo vệ các tuyến đường biển lên thành “một lợi ích cốt lõi”, bằng với các lợi ích chủ quyền trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp lục địa và hàng hải cũng như việc tái thống nhất với Vùng lãnh thổ Đài Loan.
 
Hơn nữa, việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của hải quân ở Ấn Độ Dương sớm muộn có thể dẫn đến việc nước này can thiệp vào các cuộc tranh chấp về đường biên giới trên biển giữa Ấn Độ với các nước láng giềng gồm Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka. Trên thực tế, Trung Quốc đã được phép tham gia vào hoạt động khai thác đáy biển ở khu vực tây nam Ấn Độ Dương từ hồi tháng 7 năm 2011. Diễn biến này cho thấy khả năng có thể xảy ra một kịch bản như nói ở trên.
 
Trong bối cảnh đó, sự hiện diện còn trong trứng nước của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, trong đó có các chiến dịch chống cướp biển, chắc chắn vấp phải sự hoài nghi. Có nhiều nguồn tin cho biết, một tàu ngầm Ấn Độ và một đơn vị hải quân Trung Quốc từng có “cuộc chạm trán căng thẳng” gần Eo biển Bab-el-Mandeb ở Vịnh Aden hồi tháng 1 năm 2009. Vụ việc này minh chứng Ấn Độ Dương có thể là một “sân chơi” cạnh tranh mới giữa hai cường quốc Châu Á – Trung Quốc và Ấn Độ. Lo ngại viễn cảnh này, New Delhi buộc phải can dự vào Biển Đông để có thể ngăn chặn trước kịch bản những hành vi cứng rắn, quyết liệt của Trung Quốc tái diễn ngay ở Ấn Độ Dương – nơi được coi là khu vực sân sau của Ấn Độ.

 

Kiệt Linh – (theo Diplomat)

Ấn Độ từ chối ủng hộ Trung Quốc về vấn đề biển Đông – NLĐ

21 Th5

Ấn Độ từ chối ủng hộ Trung Quốc về vấn đề biển Đông

(NLĐO) – Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 20-5, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từ chối ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp hầu hết các đảo trên biển Đông.

Phía Trung Quốc đang cố gắng đưa vào dự thảo Tuyên bố chung những mục quy định rằng tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Thái Bình Dương thuần túy là vấn đề nội bộ của các bên liên quan và các nước khác không nên can thiệp.
 
Trong khi đó, Thủ tướng Singh không ủng hộ quan điểm nêu trên và cho rằng họ đang thảo luận về vùng biển quốc tế. Như vậy, nhiều khả năng trong văn bản sẽ đề cập đến vấn đề an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung.


Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại New Delhi ngày 20-5. Ảnh: PTI

Ngoài vấn đề trên, cả hai bên cam kết bảo đảm tranh chấp lãnh thổ Trung – Ấn không làm lạc hướng mối quan hệ giữa hai nước láng giềng. Một số quan chức khẳng định các vấn đề giao thương là chủ đề chính của cuộc bàn thảo.
 
Nhân chuyến viếng thăm Ấn Độ của ông Lý Khắc Cường, ông Tôn Tư Hải – Phó giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tại Học viện  Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định với Thời báo Hoàn cầu: “Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự an toàn hàng hải trên Ấn Độ Dương, giúp ích cho quan hệ thương mại của Trung Quốc với Trung Đông và châu Phi”.
H.Bình (Theo VOR, BBC)

Ấn Độ điều thêm quân đến biên giới TQ – Vnn

25 Th4

Ấn Độ điều thêm quân đến biên giới TQ

Sau khi có những thông tin về việc binh lính Trung Quốc xâm nhập vào khu vực mà New Delhi tuyên bố chủ quyền, Ấn Độ đã nhanh chóng điều động thêm quân tới biên giới với Trung Quốc.

 

>> Ấn Độ cảnh giác kế hoạch tàu sân bay hạt nhân TQ

Trung Quốc, Ấn Độ
Lính TQ và Ấn Độ ở vùng biên giới. Ảnh: nationalturk

Hãng Reuters đưa tin, khoảng 50 binh sĩ Trung Quốc đã tiến sâu vào vùng lãnh thổ ở miền đông Ladakh trong dãy Himalaya và dựng một trại lính vào đêm hôm 15/4. Còn theo nguồn tin quân đội Ấn Độ cung cấp cho báo chí: “Vào đêm 15/4, một trung đội quân đội Trung Quốc (PLA) đã tiến sâu 10km vào lãnh thổ Ấn Độ tại vùng núi Ladakh. Binh lính đã lập trại ở đó”.

Một quan chức giấu tên ở Ấn Độ còn cho biết thêm rằng, có hai chiếc trực thăng đã hỗ trợ binh sĩ Trung Quốc dựng lều trại.

Theo một tờ nhật báo tiếng Anh, quân đội Ấn Độ đã gấp rút điều động thêm quân tới khu vực để ngăn chặn sự xâm nhập của phía Trung Quốc. “Một trung đoàn bộ binh chuyên về tác chiến vùng núi đã được điều tới khu vực Ladakh”, tờ báo trích dẫn các nguồn tin như vậy.

Lực lượng cảnh sát biên giới Ấn Độ cũng đã dựng trại đối diện với trại của lính Trung Quốc. “Ấn Độ sẽ tiến hành mọi biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình, để giải quyết các tình huống phát sinh từ việc quân đội Trung Quốc xâm nhập sâu vào lãnh thổ Ấn Độ ở miền đông Ladakh. Chúng tôi đang và sẽ tiến hành mọi hành động để bảo vệ lợi ích của chúng tôi”, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A K Antony khẳng định.

Về phần mình, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã bác bỏ thông tin lính Trung Quốc xâm nhập tại Ladakh. Bà này khẳng định: “Binh sĩ của chúng tôi đang kiểm soát phía Trung Quốc của Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) và chưa bao giờ vượt qua đường này. Quân đội Trung Quốc vẫn đang tôn trọng thỏa thuận giữa hai nước”.

Vị này nhấn mạnh: “Quan điểm của Trung Quốc là vững vàng và rõ ràng. Chúng tôi tôn trọng thỏa thuận của hai nước, tuần tra thông thường ở phía Trung Quốc và không vượt qua LAC”.

Thái An (theo nationalturk)

Ấn Độ cảnh giác Trung Quốc – NLĐ

6 Th2

Ấn Độ cảnh giác Trung Quốc

Thứ Ba, 05/02/2013 23:18

Ấn Độ đã quyết định thành lập một quân đoàn “tấn công sơn cước” dọc biên giới với Trung Quốc

Chính phủ Pakistan vừa chính thức chuyển quyền điều hành cảng Gwadar từ Công ty PSA International của Singapore cho công ty hải cảng nước ngoài của Trung Quốc khiến Ấn Độ không khỏi lo lắng.
 
Hải cảng Gwadar được cho là có tầm quan trọng chiến lược đối với kinh tế, an ninh Trung Quốc
Ảnh: VIRTUALTOURIST.COM

“Chuỗi ngọc trai” tham vọng

Ý định chuyển giao quyền điều hành hải cảng nước sâu có vị trí chiến lược trên biển Ả Rập này đã được Pakistan thông báo từ năm 2011. Khi ấy, Bắc Kinh có chút do dự nhưng sau cùng đồng ý tiếp nhận bất chấp tình hình an ninh ở Balochistan (nơi đặt hải cảng) đang xấu đi do là nơi ẩn náu của nhiều thủ lĩnh Taliban cũng như sự phản đối của người dân trong khu vực.

Đối với Trung Quốc, cảng Gwadar có thể đóng vai trò của một đường dẫn năng lượng an toàn, tách khỏi các vùng biển bất ổn tại eo biển Malacca, nơi có mặt của các tàu Ấn Độ đang tham gia chiến dịch chống cướp biển và biển Đông luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột. Khí đốt và dầu mỏ cập cảng sẽ được dẫn theo đường ống đi qua Balochistan để vào khu tự trị Tân Cương.

Song song đó, cảng Gwadar cũng là trạm dừng chân lý tưởng cho ý đồ thâm nhập Ấn Độ Dương của Bắc Kinh. Nếu cập cảng Gwadar, các tàu hải quân Trung Quốc chỉ cần vài giờ là có thể “can thiệp” vào lộ trình vận chuyển năng lượng đến Ấn Độ cũng như dễ dàng theo dõi hoạt động hải quân của nước này ở vùng Vịnh và vịnh Aden.

Ngược lại, cảng Gwadar cũng đem lại lợi ích không nhỏ cho Pakistan, cụ thể nhất là giảm bớt sự phụ thuộc vào cảng Karachi – hiện là nơi xuất và nhập khẩu 68% hàng hóa Pakistan. Karachi nằm gọn trong tầm bắn của quân đội Ấn Độ trong khi Gwadar cách Ấn Độ 400 km sẽ giúp Islamabad kịp thời phản công. Do đó, Pakistan hy vọng Trung Quốc sẽ sớm hoàn thành phần hạ tầng và biến Gwadar thành một căn cứ hải quân.

Bên cạnh cảng Gwadar, Trung Quốc đã tạo dựng được sự hiện diện vững chắc tại cảng Hambantota của Sri Lanka, đồng thời đang tranh thủ sự ủng hộ của Maldives. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang xây dựng các hải cảng tại Chittagong và Sonadiya của Bangladesh.

Cảm thấy đang bị bao vây, Ấn Độ đang thúc đẩy quan hệ với Oman và tăng tốc kế hoạch phát triển cảng Chahbahar của Iran, đồng thời chọn cách thắt chặt quan hệ với Mỹ và hợp tác sâu rộng hơn với Nhật Bản. 

Chơi dao có ngày đứt tay

Ngoài Ấn Độ bị ảnh hưởng trực tiếp, còn nhiều nước khác không thể ngồi yên trước sự có mặt của Trung Quốc ở Gwadar như Iran, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Mỹ. Cảng này sẽ đe dọa 2 cảng chính của Iran là Chabahar, Bandar Abbas và có thể phá thế gần như độc quyền của Iran tại eo biển Hormuz. Tương tự, UAE không vui vì Gwadar sẽ làm suy giảm các lợi ích thương mại của cảng Dubai. Đặc biệt, Hạm đội 5 của Mỹ tại Trung Đông cũng như các căn cứ của nước này trên bán đảo Ả Rập cũng bị đe dọa nghiêm trọng.

Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có cắn một miếng quá to so với khả năng “nhai” của họ? Chiếm được nhiều lợi thế cũng đồng nghĩa với việc phát sinh lắm kẻ thù. Bên cạnh các nước trên, phiến quân ly khai Balochs tại Balochistan luôn xem Trung Quốc là kẻ thọc gậy bánh xe kể từ khi nước này bắt đầu liên quan đến cảng Gwadar 10 năm trước. Ngoài những thế lực bên ngoài, Trung Quốc còn chính thức khuấy động các phần tử Hồi giáo cực đoan tại Tân Cương một khi tiếp nhận Gwadar.

Trong một diễn biến liên quan, báo Indian Express ngày 4-2 cho biết sau nhiều lần trì hoãn, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định thành lập một quân đoàn “tấn công sơn cước” dọc biên giới với Trung Quốc. Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ triển khai gần 89.000 binh sĩ và 400 sĩ quan tại Panagarh, Tây Bengal. Ngoài ra, còn có một lữ đoàn thiết giáp độc lập cùng một sư đoàn pháo binh, cho phép New Delhi “thọc” vào Tây Tạng trong trường hợp Trung Quốc động binh. Tuy nhiên, kế hoạch này đang vấp phải khó khăn về tài chính. Ước tính số tiền cần thiết để triển khai kế hoạch cao hơn so với dự toán ban đầu khoảng 650 tỉ rupee.
 

Hàn Quốc phản đối Nhật Bản

Chính phủ Hàn Quốc hôm 5-2 đã phản đối mạnh mẽ việc Nhật Bản lập một văn phòng về các vấn đề lãnh thổ và đòi Tokyo đóng cửa ngay văn phòng này. Ông Cho Tai-young, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, cho rằng động thái trên của Nhật là “rất đáng tiếc” và cho thấy Tokyo “không ăn năn về lịch sử xâm lược” của mình. Ông Cho cũng tái khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Dokdo và cho biết không có vấn đề lãnh thổ nào tồn tại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.   

Theo hãng tin Yonhap, phản ứng trên được đưa ra ngay sau khi ông Ichita Yamamoto, Bộ trưởng Phụ trách các vấn đề lãnh thổ của Nhật, thông báo việc thành lập một văn phòng để thúc đẩy chủ quyền đối với các đảo, trong đó có nhóm đảo Dokdo mà Tokyo gọi là Takeshima. Quan hệ Nhật – Hàn đã trở nên căng thẳng theo sau chuyến thăm Dokdo của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vào tháng 8-2012. 
 Phương Võ

 

MỸ NHUNG

Ấn Độ lần đầu tiên phô trương tên lửa tầm xa đủ sức tấn công Trung Quốc – BS

27 Th1

Ấn Độ lần đầu tiên phô trương tên lửa tầm xa đủ sức tấn công Trung Quốc

Ấn Độ phô trương tên lửa Agni V nhân ngày lễ quốc khánh (AFP)

Ấn Độ phô trương tên lửa Agni V nhân ngày lễ quốc khánh (AFP)
 

Nhân lễ diễn binh chào mừng ngày quốc khánh hôm nay, 26/01/2013, Ấn Độ đã cho phô trương lần đầu tiên tên lửa tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân đời mới của mình. Loại hỏa tiễn Agni V có tầm bắn 5000 cây số, và như vậy có thể vươn tới mọi mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc cũng như các nước ngoài châu Á.

 

Tên lửa Agni V đã được New Delhi thử nghiệm thành công hồi tháng Tư năm ngoái. Việc cho trình làng loại vũ khí tối tân này của họ diễn ra trong bối cảnh quân đội Ấn Độ và Pakistan, hai đối thủ đều có vũ khí hạt nhân, vừa đồng ý trên một thỏa thuận ngừng bắn ở vùng Kashmir vào tuần trước, sau cái chết của năm binh sĩ trong chín ngày, bị giết trong nhiều vụ chạm súng ở vùng biên giới. 

Phát biểu vào hôm nay, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee xác định là nước ông yêu chuộng hòa bình, sẵn sàng thân thiện với nước khác. Tuy nhiên ông cũng lưu ý là các nước khác không nên ngộ nhận về quyết tâm của Ấn Độ.

Ấn Độ và Pakistan đã đụng độ với nhau trong ba cuộc chiến tranh, hai lần tại Kashmir kể từ khi hai nước tách ra khỏi nhau để hình thánh hai quốc gia độc lập vào năm 1947. 

Trong khi các tên lửa tầm ngắn Agni I và II (lên đến 2.500 km) đã được phát triển chủ yếu nhắm vào Pakistan, Agni III và IV (lên tới 3.500 km) được xem như một phương tiện răn đe, ngăn chặn Trung Quốc. 

Theo các chuyên gia, Agni V có thể bắn trúng mục tiêu trên khắp lãnh thổ Trung Quốc cũng như tại phần còn lại của châu Á và một số nước châu Âu. Vũ khí này phục vụ cho nguyện vọng của Ấn Độ muốn đóng một vai trò quan trọng hơn trên trường quốc tế.

 

Trung Quốc thận trọng trước kêu gọi Ấn Độ hỗ trợ ở Biển Đông của Việt Nam – VOA

26 Th12

Trung Quốc thận trọng trước kêu gọi Ấn Độ hỗ trợ ở Biển Đông của Việt Nam

 

Tàu hải quân Ấn Độ INS Sudarshini sẽ thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng từ ngày 31 tháng 12 tới ngày 3 tháng Giêng năm 2013.

 
Trung Quốc thận trọng trước lời kêu gọi của Việt Nam, yêu cầu Ấn Độ đóng một vai trò để giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Trung Quốc hôm nay tỏ thái độ thận trọng trước lời kêu gọi của Việt Nam, yêu cầu Ấn Độ tiếp tay giải quyết tranh chấp Biển Đông, tuy nhiên Bắc Kinh bày tỏ hy vọng rằng tất cả các bên sẽ duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Trong khi đó tin của Tân Hoa Xã số ra hôm nay, loan tin tàu hải quân Ấn Độ INS Sudarshini sẽ đi thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng từ ngày 31 tháng 12 tới ngày 3 tháng Giêng năm 2013.

Tàu INS Sudarshini, trên đó có 70 sĩ quan và 70 thủy thủ, sẽ đi thăm 13 bến cảng tại Đông Nam Á, khởi sự từ ngày 13 tháng 9.

Trước đó trong tháng, tàu tuần duyên của cảnh sát Ấn Độ, tàu SAMRAT, đã neo tại TPHCM để thực hiện chuyến đi thăm 5 ngày.

Nguồn: Press Trust of India, Xinhua

 

Tải

​​

 
 

Ấn Độ thận trọng về tranh chấp biển Đông – BBC

22 Th12

Ấn Độ thận trọng về tranh chấp biển Đông

Cập nhật: 03:08 GMT – thứ sáu, 21 tháng 12, 2012
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông, là vùng biển mà các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia tuyên bố chủ quyền từng phần.

Ấn Độ cùng 10 quốc gia thành viên của khối ASEAN, trong đó có Việt Nam, trong phiên họp chung hôm thứ Năm đã nhiệt thành ủng hộ việc tự do hàng hải, nhưng New Delhi muốn xử lý thận trọng vấn đề biển Đông, truyền thông nước này tường thuật.

Quan hệ đối thoại ASEAN – Ấn Độ bắt đầu thiết lập từ năm 1992 và được nâng lên thành quan hệ đối thoại đầy đủ từ tháng 12/1995.

 

Hội nghị cấp cao lần này kỷ niệm 20 năm mối quan hệ được thiết lập, diễn ra trong hai ngày 20-21/12/2012 tại New Delhi với nghị trình ra Tuyên bố Tầm nhìn và nâng quan hệ đối thoại ASEAN – Ấn Độ lên tầm đối tác chiến lược.

Trang tin NewstrackIndia.com nói rằng quan điểm của Ấn Độ là vấn đề chủ quyền cần phải được giải quyết giữa các nước đang tranh chấp, bao gồm cả Trung Quốc.

“Có một số vấn đề như chủ quyền thì cần được giải quyết giữa các nước liên quan,” Ngoại trưởng Salman Khurshid nói với các phóng viên sau khi kết thúc phiên họp toàn thể.

Có nhiều cách tốt hơn so với việc can thiệp, ông nói khi được hỏi về đề nghị của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng rằng Ấn Độ nên đóng một vai trò nhất định trong việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình.

Trong phiên họp, Thủ tướng Dũng nói: “Tôi hy vọng là Ấn Độ ủng hộ ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), và ủng hộ ASEAN thực hiện Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông nhằm bảo đảm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS).”

An ninh hàng hải

Nhằm tạo thế đối trọng trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, các nhà lãnh đạo của các nước Đông Nam Á tham dự hội nghị thượng đỉnh ủng hộ quyền tự do hàng hải và tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN trong lĩnh vực hàng hải.

“Có một số vấn đề như chủ quyền thì cần được giải quyết giữa các nước liên quan.”

Ngoại trưởng Ấn Độ, Salman Khurshid

Tài liệu được đưa ra vào cuối hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN, Tuyên bố Tầm nhìn, đã mạnh mẽ ủng hộ an ninh hàng hải.

“Chúng tôi cam kết tăng cường hợp tác để đảm bảo an ninh hàng hải, tự do hàng hải và an toàn của các tuyến hải hành nhằm đảm bảo cho hoạt động tự do di chuyển thương mại phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS,” Tuyên bố Tầm nhìn viết.

Được biết các vấn đề liên quan đến biển Đông đã được đề cập trong các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia ASEAN.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển Đông, là vùng biển mà các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia tuyên bố chủ quyền từng phần.

Tuy không phải là một bên tham gia tranh chấp, nhưng Ấn Độ có các dự án khai thác dầu lửa tại các lô dầu khí ký với Việt Nam. Trung Quốc khó chịu và phản đối các hợp đồng đó, nói các địa điểm khai thác là thuộc về Trung Quốc.

Gần đây, Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ việc Đô đốc hải quân Ấn Độ DK Joshi nói rằng hải quân Ấn sẵn sàng bảo vệ các lợi ích kinh tế của Ấn Độ tại biển Đông.

 

ASEAN-Ấn Độ nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược – Vietnam+

20 Th12

ASEAN-Ấn Độ nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
 
Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ (1992 -2012), trong hai ngày 20 và 21/12, tại New Delhi của Ấn Độ.

Với chủ đề “Đối tác ASEAN-Ấn Độ vì hòa bình và thịnh vượng chung,” Hội nghị sẽ tập trung vào thảo luận định hướng tương lai quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ và thông qua Tuyên bố tầm nhìn với việc nâng quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ lên đối tác chiến lược.

Quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ bắt đầu từ năm 1992 và nâng lên thành quan hệ đối thoại đầy đủ tháng 12/1995. Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần đầu tiên đã được tổ chức năm 2002 tại Phnom Penh.

ASEAN và Ấn Độ đã lập các cơ chế đối thoại và hợp tác: Hội nghị Cấp cao, Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (PMC+1), Tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) và Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (MCI), Hội nghị các Quan chức cao cấp (SOM), các Quan chức Kinh tế cao cấp (SEOM), Ủy ban Hợp tác chung (JCC) được tổ chức hàng năm. Ấn Độ cũng tham gia tích cực vào Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) từ tháng 7/1996. Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ tám thông qua kế hoạch hành động giai đoạn 2010-2015.

Hai bên đang triển khai kế hoạch hành động bằng các chương trình thực hiện hai năm với sự tài trợ từ quỹ Hợp tác ASEAN-Ấn Độ.

Trong 20 năm qua, ASEAN-Ấn Độ đã hợp tác tích cực trong nhiều lĩnh vực. Nhân kỷ niệm 20 thiết lập quan hệ đối thoại, hai bên sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Ấn Độ tại New Delhi. Trong năm nay, nhiều hoạt động kỷ niệm cũng đã được tổ chức ở cả ASEAN và Ấn Độ, nổi bật nhất là cuộc Diễu hành ôtô qua 10 nước ASEAN và tới Ấn Độ đúng dịp hội nghị cấp cao kỷ niệm.

Ngoài ra, Hội nghị cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ tám (Hà Nội, 10/2010) đã nhất trí thành lập Nhóm các nhân vật nổi tiếng EPG) ASEAN-Ấn Độ để kiểm điểm 20 năm quan hệ đối thoại, khuyến nghị định hướng và các biện pháp dài hạn để phát triển quan hệ ASEAN-Ấn Độ đến năm 2020.

Về kinh tế, ASEAN-Ấn Độ cũng đã ký kết một số Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, tạo cơ sở thiết lập khu vực Thương mại và Đầu tư ASEAN-Ấn Độ bao gồm cả FTA hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Hai bên đã hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIG), Hiệp định giải quyết tranh chấp ASEAN-Ấn Độ và ký Hiệp định AITIG trong dịp hội nghị Bộ trưởng kinh tế tháng 8/2009.

Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định và bắt đầu triển khai từ 1/6/2010. Hiện hai bên đang đàm phán Hiệp định thương mại dịch vụ, đầu tư và nhất trí đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 70 tỷ USD vào năm 2012. Năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại hai bên đạt gần 75 tỷ USD, vượt xa mục tiêu đặt ra cho năm 2012…

Hợp tác chuyên ngành giữa ASEAN-Ấn Độ cũng được đẩy mạnh, Ấn Độ thể hiện tích cực cam kết và sẵn sàng chia sẻ với ASEAN kinh nghiệm và nguồn lực về những lĩnh vực thế mạnh như khoa học-kỹ thuật, công nghệ thông tin, sinh học, năng lượng, y tế, dược phẩm, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực… Hai bên vừa hoàn tất việc triển khai Kế hoạch Hành động 2005-2010 thông qua tại Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 3 (11/2004). Ấn Độ cũng đề xuất hỗ trợ lập Trung tâm Công nghệ thông tin các nước CLMV và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, nông nghiệp, y tế, dược…

Thời gian qua, Ấn Độ đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao vị thế trên trường quốc tế và khu vực. ASEAN mong muốn củng cố hơn nữa mối quan hệ với Ấn Độ, ngược lại, Ấn Độ cũng coi trọng vai trò hiện nay của ASEAN. Hội nghị Cấp cao kỷ niệm là một sự kiện quan trọng đối với hai bên với hy vọng thông qua sự kiện này, đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác, hữu nghị, hỗ trợ lẫn nhau nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của mỗi bên ở khu vực.

ASEAN tiếp tục tập trung thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng và kết nối ASEAN, duy trì đoàn kết và vai trò trung tâm của Hiệp hội ở khu vực. Qua sự kiện này, ASEAN tin tưởng sẽ thu hút thêm sự hỗ trợ và các nguồn lực từ Ấn Độ cho các trọng tâm ưu tiên đồng thời, mở rộng quan hệ với Ấn Độ cả về bề rộng và chiều sâu, theo hướng thực chất và hiệu quả hơn. ASEAN cũng mong muốn phát triển quan hệ với Ấn Độ nhằm bảo đảm vững chắc hơn hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, kể cả vấn đề an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.

Trong những năm gần đây, Việt Nam và Ấn Độ đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và các cơ quan liên quan. Ấn Độ đã giúp đỡ Việt Nam triển khai các dự án trọng điểm nằm trong khuôn khổ hợp tác ASEAN-Ấn Độ (VIEDC) như Trung tâm phát triển doanh nhân Việt Nam-Ấn Độ tại Hà Nội; Trung tâm Đào tạo Tiếng Anh Việt Nam-Ấn Độ (VICELT) tại Đà Nẵng và đang thảo luận xây dựng Trung tâm đào tạo tiếng Anh Việt-Ấn đặt tại Học viện Ngoại Giao.

Việt Nam đã hoàn tất thủ tục nội bộ và chuẩn bị đàm phán với Ấn Độ về việc tiếp nhận Dự án xây dựng trạm viễn thám ASEAN-Ấn Độ trị giá hơn 5 triệu USD đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ phát triển thực chất và hiệu quả với các trọng tâm về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, thu hẹp khoảng cách, tăng cường kết nối, hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, hợp tác tiểu vùng Mekong, khẳng định tầm quan trọng của quan hệ ASEAN-Ấn Độ đối với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực; qua đó nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam, đồng thời góp phần tăng cường quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ./.

Bùi Thanh Hải (TTXVN)

Ấn Độ sắp giao chiến với Trung Quốc trên biển? – TVN

19 Th12

Ấn Độ sắp giao chiến với Trung Quốc trên biển?

Tác giả: Sam Nguyễn theo Foreign Policy
 

Liệu sức mạnh hải quân đang lên của New Delhi có thể thay đổi cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương?

Có phải Hải quân Ấn Độ sắp giao chiến với Trung Quốc trên biển? Trong những năm qua, khi người Trung Quốc hiện đại hóa hạm đội hải quân của họ, các chiến lược gia Ấn Độ đã quan ngại về những gì có thể đóng vai trò quan trọng đối với các lợi ích kinh tế và chính trị của nước họ. Một cuốn sách mới đây của C. Raja Mohan, một trong các nhà tư duy chiến lược có ảnh hưởng nhất ở Ấn Độ, khám phá viễn cảnh về sự cạnh tranh Trung – Ấn trải rộng từ dãy Himalaya tới Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nguy cơ gây ra một cuộc chiến giành ảnh hưởng trên biển trong khu vực giữa Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Vì vậy, càng thú vị hơn khi tại một cuộc họp báo ngày 3/12, đô đốc cấp cao của Ấn Độ dường như gợi ý rằng lực lượng hải quân của ông sẽ bảo vệ các nỗ lực thăm dò dầu khí Việt – Ấn ở Biển Đông trước sự hiếu chiến của Trung Quốc. Một công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ, ONGC, đã tham gia vào các cuộc thăm dò nước sâu với Việt Nam ở Biển Đông từ năm 2006, bất chấp phản đối của Trung Quốc.

Tuy nhiên, tính xác thực của tuyên bố mà Đô đốc D.K Joshi đưa ra không gây nhiều ấn tượng. Thay vì phát tín hiệu về một sự triển khai thì ông chỉ đơn thuần củng cố lập trường lâu nay của Ấn Độ rằng việc Trung Quốc hiện đại hóa hải quân đã khiến Ấn Độ lo ngại, và giống như các cường quốc hải quân khác, Ấn Độ đang chuẩn bị cho các viễn cảnh trong trường hợp tồi tệ nhất. Đó thậm chí không phải là một tín hiệu sẵn sàng hành động, chứ đừng nói đến cảnh cáo.

Dù sao, Ấn Độ nhiều khả năng sẽ hiện diện hải quân thường xuyên ở Thái Bình Dương hơn so với nhiều người vẫn nghĩ, do sự phát triển nhanh chóng của kinh tế cùng sự cải tiến công nghệ quân sự và tăng cao các lợi ích năng lượng của nước này. Hải quân Ấn Độ, về lịch sử, là nhỏ nhất và ít nguồn lực nhất trong ba bộ phận thuộc quân đội Ấn Độ trước những lo lắng về an ninh ở trong nước và những tranh chấp biên giới bộ chưa được giải quyết với Pakistan và Trung Quốc. Lực lượng này chỉ có khoảng 60.000 quân nhân tại ngũ và một ngân sách hàng năm khoảng 7 tỷ USD, gần bằng một phần tư sức mạnh và nguồn lực của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Các năng lực tầm xa của họ khởi nguồn từ một tàu sân bay đơn lẻ, một tàu vận tải đổ bộ cũ, 14 tàu ngầm chạy bằng diesel do Nga hoặc Đức thiết kế, và khoảng 20 tàu khu trục.

Tuy nhiên, sức mạnh là tương đối, và đội tàu có vẻ nhỏ này ngày nay đang đóng góp sự hiện diện hải quân lớn nhất ở Ấn Độ Dương sau Hải quân Mỹ. Ngoại trừ Mỹ và Trung Quốc, chỉ có Nhật Bản, Hàn Quốc và có lẽ là đảo Đài Loan mới có được những năng lực có thể sánh được cho khu vực này. Nhưng hải quân Ấn Độ vượt trội hải quân của những nước dính líu đến tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ở Biển Đông. Sự hiện diện tạm thời của thậm chí một đội tàu chiến nhỏ của Ấn Độ ở Thái Bình Dương cũng có thể tạo ra một sự khác biệt đầy ý nghĩa cho cán cân quyền lực của khu vực.

Các lợi ích, các nguồn lực và các khả năng công nghệ ngày càng lớn của Ấn Độ nhiều khả năng sẽ dẫn nước này tới hoạt động hải quân tăng cường ở phía đông Eo biển Malacca, điểm nối then chốt của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương mà qua đó, 40% tổng mậu dịch của thế giới và phần lớn lượng nhập khẩu dầu lửa của Đông Á đi qua.

Ấn Độ đang tiến hành các cuộc thử nghiệm trên biển cho một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tự thiết kế, loại tàu mà sẽ gia tăng đáng kể phạm vi sẵn sàng hành động của hải quân nước này. Trong hai năm tới, Ấn Độ sẽ biên chế một tàu sân bay thứ hai và các tàu ngầm hiện đại của Pháp vào phục vụ tại ngũ, nhằm nâng cấp hạm đội đang cũ dần của nước này. Ngân sách quốc phòng dành cho Hải quân tăng nhanh chóng, từ chưa đầy 15% chi tiêu quân sự hàng năm của Ấn Độ năm 2000 lên 19% trong năm 2012, nhanh hơn tổng chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ. Và thỏa thuận năm 2009 nhằm mua máy bay P-8 từ Mỹ, loại có thể ngăn chặn các tàu và lần theo dấu vết các tàu ngầm, cho thấy tham vọng về công nghệ của Ấn Độ ở các vùng biển khơi.

Có lẽ, quan trọng hơn cả là Ấn Độ có khả năng hợp tác với các lực lượng hải quân khác trong khu vực. Khởi đầu bằng những cuộc tập trận cơ bản hồi đầu thập niên 2000, sự hợp tác của Hải quân Ấn Độ với Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã phát triển thành các cuộc tập trận phức tạp. Năm 2004, Ấn Độ thử nghiệm khả năng phản ứng của nước này trước các cuộc khủng hoảng khu vực với sự phối hợp của Mỹ, Nhật Bản và Australia bằng cách thực hiện các hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Đông Nam Á tiếp sau trận sóng thần hủy diệt ở Ấn Độ Dương. Và một loạt các cuộc tập trận hải quân Malabar giữa Ấn Độ và Mỹ, với sự tham gia của Nhật Bản, Australia và Singapore, đã nâng cao năng lực của Hải quân Ấn Độ nhằm hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác ở cách xa các bờ biển nước này.

Điều này ngược lại với Trung Quốc: ngoài những tranh cãi với các nước Đông Nam Á, và với Nhật Bản về các đảo tranh chấp mà chỉ càng tạo thêm nghi ngờ về các ý đồ quân sự của Trung Quốc – Bắc Kinh còn nhanh chóng cắt đứt các quan hệ quân sự, chẳng hạn như đã làm sau khi Washington bán vũ khí cho Đài Loan năm 2010. 

Không một việc nào trong những gì kể trên có nghĩa là Ấn Độ đang định chọn một cuộc chiến với Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt khi New Delhi không có các lợi ích lãnh thổ ở đó. Các khía cạnh khác của quan hệ Trung – Ấn, chẳng hạn như các cuộc hội đàm mong manh về khu vực Himalaya tranh chấp, thương mại song phương hơn 70 tỷ USD và đang ngày càng lớn mạnh, còn quan trọng hơn nhiều với New Delhi. Tuy vậy, từ bỏ các tuyên bố trước áp lực từ Trung Quốc lại có thể khiến chính phủ Ấn Độ bẽ mặt, cả ở trong và ngoài nước. Khi đương đầu với áp lực từ Bắc Kinh – như trong chuyến thăm năm 2009 của Dalai Lama tới thị trấn Tawang ở vùng biên giới tranh chấp, hoặc các thời điểm khi Trung Quốc từ chối cấp visa cho một số hộ chiếu Ấn Độ – phản ứng của New Delhi nhìn chung là giữ vững lập trường.

Rõ ràng Ấn Độ cần phải làm một công việc tốt hơn nhằm kiểm soát thông điệp của mình. Cố vấn an ninh quốc gia nước này, Shivshankar Menon, người đã tới Bắc Kinh để đàm phán về biên giới khi Joshi đưa ra thông điệp của mình, hồi đáp rằng truyền thông Ấn Độ đã “bịa” chuyện. Về phần mình, Trung Quốc cần phải nhìn nhận rằng sự quyết đoán hung hăng của nước này về lãnh hải đã buộc Ấn Độ phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các láng giềng Đông Nam Á. Việc Trung Quốc hồi tháng 11 cấp hộ chiếu có hình bản đồ thể hiện tất cả các tuyên bố lãnh hải của nước này là một hành động rất khó coi, gây phẫn nộ  đồng thời nhiều quốc gia khu vực. Trung Quốc chỉ có thể tự trách chính mình nếu các nước tìm kiếm động cơ chung lớn hơn với nhau, hoặc với các cường quốc hải quân khác.

Các năng lực hải quân đang lớn mạnh của Ấn Độ và các ràng buộc thương mại ngày càng sâu sắc của nước này ở Vành đai Thái Bình Dương có nghĩa là giờ đây nước này có đủ năng lực cung cấp an ninh trong khu vực để đảm bảo cho các hải trình an toàn và thông suốt. Với nhiều nước đã đầu tư vào khu vực, đặc biệt là Mỹ, đó là một điều đáng hoan nghênh. Cả với Trung Quốc, điều này cũng đặt ra cơ hội khác cho cải thiện sự hợp tác với New Delhi nhưng đòi hỏi nước này phải thừa nhận Ấn Độ có khả năng đóng vai trò của một cường quốc Thái Bình Dương.

Ấn Độ tính khả năng điều quân tới Biển Đông

4 Th12

Ấn Độ tính khả năng điều quân tới Biển Đông

Coi việc hiện đại hóa nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc là “mối quan tâm lớn”, Tư lệnh Hải quân, đô đốc Ấn Độ tuyên bố, nước ông sẽ bảo vệ các lợi ích của mình ở Biển Đông, thậm chí điều lực lượng tới đây.

Ấn Độ quyết hợp tác dầu khí với Việt Nam

“Việc hiện đại hóa (của hải quân Trung Quốc) thực sự ấn tượng. Nó là nguyên nhân chính tạo ra sự quan tâm lớn của chúng tôi”, ông D K Joshi nói ngày 3/12 tại một cuộc họp báo.

  Tư lệnh Hải quân, đô đốc Ấn Độ D K Joshi. Ảnh: bezeegioi thieu

Tư lệnh Hải quân Ấn Độ đưa ra tuyên bố trên khi trả lời câu hỏi về những sự cố bất ngờ xảy ra ở Biển Đông cũng như nỗ lực bảo vệ các lợi ích Ấn Độ tại đó và ấn tượng về quá trình hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc.

Trước hàng loạt câu hỏi về tình hình Biển Đông – nơi Ấn Độ từng có lần “xích mích” với Trung Quốc năm ngoái, ông Joshi nói rằng, mặc dù sự hiện diện của Ấn Độ trong vùng biển không “quá thường xuyên” nhưng nước này có những lợi ích như tự do hàng hải và khai thác tài nguyên ở đó.

“Không phải chúng tôi mong đợi hiện diện quá thường xuyên ở khu vực hàng hải này, nhưng khi có những yêu cầu liên quan đến lợi ích quốc gia, ví dụ như ONGC Videsh, chúng tôi sẽ cần đến đó và chúng tôi đã sẵn sàng chuẩn bị. Với câu hỏi chúng tôi đang tiến hành luyện tập cho điều này, thì câu trả lời ngắn gọn là đúng”, Tư lệnh Hải quân Joshi nhấn mạnh.

Đề cập đến các lợi ích của Ấn Độ ở Biển Đông, ông nói rằng, lợi ích đầu tiên bao gồm tự do hàng hải. “Không chỉ có chúng tôi, mà tất cả mọi người đều nhìn nhận rằng, các vấn đề cần phải được giải quyết phù hợp với quy định quốc tế, vốn được nêu trong UNCLOS (Công ước LHQ về Luật Biển), đó là yêu cầu đầu tiên của chúng tôi”, ông khẳng định.

Vào hồi tháng 7, Tập đoàn dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) tuyên bố quyết định sẽ tiếp tục thăm dò và khai thác dầu tại lô dầu 128 ở Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. Phía đối tác Ấn Độ đã “phớt lờ” cảnh báo của Bắc Kinh với cam kết tiếp tục hợp tác với đối tác là Tổng công ty dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) nhằm triển khai tiếp hợp đồng thăm dò khai thác thêm một vài năm nữa.

Trung Quốc phản đối các dự án khai thác của Ấn Độ trong khu vực, cho rằng phần lãnh thổ này thuộc chủ quyền của mình. Trong khi Ấn Độ tiếp tục khẳng định rằng các dự án khai thác này thuần túy mang tính thương mại, Trung Quốc lại coi các hoạt động đó là một vấn đề chủ quyền. Bất chấp nhiều nước đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn không ngại ngần khẳng định chủ quyền với hầu hết vùng biển này, kể cả những ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.

  • Thái An (theo timesofindia)

Ấn Độ: Đinh chốt của trục xoay chiến lược Mỹ hướng về châu Á? – Bauxite

26 Th9

Ấn Độ: Đinh chốt của trục xoay chiến lược Mỹ hướng về châu Á?

Ninan Koshy, Eurasia Review, 23 September 2012

Trần Ngọc Cư dịch

Văn kiện tháng Giêng 2012 của Lầu năm góc về Chỉ đạo Chiến lược (Strategic Guidance), nhan đề “Duy trì vị trí lãnh đạo toàn cầu: Những ưu tiên cho Thế kỷ XXI”, đã khai mạc một cuộc chiến tranh lạnh mới tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc. Văn kiện này khẳng định rằng Mỹ nhất thiết sẽ tái quân bình lực lượng, hay “xoay  trục chiến lược” hướng về khu vực châu Á – Thái Bình Đương. Mục tiêu của tái quân bình là “vị trí lãnh đạo toàn cầu” của Mỹ , một mỹ từ của đế quốc, được duy trì bằng ưu thế quân sự.

Quan hệ Ấn-Mỹ

Văn kiện này dành một vị trí nổi bật cho Ấn Độ trong chiến lược của Mỹ, một điều gây ngạc nhiên cho nhiều nhà quan sát thời sự. Trong khi một mình Ấn Độ được rõ ràng nói đến như một đối tác chiến lược, thì các đồng minh lâu đời như Nhật Bản,Australia, và Nam Hàn được gộp chung dưới từ ngữ “những đồng minh hiện hữu”. Trong chuyến thăm viếng Ấn Độ lần đầu tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta  còn cường điệu, gọi sự hợp tác quốc phòng với Ấn Độ là “then chốt trong chiến lược của Mỹ” tại châu Á.

Trong cái tạm gọi là chính sách ngoại giao dựa trên bản đồ (cartographic diplomacy), Mỹ muốn chứng minh rằng có một sự hợp lưu địa chiến lược và thậm chí cả lãnh thổ giữa Mỹ và Ấn Độ ở trong khu vực này. Văn kiện Chỉ đạo Chiến lược tháng Giêng, chẳng hạn, cụ thể nói đến “vòng cung chạy từ Tây Thái Bình Dương và Đông Á xuống Ấn Độ Dương và Nam Á”. Trong một bài báo đăng trên Foreign Policy tháng 11 năm 2011, Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton định nghĩa châu Á – Thái Bình Dương là khu vực chạy dài “từ tiểu lục địa Ấn Độ đến bờ Tây của châu Mỹ và Mỹ La tinh. Khu vực trải rộng trên hai đại dương – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương – ngày càng được nối liền bằng hàng hải và chiến lược”. Điều đáng lưu ý ở đây là việc sáp nhập Nam Á trong địa bàn của chiến lược xoay trục qua châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Từ lâu Nam Á thường được coi là một tiểu khu vực chiến lược riêng biệt của châu Á, một vùng Mỹ rõ ràng có ý định đưa vào trong chiến lược của mình đối với một châu lục rộng lớn hơn.

Mỹ đã và đang thúc đẩy Ấn Độ đi từ chính sách “Nhìn về phía Đông” (Look East) sang một chính sách “Hành động ở phía Đông” (Act East).Washingtonmong muốn Ấn Độ đi xa hơn việc thiết lập các quan hệ song phương với các nước ở trong khu vực và sẽ tham gia vào các vấn đề quan trọng của những nước này. Mỹ tin tưởng đây là điều thiết yếu để đưa khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào dưới chiếc dù của Mỹ.

 Tiến tới một liên minh quân sự

Mặc dù Ấn Độ đã trợ giúp Mỹ tạiAfghanistanvà tiếp tục hợp tác quốc phòng trên các mặt trận khác, nhưng hai nước chỉ mới hoạt động trong một khuôn khổ chính thức kể từ năm 2005. Một hiệp định ký kết vào năm đó tuyên bố rằng hai nước đang tiến vào một kỷ nguyên mới và chuyển đổi mối quan hệ giữa hai quốc gia để phản ánh “những nguyên tắc chung và những lợi ích quốc gia mà hai bên cùng chia sẻ”. Hiệp định này nhấn mạnh rằng quan hệ quốc phòng giữa hai nước là thành tố quan trọng nhất trong một quan hệ đối tác chiến lược rộng lớn hơn, kéo theo các cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp, các trao đổi, các hoạt động [quân sự] đa quốc. Thành tố quan trọng là việc nới rộng “các công tác quốc phòng, mà tự thân chúng không phải là cứu cánh nhưng chỉ là một phương tiện để củng cố an ninh của chúng ta, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta, [và] thể hiện những tương tác to lớn hơn giữa các giới chức quốc phòng của chúng ta”.

Từ khi bắt đầu giai đọan mới này, rõ ràng là Mỹ muốn có một liên minh quân sự. Đại sứ Robert D. Blackwill, vào cuối nhiệm kỳ của ông tại New Delhi tháng Năm 2003, đã nói rằng mục tiêu chiến lược sau cùng là có được một quân đội Ấn Độ đủ khả năng hoạt động hữu hiệu bên cạnh quân đội Mỹ trong các cuộc hành quân hỗn hợp tương lai.

Khuôn khổ này đã làm cơ sở cho hợp đồng hạt nhân giữa Ấn Độ và Mỹ, một hiệp định nhìn nhận trên thực tế Ấn Độ là một quốc gia có vũ khí hạt nhân (a nuclear-armed state), được công bố chỉ vài tuần sau đó. Một loạt các hiệp định liên quan đến quốc phòng đã tiếp diễn vào năm 2007.

Mặc dù ở giai đoạn này Ấn Độ vẫn chưa muốn ký kết những hiệp định quốc phòng đang chờ đợi, những hiệp định có thể bị giải thích là mở cửa cho một liên minh quân sự chính thức với Mỹ, nhưng đã có tiến bộ đáng kể về các thương vụ vũ khí Mỹ-Ấn. Mỹ đã thu tóm được nhiều hợp đồng vũ khí với Ấn Độ nhất – trị giá khoảng 8 tỉ đôla trong 5 năm qua – mặc dù những điều kiện Mỹ đưa ra để theo dõi việc sử dụng sau cùng các loại vũ khí này là nghiêm ngặt và có tính cách xâm lo. Trên cơ bản, Ấn Độ đã tái định hướng việc thu mua các phương tiện quốc phòng, dần dần giảm bớt sự lệ thuộc từ lâu vào Nga. Thật vậy, gần một nửa trị giá tất cả các hợp đồng quốc phòng Ấn trong những năm gần đây là những thương vụ với chỉ một mình Mỹ.

Hợp tác hải quân

Ngoài các thương vụ vũ khí đang phát triển nhanh chóng ra, Ấn Độ và Mỹ còn tiến hành hơn 50 cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp trong 7 năm qua. So với sự kiện này, các cuộc thao diễn của Ấn Độ với các nước khác có vẻ chỉ là chiếu lệ.

Những quan hệ giữa hai quân đội đã đặc biệt làm sâu sắc thêm lãnh vực hợp tác hải quân. Hải quân Mỹ và hải quân Ấn Độ đã hợp tác hoạt động trong bốn cơ hội riêng biệt: trong Eo biển Malacca sau vụ 9/11 [vụ tấn công khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ], trong những nỗ lực cứu trợ sau nạn sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004-2005, trong một cuộc hành quân sơ tán phi chiến đấu (non-combative evacuation operation) năm 2006 tại Lebanon, và những cuộc hành quân chống hải tặc trong Vịnh Aden kể từ 2008.

Tháng Chạp năm 2001, hai nước đã đạt được một hiệp định về hợp tác hải quân nhằm đảm bảo những tuyến đường biển giữa Kênh đàoSuezvà Eo biển Malacca còn được gọi là “những điểm tắc nghẽn” (chokepoints). Khi Mỹ đổ quân vào Afghanistan, Ấn Độ đã cung cấp tàu hải quân của mình để bảo vệ các tàu phi chiến đấu (non-combatant ships) và các thương thuyền Mỹ đi qua Eo biển Malacca, việc này đã cho phép các tàu hải quân Mỹ được rảnh tay để hoạt động ngoài khơi Pakistan. Hành động này đã đượcWashingtoncông khai ghi nhận như một đóng góp của Ấn Độ vào “cuộc chiến chống khủng bố”.

Ấn Độ còn là một trong những nước hiếm hoi gia nhập vào “nhóm nòng cốt” đượcWashingtonthiết lập tiếp theo sau nạn sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004-20054. “Nhóm nòng cốt” này thực sự là một kế hoạch của Lầu năm góc để thẩm định những ngụ ý địa chiến lược của trận tsunami và để nắm giữ đường tiếp cận của Mỹ vào những vùng mà trước đó Mỹ không được phép bén mảng. Nhóm nòng cốt này đã phải giải tán vì những chỉ trích gay gắt từ Liên Hiệp Quốc và từ các nước châu Âu trong đó có Pháp.

Nhưng Ấn Độ rõ ràng không phải là quốc gia Nam Á duy nhất được Mỹ ve vãn. Tờ Times of India (Thời báo Ấn Độ) vào tháng Sáu đã tường thuật rằngWashington đang ở trong tiến trình mở một căn cứ hải quân tạiChittagon,Bangladesh. “Lo sợ vì sự hiện diện ngày một gia tăng của các căn cứ hải quân Trung Quốc tại biển Nam Trung Hoa [biển Đông Việt Nam]”, tờ báo đưa tin “Mỹ đang tìm kiếm một chiến lược quân bình lực lượng [với Trung Quốc] khi có tham vọng duy trì sự hiện diện của mình khắp châu Á – từ Nhật Bản đến căn cứ Diego Garcia trong Ấn Độ Dương”. Chính phủ Bangladesh bác bỏ bài báo nói trên, nhưng nếu bản tin này là đúng sự thật, nó có thể mang ý nghĩa tiêu cực cho chiến lược an ninh của Ấn Độ và cho sự hợp tác hải quân Mỹ-Ấn. Tuy nhiên, một nỗ lực như thế là phù hợp với việc Washington đang tìm kiếm thêm cơ sở thiết bị hải quân (naval facilities) trong khu vực này.

Những vấn đề trong khu vực

Mặc dù các quan chức chính quyền Obama thường nói rằng cái gọi là “xoay trục chiến lược” không nhắm vào bất cứ một quốc gia đặc biệt nào, nhưng văn kiện Chỉ đạo Chiến lược nhìn nhận rằng ít ra nó có liên quan phần nào đến thanh thế ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Vừa bằng lòng vì đã vận dụng được công nghệ quân sự của Mỹ, nhưng vừa e ngại có thể gây căng thẳng với một nước từng thù nghịch với mình, Ấn Độ tỏ ra thận trọng, không dám liên kết quá gần gũi với Mỹ để chống lại Trung Quốc – và đây cũng là điều dễ hiểu.

Đấy là lý do tại sao, khi trả lời những đề nghị của Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn A.K. Antony đã nhấn mạnh “nhu cầu phải củng cố cấu trúc an ninh đa phương tại châu Á và đi đến một tiến độ mà mọi nước liên hệ đều cảm thấy thoải mái”. Người ta không thể không nhận thấy rằng, đúng vào những ngày Panetta có mặt tại New Delhi, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.M. Chrishna cũng có mặt tại Trung Quốc, lên tiếng khẳng định quan hệ song phương Trung-Ấn là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ và bảy tỏ nguyện vọng là Ấn Độ muốn mở rộng hợp tác chiến lược với Trung Quốc. Tương tự như thế, nhiều tuyên bố đã xuất hiện, trong đó các lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc cũng rêu rao họ cam kết hợp tác trên vấn đề an ninh tại Nam Á.

Ấn Độ đang có một loạt vấn đề với Trung Quốc tại Nam Á. Những vấn đề này gồm có những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ngày càng gay gắt trên những phần đất thuộc lãnh thổ Ấn Độ, sự thiếu tiến bộ trong các cuộc đàm phám về biên giới giữa hai nước, việc Trung Quốc có liên hệ hạt nhân với Pakistan, và việc Trung Quốc ủng hộ lập trường của Pakistan về vấn đề Kashmir. Mỹ đã giữ thái độ im lặng về các vấn đề trên vì thế đã tạo cảm tưởng, dù gián tiếp, rằng Mỹ ủng hộ lập trường của Trung Quốc.

Trong bối cảnh này, nhiều người chỉ muốn Ấn Độ duy trì lập trường phi liên kết trong cuộc chiến tranh lạnh mới mẻ này. Nhưng người ta nhận thấy chính quyền Ấn muốn chống lại ý kiến vừa nói. Mặc dù Ấn Độ có thể không muốn bị coi như một “cái chốt” trong trục xoay chiến lược của Mỹ, nhưng giới lãnh đạo hiện nay muốn trấn an Mỹ rằng Ấn Độ hậu thuẫn một cách rộng rãi các chính sách đối ngoại của Mỹ, kể cả trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

N.K.

Ninan Koshy là cộng tác viên trong mục Foreign Policy in Focus

Nguồn: http://www.eurasiareview.com/23092012-india-linchpin-of-asia-pivot-analysis/

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Ấn Độ : Bắc Kinh tìm cách ve vãn New Delhi – RFI

3 Th9

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Ấn Độ : Bắc Kinh tìm cách ve vãn New Delhi

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt

REUTERS

Hôm nay, 02/09/2012, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, tướng Lương Quang Liệt, tới New Delhi, bắt đầu chuyền viếng thăm Ấn Độ trong vòng 4 ngày.Chuyến công du này, lần đầu tiên kể từ 8 năm qua, diễn ra trong bối cảnh hai nước khổng lồ, đông dân nhất hành tinh, có vũ khí nguyên tử, đang cạnh tranh quyết liệt với nhau tại châu Á để mở rộng ảnh hưởng và thâu tóm các nguồn tài nguyên.

 

Có hai yếu tố chính buộc Trung Quốc phải tìm cách làm dịu tình hình ở phía tây nam và Ấn Độ Dương : Hoa Kỳ chuyển hướng chiến lược, tập trung vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Yếu tố thứ hai là một số nước ở đông bắc và đông nam châu Á tỏ ra lo ngại, bất bình trước thái độ quyết đoán và hung hăng của Bắc Kinh trong các hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo, làm cho tình hình trong khu vực căng thẳng.

Mục tiêu đầu tiên của bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc là trấn an New Delhi về mối lo ngại Bắc Kinh thiết lập vòng cung « chuỗi ngọc trai » bao vây Ân Độ. Trong thời gian qua, Trung Quốc không ngừng đầu tư, viện trợ, tăng cường quan hệ với các nước như Pakistan (phía tây Ấn Độ) Maldives, Sri Lanka (phía nam), Miến Điện và Bangladesh (phía đông bắc), làm cho New Delhi lo ngại bị Bắc Kinh bao vây.

Trước khi tới Ấn Độ, tướng Lương Quang Liệt đã công du Sri Lanka và tuyên bố tại đây rằng Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ với các nước Nam Á và cam kết củng cố quan hệ chung sống hòa bình hài hòa, hợp tác cùng có lợi với các nước này. « Các nỗ lực của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong việc tiến hành các trao đổi hữu nghị và hợp tác với các đối tác tại các quốc gia Nam Á là nhằm duy trì an ninh và ổn định trong khu vực và không nhằm chống lại bất kỳ nước thứ ba nào ».

Cùng là cường quốc đang trỗi dậy và là láng giềng, Trung Quốc và Ấn Độ có quan hệ phức tạp. Trao đổi thương mại song phương phát triển nhanh, nhưng Trung Quốc luôn tỏ ra nghi ngại về việc Ấn Độ thắt chặt quan hệ với Mỹ. Hơn nữa, ký ức về cuộc chiến tranh biên giới Trung – Ấn vẫn còn sâu nặng tại New Delhi. Trung Quốc và Ấn Độ đã tiến hành 15 vòng đàm phán cấp cao, nhưng vẫn không giải quyết được các tranh chấp về lãnh thổ trong khu vực Himalaya.

Mặt khác, theo giới phân tích, chuyến đi Ấn Độ của tướng Luơng Quang Liệt còn để chứng tỏ rằng Bắc Kinh vẫn làm chủ tình hình, đủ khả năng quản lý mối bang giao với New Delhi, vào lúc đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị chuyển giao thế hệ lãnh đạo. Theo ông Uday Bhaskar, giám đốc Quỹ Hàng hải Quốc gia, một tổ chức tư vấn, thì mục tiêu hàng đầu của ban lãnh đạo Bắc Kinh là Trung Quốc tiếp tục phát triển mà không có những rối loạn, khuấy động. Do vậy, Trung Quốc không muốn có vấn đề gì với Ấn Độ vào lúc này.

Đối phó với việc Trung Quốc gia tăng viện trợ, đầu tư vào các nước như Pakistan, Maldive, Sri Lanka, Bangladesh, chính quyền Ấn Độ đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam. Dự án hợp tác thăm dò dầu khí Ấn-Việt ở một số khu vực tại Biển Đông đã làm cho Bắc Kinh bực tức và không ngừng gây áp lực đối với New Delhi.

Theo Reuters, trong chuyến công du này, bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sẽ hội đàm với đồng nhiệm Ấn Độ và một trong những hồ sơ sẽ được hai bên thảo luận là tình hình an ninh trong khu vực biên giới chung, đặc biệt là hồ sơ Tây Tạng, bởi vì trong phái đoàn của Trung Quốc có chỉ huy quân sự vùng Tây Tạng.

Ông Jayadeva Ranade, một quan chức cao cấp Ấn Độ đã nghỉ hưu, chuyên gia về Trung Quốc nhận định, trong thời gian qua, việc Bắc Kinh tìm cách thân thiện hơn với New Delhi phản ánh mối lo ngại của Trung Quốc trước tình trạng căng thẳng leo thang tại Biển Đông và nhận thức của Bắc Kinh cho rằng New Delhi đang hợp tác, giúp Mỹ thực hiện chuyển hướng chiến lược bao vây, kiềm chế Trung Quốc.

Ấn Độ quyết hợp tác dầu khí với Việt Nam

20 Th8

 Ấn Độ quyết hợp tác dầu khí với Việt Nam

 – Bộ trưởng Dầu khí R.P.N. Singh tuyên bố Ấn Độ sẽ không rút khỏi dự án thăm dò dầu khí ở Biển Đông tại lô đang hợp tác với PetroVietnam.

>> Báo TQ dọa Ấn Độ về thăm dò dầu khí Biển Đông
>> Ấn Độ hợp tác với VN thăm dò dầu khí ở Biển Đông

Tập đoàn ONGC Videsh Limited (OVL) sẽ tiếp tục thăm dò ở lô 128 tại Biển Đông, Bộ trưởng Dầu khí Ấn Độ R.P.N. Singh khẳng định với báo Lok Sabha gần đây.
Cách đây vài tháng, công ty ONGC Videsh Ấn Độ đã thông báo ý định chấm dứt hoạt động tại lô này vì không thể tiến hành công tác thăm dò do đáy biển cứng và quyết định rút lui hoàn toàn vì lý do thương mại – kỹ thuật.
Ảnh: baynews

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin tại New Delhi, ngày 18/7, một quan chức cao cấp giấu tên thuộc OVL cho hay, OVL đã nhận lời đề nghị của PetroVietnam tiếp tục thăm dò và khai thác dầu tại lô 128 ở khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam thêm hai năm nữa .

Hồi đầu tháng 8, tờ Thời báo kinh tế Ấn Độ dẫn lời cảnh báo từ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) cho rằng, cần có một “phản ứng mạnh mẽ” với Ấn Độ và Việt Nam nếu tiếp tục thăm dò dầu khí ở Biển Đông mà báo này lớn tiếng gọi là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Dù có nhiều nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc luôn đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu như toàn bộ vùng biển quan trọng này, kể cả những ranh giới lượn sát bờ biển nước khác. Gần đây, nước này đã tiến hành hàng loạt hành động lấn lướt, ngang nhiên ở Biển Đông như việc Tập đoàn dầu khí Trung Quốc mời thầu ở vùng biển của Việt Nam, hay lập thành phố trên hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Về vấn đề Biển Đông, New Delhi luôn bày tỏ quan điểm về tính cần thiết của tự do hàng hải và thúc giục tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán.

Thái An (theo Dailynews)

 

4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ – Alan phan

11 Th8

4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ

Blog Của Đào Duy Chữ Ngày Thứ Bẩy 11/8/2012

1. Quy tắc đầu tiên: “Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp”

Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, gặp gỡ đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại. Vì vậy, hãy tôn trọng và coi trọng những người mà chúng ta gặp gỡ!

2. Quy tắc thứ hai: “Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra”

Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất.

Không có: “Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi…, thì nó hẳn đã khác đi. ”

Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta có thêm bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.

3. Quy tắc thứ ba: “Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm”

Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn.
Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.

4. Quy tắc thứ tư: “Những gì đã qua, cho qua”

Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.

Tôi nghĩ là không phải là tình cờ mà bạn đang đọc những dòng này.
Nếu bài viết này đánh động tâm hồn bạn, đó là bởi vì bạn đáp ứng được những yêu cầu và hiểu rằng không một bông tuyết nào lại tình cờ rơi xuống sai chỗ cả.

Hãy đối xử tốt với chính bản thân bạn!
Hãy yêu thương với tất cả tâm hồn bạn!
Hãy luôn hạnh phúc!

 

Sau Mỹ, Ấn Độ, đến lượt Nhật Bản cho chiến hạm ghé cảng Philippines – BS/RFA

28 Th5

 

Hải quân Philippines chào đón soái hạm USS Blue Ridge ghé cảng Manila ngày 23/03/2012.

Reuters

Kể từ ngày mai, 28/05/2012, ba khu trục hạm của hải quân Nhật Bản sẽ ghé cảng Manila của Philippines trong một chuyến thăm hữu nghị kéo dài 4 ngày. Đây không phải là lần đầu tiên Philippines tiếp đón tàu chiến Nhật, nhưng chuyến ghé cảng lần này đã được giới quan sát đặc biệt lưu ý vì diễn ra ít ngày sau các cuộc viếng thăm của tàu hải quân Hoa Kỳ và Ấn Độ, đúng vào lúc Manila đang bị Bắc Kinh chèn ép vì tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Theo thông báo của Hải quân Philippines hôm qua, ba chiến hạm Nhật Bản gồm các chiếc JS Kashima (TV-3508), JS Shimayuki (TV-3513) và JS Matsuyuki (DD-130), với gần 800 thủy thủ và sĩ quan, sẽ neo đậu trong vịnh Manila cho đến ngày 01/06. Phía Nhật Bản sẽ tham gia các « hoạt động thiện chí với Hải quân Philippines và các sinh hoạt xã hội với các cơ quan chính phủ Philippines. ». Đội tàu này do Phó Đô Đốc Hidetoshi Fuchinoue chỉ huy.

Sự kiện chiến hạm Nhật Bản ghé cảng Philippines không phải là điều mới lạ. Gần đây nhất là vào năm 2010, ba chiến hạm khác của Nhật (JS Shirayuki, JS Mineyki và JS Setoyuki) cũng đã ghé thăm Philippines trong 4 ngày, trong khuôn khổ một chuyến ghé cảng gần như là thường niên. Từ năm 1966 đến nay, hải quân Nhật đã thăm Philippines hơn 50 lần.

Tuy nhiên, lần ghé cảng này được cho là có ý nghĩa đặc biệt vào lúc tình hình Biển Đông đang có dấu hiệu căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc trên bãi đá ngầm Scarborough Shoal ngoài Biển Đông.

Giới phân tích cho rằng không phải là ngẫu nhiên mà mới đây Hoa Kỳ đã cho tàu ngầm tấn công hạt nhân USS North Carolina ghé vịnh Subic của Philippines, nhìn thẳng ra khu vực tranh chấp, nối tiếp theo bằng hai tàu chiến Ấn Độ INS Rana và INS Shakti trong đợt công tác trong vùng Biển Đông.

Mặt khác, trong thời gian gần đây, Nhật Bản – vốn cũng bị Trung Quốc gây sức ép về vấn đề chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở vùng biển Hoa Đông hiện do Tokyo kiểm soát, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền – đã không che giấu thái độ tích cực quan tâm đến quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, dù đó không phải là vùng biển tiếp giáp với mình.

Theo các thông tin được báo giới Nhật Bản và Philippines nhắc lại, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc dùng ngân sách viện trợ vì phát triển ODA để cung cấp cho Philippines một chục chiếc tàu tuần tra mới, hầu giúp Manila tăng cường năng lực bảo đảm an ninh hàng hải và bảo vệ lãnh thổ. Số tàu này có thể sẽ được cung cấp trước cuối năm nay.

Trong một bài xã luận đăng ngày 24/05 vừa qua, tờ báo có uy tín tại Nhật Bản là Yomiuri Shimbun đã cho rằng Nhật Bản không nên dửng dưng trước các hành vi quá đáng của Trung Quốc đối với Philippines tại Biển Đông. Lý do là vì điều mà Bắc Kinh đã và đang làm để cưỡng chiếm bãi Scarborough cũng hoàn toàn có thể xảy ra đối với Nhật Bản trong vụ tranh chấp quần đảo Senkaku.

Tờ báo ghi nhận : « Tàu ngư chính Trung Quốc thường xuyên đi lại xung quanh quần đảo Senkaku để chứng tỏ sự hiện diện của họ. Chiến lược của Trung Quốc sử dụng tàu đánh cá và tàu tuần tra để tạo ra cảm giác là khu vực thuộc chủ quyền của họ, giống hệt với những gì đang xảy ra trong vùng Biển Đông. »

Tờ báo kết luận : « Hòa bình và ổn định ở Biển Đông không chỉ quan trọng đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Lợi ích quốc gia của Nhật Bản cũng là phải đảm bảo sao cho các tuyến đường biển xuyên qua Biển Đông luôn luôn an toàn ».

Ấn Độ lên tiếng về đụng độ TQ-Philippines ở Biển Đông – vnn

13 Th5

Trong khi tại Philippines đang xảy ra biểu tình phản đối Trung Quốc xung quanh vụ đụng độ ở một khu vực tranh chấp thuộc Biển Đông, Ấn Độ đã lên tiếng kêu gọi kiềm chế.

 

 

Tàu Trung Quốc ở gần bãi cạn Scarborough. Ảnh: Guardian

Trong một tuyên bố khác thường thể hiện mối quan tâm ngày một lớn của Ấn Độ ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao nước này (MEA) đã bày tỏ quan điểm về vụ việc xảy ra giữa tàu Trung Quốc và Philippines. Thừa nhận Ấn Độ quan tâm tới diễn biến tình hình, người phát ngôn MEA nói: “Duy trì hoà bình và an ninh trong khu vực là lợi ích sống còn với cộng đồng quốc tế.Ấn Độ thúc giục hai nước thể hiện sự kiềm chế và giải quyết vấn đề theo conđường ngoại giao, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế”.

Theo giới phân tích, không chỉgia tăng mối quan tâm trong lĩnh vực thăm dò dầu khí tại Biển Đông, mà sự hiện diện của Ấn Độ ở khu vực này đang góp phần đảm bảo an toàn và cởi mở cho các lộtrình vận chuyển trên biển.

Nhiều phương tiện truyền thôngđưa tin, hơn 1.000 người lên kế hoạch biểu tình tại Manila hôm nay (11/5) đểphản đối cái mà Philippines gọi là vụ tranh chấp chủ quyền một hòn đảo ở BiểnĐông. Trung Quốc gọi đó là Hoàng Nham đảo, còn Manila gọi là bãi cạn Panatag (tên quốc tế là Scarborough). Khi căng thẳng gia tăng, Bắc Kinh đã yêu cầu Manila bảo đảm an toàn cho công dân Trung Quốc tại Philippines cũng như đưa ra các khuyến cáo đi lại.

Trong khi đó, Nhật báo quân đội Trung Quốc hôm qua đã xuất bản bài bình luận với lời lẽ khá cứng rắn như: “Với bất kỳai cố gắng giành chủ quyền đảo Hoàng Nham, không chỉ chính phủ Trung Quốc khôngđồng ý, mà người dân cũng không đồng ý, và quân đội Trung Quốc cũng như vậy”.

Hồi đầu tháng trước, Manila và Bắc Kinh đã có nhiều tranh cãi xung quanh vụ đụng độ ở bãi cạn Scarborough ởngoài khơi tây bắc Philippines. Vụ việc bắt đầu khi Philippines cho biết, tàu hải quân của họ đã phát hiện ra 8 tàu cá Trung Quốc ở bãi cạn. Philippines cho rằng, các tàu cá đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở khu vực này. Hai tàu hải giám Trung Quốc sau đó đã tới khu vực, ngăn không cho hải quân Philippines bắt giữ ngư dân và để cho tàu cá rút đi.

Báo chí Philippines hôm 9/5 đưa tin, các tàu hàng hải Trung Quốc đang cản trở ngư dân Philippines tiếp cận ngưtrường truyền thống trong các đầm phá tại bãi đá ngầm Panatag (tên quốc tế là Scarborough – Trung Quốc gọi là Hoàng Nham), ngoài khơi tỉnh Zambales của Philippines. Theo nguồn tin quân sự Philippines, số tàu Trung Quốc tại bãi đá ngầm đã lên tới 33 tàu, tăng từ 14 chiếc tuần trước. Trong khi đó, Philippines chỉ có hai tàu ở khu vực này. Đó là tàu phòng vệ bờ biển BRP Edsa II và tàu của cục Ngư nghiệp và Tài nguyên thủy sản.

Manila đã yêu cầu Bắc Kinh giải quyết tranh chấp tại Tòa án quốc tế về Luật biển. “Chúng tôi không muốn leo thang căng thẳng”, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói với báo giới. “Vì thế, những gì chúng tôi làm hiện tại là xem xét tình hình vàđưa trường hợp này ra tòa án quốc tế”. Nhưng Trung Quốc bác bỏ điều này. Cả Trung Quốc và Philippines đều khẳng định bãi cạn Scarborough nằm trong phạm vi chủ quyền của mình. Manila khẳng định nó nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines được Công ước LHQ về Luật Biển công nhận. Còn Bắc Kinh thì viện dẫn chủ quyền với bãi cạn này từ thế kỷ 13.

Bãi cạn xảy ra vụ đụng độ nằm cách tỉnh Zambales của Philippines 124 hải lý và cách tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) tới 472 hải lý. Đây là một trong số hàng trăm hòn đảo, bãi đá ngầm tranh chấp ởBiển Đông – vùng biển được tin là giàu trữ lượng dầu và khí, nguồn cá và có những tuyến vận chuyển quan trọng nhất thế giới. Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủquyền với hầu hết vùng biển này, dù Philippines và những nước khác cũng khẳngđịnh chủ quyền ở Biển Đông.

Thái An (theo Indiatimes)