Lưu trữ | Tháng Bảy, 2013

Trung Quốc ‘đẩy các nước về phía Mỹ’ – BBC

31 Th7

Trung Quốc ‘đẩy các nước về phía Mỹ’

Cập nhật: 08:14 GMT – thứ ba, 30 tháng 7, 2013
Hải quân MỹMỹ duy trì một số hàng không mẫu hạm trong khu vực

Một vị tướng của Hoa Kỳ ở châu Á nói các tuyên bố chủ quyền hung hăng của Trung Quốc đang khiến các nước trong khu vực củng cố quan hệ với Mỹ.

Tướng không quân Herbert Carlisle được dẫn lời nói với các phóng viên mảng quốc phòng tại Washington: “Thái độ hung hăng mang lại nguy cơ tính toán sai lầm. Đó là điều chúng tôi cân nhắc mỗi ngày”.

 

Ông Carlisle là người chỉ huy cao nhất của lực lượng không quân Hoa Kỳ tại khu vực Thái Bình Dương.

Vài năm nay, Mỹ đã công bố chính sách chuyển dịch trọng tâm về châu Á, mà một phần được cho là do chính sách hiếu chiến của Bắc Kinh ở trong khu vực.

Trung Quốc hiện đang tranh chấp chủ quyền với một loạt quốc gia, trong có các đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ.

Tướng Carlisle nói ông lo ngại rằng một số hành động của Mỹ có thể gây hiệu ứng muộn lan rộng.

“Môi trường hiện tại rất phức tạp và luôn thay đổi. Mỗi hành động đều có thể dẫn tới hậu quả không mong đợi.”

Cùng lúc, theo Carlisle, các chính sách của Trung Quốc đang khiến Washington tăng cường các mối liên hệ trong khu vực, thí dụ tuyên bố mới rồi về việc Washington và Manila mở rộng đàm phán về hợp tác quốc phòng.

Ông nói: “Một số hành xử hung hăng, ngỗ ngược của họ thực tế đã mang bạn bè chúng tôi lại gần hơn, những người mong muốn chúng tôi hiện diện ở đó”.

Theo Tướng Carlisle, một số đồng minh có thể sẽ mua vũ khí của các nước khác, không phải Mỹ, nhưng họ vẫn muốn sự hiện diện ngày càng tăng của Mỹ để đối trọng lại với Trung Quốc.

Ông cũng cho biết một nửa số chiến đấu cơ F-22 của Không lực Hoa Kỳ hiện đã có mặt tại khu vực Thái Bình Dương, căn cứ đầu tiên cho loại chiến đấu cơ mới F-35 mà tập đoàn Lockheed Martin sản xuất cũng sẽ đặt ở châu Á và không quân Mỹ sẽ điều tới khu vực này một cơ số máy bay do thám không người lái Global Hawks do hãng Northrop
Grumman chế tạo.

“Môi trường hiện tại rất phức tạp và luôn thay đổi. Mỗi hành động đều có thể dẫn tới hậu quả không mong đợi.”

Tướng không quân Herbert Carlisle

Một chi tiết đáng chú ý mà vị tướng này tiết lộ, là Washington đang tăng cường bán vũ khí cho các nước ngoài không truyền thống, khi thị trường vũ khí nội địa và châu Âu đang thu hẹp.

Tái sử dụng căn cứ Subic

Trong một diễn biến liên quan, Philippines cho hay có thể chuyển tàu chiến tới đóng tại căn cứ Vịnh Subic ở Biển Đông.

Đây từng là căn cứ quân sự của hải quân Hoa Kỳ trước khi Mỹ rút đi năm 1992, và được chính phủ Philippines chuyển thành cảng dân sự.

Phát ngôn viên của hải quân Philippines Gregory Fabic nói hiện quá trình thảo luận đang diễn ra, nhưng “việc sử dụng căn cứ Subic cho hải quân mang ý nghĩa chiến lược”.

“Đây là cảng nước sâu tự nhiên thuận tiện cho tàu chiến.”

Philippines cũng mua hai tàu chiến từ Mỹ, dự tính chuyển tới Subic trong tương lai.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines, Peter Paul Galvez, cho hay một sân bay gần Vịnh Subic cũng sẽ được nâng cấp.

Quân đội Philippines, bị cho là thuộc loại yếu kém nhất nhì châu Á, lâu nay vẫn phải dựa vào Hoa Kỳ.

Năm 2011, Manila mua một tàu tuần duyên của Mỹ và biến cải thành tàu mà họ đặt tên là Gregorio del Pilar. Một chiếc khác cũng mua lại từ Mỹ, Ramon Alcaraz, sẽ được chuyển về Philippines vào cuối tuần này.

Cả hai sẽ được sử dụng để tuần tra Biển Đông, mà lâu nay đang gặp căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ.

Bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc nay đã nắm kiểm soát sau khi hải quân Philippines phải rút đi vì sợ đụng độ, nằm khá gần Vịnh Subic.

 

Thế giới 24h: Mỹ lên án Trung Quốc về Biển Đông – Vnn

31 Th7

Thế giới 24h: Mỹ lên án Trung Quốc về Biển Đông

Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để xác lập tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Hoa Đông; Nổ lớn ở nhà máy chiết xuất khí propane tại Mỹ… là những tin nóng.

Nổi bật

Hôm 29/7 (giờ địa phương), Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua nghị quyết lên án việc sử dụng vũ lực để xác lập các tuyên bố chủ quyền tại những khu vực tranh chấp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Theo hãng tin Kyodo, động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc ngày càng gia tăng tuyên bố chủ quyền hàng hải.

“Thượng viện Mỹ chỉ trích việc sử dụng những hành động bức ép, lời đe dọa hay vũ lực của các tàu hải quân, an ninh hàng hải hoặc tàu cá và máy bay quân sự lẫn dân sự trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, để khẳng định tuyên bố chủ quyền với biển hoặc lãnh thổ tranh chấp hay thay đổi hiện trạng”, nghị quyết có đoạn.

 

 
Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. (Ảnh: Forextv)

Nghị quyết trên được các thượng nghị sĩ cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đệ trình hồi tháng 6. Nghị quyết lưu ý việc tàu công vụ Trung Quốc gia tăng hoạt động tại gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư tranh chấp với Nhật và ở những khu vực khác trên Biển Hoa Đông, Biển Đông.

Hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho rằng, với động thái này, Thượng viện Mỹ hy vọng sẽ kiềm chế được Bắc Kinh, giữa lúc tàu Trung Quốc tiếp tục đi vào vùng biển gần Senkaku/ Điếu Ngư. Nghị quyết tuyên bố rằng, Mỹ chống lại mọi hành động đơn phương tại quần đảo hiện đang do Tokyo kiểm soát ở Biển Hoa Đông.

Theo nghị quyết này, Mỹ có “lợi ích quốc gia trong việc những tàu thuyền, máy bay tự do đi lại trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương”. Nghị quyết cũng bày tỏ thái độ ủng hộ đối với việc xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông, thúc giục mọi quốc gia hỗ trợ những nỗ lực của khối ASEAN trong vấn đề này.

Trong một diễn biến khác, theo BBC, Tướng Herbert Carlisle, người giám sát lực lượng Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, cho rằng những động thái đòi chủ quyền lãnh thổ “hung hăng” của Trung Quốc tiềm ẩn nguy cơ “tính toán sai lầm”, nhưng cũng giúp Washington tăng cường quan hệ với các nước khác tại khu vực.

Tin vắn

– Ngày 30/7, đảng Bảo hoàng Funcinpec đề nghị thành lập ủy ban độc lập, để điều tra những vi phạm trong cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia khóa 5 diễn ra hôm 28/7.

– Ngày 30/7, Bộ Nội vụ Anh cho biết gần 100 nghi can phạm tội ác chiến tranh người nước ngoài bị phát hiện sống ở Anh vào năm ngoái sau khi xin nhập tịch hay tị nạn.

– Ít nhất 12 người đã chết, 253 tù nhân đã trốn thoát khi hơn 100 chiến binh Taliban vũ trang tấn công nhà tù trung tâm tại thành phố Dera Ismail Khan, tây bắc Pakistan.

– Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức chính quyền của bộ tộc Miseria cho biết ít nhất 136 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ bộ tộc ở khu vực Darfur của quốc gia này.

– Kênh truyền hình nhà nước Pakistan PTV đưa tin ngày 30/7, các nghị sĩ Pakistan đã tiến hành bầu doanh nhân Mamnoon Hussain làm tổng thống thứ 12 của nước này.

– Cơ quan Di trú Liên bang Nga (FMS) ngày 30/7 cho biết, cựu nhân viên tình báo của Mỹ, Edward Snowden, không thể hy vọng nhận được quyền công dân của Nga.

– Trưởng đoàn đàm phán Israel, Tzipi Livni, đánh giá cuộc đàm phán hòa bình Trung Đông mới được nối lại ngày 29/7 tại Washington, diễn ra trong không khí “tích cực”.

– Thượng viện Mỹ phê chuẩn cựu Thứ trưởng Bộ Tư pháp James Comey, trở thành Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ, theo đề cử của Tổng thống Barack Obama.

– Thủ tướng Nga, ông Dmitry Medvedev, ngày 30/7 đã phê chuẩn kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia “Phát triển Công nghiệp Hàng không giai đoạn 2013-2025”.

– Ủy ban chống khủng bố quốc gia Nga nói, cơ quan an ninh liên bang nước này chặn thành công âm mưu khủng bố hàng loạt tại nước Cộng hòa Dagestan (thuộc Nga).

Tin ảnh

 
Đêm 29/7, hàng chục vụ nổ lớn làm rung chuyển một nhà máy chiết xuất khí propane ở Florida, Mỹ. (Ảnh: NBCNews)

Phát ngôn

Giám đốc Trung tâm chống khủng bố quốc gia Mỹ Matthew Olsen nói: “Syria đã trở thành một thao trường luyện tập cho những kẻ thánh chiến”.

Kỷ niệm

Ngày 31/7/1991, Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước giảm trừ vũ khí chiến lược (START 1), thỏa thuận đầu tiên giữa hai nước về giảm bớt kho vũ khí của mỗi bên.

Thanh Vân (tổng hợp)

Ngã Du Tử: CÒN MÃI MỘT GIÒNG SÔNG

30 Th7

CÒN MÃI MỘT GIÒNG SÔNG

 SAM_7084

Tình chảy mãi vào giòng sông bất tận

Mang yêu thương hòa cùng nước từ nguồn

Ngôn ngữ nào vực dậy sự yêu thương

Sau và trước thuở vào đời xuôi ngược

 

Là hậu duệ của Tây Sơn thuở trước

Đành rưng rưng giọt lệ kiếp tài hoa

Nhà Việt Nam xiêu lệch mái tháp ngà

Làm thi sĩ chập chờn trong cơn mộng

 

 

Ai vỗ về ngàn sau cơn gió lộng

Cho giòng sông đùa giỡn ánh trăng vàng

Phiếm “luân hồi gãy khúc nhạc bi hoan”

Lòng xanh mượt cầu tương tư còn đợi

 

Giòng sông hởi, giọng thi nhân ơi ới

Gọi hồn thơ về dự tiệc tương phùng

Có phải Người hát giữa mùa xuân chung

Gieo trong nắng thời gian lên nhịp nhịp

 

Mỗi thời lên là một mùa chuyển tiếp

Có người thơ đàm đạo với người thơ

Phía bên đời ai xếp lại cuộc cờ

Tình chan chứa vào giòng sông tĩnh lặng

 

Ngã Du Tử

 

Kha Tiệm Ly: NHỮNG GÁNH HÁT XƯA

30 Th7

NHỮNG GÁNH HÁT XƯA

 

Kha Tiệm Ly

Quê tôi thời ấy (1955) thường dùng từ “Gánh hát” thay vì “Đoàn hát” như bây giờ. Mỗi lần đi lưu diễn, ngoài cỗ xe bò để chở phông màn và gia đình ông Bầu, còn các nhân viên, đào kép đều phải tự gồng gánh hành lý của mình lục đục theo sau; có phải vì vậy mà gọi là “Gánh hát” chăng?

 

Sau khi hòa bình (1954), nguồn giải trí tinh thần của bà con chẳng có gì. Muốn đọc báo thì phải nhờ đò dọc từ quận (huyện) ngày một chuyến lên tận “tỉnh” mua giùm, nhưng hầu hết người dân ký tên đều bằng dấu thập nguệch ngoạc thì mấy ai đọc được  báo? Radio thì cả làng chưa ai có, nên nguồn giải trí duy nhất là những gánh hát mà lâu lâu mới đến một lần.

 

Gánh hát xưa có hai dạng. Dạng thứ nhất là hát bội. Với hát bội, dù gánh cũng có “tên” đàng hoàng nhưng không ai gọi cả; mà họ chỉ gọi tên ông Bầu của gánh đó mà thôi: Gánh bầu Bời, gánh bầu Trình… Dạng thứ hai là cải lương, với cải lương, không biết sao người ta lại gọi “tên” gánh hát đó mà không gọi tên ông Bầu: Gánh Kiếp Bướm, gánh Điền Viên… Có thể kể thêm một dạng nữa là “hát bội pha cải lương”, nhưng dạng nầy khán giả quê tôi không ưa chuộng; vì “Thà hát bội ra hát bội, cải lương ra cải lương chứ vừa hát bội vừa cải lương nghe nó tréo ngoe!”. Các cụ bảo thế!

 

Dù với dạng nào, tùy theo gánh hát nhỏ, lớn mà chọn nhà lồng chợ hay đình làng để trình diễn. Khi vừa tới điểm; một bộ phận lo việc thiết lập sân khấu, phông màn; và lấy vải thô bao quanh nhà lồng (hay đình làng) để phân cách không gian “rạp hát” và bên ngoài để tiện việc kiểm soát, bán vé.

 

Bộ phận thứ hai không kém quan trọng là bộ phân “rao bảng”. “Rao bảng” nôm na có nghĩa là báo cho người trong làng biết hôm nay có gánh hát đến và đêm nay diễn tuồng gi. Bộ phận nầy mướn một cỗ xe ngựa. Hai bên hông và sau xe có vẽ hình ấn tượng nhất của nội dung tuồng hát diễn đêm đó. Trên xe để môt trống chầu, trên đó có một hay hai người  đánh liên tục từng ba dùi một (Thùng thùng! Thùng!) suốt từ đầu làng đến cuối làng.. Vì tốc độ ngựa chạy chậm nên sau xe là lũ con nít chúng tôi tự nguyện chạy theo… chơi! Với gánh hát nhỏ như bầu Bời, bầu Trình , thì chỉ cần để trống trước cửa “rạp”. Lũ trẻ tranh nhau mà đánh (cũng từng ba dùi một). Âu cũng là cách tiết kiệm chi phí vậy!

 

Mỗi lần gánh hát về làng thì y như ngày hội. Coi hát cũng nhiều mà đi chơi cũng không ít. Một trong những động lực nầy là nam nữ được hẹn hò nhau “hợp pháp”! Đội quân bán hàng theo thời vụ hoạt động cũng xôm trò, dù chỉ là mía chặt khúc, đậu phộng nấu… , mà nước đá si rô, nước đá nhận là món hàng đặc biệt nhất, vì ngày thường không hề có, ngay cả lúc tiệc tùng.

 

Với những gánh cải lương thì có bán vé hẳn hoi.; nhưng với hát bội thì không, mà là “bà bầu” và vài người thân tín đứng ở cửa thu tiền. Giá cũng không nhất định. Những đêm đầu người coi đông thì người lớn năm đống, trẻ em ba đồng, những ngày cuối giá có hạ hơn. Chỉ vì không bán vé mà thường xuyên xảy ra việc kèo cưa “trả giá” khá buồn cười: “Một đứa ba  đồng, hai đứa “ăn” năm đồng thôi, được không?”. Lại có nhiều rự lợi dụng lúc chen lấn mà lẻn vào không trả tiền; đôi khi cũng được  trót lọt, nhưng phần đông bị… nắm lổ tai, nắm tóc kéo ra! Tương tợ, cũng có rự giở vải lén chui vào, và hậu quả cũng giống trường hợp trên!

 

Đêm cuối cùng, đại hạ giá, có khi chỉ còn phân nửa! Thế mà cũng chẳng ai coi, vì không ai có tiền mà coi hoài, hơn nữa viêc đồng áng họ cần phải được nghỉ ngơi dưỡng sức. Khi đó trong “rạp” toàn là khán giả nhí mà cũng chẳng được bao nhiêu; mà chúng vào coi là coi đào kép, trang phục, đánh thương đánh kiếm, chứ  hát bội thường “hát chữ nho” thì có hiểu gì đâu mà coi? Có hiểu chăng là một vài câu thông dụng: “Tróc mã đề thương, ứ ư ứ ư…” hay những câu tên quân trình báo: “ Cấp báo! Cấp báo!”- “Điều chi?” – “Dạ, chí nguy thậm chí nguy! Giặc Hung Nô vượt khỏi biên thùy. Ta, dũng tướng thảy đều tử trận…”, “Lui! Thôi rồi!… “ (ò e ó e)

 

Không có gánh nào có ghế cho khán giả ngồi; muốn ngồi ghế thì phải mang theo! Ánh sáng thì nhờ vào cái đèn măng sông treo một bên sân khấu. Với gánh cải lương thì “sang” hơn, họ có máy đèn riêng, để đến lúc hai đối thủ đánh phép: ”Hô biến!”, đèn vụt tắt, lập tức bên sau phông màn trắng, khán giả thấy các bảo bối đấu nhau quyết liệt. Đây là màn ăn khách nhứt! Ngoài ra, nhờ có máy đèn mà có cảnh “phực đèn màu” sau khi đào kép xuống “hò” (câu 1, câu 5), làm giọng ca thêm muồi, thêm lâm ly tình tứ hơn, đã khiến nhiều tiếng vỗ tay, nhiều tiếng tắc lưỡi ngợi khen.

 

Về dàn nhạc tùy theo cải lương hay hát bội, mà có đờn nguyệt, đờn gáo, đờn cò, ghi ta, và trống. Mọi thứ cũ mèm, được điều khiển bởi quý “thầy đờn”… “hình mai vóc liễu”, ốm tỏng ốm teo!

 

Về tuồng tích thì thường diễn trích đoạn của các truyện Tàu; như “Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu”, “Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê”, “Tôn Tẩn hạ san”, hoặc những chuyện cổ tích như “Thạch Sanh Lý Thông”, “Phạm Công Cúc Hoa” v..v..

 

Về “kịch bản” (với hát bội) dường như có “khuôn mẫu” sẵn cho đào kép, nghĩa là có những bài bản riêng cho mọi tình huống. Như khi hai tướng xông trận thì hát thế nào, khi vua lâm triều thì phải hát ra sao, v..v.. thêm vào đó chút “hát cương” tùy theo tay nghề của đào kép. Ông Bầu vừa đạo diễn, vừa nhắc tuồng.

 

Có nhiều khán giả nhí khoái vào hậu trường để coi đào kép sắm tuồng hơn coi trên sân khấu, trong đó có kẻ viết bài nầy. Chúng thường được dễ dãi nếu không phá phách hay ăn ổi chín, vì “sợ tổ thích mùi thơm của ổi mà bỏ đi”. Các anh chị đào kép bảo vậy!

 

Nếu nghệ sĩ ngày nay là một trong những nghề có thu nhập cao nhứt, thì nghệ sĩ hát bội (và cả cải lương gánh nhỏ) thời đó có thu nhập rất ít oi, nói khác đi, nếu chỉ dựa vào thù lao diễn xuất thì không thế nào đủ sống. Đó là nói với đào chánh, kép chánh; còn “kép cơm”, tức những người đóng vai lính, quân hầu thì càng thê thảm, bởi lâu lâu mới được chút ít tiền bồi dưỡng để… hớt tóc mà thôi!

 

Gánh hát thường về làng vào tháng mười một âm lịch cho đến trước khi sắp đổ mưa, vì thời gian nầy dân làng có thu nhập (chủ yếu là lúa), hoặc rảnh rang;  nên đến coi đông, nhưng rồi nhiều lắm gánh hát cũng lưu lại chỉ một tuần, thì rạp hát vắng hoe. Gánh không hát nữa, nhưng cũng chẳng dọn đi, ông Bầu cho ở lại để đào kép kiếm việc làm. Ai mướn gì làm nấy, như gặt lúa, vác lúa; với những người yếu sức thì đi mót, đi câu, bắt cua lưới cá. Đào kép đều từ nông dân xuất thân nên những việc làm đó họ chẳng  thua gì dân bản xứ.

 

Với hát bội, không có thì coi đỡ ghiền chứ thực tình khán giả cũng không “mặn” lắm. Cho nên từ khi cải lương về làng, hát bội không còn chỗ đứng nữa. Gánh bầu Bời và bầu Trình năm xưa thỉnh thoảng lại đến, rồi một vài đêm lại gồng gánh buồn bã lên đường để rồi không bao giờ trở lại! Thấy tình cảnh nầy, không biết ai trong làng tôi đã ứng khẩu và truyền miệng câu “thơ” ác nhơn: “Bầu Trình hát dở đừng lo/ Sang năm hát khá được đi xe bò!/ Bầu Bời hát dở đừng rầu/ Sang năm hát khá được ngồi xe trâu!”

 

Với gánh cải lương, thu nhập có khá hơn nhiều. Buổi trưa rỗi việc, mấy chú bác ở Xóm Ngã Tư, mời đào kép chánh và một hay vài ông “thầy đờn” đến nhà “làm” mấy bài vọng cổ hay mấy lớp xàng xê quanh bàn rượu, bữa cơm, đơn sơ nhưng thắm tình… nghệ sĩ! Tất nhiên trước khi ra về, anh chị đào kép cũng được chút thù lao khá hậu hỉ.

 

Tuồng tích cũng không khác gì hát bội; nhưng nhờ trang phục bắt mắt và văn chương bóng bẩy làm người coi thích thú; cũng như diễn xuất “thực” hơn, lời ca muồi hơn, nên có nhiều đoạn đã làm người xem xúc động, rơi nước mắt, và không ngần ngại kẹp tiền vào quạt giấy phóng lên sân khấu! (Đây là hình thức thưởng tiền ở quê tôi).Và đào kép cũng không ngừng khai thác khía cạnh nầy: Mở đầu tuồng Phạm Công Cúc Hoa  là màn Phạm Công cõng mẹ mù lòa đi ăn xin. Hai mẹ con quần áo rách bươm, Phạm Công vẻ mặt thểu não, tay cầm thau nhôm móp méo, cõng mẹ chầm chậm quanh sân khấu; ca điệu Hoài Tình: “Bà con cô bác giùm thương/ bố thí cho tôi một chén cơm thừa/… (nói dậm: Mẹ ! Me! Mẹ rán nhịn đói chút xíu nữa nghe mẹ! Chừng nào bà con cho cơm, con đút mẹ ăn nghe mẹ!…). Thế là nước mắt khán giả tuôn ra, tiếng hỉ mũi rồn rột, giọng nghẹn ngào: “Tui cho tiền nè!” . Và quạt giấy kẹp tiền “bay” lên tới tấp, người không có quạt thì tự đem lên. Một ông “thầy đờn” thấy vậy nói với Phạm Công: “Được khá đó nghen mậy! Tiếp lớp 2 nghe!” (tức bảo ca lại lần nữa); nhưng Phạm Công ca tiếp tới lớp 4, khi mà khán giả lơi cho tiền mới thôi! Hồi còn trẻ con, chúng tôi chuyên “coi hát” trong hậu trường nên nghe thấy rõ cảnh nầy.

 

Một tuồng có hai màn, hết màn một là nghỉ giải lao. Trước khi qua màn hai thì một người đứng sau màn (thường là ông bầu hoặc anh kép chánh) nói lời tri ân khán giả và giới thiệu vở tuồng ngày mai với những lời lưu loát và không kém văn hoa. Gần cuối màn hai thì gánh hát cho “thả dàn”, tức mở cửa ai muốn coi cứ vào coi, việc làm nấy cũng không ngoài mục đích quảng cáo lời ca điệu hát, trang phục, diễn viên của mình.

 

Đến năm 1960, quê tôi nằm trong vùng binh lửa. “Gánh nhà” bầu Trình, bầu Bời nghe nói đã “rã gánh”, đào kép “về quê cắm câu”; chỉ tụ tập lại hát trong những ngày lễ cúng đình thần. Những gánh cải lương cũng biệt tích, trong lúc ở thập niên nầy (60-70) là thời vàng son của cải lương: Ở Sài gòn có nhiều đoàn hát lớn như Kim Chung, Thanh Minh, Hương Mùa Thu… , xuất hiện nhiều soạn giả lớn với nhiều tuồng hát để đời.

 

KHA TIỆM LY

 

Tên thật: Thái Quốc Tế

Địa chỉ: 99/5 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, TP Mỹ tho, Tiền Giang

Điện thoại: 0987 – 701 – 952

 

 

Bình luận của Thứ trưởng Sơn ‘gây bất bình’ – BBC

30 Th7

Bình luận của Thứ trưởng Sơn ‘gây bất bình’

Cập nhật: 09:37 GMT – thứ hai, 29 tháng 7, 2013
 

Nhiều cư dân mạng tức giận khi thứ trưởng ngoại giao nói Việt kiều đi biểu tình vì vẫn còn hận thù và muốn có tiền thù lao.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, nói với Phố Bolsa TV, một cơ quan báo chí ở Mỹ thân nhà nước Việt Nam, rằng những người chống lại chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang mới đây tới Mỹ là vì “còn cố tình giữ trong lòng mình một cái chút hận thù cuối cùng.”

Bấm Ông cũng nói “có những người chỉ vì đồng tiền, có những người chỉ vì nhu cầu cuộc sống, có những người chỉ vì có một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động” mà ông nói “chỉ làm cho các quý vị thêm khổ tâm, thêm phiền não, thêm buồn bực và rồi chính bản thân những người bạn Mỹ của chúng ta lại trách quý vị là cản con đường hội nhập của Việt Nam và cản quá trình phát triển Mỹ – Việt mà họ đang mong muốn.”

Hơn 30.000 người đã theo dõi tin này trên trang Facebook của Bấm BBC Tiếng Việt và một cây bút hải ngoại, luật sư Vũ Đức Khanh, cũng gửi cho BBC ý kiến về phát biểu của đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Bình luận của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã thu hút sự theo dõi và tranh luận sôi nổi kể từ khi đường dẫn tới bài viết được đưa lên Facebook của Bấm BBC Tiếng Việt đầu giờ sáng nay giờ Việt Nam.

Biểu tình trước Nhà Trắng hôm 25/7Người biểu tình với biểu ngữ ‘Tự do cho VN’ hôm 25/7

 

Bình luận của cây bút Bùi Văn Phú, người có Bấm bài viết về những người biểu tình hôm 25/7, được 80 người like (thích) có nội dung:

“Ông Nguyễn Thanh Sơn ơi, nếu mà người Việt đi biểu tình vì tiền thì sao ông không bỏ tiền ra để có một số người đi biểu tình ủng hộ nhà nước, lãnh đạo khi họ sang Hoa Kỳ hay các quốc gia khác.

“Sao những chuyến đi của lãnh đạo VN toàn gặp chống đối mà không có ai ủng hộ vậy. CT Trương Tấn Sang qua Mỹ, nơi có đông người Việt sinh sống, ông nhận vơ là đại diện họ cám ơn Hoa Kỳ chăm sóc họ chu đáo, thế mà ông lại không ghé thăm những nơi có đông kiều bào như California, Texas.

“Thứ trưởng là phải nhìn thấy cục diện chứ chỉ nhìn thấy cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày thì tốt hơn hết ông xuống làm dân thường cho xong.”

“Hoa Kỳ có bang giao với CHXHCN Việt Nam là chuyện quan hệ hai nước. Người dân Mỹ biểu tình là quyền của công dân, không phải chính phủ Mỹ làm gì, nói gì là bắt dân phải nghe theo như cộng sản Việt Nam.

“Người Mỹ thường xuyên biểu tình, dăm bảy chục người cũng có mà hàng vạn người cũng có. Và thường là biểu tình chống các chính sách của chính phủ, bất kể cộng hòa hay dân chủ.

“Nhưng chẳng ai bị bắt giam tù vì xuống đường biểu tình. Ông Sơn ghé mắt xem đoạn phim trong phóng sự ảnh để xem cảnh sát Mỹ chỉ lo giữ an ninh cho đoàn biểu tình trước TLS quán Trung Quốc. Không như ở VN mình, xuống đường là bị công an dẹp, nhiều người lại bị giam tù. VN dân chủ gấp vạn lần Mỹ là thế sao. Nghe ông Sơn phát biểu mà không bật cười sao nổi.”

Người lấy tên Tiên Lãng viết: “Đường đường là thứ trưởng mà chụp mũ rẻ tiền y DLV (dư luận viên). CSVN quen ăn cắp, vơ vét bán rẻ lương tâm, liêm sỉ vì tiền nên nhìn đâu cũng nghĩ ai cũng có thể bị đồng tiền mua rẻ như họ.”

Còn Liem Bui Thanh viết: “Thứ trưởng mà phát ngôn câu này thì đúng là nản quá … thứ trưởng này toàn chú ý đến mấy thứ vớ vẩn, chẳng có gì xứng tầm một thứ trưởng cả.

“Thứ trưởng là phải nhìn thấy cục diện chứ chỉ nhìn thấy cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày thì tốt hơn hết ông xuống làm dân thường cho xong.

“Người ta muốn bớt mâu thuẫn không xong, ông này cứ thích đổ dầu vào lửa là sao. Tôi thấy ông Sang nói hợp lý hơn, và thể hiện là người có tầm nhìn, có tư duy về chiến lược khi trong cuộc hội đàm với Obama, ông Sang nói “Cám ơn nước Mỹ đã tạo điều kiện cho người Mỹ gốc Việt được thành công trên cả hai lĩnh vực kinh tế và chính trị”.

‘Xỉ vả cho hả hê’

Nhưng cũng có những ý kiến ủng hộ ông Sơn. Người lấy tên Keith Van de Wilcox viết: “Nếu biểu tình không thù hận thì đem cái là cờ sọc đó ra làm gì, nói càng thêm nhục.

Một người khác với nick Bean Octimus viết: “Haizzz coi cái hận thù, cái nhục nhã của bản thân mình to lớn hơn lợi ích dân tộc.

“Thử hỏi dưới đám biểu tình kia mấy người thật sự yêu thương đất nước, mấy người thật sự vì lợi ích dân tộc.

“Hay đến để chửi rủa, gào thét, xỉ vả cho hả hê cái mối nhục thua trận, sự căm thù giữa những người anh em cùng dân tộc… Khi nào các bạn gạt bỏ đi cái tôi nhỏ nhen hận thù thì mới mong làm việc lớn được các bạn à… Dân Chủ , Công Bằng ai cũng muốn cả!”

‘Hạ uy tín’ chủ tịch

Trong khi đó cây viết Người Buôn Gió lại đặt vấn đề phải chăng vị thứ trưởng của Việt Nam muốn “hạ uy tín” của Chủ tịch Trương Tấn Sang khi công khai thừa nhận có biểu tình chống ông, điều mà các chính trị gia Việt Nam thường lờ đi vì sợ mất uy tín với dân trong nước.

“…Ông cáo buộc những người hải ngoại biểu tình chống ông Sang, là do nhận được chút tiền, có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Một nhận xét quá hàm hồ, khi con số kiều bào Mỹ gửi tiền về VN qua đường kiều hối cả hàng tỷ USD một năm, con số xác thực mà không ai có thể bác bỏ.”

Người Buôn Gió

Nhưng Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, Bấm cũng viết:

“Đó là nhìn về một góc, tuy nhiên xem bài trả lời của ông Sơn cho thấy ông Sơn và NN Việt Nam có vẻ sẵn sàng đối diện với sự thật. Đã dám nhắc đến vấn đề của người biểu tình hải ngoại, đối thoại không né tránh.

“Đó là điểm sáng duy nhất làm khởi điểm để có thể mong đợi tương lai, nhà nước VN có chủ trương sát thực tế với đồng bào hải ngoại khi nhìn nhận ý kiến của họ.

“Nhưng theo góc nhìn tích cực này, thì ông Nguyễn Thanh Sơn lại phạm một sai lầm lớn, thậm chí là rất lớn.

“Là ông cáo buộc những người hải ngoại biểu tình chống ông Sang, là do nhận được chút tiền, có thêm thu nhập cải thiện đời sống. Một nhận xét quá hàm hồ, khi con số kiều bào Mỹ gửi tiền về VN qua đường kiều hối cả hàng tỷ USD một năm, con số xác thực mà không ai có thể bác bỏ.”

Nhân mới vừa đọc bài trên BBC Tiếng Vìệt về việc ông thứ trưởng ngoại giao của Việt Nam, Nguyễn Thanh Sơn, người cũng là Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, đã trả lời Phố Bolsa TV với đại ý rằng những người biểu tình chống ông Sang ở Hoa Kỳ hôm qua 25 tháng 7 vừa qua là vì ‘hận thù’ và ‘có thêm thu nhập’! Tôi có đôi lời muốn chia sẻ.

Hai ông Barack Obama và Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng hôm 25/7Ông Khanh nói ông Sơn nói ngược với Chủ tịch Sang

 

Thứ nhất, tôi cho rằng ông Sơn là một nhà ngoai giao mà không ngoại giao chút nào!

Chiến tranh đã qua hơn 38 năm rồi thậm chí đâu đó trong chính quyền của ông Sơn cũng có chủ trương “gác lại quá khứ, hướng về tương lai”, đoàn kết dân tộc để người Việt chúng ta cùng nhau xây dựng và phát triển đất nước. Vậy mà ông Sơn đã có những lời phát biểu khiếm nhã, nghe chói tai và quá lạc lõng.

Thứ hai, tôi xin phép cho ông biết nếu ông chưa biết rằng chính cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trước đây cũng là một người thường xuyên kêu gọi người Việt hãy ngồi lại với nhau trong tình anh em, nghĩa đồng bào để cùng nhau xây dựng đất nước; thậm chí mới đây, hôm 25 tháng 7, chính Chủ tịch Sang dù đã chứng kiến những sự việc như ông Sơn đã nêu khi đoàn xe của ngài đi ngang qua đoàn biểu tình trước tòa Bạch ốc vậy mà ngài Chủ tịch vẫn mở lời kêu gọi người Việt tại Mỹ hãy làm cầu nối giúp cải thiện quan hệ Việt-Mỹ.

Không những ngài Sang đã nói như thế với Tổng thống Obama mà ngay cả trong buổi nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu CSIS ở Thủ đô Washington, ngài vẫn lặp lại như thế rất chân thành khi trả lời một câu hỏi của một cử tọa nói tiếng Việt tại đây.

Tôi thực sự nghĩ rằng ông Sơn nên sớm tự hổ thẹn với chính mình và xin từ chức ngay lập tức vì ông không xứng đáng với cương vị của mình cả về mặt chuyên môn ngoại giao lẫn đạo đức, tình tự của một con dân Việt Nam.

Cho dù những gì ông nói có đúng sự thật đi chăng nữa nhưng ông Sơn ở cương vị của ông, chính ông đang làm tổn hại rất lớn đến thanh danh cũng như uy tín của chính phủ VN.

Những lời xúc phạm

“Họ là những công dân Hoa Kỳ hợp pháp và quyền biểu tình để biểu lộ quan điểm chính trị của họ là quyền hiến định được pháp luật và chính phủ Hoa kỳ bảo vệ và tôn trọng triệt để. Ngay cả Tổng thong Obama dù không đồng ý với họ cũng không có quyền có những lời xúc phạm như thế!”

Tôi mạn phép báo cho ông Sơn biết rằng tôi sẵn sàng đến Hà Nội hoặc bất cứ nơi nào mà ông muốn để trao đổi thẳng thắn với ông về những chính sách liên quan đến cộng đồng người Việt tại hải ngoại.

Tôi cũng báo cho ông biết thêm rằng nếu ông chưa được thuộc cấp báo cáo là tôi đã rất nhiều lần gửi thư đề nghị gặp gỡ quan chức VN đi công tác tại Canada cũng như cán bộ ngoại giao đang công tác trực tiếp tại Canada gặp tôi cũng như một số kiều bào tại đây để trao đổi, tìm cách tiếp cận và giảm thiểu sự khác biệt của chúng ta về những vấn đề hệ trọng của đất nước.

Thái độ của cơ quan mà ông đang có trọng trách lãnh đạo là thờ ơ, thậm chí coi thường đến nỗi không có một văn thư phúc đáp tối thiểu.

Hành động này đã gây một số bất bình trong một số giới chức chính trị cao cấp Canada, những người luôn chủ trương khuyến khích chúng tôi đối thoại với chính phủ và các quan chức VN.

Tôi cũng mạn phép nhắc ông Sơn là ông không có tư cách và thẩm quyền xúc phạm những người Mỹ gốc Việt biểu tình trước tòa Bạch ốc hôm 25 tháng 7.

Họ là những công dân Hoa Kỳ hợp pháp và quyền biểu tình để biểu lộ quan điểm chính trị của họ là quyền hiến định được pháp luật và chính phủ Hoa kỳ bảo vệ và tôn trọng triệt để. Ngay cả Tổng thong Obama dù không đồng ý với họ cũng không có quyền có những lời xúc phạm như thế!

Nhắn gửi Chủ tịch Sang

Cuối cùng tôi muốn nhắn gửi tới ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và chính phủ của ngài rằng hiện giờ tại hải ngoại cũng như trong quốc nội có rất nhiều người Việt thầm lặng như chúng tôi sẵn sang chấp thuận ngồi lại đối thoại thẳng thắn, chân thành và trong tinh thần xây dựng với chính phủ của ngài vì tương lai sáng lạng và sự trường tồn của nước Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng giờ lịch sử đã điểm để những người Việt chúng ta có thể cùng nhau ngồi xuống thảo luận, nhất trí về một phương thức hành động, kết hợp để kiến tạo, bảo vệ và phát triển bền vững tổ quốc VN.

68 năm trước, người Việt chúng ta đã cùng nhau quyết tâm đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc. 68 năm sau, không có lý do gì có thể ngăn cản chúng ta kết hợp vì tự do, dân chủ, thịnh vượng và sự toàn vẹn lãnh thổ của VN.

Hôm nay khi ngài Chủ tịch đến Washington để chính thức kêu gọi người Việt tại Hoa Kỳ nói riêng và người Việt hải ngoại nói chung hãy làm chiếc cầu nối giúp VN phát triển, hội nhập vào cộng đồng nhân loại tiến bộ.

Tôi sẵn sàng cho ngài một cơ hội vì tôi tin ngài có thành tâm và thiện ý nhưng tôi cũng muốn nhắn nhủ với ngài rằng lòng tin phải thể hiện bằng hành động cụ thể.

Tôi và rất nhiều người Việt đang chờ ngài cũng như chính phủ của ngài thể hiện những gì ngài mới vừa tuyên bố tại Washington.

 

Học giả Mỹ “chấm điểm” cao chuyến thăm của Chủ tịch nước

30 Th7

Học giả Mỹ “chấm điểm” cao chuyến thăm của Chủ tịch nước

Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đảm trách quan hệ với châu Á đã nhận định chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có tầm quan trọng “lớn hơn tổng các thành tố của nó cộng lại”, với hàm ý rằng kết quả của chuyến thăm còn vượt cao hơn những kết quả, thỏa thuận cụ thể đạt được. Học giả Murray Hiebert, cố vấn cao cấp, Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) viết riêng cho Tuần Việt Nam.

Khoảnh khắc ngạc nhiên ở CSIS

Chiều 25/7, CSIS đã có vinh dự được chào đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến nói chuyện với giới học giả và ngoại giao tại Washington DC. Đây là lần đầu tiên một nguyên thủ quốc gia của Việt Nam đến nói chuyện tại CSIS. Trong bài diễn văn của mình, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chia sẻ về tầm nhìn của Việt Nam đối với các mối quan hệ ở châu Á – Thái Bình Dương và quan hệ với Hoa Kỳ. Ông đã nói về cải cách kinh tế của Việt Nam và những kỳ vọng của đất nước ông về phát triển kinh tế. Ông cũng đã nêu lên vấn đề Biển Đông. Ông khẳng định rằng Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào cho đòi hỏi chủ quyền của họ đối với hầu hết Biển Đông.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống Obama, Hoa Kì, Việt Nam

Một trong những khoảnh khắc đáng ngạc nhiên trong cuộc nói chuyện của Chủ tịch Sang là sau khi kết thúc bài diễn văn, ông tiếp nhận 6 câu hỏi từ khán giả. Các câu hỏi đề cập đến nhiều chủ đề, từ quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ tới vai trò của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, hay quan điểm của Chủ tịch nước đối với việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài Liên hiệp quốc, hay tính chính đáng của đường chín đoạn.

Các câu ông trả lời không hề khuôn sáo hay có sự chuẩn bị trước mà rất thanh thoát. Vào cuối cuộc nói chuyện, ông còn đi vòng qua hàng rào an ninh ngăn cách với hàng ghế cử tọa để bắt tay một số đại sứ các nước ASEAN và cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam trong đám đông khán giả.

Không né tránh thảo luận những vấn đề gai góc

Về tổng thể, tôi sẽ chấm điểm cao cho chuyến thăm này, mặc dù không có nhiều sản phẩm cụ thể. Một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đảm trách quan hệ với các nước châu Á đã mô tả tầm quan trọng của chuyến thăm này “lớn hơn tổng các thành tố của nó cộng lại”, với hàm ý rằng kết quả của chuyến thăm còn vượt cao hơn những kết quả, thỏa thuận cụ thể đạt được. Tôi cho rằng điều có ý nghĩa quan trọng là Chủ tịch Trương Tấn Sang đã không né tránh thảo luận về vấn đề gai góc nhất trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hiện nay, đó là nhân quyền. Việc đưa ba nhà sư và hai linh mục đi cùng ông tới Washington là một sáng kiến hay. Và giờ vấn đề sẽ phụ thuộc vào các quan chức cấp dưới của cả hai bên phải cùng nhau tìm kiếm các cách thức để giảm thiểu căng thẳng xoay quanh vấn đề nhân quyền.

Một điều quan trọng nữa là hai bên đã thảo luận với nhau về tranh chấp Biển Đông. Về phần mình, Hoa Kỳ rất lo ngại về việc Trung Quốc ngày càng tỏ thái độ kiên quyết và cứng rắn, đặc biệt đối với Philippines và Việt Nam trong vòng 2-3 năm qua. Đối với Hoa Kỳ, tự do thông thương hàng hải có ý nghĩa sống còn. Hoa Kỳ cũng lo ngại rằng một vụ va chạm có thể xảy ra từ sự hiện diện quá dày đặc của các tàu quân sự trong hoặc gần khu vực tranh chấp, từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được.

Tôi nghĩ rằng cả hai phía đã đạt được một số kết quả đáng hài lòng, cho dù có thể có một số mục tiêu không được như kỳ vọng ban đầu. Không nghi ngờ gì là Việt Nam hài lòng khi nhận được lời hứa từ Tổng thống Obama rằng Hoa Kỳ sẽ trao cho Việt Nam quyền tiếp cận thị trường dệt may lớn hơn theo đàm phán TPP, một vấn đề mà trước đó giữa hai bên còn tồn tại nhiều căng thẳng. Các quan chức Việt Nam cũng đã hi vọng rằng họ sẽ nhận được cam kết từ phía Mỹ coi Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Ở điểm này thì Hoa Kỳ vẫn nhìn nhận Việt Nam như một nền kinh tế phi thị trường, do khối Doanh nghiệp Nhà nước vẫn chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, các quan chức Hoa Kỳ đã hứa hẹn rằng họ sẽ xem xét lại đánh giá này. Việt Nam có lẽ cũng sẽ hài lòng hơn nếu Tổng thống Obama chấp nhận lời mời thăm Việt Nam. Cuối cùng, ông Obama đã hứa ông sẽ cố gắng tới thăm Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ trong vòng hơn 3 năm tới.

Phía Hoa Kỳ hài lòng vì Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cam kết Việt Nam sẽ cùng với 11 đối tác khác trong vòng đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nỗ lực làm việc để hoàn tất đàm phán trước thời điểm cuối năm nay. Tôi nghĩ Hoa Kỳ sẽ hài lòng hơn nữa nếu Việt Nam có thêm những bước đi cụ thể trong lĩnh vực nhân quyền và Hoa Kỳ vẫn đang hy vọng sẽ có thêm nhiều tiến bộ mới đạt được trong lĩnh vực này trong vài tuần tới.

“Đối tác toàn diện” – chờ “rượu mới cho chiếc bình mới”

Một trong những kết quả nổi bật của chuyến thăm là khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cùng thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên “đối tác toàn diện”. “Đối tác toàn diện” tất nhiên có những ý nghĩa khác so với “đối tác chiến lược”. Một cách khái quát, đối tác chiến lược” hàm ý một mối quan hệ chặt chẽ về chính trị và an ninh.

Trong khi đó, “đối tác toàn diện” mang ý nghĩa một mối quan hệ rộng, bao gồm cả quan hệ kinh tế và ngoại giao nhân dân. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đề xuất một mối quan hệ đối tác toàn diện khi bà tới thăm Hà Nội hồi năm 2010, nhưng kể từ đó sáng kiến này không được cụ thể hóa thêm bao nhiêu. Một số nhà phân tích cho rằng căn nguyên một phần do Việt Nam cũng phải đối mặt với một số quan ngại liên quan đến quan hệ với các cường quốc khác. Còn chính quyền Mỹ cũng phải tạm lùi do sức ép không ngừng gia tăng từ một số thành viên quốc hội và các tổ chức nhân quyền.

Có lẽ chúng ta sẽ không thể hiểu được chính xác “đối tác toàn diện” có nghĩa là gì cho đến khi Việt Nam và Mỹ thực sự bắt đầu thương thảo và đưa những nội dung thực chất, hay “rượu mới” vào cái “bình mới” này. Bởi vậy, chúng ta sẽ chờ đợi trong vài năm tới để xem khuôn khổ đối tác mới này sẽ đóng góp như thế nào vào việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Nghị trình rộng rãi của “Đối tác toàn diện” hàm chứa nhiều tiềm năng to lớn để làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, từ quan hệ chính trị tới kinh tế và quân sự. Tuy nhiên, liệu rằng mối quan hệ đó có thể đạt được chiều sâu tới mức nào còn phụ thuộc vào việc cả hai bên sẽ đặt bao nhiêu tâm huyết vào đó để tăng cường hợp tác giữa hai nước.

“Lập trường Việt Nam trước sau như một là không ủng hộ “đường lưỡi bò”, phản đối “đường lưỡi bò”. Bởi “đường lưỡi bò” được xác lập không có cơ sở, không có căn cứ của bất cứ loại luật pháp quốc tế nào. Chúng tôi cũng nghiên cứu, đọc rất kỹ. Các bạn là một trung tâm nghiên cứu lớn của Hoa Kỳ và cũng là của thế giới, các bạn có thể giúp chúng tôi về cái sở cứ của vấn đề – Chủ tịch nước hỏi ngược lại với cử tọa – Không biết có ai chứng minh được không?”. Giới học giả CSIS cùng vỗ tay nhiệt liệt sau câu hỏi này. Chủ tịch nước nói thêm: “Tôi thật tình, nếu có các bạn Trung Quốc ở đây thì tôi cũng phải nói như vậy”. (Trích phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang).

•    Murray Hiebert

Đọc thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman – Vnn

30 Th7

Đọc thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman

 

Trong hai năm 1945 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman.

LTS: Trong bài viết nhìn lại chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, VietNamNet đã nhấn mạnh đến bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman ngày 16/2/1946, được Chủ tịch nước giới thiệu với Tổng thống đương nhiệm Barack Obama.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết của TS Ngô Vương Anh, một nhà nghiên cứu lâu năm về Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về những giá trị, những bài học lịch sử nhìn từ bức thư nêu trên:

 


Có lợi cho toàn thế giới

Trong bức thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman ngày 16/2/1946 (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr 91- 91), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ chính nghĩa của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giành độc lập dân tộc, đứng về phía đồng minh chống phát xít; sự phi nghĩa của cuộc xâm lược mà thực dân Pháp đang đẩy mạnh ở Đông Dương trái ngược những lập trường Mỹ đã nêu trong các hội nghị quốc tế.

 

thư, Hồ Chí Minh, Hoa Kỳ, Obama, Trương Tấn Sang
Trang 1 bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Truman ngày 16/2/1946, trong đó bày tỏ Việt Nam mong muốn được “hoàn toàn độc lập” và ý nguyện thiết lập “hợp tác đầy đủ” với Hoa Kỳ. Ảnh: Tư liệu của Cục Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “An ninh và tự do chỉ có thể được bảo đảm bằng sự độc lập của chúng ta đối với bất kỳ một cường quốc thực dân nào, và bằng sự hợp tác tự nguyện của chúng ta với tất cả các cường quốc khác. Chính là với niềm tin vững chắc này mà chúng tôi yêu cầu Hợp chủng quốc với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực Công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định trong sự ủng hộ nền độc lập của chúng tôi.

Điều mà chúng tôi đề nghị đã được trao cho Philippines một cách quý báu. Cũng như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Mỹ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới”.

Nhìn xa hơn về quá khứ, người ta thấy rằng những bức điện, thư của Hồ Chí Minh, với tư cách Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, gửi Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã có “ tiền đề” từ những mối quan hệ của Hồ Chí Minh (và Việt Minh) với lực lượng Mỹ chống Nhật ở Hoa Nam trước đó.

Sau khi Nhật tấn công Trân Châu cảng (7/12/1941) mở đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, Mỹ đặt Đông Dương trong khu vực tác chiến của Quân đoàn không quân số 14 của Mỹ, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở vùng Hoa Nam và bắc Đông Dương.

Những tiếp xúc của Hồ Chí Minh với lực lượng Mỹ được thiết lập từ tháng 3/1945, sau sự kiện trung úy R. Shaw được Việt Minh cứu thoát ở vùng núi Cao Bằng ngày 2/11/1944 và đưa trở lại Côn Minh. Ngày 29/3/1945 ở Côn Minh, Hồ Chí Minh gặp tướng C. Chenault tư lệnh không đoàn 14 và hai người đã có những mối thiện cảm.

 

thư, Hồ Chí Minh, Hoa Kỳ, Obama, Trương Tấn Sang
  
thư, Hồ Chí Minh, Hoa Kỳ, Obama, Trương Tấn Sang
Trang 2 và 3 của bức thư

Hồ Chí Minh cũng đã làm cho người Mỹ hiểu hơn về Việt Minh và cuộc chiến đấu của giành độc lập của người Việt Nam. Sau đó, người Mỹ bắt đầu coi Việt Minh như một lực lượng đồng minh chống Nhật tích cực và có thể phối hợp các nỗ lực.

Cho đến đầu tháng 5/1945, hai sĩ quan OSS (Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ, tiền thân của CIA) đã có thể đều đặn gửi báo cáo về từ Tân Trào. Ngày 17/7/1945, đội tình báo Mỹ mang biệt danh Con nai gồm 5 người do thiếu tá A. Thomas chỉ huy đã nhảy dù xuống Tân Trào.

Họ huấn luyện các kỹ năng quân sự cho 40 người được chọn từ số 110 quân du kích của Đàm Quang Trung. Đầu tháng 8/1945, trung đội Bộ đội Việt – Mỹ (tên đặt chính thức của Hồ Chí Minh) đã được thành lập và ngày 20/8/1945 trung đội này đã tham gia chiến đấu với quân Nhật ở Thái Nguyên dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp.

Việc hỗ trợ trang bị và huấn luyện chiến đấu cho một lực lượng nhỏ người địa phương trong vùng núi rừng Việt Bắc không giữ vai trò đáng kể về mặt quân sự trong việc kết thúc chiến tranh với Nhật ở Đông Dương. Người Mỹ biết rõ điều đó. Hồ Chi Minh cũng biết rõ điều đó.

Điều quan trọng hơn của những mối quan hệ với lực lượng Mỹ mà Hồ Chí Minh chủ trương thiết lập chính là tăng thêm lực lượng ngoại giao, uy thế chính trị của Việt Minh để giành độc lập cho dân tộc và tạo ra những tiền đề cho việc xác lập vị thế của nước Việt Nam độc lập trên trường quốc tế sau này.

Con đường hòa bình

Ngay sau khi giành lại được độc lập, bên cạnh việc củng cố, xây dựng chính quyền non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những hoạt động tích cực mở rộng quan hệ quốc tế.

Với Chính phủ Mỹ, trong hai năm 1945 – 1946, Hồ Chí Minh đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Harry Truman, 3 thư và điện gửi Bộ trưởng Ngoại giao James Byrnes.

Trong thư gửi ông James Byrnes ngày 1/11/1945, Hồ Chí Minh đề nghị gửi 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ để “xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác”, và theo Người, giới trí thức Việt Nam “tha thiết mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ là những người mà lập trường cao quý đối với những ý tưởng cao thượng về công lý và nhân bản quốc tế, và những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trí thức Việt Nam”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên trì tìm cách hoà bình, tìm con đường hoà bình để đem lại hoà bình cho nhân dân, cho đất nước Việt Nam với đầy đủ nội dung về quyền dân tộc.

Với con đường hòa bình, Hồ Chí Minh hướng đến điều hòa sự đa dạng về xu hướng chính trị, chế độ xã hội giữa các nước để các dân tộc gần gũi nhau, hiểu biết nhau, để mở rộng sự hợp tác hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước láng giềng và khu vực, hướng tới hòa bình và thịnh vượng.

Năm 1955, Người phát biểu: “Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hoà bình, tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hoà bình được”.

Điều được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh với Tổng thống Harry S. Truman cho đến nay không hề cũ.

Những dòng cuối cùng trong Thông điệp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đăng trên tờ Washington Post ngày 27/7/2013 đã kế thừa rõ nét tinh thần đó: “Mặc dù ở hai bờ xa cách của Thái Bình Dương bao la, nhân dân Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ cùng chia sẻ một niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của một châu Á – Thái Bình Dương, hòa bình, hợp tác, thịnh vượng. Hôm nay, khi tôi tới thăm đất nước và nhân dân Hoa Kỳ, chúng ta cùng chia sẻ niềm vui vì ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gần 70 năm trước về mối quan hệ “hợp tác đầy đủ” giữa hai dân tộc đã thành hiện thực”.

  • TS Ngô Vương Anh

Quần đảo Trường Sa sẽ trở thành chiến trường Trung Quốc – Mỹ? – GDVN

29 Th7

Quần đảo Trường Sa sẽ trở thành chiến trường Trung Quốc – Mỹ?

Thứ hai 29/07/2013 14:13
(GDVN) – Thời điểm đó sẽ là cuộc đấu tranh giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc nhằm tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang là tâm điểm tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên) được cho là có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào, Henderson cho biết.
Nhà phân tích thời sự Dean Henderson

Đài Press TV của Iran ngày 29/7 dẫn lời Dean Henderson, một nhà bình luận thời sự cho rằng việc Mỹ đang đàm phán thỏa thuận cho phép gia tăng sự hiện diện quân sự của nó tại Philippines cho thấy Philippines luôn có giá trị chiến lược đối với Mỹ ở Biển Đông với nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt dồi dào.

Sau một thời gian dài chiếm đóng Philippines vào cuối những năm 1980, quốc gia này “cơ bản trở thành thuộc địa” của Mỹ với các căn cứ không quân, hải quân lớn ở Subic, Clark Air Base, Henderson nói với Press TV.

Hiện tại Washington và Manila đang đàm phán để tăng cường sự hiện diện của tàu chiến và quân đội Mỹ tại Philippines trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila với Bắc Kinh trên Biển Đông.

Một thỏa thuận có thể sẽ cho phép Mỹ gửi tàu, phụ tùng, vật tư cũng như binh lính thủy quân lục chiến, hải quân đến vịnh Subic.

Henderson cho rằng dấu ấn văn hóa Mỹ đối với Philippines rất sâu sắc và sẽ có vấn đề khi người dân Philippines “thực sự thức tỉnh”, họ sẽ nhận ra rằng mình đang bị lợi dụng.

Nhưng đến thời điểm đó sẽ là cuộc đấu tranh giữa 2 siêu cường Mỹ và Trung Quốc nhằm tranh giành quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang là tâm điểm tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên) được cho là có nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào, Henderson cho biết.


 
Hồng Thủy (Nguồn: Press TV)

Blogger Điếu Cày tuyệt thực sang ngày thứ 37 – Câu “trả lời” của Bộ Công an – BS

29 Th7

Blogger Điếu Cày tuyệt thực sang ngày thứ 37 – Câu “trả lời” của Bộ Công an

Nhà báo Trần Quang Thành

Hôm nay 29/7/2013, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tuyệt thực sang ngày thứ 37 tại trại giam số 6 Bộ Công an ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Đến nay vẫn chưa có nguồn tin nào từ cơ quan có thẩm quyền về tình trạng sức khỏe của tù  nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

1

Theo lời hẹn, sáng nay thứ Hai 29/7, trong trời mưa tấm tã chị Dương Thị Tân và con trai Nguyễn Trí Dũng cùng một số blogger tại Hà Nội đã đên Thanh tra bô Công an để nhận kết qua trà lời về yêu cầu giải quyết khẩn cấp vụ tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải tuyệt thực

2

 

3

Câu trả lới của Thanh tra bộ Công an đó là thông báo gửi anh Nguyễn Trí Dũng với nội dung “đã chuyển đơn trên đến đồng chí tổng cục trưởng tổng cục cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp, bộ công an để xem xét, giải quyết”.

4

Gia đình mang  bản thông báo đến trụ sở tổng cục 8 bộ Công an

Tại đây hai mẹ con chị Tân lại bị công an làm khó. Sau cuộc đấu tranh quyết liệt của mọi người hai mẹ con chị Tân được đưa vào phòng dân chờ đợi việc giải quyết đơn.

Kết qủa chị  Dương Thị Tân và con trai Nguyễn Trí Dũng nhận được một tờ giấy xác nhận của cán bộ tiếp dân với nội dung  :

“Hôm nay ngày 29/7/2013. Tôi cán bộ tiếp công dân tổng cục VIII tại phòng tiếp dân tổng cục tiếp nhận đề nghị của anh Nguyễn Trí Dũng gặp ông tổng cục trưởng về việc đơn thư khiếu nại phạm nhân Nguyễn Văn Hải đang chấp hành án tại trại giam số 6. Tôi đã báo cáo lãnh đạo. Lãnh đạo tổng cục trong tuần này đi vắng. Khi nào lãnh đạp xắp xếp được lịch thông báo anh Dũng sau.

Cán bộ tiếp dân

Nguyễn Văn Diễn”

5

Hai mẹ con chị Tân và mọi người ra về trong thất vọng và lo âu cho tính mạng không rõ sống chết ra sao của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.

6

Từ Hà Nội, blgger Nguyễn Chí Đức đã kể lại vói nhà báo Trần Quang Thành :

Mời nghe âm thanh

Và chị Tâm trả lời phỏng vấn:

Mời nghe âm thanh

    • infooption
    • Click here to enable the button
      Twitter Dummy Image
    • Click here to enable the button
      Facebook Dummy Image

When you activate these buttons by clicking on them, some of your personal data will be transferred to third parties and can be stored by them. More information here.

3 Responses to “- Blogger Điếu Cày tuyệt thực sang ngày thứ 37 – Câu “trả lời” của Bộ Công an”

 
  1. Mongun says:

    Lũ quan cộng sản không còn biết liêm sỉ là gì, chứ không riêng gì bọn công an.

  2. Duy Châu says:

    Chỉ đơn giản là lãnh đạo tuần này đi vắng, thế là xong ?
    Mặc dầu biết bộ máy này quan liêu, nhưng ko ngờ chúng lì lợm như thế. Tôi linh cảm có điều gì chẳng lành nên bọn chúng lánh mặt

  3. NCH says:

    Trong chế độ ưu việt XHCN khi cần, một người dân bình thường cũng có thể gặp tổng bí thư.
    Trường hợp này: Thằng oắt con 27 tuổi là cái quái gì mà đòi gặp tổng cục trưởng. Đi vắng một tuần nhá con, muốn gì tuần sau nhá.
    Với thái độ “tỉnh queo” của cơ quan CA. Thôi thì cứ hy vọng Điều Cày chưa chết nên họ mới xử sự như vậy.
    (BA MƯƠI BẢY NGÀY không ăn khó mà sống nổi).

Lê Duẩn và ‘chiến tranh vì hòa bình’ – BBC

29 Th7

Lê Duẩn và ‘chiến tranh vì hòa bình’

Pierre Asselin

Gửi cho BBCVietnamese.com từ Honolulu

 

 
Hòa đàm ParisVai trò của Lê Đức Thọ trong chính trị miền Bắc tương tự Henry Kissinger ở Mỹ?

Cuốn sách “Cuộc chiến của Hà Nội” (tựa đề đầy đủ: Cuộc chiến Hà Nội: một Biên khảo Sử học Quốc tế về Cuộc chiến tranh vì Hòa bình ở Việt Nam) đưa ra bằng chứng và kiến giải tươi mới về các khía cạnh chính trị, ngoại giao và quân sự then chốt về cuộc chiến Việt Nam.

Nhờ tham khảo rất nhiều tài liệu tiếng Việt, bao gồm các nguồn sử liệu gốc thu thập từ Việt Nam, cuốn sách đã phân tích tư duy chiến lược của ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào giai đoạn thập niên trước và sau cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào năm 1965.

 

Một trong những khía cạnh đáng chú ý nhất của cuốn sách là số lượng chi tiết mà nó cung cấp về Đảng Lao động Việt Nam, cơ quan quyền lực của cộng sản kiểm soát miền Bắc. Tôi chưa được biết tới một nguồn tư liệu bằng tiếng Anh nào có thể l‎ý giải công việc nội bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng cơ chế ra quyết định về chiến tranh của Hà Nội, tốt hơn là cuốn sách này.

Cuốn sách cũng đề cập các tranh cãi, cạnh tranh cừu thù trong nội bộ Đảng Lao Động, một giai đoạn từ trước tới nay vẫn còn yếu kém về tư liệu. Cuốn sách đặc biệt tỏ ra khéo léo trong việc trình bày các chia rẽ nội bộ Đảng sau khi ký kết hiệp định Geneva 1954 kết thúc chiến tranh Pháp-Việt Nam (1946-1954).

‘Giải phóng’ miền Nam

Một số đảng viên đảng Cộng sản, trong đó có nhiều người hoạt động ở miền Nam Việt Nam, lặng lẽ lên án quyết định của lãnh đạo cấp cao chấp nhận hiệp định và kêu gọi đình chỉ các chiến dịch quân sự và phân chia đất nước. Những đảng viên này cho rằng việc kết thúc chiến tranh sớm là hèn nhát, và họ nghĩ thật ngây thơ khi giả định rằng hai năm sau, sẽ có thống nhất đất nước trong hòa bình.

Khi rõ ràng là tổng tuyển cử sẽ không bao giờ thành hiện thực, ban lãnh đạo Đảng đã phải quyết định liệu (1) có chờ đợi các sự kiện ở miền Nam và tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc mà Đảng đã được thực hiện ngay sau khi ký kết hiệp định Geneva hoặc (2) theo đuổi “giải phóng” miền Nam bằng vũ lực vốn chịu nguy cơ khiêu chiến với Hoa Kỳ.

“Lê Duẩn, một thành viên trung thành Nam tiến, đã thành công trong việc loại bỏ các đối thủ theo ‎ý thức hệ trong Đảng, trong đó có ông Hồ.”

Thế tiến thoái lưỡng nan này phân chia giới lãnh đạo cấp cao của Đảng và các thành viên quan trọng khác thành hai phe đối địch, gồm phe ủng hộ lựa chọn thứ nhất và phe còn lại hậu thuẫn phương án sau. Cuốn “Cuộc chiến của Hà Nội” không chỉ đề cập sự phân cực, chia rẽ mà còn đề cập cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực ở thủ đô Bắc Việt.

Mặc dù một số học giả từ lâu đã nhận ra điều này và trên thực tế trước đây đã đề cập vấn đề này trong các tác phẩm của mình, nhiều độc giả vẫn ngạc nhiên khi biết rằng ông Hồ Chí Minh đã không còn là nhân vật trung tâm ở Hà Nội vào thời điểm cuộc chiến với Hoa Kỳ nổ ra.

Ông Hồ đã luôn là khuôn mặt biểu tượng của cách mạng Việt Nam, một điều chắc chắn, thế nhưng các cá thể khác ít được biết đến hơn thì lại thực sự nắm quyền quyết định ở Bắc Việt vào năm 1965.

Nổi bật trong số này, như trình bày của tác giả, là Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động, và vị phó trung thành của ông, Lê Đức Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đầy quyền lực của Đảng.

Với sự hậu thuẫn từ ông Thọ, sử dụng các thủ đoạn lèo lái, lừa dối, và các chiến thuật, Lê Duẩn, một thành viên trung thành Nam tiến, đã thành công trong việc loại bỏ các đối thủ theo ‎ý thức hệ trong Đảng, trong đó có ông Hồ. Ông Duẩn tạo lập một cấu trúc điều hành cho phép ông ta có thể độc chiếm quyền lực chính trị, trở thành một nhà độc tài, và đưa Bắc Việt tiến vào con đường đụng độ chiến tranh với Hoa Kỳ.

Tác giả sách đưa ra một so sánh thú vị – và hợp lý – giữa cặp Duẩn – Thọ với bộ đôi phía Mỹ. Giống như Tổng thống Mỹ Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, lèo lái hoạch định các chính sách đối ngoại quan trọng dưới bức màn bí mật, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cũng làm điều tương tự ở Bắc Việt.

Theo tác giả, bước đường “chiến tranh vì hòa bình” của Hà Nội đều do Lê Duẩn hoạch định. Sự thiếu niềm tin của ông vào ngoại giao, quyết tâm của ông dùng bạo lực để “giải phóng” miền Nam, và niềm tin vào chiến thắng tất yếu của một chiến lược cách mạng giải thích việc Hà Nội, trong thời gian dài, cứng rắn cự tuyệt đàm phán nghiêm túc với Washington mà lại tìm kiếm thắng lợi bằng các phương tiện quân sự.

‘Niềm tin sai lầm’

“Đánh giá về giai đoạn cuối cùng trong cuộc chiến của tác giả đôi lúc có vấn đề. Một phần khá cầu kỳ của biên khảo rất tiếc lại bị vô hiệu bởi một tiết lộ vè quan hệ đối ngoại gần đây của Hoa Kỳ”

PGS. Pierre Asselin

Niềm tin sai lầm của Lê Duẩn, theo tác giả, ít nhất phải chịu phần nào trách nhiệm về “những thương vong lớn” cho người Việt Nam ở cả hai bên vĩ tuyến mười bảy trong cuộc chiến tranh. Đây là một điểm rất quan trọng. Đối với nhiều người Mỹ và cả các học giả Hoa Kỳ, lâu nay họ xem xét cuộc chiến Việt Nam với một con mắt phê phán cho rằng chính các quyết định của chính quyền Hoa Kỳ đã đẩy Hà Nội đi tới những bi kịch do xung đột. Cuộc chiến tranh đã được sách vở Mỹ mô tả với các cách thức khác nhau như “chiến tranh Lyndon Johnson” và “chiến tranh Việt Nam của Nixon “, điều cho thấy rằng người Việt Nam ít chủ động hơn nhiều trong cuộc chiến so với người Mỹ. Cuốn “Cuộc chiến của Hà Nộ”i đã khắc phục sự mất cân bằng trong nhận thức, ít nhất, cho thấy chính Hà Nội, mà không phải là Washington, đã dàn trận các trận đánh đẫm máu nhất của cuộc chiến tranh, bao gồm cả trận Tết Mậu Thân 1968 và cuộc tấn công Mùa Xuân năm 1972.

Như tất cả các chuyên khảo đầy tham vọng, tác giả cũng mắc một số lỗi và thiếu sót nhất định. Trong phần đầu của cuốn sách, tác giả viết rằng “bộ máy chiến tranh” của Hà Nội đã được “kích hoạt” vào cuối năm 1961. Bằng chứng hiện hữu cho thấy sự tiêu diệt quân lực của chính quyền Sài Gòn không trở thành mối ưu tiên chiến lược đối với Hà Nội cho đến Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ IX vào cuối năm 1963.

Đánh giá về giai đoạn cuối cùng trong cuộc chiến của tác giả đôi lúc có vấn đề. Một phần khá cầu kỳ của biên khảo rất tiếc lại bị vô hiệu bởi một tiết lộ vè quan hệ đối ngoại gần đây của Hoa Kỳ. Một tài liệu mới chỉ ra rằng trong khi phát động Chiến dịch Linebacker II, hay còn gọi là đợt “đánh bom Giáng sinh” vào Hà Nội và Hải Phòng, hồi tháng 12/1972, Nixon đã tìm cách chuyển thông điệp của ông nhằm đạt được “hòa bình trong danh dự” cho Hà Nội, mà không quan tâm đến phản ứng của Sài Gòn. Đó là, các vụ đánh bom vào tháng 12/1972 chỉ nhằm mục tiêu thuyết phục Hà Nội tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình bị đình chỉ và thừa nhận trên hai vấn đề còn lại để một thỏa thuận có thể được hoàn tất, nó không hề có ‎ý mong ông Thiệu tuân theo một giải pháp thương lượng.

Mặc dù có những thiếu sót nhỏ, cuốn ‘Cuộc chiến của Hà Nội’ là một công trình học thuật xuất sắ. Các sinh viên nghiêm túc nghiên cứu về cuộc chiến Việt Nam phải đọc cuốn sách này.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, Phó Giáo sư sử học tại Hawaii Pacific University ở Honolulu, người có nhiều công trình nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, trong đó có cuốn “Một nền hòa Bình cay đắng: Washington, Hà Nội, và sự hình thành của Hiệp định Paris,” “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội nghị Genève 1954: Một phê bình xét lại” trong Lịch sử Chiến tranh Lạnh…

Thông báo khẩn về vụ tuyệt thực của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải-Điếu Cày – BS

29 Th7

 Thông báo khẩn về vụ tuyệt thực của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải-Điếu Cày

Posted by basamnews on July 25th, 2013

Tại Trại giam số 6, Nghệ An, từ ngày 24/6/2013

 

1

2

.

THÔNG BÁO KHẨN VỀ VỤ TUYỆT THỰC

CỦA TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM NGUYỄN VĂN HẢI-ĐIẾU CÀY

 

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2013

Chúng tôi, những công dân Việt Nam có tên dưới đây, vừa có mặt tại Nghệ An vào ngày 22/07/2013 để gặp gỡ trực tiếp thân nhân của Tù nhân Lương tâm Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và hai (02) cơ quan nhà nước: Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An và Trại giam (tức Nhà tù) số 06 nơi đang giam giữ Điếu Cày.

Qua những cuộc gặp gỡ trực tiếp, tìm hiểu, chất vấn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:

I. Việc tuyệt thực của ông Điếu Cày là sự thật. Ngoài những thông tin khả tín khác, việc tuyệt thực của ông Điếu Cày (nhằm phản đối quyết định phi pháp cưỡng bức ông Điếu Cày nhận tội của Nhà tù số 06) đã được xác nhận qua phát ngôn của ông Nguyễn Quốc Ấn, Phó phòng 04, Viện Kiểm sát Nhân dân (Viện KSND) tỉnh Nghệ An vào sáng ngày 22/07/2013: “Chúng tôi đang chờ hồ sơ báo cáo về việc ông Nguyễn Văn Hải tuyệt thực ở trại giam số 06.

II. Giới chức Nhà tù số 06 thể hiện một thái độ khuất tất, vô trách nhiệm, che giấu việc ông Điếu Cày tuyệt thực. Ngày 20/07/2013 Đại úy Nguyễn Văn Diệu đã nói với gia đình rằng Nhà tù số 06 đã chuyển đơn khiếu nại của ông Điếu Cày (viết ngày 24/06/2013) tới Viện KSND Nghệ An. Tuy nhiên, ngày 22/07/2013 ông Trần Danh Tiến tại Viện KSND Nghệ An đã xác nhận bằng văn bản cho gia đình ông Điếu Cày rằng Viện KSND Nghệ An chưa nhận được văn bản đó. Trong buổi chiều ngày 22/07/2013, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến thái độ trốn tránh, lừa gạt, vô trách nhiệm của những người đại diện cho giới chức Nhà tù số 06.

III. Tính mạng của Tù nhân Lương tâm Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) đang ở trong tình trạng hết sức nguy hiểm.

Tính đến hôm nay (25/07/2013) ông Điếu Cày đã tuyệt thực 32 ngày liên tiếp để phản đối sự cưỡng ép nhận tội của Nhà tù số 06. Theo gia đình cho biết, ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) sẽ chỉ dừng tuyệt thực khi Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ an hồi âm và giải quyết các khiếu nại tố cáo của ông nêu trong lá đơn ngày 24/06/2013.

Với những lý lẽ trên, chúng tôi khẩn thiết:

1. Yêu cầu: Tổng cục 8 Bộ Công an, Trại giam số 06, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An và các cơ quan hữu quan phải khẩn cấp đáp ứng các đòi hỏi đúng pháp luật của người khiếu nại, tố cáo – Tù nhân Lương tâm Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) đang tuyệt thực – nhằm cứu tính mạng đang bị đe dọa từng ngày của Tù nhân Lương tâm Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày).

2. Kêu gọi: Công luận, các cơ quan truyền thông, các tổ chức dân sự vì quyền con người, các cơ quan ngoại giao và mọi cá nhân, trong và ngoài Việt Nam, hãy lên tiếng, hành động và tiếp tục lên tiếng, hành động mạnh mẽ hơn nữa để cứu tính mạng Tù nhân Lương tâm Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) – một con người chính trực, nghĩa khí, đang lấy mạng sống của bản thân để chống lại bất công và đấu tranh cho tự do, công bằng của xã hội.

Trân trọng,

Nguyễn Thúy Hạnh                   Phan Trọng Khang                              Vũ Quốc Ngữ

 

Đặng Bích Phượng                             Phạm Hồng Sơn                        Nguyễn Tường Thụy

J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Nơi gửi: Công luận trong và ngoài Việt Nam; như đã nêu trong văn bản.

.

Urgent Announcement Over Ongoing Hunger Strike

of Prisoner of Conscience Nguyen Van Hai (Alias Dieu Cay)

 

Hanoi, 25 July, 2013

 

We, Vietnamese citizens the undersigned, who went right in Nghe An on July 22, 2013 to meet in person relatives of Prisoner of Conscience Nguyen Van Hai and work with the representatives of the Nghe An province’s Department of Procuracy and Prison No. 6 where Mr. Hai has been serving his 12-year-term for just exercising the fundamental freedoms.

After finding facts, we are convinced to conclude as below:

I. It is true that Mr. Hai has fasted against the illegal decision by the authorities of the Prison No. 6. Mr Hai’s hunger strike was confirmed on July 22, 2013 by Mr Nguyen Quoc An, Deputy Head of Office No. 4 of the Nghe An province’s Department of Procuracy as his reply: “We have been expecting a report from the Prison No 06 over convicted Nguyen Van Hai’s hunger strike.

II. The authorities in the Prison No.6 behaved irresponsible, elusive and deceptive over questions on Mr. Hai’s hunger strike. As examples as while on July 20, 2013 Captain Nguyen Van Dieu of the Prison No 6 told Mr Hai’s son that the Prison No. 6 had forwarded all Mr Hai’s petitions to Nghe An province’s Department of Procuracy, on July 22, 2013, Mr Tran Danh Tien, an official of Nghe An province’s Department of Procuracy, issued a written confirmation that his Department had never seen any petitions signed by convicted Nguyen Van Hai from the Prison No 6. Right in the afternoon of July 22, 2013 we eye-witnessed the indifferent, irresponsible and misleading conduct of the representatives of the Prison No 6.

III. The well-being of Prisoner of Conscience Nguyen Van Hai is in a critical state and his life may be counted down by days.

Upon today as of July 25, 2013, Mr Hai has been on hunger strike for the past 32 days to protest the Prison No 6’s coercing him into pleading guilty.

Mr Nguyen Van Hai told his son in a brief visit on July 20, 2013 that he would not stop hunger strike unless the Nghe An province’s Procuracy responds to his petition and investigate his denunciation against the prison’s authorities.

Thus, we heartily demand that the Prison Management Department No 8 of Ministry of Public Security, the Prison No 6, the Procuracy in Nghe An province and other relevant governmental establishments urgently satisfy Prisoner of Conscience Nguyen Van Hai’s legal requirements so he could stop hunger strike as soon as possible.

We vigorously call upon Vietnamese people and foreigners, media outlets, human rights organizations all around the world and foreign diplomatic missions in Vietnam to voice for and act more strongly to save the life of Prisoner of Conscience Nguyen Van Hai, who has proved integral and dedicated his own life in fighting for freedoms and against injustice.

 

Sincerely,

Nguyen Thuy Hanh                   Phan Trong Khang                              Vu Quoc Ngu

 

 

Đang Bich Phuong                             Pham Hong Son                        Nguyen Tuong Thuy

 

 

J.B. Nguyen Huu Vinh

—————————

Annonce urgente sur le jeûne de protestation du prisonnier de conscience

Nguyen Van Hai – Dieu Cay

 

Hanoi, 25 Juillet 2013

Nous, les citoyens vietnamiens nommés ci-dessous, sommes rendus à Nghệ An le 22 Juillet 2013 afin de rencontrer la famille du prisonnier de conscience Nguyen Van Hai (Dieu Cay) et deux (2) établissements gouvernementaux : le Parquet populaire de Nghe An et le Centre de détention (Prison) numéro 6 où est détenu Dieu Cay.

A l’issu des rencontres, recherches, entretiens et discussions nous sommes arrivés à des conclusions suivantes :

I.    La grève de faim de M. Dieu Cay est réelle. A part d’autres sources crédibles, cette grève (dans le but de protester contre les décisions illégales, lui forcer à admettre sa culpabilité, de la Prison n◦. 6) a été confirmée par la déclaration de M. Nguyen Quoc An, Directeur Adjoint du Bureau 4, du Parquet populaire de Nghe An, le matin du 22 Juillet 2013 : « Nous attendons le rapport sur la grève de faim de M. Nguyen Van Hai du Centre de Détention n◦. 6 ».

II.Les autorités de la Prison n◦. 6 sont d’une attitude douteuse, irresponsable, et cherchent à dissimuler la réalité sur la grève de faim de M. Dieu Cay. Le 20 Juillet 2013, le Capitaine Nguyen Van Dieu a dit à la famille que la Prison n◦.6 a envoyé la réclamation de M. Dieu Cay (faite le 24 Juin 2013) au Parquet populaire de Nghe An. Pourtant le 22 Juillet 2013, M. Tran Danh Tien du Parquet populaire de Nghe An a affirmé par écrit à la famille de M. Dieu Cay que le Parquet n’a jamais reçu ce document. Dans l’après-midi du 22 Juillet 2013, nous avons assisté aux comportements évasifs, irresponsables et trompeurs des représentants de l’autorité de la Prison n.6.

II.La vie du prisonnier de conscience Nguyen Van Hai (Dieu Cay) est dans un état alarmant.

Comptant aujourd’hui (25 Juillet 2013) M. Dieu Cay a jeûné pendant 32 jours consécutifs pour protester contre les contraintes pour lui faire admettre sa culpabilité par la Prison n◦. 6. Selon la famille, M. Nguyen Van Hai (Dieu Cay) ne cessera sa grève si et seulement si le Parquet populaire de Nghe An répond et résout ses réclamations évoquées dans la requête faite le 24 Juin 2013.

Se fondant sur les arguments ci-dessus, nous urgemment :

1. Réclamons : Le 8e Département General du Ministre de la Sécurité Publique, la Prison n◦.6, le Parquet Populaire de Nghe An et les institutions gouvernementales concernées, doivent adresser une réponse urgente aux demandes légitimes et conformes a la loi du plaignant-prisonnier de conscience Nguyen Van Hai (Dieu Cay) actuellement en grève de faim– dans le but de sauver la vie, constamment menacée, du prisonnier de conscience Nguyen Van Hai (Dieu Cay).

2. Appelons le public, les medias, les organisations civiles des droits de l’homme, les corps diplomatiques et tous les individus, à prendre parole et action, à continuer encore plus persévérant afin de sauver le prisonnier de conscience Nguyen Van Hai (Dieu Cay) – un individu honnête, droit, courageux, et qui risque sa vie pour s’opposer à l’injustice et lutter pour une société libre et équitable.

Cordialement,

Nguyen Thuy Hanh                   Phan Trong Khang                              Vu Quoc Ngu

 

Đang Bich Phuong                             Pham Hong Son              Nguyen Tuong Thuy

 

J.B. Nguyen Huu Vinh

 

 

    • infooption
    • Click here to enable the button
      Twitter Dummy Image
    • Click here to enable the button
      Facebook Dummy Image

When you activate these buttons by clicking on them, some of your personal data will be transferred to third parties and can be stored by them. More information here.

This entry was posted on Thursday, July 25th, 2013 at 23:40 and is filed under Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

26 Responses to “1920. Thông báo khẩn về vụ tuyệt thực của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải-Điếu Cày”

 
  1. Đăng Quang says:

    Đã nhiều ngày,nay mới có máy tính để gửi còm.
    Đề nghị BTV/ABS thấy còm nào vớ
    thì hốt,nhốt,xóa liền.Không phải
    câu nệ gì đám DLV ngu xuẩn này.
    TỰ DO CHO ĐIẾU CÀY!
    TỰ DO CHO DÂN TỘC VIỆT NAM!
    HÃY ĐI CHẾT ĐI,BÈ LŨ
    ĐỘC TÀI,PHẢN BỘI!

  2. Mèo Con says:

    Có một số bác bắt đàu vào đây sủa bậy. Rọ mõm chúng lại bác BTV ợ! Để bực mình lắm.

    —-
    BTV: Cám ơn bác. Đã nhốt lại rồi. Còm như vậy, không xóa thì làm bà con bực, mình nhưng xóa thì chúng gào lên, sao lại xóa còm của chúng.

    • Koon says:

      Ngày xưa tuyệt thực thì đưa tận mây xanh, ngày nay cũng vì đất nước Điếu Cày tuyệt thực thì chúng sủa ngậu xị. Lịch sử sẽ phán xét, lòng yêu nước không dành riêng cho ai. Chưa chắt những gì ta nghe về chuyện mấy mươi năm trước đã là sự thật và “vĩ cuồng” vẫn là một từ khá phổ biến ở Việt Nam

  3. ma nu says:

    Hay cho cái bọn rỗi hơi ăn c[…]

  4. Long thieu gia says:

    Nhịn hay không là do […]

  5. NCH says:

    Cũng nên yêu cầu có thông tin chính thức về nhà văn tù nhân Nguyễn Xuân Nghĩa, người đã cho biết Điếu Cày tuyệt thực…”nghe đồn” đã bị trả thù bằng biệt giam
    Cũng không nên quên cám ơn chị Nguyễn thị Nga, người đã đưa tin ra công luận.

  6. ao so mi says:

    lắm cmt điên rồ thật đấy

  7. The Hero says:

    Mùa Xuân Á Rập đã gần kề VN !
    Khi một sinh viên người Tunisie tự thiêu để phản đối việc bất công của nhà cấm quyền Tunisie thì anh cũng không ngờ là cái chết của anh đã thay đổi mạng sống của hàng triệu người : Đó cũng là khởi nguồn cho Mùa Xuân Á Rập làm đổ sụp hằng chục chế độ độc tài tại Trung Đông !
    Nếu lỡ anh Điếu Cầy có nằm xuống , tức khắc sẽ có một trận cuồng phong dữ dội kéo theo Mùa Xuân Á Rập về VN , đặt khởi điểm cho […]

  8. […] MỚI CHỐNG MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY CHÍNH BIẾN TẠI AI CẬP: NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC Thông báo khẩn về vụ tuyệt thực của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải-Điếu… Thông tin, hình ảnh từ Viện kiểm sát Nghệ An liên quan cuộc tuyệt thực của […]

  9. Hà Miễng says:

    Tôi đòi hỏi phải thả Điếu cày Nguyễn văn Hải.
    Cảm ơn 7 trí thức yêu nước đã ra thông báo để mọi người biết.

  10. Vũ Ngày Mai says:

    Yêu cầu nhà cầm quyền VN trả tự do cho anh Nguyễn Văn Hải.

  11. Cu Huy Ha Vu tuyệt thực khuất phục được sự tàn bạo chuyên chinh vô sản.
    lần này, việt cọng quyết xâm phạm nhân quyền bất chấp Điếu Cày nguy kĩch bước sang ngày thú 32 tuyệt thuc, dỂ phá vỡ cuộc đi Mĩ của chu tịch nước 4Sang

  12. MC says:

    Phản đối chế độ nhà tù của chính quyền CHXHCNVN. Tự do cho Nguyễn Văn Hải(Điếu Cầy)

  13. Phạm Lâm says:

    Công lý cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải- Điếu Cày

  14. The Bell says:

    Thật đau lòng !
    Tôi chẳng biết làm gì bây giờ cả, chỉ biết dõi theo tình hình chuyển biến thế nào thôi. […]

  15. Alabama says:

    Những người dân Vệt Nam còn có nhận thức về Đồng bào, Nhân dân và Đất nước hãy lên tiếng mạnh mẽ, tạo nên một phong trào ủng hộ Điếu Cày rầm rộ trên không gian internet để cứu mạng sống của “Tù nhn Lưng tâm” Nguyễn Văn Hải! Nếu chinh quyền này có thể giết chết Nguyễn Văn Hải bằng cách này thì họ sẽ tiếp tục làm như vậy, cho đến con số khoảng 170.000 người (CCRĐ) hay 3 triệu người (Nội chến 2 miền)thì họ sẽ tuyên bố sai lầm, nhận lỗi và rút khăn ra lau nước mă!
    Không! Chúng ta không cho phép họ làm như vậy nữa! Mỗi cá nhân hãy lên tiếng kịch lệt phản đối hành đông bất nhân này của nhà cầm quyền, góp phần thức tỉnh lương tâm đã hoen ố của họ, không cho phép họ làm đối xử tàn ác với người dân, và đánh thức lương tri của cộng đồng quốc tế!
    Hãy cùng nhau cứu lấy Điếu Cày!

  16. binhloanvien says:

    Chính quyền này là một bầy sói đội lốt người!

  17. Phạm Đình Trọng says:

    Cảm ơn các Anh, các Chị Nguyễn Thúy Hạnh, Phan Trọng Khang, Vũ Quốc Ngữ, Đặng Bích Phương, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Hữu Vinh đã mang hồn thiêng của núi sông Việt Nam, đã mang khí phách của giống nòi Việt Nam, đã mang hào khí của lịch sử Việt Nam và đã mang tình cảm của chúng tôi đến với một người Việt Nam nghĩa cả Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

  18. T.T. says:

    Trong số mấy ngài “tứ trụ” hiện giờ, có TT Nguyễn Tấn Dũng là cựu chiến binh chống Mỹ đấy, sao không một mảy may động lòng trước đồng đội cùng chiến hào? Mấy ngài kia chưa một lần cầm súng, chưa biết thế nào là hi sinh đổ máu, chưa biết thế nào là tình đồng đội đã đành…
    Hay chính ngài lại là người ra tay trừng trị mạnh nhất?
    Đồng đội cùng chiến hào bảo vệ đất nước nay đã bị đẩy về 2 ngả: Dâng đất nước cho Tàu cộng >< Đuổi sạch Tàu cộng ra khỏi đất nước.
    Thật đau lòng khi nhắc Nguyễn Văn Hải – Điếu Cày với cái danh xưng “cựu chiến binh, chiến sĩ đặc công “!

  19. Bao công VN says:

    Đề nghị bằng mọi cách, bà con hãy gửi đơn này cho tổng thống Obama để ông ấy biết sự đẹp mặt của nhà cầm quyền VN hiện nay trong cuộc gặp cậu sang.

  20. […] THÔNG BÁO KHẨN VỀ VỤ TUYỆT THỰC CỦA TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM NGUYỄN VĂN HẢI – ĐI… (Ba Sàm). – Phỏng vấn BS Phạm Hồng Sơn: ‘Cần khẩn cấp can thiệp cho […]

  21. Xóa Điều 4 hiến pháp says:

    căm ghét cái lũ “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” (theo điều 4 hiến pháp) quá!

  22. FAQ says:

    Một Đảng đã từng tham gia cùng các đảng phái khác trong cuộc kháng chiến chống thực dân ngày trước, dần dần tận dụng cơ hội để vươn lên cướp chính quyền, đã đi chệch những bước nhỏ từ những ngày đầu tiên để rồi sai một li đi một dặm đến ngày nay: khi đã ở trên đỉnh cao quyền lực đã từng bước dần dần bộc lộ các nhược điểm chết người dẫn đến các thối nát hư hỏng và tàn ác của những tầng lớp cai trị kế thừa ngày nay.

    Ở một số hoàn cảnh, đôi khi lịch sử lại là những đường tròn khép kín. Người ta sẽ kinh ngạc thực sự – nhất là tầng lớp trẻ VN hiện nay – nếu vô tình có dịp nghiên cứu và so sánh bối cảnh xã hội của Việt Nam hơn nữa thế kỷ trước và xã hội hiện nay một cách có hệ thống: hầu như tất cả những cáo trạng đanh thép và có hệ thống về những bất cập xã hội trên mọi mặt, những tội ác của chính quyền thực dân (cả binh lính lẫn cảnh sát), nỗi thống khổ của người dân Việt Nam của một thuộc địa mất tự do ngày đó…. đều có một sự giống nhau lạ lùng với những khía cạnh tương đương đó trong xã hội Việt Nam ngày nay. Khác biệt quan trọng nhất là sự liên quan giữa kẻ cai trị và người bị trị: thời đó bên cai trị là những kẻ thực dân da trắng mắt xanh mũi lõ và bên bị trị là những người Việt da vàng mũi tẹt, còn ngày nay bên cai trị – ngạc nhiên thay- lại là những người Việt “cách mạng xã hội chủ nghĩa đang đi vào chu kỳ thoái hóa” đáng ghê tởm của nó, và bên bị trị lại là những người dân Việt cũng da vàng mũi tẹt sống trên dãi đất hình chữ S như họ, được tuyên truyền là những kẻ đang được tận hưởng một thứ tự do “gấp vạn lần tư bản” do những cuộc Cách mạng đem lại!

    Suốt thời kỳ thuộc địa cho đến cuộc chiến tranh Việt Nam sau này, người ta chưa có thuật ngữ “tù nhân lương tâm”; và sau năm 1975 chỉ tồn tại tại Sài gòn cái gọi là “Viện Bảo tàng Tội Ác Mỹ ngụy” do những người Giải phóng lập nên, nay được đổi tên là “Viện Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” sau khi VN và Mỹ bang giao trở lại một cách muộn màng. Và nếu sau này, khi VN đã có tự do thực sự, thì sẽ lại có một bảo tàng khác: Viện Bảo tàng tội ác của Đảng và Chính quyền đang cai trị VN hiện tại; rồi có lẽ sự giống nhau về mức độ tội ác mà hai bảo tàng đó thể hiện – không nằm ngoài qui luật- cũng sẽ làm người ta kinh ngạc.

    Tôi tin rằng đang có những người cố gắng thu thập hiện vật cho viện Bảo tàng tương lai đó của người Việt. Bên cạnh những cái chết được giải thích lúng túng trong các đồn công an khắp nước, bên cạnh nỗi thống khổ tuyệt vọng vô bờ bến của những đoàn người nghèo khổ bị cướp đất đai ruộng vườn đầm tôm…đang lang thang khắp các Trạm Tiếp nhận khiếu nại của Đảng và Chính quyền, bên cạnh sự phá sản mọi mặt của xã hội như đạo đức, giáo dục, y tế…, bên cạnh những chợ người ô nhục của phụ nữ Việt nơi xứ người…, thì chắc chắn sẽ có hình ảnh của tù nhân lương tâm nổi tiếng Điếu Cày. Những kẻ cai trị sẽ để cho anh chết, trong cái bối cảnh pha trộn của sự tàn ác của những nhóm nhận lệnh mù quáng muốn lập công, sự tranh chấp phe phái kịch liệt trong nội bộ cấp cao của Đảng, sự thờ ơ nhắm mắt làm giàu của những lãnh đạo bàng quang, sự thiếu thông tin và bạc nhược của những lãnh đạo cấp cao còn chút lương tri nhưng vẫn còn mù quáng với chủ nghĩa CS và vẫn muốn giữ ghế….

    Hãy cố gắng có được những hình ảnh của anh ấy (Điếu Cày) trong lao tù. Đối với tôi, đó luôn là một người lương thiện và can đảm, bất khuất, đang lớn hơn chúng ta rất nhiều mà có lẽ chính anh cũng không biết!

    • Nho que says:

      Hoàn toàn đồng ý với FAQ.
      Cách đây mấy năm tôi có đọc một tác phẩm kể về 6 tội ác của phát xít Đức. Y chang như đang kể tội đảng CS!
      Xin nguyện cầu cho anh hùng Điếu Cày đạt được tâm nguyện của mình!

      • FAQ says:

        Đúng vậy bạn ạ, họ biết trước là lịch sử chắc chắn sẽ đến ngày có sự phán xét, cũng như phát xít của thế kỷ trước. Nhưng – như người hút thuốc lá tự an ủi mình- ngày đó họ nghĩ là vẫn còn lâu bởi vì các lực lượng chuyên chính của chế độ vẫn còn nguyên vẹn và được ưu ái kỹ lưỡng. Còn bây giờ thì hưởng thụ cái đã, hưởng thụ và lên mặt trịch thượng với dân chúng, an tâm với một lời tự an ủi của đa số ĐV CS đang nắm quyền hiện nay là mình dốt nhưng những đồng chí trên cao còn dốt hơn mà có sao đâu? Vã lại, càng lên cao thì lại càng giàu! Việt Nam ta, Đảng ta nó như vậy đấy! Có sao đâu!

        Đôi khi, ngày phán xét đó sẽ đến nhanh tới mức không ngờ, và theo Einstein, thời gian cũng chỉ có ý nghĩa tương đối thôi.

 

Leave a Reply

Thông cáo báo chí (số 1 và bổ sung) – vụ Đoàn Văn Vươn – BS

29 Th7

Thông cáo báo chí (số 1 và bổ sung) – vụ Đoàn Văn Vươn

Posted by basamnews on July 28th, 2013

Về hai vụ án liên quan đến vụ cưỡng chế ngày 5/1/2012 tại Tiên Lãng, Hải Phòng được xét xử phúc thẩm

Hải Phòng, ngày 28/07/2013

Thay mặt các bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn), bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý), tôi – Luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các ông bà này trong hai vụ án trên, xin thông tin như sau đến các cơ quan báo chí, truyền thông, mạng xã hội trước ngày xét xử phúc thẩm vụ án mà các ông bà này là những bị cáo đã kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa án Hải Phòng:

1. Vụ án xét xử phúc thẩm Đoàn Văn Vươn và một số thân nhân khác (“Vụ án Đoàn Văn Vươn 1”) được Tòa phúc thẩm khu vực 1 Tòa án nhân dân tối cao bắt đầu tiến hành vào 7h30 sáng ngày 29/07/2013 tại trụ sở Tòa án nhân dân Hải Phòng. Các luật sư Hà Huy Sơn, Nguyễn Hà Luân, Vũ Văn Lợi, Nguyễn Việt Hùng, Trần Vũ Hải đã nhận bào chữa miễn phí cho các bị cáo trong phiên tòa phúc thẩm này.

2. Các luật sư đã gửi yêu cầu Tòa phúc thẩm triệu tập đầy đủ những người được coi là người bị hại, người làm chứng, và nhiều người, cơ quan liên quan đến Vụ án Đoàn Văn Vươn 1, trong đó có các ông Lê Văn Hiền – nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Nguyễn Văn Khanh – nguyên phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Phạm Xuân Hoa – nguyên Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Tiên Lãng, Lê Văn Liêm – nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, đại diện các cơ quan: UBND huyện Tiên Lãng, Ban chỉ huy Quân sự huyện Tiên Lãng, Công an huyện Tiên Lãng, Giám định viên súng đạn Lê Viết Cần. Chúng tôi được biết Giám định viên súng đạn Lê Viết Cần đã được Tòa phúc thẩm triệu tập để tham gia phiên tòa phúc thẩm này.

3. Do Tòa cấp sơ thẩm đã không tạo điều kiện (thực tế đã cản trở) cho nhiều người muốn tham dự phiên tòa sơ thẩm Vụ án Đoàn Văn Vươn 1, nên 17 người thân và 13 đồng nghiệp của các bị cáo và một số người khác đã có đơn yêu cầu Tòa phúc thẩm tạo điều kiện để họ tham dự phiên tòa phúc thẩm này. Đến nay, thư ký của Tòa phúc thẩm cho biết, việc tạo điều kiện này thuộc trách nhiệm của Công an Hải Phòng. Luật sư Trần Vũ Hải đã có đơn đề ngày 25/07/2013 gửi Giám đốc Công an Hải Phòng và Tòa phúc thẩm yêu cầu các cơ quan này tạo điều kiện cho những người trên tham dự phiên tòa. Chúng tôi hy vọng, sáng ngày 29/07/2013, hai cơ quan này sẽ thực hiện theo đúng quy định của Điều 18 Bộ Luật Tố tụng hình sự: “Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự…”.

 

Trân trọng

Thay mặt các bà Nguyễn Thị Thương, Phạm Thị Báu (tức Hiền)

Luật sư Trần Vũ Hải

——————————

THÔNG BÁO BỔ SUNG THÔNG CÁO BÁO CHÍ (SỐ 1)

(về hai vụ án liên quan đến vụ cưỡng chế ngày 5/1/2012 tại Tiên Lãng, Hải Phòng được xét xử phúc thẩm)

Hải Phòng, tối ngày 28/07/2013

 

Vào chiều tối 28/07/2013, Luật sư Trần Vũ Hải và Đại tá Nguyễn Đăng Quang đã có một buổi gặp gỡ nói chuyện thân mật với Thiếu Tướng Đỗ Hữu Ca – Giám đốc sở Công an Thành phố Hải Phòng tại trụ sở Công an Thành phố Hải Phòng. Trong buổi gặp này, Luật sư Trần Vũ Hải đã đề nghị Công an Thành phố Hải Phòng tạo điều kiện để thân nhân, đồng nghiệp của các bị cáo, thư ký của các Luật sư và một số người quan tâm đến vụ án được dự phiên tòa phúc thẩm vụ Đoàn Văn Vươn 1. Tướng Ca cho rằng vụ án này xét xử công khai, và mọi người đều được tham dự, tuy nhiên do chỗ ngồi trong phòng xử có hạn nên sẽ ưu tiên cho những người đã được Tòa án mời. Đại Tá Quang cho biết có 19 thân nhân và 13 đồng nghiệp của các bị cáo, và một số người khác rất muốn tham dự phiên tòa phúc thẩm vụ Đoàn Văn Vươn, để tránh việc bị công an Thành phố Hải Phòng cản trở ở ngoài khu vực tòa án, rất mong Tướng Ca có ý kiến. Tướng Ca khẳng định sẽ chỉ đạo cho cấp dưới tạo điều kiện cho những người này, trong đó có Đại tá Quang vào tham dự phiên tòa phúc thẩm. Luật sư Hải và Đại tá Quang đã cám ơn Tướng Ca, và tin rằng thân nhân, đồng nghiệp của các bị cáo và những người khác muốn tham dự phiên tòa sẽ không bị cản trở để dự phiên tòa phúc thẩm vụ Đoàn Văn Vươn 1 sáng ngày 29/07/2013.

 

Trân trọng.

Luật sư Trần Vũ Hải

    • infooption
    • Click here to enable the button
      Twitter Dummy Image
    • Click here to enable the button
      Facebook Dummy Image

When you activate these buttons by clicking on them, some of your personal data will be transferred to third parties and can be stored by them. More information here.

This entry was posted on Sunday, July 28th, 2013 at 14:45 and is filed under Cưỡng chế đất đai, Pháp luật. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

13 Responses to “1924. Thông cáo báo chí (số 1 và bổ sung) – vụ Đoàn Văn Vươn”

 
  1. Bây giờ về già tôi mới thấy tiếc cho mình lúc trẻ đã không học trường luật để những năm tháng này đi bào chữa miễn phí cho những người có hoàn cảnh như anh Đoàn Văn Vươn.Chúc các luật sư Hà Huy Sơn, Nguyễn Hà Luân, Vũ Văn Lợi, Nguyễn Việt Hùng, Trần Vũ Hải đủ đầy sức khỏe, minh mẫn để chiến thắng.

  2. minhr says:

    Hãy đợi đấy! sẽ không còn chỗ cho các vị vì chỗ ngồi đã được đám AN thường phục và quần chúng tự phát chiếm hết rồi .

  3. vo uy says:

    Mong sao dong bao minh ve tham du that dong de ung ho cac ba vo anh Vuon, anh Quy.. Mot cong dan luong thien co cong trong chueyn lan bien de trong cay, nuoi hai san nhu anh Doan van Vuon ma gio nay vuong vong tu toi,, Noi de thay cho cai de csvn no khon nan nhu the nao..
    Da dao Cong san vn.. Bon chung bay se bi nhan dan vn dung len dao thao trong mot ngay gan day,, Chung bay chi ban nuoc hai dan va chang lam nen duoc chuyen cong ich gi cho dat nuoc,,

  4. Đặng Hải says:

    Đừng bao giờ tin lời Đại Ca, những gì đai ca đã nói và làm chúng ta đã thấy, xử xong sơ thẩm đã lên tướng, nếu xử êm vụ này đại ca sẽ được lên TW.

  5. Lê Hùng says:

    Tôi xin bày tỏ lòng trân trọng đối với các luật sư tham gia biện hộ cho gia đình anh Vươn. Mong rằng gia đình anh Vươn được đối xử công bằng.
    Nhưng thành thực mà nói, tôi không hy vọng gì công lý sẽ được tôn trọng trong cái hệ thống bát nháo này. Tam quyền không phân lập, bè nhóm cấu kết vì tham danh ham lợi, thì làm gì có công lý!
    Mong sao người dân đoàn kết và bảo vệ nhau, tranh đấu quyết liệt cho quyền làm người của mình.

  6. Nhi Mai says:

    Tôi nghĩ ông Ca mới được phong hàm tướng phải chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh để phiên tòa xét xử công khai được mọi người công nhận là công khai một cách thuyết phục.

  7. Yêu nước says:

    “Đại Ca” vừa được thăng cấp tướng (vì đã viết xong giáo trình thuộc đề tài khoa học cấp nhà nước về trận đánh “hay”, đánh “đẹp” ở Tiên Lãng) nên có lẽ sẽ cao hứng chấp nhận đơn của các LS, để cho những người thân và bạn bè của gia đình ông Vươn được (và phải được) vào dự phiên phúc thẩm.

  8. hon says:

    tôi nghĩ cơ quan pháp luật sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho nhân dân đến xem và học tập để biết pháp luật mà sống theo luật pháp

    • Chusau says:

      Bác vẩn ngây thơ với VC quá ! Tội nghiệp cho những lòng tin … không logic ! Chờ xem phiên tòa gọi là công khai nầy.

      • Bá Văn says:

        Thôi thì hãy cứ thử tin một lần nữa xem sao. Đã bao lần mất niềm tin rồi thì dù có mất thêm một lần nữa coi như là chuyện nhỏ.

        • T[…] THAMNHUNG says:

          Ngay cả cái thằng làm thi hành pháp luật còn không tuân thủ pháp luật thì làm sao trách người dân ? nếu cần thì phải bắt những thằng thi hành pháp luật cải tạo làm gương cho những kẻ khác .

  9. Khach says:

    Cam on cac luat su da dung cam giup do nhung nguoi dan VN doi lai CONG LY, trong che do DOC DOAN, BAT CONG cua Dang doc tai, khong phai cua Nhan dan.

Cụ già bán chanh bên cây xăng Đội Cấn rúng động cư dân mạng – Vnn

29 Th7

Cụ già bán chanh bên cây xăng Đội Cấn rúng động cư dân mạng

“Cô ơi mua chanh cho em, chú ơi mua chanh cho em, chanh rẻ lắm 10 nghìn / 15 quả…” – bà cụ cất giọng run run mời khách khiến ai nghe cũng thấy xót lòng.

Khi thành phố lung linh với đủ sắc màu rực rỡ của ánh đèn thì tại một góc nhỏ của cây xăng ( cạnh chợ Cống Vị – Đội Cấn) bà cụ vẫn ngồi đó, vẫn miệt mài chào khách mua chanh. Vào thời điểm 7-8 giờ tối khi mọi người đang tất tả lo bữa cơm cho gia đình sau một ngày làm việc, thì đối với bà cụ đấy mới là thời gian để cụ bán chanh kiếm tiền mưu sinh.

cụ già
 

Bà cụ năm nay hơn 80 tuổi. Không ai biết tên cụ là gì, chỉ biết rằng cụ đã bán chanh ở đây được nhiều năm. Với dáng người nhỏ bé, cụ ngồi lọt thỏm trong một góc của cây xăng. Lưng cụ đã còng, mặt đã hằn nhiều vết nhăn, bàn tay nhỏ bé dường như chỉ có da bọc xương luôn mải miết lau từng quả chanh nhỏ. Khi chúng tôi hỏi cụ thì cụ không nghe thấy gì, chỉ luôn miệng nói: “ Mua chanh cho em, em cảm ơn,…”.

Người dân ở đây không ai biết rõ hoàn cảnh của cụ, cũng không biết nhà cụ ở đâu. Họ cũng chỉ biết sơ sơ về cụ. Một người bán hàng gần đấy cho biết : Bà cụ còn có một người chồng bị bệnh ung thư. Ai biếu cụ quà bánh cụ đều để dành mang về cho người chồng đau ốm. Chị cho biết thêm, con cái cụ cũng khá giả, có nhà cho thuê hàng chục triệu một tháng.

cụ già
 

Người dân ở đây cũng nói rằng bà cụ không nhận tiền của ai, bà chỉ nhận tiền khi họ cầm chanh của bà. Khi được mọi người trong chợ biếu rau hay hoa quả cụ đều dành dụm để bán lại. Có khi là quả bí hay vài mớ rau…

Bài và ảnh: Liên Liên – Lê Mến

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sang trang mới – Vnn

29 Th7

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sang trang mới

– Điều đem lại nhiều lạc quan nhất sau chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Hoa Kỳ không hẳn nằm ở những chữ ký và biên bản làm việc giữa hai bên.

Cuộc gặp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Barack Obama tại phòng bầu dục Nhà Trắng chỉ kéo dài hơn kém một tiếng đồng hồ, nhưng kết quả là lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã bước sang trang mới.

chủ tịch nước, Trương Tấn Sang, Obama, John Kerry, Clinton
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama tại phòng bầu dục Nhà Trắng ngày 25/7.Ảnh: Getty Images

Chuyến công du của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đã đem lại tất cả những gì được mong đợi trước lúc lên đường: một tuyên bố chung nâng tầm lên quan hệ đối tác toàn diện, một cam kết hoàn thành đàm phán TPP trước cuối năm nay, và rất nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế – thương mại có ý nghĩa thiết thực với sinh nhai của hàng triệu nông dân, công nhân ở bên này và bên kia bờ Thái Bình Dương.

Báo chí thế giới đã không lầm. Đây là một thắng lợi chung (win-win) của hai đất nước từng đối đầu nhau trong cuộc chiến khốc liệt kết thúc hơn 30 năm trước, và mới chỉ thực sự hàn gắn quan hệ từ 18 năm nay.

Chặng đường tất nhiên không êm ả, thuận chiều như cuộc hòa giải mà nước Mỹ trên thế thượng phong dành cho các cựu thù thời Thế chiến II.

Thương tổn do chiến tranh Việt Nam để lại cho nước Mỹ đã khiến công cuộc bình thường hóa trong nhiều nhiều năm trở thành con tin của việc tranh giành lá phiếu cử tri.

Những hồ sơ dân chủ, nhân quyền, tôn giáo – rất quan trọng ở một quốc gia đã đưa những giá trị đó lên bàn thờ phụng thần thánh – góp thêm phần chia rẽ khi phải ứng xử trước một hình thái chính trị và ý thức hệ khác biệt.

Chưa nói đến những toan tính địa-chính trị của tam giác Mỹ-Trung-Xô giai đoạn cuối chiến tranh lạnh càng làm phức tạp bài toán đi tìm “con đường ngắn nhất từ Hà Nội tới Washington DC”.

Dễ hiểu vì sao mỗi bước tiến trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lại nhạy cảm với dư luận ở cả hai nước và dưới con mắt quan sát của thế giới như vậy. Hóa giải được áp lực đó là một trong những chìa khóa thành công khi xử lý vấn đề Việt Nam của các chính quyền từ Bush (cha) tới Clinton, qua Bush (con) và nay là Obama.

Năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ tái lập các mối dây chính thức. Từ đó đến nay đã có rất nhiều nỗ lực vun đắp cho tình hữu nghị, hợp tác còn non nớt giữa hai nước. Nhưng phải đến năm 2013 này, với sự có mặt của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng, lần đầu tiên, các hoạt động của nguyên thủ Việt Nam đã hòa chung vào dòng thời sự quốc tế theo thông lệ phổ biến, xa rời những khách khí, có phần cứng nhắc, ngượng nghịu của buổi ban đầu.

Sẽ còn nhiều diễn giải và bình luận về hành động của Chủ tịch Trương Tấn Sang chia sẻ cùng Tổng thống Obama bức điện tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry S. Truman năm 1946. Cơ hội hợp tác bị bỏ lỡ hơn 60 năm trước nay là dịp để đương kim lãnh đạo Việt Nam nhắn nhủ về sự cần thiết bồi đắp một nền tảng mới cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Lại có thể hiểu nó hàm ý rằng vai trò lãnh đạo thế giới mà nước Mỹ luôn tự nhận lãnh kể từ sau năm 1945 phải dựa trên căn bản tôn trọng quyền dân tộc tự quyết, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, như Hồ Chí Minh từng dẫn dụ theo tinh thần của hai bản Hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco trong bức thư nêu trên

Tuyệt vời hơn nữa là người đối thoại – chủ nhà cũng tỏ ra biết “tung hứng” không kém khi nhắc lại mối liên hệ cảm hứng giữa hai bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và Việt Nam, giữa Hồ Chí Minh – người sáng lập nước Việt Nam hiện đại, với Thomas Jefferson – bậc quốc phụ tôn kính của Hoa Kỳ.

Sự dễ dàng của lời nói sẽ chỉ là sáo rỗng nếu thiếu những điểm nhìn – quy chiếu tiệm cận như thế. Và người ta có quyền hy vọng một nhận thức chung về quá khứ và hiện tại được đặt trên sự thông hiểu, tương tác cá nhân giữa những nhà chính trị hai nước sẽ dẫn đến những thành tựu thực chất trong tương lai.

Nhân tố con người trên thực tế đã và đang đóng vai trò then chốt trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Thành công của chuyến thăm cấp nhà nước lần này liệu có thể trọn vẹn nếu một nhân vật khác lèo lái nền ngoại giao Hoa Kỳ thay cho ông John Kerry, và trước ông là bà Hillary Clinton?

Những người bạn của Việt Nam, cho dù là bạn cũ, hay bạn “chưa được kết bạn” phỏng theo cách nói của Ngoại trưởng Kerry, rất cần sự cởi mở, chủ động từ phía “đối tác toàn diện” mới giao kết.

Cuộc hội ngộ của Chủ tịch Trương Tấn Sang với ông bà Clinton dù nhìn dưới góc độ nhân văn hay “ngoại giao bên lề” đều cho thấy phong cách ngoại giao của Việt Nam đã đạt tới độ “chín” để có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng, trong sự tin cậy cho bạn bè, đối tác.

Do vậy, điều đem lại nhiều lạc quan nhất sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam tới Hoa Kỳ không hẳn nằm ở những chữ ký và biên bản làm việc giữa hai bên.

Hay nói đúng hơn, những chữ ký đó không nói hết được ý nghĩa lớn nhất của sự kiện này, thực sự đã gói trong hai chữ “bình thường”, theo nghĩa nó là đích đến cuối cùng của tiến trình bình thường hóa, khi cả người dân và các nhà lãnh đạo của chúng ta có thể nhìn thẳng vào nhau nói như những người bạn chân thành.

Xuân Linh

Chủ tịch nước mời gia đình Clinton thăm lại VN

Những cuộc lấn chiếm của Trung Quốc – Vnn

29 Th7

Những cuộc lấn chiếm của Trung Quốc

Phương pháp tiếp cận láng giềng tốt bắt đầu thay đồi từ thập kỷ trước vì lãnh đạo Trung Quốc tin rằng cuối cùng thời cơ của Trung Quốc đã đến.

Theo cách Trung Quốc cướp lấy đất đai xuyên qua dãy Himalaya trong thập niên 1950 bằng việc phát động các cuộc xâm chiếm ngấm ngầm và bây giờ họ tiến hành những cuộc chiến lén lút không bắn một phát súng nào nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Hoa Đông và Biển Hoa Nam (Biển Đông Việt Nam), trên biên giới với Ấn Độ và trên các dòng sông quốc tế.

Mặc dù Trung Quốc từ một quốc gia nghèo trỗi dậy trở thành cường quốc kinh tế thế giới nhưng các yếu tố chính trong lãnh đạo quốc gia và học thuyết chiến lược vẫn không hề thay đổi.

Từ thời Mao Trạch Động Trung Quốc đã từng bám sát lời khuyên trong Binh pháp Tôn Tử “Không đánh mà thắng mới là cách tốt nhất.”

Phép dùng binh này liên quan đến việc đánh thắng kẻ địch bằng sự bất ngờ qua việc khai thác điểm yếu của kẻ thù và chớp lấy thời cơ cũng nhưqua việc ngụy trang công bằng thủ. Tôn Tử đã nói “Tất cả các cuộc chiến đều dựa trên sự lừa bịp”. Chỉ khi cuộc chiến lén lút không thể đạt được mục tiêu đề ra thì mới phát động cuộc chiến công khai.

Trung Quốc đã dàn dựng các cuộc chiến tranh quân sự công khai ngay cả khi đất nước họ còn nghèo và nội bộ còn bất ổn. Một báo cáo của Lầu Năm Góc đã nêu việc TQ tấn công phủ đầu vào các năm 1950, 1962, 1969 và 1979 như là những ví dụ về tấn công được ngụy trang bằng phòng thủ [bảo vệ]. Và cũng có thể kể thêm vào đó cuộc tấn công bằng vũ lực của Trung Quốc chiếm Quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Đá Gạc Ma (Johnson Reef) vào năm 1988, Đá Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm 1995 và Bãi cạn Scarbourough vào năm ngoái (2012, ND).

Tuy nhiên, một  thế hệ sau khi Đặng Tiểu Bình củng cố xong quyền lực, Trung Quốc chủ động đề cao mối quan hệ láng giềng tốt với các nước Châu Á nhằm tập trung phát triển kinh tế nhanh chóng. Chiến lược này cho phép Bắc Kinh tích lũy sức bật kinh tế và chiến lược trong khi cho phép các nước láng giềng thúc đẩy kinh tế mình lên bằng cách bám theo sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc.

Trung Quốc, Philippine, biển Đông

Phương pháp tiếp cận láng giềng tốt bắt đầu thay đồi từ thập kỷ trước vì lãnh đạo Trung Quốc tin rằng cuối cùng thời cơ của Trung Quốc đã đến.

Một trong những tín hiệu đầu tiên là sự phục hồi yêu sách âm ỉ lâu dài đòi chủ quyền bang Arunachal Pradesh vùng Đông Bắc Ấn Độ hồi năm 2006. Bằng chứng tiếp theo là việc chuyển qua cách tiếp cận “phô trương cơ bắp”, với việc TQ sẵn sàng tấn công giành lãnh thổ với nhiều nước láng giềng và mở rộng “lợi ích cốt lõi”. Và năm ngoái (2012, ND), Trung Quốc chính thức đưa yêu sách đường lưỡi bò theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển đòi chủ quyền hơn 80% Biển Đông.

Từ việc sử dụng sức mạnh thương mại để gây tổn thương đối phương tới khai thác tính độc quyền toàn cầu về sản xuất các nguồn tài nguyên sống còn như các khoáng sản dạng đất hiếm. Trung Quốc đã đóng vai trò mạnh mẽ hơn, làm tăng mối quan ngại ở Châu Á và ở phạm vi rộng lớn hơn. Thực tế, Trung Quốc càng mở cửa làm ăn kinh tế theo phương Tây thì tư tưởng chính trị càng Tầu hơn. Tầng lớp có quyền lực của Trung Quốc, bằng cách quay lưng lại với học thuyết Marxist được nhập khẩu từ Phương Tây, đang đưa chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc vào trung tâm của tính chính đáng chính trị. Kết quả là sự quyết đoán mới của Trung Quốc trở nên ngày càng gắn bó với sự đổi mới quốc gia.

Trên bối cảnh này, việc Trung Quốc gia tăng sử dụng cuộc chiến lén lút nhằm đạt được các mục tiêu chính trị và quân sự đang trở thành một nguồn bất ổn chiến lược chính ở Châu Á. Các công cụ được tận dụng rất đa dạng từ việc tiến hành các cuộc chiến tranh kinh tế tới việc tạo ra tầng lớp chiến binh lén lút mới dưới vỏ bọc là các cơ quan bán quân sự như Cục An toàn Hàng hải (the Maritime Safety Administration), Cơ quan Kiểm ngư (the Fisheries Law Enforcement Command) và Cục Hải dương Quốc gia (the State Oceanic Administration).

Các cơ quan này với sự hỗ trợ của Hải quân Trung Quốc đang trong đội quân làm thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho Trung Quốc ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) và Biển Hoa Đông. Trung quốc đã đạt được một số thành công rồi và các thành công đó khuyến khích họ theo đuổi sự quyết đoán đa phương chống lại nhiều nước láng giềng cùng một lúc.

Ví dụ sau cuộc dằng co nhiều tháng với Philippines, Trung Quốc đã kiểm soát thực tế Bãi Scarborough từ năm ngoái (2012, ND) bằng cách dàn đội tầu xung quanh bãi đó và từ chối không cho đối phương tiếp cận. Ngư dân Philippines không còn có thể vào khu vực đánh bắt cá truyền thống của mình được nữa.

Với các tàu Trung Quốc nằm bao vây, Philippines đã bị đối mặt chỉ với một lựa chọn chiến lược: hoặc chấp nhận thực tế do Trung Quốc áp đặt hoặc chấp nhận nguy cơ nổ ra chiến tranh.

Thậm chí khi Trung Quốc đã làm thay đổi hiện trạng trên thực tế trên hiện trường, Mỹ hầu như đã không trợ giúp gì cho đồng minh của mình là Philippines. Mỹ cứ giục hai bên kềm chế và cẩn trọng sau khi một tàu chiến của Philippines chuẩn bị tấn công vào các tàu của Trung Quốc gần bãi ngầm một năm trước, sự việc này thúc đẩy Trung Quốc tấn công Philippines trên lĩnh vực kinh tế.

Bắc Kinh đã tìm cách làm phá sản nhiều chủ vườn trồng chuối ở Philippines và tấn công vào ngành công nghiệp du lịch ở Philippines bằng cách hạn chế nhập khẩu chuối và ra khuyến cáo hạn chế du lịch tới Philippines. Bãi cạn này nằm cách xa lục địa Trung Quốc trên 800 km nhưng nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo Công ước luật biển.

Trong cuộc chiến lén lút của Trung Quốc nhằm tranh giành quyền quản lý mấy thập kỷ của Nhật Bản đối với Quần đảo Senkaku, Bắc Kinh đã giành được thành công trong bước đầu, làm cho cộng đồng quốc tế nhận biết về sự tồn tại của tranh chấp [ở đây]. Theo nghĩa đó, cuộc chiến tranh xói mòn mà Trung Quốc tiến hành chống Nhật Bản trên quần đảo Senkaku đã khuấy động lên hiện trạng tranh chấp.

Bằng cách điều các tầu tuần tiễu thường xuyên đến quấy nhiễu vùng nước xung quanh quần đảo vào mùa thu năm ngoái (2012), và bằng cách cố tinh vi phạm vùng không phận của quần đảo, Bắc Kinh đã phớt lờ nguy cơ một cuộc cuộc xô xát có thể diễn biến ngoài tầm kiểm soát kéo theo hậu quả thảm khốc. Quả thực Trung Quốc đã thực hiện hành động khiêu khích liều lĩnh vào đầu năm nay (2013) khi tầu Trung Quốc chĩa ra đa định vị mục tiêu tấn công vào một tầu Nhật Bản, một hành động tương tự với việc người bắn tỉa chỉnh chấm đỏ trong máy ngắm laser ngay vào trán của một mục tiệu chọn trước!

Cuộc chiến lén lút chống lại Nhật Bản cũng xuất hiện dưới dạng chiến tranh kinh tế, với việc Trung Quốc tẩy chay không chính thức hàng hóa của Nhật Bản dẫn đến sự giảm sút xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản tới Trung Quốc và sự suy giảm việc bán sản phẩm của Nhật sản xuất ở Trung Quốc.

Mỹ đã phản ứng gì đối với tất cả những điều này? Mỹ đã thúc giục cả đồng minh Nhật lẫn đối tác kinh tế Trung Quốc hãy làm dịu cuộc khủng hoảng chính trị đối với quần đảo không người ở này. Bộ trưởng quốc phòng Leon E. Panetta nói với các nhà báo trong chuyến viếng thăm Nhật Bản hồi tháng 9 năm 2012 rằng “Tôi quan ngại khi hai nước này dính vào các khiêu khích theo bất kỳ cách nàođối với quần đảo này và điều đó có thể làm tăng khả năng bên này hay bên kia suy xét nhầm lẫn có thể dẫn đến bạo lực và có thể tạo ra một cuộc xung đột vũ trang.”

Trung Quốc, ngoài việc muốn nắm quyền  bá chủ đối với Biển Hoa Nam và đối với phần lớn Biển Hoa Đông, còn từng bước gia tăng áp lực chiến lược lên Ấn Độ theo nhiều phương diện, bao gồm cả việc gây ra tranh chấp lãnh thổ. Không giống như Nhật Bản, Philippines và một số nước Châu Á khác ngăn cách với Trung Quốc bởi đại dương, Ấn Độ có đường biên giới trên bộ còn tranh chấp với Trung Quốc  dài nhất trên thế giới. Ví thế Ấn dễ bị sức ép quân sự trực tiếp của Trung Quốc hơn.

Bất động sản lớn nhất mà Trung Quốc đang tìm kiếm không phải ở Biển Hoa Nam hay Biển Hoa Đông mà thậm chí không phải là Đài Loan, mà là Ấn Độ, bang Arunachal Pradesh, lớn gấp ba Đài Loan và gấp đôi Thụy Sỹ. Sự căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng với cùng lý do giống như trường hợp ở Biển Hoa Nam và Biển Hoa Đông – thực hiện các động thái phá vỡ hiện trạng.

Mặc dù Chính phủ Ấn Độ chọn cách làm nhẹ bớt hành động của Trung Quốc để không khơi dậy sự gây hấn lớn hơn, những con số theo quan sát từ 2007 cho thấy rằng số các vụ tấn công lén lút của Trung Quốc vào lãnh thổ của Ấn Độ lại gia tăng vào năm ngoái. Với vùng biên cương Himalaya rộng lớn không cư trú được và do vậy khó tuần tra đầy đủ có hiệu quả, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần lẻn qua để châm chọc Ấn Độ đồng thời có thể để dịch chuyển đường biên giới về phía nam.

Trong trường hợp mới đây nhất, một trung đội lính Trung Quốc đã lẻn qua khỏi đường biên giới 10 km xâm nhập vào trong vùng đất tranh chấp ở khu vực Ladakh thuộc bang Kashmir vào một đêm tháng tư, và lập trại ở đó. Sự xâm nhập này đã châm ngòi một cuộc đối đầu quân sự nguy hiểm làm cho Ấn Độ phải gửi gấp quân đội tới khu vực đó.

Như trong trường hợp tranh chấp lãnh thổ trên bộ và trên biển, Trung Quốc tìm cách phá vỡ hiện trạng đối với các dòng sông quốc tế chảy tới các nước láng giềng. Cũng giống như Trung Quốc đã ngấm ngầm xâm nhập vào vùng đất tranh chấp trong quá khứ để thể hiện “việc đã rồi” (fait accompli), Trung Quốc đang tìm cách thay đổi dòng chảy các con sông chảy qua biên giới các nước bằng cách tiến hành các dự án xây dựng đập một cách lén lút.

Trung Quốc đánh giá cao việc khống chế dòng chảy các con sông xuyên qua biên giới các nước trong việc thu đạt đòn bẩy kinh tế chính trị lớn hơn đối với các nước láng giềng. Sức mạnh, quyền khống chế và đòn bẩy là các yếu tố trọng tâm trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Một khi các đập ngăn nước theo kế hoạch trên các con sông liên quốc gia mà hoàn thành thì Trung Quốc sẽ giành được đòn bẩy ngấm ngầm chống lại động thái của các nước láng giềng.

Theo ánh sáng này các mối quan hệ ngày càng ngang ngạnh của Trung Quốc với các nước láng giềng và Mỹ đặc trưng bởi sự giảm sút an ninh và sa sút chuẩn mực được tạo ra để đối mặt với những thách thức mới. Thuyết phục Trung Quốc chấp nhận hiện trạng [đúng với sự thực] trở thành điều mấu chốt cho hòa bình và ổn định ở Châu Á.

Tác giả: Brahma Chellaney. Người dịch: Nguyễn Đức Hùng. Hiệu đính: Phan Song

Brahma Chellaney nhà địa chiến lược, tác giả của “Asian Juggernaut” (Tên cuồng Châu Á) (HarperCollins) và “Biển, Hòa Bình và Chiến Tranh” (Rowman & Littlefield)

Kha Tiệm Ly: GỞI TỐNG GIANG

28 Th7

GỞI TỐNG GIANG

(Kính gởi DU PHONG) 

 

Ngựa hồng chưa nản bước chân bon

Chí đặt non cao  há chịu mòn

Sọt rác quăng đi trò lếu láo        

Tai  trung vứt bỏ chuyện con con      

Đã không ham chút tiền tài bẩn

Thì dễ gì cong ngọn bút son?

Kiếm báu thở dài trong hốc đá,

Đêm đêm còn mộng đỉnh Lương Sơn 

 

Kha Tiệm Ly


KHA TIỆM LY

99/5 Đinh Bộ Lĩnh Phường 2, tp Mỹ Tho Tiền Giang

Tel: 0987  701  952   –   01229  880  130

Email: khatiemly@gmail.com

Bóng đen phía sau bản án Điếu Cày – BLB

28 Th7

Bóng đen phía sau bản án Điếu Cày

 
 
  Với tang chứng rất mơ hồ từ những bài báo của Câu lạc bộ Nhà Báo Tự do (CLBNBTD) mà Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là nhân vật chủ chốt, tòa án của Nhà nước Cộng sản Việt Nam buộc Điếu Cày tội tuyên truyền chống Nhà nước và giáng cho anh 12 năm tù giam, 5 năm quản chế sau tù. Mức án nặng đến man rợ! Vì mức án man rợ không bình thường đó người ta phải truy tìm đến bản chất thật của vụ án Điếu Cày là gì.
Tháng chín năm 2007 Điếu Cày mới lập ra CLBNBTD thì tháng tư năm 2008 anh đã bị bắt vì tội trốn thuế. Bảy tháng hoạt động với ba người đều không có nghề báo. Một người làm kinh doanh. Hai người làm nghề luật. CLBNBTD chưa làm được gì đáng kể, chẳng có bài báo nào để lại được dấu ấn cho CLBNBTD, không gây được chú ý cho người đọc. Vì thế, cố gán cho ba thành viên CLBNBTD tội tuyên truyền chống Nhà nước nhưng cáo trạng cũng không thể nêu được ra bài nào chống Nhà nước và chống Nhà nước như thế nào? Đành phải thống kê ra những con số vô hồn, câm lặng, không nói được điều gì: Số bài viết đăng trên trang mạng CLBNBTD 421 bài, trong đó ba thành viên viết 94 bài, còn 327 bài tải từ các trang mạng khác về. Rồi lại phải nhờ đến cơ quan không có nghiệp vụ pháp lí, không có chức năng, không đủ tư cách và không đủ sức giám định văn bản chính trị là sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sài Gòn giám định những bài viết của CLBNBTD. Thực chất việc giám định chỉ là thủ tục và người giám định chỉ viết theo ý cường quyền. Dù vậy cũng chỉ có được bản nhận định rất chung chung, gượng ép về nội dung chống Nhà nước của CLBNBTD.
 
Tội tuyên truyền chống Nhà nước ở những bài viết của CLBNBTD vu vơ, nhạt nhòa đến mức ngay hệ thống tư pháp Nhà nước rất muốn trị tội Điếu Cày, lúc đầu cũng không thể gán tội cho những bài viết đó vì thế họ phải dựng lên tội trốn thuế.
 
Khi tội trốn thuế được định tên, dù không chấp nhận, gia đình Điếu Cày vẫn xin truy nộp để khắc phục nhưng không được cơ quan tư pháp cho khắc phục mà quyết đưa Điếu Cày ra tòa. Đó cũng là điều vô cùng bất thường. Trốn thuế chỉ là tội kinh tế, không gây nguy hiểm cho xã hội, số tiền lại quá nhỏ, chỉ vài trăm triệu đồng. Quan hệ giữa người dân đóng thuế và Nhà nước thu thuế là quan hệ dân sự, hành chính. Quan hệ giữa người dân có công đóng thuế nuôi Nhà nước và Nhà nước chịu ơn người dân đóng thuế nuôi mình. Người đóng thuế chưa nộp thuế đầy đủ, Nhà nước phải tạo điều kiện và hướng dẫn cho người dân khắc phục số tiền thuế còn thiếu. Không cho người dân được truy nộp thuế, quyết đẩy người dân thành tội phạm, Nhà nước đã hình sự hóa một quan hệ dân sự. Đó là việc cố tạo dựng tội cho người dân lương thiện, cố biến người đang kinh doanh đóng thuế nuôi Nhà nước thành người ngồi không ăn cơm tù để Nhà nước phải nuôi!
 
Tư tưởng chính thống của Nhà nước Việt Nam hiện tại là kiên định chủ nghĩa Mác Lê nin. Viết bài không tán thành nền tảng tư tưởng Mác Lê nin và những chủ trương, chính sách, việc làm theo tư tưởng Lê nin nít thì những bài viết của Điếu Cày và CLBNBTD không thể so được với những bài viết của nhiều người khác đã viết trước Điếu Cày hàng chục năm.
 
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu với những tác phẩm dày dặn đã thẳng thừng bác bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, bác bỏ tư tưởng chính thống của đảng Cộng sản và Nhà nước đương quyền: “Thực chất chủ nghĩa Mác Lê nin chỉ là một khát vọng đẹp đẽ nhưng ảo tưởng, phi khoa học, chống lại qui luật tự nhiên”. Những tác phẩm của tiến sĩ Hà Sĩ Phu như Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ, Chia Tay Ý Thức Hệ như tiếng sét, như tia chớp làm nhiều người Việt Nam bừng tỉnh thoát khỏi cơn mê sảng lầm lạc trong mớ lí thuyết huyễn hoặc của chủ nghĩa Mác Lê nin. Tầng lớp trí thức tiếp nhận những bài viết của tiến sĩ Hà Sĩ Phu như tiếp nhận một chân lí hiển nhiên, một sự thật bình dị mà lâu nay họ không nhận ra.
 
Bác bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, tiến sĩ Hà Sĩ Phu cũng bác bỏ nhiều chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước Cộng sản gây thiệt hại cho nước, gây tai họa cho dân. Những bài viết của tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã giải thiêng chủ nghĩa Mác Lê nin, giải độc cho xã hội Việt Nam, thức tỉnh nhiều người dân Việt Nam, tạo nên một đội ngũ, một lực lượng xã hội đông đảo, mạnh mẽ đòi tự do dân chủ, đòi quyền con người, quyền công dân, đòi đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ sự độc quyền quyền lực của đảng Cộng sản. Những bài viết mang tư tưởng không đồng thuận với đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa của tiến sĩ Hà Sĩ Phu có tác động xã hội sâu rộng và mạnh mẽ như vậy thực sự rất bất lợi cho đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Một Nhà nước quyền uy, say bạo lực, cai trị dân bằng bạo lực chuyên chính vô sản thì không thể tha thứ cho những bài viết của tiến sĩ Hà Sĩ Phu phản bác lại đảng và Nhà nước Cộng sản vậy mà Nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng không thể buộc tiến sĩ Hà Sĩ Phu tội tuyên truyền chống Nhà nước!
 
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu công bố tác phẩm Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ năm 1988, đến cuối năm 1995 bộ máy công cụ bạo lực mới tìm được cơ hội đưa tiến sĩ vào tù bằng một tội từ trên trời rơi xuống. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu đang thong dong đạp xe trên đường phố Hà Nội thì có người đi xe máy cố ý quẹt vào xe ông làm cho ông ngã. Công an giăng sẵn trên đường liền xô lại. Kẻ gây tai nạn thì được tự do. Người bị nạn thì bị bắt giữ đưa về đồn công an. Bản sao bức thư ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Ban Chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam mà công an khám thấy trong túi xách tiến sĩ Hà Sĩ Phu liền được công an sử dụng làm tang chứng cho tội “Có hành vi tiết lộ bí mật Nhà nước” để tiến sĩ Hà Sĩ Phu phải nhận bản án một năm tù giam!
 
Nhắc lai chuyện tiến sĩ Hà Sĩ Phu để càng thấy rằng Điếu Cày không có tội. Buộc cho Điếu Cày tội tuyên truyền chống Nhà nước là hoàn toàn áp đặt, ngang trái, vi Hiến và phiên tòa tuyên Điếu Cày 12 năm tù 5 năm quản chế là phiên tòa không có công lí. Phiên tòa bộc lộ rất rõ mưu đồ độc ác hãm hại một khí phách Việt Nam, một tâm hồn Việt Nam nồng nàn yêu nước.
 
Hoạt động xã hội nổi bật nhất của Điếu Cày không phải là những bài viết trên trang mạng CLBNBTD mà là ở những hoạt động phản đối Tàu Cộng xâm chiếm đất đai, biển đảo Việt Nam.
 
Với chiếc máy ảnh trước ngực, Điếu Cày lặn lội lên mảnh đất đầu cùng của Tổ quốc Việt Nam ở Đàm Thủy, Trùng Khánh, Cao Bằng chụp ảnh thác Bản Giốc, ghi vào hình ảnh một mảnh đất Việt Nam yêu thương đã bị giặc Tàu chiếm đoạt. Thời thực dân Pháp đô hộ dân ta, làm chủ nước ta, toàn bộ thác Bản Giốc còn là của Việt Nam, đường biên giới còn cách xa thác về phía Bắc tới 12 cây số. Thời đảng Cộng sản Việt Nam làm chủ đất nước Việt Nam, thác Bản Giốc chỉ còn phần nửa dưới thấp, phần thác cao hùng vĩ đã thuộc Tàu Cộng rồi! Điếu Cày chụp ảnh thác Bản Giốc, chụp ảnh vết thương nhức nhối trên cơ thể Tổ quốc Việt Nam đưa lên trang mạng.
 
Điếu Cày cầm bảng chữ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đi đầu trong những cuộc biểu tình liên tiếp, sôi sục đầu năm 2008 phản đối Tàu Cộng đưa Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào đơn vị hành chính Tam Sa của Tàu Cộng.
 
Đúng ngày Tàu Cộng đánh cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 34 năm trước, ngày 19. 1. 2008, đúng khi Tàu Cộng đang tưng bừng rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đi khắp thế giới và ngọn đuốc đó sắp qua Sài Gòn thì Điếu Cày cùng những người bạn mặc đồ đen để tang Hoàng Sa, trên ngực áo có biểu tượng năm vòng tròn Olympic Bắc Kinh là năm chiếc còng số 8 cạnh hàng chữ Pekin 2008. Nhìn Điếu Cày đứng cao trên thềm Nhà Hát Lớn Sài Gòn ngực áo mang hình Olympic Bắc Kinh chỉ là những chiếc còng số 8, tay giương cao bảng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa Của Việt Nam” bằng chữ Việt, chữ Anh, chữ Tàu, những kẻ cướp Hoàng Sa của Việt Nam đang có mặt lúc nhúc đầy Sài Gòn hẳn phải bầm gan tím ruột. Vì sự bầm gan tím ruột đó và cũng vì ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh khi đến Sài Gòn phải được chào đón tưng bừng, 9 ngày trước khi ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh đến Sài Gòn, Điếu Cày bị bắt.
 
Với những tình tiết trên đủ để nhận ra quyền lực đòi hỏi phải bắt Điếu Cày không phải là quyền lực Nhà nước Việt Nam. Những kẻ bầm gan tím ruột vì Điếu Cày chưa thể hả dạ khi khi Điếu Cày chỉ bị ba mươi tháng tù về tội trốn thuế. Vì thế, sau khi mãn hạn tù trốn thuế, 10. 2010, Điếu Cày lại bị đưa đi biệt tăm để những kẻ bị Điếu Cày chỉ mặt chỉ tên cướp đất cướp biển Việt Nam tìm được hình thức trừng phạt hủy hoại Điếu Cày!
 
Trong thời gian Điếu Cày bị giam trong bóng tối vô định, có một sự kiện xảy ra cách xa Điếu Cày hàng vạn dặm mà dường như có liên hệ đến số phận Điếu Cày. Đó là sự kiện Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đi thăm Tàu Cộng đã cùng Tổng bí thư đảng Cộng sản Tàu Cộng Hồ Cẩm Đào kí bản Tuyên bố chung tám điểm ngày 15. 10. 2011.
 
Điểm thứ tư của Tuyên bố chung có sáu việc thì việc thứ năm là: “Đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh;… Tăng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp;… tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình.” Thực tế trong quan hệ giữa Tàu Cộng với Việt Nam, giữa nước lớn quen thói trịch thượng, lấn lướt, áp đặt cho nước nhỏ thì “đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” chỉ để cho cơ quan công an, tòa án Tàu Cộng nhảy vào các vụ việc, can thiệp, áp đặt buộc công an, tòa án Việt Nam phải thực hiện mà thôi.
 
Ngày 15. 10. 2011 Tuyên bố chung Việt – Tàu “đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” được kí kết ở Bắc Kinh. Ngày 24. 9. 2012, người đàn ông sáu mươi tuổi Điếu Cày bị kêu mức án man rợ 12 năm tù, 5 năm quản chế bởi một tội danh vu vơ, áp đặt, gượng ép Tuyên truyền chống Nhà nước, trong phiên tòa ô nhục ở Sài Gòn.
 
Điều bất thường nữa là, tòa án định tội và bị cáo nhận tội là việc ở tòa án. Nhà tù chỉ quản lí việc thi hành án của người tù. Nhưng nhà tù số 6 Thanh Chương, Nghệ An đã làm công việc của tòa án, ép người tù Điếu Cày kí vào bản nhận tội. Điếu Cày quyết liệt không kí liền bị quản giáo tống vào biệt giam. Bị biệt giam vô lí và bị đối xử tàn ác, phi pháp, Điếu Cày gửi đơn tố cáo lên viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An. Chờ đợi không thấy Viện Kiểm sát trả lời, Điếu Cày phải tuyệt thực đòi công lí.
 
Lần theo sự việc để xác định thời điểm Điếu Cày bị ép kí bản nhận tội: Bị biệt giam hà khắc. Gửi đơn tố cáo lên viện Kiểm sát. Chờ không thấy viện Kiểm sát trả lời đơn. Tuyệt thực. Điếu Cày bắt đầu tuyệt thực từ 22. 6. 2013 thì nhà tù ép Điếu Cày kí vào bản nhận tội vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 15 tháng sáu, tạm xác định mốc thời gian cụ thể là ngày 12. 6. 2013
 
Lại phải nhắc đến một sự kiện diễn ra cách xa Điếu Cày vạn dặm mà dường như có liên hệ đến việc nhà tù số 6 phải đường đột làm cái việc không thuộc chức năng của nhà tù là ép người tù Điếu Cày kí bản nhận tội: Sự kiện Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm Tàu Cộng.
 
12. 6. 2013, Điếu Cày bị ép phải kí vào bản nhận tội.
 
19. 6. 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi Tàu.
 
Có phải Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cần có bản nhận tội của Điếu Cày để ông có món quà quí tặng chủ nhà? Có phải những kẻ bầm gan tím ruột vì lòng yêu nước của Điếu Cày cần có chữ kí nhận tội của Điếu Cày để hả hê là đã khuất phục được một Giang Văn Minh Việt Nam thế kỷ hai mươi mốt?
 
Trước chuyến đi Tàu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhà tù số 6 Thanh Chương, Nghệ An lồng lộn ép Điếu Cày phải kí bản nhận tội càng thấy rõ bản án độc ác, man rợ dành cho Điếu Cày đến từ đâu. Vì cái văn bản thỏa thuận của ông Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam kí với Tổng bí thư đảng Cộng sản Tàu “Đi sâu hợp tác, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan công an, tòa án hai nước” mà công an, tòa án Việt Nam đang nhẫn tâm, lạnh lùng đầy đọa đến chết một khí phách Việt Nam, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải!

 

Phạm Đình Trọng

 

Thế giới 24h: Triều Tiên rầm rộ khoe vũ khí – Vnn

28 Th7

Thế giới 24h: Triều Tiên rầm rộ khoe vũ khí

Triều Tiên tổ chức diễu binh hoành tráng tại thủ đô Bình Nhưỡng với hàng loạt vũ khí hạng nặng; Nhật Bản tuyên bố sẽ cấp tàu tuần tra cho Philippines… là những tin nóng.

Nổi bật

Hôm qua (27/7), tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên đã diễn ra lễ diễu binh hoành tráng, nhân kỷ niệm 60 năm ngày ký hiệp định đình chiến, chấm dứt chiến tranh Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un xuất hiện trong tiếng hoan hô nhiệt liệt của binh sĩ tham dự buổi lễ. Tháp tùng ông là các quan chức cấp cao của đảng, quân đội Triều Tiên.

Hình ảnh chiếu trực tiếp trên đài truyền hình Triều Tiên cho thấy, hàng nghìn binh sỹ mặc quân phục tập trung tại quảng trường Kim Nhật Thành ở trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng.

Triều Tiên, Hàn Quốc, Kim Jong Un, Park Geun-hye, liên Triều, diễu binh
Vũ khí hạng nặng xuất hiện trong lễ diễu binh sáng 27/7 ở Triều Tiên. (Ảnh: Scmp)

Hình ảnh trên truyền hình cũng cho thấy dẫn đầu đoàn diễu binh là lực lượng vũ trang. Phía sau là các hàng xe tăng cùng với một loạt tên lửa được gắn trên các bệ phóng di động.

Theo các hãng thông tấn quốc tế, cuộc diễu binh là một trong những dịp hiếm có mà qua đó thế giới có thể chứng kiến được tận mắt tiềm lực quân sự của CHDCND Triều Tiên.

Giới phân tích quân sự quốc tế đặc biệt quan tâm tới những lần diễu binh của Triều Tiên, với hy vọng có được một cái nhìn tổng thể về các chương trình tên lửa của quốc gia này.

Bởi lẽ trong những lần tổ chức diễu binh trước đây, Bình Nhưỡng từng ra mắt những loại vũ khí mới nhất của nước này, bao gồm cả tên lửa tầm xa lẫn xe tăng chiến đấu chủ lực.

Trong khi đó, tại Hàn Quốc cũng diễn ra hoạt động nhân kỷ niệm lần thứ 60 ngày ký kết thỏa thuận đình chiến, kết thúc cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên (1950 – 1953).

Buổi lễ tại Hàn Quốc được tổ chức ở đài tưởng niệm chiến tranh ở trung tâm Seoul, với sự tham dự của khoảng 4.000 người, trong đó có cả những đại diện đến từ 27 quốc gia.

Phát biểu ở buổi lễ long trọng này, Tổng thống Hàn Quốc, bà Park Geun-hye, đã khẳng định những cam kết của phía Hàn Quốc trong việc thúc đẩy nền hòa bình trong khu vực.

“Trong 60 năm qua, một nền hòa bình không dễ gì đạt được đã được duy trì trên bán đảo Triều Tiên, với một cuộc ngừng bắn dài nhất thế giới”, Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố.

“Giờ đây chúng ta phải ngăn chặn sự đối đầu, thù địch và tạo dựng một bán đảo Triều Tiên mới. Chúng ta phải mở ra một kỷ nguyên của hòa bình và hy vọng mới trên bán đảo”.

Tin vắn

– Trong cuộc gặp Tổng thống Philippines, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công bố kế hoạch cung cấp cho Manila 10 chiếc tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển.

– Hãng tin BBC cho biết, sáng sớm ngày 27/7, ít nhất 70 người bị thiệt mạng trong một cuộc biểu tình ngồi của những người ủng hộ cựu Tổng thống Morsi tại thủ đô Cairo.

– Ngày 26/7, khoảng 300 người biểu tình ở Brazil đã đập phá 10 ngân hàng, đốt một xe ôtô truyền hình chuyên dụng ở Sao Paulo để phản đối chính quyền thành phố này.

– Chính phủ Venezuela thông báo, những đại sứ của nước này tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Italy đã quay trở lại nhiệm sở, sau hai tuần được triệu hồi về nước.

– Một quan chức an ninh Libya cho biết ngày 26/7, nhà hoạt động chính trị Abdessalem al-Mesmari của nước này đã bị bắn chết tại thành phố bất ổn Benghazi của Libya.

– Theo Tân Hoa xã, 45 phiến quân Taliban đã bị tiêu diệt khi máy bay của lực lượng an ninh quốc tế không kích nơi trú ẩn của phiến quân ở tỉnh Helmand của Afghanistan.

– Liên hợp quốc nói đã đạt thỏa thuận với Syria về thanh sát việc sử dụng vũ khí hóa học, song không nói rõ thanh sát viên tổ chức này có được phép tới Syria hay không.

– Ít nhất 6 người chết cùng gần 30 người bị thương, khi một quả bom phát nổ tại một nhà hàng nằm trong trung tâm thương mại sầm uất tại miền nam Philippines đêm 26/7.

– Tối 26/7, một vụ xả súng đã xảy ra tại một căn hộ ở thành phố Miami, Florida (Mỹ), khiến 6 người thiệt mạng cùng nghi can xả súng, nhà chức trách địa phương cho hay.

Tin ảnh

Triều Tiên, Hàn Quốc, Kim Jong Un, Park Geun-hye, liên Triều, diễu binh
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tham dự lễ diễu binh hôm 27/7 ở Bình Nhưỡng. (Ảnh: Reuters)

Phát ngôn

Phát biểu hôm 26/7, Chủ tịch Cuba Raul Castro cho rằng, sau 60 năm, cách mạng Cuba giờ đây vẫn là một cuộc cách mạng của thế hệ thanh niên.

Ông khẳng định thế hệ lão thành cách mạng đang từng bước chuyển giao trọng trách cho các thế hệ kế cận với sự thanh thản và tin tưởng tuyệt đối.

Kỷ niệm

Hôm 28/7/2010, một chiếc Airbus của hãng Airblue đã bị rơi ở đồi Margalla, đông bắc Islamabad (Pakistan), khiến toàn bộ 152 người trên máy bay thiệt mạng.

Thanh Vân (tổng hợp)

Tuyên bố chung Việt-Mỹ – BBC

27 Th7

Tuyên bố chung Việt-Mỹ

Cập nhật: 03:28 GMT – thứ sáu, 26 tháng 7, 2013

 

Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang, Hoa Kỳ và Việt Nam ra tuyên bố chung về quan hệ “đối tác toàn diện” (comprehensive partnership).

 

Tuyên bố chung, được đăng trên trang web Nhà Trắng, nói ông Obama và Trương Tấn Sang “quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ để đem lại khuôn khổ tổng thể cho việc thúc đẩy quan hệ”.

Dưới đây là toàn văn bản tuyên bố chung đăng tải trên trang web của Nhà Trắng, bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chào mừng Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới Nhà Trắng ngày 25-7. Tại cuộc gặp, hai nhà Lãnh đạo khẳng định cam kết mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung.

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang diễn ra vào một thời điểm quan trọng đối với cả hai nước, phản ánh mong muốn chung cùng xây dựng mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Hai nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch.

Hợp tác chính trị và ngoại giao

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế

Trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao, tiếp xúc ở tất cả các cấp và ủng hộ việc tăng cường các cơ chế đối thoại và hợp tác. Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ độc lập, chủ quyền, thịnh vượng và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chủ tịch Trương Tấn Sang hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS).

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.

Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Công (LMI). Hai nhà Lãnh đạo nhất trí hai bên nỗ lực cùng với các nước thành viên LMI khác và Nhóm Những người bạn của khu vực hạ nguồn sông Mê Công, tăng cường hơn nữa hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối và ứng phó với các thách thức xuyên quốc gia trong khu vực.

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể thỏa thuận song phương về việc xây dựng các sứ quán và cơ quan đại diện của hai nước. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam và Hoa Kỳ tại thủ đô mỗi nước cần phản ánh sự phát triển của quan hệ song phương.

Quan hệ kinh tế và thương mại

“Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay”

Nhắc lại các cuộc thảo luận tại Campuchia vào tháng 11-2012, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay. Hiệp định TPP của thế kỷ 21 sẽ tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy các mục tiêu phát triển và giúp tạo việc làm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước thành viên TPP khác, trong khi tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong khuôn khổ một thỏa thuận cân bằng và toàn diện.

Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh những nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương và Tổng thống Obama ghi nhận những nỗ lực cải cách của Việt Nam với tư cách một nền kinh tế đang phát triển. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh giá trị then chốt của các nỗ lực này đối với quan hệ song phương và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế như một nền tảng và động lực của Đối tác Toàn diện mới Việt Nam – Hoa Kỳ.

Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), cũng như theo sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN và trong APEC nhằm tăng cường liên kết kinh tế và thương mại phù hợp với Đối tác Toàn diện song phương và các mục tiêu chung trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), APEC và các diễn đàn của ASEAN.

Tổng thống Obama hoan nghênh những tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế. Tổng thống Obama ghi nhận quan tâm của Việt Nam trong việc đạt được quy chế kinh tế thị trường và cam kết tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với Việt Nam về cải cách kinh tế. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận việc Việt Nam dự định tham gia Công ước Cape Town về lợi ích quốc tế đối với thiết bị di dộng (CTC).

Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung triển khai dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy, Bản ghi nhớ giữa Công ty bảo hiểm Metropolitan Life (Metlife) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chấp thuận của Bộ Tài chính Việt Nam về chủ trương thành lập công ty quản lý quỹ của Công ty bảo hiểm ACE.

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama hoan nghênh sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đối với các chương trình xây dựng năng lực và đào tạo nhằm giúp Việt Nam tiếp nhận và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, mang lại lợi ích cho nông dân, các công ty nông nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ thành phần dân cư dễ bị tổn thương trong khi phát triển kinh tế, trong đó có việc cùng nhau đấu tranh chống lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.

Hợp tác khoa học và công nghệ

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định tiếp tục thúc đẩy hợp tác khoa học, trong đó có lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự, công nghệ không gian và nghiên cứu biển.

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama trao đổi về tầm quan trọng của hợp tác khoa học và công nghệ. Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác khoa học và công nghệ sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay, nhấn mạnh các nỗ lực nhằm xây dựng quan hệ giữa các cộng đồng khoa học tại Việt Nam và Hoa Kỳ để tăng cường hợp tác song phương, ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên sự sáng tạo.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh việc hai bên kết thúc thành công chương trình chuyển đổi thanh nhiên liệu có độ giàu uranium cao ra khỏi Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tiếp tục hợp tác để hỗ trợ chương trình năng lượng hạt nhân hòa bình của Việt Nam với các tiêu chuẩn cao nhất về bảo đảm an toàn, an ninh.

Hợp tác giáo dục

Hai nhà Lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ và bày tỏ hy vọng ngày càng nhiều sinh viên Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội du học tại Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác chặt chẽ về giáo dục, đào tạo là nhân tố quan trọng trong giai đoạn tới của quan hệ giữa hai nước. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận việc thúc đẩy đào tạo tiếng Anh sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21.

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận sự thành công của các sáng kiến giáo dục, trao đổi song phương, đặc biệt là chương trình Fulbright và Chương trình Liên minh Giáo dục Đại học ngành kỹ thuật (HEEAP). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận thành công của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng kiến thành lập trường Đại học Fullbright ở Việt Nam.

Môi trường và Y tế

“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận thành công của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng kiến thành lập trường Đại học Fullbright ở Việt Nam.”

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama hoan nghênh hợp tác song phương ngày càng tăng nhằm giảm khí thải nhà kính tại Việt Nam bằng việc gia tăng năng lượng sạch, hiệu suất năng lượng và lâm nghiệp bền vững và tăng cường khả năng của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thảm họa thiên nhiên, trong đó có Chương trình Năng lượng sạch và Chương trình Rừng và Đồng bằng của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tổng thống Obama tái khẳng định Hoa Kỳ cam kết tăng hỗ trợ về chăm sóc y tế và các hình thức chăm sóc, trợ giúp khác cho người khuyết tật vì bất cứ nguyên nhân nào ở Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo đồng thời nhất trí hợp tác với các nước đối tác LMI thúc đẩy nghiên cứu khoa học, xây dựng năng lực và đối thoại để bảo đảm sức sống lâu dài và bền vững của đồng bằng sông Mê Công và lưu vực hạ nguồn sông. Tổng thống Obama đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trên cương vị đồng chủ tịch Trụ cột Môi trường và Nước trong khuôn khổ LMI, trong đó có hai đề xuất nghiên cứu chung của Việt Nam về quản lý nguồn nước lưu vực sông.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về việc ký kết Hiệp định Hợp tác Y tế và Khoa học Y học gần đây và mong muốn thúc đẩy hợp tác y tế công nhằm tăng cường an ninh y tế toàn cầu. Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp về phòng chống AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống phòng ngừa, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS bền vững.

Các vấn đề hậu quả chiến tranh

Tổng thống Obama đánh giá cao việc Việt Nam tiếp tục hợp tác tìm kiếm đầy đủ quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm bộ đội mất tích. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận những đóng góp của Chính phủ Hoa Kỳ đối với các nỗ lực của Việt Nam trong việc rà phá các vật liệu nổ còn sót lại (UXO), hỗ trợ những nạn nhân bị thương do các vật liệu nổ còn sót lại, và ngăn chặn thương vong trong tương lai.

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama bày tỏ sự hài lòng đối với những tiến triển của dự án tẩy độc đioxin tại sân bay Đà Nẵng giữa Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh các kế hoạch của Chính phủ Hoa Kỳ về việc tiến hành đánh giá về mức độ nhiễm độc đioxin đối với môi trường tại sân bay Biên Hòa.

Quốc phòng và An ninh

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí rằng việc tăng cường hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh làm sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau, cho phép hai nước phát triển mối quan hệ hướng tới tương lai.

Hai nhà Lãnh đạo nhất trí Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác về quốc phòng và an ninh. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ sự hài lòng đối với Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011 và tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ. Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tiếp tục Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ và Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng song phương nhằm đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai.

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí mở rộng hợp tác cùng có lợi nhằm tăng cường năng lực trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn và ứng phó thiên tai. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống và nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực chống khủng bố; tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển; đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có chống cướp biển, buôn lậu ma túy, buôn bán người, buôn bán động vật hoang dã; ứng phó với tội phạm công nghệ cao và vấn đề an ninh mạng.

Tổng thống Obama hoan nghênh quyết định của Việt Nam tham gia Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và nhấn mạnh Hoa Kỳ mong muốn hỗ trợ đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác cho hoạt động này thông qua Sáng kiến hoạt động hòa bình toàn cầu (GPOI).

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

“Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.”

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con người. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Chủ tịch Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo.

Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng ký Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014. Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.

Văn hóa, du lịch và thể thao

Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác văn hóa, thể thao và du lịch nhằm tăng cường giao lưu nhân dân và hiểu biết lẫn nhau. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận những thành công của người Mỹ gốc Việt và khuyến khích cộng đồng tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của quan hệ song phương. Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama khuyến khích giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hòa nhạc, triển lãm và các sự kiện văn hóa và thể thao khác giữa hai nước.

‘Tôi nghe tôi hát’, tự truyện xúc động của một nữ thương binh

27 Th7

//

‘Tôi nghe tôi hát’, tự truyện xúc động của một nữ thương binh

VnExpress.netVnExpress.net – 1 giờ 47 phút trước

Những trang hồi ức lay động cảm xúc của một nữ chiến sĩ về thời con gái dấn thân vào cuộc chiến bảo vệ dân tộc.

 

Tên sách: Tôi nghe tôi hát

Tác giả: Trần Duy Phương

NXB Hội Nhà văn và Phương Nam Book ấn hành tháng 7/2013

Giá bìa: 58.000 đồng

“Tôi nghe tôi hát” là tự truyện của nữ thương binh sinh ra ở đất Quảng có tên Trần Duy Phương. Với nhiều bạn trẻ, đây là một cái tên khá xa lạ so với những tên tuổi như Đặng Thùy Trâm, Chu Cẩm Phong… Nhưng với những ai từng gặp bà và đọc sách về bà thì người phụ nữ này để lại ấn tượng khá lớn.

 

 

 

Bìa sách “Tôi hát tôi nghe”.

 

Cuốn Tôi nghe tôi hát có lời văn dung dị. Tác giả kể lại những năm tháng ấu thơ cực khổ, những ngày mới thoát ly gia đình theo cách mạng đầy hăm hở, những tháng năm dài tù đày thương tật, những buổi ca hát, văn nghệ trong tù ngục, những đòn thù dã man, những ký ức ấm lòng… Không ai có thể phủ nhận tinh thần lạc quan, lý tưởng cách mạng đã giúp cô gái trẻ Duy Phương vượt qua những ngày tháng thương tật, tù đày… để bền bỉ sống và làm việc.

Cô gái Duy Phương luôn mang trong mình ngọn lửa tuổi trẻ với một lý tưởng mạnh mẽ: sống vì gia đình, quê hương, đất nước. Cô ấm ức tới mức òa khóc vì không được kết nạp Đoàn chỉ vì cô bị nhận xét là tác phong còn “tiểu tư sản” quá. Mà thế nào là tác phong tiểu tư sản? Đơn giản là kiểu ngồi bắt chéo chân của cô khiến chị H. mỗi lần nhìn thấy lại ngứa mắt giáng cho một câu: “Còn nhỏ tuổi mà có kiểu ngồi như bà địa chủ”.

Sự thẳng thắn  và chân thật của tâm hồn Duy Phương toát ra từ đầu tới cuối cuốn sách. Không một chữ nào khoa trương, lên gân, cũng không giả vờ ra vẻ khiêm tốn, Duy Phương nói về con người mình: “Khi đã quen thân ai thì hết lòng với bạn, dù đó là bạn trai hay gái. Chính tính cách này của tôi đã khiến con trai rất dễ nảy sinh tình cảm hoặc hiểu lầm tình cảm của tôi dành cho họ”. Có lẽ vì thế nên tới đâu Duy Phương cũng có thật nhiều người yêu mến. Thậm chí cô đi khám bệnh, bác sĩ mổ vết thương cho cô cũng đem lòng mến cô. Những ngày trong tù ngục, không chỉ có “phe ta” ra sức ủng hộ, giúp đỡ, vì cô chịu đòn thù mà thậm chí vài tên trong “phe địch” cũng xao xuyến.

Xuyên suốt những ký ức của Duy Phương, người đọc sẽ thấy được hoàn cảnh của những người chiến sĩ rơi vào chốn tù đày: Đó là những trò chiêu hồi, những màn tra tấn, cái chết rình rập… Các nữ tù phải cùng nhau vượt qua nỗi cực khổ không thể tả bằng sự thông minh và lòng can đảm phi thường.

 

 

Những dòng sự kiện trong cuốn sách, phần phụ lục với những lời kể từ chính bạn bè của nữ thương binh, những bạn tù ngày xưa giúp độc giả hiểu thêm về chân dung bà. Cả tuổi trẻ của người nữ thương binh Trần Duy Phương dấn thân vào cuộc chiến, trải qua ngục tù và bà chỉ được tự do vào ngày trao trả tù binh năm 1973.

Tuy vậy, Tôi nghe tôi hát của Duy Phương không hề toát lên sự bi thảm. Lấp lánh đằng sau câu chữ là đôi mắt tinh anh, hiền hậu của một bà lão đã vào tuổi lục tuần, thanh thản hồi tưởng lại quá khứ. Quá khứ ấy có những cực khổ, khó khăn nhưng cũng chen lẫn với hạnh phúc, ấm áp. “Năm tháng đã qua lâu rồi, những vết thương trên đất nước và trong lòng người đang được hàn gắn”, đó là tâm niệm của người nữ tù năm xưa và bà lão hôm nay khi nhìn lại quá khứ.

 

 

Nhà thơ Hữu Loan, trong một chuyến vào Đà Nẵng, từng ghé thăm Trần Duy Phương. Hữu Loan chép tặng bà bài thơ Màu tím hoa sim. Cuối bài thơ, trong lời đề tặng, ông viết: “Chép tặng cô Phương, một tâm hồn, một vấn đề làm mất ngủ những lương tri”.

 

 

Sách phát hành đúng ngày 27/7, nhân kỷ niệm 66 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ Việt Nam.

 

 

Hoài Thương

Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang? – VOA

27 Th7

Vì sao vấn đề nhân quyền quan trọng trong chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang?

 
Người Việt ở Mỹ biểu tình khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, đòi hỏi nhân quyền và các quyền tự do cho Việt Nam

Người Việt ở Mỹ biểu tình khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ, đòi hỏi nhân quyền và các quyền tự do cho Việt Nam

 
CỠ CHỮ +

26.07.2013

Bấm vào để nghe cuộc phỏng vấn GS Nguyễn Ngọc Bích
// //

//

Dù trọng tâm chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nhằm tăng cường quan hệ đối tác, nhưng tâm điểm chú ý của công luận nhắm vào cuộc gặp thượng đỉnh Việt-Mỹ tại Tòa Bạch Ốc ngày 25/7 là vấn đề nhân quyền Việt Nam.

Đây cũng là trở ngại chính trong bang giao song phương và cũng là mối bận tâm lớn nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nguyên nhân vì sao?

Trà Mi VOA Việt ngữ có cuộc trao đổi với Chủ tịch Nghị hội Toàn quốc của người Việt tại Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một nhà báo, nhà khảo cứu, và cũng là nhà hoạt động nổi tiếng trong cộng đồng người Việt.

Video Phỏng Vấn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích:

 
 

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang bác bỏ yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc tại Biển Đông – RFI

27 Th7

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang bác bỏ yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc tại Biển Đông

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 25/07/2013.

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 25/07/2013.

REUTERS/Yuri Gripas

Theo AFP, hôm qua 25/07/2013, trong cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc trên Biển Đông, còn gọi là « đường lưỡi bò ». Về việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch Việt Nam từ chối đưa ra bình luận.

 

Trong chuyến công du Hoa Kỳ, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã có tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền đường lưỡi bò, bao gồm gần như toàn bộ vùng Biển Đông và nhiều đảo gần bờ biển các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines… Chủ tịch Việt Nam giải thích : « Chúng tôi không tìm thấy bất cứ cơ sở pháp lý hay khoa học nào đối với một đòi hỏi như thế và như vậy chủ trương của Việt Nam bác bỏ đòi hỏi chủ quyền theo đường 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông là hợp lý ».

Tuy nhiên, ông Trương Tấn Sang từ chối đưa ra bình luận về khả năng Việt Nam sẽ liên kết với Philippines trong việc đưa các tranh chấp với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế để xét xử dựa trên Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, như Manila đã khởi sự từ tháng 1/2013. Chủ tịch Việt Nam khẳng định : « Là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Philippines có toàn quyền theo đuổi vụ kiện như họ muốn ».

Trên thực tế, Việt Nam và Philippines đều thường xuyên chỉ trích các yêu sách ngày càng quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông. Dù sao, quan hệ giữa từng nước với Trung Quốc có phần khác nhau. Quan hệ Philippines – Trung Quốc đặc biệt căng thẳng trong thời gian gần đây, với việc Trung Quốc duy trì sự kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough (bãi cạn này được Philippines đặt tên là Panatag, trong khi phía Trung Quốc gọi là Hoàng Nham), mà Philippines vẫn khẳng định chủ quyền, sau hai tháng tranh chấp giữa hai bên hồi hè năm ngoái. Ngày 22/01/2013, Manila tuyên bố buộc phải đưa vụ việc này ra trước tòa án quốc tế, vì « đã sử dụng gần như toàn bộ các biện pháp ngoại giao và chính trị để có thể giải quyết tranh chấp một cách hòa bình với Trung Quốc ».

Trong khi đó, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc có phần dịu lại với chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam hồi cuối tháng 6/2013, hai bên đã đồng ý thiết lập một đường dây nóng để phòng ngừa các biến cố bất ngờ gây xung đột. Tuy nhiên, ngay sau chuyến công du của Chủ tịch nước Việt Nam, đầu tháng 7/2013, lại diễn ra các vụ tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá các tầu cá Việt Nam đang khai thác hải sản tại vùng biển Hoàng Sa.

Trước cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Chủ tịch Việt Nam đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Hai nhà lãnh đạo Việt Nam – Hoa Kỳ ra tuyên bố chung kêu gọi « giải quyết các xung đột bằng con đường hòa bình » và tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông, gọi tắt là COC, nhằm hóa giải các tranh chấp. Chủ tịch nước Việt Nam nói :

« Vấn đề Biển Đông cũng đã được bàn bạc tới một cách thấu đáo. Chúng tôi hết sức hoan nghênh chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ lập trường Việt Nam cũng như các nước thành viên ASEAN là giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, DOC tiến đến COC và cam kết bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Tôi cũng bày tỏ sự hoan nghênh Hoa Kỳ cũng như các nước khác hết sức quan tâm, chăm sóc sự nghiệp hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở Biển Đông nói riêng cũng như trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương ».

Về phần mình, Tổng thống Obama cho biết : « Chúng tôi đã thảo luận về sự cần thiết phải tiếp tục các nỗ lực nhằm giải quyết một cách hòa bình những vấn đề hàng hải đang nổi lên tại Biển Đông và những nơi khác trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi đánh giá rất cao cam kết của Việt Nam làm việc với ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á nhằm đạt được một bộ quy tắc ứng xử cho phép giải quyest các vấn đề này một cách hòa bình và công bằng ».

Trong Hội nghị các Ngoại trưởng của khối ASEAN tại Brunei hồi đầu tháng 7/2013, Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố chấp nhận đàm phán với các nước ASEAN về bộ quy tắc COC kể từ tháng 9/2013. Tuy vậy, một số nhà quan sát cảnh báo thái độ của Trung Quốc không thành thực, mà chỉ là một thủ pháp nhằm hóa giải chiến lược xoay trục của Mỹ, đang ngày càng giành được sự ủng hộ của nhiều nước Đông Nam Á đang bị Trung Quốc chèn ép.

Người anh hùng biến Mig-21 thành ‘quả tên lửa thứ 3’ – Vnn

27 Th7

Người anh hùng biến Mig-21 thành ‘quả tên lửa thứ 3’

 

– Trước khi ra trận, thượng úy, phi công Vũ Xuân Thiều xin lệnh cấp trên nếu bắn B-52 không rơi tại chỗ, anh xin lao thẳng vào nó.

 

LTS: Như chúng tôi từng thông tin đến bạn đọc, Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) và Bộ Thông tin – Truyền thông phối hợp chỉ đạo thực hiện công trình sách “Ký ức người lính” để ghi lại những ký ức chân thật, sống động của những người lính trong giải phóng dân tộc, chiến tranh bảo vệ đất nước, trong nhiệm vụ quốc tế, ký ức của người ở hậu phương…

Đến nay, Ban tổ chức thực hiện công trình sách đã nhận được đông đảo sự hợp tác của các cựu chiến binh khắp mọi miền, gia đình, thân nhân của các anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ từng tham gia chiến tranh, kể cả những người lính Mỹ một thời ở phía bên kia chiến tuyến. Trước khi tập 1 sắp đến tay bạn đọc cả nước, VietNamNet giới thiệu một số bài viết.

Hội đồng môn niên khoá 1959-1962 của trường phổ thông trung học Chu Văn An, Hà Nội mỗi khi họp mặt thường nhắc đến người bạn học cũ, người phi công đã đi vào huyền thoại như một con đại bàng phát sáng trong đêm, người đã biến Mig-21 thành “quả tên lửa thứ 3” diệt B-52 của Mỹ: liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân Vũ Xuân Thiều.

Vũ Xuân Thiều sinh tháng 2/1945, là con thứ 7 trong một gia đình có 10 người con, quê gốc ở Hải Hậu, Nam Định. Ông Vũ Xuân Sắc, bố của Thiều là một chí sĩ yêu nước, sớm giác ngộ và có nhiều đóng góp cho cách mạng.

Phát huy truyền thống của gia đình, khi đang là sinh viên khoá 7, ngành Vô tuyến điện, Trường Đại học Bách khoa, Thiều đã cùng 10 người bạn cùng trường làm đơn tình nguyện và được tuyển chọn vào Quân chủng Phòng không – Không quân. Một tháng sau khi có quyết định, ngày 22/6/1965, các anh theo đoàn tàu lửa từ ga Hàng Cỏ hành trình qua Liên Xô đi học lái máy bay tiêm kích phản lực Mig-21.

Từ nước bạn, Thiều và các bạn mình được tin: Giặc Mỹ đã dùng máy bay B-52 đánh bom miền Bắc Việt Nam ở đèo Mụ Giạ, Quảng Bình. Các phi công Việt Nam cùng khoá học với Thiều, ai nấy đều thể hiện quyết tâm, ngày đêm luyện tập để nhanh chóng về nước, tiêu diệt nhiều máy bay địch, tìm cách bắn rơi B-52.

cựu chiến binh, Tổng cục Chính trị, quân đội, quốc phòng, an ninh, Vũ Xuân Thiều
Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều. nh tư liệu
 

Cảm tử lập chiến công lớn

Với thành tích học tập xuất sắc, năm 1968, Vũ Xuân Thiều về nước, nhận nhiệm vụ chiến đấu tại Trung đoàn 921. Sau đó, anh được điều về phi đội 5. Đây là đơn vị chuyên bay và chiến đấu ban đêm, gồm những phi công có trình độ kỹ thuật, chiến thuật cao, có lòng dũng cảm, mưu trí..

Thời gian này, máy bay B-52 Mỹ liên tục ném bom rải thảm trên đường mòn Hồ Chí Minh, nhằm ngăn chặn những hoạt động chi viện cho chiến trường miền Nam. Cuối năm 1971, một số sĩ quan không quân được cử đến Quảng Bình, Vĩnh Linh nghiên cứu hoạt động chiến đấu của máy bay B.52. Một số đơn vị rađa cũng được điều đến đây nhằm bảo đảm cho các đơn vị Phòng không – Không quân đánh thắng B-52 Mỹ.

Đêm 20/11/1971, được thông báo có B-52, Vũ Đình Rạng nhận lệnh xuất kích từ sân bay Anh Sơn (Nghệ An), phóng tên lửa trúng chiếc B-52 Mỹ, do phi công Kalp Wetter Haln điều khiển. Chiếc B-52 không rơi tại chỗ nhưng bị hỏng, phải hạ cánh xuống sân bay Nakhon Phanomb ở Thái Lan, sau đó phải tháo rời đưa về Utapao. Cuối tháng 12/1972, Kalp Wetter Haln bay trên một chiếc B-52 khác, bị tên lửa ta bắn rơi tại Hà Nội, bị bắt làm tù binh, đã khai với ta, trường hợp máy bay B-52 của Kalp bị Mig-21 của Vũ Đình Rạng bắn rơi.

Ngày 14/12/1972, Tổng thống Mỹ Nich-xơn thông qua kế hoạch dùng máy bay B-52 đánh Hà Nội và Hải Phòng. Tối 27/12, được Sở chỉ huy thông báo có B-52 từ phía Mộc Châu đến, lúc 22 giờ 30, phi công Phạm Tuân nhận lệnh cất cánh từ sân bay Yên Bái, phát hiện mục tiêu, đã tăng tốc độ, đạt 1200km/h, bay lên độ cao 10.000m, phóng hai tên lửa ở cự ly 2.000m, tiêu diệt chiếc B-52 số 2 rồi vòng gấp sang trái, hạ cánh an toàn xuống sân bay Yên Bái.

Rút kinh nghiệm đánh B-52 của phi công Vũ Đình Rạng và Phạm Tuân, thực hiện quyết tâm: “Bắn rơi B-52, bắt sống phi công B-52 Mỹ”, thượng úy, phi công Vũ Xuân Thiều báo cáo với trung đoàn trưởng: “Lần sau khi phát hiện B-52, xin phép cho tôi được xuất kích tiêu diệt. Bắn mà B-52 không rơi tại chỗ, tôi sẽ xin lao thẳng vào nó”.

Không thể tiếp tục trực đánh B-52 ở các sân bay phía Bắc, Bộ Tư lệnh quyết định sử dụng sân bay Cẩm Thủy, Thanh Hóa, cho MIG trực chiến để tạo sự bất ngờ. Ngày 28/12/1972, phi công Vũ Xuân Thiều được lệnh đưa máy bay bí mật cơ động vào sân bay Cẩm Thủy để sẵn sàng đánh địch.

Đến 21 giờ 41 phút, Sở chỉ huy lệnh cho phi công 26 tuổi, Vũ Xuân Thiều cất cánh, với tên mật: XB-90, lên đánh vào một tốp B-52 bay vào đánh Hà Nội. Chiếc Mig-21 gầm lên, chạy đà rồi nhanh chóng vút lên không trung… 15 phút sau, Vũ Xuân Thiều được dẫn bay hướng về vùng trời Yên Châu (Sơn La). Nhưng Thiều phát hiện thấy B-52, khi đang ở độ cao 10km, góc vào 90 độ, cự ly chỉ 4km, anh phải nhìn bằng đèn, vì không dám bật rađa, để tránh các máy bay F4, F111 bảo vệ B-52.

Không thể bay vượt qua rồi mới vòng lại công kích, bởi như vậy đối phương sẽ phát hiện ra có Mig và kịp thời đối phó. Mặc dù ở cự ly gần, Thiều vẫn xin lệnh công kích. Quả tên lửa thứ nhất rồi quả thứ hai phóng về hướng chiếc B-52. B-52 bị trúng đòn, nhưng vẫn ngoan cố lao về phía trước, nhằm thực hiện ý đồ trút bom xuống Hà Nội. Không để những trái bom tội ác địch ném xuống Hà Nội, nhưng đạn đã hết, vũ khí duy nhất của Thiều lúc này là tinh thần cảm tử.

 

cựu chiến binh, Tổng cục Chính trị, quân đội, quốc phòng, an ninh, Vũ Xuân Thiều
Lá thư dang dở của Anh hùng Vũ Xuân Thiều

Thiều xin lệnh tấn công tiếp. Các sĩ quan ở Sở chỉ huy chưa kịp đưa ra chỉ thị gì, thì trên bầu trời Sơn La, một tiếng nổ long trời lở đất, liền đó một quầng lửa bùng lên sáng rực giữa đêm đen. Tại Sở chỉ huy, các sĩ quan điều khiển cũng nhận thấy tín hiệu của Thiều trên bản đồ bay đã hoàn toàn biến mất.

Ngày 29/12/1972, tỉnh đội Sơn La báo cáo: “Đêm qua, trên cánh đồng xã Tạ Khoa, Yên Châu, Sơn La, có một máy bay B.52 bị cháy rơi, một Mig-21 cũng rơi gần đó”. Một số phi công trong phi đội bay đêm nhận lệnh đến ngay Tạ Khoa, tìm đến khu vực B.52 của Mỹ bị cháy rơi. Chiếc Mig-21 của Vũ Xuân Thiều nằm cách đấy không xa.

Vũ Xuân Thiều đã thực hiện ý chí tiêu diệt địch khi cùng với chiếc Mig-21 biến thành quả tên lửa thứ 3 lao vào kẻ thù, như lời anh từng nói. Thêm một chiếc B-52 bị không quân Việt Nam bắn rơi, chiến công của phi công Vũ Xuân Thiều được ghi nhận. Sau này, vào năm 1994, anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Vũ Xuân Thiều trong hồi ức

Đại tá Vũ Xuân Thăng, anh trai Thiều kể: “Năm Thiều lên hai tuổi bị một mụn nhọt rất to ở sau lưng, dân gian vẫn gọi là “hậu bối”, tức ở vị trí rất nguy hiểm, hành hạ. Thiều sốt liên tục mấy ngày liền, tôi phải bế em ấp vào người cho khỏi đau nhưng tuyệt nhiên em không kêu khóc.

Sau này, khi đang học năm thứ 3 khoa Vô tuyến điện, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Thiều trốn gia đình đi khám nghĩa vụ quân sự. Đến khi trúng tuyển đợt đào tạo phi công của Quân chủng Phòng không – Không quân, em mới báo tin cho gia đình, mọi người đều bất ngờ và vui mừng.

Sau khi chú ấy đi học được chừng một năm, một hôm bố tôi qua trụ sở Đại sứ quán Liên Xô, ở Hà Nội, thấy ở bảng tin của Sứ quán có treo một dãy những bức ảnh của các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được đào tạo ở Liên Xô. Trong số đó có ảnh chú Thiều và dòng chú thích: “Người phi công này đạt thành tích xuất sắc trong quá trình học tập”. Bố tôi rất phấn khởi, về thông báo tin đó với gia đình. Anh chị em chúng tôi rất tự hào”.

Bà Vũ Thị Kim Bình, em gái người anh hùng, cho biết thêm: “Từ khi còn bé, anh Thiều rất thích chơi đá bóng và mô hình máy bay. Anh đã mơ ước trở thành phi công từ những ngày đó. Có lẽ vì thế, khi đang học lớp 10, anh đi khám tuyển quân sự, bị trượt ở vòng quay thử. Sau lần ấy, sáng sáng anh đều lên sân thượng tập thể dục. Anh nói rằng anh phải tập quay đầu để không bị chóng mặt trong lần khám tuyển sau. Anh nhất định thực hiện bằng được ước mơ của mình”.

Đại tá Vũ Đình Rạng, nguyên Đại đội phó bay đêm của Thiều kể: “Vũ Xuân Thiều là người điềm đạm và quyết đoán. Tôi nhớ có lần sau khi giảng bình bay về cậu ấy còn nói, nếu gặp B-52 mà bắn không rơi, tôi sẽ liều mình làm quả tên lửa thứ 3, nhất định tiêu diệt nó”.

Còn trong tâm thức của Trung tướng Nguyễn Đức Soát, người đồng đội, người bạn thân cùng phi đội bay đêm với Thiều, và vợ ông, bà Lê Hoàng Hoa, thì Thiều mãi sống trong lòng họ. Bà Hoa chính là cô nữ sinh Hà Nội xinh đẹp, khi đó đang du học tại Liên Xô, đã có mối tình đầy lãng mạn với anh phi công hào hoa Vũ Xuân Thiều, qua những bức thư tình tràn đầy niềm tin yêu, hy vọng, đặt trong chiếc phong bì màu xanh. Chuyện tình của họ, cả phi đội bay và nhiều người thân quen đều biết.

Trước “đêm định mệnh”, Thiều đã gửi gắm cho Nguyễn Đức Soát hai phong thư, dặn rằng: “Mình không về, Soát đưa cái này cho mẹ mình, còn cái này tìm đưa cho Hoa”. Rồi anh cất cánh cùng chiếc Mig-21 thân yêu của mình… và mãi mãi không bao giờ hạ cánh. Người bạn, người đồng chí, phi công Nguyễn Đức Soát đã truyền lại những kỷ vật của Thiều cho người thân, sau đó thay anh làm người con hiếu thảo và nối tiếp mối lương duyên bạn mình để lại.

Thu Vân – Đỗ Sâm

Bức thư đặc biệt của Việt Nam cho Tổng thống Obama – Vnn

27 Th7

Bức thư đặc biệt của Việt Nam cho Tổng thống Obama

– Cuối cuộc hội đàm tại Washington ngày 25/7 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giới thiệu cho Tổng thống Obama một bản sao bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 67 năm (2/1946) gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman.

 

 

 

Đó là bức thư được Chủ tịch Hồ Chí Minh phác thảo vào thời điểm không lâu sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã giới thiệu với Tổng thống Obama bức thư gửi Tổng thống Truman ngày 16/2/1946, trong đó bày tỏ Việt Nam mong muốn được “hoàn toàn độc lập” và ý nguyện thiết lập “hợp tác đầy đủ” với Hoa Kỳ. Bức thư gốc hiện đang được lưu giữ tại Cục Lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ.

Ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh 67 năm trước về mối quan hệ “hợp tác đầy đủ” giữa hai nước đã thành hiện thực – vào thời điểm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Tổng thống Obama hội đàm tại Nhà Trắng ngày 25/7. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đã xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ.

Chủ tịch nước, Trương Tấn Sang, Obama
Ảnh: AP

“Với những tiến bộ đạt được 18 năm qua kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ, đã “đến lúc hai nước xác lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện” – Chủ tịch nước nói với đông đảo báo chí sau hội đàm với Tổng thống Obama .

Trong cuộc trao đổi với báo chí tại phòng Bầu Dục – Nhà Trắng sau hội đàm, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang như biểu tượng cho sự hợp tác ngày càng mạnh mẽ, tiến bộ giữa hai nước.

Tổng thống Obama đã đề cập đến một nền tảng xương sống của quan hệ hai nước khi bình thường hóa quan hệ. Đó là những nỗ lực hợp tác giải quyết những vấn đề hậu chiến tranh, trong đó ông ca ngợi sự nỗ lực của Việt Nam giúp đỡ Hoa Kỳ tìm kiếm quân nhân mất tích trong chiến tranh. Phía Hoa Kỳ cũng đã cùng Việt Nam khắc phục những hậu quả dioxin về mặt môi trường, sức khỏe, con người. Ông cam kết Hoa Kỳ tiếp tục cùng Việt Nam hợp tác trong vấn đề này.

Trích đoạn clip hai nhà lãnh đạo Việt Nam – Hoa Kỳ trao đổi với báo chí:

Trao đổi với báo chí tại Nhà Trắng, khi đề cập đến triển vọng hợp tác giữa hai nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đặc biệt nhấn mạnh vai trò của cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập, định cư tại Hoa Kỳ.

Ông truyền tải thông điệp của Chính phủ Việt Nam mong muốn cộng đồng người Việt sẽ là cầu nối vững chắc nối liền tình hữu nghị của nhân dân hai nước, sự phát triển quan hệ hai nước trong thời gian tới.

Chủ tịch nước, Trương Tấn Sang, Obama
Ảnh: AP

Liên quan hợp tác song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí sẽ cùng các đối tác nỗ lực thúc đẩy đàm phán Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương TPP đi đến kết thúc vào cuối năm nay.

Đề cập hợp tác đa phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh Hoa Kỳ và các nước quan tâm chăm sóc sự nghiệp hòa bình, ổn định ở Biển Đông nói riêng, khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung.

Về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch nước hoan nghênh Hoa Kỳ ủng hộ lập trường của Việt Nam cũng như các nước ASEAN giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Tuyên bố DOC, tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC và cam kết đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông.

Linh Thư– Nguồn clip: the whitehouse.gov

Thời sự trong ngày: 5 người chết tại tiệm vàng – Vnn

27 Th7

Thời sự trong ngày: 5 người chết tại tiệm vàng

Phó thủ tướng yêu cầu kiểm tra “vụ bến xe Mỹ Đình”; Khi nào phù hợp mới phạt xe “không chính chủ”; Quảng Ninh: Cháy tiệm vàng, 5 người thiệt mạng; Hàng loạt cán bộ ngân hàng sắp hầu tòa; “Động” karaoke ôm chuyên phục vụ Việt kiều, đại gia; Chết đuối khi vừa đỗ đại học…là những thông tin thời sự nổi bật trong ngày 26/7.

KHI NÀO PHÙ HỢP MỚI PHẠT XE “KHÔNG CHÍNH CHỦ”

“Chỉ đạo của Bộ GTVT trong phương án trình Chính phủ, trước mắt không xử lý vi phạm trong lĩnh vực này, cho đến khi chúng ta có được điều kiện tốt nhất về mặt cơ sở dữ liệu, cũng như để cho người dân đang trong quá trình làm thủ tục chuyển quyền sở hữu..”.

Đọc tiếp tại đây

PHÓ THỦ TƯỚNG YÊU CẦU KIỂM TRA “VỤ BẾN XE MỸ ĐÌNH”

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ GTVT và UBND TP.Hà Nội tăng cường kiểm tra việc thực hiện cấp phép các tuyến xe khách cố định liên tỉnh tại Bến xe Mỹ Đình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 15/8/2013.

Đọc tiếp tại đây

QUẢNG NINH: CHÁY TIỆM VÀNG, 5 NGƯỜI THIỆT MẠNG

Thời sự trong ngày, xe chính chủ, karaoke, bến xe, tiệm vàng
Hiện trường vụ cháy tiệm vàng, 4 trẻ em tử vong (Ảnh: báo Quảng Ninh)

Ngọn lửa xuất phát từ tầng 1 và nhanh chóng bốc lên các tầng còn lại của ngôi nhà 6 tầng. Hậu quả, đám cháy đã làm 5 người bị chết và nhiều người bị thương.

CHẾT ĐUỐI KHI VỪA ĐỖ ĐẠI HỌC

Ngày 26/7, nguồn tin từ công an xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ chết đuối thương tâm là tân sinh viên của trường Đại học Quân sự.

Đọc tin tại đây

NỔ LỚN TẠI CÂY XĂNG GIỮA TRUNG TÂM ĐÀ NẴNG

Vào lúc 15h chiều 26/7, đã xảy ra một vụ nổ lớn tại cửa hàng xăng dầu Total ở Đà Nẵng.

Đọc tin tại đây

HÀNG LOẠT CÁN BỘ NGÂN HÀNG SẮP HẦU TÒA

Nhiều cán bộ Ngân hàng Công thương – Chi nhánh tại Trà Vinh sắp phải hầu tòa vì tội “tham ô tài sản” và “cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đọc tiếp tại đây

KHÔNG HẠ CHỨC CVP BAN NỘI CHÍNH CẦN THƠ

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Lê Văn Tâm – Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Cần Thơ, cho biết, không thể hạ chức Chánh Văn phòng của Ban Nội chính đối với ông Nguyễn Văn Hoàng – dù trước đó đã bị kỷ luật khi đang là trưởng phòng phòng chống tham nhũng.

Không hạ chức CVP Ban Nội chính Cần Thơ
CVP Ban Nội chính Cần Thơ khai man bằng cấp

SIU BLACK ĐƯỢC VIỆT KIỀU NGA CHO MƯỢN TIỀN TRẢ NỢ

Ngay sau khi nhờ ca sĩ Phương Thanh lên báo xin lỗi và thừa nhận mình đang ở bước đường cùng, một doanh nhân người Việt ở Nga đã gọi điện về Việt Nam đề nghị giúp đỡ Siu Black.

Siu Black được Việt kiều Nga cho mượn tiền trả nợ
Phương Thanh: Chuyện Siu Black dính vào bài bạc là có
Nợ 2,5 tỷ đồng, Siu Black đang vào thế… đường cùng

116 TRƯỜNG CÔNG BỐ ĐIỂM THI

Thời sự trong ngày, xe chính chủ, karaoke, bến xe, tiệm vàng
Thí sinh trong kỳ thi đại học 2013 (Ảnh: VietNamNet)

Hiện tại đã có hơn 100 trường đại học, cao đẳng trên cả nước công bố điểm thi, một số trường đã có dự kiến điểm chuẩn. Nhìn chung mặt bằng điểm thi năm nay cao hơn năm trước. Hầu hết các trường dự kiến điểm chuẩn sẽ nhích hơn một chút.

Xem chi tiết tại đây

CSGT TRUY ĐUỔI CƯỚP ĐẾN CÙNG GIỮA PHỐ SÀI GÒN

Bị CSGT truy đuổi đến cùng, 2 tên cướp giật dùng đoạn dây xích 1 đầu có ổ khóa để tấn công lại…

Xem tin tại đây

“ĐỘNG” KARAOKE ÔM CHUYÊN PHỤC VỤ VIỆT KIỀU, ĐẠI GIA

Khi kiểm tra nhà hàng Phong Thành, cơ quan chức năng lập biên bản đến 17 hành vi vi phạm. Nơi đây được dân chơi gọi là quán karaoke “ôm” hoành tráng nhất Sài Gòn.

Xem tiếp tại đây

GIẢM PHÍ TRÊN CAO TỐC CẦU GIẼ – NINH BÌNH

“Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) sẽ thực hiện giảm phí lưu hành trên đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đối với 2 loại phương tiện từ ngày 1/8”, ông Nguyễn Văn Nhi, Phó Tổng Giám đốc VEC cho biết.

Đọc tiếp tại đây

GỌI ĐIỆN NHẮC “UỐNG THUỐC TRÁNH THAI”, HUNG THỦ HIẾP BÉ GÁI LỘ DIỆN

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk) vừa hoàn tất hồ sơ khởi tố đối tượng Nguyễn Văn Thương (SN 1997) vì đã có hành vi giao cấu với trẻ em. Thương đã có vợ con nhưng dùng tên giả để nhằm tán tỉnh, dụ dỗ bé gái L.T.H. (SN 1999) giao cấu nhiều lần cùng nạn nhân.

Đọc tiếp tại đây

LỘ LỪA ĐẢO, THẦY CÚNG DỌA TỰ VẪN Ở NHÀ NẠN NHÂN

Bị tố cáo hành vi lừa đảo, gã thầy cúng dọa nạn nhân: “Nếu em không rút đơn về, anh sẽ tới giữa nhà em tự tử chết cho coi. Anh sẽ tới chết ở đó để trả nợ cả đường âm lẫn đường dương cho em hả lòng”.

Xem tiếp tại đây

KẺ NÉM VỢ XUỐNG SÔNG NHẬN ÁN TỬ

Lâm bế vợ đặt lên thành cầu và nói: “Nếu không quay về nhà trọ để nói chuyện thì cả hai cùng chết”. Chị Huyền nói lại với Lâm: “Cũng đang muốn chết đây”. Nghe vợ nói vậy, Lâm đã đẩy chị Huyền rơi xuống sông Hồng.

Đọc tiếp tại đây

ĐỌC CHẬM

‘Tổ quốc đã ghi công cho con mẹ’

 

Sau 23 năm chờ đợi, cuối cùng bà Nguyễn Thị Đậu đã hoàn thành tâm nguyện cuối đời, khi đứa con trai duy nhất hy sinh đã được “Tổ quốc ghi công”.

KỲ QUẶC

Chê gái mại dâm xấu, nổ súng quỵt tiền nhà nghỉ

Sau hơn 1 tháng bị tạm giam để điều tra, Đỗ Nam Anh (SN 1984-ảnh) trú tại thôn Đông, Xuân Đỉnh, Từ Liêm sắp phải đối mặt với bản án về hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Giải mã lời đồn ma quái vụ 38 người thương vong

Vụ hỏa hoạn khiến 13 người thiệt mạng và 25 người khác bị thương tại xưởng may gia công mũ giày vải Thuận Phát xảy ra đã lâu, những người có liên quan đang phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

CLIP HOT

 

Cận cảnh hiện trường vụ cháy tiệm vàng 5 người chết

 

 

2h15 sáng 26/7, tại tiệm vàng Đức Anh (phường Hồng Gai, đường 25-4, TP Hạ Long) xảy ra vụ cháy.

L.Lam (Tổng hợp) 

“Cắm mặt” xin chứng nhận, hậu “di sản” ra sao… không cần biết!

26 Th7
 

“Cắm mặt” xin chứng nhận, hậu “di sản” ra sao… không cần biết!

22/07/2013 – 13:49

Vài năm trước đây, Việt Nam hân hoan rùm beng với việc 10 hồ sơ xin UNESCO chứng nhận là di sản thế giới, đã mang lại kết quả mỹ mãn. Nào Hạ Long, nào Huế, Hội An… đến nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ… Nhưng rầm rộ là thế khi nhận bằng công nhận, rồi sau đó các di sản ấy bị “đối xử” thế nào sau khi mang danh về cho đất nước?. Có lẽ không nói ai cũng biết, đến nỗi nhiều người phải xót xa thốt lên rằng: “cứ cái gì được công nhận di sản xong đều xuống cấp hơn xưa”. Điều này cũng được ông Cục trưởng cục di sản thừa nhận: Chúng ta đang còn có quá nhiều thực hành văn hóa xấu trong bảo tồn di sản.

Hình như Bộ Văn hóa đang coi chuyện xin chứng nhận di sản là một “chiến công” hàng năm. Vì vậy, họ cứ đều đặn làm hồ sơ xin chứng nhận với UNESCO về các loại di sản. Nhưng theo một tiến sĩ của Viện nghiên cứu văn hóa phát biểu trên Thanh niên cho hay: Chúng ta đang trong tình trạng, cứ được công nhận xong là lại “chúi mũi” đi làm hồ sơ mới.
 
Đáng lẽ được chứng nhận rồi thì anh phải có kế hoạch bảo tồn cho những di sản này khiến nó phát triển nhưng Việt Nam lại coi việc chứng nhận di sản như những “trận đánh”, giành “chiến thắng” xong là để lại một “bãi chiến trường”, ai dọn mặc kệ, ta lại kéo quân đi đánh tiếp. Trong khi đó, UNESCO rất quan trọng việc thực hành tốt trong bảo tồn di sản. Thậm chí, họ còn hỗ trợ chuyên gia và tiền bạc nhiều hơn số tiền mang về từ việc di sản được công nhận, bởi cứu di sản là điều UNESCO quan tâm hơn cả. Đáng tiếc là Việt Nam không quan tâm đến vấn đề này.
 
Theo GS.Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, cho hay thực chất việc bảo tồn di sản và phát triển không hề mâu thuẫn nhưng chính cách quản lý đã làm nảy sinh xung đột. Nhà quản lý “xăm xăm” thâu tóm di sản, di tích, gạt người dân đang sinh sống và làm việc dựa trên di tích qua một bên. Và tệ hơn cả là sau khi “khẳng định chủ quyền”, họ không làm gì để khiến di sản tốt lên mà trái lại ngày càng khiến sức sống của di sản èo uột, xuống cấp mà làng cổ Đường Lâm là một ví dụ rõ nhất.
 
Bên cạnh đó, những di sản văn hóa phi vật thể cũng nằm trong tình trạng tương tự. Ca trù là một ví dụ cụ thể nhất trong việc di sản bị “nhốt tủ kính” và chẳng còn cơ nào phát triển trong cộng đồng. Dù L’Espace (Trung tâm văn hóa Pháp) đã cố bảo tồn giúp Việt Nam trong việc tổ chức nhiều cuộc hội thảo và biểu diễn ca trù tại trung tâm, song ca trù vẫn như một “vật thể lạ” được bày trong tủ kính, chỉ để người xem chiêm ngưỡng chứ không cảm nhận được sự quý giá của loại hình nghệ thuật này. Ca trù có thể đi nước ngoài, hoặc được biểu diễn trong chương trình “Viet Nam’s got Talent” như một “vị” đặc biệt, xong đối với người dân, ca trù vẫn xa lạ như để dành cho người hoài cổ.
 
TS. Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng cục di sản cho biết, Việt Nam đã 2 lần bị UNESCO “nhắc nhẹ” về việc quản lý di sản văn hóa Huế và Hạ Long tại các cuộc họp hội đồng di sản. Thế nhưng ngoài 2 di sản trên, chúng ta cũng còn có những di sản có vấn đề trong quản lý, mà thông tin chưa lộ ra ngoài. Nói như ông Hùng là chúng ta đang “đóng cửa bảo nhau” để chưa bị nhắc nhở thôi, lấy ví dụ như quan họ đang ngày càng xô bồ, chính nhà quản lý văn hóa ở Bắc Ninh cũng chưa nhận thức đúng về giá trị di sản này và vẫn làm như cũ, thậm chí còn kém hơn cũ. Còn Xẩm – đang được nỗ lực đệ trình UNESCO để công nhận là di sản văn hóa phi vật thể – hiện cũng đang héo mòn vì những buổi diễn mà nghệ sĩ đeo kính đen giả mù, rất xúc phạm người hát xẩm, bởi đôi mắt hỏng không phải là đặc trưng của nghệ thuật này…
 
Và khi mà các nhà quản lý còn chẳng hiểu cái thứ nghệ thuật mình đang xin bảo tồn và chẳng có ý thức với các thắng cảnh xin được công nhận di sản, thì mãi mãi việc lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận các di tích khác trở thành di sản thế giới chỉ là chuyện các vị chạy theo thành tích, hơn nữa hình như điều này cũng có thể mang lại cả lợi ích tiền bạc vì nghe đâu cũng tốn hơn 50 tỷ đồng cho một hồ sơ xin chứng nhận.
 
Có thể nói, việc chứng nhận di sản thế giới hình như dành cho ai chứ không phải dành cho người dân vì quả thực, họ chẳng được hưởng lợi gì trong việc được công nhận di sản cả, và vì thế sự tự hào chắc cũng không có nốt. Ngay cả đến người dân làng cổ Đường Lâm cũng khóc ròng khi mới được chứng nhận di tích mà cuộc sống đã khổ cực rồi, “bây giờ mà Đường Lâm được UNESCO công nhận di sản thế giới thì… chúng tôi chết!”.
 
 
 
 
Toàn Phong
 
việt trinh mai   viettrinh75@gmail.com   gởi đến Vô Ngã

THI THƠ TRÊN FACEBOOK: THƠ THÌ DỞ MÀ NÉM ĐÁ THÌ TÀI

26 Th7

THI THƠ TRÊN FACEBOOK: THƠ THÌ DỞ MÀ NÉM ĐÁ THÌ TÀI

 Trần Mạnh Hảo

 .

Sau khi trang mạng Nguyễn Trọng Tạo in bài : “Ỏng eo Trần Mạnh Hảo” của nhà thơ Lê Huy Mậu (nguyên trưởng ban tư tưởng văn hóa tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu, nguyên chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Bà Rịa-Vũng Tàu” nhằm đáp lại bài: “Vài cảm nghĩ về cuộc thi thơ trên Facebook” của chúng tôi (TMH), chúng tôi có gửi đến trang Nguyễn Trọng Tạo bài viết : “XIN NHÀ THƠ LÊ HUY MẬU CHỈ GIÙM CHÚNG TÔI CÁI HAY CỤ THỂ CỦA BA BÀI THƠ ĐƯỢC GIẢI NHẤT VÀ NHÌ TRÊN FACEBOOK

 

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đồng ý in bài viết này của chúng tôi, đã email cho tôi như sau :

“Từ: nguyen trong Tao <nguyentrongtao@gmail.com>
Tới: Bo Me <hungdimy@yahoo.com>
Đã gửi 21:41 Thứ Ba, 23 tháng 7 2013
Chủ đề: Re: có đi có lại, Trần Mạnh Hảo gửi anh Nguyễn Trọng Tạo in dùm và dùng còm để…

OK Hảo. Nhớ nhẹ lời thôi nhé.”

( hết trích)

Vâng, từ trước đến giờ, chúng tôi vẫn hằng giữ nguyên tắc, rằng trong phê bình văn học, tuyệt đối chỉ phê bình dựa vào văn bản, không xúc phạm cá nhân, không bới móc đời tư hoặc chửi bới thô tục. Không cần anh Tạo dặn : “NHỚ NHẸ LỜI THÔI NHÉ !”, chúng tôi vẫn nhẹ nhàng từ khuya rồi, thưa anh.

Nhưng trên các còm của hai bài : “ Ỏng eo Trần Mạnh Hảo” và “ Xin nhà thơ Lê Huy Mậu chỉ dùm…”, rất tiếc anh Nguyễn Trọng Tạo không giữ nguyên tắc : “NHỚ NHẸ LỜI” anh vừa nhắn tôi qua email; anh Tạo đã dùng “đội quân còm- phản hồi” của anh để ném đá chúng tôi một cách rất chi là đầu đường xó chợ, thậm chí còn làm giả một email mang tên Giangtien@gmail.com ( là tên bà xã của chúng tôi) để chửi bới chúng tôi là chó, như sau :

giangtien@gmail.com, on 22.07.2013 at 21:36 said:

Gặp ai cũng chưởi, cuộc thi của các em trẻ cũng chưởi. Chưởi quá quen thói rồi. Chó cắn càn. Riết rồi như chó điên, gặp ai cũng cắn. Trang web uy tín này pót lại lời chưởi này làm gì?”

( hết trích)

“Phản hồi” này in dưới bài : “Ỏng eo Trần Mạnh Hảo” trên trang Nguyễn Trọng Tạo. Chúng tôi chỉ xin lấy một dẫn chứng trong nhiều “ phản hồi” chợ búa mà trang Nguyễn Trọng Tạo đã và đang ném đá chúng tôi búa sua từ vài ngày nay.

Ngày 20-7-2013, sau khi chúng tôi cho in bài : “ Vài cảm nghĩ về cuộc thi thơ trên Facebook” trên trang của nhà văn, nhà thơ, họa sĩ Trần Nhương, trang của nhà văn Nguyễn Tường Thụy, trang Bà Đầm Xòe của nhà văn Phạm Thành…nhằm phê bình mấy bài thơ được giải nhất và nhì trong cuộc thi thơ trên Facebook toàn là thơ dở.

Nhiều bạn bè ngoài Hà Nội đã gọi vào cảnh cáo chúng tôi, rằng, Hảo ơi, cậu đã chọc vào ổ kiến lửa rồi đấy, cậu chắc chắn sẽ bị ném đá tơi bời trên mạng Nguyễn Trọng Tạo và trên các trang mạng khác cho coi, cho dù cậu nói đúng, nói thật lòng.

Có bạn còn bảo : mình thấy danh sách năm vị giám khảo chấm thi cuộc thi thơ trên Facebook đứng đầu là viên đại tá công an Hồng Thanh Quang ( phó tổng biên tập báo Công an nhân dân của Bộ Công an) là tay có thể gây khó dễ cho Hảo đấy. Hảo à, mày dại quá, sao dám vuốt râu hùm và mó…Hồng Thanh Quang ? Chưa có cuộc thi thơ văn nào từ xưa đến nay ở Việt Nam lại thuê ông đại tá công an chấm thi cả, trừ lần thi thơ Facebook này. Rằng viên đại tá công an này với ngòi bút sắt máu từng đánh phá tưng bừng anh em dân chủ Việt Nam hàng chục năm nay, từng là “nhà Hữu Ước học”, chuyên môn ca ngợi thơ văn nhạc họa, kịch phim…của đàn anh trung tướng công an Hữu Ước…Thơ tay này thì làng nhàng, cải lương, chưa có uy tín gì trong văn giới sao lại mời đi chấm thi ?

Các bạn còn bảo : Hảo à, cậu dám chê thơ giải nhất giải nhì của cuộc thi thơ Facebook là dở tức là cậu đã múa lân với con sư tử Nguyễn Trọng Tạo rồi đấy. Tay Tạo này rất phức tạp. Bề ngoài, tay thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, rượu sĩ…này có vẻ “lề trái”…nhưng bên trong thì toàn đi nhậu với các qúy ông nhất nước như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang, Hồ Đức Việt ( đã mất) và các tướng lĩnh công an …Chính vì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp và các tướng công an mà anh Tạo đã xì ra cho làng báo “lề trái”một tin sét đánh rằng: đảng ta sắp cho “ nhập kho” 20 blog đấy nha…Nếu căn cứ vào một số bài bề ngoài rất có vẻ chống đối đảng của anh Tạo, thì đảng chắc thù Tạo lắm ? Nhưng sao Tạo được đảng cho lên tivi rầm rầm như thế, là sao ? Sao Tạo vừa chửi đảng vừa được nhận giải thưởng văn học quốc gia 200 triệu đồng do chủ tịch nước trao tặng ?

Có bạn còn hồ nghi, với cuộc thi thơ về tình yêu đầu đời tưởng vớ va vớ vẩn này trên Facebook nhưng việc có hai ông cốp Quang và Tạo chấm thi, thiết tưởng cũng là nhiệm vụ chính trị trên giao cả đấy thằng Hảo ngây thơ ạ…

Nghe bạn bè rót vào tai những lời ghê gớm trên, Trần Mạnh Hảo tôi bắt đầu ngồi rét. Hóa ra, mình gà mờ thật, ngu thật lại nhát hơn cáy…Và những trận ném đá từ sau ngày tôi phê bình thơ được giải trên Facebook tới tấp réo sủa vào điện thoại của tôi với những từ ngữ “ qúy hóa” giống như vừa trích trong “phản hồi” trên mạng Nguyễn Trọng Tạo : rằng mày là đồ chó, đồ ngu như lợn, thậm chí có kẻ còn chửi tôi bằng những lời tục tĩu không thể trích ra đây. Nửa đêm, lúc 2 đến 3 giờ sáng chúng réo tôi dậy chửi rủa. Đến nỗi ngày hôm nay tôi đã tắt luôn điện thoại. Chúng còn gửi cả email chửi tôi là đồ mặt …này mặt nọ rất kinh khiếp…

Chúng tôi biết mình đã đụng vào tổ ong vò vẽ là cuộc thi thơ trên Facebook.

Cũng rất may là hầu hết dư luận trên internet ủng hộ chúng tôi. Có trên dưới 30 website và blog trong và ngoài nước in bài phê bình thơ được giải trên Facebook của chúng tôi. Tổng cộng lại có hàng trăm các “còm_phản hồi” sau bài viết trên in ở khắp các mạng ủng hộ chúng tôi phê bình đúng và lên án ban giám khảo cuộc thi thơ trên Facebook chấm càn chấm quấy…

Để kết thúc bài viết, chúng tôi xin trích in ý kiến của nhà thơ Bùi Chí Vinh (Sài Gòn) và nhà thơ Lê Duy Phương (Hà Nội) ủng hộ chúng tôi như sau :

“Ý KIẾN CỦA BÙI CHÍ VINH VỀ BÀI VIẾT TRẦN MẠNH HẢO…

MỘT BÀI VIẾT CỦA TRẦN MẠNH HẢO PHÊ PHÁN VỀ CUỘC THI THƠ “THÁP NGÀ ” VÔ TÂM VÔ BỔ VÀ “QUAY LƯNG VỚI CUỘC SỐNG KHỐN KHỔ CỦA NHÂN DÂN” TRÊN FACEBOOK RẤT ĐÁNG ĐƯỢC LƯU TÂM…THIẾT NGHĨ CỘNG ĐỒNG MẠNG HOÀN TOÀN KHÁC HẲN CỘNG ĐỒNG BÁO –CHÍ – QUỐC – DOANH NÊN HOÀN TOÀN CÓ QUYỀN LÊN TIẾNG VÀ PHẢN ỨNG MỘT CÁCH CÔNG BẰNG SÒNG PHẲNG NHẤT. GIỮA LÚC NƯỚC NHÀ ĐỨNG TRÊN BỜ VỰC CỦA CẢNH THÙ TRONG GIẶC NGOÀI, GIẶC NGOẠI XÂM PHƯƠNG BẮC KẾT HỢP VỚI BỌN SÂU DÂN MỌT NƯỚC NHŨNG NHIỄU NHÂN DÂN THÌ LẠI XUẤT HIỆN NHỮNG CUỘC THI VỚ VẪN MANG NỘI DUNG RU NGỦ KHIẾN NHỮNG NGƯỜI CÒN CHẠNH LÒNG YÊU NƯỚC THƯƠNG NÒI KHÔNG THỂ KHÔNG PHÁT BIỂU NHƯ TRẦN MẠNH HẢO. RÕ RÀNG CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ CON THÚ VỚI NHỮNG NHU CẦU “TỨ KHOÁI” TẦM THƯỜNG RỒI XẢ STRESS VỚI NHỮNG LOẠI THƠ “BÊN LỀ CUỘC SỐNG”. CON NGƯỜI KHÔNG ĐẤU TRANH CHO QUYỀN SỐNG CỦA CON NGƯỜI THÌ HẠNG NGƯỜI ĐÓ KHÔNG THỂ TỒN TẠI, HUỐNG GÌ NÉ TRÁNH BẰNG CÁCH LẠM DỤNG MẠNG ĐỂ KHỞI XƯỚNG CÓ Ý ĐỒ NHỮNG CUỘC THI THƠ THEO KIỂU QUỐC DOANH… SAU ĐÂY LÀ BÀI VIẾT CỦA TRẦN MẠNH HẢO VỀ CUỘC THI KIỂU QUỐC DOANH NÀY…”
( trích trên Facebook BÙI CHÍ VINH)

“Gửi anh Trần Mạnh Hảo

Lê Duy Phương

Thứ hai ngày 22 tháng 7 năm 2013 7:57 PM

Anh Trần Mạnh Hảo quý mến

Đọc mấy dòng anh viết về cuộc thi thơ,trên trannhuong.com sáng nay tôi vui quá vì anh đã nói rất đúng về cuộc thi với những bài thơ không thơ không có tư tưởng không hay thế mà các nhà thơ lại cho nhất nhì
Song cái tôi thich anh -nhà thơ Trần Manh Hảo là những dòng cuối bài.Mong anh cứ đà ấy anh trò chuyện với thơ trẻ thật nhiều vào các bạn thơ trẻ mới thấm Và anh nên lấy những bài thơ hay có tư tưởng của các nhà thơ thời chúng ta

Ví như Sông Lam đi thành ví dặm đò đưa

Sông vắt kiệt lòng mình nuôi đất cát
Thương đất nghèo sông xanh rớt mồng tơi
Sông ẩn hồn trong vại cà vại nhút
Một củ khoai cũng lâp ló mây trời

Anh Hảo, quê tôi ở đây mà, đọc là nước mắt cứ trào ra.
hay

            Mấy năm giặc đánh quê hương
Ai vô trong đó cũng thương đông bào

 Chào anh chúc anh vui khỏe
Lê Duy Phương

http://trannhuong.com/tin-tuc-16112/gui-anh-tran-manh-hao.vhtm

 .

Sài Gòn ngày 23-7-2013

Trần Mạnh Hảo

    •  

      Cuộc thi “thơ” phản ảnh hết sức rõ nét ý đồ kéo văn nghệ ra khỏi chính trị ,tách văn nghệ ra khỏi những gì đang hiện thực trong đời sống của hàng triệu nỗi oan ức ,hàng vạn vụ bất công bởi những kẻ cầm quyền gây ra ! Kệ mẹ hết ! Tao làm…thơ trời biển ,gío mây thôi !Những vị giám khảo của cuộc thi thơ này cũng có một quá trình “nửa trắng nửa đỏ” trong đời sống rất rõ nét !Hội đồng chuột đâu có đẻ ra…mèo!

      Tôi thích comment này. Cảm ơn.

       

      2. Tôi đọc 1 bài viết trên Bloc Bà Đầm Xòe nói về những thi sĩ nửa mùa lẩm cẩm làm thơ khoe chữ. Đọc bài này mới thấy đúng thật. Toàn 1 lũ hãm…đất nước đến hồi mạt rồi.
       

       

    3.   Bởi: Sài Gòn By Night ngày 23/07/2013

    lúc 09:32

    Đ/c Lê Huy Mậu, chủ tịch Hội VHNT Vũng Tàu, người được Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc bài thơ Úp mặt vào sông, lên mạng chửi bài VÀI CẢM NGHĨ VỀ CUỘC THI THƠ TRÊN FACEBOOK của Trần Mạnh Hảo:”Ỏng eo TMH”. Sài Gòn By Night xin có mấy nhời:
    “MẬU CÃI KIỂU MẬU DỊCH
    Rõ chán cái đ/c Lê Huy Mậu, thấy có NTT, người phổ nhạc Úp mặt vào sông của Mậu, Mậu nhảy vô binh vực đại,không cần phân biệt đúng sai, như trẻ con thấy bạn mình bị uýnh!Mậu lại còn chu mỏ chửi kiểu anh tao tú tài Tây, mày học hành gì mà hơn được!Mậu bao cấp cho NTT rất khéo, gói trọn trong BGK Hồng Thanh Quang, Văn Lê, Lê Minh Quốc, Nguyễn Trọng Tạo và Nguyễn Phong Việt và một nhà doanh nghiệp là Phạm Thanh Long, nghĩa là tui có 7, TMH chỉ một thôi nhá, 7 chọi 1 không chột cũng què!Đó là chưa kể mấy em đoạt giải bị mắng nữa,đều phe choa, ôi thôi, chuyến này TMH bị bụp hội đồng, tiêu rồi.
    Sau khi lên lớp cho TMH một cách “dư luận viên”, rằng “nhiều người khen hôi và chê hôi”; quy kết cho TMH một cách rất hàng tôm hàng cá, rằng “TMH sai rồi, phê không đúng lúc, đúng chỗ rồi, thậm chí ông có phần hồ đồ, cố chấp rồi”; Mậu lại kết luận rất tuyên giáo, dạy đời: “Đọc và học ở những người bình thường, những người chưa nổi tiếng cũng khó lắm, khó hơn hẳn việc tìm cách chê bai họ”.
    Mậu không cần chứng minh chứng miếc chi cả, chỉ áp đặt như Tuyên giáo đi truyền đạt Nghị quyết, kết luận TMH là loại phê bình “phường xã!”, và kết luận mấy trăm tác giả dự thi “cả người được giải và người không được giải đều vui vẻ cả”. Nghe miệng lưỡi Mậu, giống như kiểu nói lấy được rằng 100% nhân dân đồng tình với hiến pháp rồi, TMH đừng góp ý chi, sai đấy, đi ngược lại quyền lợi của đám đông đấy. Mậu đây được trên chọn làm tiếng nói đại diện tối cao đây!
    Ôi, đ/c Mậu ơi, đ/c khôn lỏi đấy chứ, thế là Mậu được lòng một chùm GK và người đoạt giải, nhất là được lòng anh PTL, ảnh cho Mậu cái vé ở KS 5 sao, từ Bà Rịa lên Sài Gòn du hí nhá.Giống như GK nào Hà Nội, được anh PTL bao cấp chuyến đi chơi Xì Gòn trao giải vậy. Chấm chiếc là chuyện tập thể!Thơ thiếc ra sao, nghe uy danh mấy đại ca GK, ai dám hó hé!
    Bỗng dưng TMH phát hiện, cương trực chỉ ra. Sao mấy GK không cãi mà đ/c Mậu làm dư luận viên nấp sẵn trong bụi, nhảy ra quy chụp rất hồ đồ!
    Mậu ơi là Mậu! Đúng là lý luận cùn , cãi Mậu Dịch!”

    4. Bài thơ, mà đúng hơn là trích đoạn “Khúc hát sông quê”, rút từ trường ca “Thời gian khắc khoải”. Ngoài những câu lảm nhảm như: “lại nghe nói / thuở ta chưa biết ăn gì cả / ta cùng cây cỏ sinh đôi / rồi cây cỏ ăn ta / rồi ta ăn cây cỏ”… thì đoạn trích “Khúc hát sông quê” cũng như trường ca “Thời gian khắc khoải” có những câu ngu hết phần chó. Có lần mình viết trên Blog của Nguyễn Trọng Tạo, nhưng Tạo không trả lời. Nay nếu Lê Huy Mậu thực sự cầu thị thì hãy trả tiền mình (10 triệu đồng), mình sẽ chỉ ra cho. Đảm bảo là đích đáng, mặc dù mình chỉ là anh xe ôm vật vờ tại một thành phố miền Trung…

 

 

nam bộ hai hainambo40@gmail.com   gởi đến Vô Ngã

Nhật cân nhắc khả năng phát động chiến tranh – Vnn

26 Th7

Nhật cân nhắc khả năng phát động chiến tranh

Nhật có thể bắt đầu tính đến khả năng tấn công quân sự trước trong kế hoạch cập nhật chính sách quốc phòng cơ bản, động thái mới nhất rời xa sự kiềm chế của hiến pháp hòa bình. 

 

Đề xuất được mong đợi trên, có thể làm dấy lên hồi chuông báo động ở Trung Quốc, là một phần trong kế hoạch xét lại chính sách quốc phòng Nhật do chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe tiến hành. Một báo cáo tạm thời về thông tin này sẽ được công bố vào ngày mai (26/7). Kết luận cuối cùng của việc xem xét sẽ có vào cuối năm nay.

Ông Abe nhậm chức Thủ tướng nhiệm kỳ II vào tháng 12 năm ngoái, đã cam kết nâng cao sức mạnh quân sự để đương đầu với những gì mà Nhật coi là mối đe dọa ngày càng tăng với môi trường an ninh, gồm cả một Trung Quốc đầy quả quyết và Triều Tiên khó đoán.

Điều 9 trong Hiến pháp Nhật ghi rõ nước này từ bỏ quyền phát động chiến tranh và nếu hiểu theo nghĩa đen thì nước này phủ nhận khái niệm về một quân đội thường trực. Trên thực tế, lực lượng phòng vệ Nhật là một trong những nước có quân đội mạnh nhất ở châu Á. Hiến pháp Nhật do lực lượng chiếm đóng Mỹ soạn thảo sau khi nước này bị đánh bại trong Thế chiến II.

Bộ Quốc phòng Nhật sẽ ra một báo cáo tạm thời về nghiên cứu để “làm thế nào để tăng cường khả năng ngăn chặn và đáp trả tên lửa đạn đạo”, báo Yomiuri và nhiều báo khác của Nhật hôm nay cho biết. Tuy nhiên, trong một dấu hiệu của nhạy cảm, báo cáo trên không đề cập cụ thể tới khả năng tấn công căn cứ của kẻ thù khi Nhật đối mặt với mối đe dọa tấn công hiển hiện”.

Bộ Quốc phòng Nhật cũng cân nhắc khả năng mua máy bay do thám không người lái và thiết lập một lực lượng lính thủy đánh bộ để bảo vệ các đảo xa xôi, như những đảo vốn là tâm điểm trong tranh chấp với Trung Quốc.

“Việc khôi phục khả năng tấn công sẽ là một thay đổi cơ bản trong chính sách quốc phòng của chúng tôi, một dạng thay đổi can đảm”, Marushige Michishita, giáo sư ở Viện nghiên cứu chính sách cho hay.

Tỷ lệ ủng hộ đối với một quân đội mạnh hơn đã tăng cao ở Nhật do những lo ngại về Trung Quốc. Trong nhiều thập niên gần đây, Nhật đã kéo căng giới hạn của Điều 9 và từng nói có quyền tấn công căn cứ của kẻ thù ở nước ngoài khi kẻ thù có ý định tấn công Nhật và khi nước này không có lựa chọn phòng vệ nào khác.

Nhật hiện có khả năng tấn công hạn chế với các máy bay chiến đấu F-2 và F-15, máy bay tiếp nhiên liệu trên không. Nếu muốn tấn công được các thiết bị phóng tên lửa di động ở Triều Tiên, nước này sẽ phải cần nhiều máy bay tấn công hơn nữa. Ngoài ra, nếu muốn tấn công được các căn cứ tên lửa ở Trung Quốc đại lục, nước này cần có tên lửa liên lục địa, các chuyên gia cho hay.

  • Hoài Linh (Theo Reuters)

Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ – Vnn

26 Th7

Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ.

 

 

 

Chủ tịch nước, Obama, quan hệ đối tác toàn diện, Trương Tấn Sang, TPP, COC, DOC, chủ quyền, Biển Đông, quyền con người, quốc phòng, an ninh
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (trái) hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại phòng Bầu Dục của Nhà Trắng tại Washington, Mỹ ngày 25/7. Ảnh: Reuters

Tuyên bố đó đã được đưa ra sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tối 25/7 (giờ Việt Nam).

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Hai nhà lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch.

Hợp tác chính trị, ngoại giao

Trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao, tiếp xúc ở tất cả các cấp và ủng hộ việc tăng cường các cơ chế đối thoại và hợp tác. Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ độc lập, chủ quyền, thịnh vượng và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS).

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong (LMI). Hai nhà lãnh đạo nhất trí hai bên nỗ lực cùng với các nước thành viên LMI khác và Nhóm Những người bạn của khu vực hạ nguồn sông Mê Công, tăng cường hơn nữa hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối và ứng phó với các thách thức xuyên quốc gia trong khu vực.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể thỏa thuận song phương về việc xây dựng các sứ quán và cơ quan đại diện của hai nước. Hai nhà lãnh đạo khẳng định các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam và Hoa Kỳ tại thủ đô mỗi nước cần phản ánh sự phát triển của quan hệ song phương.

Quan hệ kinh tế, thương mại

Nhắc lại các cuộc thảo luận tại Campuchia tháng 11/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay. Hiệp định TPP của thế kỷ 21 sẽ tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy các mục tiêu phát triển và giúp tạo việc làm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước thành viên TPP khác, trong khi tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong khuôn khổ một thỏa thuận cân bằng và toàn diện.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương và Tổng thống Obama ghi nhận những nỗ lực cải cách của Việt Nam với tư cách một nền kinh tế đang phát triển. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh giá trị then chốt của các nỗ lực này đối với quan hệ song phương và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế như một nền tảng và động lực của Đối tác Toàn diện mới Việt Nam – Hoa Kỳ.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), cũng như theo sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN và trong APEC nhằm tăng cường liên kết kinh tế và thương mại phù hợp với Đối tác Toàn diện song phương và các mục tiêu chung trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), APEC và các diễn đàn của ASEAN.

Tổng thống Obama hoan nghênh những tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế. Tổng thống Obama ghi nhận quan tâm của Việt Nam trong việc đạt được quy chế kinh tế thị trường và cam kết tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với Việt Nam về cải cách kinh tế. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận việc Việt Nam dự định tham gia Công ước Cape Town về lợi ích quốc tế đối với thiết bị di dộng (CTC).

Hai nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung triển khai dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy, Bản ghi nhớ giữa Công ty bảo hiểm Metropolitan Life (Metlife) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chấp thuận của Bộ Tài chính Việt Nam về chủ trương thành lập công ty quản lý quỹ của Công ty bảo hiểm ACE.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama hoan nghênh sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đối với các chương trình xây dựng năng lực và đào tạo nhằm giúp Việt Nam tiếp nhận và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, mang lại lợi ích cho nông dân, các công ty nông nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ thành phần dân cư dễ bị tổn thương trong khi phát triển kinh tế, trong đó có việc cùng nhau đấu tranh chống lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.

Khoa học, công nghệ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama trao đổi về tầm quan trọng của hợp tác khoa học và công nghệ. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác khoa học và công nghệ sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay, nhấn mạnh các nỗ lực nhằm xây dựng quan hệ giữa các cộng đồng khoa học tại Việt Nam và Hoa Kỳ để tăng cường hợp tác song phương, ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên sự sáng tạo.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định tiếp tục thúc đẩy hợp tác khoa học, trong đó có lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự, công nghệ không gian và nghiên cứu biển. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh việc hai bên kết thúc thành công chương trình chuyển đổi thanh nhiên liệu có độ giàu uranium cao ra khỏi Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục hợp tác để hỗ trợ chương trình năng lượng hạt nhân hòa bình của Việt Nam với các tiêu chuẩn cao nhất về bảo đảm an toàn, an ninh.

Hợp tác giáo dục

Hai nhà lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ và bày tỏ hy vọng ngày càng nhiều sinh viên Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội du học tại Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác chặt chẽ về giáo dục, đào tạo là nhân tố quan trọng trong giai đoạn tới của quan hệ giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận việc thúc đẩy đào tạo tiếng Anh sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận sự thành công của các sáng kiến giáo dục, trao đổi song phương, đặc biệt là chương trình Fulbright và Chương trình Liên minh Giáo dục Đại học ngành kỹ thuật (HEEAP). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận thành công của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng kiến thành lập trường Đại học Fullbright ở Việt Nam.

Môi trường, y tế

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama hoan nghênh hợp tác song phương ngày càng tăng nhằm giảm khí thải nhà kính tại Việt Nam bằng việc gia tăng năng lượng sạch, hiệu suất năng lượng và lâm nghiệp bền vững và tăng cường khả năng của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thảm họa thiên nhiên, trong đó có Chương trình Năng lượng sạch và Chương trình Rừng và Đồng bằng của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tổng thống Obama tái khẳng định Hoa Kỳ cam kết tăng hỗ trợ về chăm sóc y tế và các hình thức chăm sóc, trợ giúp khác cho người khuyết tật vì bất cứ nguyên nhân nào ở Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo đồng thời nhất trí hợp tác với các nước đối tác LMI thúc đẩy nghiên cứu khoa học, xây dựng năng lực và đối thoại để bảo đảm sức sống lâu dài và bền vững của đồng bằng sông Mê Công và lưu vực hạ nguồn sông. Tổng thống Obama đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trên cương vị đồng chủ tịch Trụ cột Môi trường và Nước trong khuôn khổ LMI, trong đó có hai đề xuất nghiên cứu chung của Việt Nam về quản lý nguồn nước lưu vực sông.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về việc ký kết Hiệp định Hợp tác Y tế và Khoa học Y học gần đây và mong muốn thúc đẩy hợp tác y tế công nhằm tăng cường an ninh y tế toàn cầu. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp về phòng chống AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống phòng ngừa, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS bền vững.

Các vấn đề hậu quả chiến tranh

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí rằng việc tăng cường hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh làm sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau, cho phép hai nước phát triển mối quan hệ hướng tới tương lai. Tổng thống Obama đánh giá cao việc Việt Nam tiếp tục hợp tác tìm kiếm đầy đủ quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm bộ đội mất tích. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận những đóng góp của Chính phủ Hoa Kỳ đối với các nỗ lực của Việt Nam trong việc rà phá các vật liệu nổ còn sót lại (UXO), hỗ trợ những nạn nhân bị thương do các vật liệu nổ còn sót lại, và ngăn chặn thương vong trong tương lai.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama bày tỏ sự hài lòng đối với những tiến triển của dự án tẩy độc đioxin tại sân bay Đà Nẵng giữa Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh các kế hoạch của Chính phủ Hoa Kỳ về việc tiến hành đánh giá về mức độ nhiễm độc đioxin đối với môi trường tại sân bay Biên Hòa.

Quốc phòng, an ninh

Hai nhà lãnh đạo nhất trí Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác về quốc phòng và an ninh. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ sự hài lòng đối với Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011 và tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tiếp tục Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ và Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng song phương nhằm đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí mở rộng hợp tác cùng có lợi nhằm tăng cường năng lực trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn và ứng phó thiên tai. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống và nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực chống khủng bố; tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển; đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có chống cướp biển, buôn lậu ma túy, buôn bán người, buôn bán động vật hoang dã; ứng phó với tội phạm công nghệ cao và vấn đề an ninh mạng.

Tổng thống Obama hoan nghênh quyết định của Việt Nam tham gia Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và nhấn mạnh Hoa Kỳ mong muốn hỗ trợ đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác cho hoạt động này thông qua Sáng kiến hoạt động hòa bình toàn cầu (GPOI).

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con người. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng ký Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014. Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.

Văn hóa, du lịch và thể thao

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác văn hóa, thể thao và du lịch nhằm tăng cường giao lưu nhân dân và hiểu biết lẫn nhau. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận những thành công của người Mỹ gốc Việt và khuyến khích cộng đồng tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của quan hệ song phương. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama khuyến khích giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hòa nhạc, triển lãm và các sự kiện văn hóa và thể thao khác giữa hai nước.

PV

// // //
// // //

// // //

 
 
//
Đánh giá: 
 
 
 

Tin khác

Bốn kịch bản cho cuộc gặp Mỹ-Việt – BBC

25 Th7

Bốn kịch bản cho cuộc gặp Mỹ-Việt

Phạm Chí Dũng

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

 

Cập nhật: 07:01 GMT – thứ tư, 24 tháng 7, 2013
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại WashingtonÔng Trương Tấn Sang đã đáp xuống Washington sớm ngày 24/7

Ngay sau khi cuộc gặp Obama – Trương Tấn Sang được Nhà Trắng chính thức thông báo vào ngày 11/7, không khí bình luận trong nước và quốc tế bất chợt sôi động hẳn lên. Người ta nói về và đặt câu hỏi về sự vội vã đáng hoài nghi về chuyến đi của ông Sang.

Lần thứ hai trong năm nay, sau thông báo đột ngột về cuộc diện kiến ông Tập Cận Bình ở Bắc Kinh, cuộc gặp ông Obama của ông Sang là một sự kiện có tính bất ngờ.

 

Cuộc gặp ở Washington này lại chỉ diễn ra sau cuộc gặp tại Bắc Kinh, và sau khi nguyên thủ hai cường quốc của hành tinh đã có tiếp xúc ở California vào đầu tháng Sáu.

Trong bối cảnh đó, liệu có một nhà lãnh đạo nào của Việt Nam đủ dũng khí để đứng ra tuyên bố sẽ ngả hẳn về phương Bắc hay sang phương Tây?

Hiện thời, chưa có ai trả lời được câu hỏi này. Nhưng nếu bạn là người Việt Nam và cảm nhận được vô số điều khó xử của giới chức lãnh đạo cao cấp ở đất nước đầy phức hợp này, có lẽ bạn sẽ không thể tìm thấy đáp số, ít ra trong ngắn hạn.

Phần đông dư luận vẫn nhìn nhận về cuộc gặp Sang – Obama như một cái gì đó có tính xã giao và có thể cả tính quảng bá – tuyên truyền cho một thế đứng chính trị trên trường quốc tế và có thể cả thế “đi dây” mang nội hàm chính thể lẫn lợi ích cá nhân.

Còn nếu nhìn từ hệ quy chiếu của Nhà Trắng, liệu có xảy đến một kịch bản tiêu cực cho cuộc hội kiến Obama – Sang?

Với những gì đã được “quy chiếu” bởi trục thương mại Mỹ – Trung với những móc xích khóa chặt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cùng hai chuyến diện kiến con thoi như được mặc định của người Việt Nam, gần như chắc chắn sẽ không có kịch bản xấu, bởi điều dễ hiểu là sẽ khó có một mâu thuẫn đủ lớn, ít ra trong ngắn hạn, có thể gây tác động không tốt đến chuyến đi Washington.

Cũng sẽ chẳng có một sự quay lưng hoàn toàn nào của Hoa Kỳ đối với những nguyện vọng và cả tham vọng của Việt Nam.

Những kịch bản lạc quan

“Sẽ chẳng có một sự quay lưng hoàn toàn nào của Hoa Kỳ đối với những nguyện vọng và cả tham vọng của Việt Nam”

Cuộc gặp Việt – Mỹ năm 2007

Vài ngày trước cuộc gặp giữa hai ông Obama – Sang, một nhóm nhân sĩ, trí thức Việt Nam đã gửi thỉnh nguyện thư cho người chuẩn bị bước qua cửa Nhà Trắng.

Không thể nói khác hơn là tâm tư trong bản thỉnh nguyện thư trên, được khởi tả chủ yếu từ các nhân sĩ và trí thức trong nhóm “Kiến nghị 72”, vẫn nặng lòng với vận mệnh dân tộc và vẫn trông đợi, dù chỉ bằng một xác suất rất nhỏ, vào cơ hội “thoát Trung” từ chuyến đi Hoa Kỳ của ngài chủ tịch nước.

Một chuyên gia quốc tế còn nhận định có thể ông Trương Tấn Sang sẽ quyết định “trả một cái giá” để đổi lại sự ủng hộ của người Mỹ trong các vấn đề đối tác chiến lược toàn diện, an ninh khu vực biển Đông và cả những quyền lợi kinh tế liên quan đến Hiệp định TPP.

Một lần nữa, nhiều người lại kỳ vọng vào một sự thay đổi, sau cuộc gặp Nguyễn Minh Triết – George W. Bush cách đây sáu năm mà đã hầu như chẳng tạo ra một hiệu ứng đổi thay nào.

Tất nhiên, hy vọng vẫn là hy vọng, bởi đó là một trong số không nhiều thực tồn có thể tồn tại ở Việt Nam mà không bị đánh thuế.

Những người theo xu thế lạc quan đã vẽ ra một kịch bản tốt nhất có thể, với kết quả cuộc gặp Obama – Sang đi đến thống nhất ký kết những văn bản thỏa thuận ở cấp độ không thấp về sự hỗ trợ hải quân của Hoa Kỳ ở khu vực biển Đông, tiến trình rút ngắn thủ tục cho Việt Nam gia nhập TPP và có thể cả một văn bản hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia – điều mà giới ngoại giao Hà Nội luôn xem là một món quà hậu hĩ.

Có lẽ phần lớn con mắt lạc quan trên thuộc về giới chức Đảng và chính phủ.

Trong trường hợp kém khả quan hơn, những văn bản trên có thể chỉ mang tính khung cảnh mà không đề cập vào chi tiết. Đây cũng là trường hợp mà như người ta thường nói, tất cả cần phải có thời gian, mà thời gian lại phụ thuộc vào sự cố gắng của không chỉ một bên mà cả hai phía.

Nếu kịch bản này xảy ra, sẽ có một chỗ giao thoa về quan điểm giữa “hai phía” khác: chính giới cầm quyền và một bộ phận giới quan sát độc và phản biện độc lập trong nước.

Nhưng bộ phận còn lại của giới phản biện độc lập trong nước, và có lẽ đa số trong giới quan sát quốc tế, lại không mấy kỳ vọng vào sự giải quyết rốt ráo những hiện tồn đang ám ảnh.

Bởi sau mọi mục đích, nội lực để đạt được mục đích lại phụ thuộc rất lớn vào lợi thế so sánh của nhà nước Việt Nam và bản lĩnh chính trị của chính khách Việt.

Vậy chính khách Việt đang có trong tay cái gì?

‘Đường biểu diễn’ nhân quyền

Liệu Việt Nam sẽ nhượng bộ về nhân quyền để xích gần lại hơn với Hoa Kỳ?

Một trong những hiện tồn nặng nề nhất ở Việt Nam là chủ đề “nhân quyền và dân chủ” mà người Mỹ chắc chắn sẽ đặt ra đối với nhà nước cựu thù vào lần gặp gỡ sắp diễn ra.

Quá khứ đã có thể dễ dàng gác lại, và càng có nhiều lý do để bỏ qua vào thời điểm “nhạy cảm” này, nhưng làm thế nào để những người Việt rời Sài Gòn vào ngày 30/4/1975, và trên hết là những người bất đồng chính kiến đang hiện hữu tại Việt Nam, có thể chia sẻ với chính đảng cầm quyền về hệ lụy mà phương Tây luôn căn vặn: đàn áp nhân quyền?

Với những gì mà Hà Nội đã bộc lộ từ sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ vào trung tuần tháng 4/2013 đến nay, điều rõ ràng là chưa có một biểu hiện lộ diện nào về khả năng cải thiện tình hình.

Thậm chí, đường biểu diễn quyền làm người ở Việt Nam còn được chia thành hai phân đoạn khá rõ rệt trong nửa đầu năm 2013: trước và sau tháng Tư năm nay.

Ở phân đoạn trước, giới quan sát quốc tế đã chứng kiến một sự kiện chưa có tiền lệ: chuyến làm việc của Tổ chức ân xá quốc tế tại Việt Nam, lần đầu tiên từ năm 1975, với việc các quan chức của tổ chức này còn được tiếp cận những “đối tượng” do họ đề nghị đích danh. Và có thể, ý nghĩa của lần viếng thăm này còn lớn lao hơn cả một ẩn ý nào đó của chuyến “hành hương” đến Vatican của nhân vật số một trong Đảng – ông Nguyễn Phú Trọng – vào đầu năm 2013.

Cùng trong phân đoạn biểu diễn nhân quyền trên, những kiến nghị chưa từng thấy của nhóm “72” về Hiến pháp và điều 4 độc đảng đã tạo nên một xung chấn đủ mạnh trong đời sống chính trị phi chính thức ở Việt Nam – một hiện tượng tâm lý xã hội được xem như không chỉ phản ánh ý thức đối lập của người dân mà còn dắt dây sang tâm trạng “suy thoái” của một bộ phận không quá nhỏ trong khối đảng viên và công chức nhà nước.

Chỉ có điều, sau phân đoạn sôi trào không khí phản biện như thế lại là một sóng xuống khá trầm lắng.

Ngay sau khi cuộc đàm phán nhân quyền Việt – Mỹ kết thúc tại Hà Nội, trưởng phái đoàn là Dan Baer đã không làm cách nào tiếp xúc được với những nhà hoạt động nhân quyền là bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Nguyễn Văn Đài. Cuộc gặp duy nhất mà Dan Baer đạt được chỉ là với linh mục Nguyễn Văn Lý trong nhà tù chế độ. Cha Lý lại là một con chiên nổi tiếng bất đắc dĩ với hình ảnh bị những người không mặc sắc phục bịt miệng tại tòa án.

Hình như Hà Nội vẫn chưa sẵn sàng đối thoại về nhân quyền, dù một số quan chức đã hé mở tâm trạng riêng tư của họ với ngành ngoại giao Cộng đồng châu Âu “hãy cho chúng tôi thêm thời gian”.

 

“Nếu thời gian đã được chứng nghiệm ở Myanmar với những cam kết đã biến thành hiện thực của Tổng thống Thein Sein … thì ở Việt Nam lại chưa hiện ra một tinh thần tự nguyện nào.”

Song nếu thời gian đã được chứng nghiệm ở Myanmar với những cam kết đã biến thành hiện thực của Tổng thống Thein Sein bằng vào lệnh thả hàng trăm tù chính trị trong hai năm 2011, 2012 và sẽ thả hết trong năm 2013, thì ở Việt Nam lại chưa hiện ra một tinh thần tự nguyện nào.

Kịch bản chiếm ưu thế?

Từ sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ, làn sóng bắt bớ blogger lại trào lên. Bất kể vì lý do và động cơ gì, vì an ninh quốc gia hay một động lực riêng tư nào đó, việc bắt giữ ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy đã làm dấy lên mối nghi ngờ chưa bao giờ kết thúc của giới nhân quyền Mỹ và châu Âu về điều chưa bao giờ được xem là “thành tâm chính trị” của nhà cầm quyền Hà Nội.

Vậy làm sao có thể hy vọng vào một kịch bản tốt đẹp, hoặc tương đối tốt đẹp, trong cuộc gặp Obama – Sang vào lần này, khi nhân quyền và dân chủ lại là đối trọng mà người Mỹ đang đặt ra như một điều kiện cần?

Chỉ có thể nghĩ đến một kịch bản khá trung dung, thậm chí rất bình thường – kịch bản thứ tư – với xác suất xảy ra lớn nhất.

Tức sẽ không có một thỏa thuận nào gây ấn tượng, dù chỉ là thỏa thuận khung, về các vấn đề TPP, an ninh khu vực biển Đông và đối tác chiến lược toàn diện. Thay vào đó, sẽ chỉ là những lời hứa hẹn trên bàn ngoại giao – một loại quỹ ngôn từ không hề thiếu thốn nếu các nhà ngoại giao thấy chưa cần thiết phải làm đầy đặn hơn nữa.

Những nhà ngoại giao Hoa Kỳ lại không hề muốn bị dư luận dân chúng Mỹ và quốc tế đánh giá về một sai lầm tiếp nối của họ, nếu họ “buông” cho Hà Nội vượt vũ môn để tiếp cận một cách quá dễ dàng với những mục đích tự thân về kinh tế và danh vọng.

WTO 6 năm về trước và Hiệp định thương mại Việt – Mỹ cách đây đúng một “con giáp” là những bài học sần sùi khó nuốt của người Mỹ.

Nếu năm 2007 đánh dấu cuộc đối thoại đầu tiên giữa hai nguyên thủ nhà nước Bush – Triết, thì trước đó một năm, nước Mỹ cũng nhấc Việt Nam ra khỏi danh sách CPC về những quốc gia cần quan ngại đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo. Nhưng cũng kể từ thời gian đó, tình trạng nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam lại không có dấu hiệu khả quan hơn, nếu không muốn nói là bị đánh giá “thụt lùi sâu sắc”.

Hiển nhiên, bài học về nhân quyền khép kín không tương xứng với độ mở tối đa về kinh tế đã hằn sâu trong não trạng người Mỹ, cho tới giờ và cho cả những năm tháng trong tương lai.

Sự bất tương xứng như thế lại còn như được gia cố bởi mối quan hệ đang có chiều hướng bền vững giữa Bắc Kinh – một hậu duệ mao – ít vốn chẳng mấy quan tâm đến vấn đề quyền con người và mới đây còn bắt luôn cả một luật sư đang bào chữa cho thân chủ hoạt động nhân quyền mới bị bắt của mình – với Hà Nội.

Cái gì mang tính hệ thống luôn có thể dẫn đến chuỗi logic trong hành xử. Mối quan hệ “mười sáu chữ vàng” có thể đã hữu hảo đến mức mà người Mỹ không còn mơ hồ về việc nhà nước Việt Nam sẽ khó tránh khỏi ảnh hưởng của Trung Nam Hải về chính sách nội trị, đối với những gì và những ai không đồng nhất với ý thức hệ và quyền lợi chính trị của họ.

Lối tắt

Chủ tịch Sang và Barack Obama

Một hệ quả hầu như chắc chắn là cho dù không xảy ra kịch bản tiêu cực cho cuộc hội kiến Obama – Sang, nhưng không phải vì thế mà mọi điều khoản của TPP đều dễ dàng thuận thảo.

Nhận định gần đây của một quan chức châu Âu cho biết khác nhiều với mong muốn của Hà Nội, TPP sẽ không kết thúc lộ trình đàm phán nào vào tháng 10/2013, mà khả năng sớm nhất của hiệp định này là được thông qua bởi Quốc hội Hoa Kỳ vào năm sau. Còn nếu mọi việc thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể tìm ra lối mở qua TPP sau hai năm nữa, tức vào năm 2015.

Khoảng cách từ đây đến năm 2015 có lẽ lại là quá lâu so với thế nôn nóng của những người đang muốn gỡ gạc nền kinh tế khỏi khủng hoảng.

Mà cũng chưa biết chừng, nền kinh tế ấy hoàn toàn có thể bị hoại thư toàn phần chỉ sau hai năm nữa.

Nhưng vẫn còn một lối mở khác – ngắn hơn, cũng là một lối tắt thu rút con đường hòa hợp và hòa giải quốc tế của giới lãnh đạo Việt Nam. Không còn nhiều lựa chọn, đó phải là một hoặc những biểu hiện của lòng thành tâm chính trị – điều đã được phương Tây ghi nhận ở Myanmar, đối với Thein Sein.

Không có thành tâm chính trị, người ta sẽ không đạt được bất kỳ một mục tiêu và kịch bản tốt đẹp nào, dù cho cá nhân.

Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, nhà báo hiện sống ở TP HCM.