Tag Archives: HOA KỲ

Việt Nam – Hoa Kỳ: Nền tảng nào cho cuộc chơi?

2 Th3

Cũng như mọi mối quan hệ khác trên chính trường quốc tế, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bị chi phối bởi lợi ích các bên.

LTS: Vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã trình quốc thư lên Tổng thống Obama đề nghị hai bên tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dịp này, Tuần Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Lương, nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại song phương Việt – Mỹ về những dấu mốc trong quan hệ hai nước suốt 20 năm bình thường hoá quan hệ.

Vì lợi ích chung

Hai  mươi năm qua quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, và nay đã thành quan hệ đối tác toàn diện. Riêng ông, ông nhìn nhận thế nào về mối quan hệ đó?

Cũng như mọi mối quan hệ khác trên chính trường quốc tế, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bị chi phối bởi lợi ích các bên.  Chúng ta hãy điểm qua lịch sử.

TPP, quan hệ Việt-Mỹ, Nguyễn Đình Lương
Ông Nguyễn Đình Lương

Năm 1873, ông Bùi Viện vượt qua sóng gió đại dương Thái Bình Dương sang tận Washington, chờ cả năm trời, gặp cho được Tổng thống Mỹ để  cầu viện chống Pháp. Khi gặp, Tổng thống Mỹ đã hoan nghênh ngay, bởi khi đó Mỹ và Pháp đang đánh nhau ở Mexico. Ngặt nỗi Bùi Viện không mang theo Quốc thư, nên ông đành trở về tay không. Nhưng khi ông Bùi Viện trở lại cùng Quốc thư, Mỹ lại không quan tâm nữa, do chiến tranh Mỹ – Pháp tại Mexico đã kết thúc. Hai nước không còn lợi ích chung. .

Những năm 1945-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 11 lần gửi thư, gửi điện cho Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đề nghị ủng hộ độc lập của Việt Nam và thiết lập quan hệ toàn diện giữa hai nước, nhưng không một hồi âm. Bởi vì VN không hiện hình trên màn ảnh lợi ích nước Mỹ, hoặc bị hình ảnh lợi ích với các nước lớn khác che khuất, nên Mỹ không quan tâm.

Mãi tới năm 1995 hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Chỉ một năm sau bình thường hoá quan hệ, Hoa Kỳ đã chủ động bắt đầu đàm phán hiệp định thương mại song phương (BTA) và Việt Nam hưởng ứng ngay, vì hai bên đều cần, đều muốn, đều nhìn thấy lợi ích.

Khi đàm phán BTA, Đại sứ Mỹ đầu tiên Peterson đã nói ông hy vọng có BTA, xuất khẩu Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ tăng lên 5-6 tỷ đô la, con số quá lớn đối với Việt Nam lúc đó và chưa ai hình dung được. Ông Đại sứ không dự đoán về mốc thời gian cụ thể.

Nhưng chỉ cần 2 năm thực thi BTA, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã đạt con số đó, và hôm nay, 2014 đã đạt được hơn 18 tỷ USD, gấp hơn 3 lần kỳ vọng của Peterson.

Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất và cũng là thị trường xuất siêu lớn của Việt Nam.

Như vậy trong chuyện xuật khẩu này Việt Nam có lợi, chứ Mỹ nhập siêu từ Việt Nam đâu hẳn đã có lợi được bao nhiêu?

Lợi ích của Việt Nam thì đã rõ, ai cũng thấy.

Nhưng Mỹ cũng có lợi chứ. Người tiêu dùng Mỹ có sự lựa chọn phong phú hơn. Trên thị trường nước Mỹ cũng có thêm một đối thủ cạnh tranh ngày một chắc tay, góp phần tăng sức cạnh tranh chung của nền kinh tế Mỹ. 

Thứ nữa, một chiếc áo sơ mi gia công ở Việt Nam giá thành khoảng 10 USD đến 15 USD, Việt Nam chỉ được 4-5 USD tiền công, bán trên thị trường Mỹ  80 – 100USD. Hay một đôi giày thể thao giá thành sản xuất ở VN trị giá khoảng 10 – 20% giá bán trên thị trường Mỹ.

Tức là hai bên đều có lợi, chưa ai tính được ai lợi nhiều, ai lợi ít, nhưng trong một cuộc chơi, anh nào giỏi hơn, khôn hơn anh đó thắng nhiều hơn.

Lợi ích này càng nhiều, càng tăng, quan hệ kinh tế thương mại càng phát triển.

Ngoài kinh tế – thương mại, Hoa kỳ và Việt Nam còn có nhiều lĩnh vực hợp tác. Lợi ích ở đây được hiểu như thế nào, ví dụ như trong chiến lược địa chính trị?

 

Có lợi thì mới có cuộc chơi.

Trên chính trường thế giới, các cuộc tập hợp lực lượng hiện đang diễn ra sôi động. Những ai có nhu cầu tập hợp lực lượng ở châu Á (và cả trên thế giới) thì không thể bỏ qua Việt Nam vì vị trí địa chính trị của nó. Và Hoa kỳ cũng vậy, chắc chắn Hoa Kỳ không muốn để Việt Nam đứng ngoài cuộc tập hợp của mình, lại càng không muốn để Việt Nam là người cản phá chiến lược đó. Chính vị trí địa chính trị của Việt Nam đang buộc người Mỹ phải từng bước có những cam kết hợp tác ngày càng sâu, trong nhiều lĩnh vực.

Tôi không hình dung ra chiến lược chuyển trục châu Á của Mỹ sẽ như thế nào, nếu không tính tới yếu tố Việt Nam, trong lúc Việt Nam đang chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, và cũng có nhu cầu tập hợp lực lượng, tìm cho mình sự yên ổn để phát triển, trong một thế giới không yên ổn.  

Lợi ích càng tăng, càng nhiều đòi hỏi sự hợp tác càng rộng, càng sâu. Đó cũng là tính tất yếu của các bước phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa kỳ trong tương lai.

Khi lợi ích đã nhiều, đã lớn, mỗi bên đều biết kiềm chế, là nhẹ bớt đi sự khác biệt để khai thông cho sự hợp tác. Hoa Kỳ muốn lôi kéo Việt Nam thì phải làm nhẹ đi những đòi hỏi về nhân quyền. Việt Nam muốn chơi với Mỹ thì phải gạt bỏ đi những khác biệt, ví dụ như đang xảy ra trong đàm phán TPP.

Cũng có lúc, những biến động chính trị xã hội trên thế giới hoặc khu vực tác động đến quan hệ các nước. Ví dụ các diễn biến ở biển Đông, dường như đã làm cho Mỹ xích lại gần Việt Nam hơn và đẩy nhanh việc Hoa Kỳ nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương.

Trong bài tổng hợp những kết quả cuộc hội thảo “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 20 năm thành công hơn nữa” diễn ra vừa qua tại Hà Nội, ông Viện trưởng Học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý, người tổ chức và chủ trì hội thảo, đã đưa ra nhiều nhận định sâu sắc và thú vị. Trong số đó tôi muốn nhắc lại một nhận xét: Lợi ích của Việt Nam và Hoa Kỳ không chỉ trong quan hệ song phương mà cả trong hợp tác giữa hai nước trong những khuôn khổ lớn hơn như ASEAN, AFTA và nhiều tổ chức quốc tế khác…

Ví dụ chiến lược chuyển trục châu Á của Mỹ không thể không tính tới ASEAN. Trong lúc có nước luôn chọc gậy bánh xe thì Hoa Kỳ coi sự đoàn kết thống nhất và sự vững mạnh của ASEAN là nằm trong lợi ích của Hoa Kỳ, và Việt Nam đang là một thành viên tích cực, chân thành mong muốn đóng góp cho sự lớn mạnh, đoàn kết thống nhất trong ASEAN. Vậy sự phối hợp hợp tác của Hoa Kỳ và Việt Nam ở đây là rất cần thiết, rất có ích.

Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đánh giá là một bước phát triển mới của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Theo ông, Việt Nam và Hoa kỳ đang theo đuổi những lợi ích gì ở đây?

Cuộc đàm phán TPP hay ở chỗ, nó là một là đàm phán cả gói (không tách riêng vấn đề) và đàm phán đa phương, cả một tập thể 12 nước, mà Hoa Kỳ coi như người chủ trì. Cách làm đó sẽ giúp xử lý được một loạt vấn đề không thế giải quyết trong đàm phán song phương.

Những vấn đề nhạy cảm với Việt Nam như quyền lập hội, minh bạch công khai hoạt động của DNNN, công khai và bình đẳng trong mua sắm công, trong tiếp cận các nguồn lực vốn, tài nguyên, thị trường… trước đây khi đàm phán BTA Hoa kỳ đã nêu ra, nhưng Việt Nam kiên quyết không chấp nhận, kỳ này đàm phán tập thể, hầu hết các nước tham gia đàm phán đã chấp nhận rồi. Muốn kết thúc đàm phán thì Việt Nam phải có các phương án lùi và sau đó về phải sửa luật cho khớp với cam kết.

Khó khăn phức tạp như vậy, tại sao Việt Nam vẫn hăng hái tham gia, và dù biết Việt Nam sẽ rất khó nhưng Hoa Kỳ vẫn muốn Việt Nam tham gia?

Trong các nước Đông Nam Á, ngoài Brunei, Singapore và Malaysia tự nguyện tham gia từ đầu, Hoa Kỳ không rủ ai mà chỉ rủ Việt Nam. Có lẽ vì người Mỹ nghĩ rằng Việt Nam chơi với Mỹ còn hơn là không, và ít nhất đừng để Việt Nam bị người khác chi phối hoàn toàn.

Thứ nữa, rủ Việt Nam vào TPP tức là kéo Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thị trường sôi động và vô hình trung buộc Việt Nam cắt đi cái đuôi, cắt đi di sản của của nền kinh tế quan liêu bao cấp. Các di sản đó vừa là cho nền kinh tế Việt Nam kém hiệu quả, vừa duy trì một môi trường pháp lý vẩn đục, dung túng tham nhũng, khiến cho nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Mỹ ngại không dám bỏ vốn kinh doanh trên thị trường Việt Nam.

Và tại sao Việt Nam hăng hái ư? Sức ép kinh tế đang buộc Việt Nam phải hăng hái, nếu không bứt phá lên được thì nền kinh tế Việt Nam cứ bùng nhùng, thua kém và chắc chắn rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Tham gia TPP là một quyết định sáng suốt, là một hành động dũng cảm để tạo bứt phá, để đẩy áp lực đẩy tiếp tiến trình cải cách bên trong.

  • Hoàng Ngọc

Hoa Kỳ muốn ‘là nhà đầu tư lớn nhất của VN’ – BBC

27 Th1

 

  • 26 tháng 1 2015

Từ phải qua: Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, kinh tế gia Phạm Chi Lan và ông Ted Osius, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bên ngoài hội thảo hôm 26/01

Ông Ted Osius, đại sứ Mỹ mới nhận nhiệm kỳ tại Việt Nam đã nhắc tới tham vọng về việc Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong những năm tới, một cựu thứ trưởng Ngoại giao nói với BBC Tiếng Việt.

“Bởi vì hiện nay, buôn bán hàng năm với Hoa Kỳ mới chỉ đạt 30 tỷ đô la, còn những nước khác đã lên đến 50, 60 tỷ đô la, và nếu Hoa Kỳ muốn đứng số một, vượt hơn thế, là điều rất đáng chú ý,” ông Lê Văn Bàng cho biết sau hội thảo kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm 26/01.

Vị cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói để cân bằng trong khu vực châu Á, Hoa Kỳ còn phải làm nhiều điều nữa, chẳng hạn như hợp tác phát triển với các nước quan trọng hơn trong khu vực, như Nhật Bản, hay những nước khác, còn “Việt Nam chỉ là nước nhỏ thôi”.

Trả lời câu hỏi về phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc trong hội thảo nói Việt Nam tin rằng sự can thiệp sâu hơn của Mỹ sẽ ‘có lợi cho toàn khu vực’ có phải là ý Việt Nam muốn Hoa Kỳ cân bằng lại với ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Bàng trả lời:

“Tôi không đồng ý cách nói như thế, mà tôi cho rằng nếu Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện và hoạt động của mình ở châu Á – Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ với những nước khác ở châu Á – Thái Bình Dương, sẽ đảm bảo cho quyền lợi của Hoa Kỳ ở khu vực này tốt hơn.

“Điều đó cũng có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực này.”

 

Việt Nam cũng được lợi hơn rất nhiều, theo vị cựu quan chức ngoại giao, khi hợp tác với Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là thương mại, đầu tư, môi trường, cứu hộ thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên biển và nghiên cứu khoa học.

Thông cảm vượt qua khác biệt

Một trong những điểm nổi bật so với các hội thảo quan hệ Hoa Kỳ- Việt Nam khác, theo ông Bàng, là hai bên đã ‘hiểu nhau hơn, thông cảm với nhau hơn’ để thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ phát triển hơn.

Quan chức ngoại giao của hai bên khi nói đến những khác biệt đã “gần hơn, thân thiết hơn, không như trước đây, khi nói đến những vấn đề chạm đến tự ái dân tộc, chẳng hạn như hội chứng chiến tranh Việt Nam ở Mỹ, đã có những ý kiến khó chịu.”

“Nay thì không còn nữa rồi, chúng tôi cùng nói với nhau cùng cố gắng để vượt qua hội chứng đó để quan hệ tương lai được tốt đẹp hơn.”

Những khác biệt còn tồn tại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, theo ông Lê Văn Bàng, là khác biệt văn hóa, hay khác biệt về tiêu chuẩn trong dân chủ, nhân quyền. Và phía Việt Nam cũng tỏ ra không hài lòng trong việc Hoa Kỳ áp giá cao lên các sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

Toàn văn phát biểu của ông Ted Osius đăng trên trang chính thức của Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam nhân Hội thảo quốc tế về 20 năm quan hệ song phương giữa hai nước, có đoạn viết:

“Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: chúng tôi muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền.”

Ông Ted Osius trả lời truyền thông Việt Nam trong sự kiện ở Hà Nội hôm 26/01

Ông Puneet Talwar, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị, quân sự, cũng nói tại học viện Ngoại giao Việt Nam hôm 23/01 rằng, 2015 là năm ‘mang tính lịch sử’, đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Ông nói hoạt động hợp tác an ninh giữa hai nước đã bắt đầu mang lại nhiều thành quả, nhưng “vẫn còn nhiều việc cần làm”.

Đề cập đến căng thẳng trên Biển Đông, ông cho biết Washington tiếp tục ủng hộ các nỗ lực ngoại giao của khối ASEAN nhằm giải quyết mâu thuẫn, trong đó bao gồm việc đi đến Bộ Quy tắc Ứng xử (COC).

“Chúng tôi không hề do dự bày tỏ quan ngại về những diễn biến căng thẳng với các cấp cao nhất, trong đó bao gồm các lãnh đạo Trung Quốc”, ông nói.

Hội thảo ‘Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: 20 năm thành công hơn nữa’ do Học viện Ngoại giao Việt Nam cùng Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) và Đại học Portland (Hoa Kỳ) tổ chức.

Tin liên quan

  • ‘Hoa Kỳ cần VN để xoay trục sang châu Á’
    24 tháng 1 2015

Hoa Kỳ với chùy sắt và gậy bông – BBC

24 Th1

 

  • 9 giờ trước

Sang một năm mới, cũng là năm đánh dấu hai thập niên quan hệ ngoại giao Mỹ – Việt nên bàn về Hoa Kỳ là điều cần thiết, nhất là khi ông Obama đang có các bước đi mới.

Nhìn một cách thực tiễn, Hoa Kỳ có cả sức mạnh sát thương, tàn phá lẫn động lực to lớn, tiềm năng xây cất, nuôi dưỡng tương lai hết sức sáng tạo.

Ngoài túi đôla to, các đại học lớn, nước Mỹ luôn có trong tay có một quả chùy sắt và một cây gậy bông.

Tại Tây Bán Cầu, điều khá rõ là Venezuela bị tẩy chay nhưng Cuba đang được ‘nâng đỡ’.

Tại Trung Đông, Tòa Bạch Ốc vừa tuyên bố ông Obama sẽ không tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi ông này tới Washington lần tới.

Quan hệ lạnh đi vì ông Obama đã định ra ván cờ mới và đang mềm mỏng với Iran, bất chấp phản đối từ phe hữu Israel.

Còn về cá nhân, ông Netanyahu bị tẩy chay vì công khai phê phán ông chủ Tòa Bạch Ốc và nhận lời từ phe Cộng hòa để đến đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội cũng vào tháng 3 này.

Ở châu Âu, ai cũng thấy ông Putin bị Hoa Kỳ đẩy ‘xuống hạng’ và có làm mình làm mẩy thì Nato và Mỹ vẫn cứ lên kế hoạch tập trận năm 2015 tại ngay vùng Baltic, đồng thời trợ giúp các tân đồng minh Đông Âu.

Nhìn sang châu Á, Hoa Kỳ ‘xoay trục’ để không cho Trung Quốc thoát ra biển lớn.

Cách tiếp cận mới

 

Cùng lúc, Việt Nam nhận được cái bắt tay mềm mại của Hoa Kỳ, thể hiện khá tế nhị qua chuyện đại sứ Ted Osius sang Việt Nam nhậm chức đã đổi tên trên Facebook thành Hanoi Ted.

Khác trước, tôi không nghe thấy ông Ted Osius giao lưu thân mật với một số tên tuổi trong cộng đồng gốc Việt tỵ nạn trước khi đi Hà Nội nhậm chức.

Dù Quốc hội có phê phán Hà Nội về nhân quyền, bên Hành pháp có nhắc cũng chỉ là ‘đánh khẽ’ bằng ‘gậy bông’.

Đây là sự thay đổi 180 độ vì mọi người còn nhớ vào giai đoạn 1975-1995, chính sách của Hoa Kỳ với Việt Nam và Trung Quốc lại hoàn toàn ngược lại: cả Jimmy Carter và Ronald Reagan đều ủng hộ Đặng Tiểu Bình và cô lập Việt Nam thân Liên Xô.

Nhưng ngoài các tính toán địa chính trị, khác ở Tây Bán Cầu, châu Âu và Trung Đông, trong cách nhìn Việt Nam của chính giới Mỹ chưa quên cuộc chiến Việt Nam lại đã có thêm ám ảnh về chiến tranh Iraq.

Không ai thể hiện quan điểm này rõ hơn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sắp từ nhiệm, người vẫn nhớ lần ông bị thương vì trúng mìn tại Nam Việt Nam năm 1968 như chuyện ‘mới xảy ra tối hôm qua’.

So sánh chiến cuộc của Hoa Kỳ tại Iraq và Việt Nam, ông Hagel nâng lên thành triết lý rằng “không thể áp đặt giá trị Mỹ” cho các xứ sở có văn hóa khác.

“Tôi học được bài học đó khi có 12 tháng đi qua cuộc chiến năm 1968…Ta không thể áp đặt ý chí, giá trị, tiêu chuẩn, các định chế của mình vào những xã hội khác, những quốc gia khác. Điều đó đã không làm được và sẽ không bao giờ làm nổi.”

“Người ta muốn tự do, muốn nhân quyền nhưng họ cũng muốn sự kính trọng, nhân cách. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải tôn trọng các nền văn hóa, tôn giáo và lối sống khác…”

Tôi hoàn toàn chia sẻ cách nhìn của ông Hagel về lịch sử các nền văn hóa vì mọi sự áp đặt về giá trị, tư tưởng không được xã hội đồng tình thì chẳng sớm thì muộn cũng hỏng.

Chọn ai cho tương lai?

Tân đại sứ Mỹ nói tiếng Việt và còn lấy tên Facebook là Hanoi Ted

Nhưng người Việt Nam cũng không quá ngây thơ để nghĩ rằng văn hóa của họ sẽ chỉ ngày một ngày hai, nhờ ăn McDonald’s là trở nên giống như người Mỹ.

Và khác với Iraq có hai phái Hồi giáo kình chống nhau nhiều đời, xã hội Việt Nam lại rất đa dạng, cởi mở, mong chờ hiện đại hóa.

Bệnh dị ứng với tự do, dân chủ, pháp quyền chủ yếu đến từ ý thức xã hội công dân còn lạc hậu, các sáng kiến khai mở quan trí và tăng dân quyền chưa rộng khắp và còn bị ngăn chặn.

Việc hình dung ra một xã hội hiện đại sẽ ra sao không chỉ là bài toán khó với chính quyền mà cả với nhiều người dân, giới trí thức, các nhà vận động xã hội.

Các biển chỉ đường lại đang xoay chuyển nháo nhào làm nảy sinh câu hỏi ai sẽ là tác nhân chính để thúc đẩy xã hội tiến lên một đẳng cấp cao hơn về dân chủ, văn minh trong những năm tới, phái nào sẽ nắm chắc ngọn cờ tương lai thắng lợi?

Hoa Kỳ đang đặt cược vào hệ thống quyền lực vốn không thiếu người đủ năng lực và nhận thức tốt nhưng cũng thừa quan chức bảo thủ, tham nhũng?

Hay nước Mỹ chọn khu vực tư nhân, xã hội dân sự, các nhóm vận động dân quyền, các tổ chức tôn giáo?

Dù chọn một hay cả hai, Hoa Kỳ sẽ làm được một việc tốt nếu biết khuyến khích những xu hướng tiến bộ, lý tưởng ở Việt Nam phát triển hơn nữa và để xã hội tự chọn thay vì nghiêng về chủ nghĩa định mệnh về văn hóa.

Bởi nếu quá đà, đây sẽ chỉ là quan điểm phân biệt chủng tộc thô sơ thời thuộc địa rằng một số giống người không đủ khả năng trở thành văn minh.

Rất may mắn là ông Hagel không nói như vậy mà cho rằng “các quốc gia đều có lịch sử từ xưa khác nhau và sẽ phải tự vượt qua các vấn đề của xã hội họ để tới được điểm họ muốn đến…”

Nhưng ở đây, ông Hagel cũng không nên quên rằng Việt Nam luôn là vùng cạnh tranh của các luồng văn hóa, các trào lưu rất khác nhau, thậm chí đối nghịch và điểm đến là gì thì còn đang phải bàn.

Mọi xu hướng, trào lưu, kiểu cách đều tìm đường tới Việt Nam

Nếu Mỹ và châu Âu không tích cực hơn nữa thì đã có các luồng gió khác từ Trung Quốc, thậm chí Trung Đông, từ Siberia, Vladivostok thổi tới.

Với người Việt Nam, tôi nghĩ việc bỏ quả chùy sắt để dùng ‘gậy bông’ của Mỹ nên được xem là cơ hội hiếm hoi để cầu tiến chứ không phải cầu lợi trước mắt.

Bởi vòng xoay ‘thân ái – cay nghiệt’ của Mỹ cũng biến thiên theo thời cuộc, cứ nhìn ví dụ của ông Netanyahu thì biết.

Nước Mỹ vừa có uy quyền của Đế quốc La Mã, vừa nuôi dưỡng giá trị Khai Sáng từ Pháp, lại có đầu óc thương mại Ăng-lê nên đã đầu tư vào đâu thì đều muốn thấy kết quả.

Thế hệ người Mỹ còn hoài niệm cuộc chiến như Hagel, Clinton, McCain rồi sẽ qua đi cùng tuổi của họ.

Chớp được cơ hội hay không còn tùy vào tầm nhìn và ứng xử của Việt Nam.

Cây gậy bông hóa ra là để đánh trái bóng sang phía sân người Việt.

Tin liên quan

  • Cuba – Mỹ nới lỏng đi lại và thương mại
    16 tháng 1 2015
  • Đã tới lúc Việt Nam tìm đối tác an ninh?
    3 tháng 1 2015
  • ‘VN không có tiến bộ về tự do Internet’
    6 tháng 12 2014
  • ‘Tư duy phong kiến và bảo thủ trỗi dậy’
    25 tháng 12 2014
  • Một thủ tướng nhân từ và dũng cảm
    29 tháng 10 2013
  • Triển lãm mất điện là ‘bất bình thường’
    12 tháng 9 2014

Địa Chính Trị Trong Quan Hệ Hoa Kỳ-Cuba – BS

25 Th12

 

Posted by adminbasam on 24/12/2014

Stratfor Global Intelligence

Tác giả: George Friedman

Người dịch: Lê Minh Nguyên

23-12-2014

H1Trong tuần qua, Tổng thống HK Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đồng ý trao đổi tù nhân đang bị giam giữ về tội gián điệp. Ngoài ra, Washington và Havana đồng ý tổ chức các cuộc thảo luận với mục đích thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Không có thoả thuận nào về việc chấm dứt lệnh cấm vận của HK đối với Cuba, cái bước đòi hỏi sự chấp thuận của Quốc Hội.

Đây là một thỏa thuận khiêm tốn, bởi vì trong thực tế không có bất cứ một thỏa thuận nào được ký kết. Quan hệ HK-Cuba đã giá băng trong nhiều thập kỷ, với không bên nào sẵn sàng nhượng bộ đáng kể hoặc thậm chí có những buớc đi đầu. Nguyên nhân một phần là do chính trị nội bộ của mỗi nước mà nó làm cho việc lạnh nhạt được khuyến khích. Về phía HK, liên minh của người Mỹ gốc Cuba, các nhóm bảo thủ và các nhóm bảo vệ nhân quyền chỉ trích sự vi phạm nhân quyền của Cuba và ngăn chặn nỗ lực. Về phía Cuba, sự thù nghịch với Hoa Kỳ đóng một vai trò then chốt trong việc duy trì chính đáng tính cho chế độ cộng sản. Không chỉ chính quyền được sinh ra để chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ, mà Havana cũng còn sử dụng lệnh cấm vận của HK để giải thích cho những thất bại kinh tế của Cuba. Không có áp lực bên ngoài để thúc đẩy hai bên tuơng nhuợng nhau, và có nhiều lý do nội bộ đáng kể để duy trì tình trạng ngưng đọng như vậy.

Người Cuba bây giờ đang bị một số áp lực để chuyển dịch chính sách của họ. Họ đã tìm cách để tồn tại sau sự sụp đổ của Liên Xô với những khó khăn. Bây giờ họ phải đối diện với một vấn đề cấp bách ngay trước mắt: sự bất ổn của Venezuela. Caracas cung cấp dầu cho Cuba với sự giảm giá rất lớn. Thật khó có thể nói nền kinh tế của Cuba gần bờ vực như thế nào, nhưng rõ ràng là dầu của Venezuela đã tạo ra một sự khác biệt đáng kể. Chính quyền của Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn đang tăng tốc cho những thất bại về kinh tế. Nếu chính phủ Venezuela sụp đổ, Cuba sẽ mất đi một trong những trụ cột nền móng để chống đỡ chế độ. Số phận của Venezuela vẫn còn chưa biết được như thế nào, nhưng Cuba phải đối mặt với khả năng của một kịch bản xấu nhất có thể xảy ra này, và phải tạo điều kiện cho việc mở cửa. Mở cửa sang Hoa Kỳ thì hợp lý trong việc duy trì chế độ.

Lý do cho sự thay đổi của HK thì ít rõ ràng hơn. Nó có ý nghĩa chính trị từ thế đứng của Obama. Thứ nhất, về ý thức hệ, bỏ cấm vận hấp dẫn ông ta. Thứ hai, ông có ít thành công trong chính sách đối ngoại được ghi nhận. Bình thường hóa quan hệ với Cuba là cái gì đó ông có thể đạt được, bởi vì những nhóm như Phòng Thương mại Mỹ ủng hộ việc bình thường và sẽ cung cấp vỏ bọc chính trị bảo vệ ông bên phía Đảng Cộng hòa. Nhưng cuối cùng và có lẽ quan trọng nhất là các nền tảng địa chính trị đã ám ảnh HK về Cuba hầu hết đã không còn nữa, nếu không phải vĩnh viễn thì ít ra là trong tương lai gần. Bình thường hóa quan hệ với Cuba không còn là mối đe dọa chiến lược. Để hiểu được phản ứng của HK với Cuba trong nửa thế kỷ qua, quan trọng là sự hiểu biết về thách thức địa chính trị của Cuba cho Hoa Kỳ.

Giá trị chiến lược của Cuba

H2Ngược dòng thời gian, sự thách thức bắt đầu từ khi hoàn tất việc mua Louisiana của Tổng thống Thomas Jefferson năm 1803. Lãnh thổ Louisiana thuộc sở hữu của Tây Ban Nha trong hầu hết lịch sử của nó cho đến khi nó được nhượng lại cho Pháp một vài năm trước khi Napoleon bán lại cho Hoa Kỳ để lấy tiền tài trợ cho chiến tranh với người Anh. Jefferson thấy Louisiana là thiết yếu cho an ninh quốc gia của HK trong hai phuơng diện: Thứ nhất, dân Mỹ vào thời điểm đó chủ yếu sống ở phía đông của rặng núi Appalachians trong một dải dài chạy từ New England tới biên giới Georgia-Florida. Nó rất dễ bị xâm lược và không có chổ để rút lui, như hiển nhiên đã thấy trong cuộc chiến tranh năm 1812. Thứ hai, Jefferson có viễn kiến về sự thịnh vượng của HK nên được xây dựng xung quanh những nông dân sở hữu đất đai của mình, sống như các doanh nhân chứ không phải là nông nô. Vùng đất trù phú của Louisiana, nếu ở trong tay của những người di dân đến Hoa Kỳ, sẽ tạo ra sự giàu có để xây dựng đất nước và cung cấp chiều sâu chiến lược để đảm bảo an ninh của HK.

Điều làm cho Louisiana có giá trị là cấu trúc sông của nó sẽ cho phép người nông dân miền Trung Tây vận chuyển hàng hóa trong các sà lan đến sông Mississippi và theo dòng đi xuống New Orleans. Tại đây, nông phẩm sẽ được chuyển qua cho các tàu đi biển và vận chuyển đến châu Âu. Các nông phẩm này sẽ làm cho cuộc Cách mạng công nghiệp ở Anh dễ thực hiện, vì việc nhập khẩu số lượng lớn thực phẩm giúp giải phóng nông dân Anh hầu cung cấp nhân lực làm việc trong các ngành công nghiệp ở đô thị.

Để cho việc thực hiện điều này được thuận tiện, HK cần kiểm soát hệ thông sông ngòi chằn chịt Ohio-Missouri-Mississippi (trong đó có rất nhiều con sông khác), cửa sông Mississippi, Vịnh Mexico, và các lối ra Đại Tây Dương chạy giữa Cuba và Florida, cũng như giữa Cuba và Mexico. Nếu chuỗi dây chuyền cung cấp này bị phá vỡ ở bất cứ nơi nào, nó sẽ gây hậu quả đáng kể cho toàn cầu – và đặc biệt là cho HK. New Orleans vẫn là cảng lớn nhất cho các khối luợng hàng to lớn ở HK, vẫn vận chuyển lương thực tới châu Âu và nhập khẩu thép cho nền sản xuất của HK.

Đối với người Tây Ban Nha, Lãnh Thổ Louisiana là lá chắn chống HK xâm nhập vào Mexico và các mỏ bạch kim giàu có của họ, nó cung cấp một phần đáng kể cho sự giàu thịnh của Tây Ban Nha. Với Louisiana trong tay HK, những thành trì quan trọng này bị đe dọa. Nhìn từ quan điểm của người Mỹ, mối quan tâm của Tây Ban Nha có thể đưa đến khả năng Tây Ban Nha can thiệp vào thương mại của HK. Với Florida, Cuba và Yucatan (Mễ) nằm trong tay Tây Ban Nha, người Tây Ban Nha có tiềm năng để ngăn chặn dòng sản xuất chảy xuống Mississippi.

Cựu Tổng thống Andrew Jackson đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của Jefferson. Là một tướng lãnh, ông tiến hành các cuộc chiến tranh chống lại người da đỏ Seminole ở Florida và chiếm lấy lãnh thổ này từ sự cai trị của Tây Ban Nha – và từ Seminoles. Ông bảo vệ New Orleans từ cuộc tấn công của Anh năm 1814. Khi ông trở thành tổng thống, ông thấy rằng Mexico, bây giờ đã độc lập từ Tây Ban Nha, trở thành mối đe dọa chính cho toàn bộ sự nghiệp của vùng trung Mỹ. Biên giới của Mexico ở Texas nằm trên sông Sabine, chỉ 193 km (120 dặm) từ Mississippi. Jackson, thông qua cấp duới của ông là Sam Houston, khuyến khích sự nổi dậy của Texas chống lại người Mexico để thiết lập sân khấu cho sự sáp nhập.

Nhưng Cuba của Tây Ban Nha vẫn là cái gai đâm vô hông HK. Các eo biển Florida và Yucatan đều hẹp. Mặc dù Tây Ban Nha, ngay cả khi ở trong trạng thái suy yếu, vẫn có thể ngăn chặn tuyến đường thương mại của Mỹ, nhưng người Anh mới chính là điều làm cho người Mỹ lo lắng nhất. Có căn cứ ở Bahamas, gần Cuba, người Anh, trong tâm trí của họ có nhiều mâu thuẫn với Hoa Kỳ, có thể chiếm Cuba và áp đặt lệnh phong tỏa gần như bất khả phá vỡ, làm tê liệt nền kinh tế HK. Anh phụ thuộc vào nông phẩm ở Mỹ, cho nên không thể loại trừ khả năng họ sẽ tìm cách giành quyền kiểm soát xuất khẩu từ Trung Tây để đảm bảo an ninh kinh tế của họ. Nỗi lo sợ quyền lực của Anh đã góp phần định hình cuộc nội chiến và những thập kỷ sau đó.

Cuba là chìa khóa. Nếu nó trong tay của một thế lực thù địch nước ngoài, nó có giá trị như nút đậy sông Mississippi, không khác gì chiếm được New Orleans. Sự suy yếu của người Tây Ban Nha làm cho người Mỹ lo sợ. Bất kỳ quyền lực mạnh mẽ nào của châu Âu – nguời Anh, hay sau năm 1871, người Đức – có thể dễ dàng đá văng người Tây Ban Nha ra khỏi Cuba. Và Hoa Kỳ, thiếu một lực lượng hải quân hùng mạnh, sẽ không thể đối phó. Chiếm Cuba đã trở thành vấn đề cấp bách trong chiến lược của HK. Theodore Roosevelt, tổng thống trông coi sự trừng lên của HK như là một cuờng quốc hải quân lớn – và là người đã giúp đảm bảo việc xây dựng kênh đào Panama, vì nó tối quan trọng cho một lực lượng hải quân hai đại dương – đã trở thành biểu tượng của việc HK chiếm Cuba trong cuộc chiến Tây ban nha-HK những năm 1898-1900.

Với việc chiếm Cuba, đường vận chuyển New Orleans-Atlantic được bảo đảm. Hoa Kỳ duy trì quyền kiểm soát Cuba cho đến khi sự nổi lên của Fidel Castro. Nhưng Hoa Kỳ vẫn luôn lo lắng về an ninh Cuba. Bởi vì nếu chính tự nó, hòn đảo này không thể đe dọa các đường cung cấp hàng hải. Tuy nhiên, nếu trong tay của một thế lực thù địch đáng kể, Cuba có thể trở thành căn cứ cho việc bóp nghẹt Hoa Kỳ. Trước thế chiến thứ II, khi có dư luận ồn ào về ảnh hưởng của Đức ở Cuba, Hoa Kỳ đã làm tất cả những gì có thể để đảm bảo sự vuơn lên của cựu lãnh đạo Cuba, Fulgencio Batista, được coi như là một đồng minh hay con rối của HK, tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi nguời. Nhưng điều then chốt là: Bất cứ khi nào có một thế lực lớn của nước ngoài quan tâm đến Cuba, thì Hoa Kỳ luôn phản ứng, điều này đã có hiệu quả cho đến khi Castro nắm quyền vào năm 1959.

Ảnh hưởng của Liên Xô

Nếu Liên Xô muốn tìm kiếm một điểm duy nhất mà từ đó họ có thể đe dọa lợi ích của HK, họ sẽ thấy không có nơi nào hấp dẫn hơn Cuba. Vì vậy, cho nên dù Fidel Castro có là cộng sản hay không trước khi nắm chính quyền, thì cuối cùng ông ta cũng sẽ trở thành một đồng minh cộng sản của Liên Xô. Tôi nghi rằng ông ta đã trở thành cộng sản những năm trước khi ông lên nắm quyền nhưng đã khôn ngoan che giấu, vì biết rằng nếu công khai nói mình là nhà cai trị theo cộng sản ở Cuba, thì sẽ làm sống lại những nỗi sợ hãi cũ của HK. Cũng có thể, ông không phải là nguời cộng sản, nhưng quay sang Liên Xô vì sợ hãi sự can thiệp của HK. Hoa Kỳ, do không thể đọc được là cuộc cách mạng đang xảy ra, đã máy móc đi theo hướng gia tăng sự kiểm soát. Castro, dù như một người cộng sản, hay một nhà cải cách ruộng đất, hay bất cứ ông ta là gì, đều cần một đồng minh để chống lại sự can thiệp của HK. Cho dù sự sắp xếp đã được lên kế hoạch từ nhiều năm, như tôi nghi ngờ, hay do một cú đẩy đột ngột, Liên Xô đã nhìn thấy nó như là một cuộc hôn nhân được thực hiện ở thiên đàng.

Cho dù Liên Xô không bao giờ đặt vũ khí hạt nhân ở Cuba, Hoa Kỳ vẫn sẽ phản đối một đồng minh của Liên Xô nắm quyền kiểm soát ở Cuba trong Chiến Tranh Lạnh. Điều này đã được in khằng trong địa chính trị của HK. Nhưng Liên Xô đã đặt tên lửa ở đó, đây cũng là điều cần nên đề cập đến.

Lực lượng không quân Liên Xô thiếu các máy bay chiến luợc ném bom tầm xa. Trong Thế chiến thứ II, họ đã tập trung vào máy bay tầm ngắn, lực luợng không quân của họ để yểm trợ các hoạt động trên mặt đất. Hoa Kỳ, vì đương đầu với cả Đức và Nhật Bản từ trên không ở tầm xa, cho nên có rất nhiều kinh nghiệm với máy bay ném bom tầm xa. Do đó, trong những năm 1950s, máy bay HK có căn cứ ở Châu Âu, và kế đến, với B-52 ở lục địa Hoa Kỳ, đều có thể tấn công Liên Xô bằng vũ khí hạt nhân. Liên Xô, thiếu một đội ngũ máy bay ném bom tầm xa, không thể trả đũa Hoa Kỳ. Cán cân quyền lực hoàn toàn nghiêng về phía Hoa Kỳ.

Liên Xô lập kế hoạch nhảy vọt vuợt qua sự khó khăn trong việc xây dựng đội máy bay ném bom có ​​người lái, bằng cách di chuyển các tên lửa đạn đạo liên lục địa. Đầu những năm 1960s, các thiết kế tên lửa đã tiến nhanh, nhưng triển khai sử dụng thì chưa. Liên Xô không thể ngăn chặn hiệu quả một cuộc tấn công hạt nhân của HK, ngoại trừ hạm đội tàu ngầm vẫn còn kém phát triển của họ. Bầu không khí giữa Hoa Kỳ và Liên Xô chứa nhiều nọc độc, và Moscow không thể giả định rằng Washington sẽ không sử dụng cửa sổ cơ hội đang bị thu hẹp để tấn công một cách an toàn chống Liên Xô.

Liên Xô có tên lửa đạn đạo tầm trung hiệu quả. Mặc dù nó không thể bắn tới Hoa Kỳ từ Liên Xô, nhưng nó có thể bắn tới hầu như tất cả các nơi nào của Hoa Kỳ từ Cuba. Người Nga chỉ cần mua thêm chút thời gian cần thiết để triển khai lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa khổng lồ và lực luợng tàu ngầm. Cuba là một nơi hoàn hảo để triển khai từ đó. Nếu thành công, Liên Xô có thể đóng lại cửa sổ cơ hội của HK bằng cách đặt một lực lượng răn đe ở Cuba. Họ đã bị khám phá trước khi họ có thể sẵn sàng. Hoa Kỳ đe dọa chiếm đóng, và Liên Xô nghĩ rằng người Mỹ cũng đang đe dọa một cuộc tấn công hạt nhân áp đảo vào Liên Xô. Họ đã phải lùi bước. Như đã được biết, Hoa Kỳ không dự định cho một cuộc tấn công như vậy, nhưng Liên Xô không thể biết được điều đó.

Cuba đã khằng lên tâm lý chiến lược của Mỹ qua hai lớp. Tự nó, nó không bao giờ là một mối đe dọa. Dưới sự điều khiển của một lực lượng hải quân nước ngoài, nó có thể bóp nghẹt Hoa Kỳ. Sau khi Liên Xô cố gắng triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung, nó tạo ra thêm một lớp mới, đó là Cuba trở thành mối đe dọa tiềm năng cho lục địa HK, tương tự như các tuyến đường thương mại. Các thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Liên Xô bao gồm việc đảm bảo là HK không xâm chiếm Cuba, và Liên Xô không lập căn cứ vũ khí hạt nhân ở đó. Nhưng Cuba vẫn là một vấn nạn đối với Hoa Kỳ. Nếu có một cuộc chiến tranh ở châu Âu, Cuba sẽ là một căn cứ để đe doạ sự kiểm soát của HK ở Caribbean, và cùng với nó, là khả năng của HK để vận chuyển tàu từ hạm đội Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương. Áp lực của Hoa Kỳ không bao giờ thuyên giảm cho Cuba, Liên Xô sử dụng nó như là một căn cứ cho nhiều thứ, trừ vũ khí hạt nhân (ta cho là như vậy), và chế độ Castro bám vào Liên Xô để có được an ninh, trong khi hỗ trợ các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, như thuờng được gọi, ở châu Mỹ Latin và châu Phi, nhằm phục vụ lợi ích chiến lược của Liên Xô.

Cuba hậu Liên Xô

Với sự sụp đổ của Liên Xô, Castro bị mất nơi nương tựa và bảo đảm chiến lược. Mặt khác, Cuba không còn là mối đe dọa cho Hoa Kỳ. Có một sự thỏa hiệp ngầm. Vì Cuba đã không còn là một mối đe dọa đối với Hoa Kỳ, nhưng trên lý thuyết vẫn là có thể, cho nên Washington sẽ không chấm dứt sự thù địch đối với Havana nhưng sẽ không tích cực cố gắng lật đổ. Về phần mình, chính quyền Cuba hứa sẽ không làm những gì, mà thực ra nó cũng không thể có khả năng làm: trở thành một mối đe dọa chiến lược cho Hoa Kỳ. Cuba vẫn là mối phiền toái giống như Venezuela, nhưng mối phiền toái không phải là đe dọa chiến lược. Do vậy, mối quan hệ vẫn lạnh.

Kể từ khi mua Louisiana, Cuba là mối đe dọa tiềm năng cho Hoa Kỳ khi nó bị kiểm soát hay nó liên kết với một cường quốc châu Âu. Vì vậy, Hoa Kỳ không ngừng cố gắng định hình các chính sách của Cuba, và do đó, lên chính trị nội bộ của Cuba. Mục tiêu của Fidel Castro là chấm dứt sự ảnh hưởng của HK, nhưng ông chỉ có thể đạt được điều đó bằng cách nối kết với một cường quốc: Liên Xô. Cuba độc lập từ Hoa Kỳ đòi hỏi nó phải lệ thuộc vào Liên Xô. Và rằng, giống như tất cả các mối quan hệ, nó phải trả bằng một cái giá.

Việc trao đổi tù nhân là thú vị. Việc mở đại sứ quán là quan trọng. Nhưng câu hỏi lớn vẫn chưa được trả lời. Ở thời điểm này, không có quyền lực lớn khai thác vị trí địa lý của Cuba (bao gồm cả Trung Quốc, cho hiện tại). Vì vậy, không có các vấn đề quan trọng. Nhưng không ai biết được tương lai. Cuba muốn duy trì chế độ và tìm cách giải tỏa áp lực từ Hoa Kỳ. Tại thời điểm này, Cuba thực sự không quan trọng. Nhưng khi thời gian đi qua, không ai có thể đảm bảo rằng nó sẽ không trở nên quan trọng. Cho nên, chính sách của HK nhấn mạnh vào sự thay đổi chế độ trước khi giải tỏa áp lực. Với việc Cuba quyết định duy trì chế độ, thì Cuba có gì để cho? Họ có thể hứa trung lập vĩnh viễn, nhưng cam kết như vậy không có giá trị nhiều.

Cuba cần quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ, đặc biệt là nếu chính quyền Venezuela sụp đổ. Với nền kinh tế nghèo nàn của Venezuela thì có thể, về mặt lý thuyết, Cuba buộc phải thay đổi chế độ do từ áp lực nội bộ. Hơn nữa, Raul Cátro đã già và Fidel Cátro đã rất già. Nếu chính quyền Cuba cần phải duy trì, nó phải được bảo đảm ngay từ bây giờ, bởi vì hiện giờ không được rõ là những gì sẽ nối tiếp khi hậu Castros. Nhưng Hoa Kỳ có yếu tố thời gian, và mối quan tâm về Cuba là một phần trong DNA của HK. Không có sự lo lắng trong hiện tại, thì duy trì áp lực là điều không có ý nghĩa. Nhưng Washington cũng không có sự khẩn cấp để chấm dứt nó cho Havana. Obama có thể muốn có một di sản, nhưng logic của tình hình là Cuba cần điều này hơn HK, và cái giá của HK cho việc bình thường sẽ cao hơn khi nó xuất hiện ở thời điểm này, cho dù được thiết lập bởi Obama hay người kế nhiệm ông.

Chúng ta đang vẫn còn xa để giải quyết một tranh chấp chiến lược bắt nguồn từ vị trí của Cuba, và sự kiện là vị trí của nó có thể đe dọa lợi ích của HK. Cho nên, động thái cởi mở chỉ là động thái cởi mở. Con đường vẫn còn rất dài trong vấn đề này.

Trung Quốc buộc Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện quân sự trong Biển Đông? – VOA

16 Th12

 

 
Tàu tuần duyên của Trung Quốc

Tàu tuần duyên của Trung Quốc

 

Lập trường có tính cách gây hấn của Bắc Kinh trên Biển Đông có thể buộc Hoa Kỳ phải tăng cường sự hiện diện trong khu vực để ngăn chận những hành vi khó lường của Trung Quốc, theo một bài báo đăng trên ấn bản Hoa ngữ của tờ Want China Times Daily của Đài Loan hôm nay .

Bài báo dẫn lời bà Linda Jakobson, một nhà nghiên cứu độc lập thuộc Viện nghiên cứu Lowy ở Sydney, nói rằng những động thái của Trung Quốc trên Biển Đông gần đây đã chuyển “từ kiềm chế thành kiên quyết ”. Theo nhà nghiên cứu Jakobson, Bắc Kinh có thể điều một số lớn tàu hải giám ra để đối đầu với các lực lượng Việt Nam trong Biển Đông.

Hành động leo thang này có thể buộc Hoa Kỳ phải can thiệp quân sự. Bà Jakobson nói có nhiều phần chắc Hoa Kỳ sẽ không có lựa chọn nào khác hơn là thiết lập thêm nhiều căn cứ quân sự trên lãnh thổ các nước đồng minh tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Từ các căn cứ này, Mỹ sẽ có thể triển khai các phi đạn có khả năng chống các tàu hoạt động trong các vùng biển lân cận.

Theo nhà nghiên cứu này thì chính sách về Biển Đông của Bắc Kinh ngày càng “khó lường hơn” bởi vì các chính quyền địa phương, các cơ quan thi hành luật pháp, quân đội Trung Quốc và các công ty khai thác tài nguyên cũng như ngư dân Trung Quốc đã lợi dụng chính sách đó để xin tài trợ và cấp giấy phép để phát triển các hoạt động đánh cá, khai thác tài nguyên, và các đỉa điểm du lịch.

Tờ Want China Times nhận định rằng Chủ tịch nước Tập Cận Bình khó có thể lên án các hành động đó, bởi vì chúng được thực hiện nhân danh các quyền lợi của Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Jakobson nói trong vấn đề Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không phải là cơ quan duy nhất làm ra chính sách đối ngoại.

Tờ báo của Đài Loan hôm thứ Bảy tường trình rằng một hộ tống hạm trang bị tên lửa hành trình của Trung Quốc đã đối đầu với một tàu hộ tống tàng hình lớp Gepard và một tàu khác của Việt Nam gần bãi Gạc Ma, tiếng Anh là Johnson South Reef, thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang xây một phi đạo dài 2000 m.

Hôm qua Bộ Ngoại giao Philippines nói trong một thông báo rằng việc Việt Nam tuyên bố lập trường trước toà án trọng tài Liên Hiệp Quốc có lợi cho hồ sơ chống Trung Quốc của Philippines, vì sự tham gia của Việt Nam “cổ vũ cho quyền pháp trị, và tìm các giải pháp hoà bình, không bạo động để giải quyết các tranh chấp chủ quyền Biển Đông, dựa trên luật quốc tế.”

Hôm 11 tháng 12, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tái khẳng định: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận, cũng như cái gọi là “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với các vùng biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra”.

Trung Quốc vẫn một mực bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông là “bất hợp pháp và không có hiệu lực”, đồng thời mạnh mẽ đả kích Philippines là đã hành động “như trẻ con ”khi kiện Trung Quốc ra toà án trọng tài quốc tế. Bắc Kinh nói rằng Philippines lẽ ra phải có hành động hợp lý hơn, xét các quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ven Biển Đông, kể cả Philippines, ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau hơn.

Toà án Trọng tài thường trực ở La Haye đã cho Trung Quốc tới ngày 15 tháng 12 – tức hôm nay để trả lời hồ sơ Biển Đông của Philippines. Tin do báo Hoa nam Buổi sáng loan đi hôm nay trích lời ông Tần Cương nói Trung Quốc sẽ không tham gia vụ án do Philippines khởi kiện. Trung Quốc duy trì lập trường là không chấp nhận phán quyết của toà án quốc tế. Trong cuộc họp báo thường lệ hôm nay, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố, toà án quốc tế không có quyền tài phán đối với với cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Theo lịch trình, toà án trọng tài của Liên Hiệp Quốc sẽ ra phán quyết vào cuối năm tới hoặc đầu năm 2016.

Nguồn: Want China Times, Singaporelawwatch, abs-cbnnews

 

Điếu Cày ‘bất ngờ rời VN đi Hoa Kỳ’ – BBC

22 Th10

 

  • 6 giờ trước

Khá nhiều tổ chức bấy lâu nay vận động gây sức ép tới Hà Nội để thả blogger Điếu Cày.

Blogger Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, vừa rời sân bay Hong Kong để sang Mỹ, theo lời con trai của ông.

Anh Nguyễn Trí Dũng nói với đài BBC rằng bố anh đã gọi điện trong lúc quá cảnh ở Hong Kong và trao đổi ngắn trong khoảng một phút.

“Bố nói bố khỏe,” anh Dũng kể.

Anh Dũng cho biết ông Điếu Cày nói ông “sẵn sàng gặp mọi người” nếu có những người ủng hộ ông ở Mỹ ra sân bay đón ông.

Ông Nguyễn Văn Hải bất ngờ được Việt Nam trả tự do và đưa ra sân bay Nội Bài trong ngày 21/10.

Trước đó trong ngày, anh Trí Dũng, con trai ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải kể lại với BBC câu chuyện về ông ‘rời Việt Nam bằng phi cơ sang Hong Kong để đi Hoa Kỳ’ như sau:

“Có người nước ngoài nói là từ Đại sứ quán Hoa Kỳ liên lạc với tôi và nói cha tôi muốn có số liên lạc.”

“Nhưng khi gọi lại thì không được và sau đó, người kia nhắn tin cho tôi nói cha tôi đã rời Việt Nam và phi cơ đã cất cánh.”

“Tôi vẫn giữ số máy mà cha tôi đã thuộc lòng để đợi cha tôi gọi về từ Hong Kong.”

Về sự việc bất ngờ này, anh Trí Dũng nói với BBC Tiếng Việt qua điện thoại vào tối 21/10 giờ Việt Nam rằng anh và gia đình vẫn “đang đợi sự chứng thực” cụ thể sau khi có tin trên các trang mạng nói cha anh được thả và rời Nội Bài.

Obama quan tâm

Hiện ông Hải đang thi hành án tù 12 năm tại Trại giam số 6, Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Trước khi bị tòa án khép ông vào tội danh này, ông còn bị tội danh ‘trốn thuế’ và đã thi hành xong bản án mà ông luôn bác bỏ và khẳng định mình vô tội.

Ông Hải được biết đến như một blogger với nhiều bài viết thu hút sự chú ý trên cộng đồng mạng xã hội và Internet của Việt Nam về các chủ đề dân quyền và chủ quyền biển đảo.

Ông được trao giải Tự do Báo chí Quốc tế trong buổi lễ được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) tổ chức tại New York, Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm ngoái.

Hồi tháng Tám vợ cũ của ông Hải, bà Dương Thị Tân, cho biết phía công an yêu cầu blogger Nguyễn Văn Hải viết đơn xin được ra tù trước thời hạn.

Blogger Điếu Cày được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng nhắc đến như một nhà hoạt động vì tự do báo chí ở Việt Nam.

Bình luận về diễn biến này, blogger Nguyễn Lân Thắng từ Hà Nội viết trên facebook cá nhân:

“…Việc phải lén lút đẩy Điếu Cày đi Mỹ mà không dám tuyên bố, không dám cho gặp mặt vợ con dù chỉ một phút… tất cả hành động đó là minh chứng hùng hồn cho sự phá sản toàn tập của truyền thông cộng sản…”

Phản hồi của độc giả BBC trên Facebook.

Tin liên quan

  • Blogger Điếu Cày ngừng tuyệt thực
    3 tháng 8 2013
  • Công an VN nói Điếu Cày ‘vẫn khỏe’
    2 tháng 8 2013
  • Thực hư vụ Điếu Cày ‘tuyệt thực’?
    30 tháng 7 2013

 

Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn – Quê Choa

30 Th5

 

 
Jeffrey A. Bader
 Liêm Nguyên dịch theo brookings.edu 
Lần đầu tiên Hoa Kỳ đã bày tỏ một cách rõ ràng rằng đường chín đoạn do Trung quốc và Đài loan vẽ ra trên Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Trong buổi tường trình trước Uỷ Ban Đối Ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel đã nói: “Theo luật pháp quốc tế, các đòi hỏi chủ quyền ở biển Biển Đông  phải dựa trên các yếu tố từ đất liền.

Tất cả những tuyên bố chủ quyền từ “đường chín đoạn” của Trung quốc mà không dựa trên các quyền chủ quyền trên đất liền đều trái với luật pháp quốc tế. Cộng đồng thế giới yều cầu Trung quốc phải giải thích, nếu không thì phải điều chỉnh những tuyên bố chủ quyền dựa trên đường chín đoạn, để tuân thủ theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”
Với diện tích rộng hơn 1,4 triệu dặm vuông, Biển Đông có hàng trăm các đảo và quần đảo nhỏ, các rặng san hô, mà phần lớn là không có người ở hay không đủ điều kiện sinh sống. Trung quốc thừa hưởng ý tưởng về đường chín đoạn từ chính quyền quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, đó là một đường vẽ mập mờ bao quanh tất cả các hòn đảo ở Biển Đông, mà vùng nước trong đó Trung quốc đòi hỏi chủ quyền. Dựa theo Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (U.N. Convention on the Law of the Sea – UNCLOS), được thương thảo vào những năm 70 và  80, các quốc gia ven biển được yêu sách quyền độc quyền  khai thác các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và khoáng sản trong “vùng đặc quyền kinh tế” (Exclusive Economic Zones –  EEZ), đó là vùng nước rộng 200 hải lý tính từ bờ biển hay xung quanh các hòn đảo có người ở. Không có điều luật nào trong công ước UNCLOS cho phép đòi hỏi quyền chủ quyền mà không dựa vào nguyên tắc tính từ đất liền này. Dựa trên nguyên tắc này của UNCLOS, Hoa Kỳ xem các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà không dựa trên các hòn đảo có người sinh sống là hoàn toàn vô giá trị.  Tuyên bố của trợ lý ngoại trưởng Russel đã làm rõ luận điểm này của Hoa Kỳ.
Có thể thấy rõ sự quan tâm của Hoa Kỳ dưới chính quyền của Tổng thống Obama đến tình hình Biển Đông. Chỉ dấu đầu tiên của sự quan tâm đó là tuyên bố được biết đến rộng rãi của Ngoại trưởng Clinton tại một hội nghị quốc tế tại Hà nội vào năm 2010, trong đó bà nêu ra các nguyên tắc trong chính sách của Hoa Kỳ ở Biển Đông: đó là tôn trọng tự do hàng hải, giải quyết các bất đồng một cách hoà bình, tự do thương mại, thương thuyết để tiến tới thành lập một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (Code of Conduct – COC) nhằm giải quyết các bất đồng, và vấn đề liên quan ở đây, là các đòi hỏi chủ quyền vùng ở các vùng biển phải dựa trên các chủ quyền hợp pháp trên đất liền. Tuyên bố của bà Clinton đã đụng chạm đến một chủ đề rất mập mờ mà trước đó ít được nhắc đến, nó làm cho Biển Đông trở thành một điểm nóng về ngoại giao, một chủ đề tranh luận giữa các nhà phân tích và các chuyên gia về an ninh quốc gia, và trong một vài trường hợp, nó làm cơ sở cho các tranh cãi của các bên đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong khi các nước Đông Nam Á như Việt Nam. Philippines, Malaysia, và Brunei nhiệt liệt ủng hộ, tuyên bố này làm Trung quốc rất tức giận.
Ngoại trưởng Clinton đã đưa ra tuyên bố này để phản hồi cho những bất an ngày một gia tăng giữa các nước láng giềng của Trung quốc về việc nước này đang ngày càng mạnh bạo hơn trong các đòi hỏi chủ quyền thông qua các phương cách chính trị và quân sự, trong một môi trường thiếu vắng các cơ chế ngoại giao để làm giảm thiểu các căng thẳng. Trong khoảng giữa năm 1994 và 1995, đã có một giai đoạn căng thẳng tương tự khi Trung quốc tiến hành xây dựng các công trình ở rặng san hô Mischief nằm trong quần đảo Trường Sa mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Những đổ vỡ  mang tính hệ quả trong mối quan hệ giữa Trung quốc và các nước Đông Nam Á đã làm cho các lãnh đạo Trung quốc khi ấy, mà dẫn đầu là ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham, phải thương thảo với các nước ASIAN một bản Tuyên Bố Ứng Xử (Declaration of Conduct – DOC), và một cam kết rằng các bên sẽ không có những hành động làm thay đổi nguyên trạng. Mặc dù thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ tấn công tàu cá do một trong các bên, hoặc một trong những quốc gia liên quan, mà chủ yếu là Việt Nam, cho phép các công ty thăm dò dầu khí trong vùng tranh chấp, những biến cố này đã không châm ngòi cho các cảnh báo chiến tranh.
Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, đã có những lo ngại gia tăng trong vùng và ngay tại Hoa Kỳ là Trung quốc đã không còn thích thú với các giải pháp ngoại giao nữa, mà nay đang quay sang sử dụng các phương cách quân sự và luật pháp để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Các tuyên bố nhắm vào giới ngoại giao Hoa Kỳ là Trung quốc xem Biển Đông như một “quyền lợi cốt lõi” mà liên quan nó Trung quốc sẽ không chấp nhận sự can thiệp làm tăng căng thẳng từ bên ngoài. Trong năm 2012, Trung quốc đã xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường truyền thống của họ nằm xung quanh bãi cạn Scarborough, nằm cách các đảo lớn của Philippenes ít hơn 125 dặm, rồi từ đó cho cảnh sát biển liên tục kiểm soát. Cũng trong năm 2012, Trung quốc thiết lập một đơn vị hành chánh và quân sự bao gồm nhiều phần của quần đảo Hoàng sa. Ngay khi vừa thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung quốc tuyên bố ý định thành lập một vùng nhận dạng phòng không tương tự ở Biển Đông, chắc chắn sẽ chồng lấn với ít nhất vài khu vực đã được thiết lập bởi các nước khác.
 
Biển Đông là một vấn đề phức tạp đối với Hoa kỳ. Chúng ta không có đòi hỏi nào trong vùng đó. Chúng ta đã không, và sẽ không nên ngả theo phe nào trong các tuyên bố chủ quyền. Cho dù bất kỳ nước nào thiết lập được khả năng phát huy sức mạnh từ các đảo ở Biển Đông cũng sẽ khó lòng mà đe doạ được tàu bè và quân đội Hoa kỳ hoạt động trong vùng. Mặc dù có những đánh giá về tiềm năng dầu hoả và khí đốt, khả năng khai thác thương mại là không thể trong tương lai gần.
Tuy nhiên, Hoa kỳ có các mối quan tâm trọng yếu ở biển  Biển Đông. Đó là:
•    Để bảo đảm tự do hàng hải, không phải vì quyền lợi của bất cứ nước cụ thể nào, mà đó là một quyền quốc tế quan trọng trong một khu vực mà 50% các tàu  chở dầu phải đi qua, một hải lộ lớn của kinh tế thế giới, và là nơi mà các tàu hải quân Hoa kỳ được gửi đến và hoạt động thường xuyên theo luật pháp quốc tế.
•    Để ngăn chặn việc sử dụng sức mạnh hay áp bức để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hay hàng hải.
•    Để bảo vệ cho việc tuân thủ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề như vậy.
•    Để bảo đảm tất cả các quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, được quyền khai thác các nguồn lợi ngư nghiệp và khoáng sản bên ngoài các vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp.
•    Để ngăn chặn một đồng minh của Hoa Kỳ là Phillippenes khỏi bị bắt nạt hay bị tấn công bằng sức mạnh.
•    Để đảm bảo rằng quyền lợi của tất cả các quốc gia, chứ không phải chỉ có nước lớn, phải được tôn trọng.
Có những áp lực giữa các yếu tố khác nhau trong quyền lợi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không muốn thấy Trung quốc đạt được quyền kiểm soát trong khu vực thông qua việc áp bức. Nhưng cùng lúc, Hoa Kỳ không muốn Biển Đông trở thành nơi đối đầu hay xung đột giữa Mỹ và Trung quốc. Sự thách thức các đòi hỏi của Trung quốc, nếu không tuân theo các thông lệ quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc của Hoa Kỳ, có thể kích thích chủ nghĩa dân tộc Trung hoa và sự hoài nghi nhắm vào chủ đích của Hoa Kỳ, và thậm chí kích thích các hành xử hung bạo hơn của Trung quốc trong vùng nhắm vào các bên tranh chấp khác nếu như Hoa Kỳ không có những đáp trả hiệu quả. Mặt khác, một Hoa kỳ thụ động sẽ làm lu mờ các quan tâm kể trên, và sẽ làm cho các bên tranh chấp khác tin rằng Hoa Kỳ bỏ rơi họ và cả những nguyên tắc của mình, qua đó có thể làm cho chính sách “xoay trục” của chính quyền Obama về Châu Á trở thành trò hề, làm mất đi sự đón nhận của khu vực đối với sự hiện diện và ảnh hưởng của Hoa Kỳ.
Qua việc công khai không chấp nhận đường chín đoạn, trợ lý ngoại trưởng Russel và chính quyền Obama đã vạch ra một sự giới hạn đúng chỗ. Họ đã làm rõ là những phản đối của chúng ta dựa trên nguyên tắc, dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không phải chỉ để nhắm vào Trung quốc. Nếu cách tiếp cận của chúng ta với vấn đề Biển Đông vẫn tiếp tục dựa trên nền tảng của nguyên tắc và luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ có thể đạt được những mục tiêu đề ra, bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp mà không phải đối đầu với Trung quốc trong vấn đề chủ quyền.
Những việc gì khác mà Hoa Kỳ nên làm? Rất nhiều thứ:
•    Hoa Kỳ nên đảm bảo rằng cách tiếp cận của mình không bị xem là đơn phương. Đôi khi các quốc gia khác ngoài mặt thì im lặng nhưng bên trong vẫn ủng hộ. Chính quyền Hoa Kỳ nên làm rõ với các bên tranh chấp khác, cũng như các nước ASIAN khác như Singapore và Thái Lan, là chúng ta kỳ vọng ở họ một sự phản đối công khai đối với đường chín đoạn theo luật pháp quốc tế.  
•    Hoa Kỳ nên thảo luận với Đài Loan để làm rõ quan đểm của họ về đường chín đoạn, làm rõ rằng những đòi hỏi của họ phải dựa theo UNCLOS.
•    Hoa Kỳ nên tiếp tục nỗ lực cho việc đàm phán để tạo ra một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (COC) giữa Trung quốc và các nước ASIAN, như chúng ta đã và đang làm từ lúc ngoại trưởng Clinton thông báo về mục tiêu đó ở Hà nội. Thực tế là, quyết định gần đây của Trung quốc và các nước ASIAN trong việc bắt đầu các cuộc đối thoại về COC là một thắng lợi từ tuyên bố của ngoại trưởng Clinton.
•    Hoa Kỳ nên khuyến cáo Trung quốc không thành lập bất cứ một vùng nhận dạng phòng không mới nào trên Biển Đông. Mặc dù việc làm rõ quan điểm về vấn đề này một cách công khai là cần thiết, các cuộc đối thoại ngoại giao kín dường như có tác dụng ảnh hưởng hơn với Bắc Kinh.
•    Hoa Kỳ nên thảo luận với tất cả các bên tranh chấp về những đồng thuận khả thi trong việc khai thác khoáng sản và ngư nghiệp mà không liên quan đến chủ quyền, bao gồm việc hợp tác đầu tư giữa các công ty.
•    Thượng nghị viện nên chuẩn thuận UNCLOS. Điều đó sẽ cho phép Hoa Kỳ có thêm tính chính danh khi tham gia một cách chủ động và hiệu quả vào các quyết định về tương lai Biển Đông. Tất cả các ngoại trưởng tiền nhiệm của Hoa Kỳ đều ủng hộ một quyết định như vậy. Hải quân Hoa Kỳ cũng như các nguyên soái hải quân và tư lệnh Thái Bình Dương, cũng như phần lớn các công ty Hoa Kỳ có liên quan, cũng đều ủng hộ. Thay vì nói, chúng ta hãy bắt tay vào làm thôi.

 
 

Đánh giá

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry – DT

21 Th5

 

(Dân trí) – Sáng ngày 21/5 giờ Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry về tình hình quan hệ song phương và những diễn biến gần đây trên Biển Đông.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
 
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ghi nhận những tiến triển tích cực gần đây trong quan hệ song phương, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư; thông báo Việt Nam đã quyết định tham gia Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI), đồng thời nêu rõ Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Hoa Kỳ triển khai các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ theo tinh thần quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước.
Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã thông báo về những diễn biến mới nhất liên quan đến việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; cho biết Trung Quốc liên tục gia tăng số lượng tàu, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu đổ bộ lớn… khiến tình hình rất căng thẳng.
 
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam đã hết sức kiềm chế, kiên trì thông qua đối thoại, tránh xung đột, đồng thời kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống khỏi khu vực vì đây là hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, đe dọa ổn định, an toàn trên biển, vi phạm Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.  
 
Ngoại trưởng John Kerry cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh về những thông tin cập nhật, nhắc lại lời mời Phó Thủ tướng, Bộ trưởng thăm chính thức Hoa Kỳ; hoan nghênh việc Việt Nam tham gia PSI coi đó là một bước tiến quan trọng, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về việc chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tăng cường an ninh an toàn của thương mại toàn cầu và hòa bình ở khu vực  châu Á- Thái Bình Dương.
 
Về vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Kerry đánh giá cao sự kiềm chế và thiện chí của Việt Nam thể hiện A

KHÔNG LIÊN MINH VỚI HOA KỲ ĐỂ CHỐNG TRUNG QUỐC NHƯNG CẦN/PHẢI LIÊN MINH VỚI HOA KỲ ĐỂ GIỮ BIỂN ĐÔNG – BS

12 Th5
 

Posted by Admin on May 12th, 2014

Nguyễn Thanh Giang

Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam bằng việc đem một giàn khoan khổng lồ cắm sâu trong thềm lục địa thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tại địa điểm chỉ cách đảo Tri Tôn 34 km về phía nam, cách đảo Lý Sơn 221 km về phía đông, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý.

Giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) là giàn khoan nửa nổi nửa chìm, dài 114 m, rộng 90 m, cao 137 m . Diện tích mặt sàn của nó rộng bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn.

Gần hai năm trước (9-5-2012), khi đặt HD-981 ở mỏ dầu Lệ Loan 6-1-1 tại khu vực cách Hong Kong 320km về phía đông nam, chủ tịch Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) Vương Nghi Lâm đã hùng hồn tuyên bố “đây là biên giới di động, là lãnh thổ di động và là một trong những vũ khí chiến lược của Trung Quốc trong cuộc chiến năng lượng dầu khí”.

Trung Quốc đã tấn công Việt Nam bằng cả một đạo quân mạnh gồm 80 tàu biển các loại, trong đó có 07 tàu quân sự gồm: tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính …Trên không phận khu vực này, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay khuấy đảo.

Họ bắn đại bác nước vào ta, phun vòi rồng vào tầu ta, húc rách hai tầu hải giám của ta, sát thương nhiều chiến sỹ của ta…

Cho nên trong cuộc biểu tình ngày 9-5-2014 trước Đại sứ quán Trung Quốc, tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện đã cấp báo: ”Chúng tôi rất là căm phẫn. Yêu cầu Trung Quốc rút khỏi Biển Đông. Hành động của TQ trong những ngày vừa rồi thực sự là xâm lăng Việt Nam. Tổ Quốc thật sự lâm nguy. Chúng tôi đề nghị tất cả mọi người đứng lên để cứu nước.”

Sự việc nghiêm trọng như vậy nhưng báo chí ta chỉ lên tiếng rất dè dặt. Đã vậy, mình không dám nói nhưng cũng không chịu để thiên hạ góp lời. Tiến sỹ Tô Văn Trường cho biết: Đài Truyền hình Nhật Bản NHK muốn xin sử dụng hình ảnh về tàu của Trung Quốc phun vòi rồng, húc hư hại các tàu cảnh sát biển của ta, Bộ Ngoại giao đồng ý nhưng Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng ngăn cản !.

Càng đáng phàn nàn hơn khi cái người đang lãnh trách nhiệm tổng chỉ huy toàn dân tộc, tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Việt Nam lại như không còn khả năng nghe, không còn khả năng nhìn, không còn khả năng nói, không còn khả năng biểu cảm. Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết phẫn nộ:

“Anh Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư, ngày mùng 3 tháng 5 đi tiếp xúc cử tri để chuẩn bị ra họp Quốc hội không hề có một nửa tiếng, nửa lời. Tôi hỏi anh trong tư cách một Tổng Bi thư của đảng cầm quyền mà như vậy thì là thế nào? Và tư cách của anh là một lãnh đạo cao nhất của đất nước hiện nay thì như thế nào? Tôi rất bất bình và thấy xấu hổ, nhục nhã khi một người lãnh đạo trước một sự kiện lớn của dân tộc lại không hề có một nửa ý kiến. Như thế tấm lòng của anh với dân, với đất nước là thế nào, anh sợ cái gì và tại sao anh không dám lên tiếng để phát động sức mạnh của nhân dân bảo vệ đất nước?

Tôi xin nói rõ là 4 triệu đảng viên không đủ sức để bảo vệ dân tộc đâu mà phải toàn dân. Anh không dựa vào dân, anh không phát động dân anh không nói rõ chính kiến của mình đối với dân thì dân sẽ nghi ngờ anh có làm tay sai cho họ không? Anh có ngậm miệng trong việc họ cho anh cái gì không mà anh lại im lặng?”.

Từ bên kia Thái Bình Dương, ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ năm 2008, người tù binh chiến tranh Việt Nam năm xưa, ông John Mc Cain đã tức tốc lên tiếng: “Các tàu Trung Quốc bao vây và đâm vào tàu của Cảnh sát Biển Việt Nam là biểu hiện của quấy rối hung hăng. Không có gì nghi ngờ rằng Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng này”. “Tất cả các quốc gia có trách nhiệm đều có bổn phận yêu cầu các lãnh đạo Trung Quốc ngay lập tức có các bước đi nhằm làm giảm căng thẳng và trả lại nguyên trạng”.

Và bà Jen Psaki, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: “Chúng tôi rất quan ngại về những hành động nguy hiểm và đe dọa của các tàu trong khu vực tranh chấp“, “Hành động đơn phương” của Trung Quốc “dường như là một phần trong cách hành xử tổng thể của nước này nhằm yêu sách chủ quyền theo cách có thể gây hại cho hòa bình và ổn định của khu vực“.

Nhưng … ! Ông Trọng không những không bầy tỏ được mối quan tâm cần thiết đối với tình trạng “sơn hà nguy biến”, mà thấy như, ông còn muốn xuê xoa, lấp liếm cho tội ác của “nguời bạn 4 tốt, 16 chữ vàng”.

Ngày 2 tháng 5 giàn HD 981 xâm lăng vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì ngày 5 tháng 5 Nguyễn Phú Trọng triệu tập hội nghị toàn quốc để nghe ông đọc một diễn văn lê thê, vô bổ về chống tham nhũng với toàn những câu, những ý nói ở đâu cũng được, nói lúc nào cũng được, không thấy thực tế cụ thể, không có gì mới.

Ngày 7 tháng 5 Trung Quốc tấn công phá hủy khí tài, khí cụ, sát thương binh sỹ của ta thì ngày mồng 8 Nguyễn Phú Trung triệu tập Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng để bàn về … văn hóa. Dưới quyền điều hành của ông TBT này, Hội nghị lờ tịt, coi như không nghe, không biết, không mảy may quan tâm đến một sự kiện vô cùng nguy cấp đang diễn ra trên đất nước.  

(Trời ơi! với một vị “lãnh tụ” như vậy thì không mất biển, mất đảo, không bị đô hộ bởi Đại Hán cuồng vọng mới là lạ. Cho nên, chúng tôi khẩn thiết mong Hội nghị Trung ương 9 hãy chuyển ngay nội dung để bàn một vấn đề rất sống còn trước mắt: Thay Tổng Bí thư. Bị ngoại bang đô hộ thì còn chống tham nhũng làm gì? Bị ngoại bang đô hộ thì còn xây dựng nền văn hóa nào nữa!).

Tình hình rồi sẽ ra sao?

Trung Quốc chắc chắn đã và sẽ bỏ ngoài tai những điệp khúc phản kháng đã trở nên vô hồn như: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982″.

Ông Dương Danh Huy, một nhà nghiên cứu kỳ cựu về Trung Quốc đã rất có lý khi nói: “Trước chủ trương của Trung Quốc, một chủ trương bất di bất dịch bất kể lời lẽ ngoại giao phù phiếm, trước hết Việt Nam cần nhìn nhận rằng việc phản đối phi đối sách chỉ có thể dẫn tới bị chinh phục trên thực tế. Chỉ phản đối phi đối sách là tương đương với thầm chấp nhận bị chinh phục trên thực tế”.

“Cứ để Đảng và Nhà nước lo”, nhưng “dưới sự lãnh đạo tài ba, sáng suốt” của mấy ông lãnh đạo này thì liệu cái “chiến hạm khổng lồ ” HD 981 có sẽ phải rời khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam không???

Nếu mũi khoan cứ cắm đấy mà chỉ đưa được Trung Quốc vào bàn đàm phán để “gác tranh chấp, cùng khai thác” tức là ta thất bại hoàn toàn. Tức là, Trung Quốc đã đạt được âm mưu biến vùng biển đặc quyền kinh tế của ta thành vùng tranh chấp. Trận thua này sẽ làm tiền đề cho những trận thua tiếp sau. Cái lưỡi bò của họ sẽ liếm hết Biển Đông của ta. Tin cho hay hải quân Trung Quốc lại đang chuẩn bị xây một sân bay trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của ta.

Muốn đuổi được HD 981 đi, chỉ còn cách giao nó cho binh chủng tên lửa đặt trên bờ biển hoặc trong tầu ngầm xử lý.

Nhưng, nếu vậy thì tình hình sẽ trở nên rất phức tạp, rất nặng nề.

Nhẽ ra, những người lãnh đạo ĐCSVN không được để cho tình trạng như hiện nay diễn ra.

Chắc hẳn Trung Quốc không dám ngang nhiên kéo giàn khoan HD 981 vào hải phận của ta nếu trong chuyến công du Châu Á vừa qua, Tổng thống Obama đến thêm nước thứ 5 mà tại Việt Nam ông cũng có lời tuyên bố tương tự như đã tuyên bố đối với Nhật Bản: Hoa Kỳ sẵn sàng bảo vệ đồng minh Nhật Bản về an toàn lãnh thổ trong đó có cả quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).

Các nhà lãnh đạo Philippine do biết thực sự cầu thị cũng đã sẵn sàng chấp nhận sự bảo trợ như thế qua thỏa thuận lịch sử về việc để cho Hoa Kỳ sử dụng lại các căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình sau hơn 22 năm rút quân. (Sao Việt Nam không noi tấm gương sáng suốt đó để mời Hoa Kỳ trở lại Cam Ranh?).

Liên minh Nhật Bản – Hoa Kỳ chặn đường đến Senkaku, liên minh Phillipine – Hoa Kỳ chặn đường đến Scarborough nên Trung Quốc đành chọc khe Việt Nam.

Trung Quốc chỉ có thể thẳng tay ức hiếp, băt nạt Việt Nam khi thấy Việt Nam bị cô lập.

Tình trạng cô lập do chính tự ta gây ra. Cái trò láu cá vặt chỉ thả vài người: Cù Huy Hà Vũ, Vi Đức Hồi, Nguyễn Tién Trung … hòng đổi lấy TPP trong khi không những không chịu thả Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Văn Lý, Lê Quốc Quân … mà còn bắt thêm Trương Minh Đức, Nguyễn Hữu Vinh … làm cho thế giới tiên tiến vẫn thấy chính quyền Việt Nam là “cái mặt không chơi được”. Chẳng những thế, Hiến pháp sửa đổi vẫn không chịu thừa nhận tự do lập hội, không chịu thừa nhận tự do ngôn luận, không chịu thừa nhận quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không chịu thừa nhận đa sở hữu đất đai …

Làm gì bây giờ?

1 – Đệ đơn kiện ngay Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Luật Biển Quốc tế.

Không nên chần chừ, không việc gì phải e ngại đối với khả năng Trung Quốc trả đũa về kinh tế. Hãy noi gương Phillipine. Hơn một năm qua, từ ngày bị kiện (1-2013), Trung Quốc chưa đưa ra được một đòn kinh tế nào đáng kể đối với Phillipines. Chẳng những thế, uy tín của tổng thống Philippines đã lên cao, toàn dân càng xiết chặt khối đại đoàn kết để cùng đương đầu.

Sự xâm nhập về kinh tế của Trung Quốc đang gây cho ta nhiều hệ lụy, nếu họ dở trò trừng phạt kinh tế thì “ta biêu đầu, họ cũng sứt trán”, đồng thời sẽ tạo điều kiện để ta hạn chế bớt những hệ lụy đang tiềm ẩn nhiều hậu họa khôn lường.

Nhẽ ra, ta đã phải đưa vấn đề Hoàng Sa ra Liên Hiệp Quốc từ lâu, và nếu vậy thì hôm nay đã không có việc họ dám đưa HD 981 vào vùng biển Hoàng Sa này.

2 – Nhanh chóng thiết lập liên minh quân sự với Hoa Kỳ

Hủy diệt HD 981 là khả năng trong tầm tay của ta nhưng e rằng ta không thể đương đầu với Trung Quốc trong trận chiến mở rộng trên Biển Đông.

Chỉ hiểu nội lực là sức mạnh của riêng mình thì dù có vươn lên mạnh mẽ gấp mấy cũng chưa thể đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông. Nội lực phải gồm cả khả năng huy động được sức mạnh của quốc tế gộp vào cho mình. Sức mạnh quốc tế mà hiện nay ta có thể huy động chủ yếu nằm ở Hoa Kỳ. Tiềm lực quân sự các nước Đông Nam Á không lớn. Trong các cường quốc quân sự trên thế giới hiện nay, Hoa Kỳ là một trong mấy nước sẵn sàng chia sẻ với ta hơn cả về mối quan tâm đối với quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.

Thực tế lịch sử và phân tích logic cho biết Hoa Kỳ không có nhu cầu (và không còn dám) xâm lăng hoặc đô hộ Việt Nam như âm mưu của bè lũ Đại Hán, cho nên liên minh quân sự với Hoa Kỳ thông qua những ràng buộc bởi những cam kết chặt chẽ sẽ không thể uy hiếp nền độc lập của ta.

Liên minh với Hoa Kỳ, dựa vào Hoa Kỳ không thể xem là hèn, là thương tổn lòng tự hào dân tộc. Không một ai trên thế giới có thể nghi ngờ về ý chí tự lực, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc của người Nhật.

Liên minh với Hoa Kỳ cũng không thể xem là cớ chọc giận Trung Quốc bởi vì Liên minh Việt Nam – Hoa Kỳ không phải để chống Trung Quốc mà là để bảo vệ Biển Đông của ta.

*

Vừa kết thúc bài viết, nước mắt tôi bỗng giàn giụa khi nghe ca sỹ Nhật Thủy đăng quang ngôi vị Idol Việt Nam 2014 bằng ca khúc “Tự nguyện” với câu hát hào hùng mê đắm “Là người, một lần khi nằm xuống, cùng anh em đứng lên phất cao ngọn cờ”. Thất vọng về bản thân đã gìà (gần 80), thất vọng về những người lãnh đạo, nhưng tôi hoàn toàn tin vào tuổi trẻ Việt Nam, hoàn toàn tin vào dân tộc tôi

Hà Nội 11 tháng 5 năm 2014            

Nguyễn Thanh Giang                                                                                                                              

Số nhà 6 ngõ 235 đường Trung Văn                                                                                                 

Phường Trung Văn – Quận Nam Trung Văn – Hà Nội      

Hotline: 0984 724 165

Điều trần về tự do báo chí VN ở Hoa Kỳ

24 Th4
Cập nhật: 14:21 GMT – thứ ba, 22 tháng 4, 2014

Nghệ sỹ Kim Chi cùng các cây viết Tô Oanh (trái), Ngô Nhật Đăng (phải) và Nguyễn Đình Hà ở Washington

Hai nữ dân biểu Hoa Kỳ dự kiến tổ chức điều trần về tự do báo chí Việt Nam ở Quốc hội Mỹ với sự tham gia của các nhà hoạt động từ Việt Nam.

Thông báo từ văn phòng của hai dân biểu California, các bà Loretta Sanchez và Zoe Lofgren cho biết “buổi điều trần Quốc hội về tự do thông tin tại Việt Nam nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới” sẽ diễn ra tại Cannon House Office Building của Quốc hội ở Washington DC vào ngày 29/4.

 

Hai dân biểu ra tuyên bố nói:

“Đây là một diễn đàn quốc tế để Quốc Hội, các tổ chức vận động cho tự do thông tin và các blogger trình bày về tình hình tự do báo chí, cũng như cùng thảo luận về các chính sách của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ việc xây dựng xã hội dân sự tại Việt Nam.

“Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng các báo cáo nhân quyền gần đây cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không ngừng sách nhiễu, đàn áp các quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin và rất nhiều các quyền căn bản khác của người dân.

“Việt Nam không có truyền thông độc lập hay tư nhân và nhà cầm quyền luôn tìm cách áp bức và giam cầm, bắt giữ các blogger và nhà báo độc lập khi họ phổ biến quan điểm của họ.”

Hai dân biểu Hoa Kỳ cũng nói năm diễn giả từ Việt Nam tới tham gia cuộc điều trần bao gồm nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, và các cây viết độc lập Ngô Nhật Đăng, Nguyễn Đình Hà, Tô Oanh và Lê Thanh Tùng.

Thông báo của văn phòng Dân biểu Sanchez và Lofgren cũng nêu tên ba diễn giả bị cấm xuất cảnh là các cây viết Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng và Anna Huyền Trang.

‘Dư luận viên’ tấn công

Bà Kim Chi viết trên Bấm Facebook rằng nhóm năm người tới được Hoa Kỳ đã bị các “dư luận viên” tấn công khi biết họ được “ban tổ chức gửi vé bay, đưa đón … và lo mọi chuyện ăn ở đi lại trong nước Mỹ.”

Nghệ sỹ viết thêm: “Thấy chúng tôi dám nói, dám viết sự thật hiện trạng của VN trên các trang mạng nên các dân biểu quốc hội Mỹ đã mời chúng tôi tới Hoa Kỳ.”

“Đoàn hiện chỉ có 5 người, năm người đã bị chặn lại ở các sân bay. Còn nếu nhà nước cử người đi đại diện cho Việt Nam thì bọn tôi chẳng bao giờ tới lượt.”

Ông Phạm Chí Dũng (trái) từng bị cấm tới Geneva hồi tháng Hai

Blogger Nguyễn Lân Thắng, người bị cấm xuất cảnh khác, cũng đã có thư ngỏ gửi bà Loretta Sanchez trong đó nói tình trạng “không có tự do báo chí” có thể gây tác hại nghiêm trọng như việc thiếu thông tin trong dịch sởi hiện nay.

Ông Thắng viết: “Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm không mấy nguy hiểm nếu người dân được cảnh báo và có biện pháp phòng tránh thích hợp.

“Vậy mà người dân đã bị tước bỏ quyền được thông tin để tự bảo vệ mình.

Ông Nguyễn Lân Thắng bị cấm xuất cảnh hồi đầu tháng này

 

“May nhờ có internet mà người dân đã chủ động thông báo cho nhau tình hình dịch bệnh để tự đối phó.

“Ông Phó Thủ tướng vừa mới đây phải cảm ơn một bác sỹ nào đó đã đưa thông tin này lên Facebook thì bộ máy nhà nước mới phát hiện ra vấn đề nghiêm trọng đến mức nào.”

Ngoài năm diễn giả từ Việt Nam, bốn diễn giả từ Hoa Kỳ dự kiến sẽ có mặt trong phiên điều trần tới đây ở thủ đô Washington.

Đó là các ông Tom Malinowski, Phụ tá Ngoại Trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, Bob Dietz, Điều phối viên Chương trình Châu Á của Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo Quốc Tế CPJ và bà Libby Liu, Tổng giám đốc, Đài Á Châu Tự Do.

Thêm về tin này

 

Hải quân Hoa Kỳ Việt Nam bắt đầu các cuộc thao dượt chung – RFI

8 Th4
Thủy thủ Mỹ trên chiến hạm USS John S. McCain hướng dẫn kỹ thuật cứu nạn cho Hải quân Việt Nam. Ảnh chụp ngày 11/08/2010

Thủy thủ Mỹ trên chiến hạm USS John S. McCain hướng dẫn kỹ thuật cứu nạn cho Hải quân Việt Nam. Ảnh chụp ngày 11/08/2010

U.S. Navy / Brock A. Taylor
Thanh Phương

Hai chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu các cuộc thao dượt chung kéo dài 6 ngày với Hải quân Vìệt Nam, vào lúc Washington tăng cường sự hiện diện ở châu Á, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

 

Hôm nay, 07/04/2014, hai chiến hạm USS John McCain và USNS Safeguard đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng để triển khai các hoạt động trao đổi chuyên môn trong các lĩnh vực quân y, tìm kiếm, cứu nạn và sửa chữa các hỏng hóc trên tàu.

Đây là cuộc thao dượt chung lần thứ 5 giữa Hải quân hai nước, với quy mô tương tự như những năm trước. Bên cạnh các cuộc tập luyện chung nói trên, một cuộc hội thảo cũng sẽ được tổ chức tại Đại học Đà Nẵng để thảo luận về các vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải, như chống cướp biển.

Theo nhận định của hãng tin Bloomberg News, tuy mang tính phi tác chiến, nhưng các cuộc thao dượt chung giữa hai quốc gia cựu thù này mang tính biểu tượng rất cao, vào lúc chính quyền Obama đang tìm cách thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, thông qua hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, hay thông qua hiệp định bán nhiên liệu và công nghệ hạt nhân cho Việt Nam.

Nhưng các cuộc thao dượt này cũng diễn ra vào lúc căng thẳng khu vực Đông Nam Á gia tăng do tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông giữa Trung Quốc với Philippines và Việt Nam.

Tuy đang trong chiều hướng thắt chặt quan hệ song phương, giữa Washington và Hà Nội vẫn còn nhiều bất đồng, đặc biệt là về vấn đề nhân quyền. Tại buổi kiểm điểm định định kỳ về nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong tháng 2 vừa qua, đại diện của Hoa Kỳ đã kêu gọi Việt Nam sửa đổi những điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia, vẫn được sử dụng để đàn áp các quyền phổ quát của người dân, đồng thời yêu cầu Hà Nội trả tự do cho toàn bộ các tù chính trị.

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ-ASEAN lần đầu tiên diễn ra tại Mỹ – RFI

29 Th3
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu tại Thượng đỉnh An ninh Châu Á : Đối thoại Shangri-La, Singapore, 01/06/2013.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu tại Thượng đỉnh An ninh Châu Á : Đối thoại Shangri-La, Singapore, 01/06/2013.

REUTERS/Edgar Su
Trọng Nghĩa

Nếu có một sự kiện nêu bật quyết tâm xoay trục của Mỹ qua Châu Á, đặc biệt là qua vùng Đông Nam Á, thì đó sẽ là hội nghị mở ra vào đầu tuần tới (01-03/04/2014) tại Hawaii, tập hợp Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN và đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel. Bộ Quốc phòng Mỹ vào hôm qua, 27/03 đã chính thức loan báo sự kiện này và nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên mà Hoa Kỳ tổ chức trên lãnh thổ của mình một cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN.

 

Trong cuộc họp báo tại Washington, Chuẩn Đô đốc Mỹ John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, xác định rằng chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã chuyển lời mời các đồng nhiệm ASEAN đến Mỹ dự họp, nhân dịp ông qua Singapore vào tháng Sáu năm 2013 để tham gia cuộc Đối thoại Shangri-La, và nhân Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng tại Brunei vào tháng Tám cùng năm.

Theo Chuẩn Đô đốc Kirby, ưu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chính là tăng cường và mở rộng quan hệ của Lầu Năm Góc với toàn bộ các thành viên ASEAN. Bản thân ông Hagel cũng đã làm việc chặt chẽ với Tư lệnh Hải quân Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel J. Locklear III, để giúp cho hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN sắp tới đây thành công tốt đẹp.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ còn tiết lộ rằng hội nghị với các Bộ trưởng ASEAN sẽ xác định các cách thức tăng cường hợp tác an ninh đa phương trong khu vực, và xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn giữa các cơ quan quân sự và dân sự để cải thiện công cuộc trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Chính trong chiều hướng đó mà ông Chuck Hagel đã mời lãnh đạo hai cơ quan chuyên trách của Mỹ là Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia NOAA và Cơ quan Phát triển Quốc tế USAID cùng đến tham gia cuộc họp.

Theo nhận định của hãng tin Mỹ AP, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-ASEAN diễn ra lần đầu tiên trên đất Mỹ là một phần trong các nỗ lực không ngừng của Lầu Năm Góc hiện nay nhằm tăng cường và mở rộng sự hiện diện cũng như hoạt động quân đội Mỹ trong trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Trong khuôn khổ đó, ngay sau hội nghị với các đồng nhiệm Đông Nam Á tại Hawaii, ông Chuck Hagel đã sẽ đi thăm Nhật Bản, Trung Quốc và Mông Cổ, trong khuôn khổ vòng công du thứ tư của ông qua châu Á từ khi nhậm chức.

TRANG THƠ TẾT CỦA NGUYỄN TRỌNG TẠO TRÊN BÁO “NGƯỜI VIỆT” – HOA KỲ – nguyentrongtao

25 Th1

 

Được đăng bởi vào lúc: 11:23 sáng ngày 25/01/2014  0 Bình luận

 

NguoiViet

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Hôm qua Hạnh Tuyền đã gửi bản chụp trang thơ này, và người chuyển tiền đã chuyển nhuận bút đến tác giả 100$, ngang với nhuận bút 1 trang thơ Tết ở tp HCM. He he… Cám ơn báo NV.

ẢO GIÁC NGÀY XUÂN

Chúa xuân tặng tuổi cho người
tặng đôi sợi bạc cho tôi nao lòng
tặng em một chút ửng hồng
một trời áo lụa phơi phong mắt chiều

Giật mình mình biết mình yêu
một bông hoa cải ít nhiều ngây thơ
hoa vàng nhuộm giấc ngủ mơ
dòng sông xưa cũ bây giờ còn trong

Mưa xuân ướt áo chờ mong
đường quê mướt cỏ mà không thấy người
khói sương rúc rích tiếng cười
một bầy tiên nữ trêu người xa xăm

Trở về phố xá thanh tân
hộp thư điện tử thiệp xuân chúc mừng
nao lòng tôi nhớ người dưng
nhớ bông hoa cải rưng rưng gió vàng…

TẾT NÀY NHỚ MẸ

Đã hai Tết
Con về nhà
Vắng Mẹ
Cây quanh vườn mồ côi Mẹ hai năm
Màu xanh lá buồn chi ngơ ngác thế?
Lòng bồi hồi ra ngõ ngóng xa xăm.

Như thuở nhỏ đường làng người đi chợ
Những đứa con thắc thỏm ngóng mẹ về
Con tóc bạc đi theo bầy trẻ nhỏ
Mẹ đâu còn để chờ bánh đa kê.

Mẹ đâu còn để đánh thức giao thừa
Con ngái ngủ giật mình thấy Mẹ về rất tỏ
Thắp nén nhang dâng bàn thờ Tiên Tổ
Bên hình Cha, Mẹ nở nụ cười hiền.

Con thấy Mẹ lom khom vào bếp, ra vườn
Mẹ múc nước giếng nhà trong vắt
Mẹ cho lợn ăn. Mẹ xới thêm luống đất
Mẹ trồng rau. Mẹ hát điệu xa vời…

Rồi Mẹ tiễn con đi về phía cuối trời
Chiếc gậy chống đã vẹt mòn năm tháng
Con ngoảnh lại chốn quê nhà xanh thẳm
Mẹ cười hiền, chống gậy đứng nhìn theo…

Diễn Hoa, Tất niên Tân Mão

 

BÓC ĐI NỖI NHỚ MÙA

Bóc đi làn sương mỏng
Núi khỏa thân mơ màng
Bóc đi ngày tháng cũ
Thấy mùa về hân hoan

Bóc nỗi buồn tơ vương
Vui mới rồi cũng cũ
Bóc đi nghìn nhung nhớ
Nhung nhớ lại theo về

Có cái gì mất đi
Lại mất đi vĩnh viễn
Có cái gì mới đến
Lại mới hoài trong ta

Bóc đi nỗi nhớ mùa
Đến mùa hoa vẫn nở
Có một bông hồng đỏ
Tự bóc mình tàn phai…

CHIA

chia cho em một đời tôi
một cay đắng
một niềm vui
một buồn
tôi còn cái xác không hồn
cái chai không rượu tôi còn vỏ chai

chia cho em một đời say
một cây si
với
một cây bồ đề
tôi còn đâu nữa đam mê
trời chang chang nắng tôi về héo khô

chia cho em một đời thơ
một lênh đênh
một dại khờ
một tôi
chỉ còn cỏ mọc bên trời
một bông hoa nhỏ lặng rơi mưa dầm…

Hoa Kỳ hỗ trợ VN về an ninh hàng hải – BBC

17 Th12
Cập nhật: 12:00 GMT – thứ hai, 16 tháng 12, 2013
Ông Kerry tới Hà Nội lần đầu tiên dưới cương vị ngoại trưởng.

Hoa Kỳ sẽ tăng cường hỗ trợ an ninh hàng hải cho các nước láng giềng nhỏ hơn của Trung Quốc.

Tuyên bố được Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đưa ra vào hôm thứ Hai 16/12 trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông.

 

Ông Kerry cũng nhắc nhở chính quyền Việt Nam về nhân quyền và cải cách dân chủ cũng như cả cách kinh tế.

Hãng thông tấn AP dẫn lời ngoại trưởng Mỹ cho hay Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm 32.5 triệu USD để giúp các nước Đông Nam Á bảo vệ vùng lãnh hải của họ và bảo đảm tự do hàng hải.

Ông Kerry nói riêng Việt Nam sẽ nhận tới 18 triệu USD, trong đó gồm năm tuần tra cao tốc sẽ được trao cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Điều này có nghĩa hỗ trợ an ninh hàng hải của Hoa Kỳ cho khu vực này sẽ vượt 156 triệu USD trong hai năm tới, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ cho biết .

“Không có khu vực nào có được an toàn nếu không thực thi pháp luật hiệu quả trong vùng lãnh hải,” ông Kerry nói trong cuộc họp báo chung với với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.

“Trung Quốc nên kiềm chế những hành động đơn phương tương tự như ở những nơi khác, đặc biệt là ở Biển Nam Trung Hoa”

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry

Theo dự kiến ông Kerry vào thứ Ba sẽ tới Philippines, nơi cũng có căng thẳng với Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.

Việc Trung Quốc mới tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không mới (ADIZ) đang gặp phải phản đối mạnh từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn và là hồi chuông cảnh báo các nước tại khu vực trong đó có Việt Nam.

Tại cuộc họp báo, ông Kerry đã nặng lời về ADIZ khi nói động thái của Trung Quốc tăng nguy cơ “tính toán sai lầm” và có thể tạo xung đột.

“Khu vực [Vùng Nhận dạng Phòng không] không không nên được thực hiện và Trung Quốc nên kiềm chế những hành động đơn phương tương tự như ở những nơi khác, đặc biệt là ở Biển Nam Trung Hoa, (Biển Đông)” ông Kerry nói.

‘Tàu Mỹ quấy rối’

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được điều tới Biển Đông gần đây.

Căng thẳng khu vực càng được quan tâm nhiều hơn sau khi vào đầu tháng này chiến hạm Trung Quốc suýt va vào tàu tuần dương của Hoa Kỳ ở Biển Đông.

Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết tàu sân bay USS Cowpens đang hoạt động trong vùng biển quốc tế và đã phải điều chỉnh để tránh đụng tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, tàu Liêu Ninh, vào ngày 5/12.

Tuy nhiên, một tờ báo Trung Quốc đưa tin hôm thứ Hai rằng các tàu chiến của Mỹ đã “quấy rối” tàu sân bay Liêu Ninh và các tàu hộ tống tàu này trước.

Ngoài chủ đề an ninh hàng hải, ông Kerry, người đang có chuyến thăm lần thứ 14 của mình tại Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975 nhưng là lần đầu tiên tới đây dưới cương vị ngoại trưởng, cũng đã thúc giục giới chức Việt Nam thả tù nhân chính trị, cải thiện hồ sơ nhân quyền, đặc biệt là về tự do tôn giáo và quyền tự do internet.

“Việt Nam cần chứng tỏ tiếp tục có thêm tiến bộ về nhân quyền và tự do, trong đó có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội,” ông Kerry nói.

Vào hôm 14/12 ở Tp HCM, trong Bấm bài phát biểu tại buổi gặp các thành viên của Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Ngoại trưởng Kerry nói “Tôi nghĩ rằng cơ hội cho tương lai là to lớn.

“Nếu tập trung đúng vào sự cởi mở và tự do của xã hội, tôn trọng đúng đắn con người và quyền của họ, tập trung đúng đắn vào tăng trưởng và giáo dục, tôi sẽ chẳng hề có nghi ngờ rằng tất cả những năng lượng và nỗ lực đó dùng vào việc cố gắng định ra một phương hướng mới, nó sẽ mang lại thành công to lớn,” ông Kerry nói.

 

OUTLINE of the U. S. LEGAL SYSTEM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ P1 – (Gốc Sân).

24 Th11
 
OUTLINE of the U. S. LEGAL SYSTEM
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ
 
United States Department of State
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
 
 
CONTENTS
CHAPTER 1 History and Organization of the Federal Judicial System
CHAPTER 2 History and Organization ofState Judicial Systems
CHAPTER 3 Jurisdiction and Policy-Making Boundaries 
CHAPTER 4 Lawyers, Litigants, and Interest Groups in the Judicial Process 
CHAPTER 5 The Criminal Court Process
CHAPTER 6 The Civil Court Process 
CHAPTER 7 Federal Judges 
CHAPTER 8 Implementation and Impact ofJudicial Policies
The Constitution of the United States
Amendments to the Constitution of the United States. Glossary 
Bibliography 
Index
 
NỘI DUNG
Giới thiệu hệ thống pháp luật Hoa Kỳ
Chương 1: Lịch sử và tổ chức của hệ thống tư pháp liên bang
Chương 2: Lịch sử và tổ chức của các hệ thống tư pháp bang
Chương 3: Ranh giới tài phán và lập chính sách
Chương 4: Các luật sư, nguyên đơn và nhóm lợi ích trong thủ tục tố tụng
Chương 5: Thủ tục tố tụng hình sự
Chương 6: Thủ tục tại tòa án dân sự
Chương 7: Các thẩm phán liên bang
Chương 8: Việc thực thi và tác động của các chính sách tòa án
Hiến Pháp Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ
Chú giải các thuật ngữ và Danh mục tài liệu tham khảo
INTRODUCTION: U. S. LEGAL SYSTEM
 
GIỚI THIỆU: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HOA KỲ
 
 
Every business day, courts throughout the United States render decisions that together affect many thousands of people. Some affect only the parties to a particular legal action, but others adjudicate rights, benefits, and legal principles that have an impact on virtually all Americans. Inevitably, many Americans may welcome a given ruling while others -sometimes many others – disapprove. All, however, accept the legitimacy ofthese decisions, and of the courts’ role as final interpreter of the law. There can be no more potent demonstration of the trust that Americans place in the rule oflaw and their confidence in the U. S. legal system.
 
Công việc hàng ngày của các tòa án trên toàn nước Mỹ là đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến số phận của hàng ngàn người. Một số quyết định chỉ ảnh hưởng đến các bên liên quan trực tiếp đến một hành vi pháp lý nào đó, nhưng nhiều quyết định đưa ra các phán quyết về quyền, lợi ích và nguyên tắc pháp lý tác động đến hầu như tất cả người dân Mỹ. Do đó, mỗi một phán quyết chắc chắn sẽ được nhiều người Mỹ chào đón, trong khi lại bị nhiều người khác phản đối; đôi khi số người phản đối còn nhiều hơn số người ủng hộ. Tuy nhiên, tất cả đều phải thừa nhậ n tính pháp lý của các quyết định này, cũng như phải thừa nhận vai trò của tòa án là người giải thích luật pháp cuối cùng. Người Mỹ không còn tranh cãi về vấn đề pháp chế và đã tin tưởng vào hệ thống luật pháp Hoa Kỳ.
 
 
 
 
 
The pages that follow survey that system. Much of the discussion explains how U. S. courts are organized and how they work. Courts are central to the legal system, but they are not the entire system. Every day across America, federal, state, and local courts interpret laws, adjudicate disputes under laws, and at times even strike down laws as violating the fundamental protections that the Constitution guarantees all Americans. At the same time, millions of Americans transact their day-to-day affairs without turning to the courts. They, too, rely upon the legal system. The young couple purchasing their first home,
two businessmen entering into a contract, parents drawing up a will to provide for their children — all require the predictability and enforceable common norms that the rule oflaw provides and the U. S. legal system guarantees. This introduction seeks to familiarize readers with the basic structure and vocabulary of American law. Subsequent chapters add detail, and afford a sense ofhow the U. S. legal system has evolved to meet the needs ofa growing nation and its ever more complex economic and social realities.
 
 
Chúng ta sẽ dần dần xem xét hệ thống đó. Phần lớn nội dung sẽ tập trung giải thích xem các tòa án Hoa Kỳ được tổ chức và hoạt động như thế nào. Tòa án là trung tâm của hệ thống pháp lý, nhưng hệ thống này không chỉ có tòa án. Ngày qua ngày, trên toàn nước Mỹ, các tòa án liên bang, bang và địa phương vẫn không ngừng diễn giải luật pháp, giả i quyết tranh chấ p theo luậ t pháp, và thậm chí đôi lúc còn huỷ bỏ luật nếu như luật vi phạm những quyền hiến định. Trong lúc đó, cũng có hàng triệu người Mỹ vẫn giao dịch hàng ngày mà không phải đụng tới tòa án. Nhưng họ cũng dựa vào hệ thống pháp lý. Một đôi vợ chồng trẻ mua nhà, hai thương nhân ký kết hợp đồng, bố mẹ viết di chúc thừa kế cho con cái – tất cả đều phải chắc chắn, có thể lường trước, và cần có các quy tắc hiệu lực chung trên cơ sở pháp chế và đều được hệ thống pháp luật Hoa Kỳ bảo đảm. Phần giới thiệu này sẽ giúp người đọc làm quen với cấu trúc cơ bản và những từ ngữ chuyên ngành của luật pháp Hoa Kỳ. Các chương sau sẽ đi vào chi tiết, và giúp hiểu thêm quá trình phát triển của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu của một quốc gia phát triển, và những thực tiễn kinh tế xã hội ngày càng phức tạp.
 
A FEDERAL LEGAL SYSTEM: Overview
 
The American legal system has several layers, more possibly than in most other nations. One reason is the division between federal and state law. To understand
this, it helps to recall that the United States was founded not as one nation, but as a union of 13 colonies, each claiming independence from the British Crown. The Declaration of Independence (1776) thus spoke of “the good People ofthese Colonies” but also pronounced that “these United Colonies are, and of Right ought to be, FREE AND INDEPENDENT STATES.” The tension between one people and several states is a perennial theme in American legal history. As explained below, the U. S. Constitution (adopted 1787, ratified 1788) began a gradual and at times hotly contested shift ofpower and legal authority away from the states and toward the federal government. Still, even today states retain substantial authority. Any student of the American legal system must understand how jurisdiction is apportioned between the federal government and the states.
 
 
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN BANG: Tổng quan
 
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nước khác. Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang. Để hiểu được điều đó, cần nhắc lại rằng lịch sử Hoa Kỳ không phải hình thành từ một quốc gia, mà là một liên minh 13 khu vực thuộc địa, mỗi khu vực đều độc lập tách khỏi Anh Quốc. Do đó, Tuyên ngôn độc lập (1776) có nói đến “Dân tộc các khu vực thuộc địa”, nhưng đồng thời cũng thừa nhận “Các khu vực thuộc địa Hợp chúng quốc là, và có quyền được làm, CÁC BANG TỰ DO VÀ ĐỘC LẬP”. Sự giằng kéo giữa một dân tộc và nhiều bang là một vấn đề bao trùm lịch sử pháp lý Mỹ. Như giải thích ở dưới, Hiến pháp Mỹ (thông qua năm 1787, phê chuẩn năm 1788) bắt đầu một quá trình chuyển đổi đầy tranh cãi, chậm chạp và gián đoạn, từ chỗ quyền lực và thẩm quyền pháp lý nằm trong tay các bang, đã chuyển giao cho nhà nước liên bang. Tuy nhiên, đến nay các bang vẫn giữ nhiều thẩm quyền lớn. Các sinh viên nghiên cứu hệ thống pháp luật Mỹ phải hiểu được tại sao phạm vi thẩm quyền lại được phân chia giữa chính quyền liên bang và các bang.
 
 
The Constitution fixed many of the boundaries between federal and state law. It also divided federal power among legislative, executive, and judicial branches ofgovernment (thus creating a “separation ofpowers” between each branch and enshrining a system of“checks-and-balances” to prevent any one branch from overwhelming the others), each of which contributes distinctively to the legal system. Within that system, the Constitution delineated the kinds of laws that Congress might pass.
 
Hiến pháp đã xác định nhiều ranh giới giữa luật liên bang và bang. Nó cũng phân chia quyền lực liên bang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp (tạo ra cái gọi là “tam quyền phân lập” và gìn giữ một cách thiêng liêng hệ thống “kiềm chế và đối trọng”, nhằm ngăn chặn không cho một ngành nào đó có thể lạm dụng quyền lực của các ngành khác); và mỗi ngành có đóng góp riêng biệt vào hệ thống pháp lý. Trong hệ thống đó, Hiến pháp quy định những loại luật mà Quốc hội có thể thông qua.
 
 
As ifthis were not sufficiently complex, U. S. law is more than the statutes passed by Congress. In some areas, Congress authorizes administrative agencies to adopt rules that add detail to statutory requirements. And the entire system rests upon the traditional legal principles found in English Common Law. Although both the Constitution and statutory law supersede common law, courts continue to apply unwritten common law principles to fill in the gaps where the Constitution is silent and Congress has not legislated.
 
Nhưng ngoài ra còn nhiều vấn đề phức tạp khác: luật Mỹ không chỉ là các đạo luật do Quốc hội thông qua. Trong một số lĩnh vực, Quốc hội có thể cho phép các cơ quan hành pháp được ban hành các quy tắc chi tiết hóa luật định. Và toàn bộ hệ thống được dựa trên các quy tắc pháp lý truyền thống của Thông luật Anh. Mặc dù Hiến pháp và các đạo luật đều có giá trị cao hơn thông luật, toà án vẫn tiếp tục áp dụng các nguyên tắc thông luật bất thành văn để lấp các chỗ trống chưa được Hiến pháp đề cập, cũng như không được Quốc hội luật hóa.
 
SOURCES OF FEDERAL LAW
 
The United States Constitution
Supremacy of Federal Law
 
During the period 1781–88, an agreement called the Articles of Confederation governed relations among the 13 states. It established a weak national Congress and left most authority with the states. The Articles made no provision for a federal judiciary, save a maritime court, although each state was enjoined to honor (afford “full faith and credit” to) the rulings of the others’ courts.
 
NGUỒN LUẬT LIÊN BANG
 
Hiến pháp Hoa Kỳ
Tính tối cao của Luật liên bang
 
Trong giai đoạn 1781–1788, đã có một thỏa thuận gọi là Hiến chương liên minh điều chỉnh mối quan hệ giữa 13 bang. Một Quốc hội tòan quốc tương đối lỏng lẻo được thành lập. Mặc dù mỗi bang đều cam kết danh dự sẽ tuân thủ phán quyết tòa án của các bang khác (theo cơ chế “tin cậy và tín nhiệm hoàn toàn”), nhưng Hiến chương không có quy định nào về thẩm quyền pháp lý liên bang, trừ quy định về tòa án hàng hải.
 
The drafting and ratification of the Constitution reflected a growing consensus that the federal government needed to be strengthened. The legal system was one of the areas where this was done. Most significant was the “supremacy clause, ”found in Article VI:
 
Việc xây dựng và phê chuẩn Hiến pháp thể hiện ngày càng có sự đồng thuận trong vấn đề cần phải củng cố nhà nước liên bang. Hệ thống pháp luật là một trong những lĩnh vực thực hiện được vấn đề đó. Nội dung quan trọng nhất là “điều khoản tối cao”, trong Điều VI của Hiến pháp:
 
This Constitution, and the Laws of the United States which shall be made in Pursuance thereof; and all Treaties made, or which shall be made, under the Authority of the United States, shall be the supreme Law of the Land; and the Judges in every State shall be bound thereby, any Thing in the Constitution or Laws ofany State to the Contrary notwithstanding.
 
Hiến pháp này, và các luật của Hợp chúng quốc được xây dựng trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, và tất cả các hiệp ước đã được ký kết hoặc sẽ được ký kết, với tư cách thẩm quyền Hợp chúng quốc, sẽ là luật tối cao của tổ quốc; và mang tính ràng buộc đối với thẩm phán ở tất cả các bang, cho dù trong Hiến pháp và luật của các bang có bất cứ nội dung gì trái ngược.
 
This paragraph established the first principle ofAmerican law: Where the federal Constitution speaks, no state may contradict it. Left unclear was how this prohibition might apply to the federal government itself, and the role of the individual state legal systems in areas not expressly addressed by the new Constitution. Amendments would supply part of the answer, history still more, but even today Americans continue to wrestle with the precise demarcations between the federal and state domains.
 
Quy định này đã thiết lập nguyên tắc tiên quyết của luật Hoa Kỳ: Một khi Hiến phá p đã quy định, không bang nào được quyền làm trái. Có một điểm vẫn chưa rõ, là điều cấm này sẽ được áp dụ ng cho bản thân chính quyền liên bang như thế nào, và hệ thống pháp luật từng bang có vai trò như thế nào trong nhữ ng lĩnh vực mà Hiến pháp không quy định rõ. Các tu chính án Hiến pháp đã phần nào trả lời vấn đề nà y; lịch sử còn nhiều thăng trầm, và thậm chí đến nay, người Mỹ vẫn tiếp tục vật lộn để định ra đường phân giới rõ ràng giữa thẩm quyền liên bang với thẩm quyền bang.
 
Each Branch Plays a Role in the Legal System
 
While the drafters of the Constitution sought to strengthen the federal government, they feared strengthening it too much. One means ofrestraining the new regime was to divide it into branches. As James Madison explained in Federalist No. 51, “usurpations are guarded against by a division of the government into distinct and separate departments. ”Each of Madison’s “departments, ”legislative, executive, and judiciary, received a measure of influence over the legal system.
 
Mỗi ngành có một vai trò trong Hệ thống luật pháp
 
Khi những người dự thảo Hiến pháp tìm cách củng cố nhà nước liên bang, họ cũng sợ là sẽ tăng cường quyền lực quá mức. Một biện pháp nhằm khống chế cơ chế mới là phân chia thà nh các ngành. Như James đã giải thích trên tờ Federalist (Người liên bang) số 51, “sự lạm dụng quyền lực được khống chế bằng cách chia nhà nước thành các cấu phần tách rời một cách rõ rệt”. Mỗi một “cấu phần” của Madison (lập pháp, hành pháp và tư pháp) được trao một công cụ tác động lên hệ thống pháp luật.
 
Legislative
 
The Constitution vests in Congress the power to pass legislation. A proposal considered by Congress is called a bill. If a majority ofeach house of Congress – two-thirds should the President veto it – votes to adopt a bill, it becomes law. Federal laws are known as statutes. The United States Code is a “codification” of federal statutory law. The Code is not itself a law, it merely presents the statutes in a logical arrangement. Title 20, for instance, contains the various statutes pertaining to Education, and Title 22 those covering Foreign Relations.
 
Lập pháp
 
Hiến pháp trao quyền thông qua luật cho Quốc hội. Một đề xuất được Quốc hội xem xét được gọi là một dự luật (bill). Nếu đa số thành viên mỗi viện (Thượng viện và Hạ viện) thông qua (trong trường hợp Tổng thống phủ quyết, thì tỷ lệ đa số phải là hai phần ba), thì dự luật sẽ trở thành luật. Luật liên bang được gọi là đạo luật (statute). Còn Bộ luật Hoa Kỳ (United States Code) là kết quả của việc “pháp điển hoá” các đạo luật liên bang. Bản thân Bộ luật không phải là một luật, mà nó chỉ là các đạo luật được sắp xếp theo trật tự lôgích. Ví dụ, Tiêu mục (Title) 20 bao gồm các đạo luật về Giáo dục, còn Tiêu mục 22 bao gồm các đạo luật về Đối ngoại.
 
 
Congress’ lawmaking power is limited. More precisely, it is delegated by the American people through the Constitution, which specifies areas where Congress may or may not legislate. Article I, Section 9 of the Constitution forbids Congress from passing certain types oflaws. Congress may not, for instance, pass an “ex post facto” law (a law that applies retroactively, or
“after the fact”), or levy a tax on exports. Article I, Section 8 lists areas where Congress may legislate. Some of these (“To establish Post Offices”) are quite specific but others, most notably, “To regulate Commerce with foreign Nations, and among the several States,” are less so. Obviously the power to interpret the less precise delegations is extremely important. Early in the young republic’s history, the judiciary branch assumed this role and thus secured an additional and extremely vital role in the U. S. legal system.
 
Quyền làm luật của Quốc hội bị giới hạn. Nói chính xác hơn, nó được người dân Mỹ ủy quyền thông qua Hiến pháp, trong đó quy định những lĩnh vực mà Quốc hội có quyền hoặc không có quyền làm luật. Điều I, Mục 9 của Hiến pháp cấm Quốc hội thông qua một số loại luật. Ví dụ, Quốc hội không được thông qua một đạo luật hồi tố “ex post facto” (luật áp dụng hồi tố, “sau khi sự kiện đã diễn ra”), hoặc áp đặt thuế xuất khẩu. Điều I, Mục 8 liệt kê các lĩnh vực Quốc hội được làm luật. Một số nội dung khá là cụ thể (như “Xây dựng Bưu điện”), nhưng nhiều nội dung khác thì lại rất chung chung, nổi bật nhất là quy định “được điều chỉnh thương mại với nước ngoài, và giữa các bang”. Tất nhiên, quyền diễn giải các quy định thẩm quyền kém chính xác là cực kỳ quan trọng. Do đó, trong giai đoạn đầu của lịch sử nền cộng hòa, nhờ nắm được vai trò diễn giải, nên ngành tư pháp đã nắm thêm một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
 
Judicial
 
As with the other branches, the U.S. judiciary possesses only those powers the Constitution delegates. The Constitution extended federal jurisdiction only to certain kinds of disputes. Article III, Section 2 lists them. Two of the most significant are cases involving a question offederal law (“all Cases in
Law and Equity, arising under this Constitution, the Laws of the United States, and Treaties made…”) and “diversity” cases, or disputes between citizens of two different states. Diversity jurisdiction allows each party to avoid litigating his case before the courts of his adversary’s state.
 
Tư pháp
 
Cũng như các ngành khác, quyền của ngành tư pháp Hoa Kỳ được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp chỉ quy định thẩm quyền xét xử liên bang trong một số loại tranh chấp nhất định. Điều III, Mục 2 liệt kê những nội dung này. Hai loại tranh chấp quan trọng nhất là các vụ việc liên quan đến nghi vấn luật liên bang (“Tất cả các vụ việc về luật và công bằng, phát sinh từ Hiến pháp, các đạo luật của Hợp chúng quốc và các hiệp ước đã ký kết…”) và các vụ việc “đa chủng”, tức là các vụ tranh chấp giữa công dân của hai bang khác nhau. Thẩm quyền xét xử này cho phép mỗi bên có thể tránh đưa vấn đề ra trước các tòa án của bang của nhau.
 
A second judicial power emerged in the Republic’s early years. As explained in Chapter 2, the U. S. Supreme Court in the case of Marbury v. Madison (1803) interpreted its delegated powers to include the authority to determine whether a statute violated the Constitution and, ifit did, to declare such a law invalid. A law may be unconstitutional because it violates rights guaranteed to the people by the Constitution, or because Article I did not authorize Congress to pass that kind of legislation.
 
Quyền xét xử thứ hai xuất hiện trong những năm đầu của nền cộng hòa. Như giải thích trong Chương 2, phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong vụ Marbury kiện Madison (1803) đã giải thích thẩm quyền (được Hiến pháp ủy quyền) của nó là được phép xác định một đạo luật vi hiến, và tuyên bố luật vô hiệu. Một đạo luật có thể vi hiến nếu nó xâm phạm các quyền của người dân được Hiến pháp bảo vệ, hoặc nếu Điều I không cho phép Quốc hội được thông qua loại luật đó.
 
The power to interpret the constitutional provisions that describe where Congress may legislate is thus very important. Traditionally, Congress has justified many statutes as necessary to regulate “commerce… among the several States, ” or interstate commerce. This is an elastic concept, difficult to describe with precision. Indeed, one might for nearly any statute devise a plausible tie between its objectives and the regulation ofinterstate commerce. At times, the judicial
branch interpreted the “commerce clause”narrowly. In 1935, for instance, the Supreme Court invalidated a federal law regulating the hours and wages ofworkers at a New York slaughterhouse because the chickens processed there all were sold to New York butchers and retailers and hence not part of interstate commerce. Soon after this, however, the Supreme Court began to afford President Franklin D. Roosevelt’s New Deal programs more latitude, and today the federal courts continue to interpret broadly the commerce power, although not so broadly as to justify any legislation that Congress might pass.
 
Do đó, quyền diễn giải các quy định hiến pháp mô tả lĩnh vực nào Quốc hội được làm luật là rất quan trọng. Theo truyền thống, Quốc hội thường chứng minh rằng các đạo luật là cần thiết nhằm điều chỉnh “thương mại… giữa một số bang”, hay còn gọi là thương mại xuyên bang. Đây là một khái niệm mềm dẻo, khó mô tả chính xác. Thực tế, mỗi người đều có thể cho rằng gần như tất cả các đạo luật đều có sự ràng buộc hợp lý giữa mục đích của nó với việc điều chỉnh thương mại xuyên bang. Nhưng nhiều lúc ngành tư phá p diễn giả i “điều khoản thương mại” một cách bó hẹp. Ví dụ, năm 1935, Tòa án tối cao đã vô hiệu hóa một đạo luật liên bang quy định số giờ làm và mức lương của người lao động ở các lò mổ New York, vì tất cả thịt gà được xử lý ở đây đều được bán cho các cửa hàng và quầy thịt ở New York và do vậy không có yếu tố thương mại xuyên bang. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tòa án tối cao bắt đầu ủng hộ các chương trình thuộc Chính sách mới (New Deal) củ a Tổng thống Franklin D. Roosevelt một cách rộng rãi hơn, và ngày nay các tòa án liên bang vẫn tiếp tục diễn giải quyền thương mại theo nghĩa rộng, mặc dù không rộng đến mức có thể cho phép Quốc hội có thể thông qua bất cứ loại luật nào.
 
Executive
 
Article II entrusts to the President of the United States “the executive Power.” Under President George Washington (1789–1801), the entire executive branch consisted of the President, Vice President, and the Departments ofState, Treasury, War, and Justice. As the nation grew, the executive branch grew with it. Today there are 15 Cabinet-level Departments. Each houses a number of Bureaus, Agencies, and other entities. Still other parts of the executive branch lie outside these Departments. All exercise executive power delegated by the President and thus are responsible ultimately to him.
 
Hành pháp
 
Điều II trao “Quyền hành pháp” cho Tổng thống Hợp chúng quốc. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống George Washington, toàn bộ ngành hành pháp bao gồm một Tổng thống, một Phó tổng thống, và các bộ Ngoại giao, Ngân khố, Chiến tranh và Tư pháp. Nhưng khi đất nước lớn mạnh lên, ngà nh hành pháp cũng phát triển thêm. Ngày nay, có đến 15 bộ cấp nội các. Mỗi bộ có một số tổng cục, cục và các cơ quan khác. Ngoài ra còn có một phần ngành hành pháp nằm ngoài các bộ. Tất cả đều thực thi quyền hành pháp do Tổng thống ủy nhiệm và chịu trách nhiệm cuối cùng trước Tổng thống.
 
In some areas, the relationship between the executive and the other two branches is clear. Suppose one or more individuals rob a bank. Congress has passed a statute criminalizing bank robbery (United States Code, Title 18, Section 2113*). The Federal Bureau of Investigation (FBI), a bureau within the Department ofJustice, would investigate the crime. When it apprehended one or more suspects, a Federal Prosecutor (also Department ofJustice) would attempt to prove the suspect’s guilt in a trial conducted by a U.S. District Court.
 
Trong một số lĩnh vực, mối quan hệ giữa hành pháp và hai ngành kia là rõ ràng. Giả sử có một hoặc một số người cướp ngân hàng. Quốc hội thông qua một đạo luật quy định hành vi cướp ngân hàng là phạm tội (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 18, Mục 2113*). Cục điều tra liên bang (FBI), một cục thuộc Bộ Tư pháp, có thể sẽ điều tra vụ việc. Khi nó phát hiện một hoặc một số người tình nghi, một viên Công tố liên bang (cũng thuộc Bộ Tư pháp) có thể cố gắng chứng minh người tình nghi là tội phạm trong một phiên xét xử do một Tòa án sơ thẩm cấp hạt Hoa Kỳ tiến hành.
 
* Technically, the statute applies only to a bank that is federally chartered, insured, or a member of the Federal Reserve System. Possibly every bank in the United States meets these criteria, but one that did not, and could not be construed as impacting interstate commerce, would not be subject to federal legislation. Federal statutes typically recite a jurisdictional basis: in this case, the federal charter requirement.
 
* Về mặt kỹ thuật, đạo luật liên bang chỉ áp dụng cho một ngân hàng thành lập theo luật liên bang, hoặc bảo hiểm liên bang, hoặc một thành viên của Hệ thống Dự trữ liên bang. Hầu như mọi ngân hàng ở Hoa Kỳ đều đáp ứng tiêu chí này, nhưng nếu có một ngân hàng không đáp ứng, và cũng không được coi là tác động đến thương mại xuyên bang, thì sẽ không chịu sự ràng buộc của luật pháp liên bang. Các đạo luật liên bang thường lặp lại một cơ sở thẩm quyền tài phán: trong trường hợp này, đó là yêu cầu thành lập theo luật liên bang.
 
The bank robbery case is a simple one. But as the nation modernized and grew, the relationship of the three branches within the legal system evolved to accommodate the more complex issues ofindustrial and post industrial society. The role of the executive branch changed most of all. In the bank robbery example, Congress needed little or no special expertise to craft a statute that criminalized bank robbery. Suppose instead that lawmakers wished to ban “dangerous” drugs from the marketplace, or restrict the amount of “unhealthful” pollutants in the air. Congress could, if it chose, specify precise definitions of these terms. Sometimes it does so, but increasingly Congress instead delegates a portion ofits authority to administrative agencies housed in the executive branch. The Food and Drug Administration (FDA) thus watches over the purity of the nation’s food and pharmaceuticals and the Environmental Protection Agency (EPA) regulates how industries impact the earth, water, and air.
 
 
Cướp ngân hàng là một vụ việc đơn giản. Nhưng khi đất nước ngày càng phát triển và hiện đại hóa, mối quan hệ giữa ba ngành trong hệ thống luật pháp cũng phát triển để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn của xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp. Vai trò của ngành hành pháp thay đổi nhiều nhất. Trong ví dụ cướp ngân hàng, Quốc hội hầu như không cần đến chuyên môn để có thể dự thảo một đạo luật quy định hành vi cướp ngân hàng là tội phạm. Hãy giả sử các nhà làm luật muố n cấm các lọa i dược phẩm “nguy hiểm” trên thị trường, hay hạn chế lượng ô nhiễm “độc hại” trong không khí. Quốc hội có thể chọn cách quy định chính xác định nghĩa của các thuật ngữ đó. Đôi lúc Quốc hội cũng làm vậy, nhưng có xu thế là Quốc hội ngày càng tăng cường trao bớt một phần thẩm quyền của nó cho các cơ quan hành chính công trong ngành hành pháp. Do đó, Cục quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) là cơ quan giám sát độ tinh sạch của thực phẩm và dược phẩm quốc gia, còn Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) là cơ quan điều chỉnh vấn đề tác động môi trường đất, nướ c và không khí của các ngành công nghiệp.
 
Although agencies possess only powers that Congress delegates by statute, these can be quite substantial. They can include the authority to promulgate rules that define with precision more general statutory terms. A law might proscribe “dangerous” amounts of pollutants in the atmosphere, while an EPA rule defines the substances and amounts of each that would be considered dangerous. Sometimes a statute empowers an agency to investigate violations of its rules, to adjudicate those violations, and even to assess penalties!
 
Mặc dù các cơ quan nhà nước chỉ nắm giữ những thẩm quyền được Quốc hội ủy quyền theo luật, nhưng phạm vi thẩm quyền đó có thể khá lớn. Nó có thể bao gồm quyền được ban hành các quy tắc quy định chính xá c các thuật ngữ chung chung trong luật. Luật có thể cấm lượng ô nhiễm “nguy hiểm” trong không khí, còn EPA sẽ quy định loại chất và hàm lượng của mỗi loại chất được coi là nguy hiểm. Đôi lúc luật trao quyền cho một cơ quan nhà nước được phép điều tra các hành vi vi phạm các quy tắc của nó, phán xử các vi phạm đó, và thậm chí là cả việc áp dụng lệnh trừng phạt.
 
 
The courts will invalidate a statute that grants an agency too much power. An important statute called the Administrative Procedure Act (United States Code Title 5, Section 551, et. seq.) explains the procedures agencies must follow when promulgating rules, judging violations, and imposing penalties. It also lays out how a party can seek judicial review of an agency’s decision.
Các tòa án sẽ vô hiệu hóa một đạo luật trao quá nhiều quyền cho một cơ quan. Một đạo luật quan trọng là Đạo luật thủ tục hành chính (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 5, Mục 551, và mục tiếp theo) đã giải thích các thủ tục mà một cơ quan phải tuân thủ khi ban hành các quy tắc, đánh giá vi phạm và áp dụng chế tài. Nó cũng quy định các bên được phép đưa một quyết định của cơ quan hành pháp ra xem xét trước toà như thế nào.
 
OTHER SOURCES OF LAW
 
The most obvious sources of American law are the statutes passed by Congress, as supplemented by administrative regulations. Sometimes these demarcate clearly the boundaries of legal and illegal conduct — the bank robbery example again — but no government can promulgate enough law to cover every situation. Fortunately, another body of legal principles and norms helps fill in the gaps, as explained below.
 
 
CÁC NGUỒN LUẬT KHÁC
 
Nguồn rõ ràng nhất của luật pháp Mỹ là các đạo luật do Quốc hội thông qua, được bổ sung bằng các quy định hành chính. Đôi khi những nguồn này quy định rõ ràng ranh giới giữa hành vi hợp pháp và phạm pháp – như trong ví dụ cướp ngân hàng – nhưng không có nhà nước nào có thể ban hành đủ luật để khép kín được tất cả các tình huống. Rất may là đã có một thực thể khác quy định các nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý giúp lấp các chỗ trống, như trình bày dưới đây
 
 
Common Law
 
Where no statute or constitutional provision controls, both federal and state courts often look to the common law, a collection of judicial decisions, customs, and general principles that began centuries ago in England and continues to develop today. In many states, common law continues to hold an important role in contract disputes, as state legislatures have not seen fit to pass statutes covering every possible contractual contingency.
 
Thông luật
 
Khi không có sự khống chế của các quy định hiến pháp và đạo luật, các tòa án liên bang và bang thường đối chiếu với thông luật; đó là một tuyển tập các quyết định tư pháp, thông tục và quy tắc chung có từ nhiều thế kỷ trước ở nước Anh và vẫn tiếp tục phát triển cho đến nay. Ở nhiều bang, thông luật tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tranh chấp hợp đồng, do các nhà làm luật của bang thấy không cần thiết phải thông qua các đạo luật quy định tất cả những trường hợp bất thường về hợp đồng có thể xảy ra.
 
Judicial Precedent
 
Courts adjudicate alleged violations of and disputes arising under the law. This often requires that they interpret the law. In doing so, courts consider themselves bound by how other courts of equal or superior rank have previously interpreted a law. This is known as the principle of stare decisis, or simply precedent. It helps to ensure consistency and predictability. Litigants facing unfavorable precedent, or case law, try to distinguish the facts of their particular case from those that produced the earlier decisions.
 
Tiền lệ tư pháp
 
Các tòa án xét xử các hành vi vi phạm luật và các tranh chấp nảy sinh từ luật. Thông thường, tòa án cần phải diễn giải luật. Để làm điều đó, các tòa án tự ràng buộc bởi cách giải thích luật trước đó của các toà án cùng cấp hoặc cao hơn. Đây được gọi là nguyên tắc “theo quyết định trước”, hay đơn giản gọi là tiền lệ. Nó giúp bảo đảm sự nhất quán và có thể lường trước. Nếu phải đối mặt với các tiền lệ hoặc luật án lệ (case law) bất lợi, bên bị thường tìm cách phân biệt sự khác nhau giữa những yếu tố khách quan của vụ việc đang xem xét với các sự kiện đã dẫn đến quyết định trước đó.
 
Sometimes courts interpret the law differently. The Fifth Amendment to the Constitution, for instance, contains a clause that “no person shall be compelled in any criminal case to be a witness against himself.” From time to time, cases arose where an individual would decline to answer a subpoena or otherwise testify on the grounds that his testimony might subject him to criminal prosecution — not in the United States but in another country. Would the self-incrimination clause apply here? The U.S. Court of Appeals for the Second Circuit ruled it did, but the Fourth and Eleventh Circuits held that it did not*. This effectively meant that the law differed depending where in the country a case arose!
 
Đôi khi các tòa án diễn giải luật không giống nhau. Ví dụ, Tu chính án Hiến pháp thứ mười lăm có một quy định là “trong bất kỳ vụ án hình sự nào, không ai… bị buộc phải làm chứng chống lại mình”. Thỉnh thoảng lại có các vụ án trong đó một cá nhân từ chối trả lời các câu hỏi hoặc khai nhận dưới hình thức khác, trên cơ sở lập luận rằng lời khai đó có thể sẽ được dùng làm cơ sở khởi tố cá nhân này ở một nước khác (không phải ở Hoa Kỳ). Có thể áp dụng điều luật tự buộc tội trong trường hợp này hay không? Toà phúc thẩm địa phận số 2 của Hoa Kỳ cho rằng có thể áp dụng, nhưng Tòa phúc thẩm các địa phận số 4 và 11 lại diễn giải ngược lại*. Điều đó có nghĩa là luật pháp khác nhau phụ thuộc nơi mà vụ việc đó phát sinh!
 
 
* The U.S. Circuit Court for the Second Circuit is an appellate court that hears appeals from the federal district courts in the states of New York, Connecticut, and Vermont. The Fourth Circuit encompasses Maryland, North Carolina, South Carolina, Virginia, and West Virginia, and the Eleventh Alabama, Georgia, and Florida.
 
* Tòa phúc thẩm địa phận (lưu động) số 2 là một tòa phúc thẩm xét xử các kháng án từ tòa sơ thẩm liên bang cấp hạt ở các bang New York, Connecticut và Vermont. Tòa phúc thẩm địa phận số 4 phụ trách các bang Maryland, Bắc Carolina, Nam Carolina, Virginia và Tây Virginia. Tòa phúc thẩm địa phận số 1 phụ trách các bang Alabama, Georgia và Florida.
 
Higher-level courts try to resolve these inconsistencies. The Supreme Court of the United States, for instance, often chooses to hear a case when its decision can resolve a division among the Circuit courts. The Supreme Court precedent will control, or apply to all the lower federal courts. In United States v. Balsys, 524 U.S. 666 (1998), the Supreme Court ruled that fear of foreign prosecution is beyond the scope of the Self-Incrimination Clause.*
 
Các tòa án cấp cao hơn tìm cách giải quyết sự thiếu nhất quán này. Ví dụ, Tòa án tối cao Hoa Kỳ thường chọn việc xét xử các vụ án nếu phán quyết của vụ đó có thể giải quyết sự bất đồng giữa các tòa phúc thẩm. Tiền lệ của Tòa án tối cao sẽ khống chế, hoặc áp dụng cho tất cả các toà án liên bang cấp dưới. Trong vụ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ kiện Balsys, 524 U. S. 666 (1998), Tòa án tối cao đã phán quyết rằng sợ bị truy tố ở nước ngoài là vượt quá phạm vi của Điều luật tự buộc tội*.
 
* The numbers in this sentence comprise the citation to the Balsys decision. They indicate that the Court issued its ruling in the year 1998 and that the decision appears in volume 524 of a series called United States Reports, beginning on page 666.
 
* Các số trong câu này là số dẫn chiếu phán quyết trong vụ Balsys. Chúng có nghĩa là Tòa án ra phán quyết vào năm 1998 và quyết định được đưa vào tập 524 của một tuyển tập được gọi là Tập báo cáo Hợp chúng quốc (United States Reports), bắt đầu từ trang 666.
 
This ruling became the law of the entire nation, including the Second Circuit. Any federal court subsequently facing the issue was bound by the high court ruling in Balsys. Circuit court decisions similarly bind all the District Courts within that circuit. Stare decisis also applies in the various state court systems. In this way, precedent grows both in volume and explanatory reach.
Phán quyết này trở thành luật của toàn nước Mỹ, kể cả ở khu vực Tòa phúc thẩm địa phận số 2. Bất kỳ tòa án liên bang nào sau này gặp phải vấn đề đó đều bị ràng buộc bởi phán quyết của tòa cấp cao trong vụ Balsys. Tương tự, phán quyết của toà phúc thẩm lưu động vùng có giá trị ràng buộc tất cả các tòa án hạt trong khu vực. Tiền lệ cũng được áp dụng ở nhiều hệ thống tòa án bang. Do đó, tiền lệ ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn nội dung diễn giải.
 
DIFFERENT LAWS; DIFFERENT REMEDIES
 
CÁC NGÀNH LUẬT KHÁC NHAU: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHÁC NHAU CỦA PHÁP LUẬT
 
Given this growing body of law, it is useful to distinguish among different types of laws and of actions, or lawsuits, brought before the courts and of the remedies the law affords in each type of case.
 
Do sự phát triển của thực thể pháp luật, cần phân biệt giữa các loại luật khác nhau, các hành động, kiện tụng, đưa ra xét xử ở tòa án, và các loại phương tiện khác nhau mà luật pháp cho phép đối với từng loại vụ việc.
 
Civil/Criminal
 
Courts hear two kinds of disputes: civil and criminal. A civil action involves two or more private parties, at least one of which alleges a violation of a statute or some provision of common law. The party initiating the lawsuit is the plaintiff; his opponent the defendant. A defendant can raise a counterclaim against a plaintiff or a cross-claim against a co-defendant, so long as they are related to the plaintiff’s original complaint. Courts prefer to hear in a single lawsuit all the claims arising from a dispute. Business litigations, as for breach of contract, or tort cases, where a party alleges he has been injured by another’s negligence or willful misconduct, are civil cases.
 
Dân sự / Hình sự
 
Tòa án xét xử hai loại tranh chấp: dân sự và hình sự. Một hành động dân sự liên quan đến hai hoặc nhiều bên tư nhân, ít nhất một trong hai bên bị coi là vi phạm một đạo luật hoặc một quy định nào đó của thông luật. Bên khởi kiện là bên nguyên (plaintiff); còn bên kia là bên bị (defendant). Bên bị có quyền kiện ngược (counterclaim) lại bên nguyên hoặc khởi kiện chéo (crossclaim) một đồng bị đơn (co-defendant), miễn là nội dung kiện ngược hoặc kiện chéo liên quan đến khiếu kiện gốc của nguyên đơn. Các tòa án thường thích xét xử trong cùng một vụ kiện tất cả các yêu cầu nảy sinh từ tranh chấp đó. Phạm vi án dân sự bao gồm cả các vụ kiện kinh tế – kinh doanh, chẳng hạn như các vụ vi phạm hợp đồng hoặc trách nhiệm ngoài hợp đồng, trong đó một bên khẳng định anh ta đã bị tổn hại do sự cẩu thả hoặc hành vi sai trái cố ý của một bên khác.
 
While most civil litigations are between private parties, the federal government or a state government is always a party to a criminal action. It prosecutes, in the name of the people, defendants charged with violating laws that prohibit certain conduct as injurious to the public welfare. Two businesses might litigate a civil action for breach of contract, but only the government can charge someone with murder.
 
 
Trong khi hầu hết các vụ dân sự đều phát sinh giữa các bên tư nhân, thì trong các vụ án hình sự, nhà nước liên bang hoặc chính quyền tiểu bang luôn là một bên liên quan. Nhà nước, thay mặt cho nhân dân, truy tố bị can bị cáo buộc là đã vi phạm luật cấm một hành vi nào đó vì gây tổn thất cho lợi ích chung. Hai doanh nghiệp có thể tiến hành một vụ kiện vì vi phạm hợp đồng, nhưng chỉ có nhà nước mới có quyền khởi tố một người vì tội giết người.
 
The standards of proof and potential penalties also differ. A criminal defendant can be convicted only upon the determination of guilt “beyond a reasonable doubt.” In a civil case, the plaintiff need only show a “preponderance of evidence,” a weaker formulation that essentially means “more likely than not.” A convicted criminal can be imprisoned, but the losing party in a civil case is liable only for legal or equitable remedies, as explained below.
 
Tiêu chuẩn bằng chứng và khả năng chế tài cũng khác nhau. Một bị can hình sự chỉ có thể bị kết tội dựa trên quyết định có tội “không còn nghi ngờ hợp lý gì nữa”. Còn trong một vụ dân sự, bên nguyên chỉ cần chỉ ra “ưu thế về chứng cứ”, tức là chỉ cần một cấu thành yếu hơn mang nghĩa “có xác suất lớn hơn không”. Một tội phạm bị kết án có thể bị tù, trong khi bên thua kiện trong vụ án dân sự chỉ chịu trách nhiệm phải khắc phục pháp lý hoặc công bằng, như giải thích dưới đây.
 
Legal and Equitable Remedies
 
The U.S. legal system affords a wide but not unlimited range of remedies. The criminal statutes typically list for a given offense the range of fines or prison time a court may impose. Other parts of the criminal code may in some jurisdictions allow stiffer penalties for repeat offenders. Punishment for the most serious offenses, or felonies, is more severe than for misdemeanors.
 
Biện pháp khắc phục pháp lý hoặc công bằng
 
Hệ thống pháp luật Mỹ cho phép rất nhiều biện pháp khắc phục (remedy) khác nhau, nhưng tất nhiên là không phải vô hạn. Đối với mỗi tội danh, các đạo luật hình sự thường liệt kê một loạt các hình phạt hoặc thời hạn giam giữ mà tòa án có thể áp dụng. Các phần khác của bộ luật hình sự có thể cho phép một số khu vực tài phán có quyền áp dụng các hình phạt cứng rắn hơn. Chế tài đối với các tội nghiêm trọng nhất, hay còn gọi là tội đặc biệt nghiêm trọng (trọng tội – felony), thường nghiêm khắc hơn so với các tội ít nghiêm trọng (khinh tội – misdemeanor).
 
In civil actions, most American courts are authorized to choose among legal and equitable remedies. The distinction means less today than in the past but is still worth understanding. In 13th century England, “courts of law” were authorized to decree monetary remedies only. If a defendant’s breach of contract cost the plaintiff ?50, such a court could order the defendant to pay that sum to the plaintiff. These damages were sufficient in many instances, but not in others, such as a contract for the sale of a rare artwork or a specific parcel of land. During the 13th and 14th centuries, “courts of equity” were formed. These tribunals fashioned equitable remedies like specific performance, which compelled parties to perform their obligations, rather than merely forcing them to pay damages for the injury caused by their nonperformance. By the 19th century, most American jurisdictions had eliminated the distinction between law and equity. Today, with rare exceptions, U.S. courts can award either legal or equitable remedies as the situation requires.
 
Trong các vụ dân sự, hầu hết toà án Hoa Kỳ được quyền chọn biện pháp khắc phục pháp lý hoặc công bằng. Trước đây, sự phân biệt giữa hai loại biện pháp khắc phục này có ý nghĩa hơn nhiều so với hiện nay, nhưng vẫn cần phải hiểu rõ. Ở nước Anh vào thế kỷ XIII, “các tòa án luật pháp” chỉ được quyền áp dụng biện pháp khắc phục bằng tiền. Nếu bên bị mà vi phạm hợp đồng làm cho bên nguyên bị thiệt hại 50 bảng, thì tòa án có thể lệnh cho bên bị phải trả khoản tiền đó cho bên nguyên. Trong nhiều trường hợp, khoản bồi thường này đủ bù đắp thiệt hại, song trong nhiều trường hợp không thể đủ được, như trong các hợp đồng mua bán một tác phẩm nghệ thuật quý hiếm hoặc một khoảnh đất. Trong thế kỷ XIII và XIV, “các tòa án công bằng” đã được thành lập. Các cơ quan xét xử này thường chọn biện pháp khắc phục công bằng như làm một việc cụ thể, buộc các bên liên quan phải thực hiện nghĩa vụ, chứ không chỉ bắt trả tiền bồi thường thiệt hại do không thực hiện. Đến thế kỷ XIX, hầu hết các khu vực tài phán Mỹ đều đã xóa bỏ ranh giới giữa biện pháp khắc phục pháp lý và công bằng. Ngày nay, ngoại trừ một số rất ít ngoại lệ, các tòa án Mỹ có thể phán quyết yêu cầu biện pháp khắc phục pháp lý hoặc công bằng tùy theo từng trường hợp.
 
 
One famous example illustrates the differences between civil and criminal law, and the remedies that each can offer. The state of California charged the former football star O.J. Simpson with murder. Had Simpson been convicted, he would have been imprisoned. He was not convicted, however, as the jury ruled the prosecution failed to prove Simpson’s guilt beyond a reasonable doubt.
Afterwards, Mrs. Simpson’s family sued Simpson for wrongful death, a civil action. The jury in this case determined that a preponderance of the evidence demonstrated Simpson’s responsibility for the death of his wife. It ordered Simpson to pay money damages — a legal remedy — to the plaintiffs.
 
Sau đây là một ví dụ điển hình minh họa cho sự khác nhau giữa luật dân sự và hình sự, và các giải pháp khắc phục của mỗi ngành luật. Bang California cáo buộc cựu danh thủ bóng bầu dục O. J. Simpson phạm tội giết người. Nếu Simpson bị kết tội, anh ta sẽ phải ngồi tù. Tuy nhiên, anh ta không bị kết tội, vì bồi thẩm đoàn cho rằng phía công tố không thể chứng minh là Simpson có tội mà “không còn nghi ngờ hợp lý gì nữa”.
Sau đó, gia đình bà Simpson kiện Simpson vì một cái chết bất công của người vợ, tức là một vụ kiện dân sự. Bồi thẩm đoàn trong vụ này xác định ưu thế chứng cứ chứng minh trách nhiệm của Simpson đối với cái chết của vợ. Tòa buộc Simpson phải trả tiền bồi thường cho nguyên đơn, tức là buộc phải thực hiện một biện pháp khắc phục pháp lý.
 
THE ROLE OF STATE LAW IN THE FEDERAL SYSTEM
 
The Constitution specifically forbade the states from adopting certain kinds of laws (entering into treaties with foreign nations, coining money). Also, the Article VI Supremacy Clause barred state laws that contradicted either the Constitution or federal law. Even so, large parts of the legal system remained under state control. The Constitution had carefully specified the areas where Congress might enact legislation. The Tenth Amendment to the Constitution (1791) made explicit that state law would control elsewhere: “The powers not delegated to the United States by the Constitution, nor prohibited by it to the States, are reserved to the States, respectively, or to the people.”
 
VAI TRÒ CỦA LUẬT BANG TRONG HỆ THỐNG LIÊN BANG
 
Hiến pháp có quy định cụ thể về việc cấm các bang thông qua một số loại luật nhất định (tham gia ký hiệp ước với nước ngòa i, phá t hà nh tiền). Điề u VI (Điều khoản tối cao) cũng không cho phép luật của bang trái với Hiến pháp và luật liên bang. Tuy vậy, một phần lớn hệ thống pháp luật vẫn thuộc quyền kiểm soát của bang. Hiến pháp đã cẩn thận quy định nhữ ng lĩnh vực Quốc hội được quyền làm luật. Tu chính án Hiến pháp thứ mười (năm 1791) quy định rõ ràng luật của bang cần kiểm soát nhữ ng lĩnh vực khác: “Nhữ ng quyền lực không được Hiến pháp ủy quyền cho Hợp chúng quốc, đồng thời các bang cũng không bị Hiến pháp cấm nắm giữ quyền lực đó, thì thuộc về các bang, hoặc thuộc về nhân dân, theo thứ tự lần lượt”.
 
There nonetheless remained considerable tension between the federal government and the states — over slavery, and ultimately over the right of a state to leave the federal union. The civil conflict of 1861-65 resolved both disputes. It also produced new restrictions on the state role within the legal system: Under the Fourteenth Amendment (1868), “No State shall? deprive any person of life, liberty or property, without due process of law; nor deny to any person within its jurisdiction the equal protection of the laws.” This amendment greatly expanded the federal courts’ ability to invalidate state laws. Brown v. Board of Education (1954), which forbade racial segregation in the Arkansas state school system, relied upon this “equal protection clause.”
 
Tuy nhiên, vẫn còn sự giằng co giữa chính quyền liên bang và các bang về vấn đề nô lệ và quyền tối thượng của các bang được quyền tách ra khỏi liên minh. Cuộc nội chiến năm 1861-1865 đã giải quyết cả hai vấn đề này. Nó cũng đặt ra các giới hạn mới đối với vai trò của bang trong hệ thống pháp luật: theo Tu chính án Hiến pháp thứ mười bốn (1868), “Không bang nào có thể… tước quyền được sống, quyền tự do và quyền tài sản của bất kỳ người nào, nếu không theo đúng trình tự pháp lý; hoặc từ chối quyền được pháp luật bảo vệ công bằng đối với bất kỳ người nào trong khu vực tài phán của nó”. Tu chính án này đã mở rộng rất lớn khả năng vô hiệu hoá luật bang của các tòa án liên bang. Trong vụ Brown kiện Hội đồng giáo dục (1954), căn cứ theo “điều khoản bảo vệ công bằng” này, tòa án đã cấm hệ thống giáo dục bang Arkansas phân tách học sinh theo chủng tộc.
 
Beginning in the mid-20th century, a number of the trends outlined above — the rise of the administrative state, a more forceful and expansive judicial interpretation of due process and equal protection, and a similar expansion of Congress’ power to regulate commerce — combined to enhance the federal role within the legal system. Even so, much of that system remains within the state domain. While no state may deny a citizen any right guaranteed by the federal Constitution, many interpret their own constitutions as bestowing even more generous rights and privileges. State courts applying state law continue to decide most contractual disputes. The same is true of most criminal cases, and of civil tort actions. Family law, including such matters as marriage and divorce, is almost exclusively a state matter. For most Americans most of the time, the legal system means the police officers and courts of their own state, or of the various municipalities and other political subdivisions within that state.
 
Bắt đầu từ thế kỷ XX, đã xuất hiện một số xu hướng định hình vấn đề nêu trên – đó là sự xuất hiện vấn đề bang hành chính, một cách lý giải tư pháp mở rộng hơn và mạnh mẽ hơn đối với khái niệm “trình tự pháp lý” và “bảo vệ công bằng”, cũng như sự mở rộng quyền lực của Quố c hội trong việc điều chỉnh thương mại. Hai xu hướng này kết hợp với nhau, đã làm tăng vai trò của liên bang trong hệ thống pháp lý. Nhưng dù sao còn nhiều lĩnh vực trong hệ thống pháp luật vẫn thuộc thẩ m quyề n của bang. Mặc dù không bang nào được quyền từ chối trao cho công dân các quyền được Hiến pháp bảo vệ, nhiều bang vẫn giải thích hiến pháp riêng của mình theo hướng trao nhiều quyền và đặc quyền rộng rãi hơn. Các tòa án bang áp dụng luật của bang vẫn tiếp tục xem xét hầu hết các tranh chấp hợp đồng, cũng như các vụ án hình sự, và các hành động pháp lý về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Luật gia đình, bao gồm cả kết hôn và ly hôn, hầu như là một vấn đề thuộc thẩm quyền chuyên biệt của bang. Đối với hầu hết người Mỹ, đụng đến hệ thống pháp luật có nghĩa là chỉ đụng đến các viên cảnh sát, tòa án bang, chính quyền khu và phân khu trong phạm vi bang đó.
 
This introduction offers a mere thumbnail sketch of the legal system. The remainder of the volume affords greater detail, flavor, and understanding. Chapters 1 and 2 describe respectively how the federal and state court systems have been organized, while Chapter 3 explains at length the complex question of jurisdiction. The chapter necessarily delineates the borders between the federal and state courts but it also explores the question of who may sue, and of the kinds of cases courts will hear. Chapter 4 expands the focus from the courts to the groups who appear before them. The practice of law in the United States is studied, and the typical litigants described. The chapter also explains the role played by interest groups that press particular cases to advance their social and political agendas. Chapter 5 details how the courts handle criminal cases while Chapter 6 turns the focus to civil actions. Chapter 7 describes how federal judges are selected. The final chapter explores how certain judicial decisions — those of higher courts especially — can themselves amount to a form of policy making and thus further entwine the judiciary in a complex relationship with the legislative and executive branches.
 — By Michael Jay Friedman
 
Phần giới thiệu này chỉ nêu ra một số vấn đề mang tính đại diện của hệ thống pháp luật. Phần còn lại của cuốn sách sẽ đi vào chi tiết, thêm thắt và hiểu sâu hơn. Chương 1 và Chương 2 sẽ lần lượt mô tả phương thức tổ chức các tòa án liên bang và bang. Chương 3 giải thích một vấn đề phức tạp là phạm vi tài phán (thẩm quyền xét xử). Chương này sẽ vẽ ra đường ranh giới giữa các tòa án liên bang và bang, đồng thời khám phá vấn đề tố quyền (ai được kiện), và các loại vụ việc được tòa án xét xử. Chương 4 không tập trung vào tòa án mà chuyển hướng xem xét các nhóm đứng trước tòa. Chương này sẽ nghiên cứu thông lệ thực hành pháp luật ở Hoa Kỳ, và mô tả những bên khởi kiện điển hình. Chương này cũng giải thích vai trò của các nhóm lợi ích gây áp lực đối với các vụ việc pháp lý để tăng cường vị thế chính trị xã hội của mình. Chương 5 xem xét chi tiết phương thức tòa án xét xử các vụ án hình sự, và Chương 6 tập trung vào các vụ dân sự. Chương 7 mô tả cách lựa chọn các thẩm phán Mỹ. Chương cuối sẽ xem xét xem các quyết định tư pháp, nhất là các quyết định của tòa cấp cao, có thể tự nó cấu thành một hình thức xây dựng chính sách và do đó càng xoắn kết ngành tư pháp trong mối quan hệ phức tạp với ngành lập pháp và hành pháp ra sao.
–Michael Jay Friedman
 
Michael Jay Friedman is a Program Officer in the U.S. Department of State, Bureau of International Information Programs. He holds a Ph.D. in American History from the University of Pennsylvania and a J.D. degree from Georgetown University Law Center.
Michael Jay Friedman là Cán bộ chương trình của Văn phòng các chương trình thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông lấy bằng Tiến sĩ khoa học về Lịch sử Mỹ tại Đại học Pennsylvania và bằng Tiến sĩ Luật học ở Trung tâm Luật của Đại học Georgetown.
 
 

Raja Mohan – Hoa Kỳ, ASIAN và Trung Quốc – DL

3 Th11

Raja Mohan – Hoa Kỳ, ASIAN và Trung Quốc

Chia sẻ bài viết này// Diên Vỹ chuyển ngữ

Những ai nghĩ rằng khái niệm “phạm vi ảnh hưởng” là một quan điểm đã lỗi thời trong quan hệ quốc tế nên xem lại kỹ hơn chiến dịch ve vãn của Trung Quốc đối với Đông nam Á. Tại hội nghị khu vực thường niên vừa qua ở Brunei, Bắc Kinh đã chủ động thúc đẩy một thoả thuận để có được những cuộc thảo luận thường xuyên giữa các bộ quốc phòng với Đông nam Á. Hiện tại Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã không hưởng ứng đề xuất này. Nhưng chắc chắn là Bắc Kinh sẽ không từ bỏ lời mời gọi trên.

Bất chấp hàng loạt yêu cầu từ Thủ tướng Lý Khắc Cường, bản tuyên bố của cuộc họp “ASEAN cộng Trung Quốc” chỉ “nhắc” qua đề nghị của Bắc Kinh. Nói thẳng ra là ASEAN đã không chấp nhận và cũng không phản đối lời kêu gọi của Bắc Kinh. Thực tế là vì những dị biệt lớn lao giữa các quốc gia thành viên trong việc chấp nhận một đường lối quốc phòng riêng với Trung Quốc. Nên nhớ là ASEAN đã đồng ý tổ chức một đối thoại quốc phòng “cộng một” tương tự với Hoa Kỳ. Đầu năm nay, các bộ trưởng quốc phòng của ASEAN đã nhận lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel để tham dự một cuộc họp chung tại Hawaii vào năm 2014.

Không gì ngạc nhiên khi ASEAN lại trở nên rụt rè trước việc đón nhận lời mời thảo luận quốc phòng của Trung Quốc, qua việc Bắc Kinh đang leo thang các tranh chấp lãnh hải với Việt Nam và Philippines. Các quốc gia Đông nam Á cũng tỏ vẻ nghi ngờ trước một đề xuất khác của Lý về một thoả ước Trung Quốc – ASEAN “Láng giềng hữu nghị và hợp tác nhằm củng cố nền tảng chính trị cho niềm tin cậy lẫn nhau”. Trông có vẻ như Trung Quốc đang nôn nóng bày tỏ rằng họ không là mối đe doạ đối với ASEAN và đưa ra dấu hiệu mong muốn có được một quan hệ đối tác toàn diện với khu vực này.

Một số người xem đề xuất trên là phản ứng đối với lời kêu gọi của Jakarta nhằm đạt được một hiệp ước hữu nghị và hợp tác Indo – Thái Bình Dương. Trong khi Jakarta muốn sát nhập quan hệ ASEAN với Trung Quốc vào một cơ cấu rộng hơn về quân bình khu vực, thì Bắc Kinh lại muốn có một lĩnh vực ảnh hưởng riêng biệt.

Chào bán xe lửa cao tốc

Thái độ miễn cưỡng hiện tại của ASEAN trong việc đón nhận Trung Quốc vào lĩnh vực quốc phòng đã không ngăn bước Lý trong việc phác thảo một đề xuất hoà nhập kinh tế sâu đậm hơn với Đông nam Á. Nếu quan hệ giữa hai bên trong mười năm qua được xem là thời kỳ vàng, Lý muốn mười năm tới sẽ là “thập kỷ kim cương.”

Sau hội nghị ASEAN, Lý đã đến Thái Lan để đề xướng tuyến đường xe lửa cao tốc xuyên biên giới giữa hai quốc gia. Trong buổi khai trương khu trưng bày kỹ thuật đường ray cao tốc của Trung Quốc ở Bangkok, Lý đã kêu gọi việc mở rộng và hiện đại hoá các tuyến đường sắt trong khu vực.

Những thoả thuận trước đây giữa Bangkok và Bắc Kinh trong việc xây dựng các tuyến đường ray cao tốc giữa hai nước đã bị đình chỉ vì những tranh cãi tại Thái về giá thành dự án cao, phương pháp tài trợ và các tuyến đường được đề xuất. Việc vị thủ tướng Trung Quốc công khai ủng hộ dự án được cho là sẽ khiến Bangkok có được quyết định nhanh chóng để thi hành dự án.

Mỉm cười với Hà Nội

Trong khi củng cố quan hệ tốt đẹp với Thái Lan, Lý cũng đã có một nỗ lực táo bạo trong việc phục hồi mối quan hệ vốn căng thẳng với Việt Nam. Các tranh chấp lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc trong khu vực biển Đông đã sôi sục trong những năm qua.

Việt Nam đã tích cực tìm kiếm quan hệ an ninh với Hoa Kỳ, Nhật Bản và những quốc gia châu Á khác nhằm cân bằng người láng giềng khổng lồ phương Bắc. Nếu thế hệ lãnh đạo trước ở Bắc Kinh từng khó chịu trước sự xấc láo của Hà Nội, thì giờ đây Trung Quốc lại xoay qua sử dụng chính sách “ngoại giao nụ cười”. “Bản hoà âm ngoại giao Trung – Việt đã nâng lên tầm cao mới,” cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã tuôn lời khi Lý đến thăm Hà Nội vào cuối tuần trước.

Lý đã ký kết một số các thoả thuận nhằm đẩy mạnh mối hợp tác song phương. Hai bên đã đồng ý tăng cường thương mại song phương lên đến mức 60 tỉ Mỹ kim vào năm 2015 và phát triển hợp tác trong các lĩnh vực tài chính và cơ sở hạ tầng. Điều quan trọng hơn nữa là quyết định thành lập một nhóm làm việc chung để cùng thăm dò và phát triển tài nguyên trong Vịnh Bắc Bộ trong khi hai bên tiếp tục thương lượng để đạt được một giải pháp hoà bình đối với các tranh chấp lãnh thổ.

Tại một cuộc họp báo chung ở Hà Nội, Lý đã tuyên bố rằng bất chấp những khác biệt hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam đều quyết tâm phát triển tính ổn định trên “Biển Nam Hải”. Đối tác của ông là Nguyễn Tấn Dũng đã không đồng thanh mấy khi ông lưu ý rằng hai bên đã thoả thuận giữ gìn hoà bình trên “Biển Đông”.

Hãy tạm thời đừng quan tâm đến những tên gọi khác nhau mà Lý và Dũng đã sử dụng để đề cập đến cùng một vùng biển đang bị tranh chấp, nhưng nên lưu ý đến việc những bậc thầy thực dụng ở Bắc Kinh và Hà Nội vờn nhau ra sao trong những tháng tới.

Diên Vỹ gửi hôm Thứ Bảy, 02/11/2013
 
Bạn đánh giá bài viết này thế nào?

Trang Hạ – Trưởng thành không đau đớn

Đinh Tấn Lực – Gửi Bạn Ở Nghi Sơn

Nguyễn Văn Tuấn – Sinh nhầm thế kỷ và sống nhầm chỗ

Tại sao sự trung thực của thầy lại bị săn đuổi?

Trực Ngôn – Thư gửi một người thất bại

Nguyễn Gia Kiểng – Tổ quốc ăn năn

Việt Nam và thế giới: Trọng tâm là Hoa Kỳ và Ấn Độ – DTD

14 Th8

Việt Nam và thế giới: Trọng tâm là Hoa Kỳ và Ấn Độ

TT Obama gặp CT Trương Tấn Sang ngày 25.7. Ảnh chụp qua video của Nhà Trắng.

Bản dịch của Lê Anh Hùng
(Defend the Defenders)

Eurasia Review | 12.8.2013 |

Giới thiệu

Trong số những hoạt động ngoại giao cấp tập diễn ra suốt ba bốn tháng qua ở Châu Á – Thái Bình Dương, chuyến công du của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ từ 24 – 27.7.2013 và cuộc gặp thượng đỉnh của ông với Tổng thống Barack Obama đã không nhận được sự chú ý đáng có của giới phân tích và truyền thông. Tầm quan trọng của chuyến thăm trong bối cảnh lập trường quyết đoán của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trong khu vực, mối quan ngại của Việt Nam trước yêu sách của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông và chính sách “xoay trục” sang Châu Á của TT Obama không thể bị coi nhẹ. Chuyến thăm của Chủ tịch Sang diễn ra giữa lúc Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn trong việc quyết định tương lai của mình. Obama đã tận dụng cơ hội này để thuyết phục Chủ tịch Sang dẫn dắt một lộ trình vì dân chủ, cho dù ở giai đoạn chuyển tiếp này việc quân đội kiểm soát chính phủ một thời gian ngắn có thể là điều đáng mong muốn, như đã từng xẩy ra với Đài Loan và Hàn Quốc, bất chấp sự phản đối từ các nhà hoạt động nhân quyền.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Sang tới Washington và mới chỉ là chuyến thăm thứ hai của một Chủ tịch Việt Nam tới Phòng Bầu dục kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao ngày 11.7.1995. Việt Nam đã rút ra bài học rằng trong ngoại giao không có kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có bạn bè. Lịch sử thật trớ trêu khi mà gần 4 thập niên sau chiến tranh, Việt Nam lại ngày càng trông chờ vào Hoa Kỳ để tìm kiếm sự đảm bảo chiến lược trước mối đe doạ rõ rệt từ Trung Quốc. Nỗi bất an của Việt Nam bắt nguồn từ lập trường hiếu chiến của Trung Quốc thời gian gần đây, đặc biệt là những yêu sách ở Biển Đông và việc họ vi phạm những quy tắc ứng xử quốc tế mà không bị trừng phạt. Nếu xét đến điều này thì ở đây có sự đồng thuận nhận thức ngày càng tăng rằng Trung Quốc đang đặt ra một mối đe doạ đối với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Liệu Hoa Kỳ có nhận ra cơ hội này để thuyết phục Việt Nam chuyển hoá sang một hệ thống dân chủ, trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam đang góp phần vào sự dựa dẫm ngày một nhiều của Việt Nam vào thương mại và đầu tư của Mỹ? Sự thân thiện ngày càng tăng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mở ra một cánh cửa cơ hội cho sự thay đổi dân chủ ở Việt Nam. Các tổ chức xã hội dân sự nhận thấy sự chông chênh của Việt Nam bắt nguồn từ sự hung hãn thường trực của Trung Quốc bởi Việt Nam không thể một mình kháng cự nổi sự hung hãn của Trung Quốc. Việt Nam cần bạn bè. Vì vậy, họ đã và đang đưa ra những quyết định sáng suốt là bắt tay với Hoa Kỳ và các nước ASEAN khác nhằm hình thành nên một mặt trận chung để ứng phó với thách thức mang tên Trung Quốc. Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tới Ấn Độ đầu tháng 7.2013 cũng cần được nhìn nhận từ góc độ đó. Điều này là bởi cả Ấn Độ lẫn Việt Nam đều đang hợp tác với nhau để tăng cường mối quan hệ chiến lược vì hoà bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Môi trường chiến lược xung quanh Việt Nam đang biến chuyển nhanh chóng và những thay đổi về chính trị – xã hội cũng đang tác động đến cuộc đối thoại về chính sách ngoại giao của Việt Nam. Sau hàng thập niên nằm dưới chế độ độc tài quân sự, Myanmar đang tiến hành chuyển đổi hệ thống và sự chuyển tiếp từ từ sang chế độ dân chủ đang được cộng đồng quốc tế hoan nghênh. Ban lãnh đạo Myanmar đang thực hiện lời hứa là phóng thích toàn bộ số tù nhân chính trị trước khi năm 2013 kết thúc, để chứng kiến “tất cả mọi người đều có thể đóng góp vào sự đi lên của đất nước”. Campuchia, láng giềng của Việt Nam, cũng đã tổ chức các cuộc bầu cử, và nhà lãnh đạo đối lập của họ đã được phép quay trở lại đất nước sau một thời gian lưu vong. Những biến chuyển này đặt Việt Nam vào tình thế phải lựa chọn lộ trình cho mình. Bất chấp bản chất gan dạ của quân đội Việt Nam khi đối đầu với bất kỳ mối đe doạ bên ngoài nào, ở đây vẫn có những giới hạn. Người dân nói chung cần phải được tham gia vào đời sống chính trị, tức là quan điểm và ý kiến của những người bất đồng chính kiến và phía đối lập phải được tôn trọng nhằm đạt được một sự đồng thuận quốc gia về kiểu chiến lược mà Việt Nam áp dụng cho chính sách ngoại giao của mình.

Liệu Myanmar có thể là một tấm gương cho đổi thay ở Việt Nam hay không? Trong khi những biến chuyển ở Myanmar là do sự thúc đẩy bên trong, những gì Việt Nam cần lại là áp lực bên ngoài và điều đó có thể làm nên sự khác biệt. Những người có đầu óc cải cách trong chính phủ, vốn là một nhóm thiểu số, cần được tham gia vào quá trình ra quyết định.

Chủ tịch Sang đã đạt được gì từ chuyến thăm Mỹ? Thành quả rõ rệt lớn nhất là việc nâng cấp quan hệ song phương lên “mối quan hệ đối tác chiến lược”. Quả thực, một trong những mục tiêu ngoại giao của Việt Nam là thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ. Trong một bài phát biểu ngày 24.7 vừa qua, Chủ tịch Sang đã bày tỏ là Việt Nam mong muốn được nhìn thấy dấu ấn mạnh mẽ hơn của Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ông nhận xét: “Trong bối cảnh khu vực và thế giới đang biến chuyển, các cường quốc, trong đó có Hoa Kỳ, có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong việc xử lý những điểm nóng ở khu vực như Biển Đông.” Mặc dù nhiều thành viên Quốc hội hối thúc Nhà Trắng nắm bắt lấy cơ hội này và thúc đẩy một sự thay đổi ở Việt Nam để đem lại lợi ích cho nhân dân Việt Nam, người ta vẫn còn chưa rõ là Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ cân bằng như thế nào giữa nhân quyền, thương mại cùng những cân nhắc địa chính trị mà nhiều nước trong khu vực, đáng kể là Trung Quốc, sẽ dõi theo.

Ý nghĩa của tuyên bố chung

Trong bản tuyên bố chung ngày 25.7, hai nhà lãnh đạo đã khẳng định cam kết của họ là mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung. Chuyến thăm của Chủ tịch Sang diễn ra vào một thời điểm quan trọng với cả hai nước, phản ảnh một mong muốn chung là xây dựng một mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai quốc gia. Hai nhà lãnh đạo quyết định thiết lập mối Quan hệ Đối tác Toàn diện Mỹ-Việt để tạo một khuôn khổ chung nhằm thúc đẩy mối quan hệ. Họ nhấn mạnh các nguyên tắc của mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Việt, trong đó có sự tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, và hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền cùng sự toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Họ phát biểu rằng mối quan hệ đối tác toàn diện này nhằm mục đích đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên thế giới. Quan hệ đối tác toàn diện mới này sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực như quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, sức khoẻ và môi trường, các vấn đề di sản chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, và văn hoá, thể thao và du lịch.

Hợp tác chính trị và ngoại giao

Như một phần của mối quan hệ đối tác toàn diện, hai bên đã nhất trí tăng cường hoạt động trao đổi cấp cao cũng như các cuộc tiếp xúc ở tất cả các cấp, và đẩy mạnh các cơ chế đối thoại và hợp tác. Chủ tịch Sang hoan nghênh việc Hoa Kỳ tăng cường hợp tác ở Châu Á – Thái Bình Dương, đóng góp vào hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cuộc đối thoại thường xuyên giữa hai bộ trưởng ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các thực thể gắn với các đảng phái chính trị ở hai nước.

Cả hai đồng ý tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, bao gồm Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), để thúc đẩy hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả những quy định trong Công ước LHQ về Luật Biển. Họ cũng tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với nguyên tắc không sử dụng bạo lực hay đe doạ sử dụng vũ lực để giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và hàng hải. Họ nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và tầm quan trọng của việc khởi động các cuộc đàm phán nhằm đi đến ký kết một bộ Quy tắc Ứng xử (COC) hữu hiệu.

Quan hệ kinh tế và thương mại

Trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, hai nhà lãnh đạo nhắc lại các cuộc thảo luận ở Campuchia vào tháng 11/2012, và tái khẳng định cam kết ký kết một hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện với chuẩn mực cao càng sớm càng tốt trong năm 2013. Người ta mường tượng ra rằng một hiệp định TPP của thế kỷ 21 sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, tăng tiến các mục tiêu phát triển và tạo ra việc làm ở Hoa Kỳ, Việt Nam, và tất cả các nước thành viên TPP, trong khi vẫn tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong bối cảnh một gói điều khoản bao hàm và cân bằng.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những nỗ lực liên tục nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương. Họ nhận mạnh giá trị quyết định của những nỗ lực như thế đối với việc thúc đẩy quan hệ song phương, và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế như một nền tảng và động lực cho quan hệ đối tác toàn diện Mỹ-Việt mới. Hai vị nguyên thủ đồng ý tăng cường hợp tác theo Hội đồng Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư Mỹ-Việt (TIFA) cũng như theo sáng kiến Tăng cường Hợp tác Kinh tế ASEAN (ASEAN Enhanced Economic Engagement) và trong APEC nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại, phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện song phương và những mục tiêu chung trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), APEC, và các diễn đàn ASEAN. Tổng thống Obama hoan nghênh tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế và ghi nhận mối quan tâm của Việt Nam trong việc đạt được quy chế quốc gia kinh tế thị trường. Ông cam kết tăng cường sự can dự mang tính xây dựng của Hoa Kỳ với Việt Nam trong những cải cách kinh tế ở đây. Hai nhà lãnh đạo thừa nhận ý định của Việt Nam muốn tham gia CôngướcCape Town về Lợi ích Quốc tế Đối với Thiết bị Di động (CTC).

Trong khi thừa nhận tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế, hai nhà lãnh đạo đã đề cập đặc biệt đến biên bản ghi nhớ được ký giữa Petro Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam; thoả thuận khung về dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Exxon Mobil và Petro Việt Nam; thoả thuận hợp tác giữa Tập đoàn Murphy Oil và Tổng Cty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP); biên bản ghi nhớ giữa Cty Metropolitan Life Insurance (MetLife) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); và sự đồng ý về mặt nguyên tắc của Bộ Tài chính Việt Nam về việc thành lập một công ty quản lý quỹ của ACE Insurance.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết hiệp định thương mại song phương lịch sử năm 2001. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 50 lần kể từ năm 1995. Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng gần 500%. Cùng với Việt Nam và các nước khác trong khu vực, Hoa Kỳ đang nỗ lực để ký kết một hiệp định TPP lịch sử, một hiệp định thương mại chuẩn mực cao của thế kỷ 21 để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, thịnh vượng và cơ hội cho người dân của tất cả các nước thành viên.

Quốc phòng và an ninh

Hợp tác về các vấn đề quốc phòng và an ninh là một khía cạnh mới trong quan hệ Việt-Mỹ. Một biên bản ghi nhớ về việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương đã được ký kết năm 2011 và hai nhà lãnh đạo đã tái khẳng định cam kết thực thi đầy đủ biên bản đó ghi nhớ đó. Hai bên nhất trí rằng Đối thoại Chính sách Quốc phòng Mỹ-Việt vẫn tiếp tục diễn ra và các cơ hội để đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh để hợp tác trong tương lai vẫn được để ngỏ. Những lĩnh vực hợp tác khác đã được xác định là tăng cường năng lực, chẳng hạn như trong hoạt động tìm kiếm, cứu trợ và phản ứng trước thảm hoạ. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống và nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn nữa để chống khủng bố; tăng cường hợp tác thực thi luật biển; đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm cướp biển, buôn lậu ma tuý, động vật hoang dã và buôn người; và đối phó với tội phạm công nghệ cao và an ninh mạng. Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình của LHQ và TT Obama hoan nghênh sáng kiến đó. Về phần mình, TT Obama nhấn mạnh mong muốn của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ công tác đào tạo và trợ giúp khác cho nỗ lực này thông qua Sáng kiến Hoạt động Hoà bình Toàn cầu (GPOI).

Hội nhập với thế giới

Việt Nam đã tự chuyển hoá nên đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Việt Nam đã loan báo ý định tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình của LHQ vào năm 2014. Việt Nam cũng đang ngày càng tham gia nhiều hơn vào các vấn đề an ninh hàng hải và hỗ trợ nhân đạo cũng như năng lực cứu trợ nhân đạo. Về phần mình, Hoa Kỳ đang tập trung vào các chương trình hỗ trợ của họ về thích nghi (adaptation), năng lượng sạch, phát triển bền vững nhằm ứng phó với tình trạng dễ bị tổn thương của Việt Nam trước hiện tượng biến đổi khí hậu. Chủ đề Sáng kiến Hạ vùng Sông Mekong đã được thảo luận tại Hội nghị APEC gần đây ở Brunei.

Quá trình bình thường hoá bắt đầu với Tổng thống Mỹ George Herbert Walker Bush, người – cùng với Brent Scowcroft – đã đưa ra những quyết định dũng cảm để thúc đẩy quá trình và dỡ bỏ một lệnh cấm vận, và kết thúc với Tổng thống Clinton, người không chỉ đi đến bình thường hoá mà còn thực hiện chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ tới Việt Nam năm 2000. Bốn mươi năm trước, hàng trăm ngàn người Mỹ chiến đấu trên những cánh đồng và dòng sông ở Việt Nam. Ngày nay, hàng trăm ngàn người Mỹ đang tìm đến thị trường và các di tích lịch sử của Việt Nam. Mối quan hệ song phương đã trải qua một chặng đường dài.

Sau 25 năm cải cách, từ một nước chậm phát triển, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình. Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài và về đích trước thời hạn với một số Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Chính sách của Việt Nam được sắp đặt để duy trì đà tăng trưởng, tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, tái cấu trúc nền kinh tế, và đẩy mạnh cải cách hành chính và chống tham nhũng. Về đối ngoại, Việt Nam đang theo đuổi chính sách hội nhập quốc tế tích cực và chủ động, tiếp sau vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ hai năm 2008-2009 và vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010.

Việt Nam đang ngày càng can dự sâu hơn với một số tổ chức đa phương, bên cạnh việc chuẩn bị tham gia vào lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ. Việt Nam thực sự muốn trở thành một thành viên có trách nhiệm và đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế, với những đóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế nhằm duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác ở Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Trong bối cảnh khu vực và thế giới không ngừng thay đổi, các cường quốc, trong đó có Hoa Kỳ, có một vai trò và trách nhiệm quan trọng trong việc giải quyết những điểm nóng ở khu vực như Biển Đông và các vấn đề quốc tế như an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, v.v. Điều này đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trên tinh thần đó, Việt Nam hoan nghênh việc Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với Châu Á – Thái Bình Dương và chính sách “xoay trục” sang Châu Á của họ.

PHẦN II

Một diễn biến quan trọng khác trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là họ đang phát triển mối quan hệ gần gũi với Ấn Độ, mối quan hệ mà cả hai nước đều nhận thấy những lợi ích bổ sung cho nhau và tương đồng. Về phía Ấn Độ, quan hệ với Việt Nam chiếm vị trí đặc biệt trong chính sách ngoại giao của của họ, và đã phát triển thành mối quan hệ đối tác chiến lược. Giống như Aung San Suu Kyi của Myanmar (bố bà từng công tác ở Ấn Độ và bà được giáo dục ở đây), Bộ trưởng Ngoại giao hiện nay của Việt Nam, Phạm Bình Minh, cũng sinh ra ở Ấn Độ, nơi bố ông từng là một nhà ngoại giao. Đáng ngạc nhiên là so với truyền thông Trung Quốc, truyền thông Ấn Độ lại đưa tin ít hơn về chuyến thăm của Phạm Bình Minh tới Ấn Độ tháng Bảy năm 2013.

Liệu đấy có phải là chính sách hữu ý của Ấn Độ khi họ hạ thấp tầm quan trọng của chuyến thăm vì xét tới phản ứng của Trung Quốc trước thương vụ khai thác dầu mỏ Ấn-Việt trên Biển Đông? Dẫu cho đó có thể không phải là sự thật thì Trung Quốc cũng không lấy gì làm thoải mái với cam kết của Việt Nam vì một quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ hay việc Việt Nam vạch ra một lộ trình tương lai nhằm tăng cường mối quan hệ này.

Bộ trưởng Quốc phòng A K Antony và Ngoại trưởng Ấn Độ đã tái khẳng định cam kết của Ấn Độ là ủng hộ lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Vì thế mà thật tự nhiên khi bài phát biểu của Phạm Bình Minh tại Hội đồng Thế giới vụ của Ấn Độ lại được đặt một cái tên xác đáng là “Tăng cường quan hệ Việt-Ấn vì hoà bình và ổn định ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Vị ngoại trưởng phát biểu nhiều về hai chủ đề chính: những biến chuyển trên thế giới và trong khu vực tác động đến môi trường an ninh Châu Á, và vai trò của Ấn Độ ở ASEAN trong sự biến chuyển của cấu trúc khu vực. Ông phác hoạ sự chuyển dịch quyền lực toàn cầu sang Châu Á và sự chú ý thường trực của các cường quốc chính tới khu vực Châu Á. Ông chỉ ra bốn diễn biến chính tác động đến việc định hình môi trường an ninh Châu Á. Đó là (a) sự trỗi dậy ngoạn mục của Trung Quốc, (b) sự tái cân bằng lực lượng chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á – Thái Bình Dương, (c) chính sách Hướng Đông của Ấn Độ, và (d) vai trò lớn hơn của Nhật Bản. Chính trong bối cảnh này, cộng đồng quốc tế có trách nhiệm to lớn trong việc tuân thủ và tôn trọng luật pháp và công ước quốc tế cũng như đặt niềm tin vào quá trình đối thoại đa phương nhằm giải quyết bất kỳ xung đột nào.

Vị ngoại trưởng tập trung vào sự trỗi dậy của Châu Á và những thay đổi sâu sắc đang diễn ra ở Châu Á và thế giới, cũng như cách thức mà cả Ấn Độ lẫn Việt Nam được định vị để ứng phó trước những đổi thay này. Quả thực, “cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đưa đến những thay đổi về cấu trúc trong nền kinh tế toàn cầu, trong các mô hình và chiến lược tăng trưởng, trong các xu hướng của thị trường sản phẩm chế tạo, thị trường hàng tiêu dùng và thị trường tài chính, và trong tính kết nối ngày càng tăng của các nền kinh tế và khu vực”. Bản chất của chính trị cường quyền đã thay đổi một cách cơ bản khi các nền kinh tế mới nổi đảm trách vai trò mới của chúng. Kết quả là mối quan hệ giữa các cường quốc chính không còn là địa hạt riêng của các quốc gia công nghiệp hàng đầu trong bối cảnh xuất hiện những đấu thủ mới tìm kiếm một vai trò lớn hơn và quyết đoán hơn.

Châu Á đã trở thành trung tâm của sức hút, động cơ của tăng trưởng và phục hồi kinh tế của thế giới. Bất chấp sự đi xuống của nền kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế Châu Á vẫn đạt được mức tăng trưởng cao. Chẳng hạn, năm 2012 Châu Á tăng trưởng 7,6%. Một đặc điểm đáng chú ý của tăng trưởng ở Châu Á là sự nổi lên đồng thời của chủ nghĩa khu vực (regionalism). Thế giới hiện có tổng cộng 76 hiệp định thương mại tự do (FTA) và Châu Á – Thái Bình Dương dẫn đầu thế giới về động lực thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa lúc vòng đàm phán Doha không đạt được tiến bộ. Trong những năm tới, số lượng FTA và các hình thức liên kết kinh tế khác sẽ tiếp tục gia tăng. Chẳng hạn, cùng với quá trình hình thành Cộng đồng ASEAN, ở đây đang dần dần xuất hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Khu vực Thương mại Tự do Đông Bắc Á, Diễn đàn Tăng cường Hợp tác Kinh tế giữa ASEAN và Hoa Kỳ, và Diễn đàn Hợp tác Tiểu vùng Sông Mekong. Phạm vi hoạt động trong ASEM và APEC nay đã bao hàm cả những chủ đề phi truyền thống.

Ấn Độ đã áp dụng một lập trường có nguyên tắc về an ninh và tự do hàng hải dọc theo các tuyến hàng hải chính và về sự cần thiết phải xuống thang căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông thông qua cơ chế đối thoại, đây là một sự phản đối trước cách tiếp cận xử lý song phương của Trung Quốc. Về cấu trúc khu vực và vai trò của ASEAN và Ấn Độ, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã nêu rõ những trông đợi của Việt Nam và ASEAN từ Ấn Độ trong việc áp đặt ảnh hưởng và sử dụng những ảnh hưởng về chính trị, kinh tế và chiến lược của họ nhằm đảm bảo hoà bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trên phương diện kinh tế, Ấn Độ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần vào trăng trưởng khu vực “thông qua mạng lưới ngày một dày đặc của những FTA và PTA (khu vực thương mại ưu đãi) với ASEAN và các nước khác cũng như dòng đầu tư hai chiều ngày càng tăng với phần còn lại của Châu Á”. Để theo đuổi chính sách Hướng Đông, Hiệp định Đối tác Chiến lược Ấn Độ-ASEAN vì Hoà bình và Thịnh vượng chung đã được thiết lập năm 2012. Sự kiện này đã đưa quan hệ hợp tác của Ấn Độ với Việt Nam và ASEAN nói chung lên tầm cao mới. Quả thực, sự hiện diện của Ấn Độ ở Đông Nam Á đã trở nên rõ rệt trong nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thương mại, hợp tác quốc phòng và năng lượng. Những số liệu thống kê ấn tượng chứng thực cho điều này: Kim ngạch thương mại song phương giữa Ấn Độ và ASEAN đạt 80 tỷ USD năm 2012. Hiệp định Thương mại Tự do về Hàng hoá giữa Ấn Độ và ASEAN đã tạo ra một mối liên kết giữa hai thị trường khổng lồ với 1,8 tỷ người tiêu dùng và giá trị GDP gộp 3 tỷ USD.

Vị Ngoại trưởng nhận xét: “Về mặt chiến lược, Ấn Độ chiếm giữ một vị trí địa chính trị bao trùm không gian lục địa và đại dương giữa Đông và Tây. Là nước sáng lập và là thành viên lãnh đạo của Phong trào Không liên kết, Ấn Độ có uy tín cao và đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng các quốc gia đang phát triển. Ấn Độ và mối quan hệ của họ với các cường quốc khác đã từ lâu hình thành nên một bộ  phận của cấu trúc an ninh khu vực. Quan trọng hơn, Ấn Độ đang chứng tỏ là họ nằm trong số những quốc gia dẫn đầu với tầm quan trọng và ảnh hưởng toàn cầu.”

Bất chấp tiến bộ ấn tượng đó, ở đây vẫn còn tiềm năng rất lớn và có thể được tận dụng, khai thác hơn nữa. Những sáng kiến liên khu vực như sáng kiến kết nối Sông Mekong – Sông Hằng và kết nối giữa ASEAN và Hiệp hội Nam Á vì Hợp tác Khu vực (SAARC) là những lĩnh vực mà ở đó Ấn Độ có thể hỗ trợ một cách nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như hợp tác trong Sáng kiến Hạ lưu Sông Mekong mà Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là thành viên, và những sáng kiến nhằm kết nối về hạ tầng, đất đai và vận tải hàng hải. Thừa nhận sự can dự của Ấn Độ với ASEAN về mặt chính trị và kinh tế, với tư cách một thành viên ASEAN trách nhiệm và chủ động, Việt Nam sẵn sàng đi đầu trong công cuộc hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ.

Ở cấp độ song phương, cả Ấn Độ và Việt Nam đều quý trọng lịch sử tương tác lâu đời giữa họ. Nền văn minh Ấn Độ đã để lại những dấu ấn hữu hình và vô hình trong văn hoá Việt Nam. Kể từ khi nước Việt Nam hiện đại ra đời năm 1945, Việt Nam đã coi Ấn Độ như một người bạn thuỷ chung và ngược lại. Được vun đắp qua bao năm tháng, sự tin cậy lẫn nhau là di sản quan trọng nhất đã củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Mối quan hệ này chỉ trở nên bền chặt khi Việt Nam đã trải qua một giai đoạn nhiều biến động, một tầm nhìn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru từng thúc đẩy và hướng tới.

Quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước, được thiết lập năm 2007, đã nêu rõ 5 trụ cột hợp tác. Đó là hợp tác chính trị, quốc phòng và an ninh; hợp tác kinh tế và thương mại; quan hệ chặt chẽ hơn về thương mại – đầu tư, khoa học – công nghệ; hợp tác về văn hoá và kỹ thuật; và hợp tác ở các diễn đàn đa phương và khu vực. Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ năm 2011 của Chủ tịch Sang, Ấn Độ và Việt Nam đã nhất trí về những bước đi và mục tiêu cụ thể hơn mà cả hai bên cần bắt tay vào. Một trong số đó là mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều hàng năm lên 7 tỷ USD trước cuối năm 2015.

Các cuộc viếng thăm song phương của các nhà lãnh đạo hàng đầu đã mở đường cho việc củng cố và thúc đẩy quan hệ song phương. Kapil Sibal, Bộ trưởng Công nghệ Truyền thông và Thông tin Ấn Độ, thăm Việt Nam tháng 6/2013 và đã đạt được một số thoả thuận với người đồng cấp Việt Nam. Trong những năm tới đây, Việt Nam sẽ lựa chọn công nghệ thông tin (IT) như một nền tảng cho mô hình phát triển mới. Việt Nam trông sang Ấn Độ như một cường quốc công nghiệp IT hàng đầu trên thế giới để tìm kiếm sự giúp đỡ và ủng hộ. Việt Nam và Ấn Độ cần thành lập các liên doanh về IT, tận dụng triệt để lợi thế của Ấn Độ về phần mềm và của Việt Nam về các sản phẩm phần cứng.

Việt Nam có nhiều thứ để chào mời trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp Ấn Độ trong việc khai thác thêm những cơ hội về khai thác dầu khí, điện lực, khoa học – công nghệ, và nông nghiệp. Một dẫn chứng sinh động là Tata Power đã giành được một hợp đồng 1,8 tỷ USD để xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phú II ở Sóc Trăng, qua đó đưa Ấn Độ từ vị trí 40 lên vị trí 12 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam. Tiềm năng là rất lớn và cả hai đều cần hợp tác với nhau để khai thác những cơ hội đó.

Kết luận

Người ta đã nhận ra rằng Việt Nam tuy chậm chạp nhưng đang từng bước tăng cường can dự với thế giới bên ngoài. Nhân tố đơn lẻ quan trọng nhất, bên cạnh sự thúc bách kinh tế, đang dẫn dắt chính sách đối ngoại của Việt Nam là những cân nhắc chiến lược. Trước kinh nghiệm quá khứ cay đắng với Trung Quốc và sự quả quyết cũng như chính sách miệng hố chiến tranh gần đây của Trung Quốc khiến các nước ASEAN vốn nhỏ hơn cảm thấy bất an về ý định của người khổng lồ này, Việt Nam, giống như các nước ASEAN khác, đang củng cố quan hệ với các nước bạn bè cũ và tìm kiếm bạn bè mới. Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Sang và chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cần được nhìn nhận từ góc độ đó. Trung Quốc vẫn “nổi tiếng” vì luôn phủ nhận lập trường hiếu chiến của mình và phần còn lại của Châu Á hẳn là quá ngây thơ nếu chấp nhận điều đó. Tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản về quần đảo Senkaku, tranh chấp biên giới với Ấn Độ, những yêu sách quá lố ở Biển Đông và việc vi phạm những quy tắc ứng xử quốc tế điều chỉnh luật biển cũng như nhiều thứ khác là những tín hiệu gây lo ngại và tất cả đang thúc đẩy phần còn lại của Châu Á tìm kiếm một nền tảng chung nhằm ứng phó với thách thức mang tên Trung Quốc. Nỗ lực của họ nhằm hội nhập Trung Quốc về mặt kinh tế đã thất bại. Kết quả là phần còn lại của Châu Á, trong đó có ASEAN, đang chờ đợi Ấn Độ đóng vai trò “quốc gia kiến tạo cân bằng trong khu vực” và là một đối trọng với Trung Quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương.

Câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ ở đây là: Ấn Độ đã sẵn sàng cho việc tiếp nhận vai trò “quốc gia kiến tạo cân bằng trong khu vực” chưa, hay lại ưa lẩn tránh với “chính sách đẩy lùi rủi ro” chiến lược khi ứng phó với Trung Quốc? Với sự ủng hộ của Hoa Kỳ và để đáp lại kỳ vọng lớn lao từ phần còn lại của thế giới (ngoại trừ Trung Quốc), điều đáng mong muốn ở đây là Ấn Độ tiếp nhận vai trò lãnh đạo trong các sự vụ ở Châu Á. Trong khi người ta không gợi ý rằng Ấn Độ phải lãnh đạo hay gia nhập một mặt trận chống lại Trung Quốc, với tư cách một quốc gia lớn mạnh ở Châu Á, Ấn Độ không thể lẩn tránh trách nhiệm của mình để nhận ra rằng hoà bình và trật tự ở Châu Á được duy trì bởi chính sách chủ động của họ.

(Defend the Defenders)

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sang trang mới – Vnn

29 Th7

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sang trang mới

– Điều đem lại nhiều lạc quan nhất sau chuyến thăm của Chủ tịch nước tới Hoa Kỳ không hẳn nằm ở những chữ ký và biên bản làm việc giữa hai bên.

Cuộc gặp của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Tổng thống Barack Obama tại phòng bầu dục Nhà Trắng chỉ kéo dài hơn kém một tiếng đồng hồ, nhưng kết quả là lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã bước sang trang mới.

chủ tịch nước, Trương Tấn Sang, Obama, John Kerry, Clinton
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama tại phòng bầu dục Nhà Trắng ngày 25/7.Ảnh: Getty Images

Chuyến công du của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đã đem lại tất cả những gì được mong đợi trước lúc lên đường: một tuyên bố chung nâng tầm lên quan hệ đối tác toàn diện, một cam kết hoàn thành đàm phán TPP trước cuối năm nay, và rất nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế – thương mại có ý nghĩa thiết thực với sinh nhai của hàng triệu nông dân, công nhân ở bên này và bên kia bờ Thái Bình Dương.

Báo chí thế giới đã không lầm. Đây là một thắng lợi chung (win-win) của hai đất nước từng đối đầu nhau trong cuộc chiến khốc liệt kết thúc hơn 30 năm trước, và mới chỉ thực sự hàn gắn quan hệ từ 18 năm nay.

Chặng đường tất nhiên không êm ả, thuận chiều như cuộc hòa giải mà nước Mỹ trên thế thượng phong dành cho các cựu thù thời Thế chiến II.

Thương tổn do chiến tranh Việt Nam để lại cho nước Mỹ đã khiến công cuộc bình thường hóa trong nhiều nhiều năm trở thành con tin của việc tranh giành lá phiếu cử tri.

Những hồ sơ dân chủ, nhân quyền, tôn giáo – rất quan trọng ở một quốc gia đã đưa những giá trị đó lên bàn thờ phụng thần thánh – góp thêm phần chia rẽ khi phải ứng xử trước một hình thái chính trị và ý thức hệ khác biệt.

Chưa nói đến những toan tính địa-chính trị của tam giác Mỹ-Trung-Xô giai đoạn cuối chiến tranh lạnh càng làm phức tạp bài toán đi tìm “con đường ngắn nhất từ Hà Nội tới Washington DC”.

Dễ hiểu vì sao mỗi bước tiến trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ lại nhạy cảm với dư luận ở cả hai nước và dưới con mắt quan sát của thế giới như vậy. Hóa giải được áp lực đó là một trong những chìa khóa thành công khi xử lý vấn đề Việt Nam của các chính quyền từ Bush (cha) tới Clinton, qua Bush (con) và nay là Obama.

Năm 1995, Việt Nam và Hoa Kỳ tái lập các mối dây chính thức. Từ đó đến nay đã có rất nhiều nỗ lực vun đắp cho tình hữu nghị, hợp tác còn non nớt giữa hai nước. Nhưng phải đến năm 2013 này, với sự có mặt của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng, lần đầu tiên, các hoạt động của nguyên thủ Việt Nam đã hòa chung vào dòng thời sự quốc tế theo thông lệ phổ biến, xa rời những khách khí, có phần cứng nhắc, ngượng nghịu của buổi ban đầu.

Sẽ còn nhiều diễn giải và bình luận về hành động của Chủ tịch Trương Tấn Sang chia sẻ cùng Tổng thống Obama bức điện tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry S. Truman năm 1946. Cơ hội hợp tác bị bỏ lỡ hơn 60 năm trước nay là dịp để đương kim lãnh đạo Việt Nam nhắn nhủ về sự cần thiết bồi đắp một nền tảng mới cho quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Lại có thể hiểu nó hàm ý rằng vai trò lãnh đạo thế giới mà nước Mỹ luôn tự nhận lãnh kể từ sau năm 1945 phải dựa trên căn bản tôn trọng quyền dân tộc tự quyết, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, như Hồ Chí Minh từng dẫn dụ theo tinh thần của hai bản Hiến chương Đại Tây Dương và San Francisco trong bức thư nêu trên

Tuyệt vời hơn nữa là người đối thoại – chủ nhà cũng tỏ ra biết “tung hứng” không kém khi nhắc lại mối liên hệ cảm hứng giữa hai bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ và Việt Nam, giữa Hồ Chí Minh – người sáng lập nước Việt Nam hiện đại, với Thomas Jefferson – bậc quốc phụ tôn kính của Hoa Kỳ.

Sự dễ dàng của lời nói sẽ chỉ là sáo rỗng nếu thiếu những điểm nhìn – quy chiếu tiệm cận như thế. Và người ta có quyền hy vọng một nhận thức chung về quá khứ và hiện tại được đặt trên sự thông hiểu, tương tác cá nhân giữa những nhà chính trị hai nước sẽ dẫn đến những thành tựu thực chất trong tương lai.

Nhân tố con người trên thực tế đã và đang đóng vai trò then chốt trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Thành công của chuyến thăm cấp nhà nước lần này liệu có thể trọn vẹn nếu một nhân vật khác lèo lái nền ngoại giao Hoa Kỳ thay cho ông John Kerry, và trước ông là bà Hillary Clinton?

Những người bạn của Việt Nam, cho dù là bạn cũ, hay bạn “chưa được kết bạn” phỏng theo cách nói của Ngoại trưởng Kerry, rất cần sự cởi mở, chủ động từ phía “đối tác toàn diện” mới giao kết.

Cuộc hội ngộ của Chủ tịch Trương Tấn Sang với ông bà Clinton dù nhìn dưới góc độ nhân văn hay “ngoại giao bên lề” đều cho thấy phong cách ngoại giao của Việt Nam đã đạt tới độ “chín” để có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng, trong sự tin cậy cho bạn bè, đối tác.

Do vậy, điều đem lại nhiều lạc quan nhất sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam tới Hoa Kỳ không hẳn nằm ở những chữ ký và biên bản làm việc giữa hai bên.

Hay nói đúng hơn, những chữ ký đó không nói hết được ý nghĩa lớn nhất của sự kiện này, thực sự đã gói trong hai chữ “bình thường”, theo nghĩa nó là đích đến cuối cùng của tiến trình bình thường hóa, khi cả người dân và các nhà lãnh đạo của chúng ta có thể nhìn thẳng vào nhau nói như những người bạn chân thành.

Xuân Linh

Chủ tịch nước mời gia đình Clinton thăm lại VN

Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ – Vnn

26 Th7

Xác lập quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ.

 

 

 

Chủ tịch nước, Obama, quan hệ đối tác toàn diện, Trương Tấn Sang, TPP, COC, DOC, chủ quyền, Biển Đông, quyền con người, quốc phòng, an ninh
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (trái) hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại phòng Bầu Dục của Nhà Trắng tại Washington, Mỹ ngày 25/7. Ảnh: Reuters

Tuyên bố đó đã được đưa ra sau cuộc hội đàm tại Nhà Trắng giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tối 25/7 (giờ Việt Nam).

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Hai nhà lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch.

Hợp tác chính trị, ngoại giao

Trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao, tiếp xúc ở tất cả các cấp và ủng hộ việc tăng cường các cơ chế đối thoại và hợp tác. Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ độc lập, chủ quyền, thịnh vượng và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS).

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong (LMI). Hai nhà lãnh đạo nhất trí hai bên nỗ lực cùng với các nước thành viên LMI khác và Nhóm Những người bạn của khu vực hạ nguồn sông Mê Công, tăng cường hơn nữa hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối và ứng phó với các thách thức xuyên quốc gia trong khu vực.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể thỏa thuận song phương về việc xây dựng các sứ quán và cơ quan đại diện của hai nước. Hai nhà lãnh đạo khẳng định các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam và Hoa Kỳ tại thủ đô mỗi nước cần phản ánh sự phát triển của quan hệ song phương.

Quan hệ kinh tế, thương mại

Nhắc lại các cuộc thảo luận tại Campuchia tháng 11/2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay. Hiệp định TPP của thế kỷ 21 sẽ tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy các mục tiêu phát triển và giúp tạo việc làm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước thành viên TPP khác, trong khi tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong khuôn khổ một thỏa thuận cân bằng và toàn diện.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những nỗ lực không ngừng nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song phương và Tổng thống Obama ghi nhận những nỗ lực cải cách của Việt Nam với tư cách một nền kinh tế đang phát triển. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh giá trị then chốt của các nỗ lực này đối với quan hệ song phương và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế như một nền tảng và động lực của Đối tác Toàn diện mới Việt Nam – Hoa Kỳ.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), cũng như theo sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN và trong APEC nhằm tăng cường liên kết kinh tế và thương mại phù hợp với Đối tác Toàn diện song phương và các mục tiêu chung trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), APEC và các diễn đàn của ASEAN.

Tổng thống Obama hoan nghênh những tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế. Tổng thống Obama ghi nhận quan tâm của Việt Nam trong việc đạt được quy chế kinh tế thị trường và cam kết tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với Việt Nam về cải cách kinh tế. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận việc Việt Nam dự định tham gia Công ước Cape Town về lợi ích quốc tế đối với thiết bị di dộng (CTC).

Hai nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung triển khai dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy, Bản ghi nhớ giữa Công ty bảo hiểm Metropolitan Life (Metlife) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chấp thuận của Bộ Tài chính Việt Nam về chủ trương thành lập công ty quản lý quỹ của Công ty bảo hiểm ACE.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama hoan nghênh sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đối với các chương trình xây dựng năng lực và đào tạo nhằm giúp Việt Nam tiếp nhận và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, mang lại lợi ích cho nông dân, các công ty nông nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ thành phần dân cư dễ bị tổn thương trong khi phát triển kinh tế, trong đó có việc cùng nhau đấu tranh chống lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.

Khoa học, công nghệ

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama trao đổi về tầm quan trọng của hợp tác khoa học và công nghệ. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác khoa học và công nghệ sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay, nhấn mạnh các nỗ lực nhằm xây dựng quan hệ giữa các cộng đồng khoa học tại Việt Nam và Hoa Kỳ để tăng cường hợp tác song phương, ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên sự sáng tạo.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định tiếp tục thúc đẩy hợp tác khoa học, trong đó có lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự, công nghệ không gian và nghiên cứu biển. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh việc hai bên kết thúc thành công chương trình chuyển đổi thanh nhiên liệu có độ giàu uranium cao ra khỏi Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục hợp tác để hỗ trợ chương trình năng lượng hạt nhân hòa bình của Việt Nam với các tiêu chuẩn cao nhất về bảo đảm an toàn, an ninh.

Hợp tác giáo dục

Hai nhà lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ và bày tỏ hy vọng ngày càng nhiều sinh viên Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội du học tại Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác chặt chẽ về giáo dục, đào tạo là nhân tố quan trọng trong giai đoạn tới của quan hệ giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận việc thúc đẩy đào tạo tiếng Anh sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận sự thành công của các sáng kiến giáo dục, trao đổi song phương, đặc biệt là chương trình Fulbright và Chương trình Liên minh Giáo dục Đại học ngành kỹ thuật (HEEAP). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận thành công của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng kiến thành lập trường Đại học Fullbright ở Việt Nam.

Môi trường, y tế

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama hoan nghênh hợp tác song phương ngày càng tăng nhằm giảm khí thải nhà kính tại Việt Nam bằng việc gia tăng năng lượng sạch, hiệu suất năng lượng và lâm nghiệp bền vững và tăng cường khả năng của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thảm họa thiên nhiên, trong đó có Chương trình Năng lượng sạch và Chương trình Rừng và Đồng bằng của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tổng thống Obama tái khẳng định Hoa Kỳ cam kết tăng hỗ trợ về chăm sóc y tế và các hình thức chăm sóc, trợ giúp khác cho người khuyết tật vì bất cứ nguyên nhân nào ở Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo đồng thời nhất trí hợp tác với các nước đối tác LMI thúc đẩy nghiên cứu khoa học, xây dựng năng lực và đối thoại để bảo đảm sức sống lâu dài và bền vững của đồng bằng sông Mê Công và lưu vực hạ nguồn sông. Tổng thống Obama đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trên cương vị đồng chủ tịch Trụ cột Môi trường và Nước trong khuôn khổ LMI, trong đó có hai đề xuất nghiên cứu chung của Việt Nam về quản lý nguồn nước lưu vực sông.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về việc ký kết Hiệp định Hợp tác Y tế và Khoa học Y học gần đây và mong muốn thúc đẩy hợp tác y tế công nhằm tăng cường an ninh y tế toàn cầu. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp về phòng chống AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống phòng ngừa, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS bền vững.

Các vấn đề hậu quả chiến tranh

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí rằng việc tăng cường hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh làm sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau, cho phép hai nước phát triển mối quan hệ hướng tới tương lai. Tổng thống Obama đánh giá cao việc Việt Nam tiếp tục hợp tác tìm kiếm đầy đủ quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm bộ đội mất tích. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận những đóng góp của Chính phủ Hoa Kỳ đối với các nỗ lực của Việt Nam trong việc rà phá các vật liệu nổ còn sót lại (UXO), hỗ trợ những nạn nhân bị thương do các vật liệu nổ còn sót lại, và ngăn chặn thương vong trong tương lai.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama bày tỏ sự hài lòng đối với những tiến triển của dự án tẩy độc đioxin tại sân bay Đà Nẵng giữa Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh các kế hoạch của Chính phủ Hoa Kỳ về việc tiến hành đánh giá về mức độ nhiễm độc đioxin đối với môi trường tại sân bay Biên Hòa.

Quốc phòng, an ninh

Hai nhà lãnh đạo nhất trí Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác về quốc phòng và an ninh. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ sự hài lòng đối với Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011 và tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí tiếp tục Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ và Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng song phương nhằm đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhất trí mở rộng hợp tác cùng có lợi nhằm tăng cường năng lực trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn và ứng phó thiên tai. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống và nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực chống khủng bố; tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển; đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có chống cướp biển, buôn lậu ma túy, buôn bán người, buôn bán động vật hoang dã; ứng phó với tội phạm công nghệ cao và vấn đề an ninh mạng.

Tổng thống Obama hoan nghênh quyết định của Việt Nam tham gia Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và nhấn mạnh Hoa Kỳ mong muốn hỗ trợ đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác cho hoạt động này thông qua Sáng kiến hoạt động hòa bình toàn cầu (GPOI).

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con người. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng ký Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014. Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.

Văn hóa, du lịch và thể thao

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác văn hóa, thể thao và du lịch nhằm tăng cường giao lưu nhân dân và hiểu biết lẫn nhau. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận những thành công của người Mỹ gốc Việt và khuyến khích cộng đồng tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của quan hệ song phương. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama khuyến khích giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hòa nhạc, triển lãm và các sự kiện văn hóa và thể thao khác giữa hai nước.

PV

// // //
// // //

// // //

 
 
//
Đánh giá: 
 
 
 

Tin khác

Thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới – Bauxite/BS

22 Th7

Thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới

Posted by adminbasam on July 22nd, 2013

BoxitVN

22-07-2013

Kính gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nhân chuyến công du Hoa kỳ sắp tới

Chúng tôi, những người Việt Nam trĩu nặng ưu tư về vận nước, đang băn khoăn theo dõi những diễn biến mới về thời cuộc trong nước và trên thế giới, bày tỏ với Chủ tịch Nước nhân chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới một số suy nghĩ sau đây:

1. Cuộc công du của Chủ tịch Nước lần này diễn ra trong bối cảnh của những hoạt động quốc tế dồn dập ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới, đặc biệt là cuộc hội đàm riêng giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Obama, rồi chuyến công du của Chủ tịch Nước đến Trung Quốc và k‎ý‎ kết Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc.

Những cam kết đưa ra trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc chưa ráo mực thì ngay lập tức trên Biển Đông, các tàu hải giám của Trung Quốc đã rượt đuổi và hành hung tàu cá của ngư dân ta đang hành nghề trên vùng lãnh hải của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Hành động ngang ngược này diễn ra đồng thời với việc họ tổ chức cấp phát giấy chứng minh nhân dân và giấy cư trú đợt đầu cho người Trung Quốc ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”, mà ngay khi họ thành lập, Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng rằng việc làm này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hoàn toàn vô giá trị.

Đây là một hành động có tính toán thể hiện rõ âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của giới cầm quyền Bắc Kinh, cho nên không thể trông mong vào điều mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ta tuyên bố “khi đường dây nóng đi vào hoạt động, hai bên sẽ có thể nhanh chóng, kịp thời trao đổi thông tin và biện pháp xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất liên quan đến nghề cá”. Làm sao có thể tin vào giới cầm quyền Trung Quốc khi họ nói một đằng, làm một nẻo? Vì vậy, tuyệt đối không thể để cho những “cam kết”, những “tuyên bố” với Trung Quốc trong thời gian vừa qua phủ bóng và ảnh hưởng xấu tới cuộc công du của Chủ tịch Nước đến Hoa Kỳ lần này.

Chừng nào các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của “mười sáu chữ”, “bốn tốt” nhằm che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luân. Nếu lại chỉ dựa vào những giải pháp như kiểu “đường dây nóng” thì e chỉ có thể dẫn tới việc trói tay trói chân người yêu nước đang quyết liệt đấu tranh vạch mặt mưu đồ đen tối của kẻ xâm lược, khác nào những thỏa thuận ngầm nhằm làm suy giảm ý chí quật cường bất khuất của toàn dân Việt Nam, đang phẫn nộ vạch trần những thủ đoạn xấu xa, lừa mị.

2. Chuyến công du của Chủ tịch nước diễn ra trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Thực trạng kinh tế rất đáng lo ngại. Nhiều hoạt động kinh tế bị đình đốn, nhiều doanh nghiệp phá sản, người lao động thiếu việc làm, nông dân và ngư dân gặp vô vàn trở ngại, đời sống các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo, người sống ở vùng sâu vùng xa hết sức khó khăn. Nhiều giải pháp tháo gỡ đang được đặt ra và xúc tiến mạnh mẽ, trong đó việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần được xem như một hướng ra, một giải pháp quan trọng. Đây là vấn đề được đưa ra trong chương trình nghị sự của Chủ tịch Nước với người đồng cấp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên những điều kiện tham gia TPP không đơn thuần chỉ là những cam kết về kinh tế mà bao gồm cả những vấn đề dân chủ và nhân quyền. Báo chí và truyền thông Mỹ những ngày gần đây liên tục đưa tin về chủ đề này. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear đã không ngần ngại nói rõ: “Sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chúng tôi trình hiệp ước đó (TPP) lên, chúng tôi không thể tránh được thực tế chính trị đó”. Tuy thế, dân biểu Frank Wolf của Đảng Cộng hòa vẫn quyết liệt: “Người dân Việt Nam và hàng triệu người Mỹ gốc Việt xứng đáng được hưởng điều kiện tốt hơn những gì mà Đại sứ Shear và chính quyền này mang lại. Chính quyền Obama đã làm thất vọng mọi công dân Việt Nam và mọi công dân Mỹ gốc Việt vốn quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo”.

Phải chăng đó cũng là lý do tại sao gần đây hai văn bản về nhân quyền đối với Việt Nam lại gấp rút được soạn thảo và trình lên Hạ nghị viện và Thượng nghị viện Mỹ. Trong đó, có nội dung ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo, thêm vào đó có điều khoản về đóng băng và cấm chỉ giao dịch liên quan đến tất cả tài sản và lợi ích của những đối tượng vi phạm luật này. Tổ chức Phóng viên Không biên giới mới vừa đưa ra một danh sách 35 blogger bị giam cầm ở Việt Nam là một cảnh báo về sự vi phạm một cách trắng trợn điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, khi Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. Không phải ngẫu nhiên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố: “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”.

Ấy vậy mà, trong khi đời sống kinh tế bị đình đốn thì giới cầm quyền nước ta lại tăng cường bắt bớ, trấn áp người yêu nước; những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược vẫn bị khủng bố, đe dọa theo điều 258 của Bộ luật Hình sự, điều đó đã tạo một áp lực đè nặng lên tâm trạng xã hội. Chừng nào mà cái gọi là “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đang được vận dụng hết sức tùy tiện và tràn lan chưa bị xóa bỏ, thì gương mặt Việt Nam về dân chủ và nhân quyền chưa thể được cải thiện trong ánh mắt của công luận trong khu vực và trên thế giới. Không thể nhập nhằng khái niệm “nhân đạo” như cách mà báo chí nhà nước đưa tin với việc khẳng định thực thi quyền con người, thực thi dân chủ. Tình trạng ấy làm cho việc tham gia vào TPP không thể thuận buồm xuôi gió được.

3. Đó là hai trở ngại to lớn mà Chủ tịch Nước đang đối diện. Tuy vậy, đây lại là thời cơ để thể hiện bản lĩnh của người gánh vác trọng trách trước Tổ quốc và nhân dân. Và đây cũng là thời cơ thuận lợi để đẩy tới công cuộc “giải Hán hóa” mà dân tộc ta bao đời nung nấu, quyết thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc hội nhập vào thế giới dân chủ, văn minh. Ông cha ta từng răn dạy, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ hại nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao lường hết. Chính vì vậy mà cách đây hơn năm trăm năm, Nguyễn Trãi đã cảnh báo: “Thời! Thời! Thực không nên lỡ”. Chúng tôi hy vọng rằng Chủ tịch sẽ không phụ lòng mong mỏi của ông cha để xứng đáng với đòi hỏi của nhân dân đang chăm chú dõi theo chuyến công du quan trọng này.

Xin gửi Chủ tịch Nước lời chào trân trọng.

Ngày 19.7.2013

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI GỬI THƯ ĐẾN CHỦ TỊCH NƯỚC

  1. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
  2. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM
  3. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu phê bình văn học, Hà Nội
  4. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
  5. Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
  6. Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tại chức TP Hải Phòng, Hải Phòng
  7. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
  8. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
  9. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
  10. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM
  11. Nguyễn Xuân Diện, TS, nhà nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội
  12. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
  13. Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
  14. Hà Dương Dực, Hoa Kỳ
  15. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
  16. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
  17. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp
  18. Nguyễn Ngọc Giao, GS, nhà báo, Paris, Pháp
  19. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí Thư thường trực Thành Đoàn TNCS TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Du lịch TP HCM
  20. Chu Hảo, PGS TS, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  21. Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó ban Văn học Cổ Cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
  22. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
  23. Phạm Duy Hiển, GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  24. Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM
  25. Võ Văn Hiếu, nguyên cán bộ Đài phát thanh giải phóng thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam
  26. Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế
  27. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
  28. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
  29. Hà Thúc Huy, PGS TS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP HCM
  30. Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
  31. Phạm Khiêm Ích, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
  32. Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975
  33. Trần Hữu Khánh, cán bộ hưu trí, TP HCM
  34. Lê Xuân Khoa, GS, nguyên Phó Viện trưởng Ðại học Sài Gòn, Hoa Kỳ
  35. Nguyễn Khuê, cán bộ hưu trí, TP HCM
  36. Viễn Kính, nhà báo, TP HCM
  37. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
  38. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
  39. Lương Văn Liệt, nguyên cán bộ Thanh niên Xung phong, nguyên cán bộ Chi cục thuế, TP HCM
  40. Trần Văn Long, nguyên Tổng thư ký Ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, TP HCM
  41. Nguyễn Văn Ly, nguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM, nguyên thư ký của Bí thư thành ủy TP HCM Mai Chí Thọ
  42. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
  43. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
  44. André Menras – Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị trước năm 1975, Pháp
  45. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  46. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
  47. Trần Tố Nga, cựu tù chính trị trước 1975, Pháp
  48. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
  49. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
  50. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975
  51. Nguyễn Xuân Ngữ, cựu chiến binh, TP HCM
  52. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
  53. Trần Đức Nguyên, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
  54. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
  55. Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, TP HCM
  56. Nguyễn Kiến Phước, nhà báo, TP HCM
  57. Đoàn Chí Phương, nguyên cán bộ Ban Giao bưu Trung ương cục Miền Nam
  58. Ngô Văn Phương, Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa 5, Ủy viên MTTQ TP HCM khóa 6
  59. Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
  60. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
  61. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
  62. Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Phó Tổng Biên tập tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Phó Tổng Biên tập tạp chí Thế giới trong ta, Hà Nội
  63. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII, Nhật Bản
  64. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
  65. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
  66. Trần Thị Băng Thanh
  67. Jos Lê Quốc Thăng, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
  68. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
  69. Trần Văn Thọ, GS, Đại học Waseda, Nhật Bản
  70. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM
  71. Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
  72. Phan Văn Thuận, Giám đốc công ty TNHH Phú An Định, TP HCM
  73. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
  74. Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, bác sĩ, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
  75. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
  76. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, TP HCM
  77. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
  78. Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
  79. Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
  80. Hà Dương Tường, nguyên GS Đại học Compiègne, Pháp
  81. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
  82. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế

Nguồn: BoxitVN

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ NHÂN CHUYẾN CÔNG DU HOA KỲ SẮP TỚI CỦA ÔNG CHỦ TỊCH NƯỚC – BS

18 Th7

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ NHÂN CHUYẾN CÔNG DU HOA KỲ SẮP TỚI CỦA ÔNG CHỦ TỊCH NƯỚC

Posted by basamnews on July 18th, 2013

 Tương Lai

Sau chuyến thăm Trung Quốc thì chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch Nước là mối bận tâm của rất nhiều người đang trĩu nặng suy tư về vận nước. Những hoạt động ngoại giao dồn dập trong thời gian qua càng làm cho mối bận tâm ấy thêm bức xúc trước những diễn biến mới của thời cuộc trong nước và thế giới. Những hoạt động đối ngoại gắn liền máu thịt với hoạt động đối nội, mà về thực chất thì nội lực của dân tôc, thế đứng của đất nước là nhân tố quyết định chiến lược và sách lược đối ngoại. Tiếng chuông đánh ở nước người vang đến đâu là tùy thuộc vào sự dồn sức, góp lực của cả toàn dân. Đương nhiên, khôn khéo và thông minh để nắm bắt thời cơ, khai thác và phát huy tối đa hợp lực được tạo ra từ hoạt động đối ngoại với nhận thức rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đáng tiếc nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao tính xuể! Chẳng thế mà Nguyễn Trãi từng căn dặn “Thời! Thời! Thực không nên lỡ“.

 

Vả chăng, chúng ta lại đang sống trong một thế giới đầy biến động. Cuộc cách mạng thông tin với mạng lưới internet phủ sóng khắp nơi đã khiến cho thế giới rộng lớn được thu hẹp lại trong “ngôi nhà toàn cầu”, làm cho nhất cử, nhất động của mỗi một ai đó, nhất là của các “chính khách” đều hiện rõ mồn một trước đôi mắt tinh anh của công luận. Chính cái đó đem lại một sức mạnh mới, cách suy nghĩ mới cho mỗi con người. Người ta hiểu ra rằng, kiểu tư duy tuyến tính theo lối mòn không bắt kịp với thời đại mà chuẩn mực chính là sự thay đổi.

Những tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, dù qúy‎ báu‎ đến đâu, cũng không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Không thể không có tri thức mới, kinh nghiệm mới để hình thành một kiểu tư duy tương thích với nhịp sống đương đại của nền văn minh trí tuệ đang làm cho tiến trình phát triển đưa tới những bước hợp trội, tạo ra những đột biến không thể nào dự báo trước được hết. Hiện tượng Mianma là một ví dụ thật hấp dẫn.

 Ngoài ra, những bài học trị nước và cứu nước của ông cha ta vẫn ẩn chứa những nguyên lý ứng xử với dân với nước, với bạn với thù theo lối “mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích” (cái đầy gọi cái vơi, võng xuống thì được làm cho đầy trở lại,) vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong hoạt động đối nội và đối ngoại. Dòng sông cuộc sống đang đẩy con thuyền đất nước đi vào đoạn nước xoáy, người lèo lái chỉ một chút sơ sẩy, thiếu bản lĩnh, thiếu hiểu biết sẽ khiến cho dân tộc phải trả giá đắt. Vì xét đến cùng, cái quyết định vẫn ở con người.

Thì chẳng thế sao? “Đại Việt Sử ký toàn thư. Kỷ nhà Trần” có chép lời tên tướng Ô Mã Nhi nhận xét về Đỗ Khắc Chung, người được vua Nhân Tông cử đến trại giặc dò xét tình hình : “Có thể nói là [người này] không nhục mệnh vua. Nước nó còn có người giỏi, chưa dễ mưu tính được“. Sai người đuổi theo nhưng không kịp”. “Sai người đuổi theo” là để bắt mà giết đi để mà còn liệu “dễ bề mưu tính“. Tên tướng Tàu này quả là biết xét đoán người và hiểu được thời cuộc để thực thi đường lối cổ truyền nhất quán của chúng : không khuất phục, mua chuộc được đối phương thì tìm cách mà trừ đi! Bản lĩnh hiên ngang không biết cúi thấp đầu của Đỗ Khắc Chung là biểu hiện khí phách dân tộc, làm nên sức mạnh Việt Nam đánh tan tác kẻ thù từng xéo nát nhiều vùng lãnh thổ từ Á sang Âu ở thế kỷ XIII.  Người thực thi mệnh [lệnh] của nước của dân ở thế kỷ XXI này, vì thế, phải biết học cha ông, không để nhục quốc thể.

 Quan hệ Nước lớn-Nước nhỏ và Bản lĩnh Dân tộc

Có một điều phải suy nghĩ thêm khi báo chí ta gần đây hay nói đến chuyện ứng xử giữa nước nhỏ với nước lớn. Điều ấy có cái lý‎ của nó. Nhưng cũng lại phải thấy cho ra một điều nữa là, một nước đứng thứ 13 thế giới về dân số, cũng đã từng được cả thế giới biết đến như là một dân tộc từng đánh thắng những thế lực ngoại xâm khổng lồ ở thế kỷ XIII, XV, XVIII và XX để hiên ngang tồn tại bên bờ Thái Bình Dương rộng lớn, có một vị thế trong khối ASEAN, mà cứ vẫn mang tâm lý “nước nhỏ” trong ứng xử thì e cũng có chỗ chưa thỏa đáng.

Hàn Quốc với diện tích 100.032 km vuông, dân số 48 triệu người, là “nước nhỏ” nhưng xem ra thế ứng xử của họ trên trường quốc tế thì cũng không “nhỏ” như người ta tưởng. Vì sao? Vì nhờ vào thực lực kinh tế, khoa học công nghệ và thành tựu về văn hóa nghệ thuật mà họ đạt được có thể ngang ngửa canh tranh với nhiều nước công nghiệp phát triển! Rồi Singapore, với diện tích 697.7km2, chỉ bằng diện tích huyện Cần Giờ của TPHCM và dân số chỉ 5,1 triệu người vào năm 2010 thì đúng là nhỏ, rất nhỏ. Nếu tính từ ngày tuyên bố độc lập 9 tháng 8 năm 1965 thì họ chỉ mới có gần 50 năm phát triển từ một nước hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Nhưng cũng chính vì thế, họ nhanh nhạy đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và theo dự tính thì đến 2018 Singapore sẽ là một đầu mối của mạng lưới năng động trong nền kinh tế châu Á và toàn cầu với tính đa dạng nhạy bén trong hoạt động kinh doanh. Thế đứng của đất nước này, vì thế, đâu kém những nước diện tích lớn, dân số đông!

Còn ta, vì sao Việt Nam ta từ đỉnh cao chiến thắng lại trở thành lạc hậu và lạc điệu với thế giới. Đây là câu chuyện dài chưa thể trong vài dòng nói hết, nhưng không thể không thẳng thắn và sòng phẳng chỉ ra nguyên nhân của nó. Muốn thế, phải đặt vận mệnh của tổ quốc lên trên hết và trước hết, thực hiện sự hòa giải và hòa hợp dân tộc, gạt bỏ những mâu thuẫn về lợi ích riêng tư, chấm dứt những hành vi và thủ đoạn tranh giành quyền lực để đồng tâm hiệp lực xây dựng đất nước. Có như vậy mới tạo nên được một thế đứng Việt Nam trong những mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau của các mối quan hệ quốc tế, vấn đề có ý nghĩa sống còn trong hoạt động đối ngoại, tránh được nguy cơ thao túng của nước lớn. Điều chua chát đáng nói nhất khi sử dụng khái niệm “nước nhỏ” chính là sự nếm trải vị đắng của thân phận một dân tộc từng là một quân cờ trên bàn cờ trong cuộc chơi giữa các “nước lớn”!

Bản lĩnh và khí phách của dân tộc trước kẻ thù ngoại xâm đã giục giã nhiều thế hệ Việt Nam lên đường cứu nước, không ngại hy sinh. Máu người không phải nước lã. Và máu đã chảy thành sông, xương đã chất thành núi từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu. Tổ quốc đời đời vinh danh những người con yêu đã ngả xuống để giữ gìn từng thước núi, tấc sông của non sông gấm vóc ông cha bao đời gây dựng và bảo vệ để trao lại cho con cháu hôm nay. Vì thế, quyết không để cho mạng sống của người Việt, vận mệnh của tổ quốc bị lợi ích của những nước lớn với đủ thứ “nhân danh” để biến thành những quân cờ trong cuộc chơi của họ.

Quân cờ ấy, khi cần thiết thì người ta đánh bóng mạ kền, hoặc thổi lên thành một chiếc bong bóng sặc sỡ sắc màu huyền thoại để mà vui vẻ nhận lãnh những vinh quang vô ích : “Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa, Vui gì hơn làm người lính đi đầu“. Để rồi, trong “niềm vui” ấy, những núi xương, sông máu của “người lính đi đầu” đổ ra tạo thành khoảng cách an toàn cho Mao “đại nhảy vọt” (như cách trước đó cuộc “kháng Mỹ viện Triều” tạo ra một Bắc Triều Tiên làm trái độn) và đến một ngày đẹp trời thì Chu vui vẻ bắt tay Ních ở Thượng Hải để mặc cả trên đầu người bạn láng giềng “núi liền núi, sông liền sông, chung một biển Đông” về nước cờ “thí tốt, đẩy xe”, bật đèn xanh cho B52 rải thảm Hà Nội.

 Quyền lực và Tội lỗi

Chiếc bong bóng sặc sỡ kia vỡ tan, nhưng không chỉ là một ảo ảnh tan vỡ mà là một hệ lụy lịch sử nặng nề với những vết thương hằn sâu trong lòng dân tộc khi non sông đã quy về một mối. Thay vì làm lành vết thương, người ta lại khoét sâu thêm do bị chủ nghĩa giáo điều cầm tù, mà nguy hiểm nhất là tiếp tục thực thi quan điểm”đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển ” để rồi tạo ra một xã hội bất an và xáo động, hệ thống giá trị bị đảo lộn, văn hóa dân tộc với cốt lõi là nền văn hóa làng, cái nôi của tâm hồn Việt, bị băng hoại. Đó chính là hệ lụy nặng nề vừa nhắc đến. Liều thuốc chữa trị cho sự bất an ấy, bi đát thay, lại là một chế độ toàn trị phản dân chủ đang được đẩy tới ngày càng hung hãn như không có điểm dừng. Cái gọi là “nhà nước pháp quyền” được rao giảng là “của dân, do dân và vì dân” đang quay lưng lại với dân. Cán cân công lý chao đảo trước vòng xoáy lợi ích của các nhóm quyền lực với những bản án bỏ túi theo Nghị quyết. Đó là lý do giục giã những “bàn chân nổi giận” của nông dân, của thanh niên sinh viên, của trí thức rầm rập xuống đường bất chấp mọi thủ đoạn trấn áp và sự xuyên tạc, lừa mị.

Chưa bao giờ người ta thấy cái nguyên lý khủng khiếp vận hành trong xã hội từng được trí tuệ loài người đúc kết : “Quyền lực thúc đẩy việc mở rộng vô hạn độ quyền lực, và hầu như không có điểm dừng. Nhưng “quyền lực lại có xu hướng tham nhũng và quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối” (Power tends to corrupt and absolute power corrupts absolutely). Chế độ toàn trị phản dân chủ là nguyên nhân sâu xa cho cái chuyện “quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng cũng tuyệt đối ” ấy. Liệu lịch sử loài người đã biết có bao nhiêu thứ “quyền lực tuyệt đối” như chê độ toàn trị hiện hành? Vừa rồi, báo cáo của Tổ chức theo dõi tình trạng tham nhũng trên toàn thế giới [Transparency International]cho biếtKết quả khảo sát cho thấy là giới công an cảnh sát bị người dân Việt Nam đánh giá là tham nhũng nhất, đứng đầu danh sách“!

Vì vậy, nếu chỉ chĩa mũi nhọn vào một số người, cho dù là cần thiết đi chăng nữa, thì chỉ là bôi thuốc chữa mụn ngoài da để mong đẩy lùi căn bệnh đã ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng. Chính cái đó đang hủy hoại sức sống của dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ. Cho nên, nỗi bức xúc lớn đang chứa chất trong lòng xã hội là cải cách thể chế để lập lại trật tự và thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và bà con dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Dân chủ là liều thuốc đặc trị để chống tham nhũng và các tật bệnh nói trên có hiệu quả nhất vào lúc này.

Dân chủ là phương thuốc hiệu nghiệm cho căn bệnh tưởng như vô phương cứu chữa là bộ máy nhà nước đang ngày càng phình to. Mà phình to mãi vì lộ trình chạy chức chạy quyền đang được cải tiến và rất gọn nhẹ. Chẳng hạn như, nếu nhìn vào con số thì đồng lương của viên chức nhà nước không sống được, nhưng người ta vẫn sống, mà sống đàng hoàng nên vẫn đua chen vào biên chế nhà nuớc!

Dân chủ cũng là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị lớn nhất, có mạng lưới rộng khắp cả nước, tự chỉnh đốn mình nhằm đáp ứng đòi hỏi bức xúc của dân và của cả đông đảo đảng viên của đảng. Những phong trào từng được phát động rầm rộ và tiêu phí bao nhiêu sức lực và tiền của lấy từ ngân sách, cũng là tiền thuế của dân, sở dĩ không có kết quả vì không dám mở rộng dân chủ trong đảng và thực thi dân chủ trong dân một cách thực chất.

Chuyện này chẳng có gì mới, sở dĩ phải nêu lên đây vì chúng liên quan mật thiết với gương mặt đất nước trước thế giới. Nói cách khác, liên quan đến sức mạnh của dân tộc, thế đứng của đất nước trong hoạt động đối ngoại. Thế giới văn minh làm sao chấp nhận một thứ luật rừng trong ứng xử với dân? Làm sao xây dựng được niềm tin chiến lược với các đối tác trên trường quốc tế khi Việt Nam tuy đã công nhận Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là giá trị phổ dụng, đã ký cam kết tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị,Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng trong ứng xử thực tế thì làm ngược lại ? Cái chuyện nhân danh “đặc thù” của  mỗi nước về văn hóa, chính trị để phủ nhận những chuẩn mực chung về văn minh mà thế giới tôn trọng đã trở nên kệch cỡm và lạc điệu. Cần quan niệm rằng thực thi dân chủ, cải thiện điều kiện để quyền con người được thực hiện một cách công khai và lành mạnh, chính là đòi hỏi của sự phát triển, tăng cường nội lực chứ không phải là do sức ép của bên ngoài, càng không thể là một sự áp đặt.

 Bỏ lỡ Cơ hội và Lựa chọn Sai lầm

Một cơ hội bị bỏ lỡ cho việc đưa đất nước đi vào quỹ đạo của thế giới tiến bộ và văn minh là thời điểm lấy ý kiến toàn dân về sửa đổi Hiến Pháp. Biết bao tâm huyết và trí tuệ chân thành, thẳng thắn góp vào chuyện quốc gia đại sự này đã bị lãng phí một cách vô ích mà Kiến nghị của giới trí thức, nhân sĩ (gọi tắt là Kiến nghị 72) góp vào xây dựng Hiến Pháp là một bằng chứng sống động. Phải chăng người ta muốn noi theo cách hành xử của Tập Cận Bình khi ông ta khẳng định : ” Tôi cho rằng điều kiện hiện nay cũng giống trước kia, thời cơ vẫn chưa chín muồi. Tình hình trong và ngoài nước hiện nay chỉ cho phép chúng ta dùng “liệu pháp giữ nguyên”, hơn nữa duy trì được hiện trạng cũng là tốt lắm rồi, thực ra duy trì được cũng không phải dễ dàng. Bởi vậy, tôi chỉ có thể nhắc lại “ba tin tưởng”[ tin vào đường lối, tin vào lý luận, tin vào chế độ] mà thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới“.

Không được đụng tới vì chính đây là tử huyệt của chế độ toàn trị phản dân chủ đang thống trị Trung Quốc. Nếu điều dẫn ra ở trên đúng là tư tưởng của người giữ vai trò nguyên thủ của đất nước Trung Hoa thì rất đáng phải suy nghĩ về tác động không nhỏ của tư tưởng này đối với một số ai đó đang nuôi dưỡng ảo mộng “đi với Trung Quốc thì bảo vệ được đảng, giữ được chế độ XHCN“! (Nói “nếu đúng” vì có thông tin cho biết là nhiều khả năng đây là bài phát biểu ngụy tạo, tuy nhiên nó phản ánh rất thực hiện trạng TQ ngày nay).

Họ không dám nhìn thẳng vào sự thật là khi Trung Quốc diễu võ dương oai bên ngoài là nhằm đánh lạc hướng những mâu thuẫn gay gắt bên trong, nhằm che lấp những giằng xé đấu đá trong nội bộ đảng cầm quyền, những mâu thuẫn trong xã hội, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo đang ngày càng gay gắt, đẩy tới nguy cơ bùng nổ. Ngoài ra, những chỉ số giảm sút về tăng trưởng kinh tế và sự kiện hệ thống ngân hàng tiếp tục tài trợ cho các dự án quốc doanh thua lỗ nặng đã cho thấy Trung Quốc đang trên đà suy thoái khó lòng cứu vãn. Như vậy, vội vã hớp lấy “liệu pháp giữ nguyên” của Trung Quốc, để rồi “thực sự không thể đụng tới cải cách thể chế chính trị hoặc ít nhất hiện nay không được đụng tới“, chính là ngăn chặn sự phát triển của đất nước, duy trì sự lạc hậu và lạc điệu với thế giới để “ông bạn láng giềng”dễ bề thao túng chứ không có gì khác.

Đây là ý đồ thâm hiểm của một bộ phận trong giới cầm quyền Bắc Kinh đang thực thi âm mưu bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán. Nếu tìm được người cùng hội cùng thuyền, cùng chung cái gọi là “ý thức hệ” thì “dễ mưu tính” như cách Ô Mã Nhi xưa kia mưu toan, sẽ không phải điều binh khiển tướng hết sức tốn kém,lại phải đương đầu với cả thế giới, nhưng vẫn tháo gỡ được cái xương đang mắc ngang cổ họng khiến khó nuốt trôi được cả vùng tài nguyên và con đường huyết mạch ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.

Lựa chọn “liệu pháp giữ nguyên” của Trung Quốc cũng là quên mất rằng một khi “điểm tựa duy nhất” này sụp đổ chế độ ăn theo cũng sẽ không thể thoát khỏi cùng chung số phận.

 Sinh lộ duy nhất: Dân chủ

Nếu Việt Nam quyết liệt cải cách thể chế, thực thi dân chủ hóa, định hình  một mô hình phát triển,sẽ tạo ra một nội lực hùng hậu, nhân tố quyết định thành công của hoạt động đối ngoại và làm phá sản thủ đoạn “bất chiến tự nhiên thành” trong mưu đồ nham hiểm của Trung Quốc. Vì thế, Trung Quốc sẽ ra sức ngăn cản Việt Nam thực hiện điều này.

Ngăn cản còn là vì họ không muốn có hình ảnh một quốc gia quyết tâm cải cách thể chế, thực thi dân chủ ở sát nách họ! Hình ảnh này sẽ khơi gợi và thúc đẩy thêm phong trào đấu tranh dòi dân chủ và nhân quyền trong đất nước họ. Một Mianma láng giềng là đã quá đủ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc đang cố duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ. Cho nên, nếu soi kỹ những phản ứng của họ tại Diễn đàn Shangri La vừa rồi sẽ hiểu rõ chúng ta cần phải làm gì trong những hoạt động đối ngoại sắp tới.

Đương nhiên, không chịu làm một quân cờ trên bàn cờ quốc tế trong cuộc chơi của các nước lớn không có nghĩa là co mình lại, không dám chủ động tạo ra một thế liên kết mới trên trường quốc tế. Chính mối liên kết đó sẽ tạo nên một thế đứng Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Chỉ có thể tạo được thế đứng ấy khi Việt Nam thoát ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc, vứt bỏ cái mũ kim cô mà chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang cố thít chặt để dễ bề kiềm tỏa và thao túng. Chẳng thế mà Trung Quốc đã không úp mở vừa dụ dỗ vừa đe dọa khi Việt Nam thiết lập một quan hệ mới với Mỹ và các nước phương Tây cho dù Việt Nam đứng vững trên tư thế độc lập để thực thi một chính sách đối ngoại thân thiện  và bình đẳng với tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã từng thực hiện việc “giải Hán hóa” một cách khôn ngoan để gìn giữ bản sắc văn hóa Việt. Ấy vậy mà, đúng như Trần Quốc Vượng nhận xét, “cuộc đấu tranh giữa mô hình dân tộc và mô hình kiểu Tàu cho đến khi phong kiến hết thời vẫn chưa chấm dứt…”. Trong cuộc đấu tranh ấy, “tìm về dân tộc” và “thân dân” là phương cách hiệu nghiệm nhất để thực hiện việc “giải Hán hóa”, và hôm nay là việc thoát ra khỏi cái quỹ đạo Trung Quốc để đến với thế giới văn minh, tiến bộ.

Vì thế, xin mượn cách diễn đạt (và chỉ là cách diễn đạt thôi) của Lê Quý Đôn trong “Quần thư khảo biện” nhằm thâu tóm những nghĩ suy và dẫn giải dài dòng trên đây nhân chuyến công du sắp tới của ông Chủ tịch Nước để chỉ dồn vào một chữ, như Lê Quý Đôn đã viết:

 ”Kinh Dịch nói : “Biến động trong thiên hạ chính đáng chỉ có một [lý] thôi. Chí lý thay chữ “một”. Lấy chữ “một” ấy mà xuyên suốt mọi việc thì dù bốn bể chín châu cách trở, ngàn xưa trăm đời xa xôi, mọi trao qua đổi lại, mọi xem xét đánh giá đều vẫn rõ ràng như bày ra trước mắt, rành rọt như trỏ bàn tay vậy”!

Chữ “một” đây chính là “DÂN CHỦ

T.L.

Trung Quốc đang ‘trả đũa’ việc giám sát trên biển của Hoa Kỳ? – BS

3 Th6

 Trung Quốc đang ‘trả đũa’ việc giám sát trên biển của Hoa Kỳ?

The Interpreter

Tác giả: Rory Medcalf

Người dịch: Huỳnh Phan

01-06-2013

Những chuyện hay nhất từ Đối thoại Shangri-la, cuộc họp mặt quốc phòng không chính thức hàng đầu của châu Á, không phải đến từ lời phát biểu công khai của các nhân vật cao cấp như Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel. Thật vậy, điều đặc biệt nhất mà tôi nghe nói ở ngày đầu tiên của cuộc đối thoại năm nay ở Singapore là từ một đại tá của PLA tại buổi làm việc về an ninh trên biển.

Trung Quốc bực dọc về sự hiện diện của các tàu và máy bay giám sát ngoài khơi bờ biển trong khu vực 200 hải lý đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ là điều dễ hiểu. Trung Quốc coi điều đó là xấu cho lợi ích nước mình. Xét cho cùng, ngoài những thứ khác người Mỹ có lẽ đang thu thập dữ liệu về các hoạt động quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc có lẽ cũng thấy sự có mặt đang tiếp diễn này là một sự xúc phạm đến niềm tự hào quốc gia của mình, một gợi nhớ về lịch sử bị sỉ nhục bởi các cường quốc nước ngoài.

Do đó, thật ngạc nhiên khi nghe một sĩ quan quân đội Trung Quốc tiết lộ trong cuộc thảo luận mở tại hội nghị hôm nay rằng Trung Quốc đã nghĩ tới việc’ trả đũa’ bằng cách phái ‘tàu và máy bay đến vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ’, và thật tế đã làm như vậy ‘một vài lần’ , mặc dù không phải trên cơ sở thường xuyên mỗi ngày (không giống như sự có mặt của Mỹ ngoài khơi Trung Quốc).

Đối với tôi đây đúng là một tin. Từ các cuộc thảo luận với một số chuyên gia an ninh hàng hải ở bên lề của hội nghị, hoá ra rằng các tin đồn được lan truyền trong một khoảng thời gian qua về việc Trung Quốc phái tàu làm nhiệm vụ tới các vùng biển ngoài khơi lãnh thổ nước Mỹ – không phải Hoa Kỳ lục địa mà có lẽ là Hawaii và cũng có thể là Guam. Tuy nhiên, ai cũng có thể nhớ đây là lần đầu tiên điều này được nêu ra công khai.

Nói chính xác, viên chức Trung Quốc không nói rõ là các tàu Trung Quốc (và / hoặc máy bay) đã thu thập thông tin tình báo, hay chúng chỉ mạo hiểm tới gần lãnh thổ Hoa Kỳ để thể hiện một quan điểm chính trị thôi. Nhưng hình như là bất thường nếu chúng bỏ lỡ cơ hội thực hiện việc giám sát. Và quả là ông ta đã nói “trả đũa”.

Tại sao phát hiện này là quan trọng? Có vài lý do. Thứ nhất, nó có thể tương đương với sự khởi đầu của việc Trung Quốc hiểu được rằng cách diễn giải Công ước LHQ về Luật Biển của họ có thể không có lợi trong dài hạn. Cách giải thích đó cho rằng tự do hàng hải không bao gồm quyền tiến hành giám sát trong EEZ của nước khác. Hầu hết các nước, trong đó có Mỹ, coi giám sát như một hoạt động hòa bình được công ước cho phép. (Nói rõ hơn, tất cả các nước kể cả Mỹ đều đồng ý rằng thu thập tình báo thời bình trong giới hạn 12 hải lý lãnh hải bất cứ nước nào khác là một từ ‘không’ to lớn).

Vì các lợi ích kinh tế, chiến lược, và khả năng hải quân của Trung Quốc đều ngày càng vươn ra xa khỏi bờ biển họ, nên có lẽ một số người trong cơ quan an ninh Trung Quốc đang đoán trước lợi ích tương lai từ việc nước của chính họ có quyền hợp pháp thu thập thông tin tình báo trong EEZ của các nước khác. Nhưng hiện nay, nếu Trung Quốc quả thực đang tiến hành bước đột phá thỉnh thoảng giám sát trong EEZ của Mỹ, thì họ vi phạm cách giải thích của chính mình về luật biển.

Hơn nữa, nếu Trung Quốc thừa nhận rằng họ đang bắt đầu cạnh tranh với Mỹ trong trò chơi của chính mình, thì điều này không phải không đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng Hải quân Mỹ sẽ không bị thuyết phục để từ bỏ việc giám sát trong vùng biển Đông Á hay sao? Các sự cố như vụ quấy rối tàu USNS Impeccable vào năm 2009 thường được cho là một phần của một chiến dịch nhằm đẩy lùi người Mỹ. Bây giờ Trung Quốc có nhận ra rằng chiến dịch đó đã thất bại và rằng họ cần phải thử một chiến thuật mới hay không?

Nếu có, điều đó có thể giúp giải thích tại sao so với một vài năm trước đây Trung Quốc có vẻ ít có ý định theo đuổi các cuộc va chạm nguy hiểm với tàu và máy bay Mỹ- sự cố có thể dễ thấy sẽ leo thang thành đối đầu, thậm chí xung đột.

Điều đó cũng có thể giúp lý giải tại sao các cuộc đàm phán về giảm bớt nguy cơ hàng hải và các cuộc đối thoại quân sự hai bên giữa Trung Quốc và Mỹ dường như đang đạt tiến bộ. Nếu Trung Quốc thật sự đang bắt đầu thử nghiệm với các chuyến đi của tàu do thám của họ tới những hòn đảo của Mỹ ở Thái Bình Dương, thì hóa ra đó có thể lại là tin tốt cho tất cả mọi người.

Nguồn: The Interpreter

HOA KỲ KÊU GỌI VIỆT NAM THẢ LS. LÊ QUỐC QUÂN và TS. CÙ HUY HÀ VŨ (*) – BS

28 Th4

HOA KỲ KÊU GỌI VIỆT NAM THẢ LS. LÊ QUỐC QUÂN và TS. CÙ HUY HÀ VŨ (*)

Bản dịch của Huỳnh Thục Vy (Defend the Defenders)

Phát biểu về Báo cáo tình hình Nhân quyền các nước năm 2012 – Họp báo đặc biệt.

Uzra Zeya Quyền Trợ lý Thư ký Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động

Washington, DC – Ngày 19/4/2013

Ms. ZEYA: Xin cám ơn  ngài Ngoại trưởng rất nhiều. Tôi muốn nói vài lời về cách chúng ta sử dụng Bản báo cáo Nhân quyền hằng năm để thông tin cho các cơ quan Ngoại giao trên khắp thế giới của chúng ta và giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan nhanh chóng về một số những diễn biến chủ yếu trong năm qua, mà bản báo cáo đã mô tả, rồi tôi sẽ hân hạnh lắng nghe những câu hỏi từ các bạn.

Như ngài Ngoại trưởng đã nói, Nhân quyền là trọng tâm trong những cam kết ngoại giao toàn cầu của Hoa Kỳ và những bản báo cáo này là nền tảng thực tế để chúng ta xây dựng và định hình các chính sách của mình. Nhân quyền luôn nằm trong chương trình nghị sự, trong các mối quan hệ song phương của chúng ta, ví dụ như trong  suốt cuộc đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt gần đây, trong đó chúng ta thúc giục việc trả tự do cho các tù nhân chính trị gồm Lê Quốc Quân, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và những người khác. Chúng ta luôn ủng hộ những người bị bỏ tù vì những hoạt động cho lý tưởng của họ, gồm Khôi nguyên Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba và Luật sư Nhân quyền Cao Trí Thịnh và Mục sư Saeed Abedini của Iran, trong số nhiều nhà hoạt động khác trên khắp thế giới.

Những bản báo cáo riêng lẻ thì độc lập và với chúng chừng đó là đủ, vì thế tôi đề xuất là các bạn hãy lấy thêm thông tin chi tiết về những quốc gia hay khu vực cụ thể từ chúng. Đồng thời, tôi muốn nêu bật những diễn biến quan trọng trong năm 2012.

Trước tiên,  như ngài Ngoại trưởng đã  ghi nhận, chúng tôi tiếp tục chứng kiến một không gian dành cho xã hội dân sự đang dần thu hẹp tại các quốc gia mà số lượng ngày càng tăng như Trung Quốc, Ai Cập, và Nga, chỉ kể tên một vài nước như thế. Năm 2012 đã chứng kiến những luật mới ngăn cản việc thực hành các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do tôn giáo; sự tăng cường những hạn chế đối với các tổ chức nhận tài trợ từ nước ngoài; và việc sách nhiễu, bắt bớ và sát hại các nhà hoạt động chính trị trong lĩnh vực lao động và nhân quyền.

Bất kể các biện pháp được đưa ra, kết quả không thay đổi: Khi chính quyền bóp nghẹt xã hội dân sự, đất nước họ sẽ bị tước đoạt các ý tưởng, năng lượng và dân trí – những yếu tố cần thiết cho sự thành công và ổn định lâu dài trong thế kỷ 21.

Chúng tôi cũng nhìn thấy quyền tự do truyền thông đang chịu sự đe dọa ngày càng tăng trong năm 2012. Một con số kỷ lục các nhà báo bị giết khi làm nhiệm vụ hoặc như là hậu quả của việc đưa tin của mình. Một số chính quyền có những biện pháp bóp nghẹt báo chí qua việc sử dụng những điều luật chống khủng bố được mở rộng thái quá, những  quy định pháp luật nặng nề, những vụ sách nhiễu và bỏ tù các nhà báo. Ở Ethiopia, Eskinder Nega vẫn còn ở tù, và Calixto Ramon Martinez Arias trải qua 6 tháng trong nhà tù Cuba vì viết  vụ bùng nổ dịch tả. Một vài chính quyền cá biệt còn nhắm vào quyền tự do bày tỏ ý kiến trên mạng qua những đạo luật mang tính thắt chặt mới, các cuộc tấn công từ chối dịch vụ, các vụ sách nhiễu blogger, nhà báo và các nhà hoạt động trên mạng. Xin lấy ví dụ, ở Ai Cập, blogger Alaa Abdel Fattah đã bị bắt đi bắt lại và bị sách nhiễu liên tục bởi chính quyền.

Khắp vùng Trung Đông năm 2012, đàn ông và phụ nữ tiếp tục tổ chức và lên tiếng đấu tranh cho nhân phẩm, cho cơ hội kinh tế và cho sự quan tâm về tương lai chính trị của nước họ. Đã có những cuộc bầu cử lịch sử ở Ai Cập và Lybia nhưng cũng là sự thụt lùi đáng ngại, bao gồm sự xói mòn tình trạng bảo vệ xã hội dân sự, sự xâm hại tình dục nhắm vào phụ nữ,  bạo động và  đàn áp nhắm vào các nhóm tôn giáo thiểu số khắp vùng. Bashar al-Assad leo thang  những cuộc tấn công tàn bạo chống lại chính người dân của mình ở Syria; tình hình căng thẳng giữa các cộng đồng và bạo lực chính trị tiếp diễn  ở Iraq, Bahrain và Yemen; các chính quyền khắp vùng Vịnh đã có những hành động giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm cả trên mạng lẫn ngoài mạng.

Các cuộc đấu tranh này không giới hạn trong khu vực Trung Đông, đặc biệt là vấn đề bạo lực chống lại những nhóm người bị gạt ra bên lề xã hội. Bản báo cáo 2012 đã đưa ra những tài liệu dẫn chứng về tình trạng phân biệt đối xử và truy bức đối với thành viên của các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số, bao gồm người Do Thái, người La Mã, tín đồ Cơ đốc Chính thống, tín đồ Hồi giáo Ahmadis,  tín đồ Baha’i, người Uighur, và người Tây Tạng; cũng như sự phân biệt đối xử những nhóm dân yếu thế khác như người tàn tật, những người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và người người chuyển giới khắp nơi trên thế giới.

Phụ nữ và trẻ em gái tiếp tục bị đe dọa  trên toàn cầu, đối mặt những vụ lạm dụng từ bạo lực tình dục đến những tập tục truyền thống tai hại. Từ Afghanistan đến Cộng hòa dân chủ Công gô, phụ nữ và trẻ em gái là những mục tiêu của sự đàn áp trong lúc họ cố gắng sống cuộc sống hằng ngày, thay đổi xã hội cho tốt hơn và thực hành những quyền tự do cơ bản vốn có của con người.

Thật may là không phải tất cả tin tức trong năm 2012 đều tồi tệ. Như ngài Ngoại trưởng đã nói, chúng tôi đã khuyến khích- chúng tôi đang được cổ vũ bởi những gì đang xảy ra ở Miến Điện. Chính quyền Miến Điện đã trả tự do cho 700 tù nhân chính trị từ năm 2011, nhiều người trong số này đã ở tù hơn một thập kỷ. Bà Aung San Suu Kyi và 42 thành viên của Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ đã được bầu vào Quốc hội trong những cuộc bầu cử bổ sung có thể nói là minh bạch và toàn diện. Chính quyền đã  có một số nới lỏng kiểm duyệt báo chí và cho phép công đoàn thành lập và đăng ký. Tuy nhiên, nhiều yếu tố của bộ máy độc tài vẫn còn nguyên vẹn. Và như ngài Ngoại trưởng đã lưu ý, chúng  tôi cũng rất quan ngại về cuộc xung đột ở bang Kachin và bạo động  sắc tộc ở  bang Rhakine, nằm ở miền trung Miến Điện.

Bên cạnh những cuộc bầu cử mà tôi đã đề cập đến ở Trung Đông và Miến Điện, Georgia đã tổ chức các cuộc bầu cử Nghị viện dẫn đến cuộc chuyển hóa quyền lực dân chủ ôn hòa đầu tiên ở quốc gia này từ khi được độc lập năm 1992. Và khắp thế giới mỗi ngày, những người đàn ồng và phụ nữ dũng cảm đã chấp nhận nguy hiểm,  quên mình để bênh vực những quyền con người phổ quát và để cải thiện cuộc sống của tha nhân.

Cuối cùng, tôi muốn lặp lại lời cảm tạ của ngài Ngoại trưởng đối với các đồng nghiệp của chúng ta ở hải ngoại và trong Bộ ngoại giao, trong đó có biên tập viên kỳ cựu của chúng ta, ông Steve Eisenbraun, người đã làm việc không mệt mỏi để ráp các bản báo cáo này.  Đây thực sự là một nhiệm vụ nặng nề và mỗi năm chúng tôi đều nỗ lực để làm tốt hơn. Năm nay, như ngài Ngoại trưởng đã đề cập, chúng tôi đã đưa ra nhưng thông tin toàn diện về điều kiện nhà tù, tình trạng tham nhũng trong chính quyền, quyền công nhân và quyền của phụ nữ và trẻ em gái.

Chúng tôi hy vọng rằng các bản báo cáo sẽ làm sáng tỏ tình trạng nhân quyền khắp thế giới và chúng tôi đã cam kết làm việc với các chính quyền và xã hội dân sự để ngăn chặn những trường hợp lam dụng và ủng hộ  các quyền phổ quát cho tất cả mọi người.

Vì thế, tôi sẽ dừng tại đây, và tôi hân hạnh được nghe các câu hỏi.

Ms. PSAKI: Tôi sẽ yêu cầu vài người. Chúng ta có đủ thời gian cho vài câu hỏi. Mời Brad.

Hỏi: Vâng. Cả bà và ngài Ngoại trưởng đều đề cập rằng quý vị đưa ra những vấn đề nhân quyền trong tất cả các chuyến viếng thăm của mình, những sự thật khó khăn, như quý vị nói. Song gần đây, khi ngài Ngoại trưởng Kerry công du Trung Quốc, chúng tôi hầu như không nghe thấy lời nào về Nhân quyền cả. Vì thế, bà có thể cho chúng tôi biết  về những sự thật khó khăn mà lẽ ra đã được thúc đẩy kia không?

Ms. ZEYA: Chắn chắn rồi. Tôi chỉ muốn nói tóm lại rằng việc phát huy nhân quyền hoàn toàn là một phần trong nghị trình song phương với Trung Quốc. Chúng tôi liên tục đưa lên những trường hợp nhân quyền cụ thể với chính quyền Trung Quốc trong các cuộc đối thoại song phương và các cuộc thảo luận cấp cao. Trong suốt chuyến viếng thăm của ngài Ngoại trưởng, như ngài đã nói rõ, ngài đã đưa ra những trường hợp cụ thể với chính quyền Trung Quốc, bao gồm cả trường hợp của Trần Khắc Quý, cháu của luật sư Trần Quang Thành. Anh ta đã đưa ra những chứng cớ vi phạm trong suốt thời gian ở tù của mình và những sách nhiễu đối với gia đình anh.

Một vài trường hợp khác mà chúng tôi thường xuyên đưa ra, tôi đã có đề cập đến trong phần giải thích của mình, những trường hợp đó bao gồm ông Cao Trí Thịnh, Lưu Hiểu Ba và, như tôi đã đề cập, anh Trần Khắc Quý. Nhưng đó chỉ là một vài trong số những tù nhân chính trị ở Trung Quốc. Tôi muốn chỉ cho anh đọc các bản báo cáo của chúng tôi, có nhiều chi tiết hơn về vấn đề này.

Hỏi: Và quý vị có đạt được tiến bộ nào liên quan đến những trường hợp này không?

Ms. ZEYA: Tôi nghĩ nó là một phần của cuộc đối thoại đang tiếp diễn.

Ms. PSAKI: Xin mời Said

Hỏi: Xin cám ơn bà. Tên tôi là Said Arikat từ Nhật báo Al Quds, tôi muốn hỏi bà về các tù nhân Palestine.

MS. ZEYA: Chắn chắn rồi.

Hỏi: Hiện có khoảng 4500 người trong tù. Có khoảng 280 người ở độ tuổi từ 12 đến 15, và tôi tự hỏi, với những hoạt động hiện tại đang gia tăng của quý vị để bắt đầu những cuộc đối thoại mới, liệu quý vị có mang vấn đề đó mà chờ đợi với chính quyền Israel không.

MS. ZEYA: Đúng vậy. Tôi muốn nói tóm lại rằng Hoa Kỳ đang đưa những vấn đề nhân quyền lên những cấp cao nhất trong chính quyền Israel. Tôi muốn đề nghị anh đọc bản báo cáo năm nay của chúng tôi về những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Một vài vấn đề nhân quyền chủ yếu mà chúng tôi đã xác định là những cuộc bắt giữ tùy tiện, hành hạ và xâm phạm có tổ chức, mà thường là không bị trừng phạt, được gây ra bởi các tác nhân khác nhau; những giới hạn quyền tự do dân sự; và sự bất lực của người dân trong việc giữ cho chính quyền của mình có trách nhiệm giải trình.

MS. PSAKI: Ở phía sau. Xin tiếp tục

Hỏi: Vâng, bản báo cáo năm này về Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ gay gắt hơn năm ngoái. Ngài ngoại trưởng có đưa ra trường hợp nào trong số vụ việc này với các giới chức Thổ Nhĩ Kỳ hay không? Ngài ngoại trưởng có liên lạc thường xuyên với họ. Ông ta sẽ gặp gỡ họ cuối tuần này. Vậy vấn đề nào đang được ông chú trọng?

MS. ZEYA: Chắc chắn rồi. Với sự tôn trọng dành cho Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh quan trọng trong khối NATO và là một đối tác chiến lược của Hoa Kỳ, nhân quyền là một phần của những cam kết rộng lớn hơn trong phạm vi khu vực. Một vài vấn đề quan ngại được lưu ý trong bản báo cáo là quyền tự do bày tỏ ý kiến, tình trạng của những người thiểu số và những người yếu thế, và cải cách pháp lý. Và điều chúng tôi nghĩ là tiến trình cải cách hiến pháp của Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra cơ hội để cải thiện tình trạng bảo vệ những người thiểu số, phụ nữ và trẻ em, cũng như mở rộng quyền tự do bày tỏ ý kiến.

Hỏi: Nhưng cho đến nay, ngài Ngoại trưởng có đưa những vấn đề đó ra cho các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ hay không? Đây là lần thứ ba ngài Ngoại trưởng có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay.

MS. ZEYA: Tôi muốn nói rằng, đó là một phần trong sự can dự song phương thường xuyên của chúng ta, nhưng để tìm những chi tiết cụ thể hơn, tôi sẽ phải chỉ anh đến gặp người phát ngôn bộ Ngoại giao.

MS.PSAKI: Ở đằng trước.

Hỏi: Tôi tự hỏi không biết bà sẽ nói với chúng tôi bà quan ngại như thế nào về tình hình ở Nga. Bà đừng nghĩ rằng xã hội dân sự chỉ thu hẹp lại một chút, như bà nói – thậm chí nó đã thu hẹp hơn rất nhiều – tôi muốn nói đến bản báo cáo năm ngoái.

MS. ZEYA: Đúng như vậy.

Hỏi: Và có phải bà nói chung chung về tình trạng bà thấy hay không

MS. ZEYA: Chắc chắn rồi.

Hỏi: Vâng, vì họ đang thực hiện đạo luật đã được thông qua năm ngoái mà quý vị đã than phiền. Bây giờ họ đang thực sự thực hiện luật đó.

MS. ZEYA: Đúng vậy. Không, anh đã đúng. Bản báo cáo chỉ nêu ra những vấn đề cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, nhưng chắc chắn rằng mô hình mà chúng ta nhìn thấy đang nổi lên ở Nga đang gây quan ngại sâu sắc liên quan đến sự nổi lên của tình trạng gia tăng giới hạn đối với việc thực hành các quyền tự do dân sự. Điều này bao gồm các biện pháp liên quan tới việc các tổ chức phi chính phủ đăng ký như là những văn phòng đại diện nước ngoài, nhưng cũng liên quan đến những giới hạn về quyền tự do internet và báo chí. Vì thế, chúng tôi đã làm sáng tỏ cam kết của mình trong việc đối thoại về nhân quyền với chính quyền Nga, nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục hoàn toàn tận tâm trong việc đối thoại với xã hội dân sự và ủng hộ các nỗ lực của họ.

Hỏi: Tôi có thể tiếp tục bàn về vấn đề đó không?

MS.PSAKI: Chắc chắn rồi.

Hỏi: Tôi chỉ thắc mắc. Ý tôi là, trong quá khứ, tôi nghĩ chính phủ Hoa Kỳ đã nói rất nhiều về những quan ngại vi phạm nhân quyền ở Chechnya, và tôi thắc mắc là quý vị nghĩ những sự cố ở Boston sẽ thay đổi cái cách mà chính quyền Hoa Kỳ nhìn nhận về nhân quyền ở Chechnya?

MS. ZEYA: Đúng vậy. Liên quan đến những cuộc điều tra đang tiếp tục ở Boston, tôi sẽ phải nói tóm tắt những bình luận của ngài Ngoại trưởng rằng sẽ rất không thích hợp để đưa ra những bình luận xa hơn trong thời điểm này.

Liên quan đến tình hình ở Bắc Caucacus, tôi có thể nói với các bạn rằng đây là một phần của báo cáo nhân quyền của chúng tôi về nước Nga trong Báo cáo quốc gia từ năm 1995. Anh sẽ tìm thấy khá nhiều thông tin trong bản báo cáo năm nay. Và các bản báo cáo này đã ghi nhận những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra và những hành vi vi phạm nhân quyền liên tiếp được báo là do cả chính quyền lẫn phiến quân gây ra.

MS.PSAKI: Đến câu hỏi cuối cùng.

Hỏi: Vâng. Bà đã đề cập đến những nhà tù. Bộ Ngoại giao, tôi thắc mắc, có quan ngại về những tù nhân ở trại Guantanamo; 56 người trong số 86 tù nhân Guantanamo đã được bào chữa để trả tự do là những công dân Yemen. Bà có đồng ý rằng Hoa Kỳ đang bắt tay vào việc trừng phạt tập thể dựa trên quốc tịch không?

MS.ZEYA: Tôi sẽ nói rằng chính chúng tôi đã giữ những tiêu chuẩn giống như các tiêu chuẩn mà chúng tôi đánh giá các chính phủ khác. Về vấn đề Guantanamo, ngài Tổng thống đã làm sáng tỏ cam kết đóng trại Guantanamo của ông, nhưng điều này phải được thực hiện phù hợp với luật pháp và trong sự tham vấn với quốc hội Hoa Kỳ. Vì thế tôi sẽ phải để nghị anh quay trở lại với những tuyên bố xa hơn của tòa Bạch Ốc và của phát ngôn viên về vấn đề này.

MS.PSAKI: Xin nhắc lại với các bạn rằng, Uzra – Quyền Trợ lý Ngoại trưởng sẽ có mặt ở Trung tâm Báo chí Nước ngoài vào cuối chiều nay. Lúc đó khoảng mấy giờ nhỉ?

Những người tham dự: (Không nghe được)

MS.ZEYA: Vâng, 4 giờ chiều.

MS.PSAKI: Đối với những người mà câu hỏi chưa được trả lời, chúng tôi khuyến khích các bạn đến đó. Xin cám ơn

MS.ZEYA: Cám ơn.

Source: http://www.newsroomamerica.com/story/359372.html

(*) Tựa bài do Defend the Defenders đặt.

HOA KỲ NÓI NHÂN QUYỀN đang XẤU ĐI ở TRUNG QUỐC và VIỆT NAM, GHI NHẬN TIẾN BỘ và QUAN NGẠI tại MIẾN ĐIỆN

23 Th4

HOA KỲ NÓI NHÂN QUYỀN đang XẤU ĐI ở TRUNG QUỐC và VIỆT NAM, GHI NHẬN TIẾN BỘ và QUAN NGẠI tại MIẾN ĐIỆN

timescolonist


Bản dịch của Huỳnh Thục Vy (Defend the Defenders)

(AP) Washington, ngày 19/4/2013 – Hoa Kỳ tuyên bố hôm thứ sáu rằng tình trạng Nhân quyền đang trở nên xấu đi ở Trung Quốc và Việt Nam, nhưng có cải thiện ở Miến Điện khi nước này đang tiếp tục trên con đường gập ghềnh tiến tới Dân chủ.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói trong Bản báo cáo đánh giá tình hình Nhân quyền hằng năm trên khắp thế giới rằng tình trạng ở Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục tồi tệ. Bản báo cáo cho hay, những người  trốn khỏi nước này đã tường trình về những vụ giết người không xét xử, những vụ mất tích, những vụ giam cầm, bắt giữ tùy tiện tù nhân chính trị và những vụ hành hạ.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích vào sự đàn áp liên tiếp các nhà hoạt động chính trị và các luật sư công ích ở Trung Quốc trong năm 2012. Bộ Ngoại giao đã chỉ ra việc sử dụng luật pháp “có hệ thống” để bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến, và trừng phạt các cá nhân, thân nhân và đồng sự của họ vì nỗ lực thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của họ.

Bản báo cáo còn nói rằng chính quyền gia tăng đàn áp và hạn chế quyền tự do tôn giáo ở các vùng sắc tộc thuộc Tây Tạng, nơi mà ngày càng có nhiều người tự thiêu để phản đối chính quyền Bắc Kinh.

Các kết luận của Bộ ngoài giao Hoa Kỳ vẫn luôn nhận được sự đáp trả cứng rắn từ chính quyền Trung Quốc, nơi mà đảng Cộng sản đang giữ độc quyền chính trị nhưng lại là nơi chứng kiến hàng thập kỷ phát triển kinh tế nhanh chóng đã kéo hàng trăm triệu người ra khỏi nghèo đói.

Ở Việt Nam, một nhà nước độc đảng khác, bản báo cáo nói rằng chính quyền đã tấn công các trang mạng chỉ trích họ, cũng như theo dõi, phạt tiền, bắt giữ và kết án các blogger bất đồng chính kiến. Hoa Kỳ cũng chỉ trích những vụ cầm tù các nhà đối kháng bằng cách sử dụng những điều luật về an ninh quốc gia mập mờ cùng với những  giới hạn về quyền  lao động và tự do tôn giáo.

Bộ Ngoại Giao cho rằng Miến Điện “tiếp tục đi những bước  quan trọng trong một cuộc chuyển hóa Dân chủ mang tính lịch sử” trong năm 2012, với việc trả tự do cho các tù nhân chính trị, nới lỏng kiểm duyệt báo chí và cho phép các công đoàn hoạt động.  Nước này cũng  đã tổ chức các cuộc bầu cử bổ sung, đưa Khôi nguyên giải Nobel  Hòa bình- Aung San Suu Kyi- thành Nghị sĩ Quốc hội.

Nhưng bản báo cáo cũng nói rằng bộ máy độc tài từ năm thập kỷ dưới chế độ quân phiệt  của đất nước này nói chung vẫn còn nguyên vẹn.

Miến Điện cũng cần có những hành động khẩn cấp để vượt qua  tình trạng chia rẽ sâu sắc đã gây nên những vụ bùng nổ bạo động sắc tộc – đã lấy đi ít nhất 100 mạng người và đã buộc hàng chục ngàn người ở bang Rakhine ra khỏi nhà của họ hồi tháng  6 và tháng 10. Những cuộc đụng độ đẫm máu đó – trong năm nay đã lan rộng đến thủ đô của nước này – chủ yếu là nhắm vào người Hồi giáo thiểu số.

Ở Indonesia- nước đã chuyển đổi từ chế độc quân phiệt để trở thành một trong những nền dân chủ năng động nhất Á châu- Hoa Kỳ nói rằng, lực lượng an ninh bị giám sát bởi chính quyền dân sự.

Nhưng những vụ đàn áp tôn giáo và các sắc tộc thiểu số vẫn còn là một vấn nạn, theo bản báo cáo. Chính quyền áp dụng những điều luật về tội phỉ báng và phản quốc để giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm của những nhà đấu tranh độc lập, ôn hòa trong các tỉnh Papua, West Papua và Malulu, và của những nhóm sắc tộc.

Bản báo cáo cho rằng chính quyền Si Lanka vẫn cố bám chặt quyền lực và có những cố gắng không đáng kể trong năm 2012 hướng tới hòa giải với cộng đồng sắc tộc Tamil sau khi kết thúc cuộc nội chiến kéo dài cách đây bốn năm. Những vụ mất tích ngoài ý muốn vẫn tiếp diễn và chính quyền đã không đưa ra lời  giải thích nào về hàng ngàn vụ mất tích như thế trong nhiều  năm về trước..

Hoa Kỳ cũng chỉ trích những lời buộc tội của Chánh án Tòa án tối cao của chính quyền, và nói rằng những người được được cho là có liên hệ với chính quyền đã tấn công và sách nhiễu các nhà hoạt động xã hội dân sự, các nhà báo và những người được cho là ủng hộ phiến quân Tamil.

(Defend the Defenders)

* Source: Times Colinist

Hoa Kỳ sẽ hợp tác chặt chẽ với hải quân Việt Nam – RFA

23 Th4

Hoa Kỳ sẽ hợp tác chặt chẽ với hải quân Việt Nam

khu trục hạm USS Chung-Hoon thuộc Đệ Thất hạm đội Mỹ đang cập cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng hồi 21 tháng 4, 2013

khu trục hạm USS Chung-Hoon thuộc Đệ Thất hạm đội Mỹ đang cập cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng hồi 21 tháng 4, 2013

AFP

 

Phó Đô Đốc Mỹ Tom Carney, Tư lệnh lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương cho biết Hoa Kỳ muốn hợp tác chặt chẽ hơn với hải quân Việt Nam.

Phó Đô Đốc Tom Carney lên tiếng khi khu trục hạm USS Chung-Hoon thuộc Đệ Thất hạm đội Mỹ và tàu cứu hộ USNS Salvor cập cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng hồi hôm qua, với 380 sĩ quan và thuỷ thủ.

Đây là lần thứ tư hải quân Hoa Kỳ ghé Việt Nam, để hai bên hợp tác trong những hoạt động phi tác chiến.

Phó Đô Đốc Tom Carney không đề cập tới vấn đề tranh chấp Biển Đông, nhưng phát ngôn nhân Chris Hodges của sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội nói rằng Washington phản đối mọi hình thức sử dụng võ lực hay đe doạ, mà phải dùng tới giải pháp ngoại giao, hợp tác để giải quyết tình trạng tranh chấp lãnh hải trong khu vực hiện giờ.

 

Hoa Kỳ : Hội thảo về nguy cơ Biển Đông biến thành bom nổ chậm – RFI

13 Th3

Hoa Kỳ : Hội thảo về nguy cơ Biển Đông biến thành bom nổ chậm

Bản đồ Biển Đông (DR)

Bản đồ Biển Đông (DR)
 

Từ ngày 13/03 đến 15/03/2012, tranh chấp tại Biển Đông sẽ được giới chuyên gia quốc tế mổ xẻ nhân cuộc hội thảo tại Mỹ do Hội châu Á Asia Society – trụ sở tại New York – phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu tại Singapore đồng tổ chức. Đặt dưới lăng kính “Biển Đông là nhân tố trung tâm cho hòa bình và an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, các chuyên gia tham gia hội thảo sẽ phân tích xem phải chăng tranh chấp trong vùng này đang là một quả bom nổ chậm, đòi hỏi nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ.

 

Trong bản thông cáo đăng trên website của hội Asia Society, một trung tâm nghiên cứu và tham vấn hàng đầu tại Mỹ về châu Á, Hội thảo lần này sẽ tập hợp hàng chục chuyên gia nghiên cứu, giáo sư đầu ngành thuộc nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các think-tank đến từ Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Úc.

Theo nhận định của Asia Society : « Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) đã tồn tại kể từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đà vươn lên nhanh chóng của Trung Quốc cùng với thái độ ngày càng quyết đoán của họ trên Biển Đông, và quyết định xoay trục của Mỹ qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã gây nên tình trạng căng thẳng kéo dài giữa Trung Quốc và các bên tranh chấp khác ».

Đối với hội Asia Society, « căng thẳng leo thang có chiều hướng tác động tiêu cực đáng kể đến hòa bình và ổn định trong khu vực… đặt ra nhu cầu cải thiện tiến trình đối thoại liên ngành và xuyên biên giới về vấn đề này, sao cho các va chạm nhỏ hiện nay không bùng lên thành xung đột lớn hơn mang tính chất khu vực, hay thậm chí toàn cầu. »

Chương trình hội thảo phản ánh mối quan ngại nêu trên. Sau buổi khai mạc tối 13/03 với chủ đề « Quả bom nổ chậm đã được khởi động ? Đi tìm một giải pháp cho tranh chấp Biển Đông », trong hai ngày sau đó, hội thảo sẽ tham gia thảo luận trong 5 tiểu ban khác nhau :

1/ Nguồn gốc của tranh chấp ;

2/ Quan hệ Mỹ-Trung ở Biển Đông ;

3/ Vai trò của luật pháp và quản trị quốc tế ;

4/ Quan điểm của ASEAN về Biển Đông và hệ quả đối với hòa bình và an ninh khu vực ;

5/ Tìm một hướng tiến tới hợp tác : Các bài học và đề xuất.

Hoa Kỳ: ‘Hoàng Sa không có dầu khí’ – BBC

14 Th2

Hoa Kỳ: ‘Hoàng Sa không có dầu khí’

Cập nhật: 09:38 GMT – thứ tư, 13 tháng 2, 2013

Bản đồ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

 

Khu vực biển quần đảo Hoàng Sa “chưa cho thấy có khám phá dầu mỏ, khí và cũng chưa thấy có dấu hiệu tài nguyên dự trữ nào”, theo báo cáo đầu năm 2013 của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA).

 

Báo cáo cũng viết, “các bằng chứng cho thấy phần lớn tài nguyên tập trung ở bãi Cỏ Rong phía Đông Bắc quần đảo Trường Sa”, khu vực mà cả Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền.

Chứng cứ địa chất cho thấy khu vực quần đảo Hoàng Sa “cũng không có tiềm năng rõ ràng nào về khí hydrocarbon”.

Theo đánh giá của EIA, tài nguyên ở khu vực quanh quần đảo Trường Sa hiện đang có gần 11 tỷ thùng dầu, 580 nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên, và chưa khám phá thấy có dự trữ dầu mỏ.

“Tuy nhiên, quần đảo Trường Sa có thể chứa lượng lớn khí hydrocarbon chưa được khai thác.”

Báo cáo cũng có đoạn phân tích cụ thể về nhu cầu và tình hình khai thác dầu hiện nay của Việt Nam và Trung Quốc ở biển Đông và các vùng chồng lấn chủ quyền.

“Nhu cầu nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng nhanh kỷ lục trong mấy năm gần đây. Tính đến tháng 05/2012, Trung Quốc nhập 6 triệu thùng dầu mỗi ngày.”

EIA dự đoán, trong năm 2013, nhu cầu nhập khẩu dầu của Việt Nam sẽ tăng lên mức 400.000 thùng dầu mỗi ngày.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang nỗ lực cân bằng cung-cầu bằng cách đẩy mạnh giao hợp đồng khai thác cho các hãng nước ngoài kết hợp với công ty PetroVietnam của nhà nước.

 

Bản đồ các lô dầu khí vùng phía Nam Trường Sa

Tranh chấp tài nguyên

Báo cáo của EIA nhận xét, “các công ty khai thác dầu và khí của quốc gia này thì lại bị từ chối, phản đối bởi quốc gia kia do trong khu vực tranh chấp”.

Hiện nay Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh khai thác tài nguyên ở khu vực biển nước sâu, và ba công ty quốc gia phụ trách khai thác dầu khí ở biển Đông là CNOOC, Sinopec và CNPC.

Năm 2010, CNOOC mời thầu 13 lô khai thác dầu, năm 2011 lại mời 19 lô và gần đây nhất, năm 2012 mời thầu 9 lô dầu khí, và bị Việt Nam nhiều lần phản đối do nhiều lô thuộc khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hai khu vực Việt Nam khai thác dầu khí chủ yếu là ở bồn Cửu Long, Bạch Hổ và Nam Côn Sơn thuộc biển Đông và Vịnh Thái Lan.

Tuy nhiên, các khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam hiện chưa được khám phá và khai thác hết, và cẫn có tiềm năng cho các công ty tới khám phá mỏ khai thác khí, dầu; Việt Nam đứng thứ ba ở châu Á Thái Bình Dương về trữ lượng dầu, chỉ sau Trung Quốc đầu bảng và Ấn Độ ở vị trí thứ hai.

Nếu báo cáo của EIA là chính xác, Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đang tranh chấp một khu đảo chưa phát hiện ra tài nguyên.

Năm 1974, quần đảo Hoàng Sa (còn gọi là Tây Sa trong tiếng Trung) bị Trung Quốc đánh chiếm từ Việt Nam Cộng Hòa và đến cuối năm 2011 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam hiện nay tuyên bố sẽ thương thuyết để đòi hỏi chủ quyền quần đảo này.

 

Căng thẳng Biển Đông: Thách thức quan trọng đối với Hoa Kỳ – VOA

30 Th1

Căng thẳng Biển Đông: Thách thức quan trọng đối với Hoa Kỳ

Ðoàn tàu đánh cá Trung Quốc ngoài khơi Biển Ðông.

 
BỘ NGOẠI GIAO — Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bắt đầu nhiệm kỳ thứ nhì với những mối căng thẳng mới trong khu vực Biển Đông giữa lúc Philippines đưa vụ tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra trước tòa án Liên hiệp quốc. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên Scott Stearns của đài VOA gởi về từ trụ sở Bộ Ngoại giao ở Washington.Những chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc tuần tiễu ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Philippines bác bỏ quyền hành của Trung Quốc ở vùng biển mà chính phủ ở Manila hồi gần đây đã đặt tên Biển Tây Philippines và quyết định đưa vụ tranh chấp này ra trước tòa án Liên hiệp quốc.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Gilbert Asuque phát biểu như sau.

Ông Asuque nói: “Chúng tôi muốn tòa án trọng tài xác lập quyền độc quyền của Philippines trong việc khai thác tài nguyên trong thềm lục địa của chúng tôi ở Biển Tây Philippines.”

Trung Quốc nói rằng hành động này của Philippines làm cho vụ tranh chấp trở nên phức tạp hơn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố:

Phát ngôn viên Hồng Lỗi tuyên bố “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa và vùng biển lân cận”
x

Phát ngôn viên Hồng Lỗi tuyên bố “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa và vùng biển lân cận”

​”Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa và vùng biển lân cận. Căn nguyên của vụ tranh chấp này là sự chiếm đóng bất hợp pháp của Philippines tại một số khu vực của Trung Quốc.”

Ông Justin Logan, một nhà nghiên cứu của Viện Cato ở Washington, cho biết Trung Quốc chỉ muốn giải quyết vũ tranh chấp bằng đàm phán song phương mà không dính líu tới Liên hiệp quốc hay một nước thứ ba.

Ông Logan nói: “Trung Quốc đã tìm cách giữ cho những vụ tranh chấp này mang tính chất song phương giữa họ với các nước có tranh chấp càng nhiều càng tốt và ngăn không cho vụ việc bị quốc tế hóa một cách có hệ thống.”

Ông Logan cho rằng ngay cả trong trường hợp Tòa án Luật Biển Liên hiệp quốc đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines, việc chấp hành phán quyết là một vấn đề rất khó khăn.

Ông Logan nói thêm: “Nếu việc chấp hành sự phân xử của tòa án đồng nghĩa với một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, quí vị sẽ thấy là sự phân xử đó sẽ không được chấp hành. Có lẽ đây là một lá bài để Philippines mặc cả. Họ sẽ nói rằng “Cán cân giờ đây nghiêng về phía chúng ta. Chúng ta có thể sử dụng lá bài này. Chúng ta sẽ có được một điều gì đó mà chúng ta có thể từ bỏ nếu Trung Quốc có một số nhượng bộ.”

Những tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông là một phần trong cuộc điều trần ở Thượng viện Mỹ hồi tuần trước để xác nhận ông John Kerry, người được Tổng thống Barack Obama đề cử làm Bộ trưởng Ngoại giao. Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa đã nêu nghi vấn về cách xử lý vụ đối đầu này của chính phủ của Tổng thống Obama.

Ông Rubio nói: “Trung Quốc đang có thái độ mỗi ngày một hung hăng hơn trong những yêu sách chủ quyền lãnh thổ và các nước láng giềng của họ đang trông đợi sự đối trọng từ Hoa Kỳ và sự lãnh đạo của Hoa Kỳ.”

Thượng Nghị sĩ John Kerry.
x

Thượng Nghị sĩ John Kerry.

​​Thượng nghị sĩ Kerry nói rằng Trung Quốc đang phản ứng trước sự gia tăng của các lực lượng Mỹ trong vùng Á châu Thái bình dương.

Ông Kerry nói: “Trung Quốc nhìn vào việc đó và nói rằng “Hoa Kỳ đang làm gì vậy? Phải chăng họ đang tìm cách bao vây chúng ta? Chuyện gì đang xảy ra vậy?”

Trong bối cảnh của vụ tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines, Việt Nam và các nước khác ở Á châu, thượng nghị sĩ Kerry nói rằng việc Washington tăng cường các mối quan hệ với Bắc Kinh là một việc cực kỳ quan trọng.

Ông Kerry nói tiếp: “Trung Quốc là nền kinh tế quan trọng thứ nhì trên thế giới và rõ ràng là họ có một nhu cầu vô cùng to lớn đối với các nguồn tài nguyên trên khắp thế giới và chúng ta cần phải thiết lập những qui tắc hoạt động phù hợp với quyền lợi của tất cả các nước.
Trung Quốc cho biết họ đang tìm cách thông qua đối thoại để giải quyết những yêu sách chủ quyền chồng chéo nhau nhưng họ chống đối sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho một sự can dự nhiều hơn của một liên minh các nước vùng Đông Nam Á.”

Vì sao Hoa Kỳ nhất quyết quay lại châu Á ? – RFI

29 Th11

Vì sao Hoa Kỳ nhất quyết quay lại châu Á ?

Tổng thống Mỹ Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton trong cuộc tiếp xúc với phái đoàn Nhật tại Phnom Penh, 20/11/2012 (REUTERS)

Tổng thống Mỹ Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton trong cuộc tiếp xúc với phái đoàn Nhật tại Phnom Penh, 20/11/2012 (REUTERS)
 

Trong bài phân tích mang tựa đề « Vì sao Hoa Kỳ nhất quyết quay lại châu Á » đăng trên nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay 28/11/2012, tác giả cho rằng đó là nhằm tái quân bình lực lượng tại châu Á để đối phó với sức mạnh đang lên của Trung Quốc, hiện đang là đầu tàu kinh tế khu vực.

 

Chủ đề sức mạnh Trung Quốc và nguy cơ từ người khổng lồ châu Á đối với nền kinh tế và công ăn việc làm của nước Mỹ, vốn đã được hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tranh cãi rất nhiều. Cho đến nỗi, ông Barack Obama vừa tái đắc cử đã tuyên bố ngay là, nhiệm kỳ của ông sẽ chú trọng đến châu Á.

Sự tình cờ đã khiến vừa an vị ở Nhà Trắng, ông Obama đã lên đường tham dự hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN. Nhưng lần này không phải là tình cờ, một Tổng thống Mỹ không tuân theo truyền thống là chuyến công du châu Á đầu tiên sẽ bắt đầu ở Nhật Bản. Chỉ còn vài tuần nữa là đến kỳ bầu cử có thể giúp đảng Tự do Dân chủ trở lại nắm quyền, nên Tokyo không sẵn sàng đón tiếp.

Chẳng sao cả. Nhà Trắng đã có ý định cụ thể, là chứng tỏ rằng Hoa Kỳ đang quay lại với châu Á. Tuy chuyến đi ngắn ngủi nhưng mang tính biểu tượng rất cao.

Chỉ ghé qua vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi, nhưng ông Obama đã gây ấn tượng lớn lao, khi chọn lựa viếng thăm một quốc gia đang trên đường cải cách. Tập đoàn quân sự Miến Điện hồi tháng Ba năm 2011 đã nhường chỗ cho một chính phủ gồm những cựu quân nhân, đã tiến hành một loạt các biện pháp đổi mới. Nhờ đó Tổng thống Mỹ đã dành phần thưởng cho nước chủ nhà, vốn giờ đây không còn muốn nằm dưới sự thống trị của Bắc Kinh.

Đó là ý nghĩa khác của thông điệp Mỹ. Trong lúc chính quyền Miến Điện tìm cách mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài, sự hỗ trợ của Washington để làm giảm bớt trọng lượng của người láng giềng cồng kềnh được ông Thein Sein nhiệt liệt nghênh đón.

Động thái của người Mỹ còn mang một tầm vóc thứ ba cao siêu hơn. Cho dù đã chúc mừng ban lãnh đạo mới của Trung Quốc, đã tiếp đón ông Tập Cận Bình trên đất Mỹ, Hoa Kỳ vẫn không giấu diếm hy vọng nhỏ nhoi là chế độ Bắc Kinh sẽ có những chuyển biến.

Với mục tiêu này, ví dụ của Miến Điện, nhiều thập kỷ qua dưới một chế độ độc đoán nhưng đã biết rẽ ngoặt qua hướng dân chủ, mang lại một số kinh nghiệm cho dù hãy còn xa vời – không ai trông mong Bắc Kinh sẽ có tổ chức bầu cử tương tự. Việc khuôn mặt đối lập lịch sử là bà Aung San Suu Kyi được tranh cử Quốc hội, khiến một số người không khỏi không nghĩ đến một tương lai khác cho Đạt Lai Lạt Ma.

Hoa Kỳ hy vọng chiếm thế thượng phong

Sau khi gởi đi những dấu hiệu đầu tiên, chiến lược của Mỹ cũng nhằm nâng lên mức hợp tác đa phương, trong một khu vực mà Trung Quốc đang là đầu tàu kinh tế. Chiến lược này tiến hành thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một tổ chức chặt chẽ, ngoài Hoa Kỳ còn tập hợp các quốc gia vững chắc nhất tại châu Á – Thái Bình Dương. Washington muốn đây cũng là một cánh tay về quân sự để nối dài ảnh hưởng về kinh tế. Khi đề nghị Thái Lan trở thành thành viên thứ 12, Hoa Kỳ ngầm nhắc nhở ý định kiểm soát các quy tắc hội nhập khu vực, và sau đó buộc Trung Quốc cũng phải sửa đổi theo.

Trong hy vọng chiếm thế thượng phong trước đối thủ Bắc Kinh, người khổng lồ Mỹ không thể nào mong đợi một sự kết hợp các yếu tố thuận lợi hơn thế. Không chỉ đến tham dự hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN, gặp gỡ nguyên thủ các quốc gia này, mà Hoa Kỳ còn tham gia vào chương trình nghị sự. Các nước ASEAN muốn gióng lên một tiếng chuông cảnh báo trước thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh trong vô số các cuộc xung đột trên biển với các nước láng giềng.

Để giành quyền kiểm soát các quần đảo, Trung Quốc gây hấn với Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam và đương nhiên là với Nhật Bản. Riêng với Tokyo, thì tình hình chưa bao giờ tệ hại đến như thế. Từ đó suy ra, tuyên bố của Washington muốn tái cân bằng lực lượng tại châu Á đương nhiên là được hoan nghênh.

Bây giờ đến lượt Hoa Kỳ phải làm thế nào để đối trọng với Trung Quốc, dựa vào đồng minh truyền thống là Nhật Bản. Liên minh này không phải là không có rủi ro. Từ nhiều năm qua, Bắc Kinh đã lao vào một chương trình hiện đại hóa quân đội và lực lượng hải quân một cách hểt sức quy mô. Và từ một năm qua, Washington cũng đã cho tăng cường sự hiện diện quân sự.

Sau khi đưa 250 thủy quân lục chiến đến đóng tại Úc, Hoa Kỳ dự định sẽ gởi 60% chiến hạm của Hải quân Mỹ đến châu Á, từ nay đến năm 2020. Từ nay các cảng của Singapore sẽ được nâng tầm để đón tiếp các hàng không mẫu hạm nguyên tử của Mỹ. Nếu Bắc Kinh làm mọi cách để người Mỹ tránh xa bờ biển của mình, thì ngược lại Washington lại muốn tiếp cận càng nhiều càng tốt.

Nguy cơ lớn nhất hiện nay là một sự đụng độ giữa Hải quân Trung Quốc và Nhật Bản. Với các hiệp định an ninh, Hoa Kỳ có thể phải ra tay hỗ trợ cho đồng minh. Chính quyền Mỹ không hề muốn chuyện này xảy ra, cho dù không hề có rủi ro bằng không.

Vì vậy, điều quan trọng nằm ở chỗ nhắc nhở là châu Á không cô độc trước Trung Quốc, thúc đẩy Bắc Kinh thiết lập bộ quy tắc ứng xử tốt đẹp với các láng giềng, trong khi xuống thang quân sự.

HaiPad của Trung Quốc cạnh tranh với iPad

Phụ trang kinh tế của nhật báo Le Figaro cho biết, tập đoàn điện tử Haier của Trung Quốc sắp tung ra máy tính bảng HaiPad tại châu Âu. Các đại diện của Haier tại đây khó thể chối cãi sự giống nhau với máy tính bảng iPad nổi tiếng của Apple, không chỉ ở cái tên mà cả bao bì trông cũng không khác.

Cũng giống như các nhãn hiệu Trung Quốc khác trên thị trường, Haier cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng xấu của các sản phẩm made in China tại châu Âu. Khi lăng xê máy tính bảng, tập đoàn này muốn chứng minh Trung Quốc cũng làm được những sản phẩm điện tử cao cấp.

HaiPad sẽ được bán với giá khoảng 229 euro, thấp hơn iPad mini chừng 100 euro, sử dụng phần mềm Android của Google hiện đang được trang bị cho hầu hết các loại điện thoại thông minh, và có hai cỡ 7 và 9,7 inche.

Ti-vi mang nhãn hiệu Haier đã được bán ra ở châu Âu và nhất là tại Pháp, hiện chiếm 1,5% thị trường Pháp và hy vọng đến năm 2015 sẽ tăng lên 5%. Theo Le Figaro, thì mục tiêu này khó thành hiện thực, vì Haier bị kẹt giữa hai phân khúc thị trường bình dân và cao cấp. Một chuyên gia cho biết, nếu giá cả cách nhau 50 euro, thì giữa Samsung và Haier, người tiêu dùng sẽ không chọn lựa hàng Trung Quốc.

Còn tại thị trường nội địa, Haier không phải là tập đoàn duy nhất phát triển máy tính bảng. Thậm chí các nhà phân tích còn không tổng kểt nổi hiện có cụ thể bao nhiêu nhãn hiệu máy tính bảng tại Trung Quốc, vì con số đã lên đến hơn một trăm. Chẳng hạn tập đoàn Trung Quốc Lenovo bên cạnh máy tính bảng hiệu ThinkPad, còn tung ra IdeaPad – lại thêm một nhãn hiệu nhái theo cái tên iPad.

Cuộc tranh giành chức chủ tịch UMP kéo dài

Tại Pháp, liên quan đến chuyện dài tranh giành chức chủ tịch đảng cánh hữu UMP giữa hai ông Jean-François Copé và cựu Thủ tướng François Fillon, Le Figaro trong bài xã luận đã nhận định, cuộc khủng hoảng này đã kéo dài quá lâu. Từ hôm Chủ nhật 18/11 đến nay, các thành viên trong đảng trong trạng thái từ hoài nghi đến bất bình, đã bất lực chứng kiến quá trình chìm đắm của con tàu UMP. Theo tờ báo thiên hữu, đã đến lúc cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy can thiệp nhằm chấm dứt cuộc đấu đá vô nghĩa, đang đe dọa làm tan vỡ UMP, làm trò vui cho đảng Xã hội và đảng cực hữu.

Từ nhiều ngày qua dù theo phe nào đi nữa, cử tri của UMP cũng hiểu rằng tình hình sẽ khó chịu đựng được cả với ông Copé lẫn ông Fillon. Chủ tịch tự tuyên bố của UMP sẽ làm được gì trước tình cảnh hoang tàn đổ nát này, lời kêu gọi đoàn kết có nghĩa lý gì ? Và làm thế nào ông Copé có thể trở thành nhân vật đối lập hàng đầu với Tổng thống phe Xã hội François Hollande, nếu ngay trong phe của mình có một nhà đối lập tầm cỡ là cựu Thủ tướng Fillon ? Theo Le Figaro, sau chín ngày quyết đấu, ông Copé cần phải hiểu ra rằng trong tình trạng này chức chủ tịch của ông khó tồn tại được lâu.

Về phần ông François Fillon vốn tự xem mình là nạn nhân của một sự « gian lận tầm cỡ công nghiệp », triển vọng về việc bầu lại có thể làm giảm bớt ý định tách riêng của ông. Người ta thông cảm với sự phẫn nộ của ông Fillon, nhưng cánh hữu sẽ ra sao nếu cựu Thủ tướng lại xây dựng một đảng đối địch với UMP ?

Như vậy theo Le Figaro, viễn cảnh về một cuộc bầu cử mới có thể mang lại cơ hội thoát khỏi ngõ cụt cho UMP. Cuộc bầu lại này chỉ có thể diễn tiến tốt đẹp nếu cả hai bên chấp nhận bắt đầu lại từ số không. Cần phải quên đi những lời tố cáo lẫn nhau, những tin nhắn Twitter mang tính tàn phá, thừa phát lại và cái ủy ban kiểm tra bầu cử Cocoe đang gây bất đồng.

Hoa Kỳ hợp tác với ASEAN để làm đối trọng với Trung Quốc – RFI

21 Th11

Hoa Kỳ hợp tác với ASEAN để làm đối trọng với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Barack Obama và những người đồng nhiệm Noda,Susilo Bambang Yudhoyono, Hassanal Bolkiah, Hun Sen, Ôn Gia Bảo, Julia Gillard tại thượng đỉnh ASEAN.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và những người đồng nhiệm Noda,Susilo Bambang Yudhoyono, Hassanal Bolkiah, Hun Sen, Ôn Gia Bảo, Julia Gillard tại thượng đỉnh ASEAN.

 
REUTERS/Damir Sagolj

Chuyến công du Châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tục thu hút chú ý của báo chí Pháp hôm nay 20/11/2012 với nhiều bài phân tích cặn kẽ. Nhật báo Libération cũng có bài phản ánh sự kiện này với điểm nhấn là trạm dừng chân tại Cam Bốt của ông Obama.

Sau khi thăm Thái Lan và Miến Điện, Tổng thống Obama đã đến Cam Bốt để tham dự hội nghị thượng đỉnh với các nước ASEAN. Libération cho rằng chuyến công du này là « một hành trình rủi ro » của ông Obama bởi vì tình trạng nhân quyền tại Cam Bốt mấy năm gần đây ngày càng tệ hại. Nhất là trong năm nay, nhiều nhà đấu tranh dân chủ và nhiều nhà báo đã bị xét xử, phe đối lập tại Cam Bốt thì bị buộc im hơi lặng tiếng. Tình hình đến mức mà hôm qua khi hội kiến với Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen, Tổng thống Obama đã không ngần ngại nêu rõ rằng những vi phạm nhân quyền tại Cam Bốt chính là bước cản trong quan hệ giữa hai nước.

Mục đích của Tổng thống Obama đến Cam Bốt có phải chỉ vì nhân quyền hay không ?

Nên nhớ rằng ông đến Cam Bốt là để dự thượng đỉnh Đông Á. Libération nhắc lại việc Washington đã chuyển hướng chiến lược đến vùng Châu Á -Thái Bình Dương. Hồi tháng Bảy rồi, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton đã tuyên bố : «Chúng tôi làm việc với ASEAN về những vấn đề cốt lõi đối với Hoa Kỳ, bắt đầu bằng hồ sơ an ninh, không phổ biến vũ khí hạt nhân và tăng trưởng kinh tế ». Bà Ngoại trưởng cũng khẳng định : « Chúng tôi hiện đầu tư trong khối ASEAN nhiều hơn ở Trung Quốc ». Một câu tuyên bố có chủ đích, và Libération đã nói rõ chủ đích này là : Hoa Kỳ muốn làm đối trọng với sự lớn mạnh của Trung Quốc trong một khu vực đang nóng bỏng hồ sơ tranh chấp lãnh thổ.

Obama đến Miến Điện để giảm ảnh hưởng của Trung Quốc

Chia sẻ quan điểm với Libération, nhật báo Công Giáo La Croix đăng bài « Tại sao ông Obama ưu tiên đến Miến Điện ? ». Tờ báo cho rằng, việc Tổng thống Obama tỏ ra ưu ái với Miến Điện và chính phủ Miến Điện thì tỏ ra mặn nồng với Hoa Kỳ, ấy là bởi vì việc tăng tăng cường hợp tác song phương rất phù hợp với nguyện vọng hiện tại của hai nước.

Kể từ khi bị phương Tây bao vây kinh tế, từ mấy chục năm nay Miến Điện có đồng minh thân cận nhất là Trung Quốc. Thế nhưng hiện tại nước này muốn dần thoát khỏi sự lệ thuộc quá mức vào Trung Quốc, và dĩ nhiên Hoa Kỳ là lựa chọn tốt nhất.

Còn đối với Hoa Kỳ, chính sách trở lại Châu Á -Thái Bình Dương của Tổng thống Obama đang cần sự ủng hộ của các nước trong khu vực. Việc Miến Điện tiến hành cải cách kịp thời giúp cho Tổng thống Obama như diều gặp gió để danh chánh ngôn thuận tiếp tục chính sách Châu Á khi vừa được tái cử nhiệm kỳ hai. La Croix cũng nói thêm, vùng Châu Á -Thái Bình Dương là khu vực có nền kinh tế năng động nhất thế giới, các nước trong khu vực cũng muốn tìm đối trọng để giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Về phần mình, Le Figaro đăng bài « Obama đánh cược trên vấn đề dân chủ Miến Điện ».

Tờ báo dùng từ « đánh cược » bởi vì con đường cải cách tại Miến Điện vẫn còn dài. Tổng thống Obama quyết định đến thăm Miến Điện với lý do được công bố là để cổ vũ cho tiến trình dân chủ ở đất nước này. Thế nhưng, theo Le Figaro, chuyến thăm có lợi ích chiến lược to lớn đối với Hoa Kỳ : Mỹ muốn khẳng định rằng mình đóng vai trò chủ chốt trong tiến trình dân chủ tại Miến Điện. Điều đó có lợi cho chính sách hướng về vùng Châu Á -Thái Bình Dương của Tổng thống Obama và mở đường cho các nhà đầu tư Mỹ đến khai thác Miến Điện.

Bàn về tiềm năng của Miến Điện, nhật báo kinh tế Les Echos cho biết, đất nước này dồi dào nguồn tài nguyên có giá trị như khí đốt, dầu hỏa và đá quý.

Kinh tế vùng Đông Nam Á sẽ tiếp tục phát triển

Bên cạnh kinh tế Miến Điện, Les Echos còn có bài nhìn tổng thể nền kinh tế Đông Nam Á với hàng tựa «Kinh tế Đông Nam Á sẽ phồn thịnh trong năm năm tới ».

Les Echos cho hay, theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và phát triển Châu Âu (OEEC) tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Cam Bốt, trong giai đoạn 2013 – 2017, kinh tế của 10 nước thành viên ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng với tỉ lệ bình quân là 5,5%/năm. Các động lực tăng trưởng, theo báo cáo đó là những nước này có nguồn nhân lực trẻ, có chính sách thu hút đầu tư hợp lý và nhất là có mức cầu nội địa ngày càng tăng.

Đi sâu vào mức cầu nội địa, báo cáo cho rằng, ở hầu hết những nước này tầng lớp trung lưu đang phát triển. Tầng lớp này chi tiêu nhiều cho tiêu dùng, cho xe hơi và cho bất động sản. Ngoài ra khi có tiền nhiều hơn thì yêu cầu về giáo dục và y tế của họ cũng cao hơn.

Liên quan đến Việt Nam, báo cáo nhận định, Việt Nam đã thành công trong việc rút ngắn khoảng cách với các nước giàu có nhất khối ASEAN đồng thời cũng đã giảm được những bất bình đẳng xã hội.

Bắc Triều Tiên : Dùng thủ đoạn buộc người dân về nước

Đến với Bắc Triều Tiên, Le Figaro có bài « Bắc Triều Tiên đã giăng bẫy những người trốn chạy như thế nào ? ».

Những người trốn chạy ở đây là chỉ những công dân Bắc Triều Tiên bí mật rời khỏi đất nước với ước mơ đổi đời tại Hàn Quốc. Mỗi năm có hàng ngàn người như vậy tìm đến phía Nam qua đường Trung Quốc. Theo tờ báo, kể từ khi kế nhiệm cha mình hồi cuối năm ngoái, ông Kim Jong Un đã tăng cường biện pháp buộc những người thuộc thành phần nói trên về nước. Kết quả là năm 2012, số người vượt biên đến Hàn Quốc đã giảm đến phân nửa.

Nói về biện pháp buộc người dân về nước, Le Figaro chỉ rõ đó là : gây sức ép và hăm dọa. Khi trốn chạy khỏi Bắc Triều Tiên, dĩ nhiên người trốn chạy vẫn còn thân nhân ở lại trong nước. Và Bình Nhưỡng đã dùng tính mạng những người này để đe dọa những người vượt biên. Khi người vượt biên về nước, Bình Nhưỡng lại buộc họ phải xuất hiện trên truyền hình quốc gia thừa nhận sai lầm và phải tố cáo « xã hội tư bản » của Hàn Quốc là « thối nát, bất công và nhũng nhiễu ».

Theo Le Figaro, từ khi lên nắm quyền đến nay, chính quyền Kim Jong Un đã tiến hành ba vụ buộc xuất hiện trước công chúng tố cáo miền Nam theo kiểu nêu trên. Đây là một biện pháp tuyên truyền nhằm che lấp những yếu kém trong phát triển của chế độ đối với người dân, từ đó hạn chế dòng người vượt biên sang Hàn Quốc.

Pháp : Cánh hữu chia rẽ sâu sắc

Nhìn sang trời Âu, hầu hết báo Pháp hôm nay đều dành bài xã luận về sự chia rẽ sâu sắc của cánh hữu nước này. Nhật báo Le Monde chạy dòng tít lớn trên trang nhất «Hỗn loạn trong đảng UMP » và dành bài xã luận cảnh báo «Cánh hữu rạn nứt : Nguy hiểm ! ».

UMP (Đảng Liên minh vì Phong trào Nhân dân) hiện là đảng lớn nhất trong cánh hữu, và cũng là đảng đối lập chính tại Pháp. Vừa rồi, trong cuộc bầu chọn người đứng đầu đảng, hai ứng viên Jean-François Copé và cựu Thủ tướng François Fillon đã đấu đá nhau quyết liệt, đến mức mà sau bầu cử, dù chưa có kết quả chính thức nhưng hai ông mạnh ai nấy tuyên bố là người chiến thắng và chỉ trích đối thủ gian lận. Hiện tại đã có kết quả chính thức, ông Copé thắng sít sao với gần 100 phiếu hơn đối thủ, thế nhưng hậu quả mà hai ông để lại cho Đảng UMP và cho cả cánh hữu là rất nghiêm trọng.

Le Monde nhận định, cuộc đấu đá này quá khốc liệt, sẽ để lại những vết thương trầm trọng, và dù ai thắng đi nữa, thì người chiến thắng vẫn là chiến thắng trong « sự nghi ngờ ». Tờ báo nhắc lại, mục tiêu của UMP vốn là : xây dựng một đảng cánh hữu lớn và hiện đại, có khả năng tập hợp mọi tư tưởng của cánh hữu Pháp để có thể nắm quyền lực lâu dài và để đối phó với sự lớn mạnh của làn sóng cực hữu, mà đại diện là Đảng Mặt trận Quốc gia (FN). Thế nhưng, tình hình hiện tại cho thấy UMP đã thất bại trong mục tiêu này.

Sự kiện Copé-Fillon cho thấy UMP thiếu một tư tưởng lãnh đạo thật sự, đang chưa thống nhất về thái độ và chiến lược cho tương lai của UMP. Đối với nước Pháp, khủng hoảng UMP có nguy cơ đào sâu thêm những rạn nứt chính trị và xã hội trong nước, làm trầm trọng thêm những căng thẳng trong bối cảnh kinh tế khó khăn và mang đến nhiều lợi ích cho phe cực hữu tại Pháp.

Đánh giá về sự việc này, tờ báo cánh hữu Le Figaro đăng bài xã luận kêu gọi : «Hãy nhanh chóng sang trang mới ».

Le Figaro thừa nhận rằng sự việc vừa qua đã tạo ra hình ảnh tệ hại nhất của một đảng phái chính trị dành cho cử tri của mình. Thế nhưng tờ báo không quá bi quan về tương lai của UMP. Theo tờ báo, sự đổ vỡ của UMP là khó có thể xảy ra, bởi vì giữa hai ông Copé và Fillon và giữa những người ủng hộ hai ông không phải là hoàn toàn khác biệt.

Tờ báo cho rằng, cuộc đấu đá ác liệt vừa rồi đã khiến cho người ta quên rằng hai ông này từng cùng tham gia một chính phủ dưới thời Nicolas Sarkozy, và có một giai đoạn dưới thời Jacques Chirac. Điều đó khẳng định giữa hai ông và những người ủng hộ hai ông cũng chia sẻ chung nhiều giá trị. Trong bối cảnh đó, Le Figaro kêu gọi UMP nên nhanh chóng lật qua trang sử u ám vừa rồi để tiến lên phía trước.

Về phần mình, nhật báo cánh tả Pháp Libération có bài xã luận « Sự hợm hĩnh ».Tờ báo nhắc lại rằng, UMP từng chỉ trích cánh tả không có khả năng lãnh đạo đất nước, không có khả năng tổ chức trọn vẹn một cuộc bầu cử vì mấy năm qua đảng Xã hội của đương kim tổng thống François Hollande cũng không ngừng có đấu đá nội bộ, ấy thế nhưng sự việc vừa qua của UMP quả thật khiến người ta phải phát cười.

Tờ báo cho rằng, cuộc bầu chọn lãnh đạo UMP vừa rồi đã cho thấy những giả dối và rạn nứt ý thức hệ trong hàng ngũ của đảng này. Libération cảnh báo : « Sắp tới, UMP sẽ phải xoay quanh một điểm đen, mà điểm đen đó mang tên Đảng Mặt trận Quốc gia (FN) ».

Nhật báo Cộng Sản L’Humanité thì dành trang nhất chạy dòng tựa lớn « UMP Copé bị chẻ làm hai » và một bài xã luận về chủ đề này. Tờ báo không ngần ngại gọi cuộc chạy đua vừa rồi cuộc hai ông Copé và Fillon là « chiến tranh giành quyền kế thừa » của đảng UMP. Về phần mình, nhật báo Công giáo La Croix cho rằng : không ai có lợi qua sự việc vừa rồi, kể cả đảng Xã hội cầm quyền, bởi vì qua đó hình ảnh đời sống chính trị của Pháp đã bị tổn hại, một hình ảnh gắn với lợi ích cá nhân và thù hận.

Trẻ em không nên tiếp xúc quá sớm màn hình

Trong lĩnh vực y tế, Le Figaro có bài cảnh báo « Trẻ em được bảo vệ kém trước làn sóng xuất hiện các màn hình ».

Màn hình ở đây muốn chỉ những phương tiện hiện đại như máy vi tính, iPhone hay iPad. Nhiều bé ở tuổi chưa biết nói, chưa biết đi đã được cha mẹ cho tiếp xúc với các loại phương tiện hiện đại này. Và hậu quả thì chưa được các bậc phụ huynh chú ý đúng mức.

Le Figaro cho hay, nhân ngày Quyền trẻ em 20/11, một nhà hoạt động bảo vệ quyền trẻ em tại Pháp đã đệ trình lên Tổng thống Pháp bản báo cáo trong đó có nêu những nguy cơ mà trẻ em có thể gặp phải nếu tiếp xúc màn hình quá sớm, như : chậm biết đứng, chậm khả năng cầm nắm, mất ngủ và thiếu tập trung. Bên cạnh đó còn có những sản phẩm độc hại như video không thích hợp lứa tuổi mà các bé vô tình tìm được nếu bố mẹ bỏ chúng chơi một mình với iPad hay iPhone. Trên cơ sở đó, báo cáo đề nghị không nên cho trẻ em tiếp xúc màn hình trước ba tuổi.