Tag Archives: SÂN BAY

Tâm điểm KH: Mỹ đang phát triển tàu sân bay trên không

17 Th11

 

– Quân đội Mỹ đang phát triển tàu sân bay trên không là thông tin Khoa học được quan tâm nhất tuần qua trên VietNamNet, theo Google.

Quân đội Mỹ đang phát triển tàu sân bay trên không

vũ khí, tàu sân bay, trên không, quân đội Mỹ, phát triển, dự án

Cơ quan Các dự án Nghiên cứu tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đang dự định phát triển tàu sân bay tương lai có thể bay trên không trung.

Báo gấm dùng tuyệt chiêu ‘xuyên thủng’ áo giáp của nhím

tàu sân bay trên không, Tâm điểm KH, quái vật hồ Loch Ness 

Nhím có bộ lông cứng như thép, thậm chí khiến cả bầy sư tử cũng phải e dè. Tuy nhiên, báo gấm lại là kẻ săn mồi ranh mãnh tại Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi. Nó đã xuyên thủng “bộ giáp” của nhím.

Trăn ‘khủng’ suýt đoạt mạng sư tử

tàu sân bay trên không, Tâm điểm KH, quái vật hồ Loch Ness 

Sư tử con đối đầu một kẻ thù quá khủng khi nó chưa đủ sức lực và kinh nghiệm. Rất may, nó được sự trợ giúp kịp thời của sư tử mẹ.

Cá mập suýt bị lươn khổng lồ xơi tái

 tàu sân bay trên không, Tâm điểm KH, quái vật hồ Loch Ness

Một con cá mập nhỏ gần như đã bị con lươn khổng lồ nuốt chửng vào bụng, nhưng vận may bất ngờ mỉm cười với nó.

Bằng chứng video mới về quái vật hồ Loch Ness

 tàu sân bay trên không, Tâm điểm KH, quái vật hồ Loch Ness

Một người hoài nghi sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness tuyên bố, ông vừa quay được một thước phim quý giá, dường như cho thấy phần đầu và cổ của sinh vật kỳ bí đang nhô lên khỏi mặt nước.

Giải mã bí ẩn hiện tượng thấy ma

 

giải mã, bí ẩn, hiện tượng, thấy ma, bóng ma

Cảm giác về sự hiện diện ma quái (cảm thấy ai đó đang ở gần trong khi thực tế không phải vậy) hoàn toàn do trí não của bạn, theo một nghiên cứu mới.

Xác cá voi 15 tấn sắp nổ trên bờ Địa Trung Hải

xác cá voi, 15 tấn, bờ biển, sắp nổ tung, video, nội tạng

Nhà chức trách Pháp đang chạy đua với thời gian để xử lý xác con cá voi khổng lồ trên một bãi biển trước khi nó nổ.

Phát hiện quái vật hồ Loch Ness nhô đầu lên mặt nước?

quái vật hồ Loch Ness

Một nhiếp ảnh gia người Hy Lạp vừa hé lộ một hình ảnh mà nhiều người tin rằng đã chụp được đầu của quái vật hồ Loch Ness nhô lên từ bên dưới mặt nước.

Người phụ nữ mắc chứng “ngực khủng”

bộ ngực 'khủng', bệnh lạ, chứng phì đại vú, cặp tuyết lê, núi đôi

Sở hữu một bộ ngực “khủng” tự nhiên có thể là niềm mơ ước đối với nhiều cô gái. Tuy nhiên, đối với một phụ nữ Mỹ, cặp “tuyết lê” đồ sộ khác thường, lên đến gần 6,8kg mỗi bên, là gánh nặng, gây ra rất nhiều phiền toái và đau đớn cho cô.

Đứng gần lò vi sóng đang hoạt động có an toàn?

lò vi sóng, xúc xích, an toàn, chim hót, ngủ ngáy, bánh trái cây

Thế giới là một nơi phức tạp và khó hiểu. Các chuyên gia thuộc tạp chí khoa học New Scientist đã cho xuất bản một cuốn sách trả lời một số câu hỏi kỳ quặc nhưng cũng thú vị nhất mà họ từng nhận được.

T.P(tổng hợp)

 

Thực ảo hiệu quả dự án sân bay Long Thành – BBC

20 Th10

 

  • 4 giờ trước

Theo dự kiến ngày 22-10, dự án xây dựng và khai thác sân bay Long Thành – Đồng Nai sẽ được trình Quốc hội để xin chủ trương đầu tư.

Dự án này được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ nay đến 2025, được xây dựng với tổng mức đầu tư trên 7,8 tỉ USD, tương đương 164.000 tỉ đồng.

Từ năm 2017 đến năm 2025, sân bay Long Thành sẽ được thực hiện công suất thiết kế và đưa vào khai thác đón khoảng 25 triệu lượt khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Để trấn an dư luận và thuyết phục quốc hội, thu hút nhà đầu tư, luân chứng kinh tế kỹ thuật dự án này (Giai đoạn 1) được tính toán rất hấp dẫn bởi nó tác động tích cực đến kinh tế – xã hội với tỉ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) trên 22%.

Thực tế thì như thế nào?

Việc xây dựng mới sân bay Long Thành – Đồng Nai là quy luật, yêu cầu tất yếu cho tương lai, phù hợp phát triển kinh tế xã hội, khi công suất khai thác sân bay Tân Sơn Nhất ở ngưỡng tới hạn. Hơn nữa sân bay ở xa khu vực thành phố Hồ Chí Minh dành cho chủ yếu là hành khách nước ngoài cũng góp phần khai thác cơ sở hạ tầng mới, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực phía nam.

Công suất khai thác của nhà ga Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là 20 triệu hành khách/năm. Năm 2013 đã có 20 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 9 triệu lượt hành khách quốc tế và 11 triệu lượt hành khách nội địa. Hiện vẫn đang đầu tư mở rộng lên quy mô 25 triệu lượt khách cho gói dự án có tổng mức là 2.311,2 tỷ đồng để đáp ứng tăng trưởng cho những năm tiếp theo.

Vấn đề đáng nói đến là hiệu quả đầu tư của dự án sân bay Long Thành – Đồng Nai nếu tính đúng, tính hợp lý thì lập luận hiệu quả tỷ suất hoàn vốn nội tại như tính toán là 22% – phải chăng là con số mơ hồ và ngụy biện?

Với lượng hành khách, hàng hóa và tăng trưởng theo dự đoán cố định được chia sẻ cho hai nhà ga, thì không thể lấy số lượng chung đó tính hoàn vốn và lãi cho một nhà ga. Cũng có nghĩa việc tính toán hiệu quả kinh tế thời điểm song song cùng khai thác 2 sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành hợp lý nhất là khai thác hết công suất của sân bay Tân Sơn Nhất, sản lượng khai thác còn lại của sân bay Long Thành là giá trị hành khách tăng trưởng sau năm 2018 và tăng trung chuyển nếu có.

Tỷ lệ bình quân tăng trưởng hành khách nội địa cho nhiều năm cũng phải xem xét, khi hệ thống giao thông cao tốc đường bộ dọc cả nước đưa vào sử dụng, thuận lợi và giá thành của việc này cũng ảnh hưởng gây giảm không nhỏ, chưa kể tương lai sẽ phát triển các phương tiện vận chuyển khác bằng đường sắt có vận tốc lớn.

Tỷ lệ tăng trưởng hành khách quốc tế chủ yếu là khách du lịch, cũng phụ thuộc lớn vào đầu tư, chính sách, khuếch trương thu hút khách du lịch của chính phủ. Một đất nước còn nhiều chặt chém về giá cả dịch vụ, chính sách còn ràng buộc nhiều về “thuần phong mỹ tục” theo đức hạnh của Khổng giáo, chưa hình thành, tổ chức được một đường phố du lịch đi bộ về đêm cho người du lịch nước ngoài, chỉ biết trấn áp kinh doanh vỉa hè như con đường “phố Tây” Bùi Viện gần đây là một ví dụ.

Nhìn lại Thái Lan, sau nhiều năm tăng trưởng đến nay đạt được 45 triệu hành khách và 1,8 triệu tấn hàng hóa trên năm đối với sân bay Suvarnabhumi. Nhưng lượng hành khách du lịch 2013 đã lên tới 26,5 triệu du khách.

Việt Nam hiện tại đạt được 7,5 triệu du khách trên năm. Vậy thì tới bao giờ Việt Nam mới có được lượng khách quốc tế gấp hơn 3 lần hiện tại để phù hợp với số liệu tính toán hiệu quả khi đưa sân bay Long Thành vào khai thác.

Trong tính toán, tỷ suất nội hoàn của sân bay Long Thành lấy số liệu hành khách tăng trưởng dương bình quân theo năm. Nhưng thực tế nhìn lại vài năm gần đây không ít các nước trên thế giới có lượt khách quốc tế tăng trưởng âm.

Du khách vào VN tăng nhưng chưa nhiều như các nước trong khu vực

Cụ thể khu vực Châu Á có Singapore, Ấn Độ năm 2012 và Trung Quốc năm 2013. Nếu Việt Nam rơi vào trường hợp như các nước đó liệu bài toán tính hiệu quả còn hợp lý không?

‘Niềm tin chủ quan

Giấc mơ sân bay Long Thành thành cảng trung chuyển quốc tế khu vực là phải cạnh tranh gay gắt với sân bay Chek Lap Kok (Hong Kong), Changi (Singapore), Suvamabhumi (Thái Lan) KLIA 1 và KLIA 2 (Malaysia) và thu hút thật tốt về du lịch… chứ không đơn giản là đếm cua trong lỗ để tính toán hiệu quả tỷ suất đầu tư…

Trước đây với ảo mộng xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong cạnh tranh với cảng PSA của Singapore, cảng Hong Kong với tổng vốn đầu tư khoảng 3,6 tỉ USD, kết quả dự án bị phá sản, thiệt hại giá trị đã đầu tư, ảnh hưởng kinh tế dân sinh khu vực đang là bài học nhãn tiền.

Việc bảo đảm tăng trưởng trong tương lai gần theo số liệu dự đoán chủ quan có lợi theo chủ định, tính toán sản lượng khai thác trùng lặp thì có thực là một dự án hiệu quả không?

Việc cam kết sẽ tự chịu trách nhiệm trả nợ vốn đầu tư dự án của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam từ nguồn vay lại ODA của Chính phủ cho là thật đi nữa, cũng nên hiểu rằng khi đầu tư dự án này không hiệu quả, phải trả nợ lấy từ nguồn khai thác tài sản khác của nhà nước – cũng là bất hợp lý.

Lấy lý do “qua các dự án hàng không đã được đầu tư và đưa vào sử dụng, ngành hàng không hoàn toàn có thể khẳng định tính hiệu quả của việc đầu tư sân bay Long Thành”, là chưa phân biệt được giá trị hữu hình, vô hình mà dự án đó đang lợi dụng, khác với một dự án xây dựng mới hoàn toàn trên những con số tính toán dự tính có nhiều sai lệch với giới hạn bởi thực tế về nhu cầu và cạnh tranh.

Tham nhũng trong việc xây dựng dự án này chắc chắn sẽ và phải có. Tham nhũng có thể sinh ra ở bất kỳ công đoạn nào, từ việc giao nhận thầu thiết kế, thi công, quản lý, mua sắm thiết bị, kiểm định, kiểm toán bố trí nhân sự… đó là điều mặc định.

Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam không phải đầu tư sân bay mà đầu tư các dự án khác thì cũng khó loại trừ được tham nhũng. Đặt nặng vấn đề tham nhũng cũng chưa phải là lý do để nghi ngờ tính khả thi của dự án này.

Phải chăng chính phủ nên xem xét chiều hướng khác, phù hợp với tăng trưởng lượng hành khách sân bay Tân Sơn Nhất cho nhiều năm sau, khai thác hiệu quả chất lượng hơn là số lượng, giảm lượng khách di chuyển nội địa vốn chiếm đa phần hiện tại, bằng cách đầu tư và kêu gọi đầu tư đường sắt khổ tiêu chuẩn với vận tốc 160-200 km/h cho nhiều giai đoạn.

Sân bay Long Thành sẽ phải giành khách với Tân Sơn Nhất (trong hình)?

Vừa kết hợp phát triển kinh tế, xã hội đất nước hợp lý, bền vững, phát triển du lịch, dân sinh, chia sẻ khả năng khai thác hành khách quốc tế của hai sân bay còn lại.

Vừa tránh chồng chéo lượng hành khách có nhu cầu cố định, nhưng khi lập dự án phát triển nào về giao thông vận tải trong nước cũng đem vào làm cơ sở cộng với tăng trưởng để tính toán hiệu quả đầu tư.

Hoặc chính phủ nên xem xét lại quy mô xây dựng sân bay Long Thành phù hợp với lượng hành khách tăng trưởng, cùng khai thác hiệu quả công suất của sân bay Tân Sơn Nhất và làm nền tảng cho xây dựng mở rộng đáp ứng nhu cầu thực tế với tình hình phát triển kinh tế xã hội đất nước sau này.

Không nhất thiết bằng mọi giá phát triển kinh tế nước nhà trong hoàn cảnh nợ công hiện nay bằng cách phải cạnh tranh vận tải hàng không với các nước phát triển khu vực, khi họ đã xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại với công suất dự trữ lớn, đã có giá trị nền tảng chuyên nghiệp về thu hút du lịch, thu nhập bình quân đầu người cao và có nhiều lợi thế về chính sách kinh tế, xã hội, môi trường.

Đừng để một dự án cất cánh quá lệ thuộc vào niềm tin chủ quan. Đừng đưa sân bay Long Thành vào ván bài không cân sức với vận chuyển hàng không khu vực.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.

 

Tướng Mỹ: Trung Quốc hung hăng hơn từ khi có tàu sân bay – tin nóng

8 Th10

(Tin Nóng) Từ khi có tàu sân bay Liêu Ninh, hải quân Trung Quốc gia tăng tập trận xa bờ và có hành vi hung hăng hơn khi tuần tra ở những vùng biển tranh chấp trong khu vực, nơi các công ty Trung Quốc triển khai khoan dầu khí, theo nhận định của tướng Herbert “Hawk” Carlisle, tư lệnh không quân Mỹ tại châu Á.

>> Mỹ bỏ cấm vận vũ khí nhằm khẳng định chiến lược xoay trục châu Á


Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc xuống Biển Đông tập trận, cuối năm 2013 – Ảnh: Tân Hoa Xã

Báo Financial Times (Ấn Độ) ngày 6.10 cho biết tướng Carlisle phát biểu như trên tại Washington trong một cuộc phỏng vấn gần đây. Ông Carlisle cho rằng hải quân và không quân Trung Quốc ngày càng quyết liệt hơn ở vùng biển và không phận quốc tế tại châu Á.

“Họ vẫn nói về một thế kỷ bị sỉ nhục trong thế kỷ qua. Họ vẫn nói về điều này ngay khi Trung Quốc đang trỗi dậy, đang là nước lớn và họ muốn tiếp tục chứng minh điều đó”, tướng Carlisle nói với báo Washington Post.

Theo tướng Mỹ, các lực lượng Mỹ và Trung Quốc thường xuyên va chạm lẫn nhau tại nhiều nơi trên Biển Đông và biển Hoa Đông, chuyện hiếm khi xảy ra trong quá khứ.

Từ năm 2012, khi có tàu sân bay Liêu Ninh, hải quân Trung Quốc gia tăng tập trận xa bờ và có hành vi hung hăng hơn khi tuần tra ở những vùng biển tranh chấp trong khu vực, nơi các công ty Trung Quốc triển khai khoan dầu khí.

Những hành động này của Trung Quốc đã khiến Mỹ phải lần lượt triển khai tàu chiến và máy bay trinh sát để theo dõi sát sao.

Một trong những vụ căng thẳng là vào tháng 8.2014, một tiêm kích J-11 (bản sao tiêm kích Su-27 của Nga) của Trung Quốc đã bay cản đường một máy bay giám sát biển và săn ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ ở bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam 220 km. Có lúc khoảng cách của 2 máy bay chỉ có 9 m. Đây là lần thứ 4 máy bay Trung Quốc có hành vi cản trở máy bay Mỹ từ đầu năm 2014 đến nay, theo Lầu Năm Góc.

Trước đó, vào tháng 5.2014, Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khí (Hải Dương 981) vào vùng biển Việt Nam cùng nhiều tàu hộ tống, tiến hành hàng loạt vụ đâm húc tàu Việt Nam thực thi pháp luật tại đây. Đến tháng 7, giàn khoan này phải rút lui.


Máy bay trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Từ khi có tàu này, Trung Quốc gia tăng phô sức mạnh trên các vùng biển trong khu vực, từ biển Hoa Đông đến Biển Đông – Ảnh: THX

Tướng Carlisle đánh giá rằng luôn có sự lên xuống trong các hành động gây cản trở của Trung Quốc và ông không nghĩ rằng lãnh đạo quân sự của Trung Quốc tìm cách để kích động một cuộc xung đột.

Tuy nhiên, ông thừa nhận về “cơ hội dẫn đến điều sai lầm” có khả năng tăng lên khi quân đội Trung Quốc tập hợp sức mạnh và di chuyển xa hơn. Để ngăn ngừa điều này, Lầu Năm Góc đã cố thiết lập các kênh đối thoại và trao đổi thông tin với quân đội Trung Quốc những năm gần đây. Dù tình hình đang có tiến triển nhất định, nhưng các quan chức Mỹ cho rằng họ không mong đợi mọi vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng “chỉ qua một đêm”.

Tướng Carlisle sẽ rời chức vụ ở châu Á – Thái Bình Dương trong tháng này để nắm chức vụ tư lệnh không chiến của Không lực Mỹ tại Virginia, Mỹ.


Tiêm kích J-11 của Trung Quốc bay cản đầu một máy bay P-8 của Hải quân Mỹ ngày 19.8 ở vùng biển bắc Biển Đông – Ảnh: Hải quân Mỹ


Một tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Không lực Mỹ đang được tiếp dầu trên không, sau khi không kích phiến quân IS ở Syria. Mỹ đang triển khai nhiều máy bay thế hệ thứ 5 này tại châu Á – Thái Bình Dương để đối phó Trung Quốc – Ảnh: Không lực Mỹ

Tin Nóng

>> Mỹ sẽ giáng trả quân sự nếu Trung Quốc chiếm Senkaku
>> Mỹ bỏ cấm vận vũ khí là gửi tín hiệu cảnh báo Trung Quốc
>> Vì sao Trung Quốc không thể dùng tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay Mỹ ?
>> Mỹ lo ngại tàu ngầm hạt nhân của Nga, Trung Quốc
>> Mỹ tuyên bố tiếp tục bay do thám Trung Quốc
>> Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng xây cất trái phép ở Trường Sa
>> Châu Á chi mạnh cho quốc phòng để đối phó Trung Quốc

 

TQ định xây sân bay trên đảo Gạc Ma của VN – Vnn

5 Th5

 

Báo mạng Want China Times, Đài Loan hôm qua dẫn nguồn tin trang Duowei News của người Hoa ở hải ngoại cho biết, quân đội Trung Quốc (PLA) có thể sẽ sớm xây dựng một cơ sở quân sự tại Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Đảo Gạc Ma (tên quốc tế: Johnson South Reef) là một bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng trái phép năm 1988. Động thái mới của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng của họ ra khu vực.

Trung Quốc, Trường Sa, Hoàng Sa, Gạc Ma, chủ quyền, dầu khí, giàn khoan, Tam Sa, Biển Đông
Gạc Ma. Ảnh: Imagery © TerraMetrics, Map data © Google

Vào năm 2012, Trung Quốc lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và bãi ngầm Macclesfield.

Bất chấp chồng lấn chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết vùng biển này, kể cả những ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.

Dẫn lời các chuyên gia quân sự, Duowei News nói rằng, Trung Quốc có thể sớm xây dựng một sân bay mới trên đảo Gạc Ma để tăng cường khả năng triển khai lực lượng ở Biển Đông. Cũng theo trang này, Trung Quốc giờ đây sẽ xem xét xây dựng sân bay cho hải quân PLA trong khi có thể điều động tàu chiến để hoàn thành dự án giữa lúc căng thẳng lãnh thổ leo thang.

Liên quan tới tình hình Biển Đông, ngày 3/5, Cục Hải sự Trung Quốc đưa ra thông báo hàng hải rằng, giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã tuyên bố, vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 “nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý”.

Người phát ngôn nêu rõ, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

“Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối”, ông Bình nhấn mạnh.

Thái An tổng hợp

“Sân bay Bắc Kinh bị dọa đánh bom” – Vnn

10 Th3

 

Chính quyền Đài Loan đã tăng cường an ninh trên các chuyến bay tới Bắc Kinh sau khi nhận được một cuộc điện thoại nặc danh về một âm mưu tấn công khủng bố nhằm vào sân bay chính của thủ đô Trung Quốc vào thứ Ba tuần trước (4/3).

TIN BÀI LIÊN QUAN:

 

 

Bắc Kinh, sân bay, Đài Loan, khủng bố, Malaysia, máy bay
Cảnh sát bán quân sự đứng gác tại Sân bay Quốc tế Bắc Kinh sau khi máy bay Malaysia mất tích. (Ảnh: Reuters)

Tsai Der-sheng, giám đốc Cơ quan An ninh Đài Loan, hôm nay (10/3) cho biết cơ quan này đã thông báo thông tin trên cho Trung Quốc tuy nhiên cho rằng cuộc gọi không có nhiều mối liên hệ với vụ tai nạn máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, vốn mất tích vào rạng sáng 8/3.

“Đài Loan đã báo cho Trung Quốc,” ông Tsai nói. “Chúng tôi tin rằng vụ việc này không có liên quan nhiều tới chiếc máy bay Malaysia mất tích.”

Cơ quan Cảnh sát Hàng không Đài Loan cho biết chưa thể xác nhận được tính xác thực của cuộc điện thoại nặc danh nhưng đã tăng cường an ninh đối với hành lý và các chuyến bay rời khỏi Bắc Kinh. Đây là một cuộc gọi đe dọa đánh bom đầu tiên mà cơ quan này nhận được trong hơn một năm qua.

Trước đó, hãng hàng không China Airlines của Đài Loan đã nhận được một cuộc gọi vào trưa ngày 4/3 từ một người nói rằng anh ta là thành viên của một tổ chức chống khủng bố Pháp, Cơ quan Cảnh sát Hàng không Đài Loan tiết lộ với phóng viên tờ Wall Street Journal vào hôm 10/3. Người gọi nói rằng tổ chức của anh ta không thể liên lạc với các nhà chức trách tại Bắc Kinh và rằng họ đã nhận được thông tin rằng một nhóm khủng bố Đông Turkestan có kế hoạch đánh bom Sân bay Quốc tế thủ đô Bắc Kinh. Đông Turkestan là tên một nhà nước độc lập mà những kẻ ly khai tại tỉnh Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc muốn thiết lập.

Cơ quan Cảnh sát Hàng không Đài Loan cho biết người gọi không tiết lộ danh tính cũng như nói về nhóm chống khủng bố mà anh ta đại diện. Cơ quan này cũng từ chối trả lời câu hỏi về việc tại sao người gọi lại liên hệ với một hãng hàng không Đài Loan.

China Airlines hôm nay đã xác nhận về việc nhận được cuộc điện thoại vào hôm 4/3, đồng thời nói rằng họ đã chuyển đoạn ghi âm và thông tin liên quan tới cuộc gọi cho chính quyền Đài Loan.

Tờ Apple Daily của Đài Loan hôm thứ Hai (10/3) cho biết chính quyền hòn đảo này đã nhận được tin tức về việc Sân bay Quốc tế Bắc Kinh sẽ trở thành mục tiêu của một vụ tấn công khủng bố.

An ninh đã được thắt chặt tại Trung Quốc vào tuần trước khi quốc gia này tiến hành kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 12 trong bối cảnh vừa xảy ra một vụ tấn công khủng bố vào hôm 1/3 tại nhà ga Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Các nhà chức trách Trung Quốc nói rằng những kẻ theo chủ nghĩa ly khai ở Tân Cương phải chịu trách nhiệm cho vụ thảm sát này.

Sầm Hoa

Vì sao TQ hối hả đóng thêm nhiều tàu sân bay – Vnn

13 Th8

Vì sao TQ hối hả đóng thêm nhiều tàu sân bay

 

Những ngày này, các bức ảnh được cho là chụp một phần chiếc tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc đã làm mưa làm gió trên các trang mạng nước này.

TIN BÀI LIÊN QUAN

 

Liêu Ninh, tàu sân bay, hàng không mẫu hạm, Hải quân Trung Quốc, chuỗi đảo thứ nhất
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu Ninh.

Nếu đúng như dự đoán thì chiếc tàu thứ hai sẽ được xây dựng hoàn toàn trong nước, và là một bước tiến then chốt được kỳ vọng từ lâu của quân đội TQ (TQ) khi triển khai chiến lược xây dựng ‘hải quân viễn dương’.

Không nhiều người nghi ngờ về tính xác thực của bức ảnh. Lãnh đạo TQ đã tuyên bố cởi mở về về các kế hoạch của họ nhằm thành lập một hạm đội tàu sân bay tối tân trong những năm tới đây.

Suốt nhiều thập kỷ qua, TQ đã thu mua nhiều loại tàu ‘về hưu’ dường như để nghiên cứu về tổ hợp công trình và các khía cạnh kỹ thuật cần thiết để làm chủ biểu tượng sức mạnh trên mặt biển này.

Các xưởng đóng tàu của TQ đã tiếp nhận công nghệ đóng tàu của phương Tây, điều đó cũng có nghĩa là họ xây dựng toàn bộ thân tàu theo từng phần, bao gồm rất nhiều hệ thống tạo nên một chiếc tàu vừa là nơi trú ngụ vừa là tổ hợp chiến đấu.

Sau đó, họ ghép các phần lại với nhau, hạ thủy thân tàu và bổ sung các phần của tàu bên trên boong chính và sau đó là phần còn lại của các thiết bị.

Vài năm trước đây, khi Bắc Kinh công khai tham vọng về hàng không mẫu hạm, nhiều người muốn tìm hiểu tại sao một quốc gia có sức mạnh lịch sử trên cạn như TQ lại quan tâm tới tàu sân bay – một thứ biểu tượng cho sức mạnh nổi trên biển.

Để lý giải cho điều này, người viết (tác giả James R. Homes) lấy cách tiếp cận của nhà sử học Hy Lạp cổ đại Thucydides, cho rằng có ba động cơ chính thúc đẩy hành động của con người – đó là: sự sợ hãi, danh dự và lợi ích.

Nhìn từ cách tiếp cận này, có thể thấy Bắc Kinh sợ bị Mỹ kiềm chế (- một tàn dư của chiến tranh Lạnh) nên họ nhìn thấy cơ hội để lấy lại danh dự đã mất trong suốt một thế kỷ bị rơi vào tay các đế quốc, thực dân; và hy vọng bổ sung thêm sức mạnh hải quân mà họ tích lũy được để thúc đẩy các lợi ích của TQ ở vùng biển châu Á.

Điều gì đã thay đổi sau đó? Sợ hãi và danh dự là những cảm xúc cần thiết. Và có thể là việc đưa chiếc tàu Liêu Ninh (đóng mới lại từ tàu Varyag cũ của Liên Xô) ra biển nhằm giúp thỏa mãn nhu cầu xua đuổi những kỹ ức văn hóa buồn đau. Nhưng ai biết được chuyện gì xảy ra khi nỗi sợ hãi bị dồn tới bước đường cùng?

Mỹ và các nước đồng minh đã ngự trị ở biển Đông Á đủ lâu để hải quân của họ có thể khơi lại những nỗi sợ hãi không cân xứng với vị thế hiện nay của họ. Hoặc, các lãnh đạo TQ có thể nhìn thấy giá trị trong việc phản ứng một cách quá ầm ĩ, và do đó khiến cho các quốc gia phương Tây phải lo sợ chính những lời tiên tri của mình thường được gọi với tên ‘sự đối kháng Trung – Mỹ’.

Điều quan trọng nhất có thể là những nỗi lo âu phát sinh từ danh dự và sợ hãi đã cho phép TQ có thể hành động hầu như xuất phát từ các tính toán về lợi ích. Đơn giản là việc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh có thể ngăn chặn trước các lo ngại, trong khi vẫn thỏa mãn mong mỏi của xã hội TQ về một năng lực mà mọi cường quốc đều ham muốn.

Xét về vấn đề lợi ích (lĩnh vực cân bằng hải quân), hải quân TQ có hỏa lực trên bờ thừa mạnh để có thể yểm trợ cho hạm đội của họ ngoài biển. Hải quân TQ không nhất thiết phải cạnh tranh trực tiếp với hải quân Mỹ để hiện thực hóa các mục tiêu tác chiến.

Chừng nào mà Bắc Kinh còn tự hạn chế các lợi ích của mình trong tầm yểm trợ của hỏa lực trên cạn, tức là trong vùng biển cách bờ khoảng 1.000 dặm, hải quân TQ không có nhiều nhu cầu phải có các tiềm lực tương ứng như với của Mỹ và các đồng minh.

Thậm chí các tàu sân bay nhỏ hơn cũng có thể hoàn thành nhiệm vụ nếu như các tên lửa tầm thấp và đạn đạo chống hạm, các tàu ngầm, máy bay tuần tiễu và các chiến đấu cơ có thể ghìm chân hải quân Mỹ, và nếu như hải quân các quốc gia châu Á không ngang hàng. Vậy thì tại sao lại phải nhọc lòng đua theo tiêu chuẩn Mỹ?

Lúc này khó có thể nói rằng Hải quân TQ đang vội vã muốn ngang hàng với các tiềm lực của các tàu sân bay trang bị hạt nhân của Mỹ. Vậy thì lý do giải thích khả dĩ có thể là, TQ sẽ nỗ lực để tạo ra một bước nhảy vọt về công nghệ với chiếc tàu sân bay đầu tiên tự đóng trong nước. Một điều nữa cũng rất có thể là, họ sẽ xây dựng nên một phiên bản cải tiến của tàu Liêu Ninh (Varyag). Tội gì không chơi một cách an toàn khi có thể?

Lê Thu (theo ‘Nhà ngoại giao’)

Bloomberg: Trung Quốc đổ 1,6 tỉ USD xây sân bay trái phép tại “Tam Sa” – GDVN

25 Th12

Bloomberg: Trung Quốc đổ 1,6 tỉ USD xây sân bay trái phép tại “Tam Sa”

Thứ ba 25/12/2012 14:04
 
(GDVN) – Chính quyền trung ương Trung Quốc vừa phê duyệt kế hoạch đầu tư 10 tỉ nhân dân tệ, tương đương 1,6 tỉ USD để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho cái gọi là “thành phố Tam Sa”
Hãng tin Bloomberg ngày 25/12 đưa tin, Trung Quốc đang có kế hoạch chi 1,6 tỉ USD để xây dựng (trái phép) một sân bay, cầu cảng và các cơ sở hạ tầng khác tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Bắc Kinh lập ra một cách phi pháp, vô hiệu để “quản lý” 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Chính quyền trung ương Trung Quốc vừa phê duyệt kế hoạch đầu tư 10 tỉ nhân dân tệ, tương đương 1,6 tỉ USD để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho cái gọi là “thành phố Tam Sa” với trụ sở Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), Bloomberg dẫn lời Tưởng Định Chi, Tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam, Trung Quốc cho biết.

Trung Quốc xây dựng sân bay, cầu cảng trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép với tên gọi đảo Vĩnh Hưng (ảnh: Tân Hoa Xã)
Căng thẳng trên Biển Đông đã liên tục leo thang sau khi Trung Quốc công bố việc thành lập (trái phép và vô hiệu – PV) cái gọi là “thành phố Tam Sa” hồi tháng 6 vừa qua để “quản lý” đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hơn 80% diện tích Biển Đông.

Hành động của phía Trung Quốc đã làm dấy lên một mối lo ngại phá vỡ mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa ASEAN với đối tác thương mại lớn nhất của khối – Trung Quốc, theo Bloomberg.

Tờ 21st Century Herald có trụ sở tại Quảng Châu cho hay, một phần khoản kinh phí 1,6 tỉ USD này cũng sẽ được dành cho việc triển khai cái gọi là “thực thi pháp luật hàng hải và khai thác thủy sản” trên Biển Đông.

Trung Quốc xây dựng trạm thu phát sóng di động trái phép tại một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam mà nước này chiếm đóng trái phép
Việc Trung Quốc xây dựng trái phép các công trình ngoài quần đảo Hoàng Sa và một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam mà nước này dùng vũ lực chiếm đóng phi pháp) đã bắt đầu và đang tiếp tục, tuy nhiên tờ báo không đưa cụ thông tin nào cụ thể hơn.

“Tam Sa cần lập tức xây dựng các sân bay, bến cảng, cầu cảng và cơ sở hạ tầng quan trọng khác, cũng như triển khai các tàu ‘chấp pháp’ trên Biển Đông, tàu hậu cần và các dự án khác sẽ được thành lập”, Tưởng Định Chi nói với báo giới, “về lâu dài, Trung Quốc cần phải xây dựng một nền tảng cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của Tam Sa”.

Động thái nêu trên cho thấy âm mưu của Trung Quốc hòng độc chiếm Biển Đông và biến thành ao nhà của Bắc Kinh đang được đẩy mạnh, bất chấp các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước biển Liên Hợp Quốc cũng như Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC) được ký giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002.
 
Hồng Thủy (Nguồn: Bloomberg)

Quan chức VN thăm tàu sân bay Hoa Kỳ – BBC

21 Th10

Quan chức VN thăm tàu sân bay Hoa Kỳ

Chiến đấu cơ cất cánh từ Hàng không mẫu hạm USS George Washington

Quan chức chính phủ và quốc phòng Việt Nam vừa được chở ra thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington, hiện đang đậu ở Biển Đông.

Hãng tin Associated Press nói chiếc tàu sân bay tối tân sử dụng năng lượng hạt nhân đang có mặt tại vùng biển tranh chấp trong màn “thể hiện sức mạnh của [hải quân] Hoa Kỳ”.

Biển Đông được cho là đang trở nên trung tâm điểm của sự cạnh tranh chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh.

Hãng AP cho biết các quan chức cùng một số nhỏ các nhà báo Việt Nam đã được mời ra tham quan tàu USS George Washington hôm thứ Bảy 20/10.

Hoạt động này, theo AP, ‘sẽ trấn an Việt nam và Philippines về sự hỗ trợ của Mỹ, nhưng có thể khiến Trung Quốc bực mình”.

Hoa Kỳ đang thực thi chiến lược chuyển dịch về Á châu, được cho là nhằm đối trọng với tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Việt Nam đã cử các đoàn quan chức ra thăm tàu USS George Washington hai lần trong hai năm 2010, 2011 khi tàu này vào gần vùng biển Việt Nam.

Sau mỗi lần, giới chức Việt Nam đều có phát ngôn trấn an Trung Quốc rằng hợp tác quốc tế của Việt Nam không nhằm để đối phó với quốc gia nào.

Căng thẳng tiếp diễn

Theo AP, các quan chức Việt Nam khi tham quan hàng không mẫu hạm Mỹ đã chụp ảnh cảnh các chiến đấu cơ F-16 cất cánh và hạ cánh trên đường băng dài 305 mét của tàu, gặp gỡ thủy thủ và chỉ huy tàu,

USS George Washington có thủy thủ đoàn tới 5.000 người.

Cuộc viếng thăm diễn ra một ngày sau khi Bắc Kinh diễn tập quân sự gần các hòn đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc hiện đang có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản.

Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo quanh vấn đề chủ quyền tại đảo Senkaku/Điếu Ngư đang lên cao.

Hải quân Mỹ thường xuyên mở các đợt tuần tra ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để thực thi điều mà Washington gọi là “tự do hàng hải”.

“Trung Quốc sẽ coi chuyến hải hành này là biểu hiện cho ý nguyện duy trì sự thống trị trong khu vực của Hoa Kỳ.”

Dennis Roy, Trung tâm Đông-Tây ở Hawaii

Đầu tuần tới, hai ứng viên tổng thống Mỹ Barack Obama và Mitt Romney sẽ có cuộc tranh luận cuối cùng trước kỳ bầu cử, trọng tâm là chính sách đối ngoại, và giới phân tích cho rằng không ai trong số hai ông muốn tỏ ra là mềm yếu trước sức mạnh của Trung Quốc.

Mới đây, hàng không mẫu hạm khác là USS John C. Stennis cũng đã có hoạt động tại vùng phía tây Thái Bình Dương.

Chỉ huy hàng không mẫu hạm Gregory Fenton nói hoạt động hôm thứ Bảy 20/10 là nhằm cải thiện quan hệ với Việt Nam và bảo đảm “Hoa Kỳ được tự do đi lại ở Biển Đông”.

Trả lời phỏng vấn ngay trên tàu, ông Fenton nói: “Mục tiêu của chúng tôi là làm sao để các nước trong khu vực tự giải quyết được các căng thẳng, tới nay chúng tôi chỉ đóng vai trò thực thi quyền tự do lưu thông trong các vùng biển quốc tế”.

Tuy nhiên, cũng đã có cảnh báo từ giới quan sát về hoạt động mới này.

Ông Denny Roy, từ Trung tâm Đông-Tây ở Hawaii, được AP dẫn lời nói: “Trung Quốc sẽ coi chuyến hải hành này là biểu hiện cho ý nguyện duy trì sự thống trị trong khu vực của Hoa Kỳ”.

Trong khi đó, theo ông Roy, “Mỹ cũng muốn gửi thông điệp tới các nước rằng họ hiện diện lâu dài ở đây và muốn hỗ trợ cho việc thực thi các luật lệ quốc tế”.

Truyền thông Việt Nam chỉ đưa vài dòng ngắn ngủi về chuyến thăm tàu USS George Washington hôm thứ Bảy, nói đây là ‘theo lời mời của Đại sứ quán Mỹ’.

Tập trận chung

Trong một diễn biến liên quan, Tân Hoa Xã cho hay Hải quân Mỹ sẽ cùng Hải quân Hoàng gia Campuchia tiến hành cuộc tập trận chung CARAT lần thứ ba từ ngày 22/10-26/10 tại cảng Sihanoukville của Campuchia.

Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh r athông cáo nói cuộc tập trận lần này tập trung vào tăng cường các kỹ năng an ninh hàng hải.

CARAT (Cooperation Afloat Readiness and Training) là cuộc diễn tập duy trì sự sẵn sàng chiến đấu của hải quân, do Hoa Kỳ chủ trì, tiến hành hai năm một lần ở Đông Nam Á.

Các nước tham gia lần này, ngoài Campuchia, có Bangladesh, Brunei, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Timo Leste.

Việt Nam chưa tham gia hoạt động tập trận chung.

Hải quân Trung Quốc nhận tàu sân bay – TN

24 Th9

Hải quân Trung Quốc nhận tàu sân bay

Trung Quốc bất ngờ tổ chức lễ bàn giao tàu sân bay cho lực lượng hải quân giữa lúc biển Đông và biển Hoa Đông có nhiều bất ổn.

Ngày 23.9, hải quân Trung Quốc chính thức tiếp nhận tàu sân bay đầu tiên của nước này. Theo AFP, lễ bàn giao diễn ra tại cảng Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa thông báo chính thức về việc tàu này sẽ được biên chế vào hạm đội nào trong số ba hạm đội Nam Hải, Đông Hải và Bắc Hải. Tên gọi của tàu cũng chưa được công bố trong khi một số hình ảnh cho thấy nó mang số hiệu 16. Con tàu dài 300 m, có độ choán nước xấp xỉ 50.000 tấn, đủ sức mang theo khoảng 25 chiến đấu cơ và được trang bị một số vũ khí phòng thủ cơ bản.

Thuộc lớp Varyag và được Trung Quốc mua lại từ Ukraine, hàng không mẫu hạm này lâu nay bị giới chuyên gia quốc tế nghi ngờ về sức mạnh thực sự. Theo đó, Bắc Kinh phải mất nhiều năm nữa mới đủ sức triển khai tác chiến thực sự đối với chiếc tàu thiếu nhiều phương tiện hỗ trợ, bảo vệ hiệu quả lẫn loại chiến đấu cơ phù hợp. Vì thế, có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc “vội vã” bàn giao cho hải quân là động thái “lên gân” trong bối cảnh tình hình biển Đông và Hoa Đông đang căng thẳng.

 

 Hải quân Trung Quốc nhận tàu sân bay
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vừa được bàn giao – Ảnh: Hoàn Cầu thời báo

 

Tại biển Đông, Trung Quốc hồi cuối tháng 7 thành lập cái gọi là TPTam Sa, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Từ đó đến nay, nước này liên tục có động thái nhằm hợp lý hóa “TP.Tam Sa” như tổ chức bầu cử, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư… khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Hãng tin Bernama vừa dẫn lời Phó thủ tướng Malaysia Tan Sri Muhyiddin Yassin kêu gọi tranh chấp biển Đông cần được giải quyết hòa bình thông qua đàm phán đa phương, không sử dụng bạo lực. Phát biểu trên được ông Yassin đưa ra trong cuộc gặp với Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi cuối tuần. Đồng thời, Phó thủ tướng Malaysia kêu gọi các bên liên quan cần sớm thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Trong một diễn biến khác, Tân Hoa xã dẫn lời một quan chức giấu tên cho hay buổi lễ kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản sẽ bị dời lại thay vì vào ngày 27.9 như kế hoạch ban đầu. Căng thẳng hiện tại giữa Bắc Kinh với Tokyo xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư được cho là nguyên nhân trì hoãn buổi lễ. Ngoài ra, Hãng tin CAN dẫn lời lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu cho biết đảo này đã điều động chiến đấu cơ F16 tuần tra gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Lâu nay, Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Ông Mã còn tiết lộ Trung Quốc đang phái tàu hộ tống mang tên lửa để bảo vệ các tàu công vụ của nước này hiện diện tại đây thời gian qua. Tuy nhiên, đến hôm qua, AFP dẫn nguồn Lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết toàn bộ tàu công vụ Trung Quốc vừa rút khỏi vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư.

Ngô Minh Trí

>> Trung Quốc “khoe” tàu sân bay
>> Nga chậm giao tàu sân bay cho Ấn Độ
>> Nga hoãn giao tàu sân bay cho Ấn Độ
>> Tàu sân bay Trung Quốc sẽ được đặt tên Liêu Ninh 

CHUYÊN GIA: ĐẶT TÀU SÂN BAY THỨ 4 ĐỂ GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ VẤN ĐỀ NAM HẢI[i] – BS

5 Th7

Đôi li: Tham khảo giọng lưỡi những kẻ “vừa ăn cướp, vừa la làng” vẫn đang được gọi là “bạn vàng”. Kính mời bà con.

Mạng Hoàn Cầu

CHUYÊN GIA: ĐẶT TÀU SÂN BAY THỨ 4 ĐỂ GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ VẤN ĐỀ NAM HẢI[i]

Tác giả: Lý Lượng   

Người dịch:  Quốc Thanh

28-06-2012

 

Ảnh tư liệu: Thanh niên Việt Nam cưỡi trên chiếc Su-27

Tin từ Hoàn cầu thời báo, phóng viên Lý Lượng】Tháng 6, vấn đề Nam Hải vốn đã như sóng cồn lại dâng lên từng đợt sóng lớn chỉ vì sự làm bậy làm càn của Việt Nam. Xung quanh các vấn đề khai thác dầu khí, điều chỉnh quy hoạch phát triển, tuần tra bằng máy bay chiến đấu…, giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nổ ra nhiều đợt phản đối. Trước việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa và tiến hành đấu thầu quốc tế ở vùng dầu khí Nam Hải, Việt Nam trên là chính phủ trung ương, dưới là những trang web bình dân, đã đồng thanh lên tiếng “phản đối mạnh mẽ” tới 3 lần trong vòng 10 ngày qua. Phía Trung Quốc thì đấu tranh bằng lí lẽ, cũng đã 3 lần phản hồi nghiêm khắc về những hành vi như “lập pháp khoanh vùng”, tuần tra bằng máy bay chiến đấu, phủ quốc kỳ… của Việt Nam ở Nam Hải. Chuyên gia cho biết, Luật biển do Việt Nam đưa ra sẽ không cấu thành sự ràng buộc về mặt luật pháp, còn Trung Quốc thì cần phải từ các việc đấu thầu các  mỏ dầu khí, thành lập các đặc khu, đặt tàu sân bay thứ 4 ở Nam Hải để thúc đẩy Việt Nam có sự giải quyết cuối cùng về vấn đề Nam Hải… Việt Nam liên tục có những cử chỉ: Tuần tra bằng máy bay chiến đấu, lập pháp khoanh biển, phủ quốc kỳ

Đợt “đại chiến phản đối” Trung-Việt này được bắt đầu từ một bản tin ngày 18.6 của “Trung ương xã” Đài Loan. Theo “Trung ương xã” trích dẫn từ báo “An ninh Thủ đô” của Việt Nam cho biết, liên đội máy bay chiến đấu Su-27 gồm 940 chiếc của không quân Việt Nam vào ngày trước đó lần đầu tiên đã từ căn cứ không quân Miền Trung bay ra quần đảo Nam Sa (phía Việt Nam gọi là Trường Sa) để thực hành nhiệm vụ tuần tiễu, trinh sát và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Ngày 16.9, trước lần “tuần tiễu trinh sát” này của máy bay chiến đấu Việt Nam, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bày tỏ sự “bất bình mạnh mẽ” trong cuộc họp báo thường kỳ. Hồng Lỗi nói, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa cùng các vùng biển phụ cận. Những hành động có liên quan từ phía Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc, phía Trung Quốc biểu thị  sự bất bình mạnh mẽ đối với việc này. Phía Trung Quốc yêu cầu Việt Nam tuân thủ nghiêm túc sự đồng thuận giữa hai bên Trung-Việt và tinh thần của bản “Tuyên bố về ứng xử các bên ở Nam Hải”, không dùng bất cứ hành động nào khiến cho tình hình trở nên phức tạp và loang rộng, có những nỗ lực cần thiết để bảo vệ hòa bình ổn định trong khu vực.

Phía Trung Quốc phản đối đồng thời không để cho Việt Nam thấy khó xử khi thoái lui. Ngày 21.6, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua “Luật biển Việt Nam”, ra những quy định về đường đáy lãnh hải, nội hải, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hải đảo…, trong đó đã đưa các quần đảo Tây Sa[ii] và quần đảo Nam Sa vào cái gọi là phạm vi “chủ quyền” và “quản lý” của Việt Nam.   

Với hành động lập pháp “khoanh biển” này của Việt Nam, Bộ ngoại giao Trung Quốc vào ngày 21 đã ra tuyên bố, nhắc lại quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã triệu gặp đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc, yêu cầu phía Việt Nam lập tức ngừng và sửa chữa lại mọi cách làm sai lầm. Ủy ban đối ngoại Đại hội đại biểu toàn quốc cũng lại một lần nữa đề xuất thương lượng giải quyết nghiêm túc, phản đối những hành vi xâm phạm chủ quyền Trung Quốc của Việt Nam.     

Ngoài việc sử dụng những thủ đoạn quân sự, luật pháp để tước đoạt chủ quyền Nam Hải ra, chính phủ Việt Nam còn huy động phụ nữ và trẻ em phủ một lá quốc kỳ Việt Nam cực lớn bằng gốm trên đảo Nam Uy[iii], đồng thời tổ chức nghi thức khánh thành long trọng. Đêm ngày 26, Văn phòng người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc nêu rõ, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa cùng các vùng biển phụ cận. Những cử chỉ này của Việt Nam là xâm phạm  chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, là phi pháp, là vô hiệu quả, đồng thời cũng vi phạm cả bản “Tuyên bố về ứng xử các bên ở Nam Hải”. Phía Trung Quốc kiên quyết phản đối những việc này. Phía Trung Quốc yêu cầu phía liên quan có những hành động thực tế để bảo vệ hòa bình ổn định ở Nam Hải.   

Trung Quốc lập thành phố Tam Sa khiến cho chính phủ Việt Nam cùng báo chí chính thức và không chính thức đồng thanh phản đối

Thực sự, ngoài việc phản đối nghiêm khắc những cử chỉ của Việt Nam ra, các kế sách ứng phó thực tế của Trung Quốc cũng đã lần lượt ra lò. Vào đúng ngày cái gọi là “Luật biển” của Việt Nam ra đời, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập thành phố Tam Sa cấp địa phương, hủy bỏ 3 văn phòng quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa, quần đảo Trung Sa của tỉnh Nam Hải, trên cơ sở đó thành lập chính quyền nhân dân thành phố Tam Sa  của tỉnh Nam Hải.

Việc này vốn là sự điều chỉnh và hoàn thiện thể chế quản lý hành chính cho các quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa, quần đảo Trung Sa, cùng các vùng biển phụ cận, thuộc tỉnh Nam Hải của nước ta, hoàn toàn thuộc về phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, song đã lại khiến cho nội tình Việt Nam náo động. Ngày 22, trong bài nói về việc “Trung Quốc không nên tiến hành liên tục chỉ trích việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật biển Việt Nam” của người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đã phản đối Trung Quốc lập thành phố Tam Sa. Người phát ngôn này nói: “Trung Quốc phê chuẩn lập thành phố Tam Sa, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam phản đối mạnh mẽ thành phố Tam Sa do Trung Quốc lập ra.”   

Ngoài ra, ngày 23, Thông tấn xã Việt Nam đã cho công bố bản Thông cáo về thành phố Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam  tiến hành phản đối bằng văn bản việc Trung Quốc lập thành phố Tam Sa. Thông cáo nêu rõ, Trung Quốc công bố lập thành phố Tam Sa, phạm vi quản lý bao gồm cả huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa (quần đảo Nam Sa Trung Quốc) và huyện đảo Hoàng Sa thành phố Đà Nẵng (quần đảo Tây Sa Trung Quốc) của Việt Nam, vì thế, tỉnh Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng bày tỏ sự phản đối trước quyết định này của Trung Quốc. Và các báo chí không chính thức như các trang “Dân trí”, trang “Vnexpress”, trang “Vietnamnews” có số lượng truy cập[hết sức lớn của Việt Nam cũng đều đưa bản Kháng nghị này lên vị trí nổi bật ở trang nhất.     

Không ít báo chí nước ngoài đã coi đợt phản đối này của Việt Nam là dấu hiệu cho thấy cuộc đấu tranh Nam Hải đang gay gắt thêm. Báo “Tinh Đảo nhật báo” của Hongkong ngày 22 bình luận, việc công bố quyết định lập thành phố Tam Sa của chính phủ Trung Quốc vào lúc này là hành động ứng phó với rất nhiều tuyên bố về “chủ quyền” Nam Hải của Việt Nam, Philippines gần đây, đồng thời cũng đáp lại lời lên tiếng mạnh mẽ của người dân Trung Quốc. Đài truyền hình Asahi của Nhật Bản ngày 23 bình luận, cùng với sự không ngừng leo thang của “cuộc chiến khiển trách”giữa hai bên, cuộc đấu tranh về chủ quyền Nam Hải sẽ ngày càng gay gắt.

Tổng công ty dầu mỏ biển Trung Quốc đấu thầu dầu khí ở Nam Hải, Việt Nam giơ luật quốc tế ra làm công cụ phản đối

Ngòai việc lập thành phố Tam Sa về mặt cấp độ hành chính, giới doanh nghiệp của nước ta cũng mở rộng kinh doanh ở Nam Hải. Ngày 25.6, Tổng công ty dầu mỏ biển Trung Quốc đã công bố trên trang mạng của mình, tuyên bố tiến hành liên doanh khai thác tài nguyên dầu khí với nước ngoài ở khu vực biển Nam Hải, đồng thời công khai hồ sơ đấu thầu. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hồi ứng lại vào ngày 26 nói rằng, hành vi này là hành vi kinh doanh hợp pháp, bình thường, đồng thời một lần nữa hối thúc phía Việt Nam lập tức ngừng ngay những hoạt động xâm phạm quyền lợi dầu khí ở Nam Hải.

Lần này, Việt Nam giơ luật quốc tế mà mình luôn vi phạm ra để làm là công cụ phản đối. Ngày 26, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao rằng, căn cứ theo bản “Công ước về luật biển của Liên hợp quốc năm 1982”, khu vực mà Tổng công ty dầu mỏ biển Trung Quốc ra thông báo đấu thầu quốc tế là hoàn toàn thuộc về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, đây “hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp”.   

Ông ta còn tuyên bố, phía Trung Quốc ngang nhiên ra thông báo đấu thầu quốc tế ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành vi phi pháp và không có giá trị, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền quản lý cùng những lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, đã vi phạm “Công ước về luật biển của Liên hợp quốc năm 1982” mà Trung Quốc đã ký kết, khiến cho cục diện Biển Đông (Việt Nam gọi Nam Hải là Biển Đông) trở nên phức tạp. Việt Nam phản đối mạnh mẽ đồng thời yêu cầu Trung Quốc lập tức hủy bỏ hành vi đấu thầu phạm pháp nói trên, không sử dụng bất cứ hành động nào làm cho cục diện Biển Đông càng thêm phức tạp và mở rộng tranh chấp, tuân thủ “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung”, cần đặc biệt  tôn trọng là tinh thần của luật pháp quốc tế như “Công ước về luật biển của Liên hợp quốc năm 1982” và “Tuyên bố về  ứng xử các bên ở Biển Đông”.

Chuyên gia:  Trung Quốc cần đặt “tàu sân bay thứ 4” ở Nam Hải

Trước việc Việt Nam chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng đã 3 lần khuấy động chuyện Nam Hải, 3 lần phản đối, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Á – Trung Á, thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải, là Vương Đức Hoa đã nhận lời mời trả lời phỏng vấn riêng của phóng viên trang mạng huanqiu.com vào ngày 27.6. Ông ta cho rằng, tính ràng buộc của “Luật biển Việt Nam” không hề lớn, bởi vì luật quốc nội của Việt Nam không thể quản nổi vấn đề Nam Hải, còn khi phê chuẩn Luật biển của Liên hợp quốc vào năm 1982, Trung Quốc cũng đã bảo lưu rất nhiều về vấn đề Nam Hải, chẳng hạn như chủ trương các nguyên tắc về thềm lục địa, vùng tiếp giáp không thích hợp với vấn đề Nam Hải…

“Cả Việt Nam và Philippines đều tuyên bố các đảo ở Nam Hải gần với họ hơn, nên thuộc về chủ quyền quản lý của họ. Song đây không phải là quyết định theo khoảng cách. Từ đời Hán, muộn nhất đến đời Tống, Trung Quốc đã đưa Nam Hải vào trong phạm vi quản lý của mình. Các đảo được đặt tên theo tiếng Trung, và cũng có cả di dân Trung Quốc. Theo khảo chứng, hoàng đế Đoan Tông đời Nam Tống tùng đáp theo hơn 30 chiếc tàu chạy trốn ra quần đảo Tây Sa”. Vương Đức Hoa nói, “tôi từng đưa ra trong tác phẩm của mình, dù là trên các bản đồ hay trên các sách bách khoa toàn thư do Mỹ, Anh, Nhật xuất bản, đều vẽ nam Hải thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc có lý do để đưa ra tuyên bố đòi lại Nam Hải”.

Còn về việc Tổng công ty dầu mỏ biển Trung Quốc tiến hành đấu thầu quốc tế ở lô số 9 Nam Hải, Vương Đức Hoa cho rằng, một số hãng dầu khí quốc tế có thể sẽ có phản ứng về việc này. Ông ta nói, rất nhiều hãng ở Phương Tây luôn tỏ ra rất hào hứng với dầu khí ở Nam Hải. Nhất là gần đây, ở vịnh Mexico của Mỹ đã xảy ra sự cố rò rỉ, khiến cho rất nhiều hãng dầu khí của Mỹ hướng mắt ra nước ngoài. Ngoài các công ty mang tính trục lợi của Mỹ, Anh…ra, Nga và Ấn Độ có khả năng dựa trên lợi ích địa-chính trị mà hợp tác với Trung Quốc hơn. Tuy Ấn Độ hiện đang có hợp đồng với Việt Nam, nhưng có khả năng là do bị Trung Quốc phản đối, nên mới đây họ tuyên bố có ý rút về vì vấn đề kỹ thuật. Nếu như Trung Quốc đấu thầu, thì khả năng các công ty của Ấn Độ sẽ tới hợp tác không phải là không có.       

“Nếu như Trung-Ấn mà hình thành được một mô hình hợp tác về mặt này, thì cũng có thể sẽ tạo ra được một bầu không khí rất tốt cho việc giải quyết vấn đề biên giới…”. Vương Đức Hoa nói.

Vương Đức Hoa còn đưa ra quan điểm của mình về sự giải quyết cuối cùng cho vấn đề Nam Hải. Ông ta nói, ngoài chuyện lập đức, lập ngôn, lập pháp ở Nam Hải ra, Trung Quốc còn cần gia nhập một chiến lược “khai thác biển” ngoài việc phát triển ra phía đông, đại phát triển ra phía tây, trỗi dậy ở miền trung, đồng thời định ra chiến thuật cụ thể cho các lĩnh vực ngoại giao biển, khai thác kinh tế biển… Có những người từng đề xuất lập một binh đoàn xây dựng ở Nam Hải, Vương Đức Hoa cho rằng, cần thoát ra khỏi cái khuôn khổ kinh tế có kế hoạch mà thành lập ở Nam Hải một đơn vị hành chính tương tự như kiểu đặc khu, vận dụng sức mạnh thị trường, dùng lợi nhuận để thu hút các công ty Phương Tây tham dự vào việc khai thác dải biển này.    

Ngoài ra, ông ta cho rằng, Trung Quốc còn cần có mối quảng giao bạn bè với quốc tế, bởi vì Mỹ đang tích cực tìm kiếm để tham gia vào Luật biển của Liên hợp quốc, mũi nhọn không chỉ chĩa về Trung Quốc, mà cả những nước có liên quan đến vấn đề Bắc Cực như Nga, Canada cũng đều có khả năng sẽ bị ảnh hưởng, cho nên “Trung Quốc cần làm nhiều việc hơn về mặt quốc tế”.

“Trung Quốc đã có tàu sân bay thứ 3 ở Nam Hải, tàu thứ nhất là Varyag mang ý nghĩa quân sự, tàu thứ 2 là tàu sân bay dầu mỏ mang ý nghĩa kinh tế, tàu thứ 3 là tàu sân bay ngư nghiệp, tôi cho rằng chúng ta còn cần phải đặt thêm tàu thứ 4, tức tàu sân bay tư tưởng”. Vương Đức Hoa nói, “nước ta từng đưa ra quan điểm ‘biển hài hòa’, chúng ta giương cao ngọn cờ khai thác hợp tác hòa bình, rồi triển khai các kiểu hợp tung liên hoành dưới nó, thì cuối cùng sẽ nhanh chóng giải quyết được vấn đề Nam Hải.

 


[i]   Tức Biển Đông.

[ii]   Tức Hoàng Sa.

[iii]  Tức đảo Trường Sa; tiếng Anh: Spratly Island.

Nguồn: Mạng Hoàn Cầu

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012