Tag Archives: tàu sân bay

Thế giới 24h: Tàu sân bay Mỹ không bị tấn công

19 Th1

 

– Mỹ bác tin nói rằng tàu sân bay Mỹ bị tấn công; Biểu tình phản đối tạp chí Charlie Hebdo leo thang dữ dội… là những tin nóng.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Nổi bật

Hải quân Mỹ đã chính thức lên tiếng khẳng định rằng tàu sân bay George Washington không bị tấn công và Chiến tranh Thế giới thứ 3 chưa bắt đầu, tờ Thời báo Hải quân cho biết.

Theo báo trên dẫn lời Hải quân Mỹ, chiếc hàng không mẫu hạm George Washington vẫn đậu tại cảng, không phải ở biển Đông. Thông tin này được Hải quân Mỹ đưa ra hôm 16/1.

Mỹ, tàu sân bay, tấn công, chiến tranh, thế giới, 24 giờ
Tài khoản Twitter của UPI bị hack và gửi đi tin sai. (Ảnh: Navy Times)

Trước đó, tài khoản Twitter của hãng thông tấn UPI đã xuất hiện những tiêu đề tin tức nói rằng tàu sân bay Mỹ nói trên đã bị tấn công và cuộc Chiến tranh Thế giới lần 3 đã bắt đầu.

Tuy nhiên ngay sau đó, UPI đưa ra một thông cáo cho biết, tài khoản Twitter và trang web của hãng thông tấn này đã bị tin tặc tấn công. Tin tặc đã gửi đi một số tin tức nhảm nhí.

“Sáu tiêu đề tin tức giả được đưa trong 10 phút, bắt đầu từ 13h20 (16/1). Một số về Cục Dự trữ Liên bang, số khác gồm tin nhảm về tàu sân bay George Washington bị tấn công”.

Đội ngũ kỹ thuật của UPI sau đó đã giành lại được quyền kiểm soát tài khoản Twitter của hãng. Những tin tức sai lệch này đã được xóa khỏi tài khoản vào khoảng 14h ngày 16/1.

Tin vắn

– Mặc dù mưa lớn do ảnh hưởng của bão, song vẫn có 6 triệu người đổ về thủ đô Manila, để tham dự buổi diễn thuyết cuối cùng của Giáo hoàng Francis tại Philippines.

– Tổng thống Pháp hôm 17/1 nói nước này phản đối bất cứ ai muốn kích động chiến tranh tôn giáo trên đất Pháp và kêu gọi người dân tăng cường tình đoàn kết dân tộc.

– 5 người thiệt mạng và một số nhà thờ đã bị đốt ở Niger trong ngày thứ hai diễn ra cuộc biểu tình phản đối biếm họa nhà tiên tri Mohammed trên tạp chí Charlie Hebdo.

 
 

– Nhà đàm phán chính về hạt nhân của Triều Tiên và các cựu quan chức, học giả Mỹ đã tới Singapore ngày 18/1 để gặp nhau không chính thức, bàn luận nhiều nội dung.

– Một chuyến bay của hãng hàng không Air India từ Chennai tới Paris cất cánh muộn 3 giờ sau khi xảy ra xô xát trong buồng lái giữa phi công và một nhân viên kỹ thuật.

– Hôm 18/1 ở Geneva (Thụy Sĩ), đại diện Iran và nhóm P5+1 đã bắt đầu tiến hành vòng đàm phán mới về chương trình hạt nhân của Tehran ở cấp thứ trưởng ngoại giao.

– Khoảng 3.000 người Thổ Nhĩ Kỳ bị cho là có liên hệ với tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), Đài RT dẫn một báo cáo do cơ quan tình báo nước này công bố.

– Theo kết quả một cuộc trưng cầu ý kiến ngày 18/1, gần một nửa người dân Pháp đã phản đối việc xuất bản biếm họa có hình Đấng Tiên tri Mohammed của Đạo Hồi.

– Mặt trận Nusra, chi nhánh al-Qaeda tại Syria, tuyên bố đã bắn hạ một phi cơ chở lương thực, đạn dược của quân chính phủ Syria đêm 17/1, ở miền tây bắc nước này.

– Ngày 18/1, ông Katsuya Okada được bầu làm chủ tịch đảng Dân chủ Nhật Bản đối lập sau khi vượt qua đối thủ chính là Goshi Hosono trong cuộc bỏ phiếu vòng hai.

Tin ảnh

Mỹ, tàu sân bay, tấn công, chiến tranh, thế giới, 24 giờ
Giáo hoàng Francis đội mưa gặp người dân ở Tacloban, Philippines hôm 17/1. (Ảnh: Reuters)

Phát ngôn

“Tôi muốn nói là ở Pháp, mọi tín ngưỡng đều được tôn trọng”, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố ngày 17/1.

Kỷ niệm

Ngày 19/1/2007, nhà báo Hrant Dink, một trong những nhân vật quan trọng của cộng đồng người Armenia tại Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị bắn chết khi vừa ra khỏi cổng tòa soạn tại Istanbul.

Thanh Vân

Tàu sân bay trong cuộc chiến ‘cân não’ Mỹ – Trung

14 Th1

 

Với chương trình nghị sự cứng rắn hướng tới việc đòi độc lập pháp lý cho Đài Loan, sự kiện đảng DPP nắm quyền chắc chắn sẽ là “thuốc thử” cho mối quan hệ Mỹ – Trung. 

Chiến thắng áp đảo của đảng Dân chủ Tiến Bộ (DPP) trong các cuộc bỏ phiếu ở Đài Loan đã thu hút sự chú ý đối với tình trạng lắng dịu mong manh giữa TQ và Đài Loan, vốn là trọng tâm trong mối quan hệ Mỹ – Trung trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Lập trường của DPP về sự độc lập của Đài Loan, vốn là tôn chỉ hoạt động của đảng này ngay từ khi thành lập, có nguy cơ làm trầm trọng thêm những căng thẳng an ninh tại eo biển Đài Loan.

Yếu tố thay đổi cân bằng chiến lược

Những ký ức từ cuộc đối đầu năm 1996, khi các cuộc thử nghiệm tên lửa của TQ ở eo biển này khiến Tổng thống Mỹ Bill Clinton ngay lập tức điều động hai nhóm chiến đấu tàu sân bay vũ trang đầy đủ tuần hành qua eo biển Đài Loan, đã định hình nên bộ quy tắc hành động chiến lược của quân đội và Bộ Chính trị nước này. Khi ấy, TQ đủ sức mạnh quân sự để nhấn chìm lực lượng hải quân Mỹ trong cự li gần, song nguy cơ diễn biến leo thang khi tấn công tàu sân bay khiến Bắc Kinh quyết định tránh làm gia tăng căng thẳng.

Vì câu chuyện đưa Đài Loan về đại lục, thống nhất đất nước vẫn là luận điểm “bất di bất dịch” của lãnh đạoTQ, từ lâu các quan chức nước này đã xây dựng chiến lược nhằm tạo thế cân bằng vớisự ưu việt chiến lược của Mỹ, phòngkhi có một cuộc khủng hoảng mới xảy ra tại eo biển này.Việc TQ mua tàu sân bay cũ của Liên Xô từ Ukrainenăm 2008[1] cần được xem xét trong bối cảnh như vậy.

Tuy cũ kỹ, song chiếc tàu sân bay này chính là miếng ghép còn thiếu trong bức tranh ghép hình chiến lược của TQ ở chuỗi đảo đầu tiên[2], và bổ sung những nhân tố có thể thay đổi chiến lược mới vào xung đột Mỹ – Trung trong vấn đề Đài Loan.

Chiếc tàu sân bay có 20 năm tuổi đời này của TQ thường bị giễu  là con tàu cổ lỗ, chắc chắn sẽ thoái lui trước sự ưu việt về công nghệ và chiến thuật của Mỹ. Song ý nghĩa của nó không nằm ở mặt chiến thuật hay hoạt động, mà nằm ở chiến lược.

Như một giáo sư TQ tiếng tăm đã nêu ra năm 2013, sự hiện diện của một chiếc tàu sân bay trong quân lực TQ sẽ làm thay đổi thế cân bằng chiến lược giữa hai cường quốc này tại eo biển Đài Loan. GS Xin Qiang lưu ý rằng sẽ chẳng khác gì tự sát chiến lược nếu một cường quốc hạt nhân tấn công tàu sân bay của một cường quốc hạt nhân khác và xóa sạch 5.000 phi công, kỹ sư, sĩ quan và lính hải quân tinh nhuệ trên đó.

Hay nói như giáo sư khoa học chính trị người Mỹ, Robert Pape, một cuộc tấn công như vậy sẽ dẫn tới “tình trạng bất ổn định có thể đoán được,” với rủi ro lớn hơn là khủng hoảng leo thang thành chiến tranh hạt nhân chiến thuật giới hạn, và đỉnh điểm là một cuộc thảm sát hạt nhân. Tiêu diệt một chiếc tàu sân bay sẽ kích động một loạt phản ứng dây chuyền và gây ra tình trạng leo thang chính trị mà cả hai bên đều không mong muốn.

Theo Pape và Quiang, chỉ với riêng lý do này, những cường quốc hạt nhân duy lý thậm chí sẽ không dám tham gia vào một cuộc đối đầu tàu sân bay trực tiếp dài ngày, mà sẽ cố gắng hạn chế nguy cơ xảy ra khủng hoảng hàng hải.

tàu sân bay, Liêu Ninh, Đài Loan, Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, vũ khí

Tàu sân bay Liêu Ninh của TQ. Ảnh: Xinhua

 

Phá thế độc quyền

Trong cuộc khủng hoảng năm 1996, “thế độc quyền tàu sân bay” của Mỹ đã vô hiệu hóa lợi thế chiến thuật của TQ đối với Đài Loan, bằng cách làm nổi bật thế chi phối chiến lược của Mỹ. Giới lãnh đạo TQ nhìn thấy nguy cơ hủy diệt mà một cuộc tấn công vào các tàu sân bay Mỹ sẽ kích phát.

Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng mới tại eo biển Đài Loan hiện nay, TQ có thể “đá” quả bóng nặng nề đó sang chân Mỹ. Dù chỉ có một chiếc tàu sân bay, song nước này sẽ có được sự quân bình rủi ro chiến lược ở eo biển. Khi tàu sân bay TQ đối đầu trực tiếp với tàu sân bay Mỹ, một cuộc chiến cân não sẽ bắt đầu. Càng đối đầu và thao diễn dài ngày, khả năng phạm sai lầm dẫn tới một cuộc tấn công tàu sân bay với những hệ quả không thể cứu vãn lên quan hệ giữa hai siêu cường và sự ổn định của thế giới sẽ càng lớn.

Khi TQ có được lợi thế ngay tại ngưỡng cửa của mình, và sẵn sàng chơi hết mình với Mỹ, Mỹ sẽ phải tiết chế và đưa xung đột ra Liên Hợp Quốc, hoặc nếu không sẽ có nguy cơ phải chuốc lấy một cuộc đối đầu hạt nhân. Vì vậy, theo các chuyên gia, cuộc đối đầu tàu sân bay Mỹ – Trung sẽ không kéo dài, và quan trọng hơn cả, nó sẽ kết thúc trong hòa bình, bởi cả hai bên đều muốn tránh một cuộc xung đột hạt nhân.

Tuy nhiên, GS Đại học Yale, Donald Kagan, đã lưu ý, những tính toán sai lầm và quyết định phi lý vốn đã thành tiền lệtrong lịch sử. Cừu hận lâu ngày và danh dự bị tổn thương sẽ kích động những hành động phi lý và nguy hiểm. Nói cho cùng, ngay cả một cuộc rút lui chiến lược của Mỹ trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tại eo biển này cũng sẽ để lại những dấu ấn không thể cứu vãn lên mối quan hệ Mỹ – Trung, và thúc đẩy các bên gia tăng hoạt động quân sự, tăng tốc trong cuộc chạy đua vũ trang.

Trong các ràng buộc sau năm 1991, cả TQ và Mỹ đều cho thấy, cam kết đi đến một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp vẫn là ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ chiến lược của hai bên. Từ cuộc khủng hoảng tại eo biển Đài Loan năm 1996 đến sự kiện Mỹ vô tình ném bom trúng đại sứ quán TQ tại Belgrade năm 1999, tới vụ đụng độ máy bay do thám của Mỹ năm 2001, cả Mỹ và TQ đều rất lạc quan về ý đồ của nhau và vẫn cùng nhau hạn chế nguy cơ xảy ra những cuộc đối đầu nguy hiểm.

Với chương trình nghị sự cứng rắn hướng tới việc đòi độc lập pháp lý cho Đài Loan, sự kiện đảng DPP nắm quyền chắc chắn sẽ là “thuốc thử” cho mối quan hệ Mỹ – Trung. 

Hà Trang (theo The Diplomat)

*Tác giả bài viết, Vasilis Trigkas, là nhà nghiên cứu tại Viện quan hệ Mỹ – Trung, Đại học Thanh Hoa, và tại Diễn đàn Thái Bình Dương CSIS.  

—-

[1] Tuy nhiên, theo thông tin trên một số báo (như tờ Independent), tàu sân bay này được mua từ Ukraine vào năm 1998, và chính thức cập cảng TQ vào tháng 2/2013.

[2] First island chain: một dãy đảo trải dài từ Nhật Bản ở phía Bắc tới Đài Loan và Philippines ở phía Nam.

TQ mất nửa hạm đội nếu đánh chìm tàu sân bay Mỹ – Vnn

19 Th10

TQ mất nửa hạm đội nếu đánh chìm tàu sân bay Mỹ

Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu Công nghiệp quân sự tại Moscow, Trung Quốc sẽ phải hy sinh tới 40% hạm đội hải quân (PLAN) nếu muốn đánh chìm một siêu tàu sân bay kiểu như USS Gerald R Ford của Mỹ.

 >> Châu Á sục sôi đua tàu sân bay

 

Trung Quốc, Mỹ, tàu sân bay, hải quân
Ảnh: wordpress

Giới phân tích cho biết, Trung Quốc gần đây sở hữu một số hệ thống vũ khí hiệu quả có thể sử dụng để chống lại nhóm tàu sân bay Mỹ như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường.

Hai tàu khu trục Type 051C và 6 tàu Type 052C của Trung Quốc trang bị các tên lửa chống hạm như YJ-83, C-805 và YJ-62. Những tàu này cũng được coi là mối đe dọa với các tàu sân bay Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Thêm vào đó, Trung Quốc đã mua 4 tàu khu trục lớp Sovremenny có tên lửa chống hạm Moskit SSM P-270 của Nga.

Ngoài Liêu Ninh, con tàu sân bay đầu tiên mà Trung Quốc sở hữu, PLAN gần đây còn có 15 tàu khu trục Type 054A trang bị tên lửa đất đối không với hệ thống ống phóng thẳng đứng. Có khả năng bảo vệ hạm đội Trung Quốc chống lại máy bay hoạt động trên tàu sân bay Mỹ, tàu khu trục Type 054A còn có thể đánh chìm tàu đối phương với tên lửa chống hạm C-803.

Theo báo cáo của tổ chức nói trên, nếu một nhóm tàu sân bay tác chiến Mỹ tiến vào vùng biển ngoài khơi Trung Quốc, PLAN còn có thể triển khai 10 tàu hộ tống Type 056 và 40 tàu Type 022 gắn tên lửa với chiến thuật du kích trên biển để chống lại Hải quân Mỹ. Cả hai loại tàu này có thể phóng các tên lửa chống hạm như YJ-83 và C-803. Hải quân Mỹ sẽ tổn thất 10% sức mạnh trong khu vực nếu như có một tàu sân bay bị đánh chìm.

Dĩ nhiên, PLAN không thể dễ dàng đánh chìm tàu Mỹ. Theo tạp chí Forbes, Mỹ đã triển khai những biện pháp ứng phó để bảo vệ hàng không mẫu hạm của mình khỏi các cuộc tấn công từ Trung Quốc. Trong khi các máy bay không người lái tầm xa có khả năng phá hủy những cơ sở tên lửa Trung Quốc, máy bay chiến đấu F-35 sẽ giúp tàu Mỹ có thể tác chiến mà không cần tiến vào bờ biển Trung Quốc.

Tổ chức tại Moscow ước tính, khoảng 30-40% tổng sức mạnh hải quân của Trung Quốc sẽ tổn thất trong nỗ lực tiêu diệt chỉ một tàu sân bay Mỹ. Trong khi đó, điểm yếu lớn nhất của Hải quân Mỹ tại một cuộc xung đột có thể xảy ra với PLAN là làm cách nào triển khai được 11 tàu sân bay, 88 tàu tác chiến bề mặt, 55 tàu tuần duyên và 31 tàu tấn công đổ bộ tới Tây Thái Bình Dương trong thời gian ngắn.

Mới đây, tại một xưởng đóng tàu, Mỹ đã thử nghiệm thành công tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Đây là chiếc tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp Ford được đóng từ năm 2009. Tàu USS Gerald R. Ford có chiều dài khoảng 340 m, chạy bằng năng lượng hạt nhân. Khi hoạt động, chiến hạm này sẽ tiêu tốn chi phí khoảng 12,8 tỷ USD, khiến nó trở thành vũ khí quân sự đắt nhất từ trước đến giờ của Hải quân Mỹ. Tàu có thể chở được 90 máy bay với hơn 220 lần cất cánh mỗi ngày.

Dự kiến đến năm 2058, hải quân Mỹ sẽ đóng 10 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Ford để thay thế cho các tàu thuộc lớp Nimitz. Các tàu sân bay lớp Ford được thiết kế có độ choán nước 100.000 tấn, giống như tàu sân bay USS George HW Bush lớp Nimitz trước đó, nhưng chỉ cần từ 500 đến 900 nhân viên phục vụ. Các tàu sân bay này được ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, có thể cắt giảm được khoảng 30% nhân công phục vụ trên tàu so với lớp Nimitz.

Siêu tàu sân bay mới được trang bị một kho vũ khí rất hiện đại, được thiết kế để dự trữ các tên lửa, đạn pháo cho máy bay, bom và tên lửa không đối đất cho máy bay tiêm kích, thủy lôi cho các máy bay tác chiến chống ngầm.

Hệ thống nạp vũ khí cho máy bay sử dụng hệ thống hoàn toàn tự động, có chức năng mang vũ khí từ kho và tự lắp đặt vào các máy bay. Quá trình lắp vũ khí này chỉ mất vài phút, trong khi việc lắp vũ khí cho máy bay trên các tàu lớp Nimitz mất hàng giờ. Nhờ đặc điểm nổi trội đó, chiến đấu cơ trên tàu sân bay lớp Ford có thể đạt 160 lượt xuất kích mỗi ngày, đỉnh điểm có thể đạt 270 lượt so với 120 lượt của thế hệ tàu Nimitz.

Thái An(theo wantchinatimes)

Tại sao Trung Quốc ‘hoảng hồn’ trước tàu sân bay Mỹ? – TP

2 Th6

Tại sao Trung Quốc ‘hoảng hồn’ trước tàu sân bay Mỹ?

TPO -Khi cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan nổ ra, tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton ra lệnh cho tàu sân bay G. Washington áp sát đại lục, Trung Quốc đã phải xuống thang vì biết rõ điều đó nghĩa là gì…

Điều đó phần nào lý giải tại sao mấy chục năm nay Trung Quốc đeo đuổi giấc mơ sở hữu tàu sân bay, và cuối cùng đã hiện thực hóa tham vọng đó bằng con tàu ‘seconde hand’ Liêu Ninh mua từ Ukraina. Mặt khác, sự tức giận cũng như nỗi sỉ nhục phải ngậm bồ hòn làm ngọt năm nào đã thúc đẩy Trung Quốc phát triển bằng được ‘sát thủ’ tàu sân bay là tên lửa DF-21 mà mục tiêu của nó chính là các cụm tàu sân bay xung kích của Mỹ.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài đã lan truyền một thông lệ của chính phủ Mỹ, trong mọi trường hợp, khi lợi ích của nước Mỹ bị đe dọa trên bất cứ châu lục nào trên thế giới, câu hỏi đầu tiên được đưa ra trong Nhà Trắng là: “Gần khu vực đó có tàu sân bay nào đang hoạt động không?”.

‘Pháo đài thép’ trên biển

Và họ sẽ thở phào nhẹ nhõm khi có câu trả lời: “Có, có một tàu sân bay đang hoạt động trong vùng nước quốc tế gần đó…Ơn chúa!” Là những sân bay trong vùng biển quốc tế, các tàu sân bay trong khoảng thời gian ban đầu của xung đột, có thể duy trì trong vòng từ năm đến mười ngày xung đột khu vực 100 – 200 lần cất cánh mỗi ngày, cho đến khi khu vực chiến sự được lực lượng không quân Mỹ tiếp quản. Trong biên chế hiện nay của Mỹ có khoảng 12 tàu sân bay đa nhiệm – mười chiếc trong số đó là tàu sân bay năng lượng nguyên tử, hai tàu sân bay năng lượng thông thường. Gần đây nhất, tàu sân bay AVMA “Ronald Reagan (CVN 76) thay thế tàu sân bay năng lượng thông thường AVM “Constellation “.

Trong điều kiện thời bình cũng như thời chiến, các tàu sân bay được xác định là kỳ hạm trong biên chế của Cụm không quân hải quân chủ lực (CVBG).

Trong biên chế của CVBG, ngoài tàu sân bay còn có trong biên chế là: 1 -2 tàu tuần dương tên lửa, 2-4 tàu khu trục tên lửa, 2 – 6 tàu hộ vệ tên lửa hoặc hơn nữa tùy theo mức độ căng thẳng của nhiệm vụ, 2 tàu hậu cần kỹ thuật tốc độ cao, các tàu quét thủy lôi, tàu phụ trợ khác và từ 1 -3 tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm.

Các chiến hạm tên lửa được bố trí trong đội hình tác chiến với khoảng cách đến 75 km(40 hải lý) so với tàu sân bay. Các chiến hạm trinh sát điện tử hoạt động trên khoảng cách 130 km (70 hải lý). Các tàu tuần dương và khu trục hạm tên lửa có nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay trước các đòn tấn công của tàu ngầm, tàu nổi và không quân của đối phương.

Hệ thống phòng không của cụm không quân hải quân chủ lực CVBG do các chiến hạm tên lửa đảm nhiệm, được trang bị hệ thống tên lửa phòng không RIM-66C Standart SM-2 MR, RIM-67B Standart SM-2 ER

RIM-161 Standart (SM-3) là hệ thống tên lửa trên các chiến hạm đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, là thành phần của hệ thống Aegis phòng thủ tên lửa.

Hệ thống tên lửa chống tàu, tên lửa hải đối đất là các tổ hợp tên lửa hành trình Tomahawk được lắp đặt trên các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm lớp Los Angeles.

Cụm không quân hải quân chủ lực trong hình thái chiến lược chiến dịch là lực lượng cơ động viễn chinh nhằm mục đích can thiệp quân sự và ứng phó những tình huống khẩn cấp, khi lợi ích của nước Mỹ có nguy cơ bị đe dọa, trong điều kiện thời bình thường được coi là công cụ răn đe cấp chiến lược với những khu vực đang phát triển. Trong điều kiện thời chiến, cụm CVBG có thể thực hiện 2 hình thái sử dụng vũ trang chiến lược chiến dịch như: Tiến công các mục tiêu trên đất liền bằng máy bay và tên lửa hành trình Tomahawk và yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đồng minh theo yêu cầu, đồng thời thực hiện các nhiêm vụ tác chiến trên biển lớn và tấn công các mục tiêu ven biển.

 

  Mỹ có 12 cụm tàu sân bay xung kích hoạt động trên khắp các đại dương

 

 

Trong điều kiện chiến tranh, CVBG phải tác chiến chống lại các nguy cơ bị tấn công ngoài biển khơi, các lực lượng đối thủ tiềm năng của CVBG trong chiến tranh sẽ là các lực lượng không quân đối phương, các cụm chiến hạm nổi và tàu ngầm. Trên thực tế, các nước có khả năng tấn công các CVBG không nhiều, chỉ có lực lượng hải quân Nga và lực lượng hải quân Trung Quốc là có khả năng tiến công trực tiếp các cụm CVBG của Mỹ.

Các lực lượng quân sự của các nước khác không phải đồng minh Mỹ chỉ có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh phi đối xứng để công kích với các đòn đánh nhỏ lẻ nhằm vào cụm binh lực hùng hậu đã nêu.

 

 

Tàu sân bay lớp Limizt
Tàu sân bay lớp Nimizt.
Tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga
Tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga.
Tàu khu trục tên lửa
Tàu khu trục tên lửa “Arleigh Burke”.

 

 

 

Tiềm lực tác chiến tiến công của CVBG được xác định bởi năng lực tác chiến của lực lượng không quân hải quân trên boong tàu sân bay và vũ khí trang bị có trong biên chế. Vào đầu thế kỷ 21, máy bay chiến đấu tiến công chủ yếu trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ được xác định là máy bay tiêm kích cường kích F/A-18 «Hornet” và máy bay tiêm kích đa nhiệm nâng cấp F/A-18E «Super Hornet”.

Tầm xa tác chiến độc lập là 750 km (đến 2.000 km khi tác chiến trong đội hình phi đoàn với nhiệm vụ phòng không và giới hạn vũ khí tiêm kích tối thiểu trên cánh) với tải trọng vũ khí các loại trên 9 giá treo. Với số lượng vũ khí lớn, máy bay tiêm kích đa nhiệm cấp F/A-18E«Super Hornet” là máy bay không quân hải quân có năng lực tác chiến cao nhất trong tất cả các hình thái chiến thuật, có thể tác chiến không đối không tấn công các mục tiêu các phương tiện bay, cường kính tên lửa và ném bom công kích các mục tiêu trên mặt đất và trên biển trong vùng tác chiến của CVBG.

 

Tàu ngầm hạt nhân tấn công đa nhiệm Los Angeles của hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công đa nhiệm Los Angeles của hải quân Mỹ.

 

Số lượng vũ khí trang bị, được biên chế cho 48 máy bay tiêm kích đa nhiệm trên boong có khả năng cùng một thời điểm tấn công lên đến 436 đơn vị vũ khí. Khi tác chiến tiến công các hạm tàu, CVBG có thể sử dụng tên lửa chống tàu ASM “Harpoon” và tên lửa chống radar HARM, mỗi đợt tấn công có thể phóng cùng một lúc 96 tên lửa (2 tên lửa trên một máy bay), số lượng vũ khí này đủ khả năng chế áp hỏa lực phòng không của bất cứ một chiến hạm mặt nước nào trên thế giới. Hệ thống trang thiết bị vũ khí tác chiến điện tử trên máy bay tác chiến điện tử EA-18G có thể tấn công chế áp các hệ thống phòng không mạnh nhất trên mặt đất và có khả năng tấn công tất cả các mục tiêu được bảo vệ bằng hệ thống phòng không dày đặc trên khu vực ven biển.

 

Tiêm kích đa nhiệm F/A-18E«Super Hornet.
Tiêm kích đa nhiệm F/A-18E«Super Hornet.”.
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G.
Máy bay trinh sát và điều hành tác chiến E-2C «Hawkeye
Máy bay trinh sát và điều hành tác chiến E-2C «Hawkeye”..

 

 

Hệ thống phòng ngự đa tầng, đa lớp

Hiểm họa đe dọa cụm không quân hải quân chủ lực là các máy bay cường kích và lực lượng tàu ngầm của kẻ thù tiềm năng. Những nguy cơ từ các chiến hạm nổi của đối phương được xác định là rất nhỏ, do các cụm chiến hạm nổi của địch sẽ bị các đòn tấn công ngăn chặn của lực lượng không quân trên tàu sân bay từ tầm xa, trước khi các chiến hạm đối phương có thể tiếp cận tuyến tấn công tàu sân bay bằng hỏa lực của pháo binh – tên lửa. Hiện nay, một nguy cơ nữa có thể đe dọa tàu sân bay, đó là các tên lửa đạn đạo phóng từ bờ biển của đối phương với số lượng lớn.

Hệ thống phòng không CVBG được xây dựng thành đội hình các thê đội. Thê đội phòng ngự 1 (đến 2000 hải lý) lực lượng không quân của đối phương bị phát hiện bới các đài radar cảnh báo sớm trên biển, trên đất liền và trong không trung trên các phương tiện bay trang bị các đài radar trinh sát, theo dõi và điều hành tác chiến. Lực lượng phòng không trên tàu sân bay bao gồm 4 – 8 máy bay F/A-18, trong trường hợp báo động phòng không sẽ cất cánh và tiến công đánh chặn đối phương bằng các tên lửa không đối không tầm trung (AIM-7 “Sparrow”, AIM-120 AMRAAM), đồng thời sẽ tăng cường lực lượng máy bay đánh chặn bằng các máy phóng máy bay trên tàu sân bay, các biên đội 2 máy bay sẽ cùng được cất cánh liên tục với giãn cách là 15s.

Thê đội thứ hai là máy bay tác chiến điện tử EA-18G, nhóm máy bay này sẽ tiến hành các hoạt động trinh sát điện tử, chế áp điện tử hệ thống vũ khí đối phương, gây khó khăn cho hoạt động dẫn đường máy bay và tên lửa chống hạm của đối phương trong vùng hoạt động của CVBG.

Thế đội phòng không thứ 3 phòng ngự chống máy bay và tên lửa đối phương là hệ thống các tên lửa phòng không của CVBG, liên tục theo dõi các mục tiêu và trong điều kiện cần thiết sẽ phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu, các tổ hợp tên lửa phòng không được điều khiển bằng một hệ thống duy nhất AEGIS. Các model cuối cùng của hệ thông AEGIS có khả năng theo dõi nhiều mục tiêu các loại cùng một lúc và thực hiện phóng đạn, điều khiển tên lửa các các chiến hạm khác nhau cùng một lúc theo đài radar trên máy bay trinh sát, dẫn đường và điều hành tác chiến đang thường trực.

Thê đội phòng không cuối cùng, gần nhất với các chiến hạm thuộc CVBG, nhằm ngăn chặn các tên lửa chống tàu và các máy bay cường kích đơn lẻ vượt qua được 3 thê đội phòng không, được thực hiện trực tiếp bởi hỏa lực súng phòng không tự động tốc độ cao, được lắp đặt trên các ụ pháo phòng không tự động.

Hiệu quả phòng không của hệ thống phòng không CVBG được đánh giá rất cao, trong điều kiện điều hành tác chiến thành thục và sáng tạo, sử dụng hệ thống này có thể đánh chặn hầu hết các đòn tấn công ồ ạt bằng máy bay, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, khả năng tiêu diệt được chiến hạm của CVBG là rất thấp và có tổn thất rất lớn từ các phương tiện mang của đối phương.

Uy lực chống ngầm ‘khủng’

Hệ thống phòng ngự chống ngầm của CVBG, theo điều lệnh tác chiến của Hải quân Mỹ là hệ thống phòng ngự một khu vực, một vùng nước mà trong khu vực đó các CVBG đang hoạt động. Khái niệm phòng ngự chống ngầm khu vực không những chỉ bao hàm khu vực CVBG cơ động hoặc tuyến hải trình mà cụm không quân hải quân chủ lực đang hành quân, mà còn phong tỏa các vịnh và các eo biển, từ đó tàu ngầm đối phương có thể lọt vào vùng biển lớn đang cơ động. Hệ thống chống ngầm CVBG bao hàm các lớp phòng ngự trinh sát, tình báo chống ngầm, chống ngầm tầm xa, tầm trung và tầm gần.

Một trong những nhân tố quan trọng của hệ thống phòng thủ chống ngầm trên toàn thế giới là hệ thống quan sát, theo dõi ngầm dưới biển IUSS (Integrated Undersea Surveillace System). Hạ tầng cơ bản của hệ thống theo dõi dưới biển IUSS là các hệ thống thứ cấp thủy siêu âm thụ động và các khí tài, trong số này có hệ thống các khí tài theo dõi tàu ngầm SOSUS (Sound Surveillace Undersea System).

 

Sơ đồ hệ thóng trinh sát tàu ngầm SOSUS
Sơ đồ hệ thống trinh sát tàu ngầm SOSUS.

 

 

 

Khởi thủy ban đầu, người Mỹ và khối NATO xây dựng hệ thống chuỗi các đài thu thủy siêu âm với các thiết bị đầu thu thụ động dọc ven biển Đại Tây Dương của Mỹ, sau đó là Thái Bình Dương, trên những căn cứ quân sự ven biển và hải đảo, tạo thành mạng nhện BGAS, kiểm soát hoàn toàn vùng nước đại dương của thế giới. Như vậy ở vùng bán cầu phía Bắc đã kiểm soát hơn 3/4 vùng nước đại dương. Tất cả các hệ thống chuỗi mạng nhện BGAC được thiết lập gồm 22 hệ thống.

Mỗi một đài theo dõi có ba thành phần chủ yếu: Các an ten thu sóng thủy siêu âm thụ động, bộ cáp quang dẫn truyền tín hiệu và thiết bị xử lý thông tin kỹ thuật số. Cấu trúc thiết kế an ten là một đường cáp dài được gắn các micro thủy âm, đặt trực tiếp lên đáy biển, ở những vùng nước nông có thể đặt vào đường hào đáy biển tránh tác động của các phương tiện kỹ thuật hoặc động vật biển.

Kết quả thu được từ BGAS được truyển tải theo thời gian thực bằng đường cáp quang, radio và liên lạc vệ tính đến các trung tâm chỉ huy và các trung tâm điều hành lực lượng chống ngầm ở các khu vực. Những thông tin về khả năng xuất hiện tàu ngầm được sử dụng để định vị hướng bay cho máy bay chống ngầm, tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm và các chiến hạm nổi, các phương tiện chống ngầm sẽ phát hiện và đeo bám mục tiêu, sẵn sàng tiêu diệt bằng các loại vũ khí theo trang bị.

(còn tiếp)

Trịnh Thái Bằng
Nguồn: Thư viện quân sự Liên bang Nga

Nhật Bản “tóm sống” tàu ngầm “lạ”, bám theo tàu sân bay Nimitz – ANTĐ

19 Th5

Nhật Bản “tóm sống” tàu ngầm “lạ”, bám theo tàu sân bay Nimitz

Thứ bảy 18/05/2013 10:40

ANTĐ – Theo hãng tin Kyodo News của Nhật Bản, Bộ Quốc phòng Nhật tuyên bố, đêm 12/5, lực lượng tự vệ trên biển của nước này đã phát hiện 1 tàu ngầm lạ, nghi là của Trung Quốc hoạt động ở khu vực tiếp giáp phía nam đảo Kume – Okinawa.

Ngày 13/5 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, nếu như chiếc tàu ngầm này xâm phạm lãnh hải, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật sẽ ra tay hành động, buộc chiếc tàu ngầm này phải nổi lên mặt nước ngay lập tức.

Ngày 14/5, Bộ trưởng Onodera tuyên bố: “Đây là một trường hợp đặc biệt mà thông tin được công khai, chúng tôi cũng sẽ gửi các thông tin có liên quan đến chính phủ của đối phương”. Thủ tướng Nhật Shizo Abe nhấn mạnh: “”Nhật Bản đã tiến hành phân tích và đánh giá những vấn đề cần thiết về quốc tịch của tàu ngầm đối phương và không thể không nghĩ đến những ý đồ ẩn giấu đằng sau nó. Phải để cho họ biết, không thể làm như vậy một lần nữa”.

Tờ Nihon Keizai Shimbun (Nikkei) của Nhật cho biết, bất cứ tàu ngầm của quốc gia nào khi tiến vào lãnh hải nước khác đều phải nổi lên, treo quốc kỳ để chứng minh không có ý đồ bất minh. Khu vực tiếp giáp thuộc hải phận quốc tế, vì vậy thực chất tàu ngầm này không vi phạm luật pháp quốc tế.


Tàu sân bay CVN-68 Nimitz cập cảng Busan – Hàn Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cho biết, tuy không tiết lộ quốc tịch của tàu ngầm lạ nhưng việc công bố thông tin này là tín hiệu Nhật gửi đến quốc gia kia. Thế nhưng, một quan chức quốc phòng giấu tên của Nhật thẳng thắn nói, đó là tàu ngầm Trung Quốc.

Trong một thông cáo khác, tối ngày 2 tháng này cũng có 1 tàu ngầm lai lịch bất minh lén lút hành trình ở khu vực phía tây Amami O Shima. Bộ quốc phòng Nhật cho rằng đây là một tàu ngầm hạt nhân khác của Trung Quốc, không phải chiếc xuất hiện đêm ngày 12, rạng ngày 13 vừa qua.

Phía Nhật Bản phân tích, Trung Quốc đã xuất động 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân với mục đích theo dõi tàu sân bay hạt nhân CVN-68 USS Nimitz của Mỹ ghé vào cảng Busan của Hàn Quốc để tham gia diễn tập quân sự liên hợp Mỹ – Hàn. Quả thực là Mỹ huy động CVN-68 đến bán đảo Triều Tiên không phải nhằm vào Triều Tiên mà là Trung Quốc.

Các thông tin liên quan đến tàu ngầm là lĩnh vực được bảo mật rất cao và không được công khai vì tuyên bố địa điểm phát hiện tàu ngầm địch cũng là tự bộc lộ khả năng của mình, qua phán đoán họ có thể dự đoán được vị trí và tính năng các bãi sonar của mình giăng ra để phát hiện tàu ngầm. Vì vậy, việc Nhật thông báo rộng rãi điều này là một ngoại lệ đặc biệt.


Tàu ngầm Trung Quốc không thoát được “mắt thần” của Nhật

Trước đó, vào ngày 29/4, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật – Mỹ đã hội kiến và đề ra kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực trinh sát, giám sát và chia sẻ thông tin tình báo. Điều này đã chứng minh sự cảnh giác cao độ của 2 nước đối với tàu ngầm Trung Quốc nên việc Nhật phát hiện, theo dõi và công khai hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu.

Báo cáo của Nhật còn nêu rõ, lần này tàu ngầm nói trên đã hành trình men theo khu vực chuỗi đảo thứ nhất qua Kyushu, Đài Loan và Philippines. Điều này chứng tỏ, hành trình lần này không khác gì lần tàu ngầm Trung Quốc vượt qua lỗ hổng giám sát của Mỹ – Nhật, lần đầu tiên đột phá qua chuỗi đảo thứ nhất ở khu vực giữa Miyako và Yonaguni năm 2009.

Báo cáo ngày 13 của Nhật cũng cho biết, 2 tàu hộ vệ của Trung Quốc bị phát hiện ở khu vực phía tây nam Okinawa khoảng 660km và đang di chuyển về hướng tây. Thẳng theo hướng đó nó có thể xuyên qua eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines – một phần của chuỗi đảo thứ nhất để trở về Nam Hải.

 

Nguyễn Ngọc
Theo Kyodo News

Tàu sân bay Mỹ tuần tra biển Đông – NLĐ

21 Th10

Tàu sân bay Mỹ tuần tra biển Đông

Hành động này nhiều khả năng nhằm bảo đảm sự ủng hộ của Washington đối với các nước nhỏ trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc

Ngày 20-10, Mỹ đã cử tàu sân bay hạt nhân George Washington thực hiện cuộc tuần tra qua biển Đông nhằm phô diễn sức mạnh tại vùng biển đã nhanh chóng trở thành trọng điểm ganh đua về chiến lược của Washington với Bắc Kinh. Hãng tin AP nhận định động thái này có thể khơi dậy sự tức giận ở Trung Quốc (TQ), vốn đang tranh chấp với Philippines, Việt Nam và một số nước khác về chủ quyền đối với các quần đảo trong khu vực.
 
Tàu sân bay George Washington    Ảnh: AP
Hành động trên của phía Mỹ nhiều khả năng nhằm một lần nữa bảo đảm sự ủng hộ của Washington đối với các nước nhỏ  trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với TQ. Hiện nay, Mỹ đang muốn hợp tác về kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam cũng như các nước khác trong khu vực. Tháng 8 năm nay, Mỹ cũng đã từng lên tiếng chỉ trích việc TQ nâng cấp bộ máy hành chính của cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và thiết lập đơn vị đồn trú quân đội mới ở biển Đông.
Thực ra, hải quân Mỹ vẫn thường xuyên thực hiện tuần tra trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đây là chuyến đi thứ hai của tàu sân bay George Washington ngoài khơi Việt Nam trong vòng 2 năm. Bên cạnh đó, theo hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, tàu sân bay thứ hai của nước này là John C. Stennis hiện đang thực hiện nhiệm vụ ở Tây Thái Bình Dương.
“TQ sẽ xem đây là một cách thể hiện khác của Mỹ về sự mong muốn duy trì ưu thế trong khu vực. Mỹ cũng muốn gửi một thông điệp đến các nước trong khu vực rằng Washington  hiện có mặt ở đây và mong muốn ủng hộ luật pháp quốc tế” – ông Denny Roy, một giới chức cao cấp tại Trung tâm Đông – Tây ở Hawaii, khẳng định.
Hầu hết các nhà phân tích quân sự đều thừa nhận rất ít khả năng xảy ra đối đầu quân sự ở biển Đông. Tuy nhiên, họ nhất trí cho rằng căng thẳng nhiều khả năng sẽ còn gia tăng hơn nữa khi TQ tiếp tục tăng cường khẳng định chủ quyền và xây dựng lực lượng hải quân của mình.
Về phần mình, TQ ngạo ngược khẳng định chủ quyền gần như tất cả biển Đông, khu vực Mỹ tuyên bố có quyền lợi trong việc bảo đảm tự do hàng hải. Ngoài ra, TQ cũng đang tranh chấp hết sức quyết liệt với Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ, về chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) ở biển Hoa Đông. Thậm chí ngày 19-10, TQ đã tổ chức tập trận gần quần đảo này.

LỤC SAN

Tàu sân bay Mỹ lượn khắp Thái Bình dương – VNE

19 Th10

Tàu sân bay Mỹ lượn khắp Thái Bình dương

Hàng không mẫu hạm USS George Washington di chuyển khắp khu vực châu Á – Thái Bình dương trong thời gian qua, sẵn sàng bảo vệ các lợi ích hàng hải của Mỹ và đồng minh.
> Chiến hạm các nước đổ về Biển Đông
> Mỹ điều tàu tới tây Thái Bình dương

Tàu USS George Washington di chuyển tại Thái Bình dương trong nhiệm vụ tuần tra thông thường hôm 12/9. Theo tạp chí TIME của Mỹ, tàu sân bay này thuộc một nhóm tàu chiến đấu được điều tới khu vực châu Á – Thái Bình dương, cùng với một nhóm tàu khác có hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis. Mỗi tàu sân bay nói trên có 80 chiến đấu cơ. Mỗi nhóm tàu chiến đấu mà hai tàu này tham gia còn có nhiều tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường, khu trục hạm, tàu ngầm và tàu hậu cần.
Hôm 21/9, USS George Washington tới đảo Guam trong chuyến thăm cảng kéo dài 4 ngày.
Các thủy thủ kéo các kiện hàng trên boong tàu USS George Washington hôm 2/10. Chiến hạm này hiện cùng với phi đội máy bay chiến đấu của nó đang hợp thành một lực lượng sẵn sàng, nhằm bảo vệ các lợi ích hàng hải của Mỹ cùng các đồng minh, đối tác ở khu vực châu Á – Thái Bình dương.
Các thủy thủ kéo một đường ống trên tàu USS George Washington trong khi thực hiện việc tiếp liệu trên biển với tàu chở dầu USNS Pecos hôm 2/10.
Binh sĩ Mỹ giới thiệu về tàu USS George Washington cho người dân địa phương và thành viên Lực lượng Vũ trang Malaysia trong một tour tham quan con tàu hôm 10/10.
Binh sĩ Mỹ rước quốc kỳ nước này cùng cờ của hải quân và cờ riêng của tàu USS George Washington hôm 13/10, khi tàu đang ở eo biển Malacca, phía nam của Malaysia.
Các phóng viên Malaysia và quốc tế theo dõi chiếc chiến đấu cơ đáp xuống boong tàu hôm 12/10, khi USS George Washington đang hoạt động tại biển Andaman, phía đông của Ấn Độ Dương.
Một chiếc E-2C Hawkeye từ từ đáp xuống boong tàu USS George Washington hôm 15/10. Sự xuất hiện của các tàu sân bay Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình dương gây nhiều chú ý, do khu vực này đang có những tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa một số nước, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian qua.
Hai thủy thủ trên siêu tàu sân bay Mỹ cùng tham gia một bài tập cảnh báo an ninh hôm 16/10.
Chiếc chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet cất cánh từ boong tàu USS George Washington trong một chuyến bay thông thường ngày 17/10.

Hà Giang
(Ảnh: Facebook USS George Washington

Thế giới 24h: Tàu sân bay TQ chỉ như hổ giấy – VNN

30 Th8

Thế giới 24h: Tàu sân bay TQ chỉ như hổ giấy

Tàu sân bay của Trung Quốc chỉ “hữu danh vô thực” theo nhận định của các nhà phân tích quân sự, LHQ thành lập lực lượng đặc nhiệm Iran…là các tin nóng trong ngày

Nổi bật trong ngày

Mặc dù dư luận ở Trung Quốc kỳ vọng chiếc tàu sân bay mà nước này nâng cấp từ con tàu cũ mua lại của Ukraine sẽ sớm trở thành tàu chính của lực lượng hải quân hùng mạnh thì các chuyên gia quân sự quốc tế vẫn cho rằng nó thiếu máy bay chiến đấu, vũ khí, thiết bị điện tử, những hỗ trợ về hậu cần và huấn luyện cần thiết để trở thành một tàu chiến thật sự.

“Hiện còn nhiều điều chưa chắc chắn song phải mất từ 3 tới 5 năm con tàu này mới sẵn sàng làm nhiệm vụ”, ông Carlo Kopp – nhà đồng sáng lập Air Power Australia, một tổ chức cố vấn quân sự độc lập tại Melbourne nhận xét.

Chiếc tàu sân bay được nâng cấp mà Trung Quốc gọi là Thi Lang, có tên nguyên thủy là Varyag, vừa có đợt chạy thử lần thứ 10. Một số nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc trước đó dự đoán, chiếc hàng không mẫu hạm này sẽ được biên chế vào lực lượng hải quân trong năm nay.

Tuy nhiên, các lãnh đạo cấp cao của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc đã bác bỏ những kỳ vọng này và tuyên bố rõ chiếc tàu sân bay 60.000 tấn còn lâu mới sẵn sàng hoạt động và nó còn phải trải qua nhiều lần chạy thử và tập luyện.

“Vạn lý Trường thành không thể xây trong một ngày” đại tá Lin Bai thuộc cơ quan vũ trang chung cho biết sau khi tàu Thi Lang trở về cảng sau chuyến đi thử nghiệm lần thứ 9.

Theo nhận xét của các nhà phân tích quân sự, ngay cả khi chiếc Thi Lang (Varyag) đi vào hoạt động, nó cũng chỉ giữ vai trò hoạt động giới hạn, phần lớn là huấn luyện và đánh giá trước khi Trung Quốc tự chế tạo chiếc tàu sân bay đầu tiên sau năm 2015.

Các thông tin trên blog quân sự và website không chính thức của Trung Quốc cho hay, Bắc Kinh đang có kế hoạch đóng tàu sân bay tại xưởng đóng tàu Jiangnan, gần Thượng Hải.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chuyên nghiệp lẫn không chuyên, vốn nghiên cứu ảnh chụp vệ tinh của xưởng đóng tàu trên, không tìm được bằng chứng nào về việc đóng tàu như các thông tin trên.

Tin đọc 30 giây

– Cơ quan giám sát hạt nhân LHQ đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm Iran để đảm nhận các cuộc thanh tra và kiểm tra các hoạt động hạt nhân gây tranh cãi của quốc gia Hồi giáo này.

– Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sẽ thăm Ấn Độ vào tuần tới nhằm siết chặt quan hệ quân sự giữa hai nước. Chuyến thăm hiếm này được coi là một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn ổn định biên giới được vũ trang cẩn mật ở khu vực Himalaya.

– Truyền thông sai lệch giữa một phi công của hàng không Tây Ban Nha Vueling và kiểm soát không lưu Hà Lan đã gây ra lo sợ rằng chuyến bay bị không tặc. Việc này khiến Hà Lan phải phái chiến đấu cơ F-16 đi chặn chiếc máy bay đang trên đường từ Malaga, Tây Ban Nha tới sân bay Schiphol.

– Các phái viên phương Tây đang thúc giục các nước Ả rập không “nhiếc móc” Israel về kho hạt nhân của nước này tại hội nghị thường niên của cơ quan hạt nhân LHQ vì sợ rằng nó ảnh hưởng tới các nỗ lực vì một Trung Đông phi vũ khí hạt nhân.

– Tòa án tối cao Ấn Độ xác nhận Mohammed Kasab – tay súng duy nhất còn sống sót trong vụ tấn công ở Mumbai năm 2008 làm 166 người thiệt mạng, đã bị kết án tử hình.

– Một tòa án dân sự cấp cao của Ukraine đã bác đơn kháng cáo của cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, vốn phản đối kết án bà đã lạm dụng chức quyền. Như vậy, bà Tymoshenko sẽ tiếp tục ngồi tù và quan hệ giữa Ukraine với phương Tây sẽ tiếp tục căng thẳng trầm trọng.

– Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi Liên Hợp Quốc bảo vệ những người Syria phải chạy loạn ngay trong nước này nhưng Tổng thống Syria Bashar al-Assad – hiện đang chiến đấu chống lại những người muốn lật đổ mình, đã từ chối các cuộc thảo luận về một vùng đệm trong lãnh thổ Syria.

– Lo ngại dư luận công chúng trước thềm bầu cử, chính phủ Nhật hiện đang ngả về một mục tiêu là xóa bỏ năng lượng hạt nhân vào năm 2030. Đây là một bước thay đổi chính sách lớn với nền kinh tế, vốn dự định đẩy mạnh vai trò năng lượng hạt nhân trước khi thảm họa Fukushima xảy ra.

Thông tin trong ảnh


Chiếc xe chạy bằng chất thải của vật nuôi đầu tiên trên thế giới do công ty Toto của Nhật tạo ra có thể di chuyển tới 300km, nó có một bồn cầu ở chỗ ngồi bình thường và một cuộn giấy to ở phía sau. (Ảnh ANI)

Phát ngôn nổi bật


Tôi có thể tóm tắt trong một câu: Chúng ta đang tiến lên, tình hình trên chiến trường đang ổn hơn nhưng chúng ta vẫn chưa thắng. Cần có thêm thời gian. Quân đội Syria nhấn định cần thời gian để chấm dứt cuộc xung đột này“, Tổng thống Syria Assad nói về cuộc nội chiến đang xảy ra ở nước này.

Ngày này năm xưa

30/8/1963 – Đường dây nóng hoạt động 24h/7 ngày của Mỹ và Liên Xô đi vào hoạt động. Đường dây này giúp đẩy nhanh thông tin giữa chính phủ Mỹ và Liên Xô, giúp ngăn chặn một cuộc chiến bất ngờ.

  • Hoài Linh (Tổng hợp)

 

Mỹ phái tàu sân bay thứ hai tới Vịnh Ba Tư – NLĐO

10 Th4

(NLĐO) – Hải quân Mỹ vừa cho hay họ đã điều động tàu sân bay thứ hai đến Vịnh Ba Tư (Persian) trong bối cảnh căng thẳng đang ngày càng gia tăng xung quanh vấn đề hạt nhân của Iran.

Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Enterprise
Hôm 9-4, chỉ huy trưởng Amy Derrick-Frost thuộc hạm đội 5 đóng tại Bahrain thông báo việc triển khai tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Enterprise cùng với tàu Abraham Lincoln đã hiện diện tại đây từ trước, đánh dấu lần thứ tư trong 10 năm qua hải quân Mỹ có hai tàu sân bay hoạt động đồng thời tại khu vực này.
Hai tàu sân bay này sẽ hỗ trợ các hoạt động quân sự của Mỹ tại Afghanistan và những nỗ lực chống lại tình trạng cướp biển ngày càng gia tăng tại bờ biển Somalia và vịnh Aden.
Các tàu chiến cũng sẽ tiến hành tuần tra tuyến đường vận chuyển dầu lửa chiến lược ở vùng Vịnh mà Iran đe dọa sẽ đóng cửa để đáp lại những lệnh trừng phạt kinh tế.
Linh San (Theo AP)

Tàu sân bay TQ sẽ ra Biển Đông vào tháng 8 – vnn

25 Th3

– Trung Quốc sẽ đưa Varyag – con tàu sân bay đầu tiên – ra Biển Đông kể từ ngày 1/8.

Tờ Nhật báo Thượng Hải đưa tin, hải quân Trung Quốc sẽ tiếp nhận con tàu trọng tài 55.000 tấn mua từ Ukraine khi chưa được hoàn thành trong năm 1998 và triển khai nó tại khu vực đang ngày càng mang nặng tính chính trị ở Biển Đông.
Phó chỉ huy hải quân quân đội Trung Quốc Tô Hồng Mạnh đã xác nhận thông tin này.
Trung Quốc mua tàu sân bay không có vũ khí và động cơ từ một xưởng đóng tàu Ukraine năm 1998. Con tàu đã không được hoàn thành sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Trong các thông tin đưa ra, tàu vẫn chưa mang một cái tên Trung Quốc chính thức mà được gọi với cái tên cũ là Varyag.

            Tàu sân bay Trung Quốc. Ảnh: AP

Con tàu thuộc lớp Kuznetsov, dài khoảng 300m và rộng gần 40m. Việc nó đi vào hoạt động trong tháng 8 sẽ khiến Trung Quốc trở thành thành viên câu lạc bộ các nước có tàu sân bay trên thế giới. “Hiện nay, Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Italy, Ấn Độ, Brazil và Thái Lan vận hành tổng cộng 21 tàu sân bay”, Tân hoa xã cho biết.
Quan chức Trung Quốc đã cố gắng nhấn mạnh rằng, con tàu không nhằm tới bất cứ hoạt động quân sự gây hấn nào, mà chủ yếu sử dụng để huấn luyện đào tạo phi công, hải quân cũng như công tác nghiên cứu khoa học.
Trong khi đó, trang web Công nghệ Hải quân nói rằng, hải quân Trung Quốc sẽ bắt đầu bay thử máy bay chiến đấu J-15 nội địa – vẫn đang trong quá trình phát triển – từ tàu sân bay. “Việc thử nghiệm Thẩm Dương J-15 – máy bay chiến đấu cho tàu sân bay sẽ hoạt động trên Varyag cũng đang được tiến hành”, ông Tô nói. “Trung Quốc cần ít nhất ba tàu sân bay”.
J-15 được cho là phiên bản mô phỏng của nguyên mẫu Su-33 Nga, cũng được mua từ Ukraine, theo thông tin của trang web An ninh Toàn cầu.
Theo giới phân tích, sự kết hợp của tàu sân bay (cho dù còn nhỏ hơn nhiều tàu khác) với loại máy bay mới đã khiến các láng giềng Trung Quốc lo lắng về việc Bắc Kinh ngày càng trở nên quả quyết hơn trong tranh chấp lãnh thổ hàng hải đặc biệt ở Biển Đông. Rất nhiều khu vực trong đó nằm gần các nước khác hơn là Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn đưa ra tuyên bố chủ quyền với hầu hết vùng biển này.
Trong Sách Trắng quốc phòng hàng năm, Nhật Bản khẳng định, các hoạt động hàng hải của Trung Quốc ngày càng “gây hấn” và khuấy động “nỗi lo ngại về hướng đi tương lai của nó”. Sách Trắng mô tả, công cuộc hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc như là một nỗ lực để “tăng cường các khả năng của quân đội tại những vùng xa xôi”.
Báo Yomiuri Shimbun của Nhật thì khẳng định, việc Bắc Kinh tăng cường sức mạnh hàng hải và quốc phòng nói chung là “một quan ngại với khu vực và cộng đồng quốc tế. Trung Quốc nên ý thức trách nhiệm của mình là một cường quốc và tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Theo một số nhà quan sát, Trung Quốc muốn tự xây dựng khoảng bốn tàu sân bay. Ông Fisher, người đã có 20 năm nghiên cứu quân sự Trung Quốc, nói đó là những tham vọng lớn. “Tàu sân bay là một phần nỗ lực thực hiện sứ mệnh lịch sử đưa ra năm 2004 của Trung Quốc, theo đó quân đội sẽ gia tăng bảo vệ các lợi ích bên ngoài đất nước”, ông nói. “Vào khoảng những năm 2020, Trung Quốc muốn quân đội có thể triển khai toàn cầu và sẽ có thể thách thức các lợi ích Mỹ nếu họ cần thách thức”.
Quân đội Trung Quốc (PLA) được tin là tụt hậu 20 năm so với Mỹ. Nhưng với nỗ lực mở rộng nhanh chóng, Trung Quốc giờ đây đang tập trung vào các vũ khí được thiết kế để làm giảm sức mạnh quân sự Mỹ.
PLA đã đầu tư mạnh vào tàu ngầm. Nhiều người tin rằng họ sắp triển khai tên lửa đạn đạo mệnh danh “sát thủ tàu sân bay” đầu tiên trên thế giới, PLA cũng đã có máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên và đang nỗ lực xây dựng các máy bay hiện đại sử dụng trên tàu sân bay. Theo giới phân tích, tất cả nỗ lực này có thể nhằm mục tiêu là các căn cứ Mỹ, tàu Mỹ và tàu sân bay Mỹ ở châu Á. Chúng sẽ gây nguy hiểm hơn cho các hạm đội tàu sân bay Mỹ khi hoạt động ở gần vùng biển Trung Quốc.
Trong khả năng xảy ra xung đột, những vũ khí mới của Trung Quốc có thể khiến hoạt động của Mỹ khó khăn hơn. Sở hữu tàu sân bay có thể khiến Trung Quốc phô diễn sức mạnh hơn nhiều trước đây. Và điều đó khiến nhiều nước khu vực lo lắng, nhất là các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.
Thái An(theo UPI, BBC)

Châu Á lao vào chạy đua vũ trang – vnn

16 Th3

Lần đầu tiên sau nhiều thế kỷ,châu Á chi tiêu quân sự vượt qua cả châu Âu. Nhưng, quốc gia nào sẽ nổi lên mạnh nhất?

Đầu tiên là Trung Quốc thu hút chú ý của quốc tế. Rồi tới Ấn Độ. Hơn 10 ngày trước, nhà cầm quyền ở Bắc Kinh tuyên bố tăng 11,2% ngân sách quốc phòng, mức gia tăng khá ổn định trong suốt thập niên qua và khẳng định con đường trỗi dậy như một cường quốc toàn cầu của Trung Quốc. 

 

Ảnh: Independent

 

Quan chức ở New Delhi được cho là sẽ đưa ra ngân sách quốc phòng của Ấn Độ giai đoạn 2012-13 trong tuần này. Năm trước, mặc dù các biện pháp tiết kiệm được áp dụng trong một số lĩnh vực, thì chi tiêu quốc phòng vẫn tăng 11,6% khi Ấn Độ tiếp tục nỗ lực hiện đại hoá và mở rộng các khả năng quân sự. Nếu ngân sách năm nay của Ấn Độ tăng ởmức hai con số thì cuộc đua vũ trang tại châu Á sẽ càng nóng bỏng khi các nước cạnh tranh với nhau và với Mỹ về ảnh hưởng cục bộ và khu vực.

Quy mô thực sự của cuộc chạy đua vũ trang này đã được khẳng định trong một báo cáo đưa ra tuần trước của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ở London. Báo cáo cho hay, chi tiêu vũtrang của các nước châu Á trong năm nay lần đầu tiên sẽ vượt qua các quốc gia châu Âu – khu vực đang lâm vào khủng hoảng kinh tế mà phải thắt lưng buộc bụng.

Báo cáo Cán cân quân sự hàng năm của tổ chức trên nhấn mạnh, ngoài Ấn Độ và Trung Quốc thì Australia, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á khácđều đang rất mạnh tay đầu tư quốc phòng.

“Có ba lí do cho việc này”, Rahul Roy-Chaudhary từ IISS nói. “Đầu tiên, các nền kinh tế châu Á đang trỗi dậy; thứhai, có một quá trình mua sắm sôi động đang diễn ra ở Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á; thứ ba, là cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu”.

Những lý do đằng sau mỗi quốc gia trong ưu tiên chi tiêu quốc phòng có thể khác nhau nhưng ông Roy-Chaudhary cho rằng, rõ ràng có một yếu tố liên quan mạnh mẽ – Trung Quốc xem mức chi tiêu Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản nhìn vào ngân sách của Trung Quốc, Pakistan thì dõi theo sự mở rộng quân sự của Ấn Độ.

Ấn Độ không chính thức nói ngân sách của họ xác định từ những gì Trung Quốc đang làm, nhưng một phần là nhưvậy“, ông nhấn mạnh “Pakistan thì quan tâm tới Ấn Độ”.

Và rõ ràng, châu Á đang có những cơn “sóng ngầm”. Trung Quốc đang lo ngại hơn bao giờ hết về Washington, khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố rằng, chi tiêu quân sự Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ “miễn nhiễm” khỏi việc cắt giảm ngân sách Lầu Năm Góc. Trong khi đó, Mỹ lại coi đây là phản ứng trước ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc đặc biệt tại cácđại dương. Những quan ngại hàng hải có thể thúc đẩy hơn nữa chi tiêu quân sự khu vực, bao gồm cả việc Trung Quốc lần đầu tiên có tàu sân bay và tuyên bố sẽ đưa nó vào hoạt động cuối năm nay.

Cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos trong tuần này viết rằng: “Sức mạnh toàn cầu và việc tăng tốc xây dựng quân sự của Trung Quốc cộng với sự tăng trưởng kinh tế đông Á đang khiến các quốc gia láng giềng gia tăng chi phí quốc phòng”.

Căng thẳng trong khu vực giờ đâyđang tập trung vào Biển Đông – một trong những vùng tranh chấp lãnh thổ nóng nhất trên thế giới. Đây là vùng biển diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á. Trong đó Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủquyền với hầu như toàn bộ Biển Đông. “Chúng tôi xem tranh chấp ở Biển Đông có khả năng là mối quan tâm cấp bách nhất về khía cạnh xung đột khu vực. Nó có thểlà đụng chạm giữa các ngư dân, về thăm dò khai thác dầu khí. Nguy cơ va chạm luôn tồn tại ở đây mặc dù có thể không phát triển thành cuộc xung đột mở”,Roy-Chaudhary nói.

Trung Quốc cũng hoạt động rất tích cực trên đất liền, đổ nhiều tiền của hơn vào Tây Tạng không chỉ để kiểm soát tình hình mà còn triển khai thêm nhiều quân tới cao nguyên Tawang, gần Arunachal Pradesh. Trung Quốc từ lâu có tranh chấp biên giới với Ấn Độ về khu vực này. Quân đội cùng máy bay và các thiết bị khác của Trung Quốc đang được đưa tới vùng Himalaya để thử nghiệm sức chống chọi với mùa đông. Khu vực này đặc biệt nhạy cảm với Ấn Độ. Trung – Ấn đã có cuộc chiến chớp nhoáng năm 1962 tạiđây.

“Ấn Độ cũng nỗ lực tăng cường quân đội như điều động thêm hai sư đoàn miền núi, điều mà bạn có thể nói rằng là một phản ứng với Trung Quốc”, Laxman Behera, thuộc Viện Nghiên cứu và phân tích quốc phòng ở New Delhi cho biết.

Đầu tháng này, Trung Quốc tuyên bố ngân sách quốc phòng sẽ tăng lên tới 106 tỉ USD. Cho dù mức chi tiêu này còn kém xa Mỹ (dự kiến 2013 là 525 tỉ USD) nhưng lại là đáng kể so với đối thủ trong khu vực là Ấn Độ với ngân sách 36 tỉ USD phân bổ cho quân đội, 1/3 trong đó là chi trả lương và trợ cấp.

Rất nhiều người cho rằng, có lẽmức chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc nhiều hơn nhưng họ đã chọn cách không công bố con số thực. Năm ngoái, Mỹ cho rằng, ngân sách thực sự của Bắc Kinh cho quân đội có thể cao hơn 60% vào khoảng 160 tỉ USD. Theo một số nhà phân tích, chi tiêu quân sự của Trung Quốc có thể tăng gấp đôi trong ba năm tới. Người phát ngôn bộ Quốc phòng Trung Quốc Canh Diên Sinh tuần trước khẳng định, hoàn toàn “bình thường” để nâng cấp quân đội trong thời đại phát triển công nghệ nhanh chóng. “Phát triển vũ khí và trang bị là để duy trì an ninh quốc gia, nó không nhằm bất cứ mục tiêu hay quốc gia cụ thể nào”, ông nói.

Thái An (theo Independent)

Tàu sân bay Mỹ sẵn sàng cho mọi kịch bản với Iran – vnexpress

17 Th2

 

Trung úy Timothy Breen chỉ huy các chiến đấu cơ Mỹ xuất kích gần không phận của Iran hàng ngày, anh thường chạm trán các phi cơ quân sự Tehran tại vùng biển chiến lược ở eo Hormuz.
> Tàu sân bay Mỹ vượt eo Hormuz
> Mỹ đưa tàu sân bay đến vùng biển nóng

Tàu sân bay USS Abraham Lincoln. Ảnh: wikipedia

Blue Balsters là phi đội gồm các máy bay F-18 Hornet mà trung úy Breen chỉ huy, hiện đóng quân trên tàu sân bay USS Abraham Lincoln. Đây là hàng không mẫu hạm lớn nhất hiện diện tại vùng biển nóng này trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Iran đang leo thang. Tàu vừa đi qua eo biển Hormuz bất chấp lời đe dọa của Tehran rằng các hàng không mẫu hạm Mỹ không được qua đây để vào vịnh Persian.

Breen cho hay trong mọi trường hợp, sự tương tác giữa các phi công Mỹ và Iran luôn rất chuyên nghiệp, họ tôn trọng nhau. Tuy nhiên, ông cũng biết rằng tàu USS Abraham Lincoln có mặt ở gần Hormuz là để đảm bảo người Iran không đi quá ranh giới.

“Chúng tôi có trách nhiệm với các đối tác đồng minh và cả thế giới trong việc đảm bảo tự do hàng hải thông suốt, để mọi người đều có thể an tâm khi di chuyển qua những vùng biển quốc tế”, trung úy nói.

Ông ngụ ý đến lời đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz mà Tehran liên tục nhắc lại gần đây như một sự thách thức các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Bất kỳ động thái nào nhằm phong tỏa tuyến đường biển hẹp nằm giữa Iran và Oman cũng có thể gây tắc nghẽn việc vận chuyển 20% lượng dầu mỏ thế giới, trong đó có 90% là dầu từ Iraq.

“Chúng tôi đã nghe về lời đe dọa đóng eo Hormuz và chúng tôi vẫn luôn thận trọng khi đi qua đây”, chuẩn đô đốc Troy Shoemaker, chỉ huy nhóm tàu chiến hộ tống Abraham Lincoln qua eo Hormuz tuần này nói. Đây là lần thứ hai trong năm nay tàu sân bay này vượt eo Hormuz vào gần bờ biển Iran hơn.

Ông Shoemaker cho biết đoàn thủy thủ không có ý định khiêu chiến Iran khi thực hiện chuyến hành trình này, nhưng đây cũng là câu trả lời của Mỹ nếu hải quân Iran có hành vi leo thang quân sự. Mỹ tin rằng bất kỳ nỗ lực nào của Tehran nhằm chặn eo Hormuz cũng có thể dẫn đến các vụ tấn công bằng tên lửa hoặc mìn nhằm vào các tàu buôn.

“Không cần tốn nhiều mìn để thực hiện mục đích này”, ông Shoemaker cho biết. “Điều đó có khả năng xảy ra và chúng tôi đã chuẩn bị để kiểm soát và đối phó với mọi tình huống”.

Hải quân Mỹ khẳng định đã chuẩn bị đầy đủ để chống lại những mối đe dọa ở vịnh Persian. Trên tàu sân bay Abraham Lincoln, đoàn thủy thủ luôn sẵn sàng để đảm bảo tàu sân bay có thể phóng các phi cơ trong trường hợp cần thiết. Một kho vũ khí lớn trên tàu chứa lượng bom khổng lồ có gắn laser và thiết bị định vị GPS. Các cơ sở bảo trì trong thân tàu có thể sữa chữa bất kỳ trục trặc nào, từ lỗi điện tử cho đến động cơ. Một nhóm gồm hàng chục thủy thủ có nhiệm vụ đưa máy bay vào không trung luôn luôn trong tư thế sẵn sàng.

Có những người được gọi là “chàng cừ khôi” chịu trách nhiệm về các hoạt động trên boong và ra hiệu lệnh cuối cùng để các chiến đấu cơ cất cánh. Các “tay thiện xạ” này cũng làm nhiệm vụ theo dõi áp suất của bệ phóng dùng để đẩy máy bay với tốc độ từ 0 lên 260 km/h trong khoảng hai giây. Nếu áp suất quá lớn, máy bay có thể bị vỡ nát. Ngược lại, nếu áp suất quá nhỏ, máy bay có thể ngừng và lao xuống biển.

“Chúng tôi có thể phóng 4 phi cơ trong một phút, sau đó thêm vài phút để chỉnh lại máy phóng và đưa các phi cơ tiếp theo vào vị trí”, trung tá Mike Givens, một trong những “anh chàng cừ khôi” kể.

Hầu hết các thủy thủ không nói trực tiếp về mối đe dọa mang tên Tehran ở trong khu vực này mà sẽ chỉ nói rằng họ đã chuẩn bị để xử lý bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra. Chỉ huy của USS Abraham Lincoln, thuyền trưởng John D. Alexander, cho biết phần lớn các cuộc giao thiệp với hải quân Iran diễn ra thường xuyên và mang tính chuyên môn, với các tàu hoặc máy bay giám sát tàu sân bay hoặc liên lạc qua vô tuyến để thực hiện các truy vấn thường xuyên.

Tuy nhiên, Mỹ nhận định rằng hạm đội của Iran, dù đã lỗi thời và chỉ được trang bị với các tàu nổi và tàu ngầm nhỏ, vẫn có thể gây nguy hiểm cho một siêu tàu sân bay. “Họ có các tàu nhỏ, cũng có các tàu lớn hơn, tàu ngầm, họ có nhiều trang thiết bị”, ông Alexander nói.

Hải quân Mỹ đã bàn tính về kịch bản Iran có thể bất ngờ tấn công vào các tàu chiến tối tân của Mỹ. Tư lệnh hạm đội 5 của hải quân Mỹ ở khu vực này cảnh báo rằng Iran có thể đã chuẩn bị những tàu nhỏ chứa bom, có thể đóng vai trò là tàu đánh bom tự sát nếu chiến sự bùng nổ. Tuy nhiên, kịch bản này chưa xảy ra và cũng không có sự cố nào lớn trong chuyến đi gần đây của hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln qua eo Hormuz.

Anh Ngọc (theo CNN)