Lưu trữ | 8:59 Chiều

VN bắt hơn 20 người biểu tình chống TQ – BBC

2 Th6

VN bắt hơn 20 người biểu tình chống TQ

Biểu tình ở khu vực Bờ Hồ, Hà Nội sáng 2/6Cuộc biểu tình diễn ra sau khi tàu cá VN bị TQ đâm

Công an và lực lượng mặc thường phục đeo băng đỏ đã giải tán cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội sáng 2/6 và bắt ít nhất hơn 20 người.

Các hãng tin nói số đông cảnh sát đã áp đảo khoảng 150 người biểu tình ở khu vực Bờ Hồ trước khi bắt đi những người mà họ cho là đứng đầu cuộc biểu tình.

 

Những người biểu tình mang theo các biểu ngữ ‘Công lý Hòa bình trên Biển Đông’, ‘Phản đối đường 9 đoạn của Trung Quốc’, ‘Trung Quốc! Gã hàng xóm gây sự’, ‘Tàu khựa, hãy cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đả đảo Trung Quốc xâm lược’.

Va chạm đã xảy ra trong lúc công an bắt người biểu tình đưa lên xe chở về giam giữ tại trại Lộc Hà ở Đông Anh, Hà Nội.

Các hình ảnh được những người tham gia và theo dõi cuộc biểu tình đưa lên mạng cho thấy có người biểu tình bị những vết trầy xước trên thân thể.

Một video cũng cho thấy cảnh những người bị bắt lớn tiếng chất vấn lực lượng bắt giữ họ.

Bà Bùi Minh Hằng, một trong những người bị bắt, đã nói với các công an trẻ tuổi rằng họ “mặc áo Đảng” nhưng “ăn cơm dân” và không được “ăn cháo đá bát”.

Những người có mặt tại Bờ Hồ và đi theo xe buýt bắt người vào trại Lộc Hà nói hai phóng viên AFP nằm trong số những người bị bắt nhưng sau đó đã được trả tự do.

Công an Việt Nam thường chỉ giữ những người biểu tình trong vài tiếng trước khi trả tự do cho họ.

Bắt ‘ngay từ đầu’

Trao đổi với BBC từ Hà Nội sau khi đã tham gia cuộc tuần hành, Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho biết là ‘tổng cộng có ba đợt bắt người đưa lên ô-tô buýt’ và ông đã tận mắt chứng kiến.

Hai người biểu tình, Đỗ Tuấn (thứ ba từ trái sang) và Trương Ba Không (thứ hai từ phải) bị bắtTiến sỹ Nguyễn Quang A nói những người biểu tình bị bắt làm nhiều đợt

Theo ông Quang A thì ‘ngay từ đầu biểu tình đã có bắt người’.

Khi được hỏi làm sao mà ông có thể thoát được các đợt bắt người biểu tình thì Tiến sỹ A trả lời rằng ‘họ có chọn lọc như thế nào đó’.

“Họ xông vào và bắt một số người nhưng không phải tất cả,” ông nói và cho biết những người bị bắt ‘thường là những anh em trẻ’.

Về quy mô cuộc biểu tình, ông cho biết ‘lúc đông nhất khoảng 200 người’ và kéo dài khoảng 1h30’, tức là là bắt đầu lúc 8h30’ và đến 10’ thì vẫn còn rải rác người biểu tình ở lại.

“Thật ra cũng không có ai đứng ra tổ chức nên không biết đích ở chỗ nào. Chúng tôi đi quanh Bờ Hồ nhưng lần này đi chỉ một vòng,” ông nói.

Ông dẫn lại vụ việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam và lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông của Trung Quốc để giải thích lý do có biểu tình chống Trung Quốc vào thời điểm này.

“Thời gian trước cũng có những sự kiện nhưng không nghiêm trọng như lần này,” ông nói.

“Chính phủ có cách ứng xử của Chính phủ, còn người dân có cách ứng xử của người dân.”

Tiến sỹ Nguyễn Quang A

“Hành động ngang ngược của Trung Quốc khiến cho cuộc biểu tình nổ ra.

“Bản thân tôi khi nào có hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc ở Biển Đông thì tôi bày tỏ thái độ của mình bằng việc xuống đường cùng với những người khác,” ông nói thêm.

Khi được hỏi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc có đem lại kết quả gì không thì ông nói ‘để người dân bày tỏ thái độ của mình thì đó là kết quả’.

“Người nào hy vọng với một cuộc biểu tình hoặc vài trăm cuộc biểu tình thì Trung Quốc sẽ chấm dứt (các hành động trên Biển Đông) hoặc sẽ làm cho Chính phủ Việt Nam thay đổi cách ứng xử của mình là rất ấu trĩ,” ông nói.

“Chính phủ có cách ứng xử của Chính phủ, còn người dân có cách ứng xử của người dân,” ông nói thêm.

Biểu tình trong trại

Nhóm hơn 20 người bị bắt vào trại Lộc Hà đã tiếp tục giương biểu ngữ và hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc.

Video quay cảnh biểu tình trong trại cho thấy họ mang biểu ngữ lớn ‘Biển Đông không phải ao nhà của Trung Quốc’ và hô to “Đả đảo Trung Quốc xâm lược, Bảo vệ máu thịt Việt Nam.”

Một video khác cho thấy cũng đã xảy ra biểu tình tương tự trước cửa trại Lộc Hà và hàng chục người hô to ‘Phản đối bắt người yêu nước’.

Nói với BBC khi vừa được thả khỏi trại Lộc Hà vào khoảng 6h chiều giờ Việt Nam, blogger Nguyễn Hữu Vinh cáo buộc lực lượng thực thi pháp luật đã có hành vi trấn áp về thể xác và tinh thần đối với những người biểu tình.

“Chúng tôi không hề vi phạm pháp luật, tại sao công an lại cho du côn đưa chúng tôi về đây?” ông nói.

“Họ nói chúng tôi vi phạm cái này cái kia nhưng không đưa ra bằng chứng gì cả,” ông nói thêm.

Ông Vinh cho biết vào lúc ông được thả thì trong trại Lộc Hà chỉ còn hai người là các ông Trương Dũng và Lê Tiến Nhân.

Bà Bùi Thị Minh Hằng được thả ra ngay trước ông Nguyễn Hữu Vinh.

Có mặt trước trại Lộc Hà, ông Nguyễn Lân Thắng cho biết những người biểu tình được thả đang hô lớn ‘Thả người! Thả người!’ để yêu cầu thả hai người còn lại.

Con số người bị bắt, theo ông Vinh là 27 người. Trong số đó có phóng viên của hãng tin Pháp AFP, ông Vinh xác nhận.

Những hình ảnh được cập nhật vào tối 2/6 cho thấy những người biểu tình được trả tự do đã nằm ra đường quốc lộ để phản đối công an để cho những người mà họ gọi là “côn đồ hành hung” người biểu tình trong đó có anh Trương Văn Dũng.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: “Hành xử vô nhân đạo với ngư dân là không thể chấp nhận được” – TT

2 Th6

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: “Hành xử vô nhân đạo với ngư dân là không thể chấp nhận được”

 

//

 
TTO – Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng VN có bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 2-6, nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy hợp tác quốc phòng để đối phó với những thách thức chung, từ đó duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại Shangri-La 2013 ngày 2-6. Ảnh: TTXVN

Thế kỷ 21: hợp tác, phát triển của châu Á-Thái Bình Dương

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ hợp tác, phát triển của châu Á – Thái Bình Dương. Về địa chính trị, châu Á – Thái Bình Dương có 3 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ). Về tương lai phát triển, châu Á-Thái Bình Dương tập trung nhiều nước có công nghệ cao và trình độ quản lý tiên tiến với số lao động hùng hậu và tài nguyên dồi dào. Đây là những nhân tố quyết định để châu Á – Thái Bình Dương trở thành một trong những trung tâm phát triển của thế giới.

Với vị thế chiến lược và tiềm năng to lớn đó, cùng với hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo, châu Á – Thái Bình Dương đang đứng trước vận hội lớn để đóng góp có tính chất quyết định vào sự phát triển của thế giới trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, châu Á – Thái Bình Dương chưa có sự ổn định một cách đầy đủ, cũng chưa có sự ổn định một cách bền vững. Sự tăng cường hiện diện quân sự và tranh giành ảnh hưởng giữa các quốc gia có thể đưa khu vực đến những hệ lụy mới mà chạy đua vũ trang là một ví dụ.

Mặt khác, quy mô và tính chất phức tạp của các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng tăng. Không một nước nào có thể tự mình giải quyết được các thách thức ấy. Vì vậy, thúc đẩy hợp tác quốc phòng, tạo ra sức mạnh tổng hợp để đối phó với những thách thức chung đang trở nên cần thiết hơn lúc nào hết. Đó cũng là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì hòa bình, ổn định và phát triển, đáp ứng nguyện vọng của gần 4 tỉ người trong khu vực.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng điều dễ nhận thấy là xu thế hợp tác, trong đó có hợp tác về quốc phòng tại châu Á-Thái Bình Dương đang diễn ra sôi động hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới. Nếu cách đây vài thập kỷ, hợp tác quốc phòng chỉ giới hạn ở một số nước, chủ yếu là song phương, hoặc trên một số lĩnh vực, thì ngày nay, hợp tác quốc phòng trong khu vực đã được mở rộng theo hướng đa phương, bao gồm nhiều nước trên nhiều lĩnh vực. Ngay cả những nước đã từng mâu thuẫn, đối đầu với nhau, cũng đang hướng đến hợp tác quốc phòng ngày càng rõ hơn. Nhờ xu hướng hợp tác đó, các nước đã đạt được những bước tiến trong việc xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và đó là một trong những nhân tố quan trọng để giảm thiểu các nguy cơ xung đột, góp phần bảo đảm khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong hơn ba thập kỷ qua về cơ bản là hòa bình và ổn định.

ASEAN: mong muốn một cơ chế hợp tác đủ mạnh

Trong hợp tác quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương, các nước Đông Nam Á đã đạt được một số nhận thức chung, quyết tâm, nỗ lực và hợp tác. Để duy trì hòa bình và an ninh khu vực, các quốc gia ASEAN mong muốn có một cơ chế hợp tác đủ mạnh làm công cụ. Vì thế, năm 2006, ASEAN đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần đầu tiên tại Malaysia. Sau khi được thiết lập, ADMM đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong nỗ lực xây dựng lòng tin, củng cố đoàn kết và thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Tuy nhiên, không dừng lại ở hợp tác quốc phòng trong phạm vi ASEAN, ý tưởng về một một cấu trúc an ninh mới, mở và dung nạp đã được ASEAN và 8 nước đối tác hoàn tất bằng việc tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2010. Đây là cơ chế tham vấn và hợp tác cao nhất về quốc phòng, an ninh giữa ASEAN với các nước đối tác nhằm tăng cường đối thoại chiến lược cấp Bộ trưởng Quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực để đối phó với các thách thức.

Mặc dù mới chỉ ra đời được một thời gian ngắn, song nhiều cam kết của ADMM+ đã được biểu hiện sinh động trên thực tế bằng các hình thức thiết thực, cụ thể, phù hợp yêu cầu chung của khu vực cũng như phù hợp với khả năng của mỗi nước thành viên. Ngoài các cơ chế về hợp tác quốc phòng, ASEAN còn chủ động đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) và tham gia tích cực vào các diễn đàn an ninh khu vực, đặc biệt là Đối thoại Shangri-La.

Để thúc đẩy hợp tác quốc phòng trong khu vực, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng các nước cần tiếp tục xây dựng lòng tin và cách tốt nhất để xây dựng lòng tin vẫn là hành động. Hãy bắt đầu hợp tác từng mặt, rồi từ kết quả hợp tác lại củng cố lòng tin để đi đến hợp tác sâu rộng hơn, trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hơn. Muốn vậy, các nước phải thực tâm hợp tác, đặc biệt là các cường quốc, phải thể hiện rõ quyết tâm, có đầu tư thích đáng, thực hiện cam kết đi đôi với hành động, lấy hành động trên thực tế để chứng minh cho trách nhiệm của mình. Trong quá trình hợp tác, cần lắng nghe dư luận, quyết định trên cơ sở luật pháp quốc tế, có tính đến lợi ích chính đáng của các bên, thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng lợi ích của nhau, cũng như tôn trọng lợi ích chung của khu vực. Làm được như vậy sẽ không tạo ra sự khu biệt và không đơn phương giải quyết các vấn đề mang tính khu vực và quốc tế.

ADMM+ đã thống nhất đưa ra 5 lĩnh vực ưu tiên hợp tác, đó là: hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa; quân y; an ninh biển; gìn giữ hòa bình; chống khủng bố. Các nội dung hợp tác này đã được ADMM+ từng bước triển khai thông qua nhiều hình thức phong phú như hội thảo, diễn tập sa bàn, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm kết hợp các nguồn lực. Và giờ là thời điểm phù hợp để ADMM+ đi đến các hành động cụ thể và thiết thực hơn. Theo đó, với tư cách là đồng chủ trì nhóm Công tác chuyên gia của ADMM+ về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa với Trung Quốc, Việt Nam sẽ cử lực lượng quân đội tham gia diễn tập trên thực địa về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và quân y vào tháng 6 này tại Brunei. Đây là lần đầu tiên ADMM+ phối hợp hành động trên thực địa và cũng là lần đầu tiên Việt Nam cử lực lượng quân đội ra nước ngoài tham gia các hoạt động đa phương.

Ngoài 5 lĩnh vực hợp tác trên, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến mới là thành lập Nhóm chuyên gia của ADMM+ về Hành động mìn nhân đạo. Đây là nội dung hợp tác thứ 6 trong ADMM+. Sáng kiến của Việt Nam đã được ADMM-7 đồng thuận, nhất trí thông qua tại tại Brunei vào tháng 5 vừa qua. Ấn Độ đã cam kết đồng chủ trì với Việt Nam triển khai sáng kiến, sau khi sáng kiến này được ADMM+ lần thứ 2 thông qua tại Brunei vào tháng 8 tới. Việt Nam mong muốn các nước tăng cường hợp tác về hoạt động của hải quân, cảnh sát biển, biên phòng; thiết lập đường dây nóng giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN. Trên biển Đông, các nước ASEAN có lực lượng đóng quân trên Quần đảo Trường Sa nên giao lưu văn hóa, thể thao. Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN có thể xem xét ký cam kết không sử dụng vũ lực trước để tăng cường tin cậy trong ASEAN, từ đó rút kinh nghiệm mở rộng với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Việt Nam bảo đảm tự do, an ninh, an toàn hàng hải

 

“Việt Nam đề nghị các bên có liên quan đến Biển Đông tôn trọng và bảo vệ ngư dân, tuyệt đối không sử dụng vũ lực với ngư dân dưới bất kỳ hình thức nào, cả quân sự và phi quân sự. Hành xử vô nhân đạo với ngư dân là không thể chấp nhận được, đó là quy định chung của luật pháp quốc tế và là đạo lý của thế giới hiện đại”.

– Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại Shangri-La 2013 ngày 2-6.

 

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia bên bờ Thái Bình Dương và nằm ở hạ nguồn sông Mê Kông; là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đặc biệt, nhân dân Việt Nam đã, đang và sẽ còn phải chịu nhiều hậu quả rất nặng nề do chiến tranh để lại. Vì vậy, Việt Nam không khỏi lo ngại trước các thách thức đang diễn ra ngày càng phức tạp trong khu vực. Đứng trước các thách thức chung đó, cần có sự nhận thức đầy đủ và hành động thống nhất của tất cả các nước.

Với nhận thức như vậy, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác quốc phòng, an ninh khu vực. Cùng với đó, Việt Nam còn chủ động đề xuất các giải pháp trong giải quyết các tranh chấp, cam kết thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), ủng hộ việc sớm có Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) giữa các nước ASEAN và Trung Quốc; đồng thời luôn sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên có liên quan để tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Việc Việt Nam từng bước hiện đại hóa quân đội không chỉ phục vụ nhu cầu sẵn sàng tự vệ chính đáng, mà còn là để nâng cao khả năng khắc phục hậu quả chiến tranh, đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống và lao động sản xuất, góp phần xây dựng đất nước.

Cùng với nỗ lực hợp tác khu vực, Việt Nam cũng chủ động đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Là quốc gia ven biển, Việt Nam nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo an ninh hàng hải trong khu vực. Thời gian qua, các lực lượng của Việt Nam đã cứu được rất nhiều ngư dân gặp nạn trên biển, trong đó có nhiều ngư dân nước ngoài. Đặc biệt, tháng 11-2012, Cảnh sát biển Việt Nam đã bắt giữ được một vụ cướp biển gồm 11 tên có vũ trang trên biển Đông, điều đó khẳng định quyết tâm và trách nhiệm của Việt Nam bảo đảm tự do, an ninh, an toàn trên đường hàng hải quốc tế nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước LHQ về Luật biển 1982, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực.

Những việc mà Việt Nam đã tham gia và đóng góp cho khu vực được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Việt Nam sẽ tiếp tục hành động theo phương hướng đó để giảm thiểu và hóa giải các thách thức. Việt Nam cũng như tất cả các nước trong khu vực còn rất nhiều việc phải làm. Với thông điệp “xây dựng lòng tin chiến lược” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu khai mạc, Việt Nam tin tưởng rằng các nước sẽ có bước thúc đẩy hợp tác quốc phòng thực chất hơn trên tinh thần hiểu biết, bình đẳng, giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau. Đó là cách tốt nhất để duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

TTXVN

* Các tựa nhỏ do Tuổi Trẻ Online đặt

NGƯỜI ĐIÊN HỘI AN – Viết về Hội An – Trần Kỳ Trung

2 Th6

NGƯỜI ĐIÊN HỘI AN – Viết về Hội An

 

        Trước cổng đình Văn Chỉ  của Hội An có một chàng “điên” có cách thể hiện rất lạ.

          Cứ sáng sáng, kệ cho nắng gắt, cũng mặc lúc mưa tuôn, mặc cho con tạo xoay vần, không để ý đến cả những ai đang để ý đến mình, chàng cứ ngồi bất động như thế, tĩnh tại, nhẹ nhàng như nhìn đời để đánh giá. Nhiều lúc tôi nhìn chàng tự hỏi, rồi tự trả lời, có lẽ chàng này không điên đâu, vì trên nét mặt của chàng  không hề có biểu hiện của đau đớn, tuyệt vọng, hay ánh mắt dội lên những tia căm thù. Giữa cái xã hội chói chang nóng bức ghê gớm như thế này, mỗi người, nhiều lúc cứ như gồng mình lên mà sống, cũng có khi phó mặc, mệt mỏi không dám sống đúng với suy nghĩ của mình, cười giả, nói giả, đến cả cái ánh mắt nhìn có khi cũng không muốn nhìn thẳng… giả như ngó nghiêng để cho người đối diện không biết mình đang suy nghĩ gì, thì chàng điên này điển hình của một người sống thật nhất.  Hơn nữa, một xã hội đang đảo điên vì đồng tiền, đồng tiền làm tha hóa nhân cách, chủ nghĩa thực dụng lên ngôi, bao người hợm hĩnh khoe của, phô phang sự giàu có thì với chàng điên, tôi thấy, hình như điều đó chàng coi khinh ra mặt. Vật dụng mà chàng hay dùng là một chiếc gương nhỏ. Đến trước cổng đình, ngồi ngay ngắn, chàng giơ chiếc gương lên xem dung nhan của mình, sửa lại mái tóc, chỉnh chu lại áo quần, rồi… cứ thế, trong thế “ thiền” chàng ngồi, nét mặt không tư lự, mắt mở to, mái tóc dài rũ trước trán, tay nắm chặt chiếc gương nhỏ, “ người bạn” trung thành với mình.

          Không biết có ai nhìn hình ảnh này nghĩ gì? Còn tôi lại ao ước, giá như mình  “ dũng cảm” được như chàng. Ừ nhỉ! Được như thế,  thôi, chẳng phải hận thù với bộ mặt của một thằng bạn đầy nhem nhuốc, nhơ bẩn. Cũng thôi, không phải lo chật vật với giá thực phẩm đang tăng lên chóng mặt. Và nữa, cũng chẳng phải bận tâm với sự dơ dáy của giả dối đang ngự trị khắp nơi…

          Làm sao tôi được ở cái “ thế” như chàng ĐIÊN này.

          Khó quá!

          Một người rất tỉnh không làm được, lại một chàng, người ta gọi là “điên” lại làm được. Bạn có phục không?

         Người điên Hội An có những điều lạ, tôi không thể lý giải được. Nhiều nơi người “ điên” là sự bận tâm của xã hội: Phá phách, chửi đổng, ăn bẩn, ở bẩn, vô thức…nhưng ở Hội An, khó kiếm ra một người điên như vậy.

      Chẳng phải lâu, Hội An đã vắng bóng chàng Minh “ khùng”. Minh mất sau một cơn bạo bệnh, để lại nỗi nhớ cho bao người.

        Suốt ngày Minh để đầu trần cứ đi dọc mấy phố cổ nhắc mọi người đừng xả rác ra đường, thanh niên đừng nói tục, thổi còi ngăn không cho xe máy vào đường cấm… Bao việc, gần như không có ai phân công cho Minh, nhưng Minh “ khùng” làm đầy trách nhiệm, không hề đòi hỏi một chút thù lao, cũng không hề kể công. Nhận của ai đó một lời khen Minh “ khùng” lại  cười,  nói với giọng quan trọng : “ Góp ý mà không sửa chữa, tôi họp ở thành đoàn là báo cáo đấy!”.

        Ôi ! Lãnh đạo mà được những người “ khùng” như thế này, biết quan tâm đến dân, dân được nhờ biết bao nhiêu.

        Minh đi xa, người dân Hội An vẫn hay nhắc, cho dẫu dãi dầu của mưa nắng, dẫu khó khăn quăng quật, dẫn cho thời gian bào mòn đi bao nhiêu nét mặt từ trẻ thành già… người dân nghèo Hội An trong phố cổ vẫn thấy Minh hiển hiện, cảm như Minh vẫn trẻ, vẫn vui với những tháng ngày sống chung của những con người lao khổ.

        Nghĩ, nhớ về Minh “ khùng” mọi suy tư như nhẹ hơn, thương đời hơn.  

         Gần nhà tôi ở có ông Quốc, chuyện nghề gánh nước. nghe đâu ông gánh nước thuê từ lúc còn trai trẻ  cho đễn tận bây giờ, đã gần bảy mươi. Chẳng nói đến sức khỏe của đôi vai, một ngày cả mấy chục gánh nước,  chỉ cần nghe giọng cười “điên ” của ông,  bạn có trầm tính đến hơn cả phật, cũng vẫn  phải bật cười theo ông. Tiến cười có âm vang  khồ..khồ…khà… khà… vô tư đến lạ lùng. Tiếng cười ấy như đánh thức tất cả, kéo tất cả lại gần với nhau, nhìn nhau, như hiểu nhau rồi cùng cười chung với tiếng cười khồ…khồ…khà…khà …kia. Hãy nhìn kìa, một người đàn ông chỉ chiếc may ô xanh, nhàu nhĩ, một chiếc quần đùi màu nâu sẫm nhọc nhằn của người lao động, đi chân trần, mặt nhễ nhại mồ hôi, đôi thùng nước sóng sánh như níu đôi vai…ông vẫn đi, thỉnh thoảng nhảy lên một cái lấy tay gãi bắp chân rồi ông nhìn xung quanh và cười. Tiếng cười to như thể không to hơn, bất chấp số phận, bất chấp sự vất vả. Giữa dòng đời ngược xuôi, cái gì cũng phải đề phòng, dè chừng,  rất hiếm gặp tiếng cười vô tư. Có chăng trong bàn nhậu, đám cưới, liên hoan…nhưng đó là tiếng cười nhất thời, biết đâu về nhà lại giật mình vì tiếng cười đó.

           Tiếng cười bộc phát mà cũng phải tính toán, sao khốn nạn đến thế!

          Thế thì…tiếng cười của ông Quốc khồ… khồ … khà… khà…kia có giá trị vô cùng.

       Một tiếng cười như chẳng sợ ai, không giả dối, không nịnh bợ, không phải nhếch mép khinh khi, cũng không phải cười mà chảy nước mắt trong tủi phận. Cứ cười thật to khồ…khồ…khà…khà trong như ánh sáng, như dám thách thức, dám đương đầu, dám chấp nhận và sống vô tư, đem lại niềm vui cho mọi người.

         Tôi đố người không điên, tự nhận là kẻ khôn, tỉnh táo kiếm được tiếng cười như của ông Quốc gánh nước đấy!

            Chợ Hội An cách đây dăm năm, người ta vẫn thấy thằng Đó “điên”. Nó béo phục phịch, bụng lặc lè, quanh năm, suốt tháng toàn cởi trần. Trông dáng đi của Đó không nín được cười, hai chân cứ dạng ra, đảo xuôi, đảo ngược,  vào chỗ hàng quán xếp chật như nêm cối mà Đó đi như vào chỗ không có người. Đi như thế giữa chợ nên dễ đá thúng, đụng nia, Đó bị nhiều người mắng. Nhưng ai mắng thì mắng, Đó không thèm để ý, vẫn cứ đi như thế, bụng béo nhẫy toàn mỡ chuyển lên, hạ xuống theo từng nhịp đi. Chuyện ăn uống của Đó cực kỳ đơn giản, ai cho gì cũng ăn, ăn ngon lành.  Đó “điên” thân hết với mấy bà bán cá. Cá dưới thuyền lên, không có người mang vác, người ta gọi Đó. Rồi các hàng quán trong chợ, buổi chiều cần dọn, Đó lại đến dọn giúp. Đó coi tất cả mọi người trong chợ Hội An như họ hàng, chẳng nề hà việc chi. Buổi tối, Đó lấy chợ làm nhà, ngả người trên những gian hàng trong chợ, ngủ ngon lành. Bố, mẹ Đó là ai? Hỏi Đó, Đó không biết. Quê ở đâu? Đó lắc đầu. Nhưng có một điều lạ, tiền công của Đó, Đó nhớ kỹ đến từng trăm, cất rất cẩn thận,  nhờ một người giữ giúp để nuôi thằng em đang đi học.

       Rồi một hôm tôi không thấy hình ảnh Đó đi lại nghênh ngang trong chợ, tôi hỏi một người bán cá. Chị ta sụt sịt kể, Đó chết rồi chú ạ! Ai đời thấy người đánh nhau  thì tránh đi, lớ xớ lại gần không trúng đầu thì dính tai. Đằng này, thấy vụ đánh nhau, Đó cậy mập (béo) đứng ra giữa can ngăn, bị đánh nhầm đúng vào chỗ hiểm, Đó đi bệnh viện được mấy ngày rồi mất.

        Đó mất, chợ Hội An như mất hẳn một góc. Thỉnh thoảng có người vẫn gọi: “ Thằng Đó đâu rồi, giúp một tay khiêng hộ sọt rau nào!”… Nhắc đến Đó, chỉ có những giọt nước mắt tiếc thương, nỗi nhớ khôn cùng của những người dân nghèo buôn bán ở chợ Hội An.

        Ở Hội An và cả Đà Nẵng nữa, tôi từng chứng kiến có những đám ma to vật vã, vòng hoa phủ kín xe tang, những dãy xe sang trọng nối dài, bài điếu văn thống thiết… Cũng đến thế thôi, họ và tên, chức tước người chết của những đám ma kia chìm lặn rất nhanh vào dĩ vãng, không ai nhớ, trừ vào những ngày đám giỗ mà con cháu  tổ chức.

         Còn những người điên Hội An như thằng Minh, thằng Đó, dẫu hình dáng, giọng nói không còn ở trên đời, nhưng người dân nghèo Hội An nhớ rất sâu, có thể kể cả ngày không hết chuyện  về những con người “điên” này, cứ như những con người này vẫn còn sống trên đời.  Thậm chí, còn có người coi đó là một tấm gương tốt, giáo dục con cháu noi theo.

        Người ta nói, đất Hội An “ hiền” và “lạ” nên thế, mọi chuyện ở đây cũng “hiền” và “lạ”, kể cả chuyện của người “ điên” cũng để cho người ta nhớ và thương.

        Nhớ, thương đến tận cùng.

    

          

Bài viết cùng chuyên mục
 
 

Mưa mùa hạ ở Sài Gòn, đọc bài thơ Xuân hơn ngàn năm trước – Anh Vũ

2 Th6

Mưa mùa hạ ở Sài Gòn, đọc bài thơ Xuân hơn ngàn năm trước

 
Hôm nay là ngày đầu tiên của tháng sáu, “tháng sáu trời mưa, trời mưa không dứt  …”.

Mấy ngày nay mưa Sài Gòn mưa liên miên, mưa xối xả đến ngập đường, ngập phố. Sáng thứ bảy, mở facebook cập nhật tình hình bạn bè, chỉ thấy tin về trận mưa ngập ở Sài Gòn, cũng ngập tràn trên mạng.

Đây, Sài Gòn của thế kỷ 21, vẫn cứ ngập như thế này đây:  http://dantri.com.vn/xa-hoi/sai-gon-ngap-sau-nhat-ke-tu-dau-mua-mua-737534.htm.

Và đây nữa: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/video/2013/05/sai-gon-mua-nua-gio-da-ngap-nuoc/.

Trời mà mưa thì những người buôn bán sẽ buồn, vì hàng quán ế ẩm. Những ai phải đi ra đường trong lúc trời mưa cũng sẽ rất ngại, vì người thì ướt, đường thì trơn, thỉnh thoảng lại có gió to tạt vào xe đến muốn lạc tay lái, rất nguy hiểm. Nhưng mưa đêm thì lại rất thú vị, tất nhiên không kể những người phải bôn ba ngoài đường trong đêm mưa gió. Và lại càng thú vị hơn nữa nếu hôm trước là đêm thứ sáu như đêm hôm qua, vì sáng thứ bảy bạn không phải đi làm, tha hồ thảnh thơi để thưởng thức cái không khí “mùa thu” của SG vào những ngày như thế.

Đấy là tâm trạng của tôi, sáng nay. Mở cửa bước ra “vườn”- mảnh sân nhỏ nhưng luôn xanh um và thơm ngát mùi ngọc lan, không gian thở của gia đình tôi – tôi thấy đập vào mắt những cánh ngọc lan trắng ngà rơi lả tả đầy trên sân gạch. Mùi nước mưa lẫn với mùi lá cây và hương hoa khiến tạo ra một mùi hương thật dễ chịu. Không khí vẫn còn chút ẩm ướt và mát mẻ, bầu trời có màu xanh xám mờ mờ, tạo cho ta một cảm giác nhẹ nhàng thơ thới. Tôi nghĩ, nếu bao giờ có đi đâu xa, nhớ về thời tiết của Sài Gòn thì tôi sẽ nhớ nhất là mùa mưa với những ngày mát mẻ như ngày hôm nay.

Có ai nhìn thấy mấy nụ Ngọc Lan e ấp không?

Rồi chợt nhớ một bài thơ Đường mà tôi đã được đọc – well, học – cách đây ít lâu. Ừ, thế đấy, ít lâu nay tôi bon chen học chữ Hán và thơ Đường, là bởi vì có một người bạn đồng nghiệp ở xa, thấy tôi thích thơ thẩn nên bèn nổi máu anh hùng, ra tay nghĩa hiệp mà dạy dỗ tôi bằng con đường hoàn toàn hàm thụ – tức là gửi bài giảng, bài tập và các hướng dẫn tài liệu qua email, còn tôi thì chỉ việc lấy về mà học, có thắc mắc gì thì mail hỏi lại.

Vâng, bài thơ ấy tôi dịch và viết lời cảm nhận theo yêu cầu của “sư phụ” – người bạn đồng nghiệp đã hướng dẫn cho tôi tự học tiếng Hán vài tháng nay. Bài Xuân hiểu của Mạnh Hạo Nhiên. Một bài thật nổi tiếng của một nhà thơ cũng rất nổi tiếng, nhưng trước đây tôi chưa bao giờ biết, cho đến khi được “thọ giáo” Hán ngữ với Đường thi cùng người bạn đồng nghiệp ở tận một tỉnh xa xôi cuối đất, An Giang.

Xa về địa lý, nhưng đối với tôi lại rất gần gũi, vì, đúng rồi, nói theo kiểu ông thầy dạy Anh văn của tôi thời thập niên 90 của thế kỷ trước, “I’m just a phone call away.” Ấy là hồi đó, còn bây giờ, thì phải nói, “we’re only a computer screen away”, phải không? Vì cứ mở máy lên, thì người kia (có lẽ) cũng đang ở bên kia, cũng đang nhìn vào những con chữ trên màn hình máy tính.

Đây nữa, vài nụ Ngọc Lan như những ngón tay ngọc ngà, nhỏ nhắn

Dịch bài thơ Xuân hiểu ở trình độ Hán ngữ của tôi là một yêu cầu quá sức, nhưng “sư phụ/bằng hữu” của tôi vẫn yêu cầu tôi làm, vì tin vào sự nhạy cảm của tôi đối với văn thơ. Nhưng bản dịch đầu tiên của tôi thì sai be bét, do tôi không hình dung ra được cái khung cảnh mà nhà thơ Mạnh Hạo Nhiên đang vẽ ra trong bài thơ của mình. Sư phụ của tôi bảo, có lẽ khung cảnh và khí hậu miền Nam khác với miền Bắc nên tôi không cảm nhận được, vì đêm xuân miền Bắc thì rất tuyệt. Ừ, có lẽ thế thật, vì tôi thấy những văn nghệ sĩ người Bắc di cư khi làm thơ, viết nhạc về mùa Xuân thì viết cũng rất thơ, rất đẹp.

Nhưng ở miền Nam thì làm gì có mùa Xuân; khi miền Bắc đang xuân thì miền Nam đang là mùa nắng, nắng chói chang và oi ả khủng khiếp. Mà sau đó thì lại đến mùa mưa, mưa thủng trời thối đất. Nên thời tiết chỉ đẹp vào những ngày không mưa, không nắng như hôm nay – tức là, sau những cơn mưa lớn. Thôi thì giả vờ đó là mùa xuân, hoặc mùa thu, của miền Nam vậy.

Vâng, cách đây hai tuần, cũng qua một đêm mưa như đêm qua, sáng ra tự nhiên tôi bỗng hiểu được bài thơ Xuân hiểu của Mạnh Hạo Nhiên. Nên chia sẻ lại bài cảm nhận của tôi về bài thơ với các bạn dưới đây nhé.

 Còn ai chưa đọc bài Xuân hiểu của Mạnh Hạo Nhiên thì xin đọc ở đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n_hi%E1%BB%83u.
—————–
18/5/2013

Đêm qua ở SG mưa, có lẽ mưa rất to, và dai dẳng. Sáng ngủ dậy, mở cửa, hai cây hoa ngọc lan và hoa móng bò (hoa ban) trong sân nhà rụng trắng và tím đầy sân. 
Hoa Ngọc Lan rụng trắng sân
Sực hiểu bài thơ Xuân hiểu của Mạnh Hạo Nhiên với những lời giải thích được cung cấp từ trước. Và đây là bản dịch thơ, cùng cảm nhận về bài thơ. Chỉ xin mạn phép đổi một chữ trong bài thơ: thay vì đêm Xuân thì là đêm mưa. Vì cái cảm giác dễ chịu ấy là do mưa đem lại, chứ không phải do Xuân. 
Đêm mưa ở Sài Gòn chẳng thể giống đêm xuân ở phương Bắc, nhưng cũng vẫn cứ dễ thương, đi xa vẫn nhớ đối với những người miền Nam, miền đất của những cơn nắng chói chang và những trận mưa xối xả.

Trời chỉ đẹp vào những ngày như hôm nay. Nên người ta mới cầu mong:
Lạy trời chẳng nắng, đừng mưa/Cứ râm râm mát cho vừa nhớ thương …
 

Lan móng bò, mùa mưa đã rụng hết, chỉ còn vài bông sót lại
 
Đêm mưa

Đêm mưa ngủ không biết sáng
Ngoài sân chim hót vang trời
Trong đêm nghe mưa gió đến
Biết bao hoa lá rụng rơi?

Đêm Xuân của miền Bắc, trời mát lạnh, ngủ ngon. Đêm mưa ở SG cũng thế, trời mát dịu, ngủ ngon, khi mắt mở ra thì trời đã sáng bảnh, mặt trời đã lên cao rực rỡ, ngoài vườn chim hót vang lừng.

Trời Xuân miền Bắc thì hay mưa, những cơn mưa bụi nhè nhẹ. Mưa bụi thì miền Nam không bao giờ có được, chỉ có những cơn mưa rào, mưa xối xả giữa trưa trời nắng. Nhưng mưa đêm thì thường dai dẳng hơn, và cũng có cảm giác nhẹ hơn, vì người đang nằm trong nhà đệm êm chăn ấm. 

Chút màu xanh trong “vườn” nhà  

Mưa của Xuân hiểu với mưa của đêm Sài Gòn rõ là khác nhau, nhưng cái cảm giác ngủ ngon, khoan khoái, giấc ngủ đẫy mắt thì có lẽ vẫn cứ giống nhau. Sáng ra không khí vẫn còn ẩm ướt với cảm giác đặc trưng của khí trời sau những cơn mưa, khiến ta bỗng nhớ ra, ừ nhỉ, đêm rồi có mưa, mưa lớn đấy, chẳng rõ mấy cây hoa ngọc lan và hoa móng bò trong vườn nhà ta có còn được bông hoa nào trên cây, hay đã rụng cả rồi?

—–
Khuyến mãi: Bài thơ Xuân hiểu và vài bản dịch.

孟浩然
春曉 

春眠不覺曉, 
處處聞啼鳥。
夜來風雨聲, 
花落知多少。

Xuân Hiểu
Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đề điểu.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu ? 

— Bản dịch của Tương Như —
BUỔI SỚM MÙA XUÂN
Giấc xuân, sáng chẳng biết ;
Khắp nơi chim ríu rít ;
Đêm nghe tiếng gió mưa ;
Hoa rụng nhiều hay ít? 

–Bản dịch của Trần Nhất Lang–
Say sưa trong giấc xuân nồng
Nơi nơi trời sáng vang lừng chim ca
Đêm qua có trận mưa sa
Ai hay đã mấy đóa hoa lìa cành.

 

Video và hình ảnh từ Trại Lộc Hà, biểu tình Hà Nội 2/6/2013 – TTXVA

2 Th6

Video và hình ảnh từ Trại Lộc Hà, biểu tình Hà Nội 2/6/2013

 
 
 

 

 

 

 

 

 

DANH SÁCH 23 NGƯỜI BỊ BẮT VỀ TRẠI LỘC HÀ, bà con có biết bạn bè bị bắt thì thông báo dùm cho TTXVA cập nhật danh sách nhé. thx

1. Bùi Hằng
2. Nhà văn Thùy Linh
3. Lã Việt Dũng
4. Nguyễn Tường Thụy
5. Lê Anh Hùng
6. Trương Văn Dũng
7. Nguyễn Hữu Vinh
8. Phan Trọng Khang
9. Lê Thiện Nhân
10. Trần Thúy Nga
11. Bé Tài
12. Cô Huệ Tây Hồ
13. Tiến Từ Tốn
14. Nguyễn Đình Hùng
15. Lê Thu Hà
16. Hoàng Ngọc Tuấn
17. Trần Thị Minh Hà, Phóng viên AFP
18. Hoàng Đình Nam, Phóng viên AFP
19. Phạm Bá Toàn
20. Tạ Mạnh Hưng
21. Phạm Nam Hải
22. Nguyễn Văn Lịch
23. người giấu tên

TIN MỚI NHẤT:  có 29 người bị băt lên trại Lộc Hà. 1xe mang đi đâu không rõ

Được biết đã có 2 XE Bus về đến trại Lộc Hà. TRÊN 1 XE có 11 người bị bắt, XE CÒN LẠI CHƯA XÁC ĐỊNH

 

Hanoi2013-Locha6

 

Hanoi2013-Locha7

 

Hanoi2013-Locha1

 

Hanoi2013-Locha2

 

Hanoi2013-Locha3

 

Hanoi2013-Locha4

 

Hanoi2013-Locha5

 
 
 

Comments

 

comments

 

Thông báo về các websites, groups, blogs GIẢ MẠO VangAnh và TTXVA

Các tình yêu ủng hộ VangAnh và TTXVA thật, tẩy chay và chống giả mạo nhé, thx!

 

 

NHỮNG BẢN TIN LIÊN QUAN

Xem tin nguồn: http://ttxva.org/trai-loc-ha-2-6-2013/#ixzz2V3TlADFb
Follow us: thongtanxavanganh on Facebook

TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI – Tễu

2 Th6

TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP CUỘC BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI

 

 

Ảnh Tư liệu.
TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH
PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN
VÀ XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
NGÀY CHỦ NHẬT 02.06.2013

Một mùa hè nóng bỏng đã đến. Nhà cầm quyền Trung Quốc lại quen thói, ra tuyên bố cấm đánh bắt cá ở Biển Đông – trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tiếp theo tuyên bố ngang ngược đó, Trung Cộng điều hàng chục tàu cá có sự yểm trợ của tàu chiến để đánh bắt trộm trên Biển Đông.

Trung Cộng đã ra tay đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, bắt giữ và áp giải tàu thuyền của ta đang đánh bắt trên ngư trường quen thuộc Hoàng Sa.

Hành động đó của nhà cầm quyền bành trướng Trung Cộng vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.

Đồng bào hãy xuống đường, đem theo khẩu hiệu biểu ngữ hòa cùng dòng người hô vang khẩu hiệu Đả đảo Bành trướng Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Thời gian: 08h30 ngày Chủ Nhật 02.06.2013

Địa điểm tập trung:

Tại Hà Nội: Khu vực HỒ GƯƠM

Tại TP Hồ Chí Minh: CÔNG VIÊN 30/4

Lại bắt người đưa lên xe bus chở đi Trại Lộc Hà:
 
Tổng cộng có 25 người biểu tình bị bắt lên 3 xe buýt đưa vào trại Lộc Hà. Những người bị bắt bất hợp tác toàn diện, chỉ yêu cầu công an cử 1 người ra nói rằng “chúng tôi mời các anh các chị làm việc vì biểu tình chống Trung Quốc” thì sẽ đi làm việc ngay nhưng ko công an nào dám nói. Công an đang muốn bắt dần từng người một lên phòng riêng để thẩm vấn. 
 
 
 

Cuộc biểu tình đã nổ ra tại chân tòa nhà hàm cá mập:
09h13: JB Nguyễn Hữu Vinh đã được đưa lên xe bus.

TS. Nguyễn Quang A tham gia biểu tình sáng nay

 

Trong các quán cafe, mọi người đang ngồi chờ đến giờ G

08h02: Có xe phá sóng tại Bờ Hồ. Tượng đài Lý Thái Tổ đặc CSGT, dân phòng …

7h55′: Dạo quanh một vòng Sứ quán Trung Quốc, Nhà hát lớn TP, Bờ Hồ, không khí bình yên. Ít cảnh sát, riêng khuôn viên Tượng Lý Thái Tổ có nhiều Cảnh sát giao thông cùng 3 mô tô dẫn đoàn (chắc chuẩn bị hướng dẫn đoàn biểu tình?) …07h40: Tượng đài Cảm tử chỉ có 1 xe trật tự. 

05h58: Không xe bus, không rào chắn, không công an.
06h14: Bắt đầu thấy  cảnh sát giao thông.
06h33: Công an bắt đầu đuổi  và cấm người vào khu tượng đài.
06h39: Thanh niên tình nguyện đã tập trung gần hồ.

 

 

26 nhận xét:

  1.  
     
     
  2. Chắc hôm nay nhà cầm quyền không dám mạnh tay đâu. Tình hình biển dảo mất đến nơi rồi. Cảm những người biểu tình dã dại diện cho dân tộc viêt nam noi lên tiếng nói của mình. “ĐẢ ĐẢO TRUNG CỘNG”

    Trả lờiXóa

     
     
  3. Chúng tôi ở Vinh NA đang hồi hộp theo dõi!
    Cảm ơn TS đã cung cấp TT, chúc đoàn BT 2 TP lớn HN – SG thay mặt đại diện cho người dân cả nước VN đạt được ý muốn nguyện. Đả đảo bọn bán nước và cướp nước.

    Trả lờiXóa

     
     
  4. đả đảo trung cẩu

    Trả lờiXóa

     
     
  5. mong nhận được tin vui từ các bạn

    Trả lờiXóa

     
     
  6. Ối! Sài Gòn cũng có bảng “nhường đường cho người đi bộ”. Hà Nội cũng có. Đúng là hiện tượng lạ!

    Trả lờiXóa

     
     
  7. Sốt ruột quá Tễu ơi…. sao BT chưa nỏ ra.

    Trả lờiXóa

     
     
  8. Trung Quốc đang dần chiếm mất Biển Đông của ta rồi!

    Đả đảo Trung Quốc chiếm Biển Đông!

    Đả đảo, đả đảo, đả đảo…ảo…ảo…

    Một ĐV nhưng mà tốt nói.

    Trả lờiXóa

     
     
  9. Vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ lúc 8:15: A.N (hay côn đồ) mặc thường phục, một tốp 4 tên đàn ông lực lưỡng cưỡng chế xốc nách cố nhét cụ Khánh Châm vào xe taxi chạy mất. Trước đó cụ ngồi một mình trên ghế đá vườn hoa phía sau tương đài LTT. Cụ bị bắt một mình không có ai hỗ trợ, măc dù cụ cố gắng kêu to phản đối hành vi bắt người vô cớ.

    Trả lờiXóa

     
     
  10. Sài Gòn đang hướng về Hà Nội.

    Trả lờiXóa

     
     
  11. NHƯỜNG ĐƯỜNG CHO NGƯỜI “ĐI BỘ” !

    Hay !
    Con cùng “một mẹ” chớ hoài đá nhau các đ/c CA nhỉ ?
    Các bác ở trên vì cái “di sản ý thức hệ” vì cái “4 tốt, 16 chữ vàng” nên …mắc quai ! Mệt thiệt, Cấm thì dân chửi (chửi quá đúng), không cấm thì “bạn vàng”… vả vào mồm. Đúng là lãnh đạo ta (nhân dân tui thướng mên gọi vậy) …quá khổ.

    Trả lờiXóa

     
     
  12. ĐẢ ĐẢO TẦU CẨU XÂM CHIẾM QUẦN ĐẢO HOÀNG SA & TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM !

    Trả lờiXóa

     
     
  13. Lẽ ra các dại biểu QH đang ngồi ở Hội trường họp nên tạm nghỉ ra đường cùng với nhân dân biểu tình phản đối T.Q xâm chiếm HS-TS mới phải đạo.

    Trả lờiXóa

  14. Hic, bác nói lộn rồi vì hôm nay chủ nhật mà. Chắc phải nói thế này: “Lẽ ra các đại biều QH nên hy sinh ngày nghỉ hôm nay để cùng ra đường với bà con mà họp… Hội Nghị Diên Hồng!”

    Xóa

     
     
  15.  
     
     
  16. Tầu khựa cút khỏi biển Đông

    Trả lờiXóa

     
     
  17. Bài hát “Ta vào tù” (điệu Vào chùa, dân ca quan họ)
    http://www.youtube.com/watch?v=kSG66iztPb8

    Vào tù…tù mở cửa…cửa tù ra
    Chứ ta đi tù…Ành vào ngồi… em vào hát, bớ song lính
    Bớ tính tình tinh tinh a song tình
    Tình tình hỡi, lính tính ơi
    Đi biểu tình là ta đi vào tù

    Biểu tình…tình ta muốn gì đây
    Chứ ta muốn rắng…xua thằng Tàu, không xâm chiếm,
    chiếm nước khác, không chiếm biển Đông…dân ta yên lành
    Tình tình hỡi, lính tính ơi
    Đi biểu tình rồi ta đi vào tù

    Biểu tình…tình ta thấy, thấy vì sao
    Chứ công an mình, chính quyền mình… sao lại bắt lại bớ, bắt bớ bà con
    tham gia tuần hành
    Tình tình hỡi, lính tính ơi
    Đi biểu tình rồi em đi vào tù

    Đi vào tù…thì em đi vào tù ù ù ù…

    Trả lờiXóa

     
     
  18. Đả đảo quân xâm lược Bắc Kinh. Đả đảo tên cướp Tập Cận Bình.
    Đả đảo bè lũ hèn nhát.
    Nhân dân Việt Nam sẽ nhấn chìm quân xâm lược tại Biển Đông.

    Trả lờiXóa

     
     
  19. PHẢN ĐỐI CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI ĐUỔI VÀ CẤM NHÂN DÂN VÀO KHU VỰC BỜ HỒ, TƯỢNG ĐÀI LÝ THÁI TỔ – TRUNG TÂM VĂN HOÁ CỦA CẢ NƯỚC!

    PHẢN ĐỐI BẮT NGƯỜI BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC!

    PHẢN ĐỐI CHÍNH QUYỀN HÈN VỚI GIẶC, ÁC VỚI DÂN!

    ĐẢ ĐẢO BÀNH TRƯỚNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VIỆT NAM!!!

    Trả lờiXóa

     
     
  20. Quan hệ với Trung Quốc

    Bài chi tiết: Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Hậu Lê

    Đại Việt bấy giờ có lệ xưng thần với nhà Minh, nhưng vua Lê Thánh Tông vẫn hết lòng phòng bị mặt bắc. Thỉnh thoảng có những thổ dân sang quấy nhiễu, thì lập tức vua cho quan quân lên dẹp yên và cho sứ sang Trung Quốc để phân giải mọi sự cho minh bạch. Có lần được tin có người nhà Minh đem quân qua địa giới, Thánh Tông liền cho người do thám thực hư. Ông thường bảo với triều thần:

    Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng dể ai lấy mất 1 phân núi, 1 tấc sông do vua Thái Tổ để lại.

    http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Th%C3%A1nh_T%C3%B4ng

    —Lê Thánh Tông

    Trả lờiXóa

     
     
  21. Đả đảo Trung cộng xâm lược Việt Nam, cướp đảo, giết hại người VN !

    Trả lờiXóa

     
     
  22. vua Trần Nhân Tông (1279 – 1293)15:27 Ngày 02 tháng 6 năm 2013

    di chúc của vua Trần Nhân Tông (1279 – 1293)

    “Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải.
    Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn.
    Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước.
    Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp.
    Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta.
    Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.
    Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:

    Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta muốn lời nhắn nhủ này như một di chúc cho con cháu muôn đời sau.”

    http://dantri.com.vn/blog/de-dung-tro-thanh-cai-to-chim-chich-633272.htm

    Trả lờiXóa

     
     
  23. Nhà Nào có Con, Cháu mà cho nó đi Tham gia vào Đám Thanh niên ,Đàn áp Biểu Tình , phải Lôi Cổ Đám Mắt dạy Đó ,Đập Cho Chúng nó Một Trận .Để nó Đàn đúm đi theo Côn đồ Lưu manh như thế ,Sau naỳ nó sẽ Là Cô Hồn về Chém lại Cha mẹ ,Anh em Thôi ( Thưc tế nhiều nơi Con , Cháu đi theo Đám Thanh niên Xung phong này đã Tiêm nhiễm Nọc độc ,Trở thành Lưu manh đó ,Đáng lại cả Cha mẹ . Vì Chúng Học được Cách Chà đap những người Yêu nước mà)

    Toàn Dân xuống Đường ,Phản đối Tàu Khựa Xâm lấn .Người ta Giữ Đất Nước là giữ Cho Chúng nó, Cho Con Cháu chúng nó Sau này
    Đáng lẽ Chúng phải Là Người Xung kích Chống Tàu Khựa. Mà Chúng còn Ngu xuẩn đến Mức Tham gia với Bọn Lưu manh , Côn đồ Mất Dạy

    Mấy Cháu Công an , nó vì Miếng ăn, Vì Sao và Vạch , nên Các Cháu phải ra đó
    Mấy đứ Hư đốn mang Danh Thanh Niên ra đó .Ko biết Nhục với những người Phản Đối Tàu Khựa để giữ cho Chúng Cón Đất Mà sinh sống SAO ?

    Gia Đình và Giòng Họ Chúng Tôi mà có Đứa nào Tham gia vào cái Loại Thanh niên Lưu manh này, Chúng tôi sẽ Tống cổ ra khỏi giòng Họ ,Thà Ko Có No Còn Tồn tại trên Cõi Đời này!

    Trả lờiXóa

     
     
  24. Ngàn lần cảm ơn những người con yêu nước . Tên tuổi của các vị : Quang A , Xuân Diện , Bùi Hằng , Phương Bích , Tường Thụy , Trương Dũng , Thúy Nga , Nguyễn Hữu Vinh , Thùy Linh , Lê Anh Hùng ….v……v ..và rất nhiều người khác , luôn ở trong tim tôi và hàng triệu người dân Việt Nam yêu nước . Với sự cảm phục và kính trọng nhất . Xin chúc các vị mạnh khỏe – bình an , kiên cường – Vững tin . Nhân dân đang dõi theo các vị .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa

     
     
  25. nếu cứ đàn áp người biểu tình chống trung quốc xâm lược thì chẳng mấy chế độ này sẽ tan

    Trả lờiXóa

     
     
  26. Tội nghiệp quá VN ơi!

    Trả lờiXóa

     
     
  27. Hoan hô TS Nguyễn Quang A!

    Trả lờiXóa

     
     
 

Thủ tướng VN lo ngại căng thẳng Biển Đông – BBC

2 Th6

Thủ tướng VN lo ngại căng thẳng Biển Đông

Media Player

Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về an ninh trong vùng và kỳ vọng vào vai trò và trách nhiệm của Mỹ và TQ.

Xemmp4

Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Bộ trưởng Quốc phòng và chuyên gia an ninh từ các nước trong vùng châu Á Thái Bình Dương đang tụ họp ở Singapore tại Đối thoại Shangri-la, hội nghị hàng năm về an ninh châu Á, bắt đầu từ hôm thứ Sáu 31/5 tới ngày 2/6/2013.

Đối thoại Shangri-la diễn ra trong bối cảnh đang có căng thẳng tại Biển Đông, nơi vài nước trong khu vực đang khá lo ngại trước những hành động của Trung Quốc nhận chủ quyền tại một vài đảo nhỏ và bãi đá đang có tranh chấp và giàu nhiên liệu, cũng là các tuyến hàng hải đông đúc và quan trọng cho thương mại thế giới.

Trong bài phát biểu khai mạc, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, đã bày tỏ quan ngại về tình hình an ninh trong vùng.

Thủ tướng Việt Nam nhắc lại: “Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam.”

Ông cũng loan báo Việt Nam sẽ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự.

Tới dự Đối thoại Shangri-La năm nay lần đầu tiên có sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Chuck Hagel, và người đứng đầu LH châu Âu về chính sách Ngoại giao, bà Catherine Ashton.

‘TQ có quyền tuần tra trên Biển Đông’ – BBC

2 Th6

‘TQ có quyền tuần tra trên Biển Đông’

Trung tướng Thích Kiến QuốcTrung tướng Thích một lần nữa khẳng định chủ quyền của nước này đối với Biển Đông là ‘rõ ràng’

Các tàu chiến Trung Quốc sẽ tiếp tục tuần tra tại các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của họ, hãng tin Pháp AFP dẫn lời một vị tướng Trung Quốc cao cấp phát biểu hôm Chủ nhật ngày 2/6.

Trung tướng Thích Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc, cho rằng các cuộc tuần tra như thế là ‘hợp pháp’ và rằng chủ quyền của nước ông đối với những vùng biển này là ‘không thể tranh cãi’.

 

“Tại sao các chiến hạm Trung Quốc lại tuần tra ở biển Đông Trung Hoa và Nam Trung Hoa? Tôi nghĩ rằng chúng ta ai cũng hiểu rõ,” ông Thích phát biểu tại diễn đàn an ninh châu Á hiện đang diễn ra tại Singapore.

Trung tướng Thích là đại diện cấp cao nhất của phía Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-La năm nay.

“Lập trường của chúng tôi đối với các biển Đông Trung Hoa và Nam Trung Hoa là chúng thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đó là lập trường rất rõ ràng,” ông phát biểu thông qua phiên dịch.

“Lập trường của chúng tôi đối với các biển Đông Trung Hoa và Nam Trung Hoa là chúng thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đó là lập trường rất rõ ràng.”

Trung tướng Thích Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc

“Do đó các tàu chiến Trung Quốc và các hoạt động tuần tra của chúng tôi là hoàn toàn hợp pháp và không có gì phải tranh cãi.”

Ông Thích phát biểu như thế để trả lời câu hỏi của một đại biểu sau khi ông đã có bài thuyết trình nhằm trấn an các nước láng giềng rằng Bắc Kinh không có tham vọng bá quyền.

“Trung Quốc chưa bao giờ có chính sách bành trướng ra nước ngoài và xâm lược quân sự,” ông nói.

“Mặc dù gần đây các điểm nóng ở các khu vực lân cận với Trung Quốc liên tiếp xảy ra, chúng tôi luôn cho rằng các bất đồng và mâu thuẫn cần phải được giải quyết đúng đắn thông qua đối thoại, tham vấn và đàm phán hòa bình.”

Tướng Thích nhấn mạnh rằng không nên xem Trung Quốc là mối đe dọa mà thay vào đó hãy đánh giá nước này bằng hành động của họ, Jonathan Marcus, phóng viên ngoại giao và quốc phòng BBC hiện đang có mặt tại Shangri-La, cho biết.

Tuy nhiên một đại biểu có mặt tại buổi thuyết trình của ông Thích cho rằng dường như khu vực đang ngày càng nghi ngờ về ‘ý định hòa bình’ của Trung Quốc bởi vì nước này không nhất quán với các động thái triển khai tàu tuần tra tại những vùng biển có tranh chấp với các nước khác.

Theo đánh giá của phóng viên chúng tôi thì câu trả lời của ông Thích không làm những người chỉ trích thỏa mãn.

Thông điệp của Đại sứ Mỹ ở Little Saigon – BBC

2 Th6

Thông điệp của Đại sứ Mỹ ở Little Saigon

Vũ Quí Hạo Nhiên

Tường thuật cho BBC từ Little Saigon

 

Đại sứ David ShearCuộc họp được tổ chức ở Lê-Jao Center, đại học Coastline Community College ở Little Saigon (Ảnh: Dan Huynh)

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear vừa họp với cộng đồng Việt Nam hôm thứ Bảy 01/06/2013 ở Little Saigon, Nam California.

Tại đây Đại sứ Shear đã trình bày và trả lời câu hỏi bao quát nhiều chủ đề, từ quốc phòng tới di trú tới thương mại, nhưng đề tài được quan tâm nhất vẫn là nhân quyền và tự do tôn giáo – một điều có thể hiển nhiên, vì chính Đại sứ Shear cũng tuyên bố “nhân quyền có liên kết không tách rời được” với những lãnh vực khác trong quan hệ Mỹ–Việt.

 

Một trong những điều mà cả Đại sứ Shear lẫn Dân biểu Alan Lowenthal, một thành viên Ủy ban Ngoại giao Hạ viện và là người tổ chức buổi họp, đều nói, là nếu Việt Nam muốn gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì Hà Nội phải thực hiện “những tiến bộ chứng minh được” về nhân quyền.

Trình bày với hình ảnh kèm theo, Đại sứ Shear cho biết bốn mục tiêu của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam là “quan hệ kinh tế và thương mại; hợp tác về ngoại giao và an ninh khu vực; giáo dục, y tế, môi trường; và đối thoại rất nghiêm khắc và rất mạnh mẽ về nhân quyền.”

Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cũng vừa đưa ra thông điệp về an ninh hàng hải tại Singapore.

Về an ninh trên Biển Đông, Đại sứ Shear nói “Chúng tôi rất quan ngại về mức căng thẳng đang gia tăng trên vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Chúng tôi sẽ cực kỳ quan ngại nếu bất cứ bên nào hiện đang khẳng định chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa lại sử dụng đến vũ lực.”

“Hoa Kỳ ủng hộ một giải pháp đa phương mạnh mẽ để quản lý vùng biển này,” ông nói. Trong cuộc họp báo ngắn theo sau buổi gặp gỡ cộng đồng, trả lời BBC ông nói thêm một lần nữa là Hoa Kỳ muốn các bên liên quan “tìm giải pháp trong một quá trình cả nhóm.”

“Chúng tôi muốn ASEAN thương thuyết để giúp giải quyết những khác biết, nhưng nếu không giải quyết được, thì chúng tôi muốn những khác biệt được khống chế,” ông nói.

“Hoa Kỳ không ủng hộ riêng sự khẳng định chủ quyền của riêng nước nào trên vùng biển này cả”

Đại sứ Hoa Kỳ David Shear

“Tôi nghĩ là Tổng thống Obama cũng sẽ nói như vậy với Chủ tịch Tập Cận Bình khi hai người gặp nhau tại California vào tuần tới.”

Hoa Kỳ ủng hộ bản Tuyên bố Ứng xử biển Đông năm 2002, và ủng hộ các bên thỏa thuận một bộ Quy tắc Ứng xử mới.

Tuy nhiên, ông nói thêm, “Hoa Kỳ không ủng hộ riêng sự khẳng định chủ quyền của riêng nước nào trên vùng biển này cả.”

Biển Đông là một đường hàng hải chiến lược, và không chỉ có Hoa Kỳ quan tâm, mà nhiều nước khác cũng hợp tác trong vấn đề này, có Úc, Nhật và Nam Hàn.

Đại sứ nói ông dùng tên gọi Biển Nam Trung Hoa vì đó là tên chính thức của chính phủ Hoa Kỳ, nhưng ông thông cảm với một số cử tọa trong cộng đồng muốn ông dùng tên Biển Đông hay biển Đông Nam Á. “Chuyện đặt một tên rất là khó, mà không phải chỉ ở Việt Nam,” ông nói. “Các đồng nghiệp Hàn Quốc luôn luôn muốn chúng tôi ngừng dùng tên gọi ‘biển Nhật Bản’ mà họ muốn chúng tôi dùng tên ‘Biển Đông.”

Chọn Mỹ hay TQ?

“Có những người giáo điều ý thức hệ và lo ngại về những biến đổi về xã hội và chính trị nếu bang giao quá mật thiết với Hoa Kỳ”

Trong buổi gặp gỡ cộng đồng, có một vị trong cử tọa hỏi về cách đảm bảo thăng bằng của giới lãnh đạo Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông gọi đó là đi một đường mỏng manh (“a delicate line”), và Đại sứ David Shear trả lời:

“Ý kiến của giới lãnh đạo Việt Nam về Hoa Kỳ rất là phức tạp. Có những người từng tham chiến trong chiến tranh, và họ chưa hoàn toàn thân thiện với Hoa Kỳ. Có những người giáo điều ý thức hệ và lo ngại về những biến đổi về xã hội và chính trị nếu bang giao quá mật thiết với Hoa Kỳ.

“Có những người muốn cải tổ kinh tế và họ cho Hoa Kỳ là nước tốt nhất có thể giúp Việt Nam trong cải tổ kinh tế. Lại có người muốn thân thiện với Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc. Cho nên, vâng, họ đang đi một đường rất mong manh, mà phía chúng ta cũng vậy.” Đại sứ Hoa Kỳ nói thêm

TPP gắn liền nhân quyền

“Tôi nói điều này [tiến bộ về nhân quyền] với các viên chức cao cấp của Việt Nam. Tôi nói với Chủ tịch Sang, tôi nói với Thủ tướng Dũng, tôi nói với Tổng bí thư Trọng, tôi nói với Bộ trưởng Ngoại giao Minh.”

Trong cuộc họp báo ngắn theo sau buổi gặp gỡ cộng đồng, Đại sứ Shear trích dẫn một báo cáo kinh tế của cơ quan nghiên cứu Peter G. Peterson Institute for International Economics, trong đó Hiệp định TPP được tiên đoán là sẽ gia tăng mức xuất khẩu của Việt Nam 26%, và gia tăng GDP của Việt Nam 11%.

Tuy nhiên, nhắc lại nhiều lần, ông nói Việt Nam phải có những “tiến bộ chứng minh được” trong lãnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo nếu muốn gia nhập TPP hay muốn có những bước hợp tác chặt chẽ hơn về ngoại giao và quốc phòng.

“Tôi nói điều này với các viên chức cao cấp của Việt Nam. Tôi nói với Chủ tịch Sang, tôi nói với Thủ tướng Dũng, tôi nói với Tổng bí thư Trọng, tôi nói với Bộ trưởng Ngoại giao Minh. Tôi và các nhân viên ngoại giao đoàn nói điều này với tất cả các viên chức Việt Nam nào mà chúng tôi có cơ hội gặp.”

Ông đưa thí dụ những điều Hoa Kỳ đã đòi hỏi ở Việt Nam: Thả tù chính trị, tăng cường tự do ngôn luận, tự do hội họp, tăng cường tự do tôn giáo và công nhận thêm nhiều tổ chức tôn giáo, thông qua Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc.

Một số thành tựu mà ông gọi là “rất khiêm tốn” trong lãnh vực này là việc thả Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, thả Luật sư Lê Công Định, và vào tháng Hai, Hà Nội tiếp giám đốc văn phòng Washington DC của Ân xá Quốc tế.

Tôn giáo & CPC

Đã có những buổi cầu nguyện của cộng đồng công giáo cho ông Đoàn Văn Vươn.

Mặt khác, Hà Nội vẫn còn giới hạn tự do tôn giáo. Ông kể về một chuyến đi Vinh gặp Giám mục Nguyễn Thái Hợp vào tháng Chín 2012.

Chuyến đi dự trù kéo dài hai ngày trong đó có cuộc gặp Đức cha Hợp. Nhưng khi đến nơi, ông được cho biết là cuộc gặp sẽ không diễn ra được. Ông đã rút ngắn chuyến đi, chỉ vào gặp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An “để nói là tôi rất thất vọng với việc không được gặp Giám mục Hợp,” và sau đó về thẳng Hà Nội.

“Tôi cũng chẳng chờ tới chuyến máy bay nữa, tôi lên xe và lái thẳng về.

“Nhân viên ngoại giao chúng tôi gặp gỡ và giữ liên lạc thường xuyến với các nhân vật các tôn giáo tại Việt Nam, vì đây là vấn đề quan trọng.”

Khi một phóng viên so sánh là ở Việt Nam người ta đi nhà thờ, đi chùa rất tự do, Đại sứ Shear cũng công nhận. “Như khi tôi đến Phát Diệm, người ta đi lễ Nhà thờ Chính tòa rất đông,” ông nói.

Tuy nhiên, ông cho rằng vẫn còn có nhiều rào cản trong việc thờ phượng, “nhiều cơ sở tôn giáo chưa được công nhận.” Đại sứ Shear kể chuyện đi gặp hai cộng đoàn tôn giáo tại gia ở Điện Biên, một Tin Lành và một Công Giáo. “Họ nói với tôi là khi chúng tôi quan tâm tới họ thì chính quyền địa phương bớt làm khó dễ họ hơn.”

“Họ nói với tôi là khi chúng tôi quan tâm tới họ thì chính quyền địa phương bớt làm khó dễ họ hơn”

Nhưng cũng trong lãnh vực tôn giáo, nhiều người trong cử tọa lên tiếng muốn Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào lại danh sách CPC, tức danh sách “nước cần quan tâm đặc biệt” vì vi phạm tự do tôn giáo. CPC là một danh sách thiết lập theo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IFRA).

Trong khi nhiều người đặt vấn đề CPC, Đại sứ Shear nói Việt Nam nói đạo luật IFRA có những điều khoản rất hẹp và rất cụ thể để đặt một nước nào đó vào danh sách CPC, và Việt Nam được đưa ra khỏi CPC năm 2006 vì Mỹ cho rằng mức đàn áp ở Việt Nam “chưa tới mức của IFRA.”

Tuy nhiên, không lên danh sách CPC “không có nghĩa là tự do tôn giáo không phải là vấn đề cực kỳ quan trọng.” Ông nói “chúng tôi đặt vấn đề này ở mức ngoại giao với những nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất.”

Buổi gặp gỡ cộng đồng và họp báo liên tục xoay quanh những vấn đề nhân quyền, tôn giáo và Biển Đông.

Một đại diện của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam trao cho Đại sứ Shear bản Báo cáo Nhân quyền. Một nhà báo đặt vấn đề áp lực Việt Nam cho truyền thông hải ngoại được phát về Việt Nam. Nhiều người muốn biết vụ gian lận visa ở Sài Gòn và ảnh hưởng tới việc xét thị thực (“tôi không nghĩ sẽ ảnh hưởng tới mức độ bác đơn thị thực,” ông trả lời).

Giáo dục, y tế và môi trường

“Chẳng việc gì tôi làm trong lãnh vực nhân quyền có thể ảnh hưởng với Việt Nam nhiều bằng những gì các sinh viên này sẽ thực hiện trong vòng 15 tới 30 năm nữa.”

Về giáo dục, Đại sứ Shear nói hiện có trên 15,000 du học sinh và sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ, và ông khẳng định “Chẳng việc gì tôi làm trong lãnh vực nhân quyền có thể ảnh hưởng với Việt Nam nhiều bằng những gì các sinh viên này sẽ thực hiện trong vòng 15 tới 30 năm nữa.”

Ngược lại, nhiều sinh viên và trí thức Mỹ cũng qua Việt Nam học và nghiên cứu theo chương trình Fulbright. Ngoài ra, mỗi năm chương trình Fulbright đưa 20 người qua Việt Nam để huấn luyện cho thầy cô giáo Việt Nam phương pháp dạy tiếng Anh tốt hơn.

Về môi trường, Đại sứ Shear cũng cho biết Việt Nam đang lo ngại về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

“Sông Cửu Long hiện đang bị tấn công từ hai phía,” ông nói. Một phía là những đập thủy điện ở thượng nguồn, và một phía là địa cầu đang bị hâm nóng khiến mực nước biển dâng và đất canh tác bị mặn thêm.

Trong lãnh vực y tế, Đại sứ Shear nhắc đến những phần trợ giúp chống HIV, chống cúm gia cầm, cũng như những trường lớp, phòng y tế, được tu sửa bằng viện trợ USAID.

Đưa hình chụp Phó Đại sứ Claire Pierangelo trong một trường tiểu học và phòng khám nha khoa ở Kontum, ông nói thêm, “Chúng tôi rất quan tâm tới vùng Tây nguyên và nhân sự ngoại giao đoàn đến thăm vùng đó nhiều lần.”

Thư của TS Luật Cù Huy Hà Vũ gửi từ trại tù số 5 Thanh Hóa – DL

2 Th6
 

 

//

Thư của TS Luật Cù Huy Hà Vũ gửi từ trại tù số 5 Thanh Hóa 

Chia sẻ bài viết này//

Kính gửi Quý Báo,

Ngày 1 tháng 6 năm 2013, bị Tổng cục VIII từ chối cho giấy phép vào gặp TS Cù Huy Hà Vũ đang tiếp tục ngày tuyệt thực thứ sáu với tư cách là luật sư, tôi vẫn tìm cách đến Trại giam số 5 – BCA tại Thanh Hóa thăm chồng. Trong cuộc gặp 60 phút, TS Cù Huy Hà Vũ đã tranh thủ đọc lá thư dưới đây cho tôi ghi lại. Đứng xung quanh hai vợ chồng Dương Hà – Hà Vũ là bốn viên cán bộ trại giam giám sát, nghe từng lời đọc, thỉnh thoảng lại dọa dẫm hoặc nói lời chọc tức … mặc dù vậy lá thư vẫn được ghi lại, toàn văn như đính kèm.

Đề nghị Quý Báo cho đăng để những ai quan tâm được biết.

Trân trọng cảm ơn Quý Báo,

Nguyễn Thị Dương Hà

_________________

Thư của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ngày 1 tháng 6 năm 2013
gửi từ Trại tù số 5 – Bộ Công an tại Yên Định, Thanh Hóa

 

 

Tôi, TS Luật Cù Huy Hà Vũ, bị Tòa án nước CHXHCN Việt Nam kết án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” mà tôi luôn khẳng định là tôi hoàn toàn vô tội. Hôm nay, ngày 1/6/2013, tôi gặp vợ tôi là Nguyễn Thị Dương Hà và con trai tôi là Cù Huy Xuân Đức lên thăm tôi do việc tôi tuyệt thực để phản đối hành vi phạm pháp của Giám thị Lường Văn Tuyến.

Tôi có ý kiến như sau:

Ngày 11/11/2012, tôi đã gửi Giám thị Trại giam số 5 – Bộ Công an Lường Văn Tuyến một đơn tố cáo Lê Văn Chiến, cán bộ Trại giam số 5 Bộ Công an tố cáo “cố ý giết công dân Cù Huy Hà Vũ”.

Tôi đã gửi đơn trên cơ sở điểm a, khoản 1 Điều 168 và khoản 2 Điều 168, khoản 1 Điều 169 Bộ luật Thi hành án Hình sự, thế nhưng đến ngày 12/5/2013, tức sau 180 ngày mà Giám thị Lường Văn Tuyến đã không giải quyết Tố cáo này của tôi mà còn tiếp tục cho cán bộ Lê Văn Chiến vào trực phòng tôi. Do đó ngày 12/5/2013, tôi tiếp tục gửi yêu cầu giải quyết đơn tố cáo ngày 11/11/2012 và ghi rõ trong trường hợp không giải quyết đơn tố cáo của tôi thì sau hai tuần tôi sẽ tuyệt thực phản đối!

Đến ngày 27/7/2013, tôi đã tuyệt thực, cho đến hôm nay 1/6/2013 là 6 ngày tôi vẫn tiếp tục tuyệt thực để phản đối việc Giám thị Lường Văn Tuyến xâm phạm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tôi như không trả lời Đơn tố cáo, không cho gặp vợ không quá 24 giờ ở phòng riêng, không cho gửi thư cho gia đình, không cho nhận một số đồ vật thiết yếu không thuộc danh mục cấm, 10 đầu tài liệu mà Tòa án đã dùng làm chứng cứ kết tội tôi để tôi kháng cáo.

Tôi tiếp tục tuyệt thực cho đến khi nào giám thị Tuyến giải quyết đơn và các quyền lợi hợp pháp khác của tôi.

Nếu tôi chết thì nhân dân Việt Nam sẽ trả thù cho tôi bằng cách đưa ra vành móng ngựa tất cả những kẻ nào đã chỉ đạo bắt, truy tố, kết án, bỏ tù tôi trái pháp luật cũng như xử tù giám thị trại giam số 5 Lường Văn Tuyến và những kẻ có liên quan đã đẩy tôi đến chỗ tuyệt thực dẫn đến cái chết của tôi tại trại giam số 5 Bộ Công an.

Tôi, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ luôn đấu tranh vì công lý, dân chủ, nhân quyền, vì phẩm giá của con người ở Việt Nam, luôn chống chế độ độc đảng độc tài, đàn áp con người ở Việt Nam. Tôi cũng luôn chiến đấu để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Do đó, Tôi, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, luôn sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình để nhân dân Việt Nam sống trong tự do và dân chủ và được tôn trọng các quyền con người của mình, để Tổ Quốc Việt Nam luôn độc lập và toàn vẹn về chủ quyền và lãnh thổ.

Tôi, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ hi sinh tính mạng của mình để dân tộc Việt Nam hồi sinh. Tôi quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh.

Tôi xin gửi lời chào kính trọng và chân thành tới toàn thể nhân dân Việt Nam, tới toàn thể nhân dân các nước, các chính phủ: chính phủ Hoa Kỳ, chính phủ 27 nước liên minh Châu Âu, chính phủ Australia, Canada… và các tổ chức trên thế giới đã ủng hộ tôi mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh của tôi vì công lý, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam vì phẩm giá và quyền làm người của nhân dân Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng trong tương lai không xa nước Việt Nam sẽ trở thành một nước dân chủ thực sự, có chế độ chính trị đa đảng và có Nhà nước hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Tôi tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam sẽ là chủ nhân thật sự của đất nước mà trước mắt là thực hiện quyền phúc quyết đó với dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cũng như đối với mọi dự thảo Hiến pháp khác.

Tôi luôn yêu thương vợ tôi là Nguyễn Thị Dương Hà, con trai trưởng là Cù Huy Xuân Đức, con trai út là Cù Huy Xuân Hiếu, cháu đích tôn Cù Huy Xuân Hoàng, con dâu Hoàng Kim Thanh và các thành viên khác của đại gia đình tôi của tộc Cù Huy – tộc Ngô Xuân và quê hương Hà Tĩnh cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời tôi.

Tôi xin nói lại tại sao tôi quyết lấy tính mạng của mình để đấu tranh vì công lý, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vì độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam nói chung, đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền của giám thị Lường Văn Tuyến nói riêng có 3 lý do cơ bản sau:

1. Truyền thống gia đình tôi là gia đình yêu nước nồng nàn từ đời cụ Vương “Cù Ngọc Xán” đã là chỉ huy căn cứ địa của Lê Lợi tại Hương Sơn Hà Tĩnh cho đến các cụ, ông tôi, bố tôi Nhà thơ – Bộ trưởng Cù Huy Cận, Nhà thơ Xuân Diệu luôn đấu tranh vì quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam và của từng người Việt Nam.

2. Tôi là Tiến sĩ luật, do đó tôi biết rõ là phải đấu tranh trên cơ sở pháp luật và bằng đấu tranh của tôi, tôi tin tưởng đã và đang đóng góp quyết liệt vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

3. Tôi năm nay đã 56 tuổi tây, 57 tuổi ta, nên đã có đủ kinh nghiệm và hiểu biết về những hành vi phản dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về sự đàn áp của chính quyền cộng sản Việt Nam đối với nhân dân Việt Nam, do đó tôi phải đấu tranh để chấm dứt những hành vi phạm pháp đó.

Tôi luôn luôn biết ơn các bậc đã sinh thành ra tôi là nhà thơ – Bộ trưởng khai quốc Cù Huy Cận; mẹ tôi bác sĩ Ngô Thị Xuân Như; bác ruột và cha nuôi tôi là nhà thơ Ngô Xuân Diệu đã có công sinh và dạy dỗ tôi nên người.

Nếu tôi có chết trong cuộc tuyệt thực này thì tôi đã luôn xứng đáng với các bậc sinh thành ra tôi. Tôi cũng luôn nhớ bố vợ tôi là ông Nguyễn Bá Phụng và mẹ vợ tôi là bà Dương Thị Kính, đó là những con người đã yêu thương tôi như con ruột.

Toàn thể gia đình tôi, vợ Tôi, các con trai tôi và cháu nội tôi sẽ tiếp tục con đường đấu tranh vì công lý, nhân quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tôi, vì dân vì nước như đã nói ở trên.

(Sau khi đọc xong thư cho vợ là Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, TS Cù Huy Hà Vũ nói thêm)

Tôi hoàn toàn không ăn là để đấu tranh, tôi tuyệt thực không phải là vì muốn tự tử, tự sát, mà là để phản đối các hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của tôi, của giám thị Lường Văn Tuyến nói riêng và của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nói chung.

Admin gửi hôm Chủ Nhật, 02/06/2013
 
Bạn đánh giá bài viết này thế nào?
Phan Bội Châu

Nguyễn Đình Chú – Về Phan Bội Châu Tiên Sinh: Mấy vấn đề xin được bàn lại…

Táo Quân báo cáo

Sea Free – Sớ Táo Quân 2010

Mai Thái Lĩnh – Hai chữ “dân quyền”

GS Nguyễn Đăng Hưng – Về đề án đưa phòng chống tham nhũng vào trường học

Đi tìm con người Hoàng Trung Thông – VHNA

2 Th6

Đi tìm con người Hoàng Trung Thông

  •   Nguyễn Huệ Chi

                                                                          

Hoàng Trung Thông  Ảnh:  Nguyễn Đình Toán                                                   

Cho đến giờ tôi vẫn không nắm bắt được con người thật của Hoàng Trung Thông mặc dù chính tôi đã từng chạm vào con người ấy. Trong một Hoàng Trung Thông có đến mấy con người, điều ấy thì chắc không khó để chúng ta nhất trí.

Trước hết là con người chức vụ, kể từ khi là Tỉnh ủy viên Nghệ An cho đến tận khi đảm đương Vụ trưởng Vụ Văn nghệ sau hòa bình lập lại. Nhưng tôi dám quyết, con người chức vụ không phải là con người thật của ông, hay đúng hơn, lúc đầu nó là con người thật, rồi sau mười mấy năm từng trải, kinh qua những cuộc đấu đá trong các phong trào từ ngoài xã hội vào đến văn chương, hình như có cái gì đấy không hợp với tạng của mình, Hoàng Trung Thông đã xa lìa dần con người chức vụ một cách không tự giác. Cho đến khi về Viện Văn học thì tôi nghĩ, chức Viện trưởng với ông chỉ còn là chức phận, một nhiệm vụ do trên giao không thể không làm. Chẳng thế mà, với bản lĩnh, học vấn, và cách giải quyết mọi việc bằng phong thái từ tốn và đức vị tha hiếm có, ông có thể đã đóng góp cho Viện được rất nhiều vào thời điểm này. Chính ông đã hóa giải những mâu thuẫn rắc rối giữa ba ông Viện phó một cách nhẹ nhàng mà đến GS Đặng Thai Mai cũng không thể hóa giải nổi, làm cho Viện đang rất căng trở nên yên ổn. Ông lại có tấm lòng liên tài nên biết cách khuyến khích khéo léo những người thực sự có năng lực trong Viện, và có thể nói, sau khi ông về Viện được 3 năm, uy tín của Viện trưởng trong toàn Viện là một uy tín gần như tuyệt hảo, chinh phục người khác cả bằng lý và cả bằng tình. Đến mức trong lần bầu Giáo sư năm 1980, cả Viện đều bỏ phiếu chức danh Giáo sư cho ông, trong khi một số người tai mắt ở Viện khá nhiều năm chỉ bầu được Phó giáo sư mà thôi.

Thời kỳ ấy người ta kỳ vọng ở Hoàng Trung Thông rất nhiều và sự tín nhiệm đối với ông không chỉ bó hẹp trong Viện mà rộng ra ngoài xã hội. Giữa lúc các Viện trong Ủy ban Khoa học Xã hội không Viện nào có xe riêng, ông làm một bài thơ gửi lên ông Tố Hữu, thế là lập tức Viện Văn có xe Lada mới coóng, oai hơn bất kỳ một Viện nào.

Thế nhưng cũng thật lạ, Hoàng Trung Thông đã không dựa vào yếu tố “nhân hòa” nói trên mà tiến hành tổ chức lại Viện, chủ động tạo cho Viện một bước đột phá như nhiều người hết lòng chờ đợi. Chủ yếu, ông nắm lấy vai trò Tổng biên tập tờ tạp chí để sao cho không có bài nào “sinh sự”, còn thì cứ nhẩn nha như không. Ông khước từ chức vị Giáo sư ngay sau khi được cả Viện tín nhiệm, vì theo ông, làm một nhà thơ cũng đã là đủ lắm. Và hàng ngày ông hầu như không để nhiều thì giờ tính toán các mảng hoạt động khác nhau của Viện sao cho cân đối, thúc đẩy khâu này khâu nọ, mà mặc cho cỗ máy của Viện cứ thế vận hành theo đà vốn có từ xưa. Sự rời rạc loạc choạc vì thế dần dần nảy sinh. Ông chỉ quan tâm đến một vài bộ phận chuyên môn mà mình thích thú, đặc biệt là văn học cổ cận đại, và một phần nào văn học hiện đại, nên kết thân không giấu giếm với Ban văn học Cổ cận đại, kể cả việc chăm chút, góp ý cho các công trình của Ban này. Có vẻ như trong môi trường mà sự suy tưởng được đẩy lùi rất xa về quá khứ, những đàm đạo văn chương của ông trở nên thoải mái hơn, không còn bị vướng víu gò gẫm, cảm hứng cứ thế tự nó tuôn chảy. Vì thế, nhiều hôm đến Viện, ông chỉ ghé vào bàn làm việc một tí rồi đi thẳng xuống nhà tôi ở phía sau, gặp chuyện gì nói chuyện ấy đến hết buổi, nhưng tuyệt không đề cập đến chính trị cũng như nhân sự của Viện, không hé lộ thái độ riêng của mình về cách nhìn cách nghĩ đối với một người cụ thể nào. Thậm chí có hôm để mua vui cho con gái tôi mới chừng 8, 9 tuổi, ông đã dùng tay trồng cây chuối và đi một vòng bằng hai tay, chân chổng ngược lên trời, giữa cái nền nhà chỉ được chừng 12 mét vuông, làm con tôi cười như nắc nẻ.

Tôi đoán chắc ông có điều gì đó giấu kín trong lòng không thể cởi ra với người khác, nên chỉ lấy chơi đùa, và luận bàn văn chương cổ điển làm thú khuây giải. Có lần chị Băng Thanh nói với tôi ông có đọc cho chị ấy nghe hai câu thơ chữ Hán, đại khái: “Thủy thiển hồ hàn ngư bất đaĐiếu ông tranh tụ nại như hà?” (Hồ lạnh nước nông cá chẳng nhiều – Ông câu chen chúc khổ bao nhiêu). Tâm sự ấy cho thấy, việc ông càng về sau càng không làm tròn phận sự của một Viện trưởng không phải là một sự lười nhác mà có nguyên nhân sâu xa của nó, được kết đọng qua một chuỗi dài nhiều năm dấn thân và chứng kiến nhân tình thế thái, tuy sự nghiệp vẫn hanh thông nhưng trong trái tim trung thực của một nghệ sĩ đã phải mang những vết khía không sao chịu nổi. Vì thế, đánh giá hành vi của ông vào những năm cuối thời kỳ ở Viện theo một chiều hướng nào tôi nghĩ đều là không đơn giản:

Tôi muốn uống rượu trong

Lại phải uống rượu đục

Chao! Sông cũng như người

Có khúc và có lúc.

                                                 (Tứ tuyệt II)

           Ta nhìn mặt trời,

           Tưởng là mặt trăng.

           Mặt trời chói lọi,

           Sao mây mờ giăng?

           Và ta tự hỏi

           Làm được gì chăng?

                                                  (Ngày)

Việc nghiện rượu của ông xét cho cùng hẳn cũng là một cách tìm quên. Ông trở nên thoải mái trong sự lơ mơ của người say và biết là rượu tàn phá cơ thể đấy nhưng vẫn chấp nhận như một sự tự hủy hoại chính mình. Đến nỗi có hôm dựa vào mối thân tình, tôi đã gắt với ông ở ngay tại nhà ông, thì con trai ông là Vĩ ghé tai nói nhỏ với tôi: “Chú ơi, để cho bố cháu say như thế cũng là một chút hạnh phúc của bố cháu”.

Nếu nhìn ở khía cạnh tích cực, thì chính sự lãnh đạm với chức vị cũng chứng tỏ con người Hoàng Trung Thông không kham nổi lợi lộc và quyền hành. Về phương diện này, ông là một tấm gương thuộc loại trong sáng nhất trong hàng ngũ quan chức làng văn tính đến nay. Chỉ riêng chuyện chiếc xe Lada, đó là do ông xin được, nhưng ông đã hưởng thụ nó rất ít, và không hề ý thức về cái quyền mình được hưởng thụ. Mỗi ngày ông đi từ 70 Ngô quyền đến 20 Lý Thái tổ rồi lại từ 20 Lý Thái Tổ trở lại 70 Ngô Quyền, thế là xong. Có nhiều hôm ông không đi xe mà còn tự cuốc bộ. Chiếc xe từ đó trở thành phương tiện chung cho cả Viện, cả cho Công đoàn Viện tìm đường giao thiệp với các địa phương để cải thiện sinh hoạt cho anh chị em, trong điều kiện cả nước ăn bo bo và mỳ luộc trường kỳ. Hồi ấy tôi là Thư ký công đoàn nên không thể nào quên những lần cử người này người khác mượn xe Lada để bôn ba khắp nơi cầu may vào các dịp tết nhất. Mỗi lần kiếm được một món thực phẩm nào như gạo thịt là cả Viện tụ họp chia phần y hệt một ngày hội lớn. Còn nhớ cái Tết năm 1984, bạn Nguyễn Hữu Sơn (mới về viện được một năm) được cử về Hà Nam Ninh tìm một con lợn với giá phải chăng do một hợp tác xã nhượng lại. Lợn được bỏ lên xe Lada chở về trong sự hân hoan chờ đón của mọi người. Khi xe chở lợn về đến nơi, anh em mở cửa ra, có vài người nói to lên: “Kính chào thủ trưởng lợn. Xin mời thủ trưởng xuống để chúng em còn đi đón thủ trưởng Thông”. Thử nghĩ, với một Viện trưởng khác, hoặc những người có tiêu chuẩn xe con vào thời bấy giờ, có người nào có cách hành xử bình dân vô vụ lợi như thế? Cho nên, không phải là quá đáng nếu nói chính Hoàng Trung Thông đã tạo nên ở Viện Văn học một không khí thật sự bình đẳng và dân chủ.

Về mặt quan niệm tư tưởng, tôi cũng mang máng cảm nhận ra ở Hoàng Trung Thông thuở bấy giờ có một cái gì thỉnh thoảng lại lấp lóe lên như là sự phản tỉnh, nhưng đây là một phản tỉnh âm thầm nên không dễ thấy. Không thể phủ nhận ông là người rất tin ở các chính sách của Đảng. Khi chủ trương chọn cấp huyện làm đơn vị chiến lược về kinh tế để tạo sức bật cho nông thôn nhằm nhân rộng những cánh đồng 5 tấn do ông Lê Duẩn đưa ra được thực thi trên toàn quốc, ông lập tức về Nghệ Tĩnh xem xét tình hình. Chuyến ấy có tôi, Phong Lê, Lê Ngọc Châu cùng đi với ông. Ông đã về Quỳnh Lưu làng quê nơi mình sinh ra, nơi có ông Bí thư Nguyễn Hữu Đợi với lời tuyên bố nổi tiếng “Một mo cơm một quả cà một tấm lòng cộng sản cùng nhau xếp đặt lại giang sơn”. Ông cũng đã cùng chúng tôi đi thăm hồ Kẻ Gỗ để tìm hiểu cái hồ nhân tạo này tưới tắm cho các cánh đồng ở Cẩm Xuyên xanh tốt lên như thế nào. Cũng chính vì việc vào hồ Kẻ Gỗ khí hậu quá oi bức, do hai bên đều là núi, mà sau khi trở ra đến thị xã Hà Tĩnh thì Hoàng Trung Thông bỗng lên một cơn áp huyết đột ngột đến ngất xỉu. Bệnh viện Hà Tĩnh không có thuốc đặc hiệu nên Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh phải cho xe vào gấp đưa ông đi suốt đêm ra Vinh vào Bệnh viện Ba Lan nằm điều trị, khiến chúng tôi lo lắng chờ đợi ở Vinh đến mấy ngày.

Đối với tôi, chuyến đi ấy không có một thu hoạch nào đáng kể trong nhận thức, rằng nông thôn quả thực đã lên hương nhờ việc “hợp tỉnh” (hợp nhất các tỉnh nhỏ thành một tỉnh to) và nhờ dùng cấp huyện làm đòn bẩy cho sản xuất. Hoàng Trung Thông hình như cũng vậy. Số phận nông dân luôn làm ông đau đáu, mong họ đổi đời thực sự (Trong dịp thăm Cộng hòa dân chủ Đức, ông đã dành phần lớn thời gian để thăm thú các vùng nông thôn nước Đức, nhằm tìm hiểu lý do tạo nên sự cách biệt giữa mức sống của nông dân nước mình so với nông dân nước họ). Nhưng với việc cực đoan phá vườn tược làng quê, đưa dân lên núi lập làng mới như ông Đợi làm thì ông chỉ… lắc đầu. Mấy hôm sau ông đưa đến cho tôi xem bài thơ Về làng trong dạng bản thảo, Bài thơ mang giọng tâm tình, kể lại với vợ hình ảnh trẻ đẹp của những cô gái chăn tằm dệt lụa ở quê hương mà ông vừa gặp lại. Bài thơ như muốn ngầm nói rằng làng quê đang đẹp lên là điều ai cũng ao ước và đang đẹp lên thật. Song chính những truyền thống lâu đời của làng được nâng niu gìn giữ mới làm cho làng ngày một đẹp. Sau này tôi cứ ngẫm nghĩ, không biết ông có mượn bài thơ để nhắn nhủ ông Nguyễn Hữu Đợi một lời khuyên răn nào đó hay không.

Cũng một lần khác tôi được tháp tùng ông, là lần ông đi dự hội thảo khoa học và thăm Cộng hòa dân chủ Đức trong một tháng vào mùa đông năm 1980. Chuyến đi này có nhiều kỷ niệm đặc biệt với ông mà tôi sẽ phải viết trong một dịp nào đấy. Nhưng ở đây đang nói đến vấn đề tư tưởng, tôi chỉ lẩy ra một chuyện để chúng ta cùng suy nghĩ. Chúng tôi đến Đức, gặp hai người bạn chủ chốt ở Viện Văn học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Đức là Viện sĩ Nauman và Giáo sư Kortum đều là những người có quan hệ thân tình từ trước, riêng Giáo sư Kortum đã sang thăm Viện Văn học đúng vào dịp được chứng kiến sự kiện thống nhất đất nước nên ấn tượng đối với Việt Nam khá sâu đậm. Một hôm vợ chồng Giáo sư Kortum làm tiệc thết chúng tôi, có Viện sĩ Nauman đến dự. Chỉ có 5 người trong bữa tiệc chứ không có phiên dịch vì cả hai bên đều dùng tiếng Pháp, trong đó, tôi là người kém nhất nhưng cũng nghe tạm được vì người Đức nói tiếng Pháp hơi chậm, đủ để nghe, chứ không nhanh và nuốt lời như người Pháp. Theo lệnh Viện trưởng, tôi đã thủ sẵn hai chai “Lúa mới” để làm quà song vẫn cất trong túi chứ chưa mang ra. Đến giữa chừng bữa tiệc, ngẫu nhiên bà vợ Giáo sư Kortum lên tiếng khen rằng ở Việt Nam có thứ rượu rất, rất tuyệt (Au Việt Nam il y a un alcool très, très bon). Ông Thông liền đưa mắt cho tôi, tôi bèn bước lại nơi để túi lôi hai chai “Lúa mới” ra đưa vào bàn tiệc góp phần. Mọi người ồ lên một lượttỏ ý vui mừngvà mở luôn nút để cùng thưởng thức. Vốn là người sính rượu, ông Thông uống rất hào hứng, uống nhiều hơn cả chủ nhân bữa tiệc, vừa uống vừa bàn luận say sưa về văn học, và say lúc nào không biết. Đột nhiên trong một cơn hứng khởi bột phát, ông đưa mắt nhìn khắp mọi người một cách khác thường rồi bỗng cất tiếng hỏi: “Permettez-moi de poser une question directe: y a-t-il ce qui s’appelle le réalisme socialiste en réalité?” (Cho phép tôi hỏi thẳng: trong thực tế có cái gọi là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa hay không?). Cả hai vợ chồng vị Giáo sư và ông Viện sĩ người Đức ngơ ngác, dồn mắt nhìn vào Hoàng Trung Thông. Nhưng khi họ chưa kịp nói câu gì thì ông đã tự trả lời, giọng kéo dài của người say, cũng có một vẻ tự tin khác lạ: “Non, jamais. Il n’y a rien de si difficile à avaler” (Không, Chưa hề có. Không có một cái gì “khó nhá” đến như vậy cả). Cả hai người đàn ông reo lên, hưởng ứng lập tức: Ah! C’est juste! Avis bien judicieux! (Ô! Đúng! Ý kiến quá đúng!). Còn bà vợ ông Kortum thì không nói câu gì nhưng đôi mắt bỗng tươi tỉnh hẳn lên. Tuy nhiên, cũng chỉ đến đấy. Kể cả ông Thông nữa, ai nấy đều kịp thời dừng lại rồi chuyển sang những chủ đề khác, như chê trách việc Trung Quốc bất ngờ đánh thọc vào biên giới Việt Nam, coi là chuyện vô sỉ… Không một ai nhắc lại điều vừa bất chợt nói với nhau thêm một lời nào.

Cho đến tận khi rời nước Đức, ông Thông cũng không bao giờ nói tiếp với tôi vấn đề này. Tất nhiên, tôi biết đấy là điều ông buột ra trong một lúc say, dẫu sao hẳn cũng phải ủ kín đã từ lâu lắm, Kể từ đó, tôi mới ngày càng để ý tìm hiểu những uẩn khúc bên trong con người Hoàng Trung Thông – người Viện trưởng ân tình mà tôi bao giờ cũng quý trọng. Thú thực đến nay, như đã nói ở phần mở đầu, tôi vẫn chưa tìm ra con người thật của ông, mặc dù đã có đôi phen được chạm đến nó. Đúng như một câu thơ ông chợt hé lộ mình trong một vài năm trước khi mất: Trăng biết đâu lòng ta lệ đầm – Mời trăng”. Có phải ông muốn nhắc nhở lũ chúng ta, những con người phàm tục, đừng có như mặt trăng kia, chỉ biết sáng nhờ nhờ và vô tri vô giác khi xem xét lòng người hay không?

21-4-2013

 

 

Tại sao Trung Quốc ‘hoảng hồn’ trước tàu sân bay Mỹ? – TP

2 Th6

Tại sao Trung Quốc ‘hoảng hồn’ trước tàu sân bay Mỹ?

TPO -Khi cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan nổ ra, tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton ra lệnh cho tàu sân bay G. Washington áp sát đại lục, Trung Quốc đã phải xuống thang vì biết rõ điều đó nghĩa là gì…

Điều đó phần nào lý giải tại sao mấy chục năm nay Trung Quốc đeo đuổi giấc mơ sở hữu tàu sân bay, và cuối cùng đã hiện thực hóa tham vọng đó bằng con tàu ‘seconde hand’ Liêu Ninh mua từ Ukraina. Mặt khác, sự tức giận cũng như nỗi sỉ nhục phải ngậm bồ hòn làm ngọt năm nào đã thúc đẩy Trung Quốc phát triển bằng được ‘sát thủ’ tàu sân bay là tên lửa DF-21 mà mục tiêu của nó chính là các cụm tàu sân bay xung kích của Mỹ.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài đã lan truyền một thông lệ của chính phủ Mỹ, trong mọi trường hợp, khi lợi ích của nước Mỹ bị đe dọa trên bất cứ châu lục nào trên thế giới, câu hỏi đầu tiên được đưa ra trong Nhà Trắng là: “Gần khu vực đó có tàu sân bay nào đang hoạt động không?”.

‘Pháo đài thép’ trên biển

Và họ sẽ thở phào nhẹ nhõm khi có câu trả lời: “Có, có một tàu sân bay đang hoạt động trong vùng nước quốc tế gần đó…Ơn chúa!” Là những sân bay trong vùng biển quốc tế, các tàu sân bay trong khoảng thời gian ban đầu của xung đột, có thể duy trì trong vòng từ năm đến mười ngày xung đột khu vực 100 – 200 lần cất cánh mỗi ngày, cho đến khi khu vực chiến sự được lực lượng không quân Mỹ tiếp quản. Trong biên chế hiện nay của Mỹ có khoảng 12 tàu sân bay đa nhiệm – mười chiếc trong số đó là tàu sân bay năng lượng nguyên tử, hai tàu sân bay năng lượng thông thường. Gần đây nhất, tàu sân bay AVMA “Ronald Reagan (CVN 76) thay thế tàu sân bay năng lượng thông thường AVM “Constellation “.

Trong điều kiện thời bình cũng như thời chiến, các tàu sân bay được xác định là kỳ hạm trong biên chế của Cụm không quân hải quân chủ lực (CVBG).

Trong biên chế của CVBG, ngoài tàu sân bay còn có trong biên chế là: 1 -2 tàu tuần dương tên lửa, 2-4 tàu khu trục tên lửa, 2 – 6 tàu hộ vệ tên lửa hoặc hơn nữa tùy theo mức độ căng thẳng của nhiệm vụ, 2 tàu hậu cần kỹ thuật tốc độ cao, các tàu quét thủy lôi, tàu phụ trợ khác và từ 1 -3 tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm.

Các chiến hạm tên lửa được bố trí trong đội hình tác chiến với khoảng cách đến 75 km(40 hải lý) so với tàu sân bay. Các chiến hạm trinh sát điện tử hoạt động trên khoảng cách 130 km (70 hải lý). Các tàu tuần dương và khu trục hạm tên lửa có nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay trước các đòn tấn công của tàu ngầm, tàu nổi và không quân của đối phương.

Hệ thống phòng không của cụm không quân hải quân chủ lực CVBG do các chiến hạm tên lửa đảm nhiệm, được trang bị hệ thống tên lửa phòng không RIM-66C Standart SM-2 MR, RIM-67B Standart SM-2 ER

RIM-161 Standart (SM-3) là hệ thống tên lửa trên các chiến hạm đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, là thành phần của hệ thống Aegis phòng thủ tên lửa.

Hệ thống tên lửa chống tàu, tên lửa hải đối đất là các tổ hợp tên lửa hành trình Tomahawk được lắp đặt trên các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm lớp Los Angeles.

Cụm không quân hải quân chủ lực trong hình thái chiến lược chiến dịch là lực lượng cơ động viễn chinh nhằm mục đích can thiệp quân sự và ứng phó những tình huống khẩn cấp, khi lợi ích của nước Mỹ có nguy cơ bị đe dọa, trong điều kiện thời bình thường được coi là công cụ răn đe cấp chiến lược với những khu vực đang phát triển. Trong điều kiện thời chiến, cụm CVBG có thể thực hiện 2 hình thái sử dụng vũ trang chiến lược chiến dịch như: Tiến công các mục tiêu trên đất liền bằng máy bay và tên lửa hành trình Tomahawk và yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đồng minh theo yêu cầu, đồng thời thực hiện các nhiêm vụ tác chiến trên biển lớn và tấn công các mục tiêu ven biển.

 

  Mỹ có 12 cụm tàu sân bay xung kích hoạt động trên khắp các đại dương

 

 

Trong điều kiện chiến tranh, CVBG phải tác chiến chống lại các nguy cơ bị tấn công ngoài biển khơi, các lực lượng đối thủ tiềm năng của CVBG trong chiến tranh sẽ là các lực lượng không quân đối phương, các cụm chiến hạm nổi và tàu ngầm. Trên thực tế, các nước có khả năng tấn công các CVBG không nhiều, chỉ có lực lượng hải quân Nga và lực lượng hải quân Trung Quốc là có khả năng tiến công trực tiếp các cụm CVBG của Mỹ.

Các lực lượng quân sự của các nước khác không phải đồng minh Mỹ chỉ có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh phi đối xứng để công kích với các đòn đánh nhỏ lẻ nhằm vào cụm binh lực hùng hậu đã nêu.

 

 

Tàu sân bay lớp Limizt
Tàu sân bay lớp Nimizt.
Tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga
Tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga.
Tàu khu trục tên lửa
Tàu khu trục tên lửa “Arleigh Burke”.

 

 

 

Tiềm lực tác chiến tiến công của CVBG được xác định bởi năng lực tác chiến của lực lượng không quân hải quân trên boong tàu sân bay và vũ khí trang bị có trong biên chế. Vào đầu thế kỷ 21, máy bay chiến đấu tiến công chủ yếu trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ được xác định là máy bay tiêm kích cường kích F/A-18 «Hornet” và máy bay tiêm kích đa nhiệm nâng cấp F/A-18E «Super Hornet”.

Tầm xa tác chiến độc lập là 750 km (đến 2.000 km khi tác chiến trong đội hình phi đoàn với nhiệm vụ phòng không và giới hạn vũ khí tiêm kích tối thiểu trên cánh) với tải trọng vũ khí các loại trên 9 giá treo. Với số lượng vũ khí lớn, máy bay tiêm kích đa nhiệm cấp F/A-18E«Super Hornet” là máy bay không quân hải quân có năng lực tác chiến cao nhất trong tất cả các hình thái chiến thuật, có thể tác chiến không đối không tấn công các mục tiêu các phương tiện bay, cường kính tên lửa và ném bom công kích các mục tiêu trên mặt đất và trên biển trong vùng tác chiến của CVBG.

 

Tàu ngầm hạt nhân tấn công đa nhiệm Los Angeles của hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công đa nhiệm Los Angeles của hải quân Mỹ.

 

Số lượng vũ khí trang bị, được biên chế cho 48 máy bay tiêm kích đa nhiệm trên boong có khả năng cùng một thời điểm tấn công lên đến 436 đơn vị vũ khí. Khi tác chiến tiến công các hạm tàu, CVBG có thể sử dụng tên lửa chống tàu ASM “Harpoon” và tên lửa chống radar HARM, mỗi đợt tấn công có thể phóng cùng một lúc 96 tên lửa (2 tên lửa trên một máy bay), số lượng vũ khí này đủ khả năng chế áp hỏa lực phòng không của bất cứ một chiến hạm mặt nước nào trên thế giới. Hệ thống trang thiết bị vũ khí tác chiến điện tử trên máy bay tác chiến điện tử EA-18G có thể tấn công chế áp các hệ thống phòng không mạnh nhất trên mặt đất và có khả năng tấn công tất cả các mục tiêu được bảo vệ bằng hệ thống phòng không dày đặc trên khu vực ven biển.

 

Tiêm kích đa nhiệm F/A-18E«Super Hornet.
Tiêm kích đa nhiệm F/A-18E«Super Hornet.”.
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G.
Máy bay trinh sát và điều hành tác chiến E-2C «Hawkeye
Máy bay trinh sát và điều hành tác chiến E-2C «Hawkeye”..

 

 

Hệ thống phòng ngự đa tầng, đa lớp

Hiểm họa đe dọa cụm không quân hải quân chủ lực là các máy bay cường kích và lực lượng tàu ngầm của kẻ thù tiềm năng. Những nguy cơ từ các chiến hạm nổi của đối phương được xác định là rất nhỏ, do các cụm chiến hạm nổi của địch sẽ bị các đòn tấn công ngăn chặn của lực lượng không quân trên tàu sân bay từ tầm xa, trước khi các chiến hạm đối phương có thể tiếp cận tuyến tấn công tàu sân bay bằng hỏa lực của pháo binh – tên lửa. Hiện nay, một nguy cơ nữa có thể đe dọa tàu sân bay, đó là các tên lửa đạn đạo phóng từ bờ biển của đối phương với số lượng lớn.

Hệ thống phòng không CVBG được xây dựng thành đội hình các thê đội. Thê đội phòng ngự 1 (đến 2000 hải lý) lực lượng không quân của đối phương bị phát hiện bới các đài radar cảnh báo sớm trên biển, trên đất liền và trong không trung trên các phương tiện bay trang bị các đài radar trinh sát, theo dõi và điều hành tác chiến. Lực lượng phòng không trên tàu sân bay bao gồm 4 – 8 máy bay F/A-18, trong trường hợp báo động phòng không sẽ cất cánh và tiến công đánh chặn đối phương bằng các tên lửa không đối không tầm trung (AIM-7 “Sparrow”, AIM-120 AMRAAM), đồng thời sẽ tăng cường lực lượng máy bay đánh chặn bằng các máy phóng máy bay trên tàu sân bay, các biên đội 2 máy bay sẽ cùng được cất cánh liên tục với giãn cách là 15s.

Thê đội thứ hai là máy bay tác chiến điện tử EA-18G, nhóm máy bay này sẽ tiến hành các hoạt động trinh sát điện tử, chế áp điện tử hệ thống vũ khí đối phương, gây khó khăn cho hoạt động dẫn đường máy bay và tên lửa chống hạm của đối phương trong vùng hoạt động của CVBG.

Thế đội phòng không thứ 3 phòng ngự chống máy bay và tên lửa đối phương là hệ thống các tên lửa phòng không của CVBG, liên tục theo dõi các mục tiêu và trong điều kiện cần thiết sẽ phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu, các tổ hợp tên lửa phòng không được điều khiển bằng một hệ thống duy nhất AEGIS. Các model cuối cùng của hệ thông AEGIS có khả năng theo dõi nhiều mục tiêu các loại cùng một lúc và thực hiện phóng đạn, điều khiển tên lửa các các chiến hạm khác nhau cùng một lúc theo đài radar trên máy bay trinh sát, dẫn đường và điều hành tác chiến đang thường trực.

Thê đội phòng không cuối cùng, gần nhất với các chiến hạm thuộc CVBG, nhằm ngăn chặn các tên lửa chống tàu và các máy bay cường kích đơn lẻ vượt qua được 3 thê đội phòng không, được thực hiện trực tiếp bởi hỏa lực súng phòng không tự động tốc độ cao, được lắp đặt trên các ụ pháo phòng không tự động.

Hiệu quả phòng không của hệ thống phòng không CVBG được đánh giá rất cao, trong điều kiện điều hành tác chiến thành thục và sáng tạo, sử dụng hệ thống này có thể đánh chặn hầu hết các đòn tấn công ồ ạt bằng máy bay, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, khả năng tiêu diệt được chiến hạm của CVBG là rất thấp và có tổn thất rất lớn từ các phương tiện mang của đối phương.

Uy lực chống ngầm ‘khủng’

Hệ thống phòng ngự chống ngầm của CVBG, theo điều lệnh tác chiến của Hải quân Mỹ là hệ thống phòng ngự một khu vực, một vùng nước mà trong khu vực đó các CVBG đang hoạt động. Khái niệm phòng ngự chống ngầm khu vực không những chỉ bao hàm khu vực CVBG cơ động hoặc tuyến hải trình mà cụm không quân hải quân chủ lực đang hành quân, mà còn phong tỏa các vịnh và các eo biển, từ đó tàu ngầm đối phương có thể lọt vào vùng biển lớn đang cơ động. Hệ thống chống ngầm CVBG bao hàm các lớp phòng ngự trinh sát, tình báo chống ngầm, chống ngầm tầm xa, tầm trung và tầm gần.

Một trong những nhân tố quan trọng của hệ thống phòng thủ chống ngầm trên toàn thế giới là hệ thống quan sát, theo dõi ngầm dưới biển IUSS (Integrated Undersea Surveillace System). Hạ tầng cơ bản của hệ thống theo dõi dưới biển IUSS là các hệ thống thứ cấp thủy siêu âm thụ động và các khí tài, trong số này có hệ thống các khí tài theo dõi tàu ngầm SOSUS (Sound Surveillace Undersea System).

 

Sơ đồ hệ thóng trinh sát tàu ngầm SOSUS
Sơ đồ hệ thống trinh sát tàu ngầm SOSUS.

 

 

 

Khởi thủy ban đầu, người Mỹ và khối NATO xây dựng hệ thống chuỗi các đài thu thủy siêu âm với các thiết bị đầu thu thụ động dọc ven biển Đại Tây Dương của Mỹ, sau đó là Thái Bình Dương, trên những căn cứ quân sự ven biển và hải đảo, tạo thành mạng nhện BGAS, kiểm soát hoàn toàn vùng nước đại dương của thế giới. Như vậy ở vùng bán cầu phía Bắc đã kiểm soát hơn 3/4 vùng nước đại dương. Tất cả các hệ thống chuỗi mạng nhện BGAC được thiết lập gồm 22 hệ thống.

Mỗi một đài theo dõi có ba thành phần chủ yếu: Các an ten thu sóng thủy siêu âm thụ động, bộ cáp quang dẫn truyền tín hiệu và thiết bị xử lý thông tin kỹ thuật số. Cấu trúc thiết kế an ten là một đường cáp dài được gắn các micro thủy âm, đặt trực tiếp lên đáy biển, ở những vùng nước nông có thể đặt vào đường hào đáy biển tránh tác động của các phương tiện kỹ thuật hoặc động vật biển.

Kết quả thu được từ BGAS được truyển tải theo thời gian thực bằng đường cáp quang, radio và liên lạc vệ tính đến các trung tâm chỉ huy và các trung tâm điều hành lực lượng chống ngầm ở các khu vực. Những thông tin về khả năng xuất hiện tàu ngầm được sử dụng để định vị hướng bay cho máy bay chống ngầm, tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm và các chiến hạm nổi, các phương tiện chống ngầm sẽ phát hiện và đeo bám mục tiêu, sẵn sàng tiêu diệt bằng các loại vũ khí theo trang bị.

(còn tiếp)

Trịnh Thái Bằng
Nguồn: Thư viện quân sự Liên bang Nga

Nghiên cứu Biển Đông: Tin tuần từ 27/5-2/6 – NCBĐ

2 Th6

Tin tuần từ 27/5-2/6

 dinh tuan anh
 

-(GD 31/5) Bắc Kinh: Mỹ đã đánh giá thấp trí tuệ của người Trung Quốc: Trong tuyên bố, Bắc Kinh cho biết cáo buộc của Mỹ đã đánh giá thấp trí tuệ của người Trung Quốc và Trung Quốc hoàn toàn có khả năng tự sản xuất vũ khí; “So với Hoàng Sa, thủ đoạn của TQ chiếm Trường Sa thâm độc hơn nhiều”

-(Ld 31/5) Uy tín Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La 2013: Hôm nay (31.5), Hội nghị Thượng đỉnh an ninh Châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 12 bắt đầu diễn ra tại Singapore. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là diễn giả chính; (TN 31/5) ASEAN sẽ diễn tập phòng chống thảm họa

-(TN 31/5) Châu Âu quan tâm Đối thoại Shangri-La: Diễn đàn an ninh châu Á – Thái Bình Dương thường niên khai mạc tối nay tại Singapore thu hút nhiều quan chức quốc phòng châu Âu; (Vnplus 31/5) Học giả IISS: Căng thẳng Biển Đông đang nguy hiểm

-(VNN 31/5) Đối thoại Shangri-La và vai trò ngoại giao quốc phòng: Ngoại giao quốc phòng hứa hẹn sẽ là cơ chế đa phương về an ninh và quốc phòng có đầy đủ khả năng trong việc định hình nền tảng an ninh của khu vực trong thời gian tới; (GD 31/5) Khai mạc đối thoại an ninh Shangri-la 2013, Biển Đông thành điểm nóng

-(Infonet 30/5) Sự yếu ớt của Mỹ – ‘thuốc kích thích’ Trung Quốc bành trướng: Khi mà chính quyền Obama đang phải chật vật với việc xử lý khủng hoảng chính trị trong nước, nước Mỹ trở nên yếu kém trong mối quan hệ ngoại giao bên ngoài; (Antd 30/5) Nhật – Ấn hiệp lực nhằm đập nát “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc

-(Sgtt 30/5) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến châu Á để củng cố “xoay trục”: Theo AFP, ông Hagel sẽ có các cuộc gặp với các đồng nhiệm Philippines, Hàn Quốc, New Zealand, Singapore, Indonesia và Malaysia; (Ld 30/5) Các nước đồng lòng lên tiếng, Trung Quốc chắc chắn phải chùn tay

-(TN 30/5) Soái hạm của Hạm đội 7 Mỹ tiến vào biển Đông: Chiếc soái hạm thuộc Hạm đội 7 (Mỹ) USS Blue Ridge cùng tàu khu trục tên lửa USS Chung-Hoon đã xuất hiện tại biển Đông vào hôm 29.5; Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu Bộ Quốc phòng dự Shangri-La 12

-(GD 30/5) Trung Quốc phái Phó tổng tham mưu trưởng tham dự Shangri-la 2013: Người được giao nhiệm vụ trưởng đoàn Trung Quốc là Thích Kiến Quốc; “Bài học sớm nhất trong lịch sử Việt Nam đó là bài học cảnh giác”

-(VOV 30/5) Shangri-La 12 nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có bài diễn văn khai mạc sự kiện quan trọng này; Trung-Mỹ sẽ định nghĩa cho quan hệ nước lớn kiểu mới

-(GD 30/5) TQ leo thang ở Trường Sa, Philippines nhận chiến hạm mang tên lửa: Chiến hạm này sẽ được bàn giao cho Philippines vào tuần đầu tháng 6, dự kiến nó sẽ về đến Philippines; (TN 30/5) Trung Quốc không hề có Hoàng Sa – Trường Sa

-(Toquoc 30/5) Những hành động gây hấn mới của Trung Quốc tại Biển Đông: Những tháng gần đây, Bắc Kinh đã triển khai một loạt “tấn công” tại Biển Đông trên bình diện quân sự, du lịch và ngoại giao; (Pltp 30/5) Tàu Trung Quốc lại truy đuổi ngư dân VN

-(Infonet 30/5) Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt vì trò ngoại giao bằng sức mạnh: Chỉ cần 3 nước Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam hợp lại, Bắc Kinh sẽ phải trả giá đắt với đường lối ngoại giao “bên miệng hố chiến tranh” của mình; (GD 30/5) Hải giám Trung Quốc rình rập Bãi Cỏ Mây, Philippines đổi quân đồn trú

-(Petrotimes 29/5) Bãi Cỏ Mây – Điểm nóng an ninh nguy hiểm nhất khu vực: Theo Ian Storey, một học giả tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây còn nguy hiểm hơn vụ tranh chấp chủ quyền tại bãi cạn Scarborough hồi năm ngoái; (TP 29/5) Bẻ gãy cuồng vọng ‘diều hâu’ ở Biển Đông thế nào?

-(KT 29/5) Chảo lửa Biển Đông lại “nóng” vì… Bãi Cỏ Mây: Chiếc tàu cũ  han rỉ của Philippines chốt trên một rạn san hô ở Bãi Cỏ Mây có nguy cơ trở thành điểm nóng mới, châm ngòi xung đột trên Biển Đông; (RFI 29/5) Trung Quốc : Du lịch Hoàng Sa không “dễ nuốt”

-(VNN 29/5) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mang ‘trục xoay’ tới châu Á: Ông chủ Lầu Năm Góc Chuck Hagel sẽ trấn an các đồng minh trong chuyến công du châu Á tuần này rằng, Mỹ sẽ theo đuổi tới cùng lời hứa thay đổi chiến lược hướng tới khu vực Thái Bình Dương; Bảo vệ ngư dân bằng mọi biện pháp

-(Vnplus 29/5) Trung Quốc châm ngòi chạy đua tên lửa tại châu Á?: Đài Loan đang đối mặt với những lựa chọn khó khăn về quyết định quốc phòng trong tương lai khi mạng lưới phòng không của Trung Quốc tiếp tục vươn xa hơn, Tranh chấp biển đảo: Trung Quốc tự làm hại mình

-(GD 29/5) Giới QS Trung Quốc: Đụng độ ở Biển Đông có thể xảy ra bất cứ lúc nào: Những vụ đụng độ, tranh chấp trên Biển Đông sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, kéo dài hơn; Nếu chiếm được Bãi Cỏ Mây Trung Quốc sẽ tìm cách thôn tính Bãi Cỏ Rong

-(TN 29/5) Tàu Trung Quốc bắt, áp tải tàu ngư dân Việt Nam: Ngày 28.5, Đài thông tin duyên hải (TTDH) Đà Nẵng cho hay tàu cá QB 93768 đã được tàu Trung Quốc thả ra sau gần 4 tiếng đồng hồ bắt giữ; (KT 29/5) Trung Quốc trắng trợn chối bỏ vụ đâm tàu cá Việt Nam

-(Infonet 28/5) Philippines yêu cầu Trung Quốc rút tàu khỏi bãi Cỏ Mây: Hôm qua (27/5), Bộ Ngoại giao Philippines cho rằng Trung Quốc nên rút các tàu của mình ra khỏi bãi Cỏ Mây và tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế của Philippines; (Sgtt 28/5) Châu Á sẽ bình yên hay bão tố? 

-(VTV 28/5) Nhóm điều tra Philippines đến Đài Loan: Hôm 27/5, phái đoàn điều tra của Philippines đã tới Đài Bắc (Đài Loan) để thu thập bằng chứng về vụ lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines bắn chết 1 ngư dân Đài Loan hôm 9/5 tại eo biển Bashi; (TN 28/5) Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc – Kỳ 1; (DT 28/1) Nhật Bản sẽ bán lô thủy phi cơ cho Ấn Độ

-(BBC 28/5) Việt Nam tìm hiểu vũ khí của Indonesia: Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói Việt Nam sẽ cử phái đoàn tìm hiểu về không quân và các hệ thống vũ khí của Indonesia trong năm 2014; (RFI 28/5) Ấn Độ bắt tay Nhật trong chiến lược « hướng Đông »

-(TP 28/5) Học giả Mỹ: Trung Quốc chỉ là ‘kẻ bắt nạt xấu xí’: Học giả hàng đầu của Mỹ về luật pháp nhận định việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế của Philippines chứng tỏ rằng nước này chẳng khác gì “một kẻ bắt nạt xấu xí”; Trung Quốc đe Philippines ‘chớ thách đấu’!

-(VOV 28/5) Tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chuẩn bị ra khơi: Chính quyền và ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã giúp đỡ chủ tàu, các ngư dân tập trung sửa chữa tàu thuyền để tiếp tục vươn khơi; (DV 28/5) Lãnh thổ,chủ quyền là tối thượng thiêng liêng, bất khả xâm phạm

-(GD 28/5) Hoạt động quân sự của TQ ở Biển Đông nguy hiểm có hệ thống: Nửa đầu năm 2013 Trung Quốc đột ngột tăng cường sự hiện diện quân sự cũng như những hoạt động tập trận trái phép tại Biển Đông; Nắm đấm Trung Quốc đằng sau hoạt động thương mại với các láng giềng

-(Pltp 28/5) Ấn Độ chờ đợi gì ở Nhật?: Báo chí Ấn Độ gợi ý Ấn Độ nên ủng hộ Nhật trong vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư; Điểm nóng biển Đông

-(GD 28/5) Tàu sân bay Mỹ xuất hiện gần Trường Sa để răn đe tàu chiến Trung Quốc: Nhìn vào bối cảnh khu vực, các khoa mục diễn tập và chủ động đưa tin của truyền thông Mỹ, hành động này rõ ràng là đứng về phía Philippines; Tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện gần Nhật Bản để nghi binh cho tàu Kilo?

-(KT 28/5) Nhật-Ấn bắt tay nhau đối phó Trung Quốc?: Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Ấn Độ vượt xa khuôn khổ kinh tế, trong bối cảnh Trung Quốc có tham vọng bành trướng ở châu Á-Thái Bình Dương; (PetroTimes 28/5) Xuất hiện ‘canh bạc lớn’ trên Biển Đông

-(Toquoc 27/5) Myanmar và ẩn ý “món quà” tỷ USD của Thủ tướng Nhật: Nhật Bản không chỉ tìm kiếm chỗ đứng trong các dự án phát triển mà còn nhằm tách quốc gia Đông Nam Á này khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc; (CAND 27/5) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La 12 

-(VTC 27/5) Trung Quốc tập trận bất thường, tướng Cương lên tiếng: Thiếu tướng công an Lê Văn Cương lên tiếng về việc hải quân Trung Quốc tập trận bất thường ở Biển Đông; (Vnexpress 27/5) Tàu sân bay Mỹ tập luyện ở Biển Đông

-(BDV 28/5) USS Nimitz xuất hiện gần Trường Sa răn đe tàu TQ?: Nhìn vào bối cảnh khu vực, các khoa mục diễn tập và chủ động đưa tin của truyền thông Mỹ, hành động này rõ ràng là đứng về phía Philippines; (Vnexpress 28/5) Giây phút bị tàu Trung Quốc tấn công

-(Kt 27/5) Chiến hạm Ấn Độ, Trung Quốc “khuấy động” Biển Đông: Ấn Độ điều 4 tàu chiến tới Biển Đông trong khi Hải quân Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận có sự tham gia của 3 hạm đội cũng ở khu vực này; (DT 27/5) Khi nào Mỹ “xuất tướng”, giúp hòa giải tranh cãi Đài Loan-Philippines?

-(Infonet 27/5) “Lờ” Trung Quốc, Ấn Độ tiếp tục tập trận với Nhật Bản: Ấn Độ và Nhật Bản đã đưa ra được một thỏa thuận cho phép hải quân hai nước sẽ thường xuyên thực hiện các cuộc tập trận chung cùng với tàu chiến của họ; (Gd 27/5) Tướng TQ: Dùng “chiến lược cải bắp” chiếm đoạt phi pháp Trường Sa

-(VTC 27/5) Tàu hải giám Trung Quốc ‘trục xuất’ tàu công vụ Nhật: Hoàn cầu thời báo, Trung Quốc nói 3 tàu hải giám nước này ‘xua đuổi’ một số tàu công vụ Nhật Bản ở quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hôm 26/5; (Antd 27/5) Trung Quốc chưa đủ “tuổi” thách thức Mỹ – Australia ở Thái Bình Dương

-(Vnplus 27/5) Phản đối tàu Trung Quốc đâm 1 tàu cá của Việt Nam: Hành động của các tàu Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông; Khai mạc hội thảo khoa học về Biển Đông ở Hàn Quốc

-(TT 27/5) Philippines, Đài Loan điều tra song song vụ ngư dân bị bắn chết: Hôm nay 27-5, Philippines và Đài Loan sẽ bắt đầu điều tra song song về vụ tuần duyên Philippines bắn chết một ngư dân Đài Loan ngoài khơi đảo Batanes; Trung Quốc khoe 3 tàu hải quân “đuổi” tàu tuần duyên Nhật

-(TN 27/5) Ông Lý Khắc Cường đòi Nhật Bản trả lãnh thổ: Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đòi Nhật Bản trả lại tất cả những lãnh thổ mà ông nói là đã bị “đánh cắp” từ Trung Quốc, theo đài NHK ngày 26.5; Nhật đáp trả thủ tướng Trung Quốc về đảo tranh chấp

-(GD 27/5) Mã Anh Cửu sẽ cưỡi thiết giáp chỉ huy diễn tập “xung đột ở Biển Đông”: Mã Anh Cửu sẽ “cưỡi” xe thiết giáp Báo vằn CM-32 tới trung tâm chỉ huy trực tiếp chỉ đạo cuộc diễn tập tổng hợp đối phó với tình huống khả năng xung đột quân sự trên Biển Đông – Trường Sa; Lý Khắc Cường công khai đòi Nhật Bản “trả lại” Senkaku

-(Infonet 27/5) Nhật Bản sắp bán lô máy bay quân sự đầu tiên cho Ấn Độ: Hôm 27/5, một nguồn tin cho biết Nhật Bản sắp tiến tới thỏa thuận cung cấp thủy phi cơ cho Ấn Độ, hợp đồng bán vũ khí đầu tiên của Nhật Bản kể từ khi nước này dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí; Tàu sân bay Mỹ uy hiếp tàu Trung Quốc ở Biển Đông

-(TP 27/5) Tại sao Trung Quốc ‘hoảng hồn’ trước tàu sân bay Mỹ?: Khi cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan nổ ra, tổng thống Mỹ khi đó là Bill Clinton ra lệnh cho tàu sân bay G. Washington áp sát đại lục, Trung Quốc đã phải xuống thang vì biết rõ điều đó nghĩa là gì…; Trung Quốc đe Philippines ‘chớ thách đấu’!

(GD 27/5) Nhật Bản khẳng định khả năng săn ngầm để gây sức ép với Trung Quốc: Tân Hoa xã cho rằng, khả năng phát hiện tàu ngầm khi đang lặn không ngoài tầm với, nhưng dùng máy bay P-3C là điều “kỳ lạ”; (VNN 27/5) Tranh chấp lãnh thổ và chiêu bài triều cống

 

-(Pltp 27/5) Philippines bác bỏ thông tin nói lính tuần duyên bất cẩn: Ngày 26-5, ông Arman Balilo, người phát ngôn cơ quan tuần duyên Philippines, cho rằng thông tin kết quả điều tra ban đầu về vụ tàu tuần tra Philippines bắn tàu cá Đài Loan ngày 9-5 mà báo Phil Star đưa chỉ là suy đoán; (Vnplus 27/5) Ba kịch bản cho vụ tranh chấp Đài Loan-Philippines

-(Petrotimes 27/5) Trung Quốc tập trận đa hạm đội là để “răn đe” Philippines?: Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 27/5 cho hay, 3 Hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải của PLA vừa kết thúc đợt tập trận chung trên Biển Đông vào cuối tuần trước; (Vnmedia 27/5) Sai  lầm của Trung Quốc khi gây hấn láng giềng

-(GD 27/5) “TQ có thể dùng UAV trong tranh chấp với Ấn Độ, Philippines, Việt Nam”: Trong khu vực, TQ có “ưu thế” về UAV, họ đã cân nhắc tới việc sử dụng UAV tấn công các mục tiêu bên ngoài biên giới, nhưng hiện vẫn chưa thực hiện; 3 hạm đội TQ tập trận trái phép “dằn mặt” các bên tranh chấp Biển Đông

-(Sgtt 27/5) Lập trường ASEAN về Biển Đông có gì mới?: Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ là tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam, giữa Trung Quốc với ASEAN, trước hết, đó là tranh chấp đa phương liên quan đến khu vực và thế giới; (SM 27/5) Trung Quốc điều 3 hạm đội tới tập trận trên Biển Đông

-(Pltp 27/5) Biểu tượng chủ nghĩa đa phương: Đối thoại Shangri-La hướng đến việc thiết lập và đảm bảo an ninh, hòa bình và ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương; (DT 27/5) Dùng “lưỡi bò tiện tay vẽ ra” để ngang ngược xâm lấn!

-(Antd 27/5) Nhật Bản hộ tống tàu cá tiến vào Senkaku/Điếu Ngư: Sáng 26-5, 4 tàu đánh cá chở gần 30 nhà hoạt động của Nhật Bản và ngư dân nước này đã tiến vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông; (TN 27/5) Đài Loan phản đối tàu chiến Philippines

-(Toquoc 27/5) Trung Quốc bắt đầu bán các tour du lịch đến Hoàng Sa: Các tour du lịch (phi pháp) đến quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) đã bắt đầu được bán tại các hãng du lịch lớn sau khi các nhà chức trách Trung Quốc đánh giá họ đã có cái gọi là “một chuyến thử nghiệm thành công” hồi tháng trước; (VTV 26/5) Tàu cá Nhật đi vào khu vực biển tranh chấp


Tin cũ hơn:

Khoa Học và Phật Giáo: Trước Ngã Tư Đường – VHNA

2 Th6

Khoa Học và Phật Giáo: Trước Ngã Tư Đường

  •   Trịnh Xuân Thuận

I. Có những Nền Tảng Nào Cho Một Cuộc Đối Thoại?

Khoa Học và Phật Giáo vốn có những phương thức khác biệt rất cơ bản trong việc nghiên cứu thực tại. Trên bình diện khoa học, tri thức và luận lý nắm giữ những vai trò then chốt. Khoa học thu lượm những hiểu biết về thế giới thực tại rồi cô đọng chúng lại thành những quy luật có thể kiểm chứng được. Bằng cách phân chia, xếp loại, phân tích, so sánh, và đo lường, nhà khoa học diễn giải những quy luật này thông qua một loại ngôn ngữ khá trừu tượng của toán học. Dĩ nhiên trong khoa học, trực giác không phải là không có chỗ đứng, tuy nhiên nó chỉ mang lại kết quả khi nào được hệ thống hoá trong một cấu trúc chặt chẽ của toán học mà hiệu độ được đảm bảo bằng quan sát và phân tích. Ngược lại, chính trực giác – hay kinh nghiệm nội tâm – lại đóng vai trò chủ yếu trong phương cách Phật giáo dùng để tiếp cận thực tại. Trong khi khoa học hướng ngoại thì Phật giáo hướng nội, dùng quán chiếu làm phương thức tiếp cận. Trong khi khoa học chỉ bận tâm về thế giới khách quan thì mối quan tâm chính yếu của Phật giáo là cái ngã tự thân.Thay vì chẻ nhỏ thực tại ra thành từng bộ phận khác biệt như phương pháp quy giản của khoa học, Phật giáo với phương thức tiếp cận toàn bộ sự vật mà mục đích là để hiểu chúng như một tổng thể nguyên trạng. Phật giáo không cần đến những thiết bị đo lường và cũng không cần nương tựa  vào bất cứ phương tiện quan sát tinh vi nào vốn là xương sống của nền khoa học thực nghiệm. Nó thiên về định phẩm hơn là định lượng.

Tuy nhiên sự khác biệt chính yếu giữa sự theo đuổi kiến thức trong khoa học và Phật giáo là do ở những mục tiêu rốt ráo của chúng. Mục tiêu của khoa học là tìm hiểu về thế giới hiện tượng. Trọng tâm chính yếu của nó là những kiến thức về vũ trụ vật lý, được xem như mang tính khách quan và có thể xác định số lượng, cũng như nhằm đạt đến việc kiểm soát thế giới tự nhiên. Ngược lại trong Phật giáo, kiến thức được thu nhận chủ yếu chỉ nhằm vào những mục đích trị liệu. Mục tiêu của Phật giáo vì thế không phải tìm hiểu vũ trụ vật lý cho lợi ích của riêng mình mà chỉ để nhằm giải phóng nhân sinh ra khỏi những khổ đau hệ lụy gây ra bởi sự dính mắc thái quá vào cái thực tại biểu kiến của thế giới ngoại tại. Những tra vấn mang tinh thần thực nghiệm được thúc đẩy bởi tính tò mò tri thức không phải là mục tiêu chính mà Phật giáo nhắm đến. Thay vào đó, họ muốn hiểu rõ bản tánh chân thật  của vạn pháp để có thể xóa tan đi đám mây mờ vô minh và mở ra cánh cửa vào Giác Ngộ và con đường giải thoát. Thay vì dùng viễn vọng kính, hạt gia tốc hay kính hiển vi, Phật giáo dùng tâm như là một khí cụ để nghiên cứu vũ trụ. Nó nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng của sự giải thích bản tánh của tâm thông qua kinh nghiệm thiền quán trực tiếp. Trải qua hàng thế kỷ Phật giáo đã đề ra một phương thức tiếp cận sâu sắc và nghiêm nhặt liên quan đến những hiểu biết về những trạng thái tâm linh và bản tánh rốt ráo của tâm. Tâm đứng đằng sau mỗi một kinh nghiệm của đời sống. Nó khẳng định cách thế mà ta nhìn thế giới. Chỉ một thay đổi cực nhỏ trong tâm thức của ta, qua cách thức mà ta đối phó với những trạng thái tâm linh và nhận thức về người và vật như thế nào cũng đủ để thế giới của “ta” hoàn toàn đảo lộn. Như thế, thay vì chuyên chú hoàn toàn vào ngôi-thứ-ba, tức là lãnh vực của thế giới khách quan hiện tượng như là nền khoa học cổ điển, Phật giáo đồng thời cũng đặt trọng tâm của mình vào lãnh vực liên quan đến ngôi-thứ-nhất.

Với những khác biệt có vẻ cơ bản trong cả phương pháp và mục tiêu, như vậy có thể có một nền tảng chung để đối thoại giữa khoa học và Phật giáo hay không? Phật giáo có gì để nói về bản chất của hiện tượng khi đây không phải là mối quan tâm chính, mà là những mối bận tâm của những bộ môn khoa học? Ta có một câu trả lời dứt khoát cho những câu hỏi này là có. Một trong những nhiệm vụ chính của triết học Phật giáo là nghiên cứu về bản chất của thực tại. Trong khi khoa học không phải là mối bận tâm chính của Phật giáo, nó cũng đã từng đặt ra những câu hỏi tương tự với  những vấn đề được nêu lên bởi nền khoa học đương đại. Có thể nào những hạt rời bất khả phân là những khối cấu trúc cơ bản của thế giới hiện tượng? Có phải chúng thực sự hiện hữu hay chỉ là những ý niệm giúp ta hiểu biết về thực tại? Phải chăng những định luật vật lý là bất biến, có những hiện hữu tự thân như những quan niệm lý tưởng của Plato? Phải chăng có một thực tại chắc thật đằng sau những sắc tướng? Đâu là nguồn gốc ban đầu của thế giới hiện tượng, và cái thế giới chung quanh mà chúng ta cho là “thực” có thực sự hiện hữu? Đâu là mối liên hệ giữa động và tĩnh, giữa chủ thể và khách thể? Bản chất của không gian và thời gian là gì? Những triết gia Phật giáo trong suốt 2,500 năm qua đã không ngừng nghiên cứu, trăn trở về những vấn nạn này. Kinh văn Phật giáo phong phú với những bộ luận bàn thảo về tri thức cũng như  lý giải về những cấp độ khác nhau của thế giới hiện tượng, kể cả những bộ luận về tâm lý học khám phá những lãnh vực khác biệt  của ý thức và bản chất rốt ráo của tâm.

Trong khi những phương pháp nghiên cứu của Phật giáo và khoa học nhằm khám phá thế giới hiện tượng thoạt nhìn có vẻ rất khác nhau, nhưng khi nhìn kỹ hơn người ta thấy rằng Phật giáo cũng như khoa học đều dựa vào phương pháp thực nghiệm để khám phá thực tại. Phương pháp phân tích của Phật giáo thông thường sử dụng ‘suy nghiệm’ cũng được dùng rộng rãi trong khoa học. Đây là những thí nghiệm tưởng tượng được tiến hành trong tâm thức, dẫn đến những kết luận khó thể bác bỏ được, cho dù là những thí nghiệm này thực sự không hề được tiến hành. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi những chuyên gia hàng đầu trong khoa học, cụ thể như Einstein. Thí dụ, khi khảo sát về bản chất của không gian và thời gian, nhà vật lý tưởng tượng ra mình đang cưỡi lên một hạt ánh sáng. Thế là khi nghĩ đến trọng lực, lập tức y cảm thấy mình đang ở trong sự vận hành của gia tốc. Cũng một kiểu cách như vậy, những nhà Phật học dùng phép suy nghiệm để phân tích mổ xẻ thực tại. Phật giáo cũng giống với khoa học ở chỗ khuyến khích tinh thần hoài nghi trong việc xây dựng niềm tin. Đức Phật đã từng khuyến khích chúng ta không nên chấp nhận một cách mù quáng giáo thuyết của ngài  nếu như không tự mình suy nghĩ thấu đáo. Ngài dạy rằng: “Giống như một người khôn ngoan biết đâu là vàng thật sau khi đã thử nghiệm bằng cách cắt ra, nung chảy hay chà xát, những lời dạy của ta cũng thế, chỉ được chấp nhận sau khi đã suy xét thấu đáo chứ không phải là do kính trọng ta.” Nếu chúng ta xem “khoa học” mang ý nghĩa “một hệ thống kiến thức chính xác, chặt chẽ và có thể kiểm chứng được” hoặc như là “một loạt những quy luật và tiến trình liên hệ đến sự nhận ra và công thức hoá một vấn nạn, công thức dựa trên những giả thiết và dữ kiện được thu thập thông qua quan sát và thí nghiệm để kiểm chứng những giả thiết này” ( từ điển Webster), thì Phật giáo có thể được mô tả như là một “khoa học quán tưởng” hay nói rõ hơn, “một khoa học về tâm”. Thế nhưng ở đây, phạm trù nghiên cứu không phải chỉ đơn thuần là một thế giới vật chất “khách quan” mà ta có thể khảo sát, đo lường, tính toán một cách vật lý, một thế giới chỉ có thể được mô tả qua ngôn ngữ của phương pháp định lượng ngôi-thứ-ba, nhưng là một thế giới được nhân rộng ra bao gồm toàn thể phạm vi của kinh nghiệm sống “chủ quan” của con người bao gồm cả lãnh vực tâm thức chỉ có thể nhận thức được thông qua nội quan ngôi-thứ-nhất.

Trong những phần tiếp theo, chúng tôi sẽ cố gắng so sánh những quan điểm về thực tại được trình bày qua lăng kính của khoa học lẫn Phật giáo, cũng như bắc lên những chiếc cầu nối liền giữa khoa học của thế giới vật lý và khoa học về tâm. Mục đích của chúng tôi ở đây không nhằm khoác lên khoa học một chiếc áo thần bí cũng như không hề biện hộ cho những trụ chống của Phật giáo trước những khám phá của nền khoa học đương đại. Khoa học hành xử chức năng của mình một cách tốt đẹp, nó mang tính độc lập và hoàn thành những mục tiêu đã vạch một cách hoàn hảo mà không cần đến sự hỗ trợ triết học từ Phật giáo hay bất kỳ tôn giáo nào. Mà thực ra, một khi tôn giáo nghĩ rằng mình có thể mang “chân lý” đến cho khoa học thì đó cũng là lúc vấn nạn xuất hiện, cụ thể như thảm kịch mà Giáo Hội lên án Gallileo vào năm 1633. Phật giáo là khoa học của sự Tỉnh Thức, thế nên cho dù Quả Đất có quay quanh Mặt Trời hay ngược lại, điều đó cũng không hề tạo nên bất kỳ hệ quả nào đối với nền tảng triết lý của nó. Phật giáo đã hiện hữu trên hành tinh này 2,500 năm rồi trong khi nền khoa học hiện đại chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ thứ 16. Tuy nhiên bởi lẽ cả hai đều khao khát đi tìm chân lý, và để đạt  mục tiêu này đều sử dụng đến những tiêu chuẩn mang tính chân xác, chặt chẽ và luận lý, những thế giới quan tương ứng của họ vì thế không thể đưa đến kết quả đối nghịch không thể vượt qua mà ngược lại cả hai có thể bổ sung nhau một cách hài hoà. Nhà vật lý Werner Heisenberg đã phát biểu quan điểm này một cách đầy thuyết phục như sau: “Tôi xem cái hoài vọng nhằm khắc phục những đối nghịch, trong đó một sự tổng hợp bao gồm cả nhận thức thuần lý lẫn kinh nghiệm thần bí về nhất thể, là cái ‘mythos’ (*), dù có được nói ra hay không, của thời đại chúng ta.”

Chúng tôi sẽ thảo luận và so sánh thế giới quan của Khoa Học và Phật Giáo bằng cách khảo sát mỗi một trong ba học thuyết căn bản của Phật Giáo, trước tiên là ý niệm về “Vô Thường” trong phần II, tiếp đến là “Duyên Khởi” và “Tánh Không” trong phần III. Sau đó, chúng tôi sẽ thảo luận chung quanh vấn đề  tại sao trái ngược với các tôn giáo độc thần, Phật Giáo bác bỏ quan niệm về sự hiện hữu của một vị “Thượng Đế” hay là một “Đấng Sáng Tạo” trong phần IV và cuối cùng nêu ra một vài nhận xét trong phần V.

II. Vô Thường giữa lòng thực tại.

Phật giáo phân chia ra hai loại vô thường, thô và tế. Thô bao gồm tất cả những đổi thay hiển nhiên của cả con người và sự vật mà chúng ta chứng kiến trong cuộc sống hàng ngày: sự đổi mùa, núi mòn sông lở, quá trình biến đổi từ tuổi trẻ đến tuổi già, những tình cảm luôn biến chuyển trong ta. Thể vi tế của vô thường cụ thể như: trong mỗi sát na, bất cứ những gì có vẻ hiện hữu đều thay đổi. Vũ trụ không phải được tạo thành bởi những thực thể riêng biệt, rắn chắc mà ngược lại, giống như một dòng suối bao la của những sự kiện, và những dòng chảy năng động mà trong đó tất cả đều được nối kết và liên tục tác động lẫn nhau. Khái niệm về sự thay đổi không ngừng và khắp nơi trong Phật giáo tương ứng với chủ đề quan trọng về thuyết tiến hoá trong mọi lãnh vực khoa học của thế kỷ 20.

Bây giờ hãy nhìn đến khoa vũ trụ học đương đại. Khái niệm về những thiên giới không hề biến đổi của Aristote và vũ trụ tĩnh lặng của Newton đã đi vào quá khứ. Mọi sự mọi vật đều biến đổi và chuyển động, tất cả đều vô thường, từ một hạt cơ bản cực nhỏ cho đến toàn thể vũ trụ, kể cả những dải ngân hà, tinh tú, hành tinh cũng như nhân loại. Vũ trụ không ở thể tỉnh, mà không ngừng trương giản do bởi những xung lực ban đầu nhận được từ vụ nổ sơ khởi. Cái vũ trụ năng động này được mô tả bởi những phương trình về luật Tương Đối Tổng Quát. Với lý thuyết “Big Bang”, vũ trụ không còn là một cái gì đó thường hằng vĩnh cửu. Nó có một khởi đầu, một quá khứ, một hiện tại và một tương lai. Nó đang có  một lịch sử. Theo những quan sát gần đây, nó sẽ trương giản bất tận, ngày càng lạnh giá hơn và cuối cùng chết  trong trạng thái băng giá. Bên cạnh sự chuyển động trương giản, tất cả những cấu trúc của vũ trụ -những vẫn thạch, sao chổi, hành tinh, tinh tú, những dảy ngân hà, nhóm thiên hà -tất cả đều không ngừng chuyển động và dự phần vào một khúc luân vũ mênh mông của toàn vũ trụ: chúng quay quanh trục của mình, quanh tinh thể khác, xúm lại hay dang ra khỏi nhau. Chúng cũng có một quá trình, được sinh ra, trưởng thành, rồi chết. Những tinh tú có một sinh mệnh kéo dài hàng triệu hoặc hằng tỷ năm.

Thay đổi và tiến hoá cũng đi vào những lãnh vực khác của khoa học. Trong địa chất học, những đại lục mà chúng ta nghĩ rằng đã dính chặt vào vỏ Trái Đất bây giờ được biết là đã  di động  khoảng vài cm mỗi năm, tạo nên những núi lửa và động đất tại những vùng tiếp giáp của các thềm lục địa. Mặt Trái Đất luôn luôn thay đổi và tự tu sửa. Trong lãnh vực sinh học cũng thế, khái niệm về thuyết tiến hoá đã được nhà tự nhiên học Charles Darwin đưa ra vào năm 1859. Con người không còn là một cái gì đó thuộc giòng giỏi thánh thần. Họ không là những hậu duệ của Adam và Eve do Thượng Đế sáng tạo ra như trước đây người ta đã nghĩ mà là sản phẩm của cả một chuổi dài tiến hoá được hình thành bởi sự lựa chọn tự nhiên. Đi ngược lại quá khứ, tổ tiên của con người từng là những động vật linh trưởng, những loài bò sát, cá tôm, những loài động vật không xương sống và những sinh thể đơn bào sơ khai.

Định luật vô thường không phải chỉ có mặt ở trong thế giới vĩ mô mà ngay cả ở trong những lãnh vực nguyên tử và hạ nguyên tử (subatomic). Những hạt được biết là có khả năng tự sửa đổi bản chất của mình: quark có thể tự thay đổi gia hệ hoặc ‘hương vị’, proton có thể biến thành nơtron trong khi phát xạ pozitron và neutrino. Vật chất và phi-vật-chất có thể tiêu diệt lẫn nhau để trở thành năng lượng thuần khiết. Năng lượng chuyển động của một hạt có thể chuyển hoá vào trong một hạt  khác và ngược lại, cụ thể như phẩm tánh của một vật thể có thể biến thành một vật thể. Những hạt điện tử trong những vật thể bao quanh chúng ta không bao giờ đứng yên một chỗ. Ngay chính trong khoảnh khắc này đây, có đến hàng tỉ những hạt phù du neutrinos đi ngang qua thân xác chúng ta trong từng giây một. Do tính lượng tử bất định của năng lượng, khoảng không gian chung quanh ta đầy ắp một số lượng khó tưởng tượng nổi của những hạt ‘ảo’, hiện hữu phù du như những bóng ma. Chúng xuất hiện và biến mất liên miên; và đây chính là hình ảnh tuyệt vời nhất của tính vô thường vì chúng có một đời sống cực kỳ ngắn ngủi. Không còn nghi ngờ gì nữa: sự ‘vô thường vi tế’ của Phật giáo có mặt khắp nơi theo như cách mà nền khoa học đương đại mô tả về thực tại.

III. Duyên Khởi và Tính Bất Khả Phân của Hiện Tượng.

1. Trung Đạo.

Ý niệm về duyên khởi là cái nhìn trung tâm của Phật giáo về bản chất của thực tại. Nó chỉ rõ rằng “không có gì hiện hữu một cách tự thân, hoặc do bởi chính nó.” Một vật thể chỉ có thể được xác định do bởi những vật thể khác và chỉ hiện hữu trong mối liên hệ cùng nhau. Nói một cách khác, cái này sanh bởi vì cái kia sanh. Duyên khởi là tất yếu trong sự xuất hiện của hiện tượng giới. Kinh nghiệm sống hàng ngày khiến chúng ta cho rằng mọi sự vật đều sở hữu một cái gì đó có thực, độc lập khách quan có vẻ như là chúng hiện hữu bởi chính nó với những bản sắc tự thân. Thế nhưng Phật giáo quan niệm rằng cách nhìn thế giới hiện tượng như vậy chẳng qua chỉ là do tâm tạo. Họ gọi sự nhận thức về một hiện tượng riêng biệt do những nhân và duyên biệt lập tạo nên là ‘tục đế’ hay ‘huyễn ảo’. Thay vào đó, Phật giáo đưa ra ý niệm về luật nhân quả hổ tương: một sự kiện chỉ có thể xảy ra bởi vì nó nương tựa vào những yếu tố khác. Bởi vì tất cả mọi sự vật đều là một bộ phận của cái toàn thể, thế nên không cái gì có thể xảy ra một cách riêng rẻ. Bất cứ một sự vật nào trên thế giới này chỉ có thể xuất hiện bởi vì nó được nối kết, duyên sanh và thế rồi trùng trùng duyên khởi, cùng có mặt, cùng vận hành trong một dòng chuyển biến không ngưng nghỉ. Một thực thể hiện hữu một cách độc lập với tất cả những cái khác như là một thực thể bất biến, độc lập đã không thể tác động lên bất cứ cái gì hay ngay cả chính nó.

Phật giáo như thế đã nhìn thế giới này như là một dòng chảy mênh mông bao gồm những sự kiện được nối kết lại và cùng dự phần tác động lên nhau. Trong khi đó, cách thế mà chúng ta nhận thức về dòng chảy này cô đọng lại trong một vài khía cạnh của cái vũ trụ bất khả phân từ đó tạo ra một ảo tưởng rằng đã có những thực thể độc lập hoàn toàn tách biệt nhau và tách rời khỏi chúng ta. Những hiện tượng giới như thế chỉ là những sự kiện đơn giản chỉ xảy ra trong một vài tình huống nào đó. Khi đưa ra quan điểm này không có nghĩa là Phật giáo bài bác tục đế -những gì mà người bình thường nhận thức được hay nhà khoa học khám phá ra bằng những thiết bị của họ-, hoặc không thừa nhận luật nhân quả, hay là những định luật vật lý và toán học. Nó chỉ nói lên một điều đơn giản rằng, nếu chúng ta đào đủ sâu, sẽ thấy có sự khác biệt giữa cách mà chúng ta nhìn thế giới hiện tượng và cái chúng thực sự là.

Cái khía cạnh vi tế nhất của duyên khởi liên quan đến mối liên hệ giữa ‘danh’ và ‘danh tướng’ của một sự vật. Danh tướng của một vật thể bao gồm vị trí, chiều kích, hình dáng, màu sắc hay bất cứ những đặc tính nào có thể trông thấy được. Tập hợp lại cùng nhau, chúng tạo nên cái ‘danh’ của vật thể, tức là một sản phẩm tâm tạo gán cho một thực tại cá biệt của một vật thể nào đó. Trong đời sống hàng ngày, khi chúng ta trông thấy một vật thể, chúng ta không hề bị ấn tượng bởi sự hiện hữu của nó mà là cái giả danh của vật thể đó. Bởi vì chúng ta cảm nghiệm nó, Phật giáo không hề cho rằng nó không hiện hữu. Tuy nhiên họ cũng không bảo rằng nó có một thực tại tự thân. Phật giáo đưa ra quan điểm rằng vật thể hiện hữu (như thế tránh được chủ nghĩa hư vô đoạn kiến mà Tây phương thường nhầm lẫn gán cho Phật giáo), tuy nhiên hiện hữu này là thuần túy duyên khởi. Đây là cái mà Đức Phật gọi là Trung Đạo. Một hiện tượng giới không có một hiện hữu độc lập thế nhưng cũng không hoàn toàn phi hữu, có thể hoạt động và hành xử chức năng đúng  theo luật nhân quả.

2. Tính phi-cục-bộ của thế giới lượng tử.

Một ý niệm gây ấn tượng tương tự như duyên khởi của Phật giáo đó là khái niệm về tính ‘bất khả phân’ hay ‘phi-cục-bộ’ trong Cơ học lượng tử được khám phá qua một cuộc thí nghiệm tưởng tượng nổi tiếng do Einstein, Podolsky và Rosen (EPR) đưa ra vào năm 1935 trong một nỗ lực muốn chứng tỏ rằng xác suất lý giải về cơ học lượng tử là sai lầm và học thuyết này như vậy là chưa hoàn chỉnh. Thí nghiệm này có thể được mô tả lại một cách giản dị như sau: Tưởng tượng ra một  hạt phân hủy một cách tự phát thành ra 2 photon A và B. Luật đối xứng nêu rõ rằng chúng sẽ di chuyển ngược chiều nhau. Nếu A đi về hướng Tây, chúng ta sẽ khám phá ra B đi về hướng Đông. Tất cả có vẻ như bình thường, tuyệt hảo. Thế nhưng đó là ta đang quên đi tính chất kỳ lạ của thế giới lượng tử. Cũng giống như Janus, ánh sáng mang hai mặt khác nhau. Nó có thể là sóng hay hạt. Trước khi bị khám phá bởi máy dò, lý thuyết lượng tử cho ta biết rằng A xuất hiện dưới dạng sóng. Luồng sóng này không được cục bộ hóa, đã không có một xác suất chothấy rằng A có thể được tìm thấy ở bất cứ hướng nào. Chỉ khi bị bắt gặp, A mới ‘biết’ là nó đang di chuyển về hướng Tây. Thế nhưng, nếu như A đã không ‘biết’ được trước khi bị khám phá là mình đi về hướng nào thì làm sao B có thể ‘đoán’ được A đang làm gì để  có thể điều chỉnh cách ứng xử cho phù hợp để được bắt gặp vào cùng một thời điểm ở hướng đối diện của A? Đây là điều khó có thể xảy ra trừ phi A thông báo cho B một cách đồng bộ về phương hướng mà nó đang đi. Điều này hàm ý rằng có một tín hiệu ánh sáng được phóng ra ở một tốc độ vô hạn, và như vậy hoàn toàn trái ngược với luật tương đối tổng quát. Bởi vì không hề có chuyện ‘Thượng Đế phóng ra những tín hiệu cảm ứng từ xa’ cũng như không thể có ‘hành động qủy ma nào ở gần’, Einstein kết luận rằng cơ học lượng tử đã không cung cấp một sự mô tả hoàn chỉnh về thực tại, rằng A phải ‘biết’ hướng nào mình sẽ đi đến và ‘báo’ cho B biết trước khi tách rời nhau. Ông nghĩ rằng mỗi hạt đều có chứa ‘những ẩn số’ mà cơ học lượng tử đã không nắm được điều này, thế nên nó không hoàn chỉnh.

Trong gần 30 năm, thí nghiệm EPR vẫn được xem như là một thí nghiệm tưởng tượng bởi vì những nhà vật lý đã không biết phải làm thế nào để thực hiện nó. Mãi cho đến năm 1964 thì nhà vật lý học John Bell mới tìm ra một phương cách để đưa cái ý tưởng chính yếu của EPR từ nghiên cứu trừu tượng thành một dự trình có thể kiểm chứng được trong phòng thí nghiệm. Ông đưa ra một định lý toán học, bây giờ được gọi là ‘Bất đẳng thức Bell’, có thể kiểm chứng được bằng thí nghiệm nếu như những hạt thực sự đã có chứa những ẩn số. Vào đầu thập niên 80, nền khoa học kỹ thuật cuối cùng đã chín mùi đủ để cho nhà vật lý Alain Aspect và những người trong nhóm của ông tại Paris có thể thực hiện một loạt những thí nghiệm trên một cặp photon ‘tương tác’ nhau -tức là những photon có những tác động qua lại với nhau-. Họ khám phá rằng Bất đẳng thức Bell luôn luôn bị vi phạm. Điều này chứng minh rằng đã không có những ẩn số và như vậy có nghĩa là Cơ học lượng tử đã đúng và Einstein sai lầm. Trong những thí nghiệm của Aspect, photons A và B được giữ cách xa nhau 12m, và người ta thấy B luôn luôn ‘biết’ ngay lập tức những gì A đang làm và có những phản ứng tương xứng. Những nhà vật lý cũng đảm bảo rằng không có một tín hiệu ánh sáng nào có thể được trao đổi giữa A và B, bởi vì những đồng hồ nguyên tử được gắn vào những máy dò nhằm khám phá A và B, cho phép họ đo lường được thời điểm đến của từng photon một cách cực kỳ chính xác. Sự cách biệt giữa hai thời điểm đến của hai photons chưa đến 10 phần tỷ giây -trong thực tế là zero, bởi vì những đồng hồ nguyên tử hiện nay chỉ mới cho phép ta đo đến mức 10^-10 giây. Bây giờ, trong khoảng 10^-10 giây đó, ta biết được rằng ánh sáng chỉ mới di chuyển được 3cm, ngắn hơn là khoảng cách 12m giữa A và B. Hơn thế nữa, người ta vẫn có cùng kết quả nếu như khoảng cách giữa hai photon ‘tương tác’ này được gia tăng. Trong một thí nghiệm gần đây nhất do nhà vật lý Nicolas và những đồng sự của ông thực hiện tại Geneva vào năm 1998, hai photons được giữ cách xa nhau 10km, thế nhưng những ứng xử của chúng  vẫn tương quan tuyệt hảo. Đây sẽ chỉ là một điều nghịch lý khi nào, như Einstein suy nghĩ, chúng ta cho rằng thực tại đã được cắt ra và cục bộ hóa trong mỗi photon. Vấn nạn này sẽ không còn nữa khi chúng ta nhìn nhận rằng A và B, một khi đã tương tác cùng nhau, trở thành một bộ phận của một thực tại bất khả phân, không cần biết đến chúng cách xa nhau bao nhiêu, ngay cả mỗi hạt ở mỗi đầu vũ trụ. A không cần phải gởi tín hiệu đến cho B bởi vì chúng cùng chia xẻ chung một thực tại. Ngành Cơ học lượng tử như thế đã loại trừ mọi ý tưởng về cục bộ và mang đến cho ta một cái nhìn tổng thể về không gian. Với hai cái photons tương tác này, ý niệm về ‘nơi này’ và ‘chỗ kia’ trở thành vô nghĩa bởi vì ‘nơi này’ cũng chính là ‘chỗ kia’. Đó là những gì mà nhà vật lý gọi là ‘tính bất-khả-phân’ hay ‘phi-cục-bộ’ của không gian. Điều này cũng tương tự với ý niệm duyên sanh, duyên khởi của thế giới hiện tượng trong Phật giáo.

3. Thí nghiệm đồng hồ quả lắc của Foucault và tính duyên khởi của thế giới vĩ mô.

Một thí nghiệm vật lý hấp dẫn và nổi tiếng khác cho thấy tính duyên khởi của hiện tượng không phải chỉ giới hạn trong thế giới của các hạt nhưng lan rộng ra đến cả toàn thể vũ trụ. Đây là thí nghiệm về quả lắc được thực hiện bởi nhà vật lý Léon Foucault vào năm 1851 tại điện Panthéon, Paris nhằm giải thích về việc Trái Đất quay. Tất cả chúng ta hầu như ai cũng đều biết đến đặc tính của quả lắc. Với thời gian trôi, phương hướng của quả lắc cũng thay đổi theo. Nếu ta bắt đầu cho nó lắc theo hướng bắc-nam, chỉ vài giờ sau nó sẽ lắc theo hướng đông-tây. Nếu cái đồng hồ quả lắc này được đặt ở Bắc hay Nam cực, nó sẽ quay đủ một vòng 24 tiếng đồng hồ (tại Paris, do ảnh hưởng của vĩ độ, cái đồng hồ quả lắc của Foucault chỉ thực hiện được một phần của vòng quay trong ngày). Foucault nhận thức rằng, trong thực tế, cái quả lắc đã lắc cùng một hướng, chỉ có Trái Đất là đang quay.

Tuy nhiên vẫn còn một vấn đề nan giải mà mãi cho đến nay người ta vẫn chưa hiểu được rõ ràng. Cái quả lắc của đồng hồ được thiết trí cố định trong một không gian, nhưng mà cố định tương ứng đối với cái gì? Chúng ta biết rằng cái đồng hồ quả lắc được gắn vào trong một tòa nhà và toà nhà này thì dính vào Trái Đất. Trái Đất mang chúng ta di chuyển với vận tốc 30km/giây một vòng chung quanh Mặt Trời và Mặt Trời thì cũng đang quay trong không gian với một vận tốc 230km/giây trên quỹ đạo chung quanh trung tâm của giải Ngân Hà,  mà chính nó cũng đang chuyển động hướng đến giải thiên hà Andromeda với vận tốc khoảng chừng 90km/giây. Nhóm Địa Phương (Local Group) của những thiên hà, trong đó những quần tụ hùng vĩ nhất như là Galaxy và Andromeda, cũng đang di chuyển với vận tốc 600km/giây dưới sức hút trọng lực của nhóm Virgo và siêu nhóm Hydra-Centaurus. Thế nhưng nhóm sau này lại cũng đang quay hướng về Great Attractor, một quần tụ tương đương với hàng chục ngàn giải thiên hà. Như vậy cái quả lắc đồng hồ của Foucaults đã được điều khiển bởi cái nào trong những cơ cấu này? Để tìm hiểu xem thiên thể nào đã điều khiển cái quả lắc của đồng hồ Foucault, việc giản dị là chúng ta đặt con lắc hướng về phía thiên thể đó. Nếu như thiên thể đó đang di động trong bầu trời, mà vẫn luôn luôn nằm ở trong  hướng chỉ của con lắc, ta có thể kế luận rằng thiên thể đó là tác nhân chính trong sự vận hành của con lắc. Bây giờ chúng ta hãy để con lắc hướng về phía Mặt Trời. Sau một tháng, ngôi tinh cầu này đã chệch ra khỏi hướng của quả lắc 15 độ. Bây giờ chúng ta quay quả lắc về hướng ngôi sao gần nhất, Proxima Centauri, cách xa khảng 4 năm ánh sáng. Ngôi sao này lưu lại trong hướng chỉ của quả lắc lâu hơn, nhưng chỉ được vài năm, kết quả cũng giạt đi. Giải thiên hà Andremoda, cách chúng ta 2.3 triệu năm ánh sáng, cũng đi giạt ra khỏi hướng nhưng chậm hơn. Thời gian duy trì trong hướng chỉ của con lắc lâu hơn và độ chệch cũng trở nên nhỏ hơn nếu khoảng cách đến thiên thể càng lớn hơn. Và rồi chỉ có những thiên hà có khoảng cách lớn nhất, tọa lạc tận cùng bờ mép của vũ trụ mà chúng ta có thể biết được, cách xa ta đến hàng tỉ năm ánh sáng là không hề đi ra khỏi hướng chỉ của con lắc.

Kết luận mà chúng ta rút ra được từ thí nghiệm này rất mực đặc biệt: Hoạt động của con lắc đồng hồ Foucault không hề dựa vào thái dương hệ này mà là vào những giải thiên hà xa nhất, hay nói một cách đúng đắn hơn, vào toàn thể vũ trụ, điều này cho thấy rằng hầu như tất cả vật chất biểu kiến được tìm thấy trong những giải thiên hà xa xôi nhất mà không phải là những tinh tú gần ta. Như thế cái gì xảy ra ở đây, trên Trái Đất này, đều được quyết định bởi cả toàn thể vũ trụ bao la. Cái gì xuất hiện trên ngôi hành tinh nhỏ bé này đều nương tựa vào toàn thể cấu trúc của vũ trụ.

Tại sao cái quả lắc đồng hồ lại ứng xử như vậy? Quả tình chúng ta không biết. Nhà vật lý Ernst Mach nghĩ rằng điều đó có thể được giải thích là do bởi một loại vật chất có mặt ở khắp nơi và tạo ra ảnh hưởng. Theo ông, một khối lượng của vật thể -tức là lực quán tính của nó, hay là sức đề kháng đối với chuyển động- đến từ ảnh hưởng của toàn vũ trụ thông qua một sự tương tác bí mật, khác biệt với trọng lực, mà ông không thể mô tả chính xác. Từ đó, cũng không có ai đi sâu thêm vào lãnh vực này. Giống như thí nghiệm EPR buộc chúng ta chấp nhận rằng những tương tác hiện hữu trong thế giới vi mô vốn khác biệt với những gì được mô tả bởi khoa vật lý mà ta biết, cái đồng hồ quả lắc Foucault cũng hành xử tương tự như thế đối với thế giới vĩ mô. Những tương tác như thế không hề đặt cơ sở trên một lực hay một sự trao đổi năng lượng, và chúng nối kết với toàn thể vũ trụ. Một lần nữa, chúng ta lại đi đến một kết luận rất gần gũi với ý niệm về duyên khởi của Phật giáo: mỗi bộ phận đều chứa đựng cái toàn thể, và mỗi bộ phận đều nương tựa vào tất cả các bộ phận khác.

4. Tánh Không hay là sự vắng mặt của một thực tại tự thân.

Ý niệm về duyên khởi dẫn ta đi thẳng đến một cái ý niệm quan trọng thứ ba của Phật giáo (hai cái kia là vô thường và duyên khởi): đó là ‘Tánh Không’ hay ‘trống rỗng’. Một khi tất cả đều là duyên khởi, không có gì có thể tự xác định và hiện hữu tự thân. Ý tưởng về những phẩm tính có thể hiện hữu do và bởi chính mình cần phải được buông bỏ. Khi Phật giáo cho rằng tánh không là bản tánh  rốt ráo của vạn pháp, điều đó có nghĩa là mọi sự vật mà chúng ta trông thấy chung quanh mình, tức là cái thế giới hiện tượng này, không hề có một hiện hữu độc lập hay thường hằng. ‘Tánh không’ ở đây không nên hiểu là ‘trống không’, ‘hư không’ hay ‘vắng mặt của thế giới hiện tượng’ như các nhà chú giải Tây phương trước đây quan niệm, nhưng là một vắng mặt của hiện hữu tự thân. Phật giáo không hề tán thành bất cứ hình thái nào của chủ nghĩa hư vô. Tánh không chẳng hề mang ý nghĩa là không hiện hữu. Nếu bạn đã không thể bàn về thực hữu thì bạn cũng không thể nói về phi hữu. Thế nên theo Phật giáo, tìm hiểu về bản chất phi thực của vạn pháp là một bộ phận thiết yếu trên hành trình tâm linh. Tánh không như vậy không phải chỉ là bản tánh chân thật của thế giới hiện tượng, mà còn ẩn chứa tiềm năng cho phép sự biểu hiện của cái thế giới thiên hình vạn trạng đó. Thánh giả Long Thọ của Phật giáo trong thế kỷ thứ hai đã nói: “Khi đã là không thì không có gì là không có” hay như một câu kinh nổi tiếng trong Bát Nhã Tâm Kinh: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Nếu thực tại là thường hằng bất biến thì tất cả phẩm tánh của chúng cũng thế, chẳng có gì thay đổi. Như vậy, thế giới hiện tượng đã không thể hiện bày. Tuy nhiên do bởi vạn pháp không hề có một thực tại tự thân, chúng có thể hiện bày ra muôn vẻ.

Về vấn đề vắng mặt của một thực tại tự thân, khoa vật lý lượng tử một lần nữa cũng đã có những phát biểu tương tự khá đậm nét. Theo Bohr và Heisenberg, những nhân vật nhiệt thành ủng hộ của cái gọi là “Chú giải Copenhagen” về cơ học lượng tử, thì bây giờ chúng ta không còn có thể xem nguyên tử (atoms) và điện tử (electrons) như là những thực thể với những phẩm tánh xác định cụ thể, chẳng hạn như tốc độ, vị trí, vạch ra đồng đều trên những qũy đạo xác định rõ. Ngược lại chúng ta phải xem chúng như là bộ phận của một thế giới được cấu thành bởi những tiềm lực chứ không phải là những vật thể hay sự kiện. Ánh sáng và vật chất có thể được xem là không có thực tại tự thân bởi vì chúng mang tính chất lưỡng tánh: có thể xuất hiện dưới dạng sóng hay hạt tùy theo thiết bị đo lường. Cái hiện tượng  chúng ta gọi là “photon” sẽ là một luồng sóng khi chúng ta tắt hết máy đo và không quan sát nó. Nhưng ngay lập tức khi ta cho thiết bị hoạt động làm công việc đo lường, nó lại xuất hiện như là một hạt. Những mặt của hạt và sóng không thể cách ly được. Ngược lại, chúng bổ túc lẫn nhau. Đó là điều mà Bohr gọi là “nguyên lý bổ túc”. Như thế, ngay trong bản tánh thực sự của ánh sáng và vật chất cũng đã tùy thuộc vào những mối liên hệ duyên khởi. Nó không còn là một tự thân mà thay đổi tùy theo sự tương tác giữa người quan sát và vật thể được quan sát. Như thế nói đến thực tại tự thân của một hạt, hay là cái thực tại mà nó sở hữu khi không được quan sát là điều hoàn toàn vô nghĩa bởi vì chúng ta không hề nắm bắt được nó. Và như vậy, theo Bohr, cái ý niệm về “nguyên tử” chẳng qua chỉ là một hình ảnh tiện dụng giúp cho những nhà vật lý tổng hợp những quan sát khác nhau về thế giới hạt, thành một phối hợp chặt chẽ, luận lý có hệ thống. Ông nhấn mạnh đến tính bất khả vượt ra khỏi những kết quả của những thí nghiệm và đo lường: “Trong khi mô tả về thế giới tự nhiên, mục đích của chúng ta không phải là để khám phá ra bản chất thực của hiện tượng, mà chỉ nhằm theo dõi mối liên hệ giữa rất nhiều khía cạnh của cuộc thí nghiệm, được chừng nào hay chừng nấy.” Schrodinger cũng đã từng cảnh báo chúng ta chống lại một cái nhìn thuần tuý vật chất về nguyên tử và những yếu tố cấu thành của chúng: “Tốt nhất là không nên nhìn về hạt như là một thực thể bất biến, mà ngược lại như là một sự kiện tức thời. Thỉnh thoảng những sự kiện tức thời này được nối kết lại cùng nhau và tạo ra cái ảo tưởng về những thực thể bất biến.” Ngành cơ học lượng tử như thế đã duyệt xét lại một cách cơ bản cái ý niệm của chúng ta về một vật thể, khi cho nó phụ thuộc vào sự đo lường, hay nói cách khác, vào một sự kiện. Cũng giống như trong Phật giáo, vạn pháp không hiện hữu, chỉ có mối liên hệ của chúng là hiện hữu.

IV. Đi Tìm Một Đấng Tối Cao.

1. Sự hòa điệu của vũ trụ.

Ngành vũ trụ học đương đại đã khám phá rằng những điều kiện cho phép đời sống và  tri thức xuất hiện trong vũ trụ này có vẻ như được mả hoá trong các phẩm tính của mỗi nguyên tử, tinh tú và thiên hà trong vũ trụ, cũng như có mặt trong tất cả những định luật vật lý chi phối, vận hành chúng. Vũ trụ được xuất hiện trong một hoà điệu lý tưởng như được tạo ra để dành cho một con người quan sát thông minh có khả năng thưởng thức cái cấu trúc và sự hòa điệu này. Cái ý tưởng vừa nêu chính là cơ sở của “nhân bản thuyết” vốn phát xuất từ danh từ “anthropos” có nghĩa là “con người” của Hy Lạp. Về thuyết lý này, có hai nhận xét cần được đặt ra. Thứ nhất, cái định nghĩa mà chúng tôi vừa trình bày chỉ liên hệ đến cái mặt “mạnh” của nhân bản thuyết. Đồng thời cũng còn có một mặt “yếu” cho là không giả định trước bất cứ ý hướng nào trong việc tạo thành thiên nhiên. Nó có vẽ như rất gần với phép lặp thừa (**) -những phẩm tánh của vũ trụ phải được tương xứng với sự có mặt của con người- và đây là điều mà tôi cũng sẽ không bàn thảo đến. Thứ hai, cụm từ “nhân bản thuyết” là không thích đáng bởi vì nó hàm ý rằng nhân loại là mục đích mà vũ trụ được tạo ra. Trong thực tế, những lập luận về nhân bản thuyết có thể được áp dụng cho bất kỳ các loài có tri giác nào ở trong vũ trụ.

Đâu là cơ sở khoa học của nhân bản thuyết? Cách thế mà vũ trụ của chúng ta được tạo ra dựa vào hai loại dữ kiện: 1) những điều kiện sơ khởi, cụ thể như tổng số khối lượng và năng lượng mà chúng có, độ trương nở ban đầu, v.v… và 2) khoảng 15 hằng số vật lý: hằng số trọng lực, hằng số Plank, tốc độ ánh sáng, khối lượng của các hạt cơ bản không phân tách được, v.v… Chúng ta có thể đo được trị số của những hằng số này một cách cực kỳ chính xác, tuy nhiên chúng ta không có bất cứ lý thuyết nào để tiên đoán chúng. Bằng cách cấu trúc “những mô hình vũ trụ” với những điều kiện sơ khởi và những hằng số vật lý, những nhà vật lý không gian đã khám phá ra một điều rằng tất cả những yếu tố này phải được phối trí trong một trật tự cực kỳ hoà điệu: chỉ cần một sai biệt cực nhỏ trong những hằng số vật lý và những điều kiện sơ khởi này thì chúng ta hẵn đã không có mặt ở đây để nói về chúng. Cụ thể như, chúng ta hãy xem cái tỷ trọng ban đầu của vật chất trong vũ trụ. Vật chất có một  lực kéo  phản ứng lại với lực trương giản của vũ trụ gây ra bởi vụ nổ Big Bang và làm tiết giảm độ trương nở của vũ trụ. Nếu cái tỷ trọng ban đầu này quá cao, vũ trụ sẽ sụp đổ sau một thời gian tương đối ngắn ngủi -một triệu năm, một thế kỷ, hoặc một năm không chừng, tùy theo độ chính xác của tỷ trọng. Với một sinh mệnh ngắn ngủi như thế rất khó cho những tinh tú có thể hoàn tất được sự biến đổi hạt nhân để có thể sản xuất ra những nguyên tố nặng, cụ thể như các-bon vốn cần thiết cho đời sống. Ngược lại, nếu tỷ trọng ban đầu của vật chất quá thấp, sẽ không có đủ trọng lực để những vì sao có thể hình thành. Và không có những vì sao, tức là không có những nguyên tố nặng, và không thể có đời sống! Như vậy, tất cả mọi vật đều được duy trì ở trong một trạng thái quân bình hoàn hảo. Tỷ trọng ban đầu của vũ trụ phải được cố định ở một con số thật chính xác là 10^-60. Sự chính xác tuyệt vời này có thể được đem so sánh với một tay bắn cung thiện nghệ nhắm trúng mục tiêu 1centimet vuông (1cm2) được đặt cách xa 14 tỷ năm ánh sáng, ngay tận đầu bờ vũ trụ mà khả năng ta có thể quan sát được! Mức chính xác của sự hòa điệu biến đổi tùy theo hằng số đặc biệt hay điều kiện ban đầu, thế nhưng trong mỗi trường hợp, chỉ một thay đổi nhỏ cũng đủ làm cho vũ trụ khô cằn, trống vắng sự sống và ý thức.

2. Có một nguyên lý nào chi phối cấu trúc vũ trụ?

Chúng ta suy nghĩ như thế nào trước một sự hòa điệu tuyệt vời như thế? Với tôi, hình như chúng ta có hai cách thế chọn lựa khác nhau: Có thể xem sự hoà điệu này là hệ quả của một tình cờ may mắn hoặc là một tất yếu (nói theo nhan đề một cuốn sách của nhà sinh vật học Pháp, Jacques Monod, “Ngẫu Nhiên và Tất Yếu,” Alfred A. Knoff, New York, 1971). Nếu xem đây chỉ là một ngẫu nhiên, thì chúng ta phải mặc nhận một số lượng vô hạn những vũ trụ khác bên cạnh vũ trụ của chúng ta cấu thành cái được gọi là ‘đa vũ trụ’. Mỗi một vũ trụ này sẽ bao gồm một phối hợp của riêng mình với những hằng số vật lý và điều kiện sơ khởi. Tuy nhiên chỉ riêng vũ trụ của chúng ta là được khai sanh ra bởi một tổng hợp hoàn chỉnh để có thể tạo nên sự sống. Tất cả đều là những  kẻ thua cuộc, chỉ có chúng ta là người thắng cuộc, giống như bạn chơi xổ số vô số lần, kết cuộc có ngày bạn cũng sẽ trúng số. Ngược lại, nếu chúng ta bác bỏ giả thiết cho rằng có một cái đa vũ trụ như thế và mặc nhiên công nhận rằng chỉ có một vũ trụ đơn lẽ, cái mà chúng ta đang sống, thế thì chúng ta phải mặc nhận sự hiện hữu của một nguyên lý về sáng tạo đã điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tốt đẹp.

Làm thế nào để chọn lựa giữa hai khả năng này? Khoa học không giúp ích được gì cho chúng ta ở đây bởi vì nó cho phép cả hai tình huống đều có thể xảy ra. Nếu xem đây là một tình cờ, có rất nhiều cách được đưa ra để giải thích về sự sáng tạo một đa vũ trụ. Cụ thể như, nghiên cứu chung quanh xác suất miêu tả về thế giới lượng tử, nhà vật lý học Hugh Everett đã đề xuất rằng vũ trụ  tách ra thành vô số những cái giống hệt nhau tùy theo những khả năng và chọn lựa được thực hiện. Một vài vũ trụ chỉ khác nhau bởi vị trí của một electron trong một nguyên tử, những cái khác có thể khác biệt căn bản hơn. Những định luật vật lý và hằng số cũng như những điều kiện sơ khởi của chúng có thể không giống nhau. Một giả thuyết khác cho là trong một chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, đã có một loạt những vụ nổ Big Bang và Big Crunch. Bất cứ lúc nào vũ trụ được tái sanh từ đống tro tàn của mình để bắt đầu lại trong một vụ nổ Big Bang mới, nó lại được khởi đầu  với một tổng hợp mới của những hằng số vật lý và điều kiện sơ khởi. Cũng còn một  giả thiết khác nói về sự sáng tạo vũ trụ, đó là lý thuyết do nhà vật lý Andrei Linde và một số người khác đề ra, cho rằng mỗi một trong vô số lượng những đám bọt lượng tử sơ khai trôi nổi bập bềnh trong không gian đã cấu thành vũ trụ. Như thế thì vũ trụ của chúng ta chỉ là một cái bong bóng nhỏ trong một cái siêu vũ trụ được tạo nên bởi vô số những cái bong bóng khác. Ngoại trừ cái của chúng ta, không có cái nào trong số những vũ trụ đó nuôi dưỡng được sự sống bởi vì những hằng số vật lý và những định luật của chúng đã không thích hợp.

3. Không hề có một Đấng Sáng Tạo trong Phật Giáo.

Như vậy, thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa điệu chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo là một điểm then chốt trong việc phân biệt giữa Phật giáo với các truyền thống tín ngưỡng lớn trên thế giới. Đối với Phật giáo, ý niệm về một “nguyên nhân đầu tiên” không hề được đặt ra để lý giải do bởi ý niệm về tánh không và duyên khởi đã được bàn đến trước đây. Phật giáo xem vấn đề “sáng tạo” là không liên quan bởi vì theo họ, thế giới hiện tượng thực sự không được sinh ra, trong cái  ý nghĩa là chúng trải qua tình trạng từ phi hữu trở thành hiện hữu. Chúng có mặt trong một cách thế được gọi là “tục đế” và không hề là một thực tại chân thực. Tục đế hay thực tại quy ước có mặt do sự cảm nghiệm của ta về một thế giới mà chúng ta cho rằng trong đó mọi sự vật hiện hữu một cách khách quan. Phật giáo quan niệm rằng những nhận thức như thế là sai lầm bởi vì thế giới hiện tượng, nhìn một cách rốt ráo không phải là những thực tại khách quan, có nghĩa là chúng không hề là những hiện hữu tự thân. Đây được gọi là “chân đế”. Trong những ý nghĩa này, vấn đề sáng tạo trở thành một vấn nạn giả. Cái vấn nạn về một “nguồn gốc nguyên thủy” chỉ bắt nguồn từ sự xác tín vào thực tại tuyệt đối của thế giới hiện tượng. Cái ý tưởng về sáng tạo chỉ cần thiết khi chúng ta tin là có một thế giới khách quan. Nó tan biến đi khi chúng ta nhận thức rằng thế giới hiện tượng, cho dù là chúng ta có thể thấy chúng rõ ràng, không hề có một hiện hữu độc lập, “khách quan”. Và một khi sự sáng tạo không còn là một vấn đề, ý niệm về Đấng Sáng Tạo cũng không còn là một yêu cầu được đặt ra.

Tuy nhiên, quan điểm của Phật giáo không hề loại bỏ cái khả năng về một sự hiện bày của thế giới hiện tượng. Một điều hiển nhiên, cái thế giới mà chúng ta nhìn thấy chung quang mình không phải là phi hữu, tuy nhiên Phật giáo cho rằng nếu chúng ta khảo xét cách thế mà chúng hiện hữu, chúng ta sẽ nhận ra ngay là chúng không thể được xem như bao gồm một loạt những thực thể độc lập, có hiện hữu tự thân riêng biệt. Nhà triết học lớn của Phật giáo Ấn Độ vào thế kỷ thứ hai, Thánh giả Long Thọ, đã nói: “Bản tánh của vạn pháp là duyên khởi; tự nó, vạn pháp không hề có tự tánh”. Như thế sự tiến triển của chúng không phải do tình cờ may mắn mà cũng không phải bởi một sự can dự thiêng liêng nào. Thay vào đó chúng bị chi phối bởi luật nhân quả trong một mối liên hệ duyên khởi và nhân quả hổ tương bao trùm lên tất cả. Bởi vì vạn pháp không hề có thực tại độc lập, chúng không thể nào ‘bắt đầu’ và ‘kết thúc’ một cách thực sự như là những thực thể tách biệt.Và như thế, ý niệm về một sự khởi đầu và kết thúc của vũ trụ thuộc về tục đế chứ không phải chân đế.

Như vậy, quan điểm này phù hợp với nền khoa học vũ trụ đương đại như thế nào? Chúng ta thấy duy chỉ có loại vũ trụ không có khởi điểm và tận cùng là loại vũ trụ tuần hoàn với một loạt những vụ nổ vô tận của Big Bang và Big Crunch ở trong quá khứ và tương lai. Thế nhưng cái trạng huống mà trong đó vũ trụ của chúng ta tự sụp đổ vào một ngày nào đó bởi một Big Crunch có vẻ như không phù hợp với những quan sát đương đại khi cho rằng mật độ khối lượng của những quang chất (0.5% trong tổng số khối lượng và năng lượng tích chứa trong vũ trụ), vật chất tối (29.5%) và năng lượng tối (70%) cọng lại với nhau chỉ là cái tỷ trọng tới hạn. Điều này có nghĩa rằng cái hình học của vũ trụ là một hình học phẳng, tức là nó sẽ trương giản đến bất tận và độ gia tốc trương giản này sẽ không đi đến số không sau một khoảng thời gian vô tận ở tương lai. Như thế, với mức độ kiến thức hiện nay có vẻ như chưa chấp nhận được ý niệm về một loại vũ trụ tuần hoàn.

4. Những Suối Nguồn của Ý Thức Cộng Hữu Với Thế Giới Vật Chất.

Bây giờ trở lại vấn đề nhân bản thuyết. Theo như Phật giáo quan niệm, sự hoà điệu tuyệt vời của vũ trụ đủ để cho ý thức xuất hiện không hề là công trình của một Đấng Tối Cao nào cả, bởi vì nhân vật này không hề hiện hữu. Đây cũng không phải là sản phẩm của một tình cờ may mắn mà những người ủng hộ lý thuyết về một đa vũ trụ đề xuất: chúng ta có mặt và sống ở đây, trong vũ trụ này, chỉ là một ngẫu nhiên đầy may mắn do sự phối hợp chính xác của những hằng số và điều kiện vật lý. Phật giáo cho rằng cái vũ trụ vật chất này và ý thức đã luôn cộng hữu với nhau từ vô thủy. Để cộng hữu, cái thế giới hiện tượng này phải phù hợp một cách hổ tương, và do đó tạo ra sự hòa điệu kỳ diệu. Cái sau sinh khởi bởi vì vật chất và ý thức không thể loại trừ nhau, và bởi vì chúng có mối liên hệ duyên khởi. Quan điểm này phù hợp như thế nào với khoa sinh học thần kinh đương đại? Khoa sinh vật học quả là vẫn đang còn trên một lộ trình dài lâu mới có khả năng lý giải được nguồn gốc của ý thức Tuy nhiên, đại đa số những nhà sinh vật học quan niệm rằng không cần thiết giả định rằng những suối nguồn của ý thức cộng hữu với vật chất, bởi vì theo họ, cái sau có thể xuất hiện từ cái trước, rằng tâm thức có thể sinh khởi từ vật chất. Tâm thức phát sinh một khi mà hệ thống của những tế bào não bộ trong các sinh vật đạt đến ngưỡng cửa của một phức hợp. Trên quan điểm này, ý thức đã xuất hiện, cũng giống như sự sống, từ sự phức hợp của những nguyên tử vô sinh.

Đến đây một câu hỏi được đặt ra: Một khi Phật giáo cho rằng ý thức được phân lìa và vượt qua tình trạng vật lý, phải chăng Phật giáo cũng rơi vào chủ nghĩa nhị nguyên tâm-thân phân lìa của Descartes, qua đó cho rằng có hai loại thực tại, một của tâm (hay tư tưởng) và một của thế giới vật chất? Câu trả lời là không. Quan điểm của Phật giáo hoàn toàn khác biệt từ căn bản với chủ nghĩa nhị nguyên của Descartes. Chỉ có một sự khác biệt trên mặt tục đế giữa vật chất và ý thức, bởi vì ở điểm tận cùng, cả hai đều không có một hiện hữu tự thân. Bởi vì Phật giáo bác khước cái thực tại rốt ráo của thế giới hiện tượng, nó đồng thời cũng bác khước luôn cái ý tưởng cho rằng ý thức là độc lập và hiện hữu tự thân.

V. Khoa Học và Tâm Linh: Hai Cửa Sổ Mở Vào Thực Tại.

Vừa rồi chúng tôi đã cố gắng chứng tỏ rằng đã có những điểm đồng quy nổi bật giữa quan điểm về thực tại của Phật giáo và nền khoa học đương đại. Ý niệm về “vô thường”, một ý niệm then chốt trong Phật giáo, tương ứng với ý niệm về tiến hoá trong khoa học về vũ trụ, địa chất và sinh vật. Không có gì ở trong thể tĩnh, tất cả đều thay đổi, chuyển động và tiến triển, từ một hạt nguyên tử cực nhỏ cho đến một cấu trúc lớn lao nhất trong vũ trụ. Vũ trụ tự nó cũng đã có một lịch sử. Thuyết tiến hoá của Darwin kết hợp với sự chọn lọc tự nhiên chi phối những đổi thay liên tục trong thế giới sinh vật. Ý niệm về “duyên khởi”, cũng là trọng tâm của giáo lý Phật giáo, cộng hưởng với tính toàn thể, bất khả phân của không gian được hàm chứa trong thí nghiệm EPR về các cấp độ nguyên tử và hạ nguyên tử, cùng với thí nghiệm quả lắc Foucault về các tầng vũ trụ. Ý niệm về “tánh không” của Phật giáo, với sự vắng mặt về sự hiện hữu của một thế giới hiện tượng thường hằng và độc lập, tương đương với tính chất lưỡng tánh của ánh sáng và vật chất trong thế giới lượng tử của khoa học. Bởi vì một photon sẽ là sóng khi ta không quan sát chúng và là hạt khi ta đo lường, thế nên ta có thể nói là nó không có một hiện hữu độc lập, tự thân, sự xuất hiện của nó hoàn toàn tùy thuộc vào người quan sát.

Chúng tôi cũng đã nêu rõ rằng Phật giáo phản bác cái ý niệm về một sự khởi đầu của vũ trụ cũng như về một vị Thượng Đế hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng hòa điệu những phẩm tánh của mình, từ đó tạo điều kiện cho ý thức xuất hiện. Phật giáo cho rằng ý thức cộng hữu với vật chất nhưng không hề bắt nguồn từ vật chất. Bởi vì cả hai đều tương tác và duyên khởi nên không cần thiết phải điều chỉnh thế giới vật chất để phục vụ cho ý thức trong một thể hoà điệu.

Những điểm đồng quy nói trên không có gì là đáng ngạc nhiên bởi vì cả khoa học lẫn Phật giáo đều đã sử dụng những tiêu chuẩn nghiêm nhặt và chân xác để vươn đến chân lý. Bởi vì mục tiêu của cả hai là mô tả thực tại, họ phải gặp nhau ở những mẩu số chung mà không hề loại trừ nhau. Trong khoa học, những phương pháp cơ bản để khám phá sự thật là thí nghiệm và lý thuyết hóa dựa vào phân tích; trong Phật giáo, quán tưởng là phương pháp chính. Cả hai đều là những cánh cửa sổ cho phép ta hé nhìn vào thực tại. Cả hai đều vững vàng trong những phạm trù chuyên biệt của mình và bổ túc lẫn nhau. Khoa học khám phá dùm ta những kiến thức “qui ước”. Mục tiêu của nó là hiểu rõ thế giới hiện tượng. Những áp dụng kỹ thuật của nó có thể gây nên những hệ quả xấu hay tốt đối với đời sống thể chất của con người.  Thế nhưng quán tưởng, khi giúp ta nhìn rõ bản tánh chân thật của thực tại, có mục đích cải thiện nội giới để ta có thể hành động nhằm cải thiện đời sống của tất cả mọi người. Những nhà khoa học còn sử dụng đến những thiết bị tối tân hơn để khám phá thiên nhiên. Trái lại trong hình thức tiếp cận bằng quán tưởng, thiết bị duy nhất là tâm. Hành giả quán sát những tư tưởng của mình được đan kết lại cùng nhau như thế nào và dính mắc vào y ra sao. Y khảo sát cái cơ chế vận hành của hạnh phúc và đau khổ để từ đó cố gắng khám phá ra những tiến trình tâm linh nhằm nâng cao sự an bình nội tâm, làm cho cõi lòng mình rộng mở hơn đối với tha nhân để giúp họ cùng phát triển, cũng như từ đó thấy rõ được những tiến trình gây ra những hệ quả độc hại để loại bỏ chúng. Khoa học cung cấp cho ta những dữ kiện, nhưng không mang lại sự tiến bộ tâm linh và chuyển hoá. Trái lại sự tiếp cận tâm linh hay quán tưởng chắc chắn phải đưa ta đến một sự chuyển hoá bản thân sâu sắc trong cách thế mà chúng ta nhận thức về thế giới để dẫn đến hành động. Hành giả Phật giáo một khi nhận thức rằng vật thể không hề có hiện hữu tự thân sẽ giảm thiểu sự dính mắc vào chúng, từ đó giảm bớt khổ đau. Nhà khoa học, với cùng một nhận thức như thế, sẽ xoa tay hài lòng, xem đó như là một tiến bộ tri thức hầu sử dụng vào những công trình nghiên cứu khác, sự khám phá này không hề làm thay đổi thị kiến cơ bản của y đối với thế giới và cách thức mà y hướng dẫn đời sống của mình.

Khi đối diện với những vấn đề đạo đức hay luân lý ngày càng có nhiều sức ép, đặc biệt là trong lãnh vực di truyền học, khoa học cần đến sự trợ giúp của  tâm linh để khỏi bỏ quên đi nhân tính của mình. Einstein đã phát biểu một câu nói rất đáng tán thưởng về nhu cầu cần đến sự hợp nhất giữa khoa học và tâm linh: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo hoàn vũ. Nó sẽ phải vượt qua một vị Thượng Đế có nhân trạng và tránh xa những học thuyết lẫn giáo điều. Bao gồm cả khoa học tự nhiên và tâm linh, nó sẽ phải được đặt căn bản trên một ý thức tôn giáo phát khởi từ cảm nghiệm về tất cả mọi sự vật, khoa học tự nhiên lẫn tâm linh, và đây được xem như một sự hợp nhất đầy ý nghĩa … Phật giáo là câu trả lời cho sự mô tả này… Nếu có bất kỳ một tôn giáp nào có thể đáp ứng được những nhu cầu của nền khoa học đương đại, thì đó chính là Phật giáo.”

Lê Tâm Công Hà dịch 

Đề nghị tham khảo thêm:

Chủ đề được bàn thảo ở đây đã được khai triển một cách chi tiết hơn trong:

Ricard, Matthieu, and Thuan, Trinh Xuan, “The Quantum and the Lotus,” New York, Crown, 2001; Paperback edition: New York, Three Rivers Press, 2004

Trong hơn 20 năm qua, đã có một loạt những gặp gỡ chung quanh chủ đề  ‘Mind and life’ giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và một số những nhà khoa học nổi tiếng trên các lãnh vực thần kinh sinh vật học, phân tâm học, triết học và vật lý học. Trọng tâm của những cuộc gặp gỡ này là thảo luận về tâm bởi vì Phật giáo từ hơn 25 thế kỷ qua đã đề ra một phương cách tiếp cận rất sâu sác và nghiêm nhặt để tìm hiểu các tạng thái tâm thức và bản chất rốt ráo của tâm, có thể mang dến những lợi ích cho khoa thần kinh sinh vật học phương Tây. Nội dung những cuộc gặp gỡ này đã được xuất bản:

Goleman, Daniel, ed., Healing Emotions: Conversations with the Dalai Lama on Mindfulness, Emotions and Health, Boston, Shambhala Publications, 1997

—-. Destructive Emotions: A scientific Dialogue with the Dalai Lama, New York, Bantam Doubleday, 2002

Hayward, Jeremy W., Shifting Worlds Changing Minds: Where the Sciences and Buddhism Meet, Boston, Shambala Publications, 1987

Houshmand, Zara, Livingston, Robert B., Wallace, B. Alan, eds. Consciousness at the Crossroads: Conversations with the Dalai Lama on Brainscience and Buddhism, Ithaca, New York, Snow Lion Publications, 1999

Varela, Francisco, J. ed., Sleeping, Dreaming and Dying: An Exploration of Consciousness with the Dalai Lama, Boston, Wisdom Publications, 1997

Varela, Francisco, J. and Hayward, Jeremy, eds., Gentle Bridges: Conversations with the Dalai Lama on the Sciences of Mind, Boston, Shambhala Publications, 2001

Zajonc, Arthur, ed., The New Physics and Cosmology: Dialogues with the Dalai Lama, New York, Oxford University Press, 2004

Ngoài ra một số công trình khác thảo luận về những mối tương quan giữa khoa học và Phật giáo:

Wallace, B. Alan, The Taboo of Subjectivity: Toward a new science of consciousness, New York, Oxford University Press, 2000

—- ed. Buddhism and Science: Breaking New Ground, New York, Columbia University Press, 2003.

Chú thích của dịch giả:

(*) mythos : Giữ đúng nguyên văn danh từ Hy Lạp mà tác giả dùng trong bài viết, có nghĩa là thần thoại.

(**) Phép lặp thừa (tautology): Trong luận lý học, đây là một mệnh đề rỗng bao gồm những mệnh đề đơn giản hơn làm cho nó trở thành đúng, phù hợp với logic cho dù những mệnh đề nhỏ này có thể đúng hoặc sai. Thí dụ: Ngày mai trời có thể mưa hay không mưa.

Một số thuật ngữ Vật lý:

– Big Bang: Vụ nổ lớn.

– Big Crunch: Vụ co rút lớn.

– Critical density: Tỷ trọng tới hạn.

– Cyclical universe: Vũ trụ tuần hoàn.

– Dark matter: Vật chất tối.

– Dark energy: Năng lượng tối.

– Fleeting neutrinos: neutrinos phù du.

– Luminous matter: Quang chất.

– Mass densities: Mật độ khối lượng.

– Non-locality: Tính phi cục bộ (theo GSTS Hồng Dương Nguyễn Văn Hai). TS (Vật lý) Nguyễn Tường Bách dịch là “Tính liên thông”.

– Natural selection: Chọn lọc tự nhiên.

– Reductionist method: Phép quy giản.

Nguồn:danchimviet.free.fr

 

TIN BIỂU TÌNH TRÊN TRANG basam.info

2 Th6

TIN BIỂU TÌNH TRÊN TRANG basam.info

TIN TỪ HÀ NỘI 7H55′: Dạo quanh một vòng, Sứ quán Trung Quốc, Nhà hát lớn TP, Bờ Hồ, không khí bình yên. Ít cảnh sát, riêng khuôn viên Tượng Lý Thái Tổ có nhiều Cảnh sát giao thông cùng 3 mô tô dẫn đoàn (chắc chuẩn bị hướng dẫn đoàn biểu tình?). Đã thấy một số bà con quen biết, đặc biệt blogger Lê Anh Hùng có cả phu nhân tháp tùng …  Hướng dẫn biểu tình ngày 2/6/2013 (Xuân VN).

Mời độc giả theo dõi tường thuật trực tiếp từ trang Tễu: TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN VÀ XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG NGÀY CHỦ NHẬT 02.06.2013.  Tường thuật buổi sáng biểu tình Hà Nội – Sài gòn 2/6/2013 (TTXVA).

8h50: – Một đoàn biểu tình nhỏ đi vòng quanh Bờ Hồ, ngang qua Thủy Tạ, một số người bị lực lượng an ninh mặc thường phục xông vào giật băng rôn và kéo lên xe bus đưa đi, trong đó có Lã Việt Dũng.

9h10‘: trong đoạn video mà chúng tôi có được tại hiện trường, có người nhận ra cô Trần Thị Minh Hà, người của hãng thông tấn Pháp AFP, bị hai người mặc thường phục co kéo lôi về phía xe bus đang chờ sẵn.

Lúc này, tại khu vực Bưu điện Bờ Hồ, có tin một số người nữa bị bắt giữ, trong đó có Hoàng Đình Nam cũng là người của AFP, tác giả bức ảnh nổi tiếng Cha Thadeus Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại phiên tòa ở Huế mấy năm trước.

Tin từ những người bị bắt trên xe bus cho hay: có khoảng 20 người, trong đó ngoài những người đã kể trên, còn có Nhà văn-blogger Thùy Linh, Bùi Hằng, Tiến “từ từ”, Trương Văn Dũng, 7 sinh viên trường KHXH Nhân văn … Xe đang trực chỉ về hướng trại Lộc Hà.

9h40′:  xe đã tới Lộc Hà. Mọi người tiếp tục biểu tình, hô khẩu hiệu …

Tin thêm: trong số bị bắt có cả J.B. Nguyễn Hữu Vinh, blogger Nguyễn Tường Thụy, anh Nguyễn Văn Lịch, chị Nguyễn Thị Hạnh. Có 2 xe bus chở người bị bắt, 1 xe 15 người, 1 xe khỏang 10 người.

9h55′: Hiện tại có 22 người đã bị đưa về trại Lộc Hà, trong đó có 1 cháu nhỏ 5 tháng tuổi (con chị Trần Thị Nga).

10h16′: Tại trại Lộc Hà, những người bị bắt đang bị trấn áp. Anh Trương Văn Dũng bị đánh.

10h55′: – Công an đang “điểm danh”.

H3<= Trại Lộc Hà. Photo: FB Bùi Hằng. – FB Hành Nhân: ” tuCác anh chị đã bị bắt tại Bờ Hồ: Bui Thị Minh Hang, Truong van Dung, Lã Việt Dũng, Phuong Dang Bich, Nguyễn Tường Thụy, Ngu Vu Quoc, JB Nguyễn Hữu Vinh… Tất cả bị đưa lên xe bus chay về hướng Lộc Hà. Lại tiếp tục bị cái bọn ‘mất nhân phẩm’ nhăm nhe cưỡng chế phục hồi nhân phẩm ‘suy thoái’...”

Tính mạng Cù Huy Hà Vũ gặp nguy! Không phải chuyện bông đùa! – Bauxite

2 Th6

Tính mạng Cù Huy Hà Vũ gặp nguy! Không phải chuyện bông đùa!

Bài viết này do Phạm Toàn chấp bút và được toàn Ban Biên tập trang mạng Bauxite Việt Nam cấp tốc thông qua, liên quan đến tình trạng sức khỏe và cách đối đãi của trại tù đối với luật gia Cù Huy Hà Vũ.

Gửi tướng Cao Ngọc Oánh,

1./ Sau chuyến gia đình đi thăm nuôi Luật gia Cù Huy Hà Vũ cuối tháng 5 năm 2013, Luật gia Cù Huy Hà Vũ tỏ ra rất bất bình vì những cung cách đối xử của trại tù mà nghiêm trọng nhất là năm điều sau:

Một, rất nhiều thư từ Luật gia Cù Huy Hà Vũ gửi về gia đình họ hàng để chúc Tết, thăm hỏi, những thư đó đều viết theo đúng quy định của chế độ nhà tù, đã không được nhà tù chuyển đi.

Hai, nhiều đồ dùng cá nhân không thuộc hạng mục cấm đều không được chuyển cho tù nhân Cù Huy Hà Vũ (thí dụ toan để vẽ tranh sơn dầu, những quyển thơ của Huy Cận, Xuân Diệu…).

Ba, tuy đã nhiều lần xin phép, nhưng bà Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của tù nhân Cù Huy Hà Vũ, vẫn không được ở lại với chồng theo chế độ không quá 24 giờ tại phòng riêng.

Bốn, những đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến các nội dung vừa kể bên trên đều không được chuyển đến nơi xem xét hoặc không được hồi đáp theo đúng quy định của luật pháp.

Năm, do chỗ người tù Cù Huy Hà Vũ vẫn không chấp nhận bản án của tòa án vô luật lệ, vô đạo lý đối với mình, nên ông có yêu cầu được nhận mười tài liệu mà tòa án đã dùng làm căn cứ buộc tội mình, để ông chuẩn bị tài liệu yêu cầu xử giám đốc thẩm – yêu cầu đó đã không được đáp ứng.

2./ Đó là những cách cư xử tồi tệ mà người tù Cù Huy Hà Vũ phải chịu đựng hai năm nay.

Vì thế, ngày 12-5-2013 vừa qua, luật gia Cù Huy Hà Vũ đã tuyên bố bằng văn bản với giám thị trại tù rằng ông sẽ tuyệt thực nếu các Đơn Tố cáo của ông và gia đình ông không được đáp ứng hoặc không được trả lời. Và cách đây sáu hôm, ông đã thực hiện lời cảnh báo đó.

Được tin xấu, bà Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã thông báo việc người tù Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực tới tướng Cao Ngọc Oánh. Ông tướng này đã trả lời bà Dương Hà như sau “… không lo anh ấy còn nhiều Coca Cola lắm…”. Mặc dù bà Dương Hà đã tự hạ mình khóc lóc van xin, nhưng viên tướng này vẫn vô cảm trước tình trạng sức khỏe nguy kịch của người tù lương tâm Cù Huy Hà Vũ.

Vào sáng ngày thứ sáu 31 tháng 5 năm 2013 vừa rồi, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà gấp rút xin giấy phép tới thăm người tù Cù Huy Hà Vũ với tư cách luật sư, song TC VIII vẫn dửng dưng như mọi khi, hẹn nếu muốn có giấy phép thì phải chờ đầu tuần vì hiện TC VIII không có người ký giấy!

Bà Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã phải quyết định đi ngay chiều thứ sáu 31 tháng 5 năm 2013, nhưng do Phó Giám thị Sáu, phụ trách K3, không cho thăm viện lý tháng 5 đã hết tiêu chuẩn thăm nuôi nên Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà phải ngủ lại ngoài Trại để sáng thứ bảy 1 tháng 6 năm 2013 vào thăm chồng sớm. Tình trạng sức khỏe nguy kịch của người tù Cù Huy Hà Vũ đã được Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà thông báo để dư luận rộng rãi được  biết.

Tình hình đã được tóm tắt như sau qua thông tin của Kiến trúc sư Trần Thanh Vân trên trang www.basam.info đầu giờ chiều 1 tháng 6 năm 2013:

“Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã ra khỏi nhà giam. Dương Hà kể lại như sau:
Sau 6 ngày hoàn toàn nhịn đói, huyết áp đã có lúc lên đến 170/110 nay đã tụt xuống 90/60. Người phù nề, môi trắng bệch. Ls Dương Hà cho biết chỉ cần nhịn thêm chút nữa, huyết áp tụt hẳn là dẫn đến tử vong.

Hôm nay vì có vợ và con trai vào thăm, mang cạp lồng cháo vào động viên, nể vợ con, Ts Cù Huy Hà Vũ đã ăn 3 thìa cháo rồi ngậm miệng lại quyết không ăn thêm gì nữa. Vợ con khuyên giải gì cũng không lay chuyển, anh yêu cầu cục Trại giam phải đáp ứng và trả lời đơn khiếu nại của vợ anh và bản thân anh.

Một buổi sáng khóc lóc, khuyên giải không kết quả gì.

Ls Nguyễn Thị Dương Hà và con trai đã ra khỏi trại, chị đã gửi tin nhắn đến tướng Cao Ngọc Oánh thông báo về tình hình khẩn cấp này. Nếu không có sự can thiệp nghiêm túc của tướng Cao Ngọc Oánh thì hậu quả sẽ khôn lường.”

3./ Chúng tôi hoàn toàn hậu thuẫn những đòi hỏi chính đáng của gia đình Cù Huy Hà Vũ –  Nguyễn Thị Dương Hà như đã nêu ở phần 1./ trên đây.

Trang BVN yêu cầu ông Cao Ngọc Oánh hãy cư xử một cách có tư cách, có trách nhiệm, không được phép đùa bỡn trước tính mạng một tù nhân lương tâm (tù chính trị) dưới quyền quản lý của ông.

Gia đình Cù Huy Hà Vũ –  Nguyễn Thị Dương Hà không đòi hỏi đặc quyền đặc lợi, chỉ yêu cầu những điều tối thiểu như pháp luật hiện hành quy định. Dù là tù nhân, Cù Huy Hà Vũ có đủ tư cách để đòi quyền sống như một con người bình thường, và một Nhà nước nếu thực sự là của dân, do dân, vì dân phải thấy nghĩa vụ của mình trong việc đáp ứng những nhu cầu của những người dân bình thường đó.

Hãy tôn trọng quyền sống của từng con người Việt Nam bình thường!

Hãy trả tự do cho tất cả những người Việt Nam đấu tranh ôn hòa để xây dựng đất nước!

Hãy chịu học Lịch sử để biết kết cục tất yếu của bất kỳ chế độ cai trị tàn bạo nào!

Việt Nam muôn năm!

Ban Biên tập Bauxite Việt Nam

Xin nghe bài phỏng vấn Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà do nhà báo Trần Quang Thành thực hiện tại đây.

Mỹ mời các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tới họp ở Hawaii – Dân Trí

2 Th6

Mỹ mời các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tới họp ở Hawaii

 

(Dân trí) – Mỹ hôm nay 1/6 đã đề nghị chủ trì một cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á ở Hawaii vào năm tới, trong nỗ lực được cho là nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực.
 >>  Mở rộng “trục xoay”, Mỹ thẳng thừng cáo buộc Trung Quốc

 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel (giữa) tận dụng Đối thoại Shangri-La để củng cố “trục xoay” sang châu Á-Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore rằng đầu tiên ông sẽ gặp gỡ những người đồng nhiệm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại một cuộc họp khu vực ở Brunei vào năm nay.

 

“Vào cuối tuần này, trong cuộc gặp của tôi ở đây, Singapore, tôi sẽ chuyển lời mời các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tới nhóm họp vào năm tới ở Hawaii”, ông chủ Lầu Năm Góc cho hay.

 

“Tôi tin rằng cuộc họp đầu tiên của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN do Mỹ tổ chức sẽ tạo cơ hội nữa cho chúng ta thảo luận về tầm nhìn chung cho một tương lai năng động, hòa bình và an toàn cho khu vực”, ông nói.

 

4 thành viên trong khối 10 nước ASEAN, gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam, cùng Đài Loan hiện đang vướng vào trong các cuộc tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc trên Biển Đông. Những nước thành viên nhỏ hơn khác như Lào và Campuchia hiện được cho là chịu ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng lớn của Trung Quốc, một phần là dohọ  nhận sự hỗ trợ từ Bắc Kinh.

 

Trung Quốc hiện ngày càng hiếu chiến trong các tuyên bố chủ quyền của mình đối với gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả những vùng biển và lãnh hải ăn sát vào bờ biển của các nước khác và cách bờ biển Trung Quốc hàng ngàn km.

 

Ảnh hưởng của Trung Quốc đã được thấy rõ trong hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN tại Campuchia vào năm ngoái, khi các ngoại trưởng của khối lần đầu tiên trong lịch sử không ra được thông cáo chung, do bất đồng về cách đối phó với Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

 

Giới phân tích cho rằng Washington cũng có nguy cơ bị “hất cẳng” trên mặt trận thương mại. Trung Quốc có thỏa thuận thương mại tự do với ASEAN và là nhân tố chính trong nỗ lực mở rộng thỏa thuận gồm có những nước khác trong khu vực như Nhật, Hàn, Ấn, Australia và New Zealand.

 

Chính vì vậy mà Mỹ đang hối hả thúc đẩy các cuộc đàm phán đối trọng, nhằm tạo ra Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm cả châu Mỹ Latinh.

 

Mỹ tái khẳng định hiệp ước quân sự với Philippines

 

Cũng trong động thái nhằm củng cố “trục xoay” của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm nay cũng tái khẳng định cam kết của nước này với hiệp ước quốc phòng với Philippines, nước hiện đang căng thẳng với Trung Quốc trên hồ sơ Scarborough và các đảo khác thuộc Biển Đông.

 

Cam kết được đưa ra trong cuộc gặp giữa ông Chuck Hagel và người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin bên lề Đối thoại Shangri-La.

 

Philippines, cựu thuộc địa của Mỹ, không chỉ tranh chấp với Trung Quốc mà hiện cũng đang căng thẳng với Đài Loan sau vụ lực lượng bảo vệ bờ biển nước này bắn chết một ngư dân Đài Loan trên Biển Đông.

 

Philippines và Mỹ, với binh sỹ từng sát cánh bên nhau trong Thế chiến II trên Thái Bình Dương, ràng buộc nhau bởi hiệp ước ký năm 1951, theo đó hai bên cam kết giúp đỡ bảo vệ nhau trong trường hợp có tấn công từ bên ngoài.

 

Philippines là một trong những nước có lực lượng vũ trang kém cỏi nhất châu Á nhưng lại là một trong những nước phản ứng mạnh nhất những hoạt động áp đặt chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc.

 

Vũ Quý

Bộ trưởng quốc phòng các nước hối thúc hoàn tất COC – Tin Tức

2 Th6

Bộ trưởng quốc phòng các nước hối thúc hoàn tất COC

Ngày 1/6, bộ trưởng quốc phòng của một số nước tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hối thúc việc sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và có các hành động cụ thể để xây dựng lòng tin nhằm tránh không làm cho tình hình ở Biển Đông thêm căng thẳng.

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen.

Thông cáo báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông Singapore viết tại buổi tiếp ngày 1/6 của Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen với 20 người đồng cấp đang tham dự Đối thoại Shangri-La, các bộ trưởng hoan nghênh việc Mỹ tiếp tục can dự tại khu vực và việc Washington tái khẳng định lợi ích lâu dài tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như cam kết của Mỹ tại khu vực này. Các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hợp tác xây dựng giữa Mỹ và Trung Quốc vì mối quan hệ này ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình và ổn định ở khu vực.

Nhân dịp này, các bộ trưởng cũng thảo luận những thách thức an ninh chủ yếu đang thách thức khu vực, kể cả các tranh chấp trên biển hiện nay cũng như tuyên bố đối với các vùng lãnh thổ chồng lấn tại khu vực Biển Đông. 

Các bộ trưởng cho rằng nếu các thách thức không được giải quyết một cách thận trọng thì nguy cơ làm mất ổn định ở khu vực là rất lớn. Các bộ trưởng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có những biện pháp thiết thực như thành lập đường dây nóng để có thể giảm rủi ro hiểu lầm và tránh tranh chấp. 

Theo thông cáo báo chí, các bộ trưởng cũng nêu bật tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại chiến lược, xây dựng lòng tin, hợp tác thiết thực và thúc đẩy mối quan hệ quân sự ổn định.

TTXVN/Tin tức

G.S. Carl Thayer và câu chuyện Hoàng Sa – Vnn

2 Th6

G.S. Carl Thayer và câu chuyện Hoàng Sa

Carl Thayer, vị giáo sư đã nghỉ hưu của Học viện Quốc phòng Úc, Đại học New South Wales, đã nhiều lần sang Việt Nam dự các hội thảo quốc tế. Nhưng, có lẽ, đây là lần đầu tiên GS Carl Thayer đến một tỉnh lẻ như Quảng Ngãi.

Ngày 27.4.2013, Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo quốc tế về chứng cớ lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại Đại học Phạm Văn Đồng.

Carl Thayer, Hoàng Sa, Quảng Ngãi,
GS Thayer (bên trái) tại Quảng Ngãi.

Tại cuộc hội thảo đó, GS Thayer đã gặp những đồng nghiệp đã cùng ông dự các cuộc hội thảo Biển Đông tại Hà Nội và TP HCM, như  nguyên Tổng Thư ký ASEAN Rod Severino, TS Renato de Castro từ Philippines, TS Subhash Kapila từ Ấn Độ, hay GS Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine (Hoa Kỳ).

Đặc biệt hơn, ông đã gặp lại Murray Hiebert, một chuyên gia cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington DC (Hoa Kỳ), người từ vài năm trở lại đây thường chủ toạ các phiên thảo luận về Biển Đông tại hội thảo tại CSIS, mà GS Thayer luôn được mời tham dự.

Là chuyên gia hàng đầu về Việt Nam, GS Thayer biết rằng trước khi chuyển qua kênh học giả, Hiebert đã từng là phóng viên nổi tiếng của tờ tạp chí nổi tiếng một thời “Tạp chí Kinh tế Viễn Đông”. Bản thân Hiebert đã từng có kỷ niệm đáng nhớ với Việt Nam vào đầu những năm ’90, khi ông từng là phóng viên thường trú của hãng này tại Hà Nội, giai đoạn Việt Nam bắt đầu đổi mới về kinh tế.

Thế nhưng… “phúc bất trùng lai”! Bài tham luận được GS Thayer chuẩn bị rất cẩn thận về vụ kiện Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc của Philippines, có lẽ là lần đầu tiên, đã không được trình bày tại hội thảo. Đơn giản vì cùng đề tài này đã có bài trình bày của Murray Hiebert, và vị học giả của CSIS, người sẽ tiếp tục chủ toạ hai phiên thảo luận trong cuộc hội thảo về Biển Đông vào đầu tháng 6 tại CSIS.

Carl Thayer, Hoàng Sa, Quảng Ngãi,
Các hiện vật và chứng cứ lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.

Nhưng GS Thayer không đơn độc. Cùng chung số phận với ông còn có một loạt các học giả khác nguyên TTK ASEAN Rod Severino, TS Renato de Castro từ Philippines, hay TS Subhash Kapila từ Ấn Độ. Các học giả Việt Nam, như Phạm Hoàng Quân, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Vì chương trình tổ chức trong một ngày nên các tham luận đó không có thời gian trình bày, và ban tổ chức đã dành thời gian khá lớn cho các cuộc tranh luận.

Chứng cứ lịch sử đối với học giả nước ngoài

Trong phiên thảo luận về chứng cớ lịch sử, GS Thayer đã hỏi mọi toàn bộ những học giả Việt Nam trình bày tham luận một câu hỏi: Trong quá trình đọc các ghi chép về lịch sử của Việt Nam, liệu có cái nào nói về sự hiện diện của người nước ngoài trên quần đảo Hoàng Sa?

Tất cả những người được hỏi đều đưa ra câu trả lời rất cụ thể, GS Thayer cho biết.

Chẳng hạn, có ghi chép nói rằng các công dân Trung Hoa đã tới Hoàng Sa, nhưng, theo luật Trung Hoa thời đó, sống ở trên những hòn đảo nước ngoài như vậy là bất hợp pháp.

Hay có ghi chép ghi lại rằng quan chức thuộc tỉnh Quảng Đông có tham gia vào hành vi khẳng định chủ quyền, thế nhưng không hề có sự tham gia của chính quyền trung ương của Trung Hoa.

Hoặc, người Trung Hoa chỉ đến Hoàng Sa theo mùa vụ đánh cá, chứ không phải định cư hoàn toàn. Còn đối với Việt Nam, các học giả Việt Nam đã chỉ ra những sắc chỉ của các Chúa Nguyễn cử các hải đội đi ra cai quản Hoàng Sa.

“Học giả nước ngoài có dành bao nhiêu thời gian để nghiên cứu sử liệu và chứng lý về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, thì họ vẫn phải phụ thuộc vào học giả Việt Nam, những người có thể đọc được những tài liệu cổ bằng tiếng Việt được lưu trữ tại Việt Nam”, GS Thayer nhận xét.

Chẳng hạn, như ông Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, đã trình bày một bản tham luận rất thú vị về Vua Minh Mạng ban sắc chỉ cho các hải đội Hoàng Sa.

Hay GS Nguyễn Quang Ngọc của Đại học Quốc gia Hà Nội cung cấp những tư liệu mới tìm được về hải đội Hoàng Sa.

“Những tư liệu này (của GS Nguyễn Quang Ngọc) thực sự đã làm cho tôi cảm thấy được khai sáng”, GS Thayer nói.

Hoặc, TS Nguyễn Nhã, từ Hội Sử học, đã rất xuất sắc trong việc bắt bẻ những điểm yếu trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Theo GS Thayer, các cuộc hội thảo, như ở Đại học Phạm Văn Đồng, là vô cùng có giá trị đối với người nước ngoài, theo ý nghĩa giáo dục.

Carl Thayer, Hoàng Sa, Quảng Ngãi,
Lý Sơn nhìn từ trên cao.

Lần đầu tiên đến Lý Sơn

Có lẽ GS Thayer, cùng với các đại biểu nước ngoài dự hội thảo Biển Đông, gần như là những người nước ngoài đầu tiên có mặt ở Lý Sơn. Ít nhất là từ khi Trung Quốc lộ rõ bộ mặt muốn xâm chiếm 80% Biển Đông thông qua đường lưỡi bò.

Trong con mắt của GS Thayer, đảo Lý Sơn đã cung cấp một sự biểu dương về khía cạnh thực tiễn lịch sử hàng hải lâu đời của Việt Nam. Đó là, khi tàu cập bến Lý Sơn, không ai là không nhận thấy một số lượng lớn các thuyền đánh cá.

Hơn nữa, mục đích của chuyến đi này, không phải để ngắm cảnh, mà để tham dự buổi lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn. Buổi lễ này đã tái hiện phần lịch sử trong trí nhớ con người về các hy sinh và thắng lợi của người Việt hơn hai thế kỷ trước.

 “Nhưng, đối với tôi, sự kiện thú vị nhất trên đảo là hai câu chuyện của ngư dân’’, GS Thayer kể lại.

Một người là ngư dân trong lần đánh cá ở Hoàng Sa năm 1981 đã mang trở về tấm vải có in  những dòng chữ trên một tấm đá mà ông ta không hiểu người ta đã viết gì trên đó. Đó là bản khắc trên đá từ năm thứ hai của Triều Nguyễn, và cung cấp chứng cớ lịch sử rằng Hoàng Sa nằm dưới quyền tài phán của Việt Nam.

Người ngư dân còn kể lại chính người Trung Quốc đã cố tiêu huỷ những bằng chứng đó đi.

Ông ta còn kể chuyện bị bắt thế nào, bị cư xử tàn tệ ra sao. Nhưng, cuối cùng, ông vẫn thể hiện quyết tâm tiếp tục đánh cá ở vùng Hoàng Sa – vùng nước thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Câu chuyện thứ hai GS Thayer được nghe là từ thuyền trưởng tàu cá bị tàu Trung Quốc bắn pháo sáng vào sáng 20.3 – một câu chuyện mà chúng tôi sẽ kể tiếp trong phần 2 của câu chuyện này.

  • Huỳnh Phan

Các bà mẹ Thiên An Môn: Chính phủ không cải cách chính trị – VOA

2 Th6

Các bà mẹ Thiên An Môn: Chính phủ không cải cách chính trị

 
Bà Ding Zilin, đồng sáng lập tổ chức Các Bà mẹ Thiên An Môn

Bà Ding Zilin, đồng sáng lập tổ chức Các Bà mẹ Thiên An Môn

 
 

Tin liên hệ

 

Tại Trung Quốc, một nhóm gia đình đã lên án Chủ tịch nước Tập Cận Bình, cho rằng ông không phát động cải cách chính trị. Họ nói ông Tập đang đưa Trung Quốc “đi thụt lùi trở lại chủ nghĩa Mao-ít nguyên thủy*”

Trong một thư ngỏ công bố hôm nay trên trang mạng của tổ chức Nhân Quyền Trung Quốc có trụ sở đặt ở New York, một nhóm đấu tranh của các bà mẹ của nạn nhân trong biến cố Thiên An Môn đòi giới lãnh đạo Trung Quốc mở đối thoại và đánh giá lại vụ đàn áp ở quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 6 năm 1989, đã giết chết tới 3.000 người biểu tình.

Nhóm này đã nhiều lần đòi nhà nước Trung Quốc công bố một danh sách đầy đủ tên tuổi của những người đã chết, và bồi thường cho thân nhân của họ.

Bức thư mới nhất nói “một trạng thái tuyệt vọng chung đang tràn ngập” xã hội Trung Quốc, và trong giới lãnh đạo cận đại, không có nhân vật nào là một nhà cải cách đúng nghĩa, kể cả ông Tập Cận Bình, mới lên nắm chức Chủ tịch nước trong năm nay.

Lá thư kết thúc với câu: “chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc, không bao giờ ngừng lại cho tới khi nào biến cố 4 tháng 6 được đánh giá lại, và linh hồn các nạn nhân được an nghỉ. ”

Bắc Kinh cho tới nay vẫn chưa cung cấp số tử vong chính thức trong vụ đàn áp bị toàn thế giới lên án.

Các số liệu không chính thức ước lượng số người bị giết trong biến cố Thiên

Thủ tướng trả lời về Biển Đông tại Hội nghị Shangri-La – BS

2 Th6

Mời xem thêm bài liên quan trên VOV News:

Thủ tướng trả lời về Biển Đông tại Hội nghị Shangri-La

(VOV) – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp lắng nghe và trả lời một số câu hỏi của các đại biểu tham dự đối thoại Shangri-La lần thứ 12.

Tối 31/5, tại Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hoàn thành xuất sắc vai trò diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 – một diễn đàn lớn của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về quốc phòng và an ninh. Thủ tướng cũng đã trực tiếp lắng nghe và trả lời một số câu hỏi của các đại biểu tham dự đối thoại lần này liên quan đến các thách thức nổi lên, nhất là vấn đề Biển Đông.

1. Trả lời câu hỏi của ông Christian Le Miere, học giả cao cấp về Hải quân và an ninh hàng hải – Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) của Vương quốc Anh về việc trong bài phát biểu, Ngài Thủ tướng đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Như vậy có nghĩa là Việt Nam đồng ý với việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về Luật biển?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Về vấn đề này, ngày 26/4/2013, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố công khai quan điểm của Việt Nam (*). Để tiết kiệm thời gian của quý vị và các bạn, tôi xin không nhắc lại.

Tôi xin nhấn mạnh lại rằng, là một quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.

Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi ASEAN và Trung Quốc cùng nhau thực tâm, chân thành thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực xây dựng COC. Tất cả chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng lòng tin chiến lược, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung”.

2

2. Đề cập câu hỏi của Thiếu tướng Yao Yun Zhu, Giám đốc Trung tâm quan hệ quốc phòng Trung-Mỹ,  Học viện kỹ thuật Quân sự Trung Quốc nói trong bài phát biểu, Ngài Thủ tướng đã đề cập đến các thách thức an ninh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có thách thức có thể làm gián đoạn tự do hàng hải, hoạt động thương mại quốc tế. Ngài Thủ tướng cũng đề cập một vài cường quốc vi phạm luật pháp quốc tế, xin Ngài đưa ra các ví dụ về cường quốc nào vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm luật nào, qua đó làm gián đoạn tự do hàng hải?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải là lợi ích, là mong muốn, là mục tiêu chung của khu vực và thế giới.

Những nhân tố đe dọa tới hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn, tự do hàng hải tôi đã đề cập trong bài phát biểu của mình. Và những diễn biến gần đây trên thực tế, thì mọi người chúng ta có mặt tại đây đều đã biết. Tôi xin không nhắc lại.

Để thực hiện được mong muốn và mục tiêu chung mà tôi đã nêu ở trên, thì trước hết các bên liên quan cần thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực tiến tới COC, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể cùng nhau thực hiện được mục tiêu và mong muốn chung là hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, thịnh vượng cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải trong khu vực”.

3

3. Trả lời câu hỏi của ông Lee Chung Min (Đại học Yonsei, Hàn Quốc) nói trong bài phát biểu, Ngài đã nhiều lần đề cập vấn đề xây dựng lòng tin chiến lược. Vậy Ngài có thể cho biết đánh giá của Việt Nam về lòng tin đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: “Về vấn đề lòng tin đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc, tôi đã đề cập trong bài phát biểu của mình. Tôi không nhắc lại, chỉ xin nhấn mạnh là: Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất đối với tương lai quan hệ của chính mình cũng như đối với hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.

Chúng ta tin tưởng và hy vọng rằng, với tư cách là hai cường quốc của thế giới, Hoa Kỳ và Trung Quốc nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình, có chiến lược và việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp ngày càng nhiều vào hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung”./.

(*) Trong trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc ngày 24/4/2013, Chánh án Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã chính thức chỉ định các trọng tài viên cho Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 trên cơ sở Thông báo và Tuyên bố khởi kiện ngày 22/01/2013 của Philippines, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói:

Việt Nam được biết ngày 22/01/2013, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Philippines đã chuyển cho Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Philippines công hàm kèm theo Thông báo và Tuyên bố về việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Phụ lục VII Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và ngày 24/4/2013, Chánh án Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã chỉ định xong các Trọng tài viên cho Tòa Trọng tài nói trên.

Là quốc gia ven biển có các quyền và lợi ích quốc gia hợp pháp và chính đáng ở Biển Đông, Việt Nam quan tâm và theo dõi sát tiến trình của vụ kiện này. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tế quản lý để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản pháp lý của Việt Nam.

Đồng thời, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định: Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết, để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán cũng như các lợi ích quốc gia hợp pháp và chính đáng khác của mình ở Biển Đông phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình ở Biển Đông.

Việt Nam đề nghị các bên liên quan nghiêm túc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc, Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 kỷ niệm 10 năm DOC và mong muốn các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc sớm tiến hành đàm phán chính thức xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Thành Chung/VOVTV

    • infooption
    • Click here to enable the button
      Twitter Dummy Image
    • Click here to enable the button
      Facebook Dummy Image

When you activate these buttons by clicking on them, some of your personal data will be transferred to third parties and can be stored by them. More information here.

Tags: ,
This entry was posted on Saturday, June 1st, 2013 at 18:52 and is filed under ASEAN, Biển Đông/TS-HS, Quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Quan hệ Việt – Mỹ, Quan hệ Việt-Trung. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, or trackback from your own site.

10 Responses to “1802. BÀI PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG VIỆT NAM ÁM CHỈ TRUNG QUỐC PHÁ TỰ DO HÀNG HẢI”

 
  1. khach says:

    Toi thay NTD tra loi phong van bao chi tai Singapore ve cau hoi “… hay noi ro nhung nuoc lon nao dang lam mat on dinh trong khu vuc …” Ong Dung khong noi truc tiep nuoc nao nhung da neu ten 2 nuoc do la Trung quoc va My. TQ thi chung ta thay qua ro rang con My cung khong thua kem gi TQ vi vay ong Dung qua khon da dua ra 2 nuoc lon nay(TQ va My) phai co trach nhiem hon voi the gioi. khong nen vi loi ich rieng ma day khu vuc vao mat on dinh va chien tranh. Dieu nay cung co ly vi truoc kia My cung la “di dem” voi TQ nen khong tham gia vao viec giup do VNCH trong cuoc xam chiem Hoang Sa 1974.

  2. tinh tan says:

    Den gio nay ma ten hen Nguyen tan Dung khong dam thang than vach mat Trung Cong la ke xam lan lanh tho ma chi noi loanh quanh tranh ne
    That dang khinh bi cho ten de nhat hen Nguyen tan Dung.. No chi biet hung hang xua cong an dan ap danh dap nguoi dan Viet bieu tinh ma khong dam len an quan thay Trung Cong cua no..

  3. Ai dám đặt “Lòng Tin Chiến Lược” vào VN ? says:

    Việt Nam do đảng CS “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối”, nhưng đảng CSVN lại có thành tích bội tín, lật lọng và lươn lẹo mà cả thế giới đã phải lắc đầu ngao ngán…. ; Vậy thì làm sao VN có thể tìm được “Lòng Tin Chiến Lược” của thế giới văn minh , Đặc biệt là với Mỹ và đồng minh của Mỹ trong khu vực đang có tranh chấp với Trung cộng ?

    Việc nhà nước CSVN ký kết các văn kiện Quốc Tế về Nhân Quyền, Tự Do, Dân Chủ .v.v…., nhưng lại giải thích Nhân Quyền, Tự Do, Dân Chủ theo cách của mình để thẳng tay đàn áp những người đòi Nhân Quyền, Tự Do, Dân chủ, đã làm cho VN – dù là một thành viên của LHQ cũng khó mà hội nhập một cách bình đẳng (đúng nghĩa) với thế giới Tự Do; Quan trong hơn nữa, là đã làm cho hình tượng của người VN bị méo mó trước con mắt của cả thế giới .

    Cứ nghe nói đền các “Cam Kết” của CHXHCNVN là người ta đã phải nghĩ ngay đến việc nhà nước này sẽ tìm cách để trắng trợn Vi Phạm ngay khi các chữ ký còn chưa ráo mực .

  4. Hoang Sa says:

    Trả lời thay tt Dũng câu hỏi của thiếu tướng Trung Quốc.

    Cảm ơn ông đã nêu một câu hỏi khá hay nhưng cũng hơi thừa. Tôi có nói là an ninh hàng hải bị thách thức bởi một số cường quốc. Tôi xin hỏi lại ông: Việt Nam, Philippin, Malaysia, Brunei có phải là cường quốc không?

  5. Khách says:

    Ông Thein sein bản lĩnh hơn 3D nhà mình nhiều lắm, mới đây qua Mỹ ông ấy lên CNN trả lời phỏng vấn nữ ký giả Christiane Amanpour rất điềm tĩnh thể hiện tư cách 1 nguyên thủ quốc gia.

  6. Nễ Hành says:

    Nhìn 3D phát biểu mà mặt mũi thật căng thẳng, nhiều câu hỏi phải lảng tránh mà thấy tội nghiệp!

  7. Phan Đăng Hướng says:

    Ô hay, đảng csVN và chính phủ của 3X là của TC nên làm sao trả lời được các câu hỏi kháy thế

  8. Andy says:

    Bài phát biểu của thủ tướng thì rất ấn tượng.
    Nhưng cách trả lời phỏng vấn sau đó (cái này qtrong hơn) thì thấy rõ sự lúng túng.
    Sao không dám trả lời thẳng thắn về bao nhiêu vụ tàu Việt Nam bị tấn công do tàu Trung Quốc gây ra.
    Hoặc ít hơn thì cũng phải bảo rằng người phát ngôn của Việt Nam đã nêu vấn đề này rồi.
    Sao phải lảng tránh?

  9. Đả đảo bá quyền bành trướng trung quốc says:

    đảng cs VN sợ trung quốc đến vãi cả đái ra quần thế mà cũng đòi làm người lãnh đạo vĩnh viễn người dân VN.
    Rặt một lũ bạc nhược, hèn với giặc, ác với dân.
    Cách đây hơn 700 năm khi được hỏi nên hòa hay đánh quân Nguyên Mông, tướng lĩnh nhà Trần đã dõng dạc trả lời nhà vua : “Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu tôi đi đã”
    Vì biết tôn trọng dân, biết sức mạnh của dân là vô địch, dựa vào dân, lấy dân làm gốc mà nhà Trần đã lãnh đạo toàn dân 3 lần đánh thắng tên đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó.
    tiếc rằng, bè lũ cầm quyền VN chỉ tôn thờ đồng tiền và địa vị của riêng chúng, khi người dân bức xúc trước sự đe dọa xâm lược biển đảo họ biểu tình tỏ thái độ chống xâm lăng thì kẻ cầm quyền sợ “mẫu đảng” nổi giận, đàn áp người biểu tình để lấy lòng “mẫu đảng, mẫu quốc”-thật là lũ tay sai khốn kiếp.
    Ngày mai, 2/6/2013 để tỏ rõ ý chí quyết tâm giữ gìn chủ quyền biển đảo của tổ quốc, mọi người dân VN yêu nước thương nòi, là con cháu rồng tiên hãy xuống đường để tỏ rõ thái độ cho bọn trung quốc biết rằng: biển đảo của ta chứ không phải ao nhà của chúng, dù chúng có bọn tay sai đang cầm quyền ở VN thì đất đai, biển đảo, vùng trời của VN vẫn là của người VN chứ không phải của lũ tay sai bán nước.

 

Leave a Reply

Name

Mail (will not be published)

Website

<!–XHTML: You can use these tags: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

–>

BÀI PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG VIỆT NAM ÁM CHỈ TRUNG QUỐC PHÁ TỰ DO HÀNG HẢI – BS

2 Th6

Mời nghe: Nội dung TT Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn của các học giả, nhà báo nước ngoài (VTV-Thời sự 19h, 1/6/2013).

bjd.com.cn *

Người dịch:  XYZ

Ngày 28.4, hai máy bay quân sự Su-30 của không quân Việt Nam đã xâm phạm bầu trời Nam Tử Đảo[i] thuộc quần đảo Nam Sa[ii] của Trung Quốc, máy bay có các phiên hiệu 8534, 8538. Trong ảnh, hình gần là Nam Tử Đảo của Trung Quốc bị Việt Nam xâm chiếm, hình xa là Bắc Tử Đảo[iii] của Trung Quốc bị Philippines xâm chiếm.

 

1

Tại đại lễ khai mạc được cử hành vào buổi tối, vị khách quý cấp cao nhất tham dự Hội nghị lần này là Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng. Trong bài phát biểu ông nói, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền. Cách nói có ý ám chỉ Trung Quốc này sau đó đã gặp phải sự thách thức, Diêu Vân Trúc nghiên cứu viên Viện khoa học quân sự Trung Quốc trong phần nêu câu hỏi của hội nghị tiếp đó đã hỏi lại Nguyễn Tấn Dũng: Ngài có thể nêu một ví dụ cụ thể được không, để xem những hành vi nào đã vi phạm tự do hàng hải trong luật quốc tế nào?   

h2

Phát ngôn ám chỉ Trung Quốc vi phạm luật quốc tế

Hội nghị Shangri-La lần này được diễn ra trong bối cảnh tình hình Châu Á-Thái Bình Dương vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên đang leo thang, Nam Hải[i] đụng chạm liên tục, tranh chấp ở Đông Hải vẫn tiếp diễn, vì vậy mà đã giành được sự quan tâm nhiều hơn từ bên ngoài như các nước có liên quan Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản cùng các đại biểu tham dự hội nghị. Khác với năm ngoái không cử quan chức quốc phòng ở cấp bậc tương đối cao, năm nay Việt Nam đã cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến tham dự cuộc Đối thoại năm nay, bên ngoài đồn đoán bài phát biểu chính của ông ta sẽ đề cập tới sự tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Nam Hải.    

h3 

Không có gì ngạc nhiên khi Nguyễn Tấn Dũng đã nói trong bài phát biểu lấy “lòng tin chiến lược” làm nội dung cốt lõi của mình, lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác. Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành. Muốn có hòa bình, phát triển, thịnh vượng thì phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược.

h4

 Sau đó ông ta đã thay đổi chủ đề nói, những diễn biến khó lường trên bán đảo Triều Tiên; tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đang diễn biến rất phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực, trước hết là an ninh, an toàn và tự do hàng hải đang gây quan ngại sâu sắc đối với cả cộng đồng quốc tế. Đâu đó đã có những biểu hiện đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.

h5

Ngoài ra, Nguyễn Tấn Dũng còn nói, các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ… cần gánh vác trách nhiệm chung về bảo vệ hòa bình khu vực ở Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Để gánh vác trách nhiệm có liên quan này, Việt Nam cũng sẽ tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc.

h6

 Ở phần hỏi đáp, thủ tướng Việt Nam có 2 lần rơi vào im lặng 

Sau khi bài phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng kết thúc, theo sự sắp xếp của Hội nghị, các thành viên tham dự tại chỗ có thể nêu câu hỏi. Cả 3 vấn đề đều liên quan đến Trung Quốc này đã khiến cho Nguyễn Tấn Dũng đang ngồi trên ghế chủ tịch đoàn bị lúng túng.

h7

Sau lời đề nghị nêu câu hỏi của học giả Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Anh từ phía Ban tổ chức Hội nghị, Diêu Vân Trúc nghiên cứu viên Viện khoa học quân sự Trung Quốc liền giơ tay, câu hỏi của bà đã làm căng thẳng không khí của hội trường: Cảm ơn bài phát biểu của ngài Thủ tướng, tôi có một câu hỏi rất cụ thể, ngài đề cập đến an ninh trên biển và tự do hàng không, tự do hàng hải bị de dọa bởi sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền. Ngài có thể nêu một ví dụ cụ thể được không, để xem những hành vi nào đã vi phạm tự do hàng hải trong luật quốc tế nào?   

h9

Nguyễn Tấn Dũng nghe xong câu hỏi này đã im lặng hơn 10 giây, cả hội trường chỉ nghe thấy tiếng thì thầm. Tiếp đó, Nguyễn Tấn Dũng đã tránh câu hỏi của Diêu Vân Trúc, ông ta nhắc lại quan điểm trong bài phát biểu, sự ổn định, an ninh, hợp tác của Châu Á-Thái Bình Dương đương nhiên cũng bao gồm cả tự do hàng hải đại diện cho lợi ích của các bên, đòi hỏi các nước có liên quan phải cùng nhau bảo vệ. 

h10

Câu hỏi của một học giả Hàn Quốc tiếp theo vẫn không làm cho Nguyễn Tấn Dũng nhẹ nhõm hơn. Học giả này nêu câu hỏi: Đứng từ góc độ Việt Nam, giữa Mỹ và Trung Quốc các bạn tin ai hơn? Câu hỏi này thậm chí còn khiến cho trong hội trường phát ra tiếng la thất thanh.

h11

  Nguyễn Tấn Dũng lại im lặng vài giây rồi nói, như tôi đã nói trong bài phát biểu, cả Trung Quốc và Mỹ đều cùng chịu trách nhiệm về khu vực này. Chúng tôi tin rằng Trung Quốc và Mỹ là những nước lớn đã biết rõ tầm quan trọng của lòng tin chiến lược trong việc bảo vệ hòa bình của khu vực.  

Nguồn: Nam Phương đô thị báo chịu trách nhiệm biên tập:  NN079.