Lưu trữ | 6:46 Sáng

Thả tù ở VN có thể tác động đến TQ? – BBC

15 Th4
Cập nhật: 12:33 GMT – thứ hai, 14 tháng 4, 2014

Media Player

Thả tù nhân chính trị, cải cách ở Việt Nam và láng giềng có thể khuyến khích nhân dân và chính quyền Trung Quốc đổi mới dân chủ, theo GS Nguyễn Minh Thuyết.

Nghemp3

Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết tin rằng Việt Nam đang phát đi tín hiệu đổi mới qua đợt thả tù chính trị và lương tâm.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam, cho rằng các biến đổi về cải tổ dân chủ ở các nước láng giềng với Trung Quốc có thể có tác động ‘khuyến khích’ nhân dân và chính quyền Trung Quốc cải cách về dân chủ.

Trao đổi với BBC hôm 12/4/2014, nhân việc Việt Nam đang có đợt thả nhiều nhà hoạt động, tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm trong mùa Xuân năm nay, Giáo sư Thuyết nói:

“Những sự đổi mới của các nước xung quanh cũng sẽ làm cho người dân Trung Quốc nhận ra nhiều điều và đó cũng sẽ là sự khuyến khích người dân Trung Quốc, cả chính quyền Trung Quốc cố gắng kiến thiết đất nước mình theo đường lối dân chủ.”

Giáo sư Thuyết không cho rằng đợt thả tù chính trị và lương tâm lần này là một ‘thủ thuật’ mà Việt Nam sử dụng để ‘mặc cả’ trong bang giao và đàm phán quốc tế, đặc biệt với phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ.

‘Tín hiệu đổi mới’

Khi trả tự do cho một số nhân vật mà người ta vẫn gọi là bất đồng chính kiến như vậy, rõ ràng Việt Nam muốn gửi đi một tín hiệu đối với quốc tế về sự đổi mới trong quan niệm của mình, và nó là điều mà tôi nghĩ là lợi nhất

Tuy nhiên, ông cho rằng chắc chắn đợt thả tù có liên hệ tới một số yêu cầu mà Việt Nam cần đáp ứng để tham gia một số định chế chính trị, luật pháp quốc tế hoặc hợp tác kinh tế khu vực như Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP.)

Mở đầu cuộc trao đổi, Giáo sư Thuyết đánh giá diễn biến thả tù chinh trị của Việt Nam là một ‘tín hiệu’ về đổi mới mà Việt Nam muốn gửi tới cộng đồng quốc tế.

Ông nói: “Khi trả tự do cho một số nhân vật mà người ta vẫn gọi là bất đồng chính kiến như vậy, rõ ràng Việt Nam muốn gửi đi một tín hiệu đối với quốc tế về sự đổi mới trong quan niệm của mình, và nó là điều mà tôi nghĩ là lợi nhất,

“Thế còn về khả năng tham gia vào một số hiệp định hợp tác, như Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương chẳng hạn, chắc đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để cho đối tác của Việt Nam dễ chấp nhận Việt Nam hơn…”

Putin rắn mặt, Mỹ và phương Tây chùn tay

15 Th4

– Sự lớn mạnh của Nga dưới thời Putin và ván bài lật ngửa về dầu khí đã khiến Mỹ tiến thoái lưỡng nan sau nước cờ Ukraine. Nước Nga chấp nhận sự trừng phạt để có được Crimea nhưng ở phía bên kia chiến tuyến, châu Âu ớn lạnh với quân cờ dầu khí, Mỹ chưa chọn được phương án tối ưu, còn Ukraine thì ngày càng lún sâu vào khủng hoảng.

 

Chưa có dấu hiệu kết thúc, sau nhiều tháng có chính phủ tạm quyền, Ukraine vẫn không thể chấm dứt bất ổn tại miền Đông. Bạo lực có nguy cơ bùng phát tại quốc gia này bởi có nhiều khu vực đang muốn tự trị và xin được về với Nga.

Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ, nền kinh tế Ukraine thực sự khó khăn, không có lối thoát sau khi Nga áp dụng các biện pháp trừng phạt. Nga đã tăng mạnh giá dầu và quyết tâm đòi nợ sau khi quốc gia này muốn xa rời Nga về với phương Tây.

Phương Tây – dẫn đầu là Mỹ đã có những bước đi nhằm cứu vãn nền kinh tế Ukraine – nhưng dường như nước xa không cứu được lửa gần. Lời hứa của Obama ở khá xa, trong khi Putin đòn gần và mạnh khiến quốc gia này lãnh đủ.

Châu Âu, trong khi đó, thực sự không muốn mạnh tay với Nga bởi liên minh này hẳn chưa thoát nỗi ám ảnh từ những cuộc khủng hoảng khí đốt khi Nga cắt nguồn cung.

Thiệt hại đối với Nga là khá lớn, hàng chục tỷ USD đã bị rút ra khỏi nền kinh tế, giới tài phiệt nước này bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, thiệt hại đối phương Tây có lẽ cũng không hề nhỏ, cả về kinh tế và chính trị, từ vật chất cho đến tinh thần.

Dưới đây là những bài viết liên quan đến chủ đề này:

Obama hứa xa, Putin đòn gần: Ukraine lãnh đủ

 Lời hứa của Tổng thống Mỹ Obama còn ở xa thì những phản ứng của Tổng thống Nga Putin lại rất gần, tác động tức thời. Áp lực dồn ép lên Ukraine ngày một lớn…

Putin: Quân cờ khí đốt khiến châu Âu ớn lạnh

Châu Âu không quên những mùa đông lạnh lẽo trông chờ nguồn khí đốt từ Nga. Ukraina và Đông Âu chưa thoát nỗi ám ảnh khủng hoảng khi Nga cắt nguồn khí.

Putin – Obama: Cuộc đấu khiến giới tài phiệt ‘đổ lệ’

Những bước đi quyết đoán của Putin khiến phương Tây khó lường. Bài trừng phạt kinh tế của Âu-Mỹ bước đầu nhắm vào một số quan chức và giới tài phiệt.

Sợ Putin, Obama khai hỏa: ‘Bố già’ Nga thủ thế

Dù đặt niềm tin vào Putin nhưng các tỷ phú Nga vẫn đủ khôn ngoan để tìm cách thủ thế tìm chốn an thân cho mình trong trường hợp xấu nhất.

Đòn tỷ đô, Putin ‘dằn mặt’ Âu, Mỹ

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, ông Putin có nhiều quân bài để đối phó với phương Tây. Bên cạnh đó, có những sức mạnh nằm ngoài tính toán của vị tổng thống nước Nga.

Chơi với Putin, BP – Anh gặp họa

 Tập đoàn dầu mỏ BP của Anh đang phải đối mặt với áp lực từ phía các cổ đông, khi sở hữu một lượng lớn cổ phần trong tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Rosneft của Nga trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Crimea.

Nga nợ phương Tây hàng trăm tỉ USD

 Các chính trị gia, ngân hàng và tập đoàn của Nga đã vay rất nhiều tiền từ nhà băng phương Tây, làm tăng rủi ro cho cả hai bên khi khủng hoảng Ukraine leo thang.

Tài phiệt Nga đổ tiền Sochi, đại gia Việt làm ASIAD?

Các tỷ phú Nga đổ hàng tỷ USD làm nên một Olympic Sochi, các đại gia Việt có dám hào phóng tham gia làm ASIAD?

Trừng phạt Moscow, London ngấm đòn ‘bố già’ Nga

 London sẽ mất nhiều thứ nếu muốn “đe dọa” các “bố già” Nga.

Danh vọng, tài sản đại gia Việt trong khói lửa Ukraina

Rất nhiều đại gia nổi tiếng Việt Nam có thời gian dài học tập và lập nghiệp ở Ukraina. Dấu ấn tên tuổi và cả tài sản của họ hiện vẫn còn rất nhiều ở nơi đang có nhiều biến cố này.

Nga – EU: Âm thầm cuộc chiến năng lượng

Trong khi các quốc gia châu Âu đang nỗ lực tìm các giải pháp đối phó với quyền lực năng lượng quá lớn mà nước Nga đang nắm giữ thì một số người lại ngờ rằng Nga đang bí mật hỗ trợ tài chính cho những cuộc vận động…

Quyền lực năng lượng Nga ở châu Âu

(VEF.VN) – Mùa đông châu Âu thì ngày càng lạnh, năng lượng sử dụng ngày càng nhiều. Nguồn cung thì ngày càng phức tạp và khó hợp tác. Việc EU phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp Nga là điều khó tránh khỏi trong tương lai gần.

Ban Kinh tế

Thế giới 24h: Putin tự tăng lương gần gấp 3 – Vnn

15 Th4
Tổng thống Nga Vladimir Putin tự tăng lương, căng thẳng leo thang chóng mặt ở đông Ukraina và nổ kinh hoàng giữa bến xe đông người ở Nigeria… nằm trong số các tin nóng trong 24 giờ qua.

Tin nổi bật

 

Putin; Ukraina
 

Lương của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tăng 2,65 lần sau khi ông tự ký quyết định tăng lương cho mình và cho Thủ tướng Dmitry Medvedev.

Điện Kremlin thông báo, quyết định kể trên có hiệu lực từ cuối tuần trước, được đưa ra sau khi Tổng thống Putin ký tăng lương cho hầu hết các quan chức khác.

Theo nhật báo Vedomosti, lương tháng của ông Putin hiện nay được cho là khoảng 270.000 rúp (7.500 USD), tức 3.360.000 rúp/năm.

Sắc lệnh trên được đưa ra sau khi thu nhập của giới chức chính phủ Nga được công khai, cho thấy ông Putin đã nhận được 3.672.208 rúp (102.660 USD) trong năm 2013 còn Thủ tướng Medvedev nhận được 4.259.525 rúp – cao hơn so với thu nhập năm trước đó.

Phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Nga giải thích mức khác biệt này là do cả ông Putin và ông Medvedev được trả tiền bù cho những ngày phép họ không nghỉ trong năm 2012, chứ trên thực tế lương của họ không thay đổi.

Việc điều chỉnh lương cho những người đứng đầu nhà nước Nga được tiến hành thường xuyên. Từ năm 2003 đến nay, lương của Tổng thống và Thủ tướng Nga được điều chỉnh 10 lần.

Tin vắn

– Cảnh sát Nigeria cho biết, hai vụ nổ đã làm tan tành một bến xe đông người ở thủ đô Abuja hôm nay (14/4), làm ít nhất 71 người chết và 124 người bị thương. Tổng cộng 16 xe khách hạng sang cùng 24 xe buýt cỡ nhỏ bị phá hủy và sức nổ đã tạo ra một hố sâu hơn 1m tại hiện trường.

– Các nhà hoạt động thân Nga chiếm thêm một tòa nhà chính quyền nữa ở miền đông Ukraina, phớt lờ thời hạn chót phải rời đi mà Kiev nêu trong tối hậu thư dành cho họ.

– Mỹ vừa ký một khoản vay đảm bảo 1 tỷ USD cho Ukraina, một phần trong gói viện trợ nhằm giúp quốc gia bất ổn này phục hồi kinh tế. Phía EU cũng chính thức thông qua gói hỗ trợ 1 tỷ Euro (1,4 tỷ USD) để giúp Kiev khắc phục khó khăn tài chính.

– Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên dẫn tuyên bố của Ủy ban Thống nhất Hòa bình nước này khẳng định cáo buộc của Hàn Quốc về 3 máy bay không người lái có nguồn gốc từ Triều Tiên là vô căn cứ. Tuyên bố khẳng định đây là hành vi vu khống và bôi nhọ của các thế lực thù địch, nhằm tạo nên một vụ Choenan thứ hai.

– Bộ Quốc phòng Ấn Độ chính thức bán tàu sân bay Vikrant của Hải quân nước này cho hãng IB Commercial Pvt Ltd với giá 9,9 triệu USD. Sau khi thanh toán, IB Commercial Pvt sẽ có 30 ngày để di chuyển tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Ấn Độ ra khỏi quân cảng ở Mumbai. Theo nhiều nguồn tin, Vikrant đã xuống cấp tới mức không thể đi biển được, thậm chí không đủ chất lượng để chuyển thành viện bảo tàng nổi.

– Máy bay Malaysia số hiệu MH370 mất tích ngày 8/3 khi đang hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh có thể đã bay “như một máy bay chiến đấu” sau khi mất liên lạc với mặt đất nhằm tránh radar, một điều tra viên cho biết.

– Theo thăm dò dư luận của báo Malaysian Insider, hơn 1/2 số người được hỏi tin rằng chính phủ nước này đang giấu giếm thông tin về MH370. Chỉ 26% tin tưởng vào sự trung thực của chính phủ, trong khi 20% nói rằng họ không dám chắc.

– Bộ trưởng Công nghiệp Iran Mohammad Reza Nematzadeh cho biết nước này có thể trở thành nhà cung cấp khí đốt “tin cậy, đảm bảo và lâu dài” cho châu Âu.

– Đài Phát thanh Trung Quốc đưa tin, ngày 14/4, Hội nghị 5 cường quốc hạt nhân gồm Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh.

– Nga có thể bị cấm không được tham gia triển lãm quốc tế lớn nhất về vũ khí và thiết bị quân sự “Eurosatory 2014” dự kiến tổ chức tại Paris trong các ngày từ 16 đến 20/6.

– Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), chi phí quân sự trên thế giới trong năm 2013 đạt mức 1.750 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2012 do khủng hoảng kinh tế buộc các nước phương Tây cắt giảm đầu tư vào vũ khí.

Tin ảnh

Phát ngôn ấn tượng

Putin; Ukraina
Căng thẳng ở miền đông Ukraina đang bị đẩy lên cao trào vì những người biểu tình thân Nga tập kích và chiếm giữ các tòa nhà chính phủ bất chấp tối hậu thư từ Kiev yêu cầu họ phải rời đi.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 14/4 cáo buộc phương Tây “đạo đức giả” trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraine, đồng thời yêu cầu Washington giải thích về chuyến thăm bí mật của Giám đốc CIA John Brennan tới Kiev vào cuối tuần trước.

“Chúng tôi muốn biết ý nghĩa của những thông tin về chuyến thăm bất ngờ của Giám đốc CIA John Brennan tới Kiev,” ông Lavrov nói với các phóng viên ở Moscow. “Cho đến nay, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ lời giải thích hợp lý nào về chuyến thăm này”.

“Khi bạo lực xảy ra ở Maidan (tức Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev) với hàng chục và hàng chục người chết thì họ gọi là dân chủ, trong khi những cuộc biểu tình hòa bình đang diễn ra ở miền Đông Ukraine thì bị gọi là khủng bố”.

“Đó chính là thói đạo đức giả”, ông Lavrov kết luận.

Ngày này năm xưa

Ngày 15/4/2002, chuyến bay CA-129 của Air China ngộ nạn gần Pusan (Hàn Quốc) làm 128 người thiệt mạng.

Thanh Hảo