Lưu trữ | Tháng Một, 2014

Mặc ai giành giật chức quyền…

31 Th1

 

 
Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu đến độc giả những vần thơ mới nhân dịp Tết đến xuân về của nhà thơ Việt Phương.

MỘT

Có một thì có muôn vàn

Làm sao có được hoàn toàn vô tư

Bao nhiêu cộng bấy nhiều trừ

Thì thành được một đến từ hư không

Ai làm cho nắng màu hồng

Cho trời ngày đẹp xanh trong sắc trời

Cho con người gọi là người

Cho đời được gọi là đời thanh tao

Cái gì thấp cái gì cao

Thế nào là bởi thế nao thế này

Đỏ tươi trái ớt thì cay

Tan đêm thì rạng ánh ngày hừng đông

Gái trai nên vợ nên chồng

Tây nguyên vang vọng tiếng cồng xe duyên

Đại dương nhộn nhịp tầu thuyền

Ngã nghiêng chung lại kết liền năm châu

Muốn sang xin bắc nhịp cầu

Nhuộm cho sự sống một màu nhân sinh

Một ta một bạn một mình

Một thêm chỉ một bỗng thành vô biên

Cầm tay nhau ngỏ lời nguyền

Cùng nhau đi đến một miền thương yêu

BỖNG DƯNG

Ta cùng ai đến tận cùng

Để rung cánh bướm lòng thung bay vờn

Để vương vấn những nguồn cơn

Để nhen từ đất chập chờn bóng hoa

Một làn gió thoảng khoan hòa

Một cành cổ thụ lòa xòa mặt sông

Một như có một như không

Bỗng dưng thương nhớ mặn nồng biết bao

Có ai đợi đó không nào

Cái gì như thể hao hao nỗi niềm

Dần xa xa khuất lá thuyền

Dần gần gần tỏ đường viền chờ mong

Đâu đây thấp thoáng trong lòng

Ta cùng ai đến tận cùng niềm vui

Chia cho nhau chút ngọt bùi

Nhân lên bát ngát một trời vào xuân

NHỚ

Nắng xoa tan hết sương mù

Thu nay nhớ lại mùa thu năm nào

Hành trình không tính gian lao

Biết bao chiến trận biết bao nghĩa tình

Nhận ra được cái phận mình

Mong manh chiếc lá đinh ninh lời thề

Quét khi tỉnh đốt khi mê

Còn nhiều rác rưởi tung hê giữa đời

Muôn vàn tin cậy ở người

Heo may thổi nắng lên trời vào thu

 

CHÀO

Thành tâm xin tập làm người

Nâng niu từng chút nghĩa đời nhỏ nhoi

Loại trừ loại choán chỗ ngồi

Loại trừ những kẻ xu thời kiếm ăn

Loại trừ những đứa lừa dân

Loại trừ bè lũ bất nhân hại người

Chào người quét rác liên hồi

Chào người gom góp tiếng cười lạc quan

Chào người giải những nỗi oan

Chào người đến với thế gian khổ nghèo

Chào người đi hiến tình yêu

Chào người lãng mạn phiêu diêu giữa trần

Chào người quyết liệt dấn thân

Chào người thư thả bước chân trên đường

CẦM

Sự đời tính mãi không xong

Bao nhiêu cũng chỉ là không có gì

Hình như sa mạc Gô bi

Dưới sâu lòng cát thầm thì mùa xuân

Giữa đường đứng lại phân vân

Có ai đang gọi khi gần khi xa

Một cành đào sớm nở hoa

Một nghiêng nghiêng liễu la đà Hồ Gươm

Đã nghe tết tỏa hương thơm

Trời sao thả những hạt cườm trong đêm

Tụ về lắng lại êm đềm

Nỗi niềm đón đợi trước thềm mưa xuân

Tan đi đám bụi phù vân

Bừng lên ánh sáng trong ngần chung vui

Là đời thì vẫn là đời

Là người thì ngỏ một lời đầu năm

Tin vào tuổi trẻ trăng rằm

Mở bàn tay rộng để cầm ngày mai.

GIỮ

Giao duyên người đến với người

Trao nhau tha thiết bao lời ước mong

Thầm thì nhẹ thở dòng sông

Bừng bừng rực cháy lửa hồng sáng đêm

Bao dung vòm lá trước thềm

Mặc ai giành giật chức quyền lợi danh

Bao nhiêu mưu mẹo gian manh

Tung hê cho đến tanh bành mới thôi

Đừng bươi rác bẩn kiếp người

Nhìn lên cho thấy bầu trời vẫn cao

Mùa xuân đang ngỏ lời chào

Nhân gian rộng mở đón vào niềm vui

Đau thương để biết ơn đời

Bạn ơi xin giữ tiếng cười tin yêu

 

 

 

NHÂN GIAN

Giao duyên người đến với người

Trao nhau thân quý bao lời ước mong

Thầm thì thở nhẹ dòng sông

Bừng bừng rực cháy lửa hồng sáng đêm

Bao dung bóng lá phủ thềm

Thênh thanh vượt lộng chèo thuyền ra khơi

Quét quang rác để sạch người

Nhìn lên cho thấy bầu trời vẫn cao

Mùa xuân đang ngỏ lời chào

Nhân gian rộng mở đón vào niềm vui

Trải qua cay đắng ngậm ngùi

Vun trồng vẻ đẹp nở chồi non xanh

Đầu năm ấp ủ an lành

Chắt chiu nhú lộc trên nhành tốt tươi

Lòng thành ghi tạc ơn đời

Người ơi xin giữ tiếng cười tin yêu

 Nhà thơ Việt Phương

Riêng Tư Với T/S Alan Phan Đầu Năm 2014 – Alan Phan

31 Th1

 

January 30, 2014 By Leave a Comment

Riêng Tư Với T/S Alan Phan Đầu Năm 2014

Bài Phỏng Vấn do Trần Lương thực hiện

 

 

16 Jan 2014

(bài này sau khi bạn Trần Lương thực hiện bị Ban Biên Tập không cho đăng. Thấy tiếc, bạn nhờ GNA xuất bản hộ)

Hỏi: Dù là hân hạnh được T/S hứa là sẽ trả lời những câu chuyện riêng tư nhất, nhưng xin bắt đầu bằng một đề tài thông dụng của báo chí trong những ngày Tết.  T/S nghĩ gì về triển vọng của 2014 so với các năm qua?

Đáp: Tôi vừa trả lời một quan chức cao cấp Việt khi ông bày tỏ lạc quan cực điểm về việc ổn định của nền kinh tế vĩ mô và việc hồi phục mạnh mẽ các ngành ngân hàng, BDS, chứng khoán… Với tôi, nếu chúng ta cứ tiếp tục làm những gì đang làm, thì chúng ta sẽ tiếp tục gặt hái những kết quả tương tự trong tương lai. Tôi nhìn lại và thấy ngoài những phát ngôn, chưa có một hành động gì cụ thể để tác động tích cực hay tiêu cực trên thực tại. Hai yếu tố tăng trưởng là khu vực FDI hay TPP phần lớn nhờ những yếu tố ngoài Việt Nam; tuy nhiên, mọi thành quả tốt sẽ bị bù trừ bởi suy thoái và trì trệ tại lĩnh vực “doanh nghiệp nội” và “thu nhập của đa số dân chúng”. Các yếu tố xấu như sự can thiệp chủ đạo của chánh phủ, nợ xấu ngân hàng, vốn sở hữu các định chế tài chánh và DNNN, bong bóng BDS, việc thao túng thị trường chứng khoán…chỉ gia tăng chứ không giảm…

Hỏi: Có nghĩa là T/S rất bi quan về triển vọng cho 2014?

Đáp: Không, nhưng cũng không lạc quan. Tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi trong các khu vực và ngành nghề, nhưng sẽ là một biểu đồ đi ngang về các chỉ số kinh tế vĩ mô.

Hỏi: Nếu ông là một doanh nhân năng động làm ăn tại xứ sở này. T/S sẽ làm gì trong những năm sắp đến?

Đáp: Tôi nghĩ đây là một bài toán phức tạp và trước hết, cần nhận rõ mình có những lựa chọn gì, kỹ năng và trải nghiệm của mình có thích ứng với môi trường kinh doanh và sau cùng, mình đang có hoặc có thể nắm bắt những lợi thế cạnh tranh hay nguồn lực gì? Tóm lại, đây là một nghiên cứu và tính toán thật chi tiết cho từng cá nhân, không thể “nói chung chung” được.

Hỏi: Hiện tại, dự định cá nhân của T/S là làm gì hay đầu tư vào đâu trong những năm tới?

Đáp: Hiện nay, vì phải chăm chú vào sự hồi phục sức khoẻ sau 2 năm kém may mắn với bệnh hoạn, nên tôi gần như làm việc rất ít. Ngoài chuyện viết lách cho Góc Nhìn Alan để chia sẻ với các bạn trẻ (thực sự là một hobby) thì tôi chỉ làm tư vấn cho vài công ty lớn của Trung Quốc và Philippines về M&A và IPO. Còn các đầu tư cá nhân thì có các con cháu và đối tác lo liệu, tôi chỉ cho ý kiến.

Hỏi: Nghe như T/S mô tả một chương trình về hưu sớm? Còn các tài sản của T/S thì sẽ theo mô hình nào để tăng trưởng?

Đáp: Tôi là người không tin vào việc để lại di chúc. Tôi nhìn thấy quá nhiều trường hợp khi các đại gia chủ soái “bỏ đi về thiên đường”, con cháu, bạn bè, nhân viên…quay mặt cắn xé nhau và không từ bỏ thủ đoạn nào để chiếm hữu phần tài sản trội hơn số mình được chia. Ngay cả khi còn sống, nhiều anh chị kế thừa vẫn sẵn sàng âm mưu giết hay bố trí bắt cha mẹ vào nhà thương điên để hưởng thụ tài sản nhanh chóng hơn. Do đó, tôi luôn đặt kế hoạch là phải phân chia hết mọi tài sản khi mình còn sáng suốt, khoẻ mạnh…giữ lại vừa đủ cho bản thân sống đời giản dị trước khi chết. Tôi tin là mọi người nên chết “trắng tay”, chỉ để lại một số tiền nhỏ cho con cháu lo hậu sự. Nếu chi phiếu ma chay có bị hoàn trả vì “không tiền bảo chứng” thì đó sẽ là trò đùa cuối cùng.

Hỏi: Trong việc viết “lách” cho GNA, nhiều độc giả cho rằng ngoài các đề tài kinh tế, T/S Alan Phan rất chống đối XHCN của các nước như Trung Quốc, VN, Bắc Triều Tiến hay Cuba, do những “hận thù” còn vương vấn?

Đáp: Hoàn toàn sai. Hai lý do: một, tôi luôn nghĩ mình là con người do khoa học đào tạo, tức là biết nhận thức những góc nhìn đa chiều và không cố chấp, giáo điều. Thứ hai tôi rất may mắn là không mất gì nhiều trong biến cố 1975, ngoài một số tài sản, khá lớn lúc đó, nhưng nhìn lại từ hiện tại thì không đáng kể. Nếu tôi có những trải nghiệm về đi tù cải tạo, hay có thân nhân bị hải tặc Thái cưỡng hiếp chẳng hạn thì có thể lòng hận thù vẫn hiện diện? tôi không biết. Ngoài ra, tôi là một doanh nhân, luôn nhìn về phía trước sau khi vấp ngã; không phải là một nghệ sĩ hay triết gia chỉ biết đắm mình vào quá khứ.

Hỏi: Nhưng các bài viết của T/S luôn nói đến cái “huy hoàng” của thời trước 1975?

Đáp: Đó là những hoài niệm về các ký ức thật đẹp của một trai trẻ trong tuổi mới lớn, không pha một chút sắc màu gì về chính trị. Bản thân tôi, hoàn toàn dị ứng với thế giới của các chính trị gia. Qua tuổi 40, tôi có nhiều tiền, nên hay la cà theo nhiều chính trị gia quyền lực nổi tiếng của Mỹ và các nước Á Châu. Sau vài năm, tôi học được một điều quan trọng là nếu muốn sống chân thật và tử tế, không nên đu dây theo các ông bà này.

Hỏi: Tuy nhiên, T/S có thực sự nghĩ rằng chế độ cũ của miền Nam trước 1975 có thể đem lại cho đất nước một đời sống vật chất hay văn hoá khả quan hơn cho phần lớn người dân?

Đáp: Tôi không biết. Muốn phán xét thật công bằng, phải đem cân 2 chế độ theo rất nhiều chuẩn mực; rồi phải có sự đồng thuận về giá trị của từng chuẩn mực. Nếu khả thi, thì đây phải là một nghiên cứu sưu tầm rất công phu, khoa học, tốn nhiều thập kỷ và cần sự đóng góp của cả ngàn chuyên gia tại khắp mọi lãnh vực.

Nhưng tôi nhìn nhận một điều: tôi rất hạnh phúc với môi trường sống trước 1975. Thành phố còn ít người, rác và ô nhiễm không tràn ngập, cảnh quan còn xanh đẹp với những kiến trúc nửa Âu nửa Á, con người đối xử với nhau tình tự hơn, sự khoan thai và thư giãn luôn hiện diện dù chiến tranh bao quanh…Nhiều yếu tố cấu thành có thể không khách quan; nhưng Saigon hay Đà Lạt, Nha Trang ngày xưa nơi tôi sống chứa đựng những vần thơ trong từng hơi thở; lênh láng những sắc màu đơn giản hài hoà trong mỗi bước đi.

Bây giờ, tại những nơi đó, nhất là Saigon và Hà Nội, toàn các hiện tượng văn hoá thật chướng tai gai mắt, thái độ tham lam chụp giật chen lấn hiện diện trên từng khuôn mặt, từng hành xử…cảnh quan thành phố thì lộn xộn không quy hoạch, vỉa hè bị chiếm, cây xanh bị chặt…Mỹ có thành ngữ “it’s really ugly” (thật là xấu xí)…

Hỏi: Nhưng cái xấu xí vẫn không ngăn ông sống và làm việc khá nhiều thời gian ờ Việt Nam?

Đáp: Trong những năm gần đây, quả tôi có hay về Việt Nam. Nếu tôi chỉ thuần tuý là một người nước ngoài, tôi sẽ hưởng thụ rất tốt các thú vui do đồng tiền mang lại như tiệm ăn ngon, bãi biển đẹp, nhiều chân dài sẵn sàng, hay những chém gió hời hợt qua các tiệc rượu của những đại gia. Sau một, hai năm, khi nhàm chán thì chỉ xách va li đến một xứ khác.

Nhưng vì tôi là người Việt, tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về quê hương và trong quá trình, tôi khám phá hai cái hobby rất thú vị: một là Góc Nhìn Alan, nơi tôi chia sẻ hàng tuần với các trí óc và tâm hồn trẻ đang khao khát đi tìm một dòng suối mát cho cuộc sống quá tệ hại. Kế đến là những người bạn chỉ đợi tôi gọi là có mặt để cùng nhau chia vui (khó tìm ở những nơi bận rộn như Hồng Kông hay Mỹ).

Hỏi: T/S nghĩ giải pháp “hoà hợp hoà giải” có đem cho dân tộc Việt một sức mạnh mới và tạo một cú hích mới cho xã hội?

Đáp: Chỉ nghe khẩu hiệu xong là thấy mệt. Tại phần lớn các quốc gia phát triển, không ai buồn nói đến chuyện hoà giải hay hoà hợp. Mọi cá nhân đều có những tư duy và phán xét rất khác biệt nhau; không ai có thể bắt ai phải “hoà hợp” với lối sống hay “định hướng” của mình. Điều quan trọng nhất phải là “tôn trọng”. Tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng cái tự do cá nhân, tôn trọng tài sản người khác từ vật chất đến trí tuệ đến tâm linh. Có tôn trọng nhau thì sẽ có sự hiếu hoà và từ đó tinh thần “hoà giải” phát sinh. Mà hoà giải không được thì cũng chẳng sao. Đưa nhau ra toà hay nhờ các thành phần độc lập phân giải theo cơ chế pháp trị nếu cần. Tốt hơn, thì “live and let live” (sống và để người khác sống).

Tôi dị ứng nhất là những người ngoài thích xông mũi vào đời tư tôi để khuyên bảo. Tệ hơn nữa là bắt tôi phải theo một giải pháp người khác đã định sẵn. Sau cùng, nếu người đó là một anh chị ngu hơn mình thì chỉ biết khóc thầm.

Hỏi: T/S nghĩ thế nào về các thế hệ trẻ, kế tiếp của Việt Nam khi họ nắm quyền lực?

Đáp: Phần lớn các hoàng tử công chúa, ngay cả những quản lý trung cấp, đã được đưa đi huấn luyện đào tạo khắp nơi tại các nước phát triển. Như các bạn đồng trang lứa ở Âu Mỹ Nhật, họ thường nắm bắt nhiều kỹ năng và sáng tạo, cùng khả năng dám ứng dụng những công nghệ, cách quản lý mới hơn các bậc cha chú. Tôi đã kỳ vọng nhiều về những lãnh đạo mới này.

Tuy nhiên, tôi khá thất vọng khi tiếp xúc với họ vì ngoài các tài năng nói trên, tôi cũng nhận xét thấy lớp người trẻ này không kém thế hệ trước về tinh thần vô cảm, lòng tham lam, sự chụp giựt cơ hội…Họ giỏi hơn, nên cũng sâu hiểm và tàn nhẫn hơn. Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên là một ví dụ chính xác nhất.

Tôi chỉ hy vọng là mình sai trong sự đánh giá này. Nếu không, đêm đông còn dài hơn là chúng ta mơ ước.

Hỏi: Nếu có quyền lực, T/S sẽ tăng trưởng nền kinh tế này hay mức thu nhập người dân như thế nào?

Đáp: Chuyện tôi có quyền lực chắc không bao giờ xẩy ra. Nhưng tôi tin vào sự năng động, sáng tạo và cần cù của người dân Việt so với các quốc gia nhược tiểu khác. Tại Âu, Mỹ, Úc…họ bắt kịp thu nhập chuẩn của các cộng đồng thiểu số trong thời gian kỷ lục.

Điều duy nhất họ cần là một môi trường kinh doanh tự do và bình đẳng, không bị quấy phá bởi thành phần ăn hại. Nếu là một lãnh đạo, tôi sẽ cùng các cộng sự đi nghỉ mát suốt ngày và để dân tộc phát triển theo hưng phấn, động lực và kỹ năng tự tạo của họ. Hơi quá khích, nhưng chắc chắn là sẽ tốt hơn cả ngàn lần bây giờ.

PV: Xin cám ơn T/S.

 

Các bài viết liên quan:

  1. Vàng tiếp tục rớt giá trong năm 2014 và Giảm mạnh sau tháng 3/2014
  2. Ăn Sầu Riêng coi chừng ngộ độc & ung thư !!!
  3. Vui tiệc tất niên với T/S Alan Phan
  4. Từ “sự kiện Alan Phan”: Khi cá nhân đối mặt nhóm lợi ích
  5. 8 dự báo kinh tế Việt Nam 2014

Năm Ngọ kể chuyện Ngựa trong lịch sử văn chương – RFI

31 Th1
 
Việt Nam và nhiều thành phố châu Á chaủan bị đón năm Ngọ - REUTERS

Việt Nam và nhiều thành phố châu Á chaủan bị đón năm Ngọ – REUTERS

Đúng vào lúc 12 giờ đêm (nay) 30/01/2014 con rắn của Quý Tỵ bàn giao năm mới cho con ngựa Giáp Ngọ. Theo một số nhà chiêm tinh Á Châu đặc biệt là ở Hồng Kông thì năm Giáp Ngọ sẽ có nhiều biến động và đầy bất trắc, tai tiếng, xung đột, bạo lực cho đến động đất … ở nhiều nước châu Á.

Tuổi Ngọ được mô tả là con người phóng khoáng, nhanh nhẹn, trung thực nhưng từ « Ngựa » lại gây không ít ngộ nhận cho người tuổi ngựa kể cả trong thành ngữ …

Những hình ảnh tuyệt đẹp con ngựa trong lịch sử Việt Nam, từ con ngựa sắt của Phù Đổng Thiên Vương hay sự hy sinh của các chiến mã của Bình Định Vương Lê Lợi có lẽ người Việt nào cũng biết . Nhưng trong cuộc sống hằng ngày tại sao từ Ngựa lại mang hai ý nghĩa lúc khen lúc mắng.

Thành ngữ « thẳng ruột ngựa » là đẹp hay xấu ? Bằng cách nào mà con ngựa Pháp cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng … đủng đỉnh đi vào đời sống và văn chương bình dân của Việt Nam ? Trong bài khảo luận « Ngựa… và Thẳng ruột ngựa », giáo sư Nguyễn Dư ở Lyon tìm cách trả lời các câu hỏi này.

RFI : Nhân đầu năm Giáp Ngọ, RFI, qua phần phỏng vấn sau đây, xin giới thiệu bài khảo luận vừa nghiêm túc vừa ý nhị của tác giả.  Ngựa và… Thẳng ruột ngựa !

Nguyễn Dư : Ngựa không gần gũi người Việt bằng trâu. Ngựa chỉ biết kéo xe, không biết kéo cày. Ngựa còn bị khiển trách là không chịu tham gia khề khà chén chú chén anh. Đảo mắt nhìn quanh chỉ thấy nào lẩu dê, bê thui, nào dồi chó, cật heo, nào… Thôi đừng nói nữa, ta thèm !

Tuy vậy, ngựa chưa phải là hoàn toàn vô tích sự. Ngược lại, ngựa đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Thần thoại của ta có cậu bé làng Phù Đổng sinh ra chẳng nói chẳng cười, trơ trơ, nghe tin vua tìm người cứu nước, bèn vươn vai hoá thành chàng trai cao lớn. Chàng xin vua cho đúc một con ngựa sắt để đi dẹp giặc Ân. Giặc tan…

Áo nhung cởi lại Linh-san

Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên. (Đại Nam quốc sử diễn ca)

Hình ảnh đẹp tuyệt vời. Dẹp giặc, giữ nước, cứu dân. Giặc tan, thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay lên trời. Không ở lại lo tính chuyện làm vua! Phải là thánh mới hành động… như vậy. (Suýt buột miệng phê bình thánh Gióng hành động… thiếu suy nghĩ. Tấu lạy Ngài, vạn lạy Ngài, xin Ngài xá tội cho).

Tục truyền vua Lý Thái Tổ (1010-1028) xây thành Thăng Long cứ bị lún, đổ. Xây mãi không được. Vua phải sai các quan đến cầu đảo tại đền Long Đỗ. Lễ vừa xong thì có một con ngựa trắng (Bạch Mã) từ trong đền đi ra, chạy một vòng rồi trở về đền. Vua bèn hạ lệnh bắt xây thành theo dấu chân ngựa chạy.

Thành Thăng Long được hoàn thành. Vua phong Bạch Mã là tối linh thượng đẳng thần, Thành Hoàng của thành Thăng Long.

Ngựa ngự trị trong tín ngưỡng dân gian. Tĩnh, điện trong nhà, hay gốc đa, gốc me, hốc đá ngoài đường được chọn làm nơi nhang khói thờ các ông hoàng, bà chúa, cậu quận. Ban thờ luôn có vài con ngựa để các ngài dùng làm phương tiện di chuyển.

Từ ngày nước ta bị Pháp cai trị, dân ta bất đắc dĩ phải làm quen với ngoại hình, nội tạng của ngựa.

Xưa kia, ai vô phúc phải đáo tụng đình (đến toà án), thì sẽ được biết cái vành móng ngựa. Vành bằng gỗ cao độ một mét, hình bán nguyệt. Trông giống hình miếng sắt đóng dưới móng chân ngựa (fer à cheval). Bị can đứng trong vành nghe quan toà buộc tội, thầy cãi bào chữa. Vành móng ngựa của thực dân ngày nay vẫn còn được dùng.

Mấy ông lính cô-lô-nhần (thực dân) ngoài Bắc rất ngán ngẩm cái mùa đông rét mướt, nhiều mưa phùn. Đóng cái áo bành tô màu cứt ngựa nặng chình chịch mà vẫn chưa đủ ấm. Cái màu xanh lá cây độc đáo! Không sáng như màu hoa thiên lí. Không xỉn như quần áo bộ đội. Không tươi như quần áo công an bây giờ. Khó tả. Dân Hà Nội thời tây cứ trông mặt đặt tên, gọi là màu cứt ngựa. Đúng nhất, hay nhất. Ai cũng hiểu.

Một dạo, thanh niên Hà Nội đua nhau cắt tóc ngắn. Mốt húi cua (court). Mái tóc chỉ còn như cái móng chân (sabot) ngựa. Gọi là đầu móng ngựa.

Vào khoảng những năm 1960, Sài Gòn có mốt tóc đuôi ngựa (queue de cheval). Các cô cột mớ tóc thề thành cái đuôi ngựa con con. Nhún nhảy, rung rinh… Ô mê ly, mê ly đời ta !

Bên cạnh ngựa thần thoại, ngựa của tín ngưỡng dân gian hay ngựa của đời sống hàng ngày, phải kể thêm mấy con ngựa của văn học. Mỗi con một số phận.

Có con mang vẻ đẹp oai hùng :

– Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in (Chinh phụ ngâm)

Có con đồng loã với chủ, làm chuyện lén lút :

– Cùng nhau lẻn bước xuống lầu

Song song ngựa trước ngựa sau một đoàn (Kiều)

Có con hay tự hào, tự tôn :

Ớ ! nầy, nầy, tao bảo chúng bay

Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa? (Lục súc tranh công)

Ngựa khoe cái mặt dài thòng với đám trâu, chó, dê, gà, lợn cùng hội cùng thuyền. Không biết rằng dưới con mắt của người ngoài thì mặt ngựa… thấy mà phát khiếp!

Người nách thước, kẻ tay đao

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi (Kiều)

(Đầu trâu mặt ngựa là bọn quỷ sứ dưới địa ngục. Nghĩa đen chỉ bọn hung ác vô lương tâm).

Ngược lại, có con mang mặc cảm tự ti. Tự hạ thấp mình một cách hơi quá đáng.

Tâu rằng: «Hổ phận ngu si,

Đem lòng khuyển mã đền nghì bể sông» (Nhị độ mai)

(Khuyển mã là chó và ngựa. Hai giống vật có nghĩa, mến chủ).

Tái sinh chưa dứt hương thề

Làm thân trâu ngựa đền nghì trúc mai (Kiều)

(Theo thuyết luân hồi của đạo Phật, người nào lúc sống mắc nợ ai mà không trả, thì chết rồi, đầu thai lại làm thân trâu ngựa để trả cho hết nợ).

Có con xả thân vì đại nghĩa :

– Năm 1422, Trẫm (Lê Lợi) thu binh trở về núi Chí Linh, quân sĩ tuyệt lương hơn hai tháng, chỉ đào rễ cây, hái rau và măng để ăn đỡ đói mà thôi. Trẫm làm thịt bốn thớt voi và cả ngựa của mình cưỡi để nuôi quân sĩ, thế mà thỉnh thoảng vẫn có kẻ bỏ trốn … (Lam Sơn thực lục).

Có Con ngựa già của chúa Trịnh (Phùng Cung, 1956) chết thảm thương.

Ngoài ra, bên lề văn học còn có một con… có vấn đề. Thật không ? Ngựa cũng có vấn đề à?

Ta có thành ngữ Thẳng ruột ngựa. Ngắn gọn nhưng… khó hiểu. Chỉ có 3 từ mà còn than khó hiểu à? Chịu khó lật sách ra…

Loay hoay tra tìm trong đống thơ văn cổ của Tàu, của ta thì không thấy danh ngôn, điển tích nào có thành ngữ này.

– Tự vị Huỳnh Tịnh Của (1895), từ điển Génibrel (1898) không có Thẳng ruột ngựa.

– Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc (1928), Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực – Lương Văn Đang (1978) có Thẳng như ruột ngựa.

– Việt Nam tự điển của hội Khai Trí Tiến Đức (1931) lại có Ngay ruột ngựa.

– Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (1988), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (1989) có Thẳng ruột ngựa.

Thành ngữ Thẳng ruột ngựa và các biến thể được giải nghĩa là: Nghĩ thế nào thì nói ra như thế, không giấu giếm, không nể nang. Cởi mở và thẳng thắn. Tính tình thẳng thắn, bộc trực.

Nói gọn lại, Thẳng ruột ngựa nghĩa là thẳng thắn, nói thẳng.

Thế nhưng, ai cũng biết rằng ruột người, ruột chó, ruột gà, ruột bò hay ruột ngựa, ruột nào cũng… không thẳng. Bộ ruột, bộ đồ lòng nào cũng được sắp xếp lòng vòng, uốn éo trong bụng con vật, con người.

Chúng ta có thể loại bỏ hai câu Thẳng như ruột ngựa và Tính thẳng đuột như ruột ngựa (Hoàng Phê, thí dụ của từ Thẳng đuột) vì thẳng như cái không thẳng là một điều chưa ai chứng minh được. Các tác giả đã chép thừa chữ như.

Còn lại hai thành ngữ có nghĩa giống nhau là Thẳng ruột ngựa và Ngay ruột ngựa,

Xin bàn về câu Thẳng ruột ngựa.

Từ trước đến nay, người ta thường hiểu câu nói được chia thành hai phần : Thẳng / ruột ngựa. Phân chia như vậy vừa đúng ngữ pháp tiếng Việt vừa dễ hiểu. Chỉ phiền một điều là… thẳng như cái không thẳng. Một nghịch lí khó chứng minh!

Chỉ còn một cách chia khác là Thẳng ruột / ngựa.

– Chia cắt kiểu gì ngộ nghĩnh vậy? Ruột ngựa bị chia hai, chẳng có nghĩa gì! Thẳng ruột nghe muốn… lộn ruột. Ngựa đứng một mình lơ láo vô duyên ! Thẳng ruột / ngựa hoàn toàn không có… bản sắc Việt Nam!

– Dạ, đúng vậy. Thẳng ruột ngựa không phải là tiếng Việt của người Việt !

1) Thẳng ruột là dịch từ chữ Hán Trực trường.

Trực trường nghĩa là : Ruột gan ngay thẳng. Tên một chứng bệnh ăn vào thì đi tả ra ngay, tuồng như đại trường thẳng tuột, nên không giữ được đồ ăn (Từ điển Đào Duy Anh).

Thực tế thì không có ruột người hay ruột súc vật nào thẳng cả. Vì vậy, Thẳng ruột chỉ được dùng theo nghĩa bóng. Đào Duy Anh cũng nói rõ là tuồng như đại trường thẳng tuột.

Thẳng ruột (Tự điển Khai Trí Tiến Đức gọi là Ngay ruột) nghĩa bóng là ruột gan ngay thẳng hay lòng dạ ngay thẳng. Trong bụng nghĩ thế nào thì nói thẳng ra như thế, không giấu giếm. Ruột gan, lòng dạ được dùng để chỉ tâm tính con người. Ruột gan, lòng dạ, tâm tính không đặt ra vấn đề thẳng như.

Mấy cách giải nghĩa của các học giả còn thiếu sót. Vô tình hay cố ý các học giả chỉ giải nghĩa hai từ Thẳng ruột và đã bỏ rơi mất từ ngựa.

2) Ngựa của thành ngữ Thẳng ruột ngựa là… ngựa Tây, ngựa thực dân. Ngựa này không biết kéo xe, không ham chạy đua. Ngựa này chỉ để cưỡi chơi trong phòng.

Tiếng Pháp phân biệt ngựa đực (cheval), ngựa cái (jument). Ngựa cái (jument) được văn chương gọi là cavale (gốc tiếng Ý là cavalla). Cavalla (giống cái) và Cavallo (giống đực) của tiếng Ý còn đẻ ra mấy từ của tiếng Pháp như cavalerie (kị binh), cavalier (kị sĩ), cavaleur (mấy ông đi tán gái), cavalière (được Việt hoá thành ca-ve, gái nhảy) v.v.

Vòng vo một hồi mới thấy ngựa (cái) có dây mơ rễ má với gái nhảy.

Mấy em ca-ve, nhảy trên sàn không đủ sống, phải nhảy cả lên giường. Thế là… ca-ve bị biến dạng, trở thành gái điếm. Từ đó, nghĩa là từ ngày thực dân Pháp cai trị dân ta, ngựa (tiếng Việt không phân biệt ngựa đực hay ngựa cái) được dùng để ám chỉ bọn me tây, đĩ tây (Nguyễn Khuyến gọi là Tây kĩ). Chẳng bao lâu ngựa của tây chạy cả vào làng xóm bình dân của ta. Cuối thế kỉ XIX ngựa đủng đỉnh đi vào sách vở.

Tự vị Huỳnh Tịnh Của có câu Thua ngựa một cái đuôi nghĩa là dâm dục quá (tiếng mắng).

Từ điển Génibrel có Nết ngựa : ám chỉ người đàn bà lăng loàn, sa đoạ (de moeurs légères, débauchée). Đĩ ngựa : đàn bà thô lỗ, hạ cấp (poissarde).

Các bà thời thượng trong Nam bắt đầu lớn tiếng chửi nhau là đồ ngựa, hay đĩ ngựa.

Năm 1931, Nguyễn Công Hoan viết Ngựa người và người ngựa, kể chuyện đêm giao thừa, anh phu xe tay bị cô gái điếm lừa.

Ngựa người ám chỉ cô gái điếm. Người ngựa (homme-cheval) là anh phu kéo xe tay. Hai loại ngựa đặc sản của thời Pháp thuộc.

Rốt cuộc, Thẳng ruột ngựa nghĩa là lòng dạ ngay thẳng của gái điếm, hay là nói thẳng, nói thật như gái điếm.

– Trời đất quỷ thần ơi ! Đĩ điếm cũng nói thẳng, nói thật sao ?

– Còn lâu ! Thẳng ruột ngựa phải được « hiểu ngầm » theo một cách khác !

– Cách nào ? Đính chánh lẹ lên.

Trước khi trả lời, đề nghị được lạc đề chút xíu.

Người xưa có câu Thật thà lái trâu và Thật thà lái buôn. Ai cũng biết rằng lái buôn, nhất là lái trâu, đều nói điêu, nói láo, lừa dối khách hàng để kiếm lợi. Không có lái trâu hay lái buôn thật thà. Thật thà lái trâu hay Thật thà lái buôn là một cách nói châm biếm, hài hước, tương tự như Vè nói ngược :

Bong bóng thì chìm/ Gỗ lim thì nổi/ Đào ao bằng chổi/ Quét nhà bằng mai…

Bao giờ cho đến tháng ba/ Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng…

Ai không thích « giễu dở » thì nói : Thật thà cũng thể lái trâu, Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.

Người xưa quan niệm rằng gái điếm cũng gian dối như lái buôn. Không có gái điếm ngay thật.

Nghe các em « giãi bày tâm sự » thì tình cảnh em nào cũng đáng thương. Cha chết, mẹ bịnh, một lũ em thơ. Phải bỏ nhà, bỏ quê, lên tỉnh kiếm sống, gởi tiền về nuôi gia đình. Em mới « đi » được một tuần. May sao bữa nay gặp được anh hào hoa phong nhã…

Anh nghe mà muốn rớt nước mắt… cá sấu.

Thẳng ruột ngựa muốn khuyên mấy ông hơi bị bay bướm, lang bang phải coi chừng « ruột gan ngay thẳng… của ca-ve ». Chẳng khác gì người miền Nam ngày trước khuyên nhau đừng tin lời hứa cuội của mấy ông bự hét ra lửa mửa ra khói.

Gái điếm lòng dạ không ngay thẳng. Cuội không giữ lời hứa. Lái buôn không thật thà. Thành ngữ Thẳng ruột ngựa phải được hiểu ngược, hiểu theo lối nói châm biếm.

Thẳng ruột ngựa là kết quả chồng chéo của ba nền văn hoá Tàu, Tây và Ta. Ý nghĩa quanh co chứ không thẳng đuột như người ta thường lầm tưởng, hiểu sai.

– Tôi bấy giờ còn trẻ, tính bồng bột, trả lời thẳng như ruột ngựa . Tôi không bị hạn gì cả. Đế quốc bắt tôi vì tôi làm cộng sản (Nhiều tác giả, Nhân dân ta rất anh hùng) (*).

– Anh Tịch phải năn nỉ mãi. Cũng bởi Út hay nói lô la thẳng ruột ngựa nên anh sợ (Nguyễn Thi, Người mẹ cầm súng) (*).

Nhà văn muốn khen anh cán bộ và cô Út, nhưng e rằng có người hiểu là anh cán bộ và cô Út đang bị chê.

Nói thẳng nhưng đừng nói… thẳng ruột ngựa!

Rắc rối quá! Nói thẳng, nói thật… khó nói quá!

Nguyễn Dư

(Lyon, Tết con Ngựa 2014)

 (*) theo Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực – Lương Văn Đang.

Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn: “Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn” – MTG

31 Th1

 

 

 “Dân còn biết phẫn nộ, là phúc của dân tộc vẫn còn”
Đăng Bởi – 08:01 31-01-2014

 

Trong bất cứ lần trò chuyện nào với TS Lê Kiên Thành – con trai của cố TBT Lê Duẩn, tôi nhận ra mọi con đường đều đi về câu chuyện đất nước. Vận mệnh dân tộc là điều luôn ám ảnh ông. Những ngày Xuân này, khi Đảng tròn 84 tuổi, khi đất nước đang đối mặt với những thách thức lớn hơn bao giờ hết, câu chuyện đó càng trở nên nhức nhối….

PV: Năm 2013 và những ngày đầu năm 2014, một trong những sự kiện mà cả nước quan tâm nhất chính là vụ xét xử đại án tham nhũng của Dương Chí Dũng và đồng bọn. Khi Dương Chí Dũng tiết lộ những thông tin chấn động , một đồng nghiệp của tôi đã bình luận: “Khi nghe về con số 500 nghìn USD hay 1 triệu USD Dương Chí Dũng khai, thú thật tôi sửng sốt. Những người nông dân thu nhập vài trăm nghìn đồng một tháng, thậm chí chưa từng nhìn thấy tờ 100 USD trong suốt cuộc đời mình có lẽ sẽ còn sửng sốt hơn tôi rất nhiều. Dù tham nhũng đang là quốc nạn của chúng ta, những người dân như tôi có lẽ vẫn sẽ bàng hoàng về những con số đó…”
 
TS Lê Kiên Thành: Tôi kể ra điều này thì có lẽ đụng chạm đến những bạn bè tôi đang làm quan chức. Nhưng một lần ngồi ăn cơm với một số quan chức, những điều tôi nghe được khiến tôi giật mình. Có vị quan chức hồn nhiên nói với tôi: “Này, ngày xưa tôi nghĩ 1 triệu đô là nhiều lắm”. Tôi nghe và hiểu rằng, à vậy thì với họ bây giờ 1 triệu đô rất bình thường. Như tôi làm doanh nhân, tôi nhìn 1 triệu đô vẫn thấy ghê gớm, rất ghê gớm. Để kiếm tiền trong sạch, đó là số tiền thực sự không dễ kiếm. Vậy mà câu nói này lại nói ra từ miệng một vị quan chức cấp vụ thôi – không hề cao, thì để hiểu rằng góc tối trong cuộc sống của một số quan chức chúng ta hiện nay như thế nào…

PV: Nếu vụ án này được làm sáng tỏ, người giúp cho Dương Chí Dũng bỏ trốn bị trừng trị đích đáng, tôi tin lòng dân sẽ được xoa dịu trong lúc đang vô cùng bức xúc như thế này. Nhưng trong trường hợp xấu hơn, nếu như vụ án đó lại chìm xuồng và đi vào im lặng thì điều gì sẽ xảy ra với lòng dân?

TS Lê Kiên Thành: Tôi chỉ sợ người dân sẽ nghĩ rằng đương nhiên nó phải thế và họ chấp nhận nó, thì đấy sẽ là thảm họa. Nếu chuyện đó xảy ra mà người dân phẫn nộ, thì phúc của dân tộc vẫn còn. Không biết có phải tôi bi quan hay không, nhưng nhiều khả năng người ta sẽ chấp nhận nó, như bao sự việc mà người ta đã chấp nhận trước đây. Vì chúng ta đã quá quen với những vụ án tham nhũng được xử một cách đầu voi đuôi chuột từ trước cho đến nay. Vì chúng ta đã chứng kiến quá nhiều vụ án cần phải xử nhưng cuối cùng lại không xử, hay cần phải xử nặng thì lại xử nhẹ. Sự nương nhẹ rất khó hiểu mà chúng ta làm với cuộc chiến chống tham nhũng đã làm tối đi đường lối lãnh đạo của chúng ta.
TS Lê Kiên Thành: Người ta đã nhạo báng và thách thức cả xã hội. Chuyện Dương Tự Trọng – em trai Dương Chí Dũng đứng trước tòa nói một cách thản nhiên “tôi không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận” – đó là kiểu nói của của người hiểu pháp luật và thách thức pháp luật.
PV: Nhiều người nói cái xuống cấp nhất, cái đáng lo ngại nhất, cái đáng báo động nhất chính là nền tảng văn hóa của dân tộc đang bị lung lay ghê gớm. Ông có cùng chung suy nghĩ đó?
TS Lê Kiên Thành: Trong năm vừa rồi, điều rõ nhất tôi cảm nhận được là chưa bao giờ cái xấu và tội ác đến với chúng ta bình thản như thế này. Người ta nhìn nó thản nhiên, như là điều tất yếu. Có những người dùng cái ác và cái xấu để sinh tồn. Có những người nhìn nó thản nhiên một cách lạ kỳ.
Việc một tên cướp bị tuyên án tử hình vì chém đứt tay một người và trước đó đã chém 14 người, nhưng bà mẹ đẻ ra thằng bé đó không hề mảy may ân hận. Bà ta chửi bới cả xã hội và nghĩ rằng tại sao phải chém tay mà không chém đầu. Đó là hình ảnh đáng sợ nhất: hình ảnh một người mẹ biết quý con mà không còn coi sự sống của người khác ra gì. Đó là điều quá lạ lùng với xã hội này. Và người ta hay nói đến văn hóa, nói đến đạo đức xuống cấp cho những trường hợp này.
Nhưng những gì đang diễn ra ở đất nước ta hôm nay, có lẽ mình phải hiểu khác đi. Ví dụ, tại sao nhiều người có tiền mà vẫn tham nhũng khủng khiếp như vậy? Có lẽ đó không phải văn hóa. Người ta hay nói “bần cùng sinh đạo tặc” – nhưng nhìn vào xã hội mình, đúng là đạo tặc có một phần từ bần cùng đi lên, nhưng một phần đạo tặc lại sinh ra bởi những người không bần cùng.
Những quan chức phạm tội ác tham nhũng mà chúng ta thấy trong những năm qua, họ đâu phải là những người bần cùng? Hãy nhìn qua những vụ án gần đây nhất sẽ thấy rằng những người hiểu pháp luật, bảo vệ pháp luật, họ vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng và đầy tính toán, tính toán sao để khi người ta bị bắt, người ta chỉ nói một câu rất nhẹ nhàng là: chứng minh đi. Tức là người ta đã chuẩn bị cho tình huống đó.
Người ta đã nhạo báng và thách thức cả xã hội. Chuyện Dương Tự Trọng – em trai Dương Chí Dũng đứng trước tòa nói một cách thản nhiên “tôi không khẳng định nhưng cũng không phủ nhận” – đó là kiểu nói của của người hiểu pháp luật và thách thức pháp luật. Hành động đó, ở một góc độ nào đó,  không khác gì câu chuyện ông bác sĩ ném xác bệnh nhân trong vụ thẩm mỹ Cát Tường mà báo chí nhắc đến gần đây.
Và đáng ngạc nhiên nữa là có những tờ báo chính thống bênh vực, thậm chí là ca ngợi Dương Tự Trọng. Điều đó làm tôi cảm thấy khủng hoảng và mất hết phương hướng. Những người đứng ra bảo vệ lẽ phải cho chúng ta, những người đáng lẽ phải bảo vệ chúng ta mà còn như vậy mà còn như vậy thì chúng ta sẽ phải tin vào cái gì?
Nếu nói hành động đó hiểu được – tôi đồng ý. Nhưng thông cảm được thì không. Nhưng những người chức vụ cao, những người nắm truyền thông mà đưa ra những định hướng bảo vệ con người đó, hay tiếc rẻ gì đó về họ, thì tôi hiểu rằng những cái xảy ra như thế này không thể là đơn lẻ. Tôi đang nghĩ rằng chúng ta đang bị “biến dạng” một cách tổng thể mà văn hóa chỉ là một phần. Khi những người làm ra pháp luật, đang góp phần bảo vệ pháp luật lại không coi pháp luật ra gì; khi một xã hội mà nguyên tắc sống ở trong đó không được tôn trọng, không được bảo vệ bởi những người  đáng lẽ phải tôn trọng nó nhiều nhất thì chúng ta sẽ phải gọi tên những ngày chúng ta đang sống đây là cái gì? Tôi không thể cắt nghĩa cho con cháu mình được.
Tôi có nghe một số phóng viên nói tốt về Dương Tự Trọng. Nếu đúng là Dương Tự Trọng là con người đáng khen như thế thật, vậy thì tôi tự hỏi cái gì ở trong cái guồng máy xã hội ta biến con người đó thành ra con người như thế này? Chắc phải gì ghê gớm lắm đang tồn tại trong guồng máy này mà cứ đưa một người tốt vào thì hỏng.  Đó là sự thất bại của chúng ta. Nếu đúng là điều đó đang tồn tại mà chúng ta không bình tĩnh tìm ra hết hoặc cố tình không đối diện hay giấu diếm nó thì nguy hiểm vô cùng.
TS Lê Kiên Thành: Nói ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là Đảng viên, tôi thấy mình không thể không nói.  

PV: Để gọi tên được cái ghê gớm đó là gì có dễ không thưa ông?

TS Lê Kiên Thành: Tôi có rất nhiều người bạn đang làm chức vụ cao, nói thế này sẽ rất động chạm đến họ. Nhiều người cũng nói tôi sinh ra từ “cái lò” đó, tại sao lại nói ra những điều như thế này, nhưng nếu bình tĩnh mà suy nghĩ thì chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận điều đó thôi, đừng trốn tránh thêm nữa.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: Sự tồn vong của chế độ, sự tồn vong của Đảng đang đứng trước một thách thức cực kỳ lớn, lớn hơn cả thời kỳ Đảng phải trải qua một cuộc tàn sát trắng. Trong lịch sử Đảng đã từng ghi, có những lúc gần như không có một ông Trung ương ủy viên nào là không ở trong tù.
Có những thời điểm, ở nhiều địa phương, gần như không còn đảng viên nào. Nhưng chỉ cần còn một Đảng viên thôi, thì đó sẽ là tinh hoa của sự xả thân, là những người đủ sức mạnh kéo quần chúng đi theo. Chỉ cần một Đảng viên thôi – họ đã biết cách để trở thành đặc biệt trong mắt quần chúng. Còn đến giờ chúng ta có hơn 3 triệu Đảng viên. Nó đi xuống cả xã, cả phường, cả tổ dân phố, vậy mà chúng ta lại đứng trước quá nhiều thách thức. Điều đó quá đau lòng. Chúng ta nhất định phải đặt câu hỏi tại sao!
PV: Nhưng trong một vài năm trở lại đây, Đảng đã thể hiện quyết tâm chiến đấu với tham nhũng, với những bộ phận thoái hóa biến chất để bảo vệ sự tồn vong của Đảng?
 
TS Lê Kiên Thành: Chúng ta đã quyết tâm, nhưng sự quyết tâm đó chưa tới. Đất nước nào, xã hội nào bao giờ cũng có thiện, có ác, có tốt, có xấu, nhưng nó phải có một lằn ranh nào đó. Và cái xấu, cái ác phải trốn chui trốn lủi trong bóng tối như những tên trộm, tên cướp mới phải chứ?
Nhưng ở đất nước ta hiện nay, cái xấu đang trở thành cái đương nhiên mà cả người tốt và người không tốt đều chấp nhận nó. Khi cái xấu đã ngang nhiên tồn tại ngoài ánh sáng, nhơn nhơn diễu trên đường phố, len sâu cả vào lực lượng lãnh đạo, thì nghĩa là cách tổ chức xã hội của chúng ta đang không đúng! Sự vô cảm, thỏa hiệp của chúng ta trước cái xấu – điều đó theo tôi đáng sợ vô cùng. Nó làm triệt tiêu sự miễn dịch, triệt tiêu khả năng phản kháng của xã hội.
TS Lê Kiên Thành: Có người nói năm 2013 là cái đáy của khủng hoảng và 2014 mọi sự tốt đẹp sẽ đến. Nhưng tôi vẫn cho đó là sự lạc quan quá đà với những gì chúng ta đang có và đang chứng kiến trong thời điểm này, với rất nhiều vấn đề ta đang phải đối mặt.  
PV: Cha ông – cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là người giữ cương vị Tổng Bí thư lâu nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy mà ông không ngại nói ra những điều này?
TS Lê Kiên Thành: Nói ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là Đảng viên, tôi thấy mình không thể không nói. Nếu mà can đảm, nếu mà thông minh, nếu mà thực sự vì dân vì nước thì sẽ phải nghĩ đến tận cùng của sự tồn vong. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tham nhũng là ghẻ, nhưng nếu ghẻ khắp người mà chúng ta chặt hết đi thì cơ thể của chúng ta sẽ chết. Đó là cách làm vô ích. Mà cái ghẻ của chúng ta là cái ghẻ từ trong nội tạng. Chúng ta không thể vứt nội tạng của chúng ta đi, mà phải làm cái gì đó để thay đổi được gốc rễ của căn bệnh.
PV: Mùa xuân này, đất nước đã giải phóng gần 40 năm. Đảng cũng đã 84 tuổi. Nhưng chúng ta đang đối mặt với những khó khăn thực sự. Người Việt vẫn luôn hy vọng vào năm mới. Hy vọng của ông về đất nước những ngày sắp tới là gì?
TS Lê Kiên Thành: Có những điều kỳ diệu đã từng xảy ra cho dân tộc này: trong quá khứ khi chúng ta đang đói kinh khủng, chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo chỉ trong một sự thay đổi nhỏ. Đó là điều kỳ diệu. Chúng ta thắng Mỹ cũng là kỳ diệu. Nếu chúng ta mạnh dạn thay đổi, điều kỳ diệu có thể sẽ xảy ra như trong quá khứ. Sức sống của một dân tộc là vô cùng thần kỳ, nếu chúng ta có những bước đi đúng.
Có người nói năm 2013 là cái đáy của khủng hoảng và 2014 mọi sự tốt đẹp sẽ đến. Nhưng tôi vẫn cho đó là sự lạc quan quá đà với những gì chúng ta đang có và đang chứng kiến trong thời điểm này, với rất nhiều vấn đề ta đang phải đối mặt. Tôi không sợ những cái đáy tự nhiên. Tôi sợ hơn cả là những cái đáy do chính chúng ta tạo thành. Và sẽ còn những cái đáy sâu hơn cái đáy này gấp nhiều lần nếu chúng ta không dừng lại. Đó mới là cái đáy khủng khiếp nhất.
Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói đến sự tồn vong, tức là đã nói đến khái niệm sống và chết. Làm thế nào để chọn con đường sống chứ không phải là chết là điều quan trọng nhất Đảng phải làm lúc này. Sợ nhất là viễn cảnh chúng ta sẽ “chết” do sự tác động từ bên ngoài và khiến đất nước biến đổi mọi thứ theo hướng có lợi cho những lực lượng bên ngoài đó. Còn  nếu chúng ta tự thay đổi được để chọn con đường sống thì đó là phúc may cho dân tộc này…
Lan Hương (thực hiện)

Nguyên Hải: NGHĨ VỀ BÀI THƠ DÂNG CHA CỦA TRƯƠNG NAM HƯƠNG

31 Th1

 

Dâng Cha

Tết này nhà lại vắng cha
Thuốc không thơm nữa ấm trà hết ngon
Cha đi về phía vuông tròn
Trần gian lấm láp mãi còn nắng mưa

Đời người mới đấy thành xưa
Nhìn lên nhân ảnh ảo mờ khói hương
Con không tin có thiên đường
Nhưng tin có thật nỗi buồn, cha ơi !

  

Con tìm đâu giữa chơi vơi
Cha đi về phía xanh lời cỏ hoa
Cách người thước đất mà xa
Rót mời cha một chén trà hư không

Rưng rưng tàn thuốc quặn vòng
Thương cha khói cũng nặng lòng không bay

 Trương Nam Hương

 

    

 

Trời đất vào Giêng, nhớ tới câu mở đầu trong bài thơ Dâng Cha của Trương Nam Hương cứ đau đáu trong lòng: “ Tết này  nhà lại vắng Cha”, phải chăng cùng hoàn cảnh với tác giả, hay yếu đuối quá, ủy mỵ quá, trẻ con quá…?

 

Không !                       

 

Dường như bất cứ ai không còn cha, khi đọc câu nầy cũng không khỏi  một chút bùi ngùi, một chút trống vắng trong không khí hạnh phúc, đầm ấm đoàn tụ gia đình trong ngày tết.

 

Cái truyền thống văn hóa ba ngày tết xữa xưa đến giờ đã khắc đậm trong từng tế bào, máu thịt, hồn người, hồn tổ quốc, hồn non sông đất Việt khi đất trời vào xuân trẩy hội chồi biếc, lộc non.

Đó là ba ngày  đầu  năm mới, ai cũng đẹp, ai cũng tươi tắn, hoa khoe, trái  mượt, mứt trà, rượu thịt, bánh chưng, dưa hành… tiệc hội, người người gặp gỡ thăm nhau. Gác qua mọi trăn trở suy tư đời thường để chúc nhau những lời  hay ý lạ.. Nhà nhà đều tươm tất trong các bữa cơm cúng đón, tiễn ông bà, dường như người đã khuất cùng hiện diện với người đang sống trong sự ấm cúng sum vầy.

 

Vậy mà lại vắng Cha !!!

 

Vắng cha khi giữa đời đang hạnh phúc, gia đình đang ấm áp yêu thương đã dẫn dắt cảm xúc người viết đi vào  những khoảng trầm lắng suy tư. Có phải tứ thơ được hình thành trong giờ trừ tịch của đêm giao thừa, giờ phút thiêng liêng nhất, khi vạn vật đều im lìm trong thời khắc lên ngôi của con vật cầm tinh nhiệm kỳ ba trăm sáu  mươi ngày mới.

Vắng cha “Thuốc không thơm nữa…” không còn Cha hút thuốc để có làn khói thơm, hay người hút không còn thưởng thức được hương thơm từ hơi thở của chính mình. Và rồi lại “…ấm trà hết ngon”.

 

Vì sao vậy!?

 

Dường như các giác quan ngừng hoạt động để lắng lòng theo đất trời, cùng tâm thức hoài niệm đức Thái Sơn của mình, để tiếp theo là những trăn trở với cuộc đời nắng sớm mưa chiều, giữa trần gian lấm láp thực ảo vô minh mà cha thì đã  “… đi về phía vuông tròn”.

 

Thầm trách móc, hay lặng lẽ hứa với vong linh người đã khuất, rằng con nguyện tiếp bước của người, hướng tâm về chân – thiện – mỹ như cuộc đời của cha đã đi đến  nay còn dang dở.

 

Trong cái bộn bề rắm rối những trầm tư, tác giả buông hơi thở dài, giải phóng buồng khí quản đang lèn ứ  những hạt xúc cảm về hình ảnh của người cha, như một tiếng chép miệng nuối tiếc của thế nhân với những gì đã mất: “đời người mới đó thành xưa”, Ung dung thư thái, thật nhẹ nhàng, từ trong cõi lòng nặng trĩu áp lực quánh đặc khói hương nhân ảnh, đã bừng lên những mô tư duy dữ dội, đưa tác giả trở về với thực tại và siêu nhiên, với  vô minh và  hiện hữu, với huyễn hoặc và  đời thường… !

 

Trong lòng người con lúc nầy (dù có là con chiên ngoan đạo) cũng không có chuyện “Phúc cho những ai không thấy mà tin” nên: “Con không tin có thiên đường/ Nhưng tin có thật nỗi buồn cha ơi”. Cái nỗi buồn mà những người không còn cha đang chơi vơi trong ải trầm luân dâu bể với những “đôi tay nhân gian chưa hề độ lượng” đang bơi, sãi, bò, trườn trong muôn ngàn lớp  lớp sóng khơi nhân-nghĩa-lợi-danh giăng trùng trùng bủa vây sự sống, lúc lặng lẽ êm đềm, lúc gầm gào bão tố mà một đời những người cha đã từng trải nghiệm với thời gian để cuối cùng về với  phía vuông tròn, với  phía lời cỏ hoa xanh.

 

Giờ chỉ còn lại khoảng cách giữa con và cha, con đang hiện hữu, cha trong vô hình được kết nối qua cầu mờ ảo những làn khói nhang quẩn quyện với hương trà phảng phất, hơi thuốc quặn vòng luyến lưu tình phụ tử biệt ly:

“Rưng rưng tàn thuốc quặn vòng
Thương cha khói cũng nặng lòng không bay”

*

*     *

 

Theo con đường truyền thống, không hoa ngôn, mỹ ngữ sáo mòn. Chỉ với tấm lòng thành kính hiếu thảo Dâng Cha với tình cảm thật thà, gần gũi nôm na như củ khoai, hạt thóc.

 

Trong lời thơ như có nước mắt: “Tết nầy nhà  lại vắng cha”.

 

Tinh tế hơn nữa,  chữ lại trong câu mở đầu, tác giả cho người đọc biết rằng không phải người cha chỉ đi vắng trong tết nầy, mà nhiều xuân trước đó người cũng đã lỗi hẹn mùa xuân và  không có cha cùng sum họp với gia đình. Nhưng những lần ấy người con chỉ có tâm trạng trông mong, lúc ấy thì thuốc chỉ ít thơm, trà bớt ngon thôi, chứ không phải bằng nỗi lòng tiếc thương quắn lòng, cháy ruột đến mức  thuốc không thơm, trà hết ngon. Bởi lần vắng cha nầy là người  đã ra đi mãi mãi, người đi về miền hoàn thiện nhất trong bầu  đại ngã vô biên, nơi mà tác giả gọi là phía  vuông tròn.

 

Cách dùng chữ gần gũi với ngôn từ đồng nội, nhân sinh, vừa nôm na lại vừa đậm đặc tính nghệ thuật. Trần gian lấm láp- xanh lời cỏ hoa- vuông tròn…, Riêng khái niệm vuông tròn đã như một thành ngữ trong dân gian chỉ sự trọn vẹn, tốt đẹp, hoàn hảo. Ở góc nhìn bản sắc, vuông tròn ngát thơm hương vị bánh chưng- bánh dầy trong tâm tưởng cội nguồn văn hóa dân tộc, nên mọi người từ lão nông, anh công nhân, người phục vụ… đến các bậc thức giả  đều cảm nhận được lòng  khắc khoải tiếc  thương theo những từng nấc cảm xúc riêng lắng đọng lại trong lòng người.

 

Không có những mới lạ, cao siêu của sự sáng tạo ngữ nghĩa  miễn cưỡng của hơi (air) thơ làm dáng, làm duyên kiểu thời thượng nhằm tô vẽ sắc màu rời rạc, riêng tư, trừu tượng một cách dễ dãi, lập lòe, lấp loáng trong xu thế đột phá, tìm tòi để người đọc nhắm mắt nghiền ngẫm trong mớ tù mù chữ nghĩa. Mà ý tứ, âm lượng, thanh từ, hình từ đều mộc mạc, chất phác, thật thà tận sâu thẳm tâm can của người con  được tác giả khéo léo bện lại và đan đát quánh cứng thành bài thơ Dâng Cha chắc nịch chí nam nhi mà ướt mềm cảm xúc trĩu lòng, phong phú những quan niệm nhân sinh, làm cho rất nhiều người thích đọc.

 

Chủ quan của người viết bài nầy, thơ nói  về mẹ khá nhiều, viết về cha rất ít, Nên bài Dâng Cha của Trương Nam Hương là tiếng khóc thương cha đầy bản lĩnh  thay cho tâm tư của nhiều người khác  và vì vậy tuổi thọ tác phẩm  chắc chắn sẽ đồng hành mãi mãi với thời gian.

                                                                         

Nguyên Hải 

 

 

 

                                                                                                         

22 câu chúc Tết hay và “độc” năm Giáp Ngọ

31 Th1

22 câu chúc Tết hay và “độc” năm Giáp Ngọ

EVABởi EVA.VN | EVA – 5 giờ trước

 
Năm mới đã đến, hãy dành những lời chúc tết độc đáo dành cho người thân, bạn bè như một món quà ý nghĩa.

Những lời chúc Tết ý nghĩa của năm Giáp Ngọ:

1. Năm hết Tết đến – Đón Ngựa tiễn Rắn – Chúc ông chúc bà – Chúc cha chúc mẹ – Chúc cô chúc cậu – Chúc chú chúc dì – Chúc anh chúc chị – Chúc luôn các em – Chúc cả các cháu – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Suốt năm con Ngựa.

2. Năm nay Giáp Ngọ – Tiền phi như ngựa – Vào túi của ta – Tình thắm đậm đà – Có đôi có lứa – Hạnh phúc hơn nữa – Sức khỏe dồi dào – Đời sống nâng cao – Sum vầy vui vẻ.

3. Năm con Ngựa, chúc mọi người vui vẻ như chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu nhé!

4. Chúc mừng năm mới – Chúc luôn phơi phới – Như chú ngựa non – Chúc luôn tươi giòn – Như con ngựa tháu – Chúc luôn hạnh phúc – Như bầy ngựa đàn.

5. Xuân đã về! Xuân đã về! Chúc sức khỏe tràn trề. Cả nhà luôn đê mê. Trong ngập tràn hạnh phúc. Tân niên xin cung chúc. Giáp Ngọ phi bằng ngựa. Mọi điều đều gặp may.

6. Hồn nhiên tươi tắn – Gặp nhiều may mắn – Mọi điều đều hên – Ăn ra làm nên – Kiếm tiền như xiếc – Xe hơi vài chiếc – Biệt thự vài căn – Vàng mấy chục cân – Kim cương cả kí – Đô la đầy ví – Bạc tỉ quá thường – Chinh chiến thương trường – Trăm lần trăm thắng – Làm ăn sòng phẳng – Hối lộ chẳng cần – Minh bạch toàn phần – Giàu sang vô độ – Phú quí đồng bộ – Chức vụ lên nhanh – Gia đạo an lành – Hanh thông vạn sự – Thuận hòa chồng vợ – Tương trợ anh em – Trong ngoài ấm êm – Chất thêm hạnh phúc – Ngựa về xin chúc – “Mã đáo thành công”.

7. Ngựa ơi ta bảo ngựa này: Ngựa đem vàng bạc chất đầy nhà hoa – Nỗi buồn, nước mắt đem ra – Niềm vui hạnh phúc ngựa mang mau về.

8. Mừng 2014 phát tài phát lộc – Tiền vô xồng xộc – Tiền ra từ từ – Sức khỏe có dư – Công danh tấn tới – Tình duyên phơi phới – Hạnh phúc thăng hoa –  Xin chúc mọi nhà – Một năm đại thắng.

9. Giáp Ngọ đã đến – Ăn nhậu lai rai – Tiền vô như nước – Muốn gì cũng được – Thịnh vượng bình an – Chúc mừng năm mới.

10. Giáp Ngọ vừa sang – Hạnh phúc mênh mang – Ý chí vững vàng – Niềm vui rộn ràng – Tiền bạc lai láng – Sức khỏe cường tráng – Cả nhà cười vang – Chúc mừng năm mới.

 

11. Chúc bạn: 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây vạn sự như ý…

12. Tống cựu nghênh tân – Vạn sự cát tường – Toàn gia hạnh phúc.

13. Năm mới Tết đến. Rước hên vào nhà. Quà cáp bao la. Mọi nhà no đủ. Vàng bạc đầy hũ. Gia chủ phát tài. Già trẻ gái trai. Sum vầy hạnh phúc. Cầu tài chúc phúc. Lộc đến quanh năm. An khang thịnh vượng!

14. Đong cho đầy hạnh phúc. Gói cho trọn lộc tài. Giữ cho mãi an khang. Thắt cho chặt phú quý. Cùng chúc nhau như ý. Hứng cho tròn an khang. Chúc năm mới bình an. Cả nhà đều sung túc. 

15. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều. 

16. Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc…

17. Cung chúc tân niên – Vạn sự bình yên – Hạnh phúc vô biên – Vui vẻ triền miên – Kiếm được nhiều tiền – Sung sướng như tiên – Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua – Phúc lộc đưa nhau đến từng nhà – Vài lời cung chúc tân niên mới – Vạn sự an khang vạn sự lành.

18. Chúc mừng năm mới 2014 – Chúc bạn luôn: Đong cho đầy hạnh phúc – Gói cho trọn lộc tài – Giữ cho mãi an khang – Thắt cho chặt phú quý.

19. Năm mới thái độ yêu đời mới! – Chúc các bạn nhiều lý do để vui vẻ năm tới! – Chúc bạn luôn vui vẻ, bình an và hạnh phúc trong năm mới!

20. Giao thừa đã đến – Chúc bạn đáng mến – Sự nghiệp tiến lên – Gặp nhiều điều hên – Cả năm như ý.

21. Chúc bạn có một bầu trời sức khỏe, một biển cả tình thương, một đại dương tình bạn, một điệp khúc tình yêu, một người yêu chung thủy, một sự nghiệp sáng ngời, một gia đình thịnh vượng.

22. Tết tới tấn tài – Xuân sang đắc lộc – Gia đình hạnh phúc – Vạn sự cát tường.

TS Trần Công Trục giải đáp về Luật Biển: Lịch sử hình thành và phát triển Luật Biển VN? – infonet

31 Th1

Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam.

 
TS Trần Công Trục, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ

TS Trần Công Trục trả lời: Căn cứ vào lịch sử quản lý biển của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ, Luật Biển Việt Nam đã hình thành và phát triển qua các giai đoạn như sau:

          – Trước năm 1884.

          – Từ năm 1884-1954

          – Từ năm 1954- 1976

          – Từ năm 1976 đến nay.

          – Thời kỳ trước năm 1884, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã quan tâm đến việc khai thác và quản lý biển: chủ yếu là tổ chức khai thác các nguồn lợi từ biển như mở cửa thông thương với các nước phương Tây: Vân Đồn năm (1010-1788); Hội An (thế kỷ XVII-XVIII). Sự phát triển thương mại thông qua đường biển đòi hỏi phải triển khai các hoạt động tương ứng nhằm quản lý biển và chống nạn cướp biển trên các cùng biển tiếp giáp với đất liền và các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

          – Dưới thời thuộc Pháp (1884-1954): Ngay sau khi thiết lập chế độ thuộc địa tại Nam Kỳ, chế độ bảo hộ tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ, Pháp đã chú trọng tới việc áp dụng các luật lệ về biển của “Mẫu Quốc”: Nghị định 9/12/1926 quy định áp dụng Luật 1/3/1888 cấm người nước ngoài đánh cá trong lãnh hải rộng 3 hải lý cho các thuộc địa của Pháp. Ngày 22/9/1936, Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp ký ban hành Nghi định quy định vùng đánh cá Đông Dương là 20km tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất. Đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, Pháp đã nhân danh Nhà nước Việt Nam tổ chức bảo vệ, quản lý, như: đồn trú, tuần tra, thành lập đơn vị hành chính, xây trạm khí tượng, đài vô tuyến điện, trạm đèn biển…

          – Luật biển giai đoạn 1954-1976: Việt Nam Cộng hòa, với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế theo qui định của Hiệp định Giơ ne vơ, là thành viên của hơn 30 tổ chức quốc tế, đã có mặt tại Hội nghị của LHQ về Luật Biển lần thứ 1 tại Giơ ne vơ năm 1958. Tuyên bố ngày 27/4/1965, Việt Nam Cộng hòa đã chính thức thiết lập chiều rộng lãnh hải rộng 3 hải lý. Ngày 01 tháng 4 năm 1972, VNCH tuyên bố vùng đánh cá đặc quyền rộng 50 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Năm 1967, Tổng thống VNCH đã tuyên bố về thẩm quyền riêng biệt và quyền kiểm soát trực tiếp trên thềm lục địa tiếp giáp với lãnh hải. Năm 1970, VNCH thông qua luật dầu khí. Ngày 9/6/1971 công bố sơ đồ phân chia 33 lô dầu khí trên thềm lục địa theo quan điểm đơn phương của mình. Trong thời gian này, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có yêu sách và chưa công bố một văn bản quy phạm pháp luật nào về biển, ngoại trừ đã ký một số Hiệp định nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1957, 1960, 1963.     

          -Thời kỳ sau năm 1976:

          Sau khi chính quyền VNCH sụp đổ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Công hoà Miền Nam Việt Nam trở thành người đại diện chính thức của nhân dân miền Nam Việt Nam. Vì vậy tại phiên họp ngày 07 tháng 5 năm 1975, Uỷ ban kiểm tra tư cách thành viên tham gia Hội nghị của LHQ về Luật Biển lần thứ 3 đã tuyên bố công nhận quyền đại diện của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau khi thống nhất đất nước, quyền đại diện tham gia Hội nghị này là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đoàn đại biểu của VN tham dự Hội nghị đã ủng hộ việc xác lập lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền về kinh tế 200 hải lý theo như Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 12 tháng 5 năm 1977 về các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam châu Á thiết lập vùng Đặc quyền về kinh tế 200 hải lý.

Về Thềm lục địa, Việt Nam khẳng định quan điểm dựa theo nguyên tắc kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của Quốc gia ven biển ra cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Việt Nam cũng tham gia vào nhóm ủng hộ nguyên tắc công bằng áp dụng trong phân định các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa các Quốc gia ven biển đối diện hoặc kế cận.

Ngoài ra, Việt Nam còn ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tăng cường công tác quản lý biển vừa nâng cao hiệu quả của công tác này vừa phù hợp với xu thế chung của Luật Biên quốc tế. Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam.

Hồng Chuyên (chọn đăng)

Những sự kiện chính trị nổi bật trong năm Ngọ của lịch sử Việt Nam – kênh 14

31 Th1

 

Cùng nhìn lại một số năm Ngọ đáng nhớ, với những dấu ấn chính trị và quân sự đặc biệt trong lịch sử nước nhà.

Canh Ngọ (550): Triệu Việt Vương đánh tan quân Lương

Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) từ căn cứ Dạ Trạch bất ngờ xuất quân đánh tan quân Lương do tướng Dương Sàn chỉ huy, giành độc lập cho nước Vạn Xuân.

Trước đó, vào năm 540, Lý Bí đã lãnh đạo dân ta khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, lập ra nước Vạn Xuân độc lập của người Việt. Nhưng sau đó, tháng 5/545, quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy lại sang đánh. Lý Nam Đế không địch lại được quân địch phải lui về động Khuất Lão, ủy thác mọi công việc cho Triệu Quang Phục.

Những sự kiện chính trị nổi bật trong năm Ngọ của lịch sử Việt Nam 1
Triệu Quang Phục chỉ huy quân xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch
 

Triệu Quang Phục bèn cho lui quân về giữ đầm Dạ Trạch ở ven sông Hồng (nay thuộc huyện Khoái Châu – Hưng Yên). Địa thế đầm Dạ Trạch xung quanh đều là đầm lầy, cây cỏ um tùm bụi rậm che kín. Quân của Triệu Quang Phục đóng ở một bãi đất cao nằm giữa đầm.

Trần Bá Tiên đóng quân bên ngoài nhưng không cách gì tiến công vào được. Trong khi đó, đêm đêm, quân của Quang Phục lại đi thuyền độc mộc ra tập kích bất ngờ rồi rút lui. Trần Bá Tiên đánh mãi không được định bụng cầm cự lâu dài cho quân của Triệu Quang Phục hết lương sẽ phải mệt mỏi thì sẽ đánh vào. Nhưng năm 550, nhà Lương gọi Trần Bá Tiên về dẹp loạn trong nước, việc quân ở đây giao lại cho tì tướng Dương Sàn. Nhân cơ hội ấy, Triệu Quang Phục tung quân ra đánh lớn. Dương Sàn thua trận bị giết. Quân Lương tan vỡ chạy về nước. Nền độc lập của nước Vạn Xuân được bảo vệ.

Bính Ngọ (776): Phùng Hưng khởi nghĩa đánh quân nhà Đường

Mở đầu cuộc khởi nghĩa đánh quân xâm lược nhà Đường do Phùng Hưng lãnh đạo. Phùng Hưng tự là Công Phấn, ở Ðường Lâm, Phong Châu (nay thuộc huyện Ba Vì – Hà Nội).

Nửa sau thế kỷ VIII, chính quyền thống trị của nhà Đường ngày càng suy yếu khiến cho các tiết độ sứ và bọn đô hộ ở nước ta có cơ hội tăng thêm uy lực. Chúng tự ý trưng thu thuế má. Đô hộ An Nam lúc đó là Cao Chính Bình đã ra sức bòn rút của cải của nhân dân, đánh thuế rất nặng. Nhân lòng căm phẫn của nhân dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình nổi dậy chống bọn đô hộ, vào khoảng đời Đại Lịch (766 – 779), Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống lại chinh quyền đô hộ nhà Đường.

Phùng Hưng là người hào trưởng đất Đường Lâm, ông cha đời đời làm quan lang, nhà giàu, có uy tín lớn đối với nhân dân trong vùng. Anh em Phùng Hưng nổi tiếng là những người rất khỏe. Họ lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ Đường Lâm rối đánh chiếm được cả một vùng rộng lớn quanh vùng, xây dựng thành căn cứ chống giặc. Trên cơ sở lực lượng phát triển mạnh, Phùng Hưng tiến quân xuống Tống Bình, vây phủ thành đô hộ. Cao Chính Bình đem quân ra ngoài thành đón đánh nghĩa quân nhưng bị thua to, đã quá phát bệnh mà chết. Phùng Hưng vào phủ thành, tổ chức việc cai trị, mong xây dựng quyền tự chủ lâu dài. Sau 7 năm, Phùng Hưng mất, con là Phùng An lên thay. Phùng An làm chủ đất nước được 2 năm thì nhà Đường cử Triệu Xương sang làm Đô hộ An Nam. Triệu Xương sai sứ mang lễ vật đến dụ Phùng An ra hàng. Năm 791, Phùng An đã hàng nhà Đường, cuộc khởi nghĩa chấm dứt.

Mậu Ngọ (1258): Chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất

Quân dân Đại Việt chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất, quét sạch 30 vạn quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Cuối tháng 9/1257, sau khi dụ hàng vua Trần không thành công, Mông Cổ đã đưa quân tràn qua biên giới Đại Việt. Sau khi nhận được tin cấp báo, vua Trần lập tức đem đại quân đi chống giặc.

 
Những sự kiện chính trị nổi bật trong năm Ngọ của lịch sử Việt Nam 2
Nhà Trần 3 lần đánh bại quân Nguyên Mông
Cuộc đụng độ lớn đầu tiên diễn ra tại Bình Lệ Nguyên vào ngày 12/12. Thế giặc quá mạnh, nhận thấy không thể kéo dài cuộc chiến, quân Trần chủ động rút lui về Phù Lỗ. Ngày 18/1/1258, quân Mông Cổ tiến đánh Phủ Lỗ. Quân Trần một lần lữa rút lui, đồng thời di tản cư dân và của cải khỏi thành Thăng Long. Vào ngày 21/1/1258, 8.000 quân Mông tràn xuống chiếm Thăng Long.
 
Những gì bày ra trước mắt quân xâm lược là một kinh thành trống rỗng. Không có lương thực, quân Mông Cổ phải đi cướp bóc ở vùng ngoại ô, nhưng hầu như không cướp được gì và còn hay bị phục kích. 
 
Đêm 28/1/1258, quân Trần bất ngờ phản công. Quân Mông Cổ chủ quan, không kịp đối phó và bị thua to tại Đông Bộ Đầu. Bị thất thế, quân xâm lược bỏ Thăng Long ngày 29/1 và tháo chạy thẳng về Vân Nam. Nhà Trần đại thắng.
Bính Ngọ (1426): Chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động giải phóng Đông Quan. Một chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo trong cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược (1418 – 1428)

Bính Ngọ (1786): Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh

Khởi nghĩa Tây Sơn do anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo thắng lợi. Mùa xuân năm 1771, cơn bão táp cách mạng của nông dân và các tầng lớp nhân dân dưới sự tổ chức, lãnh đạo của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ nổ ra ở ấp Tây Sơn, phủ Quy Nhơn (Bình Định).

Đây là cuộc chiến tranh giai cấp quyết liệt nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Ngay từ đầu, nghĩa quân đã lấy khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” để hiệu triệu và tập hợp quần chúng bị áp bức.

Những sự kiện chính trị nổi bật trong năm Ngọ của lịch sử Việt Nam 3
Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn (1771 – 1789) 

Từ căn cứ Tây Sơn, nghĩa quân tiến xuống đồng bằng giải phóng các làng xã, các huyện lỵ. Bọn quan lại, cường hào, ác bá bị trừng trị. Của cải của chúng và lương thực của cải trong kho nhà nước phong kiến bị tịch thu chia cho dân nghèo. Mọi thứ thuế được tuyến bố bãi bỏ, những người bị giam cầm trong nhà ngục được giải phóng. Nhân dân các địa phương nô nức tham gia khởi nghĩa, trong đó có cả các thương nhân ở các thành thị. Một số nho sĩ tiến bộ, một số quan lại, thổ hào lớp dưới đã sớm tham gia khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng với khí thế hết sức mạnh mẽ.

Mùa thu năm 1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn rồi tiến ra chiếm Quảng Ngãi, tiến vào giải phóng Phú Yên, Bình Thuận. Sau khi điều đình tạm hoà hoãn với quân Trịnh ở mặt Bắc để tập trung diệt quân Nguyễn ở phía nam, liên tục các năm 1776, 1777, 1778, 1782, 1785, 5 lần quân Tây Sơn tiến công vào Gia Định. Cả 5 lần quân Nguyễn đều thất bại, lực lượng bị tan rã phải chạy trốn ra các hải đảo sang sống lưu vong bên đất Xiêm. Chính quyền họ Nguyễn cát cứ trên 200 năm bị đánh đổ. Phong trào Tây Sơn đã giải phóng hầu hết đất Đàng Trong.

Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm can thiệp xâm lược, từ tháng 6/1786, quân Tây Sơn chuyển hoạt động ra hướng Bắc. Trong vòng 10 ngày, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh tan 3 vạn quân Trịnh (mới vượt sông Gianh vào chiếm Phú Xuân của họ Nguyễn), giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Thừa thắng, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Bắc.

Tình hình Bắc Hà lúc này đang rối loạn. Chính quyền Lê – Trịnh mục nát cực độ. Binh lính thì đang tan rã, lưu manh hoá và nổi loạn. Quân Tây Sơn với hơn 1.000 chiến thuyền vượt biển đánh chiếm vùng Nam Định rồi tiến thẳng về giải phóng Thăng Long ngày 21/7/1786. Như thế chỉ chưa đầy một tháng, bằng cuộc tiến công vũ bão, quân Tây Sơn đã đập tan lực lượng quân sự của họ Trịnh, lật đổ chính quyền họ Trịnh tồn tại gần 300 năm, giải phóng Đàng Ngoài.

Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại dân, đảm nhiệm sứ mệnh của dân tộc khôi phục quốc gia thống nhất, đánh bại các đạo quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước.

Canh Ngọ (1930): Hợp nhất ba tổ chức Đảng ở Việt Nam

Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản, tổ chức Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng ở Việt Nam thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đứng trước các nhu cầu cấp bách phải thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của giai cấp công nhân, căn cứ vào Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản trong bức thư gửi các nhóm cộng sản ở Đông Dương (cuối tháng 10/1929), Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động tại Xiêm (Thái Lan) đã gởi tới Hồng Công để xúc tiến việc triệu tập hội nghị hợp nhất các nhóm cộng sản. Đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ, tức là từ 3 đến 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản đã họp tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Hồng Công) dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Quốc tế Cộng sản.

 
Những sự kiện chính trị nổi bật trong năm Ngọ của lịch sử Việt Nam 4
Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (Pháp) tháng 12/1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. (Ảnh tư liệu).

Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản đảng, 2 đại biểu An Nam Cộng sản đảng, 2 đại biểu nước ngoài. Đông Dương Cộng sản liên đòan không kịp gửi đại biểu tới dự. Cho tới lúc này, riêng hai tổ chức cộng sản tham dự hội nghị đã có khỏang 500 đảng viên. Sau 5 ngày thảo luận, Hội nghị đã nhất trí tán thành hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một chính đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thống qua một số văn kiện quan trọng như: Chánh cương vắn tắt, Sách lượt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Điều lệ vắn tắt của các tổ chức Công hội, Nông hội, Đòan Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Phản đế Đồng minh, Hội Cứu tế. Hội nghị cũng ủy quyền cho các đại biểu thay mặt Quốc tế Cộng sản trở về nước tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản, cử ra Ban chấp hành Trung ương lâm thời gồm 7 ủy viên. Hội nghị cũng nhất trí sẽ ra tạp chí Đỏ và báo Tranh đấu làm cơ quan ngôn luận của Đảng. Cuối cùng, Hội nghị đã thông qua Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc gửi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên học sinh và toàn thể quần chúng bị áp bức bóc lột trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.

Ngày 24/2/1930, Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 4/1930, một số chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Viêng Chăn, Thà Khẹt, Bò Nông (Lào) và đầu năm 1930, một số nhóm cộng sản khác cũng được ra đời tại Phnôm Pênh, Côngpông Chàm (Campuchia)…

Đánh giá về sự kiện lịch sử trọng đại này, vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”.

Giáp Ngọ (1954): Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ớ phía Tây vùng rừng núi phía Bắc. Đây là một căn cứ quân sự rất thuận lợi. Thực dân pháp đã lấy căn cứ này chiến lược cơ động.

Trong chiến dịch Thu Đông năm 1953 – 1954, lực lượng địch tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bao gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và một phi đội không quân thường trực 14 chiếc. Số quân lính địch là 16.200 tên, chúng bố trí 49 cứ điểm thành 8 cụm, mỗi cụm là một hệ thống hoả lực nhiều tầng. 8 cụm cứ điểm chia làm 3 phân khu, phân khu trung tâm gồm 2/3 lực lương ở ngay giữa Mườn Thanh. Sau 5 ngày chiến đấu ta đã tiêu diệt gọn 2 cứ điểm kiên cố vào bậc nhất là Him Lam va Độc Lập, sau đó làm tan rã thêm 1 tiểu đoàn địch và tiêu diệt tiểu đoàn Bản Kéo, ta diệt và bắt sống 2.000 tên địch, 26 máy bay bị phá hủy, mở thông cửa vào trung tâm tập đoàn cứ điểm, uy hiếp sân bay Mường Thanh.

Những sự kiện chính trị nổi bật trong năm Ngọ của lịch sử Việt Nam 5
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
 

17h30 ngày 30/4/1954, ta mở đợt tấn công thứ 2. Cuộc chiến trên đồi A1 diễn ra hết sức gay go, ác liệt. Hai bên giằng co từng tất đất. Đến ngày 4/4 mỗi bên chiếm giữ 1 nửa đồi A1.

Đánh vào khu Đông ta diệt 2.500 tên địch, chiếm lĩnh phần lớn các cao điểm. Quân đội viễn chinh Pháp đã tập trung hầu hết máy bay chiến đấu, máy bay vận tải ở Đông Dương cho mặt trận. Đế quốc Mỹ Chi viện cho thực dân Pháp gần 100 máy bay oanh tạc chiến đấu và gần 50 máy bay vận tải đồng thời tổ chức diễn tập “đổ bộ ào ạt vào Đông Dương “.

Đêm 1/5/1954 ta mở đợt tấn công thứ 3, quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại phía Đông và phía Tây, bẻ gãy cuộc phản kích của địch. Đêm 3/5/1954, bộ đội ta chỉ cách sở chỉ huy của địch 300m.

17h30 ngày 7/5/1954 , những trận pháo kích của bộ đội ta nhắm thẳng vào sở chỉ huy địch. Tướng Đờ-cat-tơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm của địch bị bắt sống. Gần 1 vạn quân địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Đêm đó ta tấn công bắt sống toàn bộ quân địch ở phân khu Nam.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, kho xăng, đạn dược, quân trang quân dụng.

Giáp Ngọ (2014): 

Nước ta kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 60 năm ngày ký hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương, 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 45 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ.

//

 
 
 
 

Những sự kiện chính trị nổi bật trong năm Ngọ của lịch sử Việt Nam

Những sự kiện chính trị nổi bật trong năm Ngọ của lịch sử Việt Nam Cùng nhìn lại một số năm Ngọ đáng nhớ, với những dấu ấn chính trị và quân sự đặc biệt trong lịch sử nước nhà.

Những sự kiện chính trị nổi bật trong năm Ngọ của lịch sử Việt Nam Những sự kiện chính trị nổi bật trong năm Ngọ của lịch sử Việt Nam

6 10 737

Cùng nhìn lại một số năm Ngọ đáng nhớ, với những dấu ấn chính trị và quân sự đặc biệt trong lịch sử nước nhà.

 

//

 

Hoàng Sa và Trường Sa : vấn đề kế thừa. – nhantuantruong

31 Th1

 

 
Nếu không làm các thủ tục cần thiết để kế thừa di sản Việt Nam Cộng Hòa, Hoàng Sa đã mất vào 18-1-1974, sẽ mất đi vĩnh viễn. Trường Sa, trên danh nghĩa, đã mất từ 30-4-1975, cùng lúc với sự giải thể của VNCH.
 
Kế thừa là một thủ tục pháp lý cần thiết. Nó có thể trễ, nhưng không thể không thực hiện để kế thừa danh nghĩa chủ quyền về lãnh thổ.
 
1/ Tư cách pháp nhân của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam.
 
MT khai sinh ngày 20-12-1960 theo nghị quyết của của Đại hội đảng toàn quốc lần thứ ba của đảng CSVN (lúc đó có tên là đảng Lao Động), được đặt dưới sự lãnh đạo của bộ Chính trị đảng CSVN và Trung ương cục miền Nam.
 
Mục tiêu của MT :
 
« đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đảng phái, đoàn thể, tôn giáo và nhân sĩ yêu nước không phân biệt xu hướng chính trị để đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, để thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập tiến tới hòa bình thống nhứt tổ quốc. »
 
MT là một « thực thể chính trị » trực thuộc đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay), do cán bộ đảng CSVN lãnh đạo.
 
MT quan niệm chế độ VNCH là « ngụy, tay sai của đế quốc Mỹ ». Người Mỹ hiện diện ở miền Nam là « đế quốc », là « quân cướp nước ».
 
Cuộc chiến được gọi là cuộc chiến tranh « giải phóng ».
 
Thực thể chính trị MTGPMN được thế giới biết đến qua biến cố « tổng tấn công tết Mậu Thân 1968 ». Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN được thành lập ngày 8-6-1969. Thực thể này được VNDCCH cùng các nước trong khối cộng sản công nhận.
 
Ngày 30-4-1975 chính quyền VNCH sụp đổ. Trước các định chế quốc tế (mà chính quyền VNCH là đại diện cho một nước Việt Nam duy nhất), tên gọi Việt Nam Cộng Hòa đổi tên thành Cộng hòa miền Nam Việt Nam qua một số thủ tục đơn giản<!–[if !supportFootnotes]–>[i]<!–[endif]–>.
 
Việc « kế thừa » VNCH của CPCMLT tại các định chế quốc tế chỉ là việc « đổi tên nước ».
 
Điều cần ghi nhận, đại diện của Việt Nam Cộng Hòa tại các định chế quốc tế là đại diện cho một nước Việt Nam duy nhất và thống nhất, gồm ba miền Bắc, Trung, Nam. Trong khi CPCMLT chỉ đại diện cho miền Nam, tính từ vĩ tuyến 17.
 
Điều ghi nhận khác, sau 30-4-1975, VNDCCH cũng xin gia nhập vào các định chế quốc tế thuộc LHQ<!–[if !supportFootnotes]–>[ii]<!–[endif]–>.
Lập trường một quốc gia Việt Nam duy nhất, xác định theo Hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1972, có hiệu lực từ 1954 đến 1975, được hai bên CPCMLT và VNDCCH đồng thuận hủy bỏ.
 
Tức là trong giai đoạn 30-4-1975 đến 2-7-1976, có hai nước VN : Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
 
Việc thống nhứt đất nước 2-7-1976 như thế là thống nhứt giữa hai quốc gia.
 
2/  Sự kế thừa và liên tục quốc gia theo Luật quốc tế.
 
Điều 1 của Nghị quyết của LHQ về các vấn đề « kế thừa và sự liên tục quốc gia » qui định :
 
« Sự kế thừa của quốc gia là sự thay thế quốc gia đó trong trách nhiệm về những quan hệ quốc tế liên quan đến lãnh thổ. »
 
Điều 2 của Nghị quyết :
 
« Sự kế thừa của quốc gia bao gồm những tình huống : a/ quốc gia giải thể (gián đoạn, không có kế thừa), b/ chuyển nhượng, tức chuyển giao vùng lãnh thổ của quốc gia này cho một quốc gia khác (có sự liên tục của hai quốc gia, từ quốc gia chuyển nhượng sang quốc gia kế thừa), c/ ly khai, tức một lãnh thổ tách rời tự thành lập một quốc gia khác (liên tục quốc gia tiền nhiệm với sự thành lập một quốc gia mới), d/ những trường hợp thống nhất của hai hay nhiều quốc gia (sự liên tục của quốc gia với sự kết hợp của quốc gia này vào một quốc gia kia hay tính gián đoạn của hai hay nhiều quốc gia với sự thành lập một quốc gia mới). »
 
Nước CHXHCNVN được thành lập do việc thống nhứt hai quốc gia VNDCCH và CHMNVN. Vấn đề kế thừa lãnh thổ, theo hướng đẫn của Nghị quyết LHQ, vì vậy phải tuân thủ.
 
Động thái này nhằm tái xác định, hay phủ định, hiệu lực các kết ước, hay các tuyên bố của nhà nước (hay quốc gia) tiền nhiệm đã thể hiện đối với các nước khác.
 
Bà Monique Chemilier-Gendreau, trong tập La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys <!–[if !supportFootnotes]–>[iii]<!–[endif]–> viết :
 
« Như vậy, chính quyền Sài Gòn, và chỉ chính quyền này mới được phát biểu về vấn đề các đảo HS và TS. Họ đã làm các việc đó. Họ đã làm việc đó với tư cách là người thừa kế các quyền của nước Việt Nam trong giai đoạn tiền thuộc địa. »
 
Điều 3 của Nghị quyết của LHQ về các vấn đề « kế thừa và sự liên tục quốc gia » :
 
« Sự liên tục của quốc gia có nghĩa là tính cách pháp nhân của quốc gia trong luật pháp quốc tế vẫn tồn tại bất chấp những thay đổi về lãnh thổ, dân số, hệ thống chính trị – pháp lý và quốc hiệu. »
 
Cho thấy tư cách pháp nhân của quốc gia Việt Nam không thay đổi từ nhà nước phong kiến sang nhà nước bảo hộ cho đến nhà nước VNCH. Chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện liên tục, từ các nhà nước phong kiến, chuyển sang nhà nước thuộc địa Pháp, sau đó là VNCH.
 
Nhà nước VNCH đã kế thừa và thể hiện các quyền của quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Sau 30-4-1975, Nhà nước CPCMLT đã có các động thái nào nhằm thay thế chính quyền VNCH về các vấn đề lãnh thổ, đặc biệt tại Hoàng Sa và Trường Sa ?
 
Tương tự, sau năm 1976, nhà nước CHXHCNVN đã thể hiện các hình thức kế thừa nào, trước quốc tế, để khẳng định chủ quyền của VN tại HS và TS ?
 
Quốc tế cần phải biết thái độ của các chính phủ mới về chủ quyền của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này cần thiết. Ở Trường Sa, một số nước đã chiếm đảo của VN một cách trái phép. Trong khi ở Hoàng Sa thì TQ đã xâm lăng quần đảo này bằng vũ lực tháng 2 năm 1974.
 
Việc lên tiếng không chỉ là cần thiết mà còn là bắt buộc, nếu các nhà nước VN, sau 30-4-1975, muốn khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo này.
 
Tháng giêng 1974, nhân việc Trung Quốc đem quân xâm lược chiếm quần đảo Hoàng Sa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam có tuyên bố  lập trường của mình. Theo đó nhìn nhận có việc tranh chấp đồng thời cho rằng « chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc ». Tờ Le Monde số ngày 27 loan tin « đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Hội nghị La Cell St-Cloud đã bác bỏ đề nghị của Sài Gòn ra một nghị quyết chung lên án việc Trung Quốc dung vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa ».
 
Thái độ của CPCMLT sẽ không thuyết phục, nếu cho rằng chính phủ này đã khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa.
 
« Lãnh thổ là thiêng liêng » thì không thể chỉ đơn thuần « bảo vệ » lãnh thổ bằng lời nói hay bằng thái độ của kẻ ngoại cuộc.
 
Trong khi nhà nước VNDCCH thì hoàn toàn im lặng trước hành vi xâm lăng của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Liên Xô thì lên án mạnh mẽ hành vi này.
 
Theo tập quán quốc tế, người ta xem thái độ giữ im lặng của một quốc gia trước động thái của một quốc gia khác là sự mặc nhiên đồng thuận về động thái đó. Thái độ im lặng của chính phủ VNDCCH trước việc TQ xâm lăng HS có ý nghĩa pháp lý là thái độ mặc nhiên đồng thuận về việc TQ « giải phóng HS ».
 
Phía VNCH, dĩ nhiên, chính phủ này đã phản kháng mạnh mẽ, bằng vũ lực tự vệ và bằng mọi nỗ lực ngoại giao, đúng như thủ tục cần thiết theo qui định của quốc tế trong vấn đề bảo vệ lãnh thổ.
 
Từ đó, cho đến khi thống nhất đất nước, các chính phủ CMLT và VNDCCH không có động thái nào khác nhằm khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Trên nguyên tắc, sau khi VNCH giải thể, không có nhà nước kế thừa, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở thành vô chủ.
Điều nên biết, lập trường của Hoa Kỳ, VNCH là một quốc gia bị giải thể<!–[if !supportFootnotes]–>[iv]<!–[endif]–> :
 
The Republic of Viet Nam, both of a state and government, had ceased to exist in law or fact and the United States had not recognized any government as the sovereigh authority in the territory formerly known as South Viet Nam
Tạm dịch: Việt Nam cộng hòa, quốc gia và chính quyền, đã ngừng hiện hữu trên phương diện pháp lý và thực tế. Hoa Kỳ không công nhận bất kỳ nhà nước nào trên vùng lãnh thổ trước kia mang tên Nam Việt Nam.
 
3/ Quốc gia Cộng hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam có kế thừa HS và TS từ VNCH ?
 
Ngày 2-7-1976 hai nước VNDCCH và CHMNVN hiệp thương thống nhứt đất nước. Với tư cách một quốc gia khác, sau khi thống nhứt đất nước, CHXHCNVN có kế thừa VNCH hay không ?
 
VNDCCH luôn quan niệm VNCH là một chính quyền « tay sai của ngoại bang », là « ngụy » cần phải lật đổ. Trên lý thuyết không thể hiện hữu vấn đề kế thừa.
 
Bà Joële Nguyên Duy-Tân<!–[if !supportFootnotes]–>[v]<!–[endif]–> có đặt vấn đề :
 
« La R.D.V.N. avait toujours nié théoriquement l’existence d’un Etat au Sud, en particulier celui de la R.V.N. La R.S.V.N. peut-elle succéder à une entité inexistante pour elle?
Tạm dịch : VNDCCH luôn cương quyết phủ nhận sự hiện hữu của một quốc gia ở miền Nam, tức VNCH. CHXHCNVN có thể kế thừa một thực thể mà họ đã quan niệm là không hiện hữu ?
 
Tài liệu thuộc Bộ Ngoại giao Pháp, ngày 9-9-1978, cho thấy CHXHCNVN từ chối kế thừa di sản của thực dân Pháp (chuyển sang VNCH) :
 
A la suite de la disparition de la République du Sud VN, le nouveau gouvernement de VN n’a pas fait la déclaration indiquant qu’il entendait succéder aux traités des 16 Septembre 1954 et 16 Aout 1955, conclus entre la République française et l’ancien gouvernement Sud Vietnam. Il en résulte, conformément au principes du droit international actuel en matière de question du succestion d’Etat, que ces traités n’engagent plus le gouvernement actuel de VN et qu’il sont devenus caduc.<!–[if !supportFootnotes]–>[vi]<!–[endif]–>
 
Tạm dịch : Tiếp theo sự biến mất của Cộng hòa miền Nam, chính phủ VN mới đã không ra tuyên bố cho biết họ kế thừa các hiệp ước 16-9-1954 và 16-8-1955, ký kết giữa Cộng hòa Pháp và chính phủ miền Nam VN cũ. Vì vậy, chiếu theo các nguyên tắc của luật quốc tế hiện thời về vấn đề kế thừa quốc gia, các hiệp ước này không còn ràng buộc chính phủ VN hiện thời và chúng trở thành vô giá trị. 
 
Một loạt các hành động khác, như CHXHCNVN ký kết vào hiệp ước « Không phổ biến vũ khí nguyên tử » với tư cách một quốc gia mới, từ chối kế thừa VNCH<!–[if !supportFootnotes]–>[vii]<!–[endif]–>
 
Tuyên bố CHXHCNVN gởi chính phủ Thụy Sỹ, dẫn từ Conrad G. Buhler, nhìn nhận CHXHCNVN “liên tục” với quốc gia tiền nhiệm VNDCCH :
 
The S.R.V will continue the participation of the DRV and the RSV in the four “Geneva convention of 1949” concerning the protection of war civil victims with the same observations as those set forth by the DRV and the SRV.
 
Ta thấy trong văn bản trên, VN đã sử dụng chữ “sẽ tiếp tục” thay vì “kế thừa” VNDCCH.
 
Tính liên tục quốc gia đã được thể hiện : di sản của VNDCCH được chuyển sang CHXHCNVN. Việc này càng rõ rệt hơn khi ta nhận thấy đảng lãnh đạo nhà nước VNDCCH trước kia và đảng lãnh đạo nhà nước CHXHCNVN hôm nay là một : đảng CSVN.
 
Vấn đề kế thừa chính phủ CMLT cũng không đặt ra. Những người lãnh đạo chính phủ này cũng là nhân sự của đảng CSVN.
 
Tóm lại, nhà nước CHXHCNVN là nhà nước tiếp nối nhà nước VNDCCH.
 
4/ Muốn giữ Biển Đông là phải kế thừa di sản VNCH.
 
Năm 1988, Trung Quốc chiếm một số đảo Trường Sa bằng vũ lực. Phía VN đã không đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo An LHQ cũng như kiện TQ ra trước Tòa án Công lý quốc tế. Thời điểm này, CHXCNVN đã gia nhập LHQ, có đủ tư cách pháp nhân (mà phía VNCH trước kia không có) để kiện (hay thách thức kiện) TQ.
 
Đầu thập niên 90, TQ đã cho phép công ty dầu khí của Hoa Kỳ khai thác tại vùng Tứ Chính – Vũng Mây (Vạn An Bắc, gọi theo TQ). VN có nhờ tổ hợp Luật sư Hoa Kỳ thiết lập hồ sơ, có lẽ có ý định « kiện » công ty dầu khí Crestone, chứ không nhằm kiện TQ.
 
Vấn đề đặt ra, tại sao nhà nước CHXHCNVN, vừa có tư cách pháp nhân cũng như đầy đủ lý lẽ để kiện TQ, nhưng nhà nước này lại im lặng ?
 
Bởi vì, nhà nước này không thể kiện TQ.
 
Nhà nước CHXHCNVN có nghĩa vụ tôn trọng những kết ước, những tuyên bố về một vấn đề quốc tế… của nhà nước tiền nhiệm VNDCCH. Trong đó có việc nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
 
Trong thập niên 90, nhân có các vụ xung đột tại TS, nhiều học giả, chuyên gia về luật quốc tế đã viết những tác phẩm về tranh chấp giữa hai nước Việt Nam và TQ về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phần lớn các học giả này nhìn nhận rằng VN đã phạm « Estoppel ». Theo họ, VN đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS trong một thời gian dài, đã hưởng lợi từ Trung Quốc, thì bây giờ không thể nói ngược lại.
 
Điều này đã thể hiện qua thái độ của nhà nước CHXHCNVN. Mặc dầu bị phía TQ lấn lướt (đến mức không thể chịu đựng) nhưng họ luôn chịu nhịn, không đưa vấn đề ra tòa án quốc tế.
 
Thái độ này dầu vậy hợp lý. Bởi vì, việc kiện tụng, nếu xảy ra, phía VN có rất ít hy vọng thắng. Nhưng nếu thua thì mất hết.
 
Mất Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển kinh tế độc quyền của VN sẽ bị thu hẹp, nếu không nói là mất cả Biển Đông. TQ có đủ lý do để đặt các luật lệ cấm đánh cá, hay mở rộng vùng Nhận diện Phòng không trên khu vực các đảo này, tức bao trọn biển Đông. VN sẽ bị cô lập.
 
Nhưng nếu không làm gì hết, TQ cũng sẽ lần hồi thâu tóm các đảo TS, chiếm trọn Biển Đông.
 
Lối thoát cuối cùng cho VN là kế thừa di sản VNCH, thông qua phương pháp hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ.
 
Hòa giải quốc gia để kế thừa danh nghĩa VNCH. Dân chủ hóa chế độ để đoạn tuyệt với di sản VNDCCH. Từ đó VN mới có danh nghĩa để mà đưa vấn đề tranh chấp ra trước một trọng tài quốc tế.
 
Một khi đã kế thừa di sản VNCH, nhà nước VN mới sẽ xúc tiến việc kiện tụng. Nhưng không bắt đầu bằng kiện TQ (vì nước này không chấp nhận mọi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế). VN nên kiện Phi trước, vì nước này chiếm trái phép của VN các đảo Trường Sa. Kết quả vụ kiện này, nếu VN thắng (phần chắc) thì sẽ thắng lý ở Hoàng Sa. Dựa vào đó, VN làm « vốn » thương lượng với TQ nhằm phân định vùng biển và thềm lục địa chung quanh các đảo Hoàng Sa.
 
Trong khi việc dân chủ hóa chế độ còn phù hợp với ý định « thay đổi thể chế » của một vị lãnh đạo. Vấn đề là mọi người đặt quyền lợi đảng phái lên trên hay quyền lợi của đất nước lên trên ?
<!–[if !supportEndnotes]–>


<!–[endif]–>

<!–[if !supportFootnotes]–>[i]<!–[endif]–> Nguyen Duy Tan Joële. La représentation du Viet-Nam dans les institutions spécialisées. In: Annuaire français de droit international, volume 22, 1976. pp. 405-419. doi : 10.3406/afdi.1976.1996 http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/afdi_0066-3085_1976_num_22_1_1996
<!–[if !supportFootnotes]–>[ii]<!–[endif]–> Nguyen Duy Tan Joële, đã dẫn.
<!–[if !supportFootnotes]–>[iii]<!–[endif]–> Monique Chemillier-Gendreau – La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys – NXB Harmattan 1996, page
<!–[if !supportFootnotes]–>[iv]<!–[endif]–> Conrad G. Buhler, in State Succession and Membership in International Organisations – Legal Theories versus Political Pragmatism, tr94-103…sdd, tr 107.
<!–[if !supportFootnotes]–>[v]<!–[endif]–>  Nguyen Duy Tan Joële, đã dẫn.
<!–[if !supportFootnotes]–>[vi]<!–[endif]–> Conrad G. Buhler, State Succession and Membership in International Organisations – Legal Theories versus Political Pragmatism, tr 107.
 

Người thọ nhất VN chia sẻ bí quyết trường thọ

31 Th1

 

– Cụ Nguyễn Thị Trù, 121 tuổi, hiện cư ngụ tại ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM, được biết đến là người thọ nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay. Xuân về, cụ Trù nói về bí quyết trường sinh và nhân nghĩa, yêu thương ở đời.

Bí quyết trường thọ

Bà Trù sống cùng gia đình người con trai út, ông Nguyễn Hữu Phương, năm nay cũng đã 72 tuổi. Cụ Trù có gương mặt hao gầy, nhiều vết đồi mồi thể hiện dấu ấn thời gian…Hiện sức khỏe của cụ không được như những năm trước, tâm trí cũng không còn minh mẫn cho lắm.

Chúng tôi từng nhiều lần gặp cụ Trù, sau khi cụ được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục người thọ nhất Việt Nam, năm 2011. Ấy vậy, lần nào gặp, cụ cũng cầm tay hỏi han đủ thứ chuyện, quen thân như con cháu trong nhà…

Người thọ nhất VN, trường thọ, Tết, cao tuổi
Cụ Nguyễn Thị Trù cùng người con trai út, ông Nguyễn Hữu Phương

Ông Phương là người con út trong số 11 người con của cụ Trù. Ông trưng ra giấy CMND, sổ hộ khẩu thể hiện mẹ mình sinh ngày 4/5/1893, quê gốc ở miệt Cần Guộc, tỉnh Long An.

Trước đây khi còn minh mẫn, cụ Trù kể khá chi tiết về cuộc đời mình. Cụ kể rằng, thời trẻ, cụ từng tham gia Cách mạng, làm công tác hội phụ nữ cứu quốc, làm hậu phương, tiếp tế lương thực và che dấu cán bộ…

Về lương duyên với người đàn ông duy nhất của đời mình, cụ Trù cười hóm hỉnh kể “nhà ông ấy hồi xưa cũng có của ăn của để. Khi ấy cưới hỏi theo sự sắp xếp của cha mẹ, chúng tôi nhìn mặt nhau là thành vợ chồng, có với nhau 11 người con…cho đến lúc ông ấy qua đời năm 1963 vì tuổi tác”.

Hỏi về bí quyết trường thọ? Cụ Trù cười cười nói: “Làm gì có bí quyết nào! Cứ sống thoải mái, tâm luôn hướng thiện là được”. Rồi cụ Trù chia sẻ, thời trẻ, tham gia công tác hậu phương cho Cách mạng nên lao động tay chân quần quật, từ đó sức khỏe dẻo dai, hầu như không có bệnh tật gì. Sau này cụ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, năng thể dục…

Ông Phương, con cụ Trù, khẳng định “từng tuổi này nhưng mẹ tôi rất hiếm khi đến bệnh viện”.

Theo lời ông Phương, kể từ khi cha ông mất vào năm 1963, cụ Trù hay đến tịnh xá gần nhà để ngồi thiền và tham gia công tác từ thiện, rồi từ đó cụ hình thành thói quen ăn chay, niệm phật….

Nói về chế độ sinh hoạt của cụ Trù, ông Phương cho biết, mỗi ngày cụ Trù ăn uống đủ ba bữa, thường sáng ăn cháo, trưa và chiều ăn cơm như người trong nhà. Trước đây mỗi bữa cụ Trù ăn chừng 2 chén cơm đầy, nhưng giờ thì khác, chỉ vơi 1 chén. Xen giữa các buổi, cụ Trù “ăn dặm” theo rau quả, sữa…

Đáng nói, một thói quen được cụ Trù duy trì từ trẻ tới 121 tuổi là mỗi buổi sáng dậy tập thể dục, để hít thở không khí trong lành. Dù nay sức khỏe của Trù không được như trước nhưng cụ vẫn duy trì thói quen này.

Sống nhân nghĩa, làm gương cho đời sau

Được biết hiện giờ cụ Trù sống trong căn nhà cấp 4 của ông Phương, nhà có 4 thế hệ. 11 người con của cụ Trù, hiện đã…về với ông bà, chỉ còn lại 3 người, trong đó có ông Phương, là người trực tiếp phụng dưỡng cụ. Dù căn nhà nhỏ nhưng ông Phương vẫn sắp xếp cho mẹ của mình 1 phòng riêng biệt, ngăn nắp…để cụ nghỉ ngơi.

Người thọ nhất VN, trường thọ, Tết, cao tuổi
Cụ Trù được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục người thọ nhất Việt Nam, năm 2011.

Ở địa phương khi nghe chúng tôi nhắc đến cụ Trù, từ già đến trẻ, ai cũng tỏ vẻ kính trọng, yêu mến; nhưng không từ kỷ lục thọ nhất Việt Nam mà cụ được trao tặng, mà là từ cách sống nhân nghĩa, yêu thương, làm gương cho con cháu của cụ.

Chưa ai từng nghe chuyện bất hòa hay cự cãi xảy ra trong gia đình cụ Trù. Thay vào đó là không khí thuận hòa, đoàn kết…dù con cháu của cụ Trù không làm ông nọ, bà kia, chỉ đơn giản là người lao động bình thường. Vì lẽ đó, gia đình cụ Trù là gương cho nhiều người dân địa phương trong việc giáo dục con cái.

Điều mà con cháu cụ Trù và hàng xóm tự hào về đức tính quý của cụ là, hầu như không thấy cụ bực tức, giận ai… Từ trước đến nay, hễ bà con lối xóm có khó khăn hay gặp chuyện gì, cụ cũng có mặt để giúp đỡ nhiệt tình nhất, không suy tính thiệt hơn hay cần đền đáp gì. Thừa hưởng được đức tính của mẹ, các người con, trong đó rõ nhất là ông Phương cũng được hàng xóm quý mến, nể trọng.

Ở địa phương, cụ Trù như tấm gương sáng để các gia đình giáo dục con cái về nhân nghĩa và yêu thương, đạo làm người; xây dựng tổ ấm hoà thuận, đoàn kết…

“Chính vì cách giáo dục con cháu của mẹ tôi, mà gia đình êm ấm, vui vẻ… Cũng chính vì cuộc sống thanh nhàn, vui vẻ như thế nên mẹ tôi mới sống lâu với con cháu như thế này”, ông Phương nói.

Cứ mỗi dịp xuân về, các cơ quan đoàn thể khắp nơi đến chúc phúc, chúc thọ cụ. Nhưng cụ Trù không cho con cháu tổ chức những lễ mừng thọ phô trương, rình rang.

Với cụ Trù, người thọ nhất Việt Nam, điều đáng quý nhất lúc này là thấy con cháu tế tựu đông đủ, ấm cúng bên bữa cơm gia đình. Đó chính là nguồn vui, động lực để cụ sống… trường thọ với đời.

Anh Sinh

Đài Loan, Trung Quốc sẽ có những cuộc họp lịch sử – VOA

30 Th1

 

 
 
Ông Vương Uất Kỳ, Chủ nhiệm Ủy ban Hoa Lục của Đài Loan nói chuyện trong cuộc họp báo ở Đài Bắc, 28/1/14

Ông Vương Uất Kỳ, Chủ nhiệm Ủy ban Hoa Lục của Đài Loan nói chuyện trong cuộc họp báo ở Đài Bắc, 28/1/14

 
CỠ CHỮ +

28.01.2014

Một nhà lập chính sách hàng đầu của Đài Loan về các vấn đề Bắc Kinh nói ông sẽ đến Hoa Lục tháng tới để có cuộc tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa hai bên kể từ năm 1949.

Bộ trưởng về các vấn đề Hoa Lục ông Vương Uất Kỳ ngày hôm nay cho biết chuyến đi của ông cần thiết để định chế hóa thêm nữa các mối liên hệ Trung Quốc-Đài Loan, đã trở nên nồng ấm trong những năm qua.

Ông Vương nói với các nhà báo ở Đài Bắc hôm thứ Ba rằng chuyến đi sẽ không đề cập đến những vấn đề chính trị nhạy cảm, nhưng sẽ giúp thiết lập một cơ chế thông tin liên lạc để tránh những hiểu lầm. Ông nói thêm rằng quan hệ kinh tế sẽ là trọng tâm của cuộc họp:

“Đây đơn giản là để hiểu biết lẫn nhau hơn và kết nối Ủy ban Hoa Lục của Đài Loan và Văn phòng Đài Loan Sự vụ của Quốc vụ viện Trung Quốc, thông qua những tương tác bình thường để xúc tiến quá trình thúc đẩy kinh doanh, đây là mục tiêu chính”.

Thế nhưng một vài nhà lập pháp đối lập đã bày tỏ quan ngại về chuyến đi này.

Phản ứng đối với việc xét xử gần đây nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Hứa Chí Vĩnh, một thành viên đối lập cấp cao Hồng Tài Long nói ông Vương nên truyền tải những điều mà người Đài Loan rất quan tâm về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc.

Nhà lập pháp của đảng đương quyền Lâm Đức Phúc cho rằng ông Vương nên nói chuyện với các nhà lập pháp trước chuyến đi. Ông Lâm Đức Phúc nói:

“Trước khi đi, ông ấy nên đến cơ quan lập pháp và đưa ra lời giải thích và báo cáo, tiếp nhận những đề nghị từ các đảng chính trị. Tôi nghĩ ông ấy sẽ xem xét chuyện này và hành động một cách phù hợp trong chuyến đi này.”

Ông Vương sẽ gặp người đồng nhiệm Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân, tại thành phố Nam Kinh ở phía nam và tại Thượng Hải từ ngày 11 tháng Hai cho đến 14 tháng Hai.

Đài Loan tách rời khỏi Trung Quốc sau cuộc nội chiến vào năm 1949, nhưng Bắc Kinh vẫn xem Đài Loan như một tỉnh ly khai mà một ngày nào đó sẽ thống nhất với Hoa Lục.

Những quan hệ kinh tế đã cải thiện trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi ông Mã Anh Cửu được xem như thân thiện với Bắc Kinh đắc cử Tổng thống vào năm 2008 và tái đắc cử vào năm 2012.

Khi chế độ trở thành vấn nạn – BBC

30 Th1

 

Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc

Gửi cho BBC Việt ngữ từ London

 

 
Hiện chỉ còn vài nước trên thế giới theo Chủ nghĩa Cộng sản như Bắc Hàn.

Đều nằm trên bán đảo Triều Tiên, có chung một dân tộc, cùng chung một nền văn hóa và nói chung một ngôn ngữ nhưng Nam Triều Tiên trở thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ trong khi Bắc Triều Tiên vẫn phải đối diện với nghèo đói, cô lập.

Trường hợp Nam và Bắc Hàn cho thấy một thể chế chính trị cởi mở, tự do có thể giúp một đất nước phồn thịnh. Trái lại, một chế độ độc tài, toàn trị lại kìm hãm sự phát triển của một quốc gia.

 

Ngoài chế độ độc tài, gia đình trị ở Bắc Hàn, trên thế giới ngày hôm nay vẫn còn có không ít nhà lãnh đạo, chế độ – thay vì giúp đất nước mình phát triển hay là giải pháp cho những vấn nạn của đất nước mình – họ lại trở thành vật cản cho sự phát triển hoặc thậm chí là nguyên nhân dẫn đến bất ổn, xung đột của chính quốc gia nơi họ nắm quyền.

Chế độ Assad ở Syria

Một ví dụ cụ thể cho trường hợp ấy là Tổng thống Bashar al-Assad của Syria – người đẩy đưa quốc gia Bắc Phi này vào một cuộc nội chiến đẫm máu trong gần ba năm qua và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chia rẽ tại hòa đàm Syria, diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ, trong những ngày qua.

Lên nắm quyền năm 2000 – khi cha ông là Hafez al-Assad chết sau 30 năm cai trị Syria – ông Bashar al-Assad, sinh năm 1965, là một tổng thống tương đối trẻ. Tuy vậy, cũng giống như cha mình, ông vẫn tiếp tục lối lãnh đạo độc quyền, độc tài và gia đình trị. Ông và những người thân cận với ông chi phối toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở Syria.

Syria tan hoang sau hơn 3 năm xung đột.

Theo một bài viết trên The Guardian – một trong những nhật báo quan trọng tại Anh –ngày 19/07/2012, trước khi cuộc nổi dậy xẩy ra ông Assad và người thân của ông sở hữu khoảng từ 60% đến 70% tài sản của Syria và đến năm 2012, ông đã bòn rút khoảng 1.5 tỷ đôla cho gia đình và những người thân cận.

Dưới thời cai trị của ông, Syria cũng được coi là một quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Theo các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế, chế độ của ông Assad đã bắt bớ, tù giam, tra tấn và giết hại những tiếng nói, nhân vật chính trị đối lập.

Đó cũng là lý do tại sao, ngay sau có khi các cuộc nổi dậy ở các nước Ả Rập-Bắc Phi như Tunisia, Ai Cập và Libya, phong trào nổi dậy chống chế độ Assad cũng bùng nổ tại Syria.

Tuy vậy, khác hẳn với Zine al-Abidine Ben Ali ở Tunisia, Hosni Mubarak ở Ai Cập và Moammar Gaddafi ở Libya – những nhà độc tài bị truất phế hay chịu một kết cục bi thảm như trường hợp ông Gaddafi – ông Assad vẫn chưa bị lật đổ.

Nhưng khi dùng mọi thủ đoạn để cầm cố quyền lực, ông đã gây nên không ít tội ác trong ba năm qua. Chẳng hạn, theo một bản phúc trình của một nhóm công tố viên về tội ác chiến tranh và chuyên gia pháp y nổi tiếng quốc tế được tiết lộ mới đây, chế độ của ông đã tra tấn và giết hại khoảng 11.000 người thuộc phe đối lập.

Hơn nữa, chính sự tham quyền, cố vị ấy đã lôi kéo Syria vào một cuộc nội chiến đẫm máu, tương tàn và đẩy người dân Syria vào một thảm cảnh rất bi thương. Uớc tính đến nay, cuộc nội chiến ở Syria đã cướp đi hơn 100 ngàn sinh mạng và gần 10 triệu người Syria phải rời bỏ nhà cửa – trong số có hơn 2 triệu người phải chạy sang các nước làng giềng lánh nạn. Đó là những con số thật không nhỏ với một quốc gia chỉ có hơn 22 triệu dân.

“Hội nghị Geneva khẳng định không có chuyện ông Assad nhượng bộ và đồng ý ra đi. Và điều này cũng có nghĩa là cuộc nội chiến ở Syria khó có thể kết thúc và người dân nước này vẫn tiếp tục phải chịu cảnh ly tán, chết chóc trong thời gian tới”

Vẫn biết rằng lực lượng đối lập Syria cũng ít nhiều nhúng tay vào thảm cảnh này. Chẳng hạn, Nga – một đồng minh thân cận của chế độ Assad – thường cho rằng trong các nhóm đối lập có các thành phần khủng bố và những đối tượng này cũng tiến hành những vụ tàn sát ở Syria trong thời gian qua. Các tổ chức quốc tế, như Tổ chức theo dõi nhân quyền, cũng đã từng lên tiếng tố cáo phe đối lập giết hại dân thường.

Ngoài ra, nếu phe đối lập – trong đó có các thành phần Hồi giáo cực đoan, những người đã từng tuyên bố họ sẽ cho thiết lập một nhà nước Hồi giáo ở Syria – được lên nắm quyền, cũng không chắc Syria có thể tiến tới dân chủ, ổn định. Việc ông Mohammed Morsi cho áp dụng luật Hồi giáo bảo thủ, hà khắc của Huynh đệ Hồi giáo – một phong trào có khẩu hiệu ‘Hồi giáo là giải pháp’ – ở Ai Cập khi lên nắm quyền và cũng vì vậy bị truất phế một năm sau đó, dẫn đến tình trạng bất ổn hiện nay ở Ai Cập chứng minh điều đó.

Tuy vậy, ít ai có thể phủ nhận rằng ông Assad đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa đẩy Syria đến thảm cảnh ngày hôm nay. Do đó, dù không còn mặn mà ủng hộ phe đối lập ở Syria như họ đã từng làm với phong trào nổi dậy ở Lybia, các nước phương Tây như Mỹ, Anh và Pháp nhất quyết buộc ông Assad phải từ bỏ quyền lực.

Nhưng đại diện của chính phủ ông tại Hội nghị Geneva khẳng định không có chuyện ông Assad nhượng bộ và đồng ý ra đi. Và điều này cũng có nghĩa là cuộc nội chiến ở Syria khó có thể kết thúc và người dân nước này vẫn tiếp tục phải chịu cảnh ly tán, chết chóc trong thời gian tới.

Tổng thống Yanukovych ở Ukraine

Một quốc gia khác cũng đang phải đối diện với bạo lực, bất ổn và có thể dẫn tới nội chiến nếu những xung đột hiện tại không sớm được giải quyết là Ukraine.

“Có thể nói ông Yanukovych là nguyên nhân chính dẫn đưa Ukraine đến tình trạng bế tắc, bất ổn và xung đột ngày hôm nay”

Xung đột giữa chính quyền Tổng thống Viktor Yanukovych và những người đối lập tại Ukraine bắt đầu từ giữa tháng 11 năm ngoái khi ông Yanukovych dừng ký kết một hiệp định liên hiệp với Liên hiệp châu Âu (EU).

Lãnh đạo đối lập và người dân ở thủ đô Kiev và nhiều nơi khác ở Ukraine đã đồng loạt xuống đường phản đối quyết định này vì họ muốn Ukraine thoát khỏi sự phụ thuộc vào Ngà và tiến gần với EU.

Trước áp lực của người biểu tình, ông Yanukovych hứa sẽ ký hiệp ước với EU. Tuy vậy, sau đó ông lại không làm như vậy vì nhận được những hứa hẹn giúp đỡ rất hẫu hĩnh – như giảm một phần ba giá khí đốt cho Ukraine – từ Nga. Điều này càng làm nhiều người Ukraine xuống đường phản đối vì họ không biết ông Yanukovych đã trao đổi gì với Nga để nhận được sự giúp đỡ ấy.

Nằm cạnh một quốc gia lớn và hơn nữa lại phụ thuộc nặng vào quốc gia ấy, đặc biệt là về năng lượng, thoát khỏi sự lệ thuộc của Nga quả thực không dễ đối với Ukraine. Càng không dễ khi Nga lại có những hứa hẹn giúp đỡ rất hấp dẫn, có thể giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng nợ nần trước mắt, thậm chí nguy cơ bị phá sản.

Nhưng có thể nói Tổng thống Yanukovych quyết định theo Nga thay vì đến với EU vì điều đó có lợi cho chính bản thân ông hơn là có lợi cho đất nước và người Ukraine.

Theo Nga, ông không cần phải tiến hành những cải cách chính trị hay buộc phải minh bạch trong quyết sách của mình. Và như vậy, ông và những người thân của ông có thể kiếm lời từ những khoản giúp đỡ của Nga. Hơn nữa, biết đâu Nga cũng dành cho ông những ưu đãi cá nhân khác.

Nhưng để đến được với EU, ông Yanukovych và chính phủ của ông cần thực hiện một số điều kiện, trong có cần phải thay đổi luật để xây dựng một nhà nước pháp quyền, minh bạch, dân chủ. Đây là những điều mà đất nước và người dân muốn có vì chúng sẽ giúp Ukraine phát triển, phồn thịnh trong tương lai.

Đó cũng là lý do tại sao người dân ở các tỉnh thuộc phía Đông của Ukraine – nơi từng dành cho ông Yanukovych nhiều sự ủng hộ trong cuộc bẩu cử tống thống năm 2010 – cũng xuống đường biểu tình chống chính phủ của ông lần này.

Các cuộc biểu tình tại Ukraine càng trở nên bạo lực, trầm trọng một phần cũng vì chính phủ ông đã dùng vũ lực để trấn áp biểu tình và thậm chí ra luật ngăn cấm biểu tình. Nếu thay vì dùng những biện pháp mạnh, ông biết đối thoại và chịu nhân nhượng ngay từ đầu chắc Ukraine đã không phải rơi vào tình trạng bất ổn, khủng hoảng, tê liệt như hiện nay.

Hơn nữa, nếu biết làm vậy ông cũng không phải đối diện với nguy cơ bị lật đổ. Dù ông có những nhân nhượng trong mấy ngày qua – chẳng hạn giải tán chính phủ, chịu gặp lãnh đạo đối lập – xem ra giới đối lập và người biểu tình vẫn chưa chịu dừng bước. Giờ họ muốn ông từ chức và tổ chức bầu cử sớm.

Một lý do khác làm người dân Ukraine chống đối và muốn truất phế ông Yanukovych là tình trạng tham nhũng tràn làn tại Ukraine từ khi ông trở thành tổng thống. Năm 2013, Tổ chức minh bạch thế giới đã xếp Ukraine thứ 144 (trên 177 quốc gia, lãnh thổ) về mức độ tham nhũng. Trong khi đó năm 2007 quốc gia này xếp thứ 118.

Một bài viết của Shaun Walker trên nhật báo The Guardian ngày 27/01/2014 đề cập tình trạng các nhóm lợi ích và những người thân cận ông Yanukovych chi phối, khuynh đảo chính trị và kinh tế Ukraine. Theo bài viết, con trai của ông Yanukovych là Oleksandr, một nha sỹ, đã thâu tóm một tài sản rất lớn – ước tính lên đến 500 triệu đôla vào đầu năm 2014 theo một nguồn khác – trong vòng ba năm qua.

Do đó, có thể nói ông Yanukovych là nguyên nhân chính dẫn đưa Ukraine đến tình trạng bế tắc, bất ổn và xung đột ngày hôm nay.

Đảng Cộng sản ở Việt Nam?

Ông Lê Hiếu Đằng, người mới qua đời hôm 22/01/2014 từng nói ĐCSVN là lực cản của dân tộc.

Dù không có những xung đột như ở Syria và Ukraine hay phải đối diện với nghèo đói, cô lập như Bắc Hàn, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít bế tắc chính trị, khó khăn kinh tế và bất ổn xã hội.

Và nếu dựa vào các góp ý, kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 của giới nhân sỹ, trí thức và các tổ chức khác hay những phát biểu, quyết định của một số chuyên gia, đảng viên, cựu quan chức Việt Nam trong thời gian qua xem ra Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối của họ là nguyên nhân dẫn đến những vấn nạn đó.

Chẳng hạn ông Lê Hiếu Đằng – một cựu quan chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người vừa mới qua đời hôm 22/01 – đã tuyên bố bỏ Đảng Cộng sản sau hơn 40 năm là đảng viên chỉ vì ông nhận ra rằng Đảng Cộng sản đang ‘trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’.

Trong lời phân ưu của mình trước sự ra đi của ông Lê Hiếu Đằng, những người khởi xướng và điều hành trang mạng Bauxite Việt Nam đã mô tả chế độ hiện tại là ‘một tập đoàn độc tài tham nhũng đang đưa đất nước vào tình trạng còn tồi tệ hơn cái chế độ mà anh [ông Lê Hiếu Đằng] đã góp phần đánh đổ’.

Vào tháng 11 năm ngoái, những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72 đã gửi thư kêu gọi Quốc hội Việt Nam dừng việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vì họ cho rằng Bản Dự thảo này ‘thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước. Điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội mà cả nước đang lâm vào và vẫn chưa có lối thoát’.

Trước đó, trong góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp, dù không gay gắt, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã rõ ràng và công khai chỉ ra những bất cập, nguy hại khi hiến định Đảng Cộng sản là ‘lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng’.

Theo các Giám mục Việt Nam, ‘sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật’.

Nếu theo dõi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam trong thời gian qua và đặc biệt nếu dựa vào các chỉ số, số liệu của các tổ chức quốc tế, có thể thấy ít hay nhiều những nhận định trên cũng có cơ sở.

Tình trạng các nhóm lợi ích thâu tóm, chi phối nền kinh tế Việt Nam hay tham nhũng tràn lan – có người ước tính đến ‘50% quan chức dính vào tham nhũng’ – được giới quan sát, chuyên gia nêu trong thời gian qua cho thấy mô hình kinh tế của Việt Nam có không ít bất cập. Và phải chăng đây là một trong những lý do Việt Nam vẫn tụt hậu so với các nước khác khu vực khác?

Theo Ngân hàng thế giới, thu nhập đầu người (GDP per capita) của Việt Nam năm 2012 chỉ ở mức 1755 đôla/người, trong khi đó ở Singapore là 51709, Malaysia 10432, Thái Lan 5580, Indonesia 3557 và Philippines 2587.

Việt Nam thua xa sáu nước ASEAN trên không chỉ về kinh tế mà còn về nhiều lĩnh vực khác.

Năm 2013, chỉ số dân chủ của The Economist xếp Việt Nam thứ 144 (trên 167 quốc gia) trong khi đó Indonesia được xếp thứ 53, Thái Lan 58, Malaysia 64, Philippines 69 và Singapore 81. Năm 2013, Tổ chức Phóng viên không biên giới xếp Việt Nam vào gần cuối bảng (172 trên 179) – và sau tất cả chín nước ASEAN khác, trong đó có cả Lào, Cambodia và Myanmar – về tự do báo chí.

Các quan chức Việt Nam và một số người thường biện minh rằng Việt Nam thua các nước Đông Nam Á trên tại vì các quốc gia ấy không có chiến tranh như Việt Nam.

Không ai phủ nhận những tác động tiêu cực của chiến tranh lên sự phát triển của Việt Nam. Nhưng cứ mãi hay chỉ đổ lỗi cho chiến tranh để biện hộ cho sự yếu kém của mình xem ra không thuyết phục lắm.

Nhân dân khổ, đất nước tụt hậu

“Khi giới cầm quyền chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình, của đảng mình, của phe nhóm hay người thân của mình và quên đi lợi ích của người dân, của đất nước thì quốc gia ấy không thể phát triển, ổn định”

Những ví dụ trên – đặc biệt là trường hợp Syria – cho thấy ở bất cứ một quốc gia nào khi giới cầm quyền chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình, của đảng mình, của phe nhóm hay người thân của mình và quên đi lợi ích của người dân, của đất nước thì quốc gia ấy không thể phát triển, ổn định.

Những biến động, xung đột ở Syria và các nước Ả Rập-Bắc Phi trong thời gian qua cũng minh chứng rằng bất cứ hình thức độc tài nào – về chính trị hay tư tưởng – cũng kìm kẹp sự phát triển của đất nước và làm người dân cực khổ.

Và nếu một nhà lãnh đạo, một chế độ chỉ biết coi trọng lợi ích của mình thì người lãnh đạo hay chế độ ấy – dù có tuyên truyền hay biện hộ kiểu gì – cũng chỉ là gánh nặng hay vấn nạn cho nhân dân và đất nước của mình.

Trái lại ở đâu có một vị lãnh đạo, một chính quyền biết đặt lợi ích của người dân, đất nước lên trên hết và biết tìm cách giúp quốc gia vượt qua những vấn nạn mà nó đang đối diện, đất nước ấy sớm hay muộn sẽ tự do, ổn định, phát triển.

Trường hợp ông Nelson Mandela – người đã giúp Nam Phi thoát khỏi chế độ phân biệt chủng tộc và hàn gắn, hòa giải những vết thương, xung đột quá khứ để tiến tới dân chủ, tự do, bình đẳng và phát triển – là một ví dụ điển hình. Đây cũng là lý do tại sao người dân Nam Phi và thế giới tiến bộ nói chung đều dành cho ông Nelson Mandela nhiều sự thương tiếc, kính trọng, ngưỡng mộ khi ông qua đời.

Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện làm việc nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.

Lão Tử – Bạo Ngược 暴 虐 / 老 子 – Đào Hiếu

30 Th1

 

LAO TU
 
 
 
人 有 土 田 

Nhân hữu thổ điền
汝 反 有 之 
nhữ phản hữu chi
人 有 人 權 
Nhân hữu nhân quyền
汝 复 奪 之 
nhữ phúc đoạt chi
此 宜 無 罪 
Thử nghi vô tội
汝 反 收 之 
nhữ phản thâu chi
彼 宜 有 罪 
Bỉ nghi hữu tội
汝 复 悅 之 
nhữ phúc duyệt chi

Nghĩa :

Người ta có ruộng đất
Mày cướp của người ta

Người ta có quyền làm người
Mày tước đoạt của người ta

Những người này không có tội gì
Mày bỏ tù người ta

Lũ kia gây nhiều tội ác
Mày vui vẻ tin dùng chúng
( Đó là bạo ngược vậy !)

TỪ CUỒNG dịch

Nguồn: Facebook Từ Cuồng

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam không nhân nhượng chủ quyền lãnh thổ – VOA

30 Th1

 

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

 
CỠ CHỮ +

29.01.2014

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định Việt Nam quyết không nhân nhượng chủ quyền lãnh thổ và độc lập tự chủ.

Trong cuộc phỏng vấn đầu tuần này với báo Nhân Dân hằng tháng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông qua bản đồ 9 khúc đường lưỡi bò là sai trái và không chấp nhận được.

Ông Vịnh kêu gọi, với vấn đề Biển Đông, Việt Nam và các nước liên quan phải xây dựng ‘lòng tin chính trị’ và phát huy ‘lòng tin chiến lược’, sự minh bạch, nhất quán trong chính sách đối ngoại quốc phòng. Ông nói ‘Minh bạch là không nói một đằng, làm một nẻo. Nhất quán là không thể nay nói thế này, mai nói thế khác, càng không thể tạo ra tiêu chuẩn kép.’

Không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng ông Vịnh tố cáo rằng “nói tuân thủ luật pháp quốc tế, song đã xuất hiện những tuyên bố, hành động mang tính đơn phương, coi thường luật pháp quốc tế, áp đặt.” Ông Vịnh nhấn mạnh ‘Để cam kết trở thành hiện thực, nói phải đi đôi với làm’ mới tạo được ‘lòng tin chiến lược.’

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam cũng bác bỏ những cáo buộc và phản đối lâu nay từ phía Trung Quốc cho rằng Hà Nội ‘quốc tế hóa’ vấn đề Biển Đông.

Ông Vịnh nói khi Việt Nam ‘công khai, minh bạch vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa với thế giới’, lắng nghe cộng đồng quốc tế ở các diễn đàn thế giới về Biển Đông thì không thể gọi là ‘quốc tế hóa’ hay ‘lôi kéo nước này chống nước kia’. Ông Vịnh chỉ trích luận điệu này là cách suy diễn sai lầm.

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh: ‘Chúng ta khẳng định không liên minh với bất kỳ ai để chống ai. Không cho ai đặt căn cứ ở nước mình’. Tuyên bố này dường như bác bỏ khả năng Việt Nam có thể mở lại cảng Cam Ranh cho bất kỳ nước nào.  

Về vùng nhận dạng phòng không Trung Quốc mới thành lập ở Biển Hoa Đông, ông Vịnh cho rằng việc Bắc Kinh tuyên bố vùng nhận dạng phòng không sát sườn với Biển Đông là nhằm thử phản ứng của các nước trước khi có thể ban hành một vùng tương tự ngay trên Biển Đông. Ông Vịnh nói vùng nhận dạng phòng không còn nguy hiểm hơn cả đường lưỡi bò 9 khúc của Bắc Kinh tại khu vực và ông đề nghị báo chí nên phơi bày rõ sự nguy hiểm đó.

Các bình luận của Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam về vấn đề ngoại giao quốc phòng và Biển Đông được đưa ra không bao lâu sau ngày kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa giữa Việt Nam với Trung Quốc ngày 19/1/1974 mà kể từ đó Bắc Kinh đã chiếm trọn quyền kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa.

Buổi lễ tưởng niệm do nhà nước chính thức tổ chức lần đầu tiên ghi nhớ 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hy sinh bảo vệ Hoàng Sa hôm 19/1 đã bị thành phố Đà Nẵng hủy bỏ vào phút chót với lý do ‘chuẩn bị chưa được chu đáo’, khiến dư luận bất bình và xôn xao tin đồn là có thể do chỉ thị từ trung ương tránh làm phật lòng Trung Quốc.

Các chính sách của Hà Nội đối phó với Trung Quốc trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia không được sự ủng hộ đồng lòng của người dân trong và ngoài nước, đặc biệt sau hàng loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bị Việt Nam nhanh chóng trấn dẹp và những bản án mạnh tay về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ mà Hà Nội dành cho các nhà hoạt động chống Trung Quốc tiêu biểu như blogger Điếu Cày, Đinh Nguyên Kha, hay Nguyễn Phương Uyên.

Trong khi Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định: ‘Chỉ có độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ là không nhân nhượng’, các trang mạng xã hội và những trang blog độc lập trong nước liên tục phơi bày sự bất mãn của người dân và chỉ trích chính phủ Hà Nội ‘nhu nhược’, ‘yếu hèn’ so với Philippines, quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, trong chính sách bảo vệ lãnh thổ trước Trung Quốc, nhưng lại ‘tàn bạo’ với người dân thể hiện lòng ái quốc.

Trong một bình luận được đăng tải mới đây, một ngòi bút được nhiều người biết tiếng, blogger Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu) nhận định: ‘Biểu tình trái phép, tụ tập trái phép, xây dựng trái phép…tất cả cái gì mà nhà nước này cho là trái phép đều bị trấn áp triệt để, duy có tập trận trái phép hoặc chiếm đóng trái phép là không bị sao cả.’

 
 

Thêm tài liệu quý về chủ quyền biển đảo của Việt Nam – VNE

30 Th1

 

Sắc dụ của vua Gia Long huy động tàu thuyền và dân binh làm công vụ cho thấy, từ năm 1815 triều đình Gia Long đã sớm ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

29-1-Anh-3-Di-san-Han-Nom-5605-139098860
Tờ công vụ của triều đình thời vua Thành Thái (1889) về huy động các tàu thuyền đi biển do tộc họ Lê ở huyện Bình Sơn gìn giữ suốt nhiều năm qua. Ảnh:Trí Tín.

Sáng 29/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi khai mạc triển lãm “Di sản văn hóa Hán – Nôm” mừng xuân Giáp Ngọ 2014, với gần 150 hiện vật, bản đồ, tài liệu, hình ảnh, thư tịch cổ, sắc phong, chỉ dụ… gắn liền với quá trình khai phá vùng đất xứ Quảng.

Triển lãm còn giới thiệu nguồn tư liệu quý Hán – Nôm có từ triều Nguyễn về quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền ở hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa từ đầu thế kỷ XVII đến giữa cuối thế kỷ XIX. Trong đó có những tài liệu quý như: tsờ lệnh, đơn bằng, tờ kê trình, văn khế, gia phả… đang được lưu giữ tại các di tích đình chùa, miếu và nhà thờ họ trên địa bàn tỉnh.

Trao đổi với VnExpress.net, tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, cho biết, ngoài tờ lệnh quý về Hoàng Sa do tộc họ Đặng hiến tặng, Sở tiếp tục giới thiệu thêm nhiều tài liệu mới liên quan chủ quyền biển đảo.

Ví dụ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Tấn Tỏa mang đến sắc dụ cấp cho ông Huy Quang Hầu (Lê Văn Huy) ở xứ Bàu Trai (nay là thôn Trung An, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn) về việc tập hợp thuyền nan và dân binh đi làm công vụ vào năm Gia Long thứ 14 (1815); hay tờ công vụ về việc huy động các tàu thuyền đi biển lập năm Thành Thái Nguyên Niên (1889). 

29-1-Anh-4-Di-san-Han-Nom-6823-139098860
Sắc dụ của tộc họ Lê ở huyện Bình Sơn truyền đời gìn giữ triều đình cấp cho ông Huy Quang Hầu (Lê Quang Huy) ở xứ Bàu Trai tập hợp thuyền nan và dân binh đi làm công vụ vào năm Gia Long thứ 14 (1815). Ảnh:Trí Tín.

“Sắc dụ của vua Gia Long cấp cho ông Huy huy động tàu thuyền và dân binh làm công vụ trùng khớp với thời điểm triều đình cử Cai đội trưởng Phạm Quang Ảnh thẳng tiến ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ. Rõ ràng ngay từ năm 1815 triều đình Gia Long đã sớm ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”, ông Vũ khẳng định.

Theo ông Vũ, thời gian tới, ngành văn hóa tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập tài liệu Hán – Nôm để bổ sung bằng chứng xác thực khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 

Năm 2009, họ Đặng đã tặng cho Bộ Ngoại giao tờ lệnh quý về Hoàng Sa do tộc họ nối tiếp nhau gìn giữ qua 6 đời. Đây là công lệnh của quan tỉnh Quảng Ngãi cấp đầu tiên cho ông Đặng Văn Siểm và ông Dương Văn Định ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834) phái đội thuyền ba chiếc ra canh giữ đảo Hoàng Sa. 

Tờ lệnh ghi rõ: “Các phái viên và lính thủy đi trước để cùng thám sát các vùng của xứ Hoàng Sa. Xem xét và tuyển chọn trong tỉnh ba thuyền tốt cùng với các vật dụng được tu bổ vững chắc, lại chọn ra tên Võ Văn Hùng đã được cử đi từ năm trước và chọn thêm những dân phu ven biển thông thạo đường biển để sung làm thủy thủ trên thuyền… Cứ hạ tuần tháng ba thuận thời tiết mà đi”. 

Trí Tín

Tết thứ 40 – BS

30 Th1

 

Phạm Đình Trọng

Giữa tháng 1.1974 Trung Cộng đưa tàu chiến cùng rất đông tàu quân sự giả dạng tàu đánh cá đổ quân lên chiếm các đảo trong quần đảo Hoàng Sa chưa có quân đội Việt Nam đóng giữ.

 

IMG_20140118_182119

Ngày 15.1.1974 tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 do trung tá Lê Bá Thự chỉ huy rời quân cảng Đà Nẵng ra Hoàng Sa đánh đuổi quân Trung Cộng xâm lược. Các ngày tiếp theo, 16 tháng 1 và 17 tháng 1, các tàu khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ4 do trug tá Vũ Hữu San chỉ huy, hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 do thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy, tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ 5 do trung tá Phạm Trọng Quỳnh chỉ huy lần lượt rời quân cảng Đà Nẵng ra Hoàng Sa

Ngày 19.1.1974 là 27 tháng chạp Quí Sửu, tuần dương hạm HQ 16 và hộ tống hạm HQ 10 tiến đến tây bắc đảo Quang Hòa mới bị Trung Cộng đổ quân lên chiếm đóng liền bị hai tàu Trung Cộng 389 và 396 chặn đánh. HQ 10 và HQ 16 nổ súng đánh trả. Hai tàu Trung Cộng bốc cháy nhưng tàu HQ 10 và HQ 16 của Việt Nam cũng bị trúng đạn. Thiếu tá hạm trưởng hộ tống hạm Nhận Tảo HQ10 Ngụy Văn Thà bị mảnh đạn chém ngang cổ hi sinh ngay trên tháp chỉ huy. Đại úy hạm phó Nguyễn Thành Trí bị đạn bắn vào mặt, ngực, bụng, bị thương nặng. Hai chiến hạm 389 và 396 của Trung Cộng bị tiêu diệt liền có ngay hạm đội đông đảo tăng viện.

Không còn sức chiến đấu, HQ 10 và HQ16 của Việt Nam được lệnh rút ra khỏi cuộc chiến. Mang đầy thương tích, hộ tống hạm HQ 10 bị nước biển xối xả tràn vào tàu. Máy tàu chết. Tàu đang chìm dần. Trong bộ đồ chiến trận đẫm máu, đại úy Nguyễn Thành Trí lệnh cho binh sĩ rời tàu xuống bè cứu sinh. Rạng sáng 20.1.1974 là ngày 28 tháng chạp Quí Sửu. đại úy Nguyễn Thành Trí trút hơi thở cuối cùng trên chiếc bè cứu sinh lênh đênh trên biển.

Các anh Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí chiến đấu hi sinh ở Hoàng Sa khi tết nguyên đán Giáp Dần đã cận kề, khi ở Sài Gòn chị Huỳnh Thị Sinh vợ anh Ngụy Văn Thà và ở Nha Trang, chị Ngô Thị Kim Thanh vợ anh Nguyễn Thành Trí đã mua sắm đầy đủ hàng tết. Chỉ đợi các anh về là tết sẽ đến. Nhưng các anh không bao giờ về nữa. Từ đó mẹ con chị Huỳnh Thị Sinh, mẹ con chị Ngô Thị Kim Thanh không còn có tết nữa.

Năm nay tết nguyên đán Giáp Ngọ đã cận kề. Tôi đến thăm mẹ con chị Ngô Thị Kim Thanh ở chung cư bên kênh Nhiêu Lộc, quận Ba, Sài Gòn. Chị Kim Thanh và các cháu Thanh Thảo, Thành Triết con anh Nguyễn Thành Trí cũng đã sắm đủ hàng tết nhưng lần thứ 40 cái tết thực sự vẫn chưa đến với mẹ con chị Kim Thanh. 

Hội nhập 3.0: Từ BTA tới WTO chờ đón TPP

30 Th1

 

– Từ 2000 – 2013, kinh tế Việt Nam trải qua những dấu mốc hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Đầu tiên là Hiệp định thương mại Việt Mỹ -BTA (7/2000), gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới – WTO (11/2006) và hiện đang tiến những bước cuối cùng để ký kết Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương – TPP. 

 

Chuyện cũ, chuyện mới

Việt Nam đã có lịch sử đàm phám thương mại với hàng chục nước ở Đông Âu, Liên Xô… trong những năm trước đây. Bài vở và kinh nghiệm không phải là ít nhưng đó là ‘chuyện cũ trong nhà,, còn trong môi trường hội nhập mới thì chúng ta chưa có kinh nghiệm gì đáng kể. 

Vì thế, khi bắt đầu đàm phán BTA, các nhà đàm phán Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức. Muốn đàm phán với Mỹ phải hiểu Mỹ nhưng từ lâu nay chúng ta có rất ít thông tin về thương mại và kinh tế Mỹ. Vì thế, từ 9/1996, khi vòng đàm phán đầu tiên khởi động, một nhiệm vụ quan trọng của các thành viên đoàn đàm phán là sưu tầm và đọc càng nhiều tài liệu về Mỹ càng tốt. 

Theo ông Nguyễn Đình Lương – NguyênTtrưởng Đoàn đàm phán BTA Việt Nam, với BTA, chúng ta đi từ con số 0. Sau lưng đoàn đàm phán không có một nền kinh tế hùng mạnh làm điểm tựa, không có lực lượng doanh nhân hùng hậu làm chỗ dựa nên thái độ và phương pháp của người đi đàm phán lúc này cũng khác. Người ta giỏi hơn mình nhiều, nên mình phải khiêm tốn học hỏi và nghiên cứu về họ thật kỹ.   

kinh-tế-vĩ-mô, doanh-nghiệp, kinh-tế-việt-nam, hội-nhập, tpp, thách-thức-tppp
Kinh tế VN còn nhiều thách thức

Ngày 13/7/2000, Hiệp định BTA được chính thức ký kết, đánh dấu việc bình thường hóa quan hệ thương mại, kinh tế Việt –Mỹ. Từ mốc hội nhập quan trọng này, chúng ta đã bắt đầu học và chơi theo luật quốc tế. Ngay sau BTA, hàng loạt bộ luật được ban hành và sửa đổi như: Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, Luật Thương mại đã được viết lại với việc xác định rõ quyền tự do kinh doanh của thương nhân… Điều mà trước đây chưa từng có. 

Chỉ  hai năm sau khi BTA được ký kết, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đó là động lực quyết định sự tăng trưởng đột biến của những ngành sản xuất, xuất khẩu như dệt may, thủy sản… nhanh chóng khẳng định vị thế xuất khẩu Việt Nam trên bản đồ thương mại thế giới. .

Sáu năm sau thành công của BTA, Việt Nam tiếp tục vượt qua một cửa ải quan trọng khác của đàm phán gia nhập WTO thành công. Tuy nhiên, trên thực tế, lộ trình gia nhập WTO đã được chuẩn bị cách đó hơn một thập kỷ. Năm 1995, Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập (WTO), sau đó là 11 năm đằng đẵng với trên 200 cuộc đàm phán đa phương và 28 đối tác đàm phán song phương, Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. 

Gia nhập WTO đã tạo ra một hiệu ứng kinh tế và xã hội hiếm trong nền kinh tế Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21. Ngay trong năm đầu vào WTO (năm 2007), tổng giá trị hàng xuất nhập khẩu tăng 31,3%. Sau 5 năm, tới 2012, thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt 228,31 tỷ USD, gấp đôi so với 2007.

Hội nhập và phát triển ngoại thương hàng hóa của Việt Nam không chỉ thể hiện ở mức tăng trưởng kim ngạch xuất, nhập khẩu, mà còn được khẳng định qua bảng xếp hạng về giao dịch thương mại hàng hóa qua các năm. Qua xếp hạng của WTO  xét theo kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa, năm 2003 Việt Nam đứng tương ứng vị trí 50 và 42 trên toàn cầu. Đến năm 2012, thứ hạng xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã tăng 13 bậc, lên thứ 37, còn nhập khẩu tăng 18 bậc, xếp vị trí thứ 34.

kinh-tế-vĩ-mô, doanh-nghiệp, kinh-tế-việt-nam, hội-nhập, tpp, thách-thức-tppp
Sức ép lớn khi hội nhập quốc tế

Mặc dù không về đúng hẹn vào cuối năm 2013 như dự tính ban đầu, nhưng Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang đàm phán mang lại những kỳ vọng lớn cho nền kinh tế nước nhà. TPP có phạm vi rộng hơn nhiều so với WTO. Nếu như trong WTO chủ yếu  đàm phán về thị trường, một số hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ thì đến TPP phạm vi đã mở rộng hơn. Ngoài những lĩnh vực có trong BTA hay WTO còn rất nhiều lĩnh vực khác. Trong đó, có những vấn đề Việt Nam chưa từng đàm phán bao giờ như: Mua sắm chính phủ, lao động, môi trường. 

Một khác biệt căn bản là khi đàm phán WTO, Việt Nam ở vị thế nước xin gia nhập, Vì vậy, các thành viên WTO có quyền yêu cầu chúng ta mở cửa thị trường đến khi nào đối tác đồng ý thì mới cho vào WTO; trong khi chúng ta không có quyền đòi hỏi họ mở cửa thị trường cho mình. Nhưng TPP, nếu muốn Việt Nam mở cửa thị trường, thì các nước cũng phải mở cửa thị trường cho Việt Nam

Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho rằng, nếu đàm phán TTP thành công sẽ mở ra những cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam. 

Ví dụ, với dệt may, mức thuế bình quân của Mỹ hiện nay là trên 17% nếu như mức thuế này về 0% sẽ tạo ra lực đẩy rất lớn cho xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Hay da giày, có những mặt hàng thuế suất bình quân của Mỹ lên tới 32% nếu 0% sẽ tạo ra cú hích rất lớn cho sản xuất trong nước. Rất nhiều mặt hàng khác cũng đang đứng trướ những cơ hội rất lớn. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, trước ngưỡng cửa TPP, Việt Nam lại đang gặp “nút thắt cổ chai” khó gỡ như: hệ thống ngân hàng, trình độ lao động… Cơ hội mở ra rất lớn nhưng nó có trở thành một cú hích thực sự đối với nền kinh tế hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Những điều chưa nói

Với kinh nghiệm cuộc đàm phán Hiệp định thương mại lớn đầu tiên của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nguyên Trưởng đoàn đàm phán BTA, ông Nguyễn Đình Lương nhấn mạnh: “Nguyên tắc số một để  mọi cuộc đàm phán có thể thu được thành công là phải hiểu được đối tác và hiểu được luật chơi”.

Trong khi đó, ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại – Lãnh đạo của Đoàn đàm phán gia nhập WTO Việt Nam thì một trong những bài học lớn nhất từ đàm phán WTO chính là sự chuẩn bị kỹ càng và nghiêm túc từ trong nước. 

“Hội nhập thành công hay không chính là từ những thay đổi từ bên trong mình. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu kỹ càng các đối tác cũng như luật chơi của WTO đã góp phần giúp cho đàm phán thành công’, ông Tự nhấn mạnh. 

kinh-tế-vĩ-mô, doanh-nghiệp, kinh-tế-việt-nam, hội-nhập, tpp, thách-thức-tppp
Hội nhập để phát triển

Điều ít được nói đền là hầu hết các nhà đàm phán đều rất “kỵ” với câu chuyện thời gian, thời hạn trong đàm phán. Được biết, trong quá trình đàm phán WTO, đã có nhiều sức ép đưa ra mục tiêu Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2005. Khi nói về điều này, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cùng nhiều thành viên đàm phán khác cho là không phù hợp. Vì thế, trong các văn bản sau đó, chúng ta chỉ đặt ra mục tiêu Việt Nam “nỗ lực gia nhập WTO sớm”. Chính điều này đã mang lại cho đoàn đàm phán một tâm lý thoải mái để chuẩn bị và chủ động để đàm phán hơn là gắn mình vào một mục tiêu đã được định sẵn. 

Trong một cuộc trao đổi nhìn lại 7 năm gia nhập WTO, ông Trương Đình Tuyển đã “bật mí”: trong nhiều năm trời, ông Tuyển và đoàn đàm phán đã có hàng trăm phiên họp, thảo luận khác nhau với WTO và các đối tác. Từ đó càng thấm thía những khó khăn, thử thách mà Việt Nam phải đối mặt, nhất là việc Việt Nam sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi so với các quốc gia đã vào WTO từ trước 1995.

Có lần, ông Tuyển đã hỏi thẳng ngài Pascal Lamy – Tổng giám đốc của WTO rằng: Có phải các quốc gia vào sau đang bị phân biệt đối xử không?. Câu trả lời là: “Đúng vậy, nhưng đó là cuộc sống!”. Hiểu được điều này, các nhà đàm phán Việt Nam không có cách nào khác là ngồi vào bàn đàm phán, giải quyết từng vấn đề cụ thể có lợi nhất thay vì gắn mình với một thời hạn gia nhập WTO định sẵn!. 

Còn Trưởng đoàn đàm phán TPP hiện nay, Thứ trưởng bộ Công thương Trần Quốc Khánh thì nhắn đến một câu kinh điển của giới đàm phán chuyên nghiệp: “Thời hạn cuối cùng luôn là kẻ thù của những nhà đàm phán”

Khi cuộc đàm phán TPP vẫn còn tiếp diễn, nhìn lại quá trình đàm phán WTO, ông Trương Đình Tuyển cho rằng, về cơ bản các mục tiêu đàm phán WTO đã đạt được. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng một số nội dung vẫn có có thể làm tốt hơn nữa nếu chủ động hơn nữa. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Lương chia sẻ, sau hơn một thập kỷ thực hiện BTA, có rất nhiều  doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tranh thủ được cơ hội, hòa nhập với biển lớn để tự nâng mình lên nhưng đã có không ít người khi ra biển lớn rồi thì lại bơi không được, chìm luôn. Tuy nhiên, đó là điều dễ hiểu và tự nhiên như cuộc sống. Vậy thôi.

Tâm Thời

 

Hơi ấm chiều ba mươi

30 Th1

 

 

-Mùa xuân là mùa của sum họp, là Tết của sự trở về. Trở về trong vòng tay người thân, trở về nơi chôn rau cắt rốn. Đúng như hai câu thơ “Nơi ta về cũng để bắt đầu/ Nguồn mạch quê hương cho ta sức mạnh”.

Trong mỗi người chúng ta, chiều 30 Tết có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Dù đi đâu, ở đâu, ai cũng mong đến ngày 30 để mà đoàn tụ gia đình. Cho dù no đói thế nào cũng có mâm cỗ 30 để mà đón Tết  và thờ cúng tổ tiên.

Hơi ấm thực và ảo

Xưa kia còn nghèo nhiều người không có Tết. Đọc câu đối xưa sao mà bi thương đến thế: “Chiều 30 nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa” (Nguyễn Công Trứ). Vì vậy họ thờ ơ với Tết: “Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ… Đùng !… ờ ờ… Tết; Sáng mùng Một ra chạm niêu đánh… Cộc!… á à… Xuân”.

chiều 30, Tết, sum họp
Xin chữ, cho chữ là một trong những nét đẹp ngày Tết. Ảnh: Lê Nhung

Cái no đói giờ thực sự không là nỗi lo thường trực của mỗi người Viêt Nam ta. Ngày Tết cũng không phải để mà “no ba ngày Tết”. Những ngày Tết bây giờ thực sự là lúc những đứa con từ những phương trời xa xôi, người vì công tác tất bật quanh năm, người vì cuộc sống mưu sinh nơi xứ người nay tất bật trở về quê cha đất tổ; về với gia đình, cái tế bào làm nên sự trường tồn của xã hội.

Bây giờ và ngày trước cũng vậy, hơi ấm chiều 30 vừa là hơi ấm thực và cũng là hơi ấm “ảo”. Thực và ảo đan quyện vào nhau làm thành tình yêu, tình cảm ngày Tết vô cùng thiêng liêng. Cái thực là hơi ấm tình cảm gia đình anh em cha mẹ. Còn ảo nhưng cũng quan trọng bởi trong đời sống tâm linh là sự xum họp với ông bà tổ tiên- những người đã khuất.

Đạo lý Việt Nam bao giờ cũng là nhớ về nguồn cội quê hương, nhớ về ông bà tiên tổ. Trong quan niệm dân gian bao giờ người chết cũng luôn bên cạnh bao bọc chở che cho mình, theo mình từng đường đi nước bước.

Tục thờ cúng ông bà tổ tiên không biết có nơi đâu như ở ta đã trở thành tín ngưỡng dân gian có sức mạnh kỳ lạ đến vậy. Mồ mả ông bà tiên tổ được các thế hệ người Việt Nam luôn coi trọng, âu cũng là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Chuyện mộ “kết”, mộ phát trong dân gian phải chăng cũng chỉ là lời nhắc nhở cháu con phải nhớ về tiên tố, để chọn cho người chết nơi yên nghĩ “mồ yên mả đẹp”.

Bởi thế cho nên các triều đại phong kiến Việt Nam đều chú trọng trong việc xây cất nơi yên nghỉ của mình. Nhà Lý các đời Vua đều đưa về quê cha đất tổ Bắc Ninh để mà an táng. Nhà Trần đưa về Hải ấp Hưng Hà, Thái Bình và sau đó quần tụ về nơi đầu tiên của dòng họ là Đông Triều, Quảng Ninh. Các vua Lê về Lam Kinh Thanh Hóa, các vị vua triều Nguyễn thì ở Huế…

Chuyện xưa vương triều Trần phát tích cũng là do chuyển mộ từ Nam Định Về Thái Bình với những tình tiết ly kỳ. Dân gian vẫn kể về sự phát tích của nhà Trần làm người đời nửa tin nửa ngờ. Rằng có một nhà giàu nọ nhờ thầy địa lý tìm một cuộc đất để táng mộ tổ. Thì địa lý tìm được và phán rằng nếu đặt mộ ở chỗ đó dòng họ sẽ phát từ người con gái.

Nhà giàu nọ cho là nói nhảm bèn trói lại vứt xuống sông. Một người họ Trần đánh cá thấy có người kêu cứu cứu thì vớt lên. Thầy địa lý kể lại sự tình và để trả ơn thầy đã chỉ cho nơi táng mộ. Nhà Trần đem mộ tổ từ Nam Định về Hưng Hà Thái Bình theo lời chỉ dẫn nên sau đó đã phát tích trở thành một vương triều mạnh.

Tuy đúng sai thế nào là của lịch sử nhưng điều còn lại ấy là nhớ về cội nguồn. Có được ngày hôm nay không quên tiên tổ.

Mùa của sum họp

Ở quê tôi và chắc cũng như nhiều vùng quê khác bây giờ cháu con cũng đều chú ý đến phần mộ ông bà tổ tiên. Ngày 30 Tết dù bận trăm công ngàn việc cũng phải ra mộ để “đón” người đã khuất trở về vui xuân cùng con cháu.

Sáng sớm, các gia đình đều ra mộ tổ tiên và người thân đã khuất để lễ tạ Thổ thần, đắp thêm đất lên mộ, rước vong linh gia tiên về đón năm mới. Nếu gia đình không có điều kiện ra mộ thì có thể rước gia tiên về đón năm mới theo cách bày cỗ lên bàn thờ cúng vào giờ Ngọ ngày 30. Khấn vái cũng không cầu kỳ mà chủ yếu là mời người đã khuất về với gia đình đón năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm tỏ lòng hiếu kính.

Ngày trước khi tôi còn là cậu bé, bố tôi thường “bắt” tôi đi theo để đón “ông bà ông vải” về ăn Tết cùng gia đình. Thủ tục cũng cực kỳ đơn giản, chỉ là đánh một vòng cỏ để lên đỉnh mộ, sửa sang ngôi mộ, thắp hương và khấn mời người đã khuất về đón Tết cùng gia đình. Các cụ trước khấn bằng những bài khấn cổ nhưng nay thì nói nôm, đơn giản chủ yếu là thành tâm nghĩ sao nói vậy.

Bố tôi là người giỏi địa lý nên thường chỉ dẫn cho tôi về phong thủy đất đai tỷ mỷ.

Nhà tôi có ngôi mộ của bà nội ngày trước các cụ đặt ở một vị trí khá xa làng. Đi đến đó cũng đã mỏi chân. Thế mà vừa đi ông vừa giảng giải về hình sông thế núi, nào đất này thế nào, chỗ kia tụ thủy ra sao. Và ngôi mộ cũng vậy, tại sao các cụ lại đặt ở đây, có hình sông thế núi, trước mặt là dòng sông ôm lấy sau lưng được tựa đỡ bới núi cao …

Bây giờ thì tục rước các “cụ” về đón Tết cũng không thay đổi so với trước là bao nhưng nhẹ nhàng hơn vì nay phần mộ đều được qui hoạch và tập trung về một nơi chứ không để rải rác như trước kia.

Và trong chiều 30 mâm cỗ tất niên sum họp gia đình bao giờ cũng kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới, mời thần linh cùng gia tiên thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia bình an thịnh vượng, luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Thật ra lời cầu xin cũng chính là lời hứa, niềm mong mỏi của người sống trước tổ tiên. Những điều đó con cháu khắc ghi phải làm cho tốt.

Chiều 30 mươi Tết đã thực sự là Tết bởi không khí gia đình ấm cúng mà bất kỳ ai đi xa dù trăm công ngàn việc cũng phải trở về. Trở về như một lời hẹn, trở về như một trách nhiệm. Ở đây hơi ấm thực và ảo như đan xem tạo thành không gian tôn kính thiêng liêng nhưng cũng vô cùng gần gũi. Chính ở đó mọi sự vất vả nhọc nhằn như tan biến chỉ còn lại tình cảm gia đình ấm áp.

Mùa xuân là mùa của sum họp, là Tết của sự trở về. Trở về trong vòng tay người thân, trở về nơi chôn rau cắt rốn. Đúng như hai câu thơ “Nơi ta về cũng để bắt đầu/ Nguồn mạch quê hương cho ta sức mạnh”.

Nguyễn Đăng Tấn

Ngựa – trong cuộc sống đời thường và trong đời sống văn hóa – vhna

30 Th1

 

  •   Hoàng Xuân Chinh

 

 

1- Bích họa vẽ ngựa ở hang Lauscaux (Pháp)

 

Ngựa (Equidae), họ thú có guốc lớn, thuộc bộ Guốc lẻ (Perissodactila)

Ngựa chỉ có 1 ngón, do ngón chân 3 phát triển tạo thành, các ngón 2 và 4 tiêu giảm thành que xương nhỏ bám 2 bên ngón 3, có 3 răng cửa ở mỗi nửa hàm trên và dưới, có một đôi vú ở bụng dưới. Ngựa ăn thực vật. Có 3 chi vẫn còn sống là: ngựa (Equus), lừa (Asinus) và ngựa vằn (Hippotigris).

Họ ngựa có 7 loài, phân bố rộng khắp ở châu Á và châu Phi.

Ngựa rừng Pzevalski (E. pxevalskii) hiện sống ở miền tây bắc Trung Quốc và miền nam Mông Cổ được xem như là tổ tiên của giống ngựa phương Đông. Ngựa được các dân tộc thuần dưỡng ở những thời gian sớm muộn khác nhau, nhưng cho đến nay ngựa nhà đã phân bố rộng khắp thể giới với những ngoại hình, kích thước và màu sắc khác nhau. Cho đến nay có khoảng 200 giống ngựa  được dùng để cưỡi, kéo xe, thồ hàng, làm ngựa chiến, ngựa đua, v.v.

Loài ngựa được thuần dưỡng lâu đời là E. cabalus. Ngựa nhà thân dài 2,8m, vai cao 1,6m, có bộ xương thích nghi với chạy đường dài. Trưởng thành sau 3 – 4 tuổi, mang thai 11 tháng, đẻ trung bình 2 năm 1 con.

Có thể kể ra đây một số giống ngựa quen thuộc. Như ngựa A rập tầm vóc trung bình, lông đốm, chạy nhanh, dai sức, trước đây dùng làm ngựa chiến. Ngựa Anh tầm vóc to lớn, ngoaị  hình cân đối, chạy nhanh, trước đây dùng làm ngựa chiến, nay dùng làm ngựa đua. Ngựa Mông Cổ tầm vóc lớn, chạy nhanh, dai sức, nay dùng làm ngựa đua, ngựa chăn cừu. Ngựa Cacbadin tầm vóc lớn, màu đỏ nâu, chạy nhanh, dùng vận tải hàng, ngựa đua. Ngựa thảo nguyên tầm vóc trung bình, tinh khôn, dùng chăn cừu, bò trên vùng thảo nguyên.

Ngựa vằn thuộc họ ngựa, bờm bằng và dựng, bộ lông màu trắng có nhiều vằn ngang màu đen. Cá biệt cũng có loaị ngựa vằn E. quagga có bộ lông màu đỏ với ít sọc ở phần thân trước. Kích thước dài 2 – 2,4m, cao vai 1,2 – 1,4m, đuôi có lông chùm dài 45 – 55cm, nặng 130 – 135kg. Ngựa vằn phân bố chủ yếu ở đông, trung và nam Phi châu. Người ta thường chia ngựa vằn thành 3 loài với 6 phụ loài. Ngựa vằn có tập tính sống thành đàn gồm một số ngựa cái với ngựa con, đầu đàn là một con ngựa đực. Ngựa cái đẻ 4 năm 1 lứa, mỗi lứa 1 con, thời gian chữa là 370 ngày. Nơi cư trú là những trảng cỏ với bụi cây. Ngựa vằn là mồi săn cuả sư tử.

Việt Nam ta vốn không phải là nơi phát sinh của ngựa. Các nhà khảo cổ và cổ động vật đã khai quật hàng mấy trăm di tích khảo cổ và cổ sinh vật trong các di tích văn hóa thời đại đá củ và sơ kì thời đại đá mới thuộc thời Cánh tân (Pleistocene) và đầu thời Toàn tân (Holocene) phát hiện hàng vạn tiêu bản xương răng động vật hoang dã như các loài voi, hổ báo, hươu, nai, hoẵng, tê giác, lợm rừng, trâu bò rừng, gấu, khỉ, nhím, sóc, cầy, chó, mèo rừng, v.v. nhưng cho đến nay chưa gặp một đoạn xương hay hàm răng ngựa nào. Điều này cho thấy cho đến đầu thời toàn tân, ngựa chưa xuất hiện trên đất nước ta. Và như thế có nghĩa là loài ngựa di cư vào nước ta muộn mằn sau này.

Tuy vậy, trong nhiều trăm năm qua và cho đến cả ngày nay ngựa vẫn là con vật rất được coi trọng ở Việt Nam, nhất là ở vùng núi và trung du Bắc bộ. Đặc điểm của ngựa Việt Nam hiện nay là nhỏ con, chỉ nặng 140 – 170kg và được gọi theo tên địa phượng như ngựa Cao Bằng, ngựa Bắc Kạn, dùng để thồ hàng, kéo xe và cưỡi, cá biệt còn dùng thịt ngựa lông trắng (ngựa bạch) làm thuốc. Sau này, nhất là sau khi bị thực dân hóa, tiếp xúc với văn hóa phương Tây việcsử dụng ngựa ở Việt Nam cũng có những đổi thay nhất định. Tại Việt Nam đã bước đầu tiến hành lai tạo ngựa Việt Nam với ngựa các nước để nâng cao tầm vóc, sức kéo, thồ hàng và  cả huấn luyện ngựa nhà thành ngựa đua. Sự thay đổi này thể hiện rõ nhất ở miền nam với sự ra đời của trường đua ngựa Phú Thọ trển đất thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Tài liệu cho biết, tại huyện Đức Hòa thuộc Long An có 7 xã và thị trấn (Đức Lập Thượng, Đức Lập Hạ, Mỹ Hạnh Bắc, Mỹ Hạnh Nam, Tân Phú, Hòa Khánh Đông và Hậu Nghĩa) còn lưu giữ nghề nuôi ngựa đua. Thời thuộc Pháp, ở Sài Gòn có dòng ngựa Mai Phụng là tên một con ngựa cái được lai tạo từ ngựa cỏ Việt Nam với ngựa nước ngoài được Nữ Hoàng Anh tặng cho trường đua Phú Thọ khi trường đua ngựa mới xây dựng. Con ngựa này có sức bền cao, nhảy cao, tinh khôn, tuổi thọ lâu dài, thân hình đẹp. Lúc bấy giờ, “con ngựa chiến” có tên Mỹ Phương của anh Nguyễn Văn Tiến cũng được nhiều người biết đến là một con ngựa lai đẹp. Như vậy là ở ngay Việt Nam, tuy không phải là sản địa của ngựa, và giống ngựa Việt Nam cũng khiêm nhường nhỏ nhắn, chủ yếu dùng để chuyên chở, kéo xe và dần dần cũng chuyển dần theo phương Tây, hình ảnh ngựa cũng đi vào đời sống văn hóa, mà trường đua ngựa Phú Thọ là một dấu ấn tiêu biểu.

Nhân nói đến ngựa trên đất Việt Nam, xin nói thêm là trong số hàng vạn tiêu bản xương răng hóa thạch và chưa hóa thạch thu lượm được trong các di tích khảo cổ thời tiền sử nước ta không phát hiện được một tiêu bản xương rặng ngựa nào, nhưng lại phát hiện được một loài động vật khác không phải ngựa nhưng tên lại được ghép kềm với tên ngựa. Đó là loài gấu ngựa có tên khoa học là Ursus (Selenarctos) thibetanus phân biệt với loại gấu chó có tên khoa học là Ursus (Selenarctos) malayanus. Loại gấu ngựa này đã phát hiện được ở các di tích hang Làng Tráng, mái đá Điều (Thanh Hóa), hang Thẩm Ồm (Nghệ An), hang Xóm Trại (Hòa Bình), hang Thẩm Khương (Lai Châu).

 Phù Phù điêu ngựa trong mộ cổ thời Đường (TrungQuốc) 

  Trong lòng biển nước ta lại có một loại cá có phần thân giống hình đầu ngựa, đuôi dài xoắn ốc, được gọi là cá ngựa, với tên khoa học là Hippocampus, thuộc chi cá biển, họ cá chìa vôi (Syngnathidae). Cá ngựa thường có thân dài 20 – 25cm, có con dài tới 30cm, màu vàng đỏ, xanh hay trắng. Chúng bơi thẳng đứng bằng vây lưng. Con cái đẻ trứng, có khi đẻ đến 500 trứng, con đực hứng trứng vào túi ngực ấp. Chúng sinh sản vào mùa hè, sống dọc bờ biển Việt Nam ,Trung Quốc. Thịt có vị ngọt hơi mặn, tính âm. Bổ khí huyết, có tác dụng kích thích sinh dục, chữa suy nhược thần kinh. Từ cá ngựa, trong dân gian lại có trò chơi cá ngựa được con trẻ rất ưa thích.

Từ con ngựa kéo xe thồ hàng đến con ngựa sắt của Thánh Gióng

Nước ta có ngựa ở khắp nơi, lên các bản làng miền núi, đi các phiên chợ tình, dễ dàng gặp các đôi bạn thanh niên diện những bộ quần áo nhiều màu sắc dân tộc cưỡi ngựa vượt đèo, hay vào miền nam trước đây thường thấy những chiếc xe thổ mộ ngựa kéo lọc cọc trên những con đường rài đá chạy quanh xóm làng. Nhưng nhìn chung số lượng ngựa trên đất nước ta không phổ biến như trâu bò kéo cày. Tuy vậy, hình ảnh con ngựa trong cuộc sống cũng in đậm nét trong tâm thức người Việt.

Người Việt cũng như nhân dân các nước theo văn hóa phương Đông quan niệm ngựa là con vật có đức tính trinh tiết. “Kinh dịch” đời Chu ca ngợi con ngựa “Tẫn mã chi trinh” (đức trinh tiết của ngựa cái). Ngựa cũng được xem là con vật trung thành với chủ, nên con ngựa của Quan Văn Trường thời Tam Quốc có tên là “ngựa Xích Thố”.

Nhìn hình ảnh một con ngựa đang phóng nhanh người ta có cảm giác nhanh mạnh cho nên trong văn hóa phương Đông ngựa còn là biểu tượng của sự thành đạt mau chóng, Nên có câu “mã đáo công thành”. Hay trong dân gian, chiếc xe đạp biểu tượng cho sự nhanh chóng được dân ta gọi là “con ngựa sắt”. Ngựa sắt ở đây không thần thánh như ngựa sắt Thánh Gióng cưỡi, mà chỉ đơn giản là để nói lên chiếc xe đạp cũng chạy nhanh như con ngựa chạy. Hay một người đang làm ăn phát triển, thăng quan tiến chức, bổng dưng gặp thất bại hay mất chức, người ta cho là anh ta “giữa đường ngã ngựa”. Hay một chàng thanh niên đang có cuộc tình say đắm với một cô gái nào đó, bổng nhiên cắt đứt quan hệ một cách đột ngột, lẫn tránh mất tăm, được mọi người cho là anh ta “quất ngựa truy phong”. Hay một chàng thanh niên vô kỷ luật, không nghe lời khuyên giải của các bậc cha mẹ, làm nhiều điều sai trái thường bị mọi người cho là “con ngựa bất kham”.

Nhưng có lẽ hình ảnh con ngựa được thể hiện với ý tưởng cao đẹp nhất của nhân dân ta là hình tượng con ngựa chiến mà Thánh Dóng phi từ Châu Cầu Quế Võ đuổi giặc Ân đến Sóc Sơn, nhổ tre đằng ngà đập chết tướng đầu sỏ Thạch Linh của chúng, rồi cởi áo để lại phi ngựa về trời. Ngày nay, người dân Việt khi đi qua xã Phù Linh Sóc Sơn, nhìn lên pho tượng Thánh Dóng phì ngựa chiến về trời, mới được xây dựng trên đỉnh núi cao vút, mới thấy hết được hình ảnh cao quý của con ngựa, đâu chỉ có kéo xe thồ hàng.

 

      Từ tượng ngựa quanh lăng mộ đến hình ngựa trên đình miếu.

Việt Nam ta cũng như  hầu khắp các nước trên thế giới, con ngựa với vóc dáng đẹp, chạy nhanh, phục vụ con người trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong thời chiến trận, nên từ rất sớm đã được các nghệ sĩ  hội họa cũng như điêu khắc chọn làm đối tượng miêu tả trong các tác phẩm của mình. Nhưng so với Trung Quốc cũng như phần lớn các nước châu Âu hình tượng ngựa thể hiện trên các tác phẩm nghệ thuật trên đất nước ta không thật nhiều lắm và thời gian cũng tương đối muộn màng. Tuy vậy, với sự nổ lực của các nhà khảo cổ học cũng như các nhà nghiên cứu mỹ thuật, một số hình tượng ngựa trong các tác phẩm điêu khắc cũng đã được phát hiện ngày một nhiều hơn.

Cho đến nay, hình tượng con ngựa được thể hiện sớm nhất trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam là loại tượng tròn ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) được sáng tác vào khoảng giữa thế kỷ 11. Đó là hình tượng ngừa nằm ngồi trên đài sen với ý nghĩa linh vật chuyển tải kinh pháp Phật giáo tới cứu độ chúng sinh, Nhóm tượng Phật cũng như tượng voi ngựa ở đây được xem là những tác phẩm điêu khắc đá vào loại đẹp nhất nước ta, các bộ phận, các đường nét được thể hiện khá hiện thực trau chuốt.

Đến thế kỷ 15, với chiến thắng  của Lê Lợi trước bọn xâm lược nhà Minh, thời Lê Sơ đất nước ta trở nên hùng mạnh, cung điện, lăng tẩm được xây dựng bề thế to lớn. Trong đó, quanh các lăng vua mộ Lê ở Lam Kinh có khá nhiều tượng ngựa đá. Đặc trưng của loạt tượng này là nhỏ nhắn, thân dài chân ngắn, điêu khắc nhiều nét rối rắm.

Đến thế kỷ 17 và nhất là thế kỷ 19 phổ biến loại tượng ngựa mồ, cả ở ngoài bắc lẫn trong nam. Về hình thức loại tượng mồ này gần với thức tế, có yên cương đầy đủ.Tượng ngựa ngoài bắc không rỗng lòng như tượng ngựa khu lăng tẩm Huế. Ngựa mồ được thể hiện cặp đôi nghiêm trang đứng chầu vào đường linh đạo; nhiều khi chúng mang ý nghĩa linh vật chuyển tải bầu trời với gù tròn trên đầu, giữa hông để tượng trưng nhật nguyệt, rồi thất tinh điểm xuyết quanh gù hồng văn. Yên ngựa thường là phượng, linh vật tượng trưng cho tầng tiên. Ngựa ở lăng mộ quận công xứ Bắc, khá phổ biến ở vùng Bắc Giang, thường làm bằng đá xanh hoặc đá ong, có khi đắp bằng vữa gạch với kích thước khá lớn, bằng hoặc lớn hơn ngựa thật. Chẳng hạn như tại lăng Dương Hương ở Bắc Giang có một bức tượng đá khá đẹp điêu khắc rõ nét một người tay cầm cương dắt ngựa khá hiện thực. Người cũng như ngựa được khắc đúng tỷ lệ các bộ phận. Ngựa có đủ tai, mắt, mặt mũi, gù cùng yên cương đầy đủ. Người có mặt mũi tay chân rõ ràng, đầu đội mũ mặc áo dài đứng sát ngay đầu ngựa. Theo các nhà nghiên cứu pho tượng này có niên đại thế kỷ 18. Hay ở lăng quận công Thường Tín cũng có tượng ngựa đá khá lớn cao tới 2,1m, dài 1,8m. Còn trên cánh đồng xã Phụng Thượng huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội cũng có một tượng ngưa đá đứng trên một bệ hình chữ nhật, 4 chân đứng thẳng, cổ đeo vòng quả nhạc, lưng chạm nổi yên ngựa hình vòng cung, đuôi dài phủ kín hông, cao to bằng ngựa thật.

Tượng ngựa ở lăng tẩm Huế thường điêu khắc từ đá xanh hoặc đá vôi, bụng rỗng, kích thước bình thường. hoặc hơi bé.

Đáng chú ý là vào thời Lê mạt, thế kỷ 18, bên cạnh việc phổ biến tượng ngựa đặt quanh các lăng mộ vua chúa, quận công, còn lẻ tẻ xuất hiện hình tượng ngựa được thể hiện trên các diềm điêu khắc bằng gỗ trong một số đình miếu trên miền bắc hay miền trung. Chẳng hạn như ở đình Quang Phúc, thành phố Hà Nội có một điêu khắc bằng gỗ gọi là mã phu, miêu tả hình ảnh một con ngựa có đủ yên cương, cổ đeo vòng hoa đang rảo bước, bên cạnh có một người cầm lọng đi theo. Bức tranh được miêu tả khá hiện thực đẹp mắt, có niên đại vào khoảng thế kỷ 18.

Ở miền Trung,tại tháp Chàm Khương Mỹ, gần chân tháp trang trí một con ngựa có ngưỡi cưỡi cùng hai bánh xe được thể hiện khá hiện thực. Đây là một con ngựa đang đứng, đầu có gù, cổ ngẩng cao có dáng đứng oai vệ. Ngưỡi cưỡi ngựa đầu đội mũ, mặc quần áo Chăm khá đẹp.

Qua đó, có thể thấy từ đền miếu, đình làng đến lăng mộ ở miền Bắc cũng như miền Trung trên đất nước ta, con ngựa có phần nhỏ bé hàng ngày kéo xe thồ hàng đã là những hình tượng được thể hiện một cách khéo léo thành những tác phẩm tạo hình, tác phẩm điêu khắc phản ảnh những mong ước của con người trong cuộc sống thường nhật.

 

               Từ những bức bích họa thời tiền sử bên trời Âu

           đến những bức quốc họa tuấn mã trên đất Trung Quốc

Con ngựa trên đất nước ta là như vậy, còn con ngựa trên nhiều vùng trên thế giới còn xa xưa và hoành tráng hơn nhiều. Nhiều di tích thời đại đá cũ cách ngày nay hàng mấy vạn năm ở châu Âu, châu Phi các nhà khảo cổ đã phát hiện những bức tranh vẽ trên vách núi, vách hang, thường được gọi là bích họa, hình những thú rừng như  bò rừng, tê giác, tuần lộc và cả ngựa hoang, tô màu hoặc không rất đẹp. Trong đó có những bức bích họa nổi tiếng khắp toàn thế giới, như bức tranh ngựa ở hang Lauscaux (Pháp} đẹp đến mức người ta phải gọi hang đó là “bảo tàng Louvre kỷ băng hà” hay là “nhà thờ Sĩxtine”. Cũng thuộc thời tiền sử, còn có khối đá vôi chạm nổi một con ngựa và một con vật hư cấu ở hang đá Rốc Đơ Xê. Các nhà nghiên cứu cho rằng những hình thú vật được vẽ hoặc đục lên vách đá có ý nghĩa ma thuật, các thầy phù thủy dùng làm phép để thu phục mồi săn. Những hang động đó có thể là những nơi dùng để tiến hành nghi lễ thờ cúng. Những bức bích họa này cho thấy ngay từ thời đại đá cũ một số cư dân nguyên thủy sinh sống bằng săn bắn hái lượm đã biết đến loại ngựa hoang này, và rất có thể những con ngựa này là đối tượng săn bắn của họ lúc bấy giờ.

Còn trên đất nước Trung Hoa rộng lớn, tuy không phát hiện được những bích họa vẽ hình tượng ngựa, nhưng tư thời Thương Chu do nhận thức được giá trị thực tế của ngựa trong cuộc sống hàng ngày cũng như ý nghĩa biểu tượng của ngựa trong quan niệm dân gian nên trong quốc họa Trung Quốc có một chủ đề về ngựa.

Ngựa đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Từi 2450 năm trước Công nguyên đã xuất hiện tượng ngựa và xe hai bánh do ngựa kéo. Ngựa Trung Quốc phần lớn  là mua trực tiếp từ các bộ lạc du mục tây bắc như Đột Quyết, Hung Nô, Si Vưu, Mông Cổ. Trong thời Tây Chu cũng như Đông Chu, chiến tranh giữa các chư hầu xẩy ra liên miên. Trong các cuộc chiến tranh đó ngựa đóng một vai trò rất quan trọng, nên những người nuôi ngựa giỏi và những lái buôn ngựa rất được coi trọng. Chẳng hạn như Lã Bất Vi thời Tần vốn là một lái buôn ngựa rất được tin dùng. Hay như tướng Mã Viện thời Hán là người sành ngựa nổi tiếng, vốn là người nuôi ngựa.

Con ngựa được coi trọng như vậy trong cuộc sống lúc bình thường cũng như lúc chiến trận và ngựa chiếm một địa vị quan trọng trong đối tượng miêu tả của các họa sì nhiều thời đại trên đất Trung Quốc.

Trong lịch sử hội họa Trung Quốc đã xuất hiện nhiều họa sĩ vẽ ngựa nổi tiếng như thời Đường có Hàn Cán, Tào Bá, thời Nguyên có Trần Mạnh Phú,. Đáng chú ý là họa sĩ Từ Bi Hồng (1895 – 1953) là người đã vẽ những bức họa theo bút pháp quốc họa bằng mực tàu nhiều bức tranh về ngựa nổi tiếng. Trong những bức tranh ngựa Trung Quốc, phần lớn vẽ 3 tuấn mã đang phi nước đại. Song nổi tiếng hơn cả phải kể đến bức tranh “bát tuấn” đã được phổ biến rộng rãi trên đất nước Trung Quốc cũng như nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là bức tranh vẽ 8 con tuấn mã của Chu Mục Vương là ngựa xích kỵ, đào ly, bạch nghĩa, du luân, sơn tử, cử hoàng, hoa lưu, duyên nhỉ là những ngựa kéo xe đưa vua đi thăm thú khắp nơi.

 

        Từ “con ngựa thành Troa” đến câu chuyện “tái ông thấtmã”

Hình tượng ngựa không những được thể hiện thành những hình tượng trên bích họa hay trong các bức quốc hoạ kể trên, mà còn lắng đọng trong nhiều câu chuyện dân gian trong các dân tộc phương Đông cũng nhưi phương Tây.

Chẳng hạn như câu chuyện “con ngựa thành Troa” có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp. Chuyện kể rằng sau mười năm chiến đấu ở thành Troa, quân Hy Lạp không thể chiến thắng bằng quân đội, phải theo kế của Odyssey là giả vờ tản ra lấy gỗ làm một con ngựa, sau đó giả vờ rút khỏi ra ngoài, chỉ để lại một người. Người này có nhiệm vụ  đánh lừa quân thành Troa, khiến họ tưởng rằng, đố là món quà của Hy Lạp đền bù cho bức tượng Athene đã bị Hy Lạp phá hỏng. Thực chất trong con ngựa chứa đầy lính. Quân thành Troa sau khi no say trong bửa tiệc chiến thắng, quân Hy Lạp từ trong bụng ngựa đã xông ra đánh và mở cổng thành cho quân Hy Lạp từ bên ngoài xông vào chiếm thành. Câu chuyện nhờ ngựa gỗ mà quân Hy Lạp chiến thắng là một bài học cảnh giác cho mọi cuộc chiến.

Còn câu chuyện “tái ông thất mã “ lại là một câu chuyện từ phương Đông. Sách “Hoài Nam Tử” của Lưu An (179 – 122 trước Công nguyên) kể rằng ngày xưa có một ông già ở vùng biên giới phía bắc rất giỏi việc nuôi ngựa, một hôm ông phát hiện ngựa của ông đã sang nước Hồ láng giềng. Bà con hàng xóm tiếc cho ông, nhưng ông già nói “Biết đâu nó lại mang đến một điều phúc”. Vài tháng sau, con ngựa đột nhiên quay trở về cùng với một con ngựa quý nữa. Hàng xóm đến chúc mừng, nhưng ông nói “ Biết đâu nó lại mang đến tai họa”.

Con trai ông thích cưỡi con ngựa đó, và rồi một hôm con trai ộng bị ngã ngựa gãy chân, bị què. Hàng xóm đến an ủi, nhưng ông lại trả lời “Biết đâu nó lại mang đến điều phúc.

Một năm sau, nước Hồ đem quân sang xâm lược và tất cả trai tráng phải tòng quân. Kết quả 10 người đi thì 9 tử trận. Con trai ông bị què không phải đi, được ở nhà nên thoát chết. Họa có thể trở thành họa, họa đó lại có thể trở thành phúc. Sự chuyển hoá cũng là vô tận.

“Con ngựa thành Troa” hay “Tái ông thất mã”, chuyện phương Đồng, chuyện phương Tây, đều bàn về con ngựa và đã nêu lên cho con người những bài học về đối nhân xử thế trong cuộc sống thường ngày.

                                                  *

                                               *      *

Qua các câu chuyện vừa kể trên cho chúng ta thấy ở ta cũng như nhiều dân tộc trên thế giới, phương Đông cũng như phương Tây, con ngựa không những có một vị trí  quan trọng trong cuộc sống hàng ngày mà đã đi vào thế giới tinh thần và thẩm mỹ, ngựa đã trở thành một biểu tượng của văn học và nghệ thuật từ Đông sang Tây từ rất lâu đời.

 

 

Ảnh

  • Bích họa vẽ ngựa ở hang Lauscaux (Pháp)
  • Bức họa ngựa của từ Bi Hồng, (Trung Quốc)
  • Phù điêu mộ cổ thời Đường (Trung Quốc)
  • Tượng đá người dắt ngựa ở lăng Dinh Hương  Hà Bắc.
  • Chạm gỗ mã phu ở đình Quang Phúc, Hà Nội

6- Tượng ngựa đá ở xã Phụng Thượng        , Hà Nội

7 – Ảnh con cá ngựa

8 – Ảnh gấu ngựa

Phim xưa Trận Lụt miền Trung 1964 và cố TT Trần Văn Hương – Nam Ròm

30 Th1

 

 trận lụt 1964

 
Phim xưa Trận lụt miền Trung 1964 với lời kêu gọi của cố TT Trần Văn Hương 

Nói về cố TT Trần Văn Hương thì không thể quên được :


Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước…” (Lời cựu Tổng Thống Trần Văn Hương trả lời một cán bộ CS, khi họ đến nhà định làm lễ, quay phim “trả quyền công dân cho ông”).
 ….
Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với dân chúng một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước.
……

TT Trần Văn Hương
video
 
Sau 1975, ông chọn ở lại quê hương, tiếp tục sống ở căn nhà 216, nay đổi tên thành đường Điện Biên Phủ. Năm 1977, ông được chính quyền Việt Nam trao trả quyền công dân nhưng ông khước từ.[6] Ông nói rằng:
“ Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi![5] ”Những năm tháng cuối đời, ông sống chung với em gái, em rể, và người con trai lớn là Lưu Vĩnh Châu, tên thật là Trần Văn Dõi, một cán bộ của Ban Công nghiệp Trung ương, nguyên là đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam đã từng tham gia trận Điện Biên Phủ.

Ông mất ngày 27 tháng 1 năm 1982, nhằm ngày mồng ba Tết Nhâm Tuất, hưởng thọ 80 tuổi. ==> http://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Văn_Hương

 
 
https://i0.wp.com/static.xalo.vn/images/news/20130501/1636/122/so_phan_10_nhan_vat_quyen_luc_nhat_sai_gon_sau_197_3.jpg
 
Trần Văn Hương tháng 9, 1964
 
1966
 
Dinh Gia Long 1964
Thủ tướng Trần Văn Hương với Quốc trưởng Phan Khắc Sửu
 
 
  photo tongthongtranvanhuong1.jpg
 
 bức thư của Cụ Hương gởi Học giả Vương Hồng Sển
 
 
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu – Phó tổng thống Trần Văn Hương 09/1972 
 November 1972 Tổng Thống  Nguyễn Văn Thiệu - Phó tổng thống Trần Văn Hương
Thủ tướng Trần Văn Hương và cháu ngoại năm 1968
 
Hình chụp năm 1942 , Đại gia đình nhà Trí thức -Quan Đốc học nổi tiếng tại Nam Bộ Trần Văn Hương
 
Quốc Trưởng Phan khắc Sửu, nội các Trần văn Hương và THĐQG
 
 
 
https://i0.wp.com/saigonecho.com/images/pics/20090506064703_25041975A.jpg
https://i0.wp.com/static.kienthuc.net.vn/Images/Contents/maianh/20130710/ktt_9-7_phut89_5_kienthuc.jpg
Thủ Tướng Trần văn Hương
 
 

Không có nhận xét nào:

 

Đăng nhận xét

Hình ảnh xưa gom về từ mọi nơi trên mạng Net ,không phải của Ròm ,không thuộc về Ròm .Các bạn cứ tự nhiên lấy về để xem ,để cho bạn của các bạn xem hay làm tư liệu ….. sao cũng được hihi .Phần nhiều hình xưa từ trước 1975 và một ít hình xưa thuộc về cận sau 75 . Về nguồn hình đem về thì có cái có có cái không đó là do khi có khi không và “quên” cái việc “Nguồn Hình” hehehe Thông cảm nha .

Bấm vào dưới avata “Tham gia trang web này ” để có thể biết bài mới của Ròm

Dùng những mã code này để có thể cài vào còm ở nhà Ròm

Link ==> <a href=”URL”>TEXT</a>

Hình ảnh ==> [img]URL[/img]

Youtube clip ==>

Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]

 
 
 
(Click vào link xem phim xưa, trận lụt 1964)

Mừng Xuân Giáp Ngọ – DLB

29 Th1

 

 
Hà Sĩ Phu (Danlambao) – Con Ngựa với Con Người
 
Trong 12 con giáp có đến bốn con tiêu biểu cho sức mạnh, song Hổ thì mạnh nhưng ác, Trâu thì to xác nhưng chậm mà đần, Rồng thì mạnh nhưng chỉ trong tưởng tượng, chỉ để mà thờ (như kiểu chủ nghĩa Xã hội), chỉ có Ngựa là mạnh và nhanh thật sự, lại hữu dụng với con người. Cho nên, đối với con người, Ngựa là biểu trưng thực tế và hoàn hảo của sức mạnh, của tốc độ, của thành công và kinh doanh phát đạt. Đó cũng là cái nền để con người “bổ sung” thêm cho ngựa những uy lực lý tưởng bằng cách thần thoại hóa như chắp thêm cho ngựa nhiều đầu, chắp cánh để bay…
 
Thật vậy, ngựa sống mạnh và sống đẹp! Mạnh thì quá rõ, nhưng mấy ai biết ngựa rất đẹp về thể xác và cả… “tấm lòng”. Ngựa phi rất đẹp, đi thong dong hay gặm cỏ cũng đẹp, ngay cả khi phải đánh nhau vì “ghen” cũng đẹp mới là chuyện lạ. Không thể tưởng tượng những thân hình ngựa chiến xăn chắc nặng ngót nửa tấn lại có thể mềm mại như những vũ công.
 
Ngựa cung cấp những tấm hình rất đẹp về nghệ thuật và rất dễ tạo hình đặc trưng cho những thương hiệu. Ngựa gắn với những chiến công, những anh hùng dân tộc như Ngựa Gióng, Ngựa Quang Trung… đã thành những vẻ đẹp bất tử mà kẻ thù xâm lăng không thể xóa mờ. 
 
Ngựa phi                                Ngựa phi
 
         Ngựa vượt rào              Ngựa thong dong bước một 
 
Dáng đứng khi ăn                     Mở đầu cuộc chiến
 
           Nội chiến                        Kẻ ưu việt sẽ chiến thắng 
 
               Vó ngựa phi             Ngôi mã hậu: Mạnh mà rất đẹp
 
Tung bờm                                Chồm lên phía trước 
 
Niềm vui không phân biệt màu da
 
Ngựa là biểu trưng của sự trung thành, của tình thương đồng loại. “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, con người lấy hình ảnh con ngựa để dạy nhau về nghĩa đồng bào. Ngựa hiến lành, bao dung với cả những con vật khác nhỏ hơn mình. 
 
Đáng tiếc thay, trong xã hội ta hiện nay, cán bộ ăn chặn tiền cứu nạn, con người hành hạ, chém giết nhau rất tệ, hành xử luật rừng, người giữ pháp luật cũng bất chấp luật pháp, thú tính lên ngôi như một hiện tượng “lại giống”, con người như đang trỗi dậy nguồn gốc cầm thú của mình, những kẻ như vậy chẳng biết xấu hổ với loài Ngựa lắm sao?
 
            Ngựa nuôi cừu mồ côi        Ngựa cho chó đùa trên lưng
 
Thật ra, loài ngựa ngày nay cũng do bàn tay thuần hóa của con người tạo ra, lợi dụng những ưu điểm di truyền tự nhiên vốn có của loài vật này mà cải biến để phục vụ cho những lợi ích của con người. 
 
Ngựa có sức mạnh, nhưng sức mạnh muốn hữu ích cần được kiềm chế. Con người kiềm chế ngựa bằng sợi dây cương để hướng sức mạnh của nó theo định hướng của mình, dù là ngựa chiến hay ngựa thồ. Khi cần thì che mắt cho ngựa không nhìn thấy xung quanh để loại trừ phản ứng tự nhiên mà chỉ theo sự chỉ huy của cái dây cương (cương như trong chữ cương lĩnh) và cái roi quất. Đặc biệt là khi kỵ sĩ cưỡi ngựa để đấu bò tót thì con ngựa buộc phải che mắt để nó không thể chạy trốn khi nhìn thấy con bò tót hung dữ. 
 
Là công cụ thì không được phép sợ (con người thật ác!), bị bịt mắt đưa vào trận đấu, ví thử chú ngựa nhà ta không thích anh hùng thì khi ấy cũng phải yêng hùng, làm sao chạy được? Ngựa không biết ác nhưng con người đã dùng ngựa vào những cuộc binh đao tội ác tày trời, và phong cho nó những tên thật đẹp như chiến mã, tuấn mã, thiết mã… để khi xong việc rồi lại cười nó là đồ ngốc thẳng ruột ngựa, là chạy như ngựa vía và miệt thị nó, giáng cấp nó thành bọn khuyển mã, trâu ngựa… mới đau! 
 
Ngựa thồ che mắt – Mù lòa trong cuộc chiến sinh tử với bò tót 
 
Con người dù tinh khôn, có thể làm biến đổi một số hiện tượng tự nhiên nhưng có những quy luật tự nhiên không thể chống lại, mà ngược lại giới tự nhiên cũng giáo dục lại con người. Sản phẩm của ta tạo ra nhưng nó cũng trở lại làm “thày” cho ta, con ngựa cũng dạy ta nhiều điều chính là như vậy. Loài người sở dĩ là “chúa” của muôn loài chính nhờ tiềm năng kỳ diệu ấy, biết học hỏi tự nhiên để tự nâng tầm của mình lên, bỏ xấu lấy tốt, mở đường cho tiến hóa vô tận. 
 
                Ngựa Gióng                Kiêu hãnh ngựa Quang Trung 
 
Có những câu chuyện ngụ ngôn liên quan đến ngựa rất đáng suy ngẫm, như chuyện “Tái ông mất ngựa”, chuyện “Con ngựa thành Troy”, “Ngựa Hồ hý gió Bắc”..., mà nhân dịp đầu năm Con Ngựa này tôi cũng xin học đòi tập quán cha ông, đưa ra mấy Câu đối xướng họa làm chuyện vui ngày Tết. 
 
Sách đã dạy “bất sỉ hạ vấn”, không coi việc học kẻ dưới là điều xấu hổ, nên các bậc chí tôn có học gương tốt của ngựa một chút cũng chỉ làm cho mình được đẹp đẽ lên mà thôi. 
 
Ngày 23 Tết Giáp Ngọ 2014 
 
H.S.P 
 
*
 
Bài 2: Câu đối Tết Con Ngựa 
 
Câu 1: Rắn đi Ngựa tới
 
RẮN uốn thân, mấy khúc lượn vòng vo, 
đã qua mười hai tháng diễn trò, 
mong thoát nạn “XÀ đầu long vĩ”!!!
 
NGỰA che mắt, một chiều phi thẳng tuột, 
lại tiếp một trăm năm làm xiếc, (1)
mơ có ngày “đáo thành công???
 
(1) Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rất thật: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa…”
 
Câu 2: Tết hướng về biên cương, hải đảo:
 
– Cành đào này gửi tới biên cương, nam bắc chung tay gìn giữ gốc!
 
– Cội mai ấy dâng về biển đảo, trẻ già góp sức dựng xây nền!
 
 
Câu 3: Một năm trừ sâu mọt:
 
 
Sâu nhỏ sâu to, nào vuốt nào nanh, 
chổi dân chủ quét phăng, 
quyết để vườn Xuân luôn rạng rỡ!
 
Mọt cao mọt thấp, có bè có cánh, 
thuốc nhân quyền phun mạnh, 
giữ cho ý Tết mãi huy hoàng!
 
Câu 4: Ngựa Hồ quần tụ, chim Việt gọi đàn!
 
Gió Bắc thổi sang, lũ ngựa Hồ lớn bé tuôn ra, lúc lắc dây cương đón Tết! (2) 
 
Cành Nam vẫy gọi, đàn chim Việt gần xa chụm lại, âm vang điệu nhạc mừng Xuân!
 
(2) Ngựa Hồ, chim Việt: Do câu “Hồ mã tê bắc phong, Việt điểu sào nam chi 胡馬嘶北風, 越鳥巢南枝”. Nghĩa là ngựa Hồ hý gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Ý nói: con vật còn nhớ quê hương. “Hồ” và “Việt” vốn là điển tích Trung Quốc nhưng đã được Việt hóa một cách rất tự nhiên, nhuần nhuyễn như những địa danh Việt Nam. 
 
Câu 5: Người Việt tiếc ngựa Hồ 
 
Người Việt đón ngựa Hồ, “Tam cố thảo ”…vì đẹp ! (3)
Ngựa Hồ theo gió Bắc, “Tái ông mất ngựa”…cũng đi Lừa!
 
(3) Tam cố thảo lư: Lưu Bị 3 lần đến lều cỏ của Khổng Minh mới dón được vị quân sư này. Ý nói sự về mến chuộng danh tiếng và đón rước dày công phu. Chữ LƯ lại đồng âm với LƯ là con Lừa, để đối với Ngựa.
 
Tái ông mất ngựa: Chuyện Tái ông thất mã塞翁失馬 cho thấy ở đời phúc-họa khôn lường, có khi phúc đấy mà thành họa, họa mà thành phúc.
 
Chớ thấy thắng cuộc mà vội mừng, thua mà vội nản, hãy đợi đấy! 
 
Câu 6: Ngựa thành Tơ-roa (Troy)
 
– Tốn của tốn công, nuôi ong mãi chẳng biết… “Ong tay áo”!
 
– Mong trời mong biển, rước ngựa về nay rõ…“Ngựa thành tơ-roa”! (4) 
 
(4) Con ngựa thành Troa: Theo thần thoại Hy Lạp, quân Hy Lạp muốn chiếm thành đã dùng một con ngựa gỗ, trong bụng có chứa nhiều quân mai phục, rồi đánh lừa quân thành Troa đưa vào thành. Đêm đến, quân Hy Lạp từ trong bụng ngựa chui ra mở cửa thành, đốt lửa làm ám hiệu cho đại quân tiến vào chiếm thành Troa. Trong văn học, điển tích “con ngựa thành Troa” chỉ một việc làm có nội ứng, hoặc bề ngoài nhìn đẹp mà bên trong chứa đầy cái xấu, đầy mưu mô thâm độc.
 
Câu 7: Thề thốt năm Con Ngựa
 
Mã Viện ơi, tôi chẳng dám hai lòng, nghe mười sáu Chữ vàng, vững dạ, xin hô lời… hảo hảo!
 
Trưng Vương hỡi, cháu cũng toan một dạ, nhìn một dòng Lãng bạc, buồn lòng, đành hát khúc… bai bai! (bye-bye)
 
Câu 8: Mới giả – lừa thật! 
 
– Khắc-Tư đây họ chính tông (5), ảo thuyết đi LỪA
đầu óc vẫn NGỰA quen đường cũ! 
 
– Mao-Xít ấy từng CÂU (6) phụ họa, dẻ cùi đẹp
cuối đường còn NGỌ ngoạy canh tân! 
 
*
 
(5) Mã Khắc Tư = K.Marx
(6) CÂU đồng âm với chữ CÂU là con ngựa (như vó câu).
 
Câu 9: Chủ nghĩa vị tiền: 
 
– Chủ nghĩa vị tiền, hai nốt đô-la đè quốc sự! 
 
– Ván bài vô hậu, trăm trò lê-mác khổ dân tình! 
 


Câu 10: (Chuyện thật khó tin, xin đặt dấu hỏi): 
 
– Giữa Thủ đô vô cớ đánh người, được lệnh, Côn đồ tăng Thú tính! 
 
– Miền Thanh Hóa đích danh dàn trận, chủ trương: Đồng chí chống Nhân quyền? 
 
(7) Ngày 30/12/2013 ông Nguyễn Đình Xứng, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 4717 về “công tác phòng chống khủng bố và nhân quyền”! (có nghĩa Nhân quyền cũng là điều xấu, cần phải chống như chống khủng bố vậy!). Còn nạn công an phối hợp với côn đồ đánh người, thậm chí đánh chết trong tay công an xảy ra ngày càng nhiều. 
 
Câu 11: (Chuyện thật khó tin, như trên): 
 
– Đời quen thú tính không nhân phẩm! 
– Đảng chống nhân quyền có chủ trương? (7) 
 
Câu 12:(Chuyện thật khó tin, như trên): 
 
Còn đảng để còn mình, diễn tập chống nhân quyền đang thắng lợi (?) 
Mất dân là mất nước, ý đồ lưu sự nghiệp cũng phăng teo! 
 
Câu 13: 
 
– Hấp dẫn thay món xiếc Việt Nam, một canh bạc đánh đùa quân tham nhũng! 
– Oái oăm thật trò ma Tàu Cộng, mấy chữ vàng che khuất mặt xâm lăng! 
 
Câu 14: 
 
– Thương nhân dân một cổ hai tròng, quan bán nước cùng quan tham nhũng! 
– Mong đất nước trăm cành một cội, gốc yêu thương cũng gốc anh hùng! 
 
H.S.P (28 Tết Giáp Ngọ) 
 
*
 
Bài 3: Mời đối! 
 
Nhân dịp đầu Xuân Giáp Ngọ, xin có mấy câu xuất đối nôm na, mong được các bạn đọc gần xa xướng họa để cùng vui: 
 
Câu 1: 
– Xứ Lừa say Mã Khắc Tư, hết ngọ ngoạy, sống như trâu ngựa! 
 
Câu 2: 
– Sôi động thay cuộc đua ngựa hai chiều: giá cả rủ tội phạm phi mã lên, đạo đức kéo nhân tình phi mã xuống! 
 
Câu 3: (câu này tặng tướng Đại Ca Ca) 
– Đánh cho dân tộc tan hoang, “trận đánh đẹp” đáng ghi vào sách! 
 
Câu 4: 
– Dân ước mơ một thuở thanh bình, phú quốc phú gia, ai trọng kẻ dùng lê dùng mác? 
 
Câu 5: 
– Hèn với giặc ác với dân, tỉnh lại đi thôi anh lính lệ! 
 
Câu 6: 
– Dân la rằng ở xứ Lừa, hết ngọ ngoạy, sống như Trâu Ngựa! 
(La là con lai giữa bố Lừa và mẹ Ngựa) 
 
Câu 7: 
– Dân xứ Lừa say Mã Khắc Tư, nay giải Mã biết thân Trâu Ngựa! 
 
Câu 8: 
– Man-đe-La hỏi Mã-Khắc-Tư: đến La-Mã sao không thấy bác? 
(Phương ngôn có câu: Mọi con đường đều đến La Mã, nhưng đã hơn hai thế kỷ chủ nghĩa Mác vẫn chưa đến nơi hội tụ này) 
 
Câu 9: 
– Tướng Ngọ cầm xấp Đô-La, chạy án phải Lừa, sa sẩy ắt có ngày ngã Ngựa! 
 
 
Thơ Đố vui không thưởng (nhưng coi chừng bị phạt) 
 
Đạo đức “Người” viết hoa 
Mấy năm dài học tập 
Sao tình “người” viết thường 
Mỗi ngày một một xuống cấp? 
Những học trò của Người 
Sao ngày càng béo mập? 
Bạn có hiểu vì sao 
Xin cho lời giải đáp! 
 
H.S.P (Tết Giáp Ngọ) 
 
 
Một vế đối cổ về Con Ngựa chưa có vế đáp tương xứng 
 
Để giúp bạn đọc thư giãn, ra khỏi không khí đau đầu của thời sự, nay xin trở về với một vế đối rất cổ, cũng về CON NGỰA, hết sức tào lao nhưng bao thế kỷ trôi qua vẫn không ai có vế đối đáp cho tương xứng. Vế đối này nhiều người chúng ta đã biết từ khi vào cấp trung học, nói về một con ngựa (bằng xương bằng thịt) đá nhau với một con ngựa bằng đá, tất nhiên đây là cuộc chiến một chiều, vì con ngựa bằng đá thì đá sao được? Vế xuất đối như sau: 
 
* Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa! 
 
Đã có người đối rằng: Thằng mù nhìn thằng mù-nhìn (bù nhìn), thằng mù-nhìn không nhìn thằng mù! Cũng rất giỏi nhưng còn gượng ép, vì phải gọi con bù-nhìn bằng rơm là “mù nhìn”, và người mù thì còn nhìn gì nữa? 
 
Câu xuất đối quá khó vì mẹo điệp ngữ, trong 13 chữ mà có 4 chữ thằng, 4 chữ mù, 4 chữ nhìn. 
 
Nhưng nếu vượt qua được mẹo điệp ngữ thì còn vấn đề gay go hơn là ý nghĩa của vế đối. Thoạt nghe thì tưởng tào lao, nhưng hãy suy nghĩ một chút sẽ thấy không đơn giản. Con ngựa đá tuy cũng là ngựa nhưng chẳng phải làm việc vất vả lại được ngồi chễm trệ nơi tôn nghiêm hoặc đứng chắn nơi giao thông (như kiểu cảnh sát giao thông hay canh gác lăng mộ), lại được người ta thờ cúng khấn vái, vì thế con ngựa đang vất vả cảm thấy bực mình mà co cẳng đá một cú cho bõ ghét chăng? Hoặc nó thấy sự tôn vinh ngựa thành thần tượng là vô vị, là chuốc khổ cho ngựa? Hay vế đối muốn ám chỉ sự đấm đá lẫn nhau trong đám “ngựa trong một chuồng” của xã hội lúc bấy giờ? (Ngựa thật thì “một con ngựa đau cả tàu nhịn ăn” chứ thứ Ngựa người này thì ngược lại). 
 
Như trên đã nói, ngựa đánh nhau không có gì khốc liệt kiểu “một mất một còn” như con người thời đấu tranh giai cấp, nhưng con nào thua cũng mất quyền lợi chứ, ví dụ phải ngồi nhấm nháp vết thương, nhìn con “thắng cuộc” mây mưa với bạn gái chẳng hạn? Không phải cứ giết nhau thật mới nguy hiểm, tỷ dụ như chỉ đấu tranh bằng “phê và tự phê” thôi mà cũng có anh suýt bật khóc, nhiều đêm mất ngủ vì sợ gây oán thù đấy thôi? 
 
Tóm lại là vế xuất đối thật hóc hiểm, nhiều thế kỷ không ai đối được là phải. Nhưng biết đâu đấy, thời thế tạo anh hùng, trước cuộc “đua ngựa” hấp dẫn hiện nay, biết đâu Tết Con Ngựa 2014 này lại chẳng có một “đối sĩ” vô địch, tức cảnh xuất chiêu? 
 
Tại hạ thật sự cầu mong. 
 
Cuối cùng, xin chúc những ngày Tết Con Ngựa 2014 cũng phi nhanh, phi mạnh, phi vững chắc lên chỗ “nhanh nhiều tốt rẻ” để bà con đi chợ khỏi phải khổ sở băn khoăn cân nhắc túi tiền quá đỗi trước nạn giá cả đang rất chi là… PHI MÃ! 
 
Kính chào,
 
Những ngày đón Xuân Giáp Ngọ.

 

Di sản Việt Nam cộng hòa – RFA

29 Th1

 

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-01-28

 

Email
Ý kiến của Bạn
// Chia sẻ

 

In trang này

01282014-legacy-of-vnch.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Báo Tuổi Trẻ, tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa.

Báo Tuổi Trẻ, tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa.

Source TuoiTre online

 

Nghe bài này

Nhà nước VNCH đã chấm dứt sự tồn tại hữu hình của nó gần 39 năm. Thể chế ấy sau nhiều năm bị phủ nhận hoàn toàn bởi những nhà cai trị Việt Nam hiện tại, lại đang được nhắc tới trong thời gian gần đây.

Thắm thoát đã 39 năm từ ngày nhà nước VNCH sụp đổ. Năm nay không phải là một năm chẳng cho biến cố tháng tư 1975, nhưng nhà nước ấy lại được nhớ đến bằng một sự kiện diễn ra hơn một năm trước đó, tháng giêng 1974, là lúc mà quần đảo Hoàng sa bị nước Trung quốc cộng sản đánh chiếm. 74 người lính hải quân của quân đội VNCH đã hy sinh trong trận chiến đó.

Việt Nam cộng hòa xuất hiện sau 40 năm

Bốn từ Việt Nam cộng hòa được nhắc lại khá nhiều trên cả phương tiện truyền thông của nhà nước Việt Nam hiện tại. Liên tục trong hơn nửa tháng đầu năm 2014, báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ, hai tờ báo có số lượng phát hành lớn nhất nước đã tung ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa. Những hoạt động kỷ niệm và biểu tình nhân sự kiện này dù không thành, như ở Đà Nẵng, hay bị dẹp đi như ở Hà nội, nhắc nhở rằng một định chế nhà nước cùng với cấu trúc chính trị và xã hội của nó bao phủ trên một nửa đất nước không thể dễ dàng bị quên lãng.

Di sản VNCH không phải đã bị cuốn đi trên những chiến trực thăng của tháng tư năm 1975, nó cũng không phải được mang đi hết bởi những người vượt biển ra đi trong những năm 70, 80 đầy bi kịch …mà nó tiềm ẩn trong những giá trị tinh thần như âm nhạc, quan hệ xã hội…

Trận hải chiến thất bại ở Hoàng sa là một phần trong di sản của chính thể ấy.

Di sản VNCH không phải đã bị cuốn đi trên những chiến trực thăng của tháng tư năm 1975, nó cũng không phải được mang đi hết bởi những người vượt biển ra đi trong những năm 70, 80 đầy bi kịch của thế kỷ trước. Nó không phải chỉ mang hình hài vật chất như những tòa nhà được trưng dụng làm công sở hay “phân phối cho cán bộ,” mà nó tiềm ẩn trong những giá trị tinh thần như âm nhạc, quan hệ xã hội, …hay một tinh thần báo chí mà hai tờ báo lớn Tuổi Trẻ và Thanh niên đã tiếp nhận không ít thì nhiều. Di sản ấy đi ngược ra cả miền Bắc qua những dòng văn học của các nhà văn Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, nhà báo Huy Đức.

 

Báo Thanh Niên, tờ báo có uy tín trong nước cũng cho ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa.
Báo Thanh Niên, tờ báo có uy tín trong nước cũng cho ra loạt bài kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng sa. Source ThanhNien online

 

Một di sản cần trân trọng

Dưới chính thể VNCH hai cây đại thụ của âm nhạc Việt nam hiện đại là Trịnh Công Sơn và Phạm Duy đã đâm hoa kết trái, phần chắc là do tránh khỏi cái thời tiết khắc nghiệt của đấu tranh giai cấp trên miền Bắc, nơi mà người tiền bối của họ là Văn Cao đã im lặng trong hàng chục năm trời. Trịnh Công Sơn và Phạm Duy đã không hề suy suyển sau những chiến dịch “bài trừ văn hóa đồi trụy,” mà âm thầm lặng lẽ cất lên trên vỉa hè Sài Gòn, và cả Hà nội, để rồi hôm nay đường đường ngự trị một không gian lớn của âm nhạc VN bằng những bài hát đầy tính nhân văn của họ.

Tính nhân văn ấy nằm trong triết lý của nền giáo dục của chính thể VNCH: Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hãy nghe Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang một trí thức bất đồng chính kiến tại Hà nội nói về nền giáo dục đó,

Chế độ VNCH ngày xưa có nhiều điểm ưu việt hơn chế độ chính trị của miền Bắc. Khi giải phóng vào thì tôi thấy là nền giáo dục của họ rất tốt, họ giáo dục cho trẻ em cái Lễ, chứ không phải là đấu tranh giai cấp. Con người ở miền Nam họ sống với nhau cũng có nghĩa hơn

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang

Chế độ VNCH ngày xưa có nhiều điểm ưu việt hơn chế độ chính trị của miền Bắc. Khi giải phóng vào thì tôi thấy là nền giáo dục của họ rất tốt, họ giáo dục cho trẻ em cái Lễ, chứ không phải là đấu tranh giai cấp. Con người ở miền Nam họ sống với nhau cũng có nghĩa hơn, chứ không phải như những con người giả dối, trong hội trường thì tung hô một nẻo, về nhà thì nói một nẻo. Rồi còn có báo chí, nhân quyền được tôn trọng hơn, có tự do ngôn luận hơn chứ không như ở miền Bắc là bưng bít, phải nói theo đảng làm theo đảng, không được phê bình đảng, không nói được nguyện vọng của nhân dân, của quần chúng,”

Triết lý Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng được trang báo mạng Vietnamnet nhắc lại trong một bài báo vào cuối năm 2013. Phải chăng sự bế tắc của nền giáo dục Việt nam hiện tại đã đánh thức nhiều người Việt hiện nay rằng có một di sản giáo dục cần trân trọng?

 

Sáng ngày 19/1/2014, dân Hà Nội đã có mặt tại  tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm tri ân 74 quân nhân  Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến năm 1974 ở Hoàng Sa
Sáng ngày 19/1/2014, dân Hà Nội đã có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm tri ân 74 quân nhân Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến năm 1974 ở Hoàng Sa

 

Trong xu hướng dân chủ hóa xã hội Việt Nam hậu cộng sản, nếu đồng ý rằng chủ nghĩa cộng sản đã cáo chung cùng với bức tường Berlin hồi năm 1989, ngôn ngữ chính trị chính thống của nhà nước Việt Nam cũng nhẹ nhàng hơn. Trong một lần trao đổi với chúng tôi, một bạn trẻ từ trong nước cho biết,

Em có một thông tin là hồi em học lớp 12 thì cô giáo dạy sử của em có nhấn mạnh việc thay đổi cụm từ ngụy quyền bằng chính quyền Sài Gòn hay là Việt nam cộng hòa. Em nghĩ đó cũng là một hành động chứng tỏ trung lập hay hòa giải, ít nhất là như thế.”

Năm 2013 dường như đã chứng kiến nhiều cố gắng cho sự hòa giải ấy, như là việc ông Thứ trưởng bộ ngoại giao đến thắp hương ở nghĩa trang tử sĩ VNCH tại Biên hòa, và những ngày tháng đầu năm 2014 người đọc báo trên cả nước được nhìn thấy trong nhiều ngày bốn chữ VNCH.

Nhưng mọi thay đổi không phải là chuyện dễ dàng.

Lễ kỷ niệm được chuẩn bị một cách công phu tại Đà Nẵng đã bị hủy bỏ, và báo chí ngưng việc đưa tin về VNCH và Hoàng sa.

Bên cạnh đó cũng có những tiếng nói bực dọc trước bốn chữ VNCH. Một bài viết trên mạng mang tựa đề “Vài lời về hải chiến Hoàng sa 1974, những kẻ muốn vực dậy thây ma” công kích nhà báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên về những gì ông viết về 40 năm trận chiến Hoàng sa, với ngụ ý không công nhận bốn từ VNCH. Đây không phải là điều mới mẻ của “dòng lý luận chính thống,” vốn chỉ coi trọng những gì diễn ra dưới bóng che của đảng cộng sản mà thôi.

Theo tôi thì chúng ta cần kế thừa tất cả những tinh hoa của lịch sử để lại. Thực thể chính trị VNCH có những điều tốt, điều hay mà chúng ta cần phải chắt lọc, cần phải sử dụng…

Ông Lê Thăng Long

Song, hình ảnh của viên thiếu tá VNCH Ngụy Văn Thà, hy sinh trong trận hải chiến Hoàng sa, xuất hiện vừa qua tại Hà nội thủ đô một thời của cải cách ruộng đất và đấu tranh chống xét lại, một điều khó tưởng tượng ra chỉ cách đây vài năm, chứng tỏ rằng giới trẻ VN dường như đang bước ra khỏi cái dòng lý luận chính thống ấy.

Ông Lê Thăng Long một cựu tù nhân chính trị hãy còn trẻ, người mới đây tuyên bố xin gia nhập đảng cộng sản Việt Nam để giúp đảng này thoát qua cơn khủng hoảng hiện tại, nói với chúng tôi về di sản của VNCH,

“Theo tôi thì chúng ta cần kế thừa tất cả những tinh hoa của lịch sử để lại. Thực thể chính trị VNCH có những điều tốt, điều hay mà chúng ta cần phải chắt lọc, cần phải sử dụng. Và những cái gì trong quá khứ phía đảng cộng sản và chính quyền VN hiện nay có những sai lầm đối với chính thể VNCH thì cũng cần chính thức ngỏ lời xin lỗi, xét lại quá khứ và cùng nhau hướng tới một tương lai vì dân tộc VN hùng mạnh trong thời gian sắp tới.”

Năm 1975 đánh dấu sự thất bại của một thực nghiệm mô hình dân chủ đầu tiên trong lịch sử VN. Năm 1989 với sự sụp đổ của bức tường Berlin lại đánh dấu sự thất bại của thực nghiệm cộng sản trên toàn thế giới. Lịch sử là một dòng liên tục, không thể chỉ giới hạn trong một không gian chính thống muốn phủ nhận quá khứ. Quá khứ nối liền qua hiện tại để hướng đến tương lai. Có phải chăng đã đến lúc nhìn nhận một cách nhân bản di sản mà thực thể chính trị xã hội VHCH để lại trong lòng xã hội Việt nam, từ ý thức dân tộc cho đến những giá trị nhân văn của nó? Để tránh cái mà nhà văn xứ Dagestan bên Nga, Rasul Gamzatov, trích lời một hiền triết Arab viết rằng:

“Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn trả bạn bằng đại bác.”

Hoàng Lõa Nhị

nơi gửi Không xác định

Mong muốn VNCH sẽ tái hiện không xa. Năm xưa cả gia đình tôi đều là lính không quân của VNCH và cả lính không lực Hoa Kỳ tham chiến tận Bắc Hàn đánh đuổi quân Cộng sản cái gọi là “Cộng sản Quốc tế”. Thật ra là bọn bành trướng Nga-Xô và Trung Cộng. Nhưng người Mỹ đã phản bội chúng tôi. Bây giờ Mỹ quốc phải chộc tội là cấm vận chính quyền Cộng sản Hà Nội. Đơn giản thế thôi !

Thư gửi Hội nghị Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) năm 2014 – DLB

29 Th1

 

 
Thưa quý vị
 
Tôi là một Geophysicist 78 tuổi hiện sống ở Hanoi. Tôi không làm chính trị. Công việc chính của tôi là nghiên cứu về Palaeomagnetism. Tôi đã nghỉ hưu nhưng vì bị giày vò bởi sự tước đoạt các quyền tự do dân chủ, chà đạp lên quyền con người đối với nhân dân tôi nên tôi đã không thể không lên tiếng. Cuối năm 1998, chỉ vì bài viết “Nhân quyền – Khát vọng ngàn đời” (còn lưu trong thư viện online: www.nguyenthanhgiang.com) trình bày những nhận thức phổ quát về nhân quyền, trong đó khẳng đinh: “Nhân quyền cao hơn chủ quyền” mà tôi bị ông Đỗ Mười – tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ – ra lệnh tống giam. Ngày ấy đã sát Tết Nguyên đán nên một học trò cũ của tôi ở ngành công an nói rằng họ đã xin hoãn chấp hành lệnh. Tuy nhiên đến tháng 3 năm 1999 họ đã tống giam tôi thật sự. Nhờ đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc… và sự can thiệp của Quốc hội Hoa Kỳ cùng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ họ đã phải thả tôi ra sau mấy tháng biệt giam. Không xét xử, không luận tội nhưng cũng không xin lỗi.
 
Tuy chưa bỏ tù lâu dài được tôi nhưng họ đã và đang thường xuyên vây hãm, khống chế, cô lập tôi. Trước đây họ cắt điện thoại, cắt mạng internet, nay họ theo dõi, nghe lén 24/24h. Khi nhận được tín hiệu mà họ cho là khả nghi, họ điều động hàng chục (có khi tới dăm chục) công an bao vây và đặt chốt canh công khai ngay trước nhà tôi. Cuộc vây ráp, bắt bớ mới nhất xảy ra hôm 29 tháng 11 năm 2013 chỉ vì họ nhận được tin tiến sỹ Phạm Chí Dũng – một nhà hoạt động dân chủ – từ Saigon ra Hanoi làm việc ghé thăm tôi. Báo chí của ĐCSVN không chỉ ngang nhiên gán ghép tôi: phản bội tổ quốc, phản động, gián điệp… mà còn vu khống, xuyên tạc, bôi bẩn tôi rất thậm tệ. Mặc dù không tìm được bằng chứng luận tôi nhưng họ vẫn liên tục khám nhà tôi tới 9 lần (sục cả vào thùng gạo, nhà vệ sinh…), lấy đi hàng tạ tài liệu và thiết bị văn phòng, câu lưu thẩm vấn tôi gần 20 lần…
 
Dẫu sao, nỗi gian truân của tôi không thể nào so sánh với Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Nguyễn Xuân Nghĩa… Tôi vô cùng xót thương những người vừa có tấm lòng thiết tha vì con người vừa có trí tuệ cao cả như: Trần Huỳnh Duy Thức, Vi Đức Hồi, Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Tiến Trung, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Trần Anh Kim… Tôi cũng mong quý vị quan tâm đến những người dù đã được ra tù hay chưa vào tù nhưng đang sống dở chết dở giữa xã hội vì bị kỳ thị, bị khống chế như Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Văn Đài, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Thục Vy…
 
Không thể không thừa nhận rằng Quyền Con Người ở Việt Nam đã được thăng tiến đáng kể. Tuy nhiên vì đã được xuất phát từ mức vô cùng tồi tệ kể từ khi ĐCSVN du nhập chủ nghĩa Mác Lênin nên cho đến nay nhân dân tôi vẫn còn bị đọa đày trong trạng thái thật đen tối.
 
Ông Trần Phú, tổng bí thư đầu tiên của ĐCSVN, từng tuyên bố: “Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, trốc tận rễ”. Xin quý vị xem xét lại xem, trong lịch sử nhân loại có cái khẩu lệnh nào phản động hơn thế? Những “công cuộc lớn” của ĐCSVN như: Cải cách Ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, Xét lại Chống Đảng… chính là sự nối dài của chủ trương cơ bản của ĐCSVN: diệt tinh hoa dân tộc. Diệt tinh hoa dân tộc chính là tước bỏ quyền sống, quyền phát triển của dân tộc. Cho đến tận bây giờ ĐCSVN vẫn ngang nhiên trân tráo cướp đoạt quyền của dân tộc, của đất nước. Mỗi độ xuân về, họ trương khẩu hiệu phải mừng Đảng rồi mới được mừng xuân, mừng đất nước. Họ buộc quân đội trước hết phải trung với Đảng, chứ không phải với nước. Họ buộc công an phải là thanh lá chắn của Đảng
 
Rõ ràng vấn đề nền tảng của Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam đã bị hủy hoại từ ngày ĐCSVN chấp chính. Mỗi ngày họ có sửa sang vặt vãnh đôi chút để lấy lòng và lừa mỵ những ai hời hợt cả tin nhưng thực tế vẫn quá tồi tệ.
 
Tiếc rằng tôi không thể đến trực tiếp với quý vị (năm 1996 tôi cũng đã từng được mời đến Giơneve để trình bày một bản báo cáo về Palaeomagnetism tại Hội nghị Địa Vật lý Quốc tế nhưng đã bị nhà cầm quyền ngăn trở) nhưng kính mong quý vị hãy chú tâm lắng nghe những đồng sự của tôi là những đại diện cho VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, No-U Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam
 
Tôi hy vọng quý vị sẽ có đóng góp thỏa đáng cho việc đòi xóa bỏ điều 258 trong bộ luật hình sự và thả các tù nhân lương tâm ở Việt Nam
 
Hanoi ngày 26 tháng 01 năm 2014
 
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6, Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn, Từ Liêm – Hanoi
Mobi: 0984 724 165 
 
 

Vùng phòng không ‘nguy hiểm hơn’ lưỡi bò – BBC

29 Th1

 

Cập nhật: 16:44 GMT – thứ hai, 27 tháng 1, 2014
Tàu ngầm kilo của Việt NamViệt Nam đã mua tàu ngầm sau các căng thẳng trên Biển Đông

Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc còn nguy hiểm hơn cả ‘đường chín khúc’ mà Bắc Kinh tự nhận trên Biển Đông.

Trả lời báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, Thượng tướng Vịnh nhận định:

 

“Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn tới Biển Đông. Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều.

“Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép.

“Thí dụ như bầu trời Việt Nam mà ông đặt “Vùng nhận dạng phòng không” của ông trùm lên trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP Hồ Chí Minh phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế!”

Ông Vịnh thúc giục truyền thông Việt Nam “phải khách quan, sắc sảo vạch ra, chỉ rõ những cái đó.”

Trong thời gian gần đây truyền thông Việt Nam cũng được tự do hơn khi đưa tin về các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Năm nay cũng sẽ đánh dấu 35 năm Cuộc chiến Biên giới 1979 vốn cũng kéo theo những xung đột trong suốt một thập niên sau đó dọc hơn 1000km đường biên giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thập niên 1979-1989 cũng còn chứng kiến trận hải chiến Gạc Ma trong đó hàng chục lính Việt Nam thiệt mạng khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.

‘Không nhân nhượng’

Trong phỏng vấn được trang tin Nhân Dân điện tử đăng tải hôm 27/1, ông Vịnh nói Việt Nam và Trung Quốc cần xây dựng “lòng tin chiến lược” như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu ra tại Shangri La.

“Chúng ta khẳng định không liên minh với bất kỳ ai để chống ai. Không cho ai đặt căn cứ ở nước mình,” ông nói. Không tham gia liên minh quân sự với tổ chức nào. Ủng hộ quan điểm không nước nào sử dụng vũ lực với nước khác.”

Vị Thứ trưởng Bấm bình luận:

“Với vấn đề Biển Đông, điều quan trọng nhất là xây dựng lòng tin, cao hơn là lòng tin chiến lược. Rằng các quốc gia không định sử dụng sức mạnh quân sự, không tuyên bố và hành xử bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế.

“Khi đã không tin, lòng tin sẽ sứt mẻ. Đã sứt mẻ thì cứ vỡ dần, tạo ra hiệu ứng đô-mi-nô mất lòng tin.

“Cho nên, giữa chúng ta với các quốc gia liên quan, quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin chính trị. Mà quan trọng trước hết là chúng ta thực lòng muốn có quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, muốn nhìn thấy Trung Quốc XHCN phát triển không đe dọa nước nào; tôn trọng, hợp tác với Việt Nam cùng phát triển, để trở thành những quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

“Chỉ có độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ là không nhân nhượng.”

Trong vài năm trở lại đây Việt Nam cũng tăng cường chi tiêu quốc phòng và đã bỏ ra hàng tỷ đôla để mua tàu ngầm kilo và đầu tư vào cơ sở hạ tầng để sử dụng các tàu ngầm này.

Ông Nguyễn Chí VịnhÔng Vịnh nói sẽ ‘không cho ai đặt căn cứ ở nước mình’

Mặc dù vậy ông Vịnh dường như bác bỏ khả năng Việt Nam sẽ lại mở cảng Cam Ranh cho bất kỳ một bên nước ngoài nào.

“Chúng ta khẳng định không liên minh với bất kỳ ai để chống ai. Không cho ai đặt căn cứ ở nước mình,” ông nói.

“Không tham gia liên minh quân sự với tổ chức nào. Ủng hộ quan điểm không nước nào sử dụng vũ lực với nước khác. Quốc tế ủng hộ chúng ta, đó là nhân tố cực kỳ quan trọng ngăn chặn những mưu toan, ý định thiếu cân nhắc sử dụng vũ lực.”

Cuối tuần qua ông Vịnh cũng trả lời phỏng vấn báo Quân đội Nhân dân.

Trong Bấm phỏng vấn ông cũng trả lời câu hỏi về cha ông, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, và thời gian bản thân ông phục vụ trong quân ngũ tại Campuchia.

Hỗ trợ ngư dân “bị tàu nước ngoài tấn công” – Lại một lối đưa tin dối trá hèn hạ! – BS

29 Th1

 

Posted by News on January 28th, 2014

Chép Sử Việt

Nó được dẫn dắt bởi Thông tấn xã Việt Nam.

Tối qua 27/1, cơ quan thông tấn này của nhà nước đưa tin “Quảng Ngãi hỗ trợ chủ tàu, ngư dân bị tàu nước ngoài tấn công“. Sáng ra, các báo  Lao động,  Đất Việt lần lượt “nhái” theo, đúng kiểu như vậy: “tàu nước ngoài tấn công”. Để ăn chắc, đọc vào nội dung các bản tin này, cũng đều ghi là “tàu nước ngoài tấn công”. Riêng báo của đảng bộ tỉnh nhà Quảng Ngãi thì lại còn ghi là các ngư dân này “gặp nạn” thôi.

 

Vậy thử tìm hiểu xem các ngư dân này “gặp nạn”, bị “tàu nước ngoài tấn công” ra sao.

Ngày 6/1/2014, chính tờ Đất Việt đã đưa tin: Ngư dân tố bị kiểm ngư Trung Quốc cướp gần Hoàng Sa, trong đó có đoạn “tàu cá QNg 96679 TS của ngư dân Bùi Đại, cùng 15 ngư dân xuất bến rời đảo Lý Sơn vào sáng 31/12/2013 … Đến 10h30 ngày 2/1/2014 khi tàu đang khai thác hải sản gần đảo An Ten (Hoàng Sa) thì bị tàu kiểm ngư TQ số hiệu 02 rượt đuổi và đập phá tài sản.”

Và xem bản tin của báo Quảng Ngãi về việc hỗ trợ ở trên, thì rất rõ là ông Bùi Đại này cùng 15 ngư dân đã nhận được tổng cộng 95 triệu đồng.

Chẳng lẽ cũng phải hèn hạ bằng cách cố tỏ ra ngu ngốc mà tin rẳng thông tin ngày 6/1 tàu ông Bùi Đại bị tàu kiểm ngư Trung Quốc tấn công là sai, mà các báo đưa tin vẫn không bị Ban Tuyên giáo kỷ luật, bắt đính chính, xin lỗi “bạn vàng”? Hay phải tin là số tiền hỗ trợ hôm qua cho ông Bùi Đại cùng các thuyền viên là ở một vụ tấn công khác, của “tàu nước ngoài” chưa rõ danh tính?

Ngạn ngữ vẫn có câu Của ít lòng nhiều. Cái “lòng” ở đây là việc gọi đúng tên của những hoạn nạn mà ngư dân ta đang gặp phải, mới góp phần bảo vệ họ, an ủi họ khi công luận trong, ngoài nước được biết rõ thêm. Vậy mà “của” thì đã chẳng được bao lăm, “lòng” thì dối trá vậy, thì đạo lý, nghĩa cử còn đâu?

Câu hỏi rất cần đặt ra là việc đột ngột tự xuyên tạc mình như thế này là do tập quán tự kiểm duyệt, bằng cách lấy tin từ/hoặc “định hướng” theo TTXVN, hay là có chỉ thị từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau cuộc điện đàm qua đường dây nóng với họ Tập mới cách đây ít ngày?

Mời xem:

Thông tấn xã Việt Nam

Quảng Ngãi hỗ trợ chủ tàu, ngư dân bị tàu nước ngoài tấn công

Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN) lúc : 27/01/14 21:30

Ngày 27/1, Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đã trao 186 triệu đồng hỗ trợ 32 chủ tàu và ngư dân các huyện ven biển, hải đảo trong tỉnh đã bị tàu nước ngoài tấn công, cướp phá tài sản khi đang hoạt động khai thác hải sản hợp pháp ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo đó, các chủ tàu Bùi Đại (ở xã An Hải, huyện Lý Sơn) được hỗ trợ 65 triệu đồng; Lê Văn Hạnh (xã An Hải, huyện Lý Sơn) và bà Nguyễn Thị Lan (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) được hỗ trợ 17 triệu đồng/người; ông Nguyễn Văn Lâm (xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa) được hỗ trợ 28 triệu đồng…

Nhân dịp này, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi còn tặng 18 suất quà cho các ngư dân khác, mỗi suất trị giá 500.000 đồng./.

———-

Đất Việt

Thứ Hai, 06/01/2014 16:57

Ngư dân tố bị kiểm ngư Trung Quốc cướp gần Hoàng Sa

Chiều 6/1, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn, Quảng Ngãi) cho biết, tàu cá QNg 96679 TS, do ngư dân Bùi Đại làm chủ, Bùi Văn Thành làm thuyền trưởng (đều trú ở thôn Tây, xã An Hải) vừa bị tàu kiểm ngư Trung Quốc xua đuổi, đập phá tài sản khi đang tham gia khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa, khiến tàu cá này phải chạy về cập đảo trong cảnh tan hoang.

Được biết, tàu cá QNg 96679 TS của ngư dân Bùi Đại, cùng 15 ngư dân xuất bến rời đảo Lý Sơn vào sáng 31/12/2013.

Đến 10h30 ngày 2/1/2014 khi tàu đang khai thác hải sản gần đảo An Ten (Hoàng Sa) thì bị tàu kiểm ngư TQ số hiệu 02 rượt đuổi và đập phá tài sản. Đồng thời tàu kiểm ngư này liên tục đâm vào tàu cá khiến thành tàu cá bị bể và hư hại nặng.

1

Thành tàu cá bị bể do bị tàu kiểm ngư đâm mạnh.

Ông Bùi Văn Thành, thuyền trưởng tàu gặp nạn cho biết, các lực lượng Trung quốc đi trên tàu kiểm ngư số hiệu 02 còn sử dụng dùi cui đánh 2 ngư dân là Bùi Sự và Bùi Sinh (ở thôn Tây, xã An Hải) đến ngất xỉu, đồng thời chặt phá toàn bộ gần 1000 mét dây hơi, dây neo, máy xay đá . . . lấy đi trên 4 ngàn lít dầu diezel, 1 máy định vị, 1 máy Icom, 1 máy dò cá cùng lượng thực thực phẩm.

Ước tính tổng giá trị thiệt hại khoảng trên 500 triệu đồng.

Theo ông Chinh, ngoài tàu cá của ngư dân Bùi Đại thì tàu cá QNg 95739 TS của ngư dân Phạm Quang Thạnh (ở thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn) với 12 lao động cũng bị lực lượng kiểm ngư Trung Quốc đập phá và cướp lấy hải sản.

2

15 lao động đi trên tàu nét mặt còn hoang mang.

Thuyền trưởng Thạnh cho biết, vào 11 giờ ngày 3/1, khi tàu cá của ông đang khai thác hải sản cách đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) chừng 18 hải lý về hướng Tây Bắc thì bất ngờ có một tàu của lực lượng Kiểm ngư Trung Quốc, trên tàu khoảng 18-20 người, ập đến.

“Họ dùng roi điện, dùi cui khống chế tất cả ngư dân trên tàu rồi đập phá, tịch thu 5 tấn cá, 1 Icom, 1 máy dò cá, 1 định vị, 4 bành dây hơi, 2 thúng chai, 200 lít dầu diesel. Ước thiệt hại trên 250 triệu đồng”.

Được biết, tàu cá QNg 95739 TS của ngư dân Phạm Quang Thạnh, rời đảo Lý Sơn vào ngày 10/12/2013, để ra khơi đánh bắt hải sản tại ngư trường Hoàng Sa.

Ngay sau khi tàu cá QNg 96679 TS và QNg 95739 TS vừa cập đảo Lý Sơn, các lực lượng chức năng và địa phương xã An Hải đã phối hợp tổ chức lấy lời khai và xác minh vụ việc.

Văn Mịnh

Tướng 99 tuổi VN nói về TQ và Biển Đông: Phải phản ứng mạnh hơn – BS

29 Th1

 

Posted by News on January 28th, 2014

Soha.vn

Theo Trí Thức Trẻ | 28/01/2014 07:10

Hồng Chính Quang

1(Soha.vn) – Về lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông mà TQ mới ban bố, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng đó thực chất là chính quyền Trung ương TQ chỉ đạo tỉnh Hải Nam làm bừa.

LTS: Sau khi tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ra lệnh cấm các tàu nước ngoài hoạt động trên một vùng rộng lớn ở Biển Đông nếu không được sự cho phép của chính quyền sở tại, đã có nhiều quốc gia lên tiếng phản đối. Nhưng cho đến thời điểm này, lệnh cấm vẫn chưa được dỡ bỏ.

 

Không những vậy, mới đây, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc còn đăng một bài viết với những luận điệu sai sự thật, cho rằng đó chỉ là “một sự sửa đổi về kĩ thuật trong luật đánh cá của Trung Quốc, vốn đã được thi hành trong hơn 2 thập kỉ nay, nhằm bảo vệ các nguồn lợi thuỷ sản và môi trường sinh thái biển…” vu cáo Việt Nam “vờ làm nạn nhân ở Biển Đông”.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – người đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, tuy năm nay bước vào tuổi 99 nhưng chưa bao giờ thôi trăn trở với biển Đông. Cận Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, báo điện tử Trí thức trẻ đã có cuộc phỏng vấn ông về vấn đề này.

PV: Thưa Thiếu tướng, từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc trong một thời gian dài, rất am hiểu về Trung Quốc, ông có bất ngờ về động thái mới của nước này?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi không bất ngờ bởi tôi biết bản chất bá quyền nước lớn của họ. Đó là “truyền thống” của họ cho nên họ cứ cậy nước lớn muốn làm gì thì làm. Biển Đông có phải là ao nhà của Trung Quốc đâu mà họ lại vẽ ra một cái “đường lưỡi bò” xa đất liền của họ hàng nghìn cây số. Tự vẽ thì có giá trị gì để họ tuyên bố chủ quyền?

Về phía Việt Nam, chúng ta có các cứ liệu có giá trị về các quần đảo của chúng ta. Chúng ta có các cứ liệu lịch sử, có pháp lý là đã quản lý những quần đảo đó. Đồng thời, theo Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), chúng ta có cả vùng đặc quyền kinh tế ra ngoài xa, đi qua cái gọi là “đường lưỡi bò”. Trong khi đó, Trung Quốc không có một cái gì được gọi là chứng cứ pháp lý để nhận Biển Đông là của họ và ra lệnh cấm đánh bắt cá. Tất cả chỉ là tuyên bố suông.

PV: Ông đánh giá thế nào về lệnh cấm đánh bắt cá đó?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Lệnh đó không có giá trị gì cả. Nó chỉ là biểu hiện của kẻ lớn cậy mạnh làm bừa. Tỉnh Hải Nam có quyền gì mà cấm đánh cá ở những khu vực đó của Biển Đông? (Vùng biển mà Trung Quốc nêu trong quy định trên rộng 2 triệu km2, tương đương gần 2/3 diện tích Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – PV)

PV: Ông có cho rằng chính quyền Trung ương Trung Quốc không biết gì về quy định này của cấp dưới?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Làm đại sứ nước ta ở Trung Quốc nhiều năm, tôi đã rút ra kết luận rằng chủ nghĩa bá quyền nước lớn của Trung Quốc ngàn năm họ cũng chưa bỏ. Trong các cuộc gặp thượng đỉnh, lãnh đạo Trung Quốc có thể nói những lời có vẻ tử tế, nhưng họ vẫn chỉ đạo cho cấp dưới là cứ làm đi, làm tới.

Tôi đánh giá đó thực chất là chính quyền Trung ương Trung Quốc chỉ đạo tỉnh Hải Nam làm như vậy để nếu có khiển trách hoặc nếu các nước phản đối dữ quá thì họ sẽ bảo là cấp dưới tự ý làm.

PV: Theo ông, Trung Quốc được gì và mất gì khi thực hiện bước đi này?

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Đứng về mặt pháp lý, họ không có quyền gì mà làm thế. Thực ra, đó là họ làm bừa như một số lần trước đây.

Trung Quốc sẽ chấp nhận muối mặt khi bị phê phán để hòng vơ của người khác về làm của mình. Từ trước tới nay họ vẫn vậy. Họ luôn miệng nói sự phát triển của họ là trỗi dậy hòa bình, nhưng họ vẫn cứ có những hành động vi phạm luật pháp quốc tế mà chẳng đếm xỉa đến việc mất uy tín.

2

PV: Sau lệnh cấm đánh bắt cá, Thiếu tướng có cho rằng Trung Quốc sẽ lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông tương tự như đã làm ở biển Hoa Đông không?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Trung Quốc mới tuyên bố ADIZ ở vùng biển Hoa Đông thì mới đụng chạm trực tiếp tới Nhật Bản. Còn Mỹ không chấp nhận lệnh này, vẫn cứ bay như thường thì Trung Quốc có làm gì được đâu.

Nếu tuyên bố ADIZBiển Đông thì Trung Quốc sẽ phải đụng chạm đến 4 – 5 nước nên họ sẽ còn suy tính, vì Trung Quốc còn muốn tỏ bộ mặt đạo đức giả với các nước Đông Nam Á – khu vực họ vừa muốn tranh thủ, vừa có ý đồ chia rẽ.

Mới đây, trong chính sách ngoại giao, Trung Quốc đề ra “mục lân, an lân, phú lân” (Mục lân là hòa hiếu với lân bang, an lân là làm cho láng giềng yên ổn, phú lân là làm cho láng giềng giàu lên). Thế nên, đối với các nước láng giềng ở Đông Nam Á, chắc họ còn đang suy tính.

PV: Trong tình hình hiện nay, nếu các nước đã lên tiếng mà Trung Quốc “cố đấm ăn xôi” thì liệu Mỹ có hành động gì mạnh hơn với Trung Quốc không, thưa Thiếu tướng?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi nghĩ là không. Mỹ phản đối thế chứ họ không làm gì mạnh hơn. Cái chính là các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam phải phản ứng mạnh hơn!

PV: Còn Philippines, liệu họ có dùng biện pháp quân sự với Trung Quốc nếu nước này vẫn cố tình thực hiện quy định mới sau khi Philippines đã phản ứng mạnh mẽ?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Philippines sẽ không dùng quân sự vì Trung Quốc lớn và mạnh hơn nhiều. Còn việc họ phản ứng như thế nào là tùy ở lãnh đạo của họ.

Xin trân trọng cảm ơn Thiếu tướng đã trả lời phỏng vấn!

Tết 3 miền có gì khác biệt – VNE

29 Th1

 

Nếu hoa đào, bánh chưng được xem là sứ giả mùa xuân miền Bắc thì phương Nam đón Tết với mai vàng, bánh tét; miền Trung ăn bánh rò, bánh thuẫn…
phongtuc3-9054-1390880538.jpg

Đồ họa: Tiêu Trung

//

  Gửi chia sẻ, câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về doisong@vnexpress.net

203
  •  

    0 người
  •  
//

 

Ý kiến bạn đọc  () 

Loading…
 
 
 
<SPAN class=mceItemHidden><SPAN class=hiddenSpellError pre=””>Ý</SPAN><SPAN class=mceItemHidden> </SPAN><SPAN class=hiddenSpellError pre=”Ý “>kiến</SPAN><SPAN class=mceItemHidden> </SPAN><SPAN class=hiddenSpellError pre=”kiến “>của</SPAN><SPAN class=mceItemHidden> </SPAN><SPAN class=hiddenSpellError pre=”của “>bạn</SPAN></SPAN>

<!– 0/1000–>

 Chia sẻ bình luận lên   
<!– 0/1000–>

 
Tin khác

Thế giới 24h: Phát hiện mộ ông ngoại Jong Un

29 Th1

 

– Phát hiện mộ ông ngoại nhà lãnh đạo Triều Tiên trên một hòn đảo nghỉ mát ở Hàn Quốc; Thủ tướng Ukraine bất ngờ đệ đơn từ chức… là các tin nóng.

Nổi bật

Theo tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 28/1, mộ của ông ngoại và cụ ngoại nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã được phát hiện trên hòn đảo nghỉ mát Jeju của Hàn Quốc.

Tờ báo Hàn Quốc cho biết, Ko Kyong Taek, ông ngoại của nhà lãnh đạo Triều Tiên, đã sinh ra tại hòn đảo này vào năm 1913. Năm 1929, ông Ko chuyển tới Osaka, Nhật Bản.

 

Iran, Triều Tiên, Hàn Quốc, Jeju, Kim Jong Un
Mộ của ông ngoại nhà lãnh đạo Triều Tiên. (Ảnh: Chosun)

Thời gian ở Nhật Bản, vợ chồng ông Ko sinh hạ được một con trai và hai con gái, trong đó một người con gái của ông sau này đã trở thành vợ cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il.

Năm 1962, ông ngoại nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bị nhà chức trách Nhật Bản bắt giữ, và sau đó bị trục xuất. Ông Ko đã chọn nơi đến là Triều Tiên, thay vì Hàn Quốc.

Ông Ko Kyong Taek tạ thế năm 1984 tại Pháp do bệnh ung thư, báo Chosun Ilbo cho biết thêm. Địa điểm ngôi mộ của ông ngoại nhà lãnh đạo Triều Tiên từng là một điều bí mật.

Người con gái của ông Ko kết hôn cùng ông Kim Jong Il, là bà Ko Kyong Hui. Vợ chồng bà Ko Kyong Hui được 3 người con, trong đó có nhà lãnh đạo hiện nay của Triều Tiên.

Tin vắn

– Nhằm giải tỏa bế tắc chính trị kéo dài hai tháng qua, Quốc hội Ukraine ngày 28/1 đã bãi bỏ bộ luật chống biểu tình, vốn bị phe đối lập phản đối và dẫn tới các cuộc biểu tình rầm rộ.

– Thủ tướng tạm quyền của Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 28/1 khẳng định rằng, cuộc tổng tuyển cử ở nước này vẫn sẽ được tổ chức vào ngày 2/2 tới, theo đúng như kế hoạch.

– Quân đội Thái Lan ngày 28/1 từ chối bảo vệ người biểu tình theo lời kêu gọi của thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban với lý do quân đội phải thực hiện theo luật tình trạng khẩn cấp.

– Trung tâm gìn giữ hòa bình nói, nhiều lực lượng hỗn hợp giữa quân đội, cảnh sát Thái Lan sẽ được triển khai, giành lại các văn phòng cơ quan nhà nước bị người biểu tình chiếm giữ.

– Theo Đài tiếng nói nước Nga, một tàu chở dầu của Ấn Độ neo đậu ngoài khơi bờ biển tỉnh Chiết Giang, phía Đông Trung Quốc đã phát nổ làm 4 người thiệt mạng, 3 người mất tích.

– Ngày 28/1, giới chức ngoại giao của Mỹ và Trung Quốc nhất trí hợp tác chặt chẽ nhằm đưa Triều Tiên trở lại các cuộc đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

– Báo chí Israel ngày 28/1 dẫn các nguồn tin của giới chức an ninh Mỹ, châu Âu cho biết, Washington đang tuồn vũ khí hạng nhẹ vào Syria cho các nhóm nổi dậy ôn hòa ở miền nam.

– Một trận hỏa hoạn bùng phát trong khu trại giam Modelo, thành phố duyên hải Barranquilla của Colombia tối 27/1 đã khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

– Truyền hình Ai Cập đưa tin, phiên tòa xử Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi và 130 bị cáo khác về các tội danh liên quan đến vụ vượt ngục năm 2011 đã được bắt đầu ở Cairo.

– Nhật Bản ngày 28/1 cho hay, nước này đang sửa đổi lại sách giáo khoa, khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo đang tranh chấp là Takeshima/ Dokko và Senkaku/ Điếu Ngư.

– Theo hãng thông tấn Yonhap ngày 28/1, CHDCND Triều Tiên đã ngưng thả truyền đơn bay sang Hàn Quốc, kể từ khi Bình Nhưỡng kêu gọi đàm phán liên Triều hồi đầu tháng này.

Tin ảnh

 

Iran, Triều Tiên, Hàn Quốc, Jeju, Kim Jong Un
Thủ tướng Ukraina Mykola Azarov bất ngờ từ chức để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này. (Ảnh: News)

Phát ngôn

Theo ông Vitali Klitschko, lãnh đạo đảng UDAR đối lập ở Ukraine, việc Thủ tướng Mykola Azarov tuyên bố xin từ chức chỉ là “một bước tiến tới thắng lợi”.

Sự kiện

Anton Pavlovich Chekhov (29/1/1860 – 15/7/1904) là nhà văn lớn của Nga. Ông là tác giả nhiều truyện ngắn nổi tiếng như “Người trong bao”, “Con kỳ nhông”, “Phòng số 6″…

Thanh Vân(tổng hợp)

Con người tự do, nhân ái là đích đến của giáo dục nhân cách – VHNA

28 Th1

 

    •   Lại Nguyên Ân

Xã hội thuần nông lâu đời của người Việt đã khiến chúng ta dễ đồng tình với nhau để hình dung hoạt động giáo dục như là việc “trồng người”.

Thật ra thì sự “trông người”, tức là việc sản sinh ra những thế hệ người mới để kế tục trong tương lai mọi hoạt động sống căn bản của các thế hệ người hiện tại − là mối bận tâm không chỉ của ngành giáo dục, mà còn của nhiều lĩnh vực hoạt động khác, kể cả hoạt động kinh tế, theo nghĩa rộng, nơi mà một loạt hoạt động sống của con người, từ hôn nhân, sinh sản, đến đào tạo ngành nghề… đều được xem như những khâu cốt yếu của sự tái sản xuất sức lao động. Tất nhiên, khâu trọng tâm của việc đào tạo các thế hệ người mới vẫn là công việc của ngành giáo dục, với đối tượng là con người tự nhiên đã được sinh ra, cần được trau dồi, bồi luyện, đào tạo, để có được những năng lực, những phẩm chất, đức tính… khiến nó có thể kế thừa lớp người trước, đảm trách các hoạt động sống liên tục từ hiện tại đến tương lai. “Trồng người” chính là làm hình thành những lớp người mới để tiếp tục cuộc sống của chính con người. 

Con người là sinh vật xã hội; mọi cá thể người được sinh ra đều cần được trải qua một quá trình “xã hội hóa” để trở thành sinh vật xã hội như những con người khác. Nhân cách là kết quả của quá trình ấy. Tiền đề của sự hình thành nhân cách, trước hết là môi trường sinh trưởng của mỗi cá thể người, là những sự liên hệ, liên hội được mỗi cá thể tích lũy từ ấu thơ, là quá trình giáo dục, là những đặc điểm của các chế định gia đình, của thái độ đối với đứa trẻ… Có những ý kiến theo đó thì cá thể người ta là do được sinh ra, còn nhân cách người ta lại do được lắng đọng lại. 

Chính vì nhận thấy nhân cách là “cái lắng lại”, là kết quả những tác động từ nhiều phía đến cá thể, người ta từ xưa đến nay đều chú trọng đến giáo dục. Cũng chính vì thấy rõ nhân cách là cái có thể tạo ra từ những tác động ngoại tại, cho nên, các chính thể, các tập đoàn người trong lịch sử đã từng đề xuất những “mô hình” nhân cách khác nhau, coi như đích đến của họ trong sự nghiệp giáo dục. 

Ở nước ta, suốt hàng ngàn năm, trong xã hội nông nghiệp làng xã dưới chế độ quân chủ chuyên chế theo Nho giáo, “mô hình” nhân cách duy nhất được tạo ra chính là “con người chức năng”: Con người không có giá trị tự thân, chỉ có danh phận trong các quan hệ và trật tự thứ bậc. Như nhận định xác đáng của nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu (1926-1995): “Con người là của gia đình, của họ hàng, của làng của nước. Bản thân họ không có gì là của mình: thân thể là của cha mẹ cho, phận vị là của vua cho, số mệnh là của Trời cho. Có được cái gì cũng là nhờ ơn vua ơn Trời. Giá trị của nó được tính theo chỗ nó là con ai, thuộc họ nào, làng nào, có chức sắc gì, chứ không theo chỗ bản thân nó là gì. Trong xã hội tất cả là thần dân của vua, đều được xếp vào bậc thang tước vị, rồi lại chia thành hạng cha chú hay con cháu. Con người phải nhìn xuống nhìn lên trong cái thang trật tự trên dưới đó, tự xác định vị trí của mình mà ăn mặc, nói năng, đi đứng cho phải phép. Đó là con người chức năng trong xã hội luân thường chứ không có nhân cách độc lập” (Trần Đình Hượu: Đến hiện đại từ truyền thống, H., 1996, tr. 395).

Người nông dân hay nhà nho − hai mẫu người phổ biến nhất dưới thời quân chủ chuyên chế − đều là những dạng “con người chức năng”, tuy ít nhiều có khác nhau.

Người nông dân, tức là người lao động nông nghiệp, cuộc sống gắn với làng xã, về căn bản là những con người tiểu kỷ, cam phận nhỏ bé hèn mọn, sống với những tính toán ích kỷ vụn vặt; ngay cả cái khôn ngoan, cái tốt đẹp ở họ cũng chưa vượt ra ngoài khuôn khổ chất tiểu kỷ làng xã, sự tư lợi ở họ chưa phải chủ nghĩa cá nhân, sự tùy tiện ở họ chưa phải chủ nghĩa tự do phóng túng.

Nhà nho, sản phẩm của nền giáo dục duy nhất − du nhập từ thời ngàn năm Bắc thuộc rồi định hình trong thời độc lập dưới chế độ quân chủ chuyên chế − là học chế Nho giáo, truyền giảng tứ thư ngũ kinh của đạo Khổng. Nhà nho được rèn và phải tự rèn mình theo mô hình người quân tử, đỗ đạt thì làm quan giúp vua trị dân, không thành đạt thì lui về làm thầy (thầy đồ, thầy thuốc, thầy bói…) của dân quê làng xã. Điểm nổi bật ở nhà nho Việt Nam không phải là học vấn uyên bác mà thường chỉ là năng lực làm văn làm thơ, không phải là khả năng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mà chỉ là năng lực duy trì một cuộc sống ổn định, phù hợp với xã hội đứng yên không phát triển. Nhà nho Việt Nam có thể là những tấm gương về đạo đức, nhất là về lối sống cao khiết tự tại, nhưng rất khó có thể là những thợ cả hay thủ lĩnh về sự sáng tạo. 

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự bành trướng và xâm lược của tư bản Âu Tây sang Viễn Đông nói chung, trong đó có Việt Nam, vừa tước đoạt nền độc lập của xứ sở chúng ta, lại vừa lôi cuốn xã hội Việt Nam vào quỹ đạo một quá trình Âu hóa, thế giới hóa, hiện đại hóa. Ở xã hội Việt Nam từ 1858 đến 1945, một nền kinh tế tư bản đã hình thành bên cạnh kinh tế nông nghiệp tự túc cũ, một xã hội thị dân đã hình thành bên cạnh làng xã của nông dân trong làng quê cổ truyền; mô hình nhân cách tự do đã hình thành cả ở giới doanh gia lẫn giới lao động, nhất là giới trí thức. Một diện mạo mới của con người và xã hội Việt Nam thời hiện đại đã bộc lộ rõ, sau những đổi thay về lối sống, nếp sống, về văn hóa tinh thần, diễn ra vừa âm thầm vừa bột phát, nhất là vào những năm 1930-40s. 

Tuy vậy, diện mạo hiện đại ấy chưa hề được gia cố vững bền thì những chuyển động đầy xung đột bạo liệt của các trào lưu chính trị thế giới trong thế kỷ XX đã tràn đến, lôi cuốn cuộc sống xứ sở chúng ta, khiến cả diện mạo xã hội lẫn diện mạo con người đều chịu những đổi thay khốc liệt. Nền chính trị độc lập được khôi phục, sự thống nhất lãnh thổ được thực hiện, nhưng cuộc sống đất nước suốt nửa thế kỷ bị chi phối bởi chiến tranh, bởi nền kinh tế tập thể hóa, quốc doanh hóa, nền quản lý quan liêu hóa, đã làm biến dạng gần như toàn bộ những gì đã có trước đó. Cho đến những năm đầu 1980s, người nông dân càng trở về dạng tiểu kỷ hơn khi chỉ còn thiết tha với mảnh ruộng “phần trăm” ít ỏi còn được tự chủ; người công nhân càng ý thức rõ hơn thân phận làm thuê khi lãnh đạo xí nghiệp càng tỏ rõ là những ông chủ. Vào lúc nhiệt tình cách mạng thời đầu đã dần dà phai nhạt từ lớp người trước qua lớp người sau, mô hình người cán bộ − một thời được hình dung như kẻ có sứ mệnh xả thân sáng thế − càng ngày càng tỏ ra gần gũi với mô hình nhà nho xưa kia, trong đó, bộ phận thành đạt ngày càng được cảm nhận như hạng quan chức hãnh tiến, bộ phận còn lại ngày càng giống đám thầy thợ ăn theo nói leo, cuộc sống công sở lương ba cọc ba đồng không có gì nhiều hứa hẹn để khích lệ sự học hỏi hay sáng tạo. 

Công cuộc đổi mới khởi lên giữa những năm 1980s đã đem lại sức sống, đem lại sinh sắc cho xã hội và con người, chuyển biến đất nước từ trì trệ sang phát triển. Ba chục năm mở cửa cho đầu tư phát triển kinh tế, ta đã thấy nhiều dấu hiệu chuyển biến trong chiều sâu thể chất xã hội và con người, tuy hầu như tất cả đều đang còn dang dở. Những mô hình con người được nêu làm khuôn mẫu của thời bao cấp đã mất dần sức sống, sức cuốn hút. Những mô hình con người kiểu khác đang thành hình, trong đó những đường nét của nhân cách tự do đã xuất hiện và đang tự khẳng định. Cùng lúc ấy, những mô hình con người ích kỷ, phi nhân, cơ hội, bám vào cơ chế cũ, vào lợi ích nhóm, chống lại các xu thế tiến bộ và nhân bản… cũng cạnh tranh quyết liệt giành chỗ đứng trên trường đạo đức của xã hội. 

Về việc xây dựng một mô hình nhân cách, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đã từng khẳng định: “Trước khi bàn về một mô hình nhân cách thì phải khẳng định sự tồn tại của nhân cách độc lập đã. Có nhân cách độc lập mới có con người tự trọng. Có tự trọng mới thành con người đáng giá để có sự quan hệ với người khác, với đất nước, với nhân loại. Muốn khẳng định nhân cách độc lập, con người cần được giải thoát khỏi tình trạng phụ thuộc… vào gia thế, vào họ, vào làng, khỏi mặc cảm vào ân huệ, để không phải sống chờ đợi, ỷ lại, tìm cách tự bảo vệ bằng dối trá, che đậy, hay tìm ô dù để nấp bóng. Tóm lại là cần có thể chế dân chủ, cần có luật pháp bảo vệ nhân quyền.” (sđd., tr. 395). 

Như vậy, điều kiện tiên quyết của việc xây dựng một mô hình nhân cách, là tạo ra những điều kiện cho nhân cách độc lập, con người tự chủ; đó là những khuôn khổ luật pháp và thực thi tư pháp để đảm bảo những quyền năng cơ bản của con người nói chung trên khắp hành tinh này mà Liên hiệp quốc đã ra tuyên ngôn năm 1948 và nhà nước Việt Nam đã tham gia từ những năm 1980s. Tất nhiên, từ tuyên bố đến thực hiện là những khoảng cách không ngắn, đòi hỏi những giám sát thường trực và nghiêm nhặt.

Còn lại, việc xây dựng một mô hình nhân cách với một số nội hàm định tính cụ thể, tuy vẫn là phần việc chung toàn xã hội, song có phần là sự can dự tích cực của giáo dục, của hệ thống nhà trường từ phổ thông đến cao đẳng, chuyên nghiệp, đại học. 

Thiết nghĩ, trong sự định hướng, sự tác động vào quá trình hình thành nhân cách của các thế hệ trẻ, điều cần tránh, cần chống lại chính là những ý đồ lũng đoạn thế hệ trẻ, biến họ thành công cụ, thành phương tiện thực thi các mục tiêu của các nhóm lợi ích nào đó. Tinh thần nhân bản cần được giữ vững trong việc giáo dục đào tạo con người. Được sinh ra làm người là hạnh phúc của mỗi cá thể; mỗi con người là một giá trị tự tại; không ai, không thế lực nào được phép nhào nặn người khác thành công cụ, thành phương tiện cho các mục tiêu riêng của nhóm phái mình. Cũng cần chống lại những mưu toan thổi phồng các giá trị cục bộ để biệt lập thế hệ trẻ nước mình khỏi những giá trị nhân loại chung. Con người là sản phẩm chung, là thành tạo lịch sử chung toàn nhân loại; không có thuộc tính hay đặc tính nào của con người lại không thể trở thành đặc tính hay thuộc tính của con người Việt Nam.

Nhân cách tự do của con người các thế hệ mới sẽ là cái đảm bảo cho quyền năng sống của nó, cũng là cái đem lại khả năng sáng tạo lớn lao cho nó, trong thế giới hiện tại và tương lai.

Con người của các thế hệ sắp bước vào đời cần được cung cấp sự hiểu biết và phương pháp hiểu biết mà nhân loại đã có, cần được truyền cho cái năng lực sống của các thế hệ trước. Nhưng cuộc sống mà họ sẽ trải qua chưa chắc đã lặp lại các thế hệ đã qua. Hãy để họ lựa chọn cách sống của họ, bởi sẽ không ai có thể sống thay người khác, sống thay thế hệ sau. 

Nếu cần định hướng điều gì cho người của thế hệ sẽ bước vào đời, thiết nghĩ, ấy là tính nhân ái, nhân bản, vì họ cũng như chúng ta, là những con người, đều thuộc loài người. Tính nhân ái, nhân bản còn đang cần được phổ cập rộng hơn, sang thế giới các sinh vật khác, sang thiên nhiên, khi mà việc bảo vệ sinh thái của ngôi nhà chung – trái đất – đang ngày càng trở nên cấp thiết. Nhân ái, nhân bản, vì thế sẽ vượt quá phạm vi một thứ tình cảm để trở thành một thứ nhận thức lý trí.

Nếu có thể định tính cho một mô hình nhân cách, thì cái nên chọn là nhân cách tự do, nhân ái. Con người tự do, nhân ái là đích đến của giáo dục nhân cách.

06/11/2013

Bản tác giả gửi VHNA

 

   

Thơ Nguyễn Lương Ngọc, những cách tân khởi đầu – damau

28 Th1

 

những con đã sinh ra thì đã chết
những con chưa chết thì chưa sinh ra
(Gọi hạc – N.L.N)

 

 

 NguyenLuongNgoc1958-2001

 

Nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc sinh năm 1958 tại Sơn Tây (Hà Tây cũ), giã biệt thế gian năm 2001. Thời khắc ông bước sang đời sống khác, là lúc đang căng tràn sức sáng tạo, để lại bao dự định ngổn ngang cho những cuộc khởi hành kế tiếp. Bạn đọc khi ấy đang chờ đợi thơ Nguyễn Lương Ngọc hiển lộ thêm, độc sáng hơn, có người còn dự đoán ông sẽ “bẻ ghi” sau 3 tập thơ đã xuất bản: “Từ nước” (Nxb. Hội Nhà văn VN, 1991), “Ngày sinh lại” (Nxb. Thanh niên, 1991) và “Lời trong lời” (Nxb. Văn học, 1994). Nhưng hành trình thơ ấy đã dừng lại khi nhà thơ mới vào tuổi 43.

Ông cùng quê, xuất hiện cùng thời với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Dương Kiều Minh. Họ thuộc trong số những tác giả quan trọng, sớm tìm ra con đường của mình trong hành trình đổi mới, cách tân thơ, từ sau thời điểm năm 1975. Bài viết này của tôi nhằm đánh giá và tưởng nhớ một tài năng, sáng tạo với tinh thần tiền phong (avant-garde), đã ra đi trong đa chiều những tranh cãi, bàn luận của người đọc về giá trị đích thực cũng như còn mơ hồ của đổi mới, cách tân thi pháp.

*

Thơ Nguyễn Lương Ngọc thể hiện bút pháp tài hoa, mang định mệnh lớn ngay từ những bài thơ đầu tiên được ông công bố trong tập “Từ nước”. Ngắm mặt sông mà tỏ lòng sông/ Vuốt tóc lòng tay gặp vầng trán/ Ấm, mát, một phần mùa đông (Mùa đông). Cũng như một số nhà thơ khởi nghiệp vào đầu thời kỳ Đổi mới (1986), thơ Nguyễn Lương Ngọc xuất hiện trong từ trường của thơ hậu chiến tranh. Theo tôi, đây là giai đoạn chững lại, gần như đông cứng của đời sống thi ca lúc đó. Những tác giả mới xuất hiện chưa đủ nội lực để chinh phục người đọc, và, những nhà thơ thành danh còn lúng túng khi vừa đi qua cuộc chiến. Nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc khi mới xuất hiện cũng là “một phần mùa đông” năm ấy. Thơ ông tựa mầm lá tơ non, run rẩy trong gió lạnh: Tung tăng có em gái nhỏ/ Ô xanh bóng mỏng theo sau (Em gái trên đường). Câu hát mảnh tơ giữa miền quánh gió (Tương quan).

Thơ ông giai đoạn này như vết nứt trên bề mặt của tảng băng báo hiệu mùa xuân. Câu thơ sau đây thể hiện áp lực chuyển vần bên trong con người thơ giàu nội lực và ý chí bứt phá: Để anh đủ sức đập vụn mình ra mà ghép lại/ Nung chảy mình ra mà tìm lõi/ Xé toang mình ra mà kết cấu (Hội họa lập thể).

Trong tập thơ đầu tay, bạn đọc thấy được nỗ lực và sức bền của một mầm cây vừa bật lên trong mùa đông khắc nghiệt, và, cũng thấy được cả sự rướn sức, lấy đà và hụt hơi trong một số câu thơ, bài thơ. Bài thơ “Vẽ chim” là một ví dụ cho thấy tác giả đã cố tình triết lý một hiện tượng vốn rất tự nhiên và hồn nhiên trong đời sống “Hai chú cháu thi nhau chấm những dấu ngày càng bé tí. Không hiểu sao, sau hôm đó, chẳng bao giờ bé còn nhờ tôi vẽ.”

*

Tập thơ “Ngày sinh lại” là bước vượt lên của thi pháp thơ Nguyễn Lương Ngọc, dù xuất bản cùng năm (1991) với tập thơ “Từ nước”. Đây là giai đoạn phồn sinh của một thân cây đã trưởng thành, có vóc dáng cao lớn, sum suê, và ẩn chứa nhiều mặt khuất lấp.

Nếu thiết kế không gian trong tập thơ “Từ nước” có thể ví với hình học phẳng, thì một số bài thơ trong tập thơ “Ngày sinh lại” tạo cảm giác về hình học không gian. Những thi ảnh trong đó thường đứt đoạn, cắt nhỏ, biệt lập… để ráp nối lại trong không gian trừu tượng với nhiều góc nhìn. Nhà thơ không quan sát đối tượng ở một góc cố định mà đồng thời phân chia thành nhiều mặt khác nhau, tạo những liên tưởng phức hợp, cho bạn đọc cảm giác như đang xem một bức tranh lập thể: Tôi xanh da trời/ Em tôi thì trắng/ Hai anh em tươi/ Sương dâng ngang người (Tiên cảm).

Câu thơ sau đây trong bài thơ “Đừng” đã phần nào lý giải cách kết nối không gian trong thơ Nguyễn Lương Ngọc: Trong căn phòng muốn gọn gàng/ Những đối thoại không lời. Không gian của căn phòng “muốn” gọn gàng đã gợi ý những cuộc đối thoại “vô ngôn” cho người đọc, đưa họ trở về với ký ức, những không gian tưởng tượng. Nếu trong tranh lập thể, các bề mặt của hình họa, mặt phẳng giao nhau không theo quy tắc phối cảnh, làm cho người xem khó nhận ra chiều sâu của bức tranh, thì trong thơ Nguyễn Lương Ngọc, những chuyển động của hình ảnh thường đứt quãng, đột ngột, mở ra nhiều liên tưởng bất ngờ, gợi nhiều chiều kích của cảm xúc, mở thêm những biên độ tưởng tượng phong phú và mới lạ.

Trong tập thơ “Ngày sinh lại” tác giả không đề ngày tháng sáng tác, nhưng tôi cho rằng “Đàn giang” là bài thơ mở đầu cho lối viết mới, riêng biệt của ông. Này, đàn giang trắng/ Khoảnh khắc/ Từ đất rạch lên trời/ Từ trời buông xuống đất. Ở đây, trong một không gian đã được cắt nhỏ theo “quy ước” riêng, trong đó chỉ dung chứa một loại hình ảnh, cụ thể là “đàn giang trắng”. Tôi gọi đó là cách kết nối những hình ảnh “đơn phương” (chữ “đơn phương” dùng với hàm nghĩa một chiều, chứ không phải đơn giản), khác với cách kết nối hình ảnh “phức điệu”, hay còn gọi là kết nối “lập thể tổng hợp” ở một số bài thơ tiêu biểu trong tập thơ “Lời trong lời” sau này. Câu thơ tiếp theo Các vị đến cùng chúng ta/ Các vị rời bỏ chúng ta, là cuộc đối thoại hoàn toàn khác với những đối tượng tham dự vô hình, không phải những sự vật vừa được nhà thơ đưa ra. Và, những hình ảnh “Em”, “đàn giang”, “đám mây vàng” trong khổ thơ cuối là những kết nối rời, xa nhau, chưa từng thấy trong tập thơ “Từ nước”: Em đang nói về tương lai ư/ Đàn giang bay mải miết/ Chẳng lẽ anh ngắt lời em/ Em đang nói về tương lai à/ Trên cao, đám mây vàng sững sờ.

Không gian đa chiều đã thiết lập trong thơ Nguyễn Lương Ngọc thế giới sống động và kỳ ảo, khiến người đọc như đang được xem một bộ phim 3D. Trong đó, một thế giới được thi sỹ hóa thân, “hóa kiếp”, đã đem lại cho bạn đọc cảm giác sống động, rờn rợn: Em dựng dậy trong tôi một người trinh nữ/ Lâu nay nằm ủ rũ…/ Sám hối cùng rễ cỏ/ Chờ một ngày tái sinh (Trinh nữ). Sinh ra từ nước/ Em dịu dàng mỉm cười/ ánh sáng từ đâu, ai biết (Từ nước).

Ông đã ra đi từ cách hành ngôn quen thuộc trong thơ truyền thống, như cách ẩn dụ, ví von của ngôi thứ ba trong vai trò người quan sát trong tập thơ “Từ nước”, như:

Hạt phấn vàng nhẹ như không có (Tương quan).

Mưa cuồng nộ ngoài kia chỉ còn như điệp khúc (Hy vọng).

Người lớn như suối sông, lũ trẻ thì như nước (Đường và trẻ).

Đến cách nói mặc nhiên, ngẫu nhiên trong ngôi thứ nhất, nhân vật đang trực tiếp cảm nhận, hành động:

Nhà thơ cúi đầu/ Môi dầy lụi lửa/ Bỏ đi/ Những bó cơ tan rữa (Nhà thơ).

Em mỉm cười từ đâu/ đá Bay-on chao chát/ Đăm đắm nhìn từ đâu/ Sương Tây Hồ ngột ngạt (Lời hát).

Từ “tôi như, tôi là…” đến “chính tôi…” là cách chuyển đổi chủ thể quan trọng của thơ cách tân sau 1975, mà thơ Nguyễn Lương Ngọc là một dẫn chiếu. Đó là sự khác biệt căn bản so với thế hệ thơ trước đó về cách xác định cái tôi chủ thể ở ngôi thứ nhất và cách thiết lập không gian thơ. Xin dẫn chứng cách quan sát sự vật và góc nhìn từ bên ngoài của nhà thơ Xuân Diệu:

Không gian như có dây tơ/ Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu (Chiều).

Và của nhà thơ Huy Cận:

Những ngôi sao cũng lần lượt hòa tan/ Làm thành rạng đông như màu lơ thoảng nhẹ (Một ngày lên).

Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Đoàn thuyền đánh cá).

Đến thơ Nguyễn Lương Ngọc đã khác:

Tôi đã rón rén từng bước, nín thở/ Mong giữ được một cơ thể biết bay/ Nhưng chỉ gặp chút nỗi niềm ngọn gió/ Mát mát đầu ngón tay (Tìm gặp).

Nhận thức và linh cảm được bản chất và chuyển động của vạn vật, nhà thơ đã tri nhận được tính “hợp nhất” của thế giới, vũ trụ: Cái trước ở trên đầu giờ chìm vào trong ngực/ Chỉ một/ Tất cả chúng ta chỉ một (Chỉ một).

“Ngày sinh lại” đã được nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc thi triển đúng với tinh thần tên gọi tập thơ này. Đó là sự khai sáng, tiên cảm một thế giới thơ đang hồi sinh với dáng vẻ non tơ và thơ ngây: Nhưng sợi tơ đã tan trong cổ họng chim và tiếng hót như tơ cuốn mọi người vào thế giới thanh âm/ Nhưng vầng trăng đẫm nước đã rơi xuống/ đáy sông khô và làm đầy nó bằng/ cơ thể mềm mại của mình (Cảm nhận). Thế giới ấy đã hồi sinh, sinh lại cho trần thế những vẻ đẹp hiển linh và bí ẩn: Anh tới khi nào tôi không được biết/ Bí mật chuyến bay cánh giấu đi rồi/ Còn lại màng tơ đẫm nắng/ Và dòng kiến ngược xuôi (Tìm gặp). Cả mặt đất và khoảng không trong câu thơ trên vừa chuyển động, vừa khép cánh đậu xuống. Nhà thơ đã bất ngờ đưa bạn đọc đến một bến đỗ trừu tượng, nhà ga của những chuyến bay của vạn vật. Mọi người đang chuyển động, cả những ai đọc đoạn thơ này cũng được ngỡ như vừa “khép cánh” đậu xuống sau đường bay bí ẩn của riêng mình, để rồi lại bình tĩnh sống, bình tĩnh chiêm nghiệm khi biết Bí mật chuyến bay cánh giấu đi rồi…

*

Thi pháp Nguyễn Lương Ngọc trong hai tập thơ đầu, “Từ nước” và “Ngày sinh lại” là con đường đổi mới từ kết cấu hình ảnh đơn tuyến đến đa tuyến, từ đơn phương đến phức điệu, từ hiển ngôn đến linh ẩn, vô ngôn.

Nếu lấy “Mùa đông”, bài thơ đầu tiên trong tập thơ “Từ nước” làm nơi khởi đầu góc mở, thì càng về sau, góc mở ấy càng rộng, cũng như ánh sáng của thi pháp truyền thống càng thấm sâu, nhòa đi trong không gian mới mẻ và đa cực.

Nhưng đến tập thơ “Lời trong lời”, tôi thấy có sự phân tán trong cách lập tứ, ở một số bài cho thấy, tác giả có nhiều cung bậc cảm xúc, thậm chí có lúc còn hời hợt, mờ nhạt. Một số bài trong tập thơ thứ 3 này vẫn tiếp tục nằm trong góc mở của thi pháp cách tân như, “Hòa thanh”, “Gọi hạc”, “Đồng hồ vĩnh cửu”, “Liên bút từ sen”… Những bài thơ này mang đặc trưng cách viết phức điệu, phối bè của nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc.

Bài thơ “Gọi hạc” trở lại cách lập tứ gần giống bài “Đàn giang”. Những hình ảnh “đơn phương” chuyển động trong những mặt cắt “lập thể”. Nhưng ranh giới những mặt cắt ấy trong “Gọi hạc” được đặt biệt lập, tách rời nhau hơn: Con cắt trắng/ xếp cánh/ khi gặp con khướu vàng. Có thể ví khổ thơ trên là hoàn thiện 1 trong 4 bức của bộ tranh “tứ bình”, nó được treo bên cạnh 3 bức tranh kia: Con khướu vàng/ khép mỏ/ khi gặp con hạc đỏ. Và 1 bức tranh tiếp theo nữa trong bộ tranh đó: Con hạc đỏ/ nức nở/ nhìn/ con hạc trắng. Bắt đầu khổ kết là tiếng gọi hạc của nhà thơ: Hạc trắng! Hạc trắng! Đó là tín hiệu của nhạc trưởng cho bản hòa tấu bắt đầu: những con đã sinh ra thì đã chết/ những con chưa chết thì chưa sinh ra. Đây là hai câu thơ tài hoa, mang vẻ đẹp linh ẩn trong thơ Nguyễn Lương Ngọc. Bạn đọc như nghe được tiếng những sinh linh từ hai cõi âm dương đang chuyển động qua bức màn vô minh, nghe được những cánh hạc đập vào khoảng không rộng mở xao xác và hiu quạnh. Nghe và cảm được những âm thanh hòa quyện và cả những nốt nhạc lẻ loi, đơn độc trong đó. Nhưng chúng ta khó có thể ước lượng, đếm được bao nhiêu “con hạc” trong đàn hạc đang chuyển động kia. Cách “hòa âm” của câu thơ trên đem cho người nghe cảm giác một chút vui xen lẫn nỗi buồn, niềm hy vọng vừa được nhen lên trong sự cô lạnh, sự tự tin trong an phận, cam chịu…

Bài thơ “Đồng hồ vĩnh cửu” cho thấy, nhà thơ quan sát đời sống hiện hữu từ hệ quy chiếu khác, ngắm nhìn và thấy được ý nghĩa cùng vẻ đẹp của đời sống nơi trần thế. Đây là bài thơ văn xuôi có lối kể chậm rãi và trầm tĩnh, ngôn ngữ thơ gần với cách nói, đời thường: Trên tường, trước mặt, có cái đồng hồ ba kim cứ giật giật chạy. Nhưng bạn đọc bất ngờ khi nhà thơ nhìn chiếc đồng hồ một cách chăm chú, không rời mắt, và “liền nhấc xuống”. Tác giả đã cho xuất hiện “một cửa sổ tròn”, đưa bạn đọc vào một thế giới khác lạ vừa được tạo ra: Mấy ngôi sao đang tắm, bầy đom đóm, một đứa trẻ giữa bể đang kêu cứu… Đến đây, Nguyễn Lương Ngọc đã tự do chuyển dịch mọi hình ảnh trong khoảng không riêng biệt của ông, cho chúng bay lượn trong mộng tưởng, trong cơn mộng mị thi sỹ: cửa đã mở cho thấy cửa. Ta không đóng lại nữa. Mọi thi ảnh trong bài thơ như được chuyển động trên ranh giới giữa thực và ảo, thông tuệ và lú lẫn…, dẫn bạn đọc đến những tình huống kỳ lạ, bất ngờ, nhưng chấp nhận được: Mèo dạy tôi cách rơi, và đứng lên, một bông sen nở. Hình ảnh bông hoa sen bật dậy trong câu thơ, mà trước đấy không có gì báo hiệu hay liên quan, phát ra quầng sáng thanh khiết từ bản thể thi sỹ. Câu thơ gợi liên tưởng tới một cá thể đơn độc, quay cuồng trong gió bụi của đời sống trần tục, bỗng có lúc vụt đứng lên như bông sen nở. Bông hoa sen tiếp tục được hiện ra trong đoạn 3 của bài thơ giữa tiết điệu phối bè tự nhiên và rất đỗi khiêm nhường. Đây là một trong những đoạn thơ văn xuôi hay nhất của Nguyễn Lương Ngọc. Ông tiết giảm tối đa tính từ, giới từ, đồng thời gia tăng những động từ, trạng từ trong câu thơ, làm những hình ảnh xuất hiện nhanh, thoáng chốc, lại nhường chỗ cho những hình ảnh kế tiếp: Hoa sen nở không lựa chọn. Giữa đầm, hoa nở. Ven bờ, hoa nở, hái về nhà cắm vào lọ, hoa nở, và mang bày giữa người thích mặc cả, hoa vẫn nở. Là hoa thì nở, dẫu biết nở là chết. Ông cũng nhắc tới “cuộc chết”, một “váng vất” thường trực trong thơ Nguyễn Lương Ngọc. Kế tiếp, ta bắt gặp một câu thơ lạ, hay đến thảng thốt: Tôi thỉnh một tiếng chuông, kêu một tiếng chuông. “Tiếng chuông” báo hiệu thời khắc của sự đốn ngộ, nhập định, được giải thoát đã đến. Xin mượn lời của Thượng tọa Thích Thông Phương: “Đây là phá tan cái thấy còn kẹt trên thứ lớp, vượt qua giáo nghĩa phân biệt, ngộ thẳng tự tâm”. Sau “Tiếng chuông” huyền diệu ấy, hình ảnh “sư nữ” như được chính nhà thơ hóa thân, hiện ra trên phông nền nửa sáng nửa tối, ngập ngừng giữa không gian thanh tĩnh và nuối tiếc những khát vọng thế tục: Bên chùa, sư nữ thở dài, người tỉnh dậy tụng kinh, lần tràng hạt, nghĩ thế nào lại thôi. Nàng nằm, đầu nhớ tóc lênh láng quanh gối. Tóc là gì? Câu hỏi Tóc là gì đã biến nhà thơ thành người thứ ba, kẻ khác… ngơ ngẩn nhìn lại cuộc trở về nguồn an lạc giải thoát, cuộc hoán chuyển từ chốn trần gian vừa xẩy ra.

Nguyễn Lương Ngọc thường liên tưởng, nhắc tới hoa sen, loài hoa mang vẻ đẹp cao sang và thanh khiết. Hoa sen còn biểu trưng cho giá trị đạo đức, sự thánh thiện, biểu trưng cho trí tuệ siêu việt, thể hiện niềm khao khát giác ngộ của con người. Trong thơ Nguyễn Lương Ngọc, hoa sen thường xuất hiện trong tinh thần cứu rỗi, thanh tẩy những tục lụy dơ bẩn trong đời sống thế tục: Một gương sen trong vòng tay của nhụy vàng…/ Những nhụy sen dặn dò ta, giọng đượm hy vọng (Liên bút từ sen). Nhớ câu thơ của vua Tự Đức, chợt có “dư âm sen” vọng về trong thơ Nguyễn Lương Ngọc: Thi nhân một nòi huyễn ảnh/ Dư âm sen trắng nở người (Dư âm).

Bên cạnh một số bài thơ trong tập thơ “Lời trong lời” quy tụ tài năng, điểm hội tụ của lộ trình cách tân thi pháp của nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc, ta gặp khá nhiều bài thơ còn nông cạn ý tưởng, hời hợt, mờ nhạt cảm xúc. Có cả những bài như ông cố tình buông lỏng dây cương cho ngựa quay về đường cũ, có thể điểm tên như: “Nhịp nhàng”, “Vào hạ”, “Một vòng Hà Nội”, “Quanh quẩn”, “Dịu dàng ở nguồn suối”, “Tiếng yêu”, “Trong tinh mơ Cam Ranh”, “Thao thức cùng Phan Thiết”, “Sóng lăn tăn bình minh”… Đọc những bài thơ này, tôi liên tưởng nhà thơ giống như một phi công, khi lấy được độ cao cho máy bay thì ông đã cài tự động hệ thống điều khiển. Có lúc ngỡ ông như còn lơ là ngồi uống cafe, rồi nghĩ lan man mà ít chú ý tới đường bay có gặp nguy hiểm hay không…

*

Khi xếp những tập thơ của Nguyễn Lương Ngọc cạnh nhau, “Từ nước” – “Ngày sinh lại” – “Lời trong lời”, tôi nhận ra những cột mốc của một hành trình, một lý tưởng thi ca xuyên suốt: sáng tạo chính là sự lột xác, hoài thai, sự tái sinh…

Phần 4 “Trong sổ tay của vợ” trong tuyển tập “Nguyễn Lương Ngọc, Thơ và Người” (Nxb. Hội Nhà văn, 2006, do nhà văn Tạ Duy Anh sưu tầm và tuyển chọn) là những vĩ thanh của 3 tập thơ trên.

Lần theo lộ trình thơ Nguyễn Lương Ngọc, ta bắt gặp trong thơ ông nhiều lần nhắc đến cái chết, như là điểm nút của những vòng tuần hoàn, như cửa sông của những đợt thủy triều lên xuống. Cái chết với ông không phải nỗi sợ hãi, chỉ là điểm dừng trong quy luật vận động bất tận của vạn vật, để từ đó bắt đầu “sinh lại” trong những chu trình khác: Ai đi cùng tôi, được cứu vớt/ Ai đi cùng ta, được chết/ Em yêu, hãy hôn (Cứu vớt). Ông quan sát “điểm nút” ấy với thái độ bình thản pha chút lạnh lùng: Ai bắt anh chăm chút cái chết ngày mai/ từ gói kẹo cho con hôm nay (Viết cho mình). Đôi khi ông phân thân thành “kẻ khác” nhìn lại đời sống trần gian với thái độ tiếc nuối da diết, mang ý nghĩa nhân văn cao cả: Hôn lên đôi môi hồng của thần chết/ và nghe nàng dấm dứt khóc/ ta chẳng đến được nhau/ trên môi anh còn giọt nước mắt của trẻ (Viết cho mình). Hoặc như kẻ mộng du giữa đôi bờ ảo và thực, sinh sôi và hủy diệt…: Em người trong tranh/ không sống không chết/ hình như giống anh/ cơn cơn váng vất (Giao cảm). Ông cảm được “cuộc chết” là chu trình tất yếu của cuộc sống; nó đến với thái độ thanh thản và thậm chí rất yên bình trong Lời hát của ông: Cuộc sống lạnh lẽo sao/ Cuộc chết ấm áp sao.

Và đây là bài thơ 2 câu thăng hoa, xuất thần viết về cuộc hóa thân kỳ vĩ của một nhà thơ danh tiếng: mai ngày về với Cửu Long/ chảy hoài rồi nước cũng trong như người (Thu Bồn).

Bài thơ “Ở lại”, một trong chùm bài in ở Phần 4 “Trong sổ tay của vợ” trong tuyển tập “Nguyễn Lương Ngọc, Thơ và Người”, đã phát những tia sáng mãnh liệt cuối cùng trước lúc nhà thơ giã biệt thế gian. Nỗi khát khao được sống, được hiến dâng tài năng và phẩm hạnh nơi dương thế trong ông lúc này vô cùng cháy bỏng, khắc khoải khôn cùng: Muốn ở lại cùng mặt trời/ Mỗi con người/ Phải tỏa sáng. Nhưng bóng tối của đời sống phía bên kia đã dìm ông quá sâu; hơi lạnh của nó đã tràn vào khoảng cách những câu thơ của ông. Đoạn thơ sau đây cho thấy bàn tay của ông như đã buông ra khỏi người thân, hơi thở ông không còn lan xa sưởi ấm vạn hữu, và, ông đã cách chúng ta một khoảng cách khá xa: Muốn ở lại cùng em/ Bài thơ của anh/ phải cách nhau/ một cơn gió/ lạnh.

*

Thơ Nguyễn Lương Ngọc đã xuất hiện trong đời sống văn học chúng ta tựa “Những mầm hy vọng lên nhiều” trong bài thơ “Mùa đông” của ông trong thập niên 90 của thế kỷ vừa qua. “Những mầm hy vọng” ấy đã lên xanh một vùng thi ca đương đại. Bạn đọc giờ đây bình tĩnh chiêm ngưỡng thế giới thơ riêng biệt và độc đáo của ông, thấy được ông là “con chim lấy cát làm trời xanh”, là “sự sống hát lời lửa nước”. Đọc bài thơ “Áo xanh”, tôi liên tưởng thơ Nguyễn Lương Ngọc lúc mới xuất hiện tựa “một trứng tròn thở lẻ” giữa “đảo xa kia, đèn biển tắt rồi”. Nhưng “trứng tròn” ấy đã sản sinh đàn đàn chim én cùng vạn vật làm nên những mùa xuân sau này. Thời gian đã đi qua và đủ để lắng lại những giá trị đích thực. Thơ Nguyễn Lương Ngọc mãi còn đó một dấu mốc quan trọng trong lộ trình cách tân thơ Việt hiện nay và cả sau này.
 

Hải Phòng, 2/1/2014

 

Ghi chú của BBT Da Màu: Bạn đọc nào ở ngoài nước Việt Nam hoặc không có những tập thơ của Nguyễn Lương Ngọc, có thể tìm đến Thơ Tuyển Nguyễn Lương Ngọc được đăng tải tháng 6.2006 trên Talawas Chủ Nhật.

bài đã đăng của Mai Văn Phấn