Lưu trữ | 8:59 Chiều

GS Chu Hảo: Một nửa văn minh là…không văn hóa! – PNTD

11 Th1

GS Chu Hảo: Một nửa văn minh là…không văn hóa!

(Xi nhan)

– Người ta thường hay nói, một nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ, còn một nửa sự thật có khi là sự giả dối,. “Một nửa văn minh” ở đây chắc là cái gì đó còn tệ hại hơn. Đó là thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu văn hóa. – GS Chu Hảo thẳng thắn.

Văn hóa “Kẻ Chợ”

PV: – Hà Nội đang gấp rút xây dựng “Quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và nơi công cộng, nhằm thay đổi hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, điều này có nghĩa là Hà Nội đã từng có ‘thanh lịch chuẩn mực’ và đã bị mất mát nên giờ cần khôi phục lại sự văn minh, thanh lịch ấy. Sử sách nghiên cứu đã xác nhận Hà Nội xưa có tên là Kẻ chợ vậy văn hóa ứng xử cái thời có tên là Kẻ chợ tương ứng sẽ phải là văn minh Kẻ chợ, thanh lịch Kẻ chợ…và Hà Nội cần khôi phục lại, ông nghĩ sao về điều này?

GS Chu Hảo: – Trước hết nói về chữ “văn hóa Kẻ Chợ”. Trong nhiều từ điển, chữ Kẻ Chợ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17, khi Thăng Long (tên gọi của Hà Nội trước đây) xuất hiện những giao dịch có tính chất thương mại với các nhà buôn phương Tây, thứ đã tạo nên một nét văn hóa mới, nét văn hóa thương mại.  Theo tôi, nói đến chữ Kẻ Chợ, người ta cũng tôn trọng như nói đến chữ Tràng An. Nếu hiểu Kẻ Chợ là chợ búa, xô bồ, vị kỷ, bon chen… thì chắc là ứng với hiện trạng Hà Nội nhiều năm gần đây.

 

 GS Chu Hảo: Hà Nội hãy cố bớt hình thức đi một chút. Ảnh Huấn Cao
GS Chu Hảo: Hà Nội hãy cố bớt hình thức đi một chút. Ảnh Huấn Cao

Quả thật, càng ngày càng thấy nhiều biểu hiện phi văn hóa tồn tại ở Hà Nội. Chúng ta có thể thấy hàng ngày cảnh người Hà Nội chen lấn tham gia giao thông, vứt rác bừa bãi… Nghiêm trọng hơn là những việc kinh dị, trái luân thường đạo lý xảy ra trên địa bàn Hà Nội như: con cái đẩy bố già ốm ra nằm vỉa hè Núi Trúc, một ông Tiến sĩ đánh mẹ già rồi đuổi ra đường, bà cụ phải vào “Ngôi nhà hạnh phúc’ ở Thụy Khuê…

Văn hóa đích thực của Hà Nội chủ yếu phải là những nét thanh lịch, tử tế trong các quan hệ giữa người với người và với thiên nhiên,, chứ không phải các hoạt động “cờ đèn kèn trống” ầm ĩ mỗi khi lễ tết.

PV:- Hiện nay, tại Hà Nội, có một sự mâu thuẫn như thế này, trong khi người dân giữ nhà họ rất sạch, nhưng chỉ cần cách nhà khoảng chục mét, họ dễ dàng vứt rác. Không ít lần đã xảy ra chuyện hàng xóm láng giềng to tiếng mất mặm mất nhạt với nhau chỉ vì nhà nào cũng cố vứt rác sang phần đường nhà hàng xóm. Theo ông, đây có được coi là …một nửa cái sự văn minh không? Nếu không, chúng ta phải hiểu những hành vi đó như thế nào, thưa ông?

GS Chu Hảo: – Người ta thường hay nói, một nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ, còn một nửa sự thật có khi là sự giả dối,. “Một nửa văn minh” ở đây chắc là cái gì đó còn tệ hại hơn. Đó là thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu văn hóa.

Có người nói dân lao động ở khắp nơi đổ về đã làm hỏng môi trường văn hóa của Hà Nội. Lại có người lý luận, hiện tượng dẫm đạp, cướp hoa ở Hồ Hoàn Kiếm năm xưa là do văn hóa làng xâm nhập vào Hà Nội. Những ý kiến đó không thỏa đáng.  Để xảy ra tình trạng hiện nay chứng tỏ, bản thân nội lực của văn hóa Hà Nội đã không đủ sức đề kháng để chống lại, hoặc đồng hóa những hành vi phản văn hóa ngoại nhập.  Đổ lỗi rằng người dân tỉnh khác làm hỏng văn hóa Hà Nội là một cách ngụy biện, trốn tránh trách nhiệm.

Hãy nhìn vào Đà Nẵng. Thành phố này cũng nhiều dân nhập cư từ miền Bắc và miền Trung nhưng vẫn là thành phố duy nhất ở Việt Nam lọt top 20 thành phố sạch nhất thế giới năm 2012. Bởi lãnh đạo Đà Nẵng dám minh bạch, kiên quyết giữ kỷ cương và dám chịu trách nhiệm.

Nói như vậy để thấy, nếu ngay từ đầu, Hà Nội có nền giáo dục tốt, kỷ cương pháp luật nghiêm minh thì nó hoàn toàn có thể  tiếp thu tinh hoa và loại trừ các yếu tố tiêu cực của mọi thứ văn hóa ngoại nhập.

Hà Nội hãy cố gắng bớt hình thức đi một chút

PV:- Mấy năm trước, Hà Nội đã biểu dương em Tuấn ở Thường Tín đã có hành vi tốt dẫn một cụ già sang đường. Gần đây, một cậu học sinh tiểu học cũng được vinh danh vì trả lại số tiền vài chục triệu đồng mà cậu nhặt được. Có người mừng rỡ, vì cho rằng sự thay đổi nào cũng phải bắt đầu từ những hành vi nhỏ nhưng, lại có người băn khoăn, có thế mà đã khen thưởng biểu dương cấp thành phố sao được? Ông nghiêng về ý kiến nào trong hai ý kiến trên, thưa GS?

GS Chu Hảo: – Tuyên dương như vậy cũng không có gì sai, chỉ có điều, nó biểu hiện một sự thật rất đau lòng: những chuyện ngày xưa là bình thường mà giờ là thành tích. Tôi không bài bác chuyện tuyên dương người tốt việc tốt, nhưng những tấm gương phải xứng đáng chứ không nên quá dễ dãi để mà tự lừa dối mình rằng tình hình vẫn còn chưa tệ quá.

PV:- Có lẽ do tình trạng xuống cấp văn hóa của nền văn hóa nói chung nên Hà Nội đặt ra vấn đề xây dựng “Quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và nơi công cộng, nhằm thay đổi hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Theo ông, Bộ Quy tắc này có cứu vãn được tình thế?

GS Chu Hảo: – Tôi không nghĩ là Bộ Quy tắc sẽ có tác dụng. Hà Nội có nhiều mối quan hệ khác nhau và mỗi mối quan hệ tương ứng với xử đó lại tương ứng với một bộ quy tắc ứng xử riêng. Như vậy, hoặc là Bộ Quy tắc sẽ có không biết bao nhiêu điều cần điều chỉnh, hoặc là quá chung chung như những khẩu hiệu suông.

Có lẽ nên nghĩ theo cách khác, không nhất thiết phải đưa ra Bộ Quy tắc ứng xử mà hãy làm việc căn cơ nhưng dễ thực hiện hơn.

Thứ nhất, hãy cố gắng xây dựng ở Hà Nội một hệ thống giáo dục Mầm non và Phổ thông tiên tiến nhất trong cả nước nhằm đào đạo các thế hệ trẻ tương lai của Hà Nội có nhân cách, có văn hóa và có năng lưc trí tuệ tốt. Họ sẽ là chủ nhân của Thủ đô có đủ nội lực bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa Thăng Long..

Thứ hai, hạn chế tối đa những phong trào và  những cuộc vận động hình thức, vô bổ và tốn kém và những hoạt động chỉ nhằm lấy thành tích báo cáo. Tôi không hiểu tại sao vẫn cứ phải duy trì những phong trào thi đua hết sức hình thức, vô bổ và tốn kém như Xây dựng gia đình và khu dân cư văn hóa… khi mà trên thực tế, khi nhắc tới “danh hiệu” này, chẳng ai tôn trọng nữa. Xin nói thẳng, chừng nào Hà Nội còn giữ những phong trào kiểu như vậy thì chừng đó còn xuống cấp văn hóa nữa, vì đó là sự giả dối.

Thứ ba, phải  Kiên trì thiết lập lại kỷ cương, thượng tôn pháp luật. Trước hêt, trong một vài năm tới toàn bộ hệ thống và các công cụ hành chính hãy tập trung vào việc giải quyết dứt điếm tình trạng vi phạm luật lệ giao thông trên đường phố. Đấy là bộ mặt văn hóa của Thủ đô. Hãy bắt đầu bằng việc buộc mọi phương tiện giao thông (đặc biệt là xe máy ) phải giữ đúng phần đường của mình, nhất là ở các ngã ba, ngã tư đường phố. Chỉ cần thế thôi là bộ mặt Hà Nội đã khác rồi…
 

  • Hoàng Hạnh (Theo ĐVO)

Hiện tượng Kim Chi – BS

11 Th1

Hiện tượng Kim Chi

Võ Văn Tạo

1 

“Sấm sét giữa trời quang”

Một ngày sau khi lá thư gửi hội Điện ảnh Việt Nam của nữ diễn viên khóa 1 – đạo diễn điện ảnh Nguyễn Thị Kim Chi, cảm ơn Hội quan tâm, nhưng từ chối làm hồ sơ nhận bằng khen của thủ tướng, với lý do xác đáng: “tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo Đất nước, làm khổ Nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác bị xúc phạm” đăng tải trên mạng, đài BBC có bài phỏng vấn chị. Hàng trăm bạn đọc trong và ngoài nước, trong đó có nhiều trí thức tên tuổi và cương trực, bày tỏ kính phục, ngưỡng mộ nhân cách cao cả, khí phách phi thường của chị. Không ít “mày râu” thổ lộ tự lấy làm hổ thẹn trước một “quần hồng” Kim Chi, hết dám nghĩ phận đàn bà, “xướng ca vô loài”. Nhiều người biết ơn chị can đảm thét lên từ lồng ngực đất nước bị đè nặng lâu nay bởi khốn khó, nguy cơ giặc trong, thù ngoài. Đó cũng là tiếng lòng của hàng triệu con dân đất Việt. Rõ ràng, đây không chỉ đơn thuần chuyện nghệ sĩ với danh hiệu khen thưởng.

 

Có người gọi đây là sự kiện “sấm sét giữa trời quang”, làm không ít trí thức, văn nghệ sĩ – vẫn chỉ chăm chăm tỉa tót cho “bộ lông cánh” của họ – giật mình, thất kinh.

 Trợn mắt xem khinh nghìn lực sĩ

Ở nửa bên kia của cuộc đời, nữ nghệ sĩ hẳn không tường tận số phận bị khủng bố, đọa đày, trù dập, hành hạ đủ kiểu hèn hạ và ti tiện nhất suốt nhiều thập niên của rất nhiều văn nghệ sĩ tài hoa và gia đình, thậm chí cả con cháu, bạn hữu họ, chỉ vì muốn phản ánh sự thật, tự do tư tưởng, đề cao nhân phẩm… qua cái gọi là vụ án “Nhân văn – Giai phẩm”; tai nạn giao thông “khó hiểu” của vợ chồng Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh bạc mệnh… nhưng khi BBC đề cập đến hiểm họa bị trả thù, hãm hại hèn hạ, Kim Chi – từng 10 năm bom đạn ở chiến trường miền Nam – bộc bạch: “mọi cái bây giờ nhẹ như lông hồng. Vì tôi muốn sống ngay thẳng, sống cho tử tế”.

Chị bảo chị là công dân, “có quyền thích hay không thích, mà không thích thì không nhận”. Nhiều người nghĩ, không đơn giản vậy. Không thích, chỉ cần “tế nhị” (như nhiều nghệ sĩ khác) nại lý do muốn nhường, đại loại như thấy đồng nghiệp khác xứng đáng hơn…

Đồng ý để các bạn trẻ post lá thư lên facebook, có lẽ chẳng quá lời khi nói Kim Chi có cái dũng của kẻ dám “trợn mắt xem khinh nghìn lực sĩ” (Lỗ Tấn).

Hãy đặt thái độ của chị bên cạnh động thái của không ít mày râu văn nghệ sĩ, trí thức có danh, cam chịu buông bút tắt tiếng lòng, thậm chí nhiều người “sám hối” – tự sỉ vả vô lối, vu khống đồng nghiệp, mong qua cơn bĩ cực Nhân văn – Giai phẩm. Chưa bàn đến đám “văn nô chém cả tuần không hết”, leo lẻo đầu độc nhân dân, bưng bô hót giọng “tiếng đầu lòng, con gọi Xtalin”.

Hãy đặt thái độ của chị bên cạnh động thái bi hài vừa qua của tổng bí thư, chủ tịch nước, tập thể bộ chính trị, ban bí thư, trung ương đảng “quần nhau” suốt mấy tháng ròng, mà chẳng thể xử lý kỷ luật, thậm chí không dám nêu đích danh, chỉ ỡm ờ “một đ/c trong bộ chính trị”, hay “đ/c X”! Đó là chưa bàn đến những hành động của các nhân vật cấp cao, của báo chí vì “kỵ húy” tránh gọi thẳng tên kẻ thù Trung Quốc xua quân xâm lược, bắn giết, chèn ép dân ta; và cả với sự kiện này, giả điếc trước “sấm sét giữa trời quang”.

 Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng

Nếu chỉ nhìn nội dung khước từ chữ ký thủ tướng, hẳn có người muốn chụp lên chị cái mũ “quá khích”, hoặc muốn nổi danh, chơi trội.

Hãy lắng nghe chị bộc bạch: “Phù du hết! Tôi thế này là may mắn lắm rồi, đồng đội có người còn đi mãi, không về”. Chị không quên ơn hội Điện ảnh từng quan tâm, dù lớn, dù nhỏ: “ủng hộ tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, cá nhân xuất sắc năm 2011, được tham dự Trại viết điện ảnh năm 2011. Hội viên hội Điện ảnh có hàng nghìn người, tôi nghĩ mình được quan tâm như thế cũng đã nhiều, và tôi thấy vui. Nếu Hội khen tôi, có chữ ký anh Xuân Hải, chị Hồng Ngát, chị Cẩm Thúy (lãnh đạo Hội- TG) thì tôi cũng đã thấy vui và hạnh phúc lắm rồi – tôi nói thật tình từ lòng tôi. Tuy các anh, các chị không quyền cao chức trọng gì, nhưng là đồng nghiệp thân thương của tôi. Được đồng nghiệp có tâm – tài khen ngợi, mới thật là điều vinh dự”.

Ấm áp trân trọng đồng nghiệp, khiêm nhường và can đảm hiếm có; chắc chắn cái mũ “qúa khích” hay “chơi trội” không hợp với cái đầu cứng hơn gang thép cùng trái tim hồn hậu của chị.

 Xin đừng khắt khe

Bên cạnh đa số cảm kích, khâm phục, cũng có người chỉ trích khi nghe chị nói với BBC: “Tôi cũng nói thẳng, tôi là nghệ sĩ cộng sản chính hiệu. Và cho tới bây giờ, trái tim tôi là tim của một người cộng sản, mong đất nước này sẽ được hòa nhập được với thế giới, tốt đẹp hơn, giàu có hơn, và dân không khổ nữa”.

Xin hiểu Kim Chi, theo quan niệm của chị, đã là người cộng sản là phải sống và cống hiến sao cho xứng đáng với lý tưởng mà chị trân quý. Chính vì vậy, chị mới thẳng thắn bày tỏ không muốn nhìn thấy trong nhà chị có cái chữ ký của một người có cái danh ủy viên bộ chính trị ĐCSVN, nhưng làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân.

Trên thực tế, không ít người chống cộng gắt gao nhất, cũng nhìn nhận nét nhân văn cao đẹp của lý tưởng cộng sản (“lý tưởng” thôi nhé!). Xin phân biệt thật rành rẽ sự khác biệt như ánh sáng với bóng tối, như nước với lửa, như thiện với ác, giữa tính nhân văn của lý tưởng cộng sản với luận điệu tuyên truyền bịp bợm, mị dân của những kẻ khoác áo cộng sản, nhưng độc tài, cơ hội, tham nhũng, bất tài, dốt nát, trơ trẽn tham quyền cố vị, vô cảm – đè đầu bóp cổ nhân dân, kìm hãm đất nước, cốt vinh thân phì gia, cùng cái gọi là “chủ nghĩa xã hội hiện thực” hết sức méo mó như họ từng và đang áp đặt ở nhiều quốc gia.

Mặt khác, nữ diễn viên – đạo diễn Nguyễn Thị Kim Chi đâu phải triết gia, hay nhà nghiên cứu xã hội học, để có thể/và cũng không phải dịp thích hợp để dài dòng về chủ nghĩa cộng sản dưới con mắt kinh tế – chính trị học trong việc này.

Chỉ chừng nửa trang giấy A4, một cách thẳng thắn, dễ hiểu và trách nhiệm với nhân dân, với đất đất nước, nữ nghệ sĩ đáng kính nói được điều cốt tử hệ trọng của nhân dân và đất nước (không cần quá thông minh để hiểu ẩn ý phía sau những câu, chữ súc tích trong lá thư – câu hỏi: tại sao một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân, vẫn chễm chệ ghế Thủ tướng?), mà hàng chục cuộc họp, hàng vạn trang nghị quyết, hàng nghìn buổi diễn thuyết vô bổ, rối rắm, vẫn không bật ra nổi.

Xứ ta, nghệ sĩ, trí thức phẩm trật mũ cao áo dài lòe loẹt đông như châu chấu, mấy người làm được như chị? Thậm chí, sau sự kiện Kim Chi, mấy ai lặng lẽ (chỉ “lặng lẽ” cũng tốt) tháo xuống, đem đốt cái “của nợ” đã “trót” treo lên? Rồi đây, mấy ai khước từ trước tình huống tương tự? Rồi đây, có giảm đáng kể kẻ bon chen, chạy chọt lo lót mua danh phù phiếm? Khó nói trước, nhưng chắc chắn không ít người chẳng lấy làm vênh vác có được những chứng chỉ “vinh danh” tương tự.

Cùng cảnh chị, là học sinh miền Nam tập kết, rồi người lính Sư đoàn 304, may mắn trở về từ “cối xay thịt” Quảng Trị – B5 1972, người viết bài này tự hào là đồng đội thời thanh xuân đẹp nhất của chị – chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Nơi sâu thẳm trái tim tôi, cái tên Nguyễn Thị Kim Chi lấp lánh trong số rất hiếm Nghệ sĩ cao quý đích thực của Nhân dân …

V.V.T.

Thư  từ chối Thủ tướng khen của đạo diễn NTKChi

Like this:

Be the first to like this.

Bài viết này được đăng vào 11/01/2013 lúc 19:51 và tập tin được lưu ở Dân chủ/Nhân Quyền, Văn hóa, Đảng/Nhà nước. Bạn có thể theo dõi các phản hồi của bài viết này thông qua RSS 2.0 dòng thông tin. Bạn có thể Để lại lời nhắn, hoặc trackback từ trang của bạn.

8 phản hồi to “1543. Hiện tượng Kim Chi”

  1. Giang đã nói

    11/01/2013 lúc 20:30 “Xin phân biệt thật rành rẽ sự khác biệt như ánh sáng với bóng tối, như nước với lửa, như thiện với ác, giữa tính nhân văn của lý tưởng cộng sản với luận điệu tuyên truyền bịp bợm, mị dân của những kẻ khoác áo cộng sản, nhưng độc tài, cơ hội, tham nhũng, bất tài, dốt nát, trơ trẽn tham quyền cố vị, vô cảm – đè đầu bóp cổ nhân dân, kìm hãm đất nước, cốt vinh thân phì gia, cùng cái gọi là “chủ nghĩa xã hội hiện thực” hết sức méo mó như họ từng và đang áp đặt ở nhiều quốc gia”. Đúng! quá đúng! những người cộng sản chân chính vẫn luôn ngẩng cao đầu vì họ luôn và sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng cao đẹp – lý tưởng phục vụ nhân dân. Cảm ơn anh Basam đã nói giúp!

  2. Lãng Tử đã nói

    11/01/2013 lúc 20:25 Đáng mặt con cháu của bà Trưng , bà Triệu …..

  3. manh hung đã nói

    11/01/2013 lúc 20:23 Đúng là ấm sét giửa trời quang,mặc dù chị nói như vậy nhưng tôi lo cho chị lắm !với hàng ngàn bồi bút chúng nó sẻ đi lục tung đời tư của chị như Bùi hằng ,cái chính thể nầy là như vậy đó ông 4 Sang và ông trọng ạ ,hảy lắng nghe lời nói từ trái tim nói thay cho hàng triệu người dân VN để mà cúi mặt và xấu hổ cho nhửng người gọi là lảnh đạo đảng ,công lao cha ông gây dựng bây giờ các ông đua nhau đổ ra biển đông cho tàu chệt hết ,tội ác khủng khiếp đối với nhân dân VN ,từ boxit tây nguyên đổi lấy thác bản gióc ,rồi củng đem cúng vào cái lổ của gái hết ,thật là trời cao có mắt.cầu chúc chị sống an lành dù có việc gì xảy ra cho chị dẩu không mong muốn ,nhưng người dân VN đời đời sẻ không quen chị khi viết sử về VN trong giai đoạn nầy

  4. ĐĂNG QUANG đã nói

    11/01/2013 lúc 20:21 Bài này rất đáng để treo lên đầu trang vài ngày,bác Ba Sàm ạ.

  5. Nhan đã nói

    11/01/2013 lúc 20:14 “tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo Đất nước, làm khổ Nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác bị xúc phạm”. Rất chính xác, sâu sắc, súc tích và dễ hiểu.
    Tôi thật sự khâm phục nghệ sỹ Kim Chi! Sẽ rất nhiều người ủng hộ nghệ sỹ Kim Chi.

  6. Thạch Thảo đã nói

    11/01/2013 lúc 20:07 Vô cùng khâm phục nhân cách đạo diễn điện ảnh Nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, chị xứng đáng với sự TRỌNG THỊ của mọi người, khi kihông sợ hãi sẽ bị trả thù hèn hạ, điều mà ngay bản thân Tôi cũng luôn sợ, sự tàn ác của cộng sản.

  7. Dân Đen SG đã nói

    11/01/2013 lúc 19:57 Ủng hộ nghệ sỹ Kim Chi, đả đảo thằng 3d.

  8. Cầm Quyền Bất Hợp Pháp đã nói

    11/01/2013 lúc 19:55 Hoan hô chị Kim Chi, chúc chị nhiều sức khỏe và hạnh phúc nha!

Bản lĩnh Việt Nam trước thử thách an ninh chủ quyền – ĐV

11 Th1
 
Cập nhật lúc 05:57, 11/01/2013

Bản lĩnh Việt Nam trước thử thách an ninh chủ quyền

(ĐVO) – “Kim tự tháp Ai Cập không xây được trong một đêm”, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam không phải trong một ngày mà có.

Trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược, dân tộc ta phải đối đầu với những kẻ thù hùng mạnh, đông gấp bội. Không muốn làm nô lệ thì chỉ còn cách dám đánh, biết đánh, biết thắng. Đây có lẽ là nguyên nhân chính hình thành nên bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam.  

Chiến tranh du kích, lối đánh du kích gần như là lối đánh sở trường của Việt Nam, nhưng, không có nghĩa trong lịch sử chiến thắng oai hùng của Việt Nam chỉ có những trận chiến mang tính nhỏ lẻ của lối đánh du kích mà luôn luôn có những trận quyết chiến chiến lược để kết thúc chiến tranh.

Ảnh nóng: Hải Quân Việt Nam uy vũ làm chủ trang bị mới

Tuy nhiên, lịch sử cũng cho thấy những trận quyết chiến chiến lược mang tính đối kháng cao như trận 10 vạn quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, đánh tan 30 vạn quân Thanh là rất hiếm. Chỉ đến thời đại Hồ Chí Minh, trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, quân đội NDVN đã tiến hành 2 cuộc quyết chiến chiến lược mà tính đối kháng rất cao, đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam ở một tầm cao mới.

Điện Biên Phủ – Quân Pháp đã xây dựng ở đó một tập đoàn cứ điểm “bất khả xâm phạm” thách thức Việt Nam tấn công. Tính đối kháng và quyết liệt đến mức Bác Hồ xác định “nếu ta thua là hết vốn”.

Chiến hạm Lý Thái Tổ của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Chiến hạm Lý Thái Tổ của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm là ông de Castries luôn huênh hoang, rải truyền đơn “mời tướng Giáp” đến để tấn công. Tướng Giáp đã đến và với 56 ngày đêm, quân Pháp thất thủ, tướng de Castries bị bắt làm tù binh. Việt Nam ghi điểm tuyệt đối. Không những những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới mà ngay kẻ thù thua cũng “tâm phục khẩu phục”. Thua là thua bởi bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam.

Trận thứ 2, đánh trả cuộc tập kích chiến lược đường không của Mỹ từ ngày 18 – 28/12/1972 trên bầu trời Hà Nội.

Không “lịch sự” như Pháp, bằng tất cả các phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại nhất của thế kỷ 20, đặc biệt là “pháo đài bay B52 bất khả xâm phạm” Mỹ dùng một số lượng lớn tập kích vào Hà Nội của Việt Nam khủng khiếp nhất, tập trung nhất trong lịch sử chiến tranh.

Mỹ tuyên bố đưa Việt Nam vào thời kỳ đồ đá” để buộc Việt Nam đến Pa-ri ký giấy đầu hàng. Có thể nói trận này, Mỹ áp đặt lối chơi, thời gian và địa điểm, bất chấp Việt Nam có chống trả hay không thì thắng lợi của Mỹ dễ như đi dạo.

Tính đối kháng là một mất một còn. Việt Nam không thể rời Thủ đô trở lại Tân Trào như năm 46 hoặc “chắc thắng thì đánh, không chắc thắng thì thôi” như trong trận Điện Biên Phủ. Việt Nam không còn con đường nào khác là phải chấp nhận trận chiến.

Rốt cuộc, kết quả Việt Nam đã thắng, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”. Thua trận, Mỹ không còn lý do cho rằng Việt Nam lẫn tránh, toàn chơi du kích, mưu mẹo lừa lọc…mà “tâm phục khẩu phục”…Hơn ai hết, Mỹ hiểu rằng, để chịu đựng hàng ngàn tấn bom đạn, để vít cổ siêu đài bay Hoa Kỳ thì chỉ có bản lĩnh, trí tuệ. Cũng như Pháp, Mỹ thua là thua bởi bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam.

Có thể nói, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam trong chiến tranh BVTQ đã được hun đúc, vun đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác, là kết tinh của lòng yêu nước căm thù giặc. Bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Hình ảnh Lục quân, Không quân VN diễn tập cực lớn

Bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam trước nguy cơ, thách thức an ninh chủ quyền

Hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động. Đặc biệt là tình hình biển Đông đang tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định rất khó lường, thách thức đến an ninh chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Trong tình hình đó, một lần nữa, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam đã thể hiện và phát huy cao độ trước các nguy cơ, thách thức.

Đó là bản lĩnh vững vàng của Đảng CS Việt Nam, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Đảng đã tự phê bình nghiêm túc thẳng thắn những yếu kém, khuyết điểm, kiên quyết làm trong sạch nội bộ để vẫn mãi là “nguyên nhân mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”.

Bản lĩnh Việt Nam là sự bình tĩnh, tự tin trước âm mưu thâm hiểm của các thế lực thù địch, trước những hành động hung hăng, hiếu chiến, ngang ngược đe dọa dùng vũ lực của thế lực bành trướng, bá quyền nước lớn.

Bản lĩnh Việt Nam là yêu chuộng hòa bình, một nền hòa bình không lệ thuộc, một nền hòa bình mà toàn vẹn chủ quyền không bị xâm hại, kiên quyết đấu tranh vì hòa bình dù chỉ còn cơ hội mỏng manh, nhưng không bao giờ sợ chiến tranh, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Bản lĩnh mà không có trí tuệ chẳng khác nào “hữu dũng vô mưu”. Mỹ thua trận ở Việt Nam nhưng vẫn thẳng thắn cho rằng “Nếu Việt Nam chỉ anh hùng thôi thì Mỹ đã nghiền nát Việt Nam, nhưng Việt Nam còn rất thông minh sáng tạo nên Mỹ phải thua”.

Trí tuệ Việt Nam trước hết là hoạt động đối ngoại khôn khéo để tạo thế trận có lợi trong khu vực, thêm bạn, bớt thù. Đó là sự kết hợp giữa hợp tác kinh tế với an ninh chủ quyền, dựa vào công ước quốc tế, luật biển, cùng với vị trí địa lý của mình, Việt Nam đã biến chủ quyền, quyền chủ quyền thành những địa chỉ đáng tin cậy cho hợp tác kinh tế với bạn bè, đối tác.

Đụng đến Việt Nam là đụng đến bạn bè Việt Nam, cho nên, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế cho Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền không những là lý trí mà còn cả trách nhiệm.

Thế của Việt Nam trên khu vực đã vững chắc, ổn định hơn bao giờ từ trước tới nay. Sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam không đứng một mình mà có nhiều sự ủng hộ quý báu của bè bạn.

Thế lấy lực làm cơ sở, do lực quyết định, cho nên khi không có sức mạnh, tiềm lực quốc phòng thì thế sẽ triệt tiêu. Bởi vậy, trí tuệ Việt Nam là sự sáng suốt, nhạy bén trong công tác tổ chức xây dựng lực lượng, hiện đại hóa Quân đội.

Dù còn nghèo, Việt Nam quyết định đưa “Hải quân, Phòng không –Không quân, Tác chiến điện tử, Radar và Thông tin liên lạc tiến thẳng lên hiện đại”.

Trong chiến tranh hiện đại, một quốc gia hùng mạnh có nền quân sự hiện đại gây ra với một quốc gia nhỏ, năng lực quốc phòng hạn chế gần như có chung một phương thức tiến hành:

Đầu tiên (tác chiến điện tử), tên lửa hành trình từ các tàu ngầm, tàu nổi trên vùng biển mở màn, tấn công vào lãnh thổ nhằm làm cho hệ thống radar phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy liên lạc tê liệt hoặc thiệt hại nặng khiến đối phương như “mù” và “điếc”.

Tiếp theo, không quân xuất kích chiếm lĩnh, thống trị bầu trời săn diệt những mục tiêu quân sự còn lại một cách dễ dàng và đánh phá các trung tâm kinh tế, chính trị, quốc phòng…

Vì vậy, muốn chiến thắng kẻ thù không cách nào khác là phải xây dựng Hải quân, PK-KQ, Tác chiến điện tử, Radar và lực lượng thông tin liên lạc hiện đại, tinh nhuệ thiện chiến. Đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ, hướng phòng thủ sống còn của Việt Nam trước một cuộc chiến tranh xảy ra trong tương lai.

Trí tuệ Việt Nam là không để Tổ Quốc bị bất ngờ mà trước hết là không bị bất ngờ về tầm chiến lược. Đó là sự chủ động chiến lược, là nắm chắc âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, các hình thái chiến tranh trong tương lai, từ đó sẽ có kế hoạch tổ chức, xây dựng lực lượng, bố trí lực lượng và chuẩn bị kỹ các cách đánh phù hợp.

Bài học đó chỉ có được từ máu xương mà thế hệ cha anh để lại từ trận Điện Biên Phủ trên không, rất bổ ích cho trí tuệ con cháu.

Trong hải chiến hiện đại, vị trí xuất phát tấn công của địch cũng chính là tuyến đầu của lực lượng phòng thủ. Đây là cơ sở cho chiến lược chống tiếp cận mà một quốc gia nhỏ, yếu tiến hành chống một quốc gia đi xâm lược có tiềm lực quân sự hiện đại.

Trí tuệ Việt Nam là sự nhanh nhạy, vận dụng chiến lược chống tiếp cận theo cách Việt Nam. Đó là mua sắm trang bị vũ khí ít nhưng hiện đại, nhỏ nhưng nhanh, uy lực mạnh bảo đảm sử dụng cho tác chiến hiện đại và hình thức tác chiến phi đối xứng. Hệ thống tên lửa bờ Bastion-P, tàu Gerpad, Su-30MK…là những cái tên đối phương phải nghĩ đến khi dự kiến vị trí xuất phát tấn công.

Chiến lược này Việt Nam đang tiến hành tổ chức thực hiện rất đúng hướng, khôn ngoan, nó sẽ trở nên hết sức lợi hại, sức răn đe ngăn ngừa chiến tranh trên biển không phải là nhỏ và do đó khả năng đương đầu, bảo vệ biển đảo là hoàn toàn có thể.

Có lẽ chưa bao giờ Việt Nam lại có thời gian, bình tĩnh, tự tin chuẩn bị cho phòng thủ bảo vệ Tổ quốc một cách khoa học, lớp lang như bây giờ. Trong điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn nhưng một số lực lượng chủ chốt đối đầu với cuộc chiến tranh nếu như nó xảy ra trong tương lai đã được trang bị vũ khí phương tiện hiện đại có khả năng đủ sức đương đầu.

Tuy nhiên, vũ khí mới chỉ là yếu tố quan trọng, bố trí nó ở đâu, sử dụng nó ra sao, cách đánh như thế nào để nó phát huy hiệu quả, tác dụng…mới là quyết định sự thành bại của của cuộc chiến. Điều này lại thuộc về bản lĩnh, trí tuệ của con người, của một dân tộc.

Thế giới chẳng ai nghi ngờ về bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam. Thế giới đã từng ngưỡng mộ bản lĩnh người Nhật dù cái chết đến gần mà vẫn bình tĩnh, không hốt hoảng khi sơ tán.

Nhưng hơn 10 vạn người Hà Nội bình tĩnh, không hốt hoảng khi cái chết có thể ập xuống lúc nào không biết trong 12 ngày đêm tháng 12/1972, đã thế lại còn vít cổ thần tượng không lực Hoa Kỳ thì bản lĩnh này, trí tuệ này cũng rất đáng tự hào.

Với sự lãnh đạo của một Đảng dạn dày kinh nghiệm trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, với bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam ngày nay, chúng ta tin tưởng rằng Việt Nam đủ sức đương đầu với bất cứ kẻ thù nào.

 

  • Lê Ngọc Thống

Tranh Ngôi Bá Chủ Thái Bình Dương – VHNA

11 Th1

Tranh Ngôi Bá Chủ Thái Bình Dương

  • Email
  • In

Quyển sách “A Contest For Supremacy: China, America and the struggle for mastery in Asia” có thể được xem là viên ngọc hiếm trong số các tài liệu nghiên cứu chiến lược về Á Châu trong thế kỷ 21.

Được ấn hành vào năm 2011, tác giả là giáo sư Aaron Friedberg thuộc trường Đại Học Princeton. Ông từng làm phụ tá ngành an ninh quốc gia cho văn phòng Phó Tổng Thống từ năm 2003-05, và hiện là cố vấn về Á Châu cho ứng cử viên Tổng Thống Mitch Romney.

Đặc điểm của quyển sách là phương thức trình bày cân đối về quan điểm từ cả hai phía Hoa Kỳ và Trung Quốc; phân tích Bắc Kinh theo khuôn suy nghĩ của Á Đông (thay vì lối nhìn lệch lac thường thấy khi người Tây Phương viết về Á Châu). Rất tiếc là tác phẩm được viết vào khoảng năm 2010 nên không được cập nhật trong hai năm gần đây tức là lúc Hoa Lục thay đổi thái độ trở nên quyết đoán rỏ rệt tại hai khu vực Đông và Nam Thái Bình Dương.

Một điểm dù chỉ thoáng qua trong sách nhưng lại khiến người viết suy nghĩ rất nhiều (trang 123) là về hai lề lối khác nhau để tiếp cận vấn đề giữa Âu và Á. Khi hoạch định chiến lược Tây Phương đặt ra mục tiêu trước rồi từ đó tìm phương thức để đạt đến hiệu quả. Trái lại Á Châu luận bàn về Thời Thế (tác giả dịch là Propensity of Things) rồi sau đó mới tìm cách ứng xử cho phù hợp. Điều này cũng giống như một thuyền trưởng lèo lái con tàu phải biết hướng gió, nước và theo đó chọn lựa hành trình thuận lợi nhất.

Nhận xét này khiến người viết nhớ lại hai câu mở đầu và kết thúc trong Tam Quốc Chí: “Phàm cái thế lớn của Thiên Hạ đến tan rồi hợp, hết hợp rồi tan” – nên phân tích nói trên của tác giả Aaron Friedberg (và triết gia người Pháp Francois Julien) chứng tỏ một sự hiểu biết sâu xắc về Á Châu. Người viết xin khai triển rộng ra cách nhìn nói trên với ba yếu tố Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hoà.  

Bắc Kinh hiện đánh giá họ đang có Thiên Thời và Địa Lợi: năng lực sản xuất và cán cân kinh tế đang di chuyển ồ ạt theo một trào lưu không thể thay đổi từ Âu sang Á chắc chắn sẽ làm xoay chuyển bàn cờ tại Thái Bình Dương theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc. Nhiều nhà nghiên cứu người Hoa dự đoán rằng năm 2020 là lúc mà Trung Quốc tiến lên vi trí ngang hàng với Mỹ tại Thái Bình Dương (trang 152) vì họ nắm rất nhiều lợi thế trong ngắn và trung hạn.

Nhưng khiếm khuyết của Trung Quốc – mà tác giả đã phân tích kỹ lưỡng (trang 243) và người viết xin diễn giải rộng ra theo khuôn nhìn Á Đông – là không thuận Nhân Hoà. Do chính sách một con Hoa Lục sẽ phải đối diện với nạn lão hoá ở mức độ chưa từng thấy. Cơ chế chính trị đơn đảng dù đã thúc đẩy được nền kinh tế tăng trưởng liên tục 10% trong vòng 20 năm năy nhưng sẽ trở thành một trở lực cho phát triển vì sanh ra những mâu thuẩn cơ bản trong xã hội như bóp chết tư duy, đào sâu khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn tham nhũng bè phái và hũy hoại môi trường. Bắc Kinh sẽ bị thách thức để chi tiêu nhiều hơn vào quốc phòng nhằm hổ trợ cho chính sách ngoại giao bành trướng và duy lợi (mercantile). Trung Quốc là một người khổng lồ không có bạn và thiếu trái tim, nên rồi lịch sử trong dài hạn lại sẽ nghiên về trào lưu nhân bản thuận lợi cho Hoa Kỳ.  

Trên đây là kết luận mà người viết rút tỉa sau khi đọc nhưng quyển sách “A Contest for Supremacy” hoàn toàn không dòng dài ở các tranh luận trừu tượng. Trái lại tác giả Aaron Friedberg đã đưa ra nhiều dữ kiện thực tế giải thích cho chính sách của Mỹ từ 30 năm nay, và nhận xét rằng liên hệ giữa hai nước có thể được đánh giá theo các mốc thời gian:

  • Tranh chấp Nga Hoa dẫn đến việc Mỹ-Trung thiết lập bang giao bắt đầu vào thập niên 1970
  • Chiến Tranh Lạnh kết thúc và Liên Bang Xô Viết tan rả khiến nhu cầu hợp tác chiến lược Mỹ-Trung không còn cần thiết nửa.
  • Biến cố Thiên An Môn làm nổi bật trở lại mâu thuẩn cơ bản giữa hai nền tảng xã hội. Trung Quốc xem nền chính trị đơn đảng là cứu cánh cho ổn định và phát triển, đồng thời đánh giá diễn tiến hoà bình như âm mưu khuynh đảo của Hoa Kỳ nhằm làm trì trệ Hoa Lục. Trong khi đó Tây Phương quản bá dân chủ như trào lưu tất yếu của nhân loại trong khung cảnh toàn cầu hoá.
  • Các chiến thắng chớp nhoáng tại Iraq (1991) và Nam Tư (1998) khiến Bắc Kinh càng âu lo về một thế giới đơn cực do Hoa Kỳ lãnh đạo
  • Cuộc khủng bố vào tháng 09-2011 làm Mỹ chuyển mối quan tâm chính đến phong trào Hồi Giáo cực đoan, lơ là và tạo điều kiện cho Trung Quốc trổi dậy hoà bình để che dấu sức mạnh của mình theo chính sách “vùi ánh đèn trong đống trấu” của Đặng Tiểu Bình
  • Sự sa lầy của Hoa Kỳ tại Iraq và Afghanistan, và cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007 khiến Trung Quốc tin rằng thời cơ đã đến để tạo thế đa cực – riêng tại Thái Bình Dương là cuộc đối đầu lưỡng cực giữa Mỹ Hoa.

Nhìn vào tương lai khó ai dự đoán được liệu Trung Quốc có tiếp tục tăng trưởng ngoạn mục hay sẽ bị chậm lại; hoặc giới lãnh đạo Bắc Kinh sẽ chủ trương bành trướng hay hợp tác; nên tác giả đưa ra quan điểm Hoa Kỳ dù hy vọng diễn biến thuận lợi nhưng phải chuẩn bị cho tình thế xấu nhất (hope for the best, plan for the worst). Ngay bây giờ những bước hoà hoãn có thể bị Trung Quốc (và các nước Á Châu) cho là yếu đuối và tăng cường tham vọng theo đánh giá này.

Hai nhận xét đáng suy nghĩ là cho dù Nam Hàn cùng Đài Loan đều là đồng minh thân tín của Hoa Kỳ nhưng Bắc kinh sẽ tìm mọi cơ hội để phá vỡ hai mốc xích đó. Giả sử Bắc Hàn sụp đổ Trung Quốc có cớ áp lực kinh tế lên Nam Hàn với lý do rằng sự hiện diện của lính Mỹ không còn cần thiết nửa. Đối với Đài Loan do quan hệ máu mủ (chẳng hạn như đòi chủ quyền cho người Hán tại Biển Đông) và thương mại nên việc thống nhất vẫn có thể xảy ra, khi đó Hoa Lục mở được hải lộ nhìn thẳng vào Thái Bình Dương. Trong hoàn cảnh này Nhật bị cô lập, nếu không còn tin vào cánh dù che chở của Mỹ thì bắt buộc phải tự trang bị vũ khí nguyên tử chớ khó lòng chấp nhận thần phục Trung Quốc. Theo người viết chúng ta có thể phân tích kịch bản nói trên trên căn bản Thiên Thời – Địa Lợi – Nhân Hoà, liệu dân chúng Nam Hàn và Đài Loan có sẽ chấp nhận đổi chác nền dân chủ cho quyền lợi kinh tế và an ninh hay không?

Để kết thúc người viết nhận thấy quyển sách nêu lên một từ ngữ đáng chú ý là Beijingtology, tức là môn học về Bắc Kinh. Trong Chiến Tranh Lạnh Hoa Kỳ có ngành Kremlinology để nghiên cứu về các nhân vật, phe phái và cách thức quyết định của Điện Cẩm Linh, hai chuyên gia nổi tiếng nhất nơi đó là ông Zbigniew Brzezinsky và bà Condoleeza Rice vốn đều là Cố Vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Với tầm quan trọng của Trung Quốc thì mộn Bắc Kinh Học có thể sắp hình thành, khi đó hy vọng rằng sẽ có nhân tài người Mỹ gốc Việt hay từ Việt Nam tham dự để đóng góp sở trường của mình.   

 

Aristoteles và sự quản trị tri thức – VHNA

11 Th1

Aristoteles và sự quản trị tri thức

  • Email
  • In

Trong lịch sử cổ kim, không có ai tích luỹ nhiều tri thức trong thời đại mình bằng Aristoteles (384-322 tr. CN). Không chỉ tích luỹ, ông còn góp phần quyết định trong việc khai sinh ra chúng. Tri thức nhiều quá dẫn tới việc làm sao quản trị nó. Ngày nay, việc quản trị tri thức càng quan trọng và không chỉ đặt ra cho các công ty, xí nghiệp mà cho từng cá nhân và cả xã hội.

Vấn đề lớn nhất của sự quản trị tri thức là: những thông tin và sự kiện chỉ thực sự hữu ích khi được đặt trong toàn cảnh của một nhận thức tổng hợp, của những nhiệm vụ, mục tiêu của người sử dụng. Đâu phải là thời thượng khi trong hầu hết các nước, những “think-tank” liên tục ra đời, khi ngày càng nhiều những tổ chức, xí nghiệp thành lập bộ phận chuyên môn với các chức danh mới mẻ về quản trị tri thức. Quản trị tri thức đã trở thành một phương pháp quản lý hệ trọng. Một cá nhân, một xã hội cũng nhất định sẽ tụt hậu nếu không biết đến nó. Và nó cũng chỉ được đặt ra một khi số lượng tri thức trở nên quá lớn và phức tạp. Aristoteles có lẽ là người đầu tiên phải giải quyết vấn đề này, bởi hơn ai hết, chính ông đã… tạo ra nó!

Thanh xuất ư lam

“Màu xanh từ màu chàm mà ra nhưng xanh hơn chàm, băng từ nước mà ra nhưng lạnh hơn nước” Thanh xuất ư lam nhi thắng ư lam, băng xuất ư thuỷ nhi hàn ư thuỷ – người xưa thường dùng cách ví von ấy để khen trò hơn thầy. Đó đúng là trường hợp của trò Aristoteles với thầy Platon. Aristoteles là một “vạn thế sư biểu” của phương Tây về mặt tri thức. Suốt hàng nghìn năm, và ở nhiều lĩnh vực, chẳng hạn, sinh vật học, cho đến tận thế kỷ 19, phương Tây xem trọng những lời “Aristoteles đã dạy rằng” không khác gì “Tử viết” ở ta, kể cả những… sai lầm hiển nhiên!

Hầu như không có lĩnh vực khoa học và nghệ thuật quan trọng nào không được ông quan tâm hay góp phần xây dựng nên: vật lý, hoá học, sinh vật học, động vật học, thực vật học, tâm lý học, chính trị học, sử học, đạo đức học, lý luận văn học, tu từ học và nhất là logic học. Những nghiên cứu bao quát, vượt ra khỏi các chuyên ngành thì được gọi là siêu hình học, một môn học nền tảng của tư duy Tây phương. Từ đó ông cũng trở thành tiếng nói thẩm quyền trong cả tôn giáo và thần học.

Đức hạnh của lý trí và đức hạnh của tính cách

Tri thức là kinh nghiệm có tổ chức. Do đó, nó vừa xuất phát từ kinh nghiệm, vừa vượt lên trên kinh nghiệm: “Ta tin rằng việc biết và hiểu thuộc về “nghệ thuật” hơn là thuộc về kinh nghiệm, và ta xem người nắm vững “nghệ thuật” là thông thái hơn người dày kinh nghiệm, bởi chính sự thông thái mới mang lại cho con người thước đo của tri thức. Sở dĩ như vậy, là vì người thông thái biết rõ nguyên nhân, còn người chỉ có kinh nghiệm thì không. Người có kinh nghiệm chỉ biết cái như thế nào, trong khi người thông thái thì biết cả cái tại sao nữa”.

Vì thế, cái tại sao hay học thuyết về nguyên nhân là trung tâm của học thuyết Aristoteles. Theo ông, mọi sự biến đổi và phát triển kỳ cùng đều có bốn nguyên nhân. Thứ nhất là nguyên nhân tác động, làm phát sinh một tiến trình. Tiến trình ấy diễn tiến như thế nào, lại phụ thuộc vào hai nguyên nhân khác: đặc tính cấu tạo của nó hay nguyên nhân vật chất, và hình thức biến đổi của nó hay nguyên nhân hình thức. Sau cùng là nguyên nhân thứ tư: nguyên nhân mục đích, xác định mục tiêu của tiến trình (theo nghĩa nguyên nhân và kết quả hay phương tiện và mục đích). Mọi tiến trình đều xâu chuỗi với nhau. Mục đích của tiến trình này lại là phương tiện cho một tiến trình khác để phục vụ cho một mục đích khác nữa. Quan niệm được gọi là “mục đích luận” ấy tất yếu phải đi đến chỗ giả định một nguyên nhân đầu tiên khởi động tất cả và một mục đích tối hậu mà mọi tiến trình đều hướng về. Nguyên nhân đầu tiên và mục đích tối hậu đồng nhất như một vòng tròn khép kín. Không chỉ có con người mới biết đặt ra mục đích, mà mọi sự vật đều có mục đích tự thân. Một tư tưởng độc đáo và sẽ ảnh hưởng sâu đậm đến tư duy về lịch sử vũ trụ cũng như lịch sử con người! Hegel rất tán thưởng tư tưởng này, trong khi triết học hiện đại nghi ngờ và phê phán nó!

Nếu toàn bộ giới tự nhiên là một sự phát triển từ chỗ chưa hoàn thiện đến chỗ ngày càng hoàn thiện, thì quy luật cơ bản được rút ra là: tự nhiên cũng như con người luôn ở trong một diễn trình hoàn thiện dần để thực hiện trọn vẹn đích đến hay sứ mệnh của mình. Nhưng, vì con người là sinh vật hướng đến xã hội, nên chỉ có thể đạt tới cấp độ hoàn thiện và hạnh phúc cao hơn ở trong cộng đồng với những con người khác. Tài năng cá nhân chỉ có thể tồn tại, phát triển và hoàn thiện trong một cộng đồng. Tuy nhiên, khác với thú vật, con người có nhiều khả năng lựa chọn để thi thố tài năng của mình. Nếu thú vật thường chỉ bị ngoại cảnh chi phối và cản trở, thì con người còn có thể bị chính bản thân kìm hãm và gây hại.

Vì thế, theo Aristoteles, để sống tốt và hạnh phúc, cần phải tránh những thái cực. Tiền bạc, quyền lực vừa có thể hữu ích và có giá trị, vừa có thể gây hoạ cho cộng đồng, gieo rắc sự thù địch và huỷ hoại. Xác định mục đích để sống một cách đúng mực ở “trung đạo” là quy tắc vàng của đạo đức học Aristoteles. Khoa học lý thuyết làm việc với “những chân lý không thể khác được”, chẳng hạn, toán học, vật lý học, logic học, siêu hình học. Trong khi đó, khoa học thực hành lại làm việc với thế giới nhân sinh, với “những gì có thể thay đổi và làm khác được”. Đạo đức học và chính trị học thuộc lĩnh vực này, và vì thế, đó là niềm tự hào cho sự tự do và quyền tự quyết của con người.

Như thế, theo Aristoteles, ta có hai đức hạnh: đức hạnh của lý trí và đức hạnh của tính cách. Sáng suốt là kết hợp được cả hai trong những quyết định của mình. Những quyết định lém lỉnh, vì lợi ích nhất thời không tự động là những quyết định tốt. Quyết định tốt là khi nó mang lại lợi ích cho cộng đồng về lâu dài. Muốn thế, quy trình lấy quyết định phải thoả ứng hai tính chất: khoa học và nhân bản. Aristoteles khiêm tốn và thiết thực hơn Platon: hãy tập quyết định sáng suốt từ những việc nhỏ! Ta học được gì từ Aristoteles cho sự quản trị tri thức ngày nay? Xin hẹn lần sau!

 

 

Thủ tướng Nhật chọn thăm Việt Nam trước Mỹ

11 Th1

Thủ tướng Nhật chọn thăm Việt Nam trước Mỹ

– Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đến Việt Nam tuần tới trong khuôn khổ chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức.

Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều nay ra thông cáo cho hay nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ 16-17/1 tới.

 

Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của tân Thủ tướng Nhật Bản
 

Ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay, hai Thủ tướng sẽ trao đổi phương hướng nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư.

Hai Thủ tướng cũng tuyên bố khai mạc năm hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản 2013 kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Thủ tướng Shinzo Abe cũng sẽ có các cuộc gặp lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam.

Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong khuôn khổ chuyến công du Đông Nam Á của Thủ tướng Shinzo Abe, kéo dài từ 16 đến 19/1, tới ba nước Việt Nam, Indonesia và Thái Lan. 

Hôm 8/1, truyền thông Nhật cũng đã đưa tin Tân Thủ tướng Abe sẽ tới Đông Nam Á trước tiên, dù trong chiến dịch tranh cử ông Abe nói sẽ tới thăm Mỹ trước bất cứ quốc gia nào khác.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 10/1 cho hay, các nước mà Thủ tướng Abe tới thăm là các quốc gia hàng đầu trong tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á, và Nhật Bản cần mở rộng quan hệ kinh tế với khu vực này.

“Điều quan trọng là tăng cường hợp tác với các nước ASEAN để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Ông Suga còn nhấn mạnh rằng, các nước này có tầm quan trọng chiến lược với Nhật Bản.

Linh Thư – Thái An

 

‘Cho hốt liền, không nói nhiều’

11 Th1

‘Cho hốt liền, không nói nhiều’

– Tại hội nghị Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước do UBND TP Đà Nẵng tổ chức hôm nay (10/1), tân Trưởng Ban Nội chính TƯ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng tuyên bố không khoan nhượng với tham nhũng.

Ông Nguyễn Bá Thanh nói ông không còn nhiều thời gian ở Đà Nẵng, không còn dịp nào để phát biểu tại các cuộc họp của TP, vì phải nhận nhiệm vụ mới.

Ông nhấn mạnh, việc quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước cần sự gác cửa của Sở Xây dựng và GTVT.

Về việc đấu thầu các công trình, “xem mấy ông yếu kém không có đủ năng lực thì kiên quyết không cho đấu thầu. Mấy ông yếu về mặt tài chính mà cứ cho đấu thầu, nhận xong làm ầu ơ ví dầu biết đến bao giờ mới xong. Tốt nhất là nên loại ngay. Yếu thì đừng cho ra gió”, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu.

 

Ông Nguyễn Bá Thanh: Làm ăn kiểu vừa làm vừa phá thì chỉ làm đất nước nghèo thêm. Ảnh: Lê Anh Dũng

Lấy ví dụ tuyến đường từ cầu Tuyên Sơn đi Hòa Cầm quá kém chất lượng, chỉ mới đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã xuống cấp, ông nhận định đó là do “giám sát quá kém”. Trong khi tuyến đường từ cầu Tuyên Sơn đi cảng Tiên Sa do nước ngoài giám sát “nên đến bây giờ vẫn tốt”. 

“Tôi chỉ so sánh hai con đường đó để cho thấy công tác giám sát của ta có cũng như không. Mấy ông ngồi trong quán cà phê nhìn ra, được dúi cho cái phong bì là im ngay. Thử hỏi làm sao cho chất lượng. Còn giám sát nước ngoài, nhà thầu làm ẩu là bắt đào lên làm lại, chết liền”, Bí thư Đà Nẵng nói.

Ông nêu đích danh từng ban quản lý các công trình của thành phố yếu kém, đồng thời đề nghị chấn chỉnh ngay công tác cán bộ, kiện toàn bộ máy của các ban quản lý công trình.

Nói đến tham nhũng, ông Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: “Sắp tới tôi sẽ rà một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều”.

Như chuyện cán bộ ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng khống giá đất để được vay vốn lớn hơn so với giá trị thế chấp nên để xảy ra nợ xấu ngân hàng. “Hiện cả nước lên tới mấy chục tỉ đô la chứ ít à. Mấy ông đó là phải bắt ngay, không cần đợi có bằng chứng chung chi gì hết”, tân Trưởng Ban Nội chính TƯ nhấn mạnh.

Ông Bá Thanh nói: “Làm kinh tế phải đóng góp xây dựng, phải làm cho xứng đồng tiền bát gạo để chăm lo đời sống cho nhân dân. Chứ làm ăn mà kiểu vừa làm vừa phá như vậy thì chỉ làm đất nước nghèo thêm”.

Vũ Trung