Lưu trữ | 10:30 Chiều

Khởi tố bầu Kiên thêm 2 tội danh và bắt 2 đồng phạm – vietstock/BS

18 Th9

Khởi tố bầu Kiên thêm 2 tội danh và bắt 2 đồng phạm

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với: Trần Ngọc Thanh – Giám đốc và Nguyễn Thị Hải Yến – Kế toán trưởng CTCP đầu tư ACB Hà Nội với vai trò đồng phạm.

* Phiên 18/09: Ai đã kịp “thoát hàng” cổ phiếu ACB và EIB?

 

 

Bị can Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố với Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

 

Ngày 18/9/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có văn bản số 557/C41/C46, thông báo về vụ án Nguyễn Đức Kiên cho biết:

Ngày 17/9/2012, Lãnh đạo 3 ngành Tư pháp Trung ương đã họp nghe Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an báo cáo tiến độ, đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và những người có liên quan, quyết định:

1. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên – Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165- Bộ Luật Hình sự.

2. Ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Kiên về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139- Bộ Luật Hình sự.

Đồng thời ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với: Trần Ngọc Thanh – Giám đốc và Nguyễn Thị Hải Yến – Kế toán trưởng Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội với vai trò đồng phạm. Các bị can đã được dẫn giải về trại tạm giam Bộ Công an để điều tra làm rõ vụ án./.

Bộ công an

1.000 tàu cá Trung Quốc đang tiến về Senkaku/Điếu Ngư – TT

18 Th9

1.000 tàu cá Trung Quốc đang tiến về Senkaku/Điếu Ngư

Tuổi Trẻ

TTO – Đài truyền hình trung ương Trung Quốc ngày 17-9 cho biết khoảng 1.000 tàu đánh cá đang tiến đến vùng biển đảo Senkaku/Điếu ngư dưới sự bảo vệ của chính quyền nước này.

>> Mỹ nhất trí bảo vệ Nhật tại Senkaku/Điếu Ngư
>> ‘Chiếm phố Wall’ tái

 

 

“Hạm đội” tàu cá Trung Quốc khởi hành từ cảng cá Thạch Phố ở huyện Hương Sơn, tỉnh Chiết Giang để đến vùng biển đảo Senkaku/Điếu Ngư – Ảnh: Tân Hoa xã

Trang tin CNTV của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho biết ngày 16-9 là ngày cuối cùng trong thời kỳ tạm dừng hoạt động ngư nghiệp quanh vùng đảo tranh chấp với Nhật Bản. Do đó, kể từ hôm nay 17-9, khoảng 1.000 tàu cá sẽ lên đường tới khu vực biển quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư để vào mùa đánh bắt mới.

Chính quyền Trung Quốc cho biết họ đang chuẩn bị các kế hoạch bảo vệ khi đội tàu đánh cá này đến vùng biển đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu tuần duyên ngành ngư nghiệp của Trung Quốc cũng đang chuẩn bị các kế hoạch tuần tra.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc trước đó ra thông báo cho hay vùng biển quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư và các đảo nhỏ lân cận là ngư trường truyền thống của các thế hệ ngư dân ở Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan. Bộ này hối thúc các tàu hải giám tăng cường bảo vệ cho đội tàu cá.

Hôm 14-9, sáu tàu hải giám của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư và đội tàu này sẽ hợp với đội tàu cá để làm công tác bảo vệ.

Hãng tin Kyodo cho biết nếu “hạm đội tàu cá” Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải tranh chấp này, có thể sẽ gây ra xung đột với Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, khiến mâu thuẫn hai nước càng thêm căng thẳng.

Truyền thông Nhật Bản trước đó đã dự tính các chiêu bài của Trung Quốc đối với đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong đó có việc tung ồ ạt các tàu cá tới quấy nhiễu vùng biển này.

Hiện Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản ở khu vực đảo tranh chấp đang được đặt trong tình trạng báo động. Thủ tướng Yoshihiko Noda hôm nay cũng chỉ thị cho các quan chức cấp cao cần cảnh giác khi xử lý các vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đang có chuyến thăm Nhật Bản cho rằng các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp trong hòa bình và cảnh báo những mâu thuẫn chủ quyền ở khu vực châu Á có thể đẩy Trung Quốc và các nước trong khu vực đến bờ vực chiến tranh.

PHAN ANH

Mỹ sẽ kiện Trung Quốc ra WTO – VOA

18 Th9

Mỹ sẽ kiện Trung Quốc ra WTO

 

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama

 
 Tin liên hệ
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay sẽ nộp đơn kiện Trung Quốc về việc chính phủ nước này trợ giá cho ngành công nghiệp xe hơi.

Các giới chức chính quyền cho hay Tổng thống Obama sẽ loan báo quyết định tại một chặng dừng chân trong cuộc vận động ở bang Ohio, miền tây nước Mỹ.

Tiểu bang trọng yếu trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới này là nơi có cơ sở lớn về sản xuất mà nhiều người đổ lỗi cho Trung Quốc đã làm suy yếu nền công nghiệp của họ.

Chính quyền Tổng thống Obama cho biết sẽ vận động đòi có biện pháp chống Trung Quốc trước Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì Washington cho rằng Bắc Kinh đã trợ giá một cách bất hợp pháp cho các mặt hàng xuất khẩu trong các khu vực chế tạo xe hơi, và các linh kiện xe hơi.

Hoa Kỳ cho biết tập tục này gây bất lợi trong khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Mỹ và khuyến khích việc đưa các công ăn việc làm trong ngành sản xuất qua Trung Quốc.

Loan báo vừa kể được đưa ra giữa lúc ứng cử viên của đảng Cộng hòa Mitt Romeny gia tăng những lời chỉ trích đường lối của Tổng thống Obama về Trung Quốc.

Cả hai ứng cử viên tổng thống đều biến Trung Quốc, nhất là các tập tục thương mại của nước này, thành một đề tài trong cuộc vận động tranh cử.

 

Quản lý di tích – Lỏng lẻo từ trên xuống dưới – Tin Tức

18 Th9

Quản lý di tích – Lỏng lẻo từ trên xuống dưới

Những vi phạm liên tiếp xảy ra ở nhiều địa phương, nhưng câu trả lời của các đơn vị liên quan, từ lãnh đạo địa phương, lãnh đạo sở, cục… đều là “không được báo cáo nên không biết”… Điều này bộc lộ lỗ hổng lớn trong công tác quản lý, trùng tu, tôn tạo di tích, và cũng cho thấy sự lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của các đơn vị liên quan.

Việc sai phạm trong trùng tu nhà Tổ, gách Khánh chùa Trăm Gian diễn ra trong hơn 3 tháng, nhưng cơ quan quản lý lại không hay biết gì, chỉ đến khi báo chí lên tiếng, các cơ quan quản lý mới cấp tập vào cuộc, đình chỉ thi công, kiểm tra liên tục… Lúc đó mới vỡ lở ra nhiều chuyện: Chính quyền xã biết nhưng làm ngơ, thậm chí còn “giúp” nhà chùa thông báo kêu gọi nhân dân đến hạ giải; lãnh đạo huyện thì khẳng định xã không báo cáo nên không biết; rồi Sở VH, TT&DL, Cục Di sản… hết thảy đều khẳng định không nhận được thông báo nên không biết gì. Những điều đó đã bộc lộ vấn đề: Công tác quản lý di tích nói chung và quản lý việc trùng tu nói riêng còn quá nhiều lỗ hổng.

Sự việc tương tự cũng diễn ra tại ngôi đình Ngu Nhuế ở Hưng Yên, phải sau 3 tháng ngôi đình bị phá dỡ, di chuyển, chỉ khi có đơn khiếu kiện của dân, cơ quan quản lý văn hóa mới biết. Trước sự việc đã rồi, Sở VH, TT & DL Hưng Yên vội vàng báo cáo UBND tỉnh Hưng Yên, sau đó UBND tỉnh Hưng Yên mới có công văn gửi Bộ VH, TT&DL, đề nghị cho di chuyển đình Ngu Nhuế để “tránh ảnh hưởng đến quy hoạch và thuận lợi cho các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân”.

 

Khi Thanh tra Bộ VH, TT & DL khẳng định việc di chuyển sang vị trí mới của di tích lịch sử đình Ngu Nhuế chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền là vi phạm Luật Di sản, yêu cầu dừng ngay việc thi công, giữ nguyên hiện trạng đình Ngu Nhuế, rồi Thứ trưởng Bộ VH, TT & DL Lê Khánh Hải có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng ở địa phương và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiêm chỉnh việc tu bổ di tích theo quy định của pháp luật… thì lúc đó, đình cũng đã bị phá dỡ, đình mới dựng lại đã gần xong rồi, việc khôi phục chắc chắn không thể được như xưa.

Sai phạm xảy ra, người quản lý trực tiếp là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm, nhưng các cơ quan quản lý về văn hóa như Sở VH, TT & DL, Cục Di sản Văn hóa… cũng không thể chối bỏ trách nhiệm của mình. Lấy ví dụ từ vụ chùa Trăm Gian, nhà Tổ, gác Khánh của chùa hư hỏng đã lâu, nhà chùa đã có đơn gửi các cơ quan chức năng, báo cáo thực trạng, xin được tu bổ, sửa chữa. Nhưng kiến nghị nhiều lần mà cơ quan quản lý không kịp thời triển khai, thế nên mới dẫn đến việc nhà chùa tự ý tháo dỡ để tránh gây tai nạn cho người đến lễ chùa… Không ít người khi biết chuyện đã xót xa, giá như cơ quan quản lý văn hóa không thờ ơ, tắc trách, giá như cơ quan quản lý sớm vào cuộc thì vụ việc đáng tiếc đã không xảy ra.

Trên thực tế, những chuyện thờ ơ, tắc trách đối với việc bảo vệ di sản như vậy vẫn đang diễn ra. PGS.TS Nguyễn Văn Huy kể một câu chuyện tương tự, đó là di tích lịch sử nhà thờ họ Nguyễn Khả ở Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) từ thế kỷ 17 thời Lê – Trịnh, trải qua một thời gian dài di tích không được tu bổ đã bị xuống cấp trầm trọng, do nền di tích thấp hơn những ngôi nhà xung quanh, mỗi lần mưa nước lại tràn vào gây ngập úng. Mấy năm nay, dòng họ Nguyễn Khả đã trình đơn xin được tu bổ, tôn tạo lại nhà thờ, nhưng vẫn chưa được phép. Thế là dù có kinh phí, cả dòng họ vẫn phải xót xa đứng nhìn di tích của tổ tiên ngày một hư hỏng… Vậy thì ai là người có trách nhiệm trong việc này, nếu không phải là Sở VH, TT & DL Hà Nội, nếu không phải là Cục Di sản…?

Bên cạnh việc thờ ơ, tắc trách, việc phân cấp quản lý những di tích đã được xếp hạng của Bộ VH, TT & DL hiện nay cũng đang có những bất cập, chồng chéo. Theo quy định, trách nhiệm quản lý di tích cấp quốc gia thuộc về cấp xã và cấp sở, nhưng trách nhiệm trùng tu di tích lại thuộc cấp cao hơn là Cục Di sản và Bộ VH, TT & DL, còn địa phương quản lý di tích thì… đứng ngoài cuộc. Chính vì vậy, rất nhiều di tích, nhất là di tích kiểu nhà thờ họ, trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nhưng vẫn phải chờ được ý kiến thẩm định trùng tu của cấp trên, nếu cấp trên không quan tâm, thì di tích cứ tiếp tục… xuống cấp. Chính vì thế nhiều dòng họ hiện nay không muốn nhà thờ của mình trở thành di tích do họ mất quyền chủ động trùng tu, sửa chữa.

Việc các di tích liên tiếp bị xâm hại khi trùng tu trong thời gian qua đã cho thấy sự thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm của những người trông coi di sản, của một số cán bộ từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời bộc lộ lỗ hổng lớn và sự lỏng lẻo từ trên xuống dưới trong công tác quản lý di tích ở nước ta hiện nay. Lỗ hổng này nếu không nhanh chóng được “vá” lại, bằng việc siết chặt công tác quản lý, bằng việc chú trọng giáo dục cộng đồng nâng cao ý thức bảo vệ di sản… thì với tốc độ xã hội hóa không được kiểm soát như hiện nay, chẳng bao lâu nữa nhiều di tích rêu phong cổ kính, giàu giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật sẽ chỉ còn là hoài niệm, và sẽ không còn di tích để trùng tu.

 

Phương Hà

KHÁT KHÔ NGÂM KHÚC – holam

18 Th9

KHÁT KHÔ NGÂM KHÚC

    Lê Khả Sỹ nghe lỏm và ghi chép ở khu ga Chợ Sy 
alt

 

Trên dải đất gió Lào, nắng táp

Đêm mùa hè ngồi ngáp nhìn trăng

Trời ơi, khát đến khô răng

Thấy nguồn hạnh phúc gần bằng củ khoai !

 

Phóng tầm mắt ra ngoài phía bắc

Mà thầm thương các bác Công ty

Thủ đô có khổ ra ri

Có thiếu nước, có kiên trì như đây ?

 

Lại nghĩ đến những bầy gia súc

Cũng quanh năm mệt nhọc như người

Nhưng khi nóng toát mồ hôi

Được ra ao suối ngụp bơi lo gì !

alt

 

Buồn tình mở ti-vi thấy họp

Nhìn mấy quan bộp chộp khoa trương

Nói toàn nhân ái, tình thương

Muốn lên đổ mẻ chan tương mà…cười

alt

 

Bỗng vang vọng tiếng còi tàu đến

Lại vui như con nhện giăng màn

Gửi niềm tin giữa không gian

Tơ lòng nhả hết là tan một đời !

 alt

Chiều 15-9-2012

THÔNG CÁO BÁO CHÍ – neu.edu.vn

18 Th9

 

Thông cáo báo chí về việc phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự cho ông PHILIPP RÖSLER Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ, Cộng hoà Liên bang Đức

Ngày đăng: 15/09/2012 20:34:23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
——————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————————-

 

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
VỀ VIỆC PHONG TẶNG DANH HIỆU TIẾN SĨ DANH DỰ
CHO ÔNG PHILIPP RöSLER
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ,
 Cộng hoà Liên bang Đức

 
Phó Thủ tướng CHLB Đức Philipp Rösler
( Ảnh do Đại sứ quán CHLB Đức tại VN cung cấp)

          Căn cứ Thông tư số 26/2008/TT-BGDĐT ngày 09/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về trình tự, thủ tục phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự; căn cứ Công hàm ngày 28/8/2012 của Đại sứ quán nước Cộng hoà Liên bang Đức tại Việt Nam và ý kiến của các cơ quan Cộng hoà Liên bang Đức; ý kiến chỉ đạo của của Bộ Giáo dục và Đào tạo nước CHXHCN Việt Nam tại Công văn số 5953/BGDĐT-HTQT ngày 11/9/2012; Nghị quyết về việc phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự của Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ngày 07/9/2012; xét những thành tích nổi bật của ông Philipp Rösler – Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ CHLB Đức trong lĩnh vực phát triển kinh tế, nghiên cứu chính sách và đặc biệt là trong việc thúc đẩy hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và CHLB Đức; ngày 12/09/2012, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã ra quyết định phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự cho ông Philipp Rösler.

Ông Philipp Rösler sinh ngày 24 tháng 2 năm 1973 tại Khánh Hưng, Sóc Trăng, Việt Nam, là một chính trị gia xuất sắc của Đảng Dân chủ Tự do (FDP) CHLB Đức. Ông Philipp Rösler tốt nghiệp Đại học Y khoa Hannover năm 1999 và là tiến sĩ chuyên ngành y khoa năm 2002. Tham gia chính trị từ năm 1992, ông Philipp Rösler đã trải qua nhiều trọng trách quan trọng của Bang Niedersachsen (hay Hạ Saxon) và CHLB Đức, là Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Lao động và Giao thông kiêm Phó thủ hiến bang Niedersachsen năm 2009, Bộ trưởng Y tế CHLB Đức từ năm 2009-2011. Ngày 13 tháng 5 năm 2011, tại Đại hội Đảng FDP, Ông Philipp Rösler được bầu làm chủ tịch Đảng FDP và sau đó được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghệ CHLB Đức.

Quan hệ hợp tác giữa CHLB Đức và CHXHCN Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ trở thành quan hệ đối tác chiến lược. Hợp tác về khoa học và giáo dục là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ giữa hai bên. Trường ĐHKTQD, trong những năm qua đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác với các cơ quan và nhiều trường đại học của CHLB Đức. Ông Philipp Rösler đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển hợp tác này.

Việc phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự của trường Đại học Kinh tế Quốc dân là sự ghi nhận những đóng góp nổi bật của ông Philipp Rösler trong hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học – kỹ thuật giữa CHXHCN Việt Nam và CHLB Đức, góp phần tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia. Trường ĐHKTQD tự hào có một thành viên, một tiến sĩ danh dự là một chính trị gia uy tín nổi bật của CHLB Đức và thế giới.

Buổi lễ trao tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự cho ông Philipp Röslerđược tiến hành vào 17h30 ngày 17 tháng 9 năm 2012 tại Hội trường A- Đại học Kinh tế Quốc dân với sự chứng kiến của các quan chức, lãnh đạo cấp cao của Quốc hội CHLB Đức, Đại Sứ quán Đức, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo nước CHXHCN Việt Nam, các các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước.

Nhân sự kiện này, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức họp báo vào hồi 17h00 ngày 17 tháng 9 năm 2012 tại Hội trường A của Trường.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trân trọng thông báo!

Lý lịch Phó Thủ tướng CHLB Đức Philipp Rösler.pdf

 

 

Phải biết dừng, đừng tham quyền cố vị ! – BVB

18 Th9

Phải biết dừng, đừng tham quyền cố vị !

 

 
        Núi Nhỏ (Vũng Tàu)
                                                     * Minh Diện
            Mới đây, trang blog Bvbqd đăng bài của tôi, viết về vụ công dân Lê Phước Huệ bị cướp đất, với tựa đề: “Ông Sáu Dân phản đối thói vừa ăn cướp vừa la làng” (* Đọc LINK cuối bài). Ngay sau khi bài báo post lên mạng, có nhiều bạn đọc hỏi về kết quả giải quyết vụ bà Huệ khiếu kiện đất đai dạo đó kết quả ra sao? Tôi xin trả lời là Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu lúc đó đã chấp hành nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, giải quyết vụ tranh chấp đất của bà Lê Phước Huệ có tình có lý.      
          Liên quan đến vụ giải quyết đơn khiếu kiện này là  một câu chuyện mà tôi không thể quên trong đời làm báo của mình.
           Tôi có người bạn tên Kiên, làm giám đốc Công ty du lịch Vũng Tàu Intoco. Công ty này hồi đó có một Văn phòng đại diện ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa cách Ban đại diện báo Tiền Phong  hơn hai trăm mét. Một buổi sáng anh Kiên gọi điện mời tôi, nói: “Mời bác sang tôi uống cà phê, có người muốn gặp bác nói chuyện”. Tôi đi bộ qua chỗ Kiên và khi hai anh em đang ngồi uống cà phê thì một người dáng đậm, mặt vuông, tóc cắt ngắn như kiểu đầu đinh, mặc bộ  đại cán màu sẫm  đi xe máy tới. Tôi nhận ra ngay đó là ông Nguyễn Minh Ninh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tình Bà Rịa –Vũng Tàu, người mà tôi đã nêu tên trong  nhiều bài phóng sự điều tra về việc lấy quỹ đất đổi công trình và giải quyết các vụ khiếu kiện của dân, trong đó có vụ đất cùa bà Lê Phước Huệ.
         Ông Nguyễn Minh Ninh bắt tay tôi và  hỏi: “Tôi xuất hiện bất ngờ thế này làm Minh Diện ngạc nhiên phải không?”. Tôi nói: “Không ngạc nhiên lắm vì anh Kiên vừa cho biết”.
 
Ông Sáu Dân và Chủ tịch BR-VT Nguyễn Minh Ninh
      Ông Nguyễn Minh Ninh kéo ghế ngồi và nhìn thẳng vào tôi nói: “Tôi được biết Minh Diện cũng  là sỹ quan quân đội chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ,  nghĩa là cùng một mặt trận với tôi. Nên hôm nay tôi đến gặp Minh Diện không phải với danh nghĩa chủ tịch tỉnh gặp nhà báo, mà coi như quan hệ hai thằng lính với nhau, sẽ nói hết nói thẳng như đường đạn, để rồi vẫn là đồng đội của nhau, Minh Diện thấy thế nào?”. Tôi đứng dậy nắm bàn  tay  chắc khỏe của ông Nguyễn Minh Ninh và nói: “Tôi đồng ý !”. Anh Kiên nói là cần phải đi vì có công việc, còn lại mình tôi và ông Nguyễn Minh Ninh. Vừa uồng những tách trà đậm chát ông vừa nói với tôi bằng giọng hết sức chân thành:
          – Mình đi là một thằng bé chăn trâu, đi tham gia kháng chiến từ năm 14 tuổi mới chỉ võ vẽ biết đọc, biết viết. Bấy giờ mơ ước làm một anh tiểu đội trưởng đối với mình cũng rất cao xa không với tới được. Chiến tranh mỗi ngày mỗi ác liệt, đồng đội chết hết lớp này lớp khác, mình cứ  “cày” tới  nhưng may mắn chỉ bị thương mà không chết. Và rồi được cấp trên giao nhiêm vụ từ tổ trưởng tổ ba người, đến tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu toản trưởng … cho đến khi được phong quân hàm cấp tướng. Anh trong đơn vị quen gọi mình là Năm Mắm vì sở thích ăn nước mắm. Từ lúc làm anh lính quèn đến khi trở thành tướng mình vẫn ăn ở cùng đơn vị và không ăn uống hơn anh em cái gì trừ nước mắn chan cơm. Hết đánh Mỹ lại đánh Pôn Pốt, mình chẳng có thời gian đâu mà học hành. Vì vậy khi hòa bình  mình xác định là cởi áo lính về làm ruộng chứ trình độ văn hóa bổ túc lõm bõm chưa hết cấp hai thì không đáp ứng yêu cầu. Nhưng khi ra Hà Nội tập huấn, ông Sáu  Nam ( tức đại tướng Lê Đức Anh ) tới thăm và giao nhiệm vụ. Ông ấy nói: “Các anh đã cầm súng  đánh giặc giải phóng đất nước, thì bây  phải nắm tay nhau xây dựng đất nước. Các anh không thoái thác cho ai được đâu. Tôi không cho các anh rời bỏ vị trí chiến đấu của mình…Và rồi thế là mình phải nhận nhiêm vụ “ kéo cày thay trâu ”. Làm chỉ huy một đơn vị quân đội trong chiến tranh dù cái sống cái chết liền kề nhưng mọi người một lòng một dạ, quyết đánh quyết thắng và chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của cấp trên, phải trái rõ ràng, đồng đội thương yêu nhau thiệt tình. 
 
Trụ sở UBND tỉnh BR-VT
           Nhưng khi làm chủ tịch tỉnh thì phức tạp vô cùng, đường lối chính sách thay đổi, luật pháp chưa rõ rang lại phải xem ý người này, người khác, trên dưới, phe cánh…Mình nghĩ thế này nhưng người khác nghĩ khác, đồng tình có khi không nói ra, mà không làm theo mình… Nhiều lúc mình như lạc vào bát quái trận đồ. Nhất là khi nhìn chung quanh toàn những người có bằng cấp  được đào tạo ở trường nọ viện   kia về…mình đâm ngợp. Và thế là nghe và làm theo những đề xuất của họ, có cái đúng, có cái sai mà hậu quả thì mình gánh hết…”
              Ông Nguyễn Minh Ninh ngừng một lát rồi nói với tôi: “Vừa qua mình có một số cái sai. Ông nện mình chí tử. Theo mình vậy đủ rồi. Bây giờ có còn  gì ông cứ góp ý thẳng  cho mình như hai thằng lính thời chiến tranh với nhau  nói với nhau, mình sẽ tiếp thu”.
           Cử chỉ thân thiện, nụ cười chân tính và thái độ cầu thị như Chủ tịch Ninh đã để lại trong tôi những ấn tượng đẹp. Trong đời làm báo, những cán bộ lãnh đạo như ông Ninh là hiếm thấy. Bởi phần lớn khi người ta đưa lên báo phê phán thì cho là bêu xấu, bôi đen, làm mất uy tín của họ, tự ái lên cao, có khi trả thù vặt. Và họ tức tối, hằm hè, khó chịu với báo chí. Còn ông Ninh lại trực tiếp gặp tôi và tỏ thái độ cầu thị một cách chân thành. Đó cùng là chính trị, tư tưởng, là quan điểm sống, tác phong công tác làm cho người khác mến phục.  
 
         Ông Nguyễn Minh Ninh thẳng thắn góp ý với tôi những chi tiết chưa chính xác trong những bài báo tôi viết và lắng nghe tôi trình bày những thắc mắc của dân. Tôi hết sức chân thành và cũng nhận thấy ông Nguyễn Minh Ninh cũng thực sự cầu thị, không hề muốn xuê xoa cho qua chuyện.
           Chúng tôi chia tay trong sự thông cảm và hiểu nhau hơn. Mấy hôm sau, khi tôi đang ở Hà Nội thì tình cờ găp ông Nguyễn Minh Ninh ra ngoài đó. Ông nói  với tôi ra trực tiếp báo cáo ông Lê Đức Anh và ông Võ Văn Kiệt những việc cần giải quyết trong viêc thực hiên thí điểm lấy quỹ đất đổi công trình ở Bà Rịa – Vũng Tàu và xin ý kiến về giải quyết khiếu kiện của dân.  Khi  ngồi ăn cơm bình dân với tôi ở đường Phan Đình Phùng, ông Năm Ninh bảo: “Đi máy bay nó không cho mang nước mắn, ra ngoài này  không có mắm ăn. Lúc chia tay ông Năm Ninh vỗ vai tôi nói: “Hết khóa này  mình xin nghỉ ông ạ ! Dù các cụ có ép làm mình cũng nghỉ. Không làm đươc thí nghỉ chứ dứt khoát  không tham quyến cố vị”.
             Tôi được biết ông Nguyễn Minh Ninh  đã làm đúng như vậy dù lúc đó ông vẫn là người  được  tín nhiệm cao trong ban lãnh đạo tình Bà Rịa – Vũng Tàu.
            Câu chuyện xảy ra gần hai chục năm rồi nhưng tôi nghĩ nó vẫn còn nguyên giá trị bởi hiện tại chúng ta đang thực hiện Nghị quyết TU 4 về chỉnh đốn đảng. Nếu mỗi cán bộ lãnh đạo đều nhận ra những mặt còn hạn chế, những khuyết điểm, sai lầm của mình, sẵn sàng hạ mình xuống gặp gỡ cấp dưới, tiếp xúc với dân, chân thành lắng nghe mọi người góp ý xây dựng thì chẳng những không mất uy tín mà uy tín còn được lòng dân hơn. Đồng thời những người tự thấy mình hoặc qua phê bình thấy không còn đủ năng lực lãnh đạo thì tự nguyện xin nghỉ để giữ uy tín cho Đảng và cũng thể hiện mình còn có lòng tụ trọng. Làm chính sự  do đạo đức, năng lực, phương pháp, tác phong công tác là thước đo uy tín với quần  chúng. Người lãnh đạo cần biết quy luật chốn “quan trường” là tự khẳng định và cũng tự đào thải.  Khi thấy mình không còn đảm đương công việc, sai lầm đến mức không còn uy tín mà do “tham quyền cố vị” vẫn không chịu dừng thì đó cùng là vết nhục để lại bia miệng đến nhiều đời sau.                                                                                                                     
M D
——————-/
(*) Đọc thêm: 
————————–

Tiến tới Hội nghị TƯ 6: Gay cấn xung quanh một cái ghế – BS

18 Th9

“Các thành viên Chính phủ đã được chỉ đạo phát biểu là ‘cần tiếp tục xin ý kiến và nghiên cứu thêm liên quan đến Chức danh Trưởng Ban Phòng chống tham nhũng’. Tức là chưa kiện toàn Ban này đồng nghĩa với việc Trưởng Ban vẫn sẽ là Thủ tướng.”

“Quốc hội còn đá quả bóng lại chân ông Trọng … thực chất là nói về thể chế hóa Điều 4 Hiến pháp, thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng. Cần có luật cụ thể hóa sự lãnh đạo này, định rõ quyền hạn trách nhiệm của Đảng, ngăn chặn tình trạng coi quyền lãnh đạo của Đảng là vô giới hạn, đi đến lạm quyền, lộng quyền”.”

Cầu Nhật Tân

Tiến tới Hội nghị TƯ 6: Gay cấn xung quanh một cái ghế

Ngày 15/5/2012, ngày bế mạc của Hội nghị Trung ương 5 khóa 11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản VN ký ban hành Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa 11 (Kết luận số 21-KL/TW) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Theo đó, Ban Phòng chống tham nhũng được quy định trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư đứng đầu. Điều này đồng nghĩa với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải bàn giao ghế Trưởng Ban cho ông Trọng. Tuy nhiên, đã gần 4 tháng trôi qua, việc bàn giao này vẫn chưa xảy ra. Vậy đâu là vướng mắc?

 

Rối rắm cơ chế phân công phối hợp

Ông Trọng gần đây thường nhắc lại nội dung của Văn kiện Đại hội 10 Đảng CSVN “ở Việt Nam quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở các nước tư sản thực hiện cơ chế phân chia quyền lực, nên không có sự thống nhất này”. Song, ai cũng biết Việt Nam hiện tồn tại song hành hai hệ thống quyền lực Đảng và Chính phủ (đó là chưa nhắc đến các nhóm lợi ích có khi còn to hơn cả Đảng và Chính phủ). Đảng lãnh đạo, chính quyền thực hiện đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều thế hệ lãnh đạo và cán bộ. Cơ chế “phân công, phối hợp” rất mơ hồ này đã gây khó khăn cho công tác điều hành đất nước trong nhiều trường hợp. Thực tế vừa qua cho thấy, thể chế hóa Kết luận 21-KL/TW của Đảng Cộng sản đã vấp phải những khó khăn mang tính hệ thống. Chức danh Trưởng ban Phòng chống tham nhũng được quy định “cứng” trong Luật Phòng chống tham nhũng do Thủ tướng đứng đầu (Luật số: 55/2005/QH11). Quy định này lại có quan hệ với nhiều Luật khác như Tổ chức Quốc hội, Tổ chức Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, Thanh tra … Đưa ra chỉ đạo chung là Đảng (nhiều khi Đảng vẫn chỉ đạo rất chi tiết). Để thể chế hóa, xây dựng nội dung sửa đổi luật do bên Chính phủ thực hiện. Đưa vào chương trình xây dựng để ban hành, thẩm tra luật lại là trách nhiệm của Quốc hội. Điều khó nhất là Đảng, Chính phủ, Quốc hội hiện mang những tiếng nói khác nhau và chạy theo lợi ích khác nhau, trong mỗi cơ quan lại có những nhóm lợi ích trị vì. Đặc biệt, Thủ tướng có lý do “nhạy cảm” để giữ khư khư cái ghế Trưởng Ban. Kết quả là đã gần 4 tháng trôi qua, ghế Trưởng ban được cả Ban Chấp hành Đảng Cộng sản quy định là của ông Trọng nhưng ông Dũng vẫn cứ ngồi lỳ trên đó.

Kết luận Hội nghị TƯ 5 khóa 11 – Kết luận 21

Nội dung số 6 của Kết luận 21: “Ở Trung ương, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Lập lại Ban Nội chính Trung ương, là cơ quan tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, về chủ trương, chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính; đồng thời, là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”.

Đoạn cuối Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa 11 nhấn mạnh các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận cần thường xuyên theo dõi, đôn đốc và báo cáo tình hình thực hiện Kết luận này lên Bộ Chính trị.

Sau khi ông Trọng thay mặt Ban chấp hành TƯ ký ban hành Kết luận 21, các cơ quan dân chính đảng cả nước nô nức bước vào học tập, quán triệt và triển khai Kết luận này. Tuy nhiên, nội dung của Kết luận chẳng có gì mới ngoài câu chuyện quanh chiếc ghế Trưởng Ban phòng chống tham nhũng, nút thắt chính trên sân khấu chính trị hiện nay.

Chống Kết luận của Hội nghị Trung ương 5?

Nhằm thực hiện Kết luận 21, Chính phủ đã thực hiện dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Phòng Chống tham nhũng. Thanh tra CP (cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ) là đơn vị được giao chủ trì soạn thảo. Ban soạn thảo do ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra làm Trưởng ban đã thực hiện Kết luận rất nghiêm túc, đề xuất sửa đổi Luật theo đúng tinh thần Kết luận 21, trong đó có đưa ra quy định dự thảo về chức danh Trưởng Ban Phòng Chống tham nhũng do Tổng Bí thư nắm giữ. Tuy nhiên, khi xây dựng tờ trình dự án luật (sửa đổi) để Chính phủ lấy ý kiến bộ ngành liên quan thì ban soạn thảo nhận được chỉ đạo là chưa đề cập đến việc kiện toàn Ban Phòng chống tham nhũng. Tức là “phanh” vấn đề này lại.

Tháng 8/2012, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ, Chính phủ đã thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi). Các thành viên Chính phủ đã được chỉ đạo phát biểu là “cần tiếp tục xin ý kiến và nghiên cứu thêm liên quan đến Chức danh Trưởng Ban Phòng chống tham nhũng”. Tức là chưa kiện toàn Ban này đồng nghĩa với việc Trưởng Ban vẫn sẽ là Thủ tướng. Việc không kiện toàn thực là cú chơi khăm Tổng Bí thư bởi Kết luận Hội nghị TƯ vừa rồi liên quan đến dấu ấn cá nhân ông. Nếu không kiện toàn, có nghĩa Kết luận 21, Tổng kết 5 năm thực hiện Phòng chống tham nhũng … và dấu ấn của ông Trọng là chỉnh đốn, làm trong sạch Đảng bị mấy anh Chính phủ biến thành trò cười cho thiên hạ. Trong con mắt dân chúng, ông Trọng hiện rõ là người tranh ghế, tủn ngủn, vô tích sự …

Quốc hội của đồng chí Sinh Hùng thì nhiệt liệt hưởng ứng ý kiến này của Chính phủ. Quốc hội vội vã bổ sung dự án Luật phòng chống tham nhũng (PCTN – sửa đổi) vào chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012), mặc dù bây giờ nội dung sửa đổi vẫn đang tranh cãi … Chắc chắn Quốc hội sẽ sử dụng nội dung trong Tờ trình của Chính phủ để làm căn cứ chính cho công tác thẩm tra, thảo luận. Ngày 18/9/2012 Ủy ban Thường vụ QH sẽ khai mạc phiên họp thảo luận, cho ý kiến về sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Theo quy chế làm việc, trước mỗi kỳ họp, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phải họp thẩm tra dự luật. Kết quả thẩm tra đã thực hiện cho thấy vấn đề duy nhất phải tranh luận gay cấn là có hay không quy định trong luật về Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương và tranh cãi này vẫn chưa được ngã ngũ nhưng đã có chỉ đạo là cài vào mấy phương án để ra vẻ Quốc hội đang khẩn trương thực hiện Kết luận 21. Tuy nhiên, việc biểu quyết lựa chọn phương án nào trên thực tế cũng rất khó khăn.

Phương án hay các quả nổ được cài một cách tinh vi

Trong Tờ trình nội dung sửa đổi Luật PCTN, Chính phủ đề xuất ba phương án về Ban Chống tham nhũng:

Phương án 1: thể chế hóa Kết luận 21, xác định rõ Ban thuộc Bộ Chính trị, do Tổng Bí thư đứng đầu có Ban Nội chính Trung ương là cơ quan thường trực. Phương án này được 10/22 bộ tán thành.

Khó khăn là Tổng Bí thư phải nắm được Quốc phòng, Công an, Thanh tra Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, Kiểm toán nhà nước là những đơn vị có chức năng chuyên trách về chống tham nhũng. Muốn nắm những cơ quan này, hàng loạt các Luật phải phá ra làm lại như Tổ chức Chính phủ, Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Tòa án, Tổ chức Viện Kiểm sát, Luật sỹ quan, Luật Công an Nhân dân, Luật Kiểm toán …

Phương án 2: ly khai Kết luận 21, chỉ quy định chung là Ban Phòng chống tham nhũng có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc… và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban. Phương án này được 4/22 bộ ủng hộ.

Phương án 3: coi Ban Phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương là cơ quan của Đảng, hoạt động theo điều lệ, nghị quyết, chỉ thị nội Đảng, không cần quy định trong luật. Được 6/22 bộ ủng hộ, tuy nhiên đây vẫn chưa phải là phương án thực hiện tinh thần Kết luận 21.

Ở sân khấu chính trị hiện nay, cả 3 phương án đều có vấn đề đối với bên này hoặc bên kia. Riêng với phương án 1, nghe có vẻ quán triệt Kết luận 21, nhưng trên thực tế, việc thực hiện là rất khó và mất nhiều thời gian, đặcbiệt là sẽ đi ngược lại tính chất của một nhà nước pháp quyền.

Kết luận 21 không triển khai nổi trên thực tế?

Qua thẩm tra, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đưa ra ý kiến không cần quy định việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế của Ban. Cần coi cơ cấu này như một tổ chức của Đảng, thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, thông qua các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng. Còn về mặt pháp luật, các thiết chế nhà nước như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng, TAND, VKSND, các bộ, ngành, chính quyền địa phương, các cấp cơ quan nhà nước đều có trách nhiệm trong công tác chống tham nhũng. Trách nhiệm ấy được thực thi theo đúng chức năng, nhiệm vụ do Hiến pháp, pháp luật quy định cho mỗi cơ quan, tổ chức.

Quốc hội còn đá quả bóng lại chân ông Trọng rằng “các vướng mắc nêu trên cho thấy Đảng cần tiếp tục thảo luận nhiều hơn về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”. Đây thực chất là nói về thể chế hóa Điều 4 Hiến pháp, thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng. Cần có luật cụ thể hóa sự lãnh đạo này, định rõ quyền hạn trách nhiệm của Đảng, ngăn chặn tình trạng coi quyền lãnh đạo của Đảng là vô giới hạn, đi đến lạm quyền, lộng quyền”.

Vậy đó. Đã 4 tháng qua đi, cả hệ thống chính trị vẫn loay hoay tranh cãi gay gắt làm thế nào để chuyển cái ghế từ ông này sang ông kia. Ngoài những lý do riêng, rất “nhạy cảm” của Thủ tướng mà ai ai cũng biết thì nút thắt chính vẫn là thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng để Đảng phải chịu điều chỉnh của pháp luật.

Nguồn: Cầu Nhật Tân

Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản ở Senkaku – NLĐ

18 Th9

Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản ở Senkaku

(NLĐO)- Trong cuộc gặp Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba tại Tokyo hôm 17-9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tái khẳng định Washington sẽ tuân thủ hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, trong đó có việc bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản.

Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta. Ảnh: Reuters
Tại cuộc họp báo, ông Panetta nhấn mạnh lập trường của Washington rằng sẽ không đứng về phía nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền, tuy nhiên ông khẳng định sẽ bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản theo đúng những cam kết với Tokyo theo Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật.
 
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba cho biết Tokyo và Washington đã xác định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật nói trên.
Báo chí Nhật dẫn lời ông Koichiro Gemba cho biết: “Tôi không mang vấn đề ra thảo luận trong hôm nay song cả hai phía Nhật và Mỹ đều hiểu rằng quần đảo nằm trong phạm vi hiệp ước”. Điều đó có nghĩa là nếu Trung Quốc gây chiến tại Senkaku/Điếu Ngư, Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản theo đúng cam kết của Hiệp ước Mỹ- Nhật.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng lên tiếng kêu gọi Nhật và Trung Quốc kiềm chế sự giận dữ gia tăng xung quanh quần đảo tranh chấp, khẳng định rằng mối quan tâm trên hết đối với tất cả mọi người lúc này là mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á này.
Trong khi đó, Cục Hải dương Trung Quốc đưa tin 1.000 tàu cá Trung Quốc sẽ đánh bắt ở vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 18-9. Theo đó, khoảng 1.000 tàu cá ở tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và một số địa phương khác của Trung Quốc đang tụ tập tại cảng cá Thạch Phố (huyện Tượng Sơn, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang) để chuẩn bị ra khơi.
Trong một diễn biến khác, các công ty Nhật đã tạm thời đóng cửa các văn phòng ở Trung Quốc sau khi một số người biểu tình chống Nhật cuối tuần qua đã xông vào phá hoại bên trong các công ty này.
Đỗ Quyên (Theo Japantimes, Reuters, BBC)

Thu hồi đất của dân phải đền bù “trọn gói” – TN

18 Th9

TQ lo ngại động thái quân sự Mỹ ở châu Á

18 Th9

TQ lo ngại động thái quân sự Mỹ ở châu Á

– Gặp gỡ một vị tướng cấp cao của Mỹ, tướng Thái Anh Đĩnh, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã mạnh mẽ phản đối việc Mỹ mở rộng hiện diện quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương.

Ông này mô tả đây như là một nỗ lực để bao vây Trung Quốc.

“Tại sao các ông lại kiềm chế chúng tôi?”, tướng Thái hỏi, theo lời một quan chức Mỹ có mặt trong cuộc gặp và mô tả lại sự việc.

Tướng Mỹ bác bỏ việc tìm kiếm khả năng kiềm chế Trung Quốc, song dễ dàng nhận thấy vì sao các quan chức Bắc Kinh lại có ấn tượng như vậy.

Chính quyền của Tổng thống Obama đang tăng cường các mối quan hệ với những quốc gia gần Trung Quốc như Ấn Độ, Philippines, Indonesia hay Singapore; sắp xếp lại quân đội, máy bay, tàu chiến; đẩy mạnh viện trợ ở Nam Thái Bình Dương…

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon E. Panetta có lẽ sẽ đối mặt với nhiều câu hỏi sắc sảo hơn khi ông tới Bắc Kinh và có cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Lương Quang Liệt. Ông đang thực hiện chuyến công du tới châu Á, trong đó có Nhật Bản và New Zealand.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ có chuyến công du đầu tiên tới Trung Quốc. Ảnh: msn

Ông Panetta lần đầu tiên tới thăm Trung Quốc, nhưng đây là lần thứ ba ông tới khu vực kể từ khi ông nắm quyền lãnh đạo Lầu Năm Góc tháng 7/2011. Chuyến công du diễn ra trong thời điểm Washington nỗ lực tăng cường liên minh, củng cố lực lượng để đối trọng với ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc ở châu Á và Thái Bình Dương.

Trong một động thái mới nhất, quan chức Mỹ cho hay hy vọng sẽ nối lại các chuyến thăm của tàu chiến thuộc lực lượng Hải quân Mỹ tới New Zealand lần đầu tiên kể từ năm 1984. Mặc dù đây là đồng minh thân cận nhưng Mỹ đã tạm ngừng hiệp ước phòng thủ chung và hầu hết hợp tác quân sự sau khi New Zealand thông qua đạo luật cấm các tàu chở vũ khí hạt nhân hoặc sử dụng năng lượng hạt nhân trên vùng biển của mình.

Các quan chức Mỹ cho hay, hiện họ đang thăm dò xem liệu New Zealand có thể huỷ bỏ lệnh cấm với các tàu hạt nhân có mặt trong hạm đội Mỹ như tàu ngầm, tàu sân bay hay không. Tuy vậy, Lầu Năm Góc cũng đang cân nhắc việc thay đổi chính sách khi điều động các tàu Hải quân phi hạt nhân đến New Zealand.

Kết quả là, ông Panetta sẽ là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên tới thăm New Zealand trong hơn ba thập niên qua. Theo các quan chức Mỹ, một giải pháp cho tranh cãi kéo dài giữa hai nước sẽ cho phép hai bên thực hiện thêm nhiều cuộc diễn tập hải quân ở Nam Thái Bình Dương.

Theo giới quan sát, một cuộc cạnh tranh ảnh hưởng đang nổi lên ở Nam Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào những đảo quốc nhỏ bé bằng việc xây dựng đường sá, cầu cảng và các dự án phát triển khác. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hai tuần trước đây đã tham dự một diễn đàn khu vực tại quần đảo Cook ở phía đông bắc New Zealand.

Lầu Năm Góc đang sắp xếp lại 9.000 lính thuỷ đánh bộ thành bốn lực lượng phản ứng tại Guam, Hawaii, đảo Okinawa and, và luân phiên 6 tháng tại một căn cứ ở phía bắc Australia. Ba phi đội máy bay chiến đấu F-22 cũng sẽ được đưa tới khu vực.

Hải quân Mỹ cũng sẽ đưa 4 tàu tuần duyên hạng nhẹ tới Singapore. Các tàu này sẽ hoạt động ở khu vực chiến lược là eo biển Malacca giữa Malaysia và đảo Sumatra của Indonesia – một tâm điểm vận chuyển thương mại và dầu mỏ – cũng như Biển Đông, vùng biển giàu năng lượng nơi đang xảy ra tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc và một số nước khác.

Chính quyền của Tổng thống Obama cũng đang thương thảo với Philippines để có thể tiếp cận trở lại với căn cứ hải quân ở vịnh Subic và căn cứ không quân Clark.

Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cũng hy vọng tiếp cận trở lại với căn cứ không quân U-Tapao ở Thái Lan.

Kể từ khi Nhà Trắng tuyên bố xoay trục hướng về châu Á, một số nhà phân tích chỉ trích rằng, đây là tuyên bố nặng về hình thức chứ không phải thực tế trong bối cảnh Lầu Năm Góc đứng trước áp lực cắt giảm ngân sách. Ông Panetta sẽ đối mặt với thời khắc khó khăn để thuyết phục giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc rằng, các động thái của Mỹ không nhằm vào họ.

Khi người tiền nhiệm của ông, Robert M. Gates, tới Bắc Kinh đầu năm 2011, không quân Trung Quốc đã tiến hành chuyến bay thử đầu tiên với một loại máy bay chiến đấu tàng hình. Theo giới quan sát, động thái ấy cho thấy, quân đội Trung Quốc coi hai nước là đối thủ hơn là đối tác tiềm năng.

 

  • Thái An (theo nydailynews)

Quân đội Việt-Trung tuyệt đối không dùng vũ lực – VNN

18 Th9

Quân đội Việt-Trung tuyệt đối không dùng vũ lực

Quân đội Việt-Trung khẳng định trong bất kỳ tình huống nào cũng không sử dụng lực lượng quân sự để trấn áp, ngăn cản hoặc đe dọa các hoạt động hòa bình trên biển như nghiên cứu khoa học, lưu thông hàng hải, khai thác tài nguyên…, tuyệt đối không sử dụng vũ lực để đối phó với nhau khi có vấn đề phát sinh – Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.

Trong cuộc trao đổi với báo Quân đội Nhân dân cuối tuần qua, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề cập những nội dung liên quan tranh chấp Biển Đông tại đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ ba Việt – Trung diễn ra trước đó. Cuộc đối thoại do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đồng chủ trì với Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Ông cho biết: Chủ đề nội dung thứ hai của cuộc đối thoại là cách ứng xử của hai quân đội trong vấn đề Biển Đông. Đây là lần đầu tiên chủ đề này được chính thức đưa vào chương trình Đối thoại và hai bên đã trao đổi kỹ lưỡng, thẳng thắn, không né tránh. Về phần mình, Việt Nam khẳng định rõ quan điểm chủ quyền trước sau như một về Hoàng Sa, Trường Sa, về thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

“Khi nêu vấn đề Biển Đông quan điểm của hai bên khác nhau, song chúng tôi nhất trí rằng tuy vấn đề do lịch sử để lại nhưng lịch sử đó phải phù hợp với luật pháp quốc tế đương đại mà chúng ta cần phải nghiêm túc tuân thủ” – Thượng tướng cho hay.

Không sử dụng quân sự để trấn áp

Ông cho biết hai bên cũng đã trao đổi cách ứng xử của quân đội hai nước khi Việt Nam và Trung Quốc còn tồn tại những khác biệt, bất đồng về chủ quyền. Liên quan tới vấn đề này, một sự kiện quan trọng đối với hai nước là cuối năm 2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Trung Quốc đã ký Thỏa thuận về những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.

Phía Việt Nam đối thoại đã khẳng định lại, trước hết, vấn đề chủ quyền của mỗi nước là rất thiêng liêng và chủ quyền ấy phải dựa trên luật pháp quốc tế, được thế giới thừa nhận, không ai có thể đưa ra đòi hỏi vô lý, không tôn trọng luật pháp quốc tế về chủ quyền. Khi còn tranh chấp về chủ quyền, mọi vấn đề liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982, và các điều ước khu vực như DOC.

 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:  Chủ quyền, lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và không thể đánh đổi. Ảnh: Minh Thăng
 

Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn ASEAN cùng Trung Quốc tiến tới COC. Bên cạnh đó, các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, tranh chấp nào song phương thì giải quyết song phương, tranh chấp đa phương thì giải quyết đa phương, nhưng cần phải công khai minh bạch và tôn trọng quyền lợi chính đáng của tất cả các quốc gia có lợi ích ở Biển Đông.

“Đối với quân đội, hai bên khẳng định trong bất kỳ tình huống nào cũng không sử dụng lực lượng quân sự để trấn áp, ngăn cản hoặc đe dọa các hoạt động hòa bình trên biển như nghiên cứu khoa học, lưu thông hàng hải, khai thác tài nguyên… Quân đội hai nước tuyệt đối không sử dụng vũ lực để đối phó với nhau khi có vấn đề phát sinh”.

Đặc biệt, phía Việt Nam cũng đề xuất, trên cơ sở nguyên tắc hai Đảng, hai Nhà nước đã ký, quân đội Việt Nam và quân đội Trung Quốc xây dựng cam kết trong bất kỳ tình huống nào cũng không được sử dụng lực lượng quân sự để xử lý vấn đề dân sự, cũng như tuyệt đối không sử dụng vũ lực đối đầu. Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã ghi nhận tích cực đề xuất của Việt Nam và hai bên đang nghiên cứu triển khai.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho hay: những điểm còn khác biệt đã được nêu ra thẳng thắn, ý kiến của mỗi bên được tôn trọng. Hai bên thống nhất giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng XHCN được thể hiện đầy đủ trong Thỏa thuận về những Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.

Tại cuộc đối thoại, những sự việc phức tạp trên Biển Đông do quốc phòng không trực tiếp tham gia và xử lý nên không nêu cụ thể. Tuy nhiên, với trách nhiệm của lực lượng quốc phòng, những vụ việc đó cũng được điểm qua.

“Hai bên khẳng định, lực lượng quốc phòng không tham gia giải quyết xung đột. Bên cạnh đó, quân đội phải đóng góp ý kiến tham mưu để hai Đảng, hai Nhà nước giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Quan hệ quốc phòng cần phải được tăng cường nhằm xây dựng lòng tin giữa hai Đảng, hai Nhà nước để từng bước giải quyết những bất đồng. Vấn đề Biển Đông là đại sự trong quan hệ hai nước. Không thể nói quan hệ Việt – Trung là tốt đẹp nếu Biển Đông vẫn còn tồn tại những bất đồng có nguy cơ trở thành xung đột”.

Không đánh đổi chủ quyền, lãnh thổ

Thượng tướng có thể cho biết, tại sao tình hình Biển Đông lại diễn biến phức tạp trong thời gian qua?

Những năm qua, không chỉ Việt Nam, Trung Quốc hay các nước trong khu vực mà hầu như cả thế giới đều quan tâm tới vấn đề Biển Đông. Theo tôi, phải nhìn vấn đề này một cách toàn cục.

Trước hết, vị trí chiến lược và sự can dự của các nước lớn khiến giá trị lợi ích tại các khu vực trên Biển Đông trở nên rất lớn về cả khía cạnh kinh tế, địa chính trị lẫn quốc phòng -an ninh… Sự can dự của các nước lớn đem tới cả những lợi ích lẫn thách thức như đã nói ở trên. Bên cạnh đó, một số nước đưa ra những tuyên bố mang tính chất đơn phương, không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chỉ riêng những tuyên bố đó đã gây ra mất ổn định, gây ra lo ngại chung trên Biển Đông. Không chỉ vậy, có nước còn có những hành động không tôn trọng luật pháp quốc tế, không tôn trọng DOC với một nội dung quan trọng là giữ nguyên hiện trạng cho đến khi tìm được giải pháp để giải quyết tranh chấp.

Một phần nguyên nhân khác, thực ra không nằm trên biển mà ở trên đất liền. Những nước không ở gần Biển Đông, thậm chí ở tận châu Âu, châu Mỹ, cũng bàn về vấn đề Biển Đông khiến dư luận quan tâm hơn. Bản chất của sự việc này là do Biển Đông không còn là vấn đề của riêng một vài nước tranh chấp chủ quyền mà là vấn đề của tất cả các quốc gia trên thế giới có lợi ích ở khu vực.

Nói cách khác, Biển Đông đã trở thành vấn đề chung của cộng đồng quốc tế. Hiển nhiên, khi một khu vực quan trọng với tương lai thế giới mất ổn định, mọi người đều có quyền bày tỏ quan ngại. Mọi quốc gia đều có quyền, và có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến và bằng các hành động thiện chí để giải quyết vấn đề này bằng biện pháp hòa bình, đúng theo luật pháp quốc tế.

Trước bối cảnh như vậy, quan điểm của Bộ Quốc phòng Việt Nam trong công tác bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ như thế nào thưa Thượng tướng?

Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định rất rõ quan điểm về chủ quyền lãnh thổ. Tôi nhấn mạnh rằng, chủ quyền, lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và không thể đánh đổi. Đất đai, sông núi, biển đảo Việt Nam không chỉ là sở hữu của hơn 80 triệu người dân ngày hôm nay, mà quan trọng hơn, bờ cõi ấy đã được cha ông ta hàng nghìn năm qua gìn giữ để lại.

Bờ cõi này cũng sẽ là sở hữu của các thế hệ người Việt Nam mai sau, là không gian sinh tồn của con cháu chúng ta. Không ai được phép nhân nhượng một tấc chủ quyền trên đất, trên trời, trên biển của Tổ quốc, và cũng là không gian sinh tồn và phát triển của muôn đời con cháu chúng ta mai sau.

Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, chúng ta phải giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Do vậy, không thể manh động trong việc giải quyết tranh chấp để đánh mất hòa bình và ổn định. Có người sẽ đặt câu hỏi: Liệu như vậy có giữ được chủ quyền, lãnh thổ không?

Tôi tin là hoàn toàn được khi chúng ta giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, lấy luật pháp quốc tế làm cơ sở để đòi và bảo vệ chủ quyền, cũng như tăng cường hữu nghị với tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.

Xu thế chung trên thế giới hiện nay, các quốc gia đều đang cần môi trường hòa bình và ổn định để phát triển. Thế giới đương đại cũng đã có hệ thống pháp luật rõ ràng, tuy chưa đủ nhưng cũng quy định mỗi quốc gia có quyền gì trên đất, trên biển của mình.

Một hành động phi nghĩa, bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại trào lưu chung của cả nhân loại của bất kỳ quốc gia nào sẽ không bao giờ nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và của chính nhân dân mình, sẽ tạo nên làn sóng phản đối quốc tế và sự bất ổn nội tại khôn lường.

Tôi khẳng định rằng, để có thể bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, điều tối quan trọng là phải giữ vững ổn định chính trị trong nước.

Chúng ta luôn phải nhớ nằm lòng kim chỉ nam “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH” mà Đảng ta và Bác Hồ đã chỉ ra, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN mới giữ được độc lập chủ quyền. Xử lý vấn đề Biển Đông là đại sự của đất nước, là việc của tất cả nhân dân Việt Nam.

Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân cần đoàn kết, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc, phát huy trí tuệ để tìm ra kế sách, nghiên cứu làm rõ các vấn đề pháp luật, xây dựng lòng tin với các nước tranh chấp để từng bước giải quyết vấn đề.

 

Theo Bảo Trung (Quân đội nhân dân)

 

Chiến tranh sẽ nổ ra trên các vùng biển Đông Á? – VNN

18 Th9

Chiến tranh sẽ nổ ra trên các vùng biển Đông Á?

 

Các chính sách của Trung Quốc đã làm tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ với gần như tất cả các nước láng giềng.

Sau khi những người dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc và Nhật Bản tổ chức đổ bộ lên những khối đất hoang mà Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Sankaku, những người biểu tình giận dữ tại thành phố Thành Đô ở miền tây nam Trung Quốc hô vang khẩu hiệu: “Phải diệt hết bọn Nhật”.

Tương tự, cuộc đối đầu giữa tàu Trung Quốc và Philippine tại bãi cạn Scarborough trên Biển Đông đã dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình tại Manila. Và bước tiến dài những tưởng sắp đạt được trong mối quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Nhật Bản thì cuối cùng lại đổ vỡ khi Thủ tướng Hàn Quốc tới thăm hòn đảo hoang mà nước này gọi là Dokdo, còn Nhật Bản gọi là Takeshima, trong khi Mỹ gọi là bãi đá Liancourt.

Thực tế, mọi chuyện chưa đến mức quá gây hoang mang. Mỹ tuyên bố quần đảo Senkaku (đang thuộc quản lý của thành phố Okinawa từ khi Mỹ trao trả lại cho Nhật Bản vào năm 1972) nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật. Trong khi đó, cuộc đối đầu tại bãi cạn Scarborough đã dịu xuống, và trong khi Nhật Bản triệu hồi đại sứ Hàn Quốc để thông báo về vụ việc Dokdo, cũng rất có khả năng hai nước sẽ bước vào một cuộc chiến.

Những cũng cần nhớ rằng Trung Quốc là lực lượng phá hoại đã tấn công và đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974 và 1988. Và Trung Quốc đã gây áp lực lên nước chủ nhà Campuchia trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay để cản trở hội nghị thông qua bản thông cáo chung trong đó kêu gọi tiến tới một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông – lần đầu tiên trong lịch sử 40 năm tồn tại, hiệp hội của 10 thành viên Đông Nam Á không thể đưa ra thông cáo chung kết thúc hội nghị.

Ảnh minh họa

Sự trở lại của chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Đông Á vừa đáng lo ngại nhưng cũng vừa dễ hiểu. Ở châu Âu, trong khi Hy Lạp có thể than phiền về các điều kiện để được Đức ủng hộ tài trợ khẩn cấp, nhưng rõ ràng giai đoạn kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã chứng kiến những tiến bộ lớn trong việc gắn kết các quốc gia khu vực với nhau. Nhưng điều tương tự chưa khi nào diễn ra ở châu Á, các vấn đề xuất phát từ những năm 1930 và 1940 vẫn còn đeo đẳng, và càng trở nên trầm trọng hơn bởi những cuốn sách giáo khoa bị bóp méo cùng với chính sách của các chính phủ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc không còn như xưa. Thay vào đó, họ duy trì tính chính danh của mình dựa trên tăng trưởng và chủ nghĩa dân tộc người Hán. Ký ức của cuộc chiến tranh Trung-Nhật 1894-1895 và hoạt động khiêu chiến của Nhật Bản những năm 1930 có ích và phù hợp về mặt chính trị trong chủ đề rộng hơn về những sự chà đạp mà người dân Trung Quốc phải chịu đựng từ các thế lực đế quốc.

Một số nhà phân tích quốc phòng Mỹ nhìn nhận chiến lược biển của Trung Quốc là sự gây hấn rõ ràng. Họ lấy minh chứng là sự gia tăng chi tiêu quốc phòng và phát triển công nghệ tên lửa và tàu ngầm được thiết kế để bảo vệ vùng biển trải rộng từ bờ biển Trung Quốc đến “chuỗi đảo đầu tiên” của Đài Loan và Nhật Bản.

Trong khi đó, những người khác lại thấy chiến lược của Trung Quốc rất mù mờ, mâu thuẫn và bị tê liệt bởi những lợi ích quan liêu cạnh tranh nhau. Họ chỉ ra kết quả tiêu cực của những chính sách quyết liệt hơn của Trung Quốc từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008. Quả thực, các chính sách của Trung Quốc đã làm tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ với gần như tất cả các nước láng giềng.

Hãy xem xét vụ việc tại Senkaku năm 2010, sau khi Nhật Bản bắt giữ đoàn thủy thủ của một tàu Trung Quốc va vào tàu cảnh sát biển Nhật Bản, Trung Quốc đã leo thang trả thù kinh tế. Kết quả, như một nhà phân tích người Nhật diễn tả, là “Trung Quốc đã tự đốt lưới nhà”, làm đảo ngược những gì đang là một xu hướng có lợi trong mối quan hệ song phương dưới thời Đảng Dân chủ Nhật Bản cầm quyền. Nói rộng hơn, trong khi Trung Quốc chi hàng tỷ Nhân dân tệ cho nỗ lực tăng cường quyền lực mềm tại châu Á, cách ứng xử của nước này tại Biển Đông đã tự mâu thuẫn với thông điệp mà họ muốn hướng tới.

Tôi đã hỏi một số người bạn cũng như quan chức Trung Quốc tại sao Trung Quốc lại theo đuổi một chiến lược phản tác dụng như vậy. Câu trả lời đầu tiên và chính thức là Trung Quốc kế thừa các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đã có từ lịch sử, bao gồm một bản đồ từ Quốc dân Đảng, những người đã tô vẽ ra “đường chín đoạn” bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông. Ngày nay, với công nghệ cho phép khai thác nguồn tài nguyên dưới đáy cũng như hải sản tại vùng biển, thật khó có thể từ bỏ “di sản của tổ tiên” này. Năm 2009-2010, một số quan chức cấp trung và nhà bình luận thập chí còn nhắc đến Biển Đông là “lợi ích quốc gia cốt lõi”, có vị trí ngang bằng với Đài Loan và Tây Tạng.

Nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc chưa bao giờ rõ ràng về vị trí chính xác của “đường chín đoạn” đến đâu, hoặc về việc những tuyên bố chủ quyền của họ chỉ bao gồm những đảo và bãi đá nhất định, hay với cả thềm lục địa trải rộng và các vùng biển bao quanh. Khi được hỏi tại sao họ không làm rõ những tuyên bố này, những người đối thoại phía Trung Quốc đôi khi nói làm như vậy sẽ đòi hỏi phải có một sự thỏa hiệp chính trị và quan liêu rất khó khăn mà có thể kích động chủ nghĩa dân tộc trong nước.

Ngoài ra có người thì nói họ không muốn cho đi một con bài mặc cả khi chưa chín muồi. Năm 1995, và năm 2010, Mỹ tuyên bố các vùng biển của Biển Đông nên được quản trị theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (mỉa mai là Mỹ lại chưa thông qua luật biển này) nhưng Mỹ không nêu lập trường về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Thay vào đó, Mỹ hối thúc các bên tranh chấp giải quyết thông qua đàm phán.

Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN ký kết một bộ quy tắc không mang tính ràng buộc pháp lý về quản lý những tranh chấp như vậy, nhưng khi là một cường quốc, Trung Quốc tin rằng họ sẽ thu về nhiều hơn trong các cuộc đàm phán song phương hơn là đa phương với các nước nhỏ. Lòng tin đó đứng đằng sau áp lực mà Trung Quốc gây lên Campuchia để ngăn cản bản thông cáo chung của ASEAN mùa hè này.

Nhưng đây chính là một chiến lược sai lầm. Là một cường quốc, Trung Quốc sẽ có trọng lượng trong bất kỳ trường hợp nào và có thể giảm thiểu những thiệt hại tự mình gây ra khi ký kết một bộ quy tắc ứng xử.

Về quần đảo Senkaku/Diaoyu, nên làm theo kiến nghị của tờ The Economist. Trung Quốc nên ngừng cử các tàu chính thức đi vào các vùng biển của Nhật Bản và sử dụng đường dây nóng với Nhật Bản để quản lý khủng hoảng từ những người chủ nghĩa dân tộc gây ra. Cùng với đó, hai nước nên khôi phục khuôn khổ khai thác chung các mỏ khí trên biển Hoa Đông năm 2008, và chính quyền trung ương Nhật Bản nên mua lại các đảo hoang từ chủ sở hữu tư nhân và tuyên bố chúng là một khu bảo tồn biển quốc tế.

Đã đến lúc tất cả các quốc gia châu Á nhớ lại lời khuyên nổi tiếng của Winston Churchill: “Đối thoại luôn tốt hơn chiến tranh”.

Đình Ngân theo sundayszaman

  • Joseph S. Nye là giáo sư ĐH Harvard và tác giả cuốn sách “Tương lai của Quyền lực”.